PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật



tibet3217
12-02-2009, 19:25
Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

https://img301.imageshack.us/img301/9103/dscf4909kx8.jpg[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

https://img125.imageshack.us/img125/8757/dscf4910fg7.jpg[/URL]

https://img11.imageshack.us/img11/5091/dscf4889hb7.jpg[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ

Chitto
12-02-2009, 20:00
Chuyến đi tuyệt quá, chờ mong các bài viết của bác.

Nhưng mà sao ảnh bé thế bác ?

vntuyen
13-02-2009, 13:48
Chờ tí, cvn mới vừa chỉ chỏ xong. Bác up hình đi, tớ có mấy tấm ảnh tượng nhưng cũng không biết ai là ai. Sẽ up sau nhá. :)

tibet3217
15-02-2009, 11:32
KATMANDU - NEPAL

Chuyến bay của hãng Thái Air đáp xuống phi trườngTribhuvan của Katmandu , thủ đô của Nepal lúc 12 giờ 30 phút . Nhiệt độ bên ngoài khoảng 20 độ c .

Trong tâm tưởng của tôi Tribhuvan phải là một sân bay rộng lớn vì Katmandu là một trung tâm du lịch nổi tiếng và là nơi tiếp đón nhiều chuyến bay trung chuyển đến Tibet , Everest , Ấn Độ ... nhưng thực tế nó khá nhỏ bé với lối kiến trúc đặc thù của Nepal là trần những viên gạch màu đỏ cam khá ấm áp.

Tôi bước vào phòng đợi với một tâm trạng khá lo lắng vì chưa có visa nhập cảnh . Ở Việt Nam , bác Batluong va Thanh Truc đã tư vấn rằng làm visa ở Nepal rất dễ , thậm chí nếu bạn ở Nepal chỉ có 3 ngày , bạn cũng không cần làm visa nhưng trong mail của khách sạn mà tôi đặt trước tại Katmandu thì lại có báo rằng tình hình đã thay đổi . Trước khi lên đường Sư Cường lại hướng dẫn rằng ở sân bay Suvarnabhumi ( Thái ) có quầy làm visa của Nepal nhưng chúng tôi đã hỏi rất nhiều nhân viên tại đây và kết quả nhận được cũng chỉ là những cái lắc đầu ...

Nhưng sự lo lắng của chúng tôi nhanh chóng bị xóa tan khi trong phòng xuất nhập cảnh , người Nepal đã phân chia rất rõ hai khu vực : một dành cho người có visa , một dành cho những người chưa có . Chỉ cần 2 tấm ảnh , form xuất nhập cảnh đã phát trước trên máy bay và lệ phí 25 usd ( không có miễn phí như trước đây nữa ) là bạn có ngay visa ở Nepal trong 15 ngày . Thủ tục rất nhanh gọn không đến 15 phút . Nhân viên làm visa nói tiếng Anh hơi khó nghe nhưng chỉ cần bạn nói " I can't understand " thì him cũng cho qua không hỏi han gì thêm . Đôi khi tiếng Anh dốt một chút cũng có lợi đấy chứ .

Từ sân bay vào Thamel (một khu dành cho khách du lịch ba lô như khu Phạm Ngũ Lão ở Sài Gòn ) đi taxi khoảng 400 rupee Nepal nhưng do chúng tôi đã đặt phòng trước tại Ganesh Himal theo hướng dẫn của Lonely Planet nên khách sạn cho người ra đón free . Đưa chúng tôi ra xe , một cậu Nepal đòi tiến tip , chúng tôi khá lúng túng trước tình tiết này nhưng vì mới chân ướt chân ráo đến Nepal nên chúng tôi vét túi lấy 3 usd lẻ đưa cho cậu ta . về sau nghĩ lại cứ tiếc mãi vì đó là một số tiền lớn tại Nepal và lẽ ra phải giữ lại 2usd để chia cho người tài xế ( chẳng hiểu họ có chia với nhau không ? )

https://img25.imageshack.us/img25/3927/dscf4911lz9.jpg[/URL]

Sân bay Tribhuvan - Katmandu - Nepal

https://img25.imageshack.us/img25/9360/dscf4916vd7.jpg[/URL]

Phòng đợi làm thủ tục xuất nhập cảnh

https://img25.imageshack.us/img25/8857/dscf4917co7.jpg[/URL]
Thông báo mới về lệ phí làm visa

https://img25.imageshack.us/img25/1497/dscf4928gn4.jpg[/URL]
Bãi đậu xe taxi của sân bay .

tibet3217
16-02-2009, 21:42
... Ngồi trong taxi , tôi lướt cặp mắt tò mò nhìn xung quanh khi chiếc xe lướt trên những đường phố nhỏ hẹp , bụi mù . Xe chạy bên trái trong một không khí giao thông hỗn loạn . Ở Sài Gòn , tôi đã quen với tình trạng giao thông hỗn loạn và luôn có trạng thái " tiến lên , tiến lên ...đừng để cho thiên hạ vượt qua mình ... ! " nhưng sang đến Kathmandu , tôi cũng đành chào thua . Các xe chạy khá nhanh và chỉ đến khi hai xe gần như chạm nhau thì tài xế mới nhẹ nhàng đánh tay lái qua một bên để tránh nhau . Thật khủng khiếp ...! Nhưng có một cái hay là người ta không tỏ thái độ bực tức hay chửi rủa lẫn nhau trong tình trạng đó . Chứ ở Việt Nam chạy xe như thế có mà nghe chửi tối mặt tối mày .

Chiếc xe lượn như xiếc qua những đường phố nhỏ hẹp ,đông đúc đầy cửa hàng buôn bán , đầy người qua lại và đầy rác và ... bò , cuối cùng nó chui tọt vào một cái hẻm nhỏ nằm cuối khu Thamel . Ganesh Himal Hotel nằm ở đó

Ganesh Himal hotel ( www.ganeshhimal.com ) là một căn nhà 5 tầng . Trong website thấy chụp có một khu vườn khá đẹp ( chẳng hiểu sao tôi đặc biệt ưa thích các khách sạn hay nhà nghĩ có vườn ) nhưng khi chúng tôi đến thì chẳng có gì trong khu vườn xác xơ ngoài một vài cái bông bắp cải tim tím đang run rẩy trong gió lạnh. Phòng reception khá ấm cúng nhưng nồng nặc mùi ga của chiếc máy sưởi chạy ga . Phòng chúng tôi ở lầu 4 khá nhỏ hẹp nhưng điều đó không làm chúng tôi bực bội mà cái thông báo hạn chế sử dụng máy sưởi được dán ngay góc cầu thang mới làm chúng tôi lưu tâm . Hóa ra Nepal đang ở trong tình trạng khủng hoảng năng lượng do bây giờ vẫn đang là mùa xuân , băng tuyết trên dãy Hymalaya vẫn chưa tan nên hầu hết các dòng sông đều cạn kiệt . Lúc chúng tôi lên đường Trúc có gửi một bài báo nói rằng Nepal sẽ cắt điện 10 giờ/ ngày nhưng thực tế khi chúng tôi ở Kathmandu , lịch cúp điện đã lên đến 14 giờ / ngày . Trong cái lạnh giá khoảng 10 độ c của đêm tối , không biết chúng tôi sẽ sống sót thế nào nếu không có cái mày sưởi đây ... ? Tôi thở dài

https://img186.imageshack.us/img186/3150/dscf5051qy7.jpg[/URL]
Ganesh Himal Hotel : 10 - 12 usd/ ngày ( thêm 10% phí phục vụ theo quy định mới của chính phủ 2008 - xui ghê ! )

https://img186.imageshack.us/img186/1271/dscf5049sj5.jpg[/URL]
Cửa vào phòng reception khá đẹp với hai chiếc thau đồng đựng đầy hoa vạn thọ theo phong cách Ấn Độ giáo

https://img186.imageshack.us/img186/8026/dscf5048ii4.jpg[/URL]
Quầy reception . Em gái reception nói tiếng Anh như gió nhưng rất khó nghe

https://img186.imageshack.us/img186/3373/dscf5047ti2.jpg[/URL]

Trong khách sạn có luôn một đại lý du lịch có thể lo cho bạn đi những tour nối tiếng của Nepal như Everest , Tibet , Bhutan ...

https://img23.imageshack.us/img23/2893/dscf5046zq3.jpg[/URL]

Bản thông báo hạn chế sử dụng máy sưởi nơi chân cầu thang . Nếu bạn cố tình sử dụng , khách sạn sẽ cho người lên gõ cửa và nói chỉ một câu : Please ... !

https://img186.imageshack.us/img186/3710/dscf5043sh0.jpg[/URL]
Sân thượng của hotel

tibet3217
17-02-2009, 21:30
Chúng tôi rời khách sạn sau đó không lâu với mục tiêu là lần ra khu Thamel để thuê xe máy đi tham quan , đổi tiên và hỏi thăm về chuyến xe bus đi Lumbini . Bản đồ thành phố khách sạn phát không cho mọi người . Chuyến bay dài từ Bangkok đến Kathmandu đã làm khả năng định hướng của chúng tôi kém đi nên mặc dù nhìn bản đồ nhưng chúng tôi vẫn đi lạc . Chĩ qua hai cua quẹo của những con phố nhỏ ngoằn nghèo , chúng tôi đến một con sông nhỏ mà màu nước của nó cũng như khung cảnh xung quanh gợi cho chúng tôi một hình ảnh quen thuộc của con kinh Nhiêu Lộc . Đường phố đầy bụi và trong đám bụi mù đó tất cả sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra một cách bình thản . Chẳng ai tỏ ý khó chịu . Tôi nhìn thấy trong mắt người phụ nữ bán đậu trên thành cầu , trong mắt người đàn ông đang sửa chiếc quần jean Levis bằng chiếc máy may tồi tàn của nhiều thập kỷ trước không có cả đế chân để đạp , trong mắt của ông già ngồi bên mẹt hàng bán đủ thứ một sự cam chịu và hõ ngạc nhiên khi thấy những người đến từ phương xa là chúng tôi đang phải bịt mũi khi hít phải thứ không khí đầy bụi bặm .

Không khí chìm ngập trong một trạng thái ô nhiễm đến tận cùng nhưng mọi người xung quanh vẫn sống , vẫn hài lòng . Trong đầu tôi bắt đầu quay cuồng với những câu hỏi là tại sao những người dân ở đây không làm một cái gì đó để thay đổi môi trường sống của mình . Mãi sau này khi kết thúc chuyến đi , tôi mới ngộ ra một điều rằng : Điều làm cho người Nepal sống ung dung trong một môi trường đầy ô nhiễm chính là niềm tin tôn giáo , niềm tin vào định mệnh , vào vô số thần mà họ đang thờ phụng . Muôn vạn vật trên thế giới này có sinh ra ắt có diệt vong và biến mất . Rác cũng thế ... Nó xuất hiện và rồi theo gió , theo mây nó cũng sẽ tự động biến đi . Bụi mù cũng vậy thôi .... Nó theo gió đi khắp nơi và rồi khi bạn tắm rửa nó cũng sẽ biến mất . Bận tâm làm gì ...! cáu gắt làm gì .... ! Tất cả đã là định mệnh do các vị thần linh sắp đặt .

https://img3.imageshack.us/img3/3708/dscf4940nj2.jpg[/URL]
Dòng sông sau khu Thamel gợi nhớ đến kênh Nhiêu Lộc của ta

https://img26.imageshack.us/img26/4764/img7557vq0.jpg[/URL]
Nắng chiều chiếu trên gương mặt cam chịu của người thợ may nơi góc cầu bụi mù

https://img503.imageshack.us/img503/4863/dscf4946cg4.jpg[/URL]
Gánh hàng rong

https://img503.imageshack.us/img503/2605/dscf4950qe2.jpg[/URL]
Shop hoa ven đường ( ở đây người ta không có thói quen cắm hoa nguyên cành như ở Việt Nam . Các loại hoa được ngắt và xâu thành chuỗi hoặc thả vào những thau nước )

https://img503.imageshack.us/img503/9859/dscf4952dj2.jpg[/URL]
Hàng bánh ( ăn không nổi vì đầy gia vị hăng hăng của người Tạng )

https://img503.imageshack.us/img503/2640/dscf4956id4.jpg[/URL]
Phố cổ

tibet3217
17-02-2009, 21:31
https://img503.imageshack.us/img503/6830/dscf4967bb4.jpg[/URL]
Phố hiện đại đầy rác và lũ bò thong dong kiếm ăn . Một hình ảnh chung cho tất cả các con đường ở Kathmandu

https://img503.imageshack.us/img503/7330/dscf4948ar9.jpg[/URL]

Cây đinh ba của Siva , Linga , Yoni trong một góc sân . Những dấu hiệu tôn giáo như thế này tràn ngập ở các nẻo đường của Kathmandu

tibet3217
18-02-2009, 21:25
... Nên đổi tiền tại khu Thamel , bạn sẽ có một tỉ giá dễ chịu hơn rất nhiều so với đổi tại sân bay ( 1 Usd = 70,25 rupees ) .

Sau khi đổi tiền xong , chúng tôi quyết định ghé vào một chỗ cuối khu Thamel chuyên cho thuê xe đạp và xe máy . Một ý tưởng táo báo xuất hiện trong đầu chúng tôi . Trước khi lên đường , bác Batluong luôn khẳng định với chúng tôi rằng phương tiện đi tham quan dễ dàng nhất và an toàn nhất tại Kathmandu là xe đạp hoặc đi bộ , còn đi ra khỏi Kathmandu thì nên đi taxi vì giao thông ở Kathmandu rất hỗn loạn . Nhưng chỉ sau vài tiếng đồng hồ quan sát , anh bạn đồng hành của tôi lại vui vẻ cho rằng sự hỗn loạn của giao thông Kathmandu không có gì đáng lo ngại , nó cũng tương đương với Việt Nam mà thôi . Nếu có lo thì điều đáng lo nhất là tất cả mọi phương tiện giao thông đều lưu thông theo lề trái ,hoàn toàn ngược lại với Việt Nam . " KHông sao ... ! Đi một chút sẽ quen ... " , anh bạn đồng hành chắc lưỡi khi chúng tôi xà vào Motorbike for rent center , một ngôi nhà tồi tàn như mấy chỗ sửa xe ở Sài Gòn . Không có sự lựa chọn nào khác , tất cả xe máy ở Kathmandu đều là một loại xe máy to đùng như một chiếc motor , dùng ambraya và vô số ngược ( vô số sau ) của nhà bác Hồ Cẩm Đào sản xuất . Cò kè trả giá , cuối cùng chúng tôi cũng thuê được một chiếc với giá 600 rupees / ngày . Anh chủ tiệm khá ngạc nhiên trước hai người khách du lịch nhỏ bé và tỏ ý nghi ngờ không biết chúng tôi có khả năng lái chiếc xe ấy không nhưng sau đó đã nhiệt tình hướng dẫn cụ thể tất cả mọi thứ liên quan đến chiếc xe . Hơi thừa vì trong suốt một ngày rưỡi cưỡi xe đi khắp nơi , chúng tôi hầu như không bị một trục trặc nào ngoại trừ sau vài giờ sau đó , khi dựng xe ở Durbar Square , anh bạn đồng hành vô tình gạt cần khóa xe khiến nó không thể khởi động được . Nhưng rồi chủ tiệm đã xuất hiện với những chỉ dẫn cần thiết rồi mọi thứ cũng ổn thỏa .

Sau đó vài ngày , khi đã sang Ấn Độ lang thang khắp nơi bằng vô số những phương tiện khác nhau từ xe lửa cho đến richshaw , chúng tôi luôn tiếc nhớ đến những phút giây sục xạo khắp Kathmandu trên chiếc xe máy to đùng . Một cảm giác thật là thoải mái , tự do tự tại không lệ thuộc vào bất kỳ ai , không cần phải cò kè trả giá và có thể dừng lại bất kỳ lúc nào để chụp ảnh . Đi xe máy giúp chúng tôi đi được nhiếu nơi hơn . Và đặc biệt chiếc xe máy còn là vật ngụy trang khiến cho chúng tôi đi vào bất cứ địa điểm tham quan nào không cần phải mua vé ( vì họ cứ tưởng chúng tôi là dân Nepal ) . Điểm bất lợi duy nhất của phương tiện này không phải đến từ nó mà đến từ thái độ cảnh giác của những người khách từ Việt Nam . Thói quen cảnh giác cao độ mà chúng tôi được rèn luyện như một phản xạ có điều kiện đã làm tôi luôn dáo dác nhìn quanh để tìm cho bằng được chỗ giữ xe . Nhưng hoài công . Ngoại trừ ở Swayabhunath là có một bãi giữ xe thu tiền đàng hoàng còn ở tất cả các chỗ khác cứ để xe ngoài đường và tung tăng khắp nơi . Hãy yên tâm , khi quay lại chiếc xe vẫn nằm đó chờ bạn như một người bạn trung thành .

Tôi luôn thắc mắc tự hỏi : Tại sao không ai ăn cắp xe máy như ở Việt Nam ... ? Người Nepal hiền lành quá chăng ? ...

Không phải như vậy ... Chắc chắn thế ... vì khi từ Swayabunath bước ra , tôi phát hiện gói bột cỏ tôi để trên xe đã biến mất nhưng chiếc xe và cái nón bảo hiểm vẫn còn nguyên .Tôi đồ rằng chắc có lẽ Nepal quá nhỏ , việc ăn cắp một chiếc xe mà không tiêu thụ được , không lái được sẽ là một việc làm dại dột . Làm người Nepal ai lại làm thế ... Phải không ?

https://img253.imageshack.us/img253/8256/img7652dn6.jpg[/URL]
Người bạn đồng hành thân thiết của chúng tôi ở Kathamandu

https://img25.imageshack.us/img25/2277/img7910kb0.jpg[/URL]
Dọc đường gió bụi

tibet3217
19-02-2009, 22:41
... Chiều hôm ấy , sau khi có xe , chúng tôi chạy thẳng ra Durbar Square , trung tâm của Kathmandu . Durbar Square không phải là một địa danh đặc biệt của riêng Kathmandu . Sau đó ở Patan , cố đô của Nepal , tôi cũng nhìn thấy một Durbar Square tương tự .

Như vậy Durbar Square là một phần không thể thiếu của bất kỳ một thành phố cổ của Nepal . Nó là nơi sinh hoạt chung của toàn thành phố . Một quần thể dày đặc những công trình kiến trúc , từ các đền thờ các vị thần , đến nơi ở của Kumari ( nữ thần sống quan trọng nhất của Nepal ) , từ nhà ở của người dân đến khu chợ đầy sắc màu địa phương . Đến Durbar Square , mọi thứ cứ ngồn ngộn phơi bày trước mắt bạn từ hình ảnh cho đến âm thanh . Một quần thể đầy màu sắc sống động .

Durbar Square ở Kathmandu trông có vẻ rộng lớn hơn các nơi khác . Các công trình kiến trúc ở đây được xây dựng từ thế kỷ XVII và đã bị hư hại khá nhiều sau cuộc động đất vào năm 1934 . Nghe nói đã có xây sửa lại nhưng trong mắt tôi sự xây sửa đó không đáng kể . Tất cả các công trình kiến trúc ở đó phần lớn làm bằng gỗ đầy bụi bặm nhưng vẫn làm tôi kinh ngạc về dáng vẻ huy hoàng của nó . Những phù điêu , cột nhà , khung cửa sổ , khung cửa lớn đều được chạm khắc tỉ mỉ đến mức làm cho tất cả những cảm xúc về cái đẹp của bạn đột nhiên bị tê liệt . Bạn sẽ trầm trồ , buông lời thán phục và sẵn sàng bỏ qua hết tất cả mọi thứ dơ bẩn đang hiển hiện xung quanh bạn .

Tôi leo lên một bậc thang ở một tòa kiến trúc ngay tại trung tâm của Durbar Square khi nắng chiều dần tắt . Một chú chuột to đùng đang thản nhiên đùa giỡn với một cái bao nilon của ai đó quăng lại , không hề quan tâm đến sự hiện diện của khách phương xa . Từ đây tôi có thể nhìn thấy một màu vàng dịu ngọt của nắng chiều thấp thoáng bên cành cây khô trụi lá làm nền cho những mái ngói tuyệt đẹp . Đám chim vẫn tung tăng đầy trên phố , đàn bò vẫn thản nhiên nằm thưởng thức sự ấm áp cuối cùng trên đường phố . Và con người .... Có người ngồi trầm ngâm trên những bậc thang , người chạy như điên cuồng giữa quảng trường đông đúc người qua lại , những người Sherpa âm thầm lặng lẽ khiêng những đống hàng to xù trên đầu ... Một dòng chảy cuộc sống đang cuồn cuộn trôi chảy trước mặt tôi ....

Tôi nhìn về hướng Đông , nơi mờ mờ một màu xám trắng và đột nhiên nhớ nhà ghê gớm...

https://img16.imageshack.us/img16/849/dscf5006ea1.jpg[/URL]

Chiều Durbar Square

https://img10.imageshack.us/img10/2669/dscf4986oe0.jpg[/URL]

https://img10.imageshack.us/img10/8715/dscf4992fp8.jpg[/URL]
Trước cửa nơi ở của Kumari ( nữ thần hộ mệnh của Nepal ) . Một bé gái đồng trình sẽ được tuyển chọn dựa trên 32 tướng tốt của Đức Phật và sau khi được chọn cô sẽ sống một cuộc sống khép kín trong căn nhà của Kumari , được mọi người dân Nepal tôn thờ như một vị thánh sống . Ngay trong lần thấy kinh nguyệt lần đầu tiên , cô sẽ chấm dứt vai trò Kumari của mình và quay trở lại với cuộc sống bình thường . Nhưng hiếm có Kumari nào có được một cuộc sống bình thường sau đó khi suốt quãng đời thơ ấu cơ đã phải sống như một vị thánh

https://img16.imageshack.us/img16/6710/dscf4973mt9.jpg[/URL]

https://img178.imageshack.us/img178/8623/img7467kg6.jpg[/URL]
Các họa tiết trang trí trong Kumari Ghat

https://img19.imageshack.us/img19/8523/img7502rv9.jpg[/URL]

https://img178.imageshack.us/img178/5039/img7445fu1.jpg[/URL]

tibet3217
20-02-2009, 21:57
Tiếp những hình ảnh tại Durbar Square

https://img527.imageshack.us/img527/1588/img7617my8.jpg[/URL]
Hoàng hôn

https://img10.imageshack.us/img10/1418/img7475hu6.jpg[/URL]

https://img178.imageshack.us/img178/5351/img7449tu5.jpg[/URL]
Dãy hàng này làm tôi nhớ Tibet da diết . Cũng những gian hàng bán đầy những món quen thuộc nhưng sao nó không có không khí như ở Lasha

https://img511.imageshack.us/img511/1600/dscf5003ke0.jpg[/URL]
Bình yên

https://img9.imageshack.us/img9/1687/img7540ky6.jpg[/URL]
Người Sherpa , người chuyên thồ hàng cho các chuyến leo everest

https://img442.imageshack.us/img442/948/img7546es5.jpg[/URL]
Những hoa văn trang trí tại Kumari Ghat

tibet3217
20-02-2009, 22:21
https://img178.imageshack.us/img178/6965/img7480sk5.jpg[/URL]
Ngôi chợ nhỏ cuối Durbar Square

https://img442.imageshack.us/img442/8564/img7516yo6.jpg[/URL]
Gánh hàng rau

https://img442.imageshack.us/img442/6269/img7514qa9.jpg[/URL]
Gánh hàng hoa

https://img442.imageshack.us/img442/6215/img7508to9.jpg[/URL]

https://img178.imageshack.us/img178/7589/img7473ju5.jpg[/URL]
Một góc đọc báo gần Kumari Ghar

https://img527.imageshack.us/img527/4489/img7637su4.jpg[/URL]

tibet3217
20-02-2009, 22:27
https://img527.imageshack.us/img527/7467/img7557cn7.jpg[/URL]
Chụp hình với vị đạo sĩ này phải trả 20Rp . Chẳng hiểu ông có bị chăn dắt không vì sau đó thấy vị đạo sĩ náy móc hết tiền ra đưa cho một người đàn ông mập mạp đứng đằng xa .

https://img527.imageshack.us/img527/9448/img7603tn2.jpg[/URL]
Nhạt nắng

tibet3217
23-02-2009, 21:49
... Ngày hôm sau là một ngày lang thang trên xe máy . Vứt bỏ Lonley Planet , chúng tôi quyết định nhìn trên bản đồ và sẽ phiêu theo những địa danh được in đậm trện bản đồ .Theo đó chúng tôi nên đi Bodhnath , Swayambhunath . Nhìn kĩ một chút , tôi phát hiện ra nằm chính giữa hai địa điểm kia là Patan , một cố đô cũ của Nepal . Sau khi xem Kí sự sông Hằng , tôi luôn bị ám ảnh bởi một ngôi chùa toàn bằng đồng ở Patan nên không ngần ngừ , chúng tôi quyết ngay rằng bằng mọi giá chúng tôi sẽ dừng chân tại Patan

Trời lờ mờ một ánh sáng yếu ớt , dù đã 9 giờ sáng . Chúng tôi thận trọng luồn lách qua những con đường nhỏ hẹp của khu Thamel để chạy ra một con đường lớn theo bản đồ sẽ dẫn đến Bodhanath . Khốn khổ cho chúng tôi khi các con đường mà chúng tôi định rẽ đều thấy bản cấm ...Và rồi để thoát ra khỏi cái mê trận đường phố đó , anh bạn đồng hành cầm lái đã quyết định phiêu lưu khi rẽ đại vào một con đường trông có vẻ rộng rãi và cũng theo bản đồ nó sẽ chạy thằng đến con đường chính dẫn đến Bodhanath . Chính xác ... Tôi định reo lên đấy khoái trí khi thấy cái tên đường mà chúng tôi đã mải mê tìm kiếm suốt gần 15 phút tười đẹp đầu ngày trên bản tên cuối phố . Nhưng tiếng kêu tắc nghẹn ngay cổ họng khi cặp mắt lão luyện của tôi phát hiện ra đứng dưới cái bản tên đường đó là hai chú công an Nepal . Hai chú công an đã nhìn thấy chúng tôi từ xa và hướng cắp mắt khoái chí như hai chú chó sói đợi con mồi . Nhưng tiếc thay , sau nhiều năm tháng bị bẫy tại Sài Gòn ở những cuối đường góc phố , cặp mắt láo liên của tôi đã phát hiện ngay nơi đứng của hai chú và như một phản xạ có điều kiện , tôi hét : " công an ... ! " và cũng là một phản xạ co điều kiện , anh bạn tôi thắng gấp rồi cua một vòng tuyệt đẹp chạy thẳng trở vào khu Thamel . May mắn , công an Nepal không có thói quen truy đuổi con mồi như ở Sài Gòn nên chỉ trong tích tắc chúng tôi đã hòa lẫn vào dòng người đông đúc của khu Thamel ....

Mãi rồi chúng tôi cũng tìm thấy đường ra với nguyên tắc : rẽ trái , rẽ trái ... tất cả đều rẽ trái ....

Đường đến Bodhanath không đơn giản như bản đồ đã vẽ . Nó thay đổi một cách bất thường . Lúc tên này , lúc tên khác như những con đường dài ở Sài Gòn bị ngắt ra để đặt cho nhiều vị danh nhân khác nhau . Không còn cách nào khác , chúng tôi đành phải vừa đi vừa hỏi . Nhờ thế , tôi thật sự cảm phục người Nepal . Khoảng 5 người được chúng tôi đưa bản đồ và chỉ vào địa điểm rồi hỏi đường bằng tiếng Anh thì đã có 4 người chỉ cho chúng tôi bằng một thứ tiếng Anh đơn sơ nhưng vẫn đủ cho chúng tôi hiểu và biết con đường mà chúng tôi sẽ đi tiếp . Người thứ 5 không biết tiếng Anh nhưng anh ta cũng đã cố gắng ra hiệu cho chúng tôi biết rằng chúng tôi đã đi sai đường và nên quay trở lại ....

Chữ Nepal cũng như chữ Ấn Độ là một loại chữ xuất phát từ chữ Brahmin và Sankrit toàn là những nét ngoằn nghèo rối mắt , nên tôi không lạ khi biết được thông tin rằng không nhiều người Nepal biết chữ . Nhưng việc khá nhiều người biết tiếng Anh và rất thân thiện khi giao tiếp đã làm cho tôi cứ đau đáu một câu hỏi vì sao những đứa học trò của tôi tại Sài Gòn học tiếng Anh suốt 7 năm trời lại không thể giao tiếp được dù chỉ là một câu chỉ đường đơn giản ...

Băng qua một cái chợ nhỏ , và một cái giao lộ hỗn loạn chúng tôi đi theo một con đường khá rộng và rồi cuối cùng cũng nhìn thấy Bodhanath bên đường


Bodhanath là một trung tâm Phật giáo của mật tông Tạng truyền , nằm ở phía Đông Kathmandu , cách Thamel khoảng 6km . Ban đầu nó chỉ là một cái tháp ưược xây dựng theo lời khẩn cầu của công chúa Nepal với vua cha . Sau năm 1959 , khi người Trung Quốc chiếm Tây Tạng , Bodhanath trở thành thánh địa linh thiêng nhất của người Tạng sống lưu vong

Cũng như các nơi khác , chúng tôi vứt xe bên kia đường và ngang nhiên đi vào chẳng phải mua vé ( 100 R) như các người nước ngoài khác , nhưng sau khi biết được thông tin đây là thánh địa của người Tạng lưu vong và việc mua vé sẽ góp phần bảo vệ thánh địa , anh bạn tôi đã cương quyết quay trở lại phòng bán vé và mua hai vé mặc cho người bán vé ngạc nhiên vì chỉ thấy có một mình anh ta mà thôi .

Tâm điểm của Bodhanath mà một cái tháp lớn màu trắng ( stupa ) được xây dựng vào khoảng năm 600 dưới thời của Tùng Táng Cán Bố ( Songtsen Gambo ) , vua của Tây Tạng sau lễ thành hôn với công chúa Nepal . Tháp là linh hồn của Bodhanath vì mọi người cho rằng bên trong tháp có chứa xá lợi của Đức Phật .

Dọc theo chân tháp hình tròn là các dãy chuyển pháp luân được xây chìm bên trong những cái hộc nhỏ hình chữ nhật . Thỉnh thoảng tôi lại thấy những lò đốt hương màu trắng tinh khiết được chạm trổ bằng những hình Phật tuyệt đẹp ...

Khôg cưỡng lại được , tôi hòa mình vào dòng người Tạng đang đi xung quanh tháp , tay tôi xoay chuyển pháp luân và miệng tôi cũng ê a câu chú đã thuộc lòng Ohm ma ni Pud me Uhm . Kí ức của vùng Tibet đột nhiên ùa về trong tâm trí khiến lòng tôi xôn xao một cảm giác lạ lùng . Và cuối cùng khi nhìn đôi mắt trên đỉnh tháp , một đôi mắt vừa khoan dung , vừa bí ẩn , lòng tôi dạt dào cảm xúc , chân tôi bắt đầu quỵ xuống và như bao nhiêu người Tạng khác , tôi hành lễ ngũ thể nhập địa một cách nhiệt thành .

https://img172.imageshack.us/img172/3411/img7749.jpg[/URL]
Stupa của Bodhanath

https://img4.imageshack.us/img4/3522/dscf5011.jpg[/URL]
Cổng vào Bodhanath

https://img172.imageshack.us/img172/6686/img7738.jpg[/URL]
Mắt từ bi

https://img172.imageshack.us/img172/8348/img7731.jpg[/URL]

https://img527.imageshack.us/img527/1985/dscf5030.jpg[/URL]
Trên đường xung quanh Stupa đầy chim chóc

https://img527.imageshack.us/img527/4336/dscf5019.jpg[/URL]
Vui đùa

tibet3217
24-02-2009, 22:40
Patan là một trong số những thành phố cổ nằm trong thung lũng Kathmandu . Nó nằm ở khoảng giữa hai địa điểm tham quan nổi tiếng của Phật giáo là Bodhnath và Swayambhunath .

Đường đi Patan từ Kathmandu tương đối dễ tìm . Vòng qua môt bùng binh , băng qua chiếc cầu bắc ngang sông Bagmati và quẹo vào trong một con đường nhỏ , chúng tôi đã đến ngay Durbar Square của Patan

Thành phố này trông có vẻ cổ kính hơn Kathmandu với quá nhiều những công trình kiến trúc đền tháp được xây dựng từ thế kỷ XVI sau khi bị chinh phục bởi vua Shiva Malla. Nó cũng khác Kathmandu vì mang tính Phật giáo nhiều hơn . Ở bốn góc của thành phố có bốn cái tháp lớn ( stupa ) nghe nói được dựng lên trong thời kỳ của đế chế Ashoka ( khoảng năm 250 trước công nguyên ) .

Ấn tượng lớn nhất mà Patan để lại cho chúng tôi không phải là những nét kiến trúc tinh xảo mà là cảnh rất nhiều người nhẫn nại xếp hàng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt trước ba cái vòi nước được chạm trổ công phu đang chậm rãi nhả ra một dòng nước mảnh mai bằng đầu đũa . Họ đứng đó im lặng ,nhích từng bước một với một gương mặt bình thản lạ lùng .


https://img172.imageshack.us/img172/6135/img7898.jpg[/URL]
Durbar Square ở Patan

https://img172.imageshack.us/img172/6986/img7896.jpg[/URL]

Một ngôi đền ở Durbar Square

https://img172.imageshack.us/img172/9335/img7850.jpg[/URL]
Tượng voi đá ở Durbar Square

https://img527.imageshack.us/img527/3831/img7852.jpg[/URL]
Nơi lấy nước của toàn thành phố

https://img527.imageshack.us/img527/1609/img7887.jpg[/URL]
Hình ảnh Linga và Yoni này đã cho thấy Ấn Độ giáo đã lấn lướt Phật giáo tại Patan .

https://img172.imageshack.us/img172/2945/img7829.jpg[/URL]
Đang ngồi mơ màng trong nắng ấm , tôi bỗng giật mình khi nghe thấy những âm thanh rộn rã của một dàn nhạc sống . Một đoàn các anh mặc áo đỏ đi trước cùng với nhiều loại nhạc cụ và nối gót theo sau là một chiếc xe hoa ... một chiếc xe đầy hoa . Thì ra là một đám cưới ....tự nhiên thấy lòng mình xôn xao

tibet3217
25-02-2009, 20:50
Swayambhunath nằm trên một ngọn đồi cao ở phía Tây Kathmandu . Từ Patan , theo con đường lớn vòng quanh Kathmandu khoảng 15 phút , chúng tôi có mặt tại trung tâm Phật giáo lớn nhất Nepal

Truyền thuyết kể rằng , ngày xưa khi thung lũng Kathmandu còn là một cái hồ thì vùng Swayabhunath là một vùng sình lầy . Rồi tự nhiên có nhiều bông sen nở rộ trên vùng đất sình lầy đó báo hiệu đây là một vùng đất thiêng của Phật giáo . Điều kỳ lạ đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến đại đế Ashoka của Ấn Độ phải đích thân đến xem .

Swayambhunath trở thành một trung tâm Phật giáo vào khoảng thế kỷ XIII nhưng sau đó bị người Mông Cổ tàn phá . Đến thế kỷ XVII , nó mới được phục hồi

Trúc nói với tôi rằng , đó là đền con khỉ và mãi khi đến nơi , tôi mới biết vì sao người ta lại gọi Swaymabhunath là đền con khỉ . Khỉ quá nhiều . Tôi biết khỉ một cuộc sống khá tự do tại Nepal nhưng mật độ khỉ dày đặc như thế thì hình như chỉ thấy ở Swayambhunath . Khỉ nhiều và dạn dĩ . Khỉ ngồi cả ra lối di , trên cây , trên mái nhà .... Tôi có cảm giác mình đi lạc vào một cộng đồng khỉ và trở nên lúng túng rụt rè hẳn trước thái độ tự do và phóng túng của chúng .

Vì chúng tôi gửi xe tại bãi xe nên đi lên đỉnh bằng một con đường riêng có vẻ gần hơn nhiều so với con đường mà các du khách nước ngoài khác phải đi và cũng chẳng ai soát vé vì con đường đó băng qua một khu nhà của người Nepal .

Vẫn là những stupa trắng , những stupa nhỏ được làm bằng đồng dày đặc trên đĩnh . Swayambhunath làm cho chúng tôi hứng thú hơn khi từ đây chúng tôi có một cái view toàn cảnh thung lũng Kathmandu . Nhưng quả thật đó không phải là một cái view đẹp . Từ đồi cao nhìn xuống , thung lũng Kathmandu trông tồi tàn , xam xám và nhờ nhờ một màu đỏ nhợt nhạt của những ngôi nhà không tô , và điểm xuyến thêm sự tồi tàn đó là những cành cây với những chiếc lá xanh đầy bụi và những con chim cánh đen ngồi im lìm ủ rủ như đang kiệt sức trong cái lạnh giá của buổi chiều tà .

Tôi ngồi im giữa những chiếc stupa đồng toát lên vẻ lạnh lẽo , văng vẳng bên tai là một bài hát Nepal đang được cất lên từ một người đàn ông trung niên . Một giọng hát trầm buồn hòa nhịp với tiếng đàn cổ đã làm cho lòng tôi lắng lại một cảm giác êm đềm . Thời gian như đang ngừng lại trên đỉnh Swayambhunath . ....

https://img4.imageshack.us/img4/5207/img7922.jpg[/URL]

Tượng tam phật dưới chân Swayambhunath

https://img527.imageshack.us/img527/6615/img7940.jpg[/URL]

https://img527.imageshack.us/img527/7611/img7993.jpg[/URL]
Tượng Phật trên đường lên đỉnh

https://img527.imageshack.us/img527/6290/img8008.jpg[/URL]
Đôi tình nhân khỉ vẫn thản nhiên tình tự trước mặt chúng tôi . Ai biểu chúng mày nhìn ... ?

tibet3217
25-02-2009, 20:51
https://img207.imageshack.us/img207/7320/img8017.jpg[/URL]
Trên đỉnh Swayambhunath

https://img527.imageshack.us/img527/8882/img8124.jpg[/URL]

https://img207.imageshack.us/img207/2963/img8016.jpg[/URL]

https://img207.imageshack.us/img207/6596/img8092.jpg[/URL]
Toàn cảnh Kathmandu từ Swayambhunath

thienkiemquy
26-02-2009, 21:47
:) ảnh đẹp quá

tibet3217
27-02-2009, 22:38
LUMBINI

Chúng tôi chia tay Kathmandu trong một cảm giác lạ lùng , vừa tiếc vì thời gian ở chưa đủ lâu để có thể khám phá hết những nét đặc sắc của nó , vừa cảm thấy nôn nao vì địa điểm sắp tới là một thánh tích của Phật giáo mà cả năm trời chúng tôi luôn mơ tới : Lumbini . Chỉ là một mảnh đất nhỏ nơi vùng biên giới xa xôi hẻo lánh nhưng với những Phật tử như chúng tôi , nó như một lời kêu gọi khiến chúng tôi biết bao đêm mong ngóng .

Việc từ Kathmandu đi Lumbini bằng phương tiện gì đã khiến chúng tôi phải tranh cãi . Có hai phương tiện : Một là xe bus ( hoặc Toyota ) , hai là máy bay . Cả bác Batluong lẫn su Cường đều khuyên chúng tôi nên đi bằng xe bus vì phong cảnh hai bên đường rất đẹp với những đoạn đường đèo quanh co uốn lượn qua những rừng cây tha la song thọ nở đầy hoa thơm ngát và hơn nữa đi bằng xe bus rất rẻ . Nhưng nghĩ đến cảnh phải ngồi bó gối trên một chiếc xe chật hẹp đến 10 tiếng đồng hồ đã khiến tôi hơi bị choáng ( Cái cột sống của tôi sau nhiều năm làm việc bắt đầu cứng và luôn đau nhức khi ngồi lâu ) .

Nhưng rồi phương án đi xe bus đã được chọn vì giá rẻ . Sáng ngày hôm đó , trước khi đi Bodhanath chúng tôi ghé vào một số đại lý du lịch và nhất là ghé Golden Travel , nơi chúng tôi nghe nói là có chuyến xe tốt như xe Thành Bưởi đi Lumbini . Và câu trả lời khiến chúng tôi rụng rời tay chân . Tất cả những chuyến xe đi Lumbini đều không có , ngoại trừ một chuyến local bus nhưng sẽ đi mất hơn 12 tiếng mới đến nơi . Hỏi lý do thì chỉ nghe mỗi một câu " Not safe ... ! " . Sau này khi đến Lumbini chúng tôi mới biết ,các chuyến xe chở khách du lịch đến Lumbini bị hủy vì lực lượng Maoist đang tăng cường tấn công để gây sức ép với chính phủ Nepal . Chẳng biết họ có thật sự gây sức ép cho chính phủ hay không chứ ít ra họ đã gây một sức ép quá lớn với chúng tôi khi chúng tôi chưa mua được vé máy bay vì chủ quan .

Điên cuồng chạy đến một số đại lý vé máy bay và sau đó thở phào nhẹ nhõm khi biết hằng ngày có rất nhiều chuyến bay đến Lumbini của các hãng máy bay khác nhau ở Nepal . Lonely Planet báo giá : 90 usd , khách sạn báo giá : 113 Usd , và tất cả các đại lý đều báo giá : 111 usd , thậm chí họ còn đưa ra bảng giá của hãng hàng không để minh chứng cho việc làm ăn minh bạch của họ . Mặc kệ , anh bạn đồng hành của tôi vẫn ngang nhiên hỏi : " 2 tickets , any discount ? " . Và rồi phép màu đã xảy ra , sau khi vò đầu bức tai nhìn chúng tôi bằng một cặp mắt chân thật nhất , một đại lý vé trong khu Thamel đã đồng ý giá 97usd/pax .

Đêm cuối , ở Kathmandu , chúng tôi đi ăn ở một nhà hàng cuối khu Thamel với một cái giá chát chúa : Beefsteak ( giống như một cục thịt bò sống chiên sơ qua ) - 280 R , cơm chiên thập cảm - 180 R rồi lang thang giữa những đường phố nhỏ hẹp đầy hàng hóa của Thamel trong cái lạnh xuống đến gần 10 độ c . Tôi ghé vào một tiệm bán đĩa CD , mua vài đĩa CD new age và những lời cầu nguyện của Phật giáo Tạng truyền với giá 100R/ cd ...Đó là món quà quý nhất mà tôi có thể mang về một cách nguyên vẹn sau 12 ngày lang thang và nó luôn gợi cho tôi nhớ những giây phút êm đềm nhất ở Kathmandu .
Kathmandu ... Namastee .. !

Chúng tôi đến sân bay nội địa ở Kathmandu lúc 8 giờ sáng bằng xe của khách sạn ( giá 400 R ) . Trời đầy sương mù đến mức độ không thể nhìn thấy nhau trong bán kính 100m . Sân bay nội địa nhỏ bé và đầy màu sắc địa phương với những chiếc cân hành lý cũ kỹ của nhiều thập niên trước . Có rất nhiều hãng máy bay nội địa , nhưng nổi tiếng nhất là Yelti , Buddha , Cosmic ...Hằng ngày đều có các chuyến bay đến Pokhara , Bhairawa ( đi Lumbini ) và đặc biệt là những chuyến bay Mountain ( bay vòng quanh Hymalaya , tiếp cận Everest ) luôn luôn đông khách .

Tất cả những chuyến bay đều bị hoãn do thời tiết xấu , sương mù quá nhiều nên làm cho phòng chờ đầy nghẹt người . Mãi đến gần 11 giờ , những chuyến bay đầu tiên mới bắt đầu . Không hề có bất cứ một bảng điện tử nào báo hiệu chuyến bay . Tất cả mọi người đều bu vào một cửa duy nhất để chờ đợi . Lâu lâu , có một nhân viên của hãng đứng ra gào lên số hiệu chuyến bay với một giọng tiếng Anh không thể nào nghe nổi . Không còn cách nào khác tôi đành đứng ngay cửa và bất kỳ nhân viên của hãng nào xuất hiện tôi đều chìa vé của mình ra . Mãi đến hơn 11 giờ 30 , vé của tôi mới được một nhân viên của hàng Buddha chấp nhận xé và cho tôi qua cổng

Đó là một chiếc máy bay nhỏ như một chiếc đầm già của thập niên 70 chở khoảng 15 đến 20 khách với một cô tiếp viên đẹp tuyệt . Cô ân cần mang cho chúng tôi nước , kẹo me và một chút ít bông gòn . Tôi hơi ngạc nhiên vì những miếng bông gòn đó , nhưng sau đó khoảng chừng 45 phút thì tôi phải cám ơn cô , nếu không có những miếng bông gòn đó , tôi đã ngất xỉu .

Máy bay gầm gừ rồi cất cánh như một mũi tên và không lâu sau đó , tôi bàng hoàng trước khung cảnh diễm lệ của những ngọn núi tuyết trắng xóa . Không còn nghi ngờ gì nữa , đó chính là Hymalaya và cái chóp trắng ngạo nghễ xa vời kia , có phải là Everest ? Phải không ... ? Tôi áp mặt mình vào khung cửa sổ và thì thầm với chính mình .... Tôi đã nhìn thấy Everest , tận mắt nhìn thấy ....

Sau 45 phút bay lượn trên bầu trời , chiếc máy bay đột ngột hạ độ cao . Tai tôi ù đi và đau một cách khủng khiếp như có một cái dùi đang xuyên thủng màng nhĩ . Tôi ôm đầu gục vào thành ghế , miệng lẩm nhẩm đọc câu chú Ohm ma ni .... rồi một tiếng ầm ầm vang lên .... chiếc máy bay đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Shidarta của Bhairawa . Lúc đó đã hơn 12 giờ ...

Taxi về Lumbini giá 600 R chở chúng tôi trên một con đường nhỏ nhưng tuyệt đẹp với hai hàng cây xoài hai bên ... Lòng tôi náo nức ...quên hết mệt nhọc . Tôi đã đến Lumbini ( Lâm Tì Ni ) , nơi đã sinh ra một nhân vật kiệt xuất cho tôn giáo thế giới , cho triết học thế giới : Đức Budha của lòng tôi .

https://img24.imageshack.us/img24/2824/dscf5067.jpg[/URL]
8 giờ sáng tại sân bay Kathmandu

https://img168.imageshack.us/img168/4493/dscf5075.jpg[/URL]
9 giờ sáng , mặt trời le lói ....

https://img168.imageshack.us/img168/2572/dscf5072.jpg[/URL]
Các quầy checkin bên trong nhà ga nội địa

https://img168.imageshack.us/img168/8077/dscf5109.jpg[/URL]
Đợi chờ

https://img168.imageshack.us/img168/7041/dscf5114.jpg[/URL]
Chuẩn bị khởi hành

tibet3217
27-02-2009, 22:40
https://img168.imageshack.us/img168/2579/dscf5118.jpg[/URL]
Sân bay nội địa Kathmandu

https://img168.imageshack.us/img168/9270/dscf5129.jpg[/URL]
Dưới cánh bay

https://img243.imageshack.us/img243/7529/img8155.jpg[/URL]
Bên trong chiếc máy bay đầm già và cô tiên Nepal tuyệt đẹp ( các bác già Tung Của mắt cứ láo liên , xuýt xoa : hảo a , hảo a... như mèo thấy mỡ )

https://img168.imageshack.us/img168/6171/dscf5134.jpg[/URL]
Hymalaya

https://img168.imageshack.us/img168/6332/dscf5139.jpg[/URL]

Chu6CuChi
28-02-2009, 12:49
Đọc chuyện của bạn tui mê. Tui đang có cái ước mơ làm một chuyến hành hương như bạn sau khi giao hết công việc ruộng vườn cho con cái cuối năm nay. Bạn vui lòng kể chi tiết chi tiêu mỗi chỗ ra sao, qui ra tiền đô la cho tiện theo dõi, cámơn bạn đang chờ nghe kể tiếp :)

Alraune
28-02-2009, 20:13
topic của thầy cực kì lí thú! bài viết mang đậm phong cách của thầy nhỉ, hihi.
Em cũng mơ ước 1 ngày nào đó đc tận mắt ngắm nhìn Everest. Còn Hymalaya là nơi em muốn cuối đời đến đó để nhập tâm tu hành nếu có đủ duyên với Đức Phật (tâm sự với thầy 1 tí, em nghiêm túc chứ ko dám nói đùa đâu ạh)
Cảm ơn thầy về những thông tin cũng như những kiến thức trên. em chưa hiểu hết nhưng chắc sẽ ko lâu nữa vì em sẽ tiến hành google ngay bây giờ, đây cũng là 1 đề tài mà em wan tâm mà chưa biết phải tìm hiểu từ đâu :D

P/s: thầy có thể post lại hình cây bồ đề mà thầy nói đó là nơi Đức Phật sinh ra ko?!

tibet3217
01-03-2009, 10:19
Lumbini đúng là một vùng quê hẻo lánh và yên tĩnh . Vác ba lô lên tầng 2 của Lumbini Village Lodge và đứng ở lan can phóng tầm mắt ra cánh đồng sau nhà , tôi có cảm giác như mình đang trở về quê nhà với những cánh đồng xơ xác và những cánh chim đen đang chao lượn trên bầu trời.

Lumbini Village Lodge là một nhà trọ sạch sẽ và dễ thương gồm 4 dãy nhà nhỏ khép kín theo hình chữ O . Chính giữa sân chính là một cây xoài xum xê tạo một cảm giác thanh bình và tĩnh lặng . Tất cả phòng đều có lưới chống muỗi ( muỗi ở Lumbini rất to và khát máu ) . Chủ nhân là một thanh niên trẻ , nói tiếng Anh khá lưu loát . Chúng tôi thuê một phòng trên tầng cao nhất và có view nhìn ra cánh đồng đằng sau với giá 500R ( khoảng 8 Usd / đêm ) . Sau khi dùng bữa trưa với cơm chiên trứng ( 80R ) , không thể chờ đợi thêm ,chúng tôi thuê 2 chiếc xe đạp ( 100R/ngày ) để đi vào nơi Đức Buddha đản sanh .

Không xa lắm , đạp xe khoảng chừng 10 phút , chúng tôi đã có mặt tại khu di tích .

Con đường nhỏ dẫn vào khu di tích tràn ngập những quầy bán hàng lưu niệm như bất cứ một thắng cảnh du lịch nào đó ở Việt Nam . Cuối đường , trước cổng bán vé là hai tu viện . Bên tay phải là tu viện của người Tạng và bên tay trái là một ngôi chùa của Nepal . Chúng tôi mua vé vào cổng với giá 100R kèm theo giấy phép chụp ảnh khoảng 30R .

Trải dài trong tầm mắt của chúng tôi là một khu vườn xanh ngút ngàn . Và điểm xuyến thêm trên cái màu xanh đó là màu đỏ nâu của gạch . Những viên gạch của những phế tích , những viên gạch nền của những tu viện được xây dựng từ biết bao thế kỷ trước đang năm im lìm trong nắng và cái lạnh dịu dàng của mùa đông . Nhiều năm học lịch sử đã cho tôi một cảm giác kì lạ khi tiếp xúc với những vật thể gợi lại một dĩ vãng , một quá khứ nào đó xa xôi ...và giờ đây cảm giác đó lại bừng bừng trỗi dậy trong tôi khi những ngón tay của tôi chạm vào những viên gạch đỏ nâu kia ... Trong phút chốc khung cảnh hoang phế , điêu tàn của Lumbini biến mất mà tôi thấy trong trí óc mình hiện lên một Lumbini huy hoàng , rực rỡ với những tu viện to lớn và bóng những chiếc cà sa vàng sáng rực lên trong nắng chiều cùng với tiếng rì rầm của lời kinh như tiếng gió vi vu không dứt ...

Tâm điểm của khu di tích là Maya Devi Temple . Đó là một ngôi nhà lớn hình chữ nhật được xây dựng với những viên gạch đỏ và trên nóc là biểu tượng mắt Phật của Phật giáo Tạng truyền . Ngôi đền vừa là nơi thờ ,vừa là nơi trưng bày thành quả của quá trình khảo cổ học . Công việc khai quật thánh tích này được tiến hành vào năm 1992 đã làm phát lộ toàn bộ những công trình kiến trúc đã có ở đây từ 2200 năm trước . Việc khai quật khá thành công khi người ta còn giữ được hầu như là nguyên vẹn những gì quan trọng nhất : Đó là cột đá Ashoka , nền của những tu viện và quan trọng nhất là một viên đá mà Ashoka cho đặt chính xác tại chỗ mà bà Maya đã hạ sinh thái tử Shidarta , một vĩ nhân của nhân loại

Tôi rón rén cởi giày , bước vào bên trong khu nhà rồi âm thầm bước qua cây cầu gỗ nhỏ dẫn đến trung tâm của thánh tích . Giữa một không gian tĩnh lặng , một bóng tối âm u .... viên đá đặt dấu nơi Đức Buddha ra đời vẫn sáng lên một màu xanh ngọc , lung linh , kì ảo . Tôi biết , những người tham quan nơi này với một tâm thế của người du lịch thì sẽ thấy đó là ánh sáng bình thường phản chiếu qua những tấm kính , nhưng đối với những người hành hương như chúng tôi đó là một thứ ánh sáng thuần khiết , ánh sáng diệu kỳ đủ sức làm cho bao nhiêu phiền não trong người chúng tôi tan đi hết .... Và cũng chẳng hiều tại sao , tôi lại chảy nước mắt .... Tôi nghĩ đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc .... Tôi biết , mình đã quá hạnh phúc khi biết bao nhiêu Phật tử thuận thành , bao nhiêu các vị sư tu hành suốt cả cuộc đời nhưng vẫn chưa có duyên để đến được nơi này , để tận mắt nhìn thấy , tận tay chạm đến ... sự linh thiêng .

Tôi gục đầu vào những viên gạch được các Phật Tử Miến Điện , Thái Lan dát vàng để nghe trong lòng mình dâng lên một cảm xúc bình yên đến lạ lùng . Bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua , Phật giáo đã trải qua biết bao thăng trầm , lúc thịnh , lúc suy ....nhưng tôi biết rằng , cho dù sau này cuộc sống có vạn phần thay đổi thì Phật giáo sẽ không bao giờ bị tiêu diệt .... vì nó đã mang lại cho tôi , mang lại cho rất nhiều người sự bình yên trong tâm hồn và cách đối xử với nhau như là một con người .

https://img520.imageshack.us/img520/4496/img8167.jpg[/URL]
Toàn cảnh Maya Devi Temple

https://img520.imageshack.us/img520/2093/img8183.jpg[/URL]

https://img520.imageshack.us/img520/5486/img8226.jpg[/URL]
Nền của những tu viện , một trong những dấu hiệu cho thấy Lumbini đã từng có một thời gian huy hoàng

https://img291.imageshack.us/img291/7334/dscf5175.jpg[/URL]
Maya Devi Temple

https://img410.imageshack.us/img410/4827/img8312.jpg[/URL]

tibet3217
01-03-2009, 10:20
https://img291.imageshack.us/img291/171/img8250.jpg[/URL]
Bên trong Maya Devi Temple

https://img291.imageshack.us/img291/5373/img8264.jpg[/URL]
Tảng đá đánh dấu chính xác nơi Đức Buddha đản sanh

https://img520.imageshack.us/img520/2204/img8267.jpg[/URL]
Bình yên

tibet3217
02-03-2009, 17:14
...Có lần tôi hỏi sư phụ : " Sao con ngồi thiền không được ? " . Thầy cười hỏi : " Con ngồi thế nào ? " . Tôi nhăn nhó : " Thì con ngồi giống các thầy ngồi , con bẻ chân mình cho ngay ngắn ...Nhưng được 5 phút con đau quá , tâm hồn bấn loạn , không ngồi được nữa ... " . Thầy cười ... " cái đích của Thiền không phải là bẻ chân ngay ngắn mà là tâm trong sạch , không phiền não .... Con cứ ngồi thế nào tùy thích , ngồi ít hay nhiều không quan trọng .Quan trọng là con bỏ được những thứ đang làm tâm con phiền não , đang làm tâm con xao động .... Đó mới là thiền ... ! "

Những lời sư phụ nói , tôi hiểu nhưng chưa thực hiện được . Chưa bao giờ tôi ngồi thiền được quá 30 phút . Tai tôi vẫn nghe thấy những âm thanh xung quanh mình : tiếng lá cây reo , tiếng người nói xôn xao , tiếng bước chân .... và rồi tôi lại phải mở mắt nhìn xung quanh ....

Xung quanh Maya Devil Temple có một vườn cây rộng lớn . Dưới những gốc cây có bục gỗ để mọi người ngồi thư giãn hoặc ngồi thiền . Trời bắt đầu nhạt nắng , gió bắt đầu ngừng ... Tôi im lặng ngồi và nhắm mắt . Tôi chỉ muốn giũ bỏ tất cả những suy nghĩ lo lắng về chuyến đi ,về những ngày sắp tới trên một đất nước xa lạ .... Phải chăng đó là Thiền ....?

Tôi mở mắt khi những tia nắng chói chang nhất đã biến mất , chân trời bắt đầu xam xám một màu mây , trời bắt đầu trở lạnh ....

Cọc cạch với chiếc xe đạp , chúng tôi chạy ngược vào trong làng Chùa Liên Hiệp Quốc trên một con đường đang làm dở dang bụi mịt mù . Chúng tôi muốn đến Việt Nam Phật Quốc Tự trước khi trời tối .

Cũng dễ tìm khi trước ngã ba chùa Liên Hiệp Quốc , nơi có một tượng đài ngọn lửa bất diệt đã có bản chỉ đường . Các chùa Trung Quốc , Nhật Bản , Tạng , Đức , Hàn Quốc đi bên tay trái . Các chùa Thái Lan , Sri lanka , Mianma , Cambodia bên tay phải .

Việt Nam Phật Quốc Tự nằm trong một góc nhỏ nhưng dễ dàng nhận ra ngay với một tòa tháp cao mang đậm kiến trúc Việt và hàng tre đang xào xạt trong buổi chiều hoàng hôn . Cửa đóng then cài ....với một lời xin lỗi bằng tiếng Anh được viết trên bản rằng Chùa đang trong thời gian sửa chữa nên không tiếp khách . KHông cam tâm ra về , chúng tôi đứng ngoài loay hoay làm rộn cửa Thiền bằng một câu chào : " Anybody here ... ? " . Mãi sau mới thấy một người Ấn Độ bước ra với một ánh mắt nhìn ngạc nhiên và dè dặt ... Chúng tôi chào : " A di đà Phật ... ! "

Người đàn ông mỉm cười khi biết chúng tôi là người Việt Nam nhưng vẫn còn chần chừ khi chúng tôi xin được vào tham quan và lễ Phật ở chánh Điện . Sự cảnh giác của ông ta khiến chúng tôi giảm bớt sự hào hứng . Lướt qua khu vườn rộng đủ để nắm bắt thông tin rằng Thầy Huyền Diệu đã trở về Bodhgaya và hiện nay Chùa không có ai ngoại trừ một sư thầy đang tụng kinh nên không thể tiếp khách , chúng tôi vào chánh Điện lễ Phật rồi nhanh chóng dời gót . Đi ngang qua chùa Hàn Quốc , chúng tôi thấy một chiếc xe con trờ tới và lục tục bước xuống là Tây , Á đủ cả với một dáng vẻ vừa mệt mỏi , vừa hân hoan . Bấc giác , tôi quay đầu nhìn lại Việt Nam Phật Quốc Tự đang chìm vào trong một màu tím sẫm và thở dài .....


https://img502.imageshack.us/img502/6269/dscf5174.jpg[/URL]

Vườn thiền

https://img291.imageshack.us/img291/7042/img8293.jpg[/URL]

Cầu nguyện

https://img410.imageshack.us/img410/4706/img8303.jpg[/URL]

Cội bồ đề trước Maya Devi Temple ( Kh hài lòng rồi nhé ! )

tibet3217
02-03-2009, 17:15
https://img168.imageshack.us/img168/6985/dscf5189.jpg[/URL]
Đường về Làng Chùa

https://img168.imageshack.us/img168/9761/dscf5188.jpg[/URL]

Hoàng hôn ở Lumbini

https://img168.imageshack.us/img168/1008/dscf5220.jpg[/URL]
Chùa của Đức và Hàn Quốc

https://img168.imageshack.us/img168/1553/dscf5202.jpg[/URL]
Việt Nam Phật Quốc Tự

https://img168.imageshack.us/img168/4678/dscf5196.jpg[/URL]
Hồn quê hương

tibet3217
03-03-2009, 23:02
Chúng tôi thức dậy lúc 8 giờ sáng sau một giấc ngủ mê mệt . Trời vẫn tù mù và lạnh lẽo . Chúng tôi tranh thủ những giờ phút cuối cùng tại Lumbini để đi thăm tất cả các chùa mà chúng tôi chưa đến trong làng Chùa Liên Hiệp Quốc . Trong số đó địa điểm đó , chúng tôi quan tâm nhất đến các ngôi chùa bên cánh trái là chùa Nhật và một ngôi chùa Việt Nam thứ hai có tên gọi là Linh Sơn Tự .

Sương mù quá dày khiến con đường đi vào các Chùa lờ mờ như khói phủ . Tôi đạp xe chầm chậm theo bóng người bạn đồng hành phía trước để mặc cho cảm xúc của mình lãng đãng trôi đi giữa một khung cảnh quá ma mị... Và đột nhiên , tiếng chuông đâu đó giữa đám sương mù vang lên ... thong thả ...nhẹ nhàng .... đánh thức tôi trở về với thực tại

Tất cả các chùa đều trong thời gian xây dựng nên không mở cửa tiếp khách ( ngoại trừ chùa Tạng ) . Chúng tôi đành vòng trở sang cánh Phải để tham quan các chùa còn lại nhưng cảm xúc đã bắt đầu vỡ vụn với khung cảnh điêu tàn của chùa Sri Lanka , sự buôn bán xô bồ ở chùa Miến Điện ... Cũng may khi ghé vào chùa Thái , ngôi chùa cuối cùng nằm trong cánh Phải , chúng tôi lại tìm được cảm xúc linh thiêng của vùng đất Thánh địa . Chùa do Hoàng Gia Thái Lan xây dựng theo phong cách Thái khá quy mô với một chánh điện nguy nga sơn trắng và một khu vườn được chăm sóc cẩn thận . tất cả mọi thứ đều chỉn chu , sạch sẽ mang lại cho người ta một cảm giác nhẹ nhõm đầy chất Thiền .... Tôi không biết người Thái có mộ đạo hơn người Việt Nam hay không nhưng nhìn Phật Tử của họ hớn hở đi giữa một ngôi chùa được chăm sóc cẩn thận , tôi không thể không chạnh lòng ....

12 giờ trưa , chúng tôi trả phòng và rời khỏi Lumbini

Chủ Lumbini Village Lodge sau khi biết lịch trình của chúng tôi là sẽ đến Kushinagar ( Câu Thi Na ) , đã cố gắng thuyết phục chúng tôi sử dụng dịch vụ của anh ta . Anh ta sẽ thu xếp taxi cho chúng tôi qua biên giới rồi đi thẳng đến Kushinagar và mua vé xe lửa cho chúng tôi đến Varanasi . Tôi ngần ngừ vì trong lịch trình chúng tôi sẽ nghỉ đêm tại Gorapur , cách Kushinagar khoảng 60 km nhưng sau khi cò kè trả giá chúng tôi cảm thấy việc thuê dịch vụ của anh ta sẽ mang lại cho chúng tôi sự an toàn với một cái giá không đến nỗi mắc lắm . Chúng tôi đồng ý với gói dịch vụ bao gồm taxi ra biên giới Nepal - Ấn Độ , taxi từ Saunali đến Kushinagar ( khoảng 150km ) , khách sạn tốt nhất tại Kushinagar và 2 vé tàu sleeper đi Varanasi vào khoảng 70 usd ( tôi trả bằng Nepal R và India R ) . So với giá của Lonlely Planet đưa ra thì có vẻ cao hơn nhưng sau khi đến Kushinagar chúng tôi nhất trí rằng sự lựa chọn của chúng tôi là hoàn toàn đúng đắn .

https://img17.imageshack.us/img17/8320/dscf5229.jpg[/URL]
Tượng đài ngọn lửa vĩnh cửu ở đầu làng Chùa Liên Hiệp Quốc

https://img17.imageshack.us/img17/4249/img8412.jpg[/URL]
Con kênh này là trục chính phân chia hai khu vực phải và trái của Làng Chùa Liên Hiệp Quốc

https://img291.imageshack.us/img291/8952/dscf5271.jpg[/URL]
Đường vào Linh Sơn Tự

https://img291.imageshack.us/img291/5870/dscf5258.jpg[/URL]
Đường vào chùa Tạng

tibet3217
03-03-2009, 23:02
https://img17.imageshack.us/img17/8036/img8428.jpg[/URL]
Bình minh Lumbini

https://img410.imageshack.us/img410/7971/img8449.jpg[/URL]
Chùa Miến

https://img410.imageshack.us/img410/6010/img8456.jpg[/URL]
Chùa Thái

https://img291.imageshack.us/img291/4913/dscf5334.jpg[/URL]
Chia tay Lumbini Village Lodge và ông chủ trẻ năng động

quocdat
04-03-2009, 01:01
https://img172.imageshack.us/img172/6686/img7738.jpg[/URL]
Mắt từ bi


Thật tuyệt. Em tò mò mãi về đôi mắt này bởi cũng chính vì nó mà Ernest Muldasev Rifgatovich, sinh năm 1948 - Giám đốc trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga của Bộ Y tế Nga, đã bắt đầu chuyến thám hiểm tại Tây Tạng, đưa ra một giả thiết khác về nguồn gốc nhân loại (rộng hơn và nhiều đất tranh cãi hơn hẳn của cụ Darwin râu). Giả thiết của ông này đã được xuất bản (em chưa tìm được bản dịch tiếng Anh) nhưng NXB Thế Giới đã có bản Hoàng Giang dịch với tựa đề "Chúng ta thoát thai từ đâu". Rất tiếc là không biết tiếng Nga để đọc bản gốc (http://www.koob.ru/muldashev/) nhưng nội dung bản tiếng Việt rất cởi mở trong đó có nhắc đến đôi mắt đức Phật của người Tây Tạng.

Em xin lan man góp vào report của bác một trích đoạn trong cuốn đóa

"...khúc lượn của hình hai mí mắt trên đền chùa Tây Tạng không bình thường. Nếu mí mắt trên của người hiện đại có hình vòng cung rõ ràng thì mí mắt trên của hình vẽ lại nhô xuống như buông rủ xuống giác mạc.
Điều đó có thể minh chứng cho điều gì ? Trước hết, khi nhắm, khe mắt không kín hoàn toàn do đoạn thõng xuống của mí trên cản trở. Vì không có sống mũi và nhìn cả 2 mắt trên toàn thị trường, kể cả ngoại vi, nên chủ nhân con mắt Tây Tạng khác thường có khả năng nhìn thấy ngay cả khi 2 mắt khép hờ. Dĩ nhiên, thị giác kiểu này (tức là khi khép hờ mắt-người đánh máy) không phải tốt lắm, nhưng hoàn toàn đủ để định hướng trong không gian.
Người hiện đại khi khép hờ mắt không có “thị giác định hướng" kiểu như vậy. Bởi vì không có thị giác hai mắt ngoài rìa (do sống mũi) và mí mắt trên không có khả năng khép kín diện tích chính của bề mặt giác mạc để phần còn lại của khe mắt hé mở.
Thuộc tính bảo tồn “thị giác định hướng” trong trạng thái khép hờ của con mắt Tây Tạng khác thường đã làm xuất hiện một cơ chế thích ứng nữa : đuôi khe mắt dài ra và giãn ra vào phía trong và xuống dưới. Điều này chứng minh có sự tiết và chảy nhiều nước mắt để duy trì độ ẩm cho mắt khi khe mắt không khép kín...
Vì sao khe mắt lại không khép kín và vẫn giữ được “thị giác định hướng” ? Chúng tôi không tìm được cách giải thích nào khác ngoài sự cần thiết bảo vệ lớp giác mạc mỏng manh khi phải bơi nhanh dưới nước. Người có hình con mắt trên các đền chùa Tây Tạng có thể bơi lội nhanh dưới nước, ... Sự thích nghi này của con mắt chứng tỏ rằng những con người này vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. ''

:shrug:
Cám ơn bác, bài viết rất hay

Alraune
04-03-2009, 21:17
Làng Chùa Liên Hiệp Quốc tuyệt wá thầy ui! vùng đất của Phật mang đến 1 cảm giác thanh tịnh mà ko nơi nào có thể có, ngay cả "ngôi nhà của Chúa", những bức ảnh của thầy thật tuyệt!
đứng ở VN Phật Quốc Tự hẳn fải có 1 cảm giác tự hào nào đó thầy nhỉ?! ngọn lửa vĩnh cửu ở đầu làng có vĩnh cửu thật ko vậy thầy?

thầy có thể giữ cho tâm vô tạp niệm suốt 30' ư?! awesome! :D có thể với thầy đó chưa là gì nhưng ở xung wanh đây cũng đâu nhiều ng có thể làm đc như thế thầy nhỉ?! ;)
papa em nói cuộc sống này quá hỗn tạp, "thế lực ma vương" lôi kéo con ng từng giây từng phút... thoát khỏi chúng phút nào hay phút đó. ông cũng bảo là ngồi thiền sẽ ích hơn cho quá trình học tập của em; còn em thì thấy việc đó giúp dễ đi vào giấc ngủ (thứ mà em tận dụng đến từng phút) :D. pa em bảo bắt đầu bằng việc chú ý đến hơi thở, loại bỏ tất cả suy nghĩ khác, em ko biết chỉ nghĩ về 2 chữ "hít - thở" có đc ko, em vẫn làm như thế, 5-10' là "nằm thiền" zzz..zz lun gòy :">. 30' mỗi ngày của thầy lâu dài chắc cũng effect lắm nhỉ, ít khi thấy thầy :Dam :gun (sáng nay là lần đầu em thấy thầy nổi giận như vậy, D4 wả là hết thuốc chữa :() thầy còn bí quyết nào hem :P, em chỉ có thể ngồi thiền buổi tối khi tuyệt đối tĩnh lặng thôi... nhưng cũng ko wá 10' (ko bit có đc gọi là thiền chưa ^^)

Chitto
04-03-2009, 21:25
Làng Chùa Liên Hiệp Quốc tuyệt wá thầy ui! vùng đất của Phật mang đến 1 cảm giác thanh tịnh mà ko nơi nào có thể có, ngay cả "ngôi nhà của Chúa", những bức ảnh của thầy thật tuyệt!

Bạn đã ở "Ngôi nhà của Chúa" nào rồi, để có thể so sánh như vậy ?

Tôn kính Đức Phật, nhưng so sánh như vậy, theo tôi, là không nên.

tibet3217
05-03-2009, 00:13
Con đường từ Lumbini đến biên giới Nepal - Ấn Độ là một con đưởng nhỏ băng qua những cánh đồng khô cằn , những nếp nhà tranh nghèo nàn và lẩn khuất đâu đó là những gương mặt khắc khổ , lầm lũi , cam chịu của những người dân Nepal thuần hậu ...

Xe chạy khoảng 30 phút thì dừng trước một văn phòng du lịch cách cửa khẩu khoảng 100 m . Chúng tôi gặp chủ văn phòng du lịch này để nhận 2 vé tàu rồi sang một chiếc taxi khác mang biển số Ấn Độ tiếp tục lên đường . Xe chạy thẳng qua cửa khẩu sang bên kia Ấn Độ một cách dễ dàng . Do hồi hộp , quan sát những người lính Nepal đứng đầy nơi cửa khẩu nên chúng tôi quên làm thủ tục xuất cảnh . Mãi đến khi xe dừng lại tại phòng xuất nhập cảnh của Ấn Độ thì người tài xế mới sực nhớ ra là chúng tôi chưa làm thủ tục xuất cảnh nên anh ta chỉ cho chúng tôi đi bộ quay lại . Không có gì đáng để lo ngại , một nụ cười và một câu hỏi hết sức chuyên nghiệp " May I help you ? " đã đón chào chúng tôi trong văn phòng xuất cảnh của Nepal . Trong tích tắc , họ đóng dấu vào hộ chiếu của chúng tôi để hoàn thành việc xuất cảnh và trước khi trả lại cho chúng tôi , họ xăm xoi hộ chiếu rồi thì thầm cái gì đó với nhau .Tôi còn nhớ mãi câu hỏi cuối cùng của họ ... " Where ' s Vietnam ? "

Chúng tôi quay trở lại làm thủ tục nhập cảnh Ấn Độ . Cũng không có gì phức tạp khi trên bàn đã có sẵn form nhập cảnh , chỉ việc điền vào . Văn phòng nhập cảnh khá đơn sơ với một chiếc bàn dài và vài ba nhân viên ngồi nhai trầu bỏm bẻm trước cửa . Sau khi nhận form từ chúng tôi , mộ gãt nhân viên xem xét lại một cách kĩ càng rồi thận trọng mở bàn lấy một con dấu bằng gỗ mà thoạt trông tôi có cảm tưởng nó có mặt từ lúc cửa khẩu này được mở , rồi đóng lên hộ chiếu của chúng tôi ... Tưởng xong , chúng tôi cười và nói " Thank you ... ! " nhưng đáp lại là thái độ lạnh lùng .Gã nhân viên ngước mắt nhìn chúng tôi rồi buông một câu : " Money .... ! " và tiền mãi lộ mà chúng tôi phải ói ra là 100 India Rupee mỗi người .

Vùng đất biên giới của Ấn Độ có tên là Sonauli khá đông đúc và nhộn nhịp như tất cả vùng biên giới khác . Người đi lại tấp nập , xe cộ đông đúc . Nhìn những chiếc xe bus chờ đầy người đến tận nóc , chúng tôi bắt đầu cảm thấy sự lựa chọn của mình khi thuê Taxi là đúng đắn ...

Đường từ Saunali về Kushinagar không phải là một con đường lớn nhưng khá đẹp khi băng ngang những cánh đồng trồng hoa cải vàng rực , băng ngang những khu rừng cây um tùm với lũ khĩ dạn dĩ ngồi tràn ra cả lề đường , băng ngang qua những lò mía nghi ngút khói và thơm lừng mùi đường ,băng ngang sang những thị trấn nhỏ nghèo nàn đang sôi động lên với chiến dịch bầu cử đang tiến hành trên toàn cõi Ấn Độ

Đoạn đường áng chừng 150km theo Lonely Planet đã dài hơn chúng tôi tưởng . Khi xe rẽ phải vào Kushinagar thì trời đã sụp tối . Bụng đói meo , chúng tôi lê gót vào khách sạn sang nhất của vùng này : khách sạn Pathik Niwas ( 600 R ) khi đồng hồ chỉ đúng 7 giờ tối

Một giấc ngủ chập chờn trong môt căn phòng đầy muỗi , phòng tắm rộng như cũ kỹ và dơ bẩn gợi nhớ đến thời kỳ bao cấp .... Mãi sau này tôi mới biết khách sạn này trông khá sang trọng ở bên ngoài nhưng đã xuống cấp nặng nề ở bên trong là một trong những khách sạn của công ty du lịch Ấn Độ quản lý ...

https://img519.imageshack.us/img519/7762/dscf5344.jpg[/URL]
Đã đến biên giới rồi .... Bên kia là đất Ấn

https://img519.imageshack.us/img519/7118/dscf5355.jpg[/URL]
Welcome to India

https://img519.imageshack.us/img519/6836/dscf5356.jpg[/URL]
Vùng đất Ấn ở biên giới có tên là Sonauli

https://img519.imageshack.us/img519/8585/dscf5352.jpg[/URL]
Hoàn tất thủ tục xuất cảnh , Goodbye Nepal

https://img519.imageshack.us/img519/981/dscf5360.jpg[/URL]
Phòng xuất nhập cảnh trên đất Ấn Độ

tibet3217
05-03-2009, 00:14
https://img519.imageshack.us/img519/2391/dscf5374.jpg[/URL]

Đường về Kushinagar

https://img519.imageshack.us/img519/5853/dscf5393.jpg[/URL]
Trên đường về nhớ đầy ....Chiều chậm đưa chân ngày ....

https://img519.imageshack.us/img519/5688/dscf5434.jpg[/URL]
Khách sạn sang nhất Kushinagar : Pathik Niwas có nhiều giá . Thấp nhất là 600R/đêm

tibet3217
06-03-2009, 19:08
KUSHINAGAR

... Năm 543 trước công nguyên , Đức Buddha tiếp tục đi truyền đạo khắp nơi . Từ Vaishali Người đi về Pava , thủ phủ của quốc gia Malla . Đến Pava , đức Buddha nhận được một bữa ăn cúng dường của một người thợ rèn có tên gọi là Chunda . Thức ăn vừa trôi qua miệng , Đức Buddha đã cảm nhận ngay sự khác thường . Cái nóng gay gắt của vùng Bắc Ấn đã làm thức ăn bị thiu rất nhanh chóng mà Chunda không hề hay biết ...

Đức Buddha , sau đó cảm nhận thời khắc ra đi của mình đã điểm nhưng vẫn tiếp tục đi về Kushinagar , một làng quê hẻo lánh cách đó 6 dặm . Đến Kushinagar , Người tắm ở sông Kakuthi rồi lên nằm giữa những hàng cây Sa la đột nhiên nở hoa thơm một cách kì lạ . Đức Buddha nằm nghiêng một cách bình thản , đầu hướng về phía Bắc , chân phải đặt trên chân trái , mắt hướng về Annanda , một trong số đại đệ tử của người với một ánh mắt nhìn dịu dàng và giải thoát . Người nói : " Này Ananda , khi ta nhập Niết Bàn , Pháp và Luật mà ta đã dạy cho các con sẽ tiếp tục là người dẫn đường cho các con đến sự giải thoát .... "

Trong những giây phút cuối cùng , Đức Buddha nhìn khắp tất cả các đệ tử của mình và cất tiếng : " Hỡi các đệ tử , ta khích lệ các người , mọi vật đều sinh ắt có diệt , hãy tinh tấn ....! "

Câu chuyện này luôn làm tôi xúc động . Xúc động trước tấm lòng từ bi của Đức Buddha . Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời , Người vẫn ung dung , bình thản đón nhận và luôn nghĩ về chúng sanh : lo cho Chunda , nhận Subhadha làm đệ tử và để lại một lời khuyên tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa trong đó là cả một chân lý cuộc sống nhiệm màu ....

Tình cảm xúc động đó luôn ngự trị trong tâm hồn tôi , trái tim tôi khiến cho tôi không khỏi rưng rưng khi đặt chân vào khu vườn Kushinagar , nơi chứng kiến giây phút cuối cùng của một bậc vĩ nhân .

Trung tâm của khu di tích là một khu đền thờ được xây dựng theo một motype khá lạ mắt , lờ mờ trong ánh sáng yếu ớt của một buổi sáng mù sương . Bên trong đền là một bức tượng Buddha trong tư thế khi Người ra đi , vàng rực một màu sáng linh thiêng . Tôi không thể nào diễn tả được tâm trạng của mình khi quỳ bên cạnh Đức Buddha , im lặng và văng vẳng bên tai là những tiếng rì rầm của những lời cầu nguyện của những Phật Tử Thái Lan ….

… Vạn vật có sinh ắt có diệt …..!, tôi nhìn gương mặt bình thản của Người và thấy lòng minh than thản lạ kỳ

https://img80.imageshack.us/img80/548/img8793.jpg[/URL]
Đường vào tháp chính

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_8766.jpg

Tháp thờ tượng Phật nhập Niết Bàn

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_8639.jpg
Toàn cảnh khu vườn nơi Phật nhập Niết Bàn

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_8771-1.jpg
Cây Sala , nơi Đức Buddha nằm trước khi nhập diệt

tibet3217
06-03-2009, 19:11
https://img240.imageshack.us/img240/1692/img8664.jpg[/URL]
Tượng Đức Buddha khi nhập diệt . Tượng ban đầu làm bằng đồng đen nhưng sau đó được dát vàng bởi lòng thành kính của các Phật Tử Thái Lan , Miến Điện ...

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_8721.jpg

https://img398.imageshack.us/img398/294/img8672a.jpg (http://img398.imageshack.us/my.php?image=img8672a.jpg)

https://img398.imageshack.us/img398/img8672a.jpg/1/w800.png[/URL]
Chân Phật

https://img240.imageshack.us/img240/1711/img8679.jpg[/URL]

Alraune
06-03-2009, 19:14
Bạn đã ở "Ngôi nhà của Chúa" nào rồi, để có thể so sánh như vậy ?

Tôn kính Đức Phật, nhưng so sánh như vậy, theo tôi, là không nên.

Ít nhất là ở nơi em đã từng đến, em cảm thấy vậy, vì cái ko gian và ko khí của nơi đó. em ko có ý xúc phạm gì cả (làm sao dám khi mình cũng mang 1/2 tôn giáo đó), xin lỗi nếu đã gây khó chịu!

TYYT
07-03-2009, 09:21
bác Tibet trông y như một tu sĩ vậy. Với em, cảm giác "thiền" nhất là những lúc ngồi trên xe lướt trên con đường cùng nhừng đám mây bay lững lờ bên cạnh. Em không còn thấy một chúc lo lắng nào, không một chút sợ hãi nào, không một chút vướng bân nào. Chỉ một nỗi hân hoan rì rào nhè nhẹ, phê lắm.

tibet3217
08-03-2009, 19:15
... Cũng như tất cả các thánh tích Phật giáo khác , xung quanh Kushinagar cũng có rất nhiều chùa của các quốc gia Phật giáo và đương nhiên không thể thiếu chùa Thái , Miến và Tạng . Nhưng ở đây , nổi bật hơn cả là chùa Miến Điện . Ngay từ lúc đứng trong vườn nơi Đức Buddha nhập diệt , nhìn về phía tay trái , vượt qua những rặng cây xanh xanh , ta đã có thể nhìn thấy màu vàng chói lọi của đỉnh tháp chùa Miến theo một phong cách không thể lẫn lộn . Theo con đường nhỏ dọc theo cây sala lịch sử ta sẽ đến góc vườn bên trái , nơi đó có một cái cổng rào đơn sơ dẫn qua chùa Miến . Tháp đẹp nhưng qua nhà Tăng bắt đầu có dấu hiệu của sự hoang phế . Điều này khiến cho tôi thật sự đau lòng , đau lòng như khi chứng kiến sự hoang tàn nơi chùa Sri lanka ở Lumbini . Xây một ngôi chùa nơi thánh địa đã khó , giữ cho nó trở thành một nơi tu tập và truyền bá Phật pháp thật sự còn khó hơn ... Kế bên chùa Miến , tôi thấy có một căn nhà nhỏ có ghi bản rằng nó được xây bởi Dalai Latma , tôi thành tâm đảnh lễ .

Bên cạnh chùa Miến là Linh Sơn Tự
Đó là một ngôi chùa khá lớn với một khu vườn rộng được trang trí bằng hình ảnh của tứ động tâm thu nhỏ và một chánh điện nhỏ nhưng khá ấm cúng . Bước vào chánh điện không một bóng người , hình ảnh một cành mai ( dù là mai giả ) kế bên tượng Phật cũng đủ làm tôi rưng rưng một nỗi nhớ quê hương . Nhưng chúng tôi không hy vọng gì nhiều về sự gặp gỡ đồng hương nơi đất khách , sự vắng lặng và tẻ nhạt ở Việt Nam Phật Quốc Tự nơi Lumbini đã làm mất đi sự hào hứng của chúng tôi mà khi ở quê nhà chúng tôi đã vẽ ra bao viễn cảnh tốt đẹp về việc nghe giảng Pháp trên đất Phật .

Chùa không có ai .... ngoại trừ một vài người Ấn Độ làm vườn nhìn chúng tôi bằng cặp mắt dò xét .

Chúng tôi tần ngần trước cổng và định chia tay với Linh Sơn Tự thì may thay có một cô từ trong nhà xe bước ra . Chúng tôi chắp tay chào " A DI ĐÀ PHẬT ... ! " thì nghe một câu trả lời bằng tiếng Anh rất rõ : " Are you Vietnamese ? " . Nói chuyện một lúc mới biết sư cô ấy là người Đài Loan đi chung một đoàn với vài người Mỹ , Anh , Nepal đang trọ tại Linh Sơn Tự . Ngoài vườn và chánh điện , Linh Sơn Tự còn có hai dãy phòng trọ cho thuê khá sạch sẽ . Hôm ở Lumbini , ông chủ Lumbini Village có gợi ý chúng tôi nên thuê phòng ở Linh Sơn , nhưng vì có mang theo một số đồ ăn mặn nên chúng tôi khướt từ chứ nếu không thuê phòng tại Linh Sơn sẽ là một giải pháp tốt vì vừa sạch sẽ , giá rẻ , vừa có thể tham gia đọc kinh theo thời khóa của chùa .

Nhờ sự hướng dẫn của sư cô người Đài Loan , chúng tôi mạnh dạn quay trở vào chùa một lần nữa và may thay chúng tôi đã gặp được Cô Thích Nữ Trí Thuần , trụ trì Linh Sơn Tự .

Hôm ấy là ngày kỵ của Sư Ông trụ trì , người đã có công khai sáng ra Linh Sơn Tự trên đất Kushinagar từ một ngôi chùa của người Hoa không ai chăm sóc .

Trong suốt 12 ngày hành hương trên đất Phật , có lẽ ngày hạnh phúc nhất của chúng tôi là ngày hôm ấy khi chúng tôi được đọc kinh bằng tiếng Việt , được đảnh lễ trong một ngôi chùa Việt và được dùng một bữa cơm chay thuần Việt không thể nào tuyệt vời hơn . Có thể cô Trí Thuần không để ý nhưng khi cầm bát cơm trắng dẻo thơm trên đất Phật , lòng tôi rưng rưng đến nghẹn ngào ....

Sau khi dùng cơm xong ,chúng tôi nghỉ ngơi một chút trong khu vườn của Chùa và đúng 2 giờ , một chiếc taxi cô Trí Thuần thuê dùm chúng tôi với giá 600R đã có mặt . Chúng tôi lên xe rời Linh Sơn Tự quay trở về Ghorapur để chuẩn bị đón chuyến tàu đêm lúc 10 giờ đi Varanashi .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5415.jpg
Chùa Miến ở Kashunagar

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5462.jpg
Linh sơn tự

https://img205.imageshack.us/img205/9930/img8604.jpg[/URL]
Chánh điện của Linh Sơn Tự

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5527.jpg
Chụp chung với sư cô Trí Thuần , trụ trì Linh Sơn Tự .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5443.jpg
Con đường chính ở Kushinagar

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5449.jpg
Mưu sinh

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5457.jpg

hippichip
09-03-2009, 12:19
Thật vui khi em đọc được bài viết này của thầy, đã 3 năm rồi em ko còn là học trò của thầy, nhưng những kiến thức thầy dạy sẽ theo luôn luôn ở bên em.
Thật bất ngờ khi biết thầy là 1 Phật Tử, mà nhớ lại thì thấy đúng, lúc thầy giảng về vùng đất Ấn này, và những bài có liên quan, em luôn thấy có 1 động lực nào phía sau, rõ ràng là lúc thầy giảng về Thiên Chúa Giáo ko hay bằng nha!
Em ngưỡng mộ thầy quá, thầy có thể đi được và trải nghiệm được nhiều thứ như vậy, lúc đọc bài này, có rất nhiều chỗ em ko hiểu (vì em ko có hứng thú về lịch sử khu vực này, cứ ước là thầy ngồi kế bên giảng giải để khỏi đi tìm tài liệu cực khổ) nhưng mà em sẽ thật phấn đấu để được đi nhiều và hiểu nhiều về những thứ em đang học như thầy vậy.
Ghanh tị với những người còn là học trò của thầy ghê!!

LinhEvil
09-03-2009, 13:56
Góp vui với bạn một đoạn viết về Lâm Tỳ Ni (ST)

Giống như sư tử bước,
Nhìn khắp cả bốn phương,
Xuống đất đi bảy bước,
Nhân sư tử cũng vậy,
Lại như rồng lớn đi,

Khắp nhìn cả bốn phương,
Xuống đất đi bảy bước,
Đấng nhân long cũng vậy,
Đấng phúc trí sanh ra,
An lành đi bảy bước.


Lâm Tỳ Ni nằm trên một ngọn đồi thuộc chân dãy Hy Mã Lạp sơn (Himalaya), ngày nay thuộc vương quốc Nepal và trên đường từ thành Ca Tỳ La Vệ đi Devadaha. Theo các sử liệu thì thái tử Shiddharta đản sanh vào ngày Vesak (tức là ngày trăng tròn tháng năm theo lịch Ấn Độ) vào năm 624 hoặc 625 trước tây lịch. Tuy rằng Lâm Tỳ Ni là một trong những nơi quan trọng của thánh tích Phật Giáo nhưng nhiều năm tháng đã bị bỏ hoang; ngay cả sau khi đã được nhà khảo cổ người Đức, ông Fóhrer, phát hiện vào năm 1895 qua tàn tích trụ đá vua A Dục (Asoka), nhân một cuộc du ngoạn dưới chân ngọn đồi thuộc rặng núi Churia.

Lâm Tỳ Ni, dầu ngày nay điêu tàn nhưng khi đại đế Asoka đến viếng thì vẫn còn là một thôn thịnh vượng có nhiều cảnh trí nên thơ. Nhà vua đã cho dựng bốn ngọn tháp và một trụ đá bằng sa thạch có tượng một con ngựa trên đầu trụ. Tiếc rằng ngày nay tượng không còn để các nghệ thuật gia có thể so sánh nó với tượng chú ngựa bay đời đường. Trên trụ đá ngày nay chúng ta vẫn còn thấy hàng chữ: “Sau hai mươi năm lên ngôi, vua Priyadarsi, người được chư thiên yêu mến, đã thân hành viếng thăm và cúng dường cũng như lễ bái nơi đây, bởi vì đức Phật, thánh nhân dòng họ Thích, đã được sanh ra nơi đây.

Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII cũng như ngài Thích Minh Châu vào thế kỷ thứ XX.

Về hướng bắc là một cây hoa Vô Ưu, mà bây giờ đã tàn rụi; đây chính là nơi bồ tát đã ra đời vào ngày thứ tám hạ tuần của tháng Vaisakha, tương ứng với ngày tám tháng ba của lịch ta. Thượng tọa bộ thì cho rằng ngày đản sanh nhằm vào ngày 15 của hạ tuần tháng đó, trùng với rằm tháng ba của ta. Phiá bắc của cây là một cái tháp được dựng bởi vua A Dục, chính là nơi mà hai con rồng đã tắm thái tử.
Bên hông của tháp này và không xa là một trụ đá lớn đã được dựng nên bởi vua A Dục, bên trên trụ là tượng một con ngựa. Sau đó một con rồng hung ác đã làm gãy đổ cây trụ ngay chính giữa. Bên hông nơi đó là một dòng sông nhỏ chảy về hướng đông nam. Những thôn dân nơi đây gọi là dòng sông dầu. Đây chính là dòng nước mà chư thiên đã hoá ra như là một hồ nước trong và chói rạng để hoàng hậu, sau khi sanh thái tử, tắm rửa. Bây giờ thì nó đã biến thành một dòng sông, mà nước của nó vẫn còn thấy nhớt.

Vào thế kỷ thứ XIV, 1314, vua Ripu Malla của tây Nepal đã đến đây chiêm bái và khắc tên mình lên trụ đá. Từ đó đến nay Lâm Tỳ Ni đi vào quên lãng. Mặc dù đã bị bỏ hoang từ nhiều thế kỷ trước, khi ngài Pháp Hiền và ngài Huyền Trang đến đây thì không còn có dân cư ở đó nữa, Lâm Tỳ Ni vẫn còn là một nơi chiêm bái cho những người Phật Tử. Sau khi được khai quật trở lại nhân vào đại hội Tăng Già Thế Giới lần thứ tư 1958 vua Mahendra đã cúng dường hơn 100.000,00 Rúp để trùng tu Lâm Tỳ Ni. Năm 1967 Tổng Thư Ký của Liên Hiệp Quốc U.Thant đã thành lập một hội đồng trùng tu Lâm Tỳ Ni và biến chương trình này thành một vấn đề quốc tế. Tháng 10 năm 1978 đại hội Phật tử thế giới tại Nhật đã tuyên bố năm 1979 là năm của Lâm Tỳ Ni.

Những chiến tranh tôn giáo đã tàn phá thánh tích Phật Giáo này và đưa nó vào quên lãng hơn sáu thế kỷ. Nhưng thông điệp của đức Phật đã bất diệt, lớn dần và trở nên quan trọng qua từng thế kỷ. Nhất là trong thế kỷ này Giáo lý Phật Đà lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Những lời dạy về từ bi, hoà bình, khoang dung và con đường giác ngộ đã được tất cả tôn giáo trên thế giới đón nhận. Lâm Tỳ Ni, nơi thiêng liêng mà Phật giáo bắt đầu vào năm 623 trước tl., một lần nữa đã trở thành một trong những thánh tích tôn giáo lớn nhất thế giới.

Những di tích lịch sử.
Trụ đá A Dục:
Ngày nay chúng ta đến Lâm Tỳ Ni thì, không còn gì nữa cả. Chỉ còn chăng là một trụ đá chơ vơ bị bào mòn bởi thời gian, và gãy đổ bởi giông bão. Trụ đá được bao bọc bằng một hàng rào sắt han rỉ đầy tiêu điều tang thương. Tất cả khách hành hương đều phải ngậm ngùi dừng bước nơi chân trụ đá để tụng một thời kinh như luyến tiếc không thể trở ngược thời gian để chứng kiến cảnh ra đời của một vị cứu thế. Trụ đá làm bằng một loại sa thạch, có lẽ ngày xưa cũng bóng láng như đầu sư tử tại viện bảo tàng Sarnath. Nguyên thỉ trụ cao bao nhiêu không biết, nhưng ngày nay chúng ta thấy một cây cột trên nhỏ dần, đường kính khoảng nửa thước và cao khoảng 5 thước. Trên trụ còn khắc hàng chữ như trên đã thuật, ngoài ra còn có thêm một hàng nữa là ‘dân làng Lâm Tỳ Ni được giảm thuế và chỉ phải đóng một phần tám thuế lợi tức mà thôi’

Đền thờ hoàng hậu Maya Devi:
Kế bên trụ đá vua A Dục là một ngôi đền của hoàng hậu. Trong đó có một bức phù điêu chạm hình đức Phật hạ sanh, đây là nơi được cúng bái từ đầu kỷ nguyên tây lịch. Những nhà nghiên cứu cho rằng đền thờ này được xây dựng trên nền của một ngôi tháp do chính vua A Dục cúng dường. Theo Tây Du Ký thì việc này rất có thể, vì ngài Huyền Trang đã ghi nhận kế bên trụ đá là một ngôi tháp đánh dấu nơi vua trời đế thích đã đưa tay đỡ thái tử khi hạ sanh. Ngày nay đền thờ này đã được dời sang một căn chòi, ngay cửa vào vườn để nhường chỗ lại cho một phái đoàn khảo cổ sửa sang lại nền tháp.

Hồ nước:
Không xa trụ đá là một hồ nước, đánh dấu nơi hoàng hậu tắm sau khi sanh thái tử. Đứng xa xa nhìn hồ nước vô cùng nên thơ, bầu trời phản chiếu trong nước một màu xanh ngọc bích, màu xanh da trời đã bị màu xanh rêu của nước biến thể đi, và tàng cây bồ đề to lớn với những cành dài vươn trên hồ như muốn tắm mình trong nước thật là nên thơ.

Các Tự Viện:
Xưa nhất nơi đây có thể nói là chùa Tây Tạng gồm một chánh điện lớn với tượng bổn sư trong tư thế xúc địa ấn (tay chạm đất). Ngoài ra cũng còn nhiều tự viện đang được xây cất từ khi có chương trình tái thiết lập Lâm Tỳ Ni, trong đó Việt Nam ta cũng dự phần qua hai vị tiên phuông là giáo sư Lâm Trung Quốc -Thầy Huyền Diệu (Dr.Lam như những người Ấn Độ gọi) và sư cô Trí Thuận thuộc giáo hội Linh Sơn. Chùa Việt Nam Lâm Tỳ Ni của gs Quốc đã gần xong dãy nhà khách đồ sộ sẽ ‘được các đệ tử Âu Mỹ của Thầy trợ giúp và thiết kế sang trọng để đón các bậc quốc khách, riêng phật tử Việt Nam thì mỗi người được phép ở lại 1 ngày trong đời mình miễn phí϶à đang tiến hành xây chánh điện. Trong khi đó thì phái đoàn của hoà thượng Linh Sơn cũng đã sang Ấn Độ năm 1995 để làm lễ đặt viên đá đầu tiên cho chùa do sư cô Trí Thuận đứng ra đảm trách xây.

Để viếng Lâm tỳ ni.
Quý Phật tử có thể từ hai ngã đến Lâm Tỳ Ni, một trực tiếp từ ngã Nepal qua phi trường Kathmandu, rồi chuyển máy bay đi Bhairawa, một nơi cách Lâm Tỳ Ni khoảng 18 Km. Sau đó thì lấy taxi để đi tiếp. Ngã thứ hai đi từ Ấn Độ. Phần đông quý vị hành hương đều theo ngã này. Sau khi viếng thăm Câu Thi Na Thành, hay trên đường đến Câu Thi Na Thành cũng thế, phái đoàn phải băng qua một tỉnh mang tên là Gorakhpur. Từ Gorakhpur đến biên giới Ấn Độ - Nepal, Sonauli khoảng 140 km. Sau khi xong thủ tục hành chánh phái đoàn tiếp tục cuộc hành trình khoảng 40 km nữa. Trong trường hợp quý vị nào thích làm lữ hành riêng lẽ thì phải chọn nhà ga Gorakhpur làm điểm trục dầu mình đến từ đâu đi chăng nữa. Từ đó mới đổi xe bus đi Sonauli và sau khi ‘vượt biên’ thì đi tiếp tục xe bus vào Lâm Tỳ Ni. Dĩ nhiên là vẫn có những trường hợp xảy ra như kinh nghiệm tôi đã được. Dĩ nhiên là an toàn hơn hết là mướn một chiếc Taxi đi từ Gorakhpur.


Ngủ lại đâu?
Là một vấn đề mà nhiều khách hành hương thường băng khoăn. Ở một nơi thánh tích như thế tất nhiên là có nhiều nhà trọ, thí dụ: Lumbini Guest House hay Nepal Goverment Guest House, nhưng nếu quý vị nào không quen có thể cho rằng những nơi đó không được vệ sinh lắm. Ngoài ra còn có một khách sạn của Nhật HOKKE rất sang trọng và sạch với giá biểu đặc biệt mắc. Một phương cách nhẹ nhàng và dễ chịu hơn, là đi lùi lại cách biên giới khoảng 4 Km. Thị trấn Shiddarta Nagar rất phồn thịnh và cũng là nơi mua sắm đồ ngoại với giá đặc biệt rẽ. Tại đây có những khách sạn đủ cỡ đủ hạng:
Khách sạn Nirvana (tel.&fax. 977-71-20837) với những nhà tắm hơi và tiệm ăn tương đối hạp khẩu vị. Khách sạn tuy bốn sao nhưng so với Ấn Độ thì phải cho vào hạng năm sao deluxe. Giá phòng chiếc khoảng 120 và phòng đôi khoảng 150 $.

LinhEvil
09-03-2009, 13:58
Bài viết của bác hay quá rất bổ ích.

Hi vọng tháng này em cũng đc theo chân Phật đi 1 cung Nepal - Ấn Độ thăm những thánh tích này.

tibet3217
10-03-2009, 22:33
Gorakhpur

Nằm giữa Kushinagar và Sonauli ,Gorakhpur là một thị trấn nhỏ nhưng đông đúc , náo nhiệt . Nhưng điều đáng ngạc nhiên là tất cả các đoàn hành hương đều đi ngang qua Gorakhpur nhưng chẳng ai dừng lại . Bởi lẽ chẳng có gì để xem ở Gorakhpur ngoại trừ một số ngôi đền của Ấn Độ giáo mà ở bất kỳ nơi nào trên đất Ấn chúng ta đều có thể nhìn thấy . Sự đông đúc và náo nhiệt mà ta thấy được ở Gorakhpur không phải vì đây là một địa điểm hành hương hay có thắng cảnh mà vì ở đây có nhà ga trung tâm lớn nhất bang Uttar Pradesh . Cách biên giới Nepal - Ấn Độ khoảng 150 km và cách Kushinagar khoảng 60km , bạn bắt buộc phải dừng chân ở Gorakhpur nếu muốn đi tiếp đến các thánh tích Phật giáo khắc bằng một phương tiện mà tất cả người dân Ấn Độ khuyên dùng : Đó là xe lửa .

Xe lửa … ! Vâng có rất nhiều xe lửa từ Gorakhpur . Ở đây có những chuyến tàu đi Varanasi , trung tâm của Ấn Độ giáo bên sông Hằng , đi Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ), thánh tích quan trọng nhất của Phật Giáo và đến New Dehli , thủ đô của Ấn Độ .

Sau 3 tiếng đồng hồ ngồi thẳng lưng trong một chiếc taxi của thập niên 70 cùng với một anh chàng tài xế bảnh chọe , đầu tóc láng mượt nhưng miệng lúc nào cũng nhổ nước trầu phèn phẹt , chúng tôi được thả xuống nhà ga Gorakhpur ồn ào và bụi bặm .

Chuyến tàu đi Varanasi của chúng tôi sẽ khởi hành lúc 10 giờ đêm . Nhưng theo tất cả những thông tin mà chúng tôi thu nhặt được từ lúc ở Việt Nam thì trễ giờ là một trong những đặc điểm của hệ thống đường sắt Ấn Độ nên chúng tôi quyết định thuê khách sạn để hành lý , tranh thủ ngó nghiêng cái thị trấn Gorapur này và cũng để ngả lưng nghỉ ngơi chút ít trước khi lên đường . Chúng tôi chấm khách sạn Bobina vì theo lời quảng cáo của Lonely Planet , đó là một khách sạn tốt nhất và sang nhất vùng này với tiêu chuẩn của một resort ( 600 R = 240.000 ) nhưng anh chàng tài xế vùng Kushinagar hình như ít khi đi Gorakhpur nên mặc dù đã lượn vài vòng , hỏi thăm khắp chốn anh ta cũng đã không tìm ra ( anh ta không biết tiếng Anh ) . Chúng tôi đành ra hiệu cho anh ta thả chúng tôi xuống trước nhà ga để chúng tôi tự tìm một khách sạn khác .

Và lựa chọn thứ hai là Elora Hotel ( cũng theo Lonely Planet ) . Đó là một khách sạn nằm đối diện với cổng chính của nhà ga , trên lầu 1 của một tòa nhà 3 tầng cũ kỹ , đông đúc và nhộn nhịp với những hàng quán la liệt trước cổng vào . Chúng tôi leo lên tầng 1 và hỏi thuê một phòng thượng hạng , sang trọng nhất ( có tivi , máy điều hòa , nước nóng ) với giá 130R = 52.000 cho 5 tiếng nghỉ ngơi tại đây .

Bước dọc theo một đoạn hành lang dài , sâu hun hút , nhờ nhờ tối , chúng tôi dừng chân trước cửa phòng 103 và hồi hộp trước cái đấm cửa trông như từ nhiều thế kỷ trước còn sót lại . Loay hoay một lúc , mới mở được cửa để bước vào căn phòng thượng hạng .

Chủ nhân của nó đã không nói dối , phòng có tivi ( 14 inch ) , có máy điều hòa ( để ở góc phòng nhưng không bật vì bên ngoài trời lạnh rồi ) , có nước nóng ( 7 giờ tối mới có ) và ngoài những thứ đó ra , tất cả những gì còn lại trong phòng luôn gợi cho tôi cảm giác mình đang sống trong khung cảnh của phim “ Triệu phú ổ chuột “ mà tôi đã có dịp xem trước khi lên đường . Đó là một căn phòng tồi tàn , ẩm thấp với những khung cửa đầy bụi , những chiếc ly uống nước cáu bẩn và phòng vệ sinh dạng hố xí bệt đầy những vết bẩn đang phơi bày tất cả sự tàn tạ của nó dưới ánh đèn vàng vọt .

Không thất vọng lắm vì hầu hết tất cả những khách sạn gần nhà ga ở Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự như vậy , thậm chí anh bạn đồng hành của tôi còn xuýt xoa trước vẻ cũ kỹ và dơ bẩn đó . Cùng với đoạn hành lang mờ tối và những bóng người Ấn Độ cam chịu lặng lẽ lướt qua mặt chúng tôi , anh bạn tôi đã tìm thấy những chất liệu tuyệt vời cho những bức ảnh mô tả một cuộc sống , một tâm trạng khắc khoải của phận người nơi đất khách .

Chúng tôi đi vào ga để quan sát . Gorakhpur là một ga lớn với 16 đường tàu . Người đông một cách khủng khiếp nhắc nhở cho chúng tôi biết rằng Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới . Luôn luôn có tàu đến và tàu đi . Phòng bán vé đầy người với 20 cửa bán vé nhưng cửa bán vé cho người nước ngoài thì đóng im ỉm ( tốt nhất nên nhờ đại lý du lịch mua ) . Tuy đông , nhưng cách làm việc của họ khá khoa học . Tất cả các toa đều có danh sách các hành khách kèm số ghế , số giường . Danh sách này được in ra và dán trên những bản thông báo trong sân ga trước giờ tàu chạy và được dán trên cửa toa . Trong phòng bán vé còn có máy để hành khách tự kiểm tra số ghế của mình và số lượng ghế thừa ở mỗi chuyến để mua vé cho thích hợp .

Tò mò quan sát một toa tàu vừa ghé đến , chúng tôi hoảng kinh khi thấy giường sleeper không giống như ở Việt Nam . Hoàn toàn không có toa riêng , sleeper chỉ là một cái ghế dài đặt liên tiếp nhau trong một toa . Tài sản đương nhiên phải tự giữ lấy . Những thông tin về nạn trộm cắp trên tàu đã khiến chúng tôi quyết định đổi vé sleeper lấy vé ở toa AC sleeper ( có nghĩa là toa hạng nhất ) . Quay trở lại phòng bán vé để hỏi nhưng chẳng ai giải quyết . Mãi một lúc sau mới xuất hiện một tay nghe chúng tôi trình bày . Hắn giải thích dài dòng nhưng sau khi chúng tôi đưa cho hắn 600R thì hắn thu lại vé cũ rồi đưa cho chúng tôi một tờ giấy ghi nghệch ngoạch số ghế , số toa rồi biến mất .

9 giờ đêm , chúng tôi có mặt ở sân ga . May thay đoàn tàu đi Varanasi khởi hành tại Gorakhpur nên khá đúng giờ . Chúng tôi đi như chạy để tìm kiếm toa của mình vì đoàn tàu quá dài ( gần 40 toa ) . Không hú còi , không báo hiệu …đúng 10 giờ đoàn tàu lừng lững rời khỏi ga trong nỗi sợ hãi mơ hồ của chúng tôi . Chúng tôi chỉ kịp nhảy lên toa của mình trong tích tắc trước khi tàu rời bến .

Toa tàu VIP của chúng tôi có tất cả 9 giường ( Việt Nam 4 giường ) và chẳng ai chịu nằm đúng số giường của mình cả . Khi chúng tôi lên đến nơi thì các giường dưới đã có người nằm cả , chỉ còn 2 chiếc giường trên cùng nên đành phải leo lên . Không khác mấy so với toa sleeper , cũng là những chiếc giường được gắn bởi những thanh sắt xuống sàn toa . Chăn , nệm phải tự đi lấy . Và tôi đã thật dại dột khi trùm một cái chăn lên người để sáng hôm sau phát hiện ra môi của mình sưng lên , nổi mụn nước do chuyến viêng thăm của một em côn trùng bé nhỏ nào đó .

Trong lúc anh bạn đồng hành đã ngáy khò khò , suốt đêm hôm đó tôi không thể nào chợp mắt được vì lo lắng cho điểm đến kế tiếp .Trên tàu không hề có bản hiệu , không hề có loa phát thanh …mà đoàn tàu này lại dừng ở nhiều ga . Làm cách nào để biết ga nào là ga Varanasi ?

Nhưng cuối cùng sự lo lắng của tôi cũng hơi dư thừa .Ga Varanasi là một ga lớn nên người xuống khá đông . Khoảng 6 giờ sáng , một nhân viên của tàu đi dọc các toa và gào lên : Varanasi …Mọi người lục tục ngồi dậy . Tôi nhảy phắt xuống sàn tàu rồi kéo vali ầm ầm chạy ra cửa sau khi đã cẩn thận hỏi lại một anh trông có vẻ trí thức rằng “ Varanasi here ? “ và được anh ấy xác nhận : “ yes “ .

Một làn sóng người ồ ạt nơi các toa chen lấn nhau thật khủng khiếp vì nghe nói tàu chỉ dừng khoảng 10 phút . Vừa bước xuống sân ga tôi bị đám đông đó cuốn đi tức khắc để khi đến cửa ra vào , tôi thoảng thốt nhận ra , người bạn đồng hành của tôi đã biến mất ….

https://img80.imageshack.us/img80/4422/dscf5565.jpg[/URL]
Ga Gorakhpur

https://img26.imageshack.us/img26/2392/dscf5533p.jpg[/URL]
View từ Elora Hotel

https://img80.imageshack.us/img80/4384/dscf5554.jpg[/URL]
Bên trong nhà ga

https://img26.imageshack.us/img26/7523/dscf5549.jpg[/URL]

https://img246.imageshack.us/img246/591/dscf5537.jpg[/URL]
Lối lên Elora hotel

tibet3217
12-03-2009, 21:54
... Tôi đứng bơ vơ giữa dòng người đông đúc với một tâm trạng hoảng hốt thật sự . Tôi vẫn còn tiền trong người cùng hộ chiếu nhưng vé máy bay thì anh bạn đồng hành đã giữ . Tôi cũng không biết làm cách nào và nhờ cậy ai để tìm anh giữa một biển người xung quanh mình , giữa một nhà ga xa lạ và một đất nước xa lạ …Và rồi sau đó , một người Ấn Độ đến bên cạnh tôi và nói với tôi bằng một thứ tiếng Anh lơ lớ mà phải tập trung lắm tôi mới hiểu được . Anh ta hỏi tôi đã có khách sạn chưa và muốn chở tôi đến một số khách sạn mà anh ta biết . Khi tôi lúng búng trong miệng “ I lost my friend … “ thì anh ta chỉ về hướng ngược lại và ra hiệu rằng đã thấy bạn tôi đi về hướng đó .

Tôi mừng suýt phát khóc vì biết rằng đó không phải là cửa ra và chắc chắn khi không thấy cửa ra , anh bạn của tôi sẽ quay lại nên tôi quyết định dứt khoát mình sẽ đứng ngay cửa ra vào để chờ đợi … Đúng như tôi đã nghĩ , khoảng 10 phút sau đó , anh bạn của tôi xuất hiện và cũng mừng rỡ khi nhìn thấy tôi đang ngồi bần thần nơi cửa ra vào . Chúng tôi ngồi bàn bạc vói nhau và thống nhất để tôi ở lại giữ đồ , còn anh bạn tôi sẽ chạy ra ngoài để tìm taxi .

Chúng tôi phải cẩn thận như thế vì đêm hôm trước ở Kashunagar , tôi đã dành khá nhiều thời gian để tham khảo Lonely Planet về Varanasi . Điều làm chúng tôi cảm thấy lo ngại nhất đó là lời cảnh báo về nạn lừa đảo tại Varanasi . Lonely Planet ghi rằng ở Varanasi có rất nhiều tên lái xe Richshaw hoặc taxi hay chở khách vào những khu tối để trấn lột rồi đưa ra lời khuyên rằng nếu bạn đi bằng xe lửa đến Varanasi thì nên đặt phòng trước tại khách sạn , sau đó nên kêu khách sạn đến đón để an toàn . Và đặc biệt khi đến Varanasi vào sáng sớm hoặc tối thì không nên rời khỏi nhà ga . Tin theo khuyến cáo của Lonely Planet , ngay từ lúc ở Kushinagar , chúng tôi đã gọi điện đặt phòng tại Scindhia Guest House ( www.scindhiaguesthouse.com ) và được chủ nhân hứa hẹn rằng khi nào đến ga , chúng tôi gọi điện thì họ sẽ cho người ra đón . Nhưng khi chúng tôi đến rồi gọi điện thoại thì họ lại bảo khách sạn chưa có người làm nên không có ai đón và nói chúng tôi nên tự đón xe đến , đồng thời họ cũng nói giá xe là khoảng 60R để chúng tôi yên tâm trả giá .

Khi anh bạn tôi đi rồi , tôi kéo sát chiếc va li vào mình và giữ chặt cái ba lô đựng máy ảnh . Trong một buổi sáng giá lạnh , sân ga đông nghẹt người nằm ngồi la liệt trên sân , phơi bày tất cả sự nghèo khổ cùng cực . Tôi không thể không động lòng trước những người Ấn Độ đen đúa , đi chân đất quấn quanh mình một chiếc chăn mỏng co ro trong cơn lạnh , những người phụ nữ nằm thiêm thiếp trên sân ga , những người đàn ông đang hồn nhiên đánh răng bằng một cành cây được bán giá 1R …. Tất cả những con người đó đang lướt qua trước mặt tôi một cách bình thản , nhẫn nại và cam chịu .Thỉnh thoảng họ quay lại nhìn tôi với một cặp mắt dò xét như đang nhìn ngắm một gã nhà giàu , sang trọng , rởm đời ….Tôi không thể tưởng tượng nổi , những hình ảnh nghèo khổ và dơ bẩn như thế lại có trên đất Phật , trên đất nước Ấn Độ , một đất nước có một nền văn minh cổ đại huy hoàng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trên thế giới , một quốc gia hàng đầu tại châu Á về tin học , có sản lượng công nghiệp đứng hạng 10 thế giới …. Tôi sẽ giải thích và dạy cho học trò thế nào khi thực tế mà tôi nhìn thấy hoàn toàn không giống như những gì mà sách giáo khoa đã mô tả … ?

Anh bạn tôi đã trở lại cùng với một gã tài xế xe Richshaw ( một dạng giống xe lam ở Việt Nam ) thỏa thuận sẽ chở chúng tôi đến nơi chúng tôi yêu cầu . Sự thất tín của Scindhia Guest House đã làm chúng tôi mất cảm tình nên chúng tôi đẩy nó xuống thành sự lựa chọn thứ hai và đưa khách sạn Hotel Ganges View lên thành lựa chọn thứ nhất dù giá ở Ganges View là khá mắc ( 2500R = 60 usd /đêm ) .

Chiếc Richshaw run lên bần bật và gã tài xế vừa chạy xe vừa huyên thuyên với chúng tôi về Varanasi , chê bai những khách sạn mà chúng tôi đã lựa chọn . Chúng tôi ngồi im không đáp trả , phần vì quá mệt , phần thì không muốn tạo điều kiện cho gã có thể đưa chúng tôi đến một khách sạn nào đó tồi tệ hơn . Khoảng 20 phút sau đó , chúng tôi vào khu Old city , khu phố cổ của Varanasi và Hotel Ganges View nằm kế bên sông Hằng tuyệt đẹp với phòng khách chẳng khác gì một galary tranh . Nhưng thật xui xẻo , tất cả phòng ở đây đều đã có khách .

Chúng tôi đành quay ra kêu gã tài xế chở đến Scindhia Guest House . Dù gì chúng tôi cũng đã đặt phòng tại đây nên không sợ không có phòng .Và rồi sau đó ít phút , rắc rối bắt đầu ập đến khi gã tài xế dừng lại trước cửa một guest house nhỏ mang tên Sidarta và bảo đó chính là Scindhia . Tôi dứt khoát không đồng ý và giải thích rằng chúng tôi đã đặt phòng tại Scindhia và chúng tôi chỉ muốn đến Scindhia thôi . Gã tỏ vẻ khó chịu rồi giải thích dài dòng rằng Sindhia nằm ngay bờ sông , muốn đi vào đó không thể chạy bằng xe được mà phải đi bằng thuyền rồi sau đó tiếp tục chở chúng tôi đến một guest house khác trong một ngõ hẹp . Biết đã rơi vào tay của một gã cò khách sạn , anh bạn tôi dứt khoát bước xuống , trả tiền . Sau đó chúng tôi đi ngược ra con đường chính của khu old city .

Một gã tài xế khác lại xuất hiện chèo kéo . Rút kinh nghiệm , chúng tôi đưa tên Scindhia Guest House và nhấn mạnh rằng chúng tôi chỉ cần đến đó . Nếu chở đi được thì đi không thì thôi . Gã tài xế này giải thích với chúng tôi rằng đường vào Scindhia rất nhỏ , xe không chạy vào được , nếu chúng tôi muốn đến đó thì phải đi bộ từ đường chính vào hết 2,5km . Tôi dứt khoát đồng ý đi bộ và có nói thêm nếu gã dẫn chúng tôi đến tận nơi , chúng tôi sẽ trả thêm tiền . Cuối cùng chúng tôi đồng ý giá mà gã đưa ra là 100R để gã đưa chúng tôi đến tận khách sạn . Trước khi lên xe , tôi nói với gã rằng nếu không đưa chúng tôi đến nơi chúng tôi sẽ không trả tiền . Gã nhìn tôi ra vẻ thành thật và nói với tôi rằng : “ You should believe me , now see my eyes …” nhưng sau sự cố vừa rồi , tôi đã mất đi thiện cảm với người dân Varanasi . Tôi không thèm nhìn vào mắt gã mà phẩy tay một cách thờ ơ , tôi bảo : “ Let’s go ! “ .

Xe chạy theo con đường chính đó về phía trước khoảng 10 phút rồi dừng lại trước một con hẻm . Chúng tôi bước xuống , kẻ vác ba lô , người kéo vali đi theo gã tài xế luồn vào trong con hẻm đó . Chúng tôi thật sự không nhớ nổi mình đã quẹo bao nhiêu lần , rẽ trái hay rẽ phải , chúng tôi chỉ biết cắm cúi bước theo gã tài xế đang ung dung đi phía trước . Chúng tôi như bị lạc trong một trận đồ bát quái những con hẻm nhỏ vừa đủ cho một con bò đứng và một người đi ngang qua , những con hẻm nhỏ đầy phân bò lớp nhớp dưới chân , rác rưởi lềnh khênh băng qua những ngôi đền Hindus giáo rực rỡ sắc màu , những ngôi nhà nhỏ bé vang rền tiếng cầu nguyện ...

Sau gần 15 phút rẽ trái , rẽ phải , rồi rẽ trái ….chúng tôi bước những bước cuối cùng trên những bậc thang . Khi bước lên tới đỉnh chúng tôi thở dài khoan khoái khi thấy mở rộng trước mắt mình con sông linh thiêng bậc nhất của Ấn Độ : Sông Hằng ….

Scindhia Guest House có một vị trí khá đẹp nằm ngay Scindhia Ghat , một nơi tắm sông đông đúc nhất tại Varanasi . Chúng tôi chọn phòng đẹp nhất ( trên cao , có view nhìn ra sông Hằng , phòng tắm riêng , có balcony ) với giá 1200R = 480.000 và hoàn toàn hài lòng với sự lựa chọn này vì phòng rất sạch sẽ , thoáng đãng , dễ thương . Sáng sớm ngày hôm sau khi tôi và anh bạn đồng hành từ balcony của Scindhia , chĩa máy chớp liên tục cảnh mặt trời đỏ lựng trên dòng sông Hằng huyền bí , một lần nữa chúng tôi lại tán đồng với nhau rằng Scindhia là một sự lựa chọn đúng đắn nhất .

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6061.jpg
Đường chính của khu Old City - Varanasi

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6054.jpg
Ngõ quẹo vào Sindhia Guest House

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6049.jpg
Những ngõ hẹp

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6042.jpg

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5998.jpg
Điểm cuối của ma trận

tibet3217
12-03-2009, 21:55
https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6020.jpg

Sắp đến Scindhia Guest House rồi

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6014.jpg

Scindhia Guest House

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF6016.jpg

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/DSCF5952.jpg

Phòng vip giá 1200R

Anh Già
13-03-2009, 02:56
... Tất cả những con người đó đang lướt qua trước mặt tôi một cách bình thản , nhẫn nại và cam chịu .Thỉnh thoảng họ quay lại nhìn tôi với một cặp mắt dò xét như đang nhìn ngắm một gã nhà giàu sang trọng , giàu có , rởm đời ….Tôi không thể tưởng tượng nổi , những hình ảnh nghèo khổ và dơ bẩn như thế lại có trên đất Phật , trên đất nước Ấn Độ , một đất nước có một nền văn minh cổ đại huy hoàng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trên thế giới , một quốc gia hàng đầu tại châu Á về tin học , có sản lượng công nghiệp đứng hạng 10 thế giới …. Tôi sẽ giải thích và dạy cho học trò thế nào khi thực tế mà tôi nhìn thấy hoàn toàn không giống như những gì mà sách giáo khoa đã mô tả … ?


Cái này đúng cứ phải đi mới tự cảm nhận được phải không bạn tibet 3217 ?

chaubathong
13-03-2009, 08:39
Em rất thích loạt bài này của bác Tibet3217. Giàu cảm xúc quá! (beer)

tibet3217
16-03-2009, 21:48
Sarnath

Chủ nhân của Scindhia Guest House là một thanh niên trẻ , nói tiếng Anh rất lưu loát và một phong cách làm việc rất chuyên nghiệp . Thú thật nếu có cơ may quay trở lại Varanasi một lần nữa thì tôi cũng sẽ quyết định chọn Scindhia Guest House vì phong cách làm việc chuyên nghiệp hiếm có đó . Ở đây có đầy đủ những dịch vụ cần thiết để phục vụ bạn . Chúng tôi mua một tour đi Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) với giá 150R / pax và đúng 10 giờ như đã hẹn , một người đàn ông trung niên xuất hiện dẫn chúng tôi đi ngược ra cái mê trận đường phố ngoằn nghèo rồi giao chúng tôi cho một gã đầu trọc lái richshaw biết lõm bõm vài tiếng Anh . Chúng tôi thỏa thuận với nhau là trước khi đi Sarnath , y sẽ chở chúng tôi đi đổi tiền và thuê xe để ngày mai chúng tôi đi Bothgaya ( Bồ Đề Đạo Tràng ) và chúng tôi sẽ trả thêm cho y một số tiền ( 100R )

Chúng tôi như chìm trong một không khí hỗn loạn với những đường phố đầy người , đầy xe , đầy bụi …. Chiếc Richshaw già nua long sòng sọc , chạy một cách khổ sở trên những con đường hẹp và may thay những phương tiện giao thông khác đều tránh nó như tránh một con chó già ghẻ lở đang hung hãn trong một cơn điên dại giữa trưa nắng . Gần một tiếng đồng hồ sau chúng tôi có mặt tại Sarnath , thánh địa thứ 3 trong tứ động tâm ( Bốn thánh tích của Phật giáo làm lay động tâm hồn của Phật Tử ) . Nơi này cách Varanasi 7km .

Sarnath được các Phật tử biết đến với một cái tên gọi khá gần gũi là vườn Lộc Uyển ( hay vườn Nai ) .

... Chuyện kể rằng , sau khi tìm thấy chân lý giải thoát nhiệm màu tại Bodhgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) đức Buddha quyết định sẽ mang chân lý ấy đi truyền lại cho nhiều người khác để thực hành thoát khỏi cái khổ đang đeo đuổi con người . Người vượt qua một đoạn đường dài gần 210 km trên đôi chân trần để trở về Varanasi . Tại sao lại là Varanasi mà không phải là một nơi khác ? Sau này một số người quá khích đã gán ghép rằng sở dĩ đức Budha quay trở lại Varanasi vì Ngài muốn tuyên chiến với Ấn Độ giáo , tôn giáo đang thống trị đời sống tâm linh của người Ấn Độ , tôn giáo mà Người đã từng theo và sau đó từ bỏ vì nó đã không giúp Người tìm ra nguyên nhân vì sao con người khổ và làm cách nào để vượt qua cái khổ đó . Nhưng tôi không tin . Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng , đức Buddha từ bi của tôi sẽ không có suy nghĩ như thế khi chính Người đã chỉ rõ cho tôi biết rằng tham , sân , si chính là nguyên nhân của sự khổ . Tôi chỉ lờ mờ suy đoán rằng Người chọn Varanasi để quay trở về chẳng qua vì lòng nhân từ , Người muốn những người bạn cùng đi tìm chân lý với mình năm xưa sẽ ngộ ra những gì mà Người đã nhìn thấy .

Năm xưa khi mới từ bỏ cuộc sống vương giả , đức Buddha đã từng có thời gian tu tập cùng với 5 người bạn là Kondana ( Kiều Trần Như ) , Bhaddiya , Vappa , Mahanama , Assaji . Nhưng lối tu khổ hạnh mà mọi người theo đuổi đã không giúp Đức Buddha nhìn thấy được chân lý giải thoát nhiệm màu mà Người chỉ thấy thân thể mình ngày càng kiệt quệ như một ánh đèn trước gió nên Người quyết định bỏ lối tu này bất chấp sự phản đối và sau đó là khinh miệt của những người bạn đồng tu . Đức Buddha đã đi một con đường khác , theo ý mình , theo suy nghĩ của trái tim từ bi của chính mình và Ngài đã tìm thấy chân lý giải thoát .

Và giờ đây Ngài đã quay trở về . Sau gần hai tháng trời ròng rã đi bộ , đức Buddha đã đến được Sarnath , nơi mà năm người bạn đồng tu của Ngài vẫn đang miệt mài tu tập theo lối tu khổ hạnh . Ban đầu họ có ý không chào đón Ngài vì cho rằng Ngài là người thấp kém đã không theo đuổi đến cùng con đường tu hành nhưng khi đức Buddha đến gần họ đã phải thay đổi thái độ khi nhìn thấy một khí chất ung dung tự tại toát ra từ con người của Ngài . Trước thái độ hoài nghi của 5 người anh em khi biết mình đã giác ngộ , đã tìm thấy chân lý giải thoát , Đức Buddha đã giảng giải cho họ những gì mà mình đã chiêm nghiệm thấy ở Bodhgaya về con đường giải thoát : con đường trung đạo .

Người giảng giải rằng , con đường tu tập tìm kiếm sự giải thoát đúng đắn phải là một con đường nằm giữa hai bờ thái cực là đắm chìm trong dục lạc thấp hèn hoặc từ chối tất cả mọi thứ mà chính bản thân chúng ta nghĩ nó là dục lạc thấp hèn đến mức độ hủy hoại thân thể . Không chạy theo dục lạc thấp hèn và cũng không ép xác , khổ hạnh đó mới chính là con đường tiến đến sự giải thoát đúng đắn nhất .

Con người chúng ta đang ngụp lặn trong một bể khổ lớn lao . thế nào là khổ ? Sinh , lão , bệnh , tử là khổ . Sầu , bi , ưu , não là khổ , gần gũi với những gì ta không thích là khổ , xa lìa những gì ta thích là khổ , cầu không được , ước không thấy cũng là khổ … Xét ra cả cuộc đời con người , mấy ai không vướng vào cái sự khổ đó ….

Vì sao chúng ta lại khổ như vậy ? Do lòng tham , sân , si kết tụ trong người và ngày càng lớn dần rồi sau đó nó chi phối tâm tư chúng ta , chi phối hành động của chúng ta để rồi chúng ta phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta tạo ra .

Vậy làm cách nào để hết khổ ? Tìm cách loại trừ , quăng bỏ , chấm dứt lòng tham , sân si trong lòng của mỗi chúng ta .

Làm cách nào để loại trừ ? Hãy hiếu đúng về nguồn gốc của cái khổ, hãy suy nghĩ đúng , cẩn thận trong lời nói , không phạm giới luật , không sát sinh , làm nhiều điều tốt , luôn sáng suốt trong tư duy …làm được như thế tâm hồn chúng ta sẽ bình an …. Cái khổ do tâm chúng ta tạo ra sẽ tan biến ….

Những lời lẽ thuyết giảng của Đức Buddha quá nhiệm màu . Như một tấm gương lâu ngày bị bụi bám mờ , nay có người lau rửa , soi rọi làm nó đột nhiên bừng sáng , 5 anh em đồng tu với Người đã ngộ ra tất cả chân lý giải thoát . Họ quyết định đi theo con đường của đức Buddha và từ đó Tăng đoàn đầu tiên của Phật giáo đã ra đời .

Bao nhiêu mùa mưa đã trôi qua , từ một tăng đoàn có sáu người nay Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng triệu triệu tín đồ . Cho dù rất nhiều người tô vẽ bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật nơi vườn Sarnath bằng những tên gọi mỹ miều như : Kinh chuyển pháp luân , tiếng sư tử hống nơi vườn Nai …nhưng đối với một người kiến thức thấp kém như tôi , cái cốt lõi của bài thuyết pháp đầu tiên này vẫn không thay đổi . Nó đã chỉ ra nguyên nhân nỗi thống khổ của con người và đưa ra con đường sáng suốt nhất để vượt qua được nỗi khổ đó . Sẽ còn rất lâu tôi mới có thể hiểu hết những gì Đức Buddha đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên nơi Sarnath nhưng những hiểu biết nông cạn , hời hợt ban đầu về nó cũng đã đủ mang lại cho tôi một sự cân bằng trong cuộc sống đang có quá nhiều bất an ….

tibet3217
17-03-2009, 23:37
... Chúng tôi mua vé vào cổng của khu di tích Sarnath với giá 100R/pax . Nhìn từ bên ngoài Sarnath chẳng khác gì một công viên lớn , xanh rì một màu xanh của cỏ . Nhưng chỉ vài bước chân sau đó người ta đã thấy hiển hiện trước mắt mình một cái tháp vĩ đại màu gạch đỏ . Đó chính là tháp Dhamekh . Đại tháp Dhamekh này được xây dựng từ thời vua Ashoka ( khoảng thế kỷ III Tcn ) có chiều cao khoảng 44m , đường kính mặt đáy khoảng 27m để ghi nhận nơi Đức Buddha giảng bài pháp đầu tiên cho những người bạn đồng môn . Xung quanh tháp có khắc chạm khá nhiều hoa văn nhưng phần lớn ở trên cao nên tôi không thể nào nhìn kỹ được . Giữa trưa nắng nhưng bóng của ngôi tháp vẫn in trên mặt đất một vòng tròn mát rượi che chở cho những Phật tử nhiệt thành đang âm thầm , lặng lẽ đi từng bước theo chiều kim đồng hồ bất chấp cái nhìn lạ lùng của những đứa bé Ấn Độ bán hàng rong .

Kế bên tháp Dhamekh là chùa Sri Lanka được xây dựng với motype gần giống Tháp Đại Giác ở Bodhgaya nhưng chúng tôi thật không may khi đến gần giữa trưa nên ngôi chùa đã đóng cửa . Đối diện với ngôi chùa này là một khoảng sân rộng được ghi chú là vườn Lộc Uyển năm xưa và nằm ngay kế bên là bộ Kinh chuyển pháp luân được khắc bằng nhiều thứ tiếng , trong đó có cả tiếng Việt , được đặt vòng quanh một nhóm tượng tái hiện lại cảnh Đức Phật đang truyền pháp dưới một góc cây bồ đề . Tôi nghe nói cây bồ đề này được chiết ra từ cây bồ đề nguyên thủy mà Đức Phật đã từng ngồi thiền để tìm ra chân lý thoát khổ ở Sri Lanka nên rất linh thiêng .

Tôi ngồi trú dưới bóng mát của tháp Dhamekh , nhìn qua bãi cỏ xanh xanh và lướt cặp mắt của mình đến từng viên đá màu đỏ ấm nóng đang lặng lẽ im lìm trong cái nắng gay gắt . Những viên gạch đó là chứng nhân của một thời huy hoàng của Phật giáo với hàng trăm tự viện mọc lên xung quanh tháp Dhamekh . Đồng thời sự đổ nát , những vết lở lói của những bức phù điêu cũng đã gợi cho tôi một cảm giác xốn xang như đang chứng kiến sự tàn phá khi Ấn Độ rơi vào tay của người Hồi giáo và Mông Cổ . Hàng trăm tự viện bị các tiểu vương Mughal phá hủy để lấy gạch xây nhà . Những viên gạch không biết cất tiếng kêu than , khóc lóc cho sự tàn phá bởi bàn tay của con người nhưng may thay những phần còn lại của nó cũng vẫn đủ sức kể lại nhiều thứ cho những người hậu thế

Bước chân ra khỏi Sarnath , đột nhiên tôi bật cười . Người Ấn Độ đã từng tàn phá những thánh tích Phật giáo nhưng bây giờ họ không thể phủ nhận được , đám tro tàn của những phế tích đó đã cứu giúp họ , đã mang lại cho họ một nguồn sống , nguồn thu nhập và tôi tin chắc rằng họ sẽ không đời nào tàn phá nó lần thứ hai .

https://img440.imageshack.us/img440/513/img8906.jpg[/URL]
Đại tháp Dhamekh

https://img440.imageshack.us/img440/4360/img9043.jpg[/URL]

https://img523.imageshack.us/img523/9105/img8965.jpg[/URL]
Hoa văn trên tháp Dhamekh

https://img440.imageshack.us/img440/8027/img8988.jpg[/URL]
Nền của những tự viện xung quanh tháp Dhamekh

https://img440.imageshack.us/img440/4728/img9009.jpg[/URL]
Những hoa văn trang trí dưới chân những tự viện đổ nát

tibet3217
17-03-2009, 23:38
https://img440.imageshack.us/img440/4647/img9026.jpg[/URL]
Những phế tích vẫn đủ sức kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện ...

https://img440.imageshack.us/img440/6803/img8874.jpg[/URL]
Chùa Sri Lanka

https://img440.imageshack.us/img440/2126/img8892.jpg[/URL]
Kinh chuyển pháp luân ( bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Phật ) bằng tiếng Việt

https://img440.imageshack.us/img440/2941/img9068.jpg[/URL]
Con đường chính của Sarnath

https://img440.imageshack.us/img440/9051/img9063.jpg[/URL]

Chitto
17-03-2009, 23:44
. Giữa trưa nắng nhưng bóng của ngôi tháp vẫn in trên mặt đất một vòng tròn mát rượi che chở cho những Phật tử nhiệt thành đang âm thầm , lặng lẽ đi từng bước theo chiều kim đồng hồ bất chấp cái nhìn lạ lùng của những đứa bé Ấn Độ bán hàng rong .

Xin hỏi bác một chút, là đi quanh tháp theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ạ ?

Theo tôi hiểu, thì ngược chiều kim đồng hồ hình như mới là chiều vận động của vũ trụ?

tibet3217
18-03-2009, 06:25
Xin hỏi bác một chút, là đi quanh tháp theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ạ ?

Theo tôi hiểu, thì ngược chiều kim đồng hồ hình như mới là chiều vận động của vũ trụ?

Đi kinh hành là một trong những phép Thiền của Phật giáo và cũng là cách thể hiện sự tôn kính với các bảo tháp tại các Phật tích . Theo tôi nghe và thấy thì tất cả các Phật tử đều đi kinh hành theo chiều kim đồng hồ . Nhưng bạn có thể đi ngược chiều kim đồng hồ cũng không sao vì điều đó không có ghi trong giới luật . Quan trọng là tâm của bạn có hướng đến Phật hay không ? Nguyên nhân vì sao lại đi theo chiều kim đồng hồ thì tôi cũng không rõ nhưng có lẽ là theo vòng quanh của trái đất với ý nghĩa " thuận duyên " . Tặng bạn 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông , một thiền sư của Việt nam

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

( Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn no mệt ngủ yên ... )

Một số tài liệu cũng cho biết thêm , người theo Ấn Độ giáo cũng đi kinh hành xung quanh thánh tích của họ ngược chiều kim đồng hồ với ý nghĩa thu gom nguồn năng lượng của vũ trụ và gia tăng phước đức .

Cám ơn câu hỏi của bạn

alias.noodles
18-03-2009, 08:49
...

Con người chúng ta đang ngụp lặn trong một bể khổ lớn lao . thế nào là khổ ? Sinh , lão , bệnh , tử là khổ . Sầu , bi , ưu , não là khổ , gần gũi với những gì ta không thích là khổ , xa lìa những gì ta thích là khổ , cầu không được , ước không thấy cũng là khổ … Xét ra cả cuộc đời con người , mấy ai không vướng vào cái sự khổ đó ….

Hôm qua em đọc ở đâu đó 1 bài nói rằng thời nay nhiều kẻ cầu mong ước nguyện nhiều quá tranh hết cả phần người khác (vì các đấng thánh thần chỉ chuyên tâm ban phúc và phục vụ cho số này thôi còn đâu thời gian dành cho nhân loại, chúng sinh nữa?)



Sẽ còn rất lâu tôi mới có thể hiểu hết những gì Đức Buddha đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên nơi Sarnath nhưng những hiểu biết nông cạn , hời hợt ban đầu về nó cũng đã đủ mang lại cho tôi một sự cân bằng trong cuộc sống đang có quá nhiều bất an ….

Thầy còn chưa hiểu hết thì tụi em vô thần làm sao hiểu được :)) Em bỗ bã cho vui chứ đọc loạt bài của thầy em thích quá!

Hy vọng sẽ được đọc nhiều bài viết của thầy trên diễn đàn :)
Rất cảm ơn thầy!

TYYT
18-03-2009, 09:22
Em mạnh dạn cho rằng cái sự sợ mình không hiểu là chướng ngại, cái sự tham hiểu là chướng ngại. Đạo phật một chữ "không" càng tham càng thêm khó.

Từ khi ngộ đạo tới lúc thấy đạo mới là con đường xa vời, đến như Khổng tử còn phải thốt "sáng thấy đạo chiều chết cũng vui". Bao giờ thấy chết mà vẫn vui nhỉ =))

Ba hoa một chút, làm phiền chủ topic ạ!

gió hoang
18-03-2009, 21:48
Sarnath

. Sẽ còn rất lâu tôi mới có thể hiểu hết những gì Đức Buddha đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên nơi Sarnath nhưng những hiểu biết nông cạn , hời hợt ban đầu về nó cũng đã đủ mang lại cho tôi một sự cân bằng trong cuộc sống đang có quá nhiều bất an ….

Cuộc sống là cuộc sống, nó như thế và cứ như thế! Cuộc sống chẳng liên can gì đến cảm giác bình an hay bất an của ta cả! Những cảm thọ ấy là con đẻ của vô minh và có sẵn trong tâm thức ta từ vô thỉ; hoàn cảnh chỉ là duyên để cảm thọ khởi lên mà thôi.
Vài dòng cùng bác....

tibet3217
19-03-2009, 13:16
Cuộc sống là cuộc sống, nó như thế và cứ như thế! Cuộc sống chẳng liên can gì đến cảm giác bình an hay bất an của ta cả! Những cảm thọ ấy là con đẻ của vô minh và có sẵn trong tâm thức ta từ vô thỉ; hoàn cảnh chỉ là duyên để cảm thọ khởi lên mà thôi.
Vài dòng cùng bác....

Cám ơn bác đã chỉ dạy thêm nhưng thật tình tôi không có cảm tình lắm vơi phong cách hay sử dụng quá nhiều từ Hán Việt khiến cho sự việc trở nên rối rắm và khó hiểu . Xin được hỏi lại cảm thọ là gì ? vô minh là gì ? tâm thức là gì ? vô thi là gì ? khởi là gì ... ? Mong bác chỉ dạy thêm .

gió hoang
20-03-2009, 11:20
[QUOTE=tibet3217;91749]Cám ơn bác đã chỉ dạy thêm
Không giám! Vì ở đây không có thầy cũng chẳng có trò...chỉ là sự tương tác và chia sẻ giữa các thành viên trên forum mà thôi:D...
...nhưng thật tình tôi không có cảm tình lắm vơi phong cách hay sử dụng quá nhiều từ Hán Việt khiến cho sự việc trở nên rối rắm và khó hiểu
Bạn có quyền không thích "phong cách" này, nếu như có thể gọi đây là phong cách! Và nữa, vốn từ Hán Việt là một phần quan trọng trong vốn từ tiếng Việt; đặc biệt khi đề cập đến những phạm trù Phật đạo thì không thể không dùng từ Hán Việt. Mà, tại sao lại không nhỉ? .
Xin được hỏi lại cảm thọ là gì ? vô minh là gì ? tâm thức là gì ? vô thi là gì ? khởi là gì ... ? Mong bác chỉ dạy thêm.
Nhửng từ in đậm này là những khái niệm thuần túy học thuật, bạn cứ hỏi bác Google bác í sẽ trả lời ngay; bảo đảm không thiếu chi tiết nào!(NT)
Còn chỉ dạy thì như đã nói: Không giám! Nhưng thôi thì:
Ở đời chơi đạo, đạo tùy duyên.
Dzui thì nghé chơi, mệt biến liền!...
Chúc bạn tu tập luôn tinh tấn, thân tâm thường an lạc...(BB)

tibet3217
21-03-2009, 06:56
Sông Hằng

... Chúng tôi quay trở về đến Guest House lúc 4 giờ chiều và đặt một tour đi thuyền trên sông Hằng lúc 5 giờ với giá 150R/pax . Lúc sáng khi chúng tôi vừa đến Scindhia , trong lúc lang thang ngoài bờ sông , chúng tôi đã được rất nhiều người mời chào đi thuyền trên sông Hằng với giá 100R nhưng chúng tôi không quan tâm vì lý do an toàn . Đúng 5 giờ chúng tôi được một người đàn ông già nua , ốm yếu dẫn xuống bến sông rồi leo lên một chiếc thuyền nhỏ . Trên thuyền đã có một cậu bé khoảng 15 tuổi đợi sẵn với đôi mái chèo trên tay .

Vượt qua những đám rác rưởi đầy dẫy trên mặt sông , chiếc thuyền nhẹ nhàng đưa chúng tôi lướt về phía trước

Tôi không có cảm tình với sông Hằng . Một sự tan vỡ của niềm tin tràn ngập trong tôi khi lần đầu tiên tôi giáp mặt con sông linh thiêng này . Những tranh ảnh của trang photo mà tôi từng coi trước đó về sông Hằng đã gây choáng và làm tê liệt tất cả cảm giác về cái đẹp trong người tôi . Cái ánh nắng vàng vàng dịu dàng của buổi sớm mai , cái màu đỏ ma quái của buổi hoàng hôn , cái bàng bạc của buổi bình minh đầy sương mù và những cánh chim chới với , nháo nhác xung quanh những con thuyền con bé nhỏ trôi một cách lặng lẽ trên sông đã khiến tôi khao khát một lần được diện kiến .

Và giờ đây khi diện kiến nó , bao nhiêu thiện cảm tôi dành cho nó đã tan biến như bong bóng xà phòng . Người ta đã loại ra khỏi khuôn hình những cái bình thường nhất , những cái hiển nhiên phô bày trước mắt để trưng ra cho mọi người thấy những khuôn hình tuyệt vời làm xao xuyến những trái tim đa cảm …. Chẳng có bất kỳ một tấm hình nào cho tôi thấy những bậc thang xuống sông nhơm nhớp đầy phân bò , rất nhiều và rất nhiều rác rưởi trôi lều bều trên sông … Bờ sông trông như một nhà vệ sinh công cộng khổng lồ , nơi mà người ta có thể tắm , giặt , đi vệ sinh , đánh răng …

Với tâm trạng bực bội và thất vọng nên tôi ngồi im trên thuyền và nhìn sông Hằng đang trôi qua dưới mái chèo một cách lãnh đạm .

Nhưng sông Hằng quả thật là một con sông linh thiêng . Chỉ vài phút sau đó , nó bắt đầu làm tôi ngỡ ngàng với một khuôn mặt mới . Ra xa bờ một chút , bao nhiêu rác rưởi biến mất nhường chỗ cho một làn nước trong vắt đến kinh ngạc và ấm áp lạ thường . Tôi thả bàn tay của mình xuống dòng nước ấm áp , mắt ngước nhìn về phía trong bờ với khung cảnh thay đổi liên tục mà thấy lòng mình dâng lên một cảm giác êm đềm .

Sông Hằng được xem là một con sông linh thiêng của Ấn Độ giáo vì nó khởi nguồn từ Hymalaya , nơi ở của các vị thần và không hiểu tại sao đoạn sông Hằng chảy qua thành phố Varanasi lại thu hút sự chú ý của các tín đồ Ấn Độ giáo đến thế . Tôi đồ rằng có lẽ thành phố Varanasi là thành phố của Shiva nên đoạn sông Hằng chảy qua đây càng gia tăng độ linh thiêng của nó . Chiều đang xuống với cái lạnh cắt da nhưng bên trong bờ tôi vẫn thấy rất nhiều tín đồ đang đứng ngâm mình dưới nước sông , mặt ngửa lên trời với một sự thành tâm tột độ . Chắc hẳn họ đang rất hạnh phúc vì biết rằng mình đã hơn được rất nhiều người khi được ngâm mình trong nước của dòng sông thánh . Và việc đó sẽ giúp cho họ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử , để khỏi tiếp tục chịu những kiếp nạn của con người .

Để phục vụ cho việc tắm sông , các tiểu vương của Ấn Độ đã cho xây dựng các bến tắm dọc theo bờ sông . Những bến tắm đó được gọi là Ghat và được xây dựng theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau . Và không thể phủ nhận rằng , vẻ đẹp của sông Hằng đã nhân lên gấp bội , kỷ ảo gấp bội nhờ sự hiện diện của những cái Ghat này . Tuy các Ghat có khác nhau về phong cách kiến trúc nhưng đều giống nhau ở chỗ là có bậc thang ăn dài ra tận sông . Những bậc thang đó là nơi các tín đồ Ấn Độ giáo hành lễ , tắm , ngồi hóng gió …

Chiếc thuyền đã trôi đến cái Ghat đầu tiên ở gần cây cầu bắc ngang qua sông Hằng . Cậu bé chéo thuyền khéo léo bẻ cua để đưa chúng tôi quay trở lại tiếp tục tham quan các Ghat còn lại . Khi chiếc thuyền trôi qua Scindhia Ghat , nhiều ánh lửa chấp chới bừng bừng rực lên trong bóng chiều chạng vạng . “ No Photo , No photo … ! “ Những tiếng rít lên từ các chiếc thuyền chở du khách xung quanh khiến tôi bất giác giật mình . Hóa ra chúng tôi đang đi ngang qua chỗ thiêu xác lộ thiên của các tín đồ Ấn Giáo . Không phải tín đồ Ấn giáo nào cũng có cơ hội tắm nước sông Hằng , nên nguyện vọng thiết tha nhất của họ là khi qua đời , được người thân mang đến Varanasi hỏa thiêu rồi rải tro xuống sông Hằng để linh hồn họ được siêu thoát . Nguyện vọng tha thiết đó đã khiến Varanasi gần như quá tải với hàng loạt những vụ hỏa thiêu . Từ trên thuyền tôi lẩm nhẩm đếm thấy có tất cả sáu ngọn lửa đang ngùn ngụt bốc cao và có rất nhiều người đứng xung quanh các ngọn lửa với một gương mặt bình thản . Không một tiếng kêu gào , không một tiếng khóc lóc … Cái chết đối với người Ấn Độ chẳng qua chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp của vòng luân hồi sanh tử mà thôi .

Trời bắt đầu sụp tối . Sông Hằng chìm trong màn đêm sâu thẳm . Nhưng nó không yên tĩnh vì ban đêm là thời khắc của thần linh . Bến sông đột nhiên bừng lên với những ánh đèn rực rỡ , các cậu trai tế lễ múa may quay cuồng theo nhịp gõ của chuông , khói từ các que nhang lãng bãng trôi là đà dọc theo bờ sông khiến tôi như bị nhấn chìm trong một cảm giác ma quái đến lạ lùng . Từ bờ sông hàng loạt những chiếc thuyền con chở theo một bức tượng nữ thần được trang trí công phu với hàng loạt những vòng hoa vạn thọ và cả một đám đông hò hét man dại lừ lừ tiến ra giữa dòng . Trước mặt tượng nữ thần , người thanh niên chủ lễ với một gương mặt đầy những vết bột màu đang lắc lư thân mình một cách đều đặn , tay anh ta cầm một chiếc dĩa đang le lói một ngọn lửa và quơ quơ nó trước mặt bức tượng , miệng lẩm nhẩm những câu chú kỳ bí . Và rồi đột nhiên anh ta mở mắt ra với một gương mặt ngây dại khoát tay ra hiệu cho đám đông đang gần như phát cuồng trên thuyền ném bức tượng xuống sông ….Lễ đã kết thúc , chiếc thuyền xuôi vào bờ trong tiếng hò hét phấn khích của những tín đồ Ấn giáo

Toàn bộ các giác quan của tôi gần như tê liệt . Tôi nhìn xung quanh bằng cặp mắt tò mò pha chút sợ hãi . Những gương mặt bừng bừng đến ngây dại , những cặp mắt lờ đờ , những thân hình chao đảo và một mùi nhang trầm ma quái đang lởn vởn xung quanh tôi khiến tôi chỉ biết im lặng rồi nhe răng cười khi có ai đó trên chiếc thuyền lễ kia nhìn lại chúng tôi .

Tín đồ Ấn Độ giáo có vô số lễ trong tháng , vô số lễ trong năm …đến mức tôi có suy nghĩ rằng ngoài việc làm , ăn và ngủ bao nhiêu thời gian còn lại người Ấn Độ đều dành cho những nghi lễ thờ cúng . Và họ tiến hành những nghi thức thờ cúng đó hết sức nhiệt thành biến nó thành một lễ hội thật sự với một không khí đầy tính phấn khích . Suốt những ngày sau đó , tôi còn chứng kiến những lễ tương tự diễn ra trên đường phố ở Varanasi và cả Bodhgaya nhưng phải công nhận rằng những nghi lễ trên dòng sông Hằng linh thiêng của đêm hôm ấy là ấn tượng hơn cả . Nó gieo vào lòng tôi một sự sợ hãi mơ hồ khi tôi bắt đầu hiểu được hai chữ cuồng tín .

Và thời khắc đẹp nhất , kỳ ảo nhất … Thời khắc giúp tôi xóa đi tất cả những ác cảm về một môi trường sông đang bị hủy hoại nghiêm trọng là thời khắc bình minh trên sông Hằng . 4 giờ sáng , chúng tôi đã bị đánh thức dậy bởi tiếng chuông leng keng và tiếng đọc kinh nghe ai oán não nề đang vang vọng trên mặt sông hoang vắng . Trời vẫn lờ mờ tối . Ánh đèn cao áp nơi những bậc thang soi bóng những chiếc thuyền nằm chơ vơ đến tội nghiệp trên bến sông …. Và rồi sau đó không lâu , đường chân trời hồng hồng lên và trong tích tắc cả dòng sông nhuộm đỏ một sắc đỏ dịu dàng đến nao lòng .

Tôi đóng máy ảnh và nhìn sông Hằng đỏ trước mặt mình , nhìn những cánh chim chao liệng trên dòng sông lấp lánh như muốn thu hết tất cả vào tầm mắt . Không phải là tín đồ Ấn Giáo nhưng giờ đây tôi đã hoàn toàn bị khuất phục trước vẻ đẹp của dòng sông Thánh.

https://img204.imageshack.us/img204/7201/img9213.jpg[/URL]
Hoàng hôn trên sông Hằng
https://img204.imageshack.us/img204/4691/img9169.jpg[/URL]
https://img204.imageshack.us/img204/619/img9080.jpg[/URL]
Một con thuyền đang ra giữa sông để hành lễ
https://img204.imageshack.us/img204/6033/img9181.jpg[/URL]
Lễ luôn là dịp vui chơi của thanh niên
https://img204.imageshack.us/img204/1039/img9185.jpg[/URL]
Scindia Ghat , bến có nhiều người tắm nhất
https://img204.imageshack.us/img204/301/img9119.jpg[/URL]
Một Ghat được xây dựng theo phong cách kiến trúc Nam Ấn
https://img204.imageshack.us/img204/5822/img9172.jpg[/URL]
Bhonsale Ghat

tibet3217
21-03-2009, 06:58
https://img204.imageshack.us/img204/2679/img9205.jpg[/URL]
Bãi hỏa táng

https://img204.imageshack.us/img204/9083/img9210.jpg[/URL]

https://img204.imageshack.us/img204/5120/img9253.jpg[/URL]
Hành lễ trên sông

https://img207.imageshack.us/img207/2899/img9257.jpg[/URL]
Hừng đông

https://img207.imageshack.us/img207/3523/img9267.jpg[/URL]

tibet3217
21-03-2009, 06:58
https://img207.imageshack.us/img207/9228/img9294.jpg[/URL]
Bình minh

https://img207.imageshack.us/img207/5555/img9282.jpg[/URL]

https://img207.imageshack.us/img207/2816/img9327.jpg[/URL]

https://img207.imageshack.us/img207/1338/img9397.jpg[/URL]

https://img207.imageshack.us/img207/5393/img9440.jpg[/URL]
tắm sớm

TYYT
21-03-2009, 10:49
Ảnh quá đẹp ạ! bác làm em nổi lòng tham muốn đến xem rồi!

Dọc bài bác viết thì nhà thuyền cho ngủ đêm trên sông hả bác? bác có thể mô tả cái tour đi thuyền trên sông Hằng này cụ thể hơn một chút được ko?

oilman
22-03-2009, 11:05
Bài của bác tibet3217 thật tuyệt, thích cảm nhận của bác về những nơi bác đã đi qua ở Nepal. Tôi sang đó năm trước nhưng chỉ đi cung đường Kathmandu - Pokhara chứ không xuống Lumbini. Mặc dù phần lớn dân số Nepal theo Ấn giáo (Hinduism) nhưng có lẽ do sự chênh lệch về giàu nghèo không lớn như ở Ấn Độ, thêm nữa Phật giáo cũng ăn sâu vào tâm thức của con người ở đây làm cho cuộc sống rất nhẹ nhàng, chấp nhận, không có nhiều phân biệt đẳng cấp mà tôi hay thấy ở Ấn. Ở Nepal, Ấn giáo là tôn giáo chính nhưng đôi khi Ấn giáo và Phật giáo trở thành một. Kumari Devi là một thí dụ, việc chọn ra người thánh sống này là theo tục lệ của Ấn giáo nhưng những người theo đạo Phật ở Nepal cũng công nhận và thờ cúng. Tôi có nhiều cảm tình với Nepal cả con người lẫn phong cảnh.

tibet3217
23-03-2009, 08:16
Ảnh quá đẹp ạ! bác làm em nổi lòng tham muốn đến xem rồi!

Dọc bài bác viết thì nhà thuyền cho ngủ đêm trên sông hả bác? bác có thể mô tả cái tour đi thuyền trên sông Hằng này cụ thể hơn một chút được ko?

Tour đi thuyền trên sông Hằng chỉ kéo dài 2 tiếng đồng hồ , đi qua khoảng 26 cái Ghat dọc theo sông Hằng . Giá khoảng 150R/người . Thường có hai thời điểm để tham quan sông Hằng đông nhất là 5 giờ chiều ( ngắm hoàng hôn ) và 4 giờ sáng ( ngắm bình minh ) . Thuyền chở khách thường là thuyền gỗ nhỏ , không động cơ nên khó có thể qua đêm trên sông Hằng lắm bác ạ . Theo tôi nếu đi thì nên đi lúc 5 giờ chiều vừa ngắm được hoàng hôn vừa ngắm được hoa đăng trên sông .

tibet3217
23-03-2009, 22:32
... Việc đi từ Varanasi đến Bodhgaya ( Bồ Đề Đạo Tràng ) , thánh tích quan trọng nhất trong tứ động tâm và cũng là địa điểm dừng chân cuối cùng của chúng tôi bằng phương tiện gì cũng đã khiến chúng tôi đắn đo suy nghĩ . Chúng tôi dứt khoát không thể đi xe bus , dù rằng giá vé khá rẻ . Nhìn những chiếc xe bus có từ thập niên 70 chất người đầy cả mui xe , chúng tôi chắc rằng nó sẽ chẳng bao giờ chạy đúng số giờ đã ghi trong Lonely Planet mà thời gian bây giờ đối với chúng tôi là vàng bạc thật sự . Chúng tôi hỏi thuê một chiếc taxi tại Scindhia nhưng cậu chủ trẻ trả lời rằng đó là một phương tiện di chuyển xa xỉ mà Guest House của cậu không phục vụ được . Cậu ấy hướng dẫn chúng tôi nên đi bằng tàu lửa vừa rẻ lại vừa an toàn . Thật tình nghe đến xe lửa tôi lại nổi gai ốc . Nỗi ám ảnh của chuyến xe lửa từ Gorakhpur khiến tôi có một mong ước thật sự rằng mình sẽ không bao giờ có cơ hội để trải nghiệm lần nữa nhưng thật tình không còn có sự lựa chọn nào khác . Sáng hôm đó , trước khi đi Sarnath , chúng tôi nói gã lái Richshaw chở chúng tôi ra văn phòng của công ty du lịch Ấn Độ để hỏi vé tàu . Chẳng biết có ăn chia gì hay không mà gã lại không chở chúng tôi đến văn phòng của công ty du lịch Ấn Độ mà chở chúng tôi đến một trung tâm có nhiều văn phòng du lịch tư nhân . Tại đây chúng tôi đổi tiền Rupee với một tỉ giá vô cùng thiệt thòi ( nhưng không đổi không được . Ở Ấn Độ việc đổi tiền USD rất hạn chế , do ngân hàng nhà nước quản lý ) và hỏi thăm về vé tàu . Tôi suýt chút nhảy cẫng lên như cô giáo trong đoạn quảng cáo của Jetstar khi biết thời gian biểu của tàu chạy Varanasi – Gaya hoàn toàn không phù hợp với lịch của chúng tôi . Có 2 chuyến / ngày . Một chuyến khởi hành lúc 9 giờ sáng ( chúng tôi phải đi Sarnath ) , một chuyến lúc 11 giờ đêm ( mà đi thì không có cơ hội ngắm bình minh sông Hằng ) . Cuối cùng chúng tôi quay sang hỏi taxi . Giá chung cho tất cả các loại taxi là 6Rupee / 1 km . Đoạn đường từ Varanasi đi Bodhgaya khoảng 270 km nên số tiền chúng tôi phải trả là 3500 R cho chuyến hành trình . Tôi bị choáng ngay lập tức với cái giá quá cao này đến mức dự định sẽ hy sinh thân thể , tiếp tục dấn thân vào con đường đau khổ bằng cách đi xe lửa . Anh bạn của tôi thì tỏ ra bình tĩnh hơn bằng cách tuôn ra một câu thần chú quen thuộc “ any disscount ? “ và sau khi nhận được cái lắc đầu anh xin số điện thoại của văn phòng sau khi hứa hẹn sẽ gọi lại

Sau khi tham quan Sarnath , chúng tôi dành gần một tiếng đồng hồ để lang thang tìm thêm xe nhưng tài xế và ngay cả văn phòng của công ty du lịch Ấn Độ đều hét giá trên trời . Đến gần cuối ngày , anh bạn tôi liều gọi lại cho văn phòng lúc sáng và sau khi cò kè một lần nữa thì tên chủ nhân đồng ý giá 3000 R ( khoảng 1,2 triệu đồng ) với điều kiện chúng tôi phải đến văn phòng làm hợp đồng ngay . Thật ra nếu so với giá thuê xe tại Việt Nam thì cái giá trên có thể chấp nhận được . 1,2 triệu được bỏ ra để mua sự an toàn , thoải mái , nhanh chóng trên một đất nước cực kỳ lề mề như Ấn Độ không phải là cái giá quá đắt .

Buổi sáng hôm sau , sau khi ngắm chán chê bình mình trên sông Hằng , chúng tôi trả phòng rồi theo gót người tài xế vào tận khách sạn để đón chúng tôi ra xe lúc 8 giờ . Xe chạy vừa ra khỏi thành phố thì dừng lại khoảng 30 phút đề thay bánh xe , lại bị kẹt thêm gần 45 phút ở cây cầu đang sửa chữa bắt ngang sông Hằng . Nắng bắt đầu lên cao , gay gắt tỏa một hơi nóng hừng hực trên một biển người và xe cộ đang lầm lũi trên cầu . Nhưng quả thật sức chịu đựng của người dân Ấn Độ rất cao . Họ nhẫn nại ngồi nhai trầu , nhổ nước trầu ra xung quanh và nhìn đám kẹt xe bằng đôi mắt lãnh đạm . Tuyệt nhiên không hề có tiếng thở dài , tiếng nạt nộ hay quát tháo như những đám kẹt xe ở Việt Nam …

Lúc xe vừa vượt qua cầu , tiến vào xa lộ thì đột nhiên nó thắng lại rồi là đà chạy sát vô lề . Tôi dáo dát nhìn quanh khi thấy tất cả các phương tiện giao thông từ xe tải đến xe ben , từ xe máy đến xe hơi đều ngoan ngoãn tấp vào lề . Cảnh sát kiểm tra chăng ? Hoàn toàn không phải . Tất cả các phương tiện giao thông đều ghé vào lề để hành lễ trước khi lên đường . Nơi hành lễ là một cái đền thờ thần Shiva , vị thần có sứ mệnh hủy diệt cuộc sống con người . Hình Shiva được phóng lớn treo khắp nơi , từ trong đền ra đến tận gốc cây ven đường . Và ngay hàng hiên hàng trăm cái chuông lớn nhỏ treo lủng lẳng như đang muốn báo hiệu đây là một thời khắc rất quan trọng trong một ngày rong ruổi trên đường . Một người dường như là quản lý đền tất bật thu tiền và phát cho các tài xế một vòng hoa vạn thọ . Tôi thấy các tài xế cầm vòng hoa đó một cách kính cẩn rồi để trên tay lái như một tấm giấy chứng nhận , một tấm giấy thông hành của thần linh . Không biết thần Shiva có thể hiện diện trên khắp các ngã đường để phù hộ cho các tài xế thành tâm hay không nhưng sau khi làm lễ tôi thấy anh tài xế chở mình đột nhiên tự tin hẳn lên . Anh ta nhấn ga chạy vùn vụt trên xa lộ với cặp mắt ngời sáng .

Xe chỉ dừng lại khoảng 15 phút cho lái xe ăn trưa và chúng tôi tranh thủ rửa giày dép bị dẫm phải phân bò lúc sáng rồi sau đó lại tiếp tục lên đường . Đường cao tốc khá tốt nhưng đầy bụi , thỉnh thoảng nó băng qua những thị trấn nhỏ nghèo nàn với những ngôi nhà thấp lè tè đắp đầy phân bò bên ngoài , băng qua những cánh đồng cải nở hoa vàng rực và những đoạn đường sắt xa tít tắp tận chân trời . Phương tiện lưu thông chủ yếu trên đường là xe tải nội địa hiệu Tata . Thỉnh thoảng mới thấy một số chiếc xe bus chở đầy người trên mui ồn ào lướt qua làm bụi tung mù mịt nhưng những người ngồi trên mui xe vẫn thản nhiên , thậm chí còn nở một nụ cười hồn hậu .

Khoảng 4 giờ chiều xe bắt đầu rẽ vào ngã ba Bodhgaya . Đó là một con đường nhỏ nhưng đầy vẻ dịu dàng với hàng cây hai bên đường xanh mát và khi cái cổng chào hình cánh sen màu đỏ xuất hiện trước mặt kính xe hơi , cả hai chúng tôi đột nhiên nhìn nhau và thoáng chốc nghẹn ngào : Chúng tôi đã đến Bodhgaya ( Bồ Đề Đạo Tràng )

https://img220.imageshack.us/img220/2750/dscf6079.jpg[/URL]
Thuê chiếc xe này giá 3000R

https://img220.imageshack.us/img220/1303/dscf6081.jpg[/URL]
Các phương tiện lưu thông trên đường ở Varanasi . Lưu ý : bò không phải là phương tiện . Nó là thần

https://img510.imageshack.us/img510/7997/dscf6093.jpg[/URL]
Xe dừng lại ở môt tiệm sửa xe ven đường . Các cậu bé làm việc ở đây trông chẳng khác gì các diễn viên nhì trong phim " Triệu phú ổ chuột "

https://img510.imageshack.us/img510/5782/dscf6112.jpg[/URL]
Kẹt xe trên cầu

https://img220.imageshack.us/img220/9382/dscf6101.jpg[/URL]
Đợi chờ

tibet3217
23-03-2009, 22:32
https://img510.imageshack.us/img510/2687/dscf6135.jpg[/URL]
Ghé vào xin thần Shiva giấy thông hành

https://img510.imageshack.us/img510/7322/dscf6133.jpg[/URL]

https://img510.imageshack.us/img510/7006/dscf6144.jpg[/URL]
Đường vào Bodhgaya

Anh Già
24-03-2009, 04:00
Mạc cả được từ 3500 xuông 3000 đã là nhiều chưa bạn tibet 3217? Tớ hỏi vậy là vì đọc forum của tụi tây, thấy đứa nào đứa nấy chúng nó đều nói rằng đi phượt bên Ấn thì thổ dân bên đó vô địch về khoản nói thách và bắt chẹt khách, chúng nó cũng chê VN về khoản này, nói rằng Lào, Miến thật thà hơn, nhưng so với dân Ấn thì VN còn là tử tế hơn nhiều lần =)) Bạn có nhận xét gì về chuyện này ?

tibet3217
24-03-2009, 06:40
Mạc cả được từ 3500 xuông 3000 đã là nhiều chưa bạn tibet 3217? Tớ hỏi vậy là vì đọc forum của tụi tây, thấy đứa nào đứa nấy chúng nó đều nói rằng đi phượt bên Ấn thì thổ dân bên đó vô địch về khoản nói thách và bắt chẹt khách, chúng nó cũng chê VN về khoản này, nói rằng Lào, Miến thật thà hơn, nhưng so với dân Ấn thì VN còn là tử tế hơn nhiều lần =)) Bạn có nhận xét gì về chuyện này ?

Thật tình chúng tôi rất dở trong việc mạc cả . Chúng tôi chỉ biết đưa ra một cái giá mà mình cho là hợp lý ( ví dụ việc thuê xe chúng tôi đưa giá 2800 R căn cứ theo biểu giá thuê xe đi tương tự ở Sài Gòn ) rồi trả giá cho đến khi nào chúng tôi đi mà họ không gọi lại thì biết là giá đó không được . Giá 3000 là được nhất trong tất cả các chỗ mà chúng tôi đã hỏi

Cần về vấn đế dân Ấn Độ như bác hỏi thì tôi hoàn toàn nhất trí với nhận xét của các Tây ba lô : nói thách và bắt chẹt khách , hay làm tiền , gian dối ... và thật buồn khi cũng có chung nhận định với Tây ba lô là dân Ấn Độ khá giống dân Việt Nam ở khoản này . Chỉ có điều rất ít xô xát diễn ra nếu sự việc đi đến căng thẳng . Trong những phần sau , tôi sẽ kể tiếp một số trải nghiệm về vấn đề này . Trong chuyến đi này , chúng tôi đi qua 3 nước : Thái Lan , Nepal và Ấn Độ nhưng về con người thật sự chúng tôi chỉ có cảm tình với người Thái và luôn có dự định sẽ quay trở lại . Bao giờ Việt Nam mới được như thế nhỉ ?

hsbc
25-03-2009, 14:48
. Bao giờ Việt Nam mới được như thế nhỉ ?

Em đồ là 1 thiên niên kỷ nữa bác ah!

tibet3217
29-03-2009, 10:25
... Con đường nhỏ dẫn vào trung tâm của Bodhgaya thật nhộn nhịp với hàng trăm sắc áo đỏ của người Tạng . Chúng tôi thật may mắn khi đến Bodhgaya trong dịp lễ của người Tạng . Sự hiện diện của họ làm cho vùng thánh tích này trở nên sôi động hẳn lên . Xe chúng tôi len lỏi giữa dòng người Tạng như một cơn lũ trôi về Mahabodhi Temple , một cơn lũ đỏ dịu dàng và thành kính . Chúng tôi chọn Kirty Guest House vì vị trí đắc địa của nó ở trung tâm Bodhgaya với giá 850 Rupee nhưng khi nhận phòng Reception cứ khăng khăng rằng bây giờ là mùa cao điểm nên giá thấp nhất phải là 1100 R . Quá mỏi mệt sau một chuyến đi dài nên chúng tôi đành đồng ý và trong lòng quyết tâm ngày hôm sau nếu tìm được một nơi khá hơn chúng tôi sẽ chuyển đi ngay .

Sau khi nghỉ ngơi một chút , chúng tôi thuê ngay một chiếc Richshaw với giá 10R đi ngược trở ra phía ngoài trung tâm để tìm một khách sạn khác . Nổi bật hơn cả với một màu trắng sang trọng là Royal Residency nhưng nó đã là chúng tôi choáng với một biểu giá cao ngất ngưỡng ( 120 usd/ đêm ) . Đành chia tay nhưng trước khi chia tay , chúng tôi ghé vào nhà hàng của nó và phát hiện ra đây là một trong những nơi có thể nấu ăn với khẩu vị tương đối gần gũi . Chúng tôi quyết định dùng bữa tối tại đây với món cơm chiên gà và mì xào với giá khoảng 200 Rp .

Rời nhà hàng của Residency lúc trời bắt đầu chạng vạng . Dò trên bản đồ chúng tôi thấy Residency rất gần với Việt Nam Phật Quốc Tự nên chúng tôi thuê một chiếc Richshaw ( cũng với giá 10Rp ) đến thăm . Ông già lái xe gồng mình trên chiếc xe đạp cũ kỹ đưa chúng tôi chạy vòng theo một cánh đồng lấp xấp nước và thấp thoáng xa xa , giữa màu tím thẫm của buổi chiều tối là ngọn tháp theo phong cách Việt . Ngọn tháp đó gieo vào lòng tôi một cảm giác bâng khuâng , nôn nao khó tả như cảm giác của người thủy thủ đứng trên con tàu ngoài khơi xa và đã thấy đất mẹ trong tầm mắt . Nhưng rồi cái cảm giác bâng khuâng đó chợt vỡ vụn trước một khung cửa khép kín và gọi mãi mới có một người Ấn Độ dè dặt ra mở cửa . Chùa hầu như không có người ngoại trừ một thầy trông coi việc Phật sự . Tôi không biết diễn tả cảm xúc của mình lúc đó như thế nào nhưng quả thật đó là một cảm giác hoàn toàn xa lạ . Quỳ lạy giữa một chánh điện tối om cùng với tiếng muỗi bay vo ve , tôi chạnh lòng cho sự vắng vẻ , lạnh lẽo nơi đây và lòng cứ thầm mơ ước khát khao được nghe một tiếng chuông ngân nga theo đúng kiểu chuông Huế mà tôi đã từng được nghe ở chùa Thiên Mụ . Tôi đoan chắc rằng , trong ánh chiều chạng vạng , tiếng chuông chùa Việt Nam sẽ đủ sức làm lay động tất cả những tâm hồn nhạy cảm đang hướng về đất Phật một cách thành kính , trong đó có tôi và lúc đó chắc tôi sẽ rơi nước mắt vì một cảm giác nhớ nhưng quê hương da diết .

Nhưng tôi đã không rơi nước mắt . Tôi rời Việt Nam Phật Quốc Tự với một tâm trạng vu vơ buồn. Khi bước ra cổng , tình cờ tôi nghe thấy ai đó nói một câu tiếng Việt . Giọng hơi nặng nhưng rõ ràng là tiếng Việt . Tôi ngoái đầu nhìn lại thì thấy hai ba người đang đứng cùng nhau . Hỏi thăm mới biết đó là một nhóm thợ người Huế đang thi công tòa tháp của Việt Nam Phật Quốc Tự . Tự nhiên sau cuộc nói chuyện ngắn với đồng hương , lòng tôi ấm áp hẳn .

Chúng tôi quay ngược lại Mahabodhi Temple vì nghe Thầy quản lý Việt Nam Phật Quốc Tự báo rằng ở đó có triển lãm xá lợi của Phật và hai đại đệ tử của Ngài là Ananda và Mục Kiền Liên ( Maudgalyana ) . Thầy tỏ ý tiếc cho chúng tôi vì đã đến trễ . Buổi triển lãm đã kết thúc trong ngày chúng tôi đến nhưng chúng tôi vẫn quay trở lại với một hy vọng mong manh . Ngồi trên xe anh bạn đồng hành nhìn tôi thì thầm “ cùng niệm Quan Âm nhé … ! “

Nơi triển lãm là một ngôi chùa Tạng kế bên cổng vào của Mahabodhi . Khi xe dừng , chúng tôi mừng rỡ khi phát hiện ra vẫn có một dòng người đang nhẫn nại xếp hàng ngay cửa ra vào . Hòa vào dòng người đó , nhích từng bước một , khoảng 20 phút sau chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng xá lợi . Có rất nhiều Thầy đứng xung quanh xá lợi và giải thích điều gì đó bằng tiếng Tạng . Tôi không hiểu và thật sự cũng không cần hiểu lắm vì trước mặt tôi , giữa một khung kiếng nhỏ , trong một cái tháp bằng kim loại tôi thấy lóng lánh một vật nhỏ . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy xá lợi Phật .


https://img5.imageshack.us/img5/1353/dscf6221g.jpg[/URL]
Con đường trước cổng Kirsty Guest House đầy bụi . Cuối đường là Mahabodhy Temple

https://img5.imageshack.us/img5/6694/dscf6220.jpg[/URL]

Cổng vào Kirsty Guest House

https://img5.imageshack.us/img5/3637/dscf6164.jpg[/URL]
Xa xa bóng dáng một tháp chuông
Trong bóng chiều buông một nỗi buồn ....


https://img5.imageshack.us/img5/5954/dscf6160.jpg[/URL]
Royal Residency giá : 100 - 250 usd/ đêm . Nhà hàng có giá 80 - 100 Rp / món . Buổi tối có buffe giá 150R / người

https://img5.imageshack.us/img5/5128/dscf6172.jpg[/URL]
Cổng lên chánh điện

https://img5.imageshack.us/img5/1899/dscf6212z.jpg[/URL]

Dòng người xếp hàng đợi xem xá lợi Phật

tibet3217
31-03-2009, 07:35
MAHABODHI TEMPLE

... Sẽ có những nơi rất linh thiêng . Cái linh thiêng ấy toát ra từ viên đá xây dựng , đến phong cách kiến trúc và cả cái không khí xung quanh nó . Những nơi ấy khiến bao nhiêu hoài nghi về tôn giáo mà do bản ngã tự cao tự đại đã chất chứa trong đầu bạn sẽ tự nhiên tiêu tan không dấu vết , sẽ khiến bạn quỳ sụp xuống , khiến bạn chảy nước mắt vì một thứ cảm giác kỳ lạ mà người đời tạm gọi là hạnh phúc ….

Potala ở Tây Tạng là một nơi như thế
Và hôm nay là Mahabodhi Temple ( Tháp Đại Giác ) .

Vượt qua cổng vào nhuốm đầy bụi trần với hằng hà sa số các quầy bán hàng lưu niệm của người Tạng , rẽ tay trái khoảng vài bước chân , bên cạnh một cái cổng đơn sơ nho nhỏ khác , tôi đứng chết lặng trước Tháp Đại Giác , nơi ghi dấu chính xác chỗ Đức Budha ngồi thiền định và tìm ra chân lý giải thoát .

Tôi đứng đó giữa một đám đông ồn ào và náo nhiệt đang cuồn cuộn chảy xuống những bậc thang mát lạnh để tiến vào thánh địa bậc nhất của Phật giáo , nơi mà hằng đêm , trong giấc mơ của một người Phật Tử như chúng tôi , nó luôn hiện hữu . Và rồi không có ai hướng dẫn , không ai mách bảo , tôi bàng hoàng quỳ sụp xuống và cứ như thế tôi đi một bước lạy một bước về hướng ngôi đền trắng . Không hề có cảm giác đau đớn , không hề có cảm giác mỏi mệt . Toàn thân tôi rần rật một cảm giác phấn khích , hoan hỷ đến tột độ . Tôi quỳ lạy giữa nền gạch trắng và cảm thấy niềm tin tâm linh của tôi bỗng hòa chung với niềm tin của hàng trăm , hàng ngàn Phật tử của các quốc gia khác khiến chúng tôi như đang trở về mái nhà chung của chính mình .

Đó là một ngôi tháp màu trắng cao 52 m , bốn mặt được chạm trổ với những motype lạ mắt . Nhìn nó không ai có thể nghĩ rằng nó đã trải qua biết bao thăng trầm . Xuất phát nó chỉ là một ngôi đền nhỏ được đại đế Ashoka xây dựng vào thế kỷ III Trước công nguyên để ghi dấu nới Đức Budha ngồi thiền định để tìm ra chân lý giải thoát . Đến thế kỷ VII , ngôi đền được các quốc vương xứ Pala trùng tu và xây dựng to lớn hơn . Nhưng đến thế kỷ XII , cùng chung số phận với các thánh tích Phật giáo khác , nó bị người Hồi giáo tàn phá . Sang thế kỷ XIV , nó lại được phục hồi dưới bàn tay của quốc vương Miến Điện . Không may sau đó lũ lụt thường xuyên ở sông Nerajana đã nhấn chìm Tháp dưới lớp bùn phù sa . Mãi đến thế kỷ XIX , nó mới được khai quật lại bới một nhà khảo cổ học người Anh có tên là Alexandre Cuningham và được phục chế lại như ngày nay .

Tháp nằm ngay trung tâm của một thung lũng nhỏ hình vuông , bên trên có hai con đường lát gạch chạy song song với nhau , lúc nào cũng được che kín bởi những bước chân kinh hành của hàng ngàn Phật tử đến từ khắp nơi trên thế giới bất kể lúc sáng sớm hay chiều tối . Hai con đường đó chia thung lũng thành nhiều khu vườn nhỏ bao bọc xung quanh Tháp . Đang dịp lễ của người Tạng nên các khu vườn lúc nào cũng rực lên sắc áo đỏ của các vị Lạt ma , tiếng đọc kinh đều đặn , râm ran khắp nơi nhấn chìm Đại Tháp trong một không khí linh thiêng .

Tôi không nhớ mình đã đi trên con đường đó bao nhiều lần , đi xung quang tháp bao nhiêu lần .. Tôi chỉ nhớ rằng cứ mỗi vòng xung quanh tháp tôi lại thấy những tượng Phật được điêu khắc chìm bên trong thân Tháp lại toát lên nhiều vẻ đẹp khác nhau . Ngày hôm sau khi ngồi thiền bên cạnh Tháp , anh bạn đồng hành đã làm tôi kinh ngạc xiết bao khi chỉ lên trên bờ tường trước mặt anh ta có một vết gì đó vàng vàng , nhìn kỹ hóa ra đó là hình ảnh của một vị Phật .

Ngày cuối cùng trước khi rời khỏi Ấn Độ , chúng tôi đã quay trở lại Tháp Đại Giác một lần nữa khi trời tối . Ánh trăng lưỡi liềm mỏng manh đang treo trên đầu ngọn tháp trắng với những hoa văn trang trí lạ mắt . Tôi và anh bạn đồng hành ngồi im lặng giữa những ngọn nến vừa mới được thắp lên từ những Phật tử Sri Lanka thành kính . Giữa những tiếng đọc kinh rì rầm , tôi thấy mình như đang trôi vào một miền không gian nhẹ nhõm …

https://img515.imageshack.us/img515/5243/img9760.jpg[/URL]
Mahabodhi Temple

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_9909.jpg

https://img212.imageshack.us/img212/3984/dscf6248.jpg[/URL]
Đường vào Tháp khuất sau những hàng cây vô ưu xanh tươi

https://img515.imageshack.us/img515/5800/img9879.jpg[/URL]
Con đường vòng quanh Tháp

https://img515.imageshack.us/img515/7520/img9885.jpg[/URL]

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_9909.jpg
Cổng chính của Tháp

https://img212.imageshack.us/img212/4282/img9749.jpg[/URL]
Khu vườn xung quanh Tháp ngập tràn sắc áo đỏ

tibet3217
31-03-2009, 07:36
https://img212.imageshack.us/img212/8836/dscf6281.jpg[/URL]
Các chi tiết trang trí

https://img212.imageshack.us/img212/961/dscf6263.jpg[/URL]

https://img212.imageshack.us/img212/8723/dscf6275.jpg[/URL]

https://img212.imageshack.us/img212/8136/dscf6260.jpg[/URL]

https://img212.imageshack.us/img212/6023/img0148.jpg[/URL]

Mahabodhi Temple by night

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_0172.jpg

https://i692.photobucket.com/albums/vv290/yentu_3217/ta%20balo%20tren%20dat%20phat/IMG_0175.jpg

tibet3217
05-04-2009, 19:01
... Năm 380 , Tháp Đại Giác được xây dựng lại sau sự tàn phá của những người Ấn Độ giáo quá khích . Sau khi tháp hoàn thành điều làm cho người ta quan tâm là nên để một tượng Phật như thế nào cho phù hợp với khung cảnh của Tháp , bao nhiêu người đã tạc nhưng đều không làm thỏa mãn những người xây tháp . Rồi một ngày nào đó , có một người thợ lạ lùng với trang phục rách rưới xuất hiện và xin được tạc tượng Phật mà không lấy thù lao . Người ấy chỉ xin phép được làm việc riêng , không bị ai quấy rầy và người ta chỉ có thể nhìn thấy tượng Phật sau một tuần trăng . Điều kiện lạ lùng đó đã khiến những người xây tháp đồng ý . Người thợ ấy sau khi làm lễ đã vào trong Tháp rồi đóng kín cửa không cho bất kỳ ai nhìn thấy . Hằng ngày đi ngang qua Tháp người ta chỉ nghe thấy tiếng đục đẽo bên trong . Bẵng đi mười ngày , người ta không còn nghe thấy gì nữa . Sốt ruột nên dù chưa đủ một tuần trăng , mọi người đã phá cửa xông vào thì không thấy người thợ đâu cả mà chỉ thấy một pho tượng đầy vẻ đẹp thoát tục ở giữa Tháp với chiều cao 2m nhưng một phần bên vai vẫn chưa hoàn thành . Người ta bàn tán với nhau rằng , ngượi thợ tạc tượng đó chính là hóa thân của Phật Di Lặc .

Chỉ là truyền thuyết nhưng nếu như có một lần nào đó trong đời , bạn được ngắm nhìn pho tượng Phật trong Tháp Đại Giác , tôi tin rằng bạn sẽ có cùng chung cảm giác với tôi rằng pho tượng ấy đã phản ánh hết tất cả cái thần của một đấng Đại Giác Ngộ . Pho tượng cao 2m bằng đá , phủ vàng đã thể hiện đức Budha trong tư thế ngồi thiền , mắt nhìn xuống với một dáng vẻ rất ung dung , tự tại .

Tôi chỉ có thể dừng trước tượng 2 phút để đảnh lễ và không chỉ có tôi mà hầu hết những người xung quanh tôi không phân biệt quốc tịch đều bị phong thái an lạc của đức Budha thu hút để rồi chảy nước mắt vì sung sướng và hạnh phúc .

Lúc chúng tôi đến Bodhgaya thì đang vào mùa lễ hội của người Tạng . Mahabodhi Temple thu hút rất nhiều các đoàn hành hương từ Sri Lanka , Bhutan , Tibet , Thái Lan , Mianma … Mỗi đoàn đều mang theo y ( áo của đức Buddha ) để dâng cúng . Một ngày , tượng đức Buddha được thay y khá nhiều lần để thỏa mãn niềm mong ước của các Phật tử . Và điều lạ lùng rằng , bất cứ y của đoàn hành hương nào khoác lên , tượng Phật vẫn không mất đi vẻ đẹp kì diệu , vẻ ung dung thoát tục có sẵn . Tôi đồ rằng , có lẽ đó là cách Đức Budha thể hiện tấm lòng từ bi quảng đại của Người với chúng sanh .

Bên phía Tây của tháp Đại giác là cây bồ đề đánh dấu nơi Đức Budha đã từng ngồi thiền định để tìm ra chân lý giải thoát . Cây bồ đề này không phải là cây bồ đề nguyên thủy . Sự giận dữ , niềm kiêu hãnh mù quáng và cả những cơn hờn ghencủa con người đã khiến cho cây bồ đề mà Đức Budha đã từng ngồi trải qua biết bao nhiêu sóng gió . Nó đã từng bị vua Asoka chặt để lấy gỗ làm lễ tế , rồi lại hồi sinh từ đám tro tàn . Sau đó lại bị chặt bởi con hờn ghen của hoàng hậu , vợ của Asoka trước sự mộ đạo của ông . Đến thế kỷ XVI , nó lại bị tàn phá trong cơn binh lửa của người Belgan . May mắn thay , trước đó , con gái của Ashoka đã chiết một nhánh mang sang Sri Lanka để trồng và sau này , khi khôi phục lại Thánh địa người ta đã mang một cành từ Sri Lanka về và trồng vào vị trí cũ .

Ngoài tháp Đại Giác , cây bồ đề này luôn là tâm điểm của các Phật tử hành hương . Luôn luôn có một số đông khách hành hương ngồi đọc kinh bên cạnh gốc bồ đề đã được rào kín . Trong một buổi chiều ngồi im lặng dưới gốc cây bồ đề tôi đã lần lượt được nghe kinh của nhiếu thứ tiếng . Đầu tiên là tiếng đọc kinh của người Tạng với những âm thanh thoát ra từ vòm họng nghe cứ như tiếng sóng vỗ vào những vách đá . Sau đó là những âm thanh theo nhịp 2/3 và tận cùng là âm a của người Thái , tiếng đọc kinh khá khẽ như tiếng rì rầm của người Bhutan …Những ngôn ngữ khác nhau , những bài kinh khác nhau nhưng tổng hợp lại , nó đã tạo ra một không khí đầy chất huyền bí và linh thiêng đủ để cho chúng ta cảm thấy mình bị trôi trong không khí đó một cách âm thầm .
Điều trần tục nhất mà tôi chứng kiến và sau đó cũng tham gia đó là nhặt những chiếc lá bồ đề rơi . Ngày chuẩn bị lên đường , bạn bè biết tin chẳng xin xỏ gì mà chỉ nhắn gửi rằng nếu được cho xin một chiếc lá bồ đề , nơi Đức Budha đã giác ngộ . Chỉ một chiếc lá rơi thì xá gì … ! , tôi hân hoan nhận lời để rồi khi đến Bodhgaya lại hối tiếc vì những gì mình đã hứa . Cây bồ đề ở Bodhgaya có cả ngàn lá nhưng không ai được quyền bứt cả ( nghĩ cũng phải , Phật tử nào cũng bứt lá thì còn gì là cây ) . Rất nhiều Phật tử ngồi cả mấy tiếng đồng hồ xung quanh gốc cây chỉ để mong chờ một cơn gió nhiệm màu lướt qua quét những chiếc lá vàng rơi vào người họ để họ có thể hân hoan giữ những chiếc lá đó như một báu vật của thánh tích . Và luôn tuần tiễu xung quanh gốc cây là một đạo quân khoảng năm sau chú nhóc Ấn Độ trong trang phục tu hành . Các chú không ngại bất kỳ việc gì , kể cả việc xông vào chỗ các Thầy Tây Tạng đang đọc kinh để nhặt những chiếc lá rơi rồi bán lại với giá 10 Rupees / chiếc .

Không cam tâm dùng tiền để mua lại một niềm tin , một niềm hạnh phúc , tôi dứt khoát từ chối các chú và bỏ luôn cả hai buổi chiều cuối cùng để rình rập xung quanh gốc cây khi các Thầy Tây Tạng kết thúc lễ . Tôi không thể diễn tả được cảm giác của mình khi cầm trên tay một chiếc lá bồ đề nguyên vẹn , rời khỏi cành rớt xuống trước mặt . Một cảm giác thật lạ lùng như mình vừa tìm thấy được một báu vật . Tôi áp chiếc lá ấy vào ngực nơi trái tim của tôi vẫn đang đập thình thịch trong diệu hoan ca mừng rỡ mà cảm thấy niềm hạnh phúc dâng trào .

https://img123.imageshack.us/img123/9135/tuongphat.jpg[/URL]
Tượng Phật trong Tháp Đại Giác ( Mahabodhi Temple )

https://img123.imageshack.us/img123/7538/img0134.jpg[/URL]

https://img123.imageshack.us/img123/6664/img0129g.jpg[/URL]
Dấu chân Phật

https://img123.imageshack.us/img123/4626/dscf6283.jpg[/URL]
Cội bồ đề linh thiêng

https://img123.imageshack.us/img123/9201/dscf6285.jpg[/URL]

https://img123.imageshack.us/img123/3759/img9816.jpg[/URL]
Lá vàng còn ở trên cây
Người mong lá rụng vào tay của mình .

tibet3217
09-04-2009, 10:46
MONASTERIES TOUR

... Lang thang vào các ngôi chùa của các nước ở Bodhgaya cũng mang lại cho chúng ta nhiều cảm xúc thú vị .

Trưa ngày thứ hai tại Bodhgaya , chúng tôi lẳng lặng rời khỏi Kirty Guest House không chút luyến tiếc mặc cho tên reception kì kèo đòi hạ giá phòng để giữ chúng tôi ở lại . Chúng tơi chuyển sang Lumbini Hotel , nằm trong một con đường nhỏ cách Mahabodhi khoảng 10 phút đi bộ . Tuy hơi xa một chút nhưng bù lại , đây là một khách sạn 3 sao , tiêu chuẩn quốc tế . Những ngày lể cũa người Tạng đã kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi kì kèo trả giá và thuê được một phòng với giá 800 Rp trong khi bình thường phòng đó có giá 1500 Rp .

Và từ căn phòng của Lumbini ,chúng tôi đã được khuyến mãi thêm một điều rất tuyệt vời : Đó là mỗi sáng sớm chúng tôi được hân hạnh nghe thấy tiếng chuông của chùa Nhật . Đó là một thứ âm thanh trầm trầm , trong , khoan thai và dìu dặt lan nhẹ trong một bầu không gian tĩnh mịch của buổi bình minh . Nó luôn làm cho chúng tôi bừng tỉnh rồi sau đó có cảm giác rất rõ rằng tâm hồn của mình đang dần được thanh lọc .

Chúng tôi dành cả buổi chiều thứ hai để lang thang khắp các chùa tại Bodhgaya . Cảm xúc cuối cùng đọng lại là tinh thần Phật giáo đã được thể hiện qua kiến trúc xây dựng , nét điêu khắc của các quốc gia cực kỳ phong phú và đa dạng . Chắc chắn bạn sẽ sửng sốt trước những pho tượng Phật đẹp lộng lẫy của chùa Tạng , rực rỡ của chùa Bhutan . Bạn sẽ thán phục ánh nắng lung linh trong chánh điện của chùa Thái được phản chiếu từ vô số kính màu , sẽ cảm thấy lòng mình mềm đi trước cửa chùa Nhật với chánh điện gỗ đơn sơ nhưng đầy chất Thiền , với hàng hoa sao nhái buồn buồn phất phơ trong gió nhẹ ….

Điểm cuối của cuộc dừng chân là chùa Viên Giác , một ngôi chùa do Việt kiều ở Đức xây dựng . Trước sân là hình ảnh của chùa Một Cột được dựng lại bằng mây tre như một điểm nhấn nhưng nó không làm tôi xúc động vì tôi cảm thấy chùa Một Cột lẻ loi và cô đơn quá trên nền gạch sáng choang . Tôi ước gì bước qua cánh cửa chùa là một ao sen , và ngôi chùa Một Cột chỉ thật sự là biểu tượng của Việt Nam khi nó nằm chìm , xen giữa những cánh sen hồng một màu thanh khiết . Tôi ước gì , Tam thế Phật ở chánh điện không vàng rực lên để tôi có thể nhận ra đó là tượng Phật Trung Quốc . Thoáng nghĩ đến các pho tượng Phật ở chùa Tây Phương mà tôi đã từng được đích thân chiêm ngưỡng và quỳ lại với một niềm tự hào mạnh mẽ rằng , ông cha ta có một tài năng thật sự trong nghệ thuật điêu khắc , tôi thoáng chút ngậm ngùi .

https://img205.imageshack.us/img205/3834/img0226u.jpg[/URL]
Chùa Bangladesh là chùa nghèo nhất , không có chánh điện . Chỉ có một tượng Phật lớn nằm chơ vơ giữa một khu đất trống trải

https://img205.imageshack.us/img205/7610/img0018e.jpg[/URL]
Kế bên chùa Bangladesh là chùa Thái , to lớn và sáng như một viên ngọc trắng

https://img519.imageshack.us/img519/6160/chanhdienchuathai.jpg[/URL]

Chánh điện chùa Thái

https://img519.imageshack.us/img519/1746/chuathai.jpg[/URL]
Ánh sáng trong chánh điện

tibet3217
09-04-2009, 10:56
https://img207.imageshack.us/img207/9565/tamthechuatrungquoc.jpg[/URL]
Ngay ngã quẹo vào Mahabodhi Temple là chùa Trung Quốc . Đây là tượng tam thế trong chánh điện

https://img519.imageshack.us/img519/7070/chanhdienchuatang.jpg[/URL]

Và kế bên chùa Trung Quốc là chùa Tạng với lối kiến trúc đặc thù . Đây là chánh điện của chùa Tạng

https://img207.imageshack.us/img207/333/img9962.jpg[/URL]

Đối diện với chùa Trung Quốc có một con đường nhỏ . Chùa Nhật Bản nằm ở cuối con đường đó

https://img207.imageshack.us/img207/7761/img9954.jpg[/URL]

Tháp chuông chùa Nhật Bản

https://img205.imageshack.us/img205/1634/chanhdienchuanhat.jpg[/URL]

Chánh điện chùa Nhật

https://img91.imageshack.us/img91/9135/tuongphat.jpg[/URL]

Sau lưng chùa Nhật là một tượng Phật lớn cùng với 18 vị đại đệ tử của Ngài

https://img91.imageshack.us/img91/5215/img9981.jpg[/URL]

tibet3217
09-04-2009, 11:01
https://img91.imageshack.us/img91/306/img9966g.jpg[/URL]

Kế bên chùa Nhật là chùa Bhutan

https://img205.imageshack.us/img205/4111/img0214g.jpg[/URL]

Chánh điện chùa Bhutan

https://img207.imageshack.us/img207/2677/img0110j.jpg[/URL]
Chùa Viên Giác

https://img207.imageshack.us/img207/4362/img0095crc.jpg[/URL]

Chánh điện chùa Viên Giác

Chitto
09-04-2009, 11:07
Chánh điện chùa Viên Giác

Cái chánh điện này chả có một tí gì Việt Nam. Tượng Tam thế Phật của Việt Nam hoàn toàn khác, rất riêng, rất riêng. Trong topic về chùa tôi đã chụp khá nhiều tượng Phật Tam thế chùa cổ, có thể dễ dàng nhận ra điều đó.

Thêm nữa là biển tên chùa. Tại sao chữ Việt lại không thể đưa lên trên cùng, trên chữ tiếng Anh và tiếng Hán nhỉ? Chán thật. Nhưng cũng khớp với cái chính điện, vì lấy tinh thần Trung Hoa Đại Hán làm chủ đạo. Buồn.

Nhiều người (chủ yếu là ở miền Nam) quá quen với chùa Tàu, đến nỗi nếu không màu sắc xanh đỏ vàng là cho rằng không đẹp.

À, bác sửa chữ trong tiêu đề topic đi, chữ Phật viết hoa cho đúng.

tibet3217
09-04-2009, 12:58
Cái chánh điện này chả có một tí gì Việt Nam. Tượng Tam thế Phật của Việt Nam hoàn toàn khác, rất riêng, rất riêng. Trong topic về chùa tôi đã chụp khá nhiều tượng Phật Tam thế chùa cổ, có thể dễ dàng nhận ra điều đó.

Thêm nữa là biển tên chùa. Tại sao chữ Việt lại không thể đưa lên trên cùng, trên chữ tiếng Anh và tiếng Hán nhỉ? Chán thật. Nhưng cũng khớp với cái chính điện, vì lấy tinh thần Trung Hoa Đại Hán làm chủ đạo. Buồn.

Nhiều người (chủ yếu là ở miền Nam) quá quen với chùa Tàu, đến nỗi nếu không màu sắc xanh đỏ vàng là cho rằng không đẹp.

À, bác sửa chữ trong tiêu đề topic đi, chữ Phật viết hoa cho đúng.

Chẳng biết sửa tiêu đề bằng cách nào . Cái nút edit biến đi đâu đấy.
Không hẳn người miền Nam là thích xanh , đỏ , tím , vàng đâu bạn mà do trí thức lịch sử và óc thẩm mỹ cá nhân thôi . Dạo này nghe nói các tượng cổ ở ngoài Bắc đang được " trùng tu " vàng chóe mà đau cả lòng

Chitto
09-04-2009, 13:33
À, bài quá cũ bác không sửa được. Tôi mạn phép bác sửa rồi.


... khoảng 20 phút sau chúng tôi đã có cơ hội chiêm ngưỡng xá lợi . Có rất nhiều Thầy đứng xung quanh xá lợi và giải thích điều gì đó bằng tiếng Tạng . Tôi không hiểu và thật sự cũng không cần hiểu lắm vì trước mặt tôi , giữa một khung kiếng nhỏ , trong một cái tháp bằng kim loại tôi thấy lóng lánh một vật nhỏ . Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy xá lợi Phật .


Hỏi ngoài bác một chút, nếu xét về mặt lịch sử - khoa học, bác có nghĩ rằng Xá lợi (Xá lị) được trưng bày đó là Di thể của Phật thật sự không?

Gần đây tôi thấy có sự rầm rộ của "trưng bày Xá lợi Phật và các Thánh tăng", rồi thấy chụp ảnh đề là Xá lợi Máu, Xá lợi Tóc, Xá lợi Mỡ, Xá lợi Xương... của Phật Thích Ca, của Đại Mục Kiền Liên, A Nan Đà,... Rồi đi kèm với nó là những câu chuyện nực cười như Xá lợi chỉ được để trong hai cái vali, mọi người lễ lạy hai cái vali đó, không được đem ra; rồi để cái tháp nhỏ nói rằng có Xá lợi Phật ở trong lên đầu để cầu xin cái nọ cái kia.

Nói chung là rất bất tịnh.

Tất nhiên với một Phật tử thì mong muốn thấy Xá lợi là chính đáng. Tuy nhiên niềm tin vào một vật thể là Xá lợi Phật khi chưa kiểm chứng được là đem lại điều tốt lành (cho ta và cho mọi người), thì có nên không ạ?

Theo bác, bên cạnh "Xá lợi" chân chính, vĩnh viễn bất hoại là Giáo pháp ra, Phật có thực sự (nên) để lại xá lợi vật thể không?

(Còn về chuyện tượng Phật, nếu bác không bận, mong muốn bác cùng tham gia topic về Chùa ở bên box Phượt theo chủ đề)

Aces
10-04-2009, 16:48
Sodi spam một chút liên quan đến cái chùa Viên Giác. Ở Bhodgaya có 2 chùa Việt Nam, một là Phật quốc tự do thầy Huyền Diệu trụ trì và chùa Viên Giác này. Hồi mình đến đây, thấy 2 chùa này không có ưa nhau, hik lòng Phật nhưng cũng không được tĩnh tâm cho lắm. Vào cái sảnh trong của chùa Viên Giác như ks 5 sao ý, rất hoành tráng, tòa nhà đó xây 5,6 tầng, tụi mình một lũ sinh viên kéo vào thăm quan nhưng thấy các thầy cô sư trong đó không nhiệt tình, cứ nhìn tụi mình nghi ngờ (vì bọn mình lỡ mồm bảo là đang ở tại bên chùa VN kia nên họ nghĩ sang spy thì phải). Buồn thế đấy!

Btw cảm ơn Tibet3217 vì những bài viết về đất Phật, đọc mà nhớ quá, mình cũng đã đi tất cả các thánh tích của Phật từ năm 2001, xem các bức ảnh của bác mà thèm và nhớ quá. Đợt tới có bác nào ở đây có chuyến đất phật thì cho mình xin 1 suất nhé (prefer tầm cuối năm 2009 để tránh cái nóng ở India)

tibet3217
10-04-2009, 18:27
À, bài quá cũ bác không sửa được. Tôi mạn phép bác sửa rồi.



Hỏi ngoài bác một chút, nếu xét về mặt lịch sử - khoa học, bác có nghĩ rằng Xá lợi (Xá lị) được trưng bày đó là Di thể của Phật thật sự không?

Gần đây tôi thấy có sự rầm rộ của "trưng bày Xá lợi Phật và các Thánh tăng", rồi thấy chụp ảnh đề là Xá lợi Máu, Xá lợi Tóc, Xá lợi Mỡ, Xá lợi Xương... của Phật Thích Ca, của Đại Mục Kiền Liên, A Nan Đà,... Rồi đi kèm với nó là những câu chuyện nực cười như Xá lợi chỉ được để trong hai cái vali, mọi người lễ lạy hai cái vali đó, không được đem ra; rồi để cái tháp nhỏ nói rằng có Xá lợi Phật ở trong lên đầu để cầu xin cái nọ cái kia.

Nói chung là rất bất tịnh.

Tất nhiên với một Phật tử thì mong muốn thấy Xá lợi là chính đáng. Tuy nhiên niềm tin vào một vật thể là Xá lợi Phật khi chưa kiểm chứng được là đem lại điều tốt lành (cho ta và cho mọi người), thì có nên không ạ?

Theo bác, bên cạnh "Xá lợi" chân chính, vĩnh viễn bất hoại là Giáo pháp ra, Phật có thực sự (nên) để lại xá lợi vật thể không?

(Còn về chuyện tượng Phật, nếu bác không bận, mong muốn bác cùng tham gia topic về Chùa ở bên box Phượt theo chủ đề)

Lịch sử Phật giáo cũng có ghi chép rằng sau khi thi hài của Phật được hỏa thiêu , thì phần tro cốt được chia cho nhiều nơi cất giữ để thờ cúng nên tôi tin phần xá lợi của Phật là có thật .

Lần đầu tiên tôi được xem xá lợi Phật là ở chùa Vạn Đức - Sài Gòn nhưng thật tình lúc ấy tôi chẳng nhìn thấy gì trong cái tháp nhỏ nhưng tôi không dám nói vì tôi nghe mọi người nói rằng nếu thành tâm thì mới nhìn thấy . Hỏi những người xung quanh thì ai cũng nói thấy , thậm chí còn mô tả nó lanh lanh , lung linh như những viên ngọc tỏa hào quang ....

Sau này có một người bạn nói với tôi rằng , do xá lợi Phật là tro xương nên muốn nhìn thấy phải nhìn nghiêng từ trên xuống , mới thấy được . Và lần này trên đất Ấn Độ , tôi nhìn theo cách ấy và đã nhìn thấy

Với tôi , xá lợi là một phần thân thể Phật , tôi chiêm ngưỡng vì cái tâm ngưỡng mộ chứ không phải vì cái sự thần thánh hóa mà người đời sau này đã làm .

Còn bác hỏi Phật và các vị bồ tát có nên để lại xá lợi hay không thì theo tôi nghĩ các đó vượt quá sự giải quyết của các Vị . Khi các Vị nhập Niết Bàn thì phần thân thể còn lại là do ý chúng sanh quyết định . Theo tôi nghĩ , chẳng có Vị nào đã thấm nhuần hai chữ "vô thường" mà lại quan tâm đến cái " sắc tức là không , không tức là sắc " cả .

blackrider
11-04-2009, 07:58
Ừm chào bạn, theo Phật giáo thì Xá lợi chính là do công năng tu tập mà thành, do công phu kết tập của Giới, Định, Tuệ do đó sẽ khó hoặc không có khả năng là giả được. Ngoài ra, trong lịch sử Phật giáo cũng đã ghi rõ ràng rằng sau khi Ngài nhập diệt và làm lễ trà tỳ thì xá lợi đã được ra thành 8 phần cho 8 vương quốc thời đó.

Các bậc cao tăng đắc đạo cũng có thể có xá lợi chứ không chỉ mình Đức Phật mới có, điều này có thể kiểm chứng qua trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức hiện được lưu trữ như báu vật của Việt Nam.

Còn về phần kiểm chứng thì làm để làm gì, cách gì để kiểm chứng, so sánh với tiêu chí gì để biết thật giả theo tôi nghĩ thì với tâm thức của con người bình thường sẽ không có khả năng làm được vấn đề này.

Còn về những điều như để trong hai vali, ...này kia thì tôi cũng mới được nghe lần đầu nên không biết phải nói ra sao về vấn đề này.

Ngoài ra, tôi cũng đã có duyên lành được chiêm ngưỡng và đảnh lễ xá lợi Đức Phật. Theo tôi, khi đảnh lễ trước tượng hoặc Xá lợi thì là đảnh lễ trước Đấng Giác ngộ, trước nhân cách vô cùng cao thượng cũng như trí tuệ và công phu của Ngài và đây mới là phần quan trọng. Còn các vấn đề như nhiều người nói thì tôi không quan tâm.

Chitto
11-04-2009, 10:18
Ừm chào bạn, theo Phật giáo thì Xá lợi chính là do công năng tu tập mà thành, do công phu kết tập của Giới, Định, Tuệ do đó sẽ khó hoặc không có khả năng là giả được.

Theo tôi, khi đảnh lễ trước tượng hoặc Xá lợi thì là đảnh lễ trước Đấng Giác ngộ, trước nhân cách vô cùng cao thượng cũng như trí tuệ và công phu của Ngài và đây mới là phần quan trọng. Còn các vấn đề như nhiều người nói thì tôi không quan tâm.


Theo tôi, câu trên không chính xác rồi. Chỉ thấy nói là Xá lợi thì không thể bị hủy hoại thôi, chứ không phải không là giả được. Cũng chính vì không thể biết được đó là giả, nên nói là "không có khả năng là giả" là không đúng.

Chẳng qua dạo này thấy phong trào "trưng bày lưu động" Xá lợi Phật quá nhiều, lâu lâu lại thấy tin Xá lợi được bày ở đây, ở kia, chuyển đến nơi này nơi kia, nên thấy có vấn đề. Bạn có thể xem ở link sau:
http://www.giacngo.vn/thoisu/2009/03/06/7E4218/

Nghĩ được như bạn thì quá tốt rồi. Có điều bao nhiêu người nghĩ vậy, và bao nhiêu người đến để xem như một vật hiếm, kỳ lạ, tương tự một cuộc trưng bày đá quý?

Xưa, các vua giữ xá lợi Phật trong bảo tháp, và Phật tử phải đến để chiêm bái, quá trình kinh hành đó cũng là để thể hiện chính tín của mình. Giờ thì người ta mang Xá lợi Phật đi khắp nơi trong những túi, những hộp, liệu điều đó có nên với di thể Phật?

(Hơn nữa tôi thấy nhiều Xá lợi quá, từ răng, tóc, máu, mỡ, xương sống, xương sọ,... gì cũng có, nên không thấy hợp lý. Chẳng thà tôi thỉnh một tượng nhỏ rồi tin tưởng có Pháp thân Phật ở trong tượng còn hơn)

tibet3217
21-04-2009, 22:18
RAJGIR ( LINH THỨU SƠN ) VÀ NALANDA

.... Ngày cuối cùng tại Bodhgaya chúng tôi quyết định thuê xe di Linh Thứu Sơn và Nalanda . Những thánh tích Phật giáo cách Bodhgaya khoảng 70 Km . Đi Rajgir và Nalanda đều có xe bus với giá rất rẻ nhưng thời gian chờ đợi rất lâu và nhồi nhét kinh hoàng . Chúng tôi lang thang ra bến taxi trước Mahabodhi Temple để tìm xe và trả giá . Mất một thời gian khá lâu , lượn tới lượn lui , kể cả quay về khách sạn để hỏi , chúng tôi mới ưng ý cái giá 600 Rp cho chuyến đi từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều đến Rajgir ( núi Linh Thứu ) và Nalanda .

Đúng 7 giờ sáng , xe đón chúng tôi tại khách sạn . Xe đánh một vòng xung quanh Mahabodhi Temple rồi chạy dọc theo con đường nhỏ đầy bụi men theo sông Nairanjana đã cạn khô trơ cả đáy . Gần cả 2 tiếng đồng hồ sau đó , xe đưa chúng tôi băng qua những con đường giữa những cánh đồng trồng cải đầy hoa . Và khi chúng tôi bắt đầu nhìn thấy ngọn núi đá mờ mờ đằng xa thì phong cảnh hai bên đường cũng bắt đầu thay đổi với những bụi cây thưa thớt và những mảnh đất khô cằn . Nhưng có một điều không hề thay đổi đó là những thị trấn nghèo nàn phủ đầy bụi , những con người Ấn Độ còm cõi và đông đúc lặng lẽ trong một nhịp sống chậm rãi âm thầm ….

Xe dừng tại khu cáp treo để lên đỉnh Linh Thứu . Chúng tôi mua vé khứ hồi với giá 120Rps/vé. Đó là một số tiền lớn nên người đi cáp khá ít . Dù vậy chúng tôi vẫn phải len lỏi theo 3 vòng rào sắt mới vào được đến nơi lên cáp .

Cáp treo núi Linh Thứu là một loại cáp treo kì lạ nhất trong tất cả cáp treo mà tôi đã từng đi . Tôi không biết nó được xây dựng từ khi nào nhưng rõ ràng nó là một thách thức với tất cả những người phụ nữ yếu tim . Tuyệt đối không thể dùng chữ an toàn để mô tả về cáp treo tại đây khi nó chỉ đơn thuần là những chiếc ghế sắt được nối trên cáp . Bạn phải đứng sẵn ở vạch được vẽ trên nền xi măng , hơi nghiêng người và khi cái ghế sắt ( cabin cáp treo ) trờ tới , bạn phải xoay người lại ngồi phóc lên chiếc ghế đang trên đà bay thẳng về phía trước . Sau khi bạn đã yên vị , cách đó khoảng vài bước chân là một người đợi sẵn với nhiệm vụ gạt thanh sắt chắn giữa cái ghế để bạn có thêm chút xíu cảm giác hoang tưởng rằng vịn vào thanh sắt đó mình sẽ an toàn hơn. Rồi chiếc ghế đột nhiên bay lên , bạn sẽ thấy mình chơ vơ giữa rừng cây , giữa những tảng đá xám lởm chởm bên dưới. Nhưng rồi cảm giác lo lắng đó sẽ tan biến sau vài phút nhường chỗ cho một cảm giác phấn khích. Chưa bao giờ bạn gần gũi với thiên nhiên đến thế , chưa bao giờ bạn đang trôi trên một không gian với đôi chân đung đưa ngoài không trung và hít thở đến tận cùng bầu không khí thoáng đãng đang tràn ngập xung quanh .

Sau khoảng 15 phút đi cáp , điểm dừng là Tháp Hòa Bình do Nhật Bản xây dựng trên đỉnh núi . Tháp có hình tròn được sơn màu trắng trông đồ sộ nhưng thanh thoát . Ấn tượng nhất là cái cổng được làm theo kiến trúc của cồng Thần Đạo Nhật Bản . Trên đỉnh núi lãng đãng mây trời, cái cổng đó càng làm tăng thêm chất Thiền ….

Kế bên Tháp Hòa Bình là một ngôi chùa nhỏ của người Nhật , phần chánh điện được trang hoàng khá đơn giản theo phong cách Nhật . Đang giờ hành lễ , một thầy ngồi bên chiếc trống lớn luôn tay gõ từng nhịp đều đặn , miệng đọc lớn một câu chú ( giống như Niệm Phật ở Việt Nam ) . Các đoàn khách hành hương lẳng lặng xếp hàng lễ Phật rồi đến kế bên Thầy để thầy cho lộc chùa là những viên đường nhỏ nhắn xinh xắn như những ngôi sao nhỏ . Có lẽ Thầy biết việc leo núi dễ làm người ta mau mệt và những viên đường kia sẽ giúp người ta mau lại sức . Tôi vốn đã ngưỡng mộ người Nhật , sau việc này càng ngưỡng mộ thêm . Làm sao họ lại tinh tế như thế trong việc thu phục tình cảm của mọi người …. ?

Chúng tôi không có duyên với Linh Thứu Sơn . Đặt chân lên đến tháp Hòa Bình , chúng tôi cứ nghĩ đó là đỉnh Linh Thứu , nơi đức Budha đã từng giảng những bài kinh quan trọng nhất , và cũng là nơi xuất phát câu chuyện “ Niêm Hoa vi tiếu “ mà sư phụ của tôi đã kể khi tôi hỏi vì sao tượng Phật ở Tuệ Quang nói riêng và dòng Thiền Trúc Lâm nói chung lại cầm hoa sen . Lang thang khoảng nửa tiếng đồng hồ ở đó chúng tôi quyết định đi cáp xuống để còn kịp qua Nalanda . Mãi sau này chúng tôi mới biết , nơi chúng tôi đặt chân đến không phải là đỉnh Linh Thứu mà là đỉnh Kì Xà Quật . Từ đỉnh Kì Xà Quật đi sang đỉnh Linh Thứu và các hang động , nơi tu tập của các vị Ananda , Mục Kiền Liên là một quãng đường khá xa .

Rời khỏi Linh Thứu Sơn , chúng tôi sang Nalanda trong cái nắng đổ lửa . Cái nắng nóng đã làm chúng tôi xuống sức một cách nhanh chóng nên sự hào hứng với Nalanda , trường Phật hoc đầu tiên , nơi sản sinh ra những danh tài Phật học như Vô Trước , Đường Huyền Trang …. , đã giảm đi rất nhiều . May mắn thay , sau khi mua vé 100Rps / người chúng tôi hân hoan bước trên con đường dẫn vào khu phế tích xanh rì một màu xanh của hàng cây vô ưu tươi tốt và một bãi cỏ lớn

Khu phế tích khá rộng với những bờ tường đỏ gạch , những bậc thang rêu phong , những chiếc giếng sâu hun hút và những đường diềm trang trí , những hoa tiết điêu khắc làm tôi như tê liệt vì một cảm giác ngưỡng mộ . Không còn nghi ngờ gì nữa , chắc chắn đây đã từng là một trường Phật học to lớn và vĩ đại nhất thế giới .

Đáng tiếc là với vốn kiến thức ít ỏi của mình , chúng tôi không thể bắt những phế tích kia kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thú vị liên quan đến lịch sử Phật giáo . Đành núp trong bóng râm đứng thở và nhìn mãi ra những phế tích đang nằm im lìm mệt mỏi giữa buổi trưa hầm hập nóng .

Điểm nhấn cuối cùng ở Nalanda làm tôi nhớ mãi lại không liên quan đến Phật giáo . Trên đường quay trở ra , chúng tôi thấy một đoàn học sinh cấp 3 đi vào . Các em đứng xúm xít xung quanh một người Thầy đang sang sảng kể một câu chuyện gì đó nghe rất chăm chú , nhiều em ghi chép rất cẩn thận . Tôi nghĩ chắc là một giờ học ngoại khóa của học sinh . Hỏi ra mới biết đó là giờ học lịch sử . Nghe xong , tôi thoáng nhớ đến những giờ lịch sử tôi phải giảng chay , việc tôi phải giành giật với nhiều đồng nghiệp để có thể dẫn học sinh xuống phòng nghe nhìn để cho các em xem phim , xem hình , để hứng thú hơn với môn lịch sử mà chạnh lòng xót xa ….

Về nước , trong giờ lịch sử đầu tiên , tôi nói với các em học sinh của mình … “ Hãy đi , đi ra khỏi Việt Nam một lần thôi , các con sẽ thấy mình sẽ trở thành một con người khác …. Kể cả kiến thức và tư duy … ! “

https://img511.imageshack.us/img511/9287/hinh1c.jpg

Đường đi Rajgir băng qua những cánh đồng cải vàng vàng

https://img511.imageshack.us/img511/8651/hnh2.jpg[/URL]

... Băng qua những khu ổ chuột đầy rác

https://img511.imageshack.us/img511/7812/hinh3.jpg[/URL]

và băng qua dòng sông cạn trơ cả đáy

tibet3217
21-04-2009, 22:30
https://img511.imageshack.us/img511/3308/hinh4.jpg

Đường bộ lên đỉnh Linh Thứu Sơn

https://img511.imageshack.us/img511/6041/hinh5.jpg

Cáp treo lên đỉnh Linh Thứu

https://img511.imageshack.us/img511/6041/hinh5.jpg

https://img511.imageshack.us/img511/8255/hinh6.jpg

Tháp hòa bình trên đỉnh Kì Xà Quật

https://img511.imageshack.us/img511/6653/hinh8.jpg

Tượng Phật trên tháp Hòa bình

https://img511.imageshack.us/img511/8929/hinh9.jpg

Cổng thần đạo trên đỉnh

tibet3217
21-04-2009, 22:58
https://img156.imageshack.us/img156/2016/hinh10.jpg

Tiếng niệm Phật trong gian chùa Nhật làm cho không gian đỉnh núi nhuộm đầy chất Thiền

https://img156.imageshack.us/img156/8018/hinh11.jpg

Đường vào phế tích Nalanda

https://img156.imageshack.us/img156/5523/hinh12.jpg

Những bức tường đỏ như thế này cho ta biết ngày xưa đây là một tu viện to lớn

https://img156.imageshack.us/img156/2461/hinh13.jpg

Dấu thời gian

https://img156.imageshack.us/img156/9493/hinh14.jpg
Phế tích này từng là một chánh điện rộng lớn

tibet3217
21-04-2009, 23:11
https://img156.imageshack.us/img156/2479/hinh16.jpg

Hằng hà sa số Phật

https://img156.imageshack.us/img156/967/hinh17.jpg

Giờ học lịch sử


https://img156.imageshack.us/img156/956/hinh18.jpg
Nalanda

Chitto
23-04-2009, 09:53
RAJGIR ( LINH THỨU SƠN ) VÀ NALANDA

tượng Phật ở Tuệ Quang nói riêng và dòng Thiền Trúc Lâm nói chung lại cầm hoa sen .

Không phải chỉ tượng Phật Thích Ca thuyết pháp ở chùa Tuệ Quang và dòng Thiền Trúc Lâm mới cầm hoa sen, mà ở miền Bắc thì hầu như tất cả các chùa với hệ thống tượng "Ba tầng chín pho" thì pho Thích Ca thuyết pháp đều cầm hoa sen theo câu chuyện Niêm hoa Vi tiếu cả.

Chùa ở miền Bắc, dù theo Thiền hay Tịnh độ thì pho Thích Ca niêm hoa gần như luôn luôn có. Những pho tượng được làm gần đây như pho tượng đồng khổng lồ chùa Bái Đính, tượng đồng chùa Sóc, cho đến các pho tượng cổ 3 - 4 trăm năm cũng đều có hình thức này.

Chitto
23-04-2009, 10:15
https://img156.imageshack.us/img156/2479/hinh16.jpg

Hằng hà sa số Phật



Bức phù điêu này rất hay, thể hiện các tầng mức khác nhau trong mức độ giác ngộ và phổ độ của Phật, thể hiện qua các "thủ ấn", tức là các thế của tay.

Từ dưới lên, tầng dưới cùng là thủ ấn Xúc địa ở tay phải, tay phải chạm xuống đất, tay trái hướng lên trời. Có thuyết thì nói đây là lúc Phật phát nguyện tìm ra con đường giải thoát, lấy đất và trời làm chứng; có thuyết thì nói là hàng phục ma quỉ ở dưới đất và trên trời.

Tầng thứ hai thì tay trái đã để ngửa trong lòng, thuộc về đại định.

Tầng thứ ba thì Phật đã ở trạng thái Đại định, hai tay để ngửa trong lòng, bắt thủ ấn thiền định, tức là đã ở trạng thái Giác ngộ hoàn toàn.

Đến tầng thứ tư, trên cùng, thì hai tay trong thủ ấn Chuyển pháp luân, tức là khi bắt đầu thuyết pháp, truyền giảng chân lý; là giai đoạn sau khi Thành đạo.

Bốn tầng tượng trưng 4 giai đoạn của Phật.

Akhin
22-09-2010, 14:08
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000770.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000727.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000731.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000768.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000730.jpg

Kapilavatthu là kinh thành quê hương của Thái tử Siddhattha, nhưng không phải nơi ngài ra đời.
Như trong Nidànakatthà (Duyên Khởi Luận), phần giới thiệu truyện Tiền Thân hay Bổn Sanh (Jàtakas)
kể câu chuyện thần thoại về hoàng hậu Màyà đã bốn mươi tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đã lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sinh con và nhờ mẫu thân Yasodharà bảo dưỡng. Cuộc hành trình bằng xe ngựa hay xe bò cọc cạch lắc lư trên những con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sảnxảy ra sớm trước khi về đến Devadaha. Gần làng Lumbini (Lâm-tỳ-ni, nay là Rumindai) giữa trời không có nhà cửa che chở, chỉ có được tàng cây sàla (tên khoa học Shorea Robusta) và cũng không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, hoàng tử ấu nhi Siddhattha sinh ra đời khoảng tháng năm, năm 563 trước CN.

Lumbini được các nhà khảo cổ khai quật năm 1896. Di chỉ quan trọng nhất được tìm thấy nơi ấy là một
thạch trụ cao 6m5 do hoàng đế Asoka (A-dục) dựng năm 245 trước CN với lời ghi:
“Hai mươi lăm năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (Thiên Ái Thiện Kiến, tức Adục) ngự đến đây chiêm bái, vì đức Phật Thích-ca Mâu Ni, bậc Hiền Nhân của bộ tộc Thích-Ca, đã đản sinh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc một tượng bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ 1/4 theo lệ thường xuống 1/8”.
Hơn nữa, một phiến đá có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai sau CN được tìm ra ở Lumbini và được lưu trữ tại một ngôi chùa nhỏ tại địa phương. Phiến đá cho thấy hoàng hậu Màyà sinh hoàng tử trong lúc đang đứng vịn cành cây sàla. Hình như sinh con lúc đứng là một phong tục thời ấy.

Trích ảnh từ nhiều nguồn và :
Đức Phật Lịch Sử - H.W. Schumann (1982)
M. O'C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)

Akhin
22-09-2010, 14:22
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000810.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000821.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000823.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000824.jpg

Xứ cộng hòa của bộ tộc Sakiyas (hay Sakya, Sakka, Thích-ca) thủ đô là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và vùng lãnh thổ cổ sơ hiện nay bị ranh giới Ấn Ðộ -Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này. Ðức Phật là một người trong giới quý tộc Thích-ca.

Khi thời điểm giã từ thế tục đã đến, thái tử bảo người quản xa Channa (Xa-nặc) đặt yên cương vào ngựa, nhưng chính chàng lại muốn thấy mặt hài nhi trước khi xuất hành. Khi chàng bước vào phòng công chúa Bhaddakaccànà đang ngủ, ngọn đèn dầu đã tắt và vì bà mẹ trẻ ấy ôm lấy đầu con thơ trong dáng điệu che chở, nên thái tử không thể nào nhìn mặt con mình được. Thế là sau đó, chẳng nhìn được mặt con, chàng rời thành Kapilavatthu lúc nửa đêm cỡi ngựa Kanthaka (Kiền-trắc) cùng với Channa, đến đông môn của kinh thành đã được đóng chặt và canh gát nghiêm ngặt lại nhờ thần lực của chư Thiên mở ra cho chàng.

Akhin
22-09-2010, 14:40
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000809.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000792.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000807.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000802.jpg

Cách Tilaurakot khoảng 1 km về hướng Tây Nam là vườn cây Nigrodha thuộc làng Kudan, nơi vua Tịnh Phạn hội ngộ với Đức Phật sau 13 năm trời xa cách với biết bao thương nhớ và hy vọng mà phụ hoàng đã dành cho thái tử. Vì vậy, đức vua đã yêu cầu Phật, sau này bất cứ ai muốn trở thành sa môn thì phải được sự chấp thuận của cha mẹ, nếu họ còn sống. Đức Phật chấp nhận lời đề nghị của vua cha. Tại nơi đây, vua Tịnh Phạn đã sắc lệnh cho xây dựng ngôi tịnh xá tên là Nigrodhamma, Tại ngôi tịnh xá này, Đức Phật đã trải qua mùa an cư thứ 15 và thuyết một số bài kinh tiêu biểu như: Tiểu Kinh Khổ Uẩn (số 14), kinh Mật Hoàn (số 18) … thuộc Trung Bộ kinh...

Giữ đúng lời hứa với tôn giả Kàludàyin, đức Phật khởi hành trở về Kapilavatthu ngay khi mùa mưa gió chấm dứt. Ngài không du hành một mình: tôn giả Sàriputta và một số Tỳ-kheo khác theo hầu ngài. Lộ trình dài 60 do-tuần. Một do-tuần (yojana): là một đoạn đường mà một con bò kéo cày có thể đi được,
độ chừng 10 km. Ðức Phật Gotama phải dành sáu mươi ngày để đi khoảng đường 600 km giữa Ràjagaha và Kapilavatthu. Sau khi đi được một phần tư lộ trình lên phía tây bắc, ngài phải vượt qua sông Hằng.

Akhin
22-09-2010, 14:46
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000867.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/P1000868.jpg

Từ cửa thành Đông, lần theo lối mòn hướng về phương Bắc khoảng 2 cây số chúng ta thấy có hai nền gạch một lớn một nhỏ nằm trong khu đất trũng dưới mặt đường khoảng 3m. Chúng ta không thể ngờ rằng, hai ngôi mộ được cho là của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Māyā) vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, mặc dù điều này vẫn đang được nghiên cứu chứng minh về sự thật. Người dân cho biết rằng, ngôi mộ lớn là của Vua Tịnh Phạn và ngôi mộ nhỏ là của hoàng hậu Ma Da.

Akhin
23-09-2010, 14:21
Đến Nepal thường sẽ đến kathmandu, cũng như đến Kathmandu không thể bỏ qua Swayambhunath Stupa và Bouddhanath Stupa. Ở đây tôi xin nói về truyền thuyết Kathmandu và truyền thuyết đại bảo tháp.
Từ xa xưa, cách đây hàng triệu năm trước Đức Văn Thù (Manjusri) từ Ngũ Đài Sơn bay sang, lúc đó Kathmandu là một hồ nước rộng mênh mông bao quanh bởi dãy hy mã lạp sơn và những rặng núi cao vút trời, ngài đã đặt chân đến ngọn đồi Swayambhunath và phát lời nguyện xẻ núi thoát nước để kathmandu thành một vùng đất linh thiêng nơi có nhiều tụ viện và thánh tích. Hiện nay nhiều người không để ý đến một ngôi tháp nhỏ thờ Đức Văn Thù cũng chính là nơi ngài đặt chân đến ngọn đồi này và phát lời nguyện phát triển giáo pháp tại đây.

https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/DSCN3391.jpg
Tháp Văn Thù nằm phía trong cổng

Swayambhunath Stupa do chư Thiên xây từ thời một vị cổ Phật và linh thiêng đến nỗi vào nửa đêm ngày 15/6 hàng năm trên bầu trời đều xuất hiện 3 ngọn tháp hiện lên rõ ràng trên không trung, vì thế cứ đến tối ngày 15 mọi người dân đều đến đây để cầu nguyện cát tường. Có khi những đại lễ lớn có xá lợi từ trên bảo tháp rơi xuống.

https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/relics.jpg

Có một điều không thể nói đến qua những bức ảnh, đó là tinh thần. Tinh thần của con người, tinh thần của bảo tháp. Ngoài sự cổ kính, kỳ vĩ và huyền ảo, khi bạn đến Swayambhunath bạn sẽ sững sờ bời không khí đậm đặc tâm linh, bạn hãy lặng im và cảm nhận.


https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/buddhaeyes.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/swayambhunath.jpg

Ảnh từ nhiều nguồn và thông tin cũng vậy.

Akhin
23-09-2010, 15:26
Bảo tháp (Stupa) hiện tại ở Bodha, nơi mà người Tây Tạng gọi là Jarungkhasor nghĩa là "Khi đã được phép xây dựng thì mọi trở ngại đều được khắc phục", tọa lạc giữa thung lũng Kathmandu , với các rặng núi bao quanh, giống như viên ngọc giữa một mandala thiên nhiên. Đây là tâm điểm của tất cả sự rung động trong thung lũng. Đây chính là nơi chứa Pháp thân vốn là Tâm của 10 phương 3 đời chư Phật, chư Bồ Tát.

Vua Triondetsen lại nói với Đạo sư Liên Hoa Sanh:" Thưa Đại Sư! Xin ngài nói cho chúng tôi biết về lợi ích và phước huệ của việc phục lạy trước Bảo Tháp, đi nhiễu quanh Tháp, chiêm bái và cúng dường, cùng làm công quả cho nơi tập trung của chư Phật quá khứ, tương lai và vị lai?"
Đại sư trả lời: " Thưa Đại Vương! Xin ngài hết sức chú ý nghe tôi nói. Sau khi chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai đã thực sự nhập vào Bảo Tháp mãi mãi, Đại Bảo Tháp này có quyền năng làm cho mọi lợi cầu xin và mọi ý nguyện được thành tực tức khắc và vô cùng, vì Tháp đã trở thành viên ngọc như ý, Yeshey Norbu. Chúng sinh bất cứ ai với tấm lòng trong sạch phục lạy trước Đại Bảo Tháp, nhiễu quanh Tháp và chiêm bái Tháp sẽ đạt được lợi ích và phước huệ không thể nghĩ bàn, vượt cả sự diễn tả của Chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, vì những tảng đã xây thành Bảo Tháp này là để mang lại niềm vui bất khả tư nghị cho loại người. Vì Đại Bảo Tháp Này là nơi nhận Phật Tâm của các vị Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, nên Tháp cũng là nơi chiêm bái của người phàm tục cũng như chư thiên. Đối với người và các vị thần, bất cứ lời cầu xin hay khấn nguyện nào trước Tháp này cũng sẽ được ban cho sự như ý, cả thành tựu tối thượng và quyền năng tâm linh cũng có thể đạt được . . .

Trích từ : Huyền thoại đại bảo tháp (http://www.dharmaweb.org/index.php/Book:_The_Legend_of_the_Great_Stupa_Jarungkhasor)


https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/2602148306_54171f84f1_z.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/IMG_0361_Kathmandu_Bodnath-1.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/boude-1.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/bd5.jpg
https://i264.photobucket.com/albums/ii199/ITLJSC/bd3.jpg

minhnguyet22
08-11-2011, 21:49
Như vạy là bác Tibet ở Bohdgaya 3 ngày phải không ạ, tôi đi đến đó dự định vào ngày 1/2/2012 đéntruwa ngày hôm sau là đi varanasi không biết như vậy có ngắn quá không bác tư vấn cho tôi với. tks

tibet3217
09-11-2011, 21:17
To Minh Nguyet22 : Bohdagaya là thánh địa quan trọng nhất của Phật giáo mà bạn chỉ dành cho khoảng 1 ngày để lưu lại thì quả thật là hơi đáng tiếc . Nhưng Phật có dạy vạn vật tùy duyên nên bạn cũng đừng bận tâm quá về vấn đề thời gian . Chỉ cần đảnh lễ xung quanh tháp và ngồi thiền 1 tiếng đông hồ thôi cũng là hội đủ bao nhiêu phước đức rồi .

minhnguyet22
10-11-2011, 16:29
Bác Tibet ơi, ngoài ra khi đến đất Phật chúng ta còn làm thủ tục lễ, thiền, vật lưu niệm ... như thế nào?

Tôi đi từ 22/1 đến 6/2/2012, đang ngại nhất vụ vé tàu India và đoạn từ Bhairahawa đi Kushinaga (bác đi taxi, chắc là cũng phải đi taxi cho yên tâm)

Có mấy chặng tàu sau, bác tư vấn hộ xem thế nào cho nhẹ nhàng nhất (ít phải đi tàu)

1. Gorakhpur - Varanasi
2. Varanasi - Gaya
3. Gaya - Agra
4. Agra - New Delhi

Tks bác,

tibet3217
11-11-2011, 22:45
To Minhnguyet22 :
- Chuyến đi của tôi đã lâu rồi nên e rằng những tư vấn sẽ không chính xác . Nói chung xe lửa là phương tiện giao thông phổ biến của dân Ấn Độ . Nếu bạn có nhiều thời gian thì đi xe lửa là giải pháp hay vì giá rẻ nhưng tiện nghi thì không bằng Việt Nam đâu .
- Còn các thủ tục lễ thì tôi cũng không rành lắm . KHi đến tháp Đại Giác , tôi chỉ làm lễ tam bộ nhất bái xung quanh tháp rồi ngồi đọc chú đại bi thôi .
Chúc bạn có một chuyến hành hương an lạc

langtunguyen
12-11-2011, 07:28
Mình ko chỉ đc thấy rất nhìu loại Xá Lợi Phật mà còn đc chạm vào Xá Lợi máu. Trong lúc 1 số ít phật tử may mắn đc 1 vị sư cho chiêm bái và đãnh lễ, đội xá lợi lên đầu thì ko may 1 vị phật tử làm rơi tháp XL xuống và XL đã văng tung táng ra xung quanh cốc ở của sư ,mọi ng mới cùng nhau nhặt lại. Cảm giác giống như những viên ngọc rubby đỏ, mát, và rất nhỏ. Tuy nhiên vị sư ko bày tỏ sự hối tiếc hay giận gì cả. Chỉ nói vài câu rất hay, đại ý như là, nếu có duyên thờ phượng thì tự khắc XL sẽ tụ lại thôi, rớt trong đây thì chỉ nằm ở đây. Có nhiều ng thỉnh XL về thờ , nhưng tu hành ko chính, tự động XL biến mất luôn.

minhnguyet22
14-11-2011, 21:38
Tham khảo lịch trình một số đoàn đi Ấn Độ, họ có đi qua bảo tàng ở new delhi để xem xá lợi Phật, bác langtunguyen hay bác nào đã đi qua rồi tư vấn cho tôi muốn xem, lễ xá lợi Phật Thích ca thì xem ở đâu được ạ. tks các bác.

langtunguyen
15-11-2011, 06:11
Ngày trước khi chùa Kì Viên quận 3 chưa xây dựng lại thì hàng năm vào những ngày rằm lớn có cho chiêm bái Xá Lợi Phật . Bây giờ đang xây lại nên ko còn nữa, để khi nào có dịp chùa nào có cho chiêm bái thì m sẽ báo cho mọi người biết. Đó là bên Tiểu thừa Phật giáo Nam Tông, còn bên đại thừa Bắc Tông có tổ chức chiêm bái Xá Lợi Phật ko thì m ko rành.

minhnguyet22
15-11-2011, 17:42
Ý tôi hỏi là bên Ấn Độ cơ, theo tôi biết theo truyền thuyết khi đức Phật nhập niết bàn thì các đệ tử hỏa thiêu và xá lợi được chia làm nhiều phần và chia cho các quốc gia mang về thờ, vậy phần đó hiện nay ở đâu? Các xá lợi đó ở Ấn Độ hiện nay được trưng bày ở đâu.