PDA

View Full Version : Cách điều trị vắt cắn



mewin
16-11-2011, 12:51
Tình hình là em có chuyến phượt trong rừng về, bị khoảng 20 vết con vắt cắn ở phần bắp chân và cổ tay.... rất ngứa.. Hiện nay các viết cắn đã liền miệng nhưng vẫn rất ngứa...Bác nào có cao kiến, kinh nghiệm điều trị vấn đề này cho em lĩnh giáo nhé. Ngứa quá....=))

lambanghieu
23-11-2011, 21:02
Lấy nước ống điếu thuốc lào bôi vào hết ngứa ngay ấy mà.

mewin
24-11-2011, 00:01
Thanks bác LANGBAM nhé... đúng là LANGBAM có khác... phát 1 phát chuẩn ngay...

fansi
24-11-2011, 10:22
Tình hình là em có chuyến phượt trong rừng về, bị khoảng 20 vết con vắt cắn ở phần bắp chân và cổ tay.... rất ngứa.. Hiện nay các viết cắn đã liền miệng nhưng vẫn rất ngứa...Bác nào có cao kiến, kinh nghiệm điều trị vấn đề này cho em lĩnh giáo nhé. Ngứa quá....=))

Sao mà xoắn thế. Thuốc men làm giề. Gãi là giải pháp dễ chịu nhất bác ạ.

nga284
24-11-2011, 10:36
Huhu...đọc mà hãi quá. Em dang định làm chuyến leo Phanxipang đợt tết này. Làm sao để ko bị bọn vắt bây giờ?
Về quê nhìn thấy con đĩa đã chết khiếp rồi, còn tận 20 con thì ai cấp cứu giữa rừng bi giờ?

quyennt
24-11-2011, 11:53
Huhu...đọc mà hãi quá. Em dang định làm chuyến leo Phanxipang đợt tết này. Làm sao để ko bị bọn vắt bây giờ?
Về quê nhìn thấy con đĩa đã chết khiếp rồi, còn tận 20 con thì ai cấp cứu giữa rừng bi giờ?
Phanxipan làm gì còn vắt, tuyệt chủng hết rồi, nhắm mắt mà đi đê.

cafe37
24-11-2011, 17:45
Vắt cắn thì có gì mà sợ, haizz có mỗi 20 con cắn đã sợ thế rồi thì khó chữa lắm. Em đi rừng thỉnh thoảng vẫn quần đùi áo phông sao mỗi lần chỉ bị chừng 8 - 10 con cắn thôi nhỉ, chưa bị lần nào 20 con cắn cả.
Vắt cắn nhưng vết thương đã liền miệng thì có mỗi độc chiêu GÃI thôi. Bôi nước thuốc lào chỉ để cho con vắt nó nhả ra chứ không chữa được ngứa khi vết thương đã liền miệng đâu. Bác thử xem kỹ vết cắn có dấu hiệu gì không? VD như ửng đỏ, phồng nước, thâm tím.... Nếu chỗ vết cắn nó bình thường như vùng da bên cạnh thì bác thử dùng cồn rửa qua ( gần như là liệu pháp tâm lý là chủ yếu, cồn áp dụng cho trường hợp nhiễm trùng hoặc khử acid ở chỗ cắn).
Chúc bác đọc xong bài này thì đỡ ngứa.

lambanghieu
24-11-2011, 19:34
Không có đâu bạn ah! Nước thuốc lào trị ngứa tốt lắm. Nếu bị vắt bu lên chỉ cần bứt nó một phát là rứt ra. Cùng lắm thì phun nước miếng lên làm nó nhả ra và cầm máu vết thương. Nếu sợ vắt cắn thì cứ chịu khó mang theo dầu gió bôi lên chân tay sau đó băng hết tay chân không cho vắt chui vào. Bông gòn nhét vào tai là an toàn.

fansi
24-11-2011, 21:39
Không có đâu bạn ah! Nước thuốc lào trị ngứa tốt lắm. Nếu bị vắt bu lên chỉ cần bứt nó một phát là rứt ra. Cùng lắm thì phun nước miếng lên làm nó nhả ra và cầm máu vết thương. Nếu sợ vắt cắn thì cứ chịu khó mang theo dầu gió bôi lên chân tay sau đó băng hết tay chân không cho vắt chui vào. Bông gòn nhét vào tai là an toàn.

Ơ hay, đã nhét thì phải bịt hết các lỗ trên người, không thì thôi chứ sao chỉ mỗi tai là sao?

cafe37
25-11-2011, 09:12
:)) Vắt mà chui vào phần giữa 2 chân thì mệt lắm đấy :D

duongquangminh
25-11-2011, 09:59
Các bạn chú ý các loại thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET đều có tác dụng chống vắt. Ngoài thuốc ra, ta có biện pháp che kín thân thể bằng tất, trùm ngoài ống quần. Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 13-30% là ổn.

Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt (DEP, Soffell, kể cả DEET vv..) không hiệu quả.Mình cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Quả thực là vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’. Tuy nhiên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

· Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;

· Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.

· Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.

· Nên mang theo một gói muối hột, khi vắt cắn chỉ việc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ con vắt đang cắn, lập tức, con vắt co dúm lại và rơi ra. Chỗ vết thương bị vắt cắn cũng không ngứa và chảy máu nhiều (thậm chí coi như được sát trùng 1 lần nhờ muối).

· Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.

Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

Kỹ thuật loại bỏ vắt

Không nên: loại bỏ vắt đang như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.

Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn.


(Áp dụng từ chuyên môn và các kinh ngiệm dân gian sưu tầm được)

cafe37
25-11-2011, 11:36
Kinh nghiệm chống vắt của em như sau:
Đi rừng luôn luôn hạn chế dừng lại hoặc nếu dừng thì chọn chỗ thoáng, tốt nhất là nơi có ánh sáng chiếu vào hoặc nơi ít lá khô, luôn đi nhanh hết sức có thể. Đi rừng không cần thiết bôi các thuốc chống vắt nhưng nếu có thì nên bôi thuốc đến quá đầu gối, hầu hết vắt bám vào phần dưới chân này. Hoặc các bạn đi xà cạp thắt cao hết cỡ và quấn ngoài quần, như thế thì bạn sẽ ngăn được vắt từ chân đến ngang hông. Mặc 2 áo 1 áo trong luồn vào quần và áo ngoài để thõng ngoài quần, như thế nguy cơ vắt chui vào người sẽ rất ít. 1 mẹo hơi bẩn là luôn luôn đi vào tốp đầu đoàn :D.
Hạn chế va cham vào tán thực vật thì có thể vắt bám ở tán lá sẽ bâu vào người, khi phát hiện vắt thì cách nhanh nhất là dùng tay bắt vứt ngay ( lý thuyết vệ sinh khó áp dụng với người sợ vắt, thấy vắt đã quên hết mọi thứ thì đâu còn nghĩ đến việc lấy que gạt vắt ra). Vết cắn nếu chảy máu nhiều thì dùng sợi thuốc lào rịt vào vết cắn sẽ ngăn máu chảy. V
Dù 100% an toàn nhưng vẫn bị vắt cắn, nếu đi bộ qua các đoạn suối hay đường có bùn thì bạn hãy đừng ngại bẩn mà dùng bùn bôi lên chân hoặc phần dưới ống quần. Em toàn trát bùn lên chân cho trường hợp đi rừng không có bảo hộ, bùn sẽ tạo 1 lớp ngăn cách giữa da thịt và vắt. Khi đi qua suối nếu có thể hãy ngâm chân hoặc nhiều hơn các phần cơ thể vào nước. Khi ngâm thì các vật bẩn sẽ trôi đi và chỉ còn lũ vắt là vẫn dính trên da hoặc quần áo, nó sẽ thun lại rất dễ thấy và đây là cơ hội để loại vắt ra khỏi cơ thể.

Vinh Pham
25-11-2011, 11:44
Bổ sung thêm một chút về vắt.
Theo mình thì vắt cũng có nhiều loại :
+ Vắt ở dưới đất.(loại này có màu xám hoặc đen có những đốm hoặc sọc màu sáng)
+ Vắt sống trên cây.(loại này thì có maù xanh, thường thì loại vắt naỳ nguy hiểm hơn vắt dưới đất)
+ Một số loại vắt khác nhưng rất hiếm gặp.
Theo mức độ nguy hiểm thì có thể chi ra làm 2 loại :
+ Loại có độc.
+ Loại không độc.
Như vắt ở Nam Cát Tiên và Fan thì mình thấy đa phần là loại không có độc, chúng chỉ cắn rồi tiết chất chống đông máu thôi. Nếu gặp loại này thì xử lý khá đơn giản chỉ gạt chúng ra theo cách của bạn duong quang minh, rồi cầm máu vế cắn của vắt là được. Các cầm máu thì nhiều nhưng thấy hiệu quả nhất và dễ nhất vẫn là nước miếng, sau là dùng miếng giấy nhỏ dán trực tiếp vào chỗ cắn lúc đầu sẽ thấy máu thấm vào tờ giấy nhưng một lúc là máu không chảy nữa.
Còn nếu gặp loại vắt có độc (bà con còn gọi là vắt kim cương) thì cũng nhanh chóng loại bỏ chúng rồi sát trùng vết thương và cầm máu. Thường thì người dân địa phương ở những khu vực đó sẽ có thuốc để chống lại loài vắt vì thế trước tiên là hỏi họ có thuốc hay không.

nga284
25-11-2011, 12:49
Đọc mà hãi quá, các bác leo Phan cho em hỏi, trên đấy có nhiều vắt không? huhu...
Em đang định làm chuyến tết âm lịch này mà.

VTF
25-11-2011, 20:10
Lo gì, chui vào đấy thì nó cũng chuồn sớm thôi nhỉ :D
Các vết cắn bị ngứa một thời gian dài là chuyện bình thường thôi, cứ việc gãy đờn thoải mái.
Đáng ghét nhất không phải là chuyện ngứa mà là nó sẽ để lại sẹo, cái này thì đại kỵ với các nữ phượt tử. :D

fansi
25-11-2011, 23:08
Có vẻ rất nhiều 'phượt thủ' bị xoắn vì vắt.
Xin tặng các ace phượt bài viết này để cận cảnh vê con vắt và cách phòng tránh.
Bài này mình viết nhưng không nhớ post ở đâu. (Đảm bảo có bản quyền)

VẮT VÀ CHỐNG VẮT


https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/Phuot/Convat.jpg
Vắt là con vật giống như con giun nhỏ, dài 2-5cm, có giác bám ở đầu và đuôi. Chúng di chuyển bằng cách “co đi, co lại” thân mình với 33 đốt sống.
https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/Phuot/Hinhvevat.jpg

Vắt nhiều đến mức tôi phải bôi thuốc vào cả giày để chống vắt bò lên:
https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/Phuot/Vat.jpg

Vắt kém chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-280C. Khi hút máu, vắt bơm một chất chống đông máu là hirudin vào cơ thể con mồi và có thể hút một lượng máu lớn gấp... tám-mười lần trọng lượng cơ thể. Trung bình phải mất đến 20-60p vắt mới hút được no máu và nhả con mồi. Vắt bám vào da khá chặt, với lực hút của giác bám lên tới trung bình ~150-250gr, làm chúng ta khó mà vẩy nó ra khỏi tay.

Vắt thường đi tìm mồi từ 5-8 giờ sáng hoặc từ 17-19 giờ tối. Thường sau cơn mưa, vắt bủa ra rất nhiều tìm mồi vì nền nhiệt môi trường giảm, vắt dễ phát hiện con mồi máu nóng hơn. Vắt thường chọn nơi có nhiệt độ cao hơn trên cơ thể người như phần sau gối, đùi, bẹn, lưng, nách, cổ…để hút máu. Vắt có khả năng leo trèo trên giày, quần áo để tìm những nơi không bôi thuốc và nơi có thể chui vào cơ thể người. Nhiều bạn tôi nói vắt có thể nhảy từ trên cây xuống đầu. Nhiều lần tôi đã bị chúng bám được vào cổ mà không biết từ đâu (!).

Khi bám vào da vắt chưa cắn và hút máu ngay. Phải mất khoảng 1 phút chúng mới cắn được và sau khoảng 2-3p chúng mới hút được máu. Đa số trường hợp khi vắt bắt đầu cắn ta sẽ cảm thấy ngứa. Sau đó khi chúng tiết ra chất hirudin chống đông máu thì hầu như hết ngứa, chỉ còn lại cảm giác hơi gai. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn ngứa (2-3 p đầu) mà không tìm bắt thì vắt sẽ bắt đầu hút máu. Ở giai đoạn này, bạn có bắt được vắt ra thì máu sẽ vẫn cứ chảy thêm 10-15p nữa.

Vắt tuy xấu xí nhưng có tác dụng chữa bệnh và được dùng để trị bệnh hơn 2000 năm. Các hoạt chất tiết ra từ vắt có nhiều tác dụng tốt cho hệ tuần hoàn. Vắt và đỉa chữa bệnh hiện tại được rao bán 8USD/con, chưa kể tiền gửi (!)

Chống vắt
Trên các trang web có rất nhiều biện pháp và thuốc chống vắt được đưa ra. Về thuốc chống vắt ta có khá nhiều: xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, vôi, dấm, chanh, thuốc DEP, thuốc chống côn trùng chứa hoạt chất DEET (N,N Diethyl Tolumaide) vv… Ngoài thuốc ra, ta có biện pháp che kín thân thể bằng tất, trùm ngoài ống quần. Hoạt chất DEET chống vắt rất hiệu quả và được sử dụng làm thành phần chính trong nhiều loại thuốc chống văt. Nếu bạn thấy thành phần DEET trong thuốc khoảng từ 20-50% là ổn nhất. Có loại mạnh hơn, chứa đến 80% DEET thì chống vắt tốt, nhưng có thể làm hỏng đồ nhựa, cao su.

Rất nhiều bạn phàn nàn sử dụng một số thuốc chống vắt (DEP, kể cả DEET vv..) không hiệu quả. Tôi cho rằng đó là do nhiều bạn đã sử dụng thuốc chưa đúng cách. Quả thực là vắt đeo bám dai và có thể tìm đường vượt qua ‘hàng rào thuốc’. Tuy nhiên để chống vắt hiệu quả, các bạn cần lưu ý một số kỹ thuật sau:
• Bôi thuốc chống vắt bên trong: cả bàn chân cho đến gối (khi thời tiết khô), thậm chí cả phần đùi cho đến hông (khi có mưa), tai, cổ và vai, cánh tay, nách;
• Bôi thuốc chống vắt bên ngoài: các khe buộc giây, cổ giày, tất, phần ống quần, vai áo, mũ. Bên ngoài bạn có thể dùng xịt muỗi cho dễ thao tác.
• Cho ống quần vào trong tất. Bạn nên sử dụng loại quần vải 100% nylon mỏng, ít thấm, mau khô thì tôt hơn.
• Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi. Đó là những con nguy hiểm vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.
• Khi phát hiện bị vắt cắn, nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt.

fansi
26-11-2011, 20:05
Những con vắt nguy hiểm không phải những con như hình vẽ đâu nhé.
Nói chung là ta khó nhìn thấy cái con vắt nguy hiểm ấy, -vì nó rất bé. Bé chỉ bằng đầu tăm thôi.
Nó là vắt còn nhỏ hay giống vắt ấy nhỏ thì tôi không biết. Chỉ biết điều nguy hiểm là khi nó chui vào mũi,tai
và sống kỹ sinh ở đó. Những trường hợp này rất hiếm, nhưng có. Nhất là đối với trâu bò sống ở vùng núi
thì bị nhiều hơn.

Kỹ thuật loại bỏ vắt:

Không nên: loại bỏ vắt đang hút máu như dùng tay dứt, muối, lửa, hoá chất. Vì như vậy vắt sẽ tiết dịch trong ruột ra làm vết cắn bị nhiễm trùng, lâu khỏi.

Nên: dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Đây là kỹ thuật tôi học được trên mạng, đã áp dụng và thấy rất hiệu quả.
Điều quan trọng là bạn nên BÌNH TĨNH. Vì khi nhìn thấy con vắt đen và nhầy bám vào đùi hay bụng thì cảm giác thường xảy ra là phát hoảng. Kể cả các đấng mày râu.
Hãy suy nghĩ tích cực đi: cho nó hút ít máu có khi có lợi cho cái thân hình quá cân của mình! hehe, thật đấy.

Đặc biệt các bạn gái: sự hoảng sợ còn nguy hiểm gấp nhiều lần mất máu vì vắt. Mạch đập tăng lên đột ngột khi sợ có thể
làm cho tim bạn tổn thương đấy!
Các bạn nên để các bạn nam giúp mình sẽ cảm thấy yên tâm hơn. (Còn bạn nam được y/c cũng sẽ khó từ chôi dù sợ).

fansi
26-11-2011, 21:22
Xử lý vết cắn gây chảy máu nhiều:

Ta có thể xử lý như sau:
1. lấy ra sẵn một miếng băng dính,
2. rửa vết thương (dùng nước bọt nếu bí),
3. dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy,
4. Dính băng vào vết cắn (loại băng trong thì tốt hơn).
5. sau 15p kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới.

Cuối cùng, ở khu vực có quá nhiều vắt, sau khi mưa, bạn đừng ỷ lại vào thuốc chống vắt mà lưu ý:
• Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi.
• Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt, chú ý khi đi tiểu (!),
• Quan sát quần áo để loại bỏ vắt (nhờ người khác thì dễ hơn),
• Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách: quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói.
Xin mách chị em 1 cách để đỡ sợ vắt:

Cái gì cũng vậy, nếu mình quen với nó rồi thì sẽ có sự chuẩn bị tinh thần. Giống như ta tiêm vắc xin ấy.
Khi đi rừng nếu có bạn nào nhìn thấy con vắt thì đừng bỏ chạy. Hãy đứng lại và quan sát nó, xem nó tiến lại gần bạn, thậm chí leo lên giầy như thế nào. Lấy tay hoặc cành cây chặn nó lại, gạt nó xuống. Chỉ như thế cũng đã làm cho sự ghê gớm của nó giảm đi rất nhiều rồi.

Có nên giết con vắt không? Kể cả sau khi nó hút máu bạn?
Đa số say yes, giết 1 con vật hút máu mình thì có v/d gì đâu (?)
Tôi nghĩ là không nên. Còn tại sao, chắc các bạn cũng tự biết.

tutu_na
26-11-2011, 22:21
Kinh nghiệm chống vắt của em như sau:
Đi rừng luôn luôn hạn chế dừng lại hoặc nếu dừng thì chọn chỗ thoáng, tốt nhất là nơi có ánh sáng chiếu vào hoặc nơi ít lá khô, luôn đi nhanh hết sức có thể. Đi rừng không cần thiết bôi các thuốc chống vắt nhưng nếu có thì nên bôi thuốc đến quá đầu gối, hầu hết vắt bám vào phần dưới chân này. Hoặc các bạn đi xà cạp thắt cao hết cỡ và quấn ngoài quần, như thế thì bạn sẽ ngăn được vắt từ chân đến ngang hông. Mặc 2 áo 1 áo trong luồn vào quần và áo ngoài để thõng ngoài quần, như thế nguy cơ vắt chui vào người sẽ rất ít. 1 mẹo hơi bẩn là luôn luôn đi vào tốp đầu đoàn :D.
Hạn chế va cham vào tán thực vật thì có thể vắt bám ở tán lá sẽ bâu vào người, khi phát hiện vắt thì cách nhanh nhất là dùng tay bắt vứt ngay ( lý thuyết vệ sinh khó áp dụng với người sợ vắt, thấy vắt đã quên hết mọi thứ thì đâu còn nghĩ đến việc lấy que gạt vắt ra). Vết cắn nếu chảy máu nhiều thì dùng sợi thuốc lào rịt vào vết cắn sẽ ngăn máu chảy. V
Dù 100% an toàn nhưng vẫn bị vắt cắn, nếu đi bộ qua các đoạn suối hay đường có bùn thì bạn hãy đừng ngại bẩn mà dùng bùn bôi lên chân hoặc phần dưới ống quần. Em toàn trát bùn lên chân cho trường hợp đi rừng không có bảo hộ, bùn sẽ tạo 1 lớp ngăn cách giữa da thịt và vắt. Khi đi qua suối nếu có thể hãy ngâm chân hoặc nhiều hơn các phần cơ thể vào nước. Khi ngâm thì các vật bẩn sẽ trôi đi và chỉ còn lũ vắt là vẫn dính trên da hoặc quần áo, nó sẽ thun lại rất dễ thấy và đây là cơ hội để loại vắt ra khỏi cơ thể.

you đang ở nghệ an hay sài gòn vậy,mình cũng nghệ an.hehe rất vui khi gặp bạn và mún bít và làm quen bạn.

sacxanhnhe
26-11-2011, 22:33
Mình tán đồng với bạn cafe37 đấy.... chỉ ớn mỗi dzu đóa thoai

sacxanhnhe
26-11-2011, 22:35
:(
:)) Vắt mà chui vào phần giữa 2 chân thì mệt lắm đấy :D
Lạy lạy mấy cô chú anh chị nhà vắt

cafe37
26-11-2011, 23:23
you đang ở nghệ an hay sài gòn vậy,mình cũng nghệ an.hehe rất vui khi gặp bạn và mún bít và làm quen bạn.
Đang ở NA bạn à. liên hệ [email protected] nhé.
Thú thực là dù đã đi rừng và làm quen với vắt từ bé nhưng em vẫn vô cùng ngại vắt, nhưng em không thể bảo là em sợ và mặc full bảo hộ khi mà lũ bạn chỉ chơi mỗi quần đùi và áo phông. Vắt cũng không sợ bị cắn nhưng em thực sự ngại khi cầm chú vắt mềm và nhớt ấy :) Nhiều chuyến đi dạo gần rừng bỗng trở thành những chuyến đi sâu vào theo 1 thứ nào đó và không kịp mặc đồ chống vắt. Lúc bé em há hốc miệng khi thấy những anh, những chú đi rừng cũng chỉ mỗi cái quần lót và áo phông ( mặc đồ full khó đi dài lắm do nóng và vướng). Nhưng nếu quen thì sẽ thấy rằng đi rừng không hẳn bị vắt cắn dù vùng ấy vắt rất nhiều. Quan trọng nhất để đi mà ít bị vắt cắn là nhìn bước chân, hãy đặt chân vào chỗ thoáng và luôn đi với tốc độ nhanh nhất. Việc các bạn đứng 1 chỗ quá lâu như khi đứng chụp ảnh cũng sẽ thu hút lũ vắt, vì vậy hãy lựa chọn chỗ nghỉ chân thật tốt ở nơi khô ráo, trên 1 tảng đá hoặc 1 cây gỗ mục. Vắt chủ yếu bò trên thảm mục thôi nhé.

Bổ sung 1 mẹo nữa là nếu bên đường có các vạt cỏ xanh tươi thì thỉnh thoảng trong chuyến đi bạn hãy vừa đi vừa cọ xát chân vào đám cỏ, như thế sẽ loại được một số vắt bám bên ngoài.

Loại thân mềm mà bám vào mũi hoặc chui vào các chỗ x, y kia là 1 loại khác hẳn với 2 loại vắt xám và vắt xanh. Chỗ em người thái gọi chúng là con Tắc Tè. Nó là loài giống với đỉa, sống tại các vũng nước lặng hoặc các đoạn khe suối nước chảy chậm, khi ở trong nước nó chỉ bé như cây kim.
Khi người hoặc động vật uống nước. tắm... thì chúng chui vào mũi, x, y kia rồi bám chặt vào trong ấy. Nó hút máu nhẹ nhàng và bạn sẽ chỉ cảm nhận dc chúng sau 1, 2 tháng khi mà chúng lớn cỡ chiếc đũa hoặc như ngón tay ~.~. Với người thì triệu chứng là thấy ngứa và thỉnh thoảng chảy máu mũi, x, y.
Khi bị nhiễm loại này thì các cách chữa như sau:
Khi trời nắng thì nhịn nước, mũi sẽ khô, loài này sẽ thấy khó chịu và thò 1 phần cơ thể ra ngoài cho mát. Khi đó ta có thể dùng kìm gắp ra. Hoặc dùng nước thuốc lào bôi vào mũi thì nó sẽ tự động bò ra. Để cho nó dễ bò ra hơn thì kê sát mũi, x, y 1 bát nước để mời gọi chúng. Đây là kinh nghiệm dân gian khi mà không có sự chăm sóc y tế cần thiết, với các điều kiện có thể thì các bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ thực hiện tiểu phẫu gắp chúng ra khỏi cơ thể.
Để phòng nhiễm loại này thì bạn hạn chế uống nước nơi tù đọng, hạn chế tắm nơi nước suối chảy quá chậm, nơi nhiều thực vật chết trong nước. Thực sự thì nhiễm loại này rất là tệ, em thấy nhiều rồi và nó là nỗi sợ khi tắm suối từ bé đến giờ.
.................................................. .
Khi nghỉ chân trong rừng thì bạn hãy chọn những nơi có ít thảm mục, nơi thoáng để dựng trại, để chống vắt vào khu vực trại thì bạn có thể rải lưu huỳnh hoặc muối quanh trại, sẽ hạn chế rất nhiều vắt vào. Trại của tớ cả ngày xoay quanh đây mà chẳng ai bị cắn cả.
http://nf9.upanh.com/b2.s13.d5/c251b72ddbcfae33c2686ae617991908_38341029.dsc6046. jpg (http://www.upanh.com/dsc_6046_upanh/v/7no72c6mfaj.htm)


Nếu như mặc thế này thì bạn nghĩ sẽ có bao nhiêu vắt có thể chui vào. Với loại Xà Cạp này bạn hoàn toàn có thể yên tâm với phần chân. ( ảnh minh hoạ) Đi trekk đừng nên đi giày mà hãy nên đi dép có quai hậu chắc chắn.

http://nf1.upanh.com/b2.s3.d2/81da8c7560a14d68b6be129f346ec61e_38341061.img6280. jpg (http://www.upanh.com/img_6280_upanh/v/eno97c3m4yr.htm)

fansi
27-11-2011, 19:58
Vào mùa mưa, ở những khu rừng càng nguyên sinh vắt càng nhiều.
Sau này tôi nhận ra những biện pháp chống vắt (đi tất, thuốc vv) sẽ hạn chế bị vắt cắn nhiều. Nhưng không thể ngăn được vắt khi vắt ra nhiều (nhất là khi mưa xuống). Điều tệ hại là do chân tay ta được bôi thuốc, bó chặt, nên vắt bò lên quần áo và luồn vào bất kỳ kẽ hở nhỏ nào. Khi đó những khu vực như cổ, nách, bụng, lưng, đùi...lại hay bị vắt cắn hơn là chân tay.

https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/Phuot/vatcan.jpg

Tôi đành phải 'chơi' lại vắt bằng cách để 1 phần chân-đùi cho vắt cắn (nếu chúng bò vào được).
Sau đó thỉnh thoảng ta chỉ cần vén quần lên để kiểm tra và loại bỏ vắt. Như thế còn hơn là để
chúng bò khắp người tìm chỗ cắn. Với lại, đi rừng 1-2 ngày còn chống vắt 'kiểu Mỹ' được, chứ sống
trong rừng lâu chẳng hơi đâu mà lúc nào cũng 'chống vắt'. Thấy nó bám thì bắt vất đi, xong!

Ấy thế nhưng với muỗi lại phải xử khác đấy nhé. Muỗi tuy không thấy ghê như vắt, nhưng lại đáng sợ
hơn vắt nhiều nếu là loại muỗi truyền vi trùng sốt rét. Nhất thiết phải xịt thuốc chống muỗi lên người khi
biết khu vực mình đến có bệnh sốt rét. Những nơi có dân đào vàng như rừng Quảng Ngãi, Quảng nam chẳng hạn, là có bệnh sốt rét.

Tốt nhất là bạn nên uống 1 liều Docycycline* trước khi đi rừng 5-7 ngày.
* "Doxycyclin cũng được chỉ định để dự phòng sốt rét do Plasmodium falciparum cho ngưòi đi du lịch thời gian ngắn đến vùng có chủng ký sinh trùng kháng cloroquin và/hoặc pyrimethamin - sulfadoxin."
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Doxycycline

mewin
03-12-2011, 00:39
Cám ơn các bác đã chia sẻ các kinh nghiệm về chống và điều trị vắt cắn.... Mấy hôm nay mỗi khi có mồ hôi nhiều là em vẫn phải mỏi tay gãi các bác ạ.... sợ mấy em VẮT này thật. Rút kinh nghiệm k nên đi rừng vào mùa mưa là cách tốt nhất.

lambanghieu
04-12-2011, 18:13
Ơ hay, đã nhét thì phải bịt hết các lỗ trên người, không thì thôi chứ sao chỉ mỗi tai là sao?

Bác này thật là! Các cái lỗ khác thì có quần áo mặc kín rồi mà. Chã nhẽ cái đó em còn phải nhắc mọi người bịt nữa. Cái tai mình là nơi rất dễ bị vắt xâm nhập và khó lấy nó ra. Vì vậy cẩn thận cai tai nhất.

Bass
14-12-2011, 08:17
Em hỏi.mình ko đi tất chống vắt mà bọc tất ra ngoài quần thôi đuợc ko ,vắt có chui vao trong tất đc ko nhỉ.:D

fansi
15-12-2011, 09:37
Em hỏi.mình ko đi tất chống vắt mà bọc tất ra ngoài quần thôi đuợc ko ,vắt có chui vao trong tất đc ko nhỉ.:D
Dù có đi tất chống vắt, thì vắt vẫn chui vào được. Tất chống vắt chỉ có tác dụng tạm thời, khi vắt leo lên đó thì bắt vất đi. Cũng chỉ nên dùng tất chống vắt ở những nơi ít vắt. Còn bạn trùm tất ra ngoài quần cũng có tác dụng tương tự. Bạn nên xịt thuốc chống muỗi lên giày, ra ngoài tất, quần sẽ có tác dụng hơn, lại dễ kiếm. .

toanmomday
15-12-2011, 14:37
Em thấy bảo con vắt nó "nhảy" được ???!! Có đúng thế thật không hả các bác .

cafe37
15-12-2011, 22:25
Vắt nó không nhảy được đâu bác ạ, nó bò thôi. Khi bò trên lá khô thì nó thả các giác hút ra khỏi lá và làm rung lá tạo nên các tiếng " tách - tách" nghe như là nó nhảy vậy. Khi vào rừng tre nứa nếu đứng 1 chỗ thì bác sẽ nghe rất rõ tiếng vắt đang bò đến, ớn lắm. Một số người bảo là vắt nó nhảy vào mặt, cổ nhưng thực ra là bị dính vắt khi nó bâu vào các tán lá ven đường, tớ ngồi nhìn lũ vắt nhiều mà chưa thấy con nào nhảy cả, cấu tạo của nó gồm 2 giác hút ở 2 đầu cơ thể, với cấu tạo ấy nó chỉ có thể bám và tạo lực tách giác hút khỏi lá cây bằng lực bám từ giác hút còn lại, cử động nhảy không thể thực hiện với cấu tạo cơ thể kiểu này.
Tất chống vắt thì tớ chưa thấy con vắt nào bò được vào trong tất cả trừ khi tất bị rách hoặc bạn thắt không chặt và vắt nó bò từ miệng tất xuống.
Các bạn đi rừng cứ thoải mái đi, vắt cũng không đáng sợ như các bác vẫn nghĩ đâu. Bọn tớ theo các chuyến săn và bẫy chim thì cả nhóm luôn ngồi im hoặc nằm bất động dưới đất và để mặc kệ lũ vắt, chỉ gạt những con vắt bò vào cổ hoặc mặt ( nằm yên, nếu động đậy thì chẳng bắt được con nào, rừng rậm nên chỉ nằm phục cách đối tượng tầm 4 -5m nên chỉ cần 1 cử động mạnh cũng đủ để gây động cho khu vực). Đi,nằm như thế mà mỗi ngày cũng chỉ bị khoảng trên 10 vết đốt.

phnghia11
14-06-2013, 12:34
Ngày trước em ghé nhà ông chú kiếm ít vịt đẻ về nuôi.
Quê em ở Bạc Liêu, nước mặn.
Còn ông chú ở Sóc Trăng gần chỗ mấy người Khmer ấy.
Chú bảo m đi cẩn thận khi nào thấy nhột nhột kẽ chân là vắt nó cắn mày...
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
4h sáng đi bộ 1km đến chỗ bắt vịt...Nhấc chân lên thì ba con nó ú bằng cái đầu đũa rồi...mà bọn nó nhây lắm. Lôi ra tuột tay nó lại bám vào.
Ông chú bảo mày để tao...Nói xong ổng rít một hơi thuốc thật dài, lấy tàn thuốc bôi vào nó phái tự nhiên nó hộc máu ra...
Về nhà mấy chỗ vắt cắn nó thốn mấy ngày các bác ạ...Nhớ lại còn nổi da gà

Thanhkoi
13-07-2013, 00:27
dùng cồn sát trùng

truong1289
01-05-2015, 18:43
anh ơi. em cũng bị như anh. vết cắn của anh đã đỡ chưa? chỉ em cách với.hix thank anh nhé

InewPhone
22-07-2015, 16:08
Dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn. Hoặc lấy vài hạt muối xoa thẳng vào chỗ vắt đang cắn, vắt sẽ lập tức nhả ra. Dùng bật lửa đốt, dùng cao bôi vào con vắt cũng khiến chúng nhả ngay.

vietanh2014
30-07-2015, 14:10
Cho nó căn thoải mái đê (http://chosang.vn/Ha-Noi/do-ikea-c37.html) làm gì mà phải xoắn

baongan1185
30-07-2015, 15:32
Sau nhiều vụ án mạng xảy ra gần đây, lời khai về động cơ giết người của hung thủ thường làm người khác không khỏi giật mình vì tính ngớ ngẩn của nó. Vậy đâu là nguyên nhân thực sự đưa đẩy một con người lương thiện trước đó trở thành kẻ sát nhân máu lạnh?

Thiếu kiềm chế thường dẫn đến sai lầm nghiêm trọng

Trao đổi với Thanh Niên Online, thạc sĩ (Th.S) Đào Lê Hòa An, Ủy viên BCH T.Ư Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng, hành vi của con người nhìn chung đều bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: sinh lí, môi trường sống, sự giáo dục và những hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Trong đó, hoạt động giao tiếp đóng vai trò cốt lõi, như vụ thảm sát 6 người vừa qua tại Bình Phước, nghi phạm không thiếu sự giáo dục nhưng vẫn có thể ra tay nhẫn tâm như thế. Do đó, việc chúng ta tiếp xúc với ai, giao tiếp trong môi trường nào quyết định rất lớn đến nhân cách và suy nghĩ của chúng ta.

“Mỗi người đều có những đánh giá, chuẩn mực riêng. Với bạn đó có thể là những chuyện không đâu nhưng với những người trong cuộc lúc đó lại khác. Nếu đặt mình vào trường hợp tương tự, mọi sự thiếu kiềm chế đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường”.

Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, Ủy viên BCH T.Ư Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam

Đề cập động cơ đã thúc đẩy nghi phạm Nguyễn Hải Dương tiến đến các hành vi phạm tội, Th.S An không cho đó là những lí do nhỏ nhặt. Th.S An chia sẻ: “Mỗi người đều có những đánh giá, chuẩn mực riêng. Với bạn đó có thể là những chuyện không đâu nhưng với những người trong cuộc lúc đó lại khác. Theo tôi, nếu đặt mình vào trường hợp tương tự, mọi sự thiếu kiềm chế đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường”.

Qua những vụ án từng xảy ra, tội phạm phần lớn nằm trong độ tuổi còn khá trẻ, chỉ từ 17 đến 25 tuổi. Theo suy nghĩ của nhiều người, những thanh niên trong lứa tuổi này gây án do cạn nghĩ và tư duy lệch lạc.

Chia sẻ về vấn đề trên, tiến sĩ (T.S) Đỗ Hạnh Nga, Trưởng khoa Công tác xã hội, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, lại nghĩ khác.

Theo T.S Nga, lứa tuổi thanh niên kể trên đánh dấu sự chín muồi về mọi mặt, trong nhận thức lẫn sự sung sức về thể lực. Đó là độ tuổi đã bắt đầu đánh giá thế giới xung quanh bằng tư duy trừu tượng của mình.

Vì thế, trong giai đoạn này khả năng nhận xét, đánh giá và phân tích của con người rất cao so với những giai đoạn sau. Tuy nhiên, do tính độc lập càng lớn thì sự vùng lên càng mãnh liệt nên những hành động và quyết định của giới trẻ thường xảy ra nhanh và không có khoảng suy nghĩ nhất định.

Vì khả năng kiềm chế cảm xúc không tốt đó nên trong những lúc tức giận, họ sẽ có những hành xử vượt ngoài tầm kiểm soát của mình.

Và khi án mạng đã xảy ra thì họ mới nhận ra mình đã sai.

Bị can Vũ Văn Tiến (24 tuổi) tham gia vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước lúc bị bắt - Ảnh: Hải Nam

Đồng tình với suy nghĩ trên, Th.S Hòa An phân tích thêm, sự phát triển không ngừng của công nghệ, truyền thông cũng góp phần tạo nên những phản ứng bột phát của giới trẻ. Ngày xưa, chúng ta dùng sách, báo in để đọc hay “giết thời gian” nên con người có suy nghĩ, hành động chậm rãi và điềm tĩnh hơn. Song, giới trẻ ngày nay lại bị xoáy đi rất nhanh bởi trò chơi trực tuyến và internet, điều đó vô tình tạo cho họ thói quen làm gì cũng nhanh, nghĩ là hành động liền.

Biết cách giải tỏa cơn giận

"Tính độc lập càng lớn thì sự vùng lên càng mãnh liệt nên những hành động và quyết định của giới trẻ thường xảy ra nhanh và không có khoảng suy nghĩ nhất định"

Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, Trưởng khoa Công tác xã hội, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Nhiều năm trở lại đây, các Trung tâm công tác xã hội hoặc tư vấn tâm lý được hình thành ở khắp tỉnh thành. Với áp lực cuộc sống ngày càng lớn, T.S Nga khuyên mọi người nên đến những trung tâm khi nhận thấy mình có những khúc mắc, vấn đề. Điều này sẽ giúp chúng ta giải tỏa được căng thẳng, lấy lại sự cân bằng và điều tiết cảm xúc của mình tốt hơn khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng đi Đà Nẵng (http://shuttlecargo.com.vn/vi/chuyen-van-chuyen-hang-hoa-di-da-nang-gia-re/).

Th.S Hòa An cũng chỉ ra nhiều phương pháp để tránh những hành động dẫn đến sai trái khi giận dữ. Điều chúng ta khó làm nhất trong một cuộc cãi vã là cách ly với nó.

“Nếu bạn đang giận dữ trong cuộc xung đột, và thấy rằng sự căng thẳng ngày càng gia tăng thì tôi khuyên bạn nên bước ra khỏi khu vực đó. Hãy đi sang chỗ khác, hít thở sâu và cố gắng giảm dần cơn giận của mình. Bạn có thể uống một cốc nước lạnh, hoặc hét thật to để giải tỏa. Sau đó, bạn sẽ có thêm thời gian suy xét một cách chín chắn về sự việc đang diễn ra, tránh những sai lầm có tính bồng bột nhất thời”, Th.S An chia sẻ.

Và trên hết, nếu mỗi người biết cách quản lý tốt cảm xúc, suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định, hành động thì sẽ không còn những sự việc đáng tiếc, gây đau lòng xảy ra thêm nữa.

Trích từ Thanhnien.vn