PDA

View Full Version : Forester-Bạn là ai?



Pages : [1] 2

homeless man
14-03-2009, 14:55
Tôi tham gia vào diễn đàn rất tình cờ khi đọc một bài báo trên Vietimes-Vietnamnet với tiêu đề được giật tít là "Phượt – Sau ba lần sẽ thành trò nhảm" ngày 30.07.2008 với rất nhiều nhận định-cảm nhận của cá nhân tác giả Phương Anh. Tôi đã đọc rất kỹ và có nhiều điểm, cá nhân tôi có ý kiến khác. Tôi cũng tò mò muốn biết thêm hoạt động của các phượt nhân nên vào mạng đăng ký ngày 31.07 làm thành viên =)).

Tôi đã đọc rất nhiều bài hay của các bác, các bạn và thấy mình như cũng được tham gia vào các chuyến đi, được chia sẻ và đặc biệt là học hỏi các kinh nghiệm và kiến thức mới, có khi là rất chuyên sâu, rất bổ ích :D.

Tôi vốn định sẽ bắt đầu loạt bài về hồi ức các chuyến đi khác nhưng sau khi đọc bài "Câu chuyện rừng già" thì tôi thấy mình nên bắt đầu tập chung thời gian và tư liệu để viết cái topic này trước (c).

"Câu chuyện rừng già" vốn chỉ diến ra trong vòng 1 tuần nên dễ viết thành một bài ký dưới dạng nhật ký. Còn bài tôi định viết tôi không biết gọi nó là gì vì cái cuộc phượt của tôi kéo dài đến gần bốn năm và cho đến giờ vẫn chưa kết thúc. Nhưng tôi sẽ cố gắng chuyển tải đến các bác về vùng đất, con người, văn hoá, phong tục, tập quán của các dân tộc mà tôi gặp và làm việc cùng trong những năm qua. Và cũng để khẳng định rằng dù phượt hàng trăm lần trong gần 4 năm qua, với tôi: Phượt – vẫn sẽ không thành trò nhảm như ai đó đã nói:Dam.

Nào up quả ảnh rồi lên đường nào :)


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903147211zja1ytg1zw1354912.jpeg


Rất mong được các bác phượt gia chỉ giáo, chèn đá giùm chỗ sơ hở :D

homeless man
14-03-2009, 16:28
Tôi trở thành Forester như thế nào?

Tôi vốn sinh ra ở Hà Nội, lớn lên ở Hà Nội, đi học và tốt nghiệp ở Hà Nội, có được đi chơi xa mấy vụ loanh quanh Hà Nội (và một số tỉnh phía Nam) và chả biết gì nhiều ngoài Hà Nội.

Ngay cái background loạn xà ngầu đập nhau chan chát của tôi (cái gì cũng gắn với một chữ ngoại) cũng chả có gì liên quan đến rừng, ấy vậy mà một ngày kia bỗng trở thành Forester- Người (ở trong) rừng. Khác với bạn Wild Honey (chả biết dịch thế nào: Mật dại hay Em yêu hoang dã?) tôi lúc đầu cũng không có mơ ước thành danh trong lãnh vực Bảo tồn thiên nhiên hay Nông lâm nghiệp vậy mà lại trở thành Forester-đúng là cuộc đời, số phận khéo đưa đẩy.

Sau một thời gian dài "bế quan luyện công" tôi chuyển từ một cơ quan for-profit (kinh doanh) sang một tổ chức non-profit (phi lợi nhuận) giống như bạn Wild Honey. Công việc của tôi lúc đó chủ yếu làm loanh quanh Hà Nội và một số tỉnh gần cận kề Hà Nội như Hòa Bình, Hải Dương ngoại trừ được phượt ké Tây Nguyên (Lâm Đồng-Đắc Nông-Bình Phước-Đồng Nai) một chuyến với một bạn bên WWF và một anh Cục phó cục Lâm nghiệp. Vì đi "bưng, bê, kê, dọn" cho quan chức nên chả có cơ hội vào rừng, đi rừng, ngủ rừng.

Sau mấy năm yên tọa tại Hà Nội, một ngày đẹp trời dự án kết thúc, không biết tương lai mình đi đâu, về đâu. Lúc đó cơ quan tôi có một Dự án mới về Lâm nghiệp cộng đồng tại Bắc Kạn và có ý đưa tôi lên đó. Cơ mà chả biết làm thế nào có khi đi lại hay. Nên tôi nhận lời làm Dự án mới này và không quên phải chuẩn bị cho đội (team) của mình một tay cự phách Forester để còn học hỏi. Khổ nỗi tuyển mãi, nhận bao nhiêu CV và phỏng vấn mà chẳng ưng tay nào (chắc tại mình khác họ quá) :)).

Cuối cùng, tiền hung hậu kiết. Tôi chọn được một tay "người rừng" thật sự. Hắn làm bảo tồn Voọc Cát Bà và nằm tại đó 5 năm dù nhà cũng ở Hà Nội (phục hắn quá). Vì phải lên bờ lấy vợ và chuyển về Hà Nội nên hắn phải xa mấy em linh trưởng "mũi hếch" ở đó. Trong giới Linh trưởng (và nhiều thứ nữa) ở Việt Nam, hắn rất nổi tiếng. Chắc chắn bạn Wild Honey biết hắn (NT).

Gửi các bác tấm ảnh ngày đầu lên rừng. Chả khác gì một em đi phượt Cúc Phương mà mặc juýp, áo cổ lông, đi tất giấy bị các bác ném đá đá là "phượt rỏm" :T
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903147211ymrmmjm3yt433140.jpeg

Và bây giờ, nó ra thế này các bác ạ :D.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903147211yjfknznmzt2982252.jpeg

homeless man
14-03-2009, 18:04
Sau rất nhiều thủ tục phê duyệt của các ban ngành liên quan (mất gần bốn tháng) cuối cùng chúng tôi cũng có được cái "phép miệng" vào Bắc Kạn. Để có cái phép chính thức phải đợi thêm hai tháng nữa.

Tuyến Hà Nội-Bắc Kạn đi theo đường số 3 qua Thái Nguyên rất rõ ràng trên bản đồ. Để lên đến Sóc Sơn rẽ vào đường 3, có thể đi theo các đường sau:

1. Trung tâm qua cầu Chương Dương đến Yên Viên, qua thị trấn Đông Anh đến Sóc Sơn. Qua hết cầu Trung giã là sang địa phận Thái nguyên theo đó đi tiếp.

2. Trung tâm qua cầu Thăng Long rẽ quốc lộ 2 đến ngã ba Kim Anh, rẽ vào đường đi khu công nghiệp Nội Bài-đến Sóc Sơn sau đó đi tiếp.

3. Trung tâm qua cầu Thăng Long qua soát vé đường cao tốc Bắc Thăng Long (khoảng 100m) rẽ tay phải lên đường cao tốc Nội Bài-Bắc Ninh. Chú ý biển chỉ dẫn để rẽ đường nhánh qua cầu vượt để đi vào quốc lộ 3. Đoạn ăn vào nằm giữa Thị trấn Đông Anh và Sóc Sơn sau đó rẽ trái đi Sóc Sơn. Cái cánh thứ 3 này đường rất đẹp nhưng phải nhìn biển nếu không sẽ đi nhầm và trên bản đồ cũng chưa cập nhật :T.

Đoàn tôi đi bằng ô tô có 2 anh em. Lên đến Thái Nguyên đón thêm 3 cán bộ của cơ quan đối tác sau đó chạy một mạch đến Thị xã Bắc Kạn. Nói chung hết khoảng 04 tiếng. Lưu ý là đoạn Sóc Sơn-Thái Nguyên, đường nhỏ, nhiều lối rẽ, rất hay xảy ra tai nạn :help.

Nếu đi bằng xe khách (đò) có thể đi từ bến Lương Yên hoặc Mỹ Đình xe đi rất sẵn nhưng cũng nên hỏi trước nhà xe để chắc giờ đi.

Đến Thị xã Bắc Kạn có nhiều nơi để ở mà sang nhất là Bắc Kạn Hotel tiêu chuẩn 3 sao, có WIFI giá từ 220 K nằm ngay trung tâm, gần bến xe (đi bộ 400m). Ngoài ra có nhiều Nhà nghỉ, khách sạn Mini.

Đoàn tôi đợi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn nên cũng thoải mái thời gian, nhưng nói chung, cũng chả có gì xem nhiều ở Thị xã :(.

Thường mọi người phượt Cao Bằng (Bản Dốc) hay nghỉ ăn cơm tại Thị xã Bắc Kạn. Nếu phượt "bụi" thì ăn suất ăn 25-40K là phê lòi. Có một loạt quán khi đi từ Thái nguyên lên nằm bên trái, cách thị xã khoảng 1 km. Ăn uống ở đây cũng không có gì đặc sắc cả vì những thứ "chưa thử bao giờ" phải đi sâu vào rừng mới có. Tuy nhiên nếu bác nào uống được rượu thì có đặc sản rượu ngô "Bó Nặm" nấu tại địa phương theo công thức truyền thống. Nhưng cá nhân tôi đánh giá thì rượu nhạt, thua "quốc lủi sủi tăm" dưới mình. (Không phải cồn công nghiệp pha đâu nhé, loại này uống vào là ặc ặc luôn đó).

UBND tỉnh Bắc Kạn nằm trên một quả đồi, bao quát hết cả Thị xã. Làm việc thuận lợi nên chỉ buổi chiều là song. Mình tranh thủ chụp cái ảnh toàn cảnh Thị xã mời các bác xem :))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903147211ntvknjjkmd1251869.jpeg

Sông Cầu chảy qua Bắc Ninh, Bắc Giang gắn liền với hát Quan họ chắc ai cũng biết. Nhưng thượng nguồn của nó lại ở Bắc Kạn chắc không mấy ai để ý.

Ảnh dưới chính là đoạn chảy qua thị xã (phường Sông Cầu) =))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903147211zgq3mjhiy21284686.jpeg

homeless man
15-03-2009, 11:44
Thực ra địa bàn hoạt động của chúng tôi không phải ở Thị xã Bắc Kạn mà tại huyện Chợ Đồn-Nằm ở phía tây cách khoảng 45 km đường núi tính đến trung tâm thị trấn Bằng Lũng. Hai xã mà chúng tôi triển khai hoạt động nằm giáp Ba Bể, cách trung tâm huyện Chợ Đồn 40-50 km tôi sẽ kể chi tiết sau.

Để lên Chợ Đồn (Bằng Lũng) có hai đường.

1. Đi từ Thị xã BK vào theo đường tỉnh lộ 257. Đường này có nhiều đèo thấp và đặc biệt là đi dọc thượng nguồn sông Cầu. Mùa khô thì lòng sông toàn sỏi. Bà con tranh thủ khai thác cát xây dựng. Loại cát giống như cát vàng ở dưới xuôi nhưng chất lượng kém, phải sàng nhiều lần mới dùng được. Gửi các bác tấm ảnh Sông cầu nước chảy lơ thơ :shrug:.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903157311odywodbjyz957220.jpeg

Trên đường đi, ra khỏi thị xã đến một địa điểm gọi là Quang Thuận. Ở đây có giống quýt ngon nổi tiếng gọi là quýt Quang Thuận, chỉ có sau rằm tháng 8 âm lịch. Nếu nhà nào để giỏi có thể được đến TẾT. Quýt này lúc đầu rất chua, càng chín càng ngọt. Gần tết rất ngon. Đặc biệt là các chị em rất thích. Quýt này, cũng như nhiều loại sản vật khác không có nhiều. Chủ yếu tiêu thụ tại chỗ và các tỉnh lân cận. Em đã từng lang thang các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội (lý do em sẽ kể sau) để hỏi về loại quýt này nhưng không mấy người biết. Mỗi lần phượt Bắc Kạn về, chúng tôi thường đóng theo vài chục cân làm quà. Mọi người ăn song phê lòi. Tìm mãi chưa thấy cái ảnh quýt nào dù nhớ là đã chụp rất nhiều, em nợ các bác nhé :))

Nhẩn nha tí các bác nhỉ. Mình vừa đi vừa tìm hiểu không có đứa lại bảo dân phượt chỉ đội nồi cơm điện, đeo đít chai, cắm mặt xuống đường mà vút chả biết gì xung quanh và coi đó là trò nhảm =))

Lúc từ Thái Nguyên lên, vào địa phận Bắc Kạn là huyện Chợ Mới đi qua một cái cầu. Các bác chú ý có một trạm CSGT đứng đầu bên kia rất hay bắn tốc độ. Xế nổ bốn chân thì chả nói làm gì. Ở đó nó bắn cả hai bánh mới ác. Các bác phượt gia cẩn thận, cẩn thận (Ở Thái Nguyên, đoạn Đu, Giang Tiên nó cũng hay bắn tốc độ đấy).

Quốc lộ 3 trên đường về Thị xã BK có đặc sản cơm lam, nấu (nướng) trong ống vầu non, đút nút lá chuối xanh. Nếu tiện dừng lại làm miếng cũng được các bác ạ.

Đoạn đường này cũng chạy dọc sông Cầu, ở cây số 62 hai bên đường rất nhiều mía nhé. Ở đây người ta gọi là mía Đùi gà, cây mầu vàng nhưng ăn rất giòn, mềm (gần giống mía tím). Khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có bán rất nhiều. Phượt đoạn này chả có gì, gửi các bác xem mấy cây mía từ quê hương đồng chí Tổng bí thư.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903157311ymfkm2e5yt1557492.jpeg

Chén cây mía đỡ mệt các bác. Vừa giúp ông anh ruột vừa giúp đồng bào nghèo =))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903157311mwrlmzi5zj1455876.jpeg

Chitto
15-03-2009, 19:41
Topic rất hay, không phải là "Phượt" nữa, mà nói như BCS (Bác Cao Sơn ạ) - thì đã thuộc loại Phịch rồi.

Những kinh nghiệm thực sự trong cuộc sống thực sự gắn bó với rừng, thiên nhiên thật đang quý, điều mà các tay Phượt mong muốn nhưng chắc là không nhiều người có thể làm được.

homeless man
15-03-2009, 23:10
Topic rất hay, không phải là "Phượt" nữa, mà nói như BCS (Bác Cao Sơn ạ) - thì đã thuộc loại Phịch rồi.

Những kinh nghiệm thực sự trong cuộc sống thực sự gắn bó với rừng, thiên nhiên thật đang quý, điều mà các tay Phượt mong muốn nhưng chắc là không nhiều người có thể làm được.

Cám ơn bác Chitto quá khen. Mình chỉ sợ mọi người không thích cái topic này thôi. Mình sẽ cố gắng dùng tí sở trường để chia sẻ kinh nghiệm với anh em họ phượt ngõ hầu giúp được ít nhiều các bạn trong các chuyến đi.

Ở vùng mình làm toàn bộ người Mông theo đạo Tin lành hết. Mình làm việc với họ, ăn, ở với họ mà chả hiểu gì về đức tin của họ nên cũng đang võ vẽ tìm hiểu. Bài tổng hợp của bác về Thiên chúa giáo giúp mình rất nhiều đó. Chi tiết về họ mình sẽ kể trong các bài tới, có gì bác góp ý nhé.

homeless man
15-03-2009, 23:30
Sợ các bác nhàm cái topic này, em rẽ ngang up mấy quả ảnh. :))

Hôm mới lên Bắc Kạn, trong phòng khách của UBND tỉnh em thấy có treo bức tranh Ba Bể nửa như chụp, nửa như là vẽ. Tự nhiên thấy chả có gì hấp dẫn. Các bác xem ảnh nhé :D

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903157311ogi3ndmzow1339841.jpeg

Sau lên Ba Bể thật, chụp được cái ảnh hoàng hôn thật. Thấy cảnh đẹp quá các bác ạ. Rất chi là thanh bình. Thấy lâu lâu được phượt một chuyến thì thật tuyệt =))=))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903157311mmy3zwewmd1659709.jpeg

Chi tiết em sẽ kế sau các bác nhé (BB).

homeless man
16-03-2009, 01:02
Thực ra lên Chợ Đồn không nhất thiết phải qua Thị xã Bắc Kạn.

Từ Hà Nội đến trung tâm Thành phố Thái Nguyên khoảng 90 km. Các bác chú ý là từ giữa năm 2008, có đường tránh TP Thái Nguyên. Cách trung tâm 6 km (gọi là cây số sáu) có biển chỉ dẫn rẽ trái đi Bắc Kạn. Đoạn này mới làm và chưa update trên bản đồ. Nếu đi đường này thì rất tiện và nhanh. Đoạn nối vào Quốc lộ 3 cũng tại cây số 6 (tính từ trung tâm Thái Nguyên) là Bờ Đậu qua một cái ngã tư có bùng binh lớn. Một đường đi Bắc Kạn, một đường đi Lạng Sơn theo quốc lộ 1B.

Tại Bờ Đậu có rất nhiều hàng bán bánh trưng, bánh gai, bánh phu thê. Bánh trưng ở đây rất nổi tiếng nhé. Có cả loại vuông và dài như bánh Tét Nam bộ nhé. Bác nào phượt qua đây mà chưa chuẩn bị kỹ hậu cần có thể mua, mang theo làm lương thực giá chỉ 10-15k/cái rất ngon và tiện lợi.

Bánh gai ở đây cũng ngon, rẻ nhưng không để được lâu. Lý do là vì cái vỏ bọc. Nghe thì vô lý nhưng mà là sự thật. Thế mới kỳ :)). Khác với Bánh gai Hải Dương, gói bằng lá chuối khô (mua cái bánh Hải Dương thực ra là mua lá chứ chả phải bánh vì lá toàn nhiều hơn-các bác phượt đường 5 thử dừng lại mua xem em có nói điêu không?). Trong khi bánh gai Bờ Đậu chỉ có một cái lá cắt tròn lót dưới đáy, một cái cái quấn xung quanh, mặt trên để trống và tất cả được đút trong cái túi nilong. Bánh hấp hơi nên dễ thiu, mốc. Ăn ngay thì tuyệt. Nhưng để quá hai ngày thì tèn tèn...Xơi vào có mà Tào Tháo nó đuổi mất cả phượt lẫn dép =))

Nói thật, vì em sợ cái bánh phu thê xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng nên mặc dù phượt qua đây nhiều lần mà chưa lần nào em xơi cả.:D

Nếu suất phát từ Hà Nội muộn thì tầm trưa các bác đến Giang Tiên. Ở đây có quán cơm Đức Cường nằm bên phải theo chiều lên có chỗ ăn, vệ sinh sạch sẽ và rẻ. Nếu tiện, các bác có thể dùng. Theo quan sát của em, ông chủ tịch tỉnh Bắc Kạn bây giờ (vốn là thứ trưởng Bộ Tài chính cứ sau weekend trở lại Bắc Kạn tuyền ăn ở đây đấy ạ =))).

Chitto
16-03-2009, 01:50
Hồ Ba Bể mà chụp ảnh kiểu "làm hàng" thì phải là mấy cô người Tày chèo thuyền, áo chàm xanh thẫm giữa màu nước xanh, chứ áo quần trắng lốp trông rởm rít thật.

Tớ đến Ba Bể năm 2000, có bơi tắm một lúc cũng ở ven bờ thôi, nhưng thấy rợn lắm. Nước lạnh sâu hút, ghê răng.

huonguyen
16-03-2009, 12:04
Homeless man tức là người đàn ông không nhà nhỉ anh nhỉ? Mà không nhà người ta cứ nôm na là đi bụi đời nhỉ anh nhỉ=)).
Tiêu đề và nghe cách anh kể chuyện có cảm giác như anh đang làm trong ngành lâm nghiệp nhỉ anh nhỉ? Đọc thêm lại thấy hình như làm nghề thám báo. Đọc thêm nữa lại nghĩ có khi làm bên giao thông=)).

homeless man
16-03-2009, 13:07
Hồ Ba Bể mà chụp ảnh kiểu "làm hàng" thì phải là mấy cô người Tày chèo thuyền, áo chàm xanh thẫm giữa màu nước xanh, chứ áo quần trắng lốp trông rởm rít thật.

Tớ đến Ba Bể năm 2000, có bơi tắm một lúc cũng ở ven bờ thôi, nhưng thấy rợn lắm. Nước lạnh sâu hút, ghê răng.

Đúng đấy bác ạ. Dù khi xem nó mấy năm trước em đã thấy ngờ ngợ thế nào. Cũng may là chộp lại được phát để có tư liệu chứ giờ mà quay lại xin chụp, họ "bửng" cho ý chứ :D. Có khi hôm nào làm cái báo cáo gửi tỉnh đề nghị mời bác Chitto lên làm cố vấn vụ du lịch đê :gun

Cái vụ tắm ấy mà bác, rất hay nhé. Các phượt gia rất nên thử. Em sẽ có bài hướng dẫn kỹ cài này, chứ không có cứ tắm bừa là tèo ạ =))

Em có kinh nghiệm nhỡn tiền rồi :D

homeless man
16-03-2009, 13:23
Homeless man tức là người đàn ông không nhà nhỉ anh nhỉ? Mà không nhà người ta cứ nôm na là đi bụi đời nhỉ anh nhỉ=)).
Tiêu đề và nghe cách anh kể chuyện có cảm giác như anh đang làm trong ngành lâm nghiệp nhỉ anh nhỉ? Đọc thêm lại thấy hình như làm nghề thám báo. Đọc thêm nữa lại nghĩ có khi làm bên giao thông=)).

Đi phượt hoài chắc là không nhà rồi phải không bạn :D

Vì mình không nghĩ đi để viết lại cái gì nên còn bỏ qua rất nhiều thứ hay nhé. Giá mà tham gia vào cái trang phượt này sớm hơn :(:(Đáng tiếc, đáng tiếc.

Đặc biệt tiếc là có cái mình biết nhưng lại không có ảnh, tư liệu minh họa. Kể chay thì có khác gì phượt trên giường nhỉ =)).

Mình cố gắng lượm lặt những điều mình thấy trên con đường phượt. Nếu tiểu tiết quá, các bạn cứ tùy tiện ném đá nhé.

Kết thúc topic này, các bạn sẽ thấy thực sự mình là ai. Bây giờ, thiên cơ bất khả lậu nhé (BB)

greenline
16-03-2009, 14:26
Cái vụ tắm ấy mà bác, rất hay nhé. Các phượt gia rất nên thử. Em sẽ có bài hướng dẫn kỹ cài này, chứ không có cứ tắm bừa là tèo ạ =))

Em có kinh nghiệm nhỡn tiền rồi :D

Em thì chưa có kinh nghiệm tắm. :D Chỉ có mỗi quả chôm thuyền độc mộc và kiếm 2 cái mái dầm nhỏ để bơi ra giữa hồ chơi. (Người ở đây họ không dùng mái dầm nhỏ để chèo thuyền mà là chèo đứng, dầm cột chặt vào cọc và chỉ chèo 1 bên :S) Vụ này nói thật là ý thức của em hơi kém, cậy biết bơi nên cứ xách thuyền của người ta để không ở bờ hồ bơi ra, lẩm bẩm bảo cùng lắm thì ông bỏ thuyền bơi vào bờ. :)) Ơn giời là cuối cùng bơi ra cũng ổn mà bơi vào cũng ngon. Phải mỗi tội thuyền lướt được khoảng 10m lại quay một vòng tròn trước khi tiến thẳng tiếp. =))

quang2779
16-03-2009, 15:35
Mình lên Ba Bể hồi năm 1998. Cả lớp dồn vào 2 cái xe W50 (bọn mình hay gọi là xe chở lợn) kính kiếc đi đâu hết, chạy tiếng máy và tiếng xòng xọc kêu to ngang nhau! Sau vài khúc cua tay áo, một vài bạn nữ li vơ phun trước rồi thì dần dần cả lớp a xê nôn...

Hơn chục năm rồi bây giờ chỉ nhớ ở nhà nghỉ Phia Bjooc, sáng ăn sáng ở cái quán bánh cuốn gần đấy, ăn xong có đứa nhanh mồm bảo: như là nhân thịt chuột ấy chúng mày ạ. Lại a xê nôn.

Nhớ lúc thăm thác Đầu Đẳng, có bạn gái đứng chụp ảnh mém thác, rồi cứ đứng lùi lại, lùi lại tao dáng rồi trượt chân để nước cuốn vèo đi... may mà bạn í tóm được 1 mỏm đá thò ra và cả lớp tung dây ra lôi vào. Hú vía vì ngay chỗ đấy 1 tuần trước có 1 chú Tây cũng lao xuống và 1 tuần sau hình như thấy nổi lên trên Bản Giốc :-)

Cảm giác đi thuyền trên hồ Ba Bể đặc biệt lắm... yên bình và hầu như mặt hồ k thèm gợn lên 1 tý sóng. Thanh bình gần chết.

Chả biết bao giờ mới lên lại được chỗ này.

Kể tiếp đi bác Homeless ơi...

homeless man
16-03-2009, 23:48
Đi từ trung tâm Thái Nguyên đến cây số Ba Mốt (Yên Đổ) rẽ trái vào đường tỉnh lộ 254. Cái đoạn này do PMU 18 làm. Sau vụ lình xình của nó đoạn này bị bỏ bẵng đến mấy năm trời. Giai đoạn 2006-2008 nó ngập ngụa, bụi bặm và xóc kinh người. Dân ở hai bên đường phải chạy bán xới hết các bác ạ. Quá Bờ Đậu chút đường được nắn thẳng sau khi vạt đi một sườn đồi. Đoạn này khoảng 50-70 m cuối 2008 mới song. Dân địa phương kể rằng chỗ này có ma các bác ạ :D

Số là rất nhiều nhà thầu đã phải tháo chạy do cứ mang máy móc đến làm thì gãy cần, chết máy không sao thi công được. Một lần em dừng lại xem, cái nhà thầu cuối cùng, không biết nó có cúng bái gì không nhưng cuối cùng nó vẫn gọt được nửa quả đồi. Theo quan sát của em, cái máy xúc khi vục xuống lấy đất, 5 cái răng của nó bốc khói. Chẳng qua là đất lẫn đá, cứng quá thôi.

Đường 254 bắt đầu đi từ Quốc lộ 3 qua Quán Vuông -Chợ Chu-Đèo Xo-Bằng Lũng-Ba Bể. Bây giờ đi tương đối ngon trừ 6 cái cầu đang làm lại như cầu Tà Ma, Vật Tư... nên phải đi cầu tạm bên cạnh.

Chả biết có nên kể các bác nghe không chứ cái đoạn từ cây số Ba Mốt đến Quán Vuông dài có 14 km, trong có mấy năm mà nó làm lại hai lần các bác ạ :Dam.

Cuối 2006, để đón cái năm Du lịch quốc gia Thái Nguyên kỷ niệm 60 năm cụ Hồ về Thủ đô Kháng chiến (1947-2007), nó được mở rộng tí và trải nhựa lại. Máy nén khí nó thổi bụi mù mịt, tráng làm hàng tí nhựa đường, giải lớp đá 1x2, lu qua, lại tưới nhựa. Cuối cùng là trải lớp đá răm. Các nhà dân bên đường thành đất hết còn lá cây đổi sang mầu trắng hết :(.

Năm 2008, khi cái Du lịch quốc gia chuyển vào Cần Thơ. Con đường này lại được xới lên làm lại từ đầu. Chỉ chết tiền dân. Chúng em gọi cái bới lên làm lại này là cái thu nhập quốc dân "tha hóa" :T

susu
17-03-2009, 00:11
Đoạn Bằng Lũng - Ba Bể em nhớ không chính xác chừng hơn 30km,bác nhỉ !!

Tụi em ăn tối ở Bằng Lũng,thấy trăng rằm đẹp quá bèn quyết chí chạy lên Ba Bể ngủ.Gọi điện thoại hẹn nhà người quen chờ cửa đàng hoàng..

Trăng đẹp quá,nghếch mắt lên ngắm rồi lao đầu vào vách núi,cách Bằng Lũng khoảng 14km thôi.
Chả hiểu sao lúc ấy lại ko quay lại mà cố đi tiếp,đêm rằm cuối năm rét căm căm,buốt thấu xương..

Đi cố được gần chục km nữa thì xe không nổ được máy nữa,đành lếch thếch dắt bộ xin ngủ nhờ .. mà xin tới mấy nhà đều không thưa hoặc không cho vào..
Mãi cũng có chỗ tá túc,dưới chăn trên chăn mà vẫn te tái,không chợp được mắt...:( Giờ vẫn hãiiiiiiiiiiiii

Nhưng mà em nhớ nhất và yêu nhất là được nghe chị Hằng đàn Tính,hát Then,Si Lượn.
Nhà chị Hằng nằm ngay cạnh đường dốc xuống hồ,có cô con gái xinh ơii là xinh (sn 86 gì đó),hát cũng hay như mẹ vậy ...

Rồi mùa lễ Lồng Tồng có món bánh trời thơm dẻo .. rồi mặt nước xanh trong rờn rợn ...

Em nhớ là bên dưới thác Đầu Đẳng,đi xuôi theo đường mòn..mùa nước cạn có bãi sậy rất ấn tượng nữa ..

Dưng thực sự là cảm giác với người Tày không thân thiện và tự nhiên như với người Mông,Dao hay Thái,Mường ... :D

homeless man
17-03-2009, 00:46
Dưng thực sự là cảm giác với người Tày không thân thiện và tự nhiên như với người Mông,Dao hay Thái,Mường ... :D

Mình thấy người Tày cũng giống và "khôn" như người kinh mình thôi, cũng "xã giao lắm". Mấy năm ở Bắc Kạn mình thấy cũng có nhiều người rất tốt đặc biệt là trong ăn uống. Nếu họ có, họ mời mình nhiệt tình lắm đặc biệt là mời rượu.

Một số người, đặc biệt là người ở nơi phố, chợ, buôn bán, làm dịch vụ thì mất dần cái chân chất.

homeless man
17-03-2009, 11:45
Ở các vùng nông thôn bây giờ, chợ thường họp theo phiên. Nếu không đi lại nhiều lần thì rất khó mà tình cờ gặp được các cái chợ này. Em làm cái sub-topic này để rẽ ngang tí, gửi các bác chùm ảnh chợ bên đường các bác xem đỡ nhàm ạ.

Chợ bên đường cứ là họp vô tư ai đi qua cũng kệ. Có lần chúng em phải tự đi dọn hàng cho bà con để lấy đường đi :))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512y2zjztezmd1121037_1.jpeg

Ô tô cũng phải tránh bà con, còn em chưa thấy CSGT bao giờ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mzjlmzuyzm851211.jpeg

Chợ vùng cao có hàng khô mang từ dưới xuôi lên, đắt và không phong phú. Rẽ vào chợ làm thùng mì, mấy kí măng vầu tươi và mớ rau. Trưa nay sẽ được bữa nhòe.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mtq2mjq3mz898156.jpeg

Nhìn vào chợ thấy ngay đời sống của bà con thế nào

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512ymi1ymuzzj1231577_1.jpeg

Mặc dù thu được ít tiền lẻ, nhưng chị này cho vào túi vải và đút vào cạp quần. Giống hệt họ nhà phượt giấu tiền và Passport khi đi phượt =))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mzaxodi0yz730554.jpeg

huonguyen
17-03-2009, 14:18
Đặc biệt tiếc là có cái mình biết nhưng lại không có ảnh, tư liệu minh họa. Kể chay thì có khác gì phượt trên giường nhỉ =)).

Em thấy anh nói như vậy vừa đúng vừa không đúng
Đúng ở thời điểm này nhưng mà nó chả đúng ở thời gian khác.
Thời điểm này, nhà nhà có máy ảnh người người có máy ảnh, cứ là post lên ngập tràn cung mây trên diễn đàn để minh hoạ.
Nếu không ảnh, kể chỉ bằng chữ không thì nó cũng phí nhời, ít thấy hào hứng, phải không ạ.
Song, anh lại không đúng vì ngày trước các nhà văn của mình viết ký sự về miền này, về vùng đất kia có cái ảnh nào đâu mà vẫn thấy hay đấy chứ.
Thế nên, không có ảnh thì anh vẫn cũng cứ kểỉ. Sao lại nói là phượt trên giường vì không có ảnh minh hoạ:D


Mình cố gắng lượm lặt những điều mình thấy trên con đường phượt. Nếu tiểu tiết quá, các bạn cứ tùy tiện ném đá nhé.
Tiểu tiết hay lướt qua cũng là ý thích và văn phong của từng người trong từng bài. Nếu như muốn nó đừng quá tiểu tiết mà không thể không tiểu tiết thì vẫn phải tiểu tiết. Anh sẽ bị ném đá, ném nhiều đá nếu như những tiểu tiết của anh nó kỳ cục và lạ lẫm.=))=))

homeless man
17-03-2009, 23:20
Chợ vùng cao thường họp muộn chứ không sớm như chợ quê dưới xuôi. Dưới mình, có cái khái niệm là tranh thủ đi chợ, để còn về cho kịp kẻo lỡ buổi làm đồng. Hơn nữa dưới xuôi, làng nào cũng có chợ nên cũng tiện để tranh thủ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512zdiwnwuznm987449.jpeg

Chợ vùng cao khác hoàn toàn và chợ là liên xã có nghĩa là vài xã mới có một chợ. Do đi chợ xa, khó khăn nên bà con đi rất thoải mái. Công việc gác lại hết chả vội vàng gì. Em đã từng có buổi làm việc với địa phương đúng ngày chợ phiên, đến cả cán bộ cũng bỏ đi chợ hết :))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512yty3zge4zg804734.jpeg

Do chợ xa, người vùng cao nhân ngày phiên đi mua bán trao đổi, đặc biệt là thực phẩm. Nếu không phải năm ngày sau mới lại có phiên hoặc phải đi rất xa. Ngoài ra, chợ ở đây cũng đóng vai trò là nơi giao lưu tình cảm của thanh niên, họ hàng bà con gặp nhau...

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mwewnju3mj697470.jpeg

Chợ Đồn có đặc sản Hồng không hạt (seedless) Chợ Đồn các bác ạ. Nó rất ngon, ruột đỏ au và rất giòn, ngọt có vào dịp tháng 10-12 Âm lịch. Cũng như Quýt Quang Thuận, sản phẩm chỉ bán trong vùng thôi, chưa bao giờ ra quá Thái Nguyên (Em sẽ có một sub-topic chuyên về cái này sau nhé)

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mji0mgring778187.jpeg

homeless man
17-03-2009, 23:30
Chợ phiên nào vùng cao cũng có một vài bà mế dân tộc (chủ yếu là Tày, Dao) bán thuốc từ các loại lá, thân, rễ cây trong rừng. Thuốc trị bệnh gì ghi sẵn trên tờ giấy đút vào túi trông rất tù mù. Chả biết uống có chữa được bệnh không chứ mình không biết kỹ tiếng của họ để hỏi rõ cách dùng thì cũng kinh.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512ztmzmtm4md1188589.jpeg

Thực ra thuốc của người dân tộc rất chi là công hiệu. Nhiều bà lang rất giỏi và trị được những bệnh, nhiều khi Tây y hiện đại cũng chả làm gì được. Ví dụ người Dao Đỏ có loại thuốc cho phụ nữ đẻ uống và tắm. Sau đẻ ba ngày đi nương bình thường. Chị em dưới xuôi chắc là vái cả nón nhỉ :))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mtkxmzg2mg1850768.jpeg

Thực ra, chúng tôi có hẳn một chương trình nghiên cứu cái tri thức bản địa này của bà con trong lĩnh vực sử dụng cây thuốc. Hậu quả là đứa nào về cũng có trục bình rượu thuốc ở nhà chữa được nhiều thứ bệnh thông thường. Đặc biệt anh em có loại rượu ngâm công dụng cũng chả kém Viagra. Có ai theo mình lên Bắc Kạn kiếm cái này không nhẩy =))=))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512ntq0zgrlym1063064.jpeg

Tôi sẽ viết một cái sub-topic khác giới thiệu kỹ về cái này. Nếu mình (Nhà nước) không nhanh, các cụ, các mế tèo hết thì ô hô, cái tri thức bản địa rất quý giá này sẽ ra đi không bao giờ trở lại :(

homeless man
18-03-2009, 00:15
Cái đống thuốc to tướng ở dưới là thuốc lá các bác ạ, không phải thuốc lào đâu. Bà con thường mua về cuốn thuốc hút cho nó rẻ. Thuốc thì không biết lấy ở đâu lên chứ tuyệt nhiên trên Bắc Kạn không thấy trồng. Giấy cuốn thì của bọn Trung của rồi, cắt sẵn, đính thành từng tập khoảng 20 tờ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512otkyogrjnm1283635.jpeg

Rau cải nương nhé, rất ngon và sạch. Nói cái vụ này chắc phải có riêng cái sub-topic về sinh hoạt ăn nhậu của bà con quá. Có vậy mới mô tả được cách trồng và hương vị nó như thế nào chứ, phải không ạ. Cơ mà chỉ nhìn cái ảnh thì biết thế nào được =)).

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512nde3yzuwnw555444.jpeg

Đây là rau ngót rừng ạ. Sau trận mưa cứ là non mởn như đổ mỡ trên lá vậy :))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512ytk2yjexnm652462.jpeg

Ảnh dưới là măng nứa. Chỉ riêng học thuộc các loại cây họ tre ở Bắc Kạn và nhận biết được nó trong rừng cũng tướt rồi các bác ạ. Em sẽ có riêng một bài viết về cách chế biến NĂMG CHUA KHÔ-Đặc sản Bắc Kạn nếu có bác nào hứng thú muốn biết ạ :LL

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512mwe0njk1yw709809.jpeg

tichuot
18-03-2009, 09:59
lần đầu tiên tớ được nghe đó là Cải Nương. chứ ở trong miền nam của em thì nó được gọi là Cải Bẹ Xanh. Phải không các ông/bà nội trợ ?

huonguyen
18-03-2009, 12:04
lần đầu tiên tớ được nghe đó là Cải Nương. chứ ở trong miền nam của em thì nó được gọi là Cải Bẹ Xanh. Phải không các ông/bà nội trợ ?
@tichuot: Cải nương là do cải được giồng ở trên nương rẫy ấy ạ. Kiểu như cá quả, cá chuối ở Bắc thì trong nam gọi là cá lóc, ở Trung thì gọi cá tràu.
@anh không nhà: tên địa phương dư thế nào thì anh cứ để nguyên tên đó nhỉ. Chuẩn không cần chỉnh.

huonguyen
18-03-2009, 12:10
Đây là rau ngót rừng ạ. Sau trận mưa cứ là non mởn như đổ mỡ trên lá vậy :))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903177512ytk2yjexnm652462.jpeg


Lại một nhân 3 phút xong 1 con gà xuất hiện =))=))=))

homeless man
18-03-2009, 15:40
@tichuot: Cải nương là do cải được giồng ở trên nương rẫy ấy ạ. Kiểu như cá quả, cá chuối ở Bắc thì trong nam gọi là cá lóc, ở Trung thì gọi cá tràu.
@anh không nhà: tên địa phương dư thế nào thì anh cứ để nguyên tên đó nhỉ. Chuẩn không cần chỉnh.

Đúng là có lẽ cải trồng trên nương nên có tên là cải nương (không phải cải lương nhé :gun). Nhưng nó rất khác cải trồng dưới mình nhé. Có thể nói ngay là nó có vị đắng rất đặc trưng mà ở dưới xuôi không có được, rất ngon. Cách trồng cũng khác. Nói không ai tin, mỗi lần phượt về, bọn mình mang về Hà Nội rất nhiều nhé. Chia cho mọi người ăn dè như ăn mỡ lợn thời bao cấp vậy :D:D

Trên này cũng có cả dưa chuột nương nữa, nhưng nó to gấp trục lần quả dưới xuôi. Tớ không nghĩ vụ rau củ này mọi người lại quan tâm đến vậy :LL

Hứa là sẽ rẽ ngang viết về mấy thứ rau, củ, quả này =)).

huonguyen
18-03-2009, 16:11
Đúng là có lẽ cải trồng trên nương nên có tên là cải nương (không phải cải lương nhé :gun). Nhưng nó rất khác cải trồng dưới mình nhé. Có thể nói ngay là nó có vị đắng rất đặc trưng mà ở dưới xuôi không có được, rất ngon. Cách trồng cũng khác. Nói không ai tin, mỗi lần phượt về, bọn mình mang về Hà Nội rất nhiều nhé. Chia cho mọi người ăn dè như ăn mỡ lợn thời bao cấp vậy :D:D
@anh không nhà nhé anh dùng những 3 từ nhé trong 6 câu nhé. Hết nhé.=))=))


Tớ không nghĩ vụ rau củ này mọi người lại quan tâm đến vậy :LL


Đi phượt cũng mang máng đi bụi nên cần quan tâm rau củ quả vùng miền thế nào, cách ăn cách nấu ra làm sao chứ ạ. Vì có khi vùng này có thức này nhưng vùng kia lại ít có hoặc không có.


bọn mình mang về Hà Nội rất nhiều nhé.Chia cho mọi người ăn dè như ăn mỡ lợn thời bao cấp vậy
Anh mở shop bán rau cũng ổn đấy anh.

homeless man
18-03-2009, 19:12
Các bác phượt trên Tỉnh lộ 254; 255 thường gặp các chợ như: Chợ Bằng Lũng phiên vào ngày có số cuối là 5, 10 âm lịch. Chợ Bản Mạ phiên vào ngày 3, 8. Chợ Nam Cường phiên vào ngày 2, 7. Chợ Bản Cậu phiên vào ngày 4, 9. Gần đây có thêm Chợ Xuân Lạc phiên cũng vào ngày 5, 10 do cánh Bằng Lũng khoảng 40 km.

Bà con họp rất đông vui, đố các bác xem biết chỗ nào là đường :D

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612mwjkote0y21356472_1.jpeg

Và cả đây nữa

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612mzzlodcxmm1125948_1.jpeg

Các chị người Dao, Tầy địu cả con đi chợ, tần ngần trước hàng bán quần áo. Với họ, mua một bộ quần áo mới cho chồng, con quả là điều xa xỉ. Các bác có tin không, ở các chợ này bây giời, 200 đồng vẫn còn dùng được. Có hôm vào mua mấy thứ lặt vặt ở chợ, có chị trả lại em 200 đồng lẻ. Khi em nói không lấy, chị ấy còn cám ơn rối rít.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612ytzinjcxow1000553_1.jpeg

Các chợ vùng cao có rất nhiều người dưới xuôi lên bán hàng. Họ bán các loại như quần áo, đồng hồ, nồi gang...Nói chung là đồ công nghệ phẩm không có tại địa phương. Hết phiên, họ lại chuyển sang chợ khác nên cái chợ chỉ còn là các dãy hàng, quán xác xơ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612zgq5yja5nz1077677_1.jpeg

huonguyen
19-03-2009, 11:21
Bà con họp rất đông vui, đố các bác xem biết chỗ nào là đường :D

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612mwjkote0y21356472_1.jpeg

Và cả đây nữa

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612mzzlodcxmm1125948_1.jpeg

Vẫn biết con đường tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa là sẽ phải mất những cái chợ lề đường này đi, để anh không nhà đỡ phải đố là tìm đường ở đâu nhưng mà em vẫn cứ thích có những cái chợ ấy, thế mới ghét.


Các chị người Dao, Tầy địu cả con đi chợ, tần ngần trước hàng bán quần áo. Với họ, mua một bộ quần áo mới cho chồng, con quả là điều xa xỉ. Các bác có tin không, ở các chợ này bây giời, 200 đồng vẫn còn dùng được. Có hôm vào mua mấy thứ lặt vặt ở chợ, có chị trả lại em 200 đồng lẻ. Khi em nói không lấy, chị ấy còn cám ơn rối rít.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612ytzinjcxow1000553_1.jpeg

Các chợ vùng cao có rất nhiều người dưới xuôi lên bán hàng. Họ bán các loại như quần áo, đồng hồ, nồi gang...Nói chung là đồ công nghệ phẩm không có tại địa phương. Hết phiên, họ lại chuyển sang chợ khác nên cái chợ chỉ còn là các dãy hàng, quán xác xơ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903187612zgq5yja5nz1077677_1.jpeg

Muốn biết vùng đó giàu hay nghèo thì đi thăm chợ vùng ấy thì biết ngay đời sống cư dân thế nào nhỉ.

homeless man
19-03-2009, 15:04
Lại một nhân 3 phút xong 1 con gà xuất hiện =))=))=))

Các bác ạ,

Đúng là khi viết hồi ức về các chuyến đi, nếu có nhiều ảnh và tư liệu thì rất lười viết, chỉ up quả ảnh là song. Khi không có tư liệu, buộc mình phải tìm tòi xem cái gì hay, dở, đặc sắc, chưa ai nói đến... để viết. Tuy mất nhiều thời gian hơn nhưng chắc cũng mang lại được nhiều thông tin chia sẻ hơn :D.

Em sẽ cố gắng không up ảnh song là chạy làng :T. Cố gắng đưa thêm các thông tin liên quan và ảnh chỉ để minh họa :)):)).

homeless man
19-03-2009, 16:31
Em viết nốt cái chợ trên đường phượt rồi đi tiếp không có cả trục bài rồi mà chưa đến địa bàn phượt của chúng em.

Ở chợ có bán rất nhiều thị lợn. Các bác có thể nghĩ thì thịt lợn ở đâu mà chả thế, nhưng thực ra trông vậy mà không phải vậy. Vấn đề ở chỗ là giống lợn và cánh nuôi. (Có khi lần đầu tiên trong trang Phuot.com có người kể chuyện lợn =)))

Giống lợn nguyên bản trên Bắc Kạn, lợn địa phương thuộc dòng lợn Mường Khương. Loại mõm dài, chân cao, lưng thẳng, đen tuyền, tai ngắn. Lợn được nuôi theo kiểu thả rông chả cho ăn gì mấy. Chúng tự vào rừng, bới được cái gì thì ăn cái đó. Tối về may ra có ít thân chuối băm trộn tí ngô xay.

Nó rất lâu lớn. Nuôi khoảng hai năm thì nặng cỡ 40 kg và da của nó thì thôi rồi các bác ạ. Như da lợn rừng. Nếu nuôi vài năm nó cũng phải ngót tạ và da nó thì dày đến hàng phân là ít. Nhưng có một điều lạ là da dày nhưng không dai tí nào. Có rất nhiều người trên đó khôn lắm nhé (ví dụ người dân tộc thiểu số Kinh chẳng hạn-Chắc chắn rồi, người Kinh chỉ chiếm khoảng 5-10% dân trên này thôi thành ra lép vế) chỉ ăn cái da này.

Một đặc điểm nữa của loại thịt lợn này là nó không có nước. Nó khác hoàn toàn với loại thịt lợn rởm dưới xuôi, nuôi bằng thuốc tăng trọng và sau khi xẻ thịt thì bơm nước vào cho nặng. Cái bì lợn thì cạo sống, còn toàn chân lông, dù mỏng dính mà dai nhanh nhách nên người ta toàn bỏ. Thịt trên này rất ngon, khi kho thì không ra nước, không hao. Mỡ của nó thì rất thơm và không ngấy. Gửi các bác tấm ảnh làm hàng :D

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903197712zthmyzi3zt980213_1.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903197712m2iynziwnd3514287_1.jpeg

Bây giờ, người ta đưa cái gọi là tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào vùng sâu, vùng xa. Các giống lợn ngoại (mầu trằng) nhập về thay thế dần các giống bản địa. Buồn lắm các bác ạ. Lúc đầu nghe có vẻ hay, có vẻ năng suất cao, có vẻ tốt, có vẻ ổn. Các phiên chợ có bán lợn giống thì toàn loại trắng phau dưới đây thôi :(

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903197712owyynjqwm21217287.jpeg

Nhưng thực ra, cái giống địa phương đã quen thuộc với điều kiện ở đó hàng ngàn năm vẫn còn có nhiều ưu điểm như em kể trên. Tuy có lâu lớn nhưng thịt ngon. Và hơn nữa nó đâu có cần nuôi. Nó tự nuôi nó đấy chứ. Cái loại lợn trắng kia mà chăn kiểu "quảng canh" thì nó chết từ đời tám hoánh. Ngay cả các con lợn trong ảnh dưới đây cũng không còn thuần chủng. Chúng đã bị lai tạp rồi. Cái chân đốm trắng chỉ ra điều đó.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903197712n2eyytmyzt592907.jpeg

Chắc các bác nghe nói đến lợn cắp nách phải không ạ. Trên này người ta gọi là lợn tên lửa. Vì mẹ nó đẻ nó ra là dẫn vào rừng, ít khi gặp người lên rất nhát. Khi gặp người nó lao như tên lửa nên mới có cái tên này. Khi muốn bắt, người ta phải dụ nó như kiểu vãi thóc bắt gà vậy. Chắc không ai đi phượt lại không thích chén cái loại lợn tên lửa này.

homeless man
20-03-2009, 00:50
Có bác nào biết cái gì đây không ạ?

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812y2e2mgzjyw530585.jpeg

Anh Già
20-03-2009, 02:02
Cái này trông như mỡ trăn phỏng bạn?

homeless man
20-03-2009, 12:51
Bác Anh Già nói đúng rồi. Đây chính là mỡ trăn. Nó thành từng cục nhỏ, nằm trong cái màng, không làm giả được. Trông thấy trăn thì nhiều nhưng chắc ít người được xem làm thịt. Cả em cũng vậy =)).

Hôm đi sớm từ Bắc Kạn về Hà Nội gặp cái chợ ven đường 3 trên địa phận Thái Nguyên. Em thấy người ta bán nên hỏi thì biết là mỡ trăn. Giá nó rẻ đến không ngờ các bác ạ. Có 100 k một ký. Cái cục này 2 kg, tụi em lấy tất chia nhau. Về nhà rán nó lên giống như mỡ lợn vậy. Sau chia thành các chai nhỏ, gửi bà con, bạn bè, anh em (những người có con nhỏ) một lọ dùng gọi là quà rừng rú. Ai bỏng mà có cái này bôi ngay thì công hiệu thế nào, chắc chả nói các bác cũng biết :)). Nhưng mà cái sản phẩm từ săn, bắn, hái lượm này cũng như rất nhiều cái đặc sản khác không phải lúc nào cũng có. Sau có người nhờ mua mà chúng em cũng không tìm được. Có khi ngay đường gần Bách Thảo lại có, chả phải đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt :gun

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812ndrjmdvinj483465.jpeg

greenline
20-03-2009, 13:08
Bác Anh Già nói đúng rồi. Đây chính là mỡ trăn. Nó thành từng cục nhỏ, nằm trong cái màng, không làm giả được. Trông thấy trăn thì nhiều nhưng chắc ít người được xem làm thịt. Cả em cũng vậy =)).


Em đi chưa nhiều chợ phiên ở vùng cao nhưng lần nào cũng gặp. Hình như mỡ trăn này không hiếm lắm (trên đó) hoặc đơn giản là em có duyên với mỡ trăn. :D

Tiếc cái chẳng mua bao giờ. :)

TÍM
20-03-2009, 13:18
Bu em trước toàn cắt tiết trăn pha rượu trắng uống luôn cho khỏe... (người khác uống hok phải bu em uống). Treo cổ nó lên cái cột, cắt một phát đâu ở gần cái đuôi, giơ bình rượu vào hứng hứng hứng ... ặc ặc... xong rồi lọc mỡ, lọc mật, lọc thịt, lọc xương...

Mỡ rán lên làm thuốc chống bỏng, èo ôi mùi kinh như mùi người chít í, ghê rợn...

Có phải ở TN có nhiều trăn à?

homeless man
20-03-2009, 14:02
Mình vẫn muốn kể thêm về cái loại lợn tên lửa này.

Vì biết loại lợn này ngon nên mấy ông người Keo (người Tày gọi người Kinh như thế ạ, chả biết có phải họ cho là người Kinh thì hay keo không =))) cứ dịp tết đến là lên mua rất đông. Gần tết, họ đánh cả xe tải lớn lên vét mỗi xã cả trăm con. Mình phượt như thổ dân ở đó mà có khi còn không mua được.

Mà cũng rất cẩn thận rồi nhé. Đi kiếm được con lợn ưng ý, bảo họ để lại cho gần tết thì bắt. Còn nói là đặt cọc tiền nữa nhưng họ bảo khi nào bắt hẵng hay. Thế mà có khi mình lên, các chú Keo khác trả hơn vài giá là họ bán mất. Thôi thì chỉ biết cười chứ làm thế nào.

Mua được lợn mà mang về cũng cơ khổ các bác ạ. Lợn thả rông thì đói. Đến khi bắt, họ cho ăn rất no làm mình mua cám bằng giá thịt lợn hơi. Mua song thì mang về tắm cho nó lại còn xịt cả nước thơm nữa, còn sạch hơn cả mấy ông ở rừng như tụi em. Thế vẫn chưa song ạ. Còn phải cho vào mấy lần bao nilon, bao tải để nó khỏi ấy ra dọc đường.

Lại còn bị bọn nhà xe chặt đẹp. Có khi bảo thằng xe Minsk ở thôn trở con lợn ra huyện vứt lên ô tô, nó bảo xe nó không có gương, sợ công an phạt. Cho nó 200K nó cũng không đi. Đã thế thì tụi người rừng bọn em trở lấy. Còn nhà xe thì đòi thêm tiền vì cái mùi của mấy chú tên lửa này.

Đến khi về còn phải thuê người làm. Nếu không thuê được thì phải tự biến mình thành đồ tể luôn. Khổ sở như vậy là vì muốn chén cái lòng, dồi do tay mình làm. Chứ còn mua ở ngoài chợ thì biết thế nào. Chẳng qua là khuất mắt trông coi thôi chứ nếu cái dồi kia nó lẫn cả ấy vào làm thế quái nào mà biết được.

Trong mấy năm ở Bắc Kạn bọn em mang về Hà Nội được cả thảy 3 con lợn. Cái vụ mang lợn sống này về rắc rối quá các bác ạ. Nên chỉ những dịp đặc biệt em mới cất công mang về thôi, còn chủ yếu là mua thịt mang về cho tiện.

Ra chợ, chọn con lợn ưng ý mình mua cả con. Song bảo lọc hết xương ra mang về cho dễ. Nếu khoái có thể xách luôn cái thủ về làm giò thủ, giò mỡ. Không thì thôi. Nếu là gần tết, thịt mua song có thể cắt thành các miếng vừa, trải ra giấy. Khi nào về thì gói kỹ bằng giấy, cho vào túi nilông, đóng thùng, vứt lên xe trở về. Một điều rất lưu ý là khi gói, không ấp hai miếng thịt vào nhau để tránh hấp hơi. Thịt sẽ không còn ngon.

Mùa hè thì mua song phải gửi vào tủ đá. Khi nào về lấy giấy báo bọc kỹ, đóng vào thùng. Về đến Hà Nội sau khoảng 4-5h, bỏ ra thịt vẫn còn lạnh nguyên. Đặc biệt các bác không ướp trực tiếp thịt vào nước đá. Nó làm thịt ra nước, mất ngon và mau hỏng.

Các bác xem tên đồ tể em thuê làm thịt lợn kìa.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812zjyxngjjy2308766_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812mzc1odu4ng478037_1.jpeg

Dồi lợn, ngoài hành, răm, lạc nhân... phải cho thêm tí đậu xanh, tí mơ lông vào nó có vị hơi giống dồi chó. Nhưng mà khi xơi thì tuyệt lắm lắm. Lại nuốt nước bọt rồi. May quá hơn trục cân mua hồi tết vừa rồi, chia lung tung cả vẫn còn mấy cục trong tủ lạnh.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812m2m0odi0mt842103_2.jpeg

Thịt lợn tên lửa có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng ngon nhất là nướng. Do nó chứa ít nước nên không hao, mau vàng và đặc biệt là rất thơm. Bác nào bị colesteron máu vẫn xơi được tất.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812zjyzogm4yz1205479_2.jpeg

Và đây là kết quả của bao nhiêu cố gắng, lượng được và không được bằng tiền.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812njrlmmzknm450837_1.jpeg

Các món chế biến gồm: Dồi, Lòng non+tim+gan+ cật, Thịt luộc, Thịt nướng, Canh măng chua khô nấu xương, Nộm tai+mũi, Nộm măng hốc tươi. Toàn đặc sản Bắc Kạn các bác ạ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903207812nzg2nznjog1747491.jpeg

hasau
20-03-2009, 17:46
chết thèm mất thôi bác ơi

Anh Già
20-03-2009, 22:03
Giời ạ ! Nghe mà thèm quá! Khi nào có dịp về, tớ nhờ bạn Homeless cho 1 chuyến thịt, lòng lợn tên lửa về HN nhé :))

homeless man
23-03-2009, 16:56
Giời ạ ! Nghe mà thèm quá! Khi nào có dịp về, tớ nhờ bạn Homeless cho 1 chuyến thịt, lòng lợn tên lửa về HN nhé :))

Bác về nhanh đi, không cái tiến bộ khoa học nó len lỏi khắp các vùng sâu, vùng xa rồi. Mình chạy không nhanh bằng nó. Mà không chỉ có cái con lợn tên lửa đâu, cả lúa nương, ngô nương... cũng bị thay bằng lúa lai, ngô lai hết cả rồi =)).

Ví dụ cái ảnh dưới đây cho thấy, ngô lai chỉ để vài tháng là mọt hết trong khi đó ngô bản địa để được cả năm mà chẳng sao (vì ngày sưa chỉ làm một vụ, để ăn quanh năm mà).

Ngô nương đây

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113mgiwy2uymz148240.jpeg

Và ngô lại :(:(

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113zmixyjkyow739566.jpeg

huonguyen
23-03-2009, 17:17
Bác về nhanh đi, không cái tiến bộ khoa học nó len lỏi khắp các vùng sâu, vùng xa rồi. Mình chạy không nhanh bằng nó. Mà không chỉ có cái con lợn tên lửa đâu, cả lúa nương, ngô nương... cũng bị thay bằng lúa lai, ngô lai hết cả rồi =)).

Ví dụ cái ảnh dưới đây cho thấy, ngô lai chỉ để vài tháng là mọt hết trong khi đó ngô bản địa để được cả năm mà chẳng sao (vì ngày sưa chỉ làm một vụ, để ăn quanh năm mà)
Em chả thấy cái ảnh nào? Anh cho 5 xu ảnh ạ.
Đúng là dạo này toàn giống năng suất cao, chịu được sâu bệnh,abczyz ưu điểm, chả giống những giống ngày xưa.
Cơ mà, năm ngoái, anh zai em còn muốn ôn nghèo kể khổ nhờ ông bạn ở Cục Khuyến Nông trung ương mua hộ 1 yến gạo loại gié chiêm, cái loại gạo đỏ đỏ thậm thậm cơm cứng như đá ấy ạ. Lạ thật. Thế nên chưa chắc những thức ngày xưa đã ngon nhỉ, bác không nhà nhỉ!

homeless man
23-03-2009, 17:41
Đi mãi mà chưa tới Chợ Đồn, thôi để em kể sau vì bây giờ đã ở đây mấy hôm nay rồi tự nhiên chả muốn kể làm sao đến được đây. Tranh thủ ra huyện có internet, em kể chuyện đi tắm ở Ba Bể cái vì hè cũng sắp đến rồi.

Ba Bể là hồ nước ngọt trong hệ Caster lớn cỡ nhất nhì thế giới chắc các bác đều biết. Nước ở đây sâu lắm, nghe nói có chỗ sâu đến 70 m. Do hai bên là các vách đá nên nước rất sâu (trừ phía bãi ngô giáp bên Nam Cường-nước đục nên mọi người không tắm).

Theo cầu Bó Lù, đi khoảng một km, qua một cái barier đến ngã ba. Đi thẳng là ra bến hồ, rẽ phải là vào khu headquater của vườn QG Ba Bể. Để đi tắm các bác rẽ xuống bến. Tuy nhiên ở bến không tắm được vì rất bẩn và nhiều gạch mẩu đổ dưới đáy. Tốt nhất là các bác thuê thuyền đi ra đảo Po-gia-mai (tiếng địa phương có nghĩa là đảo bà goá).

Tắm ở đây thì tuyệt cú mèo, nhưng các bác phải biết bơi. Nếu không, phải thuê phao rất sẵn. Thuyền ra đảo 40-50k/lượt không mắc, nước vừa sạch, vừa trong. Mọi người lên đảo thay đồ tắm, và leo lên vách đá nhảy xuống, rất phê. Chú ý khởi động kỹ vì nước hồ sâu và lúc đầu hơi lạnh. Cũng chú ý là đá nhiều chỗ hơi sắc, cần đi dép nếu cần.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113nmu0yzfmnd2197658.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113mtgxmjrmy23522677_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113njywmmqwmt2473451.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113mge4y2uwmj2516962.jpeg

homeless man
23-03-2009, 17:53
Lúc bơi vào vách đá, có rất nhiều ốc nhỏ bám vào vách, các bác cần thận không nó ấy cho phát vào chân, tay thì hỏng người. Đi Ba Bể mùa hè, nước ấm. Cái thú tắm hồ này không thể bỏ qua được.

Ba Bể còn nhiều cái mới. Bác nào đi quá 2 năm rồi, lên đi lại ạ. Rất hay, rất hay.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113ndywmmi4n22556731.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113ywi1otk0md2523368.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113ytrkodi5m22846478.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113ngzizge4ng2532459.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903238113yme3ndjkym2467628.jpeg

Em tìm được cái link này, bác nào muốn tìm hiểu có thể đọc thêm

http://e-cadao.com/queta/hobabe.htm

homeless man
28-03-2009, 23:06
Em lược lại cung đường thứ 3.

Qua thị trấn Sóc Sơn gặp trạm thu vé. Trước đây, nó thu cả xe máy, mãi đến gần đây nó mới bỏ.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613n2i5odc1yj581919.jpeg

Đến cách trung tâm Thái Nguyên 7 km, có đường tránh. Nếu không có việc gì qua thành phố thì đi đường này rất nhanh. Đường mới làm, rất đẹp.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613ndywnmy0mj585519.jpeg

Qua Thái Nguyên, đến địa phận Sơn Cẩm-Phú Lương có đoạn đường làm mãi mới song mà dân bản địa bảo là có ma.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613ztjjy2zinj325959.jpeg

Trên Quốc lộ 3, đến cây số 31, có biển báo rẽ vào tỉnh lộ 254 và cũng là đường đi ATK. Thực ra nói ATK là một vùng rất rộng gồm 3 huyện thuộc 3 tỉnh Định Hoá-Thái Nguyên, Sơn Dương-Tuyên Quang và Chợ Đồn-Bắc Kạn.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613mwfmotg2yj558946.jpeg

Đi lên một đoạn có biển chỉ dẫn đi ATK

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613y2i1n2njng820000.jpeg

homeless man
28-03-2009, 23:29
Như em đã nói ở đoạn trên, cái đường 254 này đang sửa một loạt cầu nên hơi khó đi, còn đường thì cơ bản đoạn Cây số 31-Quán Vuông đã chải nhựa đi rất tốt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613ntc5mdkwod466520.jpeg

Đến Quán Vuông có biển chỉ dẫn rất rõ ràng. Chỉ tiếc bà con nhà mình biến nó thành nơi căng bạt để bán quán cóc và để rất lem luốc. Có khi phải để ý mới thấy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613odljmjvjzw676683.jpeg

Trên đoạn Chợ Chu-Đèo So cầu đang làm dở...
Cầu Tà Ma


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613zje3m2mzyw585182.jpeg

[
IMG]
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613mgfmodgxyj564722.jpeg

Cầu Dốc Đỏ


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613owjmndq3y2527286.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613mdyzyzy4mg706233.jpeg

homeless man
28-03-2009, 23:43
Đèo So, phân chia địa phận 2 tình Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đỉnh đèo có cột mốc cây số đồng thời là cột phân chia ranh giới hai tỉnh. Chỉ cần đứng ở cột mốc này, bạn có thể có tấm ảnh chụp địa phận hai tỉnh (hai mặt cột ghi khác nhau).

Sau lưng là Thái Nguyên và khoảng cách đến Quốc lộ 3


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613odrhzje5mw1207493.jpeg

Quay lại, sau lưng là Bắc Kạn và khoảng cách đến Bằng Lũng-Chợ Đồn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613owe0yza2mz825351.jpeg

Đảo
29-03-2009, 16:35
Bác Không_gia_đình kể chuyện có duyên quá. Dáng đứng cũng duyên nữa. Cơ mà sau 4 năm ở rừng nếu so sánh ảnh "trước" và "sau" có vẻ bác còn "phố" hơn nhiều nhỉ.

Đọc bài của bác biết được thêm bao nhiêu thứ. Cảm ơn bác nhiều nhiều!

3000
29-03-2009, 17:05
Em đang thắc mắc là sao suốt mấy chục km chạy trong Chợ Đồn thì rừng tự nhiên tốt ghê. Qua cái đèo So sang Định hóa thì toàn bạch đàn nhìn chán ốm. Hay BK là quê bác Nông nên giữ được rừng?

homeless man
29-03-2009, 17:49
Em đang thắc mắc là sao suốt mấy chục km chạy trong Chợ Đồn thì rừng tự nhiên tốt ghê. Qua cái đèo So sang Định hóa thì toàn bạch đàn nhìn chán ốm. Hay BK là quê bác Nông nên giữ được rừng?

Nói chung, ở Bắc Kạn chả còn chỗ nào là rừng nguyên sinh, tự nhiên nữa đâu bạn ạ (trừ một ít được khoanh lại trong khu bảo tồn, ví dụ như Kim Hỷ-Na Rì, Nam Xuân Lạc-Chợ Đồn, Vườn Quốc gia Ba Bể-huyện Ba Bể). Dọc hai bên đường bạn thấy toàn rừng tái sinh thôi, trông thì xanh nhưng chẳng có giá trị kinh tế vì toàn các loại cây tạp như: Bồ Đề, Kháo, Vạng, Ba Vì, Da Đen, Hu toàn nhóm 7,8 trở lên...Thậm chí lấy làm củi cũng không đắt vì bà con địa phương chê nó khói, không đượm than.

Còn bên Thái Nguyên, Tuyên Quang tỉnh có chương trình trồng rừng riềng nên người ta chuyển đổi rừng nghèo kiệt thành rừng trồng mà bạn thấy. Tuy nhiên không phải Bạch Đàn đâu. Cái này mình bỏ cũng lâu rồi vì nó ăn hại đất. Chủ yếu bây giờ là Mỡ, Keo lai (Keo tai tượng, Keo lá tràm) làm nguyên liệu gỗ.

Tớ ở rừng lâu, có rất nhiều ảnh phá, đốt rừng (tại BK) lúc nào tiện tớ sẽ trưng ra. Nói thật, bà con mà đói thì cả bác Nông về giàn hàng ngang ra cũng chả giữ được rừng. Mấy hôm nay VTV nó toàn đưa tin lâm tặc lấy nghiến ở Na Rì-Bắc Kạn đấy. Đúng quê hương nhà bác Nông đấy. Cây nghiến trên núi đá hàng trăm tuổi, chúng nó xẻ nhỏ ra làm thớt hết có phí không.

Những đứa foresters như bọn tớ...:(:(

Chitto
29-03-2009, 20:44
Những đứa foresters như bọn tớ...:(:(

Nói chuyện cây gỗ, nhớ hôm trước đọc bài báo online thấy nói tới bộ gỗ lũa của một cây gù hương đường kính gốc tới 7m, cây này sống khoảng 3000-4000 năm, thế kỷ trước bị người Pháp hạ rồi xẻ đem đi.

http://hanoimoi.com.vn/vn/35/201933/

Trong số các cây gỗ to ở mình, tớ cũng chỉ gặp được cây Chò chỉ ngàn năm ở Cúc Phương được coi là to nhất, đường kính gốc khoảng 5m, nhưng là chia làm 2 thân và đo chỗ cách nhau xa nhất.

Tớ muốn hỏi là liệu ở Việt Nam giờ ở đâu còn có thể có cây gỗ to đến như thế không? Không kể đám Siđa trông thì to nhưng toàn là thân phụ, rễ phụ, mà thực ra cũng chỉ vài trăm năm, cỡ nghìn năm khó quá.

Cây Dã hương nghìn năm ở Bắc Giang có phải cũng là Gù hương trong bài trên không, và cây ấy to đến độ nào, tớ chưa đến nên chưa biết.

dangkhoaquan
29-03-2009, 21:11
Đèo So, phân chia địa phận 2 tình Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đỉnh đèo có cột mốc cây số đồng thời là cột phân chia ranh giới hai tỉnh. Chỉ cần đứng ở cột mốc này, bạn có thể có tấm ảnh chụp địa phận hai tỉnh (hai mặt cột ghi khác nhau).

Sau lưng là Thái Nguyên và khoảng cách đến Quốc lộ 3


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613odrhzje5mw1207493.jpeg

Quay lại, sau lưng là Bắc Kạn và khoảng cách đến Bằng Lũng-Chợ Đồn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613owe0yza2mz825351.jpeg
nhìn cái ảnh này thấy khoái bác ghê, bác lớn tuổi so với nhiều anh em trong này nhưng cách nói chuyện rất gần gủi, trong nam em có biết bác trung voi cũng một dạng si mê cuồng dại về rừng ngồi với lão ấy nghe lão nói về rừng một lúc mình cũng muốn chuyển ra rừng ở.Bác với lão ấy chắc rất hợp cạ

homeless man
29-03-2009, 23:30
Vù Hương hay còn gọi là Gù Hương có tên khoa học Cinnamomum balansae, thuộc họ Long Não. Giá trị của nó ở chỗ trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ bàn, ghế...

Cây Dã Hương có tên khoa học là Cinnamomum Comphora, cũng thuộc họ Long Não (có hương thơm). Như vậy cây ở Bắc Giang không giống với gốc cây của ông Đức trong bài trên.

Tớ sưu tầm được cái ảnh cây Gù Hương để các bác tham khảo. Cây này có cái vỏ rất dặc trưng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903298713ytc0ymy5md198332_1.jpeg

Ở Bắc Kạn, người Tày/Dao gọi cây Gù Hương là Tẳng Tó. Dân địa phương vào rừng đào tận gốc, trốc tận rễ, nói chung là hủy diệt cây này. Họ đẽo lấy vỏ từ rễ đến ngọn (phần nhiều dầu nhất) đem bán. Tớ có mua được một chai 0.65 lít loại tinh dầu này, màu ngà vàng, hương thơm dễ chịu. Thường dùng để đánh gió, xoa bóp, làm tan máu bầm vết thương thâm tím...Bác nào muốn có thể đến chỗ mình xem và dùng thử.

homeless man
30-03-2009, 00:23
Tớ muốn hỏi là liệu ở Việt Nam giờ ở đâu còn có thể có cây gỗ to đến như thế không? Không kể đám Siđa trông thì to nhưng toàn là thân phụ, rễ phụ, mà thực ra cũng chỉ vài trăm năm, cỡ nghìn năm khó quá.

Cây gỗ to ở Việt Nam chắc cũng vẫn còn nhưng không nhiều. Theo tác giả Huỳnh Kiên báo Tiền Phong, cơ quan chuyên môn vừa phát hiện một cây gỗ Sao Cát có đường kính khoảng 8m, cao khoảng 50m, trữ lượng hơn trăm m3 gỗ nằm tại lâm phần của Công ty lâm nghiệp Sơ Pai – huyện Kbang, Gia Lai. Đây là cây gỗ Sao Cát lớn nhất Việt Nam. Như vậy to hơn cây Trò Cúc Phương.

Còn ở Bắc Kạn, tớ cũng đến được một trong những cây to nhất. Đó là cây Bông Bạc, mọc trên núi đá. Chắc cũng nhiều tuổi rồi nhưng mình chỉ đoán là hàng trăm tuổi thôi vì cây mọc trên núi đá lớn rất chậm.

Ảnh chụp tư liệu, không có ý định viết bài nên cũng chẳng tìm góc đẹp để lấy. Nhưng được cái người thật, việc thật. Chắc đường kính của nó cũng khoảng trên 3 m.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903308814ntvkymuznz1818415.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903308814yjllmdy1nz1606708.jpeg

homeless man
30-03-2009, 00:43
Chắc các bác cũng biết cây Bao Báp ở Châu Phi. Đây cũng là một trong những loại cây to nhất thế giới. Thế mà em chụp được nó ở Việt Nam đấy. Chính xác là ở Khách sạn Bao Báp trên đường Mai Thúc Loan, Huế. Chỗ này gần nơi ở của gia đình Bác Hồ khi sống tại Huế. Cây này có khi tương lai to nhất Việt Nam mình đấy. Chả hiểu sao, khi phượt ở Huế lại ở đúng trong cái khách sạn này và bây giờ may mắn có hàng để show.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903308814mtlhodfkzt1682439.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903308814ndiwndiynz1580275.jpeg

sontay
30-03-2009, 06:09
cam on bai viet co nhieu thong tin.

huonguyen
30-03-2009, 08:35
Vù Hương hay còn gọi là Gù Hương có tên khoa học Cinnamomum balansae, thuộc họ Long Não. Giá trị của nó ở chỗ trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ bàn, ghế...

Cây Dã Hương có tên khoa học là Cinnamomum Comphora, cũng thuộc họ Long Não (có hương thơm). Như vậy cây ở Bắc Giang không giống với gốc cây của ông Đức trong bài trên.

Tớ sưu tầm được cái ảnh cây Gù Hương để các bác tham khảo. Cây này có cái vỏ rất dặc trưng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903298713ytc0ymy5md198332_1.jpeg

Ở Bắc Kạn, người Tày/Dao gọi cây Gù Hương là Tẳng Tó. Dân địa phương vào rừng đào tận gốc, trốc tận rễ, nói chung là hủy diệt cây này. Họ đẽo lấy vỏ từ rễ đến ngọn (phần nhiều dầu nhất) đem bán. Tớ có mua được một chai 0.65 lít loại tinh dầu này, màu ngà vàng, hương thơm dễ chịu. Thường dùng để đánh gió, xoa bóp, làm tan máu bầm vết thương thâm tím...Bác nào muốn có thể đến chỗ mình xem và dùng thử.

Bác đã hiện nguyên hình - bác không nhà ạ!=))=))

homeless man
30-03-2009, 10:37
Bác đã hiện nguyên hình - bác không nhà ạ!=))=))


Ô hô, bạn Huongnguyen. Nói như mấy anh hai Sài Gòn là "Trông dzậy mà không phải dzậy" nhá :D:D.

Thiên cơ vẫn chưa tiết lộ nhá, vẫn chưa hết hàng cơ mà. Mà thực sự, đã kể được chuyến phượt ra trò nào đâu. Vẫn mới bung xung ở ngoài, chưa đến địa bàn phượt của bọn mình cơ mà =))=))

Đảo
30-03-2009, 16:22
Em thắc mắc với bác người rừng về post #54 tí:

1. Cái cây trong hình em thấy không giống cây bao báp (Châu Phi) mà em được biết.
2. Cái cây trong hình em đã nhìn thấy nhiều ở bên Lào (Vientiane, Vang Vieng, Luang Prabang).

Hay nó chỉ thuộc họ bao báp thôi hả bác?

homeless man
30-03-2009, 20:37
Em thắc mắc với bác người rừng về post #54 tí:

1. Cái cây trong hình em thấy không giống cây bao báp (Châu Phi) mà em được biết.
2. Cái cây trong hình em đã nhìn thấy nhiều ở bên Lào (Vientiane, Vang Vieng, Luang Prabang).

Hay nó chỉ thuộc họ bao báp thôi hả bác?

Gửi bạn Đảo cái link để đọc thêm về cây Bao Báp tớ chụp nhé. Chắc cái cây bên Lào không phải rồi hoặc nó cũng được mang từ Châu Phi về thôi.

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Phat-hien-cay-bao-bap-lau-doi-nhat-Viet-Nam/70081666/188/

homeless man
31-03-2009, 13:12
Từ đèo So xuống đến chân khoảng 3 cây số. Ở đây có trạm kiểm soát liên ngành gồm: Kiểm lâm, CSGT-Thanh tra GT, Thuế. Vì nó là ngã 3 án ngữ tuyến đường 254 Bắc Kạn-Thái Nguyên nên xe chở gỗ, quặng... kiểu gì cũng phải qua đây mới về xuôi được. Nếu đi đường 257 ra thị xã thì còn nhiều trạm hơn.

Nói chung, trạm kiểm soát ở đâu cũng thế. Em chộp được quả ảnh mấy anh áo vàng đang *** mấy chú lơ xe. Chụp xong, chạy mất dép vì sợ nó ách cả mình lại thì toi.

Nói thêm thông tin để các bác phượt gia, phượt tử biết là nếu đi bằng xe tải, kiểu gì đứng lại cũng phải móc ví phát. Kinh nghiệm xương máu nhé. Chúng em có đi một chuyến hàng từ Phú Thọ-Vĩnh Yên-Thái Nguyên-Bắc Kạn (Chợ Đồn-2008) bị chặn 7 phát nhé. Câu cửa miệng là xe chở gì đấy. Xuống đưa 50K (tùy xe to, nhỏ-chở hàng hay không) là quất thẳng không thèm ngó giấy tờ, đỡ mất thì giờ hai bên. Một lần duy nhất trên chặng đường gian khó đó là có anh áo vàng thương tình bảo, thôi anh chỉ xin bao thuốc rồi cầm 30K, tử tế trả lại 20K không uống nước cả cặn :)).

Thì cũng đồng ý là cánh lái xe chở thuê, khi em trao đổi với họ, cũng sẵn sàng chia sẻ cái công chở bèo bọt của mình. Vì họ cũng biết, cái anh áo vàng kia cũng có gia đình, có con đi học, cũng phải chi các khoản phí trường có tên và không tên...Nhưng gét nhất mấy thằng muốn ăn dày. Đã lấy tiền, còn hoạnh họe, dọa nạt, để cánh lái xe phải năn nỉ, ỉ ôi mất thì giờ. Trộn vía, có bác phượt gia nào có nghề chính là phượt, nghề phụ là CA thì lượng thứ cho em nhá =))=))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903318914otljmmizmg584218_1.jpeg

homeless man
31-03-2009, 14:34
Đi đến Trạm kiểm tra liên ngành có hai ngả đường. Một đi Bình Trung-Đông Viên 22,6 Km, sau đó ăn vào đường 257 tại Đông Viên. Cái đường này vòng nhưng trong thời gian 2006-đầu 2008, chúng em phải đi vì đoạn này đã sửa lại, tuy xa nhưng không xóc :D.

Đoạn đường 254 từ đèo So đến Bằng Lũng chỉ có 33 cây nhưng phải đến năm 2008 mới làm song. Trước đó toàn đường đất và đá hộc, nhai được nhưng gãy răng các bác ạ :)).

Trên đoạn này có nhiều đèo thấp,cầu, ngầm, các ngả rẽ. Nhưng đường có biển chỉ dẫn, không nhầm được. Gửi các bác mấy tấm ảnh trên đoạn đường này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903318914mjuzodbiyj553562.jpeg

Đèo


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903318914yjyyywy0zg484763.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903318914owjhodlmnw532042.jpeg

Và đây, Thị trấn Bằng Lũng-thủ phủ huyện Chợ Đồn là điểm cuối cùng của cung đường thứ 3. Nhưng nó là điểm đầu cho các cung đường tiếp theo. Các bác đợi em kể tiếp nhé (BB).



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903318914mdm1ntvhod710236.jpeg

3000
31-03-2009, 21:11
Em nhầm, đúng là keo chứ không phải bạch đàn. Em không có chuyên môn nên cũng ú ớ việt gian phết. Nói chung đọc bài của bác biết thêm nhiều.

Hôm này vào Huế em qua KS đó xem thử cái chơi.

homeless man
03-04-2009, 07:45
Hẳn đã đến Thị trấn Bằng Lũng, trước khi các cung đường tiếp thì cũng nên có vài thông tin sơ lược về cái thị trấn và cái huyện này.

Chợ Đồn nằm phía tây Bắc Kạn, cánh Hà Nội về phía bắc 200-240 km tùy việc các bác đi cung đường 2 hay 3 như em đã mô tả ở trên. Chợ Đồn có 20 xã và một thị trấn có diện tích tự nhiên 913 km tương đương cả Hà Nội trước khi mở rộng, với dân số hiện nay khoảng 50 vạn người. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 300-500 m. Đỉnh cao nhất hơn 1000m. Với độ cao này, đủ để có các cung đường đèo dốc thử trình độ tay lái của các phượt gia. Toàn huyện chia làm ba khu là Bắc, Đông, Nam. Địa bàn phượt của chúng em chủ yếu là ở khu Bắc.

Về dân tộc, chủ yếu là người Tày, kế đến là người Dao. Một số dân tộc khác cũng có nhưng tỷ lệ nhỏ như Nùng, Kinh, Hoa, H'mông nhưng phân bố không đều. Trừ thị trấn hoặc thôn trung tâm xã, có sự pha trộn các dân tộc. Còn phần lớn các thôn bản, chỉ có duy nhất một dân tộc như Tày hay Dao. Họ ít khi sống lẵn lộn. Và ở các thôn, các gia đình thường có quan hệ huyết thống họ hàng hay liên gia (thông gia). Trước đây, it có trường hợp người dân tộc này lấy người dân tộc kia. Ngày nay, gái trai tự do tìm hiểu, nên cũng có anh người Tày, lấy chị người Dao nhưng cơ bản là ít, và thường bố mẹ cũng chưa thông, nhưng đành phải chấp nhận "con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy".

Dân tộc Tày và Dao là người bản địa, họ sống tập trung theo từng khu. Người Tày ít du canh du cư. Họ ở trong những ngôi nhà sàn lớn, chung nhiều thế hệ. Người Dao du canh, du cư nhiều hơn. Sau này, khoảng những năm 60s của thế kỷ trước, họ được nhà nước đưa về định cư tập trung tại các thôn bản. Các dân tộc khác không phải dân bản địa, thường chuyển về đây sống trong khoảng 150 năm lại đây (khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam và đẩy mạnh khai khoáng tại Chợ Đồn) và gần đây do chiến tranh loạn lạc hay mưu sinh.

Thị trấn Bằng Lũng bản thân cái tên của nó cũng đã nói lên địa thế. Đó là huyện lị nằm trong một thung lũng tương đối bằng phẳng. Đi từ đường 254 vào phải qua đèo Lùng Bóng (nhưng dân ở đây chỉ gọi là Lùng Ván). Từ Đường 257 vào cũng phải qua một đèo nhỏ. Có thể nói Thị trấn nằm lọt thỏn trong một thung lũng, ba bề là núi (trừ phía Bắc, núi ở xa hơn).

Em cũng đi được một số huyện lị ở các huyện nghèo của Việt Nam thì thấy cái huyện lị này nó sầm uất hơn hẳn. Một chỉ báo là các hộ kinh doanh, nhà dân ở đây đều có máy phát điện. Không sợ cắt điện luân phiên hàng tháng trời của các bác Trung ương.

Nói chung ăn uống, ở tại thị trấn này đắt đỏ do Chợ Đồn có nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ, tiền nhiều, hàng hóa vận chuyển xuôi lên tính thêm cước...Nếu các bác đến Bằng Lũng có thể ở tại Đức Lợi, Lâm Sơn. Ăn có thể đến Ất Nụ, Hùng Sơn, Quán nhà sàn...

Gửi các bác một tấm ảnh chị dân dộc Dao


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200904039214njyyn2jlmt1607100.jpeg

hd128
04-04-2009, 07:51
Tôi tham gia vào diễn đàn rất tình cờ khi đọc một bài báo trên Vietimes-Vietnamnet với tiêu đề được giật tít là "Phượt – Sau ba lần sẽ thành trò nhảm" ... với tôi: Phượt – vẫn sẽ không thành trò nhảm như ai đó đã nói:Dam.

:)
Tớ có nhiều điểm giống bạn: Cũng nhờ bài đó của Phương Anh mới đến với "Phượt", cũng muốn có điều gì bổ ích trong các chuyến phượt của mình, dù tớ chưa làm được. Bạn và nhiều bạn khác đã, đang làm các chuyến phượt hay, bổ ích, nhiều kiến thức chuyên sâu, nhiều phát hiện mới về vùng đất, con người, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, lịch sử hình thành phát triển... của các dân tộc, các vùng miền, các quốc gia. Như vậy thì đúng là: "Phượt – vẫn sẽ không thành trò nhảm".

Nhưng tớ thấy Phương Anh cũng không hoàn toàn vô lý; vì không ít Bạn Phượt đi mà không CẢM. Bạn cũng thấy thế mà, nên mới có Potic này! Chúng ta, tớ nghĩ cả Phương Anh cũng đã từng như thế. Quy luật tâm lý lứa tuổi mà. Quan điểm bạn không đồng ý, cũng là tâm tý lứa tuổi mới qua giai đoạn đó của P.A.

Theo tớ không nên phán xét làm gì, mà hãy cùng nhau đi, cùng nhau viết những bài không ai cảm thấy nhảm cả (beer). Cả Phương Anh nữa em ạ.;);)

Chitto
05-04-2009, 00:14
Theo tác giả Huỳnh Kiên báo Tiền Phong, cơ quan chuyên môn vừa phát hiện một cây gỗ Sao Cát có đường kính khoảng 8m, cao khoảng 50m, trữ lượng hơn trăm m3 gỗ nằm tại lâm phần của Công ty lâm nghiệp Sơ Pai – huyện Kbang, Gia Lai.

Hic, chỗ này cũng không gần Pleiku lắm, có vẻ cũng không dễ đến.

Tháng 9 này đi công tác ở Tây Nguyên, không biết có thể lượn những đâu quanh Buôn Ma Thuột mà hay ho khác người một tí không.

homeless man
05-04-2009, 00:45
Trên dọc đường phượt, nghe nhiều cái tên địa danh rất lạ tai chả có ý nghĩa gì trong tiếng Việt hay Hán Việt. Rõ ràng đây là do gọi theo tên địa phương, của tiếng địa phương. Mà địa phương thì có nhiều dân tộc. Vấn đề là gọi theo tiếng của dân tộc nào.

Một điều không phải bàn cãi là trong các dân tộc ở vùng núi phía Bắc, người Tày (dân số khoảng 1,2 triệu), Thái (dân số khoảng 1,0 triệu), Mường (dân số khoảng 0,9 triệu) và Dao (dân số khoảng 0,47 triệu) là một trong số các dân tộc có số dân đông và phát triển nhất.

Người Mường phân bố chủ yếu ở Hòa Bình và Tây Thanh Hóa. Nghiên cứu dân tộc học cho thấy, họ chính là cha đẻ của người Việt cổ. Đi qua các vùng của người Mường không thấy nhiều các tên địa danh lạ tai.

Tại các tỉnh như Bắc Kạn, do tỷ lệ người Tày áp đảo lên thường các địa danh hay lấy theo tên của tiếng Tày.

Trong tiếng Tày:

Từ Nà có nghĩa là ruộng, nơi có ruộng nước, không phải là rãy. Từ đó có các tên địa danh như: Nà Phục, Nà Dạ, Nà Điểng, Nà Lốc, Nà Bản, Nà Ngoà...

Từ Khuổi có nghĩa là suối. Các bác đi có thể bắt gặp các tên địa danh như Khuổi Lịa, Khuổi Hoa, Khuổi Vùa, Khuổi Sáp, Khuổi Kẹn, Khuổi Mì, Khuổi Kỳ, Khuổi Linh (Căn cứ ATK-trung TW Đảng tại Chợ Đồn)...

Từ Cốc có nghĩa là cái gốc cây tạo lên các địa danh như: Cốc Tấy, Cốc Nghiến (gốc nghiến), Cốc Quang (gốc Hồng), Cốc Mặn, Cốc Huỷnh (gốc đa)

Từ Phia có nghĩa là núi trong Phia Khao (núi trắng), Phia Trang, Phia Boóc...

Như vậy, nếu ta hiểu được một chút tiếng địa phương, các tên địa danh sẽ không còn lạ với chúng ta nữa.

Dưới đay là một con đèo trên đường phượt khu Bắc Chợ Đồn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200904059414ytm4nmmwnt2242339.jpeg

alias.noodles
06-04-2009, 15:33
...
Từ Nà có nghĩa là ruộng, nơi có ruộng nước, không phải là rãy. Từ đó có các tên địa danh như: Nà Phục, Nà Dạ, Nà Điểng, Nà Lốc, Nà Bản, Nà Ngoà...

Từ Khuổi có nghĩa là suối. Các bác đi có thể bắt gặp các tên địa danh như Khuổi Lịa, Khuổi Hoa, Khuổi Vùa, Khuổi Sáp, Khuổi Kẹn, Khuổi Mì, Khuổi Kỳ, Khuổi Linh (Căn cứ ATK-trung TW Đảng tại Chợ Đồn)...

Từ Cốc có nghĩa là cái gốc cây tạo lên các địa danh như: Cốc Tấy, Cốc Nghiến (gốc nghiến), Cốc Quang (gốc Hồng), Cốc Mặn, Cốc Huỷnh (gốc đa)

Từ Phia có nghĩa là núi trong Phia Khao (núi trắng), Phia Trang, Phia Boóc...

Như vậy, nếu ta hiểu được một chút tiếng địa phương, các tên địa danh sẽ không còn lạ với chúng ta nữa.



Tiện thể bác xóa mù luôn cho anh em về các từ Nậm, Mường, Huổi (có phải là Khuổi không nhỉ?) Pác, Lũng ... luôn đi :)

Đợt rồi em đi Lào gặp rất nhiều địa danh bắt đầu bằng Ban (bản) rồi Muang, Nam, Huay nữa, định bụng khi về nhà sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhưng cứ bận rượu với thuốc lào rồi cũng bỏ lửng :(

hd128
06-04-2009, 22:40
Tiện thể bác xóa mù luôn cho anh em về các từ Nậm, Mường, Huổi (có phải là Khuổi không nhỉ?) Pác, Lũng ... luôn đi :)

Đợt rồi em đi Lào gặp rất nhiều địa danh bắt đầu bằng Ban (bản) rồi Muang, Nam, Huay nữa, định bụng khi về nhà sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhưng cứ bận rượu với thuốc lào rồi cũng bỏ lửng :(

Trong lúc bác chủ thớt đang bận, tớ cầm đèn chạy trước ô tô nhé(NT), ông bạn 6x đồng ý chứ.

Nậm (hoặc Nặm) nghĩa là nước: Khuổi Nặm (Cao bằng) là suối nước.
Mường là làng bản theo Tiếng Mường. Tỉnh Hòa bình, nơi tập chung đồng bào Mường nhất, có câu "Nhất Bi, nhì Thang, tam Vang, tứ Động" để chỉ các mường Bi, mường Thang, mường Vang, Mường Động là các làng lớn nhất của đồng bào Mường ở đây.
Pác là miệng, Bó là giếng là nguồn: Pác bó là miệng giểng, là đầu nguồn. Lũng (hoặc Lùng) là thung lũng, có Lũng Phầy (trên đường 4B) là Thung lũng lửa.

Tiếng Thái (Lào) cùng hệ ngôn ngữ Tày Thái nghe cũng lơ lớ nhau, nhưng vụ này tớ chưa kiểm định nên không dám loạn ngôn:shrug:. "Để hỏi các bạn Lào đã nhé";)

hd128
06-04-2009, 23:13
Cám ơn bác chủ thớt cho biết về thị trấn Bằng lũng, năm 86 tụi này đến huyện Chợ Đồn, chỗ ảnh bác chụp chợ còn đang tranh tre mái lá. Hai mươi năm rồi...Tiếc là sổ tay thực tập mất rồiX(, nếu không cũng có chuyện hầu các bác. Khi đó ghi chép nhưng sau có nhớ gì đâu:T. Cái thời đi vô cảm mà:Dam, nên nay cũng thông cảm với các em đi sau thôi:L.

barandom
07-04-2009, 06:50
Trong lúc bác chủ thớt đang bận, tớ cầm đèn chạy trước ô tô nhé(NT), ông bạn 6x đồng ý chứ.

Nậm (hoặc Nặm) nghĩa là nước: Khuổi Nặm (Cao bằng) là suối nước.
Mường là làng bản theo Tiếng Mường. Tỉnh Hòa bình, nơi tập chung đồng bào Mường nhất, có câu "Nhất Bi, nhì Thang, tam Vang, tứ Động" để chỉ các mường Bi, mường Thang, mường Vang, Mường Động là các làng lớn nhất của đồng bào Mường ở đây.
Pác là miệng, Bó là giếng là nguồn: Pác bó là miệng giểng, là đầu nguồn. Lũng (hoặc Lùng) là thung lũng, có Lũng Phầy (trên đường 4B) là Thung lũng lửa.

Tiếng Thái (Lào) cùng hệ ngôn ngữ Tày Thái nghe cũng lơ lớ nhau, nhưng vụ này tớ chưa kiểm định nên không dám loạn ngôn:shrug:. "Để hỏi các bạn Lào đã nhé";)

Nậm có dịch được là sông không bác . Tui thấy có Nậm Na, Nậm Hu , Nậm Rốn.

homeless man
07-04-2009, 15:22
Cám ơn các bác đã ghé thăm và bổ khuyết. Em viết nốt cái tên địa danh theo tiếng địa phương. Em chỉ chọn những cái tên thông dụng thôi. Còn cái tên cụ thể ý nghĩa như thế nào thì phải hỏi người tại địa phương đó thôi.

Tiếng Tày, ở các khu vực khác nhau họ phát âm cũng khác nhau. Khi ta Việt hóa âm của họ, có thể có một số sai lệch. Nhưng khi đã được ghi thành tên riêng rồi thì không đổi nữa.

Trong tiếng Tày, chữ Huổi không có nghĩa gì. Đó chính là âm đọc chệch của chữ Khuổi là Suối. Nhưng ta có tên địa danh là Huổi Cơ, Huổi Khan, Huổi Lếch, Huổi Lóng...

Từ Nậm nhiều nơi đọc và phiên âm thành Nặm nghĩa là Nước như các bác đã bổ khuyết. Ở Bắc Kạn mà không uống rượu Bó Nặm thì coi như chưa đến Bắc Kạn. Tuy nhiên em không thích cái rượu Ngô này. Đây cũng là tên duy nhất dùng chữ Nặm. Các tên địa danh ứng với chữ Nậm nhiều hơn như Nậm Ban, Nậm Cầy, Nậm Chăn, Nậm Khoà....

Từ Khau có nghĩa là Đồi (Tày Ba Bể gọi là Pù). Có rất nhiều địa danh gắn với chữ này như: Khau Tỵ (Đồi trong khu ATK nơi Bác Hồ sống và làm việc hồi kháng chiến), Khau Thăm, Khau Chang, Khau Mơn, Khau Giàng...

Từ Kéo có nghĩa là Đèo. Có rất nhiều địa danh gắn với chữ này như: Kéo Kèn (Chính là cái đèo em chụp gửi các bác ở bài trên), Kéo Mác là đèo phân chia Tuyên Quang và Chợ Đồn trên đường 255, Kéo Đẩy, Kéo Phi...

Từ Phiêng có nghĩa là Bằng phẳng. Ở Bắc Kạn có các địa danh như Phiêng Lầm, Phiêng Liềng, Phiêng Khan, Phiêng Luông, Phiêng Tác, Phiêng Điểm...Có nơi còn đọc chệch là Piêng hay Phiềng.

Từ Đăng có nghĩa là cái Mũi, có các địa danh như Đăng Mò (Mũi bò)

Từ Khuôn có nghĩa là Lòng, có trong các địa danh như Khuôn Tèng, Khuôn Miêng, Khuôn Phay, Khuôn Sum, Khuôn Nhoà...

Từ Pò có nghĩa là Bãi bồi hay Đảo. Như Ba Bể có Đảo Pò Gia Mải (đảo bà góa-Như trong bài em giới thiệu về tắm tại hồ Ba Bể); Pò Bẩu, Pò Cại, Pò Lải, Pò Lạn hay Pò Hèn là địa danh nổi tiếng trong chiến tranh biên giới phía Bắc, đã được đưa vào trong một bài hát thời đánh Tầu.

Có hai địa danh lý thú tại Bắc Kạn là Nà Phặc trên Quốc lộ 3 rẽ vào Ba Bể có nghĩa là ruộng bí. Còn Bó Pija là đoạn ngầm trên đường 254 đi Ba Bể có nghĩa là giếng cá (nhiều cá). Hiện đoạn này đang làm cầu các bác ạ.

Gửi các bác xem cái cầu qua Bó Pija nó đang làm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200904079615ytu5ytblmz1092466.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200904079615mdayytrhzd827079.jpeg

hd128
07-04-2009, 18:46
Nậm có dịch được là sông không bác. Tui thấy có Nậm Na, Nậm Hu , Nậm Rốn.

Nậm (hay theo phát âm nhiều vùng Người Tày, Nùng sử dụng là Nặm) nghĩa gốc là nước, cũng thể hiểu là dòng nước, con nước. Trong trường hợp cụ thể như bác kể thì có thể dịch là Sông. Nhưng nguyên gốc từ "sông" trong tiếng Tày Nùng sông phải là "Tà" (hoặc Thà) cơ. Tôi thấy nguyên gốc người ta nói "Nặm" nhiều hơn: như Kin nặm là Uống nước, háp nặm là gánh nước, nà nặm là ruộng nước khác với nà bốc là ruộng cạn, ruộng hạn. Nậm- thường chỉ là người Kinh phiên âm địa danh thôi. Rượu Bó nặm ở Bắc Kạn chắc là do người Tày đặt tên đấy(beer).

Còn Khau với Pò bác chủ thớt có chút chưa thật xác đáng. Khau: để chỉ núi đất (Theo các nhà nghiên cứu thì cứ cao hơn 610m thì gọi là núi), còn Pò thì chỉ gò đồi (thấp hơn). Bà con nghĩ giống các nhà nghiên cứu thế giới quá :)). Phja là Núi đá (cái này lại không kể độ cao). Đảo= Pò chỉ là trường hợp cụ thể thôi, chứ đúng từ thì cũng dùng từ gốc Hán như tiếng Kinh là = "Tảo" ;). Pjia mới là cá, Phjiêng là bằng phẳng, Bjoóc= Hoa.

Hồi năm 72 em đi sơ tán được học chữ Tày Nùng đới. May bây giờ chữ chưa trả hết=)). Bác chủ thớt đừng giận nhé.

homeless man
13-04-2009, 00:09
Bản Thi là một xã nằm ở Khu Bắc huyện Chợ Đồn, cách Bằng Lũng khoảng 30 km. Đây là một địa điểm tương đối nổi tiếng tại Bắc Kạn do là nơi người Pháp tìm ra các mỏ thiếc, kẽm và tổ chức khai thác từ hơn trăm năm nay và được quân Pháp chọn làm nơi hội quân trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947.

Xã Bản Thi là một xã nghèo gồm 8 thôn, bản: Phia Khao (người Kinh-Dao), Khuổi Kẹn (Dao-Mông), Kéo Nàng (Dao), Hợp Tiến (Kinh-Hoa), Thâm Tầu (Kinh-Dao-Tầy), Bản Nhài (Tầy-Dao), Phiêng Lầm (Dao) và Bản Nhượng (Tày-Kinh).

Sự đa dạng của các dân tộc ở Bản Thi là kết quả của việc di dân cơ học từ thời Pháp. Người bản địa tại đây là người Tày và Dao. Người Kinh lên đây đầu thế kỷ trước chủ yếu là từ Thái Bình, Nam Định do người Pháp mộ lên làm cu-li khai quặng tại đây. Người Hoa, cũng được đưa lên đây để nấu ăn nhưng phần lớn đã về nước hồi cuối 1978. Hiện còn một số người vẫn ở lại và mang họ Chu, Trần.

Người Mông đến đây khoảng chục năm nay do di dân tự do từ Cao Bằng. Hiện số này đang di chuyển về với họ hàng tại xã bên nên chỉ còn vài hộ sống biệt lập trong một khu gọi là Bó Mằn.

Hồi mới lên để có tấm ảnh UBND xã Bản Thi này cũng chết cười.

Mình vừa xuống xe liền rút máy ảnh ra chụp luôn. Trong Ủy ban có người chạy ra xua tay nói bằng tiếng Việt không được chụp (sau này mới biết đó là chị Hà, Phó Chủ tịch). Ông trưởng công an xã (sau này biết là anh Toàn, người trong ảnh) cũng chạy ra nhưng chỉ xua tay không nói gì, vì tưởng mình là người nước ngoài. Nói đến chuyện tưởng này, còn nhiều chuyện cười ra nước mắt, có dịp mình sẽ kể trong một topic khác.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041210115ymu5nta0mj1310110.jpeg

homeless man
13-04-2009, 22:12
Thực ra để đến được Bản Thi, đường đi khác hẳn so với bản đồ. Nếu là người chưa đi bao giờ và không có người dẫn đường thì không thể nào biết được. Theo bản đồ đến Nà Duồng, cánh Bẳng Lũng 9km thì rẽ trái vào đường 255.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216njjizjbinw1201476.jpeg

Trong thực tế, đoạn đường này rất xấu, lại đi qua một đơn vị bộ đội gọi là 380, luôn có biển đề là khu vực cấm. Để tránh đi qua đoạn đường này, người ta mở một con đuờng mới, vẫn gọi là 255 nhưng đi từ thị trấn Bằng Lũng theo đường 254 về phía Ba Bể khoảng 2 km, sau đó rẽ trái. Đoạn đường 255 mới này cắt đường 255 cũ ở đoạn gần bản Bây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216zgjinza1yt507497.jpeg

Trên đoạn đường này phải đi qua đèo Ba Bồ. Gần đỉnh đèo có một cống thoát nước từ ta-luy dương sang âm. Trong quá trình sử dụng, không được bảo dưỡng nên nước mưa làm sạt ta-luy âm, ăn vào đến 2/3 đường rất nguy hiểm. Hiện chỉ có mấy cái cọc tre sơ sài để báo hiệu đường lở. Đoạn này lại đúng vòng cua, đi không cẩn thận rất dễ rơi xuống vực.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216y2uzndyyzd1254113.jpeg

Đoạn ăn vào đường 255 cũ có cái biển:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216mzq3mjzjzd639253.jpeg

Chiều ngược lại, từ phía đường Bản Thi đi ra thì ở đoạn này biển chỉ dẫn là:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216n2u1mdu1mg388659.jpeg

homeless man
13-04-2009, 22:57
Cái đoạn 255 mới này, hầu như không có dân ở hai bên đường lên đi lại rất vắng vẻ. Mùa đông mây phủ kín đi lại rất không an toàn. Đã có trường hợp một cô bé chăn bò 14-15 tuổi bị 4 thằng thanh niên làm ẩu ở đây. Khi có người phát hiện ra và chạy về gọi người đến cứu giúp, lúc quay lại được thì đã quá muộn. Một số người còn gọi đèo Ba Bồ này là đèo (bị) tụt quần. Nhưng nói chung, nam giới đi ban ngày thì cũng không sợ bị chấn, cướp gì. Nếu là chị em thì cũng tránh đi một mình.

Đến bản Bây bỗng gặp cái biển chỉ một đường đi Tuyên Quang, một đường đi bản Đôn ngỡ đâu sắp đến Tây Nguyên. Bản Đôn ở đây thuộc xã Yên Thượng-Chợ Đồn-Bắc Kạn, không phải bản Đôn-Đắc Lắc. Đoạn qua Bản Đôn cũng là một con đường mới mở, đi qua khu quân sự. Sau này do đoạn Bản Bây-Bản Cậu bị xe chở quặng phá nát đi rất khổ, người ta mới mở đường cho đi vòng qua đây, trước khi gặp lại con đường 255 đau khổ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216ytaxodnhot1039113.jpeg

Một số hình ảnh Bản Đôn-Chợ Đồn-Bắc Kạn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216ytczmwnhmt1015861.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216otrizmzlyt1751982.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041310216mjywngi4zm785967.jpeg

huonguyen
14-04-2009, 09:28
Mình vừa xuống xe liền rút máy ảnh ra chụp luôn. Trong Ủy ban có người chạy ra xua tay nói bằng tiếng Việt không được chụp... Ông trưởng công an xã cũng chạy ra nhưng chỉ xua tay không nói gì, vì tưởng mình là người nước ngoài.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903288613owe0yza2mz825351.jpeg
Anh pi a khéo thế! Không nhà, đích thị chỉ là Tây..................... bắc ba lô.=))=))
Phượt kỹ đến từng xăng ti mét thế thì không được không đọc.
"Giàu nhà kho, no nhà bếp". Câu này ví von hơi vênh váo, song, hợp vì công việc cho phép kỹ càng trong vụ mô tả từng chi tiết đặc điểm của vùng đất mà anh đã đi qua. Keep going!

homeless man
14-04-2009, 22:52
Anh pi a khéo thế! Không nhà, đích thị chỉ là Tây..................... bắc ba lô.=))=))

Bạn Huongnguyen, tớ kể thật đấy, không phịa tí nào đâu. Người vùng sâu, vùng xa thì chẳng nói làm gì. Người Sài Gềnh chính hãng còn nhầm tớ giữa Sài Gềnh nhiều lần ấy chứ :)):)).

Tớ đã nói là sẽ kể lại cái này trong một topic khác mà. Mà có nhân chứng, vật chứng đàng hoàng nhé. Không kể suông đâu. Âu đó cũng là những kỷ niệm đẹp khi phượt=))=))

Gửi các bác tấm ảnh khi em phượt từ Bắc Kạn phượt vô Sài Gềnh. Nom em có giống Tây rỏm không mà khối cậu Macho cứ chạy theo phun toàn tiếng Anh, mời em đi rui zẻ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041410316zwrintawnt817265_1.jpeg

Anh Già
15-04-2009, 04:10
Trông bạn Người Rừng tốt tướng thế kia, chả có vẻ người rừng tý nào cả ! :D

homeless man
17-04-2009, 09:39
Cái này rất đặc biệt. Em phải dừng lại để kể kỹ ạ.

Người Pháp đặt chân lên bán đảo Sơn Trà ngày 31.08.1858 với chiêu bài khai hóa văn minh. Đã hơn 50 năm nó rút khỏi Việt Nam sau gần 100 năm đi khai hóa, không biết đã có những công trình nghiên cứu nào chỉ rõ cái văn minh mà nó đã để lại. Nhưng chắc chắn một điều là nhiều công trình mà nó để lại khiến nhiều người bây giờ cũng còn phải ngỡ ngàng.

Người Pháp đến Bản Thi để khai thác quặng Chì, Kẽm. Khai thác ở đây chủ yếu là công nghệ hầm lò, dùng nhân công rẻ để đào. Khai trường nằm trên núi cao khoảng 1000 m và nằm rải rác tại các ngọn núi khác nhau nên việc chuyển quặng xuống núi rất khó khăn vì không có đường.

Tại Bản Thi, họ dùng công nghệ cáp tời và hệ thống goòng để chuyển quặng.

Trên đỉnh núi, nhiều tuy-nen được đục xuyên núi để xây dựng các đường gom quặng. Quặng được gom về một điểm tập trung đổ vào các gầu sau đó dùng tời cáp chuyển xuống. Nói nôm na như ta ngồi Cabin cáp treo bây giờ.

Khi xuống chân núi, các gầu chạy qua bộ phận đổ và tiếp tục quay ngược lại. Tại chân núi, quặng được chuyển bằng ngựa, xe tải về Đầm Hồng-Tuyên Quang. Sau đó bốc lên tầu nhỏ theo sông Gâm nhập về sông Lô gần Thị xã Tuyên Quang, xuôi về Việt Trì, nhập vào sông Hồng chạy ra biển. Bốc lên tàu lớn, chở về Pháp.

Khi ta tiếp quản cái mỏ này của người Pháp, sau năm 1954 toàn bộ hệ thống trên bị bỏ hết mà chuyển sang dùng đường bộ.

Trong ảnh là phần còn lại của cái goòng chụp tại thôn Phia Khao (Núi trắng-Nơi khai thác quặng chính). Người Pháp rút đi, bà con dùng nó làm bể nước. Thật là tiện lợi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616nda2njzlmz1332268.jpeg

Cái hầm đầu tiên trong một loạt 6 cái hầm xuyên núi, nơi đặt các đường goòng gom quặng về đầu cáp.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616zgjlyze2md1293956.jpeg

Cái hầm thứ hai chụp lại vào mùa đông 03.2007 khi đi rừng tại đây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616nmjlnjgxnt1222935_1.jpeg

homeless man
17-04-2009, 10:00
Hồi lên năm 2007, sau cả trăm năm mấy anh đi cùng còn kiếm được thanh tà vẹt sắt của hệ thống goòng. Cái cục mà anh bên trái đang vác chính là cái đó.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616ywnmnmnjod1169279.jpeg

Đầu cáp là một cái hẻm khoét vào núi với những bể thu, máng trượt phức tạp. Trên có mái che. Sau gần trăm năm, bà con mình phá gần hết. Cái cột to như bắp chân bằng thép cũng bị cưa đi đem bán sắt vụn. Đây là tất cả những cái gì còn lại.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616nze2zmfmmz1220440.jpeg

Nghĩ mà tiếc cho công sức của bao nhiêu người. Em nghe nói nó được các kỹ sư sản xuất tại Đức, sau đó chuyển qua Đông Dương lắp và tồn tại cho đến khi mình tiếp quản.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616mzaxngexzj920747.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041710616mwfhztlkyt983413.jpeg

homeless man
18-04-2009, 16:56
Hiện hệ thống cáp và cột của nó vẫn còn, nhiều đoạn cắp vẫn còn treo từ đỉnh cột này sang đỉnh cột kia. Nhưng nói chung, sau hơn trăm năm mọi thứ đã thành phế tích.

Đây là hai cây cột cáp treo, không phải là cột điện, đứng giữa hai đỉnh núi. Vẫn còn hai sợi cáp mắc vào tồn tại đã trăm năm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716yzg0yzbjyj677416.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716mddiyzjhnj286715.jpeg

Hai cái đây cáp vẫn treo lủng lẳng


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716y2u4zddkzt612244.jpeg

Có một cái gầu quẳng vẫn treo lơ lửng trên cáp. Người địa phương kể rằng trên đó có một xác người bị tai nạn trên núi. Cho vào gầu quặng tải xuống. Đến ngang đường thì hệ thống dừng lại từ đó đến nay. Có nghĩa là trên đó vẵn còn bộ xương người xấu số nhưng chả ai giám trèo lên lấy xuống. Chả biết thực hư thế nào.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716mdg2zme4zm1005625.jpeg

Một cây cột còn sót lại gần chân núi


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716zta4m2i2od939726.jpeg

Và hệ thống giàn cáp chân núi đã bị bỏ hoang nhiều năm


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716njzizdmxnw1277146.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009041810716nzmyogeyow1354927.jpeg

homeless man
20-04-2009, 22:03
Như em đã kể ở trên, sau khi tiếp quản và bỏ hệ thống vận chuyển quặng bằng tời, mình dùng hệ thống đường bộ. Để từ chân núi lên đến đỉnh, đoạn đường quanh co theo núi rất nguy hiểm có độ dài khoảng 10km. Đã có nhiều xe lao xuống vực và người bỏ mạng trên con đường này. Năm ngoái, lúc đi ở đoạn này thấy các mảnh nhựa vỡ tung tóe tại một khúc cua tay áo. Sau xuống núi mọi người kể có vụ xe lao xuống vực, đi đứt một mạng người.

Nguyên tắc đi lại trên đoạn đường núi này là xe đi lên bao giờ cũng phải nhường đường cho xe xuống (có tải) và luôn đi phía ta luy dương bất kể trái phải. Đoạn đường này có biển cấm xe máy, nhưng nói chung người địa phương vẫn đi được.

Một số hình ảnh trên đoạn đường này.

Từ trên nhìn xuống thung lũng, nơi có xí nghiệp chì kẽm Chợ Điền-Công ty Kim loại mầu Thái Nguyên.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917owy5zjgwzm705730.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917nzdlntm4nm1180879.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917mdu3mdjhnj1314573.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917mtmwotk0zg1364917_1.jpeg`


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917mmy4yzawm21337832.jpeg

homeless man
20-04-2009, 22:34
Một số hình ảnh trên đoạn đường này (tiếp...)


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917njcyywrhmm1077415.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917zduymdiwot1305973.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917ytu3odmxmz1153941.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917mtfmyti4yz1260608.jpeg

Trên đường đi bỗng thấy một bông hoa lạ, lá như lá dong nhưng hoa rất to.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917ntzinzmwnd1164749.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917nzbknta2yw1549789.jpeg

homeless man
20-04-2009, 22:53
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917n2vintrmmj1026347.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917nwe3nduzmw1201173.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917zwi2zwq0md994539.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917zge5ntu3mt1331585.jpeg

Trên đỉnh núi, ở độ cao 1000 m thời tiết thay đổi rất nhanh. Lúc sương mờ mịt không nhìn thấy gì. Một cơn gió mạnh thổi bạt đi, trời lại quang đãng, rồi lại mù. Mùa đông ở đây chưa có tuyết nhưng hiện tượng đóng băng thì thường xuyên, năm nào cũng có.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917y2i4n2yxnd538350.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917nwmyzwrkzt861514.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042010917zwy1ntmxzt806048.jpeg

homeless man
23-04-2009, 09:21
Trên đỉnh núi có chia ra hai khu: Thôn Phia Khao và Bình Chai.

Bình Chai là một thung lũng nhỏ chỉ có vài hộ dân sinh sống. Ngoài ra có một dãy lán trại của công nhân khai thác quặng và một trạm bảo tồn rừng do người dân địa phương phối hợp với kiểm lâm địa bàn quản lý. Đây là con đường để lên đỉnh cáp, tức là đầu mối thu gom quặng trước đây để chuyển xuống núi của người Pháp.

Để lên đầu cáp có hai đường.

Đường thứ nhất, đi theo đường bộ loại UAZ hay Landcruiser có thể leo được lên đến Tuynel đầu tiên, sau đó đi bộ theo đường gom quặng (đường goòng cũ để đến đầu cáp). Nói chung, chúng tôi đi theo đường này nhiều lần.

Đường thứ hai, là đường mòn đi xuyên qua rừng già và nhiều đoạn leo dốc. Đường ở đây chủ yếu xếp đá, rộng hơn mét cho người đi bộ và ngựa. Những đoạn đường mòn băng qua khe, hẻm mới thấy hết kỳ công của người xưa khi xếp các lũy đá làm đường. Dù đã trăm năm mà hầu như vẫn rất ít đoạn bị sạt lở, chúng tôi có đi theo con đường này một lần. Có lẽ đaòn chúng tôi là một trong những đoàn cuối cùng còn đi con đường này vì nó đã bị bỏ hoang nhiều năm, không ai còn dùng nữa, trừ mấy người đi săn trộm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217nzy5ytkwyt1706030.jpeg

Hôm đi lên đây, trời rất mù và rất ẩm ướt. Ảnh chụp rất xấu. Tháng tới đầu hè, nếu có dịp đi lại khu này sẽ gửi các bác bộ ảnh chi tiết hơn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217m2i0nwqwnj2028676.jpeg

homeless man
23-04-2009, 09:44
Lủng Trang là một thung lũng bao quanh bốn bề là núi. Đây là nơi người Pháp ở ngày xưa để quản lý và bảo vệ cái đầu cáp này. Đường vào là con đường độc đạo duy nhất cũng được xếp đá rất đẹp. Hiện có 5 hộ người Dao đỏ quản lý và sinh sống. Nhưng vì Lủng Trang nằm lọt trong vùng lõi của khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc nên nhà cửa không được làm kiên cố, và chính quyền địa phương có xu hướng chuyển họ ra ngoài thôn Phia Khao (cách đó khoảng 7 km).

Do ở đây rất đẹp nên chúng tôi vào đây rất nhiều lần. Mỗi lần dẫn khách đến Bản Thi, chúng tôi đều đưa lên đây chơi. Tất nhiên phải có công an và cán bộ xã đi kèm. Không phải là sợ mình làm gì mà chủ yếu để đảm bảo an toàn. Nếu không có họ dẫn đường lúc đầu, có cho vàng tụi em cũng không giám đi một mình và nó rất heo hút, vắng lặng.

Con đường đi vào Lủng Trang, đi qua khai trường quặng cũ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217yzk5ntkzmd1321109.jpeg

Con đường mòn qua núi do người Pháp làm để vào Lủng Trang


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217odyxota4mz1312283.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217yjizmmy2nm1271765.jpeg

Con đường ghép đá, sau trăm năm nó còn như thế này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ndu5zti0mt1292279.jpeg

Toàn cảnh Lủng Trang chụp vào tháng 5 khi đang là mùa ngô.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ymfhmdlkot1303989.jpeg

homeless man
23-04-2009, 10:14
Bà con người Dao đỏ ở đây cũng không phải là dân gốc. Họ mới chuyển đến gần trục năm nay. Trước đó chỉ có người Pháp, người Kinh và một số người địa phương ở. Sau này người kinh chuyển ra thôn Phia Khao ở ngoài hoặc xuống núi về Bằng Lũng hay Thái Nguyên. Còn nhớ, lúc lên Thái Nguyên, qua khu thương mại Đồng Quang (gần bến xe) có biển treo rất to: Nội thất Hoàng Mấm. Hoàng Mấm chính là một tay ở Phia Khao heo hút này, sau khi hạ sơn đã thành danh tại Thái Nguyên.

Xuống đến thung lũng, toàn ngô là ngô. Người ta như có cảm giác mình đang ở trên một biển ngô, núi cao bao bọc xung quanh khiến mình như có cảm giác đang bay vậy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217nzkxyzzmot1272488.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ztvmotzhzm1268933.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217zmfinjnjzt1209484.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ndjizjm5mz1361995.jpeg

Cái khu nhà xây tường đấ đổ nát, cây mọc um tùm xa xa kia là các nhà cũ của người Pháp. Sau này dân ở đây không giám dùng nữa vì cho rằng nó có ma.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217mjy4otbkn21288202.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217odyyntk5mt1273613.jpeg

homeless man
23-04-2009, 12:57
Như đã kể ở trên, chúng tôi còn quay lại Bình Chai nhiều lần và mỗi lần đều rất thích thú vì có nhiều cái để xem và tìm hiểu. Khi công tác tại Bản Thi, tối đến lại lên núi, về trạm tuần rừng ngủ. Có hôm lạnh quắt tai. Cái túi ngủ cộng với bao nhiêu quần áo mang theo mặc hết lên người mà cả đêm còn run cầm cập. Chưa bao giờ bị lạnh như thế.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ztvmztdjzd786817.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ymfkowyymt905533.jpeg

Trạm bảo tồn Khu Bảo tồn Nam Xuân Lạc nơi chúng tôi thường ở khi phượt tại vùng này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217nmi1mdjjyj520438.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217m2nkotuyym1690092.jpeg

Quay lại vào tháng 8, ngô đã thu hoạch song, ruộng để cỏ mọc cho đến tận mùa sau.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217mzmzngq0nz1544838.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ngmwnjmymw1066613.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217oty3mdeynd458473.jpeg

hd128
23-04-2009, 20:55
Cảnh núi rừng xanh ngát, thung lũng mượt mà ngô non thanh bình quá, nhớ quá:L. Thèm!

Thanks Homeless Man!(beer)

homeless man
23-04-2009, 21:52
Gửi các bác thêm hai cái ảnh về con đường ghép đá khi chúng em đưa đoàn khách đến đây thăm địa bàn. Nói chung, chúng em đã dẫn rất nhiều đoàn khách đến đây. Cũng có một đoàn Việt Nam được một cậu đưa lên đây tham quan năm ngoái, nhưng nói chung ít ai biết khu vực này để khai thác nó thành điểm du lịch.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217n2y4yzm0zj1357997.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217zdy4oduwnw1276357.jpeg

Lại một vụ ngô mới với ước mơ được mùa và đủ ăn đến tận mùa sau.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217m2y4zdg3mw2624718.jpeg

Nước ăn ở đây được lấy từ cái giếng được ghép từ các tảng đá, có niên đại trăm năm. Nước trong vắt dù là mùa khô. Mùa mưa, nước trên núi chảy xuống thung lũng, cái giếng này nước đùn lên thành vòi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217n2vlzge5y21495265.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217mdlhnmmyot1271584.jpeg

homeless man
23-04-2009, 22:20
Như đã thấy thấp thoáng trong ảnh chụp toàn cảnh thung lũng, các khu nhà đổ nát được xây từ thời Pháp để phục vụ nơi ăn, ở của các ông chủ tây. Đặc trưng của các ngôi nhà này là tường xây bằng đá cực dày. Em xem xét kỹ, có nơi dày hàng mét. Các mái lợp đã sụp đổ từ lâu, cửa cũng không còn. Các song sắt cửa sổ bị cạy nham nhở để lấy sắt, cây cối rêu phong mọc um tùm trên các bức tường. Người dân ở đây được hỏi sao không vào đây sống, chỉ cần lợp lại mái là ở tốt gấp trăm lần những cái nhà lợp lá tạm bợ kia, nhưng họ nói nơi đó có ma. Về phía chính quyền nói các bức tường không an toàn nên không cho dân vào ở.

Khu nhà Pháp cũ này gồm 3 cái nhà. Cái lớn nhất ở giữa gồm các phòng to rộng. Cái bên trái chia làm nhiều ngăn nhỏ, có bệ đá giống như nơi giam hay kho tàng. Cái bên phải như là bếp. Bậc lên nhà chính cao hơn mét. Quả là mang được vật liệu xây lên cái nhà này, không biết bao nhiêu người phải bỏ mạng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ogrhnjzjot2612255.jpeg

Bức tường rêu phong.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217ztlhogm4n22587896.jpeg

Có khi phải già nửa thế kỷ, mới lại có thằng tây mũi lõ đến bên cái nhà này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217mwe5m2zlmm2569613.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042311217zwuzndvhod2422544.jpeg

Anh Già
24-04-2009, 00:57
Cái chỗ này tổng cộng cách xa HN bao nhiêu km, bao nhiêu giơ` xe hả bạn Forester ? Tổ chức chỗ này thành địa điểm du lịch hành xác cho các bạn trẻ chính lại hay và mới lạ ra phết!

homeless man
24-04-2009, 08:38
Cái chỗ này tổng cộng cách xa HN bao nhiêu km, bao nhiêu giơ` xe hả bạn Forester ? Tổ chức chỗ này thành địa điểm du lịch hành xác cho các bạn trẻ chính lại hay và mới lạ ra phết!

Thực ra chỗ này không xa Hà Nội lại rất gần Ba Bể (Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc chính là một bộ phận-vùng đệm-của Vườn Quốc gia Ba Bể). Nếu có thể đi được, ở đây 01 ngày thì phê lòi bác ạ. Sau đó có thể rút đi Ba Bể.

Đến đây đi theo cung đường:

HN-TNguyên: 90 km

TN-Chợ Chu: 50 km

Chợ Chu-Bằng Lũng: 50km

Bằng Lũng-Bản Thi: 30 km

Bản Thi-Phia Khao-Bình Chai: 10km

Đường núi quanh co, vòng vèo đi hết 5-6h

Tuy nhiên khu này nằm trong khu bảo tồn và khai thác quặng, người ngoài khi đến cũng phải làm một số thủ tục cần thiết thì mới lên được ạ. Còn bọn em, như thổ dân ở đó, lại đi xe biển xanh 97 Bắc Kạn, lên lúc nào cũng được :D.

homeless man
24-04-2009, 11:30
Có lẽ đã kể nhiều về phong cảnh thôn Phia Khao này, nay cũng nên có vài dòng về đời sống của người dân nơi đây.

Phia khao là ngọn núi cao trên 1000 m, các khu xung quanh thì thấp hơn và có các thung lũng cũng tương đối bằng phẳng và người dân quần cư tại đó. Dân trên Phia Khao di biến động nhiều. Thời Pháp chủ yếu và người Kinh do các chủ mỏ đưa từ dưới xuôi lên (Thái Bình-Nam Định) làm cu-li. Người Kinh còn ở đây cũng đã đến thế hệ tứ 4. Những người giỏi đã hạ sơn hết, tập trung tại thôn Hợp Tiến (trung tâm xã Bản Thi) hay ra thị trấn Bằng Lũng hay về xuôi. Số người ở lại hiện giờ cũng rất khó khăn. Đất rộng, người thưa nhưng khí hậu khắc nghiệt, mùa khô rất thiếu nước nên đời sống kinh tế khó khăn. Ở trên núi cao, cái gì chuyển lên cũng khó và đắt. Nếu đi bộ luồn rừng xuống núi phải mất 2 tiếng. Sau này có xe chở quặng lên xuống thì xin đi nhờ.

Năm 2008, không kể công nhân khai mỏ có hộ khẩu nơi khác, số dân ở đây là 127 người trong đó 3/4 là người Dao đỏ. Một sô mới di chuyển đến thay thế các hộ dân hạ sơn. Hiện giờ đã có 4 hộ đi Tây.....Nguyên nên số dân càng giảm. Số hộ nghèo chiếm trên 60% chia làm hai khu Phia Khao và Bình Chai. Lủng Trang nằm trong vùng lõi có 5 hộ gia đình Dao đỏ chủ yếu là anh em với nhau.

Trên bản đồ thấy rõ Phia Khao cách Bình Chai-Lủng Trang rất xa. Đi tắt núi phải mất non tiếng. Bình Chai chính là đầu cáp tời quặng của người Pháp ngày xưa, hiện nằm lọt trong khu bảo vệ nghiêm ngặt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317njk2nmyxnz1854620.jpeg

Người dân trong thung lũng hẻo lánh này sống bằng trồng Ngô một vụ, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) và trồng rau bán cho khu công nhân khai thác quặng. Rau bí được trồng nhiều bên Lủng Nì (một cái thung lũng nhỏ hơn đi theo đường mòn, sâu vào phía trong khu bảo tồn, là chấm đen tiếp theo trên bản đồ). Nói chung rau bán rất rẻ, khoảng 1k/mớ trong khi quả trứng 2k/quả. Trong mấy hộ Dao đỏ có ông Đặng Văn Quyền và Đặng Pu Sỉ là hai anh em có tất cả 18 khẩu. Ảnh chụp gia đình ông Đặng Văn Quyền-Lủng trang.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317ztgxyzczzj1142192.jpeg

Bà Đặng Thị Man, vợ ông Quyền, 57 tuổi còn giữ được nét cũ của người Dao (Mán). Đó là mái tóc cạo ngắn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317ogvjzwq1od873278.jpeg

Mớp và bí để nhà ăn, không bán. Các bác ạ, cái loại này mà luộc lên thì ăn thay cơm được, cứ là ngọt lừ, chả cần mì chính, hay nêm tí thuốc sâu cho giống dưới xuôi mình.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317zjhinwvjyt753786.jpeg

Một quả bí non, còn nguyên vết răng nhím cắn đêm qua. Cái con này mà còn ăn quanh quẩn đâu đây trong vườn rau này thì sớm muộn gì cũng lên đĩa làm mồi nhậu thôi.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317zgiyntu4zd773966.jpeg

homeless man
24-04-2009, 12:07
Chúng em có nghiên cứu kỹ xem cái thung lũng này, ngoài ngô thì trồng được gì? Lúa trồng ở đây cũng rất tốt và lại có nước quanh năm do nằm kẹt giữa các rặng núi cao. Trước đây bà con cũng đã trồng thử và rất tốt. Sau phải bỏ vì chuột phá hết. Những con chuột núi, bé nhưng phá phách rất tài, rất nhiều năm bà con mất mùa vì nó, nên sau này không trồng nữa nên đất để hoang, chỉ trồng một vụ ngô.

Gạo ở đây phải mua từ chân núi lên, rất đắt nên chỉ dịp đặc biệt mới bỏ ra nấu cháo ăn. Không phải em tò mò hay kể lể khó khăn của họ đâu vì họ cũng không muốn mình chụp ảnh. Chúng em phải ở đó có khi mấy ngày, khi đã thân quen họ mới cho chụp ảnh. Còn những em gái kia, cứ lôi máy ảnh ra là chạy biến.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317m2e1zmvknj630569.jpeg

Còn lại chủ yếu ăn ngô. Ngô nghiền ra, bỏ mày, cho vào ninh như mình nấu cám lợn ngày xưa vậy. Cái ảnh dưới này là CƠM NGÔ, không phải cám lợn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317ntdhnde0yt706244.jpeg

Một góc chạn của gia đình.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317ntliytu3yj812723.jpeg

Ngô được xay trên những cái cối như thế này. Chủ yếu do phụ nữ làm. Tính trung bình, một ngày họ phải xay 2-3 tiếng mới đủ ăn cho cả nhà. Cái cối nó nặng chết người luôn. Bác nào muốn làm trâu thì theo em lên đây làm tự do, không phải trả tiền học phí.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317mzlhmdyzzw868425.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042411317mgqzyta2nj1088931.jpeg

anhminh
24-04-2009, 12:36
Tuy nhiên khu này nằm trong khu bảo tồn và khai thác quặng, người ngoài khi đến cũng phải làm một số thủ tục cần thiết thì mới lên được ạ. Còn bọn em, như thổ dân ở đó, lại đi xe biển xanh 97 Bắc Kạn, lên lúc nào cũng được :D.
Hôm nào bác cho em đi ké với, chẳng hiểu sao, em rất mê núi và thung lũng ;)

chauha
24-04-2009, 23:02
Hôm nào bác cho em đi ké với, chẳng hiểu sao, em rất mê núi và thung lũng ;)
Cả em nữa nhé, em sẽ làm homeless woman

homeless man
25-04-2009, 09:31
Cả em nữa nhé, em sẽ làm homeless woman

Gửi bạn Chauha và anhminh cùng các bạn khác quan tâm.

Bản Thi là một xã nghèo với rất nhiều rủi ro. Các bạn đọc thêm hai bài báo dưới đây xem có còn muốn đi nữa không? =))

Nói chung, bài báo viết có hơi quá nhưng cũng đã nêu được khó khăn của các xã vùng cao nói chung.

Nếu các bạn còn muốn đi, chúng ta sẽ làm lịch xem đi như thế nào cho tiện :D:)).

http://dantri.com.vn/Sukien/Ca-xa-bi-dau-doc-benh-dau-dau-thap-khop-/2008/12/299891.vip

http://dantri.com.vn/c20/s20-300129/cang-gan-tet-cang-lo-doi.htm

anhminh
25-04-2009, 10:13
vẫn muốn đi, nhưng đợt này em đang bị què, ko đi bộ dài được. Nếu đi khoảng tháng 6 trở đi thì ok

chauha
25-04-2009, 12:39
Gửi bạn Chauha và anhminh cùng các bạn khác quan tâm.

Bản Thi là một xã nghèo với rất nhiều rủi ro. Các bạn đọc thêm hai bài báo dưới đây xem có còn muốn đi nữa không? =))


Có khó thì mới muốn đi chứ bác, bác cứ lên lịch đi ạ, e thì bất cứ lúc nào cũng đi được.

homeless man
25-04-2009, 16:34
Người dân ở vùng cao này có ngô là lương thực chính. Vì ngô trồng một vụ, ăn quanh nên việc bảo quản đáng ra phải rất cẩn thận, kỹ lưỡng thì ngô mới không hỏng. Tuy nhiên thực tế, bà con làm rất đơn sơ.

Ngô không bẻ tươi mà thường cắt ngọn, phơi cả bắp trên cây cho khô rồi mới bẻ. Nếu trong quá trình phơi mà gặp mưa ngô rất dễ bị hỏng. Sau khi thu về thì đổ trên gác lửng. Đó thường là căn gác rộng làm phía trên bếp, ở đưới chất củi đốt để hong khô. Bếp lửa được dịch chuyển đều bên dưới để ngô ở trên khô đều. Sau đó họ để quanh năm. Như trong phần trên đã trình bày, người dân địa phương không thích ngô lai do không để được lâu. Có giống ngô lai, lá bi (bẹ) bao không kín bắp ngô do đó ngô hay bị mọt, rất chóng hỏng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417nwi1ndrlyj491234.jpeg


[CENTER]https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417njflmtq2nw516735.jpeg

Củi to chất ở dưới đốt có khi hàng tuần


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417mzhkzdzmyt998155.jpeg

Nhiều hộ bóc vỏ và phơi khô rồi mới để lên gác


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417mdjiogu4mw517061.jpeg

Hay chất đống thế này


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417ywu0y2qwmz1355752.jpeg

Và mưa là tèo luôn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417mmvlztu2zm1064262.jpeg

Ở cuối thung lũng Lủng Trang có một cái vũng to. Nghe nói mấy năm trước dân bên Tuyên Quang sang đào vàng sa khoáng tạo lên. Sau chính quyền địa phương cấm, canh giữ nghiêm ngặt họ mới thôi.

Toàn thung lũng dưới một góc máy qua cái vũng vàng sa khoáng này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009042511417zjm3ntkxzw1030710.jpeg

25ltk
29-04-2009, 14:44
vẫn muốn đi, nhưng đợt này em đang bị què, ko đi bộ dài được. Nếu đi khoảng tháng 6 trở đi thì ok

Bác lên lịch giúp mọi người đi, em cũng muốn tham gia vào chương trình này quá.

anhminh
29-04-2009, 15:18
lịch phải phụ thuộc vào tour guide là bác vô gia cư, xem bác ấy khi nào có kế hoạch lang thang vùng đấy tiếp. Nghe chừng tự đi hơi khó.

homeless man
30-04-2009, 08:00
lịch phải phụ thuộc vào tour guide là bác vô gia cư, xem bác ấy khi nào có kế hoạch lang thang vùng đấy tiếp. Nghe chừng tự đi hơi khó.

Mình cố gắng cắt hết râu ria (nếu đủ thông tin sẽ lập topic mới) viết song cái topic này sớm để kể với tất cả các bạn những điều mình biết về vùng đất, con người ở nơi này. Mình nghĩ vẫn còn rất nhiều điều thú vị ở phía trước để chia sẻ. Sau khi kết thúc topic này mình sẽ bàn lịch đi nếu các bạn vẫn còn muốn đi.

Nếu bạn nào muốn tự đi cũng được, PM cho mình, mình cung cấp thêm thông tin và địa chỉ liên lạc.

Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009043011918mmuzndljow1490021.jpeg

hd128
30-04-2009, 08:53
:T

Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009043011918mmuzndljow1490021.jpeg

Là con nhộng khuông, phải không? Lần này thì không dám khẳng định nữa, chất rừng trong tớ nhạt nhiều rồi.:T

homeless man
01-05-2009, 15:47
Dấu ấn của người Pháp để lại ở Việt Nam đậm nét nhất là ở các công trình xây dựng (nhà cửa, giao thông) và phát hiện ra các khu mỏ khai khoáng. Trong bản đồ khoáng sản Việt Nam, phần lớn các mỏ ở Việt Nam đang khai thác được phát hiện từ thời Pháp. Chúng em được kể rằng, để tìm hiểu một vùng, người Pháp cử các chuyên gia đến vùng đó ba cùng với người dân, thậm chí lấy vợ người bản xứ, để nghiên cứu, ghi chép, tìm tòi và vẽ bản đồ. Các cơ sở dữ liệu mà họ để lại rất lớn, không biết mình có tiếp cận được không.

Ví dụ để khai thác thiếc ở Tĩnh Túc, người Pháp làm con đường từ Nà Phặc (Bắc Kạn) đi Tĩnh Túc (Cao Bằng). Ở trên tuyến đường đó có đèo giờ trên bản đồ ghi là đèo Co-lia. Ghi thế thì ai biết được nguồn gốc thế nào? Năm 1992 em đi Tĩnh Túc có dừng lại cái đèo này. Người dân địa phương kể là đèo này tên phiên âm là Cô-le (chắc từ nguyên bản tiếng Pháp là Colleres?) là tên của một kỹ sư người Pháp chỉ huy làm con đường này. Sau ông này bị sốt rét, chết tại đây. Người ta lấy tên đặt cho con đèo. Còn mộ thì làm bằng đá trắng chôn dưới chân đèo. Những ngày trời quang, từ đèo này vẫn nhìn thấy mộ. Hàng năm, vẫn có người đến trông nom.

Người Pháp tại Bản Thi cũng vậy. Họ nghiên cứu cái vùng này rất kỹ. Chiến dịch Thu-Đông 1947, Pháp nhảy dù Chợ Mới, Chợ Đồn; đưa quân ngược sông Hồng đánh Tuyên Quang. Vị trí mà Pháp muốn hội quân trong chiến dịch này chính là Bản Thi. Tại sao lại Bản Thi? Vì nếu được như vậy, họ sẽ làm được một vòng cung bao vây toàn bộ ATK Định Hoá-Chợ Đồn-Sơn Dương. Và hơn nữa, người Pháp hiểu rất rõ vùng này.

Các tầng khai thác từ thời Pháp. Người dân địa phương nói các quả núi giờ đã rỗng cả, không biết sụp lúc nào.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050112018nde2n2i5nd985381.jpeg

Và khai thác hầm lò hiện nay.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050112018ymy4mdg3zt415396.jpeg

Thông tin thêm về cái mỏ này: Nguồn-Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam

Mỏ kẽm chì Chợ Ðiền
1- Vị trí địa lý: Mỏ nằm trên địa phận các xã Bản Thi, Quảng Bạch và Ðồng Lạc của huyện Chợ Ðồn, tỉnh Bắc Cạn.
2- Ðơn vị quản lý khai thác: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên.
3- Giới thiệu sơ lược mỏ: Mỏ được phát hiện và khai thác từtrước thời Pháp thuộc. Năm 1972 - 1984 đã tiến hành thăm dò tính trữ lượng quặng ở 14 khu. Kết quả tính trữ lượng cấp B + C1 + C2 đạt 4,4 triệu tấn quặng tương ứng với 107.263tấn Pb và 354.000 tấn Zn, trong đó trữ lượng quặng trong cân đối là 1,6 triệu tấn quặng ôxyt và 1,3 triệu tấn quặng sulphur.
4- Hoạt động khai thác mỏ: Mỏ kẽm chì Chợ Ðiền đã được Công ty Kim loại màu Thái Nguyên khai thác từ năm 1985 ở các khu Suối Teo, Lũng Cháy, Khuổi Khem, Phia Khao, Lũng HoàI, Mán, Suốc, Bô Pen, Bình Chai, Cao Bình, Sơn Tịnh, Lapointe, Bô Luông, Ðèo An.
- Trữ lượng huy động vào khai thác: 1,6 triệu tấn quặng ôxyt và 651.000 tấn quặng sulphur. - Công suất thiết kế: Quặng ôxyt: 70.000 tấn/năm Quặng sulphur: 30.000 tấn/năm -Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 50.000 tấn quặng ôxyt và 40.000 tấn quặng sulphur.
- Trữ lượng còn lại đến đầu năm 2004: Quặng ôxyt: 0,88 triệu tấn Quặng sulphur: 0,513 triệu tấn Tại mỏ Chợ Ðiền có Xưởng tuyển quặng sulphur công suất 30.000 tấn quặng nguyên khai/năm; Lò quay sản xuất bột kẽm ô xyt công suất 100.000 - 130.000 tấn quặng ôxyt/năm; đang xây dựng Nhà máy điện phân kẽm công suất 10.000 tấn Zn/năm tại Thái Nguyên.

Ðể chuẩn bị nguồn tài nguyên cho những năm tiếp theo, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đang tiến hành thăm dò các mỏ kẽm chì nằm ở khu vực xung quang mỏ Chợ Ðiền như Bản Thi, Than Tàu, Ðầm Vạn.

Thông tin về sự tác động của mỏ đến người dân.

http://vovnews.vn/Home/Ban-Thi--quotThung-lung-xamquot/20071/50742.vov

homeless man
02-05-2009, 06:36
Kể những điều to tát trên thì ai cũng biết. Quay lại kể chuyện nhỏ hơn để thấy người Pháp ở Bản Thi, ngoài khai thác quặng thì họ làm thêm những gì?

Người dân tộc bản địa tại đây không có đền, chùa và thờ cúng như người Kinh. Các tế lễ của họ chủ yếu diễn ra tại gia đình. Có dịp em sẽ kể sau.

Khi người Pháp đẩy mạnh công cuộc khai khoáng, lao động điạ phương không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nên họ mộ rất nhiều người từ vùng Thái Bình, Nam Định lên đây làm công nhân. Cách mộ phu mỏ chắc cũng giống như mộ phu đồn điền cau su, được mô tả trong các chuyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Người dân sẵn sàng bỏ làng xa xứ, tha hương cầu thực nhưng rõ ràng họ không bỏ được đức tin của mình. Họ vẫn là những người nông dân cần phải đi lễ chùa vào ngày rằm, mùng một, các ngày tết như Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Xá tội vong nhân, Trung Thu, Ông Táo, Nguyên Đán…Do đó ở Bản Thi người Pháp cũng cho xây đền và chùa.

Chùa Bản Thi nằm tại thôn Hợp Tiến cũng có đầy đủ tượng, khánh, chuông như một ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, nó đã bị phá nhiều. Nghe kể rằng, khánh chuông đã bị đem nấu chảy hết và những người trực tiếp phá sau này đều chết bất đắc kỳ tử hết thảy.

Rất may, trên đỉnh núi Phia Khao còn lại một ngôi đền nhỏ gọi là đền Trần. Đền thờ Đức Thánh Trần do ngài được thỉnh từ ngôi đền Trần tại Nam Định (gần đường 10 lối đi về cầu Tân Đệ). Như vậy có thể thấy, ngoài phần xác, người Pháp cũng rất chăm lo cho phần hồn của những người mà họ thuê. Đặc biệt là để an ủi những người những người luôn ốm đau, bệnh tật do ảnh hưởng của quặng chì.

Đền là một ngôi nhà cấp bốn, ba gian có hậu điện nhỏ xây thụt vào trong, sau này mới làm thêm cái mái vảy phía trước. Trước năm 2007, nó nhỏ bé, hoang sơ, cỏ cây mọc lút. Tôi biết được điều này do để ý đến tấm ảnh nhỏ treo tại cửa đến trước khi nó được cải tạo. Hiện nay nó đã được cải tạo, xây lại cổng và sân. Do ở trên núi cao, lúc nào cũng mờ mịt khói sương và thường chỉ mở cửa vào rằm, mùng một. Đền do một ông từ ở dưới Hợp Tiến lên trông nom.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zwuyzgy0nd1279212.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zjgxzmfiow846838.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118mwq3otywot946415_1.jpeg

Cái đặc biệt của ngôi đền này là những viên ngói từ thời Pháp. Đây cũng chính là loại ngói lợp các mái che trên đầu và cuối cáp cũng như cái nhà có ma trong thung lũng. Tuy nhiên ở đó chỉ còn các viên ngói vỡ, chắp lại không rõ chữ. Rất may tại đền này, khi người ta cải tạo, một số viên ngói cũ thay ra vẫn còn nguyên vẹn và tôi chụp được.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118oduxmddlmt987011.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118ywiyyme2mz966180.jpeg

homeless man
02-05-2009, 06:41
Trước cổng đền có hai cây Ngoã mật rất to. Cây giống như cây xung, nhưng quả to hơn rất nhiều. Nghe nói khi chín, quả ăn rất ngọt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118ywqzmmmzog1382681.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118nmfmowm1zm1297702.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118otcymgvkzd1255511.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118y2uzntnlnw1139031.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050212118zgvlothim21209335.jpeg

homeless man
05-05-2009, 00:25
Về phong cảnh, vùng đất ở đây em đã kể nhiều. Các bác, với trang bị hiện đại, đi một lần về còn kể hay hơn em. Vậy nên em mở cái sub-topic này để phượt sâu vào thân phận của người dân nơi đây, cái mà thời gian phượt tính bằng ngày, bằng tháng khó mà đi hết được.

Các phượt gia đi và kể các câu chuyện bằng hình ảnh. Em thấy có rất nhiều ảnh chụp lại sự nghèo khó của người dân ở các vùng sâu, vùng sa mà các bác đổ ra trong nhiều topics sau những chuyến đi ác liệt. Kia là chú bé trần truồng, sống như cỏ dại trong rừng. Này là ngôi nhà mái rách bươm, tường toang hoác với bếp lạnh lanh tanh bành, nồi xoong méo mó sứt sẹo, tung tóe. Những khuôn mặt xanh xao, gày gò với ánh mắt buồn tê dại, ngẩn ngơ. Những dáng đi xiêu vẹo, ngật ngưỡng vì rượu cuốn trong những mớ giẻ ránh bẩn thỉu không đủ che kín những chỗ cần che...

Đã bao giờ các phượt gia day dứt tự hỏi: Tại sao người ta nghèo thế? Câu hỏi này nghe có vẻ kỳ quái, nghèo là nghèo thôi chứ biết tại sao. Người bình tĩnh hơn ở ngoài nhìn vào thì bảo, nó (gia đình nhà nó) nghèo là vì nó lười lao động lại hay ăn, bóc ngắn cắn dài sao lại không nghèo. Nó nghèo là vì nó ít đất mà lại ham đẻ nhiều. Nó nghèo là vì nó ngu dốt, gàn dở, làng xóm không ai chịu được, hay vì ốm đau, bệnh tật, rủi ro hoạn nạn...

Em đã từng hỏi một người dân tộc là anh có biết tại sao mình nghèo không? Anh ta nói ngay mà không cần phải nghĩ ngợi nhiều: Em nghèo là vì bố mẹ em nghèo, chẳng giúp đỡ được gì. Khi họ chết, cũng chả để lại cho em tí của cải nào nên em cứ nghèo mãi...thật là bó tay?

Những lý do trên thoạt nghe thật có lý, thật đúng, thật đáng thương, thật phức tạp. Cái nọ là tiền đề (hệ quả) của cái kia, móc vào nhau nhùng nhằng khó gỡ.

Em cũng biết nhiều phượt gia, không chỉ phượt qua những nơi người nghèo sống, không chỉ chụp ảnh họ và đưa nên mạng, xem và bình phẩm như một đặc điểm của vùng đất mình đã lướt qua, mà còn có nhiều người đang cố gắng giúp họ-những nhân vật trong tấm ảnh của mình, bằng cách này hay cách kia, thoát nghèo. Ví dụ như cháu bé trần truồng thì cho quần áo. Các em đói ăn thì cho mì tôm. Những em bỏ học vì không có tiền mua sách, bút, không có lớp học thì ta biếu sách, xây trường...

Những cái đó có thực sự giúp được người dân thoát nghèo? Đã có phượt gia nào tự hỏi?

Xã Bản Thi mà em kể rất giàu quặng. Câu chuyện em kể dưới đây có thể giúp các bác có câu trả lời tại sao người ta nghèo chăng?

Những mỏ lớn, quặng nhiều các xí nghiệp quốc doanh khai thác:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050412319mjmynje4zm1342493.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050412319nzuxzja1yj1342251.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050412319njywzdmyn21393698.jpeg

Con suối chảy từ trên đỉnh suống dưới chân núi, mùa lũ cuốn theo đất đá và ít quặng. Ở đâu cũng mong vùng mình không có lũ lụt. Còn ở đây, lũ to cũng tốt dù dân làng hoàn toàn bị cô lập do cầu bị cuốn trôi nhưng hết lũ là có quặng để mót.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419mmqxnzy4ot1081338.jpeg

Mùa khô nước cạn, người lớn, trẻ con, bà già, phụ nữ đều kiên nhẫn đào bới mót quặng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419ytjhnjcyog1964360.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419odmymwy2nz1674957.jpeg

Tôi cũng đi bới quặng với bà con. Mặc dù được dạy cách nhận biết quặng nhưng tôi chỉ có một cục đúng trong 5 cục nhặt được.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009050512419y2i2zmi0mj1244061.jpeg

Vấn đề là tại sao người dân sống cạnh nguồn tài nguyên giàu có mà vẫn nghèo?

Chitto
05-05-2009, 02:19
Không chỉ ở đây, không chỉ ở vùng giàu khoáng sản, mà nhiều, nhiều vùng khác trên khắp đất nước..., và ngay ở giữa HN, vẫn có rất rất nhiều người nghèo.

Xưa tư bản Pháp giàu, giờ Tư bản đỏ cũng giàu.

Nhớ câu chuyện các bạn F19 kể về vụ đi Ba Khe năm nào.

greenline
06-05-2009, 22:20
Em vừa húc vào con đường chạy từ Chiêm Hóa về Bằng Lũng. Cảm giác phải nói là quá "phê". 40km chạy mất 3 giờ. :shrug: Vừa ăn tối xong đi vào con đường đó cảm giác cơm cháo nó lộn tùng phèo. Nghe dân nói đường đó giành riêng cho xe chở quặng, xe đâu chẳng thấy chỉ thấy đường bị phá nát toàn đá mẹ đá con lổn nhổn. X( Lết đến Bằng Lũng thì xe hết xăng, người hết cơm, hết chuyện nói luôn. May mà có cái nhà nghỉ to đùng ngủ đỡ. :shrug:

Đoạn đường từ Bằng Lũng sang Định Hóa xuôi về Thái Nguyên thì lại quá ngon. Riêng đoạn thị trấn đang lộn nhào đá với đất lép nhép thì thôi, khỏi tính. :D

3000
11-05-2009, 10:12
Cái đèo Colia đấy em qua rồi. Một hôm lão Đú già hỏi em là chú biết tại sao lại có cái đèo tên Tây ở VN không? Quả này thì rõ lão định chơi khó mình. Thấy em ngồi im thin thít lão mới tự đắc bảo đấy là do con gái 1 ông quan tây nào đó đi qua vùng này bị hổ vồ chết. Ngày xưa thì rừng núi hoang vu lắm, hổ báo đầy rẫy. Sau người ta lấy tên cô gái đó đặt cho đèo.

Bây giờ lại nghe bác kể sự tích khác. Hôm nào em phải quay lão già kia mới được.

Còn mấy thằng phá đình chùa em mong chúng nó chết cụ hết đi.

Còi To
11-05-2009, 10:44
Bác homeless man khi nào đi đâu cho em bám càng với, em chưa dc ở như bác bao giờ :(( lần đi tiếp theo của bác khi nào thế bác ui :L

homeless man
13-05-2009, 15:45
Em kể tiếp một trường hợp rất điển hình về một hộ nghèo tại xã Bản Thi.

Anh Triệu Tiến Long sinh năm 1970 (người trong thôn, xã gọi là Ton), sống cùng vợ và con trai tại thôn Kéo Nàng, xã Bản Thi, Chợ Đồn Bắc Kạn. Trước khi chuyển đến đây ở, anh sống cùng với mẹ tại thôn Khuổi Đăm, xã Quảng Bạch cùng huyện Chợ Đồn, cách Kéo Nàng hơn 30 km. Anh Long là người Dao Đỏ như tất cả các hộ dân khác trong thôn. Theo truyền thống của người Việt Nam nói chung và người Dao nói riêng, khi mẹ anh Long đi lấy chồng (lấy một ông goá vợ tại Kéo Nàng), bà chẳng nhận được tí đất hay của cải nào từ phía gia đình, mặc dù khi nhà nước giao đất, giao rừng trước đó cho người dân ở nông thôn, anh Long và mẹ cũng được tính là hai khẩu để nhận hai phần đất như các khẩu khác trong hộ, trong thôn.

Khi đến nơi ở mới, anh và mẹ cũng chẳng có thêm tí đất nào vì đất đã được giao khép kín hết từ trước đó. Anh Long và Mẹ ở trên một mảnh đất mượn của con trai người bố dượng. Mấy năm sau ông bố dượng này chết, cái gia đình này trở thành một trong những gia đình nghèo nhất trong thôn, trong xã.

Long lấy vợ năm 1999, một người đàn bà ở xã bên cạnh. Vì gia đình rất nghèo, mẹ lại bị bệnh (biếu cổ) nên anh chẳng có tiền để lấy một người vợ “bình thường”. Em không thích dùng từ này vì nghe nó phân biệt đối xử quá nhưng thực sự không còn từ nào dễ chịu hơn. Vợ anh mắc bệnh tâm thần, ngẩn ngơ từ bé mà nôm na người dân địa phương gọi là điên hay thần kinh. Bản thân anh Long cũng không lành lặn. Lúc nhỏ do không được tiêm chủng đầy đủ nên anh mắc bệnh bại liệt. Di chứng là một chân bị teo tóp, ngắn hơn chân kia, đi lại nhật ngưỡng, khó khăn.

Hai con người nghèo, bệnh hoạn về sống với nhau nhưng vẫn phải làm đầy đủ thủ tục cưới hỏi, lễ lạt như các đám khác rất chi là tốn kém. Rượu, gạo, lợn, tiền mặt cho nhà gái. Ăn uống tại nhà trai cộng với mỗi người khi về còn xách theo một khoanh thịt heo cỡ một kg theo đúng phong tục, thì đối với hộ nghèo như gia đình anh Long quả là một gánh nặng ngặt nghèo.

Anh Long đã phải khất món lễ cho nhà gái để trả sau. Long có hai người con trai, một đứa sinh năm 2000, một đứa sinh năm 2003. Khoảng một năm sau sinh, đứa con thứ hai này bị nhà gái (vợ anh Long) bắt để trả nợ cho phần lễ cưới còn thiếu năm xưa. Bắt cháu đem cho người khác làm con nuôi và nhận mấy triệu. Thực chất đây là bán cháu trừ nợ núp dưới cái vỏ cho con nuôi. Đến thế kỷ 21, những năm sau 2004, các bác, các ACE còn nghe ở đâu có chuyện bán con, bán cháu trừ nợ như thế này không? So với chị Dậu gần trăm năm trước bán con, bán chó chắc cũng không khác nhau là mấy. Vấn đề là tại sao lại bắt đứa thứ 2 chứ không phải đứa đầu? Tại sao người ta lại nhận (mua) con trong trường hợp như thế này? Tại sao? Tại sao…? Tất cả cái này đều liên quan đến phong tục (hủ tục?) của người Dao Đỏ có dịp em sẽ kể chi tiết trong một sub-topic khác.

Như vậy, gia đình anh Long có một bà mẹ già với cái biếu to hơn cái cổ, một người vợ điên, một ông chồng què, một đứa trẻ lên chín trông giống như đứa lên năm thì làm gì để sống trong khi ở trên đất mượn, không có ruộng, rừng, không có cái gì cả?

Gia đình Long sống trong cái lều rách nát. Đến năm 2004 được chính quyền địa phương giúp xây một ngôi nhà hộ nghèo theo dự án 134, mái tranh+Fibro-cement+vách nứa. Chả biết cái nhà được xây hết mấy tiền nhưng có thể nói nó vẫn là túp lều lụp xụp.

Năm 2006, khi em vô Sài Gòn dự một Hội thảo Quốc tế về quản lý bảo vệ rừng góp phần xoá đói, giảm nghèo, em có kể câu chuyện của hộ anh Long cho một bạn người Malaysia. Bạn này nghe song, rơm rớm nước mắt, nói không lên lời, vét tất cả số tiền Việt mà bạn ấy có bỏ vào phong bì bảo em mang về cho gia đình Long. Sau đó em phải đến nhà Long mấy lần mới gặp được anh này để trao số tiền đó.

Hai cha con Long bên túp lều


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051313220zwqxzmu4m22885683.jpeg

Bên bếp lửa nguội lạnh


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051313220zjdlmjzlnd2556540.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051313220ndkxymi0zm2621991.jpeg

Trong nhà, bên những đồ đạc chả có cái gì đáng giá.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051313220mjg2odhimg2284130.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051313220mwjimmuzot3069967.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051313220ztg2zmvlod2411753.jpeg

dugiang
13-05-2009, 23:10
Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009043011918mmuzndljow1490021.jpeg

Ôi, hình như là mấy con em hay chén trong cuộc nhậu, có thể chiên bơ hoặc nướng nhưng em chỉ khoái món này ăn sống. Ngâm trong chén nước mắm nhĩ một lúc cho chàng uống say rồi đuồng đuỗng ra, cắn một đầu rồi hút cái rột phần ruột béo béo thơm ngậy của nó, xong rồi nhai nhai cái da giòn giòn, nhả cái đầu ra vì cứng cứng như mày bắp chả có hương vị gì cả.
Nhà hàng bảo là con đuông chà là và bán tới vài chục ngàn một con ạ. Em là cứ phải xơi bốn năm con một lần mới đã, nhiều hơn lại ngán.

Anh vô gia cư phong độ đẹp trai lại có bạn tâm giao là nàng huongyen thì bọn mình chỉ việc an tâm ra vào nghe kể chuyện để lấy kinh nghiệm đi phượt mà thôi;)

homeless man
14-05-2009, 01:07
Để nuôi sống gia đình, Long hàng ngày vào rừng nhặt các khúc cây, khúc gỗ bìa (là gỗ người ta xẻ lấy lõi, bỏ cái vỏ ngoài) mang ra xã bán. Phương tiện mà anh có là một cái xe không biết tả như thế nào, các bác xem ảnh. Một điều đặc biệt là cái túi vải nhỏ đeo trước ngực, các bác có biết đựng gì không? Lúc đầu em cũng không biết đựng gì. Hoá ra trong đó có một cái búa và mấy cái đinh. Đây là dụng cụ để chữa cái xe kéo bất cứ khi nào nó hỏng.

Để có ngày 15-20 ngàn, Long phải đi vào rừng từ 5-6 h sáng. Len lỏi trong rừng, chọn cái bìa, khúc cây người ta bỏ để lấy. Kéo, lôi, vác, đẩy, lăn xuống đường đất, bỏ lên cái xe kéo có hai bánh gỗ như cái đồ chơi của trẻ con, kéo về xã bán cho các xưởng gỗ, cho người mua làm củi... Mà nào đường đi có ra cái gì. Toàn đèo dốc, đất đá lổn nhổn mà cái bánh xe bé tí kia thì đi thế nào được. Còn ngày mưa, ngày lũ, ngày cầu trôi chưa kịp bắc lại…thì chỉ có ở nhà nhịn đói. Ngày suôn sẻ, Long sẽ kết thúc công việc lúc 2h chiều. Mua vội bìa đậu phụ và cân gạo, Long phải tất tả ngược 4 km đường núi, qua 4 cái cầu chả ra hồn cầu về nhà cho kịp nấu bữa cơm tối.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320ytm2mtuxyz1602488.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320mjrhnzi3mj1552438.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320mtbkyjrhnt1664269.jpeg

Sau này cái xe kéo được sửa lại với hai bánh to hơn tí để hai cha con kẻ đẩy, người kéo.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320n2u0mdhjnd3483924.jpeg

Long phải đóng cái đinh ghim vào một đầu cây, buộc sợi dây để kéo như trâu. Với một chân bị liệt, đi trên đường bằng đã khó nữa là đi qua bốn cái cầu. Do hết quota post ảnh, em chỉ up ba cái.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320njaymgy5mw1459758.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320ytc3njc3yj1230666.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320ntc0ywyzmt1441533.jpeg

homeless man
14-05-2009, 20:27
Em có hỏi trong thôn, chính quyền, đoàn thể không giúp gì sao, không làm gì sao? Tại sao lại để người ta bắt cháu gán nợ, bán con bán cháu.

Thôn nói, mọi người ở đây không nghèo như hộ Long nhưng cũng là các hộ nghèo. Họ có thể giúp một vài lần nhưng không giúp được mãi. Họ sống cạnh cái nghèo mài thành ra chai sạn, chả có cảm giác gì. Mới thấy thấm thía câu chuyện của Lão Hạc hơn 60 năm về trước mà Nam Cao đã kể. Đó là vợ giáo Thứ cằn nhằn chồng khi biết hắn đem khoai cho lão Hạc. Không phải con vợ giáo Thứ xấu, mà nó nghèo quá, nó còn đói quá, con nó còn đói quá lên nó cũng chai lì với cái đói của người khác. Như Nam Cao viết, khi người ta đau chân, người ta chỉ nghĩ về cái chân đau của mình thôi.

Chính quyền cũng đưa hộ gia đình này vào danh sách hộ nghèo, hàng năm được hỗ trợ gạo, nồi, màn, hạt giống, phân bón…toàn những thứ hoặc chả thấm vào đâu hoặc chả dùng được phải đem bán rẻ vì gia đình làm gì có đất mà trồng.

Chính quyền cũng cho vay 6 triệu từ vốn hỗ trợ người nghèo, trong đó 3 triệu không lãi, 3 triệu lãi rất thấp để mua một cặp bò. Nhưng vợ điên, con dại, chồng kiếm ăn hàng ngày ai chăn? Sau thời gian ngắn, gia đình Long phải mang bò ra trả xã.

Chả lẽ bó tay? Không làm được gì? Tại sao hộ này lại cứ nghèo mãi? Tại bản thân họ hay tại xã hội? Có phần trách nhiệm gì của chúng ta ở đây không?

Trường hợp này em nghĩ mãi không biết làm thế nào để giúp họ. Các hoạt động bình thường không đòi hỏi nhiều kiến thức, vốn, lao động thì các hộ khác tham gia được rất là dễ dàng, nhưng đối với hộ như gia đình Long thì ngoài khả năng. Vậy phải làm gì? Tiếp tục cho tiền, gạo…?

Kéo một khúc củi nặng đi bán


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320zjm2odnizt3763324.jpeg

Nặng quá, phải nhờ thêm đứa con đẩy giúp


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320njnmytk3ym3462702.jpeg

Đây là toàn cảnh gia đình Long chụp cuối năm 2008. Bà mẹ có cái biếu cổ to tướng, còn chị vợ ngẩn ngơ lại chửa sắp sinh.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320ntyyn2i0zm1398040.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051413320mdqwmwu5zm1648279.jpeg

homeless man
16-05-2009, 08:51
Năm 2007, vợ Long lại chửa to tướng. Chúng tôi bảo gia cảnh nghèo như thế, đừng đẻ nữa. Sau đứa con này đẻ ra được vài tuần thì chết. Vấn đề là bà mẹ rồ tha lôi đứa trẻ mới đẻ còn đỏ hỏn đi khắp nơi và nhét những thứ linh tinh vào mồm nó. Không được chăm sóc đầy đủ, đúng cách thì cháu bé chết cũng là điều dễ hiểu. Ở nhà nghèo, đi một mạng người cứ nhẹ như không. Nghĩ phận người trong nghèo khó sao mà quá mỏng manh. Vẫn câu hỏi phải làm gì để giúp gia đình này.

Anh em mang lên cho Long một hộp bao cau su vì vợ Long không đặt được vòng nhưng đến giữa năm 2008, vợ Long lại chửa. Các bác có thể bảo: cho mày chết. Đã nghèo, không biết nuôi con còn đẻ sòn sòn như gà. Nhưng mà tội lắm các bác ạ. Trong một cuộc trao đổi với cả thôn, bà con nói đứa con đó không phải của Long. Số là người vợ ngẩn ngơ suốt ngày lang thang ngoài đường, nửa đêm còn mò mẫn đi nên bị nhiều thằng đểu nó làm ẩu trong xó rừng, trong bụi rậm nên chị này lại có bầu. Mà ngẩn ngơ như thế thì biết đứa nào với đứa nào đâu mà báo chính quyền.

Để thoát nghèo, tự gia đình Long không có khả năng nâng cao ngưỡng tham gia (Entry level) do đó cộng đồng phải chung tay góp phần giúp đỡ. Chúng em liên hệ trưởng thôn, tổ chức một cuộc họp để mọi người bàn xem giúp Long thế nào. Một loạt các giải pháp được áp dụng gồm:

1. Vận động các gia đình có rừng, cho phép Long vào rừng khai thác các loại lâm sản (theo quy định của pháp luật) để hộ này kiếm được cái ăn hàng ngày.

2. Cộng đồng tạo điều kiện cho Long tham gia vào nhóm quản lý và bảo vệ rừng. Dù không đi tuần rừng xa được nhưng hàng ngày mò mẫm ven rừng, Long thu thập được nhiều thông tin xâm hại rừng và có thể báo cho nhóm, chính quyền.

3. Nhóm bảo vệ rừng chia đều kinh phí bảo vệ cho các thành viên và cả Long. Dù số tiền hàng năm không lớn (khoảng 800 k/năm) nhưng cũng rất quan trọng cho gia đình Long. Và hơn nữa, hộ này được tham gia vào các hoạt động của thôn, có cơ hội đóng góp tiếng nói của mình vào các quyết định chung của cộng đồng.

4. Sau khi vợ Long sinh đứa con thứ 4 này, Hội phụ nữ thôn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để triệt sản. Một điều băn khoăn là chị này ngẩn ngơ mà cứ đè ra “hoạn” thì có vi phạm quyền của chị này không? Có vi phạm pháp luật không?

Long luôn ngồi lặng lẽ trong cuộc họp bàn về mình và gia đình mình. Tất cả mọi việc đều được mang ra mổ sẻ, bao gồm cả việc tế nhị nhất. Rất may, người Dao họ không có phản ứng như người Kinh khi biết cái bầu vợ mình đang mang không phải là con mình. Theo phong tục nguời Dao đỏ, gần như không có sự phân biệt con đẻ, con nuôi.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520zgm4ytfkyt934936.jpeg

homeless man
16-05-2009, 22:14
Các giải pháp chăn nuôi cũng được nghĩ đến để giúp gia đình Long. Nếu nuôi gia cầm thì không ổn vì hai lý do là địa bàn hay mất trộm và bà vợ ngẩn ngơ, cứ chồng không có nhà là bắt tất ra cắt cổ bất kể lớn nhỏ. Nuôi lợn, dê thì không có người chăm, thả rông phá hại hoa mầu của bà con khác là không được. Nuôi bò thì đã thất bại từ trước vì không ai chăm. Cuối cùng quyết định nuôi Trâu. Nuôi trâu có mấy ưu điểm:

1. Trâu hiền, đi chậm, ăn dưới thấp chứ không như bò, cứ trời nắng là men lên cao, rất khó chăn. Trâu có thể cọc lại và tự ăn, còn bò theo dân địa phương nếu cọc lại dễ bị quấn dây vào chân và ngã chết.

2. Con của Long giừo đã 8 tuổi có thể chăn, chăm cho con trâu này.

3. Trâu có thể kéo gỗ cho các hộ có phép khai thác kiếm thêm tiền.

4. Trâu cái sinh sản, có thêm thu nhập

5. Trâu giúp Long kéo được nhiều củi, bìa để bán thay cho người kéo. Long có thể kiếm nhiều củi hơn, khi đủ thì kéo ra bán chứ không phải đi hàng ngày. Thời gian tiết kiệm dành cho gia đình, chăm sóc trâu.

Việc cần kíp là làm vấn đề làm thế nào huy động cả thôn vào cùng giúp gia đình này. Những gì sẵn có thì bà con góp, những gì không có chúng tôi giúp. Sau khi mọi người bàn thì quyết định:

1. Lập một nhóm các hộ gần hàng ngày, tuần cắt cử người đến kiểm tra việc chăm sóc trâu trong thời gian đầu. Có vấn đề gì, báo ngay cho thôn xử lý.

2. Thôn góp công, gỗ sẵn có làm chuồng trâu, chúng tôi giúp tấm lợp và vận chuyển đến thôn để lợp chuồng.

3. Hộ gần nhà Long cho mượn đất để trồng cỏ. Chúng tôi giúp giống cỏ tốt nhất hiện nay là VA06 để phòng ngày không chăn được, trâu không bị đói.

4. Trâu giao cho Long trong vòng 3 năm không được bán. Nếu không làm tốt trâu sẽ trả về thôn trao cho hộ khác. Sau 3 năm, hộ Long toàn quyền sử dụng.

5. Chỉ giao trâu khi đã làm song chuồng.

Vấn đề là mua một con trâu cái khoảng 3 tuổi thì sẽ vực kéo ngay và sớm sinh sản nhưng giá lại cao. Nhưng đã giúp thì giúp đến cùng. Chúng tôi phải mất gần tháng mới có đủ 10 triệu mua trâu. Còn quần áo cũ thì huy động mọi người quyên góp.

Sau rất nhiều đi lại, đôn đốc, kiểm tra, chuồng trâu mới làm song. Chúng tôi phối hợp với thôn, xã mua một con trâu cái tốt ở thôn bên, không mang ở bên ngoài đến để tránh lở mồm long móng.

Mời các bác xem lại hình ảnh rất đáng thương của hộ nghèo này


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520nduwngnhnd1578008.jpeg

Mời các bác xem cái chuồng trâu. Trông đơn giản thế nhưng không phải hộ nào cũng có vì họ toàn thả rông thôi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520nzm4zwnjmw2277419.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ndfintmxyz2289167.jpeg

Mấy tháng sau kiểm tra lại thấy chuồng rất sạch sẽ chứng tỏ trâu được chăm sóc tốt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520yznjytzmng1253473.jpeg

Đây là trâu chúng em mua cho nhà anh Long ạ


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520nmm4yjvhzg1675695.jpeg

homeless man
16-05-2009, 22:37
Lễ bàn giao trâu cho hộ Long diễn ra cuối năm ngoái. Một vài hình ảnh tại buổi lễ.

Bà con trong thôn đến chia vui với gia đình nhà Long


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520zdflyju0yj1972478.jpeg

Phượt tử đang có lời phát biểu với đại diện chính quyền địa phương và thôn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520nmizotgznj983485.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ytu5ndfmnd1318265.jpeg

Bác chủ tịch xã lên nói lời dặn dò Long chăm sóc cẩn thận con trâu vì đối với hộ này, nó là một tài sản lớn


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ogexyjzlyj1488604.jpeg

Long ngập ngừng phát biểu, quên cả tiếng Kinh, phải nói bằng tiếng Dao.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520otyznmuyot1974356.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520ntdindbhow1646906.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520mmjjndljzj1253019.jpeg

Còi To
16-05-2009, 22:56
Lễ giao trâu nhìn bác thấy hoành tráng quá hổng giống em lúc đi phát màn tuyn với phát bột ngọt, giống mỗi cái bà ngon ngồi yên lặng chờ đợi. Em là của người phúc ta :D còn bác chắc chủ trì (c)(beer)

hd128
17-05-2009, 08:12
Tks, Homeless Man. Phuot mà như bạn thì không ai dám nói là "nhảm” cả(c)(c)。
Chúc chân cứng đá mền! (beer)

homeless man
17-05-2009, 13:15
Em cũng biết, rất nhiều đoàn từ thiện, cứ nghĩ gói quà to, thùng mì tôm to, bao gạo to… trao tặng cho người dân là người dân hết nghèo. Ít đoàn thực sự xuống sống và lăn lộn với dân. Danh sách hộ nghèo nhận quà do địa phương chuẩn bị nên nhiều khi rơi vào gia đình các ông cán bộ địa phương hết. Khi người dân ăn hết quà, lại trở về nghèo như cũ. Cả một số chương trình của nhà nước cũng vậy. Các bác ngồi ở trên định ra tiêu chuẩn hỗ trợ hộ nghèo bao nhiêu phân, bao nhiêu giống…rồi mua, rồi phát mà chả quan tâm xem hộ đó có thực sự cần những thứ đó hay không. Rất nhiều hộ nghèo không cần cái này sẽ bán rẻ để lấy tiền uống rượu. Hỗ trợ kiểu này biết bao giờ cho đủ.

Muốn giúp người nghèo thoát nghèo một cách thực sự cũng mất nhiều tâm huyết phết các bác ạ. Chúng em phải thường xuyên đi lại, theo dõi nghiên cứu gia đình Long từ năm 2006 và mãi đến cuối 2008 mới tìm ra một số giải pháp cơ bản giúp cho hộ nghèo này. Vấn đề là phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói thì mới giải quyết dứt điểm được.

Như ở bài #109 em đã liệt kê một loạt các nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo nhưng đó không phải là nguyên nhân gốc rễ vì giải quyết nó, người dân không hết nghèo. Các nguyên nhân làm người ta nghèo rất phức tạp các bác ạ nhưng để đơn giản, có thể chia ra 3 loại (lớp):

1. Các nguyên nhân trực tiếp: dễ nhận biết nhất và thường các đoàn từ thiện hay tập trung vào giúp cái này. Có thể liệt kê một số loại như điều kiện tự nhiên khó khăn, thiêu tai dịch bệnh, bão lụt, rủi ro…

2. Các nguyên nhân trung gian: khó nhận biết hơn và ít đoàn từ thiện giúp cái này. Ví dụ như trình độ văn hoá, dân trí thấp; Hủ tục nặng nề trong ma chay, cưới xin, hội hè đình đám…; Các cách trở xa xôi về địa lý, sống cách biệt giữa các cộng đồng; Các trở ngại trong tiếp cận thông tin do rào cản ngôn ngữ; Thiếu cơ hội phát triển kinh tế; Bất bình đẳng giới; Thiếu dịch vụ cơ bản như chăm sóc y tế phụ nữ, trẻ em, vệ sinh, nước sạch, môi trường…

3. Nguyên nhân gốc rễ: rất khó nhận biết và rất ít người để ý giúp cái này. Ví dụ như người dân thiếu sự tiếp cận đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như câu chuyện khai thác và mót quặng ở trên); thiếu sự tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến đời sống của họ; sự phân bổ nguồn lực không đều trong xã hội, nơi quá nhiều, nơi quá ít; sự bất bình đẳng xã hội và các quyền của người dân chưa được thực thi một cách hiệu quả.

Nếu các bác để ý, không phải chúng em giúp gia đình Long con trâu là hộ này sẽ thoát nghèo ngay đâu nhé. Con trâu chỉ là cái cớ thôi ạ. Các biện pháp tổng hợp sẽ giúp cho gia đình Long giải quyết vấn đề của mình:

1. Tăng cường sự tiếp cận đến nguồn tài nguyên thiên nhiên: không thể làm cải cách chia lại đất được nữa vì đất đã chia rồi, hộ Long không có đất thì chúng em vận động các hộ có đất có, rừng cho Long khai thác lâm sản; cho mượn đất trồng cỏ…

2. Tăng cường sự tham gia của Long vào các hoạt động cộng đồng: tham gia nhóm bảo vệ, phát triển rừng từ đó tham gia vào hoạt động của cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm cũng như lợi ích một cách công bằng, có tiếng nói trong cộng đồng…Đây là điều mà người nghèo hay bị gạt ra khỏi “các cuộc chơi”.

3. Con trâu là cái cớ để cộng đồng chung tay giúp Long, nâng mức tham gia của hộ này vào các hoạt động của thôn, bản. Dần dần, tiếng nói của hộ nghèo này sẽ được lắng nghe để các cấp chính quyền có sự quan tâm đúng mức và thiết thực…

Trên đây chỉ là những bước đi ban đầu, còn rất gian nan để có thể giải quyết hết các nguyên nhân sâu sa của đói nghèo. Nhưng với việc nhận ra các nguyên nhân này, thì ít nhất cũng nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.

Các bác có thấy nụ cười của Long không ạ. Đây là cái làm em tin tưởng chắc chắn rằng, hộ nhà Long sẽ thoát nghèo trong tương lai gần.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620mgu1mjcxnj2313877.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620owvlnwm5md2297069.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620mty1zja4zw1760711.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620y2vjzwmxot1566820.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051713620n2fiyzawzd1283515.jpeg

greenline
17-05-2009, 17:24
Muốn giúp người nghèo thoát nghèo một cách thực sự cũng mất nhiều tâm huyết phết các bác ạ. Chúng em phải thường xuyên đi lại, theo dõi nghiên cứu gia đình Long từ năm 2006 và mãi đến cuối 2008 mới tìm ra một số giải pháp cơ bản giúp cho hộ nghèo này. Vấn đề là phải tìm được nguyên nhân gốc rễ của nghèo đói thì mới giải quyết dứt điểm được.


Bài viết của bác rất công phu và ít nhiều mang tư duy của dân NGO. :D Hình như cách làm này cũng có nhiều dự án của cả các NGO lẫn VN áp dụng. Nhưng ở đây có lẽ trình độ/ nhận thức của bà con dân cư ở đó tương đối cao nên thành công. Ở vùng khác theo em được biết thì không thành công lắm do bà con đem trâu/ bò ... bán lấy tiền uống rượu luôn. Điều kỳ lạ là có những nơi còn xuất hiện tâm lý ỷ lại rất lớn vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của TW, bất kể là quan chức hay bà con. :shrug:

homeless man
17-05-2009, 18:12
Ở vùng khác theo em được biết thì không thành công lắm do bà con đem trâu/ bò ... bán lấy tiền uống rượu luôn. Điều kỳ lạ là có những nơi còn xuất hiện tâm lý ỷ lại rất lớn vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của TW, bất kể là quan chức hay bà con. :shrug:

Nếu có trách thì chỉ trách người làm và cách làm thôi, không phải lỗi của người dân. Cái kiểu đánh trốn bỏ rùi, giao song là phắn như cách nhiều chương trình chúng ta làm hiện nay thì thành công sao được.

Nếu bạn để ý kỹ tớ có kể rõ chính nhà Long đã từng có hai con bò của Nhà nước giúp nhưng phải trả lại nhé. Nhưng tớ giao trâu thì làm luôn mấy việc như lập và cử nhóm giúp đỡ, giám sát hộ này tại cộng đồng, tìm hiểu kỹ nhu cầu hộ này là trâu chứ không phải con gì khác, giúp làm chuồng và trồng cỏ...

Tớ cũng nói rõ là cũng phải thường xuyên đến kiểm tra mà. Mất công lắm, có thế mới giúp được người ta. Nói thật, hộ nghèo như nhà Long, vợ điên, chồng què, mẹ bệnh, con nhỏ, không ruộng, không vườn, nhà như túp lều trên đất mượn, đã phải bán cả con trả nợ thì có lẽ ít ai nghèo hơn nữa rồi. Tớ tin rằng hộ này mà còn làm được thì phần lớn các hộ nghèo nơi khác đều làm được, trừ một số rất nhỏ, quá đặc biệt thôi.

homeless man
21-05-2009, 12:01
Tra tấn các bác về cái vụ người nghèo này nhiều quá, mà Bắc Kạn là một tỉnh nghèo thì kể sao cho hết các thân phận của người nghèo ở đây. Thôi, em lập cái sub-topic chuyển qua cái gì vui hơn, ví dụ như giới thiệu các món mà em được chén ở đây chẳng hạn. Chắc cũng nhiều phượt gia, khi phượt cũng đã tìm hiểu cái này.

Trên trang Phuot.com của nhà ta cũng có một topic giới thiệu các món ăn trên đường phượt. Trong bài của bác Mì về Tuyên (người trên này chỉ nói thế thôi nhé, nào đi Tuyên, bên Tuyên, người Tuyên, sang Tuyên, không mấy khi nói hết chữ Quang ạ) bác ý cũng mô tả rất kỹ cái món rau dớn, mắm cá…Em cũng có thể thêm vài bài vào các topic đó. Nhưng em có ý định viết nó vào đây để các bác có được cái nhìn toàn diện hơn về vùng đất này. Hơn nữa, do có điều kiện phượt lâu ở vùng này, nhiều cái em tìm hiểu được ngóc ngách nên cũng muốn mô tả tỷ mỉ.

Trước hết là rau dớn ạ.

Rau dớn thì bác Mì đã viết nhiều, em không nói lại. Ở Bắc Kạn, mọi người không những chỉ ăn mà còn hái bán. Rau này người ta không trồng mà chủ yếu mọc hoang ven các bờ suối, các khu đất trống, gần nước. Rau rất sẵn trong vụ xuân-hè, sẽ già và lụi khi mùa thu-đông đến. Ở các bản người dân tộc, rất hiếm rau trồng. Bà con chủ yếu hái rau rừng để ăn.

Mỗi lần phượt mà ở lại thôn, chúng em thường đến ở tại một nhà dân nào đó cho tiện. Anh em chia nhau người kiếm rau, người nấu cơm. Gặp mùa rau dớn, thì ra suối hái. Thấy tụi em hái rau, người dân địa phương cũng rất ngạc nhiên vì họ tưởng người dưới xuôi không viết ăn rau này. Chỉ hái mỗi cái vòi (búp) non thôi. Phần coọng và lá già không ăn được. Mà cái rau này nó ngót ghê lắm các bác ạ. Một rổ to sau khi chế biến chỉ còn vài bát.

Rau dớn xào, nấu đều ngon nhưng bọn em hay làm nộm. Rau chần qua cho chín. Sở dĩ không chần kỹ vì rau rất non, làm kỹ nó nát và nhớt. Sau đó trộn tranh, ớt, gắp ra bát. Khi nào ăn thì rắc lạc giã nhỏ lên trên. Món này sau sạch, ăn rất phê. Thường là phải làm lấy mới có ăn, không có nơi nào bán cái thứ dân dã làm sẵn này cả.

Rau dớn bán tại chợ, nhưng cái cọng nó dài thế kia thì khi nhặt lại, bỏ phần già chả còn lại bao nhiêu.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mznlzgi1nd209661.jpeg

Bên bó rau dớn là rau tầm bóp. Loại này ăn có vị hơi hơi đắng, nấu canh ăn lạ miệng và rất ngon.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zwjjyjhmnt435063.jpeg

Và tác phẩm của chúng em với món nộm và xào. Các bác thấy không, có mấy người mà bọn em chén hết từng đó rau.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mtq2ywmymz1086076.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zjqwymuznj895420.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021zmmxnjezyz942440.jpeg

Làm phát đặc tả cận cảnh này. Nhớ món rau này quá.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mzexytyxzw245528.jpeg

Chitto
22-05-2009, 22:51
Nhìn rau sạch non thèm quá ! Nhất là mấy hôm ăn uống linh tinh, ngoài hàng cơm mà nhìn món rau thì chả muốn ăn, vì rau chế biến lâu rồi, dù có xào nấu lại cũng không còn gì.

Chẹp chẹp.

homeless man
26-05-2009, 19:50
Thịt lợn thì ở đâu mà chả thế. Lợn đen Bắc Kạn-con lợn tên lửa-nuôi lâu lớn thì chất lượng có cao hơn, ngon hơn nhưng cơ bản vẫn là thịt lợn. Được một món ăn ngon phụ thuộc vào việc chế biến, bảo quản rất nhiều.

Ở dưới xuôi ta, có tủ lạnh, có chợ gần nhà thì việc chế biến hay mua đến đâu ăn đến đó cho tươi chẳng thành vấn đề. Trên này có khi cả năm không được miếng thịt nhưng tết đến nhất thiết phải "đụng lợn"-tức là vài hộ chung nhau một con hay nếu gia đình đông, lợn nhỏ thì làm luôn một con. Thịt cả con lợn thì cần phải có cách chế biến đặc biệt thì mới không thiu thối, mới để ăn dần được lâu.

Hồi bé, nghe kể người dân tộc ăn thịt treo thối, có mùi kinh khủng. Rồi nhái ôm măng...do người lớn kể thì coi họ như những người mọi rợ. Hóa ra sau này hiểu biết thấy toàn nói láo hết. Thế mới thấy cái kỳ thị dân tộc của mình nó lớn thế nào.

Phải nói người dân tộc (Dao, Tày, Mông...) ở đây có kiến thức chế biến thịt lợn hun khói rất tài tình. Nhờ con lợn chất lượng cao, ít nước nên góp phần chế biến dễ dàng hơn.

Lợn thịt ra, lọc bỏ xương và tuyệt đối không rửa lại nước. Sau khi pha, thịt được lau khô và ngả ra cho nguội. Tùy dân tộc và địa bàn, nó được đưa và cối giã với muối. Giã ở đây là để muối ăn sâu vào thớ thịt chứ không giã nát. Lượng muối cũng đủ ăn chứ không phải mặn chát. Sau đó cho vào sọt ủ 2-3 ngày. Nguyên liệu đem ủ với thịt là một loại men làm từ các cây rừng-đây là bí kíp, tri thức bản địa của họ. Có nơi họ cho thêm một tí diêm sinh, có nơi không. Việc cho tí diêm sinh vào thịt cũng giống như mình cho hàn the vào giò ở dưới xuôi. Vì họ để ăn chứ không bán nên họ cũng cho rất ít chứ không phải để làm hàng như mình.

Sau ủ, thịt được treo trên gác bếp. Do nấu ăn hàng ngày bằng củi nên gác bếp thường xuyên có khói. Thịt treo như vậy để được cả nửa năm. Lượng mỡ chảy xuống một phần. Phần còn lại trở lên trong suốt.

Thịt này có thể chế biến được nhiều món ăn. Có hương thơm của khói, ăn không ngấy ăn rất ngon và lạ. Tôi được ăn thịt này khi sống trong nhà dân. Các quán ăn hầu như không có bán. Nếu muốn mua mang về phải đặt làm hộ trước cả tháng.

Một vài hình ảnh món thịt lợn hun khói.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522nzhjztvmzt1484774.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522ntrmmgewmt844847.jpeg


Làm phát cận cảnh để các bác xem.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052614522mjbjmthinz955333.jpeg

greenline
27-05-2009, 11:54
Thịt này có thể chế biến được nhiều món ăn. Có hương thơm của khói, ăn không ngấy ăn rất ngon và lạ. Tôi được ăn thịt này khi sống trong nhà dân. Các quán ăn hầu như không có bán. Nếu muốn mua mang về phải đặt làm hộ trước cả tháng.


Vụ thịt lợn hun khói này giờ em mới biết, trước giờ toàn thấy thị trâu bò hun khói thôi. :)

Đợt vừa rồi em đi Bắc Mê và Định Hóa chụp được mấy con vật hoang dã khá lạ mà hỏi tên thì là chồn, khỉ gió gì đó. Bác có biết mấy con như ảnh dưới không?


https://i579.photobucket.com/albums/ss237/ducibt/_5037005.jpg?t%201243396047

Con này dân họ gọi là khỉ gió???

https://i579.photobucket.com/albums/ss237/ducibt/_5047725.jpg?t%201243395974

https://i579.photobucket.com/albums/ss237/ducibt/_5047722.jpg?t%201243395956

Ảnh trên là chồn/ mèo rừng??? Em thấy giống hệt như mèo nhà, chỉ khác ở thái độ rất dữ: khạc, xù lông khi thấy người đến gần. Đến khi nhìn kỹ hơn thì thấy lông nó trông rất đẹp như báo gấm với các vệt vằn vện phân bổ rất đều và rõ.

homeless man
04-06-2009, 18:09
Ảnh trên là chồn/ mèo rừng??? Em thấy giống hệt như mèo nhà, chỉ khác ở thái độ rất dữ: khạc, xù lông khi thấy người đến gần. Đến khi nhìn kỹ hơn thì thấy lông nó trông rất đẹp như báo gấm với các vệt vằn vện phân bổ rất đều và rõ.

Con dưới đúng là mèo rừng. Ở vùng Bắc Kạn cũng có. Người dân hay bắt và bán. Trong nhóm của tớ cũng có cậu mua về, nuôi bằng thịt sống nhưng chỉ được thời gian ngắn là hoặc chết, hoặc sổng chuồng đi mất, rất khó nuôi.

Con trên có vẻ là con cu li (Loris) hơn (tên khoa học là Nycticebus coucang), không biết có phải không nhưng lông của culi cầm máu rất tốt. Tớ có cái ảnh sưu tầm dưới đây là culi, rất giống ảnh trên của bạn. Không biết con đó có đuôi dài không? Nếu có đuôi dài là chồn, nếu đuôi ngắn là Culi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060415423yzy2ywy0nm76442.jpeg

greenline
04-06-2009, 22:54
Con trên có vẻ là con cu li (Loris) hơn (tên khoa học là Nycticebus coucang), không biết có phải không nhưng lông của culi cầm máu rất tốt. Tớ có cái ảnh sưu tầm dưới đây là culi, rất giống ảnh trên của bạn. Không biết con đó có đuôi dài không? Nếu có đuôi dài là chồn, nếu đuôi ngắn là Culi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060415423yzy2ywy0nm76442.jpeg

Có lẽ là con cu li. Khi gặp lần đầu tiên em thấy nó ngơ ngác và có viền mắt như con gấu trúc, kiểu ngồi cũng khá giống. Con này khá bé, chỉ to như cổ tay và dài khoảng 1 gang tay. Vụ đuôi thì em chịu vì nó ngồi yên một chỗ không chịu di chuyển gì. Riêng về vụ cầm máu thì lông culi mà em biết là mọc từ 1 khúc gỗ, ở HP khá nhiều nhà có cái này. :S Hai loại có tính năng tác dụng giống nhau à ???

homeless man
05-06-2009, 06:21
Riêng về vụ cầm máu thì lông culi mà em biết là mọc từ 1 khúc gỗ, ở HP khá nhiều nhà có cái này.


Lông culi (thực vật) còn gọi là Kim mao Cẩu tích. Rễ lông Cu li là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Lông Cu li (Cibotium Barometz (L) J.Sm), thuộc họ Lông Cu li. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Lông Cu li có tác dụng cầm máu. Ứng dụng lâm sàng: Trị chứng can thận bất túc: Đau nhức sống ngang lưng, tiểu nhiều khó cầm, thuốc có tác dụng bổ can thận hay trị chứng phong thấp hoặc hàn thấp chân tay tê đau.

Cây lông culi


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523zmywzjnlmg42221.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523n2fjmzgyzd25370.jpeg

Tớ cũng không chắc là Lông culi (động vật) có cầm máu được không vì ở ta bây giờ loại này thuộc giống quý hiếm rồi=))=))

homeless man
05-06-2009, 06:52
Thêm một món thịt lợn chế biến. Đây là xúc xích dân tộc các bác ạ. Cách chế biến như thế này: Lòng lợn non làm sạch. Thịt nạc, có tí mỡ, không phải nạc tinh băm nhuyễn, cho thêm các loại gia vị. Gia vị theo cách làm của họ gồm các loại cây lấy trên rừng. Đây chính là cái làm cho mùi vị của nó khác hoàn toàn xúc xích dưới mình.

Sau khi nhồi song, họ nướng trên than hồng. Cái vỏ bằng lòng non sẽ chín và co lại làm cho cái xúc xích đặc và chắc. Sau khi chín, bỏ ra treo trên gác bếp. Loại này có thể để được hàng tháng treo trên bếp mà không phải bảo quản lạnh.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523ntzlotk2od1271033.jpeg

Độc hành
05-06-2009, 16:19
Chưa được thưởng thức món xúc xích này bao giờ. Ướt hết bàn phím rồi. Hic
Những thông tin rất bổ ích. Cảm ơn bác người rừng.

homeless man
05-06-2009, 16:22
Giảo cổ lam chắc các bác nghe nhiều, thông tin về nó, mời các bác đọc thêm tại đây:

http://dantri.com.vn/c7/s7-217884/phep-mau-giao-co-lam.htm\

Thực ra chúng em cũng chẳng biết tên nó là cái gì. Đơn giản đi rừng, nó là một trong 5 loại rau đắng mà chúng em thường hái ăn. Người dân địa phương gọi là rau đắng. Vị đắng thanh của nó rất đặc biệt. Thường dùng để nấu canh trứng, tức là sau khi sôi nước, cho rau vào và gần bắc ra thì đập vào mấy quả trứng. Rau rất sẵn vụ đầu hè. Đây là loại dây leo, lá đơn không đối xứng.

Gần đây, mọi người bảo nó là Giảo cổ lam thì chúng em biết vậy. Nhưng có muốn quay lại rừng hái cũng không phải dễ vì nó rất giống với một số loại không ăn được. Nếu các bác không chắc chắn, khuyên các bác rất không nên thử. Ví dụ như có nhiều người dân tộc ở vùng cao vẫn hái nấm ăn hàng ngày mà có khi còn hái phải nấm độc. Rất dễ tèo =))

Trong ảnh có ba người thì hai người là dân tộc Tày bản địa. Có như vậy chúng em mới dám ăn cái loại mà người ta gọi là Giảo cổ lam với rất nhiều đặc tính quý này :)):))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523ogvkyje4yz2500457.jpeg

Món rau đắng-Giảo cổ lam đã sẵn sàng để nấu món canh trứng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523oteyn2y4md2614170.jpeg

greenline
05-06-2009, 17:05
Mình cố gắng cắt hết râu ria (nếu đủ thông tin sẽ lập topic mới) viết song cái topic này sớm để kể với tất cả các bạn những điều mình biết về vùng đất, con người ở nơi này. Mình nghĩ vẫn còn rất nhiều điều thú vị ở phía trước để chia sẻ. Sau khi kết thúc topic này mình sẽ bàn lịch đi nếu các bạn vẫn còn muốn đi.

Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.


Em nghĩ topic chắc chắn còn dài, nhưng tháng 6-7 thì đến nơi rồi. Thôi bác sắp xếp thời gian cho bọn em đi ké học hỏi nhé. :D

homeless man
05-06-2009, 20:57
Em nghĩ topic chắc chắn còn dài, nhưng tháng 6-7 thì đến nơi rồi. Thôi bác sắp xếp thời gian cho bọn em đi ké học hỏi nhé. :D

Tớ vừa ở Bắc Kạn về tối qua, nên bỏ bê cái topic này dài dài với những câu chuyện không đầu, không cuối. Nhìn lại thấy nó cũng dài thật. Thế mà chuyện phượt rừng vẫn chưa kể được chuyến nào. Thông tin tích cóp sau bao chuyến đi với mấy trục GB ảnh, túc tắc kể có khi cả năm chả hết.

Nhóm tớ đã có 4 người: hai Hà Nội, hai đang ở Chợ Đồn. Có lẽ tối đa thêm 6 người nữa là vừa. Như tớ đã nói, nếu không có gì thay đổi, có lẽ cuối tháng này hoặc đầu tháng sau đi là tuyệt khi mùa lúa chín. Đứng trên núi mà chụp được cánh đồng lúa (nhỏ thôi) chín vàng bên chân núi thì tuyệt.

Vậy tớ chính thức đứng ra tổ chức chuyến đi Bản Thi-Chợ Đồn-Bắc Kạn với số lượng tối đa là 6 người + đoàn của tớ 4 người là 10.

Với tinh thần first come first serve, tớ sẽ lập danh sánh và gửi cho chính quyền địa phương trước khi đi.

Vì gần Hà Nội, chỉ cần 02 ngày cuối tuần là nhòe nên phù hợp với nhiều bạn. Tuy nhiên nếu chỉ đi Bản Thi không thôi thì tiếc, bạn nào có thời gian chạy lên Ba Bể thêm 01 ngày thì tuyệt.

Nào, mời các bạn nhanh tay đăng ký. Để tránh làm loãng topic này, tớ mở topic khác tên "Tham quan khu mỏ cũ của người Pháp tại Bản Thi" trong mục tìm bạn đồng hành để mọi người đăng ký.

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=3609

homeless man
05-06-2009, 21:29
Trên Bắc Kạn cũng có nhiều trám và sấu chua. Cây mọc tự nhiên trong rừng. Qua nhiều năm mới có quả, nhưng gần đây bà con khai thác hủy diệt nên cũng chả còn mấy cây. Khai thác hủy diệt có nghĩa là muốn hái trám thì chặt cả cây, năm sau khỏi hái :(.

Trám có vào cuối thu-đầu đông. Trám có hai loại: trám trắng (chua) và trám đen. Trám trắng cũng chia hai loại: Trám tròn và trám ba-cạnh quả to giống như quả bàng nhưng loại này hiếm. Người dân hay cắt nhỏ trám 3 cạnh ra bán theo lạng tại chợ nên ít khi chụp được ảnh. Trám trắng, quả thon dài là nhiều nhất. Trám đen ít hơn.

Trám làm mứt, kho cá, thịt hay chế biến các món khác như trám đen nhồi thịt chẳng hạn. Trám cần chế biến kỹ (ví dụ luộc bỏ nước chẳng hạn), nếu không sẽ có vị chát.

Trám đen


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523ntyxnwvmzd1233131.jpeg

Trám trắng


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523mwizmdmyym386071.jpeg

hd128
06-06-2009, 12:17
Trên Bắc Kạn cũng có nhiều trám và sấu chua. Cây mọc tự nhiên trong rừng. Qua nhiều năm mới có quả, nhưng gần đây bà con khai thác hủy diệt nên cũng chả còn mấy cây. Khai thác hủy diệt có nghĩa là muốn hái trám thì chặt cả cây, năm sau khỏi hái :(.

Trám làm mứt, kho cá, thịt hay chế biến các món khác như trám đen nhồi thịt chẳng hạn. Trám cần chế biến kỹ (ví dụ luộc bỏ nước chẳng hạn), nếu không sẽ có vị chát.

Trám đen


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523ntyxnwvmzd1233131.jpeg

Trám trắng


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060515523mwizmdmyym386071.jpeg

Thật buồn cho cách thức khai thác hủy diệt của bà con. Hẳn phải có nguyên nhân gì đó, bởi kinh tế chẳng hạn. Rừng hồi Lạng sơn khi xưa quý là thế vậy mà đầu những năm 70 bà con chặt cả dàn, để xấy thuốc lá. Vì khi đó giá thuốc lá rẻ, còn hoa hồi, dầu hồi thì đem đi bán còn phải xếp hàng, hẹn ngày lấy tiền.

Cách chế biến Trám thực ra lại rất đơn giản. Kể cả trám trắng lẫn trám đen chỉ cần ngâm vào nước nóng già khoảng 70-80 độ C trong vòng 15-20 là được. Quả trám trắng sẽ róc hạt, trám đen sẽ mền thịt. Bạn mà đun sôi lên thì càng ninh càng rắn =)). Lần sau đi bạn thử mà xem. Hoặc hỏi dân bản cũng biết ngay mà. Trám không như măng rừng. ;)

BM
06-06-2009, 12:31
(thực vật) Lông Cu li có tác dụng cầm máu

Cầm máu do tác động mao dẫn của lông. Tuy nhiên, điều này lại làm cho lượng máu chảy ra thực tế nhiều hơn!!! mặc dù nhìn thấy triệu chứng chảy máu có suy giảm. Buộc ga-rô để giảm chảy máu, lượng máu chảy tự nhiên do sự ngưng kết tiểu cầu sẽ cầm máu tốt hơn. Các tác dụng khác, thực tế không rõ ràng!

Nheva
06-06-2009, 12:56
Như em đã kể ở trên, sau khi tiếp quản và bỏ hệ thống vận chuyển quặng bằng tời, mình dùng hệ thống đường bộ. Để từ chân núi lên đến đỉnh, đoạn đường quanh co theo núi rất nguy hiểm có độ dài khoảng 10km. Đã có nhiều xe lao xuống vực và người bỏ mạng trên con đường này. Năm ngoái, lúc đi ở đoạn này thấy các mảnh nhựa vỡ tung tóe tại một khúc cua tay áo. Sau xuống núi mọi người kể có vụ xe lao xuống vực, đi đứt một mạng người.


Tôi cũng thắc mắc như bạn, tại sao ta lại bỏ hệ thống tời cáp để dùng đg bộ vừa tốn vừa nguy hiểm, lại ko thân thiện với môi truờng
Mới đây vào công tác trong xi măng Nghi Sơn (Tĩnh Gia , Thanh Hoá), tôi thấy ngưòi Nhật ( liên doanh với VN ở đây) đã xử lý vụ khai thác đá cũng đúng như ngưòi Pháp ở Thái Nguyên vậy, chỉ có điều quy mô và kỹ thuật hoành tráng hơn mà thôi. Và kết quả thì tuyệt vời. Họ làm 1 đuòng băng tải dài gần 11km để chuyển đá khai thác từ Hoàng Mai (Nghệ An) sang Nghi Sơn, công suất =300 xe tải mỗi ngày. Như vậy đỡ phải mua xe, xăng, đỡ hỏng đuòng, rồi tai nạn, đỡ bao nhiêu lao động, và đặc biệt là bảo vệ môi truờng. Tuyến băng chuyền này chạy qua núi đồi ruộng đồng rất thân thiện, cũng chẳng tốn mấy diện tích (vì nó chay trên cao, cách mặt đất khoange 4m), chỉ cần 2 tram ở 2 đầu điều khiển = nhấn nút điện, thật tiện lợi nhẹ nhàng
Mình bỏ cái Bản Thí phí quá nhỉ. Không dùng thì cũng nên bảo tồn nó như một di tích , di sản chứ. Ở nhiều nước họ vẫn làm các tour thăm mỏ cũ đấy
Hy vọng bạn Nguời rừng sẽ mở đầu hay ho cho trò này
Tks bạn vì topic rất thú vị

homeless man
06-06-2009, 13:16
Thật buồn cho cách thức khai thác hủy diệt của bà con. Hẳn phải có nguyên nhân gì đó, bởi kinh tế chẳng hạn....

Cách chế biến Trám thực ra lại rất đơn giản....

Chặt là vì thế này bác ạ. Cây mọc tự nhiên trong rừng, ai mạnh thì lấy. Có người đến trước, quả non thì đánh dấu nhưng khi quay lại vẫn bị hái mất. Cho nên, không ăn đạp bỏ hoặc ăn rồi cũng bỏ, chẳng cho ai hưởng lợi sau mình :(

Một lý do nữa là cây rất cao, quả ở cành phân tán rất khó hái. Cây trám có khi mấy năm mới được một vụ nên chặt xuống dễ bứt. Thật đơn giảnX(

Có cách hái trám và cả sấu...là dùng dây thít gốc. Khi dây thít chặt, việc trao đổi chất không diến ra được, lá sẽ thiếu nước, úa và quả rụng xuống. Như thế một cây, quả già hay non rụng một lần hết. Nhưng phải lưu ý là không thít lâu quá (tùy loại cây). Nếu lâu quá không tháo dây, cây cũng chết luôn:D

Còn chế biến trám, có thể như bác nói. Em chỉ ăn thôi (dù không thích lắm) và chưa tự làm bao giờ. Có để ý thấy nhà hàng họ luộc, bóc và thái chỉ, sau đó rang với thịt. Khi ăn thấy cứng và chát. Còn nếu kho với thịt, cá thì chỉ cắt đôi. Chắc kho lâu nên mềm lắm. Cho vào miệng là tan rồi, không phải nhai. Mùi vị thì của thịt cá, vị trám đi mất gần hết =))

Bác bảo không chặt thì làm sao hái được hết trám ở cây cao, quả thưa thế này :))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060615623njkwzwu3og1005997.jpeg

homeless man
06-06-2009, 13:54
Cầm máu do tác động mao dẫn của lông. Tuy nhiên, điều này lại làm cho lượng máu chảy ra thực tế nhiều hơn!!! mặc dù nhìn thấy triệu chứng chảy máu có suy giảm. Buộc ga-rô để giảm chảy máu, lượng máu chảy tự nhiên do sự ngưng kết tiểu cầu sẽ cầm máu tốt hơn. Các tác dụng khác, thực tế không rõ ràng!

Thực ra lúc đầu em cũng nghĩ giống như bác nhưng sau tự hỏi nếu chỉ cầm máu do tác động mao dẫn của lông thì loại lông hay tơ nào cầm máu trả được, cần gì lông cu li? Ví dụ như khi đứt tay thì lấy dúm tóc vò rối áp lên là nhanh nhất, sao phải đi kiếm cái loại lông kia phải không ạ?

Em nghĩ trong lông culi có chất gì đó giúp đẩy nhanh quá trình giải phóng canxi trong máu, giúp máu đông nhanh hơn bịt kín vết thương (nhỏ) làm cầm máu nhanh. Theo dân gian, thuốc lào, lá cũng được dùng để cầm máu như trên.

Còn băng garo chắc chỉ dùng khi đứt mạch máu, vết thương to thôi phải không ạ? Chứ đứt tay chút mà dùng thì...

Còn tác dụng khác thì em trích trong sách thôi, chả sai được. Nhưng nó phải phối hợp với nhiều vị khác mới có tác dụng chứ ạ. Các bác xem thêm cộng dụng của Lông cu li ở đây ạ:

http://baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/TRACUUDONGDUOC/TUDIEN/THUOC/CAUTICH.HTM

Bác là chuyên gia bào chế thuốc, có gì không phải mong bác chỉ giáo thêm.

homeless man
06-06-2009, 14:05
Tôi cũng thắc mắc như bạn, tại sao ta lại bỏ hệ thống tời cáp để dùng đg bộ vừa tốn vừa nguy hiểm, lại ko thân thiện với môi truờng...

....chỉ cần 2 tram ở 2 đầu điều khiển = nhấn nút điện, thật tiện lợi nhẹ nhàng
Mình bỏ cái Bản Thí phí quá nhỉ.

Chắc hồi mới tiếp quản chắc mình chưa biết nhấn nút điện bác ạ =))=)). Và hơn 50 năm trước vấn đề môi trường chắc chả ai nhắc đến làm gì :)). Bây giờ biết rồi thì hệ thống đã ra sắt vụ rồi còn đâu :(.

Chúng em cũng đang định đi một chuyến xem các bác phượt nhà ta lên đó có cao kiến gì giúp địa phuơng không:D

homeless man
07-06-2009, 10:29
Các loại rau khác cũng rất hay được người dân dùng ở đây gồm hoa chuối rừng, cải nương, bí nương.

Cải nương, là giống cải cây dài, nhỏ, gieo bằng hạt trên nương xen trong các luống ngô hay sau vụ thu hoạch thì trồng trên nương. Loại này xắt nhỏ cỡ 2cm, sau đó muối chua thì ăn rất ngon. Cải giòn, vị đắng thanh gần như không còn, nước muối cải dùng làm canh em phải chén được mấy bát cơm mà chả cần tí thịt cá nào =))

Hoa chuối rừng rất là nhiều. Đi rừng thì anh em trong đoàn cũng hay hái, Về làm nộm ăn hoành tráng. Hoa chuối có hai loại. Loại đã ra khỏi bẹ thì như búp sen. Loại còn nằm trong bẹ thì như quả tên lửa. Bác nào xem cái avata của em thấy cái tên lửa đó nó như thế nào :)). Nộm trắng tự nhiên chứ không phải dùng thuốc tẩy trắng như dùng hoa chuối dưới mình :(.

Bí nương thường là bí nếp, quả nhỏ. Ăn rất thơm và dẻo chứ không bở như bí dưới xuôi. Em thì chả khen nhưng thực tế cho thấy, người dân tộc trên này có mấy cái thứ bản địa (indigenous) hơn hẳn mình dưới xuôi :D.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060715723nzg0njc4od1036133.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060715723zmrkowvknj519544.jpeg

homeless man
15-06-2009, 22:43
Trên Bắc Kạn chỗ em hay phượt có một số cây họ cọ bao gồm Báng, Đao, Móc. Đây là cây có vỏ ngoài cứng nhưng thân trong mềm, lúc còn non chứa nhiều tinh bột. Các loại này khác với Cọ Bầu và Cọ Xẻ.

Vì có tinh bột nên bà con hay khai thác lúc còn non và bóc lấy phần lõi để nấu rượu (Gọi là rượu Đao) hay băm nhỏ nuôi gà. Một cây Đao có thể nấu được đủ rượu cho một đám cưới (60-100 lít). Ruột Đao ăn có vị ngọt, có sơ như mía nhưng độ đường thì không bằng.

Báng so với móc thì cành to và dài như tàu là dừa, nhưng lá khác lá dừa. Dưới đây là Báng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061516525zdm5mwu1mz1460447.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061516525mzjkztaynd1151735.jpeg

Cây Móc tàu lá ngắn hơn và có trùm dài có các quả nhỏ buông dọc thân cây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061516525mtywzdfknz550290.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061516525nzawzwi5md904545.jpeg

Cây Đao lá như cây dừa, thấp hơn hai loại trên. Lá dựng thẳng như lá dừa nước hay cây vạn tuế nhưng to hơn. Ở đây em không có ảnh Đao. Báng và Móc hay mọc gần nhau và là cây lâm sản ngoài gỗ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061516525nje5ndeyyt898177.jpeg

Nhưng mà tại sao lại kể mấy cây này, liên quan gì đến ăn uống ở đây. Các bác đón xem. Hồi sau sẽ rõ =))

homeless man
18-06-2009, 16:20
Tất cả ba loại cây trên đều cho ra một sản phẩm là SÂU MÓC. Sâu móc là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng. Nó đẻ trứng vào vụ hè-thu trên các thân cấy có bột, đường như các cây thuộc họ cọ trên. Nhưng nếu cây còn sống, vỏ dày thì con bọ cánh cứng nó cũng không đẻ trứng vào đó mà phát triển được.

Để có sâu ăn, bà con thường đốn ngã cây trước khoảng 1-2 tháng. Sau đó đục các lỗ nhỏ quanh cây và để lại cây đó trong rừng. Bọ cánh cứng sẽ đến đẻ trứng vào các lỗ đục sẵn. Trứng nở thành ấu trùng (sâu). Sau khoảng thời gian kiểm tra thấy sâu đã lớn đủ thì bổ cả cây ra để lấy. Có khi cây lớn, thu được cả trục cân.

Con sâu móc ăn ruột cây móc, báng, đao nhiều tinh bột nên rất béo và sạch. Trông như con nhộng tằm hay sâu chít nhưng to hơn nhiều. Con này rất nhiều đạm nên có bạn ăn bị dị ứng. Người đỏ như tôm luộc. Nói chung nếu ăn được nhộng tằm thì xơi được con này, chả có vấn đề gì.

Vấn đề là cái cây nó phải cần cả trục năm để có thể lớn và cho ra con sâu móc. Bây giờ loại này thành đặc sản, bà con khai thác triệt để nên ngày càng hiếm, càng đắt. Hồi mới lên, giá rất rẻ. Bây giờ giá gấp ba mà không có mua.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825zjg1zdnlnm163224.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825ztu2owriyt171755.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825owjjmja1zd210818.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825otjlmmjizd209031.jpeg

Và khi lên đĩa nó như thế này các bác ạ. Đúng như bạn Dugiang nói, con này để nhậu thì tuyệt. Nhưng vài trục nghìn một con thì đắt quá. Ăn mấy con thì chả bõ đâu các bác ạ. Uống một chén rượu ngô, nhắm một con này thì tuyệt. Hy vọng với sự bố trí của địa phương, đoàn cán bộ Trung ương đi nghiên cứu khảo sát vùng sâu, vùng xa cuối tháng Sáu này sẽ có con này để đưa cay tại trận=)).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061816825mtq0yju1zd170415.jpeg

homeless man
19-06-2009, 23:31
Bắc Kạn có nhiều rùa núi đá. Con to cũng phải vài ký. Nhưng do bà con ta bắt nhiều quá nên nó giờ cũng chả còn bao nhiêu, lại nhỏ.

Rùa dùng nấu cao (giá trên 1 tr./lạng) các đại gia Hà Nội đặt hàng có bao nhiêu cũng hết. Bà con ở đây đi rừng, nếu có được vài con thì nướng để ngâm rượu. Cái loại rượu này uống vào mạnh gân cốt. Cho nên rùa ở đây cũng sắp tuyệt chủng cả rồi :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009061916925nwfkztlmzg270600.jpeg

homeless man
21-06-2009, 10:58
Giờ thì đến dúi.

Dúi thuộc bộ gặm nhấm họ hàng với tí chuột chuyên ăn măng tre nứa. Con to khoảng 1,5-2 kg, nhưng trung bình hơn kg/con là ăn được. Tiết con dúi hòa với rượu chữa được bệnh máu cam (là nghe dân gian nói thế). Thịt thơm và ngon có vị như thịt mèo nhưng da dày hơn nhiều và thịt không trắng bằng.

Hai cái răng cửa rất dài. Lấy sống dao gõ cũng không ra. Nhưng nếu dùng thanh nứa gõ nhẹ là rời ra hết. Con này ăn gốc tre, nứa nên còn có tên chuột tre (bamboo rat).

Thỉnh thoảng người dân bắt được con này và mang ra chợ bán, khoảng hơn trăm/con cỡ hơn cân. Nói chung, con này làm mồi đưa cay thì tuyệt.

Còn sống thì nó như thế này:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125owy5y2u0nm155703.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125zwi5ztc1mm106426.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125otdjnjc2m2172893.jpeg

Lên đĩa thì nó trông thế này các bác ạ


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125yje4mzy2ot151509.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125nwyzoda4ym175147.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125m2u5ota4zd199774.jpeg

greenline
21-06-2009, 19:35
Gần đây, mọi người bảo nó là Giảo cổ lam thì chúng em biết vậy. Nhưng có muốn quay lại rừng hái cũng không phải dễ vì nó rất giống với một số loại không ăn được. Nếu các bác không chắc chắn, khuyên các bác rất không nên thử. Ví dụ như có nhiều người dân tộc ở vùng cao vẫn hái nấm ăn hàng ngày mà có khi còn hái phải nấm độc. Rất dễ tèo =))


Ngậm ngùi đọc bài mà không đi được. Tình cờ đọc bài này thì thấy có thêm thông tin:


Cây Giảo cổ lam đầu tiên được GS.TS Phạm Thanh Kỳ - trường Đại học Dược Hà Nội phát hiện thấy ở Việt Nam năm 1997 tại núi phanxipang - Lào Cai và một số vùng núi thuộc tỉnh Cao Bằng. Link: http://vietnamnet.vn/psks/2009/06/851237/

So với hình của bác homeless man thì cây trong ảnh của vietnamnet màu nhạt hơn, nhìn hình và gân lá thì không đủ chi tiết để so sánh. Ngoài ra trong bài viết trên không thấy nêu Bắc Cạn có. Phát hiện của bác homeless man chắc được các nhà khoa học trên ghi công. :D

homeless man
21-06-2009, 20:06
So với hình của bác homeless man thì cây trong ảnh của vietnamnet màu nhạt hơn, nhìn hình và gân lá thì không đủ chi tiết để so sánh. Ngoài ra trong bài viết trên không thấy nêu Bắc Cạn có. Phát hiện của bác homeless man chắc được các nhà khoa học trên ghi công. :D

Ghi cái giề, bà con mấy trục dân tộc ở đó họ ăn hoài có ai ghi công đâu. Theo người địa phương, giảo cổ lam có 3 loại: loại 3 lá, 5 lá và 7 lá. Hôm rồi chợ phiên Xuân Lạc mấy chị người Mông bán loại 3 và 5 lá như thế này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062117125y2ninjfmmz282736.jpeg

Tớ hỏi rồi, với sự giúp đỡ của địa phương, chắc chắn đoàn sẽ tự hái lấy để ăn. Cho chú GL ở nhà thẫn thờ :gun.

homeless man
22-06-2009, 23:13
Nơi chúng tôi phượt, có rất nhiều người Mông sinh sống. Một bản người Mông cách đường otô 10 km. Mùa khô có thể đi bằng xe máy. Sau đó đi bộ khoảng một giờ thì đến chỗ này. Nếu có dịp quay lại đây vào cuối năm thì cảnh rất đẹp.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062217226mde1yzy3mw252818.jpeg

Cái tôi muốn kể không phải là những ngôi nhà và phong cảnh. Tôi sẽ kể kỹ trong các phần tiếp theo. Vì đây mình đang kể chuyện các món ăn, nên tôi đưa một bức ảnh để các bác thấy với địa hình, địa vật như thế này thứ lương thực duy nhất của họ là ngô. Vùng cao nguyên đá Hà Giang, các bác chắc cũng đi nhiều. Có bác nào thưởng thức món mèn mén của người Mông chưa?

Khi tôi đến đây, hộ gia đình này đang nhờ anh em dựng ngôi nhà gỗ. Tất cả mọi người đến làm giúp chỉ ăn một bữa cơm. Không lấy công, không tính toán.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062217226mtrjy2mzog301151.jpeg

Đó là lý do tại sao trên bếp lửa, có món cá khô cắt khúc được đảo với tí mỡ và nước cho chóng mềm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062217226ytyyytdjm2223122.jpeg

Mặc dù chúng tôi nói đã chuẩn bị đồ ăn từ sáng khi ở ngoài huyện vào, chủ nhà vẫn lẳng lặng vét bát gạo cuối cùng trong cái bao tải dứa cũ lép kẹp để nấu một nồi cơm. Với họ, cơm trắng là một thứ gì đó thật xa xỉ, chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt. Ngày hôm đó, đứa con lớn của chủ nhà sốt cao không cất được đầu dậy. Thế mà bố nó cũng không nấu cơm gạo trắng. Đám thợ cất nhà giúp không lấy công, chủ nhà cũng không nấu cơm trắng. Chỉ khi chúng tôi đến (gần trưa, thợ đã nghỉ chuẩn bị ăn) họ mới nấu cơm :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062217226ztiwoddind214934.jpeg

Những người khác thì ăn như thế này. Một chậu mèm mén to, một bát cánh bí luộc, một bát canh cải hái ngoài vườn, không hề rửa trước khi nấu, để chống nghẹn vì mèm mén quá khô với một ít cá vụn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062217226yjawotfin2180306.jpeg

Còn mâm cơm mời chúng tôi thì như thế này. Nếu là các bác, các bác có nuốt được không?


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062217226njljyjq3mt188053.jpeg

homeless man
23-06-2009, 09:38
Đã lâu lắm rồi, dễ có đến mấy trục năm, được xem phim vợ chồng A Phủ trước cả khi được học cái chuyện vừa này của Tô Hoài mới được biết đến cuộc sống của người Mông, mới được biết món mèn mén. Trông vậy, biết vậy chứ chưa bao giờ hình dung ra cái món này nó như thế nào, nó ăn thế nào. Và giờ đây khi được tận mục sở thị, trải nghiệm chắc chắn sẽ là một kinh nghiệm không bao giờ quên được.

Ngô lấy về để cả bẹ trên gác bếp, nó khô và cứng kinh khủng. Cắn một hạt mà để lệch không khéo hạt ngô vàng biến thành trắng (cái hạt trắng là răng gãy).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326zmflmwzlzt241973.jpeg

Ngô được xay trên cái cối xay bằng đá nặng khiếp, do các chị các mẹ trong nhà đảm nhiệm. Các hạt ngô sau xay được loại bỏ mày và cám, sau đó trộn ít nước và bỏ vào trõ đồ. Ngô này phải đồ rất lâu, có khi đến mấy ngày. Ngô nở, đóng thành từng bánh rất cứng và khô. Nếu đập nhỏ thì tơi ra như cám vậy.

Đúng là với loại mèn mén này, đũa bát trở nên thừa thãi. Đũa không gắp được bột ngô, bát không thể chan canh vì ngô sẽ vữa.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326mzixmjmxzg171069.jpeg

Người Mông, dù lớn hay bé, mỗi người một cái thìa to như cái muôi, xúc một miếng mèn mén, lại múc một muỗng canh, thế là chén. Không phải rườm rà đũa bát, lại rất khoa học. Người Kinh nhìn thấy (và cả người Tày, Dao) thì chê. Nhưng đúng là người Mông họ đã thích nghi quá chuẩn với điều kiện, môi trường sống, đã thành văn hoá, tập quán là cái mà các dân tộc khác phải tôn trọng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326n2u3ztfkzd209474.jpeg

homeless man
23-06-2009, 10:23
Chúng tôi quá ngại trước sự nhiệt tình của bà con. Họ còn khó thế mà vẫn mời mình. Mà họ cũng đâu có nhiều lời. Mời ăn cơm thì bảo vào uống nước. Nếu họ mời mà mình không đáp lại tấm thịnh tình của họ, sẽ không có lần thứ hai. Đây là bài học cho tất cả những ai muốn sống và làm việc được với người Mông.

Chúng tôi chuyển tất cả xôi ruốc, trứng rán cho mấy đứa trẻ con chủ nhà. Mấy anh em còn hộp sữa nước nào (mang đi để uống thay nước) thì đưa hết cho đứa trẻ đang sốt. Cũng có một túi thuốc cá nhân to nhưng không dám đưa vì không biết nó bị bệnh gì. Nhỡ dùng thuốc của mình nó làm sao thì lại thành làm phúc phải tội. Nhưng không quên nhắc chủ nhà, buổi chiều cho con ra trạm y tế xã khám (cách nhà hơn 2 tiếng đi bộ).

Mấy anh em xin một bát mèn mén và ăn. Chủ nhà làm một bát đầy. Hai anh em ăn mãi đến cuối bữa vẫn còn thế này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326zjdintaxot175168.jpeg

Bốc một cục mèn mén vào mồm nhai tí một. Cảm giác như nhai các hạt gì lạo xạo trong miệng. Phải nhai rất lâu mới dám nhuốt. Phải cố gắng lắm mới ăn hết bát mèn mén này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326y2eyzjvlnd132958.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326ogq5nte1ow153067.jpeg

Bên cạnh, mọi người vẫn nhiệt tình ăn. Họ ăn cái này quanh năm vì ngoài ra rất ít có loại lương thực nào khác.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062317326zwjkytrlzw203919.jpeg

Bỗng chỉ có một ước mơ không biết khi nào mới thành hiện thực. Đó là tất cả bà con ta ở trên này được ăn hạt gạo dẻo thơm. Gạo ta làm ra cho người ta ăn. Không phải cái gì ngon cũng đem xuất khẩu hết. Vẫn biết quy luật phát triển không đồng đều, không phải mọi nơi, mọi chỗ đều như nhau, nhưng mình vẫn không thôi nghĩ về điều này. Và đó là một trong những lý do mình có mặt ở đây.

vntuyen
23-06-2009, 14:33
Đọc bài của bác như đọc sách tham khảo. Rất nhiều thông tin.
Chuyện của anh Long cũng có thể viết thành truyện, dựng thành phim, nhưng cũng chẳng để làm gì. Nhìn anh Long lúc nào cũng vui vẻ thấy cũng an lòng. Ít ra còn được cái thanh thản, ít nghĩ.
Nghèo như thế này chứ nghèo hơn cũng có. HN hay SG gì cũng có cả. Cái vòng nghèo-bệnh-dốt lẫn quẫn khó mà thoát được. Cách giải quyết triệt để là cả nước giàu lên thôi. Rồi tự khắc sẽ đâu vào đấy. Trước mắt giúp được gì thì cứ giúp, chứ cứ nặng lòng mãi thì cũng chẳng đi đến đâu.
Cám ơn bài viết của bác nhé.

hoaxoantrang
23-06-2009, 16:59
Em rụt rè giơ tay phát biểu với các bác mấy dòng.Thực, đọc từng dòng, từng chữ của bác @HomelessMan mà cứ thấy đau hết cả lòng. Em đọc nửa đêm, hôm sau rảnh rỗi nhảy vào Phuot lại tìm đọc lại .Đọc 1 cách nhẹ nhàng, rón rén .Câu văn của bác tác giả bình dị, chậm rãi, không quá trau chuốt hay nhấn nhá mà không hiểu sao em thấy thấm lạ kỳ .Chân thành cảm ơn bác vì loạt bài này, nó giá trị hơn rất nhiều những bài báo,phóng sự xã hội này nọ trên báo mà hằng ngày em vẫn đọc .
Đọc để hiểu thêm 1 vài điều, và thấm hơn được rất nhiều điều .
Cảm ơn bác !

homeless man
26-06-2009, 13:38
Nghèo như thế này chứ nghèo hơn cũng có. Cách giải quyết triệt để là cả nước giàu lên thôi. Rồi tự khắc sẽ đâu vào đấy.

Rất nhiều người nghĩ thế bác ạ. Và ngay cả bác cũng nghĩ vậy. Vấn đề là nó lại không như vậy mới khổ cho bà con nghèo. Một thực tế mà tất cả các bác đều thấy là thằng Mỹ, cả nước nó giàu thế (bao giờ mình đuổi kịp nó, hu hu :() mà vấn đề nghèo đói ở Mỹ vẫn còn rất nhức nhối :Dam.

Chỉ sợ khi mình giàu lên, khoảng cách giàu nghèo tăng lên thì chỉ làm cho cái bất bình đẳng xã hội nó tăng lên theo mà thôi. Trong quá trình phát triển, người nghèo và nhiều nhóm yếu thế khác bị đặt ra ngoài cuộc chơi và chẳng được hưởng nhiều cái thành quả của phát triển. Có chăng, cái mà họ nhận được là các mặt trái của phát triển như: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, thất nghiệp, tri thức và văn hóa bản địa hao mòn mất mát...

Trong quá trình cả nước giàu lên (chắc còn lâu lắm, dài lắm) thì chả lẽ để người nghèo dài cổ đợi để vấn đề của họ được giải quyết. Sợ rằng lúc đó sẽ là quá muộn thôi.


Trước mắt giúp được gì thì cứ giúp, chứ cứ nặng lòng mãi thì cũng chẳng đi đến đâu.

Đúng là trước mắt chưa đi đến đâu nhưng bác bảo, những đứa bỏ phố lên rừng như tụi em thì cũng khó mà không nặng lòng được.

Cám ơn các bác đã đọc và ủng hộ (wait)

homeless man
26-06-2009, 16:52
Trong cái rủi có cái may. Đáng nhẽ giờ này đang phượt lên BT uống rượu. Tin cấp báo từ địa phương, do ảnh hưởng cơn báo số 3, BK đang mưa tầm tã. Hà Nội mới bắt đầu mưa. Với tinh thần Ăn chơi ngại gì mưa rơi thì đoàn ta vẫn đi để chịu trận. Nhưng mà có khi lại vất vả lắm cũng nên. Thôi, em kể tiếp vài câu chuyện hầu rượu các bác nhá.
------------------------------------------------------------

Vẫn biết bà con rất nghèo, đói, quanh năm ăn mèn mén (người Mông), cơm ngô (người Dao) nên mỗi khi phượt tại các bản mà có điều kiện, chúng tôi lại tổ chức ăn chung, có khi cả bản lên đến 60-70 người. Những hoạt động như vậy cũng là một trải nghiệm lý thú khi sống và làm việc với bà con. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo thêm nhiều công việc khác thường với chúng tôi.

Ở các làng bản xa xôi, không thể mua được lương thực và thực phẩm như ý. Chúng tôi thường chuẩn bị sẵn từ huyện và mang vào. Rau có khi mua tại chỗ, cũng có khi mua tại huyện.

Việc nấu ăn ở các bản xa rất khó khăn vì nhiều lẽ như: Không có đủ nồi niêu bát đũa và đôi khi là không có nước, không đủ chỗ cho tất cả mọi người...

Chúng tôi phải phối hợp có khi là mấy người tháo vát trong thôn để lo nấu nướng. Cơm được nấu dưới chân dốc, sau đó cho tất cả vào gùi chở đến nơi ăn. Một người lái, một người ngồi ôm gùi, đi được trên con đường đất gồ ghề cũng là bản lĩnh của dân phượt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626ymizyjm1yj178935_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626nznjmzrhmt189680_1.jpeg

Cái nơi chúng tôi tổ chức ăn chung là một điểm trường cắm bản được xây trên đỉnh núi. Đó là ngôi nhà xây, mái lợp tôn mầu đỏ. Những nơi xa nhất trong thôn để đến được đây phải mất cả tiếng đồng hồ đi bộ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626ymewowvhy2201129.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626ndm4nmywyz161192.jpeg

Toàn cảnh ngôi trường trên đỉnh núi.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626zmfkztzlzt171413.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626ota5mjk2m2182802.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626njjjzwuznj164664.jpeg

homeless man
26-06-2009, 17:25
Bữa cơm cũng đạm bạc thôi và bao giờ cơm cũng nấu nhiều nhất vì chúng tôi biết: cơm trắng với mọi người ở đây đã là thứ xa xỉ.

Trong ngôi trường cắm bản chưa hoàn thiện, chúng tôi mấy trục người làm một vòng lớn cùng ngồi ăn với bà con. Hôm đó chỉ có thịt rang, măng luộc và nồi canh to. Cố lắm đi mượn mấy nhà mới gom đủ bát đũa. Dùng luôn mấy cái vung sứt sẹo để thay đĩa. Bà con mình ăn nhanh lắm. Chỉ một loáng là hết bay. Tôi lặng lẽ vừa ăn vừa quan sát, trung bình mỗi người cũng được 3-4 bát đầy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626yzjin2zkym168511.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626zjg0mdgznt115354.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626ztk3ngzmzw165171.jpeg

Chúng tôi, khi ở nhà cũng chẳng ăn được bao nhiêu. Nhưng trong không khí như này với bà con, cũng ăn rất ngon miệng. Hay tại leo núi nhiều đói quá? Trong vòng có 6 chị người Mông. Lúc đầu còn rất ngoại ngùng, nhưng sau cũng hòa chung cùng mọi người ăn cơm rất tự nhiên.




https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626zdjimgvimg166102.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626yte2ymiwzj168590.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062617626mwixodhjn2138096.jpeg

Đảo
27-06-2009, 14:09
Em rón rén để bác homeless man biết là em đọc đi đọc lại nhiều lần những bài viết người thật việc thật của bác và lần nào cũng cay mũi cay mắt.

Bác có thể kể thêm về chuyện học hành của các em nơi vùng cao này được không ạ? Em mong lắm.

Và em cũng rón rén khen bác đẹp trai một lần nữa. Đẹp trai lại đẹp nết thế này, đời này còn mấy ai hả giời.

homeless man
27-06-2009, 15:06
Bác có thể kể thêm về chuyện học hành của các em nơi vùng cao này được không ạ? Em mong lắm.

Cám ơn bạn Đảo ủng hộ :L.

Có chứ, việc này mình rất quan tâm dù không phải là việc của Forester:(. Nhưng đã lên đến đây, thì hỏi ai là người không lọ mọ :))

Đưa lên đây một tấm ảnh, các bác sẽ thấy tất cả về cái sự học hành của con trẻ ở vùng sâu, vùng xa này. Chi tiết thêm mình sẽ kể ở các sub-topic tới.


Lớp học vùng cao.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062717726otjhzgm4nm141346.jpeg

homeless man
29-06-2009, 22:40
Hóng hớt các bài mới mãi trên phượt, thấy các bác bận cả nên chủ yếu là các spam nên đành phải quay lại tự viết tiếp.

Đọc lại một lượt topic xem mình đã viết đến đâu, thấy các sub-tpoics hơi lộn xộn. Mình mới phượt đến Bản Thi, đã đến một số thôn như Kéo Nàng, Phia Khao. Còn mấy thôn nữa chưa đến, còn nhiều đoạn đường hiểm đã đi mà chưa kể, mà cũng không biết bắt đầu từ đâu.

Thôi, bắt đầu lại từ đầu, từ những ngày đầu đặt chân lên đây.

Lúc mới lên, chúng tôi tỏa ra các hướng đi làm quen với bà con. Tôi chọn nơi xa nhất, khó đi nhất để đi. Đó là thôn Khuổi Kẹn.

Khuổi Kẹn là một thôn người Dao vốn có nguồn gốc bên Na Hang-Tuyên Quang và đến đây định cư cũng đã được mấy đời. Sau có mấy người Kinh lấy vợ ở đây và ở lại. Khoảng hơn trục năm trước có 7 hộ dân người Mông đến vùng núi cao phát nương làm rãy và ở lại đó. Tuy cùng trong một thôn nhưng người Mông và người Dao không sống chung với nhau. Hầu hết các hộ dân ở đây là hộ nghèo, sống dựa vào rừng và chăn nuôi trâu bò.

Để đến được Khuổi Kẹn, phải đi qua Kéo Nàng-chính là thôn nhà Long. Mùa khô, có thể đi xe máy đến tận đầu thôn Khuổi Kẹn. Mùa mưa, đường hỏng chỉ có thể đi bộ.

Chúng tôi đi xe UAZ của Hạt kiểm lâm Chợ Đồn đến chân dốc lên Khuổi Kẹn thì phải dừng lại, đường mùa mưa xói lở hết, xe không thể đi được nên chúng tôi chuyển sang đi bộ. Đi cùng chúng tôi có một anh Cán bộ Văn hóa xã và Bí thư chi bộ thôn Kéo Nàng, phụ trách Phia Khao.

Đường thế này, kể cả UAZ hai cầu cũng bó tay. Sau khi xem xét, bác tài quyết định không leo nữa vì đường trơn, đi rất nguy hiểm. Ngay bản thân mình cũng hãi, có nhắm mắt lại cũng không dám ngồi trên xe.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062917927otu3zmy5zw145813.jpeg

Ta luy âm bị sạt, xe mà văng xuống đây thì trời cũng không cứu được.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062917927mti1mgexnd92619.jpeg

Phải đi bộ mấy cây số. Đoạn đường dốc chỉ còn toàn đá hộc.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062917927otm0yzcwng91266.jpeg

Đoạn đường đất thì rất trơn và cũng xói mòn hết cả.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009062917927ogy4yjhknj96513.jpeg

Những con đường như thế này là một trong những lý do làm cho người ta nghèo :T.

homeless man
30-06-2009, 23:32
Vượt qua con dốc đất quanh co lúc nào cũng nhầy nhụa và trơn trượt, có một ngôi nhà nằm biệt lập. Mặc dù hộ dân này thuộc Kéo Nàng nhưng nó lại có vẻ gần Khuổi Kẹn hơn. Chủ nhà là một ông thầy cúng tên K. Ông ta có cái mũi to và lúc nào cũng đỏ như quả cà chua. Người ở đây còn rất mê tín nên thầy cúng là người còn rất được tín nhiệm. Tôi sẽ kể về cái này sau.

Chúng tôi tiếp tục đi đến một con đường bằng trước khi đi tiếp vào con đường mòn dưới tán rừng già. Trong một thung lũng hẹp, chạy dọc con suối có một trạm tuần rừng. Chúng tôi có duyên nợ với cái trạm này lắm vì hay ngủ đêm tại đây. Có mấy năm mà cảnh vật đã thay đổi rất nhiều.

Tôi thật là may mắn khi được chứng kiến sự thay đổi đó. Có cái thay đổi làm người ta mừng. Nhưng có cái lại làm người ta cay mắt. Trong vòng bốn năm, tôi qua lại đây bao lần, đứng cùng vị trí, cùng góc máy chụp lại cái trạm tuần rừng này. Và cũng biết bao lần, công việc cuốn đi, cũng chả chụp được cái nào. Bây giờ có muốn sâu chuỗi lại, muốn so sánh thì cũng chả còn tư liệu. Có chăng chỉ là sự chắp nhặt tình cờ. Tiếc.

Trạm tuần rừng, chụp lần đầu ngày 11.06.2006 khi lần đầu tiên lên đây. Xung quanh là nương ngô xanh mướt và nên trái và đằng sau là hai cây Móc to, có dễ đến mấy trục năm tuổi. Xa xa là ngôi trường cắm bản đang xây dở dang.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009063018027otaznjbmnt175640.jpeg

Tấm ảnh tiếp theo chụp ngày 21.03.2007 khi đó nương ngô đã thu hoạch xong. Xung quanh trống trải hơn và hai cây Móc to vẫn còn đó. Có thêm một cái nhà gỗ nhỏ lợp fibro làm lớp mẫu giáo cho thôn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009063018027mjmwzdk3y2293029.jpeg

Bức ảnh cuối cùng mà tôi có chụp ngày 25.03.2009, lúc này một phần nương ngô đã biến thành ao. Hai cây Móc to không còn. Chắc nó đã được quy ra sâu móc hết rồi. Con đường mòn phía trước nham nhở đất mới. Dù thay đổi không đến mức bể dâu, nhưng lúc này mình hiểu hơn bao giờ hết cái điển tích "Hải thượng tang điền". Lòng bỗng thấy nao nao khó tả. Mới thấy, nơi mình đã qua, đã ở sao mà lưu luyến thế.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009063018027njc1yjvkmg264548.jpeg

herrlee
02-07-2009, 16:14
Hãy viết tiếp đi HM! đang hấp dẫn mà!

homeless man
15-07-2009, 21:26
Đi tiếp trên con đường mòn, phía dưới là một thung lũng nhỏ, một bên là suối, một bên là núi. Tất cả cái khu rộng lớn này thuộc về một hộ gia đình. Lúa chỉ trồng một năm một vụ, còn lại bà con trồng ngô trên các nương dốc trên cao. Cuộc sống ở đây rất thanh bình, không bon chen, không lo lắng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009071519529njyzntgznt37852.jpeg

Con đường đến bản trải đầy lá mục phát ra mùi ngai ngái. Với một người mới chân ướt chân ráo từ phố lên rừng thì cái gì cũng lạ, cũng hấp dẫn. Tôi vừa đi, vừa ngó nghiêng chụp ảnh. Dưới tán rừng âm u, con đường luồn lách qua những khe đá. Đôi khi có những dòng thác nhỏ cắt ngang con đường. Đó là những cảnh không phải lúc nào trên con đường phượt cũng dễ dàng bắt gặp.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009071519529zdk4ndeyyz62687.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009071519529nta0mzrmyt60985.jpeg

Những cánh rừng ngút ngàn trụ lại được đến ngày hôm nay sau khi trải qua cái thời phá rừng trồng sắn là do nó ở sâu quá, xa quá, cao quá, khó đi quá đó thôi. Hơn nữa nó lại mọc trên núi đá. Nó nà ở trên núi đất, phá ra là có đất trồng mì cứu đói thì có xa, có cao, có khó nó cũng bị phá lâu rồi. Khi đi qua rừng chuối dại-loại chuối có hoa đỏ rất đẹp nhưng không có quả-đôi khi có thể lấy cái hoa này làm nộm. Nộm hoa chuối rừng thì ngon lắm, chắc không phải ai cũng được ăn cái món dân dã này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009071519529mgi2ntnjzw73428.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009071519529ywfhyzhkyt59442.jpeg

homeless man
31-07-2009, 11:15
Bỏ đi chơi lâu quá, giờ quay lại gặm miếng lương khô cất kỹ trong bị lâu ngày này vậy. Có khi thời cúm lợn hoành hành, ở nhà phượt mồm cho nó lành các bác nhỉ=))

Nhớ lại kỷ niệm ngày đầu tiên lên rừng, chính là cái ảnh post ở đầu topic này, sao mà ngố thế. Thực ra lúc đó cũng không phải phượt phọt gì, cũng chẳng phải định làm hàng gì. Chỉ vì là mình đang ở phố, lên rừng thì chưa quen, chưa hiểu, chưa đồng cảm với bà con ở đó mà thôi :T.

Trong khi các cán bộ địa phương thì dép tổ ong, áo để ngoài quần thì mình quần và giầy đều trắng, lại sơ-vin, lại đội cả mũ phớt rộng vành đi để đi rừng. Đúng là phượt dởm thật. Đây này, nhai lại tí các bác xem =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131nzlkm2yyy249111.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131njvjm2rhmd59340.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131ngy3nzrlmm55474.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009073121131mzczndmxnz69088.jpeg

Nhưng nói thực các bác, em cũng hòa đồng nhanh lắm. Riêng ở cái chỗ rừng này đã học được bao nhiêu thứ. Em sẽ kể về nguồn gốc cái avata của em, các bác sẽ chẳng nhịn được cười đâu.

Chitto
31-07-2009, 11:49
Bác kể tiếp đi. Những chuyện của bác chắc mọi người ít tham gia "nói leo" được vì ít người có kinh nghiệm quá. Nói lăng nhăng thì lại hóa ra là spam vớ vẩn.

Forest là nghề, là nghiệp của bác, nó lại rất phù hợp với diễn đàn này. Chứ như em (và hầu hết mọi người) mà lấy cái nghề với cái nghiệp của mình lên đây thì thành dở hơi.

Big Daddy
31-07-2009, 12:21
Lang thang ở rừng rồi thể nào cũng có ngày Tarzan gặp Forester nhỉ!
Chúc bác ch ân cứng đá mềm!

homeless man
03-08-2009, 21:16
Sau hơn tiếng cuốc bộ cuối cùng chúng tôi cũng đến được thôn Khuổi Kẹn. Vì lên tầm giữa tháng Sáu nên cây cối xanh tốt, um tùm. Những căn nhà của người Dao, vách gỗ, lợp tấm Phibro như lọt thỏm trong mầu xanh của rừng núi. Tôi đi một vòng quanh lớp mẫu giáo của thôn, giờ mượn làm nơi họp tạm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432mmzhmzhhmt48450.jpeg

Đây là dãy núi chắn trước mặt thôn. Nhìn sang bên kia là khu Lùng Khăm mây mù che phủ. Chúng tôi có rất nhiều duyên nợ với vùng này. Chính tôi bị vắt xanh cắn khi trek khu này. Sẽ kể các bác nghe sau.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432njkwndkxy227894.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432mgyyotjimz33672.jpeg

Thôn cũng không có ruộng nước, trừ vài mảnh con con như bàn tay nằm gần nhà. Ngô là lương thực chính của bà con.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432mtvjywi0nt49981.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432yzfmy2rinm56193.jpeg

homeless man
03-08-2009, 21:33
Chúng tôi đến nhà ông trưởng thôn. Ông đã ngoài 70 tuổi nhưng vì chưa có ai thay nên ông vẫn phải làm nhiệm vụ này. Anh cán bộ dẫn đường, cởi bỏ áo ngoài do mướt mồ hôi và làm một bi thuốc lào, dùng bẹ ngô làm đóm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432othkndaynj37402.jpeg

Bà con vẫn chưa đến. Ông trưởng thôn lấy cái chày gỗ đánh vào cái mõ làm từ khúc gỗ dài hơn mét đã được đục rỗng ruột. Bà con trong thôn đã có quy ước, khi nào có mõ thì đến tụ tập tại thôn, không phải đi báo. Trừ những hộ ở rất xa, không nghe thấy tiếng mõ, trưởng thôn sẽ nhắn các cháu học sinh về báo.

Nửa tiếng sau khi có mõ bà con bắt đầu đến. Sau vài lần đến các thôn, tôi học được một điều là khi làm việc với bà con, đừng nói chuyện đúng giờ:)). Một điều nữa là người đến thường hay mang theo trẻ em. Có khi đang làm việc, chúng khóc inh ỏi hay ị đùn khiến cả thôn dở khóc dở cười =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432mta1zjllzt46779.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432ownjnwuxmd45840.jpeg

homeless man
03-08-2009, 21:56
Thấy cán bộ đến, trẻ con chạy theo lốc nhốc. Tất cả thôn đều tưởng tôi là Tây vì cái đầu trọc và dáng người của tôi. Điều này giúp tôi làm việc rất dễ dàng với bà con vì dù sao bà con mình vẫn nể Tây hơn dù sau này biết rõ tôi là người Việt =))

Chúng tôi chuẩn bị kỹ lắm với bao nhiêu điều muốn nói, muốn giải thích rõ. Nhưng khi lên đến đây, những điều mình chuẩn bị lại trở lên quá xa vời, thiếu thực tế. Và đặc biệt người dân không hiểu những điều, những thứ xa vời đó.

Nhập gia tùy tục, thay vì giới thiệu những thứ chuẩn bị, tôi chỉ gạn lọc lấy những ý chính và chuyển tải đến bà con thông qua các câu chuyện, đôi khi là các trận cười ngả nghiêng. Tôi cố dẫn dắt, lồng ghép, liên hệ đến đời sống thực tế để bà con dễ nhớ, dẽ hiểu. Do đó, buổi đầu đến thôn, công việc cũng diễn ra suôn sẻ và nhanh gọn:).

Sau buổi họp, chị Đặng Thị Coi-chi hội trưởng phụ nữ thôn dẫn tôi đến nương nhà chị. Chị chỉ cho tôi đặc sản ở thôn này là chè san tuyết. Đây là loại chè quý mà không phải ở đâu cũng trồng được.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432zdewndm4nz65546.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432ymjimzk5yz47745.jpeg

homeless man
03-08-2009, 22:10
Ông trưởng thôn và bà con mời chúng tôi ở lại ăn cơm nhưng vì đã muộn, chúng tôi phải xuống núi ngay. Anh em hàng một, đi trở ra theo con đường mòn xuyên rừng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432yjjmm2mxy267032_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432y2jjmmm4yj46512.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432yte0yte1mj68129.jpeg

Đôi khi cũng gặp các vạt rừng bị bà con đốt để làm nương, trồng ngô hay sắn. Đúng là có lên đây mới hiểu tại sao bà con phải làm thế. Cứ ngồi ở Hà Nội mà kêu gào giữ rừng thì thật là quá dễ nhưng cũng quá phi thực tế, quá quan liêu.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432zty3mdc5md63922.jpeg

homeless man
03-08-2009, 22:30
Những dòng suối len lỏi chảy qua khe đá. Nếu tinh ý thì có thể tìm thấy vài chú cua rừng to tướng và có cái chân phớt đỏ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432ngzlmwuyzm51569.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432nwnimgnkzm71437.jpeg

Bà con tận dụng các dòng suối để chạy máy phát điện nhỏ vì các thôn này không có điện lưới.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432nje1yji4ng74285.jpeg

Các cây rừng mọc lẫn với đá. Các cây già thường có lan trên cành cao. Lúc chúng tôi về, bắt gặp một con Đang-Một loại linh trưởng mầu đen, đuôi dài đang truyền cành hái quả ăn. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều dâu da đất nhưng chưa chín lên không hái.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432njexzty5mm72385.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432mjhmngfkot73066.jpeg

Và cũng như mọi nơi khác, rừng có gỗ thì có người khai thác. Gỗ nằm la liệt trên đường đi chuẩn bị đưa về xuôi, phục vụ các xưởng mộc ở Hà Tây-Hà Nội :T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080321432nmfjywi3yj63338.jpeg

homeless man
04-08-2009, 23:17
Trong quá trình phượt tại Bản Thi, chúng tôi còn quay lại Khuổi Kẹn nhiều lần và lần nào cũng thu nhận được nhiều điều mới. Như đã giới thiệu ở trên, Khuổi Kẹn là một thôn rất nghèo. Nói thì vậy thôi, chứ tôi thấy bà con ở đây cũng không phải quá bon chen như cuộc sống nơi đô thị.

Ở đây, bà con sống rất chậm rãi, thanh bình. Hàng ngày, công việc xoay quanh với núi rừng, chăn nuôi, trồng tỉa. Dù công việc còn khó khăn, vất vả. Văn hóa nghèo nàn nhưng bà con vẫn vui vẻ và mến khách. Và chưa chắc, cuộc sống đầy đủ tiện nghi tại Thành phố đã có nhiều hạnh phúc hơn ở đây :))

Trưởng thôn là cụ Phùng Dùng Mình, người đã từng lên đài báo trung ương để nói về cái nghèo đói của bà con nơi đây. Nhà ông có hai vợ chồng và một đứa con nuôi. Người Dao Đỏ không phân biệt con nuôi con đẻ từ cả phía người nhận nuôi và người được nuôi. Con nuôi ông trưởng thôn chính là đứa con gái út trong gia đình có 7 người con gái ở thôn bên cạnh. Dù biết bố mẹ đẻ mình là ai, sống ở thôn bên, nhưng hầu như người con nuôi không bao giờ về. Khi bố đẻ chết, gia đình xin con có một cái lễ là chai rượu và 10k đồng đến viếng là song:).

Ngôi nhà của cụ nằm nép dưới tán cây móc và những cây chè tuyết san cổ thụ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532zje3mgi1yw162134.jpeg

Ảnh chụp dưới tán cây chè trước nhà và máy vò chè chạy bằng máy dầu. Những thứ này do thôn được giúp đỡ nhưng giờ thì máy nổ đã hỏng, ít ai còn dùng


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532zdy2yje2ot268200.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532m2yyy2qzmj127356.jpeg

Trong nhà, những bằng khen, giấy khen của cô con gái nuôi được treo lên tường và giữ cẩn thận. Từ những cái đầu tiên đi mẫu giáo đến học lên cấp 2 đều được tập hợp đầy đủ ở đây cả. Cái này, giờ ở phố chắc hiếm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532mmfhzwuxng127450.jpeg

homeless man
05-08-2009, 07:15
Chúng tôi cùng bà con nghiên cứu cái thôn Khuổi Kẹn này xem đường đi lối lại thế nào, tên các khu rừng ở đây, ở đây có loại cây con gì, bà con có thể khai thác được ghì...Tóm lại với công cụ trực quan, bà con sẽ hiểu hơn về tiềm năng của chính những vùng đất mà họ đang sống. Đồng thời chúng tôi cũng hiểu rõ hơn họ sống như thế nào, tài nguyên nơi đây có cái gì...

Chúng tôi chọn nhà họp thôn làm nơi thảo luận. Đó là một căn nhà gỗ ọp trống toác, nền đất. Nó rất thuận lợi cho việc nghịch đất, nhưng sẽ là vô cùng đơn sơ cho một nơi được gọi là nhà họp thôn :(

Bà con vây quanh xem chúng tôi làm. Và các chị, đi đâu cũng không quên dắt theo một cây dao quắm sau lưng =))


http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080421532yzkwnwmzot169310.jpeg

Chúng tôi giới thiệu công việc với bà con trong lớp mẫu giáo cũ. Với công cụ là đất, cây lá, bộ mầu các loại, bà con sẽ đắp sa hình toàn bộ thôn của mình. Các bà, các chị phụ nữ Dao không quên khoác vào mình những bộ cánh dân tộc Dao Đỏ mầu sắc sặc sỡ để chụp ảnh.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632ymqzmwzlyw133654.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632y2m0zjbhnt126011.jpeg

Sau đó chúng tôi chuyển sang nhà họp thôn bên cạnh và hướng dẫn bà con tự làm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632otixotkyyt127696.jpeg

Mô đất cao tượng trưng cho núi, lá cây tượng trưng cho rừng, khu dân cư là các tấm bìa nhỏ mầu trắng, tên các khu rừng được viết lên bìa và cắm tại trung tâm khu, đường đi mầu đỏ, suối mầu xanh...Sau mấy tiếng thảo luận và chỉnh sửa, cuối cùng cái thôn khuổi kẹn nó như thế này các bác ạ. Phương pháp này cũng được sử dụng trong quân sự trước khi mở các trận đánh vào cứ điểm địch...


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632mzexmdbhnt167653.jpeg

homeless man
05-08-2009, 10:52
Tôi đặc biệt ấn tượng với người Dao Đỏ. Ở các vùng khác, còn gọi là Mán sơn đầu. Đặc điểm của họ là hai gù đỏ chạy dọc từ trên cổ họ đến khoảng thắt lưng. Lần đầu tiên tôi gặp họ là năm 1992 khi đi thực tập tại Tĩnh Túc-Cao Bằng. Lúc đó bà con xuống chợ, mặc quần áo đẹp của dân tộc mình, đầu quấn khăn. Bộ trang phục, cái đầu cạo sạch như thầy chùa và những cái răng vàng chóe sáng sau nụ cười hết cỡ là cái tôi không thể quên. Hồi đó, cái gù đỏ là cả một gù sợi chạy dài chứ không chia thành từng búi như bà con ở Khuổi Kẹn mà tôi gặp sau này. Chỉ tiếc hồi đó máy cơ, phim mầu đắt nên bây giờ không có tấm ảnh nào sao sánh :(

Người dân tộc nói chung và người Dao nói riêng rất thích chụp ảnh. Những bức ảnh sau đây chúng tôi chụp cho họ và đã tặng ảnh. Những bức lưu lại giờ chuyển lên đây để các bác xem trang phục của người Dao là được sự đồng ý của họ. Nói chung về vấn đề bản quyền thì người dân tộc họ không quan tâm nhiều. Miễn sao chụp song gửi cho họ tấm ảnh kỷ niệm là quá ổn.

Các phượt gia, khi chụp ảnh người dân mà hứa gửi ảnh cho họ thì đừng có quên. Điều này tối kỵ vì người sau sẽ không thể chụp tiếp vì dân không tin nữa :T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632mzg1mju1zw203043.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632njjjzjrhmt191006.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632zdczzjcyyj213505.jpeg

So sánh với người Dao Tiền có trang phục khác hẳn. Ảnh chụp tại Ngân Sơn-Bắc Kạn. Tuy nhiên đây chỉ là trang phục bình thường. Vì người Dao Tiền trang phục có những đồng xu kết với nhau thành vòng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632nwfmnmmxzj161945.jpeg

Người Dao Thanh Y (Dao áo xanh) chụp tại Đình Lập-Lạng Sơn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080521632yzjmytu3yt134603.jpeg

Được đi, được sống và làm việc, được hiểu biết thêm về bà con mình, được làm giàu thêm các kiến thức về phong tục tập quán của các dân tộc anh em, âu cũng là cái thú khi phượt. Tôi sẽ cố gắng chuyển tải những điều này một cách chân thực và chi tiết nhất đến bà con họ phượt ta.

P/S Để tránh bị chôm ảnh, tôi dùng chữ kí hơi to nên ảnh hưởng chất lượng hình. Bác nào muốn xem ảnh gốc, xin liên hệ trực tiếp với tôi. Thanks.

homeless man
06-08-2009, 00:35
Tiện thể có mấy chị/cụ người Dao Đỏ mặc quần áo đẹp của dân tộc mình ra chụp ảnh nên chúng tôi chụp và giới thiệu với các bác, có so sánh với người Dao ở nơi khác. Nhân tiện cũng muốn trao đổi thêm là tiếng nói của các nhóm dân tộc Dao khác nhau cũng không giống nhau lắm. Có cái khác hẳn. Tuy nhiên tất cả các nhóm người Dao đều có từ uống rượu lại phát ấm giống nhau, đều là "Hợp tiu"=)).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732nzlkmmrinj128050.jpeg

Trong cái sa bàn kia, có vùng đất nhọn và cao gọi là Bó Mằn, nơi một số gia đình người Mông sinh sống, để lên được đó, phải trèo qua các con dốc dựng đứng, đi lại rất khó khăn. Tôi đề cập trước việc này để bài tiếp theo đề cập kỹ hơn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732n2i2ndvkyj201625.jpeg

Làm song việc chúng tôi tập trung tại nhà cụ Mình trưởng thôn nấu ăn. Tất cả mọi người cứ vui như hội. Vợ cụ mình, là người trong bức ảnh trên cùng ở bài trên, sau khi bỏ bộ quần áo truyền thống ra lại tất bật cơm nước cho anh em. Lần này thì hợp tiu thật. Phong tục là mỗi người đến mời khách một chén. Chỉ cần uống với bà con mỗi người một chén là cán bộ đã nhòe rồi :))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732mjjlnje0zd165309.jpeg

homeless man
07-08-2009, 08:35
Trong topic này đã kể quá nhiều câu chuyện về sự nghèo khó, những cảnh đời cơ cực của bà con nơi đây. Giờ lại kể thêm chuyện ở Bó Mằn thì không biết có nặng nề quá không?:(

Thôi, các phượt gia đi đường lớn, chọn cảnh đẹp để chụp và up lên đây. Em bỏ đường lớn, phượt trong ngõ ngách được chứng kiến những cảnh đời trong thời gian dài, thì cũng xin kể lên đây, có thể bổ khuyết làm nền cho những bức ảnh đẹp trên đường lớn:)).

Con đường lên Bó Mằn điển hình cho việc đến với các bản người Mông xa xôi, ở chót vót trên đỉnh núi, sườn núi cao, thiếu nước và đi lại cực kỳ khó khăn. Rất nhiều lần tôi hỏi họ, sao phải ở cao như vậy? Sao không kiếm chỗ nào bằng, nhiều nước, đi lại dễ dàng mà ở...

Bản thân người Mông, họ cũng không ý thức rõ điều này. Họ làm theo truyền thống, theo thói quen. Có người Mông nói với chúng tôi, ở trên cao cho nó mát. Nhưng tôi thật sự biết rằng không phải như vậy.

Tìm hiểu kỹ hơn về dân tộc này thì thấy, họ không phải là người bản địa ở Việt Nam. Họ là dân tộc di cư xuống từ phương Bắc tới, mới được vài thế kỷ. Sau đi dần về phía Nam trong vài trục năm qua.

Là người mới đến, họ chỉ có thể ở tại các vùng đất mà các dân tộc bản địa khác chưa/không ở. Cho nên kiếm được mảnh đất tốt, mầu mỡ ven suối đối với họ là điều không tưởng. Họ không thể cạnh tranh được với người Tày, Dao. Hơn nữa là người đến sau, họ cũng bị xua đuổi khỏi những nơi có dân bản địa. Đây có thể là một số trong những lý do họ phải ở những nơi khó khăn, cách biệt.

Người Mông di cư đến Bó Mằn từ Cao Bằng hơn trục năm nay và cũng như tổ tiên, cha ông của họ, họ ở tít trên núi cao, nơi người Tày, Dao, Nùng ở Bản Thi không đến ở. Họ gồm 7 hộ gia đình với hơn 30 nhân khẩu. Để lên được nơi họ ở, phải đi qua những lối mòn dốc đứng, luồn lách dưới trong lau lách và dưới tán rừng.

Những con dốc đứng làm người ta nghẹt thở, chân tay rã rời, sường đau như thắt lại, mồ hôi đầm đìa và cuối cùng là ý chí suy kiệt. Những người không quen sẽ bắt đầu tự hỏi, tại sao mình phải khổ thế, không lên đây thì đã chết đâu. Ý định bỏ cuộc sẽ le lói hiện ra trong đầu khi trước mặt là một con dốc mới.

Leo núi cũng phải có kỹ thuật chứ không thể dùng sức mà cưỡng cầu được :))

Một vài hình ảnh của con đường lên Bó Mằn, những con dốc tức thở, gỗ xẻ thoải mái:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mtvjoddjod251885.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832otyxmdg5zj187149.jpeg

Những cây to chỉ còn gốc khô sau nhiều năm bị đốn hạ để lấy đất làm rãy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mjm0owe1zt203793.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832ytkxzwvmmd205684.jpeg

homeless man
07-08-2009, 08:46
Những con dốc đi giữa các cây đổ, mục cỏ cây mọc lút.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832m2eynta0mg140422.jpeg

Những gốc cây cho thấy cách đây chưa lâu, nơi đây đã từng là rừng già :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832odk5mzk1ym137710.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832zgixogrlod117828.jpeg

homeless man
07-08-2009, 09:03
Trên đường đi, cũng bắt gặp vài con thế này.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832zje0ogu1yt147724.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mzu1ymjmzm112368.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mmy5m2i2mg130514.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832ztu0mthlnt98992.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832y2vhztgyzw177898.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832njhjytm4md97838.jpeg

petedy
07-08-2009, 09:50
Cám ơn bác homeless man đã dành nhiều thời gian chia sẽ những tài liệu & hình ãnh
"rất khó tìm" nầy. Bác có đề cập là sẽ bỗ túc thêm về cây rau & thuốc dân tộc em nghĩ chũ đề nầy sẽ rất thú vị và hấp dẫn.
À! thế bác có chạy xe "Subaru Forester" ko nhĩ ? ( đùa bác thôi ) . ;)

homeless man
07-08-2009, 10:14
Bác có đề cập là sẽ bỗ túc thêm về cây rau & thuốc dân tộc em nghĩ chũ đề nầy sẽ rất thú vị và hấp dẫn.


Về các loại rau, tớ có kể một phần trong mục các mòn ăn dân dã ở topic này:)).

Còn về cây thuốc, tớ có hướng dẫn nghiên cứu cho một em thực tập sinh Đan mạch về tri thức bản địa của người dân tộc trong việc sử dụng cây thuốc nam ở vùng Bắc Kạn này. Có khối thông tin hay. Nhưng chỉ sợ đưa cả lên đây các phượt gia có background dược như bác Bigminh lại bảo tranh công của GS Đỗ Tất Lợi thì chết =))=))

BM
07-08-2009, 12:17
Nhưng chỉ sợ đưa cả lên đây các phượt gia có background dược như bác Bigminh lại bảo tranh công của GS Đỗ Tất Lợi thì chết =))=))

Ậy!...em bỏ nghề rồi!..quên hết rồi!...:)

homeless man
07-08-2009, 18:18
Ậy!...em bỏ nghề rồi!..quên hết rồi!...:)

Quên là quên dư lào? Sẽ có lúc em phải oánh trống qua cửa nhà sấm đới. Mạn phép (các) bác nhá =))

homeless man
07-08-2009, 21:32
Hộ gia đình người Mông đầu tiên mà tôi muốn kể là hộ Hoàng Văn Bảo. Bảo 25 tuổi, đối với người Mông, lấy vợ ở tuổi 15-17 là truyện bình thường. Vợ Bảo tên là Hà Thị Ngài. Họ có ba đứa con như các bác thấy trong ảnh. Đứa lớn khoảng 6 tuổi, đứa thứ hai con trai 4 tuổi, đứa thứ ba hơn 1 tuổi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832ztm0ndk5od162297.jpeg

Những đứa trẻ sống trên núi cao, chưa bao giờ nhìn thấy máy ảnh và được chụp ảnh. Chúng tôi không có ảnh để đưa ngay sau khi chụp nhưng, vì máy ảnh số có màn hình LCD nên bọn trẻ có thể xem được ảnh của mình ngay sau khi chụp nên chúng rất thích.

Dù cuộc sống còn khó khăn, nhưng trẻ con ở đâu cũng thế, vẫn sống rất vô tư trong sáng, không phải lo đến cơm áo gạo tiền như cha mẹ chúng.

Cô chị dù còn nhỏ nhưng đã biết trông em, và đặc biêt hàng ngày dẫn mấy đứa em xuống núi đến cái lớp mẫu giáo cắm bản chơi trong một buổi sáng rồi về. Ở đây không có bán trú.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832ogi2ogzmmw119016.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832ogy1mdu3mw130989.jpeg

Nếu ở gia đình khá thì dù bé, nó cũng sẽ có một bộ váy áo đầy đủ của dân tộc Mông trắng. Nhưng nhà nghèo quá, mẹ nó phải lấy cái đai lưng của mình để thắt cho nó khi chúng tôi chụp ảnh. Cái đai quá dài phải quấn nhiều vòng mới hết. Dù đi chân đất. Quần áo đầu tóc xộc xệch, nhưng các bác thấy mấy đứa trẻ rất khôi ngô, xinh xắn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mmu2odg4yz113668.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mtbkoduzyt100219.jpeg

homeless man
07-08-2009, 22:13
Cậu con trai do nghịch súng cau su nên bắn vào một bên mắt. Vì không có tiền đi viện khám và chữa trị kịp thời nên bây giờ con mắt bị thương đã mờ hẳn, không còn nhìn thấy.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832mzy3yzdin2120842.jpeg


Đồ chơi của bọn trẻ là những con nhái, bắt thả trong cái âu nước bằng nhựa.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080721832ogvhnmyym2157655.jpeg

Thỉnh thoảng, khi đi rừng ở vùng này chúng tôi vẫn gặp ba đứa trẻ dắt nhau xuống núi. Một buổi trưa, khi chúng tôi ngồi nghỉ ở trạm tuần rừng-gần lớp mẫu giáo-thấy ba chị em đang đi về. Mỗi đứa đi cách nhau một đoạn khá xa trong cảnh núi rừng ngút ngàn heo hút trông chúng cô đơn và tội nghiệp. Không hiểu sao, đứa bé trai 4-5 tuổi vừa đi vừa khóc. Tôi gọi nó lại và đưa cho gói bánh bích quy. Nó chia cho chị và em rồi ăn ngấu nghiến. Nhìn những đứa trẻ đói khát khi ăn-chúng không giữ ý như người lớn-những người lớn như chúng tôi cũng phải thấy ngậm ngùi :(

Năm 2008, tôi nghe cụ Mình trưởng thôn nói, Bảo tự nhiên phát điên đánh vợ, đánh con và bỏ đi lang thang. Thôn chỉ biết làm giấy, báo ra xã. Cũng chẳng có hành động gì được tiến hành để giúp gia đình này. Cuối cùng nghe nói Bảo chết trên hồ Ba Bể. Người ta kể rằng Bảo lang thang ở cái bến thuyền mãi. Sau thì thấy nổi lên trên hồ. Xã có cử một đoàn cán bộ lên nhận xác và làm thủ tục chôn luôn ở bãi đất ven hồ. Cũng chỉ có mảnh chiếu bó thân. Vì xa quá, vợ con cũng chả lên được. Người vợ và mấy đứa con sau được bên ngoại đón về. Toàn bộ nhà cửa tại Bó Mằn bỏ lại hết. Bỏ luôn món nợ mấy triệu vay ngân hàng chính sách từ lâu chưa trả. Tôi cũng không hiểu sao, với gia đình này lại có kết cục buồn đến như vậy. :((:((

homeless man
10-08-2009, 23:48
Gia đình thứ hai mà tôi muốn kể là gia đình Hoàng Văn Tu. Tu sinh năm 1982 nhưng hai đứa con giờ cũng trên trục tuổi cả. Bức ảnh dưới đây chụp năm 2006.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081022133mzu4ogninj152723.jpeg

Tôi muốn kể câu chuyện về Tu vì tôi rất phục cậu này về tài đánh giá trâu bò. Cậu này chắc cũng chỉ học hết cấp 1, tuổi cũng chưa nhiều song trong giới buôn bò người Mông, cậu ta rất nổi tiếng. Cái tài của cậu ta là nhìn con bò, con trâu dù béo hay gầy, non hay già, đực hay cái cậu ta có thể ước lượng chính xác lượng thịt mà nó có thể mang lại. Từ đó quy ra giá tiền không bao giờ sai hay hớ. Kỹ năng này không phải ai cũng có được, không phải cứ học cao là có được :).

Tôi cũng có mon men hỏi cậu ta về kinh nghiệm đánh giá trâu bò thì được biết đối với bò đực béo tốt sẽ được tính là 5 đùi. Đùi thứ 5 chính là cái cổ mập cộng với cái u to. Lượng thịt ở đây tương đương với một đùi=)).

Và tôi chỉ học được có vậy. Rõ ràng là người Mông như Tu còn có rất nhiều kiến thức bản địa, là thứ mà người Kinh như chúng tôi phải học tập.

Chúng tôi luôn nhìn họ với con mắt kính trọng vì trong cuộc đời này làm sao có thể biết rõ được ai hơn ai?

homeless man
11-08-2009, 00:06
Cha của Tu là ông Hoàng Văn Nó. Ông kể với tôi rằng ông từng đi bộ đội, có thời gian đóng quan tại Lê Hồng Phong-Hà Nội. Có vẻ như ông đã từng là lính của Bộ tư lệnh Lăng. Nhưng ông cũng không còn nhớ nhiều nữa. Tiếng Kinh của ông nói rất khó khăn và nhiều chỗ, ông không đủ từ để diễn đạt:(.

Nhưng ông đan gùi thì đẹp và chắc chắn lắm dù mất rất nhiều thời gian. Trong cuộc sống còn nặng tự cung, tự cấp, người Mông hầu như tự làm lấy các công cụ sản xuất, dụng cụ trong gia đình. Dù chúng không đẹp nhưng rất chắc chắn;).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081022133yjziytu5nd92722.jpeg

Tên phượt tử cũng học ké đan gùi, nhưng chỉ làm hàng là chính =)).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081022133y2y2mmiwyz135765.jpeg

Còn tên này thì muốn thành trâu


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233ogq1yzkzmj148987.jpeg

Để kéo cái cày này


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233mzbhote2mw162950.jpeg

homeless man
11-08-2009, 00:30
Tu có một đứa em trai học hết lớp 12. Có lẽ nó là đứa duy nhất trong cộng đồng người Mông ở vùng này học hết lớp 12 mà tôi biết. Để học hết cấp 3, nó phải khắn gói ra huyện học cách nhà 40 km. Thế nhưng học song nó cũng không đủ điều kiện học tiếp nên đành về nhà làm nông dân như cha anh mình:(.

Cậu thanh niên này rất mê đàn Oóc gan. Gia đình phải bán một con bò để mua đàn. Phần tiền dư thì nó cầm xuống Thái Nguyên tìn thầy học đàn trong mấy tháng. Ở cái bản Heo hút này làm gì có điện. Muốn chơi đàn phải dùng điện nước. Cũng may cái đàn này nó chỉ dùng điện 12v nên cái máy phát điện bằng nước của Tầu kia, nếu không hỏng thì cũng đủ điện =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233zmzmnjfhnz114924.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233ndmyyjmznd82659.jpeg

Trong khung cảnh núi non thâm u như này, sự xuất hiện của cây đàn và người biết chơi đàn để lại cho người ta nhiều sự ngạc nhiên với những cảm xúc trái ngược.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233mzgznjmwm277427.jpeg

VespaCutduoi
11-08-2009, 10:34
Có những người yêu rừng đến vậy?
Hâm mộ bác Vô gia cư quá! Bác thật nhân hậu!
Chúc bác chân cứng đá mềm!
Kính bác!

homeless man
11-08-2009, 12:18
Để kết thúc loạt bài về cái thôn Bó Mằn này, tôi muốn kể câu chuyện nhà Hoàng Văn Vàng. Anh này có đến 5 đứa con nhưng nuôi theo kiểu "thêm cốc nước vào nồi cháo". Không đứa nào được chăm sóc, học hành tử tế-là tình hình chung nơi đâyX(.

Vàng có cô con gái 16-17 tuổi rất xinh và cũng đã bỏ học từ lâu. Cô này lúc đầu tham gia đội văn nghệ của xã đi hát ở huyện. Một thời gian sau có người nói với tôi, cô này vào làm việc cho mấy quán đèn mờ ở Huyện, sau đó lại đi Thái. Các bác cũng biết, con gái chân quê mà sa vào chốn ấy thì nó ra cái giống gì. Số phận của một cô giá trẻ, đẹp, sinh ra trong gia đình nghèo thì có cái kết cục như vậy. Không phải ai cũng như vậy nhưng thoát khỏi cái vòng luổn quẩn của nghèo đói thì thật không dễ chút nào. Thực sự chúng tôi chứng kiến số phận của cô gái này trong mấy năm liền và chỉ thấy nó càng ngày đi càng đi vào ngõ cụt(NO).

Cũng chỉ biết thế thôi, buồn thế thôi chứ thực sự chưa giúp được gì nhiều:(.

Tấm ảnh chụp năm 2006, hồi cô bé còn ở bản.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233zwyynjmwnt90331.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233zmi2zmm4od115434.jpeg

Bây giờ, tất cả cái thôn nhỏ này đã tứ tán hết. Người đi Nam, người chuyển đi nơi khác, người về với bà con. Chỉ còn lại vài cậu thanh niên ở lại trông cái nhà hoang vì cũng chẳng biết bán cho ai. Số phận những con người này sau khi đi khỏi làng tôi cũng không có điều kiện tìm hiểu tiếp. Chỉ biết tự nhủ mỗi người mỗi số phận, nhưng tôi luôn cầu chúc cho họ sẽ có cuộc sống khá hơn, tốt hơn, may mắn hơn ở nơi ở mới :)

homeless man
11-08-2009, 17:03
Thôi trước khi quay lại tiếp với cái thôn Khuổi Kẹn này (Ôi, chỉ mỗi cái thôn này thôi phải mấy trục bài nữa chưa chắc đã hết) em làm mấy quả ảnh trek rừng nhể. Người rừng mà không kể chuyện đi rừng thì còn ra cái thể thống jề :T

Này thì khe cạn này:


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233otlimdvhzd283324.jpeg

Này thì rừng nghiến núi đá này. Đường đi toàn đá là đá, cứ gọi là leo trèo như khỉ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233mdm4mtewyj315407.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233yjflzjm3mw342426.jpeg

homeless man
11-08-2009, 17:12
Này thì cua đá. Nó rất to. Trẻ con nơi đây bắt được là nướng ăn liền =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081122233zmewyzvkmd792719.jpeg

homeless man
12-08-2009, 06:37
Đầu năm 2007, Chuơng trình 135 của nhà nước vào làm, mở rộng cái đoạn đường xuyên rừng đến thôn Khuổi Kẹn như đã được trình bày ở bài trên. Những nơi nổ mìn, mảnh đá bay văng tung tóe. Các cây to dọc tuyến đường bị chặt hạ. Và những cây không nằm trong tuyến cũng được tranh thủ ngả luôn. Để làm cái đường này, hơn 500 m3 gỗ đã được tận dụng khai thác. Rừng già yên tĩnh, một lần nữa lại tang hoang, sứt sẹo :(



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333zwm4nzhlot195480.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333mjdmztu0mt293379.jpeg

homeless man
12-08-2009, 09:14
Tôi không muốn bàn đến tính hiệu quả của việc đầu tư hơn một tỷ từ dự án 135 vào con đường này vì nhiều khi tính hiệu quả không nằm ở giá trị kinh tế mà nó đơn thuần mang lại. Nó còn là các ảnh hưởng về xã hội, chính trị...

Nhưng có một điều là tôi phải kể ngay đó là với đoạn đường này được làm thì cũng chẳng có phương tiện cơ giới nào có thể đi được vì đoạn đường trước đó đã hỏng hết :(

Do sự không đồng bộ này mà đoạn đầu tư sau không sử dụng được do đoạn trước đó cơ bản đã bị hỏng sau nhiều năm bão lũ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333ogfkmwexzd312485.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333nzfizduwng294841.jpeg

homeless man
12-08-2009, 11:13
Khu chúng tôi trek lần này là khu Lùng Khăm. Đó lài một dải núi đá cao nằm giáp với tỉnh Tuyên Quang, đối diện với thôn Khuổi Kẹn. Để lên được rãy núi này, chúng tôi phải trèo qua các vách đá treo leo, không có đường. Để lên được, chúng tôi bám vào các mỏm đá và một số cây que cắm vào kẽ đá, do người dân làm để vào rừng hái nấm :).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333n2zmzgq2yt348008.jpeg

Đoàn đi hôm đó có mấy anh em cùng hai anh người Dao đến từ bản. Ngoài ra còn có bốn cậu thanh niên đến từ Khuổi Vùa-xã Quảng Bạch. Mấy cậu thanh niên mới 16-17 tuổi nhưng đi rừng rất khá. Vì rừng có rất nhiều vắt nên các cậu đều lấy ống quần cũ khâu túm lại làm tất chống vắt. Chúng tôi cũng nai nịt gọn gàng để đi vào khu rừng hiểm này. Ngay cả người địa phương, khi chúng tôi hỏi cũng ít người đã từng đi vào đây =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333mjkwyji3mm315310.jpeg

homeless man
12-08-2009, 12:31
Leo lên đến vách đá thì hết đường mòn. Những vách đá lớn dựng đứng làm người ta thấy mình nhỏ bé trước thiên nhiên. Một bên là vực, một bên là vách đá chỉ có mấy cái cọc cắm trênh vênh. Tôi để cho mấy chú người Dao nhỏ con leo lên trước kiểm tra. Còn mình thì cởi bỏ áo len sau một hồi leo dốc.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333nwm4yjg3mt297824.jpeg

Vách núi này chỉ độ 15 m. Nó không quá cao nhưng vì mấy cây cọc cắm không đều nên để tìm được chỗ bám cũng phải rất khó khăn. Thấy mấy chú em qua được tôi cũng hạ quyết tâm trèo lên, tay bám vào các rễ cây lồi ra từ khe đá =))




https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333n2e0ntaymd296549.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333zmjjmje3zt290832.jpeg

homeless man
12-08-2009, 22:31
Vượt qua vách đá, mấy anh em ngồi nghỉ và không quên chụp mấy cái ảnh. Nhìn xuống dưới, vực sâu hun hút:(.

Tại sao chúng tôi phải vào khu này khi mà chính dân địa phương cũng còn có nhiều người chưa đi? Cũng không phải là chúng tôi muốn mua dây buộc mình, vì có ai muốn làm mồi cho vắt cắn. Sở dĩ phải trek khu rừng này là vì muốn tìm hiểu xem ở đây nó có tài nguyên gì, cây con gì, địa hình, đất đá ra sao ... để sau này tổng hợp xem chúng tôi có thể giúp gì bà con ở cái khu rừng này. Tôi sẽ mô tả kỹ hơn cách thức thu thập các loại thông tin ở bài sau=))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333mdi2zdbkzj307837.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333oti4n2m0od324840.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081222333zgmwmmq4md302733.jpeg

homeless man
13-08-2009, 06:52
Tiến sâu vào trong rừng già, bạn sẽ bắt gặp những cảnh mà đối với nhiều người là lần đầu tiên. Rừng già chứa đựng trong mình biết bao điều bí mật. Ví dụ như cái cây dưới đây thì không mọc thẳng mà thân nó lại tạo thành một vòng khuyên khiến người ta liên tưởng đến cái ấy =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433zjgzytq3yj292105_1.jpeg

Những thân cây to, chết đứng lâu ngày là nơi ong mật thường hay làm tổ trong những đoạn thân cây rỗng ruột.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433yzy2ytfjzt312323.jpeg

homeless man
13-08-2009, 11:22
Nếu để ý trong rừng, ta sẽ gặp rất nhiều loài cây, hoa, côn trùng, động vật... mà ta không biết tên. Hỏi mấy anh Dân tộc:

Anh ơi đây là cây gì: trả lời cây rừng. Còn cây kia: trả lời cây rừng =)).

Anh ơi đây là hoa gì: trả lời hoa rừng. Còn hoa kia: trả lời hoa rừng =)).

Bó tay toàn tập :T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433y2m4zdzkn2197692.jpeg

Rồi những con bọ ngựa rình mồi tên tấm ván gỗ mà thợ xẻ để lại trong rừng


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433mmy2otjimt184634.jpeg

Những con chim non đợi mẹ tha mồi về. Ước gì mình cũng được giống nó. Tĩnh tại nằm đây, thuận theo tự nhiên, vô lo vô nghĩ :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433ytzlyjhlym124043.jpeg

homeless man
13-08-2009, 12:49
Chúng tôi đến một vách đá có cái hõm vào rất sâu. Ở đó mưa không tới. Có con suối nhỏ chảy phía trước. Chúng tôi ngồi nghỉ và nhận thấy bên suối có rất nhiều vết chân nai. Ở vùng này nai, lợn lòi, công, gà rừng... còn nhiều chứng tỏ đa dạng sinh học cũng còn tương đối tốt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433otixnji4ym289929.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433ngi5mdq3m2243080.jpeg

BM
13-08-2009, 12:56
@Homeless man:
Nếu không có gì thay đổi tuần cuối của tháng 12 này, bọn mình, nhóm đã leo Chư Yang Sin và Bidoup, sẽ có một chuyến đi xuyên rừng già Bidoup-Ninh Thuận, đây là cung đường trải qua các kiểu rừng khác nhau khi thay đổi cao độ xuống đồng bằng, nếu thu xếp được, bác tham gia với bọn này cho vui!

homeless man
13-08-2009, 12:56
Và đây, vắt xanh. Kẻ thù của người rừng. Bác nào chưa thấy thì hãy nhìn kỹ nó. Nó sống trên lá và nhảy lên người khi mình qua. Nó cắn từ thắt lưng trở lên. Êm lắm :(

Khi no, nó có thể to gấp 10 thế này :T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433ytlhmdbjym187286_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433nmq4ogy1mz225052.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433mgu1yjjmyt235517.jpeg

Và đây, hậu quả của sống chung với vắt. Nó cắn hai phát liền, lau mãi mà máu không cầm được:Dam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081322433nda4yzjjnw229096.jpeg

homeless man
17-08-2009, 10:32
Nếu không vì vắt và rắn độc có thể gặp phải trong rừng già thì việc trek trong rừng sẽ là một cuộc dạo chơi hoàn hảo (ít nhất là đối với người ham tìm tòi và có sức khoẻ) =))

Có thể bạn sẽ gặp những loại cây cho quả và hạt rất lạ, bạn chưa nhìn thấy bao giờ. Tôi cũng không biết tên loại cây này. Nhưng khi quả chín, các hạt mầu đỏ lộ ra lại giống như một bông hoa.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834zdfhmtywnw243177.jpeg

Và những bức ảnh chụp trong rừng bên cạnh các loại hoa quả, có thể không đẹp nhưng, nhưng chúng cũng đem lại cho bạn nhiều cảm xúc đáng nhớ. Chúng tôi chụp cạnh một bụi gấc rừng, với những quả trong đỏ rực. Và đây là điểm bắt đầu cho cái ảnh Avatar của tôi :))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834ogi2mtcyzt331319.jpeg

homeless man
17-08-2009, 22:11
Đi mãi trong rừng cũng buồn lắm. Cảm nhận mãi, trăn trở mãi cũng phải có đoạn xả stress. Mấy cậu thanh niên đi trong đoàn cũng tếu lắm. Khi kiếm được mấy loại hoa quả sẵn có trong rừng liền bầy đặt làm trò khỉ :))

Nhân lúc ngồi nghỉ trên một thân cây đổ ngang lối mòn, chúng tôi chạy xung quanh tìm rau rừng cho bữa tối. Vì chúng tôi ở sâu trong rừng không thể lúc nào cũng chạy ra bản hay nhà dân để có thể xin hay mua rau xanh. Do đó những khi đi rừng thường kiếm luôn rau để ăn. Còn lương thực (gạo, mì tôm) và thực phẩm (thịt lợn, đồ hộp), chúng tôi mua sẵn ở ngoài mang vào để dùng dần.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834nte0zjjknj289473.jpeg

Trong lúc tìm rau, chúng tôi tìm được mấy quả gấc rừng chín rũ. Gấc rừng khác với gấc nhà nhiều lắm. Quả nhỏ hơn và vỏ rất nhẵn, không có gai sù sì như gấc nhà.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834yjq2yzkwzd110129.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834yja5otyyzj284767.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834ndljzdlmng103356.jpeg

homeless man
17-08-2009, 22:40
Rau mà chúng tôi kiếm được tùy theo mùa. Mùa xuân-hè thì có giảo cổ lam, ngót rừng, càng cua, nấm, các loại măng ngọt. Mùa thu-đông thì hay kiếm được hoa chuối rừng, măng đắng (măng vầu)...

Hoa chuối rừng, khi ra khỏi đọt lá sẽ chuyển từ mầu trắng sang mầu đỏ do tác dụng của ánh nắng mặt trời. Và đây cũng là lúc hoa già, muốn ăn phải bóc bỏ khá nhiều vỏ. Tuy nhiên nếu tìm được cái hoa chưa ra khỏi bẹ thì nó dài và trắng, trông như quả tên lửa vậy =))

Một cái hoa chuối với mấy quả gấc rừng, anh em được một trận cười vỡ bụng. Ở trong rừng lâu, bàn cái gì, kể cái gì, cuối cùng cũng lại quay về cái đề tài ấy mà thôi =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834odc0ndzjnd140734.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834ztu3mdhkod107852_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834njcxymrmzd105316.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834owfkyzhkog142280.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834owe3zdm3mt120393.jpeg

Khi chọn một hình ảnh làm avatar cho mình, tôi thấy mấy cái ảnh này rất quậy lên đã chọn. Tuy nhiên, ảnh bé quá do đó không phải ai cũng để ý. Vậy thì cũng phải kể rõ để bà con cùng biết. Và cũng không thôi ước mong, anh em họ phượt nhà ta cũng được hoành tráng như vậy.

homeless man
18-08-2009, 21:34
Sinh hoạt trong cộng đồng người Dao Đỏ lâu, chúng tôi được chứng kiến nhiều phong tục tập quán của họ. Có những cái làm chúng tôi ngạc nhiên, thú vị vì sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc. Nhưng có những tục lệ, làm cho gia đình người ta đã nghèo lại thêm nghèo. Những tục lệ như vậy, đối với người bên ngoài như chúng tôi, không biết lên vui hay buồn. Còn ở đây, nó vẫn diễn ra bình thường như nó đã diễn ra từ rất lâu:(.

Người Dao Đỏ không thờ cúng như người Kinh. Mặc dù mỗi gia đình cũng có lập bàn thờ nhưng họ chỉ cúng vào một số dịp đặc biệt trong năm, ví dụ như Tết âm lịch, Thanh minh hay Rằm tháng Bẩy.

Tuy nhiên trong một đời người (nam giới) từ khi sinh ra đến khi chết đi, một người Dao Đỏ nhất thiết phải làm lễ "Thấp sắc" hay tiếng Dao còn gọi là "Quả tẳng" mình có thể hiểu nôm na tiếng Kinh là Lễ thăng chức.

Về thời điểm thì Lễ này có thể tổ chức trước hoặc sau khi lập gia đình tùy vào điều kiện kinh tế của người làm lễ. Tuy nhiên do lễ này rất tốn kém nên người ta thường làm sau khi lập gia đình vì khi đó có thể làm luôn cho cả hai vợ chồng.

Người Dao Đỏ quan niệm rằng mỗi một người đều có một vị thế nhất định trong xã hội, dòng tộc và ở thế giới bên kia. Để đạt được vị thế đó, họ phải làm lễ Thấp sắc để chứng minh cũng như được công nhân của họ hàng, cộng đồng và thần linh rằng họ có vị thế cao.

Lễ Thấp sắc có hai loại là: Lễ 3 đèn và Lễ 7 đèn. Tất nhiên Lễ 7 đèn là cấp cao nhất nhưng không phải ai cũng làm được vì lễ lạt, chi phí rất tốn kém.

Các ghế gỗ được trang trí giấy điều cầu kỳ để đặt lễ. Để làm cái này, người ta phải chuẩn bị trước nhiều ngày, với sự tham gia của cả dòng họ, cộng đồng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081822934yzfmnmi4ot343878.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081822934mtg3owflot208250.jpeg

homeless man
18-08-2009, 21:59
Đối với lễ 3 đèn, người muốn thăng chức phải chuẩn bị 3 con lợn, nhiều gà, rượu, gạo, tiền để cúng. Lễ do 3 ông thầy cúng được mời từ các nơi khác đến. Nếu không được đủ thì có thể dùng thêm một thầy cúng trong làng. Mỗi ông thầy cúng, khi song việc sẽ được một đùi lợn, xôi, gà mang về. Lễ cúng 3 đèn diễn ra trong một ngày liên tục. Bà con, họ hàng anh em, làng xóm được mời đến làn giúp và ăn uống. Nói chung rất tốn kém :(

Trong ảnh là 3 ông thầy cúng. Rất tiếc là ảnh chụp hơi tối. Trong 3 ông này, có một ông mặc cái áo dài, đầu đội khăn mầu đỏ. Họ đi vòng tròn trước đàn lễ, một tay rung cái chuông đồng con, cán dài. Một tay cầm cuốn sách in chữ tượng hình trên giấy bản, và dọc bài cúng lễ. Tôi chỉ nói là chữ tượng hình vì không biết đó là chữ hán, nho hay chữ của người Dao cổ.

Nếu không ở trong khung cảnh này, không ai ngờ được rằng hai ông còn lại cũng là thầy cúng vì họ cũng ăn mặc bình thường như những người khác :))



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081822934mmqynziwnm95768.jpeg

homeless man
19-08-2009, 06:49
Gia đình tổ chức lễ cúng Thấp sắc lần này là một gia đình cũng còn nhiều khó khăn. Đó là một ngôi nhà bên suối, vách gỗ lợp fibro cũ kỹ và xộc xệch. Để làm lễ này, họ phải chuẩn bị nuôi mấy con lợn hàng năm trời. Ngoài ra còn phải vay thêm bà con, anh em, làng xóm. Ở đây có tục vay lợn cũng rất hay. Khi cần anh có thể vay tôi một con, khi anh cần tôi trả. Thời gian vay không ấn định, không lờ lãi. Con lợn cũng không cân kẹo gì chỉ áng chừng. Khi trả thì bắt một con tương đương là được.

Ngoài ra, hộ gia đình phải chuẩn bị thêm tiền để mua các vật dụng cần thiết cho lẽ cúng và thường là họ phải khai thác gỗ để bán hay kiếm cái gì trong nhà có thể bán được ví dụ như trâu bò chẳng hạn.

Trong khung cảnh rừng xanh, núi đỏ, suối cạn với những hộp gỗ rải rác tứ tung, họ hàng khách mời tập trung vào đây mỗi người một chân, một tay. Đàn ông mổ lợn bên suối. Đàn bà con gái làm thịt gà và đồ xôi. Người khéo tay thì cắt dán, trang trí và làm tiền mã, đồ cúng hàng mã. Có rất nhiều không làm gì, túm năm tụm ba buôn chuyện và chờ đến bữa thì chén =))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081923034mtzhzmjlzw262269.jpeg

Những con lợn chuẩn bị cho lễ Thấp sắc. Lợn ở đây cũng nhỏ thôi, chỉ khoảng 30-40kg một con. Nhưng riêng Lễ bảy đèn cần đến trục con như này thì đối với hộ nghèo cũng là một món tiền rất lớn :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081923034m2exzwvmyj153073.jpeg

Bên trong nhà, trên cái nóc tủ trống hoác và bức vách gỗ, mọi thứ đã sẵn sàng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081923034odywodg5yz97045.jpeg

wild_honey
19-08-2009, 08:55
Có thể bạn sẽ gặp những loại cây cho quả và hạt rất lạ, bạn chưa nhìn thấy bao giờ. Tôi cũng không biết tên loại cây này. Nhưng khi quả chín, các hạt mầu đỏ lộ ra lại giống như một bông hoa.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081722834zdfhmtywnw243177.jpeg

Anh, Quả nì dân gian gọi là quả Sang anh ạ, quả thường có 2 loại màu .Màu đỏ nhung và màu vàng lông bò. Khi chính nó nở tóe tòe loe như cái hình anh chụp. hạt của nó ăn được nhưng ăn lúc trước khi nó có chín đỏ còn được. Chứ chín đỏ thế này thì cứng mất roài, không xơi được nữa. Cây sang có tuổi thọ khơ khớ, và có thể phát triển như 1 cây thân mạch phình phường. Tối đi ộp anh nhá! (beer)

homeless man
19-08-2009, 09:37
Lễ bảy đèn sẽ diến ra trong ba ngày liên tục và phải cần từ 3-5 ông thầy cúng. Nhà nào kinh tế khá có thể mời thêm. Trong ba ngày ấy, các ông thầy cúng thay nhau làm lễ. Bên ngoài bà con đến đánh chén hết ngày nọ qua ngày kia. Những người ở xa về thì ăn ở đám lễ, ngủ thì vạ vật ở nhà gia chủ hay ngủ lang ở các nhà bên cạnh :)).

Điều đặc biệt là các đồ mã cúng ở đây có hai loại: Tiền mã và các bức trướng vẽ các vị thần linh. Về tiền mã, phần lớn bà con tự làm từ giấy bản và nguyên liệu địa phương. Tôi sẽ kể kỹ phần này trong "Lễ Puốt Lằng". Còn phần các bức trướng thì họ phải đặt mua ở bên ngoài. Số lượng vàng mã, trướng phụ thuộc vào bài cúng của các ông thầy (Ở cái lễ mà tôi được chứng kiến là 21 bức trướng).

Lễ bảy đèn có khi phải dùng đến 10 con lợn. Một phần làm đồ cúng và lễ tạ cho các ông thầy cúng. Còn phần lớn là để cả làng cùng ăn. Trong ba ngày lễ, làng như có hội. Hầu như tất cả các gia đình đều có đại diện đến đánh chén ở đây. Khi đến, họ mang theo chút tiền mừng và có thể thêm chai rượu. Người ở xa, khi về còn được mang về khoanh thịt lợn. Đói cả năm, no say ba ngày lễ. Đấy là lý do tại sao lại tốn kém :(.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081923034mdzhnzkymm238825.jpeg

Với lễ Thấp sắc, người Dao Đỏ mong đạt được ba điều:

Thứ nhất là lên cấp, gia đình làm ăn thuận lợi, dòng tộc rạng danh, được nâng lên một cấp mới, làng xóm, cộng đồng kính nể, công nhận.

Thứ hai là Học thức được công nhận. Người làm lễ Thấp sắc giống như được cấp cái bằng hay chứng chỉ đã đạt đến trình độ nào đó. Khi đó họ có thể trở thành thầy cúng, thầy tào, có thể thông linh với các thần linh, ma quỷ. Khi họ kêu cầu, thần linh ma quỷ mới nghe, mới bị sai khiến.

Thứ ba là Khi chết hai vợ chồng sẽ được gặp nhau, được bố trí sắp xếp tại nơi ở tốt. Nói nôm na như người Kinh là được lên cói Niết bàn, được hưởng cuộc sống an nhàn cực lạc.

Chúng tôi không phải là khách mời trong cái lế Thấp sắc này và cũng còn quá nhiều điều e ngại kiêng kỵ (chủ yếu là do định kiến) nên cũng không dám nhào dzô chụp ảnh nhiều. Cả cái lễ to như vậy mà chỉ có mấy bức ảnh còi :T

Lúc chúng tôi về, một chị chạy theo đưa cho gói xôi to tướng. Xôi gói trong lá chuối, được đồ với loại lá gì trong rừng chuyển sang mầu vàng chóe như phẩm mầu. Lúc đó chúng tôi nhận vì tấm lòng của bà con. Nhưng nói thật, khi về đã không dám ăn một miếng nào. Cảm giác sợ sệt, lo lắng khi liên tưởng đến các câu truyện bùa ngải ở vùng cao cho đến tận bây giờ vẫn còn in đậm trong tôi sau khi chứng kiến cái lễ Thấp sắc này X(

MÃ SỐ 1102
23-08-2009, 13:07
bài viết hay quá , nhìn thấy rừng là chân em lại muốn đi rồi.
Em cũng là người rừng xuống phố nên năm nào cũng về núi tắm ít nhất một lần cho khoẻ người.Nhưng em về núi bên Đại Từ cơ.
lúc nào có cơ hội em sẽ lên Bắc Kạn

homeless man
03-09-2009, 23:37
Để kể nốt cái lễ Puốt Lằng không lại bỏ lâu quá:)).

Theo tiếng Dao, Puốt Lằng có nghĩa là Quét làng. Người Dao coi các vị thần linh sống trong rừng, trên cây rừng. Cũng như một số dân tộc khác, xưa kia ở các cánh rừng rộng lớn quanh bản, người Dao lập lên một số khu nhỏ gọi là rừng ma, rừng thiêng. Nơi đó để thần linh trú ngụ, không ai được vào chặt cây, lấy củi hay săn bắn, phá phách gì. Nếu ai vi phạm sẽ bị thần linh quở phạt, trong làng co người ốm đau...nên mọi người rất sợ. Do đó cùng với thời gian, các khu rừng này được mặc nhiên được bảo vệ nên thường xanh tốt, rậm rạp. Hàng năm, các hộ gia đình trong thôn, bản đóng góp tiền, gạo, rượu để làm một lễ cúng chung, cầu mong thần linh phù hộ, sức khỏe dồi dào, làm ăn may mắn.

Cho đến tận bây giờ, nhiều nơi còn duy trì được cái rừng cộng đồng này và là một hình thức quản lý và bảo vệ rừng rất tốt theo luật tục. Tuy nhiên ở nhiều nơi, cùng với thời gian văn hóa bản sắc mai một. Cái tín ngưỡng kia không còn đủ để ngăn đám thanh niên không có công ăn việc làm, đám lâm tặc vào rừng thiêng chặt phá:T

Rồi đến lúc trong làng có chuyện không may sảy ra họ mới chợt giật mình nhìn lại. Bản tổ chức cái lễ này là một bản nơi chúng tôi thường đến và ngủ lại. Trong vòng hai năm, có liên tiếp 3 người đàn ông chết bất đắc kỳ tử. Một ông bị ngã, xương sườn gãy đâm vào phổi nhưng đi viện không phát hiện ra lại bảo bị lao phổi. Về nhà vẫn khỏe mạnh rồi một hôm bị tràn dịch màng phổi mà chết. ông thứ hai đi uống rượu về, leo lên cái dốc đất chơn, trượt chân ngã chấn thương sọ não cũng chết. Ông thứ 3 đột quỵ, xuất huyết não cũng chết. Ngoài ra còn các điều khác như mất mùa (do chuột phá). Năm 2008 là năm đặc biệt ở vùng này do toàn bộ nứa bị khuy (ra hoa) và chết hết theo chu trình 60 năm một lần. Chuột ra ăn hoa nứa nhiều vô kể. Khi hết nứa, chúng quay sang cắn lúa, ngô, khoai và tấn công cả người. Rồi tai nạm xe máy...

Tất cả các rủi ro trên đều giải thích được như đã đề cập ở trên nhưng với cộng đồng ở đây, họ cho là thần linh trừng phạt cả làng do có người vào phá rừng ma, rừng thiêng chặt cây. Thần linh không còn cây to để trú ngụ lên về bản bắt người.

Cả làng họp lại quyết định làm cái lễ Puốt Lằng để quét trừ tà ma, xui xẻo. Các hộ góp tiền mua lễ gồm: một con lợn khoảng 30 kg, một con gà, một con vịt và rượu. Lễ được mang ra chỗ vắng, không ai qua lại và cúng. Mồi hộ gia đình trong bản phỉa cử một người đi theo đám lễ. Thầy tào phải đi thỉnh từ nơi khác về, không dùng người địa phương. Trong vòng 07 ngày (xuă kia là 10 ngày hoặc lâu hơn) không có bất cứ người lạ nào được phép vào nhà. Các hộ gia đình treo cành lá hoặc viết mấy chừ ngoài cổng để ngăn người lạ...

(tbc...)

homeless man
05-09-2009, 23:13
Rừng ma, rừng thiêng cũng thường là rừng đầu nguồn, mó nước (Mó là từ chỉ các mạch suối nhỏ, chảy ra từ khe đá, bà con thường đến lấy nước ăn và tắm giặt). Ngoài việc mang ý nghĩa tâm linh thì việc bảo vệ rừng này trực tiếp mang lại lợi ích cho người dân thôn bản về nguồn nước sinh hoạt, nhất là trong mùa khô, khi các sông suối to khô cạn.

Ngoài những thứ lễ vật cúng như kể trên, vàng mã mà người Dao dùng cũng là thứ đặc biệt mang tính chất tự cung tự cấp. Người Dao không dùng vàng mã như người Kinh vì làm gì có máy móc mà in tờ đô la âm phủ vừa chữ Tây (One hundred Dollars) vừa chữ ta (Ngân hàng địa phủ):T. Vì đường xa cách trở nên từ xưa, họ tự làm lấy vàng mã này. Và bây giờ vẫn tiếp tục làm.

Nguyên liệu làm mã là giấy mầu (Vàng, đỏ, tím) để trang trí và giấy bản để làm tiền. Giấy bản mua về được dọc thành cách dải nhỏ cỡ 8 cm và chiều dài là hết khổ giấy. Người Dao dùng một cái Mặt pây (khuôn gỗ) làm từ loại gỗ mềm nhưng dai, hình vuông-thường là gỗ bưởi-trên đó trạm các hình và chữ theo tín ngưỡng của họ. Các Mặt pây này thường trong bản một số gia đình có và truyền từ đời này sang đời khác. Khi nhà nào có việc thì có thể đến mượn.

Mực in được làm từ lá rừng giã nhỏ gồm lá rau Ngót rừng và Ngô đồng trắng. Người ta dùng cái Mặt pây nhúng vào mực và ấn lên giấy bản. Dấu nọ cách dấu kia một đoạn. Khi mực khô, thấy các nét khắc mầu xanh nhạt nổi lên. Vì giấy bản đen nên thú thực, tôi nhìn các nét in này thấy không rõ lắm:T.

Số lượng vàng mã tùy vào bài cúng của mỗi ông thầy. Mỗi ông thầy lại có một cái ấn vuông riêng, khi cúng họ có thể dùng ấn của mình làm dấu trên các đồ vàng mã này.

Cái bàn lễ trong rừng cũng đơn giản. Các bác có thể xem cái hình dưới đây để rõ thêm. Cái bàn này là để cúng hàng năm nên tương đối kiên cố. Nếu cúng một làm thì đơn sơ hơn nhiều.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009090524736nmy3zjjmyt306542.jpeg


Đến ngày cúng, cả làng mỗi hộ một người mang đồ cúng đến khu rừng để cúng thần linh. Cúng xong, họ chia lễ: lợn, gà, vịt, rượu ra ăn tại chỗ. Nếu thừa thì vứt bỏ chứ tuyệt đối không được mang về. Trong bảy ngày, các hộ gia đình không cho người lạ vào nhà. Người nhà có thể đi lại được, không phải kiêng. Trong vòng 3 tháng, cả làng không ai được phép vào rừng chặt bất cứ cây gì. Nếu ai không tuân thủ mà sau này trong làng có bất cứ chuyện không hay gì sảy ra thì làng sẽ bắt vạ người vi phạm:gun

Đương nhiên là em không được tham dự vào cái lễ này rồi. Chỉ hóng hớt và cóp nhặt thông tin để kể lại cho các bác thôi nên ảnh không có. Em có hỏi người dân cho chụp hình cái ấn làm tiền mã, họ nói cần phải làm cái lễ gì đó xin thần linh thì mới mang ra được. Chỉ nghe đến đó đã có chú Kinh sợ bùa ngải mà chạy mất cả dép =))

homeless man
14-09-2009, 22:34
Phong tục tập quán của người dân tộc được thể hiện đậm nét thông qua các hoạt động lễ hội, văn hóa và đặc biệt là qua đám lễ, đám ma, đám cưới. Đám của người Dao (còn gọi là Mán) rất khác với đám của người Tầy (hay còn gọi là người Thổ), người Mông. Em ém vụ này lại kể sau.

Bây giờ quay lại kể tiếp câu chuyện mà em thu lượm được từ rừng già=)).

Nói đến rừng có lẽ cũng cần nói kỹ hơn một chút để mọi người cùng thấy là nó rất khác nhau. Về loại rừng thì người ta chia nó thành 3 loại gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Rừng đặc dụng là rừng được quy hoạch để sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn, vườn quốc gia, di tích...Loại này không giao cho cá nhân hay hộ gia đình mà thường do một cơ quan, đơn vị đứng ra quản lý. Chỗ em làm có khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh (Species and Habitat) Nam Xuân Lạc. Vùng lõi của khu này thì thôi rồi. Toàn nghiến là nghiến. Ngoài ra còn có nhiều loài động, thực vật quý khác như thông đỏ, gấu, nai, sơn dương...

Rừng phòng hộ là rừng được quy hoạch để bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nó thường là là rừng trên núi đá, nơi có độ dốc cao, khả năng tái tạo chậm nên rất hạn chế khai thác và ít giao cho hộ gia đình.

Rừng sản xuất là rừng được quy hoạch để trồng và phát triển rừng. Rừng sản xuất có tỷ lệ đá nổi thấp. Các cá nhân và hộ gia đình được giao loại rừng này để trồng và phát triển. Đến khì thu hoạch, người dân được hưởng thành quả của mình.

Ở nơi chúng tôi phượt, rừng phòng hộ và sản xuất xen nhau lẫn lộn. Trên đỉnh núi là phòng hộ. Dưới chân núi là rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình. Để có thể khảo sát thực trạng rừng ở đây, chúng tôi có một buổi họp thôn. Ở đó những tấm bản đồ lớn được mở ra để xác định các khu, lô, khoảnh định đi. Ở đó, có sự tham gia của cả kiểm lâm địa bàn.

Có thôn, nhà họp thôn tương đối đàng hoàng. Bàn ghế đầy đủ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091425638mzgxzmrlow144857.jpeg

Có nơi, bàn ghế cũng chả có. Bà con ngồi trên những tấm ván gỗ. Không hiểu sao: họ sống giữa rừng bạt ngàn gỗ mà không kiếm được ít gỗ mà đóng bàn ghế cho tử tế:Dam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091425638njzmmtq2zw128413.jpeg


,

homeless man
15-09-2009, 16:24
Trong những căn nhà họp thôn đơn sơ, tường thưng gỗ, mái lợp fibro hầu như chẳng có cái gì. Nhiều khi mình đến đây gặp gỡ bà con, cái ghế nhỏ để ngồi cũng chả có. Có một nghịch lý mà nhiều người biết nhưng không ai muốn trả lời, muốn tìm cách để giải quyết là trong khi xe lớn xe nhỏ kìn kìn cõng gỗ về xuôi, thì ở đây, bà con muốn có gỗ làm nhà, làm công trình phúc lợi chung lại không hề dễ tí nào:gun.

Mấy năm liền sống ở trên đó, tất tật các cách thức để gỗ có thể về xuôi, quan phương hay phi quan phương em đều biết tỏng. Có điều là lực bất tòng tâm, chỉ cố gắng giúp bà con hiểu biết thêm pháp luật, nâng cao trình độ và có đủ năng lực để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà thôi. Còn lại, chẳng mong gì ai đó ở bên ngoài, đến mà giúp được :(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738zwq2njdkzg152560.jpeg

Trước khi đi, mấy anh em cũng chuẩn bị giầy tất cẩn thận lắm nhưng không mang thuốc chống vắt. Lúc đó, cũng chưa hình dung ra con vắt thế nào. Bảo như con đỉa dưới nước thì mình biết rồi, đã bị cắn rồi. Sợ gì.

Ra cây cầu bắc qua con suối Bản Nhượng chụp mấy tấm ảnh. Dòng suối mùa mưa đầy nước. Nó giúp pha loãng cái thứ nước thải đầy hóa chất do mấy cái xưởng tuyển quặng sun-phua chì phía trên thượng nguồn thải ra. Cái loại nước độc này, trâu uống vào còn chết. Cảnh trông đẹp thế mà có ai ngờ, bệnh tật và thần chết đang rình rập trong dòng nước trong kia. Bà con ở đây, đã từ lâu không giám đụng đến cái thứ nước này:T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738otjmndcxzm156466_1.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738ogu5zjfjng154664.jpeg

homeless man
15-09-2009, 23:16
Cũng vẫn vị trí ấy, trên cây cầu ấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa khoảng 2h là câu chuyện đã khác hẳn. Các bác trong nhóm tìm vàng ở Bản Thi đã được tận mắt chứng kiến cái lũ thượng nguồn này=)).

Lũ về, con suối nhỏ hiền hòa với dòng nước trong vắt chảy qua các khe đá, nhìn thấu đáy bỗng trở lên hung tợn khác thường. Tiếng nước réo ầm ào tung bọt đỏ ngầu. Những năm lượt phượt ở đây, không dưới trục lần em được tận mục sở thị các cơn lũ rừng. Đặc biệt khi lũ, các con ngầm đều bị tràn hết, qua lại cực kỳ nguy hiểm. Đã có nhiều người và xe bị cuốn trôi vì liều băng qua lũ:(.

Chỗ này, hôm trước đi nước cũng chưa cao lắm. Con ngầm kia nước mới mấp mé chứ chưa tràn.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738mtg1zjllyj166242.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738mdflodfkmd164196.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738yja1ymu5yt127024.jpeg



Vậy mà chỉ cần mưa xuống thượng nguồn, với độ dốc cao ở vùng núi, lũ sẽ xuất hiện rất nhanh:gun.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738mty1ngi5nz146507.jpeg

homeless man
16-09-2009, 11:50
Em đọc tất cả các topic đi rừng của các bác thấy người dẫn đường thường là kiểm lâm hay mấy anh dân tộc gộc chuyên thông thạo luồn rừng săn bẫy. Còn em, lần này đi rừng lại có 3 chị gái dẫn đường=))

Nói phải tội là có thêm một ông kiểm lâm địa bàn nữa. Nhưng ông này bụng to lắm. Các bác có thể thấy mấy cái bóng áo xanh kiểm lâm thấp thoáng trong các bức ảnh trên í. Ông này đi mới leo có một tẹo đã ngồi nghỉ, bảo bọn em đi trước và sẽ theo sau. Sau đó ông chuồn về mất tiêu :T

Cũng chả sao, ba chị này cũng là các sơn tràng lão luyện. Họ sinh ra ở đó, lớn lên ở đó, ngày nào cũng luồn lách trong các khu rừng đó để trồng tỉa và kiếm cái ăn nên đi với họ cũng chả ngại. Hơn nữa, mỗi chị lại có một con dao đi rừng to. Nó vừa dùng để phát lối đi, vừa để phòng thân, có khi còn phòng cả em:))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738ndvindljnj186909.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738ytuxytu1yz206080.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738zwi0mzqymm184303.jpeg

Vì phải chia người đi theo các nhóm khác nhau, ở các khu khác nhau nên chỗ này em đi một mình. Đây là khu có tên gọi là Khuổi Đeng. Nó có độ cao khoảng 900 m so với mặt nước biển nhưng gồm nhiều ngọn nhấp nhô liên tiếp. Xưa kia, nơi này bà con phát rừng trồng ngô dưới chân núi. Sau này bỏ hoang đã lâu, lau lách và cây bụi ken dầy. Một số cây tái sinh và tre nứa đã mọc lại như rừng.

Trời tháng 9 giữa thu nhưng còn rất nóng. Em mang theo một ba lô trong đó có nước uống và mấy thứ linh tinh. Những thứ khác thì bỏ lại tất để đi cho nhẹ. Các chị phụ nữ dẫn em đì thì chả mang theo tí nước nào. Không biết đi cả ngày thì họ lấy nước đâu mà uống. Hay là uống nước suối? Em không biết. Sau này, tìm nước uống trong rừng là một trong những bài học đầu tiên em học được trước khi trở thành người rừng:T

homeless man
16-09-2009, 12:22
Ba chị nữ này đều là chị em ruột và dâu con của một ông có tên là Căn ở thôn Bản Nhượng. Thực ra, lúc đầu chúng em cũng muốn chồng của họ dẫn đi thì hơn, vì dù sao đàn ông cũng phù hợp với cái công việc nặng nhọc này. Nhưng đến lúc đi, ông thì uống rượu say quá không dậy được. Ông thì đi đâu mất. Ông thì từ chối đùn đẩy cho vợ đi:T

Nắng đã lên cao, không đợi chờ được nữa, nhóm em phải lên đường ngay. Mỗi người được giao một gói xôi, một hộp sữa nước để ăn trưa. Hy vọng sẽ kịp quay về trước khi trời tối. Các chị nữ đi trước để mở đường. Em đi theo sau để quan sát, ghi chép và chụp ảnh. Tốc độ làm của em không kịp với tốc độ mở đường của các chị nên nhiều đoạn em phải đuổi theo. Người đi sau cũng chịu rủi ro về vắt nhiều hơn người đi đầu:Dam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738mmqznmy4yw281976.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091525738ztvmnzk1zt225873.jpeg

Phía chân núi, guột (một loài thuộc họ dương xỉ) mọc nhiều và dày che gần hết các lối mòn. Do không phải mở đường nên đoàn đi cũng nhanh. Tiếp tục lên cao, tre nứa bắt đầu xuất hiện. Có đoạn toàn đi dưới bóng tre nứa, cảnh rất đẹp.

homeless man
16-09-2009, 23:49
Luồn sâu vào rừng, càng lên cao đường càng khó đi. Để đỡ mất công mở đường, chúng tôi nhiều khi đi vào các khe suối cạn. Đường mấp mô, lòng suối đầy đá nhưng do không phải mở đường lên tốc độ đi cũng khá nhanh.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838n2fmytjinj260082.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838mwi4mziwog252887.jpeg

Nhiều đoạn, các bụi tre nứa mọc tự nhiên không ai lấy măng nên mọc lòa xòa chen chúc. Những bụi lớn, có đến hàng trăm cây lớn nhỏ. Thường tre có tuổi thọ cao hơn nứa nhiều. Những cây nứa già, sau vài năm thì chết đi đổ lung tung ra lối mòn, vượt qua chẳng dễ tí nào.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838zdmxmwq0y2247159.jpeg

Nói chung, rừng dưới chân núi là kiểu rừng tác động sau nương rẫy do đó trông cũng không được đẹp lắm. Các loại cây khác nhau mọc hỗn tạp có thể kẻ tên như đao, tre và các cây họ tre, hèo (là cây giống như cây song, thân bò trên đất hay bám cây lớn leo lên, nhưng lõi thì xốp hơn song-loại này rẻ tiền nên dân không khai thác)...

homeless man
17-09-2009, 00:17
Tiếp tục đi, chúng tôi lọt vào một hủm tương đối rộng có tên là hủm Chuối Hột. Hủm là từ dùng để chỉ cái thung lũng nhỏ nằm kẹt giữa hai khe núi. Hủm có cái tên như vậy do ở đây toàn chuối rừng. Những cây chuối rừng thường không cho quả nhưng hoa của nó lại rất đẹp. Nổi bật nên giữa mầu xanh của lá, của rừng là cái hoa đỏ tươi chĩa thẳng lên trời. Loại chuối này, người dân thường lấy thân về thái rồi bỏ vào cối giã nhỏ nuôi lợn. Nhưng ở đây xa và nhiều lắm nên chẳng ai vào lấy nên đã mọc thành rừng.

Dưới thảm rừng, những thân chuối chết đổ gục rải rác bị lớp guột che phủ đi nhưng ở các thân cây đang mục ruỗng đó thường có nhiều vắt đất. Nếu không chú ý giẫm vào, có khi ăn đủ:T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838zmyyodqynz246296.jpeg

Đi cũng đã được khá lâu, chúng tôi dừng lại nghỉ tí. Các chị phụ nữ thì kiếm các tảng đá sạch, có nắng chiếu vào, để ngồi cho an toàn với lũ vắt đất.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838ndhjoge4nz261211.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838mmnjody5zw265163.jpeg

Mọi người cũng đã bắt đầu khát nước. Tôi có một chai nhỏ mang theo nhưng đường đi còn dài, tôi cũng không biết cách nào kiếm được nước trong rừng nên không biết xử trí thế nào.

Trái với lo lắng của tôi, một chị cầm dao ra bụi nứa gần đó, chọn cây nứa non và chặt một cây. Vết chặt nằm dưới đốt cây. Sau đó chị chặt thành các ống như loại làm cơm lam vậy. Trong cái ống nứa non có nước. Dù không nhiều nhưng mỗi người một cây nứa là đủ giải khát. Nước chỉ có ở vài đốt gần gốc. Mùi vị của nó ngái mùi nứa nhưng rất ngon. Thế là có bài học. Đi trek vùng có nứa không phải mang theo nước uống=)).

nanggio
17-09-2009, 09:09
Vậy là không phải mang theo nước, nhưng phải mang con dao to phải không bác?

homeless man
17-09-2009, 10:09
Vậy là không phải mang theo nước, nhưng phải mang con dao to phải không bác?

Dao thì tất nhiên phải mang rồi, không phải bàn nhiều. Còn nếu không phải mang nước thì đã là phúc lớn cho người leo núi=)). Khi leo mất nhiều nước. Càng đi lâu càng mất nhiều, lại mệt mỏi. Chỉ cần thêm chai nước nữa thì có khác gì đá đeo:)). Nếu ý trí mà suy kiệt thì có khi có gì trên người lại chả vứt hết ấy chứ:T

Cần nói thêm là loại nước trong ống nứa này rất sạch và không độc. Nứa cũng có nhiều loại. Nứa không có gai như tre nhưng lại mọc theo bụi. Nó khác hoàn toàn với các loại vầu, trúc mọc theo từng cây đơn lẻ. Một điều phải chú ý là nứa cũng có nhiều loại như nứa tép (thân nhỏ), nứa ngộ (thân rất to-như vầu), nứa thường (nứa sào-thân nhỏ hơn nứa ngộ). Nói chung, nứa thân mỏng.

Cây già hay nứt vỏ, nước mưa có thể lọt vào. Ngoài ra lúc non, nó cũng bị sâu vòi voi tấn công nên để lại các lỗ thủng trên cây và phân sâu trong lõi. Khi chọn các cây nứa để lấy nước uống, nên chọn cây còn non, lành lặn sẽ nhiều nước và an toàn. Nếu nước có mầu đỏ hay mùi khác thường thì tuyệt nhiên không được uống(NT).

Sau khi nghỉ và uống nước trong thân nứa, chúng tôi đi tiếp. Lúc này chỉ còn 3 chị dẫn đầu, tôi đi cuối. Anh kiểm lâm đã té sớm rồi. Chúng tôi đi vào rừng hỗn giao vầu gỗ. Tức là trong rừng, ngoài các cây gỗ ra, vầu mọc xen phía dưới hay mọc theo đám: chỗ vầu, chỗ nứa. Trong ảnh, các cây vầu đơn lẻ mọc dưới tán cây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838nwziyzzkmm247628.jpeg

Nói kỹ cây vầu một chút. Vầu thuộc họ tre nhưng không gai, thân thẳng và lớp thịt tương đối dày. Trung bình cây có đường kính 6-10cm, tùy nơi đất tốt hay xấu. Khác với tre nứa ra măng vào mùa mưa, vầu ra măng vào mùa đông. Các rễ vầu ăn ngang mặt đất và mỗi mắt cho một cây. Mỗi cây vầu có thể cách nhau đến cả mét. Bác nào xem Thập diện mai phục hay Ngọa hổ tàng long thì thấy quay cảnh đánh nhau trong rừng vầu. Mỗi cây đều mọc thẳng, cánh biệt nhau chứ không theo bụi và có gai như tre.

Măng vầu cũng rất đặc biệt. Lúc đầu mùa đông, măng vầu mới nhú khỏi đất thì rất ngon. Nếu nó được khai thác lúc này thì ăn rất ngọt và bán được tiền do mùa đông, rau và các loại măng tươi khác hiếm. Tuy nhiên cũng cái măng này, khi bắt đầu có sấm (cuối đông, đầu hạ) thì lại đắng kinh khủng. Đây là lúc những người thích măng đắng sẽ có sản phẩm măng vầu tươi để ăn. Một lời khuyên là ai bị huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều cái này.

Nếu là măng đã ra khỏi đất nữa thì thôi rồi, đắng hơn khổ qua rất nhiều. Nhưng ở đời, lại có nhiều người thích vị đắng cay:))

homeless man
17-09-2009, 10:30
Thực ra trong rừng đôi khi cũng bắt gặp một số lạch nước nhỏ. Nhìn qua thì có vẻ trong nhưng thực sự là không an toàn vì không đảm bảo hàm lượng, chỉ tiêu vi sinh. Bần cùng mới phải lấy nước này uống nhưng phải đun sôi kỹ. Nhưng mà đi rừng thì làm gì lúc nào cũng có đủ dụng cụ. Có thể dùng hóa chất làm sạch nước nhưng mùi khó uống.

Em đã tận mắt thấy người dân tộc uống nước suối này. Lấy một cọng cỏ ống hay thân cây nhỏ rỗng ruột để uống. Không dùng tay vục nước vì nước nông, vẩn đục và có thể lẫn cả sán, đỉa...Nếu không phải là vấn đề sống chết thì anh em phượt ta ngàn lần không nên dùng cách này:help.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838ota3zjvkyt195327.jpeg

Rồi cuối cùng nhóm cũng đi vào các hẻm núi, luồn lách qua các khe đá và tiếp tục leo lên cao. Mấy chị dẫn đường, người đi ủng, người đi dép lê chân chần. Và không phải họ quen với vắt. Họ cũng bị vắt cắn nhưng đó là điều bình thường đối với họ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838yjvhowqyyt201573.jpeg

homeless man
17-09-2009, 10:45
Nhiều bụi nứa đổ do gió chắn ngang đường. Không đủ công sức mà phát bỏ đám nứa ngổn ngang này nên tốt nhất là cố luồn qua chúng mà đi. Do không bị lấy măng nên các bụi nứa rất to. Mấy chị dẫn đường nói, ngày xưa chỗ này là nương của gia đình. Sau đó nương ót (cạn kiệt) nên đã bỏ hoang cả trục năm nay. Nứa đã mọc kín. Cũng như tre, nứa thuộc loại trồi gốc, cây sau mọc trên cây trước nên gốc cao khỏi mặt đất nên khi có gió to rất hay bị đổ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838zjizntdjnm247373.jpeg

Rồi thì chúng tôi lại tụt xuống một thung lũng nhỏ toàn chuối rừng. Những cây chuối thân mảnh nhưng rất cao. Đặc trưng của các loại cây sống trong rừng nhiều tầng hỗn giao, cần vươn cao để lấy ánh sáng. Thỉnh thoảng, mấy cây chuối lại bị chặt ngang thân cho đổ xuống, coi như là đánh dấu đường về. Dưới tán chuối xanh và dày, hầu như không có cỏ hay guột gì vì lượng ánh sáng lọt được xuống đất còn quá ít, không đủ cho các loài khác sinh sống, dù ngay cả loại sống dưới tán và ưa bóng:T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091625838mjazmdyznz247821.jpeg

MÃ SỐ 1102
17-09-2009, 10:58
Bác kể tiếp đi đang hay!!!

homeless man
18-09-2009, 22:04
Chúng tôi cứ đi, đi mãi. Hết lên dốc cao lại tụt xuống hủm sâu. Hết đi trong rừng nứa vầu lại vào rừng chuối. Các bác có thể hỏi đi làm cái gì, có cái gì hay ho mà trèo leo, hành xác à. Xin thưa là nhóm phải luồn sâu vào rừng theo từ chuyên môn thì gọi là đi phát tuyến để chuẩn bị cho cái "inventory survey" mà nói nôm na là đi điều tra hiện trạng và trữ lượng (cây) rừng. Phát tuyến (mở đường) là công đoạn đầu tiên cho việc đánh giá trữ lượng gỗ, chủng loại gỗ, các loại lâm đặc sản, cây tái sinh...


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ywqwnzlhmj240425.jpeg

Buổi trưa, chúng tôi nghỉ lại bên một vạt rừng nứa. Chặt mấy tầu lá chuối làm ghế ngồi, mọi người bỏ đồ đã chuẩn bị sẵn ra ăn. Tất cả đồ ăn, chúng tôi đã đặt làm sẵn từ ngoài huyện, sau đó đi hơn 30km vào xã chia cho mọi người mang theo ăn đường. Một gói xôi ruốc 5k vào năm 2006 cũng đủ lưng lửng dạ cho chúng tôi, nhưng với các chị dẫn đường này chắc chẳng ăn thua gì. Tôi để ý, mấy chị phụ nữ chỉ ăn xôi ruốc mà để lại hộp sữa. Tôi tế nhị không hỏi nhưng biết chắc rằng các chị sẽ để lại, mang về cho con:(.

Chỉ những người phụ nữ họ mới làm vậy. Dù đi đâu, làm gì, ăn gì, họ đều nghĩ đến con của mình. Tôi chỉ biết lặng lẽ quan sát và không lỡ chụp ảnh họ vào lúc này. Bữa trưa nhanh chóng kết thúc, chúng tôi nghỉ một chút. Xem lại bản đồ, chuẩn lại phương hướng và tiếp tục tiến sâu vào rừng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038owvknmvlzj239960.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mjvjywfhnz241873.jpeg

homeless man
18-09-2009, 22:46
Rồi thì rừng chuối, tre nứa cũng lùi lại phía sau. Chúng tôi tiến sát đến khu rừng già trên núi đá ở độ cao lớn hơn. Có nghĩa là chúng tôi đã đi vào địa phận rừng phòng hộ. Cây mọc um tùm với nhiều tầng khác nhau. Dây leo chằng chịt. Bắt gặp cây nghiến đầu tiên. Nó to cỡ 2 người ôm nhưng ở đây tán rừng dày quá nên tối thui. Ảnh chụp không có rõ. Chỉ thấy cái gốc cây to tướng, xù xì.

Để kể các bác nghe về cây nghiến. Tuy không phải thuộc nhóm tứ thiết, nghiến thuộc nhóm 2 cũng là loại gỗ quý. Người Thái còn gọi gỗ nghiến là Kiêng. Cái cây này nó đặc biệt là nó cháy khi còn tươi. Bọn lâm tặc, nó đẽo vỏ cây nghiến để vài ngày cho ra nhựa. Sau đó chất tí củi vào và đốt. Nhựa cây sẽ bắt lửa và cháy. Dù gỗ còn tươi nhưng do có cái nhựa nên cả cây gỗ cứ âm ỉ cháy. Vài ngày sau là đổ mà không phải chặt. Những cây nghiến già có tầm gửi mọc trên cây. Loại tầm gửi này lấy ngâm rượu uống cũng công hiệu như Viagra vậy=)).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038m2exzdzhnj170437.jpeg

Đi thêm một đoạn, bắt đầu thấy dấu vết gỗ bị khai thác. Những thân cây to bị cưa đốn đã lâu không hiểu vì sao bị vứt bỏ, nằm rải rác và có cây đã mục. Các vết cưa trên thân gỗ còn nhìn rõ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mwnlndazm2223667.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ywu5yzfkng188030.jpeg

homeless man
19-09-2009, 08:28
Những gốc cây xì xì đã bị chặt từ lúc nào. Trên vết chặt nham nhở, những cây con tái sinh mọc lên chằng chịt. Nếu cứ để như vậy, cái mầm tốt nhất chỗ này sau sẽ thành một cây mới. Các mầm khác sẽ chết đi do không cạnh tranh đủ dinh dưỡng. Vấn đề là nó không chết ngay mà cứ lay lắt mãi nên làm tốc độ tái sinh rừng có thể chậm lại so với trồng mới từ đầu(NO).

Người ta tính trung bình ở phía Bắc, để rừng từ khi bị chặt trắng cho đến khi có thể khai thác lại được là 27 năm với điều kiện là không được xâm hại gì trong khoảng thời gian hơn 1/4 thế kỷ đó. Lâu quá, lâu quá, cái này chắc người dân nghèo không chờ được. Thế là rừng tái sinh cứ bị phá đi phá lại thành ra rừng nghèo kiệt, cây bụi :( :T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mjc3zdqyyw209745.jpeg


Trong rừng già đã có sự nhòm ngó của con người, chúng tôi bắt gặp nhiều vết chân lợn rừng. Nhiều vết còn rất mới và to. Tôi được dặn là nếu gặp lợn lòi thì hãy nấp đi, đừng đối mặt với chúng. Con lợn lòi, khi bị nguy hiểm sẽ hộc lên một tiếng và lao thẳng vào người đối diện. Hai nanh của nó là thứ vũ khí sát thương cực kỳ nguy hiểm...

Các chị cũng kể rằng, cách đây chưa lâu, khi súng săn còn chưa bị thu nộp thì trong làng thỉnh thoảng vẫn bắn được lợn rừng về phá nương. Con lớn nhất bắn được phải trên 1 tạ, với cái nanh dài hơn trục phân. Bây giờ, ở đây vẫn còn lợn nhưng súng bị thu rồi nên không ai săn công khai nữa. Nói thật, trong mấy năm trên này, thỉnh thoảng chúng em cũng mua được thịt lợn rừng về chén. Nhưng chỉ là mua chui thôi:gun.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mmjiotuwzm251433.jpeg

Trên cao, không còn tre nứa. Các cây gỗ to đổ chắn ngang lối đi. Chúng tôi phải rất vất vả để leo qua và tiếp tục hòa mình vào những cánh rừng già rậm rạp. Trời về chiều oi nóng. Mồ hôi ra như tắm dính và nhớp nháp. Thỉnh thoảng nghỉ lại bên những tán rừng ánh sáng chỉ lọt qua nhờ nhờ. Ở đây, đã cách xa thôn lắm rồi. Không còn nghe thấy âm thanh của cuộc sống thường ngày. Ngay cả muông thú, chim chóc cũng không có tiếng động. Chỉ có tiếng lá rì rào xen lẫn tiếng lá khô vỡ dưới chân người đi...

homeless man
19-09-2009, 10:49
Trời đã ngả bóng dài và thấm mệt, chúng tôi quyết định đánh dấu đường và quay trở lại vì các bác cũng biết, trong rừng trời tối nhanh lắm. Chúng tôi đã leo đến được khe Lều Cháy-là một khoảng đẩt trống ở trên cao nhất mà người địa phương đã từng đến làm nương. Khu này có tên là Lều Cháy vì ngày xưa, người dân làm lều ở canh nương và họ (thay nhau) ở lại đó suốt mùa rẫy cho đến khi thu hoạch song mới về. Củi lửa ở đây để cả ngày nhờ mấy súc gỗ to. Có lẽ vì lý do gì đó mà cái lều bị cháy mang đi toàn bộ công sức của cả gia đình trong một mùa nương. Vì lẽ đó, người ta gọi tên cái hủm này như vậy=))

Bây giờ, dù cây bụi dã mọc kín nhưng khoảng đất khá quang đãng. Từ rừng chui ra, chúng tôi có điều kiện nhìn lại chính nơi chúng tôi đã đi (bên dưới). Những thân cây mọc thẳng vượt hẳn lên trên tạo thành tầng cao nhất. Các loài khác chia nhau mọc ở dưới. Những cây nghiến núi đá, hàng trăm năm tuổi mọc trên đỉnh, những nơi hiểm trở để tránh cái nhòm ngó của lâm tặc:Dam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zwu5zweynw211119.jpeg

Rồi chúng tôi lại luồn bên dưới, quay trở lại. Lại những tán rừng rậm rạp, lại những rừng chuối tốt um. Nhưng trên đường về, tôi không còn háo hức như lúc đi. Phần do mệt, phần do cái gì cần biết đã biết cả rồi:)). Mấy chị phụ nữ vẫn miệt mài đi trước, tôi lặng lẽ theo sau. Ảnh chụp cũng ít hơn, mắt chỉ chăm chăm nhìn xuống đất, lần mò lối đi để hạ sơn cho an toàn=))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038owywmthhmg218940.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nmu0ymeyod214964.jpeg

homeless man
19-09-2009, 11:21
Lúc quay về, các chị dẫn đi theo con đường mòn đi tắt cho nhanh. Vẫn là cảnh xuyên qua đám cây bụi và nứa đổ ngang lối mòn. Lúc đi phải luồn lách còn đỡ. Lúc về, đã mệt, người đau như giần thì việc luồn lách không phải là điều thích thú nữa:T

Vì hôm nay đi phát tuyến nên các chị không mang gì. Chứ cứ như đi kiếm măng hay củ mài, lúc về mang một địu mặng thì việc luồn lách kia còn khó thế nào? Điều kiện vậy thì phải chịu vậy chứ biết kêu ai? Tôi bỗng thấy cay mũi và thương cho những người phụ nữ dân tộc này. Cả đời họ, chưa bao giờ biết đến thỏi son hay nước hoa hay váy đầm diêm dúa, chưa bao giờ được hưởng cái họ đáng được hưởng. Chạnh lòng nghĩ, bao giờ miền ngược tiến kịp miền xuôi:gun


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038m2yxmgmwmm174349.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038y2uzotfinw258676.jpeg

Rồi thì trước mặt xuất hiện một cái hồ to. Người ra xây các con đập cao, chắn khe suối lại để làm ao chứa quặng thải-là loại đất đá bỏ đi sau quá trình tuyển quặng sua-phua chì. Cái loại quặng này nó độc thế nào chắc các bác đều rõ. Nhưng cánh nó chế biến quặng và gây ô nhiễm môi trường mới đáng tởm làm sao:Dam


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mtcxytqxmg199202.jpeg


Quặng chì ở đây thuộc loại xâm nhiễm. Để tách quặng người ta phải nghiền mịn đất đá. Sau đó chuyển qua tuyển nổi: tức dùng hóa chất tạo bọt, trộn với quặng nghiền và nước để hóa chất hút quặng, theo bọt nổi lên. Người ta thu bọt làm khô thu được quặng tinh. Đất đá và nước thải thì đổ ra cái hồ kia. Chả ai xử lý cái thứ nước đen ngòm, đặc sánh chứa toàn chì và hóa chất kia. Mà hồ thì ở lưng núi. Nước thải ở trên cứ việc tự động tràn bờ chảy xuống các con suối bên dưới như đã đề cập trong mấy bài trên.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ztfhzgizng188487.jpeg

Người dân ở đây mắc một bệnh cực kỳ nguy hiểm là nhiễm độc chì. Nó là nguyên nhân của nhiều bệnh nan y khác. Nhưng mà quặng thì mang về xuôi bán cho Tây cho Tầu. Còn bệnh tật thì ở lại với bà con, dai dẳng và oan nghiệt. Đã rất nhiều người chết vì các căn bệnh hiểm nghèo nhưng có ai chú ý đến họ đâu?

MÃ SỐ 1102
20-09-2009, 11:39
Đúng là chỉ thiệt bà con ở vùng khai khoáng thôi. Thiệt đơn thiệt kép,đã chẳng được tý lợi ích nào mà còn mang bệnh tật vào thân.Với cách khai thác như vậy thì chẳng mấy chốc rừng chỉ còn trong truyền thuyết , những con sông con suối chỉ còn trong chuyện cổ tích.

Chitto
22-09-2009, 23:57
Đúng là chỉ thiệt bà con ở vùng khai khoáng thôi. Thiệt đơn thiệt kép,đã chẳng được tý lợi ích nào mà còn mang bệnh tật vào thân.Với cách khai thác như vậy thì chẳng mấy chốc rừng chỉ còn trong truyền thuyết , những con sông con suối chỉ còn trong chuyện cổ tích.

Chưa chắc. Tôm cá thì có thể chết vì nước nhiễm độc, nhưng cây cối lại có cách sống khác với động vật.

Nhiều vùng ô nhiễm động vật chết hết nhưng thực vật lại rất phát triển, tất nhiên chỉ một số loài.

homeless man
04-10-2009, 11:24
Bỏ đi chơi lâu quá:)) giờ quay lại viết tiếp.

@ All: Đúng như cụ Chitto nói, động vật và thực vật rất khác nhau. Chỗ động vật không sống được chưa chắc thực vật đã bị ảnh hưởng, có khi lại sống tốt. Thực tế là những nơi đất mới đào lên, đá sỏi lổn nhổn. Mình nghĩ cây nó không thể sống được vì làm gì có đất, thế mà trồng cây lên lại rất tốt. Có lẽ câu "khoai đất lạ cũng phần nào lý giải điều này".

--------------------------------------------------------------------------

Nhờ ba chị phụ nữ dẫn đường, tôi đã phượt được rừng lần đầu tiên theo đúng nghĩa của từ này. Lúc về kiểm tra lại trong giày có mấy con vắt nhưng thật không may cho chúng, trong cái giày của tôi, chúng đã bị nghiến bẹp và hun nóng. Và chúng chỉ còn lại là cái dải khô đét, đen thui =)). Đấy, lần đầu bị vắt cắn (chắc chắn là vắt đất), thấy cũng bình thường.

Nhưng với người lần đầu đi rừng thì không đơn giản tí nào. Chân tay, đầu vai đau nhức, mệt mỏi kinh khủng. Cảm giác là khi nghỉ phải đứng cúi lom khom thôi. Nếu mà ngồi xuống, chắc không đủ sức để đứng dậy:T. Bỗng thấy hối hận, bỗng lại so sánh với hàng loạt câu hỏi: Sao phải lên đây nơi xa xôi, khó khăn này làm cái gì? Sao phải khổ thế vì từ xưa đến giờ đã bao giờ phải như thế này đâu? Nhưng chợt nghĩ lại, đàn ông sao chẳng bằng phụ nữ? Sức khỏe, khả năng có thể khác nhau chứ ý trí chả nhẽ lại thua? Sao phải than thở, hối hận?

Thế là tôi quyết tâm lê về điểm tập kết. Ở đó còn có nhiều anh em đi các hướng khác nhau. Cuối giờ chiều, cả nhóm gặp được nhau lành lặn cả sau một ngày lặn lội trong rừng. Ai cũng kể về cái khó khăn, vất vả mà mình đã trải qua, cái mới lạ lần đầu tiên được thấy. Nếu cứ ngồi ru rú ở Hà Nội trong phòng máy lạnh với chân tay sạch sẽ thì làm sao có được cái first-hand experience này?

Tối đó chúng tôi ngủ lại trong thôn. Ăn bữa cơm sau ngày làm việc của sơn tràng, thợ thổ ngon kinh khủng, chén đến mấy bát liền. Dưới ánh đèn tù mù của máy điện chạy nước suối, hai con mắt càng nhức mỏi khiến người ta buồn ngủ sớm:T.

Tôi vội vã thu xếp chỗ ngủ và đánh một giấc say đến tận sáng hôm sau. Khi thức dậy, màn sương sớm còn vương vấn trên các đỉnh núi với không khi đặc biệt trong lành. Tôi hít căng lồng ngược cái không khí lành lạnh buổi sớm thấy sảng khoái lạ thường. Dù hai bụng chân còn hơi đâu nhưng tinh thần thì hoàn toàn phấn trấn, sảng khoái. Đó là cái đặc biệt cần có cho ngày thứ hai để leo rừng tiếp.

Sau khi ăn sáng và chuẩn bị đầy đủ, chúng tôi lại lên đường. Thấy trên lối mòn toàn gỗ là gỗ:Dam



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ntrlztgzn2191668.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nza2ymm1mj230793.jpeg

homeless man
06-10-2009, 10:36
Bỏ lại đằng sau con đường mòn đầy gỗ là gỗ (tôi sẽ quay lại chủ đề này sau), chúng tôi rẽ vào một lòng suối cạn và tiến sâu vào trong rừng. Hôm nay, đi với tôi có hai anh đến từ thôn Kéo Nàng. Một người là Minh (chắc các bác nhận ra anh này vì anh cũng đã từng dẫn chúng tôi đi Khuổi Kẹn) và người kia là Lai. Hai anh này mang theo hai con dao đi rừng, hoặc cầm tay hoặc đeo sau lưng. Con dao anh Minh cầm đầu phẳng, giống hệt con dao rambo mà các bác post trên diễn đàn=)). Về tính năng, tác dụng chắc cũng chả thua kém, nhưng giá thì kém rất nhiều :))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nte1mdu0nd226854.jpeg

Như phần trên đã kể, bần cùng bất đắc dĩ mới phải phát lối mở đường vì nó rất mất công. Còn không, đi theo các lòng suối cạn ngược lên thì tốt hơn. Giữa thu, nước suối đã cạn nhiều. Và nói chung, những con suối như thế này ngay vả mùa mưa cũng thường không có nước. Nó chỉ thực sự hung dữ khi có lũ thôi. Hết mưa, nước xuống rất nhanh và lòng suối lại trơ đá và rác. Chỉ còn lại vài vũng nhỏ rải rác, là nơi sinh sống của mấy loài cá nhỏ, cua đá và nhện nước.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mtg5zgm3zt245456.jpeg

Những tảng đá mùa này thường hay có rêu, nhất là các đoạn luồn dưới tán rừng. Nếu có thể được đừng nhảy trên các tảng đá lớn vì rất dễ bị trượt chân. Nên bước những bước ngắn, trên những hòn đá nhỏ sẽ an toàn hơn.

homeless man
06-10-2009, 11:05
Dọc theo hai bên suối rất nhiều cây to và cũng rất nhiều gốc cây to. Cây to là vì chỗ này có nhiều đất hơn đá, lại ở vị trí thấp, gần nước nên độ ẩm cao, cây dễ phát triển hơn trên núi đá. Nhiều gốc cây to là vì chỗ này dễ tiếp cận, dễ vận chuyển theo lòng suối ra đường mòn nên cây nào xơi được, bà con ta đã chén hết từ lâu. Có những gốc cây gôc quý, không biết bị chặt từ bao giờ hiện đã nũa hết. Lũ xói đi hết đất đá xung quanh mới lộ ra cái gốc sù sì, cổ quái. Những cái gốc gỗ nũa này mà ở dưới xuối, có khi lại chả ối tiền. Còn ở đây, lấy làm củi bà con cũng không muốn:)).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mde0oti1zm214444.jpeg

Tôi nói với hai người đi cùng đứng lại làm kiểu ảnh dưới gốc cây to bên suối. Bộ rễ với những cái bạnh vè to tướng, rễ nổi bò lan trên mặt đất giúp cây đứng vững ở thế trênh vênh. Hai anh đi cùng cười rất tươi vì dù sao chuyến đi cũng mới chỉ bắt đầu cũng chưa gặp vất vả gì nhiều. Tôi cũng đứng dưới gốc cây này, làm kiểu sau khi đã hướng dẫn kỹ một anh đi cùng cách bấm máy:D.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038n2rly2jlnz212090.jpeg

dan37.org
06-10-2009, 23:27
" Ví dụ để khai thác thiếc ở Tĩnh Túc, người Pháp làm con đường từ Nà Phặc (Bắc Kạn) đi Tĩnh Túc (Cao Bằng). Ở trên tuyến đường đó có đèo giờ trên bản đồ ghi là đèo Co-lia. Ghi thế thì ai biết được nguồn gốc thế nào? Năm 1992 em đi Tĩnh Túc có dừng lại cái đèo này. Người dân địa phương kể là đèo này tên phiên âm là Cô-le (chắc từ nguyên bản tiếng Pháp là Colleres?) là tên của một kỹ sư người Pháp chỉ huy làm con đường này. Sau ông này bị sốt rét, chết tại đây. Người ta lấy tên đặt cho con đèo. Còn mộ thì làm bằng đá trắng chôn dưới chân đèo. Những ngày trời quang, từ đèo này vẫn nhìn thấy mộ. Hàng năm, vẫn có người đến trông nom.

Cái đèo Colia đấy em qua rồi. Một hôm lão Đú già hỏi em là chú biết tại sao lại có cái đèo tên Tây ở VN không? Quả này thì rõ lão định chơi khó mình. Thấy em ngồi im thin thít lão mới tự đắc bảo đấy là do con gái 1 ông quan tây nào đó đi qua vùng này bị hổ vồ chết. Ngày xưa thì rừng núi hoang vu lắm, hổ báo đầy rẫy. Sau người ta lấy tên cô gái đó đặt cho đèo.
Bây giờ lại nghe bác kể sự tích khác. Hôm nào em phải quay lão già kia mới được."

Hình như đoạn này hai quan bác nhầm rồi thì phải, cái đèo côlia kia gắn liền với câu chuyện bà côlia kia mà các bác. Em đã được viếng thăm mộ bà này rồi ở đỉnh Phjaoắc hay còn gọi là đỉnh côlia đó hai bác. ( bà 100% chứ không phải ông )

homeless man
06-10-2009, 23:29
Trên con suối cạn, nhiều chỗ còn có những lạch nước nhỏ. Ở chỗ có các vũng sâu, nước đọng lại trong vắt. Những lạch nước tiếp tục chảy xuôi và cứ nhỏ đi rồi mất dần dưới lớp đá khô cạn lổn nhổn trên suối. Tại mỗi vũng nước như vậy là một cuộc sống, một thế giới rất phong phú mà tôi không hiểu hết.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nza4owqyzg197844.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038otvjzju2mz259787.jpeg

Trong các vũng nước này, chúng tôi bắt được nhhững con cua đá rất to với các đốt chân và càng có mầu đỏ. Trẻ con vùng này khi bắt được thường nướng và chia nhau ăn. Tuy nhiên loại cua sống lâu trong các khe đá này thường hay có nhiều sán kí sinh bên trong các thớ thịt. Nếu không được làm kỹ ăn phải rất dễ mắc bệnh sán.

Khi những vũng nước cạn đi, những con cua lại di chuyển đến các vũng mới còn nước. Khi tất cả đều khô cạn, chúng sẽ ngủ đông trong các khe đá để đợi mùa mưa năm sau=))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zgnkyje1od175047.jpeg

homeless man
30-10-2009, 21:57
Rồi thì chúng tôi cũng bỏ con đường men theo dọc suối cạn để ngược lên một triền dốc. Trước khi rẽ vào lối mòn, chúng tôi nghỉ lại bên dòng suối cạn. Tôi biết thêm một công dụng nữa của những cây nứa ngộ là để làm điếu cầy. Một anh trong đoàn, chạy ra bụi nứa, chọn một cây bánh tẻ. Cây nứa bánh tẻ, ống dai chứ không giòn, vỡ như cây nứa già. Chặt lấy một đoạn làm thân điếu, sau đó lạng vát một lớp vỏ mỏng bên ngoài ở điểm muốn cắm làm nõ. Có thể đục một lỗ cũng được nhưng không nên quá rộng. Lấy một ống tay nứa tép, vát nhọn một đầu và đóng vào chỗ đã lạng vát kia. Thân nứa sẽ căng khít và ăn chặt lấy cái tay này làm cái điếu hoàn toàn kín, không phải dùng bùn chát. Đổ tí nước là có cái điếu ngon lành. Mô tả thì lâu chứ mấy ông thổ dân này làm nhanh lắm. Hai anh thay nhau bắn liền mấy bi, tiếng nước réo trong ống kích thích giác quan người ta. Khói tỏa miên man từng đám rồi tan vào tán rừng âm u. Hút song, quăng điếu luôn mà chả cần mang theo=))


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038yjkwyzzhmw263230.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038odg2zjhhow228138.jpeg

Trong không khí ẩm và mát dưới tán rừng, những người đi sẽ dễ chịu hơn vì đỡ mệt. Chỉ có tiếng cành cây gãy lách cách dưới chân hơn là tiếng lá xào xạc vì buổi sáng, sương ẩm làm lá mềm dưới chân người đi. Sau một lúc nghỉ lấy sức, chúng tôi lại tiến sâu vào rừng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038odmymjiynw232593.jpeg

homeless man
02-11-2009, 00:09
Tiếp tục theo con đường mòn chúng tôi gặp một vạt lúa nương trên sườn dốc. Lúa cũng đã vào hạt và khoảng tháng nữa thì thu hoạch. Lúa nương rất khác lúa nước. Nó mọc như cỏ và không đẻ nhánh nhiều. Đến vụ, người dân phát dọn sạch nương rẫy, đợi cây cỏ khô thì đốt nương. Đốt nương đem lại hai lợi ích lớn là diệt nốt các cây cỏ còn lại và có thêm tí tro làm phân:(.

Lúa được reo (sạ) trực tiếp vào các hốc đất sau đó lấy chân phủ đất lên một lớp đất dày tránh chim, chuột, kiến...tha đi mất. Khi trời mưa, đất ẩm hạt lúa sẽ nảy mầm. Lúa nương lên như cỏ và thực tế chúng mọc lẫn với cỏ dại, chả ai chăm bón, hoàn toàn phó mặc cho tự nhiên. Đó là lý do, năng suất lúa rất thấp. Trung bình, từ khi phát rừng, đốt cây làm rãy, người ta có thể chỉa lúa được vài năm. Sau đó nương ót (cạn kiệt) thì phải bỏ vì khi đó năng suất cực thấpX(.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mmy1mwzlzj229169.jpeg

Tùy giống lúa, nhưng nói chung để có một vụ lúa nương phải mất từ 6-7 tháng, có khi còn nhiều thời gian hơn trồng ngô. Trong các vạt lúa xanh-vàng tưởng chúng mọc dày chứ thực ra chúng mọc rất thưa. Và hạt lúa thì rất đặc biệt, tôi sẽ kể kỹ lúc quay lại khoảng hơn tháng sau, khi lúa chín.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ngnin2zjzg229031.jpeg

Một đám lúa nương mọc giữa rừng, cần phải có người trông coi chim thu đến phá, nếu không trả được ăn. Vì vạt này nhỏ, lại trồng xen với ngô và ngô cũng đã thu hoạch nên không có ai canh, mà cũng chả có lều. Rõ ràng kiếm được bát cơm ăn ở vùng cao, chả dễ tí nào:help

homeless man
02-11-2009, 00:34
Thực ra khu rừng chúng tôi đang đi là rừng phòng hộ vì nó vốn là rừng tự nhiên, nguyên sinh, còn nhiều loài gỗ quý. Đáng ra, khu này chỉ khoanh nuôi, bảo vệ chứ không cho phát rừng làm nương. Nhưng bà con vẫn làm vì hai lý do. Thứ nhất là đã làm nương ở vùng này từ lâu. Những chỗ đất kẹt nằm gần dưới chân núi cũng tiện cho việc trồng tỉa, bảo vệ. Thứ hai, ngoài chỗ đất ít ỏi này (vì xung quanh toàn đá), bà con cũng chẳng biết kiếm đất ở đây mà lần hồi trồng trọt, cấy hái kiếm ăn. Thế là ông nhà nước đành thỏa hiệp: Chỗ nào bà con đã phát làm nương thì tiếp tục sử dụng đến khi nương ót mà không cho phát mới=)). Nhưng quan xa, dân gần, cuộc sống thúc ép, bà con tranh thủ lúc nào phát đựơc, ở đâu phát được là làm ngay:)). Do đó, nếu để ý kỹ các vạt nương, vẫn thấy các gốc cây to chưa mục hết. Điều đó chứng tỏ, mảnh nương này cũng mới được phát gần đây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zgmxyjaymw195471.jpeg

Ngoài xa, những tán rừng nhiều tầng vẫn vươn lên xanh tốt, để đợi một ngày có người đến hỏi thăm:gun. Bà con còn nghèo lắm, ăn còn chưa đủ. Lại có bọn đầu lậu bên ngoài xúi bẩy thì để có hàng trăm năm mới có cánh rừng kia, nhưng chỉ cần vài tiếng đồng hồ, tất cả sẽ ngã đổ lên xe, kìn kìn trở về xuôi.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mtk4n2i4zd127140.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mmy4mjqwnz252547.jpeg

homeless man
02-11-2009, 22:57
Con đường mòn với những thảm lá mục dày, có lúc như khuất hẳn dưới những bụi cây lúp xúp, chỉ những người quen đi mới phát hiện ra. Hai bên đường, cây mọc ken dày đủ loại. Có những cây, chúng tôi cũng không biết hết tên, còn những người trong đoàn, khi được hỏi thì nói một cái tên nào đấy theo tiếng địa phương. Mặt trời đã lên cao nhưng ánh sáng lọt xuống dưới đất qua tán lá dày rất ít. Thậm chí, để chụp được ảnh phải dùng flash mới chụp được. Được đi dưới những cánh rừng như vậy cũng là một may mắn của chúng tôi.

Tôi có hỏi các anh dẫn đường là ở đây có loài động vật quý gì không. Mấy anh cho biết vùng này xưa có rất nhiều lợn rừng. Khi chưa thu súng, trong thôn vẫn còn đi săn được chúng, có khi còn bắt sống. Số là ở vùng này có một hẻm núi cụt. Khi đi săn, mọi người chia nhau chặn các ngả đường để dồn lợn vào hẻm cụt. Sau khi lao vào hẻm, lợn rừng rơi vào cái bẫy tự nhiên ở cuối đường cụt. Thế là chúng bị bắt sống. Với những con to và hung dữ, mọi người phải bắn hạ chúng mới mang về được.

Vùng này cũng có nhiều rùa cạn và nhím, hon. Người ta hay bắt rùa để nấu cao. Từ khi bị cấm, việc săn bắn vẫn lén lút diễn ra. Mấy anh chỉ cho tôi cách phát hiện rùa núi từ những quả cây bị ăn dở nằm dưới gốc cây. Lần theo dấu vết đó thế nào cũng phát hiện được rùa. Tuy nhiên, nhiều khi chúng chui sâu trong khe đá, khó mà bắt được chúng.

Bây giờ, số lượng của chúng cũng đã giảm nhiều do săn bắt quá mức. Ngày xưa, con rùa núi bắt được nặng vài kg, nay chỉ như bàn tay mà cũng hiếm:(


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ywe2mwizm2232159.jpeg

Những cây nghiến với vỏ đen xù xì không lẫn vào đâu được trong số cây rừng. Nghiến núi đá, tốc độ mọc và phát triển cực chậm và cây non tái sinh tự nhiên, con người chưa nhân được giống. Cho nên, khi cây nghiến bị cưa đổ, khả năng tái sinh trên núi đá gần như không có. Nên một khi đã mất đi, không làm sao tái tạo lại như cũ được nữa. Có chăng, lại phải trải qua các quá trình tự nhiên lâu dài, có khi hàng trăm năm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038yjgxmjuxow251098.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038yzcxn2q5y2240044.jpeg

Vậy mà có khi, cây nghiến hạ xuống chỉ để băm vụn làm thớt (cho dễ vận chuyển, tiêu thụ). Mà cái thớt cũng chỉ lấy từ tâm chở ra, không bao giờ lấy lõi để tránh bị nứt. Chúng ta đang lãng phí tài nguyên một cách ghê gớm, nhưng phân tích sâu xa như vậy, chả có ý nghĩa gì với bà con ở đây:T

homeless man
02-11-2009, 23:08
Một vài hình ảnh rừng núi đá.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ngezzjqwzg213535.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038yzdkmjeznz196786.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038odnknty2ow197296.jpeg

homeless man
02-12-2009, 22:17
Đã lâu mới lại vào viết tiếp vì bận chuẩn bị kết thúc, đóng lại cuộc phượt bốn năm ở Bắc Kạn này. Đến, dù có ở bao lâu cũng sẽ tới một ngày phải đi. Biết là vậy nhưng không thể không lưu luyến:(

Mai lên liên hoan chia tay, chỉ cần uống với mỗi người một chén là đã không về được. Đã có đủ tư liệu để viết về vùng này. Các hình ảnh và tư liệu dưới đây được thu thập từ năm 2006, những ngày mới lên. Những chuyến xuyên rừng đầu tiên, những cú xuyên rừng cuối cùng...Vậy mà đã bốn năm.

Ngay bây giờ, chắc cũng chưa cảm nhận hết mọi thứ từ vùng đất, con người, núi non này, nhưng có lẽ những năm tháng đã đi, đã làm việc, đã sống với bà con H'mông, Dao, Tầy, Nùng...nơi đây sẽ là những kỷ niệm khó phai. Sẽ cố gắng viết lại để chia sẻ với ACE nhà phượt.
--------------------------------------------------------------

Sau vài lần nghỉ lấy sức, đi hết khu rừng núi đá là đến nương lúa nhà Lai-một trong hai người dẫn đường. Đó là một sườn đồi rộng, tỷ lệ đá nổi ít có khi đến mấy trục bung (một bung= 1,000 m2). Nhìn những thân cây chết đứng hoặc đổ bị cháy đen, tôi cũng biết khu này mới được phát làm lúa nương vài năm nay thôi. Dù phải đi xa làm nương nhưng tôi cũng mừng cho nhà Lai vì đã khai phá được mảnh nương to, có thêm lúa để ăn và bán vì nhà Lai nghèo lắm.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nzm3njjjot242503.jpeg

Giữa nương lúa hiện lên cái chòi canh bốn bề trống hoác. Đó là nơi gia đình hay cử người thay phiên nhau ở lại canh nương. Thường thì bà cụ già mẹ Lai hay ở lại. Chòi cũng là nơi chứa các nhánh lúa được bó lại thành từng bó, khi khô hết sẽ được gùi về nhà. Trong cái chòi đó, có bao nhiêu thứ khiến người miền xuôi như tôi phải kinh ngạc để rồi cảm nhận thêm cuộc sống gian khó của bà con nơi đây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zmnlmjjjm2215084.jpeg


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038otjkyzlhow248426.jpeg

coofhair
05-12-2009, 01:01
dù mắt đã díp dìm dịp cũng phải login vào nói lời cảm ơn bác, cảm ơn bác đã cho em được đi qua, được cảm nhận với rất nhiều cảm xúc với những cung đường, bản làng, cuộc sống, số phận của những người ae miền sơn cước

align7love
24-01-2010, 23:41
thank bác cho em được mở rộng tầm mắt !

4596006
06-02-2010, 21:03
Cảm ơn bác homeless man, em vào phuot.com lần đầu là đọc topic của bác. Bác đã truyền cho em cái máu, cái lửa...để theo dấu chân những phượt gia chính hãng. Vì thế, sau Tết này em làm chuyến Mộc Châu để tập tọe. Khi thấy ngon sẽ chơi xa, chơi độc hơn !(wait)
Bác có lối viết giản dị, vốn sống dồi dào ...và rất lương thiện, tốt bụng...:) (c).Một lần nữa cảm ơn bác rất nhiều !

homeless man
08-02-2010, 23:25
Cũng đã lâu bỏ hoang cái topic này:)). Tôi biết, nó không phải là topic có đông người tham gia và mang tính giải trí cao như các chuyến đi của các bạn khác, nên rất khó đọc và kén người theo dõi. Bản thân tôi, tôi cũng chỉ cố gắng kể các thông tin mà tôi biết, lại chuyên về rừng rú, mang tính thông tin nhiều hơn là cảm nhận nên cũng không viết nhanh được. Thôi thì các cụ, các bác chịu khó theo dõi nhé, em sẽ lại viết tiếp. Chắc chắn là còn rất nhiều thông tin ạ(NT).


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ymi1y2q3mj199258.jpeg

Cái nương này do hai vợ chồng Lai cùng bà mẹ già làm. Đi lại thường xuyên ở vùng này thỉnh thoảng tôi cũng gặp bà. Đó là một bà già lần lũi, ít khi bắt chuyện với ai dù chúng tôi cũng hỏi thăm. Bà thường hay ở lại rừng sâu, canh cái nương này trong cái lều trống hoác kia mà ít khi trở về căn nhà lá xiêu vẹo ngoài làng:(.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038owq1mgiwot232590.jpeg

Tôi có đọc truyện ngắn Sống dễ lắm của Nguyễn Huy Thiệp, trong khó khăn người ta cố nhìn vào mắt nhau mà sống. Ở đây, tôi thấy bà con cũng sống dễ lắm. Chỉ có điều, sống được ở đây hàng ngày phải hạ sơn đi lấy nước tương đối xa. Tất nhiên, đối với mình thì rất xa nhưng với bà con thì cũng không quá khó khăn vì họ đã quen như vậy từ bao đời.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zwi1mgyxmg225896.jpeg

homeless man
09-02-2010, 00:15
Lúc quay trở lại,chúng tôi không đi theo đường cũ mà cắt rừng núi đá để đi. Rừng núi đá được xếp vào loại xung yếu là do có độ dốc cao và tốc độ phát triển của cây cực thấp. Đây là lý do rừng có nhiều gỗ quý và tốt đặc biệt là nghiến. Đi ở đây sẽ hiểu thế nào lá đá tai mèo. Những tảng đá bị bào mòn không đều để lại những mũi sắc nhọn. Chắc chắn là không thể leo bằng chân không được vì bị cắt ngay.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mdvlmtezng215189.jpeg

Cây nghiến mọc trên đá, rễ dài bò lan trên các tảng đá, tìm các khe nứt và chui xuống. Thậm chí, có khi còn bốc cả tảng đá to lên để rễ luồn vào trông rất cổ quái. Dưới tán rừng, cây tái sinh mọc lúp xúp nhưng do không cạnh tranh được nên chỉ vài năm là chết. Trừ phi cây lớn chết, để lại khoảng trống lớn có ánh sáng, nhưng cây con tái sinh này mới có cơ hội phát triển.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038y2u4y2fiyw217413.jpeg

Đi lại trên dãy núi này rất khó khăn. Chỉ cần hụt chân là có thể sa vào hố dẫn đến nhẹ cũng là bong gân. Mà nếu bị ở đây thì chỉ có nước về làng để gọi người vào khiêng ra chứ không ai cõng được. Do được dặn kỹ điều này từ trước nên chúng tôi đi lại rất cẩn thận.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ztliythinj215532.jpeg

homeless man
09-02-2010, 06:24
Bên mỗi gốc nghiến già, đứng lại nhờ anh em chụp cho kiểu ảnh để về làm kỷ niệm vì lần đầu tiên được thấy tận mắt, sờ tận tay. Sau này, đi nhiều nơi, ặp nhiều cây nghiến già hơn, to hơn nhưng lại thấy buồn hơn vì phần lớn chúng đã bị đổ gục rồi dưới áp lực của cơm, áo, gạo tiền đối với người nghèo và mưu mô toan tính của đầu lậu gỗ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mtzindy4od202065.jpeg

Nghiến là loại được bảo vệ nghiêm ngặt dưới góc độ pháp luật. Nếu chặt một cây gỗ mà bị bắt người vi phạm sẽ bị sử bằng hình sự ngay chứ không áp dụng biện pháp hành chính. Tuy nhiên, nghiến vẫn đổ vì vẫn bán được, vẫn có đường đi, vẫn có liên minh ma quỷ để lọt qua khe cửa hẹp:T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mdvjnme4zj210263.jpeg

Vùng này không có vắt xanh, vắt đất nên đi cũng dễ. Khi nóng quá thì có thể cởi bỏ áo ngoài. Nơi có vắt mà làm thế thì chết luôn:Dam