PDA

View Full Version : Một số kiến thức cơ bản về Nhiếp ảnh



SonTT
12-06-2007, 11:31
Bài của Noza bên Otofun
----------------------
Em mới chụp được 1 thời gian ngắn, cũng chưa biết được nhiều. Nhưng qua tiếp xúc với 1 số bác thấy các bác già hồi trước chụp phim có 1 số thuật ngữ rất hay. Em ví dụ vài từ mà em biết, các bác @vunhat, @xentoc, @dungkhom đóng góp thêm nhé.

1. Cháy: cái này thì hầu như ai chụp ảnh cũng biết, phần bị sáng hết cỡ thành màu trắng, lúc đó thì vùng bị cháy đó mất hết chi tiết và chỉ còn màu trắng 100%

2. Bết : Là phần bị đen đặc, nghĩa là quá tối, phim hoặc sensor ko thể hiện được nữa. Lúc này phần bị bết chỉ còn 100% màu đen

3. Nguýt : là 1 phần của ảnh bị khuyết và hiện lên màu đen trong bức ảnh, thông thường nhất, rõ nhất là dùng ống kính của máy số crop 1.5, 1.6 lắp sang máy phim 35mm. Ảnh chỉ có 1 vòng tròn ở giữa là sáng có chi tiết, còn bao quanh là 1 viền đen. Nguýt cũng có thể là do đầu ống kính to quá che đèn flash tạo ra 1 quầng đen phía dưới bức ảnh .

4. Lốp sáng : Cái này giống hệt như cháy thì phải .

5. Lia, hay lia máy : Tương đương với panning trong tiếng Anh, tức là chụp ở tốc độ chậm vừa phải và vừa chụp vừa đuổi theo đối tượng đang di động. Lấy được nét đối tượng,còn khung cảnh thì nhoè .


Em chỉ biết đến thế thôi, các bác có kinh nghiệm gì thì đóng góp thêm nhé.
Noza - Otofun

riarebrand
12-06-2007, 11:40
còn vài từ nữa, như: halo: nói về ảnh sáng hắt lên ảnh khi chụp ngược sáng, nếu lens không được đeo kính UV hoặc Porla để xử lý phân cực ánh sáng, làm ánh sáng ảnh hưởng đến ảnh, không biết em hiểu thế có đúng không, ví dụ này là một phát chụp ngon

riarebrand
12-06-2007, 11:41
còn đây cũng ngon, nhưng để ánh sáng hơi thừa

lamchieu
12-06-2007, 14:57
Cái hình trên không được liệt vào loại bị halo bác ơi, hình dưới thì bị halo nếu tác giả không nói rằng "tao cố ý" :D

Halo là bị lóe sáng trong ống kính, khi bị lọt một nguồn sáng mạnh không mong muốn vào ống kính (kể cả khi nguồn sáng ấy không hiện diện trong khuôn ảnh, chỉ có ánh sáng rọi vào ống kính và ống kính lởm thì vẫn bị halo như thường - lúc này kèm theo ghost). Hình như tụi Anh khi test ống kính về khả năng chống lại hiện tượng loá sáng thì gọi là "Glare control".

riarebrand
12-06-2007, 17:04
vâng, cái ảnh 1 ý, thì em bảo là nếu không có filter cho lens thì đảm bảo "hà nố" ngay có đúng không ạ, nhưng chắc là nó có "pôla" rồi mới chơi thẳng vào mặt trời như thế, ví dụ như em không có filter nên em mà dí em D80 của em lên anh "sun" e rằng đi mất CCD quá

lamchieu
12-06-2007, 19:51
Cái đó em nghĩ rằng có filter che nữa trên.

VKT
12-06-2007, 23:09
Đại vương @riarebrand post cái ảnh cô em đeo kính đẹp nhể ...

Em thì chả biết chụp... dưng mà cái ấy chụp khó lém đấy, nếu em ko nói phải photoshop thì mới ngon thế.

Nếu muốn mặt sáng thế thì phải có đèn flash nếu ko mặt tối om, ko những đèn flash mà còn nhiều đèn flash cơ ạ.
Thứ 2 là cái kính, ko nhìn thấy thằng chụp ảnh đâu cả chứng tỏ là nó chụp giỏi hoặc nó Photoshop.

Em thấy bác @lamchieu có vẻ hơi khệnh nhể

xentoc
13-06-2007, 09:59
Bác nói hết mịa nó rồi éo có gì mà lói cả
à /6: "Halo": lớp tráng màu trên ống kính đã lão hóa or do lau nhiều quá => hình ảnh chụp ở ánh sáng mạnh ko tạo được đường viền rõ nét
VD: chụp một ông mặc áo trắng nõn đứng giữa trời nắng , hình ảnh kém cho thấy ,áo trắng ko rõ đường viền mà sẽ bị "bông " hình ảnh
Tạm thế đã ,nghĩ tiếp

By vunhat


Bác lamchieu phân tích lại cho AE dễ hiểu chút nhé, sao mà lại dùng thuật ngữ để giải thuật ngữ thế này thì bố ai mà hiểu được

Babel
13-06-2007, 10:16
còn đây cũng ngon, nhưng để ánh sáng hơi thừa

Cái hình này công nhận cũng phê thật, dưng mà không thấy thằng chụp ảnh trong kính mắt -> dùng shop để lồng.

Cái vụ halo dù chủ ý hay không thì rõ là như vậy rồi, hiệu quả khá cool. Bác nào rảnh thì thử diễn lại xem!

(wait)

Mays
13-06-2007, 10:44
còn vài từ nữa, như: halo: nói về ảnh sáng hắt lên ảnh khi chụp ngược sáng, nếu lens không được đeo kính UV hoặc Porla để xử lý phân cực ánh sáng, làm ánh sáng ảnh hưởng đến ảnh, không biết em hiểu thế có đúng không, ví dụ này là một phát chụp ngon


Bác mà chụp như thế nữa là hỏng sensor đấy.

anson
09-07-2007, 21:15
Một số kiến thức căn bản được tổng hợp và các thuật ngữ thông dụng cho những người mới đến với nhiếp ảnh (Nguồn sưu tầm)

Exposure (sự phơi sáng)

Bản chất của chụp ảnh là sự phơi sáng. Máy ảnh là một hộp tối. Khi bấm nút chụp ảnh, một cánh cửa được mở ra cho ánh sáng bên ngoài đi vào qua ống kính. Ánh sáng tác dụng vào film (hay sensor đối với máy digital _ từ sau đây tôi chỉ nói đến film) để tạo ra hình ảnh. Một bức ảnh ta có thể tạm chia làm hai phần : độ sáng và sự cân đối ánh sáng.
Ta hãy hình dung film là một vật thu sáng. Và độ sáng của bức ảnh quyết định bởi lượng ánh sáng mà film thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.Ngoài yếu tố độ sáng ra, sự cân đối ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn toàn khác nhau với cùng một độ sáng.
Lượng ánh sáng film thu được gọi là Ev ( Expoure value) . Chúng ta sẽ quay lại phần Ev này sau.

anson
09-07-2007, 21:16
Trước hết bạn sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh.

Apeture (Độ mở ống kính)

Độ mở ống kính là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Chúng ta có thể hiểu phần này như là khả năng cho ánh sáng đi qua của ống kính. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1 , 1.4 , 2 , 2.8 , 4 , 5.6 , 8 , 11 , 16 , 32 … các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít. Và thêm một điều nữa là cùng một đường kính lỗ mở d nếu độ dài tiêu cự ống kính càng dài thì khẩu độ càng lớn.


379



* Các bạn thường hay thắc mắc tại sao dãy trị số F-stop không phải là 1 ,2 ,3… mà là dãy bội số của căn bậc hai của 2. Trong kỹ thuật chụp ảnh, người ta chọn tiêu chuẩn điều chỉnh độ sáng với một khoảng cách là gấp đôi. Bạn có thể hiểu là khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ có nghĩa là lượng ánh sáng thu được sẽ tăng gấp hai lần. Muốn như thế diện tích lỗ mở phải tăng gấp đôi tương đương với đường kính tăng lên 1.4 lần. Đó là lý do tại sao ta có dãy trị số trên.

anson
09-07-2007, 21:25
Shutter Speed (Thời gian chụp hay tốc độ)

Ngoài việc điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính ta còn có thể điều chỉnh thời gian cho ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Yếu tố này gọi là thời chụp hay tốc độ chụp. Đơn vị tính là giây.
Thời gian này chính là thời gian màn trập trong máy mở ra để cho ánh sáng đi vào. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Cũng như phần độ mở ống kính, theo tiêu chuẩn thì khi tăng một nấc thời gian chụp thì lượng ánh sáng đi vào gấp đôi. Tốc độ chụp nhanh hơn 1s có 1/2 , 1/4 , ….1/125, 1/250….Còn lâu hơn 1s là 2, 4, 8 , 16s….
Ngoài ra còn có ký hiệu B : màn chập mở cho đến khi buông tay bấm nút chụp.
Ký hiệu T : màn chập mở cho đến khi bấm nút chụp lần nữa.


Film speed (độ nhạy sáng)

Yếu tố này thể hiện khả năng hấp thụ ánh sáng của film.Có nhiều loại film khác nhau. Tuy nhiên hiện thông dụng nhất vẫn là film màu âm bản .loại film này dễ chụp hơn so với các loại khác nên thích hợp cho các bạn mới bắt đầu. Trên mỗi cuộn Film bạn sẽ thấy ghi độ nhạy sáng là 50 , 100 hay 200 ASA… Film 100ASA tốc độ thu sáng gấp đôi so với 50ASA và bằng một nửa so với 200ASA. Film có độ nhạy sáng càng cao thì hình ảnh càng độ mịn hạt càng kém.

Qua phần trên các bạn đã hiểu sơ lược về ba yếu tố liên quan đến độ sáng của ảnh chụp.

anson
09-07-2007, 21:31
Exposure Value (Ev)

Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value).
EV = Av + Tv
Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value :

380

Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:

381

Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6 .

Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa… Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau .Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.

Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ.
Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:

382

Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev. Như vậy khi chọn khẩu độ và tốc độ khác nhau thì hình ảnh sẽ khác nhau như thế nào?

anson
09-07-2007, 21:40
Depth Of Field ( DOF)

Một thực tế là khi bạn chụp một bức ảnh, độ rõ nét không xuyên xuốt. Khi bạn canh nét vào chủ đề thì trước và sau chủ đề sẽ có khoảng không rõ nét. Khoảng cách mà ảnh còn rõ nét trước và sau điểm lấy nét (tạm) gọi là độ sâu trường ảnh và thường gọi tắt là DOF.
Khoảng rõ nét do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Tuy nhiên yếu tố đầu tiên có thể nói là độ mở ống kính.
Các bạn có thể xem hình minh họa sau đây.

383

Điểm lấy nét trong tất cả các hình là điểm giữa khoảng 3 – 4 inch. Số 3 và 4 rõ nét trong tất cả các hình. Các điểm còn lại rõ nét dần khi độ mở ống kính khóa nhỏ lại. Đến đây các bạn có thể hiểu rằng khi ống kính khép nhỏ lại thì khoảng rõ nét càng thu hẹp lại.

Giải thích một chút về khoảng rõ nét. Các bạn xem hình bên dưới.

384

Chủ đề là điểm màu vàng và cũng là điểm lấy nét. Vì lấy nét vào chủ đề nên hiển nhiên các tia sáng từ chủ đề qua ống kính sẽ hội tụ trên film. Các điểm khác có cùng khoảng cách với chủ đề đều hiện rõ trên film. Bây giờ hãy xem điểm màu trắng xa hơn chủ đề. Điểm ảnh rõ của điểm trắng sẽ nằm ở phía trước film và ảnh của nó in trên film sẽ là vòng tròn màu trắng. Khoảng trắng đó gọi là Circle of Confusion ( CoC ).
Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để thu hẹp vòng tròn lờ mờ đó để ảnh rõ nét hơn. Trong hình minh họa dưới đây, bạn thấy từ một điểm sẽ có một chùm tia sáng đi qua ống kính và tạo ảnh trên mặt phẳng film. Khi khóa bớt cửa điều sáng lại nghĩa là một số tia sáng bị chặn lại ( phần màu xanh nhạt). Do đó phạm vi của CoC cũng được thu hẹp lại và hình ảnh trở nên sắc nét hơn.

385

Hyperfocal

Khi bạn lấy nét vào điểm xa vô cực thì hình ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến một khoảnhg cách nào đó trước ống kính. Khoảng cách không rõ nét trước ống kính khi bạn lấy nét ở vô cực gọi là Hyperfocal.

386

Sau khi xác định được khoảng hyperfocal bạn lấy nét lại vào khoảng cách đó. Lúc này độ sâu trường ảnh DOF sẽ bắt đầu từ giữa khoảng hyperfocal đến vô cực. Thực tế đây là DOF lớn nhất mà bạn có thể đạt được. Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng khoảng cách hyperfocal này không cố định mà phụ thuộc vào khẩu độ ống kính. Ở mỗi F-stop thì khoảng cách hyperfocal đều khác nhau.

387


Như vậy trong trường hợp chụp hình cần lấy dof thật rộng, hình rõ nét trong phạm vi lớn nhất thì bạn sẽ lấy nét vào khoảng cách hyperfocal kết hợp với đóng nhỏ độ mở ống kính lại.

anson
09-07-2007, 21:51
Shutter Speed ( Tốc độ hay Thời gian chụp)

Qua phần trên, các bạn đã biết được sự liên quan giữa khẩu độ và độ nét sâu của ảnh chụp. Phần tiếp theo các bạn sẽ quan tâm đến đó là tốc độ chụp. Như đã đề cập ở phần đầu tiên, lượng ánh sáng vào film phụ thuộc vào thời gian màn chập mở, tuy nhiên có thể kết hợp với việc thay đổi khẩu độ để có được hình ảnh cùng độ sáng với các tốc độ chụp khác nhau. Trên máy tốc độ nhỏ hơn 1s được ký hiệu bằng một con số thông thường. Ví dụ 250 nghĩa là 1/250s, 30 là 1/30s... Tốc độ lớn hơn 1s thì ký hiệu là con số đi kèm với dấu 〞ví dụ 2” là 2s, 8” là 8s...

Khi chụp chủ đề chuyển động là lúc bạn sẽ lưu ý đến tốc độ chụp. Để bắt đứng chủ đề bạn sẽ phải chụp với tốc độ nhah. Ngược lại để có ảnh mờ dạng chuyển động (motion blur) bạn sẽ chụp với tốc độ chậm hơn. Xem hình ảnh minh họa sau đây để thấy rõ hơn.

388

Cùng chụp chiếc xe chuyển động, nhưng các bạn thấy rõ rằng tốc độ chụp càng chậm thì chủ đề càng không rõ. Khi chụp ảnh không có chân máy để không bị “rung tay” thông thường sẽ phải chụp với tốc độ từ 1/30s thậm chí có thể từ 1/60s trở lên. Chụp với tốc độ chậm hơn, cần thiết bạn phải dùng đến chân máy.

Khi chụp trong điều kiện ánh sáng đủ không có khả năng chụp với tốc độ chậm được thì bạn sẽ phải dùng đến kính lọc ND (Neutral Density). Kính lọc này sẽ giúp bạn giảm cường độ sáng vào ống kính. Ngược lại khi chụp ban đêm điều kiện ánh sáng không đủ, bạn phải có chân máy để chụp với tốc độ chụp chậm.

389

Khi muốn thể hiện sự chuyển động của chủ đề, bạn sẽ dùng kỹ thuật lia máy (paning). Có nghĩa là khi chụp máy sẽ được lia “bám” theo chủ đề. Khi đó chủ đề sẽ rõ nét, phông nền sẽ lu mờ .

390

Đôi khi chụp phong cảnh, cần có sự thể hiện một chuyển động nào đó như mưa rơi, nước chảy ….thì bạn cũng sẽ dùng đến tốc độ chụp chậm hơn. So sánh hai hình dưới đây bạn sẽ thấy hiệu quả của việc chụp tốc độ chậm tạo ra hình ảnh chuyển động của dòng suối.

391

Và khi chụp ở tốc độ chậm:

392

anson
13-07-2007, 21:38
Dưới đây tôi trích bài viết rất hay về bố cục tranh phong cảnh của Nguyễn_Việt thành viên của diễn đàn GÓC HÀ NỘI dịch từ bài của tác giả Johannes Vloothuis

Quy tắc bố cục tranh phong cảnh - Tác giả: Johannes Vloothuis

Tôi sưu tầm ở đây môt loạt quy tắc (hay hơn nên gọi là mẹo) bố cục tranh mà khi sử dụng đúng thì sẽ giảm bớt sai lầm trong các bức tranh phong cảnh. Đây là những mẹo có ở trong hầu hết các sách dạy vẽ phong cảnh cộng với một số ý tưởng riêng của tôi. Xin nhắc các bạn trước: đừng để cho những quy tắc này trói buộc bạn. Quy tắc chỉ giúp bạn lúc bạn băn khoăn có quá nhiều thành tố muốn đưa vào tranh mà không biết sắp xếp ra sao. Quy tắc được là ra để người ta sử dụng, và vi phạm nhưng biết các quy tắc căn bản thì chí ít khi vi phạm quy tắc bạn cũng biết rõ mình đang vi phạm quy tắc nào, thay vì vi phạm chỉ vì không biết. Có đến 4 chục quy tắc nên tốt nhất bạn nên kiếm ly cà phê vừa đọc vừa uống thì hơn.
422

anson
13-07-2007, 21:43
1. Hãy nhìn vào bức tranh trên đây. Một bức tranh phong cảnh cần phải có một trung tâm chú ý, một điểm nhấn, là khu vực đẹp nhất. Điểm nhấn có thể được nhấn mạnh ở vị trí của nó và bằng màu sắc và độ tương phản. Một điểm nhấn tốt thường có:

* Màu mạnh nhất.
* Thay đổi đột ngột về độ tương phản.
* Nên nhưng không nhất thiết chiếm một phần tương đối lớn của bức tranh.
* Những cấu trúc do con người tạo nên, động vật hoặc hình dáng con người cũng giúp tăng thêm điểm nhấn. Đó là những diến viên chính.
* Khu vực xung quanh phụ trợ cần phải hướng người xem đến điểm nhấn bằng một chỉ báo hoặc một đường dẫn (xem hình 1 & 2)
* Điểm nhấn không nên đặt ở chính giữa bức tranh, tốt nhất là ở tỷ lệ 1/3.
* Điểm nhấn không nên bị che khuất, dù chỉ là một chút. Làm thế sẽ làm giảm tầm quan trọng.
* Một điểm nhấn được chọn tốt sẽ thu hút tâm trí người xem.

Hình 2: Cây gỗ trong bức ảnh này được đặt ở vị trí phù hợp làm đường dẫn cho mắt người xem hướng tới điểm nhấn:

423

Hình 3: Trong bức tranh này đường viền mé nước là đường dẫn cho người xem hướng tới cây cầu là nhân vật chính trong bức tranh.

424

2. Bạn có thể tạo một điểm nhấn thứ 2 trong tranh, coi như chương 2 trong câu chuyện của bạn. Tôi khuyên các bạn mới tập vẽ không nên dùng phương pháp này đến khi bạn thật sự thành thạo vì có thể 2 điểm nhấn sẽ cạnh tranh với nhau. Hai điểm nhấn không được chồng lên nhau. Một điểm phải lớn hơn và mạnh hơn. Cách tốt nhất là 2 điểm nhấn chéo nhau. Nếu không chéo được thì phương án 2 là theo phương nằm ngang.

Hình 4: Bức tranh dưới đây có thể đẹp mà không cần có bụi cây hoa ở phía dưới. Tuy nhiên tác giả đã quyết định thêm nó vào làm điểm nhấn thứ 2 cho bức tranh.

425

3. Nên tránh đẩy người xem ra ngoài bức tranh bằng cách có những thành tố chỉ ra viền tranh hoặc chạy ra ngoài tranh, ví dụ cây gỗ, con đường, dòng sông chạy ra ngoài bức tranh. Lỡ có mà khó tránh được thì đặt một cái gì đó chặn không cho người xem đi ra ngoài tranh. Quy tắc tối thiểu là người và động vật nên hướng về người xem và vào phía giữa bức tranh.

Hình 5: Hãy chú ý đến con ngựa ở bên phải bức tranh này. Chú ý họa sĩ đã làm giảm giá trị con ngựa này bằng cách vẽ nó màu sẫm và nhòa vào với bụi cây. Nếu con ngựa này màu sáng hơn và tương phản với nền thì rõ ràng nó đã hướng người xem chạy thẳng ra ngòai bức tranh.

426

Hình 5a. Hãy nhìn bức tranh thứ 1 dưới đây. Cây gỗ quá thẳng và chỉ thẳng ra ngoài bức tranh. Bức thứ 2 đã được sửa, một vài cành gãy, nhánh cây được thêm vào để giảm tốc độ người xem chạy đi mất. Nhìn vào bức thứ 3, cây gỗ được đưa ra khỏi bức tranh và người xem bây giờ sẽ hướng theo đường mép nước để thưởng thức bức tranh.

427

428

429

anson
13-07-2007, 21:55
4. Sông, suối, đường nên vào bức tranh theo hình chữ "S" hoặc chí ít thì cũng là hình uốn cong chữ "C". Tránh đường thẳng bằng mọi giá vì nó quá nhanh. Hãy để cho người xem "đi bộ" chầm chậm vào bức tranh

Hình 6. Dòng suối này bố cục theo chữ S, chậm chạp và lười biếng.

430

Hình 7. So sánh hình 6 với bức này uốn hình chữ C. Bạn sẽ thấy bức số 6 cho phép người xem đi chậm hơn và thưởng thức kỹ hơn.

431

Hình 8. Bố cục sai, con đường là một đường thẳng. Đường dẫn quá nhanh

432

Hình 9. Tốt hơn vì có khúc quanh

433

5. Nghệ thuật nhiều khi không cần logic. Tác động bằng hình ảnh là điều quan trọng nhất.

Hình 10. Chú ý hàng cây làm cho người ta cảm giác gió thồi từ bên phải sang bên trái. Thế nhưng hướng của mưa thì lại cho thấy gió thổi ngược lại.

434

6. Đặt các chủ thể quan trọng vào điểm nhấn, đừng để họ chạy lung tung vì như thế họ sẽ cạnh tranh sự chú ý của người xem.

Hình 11. Tất cả người trong bức tranh này nằm trong bán kính của điểm nhấn ở góc dưới bên phải.

435

Hình 12. Con ngựa này đặt sai chỗ. Giá mà họa sỹ đặt nó cạnh cái ghế băng thì bố cục đã đẹp hơn.

436

(Còn tiếp)

Toet
03-08-2007, 18:57
Bác anson có thể bày giúp em vài chiêu hiệu quả để chụp pháo hoa không?
Em sắp dự Hội pháo hoa lớn nhất Đức ở bên bờ sông Rhein ạ.
Cảm ơn bác nhiều.

lamchieu
03-08-2007, 19:06
Toét chụp máy gì? Có cho chỉnh tay các thông số không?

Dĩ nhiên là sẽ phải có chân máy.
1. Thường thì tốc độ khoảng 2s-4s để bắt các tia pháo bông. Nếu muốn tia dài hơn thì để lâu hơn. Nhưng không nên để dài quá, sẽ rối.
2. Khẩu độ và ISO set làm sao cho đúng sáng khung cảnh xung quanh. Trước khi có pháo bông nên chụp thử vài tấm kiểm tra xem khung cảnh nền có đúng sáng không.
3. Nghe tiếng nổ là bấm máy.
4. Nên chọn chỗ đứng nào mà không bị khói che kín pháo bông.
5. Những loạt đầu tiên sẽ có rất ít khói.

Chọn khung cảnh làm nền cho pháo hoa trước, chụp thử vài tấm trước khi có pháo hoa.
Phải ước lượng pháo được bắn ở tầm nào để chỉnh sẵn khung hình. Nếu không ước lượng được thì ngay những phát đầu tiên phải chỉnh lại khung hình ngay.

Toet
03-08-2007, 19:11
Toét dùng Canon 400D với 1 cái 17-50, 1 cái 75-300 ạ.

Đại ca lamchieu cho vài đường chỉ giáo cụ tỉ với ạ. Ví như chỉnh các thông số thế nào, Toét chỉ việc để nguyên thế rồi bắn tằng tằng thôi.

Cảm ơn nhiều ạ.

lamchieu
03-08-2007, 19:24
Ôi trời, từ ngày có máy đến giờ chỉ biết "P" thôi phải không?? Lấy Manual ra đọc, xem chế độ M phải làm sao, đo sáng ra sao. Rồi cứ thế mà làm theo các thông số lamchieu đưa ra.

Thường thì ISO 100-200, khẩu độ 8 (f/8) là ổn rồi. Tốc độ chụp 2s-4s.
Sau khi dựng máy xong, nhìn xem máy có báo thiểu đủ sáng như thế nào. Nếu mà không biết kiểm tra như thế nào thì cứ nhắm mắt chụp theo thông số lamchieu đưa.

Hoặc - set ISO 200, chế độ Ưu tiên tốc độ "Tv" - 2s, khoá EV trước khi có pháo bông và chụp khi có tiếng nổ.

Kiểu gì cũng phải có chân máy!

anson
03-08-2007, 23:37
Ngoài những ý kiên trên, khi bạn chọn được khuôn hình rồi bạn để chế độ liên thanh giữ tay cho chặt đừng để rung máy thế nào bạn cũng sẽ kiếm được một tấm hình pháo hoa ưng ý :))

Xin thêm 1 ý kiến nữa: bạn nên kéo dài thời gian thêm một chút sao cho có thể ghi lại toàn bộ vệt sáng của pháo hoa từ lúc bắt đầu bắn lên đến lúc tung toé đẹp nhất :D Ngoài ra bạn còn lợi dụng ánh sáng và màu sắc của pháo hóa để chụp những cảnh sắc khác (c)

arix
05-08-2007, 09:40
Nếu bác chụp không quen thì để thời gian đến 2s rất dễ rung tay, kể cả có chân máy. Đề nghị bác mua cái dây bấm mềm (remote control) để chụp cho ảnh nó đỡ rung, trông cũng pro hơn :D .

Ngoài các kinh nghiệm bác lamchieu đã nói, tớ thường để manual focus đến tận vô cực (cái dấu vô cực ấy) rồi vặn lùi lại một tí tẹo tèo teo thôi, chứ chĩa máy lên trời đen thui bấm auto focus sợ máy ko lấy nét đươc. Khép khẩu đến tận F/16 cũng được. Tớ cũng hay chụp RAW để chỉnh lại White Balance trên máy tính sau, và cứu lại những ảnh đo sáng sai.

Bây giờ là kinh nghiệm nếu các bác muốn tiết kiệm ko mua dây bấm mềm. Do tay kiểu gì cũng chạm vào máy làm rung 1 tí nên các bác đành phải hy sinh không chụp được cả cây pháo từ lúc bắn lên đến lúc nở bung ra, mà chỉ chụp lúc nó bung ra thôi. Đặt chế độ Tv - 0.5s, khẩu độ F/8, ISO 400, ảnh RAW auto WB, manual focus gần vô cực, nghe tiếng nổ đếm đến 1-2 thì bấm, vừa đúng lúc bông pháo nở ra, nhớ giữ chắc tay trên chân máy khoảng 1s nhé. Về nhà mở ảnh RAW bằng chương trình Digital Photo Professional đi kèm máy ảnh, chỉnh sửa lại quan trọng nhất là White Balance sao cho màu đúng với những gì bác đã thấy và Exposure sao cho ảnh đủ sáng, thế là xọng

anson
05-08-2007, 09:59
Ý kiến bác arix rất hay :L

Nếu chỉnh file RAW có thể để WB chế độ cloudy. Còn trường hợp tiếc xiền không mua dây bấm ta có thể chuyển sang chế độ chụp shelf time với thời gian ngắn nhất sau đó bấm và bỏ tay ra nhưng như vậy phải canh thời gian bấm máy trước khi pháo nổ :)

Babel
05-08-2007, 10:04
Hì hì, toàn chiên gia ở đây rùi, iem chỉ bổ sung thêm chút ợ.

Về cái tiêu cự, thì bác cứ thoải mái để vô cực đi, khỏi cần vẹo lại 1 tẹo làm gì!

Nếu không có chân máy, cò mềm thì tốt nhất bác nên tìm 1 chỗ dựa để kê tay, hoặc kê lưng :D trước khi siết cò tốt nhất nín thở để tránh nhịp dịch chuyển lồng ngực.

ga_ri
19-09-2008, 22:08
Bác anson có thể bày giúp em vài chiêu hiệu quả để chụp pháo hoa không?
Em sắp dự Hội pháo hoa lớn nhất Đức ở bên bờ sông Rhein ạ.
Cảm ơn bác nhiều.

Bài này bác viết đã lâu rồi xong em vẫn mạo muội có vài ý kiến về cách chụp ảnh pháo hoa.

1-Chọn chế độ A ( mở khẩu độ theo ý muốn, tốc độ tự động theo khẩu độ ). Sở dĩ chọn chế độ A vì mình làm chủ được khoảng nét sâu của ảnh. Đặt khẩu độ 8 hoặc 11 sẽ nét rất sâu. Tiêu cự chọn 35 hoặc 50 tùy theo mình muốn. Khoảng cách ko nên đặt ở vô cực mà đặt ở ĐIỂM NGOẠI TIÊU. Ảnh sẽ nét suốt từ 1/2 khoảng ngoại tiêu cự đến vô cực. Đưa máy về chế độ MF.

2- Nhất thiết phải dùng chân máy vì tốc độ chụp pháo hoa thường từ 1s trở lên. Nếu có giây bấm để không động vào body càng tốt. Căn trước vùng trời sẽ có nhiều pháo hoa bay lên và định sẵn khuôn hình vào đó. Chờ pháo hoa bay lên mới rê máy theo thì thất bại.

3- Ko nên sử dụng chế độ P ( máy tự quyết định cả khẩu độ và tốc độ) và M ( hoàn toàn thủ công). Chế độ P thường chọn độ mở lớn như 2.8 hay 4 để lợi về tốc độ song như thế làm độ nét sâu kém. Chế độ M chủ động được khẩu độ song tốc độ chụp lại theo chủ quan người chụp rất khó chuẩn khi mà ánh sáng pháo hoa liên tục thay đổi cường độ ánh sáng. Vì thế mình định ra tốc độ 1s, 2s, 3s, 4s là tù mù và may rủi.

alias.noodles
23-12-2008, 20:33
Hiểu rõ và nắm bắt được những khái niệm căn bản của nhiếp ảnh là một việc làm không đơn giản. Như em đây thỉnh thoảng cũng đi lại rồi hí hoáy chụp ảnh mãi mà vẫn chưa rành thế nào là khái niệm "phơi sáng" mà bác anson đã nêu ra ngay từ bài đầu tiên của topic này.

Không được đào tạo bài bản nên cứ cố đốt thẻ nhớ tự học, tự chụp rút kinh nghiệm từ từ, lúc nào bí hay khó quá thì lại nhảy vào đây xoá mù. Tuy nhiên nhiếp ảnh trong phượt (em tạm gọi thế chả biết có đúng không) cũng có những khái niệm mà chỉ cần nghe qua một lần là nhớ mãi mãi, là em muốn nói đến khái niệm "phơi mặt". Thường gặp khái niệm này nhất là khi chụp đám cưới, đám tang, đám tiệc và đám đông. Ảnh "phơi mặt" thường sử dụng để giới thiệu nhân vật (đưa lên báo) hoặc lưu niệm cá nhân, gia đình (lưu album hoặc nhúng vào blog).

Lại nói về ảnh trong phượt, các bài viết trong "phượt" nhằm mục đích giới thiệu danh lam, thắng cảnh, chia sẻ cảm xúc, thông tin về đường xá, nơi ăn chốn nghỉ, địa điểm tham quan ... qua những chuyến đi cho nên ảnh cũng phải phục vụ tốt nhất cho chủ đề và mục đích của bài viết. Dĩ nhiên cũng không thể thiếu ảnh "mặt người" nhưng chỉ nên điểm xuyết và sử dụng khi thật cần thiết. Một bài viết mà lạm dụng kỹ thuật "phơi mặt" rất dễ làm cho người đọc nhầm tưởng là tác giả đang muốn giới thiệu chính bản thân mình chứ không phải là chuyến đi và những điều lý thú khác!

Trình độ còn kém, suy nghĩ còn nông cạn, rất mong các bạn tham gia góp ý để em học hỏi thêm!

vntuyen
24-12-2008, 11:24
Nghe mọi người bảo năm nay muốn chụp ảnh pháo hoa ở SG thì 5 giờ chiều qua cầu Thủ thiêm (mới), vào quán ven sông kêu ly cafe kiêm giữ xe rồi ngồi xí chỗ đợi đến giao thừa chụp pháo hoa. Chụp xong về nhà khoảng 1g tự xông đất luôn.

Về kỹ thuật, nghe bảo phải làm thế này:
- Chụp thử để có background và thời chụp tương đối
- Chỉnh vô cực nhưng quay lại 1 tý (không được giải thích)
- Nghe tiếng nổ đếm từ 1-2 (nhanh chậm tự xử lý) rồi bấm máy (B)
- Hoa bung hết thì buông tay

Nhớ đi theo nhóm không thì cái chân máy cũng không còn

Là nghe bảo thế chứ tết năm này tớ lên núi, chắc chỉ chụp qua TV thôi :)

Lại nghe bảo thời chụp không phải là tốc độ chụp. Vì tốc độthì nói tốc độ luôn cho nó rõ, còn thời chụp là đã kết hợp tốc độ, khẩu độ và độ nhạy phim.

LinhEvil
24-12-2008, 14:26
Cho em làm thơ hai kư ạ:

Chịp

nhẩy lên

tụt xịp

chịp!!!

nguyen
24-12-2008, 14:33
Tớ đang học theo Tể Tướng , nhưng chiếc máy sau sẽ là P&S G9 chứ không bao giờ dại dột chơi M8 =))=))
..ảnh chỉ mang tính "minh hoạ" ... thêm cho Anh Già ..
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=325&pictureid=6893

LinhEvil
24-12-2008, 14:35
Ai chổng mông vào mặt tể tướng đấy?

Mà con chó của tể Tướng bị gan hay sao í, khí là vàng!

Anh Già
24-12-2008, 14:37
..ảnh chỉ mang tính "minh hoạ" ... thêm cho Anh Già ..
https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=325&pictureid=6893

=))=))=))..........quá khéo Nguyên à (c)