PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển



Pages : [1] 2 3

danngoc
21-06-2016, 22:18
"Đặt chân xuống sân bay, bao mối bận tâm bình nhật như trời hôm nay có ấm ngang với số quần áo mũ tất đem theo hay không, số tiền 1000 đổi từ nhà đem theo có đủ để về tới khách sạn hay không, các cô gái ở đây xinh thật - không hiểu họ có đúng như sách vở đã kể hông, tính ẩu tả trứ danh của dân nước này có biến cái visa mất công xin được thành thứ bỏ đi hay không v.v. vội lọt đâu mất khỏi đầu thằng bé. Thằng bé được nghe những từ quen thuộc “pozhalyusta” dịu dàng và sáng sủa… “detsky” ròn tan và vui tươi… “luidi” ấm áp và đầy tin tưởng… qua đó nhận ra âm hưởng ấm áp, trìu mến và niềm hân hoan trong trái tim mình. Nó lắng nghe người ta nói tiếng bản xứ và ngạc nhiên khi thấy mình cũng nói được “chut-chut” tiếng bản xứ. Đã 23 năm nay nó chưa từng nghe mình nói cái thứ tiếng ấy bao giờ. Cuộc đời nó thoát khỏi khối hộp của các “dealing”, “scandal”, “shocking”, “contract”, “ăn nhậu”, “dằn mặt”, “dò đài”, “dứt điểm”. Nó trở lại với thời thơ ấu, với các cô thiếu nữ nhân hậu và chàng trai dũng cảm, các ông bà lão độ lượng và sâu sắc, với lòng tốt và nhân tính…”

Vừa đọc lại, người viết liền kéo chuột quét khối và xóa các dòng vừa viết ở trên. Không, chuyến đi vừa rồi, đi cùng người bạn đồng hành sắc sảo và tốt bụng quen thuộc, không phải là chuyến đi về tuổi thơ. Nó có nhiều êm đềm, rực rỡ, hân hoan, sung sướng nhưng cũng thừa những liều lĩnh, rủi ro, đen đủi, hiểm nguy và vực sâu hun hút… Đó là một chuyến viễn du nữa của Sinbad-Người đi biển. Gió lạnh 8 độ C và mưa lún phún đón thằng bé ở sân bay.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9584_zpsqc2vgooq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9584_zpsqc2vgooq.jpg.html)

danngoc
22-06-2016, 16:52
Maskva đón người viết bằng cái lạnh 8 độ C và gió buốt phương Bắc xuyên qua các lớp áo quần của kẻ phương Nam. Nỗi lo về quần áo ấm đã thành sự thực hơn bao giờ hết, cho dù dự áo thời tiết không nói ra hết. Mua vội 1 simcard bản xứ giá 400 rúp (chỉ gọi được quanh vùng Maskva, lên Piter là tịt), kẻ viễn du tìm đường về khách sạn. Lạ nước lạ cái, hãi cái lạnh và gió, phương án taxi nghe có vẻ hấp dẫn nhất. Trong ga họ hét 3500 rúp, kéo vali ra ngoài bến Aeroexpress, giá đã tụt xuống còn 1500 (gồm cả tiền cho cò). Nhìn các khuôn mặt bản xứ, khuân vác, nhân viên vệ sinh, bán hàng cũng không đến quá tệ, kẻ viễn du gật đầu với bác tài xế mặt mũi khá lành. Quãng đường 46 km vào 8h chiều chạy thẳng tới Arbat Cũ, thay vì đi tàu đến ga Paveletskaya rồi đi metro tiếp với chi phí tương đương, chọn taxi vậy là ổn. Taxi phóng vun vút, GPS hoạt động hiệu quả, bác tài ít nói nhưng OK.

Kia là rừng bạch dương. Kia là một ngôi làng trông sạch sẽ, gọn gàng. Đường cao tốc có ụ đất cách ly đúng chuẩn, biển báo vạch sơn đầy đủ văn minh. Hệ thống hạ tầng và siêu thị, chung cư khá hiện đại. Ôi chao là Maskva.

Chưa hình thành được trong đầu cảm nhận về không gian của Maskva rộng hay hẹp, nhìn bản đồ mapme thì khu Arbat có vẻ nhỏ, nhưng thực tế đường phố rộng hơn xứ sở quê hương của mình nhiều. Xuống xe, định vị mà tìm ra được khách sạn quả là nỗi khó khăn. Lang thang vào một khối nhà, ngang qua một thanh niên trai trẻ đang phì phèo điếu thuốc. Chả biết vẻ mặt mình ra sao, nhưng anh chàng gọi mình lại và hỏi có phải đang tìm đường không (dân xứ này 10 người thì 9 người rưỡi không nói tiếng Anh, nửa vị còn lại thì bì bõm). Chìa cho gã xem cái mapme, gã xoay ngang dọc rồi chỉ cho mình đúng hướng. Thật là tài tình, vì vừa lúc có 2 đồng chí công an đi qua, nói với anh ta cái gì đó. Anh chàng vội cầm chai bia tu dở dấu vào sau cái túi xách theo lệnh. Lập tức tràn ngập trong lòng kẻ viễn du một tình cảm trìu mến, xúc động: cái tính tốt bụng, dễ mến của người xứ này đây rồi...

Vậy là câu chuyện đã bắt đầu!!!

danngoc
22-06-2016, 18:27
Hành trình:

Day 1: Bay hơn 10 tiếng từ HCM tới Maskva. Đi taxi về Arbat Cũ. Hỏi đường về khách sạn. Những cảm nhận đầu tiên.

Day 2: Làm thế nào để bước nhanh nhất từ tầng 2 xuống đất. Buổi sáng Sài Gòn và buổi sớm Maskva khác nhau ra sao. Một chuyến dạo bộ dọc Arbat-Vozdvizenka-Thư viện mang tên Lenin-Cung Quần ngựa. Dậy sớm hay lệch múi giờ cũng có cái hay. Tháp Kreml-phố Đội săn-Nhà hát Lớn-sức hấp dẫn của cửa hàng-Lubianka. Khám phá Kreml. Ga điện ngầm. Chợ Vernisazh. Ôi cơ man là cherry và dâu. Làm thế nào mà đàn ông là cái đầu nhưng đàn bà lại là cái cổ. Masha và Gấu nhưng khá rầy rà.

Day 3: Aleksandr Pushkin và người vợ xinh đẹp. Khám phá vẻ đẹp của tàu điện ngầm Maskva. Không chỉ cherry mà táo cũng rất ngon còn smetana thì tuyệt vời. Tu viện và nghĩa trang Novodevichy. Gặp nơi yên nghỉ các vĩ nhân giữa mưa và gió lạnh. Mê man giữa Bảo tàng Tretyakov.

Day 4: Công viên VDNKh và Thủy cung lớn nhất Châu Âu. Ngày nước Nga 12/6 và người dân đã tận hưởng cuộc sống ở đây ra sao. Một chuyến tàu đi về cố đô.

adamantan
22-06-2016, 21:59
Quãng đường 46 km vào 8h chiều chạy thẳng tới Arbat Cũ, thay vì đi tàu đến ga Paveletskaya rồi đi metro tiếp với chi phí tương đương, chọn taxi vậy là ổn.

Đi Aeroexpress về Mát + mua thẻ đa năng 1 tuần (đi được tất cả metro , bus, tramvai trong đường MKAD không giới hạn số lượng chuyến trong 1 tuần) = 400 + 800 rúp = 1200 rúp thôi ạ :)). Còn mua thẻ chuyến metro thì còn rẻ hơn nhiều :))

danngoc
22-06-2016, 22:34
Đi Aeroexpress về Mát + mua thẻ đa năng 1 tuần (đi được tất cả metro , bus, tramvai trong đường MKAD không giới hạn số lượng chuyến trong 1 tuần) = 400 + 800 rúp = 1200 rúp thôi ạ :)). Còn mua thẻ chuyến metro thì còn rẻ hơn nhiều :))

Vấn đề là lạnh và chưa biết đường cụ thể bác ạ. Vừa bay một chặng thẳng đến nơi vc em cũng mệt chứ bác. Chứ đã biết rồi thì khỏi nói! :)

danngoc
22-06-2016, 23:37
Hành trình:

Day 1: Bay hơn 10 tiếng từ HCM tới Maskva. Đi taxi về Arbat Cũ. Hỏi đường về khách sạn. Những cảm nhận đầu tiên.

Day 2: Làm thế nào để bước nhanh nhất từ tầng 2 xuống đất. Buổi sáng Sài Gòn và buổi sớm Maskva khác nhau ra sao. Một chuyến dạo bộ dọc Arbat-Vozdvizenka-Thư viện mang tên Lenin-Cung Quần ngựa. Dậy sớm hay lệch múi giờ cũng có cái hay. Vang vang tiếng còi tuyệt vọng của anh lính gác bản xứ. Tháp Kreml-phố Đội săn-Nhà hát Lớn-sức hấp dẫn của cửa hàng-Lubianka. Khám phá Kreml. Ga điện ngầm. Chợ Vernisazh. Ôi cơ man là cherry và dâu. Làm thế nào mà đàn ông là cái đầu nhưng đàn bà lại là cái cổ. Masha và Gấu nhưng khá rầy rà.

Day 3: Aleksandr Pushkin và người vợ xinh đẹp. Khám phá vẻ đẹp của tàu điện ngầm Maskva. Không chỉ cherry mà táo cũng rất ngon còn smetana thì tuyệt vời. Tu viện và nghĩa trang Novodevichy. Gặp nơi yên nghỉ các vĩ nhân giữa mưa và gió lạnh. Mê man giữa Bảo tàng Tretyakov.

Day 4: Công viên VDNKh và Thủy cung lớn nhất Châu Âu. Ngày nước Nga 12/6 và người dân đã tận hưởng cuộc sống ở đây ra sao. Gặp nghiện đang xát cocain vào lợi ở Leningradsky Vokzal. Món kvas tuyệt vời. Chuyến tàu đi về cố đô.

Day 5: Sankt Peterburg - Lại mưa và rét. Tắm gội bằng nước giá lạnh trong nhiệt độ 5 độ C. Đại lộ Nevsky thênh thang gió lộng sụt sùi. Phải mua giày bốt Nga đi cho đỡ lạnh. Các nhà thờ ven sông Moika. Các cảm nhận về khẩu vị và món ăn Nga. Nghĩa trang Tikhvin và nơi yên nghỉ của các nhà cách mạng Đỏ dưới bóng thập giá. Lần đầu thấy sông Nheva. Pháo đài Petropavlovskaya. Đi bộ dưới cái lạnh cắt da và cú taxi dù giá đểu.

Day 6: Vài cảm nghĩ ở khách sạn nhiều khách Phần Lan. Các bà già bán hoa tươi ở chợ vỉa hè Ga Vladimirskaya. Metro Sankt Peterburg ai bảo là không đẹp! Bị móc túi sạch sẽ và kế hoạch để xoay sở với món tiền còm sót lại. Sự tốt bụng của người dân bản xứ và một số cảm nhận và đất nước con người. Choáng ngợp ở Petergof. Mới hôm qua mưa gió căm căm mà hôm nay nắng đẹp rực rỡ. Rằng đài phun nước đã quá đẹp mà công viên cũng lộng lẫy chẳng kém phần. Vinh Phần Lan xanh ngắt. Con người bản xứ có cuộc sống thật hạnh phúc. Gặp mấy người đồng bào cũng dạo quanh hồ Olgin Prud. Chợ ở Ga Vladimirskaya. Một mình lang thang thưởng ngoạn đêm trắng. Masha trên vỉa hè.

Day 7: Đi đến Hoàng thôn diễm lệ. Quốc ca Trung Quốc chào đón. Lại một ngày đẹp trời. Vẻ đẹp thiên nhiên bản xứ. Trong ga metro ở Maskva phát thanh viên đọc thơ Sergey Esenin, còn trên bảng quảng cáo ở Piter có mục thơ A. Fet. Người bản xứ rất tự hào về bản thân và quê hương mình.

Day 8: Lạc lối ở Ermitazh! hay làm sao kẻ này chỉ muốn được chết ngay lập tức. Sự lãng mạn của thế kỷ 19 và một vài nhận xét về con người bản xứ.

Day 9: Sasha và Liosha người Smolensk, sự khác biệt giữa phát âm Maskva và các vùng khác. Được tặng quà trong ga tàu điện. Đài tưởng niệm các nạn nhân GULag. Đến tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây dựng ở Piter. Bảo tàng pháo binh. Bảo tàng động vật học - những tiện tích công cộng mà người bản xứ được hưởng thật hạnh phúc. Dạo bộ và chạm tay vào dòng nước Nheva. Lên tàu về lại Maskva. Những vết tích của Liên Xô.

Day 10: Bảo tàng Chiến thắng 1812. Công viên Chiến thắng và Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Làm thế nào để đến thăm Đại học MGU mà lại đi từ sau ra trước. Cảnh quan sông Maskva thật lãng mạn dưới cơn mưa.

Day 11: Nghĩa trang Vagankovsky thăm được Vladimir Vysotsky nhưng không tìm thấy tác giả bài "Chia tay người em gái Slave". Tìm đến Nhà Trắng. Bị lưu manh xin đểu và cứ lờ nó đi thì nó cũng thôi. Thánh đường Chúa Cứu thế. Quảng Trường Đỏ và GUM cùng một vài cảm nhận. Làm thế nào mà vẫn sống no bụng bằng món cá hồi và khoai tây hầm thịt.

Đặc biệt: Làm thế nào mà đã mua vé bay thẳng về nhà trong 10 tiếng, nhưng lại lạc lối sang Dubai và được tặng món quà đáng giá 600USD. Một người UAE yêu say đắm nước Nga.

adamantan
23-06-2016, 01:59
Vấn đề là lạnh và chưa biết đường cụ thể bác ạ. Vừa bay một chặng thẳng đến nơi vc em cũng mệt chứ bác. Chứ đã biết rồi thì khỏi nói! :)

Bác đi vào tháng mấy mà còn rét thế ợ? :D
Mos em không ở lâu nhưng cũng lang thang sơ sơ qua gần hết rồi nên khoản tầu xe cũng không đến nỗi mù tịt lắm. Biết đi ra thì chả bao giờ phải mó đến taxi, rẻ tuyệt vời ạ :D

danngoc
23-06-2016, 06:16
Bác đi vào tháng mấy mà còn rét thế ợ? :D
Mos em không ở lâu nhưng cũng lang thang sơ sơ qua gần hết rồi nên khoản tầu xe cũng không đến nỗi mù tịt lắm. Biết đi ra thì chả bao giờ phải mó đến taxi, rẻ tuyệt vời ạ :D

Em vừa về được mấy bữa. Bản thân em thì không lạnh đâu ạ :)

Bumxiu
24-06-2016, 12:33
@danngoc: Chào mừng bác đã lên sóng. Em mới đi CÂu 3 tuần, về mới thấy thư bác hỏi Kremlyn, trả lời bác nhưng cũng nghĩ là đã muộn. Và đây, bác đã về. Em hóng tin nước Nga.

danngoc
25-06-2016, 06:45
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9585_zpshcwactot.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9585_zpshcwactot.jpg.html)
Khách sạn ở Arbat đón Sinbad với một vẻ khá khôi hài: đằng sau cái ghế đệm là cái cửa đi, đằng sau cửa đi là cái bậc thềm cao 4 m này. Tính bầy hầy kiểu Nga xuất hiện ngay không cần nấp niếc gì cả.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9586_zpsn8xxwvcl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9586_zpsn8xxwvcl.jpg.html)
Arbat xuất hiện từ hồi Sinbad còn nhỏ xíu: trong truyện thiếu nhi "Thanh đoản kiếm", Arbat là nơi để thiếu niên nhi đồng Liên Xô thể hiện tập dượt đấu tranh giai cấp.

danngoc
25-06-2016, 07:11
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9602_zpsnvh14olu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9602_zpsnvh14olu.jpg.html)
Đài tưởng niệm Bulat Okudzhava. Ông được Vladimir Vysotsky xem như thầy của mình. Ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, gốc Gruzia và Armenia.

Okudzhava đã phục vụ tại tiền tuyến và ông hát về chiến tranh và tình yêu như một sĩ quan Nga thực thụ, với bóng dáng của nỗi nhớ nhà đầy quý phái (mặc dù ông đã vào Đảng năm 1956, trong thời kỳ của những hy vọng Tan băng). Dù cho có bộ ria mép bảnh bao, ông không phải gã công tử bột và cũng không uống nhiều, không như Galich và Vysotsky, những người nghiện rượu và dùng ma túy. Nhưng ngay khi có cây guitar trong tay, Okudzhava lập tức biến đổi. Okudzhava lặng lẽ, có vẻ được tạo ra để hát riêng trong những gian hầm nhỏ, đã thu hút đám khán giả đông đảo lắc lư cùng những điệu ballad âu sầu của ông. Sự nổi tiếng không thể tin được của ca sĩ hát rong Nga Okudzhava khác không bao giờ vượt qua được đường biên của thế giới nói tiếng Nga. Okudzhava với sự cân bằng tao nhã của mình giữa tính trữ tình hơi siêu thực và sự du dương nhịp nhàng, là hiện tượng Nga thuần túy, là nhật ký của tâm hồn Nga thế kỷ hai mươi. Okudzhava thường bị chính quyền xem là một kẻ theo chủ nghĩa cá nhân, nguy hiểm cho đạo đức xã hội Xô viết. Một trí thức Moskva mà Sinbad gặp ở đây cho hay anh yêu Vysotsky và thích Okudzhava, nhưng không thích tính cách và tâm hồn ông.

Đài tưởng niệm có ghi tên điêu khắc gia là G. Fragulian, kiến trúc sư I. Popov. Việc ghi nhận tên tác giả các công trình, tượng đài v.v. tại đây là việc đương nhiên, điều mà ở xứ mình Sinbad không thấy.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF1854_zpsqrawjyoy.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF1854_zpsqrawjyoy.jpg.html)
Hàng ngày đều thấy có ai đó đặt hoa tươi dưới chân ông.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9633_zpsix7zhx1r.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9633_zpsix7zhx1r.jpg.html)
Trong quần thể tưởng niệm ông có một bộ bàn ghế bằng đồng nguyên khối.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9488_zpsiyczjtcn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9488_zpsiyczjtcn.jpg.html)
Là nơi để khách đến ăn nhậu.

danngoc
25-06-2016, 07:34
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9605_zps2pvvhhok.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9605_zps2pvvhhok.jpg.html)
Phố Arbat lúc 4h sáng, công nhân vệ sinh đi rửa sạch nền đường khỏi cuộc vui tối qua.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9612_zps4uxpq29t.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9612_zps4uxpq29t.jpg.html)
Ở nhà hát đang diễn kịch "Beg" (Cuộc chạy trốn) của Mikhail Bulgakov, nội dung về thất bại của phe Bạch vệ và cuộc lưu vong đầy cay đắng của những con người yêu nước.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9616_zps690upygn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9616_zps690upygn.jpg.html)
Cô diễn viên nhà hát vẫn hồn nhiên, kiêu hãnh.

danngoc
25-06-2016, 16:12
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9641_zpsd7r6sphg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9641_zpsd7r6sphg.jpg.html)
Căn nhà trên đường Vozdvizenka của Bumxiu gọi là Tòa nhà Arseniy Morozov, từng là trụ sở hãng buôn, sau đó là Sư quán Nhật và Ấn Độ, Hội Hữu nghị giao lưu văn hóa các dân tộc, nay là Nhà khánh Chính phủ Nga.

http://en.travel2moscow.com/where/visit/tourobjects/object4465.html


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9649_zpsfdxsxhsn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9649_zpsfdxsxhsn.jpg.html)
Cuối đường Vozdvizenka là Thư viện tổng hợp mang tên Lenin.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9651_zpsz4l9slwt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9651_zpsz4l9slwt.jpg.html)
Qua bên đường đã là Điện Cẩm Linh rồi.
Tiếng Nga Kreml' tiếng Anh là Kremlin) là tên gọi chung của một quần thể tu viện-nhà thờ có tường thành bao quanh.

danngoc
25-06-2016, 18:32
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9653_zpsi6vwabwb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9653_zpsi6vwabwb.jpg.html)
Đường Vozdvizenka đâm thẳng vào Trường ngựa (Manege) Moskva 45m x 180m, xây từ 1817-1825 (sau Chiến thắng Napoleon 1814). Năm 2004 bị cháy và xây sửa lại. Vốn là nơi luyện ngựa và nghệ thuật kỵ binh. Sức chứa cả 1 trung đoàn long kỵ binh cùng khán giả. Nay là nơi triển lãm.


Thay vì rẽ vào Kreml', vì còn sớm nên Sinbad đi tiếp dọc đường Mokhov

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9655_zpsyhjx2z1c.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9655_zpsyhjx2z1c.jpg.html)
Phân viện báo chí của Đại học MGU. Trước sân là tượng của M. Lomonosov.

danngoc
25-06-2016, 18:37
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9657_zps0yl1klhc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9657_zps0yl1klhc.jpg.html)
Giờ là lúc quay trở lại Kreml'.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9660_zpsuzb7ysus.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9660_zpsuzb7ysus.jpg.html)
Nhờ đi sớm nên được xem cảnh dâng vòng hoa lên Tượng đài Chiến sĩ vô danh và tập luyện duyệt binh của Trung đoàn Cảnh vệ. Màu luống hoa là màu tam tài của lá cờ ở xứ này.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9662_zpskbdyhdyl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9662_zpskbdyhdyl.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9664_zpsutpmdhzg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9664_zpsutpmdhzg.jpg.html)
Cảm giác các chú lính (dưới chỉ đạo của một thượng úy và giám sát của một thiếu tá) rất hiền, vì mình có thể lại khá gần chụp ảnh hay đứng gần sát mà không ai nhắc nhở gì.

danngoc
25-06-2016, 18:45
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9674_zpsmbmhjqcj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9674_zpsmbmhjqcj.jpg.html)
Các chú lính cứ tập dượt, anh thượng úy rút điện thoại quay lại để chỉnh sửa cho lính.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9679_zpssqkc72ca.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9679_zpssqkc72ca.jpg.html)
Rồi các chú lại ắc ê đi đều bước.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9686_zpszntdvsg7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9686_zpszntdvsg7.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9687_zpsy8lnflzb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9687_zpsy8lnflzb.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9694_zpsz5t4cyth.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9694_zpsz5t4cyth.jpg.html)

danngoc
25-06-2016, 18:52
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9701_zpsml40bf6e.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9701_zpsml40bf6e.jpg.html)
Đổi ống tele cho đẹp


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9705_zpsjprw0za1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9705_zpsjprw0za1.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9706_zpsikowdtfh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9706_zpsikowdtfh.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9714_zpsrmho7jso.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/Duyet%20binh/DSCF9714_zpsrmho7jso.jpg.html)
Anh thượng úy không biết đang dự trù gì mà gập xòe mấy ngón tay. Sau Cách mạng tháng 10, sĩ quan Hồng quân không còn gươm lệnh sĩ quan (trứ kỵ binh, tất nhiên), không còn lon vai, cũng không còn gọi nhau "thưa Đức ngài" (Gospoda), "Thưa Đại úy" (Kapitan) hay "thưa quý ông" mà gọi là "thưa công dân" (Grazdanin), "Thưa Sư đoàn trưởng" (Komdiv)... Vào cao trào trận Stalingrad, trước các thất bại nặng nề, Stalin xóa bỏ ngạch chính trị viên trong quân đội mà chuyển thành chỉ huy phó kiêm phụ trách chính trị. Trước trận Kursk 1943, lon vai được đeo trở lại trên vai sĩ quan Nga. Sau WW2, để chuẩn bị cho duyệt binh Chiến thắng, Stalin quyết định sử dụng lại gươm lệnh.

danngoc
26-06-2016, 07:13
Nối tiếp đường Mokhov (họ một gia đình thương gia Moskva) là đường Okhotnyi Ryad (phố Đội Săn).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9727_zpsdaysyiqp.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9727_zpsdaysyiqp.jpg.html)
Trụ sở Viện Duma Quốc gia Nga. Không thấy chốt canh hay lính gác mặc giáp cầm AK.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9730_zpsujtwding.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9730_zpsujtwding.jpg.html)
Sát Viện Duma là tòa nhà Dom Soiuzov (Cung Liên Hiệp). Vốn là Viện Quý tộc Nga. Sau CMT10 là Trụ sở Đại hội Đảng và là nơi quàn thi hài làm tang lễ các nhân vật quan trọng như Lenin, M. Gorky, N. Krupskaya, Stalin, Brezhnev, Andropov và Chernenko. Thậm chí còn là nơi xử các án chính trị lớn.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9732_zpsucoxzjej.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9732_zpsucoxzjej.jpg.html)
Nhà hát Bolshoi.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9735_zpsgvvh9ju3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9735_zpsgvvh9ju3.jpg.html)
Karl Marx. "Vô sản trên toàn thế giới, hãy liên hiệp lại!"

kimvanchinh
26-06-2016, 08:33
Cám ơn Danngoc cho xem những hình ảnh mới nhất và những cảm nghĩ của anh khi bước đi trên những đường phố lịch sử ở Moscow của nước Nga. Thật cảm phục anh là một người Việt còn tương đối trẻ tuổi, dù không nói được tiếng Nga, lại dịch được sách và phim tài liệu Nga, dù chưa đặt chân lên đất Nga lần nào, nhưng anh đã thuộc làu từng con phố, từng ngôi nhà, từng sự kiện của nước Nga - những sự kiện không chỉ gắn liền với sự phát triển và số phận của nước Nga, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của thế giới và nước Việt Nam đương đại. Ngay như tôi là người vẫn tự cho mình là biết nhiều về Nga, từng sống nhiều năm ở Moscow cũng học theo bạn Danngoc khi dõi theo anh trên các con đường của Moscow lịch sử.

Xin phép post ké anh hình bức tượng C. Mác tôi chụp năm 2012 trong một lần ghé thăm Moscow. Bức ảnh tôi chụp bằng máy compact IXY. Bức tượng này nằm đối diện với Nhà hát lớn Bolsoi. Nếu mình chụp chéo theo hướng Cremlin, sẽ có nền những khu nhà cổ mầu đỏ rất hợp với ý nghĩa của tượng.


https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/IMG_6567a_zpsozncobtg.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/IMG_6567a_zpsozncobtg.jpg.html)

danngoc
26-06-2016, 10:42
Cám ơn Danngoc cho xem những hình ảnh mới nhất và những cảm nghĩ của anh khi bước đi trên những đường phố lịch sử ở Moscow của nước Nga. Thật cảm phục anh là một người Việt còn tương đối trẻ tuổi, dù không nói được tiếng Nga, lại dịch được sách và phim tài liệu Nga, dù chưa đặt chân lên đất Nga lần nào, nhưng anh đã thuộc làu từng con phố, từng ngôi nhà, từng sự kiện của nước Nga - những sự kiện không chỉ gắn liền với sự phát triển và số phận của nước Nga, mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của thế giới và nước Việt Nam đương đại. Ngay như tôi là người vẫn tự cho mình là biết nhiều về Nga, từng sống nhiều năm ở Moscow cũng học theo bạn Danngoc khi dõi theo anh trên các con đường của Moscow lịch sử.

Xin phép post ké anh hình bức tượng C. Mác tôi chụp năm 2012 trong một lần ghé thăm Moscow. Bức ảnh tôi chụp bằng máy compact IXY. Bức tượng này nằm đối diện với Nhà hát lớn Bolsoi. Nếu mình chụp chéo theo hướng Cremlin, sẽ có nền những khu nhà cổ mầu đỏ rất hợp với ý nghĩa của tượng.


https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/IMG_6567a_zpsozncobtg.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/IMG_6567a_zpsozncobtg.jpg.html)

Ảnh của anh chụp đẹp quá. Em hậm mộ thưc sự.

Ý anh là bác ấy quay lưng lại ạ?

Vị trí bác ấy nằm trên trục Nhà Hát Lớn-Ga metro Quảng trường Cách Mạng (Plosad Revolyushi). Quảng trường Đỏ và những kiến trúc màu đỏ xung quanh đã có từ thời trước CM. Việc Lenin dời đô từ Sankt Peterburg về Moskva vừa mang tính quốc phòng, vừa mang tính chính trị, đưa nước Nga trở về với dân tộc Nga và tạm lánh ảnh hưởng phương Tây tại Sankt Peterburg. Tuy nhiên ông cần một nền nghệ thuật của giai cấp vô sản. Và Bộ trưởng Giáo dục của Lenin, Dân ủy Giáo dục Lunachasky, đã tìm thấy đồng minh ở nhóm nghệ sĩ phái Vị lai (Futurism) đứng đầu là Mayakovsky. Về việc này em sẽ kể khi đến Sankt Peter. Chỉ biết là phái Vị lai đã nêu vấn đề đập bỏ nhiều tác phẩm cổ điển, thậm chí đốt cháy một số bức tranh nổi tiếng. Tuy nhiên, phong trào đập phá này không sánh bằng sự đập phá tại các vùng nông thôn do bần cố nông trong các ủy ban dân nghèo thực hiện. Nhiều mảnh vô giá của lịch sử, văn hóa đã vĩnh viễn biến mất cùng thái độ coi thường lịch sử, quá khứ, tổ tiên của những người này. Trong tiểu thuyết thiếu nhi "Con Chim Đồng" có một đoạn khá thú vị khi đám trẻ con nhờ một họa sĩ nghiện rượu phái Vị lai trang trí cho nhà văn hóa của mình. Hôm sau tất cả tường, trần, bàn ghế đều được sơn màu sặc sỡ vằn vện.... Khi Stalin lên, ông này thấy đây không phải là con đường đúng và chỉnh lại. Như vậy là bác trên đã quay lưng với quá khứ lịch sử chứ không phải với màu đỏ đâu nhé anh.

danngoc
27-06-2016, 08:49
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9740_zpsz7edxsnc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9740_zpsz7edxsnc.jpg.html)
Một đoạn tường thành cũ.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9742_zpsjrftkbkx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9742_zpsjrftkbkx.jpg.html)
Trụ sở Bộ Giao thông LB.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9743_zps7bfb64uj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9743_zps7bfb64uj.jpg.html)
Ivan Fyodorov 1525-1583, ông tổ nghề in thế giới Đông Slav. Người Ba Lan-Lithuani, Ukraina và Nga đều nhận ông này là người mình, do ông sinh ra trong công quốc Muscovy, nhưng chết tại công quốc Ba Lan-Lithuani. Việc này cũng giống như một loạt danh nhân thế kỷ 19 như nhạc sĩ Oginsky hay nhà văn Kondrad - sinh ra trên Đế quốc Nga (phần Ba Lan khi đó thuộc Nga), đi lưu vong và chết đi như một người thuộc thế giới nói tiếng Anh.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9745_zpsdq2shzwa.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9745_zpsdq2shzwa.jpg.html)
Nền một thánh đường cổ từ năm 1493, được tìm thấy khi làm đường năm 1934. Từ 1998-2001 được khai quật, bảo tồn lưu giữ ngay trên vỉa hè như một bảo tàng mở. Là tu viện nơi Ivan Fedorov sống và làm việc.

danngoc
27-06-2016, 09:18
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9749_zpseweij0wm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9749_zpseweij0wm.jpg.html)
Cửa hàng Thế giới Thiếu nhi.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9750_zpsb1pcybce.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9750_zpsb1pcybce.jpg.html)
Bến xe buýt sạch sẽ, an toàn.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9752_zpsqygzswf8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9752_zpsqygzswf8.jpg.html)
Siêu thị giá rẻ, cực rẻ. Tỷ giá 1USD = 65 rúp thì 1 kg cherry có 120k VND. Người bán hàng lịch sự, bảo vệ lịch sự.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9755_zpsjoojhqdk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9755_zpsjoojhqdk.jpg.html)
Ga Lubianka.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9756_zps3gjhrz3h.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9756_zps3gjhrz3h.jpg.html)
Trụ sở Trung ương KGB

danngoc
27-06-2016, 10:43
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9758_zps85n13gsx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9758_zps85n13gsx.jpg.html)
Tại Quảng trường Lubyanka, có một đài tưởng niệm. Trên đó ghi:
"Trong những năm tháng khủng bố, tại Moskva có hơn 40 ngàn người bị xử bắn vì những tội chính trị vô căn cứ. Xác họ được chôn tại Nghĩa trang Bệnh viện Yauza (nay là Bệnh viện 23) trong khoảng từ 1921-1926; tại Nghĩa trang Vagankovo trong khoảng 1926-1935 và thiêu tại Lò hỏa táng Moskva (Donskoi) từ đầu thập niên 1930 cho tới, ít nhất, là thập niên 1950. Bắt đầu từ 1937, hai pháp trường - Pháp trường Butovo ngoại ô Moskva và Nông trang Kommunarka - cũng được dùng làm nơi chôn."


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9762_zpsqtbitiem.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9762_zpsqtbitiem.jpg.html)
Ghi chú: Đây là hòn đá lấy từ Đảo Solovki (Solovetsky), nơi có trại tù GULag đầu tiên.

Dmitri Likhachev, sau này trở thành một trong những nhà bình luận văn học nổi tiếng nhất nước Nga, cảm thấy mình may mắn khi không bị phân vào làm ở một trong nhiều trại vô danh đóng giữa rừng (Ở Solovki). Ông đã tới một trại và viết lại như sau: “tôi phát rùng mình vì kinh hãi khi nhìn thấy nó: mọi người ngủ ngay trong những con hào vừa mới đào lúc ban ngày, đôi khi phải đào cả bằng tay”.

Trên toàn cụm đảo, điều kiện vệ sinh đã đến mức thảm họa, lao động quá sức và chất lượng thức ăn tồi dẫn tới bệnh tật, và trên hết là dịch sốt chấy rận. Trong số 6.000 tù do SLON quản thúc năm 1925, có khoảng một phần tư chết trong mùa đông 1925-1926 trong một đợt bệnh dịch dữ dội. Theo một số tính toán thì con số chết bệnh ở mức khá cao: có từ một phần tư đến một nửa tù chết vì sốt chấy rận, thiếu ăn và vì các bệnh dịch khác hàng năm. Một tài liệu ghi nhận 25.552 ca sốt chấy rận tại các trại của SLON trong mùa đông 1929-1930 (vào lúc này thì SLON đã phình ra khá lớn).

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9763_zpscj99hdqk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9763_zpscj99hdqk.jpg.html)
Trong trại có phụ nữ và trẻ em:
Ngược với mọi điều từng được viết về tính ích kỷ và dễ bị mua chuộc của những phụ nữ sinh con trong trại, bật lên câu chuyện của Hava Volovich. Là một tù chính trị bị bắt năm 1937, bà vô cùng cô đơn trong trại, và chủ động tìm cách sinh cho được một đứa con. Mặc dù bà không có tình cảm gì đặc biệt với cha đứa bé, Eleonora được sinh hạ năm 1942, tại một trại không có trang bị gì riêng cho các bà mẹ:
Ở đấy có tất cả ba người mẹ, và chúng tôi được phân riêng cho một căn buồng bé xíu trong lán. Rệp rơi xuống như mưa từ trần và tường nhà; suốt đêm chúng tôi phải phủi chúng khỏi người lũ trẻ. Vào ban ngày chúng tôi phải ra ngoài làm việc và để con lại cho bất cứ phụ nữ lớn tuổi nào chúng tôi thấy không phải đi làm; những người này bình thản chén sạch chỗ thức ăn mà chúng tôi để lại cho đám trẻ.
Tuy nhiên, Volovich viết
Đêm nào cũng vậy trong suốt một năm trời, tôi đứng bên chiếc giường con mình, nhặt bỏ lũ rệp và cầu nguyện. Tôi cầu Chúa hãy kéo dài sự khốn khổ của tôi thêm trăm năm nữa miễn sao tôi không phải xa rời con gái mình. Tôi cầu mong mình sẽ được thả cùng bé, thậm chí nếu tôi phải đi ăn xin hay tàn phế cũng được. Tôi cầu cho mình có thể nuôi dạy con cho tới lớn, thậm chí phải quỳ phục dưới chân mọi người van xin tôi cũng làm. Nhưng Chúa không đáp lại lời tôi. Con tôi chật vật tập đi, tôi vất vả mới được nghe những tiếng đầu của nó, thốt lên lời kỳ diệu ấm lòng “Mama” khi chúng tôi quấn trên mình toàn giẻ rách dù đang giữa mùa đông giá rét, chen chúc trong toa tàu chở hàng và di chuyển tới “trại cho các bà mẹ”. Tại đây, thiên thần bé nhỏ bụ bẫm với mớ tóc vàng xoăn tít của tôi mau chóng biến thành một bóng ma xanh xao với những quầng thâm dưới mắt và vết lở loét khắp môi.
Volovich ban đầu bị nhét vào một đội lâm nghiệp, sau đó chuyển tới làm tại trại cưa. Mỗi buổi chiều, bà mang về nhà một ôm củi để đưa cho các cô nuôi trẻ trong nhà trẻ. Để đáp lại đôi khi bà được phép đến gặp con gái mình ngoài giờ thăm con bình thường.
Tôi thấy các bảo mẫu đánh thức trẻ con dậy vào buổi sáng. Họ xô đẩy và đá đít để lùa chúng ra khỏi những chiếc giường lạnh lẽo… lấy nắm tay đẩy dúi chúng và chửi rủa thô bạo, họ lột quần áo ngủ và tắm cho chúng bằng nước lạnh buốt. Thậm chí lũ trẻ đến khóc cũng không dám. Chúng chỉ khụt khịt khe khẽ như người già và buột ra những tiếng rít trầm trầm.
Tiếng rít dễ sợ phát ra từ giường cũi ấy suốt cả ngày. Lũ trẻ đã đến tuổi ngồi thẳng lưng và bò trườn nay thường nằm ngửa, đầu gối gập đến tận bụng, đã tạo ra những tiếng động kỳ lạ ấy, giống như tiếng gù của con bồ câu bị bóp nghẹt họng.
Một bảo mẫu phải lo cho mười bảy đứa trẻ, nghĩa là cô ta khó mà có đủ thời gian để cho tất cả thay đồ và ăn uống, chưa nói đến chăm sóc đúng mức:
Cô nuôi trẻ đem ra một thau cháo bốc khói từ nhà bếp, chia nó vào từng đĩa. Cô ta tóm lấy đứa gần nhất, nắm tay nó ra sau, trói lại bằng cái khăn mặt rồi bắt đầu nhồi hết muỗng này đến muỗng khác món cháo nóng vào họng nó không để thời gian cho nó nuốt, chính xác y như nhồi thức ăn cho gà tây vậy.
Dần dần, Eleonora bắt đầu héo lả đi.
Vào một trong những chuyến đến thăm tôi trông thấy những vết bầm trên mình nó. Tôi không bao giờ quên cảnh nó ôm lấy cổ tôi bằng đôi tay gầy trơ xương mà kêu van “Mama, muốn về nhà!” Nó vẫn chưa quên cái phòng nát đầy rệp nơi lần đầu tiên nó thấy ánh sáng mặt trời, nơi nó được luôn bên mẹ suốt cả ngày…
Eleonora bé bỏng, nay mới có mười lăm tháng tuổi, mau chóng nhận ra việc đòi về “nhà” chỉ là vô vọng. Nó thôi không còn vươn tay với tôi khi tôi đến thăm; thay vào đó nó lặng lẽ quay đi. Vào cái ngày cuối cùng trong đời, khi tôi nhấc nó lên (họ cho phép tôi cho con bú) nó đã mở to mắt nhìn vào khoảng trống xa xăm, sau đó đập nắm tay nhỏ bé lên mặt tôi, bấu lấy ngực tôi rồi cắn lấy. Rồi nó chỉ xuống cái giường.
Đến chiều, khi quay về với ôm củi, cái giường của nó đã bỏ trống. Tôi thấy nó trần truồng nằm trong phòng xác cùng xác của những tù người lớn. Nó trải qua một năm và bốn tháng trên cõi đời này, rồi chết ngày 3/3/1944… Đó là câu chuyện về việc, khi sinh hạ đứa con duy nhất của mình, tôi đã phạm cái tội khốn nạn nhất như vậy đó.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9766_zpsgifeqkag.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9766_zpsgifeqkag.jpg.html)
Hòn đá Solovki

Tác phẩm của các tù GULag

http://englishrussia.com/2011/01/04/dark-pages-of-the-russian-history/2/

danngoc
27-06-2016, 13:28
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9771_zpsdibrj939.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9771_zpsdibrj939.jpg.html)
Rẽ vào một con phố nhỏ


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9773_zpsvzisui6w.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9773_zpsvzisui6w.jpg.html)
Bên trong các khối nhà chung cư có vẻ rất thanh bình.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9776_zpsdt97wbsk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9776_zpsdt97wbsk.jpg.html)
Một quán bar có tên CUBAR


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9777_zpszhc9ivz1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9777_zpszhc9ivz1.jpg.html)
"Nhe boltai!" - Phải kín miệng (với kẻ thù, tất nhiên)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9778_zpseoxamjak.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9778_zpseoxamjak.jpg.html)
Bắt đầu thấy thích sự thanh bình này.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9779_zpsdc6trzfv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9779_zpsdc6trzfv.jpg.html)
Tuy có chỗ xuống cấp nhưng nhìn chung là sạch sẽ, không có mùi hôi, an toàn.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9780_zps5lkd6rni.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9780_zps5lkd6rni.jpg.html)
Lâu lâu lại có biển kỷ niệm. Ví dụ cái này: "Tại khu nhà này từ 1931-1968 điêu khắc gia Aleksei Matveevich Izmalkov đã từng sống, chiến đấu và làm việc".

danngoc
27-06-2016, 13:43
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9785_zpsplwkdfax.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9785_zpsplwkdfax.jpg.html)
Ngược từ bờ sông để lên Quảng trường Đỏ

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9792_zpsv75jr0fm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9792_zpsv75jr0fm.jpg.html)
Thánh đường Vasily Blazhenny


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9794_zps5ye9zjdq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9794_zps5ye9zjdq.jpg.html)
Tháp chuông Spasskaya. Đi từ phía này nắng chiếu thuận chiều rất đẹp. Tối qua trời mưa và lạnh, nhưng sáng nay trời trong và đẹp chưa từng thấy.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9797_zpsmweggzyo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9797_zpsmweggzyo.jpg.html)
Ngôi sao bằng hồng ngọc.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9807_zps8nzfly2g.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9807_zps8nzfly2g.jpg.html)
Lăng Lenin mở cửa 3 ngày trong tuần, mỗi ngày từ 10h tới 13h.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9808_zpsldtn50tl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9808_zpsldtn50tl.jpg.html)

kimvanchinh
27-06-2016, 14:17
Cám ơn bạn Danngoc đã đến Quảng trường Lubianka, nơi trụ sở KGB, nơi chứng tích tội ác của chế độ cộng sản Soviet (toàn trị). Trước 1990 ở chỗ tảng đá này là tượng của trùm KGB Dzeginskii. Nay là chỗ tưởng niệm nạn nhân của chế độ toàn trị cộng sản CCCP. Trên tảng đá ghi (xin phép chủ topic dịch): "Tảng đá này được lấy từ lãnh thổ Trại Gulag đặc biệt Solovet, để kỷ niệm và tưởng nhớ hàng triệu nạn nhân của chế độ toàn trị". Ngày 30-10-1990 - ngày trừng phạt chính trị.

Tôi xin dẫn nguồn 1 phim tư liệu về trại Gulag kinh tởm này. Một hòn đảo nhỏ ở biển Bắc đã đày ải và để họ chết hàng triệu nạn nhân, đa phần là trí thức, nhà văn, nhà thơ, nói chung là những người mà Stalin cho là chống đối hoặc có tư tưởng chống đối chế độ do ông ta lãnh đạo...
Trại Solovet đóng cửa năm 1939

Ngày nay đảo Solovet rất thanh bình và trở thành điểm du lịch khá nổi tiếng của Nga

https://www.youtube.com/watch?v=DNvYLTvy1jI

https://www.youtube.com/watch?v=h02DGItFGNo

danngoc
28-06-2016, 09:23
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9812_zpsl4ncp2ep.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9812_zpsl4ncp2ep.jpg.html)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Vốn là Nhà thuốc Thành phố, xây theo lối baroque theo lệnh Piotr Đại đế. Từ 1872 trở thành bảo tàng. Đến 1875-1881 được xây lại theo lối Tân Cổ điển Nga làm Bảo tàng Lịch sử Nga. Họa sĩ Ivan Aivazovsky cũng tham gia trang trí nội thất.

Giữa Quảng trường Đỏ, Sinbad lần đầu được gặp ồ ạt các bạn láng giềng phương Bắc của xứ Arab - ồn ào, vô kỷ luật, hành xử bất cần đếm xỉa đến người khác. Dân xứ Arab cũng rất giống các bạn này, nhưng trang phục nhã nhặn hơn, và hành xử tuy ồn ào thiếu văn hóa nhưng cũng có nhìn trước ngó sau đôi chút.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9824_zpsvob1hklz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9824_zpsvob1hklz.jpg.html)
Trung tâm mua sắm GUM. Bên trong bán những đồ hiệu cao cấp nhất thế giới. Nhưng giá một ly nước quả hay cafe nếu ra ngồi ở quán ven Quảng trường Đỏ là khá mềm - 30-40 ngàn đồng xứ Arab.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9833_zpsmbrvak2y.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9833_zpsmbrvak2y.jpg.html)
Anh lính gác trước Tháp Spasskaya.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9837_zpsyyhpvz3l.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9837_zpsyyhpvz3l.jpg.html)
Bức tranh thánh "Chúa Cứu thế Smolensk" trước mặt tiền Tháp Spasskaya.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9843_zps0txe1tkb.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9843_zps0txe1tkb.jpg.html)

danngoc
28-06-2016, 09:32
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9870_zpspmxaqa72.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9870_zpspmxaqa72.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9871_zpsudt6xnkp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9871_zpsudt6xnkp.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9873_zpsbwqhsuhd.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9873_zpsbwqhsuhd.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9875_zpsfkomwss7.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9875_zpsfkomwss7.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9886_zpseqvmpe52.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9886_zpseqvmpe52.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9889_zpsy0dhs6al.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9889_zpsy0dhs6al.jpg.html)

danngoc
28-06-2016, 09:42
Dọc tường thành Kreml' là khán đài và bia mộ các nhân vật cấp cao. Dưới chân đều có hoa cẩm chướng tươi màu đỏ. Khách tham quan không được tiếp cận vào đây.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9899_zpsflf0el9e.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9899_zpsflf0el9e.jpg.html)
Brezhnev.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9900_zpsgmcbmomu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9900_zpsgmcbmomu.jpg.html)
Hình như Dzerjinsky.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9902_zpspepn9gfk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9902_zpspepn9gfk.jpg.html)
Stalin


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9903_zpsaaiafp5o.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9903_zpsaaiafp5o.jpg.html)
Kalinin.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9912_zpspge4mkbr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9912_zpspge4mkbr.jpg.html)
Đang thi công sửa Điện Kremlin. Tiếng cưa sắt, tiếng búa rầm rầm không khoan nhượng.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9915_zpshjl9fjxp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9915_zpshjl9fjxp.jpg.html)
Con đại bàng hai đầu - một nhìn về phía Tây, một về phía Đông. Khác với quốc huy các nước Châu Âu khác đại bàng chỉ 1 đầu nhìn về phía Tây.

danngoc
28-06-2016, 10:02
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9931_zpskq3troae.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9931_zpskq3troae.jpg.html)
Quay trở ra Tượng đài Tưởng niệm Chiến sĩ Vô danh - Ngọn lửa Bất diệt. Lúc này đám khách du lịch đến từ xứ sở phía Bắc xứ Arab đã tràn ra, chen lấn, ngồi, xoay người, thò tay đủ kiểu xâm phạm vào phạm vi cách ly bảo vệ tượng đài. Hai người lính gác vẫn đứng im như tượng, nhưng tay sĩ quan đứng bên cạnh thì miệng huýt còi te te để nhắc nhở các vị khách xâm phạm sự uy nghiêm. Cử chỉ anh sĩ quan vẫn lịch sự, không bực dọc, không thô lỗ, bàn tay anh năm ngón khép chĩa về phía vị khách "bất cẩn" nhưng không gay gắt, nét mặt anh không thể hiện cảm xúc gì. Chỉ có tiếng còi vang lên. Còi thì cứ thổi, khách thì cứ ngồi ghé vào mà chụp ảnh, chẳng màng gì. Tiếng còi cứ vang liên tục gần như không đứt quãng, cho tới khi Sinbad đã đi cách xa cả 200m vẫn văng vẳng bên tai tiếng còi bất lực. Xứ sở gì mà kỳ lạ, cảnh binh gì mà hiền quá...

danngoc
28-06-2016, 11:25
Đang ngồi bồi hồi viết lại những kỷ niệm ở xứ này...
Thực sự tuy không về vùng thôn quê, nhưng Sinbad khá là chui rúc ở Moskva và Piter. Va chạm nhiều, đầu gấu và giang hồ cũng có. Chút tiếng bản xứ giúp mình tìm hiểu họ dễ hơn một đôi phần. Giúp mình điều chỉnh cảm nhận của bạn đi trước đó như sau:
- Theo cái này thì
https://en.wikipedia.org/wiki/Urbanization_by_country
Tỷ lệ đô thị hóa của Nga là 75-80%, tức là sức mạnh của đất nước họ là ở đô thị. Những bạn đi nông thôn thấy "nghèo" rồi suy luận ra này nọ, theo tôi là võ đoán.
Con người tôi gặp thấy họ hạnh phúc, tươi cười, nam phụ lão ấu đều vậy. Hạnh phúc hơn ở xứ Arab. Và khó mà so sánh với những nước như Nhật Bản. Do họ quản lý nhập cư chặt, nên việc gặp tội phạm (cả chuyến đi tôi chui rúc xó xỉnh và có gặp 3-4 lần) là không nhiều và trơ tráo như Tây Âu (Pháp Đức Ý, TBN) và công an có vai trò rất quan trọng trong xã hội.
Bia của họ khá nhẹ, còn rượu thì không thấy bán ở cửa hàng nhỏ (tôi có nhậu với thanh niên ở đây). Có lẽ, việc hạn chế đồ uống có cồn của Putin là hiệu quả.
Con người họ có lòng tự trọng và tự hào về đất nước, về dân tộc. Hôm qua xem TV xứ Arab, thấy phát thanh viên nói "hơn 100 nghệ sĩ nhí đã biểu diễn..." Việc nâng cấp bừa bãi ở xứ Arab từ nghệ sĩ hạng bét lên thành nghệ sĩ lớn, từ đám trẻ ranh thành nghệ sĩ thì Sinbad thấy là một cách tự hạ thấp, tự đánh mất lòng tự trọng rất nhanh. Ở Nga thì ngược lại, bạn nào đến sẽ hiểu.
Còn việc thấy nhà cửa, xe cộ họ có cũ, có xơ xác chưa nói lên tất cả. Có điều rõ ràng họ đánh giá cuộc sống không phải ở chỗ ấy. Biết đâu, sự tiết kiệm ấy cũng là sự tự tin, tự trọng? Ông già bà cả lụ khụ tôi vẫn thấy được làm việc ở nơi công cộng, thế là quá tốt cho xã hội.

adamantan
28-06-2016, 11:38
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9870_zpspmxaqa72.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9870_zpspmxaqa72.jpg.html)


Không thay đổi mấy gì so với hồi em ở Mát, quảng trường Đỏ toàn Tầu Khựa T__T

danngoc
28-06-2016, 11:44
Không thay đổi mấy gì so với hồi em ở Mát, quảng trường Đỏ toàn Tầu Khựa T__T

Cám ơn bác chia sẻ! :) Một mặt tôi không thấy ghét bỏ gì họ, tôi từng đi tàu từ Thượng Hải-Bắc Kinh và cảm thấy họ có nền tảng văn hóa cao hơn xứ Arab! Nhưng mặt khác, sự shock văn hóa ở đây là khó vượt qua! Có lẽ do người Arab đã bị phương Tây hóa nhiều :)

adamantan
28-06-2016, 11:45
Cám ơn bác chia sẻ! :) Một mặt tôi không thấy ghét bỏ gì họ, tôi từng đi tàu từ Thượng Hải-Bắc Kinh và cảm thấy họ có nền tảng văn hóa cao hơn xứ Arab! Nhưng mặt khác, sự shock văn hóa ở đây là khó vượt qua! Có lẽ do người Arab đã bị phương Tây hóa nhiều :)

Bác tiếp xúc chưa đủ lâu rồi.
Em ở Bắc Kinh 1 thời gian, suýt phát điên vì không chịu nổi bọn đó. Arab thì khá phiền phức nhưng vẫn còn trong giới hạn chịu đựng, Tầu thì không.

danngoc
28-06-2016, 14:25
Bác tiếp xúc chưa đủ lâu rồi.
Em ở Bắc Kinh 1 thời gian, suýt phát điên vì không chịu nổi bọn đó. Arab thì khá phiền phức nhưng vẫn còn trong giới hạn chịu đựng, Tầu thì không.

Khi Đấng Tối cao ban cho một dân tộc một vùng lãnh thổ cư trú thì cũng đã ban cho nó tính cách đặc thù, tiến trình lịch sử và cả tương lai rồi. Vì vậy phán xét tính cách đó là việc vô nghĩ, thậm chí là tiếm quyền của Đấng Tối cao! Tuy vậy, việc nhận biết tính cách dân tộc và nắm bắt đúng đắn tiến trình lịch sử của nó lại là cần thiết.

danngoc
28-06-2016, 16:19
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9940_zpscn6cu76l.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9940_zpscn6cu76l.jpg.html)
Cỏ cây tháng 6 đang độ rực rỡ


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9952_zpsklnn5zrm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9952_zpsklnn5zrm.jpg.html)
Tên các thành phố anh hùng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9953_zpss3vmaggs.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9953_zpss3vmaggs.jpg.html)
Phế tích vòm cổ trong Vườn Aleksandrovsky.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9955_zpsz8xmhmw6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9955_zpsz8xmhmw6.jpg.html)
Có các mảnh cẩm thạch vụn, đầu cột...


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9960_zpsb0cj8nul.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9960_zpsb0cj8nul.jpg.html)
Dưới vòm là hai mẹ con, cô mẹ rất giống Alina Kabaeva!


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9961_zps9tplgzir.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9961_zps9tplgzir.jpg.html)
Nhưng con gái thì, tất nhiên, không giống anh Tin hói. Chính vì tính tò mò mà tôi đã vô lễ chụp 2 tấm ảnh này. Cực chẳng đã, chứ tôi thấy như vậy là thô lỗ và vô phép.

danngoc
28-06-2016, 16:30
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9966_zpskaxzrufp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9966_zpskaxzrufp.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9970_zps0jxpcew9.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9970_zps0jxpcew9.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9973_zpsljqve1bn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9973_zpsljqve1bn.jpg.html)
Tới Tháp Kutafiya để đổi vé và vào Kreml'.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9979_zpso6h4xfoo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9979_zpso6h4xfoo.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9982_zpstekijjp7.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9982_zpstekijjp7.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9993_zpsotfupgwp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9993_zpsotfupgwp.jpg.html)
Khẩu "Sư Tử" nổi tiếng trong chiến dịch đánh Narva của Piotr Đại đế.

danngoc
28-06-2016, 16:48
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9995_zpssaaxv75u.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9995_zpssaaxv75u.jpg.html)
Trụ sở Thượng viện, kiến trúc na ná Cung Hữu nghị Xô-Arab.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0010_zpsivm8atyy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0010_zpsivm8atyy.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0011_zpsd9w7tmjl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0011_zpsd9w7tmjl.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0015_zpslpyzj6ul.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0015_zpslpyzj6ul.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0020_zpsfzxjtgoj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0020_zpsfzxjtgoj.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0028_zpsocsa4qtc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0028_zpsocsa4qtc.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0035_zpsfiqjmupy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0035_zpsfiqjmupy.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0051_zpsrl6fv5j7.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF0051_zpsrl6fv5j7.jpg.html)

kimvanchinh
28-06-2016, 18:57
[QUOTE=danngoc;1474401]https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9995_zpssaaxv75u.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9995_zpssaaxv75u.jpg.html)
Trụ sở Thượng viện, kiến trúc na ná Cung Hữu nghị Xô-Arab.

Ngày xửa ngày xưa chàng Sinbat ạ, xứ này được gọi là soviet có cái đảng gọi là KPSS (Коммунистическая партия Советского Союза, viết tắt: КПСС) là tổ chức chính trị cầm quyền và chính đảng hợp pháp duy nhất tại Liên Xô (cho tới khi nó bị cấm sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991). Và đây chính là ngôi nhà xây trong Thành Cremlin gọi là Cung Đại hội Đảng. Nó chuyên phục vụ các đại hội đảng KPSS. Ngày thường họ cũng tổ chức các biểu diễn văn hóa như Ballet, ca nhạc, kịch và bán vé khá rộng rãi cho công chúng vào xem. Ai không hiểu rõ lịch sử vào đây thấy ngôi nhà kính rất kệch cỡm này trong không gian kiến trúc cổ của Cremlin có thể rất thắc mắc tại sao tòa thượng viện lại có hình hài vậy.

Có khi ông kiến trúc sư ngôi nhà này và Cung hữu nghị nhà ta là một hoặc chí ít cũng cùng trường phái, do đó chúng hao hao giống nhau.

danngoc
28-06-2016, 20:27
[QUOTE=danngoc;1474401]https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9995_zpssaaxv75u.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%201%2010-6/DSCF9995_zpssaaxv75u.jpg.html)
Trụ sở Thượng viện, kiến trúc na ná Cung Hữu nghị Xô-Arab.

Ngày xửa ngày xưa chàng Sinbat ạ, xứ này được gọi là soviet có cái đảng gọi là KPSS (Коммунистическая партия Советского Союза, viết tắt: КПСС) là tổ chức chính trị cầm quyền và chính đảng hợp pháp duy nhất tại Liên Xô (cho tới khi nó bị cấm sau Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991). Và đây chính là ngôi nhà xây trong Thành Cremlin gọi là Cung Đại hội Đảng. Nó chuyên phục vụ các đại hội đảng KPSS. Ngày thường họ cũng tổ chức các biểu diễn văn hóa như Ballet, ca nhạc, kịch và bán vé khá rộng rãi cho công chúng vào xem. Ai không hiểu rõ lịch sử vào đây thấy ngôi nhà kính rất kệch cỡm này trong không gian kiến trúc cổ của Cremlin có thể rất thắc mắc tại sao tòa thượng viện lại có hình hài vậy.

Có khi ông kiến trúc sư ngôi nhà này và Cung hữu nghị nhà ta là một hoặc chí ít cũng cùng trường phái, do đó chúng hao hao giống nhau.

Nếu vậy chắc Paris đã không có Eiffel, và Louvre không có Kim tự tháp kính :)

Nói vui thôi, công trình này, dù không được công nhận giá trị kiến trúc, cũng vẫn có giá trị lịch sử văn hóa không thể bỏ qua nhen.

danngoc
28-06-2016, 20:44
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0056_zpsb02gnlgt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0056_zpsb02gnlgt.jpg.html)
Đi sang khu vườn trong Kreml', mặt hướng ra sông Moskva. Nghe nói ở đây có cái "Cây Vũ trụ" do Gagarin trồng, nhưng vườn rộng và thời gian có hạn nên Sinbad không tìm ra, thôi để lần sau.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0059_zpsenvqzwam.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0059_zpsenvqzwam.jpg.html)
Khu vườn rất xanh đẹp.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0068_zps5mqetxbn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0068_zps5mqetxbn.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0070_zpsccwoqcvg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0070_zpsccwoqcvg.jpg.html)
Khu ở của Putin.

danngoc
28-06-2016, 20:48
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0071_zpsfegpqxta.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0071_zpsfegpqxta.jpg.html)
Vào Bảo tàng Vũ khí trong Kreml'.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0072_zpsk0hihs7i.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0072_zpsk0hihs7i.jpg.html)
Trpng bảo tàng là bộ sưu tập các bộ trang phục cung đình Sa hoàng và các Giáo trưởng Chính thống, các ngai vàng qua từng thời kỳ, áo giáp, các đồ thánh, những vũ khí chiến lợi phẩm, các đồng cúng tiến và quà tặng cho Sa hoàng từ nước ngoài, và một bộ sưu tập xe ngựa và xe trượt tuyết hoàng gia.

danngoc
28-06-2016, 21:24
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0074_zpseq9ovak1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0074_zpseq9ovak1.jpg.html)
Xem xong bộ sưu tập là lóa mắt. Còn lóa mắt hơn giữa màu xanh của Vườn Aleksandrovsky.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0080_zpsgynpwoa6.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0080_zpsgynpwoa6.jpg.html)
Giáo trưởng Filaret (1553-1633), tức Feodor Nikitich Romanov, cha đẻ Sa hoàng đầu tiên của triều đại Romanov (Mikhail Fyodorovich Romanov). Ivan IV (Ivan Hung đế) chết đi để ngôi cho Fyodor I. Fyodor không có con nên truyền ngôi cho em vợ là Boris Godunov. Sự ngắt quãng này dẫn nước Nga tới một thời kỳ khủng hoảng ngai vàng, do sau khi Boris chết thì biết truyền ngôi cho ai - dòng họ Godunov hay dòng họ của Ivan IV? Chính cuộc tranh giành quyền lực này dẫn đến ngai vàng bị bỏ ngỏ, khi vợ và con của Boris bị ám sát chết. Một vài kẻ mạo danh là Dmitri con trai Ivan Hung đế nổi lên đòi quyền lợi. SỰ thể đặc biệt nghiêm trọng khi ngoại bang (Công quốc Ba Lan-Lithuani) đưa người của mình lên ngôi. Đất nước hỗn loạn. Để kết thúc thời kỳ này, giới đại quý tộc Nga (hội đồng boyar) bầu một Sa hoàng mới. Họ chọn con trai một boyar bị Ba Lan bắt làm con tin - con trai của Giáo trưởng Filaret. Con ông là Mikhail Romanov, vị Sa hoàng đầu tiên của họ Romanov. Mới lên ngôi, Mikhail không dám manh động. Ông chờ thời cơ, vì Ba Lan vẫn còn đang uy hiếp Moskva. Khi có cơ hội, Mikhail đánh lui quân Ba Lan, và ra điều kiện là họ phải thả Filaret. Filaret về Moskva và giúp Mikhail chấn chỉnh đất nước đang kiệt quệ. Filaret có tầm cỡ ảnh hưởng về văn hóa, tôn giáo, chính trị như Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông vậy (so sánh hơi khập khiễng).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0075_zpsdpabeo3t.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0075_zpsdpabeo3t.jpg.html)
Tượng Sa hoàng Aleksandr I. Aleksandr I là vị Sa hoàng đã lãnh đạo đất nước chiến thắng Napoleon Đại đế. Tầm quan trọng của ông bị Lev Tolstoy giảm thiểu, nhưng đó chỉ là quan điểm của Lev. Đáng tiếc là sau CM, quan điểm này lại phù hợp ý một số người quan trọng. Ngày nay, người Nga đánh giá cao ông trong vai trò người đã tổ chức đánh bại Napoleon và tống ông ta lưu vong, sau đó định hình Châu Âu sau Napoleon và nâng cao vị thế quốc tế của Nga.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0079_zpsiuo5onvo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0079_zpsiuo5onvo.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0082_zps7bvcnekp.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0082_zps7bvcnekp.jpg.html)
Khu mua sắm ăn uống bên cạnh Kreml'. Sinbad đã ăn hệ thống Sbarro ở đây, và đổi USD ra rúp. Việc đổi cũng đơn giản: ra hỏi bảo vệ. Anh ta điện thoại và 1 phút sau một gã mặc vét đen đến xem đô-la, quy đổi tỷ giá 62,5 rúp 1 đô (có thể Sinbad hơi ngu vì chỉ cần ra ngân hàng nào gần nhất cũng được đổi tỷ giá ngân hàng 64,5. Nhưng không ngu thì đâu có chuyện kể lại thế này).


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0086_zpsm75gp7en.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0086_zpsm75gp7en.jpg.html)

Bumxiu
29-06-2016, 10:14
Mùa hè trời xanh, cây xanh, hồ nước xanh, hoa lá cành rực rỡ đẹp quá bác ạ.

danngoc
29-06-2016, 21:22
Mùa hè trời xanh, cây xanh, hồ nước xanh, hoa lá cành rực rỡ đẹp quá bác ạ.

Gái đẹp nữa chứ bác

kimvanchinh
29-06-2016, 21:28
Tiền Nga Roup mất giá đến 64 thế này thì bạn nào năm nay đi du lịch Nga tha hồ tiêu tiền. Một số giá họ cũng leo thang theo tỷ giá nhưng nhiều thứ giá vần bị trễ theo mức thu nhập dân cư nội địa. Do vậy bác chủ thớt mới có thể đi chợ mua hơn 10 đô tiền thức ăn mà 2 vợ chồng ăn mấy bữa.

danngoc
29-06-2016, 21:53
Chạy ra bến xe bus du lịch gần đó để bắt taxi. Sinbad đến hỏi một tài xế xe bus, ông này bảo để tao gọi cho, rồi ra đường giơ tay ra. Khoảng nửa phút sau, 1 taxi xà lại. Cám ơn bác lái bus, Sinbad đến hỏi giá đi Chợ lưu niệm Vernisazh: 1500 rúp cho 20km. Lý do là giờ này đang cao điểm kẹt xe. Không ổn rồi nên quyết định đi metro thôi.

Cần nói rõ là về metro ở Nga, Sinbad sẽ có một bài viết riêng. Nói chung metro ở Moscow rất sâu (làm hầm tránh bom hạt nhân), rất rộng (rộng hơn nhiều so với các thành phố Châu Âu) và thoáng khí (không hôi chút nào mà gió tươi rất mát).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0092_zpsqjfwaegm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0092_zpsqjfwaegm.jpg.html)
Thang cuốn ở Ga Biblioteka im. Lenina.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0093_zpspuxxicn2.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0093_zpspuxxicn2.jpg.html)
Ga Borovitskaya


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0100_zpsw5tqsbga.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0100_zpsw5tqsbga.jpg.html)
Ga Partizanskaya, nơi có Công viên Izmailovsky và Chợ Vernisazh.

danngoc
29-06-2016, 22:07
Trước khi đi mua sắm thì phải kiếm cái ăn đã. Vào một siêu thị ở gần ga Partizanskaya


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0103_zpsakga0ukl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0103_zpsakga0ukl.jpg.html)
Giá cả các món ăn để các bạn tham khảo.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0104_zpsatdk8sbf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0104_zpsatdk8sbf.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0105_zpsgk1vkqic.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0105_zpsgk1vkqic.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0106_zpsvbns75m7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0106_zpsvbns75m7.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0107_zpso1krnae8.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0107_zpso1krnae8.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0108_zpspszb1tnl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0108_zpspszb1tnl.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0109_zpse5jil9wc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0109_zpse5jil9wc.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0110_zpszqnp3evj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0110_zpszqnp3evj.jpg.html)


Một số cảm nhận:
Con người và văn hóa ở đây lai Âu-Á rõ nét. Phụ nữ không thô như Tây Âu mà đẹp và thanh nhã, nhỏ nhắn. Đàn ông ra đàn ông, cao, thô, mạnh tay. Phụ nữ thích đeo vàng, khác dân Tây Âu. Rất nhiều nam nữ đeo hoa tai hay xăm hình. Món ăn mặn hơn Tây Âu, khẩu vị hợp với xứ Arab của Sinbad chứ không nhạt thếch như Tây hay sũng mỡ như xứ phương Bắc, họ thích ăn với hương vị tự nhiên, thơm mát, lành mạnh. Việc nhường chỗ nơi công cộng cho người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ là việc tất nhiên (cái này giống như văn hóa Châu Âu thế kỷ 19, điều mà ở Tây Âu như đã lãng quên). Khi nói, câu cửa miệng thường có "Pozaluishta" (Xin phép). Cuộc sống thong thả không tất bật như Nhật.

kimvanchinh
29-06-2016, 22:12
Bác chủ thớt đi từ Trung tâm Moscow mà ra tận phía tây ga Ismailovskaya khoảng 20km giờ cao điểm thì mất 1500rup (23$) là bình thường rồi. Như vậy là khoảng hơn 1$/ km. Tuy nhiên, bác ấy là người chưa có kinh nghiệm đi lại ở Moscow. Theo tôi, khi nào đi xa, hoặc đi đâu mà việc chuyển tuyến metro không quá 2 lần, nhất là đi các nơi ra gần ngoại thành, tốt nhất là đi metro, bạn sẽ chỉ mất gần 1$ đi bao nhiêu tùy thích. Còn khi nào bạn đi ngắn cỡ 5km đổ lại, việc đi metro phải chuyển tuyến nhiều lần, chỗ đi và đến xa bến metro thì đi bằng taxi là phương án nên chọn vì bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực.

kimvanchinh
29-06-2016, 22:19
Cám ơn bác chủ thớt có nhiều hình ảnh về món ăn nữa. Quá rẻ so với châu Âu. Theo giá niêm yết, bạn chỉ cần khoảng 3$ có thể chọn 1 đĩa cơm (hoặc khoai nghiền) kèm 1 suất thịt hoặc cá ngon lành. Nếu bác chủ có hình ảnh chụp giá thực phẩm tươi như thịt tươi, rau tươi, táo, lê chắc rẻ rất nhiều so với cả VN mình nữa.

danngoc
30-06-2016, 09:05
Một chi tiết đáng lưu ý:

Khi đi bộ ở Nga, ta để ý thấy người Nga rất hay... quan sát mình. Bất kể là già trẻ lớn bé hay nam nữ, họ đều nhìn: hoặc chỉ liếc qua rồi cúi xuống điện thoại, hoặc chằm chằm, hoặc nhìn lên nhìn xuống mấy lần. Đối với người Tâu Âu hoặc Nhật, việc xâm phạm tự do riêng tư như vậy là bất lịch sự, thiếu văn hóa, nên tránh. Nhưng điều này có lẽ là việc bình thường ở Châu Á. Do đó Sinbad thấy đây chỉ là sự khác biệt văn hóa thông thường. Cá nhân Sinbad thấy nét tính cách này của dân Nga là hồn nhiên, vô tư, chân thật và hơi... dễ thương.

Bachduong65
30-06-2016, 10:42
Một chi tiết đáng lưu ý:

Khi đi bộ ở Nga, ta để ý thấy người Nga rất hay... quan sát mình. Bất kể là già trẻ lớn bé hay nam nữ, họ đều nhìn: hoặc chỉ liếc qua rồi cúi xuống điện thoại, hoặc chằm chằm, hoặc nhìn lên nhìn xuống mấy lần. Đối với người Tâu Âu hoặc Nhật, việc xâm phạm tự do riêng tư như vậy là bất lịch sự, thiếu văn hóa, nên tránh. Nhưng điều này có lẽ là việc bình thường ở Châu Á. Do đó Sinbad thấy đây chỉ là sự khác biệt văn hóa thông thường. Cá nhân Sinbad thấy nét tính cách này của dân Nga là hồn nhiên, vô tư, chân thật và hơi... dễ thương.

@ danngoc: Lại thiên vị rồi nhé. Yêu nhau yêu cả đường đi :) Chúc mừng Danngoc có chuyến đi đến nước Nga đã ấp ủ từ lâu

Ở gần metro Partizanskaya có hệ thống các khách sạn Izmalov ở tốt, giá cả hợp lý, gần bến Metro, gần chợ lưu niệm, xung quanh có hệ thống hàng quán thuận tiện như bạn dangoc đã post. Ở hệ thống ks này khá hợp lý cho khách du lịch đến Moscow

https://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/IMG_0161_zpszlv2ghri.jpg (http://s20.photobucket.com/user/chupnga/media/IMG_0161_zpszlv2ghri.jpg.html)

danngoc
30-06-2016, 20:38
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0119_zpswoxgspit.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0119_zpswoxgspit.jpg.html)
Khu Vernisazh này là một công viên giải trí khá lớn mà đáng tiếc là do lạnh, do nhiều lý do mà Sinbad chỉ đi được phớt qua. Có lẽ mong sẽ có dịp trở lại đây tham quan lâu hơn.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0185_zpsstbsjjj7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0185_zpsstbsjjj7.jpg.html)
Ở đây bán nhiều dâu và cherry rẻ và ngọt lừ


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0112_zpskdymly0w.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0112_zpskdymly0w.jpg.html)
Ở đây chuyên chụp hình cưới nên có nhiều xe cưới cho thuê như cái này.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0114_zpsblbc3pnp.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0114_zpsblbc3pnp.jpg.html)
Cả cái xe chở nước tưới đường như phim "Nu, pogodi!"

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0117_zps3dfzhgez.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0117_zps3dfzhgez.jpg.html)

danngoc
30-06-2016, 21:27
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0121_zpsl0ap4eka.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0121_zpsl0ap4eka.jpg.html)
Tại chợ Vernisazh, họ bán đủ thứ đồ lưu niệm, nhất là những kỷ niệm thời Xô-viết - gì cũng có - giá cả sau khi trả giá thì cũng mua được.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0122_zps9aswtkna.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0122_zps9aswtkna.jpg.html)


Tất nhiên là phải mua matrioshka. Theo Sinbad đọc ở đâu đó, loại búp bê Nga này có xuất xứ là con Daruma của Nhật Bản. Sau Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, tù binh Nga học kiểu dáng này và gọt gỗ bạch dương thành Matrioshka - sáng tạo của Nga là lồng nhiều con vào nhau.
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/download_zps1f4xzoqz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/download_zps1f4xzoqz.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0125_zpsjsadggae.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0125_zpsjsadggae.jpg.html)
Sinbad vốn là dân Arab buôn bán sành sỏi. Nhớ có lần Sinbad tới Arab Street ở Singapour mua thảm. 5 năm sau quay lại mua người bán vẫn còn nhớ mặt, vì trả giá và mua hàng sát giá, khiếp quá. Lần này, người bán là một chị tầm trên dưới 40 xinh xắn dễ mến. Có lẽ, chị sẽ nhớ lối trả giá của Sinbad khá lâu, vì chị nhất quyết hỏi xem Sinbad người từ xứ nào, chắc chắn không phải là dân Kitai! Chị bảo Sinbad khi ở xứ mình chắc hẳn phải là một thương gia (giỏi, dĩ nhiên :) ). Chị nói mình là người Uzbek (Sinbad thấy hình như phần lớn người bán hàng, lao động chân tay, nhân viên siêu thị v.v. ở Moskva là người Trung Á dựa theo nét mặt) và tặng Sinbad một truyện cười Uzbek làm quà:
"Ông chồng ngồi ở nhà, quyết tâm lôi chai vodka ra nhậu. Ông rót một ly rồi đấm tay lên bàn, nói: Ở nhà, ta là cái đầu, cái đầu mà muốn thì tất cả phải làm theo! Rồi nâng ly ực. Nhưng vodka chưa xuống dạ dàyqua cổ họng thì bị bàn tay bà vợ chặn lại: Đúng rồi, thì ông là cái đầu, nhưng mụ đây thì là cái cổ - cái cổ quay hướng nào thì dĩ nhiên nhất nhất đầu quay hướng đó, rõ chửa!"


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9962_zpsgtztzwwi.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF9962_zpsgtztzwwi.jpg.html)
Kết quả

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0124_zpsxmfgnrdd.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0124_zpsxmfgnrdd.jpg.html)

danngoc
30-06-2016, 21:30
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0128_zpseeqswndh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0128_zpseeqswndh.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0129_zpsbg6h6znf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0129_zpsbg6h6znf.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0131_zpsvkksmitc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0131_zpsvkksmitc.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0135_zpsyffwkqvf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0135_zpsyffwkqvf.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0140_zpsb7pugn6e.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0140_zpsb7pugn6e.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0145_zps55kthjzv.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0145_zps55kthjzv.jpg.html)

danngoc
30-06-2016, 21:42
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0145_zps55kthjzv.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0145_zps55kthjzv.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0147_zpstwl8u5ov.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0147_zpstwl8u5ov.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0153_zpsg7nkdbnt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0153_zpsg7nkdbnt.jpg.html)
Misha, Mishka.
Putin 2014: "Tôi xin nêu cái gọi là Câu lạc bộ Valdai làm ví dụ và liên hệ biểu tượng dễ nhận biết nhất của chúng ta - con gấu, kẻ bảo vệ rừng taiga của mình. Các bạn biết chuyện gì không? Nếu ta tiếp tục với lối trước đây, bản thân tôi đôi khi có suy nghĩ: Có lẽ, gấu Mishka của chúng ta cứ phải im lặng ngồi, không được chơi đuổi bắt với bạn lợn trong khu rừng taiga, không được chén hoa quả, mật ong. Có lẽ, như thế nó sẽ được yên thân một mình? Không đâu. Bởi họ (Phương Tây) sẽ luôn tìm cách để xích nó lại. Còn ngay sau khi xích được nó, họ sẽ bẻ hết răng và móng vuốt. Còn sau đó, chỉ sau khi đã bẻ hết móng vuốt và răng, thì khi đó chả ai cần đến gấu nữa. Bù nhìn sẽ làm thay cho nó - thế là xong!"

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0161_zpsjhesoejk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0161_zpsjhesoejk.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0163_zpsyn9vhcaq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0163_zpsyn9vhcaq.jpg.html)
Rất nhiều hội tới đây chụp ảnh cưới. Tôi nhìn thấy hạnh phúc, nụ cười và sự tự tin của người Nga.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF01637_zpsldvcnyk3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF01637_zpsldvcnyk3.jpg.html)

danngoc
01-07-2016, 08:57
Vừa mua mấy truyện ngắn của Kuprin và Turgenev đọc, rồi mới dám viết tiếp.

danngoc
01-07-2016, 16:38
Một điểm lưu ý nữa:

Nếu như ở China tôi thấy có nhiều biển quảng cáo có phô trương nội y - mẫu nữ luôn là người phương Tây không thấy người TQ, thì ở Nga tôi không thấy có một hình ảnh quảng cáo nào có hình ảnh hở hang, khiêu gợi. Đây là điều tôi rất rất cảm phục.

danngoc
01-07-2016, 20:40
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0175_zpsmtnhdyn9.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0175_zpsmtnhdyn9.jpg.html)
Những tay hóa trang thế này trên phố Arbat là nỗi phiền tiềm năng của khách du lịch - một lần chụp anh ta đòi 1000 rúp. Sinbad thích chụp chung với anh ta để về khoa với con gái ở nhà là đã gặp bạn Masha - nhưng anh ta khăng khăng đòi 500 rúp. Sinbad dúi vào tay anh ta 100r rồi vùng mạnh ra.

Về lại phố Arbat để hẹn gặp một người bạn Nga dạy đại học Mendeleev - anh tham gia nghiên cứu thành công công nghệ lưu trữ thông tin trên đĩa gốm.

http://hi-news.ru/technology/rossijskie-uchenye-sozdali-vechnyj-xranitel-informacii.html
Chỉ một chấm nhỏ trên đĩa là đủ để lưu trữ 70.000 bộ phim Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0182_zpstoxxowmh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0182_zpstoxxowmh.jpg.html)
Gặp bạn ở quán Mumu trên Arbat - anh bạn quả là một gã khổng lồ trên mét chín, mặt mũi hệt như Piotr Đại đế. Hàn huyên bên ly nước quả kompot, bạn trao đổi sở thích trên trời dưới đất: từ các bài hát của Petr Leshenko, cho đến chuyện anh thích nhạc của Bulat Okudzhava nhưng không thích tính cách và tâm hồn ông - trong khi Vysotsky thì anh yêu quý hoàn toàn. Anh nói phố Arbat hiện thời chẳng có người Moskva nữa - chỉ toàn người lạ tới - trong câu nói này tôi nhớ tới tính tự cô lập, không thích cởi mở của người Nga. Anh làm tôi hiểu ra tính thẳng thắn của người Moskva - thích thì nói thích, không có thì nói luôn là không có: trong tính cách đó tôi cảm thấy sức mạnh nội tâm và tính cương quyết của họ - tính cương quyết từng giúp dân tộc này đứng vững suốt ngàn năm qua, nhưng cũng khiến các lân bang sợ hãi họ. Anh nói anh không thích văn hóa Mỹ vì tầm nhìn ngắn ngủn của họ - anh thấy nó vô nghĩa và thiển cận (điều này tôi đồng tình). Anh lên án sự gây hấn của họ ở Trung Đông, Iraq, Afganistan, Libya, Syria (điều này tôi đồng tình) và nhất là ở Ukraina mà anh nói là vùng đất nguồn cội của nước Nga (tôi đồng tình, nhưng trong lòng thầm nghĩ tất cả các nước nhỏ đều không ưa các đại cường lân bang, nhất là xứ Arab ta). Anh không thích tiếng Đức vì nó thô thiển (tôi phản đối, nói tôi thích nghe opera tiếng Đức của Mozart) nhưng rất thích tiếng Pháp (tôi nghĩ cũng dễ hiểu). Anh nói anh không phải người Nga điển hình vì không thích bia hay vodka mà chỉ thích rượu vang vì vị nó tự nhiên. Vì thế anh không thích thức ăn phương Tây bằng món ăn Nga vì món Nga mùi vị và cách nấu tự nhiên hơn (điều này tôi đồng tình). Anh không thích B. Eltsin vì những sai lầm của ông ta - anh nói ông ta chỉ đúng duy nhất một điều là tìm ra một người mà nước Nga đang cần. Là người Nga, gia đình anh cũng mang nỗi đau của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại - một người ông của anh, làm chỉ huy một phân đội công an, đã mất tích khi đang thi hành nhiệm vụ ở Smolensk năm 1941. Lục trong Lưu trữ Quốc gia thì không tìm ra - đó là một khối tài liệu đồ sộ, khô khan. Gần đây, anh có tìm được thông tin về việc nhóm khai quật tìm thấy chiếc xe tải gần cây cầu mà ông của anh có nhiệm vụ phải phá hủy ở Smolensk. Anh cho rằng có thể đó là ông của anh, vì đơn vị của ông khá nhỏ, và không có đơn vị nào tương tự được phân nhiệm vụ như vậy. Anh có tham gia một nhóm airsoft giả lập các trận đánh thời WW2 và thường tham gia các cuộc khai quật tại các chiến trường WW2 cũ.

Từ cuối thế kỷ 19, ở Nga đã hình thành và phát triển chủ nghĩa Á-Âu (Eurasianism) theo đó nước Nga, do là một quốc gia vĩ đại nằm giữa Châu Âu và Châu Á, có đường hướng và vai trò độc đáo của riêng mình trên bản đồ địa chính trị thế giới. Herodotus đã sử dụng thuật ngữ “người Scythe” để chỉ những bộ lạc du mục nửa thần thoại đã từ Châu Á đi xâm lược các thảo nguyên Biển Đen vào thế kỷ thứ trước Công nguyên; trong tưởng tượng của giới trí thức Nga họ trở thành một biểu tượng của sức mạnh và quyền năng man rợ. Trong số các môn đồ của Chủ nghĩa người Scythe, một hệ tư tưởng cấp tiến cánh tả có gốc gác dân túy, có những nhà thơ chủ chốt người Nga của thời đại này – Blok, Bely, Esenin và Klyuev. Ý tưởng trung tâm của nhóm Eurasianist là vị trí địa chính trị và số phận đặc biệt của nước Nga như là cây cầu nối giữa Châu Âu và Châu Á (Eurasia). Ngày nay, bị o ép ở phía Tây, nước Nga có định hướng chủ lực hướng về Viễn Đông (tức Đông Á) và lên phía Bắc (tức Bắc Cực) - nó tiếp nhận tri thức và tinh thần phương Tây để đem ra phát triển ở phương Đông.

Mỹ, Nga và Trung Quốc là 3 đại cường duy nhất trên thế giới. Arab luôn là một cặp chung sống dè dừng với TQ! Phải sống chung đấy, vì không bay đi đâu được, có dây mơ rễ má với nhau đấy, nhưng Anh to béo ra thì chèn ép mông lên mặt tôi. Mỹ thì, với tính thực dụng thiển cận của họ, chỉ luôn xem Arab như một cái nêm bên hông TQ: họ sẽ dùng cái nêm ấy để bẩy TQ theo ý mình, nhưng vì mục tiêu nhắm tới là thị trường béo bở của TQ - hai anh ả sẽ không xung đột với nhau vì cái nêm ấy đâu, mà đứng cách xa mà chim chuột, đong đưa, làm giá với nhau. Nga và TQ trong ngắn hạn cần liên kết với nhau, vì lẽ rất tự nhiên thôi. Nhưng về lâu dài, TQ sẽ không để Nga yên. Và Nga, với chủ nghĩa Á-Âu của mình, sẽ là người hữu hiểu nhất giúp Arab kiềm chế TQ.

danngoc
01-07-2016, 21:50
Ngày thứ 3: Aleksandr Pushkin và người vợ xinh đẹp. Khám phá vẻ đẹp của tàu điện ngầm Maskva. Không chỉ cherry mà táo cũng rất ngon còn smetana thì tuyệt vời. Tu viện và nghĩa trang Novodevichy. Gặp nơi yên nghỉ các vĩ nhân giữa mưa và gió lạnh. Mê man giữa Bảo tàng Tretyakov.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/20160611_052452_zpsdrgfcaty.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/20160611_052452_zpsdrgfcaty.jpg.html)
Một hộp đường Nga. Có 2 món mà đến đây cũng nên thử: trà nóng uống với đường và sữa chua smetana đánh thêm với đường. Trời lạnh uống trà rất ngon, còn smetana nghe đồn rất có lợi vì tăng cường khả năng tạo tinh trùng (cái này thì người bạn Nga của Sinbad bảo là không biết).


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0186_zps9bm5gfez.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0186_zps9bm5gfez.jpg.html)
Trên phố Arbat


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0187_zpsa19z9snb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0187_zpsa19z9snb.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0188_zpshjrzajgh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0188_zpshjrzajgh.jpg.html)
A. Pushkin và gia nhân tuyệt trần Natalya Goncharova. Đối diện là căn nhà nơi Pushkin và vợ từng sống trong 3 tháng ở Moskva trên phố Arbat.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0190_zpszalen1j1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0190_zpszalen1j1.jpg.html)
Không có bà thì có thể dân tộc Nga sẽ không có Pushkin vĩ đại, nhưng cũng vì bà mà Pushkin chết.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0194_zpsxon9xfqb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0194_zpsxon9xfqb.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0195_zpsnvsstcow.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0195_zpsnvsstcow.jpg.html)
Chiếc xe chỉ để trang trí trên phố.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0196_zpsonyjnlfm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0196_zpsonyjnlfm.jpg.html)
Trụ sở Bộ Ngoại giao, 1 trong 7 tòa tháp ở Moskva thời Liên Xô.

danngoc
02-07-2016, 19:11
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0208_zpsjiongvte.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0208_zpsjiongvte.jpg.html)
Ga Smolenskaya.
Có tất cả khoảng 188 ga ở Moskva, chia thành 12 tuyến. Trong đó, tuyến số 1 và số 4 là cổ nhất. Có tới 188 ga là do một điểm đến, khi đổi sang tuyến khác là đi bộ qua ga mới (có tên mới) nên số lượng ga nhiều như vậy đó. Để tham quan những ga đẹp nhất, ta nên tìm đến tuyến số 1, 4 và 5: các ga Kievskaya, Arbatskaya, Komsomolskaya có lẽ là các ga đẹp nhất. Vẻ đẹp của chúng thì quả tuyệt vời, vì từ khi bắt đầu nghiên cứu, người ta đã đặt mục tiêu là xây dựng chúng như những cung điện để phục vụ cho nhân dân, nên chúng quả là sánh ngang độ lộng lẫy của các cung điện đẹp nhất trên thế giới.
Về tên các ga: không như tại các thành phố khác, tên ga ở Moskva không hoàn toàn liên quan tới các công trình phía trên mặt đất. Các tên gọi từ thời Xô viết vẫn tồn tại, mang lại cảm giác rất lạ lùng.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0224_zpsmqlpcypc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0224_zpsmqlpcypc.jpg.html)
Tranh ghép bằng gốm, kim loại và đá quý. Ga Smolenskaya.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0251_zpsbia9imkt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0251_zpsbia9imkt.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0270_zpsrmmkgftg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0270_zpsrmmkgftg.jpg.html)
Rất nhiều loại cẩm thạch quý được dùng để lót nền, ốp tường và trần cho các ga này. Các kim loại màu được dùng rộng rãi, đảm bảo độ bền của ga có thể hàng trăm năm cho toàn thể nhân dân sử dụng.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0271_zpszps9ha3b.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0271_zpszps9ha3b.jpg.html)
Vé metro rất rẻ: ở Moskva, giá vé 1 chuyến là 50 rúp, còn nếu mua thẻ đi được 20 lần (có thể dùng cho nhiều người) thì chỉ 650 rúp. Không như bất cứ đâu, vé metro ở Nga để dùng đi xuống ga thôi, tức là bạn có thể đi bất cứ đâu trong mạng lưới ga metro miễn là đừng lên khỏi ga, cũng chỉ tính 1 lần vé. Ở Sankt Peterburg vé cũng dùng y hệt vậy, có điều không có vé 20 lượt mà chỉ 10 lượt (330 rúp), trong khi vé 1 lượt là 35 rúp! Đây không thể nói gì khác, là thành quả của cuộc CMT10.

danngoc
02-07-2016, 19:21
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0408_zpsnaccemv3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0408_zpsnaccemv3.jpg.html)
Ga Kievskaya. Đây là ga lớn vì có lẽ do có kết nối với ga đường sắt đi Kiev, thủ đô Cộng hòa Ukraina thuộc thành phần Liên bang Xô viết.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0376_zps90sokn0w.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0376_zps90sokn0w.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0347_zpsuai9ewmw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0347_zpsuai9ewmw.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0341_zpsglmifqvg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0341_zpsglmifqvg.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0338_zps0pw6quet.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0338_zps0pw6quet.jpg.html)
Taras Shevchenko, nhà thơ Ukraina. Thời Liên Xô, ông thì được vinh danh, nhưng thơ của ông thì cấm lưu truyền, vì ông nêu cao tinh thần Ukraina chống lại Đế quốc Nga.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0311_zpsm0cbczku.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0311_zpsm0cbczku.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0293_zpsi9wakdt7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0293_zpsi9wakdt7.jpg.html)

danngoc
02-07-2016, 19:56
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0512_zpsrel6do8w.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0512_zpsrel6do8w.jpg.html)
Vẫn là ga Kievskaya, nhưng là tuyến tàu khác.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0415_zpsyjbjb5hy.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0415_zpsyjbjb5hy.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0443_zpsr2s6gd0w.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0443_zpsr2s6gd0w.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0447_zpsbi1j8m1l.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0447_zpsbi1j8m1l.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0451_zpsw8gauswa.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0451_zpsw8gauswa.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0474_zpsdaqwzor0.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0474_zpsdaqwzor0.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0487_zpsmhmrkhjj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0487_zpsmhmrkhjj.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0492_zpszyb5dlag.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0492_zpszyb5dlag.jpg.html)

danngoc
02-07-2016, 19:59
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0501_zpshbbhcvcs.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0501_zpshbbhcvcs.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0508_zps4ehoy2rw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0508_zps4ehoy2rw.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0512_zpsrel6do8w.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0512_zpsrel6do8w.jpg.html)
Ukraina và Nga vốn được người Nga xem là một, tức là theo người Nga, họ dành cho nó những gì như với anh em ruột của mình. Sau WW2, phần Đông Ba Lan được cắt ra để đổi cho Ba Lan lấy Đông Phổ. Diện tích này được nhập vào Ukraina. Krym, được nhiều đời Sa hoàng gìn giữ như viên ngọc quý nhất trên vương miện, được cắt giao cho Ukraina.

danngoc
03-07-2016, 08:00
Vào một siêu thị trong hệ thống Billa, gần Ga Sportivnaya. Do thời Liên Xô không có loại hình siêu thị nên ở trung tâm thành phố không có mặt bằng siêu thị lớn mà chỉ có các cửa hàng nhỏ.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0552_zpsjzf4lzk8.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0552_zpsjzf4lzk8.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0553_zpsp7mqrfaw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0553_zpsp7mqrfaw.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0554_zpsglunxjp7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0554_zpsglunxjp7.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0555_zpskvys24st.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0555_zpskvys24st.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0556_zpslapc3mzq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0556_zpslapc3mzq.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0557_zpsbxbez5qo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0557_zpsbxbez5qo.jpg.html)

danngoc
03-07-2016, 11:29
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0561_zpsrdqcehov.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0561_zpsrdqcehov.jpg.html)
Tìm đường tới Tu viện Novodevichy.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0562_zpsrtqu3wfq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0562_zpsrtqu3wfq.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0563_zpskzxvtltz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0563_zpskzxvtltz.jpg.html)
Đại Công tước Moskva, Vasily III, cho lập Tu viện Novodevichy năm 1524. Kể từ đó, nơi đây là tu viện cho phụ nữ hoàng tộc, các công chúa ế chồng, các bà chúa góa bụa v.v. vào ẩn dật - nổi tiếng nhất là Nhiếp chính Sofia, người tranh giành ngai báu với Piotr I..Kế đó là Sa hậu Evdokia vợ đầu của Piotr I.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/800px-Sofiarepin_zps1ydztkfu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/800px-Sofiarepin_zps1ydztkfu.jpg.html)
Nhiếp chính Sofia, tranh của I. Repin.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0564_zpsjrni05gr.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0564_zpsjrni05gr.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0565_zps026qbxfo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0565_zps026qbxfo.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0570_zpsygtekfyf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0570_zpsygtekfyf.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0575_zpsvvgp9cc2.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0575_zpsvvgp9cc2.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0580_zpsjpd3eahe.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0580_zpsjpd3eahe.jpg.html)

adamantan
03-07-2016, 13:37
Vé metro rất rẻ: ở Moskva, giá vé 1 chuyến là 50 rúp, còn nếu mua thẻ đi được 20 lần (có thể dùng cho nhiều người) thì chỉ 650 rúp. Không như bất cứ đâu, vé metro ở Nga để dùng đi xuống ga thôi, tức là bạn có thể đi bất cứ đâu trong mạng lưới ga metro miễn là đừng lên khỏi ga, cũng chỉ tính 1 lần vé. Ở Sankt Peterburg vé cũng dùng y hệt vậy, có điều không có vé 20 lượt mà chỉ 10 lượt (330 rúp), trong khi vé 1 lượt là 35 rúp! Đây không thể nói gì khác, là thành quả của cuộc CMT10.

Ở Mát nếu đi nhiều tầu điện / xe bus trong vòng MKAD bác có thể mua thẻ không giới hạn, 400 rúp 3 ngày hoặc 800 rúp cho 1 tuần. Tuy nhiên, nó có hạn chế giữa 2 lần quẹt là 20 phút nên không dùng cho nhiều người đi cùng nhau được.
Không chỉ đi metro, thẻ này còn dùng cho tất cả các loại xe bus, trolley bus và tramvai trên mặt đất luôn :)

danngoc
03-07-2016, 15:37
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0588_zpsz11ai30s.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0588_zpsz11ai30s.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0596_zpsxav8naj7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0596_zpsxav8naj7.jpg.html)
Các bà các chị tới cầu nguyện thành kính.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0600_zpsaav41fnn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0600_zpsaav41fnn.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0613_zpsarnevklw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0613_zpsarnevklw.jpg.html)
Kỳ này Sinbad tới thì tới vào nghĩa trang không còn qua từ phía tu viện như lần cô Bumxiu nữa, mà từ cổng nghĩa trang bên ngoài. Lý do cổng phía tu viện đang sửa lại. Tuy vậy trong khu tu viện ta có thể tìm thấy mộ nhiều danh nhân như Anh hùng Thế Chiến I tướng Brusilov, Anh hùng 1812 Denis Davydov, lãnh đạo Phong trào Tháng Chạp Công tước Sergei Trubeskoy v.v.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0617_zps5efhwg18.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF0617_zps5efhwg18.jpg.html)
Từ tu viện Novodevichy nhìn sang khu Moskva mới (Moskva Citi).

danngoc
04-07-2016, 05:52
Tạm ngưng chuyện ở Nga, Sinbad đề cập sang 1 chuyện khác.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13524429_10209770456127620_9035500030504164388_n_z ps22yhzjoq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13524429_10209770456127620_9035500030504164388_n_z ps22yhzjoq.jpg.html)
Vừa qua có thấy xuất bản cuốn sách này. Nói cho dễ hiểu, WW2 tạm chia thành 10 khúc theo cung bậc từ anh dũng cho tới đen tối xấu xa (có thể chia tới hàng trăm cấp như vậy). Nhận thức thiếu dù chỉ 1 phần cũng không thể hiểu được WW2. Nhưng để có được hiểu biết này thì đối với độc giả VN bình thường là điều không thể. Không mấy ai còn biết tới những sự anh hùng của nhân dân Liên Xô. Không mấy ai còn biết tới mức độ của những hành động khủng khiếp của người Đức. Tất cả đã bị xóa mờ, ranh giới giữa người giải phóng với kẻ xâm lăng, gây tai họa. Bà Svetlana viết cuốn sách này năm 1985 tại Liên Xô, đang trong thời kỳ glanots, tức là cho độc giả Liên Xô đã hiểu biết nhất định về 9 phần cung bậc kia. Nội dung cuốn sách của bà, thực ra không mấy khác với các cuốn sách của Ales Adamovich, người mà chính Svetlana cũng gọi là thầy của mình. Do đó, cuốn sách của Svetlana là phù hợp với độc giả Liên Xô khi ấy (VN cũng đã xuất bản cuốn của bà năm 1987, theo tôi đọc thì có cắt xén không nhiều so với cuốn xuất bản năm nay). Cần phải biết sự tàn bạo của bộ máy chiến tranh Đức lên các dân tộc Slav, một mức độ tàn bạo không thể tả hết. Nhưng muốn hiểu sự tàn bạo ấy, lại cần tìm hiểu về WW1. Và lại còn phải hiểu về bối cảnh Thế giới trước WW1. Chính vì vậy, khi xuất bản cuốn sách này, tôi nghĩa Nguyên Ngọc và Tao Đàn đã có một hành động không công bằng, thậm chí còn có thể là một tội ác. Đáng buồn, trong thời buổi thế giới hiện nay, thế giới đang trong một cuộc chiến thông tin giữa hai phe. Việc đưa tin cắt xén, phiến diện là vũ khí của 2 phe này. Năm 2015, Svetlana được giải Nobel Văn chương. Nhưng trong không gian hậu Liên Xô không chỉ có Svetlana, bà chỉ là trong số hàng trăm nhà văn tương tự. Ở Chechnya, có nhà văn Kanta Ibragimov viết về Chiến tranh Chechnya, lên án các tội ác của Quân đội Nga. Cuốn "Nơi Cuộc Chiến Đi Qua" của ông tuy đã được dịch ra tiếng Việt, lại không bao giờ được xuất bản ở VN. Và tiểu thuyết của ông thì như thế nào: rất công bằng, nói về cả 10 cung bậc của chiến tranh. Và ông đã được Putin trao Giải thưởng Quốc gia Nga về văn chương. Trong khi đó, Svetlana chỉ nêu về 1 cung bậc duy nhất. Tuy nhiên, năm 2015, bà đã phát biểu những lên án gay gắt về Putin, mà theo tôi là cảm tính và thiếu trách nhiệm. Theo tôi, nhờ thế phần nào mà bà được Giải Nobel. Chung tay trong cuộc chiến tranh thông tin bằng cách xuất bản cuốn sách này hiện nay, theo tôi là việc gần như đâm sau lưng người khác.

danngoc
04-07-2016, 13:11
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/DSCF4363_zps41nn4nnn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/DSCF4363_zps41nn4nnn.jpg.html)
Đang mùa bông vải (không biết cây gì) bay nhè nhẹ trong gió, rất lãng mạn.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/DSCF4365_zps9fghtdjq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/DSCF4365_zps9fghtdjq.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/DSCF4366_zpscv455pqr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/DSCF4366_zpscv455pqr.jpg.html)
Trông như bông tuyết

Bachduong65
04-07-2016, 14:47
Bông tuyết này là của cây Тополь. Thủ phạm là đây:

https://i20.photobucket.com/albums/b211/chupnga/cvetuschii-topol-original_zpsti058fvi.jpg (http://s20.photobucket.com/user/chupnga/media/cvetuschii-topol-original_zpsti058fvi.jpg.html)

Tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất thế giới của Nga mang tên loài cây này (Topol-M) ;)

danngoc
04-07-2016, 16:26
Nghĩa trang Novodevichy

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13465951_10209689107893965_2331088784100439059_n_z psxc2xrbdg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13465951_10209689107893965_2331088784100439059_n_z psxc2xrbdg.jpg.html)
Aleksandr Ivanovich Lebed 1950-2002, vị tướng đã đàm phán với Maskhadov để kết thúc Chiến tranh Tresnhia lần 1.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13516150_10209688897848714_7260251857558822639_n_z psipsrtdzx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13516150_10209688897848714_7260251857558822639_n_z psipsrtdzx.jpg.html)
Pavel Sergeevich Grachev (1948-2012), Anh hùng Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng. Vị tướng trong Chiến tranh Tresnhia lần 1. Từng định tranh chức Tổng thống với B. Eltsin.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13510897_10209689060892790_893491948470383916_n_zp sjzmtad6c.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13510897_10209689060892790_893491948470383916_n_zp sjzmtad6c.jpg.html)
Evgeni Maksimovich Primakov (1929-2015), Viện sĩ Hàn lâm Nga.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13529251_10209689034372127_7726809682173119868_n_z psriwfn81m.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13529251_10209689034372127_7726809682173119868_n_z psriwfn81m.jpg.html)
Raisa Maksimova Gorbacheva (1932-1999), Đệ nhất phu nhân cuối cùng của Liên Xô


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13507180_10209689087813463_5924435119267456829_n_z psg6uhppfk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13507180_10209689087813463_5924435119267456829_n_z psg6uhppfk.jpg.html)
Boris Eltsin, vị tổng thống đầu tiên.

danngoc
04-07-2016, 16:40
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13466073_10209689129814513_9063938557863539095_n_z psg3el6o1r.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13466073_10209689129814513_9063938557863539095_n_z psg3el6o1r.jpg.html)
Andrey Nikolaevich Tupolev 1888-1972, Tổng công trình sư hàng không.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13495290_10209693202956339_876839208020369753_n_zp sv4gijmwf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13495290_10209693202956339_876839208020369753_n_zp sv4gijmwf.jpg.html)
Nikita Sergeyevich Khrushchiov.
Ngày 1/12/1962, Khrushchev cùng đoàn tùy tùng gồm những phụ tá và đám nịnh hót đã có chuyến thăm bất ngờ tới cuộc triển lãm ở Trường đua ngựa gần Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm ba mươi năm thành lập Hội Họa sĩ Moscow. Tại thời điểm này Khrushchev được chờ đợi sẽ ủng hộ các khuynh hướng tự do trong nghệ thuật, nhưng thay vào đó ông lại công kích các bức tranh ông được xem tại đây do những trưởng lão của phái hiện đại Nga vẽ, như Pavel Kuznetsov và Robert Falk, gọi chúng là “cứt chó”. Ông đặc biệt cáu trước các tác phẩm của nhóm họa sĩ trẻ phái tiền phong Moscow, hầu hết là học trò của Eli Belyutin, vốn đã được vội vã chuyển tới Trường đua ngựa ngay đêm trước khi ông tới, điều khiến sau này nảy ra giả thuyết hoàn toàn dễ hiểu cho rằng phản ứng bị cho là tự phát của Khrushchev thực ra là có dự tính trước.
Ngay trước đó, vào tháng Mười, Khrushchev đã phải xuống nước trong cuộc đối đầu với với John F. Kennedy, cho tháo dỡ tên lửa Liên Xô tại Cuba đang nhắm vào Hoa Kỳ. Ông lo rằng danh tiếng một vị lãnh đạo mạnh mẽ của mình sẽ bị hao tổn, và ông muốn cho thấy rằng ông vẫn nắm chắc dây cương quyền lực trong tay. Cuộc công kích tại Trường ngựa phải là một trong những bằng chứng cho thấy sức mạnh của ông.
Nó trở thành sân khấu cho cuộc đấu khẩu nổi tiếng giữa ông với Ernst Neizvestny, người có tác phẩm điêu khắc một phụ nữ theo phong cách biểu hiện [expressionistic] đã khiến vị lãnh tụ Xô viết hét lên rằng nếu Neizvestny mô tả phụ nữ theo lối này thì ông là một “gã đồng dâm”, và “chúng tôi sẽ cho anh đi mười năm vì chuyện này”. Để đáp lại, điêu khắc gia to bè ba mươi bảy tuổi, một cựu chiến binh dũng cảm, đã yêu cầu người ta đưa đến cho mình một cô gái để ông có thể chứng minh ngược lại. Khrushchev phá lên cười nhưng tay KGB đi theo ông hăm dọa Neizvestny rằng nói chuyện thô lỗ với ông chủ có thể khiến ông phải đi đào mỏ uranium.
Neizvestny cố gắng tranh cãi với Khrushchev, nêu ra rằng Pablo Picasso là người Cộng sản, nhưng vị lãnh tụ chặn ông lại: “Tôi là người Cộng sản số một thế giới, và tôi không thích tác phẩm của anh”, rồi nói thêm, “Anh không hiểu tất cả bọn nước ngoài đều là kẻ thù sao?”
Neizvestny có vẻ giống một mục tiêu phù hợp đến nỗi Khrushchev tiếp tục chế nhạo ông hai tuần sau, ngày 17/12, tại một cuộc họp giữa giới lãnh đạo Xô viết với tầng lớp văn hóa ưu tú tại Nhà Khánh Tiết trên Đồi Lenin, ở đó ông công khai nói với điêu khắc gia: “Đây nghệ thuật của anh trông thế này đây: bây giờ một người đi vào nhà vệ sinh, tụt xuống lỗ cầu và rồi ngẩng đầu nhìn xem cái gì phía trên đầu mình khi có người ngồi lên, đấy chính là tác phẩm của anh!”
Điều này hẳn là một mỉa mai của số phận khi Khrushchev mất năm 1971, đầu tượng của ông tại Nghĩa trang Novodevichy danh giá được thực hiện không phải ai khác hơn chính Neizvestny. Mặc dù nhà điêu khắc khăng khăng rằng nhiệm vụ này được làm theo ý nguyện của Khrushchev, trong thực tế không phải vậy: quyết định là của gia đình Khrushchev, người ta đắn đo giữa Neizvestny với Zurab Tsereteli, một ngôi sao mới nổi khác của ngành điêu khắc tượng đài thời đấy. Nhưng Tsereteli đã nhát không dám nhận cái đồ án mạo hiểm vận mạng chính trị ấy.
Ngày nay tác phẩm nổi tiếng nhất của Neizvestny, cái đầu tượng – chiếc đầu Khrushchev bằng đồng trên cái nền gồm những khoanh đá cẩm thạch trắng và hoa cương đen đan vào nhau – tượng trưng trong tâm trí nhà điêu khắc cho cuộc đấu tranh giữa nét tiến bộ và nét phản động trong tính cách và sự nghiệp của vị lãnh tụ Xô viết. Có thể những thế hệ sau sẽ đánh giá khía cạnh này hoặc khía cạnh kia nổi trội hơn.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13516495_10209714454967626_4615853202027319607_n_z psa82bbplx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13516495_10209714454967626_4615853202027319607_n_z psa82bbplx.jpg.html)
Ludmila Markovna Gurchenko, nữ diễn viên, danh ca, nổi tiếng với bộ phim "Đêm Karnaval" và bài hát cùng tên, bộ phim "Sân ga chỉ có hai người", "Tình yêu và đám chim câu". Vợ của Iosif Kobzon.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13528875_10209697413741606_5730278876661566448_n_z psitkq4s1z.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13528875_10209697413741606_5730278876661566448_n_z psitkq4s1z.jpg.html)
German Titov, người thứ 2 của nhân loại bay lên vũ trụ.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13521974_10209744369275465_8304219810518374460_n_z pswiw3kmba.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13521974_10209744369275465_8304219810518374460_n_z pswiw3kmba.jpg.html)
Vyacheslav Tikhonov, diễn viên đóng Max Otto von Stierlitz trong "Mười bảy Khoảng khắc mùa xuân" và vai Công tước Andrey trong "Chiến tranh và Hòa bình". Nghệ sĩ Nhân dân và Anh hùng Lao động Liên bang Xô viết.

danngoc
05-07-2016, 04:24
Lang thang giữa nghĩa trang này không có cảm giác ảm đạm - mùi hoa nhè nhẹ, tiếng phơn phớt nước mưa rơi trên mặt lá và trên đá cẩm thạch, tiếng xào xạc của các hạt sỏi dưới chân nghe như tiếng nói chuyện...

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1120_zps4tjvq2js.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1120_zps4tjvq2js.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567478_10209760252832544_3043262127547199004_n_z psxdjqlgc6.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567478_10209760252832544_3043262127547199004_n_z psxdjqlgc6.jpg.html)
Mikhail Alexandrovich Ulyanov. Nghệ sĩ Nhân dân Liên Xô, thường thủ vai Zhukov và Lenin.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13590515_10209760919489210_2763126218879435321_n_z psm61pc7ch.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13590515_10209760919489210_2763126218879435321_n_z psm61pc7ch.jpg.html)
Piotr Dmitrievich Grushin, Công trình sư tên lửa phòng không S-75 SAM-2

danngoc
05-07-2016, 04:39
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532818_10209770351485004_4969548034506913408_n_z ps5hgppypa.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532818_10209770351485004_4969548034506913408_n_z ps5hgppypa.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13516642_10209770360125220_5030788488304041944_n_z psmc6abhww.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13516642_10209770360125220_5030788488304041944_n_z psmc6abhww.jpg.html)
Nikolai Gogol


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532838_10209770363005292_4258375627966255355_n_z psohbpszvw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532838_10209770363005292_4258375627966255355_n_z psohbpszvw.jpg.html)
Anton Chekhov, người có ảnh hưởng lớn đến văn học thế giới và văn học Mỹ hiện đại.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567380_10209770522009267_3546706549154894442_n_z pskcchfymx.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567380_10209770522009267_3546706549154894442_n_z pskcchfymx.jpg.html)
Họa sĩ Isaak Levitan - tranh của ông là vô giá với người Nga, nhưng phương Tây thì không.


"Nước Nga là mảnh đất khí hậu khắc nghiệt, nhưng ai đi qua đều cảm thấy sự cuốn hút một cách sâu sắc. Không người Nga nào có thể tìm được sự an bình trong tâm hồn ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới..." - Sử gia Anh, Robert K. Massie.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13439000_10209770370005467_3744304001684726348_n_z psbpbmlabh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13439000_10209770370005467_3744304001684726348_n_z psbpbmlabh.jpg.html)
Vladimir Ivanovich Nemirovich-Danchenko.
Ông cùng với Stanilavsky tạo dựng nền sân khấu hiện đại của thế giới.
Không biết được điều gì sẽ xảy ra với Chekhov nhà viết kịch nếu không có một tổ chức cách tân sân khấu táo bạo xuất hiện ở nước Nga. Nó đã cách mạng hóa nghệ thuật sân khấu không chỉ ở nước Nga mà còn trên khắp thế giới. Chim Hải âu được trình diễn trở lại năm 1898 bởi Nhà hát Nghệ thuật Moscow (MAT) mới thành lập. Thật ngạc nhiên, đoàn này được lập bởi một nhà soạn kịch tầm thường, Vladimir Nemirovich-Danchenko, và một diễn viên nghiệp dư, Konstantin Alekseyev-Stanislavsky. Những ứng cử viên không mấy hứa hẹn này dự tính cải tổ lại tận gốc nhà hát Nga; họ tin rằng nó (mà đúng là vậy) đang trong cảnh rối tung rối mù. Khi đó sự nhàm chán ngự trị trên sân khấu – trong định hướng, vốn vô cùng sơ khai, trong diễn xuất cứng nhắc, và trong phông màn chẳng hợp khớp chút nào.
Với các nhà cách mạng sân khấu Nga đó (Nemirovich-Danchenko là một quý tộc, Stanislavsky thì xuất thân từ một gia đình thương nhân giàu có) thì ngôi sao dẫn đường là tính đa cảm hiện đại của Chekhov, vốn trên sân khấu truyền thống không thể nắm bắt hay chấp nhận được.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13599866_10209770527809412_4228182197173986892_n_z psacofpcen.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13599866_10209770527809412_4228182197173986892_n_z psacofpcen.jpg.html)
Konstantin Sergeyevich Stanislavsky. Cùng với Nemirovich-Danchenko, ông đặt nền móng cho nghệ thuật sân khấu hiện đại của thế giới. Ông đưa ra phương pháp dào tạo diễn viên cho sân khấu, phương pháp mà Marilyn Monroe và Madonna đều thừa nhận là đã áp dụng.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13590296_10209770538129670_1260888128750074472_n_z psjbolszbs.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13590296_10209770538129670_1260888128750074472_n_z psjbolszbs.jpg.html)
Mikhail Bulgakov, tác giả Trái tim chó, Chạy trốn, Những năm tháng của anh em nhà Turbin, Nghệ nhân và Margarita...


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13495194_10209770406966391_2533275036947138925_n_z psi5rm4aqe.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13495194_10209770406966391_2533275036947138925_n_z psi5rm4aqe.jpg.html)
Fadeev. Chủ tịch Hội Nhà văn.

Dauchandiadang
05-07-2016, 09:06
Chào bạn @ danngoc .
Lúc mới đọc dòng tiêu đề -tưởng đâu Sinbad trở về cố hương - ai ngờ lại bay qua xứ sở bạch dương ....với nhiều hình ảnh và thông tin của một Gấu Nga mới ... -Thông tin về nghĩa trang Novodevichy.... nhìn thấy các hình ảnh thật thú vị !

... Đi thăm nghĩa trang Novodevichy gặp nhiều nhân vật cộm cán quá. Cho dù sống với nhau thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng được
" chung sống " trong một nghĩa trang ! Không biết có gặp nhau nơi chín suối không ? Nhưng chắc chắn số người nằm ở đây sẽ lập được nhiều chi bộ ....
Không rõ tiêu chuẩn nào thì được vô nằm đây ? Hay là người phải có ảnh hưởng đến lịch sử Nga trong mọi phương diện ? ....

Dauchandiadang
05-07-2016, 09:10
Chào bạn @ danngoc .

....Liên Xô thưở trước và Nga ngày nay không rõ sự khác biệt đến thế nào ? Ngày trước rất nhiều du học sinh VN qua đây - nghe kể lại là kỷ luật rất nghiêm - anh nào " léng phéng " yêu đương là a lê hấp lên đường ! Một thời gian sau là con em các thành phần có nhân thân tốt mới được đi xuất khẩu lao động ... Rồi có một thời gian xuất hiện thành phần " đầu trọc " kỳ thị người nước ngoài ở Nga .
Sau này có nhiều biến động trên chính trường Nga ...và gần đây là cấm vận của phương Tây đã ảnh hưởng ít nhiều .
Nghe nói thuở trước - những bà mẹ Nga đôn hậu , chân tình và bao dung không rõ thời gian qua có thay đổi ít nhiều không nhỉ ?

Xem các hình ảnh trang trí về không gian trong các ga điện ngầm của Nga mới thấy cái đẹp một thời vẫn còn lưu giữ ! Thanks .

danngoc
05-07-2016, 10:44
Chào bạn @ danngoc .

....Liên Xô thưở trước và Nga ngày nay không rõ sự khác biệt đến thế nào ? Ngày trước rất nhiều du học sinh VN qua đây - nghe kể lại là kỷ luật rất nghiêm - anh nào " léng phéng " yêu đương là a lê hấp lên đường ! Một thời gian sau là con em các thành phần có nhân thân tốt mới được đi xuất khẩu lao động ... Rồi có một thời gian xuất hiện thành phần " đầu trọc " kỳ thị người nước ngoài ở Nga .
Sau này có nhiều biến động trên chính trường Nga ...và gần đây là cấm vận của phương Tây đã ảnh hưởng ít nhiều .
Nghe nói thuở trước - những bà mẹ Nga đôn hậu , chân tình và bao dung không rõ thời gian qua có thay đổi ít nhiều không nhỉ ?

Xem các hình ảnh trang trí về không gian trong các ga điện ngầm của Nga mới thấy cái đẹp một thời vẫn còn lưu giữ ! Thanks .

Theo Sinbad đi vừa rồi thì trong Nghĩa trang Novodevichy thời Xô-viết có lẽ cũng giống xứ Arab. Còn giờ thì thấy người ngoài cũng nằm nhiều. Khi đi cũng thấy các mộ mới và thân nhân lui tới.
Nước Nga ngày nay, Sinbad chỉ theo con mắt phiến diện của kẻ cượi ngựa coi bông, cũng khó mà tường tận. Tuy vậy, mình cảm giác nhiều điều tốt đẹp thời trước nay vẫn còn giữ được (may mà nền tư bản vẫn có những điểm chịu thua sự sắp đặt của Thượng đế - tính cách người Nga do thiên nhiên sinh ra nên vẫn giữ được nguyên vẹn) như các nơi công cộng phục vụ nhân dân rất rẻ, bảo tàng nhà hát công viên y tế đề tiện lợi và có chất lượng (từ từ sẽ kể), cuộc sống hồn nhiên tốt bụng hiền hòa chứ không tất bật vất vả như một số nước phương Tây và Nhật Bản mà Sinbad đã qua. Đấy, tính cách dân tộc là Thượng đế ban tặng, làm sao chỉ qua một thời gian, một biến động mà thay đổi cho được?
Để hiểu được hiện tượng đầu trọc, cần hiểu người Nga khi Liên Xô tan rã bị tan vỡ ảo tưởng - họ cứ tưởng là cả thế giới sẽ chìa tay ra với họ, hay như trích đoạn phim tài liệu "Tổng thống":
[Sergey Ivanov, Bộ trưởng Quốc phòng 2001-2007] Vào lúc ấy, Hoa Kỳ đã thực sự tin rằng nước Nga đã chuyển thành dạng chính thể dân chủ thuộc địa, rằng chúng ta đã cắn sâu mồi câu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, rằng các chuyên gia nước ngoài cần tiếp tục chỉ dạy cho chúng ta cách chúng ta phát triển nền kinh tế, cần rút dầu tại đâu... nhưng nhìn từ bên ngoài thì tất cả đều rất ổn, vỗ vai chúng tôi, nói mấy câu khích lệ kiểu như: "Này các vị, các vị đi đúng đường đấy!"
[V. Putin]: Lúc đó chúng tôi đã ảo tưởng. Chúng tôi tưởng rằng sau khi Liên Xô sụp đổ và sau khi nước Nga tình nguyện - tôi muốn nhấn mạnh điều này - tình nguyện và tỉnh táo chủ động đưa ra các giới hạn hoàn toàn chưa có tiền lệ liên quan đến việc từ bỏ lãnh thổ của mình giảm sức mạnh quốc phòng và hơn thế nữa, v.v. và chúng ta tưởng rằng khi không còn thành phần khác biệt ý thức hệ, vốn từng chia cách Liên Xô cũ với phần còn lại của "thế giới văn minh", rằng bây giờ "bức tường đã sụp", và "tự do đang mong chờ chúng ta nơi cửa, anh em ơi hãy đưa thanh kiếm cho tôi" (Thơ Pushkin) Nhưng các "anh em"... chỉ đứng mà nhìn thôi. Nhưng các "anh em" không chỉ không vội vàng đưa thanh kiếm nào cho ta, mà còn vui vẻ tước nốt những gì còn lại của sức mạnh quân sự của ta vốn được thừa hưởng từ thời Liên Xô.

http://diendan.tiengnga.net/phim/tong-thong-2015-phan-1-pryezidyent-1-syeriya-film-vladimira-solovyeva.845/xem-phim

http://diendan.tiengnga.net/phim/to%CC%89ng-tho%CC%81ng-prezident-2015-pha%CC%80n-2-3.855/xem-phim

Do nhân dân Nga tan vỡ ảo tưởng, lẽ tự nhiên xuất hiện một biến thể của chủ nghĩa dân tộc - CN dân tộc quá khích. Họ tấn công những kẻ mà họ cho là đã tàn phá cướp bóc đất nước mình, đã làm cho dân Nga bị nhục mạ, nghèo đói, khốn khổ. Đó là bọn Do Thái, bọn đầu đen (trong đó đáng tiếc là rất nhiều kẻ Arab đi du học được nhân dân Nga cưu mang đùm bọc, nhưng trong đầu chỉ có suy nghĩ là vơ vét càng nhiều hàng hóa đem về nhà càng tốt). Thời gian qua đi, xã hội quy củ trở lại thì bản tính đôn hậu mà Thượng đế ban tặng lại trội trở lại.

Một điều đáng trách là, có rất nhiều kẻ Arab xưa kia từng được cưu mang, nay quay lại trách móc xứ này. Trong sự trách móc miệt thị đó, tôi nhìn thấy có dấu hiệu của các phức cảm Oeudipe. Ví dụ một kẻ có mặc cảm Oeudipe với bố đẻ mình, tuy chả biết gì về Nga, nhưng khi du lịch sang Nga với bạn bè, khi đi về kể chuyện trên phuot chả ra làm sao: đó là anh ta "không hài lòng"với hành vi của bố mình, nhưng thể hiện vô thức lại thành căm ghét chủ thể là nước Nga hiện tại. Hay với một trường hợp khác khi có người từng đi Nga về, nhưng do bất bình hay thất vọng, hay "thất bại" trong xã hội Arab hiện tại, nên vô thức quay sang đổ lỗi cho Putin và xã hội Nga hiện tại không như cái họ mong muốn. Những trường hợp như vậy rất nhiều. Cũng có những trường hợp, giống như con vịt con mới nở nhìn thấy con vật bất kỳ đi qua đều nhận là mẹ mình, một số người qua Nga học từ khi còn nhỏ. Do đó "sense of place" của họ đồng nhất với nước Nga cũ. Mọi thứ liên quan tới nước Nga cũ với họ đều là tốt đẹp, và họ nhất định không thừa nhận là cái nước Nga "cũ" đó thời xưa có nhiều điều khốn nạn như Gulag, như đàn áp v.v. Điều này Sinbad cũng xem như là sự đồi bại về tâm hồn, về nhân cách mà lỗi có lẽ phần nào do xuất thân hèn kém của họ.

danngoc
07-07-2016, 15:40
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1164_zpsrrfbefjl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1164_zpsrrfbefjl.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1166_zpshy6swub4.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1166_zpshy6swub4.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1168_zpstoq5rozx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1168_zpstoq5rozx.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1169_zpsm6okbchc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1169_zpsm6okbchc.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1170_zpsl0vidfbz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1170_zpsl0vidfbz.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1171_zpswxwfx8yd.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1171_zpswxwfx8yd.jpg.html)

danngoc
07-07-2016, 15:43
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1174_zpsgniingpl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1174_zpsgniingpl.jpg.html)
Là thứ 7 nên dù trời mưa cũng nhiều gia đình Nga đưa con cái vào Bảo tàng Mỹ thuật Tretyakov.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1175_zps7njqsx1c.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1175_zps7njqsx1c.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1176_zps4qdda2rm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1176_zps4qdda2rm.jpg.html)

danngoc
09-07-2016, 14:38
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13528756_10209737769230468_4919756027243792973_n_z pslkhqtjx1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13528756_10209737769230468_4919756027243792973_n_z pslkhqtjx1.jpg.html)
Nữ công tước A.P. Golitsyna 1728. Tác giả: A. Matveyev (1702-1739). Việc xuất hiện một họa sĩ chân dung Nga khá trẻ thời này phải chăng là nhờ Piotr I bắt đầu đưa các họa sĩ vẽ tranh thánh Nga sang Hà Lan học hội họa Châu Âu?


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13501682_10209728476198148_1728007054947995013_n_z ps0kk4uhb5.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13501682_10209728476198148_1728007054947995013_n_z ps0kk4uhb5.jpg.html)
Đầu tượng Piotr Đại đế. Cẩm thạch. Tác giả Nicolas-François Gillet 1709-1791. Bartolomeo Rastrelli type. Các vua Châu Âu rất thích mô tả bản thân như một vị thần Hy lạp. Ví dụ ở đây Piotr được tạc giống như Hercules, ta nhận ra nhờ trên vai có bộ da sư tử Nemea


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13517658_10209752230591993_313418597587589540_o_zp s4oaw17uj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13517658_10209752230591993_313418597587589540_o_zp s4oaw17uj.jpg.html)
Các mẫu khuôn mặt Piotr Đại đế phần lớn lấy từ mẫu chung là khuôn sáp Piotr sau khi mất. Sinbad chụp tại Bảo tàng Ermitazh, Sankt Peterburg.

levanphuc
09-07-2016, 17:38
.
............................

danngoc
10-07-2016, 06:30
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13529233_10209737770110490_6374939920833213488_n_z psk0fxchrf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13529233_10209737770110490_6374939920833213488_n_z psk0fxchrf.jpg.html)
A. Ya. Naryshkina và các con gái Aelskandra và Tatyana. Họa sĩ khuyết danh, đầu tk 18.
Bức tranh mô tả vợ của quan Tư lệnh đầu tiên của Sankt Peterburg (K.A.Naryshkin) Anastasia Yakovlevna Naryshkina (tước khi sinh ra là Nữ Công tước Myshetskaya) cùng các con gái Tatyana và Aleksandra. Bố cục kim tự tháp và màu sắc trong tranh vẫn còn gợi lại các phương pháp trong nghệ thuật tranh thánh Nga. Tuy nhiên, ta đã nhận thấy ánh lấp lóe của thời kỳ nghệ thuật Thời đại Mới (New Age). Các trang phục xa hoa, tư thế lễ hội và ấn tượng, cái mũ trang trí kiểu Hà Lan nhấn mạnh sự cao sang và vị trí xã hội cao của các nữ nhân vật. Các đứa trẻ được vẽ một cách sinh động là nét rất điển hình của nghệ thuật đầu thế kỷ 18. Họa sĩ dường như không cảm nhận được những cá tính đặc trưng của các đứa trẻ, cũng như các đặc tính giải phẫu và khuôn mặt vốn có của chúng. Ông vẽ chúng như thể chúng là người lớn thu nhỏ, và chỉ nhờ tỷ lệ kích thước cơ thể chúng nhỏ hơn nhân vật chính mà ta có thể đoán rằng chúng là trẻ em.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592712_10209770684453328_4608374314259283870_n_z psnh21srod.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592712_10209770684453328_4608374314259283870_n_z psnh21srod.jpg.html)
Sau thời kỳ các họa sĩ đến Hà Lan học việc, tới lượt các họa sĩ Nga đến Ý để nâng cao kiến thức và vẽ phong cảnh nước Ý, vẻ đẹp mà thời đó xem là tiêu chuẩn. Họa sĩ S.F. Shchedrin 1791-1830.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532866_10209770683693309_5395365217936263880_n_z pssyt7jztk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532866_10209770683693309_5395365217936263880_n_z pssyt7jztk.jpg.html)
Shchedrin


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532948_10209770689653458_262970902137478664_n_zp sjiqvg3ru.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13532948_10209770689653458_262970902137478664_n_zp sjiqvg3ru.jpg.html)
Shchedrin và Rome.

danngoc
10-07-2016, 08:45
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567424_10209816914049039_5193554015820262127_n_z psxn4ongp2.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567424_10209816914049039_5193554015820262127_n_z psxn4ongp2.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13615129_10209816913089015_3989347355417658099_n_z ps7cpopc6e.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13615129_10209816913089015_3989347355417658099_n_z ps7cpopc6e.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606670_10209816914249044_4769328130731677945_n_z psdumm1spz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606670_10209816914249044_4769328130731677945_n_z psdumm1spz.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13620776_10209816911808983_7537074772247002747_n_z psney5eofs.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13620776_10209816911808983_7537074772247002747_n_z psney5eofs.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13607052_10209816911768982_4993630425108791625_n_z psarcuygs7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13607052_10209816911768982_4993630425108791625_n_z psarcuygs7.jpg.html)

danngoc
10-07-2016, 08:46
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592588_10209816912969012_3352210902522625366_n_z pszxaezuuv.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592588_10209816912969012_3352210902522625366_n_z pszxaezuuv.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13627167_10209816915129066_576406190706296347_n_zp spzbv3uym.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13627167_10209816915129066_576406190706296347_n_zp spzbv3uym.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13620965_10209816912368997_2051833963381443160_n_z psvm3gkdrw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13620965_10209816912368997_2051833963381443160_n_z psvm3gkdrw.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13626985_10209816912408998_6595951504526016320_n_z psqtgvpj9g.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13626985_10209816912408998_6595951504526016320_n_z psqtgvpj9g.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13645303_10209819331309469_8696612043183110649_n_z pss7vi9yoo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13645303_10209819331309469_8696612043183110649_n_z pss7vi9yoo.jpg.html)

danngoc
10-07-2016, 15:11
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13524308_10209761490223478_589867185148370623_n_zp stii9pnys.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13524308_10209761490223478_589867185148370623_n_zp stii9pnys.jpg.html)
Ekaterina II, 1770s.
Fedot Shubin 1740-1805.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13533129_10209761495263604_5814547131343568402_n_z pszuujakjk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13533129_10209761495263604_5814547131343568402_n_z pszuujakjk.jpg.html)
Pavel I. 1800. Đồng
Fedot Shubin


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13654269_10209816810566452_3061693050216957261_n_z psm0cxk9of.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13654269_10209816810566452_3061693050216957261_n_z psm0cxk9of.jpg.html)
"Paris". 1824. Cẩm thạch. Boris Orlovsky (1792-1837).
Chắc lúc này Paris đang chuẩn bị trao táo vàng cho Aphrodite.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606550_10209816810606453_4312360755810550447_n_z psobksaeqf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606550_10209816810606453_4312360755810550447_n_z psobksaeqf.jpg.html)
Faun và Aphrodite


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592618_10209817630826958_3861798613717822118_n_z psvvlqm7wt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592618_10209817630826958_3861798613717822118_n_z psvvlqm7wt.jpg.html)
"Cậu bé xin bố thí". Cẩm thạch. 1844.
N.S. Pimenov 1812-1864.

danngoc
10-07-2016, 15:14
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592299_10209817696828608_8965049409040285587_n_z psgryjsztn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592299_10209817696828608_8965049409040285587_n_z psgryjsztn.jpg.html)
"Chân dung M.V. Vorontsova" 1851
S.K. Zaryanko 1818-1870


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13631422_10209817696868609_8781604398073893698_n_z psojoms6zj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13631422_10209817696868609_8781604398073893698_n_z psojoms6zj.jpg.html)
Chân dung vẽ vào trước đám cưới của bà với Công tước S.M. Vorontsov. Mô tả một trong những vẻ đẹp quý phái nổi tiếng nhất thời ấy. Bức tranh rất ấn tượng, dù hơi lạnh lẽo và màu sắc có chút gay gắt.

danngoc
10-07-2016, 15:18
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13600127_10209800018426659_8481974325061695337_n_z psauyjb6q1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13600127_10209800018426659_8481974325061695337_n_z psauyjb6q1.jpg.html)
"Bathsheba". 1832. Karl Pavlovich Briullov 1799-1852. Chủ đề lấy từ Kinh Cựu Ước, Sách Các Vua. Bathsheba là vợ tướng Uriah đang phục vụ cho Vua David. Vua David gặp Bathsheba đang tắm và hạ lệnh giết Uriah rồi đưa Bathsheba về cung. Để trừng phạt David, Chúa khiến đứa con đầu của David bị chết khi mới 7 ngày tuổi. Bryullov không bận tâm tới nội dung chủ đề bằng tới văn hóa Cổ đại phương Đông và vẻ đẹp nhức nhối của nó. Cái motif cơ thể trần trụi bừng sáng dưới ánh nắng cho phép họa sĩ bộc lộ tài năng đề co của mình. Khuôn mặt nữ nhân vật chính ẩn dưới bóng râm nhưng hình dáng được chiếu sáng phần nào, tạo cảm giác da thịt sống động. Các điểm nhấn màu được bố trí đó đây trên nền toan. Màu da trắng tựa cẩm thạch tương phản với màu đen của cô hầu da đen khiến bức tranh hơi nhuốm vẻ nhục dục.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13626551_10209800018466660_6394055192432406801_n_z psjyjxm3lz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13626551_10209800018466660_6394055192432406801_n_z psjyjxm3lz.jpg.html)
"Cô gái cưỡi ngựa". 1832. Karl Pavlovich Bryullov.
Bức tranh vẽ theo mẫu là 2 chị em Giovannina và Amazilia Pacini, các thị nữ của Nữ bá tước Yulia Pavlovna Samoilova. Yulia Samoilova (née Palen, 1803-1875) là một người thừa kế giàu có và là người tình của Bryullov. Sau cuộc hôn nhân đầu với Bá tước N. Samoilov, kết thúc bằng cuộc ly hôn, bà du lịch khắp Châu Âu, chủ yếu sống ở Ý và Paris. Bà gặp Bryullov ở Rome và hai người yêu nhau. Bà tài trợ ông cho tới cuối đời, còn ông vẽ thật nhiều bức chân dung bà. Không may thay, họ không thể lấy nhau vì ly hôn là điều không được phép theo luật Chính thống giáo. Trong bức "Ngày cuối cùng của thành Pompei" cũng có chân dung bà (người mẹ với 2 cô con gái, người phụ nữ nằm chết ở giữa bức tranh). Điều quan trọng trong bức này là hành động của người cưỡi ngựa. Cô chị đang ghìm cương con ngựa phấn khích mình đẫm mồ hôi, dù nàng có vẻ hoàn toàn bình thản. Sức mạnh hoang dã bị khuất phục trước vẻ đẹp thanh nhã là một chủ đề ưa thích của phong cách Romanticism (Lãng mạn). Gương mặt cô gái mang vẻ đẹp lý tưởng. Vào thời của Bryullov, vẻ đẹp Ý vốn được xem là hoàn hảo - họa sĩ vui vẻ tận dụng ưu thế này.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13645326_10209805789490932_7471807214955896814_n_z psjtivjv94.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13645326_10209805789490932_7471807214955896814_n_z psjtivjv94.jpg.html)
Tại Peterburg, người ta gọi Bryullov là “Karl Thần thánh”. Pushkin cũng phấn khích và bị thu hút bởi “Ngày cuối của Pompeii” đến nỗi ông viết một bài thơ về nó (mà ông không hoàn tất):

Vesuvius hé miệng – khói bay ra – lửa
Bùng rộng lên, tựa lá cờ trận bay
Mặt đất lo âu – kìa hàng cột rung
Tượng thờ ngã! Người bỏ chạy khiếp hãi
Dưới làn mưa đá, mây tro nóng bỏng
Trẻ già chen lấn chạy bỏ thành phố

Gogol viết một bài báo ngây ngất mở đầu bằng “Bức tranh của Bryullov là một trong những hiện tráng sáng chói nhất của thế kỷ 19. Đây là sự hồi sinh của hội họa.” Sa hoàng ban cho họa sĩ buổi diện kiến và trao ông Huân chương Thánh Anna hạng kỵ sĩ. Nikolai I thích uy lực bức tranh của Bryullov; người ta kể ông cũng thích cả người vợ trẻ của họa sĩ. Bryullov nóng tính và kiêu hãnh, vốn rất lùn, cực kỳ ghen tuông trước một Nikolai khổng lồ. Một sáng nọ người vợ, khi đang đứng bên cửa sổ, nhìn thấy Hoàng đế đi cỗ xe ngựa đen kéo đến Học viện Mỹ thuật, nơi ở của Bryullov. Bà kêu lên “Ôi, Đức Thánh thượng kìa!”. Bryullov tức giận lao đến hét lên “Đấy, cô biết ngay là hắn!” rồi giật đứt cái hoa tai khỏi trái tai vợ.

Aleksandr Gerzen lập tức có bài báo về chủ đề “đối đầu” truyền thống giữa hai thành phố “Moskva và “Peterburg”: “Bryullov, lớn lên ở Peterburg, đã chọn cho nét cọ của mình hình ảnh khủng khiếp của sức mạnh hoang dã phi lý tiêu diệt người dân Pompeii – đó chính là cảm hứng từ Peterburg!”.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13599940_10209809978955666_3223924368820100559_n_z psedjxci1y.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13599940_10209809978955666_3223924368820100559_n_z psedjxci1y.jpg.html)
Bryullov. "Vua rợ Genseric cướp phá thành Rome". Vẽ 1835-1836. Genseric là vua bộ tộc Vandal (gốc là German) chuyên đi cướp phá. Bối cảnh bức tranh diễn ra năm 455 SCN: Genseric cho quân phá đổ tất cả cầu dẫn nước của Rome. Giáo hoàng Leo I mới đề nghị sẽ mở cửa thành Roem nhưng xin đừng giết người, đừng phá hủy công trình cổ. Genseric đồng ý và thế là cổng thành mở ra. Hoàng đế La Mã bị chết trong đám loạn quân. Rợ Vandal cướp phá và bắt đi nhiều người, trong đó có bà hoàng hậu Licinia Eudocia (vợ các Hoàng đế Valentinian III và Petronius Maximus) cùng các con gái.

Chủ đề bức tranh mang tính giải trí lẫn tính triết lý. Tính giải trí của nó giống hệt như các phim Hollywood: đánh vào nỗi sợ của khán giả - sợ hãi sự hoang dã, sợ cuộc sống bình yên sung sướng này bị biến mất, sợ những kẻ vô lại từ thôn quê đến cướp phá thành thị, sợ bọn ngoại bang (hay người ngoài hành tinh) xâm lược v.v.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592823_10209810054077544_1813223284892667100_n_z psalueizsm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592823_10209810054077544_1813223284892667100_n_z psalueizsm.jpg.html)
Bryullov. "Cuộc bao vây thành Pskov của vua Ba Lan Stefan Batoriy (Istvan Bathory) năm 1581" vẽ 1839–1843.
Nội dung liên quan cuộc Chiến tranh Litva thời Ivan Hung đế (1558–1583). Trong năm cuối cuộc chiến, quân đội của Batory bao vây thành Pskov. Sáng ngày 8/9/1581, địch phá thủng được tường thành, chiếm được 2 tòa tháp Svinaya và Pokrovskaya. Sức kháng cự của quân phòng thủ yếu dần. Chỉ huy quân trong thành, Vương công (boyar) Ivan Shuisky, cùng với Tikhon Giáo trưởng Pechersky, khởi đầu một lễ rước thánh giá và chặn đứng được cuộc tấn công. Quân Pskov phá nổ tháp Svinaya có quân Ba Lan và đuổi được địch khỏi tháp Pokrovskaya. Quân của Batory phải đóng lại ngoài thành trong mùa đông và buộc phải đàm phán hòa bình với Ivan Hung đế vào tháng 12. Họa sĩ phái Lãng mạn Bryullov xem lịch sử không phải là cuộc chiến giữa các nhân vật cụ thể mà như một vở kịch chung của nhân loại. Trong tranh, ông mô tả đỉnh điểm của cuộc bao vây Pskov, khi đám thị dân run rẩy được khích lệ và thêm can đảm khi nhìn thấy đám rước thánh giá đang tiến khỏi thành phố. Trong phần bên phải của bức tranh, chúng ta thấy Phó vương tướng quân (Voevoda) Ivan Shuisky bước chân khỏi mình con ngựa vừa bị giết. Ông chỉ vào bức tranh Đức Mẹ và các thánh tích của Thánh Vsevolod. Bryullov cố gắng vẽ chính xác các tình tiết lịch sử. Ông đích thân đi tới Pskov để «chọn cảnh» của thành phố và nghiên cứu các phác thảo của A.O. Orlovsky vẽ các chiến binh Ba Lan. Tuy nhiên, ông không thành công trong việc tạo ra sự liền lạc giữa cảnh rước thánh giá với bản thân trận đánh. Khi nhận ra điều này, sự nhiệt tình của họa sĩ với ý tưởng này liền nguội lạnh.

danngoc
11-07-2016, 09:36
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1303_zpsdce8t0kg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1303_zpsdce8t0kg.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1304_zpssgjecmvu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1304_zpssgjecmvu.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1305_zps2eqejkfo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1305_zps2eqejkfo.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1306_zpsuuqn6cgh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1306_zpsuuqn6cgh.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 12:18
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606604_10209819331349470_8637009182130246110_n_z psqvnzrujp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606604_10209819331349470_8637009182130246110_n_z psqvnzrujp.jpg.html)
"Người đàn bà chết đuối". 1847
V.G. Perov 1834-1882
Ta bắt đầu thấy những dấu vết của cuộc cách mạng. Giữa thời tiểu huyết "Chàng Werther" của Goethe, thời kỳ Lãng mạn, có nhiều vụ tự tử của thanh niên vì thất tình. Đến thời Thực tế Realist, nghệ thuật lại chiếu rọi về mối quan hệ giữa nam và nữ. Ức tranh của Perov khiến ta đặt câu hỏi lý do nào khiến người phụ nữ thuộc giai cấp lao động này phải trầm mình. Cảnh ông trương tuần bình thản hút tẩu bên xác chết như phản ánh sự lạnh lùng của xã hội.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13612328_10209819408671403_5013711283906189570_n_z ps4zvh2lzw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13612328_10209819408671403_5013711283906189570_n_z ps4zvh2lzw.jpg.html)
"Đám tang" 1865
V.G. Perov 1834-1882


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13631624_10209819408791406_3378928996219951737_n_z pshu2l8n2w.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13631624_10209819408791406_3378928996219951737_n_z pshu2l8n2w.jpg.html)
"Troika. Các thợ học việc kéo thùng nước" 1866
Troika là dạng xe tam mã, hoạc có nghĩa là bộ ba.
V.G. Perov 1834-1882


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1398_zpsbayxelhy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1398_zpsbayxelhy.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1399_zpstxdci1qx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1399_zpstxdci1qx.jpg.html)

kimvanchinh
11-07-2016, 12:19
Cám ơn Danngoc đã cung cấp tư liệu quý về các bức tranh và hiện vật ở Hermitage. Chính tôi đã ghé thăm đến 3 lần, nhiều bức tranh và tượng đã trở thành quen nhưng chưa hiểu hết lịch sử sự tích, tác giả và ý nghĩa của chúng. Thật là một bộ tư liệu quý cho những ai yêu và quan tâm đến nghệ thuật.

danngoc
11-07-2016, 12:21
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13627176_10209819413071513_209559782909876120_n_zp snnfys3uc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13627176_10209819413071513_209559782909876120_n_zp snnfys3uc.jpg.html)
"Nữ gia sư đến nhà ông thương gia" 1866
V.G. Perov 1834-1882


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13645120_10209827700878703_7713104012428892073_n_z pszd1pwbwt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13645120_10209827700878703_7713104012428892073_n_z pszd1pwbwt.jpg.html)
"Những người đi sãn đang nghỉ chân". 1871. Do P.M. Tretyakov mua về.
V.G. Perov.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13590272_10209827720399191_6854200518499733041_n_z pspejjlssh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13590272_10209827720399191_6854200518499733041_n_z pspejjlssh.jpg.html)
"Đường sắt vừa tới". 1868. P.M. Tretyakov mua năm 1883 từ N.K. Baklanov.
Vasily Perov 1833-1882.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/Nikita_Pustosviat._Dispute_on_the_Confession_of_Fa ith_zpstkjn5lvw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/Nikita_Pustosviat._Dispute_on_the_Confession_of_Fa ith_zpstkjn5lvw.jpg.html)
"Nikita Pustosvyat. Tranh luận về đức tin." 1880-1881
Vasily Grigorievich Perov
Vào cuối sự nghiệp, Perov quay về các chủ đề liên quan lịch sử nước Nga. Ông chọn chủ đề về cuộc ly giáo thế kỷ 17 phát sinh do các cải cách giáo hội của Thượng phụ Nikon. Nikita Pustosviat là biệt danh; tên thật của ông là Nikita Konstantinovich Dobrynin. Danh hiệu "Pustosviat" được các phe phái của giáo hội chính thức gán cho ông. Năm sinh của ông không rõ; ông qua đời năm 1682. Pustosviat là một giáo sĩ vùng Suzdal, một nhà tư tưởng của phe ly giáo. Hội đồng nhà thờ 1666-1667 tuyên bố ông này có tội và trục xuất ông khỏi dòng tu. Năm 1682 các tín đồ Cựu giáo (Old Believers) tận dụng cuộc nổi loạn của đám Streltsy (bộ binh) tại Moskva để đưa ra đòi hỏi phải trả nhà thờ lại cho "Đức tin cũ". Trong điện Kremlin đã có "các cuộc tranh luận về đức tin", trong đó Nikita phát biểu như nhà hùng biện chính. Ở trung tâm của bức tranh chúng ta thấy chính Nikita. Bên cạnh ông là tu sĩ Sergius cầm bản kiến nghị. Trên sàn nhà là Đức Tổng Giám mục Kholmogory Afanasy, mà Nikita vừa in lên má "một dấu thập giá". Ở phía xa là đội trưởng quân Streltsy, Công tước I.A. Khovansky. Sa hậu Tsarevna Sofia vô cùng khó chịu bởi sự xấc xược của phe ly giáo và giận dữ đứng lên từ ngai vàng. Ngày hôm sau Nikita và những người ủng hộ ông bị chém đầu về tội kích động người dân. V.I. Surikov đánh giá bức tranh rất cao.

danngoc
11-07-2016, 12:25
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13626634_10209827820641697_6851229517987100947_n_z psqwsrgawf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13626634_10209827820641697_6851229517987100947_n_z psqwsrgawf.jpg.html)
"Người nông dân gặp khó khăn". 1873.
Matvey Afanasyevich Chizhov 1838-1916.

Mô tả bác nông dân trong giờ phút khó khăn nhất trước cơ ngơi bị cháy, bên đứa con nhỏ. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cổ điển (classism) làm xuất hiện chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) trong nghệ thuật điêu khắc. Chủ nghĩa tự nhiên thâm nhập vào điêu khắc, củng cố vị trí của trường phái tự nhiên, dẫn đến sự mất đi cảm giác về phong cách và cảm giác về chất liệu. Sư phát triển các tác phẩm điêu khắc giá vẽ trong nửa sau thế kỷ 19 có liên hệ chặt chẽ với sự hình thành các nguyên tắc về tư tưởng và nghệ thuật mới mẻ. Các tác phẩm điêu khắc có bổ sung nội dung xã hội luận giải trên khía cạnh thể loại và tường thuật vốn không phổ biến trong ngôn ngữ tạo hình. Nhóm tượng "Người nông dân gặp tai họa" rất gần gũi do nội dung này đã được thể hiện trong rất nhiều tranh của các họa sĩ lưu động mô tả nỗi vất vả trong cuộc sống. Nhóm tượng kết hơp nội dung thực tế với các nhân vật đã được hàn lâm hóa hình tượng. Một bác thợ cày rậm râu buồn bã ngồi gục mái đầu tóc xoăn, như trong kịch sân khấu. Một chú bé trông như các vị thần Ái tình thế kỷ 18 đang đầy cảm động tìm cách an ủi bác ta. Nhóm tượng cũng mô tả các dấu vết của vụ cháy: các mẩu gỗ hóa tro còn sót lại của ngôi nhà, các mảnh tài sản nông dân. Kỹ thuật chạm cẩm thạch ở trình độ rất cao. Độ mềm của mái tóc em bé và bộ râu quai nón tuyệt đẹp của bác nông dân được thể hiện xuất sắc; sử dụng đục và nhiều dụng cụ đánh bóng khác nhau trên mặt cẩm thạch. Các mẩu gỗ cháy trụi, mảnh vải len thô tự dệt, làn da người mịn màng được thể hiện ở trình độ bậc thầy. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn rõ rệt giữa ngôn ngữ học thuật của điêu khắc, lớp vải trải đẹp mắt, sự thể hiện cao trên chất liệu đá và cách xử lý mang tính phong cách thuần túy, mặc dù những người đương thời không dễ nhận ra sự mâu thuẫn này. Tác phẩm của Chizhov đã thành công. Nhà điêu khắc được trao mề đay vàng tại các cuộc triển lãm ở Vienna, Paris và Viện Hàn lâm Nghệ thuật của Hoàng đế.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592752_10209828019246662_2374006836131506678_n_z psw6p8rves.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13592752_10209828019246662_2374006836131506678_n_z psw6p8rves.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606474_10209828014046532_195569311425828331_n_zp sgvjiugk9.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606474_10209828014046532_195569311425828331_n_zp sgvjiugk9.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606810_10209828017366615_8737888321793457348_n_z ps8ogxeple.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13606810_10209828017366615_8737888321793457348_n_z ps8ogxeple.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567255_10209828039007156_6532661951872875675_n_z ps1jux51oh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567255_10209828039007156_6532661951872875675_n_z ps1jux51oh.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 12:33
Bryullov là họa sĩ Nga đầu tiên có tác phẩm tầm cỡ thế giới. Vrubel là hiện tượng nghệ thuật tầm cỡ thế giới đầu tiên của thời kỳ tiền chiến, đại diện phong trào Tượng trưng (Symbolism) và Art Nouveau.

Những người dẫn giải đầu tiên về ý tưởng phục hưng tôn giáo là các họa sĩ Viktor Vasnetsov và Mikhail Nesterov (ngày nay được một số người dân tộc chủ nghĩa xem là họa sĩ Nga vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi; Nesterov còn sống tới khi được nhận Giải thưởng Stalin năm 1941), những người bắt đầu vẽ các bích họa tuyệt vời từ cuối thế kỷ mười chín tại các tu viện và nhà thờ. Cùng với họ là Mikhail Vrubel, nhân vật ghê gớm nhất của nghệ thuật trường phái Tượng trưng Nga, vẫn chưa được đánh giá đúng mức ở phương Tây, nhưng lúc này tại Nga được xem là nhân vật hạt giống của thời đại.

Vrubel, một người gốc Ba Lan có pha máu Nga, Đức, Đan Mạch và Tartar, đôi khi được gọi là Cézanne người Nga (với tính khí cáu bẳn của Van Gogh, ta có thể nói thêm như vậy), là rất đáng chú ý bởi thuyết nhị nguyên nghệ thuật của mình. Ông bắt đầu với việc sáng tạo ra tấm bình phong tranh thánh (iconostasis) cho một nhà thờ và kết thúc bằng bức tranh khổng lồ, huyền bí Con Quỷ trông xuống (1902), đỉnh cao của gần hai mươi năm ám ảnh với đề tài này. (Niềm tin ma quỷ theo cách hiểu của Nietzsche rất thịnh hành trong số những nghệ sĩ Tượng trưng Nga). Thậm chí Đấng tiên tri Moses (vẽ trên bức bích hoạ của nhà thờ Thánh Kyril ở Kiev) cũng được Vrubel ban cho một cái nhìn quỷ quái rất kỳ lạ. Nhà nghệ sĩ cảm thấy rằng đám ma quỷ của mình không quá xấu xa như các linh hồn ái nam ái nữ đau đớn khổ sở. Con Quỷ đang nhìn xuống của Vrubel, dõi mắt xuống từ một cảnh quan núi non quái dị, có một thân hình dài ngoằng, hai cánh tay mảnh khảnh khoanh sau đầu và một cái nhìn rất đàn bà, bị tổn thương, mỏng manh, nhưng đồng thời cũng hống hách và thắng cuộc.

Những nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng cùng một khuôn mặt thiếu nữ đã được dùng làm mẫu để chàng Vrubel hai tám tuổi nghiên cứu cho bức tranh thánh Đức mẹ Đồng trinh và cho những phác thảo đầu tiên của hình ảnh Con Quỷ. Sự tự mâu thuẫn về triết học và nghệ thuật giằng xé trong tâm trí nhà nghệ sĩ (cũng như những gien xấu) năm 1902 đã đưa Vrubel vào một viện tâm thần, tại đó ông qua đời năm 1910 ở tuổi năm mươi tư, với cặp mắt đã mù hoàn toàn. Họa sĩ Sergei Sudeikin đã viết lại mô tả chuyến ông tới thăm bệnh viện, về thân hình bé nhỏ của Vrubel, khuôn mặt hồng tươi với tròng trắng cặp mắt ông hóa màu xanh xám trông dễ sợ, một vành xanh sậm viền dưới mắt và quanh đôi môi. Sudeikin nghĩ những màu đó tượng trưng cho “cơn điên đông cứng”, nhưng Vrubel làm ông bất ngờ khi ngâm cho ông nghe Trường ca Iliad bằng tiếng Hy Lạp, thơ của Virgil bằng tiếng Latin, Faust bằng tiếng Đức, Hamlet bằng tiếng Anh và Dante bằng tiếng Ý, thêm vào lời bình bằng tiếng Pháp. Sudeikin trông thấy một phác thảo cái đầu Con Quỷ trong phòng của Vrubel – hình ảnh này vẫn tiếp tục ám ảnh nhà nghệ sĩ.
Năm 1906, Sudeikin tham dự cuộc triển lãm những họa sĩ Nga được tổ chức bởi Sergei Diaghilev ở Salon d’Automne, Paris. Phòng triển lãm bắt đầu bởi các tranh thánh và kết thúc bằng Vrubel. Gian Vrubel bao gồm một bức trướng lớn kích thước mười nhân mười sáu mét, bức Mikula Selyaninovich, diễn tả vị anh hùng Nga trong thần thoại. Năm 1896 nó được ra mắt tại cuộc Triển lãm Nghệ thuật Công nghiệp Quốc gia Nga ở Nizhni Novgorod. Mặc dù phác thảo của nó được Nikolai II thông qua, phong cách hiện đại bất thường của bức trướng đã tạo ra một xì căng đan giữa những người xem và trên mặt báo (đặc biệt, nó bị công kích dữ dội bởi nhà báo trẻ tuổi Maxim Gorky). Do sự khăng khăng yêu cầu của Viện Hàn lâm Nghệ thuật, bức trướng bị đưa ra khỏi gian triển lãm chính thức. Đó là một trong những sự hiểu lầm rắc rối về nghệ thuật-chính trị rất nổi tiếng vào khởi đầu thế kỷ.

Sudeikin và họa sĩ thần bí tao nhã Pavel Kuznetsov, cả hai đều có tác phẩm của mình tại cuộc trưng bày của Diaghilev, đã khôi phục bức trướng của Vrubel, lúc này đã bắt đầu bị bong ra trong kho chứa, gập lại như cái chăn. Cùng với bạn mình, họa sĩ phái Vị lai (Futurist) Mikhail Larionov, Sudeikin mỗi ngày đều rảo quanh Salon d’Automne và luôn trông thấy một người bè bè chắc nịch trong gian của Vrubel, đứng hàng giờ liền trước bức Mikula Selyaninovich. Đó là chàng thanh niên Pablo Picasso. Đây ắt hẳn là trường hợp duy nhất khi sở thích của một họa sĩ Tây Ban Nha phái tiền phong (avant-garde) và một quốc vương Nga vô cùng bảo thủ trùng hợp với nhau.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/Vrubel_M._A._1856-1910_The_Princess_of_the_Dream_1896_zpsjv9qht1l.jp g (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/Vrubel_M._A._1856-1910_The_Princess_of_the_Dream_1896_zpsjv9qht1l.jp g.html)
"Công chúa giấc mơ". 1896
Mikhail Aleksandrovich Vrubel. 1856-1910.

Bức bích họa này mang phong cách Art Nouveau. Họa sĩ lấy cảm hứng từ vở kịch của Edmond Rostand dựa trên 1 huyền thoại về thời kỳ hiệp sĩ ("La Princesse lointaine")(1895). Hoàng tử thi sĩ Jouffroy Rudel được nghe chuyện về cuộc hành hương của công chúa Melisande, sống ở mãi bờ bên kia biển khơi. Đem lòng yêu người đẹp, hoàng tử dâng tặng nàng các bài thơ và bài ca của mình. Dự cảm thấy mình sắp chết, chàng lên đường đi tìm người trong mộng. Con tàu chòng chành dữ dội giữa các đợt sóng, giữa bức tranh là chàng hoàng tử sắp chết đang cầm chiếc đàn lyre. Đứng bên cột buồm là bạn của chàng, hiệp sĩ và thi sĩ Bertrand. Bên phải là đám cướp biển, xúc động trước tình yêu sâu sắc của hoàng tử; những gì chúng đang chứng kiến cuối cùng sẽ biến chúng thành các hiệp sĩ thánh chiến tự tâm can. Vào phút cuối đời, hoàng tử cất tiếng hát về ước mơ của mình, nàng công chúa Melisande. Toàn thể thế gian – thiên nhiên cũng như tâm hồn con người – đều rung động trước những âm thanh cao vút. Ngay lúc ấy, cái đẹp khải hoàn khắp thế giới và diễn ra một phép màu: nàng công chúa tuyệt trần cúi xuống vầng trán nhà thơ. Bức tranh nhân cách hóa lý tưởng xuyên thời gian của nghệ thuật và sức mạnh tinh thần của nó trước cõi tạm trần thế. Bức bích họa được S.I. Mamontov đặt hàng với họa sĩ để trang trí cho phần nghệ thuật của gian triển lãm tại Hội chợ Nizhny Novgorod 1896. Vrubel cũng sáng tác một bích họa khác cho gian nghệ thuật, bức "Mikula Selyaninovich", ca ngợi sức mạnh của đất Nga. Ban tổ chức hội chợ đã loại bỏ cả 2 bức bích họa – mãi tới khi được đem về Moskva thì chúng mới được hoàn tất bởi các họa sĩ V.D.Polenov và K.A.Korovin dưới sự chỉ đạo của Vrubel.

danngoc
11-07-2016, 12:35
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567223_10209829159475167_9145012023163519795_n%2 01_zps7itsmpxp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13567223_10209829159475167_9145012023163519795_n%2 01_zps7itsmpxp.jpg.html)
"Con quỷ trông xuống" 1902.
Mikhail Aleksandrovich Vrubel. 1856-1910.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13600029_10209829159435166_4848574376366827749_n_z ps9jz4tlym.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13600029_10209829159435166_4848574376366827749_n_z ps9jz4tlym.jpg.html)
"Con quỷ ngồi". 1890.
Mikhail Aleksandrovich Vrubel. 1856-1910.
Vrubel xem con quỷ là "như một linh hồn, đau khổ và buồn phiền chứ không quá quỷ ác, nhưng nhìn chung là một linh hồn mạnh mẽ... một linh hồn oai nghiêm".

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13619894_10209834620651693_5014630887657742709_n_z pso1mrnhbk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13619894_10209834620651693_5014630887657742709_n_z pso1mrnhbk.jpg.html)
Vrubel.
“Hoàng hậu Thiên nga”. 1900
Hoàng hậu Thiên nga là nhân vật trong "Truyền thuyết về Sa hoàng Saltan” của A.S.Pushkin, lấy ý tưởng từ thần thoại cổ Slav. Truyện cổ tích này của Pushkin được hồi sinh trong vở opera cùng tên của N.A.Rimsky-Korsakov (1900). Vrubel thiết kế phông màn cho vở này, với người vợ của ông, Nadezhda Zabela-Vrubel (1868-1913) thủ vai Hoàng hậu Thiên nga. "Tất cả các ca sĩ đều hát như chim, chỉ riêng Nadya là như một con người!" Vrubel thường nói vậy về diễn xuất của vợ. Nhưng bức tranh không phải là bản vẽ trang phục cho nữ diễn viên; nó là huyền thoại quyến rũ về vẻ đẹp tột cùng, về bí mật của sự thể hiện của vẻ đẹp ấy trên thế gian. Thẩm mỹ của chủ nghĩa tượng trưng symbolism diễn giải con thiên nga là hình ảnh của cảm hứng, có khả năng hoặc là nâng cao tâm hồn hoặc tiết lộ với nó về mảng tối tăm, bí ẩn của cuộc sống. Họa sĩ đưa vào bức tranh các đặc tính ma quỷ. Hoàng hậu Thiên nga là tạo vật của thiên nhiên kép: nàng là biểu tượng của hai yếu tố: sự tăm tối, lạnh lẽo của nước; và sự thoáng đãng, thánh thiện hướng lên cõi trời. Họa sĩ cố gắng nắm bắt khoảng khắc khi người con gái biến thành chim, sự biến đổi kỳ diệu của hình dáng dường như tan chảy trong những tia nắng cuối cùng của mặt trời sắp tắt. Ông đóng khung chuyển động khó nắm bắt của Hoàng hậu sắp bay đi. Bức tranh có vẻ như một bóng ma quái gở của một ảo ảnh.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13612340_10209834661652718_3215823746992244095_n_z ps8n9jlq0a.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13612340_10209834661652718_3215823746992244095_n_z ps8n9jlq0a.jpg.html)
Vrubel
Lò sưởi "Volga Sviatoslavich and Mikula Selianinovich". 1899. Làm theo phác thảo của Vrubel.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1438_zpscgpuwxqp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1438_zpscgpuwxqp.jpg.html)

Dauchandiadang
11-07-2016, 13:48
Cám ơn bạn danngoc đã mở rộng thêm tầm mắt vào chốn thâm nghiêm bên trong của bảo tàng nổi tiếng thế giới Hermitage .
Đúng như bạn viết : "Trên đường phiêu lãng, ta sống thật dài mà cũng thật ngắn, bạn nhỉ " ...
Mình chắc chắn một điều rằng bạn đã nhìn thấy bức tranh " Những người kéo thuyền trên sông Volga " ... và...
Được đặt chân vào bảo tàng này là một may mắn rất lớn của đời người ...
Nhìn bức tượng cẩm thạch mà giật mình ... vì sự tài hoa của nghệ sỹ . Khơi gợi cho mình rất nhiều ....
Tự nhiện lại nhớ Trịnh : ..." Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng. Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang "....

danngoc
11-07-2016, 14:29
Bảo tàng Tretyakov ở Moskva chứ không phải Ermitazh ở Sankt Peterburg đâu ạ. Đến Tretyakov tớ lập tức có lại cảm giác hân hoan rapshody như cách đây 7 năm ở Louvre, nhưng khi tới Ermitazh thì... chỉ muốn chết ngay vì quá hạnh phúc, giống như được chạm vào ... vậy. Ermitazh không thể đi trong 1 ngày được.
Mà tớ thậm không thích TCS nhé :)

danngoc
11-07-2016, 15:37
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1490_zpsikz2f942.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1490_zpsikz2f942.jpg.html)
Vasily Ivanovich Surikov 1848-1916
"Buổi sáng cuộc hành quyết quân Streltsy". 1881
Bối cảnh bức tranh là sự trấn áp quân Streltsy (bộ binh thường trực, theo kiểu cổ) nổi loạn ở Moskva năm 1698. Piotr và những người thân cận đích thân tham gia chặt đầu bọn tử tù. Trong tranh, Surikov chủ đich vẽ Thánh đường Basil gần sát tường điện Kremlin, tạo cảm giác không gian Quảng trường Đỏ ngột ngạt và trấn áp. Ta càng lại gần hình ảnh của Sa hoàng thì sức mạnh của phe phản kháng càng bị tiêu tan. Logic của lịch sử đứng về phía Piotr. Surikov thường nói "Quá khứ đã xa thì yên tâm, đó là chuyện của Chúa".


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1498_zpsndy2gq0v.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1498_zpsndy2gq0v.jpg.html)
Ta càng lại gần hình ảnh của Sa hoàng thì sức mạnh của phe phản kháng càng bị tiêu tan.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1492_zpsoxixawmb.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1492_zpsoxixawmb.jpg.html)
"Nữ Đại quý tộc (boyarina) Morozova" 1887
Feodosia Prokopievna Morozova (? -1675) là người ủng hộ nhà lãnh đạo tinh thần của đức tin cũ, Giáo trưởng Avvakum. Khoảng 1670 cô đã bí mật cạo tóc như nữ tu; năm 1671 cô bị bắt và năm 1673 cô bị đày đến Tu viện Pafnutief-Borovsky nơi cô bị bỏ đói đến chết trong nhà tù vách đất. Bức tranh được cống hiến cho Giáo Hội ly giáo thế kỷ 17. Cuộc ly giáo phát sinh là hậu quả các cải cách của Thượng phụ Nikon để thống nhất các nghi lễ và thiết lập tính thống nhất trong nhà thờ. Họa sĩ đã miêu tả cảnh khi Boyarina Morozova bị dong quanh Moskva để đến nơi giam giữ cô. Ở trung tâm là chính Morozova, bàn tay cô vươn lên, cầu phước cho đám đông theo cách hai ngón tay của tín hữu Cựu giáo. Các mảng đen trên trang phục cô tạo vẻ bi thảm cho bức tranh. Đám đông khán giả bị chia rẽ. Bên trái, họ đang chế giễu cô; bên phải, họ thông cảm với cô. Cạnh Morozova là chị của cô Evdokia Urusova, người cùng chia sẻ số phận những người ly giáo. Ở phía xa bên phải, ta thấy một người hành khất với khuôn mặt mang các nét chân dung của chính họa sĩ. Hình dáng kẻ hành khất được đặt dưới bức tranh thánh của Đức Mẹ Glykophilousa (Umilenie). Người ta nói về Surikov rằng trong tranh ông đã tái tạo "lịch sử chân thực, như thể ông là một nhân chứng của sự kiện."


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1495_zps7xdgo4nh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1495_zps7xdgo4nh.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 16:11
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1447_zpszqflnbx7.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1447_zpszqflnbx7.jpg.html)
"Piotr Đại đế hỏi cung Hoàng Thái tử Aleksei Petrovich tại Petergof". 1871.
Nikolai Nikolaevich Ge (1831-1894)

Ý tưởng vẽ bức tranh này xuất hiện nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Piotr Đại đế (1672–1725) và các tranh luận quanh vai trò của các cải cách của ông. Trong cách xử lý các nhân vật, Ge rất gần với nhóm họa sĩ lưu động (Peredvizhniki) và quan điểm của họ về cách vẽ các bức họa lịch sử. Xung đột được thể hiện mà không cần có nét khơi gợi cảm xúc. Việc mô tả đặc điểm các nhân vật và nội thất cung Mon Plaisir được xếp nằm dưới nhiệm vụ tạo độ chính xác lịch sử. Nguồn sáng chiếu chếch từ một bên tạo vẻ thường ngày cho bức tranh. Khuôn mặt Piotr Đại đế đầy sức mạnh nội tâm, tương phản với sự yếu đuối của Hoàng Thái tử, người có hình dáng như bị nhòa nhoẹt với nội thất căn phòng. Người xem lập tức hiểu được ai là người đúng xét về công lý trong lịch sử.

danngoc
11-07-2016, 16:17
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1449_zpsipte66k2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1449_zpsipte66k2.jpg.html)
Ilya Efimovich Repin 1844-1930
"Ivan Hung đế và Ivan con trai ông, ngày 16/11/1581" 1885
Sa hoàng Ivan Hung đế (1530-1584). Đại Công tước "toàn Nga" từ 1533. Sa hoàng Nga đầu tiên (lên ngôi 1547). Ông đã thành lập Zemsky Sobor (Nghị hội Lãnh chúa) đầu tiên (1549-1550) và Stoglav (Trăm Chương) Hội đồng Giáo Hội (1551), đã chinh phục các vương quốc Khan Kazan (1552) và Astrakhan (1556). Trong triều đại của ông, Yermak đã chiếm được Siberia (1581) về cho Nga. Nửa sau triều đại của ông bị lu mờ bởi sự khủng bố Oprichnina (cơ quan mật vụ Sa hoàng) và các cuộc hành quyết hàng loạt. Chủ đề của bức tranh là một đoạn trong cuộc đời của Ivan Hung đế khi, trong một cơn giận dữ, ông đánh chết Ivan con trai và là người thừa kế mình (tiếng Nga - Tsarevich). Repin cố ý gán cho bức tranh một ngày tháng chính xác. Ý tưởng nảy sinh khi liên hệ với những ấn tượng tác động lên vị họa sĩ và những người đương thời của ông do vụ ám sát Aleksander II ngày 1/3/1881 và cuộc hành quyết những kẻ khủng bố diễn ra sau đó. Repin đã viết: "Rất tự nhiên, ta đi tìm một lối để thoát khỏi bi kịch lịch sử đầy đau đớn... Cảm xúc của chúng tôi trĩu nặng dưới những khủng bố kinh hoàng của thời đại chúng ta ...." Sự tương phản tâm lý của các nhân vật chính trong bức tranh đạt đến sự căng thẳng khác thường. Chúng ta nhìn thấy khuôn mặt bình tĩnh, gần như tranh thánh của Tsarevich, và khuôn mặt của Sa hoàng Ivan với đôi mắt lồi lấm đầy máu. Các tông màu đỏ chiếm chủ đạo trong bức tranh. Nó ở khắp nơi - từ màu hồng trên áo của Tsarevich đến màu đỏ Bóc-đô u ám trên sàn. Các thể hiện đầy tính hội họa của bức tranh là phi thường trong thời kỳ ấy.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1455_zpsx3acehbi.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1455_zpsx3acehbi.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1457_zps4mxm7ypz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1457_zps4mxm7ypz.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1458_zpsm4sba6s8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1458_zpsm4sba6s8.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 16:27
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1479_zpsedpetreo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1479_zpsedpetreo.jpg.html)
Repin
"Lễ Krestny Khod (rước thánh) ở tỉnh Kursk". 1881-1884

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1481_zpsvuc8guyt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1481_zpsvuc8guyt.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1482_zpshiy4zlpp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1482_zpshiy4zlpp.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 16:32
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1467_zps3nfuomwu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1467_zps3nfuomwu.jpg.html)
Repin.
"Sự trở về bất ngờ". 1884-1888
Bức tranh này là bức cuối trong loạt tranh của họa sĩ cống hiến cho phong trào cách mạng Nga. Ở đây chúng ta thấy miêu tả cảnh trở về nhà bất ngờ của một người bị lưu đày vì án chính trị. Phản ứng của gia đình rất khác nhau - từ ngạc nhiên không tin (người giúp việc ở cửa), thận trọng (cô bé đằng sau bàn) vui mừng khôn kể (người vợ ngồi bên cây đàn piano và cậu bé ở bàn) và biểu hiện choáng váng hợp lý từ dáng người khòng lưng của người mẹ. Các hình ảnh trên tường - Golgotha, Hoàng đế Aleksandr II trên giường trước khi lâm chung, các bức chân dung của T.G. Shevchenko và N.A. Nekrasov giải thích những gì đã xảy ra và tổng hợp nên bầu không khí tinh thần và trí thức của gia đình trí thức này. Repin đã sửa đi sửa lại khuôn mặt của người đàn ông bị đày, cố gắng truyền đạt những biểu hiện của sự không chắc chắn và nghi ngờ của một người vừa trở lại thế giới cũ của mình sau nhiều năm. Thời gian đã thay đổi, và thái độ đối với cách mạng, lý tưởng và phương pháp chiến đấu của họ đã trở nên rõ ràng hơn.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1477_zpsjy5z4hxo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1477_zpsjy5z4hxo.jpg.html)
Repin
"Bác sĩ phẫu thuật Ye.V. Pavlov trong phòng mổ". 1888. P.M. Tretyakov mua năm 1891.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1452_zpsgimaqpv2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1452_zpsgimaqpv2.jpg.html)
Repin
"Những người cô-dắc Zaporozhe viết thư cho Sultan Thổ Nhĩ Kỳ". 1880-1890.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1461_zpsacfnteqi.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1461_zpsacfnteqi.jpg.html)
Repin
Sa hoàng Aleksandr III tiếp các bô lão tại sân Cung điện Petrovsky ở Moskva. 1886

kimvanchinh
11-07-2016, 18:03
[QUOTE=danngoc;1479935]


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13600029_10209829159435166_4848574376366827749_n_z ps9jz4tlym.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/13600029_10209829159435166_4848574376366827749_n_z ps9jz4tlym.jpg.html)
"Con quỷ ngồi". 1890.
Mikhail Aleksandrovich Vrubel. 1856-1910.
Vrubel xem con quỷ là "như một linh hồn, đau khổ và buồn phiền chứ không quá quỷ ác, nhưng nhìn chung là một linh hồn mạnh mẽ... một linh hồn oai nghiêm".


Demon nên dịch là ác quỷ, một biểu tượng của văn hóa cổ phương Tây, biểu trưng cho sự cám dỗ tăm tối nhưng mãnh liệt của con người. Các họa sỹ và thi sỹ thường miêu tả Demon giống như một chàng trai khỏe mạnh, hấp dẫn về cơ bắp, nhục dục nhưng có gương mặt tội lỗi và độc ác. Ác quỷ (demon) ở đây khác với biểu tượng "con quỷ" nói chung dùng để chỉ cái xấu nói chung.

Dưới đây là một bản dịch 1 bài thơ về Demon của nhà thơ Nga Lermantov:

Cánh Ác Quỷ bay phiêu diêu đã lắm
Giữa hồng trần chẳng định chốn nương thân
Năm tháng dồn theo năm tháng chạy lăn
Phút đuổi phút, giờ nối giờ thấm thoắt
Đời cứ vậy, cứ một màu tẻ ngắt
Quỷ mặc lòng ngự trị khắp nhân gian
Quỷ cứ gieo bao tội lỗi kinh hoàng
Tim chai lạnh, bàn tay không tiếc nuối
Sức Ác Quỷ còn ai nào chống nổi
Nhưng ác nhiều, tê tái cũng nhiều hơn

Nguồn: Thơ M.Iu.Ler-môn-tốp, NXB Văn học, 1978

danngoc
11-07-2016, 18:11
Từ cuối thế kỷ 19, trí thức Nga bắt đầu hướng về phương Đông. Khác với phương Tây Kito giáo trong đó Thiện-Ác, Chính-Tà phân biệt đen trắng rõ ràng, ở phương Đông ranh giới đó mờ nhật hơn. Ta cũng biết, Lev Tolstoy cũng học tiếng Hoa để dịch và tìm hiểu về Nho học, Lão học. Chính từ khuynh hướng đó Nga có Chủ nghĩa Á-Âu Eurasia.

danngoc
11-07-2016, 18:19
Cụ thể của việc phát triển về phía Đông trong hội họa là Vasily Vasilyevich Vereshchagin (1842-1904). Ông đi về phía Đông, đến tận Mông Cổ, sang Iran... và ông lên án chiến tranh, khiến các Sa hoàng rất giận.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/Apotheosis_zpsnyxwder2.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/Apotheosis_zpsnyxwder2.jpg.html)
Sự sùng bái chiến tranh (1871) Vereshchagin

danngoc
11-07-2016, 18:25
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1518_zpsqfj0raxe.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1518_zpsqfj0raxe.jpg.html)
Vereshchagin. "Cổng cung điện của Timur Tamerlan"


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1522_zpsrdx2qocm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1522_zpsrdx2qocm.jpg.html)
"Skobelev ở trận Shipka". Vereshchagin không tha cả danh tướng Skobelev


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1528_zpst9sjp1la.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1528_zpst9sjp1la.jpg.html)
"Chúng đang ca khúc khải hoàn". Vereshchagin. "Chúng" ở đây là các tiểu vương ở Trung Á, đang ăn mừng trước đầu lâu lính Nga.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1535_zpsz8lawman.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1535_zpsz8lawman.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1541_zpsh61ja7pw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1541_zpsh61ja7pw.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 18:31
Nhưng thôi, để người đọc khỏi ngán, Sinbad xin phép đi ra khỏi Tretyakov để sang nơi khác nhiều điều thú vị :)

danngoc
12-07-2016, 06:20
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1832_zpszkpztt1y.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1832_zpszkpztt1y.jpg.html)
Trời đã 4h chiều, nhưng đoàn người xếp hàng vẫn đội mưa chờ vào Tretyakov.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1833_zpse1kq3wsb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1833_zpse1kq3wsb.jpg.html)
Mưa rả rích, xoi mát cái đầu vẫn còn bừng bừng của Sinbad


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1837_zpsfkzyicu3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1837_zpsfkzyicu3.jpg.html)
Ga Pushkinskaya


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1842_zpsxsijffme.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1842_zpsxsijffme.jpg.html)
Ga Chekhovskaya. Mỗi ga có vẻ đẹp riêng.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1846_zpsbn9jooxz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%202%2011-6-2016/DSCF1846_zpsbn9jooxz.jpg.html)
Trên hàng rào an toàn của một công trường thi công giao thông, Sinbad bắt gặp họ dán các danh nhân. Trên hình là nữ văn sĩ Marina Tsvetaeva, một thi sĩ nổi tiếng từ thời trước Cách Mạng, mang trong lòng những hoài cảm về thế kỷ 19, chứng kiến những đàn áp thời Stalin và đã tư sát năm 41 - người Nga vô cùng yêu thơ.

Một hôm, trong ga metro ở Maskva, Sinbad nghe phát thanh viên đọc thơ Sergey Esenin xen giữa một bản tin thời sự, còn có lần trên trụ quảng cáo ở Sankt Piter Sinbad thấy họ dán cả thơ của A. Fet. Sự lãng mạn của dân Nga là có thật và không thay đổi theo thời gian.
Ngoài ra, Sinbad thấy dân xứ này rất tự hào về đất nước, tự hào về những thành tích đã đạt được. Ở các trụ quảng cáo hay bến xe, họ luôn dán áp phích các bộ phim thời Liên Xô. Dân tộc có lòng tự trọng, giữ được niềm tự hào sẽ không lung lay trước thời cuộc, giữ được bản sắc dân tộc và vững vàng trước mọi sóng gió.

danngoc
12-07-2016, 09:46
Ngày thứ 4, 12-6: Công viên VDNKh và Thủy cung lớn nhất Châu Âu. Ngày nước Nga 12/6 và người dân đã tận hưởng cuộc sống ở đây ra sao. Gặp nghiện đang xát cocain vào lợi ở Leningradsky Vokzal. Món kvas tuyệt vời. Chuyến tàu đi về cố đô.

Hôn nay là Ngày nước Nga 12-6, cũng là ngày Chủ nhật - người dân đổ ra các nơi giải trí công cộng như quảng trường, công viên để vui chơi và ăn mừng Ngày nước Nga.

danngoc
12-07-2016, 10:21
Ga metro Komsomolskaya, kết nối với đầu mối đường sắt gồm 3 ga Leningradskaya (đi Sankt-Peterburg), Ga Yaroslavskaya và Ga Kazanskaya.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1895_zpsyoubotb3.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1895_zpsyoubotb3.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1905_zps5nzwvfpq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1905_zps5nzwvfpq.jpg.html)
KIM, viết tắt của Kommunistichesky Internasional Molodiozhi - Đoàn Thanh niên Quốc tế Cộng sản


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1911_zpszdgg1l4g.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1911_zpszdgg1l4g.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1973_zpsp0zsn5hl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1973_zpsp0zsn5hl.jpg.html)

danngoc
12-07-2016, 10:24
Ga metro Komsomolskaya

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1984_zpshfbywn96.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1984_zpshfbywn96.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1986_zpstbczyo6j.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1986_zpstbczyo6j.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1995_zpsnharussb.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1995_zpsnharussb.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2008_zpskrvwdrkt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2008_zpskrvwdrkt.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2011_zpszlyn8z3t.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2011_zpszlyn8z3t.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2024_zps5xtxgsrw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2024_zps5xtxgsrw.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2029_zpstuaadfth.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2029_zpstuaadfth.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2040_zpsq32fuxcg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2040_zpsq32fuxcg.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2050_zpsvniifpca.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2050_zpsvniifpca.jpg.html)

danngoc
12-07-2016, 10:41
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13620840_10209807166965368_8766947648762246710_n_z pszf04snwj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13620840_10209807166965368_8766947648762246710_n_z pszf04snwj.jpg.html)
Sân trước ga. Phía trái là Ga đường sắt Kazanskaya, bên phải là Khách sạn Hilton Moskva.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13620950_10209807168605409_6866148138741457235_n_z psi1pxpnzl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13620950_10209807168605409_6866148138741457235_n_z psi1pxpnzl.jpg.html)
Ga đường sắt Yaroslavskaya


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13606700_10209807168725412_1579058193291971871_n_z psztldwlof.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13606700_10209807168725412_1579058193291971871_n_z psztldwlof.jpg.html)
Ga metro Komsomolskaya

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13600161_10209807169205424_4754929705156413500_n_z psaoey2laa.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13600161_10209807169205424_4754929705156413500_n_z psaoey2laa.jpg.html)
Ga đường sắt Leningradskaya đi Sankt-Peterburg

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13590240_10209807170205449_4538627874798900077_n_z pseyvhjmhh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13590240_10209807170205449_4538627874798900077_n_z pseyvhjmhh.jpg.html)
Đài kỷ niệm Kiến trúc sư Konstantin Andreevich Ton, thiết kế nhà ga này.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13606654_10209807169685436_1623615474781867360_n_z psfqxejzui.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13606654_10209807169685436_1623615474781867360_n_z psfqxejzui.jpg.html)
Khách sạn Hilton


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13590405_10209807171765488_5872252213921588681_n_z psdhqnkpci.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13590405_10209807171765488_5872252213921588681_n_z psdhqnkpci.jpg.html)
Quảng trường nhà ga

danngoc
12-07-2016, 10:48
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1959_zps0v0jaima.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF1959_zps0v0jaima.jpg.html)
Vé đi Sankt-Peterburg


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13606553_10209807170165448_5261569842770032941_n_z psdfoc247p.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13606553_10209807170165448_5261569842770032941_n_z psdfoc247p.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13600318_10209807170325452_5070592621581320776_n_z ps0hz49xx8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/13600318_10209807170325452_5070592621581320776_n_z ps0hz49xx8.jpg.html)
Gửi hành lý 350 rúp 24h

danngoc
12-07-2016, 11:04
Ga metro VDNKh (viết tắt của Vystavka Dostizheniy Narodnogo Khozyaystva - Khu Triển lãm Thành tựu Kinh tế Quốc dân).

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2052_zpsex1t2bkm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2052_zpsex1t2bkm.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2053_zpspj608lzi.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2053_zpspj608lzi.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2065_zpsr6hsdlmo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2065_zpsr6hsdlmo.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2076_zpsv3ohxipn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2076_zpsv3ohxipn.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2078_zpshqbxip9j.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2078_zpshqbxip9j.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2082_zpsfkggqslt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2082_zpsfkggqslt.jpg.html)

danngoc
12-07-2016, 11:22
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2086_zps5znv1p40.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2086_zps5znv1p40.jpg.html)
Đại lộ "Các nhà du hành vũ trụ" nối từ cổng vào đến Bảo tàng Vũ trụ. Dọc đại lộ là các vì sao khắc những mốc chinh phục không gian.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2085_zps3kfdekrf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2085_zps3kfdekrf.jpg.html)
20-8-1960 chuyến bay của tàu Sputnik-2 đưa 2 chú chó Belka và Strelka lên vũ trụ.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2087_zpsuf0u4rt9.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2087_zpsuf0u4rt9.jpg.html)
Ngày 12-4/1961 chuyến bay đưa con người đầu tiên lên không gian Yuri Gagarin.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2089_zpsjdi2qobu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2089_zpsjdi2qobu.jpg.html)
18-3-1965, từ con tàu Vostok-2 lần đầu tiên con người bước ra ngoài không gian vũ trụ - A.A. Leonov

danngoc
12-07-2016, 11:23
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2102_zpsi5u2lcsc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2102_zpsi5u2lcsc.jpg.html)
Cha đẻ chương trình vụ trụ Liên Xô - Sergei Pavlovich Korolev


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2104_zpsoznlrefk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2104_zpsoznlrefk.jpg.html)
Mô hình hệ mặt trời


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2118_zpsl7pqorbz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2118_zpsl7pqorbz.jpg.html)
Cha đẻ lý thuyết du hành vũ trụ - Tsionkovsky

danngoc
12-07-2016, 13:50
Sau Thế chiến II, Mỹ có tiềm lực gấp 3-4 lần Liên Xô và cả 2 quốc gia bước vào Chiến Tranh Lạnh. Nhưng chỉ 12 năm sau chiến tranh, Liên Xô đã phóng tên lửa mang vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ. Vấn đề không chỉ ở kỹ thuật. Vấn đề là, thay vì dồn sức chạy đua vũ khí hủy diệt, Liên Xô đã chuyển hướng đầu tư một kỹ thuật vì hòa bình, vì tương lai nhân loại, đáp ứng mơ ước cao cả của con người. Về lý thuyết, Mỹ hoàn toàn thừa sức vượt xa Liên Xô, nhưng họ không làm việc đó: cho đến 1965, chương trình Luna của Liên Xô phải sử dụng phim chiến lợi phẩm từ các khi khính cầu trinh thám của Mỹ bị Liên Xô bắn rơi trên lãnh thổ Liên Xô, vì lý do khả năng kỹ thuật của Liên Xô khi đó không làm được các loại phim và máy quay phim có chất lượng cao như vậy. Giới hạn của chủ nghĩa tư bản Mỹ là nếu các chủ tư bản không muốn thì Mỹ sẽ không làm. Do đó, trong cuộc chạy đua vào vũ trụ ở giai đoạn đầu, Liên Xô luôn là người đi trước, cho tới tận năm 1967.

danngoc
12-07-2016, 14:05
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2131_zpsdytwikzi.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2131_zpsdytwikzi.jpg.html)
Tháp truyền hình Ostankino


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2132_zpsvjhgjmj1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2132_zpsvjhgjmj1.jpg.html)
Khách sạn Kosmos

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2134_zpsxyn1ou0s.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2134_zpsxyn1ou0s.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2140_zpsgwi0hd0u.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2140_zpsgwi0hd0u.jpg.html)
Cổng vào VDNKh

danngoc
12-07-2016, 15:07
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2147_zpsmc1z4oel.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2147_zpsmc1z4oel.jpg.html)
Nơi đây thời Liên Xô là nơi triển lãm thành tựu của 15 nước công hòa thuộc thành phần Liên Bang Xô Viết, là nơi nhân dân tụ tập giải trí, nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, học tập, nghiên cứu, biểu diễn... Là một ý tưởng tốt đẹp của thời kỳ đã qua.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2156_zpsqnpqtrc3.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2156_zpsqnpqtrc3.jpg.html)
Vẫn còn dòng chữ "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Xô viết"


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2165_zpsd8tzhjty.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2165_zpsd8tzhjty.jpg.html)
Và Lenin


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2195_zpsqboj6zba.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2195_zpsqboj6zba.jpg.html)
Các gian bán thức ăn truyền thống Nga


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2196_zpstgggfjp8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2196_zpstgggfjp8.jpg.html)
Tượng mạ vàng 15 cô thiếu nữ mặc trang phục truyền thống của 15 dân tộc anh em cấu thành Liên bang Xô viết


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/XXL_zps5yoeggtt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/XXL_zps5yoeggtt.jpg.html)
Ảnh sưu tập để lấy tỷ lệ xích

danngoc
12-07-2016, 15:27
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2210_zpsw9j8opmp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2210_zpsw9j8opmp.jpg.html)
Gian triển lãm của Cộng hòa XHCN Armenia

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2211_zpszce44ofg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2211_zpszce44ofg.jpg.html)
Gian triển lãm của vùng Karelia

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2228_zpsmwmz4ppv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2228_zpsmwmz4ppv.jpg.html)
Cộng hòa Kyrgyzstan

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2239_zpsrqhbys6v.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2239_zpsrqhbys6v.jpg.html)
Gian triển lãm Văn hóa Nhân dân

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2240_zpsqdym1nkr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2240_zpsqdym1nkr.jpg.html)
Từ hôm qua ở đây đã dựng sân khấu để hôm nay biểu diễn phục vụ nhân dân dịp lễ Ngày Nước Nga.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2241_zpsnupiluj1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2241_zpsnupiluj1.jpg.html)
Gian triển lãm CHXHCN Ukraina

danngoc
12-07-2016, 15:43
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2199_zpsgj3t8xkb.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2199_zpsgj3t8xkb.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2203_zpsteitbi1w.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2203_zpsteitbi1w.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2204_zpsugcol4ea.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2204_zpsugcol4ea.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2205_zpsu0czuwxj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2205_zpsu0czuwxj.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2209_zpst8ald9wr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2209_zpst8ald9wr.jpg.html)

danngoc
12-07-2016, 15:45
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2218_zpscbemkarz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2218_zpscbemkarz.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2221_zpsfi9jvz0y.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2221_zpsfi9jvz0y.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2233_zps1go3t830.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2233_zps1go3t830.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2235_zps7elrtdqq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2235_zps7elrtdqq.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2236_zpsolbfrylv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2236_zpsolbfrylv.jpg.html)

danngoc
12-07-2016, 16:01
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2245_zps3d8o1ckc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2245_zps3d8o1ckc.jpg.html)
Kẹo bông huyền thoại


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2247_zpsncynvzsy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2247_zpsncynvzsy.jpg.html)
Các gian lều vùng Sibiri và Karelia

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2252_zps1fwbdghb.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2252_zps1fwbdghb.jpg.html)
Gian Ukraina


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2282_zpsmg4gyc6h.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2282_zpsmg4gyc6h.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2293_zpsa1gbyndi.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2293_zpsa1gbyndi.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2297_zpsptvrbni8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2297_zpsptvrbni8.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2302_zpsfwpdgg00.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2302_zpsfwpdgg00.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2311_zpscngnuysv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2311_zpscngnuysv.jpg.html)
Gian Ukraina đã xuống cấp trầm trọng

danngoc
12-07-2016, 16:02
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2312_zpsje8oisut.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2312_zpsje8oisut.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2317_zpsijeewcc9.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2317_zpsijeewcc9.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2320_zpsuuwzijqn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2320_zpsuuwzijqn.jpg.html)

danngoc
12-07-2016, 16:19
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2345_zpsjmtxsqpr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2345_zpsjmtxsqpr.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2350_zpseph7zgrg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2350_zpseph7zgrg.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2368_zpsqqfkoxl4.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2368_zpsqqfkoxl4.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2373_zpsrkefvekc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2373_zpsrkefvekc.jpg.html)
Thủy cung Moskvarium, có bể cá lớn nhất Châu Âu, nuôi được cá voi beluga, cá voi sát thủ và cá heo.

danngoc
13-07-2016, 10:40
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2592_zpsoquf8dw4.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2592_zpsoquf8dw4.jpg.html)
Tàu con thoi Buran (Bão tuyết).

danngoc
13-07-2016, 10:54
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2537_zpsabzjznnd.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2537_zpsabzjznnd.jpg.html)
Cá voi sát thủ


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2541_zpsjjqxlc7n.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2541_zpsjjqxlc7n.jpg.html)
Cá voi trắng Beluga


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2550_zpsox3awa9c.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2550_zpsox3awa9c.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2558_zpswosiyxmc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2558_zpswosiyxmc.jpg.html)
Kỳ lân biển


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2563_zpsssona5y5.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2563_zpsssona5y5.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2566_zps1nqdy37u.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2566_zps1nqdy37u.jpg.html)

danngoc
13-07-2016, 11:03
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2599_zpsdxj1wxq1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2599_zpsdxj1wxq1.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2602_zpslulrci0e.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2602_zpslulrci0e.jpg.html)
Nhà gỗ để khách bộ hành cho sóc ăn

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2605_zpsuoigflnt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2605_zpsuoigflnt.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2610_zpsec7rtbsj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2610_zpsec7rtbsj.jpg.html)
Hoa bồ công anh


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2634_zpsac2e5wez.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2634_zpsac2e5wez.jpg.html)

danngoc
13-07-2016, 11:09
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2641_zpsaydzutul.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2641_zpsaydzutul.jpg.html)
Gian triển lãm của CH Belarus đang sửa chữa


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2639_zpshz3khuav.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2639_zpshz3khuav.jpg.html)
Hư hỏng thì như vầy


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2629_zpswstvvck8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2629_zpswstvvck8.jpg.html)
Sửa xong thì như vầy

danngoc
13-07-2016, 11:24
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2645_zps3zp0rkxh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2645_zps3zp0rkxh.jpg.html)
Người ta mời nghệ nhân từ Ấn Độ tới vẽ henna giá rẻ cho nhân dân

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2646_zps9cw7nvzc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2646_zps9cw7nvzc.jpg.html)
Hoặc vẽ tùy theo ý khách

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2652_zpsuda2iou4.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2652_zpsuda2iou4.jpg.html)
Ở 3 túp lều vùng Karelia và Chukotka, khách tham quan có thể vào tìm hiểu về cuộc sống các dân tộc thiểu số

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2653_zpsz7k4tapa.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2653_zpsz7k4tapa.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2657_zpsgkwjfr3n.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2657_zpsgkwjfr3n.jpg.html)

danngoc
13-07-2016, 21:35
Nói thêm chút về Tu viện Novodevichy

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0564_zpsbkebwpli.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%201/DSCF0564_zpsbkebwpli.jpg.html)
Trong tu viện, đây là ngọn tháp nơi giam cầm nữ tu Susana, tức Sofia Alekseevna, chị gái Piotr Đại đế. Năm 1698, trên các cửa sổ của ngọn tháp này lủng lẳng xác 3 gã xạ thủ streltsy đã tham gia vụ nổi loạn hòng đưa Sofia trở lại nắm quyền. Trên tay chúng có buộc lá thư Sofia gửi cho chúng kêu gọi quân streltsy giải cứu bà khỏi cảnh giam cầm.

Dauchandiadang
14-07-2016, 11:10
Chào bạn danngoc .
Nhìn các hình ảnh nàng thiếu nữ.. .."Ở 3 túp lều vùng Karelia và Chukotka, khách tham quan có thể vào tìm hiểu về cuộc sống các dân tộc thiểu số ..." cho thấy nụ cười thuần khiết và gương mặt đôn hậu lạ lùng ... Dường như bụi trần ở luẩn quẩn đâu đó bên ngoài .
Một vẻ dẹp mộc mạc và tự nhiên quá đổi . Chụp được mấy người mẫu như này cũng là " động lực " cho đôi chân dấn bước . Cám ơn.

danngoc
18-07-2016, 15:11
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2669_zpsyehkoumy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2669_zpsyehkoumy.jpg.html)
Những túm bông topol bay phất phơ trong gió, mắc vào áo, vào tóc các cô gái chàng trai và xe nôi trong công viên, thật êm đềm và nên thơ... Thiên nhiên, tuy có khi thật tàn nhẫn với nhân dân Nga, nhưng hiện đang nơ hoa rực rỡ. Đi bộ giữa bóng râm công viên, những giọt mưa rơi lạt xạt trên lá, tiếng lá cây lao xao nhè nhẹ nhưng tiếng người, tiếng đôi khi một vạt cây rũ tóc rơi lốp bốp các đốm nước mưa trên lá...
Ở sân khấu, tiếng nhạc đã rền vang... Các ca sĩ đến từ nhiều nước anh em trên thế giới.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2678_zpswvhrnyvm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2678_zpswvhrnyvm.jpg.html)
Từ 18-19/6 là triển lãm các di sản văn hóa Gruzia

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2685_zpssscdbtkz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2685_zpssscdbtkz.jpg.html)
Đôi chú lính mặc đồ màu cát

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2675_zps6j5j0so8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2675_zps6j5j0so8.jpg.html)
Cô ca sĩ đến từ Ấn Độ


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2686_zps0jrmvtip.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2686_zps0jrmvtip.jpg.html)
Cô ca sĩ Ấn Độ

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2692_zpswgkbb6h5.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2692_zpswgkbb6h5.jpg.html)
Và một ca sĩ đến từ đâu đó (anh này không biết tiếng Nga) mà tôi nghe không rõ vì lúc này không để ý.

danngoc
18-07-2016, 15:18
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2699_zps8iedi1kh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2699_zps8iedi1kh.jpg.html)
Nhân dân, bất kể già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, bất kể thuộc dân tộc nào trong đại gia đình nước Nga, đều cùng háo hức đứng xem.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2703_zpsbfeotxye.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2703_zpsbfeotxye.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2709_zps02boje1n.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2709_zps02boje1n.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2712_zpsckonng4c.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2712_zpsckonng4c.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2725_zpsnarjfilf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2725_zpsnarjfilf.jpg.html)

danngoc
18-07-2016, 15:34
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2732_zpswrst1m8x.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2732_zpswrst1m8x.jpg.html)
Tiếp theo là một ca sĩ đến từ Jerusalem có chất giọng cao trong vắt như pha lê, cô gái hát tiếng Do Thái và không biết tiếng Nga, nhưng biểu diễn hay tuyệt - khán giả cũng nồng nhiệt vỗ tay theo nhịp.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2734_zpsm7tbrans.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2734_zpsm7tbrans.jpg.html)

danngoc
18-07-2016, 16:28
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2737_zpsdbp0zeim.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2737_zpsdbp0zeim.jpg.html)
Lại một nam ca sĩ đến từ Jerusalem, nhưng chàng này biết nói tiếng Nga rất lưu loát.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2742_zpsmh2pnybm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2742_zpsmh2pnybm.jpg.html)
Khán giả tán thưởng nồng nhiệt


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2745_zpstgli0fgn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2745_zpstgli0fgn.jpg.html)
Là Ngày Nước Nga nên rất nhiều người cầm cờ và bong bóng 3 sắc


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2748_zps0zrrfxul.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2748_zps0zrrfxul.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2749_zpsnbq3ksfy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2749_zpsnbq3ksfy.jpg.html)
Chàng say sưa hát liên tiếp nhiều bài


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2764_zpsabjiqpo0.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2764_zpsabjiqpo0.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2770_zpsw1c0gjfo.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2770_zpsw1c0gjfo.jpg.html)
Và trò chuyện cùng người dẫn chương trình, tất nhiên bằng tiếng Nga

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/20160612_141348_zpsxl9bydlw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/20160612_141348_zpsxl9bydlw.jpg.html)
Trong lòng Sinbad dậy lên một nỗi xúc động khó nói nên lời, khi xem chàng ca sĩ Do Thái hát tiếng Nga say sưa giữa mưa rơi lất phất, sau lưng là hình búa liềm của thời đã qua, xung quanh là khán giả đa văn hóa, đa sắc tộc của thủ đô Moskva!

danngoc
18-07-2016, 16:41
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2776_zpsb8uwc2fh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2776_zpsb8uwc2fh.jpg.html)
Tiếp theo là nhóm múa dân tộc đến từ Gruzia (Georgia). Bác biên đạo múa đang dặn dò các cậu thiếu niên.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2778_zpsa1izcec2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2778_zpsa1izcec2.jpg.html)
Tất nhiên là khán giả vỗ tay rất nhiệt tình: vừa là cổ vũ các chú bé, vừa hoan nghênh một dân tộc anh em vốn từng thuộc 15 nước Cộng hòa của Liên Xô cũ.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2788_zpstgrd6j92.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2788_zpstgrd6j92.jpg.html)
Các chú biểu diễn rất nhiệt tình, đẹp, sôi nổi.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2792_zpsx7bsaw6x.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2792_zpsx7bsaw6x.jpg.html)

https://youtu.be/J-1vgpSdy40
Link biểu diễn

danngoc
18-07-2016, 18:03
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2800_zpssahjj6df.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF2800_zpssahjj6df.jpg.html)
Phía xa một cơn mưa to đang đến gần, nhưng mọi người vẫn say mê xem biểu diễn.

danngoc
18-07-2016, 18:09
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2804_zpsh2bysy3p.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2804_zpsh2bysy3p.jpg.html)
Tiếp theo là điệu múa dân tộc Triều Tiên do các cô gái Nga biểu diễn


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2809_zpst3fqxken.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2809_zpst3fqxken.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2813_zpsubvcz798.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2813_zpsubvcz798.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2825_zpsuusmephj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2825_zpsuusmephj.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2829_zpskttqjtrq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2829_zpskttqjtrq.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2833_zpswbugclne.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2833_zpswbugclne.jpg.html)

danngoc
18-07-2016, 22:32
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2836_zpsdukg2qff.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2836_zpsdukg2qff.jpg.html)
Trời đổ mưa to nên Sinbad đành chạy sang gian triển lãm Karelia trú.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2838_zpscnijdqwu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2838_zpscnijdqwu.jpg.html)
Quốc huy Liên Xô đã cũ nát


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2839_zpsd397yxof.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2839_zpsd397yxof.jpg.html)
Cây thông, hình ảnh đặc trưng Phần Lan


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2842_zpsveysottr.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2842_zpsveysottr.jpg.html)
Vẫn hình tượng công nông

danngoc
18-07-2016, 22:42
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2843_zps1or2k79r.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2843_zps1or2k79r.jpg.html)
Dù trời mưa to, khán giả vẫn giương ô (dù) đứng xem rất đông: có lẽ, một phần là lịch sự vì diễn viên vẫn đội mưa diễn nhiệt tình, một phần là trình độ thưởng thức của nhân dân là cao. Cứ tưởng tượng ở quê nhà sa mạc xứ Arab, nếu mưa thế này thì chả còn ma nào xem, vả lại cũng chả ai chịu thưởng thức nghệ thuật dân tộc thế giới - phần đông đã bị truyền thông làm bại não.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2846_zpssznbqjt1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2846_zpssznbqjt1.jpg.html)
Đàn ông Nga dù sao cũng nhiều kẻ thô lỗ, mạnh tay - có người rất lịch sự, nhưng có người sẵn sàng lấy tay gạt mình ra để lấy đường đi. Hai lần trên xe bus, Sinbad thấy đàn ông xứ này mạnh tay đóng hay mở cửa thông gió xe bus đánh rầm một cái - một điều hiếm thấy nếu ở Châu Âu hay Nhật.

danngoc
19-07-2016, 08:46
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2848_zpspgj4arql.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2848_zpspgj4arql.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2853_zpsyqntkzat.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2853_zpsyqntkzat.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2868_zpss6zmsjr8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2868_zpss6zmsjr8.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2876_zpsc8sgplgj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2876_zpsc8sgplgj.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2877_zpsqlw2efir.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2877_zpsqlw2efir.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2879_zpsegod5n82.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2879_zpsegod5n82.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 08:48
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2883_zpsmzbroynf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2883_zpsmzbroynf.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2886_zpsisfcbxfm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2886_zpsisfcbxfm.jpg.html)
Một hình ảnh siêu thực


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2891_zpsakg4t1ms.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2891_zpsakg4t1ms.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2893_zpsnlwuvh8a.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2893_zpsnlwuvh8a.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2898_zps442euxqq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2898_zps442euxqq.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2896_zps4cftvkjy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2896_zps4cftvkjy.jpg.html)
Một MacDonald bên cạnh...

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2897_zps4fsusxi6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2897_zps4fsusxi6.jpg.html)
một kiến trúc của thời đã qua

danngoc
19-07-2016, 09:00
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2904_zps76wc3vcr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2904_zps76wc3vcr.jpg.html)
Tượng đài "Nam công nhân và nữ nông trang viên" của Vera Mukhina.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2912_zpsuwdmwuo6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2912_zpsuwdmwuo6.jpg.html)
Khu chung cư thời mới


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2920_zpsdbcpzwli.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2920_zpsdbcpzwli.jpg.html)
Phù điêu chân tượng đài

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2923_zpsmbm3z42u.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2923_zpsmbm3z42u.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2924_zpsbg2csutk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2924_zpsbg2csutk.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 09:05
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2929_zpsi4xogawt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2929_zpsi4xogawt.jpg.html)
Vera Mukhina lấy cảm hứng từ các điêu khắc Hy-La như "Nữ thần chiến thắng Samothrace", đôi thanh niên "Harmodius và Aristogeiton". Khuôn mặt của đôi nam nữ thể hiện một vẻ đê mê, say sưa, khoái cảm được kết hợp cùng nhau, khi ta ngắm kỹ...


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2934_zpsskw1oter.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2934_zpsskw1oter.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2937_zpsh7p2zbm1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2937_zpsh7p2zbm1.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2939_zpszetkbcog.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2939_zpszetkbcog.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2951_zpsfv7i8xdu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2951_zpsfv7i8xdu.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2952_zpsldtcao25.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2952_zpsldtcao25.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2961_zpsjgweokl8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2961_zpsjgweokl8.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 09:19
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2965_zpswkwfusqm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2965_zpswkwfusqm.jpg.html)
Triển lãm thành tựu quân sự Nga


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2974_zpse7jddhee.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2974_zpse7jddhee.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2983_zps6604jwpg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2983_zps6604jwpg.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2997_zpsgpdmv4az.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF2997_zpsgpdmv4az.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3010_zpskt3eym65.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3010_zpskt3eym65.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 09:23
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3018_zpsj3gcxg5f.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3018_zpsj3gcxg5f.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3021_zpszgc36gg2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3021_zpszgc36gg2.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3022_zpsvhcl9qja.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3022_zpsvhcl9qja.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3026_zpsrfbzar5r.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/VDNKh/DSCF3026_zpsrfbzar5r.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 09:51
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3046_zpsveapqovj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3046_zpsveapqovj.jpg.html)
Ga tàu điện ngầm Novoslobodskaya, một trong những ga đẹp nhất Moskva


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3039_zpsmxchywx9.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3039_zpsmxchywx9.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3048_zpsnbavlrs8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3048_zpsnbavlrs8.jpg.html)
Các trang trí tựa như khung kính màu trong nhà thờ

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3051_zpsvdchxxwm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3051_zpsvdchxxwm.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3053_zpsrdklvrg2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3053_zpsrdklvrg2.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 09:54
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3054_zps04vntdtw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3054_zps04vntdtw.jpg.html)
Dòng chữ "Hòa bình cho tất cả, thế giới vì hòa bình!" - những từ "hòa bình" và "thế giới" trong tiếng Nga đều là mir.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3059_zpsmbxbstfe.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3059_zpsmbxbstfe.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3061_zpsbfut5xak.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3061_zpsbfut5xak.jpg.html)
Cả người Nga cũng há hốc miệng ngắm nhìn

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3075_zpsl5fqpk9g.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3075_zpsl5fqpk9g.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3084_zpspuypovbr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3084_zpspuypovbr.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 10:12
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3089_zpsd327k29p.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3089_zpsd327k29p.jpg.html)
Ga Belorusskaya


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3092_zpsoqnaoivz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3092_zpsoqnaoivz.jpg.html)
Quốc huy Cộng hòa XHCN Belorus thuộc thành phần Liên Xô

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3095_zpseegohhuk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3095_zpseegohhuk.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3097_zpsweduatvz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3097_zpsweduatvz.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3099_zpsqysa6aqd.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3099_zpsqysa6aqd.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 10:17
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3105_zpsozq8nlpj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3105_zpsozq8nlpj.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3107_zpscegw3n06.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3107_zpscegw3n06.jpg.html)
Cùng chung tay xây dựng cạnh quốc huy Liên Xô


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3109_zpspvxarbbp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3109_zpspvxarbbp.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3113_zpsmxceiuxi.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3113_zpsmxceiuxi.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3117_zpsqfmf7nen.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3117_zpsqfmf7nen.jpg.html)
Cùng góp sức bảo vệ tổ quốc

danngoc
19-07-2016, 10:51
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3168_zpslnxyp9ok.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3168_zpslnxyp9ok.jpg.html)
Trở lại ga Komsomolskaya, Sinbad kiếm cửa hàng ăn lót dạ chờ giờ lên tàu đi Sankt Peterburg. Tại quảng trường, Sinbad đi ngang một gã bụi đời đang xát ma túy vào lợi (là cái gã đứng ở giữa bức ảnh này). Lập tức ý thức cảnh giác hồi phục trở lại sau 3 ngày trời êm đềm khiến ý thức này (vốn vẫn luôn sắc bén trong chuyến viễn du Châu Âu 2009) mờ nhạt hẳn đi. Tại các nhà ga, bến chợ hay công viên nhỏ là nơi khách balo cần rất cảnh giác.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3169_zpssi0en9jr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3169_zpssi0en9jr.jpg.html)
Ông Lenin kia có hay?


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3171_zps0nc1ei0g.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3171_zps0nc1ei0g.jpg.html)
Siêu thị tự chọn, tự cân


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3172_zpsh5o0ojka.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3172_zpsh5o0ojka.jpg.html)

danngoc
19-07-2016, 11:03
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3173_zpsq4asgovy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3173_zpsq4asgovy.jpg.html)
Một suất pemeni (vằn thắn nhân thịt rưới sữa chua smetana) + súp khoai tây nấu thịt và váng sữa + ly kvas giá 421 rúp.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3179_zpszxtgjbmg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3179_zpszxtgjbmg.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3182_zpsivwbxlq4.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3182_zpsivwbxlq4.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3192_zpsd7cqsbke.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3192_zpsd7cqsbke.jpg.html)
Ga Leningradsky

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3194_zpstwahalep.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%203%2012-6-2016/DSCF3194_zpstwahalep.jpg.html)
Tàu đi Sankt Peterburg rất sạch, thơm, lịch sự, đúng giờ và hiện đại.

danngoc
21-07-2016, 05:55
Tàu lửa Nga chạy êm và đúng giờ. Hai bên đường, thi thoảng ta vẫn gặp các dòng chữ từ thời Xô viết như "Lao động là vinh quang!" v.v.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3196_zpsvbgkg70s.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3196_zpsvbgkg70s.jpg.html)
Ga Moskovsky. Đã thấy bức tượng Piotr I giữa sảnh ga.
Gặp nhiều đoàn khách du lịch cũng đi tàu từ Moskva lên Sankt Peterburg như mình - nhiều khách phương Bắc xứ Arab và mừng thay, cả khách xứ Arab!

Trời mưa lạnh, nên dù ga ở cũng gần khách sạn BedAndBike trên phố Marata, nhưng vẫn phải bỏ 350 rúp để về khách sạn.

danngoc
21-07-2016, 06:12
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/20160613_074903_zpsp1mvsuhj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/20160613_074903_zpsp1mvsuhj.jpg.html)
Chưa tới giờ check-in nên gửi tạm hành lý tại khách sạn, và sử dụng tiện ích vệ sinh và bếp ăn tại đây. Khi đi tắm, Sinbad loay hoay thế nào mà không vặn được vòi nước nóng. Thế là giữa cái lạnh 4 độ C, Sinbad đánh liều gội đầu và tắm nước lạnh. Nước như kim châm vào da đầu. Cái lạnh lỏng và cứng chảy xuống da đầu, xuống cổ, xuống mặt - chảy tới đâu da đầu và ngón tay cứng lại tới đó. Nghe kể, các tù GULag ngày xưa cũng được cho tắm giữa trời tuyết lạnh, mỗi người được phát một gáo nước lạnh và một gáo nước nóng, và có khi không có cả nước nóng. Thế tức là cơ thể con người có thể thích nghi được điều kiện này. Đáng ngạc nhiên là sau đó Sinbad không bị đau họng hay sốt siếc gì cả.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3199_zpshxmdsdxf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3199_zpshxmdsdxf.jpg.html)
Bếp ăn ấm dễ chịu vô cùng, nhất là sau màn tắm nước lạnh vừa rồi.

danngoc
22-07-2016, 06:50
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3210_zpsf4ediywa.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3210_zpsf4ediywa.jpg.html)
Bữa sáng đầu tiên ở cố đô Sankt Peterburg

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3203_zpsi0cnown3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3203_zpsi0cnown3.jpg.html)
Tĩnh vật 1

danngoc
22-07-2016, 10:49
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3229_zpskj6m9z5o.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3229_zpskj6m9z5o.jpg.html)
Một block nhà cũ trên phố Marata


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3231_zpsoenepfhg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3231_zpsoenepfhg.jpg.html)
Bảo tàng Bắc Cực và Nam Cực


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3232_zps5terywew.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3232_zps5terywew.jpg.html)
Phố Kuznechniy

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3235_zps0bzesjy2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3235_zps0bzesjy2.jpg.html)
Chợ Kuznechniy.

danngoc
22-07-2016, 11:12
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3244_zpszrtgztao.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3244_zpszrtgztao.jpg.html)
Thánh đường thượng ảnh Đức Mẹ Vladimir (Sobor Vladimirskoy Ikony Bozhiyey Materi)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3247_zpshqsfzjgv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3247_zpshqsfzjgv.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3241_zpsgwqirncj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3241_zpsgwqirncj.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3240_zpsbfhrzuvv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3240_zpsbfhrzuvv.jpg.html)

danngoc
22-07-2016, 11:21
Đại lộ Vladimirsky Prospekt. Hai bên là các tòa nhà phong cách phục hưng mà có lẽ từng do bố con Rastrelli thiết kế cho Nữ hoàng Elizaveta Petrovna. Trong đó cũng có thể có kiến trúc do Mikhail Eisenstein cha của đạo diễn Sergey Eisenstein thiết kế.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3246_zpsmoecqxz5.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3246_zpsmoecqxz5.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3248_zpsyz5sc523.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3248_zpsyz5sc523.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3250_zpsv33agij1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3250_zpsv33agij1.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3252_zpsgfkptvp1.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3252_zpsgfkptvp1.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3253_zpsuleszf9w.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3253_zpsuleszf9w.jpg.html)

danngoc
22-07-2016, 14:42
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3258_zpsqcvpho7p.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3258_zpsqcvpho7p.jpg.html)
Ngôi nhà Dom Lopatin, Đại lộ Nevsky Prospekt, sát Cầu Anichkov.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3262_zpscdnrtln6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3262_zpscdnrtln6.jpg.html)
Đối diện Dom Lopatin là Bảo tàng về nền Dân chủ đương đại Nga mang tên Anatoly Sovchak. Theo kiến trúc thì đây cũng là một ngôi nhà từ thời trước Cách Mạng.

Dauchandiadang
22-07-2016, 14:51
Chào bạn !
Đọc đoạn : " Thế là giữa cái lạnh 4 độ C, Sinbad đánh liều gội đầu và tắm nước lạnh. Nước như kim châm vào da đầu. Cái lạnh lỏng và cứng chảy xuống da đầu, xuống cổ, xuống mặt - chảy tới đâu da đầu và ngón tay cứng lại tới đó. Nghe kể, các tù GULag ngày xưa cũng được cho tắm giữa trời tuyết lạnh, mỗi người được phát một gáo nước lạnh và một gáo nước nóng, và có khi không có cả nước nóng. "
và đoạn :" Lập tức ý thức cảnh giác hồi phục trở lại sau 3 ngày trời êm đềm khiến ý thức này (vốn vẫn luôn sắc bén trong chuyến viễn du Châu Âu 2009) mờ nhạt hẳn đi. Tại các nhà ga, bến chợ hay công viên nhỏ là nơi khách balo cần rất cảnh giác. "

Một cảm giác rất ngãu nhiên để hiểu hơn " tù nhân Gulag... " và một phản xạ " cảnh giác cao độ .." ..tất cả đều là những trải nghiệm thú vị riêng có - của các cao thủ !

danngoc
22-07-2016, 15:12
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3266_zpsiaejd1x6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3266_zpsiaejd1x6.jpg.html)
Cầu Anichkov - cây cầu cổ nhất và nổi tiếng nhất bắc qua sông Fontanka. Cầu xây năm 1841-42 và được sửa năm 1906-08. Đọc "Đêm trắng" của Dostoyevsky mà tưởng tượng tới cảnh nhà văn bắt gặp cô gái bên cầu này. Trên cầu có 4 nhóm tượng "Người luyện ngựa" bằng đồng của điêu khắc gia Nga Pyotr Karlovich Klodt. Người ta nói, Klodt ghét kẻ nào thì chạm khuôn mặt kẻ thù đó vào dưới đít con ngựa.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3267_zps4be6mvip.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3267_zps4be6mvip.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3270_zps8ksx4jhg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3270_zps8ksx4jhg.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3273_zps2nvbsymm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3273_zps2nvbsymm.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3274_zpsb4izfva6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3274_zpsb4izfva6.jpg.html)
Lan can hình hải mã

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3277_zpsmja9pqzm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3277_zpsmja9pqzm.jpg.html)
Sông Fontanka (mà Đoàn Tử Huyến dịch là sông Đài Phun nước mặc dù không thấy cò đài phun nước nào ở đây). Lý do là sông này cấp nước cho các đài phun nước của Cung điện Mùa Hạ.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3280_zpsybjpagqr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3280_zpsybjpagqr.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3283_zpssjtyune6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3283_zpssjtyune6.jpg.html)

danngoc
22-07-2016, 15:37
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3285_zps7mdcsqso.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3285_zps7mdcsqso.jpg.html)
Đi dọc sông Fontanka. Một kiến trúc thời Liên Xô.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3286_zpsio3ryaby.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3286_zpsio3ryaby.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3287_zpsuftjeefu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3287_zpsuftjeefu.jpg.html)
Cầu quay Lomonosov xây 1785-1787. Dài 63m, có nhịp giữa nâng lên cho tàu bè ra vào lúc 1h khuya. Vốn có tên là Cầu Tchernyshov, năm 1948 đổi thành Cầu Lomonosov.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3288_zpsyexd0nua.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3288_zpsyexd0nua.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3289_zps4fludyhu.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3289_zps4fludyhu.jpg.html)
Quảng trường Lomonosov.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3291_zpsp68afrtw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3291_zpsp68afrtw.jpg.html)
Thánh đường Ba Ngôi (Troitsko-Izmailovsky Sobor) ở xa xa.

danngoc
23-07-2016, 08:59
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3294_zpsqtjxengm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3294_zpsqtjxengm.jpg.html)
Nhà hát Aleksandrinsky hay Viện Hàn lâm Sân khấu Quốc gia Nga mang tên Pushkin. Xây dựng cho Đoàn hát Hoàng gia Nga năm 1832. Công trình do Kiến trúc sư Carlo Rossi thiết kế.
Kế bên là Học viện Ba-lê Nga mang tên A.Ya. Vaganov (lập năm 1732).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3297_zpstdkraq64.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3297_zpstdkraq64.jpg.html)
Thư viện Quốc gia Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3298_zpsu8vlzti1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3298_zpsu8vlzti1.jpg.html)
Bia tưởng niệm Kiến trúc sư C.I. Rossi đã xây công trình này từ 1828-1834.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3299_zpsqzvvbzuz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3299_zpsqzvvbzuz.jpg.html)
Biển giới thiệu chương trình biểu diễn vở "Mười hai" của Aleksandr Blok. 12 ở đây là 12 chiến sĩ cách mạng gác Petrograd, ám chỉ 12 thánh tông đồ.

Tại đám tang Vrubel ngày 3/4/1910 ở St. Petersburg, bài điếu văn tán dương duy nhất bên huyệt mộ là của Alexander Blok, nhà thơ phái Tượng trưng người Nga nổi tiếng nhất ở phương Tây và là một trong những nhà thơ được quý mến nhất tại Nga thế kỷ hai mươi. Bề ngoài “ác nghiệt, xa cách, cháy tàn” (theo lời của người bạn và là đối thủ của ông, nhà văn Andrei Bely), Blok hai mươi chín tuổi, có khuôn mặt như cái mặt nạ Apollon đầy bí hiểm, thốt ra những lời buồn bã với giọng đều đều về chiến thắng của bóng đêm, cả trong tranh của Vrubel lẫn trong cuộc sống, bởi “còn có chiến thắng nào đen tối hơn”.
Bài diễn văn của Blok được lắng nghe trong im lặng bởi các nhân vật có uy tín của giới nghệ sĩ Nga: Benois, Bakst và Diaghilev, Valentin Serov, Nikolai Roerich, Boris Kustodiev, Mstislav Dobuzhinsky, Kuzma Petrov-Vodkin. Liệu họ có đoán biết rằng khi tán dương Vrubel, Blok cũng đã ngầm than khóc cho thất bại của cách mạng năm 1905? Giống như nghệ thuật của Vrubel, thơ của Blok mang tính tự mâu thuẫn: nó chứa cả sự kiêu kỳ lẫn tính nền tảng, cả am thờ lẫn tửu quán, cả Đức Mẹ lẫn nhân vật nữ chính của một trong những bài thơ phổ biến nhất của ông, bài Người phụ nữ không quen biết, một cô gái điếm từ từ rẽ bước qua đám người say rượu “có cặp mắt thỏ đế” trong quán bar.
Thơ của Blok biểu thị lối đi của chủ nghĩa Tượng trưng Nga, vốn là sự hưởng ứng tự nhiên đối với các thử nghiệm tại Pháp của Charles Baudelaire, Paul Verlaine và Arthur Rimbaud. Nhưng giống như mọi thứ tại nước Nga, phong trào văn chương này nở hoa cùng với chủ nghĩa thần bí và nâng cao các khát vọng mang tính triết học lấy mẫu theo Tolstoi và Dostoevsky.
Boris Eikhenbaum, trong bài phát biểu tại một lễ tưởng niệm Blok năm 1921, đã nói: “Vị hiệp sĩ của Quý bà Sắc đẹp; chàng Hamlet trầm tư về cái không tồn tại; kẻ phóng đãng hoang dã, nhà tiên tri tàn nhẫn về sự hỗn loạn và cái chết – tất cả những điều đó với chúng ta là sự mở ra một tai hoạ duy nhất, mà Blok là vị anh hùng của nó”.
Sớm hơn những người khác, Blok được định vị bởi giới nghiên cứu văn học Nga (đặc biệt bởi những “người theo chủ nghĩa hình thức” Eikhenbaum và Yuri Tynyanov) như là người sáng tạo ra huyền thoại tiểu sử của chính ông. Tynyanov giải thích “hiện tượng Blok” như sau: “Khi mọi người nói về thơ của anh, hầu như họ luôn luôn thay thế một cách vô ý thức thơ của anh bằng khuôn mặt con người – và ai cũng đi tới chuyện yêu mến khuôn mặt chứ không phải nghệ thuật”.
Đúng, hình ảnh mà Blok sáng tạo ra, không chỉ trong thơ của ông mà cả trong thư từ, nhật ký và sổ tay của ông, của một vị thánh tử vì đạo tự hy sinh bản thân vì nghệ thuật và sự thật, là một hình ảnh gây cảm hứng. Không có vấn đề gì khi con người thật của Blok trong hồi ức của những người cùng thời với ông xuất hiện như một kẻ nghiện rượu, trác táng, căm ghét hôn nhân, người đã huỷ hoại cuộc đời vợ mình, và kẻ bài Do Thái (Zinaida Hippius, người chia sẻ quan điểm ám ảnh Do Thái của Blok, đã gọi ông là một “người bài Do Thái dữ dội một cách hiếm có” và ghi trong nhật ký của bà nỗi khao khát của ông “muốn treo cổ tất cả bọn Do Thái”). Nhưng không một bằng chứng nào lay chuyển huyền thoại về Blok mạnh như hình ảnh của chính ông: ánh mắt nghiêm nghị và đầy ý nghĩa, xác nhận một cách lý tưởng ý niệm về cách một “thi sĩ” cần có bề ngoài và cách hành xử như thế nào; giọng điệu và chất nhạc bi thảm chân thực trong thơ của ông; và cái chết quá sớm đầy tính tượng trưng của ông. Nhưng hình ảnh của Blok cũng không bị các cuộc công kích của các đối thủ văn chương của ông làm hao tổn – đặc biệt là Blok bị nhại một cách đầy đố kỵ trong tiểu thuyết Con đường Đau khổ của Aleksei Tolstoi, trong đó ông trở thành anh chàng thi sĩ nổi tiếng Alexei Bessonov, uống rượu vang ừng ực, quyến rũ đàn bà con gái xung quanh và viết về số phận của nước Nga, mặc dù anh ta biết đất nước “chỉ qua sách vở và tranh ảnh”.
Tynyanov là người đầu tiên đặt “tính cách văn học” của Blok trong một truyền thống lịch sử-nặn thành huyền thoại có nguồn gốc từ thời Pushkin và Lev Tolstoi và được tiếp nối bởi Vladimir Mayakovsky và Sergei Esenin, những người mà “huyền thoại Blok” phục vụ như một hình mẫu. (Giờ đây chúng ta có thể đưa thêm những văn sĩ sau vào danh sách này: Anna Akhmatova, Boris Pasternak, Joseph Brodsky). Blok cũng tự làm mẫu mình theo Vrubel (một huyền thoại trong giới nghệ sĩ như là “kẻ điên thần thánh”).

danngoc
23-07-2016, 08:59
Sau khi Chekhov mất năm 1904, Meyerhold tìm thấy một ngôi sao dẫn đường mới, nhà thơ Alexander Blok. Năm 1906 tại St. Petersburg, ông đã dàn dựng vở kịch hai mươi sáu tuổi Balaganchik (Chiếc lều Hội chợ Triển lãm), là kết hợp tài tình giữa tuyên ngôn của Chủ nghĩa Tượng trưng huyền bí với một lối nhại lệch lạc chính chủ nghĩa này. Dàn dựng trước vở Pétrouchka của Stravinsky-Benois-Fokine năm năm, Meyerhold xuất hiện trên sân khấu trong Chiếc lều Hội chợ Triển lãm với vai Pierrot đau khổ, vào cuối vở diễn đã khóc với khán giả: “Cứu tôi với! Tôi đang chảy máu nước việt quất đây!”
Mô tả khá đúng sau đây về vụ xì căng đan khuấy gợi bởi buổi công diễn vở Chiếc lều Hội chợ Triển lãm có thể so sánh được với phản ứng tương tự về Sacre du printemps năm 1913: “Tiếng huýt sáo phản đối dữ dội của người không ưa cùng tiếng vỗ tay tán thưởng như sấm trộn cùng tiếng la hét và gào rú. Thật quá chấn động”. Blok và Meyerhold cùng nhau ra cúi chào, quả là một cặp đôi trái ngược – thi sĩ lạnh như đá, với khuôn mặt như cái mặt nạ Apollon màu tro che dấu ánh ảm đạm trong đôi mắt xám thép, còn vị đạo diễn kiêm diễn viên không hề kiềm chế giống như thần Dionysos đang di chuyển và lắc lư mềm oặt như thể không xương, ve vẩy đôi ống tay áo dài của bộ đồ Pierrot màu trắng.
Đó là khoảng khắc đáng nhớ với cả hai người. Meyerhold luôn luôn xem buổi công diễn vở Chiếc lều Hội chợ Triển lãm thực sự là khởi đầu cuộc đời đạo diễn của mình. Bốn năm trước khi mất, Blok đã mô tả Chiếc lều Hội chợ Triển lãm một cách bí hiểm như là “một tác phẩm xuất hiện từ đáy sâu của sở cảnh sát trong chính tâm hồn tôi”.
Không như những bức thư bị biến mất đầy bí ẩn của Chekhov gửi cho Meyerhold, nhật ký của Blok về vị đạo diễn vẫn còn đến ngày nay; chúng như hướng dẫn cho ta hiểu về mối quan hệ “rất khó khăn” này (theo lời Meyerhold). Trong kho lưu trữ của Viện Văn học Nga tại St. Petersburg, có một ảnh chụp anh thanh niên Meyerhold – chiếc mũ phớt rất điệu, cái mũi khoằm nổi tiếng, đôi môi dày thịt – cùng một đề tặng cho nhà thơ: “Tôi đã hóa yêu mến Alexandrovich Blok từ trước khi được gặp anh. Khi chúng tôi chia tay, tôi sẽ mang theo tình cảm vững bền này mãi mãi. Tôi yêu thơ anh, yêu cặp mắt anh. Nhưng anh chẳng hề hiểu tôi”.
Blok thừa nhận rằng vở diễn Chiếc lều Hội chợ Triển lãm của Meyerhold là lý tưởng, nhưng vào năm 1913 ông đã nói về một dàn dựng khác của Meyerhold là “Sặc sỡ và La hét Xoàng xĩnh”. Vị đạo diễn tới gặp nhà thơ để xin lời khuyên có nên ly dị hay không, trong khi Blok ghi trong nhật ký của mình “tôi không tin Meyerhold”. Vị đạo diễn sau này nhớ lại về Blok: “Chúng tôi hiếm khi cãi nhau. Blok vốn không biết cách tranh luận. Anh ấy thường nói ra ý mình, vốn đã được nghĩ chín từ trước, rồi im lặng. Nhưng anh ấy có khả năng lắng nghe tuyệt vời – một điều rất hiếm thấy”.


Blok, người xem nước Nga cũ là “một thế giới kinh tởm”, đã đón chào cách mạng Bolshevik và ủng hộ nó với hai trong số những trường ca tuyên ngôn gây tranh cãi và ấn tượng nhất của mình: trường ca tự sự trữ tình sôi nổi và mãnh liệt Mười Hai, trong đó tiểu đội chiến sĩ Hồng quân tuần tra quanh thành Petrograd cách mạng được so sánh với mười hai thánh tông đồ và Chúa Khritsto xuất hiện một cách kỳ diệu để dẫn dắt họ, và trường ca nồng nhiệt mang tính tiên tri Những người Scythe, lấy cảm hứng từ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của người thầy tư tưởng của ông, Ivanov-Razumnik. Những kiệt tác ấy, mau chóng được dịch sang tất cả các ngôn ngữ chính trên thế giới (tại Pháp chúng được minh họa bởi Larionov và Goncharova), được đọc tại phương Tây như phần lớn các bản dịch đậm chất nghệ thuật và uyên bác về cơn đại hồng thủy cách mạng gây chấn động tại nước Nga.
Nhưng phe Bolshevik vẫn không tin Blok, thậm chí còn bắt giữ ông – mặc dù trong thời gian ngắn – vào năm 1919 vì nghi ngờ có tham gia một âm mưu. Năm 1921, Blok, kiệt sức và suy dinh dưỡng, đã mắc chứng viêm vách trong tim và viêm màng não. Gorky và Lunacharsky liên tiếp nài khẩn Lenin cho phép nhà thơ được sang Phần Lan điều trị. Ban đầu Bộ Chính trị từ chối. Sau đó Lenin và các đồng chí của ông mủi lòng nhưng đã quá muộn: ngày 7 tháng Tám Blok qua đời, được nhiều người than khóc như nạn nhân của chế độ Bolshevik. Lunacharsky cay đắng nhận xét trong lá thư mật ông gửi cho Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Bolshevik: “Không thể nghi ngờ và bác bỏ được thực tế rằng, chúng ta đã giết chết thi sĩ tài năng nhất nước Nga”. Nhờ thế Blok, một lãng khách, đã trở thành vị thánh tử vì đạo vĩ đại đầu tiên nạn nhân của chính sách văn hóa Xô viết được nhiều người thừa nhận.

danngoc
23-07-2016, 11:23
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3301_zpsunlpxgaj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3301_zpsunlpxgaj.jpg.html)
Cỗ xe tứ mã của thần Apollo, thần bảo trợ nghệ thuật, trên mái nhà hát. Các điêu khắc được thực hiện bởi Stepan Pimenov và Vasily Demuth Malinovsky.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3305_zpsm2vuuthh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3305_zpsm2vuuthh.jpg.html)
Khi Rossi làm xong nhà hát, Nikolai hài lòng đến mức tặng cho Rossi một lô riêng trong nhà hát. Do thiếu tiền, ông cho thuê lô này nên Sa hoàng biết tin lập tức thu hồi lô riêng này lại.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3306_zps7o5j4e9j.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3306_zps7o5j4e9j.jpg.html)
Bức tượng Ekaterina Đại đế trước nhà hát. Nhà hát và bức tượng được làm theo lệnh Sa hoàng Nikolai I "Người hòa bình", cháu của Ekaterina. Để vinh danh Aleksandra Fyodorovna, vợ Nikolai I, Nhà hát Aleksandrinsky được sơn màu vàng-trắng trở thành đặc trưng của kiến trúc Tân Cổ điển ở Sankt Peterburg.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3311_zps8d6gzk7z.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3311_zps8d6gzk7z.jpg.html)
Bức tượng do họa sĩ Nga M.O. Mikeshin thực hiện. Ekaterina mặc đại lễ phục, tay phải cầm quyền trượng, tai trái cầm nhành ô-liu. Trong các quần thần dưới chân bà, có Aleksander Suvorov vị tướng nổi tiếng nhất lịch sử Nga; Công tước Potiomkin, chồng của Ekaterina vừa là tướng vừa là nhà chính trị; Ekaterina Dashkova, người phụ nữ đầu tiên chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga (vào thế kỷ 18!) và nhà thơ nổi tiếng Gavrila Derzhavin.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3312_zpstuvjbimt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3312_zpstuvjbimt.jpg.html)

danngoc
23-07-2016, 11:35
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3318_zpsnqmnkjzt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3318_zpsnqmnkjzt.jpg.html)
Trung tâm thương mại "Anh em nhà Eliseyev". Xây dựng 1902-1903. Kiến trúc Art Nouveau.

kimvanchinh
23-07-2016, 11:42
Cám ơn bạn danngoc đã cung cấp thêm rất nhiều thông tin và hình ảnh về nước Nga thông qua những kiến trúc, tượng đài, tranh ảnh và mộ chí nữa... Rất nhiều người như tôi thường tự cho là mình đã học ở Nga nhưng còn rất thiếu kiến thức về lịch sử Nga, nhất là lịch sử tư tưởng, tôn giáo, văn hóa... Mặc dù bạn mới lần đầu tiên đến nước Nga trong 12 ngày khi tuổi đã gần lục tuần nhưng bạn thực sự là một người thầy đối với tôi về lĩnh vực lịch sử văn hóa, chiến tranh và kiến trúc Nga.

danngoc
23-07-2016, 12:44
Ấy chớ bác Kim ui. Biển học thì mênh mông, trường đời thì biến đổi khôn ngừng :) Em chỉ dám đi học suốt ngày, và thìch thế ạ. Mỗi lần đi thế này là một lần học, thông tin nhiều gấp mấy năm ở nhà. Mong các bác đóng góp cho topic thêm vui, bác Kim nhận xét thế này tội nghiệp em.

danngoc
23-07-2016, 14:43
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3321_zpshswzqsoz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3321_zpshswzqsoz.jpg.html)
Tấm biển đề: V.I. Lenin từng đọc sách tại thư viện công cộng này từ 1893-1895.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3323_zpsewhm3c53.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3323_zpsewhm3c53.jpg.html)
Bệnh viện thành phố số 1.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3325_zpsbjoux7ah.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3325_zpsbjoux7ah.jpg.html)
Gostiny Dvor (tiếng Nga là "chợ trong nhà" hay "sân mua bán") Sankt Peterburg là một trong hàng chục cửa hàng Gostiny Dvor tại khắp nước Nga.
Gostiny Dvor tại Sankt Peterburg này không chỉ là một trung tâm mua sắm cổ nhất thành phố, mà còn là trung tâm giải trí-mua sắm đa nặng (shopping arcade) đầu tiên trên thế giới. Nằm tại ngã tư Đại lộ Nevsky và đại lộ Sadovaya, nó dài 1km và rộng 78.000 m2 (Không gian bán lẻ là 13.000m2). Xây dựng 1761-1785 theo lệnh Nữ hoàng Elizaveta Petrovna.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3328_zpsvgqsxtei.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3328_zpsvgqsxtei.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3330_zpsvxkwy60d.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3330_zpsvxkwy60d.jpg.html)

danngoc
23-07-2016, 15:25
Dối diện là hai nhà thờ (không phải Chính thống giáo)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3333_zpsisumzkim.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3333_zpsisumzkim.jpg.html)
Nhà thờ Giáo hội Armenia Thánh Ekaterina (Armenian Apostolic Church of St. Catherine). Được biết, người Armenia là một dân tộc giỏi buôn bán và đi khắp thế giới để buôn bán từ thời cổ đại. Giáo hội Ki-tô Armenia cũng là một giáo hội cổ xưa như chính Ki-tô giáo: Armenia là đất nước đầu tiên chấp nhận Ki-tô giáo là quốc giáo từ thế kỷ 4, tức là trước cả khi Hoàng đế La Mã Constantine làm điều này với Đế quốc La Mã. Giáo hội Armenia còn gọi là Giáo hội Gregorian, có thể xem như giáo hội cổ xưa nhất.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3334_zpsze2lxot8.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3334_zpsze2lxot8.jpg.html)
Các thương nhân Armenia xuất hiện ở Sankt Peterburg gần như ngay khi vừa đặt viên đá đầu xây dựng thành phố này. Năm 1711, Piotr Đại đế ra sắc lệnh cho Duma: "Phải đối xử hết mức ưu ái với dân Armenia và cho họ ở nơi phù hợp để khuyến khích sắc dân này đến đây càng nhiều càng tốt".


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3334_zpsze2lxot8.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3334_zpsze2lxot8.jpg.html)
Nhà thờ Ki-tô Thánh Ekaterina (Catholic Church of St. Catherine): là nhà thờ Ki-tô La Mã cổ nhất ở Nga, và là nhà thờ duy nhất được phong Vương cung Thánh đường (basilica) ở Nga. Xây dựng từ 1738-1783. Đến thời Xô-viết, giám mục nhà thờ bị bắt và xử bắn ở Lubyanka năm 1923. Đến năm 1970 người ta dự định biến nó thành phòng hòa nhạc thính phòng cho Dàn nhạc Cổ điển Leningrad. Sinbad có vào nghe hát mixa trong này - âm thanh quả thật rất tốt: mái vòm của nó phản xạ rõ mọi âm, trong phòng rất kín tiếng động bên ngoài không lọt vào được.

danngoc
23-07-2016, 15:37
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3340_zpsc4xhx1jw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3340_zpsc4xhx1jw.jpg.html)
Một cửa hàng hoa tươi và giá cả để các bạn tham khảo.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3341_zpstmlkylrx.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3341_zpstmlkylrx.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3342_zps913oj9tn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3342_zps913oj9tn.jpg.html)

Dauchandiadang
26-07-2016, 15:25
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3318_zpsnqmnkjzt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3318_zpsnqmnkjzt.jpg.html)
Trung tâm thương mại "Anh em nhà Eliseyev". Xây dựng 1902-1903. Kiến trúc Art Nouveau.

Wow ! Một tòa nhà với đa sắc màu sặc sỡ kỳ lạ ! Cả một phố cũng rực rỡ sắc màu . Tòa nhà " Tắc kè " chăng ? Dạng hiếm gặp !

danngoc
26-07-2016, 15:36
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3346_zpsu5a7o2qj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3346_zpsu5a7o2qj.jpg.html)
Vương cung Thánh đường Kazan (Kazansky Kafedralnyi Sobor), được xây để hiến dâng Đức Mẹ Kazan. Hoàn tất 1811, tức là ngay trước Chiến tranh Vệ quốc 1812 chống Napoleon. Kiến trúc sư Andrei Voronikhin vâng lệnh Sa hoàng Pavel I, thiết kế nhà thờ này phỏng theo mặt bằng và kiến trúc Đại Vương cung Thánh đường St Peter ở Vatican: cũng mái vòm ấy, cũng 2 dãy hành lang như vòng tay cong cong ôm lấy, cũng những tượng các thánh ấy.
Chỉ có điều, nội thất nói lên đặc trưng đây rõ ràng là Chính thống giáo Nga.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3347_zpsjvafrb2a.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3347_zpsjvafrb2a.jpg.html)
Tòa nhà Singer (Dom kompanii "Zinger") hay còn gọi là Nhà Sách (Dom Knigi). Xây 1902-1904. Một kiến trúc Art Nouveau tuyệt đẹp khác. Kiến trúc sư Pavel Suzor thiết kế cho Công ty Máy khâu Singer. Mái kính của nó tuyệt đẹp, nhưng không được phép cao hơn mái vòm của Nhà thờ Kazan hay Cung Điện Mùa Đông (Hermitage).

danngoc
27-07-2016, 11:00
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/13769562_10209980577660527_8576431249102756628_n_z psygjpngik.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/13769562_10209980577660527_8576431249102756628_n_z psygjpngik.jpg.html)
Cũng như Đại Vương cung Thánh đường Thánh Peter ở Vatican


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/13626420_10209980577620526_2440637789045676745_n_z ps60ayzyxg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/13626420_10209980577620526_2440637789045676745_n_z ps60ayzyxg.jpg.html)
Nhưng có mặt bằng chính hình chữ thập Hy Lạp (4 đầu đều nhau) chứ không như chữ thập La Mã (có 1 đầu dài hơn) đặc trưng của Chính Thống giáo Byzantine

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/13669674_10209980577700528_1061777629406228377_n_z pski8xiqas.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/13669674_10209980577700528_1061777629406228377_n_z pski8xiqas.jpg.html)
Cũng các tượng thánh như Thánh đường Thánh Peter

danngoc
02-08-2016, 17:10
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3365_zpsazpgvvzz.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3365_zpsazpgvvzz.jpg.html)
Mái vòm tương tự như vòm của Đại Vương cung Thánh đường Thánh Phê Rô ở Vatican, nhưng... nội thất của Chính thống giáo mang tính phương Đông hơn, ít tính độc thần giáo của phương Tây. Nếu ta để ý, sẽ thấy nội thất các nhà thờ Ki-to La Mã ánh sáng từ vòi vọi chiếu xuống, như một sự áp đặt đức tin lên người xem, như một sự khẳng định "ta là duy nhất". Ảnh hưởng đó, bắt nguồn từ Do Thái giáo, Ki-to giáo và Hồi giáo, là một ảnh hưởng vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực lên tiến trình phát triển của nhân loại. Sự áp đặt một chân lý duy nhất, loại trừ mọi thứ tà giáo khác, giúp nhân loại tập trung sức mạnh để khám phá, chinh phục thiên nhiên và các dân tộc thấp kém khác (dưới hình thức khai sáng, đem lại đức tin, đem lại văn minh, đem lại tự do, bình đẳng bác ái v.v.). Nhưng cũng chính sự chinh phục đó có tính ác của nó: nó loại bỏ tất cả những kẻ yếu, những kẻ không vâng lời, những kẻ ngáng đường v.v. Nó giao chiến với sức mạnh của tự nhiên: tự nhiên vừa duy trì cuộc đấu tranh sinh tồn để loại bỏ kẻ yếu, nhưng cũng vừa duy trì sự đa dạng sinh học để duy trì những tính lạ, những khả năng tiềm ẩn của các giống loài. Tính ác của độc thần giáo là nó mặc nhiên áp đặt chỉ nó là đúng đắn nhất, chỉ nó là chân lý.... Điều này đem lại cho nhân loại và cả thiên nhiên biết bao đau khổ, hủy diệt, chiến tranh, tàn ác...

Nội thất tối màu của Chính thống giáo mang tính phương Đông, vì nó giúp con người tịnh tâm nhìn sâu vào tâm hồn mình. Nó làm Sinbad liên tưởng tới sự tối sâu của Phật giáo.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3368_zpsiknbasxp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3368_zpsiknbasxp.jpg.html)
Bức tranh tả cảnh rước Tranh Thánh Đức Mẹ Kazan. Đức Mẹ Kazan là vật thánh thiêng của CHính thống giáo Nga. Mỗi khi bị ngoại xâm, các thống lính Nga lại tổ chức rước Ảnh thánh Đức Mẹ Kazan: khi Nga bị Ba Lan xâm lược 1612, khi Thụy Điển xâm lược 1709, khi Napoleon xâm lược 1812...

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3370_zpsyvfgr66d.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3370_zpsyvfgr66d.jpg.html)
Mộ của Công tước Mikhail Kutuzov, người hùng Chiến tranh Vệ quốc 1812


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3372_zpsj80hycec.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3372_zpsj80hycec.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3373_zpskwpsfjfj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3373_zpskwpsfjfj.jpg.html)
Các chùm chìa khóa cổng thành những thành lũy bị chinh phục: Bremen, pháo đài Getrudenberg, Avena

danngoc
02-08-2016, 19:58
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3384_zpsnncmbm1m.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3384_zpsnncmbm1m.jpg.html)
Mộ vị Sa hoàng điên rồ Pavel I, người cho xây Thánh đường này. Pavel Petrovich Romanov là con trai vua điên Sa hoàng Piotr III và bà mẹ Nữ hoàng Ekaterina II. Mẹ ông sinh ra ông khi căm ghét chồng mình, và nghe nói bà muốn giết chết con trai vì nếu để con sống thì bà sẽ không lên ngôi. Tất cả những điều này có thể có thật, nhưng cũng có thể chỉ là ý nghĩ thoáng qua. Nhưng Pavel I đúng là được người đương thời gọi là "Hamlet Nga": ông chỉ luôn muốn giết bà mẹ mình Nữ hoàng Ekaterina II, người đã cùng tình nhân giết chết cha ông là Piotr III. Cuộc đời ông giằng xé giữa những bi kịch, giống như vị hoàng tử Đan Mạch nọ. Vợ ông, người ông yêu điên dại, lén tình tự với người khác mà ông chỉ hay khi mẹ đẻ ông độc ác đưa thư tình cho ông xem. Nhưng hậu duệ ông, các Sa hoàng Nikolai I và II, Aleksandr II và III, đều là những người cực kỳ minh mẫn và khỏe mạnh. Dù bị xem là con hoang của kẻ khác không phải của Piotr III, ông lại có tính điên giống hệt Piotr III.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3380_zpsph5ksbtu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3380_zpsph5ksbtu.jpg.html)
Mộ Sa hoàng Aleksandr I, con trai Pavel I. Pavel điên rồ và quản lý nước Nga đi tới sụp đổ, giằng xé giữa tình phụ tử và tinh thần ái quốc, Aleksandr I truất ngôi vua cha Pavel I khi ngài còn sống, giam ngài và Pavel I chết trong hoàn cảnh không rõ ràng. Aleksandr I là vị vua có tài ngoại giao tinh thông tuyệt vời, có thể đọc và điều khiển suy nghĩ kẻ khác, xứng đáng đối đầu với Napoleon I. Chiến thắng năm 1812, Aleksandr I dẫn đầu quân đội liên minh đánh bại và phế truất Napoleon I.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3382_zpsqklmemsh.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3382_zpsqklmemsh.jpg.html)
Biển tưởng niệm kiến trúc sư Andrey Nikiforovich Voronikhin người thiết kế Thánh đường Kazan.

danngoc
03-08-2016, 10:57
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3389_zpswrupqkbk.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3389_zpswrupqkbk.jpg.html)
Vòm mái


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3392_zpsg86dm1rs.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3392_zpsg86dm1rs.jpg.html)
Nhìn kỹ sẽ thấy toàn bộ vòm mái là một bức tranh lớn, vẽ tới từng đường nứt để tạo cảm giác lập thể.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3400_zpsnylxy3z2.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3400_zpsnylxy3z2.jpg.html)
Tranh thánh gia đình Tử vì đạo Sa hoàng Nikolai II, Sa hậu Aleksandra, các con Nữ Đại Công tước Olga, Tatyana, Maria, Anatasia và Đông cung Thái tử Aleksei. Bị sát hại năm 1917.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3402_zpsdjlpxpfs.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3402_zpsdjlpxpfs.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3405_zpskhjgfjay.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3405_zpskhjgfjay.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3406_zpsfq2rarye.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3406_zpsfq2rarye.jpg.html)
Bữa tiệc ly

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3413_zpsjm3t2yfr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3413_zpsjm3t2yfr.jpg.html)
Mọi người lên viếng Đức Mẹ Kazan. Người Nga rất sùng tín, nhiều lần Sinbad thấy người già người trẻ, nam hoặc nữ, đều kính cẩn làm dấu thánh và hôn lên các thánh tích, hoặc cúi đầu trước ngưỡng cửa nhà thờ v.v. Vầng hào quang ở giữa ảnh có chữ Kiril "Bog" tức là Chúa Trời

danngoc
03-08-2016, 14:28
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3414_zpsgtuskqtc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3414_zpsgtuskqtc.jpg.html)
Đức Mẹ cầm hoa huệ

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3417_zpsp1o7w0bq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3417_zpsp1o7w0bq.jpg.html)
Thánh Gioan và Đại bàng tượng trưng cho thần học (John, Jean, Johannes, Иоа́нн)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3419_zpsa1b1xnfa.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3419_zpsa1b1xnfa.jpg.html)
Thánh Luca Người truyền giáo và con bò (Luke, Luc, Lukas, Лука́)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3420_zpsshsqynmw.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3420_zpsshsqynmw.jpg.html)
Thánh Mác và con sư tử (Marco, Mark, Markus, Marc, Марк)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3424_zpsgjqx4duf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3424_zpsgjqx4duf.jpg.html)
Giê-su Khơ rít tô viết theo tiếng Nga Chính thống giáo là Иису́с Христо́с như ở trong hình. Cách viết này được chuẩn hóa từ thời cải cách Nikon giữa thế kỷ 17.

danngoc
03-08-2016, 15:13
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3428_zpsumyiebcm.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3428_zpsumyiebcm.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3455_zpsdna6tnmn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3455_zpsdna6tnmn.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3468_zpsj4xn8yco.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3468_zpsj4xn8yco.jpg.html)
Nguyên soái, anh hùng Chiến tranh Vệ quốc 1812, Mikhail Bogdanovich Barclay-de-Tolly

danngoc
04-08-2016, 14:23
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3478_zpsvrj6wtev.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3478_zpsvrj6wtev.jpg.html)
Kênh Griboyedov, đặt theo tên nhà ngoại giao và thi sĩ Aleksandr Griboyedov. Ông Griboyedov làm đại sứ ở Ba Tư và bị đám đông bài Nga xông vào sứ quán giết chết. Để đền bù, Ba Tư phải cắt đất cho Đế quốc Nga (nay là 1 phần của Armenia, Azerbajan, Georgia) và biếu Sa hoàng viên kim cương Shah (đang trưng bày ở Kremlin).

Về viên kim cương này cũng liên quan nhiều tới các sự kiện chiến tranh và ngoại giao: Năm 1591, Shah Nizam (quốc vương Ahmednagar nay thuộc miền Bắc Ấn Độ) cho khắc lên nó dòng chữ "Burhan Nizam Shah đệ Nhị. Năm 1000". Nhưng cũng năm đó, Đại đế Akbar của Đế chế Mogul (Ấn Độ) chiếm Ahmednagar cùng viên kim cương này. Năm 1641, cháu của Đại đế Akbar là Shah Jahan cho khắc thêm lên nó dòng chữ "Shah Jahan, con trai Shah Jehangir . Year 1051". Năm 1738, Shah Nadir của Ba Tư đánh chiếm Ấn Độ, chiếm viên kim cương đem về Iran.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3529_zpsreoxcojl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3529_zpsreoxcojl.jpg.html)
Cầu Italiansky


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3534_zps9x5vb68p.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3534_zps9x5vb68p.jpg.html)
Thánh đường Chúa Cứu thế trên Máu đổ (Spas na Krovi)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3541_zpsfz70kzqy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3541_zpsfz70kzqy.jpg.html)

danngoc
04-08-2016, 15:14
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3543_zpszhuq2qrs.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3543_zpszhuq2qrs.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3567_zpsmibedrds.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3567_zpsmibedrds.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3568_zpstjk8q88s.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3568_zpstjk8q88s.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3579_zps0wlcwr4h.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3579_zps0wlcwr4h.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3591_zpsys1cmoua.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3591_zpsys1cmoua.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3592_zpssszfh8t0.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3592_zpssszfh8t0.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3593_zpsakqczbtg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3593_zpsakqczbtg.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3598_zpspzsenpif.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3598_zpspzsenpif.jpg.html)

danngoc
04-08-2016, 20:36
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3602_zpswngjgcim.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3602_zpswngjgcim.jpg.html)
Đi qua vườn trẻ chơi...

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3608_zpsdjnij7kw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3608_zpsdjnij7kw.jpg.html)
Thiếu nữ chơi đàn hạc, giai điệu phảng phất miền Scandinavie

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3609_zpsgiagiis2.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3609_zpsgiagiis2.jpg.html)
Biết bao hạnh phúc và đau khổ đã qua đây...

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3613_zpsmje1rnsu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3613_zpsmje1rnsu.jpg.html)
Cô soát vé vào Công viên Mikhailovsky

danngoc
04-08-2016, 21:12
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3616_zpsvzgord9o.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3616_zpsvzgord9o.jpg.html)
Dòng người mua vé dưới mưa


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3637_zpsljkcvdqo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3637_zpsljkcvdqo.jpg.html)
Nội thất hoàn toàn khảm đá mosaic


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3653_zpsizoxwerq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3653_zpsizoxwerq.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3658_zps1mh73bzl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3658_zps1mh73bzl.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3659_zpsrun60m8y.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3659_zpsrun60m8y.jpg.html)

danngoc
04-08-2016, 21:26
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3660_zpsmdspuues.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3660_zpsmdspuues.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3661_zpsfpxg07je.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3661_zpsfpxg07je.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3667_zpslprxtpxt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3667_zpslprxtpxt.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3669_zpsyoank7bd.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3669_zpsyoank7bd.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3672_zpspqfdqtze.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3672_zpspqfdqtze.jpg.html)
Ta có thể thấy các mảnh đá-gốm ghép tranh

danngoc
04-08-2016, 21:52
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3674_zpsjzt8owpf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3674_zpsjzt8owpf.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3676_zpsn1cgtsgt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3676_zpsn1cgtsgt.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3680_zpsucacjirw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3680_zpsucacjirw.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3682_zpsa0pedjpb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3682_zpsa0pedjpb.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3683_zpsberxeqdw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3683_zpsberxeqdw.jpg.html)
Thánh đường này cách đây mấy chục năm vẫn còn bị bỏ hoang, đổ nát, mục rữa...


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3684_zpsn9wwfv82.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3684_zpsn9wwfv82.jpg.html)

danngoc
04-08-2016, 22:01
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3686_zpsfivsdobm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3686_zpsfivsdobm.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3687_zpswjlukfsj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3687_zpswjlukfsj.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3719_zpsjhlj6m7u.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3719_zpsjhlj6m7u.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3722_zpsxjwxwihb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3722_zpsxjwxwihb.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3723_zpswdcmjibw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3723_zpswdcmjibw.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3727_zpslgvjtgwo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3727_zpslgvjtgwo.jpg.html)

danngoc
04-08-2016, 22:04
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3733_zpsbngbc0sc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3733_zpsbngbc0sc.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3734_zpsjsmaemkf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3734_zpsjsmaemkf.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3739_zpszqf35qvb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3739_zpszqf35qvb.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3745_zpspewababt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3745_zpspewababt.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3748_zpslztefx65.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3748_zpslztefx65.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3764_zpswp7jbvl3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3764_zpswp7jbvl3.jpg.html)

danngoc
04-08-2016, 22:11
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3790_zpsruhw20cz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3790_zpsruhw20cz.jpg.html)
Thánh đường đổ nát vì đạn pháo Đức trong cuộc phong tỏa Leningrad, được dọn dẹp lần đầu năm 1961.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3789_zpsvcanegkb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3789_zpsvcanegkb.jpg.html)
Mái vòm đổ nát được dọn năm 1974


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3791_zpsdajpstln.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3791_zpsdajpstln.jpg.html)
Công tác trùng tu tứ 1993-2004


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3792_zpsk5vcqp9n.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3792_zpsk5vcqp9n.jpg.html)
Công tác trùng tu tứ 1993-2004

danngoc
04-08-2016, 22:54
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3795_zpsgcxouece.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3795_zpsgcxouece.jpg.html)
Nhà thờ này được xây từ 1883 tới 1907 tại đúng nơi Sa hoàng Aleksandr II bị sát hại. Nền đường lát đá chỗ ngài bị sát hại được giữ lại.

Trước thời Sa hoàng Aleksandr II, nhiều Sa hoàng Nga đã có ý định giải phóng nông nô, hủy bỏ chế độ nông nô. Thậm chí Sa hoàng Nikolai I còn từng nghĩ đến việc hủy bỏ chế độ Sa hoàng và xây dựng thể chế Nghị viện. Tuy nhiên, các quý tộc phản đối quyết liệt việc giải phóng nông nô.

Nhưng Aleksandr II hiểu là đã đến lúc làm việc này, nếu không sẽ còn nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác như của Pugachiov. Ngày 19/2/1861, Aleksandr II ký "Tuyên cáo về việc rộng lòng ban quyền cư dân làng xã tự do cho nông nô". Các điều khoản chính bao gồm: nông nô được tự do và được sở hữu mảnh đất mà họ phải mua từ địa chủ. Chính phủ hỗ trợ việc chuộc đất bằng các khoản trợ cấp và vay vốn dài hạn, theo đó nông dân phải trả 20% còn chính phủ là 80%. Diện tích các khoảnh đất phải trả tiền chuộc nhỏ hơn 30% so với khoảnh đất đang canh tác. Nông dân được nợ Ngân khố nhà nước trong nhiều thập kỷ. Ruộng đất được chia như sau: 99.800.000 nông dân (71% dân số) có 33.700.000 desyatin (mỗi desyatin rộng khoảng 1,1 ha), còn 1.700.000 quý tộc (1,5% dân số) có 71.500.000 desyatin.

Sau khi bãi bỏ chế độ nông nô, một loạt phản ứng cải cách khác nối tiếp. Tại các tỉnh thành, hình thành cơ chế điều hành địa phương do dân bầu – là các zemstvo và hội đồng thành phố để giải quyết các vấn đề kinh tế và ngân sách. Cải cách giáo dục để con em quần chúng (gồm cả nữ sinh) có thể vào học các trường trung học và cao hơn. Aleksandr II được gọi là Sa hoàng "Người Giải phóng". Aleksandr II cũng giải phóng Bulgaria khỏi Đế quốc Ottoman.

Lòng bao dung của Sa hoàng cũng khiến xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng muốn cải cách mạnh mẽ triệt để, đi đến xóa bỏ giai cấp và chế độ Sa hoàng. Lần lượt 7 cuộc ám sát của họ nhắm vào Sa hoàng Aleksandr II.

Ngày 1/3/1881, Sa hoàng lên xe ngựa trở về cung sau cuộc điểm binh. Trên đường về, ngài ghé thăm em gái là Nữ Đại Công tước Ekaterina Mikhailovna tại Cung Mikhailovsky. Sau đó ngài về Cung điện Mùa Đông vì có hẹn đưa vợ đi dạo. Khi đi dọc kênh Griboyedov, một kẻ ám sát ném bom vào xe ngựa - Nikolai Rysakov, thành viên Đảng Dân túy. Sophia Perovskaya đứng gần làm chỉ điểm. Quả bom ném trượt xe ngựa, nhưng làm chết 2 lính cô-dắc và 1 cậu bé đi ngang. Sa hoàng không hề hấn. Ngài ra khỏi xe, đề nghị cho gặp kẻ ám sát đã bị bắt. Lúc này kẻ ám sát thứ 2 là Ignaty Grinevitsky cho nổ quả bom thứ 2 hắn đem trong người. 2 chân Sa hoàng đứt lìa, bụng rách toang, mặt đầm đìa máu. Mãi mấy tiếng sau, ngài mới qua đời.

Sa hoàng đã giải phóng nông nô, nhưng ngài cũng giải phóng một thế lực khác - cách mạng.

Triều đại của Aleksandr II cũng đem lại cho nước Nga một điều khác: ngài cho phép người Do Thái Đông Âu tràn vào Nga. Trong các triều đại sau, những người Do Thái này sẽ lũng đoạn nền ngân hàng, báo chí, chính trị của nước Nga, gây hậu quả khôn lường với cả thế giới...

danngoc
05-08-2016, 14:32
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3816_zpsd46zh92f.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3816_zpsd46zh92f.jpg.html)
Tượng đài Pushkin, Quảng trường Nghệ thuật. Phía sau là Bảo tàng Quốc gia Nga (Cung Mikhailovsky cũ). Tượng do nhà điêu khắc Mikhail Anikushin thực hiện và được dựng năm 1957 để kỷ niệm 250 năm ngày thành lập Sankt Peterburg (thực ra thành phố được lập năm 1703, nhưng do Stalin mất năm 1953 nên sự kiện được lùi lại 4 năm).

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3820_zpss8cji4ad.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3820_zpss8cji4ad.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3825_zps5lebzlwc.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3825_zps5lebzlwc.jpg.html)
Khi nhận Giải thưởng Lenin năm 1958 cho tác phẩm này, Anikushin phát biểu: "Pushkin là người có tính cách sống động, thẳng thắn trong việc làm và trong sách trong suy nghĩ. do đó tôi cố gắng loại bỏ mọi chi tiết thừa... Tôi muốn ở đài tưởng niệm này hình dáng Pushkin tỏa ra niềm vui và ánh nắng".

danngoc
05-08-2016, 14:51
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3830_zpsut0rbqqt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3830_zpsut0rbqqt.jpg.html)
Như đã kể, người Nga có vẻ rất tự hào với các thành tựu nghệ thuật Xô-viết, dù họ không thích thời kỳ này, thậm chí còn căm ghét. Biển hiệu thực đơn một nhà hàng, với hình ảnh các nhân vật điện ảnh Xô viết nổi tiếng.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3831_zpshgdywdxh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3831_zpshgdywdxh.jpg.html)
Một cửa hàng bán đồ quân dụng cho dân sưu tầm.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3835_zpsjiu0b9yy.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3835_zpsjiu0b9yy.jpg.html)
Cầu thang trong Trung tâm thương mại Gostiny Dvor. Người bán hàng niềm nở, lịch sự với cung cách làm việc tương tự Sài Gòn.

danngoc
05-08-2016, 15:56
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3838_zpsxcm5w2ue.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3838_zpsxcm5w2ue.jpg.html)
Gostiny Dvor

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3839_zpsrowqynia.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3839_zpsrowqynia.jpg.html)
3 món hết 355 rúp. Khẩu vị Nga rất vừa miệng Sinbad.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3840_zps0ewvhsmj.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3840_zps0ewvhsmj.jpg.html)
Nhà hát Hài kịch


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3847_zpswfvjx9it.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3847_zpswfvjx9it.jpg.html)
Chữ ký của Nam tước điêu khắc gia Klodt 1849 trên Cầu Anichkov.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3849_zpsy6y5y8is.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3849_zpsy6y5y8is.jpg.html)
Biển hiệu quán "Cơm ngon mẹ nấu"


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3851_zpsaytn20e8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF3851_zpsaytn20e8.jpg.html)

danngoc
06-08-2016, 07:33
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3856_zpssczi8bj4.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3856_zpssczi8bj4.jpg.html)
Quảng trường Vosstania phía trước Nhà ga Trung tâm Sankt Peterburg.

Ở Nga, Sinbad hay thấy cảnh các cụ bà cầm bó hoa nhà trồng đứng bán bên vỉa hè, hay các cô đẩy một xe hoa hồng; thấy các chàng trai khôi ngô tuấn tú đến mua một cành hồng thật đẹp rồi vừa bẻ bớt gai nhọn, vừa hớn hở cầm đi gặp người yêu... lại thấy cảnh cô gái Nga tay cầm bông cúc trắng đứng chờ một cuộc hẹn ở góc đường; thấy người đàn ông trung niên cầm cả bó hoa hồng đi rảo bước... Quá sức lãng mạn! Sự lãng mạn khó tìm thấy ở phần còn lại của Châu Âu, đơn giản có lẽ vì nó thuộc cái thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã xa xôi.
Nhưng cũng cần thừa nhận đàn ông Nga là những người đôi khi thô bạo, mạnh tay.

danngoc
06-08-2016, 11:22
Khác hẳn tại các thành phố Trung Hoa, tại Nga, Sinbad không thấy có những biển quảng cáo có hình ảnh mặc bikini, đồ lót, nude. Tại Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải, Thành Đô v.v. nhan nhản hình ảnh quảng cáo phụ nữ mặc đồ lót (luôn là phụ nữ phương Tây, không có phụ nữ Trung Hoa). Nhưng tại Nga thì không thấy, chưa thấy. Hình ảnh nude duy nhất Sinbad thấy là một quảng cáo điện thoại có hình bức tượng David của Michelangelo nhưng có lá nho che đi. Nghe nói, vừa rồi, chính quyền Sankt Peterburg đã phải họp bàn về đề nghị của một phụ nữ không đồng ý việc trưng bày bức tượng David ngoài trời vì tội phản giáo dục!

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3857_zpszem8fing.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3857_zpszem8fing.jpg.html)
Nhà ga đường sắt Moskovsky đi Moskva.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3860_zpshsdrjew5.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3860_zpshsdrjew5.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3861_zpsjwijqzns.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3861_zpsjwijqzns.jpg.html)
Trụ sở Sberbank, những vẫn mang dòng chữ "Thành phố Anh hùng Leningrad".

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3862_zpss0npugeo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3862_zpss0npugeo.jpg.html)
Một ngõ nhỏ.

danngoc
06-08-2016, 11:31
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3864_zpsskdfxdfs.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3864_zpsskdfxdfs.jpg.html)
Thánh đường thượng tranh Đức Mẹ Fyodorovsky (Sobor Fyodorovskoy ikony Bozhiyey Materi).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3865_zps4dqwydsx.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3865_zps4dqwydsx.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3867_zpsccqstnjp.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3867_zpsccqstnjp.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3871_zpsuica3jid.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3871_zpsuica3jid.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3873_zpssawwqor0.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3873_zpssawwqor0.jpg.html)

danngoc
06-08-2016, 12:58
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3876_zpsrkdnolqj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3876_zpsrkdnolqj.jpg.html)
Phố Poltavskaya. Dân đi Nga về hay gọi Sankt Peterburg là Venice phương Bắc. Thực ra, có một "Venice phương Bắc" có tuổi đời lâu hơn Sankt Peterburg - đó là Stockholm! Stockholm từ lâu đã được mệnh danh là Venice phương Bắc.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3877_zpsbg8oq9lb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3877_zpsbg8oq9lb.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3878_zpsdcxqliij.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3878_zpsdcxqliij.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3879_zpsgf0tsouk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3879_zpsgf0tsouk.jpg.html)
Khác hẳn tại các thành phố Trung Hoa, tại Nga, Sinbad không thấy có những biển quảng cáo có hình ảnh mặc bikini, đồ lót, nude. Tại Quảng Châu, Nam Ninh, Thượng Hải, Thành Đô v.v. nhan nhản hình ảnh quảng cáo phụ nữ mặc đồ lót (luôn là phụ nữ phương Tây, không có phụ nữ Trung Hoa). Nhưng tại Nga thì không thấy, chưa thấy. Hình ảnh nude duy nhất Sinbad thấy là một quảng cáo nước khoáng có hình bức tượng David của Michelangelo nhưng được tấm vải che bớt. Nghe nói, vừa rồi, chính quyền Sankt Peterburg đã phải họp bàn về đề nghị của một phụ nữ không đồng ý việc trưng bày bức tượng David ngoài trời vì tội phản giáo dục!

danngoc
06-08-2016, 13:15
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3880_zpsmaiqdywl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3880_zpsmaiqdywl.jpg.html)
Đã thấy ống khói khu nhà máy phía đông thành phố.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3881_zpsaok4zpq9.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3881_zpsaok4zpq9.jpg.html)
Mặt tiền trang trí búa liềm

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3882_zpsoknnqseb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3882_zpsoknnqseb.jpg.html)
Xe điện bánh hơi có hình Huân chương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và dòng chữ "Các cựu chiến binh thân mến! Cám ơn vì Chiến thắng!"

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3887_zpswesersed.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3887_zpswesersed.jpg.html)
Quầy báo

danngoc
07-08-2016, 07:39
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3890_zpstqcuw548.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3890_zpstqcuw548.jpg.html)
Tượng đài Aleksandr Nevsky phía trước quần thể tu viện Aleksandr Nevsky Lavra - nghĩa trang Tikhvin.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3892_zpsohxyeher.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3892_zpsohxyeher.jpg.html)
Aleksandr Yaroslavich Nevsky - anh hùng dân tộc Slav, đánh thắng quân Thụy Điển, Tatar và nổi tiếng nhất là trận thắng hồ Chudskoye (phương Tây gọi là hồ Peiput) trước quân đội của Giáo binh Teutonic (Đức).
Khi La Mã tan rã, sau một thời gian, hầu hết các thủ lĩnh phương Tây đều lần lượt mượn danh Thiên Chúa giáo La Mã để chinh phục và thống nhất các miền đất lớn. Theo đà này, Ki-tô giáo La Mã lan rộng dần sang phía Đông. Theo lịch sử Đức, chính người Đức đã đem Ki-tô giáo và văn minh đến cải hóa các bộc lạc Slav man rợ. Theo sử Ba Lan thì chính người Ba Lan mới là các con chiên Ki-tô La Mã ngoan đạo nhất nhất. Đà tiến "văn minh" và chinh phục này chỉ dừng lại ở công quốc Nga, khi mà người Nga theo Chính thống giáo chặn đứng được đám Hiệp sĩ Teutonic.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3895_zpszwmdhvbi.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3895_zpszwmdhvbi.jpg.html)

danngoc
07-08-2016, 10:35
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF3896_zpsvifcfnlq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF3896_zpsvifcfnlq.jpg.html)
Trong quần thể Aleksandr Nevsky Lavra có 4 khu nghĩa trang: phía trước Tu viện bên trái là khu nghĩa trang thế kỷ 17, bên phải là nghĩa trang thế kỷ 18; sát bên tu viện là nghĩa trang thế kỷ 20, còn sau lưng tu viện là nghĩa trang mới. Cả ở đây cũng có đám diễn viên chụp ảnh chung với khách!


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13528763_10209697443182342_8328515296256479197_n_z psownkb9up.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13528763_10209697443182342_8328515296256479197_n_z psownkb9up.jpg.html)
Mikhail Vasilyevich Lomonosov, nhà bác học thế kỷ 18. Với gốc gác nông dân, vậy mà hệ thống giáo dục Nga thời đó vẫn đào tạo được ông trở thành nhà bác học của thế giới: không thể bỏ qua vai trò tuyển học trò của các trường dòng Chính thống giáo, sự liên thông giữa các đại học Châu Âu thời đó và chính sách mở giáo dục của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13465954_10209699551715054_611821359223246277_n_zp sciopfixm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13465954_10209699551715054_611821359223246277_n_zp sciopfixm.jpg.html)
Leonhard Euler (1707-1783), nhà toán học, vật lý học, thiên văn học... Euler tới Nga theo lời mời của Ekaterina I, cùng với nhiều triết gia và bác học khác của Châu Âu (bà Ekaterina II còn mời cả Voltaire nhưng không đến được vì nhiều lý do).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13501741_10209704074228114_6602980653032475765_n_z psqc3hnldw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13501741_10209704074228114_6602980653032475765_n_z psqc3hnldw.jpg.html)
Mộ phần E. Karneeva (1786-1830) do I. Martos thiết kế.

danngoc
07-08-2016, 10:42
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13533003_10209706605811402_8542173838336843920_n_z psjrskbtce.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13533003_10209706605811402_8542173838336843920_n_z psjrskbtce.jpg.html)
Denis Fonvisine (hay Denis Ivanovich Fonvizin) 1745-1792, nhà văn Ánh sáng Nga. Có thể coi là nhà viết kịch đầu tiên của nước Nga, vai trò của ông rất đặc biệt trong sân khấu Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13501735_10209714298243708_5246114146528241349_n_z psiflkcjda.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13501735_10209714298243708_5246114146528241349_n_z psiflkcjda.jpg.html)
Charles Rossy (Carlo Rossi) 1775-1849, kiến trúc sư tạo dựng bộ mặt phong cách của Sankt Peterburg: Thư viện Quốc gia đối diện Quảng trường Aleksandrinskaya, Cung Anichkov, Nhà hát Aleksandrinsky. Chết trong nghèo đói và thất sủng, ông được chôn trong nghĩa trang Volkov. Thời Xô-viết ông được đem về chôn trong Nghĩa trang này.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13537755_10209711908463965_3461917134516575834_n_z ps2i1ypczk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13537755_10209711908463965_3461917134516575834_n_z ps2i1ypczk.jpg.html)
Natalia Nikolaevna Lanskaya, người vợ đẹp tuyệt vời của Pushkin. Một đại mỹ nhân, sắc đẹp của nàng làm cả giới thượng lưu xôn xao. Cuối cùng thì thi sĩ cũng có được nàng, nhưng đó là hạnh phúc, hay là ngọn nguồn của bất hạnh? Chắc chắn nếu không lấy được nàng, thì chắc sẽ không có cuộc đấu súng định mệnh của Pushkin. Nhưng liệu ông có là Pushkin trong trái tim của tất cả người Nga?

Trước Pushkin, người Nga có vẻ tự ti về văn hóa trước người Đức, Hà Lan, Pháp. Nhưng Pushkin đã đưa tâm hồn Nga lên một mức độ cao cấp - người Nga đã có thể yêu say đắm theo kiểu Nga, đã có thể tự do phê phán xã hội theo kiểu Nga, đã có linh hồn độc lập. Vì vậy, ông là một hiện tượng Nga, tên tuổi ông không phổ biến ở ngoài phạm vi Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/Natalia_Pushkina_by_Brullov_zpsbz1qrodn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/Natalia_Pushkina_by_Brullov_zpsbz1qrodn.jpg.html)
Chân dung nàng Natalia do học sĩ Bryullov vẽ.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13567163_10209728451917541_2459889551879848548_n_z pso1dihkfe.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13567163_10209728451917541_2459889551879848548_n_z pso1dihkfe.jpg.html)
Petr Petrovich Lanskoy, chồng sau của Natalya Goncharova.

danngoc
07-08-2016, 10:48
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13510815_10209744410876505_2083678625305239189_n_z psvkvgxpbb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13510815_10209744410876505_2083678625305239189_n_z psvkvgxpbb.jpg.html)
Bá tước Sergei Yulyevich Witte 1849-1915, vị Thủ tướng xuất sắc của Đế quốc Nga. Dù thất bại trong Chiến tranh Nga-Nhật 1905, Đế quốc Nga không bị thiệt thòi quá nhiều chính nhờ công của Witte khi đàm phán và ký kết Hiệp ước Portsmouth.

danngoc
07-08-2016, 11:10
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4005_zpsomd4eqpf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4005_zpsomd4eqpf.jpg.html)
Marius Petipa. Ai xem ba-lê của Tchaikovsky đều nhớ đến ông, vì ông là biên đạo múa mọi vở ba-lê hoàng gia thời ấy.

danngoc
07-08-2016, 15:25
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4010_zpsibt7u8l8.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4010_zpsibt7u8l8.jpg.html)
Dostoyevsky.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4023_zps7ekgyxrc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4023_zps7ekgyxrc.jpg.html)
Vợ chồng nhạc sĩ Mikhail Ivanovich Glinka, người xây nền móng cho nền âm nhạc cổ điển Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4029_zpsyu0nleku.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4029_zpsyu0nleku.jpg.html)
Nhạc sĩ Nikolai Rimsky-Korsakov.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4034_zpscvjvc3cv.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4034_zpscvjvc3cv.jpg.html)
Nhạc sĩ Modest Petrovich Mussorgsky. Bức chân dung nghiện rượu của ông do Ilya Repin vẽ đã ám ảnh giới trí thức Sankt Peterburg.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4036_zpsii2xmvwe.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4036_zpsii2xmvwe.jpg.html)
Nhạc sĩ Aleksander Porfiryevich Borodin.

danngoc
07-08-2016, 18:13
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13510806_10209694929719507_3736094222997166377_n_z psimquoth1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/13510806_10209694929719507_3736094222997166377_n_z psimquoth1.jpg.html)
Piotr Ilich Tchaikovsky

danngoc
07-08-2016, 18:16
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4086_zpscdsjchi9.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4086_zpscdsjchi9.jpg.html)
Tu viện Aleksandr Nevsky Lavra


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4177_zpsbwlzleor.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4177_zpsbwlzleor.jpg.html)

danngoc
07-08-2016, 19:25
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4089_zpspucoaife.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4089_zpspucoaife.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4090_zpsaptjnmyk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4090_zpsaptjnmyk.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4092_zpsvpvk57hc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4092_zpsvpvk57hc.jpg.html)
Vườn kiểu Anh, cây và hoa trồng tự nhiên hơn vườn kiểu Pháp

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4094_zps37sofqcd.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4094_zps37sofqcd.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4100_zpswslnzlau.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4100_zpswslnzlau.jpg.html)
Chuông nhà thờ dóng dả

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4102_zpswcjna9pj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Tikhvin%20Cemetery/DSCF4102_zpswcjna9pj.jpg.html)

danngoc
09-08-2016, 12:19
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4109_zpslyt6xkys.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4109_zpslyt6xkys.jpg.html)
Đài tưởng niệm cho các công nhân đường sắt


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4115_zpsnxejufvc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4115_zpsnxejufvc.jpg.html)
Mộ chung cho những lính cô-dắc hy sinh từ 3-5/7/1917 tại Petrograd


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4116_zpscestlsso.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4116_zpscestlsso.jpg.html)
Mộ đại tá Brygin hy sinh trong chiến đấu ngày 8/1/1942

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4122_zpsb7gxddwm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4122_zpsb7gxddwm.jpg.html)
Mộ các chiến sĩ Hồng quân người Do Thái....

Những con người thuộc các dân tộc, tôn giáo, đức tin khác nhau cùng nằm dưới bóng nhà thờ này, cùng hy sinh trong lòng nước Nga...

danngoc
09-08-2016, 12:37
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4124_zps3yhkwag7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4124_zps3yhkwag7.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4125_zpsdtgchriu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4125_zpsdtgchriu.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4126_zpsmwdofeqc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4126_zpsmwdofeqc.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4133_zps2duczmzq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4133_zps2duczmzq.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4137_zps2k4lylbd.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4137_zps2k4lylbd.jpg.html)

danngoc
09-08-2016, 12:38
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4142_zps43fagg5f.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4142_zps43fagg5f.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4143_zps4wfdenkk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4143_zps4wfdenkk.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4144_zpsminc1h1q.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4144_zpsminc1h1q.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4152_zpsup7jeufu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4152_zpsup7jeufu.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4154_zps21q0ddox.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4154_zps21q0ddox.jpg.html)

danngoc
09-08-2016, 12:40
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4156_zpsgcyfomin.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4156_zpsgcyfomin.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4163_zpsiauchfws.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4163_zpsiauchfws.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4165_zpsplgvbgjc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4165_zpsplgvbgjc.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4168_zps6qxgqpc0.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4168_zps6qxgqpc0.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4170_zpsvvkmhcwc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4170_zpsvvkmhcwc.jpg.html)

danngoc
09-08-2016, 12:41
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4173_zpswtnnxq3n.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4173_zpswtnnxq3n.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4175_zps1hvhrh2q.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4175_zps1hvhrh2q.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4177_zpsvxj8pvyr.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4177_zpsvxj8pvyr.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4178_zpseqcnbycl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4178_zpseqcnbycl.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4182_zpsiynjpxm1.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Aleksandr%20Nevksy%20Lavra/DSCF4182_zpsiynjpxm1.jpg.html)

danngoc
10-08-2016, 08:36
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3894_zpsnguiosil.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3894_zpsnguiosil.jpg.html)
Bảo tàng Quốc gia về Điêu khắc Đô thị

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4183_zpstxsctht7.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4183_zpstxsctht7.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4184_zpswxrfaems.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4184_zpswxrfaems.jpg.html)

danngoc
10-08-2016, 08:57
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4187_zps3obqmrp2.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4187_zps3obqmrp2.jpg.html)
Từ Tu viện Aleksandr Nevsky, Sinbad lên cỗ xe tứ bánh, phóng dọc dòng Nhê-va lạnh lẽo... Vẻ lạnh lẽo nằm ở bờ kè đá hoa cương, những khối hoa cương khổng lồ vừa để trụ vững trước sóng gió, vừa thể hiện ý chí kiên cường của một dân tộc vĩ đại, cũng vừa thể hiện sự tàn nhẫn của ý chí đó trước những cá nhân nhỏ bé... Từ khi ra đời, Sankt Peterburg đã mang trong mình bản chất nhị nguyên đó, được Pushkin mô tả trong trường ca "Kỵ sĩ đồng".


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4190_zpsjh19dqqg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4190_zpsjh19dqqg.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4191_zpsxbwjgl7i.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4191_zpsxbwjgl7i.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4196_zps2ctg7gdm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4196_zps2ctg7gdm.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4199_zpstvdnca7m.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4199_zpstvdnca7m.jpg.html)
Kia đã là Cầu Troitsky và Pháo đài Petropavlovsk

danngoc
10-08-2016, 18:46
Aleksandr Pushkin đang lo âu, bực tức. Đã là tuần thứ 2 nhà thơ tự đày mình ở Boldino, một điền trang nhỏ giữa thảo nguyên của cha mình, sách Peterburg khoảng 900 km. Mục đích của Pushkin khi tới đây là để viết thơ giữa cảnh bình yên và biệt lập, cách xa chốn kinh đô đầy xáo động. Nhưng phiền thay, thơ từ không chịu nảy ra. Đầu ông đau, dạ dày nhức buốt, hẳn là do ăn toàn món khoai tây và cháo tấm kiều mạch.

Ông lo âu là vì khoản nợ lớn của mình. Cách duy nhất thoát khỏi là mong nhận được cảm hứng từ Chúa để sáng tác được gì đó thật to tát, rồi bán được "gì đó" với giá cao cho nhà xuất bản ở Peterburg. Nhưng thật khó để Pushkin tập trung đầu óc vào thơ ca; ông đang bị giày vò vì ghen tuông, bị ám ảnh bởi nỗi lo về cô vợ trẻ của mình hiện vẫn ở lại Peterburg. Giai nhân nổi tiếng Natalya đang được bao trang tuấn kiệt để ý, khiến Pushkin phải lòng dạ nhấp nhổm. Ông thô bạo trách móc vợ mình trong một bức thư gửi từ Boldino: "Em thấy vui khi được lũ ngựa giống ấy theo đuổi em như theo con chó cái, đuôi chúng vểnh lên ngửi hít đít em, như thế chẳng có gì hay ho đâu!... Máng trải ở đâu thì bầy lợn bu tới đấy!" (A.S. Pushkin, Polnoe sobranie sochinenii [Tác phẩm toàn tập], tập 10, Moskva 1951, tr. 453-454).

Tiết trời ẩm ướt mùa thu hẳn cũng khiến mọi người thêm phần u ám. Nhưng Pushkin, dù có mang dòng máu Châu Phi, lại yêu thích thời tiết phương bắc. Ông hy vọng rằng mùa thu Nga sẽ cho ông cảm hứng như mọi lần. Ban đầu nó sẽ hành hạ ông, rồi qua đi, và cuối cùng ý thơ sẽ tới. Nhà thơ hạnh phúc thức dậy lúc 7 giờ sáng mỗi ngày, ở trên giường làm việc cho tới 3 giờ chiều, sau đó cưỡi ngựa trên đường bùn hai giờ liền để làm nhẹ mái đầu đang nóng hổi các ý tưởng.

"Anh đang bắt đầu viết và đã viết được hàng tấn" (A.S. Pushkin, Polnoe sobranie sochinenii [Tác phẩm toàn tập], tập 10, Moskva 1951, tr. 454), ông hãnh diện báo cho vợ trong bức thư gửi Peterburg đề ngày 30/10/1833. Rạng sáng hôm sau, bàn tay nhanh nhẹn và rất đẹp của ông đã hoàn tất việc chép lại trường ca Kỵ Sĩ Đồng. Chúng ta biết được điều này nhờ ghi chú ở trang cuối: "Năm giờ năm phút sáng" (tức là, trái với thói quen, nhà thơ đã làm việc thâu đêm).

Pushkin hiếm khi lưu chép lại tác phẩm của mình chính xác đến thế. Có lẽ, ngay cả ông, một người chưa bao giờ đánh giá thấp thiên tài của mình, cũng hiểu là trong 26 ngày tháng 10 ấy ông đã đạt được điều gì đó thật độc đáo và đặc biệt. (Có thể đây cũng là lý do ông đề nghị nhà xuất bản 5000 rúp khi quay về Peterburg, một khoản lớn chưa từng có vào thời ấy). Trực giác của nhà thơ không sai lầm: Kỵ Sĩ Đồng hiện vẫn là trường ca vĩ đại nhất tại nước Nga. Nó cũng là khởi đầu và đồng thời là đỉnh cao của các huyền thoại văn chương về Sankt Peterburg.

Kỵ Sĩ Đồng, được tác giả đặt tên là "Một truyện về Peterburg", lấy bối cảnh trong trận lụt năm 1824, một trong nhiều trận tồi tệ nhất đều đặn xảy ra với thành phố này. Nhưng trường ca bắt đầu bằng một khổ thơ long trọng ca ngợi Piotr Đại đế và thành phố mà ngài lập nên, "người đẹp và là kỳ quan" của phương Bắc. Tiếp theo Pushkin cảnh báo: "Truyện tôi sau đây sẽ đem đến phiền muộn", dù trước đó ông chỉ xem trận lụt 1824 là tầm phào như trong bức thư ông gửi Lev em trai mình "Voilà une belle occasion à vos dames de faire bidet" (tạm dịch: Chỉ như một giai nhân đi xả nước cứu thân). (A.S. Pushkin, Polnoe sobranie sochinenii [Tác phẩm toàn tập], tập 10, Moskva 1951, tr. 109).

Sau đó, có sự thay đổi quay ngoắt về vai chính, quan điểm và tâm trạng. Từ Piotr Đại đế và đầu thế kỷ 18, mạch trường ca của Pushkin nhảy sang Peterburg đương đại, nơi anh thư lại nghèo Yevgeni đang mơ được hạnh phúc cùng người yêu Parasha. Một cơn bão nổi lên và trở thành cơn lũ. Kẹt giữa trung tâm thành phố, tại Quảng trường Nghị Viện, Yevgeni thoát nạn nhờ leo lên một sư tử đá. Trước mặt chàng, sừng sững trên "dòng Neva thịnh nộ", là pho tượng Piotr, "một thần tượng trên chiến mã đồng", chính là Kỵ Sĩ Đồng.

Các đợt sóng tuy không vươn được tới Piotr, "ông chủ đầy quyền lực của số phận", người đã thành lập thành phố tại một nơi nguy hiểm đến thế, đang đe dọa nhấn chìm Yevgeni. Nhưng chàng còn lo hơn về số phận của Parasha thân yêu. Cơn bão dịu đi và Yevgeni vội tìm về ngôi nhà nhỏ của nàng. Khốn thay, ngôi nhà đã bị cuốn trôi và Parasha mất tích. Cái chết của nàng là điều Yevgeni không thể chịu đựng nổi, khiến chàng mất trí, lang thang vô gia cư ở Peterburg và sống nhờ bố thí.

Đó là cốt truyện điển hình của nhiều truyện lãng mạn. Nếu Pushkin cho kết thúc tại đây thì Kỵ Sĩ Đồng, chứa đầy những câu thơ vang dội cũng như ngây ngất và khúc chiết - đến nay chưa bản dịch này nắm bắt được đầy đủ vẻ sáng chói của nó - hẳn sẽ không nổi lên trên các đỉnh cao triết lý mà hiện vẫn là thể hiện mạnh mẽ nhất về sự huyền bí mơ hồ và bất diệt của huyền thoại Peterburg.

Không, đỉnh điểm của "Câu truyện Peterburg" này vẫn còn phía trước. Pushkin đưa nhân vật chính trở lại Quảng trường Nghị viện. Một lần nữa Yevgeni đối diện với "thần tượng vươn tay tới trước/Người có định mệnh là lập ra thành phố từ đáy biển". Vậy là Piotr Đại đế có lỗi gây ra cái chết Parasha. Và Yevgeni hăm dọa "người xây nên kỳ quan". Nhưng nỗ lực nổi loạn của kẻ mất trí chống lại tượng đài của quyền lực tối thượng trên lưng chiến mã không trụ được lâu. Yevgeni bỏ chạy, trong đầu tưởng tượng Kỵ Sĩ Đồng đã trèo xuống bệ tượng để đuổi sau mình. Bất kể Yevgeni khiếp hãi rẽ ngả nào, pho tượng đáng hãi vẫn theo sát sau, và cuộc đuổi bắt khủng khiếp kéo dài suốt đêm dưới ánh trăng Peterburg nhợt nhạt.

Sau đó, kể từ đêm ấy, bất cứ khi nào Yevgeni đi ngang Quảng trường Nghị viện, chàng đều bước mắt trước mắt sau; chàng không dám ngước nhìn Kỵ Sĩ Đồng vinh quang. Tại Peterburg kinh kỳ, không ai dám trỗi dậy chống lại ngay cả pho tượng hoàng đế; như thế là bất kính. Cuộc sống của Yevgeni giờ đây tủi nhục vô cùng đã mất hết ý nghĩa. Lang thang, chàng đi ngang chỗ ngôi nhà nhỏ hoang phế của Parasha, đã dạt vào một hòn đảo nhỏ, và chàng gục chết trên bậc thềm ngôi nhà.

Lời tóm tắt trên của bản trường ca khá ngắn (481 câu thơ 8 âm) hẳn tạo ra ấn tượng là Pushkin hoàn toàn thương cảm Yevgeni khốn khổ, người là tiêu biểu cho dòng người bất tận những "kẻ thấp hèn" trong văn chương Nga. Nhưng nếu vậy bí ẩn của Kỵ Sĩ Đồng đã không làm rối trí các học giả Slav trên thế giới suốt 180 năm nay và khơi nguồn cho hàng trăm tác phẩm đề cập tới nó trên phương diện văn chương, triết học, lịch sử, xã hội học và quan điểm chính trị.

Bí ẩn nằm trong thực tế là trong khi cảm xúc đầu tiên của độc giả là thương cảm sâu sắc với gã công dân khốn khổ của Peterburg, cảm nhận về bản trường ca này không kết thúc ở đó; những cảm xúc và rung động mới tràn ngập lòng độc giả. Dần dần ta hiểu là thái độ của tác giả phức tạp hơn rất nhiều so với vẻ cảm nhận thoạt đầu.

Kỵ Sĩ Đồng trong thơ Pushkin hiển nhiên không chỉ nói về Piotr Đại đế và thành phố mà ngài lập nên, mà cả về chính đất nước bất kể dưới hình thức chính quyền nào - và, thậm chí rộng hơn, ý chí sáng tạo và sức mạnh, thứ là nền tảng của xã hội, vốn cũng rõ ràng xung đột với các ước mơ và khao khát giản dị của các công dân của nó, là các chàng Yevgeni và nàng Parasha bình dị. Điều gì là quan trọng hơn - số phận các cá nhân của thành phố hay vinh quang của đất nước? Chính thiên tài của Pushkin khiến ông không đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Trong thực tế, lời lẽ thơ của ông mở ra cho ta những cách hiểu trái ngược và cũng bắt buộc mỗi độc giả phải một lần nữa nghĩ ra cách giả quyết cho tình trạng khó xử về đạo đức của trường ca này.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Clip_zpsfuqw4e2q.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Clip_zpsfuqw4e2q.jpg.html)
Đảo Zayachy (Đảo Thỏ), nơi Piotr đặt viên đá đầu tiên để xây dựng Pháo đài Petropavlovsk, cũng là khởi thủy thành Peterburg.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4205_zpsosh8nq6t.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4205_zpsosh8nq6t.jpg.html)
Một góc Pháo đài Petropavlovsk.

danngoc
16-08-2016, 09:08
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13891832_10210148422856552_9041554789924251684_n_z pstswokegt.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13891832_10210148422856552_9041554789924251684_n_z pstswokegt.jpg.html)
Cổng vào pháo đài Petropavlovsk


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13901364_10210148431776775_368448830555600883_n_zp s4yrdhdaf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13901364_10210148431776775_368448830555600883_n_zp s4yrdhdaf.jpg.html)
Sơ đồ các bảo tàng ở Piter


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13920640_10210148433016806_8155242362446675305_n_z ps3bdwropr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13920640_10210148433016806_8155242362446675305_n_z ps3bdwropr.jpg.html)
Sơ đồ pháo đài


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/14022193_10210148431736774_7305393772796201569_n_z psk70ycrnv.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/14022193_10210148431736774_7305393772796201569_n_z psk70ycrnv.jpg.html)
Tượng Piotr I


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/14045795_10210148433136809_4938795541107966359_n_z ps7defcdk8.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/14045795_10210148433136809_4938795541107966359_n_z ps7defcdk8.jpg.html)
Cổng chính Petrovskie vào Pháo đài Petropavlovsk, kiến trúc cổng duy nhất thời Piotr còn nguyên vẹn. Xây 1703. Mặt tiền trang trí theo phong cách baroque do Domenico Trezzini làm 1708. Tầng trên bằng gỗ được xây lại bằng đá năm 1716-1717, nhưng vẫn giữ nguyên các mảng trang trí gốc. Các tượng ở hốc tường do điêu khắc gia Pháp Nicolas Pinot làm, ở bên trái là "Khôn ngoan" còn bên phải là "Dũng cảm". Phù điêu ở giữa do nghệ nhân Đức Conrad Osner làm, có tên "Thánh Peter giáng hạ Simon Phù thủy". Phù điêu ở trên là Sabaoth đang ban phước.

Dưới đó là quốc huy Nga bằng chì được gắn vào năm 1720, nặng 1096kg, do nghệ nhân Pháp Francois-Pascal Vassout làm. Các trang trí này bị thất lạc vào cuối thế kỷ 18, đầu tk 19. Con đại bàng 2 đầu quốc huy Nga bị phá bỏ vào thập niên 1920.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13934829_10210149733649321_9153872237782244502_n_z psrxmwpsm7.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13934829_10210149733649321_9153872237782244502_n_z psrxmwpsm7.jpg.html)
Pháo đài nằm trên hòn đảo Saari tiếng Phần Lan là Đảo Thỏ, sau này được Nga hóa thành là Zayachy.

danngoc
16-08-2016, 09:10
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13912546_10210149784130583_4597625644250006459_n_z ps6eg3ddyn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/13912546_10210149784130583_4597625644250006459_n_z ps6eg3ddyn.jpg.html)
Thánh đường Petropavlovsky Sobor. Cái tháp nhọn kia trở thành một trong những điểm mốc không gian, biểu tượng của Peterburg. Tuy nhiên kiến trúc này khá điển hình cho vùng Bắc Âu chứ không chỉ Peterburg: bộ mái nhọn để tuyết không đọng gây sụp mái. Các tháp nhọn này thường gặp ở Riga, Stokholm v.v.

danngoc
16-08-2016, 09:16
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4223_zpsysy7t4jn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4223_zpsysy7t4jn.jpg.html)
Tượng Piotr Đại đế, Mikhail Shemiakin thực hiện và tặng cho Leningrad. Bức tượng được đặt tháng 6/1991 tại nơi trước đây là Quảng trường Khiêu Vũ. Tượng được tạo mẫu và đúc tại Mỹ trong thập niên 1980. Cao 1,9m. Khuôn mặt Piotr lấy theo khuôn sáp do Rastrelli làm năm 1719, 6 năm trước khi Piotr mất. Theo Chemiakin, ý tưởng làm tượng xuất phát từ bạn ông là Vladimir Vysotsky.

Bức tượng gây ra nhiều nhận xét trái ngược nhau, và dù còn mới, nó đã tạo nên nhiều huyền thoại xung quanh mình. Cư dân thành phố đặt cho nó biệt danh "Tượng đồng đang ở nhà" hay "Piotr đệ tứ" do đây là tượng đài thứ 4 của Piotr tại Sankt Peterburg! Nó có vẻ chẳng giống mấy với người thật nên được gọi là "đệ tứ". Có người nhận xét, vị Sa hoàng lạ lẫm và bí hiểm này trông giống một tên tội phạm đang chờ bị hành hình trên ghế điện, một chiếc ghế bằng đồng rộng rãi thoải mái có tay vịn - trông ngài như sắp nhảy lên khỏi ghế để nhắc nhở mọi người rằng mình là vua của đất nước này.

Theo thời gian, người dân trở nên yêu mến bức tượng này. Các tranh cãi dịu xuống, hình thành các thói quen quanh bức tượng. Do tay và chân tượng có màu sáng, mọi người quen sờ vào chúng mỗi khi đến đây. Họ cũng đặt hoa tươi dưới chân tượng, nhất là các thanh niên.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4225_zpsacvxs6er.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4225_zpsacvxs6er.jpg.html)
Khi Sinbad chụp tấm này, có mấy người Nga phản đối (nói tiếng Nga, nhỏ giọng lịch sự và không phản ứng gay gắt) rằng Sinbad đang thiếu tôn trọng nhà vua. Nhưng một bác lớn tuổi can họ, nói rằng Sinbad là người nước ngoài nên việc này chấp nhận được. Sự hiền lành của người Nga là rất đáng lưu ý.

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4232_zpsllqrts45.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4232_zpsllqrts45.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4281_zpshn2asrfq.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4281_zpshn2asrfq.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4287_zpsf4nvblhf.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4287_zpsf4nvblhf.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4288_zpsbbhigt40.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4288_zpsbbhigt40.jpg.html)

danngoc
18-08-2016, 13:49
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4238_zpsgf0qxhlx.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4238_zpsgf0qxhlx.jpg.html)
Nghĩa trang các tư lệnh pháo đài. Là nghĩa trang cổ nhất Sankt Peterburg, nơi chôn cất các đời tư lệnh pháo đài: người đầu tiên là Robert Bruce chôn năm 1720 (thời Piotr I), người cuối cùng là Bộ binh Thượng tướng quân Vladimir Danilov (1914).

Robert Bruce, tư lệnh đầu tiên, là hậu duệ các vua Scotland và là con trai một trung tướng quân đội Nga. ông là cận thần của Piotr I. Năm 1700, ông nhận lon đại tá và làm trung đoàn trưởng Trung đoàn Bruce mang tên ông. Năm 1704, Piotr phong ông làm tư lệnh quân quản Sankt Peterburg. Bruce phải vừa chống quân Thụy Điển, vừa xây dựng mới Sankt Peterburg vừa tu bổ Pháo đài Petropavlovsk, vừa chống ngập lụt thành phố.
Khi mất năm 1720, Bruce đóng lon Trung tướng và ủy viên Hội đồng quân sự.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4242_zpsxrpdfqvo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4242_zpsxrpdfqvo.jpg.html)
Komendantsky Dom - Nơi ở của Tư lệnh quân quản.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4243_zpsx4avkatb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4243_zpsx4avkatb.jpg.html)
Quảng trường Thánh đường - Sobornaya Ploshchad

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4244_zpsjxqpgtf3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4244_zpsjxqpgtf3.jpg.html)
Botnyi Domik - mệnh danh là Kho chứa "Ông tổ Hải quân Nga" - tức là chiếc du thuyền của Sa hoàng Piotr I.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4246_zpsrqqygrry.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4246_zpsrqqygrry.jpg.html)
Nhà nguyện của Thánh đường Petropavlovsky Sobor

danngoc
18-08-2016, 13:54
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4252_zpsu6637cik.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4252_zpsu6637cik.jpg.html)
Phòng triển lãm "Bọ chét Sibiri" của Nghệ sĩ Anatoly Konenko, về những điêu khắc siêu nhỏ chỉ có thể thấy qua kính lúp.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4254_zpsprr4kcsk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4254_zpsprr4kcsk.jpg.html)
Triển lãm các dụng cụ hành hình thời Trung Cổ.

danngoc
18-08-2016, 13:59
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4279_zpszuzeohxz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4279_zpszuzeohxz.jpg.html)
Bản sao của con thuyền "ông tổ Hải quân Nga"

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4280_zpszms3uyk6.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4280_zpszms3uyk6.jpg.html)

danngoc
18-08-2016, 14:01
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4256_zpsuj2oxhj5.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4256_zpsuj2oxhj5.jpg.html)
Trên đỉnh tháp là lá cờ Thánh Andrey, vị thánh bảo trợ Hải quân Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4257_zpsdm4vfunc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4257_zpsdm4vfunc.jpg.html)
Pháo binh Nga - mệnh danh là vị thần chiến tranh.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4259_zpsfcn1zm4r.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4259_zpsfcn1zm4r.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4268_zpsji6dp7rk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4268_zpsji6dp7rk.jpg.html)
Nhóc con thì luôn leo trèo nghịch ngợm

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4271_zpsk4u3wklm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4271_zpsk4u3wklm.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4277_zpstcjitdv8.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4277_zpstcjitdv8.jpg.html)

danngoc
18-08-2016, 14:18
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4306_zpstyylfaoj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4306_zpstyylfaoj.jpg.html)
Bên tay trái là Cung Cẩm thạch (Mramornyi Dvorets), bên phải là Novo-Mikhailovsky Dvorets (Cung Tân-Mikhailovsky). Phía sau là mái của Thánh đường Chúa Cứu thế trên Máu đổ.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4307_zpshs8dcn2b.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4307_zpshs8dcn2b.jpg.html)
Dòng sông dậy lên vẻ hờ hững, lạnh lẽo, kiêu kỳ...

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4309_zps66kdufl6.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4309_zps66kdufl6.jpg.html)
Cung diện Mùa đông (Zimnii Dvorets), hay còn gọi là Cung điện Ermitazh (Cung Ẩn dật). Phía sau là Thánh đường Isaac (Isaakievsky Sobor).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4310_zpsnni6u4yu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4310_zpsnni6u4yu.jpg.html)
Chóp nhọn của Tổng hành dinh Đô đốc (Glavnoye Admiralteystvo) tức Bộ Hải quân Đế quốc Nga.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4313_zpsjzabkvmk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4313_zpsjzabkvmk.jpg.html)
Các ngọn hải đăng (Rostralnaya Kolonna) trên Đảo Vasilevsky.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4318_zpspb5ho9ku.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4318_zpspb5ho9ku.jpg.html)

danngoc
18-08-2016, 14:26
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4322_zpsvemgocsq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4322_zpsvemgocsq.jpg.html)
Vẻ bình yên của một gia đình Nga...

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4324_zps1anza1hn.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4324_zps1anza1hn.jpg.html)
Vẻ bình yên của một gia đình Nga...
Sinbad để ý thấy là người Nga rất yêu trẻ con và chú ý giáo dục chúng. Các bà mẹ và ông bố cưng chiều con giống như các bà mẹ ông bố ở xứ Arab. Có lần, khi Sinbad xuống nhà ăn để chuẩn bị bữa, gặp 2 mẹ con đang ăn ở dưới. Thấy mình, bà mẹ nói nhỏ đứa con trai rồi cả hai thu dọn bữa ăn, đem lên phòng dùng tiếp để nhường chỗ cho Sinbad. Có lần ở Công viên Pobedy, khi đang trú mưa, có một cặp bố mẹ xách 3 đứa con trai vào trú chung. Đứa con giữa đi sát ra ngoài suýt ngã, thế là ông bố xách cổ vung tay giáng một bạt trời giáng vào mông thằng nhóc - chú bé gào khóc và bà mẹ ôm lấy dỗ dành (nhưng vẫn giảng giải tại sao con bị đánh và con không được thế nữa) hệt như các bà mẹ Arab! Thằng em út vừa nhảy trêu anh, vừa men ra sát ngoài để trêu ông bố. Thế là bốp một phát vào mông (rất mạnh, Sinbad nói là trời giáng - đàn ông Nga mạnh tay và thô bạo chứ không nhứ như đàn ông ở xứ ta) nhưng thằng bé út vẫn nhơ nhơn. Thế mới biết là trời sinh tính.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4327_zpsewzgii8q.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4327_zpsewzgii8q.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4328_zps1kbwxlub.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4328_zps1kbwxlub.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4329_zpsyd8ha4wk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4329_zpsyd8ha4wk.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4332_zpseemqffny.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4332_zpseemqffny.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4333_zpsudmm8ccw.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4333_zpsudmm8ccw.jpg.html)
Thuyền trưởng Vrungel. Như đã nói, người Nga tự hào với di sản của các thế hệ trước và họ không ngần ngại thừa kế nó. Thuyền trưởng Vrungel là một tiểu thuyết phiêu lưu cho thiếu nhi của Andrey Nekrasov.

danngoc
18-08-2016, 14:45
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4335_zpsnynmivc4.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/Petropavlovsk%20Fortress/DSCF4335_zpsnynmivc4.jpg.html)
Nóc thánh đường Hồi giáo ở Đại lộ Kronversky.
Sinbad gọi 1 taxi. Tay lái không chịu nói giá mà đề nghị dùng đồng hồ. Chạy 500m mà đồng hồ đã nhảy 500 rúp rồi. Cảnh báo các bạn đi taxi hãy cẩn thận.

danngoc
18-08-2016, 17:47
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4337_zpsbujmokjy.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4337_zpsbujmokjy.jpg.html)
Qua cầu Troitsky, Sinbad đến Công viên Marsovo Pole

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4339_zpso65jzjk0.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4339_zpso65jzjk0.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4340_zpsazmpszxb.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4340_zpsazmpszxb.jpg.html)
Lâu đài Mikhailovsky (Mikhailovsky Zamok).

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4341_zpsquoylrud.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4341_zpsquoylrud.jpg.html)
Ngọn lửa Bất Diệt ở Cánh đồng Tháng Ba.

danngoc
19-08-2016, 08:27
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4345_zpscbtwk6qc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4345_zpscbtwk6qc.jpg.html)
Bến thuyền trong Vườn Mùa Hè, chụp từ cầu Pervyi Sadovyi (Cầu đầu tiên vào vườn) bắc qua sông Moika.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4347_zpshpldpcr0.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4347_zpshpldpcr0.jpg.html)
đi thuyền du ngoạn thế này quả là thú vị, nhưng gió rét phương Bắc khiến người sa mạc phải chùn lại.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4349_zps8vjddfrv.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4349_zps8vjddfrv.jpg.html)
Cầu Pervyi Sadovyi, bên kia là Cung Mikhailovsky


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4352_zpskodvpzqc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4352_zpskodvpzqc.jpg.html)
Hôm nay (13/6) là Thứ Hai, trời đã 5h chiều nhưng trong công viên vẫn rất đông. Trẻ em vào vui chơi và xem triển lãm


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4353_zpskjjcep9q.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4353_zpskjjcep9q.jpg.html)
Cung Mikhailovsky

danngoc
20-08-2016, 08:34
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF4354_zpsr8dnppjx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF4354_zpsr8dnppjx.jpg.html)
Trên đường Klenovaya, trước Cung Mikhailovsky là một pho tượng khác của Piotr Đại đế (1 trong 4 tượng Piotr tại Sankt Peterburg).
Điều thú vị là khuôn mặt con ngựa này giống hệt mặt con ngựa Lisette của Piotr, do chính tay Piotr nhồi bộng và hiện đặt trong Bảo tàng Kunskamera ở Đảo Vasilevsky (khi tới bảo tàng này Sinbad có chụp lại Lisette).

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF4358_zpsuvea0xob.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2014-6-2016/DSCF4358_zpsuvea0xob.jpg.html)
Circus Ciniselli - nay là Bảo tàng Xiếc (Bolshoy Sankt-Peterburgskiy gosudarstvennyy tsirk). Nằm bên sông Fontanka.

kimvanchinh
20-08-2016, 08:38
Còn cái tượng thứ tư nữa chưa thấy danngoc post nhỉ. Hình như đó là tượng tạc ông đang đóng thuyền bên bờ sông Neva.

danngoc
20-08-2016, 08:52
Em không chụp được bức đó anh ơi, anh ủng hộ em đi :)

danngoc
20-08-2016, 15:56
Một số hình ảnh nội thất trong khách sạn BedAndBike

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4359_zpsikvjwcsp.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4359_zpsikvjwcsp.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4360_zpss8tce0xl.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4360_zpss8tce0xl.jpg.html)
Chiếc cưa máy và mấy súc củi.
Trên súc củi là mấy tập bản đồ free cho khách du lịch. Mấy ngày đầu Sinbad để ý thấy các bản đồ phần lớn là tiếng Nga, Phần Lan, English. Tuy nhiên đến 3 ngày cuối, họ thay bang 1 xấp bản đồ tiếng China.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4361_zpspjftljtk.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4361_zpspjftljtk.jpg.html)
Cờ Phần Lan và rất nhiều khẩu hiệu tiếng Phần.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4362_zpszeymtu6f.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF4362_zpszeymtu6f.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/20160614_074330_zpstfsw1x4s.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/20160614_074330_zpstfsw1x4s.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/20160614_074338_zpss3got2to.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/20160614_074338_zpss3got2to.jpg.html)
Phòng tắm


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3198_zpswftbrrpt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3198_zpswftbrrpt.jpg.html)
Bếp+ăn

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3199_zpshxmdsdxf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%204%2013-6-2016/DSCF3199_zpshxmdsdxf.jpg.html)
Bếp+ăn

kimvanchinh
20-08-2016, 23:06
Em không chụp được bức đó anh ơi, anh ủng hộ em đi :)

Góp hình cho đủ bộ. Tượng này nhỏ nhất nhưng ý nghĩa chẳng nhỏ tý nào.

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04789_zps6robvssn.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04789_zps6robvssn.jpg.html)

danngoc
21-08-2016, 17:01
Thứ Ba 14-6: Vài cảm nghĩ ở khách sạn nhiều khách Phần Lan. Các bà già bán hoa tươi ở chợ vỉa hè Ga Vladimirskaya. Metro Sankt Peterburg ai bảo là không đẹp! Bị móc túi sạch sẽ và kế hoạch để xoay sở với món tiền còm sót lại. Sự tốt bụng của người dân bản xứ và một số cảm nhận và đất nước con người. Choáng ngợp ở Petergof. Mới hôm qua mưa gió căm căm mà hôm nay nắng đẹp rực rỡ. Rằng đài phun nước đã quá đẹp mà công viên cũng lộng lẫy chẳng kém phần. Vinh Phần Lan xanh ngắt. Con người bản xứ có cuộc sống thật hạnh phúc. Gặp mấy người đồng bào cũng dạo quanh hồ Olgin Prud. Chợ ở Ga Vladimirskaya. Một mình lang thang thưởng ngoạn đêm trắng. Masha trên vỉa hè.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4365_zpsy9i5pmw3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4365_zpsy9i5pmw3.jpg.html)

danngoc
21-08-2016, 17:10
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4369_zpsasbazkqo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4369_zpsasbazkqo.jpg.html)
Ngay gần Ga Vladimirskaya, có một chợ vỉa hè mà người bán là các bà già đem hàng từ quê ra (có giá cao hơn hàng siêu thị) còn người mua cũng đa dạng lắm. Ví dụ, dâu tươi to đỏ mọng ngọt lừ trồng trong trang trại giá 350 rúp thì dâu rừng dại bé xíu chua loét có giá 900 rúp/kg.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4370_zpstfxextrj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4370_zpstfxextrj.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4373_zps2lm6pktc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4373_zps2lm6pktc.jpg.html)
Không biết gọi tên là hoa gì

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4374_zps9em7rcbt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4374_zps9em7rcbt.jpg.html)
Không biết là củ gì


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4375_zpsk5gkqvnc.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4375_zpsk5gkqvnc.jpg.html)
Không biết là nấm gì

danngoc
21-08-2016, 17:22
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF7858_zps1pzavacr.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF7858_zps1pzavacr.jpg.html)
Món dâu rừng nhỏ xíu chua lè giá đến 900 rúp.
Lúc đầu Sinbad không biết, cứ tưởng là trái gì quý lắm vì giá cao quá. Thế là è cổ mua nếm thử: người bán nói đây là dâu rừng , phải vào rừng hái nên giá cao.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF5641_zpsosp0zlqz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF5641_zpsosp0zlqz.jpg.html)
Người bán ở chợ vỉa hè luôn là các bà già. Rất nhiều người bán một bóa hoa hái ở nhà đem lên. Cụ bà này đáng chú ý vì ăn mặc lịch sự, đầu tóc chăm chút, dáng vẻ hiền lành và nhã nhặn.

danngoc
22-08-2016, 09:05
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4377_zpsnflvd0pd.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4377_zpsnflvd0pd.jpg.html)
Ga Vladimirskaya


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4378_zpshaun2kzh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4378_zpshaun2kzh.jpg.html)
Cạnh ga là tượng Dostoyevsky

danngoc
22-08-2016, 09:39
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4381_zpsc3s3wwwl.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4381_zpsc3s3wwwl.jpg.html)
Hớn hở, Sinbad thò tay mua vé tàu điện ngầm đi ga Avtovo. Khác với Moskva, vé tàu Sankt Peterburg vẫn dùng đồng xu cũ (35 rúp/vé) rẻ hơn ở Moskva.


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4382_zpslnicxeba.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4382_zpslnicxeba.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4383_zpsvz88w67z.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4383_zpsvz88w67z.jpg.html)
15 dân tộc của 15 nước cộng hòa thuộc LB Xô Viết

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4386_zpswfgojrr0.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4386_zpswfgojrr0.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4392_zps1vmrigxd.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4392_zps1vmrigxd.jpg.html)

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4393_zpsg26o97ku.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4393_zpsg26o97ku.jpg.html)
Cửa thông gió thời Xô viết


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4399_zps6rfcxmhh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4399_zps6rfcxmhh.jpg.html)
Ga "Kirovsky Zavod" (Nhà máy Kirov)

danngoc
22-08-2016, 09:51
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4400_zps7lvzt2sa.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4400_zps7lvzt2sa.jpg.html)
Ga Avtovo (Ô-tô)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4402_zpseqeqyncr.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4402_zpseqeqyncr.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4405_zpsaxcv6vbp.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4405_zpsaxcv6vbp.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4406_zpsyc5e3w7o.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4406_zpsyc5e3w7o.jpg.html)
Các cột được bọc trong thủy tinh trong rất độc đáo

https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4410_zpsrmyaxlfx.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4410_zpsrmyaxlfx.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4411_zpstwkyib4z.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4411_zpstwkyib4z.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4413_zpsursjoupn.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4413_zpsursjoupn.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4441_zpsytqcv4gg.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4441_zpsytqcv4gg.jpg.html)

danngoc
22-08-2016, 10:08
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4447_zpsqxnbkll4.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4447_zpsqxnbkll4.jpg.html)
Dòng chữ ở trên "Hòa bình cho thế giới!", dòng chữ ở dưới "Sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa, chúng ta nhất định thắng lợi!"


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4444_zpsgmacaejh.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4444_zpsgmacaejh.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4439_zpsf2bil3un.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4439_zpsf2bil3un.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4471_zpsroehynac.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/DSCF4471_zpsroehynac.jpg.html)
Hớn hở, Sinbad tính mua hạt chén, chọn chán chê, hỏi giá chán chê, đến khi rút tiền trả cô bán hang thì.... sạch túi!

Lục hết túi trên túi dưới, quái, sao mớ tiền rúp và đô mình để túi áo trước đâu rồi. Là vì đã 5 ngày nay ở xứ sở người dân hiền lành, tốt bụng, Sinbad đã quên béng tất cả phòng ngừa, cứ để tiền vào túi trước áo rét để cho tiện. Thôi rồi.

Giờ mới nhớ lại, hồi nãy khi bước lên tàu ở Ga Vladimirskaya, có 4 gã đàn ông cao lớn đẩy mình lên tàu làm mình có cảm giác giờ cao điểm, sau đó họ ép mình vào giữa. Đúng là họ móc túi hết rồi. Thủ đoạn này, Sinbad có biết vì đã xem trên kênh Discovery. Và lần đi Châu Âu 2009, chưa khi nào Sinbad bất cẩn để xảy ra móc túi, dù lang thang ở Praga, Venice, Paris, Madrid, Barcelona, Rome tức là tất cả các thủ đô móc túi...

Tình thế chuyển sang gay go. Còn 5 ngày đi chơi nữa, mà trong túi cả 2 chỉ còn 200 USD. Một cuộc họp bàn diễn ra. Sau khi tính toán, tất cả đã được thu xếp. Sẽ không còn kem, không ăn vặt v.v. Nhưng vẫn sống được.

galazie
22-08-2016, 10:45
Xin lỗi nếu bác đã viết mà vẫn hỏi. Visa Nga có phiền toái không bác?

danngoc
22-08-2016, 10:54
Theo mình thấy thì không phiền toái bác ạ. Họ cũng dễ chứ không khó. Nhất là nếu bác không biết tiếng Nga thì mình thấy họ càng dễ hơn.

danngoc
24-08-2016, 21:26
Sau khi lên kế hoạch xong, Sinbad đi tìm một chi nhánh Sberbank để đổi USD ra rúp. Ta cần có passport và tất nhiên là USD (ở Nga, tỷ giá của tờ 1 USD và 100 USD là như nhau). Có tiền là mọi thứ lại tươi sang rồi.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4475_zpspgkvppqe.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4475_zpspgkvppqe.jpg.html)
Một kiến trúc chung cư Xô viết xây dung năm 1955.

Sinbad tìm người để hỏi đường. Từ ga Avtovo, gần bắt một chuyến bus để đi Petergof. Hỏi một bác lớn tuổi, Sinbad được bác ấy hướng dẫn (bang tiếng Nga) và Sinbad rất ngạc nhiên khi bác ấy hỏi lại "mày có tiền mua vé chưa, tao cho?". Vội rối rít từ chối và nói tôi có tiền rồi. Cần nói thêm đây là lần thứ 2 ở Nga Sinbad nghe có người hỏi như vậy.

danngoc
24-08-2016, 21:40
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4476_zpsakfllklf.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4476_zpsakfllklf.jpg.html)
Từ ga Avtovo, ta có thể đón bus số 424 đi Petergof giá 70 rúp/người. Ở bến xe bus cũng có những tay chủ bến đưa khách lên bus như ở VN, nhưng họ nhìn chung là lịch sự nhẹ nhàng. Khách lên xe xong, yên vị rồi trả tiền cũng được. Bác tài để sẵn từng cục tiền xu thối cho khách để đỡ mất thời gian.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4477_zpsjqy4i88m.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4477_zpsjqy4i88m.jpg.html)
Xe đi dọc đường Sankt Peterburg. Hai bên đường là hai dải cây và thảm cỏ xanh mướt, được trồng kiểu tự nhiên và chăm bón cẩn thận. Sinbad để ý thấy, ngoài các công nhân chăm sóc cây, ở đây còn có những nhóm bạn trẻ đi trồng cây, giống như lao động ngày thứ 7, chủ nhật cộng sản thời xưa. Một di sản thú vị thời Xô viết.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4479_zpsgiv4vcx6.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4479_zpsgiv4vcx6.jpg.html)
Một khu đô thị mới ngăn nắp. GIá mỗi căn hộ theo thông tin quảng cáo là khoảng 1,2-4 triệu rúp.

danngoc
25-08-2016, 05:58
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4480_zpsmgjh2dlu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4480_zpsmgjh2dlu.jpg.html)
Petergof

Mới hôm qua 13/6 trời lạnh và mưa thì sang hôm nay trời đẹp trong vắt không tả nổi.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4488_zps5jh2wshi.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4488_zps5jh2wshi.jpg.html)


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4491_zpsrr9ax1id.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4491_zpsrr9ax1id.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4518_zps3e4ihijg.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4518_zps3e4ihijg.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4519_zpsrmepiqqu.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4519_zpsrmepiqqu.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4539_zpsnu3s1ylj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/DSCF4539_zpsnu3s1ylj.jpg.html)

danngoc
26-08-2016, 05:54
Peterhof là một Versailles Nga, được khởi công thời Piotr I (cùng thời với Louis 14 - Piotr đã từng đến và đã được Louis 14 tiếp ở Versailles). Thực sự thì độ hoàng tránh và vẻ đẹp của Petergof vượt so với Versailles của Louis 14, nhưng đó là do nhiều đời Sa hoàng bỏ tiền xây dựng thêm - Piotr chỉ chọn địa điểm: vị trí Petergof bên bờ Vịnh Phần Lan, nhìn sang phải sẽ thấy Sankt Peterburg, nhìn thẳng ra vịnh sẽ thấy đảo Kotlin với Pháo đài Kronstadt. Cung điện xây thời Piotr chỉ có cung MonPlaisir (Niềm vui của tôi). Sau đó Elizaveta sẽ xây dựng đài phun nước lớn, còn Ekaterina II sẽ làm thêm các khu vườn.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/14100334_1769815733267323_1708629830907947195_n_zp shndu9zqt.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/14100334_1769815733267323_1708629830907947195_n_zp shndu9zqt.jpg.html)


Về đại thể, có 2 phần là Vườn Thượng (giáp đường vào) và Vườn Hạ (phía biển, có đài Phun nước). Hai vườn này được phân ranh bởi Đại Cung (Grand Palace)

danngoc
26-08-2016, 06:01
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4540_zpssoumo7yz.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4540_zpssoumo7yz.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4545_zpsa2qpyv3t.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4545_zpsa2qpyv3t.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4546_zpse7iugooj.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4546_zpse7iugooj.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4569_zpsqogdheg3.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4569_zpsqogdheg3.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4594_zpszb0giixo.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4594_zpszb0giixo.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4596_zps7jafzlc5.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4596_zps7jafzlc5.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4601_zpskyvxpmzq.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4601_zpskyvxpmzq.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4603_zpstn2gqpsm.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4603_zpstn2gqpsm.jpg.html)

danngoc
26-08-2016, 11:12
https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4585_zpspl51n5ra.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4585_zpspl51n5ra.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4607_zpsstqwtfo7.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4607_zpsstqwtfo7.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4618_zpscohxa5ak.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4618_zpscohxa5ak.jpg.html)


https://i653.photobucket.com/albums/uu255/danlythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4639_zpsaopohib6.jpg (http://s653.photobucket.com/user/danlythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016/Petergof/DSCF4639_zpsaopohib6.jpg.html)

kimvanchinh
26-08-2016, 22:35
Sinbad có ảnh copy mạng mà không dẫn nguồn đấy nhé, nhắc nhở nhẹ thay admin. Ảnh bạn chụp rất đẹp. Tuy nhiên nếu có góc rộng hơn sẽ hoành tráng hơn ở những cảnh cần hoành tráng, hơn nữa, nên chú ý khép khẩu hoặc lắp filter để giảm sáng khi chụp trời nắng gắt ảnh đỡ bị cháy sáng. Thật rất thách thức khi đi du lịch toàn vào giờ nắng to giữa trưa lại phải chụp cảnh kiến trúc và phố phường. Thợ ảnh chuyên nghiệp họ thường gác máy giờ này và đợi lúc nắng chiều, hoàng hôn hay bình minh mới ra tay, còn dân phượt không thể thế được, thời gian và cơ hội khoảng khắc là vàng, cứ choạch thôi. Tuy nhiên, nếu chịu khó sử dụng kỹ thuật nhiếp ảnh 1 tý về khống chế ánh sáng mạnh (khép khẩu), bù sáng khi tối, giảm chênh lệch vùng tối, vùng sáng bằng kỹ thuật HDR hoặc DDR, giảm contract, nếu ai biết làm hậu kỳ bổ sung càng tốt, ta có thể có những bức ảnh khá hơn làm tư liệu cho mình và chia sẻ với cộng đồng.

Xin phép Sin bad góp vui post ảnh tôi chụp Lâu đài kỳ vĩ này năm 2014.

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/a1_zpsexb0klsm.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/a1_zpsexb0klsm.jpg.html)

danngoc
27-08-2016, 09:00
Dạ em sẽ ráng học theo ! Cám ơn anh nhen :)

danngoc
27-08-2016, 09:15
https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4643_zpsdhawre7l.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4643_zpsdhawre7l.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4674_zpss5tpkr8w.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4674_zpss5tpkr8w.jpg.html)
được gặp Nữ hoàng Ekaterina II đại đế tại Peterhof. Sinh thời, bà có rất nhiều tình nhân và có 2 đời chồng.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4672_zps8t2zethi.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4672_zps8t2zethi.jpg.html)
Có lẽ là một tình nhân của Ekaterina, cũng có thể là Potiomkin chồng sau của bà. Ekaterina rất thích phối màu trắng và lam thế này.

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4704_zps5yjmqvcr.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4704_zps5yjmqvcr.jpg.html)

https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4706_zpsuwt3vhv6.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4706_zpsuwt3vhv6.jpg.html)
Nhóm tượng trung tâm của đài phun nước là Samson. Nhóm tượng cao 3,5 và tính cả bệ là 6,5m, tả cảnh Samson đang giết con sư tử. Cột nước từ mõm sư tử cao 20 m, xung quanh có 8 con cá heo phun nước. Cá heo vốn là biểu tượng cho cả thần Apollon lẫn Aphrodite: sự hài hòa, trí thông minh, sức mạnh tiềm ẩn, mơ ước. Cá heo cũng đồng nghĩa với dauphine, tức hoàng tử kế vị.

Rastrelli đã thực hiện nhóm tượng này năm 1734, kỷ niệm 25 năm chiến thắng Poltava. Samson ở đây có lẽ là Piotr I, còn con sư tử dĩ nhiên là Vương quốc Thụy Điển: ý nghĩa của nhóm tượng cũng là chiến thắng của văn minh trước bạo tàn. Cuối tk 18, điêu khắc gia Mikhail Kozlovsky dựa trên nhóm tượng của Rastrelli đã thiết kế lại mẫu khác được dùng đến ngày nay. Năm 1802, nhóm tượng được lắp đặt trên bệ tượng do KTS Andrei Voronikhin thiết kế. Năm 41 quân Đức chiếm được Peterhof và phá hủy nhóm tượng này. Năm 1947 nó được phục chế lại bởi Vasily Simonov.


https://i982.photobucket.com/albums/ae303/dan-lythe/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4709_zpshc1wtqjx.jpg (http://s982.photobucket.com/user/dan-lythe/media/Russia%202016-6/Day%205%2014-6-2016%20Tuesday/Peterhof/DSCF4709_zpshc1wtqjx.jpg.html)