PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Đồ dùng Y Tế cần thiết và các cách sơ cứu cần thiết khi đi Phượt



duongquangminh
21-09-2011, 09:31
Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat

duongquangminh
21-09-2011, 10:26
Bài 2 : Các phương pháp cầm máu thông thường

Khi đi Phượt chúng ta không tránh được 1 số tại nạn đáng tiếc sảy ra dưới đây là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương. Mục đích của việc cầm máu tạm thời là nhanh chóng làm ngưng chảy máu vì nếu mất máu nhiều, nạn nhân sẽ bị sốc nặng.
1. Băng ép
Đặt một lớp gạc và bông thấm nước phủ kín vết thương, sau đó đặt một lớp bông mỡ (có tác dụng đàn hồi và không thấm nước) dày lên trên; lớp này càng dày thì tạo được sự nén ép càng cao; sức ép chỉ tập trung ở vị trí có lớp bông mỡ nên không cản trở tuần hoàn chung của chi thể. Băng kiểu vòng xoắn hoặc số 8, các vòng băng tương đối chặt, tốt nhất là dùng băng thun. Đây là phương pháp cầm máu cơ bản có thể áp dụng cho mọi vết thương mà không sợ các tai biến.
2. Băng nút
Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. Nhét nút càng chặt thì sức ép càng tăng và tác dụng cầm máu càng tốt. Băng nút thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu hoặc những vùng đặc biệt của cơ thể (như vùng cổ, vùng chậu) mà băng ép thông thường không phát huy được tác dụng cầm máu.
Cách băng nút: Dùng kẹp cầm máu hoặc nỉa nhét gạc vô khuẩn (tốt nhất là khâu sẵn thành cuộn gạc dài 2 cm x 50 cm) nhồi sâu vào tận đáy vết thương, ấn chặt để có tác dụng đè ép, cầm máu; sau đó tiến hành băng ép như trên.
Nhược điểm của băng nút là khi nhét bấc gạc, ta có thể đưa cả dị vật và các mô dập nát vào sâu, gây ô nhiễm vết thương. Do đó, chỉ nên băng nút khi băng ép không hiệu quả và không thể áp dụng được các phương pháp cầm máu khác

(còn tiếp)

duongquangminh
21-09-2011, 10:28
3. Gấp chi tối đa
Là biện pháp cầm máu đơn giản, rất tốt mà mỗi người có thể tự làm ngay sau khi bị thương để cầm máu. Khi chi thể gấp tối đa, các động mạch bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh, có thể làm máu ngưng chảy. Tuy nhiên, phương pháp này không kéo dài được mà chỉ là biện pháp rất tạm thời, phải làm ngay khi bị thương rồi sau đó bổ sung bằng các biện pháp khác. Chi thể bị gấp tối đa thì dễ mỏi và nếu có tổn thương gãy xương đi kèm thì không thực hiện được. Cách làm tuỳ theo vị trí tổn thương:
- Cẳng tay, bàn tay: Gấp cẳng tay vào cánh tay. Nếu phải giữ lâu, có thể cố định tư thế gấp tối đa bằng một vài vòng băng hoặc dùng thắt lưng ghì chặt cổ tay vào phần trên cánh tay.
- Cánh tay: Dùng một vật tày có đường kính chừng 10 cm làm con chèn, kẹp chặt vào nách ở phía trên chỗ chảy máu rồi buộc chặt cánh tay vào thân người.
- Cẳng chân hoặc bàn chân: Nằm ngửa hoặc ngồi, dùng hai tay kéo mạnh cẳng chân ép vào đùi, có thể đệm thêm một cuộn băng vào khoeo.
- Đùi: Nằm ngửa, dùng hai tay kéo mạnh đầu gối để ép chặt đùi vào thân người, có thể dùng dây lưng để ghì mạnh đùi vào thân người.
4. Ấn động mạch
Là động tác dùng ngón tay đè chặt vào động mạch trên đường đi của động mạch từ tim đến vết thương nhằm làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay và nền xương. Đây là biện pháp cầm máu tạm thời rất hiệu nghiệm, chắc chắn mà ít gây đau đớn, không gây rối loạn tuần hoàn ở các chi bị thương, nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẫu về đường đi của các động mạch.
Phương pháp này có nhược điểm là không giữ lâu được vì người ấn nhanh chóng bị mỏi tay. Do đó, đây là động tác xử trí đầu tiên của y tá đối với một vết thương có chảy máu động mạch vừa hoặc lớn. Sau đó, phải sử dụng các biện pháp lâu bền hơn để đảm bảo cầm máu và chuyển nạn nhân về tuyến sau.
Có thể chỉ dùng một ngón tay cái hoặc bốn ngón tay còn lại, có khi sử dụng cả hai ngón tay cái, thậm chí cả nắm tay. Động tác ấn đòi hỏi hết sức khẩn trương nên không cần cởi quần áo người bị thương. Cách làm tuỳ theo vị trí chảy máu:
- Bàn tay và ngón tay: Dùng 2 ngón cái ấn vào động mạch quay (nơi thường bắt mạch trên cổ tay) và động mạch trụ (phía bên kia cổ tay).
- Cẳng tay hoặc phía dưới cánh tay: Ấn động mạch cánh tay (ở mặt trong cánh tay, phía trên vết thương) bằng ngón tay cái hoặc bốn ngón còn lại. Nếu máu còn chảy thì xê dịch ngón tay ra phía trước hoặc phía sau cho tới khi máu ngưng chảy.
- Phía trên cánh tay hoặc hố nách: Dùng ngón tay cái ấn mạnh và sâu vào hố trên xương đòn (ở sát giữa bờ sau của xương đòn) để động mạch bị kẹp vào giữa ngón tay cái và mặt trên xương sườn số 1.
- Đùi, cẳng chân hoặc bàn chân: Dùng 2 ngón tay cái ấn mạnh vào giữa nếp bẹn, các ngón còn lại ôm lấy mặt ngoài và trong của đùi. Có thể thay 2 ngón tay cái bằng cuộn băng chèn vào giữa nếp bẹn.
- Má: Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào động mạch ở cằm, cách góc xương hàm dưới khoảng 3 cm về phía trước

(còn tiếp)

duongquangminh
21-09-2011, 10:30
5. Băng chèn
Cũng là một cách đè ép động mạch trên đường đi của nó từ tim tới vết thương, nhưng đè bằng một vật tương đối rắn. Con chèn được đặt càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn tại chỗ bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc số 8. Các loại vật thể làm con chèn là cuộn băng, miếng gạc cuộn chặt, nút bấc, lọ thuốc nhỏ (kiểu lọ penicillin) hoặc khúc tre, gỗ…, đường kính khoảng 2-3 cm, dài 4-5 cm. Ưu điểm của băng chèn là cầm máu tốt các vết thương động mạch. Những vị trí cụ thể thường áp dụng băng chèn:
- Cánh tay: Khi có vết thương chảy máu ở cánh tay và cẳng tay, đặt một con chèn ở mặt trong cánh tay, phía trên vết thương rồi cố định bằng các vòng băng xiết tương đối chặt. Khi máu tại vết thương còn chảy rất ít hoặc ngưng chảy là được; nếu bắt mạch cổ tay không thấy là đã đè ép được động mạch.
- Hố nách: Đặt một con chèn sâu vào trong hố nách (tốt nhất là dùng một cuộn băng vải) rồi băng tròn vài vòng để đè ép con chèn vào đầu trên động mạch cánh tay, băng tiếp các vòng băng kiểu số 8 để cố định.
- Cổ chân: Áp dụng khi có vết thương chảy máu nhiều ở bàn chân mà băng ép không hiệu quả. Đặt hai con chèn ở cổ chân, một ở phía sau dưới mắt cá trong, một ở phía trước cổ chân theo đường kéo dài ngược lên từ khe ngón chân cái với ngón thứ hai. Băng ép để cố định con chèn.
- Khoeo: Áp dụng khi có chảy máu nhiều ở cẳng chân. Đặt một con chèn có đáy to (tốt nhất là một cuộn băng vải cuộn chặt) vào giữa khoeo, băng vòng tròn vài vòng để đè ép con chèn vào đúng đường đi của động mạch khoeo rồi băng kiểu số 8 để cố định con chèn.
- Nếp bẹn: Áp dụng khi có thương tổn chảy máu động mạch đùi (ở mặt trong đùi). Dùng một cuộn băng to đặt ở giữa nếp bẹn làm con chèn (ở vị trí này, động mạch đùi nằm nông nên có thể dễ dàng bắt mạch để xác định vị trí) dùng tay cố định con chèn ngay phía trên động mạch đùi rồi băng cố định.
- Cổ: Cần có hai người làm. Một người dùng cuộn băng vải làm con chèn ấn vào động mạch cảnh ở phía dưới vết thương (theo bờ trước của khối cơ lớn nhất vùng cổ bên). Người thứ hai đặt một nẹp tre hoặc gỗ để bắc cầu từ đầu tới mặt ngoài vai (phía đối xứng với bên bị thương) rồi cố định chắc hai đầu nẹp. Sau đó, dùng nẹp làm điểm tựa để băng ép con chèn vào đường đi của động mạch cảnh đã được xác định. Như vậy, máu vẫn có thể lên não qua động mạch cảnh ở phía đối diện (phía dưới nẹp). Khi không có điều kiện đặt nẹp, có thể dùng tay phía đối diện của người bị thương thay cho nẹp, sau đó khẩn trương chuyển về tuyến sau để xử trí.

Hết

Bài sau sẽ giới thiệu 1 số phương pháp cố định khi gãy xương

duongquangminh
25-09-2011, 21:54
Bài 3 : Các phương pháp cố định tạm thời khi gãy tay và gãy chân.
Trên đường Phượt tại nạn dễ sảy ra đó là gãy tay và gãy chân vì vậy dưới đây là bài giới thiệu cách băng bó trong nhưng trường hợp tương tự.
Khi gãy xương, đầu xương gãy sắc nhọn dễ đâm rách mạch máu, thần kinh, làm cho nạn nhân mất máu, đau đớn… Vì vậy cần cố định xương gãy để hạn chế đau đớn và tai biến cho bệnh nhân. Cách cố định tạm thời một số loại gãy xương như sau:
* Gãy xương cẳng tay, đặt nẹp (nẹp bằng tre, gỗ) ngắn ở mặt trước cẳng tay đi từ nếp khuỷu đến khớp ngón - bàn; đặt nẹp dài ở mặt sau cẳng tay, từ quá mỏm khuỷu, đối xứng với nẹp ở mặt trước. Buộc cố định 2 nẹp vào bàn tay và cẳng tay. Dùng dây (vải, khăn, băng cuộn) để treo cẳng tay ở tư thế gấp 90 độ. Gãy xương cánh tay: đặt một nẹp ở mặt trong cánh tay, đầu trên lên tới hố nách, đầu dưới sát nếp khuỷu. Mặt ngoài cánh tay đặt một nẹp đầu trên quá khớp vai nách, đầu dưới quá khớp khuỷu. Cố định nẹp ở 2 đoạn: 1/3 trên cánh tay, ở trên khớp khuỷu. Dùng băng tam giác (khăn vuông gấp chéo) hoặc băng cuộn treo cẳng tay vuông góc 90 độ và cuốn một vài vòng băng buộc cánh tay vào thân.
* Gãy xương cẳng chân: đặt 2 nẹp ở mặt trong và mặt ngoài chi gãy đi từ giữa đùi tới quá cổ chân. Băng cố định nẹp vào chi ở các vị trí bàn cổ chân, dưới và trên khớp gối, giữa đùi. Gãy xương đùi: dùng 3 nẹp để cố định, nẹp ở mặt ngoài đi từ hố nách đến quá gót chân; nẹp ở mặt trong đi từ bẹn đến quá gót chân; nẹp ở mặt sau đi từ trên mào chậu đến quá gót chân. Băng cố định nẹp vào chi ở các vị trí: bàn chân, cổ chân, 1/3 trên cẳng chân, trên gối, bẹn, bụng và dưới nách. Buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở ba vị trí cổ chân, đầu gối và đùi. Sau đó chuyển đến bệnh viện để được xử trí.

duongquangminh
28-10-2011, 08:47
Bài 4.Sơ cứu và phòng khi rắn cắn

Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến chúng ra và những người trong đoàn lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối… Do vậy, khi không may bị rắn cắn, nạn nhân phải thật bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc dưới đây:

Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.

Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.

Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.

Điều cần lưu ý

Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.

Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.

Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.

Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.

Đề phòng rắn cắn

Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:

Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.

duongquangminh
28-10-2011, 08:51
Bài 5 : Cầm máu vết thương

Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.
Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Chú ý:

* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.

duongquangminh
16-11-2011, 22:09
Bài 6 : Các thực phẩm nên tránh ăn trên đường Phượt.

Dưới đây là 1 số loại thức ăn kỵ nhau có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đừng ham vui mà bỏ quên.

Mật ong >< sữa >< sữa đậu nành
Thịt gà >< kinh giới
Ba ba >< rau sam
Chuối hột >< mật đường
Trứng vịt >< tỏi
Sữa bò >< cam >< quýt >< bưởi >< chanh
Đường đen >< sữa đậu nành
Hải sản >< trái cây.
Nước chè >< thịt chó
Khoai lang >< hồng >< mận
Gan lợn >< giá đậu
Thịt dê >< dưa hấu
Thịt lợn >< ấu tầu.
Thịt gà >< rau cải
Cải thìa >< thịt chó
Quả lê >< thịt ngỗng
Thịt rắn >< củ cải xào
Cá chép >< cam thảo
Chuối tiêu >< khoai môn
Ba ba >< rau dền

duongquangminh
16-11-2011, 23:09
Bài 7 : Sơ cứu khi bạn đồng hành ngất xỉu !!!!

Ngất xỉu có thể là phản ứng khi bị đau hay sợ sệt hoặc do tức tối, kiệt sức và đói,hoạt động thể chất, đặc biệt là ở nơi nóng bức mà trên đường đi chúng ta hay gặp phải. Máu chảy xuống phần phía dưới cơ thể làm giảm lượng máu hiện có trong não.

** Cách nhận biết

Cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi trộm.
Bệnh nhân sẽ ngã xuống sàn.
Mạch đập chậm.
Da nhợt nhạt, mắt mờ.
Bệnh nhân sẽ ngã xuống rất nguy hiểm.

**Những điều nên làm

Đặt bệnh nhân nằm xuống, nâng và đỡ chân bệnh nhân lên.
Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành; nếu cần thiết thì hãy mở cửa sổ ra.
Trấn an khi bệnh nhân tỉnh lại và làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái. giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.
Tìm xem bệnh nhân có còn bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và sơ cứu cho bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân không hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở tư thế dễ hồi sức .
Nếu bệnh nhẩn bắt đầu cảm thấy muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa hai đầu gối họ và bảo họ hít sâu vào.

Lantrailt
20-11-2011, 18:14
Bài 6 : Các thực phẩm nên tránh ăn trên đường Phượt.

Dưới đây là 1 số loại thức ăn kỵ nhau có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đừng ham vui mà bỏ quên.


Hải sản >< trái cây.

Thịt gà >< rau cải


Hic hic 2 món này mình thấy nhiều người hay ăn.
Có nghe nói hải sản - trái cây, ai yếu bụng dễ gặp anh Tào Tháo còn không hiểu ảnh hưởng tính mạng ntn.
Thịt gà - rau cải thì cũng từng ăn :D, mà chưa thấy sao cả :gun. Tuy nhiên, không rõ là cải thảo - cải ngọt - hay cải đắng... hay là cải gì bạn nhỉ? Hay cả họ nhà cải? :S

duongquangminh
20-11-2011, 20:18
Hic hic 2 món này mình thấy nhiều người hay ăn.
Có nghe nói hải sản - trái cây, ai yếu bụng dễ gặp anh Tào Tháo còn không hiểu ảnh hưởng tính mạng ntn.
Thịt gà - rau cải thì cũng từng ăn :D, mà chưa thấy sao cả :gun. Tuy nhiên, không rõ là cải thảo - cải ngọt - hay cải đắng... hay là cải gì bạn nhỉ? Hay cả họ nhà cải? :S

Cám ơn câu hỏi mà bạn đặt ra.Các đồ ăn trên theo khoa học khi chế biến sẽ có 1 số loại chất,vitamin,..kỵ nhau sau khi chế biến các chất trên sẽ chuyển hóa thành các chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể. Tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người nữa bạn ạ.Có thể khởi phát ngay lập tức hoặc có thể tích tụ trong cơ thể để đến 1 lúc nào đó phát bệnh
Khi kết hợp giữa thịt gà và rau cải có câu như thế này bạn ạ : Âm dương khí huyết thoát vào hư vô (sưu tầm)
Còn về rau cải thì hầu hết các loại rau cải bạn ạ.Do chúng còn phụ thuộc nhiều yếu tố để gây nguy hại cho cơ thể có thể do thể trạng từng người, do cách chế biến,do địa lý từng vùng...hoặc Cải thìa xào thịt chó .Ăn vào sẽ đi tả và hôn mê.

Lantrailt
21-11-2011, 08:24
Cám ơn câu hỏi mà bạn đặt ra.Các đồ ăn trên theo khoa học khi chế biến sẽ có 1 số loại chất,vitamin,..kỵ nhau sau khi chế biến các chất trên sẽ chuyển hóa thành các chất hóa học gây nguy hại cho cơ thể. Tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người nữa bạn ạ.Có thể khởi phát ngay lập tức hoặc có thể tích tụ trong cơ thể để đến 1 lúc nào đó phát bệnh
Khi kết hợp giữa thịt gà và rau cải có câu như thế này bạn ạ : Âm dương khí huyết thoát vào hư vô (sưu tầm)
Còn về rau cải thì hầu hết các loại rau cải bạn ạ.Do chúng còn phụ thuộc nhiều yếu tố để gây nguy hại cho cơ thể có thể do thể trạng từng người, do cách chế biến,do địa lý từng vùng...hoặc Cải thìa xào thịt chó .Ăn vào sẽ đi tả và hôn mê.
Mấy món kia mình chưa ăn nên không rõ thế nào. Tóm lại, là tùy cơ thể mỗi người đúng không bạn? :P
Tất nhiên, khi đi xa thì cố gắng hạn chế những món ăn lạ hoặc chế biến theo kiểu độc đáo quá, vì dễ làm yếu bụng và khó chịu trong suốt hành trình :D
Bạn tiếp tục topic của mình đi nhé! :)

duongquangminh
21-11-2011, 11:14
Mấy món kia mình chưa ăn nên không rõ thế nào. Tóm lại, là tùy cơ thể mỗi người đúng không bạn? :P
Tất nhiên, khi đi xa thì cố gắng hạn chế những món ăn lạ hoặc chế biến theo kiểu độc đáo quá, vì dễ làm yếu bụng và khó chịu trong suốt hành trình :D
Bạn tiếp tục topic của mình đi nhé! :)

Nói chung khi đi xa thì việc thưởng thức các món đặc sản,món lạ là không thể tránh khỏi.Nhưng chỉ lưu ý các bạn 1 điều đó là các bạn phải hiểu cơ thể mình dị ứng với loại thực phẩm nào.Nếu không biết các bạn có thể nếm thử thôi đừng ăn nhiều quá nhé.

Chúc các bạn có những chuyến đi thành công và an toàn (c)

Mong nhận được nhiều kinh ngiệm và thắc mắc để cùng giải đáp và rút kinh ngiệm cho những chuyến đi ;)

duongquangminh
13-12-2011, 23:10
Dị vật đường thở

Trong những buổi off và nhưng chuyến đi của chúng ta 1 phần quan trọng đó là ăn uống và giao lưu trong khi ăn uống chúng ta thường giao lưu với mọi người nên sẽ không tránh khỏi di vật đi vào đường thở còn gọi là " hóc".
Dưới đây là 1 số vị trí, hội chứng và sơ cứu khi có dị vật đường thở :

Vị trí :
- Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn, như các loại hột, quả nhỏ....

- Dị vật nhỏ hơn có thể bị kẹt ở thanh môn, như xương cá.

- Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản.

- Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu...Di động lên xuống theo nhịp thở như hột dưa...Ghim vào thành khí phế quản như xương cá, kim...

Các hội chứng của người bị dị vật đường thở:

- Hội chứng xâm nhập: Đang ăn tự nhiên thì bị ho sặc, khó thở, tím tái cần nghĩ ngay đến dị vật lọt vào đường thở.

- Khó thở thanh quản: thở hước, thở rít, thở ráng sức hít vào, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc.

- Nếu dị vật không gây các triệu chứng trên, hoặc có song thoáng qua, có thể bị bỏ qua khiến bệnh nhân sau đó bị viêm phổi tái phát.

- Khám phổi bằng ống nghe có thể phát hiện tiếng thở rít do đường thở bị hẹp hay một số triệu chứng của viêm phổi, khí thũng phổi, hoặc dấu cờ bay lật phật do dị vật di chuyển theo nhịp thở.

Cách xử trí:

- Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn. Để cấp cứu, đặt bệnh nhân nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái. Nếu bệnh nhân lớn hơn, để bệnh nhân nằm ngửa rồi ấn tay vào thương vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại. Nếu bệnh nhân vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.

- Nếu dị vật cứng:

+ Khi người bệnh khó thở tím tái, cách xử trí giống như khi bị sặc chất lỏng. Nếu bệnh nhân lớn có thể làm nghiệm pháp Heimlic: để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay bắt vào nhau thành một nắm đấm để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra. Nếu không kết quả phải tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để soi gắp dị vật.

+ Nếu bệnh nhân lờ đờ, vật vã, phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là dị vật to gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn dị vật xuống sâu để bệnh nhân có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện. Sau khi soi, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng viêm và kháng sinh trong 7-10 ngày.

danchoi411
14-12-2011, 01:39
^ Rất hữu ích. Cám ơn bạn, bookmark để dành khi cần :D


Chú ý viết hoa đầu câu bạn nhé

duongquangminh
23-12-2011, 10:39
Cách xử trí - Bỏng do nhiệt

Thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy...) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng...

Bỏng nước sôi và bỏng lửa là một tai họa thường gặp. Khi bị bỏng diện rộng, nếu không được xử trí đúng thì nhiễm trùng vết bỏng sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bỏng càng rộng và độ bỏng càng cao thì mức độ bệnh càng nặng.

- Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy...).

- Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

- Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất... và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

- Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng... lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.

- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.

duongquangminh
23-12-2011, 10:42
Những sai lầm cơ bản khi sơ cứu bỏng

Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do xử lý sai nên đã để lại những hậu quả đáng tiếc.Tôi xin đưa ra một vài sai lầm người bị bỏng thường làm.

Dùng kem đánh răng

Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương. Họ quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Song, thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn.

Trong trường hợp bỏng axít, người ta dùng kem đánh răng để rửa và trung hoà axít còn dư lại. Khi bị bỏng axít, bạn phải hoà loãng nồng độ axít còn lại trên da bằng cách ngâm ngay vào nước lạnh. Sau đó, trung hoà axít còn dư trên da bằng xà phòng hoặc kem đánh răng, bằng cách xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào da rồi rửa sạch.

Đối với bỏng nước sôi, lửa, không được dùng những chất này vì nó chỉ làm tăng thêm sự đau đớn. Không nên dùng xà phòng, kem đánh răng như một thứ thuốc.

Dùng mỡ trăn hoặc dầu cá

Nhiều lọ mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu do nhiễm vi sinh vật. Do đó, vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi tanh và gọi ruồi đến.

Thực ra mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Chất Vitamin A trong dầu cá và mỡ trăn có tác dụng kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô. Vì vậy, người ta thường sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kem.

Thuốc chỉ định cho những trường hợp bị bỏng sâu, dùng vào tuần lễ thứ ba sau khi bỏng. Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu.

Bôi lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm.

Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi nước mắm, bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương.

Tốt nhất khi bị bỏng, bạn nên ngâm ngay vết thương vào nước lạnh, càng sớm càng tốt.

heaven
23-12-2011, 13:04
Trước giờ cứ tưởng bỏng nhẹ thì bôi kem đánh răng là hết ấy chứ :D
Cám ơn mod duongquangminh đã thay đổi những quan niệm sai lầm của mình (và người khác) đó giờ :)

duongquangminh
23-12-2011, 15:14
Cách xử trí khi bị ong đốt

Để việc cứu chữa có hiệu quả cao, nạn nhân bị ong đốt cần được phát hiện và sơ cứu càng sớm càng tốt (trong vòng 10-15 phút). Điều này đặc biệt quan trọng nếu người bệnh bị đốt bởi các loại ong mà nọc có độc tố cao như ong vò vẽ.

Các động tác sơ cứu bao gồm: rửa xà phòng (hoặc chất kiềm nhẹ) ở vết cắn rồi chườm lạnh, rút kim châm của ong. Sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến y tế có điều kiện. , vừa cho người bệnh uống thuốc kháng histamin và kháng sinh ngay.

Các biện pháp can thiệp tích cực bao gồm chống đau ngứa tại chỗ, chống sốc phản vệ (nếu có), cho thở ôxy, đặt nội khí quản làm thông đường thở.

Với những bệnh nhân nặng, phải lọc máu ngoài thận sớm mới cứu được sinh mạng và bảo đảm không để lại di chứng về sau.

Trong các loài ong gây chết người, thường gặp nhất là ong vò vẽ, gồm 2 loại:

- Loại nhỏ: Thân màu đen, vàng xen kẽ, bụng có một khoanh vàng rộng; làm tổ cao, thích sống gần hơi ấm của con người và gia súc. Độc tính của nọc ong này khá cao; nếu bị đốt 40-50 nốt (ở trẻ em là 30 nốt), bệnh nhân rất dễ tử vong nếu không được cứu chữa tích cực, đúng cách và triệt để.

- Loại to: Làm tổ trên mặt đất hoặc hố đất, rất độc. Chỉ 1-2 con đốt đã có thể gây sốt. Chúng thường làm tổ ở các gò, đồi, mô đất cao hơi yên tĩnh, thường xa nhà và nơi thả gia súc.

Nọc độc của ong vò vẽ gồm các chất histamin (gây dị ứng rất mạnh và rất nhanh, khoảng 20-30 phút sau khi bị đốt) các enzym, peptid độc, serotonin và kinin. Các chất này gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề tại chỗ và lan tỏa, dẫn đến tổn thương gan và suy gan, tổn thương thận và suy thận, tiêu cơ vân, tan máu.

Tùy số nốt đốt và phản ứng của từng cá thể, bệnh nhân có thể bị phù mặt, thanh khí phế quản và thanh môn, khó thở, nói khàn; có thể liệt thần kinh (mặt, ngoại biên, mắt), thậm chí bị tổn thương thần kinh lan tỏa rất nặng nề. Độc chất của nọc ong vò vẽ còn có thể gây nhược cơ trầm trọng.

Ngoc Tuan
26-12-2011, 11:53
Xin cám ơn bác về những thông tin bổ ích này...! Chúc bác luôn vui khỏe...

Ti tach
30-12-2011, 06:28
Cách xử trí - Bỏng do nhiệt

Thường gặp nhất, chia thành 2 nhóm: do nhiệt khô (lửa, tia lửa điện, kim loại nóng chảy...) và do nhiệt ướt (nước sôi, thức ăn nóng sôi, dầu mỡ sôi, hơi nước nóng...

Bỏng nước sôi và bỏng lửa là một tai họa thường gặp. Khi bị bỏng diện rộng, nếu không được xử trí đúng thì nhiễm trùng vết bỏng sẽ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bỏng càng rộng và độ bỏng càng cao thì mức độ bệnh càng nặng.

- Người bệnh cần ngay lập tức nhúng phần cơ thể bị bỏng (thậm chí cả người) vào nước lạnh (chậu nước, bể nước sạch, vòi nước đang chảy...).

- Khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí tiếp.

- Nếu là bỏng do nước sôi, không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới việc lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do bị thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất... và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

- Không bôi nước mắm, vôi, kem đánh răng... lên vết bỏng vì có thể làm nhiễm trùng.

- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng do có thể gây nhiễm trùng tại chỗ dẫn tới nhiễm trùng toàn thân.

Oài đúng món của E rồi, bài viết rất hữu dụng. Em xin bổ sung chút cho có hình ảnh tổng thể về bỏng thoi nhé. Link đây: http://bongvnn.com/vienbong/

dochanhv
13-02-2012, 01:30
Bài 6 : Các thực phẩm nên tránh ăn trên đường Phượt.

Dưới đây là 1 số loại thức ăn kỵ nhau có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đừng ham vui mà bỏ quên.

Mật ong >< sữa >< sữa đậu nành
Thịt gà >< kinh giới
Ba ba >< rau sam
Chuối hột >< mật đường
Trứng vịt >< tỏi
Sữa bò >< cam >< quýt >< bưởi >< chanh
Đường đen >< sữa đậu nành
Hải sản >< trái cây.
Nước chè >< thịt chó
Khoai lang >< hồng >< mận
Gan lợn >< giá đậu
Thịt dê >< dưa hấu
Thịt lợn >< ấu tầu.
Thịt gà >< rau cải
Cải thìa >< thịt chó
Quả lê >< thịt ngỗng
Thịt rắn >< củ cải xào
Cá chép >< cam thảo
Chuối tiêu >< khoai môn
Ba ba >< rau dền
Bác cho em cái phân tích cụ thể thì hay quá. Tính em tham ăn lại sợ chết. Cứ nghe '' có thể ...'' là em đã run lắm rồi. Lại thêm '' tùy theo cơ địa...'' em lại càng hoang mang.

Lantrailt
27-02-2012, 21:04
Bác Minh thêm 1 số thông tin - cách sơ cứu khi đi leo núi đi ạ!
Hình như chưa có topic về thuốc - thực phẩm - sơ cứu khi leo núi hay sao ấy bác!
Vừa rồi em leo núi, sáng không ăn gì, uống tạm hộp sữa đậu nành Fami. Kết quả, đi đc 1 đoạn thì nôn nao (như hạ huyết áp ý) rồi buồn nôn....Cầm cự bằng bánh ngọt đc chút thì đi đoạn nữa nôn hết ra (chủ yếu là sữa thôi).
Không biết có phải do em uống sữa nên bị thế hay là do sức khỏe em kém nên mới thế.

duongquangminh
27-02-2012, 21:27
Bác Minh thêm 1 số thông tin - cách sơ cứu khi đi leo núi đi ạ!
Hình như chưa có topic về thuốc - thực phẩm - sơ cứu khi leo núi hay sao ấy bác!
Vừa rồi em leo núi, sáng không ăn gì, uống tạm hộp sữa đậu nành Fami. Kết quả, đi đc 1 đoạn thì nôn nao (như hạ huyết áp ý) rồi buồn nôn....Cầm cự bằng bánh ngọt đc chút thì đi đoạn nữa nôn hết ra (chủ yếu là sữa thôi).
Không biết có phải do em uống sữa nên bị thế hay là do sức khỏe em kém nên mới thế.

Cái này cũng đang nghiên cứu chắc sẽ lập thêm 1 topic chuyên về thuốc - thực phẩm - sơ cứu khi leo núi.
Mình đang tổng hợp thêm thông tin rồi sẽ mở topic trong ít ngày nữa.

Lantrailt
28-02-2012, 20:25
Cái này cũng đang nghiên cứu chắc sẽ lập thêm 1 topic chuyên về thuốc - thực phẩm - sơ cứu khi leo núi.
Mình đang tổng hợp thêm thông tin rồi sẽ mở topic trong ít ngày nữa.

Vâng, vậy em chờ topic của bác! Lúc em bị triệu chứng đó, cố chống chọi và đã tính đến phương án....gọi điện cầu cứu bác :p. May quá cuối cùng cũng ổn ^^

duongquangminh
28-02-2012, 21:06
Vâng, vậy em chờ topic của bác! Lúc em bị triệu chứng đó, cố chống chọi và đã tính đến phương án....gọi điện cầu cứu bác :p. May quá cuối cùng cũng ổn ^^

Bác và mọi người có việc gì liên quan đến sức khỏe trên đường có thể gọi theo số dính trên box mình để máy 24/7 các bạn yên tâm (c).

hoang_dhkt
05-04-2012, 16:56
Hôm trước công ty em cũng có cho đi học lớp sơ cấp cứu. Em thấy thật hữu ích, nhưng đọc và học là 1 chuyện, áp dụng vào trường hợp cụ thể lại lúng túng (mà em mong chẳng phải lôi mấy cái em đọc & học được ra xài). Dù sao thêm kiến thức cũng tốt. Chờ topic về leo núi của bác.

Lantrailt
28-04-2012, 09:50
Hic, anh hạ sdt hotline rồi ạ? Em tìm mãi không thấy :(

tuicuuthuong
29-04-2012, 10:40
Mình mem mới, đi phượt cũng có, nhưng không nhiều như mọi người, tuy nhiên em làm ngành y. Theo em các vết thương thông thường thì không khó để xử trí. Ít nhiều các bạn đều đã biết làm. Nhưng cái khó là những trường hợp nặng, bất ngờ và nhất là một mình hoặc quá ít người, lại nơi hẻo lánh.
Cái mà các bạn cần nhớ là sơ cứu đúng thì sẽ cứu sống người bị nạn và hơn nữa làm cho công việc cứu chữa của y bác sỹ sau này nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhưng nếu làm không đúng thì có thể làm cho sự việc trở nên tệ hơn. Ví dụ: người bị ngã khi đi xe máy nằm trên đất chẳng hạn. Máu me nhiều hay ít chưa chắc đã nói lên mức độ nặng của người đó. Ví như chấn thương cột sống thì chẳng chảy máu đâu. Nhưng nếu vì thế mà đỡ hay nâng người đó dậy không đúng tư thế là người đó có thể chết hoặc liệt đó bạn.
Do đó nguyên tắc chung cho mọi trường hợp không xác định được mức độ của chấn thương là:
- Xem xét hiện trường xem có nguy hiểm gì cho chính mình không?
- Nếu người bị nạn không tỉnh thì chỉ nên nắm tay, xiết nhẹ và gọi, đừng cố lắc như lắc cây mận nhé! Hỏi người bị nạn để xem có tỉnh không và đau ở đâu.
- Hạn chế việc phải thay đổi tư thế người bị nạn nếu họ không tỉnh trừ khi tư thế đó khó cho việc thao tác sơ cứu hoặc cần đưa người bị nạn ra chỗ khác an toàn hơn. Lưu ý khi đó phải luôn chắc chắn nâng người bị nạn ở tư thế thằng nằm ngang. Để đạt được điều đó phải có khoảng 3-4 người, nhớ nâng cùng lúc cả đầu, cổ, lưng, mông và chân người bị nạn.
- Làm thông đường thở cho người bị nạn. Giữ ấm.
- Sau khi đã đảm bảo được những điều trên thì xử trí cầm máu hay băng bó cũng chưa muộn.
- Đừng quên có trong đồ nghề đi phượt 1 túi cứu thương với những đồ cần thiết, ghi lại số điện thoại cấp cứu tại nơi đó và gọi người đến hỗ trợ. Người hỗ trợ có thể không thông thạo sơ cứu nhưng mình có thể hướng dẫn và nhất là họ thông thạo địa hình hơn mình.
Tạm thời như vậy ạ.
Thư thả mình tìm ít tài liệu cho các bạn.
Chúc 30/4 vui vẻ, an toàn.

tuicuuthuong
29-04-2012, 10:56
Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat

Xin bổ sung một số thứ nên chuẩn bị trước khi đi du lịch:
7. Một túi chườm lạnh khẩn cấp loại bé thôi 100g, bóp và lắc là nó lạnh buốt rồi. Dùng khi sốt, chườm chỗ bong gân, trật khớp, bỏng, hay để cầm máu.
8. Một cái nẹp nhôm hợp kim đa năng cỡ 110x900 mm hoặc 140 x900 mm nếu bạn nào to cao. Có thể dùng để nẹp cổ, nẹp vai, cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân, cổ tay chân. Rất dễ dùng. Có thể gập lại dùng nhiều lần. Nặng cực, có 100 g thôi.
9. Nên dùng những loại bông băng gạc, cồn sát khuẩn đóng gói kẽm nhỏ, dùng 1 lần, vừa gọn nhẹ, vừa tránh chảy nước. Các loại chai lọ lỉnh kỉnh khi bị đè lên dễ bục, chảy nước lắm.
10. Nên có quyển sách sơ cứu bỏ túi nữa. Không phải ai cũng thành thạo. Hơn nữa lúc chuyện xảy ra cuống lắm. Làm sai có khi còn hại hơn ko làm gì.
11. Đèn pin nhỏ nhưng pin bền hoặc năng lượng mặt trời càng tốt, còi. Chuyên nghiệp hơn thì đèn pin có chế độ nháy đèn cứu hộ. Đèn ánh sáng xanh nhìn tốt trong sương mù hơn đèn ánh sáng đỏ hay trắng.

tuicuuthuong
07-05-2012, 17:22
Để đường phượt lưu lại nhiều ấn tượng đáng nhớ nhất thì sức khỏe là vô cùng quan trọng. Xin mời các bạn chia sẻ! Ví dụ:
- Những vấn đề sức khỏe hay gặp nhất khi phượt là gì?
- Bạn đã biết những cách gì để xử lý tình huống đó?

Matsuri78
08-06-2012, 11:21
Rất nhiều kỹ năng cần thiết khi đi phượt. Cảm ơn các bác nhé!

lt2011
25-07-2012, 23:02
Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat

Theo mình thì nên mang thêm một vài thứ đơn giản sau:
- Trà gừng: có tác dụng giải cảm, nâng huyết áp lên (khi bị tụt huyết áp), chống nhiễm lạnh... thực sự đi lên vùng núi cao, lạnh lẽo nên mang theo trà gừng.
- ORESOL: rất quan trọng khi các bạn bị mất nước do: ỉa chảy, nôn nhiều, ra mồ hôi quá nhiều khi treking... nó bù lại lượng nước và điện giải cần thiết khi bị mất đi (Nếu cơ thể không đủ nước thì chức năng chuyển hóa của toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thiếu máu, lơ mơ, suy tuần hoàn. Cơ thể khi mất điện giải thì người bệnh sẽ tùy mức độ mà: mệt mỏi, lừ đừ, nôn mửa, co giật, bụng chướng, ruột liệt, rối loạn nhịp tim, ngưng tim, tử vong...). Do vậy nếu nôn, ỉa chảy chỉ mức độ nhẹ nhàng, ra nhiều mồ hôi cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời ... khi đó chúng ta pha ORESOL uống ít một, chia thành nhiều lần theo khả năng của mình. Tuy nhiên nếu những triệu chứng tăng nặng lên thì phải nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất đề các nhà chuyên môn bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch.
- Còn nhiều nhưng giờ chưa biết chọn thêm cái gì dễ dùng, nhẹ nhàng và có nhiều tác dụng :D
Nói chung là trên đường phượt chúng ta có mang nhiều thuốc nhưng ko biết sử dụng, hoặc ko có phương tiện hỗ trợ thì khó mà đạt hiệu quả cao với lại quá cồng kềnh ko cần thiết, chúng ta chỉ cần mang theo những cái đơn giản và hữu dụng. Bản thân mỗi cá nhân khi đi phượt cũng nên lưu ý đến chính bản thân mình, khi bạn có một bệnh nào đó trong cơ thể (động kinh, bệnh tim mạch ...) thì bản thân bạn cũng nên lựa chọn những cung hợp với sức khỏe của mình, đừng có gắng sức quá, đồng thời phải mang những thuốc mình thường xuyên uống theo và nhắc xế - ôm -bạn đồng hành là tôi bị bệnh này... có thuốc này...để ở đây... khi thấy tôi như thế này... thì cho tôi uống liều như sau... (rất quan trọng đấy).
Một lưu ý nữa là nếu các bạn biết nhóm máu của mình là gì xin hãy kiếm một tờ giấy nhỏ ghỉ: thông tin cá nhân, thông tin bệnh tật, và nhóm máu. Nhóm máu rất quan trọng khi bạn bị mất máu cấp - khi nhân viên y tế biết nhóm máu của bạn họ sẽ thao tác nhanh hơn và cơ hội sống sót cao hơn.

pvnguyen
26-07-2012, 20:34
Nên mang đường hoặc đường gluco ( mua ở hiệu thuốc ) phòng khi hạ đường huyết - đói, cũng có thể dùng tạm khi bắt đầu có triệu chứng của bện tuột canxi máu

cuongctv497
20-08-2012, 16:43
Em đi nhiều đoàn và chính mình cũng từng gặp phải trường hợp xây sát, va chạm hoặc tai nạn trên đường với các vật kim loại sắc, nhọn. (điển hình là va quệt với dải phân cách cứng khi đi đường). Sơ cứu chỉ là bước đầu tiên. Thông thường các vết xước khi va quệt sẽ để lại màu đậm, nặng thì ma sát lớn có thể da bị đen sạm đi, là nguy cơ rất lớn hình thành ổ viêm nhiễm trùng. Phải liên lạc ngay với người dân địa phương hỏi trạm y tế gần nhất, đến tiêm phòng uốn ván. Vì nguy cơ xây sát do tai nạn giao thông và mắc uốn ván không phải là thấp. Khi đã bị uốn ván rồi thì khi phát bệnh, nguy cơ tử vong khá cao.

Chúc mọi người Phượt an toàn. (c)

yutaka89
20-08-2012, 23:10
Bài 1 : Các đồ dùng cần thiết nên mang theo khi đi Phượt
Các dụng cụ y tế nên mang theo
1 : Băng cuộn x 5 cuộn
2: Gạc x 10 miếng
3: Bông x 2 cuộn
4: Dây garo x 2 sợi ( có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc tự làm)
5: Bơm tiêm 5ml x 2 cái
Các loại thuốc cần thiết khi mang theo
1: Oxi già x 2 lọ
2: Thuốc đau bụng có thể mua Becberin hoặc nopa dạng ống tiêm bắp
3: Thuốc giảm đau có thể mua Paracetamol
4: Cao dán
5: Dầu gió
6: Thuốc cầm máu có thể mua Calcianginat

Em nghĩ không nhất thiết phải cẩm theo bơm kim tiêm làm gì , nên bỏ ở nhà , thay vào đó là quận băng dính y tế để còn cố định garo hoặc gạc , lúc cần đem dán lung tung được.
Oxi già thì nên sài cồn vàng hợp lý hơn , mau khô vết thương và sát trùng rất tốt . Nếu có thể nên mua thêm thuốc chống dị ứng vì nhiều lúc cả ngày chỉ ăn toàn bánh mỳ với nước lọc mà cũng bị dị ứng . Thêm lọ vitamin tổng hợp uống tăng đề kháng nữa thì ok

leo128
30-08-2012, 22:48
Bạn ơi cho mình hỏi sách bạn nói là sách j ? Có bản mềm ko vậy

Tphat2009
30-09-2012, 01:02
Đồ cứu thương cũng như bảo hiểm thôi. Có nhiều thì tốt, nhưng hy vọng không cần dùng tới (đó là quan niệm của tớ).

https://i876.photobucket.com/albums/ab328/tphat2009/1ST%20Aid/IMG_5032.jpg

Hình trên gồm có: từ trên xuống, từ trái qua phải


Cột trái:
Mole skin: dùng để chống rộp chân. Cũng có thể dùng để bọc quanh khu bị rộp. Trong đó có bông nhúng cồn.

Găng tay

Kéo cứu thương (loại lưỡi cong). Dùng lưỡi thẳng khi cắt quần áo dễ đâm vào người bệnh nhân.

Băng compress (hộp giấy vàng) Vừa bông và băng luôn.



Cột giữa:
Băng keo vải

Băng cá nhân.

Đồ hút nọc độc (rắn, ong, bò cạp, v.v.) có đầu lớn và bé cho các vết thương lớn, nhỏ.

Chỉ khâu (chừng chục mét), và 3 kim khâu. Chính là cho quần áo chứ không cho vết thương. Loại kim khâu vết thương là lưỡi cong. Lưỡi thẳng rất khó khâu.

Băng keo giấy


Cột phải:

Kính lúp để bắt rệp, rận.

Nhiệt kế điện.

Băng cá nhân

THuốc giảm đau cho bắp thịt, thuốc cho vết phỏng.



Cái quan trọng nhất trong đây là găng tay. Máu và các dung dịch trong người là thứ dơ nhất.

Tphat2009
30-09-2012, 01:15
Đây là gói thứ 2. Tớ lúc nào cũng đi với 2 gói này.

https://i876.photobucket.com/albums/ab328/tphat2009/1ST%20Aid/IMG_5033.jpg


Hàng trên xuống, từ trái qua phải

Hàng trên cùng:

Bông các loại (diện tích khác nhau). Có loại có sẵn keo.

Băng keo giấy. Thường dùng cho vết thương nhẹ. Cho ngón tay, ngón chân bị trật gân.

Băng vải. Loại vài mét.

Hàng giữa:

Băng có keo loại lớn.

Băng keo nhựa và vải. Băng nhựa và vải.

2 gói vuông có chữ viết là băng quấn được đóng gói ép lại. Dài chừng hơn 5 mét.

Gói giấy ny lông là hộp đựng vasoline. Dùng để bôi chỗ có thể bị rộp (chân, tay, vai, v.v.). Dùng để bôi mặt, môi chống nẻ khi trời khô. Dùng với bông gòn để làm đồ mồi lửa.

Hàng dưới cùng là bông băng cá nhân nhỏ các cỡ khác nhau. Quan trọng nhất là loại cánh bướm, dùng để giữ vết bị rách cho kín miệng. Bông tẩm cồn.


Những thứ này hơi nhiều, nhưng đi giữa rừng gặp chuyện thì bao nhiêu cùng không đủ.

Những thứ đem theo thêm là thuốc chống ngứa (cho cây có nhựa độc), thuốc aspirin cho đau nhức, sốt, và làm loãng máu (bệnh tim).

Đèn bin rọi mắt thì nằm ngoài.


Gói làm lạnh thì tớ không đem theo vì 2 lý do:
1. không lạnh lâu lắm, chừng 10 phút là cùng.
2. Nặng.

Tphat2009
30-09-2012, 01:27
Cái hay gặp nhất là bị rộp chân (vì giầy còn quá mới, không vừa, v.v.) Cái này nhẹ thì bôi vaseline lên rồi một miếng băng cá nhân che lên. Vaseline làm trơn da không bị cọ xát nhiều. Bị nặng hơn thì dùng mole skin (không biết VN kêu là gì). Nặng hơn nữa thì rút bớt dung dịch trong vết rộp rồi bơm i ốt vô (cái này tớ chưa bao giờ làm, hay được huấn luyện nên không rõ dung dịch iốt nồng độ bao nhiêu).

peccovn
30-09-2012, 16:04
Thông tin thật hữu ích cho những chuyến đi dài.
Cám ơn các bạn.

ToLich
01-10-2012, 10:49
Tôi muốn học 1 khóa sơ cấp cứu. Xin bạn cho biết có thể liên lạc với bạn như thế nào vì số mobile của bạn tuicuuthuong ghi dưới đây không liên lạc được
"Cung cấp túi cứu thương và tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cần thiết cho phượt tử. Tư vấn miễn phí: 0908846099.". .
Thanks,

Kidtq
06-11-2012, 10:14
Mình mạn phép chỉnh sửa tí thông tin nhé! mình làm nghanh y nên thấy muốn chia sẻ những gì cần thiết giúp ace có những chuyến phượt đúng ý nghĩa và ko ảnh hưởng tới sk. thank các bạn

Mật ong >< sữa >< sữa đậu nành --> Mật ong có tính ôn, mà nếu măm cùng sữa lại có tính lương sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa..
Thịt gà >< kinh giới
Ba ba >< rau sam
Chuối hột >< mật đường-->cái này ko làm sao cả đâu.
Trứng vịt >< tỏi-->cái này cũng chẳng làm sao cả..
Sữa bò >< cam >< quýt >< bưởi >< chanh -->đã dùng sữa trong bữa sáng thì có vấn đề gì đâu.
Đường đen >< sữa đậu nành -->hoàn toàn ko sao cả.
Hải sản >< trái cây.--hải sản thì có người dị ứng rất dễ gây tiêu chảy
Nước chè >< thịt chó-->sạch miệng
Khoai lang >< hồng >< mận-----cả 2 thứ này cực ngon ko có vấn đề gì
Gan lợn >< giá đậu--->tăng cường cholesterrol
Thịt dê >< dưa hấu ---> rượu thịt dê xong thì ăn dưa hấu cho mát là chuyện bình thường
Thịt lợn >< ấu tầu. ---> cháo ấu tẩu mà ko có móng heo thì ko còn ngon và bổ
Thịt gà >< rau cải ----xào rau cải với gừng thêm thịt gà xé phay ngon hơn nhiều
Cải thìa >< thịt chó ----> vớ vẩn
Quả lê >< thịt ngỗng --->thịt ngỗng gây đầy bụng vì lượng đạm rất cao nên đầy bụng chứ ăn thêm quả lê nữa cũng vẫn đầy bụng chứ ko die được
Thịt rắn >< củ cải xào --->ăn được thịt rắn thì hẳn bạn sẽ biết rắn thường tanh nên ko ngon khi dùng với củ cải có tính lương mát càng gây tanh thôi chứ cũng ko die được
Cá chép >< cam thảo---> cá chép làm món hấp với thuốc bắc mà ko có 1 nhánh cam thảo thì ko có mùi. cam thảo chỉ mang tính gia thêm trong đông y thôi
Chuối tiêu >< khoai môn --> nói phét
Ba ba >< rau dền--->mình ko thích ăn ba ba mà chỉ thích canh rau dền thôi.[/QUOTE]

buitrongdat
26-08-2013, 23:55
Em chính thức công nhận bác theard là "Lang băm" nhé. Bác băm ở đâu thế, cho anh em xin địa chỉ để khi nào đi qua chỗ bác mà gặp nan thi alo cho bác. :)
Đùa tí thôi. Cám ơn bài viết rất bổ ích của bác!
Nhưng theo em, bác có thời gian thì chèn thêm ít ảnh hay video hướng dẫn vào cho anh em xem. Chứ đọc bài của bác toàn chữ, anh em nhanh ngủ gật lắm ạ.
Mong bác tiếp tục phát huy cho anh em nhờ vả ạ!

buitrongdat
27-08-2013, 00:00
Xin bổ sung một số thứ nên chuẩn bị trước khi đi du lịch:
7. Một túi chườm lạnh khẩn cấp loại bé thôi 100g, bóp và lắc là nó lạnh buốt rồi. Dùng khi sốt, chườm chỗ bong gân, trật khớp, bỏng, hay để cầm máu.

Sốt thì phải chườm nóng bác nhé. Cái quan niệm chườm lạnh em không biết từ đâu chiu ra à tôn tại dai dẳng thế? Giờ nó được chứng minh là sai rồi ạ.
Còn túi chườm lạnh của bác dùng khi bị chấn thương thì rất tốt. Giống tụi VDV hay dùng cái bình sịt giảm đau + lạnh ý ạ.

Tphat2009
27-08-2013, 23:29
Sốt thì phải chườm nóng bác nhé. Cái quan niệm chườm lạnh em không biết từ đâu chiu ra à tôn tại dai dẳng thế? Giờ nó được chứng minh là sai rồi ạ.
Còn túi chườm lạnh của bác dùng khi bị chấn thương thì rất tốt. Giống tụi VDV hay dùng cái bình sịt giảm đau + lạnh ý ạ.

Bác dẫn chứng ra dùm coi tại sao sốt phải chườm nóng mà không được chườm lạnh.

buitrongdat
31-08-2013, 19:40
Bác dẫn chứng ra dùm coi tại sao sốt phải chườm nóng mà không được chườm lạnh.

EM HỌC THẤY SÁCH NÓ VIẾT THẾ! BÁC CÓ THÍCH CÃI LẠI SÁCH KHÔNG? :Dam

Đùa chút thôi.
Nếu chờm lạnh thì các thủ cảm thể bề mặt tiếp xúc với lạnh sẽ báo về não bộ (trung tâm điều nhiệt) bảo là: "tao đang bị lạnh". Não sẽ phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt để chống lạnh.
Hơn nữa phản ứng của cơ thể khi bị sốt là giãn các mao mạch ở nông để trao đổi nhiệt. Khi gặp lạnh, chúng sẽ co lại -> giảm hiệu quả của việc giảm nhiệt.

Còn khi chờm nóng thì ngược lại. Thêm vào đó 1g nước bốc hơi sẽ kéo theo nhiệt lượng (em không nhớ con số chính xác).

Vì thế nên khi bị sốt:
- Cởi bớt quần áo cho thoáng
- Nghỉ ngơi nơi thoáng khí
- Kẹp nhiệt độ
- Lau người bằng nước ấm (NÓNG)
- Nếu sốt trên 38,5 độ C thì dùng hạ sốt.
- Cần tìm hiểu nguyên nhân gây sốt để điều trị.

Tphat2009
01-09-2013, 20:46
EM HỌC THẤY SÁCH NÓ VIẾT THẾ! BÁC CÓ THÍCH CÃI LẠI SÁCH KHÔNG? :Dam

Đùa chút thôi.
Nếu chờm lạnh thì các thủ cảm thể bề mặt tiếp xúc với lạnh sẽ báo về não bộ (trung tâm điều nhiệt) bảo là: "tao đang bị lạnh". Não sẽ phản ứng bằng cách tăng thân nhiệt để chống lạnh.
Hơn nữa phản ứng của cơ thể khi bị sốt là giãn các mao mạch ở nông để trao đổi nhiệt. Khi gặp lạnh, chúng sẽ co lại -> giảm hiệu quả của việc giảm nhiệt.

Còn khi chờm nóng thì ngược lại. Thêm vào đó 1g nước bốc hơi sẽ kéo theo nhiệt lượng (em không nhớ con số chính xác).

Vì thế nên khi bị sốt:
- Cởi bớt quần áo cho thoáng
- Nghỉ ngơi nơi thoáng khí
- Kẹp nhiệt độ
- Lau người bằng nước ấm (NÓNG)
- Nếu sốt trên 38,5 độ C thì dùng hạ sốt.
- Cần tìm hiểu nguyên nhân gây sốt để điều trị.

Quên không hỏi rõ ngay từ đầu. Nóng là nóng cỡ nào (hơn hay kém thân nhiệt). Lạnh như thế nào, lạnh như đá hay lạnh mát?


Không phải sách nào cũng đúng đâu bác. Bác đem mấy cuốn sách về khoa học / y học vài chục năm trước ra thì sẽ thấy có những điều đã cho là cũ / sai rồi.

buitrongdat
06-09-2013, 20:17
Quên không hỏi rõ ngay từ đầu. Nóng là nóng cỡ nào (hơn hay kém thân nhiệt). Lạnh như thế nào, lạnh như đá hay lạnh mát?


Không phải sách nào cũng đúng đâu bác. Bác đem mấy cuốn sách về khoa học / y học vài chục năm trước ra thì sẽ thấy có những điều đã cho là cũ / sai rồi.

Vụ sách vở thì em nhất chí với bác!
Nếu bác để nóng quá sẽ bỏng do nhiệt nóng.
Nếu bác để lạnh quá sẽ bỏng do nhiệt lạnh.
Vác nhiệt kế ra đo thì không khả thi!

Chườm nóng:
Khi sốt thì bác dùng nước ấm (pha 2 nước nóng + 1 nước lạnh) để lau người. Các bác cứ sờ tay vào thấy nóng, hơi rát tay, có thể nhúng được khăn mặt vào đó để vò là được. Vì thời gian tiếp xúc không lâu và người bệnh nhân lúc này đang sốt cao nên các bác không sợ bệnh nhân bị bỏng đâu ạ.
Ngoài ra bác có thể dùng túi chườm nóng (nước hay điện) hay rang ngải cứu với muối... để chườm. Nhưng đây không phải là cách hạ sốt nên em không bàn sâu.

Chườm lạnh:
Bác lấy khăn mặt hay vải mềm, đổ cồn 70 độ lên rồi áp vào vùng bị đau (do chấn thường) là tốt nhất.
Cồn bay hơi sẽ làm lạnh vùng bị đau của bác. Khi bác thấy hết lạnh thì vắt hết nước đi, lại đổ cồn mới và đắp tiếp.
Làm cách này các bác chú ý tránh xa nguồn lửa kẻo bị bỏng.
Nếu dùng đá áp lâu thì rất dễ gây bỏng lạnh. Vậy nên các bác dùng mếng vải bọc lấy đá rồi xoa nhẹ trên vùng bị đau. Xoa vài cái thấy lạnh, tê thì dừng lại một lúc rồi làm tiếp. Nhớ là đừng làm liên tục nhé. Các bác cũng nên thường xuyên đổi tay.

Yuu_chan
11-09-2013, 17:49
Em xin chào các bác Phượt tử.
Hiện nay em đang chuẩn bị đi Phượt từ nam ra bắc để ăn mừng vì vừa tốt nghiệp đại học. đâu là lần đầu tiên em đi phượt xa như vậy, chắc sẽ có nhiều điều thú vị trong chuyến đi này lắm, hehe. Lần đầu đi xa và dài ngày nên em cũng hơi lo lắng, ngoài các hành trang cơ bản của dân phượt đã chuẩn bị đầy đủ, em chỉ lo mỗi chuyện thuốc men sức khỏe thôi, vì em hơi thiếu kinh nghiệm mảng này, các bác cho em lời khuyên nhé.

hoahongbach
06-03-2014, 10:54
Quên không hỏi rõ ngay từ đầu. Nóng là nóng cỡ nào (hơn hay kém thân nhiệt). Lạnh như thế nào, lạnh như đá hay lạnh mát?


Không phải sách nào cũng đúng đâu bác. Bác đem mấy cuốn sách về khoa học / y học vài chục năm trước ra thì sẽ thấy có những điều đã cho là cũ / sai rồi.

:) Nước để chườm mát khi sốt là nước ấm. Theo lý thuyết thì sẽ phải thấp hơn thân nhiệt 2 độ, nhưng trên thực tế, khi pha nước, bác cho thử bằng mu bàn tay thấy độ đủ ấm là có thể lau được.
Chú ý lau mát ở trán, nách và bẹn - là nơi có các mạch máu lớn đi qua, không lau lưng hay ngực vì có thể nhiễm lạnh gây ra viêm phổi. Vừa lau vừa cho uống nhiều nước để giúp hạ sốt. Ko đắp mền mùng quá kín để tránh tăng thêm nhiệt.

buitrongdat
06-03-2014, 17:52
:) Nước để chườm mát khi sốt là nước ấm. Theo lý thuyết thì sẽ phải thấp hơn thân nhiệt 2 độ, nhưng trên thực tế, khi pha nước, bác cho thử bằng mu bàn tay thấy độ đủ ấm là có thể lau được.
Chú ý lau mát ở trán, nách và bẹn - là nơi có các mạch máu lớn đi qua, không lau lưng hay ngực vì có thể nhiễm lạnh gây ra viêm phổi. Vừa lau vừa cho uống nhiều nước để giúp hạ sốt. Ko đắp mền mùng quá kín để tránh tăng thêm nhiệt.
Chườm mát là mát, nóng là nóng chứ bạn. Bạn nói thấp hơn thân nhiệt 2 độ là thân nhiệt bình thường hay lúc sốt vậy? Không biết bạn lấy thông tin đó ở đâu, nhưng theo mình thấy thì không đúng và không khả thi.
Mục đích khi chờm nóng (lau người bằng nước ấm) khi sốt như mình đã nói là làm giãn nở lỗ chân lông, giãn mạch máu ngoại vi để thoát nhiệt; và đặc biệt khi nước bốc hơi sẽ kéo theo nhiệt lượng. Vì vậy lau càng nhiều chỗ càng tốt: đầu, mặt, cổ, ngực, lưng, 2 hố nách, bẹn. Nên lau theo thứ tự trên vì lý do vệ sinh. Bạn không lo cảm lạnh đâu nhé. Khi sốt cao, vã mồ hôi mà mình không lau người, hay không thay quần áo khô thì mới sợ nhiễm lạnh gây viêm phổi như bạn nói.

hoahongbach
06-03-2014, 21:48
Chườm mát là mát, nóng là nóng chứ bạn. Bạn nói thấp hơn thân nhiệt 2 độ là thân nhiệt bình thường hay lúc sốt vậy? Không biết bạn lấy thông tin đó ở đâu, nhưng theo mình thấy thì không đúng và không khả thi.
Mục đích khi chờm nóng (lau người bằng nước ấm) khi sốt như mình đã nói là làm giãn nở lỗ chân lông, giãn mạch máu ngoại vi để thoát nhiệt; và đặc biệt khi nước bốc hơi sẽ kéo theo nhiệt lượng. Vì vậy lau càng nhiều chỗ càng tốt: đầu, mặt, cổ, ngực, lưng, 2 hố nách, bẹn. Nên lau theo thứ tự trên vì lý do vệ sinh. Bạn không lo cảm lạnh đâu nhé. Khi sốt cao, vã mồ hôi mà mình không lau người, hay không thay quần áo khô thì mới sợ nhiễm lạnh gây viêm phổi như bạn nói.

Thưa bạn, trong y tế người ta gọi là chườm mát - lau mát hạ sốt, chứ không ai gọi là chườm nóng hạ sốt. T2, tụi tôi được học lý thuyết nhiệt độ nước lau thấp hơn cơ thể 2 độ - có nghĩa là lấy nhiệt độ cơ thể đang sốt - 2 nhé, không phải nhiệt độ bình thường. Và bạn nên biết, nếu ngực - lưng người sốt mà bị ướt, gặp thêm gió - nhất là như đi phượt không có phòng thoáng nhưng tránh gió lùa thì viêm phổi là chuyện bình thường nhé.

http://www.tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-tre-so-sinh/huong-dan-cach-ha-sot-thong-thuong/ => Đọc ở đây anh sẽ thấy có ghi cách pha nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt cơ thể là thế nào nhé?
http://thuoc.net.vn/Default.aspx?Mod=ViewNews&CateID=5&NewsID=9808 - Đọc thêm ở đây sẽ thấy hướng dẫn vì sao ko lau ở ngực và lưng.
Đúng là lau toàn thân và nhất là những chỗ bẹn, nách sẽ giúp hạ nhiệt rất tốt nhưng ngực đặc biệt nên tránh. Và lau mát không phải dùng nước mát hay nước đá mà gọi là nước ấm do dùng nước lạnh sẽ gây co mạch, còn chẳng làm hạ được nhiệt.

buitrongdat
07-03-2014, 22:08
Bạn chắc học trong tp HCM phải không?
Mình học ngoài Bắc, nên ngôn từ hơi khác các bạn.
Bọn mình thuật ngữ "chườm nóng" và "chườm mát" như mình đã nói ở trên.
Chườm nóng là dùng nước nóng. Có 2 cách: lau người và áp khăn vào trán/nách... tuy nhiên cách lau người hiệu quả hơn nên mình chỉ hướng dẫn mọi người lau. (Không phải trang chuyên ngành nên mình không muốn viết sâu). Công việc là lau, nhưng tôn trọng tên của phương pháp nên mình vẫn viết là "chườm".
BV Từ Dũ có nói tới việc tắm cho trẻ. Theo mình việc này khó thực hiện hơn và hiệu quả cũng không hơn lau là mấy.

Có thể mình không quen với cách dùng từ trong đó, nhưng mình thấy cách dùng từ như trong đó "Lau mát cho trẻ bằng nước ấm" rất dễ gây hiểu lầm.