PDA

View Full Version : Forester-Bạn là ai?



Pages : 1 [2]

dulichmientay
12-02-2010, 09:05
Trước hết là rau dớn ạ.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009052114021mznlzgi1nd209661.jpeg


Bác homeless ơi , em ở miền tây nhưng nhìn hình rau dớn của bác giống đọt chạy ở chổ quê em quá

Bài bác viết rất hấp dẫn em đọc một mạch đến đây , vẫn thấy còn hấp dẫn , hôm nào có bán ở chổ em rau này em sẽ chộp 1 phát gởi cho bác để so sánh nhé . Thân chào bác :)



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009060715723zmrkowvknj519544.jpeg[/CENTER]

Cái này phải hoa chuối rừng không bác ? hôm đi Sapa em có nhìn thấy không chộp ảnh về cứ tiếc mãi :(



Và tôi chỉ học được có vậy. Rõ ràng là người Mông như Tu còn có rất nhiều kiến thức bản địa, là thứ mà người Kinh như chúng tôi phải học tập.

Chúng tôi luôn nhìn họ với con mắt kính trọng vì trong cuộc đời này làm sao có thể biết rõ được ai hơn ai?


Em phục bác 2 câu này , là phụ nữ nhưng cũng xin phép (beer)

Máy em đang đọc không xài được nút thank, tức chết đi được , muốn :gun

coofhair
17-02-2010, 01:09
ờ nhỉ mà sao từ hồi vào phượt nhiều lúc muốn thank lắm mà k thank được, nút ấy ở đâu ....????
Đọc bài của bác home cứ như mình đang đi luơt phượt trong rừng vậy

homeless man
19-02-2010, 17:03
@ Dulichmientay: Đúng cái hoa đó là hoa chuối rừng, thân nhỏ và cao, hoa rất đỏ. Khác với hoa chuối dưới xuôi hay có mầu đỏ thẫm hay tím. Thường chuối rừng không có quả. Có một loại chuối rừng nữa là chuối hột, có quả ít chỉ ở mấy nải đầu, nhưng khi chín ăn chát và nhiều hạt đen, cứng.=))
-----------------------------------------------------------------

Chiều xuống, chúng tôi cũng đã thấm mệt. Lúc này đi xuống nhiều hơn đi lên do đó cũng còn cầm cự được để đi tiếp. Thế rồi, tụt xuống một thung lũng nằm kẹt giữa các dãy núi đá và rừng già. Để qua được thung lũng này, chúng tôi phải vượt qua một thảm cỏ mọc lút đầu. Cỏ có cạnh rất sắc như cỏ tranh. Nó cứa vào bất cứ chỗ da nào hở ra không có che chắn. Và khi mồ hôi ra chảy vào nơi bị cỏ cứa thì xót như sát muối vậy. Anh Minh đi trước dẫn đường, thực ra là mở đường mới đúng vì trước đó làm gì có đường. Chỉ biết đi về hướng thung lũng thôi và ở dưới đó thì tìm được đường mòn mà người dân đi làm nương để lại=)).

Nhưng mọi người cũng đã mệt cả rồi, chả cần phát cỏ nữa. Tất cả cứ vạch cỏ mà đi. Khổ nhất là người đi đầu. Những người đi sau thì đỡ hơn.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ywixyjdmyz266047.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038m2fkmjvlyw267406.jpeg

Trong thung lũng, bà con trồng ngô. Thứ ngô địa phương hạt trắng, năng suất thấp nhưng chất lượng cao. Đặt biệt, mỗi hốc trồng đến 4-5 hạt và sau này thì để thành cây hết chứ không tỉa thưa. Cái này khác xa so với trồng ngô lai. Nhưng giống ngô địa phương được cái tốt, chả phải chăm bón gì nhiều. Ngô nương và lúa nương, bao nhiêu đời nay vẫn thế. Không biết sau này, khi nhu cầu tăng lên, tập quán canh tác này có bị thay đổi không chứ cứ như tôi thấy, hiện giờ thì nó vẫn ổn.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ogjlotu1mz241623.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nza3ztg2zt272875.jpeg

homeless man
19-02-2010, 17:33
Đứng ở giữa thung lũng nhìn ra, nơi tiếp giáp với rừng già là các rặng chuối thảm cỏ và cây khoai môn. Cây khoai môn có những tầu lá rất to. Có lá dài hơn 2m, cao hơn cả chúng tôi. Cây này thường dùng nuôi lợn nhưng nhựa của nó thì rất ngứa. Trong đời, chưa thấy cái lá cây nào to như thế. Diện tích phải mấy mét vuông. Gặp chỗ thoáng lại phẳng, chúng tôi đi lại ngó nghiêng xung quanh. Có lúc ngồi nghỉ trên các cây gỗ mục, ngắm nhìn trời đất, rừng núi bao la thấy được trải nghiệm một lần ở những nơi này thì quả thật rất may mắn.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038nzbjngy5og268468.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ogjkzte4zj235875.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mdblyjaymg207746.jpeg

hachip
14-03-2010, 13:19
Hờ hờ, mất toi gần 2 tối của em cho cái topic của bác đấy, bác viết hay quá bác Hôm ạ...(c) Biết vậy em đã tranh thủ hóng hớt bữa đi cái hang To rồi... Sang tuần em qua bác xin ít ảnh bác nhé!

herrlee
16-03-2010, 16:07
Hay quá bác home ạ! Giá được một lần đi phượt như chuyến đi của bác!

homeless man
17-03-2010, 11:05
Viết nốt cái đoạn ra khỏi rừng. Sau khi nghỉ ngơi ở cái thung lũng ngút ngàn cây và đá đó, chúng tôi tìm đường xuống núi. Bên một gốc cây bị hạ để làm nương, mọc rất nhiều nấm. Đây là nấm tự nhiên, mọc sau khi trời có mưa. Còn khi khô nắng, nó quắt lại mọi người không để ý. Nấm rừng thì ngon nhất trần đời nhưng không quen sẽ rất bị lẫn nấm độc. Bất cứ loại nấm nào có mầu sắc thì không nên ăn vì khả năng nấm độc rất cao. Loại nấm chúng tôi hái này trắng tuyền và hơn nữa có thổ địa đi cùng nên cũng hái ăn chả sợ.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ymqyzddkog220744.jpeg

Ngắt mấy tầu lá dong non, sạch để gói nấm mang về. Chiều đó chúng tôi được bữa canh nấm giữa rừng ngon tuyệt. Tuy nhiên, ngay tại địa phương đã có nhiều người dân dù quen với các loại nấm trong rừng đôi khi cũng bị nhầm và bị ngộ độc. Tôi muốn nói với các bạn đi rừng là nếu không biết, cứ tránh đi là hơn. Chứ ngộ độc nấm giữa rừng thì không biết hậu quả như thế nào.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038mwzhnwnknz147228.jpeg

homeless man
17-03-2010, 11:48
Sắp ra khỏi rừng, gặp một con thác nhỏ chảy ra từ khe đá. Nước trong lắm dù trời mưa chưa lâu. Nước đem theo đã cạn nhưng chúng tôi không ai dám uống loại nước này vì có thể có sán nước hay không đảm bảo chỉ số vi sinh. Cũng gần về đến nơi tập kết nên anh em bấm bụng nhịn vậy. Thực ra, đi rừng nước cũng chỉ mang được có hạn vì còn phải leo trèo. Phải tận dụng nước từ các cây trong rừng (tre, nứa, dây leo...). Nếu không phải xử lý nước suối trước khi uống. Đơn giản như đun sôi hay dùng hóa chất. Nhưng khi gặp phải lúc bí quá mà không kịp làm hai việc trên thì cũng nên bứt một cọng cỏ nhỏ rỗng ruột mà mút nước. Không nên vục uống vì dễ lẫn sinh vật.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zdqxmtfknt239623.jpeg

Khác hẳn với vùng núi đá khô cằn, dọc hai bên suối cây cỏ xanh tốt. Có nhiều nhất ở ven suối là lá dong và sa nhân tím. Ỏ đây lá dong bà con chỉ lấy về dùng trong nhà (cũng chả hết bao nhiêu, ngoài ra còn lá chuối nữa) chứ ít khi lấy bán vì lá rẻ lắm, lại phải vận chuyển đi xa. Những vạt lá dong vì thế cứ lên tốt um rồi héo vàng bỏ đi không ai lấy.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ytvkmjlly2209111.jpeg

Vùng này cao trên 500m nên có rất nhiều sa nhân dại mọc. Nó sống ở trên cao nhưng lại ưa ẩm. Cây sa nhân trông giống như cây riềng, lá đơn không đối xứng và mọc thành bụi. Quả sa nhân mọc dưới đất, mầu tím và thường lấy sấy khô bán cho Tầu làm thuốc bắc, gia vị...Sa nhân dại rất tốt nhưng rất ít khi cho quả. Vì mọc rải rác nên cũng chả bõ khai thác, chế biến. Chúng tôi cũng đã nhiều lần định giúp bà con trồng sa nhân xuất khẩu nhưng thị trường phụ thuộc anh bạn Tầu nên lên xuống bấp bênh, không tính được hiệu quả kinh tế. Nâng lên đặt xuống mãi rồi thôi không trồng nữa:(.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ody5zdhjnj214261.jpeg

homeless man
17-03-2010, 14:13
Cuối cùng cũng ra được khỏi rừng trở lại còn đường mòn lúc sáng. Con đường này vốn là đường định canh định cư được làm từ lâu, cũng chỉ có trâu và người đi. Bây giờ Tầu có xe máy rẻ mấy triệu đồng một cái thì có thêm mấy cái Way hay Win đi. Văn minh chưa tới được vùng này. Bà con sống không điện, không nước, đa phận tự cung tự cấp. Rồi cơn lốc quặng chì quặng kẽm bùng phát do anh Tầu đặt hàng giá cao, con đường mòn lại cõng thêm mấy chú xe tải vào trở quặng ra từ lò thổ phỉ, đào xới bung bét trong rừng.



https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038ytdlndzlyz240615.jpeg

Ra khỏi rừng, đến được chỗ có thể gọi là open air, lại phải chịu cái nắng gắt xiên khoai phải mũ mũ, áo áo. Ra khỏi rừng mới thấy nhớ lúc được đi dưới tán rừng già, gió thổi xao xác trên ngọn cây mà ở dưới thì lại không đến được. Rồi thì gỗ tuôn rơi theo một con dốc bên bờ suối. Gỗ được tập kết ở khu vực đường mòn bằng trâu, bò kéo. Sau đó lên xe về xuôi. Ra để rồi sẽ trở lại, để được sống với thiên nhiên, tạm quyên đi những mối lo cơm áo, gạo tiền:T


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038njnmmmzknm234082.jpeg

homeless man
18-03-2010, 10:42
Giữa nương lúa hiện lên cái chòi canh bốn bề trống hoác. Đó là nơi gia đình hay cử người thay phiên nhau ở lại canh nương. Thường thì bà cụ già mẹ Lai hay ở lại. Chòi cũng là nơi chứa các nhánh lúa được bó lại thành từng bó, khi khô hết sẽ được gùi về nhà. Trong cái chòi đó, có bao nhiêu thứ khiến người miền xuôi như tôi phải kinh ngạc để rồi cảm nhận thêm cuộc sống gian khó của bà con nơi đây.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009091826038zmnlmjjjm2215084.jpeg



Đúng như dự kiến, chúng tôi quay lại vạt nương này khi mùa lúa chín. Chỉ có bà cụ mẹ và vợ Lai ở lại trên cái nương này để thu hoạch lúa. Ở đây người ta không dùng liềm cắt và tuốt lúa như ở dưới xuôi. Họ đi nhặt từng bông lúa giống như người ta đi mót lúa vậy. Công cụ hỗ trợ chỉ là một con dao nhỏ, sắc như dao cau nhưng lưỡi lại cong như dao quắm. Các bông lúa được bó thành từng bó nhỏ và cất trong lều để gùi mang dần xuống núi. Lúa cứ để như vậy cất trên gác hoặc treo trên sào, khi ăn mới đem ra vò lấy thóc và giã gạo. Đồng thời, nó có thể để làm giống luôn cho vụ sau.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/11%2006%20Keonang/DSC_0073.jpg

Như phần trên tôi đã viết, lúa nương rất khác lúa nước đặc biệt là ở hạt lúa. Lúa nương có mầu sẫm hơn, tùy loại mà có hình tròn hay hài, thường hay dẻo. Cuối hạt lúa là cái đuôi dài, trông như một cái kim nhỏ mầu hơi tím. Khi lúa khô, cái đuôi này không gãy, rụng mà vẫn dính vào hạt lúa. Nó trông tương tự như cái đuôi lúa mạch vậy. Do khi thu hoạch được để nguyên trên bông nên nhìn bó lúa trông như được bao phủ bởi một lớp lông mầu tím.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/11%2006%20Keonang/DSC_0101.jpg


Với cách thu hoạch thủ công này, phải mất nhiều tuần nhà Lai mới thu hoạch song vạt nương này. Do đó rất nhiều bông lúa chín đã rục xuống, lẫn vào cây cỏ rơm rạ. Lúa năng xuất đã thấp cộng với nhân lực ít và cách thu hoạch theo lối truyền thống khiến tỷ lệ hao hụt rất cao. Đặc biệt là các bó lúa không có bao bọc gì, khi vận chuyển hạt lúa rụng cũng nhiều nhưng không có bao bì chứa hay lưu giữ:(.

homeless man
18-03-2010, 11:24
Ở lại căn lều trống hoác kia là hai người phụ nữ. Lai thỉnh thoảng có lên và tiếp tế nước hay lương thực. Lai không thể ở lại đây vì còn hai đứa nhỏ dưới bản phải đưa đón học hành hàng ngày. Trong căn lều đã chất quá nửa các bó lúa trên cái sạp nứa, tôi thấy những điều mà mình chưa bao giờ nghĩ tới. Ở đó có một cái can nhựa trắng đã ngả mầu cháo lòng đựng được khoảng 3 lít nước. Đây là tất cả số nước mà hai người đàn bà có trong một ngày vì nơi đây trên núi. Phải đi rất xa mới đến con suối nhỏ như tôi đã tả ở trên để lấy nước mang lên. Trên cái giá tre lạnh tanh là nồi cơm nhỏ còn lại phân nửa. Chắc đây là phần cơm chiều. Như vậy họ chỉ nấu một bữa sáng và ăn cả ngày. Tôi đoán rằng tại họ bận quá, lúa thì đã chín rục cả rồi nên tranh thủ thu hoạch được nhanh từng nào hay từng đó. Tôi thấy có mấy cái bát mẻ và một túi nhỏ ni lông đựng muối. Ngoài ra cũng chả có thêm gì kể cả những thứ tối thiểu như cái màn hay cái chăn để đắp vì ở núi cao, đêm đến nhiệt độ xuống rất thấp. Hay có khi họ đốt lửa sưởi ban đêm?


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/11%2006%20Keonang/IMG_0038.jpg

Tôi từng nhiều lần đến nhà Lai và biết dù là ngày mùa họ cũng thường ăn độn cơm ngô. Đó là thứ cháo ninh từ hỗn hợp hạt ngô say và gạo. Mầu trắng của gạo bị lấn át hoàn toàn, bị biến mất bởi mầu vàng của ngô như muốn phơi bày ra một sự thật rằng cái gọi là cơm ngô kia thì thực chất ngô là chính. Hôm nay, có lẽ nồi cơm không độn này là một điều đặc biệt cho người ở lại sâu trong rừng thu hoạch những bông lúa quý giá kia.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/11%2006%20Keonang/IMG_0039.jpg

Trên cái ống đựng đũa, cuộc sống tự cung tự cấp thể hiện ra một cách rõ nét. Chiếc đũa cả to và thô còn nguyên những hạt cơm dính từ sáng hay từ khi nào. Tôi đặc biệt chú ý đến cái muôi đẽo bằng tre. Có lẽ ở đây, bất cứ cái gì mà người dân có thể tự làm được từ nguyên vật liệu địa phương thì họ đều cố gắng làm. Tôi chợt nghĩ rằng cái công ngồi dẽo, vót, chuốt cái công cụ nấu ăn kia có thi còn nhiều tiền hơn cả việc mua một cái muôi nhôm vừa bền vừa dễ rửa.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/11%2006%20Keonang/IMG_0041.jpg

Có thể với nhiều người đi nhiều, thấy nhiều thì cái tiểu tiết muôi tre kia chả là gì, chả đáng gì. Nhưng với tôi, lúc mới lên Bắc Kạn năm 2006, thấy cảnh này cũng suy nghĩ và tâm trạng nhiều lắm. Tôi không muốn so sánh, không muốn ai đang có cuộc sống xung túc phải từ bỏ nó, sống cực khổ để thông cảm với người nghèo nhưng rõ ràng, bà con nơi đây còn vất vả lắm. Bây giờ ngồi viết lại suy nghĩ của mình lúc đó, cảm giác như mình có lỗi vẫn còn đeo đẳng khôn nguôi. Cũng chẳng biết nên dùng lời nào để nói lời cảm thông với gia đình nhà Lai, với bà con ở đây. Lúc đó tôi chỉ biết lặng lẽ quan sát. Nếu để ý kỹ thì còn chụp được rất nhiều bức ảnh để mọi người xem chứ không phải kể lể nhiều lời. Nhưng lúc đó, tôi không còn tâm trí nào mà chụp ảnh:(.

nnhu
28-03-2010, 21:54
Xuống đến thung lũng, toàn ngô là ngô. Người ta như có cảm giác mình đang ở trên một biển ngô, núi cao bao bọc xung quanh khiến mình như có cảm giác đang bay vậy.


Ôi, em mê cái thung lũng ngô này quá! Vậy nếu có dịp nào đó em muốn ghé thăm thung lũng Lủng Trang này thì em phải liên hệ với xã đi cùng à anh homeless?

nnhu
28-03-2010, 22:33
Mời các bác xem cái chuồng trâu. Trông đơn giản thế nhưng không phải hộ nào cũng có vì họ toàn thả rông thôi.

[CENTER]https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009051613520nzm4zwnjmw2277419.jpeg


Anh homeless làm em nhớ đến NGO mà em từng cộng tác, họ cũng giúp dân nghèo tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp bằng cách dùng microfinance , anh làm nhiều dự án chắc là rành cái này rồi nhỉ.
Nhưng sau gần 3 tháng bà chủ tịch quay lại thì ôi thôi lớp nào là bò chết do bệnh dịch, bò chết do...không biết bơi; chả là có mưa to, lụt, mùa nước lũ thường thế, dân cứ không chăm bò, bỏ thí, thế là bỏ sông bỏ bể;đến khi bà ta quay lại thì báo cáo bò chết với những nguyên nhân muốn tin hay không thì còn tùy tình hình mà định liệu.
Em đọc mấy bài báo cáo của dân để làm báo cáo lại thì thật không biết nên tin ai, em trích 1 đoạn trong báo cáo mà em nhận nhé:

"Vào đêm 25/10 , là một đêm mưa gió to, lũ lụt ào đến rất nhanh, chuồng bò bị lụt sâu đến 30-40 cm. Nước dâng cao khiến con bò của anh A hoảng hốt, nó tự giẫm lên dây mũi (nose ring) và khiến đầu bỏ bị nhấn chìm dưới nước, bò bị ngộp nước chết. Gia đình không hay biết tình trạng của bò mãi đến sáng hôm sau..."
"Con bò của anh B chống chọi với cơn lũ lụt lớn, chuồng bò ngập đến 0,4m, con bò uống nước bẩn, không hợp vệ sinh, và thiếu ăn (undernourishment)- em không còn giữ bản gốc vì tất cả đã dịch để báo cáo cả rồi, đây là bản em tự dịch lại, buồn cười thì bỏ qua nhé! ^^ , đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc bò bỏ ăn 3 ngày liền và chết..."

Hoan hô anh vì microfinance của anh nhìn cơ bản thì tương đối thành công!

Hôm nay em mới đọc được topic này của anh, em sẽ ngồi đọc cho xong hết rồi đi ngủ.

nnhu
28-03-2010, 22:43
Các phượt gia, khi chụp ảnh người dân mà hứa gửi ảnh cho họ thì đừng có quên. Điều này tối kỵ vì người sau sẽ không thể chụp tiếp vì dân không tin nữa :T

.

Eo ôi, còn hứa với 3 gia đình người Dao đỏ tại mấy xã Sapa chưa gửi ảnh...! hic..:((

nnhu
28-03-2010, 22:53
Bên trong nhà, trên cái nóc tủ trống hoác và bức vách gỗ, mọi thứ đã sẵn sàng.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009081923034odywodg5yz97045.jpeg

Hôm em xem nhảy đồng vào mùng 1 Tết âm lịch của người Dao đỏ tại Tả Phìn thì họ cũng cúng trong một gian nhà với các bước hình thờ tương tự như thế này, anh có hiểu hết các điệu nhảy rầm rầm của họ không, và tiếng tụng mà họ vừa nhảy vừa khấn em nghe bảo là tiếng Nho xưa, em cũng không hỏi ai được ...

homeless man
28-03-2010, 22:58
Anh homeless làm em nhớ đến NGO mà em từng cộng tác, họ cũng giúp dân nghèo tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp bằng cách dùng microfinance , anh làm nhiều dự án chắc là rành cái này rồi nhỉ...

....Hoan hô anh vì micro-finance của anh nhìn cơ bản thì tương đối thành công!

Mình có biết micro-finance nhưng ở Bắc Kạn thì chỉ làm về rừng thôi vì mình là Forester. Sau thấy hộ này hoàn cảnh quá, mình làm cái gì họ cũng không theo được nên mấy anh em kiếm cách mua cho con trâu. Con trâu này giờ phát triển tốt rồi, đã kéo được gỗ giúp cho họ có thêm thu nhập.

Còn muốn đi cái thung lũng ngô kia cũng hơi khó chút vì phải xin phép(NT). Mình cũng đã từng dẫn một đoàn Phươt đi, bạn có thể xem thêm cái này.

Mà loanh quanh ở đó còn khối cái hay mà chưa có thời gian để kể tiếp.

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=3863&page=3

meo_beo
12-05-2010, 15:13
Em ngồi hý hoáy, đọc được bài của bác, đọc một mạch 3h liền, đọc xong mắt em lồi ra thêm 1 tí. Nhưng mà bõ công, lồi thêm cho thành ốc nhồi cũng được.
Bác viết hay lắm, em thích rừng vì nhà e cũng trên rừng, nay đọc bài bác viết em thấy yêu rừng hơn.
Cảm ơn Bác nhiều lắm ạ !

Banker
18-05-2010, 09:13
Đọc những trang viết của bác homless man thấy cuốn hút và học được nhiều điều quá. Lối viết mộc mạc, giảndị không trau chuốt nhưng chân thực và đầy ắp thông tin làm cho người đọc dễ cảm nhận về thiên nhiên, vùng đất con người nơi bác đang làm việc, cũng như những tâm tư đầy trách nhiệm của bác, nó làm cho mọi người thêm yêu quý bác hơn, yêu cả những lỗi chính tả khi viết bác hay dùng :D. Sau khi đọc hết 27 trang của topic này cá nhân tôi thấy bác quả là môtn người rất có trách nhiệm, hiểu biết và tâm huyết với nghề nghiệp của mình, một công việc mà đôi khi người ta cố phải tạo nên sự lãng mạn để mà quên đi những nhọc nhằn hàng ngày phải trải qua, và nhất là tôi cảm phục về những trăn trở, những day dứt của bác trước những cảnh đời khốn khó, những gian nan vất vả, những thiệt thòi của đồng bào vùng cao. Bác làm việc đã 4 năm trời ở vùng đất đó, cái đói, cái nghèo, cái gian nan là những thứ hàng ngày bác cứ mỏ mắt ra là thấy, nhưng nó không hề làm bác chai sạn, VÔ CẢM, đó là điều chúng tôi thấy cần phải học bác. Tuần trứoc cậu lái xe cơ quan tôi đi công tác Bắc Cạn có 2 ngày, vào cả chỗ khai thác khoáng sản và hồ Ba Bể, về đã kêu trời là buồn chán và gian khổ. Quà cậu ấy biếu tôi là một ít cá khô ( chắc bắt từ hồ Ba Bể ) bé đúng bằng ngón tay cái, trông giống như cá tép mương, bà con trên đó phơi khô rồi kẹp bằng những thanh tre giống như kẹp chả. Giữa thời dịch heo tai xanh món quà quê đó có khi lại trở thành đặc sản:)). Mong tiếp tục được đọc và trải nghiệm những câu chuyện của bác.
P/S: hình như trên phượt bác có viết bài về đi du học ở Úc có đúng không? nhìn " hàng " thấy tướng mạo phương phi giống hệt nhau.

homeless man
18-05-2010, 20:24
Topic này tôi viết đầu tiên trên Phượt và cũng là Forum đầu tiên mà tôi làm thành viên. Cũng chả biết bắt đầu thế nào nên bạ đâu viết đấy, lúc đang ở chỗ này, lúc lại nhảy sang cái kia, lung tung không đầu không cuối. Sau, rút kinh nghiệm có bố cục lại theo trình tự thời gian và địa bàn. Nói thật với các bạn, tôi mới viết được một phần rất nhỏ và còn thấy những cái đau lòng mà rất ít người thấy, rất ít cán bộ, quan trên thấy. Để từ từ tôi viết tiếp vì như tôi đã kể, cuộc "phượt" này kéo dài những bốn năm, không chỉ phượt trên thực địa mà còn phượt sâu vào thân phận của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi bản...thì có biết bao nhiêu điều có thể kể.

Tôi cũng phải xin lỗi mọi người vì những lỗi chính tả không đáng có. Khi tôi tập trung vào suy nghĩ thì hay viết nhầm tr-ch, d-r-gi...và thường khi viết song tôi không hay kiểm tra lại:T. Nếu có thời gian đọc lại sẽ ít lỗi hơn nhưng lại làm chậm dòng suy nghĩ.

Khi chúng tôi ở trong rừng, trong bản có khi nằm lều, có khi nằm đất, cùng ăn, ở với bà con. Demo mấy cái ảnh để viết tiếp câu chuyện mà tôi biết sẽ rất kén người đọc chứ không vui vẻ như các topics có ảnh đẹp, cảm nhận hay về những chuyến đi của các thành viên khác.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/DSC00237.jpg

Các bác có hay thấy bọn trẻ sống như cỏ dại như này không? Được cái chúng rất ít ốm đau bệnh tật.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/DSC00269.jpg

https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0035.jpg


Một lần vào bản. Sẽ chuyển đến các bác một thiên phóng sự nóng hổi về những chuyến đi gian khổ.
Nếu khéo viết báo cũng kiếm được khối sèng=))



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0064.jpg

Vào đến nơi thì quần áo ướt hết như đái dầm. Áo còn cởi ra hong được chả nhẽ lại cởi nốt cả quần như lũ trẻ.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0144.jpg

Và cái sự ngủ, tiện đâu ngủ đấy, đâu có nề hà. Zai Hà Nội chính cống đấy

Banker
20-05-2010, 12:44
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0064.jpg

Vào đến nơi thì quần áo ướt hết như đái dầm. Áo còn cởi ra hong được chả nhẽ lại cởi nốt cả quần như lũ trẻ


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0144.jpg

Và cái sự ngủ, tiện đâu ngủ đấy, đâu có nề hà. Zai Hà Nội chính cống đấy[/CENTER]
Bác Không gia đình xuống " ba cùng" với dân bản mà béo trắng như Tây, ngực căng tràn sức sống chứng tỏ một điều là bác được đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Cạn rất yêu thương, chăm sóc như người thân nên cơ thể mới tràn đầy nhựa sống như thía. Chúc mừng bác đấy.(beer)

homeless man
20-05-2010, 12:47
Bác Không gia đình xuống " ba cùng" với dân bản mà béo trắng như Tây, ngực căng tràn sức sống chứng tỏ một điều là bác được đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Cạn rất yêu thương, chăm sóc như người thân nên cơ thể mới tràn đầy nhựa sống như thía. Chúc mừng bác đấy.(beer)



Là lúc mới lên thôi, sau bốn năm cũng giảm được 5kg. Cái này mới thực sự là phải cám ơn bà con=)).

Nói thật, có những bức ảnh không muốn cho gia đình xem. Nếu biết đi gian khổ như vậy có khi mọi người lại can ở nhà (Hà Nội) cho nó lành. Nhưng những cái được có được sau bốn năm thì không thể tính được bằng tiền(NT).

Fullmoon
22-05-2010, 09:47
Cảm ơn bác homeless man vì những cảm xúc lành mạnh em đã có dc khi đọc topic của bác, em chả biết dùng từ gì khác, chỉ thấy rằng mình cần tiếp tục cố gắng vì vẫn còn những người tốt như bác! - Sorry bác, em lính mới chưa dc quyền có nút thanks!

homeless man
04-10-2010, 06:11
Ôi, các bác Mod, Min và thành viên Phượt cho em hỏi sao ảnh em up trên Siêu thị nhanh lại chết hết thế kia ạ (trang 14-19)?

4596006
04-10-2010, 20:23
Thiên phóng sự của bác homeless man hay lắm. Ảnh của bác bị chết nhiều quá, bác thử đưa ảnh lên trang này http://up.anhso.net rồi lấy link sang phượt thì sẽ sống được lâu hơn. Những bức ảnh của bác làm tư liệu thì tuyệt, nó chết thế em tiếc lắm. (trang này không cần đăng kí thành viên, ảnh của bác vẫn được họ cam kết giữ mãi - hoặc rất lâu !)

giantia
23-11-2010, 12:05
Các Bác nên phân biệt cải nương và cải trồng trên nương là 2 loại khác nhau đấy.
Cải nương lá to và mặt lá có lông, ăn có vị nhặn đắng rất ngon và mát.

fong210
06-01-2011, 02:21
Đọc một mạch topic của bác không nhà từ trang đầu, ngoảnh mặt lên đã thấy hơn 2 giờ sáng. Tình cờ tìm được topic của bác, ai ngờ cũng giống như rượu ngon, càng đọc càng thấy vào. Khó tìm từ để diễn tả được cảm giác lúc này của em, vừa sung sướng rạo rực khi biết thêm nhiều thông tin mới mẻ bổ ích đối với em; vừa ngậm ngùi cay đắng khi nghĩ về thân phận bà con dân tộc, thân phận con người trước cuộc đời cuồn cuộn chảy trôi này; lại không thể không nói về sự khâm phục trước những trải nghiệm sâu sắc và cảm nhận rõ sự giản dị và nhân hậu trong từng bài viết, trong từng chuyến đi của bác. Nghĩ tới đó mới tự nhận thấy sự phượt chỉ để khẳng định bản thân, thỏa chí xê dịch, rời xa chốn xô bồ đô thị hay cao cấp hơn để "tìm thấy chính mình" thật nhỏ bé và vô nghĩa biết bao. Trước khi lên chuồng em cố căng mắt gõ nốt vài dòng thay lời cám ơn mà đôi lúc mê mải đọc những trải nghiệm của bác e đã quên nhấn nút thanks. Mong một dịp không xa được gặp và nói chuyện với bác. Chúc bác khỏe khoắn cả về thể chất và giữ mãi tinh thần để em có cơ hội biết thêm những kinh nghiệm sống, những triết lý cuộc đời nhẹ nhàng mà sâu sắc qua những bài viết của bác.

duturi
17-02-2011, 13:23
Các bác Homelessman (Không gia đình này), hèn gì mà bác này khoái rừng và rành như thế. Mình mà đọc cái topic này trước thì cũng chẳng "hồi" về chuyến đi Lào nữa. Làm anh em có cảm giác như mình copy vậy (là mình nghĩ thế).

homeless man
08-06-2011, 23:46
Cuộc sống cứ cuốn ta đi, không ngừng nghỉ, không khoan nhượng. Những tấm ảnh nằm yên đâu đó rồi có lúc xem lại vẫn cứ thấy bồi hồi. Cái cảm giác khó diễn tả được bằng lời. Những lắng đọng trong tôi lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ, mới mẻ, tươi rói mà nguyên vẹn như vừa mới trải nghiệm ngày hôm qua vậy. Nhiếp ảnh muôn năm! Nó đánh thức mạnh mẽ các cảm xúc tưởng như đã ngủ quên. Đấy, nơi đó mình đã đến, đã sống.

Tiếc rằng ảnh trong toàn bộ topic này chết nhiều quá thành ra câu chuyện thiếu sinh động và mạch lạc. Giá mà có thời gian và cảm xúc nóng hổi như lúc này, mình sẽ viết lại một tập mới với những con người và hoàn cảnh mới nhưng vẫn ở vùng đất này. Người ta dễ quên đi những niềm vui nhưng những gian khổ và buồn thương thì cứ nhớ mãi. Đã xa vùng đất này gần 2 năm rồi và chưa có cơ hội nào quay lại. Bận bịu, lo toan cho cuộc sống thường nhật khiến người ta thường xuyên lỡ tàu đi về quá khứ. Cảm thấy cần phải viết một cái gì đó để trả món nợ tình nghĩa, để tri ân vùng đất và con người nơi đây.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0103.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0105.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/Anh%20Kiem%20Pulung%20280806/IMG_0113.jpg

Nơi đó dù còn khó khăn nhưng tôi tin cuộc sống của bà con vẫn bình yên:L.

trungdung1054
15-02-2013, 02:29
Bây giờ tình cờ mới đọc được bài viết của bác. 2h30 sáng tuy là ảnh đã chết hết nhưng bài viết rất xúc động nhiều cảm xúc. Rất cảm ơn bác

lena_doremi
24-07-2013, 21:07
Hôm nay tình cờ vào đọc topic này của bác homeles man,càng đọc càng như bị cuốn vào dòng kể của bác,hay quá bác ạ.Tiếc là ảnh còn xem được ít quá.Đọc bài mà cứ thấy mình như được đi cùng chuyến đi vậy.Cảm ơn bác đã chia sẽ những trải nghiệm quý báu của mình với mọi người và mong lắm những những trãi nghiệm quý báu khác của bác được viết lên cho mọi người được học hỏi và mở mang thêm kiến thức của mình.

ngohoainam1993
30-10-2013, 16:40
công nhận bác kiêng cường và liều lình thật, hy vọng học được những kinh nghiệm của bác , nhưng thật đáng tiếc là ........