PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Karakoram Highway + Trung Á: Pakistan - Tân Cương - Kyrgyzstan



Pages : [1] 2

galazie
02-01-2016, 23:01
Đây là chuyến đi đã được mơ ước từ 9 năm, kể từ ngày đọc được các bài viết về Karakoram Highway trên tạp chí National Geographic. Và mặc dù đã đọc, xem, và nghĩ về Karakoram Highway trong từng ấy năm, nhưng vẻ đẹp, sự hùng vĩ và dữ dội của con đường khi đi trên thực tế vẫn vượt quá trông đợi của mình.

Năm 2007 mình đã có kế hoạch từ Iran đi qua Pakistan lên Tân Cương (Trung Quốc), nhưng vì lập kế hoạch thời gian không đúng nên cuối cùng nhẩm tính sẽ đến Pakistan quá muộn, sát mùa đông, và sẽ chịu rủi ro đèo Khunjerab (biên giới Pakistan - Trung Quốc) đóng cửa. Vì vậy mình đã phải bỏ Pakistan năm ấy. Và rồi 8 năm sau mới trả được món nợ.

Karakoram Highway là tuyến đường nối Rawalpindi (Pakistan) với Kashgar (Trung Quốc). Tuy nhiên trên thực tế 95% cảnh đẹp nằm ở phần trên đất Pakistan. Đây được coi là một kỳ tích về xây dựng, một trong những con đường núi ngoạn mục nhất thế giới (ở Pakistan người ta gọi nó là kỳ quan thứ 8), chạy qua một vùng đất (miền bắc Pakistan) thường được coi là thiên đường hạ giới. Tất cả những so sánh này mình đều xác nhận là chính xác.

Mục đích của chuyến đi là đi trọn chiều dài của Karakoram Highway, ngắm cảnh núi non trên đất Pakistan, qua đèo Khunjerab (độ cao 4700m, biên giới quốc gia cao nhất thế giới có đường nhựa chạy qua), ngắm cảnh vật thay đổi sang phía bên Tân Cương, thăm Kashgar, và tiện đường đi thăm nước Trung Á Kyrgyzstan là nước miễn hoàn toàn visa cho người Việt, và trên chuyến bay về từ Kyrgyzstan thì ngắm ngã ba biên giới Kyrgyzstan, Kazakhstan và Trung Quốc, và ngắm nơi tiếp giáp giữa Tân Cương và Tây Tạng.

Chuyến đi tương đối mang tính been there done that, ở trên đường là chính, từ 5/9 đến 18/9. Tuy nhiên độ ép phê cũng khá lớn vì thực tế có quá nhiều cảnh ngoạn mục để thấy ngay từ trên đường.

Bản đồ đường đi (đoạn ở Kyrgyzstan vẽ không chính xác lắm nhưng mà lười vẽ lại):

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zps pvgw5blq.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11990473_877675052286934_6026790400512466868_n_zps pvgw5blq.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zps djjzobtk.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11933431_877675068953599_6950387158373437004_n_zps djjzobtk.jpg.html)

Chuyến đi ngắm núi, nhưng cảnh tượng đọng lại sâu đậm nhất có lẽ là cảnh một cái hồ. Hồ Attabad trên đường ở Pakistan. Nhìn thấy cái hồ này, mình buột ra một tiếng như chửi thề, mà có lẽ là một đóng góp mới cho tiếng Anh: TERRIBLUE.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150909_094714_zpsios6z9h8.jpg.html)

Mình lười viết, nên sẽ viết từ từ và bỏ qua các tiểu tiết. Bạn nào quan tâm thấy cần giải đáp cái gì thì cứ góp ý mình sẽ cố gắng hết sức.

galazie
02-01-2016, 23:24
Việc bị lỡ chuyến đi năm 2007 lại hóa ra hay. Vì nếu đi năm 2007 thì ... chưa có hồ Attabad như hình trên. Hồ này mới xuất hiện năm ... 2010 do một sườn núi lớn bị sạt xuống lấp hoàn toàn một khúc của con đường, chặn ngang dòng sông Hunza, làm nước dâng lên thành một cái hồ kéo dài 20km.

galazie
03-01-2016, 00:06
Cho nên, có lẽ mọi chuyện xảy ra là có lý do của nó. Người xưa nói được ngựa chưa hẳn đã hay, mất ngựa chưa hẳn đã dở :) ...

galazie
03-01-2016, 00:13
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11951194_877675015620271_6773100017294362568_n_zps b67mdwx2.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11951194_877675015620271_6773100017294362568_n_zps b67mdwx2.jpg.html)

Visa:

Visa du lịch đi Pakistan, theo quy định và thông lệ ở tất cả các nước (trừ cho một số ít nước vd như Ấn Độ vì lý do chính trị), là dễ dàng. Tuy vậy bọn mình đã mất nhiều tháng mới làm được visa. Không biết nói ra ở đây có ai ở ĐSQ Pakistan đọc được và ảnh hưởng đến lần đi sau này của mình không (chắc còn quay lại Pakistan) nhưng thôi có sao nói vậy.

Không biết vô tình (làm việc không chuyên nghiệp) hay cố ý (có những giai đoạn vì lý do an ninh nào đó mà họ không muốn đón khách du lịch, thực tế là đi dọc đường mới thấy cảnh sát Pakistan làm việc khá vất vả để theo dõi và đảm bảo an toàn cho du khách), mà dường như việc cấp visa du lịch ở sứ quán Pakistan tại Hà Nội là không có quy trình rõ ràng. Bọn mình bắt đầu liên hệ để hỏi về visa vào tháng 2/2015, vì kế hoạch ban đầu là đi tháng 4 để xem hoa đào hoa mận nở (đó là mùa thiên đường ở xứ thiên đường Hunza, bắc Pakistan). Tuy nhiên cô trực điện thoại tại sứ quán luôn nói là phải liên hệ với anh phụ trách phòng visa, và anh đó thì luôn luôn bận một việc gì đó. Mình gọi khoảng 5 lần thì lần nào anh ấy cũng bận hoặc là đi họp, hoặc là chạy ra ngoài, hoặc là bận chuyển nhà cho đại sứ (sao cán bộ visa lại phải lo chuyển nhà cho đại sứ?), hoặc là vẫn chưa chuyển xong nhà cho đại sứ. Mà mình không xin được số điện thoại di động, chỉ được cho email. Gửi email thì anh đó không trả lời, gửi đến địa chỉ email sứ quán theo website cũng không được trả lời. Sau đó mình thôi liên lạc (sợ lỡ người ta ghét), chuyển sang cho anh bạn đi cùng. Anh bạn email cũng không được trả lời. Gọi điện thì vẫn gặp cô trực điện thoại, anh bạn liền giả vờ hỏi về visa business thì được trả lời rất tận tình, nhưng sau đó vừa đả động đến visa du lịch là cô kia lại thoái thác bảo là anh phụ trách visa đang bận.

Đến đây thì bọn mình từ bỏ kế hoạch đi vào tháng 4.

galazie
03-01-2016, 19:25
Lúc đó mình đã nghĩ không khéo kế hoạch Karakoram lại phải hoãn vài năm. Thế nhưng một buổi sáng tháng năm đẹp trời, trời xui đất khiến thế nào mà mình bốc điện thoại lên gọi đến sứ quán. Và cô bé trực điện thoại (giọng cô từ đầu đến giờ vẫn luôn nhẹ nhàng dễ nghe) chuyển máy ngay cho anh phụ trách visa. Và sau khi nghe mình trình bày mấy câu, thì anh phụ trách visa vui vẻ nói ngay các yêu cầu cho visa du lịch:

(mình liệt kê các cái mình nhớ ở đây, có thể sót nhưng mà cũng sót lặt vặt thôi)

- thư mời từ một công ty du lịch tại Pakistan

- đặt phòng khách sạn

- đặt vé máy bay khứ hồi

- hộ chiếu

- tờ khai

- bảo hiểm du lịch (sứ quán chỉ định công ty bảo hiểm)

- chứng minh tài chính 3000 đola cho 2 tuần

- lịch trình (cái này tự đánh máy rồi email, chỉ mang tính thủ tục)

tất cả gửi email trước cho anh ấy xem. Nếu đủ thì gửi chuyển phát nhanh bản gốc đến sứ quán ở HN (mình ở HCM).

Anh ấy nói cứ khơi khơi như không. Cứ như cấp visa là việc đương nhiên. Không biết có gì thay đổi sau mấy tháng. Hoặc đúng là anh ấy đã hết bận !

galazie
03-01-2016, 19:34
Như vậy là kế hoạch đi dời sang tháng 9 (dời sang hẳn tháng 10 thì sẽ đẹp hơn vì mùa thu lá đỏ, nhưng vẫn lo đèo Khunjerab, và tiếp đó là mấy con đèo giữa Trung Quốc và Kyrgyzstan, đóng cửa vì tuyết, nên chỉ dời tới tháng 9). Bọn mình bắt đầu chuẩn bị giấy tờ từ tháng 6.

Giấy tờ thì đơn giản. Thư mời thì một số cty du lịch bên Pakistan sẽ cấp với giá 50-100 đô một người. Phải chọn cty nào chịu nhận tiền bằng Paypal, chứ nhiều bọn chỉ nhận Western Union mà chuyển Western Union sang được Pakistan là khá phiền toái (họ sợ chuyển tiền tài trợ khủng bố).

Đặt phòng khách sạn thì bên cấp thư mời có thể cho luôn. Cái này cũng chỉ là thủ tục cho có, một tờ giấy viết tay là đủ.

Mọi giấy tờ xong xuôi mình scan gửi email cho sứ quán. Có lẽ là gửi sớm quá (tháng 9 đi mà tháng 7 đã gửi) nên sứ quan im thin thít. Mình gọi điện giục giã thì cũng chỉ ậm ờ. Đến trước ngày đi khoảng 2 tuần họ mới liên lạc, hỏi thêm vài việc nhỏ nhỏ, rồi sau đó cách khoảng 10 ngày mới bảo gửi bản gốc. Với cái tác phong làm việc thiếu thông tin như vậy, thì lúc đó mình cũng chẳng dám mong là họ sẽ cấp visa, tinh thần đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên sau khi gửi giấy tờ 2-3 ngày thì nhận được visa sứ quán gửi lại. Hóa ra đến giờ chót thì họ cũng làm việc khẩn trương. Lúc nhận được visa, chỉ muốn gửi điện hoa cho em trực điện thoại và anh visa ở sứ quán.

Nhìn lại những chuyến đi, lúc nhận được visa vào nước nào đó, nó vui sướng chẳng kém lúc đi đến nơi.

galazie
03-01-2016, 19:39
Lưu ý có bạn nào làm visa vào Pakistan thì nguyên tắc của dân du lịch là không khai mình đi miền núi phía Bắc Pakistan (dù ý định thật là như vậy) mà chỉ khai đi những nơi cơ bản như Islamabad, Lahore. Lịch trình cũng phải bịa ra tương ứng. Vì theo thông lệ người ta nói là nếu khai đi mấy vùng xa thì sẽ khó được visa hơn (dù chính quyền thừa biết 90% khách du lịch đến Pakistan là để đến vùng núi phía bắc).

Còn một tuần cuối để chạy đua làm visa Trung Quốc (trước đó không dám giục sứ quán Pakistan cấp visa nhanh để tớ còn làm visa Trung Quốc nữa, vì giục vậy thì bằng khai mình đi lên phía bắc). Làm visa Trung Quốc ở Sài Gòn phải qua agent mới nhanh. Tự làm thì bị đòi đủ thứ giấy tờ như đi EU vậy.

Ngày 5/9 đi thì ngày 4/9 mới có visa Trung Quốc. Kyrgyzstan thì không cần. Vậy là xong, off we go. Giấc mơ Karakoram Highway cuối cùng cũng trở thành hiện thực.

galazie
03-01-2016, 19:47
Quên một điều. Có bạn nào sẽ làm visa Pakistan mà gặp phải tình trạng như mình. Thì hoặc là rất quyết liệt, đến tận nơi, nếu cần thì lấy số điện thoại trên website sứ quán để gọi thẳng cho mấy nhân vật người Pakistan mà than phiền (mình đã từng làm như vậy với sứ quán một nước châu Âu và nó có vẻ hiệu quả, không biết với Pakistan thì thế nào), hoặc là đành chờ vài tháng rồi quay lại như bọn mình. Mấy nước kiểu như Pakistan, nhiều khi họ không muốn nhận khách du lịch, vì nếu khách đến nơi gặp bất trắc gì (khủng bố, bắt cóc) thì họ mất mặt với thế giới.

galazie
03-01-2016, 20:00
Vấn đề an ninh tại Pakistan:

Về cái này thì có hai khía cạnh.

Thứ nhất, khác nhau giữa các vùng miền. Phần phía nam và phía tây của Pakistan là không an toàn, đặc biệt là vùng giáp Iran và giáp Afghanistan là rất không an toàn vì chính phủ không kiểm soát được. Phần từ Islamabad theo Karakoram Highway lên đến Gilgit thì hơi thiếu an toàn một chút (mọi xe khách đi trên khúc đường này đều phải có nhân viên vũ trang đi cùng - escort). Nhưng phần từ Gilgit lên đến biên giới Trung Quốc thì hoàn toàn an toàn như bất cứ đâu trên thế giới. Và, may mắn thay, đây là phần đẹp nhất của Karakoram Highway.

Thứ hai, tính chất bộ lạc. Nước Pakistan có nhiều bộ lạc/bộ tộc/nhóm người. Có những nhóm người thân thiện với chính phủ. Có những nhóm ghét chính phủ. Các hội khủng bố sẽ khó hoạt động trong những địa bàn thân chính phủ, vì sẽ bị báo cáo ngay. Khúc đường Karakoram Highway từ Islamabad đến Gilgit có nhiều bộ lạc ghét chính phủ, nên an ninh khúc này không tốt. Từ Gilgit trở lên là những nhóm người khác, hoặc là thân chính phủ, hoặc là xưa nay không tham gia các cuộc xung đột, nên khủng bố khó hoạt động, và do vậy an toàn.

Trên suốt chiều dài của Karakoram Highway, thì theo mình nhớ là hơn 10 năm nay không có sự vụ gì ảnh hưởng đến khách du lịch nước ngoài. Chỉ có một vụ bắn giết người địa phương đi xe bus trên Karakoram Highway, khúc phía nam Gilgit (là khúc thiếu an ninh) và vào năm 2013 có khoảng 10 khách nước ngoài bị bắn chết ở Fairy Meadow (địa điểm được ưa thích để ngắm núi Nanga Parbat. Fairy Meadow nằm gần Gilgit nhưng là nơi hẻo lánh cách xa Highway.

Về cơ bản, cứ đi men theo Karakoram Highway thì không có gì đáng ngại.

Và, liệu một chút rủi ro thì có đáng cho vẻ đẹp của con đường không? Câu trả lời là CÓ, hoàn toàn xứng đáng.

NoHeart
03-01-2016, 21:58
Hi bác,

Em cũng có plan đi Pakis - Hunza valley, qua Karakoram lên Kashgar bên Tàu. Bắc Pakis em có tham khảo bạn bè thì đúng như bác chia sẻ, khá an toàn cho khách du lịch, nhưng về phía Tân Cương bên TQ thì em còn e ngại vì bất đồng ngôn ngữ. Năm 2012 em có đi Tân Cương- nhưng phía bắc, mạn Kanas-Hemu, thì ko bất cứ nơi nào nói đc tiếng Anh, nên vụ này em vẫn còn hơi ớn. Bác có thể thông tin thêm về vấn đề này giúp em ko ạ.
Và vấn đề sử dụng máy chụp hình, em có đc share về cái này, ko sử dụng tùy tiện, nhất là có quân đội.
Mong tin bác,
Thanks for share !

galazie
03-01-2016, 22:18
Ở TQ thì tất nhiên ko có ai nói tiếng gì ngoài tiếng Tàu cả. Và mình tin là nếu bạn đã đi TQ mà sống sót được về ngôn ngữ thì có thể đi bất kỳ đâu khác trên thế giới mà không gặp vấn đề gì :).

Giải pháp tốt nhất theo mình hiện nay là cài phần mềm Google Translate trên smartphone, download cái ngôn ngữ Chinese về máy để dùng được offline. Nếu bạn thạo tiếng Anh thì gõ English để nó dịch sang Chinese rồi giơ máy cho người ta đọc. Nếu bạn ko thạo tiếng Anh thì download cả Vietnamese nữa rồi dùng giữa tiếng Việt và tiếng Tàu. Mình dùng cách này để đi và nhìn chung là sống sót được. Tuy nhiên chỉ giao tiếp 1 chiều, mình làm người ta hiểu được, nhưng đến khi người ta nói lại mình cái gì thì bó tay. Thế cho nên chỉ đặt những câu hỏi và viết những yêu cầu đơn giản dễ hiểu.

Nói chung là google translate + máy tính (trên đt luôn, để nói chuyện tiền nong cho dễ) + ngôn ngữ chân tay, cố gắng luôn vui vẻ và thân thiện, thì là đi đc cả thôi.

Về chụp ảnh thì nguyên tắc là ko chụp những nơi quân sự, biên giới, hay có binh lính đứng. nhưng nếu bạn có lỡ thì cũng ko sao đâu, mình từng vô tư chụp hình lính canh ở một chốt trên đường lên biên giới với Kyrgyzstan nhưng mà mấy cậu lính ở đó cũng lịch sự lại yêu cầu cho xem đt và chỉ xóa đúng cái ảnh mình chụp đi thôi.

Nói chung mình có thiện cảm với binh lính và hải quan Trung Quốc, làm việc chuyên nghiệp, quyết đoán nhưng lịch sự (ít nhất với khách nước ngoài).

NoHeart
03-01-2016, 23:10
Cảm ơn bác đã reply sớm.

Em có 1 lần đi La Bình, ko biết tiếng Bông, may sang tới đó gặp bạn biết tiếng mà cũng hết hồn chuyện đi lại. Còn mấy lần sau đi qua đó thì đều có bạn biết tiếng nên chưa đc trải nghiệm vụ ngôn ngữ cơ thể :D Vụ này xem xét rủ bạn đi chung.

Còn vụ chụp hình thì em hỏi bên Pakis ạ. Em có nghe lại nếu chụp tuỳ tiện với quân đội thì có thể có rắc rối lớn, và có thể là mục tiêu của những vụ cướp nên tốt nhất chụp bằng smartphone, hoặc máy chụp hình thì chỉ những nơi hoang vắng.
Plan của em bay Thai air sang Islamabad là đêm, ở trong sân bay luôn. Sớm hsau bay đi Gilgit, rồi mướn xe từ đó sang Skardu, rồi ngược lên mạn Tàu. Ổn ko bác ?

galazie
03-01-2016, 23:50
À. về vụ chụp hình bên Pak thì mình ko có kinh nghiệm cái bạn hỏi. Mình chụp tóe loe dọc đường ko có vấn đề gì. gặp cảnh sát nào thấy hay thì hỏi trước khi chụp. họ OK thì chụp. vậy là ổn thôi. tinh thần là xuề xòa và thân thiện, sẽ mở được nhiều cánh cửa :)

Túm lại mình chụp ảnh bét nhè mà chả thấy vấn đề gì.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150909_130829_zpso4ji7lm5.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150909_130829_zpso4ji7lm5.jpg.html)

Bạn bay thẳng lên Gilgit thì rất tiện. Cách này bỏ qua chặng Islamabad - Gilgit. Thứ nhất đây là chặng hiểm trở nhất, tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra trên chặng này. Thứ hai đây cũng là chặng mất an ninh nhất. Thứ ba là tiết kiệm thời gian, bạn đến thẳng "vùng lõi" của Karakoram Highway. Các cảnh núi tuyết hùng vĩ và các thung lũng đặc trưng của vùng là nằm ở khúc trên Gilgit.

Tuy vậy, nếu bạn bỏ qua chặng này thì cũng có phần đáng tiếc. Từ Gilgit trở đi, mặc dù cảnh đẹp nhưng đường bằng phẳng và không hiểm trở. Chặng Islamabad - Gilgit là chặng từ đồng bằng leo lên độ cao của núi tuyết, và đường đi khúc này CỰC KỲ hiểm trở. Đường đi hàng trăm km bên mép vực sâu hàng trăm mét của sông Indus. Tài xế phóng bạt mạng (xe khách) và đường rất xấu và hẹp. nhiều lúc ngồi bên cửa sổ nhìn xuống dưới xe bạn gần như không thấy mép đường, chỉ thấy vực thôi :). Và cảnh tượng thì cũng hiểm trở với nét đẹp riêng. Mình không chụp mấy hình ở khúc này, vì những chỗ đẹp nhất thì thường là bận trấn an bản thân, chửi tài xế, và ... ngắm cảnh. Nên nếu có thời gian thì bạn nên đi đường bộ cả chặng từ Islamabad lên.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838051035_zps1zn8y4s1.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838051035_zps1zn8y4s1.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838062360_zpsuwvgbc2r.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838062360_zpsuwvgbc2r.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838083036_zpsejapbs9q.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838083036_zpsejapbs9q.jpg.html)

Về Skardu thì mình nghe nói là rất đẹp, nhất là đoạn đường đi men sông từ Karakoram Highway rẽ vào. Bọn mình đã bỏ qua Skardu.

Ngoài Skardu thì tất nhiên bạn phải dành 1 ngày ở Hunza. Gần Hunza (trên đường vào) có thung lũng Chalt nhỏ nhưng rất đẹp. Bạn nên thăm Chalt. Nên để ý gần đó có một đoạn nguyên bản của con đường tơ lụa xưa, vắt như sợi chỉ trên vách núi.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838543331_zpsfx7cnoix.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838543331_zpsfx7cnoix.jpg.html)

Sost là thị trấn biên giới, tưởng không có gì, nhưng mấy làng ở đó rất đẹp, nên dành trọn một buổi sáng đi dạo ở cái làng ngay bên kia sông, từ thị trấn qua cái cầu nhỏ, leo lên đồi chút là tới.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150910_070947_zpswevt9ksq.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150910_070947_zpswevt9ksq.jpg.html)

NoHeart
04-01-2016, 23:28
Cảm ơn bác, để em pm riêng cho đỡ loãng topic :D
Mong bác tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm.

galazie
05-01-2016, 07:34
Bay đến Pakistan:

Từ VN bay đến Pakistan thì thuận tiện và rẻ nhất là Thai Airways qua Bangkok. Chặng BKK - Islamabad là bay buổi tối. Giá như bay ban ngày thì ngắm được bao nhiêu cảnh, vì theo GPS và ánh đèn dưới đất, máy bay bay trên những thành phố đầu bảng của Nam Á: Calcutta, Varanasi, Delhi, Lahore.

Từ Tân Sơn Nhất đã có mấy bạn Pakistan, lên máy bay ở Bangkok thì toàn Pakistan. Cứ ngồi gần là thấy mùi của họ. Mùi gì thì các bác đến Ấn Độ biết rõ. Anh bạn đi cùng bảo "lỗi hệ thống rồi".

Sân bay Islamabad, nghe bảo mới sửa lại, cũ kỹ và chật chội, tệ hơn sân bay quốc nội Việt Nam.

Islamabad khá bụi bặm và mấy khu mình tới thì cũng tồi tàn. Và tất nhiên là đã tràn trề hương vị viễn du!

GPS khi máy bay tới gần Islamabad:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11998832_878304915557281_7340424185150622700_n_zps 6ldagefc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11998832_878304915557281_7340424185150622700_n_zps 6ldagefc.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11953260_878304945557278_3286167951565489144_n_zps jmldrknh.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11953260_878304945557278_3286167951565489144_n_zps jmldrknh.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11201604_878305038890602_8354789288256662709_n_zps mxq5r9po.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11201604_878305038890602_8354789288256662709_n_zps mxq5r9po.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11953000_878304988890607_5425130090074994512_n_zps 0arsh0oc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11953000_878304988890607_5425130090074994512_n_zps 0arsh0oc.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11993281_878305132223926_8445982214201481651_n_zps 8i6t3na9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11993281_878305132223926_8445982214201481651_n_zps 8i6t3na9.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11954778_878305058890600_7430726034578648354_n_zps gu2fs37r.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11954778_878305058890600_7430726034578648354_n_zps gu2fs37r.jpg.html)

Xe nội địa. Hiệu Khyber, lấy tên theo con đèo nổi tiếng giữa hai nước Pakistan và Afghanistan.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11949515_878305152223924_7287794564708058337_n_zps jzhecica.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11949515_878305152223924_7287794564708058337_n_zps jzhecica.jpg.html)

Ông Chép
05-01-2016, 16:00
Khá thích cung Trung và Nam Á này, hai nhánh của con đường tơ lụa xưa. Bác cho thêm thông tin với nhé, nhất là thông tin về việc ra vào ở chổ cửa khẩu.

galazie
05-01-2016, 23:38
Cảm ơn bạn Mogumogu. Nhập cảnh vào Pakistan thì nhẹ nhàng không có gì để nói. Không bị hỏi han gì, cộp dấu luôn.

Việc ra khỏi Pak, vào TQ, ra khỏi TQ vào Kyrgyzstan, và ra khỏi Kyrgyzstan thì messy và có nhiều thứ để nói hơn (kể sau).

Nhập cảnh vào Pakistan có một chuyện thú vị mình chưa bao giờ gặp. Sau khi cộp dấu vào hộ chiếu thì cô nhân viên xuất nhập cảnh kẹp cho mình một mảnh giấy lộn vào cái trang vừa đóng dấu. Bọn mình hai thằng mỗi thằng đều được một tờ. Hai thằng vừa qua khỏi quầy check hộ chiếu liền lôi tờ giấy ra xem, hỏi nhau không biết nó là cái gì vì nó đúng là giấy lộn xé ra từ một tài liệu vớ vẩn nào đó. Bối rối quay lại hỏi cô cộp dấu thì cô ấy bảo không có gì đâu cái đó kẹp vào để mực từ cái dấu mới cộp khỏi nhòe sang trang đối diện.

Dễ thương ghê.

galazie
05-01-2016, 23:42
Sau khi lấy hành lý trước khi ra khỏi sân bay còn bị một chú an ninh khá thân thiện ra hỏi cái gì đó kiểu như "bọn mày có uống rượu không". Mình trả lời phớ lớ 'có, có'. Chú kia nhìn vào ba lô mình và nhắc là ở đây cấm mang rượu vào. Hóa ra câu trước chú ấy không phải hỏi mình có uống không mà là mình có mang rượu vào không.

Hóa ra là nước Hồi giáo thì việc này làm có hơi chặt. Bác nào qua đây thì tốt nhất đừng xách theo rượu cho nó lành.

galazie
07-01-2016, 08:50
Pakistan tiêu tiền Rupee. Tỷ giá dễ nhớ, cứ khoảng 100 rupee là 1 đô la. Đi taxi từ sân bay vào trung tâm hết khoảng 10 đô la. Sân bay nằm cách thành phố khá xa, đi mãi mới tới. Xe cộ thì tồi tàn (chả đâu nhiều xe xịn như VN). Phần lớn dân tình đi ô tô nhưng cũng có một số người đi xe máy, cả gia đình chở nhau trên cái scooter giống VN. Và không đội mũ bảo hiểm.

Taxi ở sân bay Islamabad cũng bát nháo. Tài xế tự chạy đi kiếm khách, mặc cả ngã giá. Không có meter. Cứ thông lệ là từ sân bay vào trung tâm hết 10 đô.

Bọn mình tới nhà trọ (guest house) ở Islamabad là 12h đêm. Sáng hôm sau 5h đã ra bến xe khách. Cho nên chỉ nhìn Islamabad được chút xíu dọc đường từ sân bay vào, dọc đường ra bến xe, và tại bến xe.

Mình không biết tại trung tâm Islamabad thì sao, chứ ở nơi không xa trung tâm lắm như nơi mình ở trọ, thì cơ sở vật chất đường sá có vẻ kém hơn Tp HCM và Hà Nội, ví dụ đường lớn thì trải nhựa nhưng vào trong ngõ không nhỏ lắm thì là đường đất.

Guest house ở Islamabad, phòng rộng rãi nhưng rất đơn giản, giá $30 một đêm. Ở VN chắc chỉ khoảng 300 ngàn.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_053855_zpsdavyanv7.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_053855_zpsdavyanv7.jpg.html)

galazie
07-01-2016, 08:53
Islamabad là thành phố mới, xây dựng sau khi lập nước Pakistan. Có nhiều đại lộ dài, hai bên là đất trống hoặc trồng cây, xa xa mới tới nhà cửa. Không khí khá giống đường ở Châu Âu. Anh bạn từng ở Mỹ thì bảo cũng gợi nhớ California.

galazie
07-01-2016, 09:07
Bến xe khách chính để đi lên phía bắc lại nằm ở Rawalpindi. Tiếng là 2 thành phố khác nhau, nhưng Rawalpindi và Islamabad nằm sát cạnh nhau, có thể coi như là hai nửa của một đô thị lớn. Trong khi Islamabad là thành phố mới được lập ra từ khoảng cuối những năm 40 (nhớ mang máng thế không biết mình có nhầm không) và được quy hoạch "hiện đại" (ví dụ có các đại lộ dài), thì Rawalpindi là thành phố cũ, hoàn toàn là một thành phố cổ truyền của Nam Á.

Để tả về phần này của Pakistan thì có thể dùng Ấn Độ để so sánh. Rawalpindi giống như Ấn Độ, nhưng đỡ tệ hơn.

Nói luôn là mình không phải là fan của Ấn Độ. Đối với mình, ấn tượng về Ấn Độ không chỉ là nghèo khổ và bẩn thỉu, mà hơn cả hai điều đó, Ấn Độ toát ra một không khí bi thảm, hòa trộn của đói nghèo, bẩn thỉu, tuyệt vọng, và cam chịu. Theo mình, đó là kết quả của cái nghèo và sự phân biệt đối xử giữa người với người trong xã hội. Trong đời mình chưa từng thấy cái gì bi thảm hơn ánh mắt của những người kéo rickshaw Ấn Độ trong đêm. Không có cái nghèo khổ nào ở VN có thể so sánh được.

Pakistan (Rawalpindi, Islamabad và vùng xung quanh trong bán kính 100km về phía tây và bắc) giống vậy nhưng đỡ thảm hại hơn. Con người nhìn lạc quan và hạnh phúc hơn. Nhưng đỡ là đỡ so với Ấn Độ, chứ còn về cơ bản đây vẫn là kiểu thành phố mà mình muốn rời khỏi càng sớm càng tốt.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_060230_zpswihkpchc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_060230_zpswihkpchc.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_060235_zpsojpfsfcq.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_060235_zpsojpfsfcq.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_060242_zpsk1h7qyer.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_060242_zpsk1h7qyer.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_060255_zpsmnflz5zq.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_060255_zpsmnflz5zq.jpg.html)

galazie
07-01-2016, 09:12
Có thể thấy phần lớn người ngoài đường là đàn ông. Ở Pakistan phụ nữ ít ra đường, thường ở nhà nấu nướng và chăm con. Suốt từ Islamabad lên đến vùng cực bắc đất nước này là như vậy, sang đến Tân Cương tình hình lại trở về bình thường.

galazie
07-01-2016, 09:24
Theo như mình thấy thì xe cộ ở đây họ không nói thách, dù bọn mình tương đối lớ ngớ và có chút bất đồng ngôn ngữ nhưng nhà xe đã bán vé cho mình đúng giá như dân địa phương. Họ làm vậy là hết sức đàng hoàng, vì chở khách nước ngoài là có nhiều phiền toái cho họ. Tại các chốt cảnh sát dọc đường (có hàng chục chốt như vậy trên đường), xe đều phải dừng lại cho khách nước ngoài đăng ký (kiểm tra hộ chiếu, ghi thông tin vào sổ, có nơi còn chụp ảnh, phỏng vấn xem đi đâu về đâu bao lâu...). Có khi xe phải dừng cả 30 phút và tất cả khách địa phương trên xe phải ngồi chờ. Khi tới Chilas trong đêm cảnh sát địa phương kéo cả đoàn tới, bàn bạc nhau chán chê xem cho hai thằng khách này vào khách sạn nào, xe cũng kiên nhẫn chờ đến khi xong mới đi.

Kinh nghiệm bản thân mình đối với các xứ Hồi giáo ở Trung Đông và Trung Á là như vậy, lúc oánh nhau là oánh chết luôn, nhưng lúc bình thường thì hành xử đàng hoàng, mã thượng, không nhì nhằng.

galazie
07-01-2016, 09:36
Sự khác biết giữa người Pakistan và người Ấn Độ:

Trước đến giờ mình chỉ biết láng máng rằng họ là cùng một giống người nhưng có đôi chút khác biệt về tôn giáo và ngôn ngữ. Sau khi đi chuyến này thì mình biết thêm chi tiết như sau.

Về bản chất là chẳng có gì khác nhau, họ đã từng là một. Sau đó thì có hai thay đổi lớn đã dẫn đến sự chia cắt như ngày này.

Thứ nhất là khi Hồi giáo được truyền vào Ấn Độ (lâu rồi), một bộ phận người Ấn bỏ đạo Hindu để chuyển sang đạo Hồi. Và khi theo đạo Hồi thì dần dần họ nói tiếng nói khác đi một chút, vẫn là tiếng Ấn (Hindi) nhưng pha thêm nhiều từ vựng Ả Rập hơn. Để làm gì? Để đọc và hiểu kinh Koran tốt hơn. Đó là tiếng Urdu, ngôn ngữ chính của Pakistan ngày nay.

Thứ hai (gần đây), người Anh đến và đô hộ Ấn Độ. Họ chia để trị. Bằng nhiều thủ đoạn họ làm cho người Ấn Hindu và người Ấn Hồi giáo ghét nhau. Đỉnh điểm là khi người Anh rút đi thì người Ân Hồi giáo tách ra lập nước Pakistan. Hai nước vẫn hằm hè nhau đến ngày nay.

Không biết người Anh đem lại nhiều điều tốt hay nhiều cái dở hơn cho Ấn Độ. Nhưng cả dân Ấn và dân Pakistan đến giờ vẫn đầy thiện cảm với mẫu quốc cũ. Có những phần mà có đánh đến chết thì họ vẫn là người Ấn và người Pakistan, nhưng có nhiều cái thì họ học theo Anh răm rắp. Tiếng Anh được dùng nhiệt thành, kể cả giữa bố mẹ con cái trong nhà. Hiện giờ ở Pakistan khoảng 70% dân số (ước tính của mình thôi) thành thạo tiếng Anh, trường học dạy bằng tiếng Anh, kể cả môn học tôn giáo.

Ông Chép
07-01-2016, 11:48
Cảm ơn thông tin của bác rất nhiều. Tiếc là đợt này bác không có sang Ấn bằng Pakistan, mình đang tính làm cái cung đó nhưng nghe nói là không được vì quan hệ Ấn - Pakistan.

galazie
07-01-2016, 11:59
Hình như cái đó người nước ngoài (không phải người Ấn hay người Pak) thì đi thoải mái ko việc gì bạn ơi.

galazie
08-01-2016, 14:26
Ra khỏi Islamabad một đoạn thì qua Abbottabad. Abbottabad là nơi Bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ bắn chết vài năm trước đây. Đây là một thành phố trung du mát mẻ, thường được chọn làm nơi nghỉ mát. Những chỗ nghỉ mát thì nằm trên những ngọn đồi quanh thành phố. Còn bản thân thành phố thì cũng chỉ là một nơi bụi bặm buồn tẻ bên đường quốc lộ.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_085244_zpswtnvkcwp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_085244_zpswtnvkcwp.jpg.html)

galazie
08-01-2016, 14:36
Dừng lại bên đường ăn sáng. Đồ ăn Pakistan nhìn chung ít gia vị dữ dội hơn đồ ăn ở Ấn Độ. Trà pha với gia vị và sữa, giống các nước Trung Đông, cũng là đồ uống hàng ngày ở đây, tuy nhiên nhìn chung là hơi quá ngọt vì pha nhiều đường sữa, át cả vị trà.

Đồ ăn thường ăn kèm bánh nan. Khách gọi rồi mới nhào bột rán bánh. Nên bánh ở đâu cũng rất ngon.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_093923_zpsl2kuuebz.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_093923_zpsl2kuuebz.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_094123_zpsrnyafa0g.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_094123_zpsrnyafa0g.jpg.html)

Người ngồi trong quán. Được biết trong thời gian lẩn trốn ở Abbottabad, Bin Laden hoàn toàn ở trong nhà, không hề được ra quán ngồi bao giờ.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_094241_zpsfyve6pgv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_094241_zpsfyve6pgv.jpg.html)

galazie
08-01-2016, 20:51
Còn mấy nơi mình muốn đến mà tình cờ cũng có liên quan đến Bin Laden. Afghanistan nơi ông ta sống nhiều thời gian. Và đặc biệt là nơi quê gốc của dòng họ Bin Laden. Cái này không phải là vì Bin Laden, mà vì đó có thể là nước có phong cảnh ngoạn mục nhất hành tinh: Yemen.

galazie
08-01-2016, 21:06
Khoảng 120km tiếp sau Abbottabad, con đường đi qua miền giống như là trung du tiếp giáp giữa đồng bằng phía nam và miền núi phía bắc, chủ yếu là các đồi và núi thấp, không có vẻ gì "úp mở" về sự hoành tráng phía trước. Mình hầu như không chụp ảnh khúc đường này.

Ở phía rất xa, thoáng thấy bóng núi tuyết đầu tiên:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_102859_zpszhlogdez.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_102859_zpszhlogdez.jpg.html)

galazie
08-01-2016, 21:25
Tuy nhiên, ở gần Thakot, khi con đường bắt đầu chuyển hướng đi men theo sông Ấn (sông Indus), cảnh vật thay đổi rất nhanh. Gần như ngay lập tức, con đường leo lên độ cao chóng mặt treo trên bờ vực. Trong phần lớn chặng đường 300km sau đó (đến gần Gilgit), con đường như sợi chỉ, một bên là vách núi, một bên là vực sông Indus nhiều chỗ sâu cả vài trăm mét bên dưới. Con đường hẹp và phần lớn là ko có rào hay cọc đánh dấu bên phía vực, nhiều chỗ dưới mặt đường đã bị sạt. Tài xế thì phóng bạt mạng vì đã quá quen đường. Nhiều lúc thò cổ ra ngoài nhìn xuống hầu như ko còn thấy mép đường bên dưới thân xe. Ko có bức ảnh nào đáng kể trên khúc đường này, vì mình chỉ lo ngắm cảnh, rủa thầm tài xế, và tự trấn an bản thân. Tự nhủ sẽ ko đi xe khách trên khúc đường này lần thứ hai, và nhớ lại câu đã đọc đc ở đâu đó, đại ý "vận may cũng giống như tiền bạc, phải dè sẻn, tiêu nhiều sẽ hết".

Những bức ảnh dưới đây chỉ là 1% độ hiểm trở của khúc đường này.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838051035_zps1zn8y4s1.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838051035_zps1zn8y4s1.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838062360_zpsuwvgbc2r.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838062360_zpsuwvgbc2r.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838083036_zpsejapbs9q.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838083036_zpsejapbs9q.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_155019_zpsampfwjce.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_155019_zpsampfwjce.jpg.html)

galazie
08-01-2016, 21:33
Tài xế đi với tốc độ không có chỗ cho sai sót. Ở một trong những chỗ thót tim nhất, mình lầu bầu (tiếng Việt) "đi thế à!". Một ông Pakistan ngồi cạnh phá lên cười, rồi bảo "tao hiểu cảm giác của mày. lần đầu đi trên đường này tao cũng thế. nhưng mà giờ tao quen rồi. God be with you.". Ông này tuần nào cũng đi đường này một lần. Có thể Chúa ở bên ông ta và tôi. Nhưng Chúa không có sức phù hộ cho tất cả mọi người. Tai nạn trên con đường này thường xuyên xảy ra, trên mạng có các hình chụp xe khách lao xuống vực ở đây, bẹp như dán.

galazie
08-01-2016, 21:39
Một ngạc nhiên lớn với mình. Trên những sườn núi nhiều đá ở đây, người ta trồng rất nhiều ôliu. Hỏi ra thì biết, trồng ôliu là nghành nông nghiệp truyền thống ở đây từ lâu rồi. Có lẽ mình phải học lại về phạm vi phân bố của loài cây này. Mình là fan của ôliu. Một loài cây đẹp, vừa mạnh mẽ, vừa duyên dáng. Quả và dầu ôliu thì ngon thôi rồi.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_153646_zpswemc3ph1.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_153646_zpswemc3ph1.jpg.html)

Dọc đường mua ổi ăn. Cầm quả ổi trên tay, mình nghĩ không biết còn xứ nào khác mà có cả ôliu và ổi cùng lúc không. Về sau mới biết có lẽ mình nhầm, ổi này nhiều khả năng được mang lên đây từ đồng bằng phía nam (đồng bằng Punjab).
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_155544_zps7jrvjy6e.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_155544_zps7jrvjy6e.jpg.html)

galazie
08-01-2016, 21:43
Từ Thakot khi xe bắt đầu đi men sông Ấn, cũng là lúc anh lơ xe thay trang phục Security, và lấy ra một cây súng. Trong hình, cây súng đang trong tay người ngồi chếch phía trên anh chàng Security. Mình không biết súng này có đạn không và anh chàng này có biết bắn không, nhưng quy định của chính phủ là mọi xe khách chạy trên khúc đường này (đến Gilgit) phải có nhân viên vũ trang đi cùng. Quy định này có vẻ được thực thi một cách đối phó, vì mấy người đi cùng trên xe nhỏ to với mình: "thằng đó cũng như chúng ta thôi. lúc có chuyện chưa biết ai chạy nhanh hơn ai".

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_144949_zps1jlmwfp5.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_144949_zps1jlmwfp5.jpg.html)

galazie
09-01-2016, 13:00
Besham:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_133651_zpsbyunagpv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_133651_zpsbyunagpv.jpg.html)

Xe dừng để ăn trưa ở Besham. Thị trấn không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ việc tại đây bọn mình có một trải nghiệm ẩm thực kinh hoàng.

Quán ăn khá đông đúc, và đúng kiểu cơm bình dân cho xe khách: đồ ăn được nấu sẵn, ai gọi thì múc ra ăn nguội, không phải gọi rồi nấu.

Ngồi vào bàn thì điều đầu tiên mình thấy là mấy cái thìa mang ra rất bẩn, nhầy nhụa mỡ. Mình biết điều tự cầm mấy cái thìa đi rửa ở vòi nước rửa tay gần đó. Cậu chạy bàn thấy mình làm vậy thì tỏ ra rất lo lắng, liền chạy đi lấy thêm và mang lại cho bàn mình thêm 4 cái thìa như vậy nữa (có hai người ăn thôi), tất cả đều bẩn như nhau. Khi ăn thì mình thấy trên đĩa cơm có những vệt mỡ mà không giống như dây ra từ những thứ đang ở trên đĩa, nhưng khi đó cũng chưa nghĩ gì. Sau khi ăn gần hết, lộ ra nhiều vết mỡ hơn, và nhìn kỹ hơn, thì bọn mình mới ngộ ra được cái sự thật hãi hùng: bát đĩa ở đây không hề được rửa, người trước ăn xong thì người của quán sẽ chỉ gạt gạt đồ ăn cũ đi thôi, và xúc đồ ăn mới vào luôn cho khách sau ăn.

Hai thằng nhìn nhau chết lặng.

galazie
09-01-2016, 13:46
Chilas:

Xe khách thường sẽ chạy suốt từ Islamabad đến Gilgit, thủ phủ miền bắc của Pakistan. Gilgit là nơi chính thức bắt đầu vùng núi tuyết của Karakoram Highway, và cũng từ đây tình trạng đường sá và an ninh tốt hơn. Nhiều người bay thẳng từ Islamabad lên đây và chỉ đi khúc Karakoram Highway từ đây trở lên.

Tuy nhiên nếu đi thẳng lên Gilgit thì xe khách xuất phát 7h sáng ở Islamabad sẽ đến nơi vào lúc nửa đêm. Và vì bọn mình muốn ngắm càng nhiều cảnh dọc đường càng tốt nên đã xuống xe ở Chilas lúc 8h tối, để dành chặng đi tiếp cho ngày hôm sau.

Chilas là một thành phố nhỏ, từng có nhiều khách du lịch nước ngoài. Đây là trạm dừng tốt để từ đây đi thăm Skardu, xem đỉnh Nanga Parbat và đặc biệt là đỉnh K2 (cao thứ 2 thế giới, nằm trong dãy Karakoram). Có những khách sạn lớn được đầu tư công phu. Nhưng tất cả thay đổi từ sau ngày 9/11/2001. Kể từ ngày đó khách không tới nữa. Những năm gần đây lượng khách trong nước có tăng lên, nhưng khách nước ngoài vẫn rất ít.

Khi bọn mình tới nơi, vừa xuống xe đã có vài cảnh sát đến hỏi. Một lúc sau có một đoàn hơn 10 vị nữa tới. Họ bàn bạc chán chê với nhau (lái xe cũng tham gia) bằng tiếng địa phương mà bọn mình không hiểu. Hóa ra là họ tính xem nên cho mình ở đâu. Lúc sau họ thông báo là ở đây chỉ có hai khách sạn mà khách nước ngoài được ở (vì lý do an ninh), và bọn mình được tùy chọn một trong hai. Nhưng một lúc sau lại đổi ý, rằng bọn mình chỉ được ở chính xác một chỗ thôi (không biết thật sự vì an ninh hay là còn vì lợi ich kinh tế gì không nữa, nhưng sau đó mình thấy là ngoài bọn mình cũng chẳng có ma nào, nên có lẽ họ cũng không cần phải mất công đến như vậy vì một món lợi kinh tế quá nhỏ).

Sau đó bọn mình được biết ngày hôm đó, 6/9, là ngày lễ "Quốc Phòng" của Pakistan, kỷ niệm một cuộc chiến với Ấn Độ, nên an ninh có phần được siết chặt hơn thường lệ.

Chiếc xe khách cũng phải chờ cho đến hết vụ rắc rối đó rồi mới đi. Trong lúc rối rắm bọn mình quên cảm ơn và bo cho mấy ông nhà xe. Thấy hơi tiếc.

Từ Chilas bọn mình định thuê xe jeep đi chơi Skardu hai ngày rồi mới đi tiếp lên phía bắc. Tuy nhiên đêm đó hỏi giá xe thấy đắt quá, vả lại nếu bớt hai ngày ở Skardu để về sau thong dong hơn ở Kyrgyzstan thì cũng tốt. Nên bọn mình quyết định bỏ Skardu. Skardu nghe nói rất đẹp, nhưng về sau bọn mình đã thấy, trên vùng này chỗ nào cũng rất đẹp, nên cũng không quan trọng lắm chuyện đi chỗ nào cụ thể.

Một số hình ảnh dọc đường lên Chilas:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_145048_zps9ssgqt55.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_145048_zps9ssgqt55.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_151842_zpshnutnlqm.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_151842_zpshnutnlqm.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_164841_zpsgz6bcskf.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_164841_zpsgz6bcskf.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_164847_zpshg5qynz9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_164847_zpshg5qynz9.jpg.html)

Em bé này bắt đầu có nét của dân miền núi phía bắc Pakistan. Người phía bắc Pakistan, nhất là con gái, rất đẹp. Gương mặt họ pha trộn hoàn hảo giữa Âu và Á. Có những tộc người lại rất giống người Âu. Người ta từng nghi ngờ họ có thể là hậu duệ của những đoàn quân Hy Lạp của Alexander Đại đế, rơi rớt lại dọc được sau cuộc đánh chiếm Ấn độ không thành. Tuy nhiên khi xét nghiệm gen thì họ không có điểm chung nào với người Hy Lạp. Em bé này đi cùng bố, mình có xin phép ông bố để chụp ảnh cô bé. Bé khoảng 5 - 7 tuổi. Bình thường thì không trùm khăn, nhưng khi mình giơ đt lên chụp thì cô bé ngay lập tức trùm cái khăn lên đầu, rất đúng phép tắc tôn giáo của em. Chắc lớn lên em sẽ là một cô gái Hồi giáo ngoan hiền.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_165109_zpsr9mlf3k3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_165109_zpsr9mlf3k3.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_164947_zps3pqbqsbl.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_164947_zps3pqbqsbl.jpg.html)

Muối mỏ ở Chilas. Pakistan rất nhiều muối mỏ. Khắp vùng này mình không thấy bán muối biển.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_075137_zpspnonzgm4.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_075137_zpspnonzgm4.jpg.html)

galazie
10-01-2016, 23:27
Các trạm kiểm soát (police post/checkpoint) dọc đường:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_095547_zpslbhfbueg.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_095547_zpslbhfbueg.jpg.html)

Bắt đầu từ Thakot, lên đến Hunza, có khoảng 20 chốt cảnh sát. Ở mỗi trạm, bạn đều phải xuống trình hộ chiếu, ghi tên vào sổ, kèm theo đích đến dự kiến. Trong những trạm này thì có hai trạm nhiều thủ tục hơn, đều ở gần Chilas. Một trạm thì bạn bị yêu cầu nộp bản photocopy hộ chiếu và visa, nếu bạn không có thì họ sẽ rất khó chịu, dù cuối cùng vẫn để bạn đi. Cho nên bạn nên chuẩn bị dăm bảy bản photo hộ chiếu và visa để dùng khi cần. Trạm còn lại là nhiều thủ tục nhất, và khá đáng sợ vì bọn mình tới đó khi trời đã tối. Xe dừng, anh lơ xe kêu bọn mình xuống xe và dẫn đi ra khá xa đường, rồi gặp và nói chuyện với một ai đó, như kiểu bàn giao hai đứa mình. Sau đó họ ra hiệu cho mình đi theo người kia. Phải đi vòng ra sau một bức tường dài, tối om. Lúc đó hai thằng mình lẩm bẩm với nhau rằng nếu chúng nó làm gì mình thì cũng bó tay. Nhưng rồi cuối cùng đi một đoạn thì cũng thấy một cổng lớn, bên trong có đèn. Bọn mình vào trong một khu nhà lớn nhiều hành lang ngang dọc, hai bên hành lang có một chỗ giống như là giam người. Đi đến cuối hàng làng, đèn đóm tù mù, thì có một căn phòng nhỏ có máy tính và máy ảnh. Bọn mình được kiểm tra hộ chiếu, ghi lại tên tuổi, phỏng vấn xem đến từ đâu, đi đâu, bao lâu. Rồi chụp ảnh. Xong là bắt tay nhau chia tay và lại có người dẫn lại ra xe. Về sau anh bạn có xem lại thì hóa ra thủ tục này và địa điểm này đã được ghi rõ trong Lonely Planet từ gần chục năm nay. Đó là một đồn cảnh sát sử dụng lại một trại lính cũ có từ thời thực dân Anh, và đúng là có phòng tạm giam trong đó luôn.

Cảnh sát tại các chốt này nhìn chung rất lịch sự và thân thiện. Mình đánh giá cao nỗ lực của chính quyền Pakistan trong việc đảm bảo an ninh cho du khách. Mục đích của họ là biết mọi khách du lịch trên con đường này đi đâu và về đâu. Hầu hết các chốt là nằm trên quãng đường từ Thakot đến thung lũng Hunza (Karimabad). Từ Hunza lên phía bắc thì chỉ còn vài cái. Cái cuối cùng là ngay trước khi tới biên giới Trung Quốc.

Từ Thakot lên Gilgit chỉ khách nước ngoài mới phải để lại thông tin. Từ Gilgit trở lên thì kể cả người Pakistan miền xuôi lên cũng phải làm vậy.

galazie
10-01-2016, 23:43
Từ gần Gilgit trở lên, quang cảnh bắt đầu rộng rãi và khoáng đạt. Con đường đã leo lên đến độ cao "ổn định", cho nên không còn hiểm trở như trước. Càng ngày càng nhiều núi tuyết bao quanh, xen giữa là những phần đất bằng phẳng, khô cằn, trơ ra màu đá, tiêu biểu cho quang cảnh của Himalaya, Karakoram. Đặc biệt, những chỗ đủ trũng và có đủ nước, thì trào ra những mảng xanh như mộng mị. Đó là những thung lũng đặc trưng của Karakoram.

Ở ngưỡng cửa thiên đường:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_095921_zpsxiy9kdg9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_095921_zpsxiy9kdg9.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_101132_zpsegtuzdxh.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_101132_zpsegtuzdxh.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_101315_zpszdkgdcqa.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_101315_zpszdkgdcqa.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_104119_zpse8e9z7te.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_104119_zpse8e9z7te.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452438345206_zpsrkqscy94.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452438345206_zpsrkqscy94.jpg.html)

galazie
10-01-2016, 23:51
Lấp ló sau mây là Nanga Parbat, một trong 14 đỉnh núi cao trên 8000m của thế giới. Tất cả đều nằm ở châu Á, trong hai dãy Himalaya và Karakoram. Nanga Parbat thường được coi là cực điểm phía Tây của dãy Himalaya, bắt đầu từ đây đi thêm về phía Tây và Bắc là Karakoram. Có hai nơi nhìn Nanga Parbat rất đẹp, một là Fairy Meadow - một đồng cỏ trên cao ở gần chỗ này, hai là nhìn từ xa phía bên kia thung lũng Kashmir trên phần đất Ấn Độ.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452438369762_zps275axl4i.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452438369762_zps275axl4i.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452438381729_zpssymmxfnb.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452438381729_zpssymmxfnb.jpg.html)

galazie
10-01-2016, 23:56
Trạm nghỉ cuối trước khi vào thung lũng Hunza. Cống nước ở hai bên đường cứ trong veo vì toàn là nước trên núi chảy xuống :)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_142355_zpsj2kwdtvp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_142355_zpsj2kwdtvp.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_142549_zpsqobrpmux.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_142549_zpsqobrpmux.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_142612_zpsacjpukn3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_142612_zpsacjpukn3.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_142630_zpsinkty9sa.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_142630_zpsinkty9sa.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_142636_zps5ditwhvv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_142636_zps5ditwhvv.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_142710_zpshkn0mojg.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_142710_zpshkn0mojg.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_143519_zpstdlfrhow.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_143519_zpstdlfrhow.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150907_143829_zpsy95t6cwv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150907_143829_zpsy95t6cwv.jpg.html)

galazie
14-01-2016, 00:20
Cuối cùng, sau gần hai ngày trên đường thì bọn mình cũng đến thung lũng Hunza huyền thoại. Trông không có vẻ gì là một chốn thiên đường phải không nhỉ? Nhưng thật ra nó là một xứ thần tiên đấy. Bức ảnh xấu xí này là kết hợp của một người chụp kém và ẩu, thời tiết xấu và một mùa không phải là đẹp nhất (đầu thu). Các bạn chịu khó tìm trên flickr các ảnh Hunza spring hay Hunza autumn để thấy nó có thể đẹp thế nào.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486929197_zpsf8d6dpub.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486929197_zpsf8d6dpub.jpg.html)

Tới đây thì mình hiểu vì sao người ta coi Hunza là tâm điểm của Karakoram Highway. Thực ra thì bởi vì đây là thung lũng lớn nhất, trù phú nhất và mạnh về kinh tế chính trị nhất trong cả vùng. Chứ còn trong cả vùng dọc theo Highway này, bất kỳ thung lung nào cũng đẹp cả, dù là lớn hay nhỏ. Khó có thể nói cái nào đẹp nhất.

galazie
14-01-2016, 00:28
Nhưng rồi, từng chút từng chút một, vẻ đẹp của Hunza cũng dần lộ ra trước mắt bọn mình.

Buổi sáng hôm sau, vẫn thời tiết xấu, nhưng có khá hơn chút. Đây là đứng tại một điểm cao khoảng 2800m nhìn ra các đỉnh núi cao 6-8000m xung quanh (trời chưa đẹp, đến ngày hôm sau nữa trời mới đẹp hẳn):

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486515824_zpsdyvzo20f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486515824_zpsdyvzo20f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486530989_zps3l8afv4m.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486530989_zps3l8afv4m.jpg.html)

chantam
17-01-2016, 23:45
Chilas:


https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150906_164947_zps3pqbqsbl.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150906_164947_zps3pqbqsbl.jpg.html)



Đôi mắt của cô bé có sức hút kỳ lạ. Mình để ý thấy thường những đôi mắt của người Nam Á rất đẹp.

Arsenal
11-03-2016, 13:41
Sao không viết tiếp nữa vậy bác?
Rất mong bài bác. Đọc văn bác có nhiều đoạn rất dí dỏm và thú vị ạ!

nguyenhai123
29-03-2016, 14:50
Chắc bạn chủ topic buộc người hâm mộ phải kềm nén sự sung sướng hay sao ấy nhỉ???
.
Nói vui thôi. Bài và hình ảnh quá tuyệt.
.
Cám ơn chủ bài viết.

Linh_Lynn
07-04-2016, 13:32
1 bài viết rất hay, mỗi tội hơi ít ảnh chút xíu ;) Cám ơn bác đã cho em thấy 1 hình ảnh khác của Pakistan.

galazie
03-06-2016, 22:13
Cảm ơn các bạn đã hưởng ứng. Thời gian vừa rồi công việc khủng hoảng nên hết cả tâm trí. Giờ này mọi việc tạm êm, ngồi đọc lại bài mình viết thấy cũng ... được :).

Tiếp tục về buổi sáng đầu tiên ở Hunza:

Buổi sáng trời vẫn nhiều mây nhưng bắt đầu có chút nắng. Chưa cần đi xa, chỉ đi dạo vài trăm mét quanh khách sạn, len lỏi giữa các khu vườn, thửa ruộng và con đường nhỏ trong làng là đã cảm thấy như đang ở giữa thiên đường. Bọn mình ở khách sạn Eagle's Nest, khách sạn nổi tiếng nhất của Hunza Valley. Ông chủ là người Hunza, hình như chưa học hết phổ thông, nhưng là người tự học và đã tự mình thiết kế ra một cái khách sạn được dân Tây mê mẩn. Phòng rẻ nhất giá $45, cho hai người thì cũng chấp nhận được. Đây là khách sạn ở độ cao lớn nhất trong thung lũng, có một cái view tuyệt hảo ra toàn bộ các đỉnh núi bao quanh thung lũng. Tuy nhiên về sau bọn mình biết ở khu vực pháo đài Baltit, thấp hơn bên dưới, có nhiều khách sạn rẻ hơn mà view cũng đẹp, lại gần khu chợ hơn. Tuy nhiên ở đó thì khách sạn cũ kỹ và lại không ở giữa làng và ruộng vườn như Eagle's Nest. Hỏi ông chủ khách sạn Eagle Nest thì ông nói có nhớ đã từng đón tiếp vài khách Việt Nam rồi.

Đây là anh bạn đi dưới hàng cây dương, "poplar". Nếu bạn yêu thích vùng Trung Á, loài cây này sẽ ám ảnh bạn. Vì nó có ở khắp mọi nơi, nó như cây tre hay cây dừa ở VN vậy. Bạn sẽ thấy nó từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Tân Cương (có người từng thấy nó ở Nhật), từ Siberia xuống tới Ấn Độ. Không biết nó có họ hàng gì với cây bạch dương ở Nga không, vì tuy hình thức hơi giống nhau nhưng cây bạch dương không được gọi là poplar mà gọi là birch.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487054567_zpsllzov6cd.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487054567_zpsllzov6cd.jpg.html)

galazie
03-06-2016, 22:21
Hương vị của thiên đường:

Hunza là xứ sở của táo, mơ, mận, dâu tằm... lúc lỉu trên cây dọc theo hầu như mọi con đường. Bạn đi dọc đường và với tay lên chút là có cái gì đó ngon lành để cho vào mồm.

Bọn mình lúc đầu không dám hái táo trên cây vì sợ mang tiếng ăn trộm. Chỉ nhặt táo rụng dưới đất để ăn. Sau này biết rằng táo rụng rồi ăn ngon hơn táo chưa rụng. Dưới gốc cây này là những quả táo ngon nhất mình từng ăn. Nó không chỉ ngọt lịm vị táo quen thuộc, mà còn có mùi và vị của một gia vị gì đó rất quen mà không gọi được tên. Quả táo của cây này chỉ nhỏ bằng 1/3 táo thông thường. Ngoài cây này ra mình không gặp cây nào giống vậy nữa.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486555083_zpsbvnqcwvb.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486555083_zpsbvnqcwvb.jpg.html)

galazie
03-06-2016, 22:24
Những con đường trong làng:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486560377_zps44ztbmwv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486560377_zps44ztbmwv.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487061315_zpsjy0x28ns.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487061315_zpsjy0x28ns.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487077234_zpsxccfkmo7.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487077234_zpsxccfkmo7.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486608403_zpshy2uo8yt.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486608403_zpshy2uo8yt.jpg.html)

galazie
03-06-2016, 22:29
Sau này khi đã ăn nhiều trái cây ở Hunza, mình hỏi một người địa phương (con ông chủ khách sạn) là ở đây người ta có dùng phân bón hoặc hóa chất để trồng trọt không. Phải mất 2 phút anh ta mới hiểu mình đang hỏi cái gì, và trả lời là không, ở đây hoàn toàn không dùng phân bón hóa chất, chỉ có nông nghiệp hữu cơ. (mới hỏi được 1 người này, nhưng sống vài ngày ở đây, mình cũng có thể tin vào điều đó).

galazie
03-06-2016, 22:36
Thêm hàng cây poplar ở Hunza:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150908_065002_zps4f1alxso.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150908_065002_zps4f1alxso.jpg.html)

Và đây là hàng cây poplar ở Kyrgyzstan để so sánh:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150915_134410_zpsjkonaoan.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150915_134410_zpsjkonaoan.jpg.html)

Không thể chán được những hàng cây poplar ở Trung Á!

galazie
04-06-2016, 07:03
Vẫn view khu vực quanh khách sạn:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486593187_zpsjzyq753f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486593187_zpsjzyq753f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486578865_zpsqe2o1ezp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486578865_zpsqe2o1ezp.jpg.html)

Sông Hunza:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487024971_zpsubyvc7f3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487024971_zpsubyvc7f3.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150908_063109_zpsqv3nturh.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150908_063109_zpsqv3nturh.jpg.html)

galazie
04-06-2016, 07:06
Những cây táo trĩu quả dọc đường:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150908_070959_zpsa961vurp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150908_070959_zpsa961vurp.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/P_20150908_071214_zpsdk0tcwsi.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/P_20150908_071214_zpsdk0tcwsi.jpg.html)

Bắt đầu có nắng trong thung lũng:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487085018_zpspecl5x3i.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487085018_zpspecl5x3i.jpg.html)

galazie
04-06-2016, 07:09
Núi vây quanh thung lũng (hôm nay chưa đẹp, bữa sau trời trong mới đẹp):

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486549147_zpsnpgqtlsx.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486549147_zpsnpgqtlsx.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486515824_zpsdyvzo20f.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486515824_zpsdyvzo20f.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486996479_zpskjh0bw78.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452486996479_zpskjh0bw78.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487005908_zps5e2mb1ja.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1452487005908_zps5e2mb1ja.jpg.html)

galazie
04-06-2016, 22:51
Tiếp tục về chương trình đi dạo. Series ảnh này của anh bạn chụp đẹp hơn.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08099_zpskigskltw.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08099_zpskigskltw.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08100_zpspjupgtsa.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08100_zpspjupgtsa.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08101_zpsoyqusf9p.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08101_zpsoyqusf9p.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08107_zpsamkcvxhs.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08107_zpsamkcvxhs.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08108_zps47zyp8nx.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08108_zps47zyp8nx.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08110_zpsqi2hbflz.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08110_zpsqi2hbflz.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08117_zpsanzpvlyi.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08117_zpsanzpvlyi.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08134_zpsjsgnumi2.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08134_zpsjsgnumi2.jpg.html)

cây táo thiên đường:
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08136_zpsgujxt2b0.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08136_zpsgujxt2b0.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08137_zpsjhhmluec.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08137_zpsjhhmluec.jpg.html)

galazie
04-06-2016, 22:56
Sau vòng đi dạo quanh khách sạn buổi sáng thì bọn mình đi xem lâu đài/pháo đài Baltit. Đây là nhà ở của tiểu vương (Mir) xứ Hunza xưa (trước đây khi đường sá còn khó đi lại thì Hunza còn tương đối độc lập với chính quyền dưới xuôi, thung lũng này duy trì được tình trạng là một vương quốc Hồi giáo trong nhiều thế kỷ).

Lâu đài này, gọi là pháo đài (Baltit Fort) thì đúng hơn vì thiết kế nặng về phòng thủ, tương đối đơn sơ cho một ông vua. Nhưng nó nằm ở một địa điểm tuyệt vời trong thung lũng. Một ngọn đồi dựa lưng vào núi, với tầm nhìn rộng mở xuống toàn thung lũng. View nhìn vào nó, và từ nó, đều tuyệt hảo. Xứng đáng là cái view cho một ông vua.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_161556_zpsnsipxgak.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_161556_zpsnsipxgak.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_104320_zpstfzjmivy.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_104320_zpstfzjmivy.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100959_zpsfghtsesv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100959_zpsfghtsesv.jpg.html)

galazie
05-06-2016, 15:00
Xung quanh pháo đài Baltit:

Ở Hunza có hai pháo đài lớn là Baltit và Altit. Altit cổ xưa hơn nhưng Baltit thì có hình thức và địa thế đẹp hơn, lại là nơi ở của nhà vua sau cùng. Xung quanh mỗi pháo đài đều có một khu dân cư tập trung, nhà cửa tươm tất hơn những nơi khác trong thung lũng (ở gần vua mà). Nhiều trong số các nhà này là của các quan lại của nhà vua.

Dòng họ hoàng gia Hunza hiện vẫn còn sống trong thung lũng. Họ nắm giữ những hoạt động kinh doanh béo bở nhất của vùng. Cũng có người sống ở nước ngoài, là tỷ phú đô la, và tài trợ nhiều cho các hoạt động bảo tồn văn hóa ở Pakistan.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08166_zpsa3hqz2yk.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08166_zpsa3hqz2yk.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08163_zpsvhf48yv9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08163_zpsvhf48yv9.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08162_zpsw97yuzch.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08162_zpsw97yuzch.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_101150_zpskcqkw6ze.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_101150_zpskcqkw6ze.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100834_zps75eel5gk.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100834_zps75eel5gk.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100817_zpsayf6ihky.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100817_zpsayf6ihky.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100744_zpsy730vlwf.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100744_zpsy730vlwf.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100731_zpsrjw9pey2.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100731_zpsrjw9pey2.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100549_zpsilyvn9m1.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_100549_zpsilyvn9m1.jpg.html)


Có điều lạ, là người quản lý pháo đài cho biết là cho đến tận thế kỷ 17 ở Hunza chưa hề biết đến kim loại, nên mọi đồ vật trong pháo đài cho đến thời kỳ này đều làm bằng gỗ, đá.... ví dụ chiếc nồi tròn bằng đá trong hình dưới. Tuy nhiên mình thắc mắc là Hunza nằm trên một nhánh của con đường tơ lụa, nơi người ta buôn bán chuyên chở hàng hóa từ Âu sang Á, vậy thì làm sao có thể chậm biết đến kim loại như vậy.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08169_zpshtlzjdgg.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08169_zpshtlzjdgg.jpg.html)

galazie
05-06-2016, 15:02
Cụ vác cái gì đây?

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_105929_zpscqeqwicu.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_105929_zpscqeqwicu.jpg.html)

galazie
05-06-2016, 15:08
Cảnh thung lũng nhìn từ pháo đài Baltit. Màu xanh của cây mọc ra từ núi đá.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08176_zpsce5mooii.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08176_zpsce5mooii.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08174_zpsyvgjqrfy.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08174_zpsyvgjqrfy.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08177_zpsyues4ed5.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08177_zpsyues4ed5.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08178_zps7wxcysdm.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08178_zps7wxcysdm.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08179_zpsvwkbv7kg.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08179_zpsvwkbv7kg.jpg.html)

galazie
05-06-2016, 15:15
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/11147162_892196524168120_6245174478284536558_n_zps thffirwr.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/11147162_892196524168120_6245174478284536558_n_zps thffirwr.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/12144826_892196397501466_1843324379650632612_n_zps m65flgim.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/12144826_892196397501466_1843324379650632612_n_zps m65flgim.jpg.html)

galazie
06-06-2016, 09:44
Thung lũng Chalt:

Gần kề, và thông với Hunza, là thung lũng Nagar. Hunza và Nagar là 2 thung lũng lớn nhất vùng, đóng vai trò trung tâm kinh tế chính trị. Tuy nhiên ngoài Hunza thì bọn mình muốn chọn đến xem một thung lũng nhỏ. Và bọn mình chọn Chalt, vì các lý do:

- Sách Lonely Planet viết Chalt là một thung lũng đẹp của vùng
- Ông chủ khách sạn cũng khuyên là Chalt đẹp
- Trên đường đến Hunza, anh bạn mình ngồi cạnh một anh chàng thanh niên Pakista râu quai nón. Anh ta lôi điện thoại ra khoe một đống ảnh mình đang khua đủ thứ súng ống ở đâu đó gần biên giới Afghanistan. Anh bạn mình chắc mẩm quả này gặp đúng thằng Taliban. Nhưng nói chuyện thêm thì hóa ra anh ta chỉ là lính Pakistan đang về phép, nhà ở Chalt, và có mời bọn mình tới Chalt vào nhà anh ta chơi.

Vậy là đi Chalt (50km từ Hunza).

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/P_20150908_130848_zpsoxbmcm0p.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/P_20150908_130848_zpsoxbmcm0p.jpg.html)

galazie
06-06-2016, 09:49
Đường đến Chalt. Những thung lũng đặc trưng của vùng này, những mảng xanh trào ra từ đá ở nơi nào có đủ nước.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/12119168_892206130833826_5651933348485816190_n_zps bc54ovyg.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/12119168_892206130833826_5651933348485816190_n_zps bc54ovyg.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08199_zpshwd8jfqx.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08199_zpshwd8jfqx.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08194_zpskj7jeyze.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08194_zpskj7jeyze.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08057_zpsmx8smj3n.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08057_zpsmx8smj3n.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08025_zpszcpqnw8n.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08025_zpszcpqnw8n.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC08022_zpsnen7ksac.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC08022_zpsnen7ksac.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC07799_zps4fb4v87v.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC07799_zps4fb4v87v.jpg.html)

galazie
06-06-2016, 09:52
Bọn mình cứ thắc mắc vì sao nhiều chỗ trên sườn núi đá lại có những đường xanh thẳng tắp thế này. Hóa ra đó là những mương dẫn nước được người địa phương đào trên sườn núi đá. Những mương này sẽ dẫn nước từ những dòng suối, hoặc từ những chỏm băng của núi, về những làng dưới thấp. Và tự nhiên cây sẽ mọc lên men dòng nước chảy qua.

Sông suối, và các cộng đồng cư dân trong vùng, phụ thuộc vào nguồn cấp nước từ các chỏm băng trên núi này. Nếu trái đất nóng lên và những chỏm băng thu hẹp lại, thì các cư dân bên dưới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Karakoram%20Kyr/DSC07930_zpskuvcd9l6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Karakoram%20Kyr/DSC07930_zpskuvcd9l6.jpg.html)

galazie
07-06-2016, 10:09
Thung lũng Chalt. Đẹp và duyên dáng.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08351_zps8z8r4xiw.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08351_zps8z8r4xiw.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08344_zpsrm8iwmhz.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08344_zpsrm8iwmhz.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08341_zpshtgamdpu.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08341_zpshtgamdpu.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08267_zpsoce7iq4w.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08267_zpsoce7iq4w.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08259_zpsxzcs7ri9.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08259_zpsxzcs7ri9.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08251_zpspmplmvc5.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08251_zpspmplmvc5.jpg.html)

Vị trí quen thuộc của các lơ xe trên Karakoram Highway.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08239_zpsjgxfnni6.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08239_zpsjgxfnni6.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_133822_zpsltpmoe3k.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_133822_zpsltpmoe3k.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_133546_zpsomw2ht2k.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_133546_zpsomw2ht2k.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_131255_zps3oscekdw.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_131255_zps3oscekdw.jpg.html)

galazie
07-06-2016, 10:15
Tiếp Chalt:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_130848_zpszznautcn.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_130848_zpszznautcn.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_125221_zps0ya0emts.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_125221_zps0ya0emts.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_120254_zpso3seddmo.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_120254_zpso3seddmo.jpg.html)

Cây óc chó (walnut) ngàn năm tuổi.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_132142_zpsb9s0ivqs.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_132142_zpsb9s0ivqs.jpg.html)

galazie
07-06-2016, 11:20
Đỉnh Rakaposhi phủ bóng lên thung lũng Chalt.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/FB_IMG_1465270140145_zps2rcxvctd.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/FB_IMG_1465270140145_zps2rcxvctd.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/FB_IMG_1465270149660_zpsw4eqjzix.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/FB_IMG_1465270149660_zpsw4eqjzix.jpg.html)

galazie
07-06-2016, 11:21
Được ông này cho mấy quả óc chó. Vỏ rất cứng nhưng lấy 2 quả đập mạnh vào nhau thì cả hai sẽ vỡ ra. ăn hạt ở trong.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/FB_IMG_1465270155861_zpstcqpb6nw.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/FB_IMG_1465270155861_zpstcqpb6nw.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/11222224_892195677501538_7837492245831554094_n_zps vybnfhx8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/11222224_892195677501538_7837492245831554094_n_zps vybnfhx8.jpg.html)

galazie
07-06-2016, 11:30
Lũ trẻ ở Chalt.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/12115500_892189724168800_5127927810055023874_n_zps lieoe6p4.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/12115500_892189724168800_5127927810055023874_n_zps lieoe6p4.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/12096448_892195790834860_2089335610691873194_n_zps m1i9bzb3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/12096448_892195790834860_2089335610691873194_n_zps m1i9bzb3.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/DSC08273_zpsr3t6szyt.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/DSC08273_zpsr3t6szyt.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_132511_zpspk6d5zqn.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_132511_zpspk6d5zqn.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_131430_zps8penb3uv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_131430_zps8penb3uv.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_125555_zpspxq3qpxp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_125555_zpspxq3qpxp.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_125235_zpsfr1tpjhy.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_125235_zpsfr1tpjhy.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_124656_zpssoxfhahd.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_124656_zpssoxfhahd.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_124532_zpswktxaivm.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_124532_zpswktxaivm.jpg.html)

galazie
07-06-2016, 12:14
Về mặt phép tắc thì không nên tự tiện chụp hình trẻ em gái và phụ nữ ở mấy vùng này. Nhưng mình không kiềm chế được nên thường chụp lén. Có khi mấy bé phát hiện ra mình giơ điên thoại lên, ngay lập tức liền đưa tay kéo khăn trùm đầu từ bên tai qua che ngang mặt. Như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên thói quen là vậy nhưng tinh thần thì cũng không bực bội gì nhiều. Có lần thấy phản ứng của mấy đứa như vậy mình có nói "Sorry". Mấy đứa đi qua một đoạn rồi còn nói to vọng lại "So nice" rất tinh nghịch.

galazie
07-06-2016, 17:24
Người dân vùng này, bất kể học vấn, có một phông văn hóa cao. Cái hành trang văn hóa đó là kết quả của nền văn minh bắt nguồn từ nhiều đời. Một đứa trẻ cấp 2 trong một làng heo hút, trai hay gái, cũng có thể nói chuyện tự nhiên, đĩnh đạc, và nhất là sòng phẳng ngang hàng với chúng tôi. "cháu tên là thế này, cháu học lớp 8, cháu học trường tư, ở đây tất cả đều là trường tư. Các chú đến từ đâu. việt nam là ở đâu", vv. Một ông lái xe chở khách quê mùa cũng có thể pha trò hóm hỉnh rất tây. Các ông già chững chạc có thể nói chuyện với bạn cứ như họ là đại diện cho nước mình tiếp đón các đại diện của nước khác. vấn đề là đây là một nơi khỉ ho cò gáy, chứ không phải là một thành thị.

Thật ra, ở nhiều nơi trong vùng Trung Á và Trung Đông bạn cũng nhìn thấy điều này. Dường như trình độ văn hóa có thể không đi liền với học vấn. Họ không biết Việt Nam là nước nào nhưng họ biết cách nói chuyện với người lạ một cách lịch sự và phong độ.

Những đứa trẻ mà bọn mình gặp trong làng giao tiếp đối đáp còn tốt hơn nhiều người học vị cao ở nước ta.

Người Việt Nam kể cả ở thành thị, trong hoàn cảnh tương tự, nói chuyện với người nước ngoài thường mắc một số điểm yếu như kém tự tin, tọc mạch, hiếu kỳ thái quá, khoe khoang không đúng việc, vv.

Về cơ bản, nền tảng văn hóa của những xứ kia vững chắc hơn người Việt Nam.

galazie
07-06-2016, 17:38
Con đường tơ lụa:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838543331_zpsfx7cnoix.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1451838543331_zpsfx7cnoix.jpg.html)

Con đường tơ lụa xưa. Một nhánh phía nam nối Kashgar ở Tân Cương với đồng bằng sông Ấn, rồi vòng sang Iran (Ba Tư). Trước 1972 đây là con đường duy nhất qua vùng này.

Đây là một nhánh nhỏ của hệ thống đường tơ lụa. đi xuống miền nam pakistan và vòng sang ba tư (iran). Nhánh chính thì đi thẳng từ tây sang đông qua kashgar. Không phải ở đâu nó cũng có hình thù rõ ràng thế này. hầu hết là con đường dùng từ đời này qua đời khác, giờ thành đường nhựa cả. Con đường trong ảnh này thì giống như "hóa thạch" vậy.

galazie
09-06-2016, 10:30
Rakaposhi.

Rakaposhi là đỉnh núi oai vệ nhất trong vùng Hunza. Cao 7800m, đây là đỉnh cao thứ 27 của thế giới (nghe không ấn tượng lắm, mặc dù top 30 cũng là hoành tráng rồi).

Tuy nhiên, theo bảng giới thiệu dưới chân núi, và theo wiki, đây là đỉnh núi có chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi lớn nhất thế giới. Từ vùng đất bằng bên dưới (khoảng 2000m) cho đến đỉnh (7800m) là một sườn núi liên tục không gián đoạn . Chênh lệch giữa đỉnh và chân như vậy là khoảng 6000m. (để so sánh, Everest cao gần 9000m nhưng mặt đất bằng bên dưới cũng cao đến 5000m rồi).

Một ngọn núi hùng vĩ hay không phụ thuộc vào vị trí và độ cao của người đứng nhìn, hơn là độ cao tuyệt đối của đỉnh núi. Ở vùng Karakoram, len lỏi trong các thung lũng cao 2000m và nhìn lên những đỉnh núi cao 6000-8000m nên cảnh núi rất hùng vĩ. Trước đây khi đi Tây Tạng, mình từng mong chờ các cảnh núi non cao ngút trời, nhưng đi rồi thấy sao núi không thấy cao như mình hình dung. Lý do đơn giản là nền đất nơi mình đứng đã cao 5000m rồi.

Trên đường vào Hunza, khi thấy một ngọn núi lớn từ xa, anh chàng Pakistan ngồi cạnh chỉ cho mình và nói "Rakaposhi". Còn nhớ khi ngồi trên tàu hỏa chạy vào Lhasa ngày trước, anh người Tạng ngồi cạnh cũng chỉ vào lâu đài trên đồi cao tít đằng xa và nói "Potala". Mình đoán nếu đi vào Paris thì ai đó ngồi cạnh cũng sẽ chỉ vào cái tháp cao đằng xa và nói "tháp Eiffel". Cách cư xử của người dân đối với các biểu tượng của nơi mình ở chắc đâu cũng giống nhau.

Rakaposhi có hình dáng khác nhau nếu nhìn từ các hướng khác nhau. Đẹp nhất là từ thung lũng Chalt, ngọn núi cao vút và nhọn hoắt, cân đối, nhìn thấy được trên suốt một chặng dài của con đường tơ lụa xưa.

Từ Chalt:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/P_20150908_133546_zpsomw2ht2k.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/P_20150908_133546_zpsomw2ht2k.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/chalt/FB_IMG_1465270140145_zps2rcxvctd.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/chalt/FB_IMG_1465270140145_zps2rcxvctd.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 10:33
Rakaposhi nhìn từ Hunza:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_104320_zpsvg1wf9q8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_104320_zpsvg1wf9q8.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 10:34
Và từ Highway nhìn lên:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_151907_zpsbpncc7fp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_151907_zpsbpncc7fp.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_151746_zps77qjrhdu.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_151746_zps77qjrhdu.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_143131_zpsokprrwpv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_143131_zpsokprrwpv.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 10:36
May mắn tình cờ được chứng kiến một trận lở tuyết trên núi. Hy vọng không có nhà leo núi nào trên đó. Không thì gay go to.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_150524_zps3x6g732b.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_150524_zps3x6g732b.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 10:37
Ăn trưa dưới chân núi, được phục vụ nước uống lấy trực tiếp từ sông băng chảy xuống từ đỉnh núi. Nước này có vị của ... nước.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_145046_zpsv5dju2bc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_145046_zpsv5dju2bc.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/P_20150908_143413_zpsdx3my8xy.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/P_20150908_143413_zpsdx3my8xy.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 10:45
"Oh what a morning!"

Buổi sáng cuối cùng ở Hunza. Đúng ngày mình đi thì trời chuyển đẹp. Ông chủ khách sạn, người đã sống ở đây 60 năm, cũng ra ngoài chụp ảnh.

Toàn cảnh thung lũng dưới chân núi Rakaposhi.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12088224_892190460835393_682606012290558542_n_zpsh 2wtui6d.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12088224_892190460835393_682606012290558542_n_zpsh 2wtui6d.jpg.html)

Đỉnh núi Lady Finger.
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12079468_892189787502127_8061111024821453651_n_zps rsmiiwhh.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12079468_892189787502127_8061111024821453651_n_zps rsmiiwhh.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12105710_892189750835464_134766430118893526_n_zpse qgglxsc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12105710_892189750835464_134766430118893526_n_zpse qgglxsc.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12108261_892190310835408_2443531018684708247_n_zps n1qrjhho.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12108261_892190310835408_2443531018684708247_n_zps n1qrjhho.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12115526_892190110835428_5551097276466750555_n_zps vkl1ruye.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12115526_892190110835428_5551097276466750555_n_zps vkl1ruye.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12122638_892196327501473_5465874835374871011_n_zps dtz4brw1.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12122638_892196327501473_5465874835374871011_n_zps dtz4brw1.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12079615_892189710835468_5886616246807754541_n_zps qy0o0zw4.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12079615_892189710835468_5886616246807754541_n_zps qy0o0zw4.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12088366_892196547501451_5187811660934853280_n_zps xav7loig.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12088366_892196547501451_5187811660934853280_n_zps xav7loig.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 10:52
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/P_20150909_071742_zps8znq4ltw.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/P_20150909_071742_zps8znq4ltw.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/P_20150908_173649_zpszmzyhgij.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/P_20150908_173649_zpszmzyhgij.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12088518_892189864168786_512286983069112378_n_zpsx lt2obec.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/rakaposhi/last%20morning%20hunza/12088518_892189864168786_512286983069112378_n_zpsx lt2obec.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:33
Rời khỏi Hunza là kết thúc chặng đầu của hành trình. Hành trình Karakoram cho đến đây đã là một thành công. Chặng đường còn dài trước mặt sẽ là phần thêm vào một bữa tiệc đã thịnh soạn sẵn rồi.

Post lại mấy hình trong máy của anh bạn, cho chặng đường suốt từ Rawalpindi lên đến đây.


Rawalpindi:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07666_zpszxovaina.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07666_zpszxovaina.jpg.html)


Con đường trung du trước khi vào vùng núi men sống Ấn.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07679_zpsmynctojz.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07679_zpsmynctojz.jpg.html)


Bữa ăn kinh hoàng ở Besham.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07687_zpsofaesbcv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07687_zpsofaesbcv.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:36
Tiếp.

Khi núi chưa cao, có nhiều nơi có ruộng bậc thang trông giống Tây Bắc Việt Nam.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07697_zpsqu3g5qu8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07697_zpsqu3g5qu8.jpg.html)


Ô liu trồng trên núi đá:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07701_zpslxrmipcc.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07701_zpslxrmipcc.jpg.html)


Nhà dân bám vào vách đá:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07710_zpsffbh8mfg.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07710_zpsffbh8mfg.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:38
Tiếp.

Thiên thần nhỏ trên xe khách.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07714_zpsmyonlxri.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07714_zpsmyonlxri.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07715_zpsg59boean.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07715_zpsg59boean.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:39
Tiếp.

Lơ xe và lái xe. Rất thích được chụp ảnh.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07765_zps6vxt6na3.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07765_zps6vxt6na3.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07774_zpsluc4fbc7.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07774_zpsluc4fbc7.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:42
Tiếp.

Cầu treo (còn rất nhiều cầu treo ngoạn mục hơn thế này dọc con đường).

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07789_zpsixdum7z8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07789_zpsixdum7z8.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07790_zpsexb7kiu2.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07790_zpsexb7kiu2.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07801_zpswbtjtmi0.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07801_zpswbtjtmi0.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:43
Tiếp.

Các trạm xăng dọc con đường thường đơn giản thế này.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07815_zpsqkgztlle.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07815_zpsqkgztlle.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:45
Tiếp.

Toàn cảnh Gilgit. Thủ phủ vùng đông bắc của Pakistan.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07985_zpsiorga3ej.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07985_zpsiorga3ej.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC07988_zpsjj738j0x.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC07988_zpsjj738j0x.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 14:51
Tiếp.

Đường vào Hunza.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08016_zpsry1jn2ne.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08016_zpsry1jn2ne.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08051_zpszmkhkh1m.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08051_zpszmkhkh1m.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08057_zps4vz9mzfv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08057_zps4vz9mzfv.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08074_zpstcckqbnt.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08074_zpstcckqbnt.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/P_20150908_100057_zpsm4rqmzek.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/P_20150908_100057_zpsm4rqmzek.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/P_20150908_163651_zpszbjieagm.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/P_20150908_163651_zpszbjieagm.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 15:22
Tiếp.

Đường vào Hunza.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08372_zpsrzywoivu.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08372_zpsrzywoivu.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08381_zpszdviq2pt.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08381_zpszdviq2pt.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08382_zpsjczi7wgm.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08382_zpsjczi7wgm.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/MIsc%20KKh/DSC08383_zpsnxrmzgas.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/MIsc%20KKh/DSC08383_zpsnxrmzgas.jpg.html)

cricket-travel
09-06-2016, 15:38
Con đường Trung Á, tuy hoang vắng nhưng đậm chất lịch sử. Vẫn đang theo dõi bài của bác, tiếp đi bác nhé :)

galazie
09-06-2016, 16:02
Trong khi đường tới Hunza đã đủ làm ta ngây ngất, thì chặng đường ngoạn mục nhất nằm ở khúc Hunza lên Sost (thị trấn cuối cùng trước khi tới biên giới với Trung Quốc). Đi trên con đường này, ta có thể tự nhủ lòng rằng vậy là mình đã có đủ núi cho cả cuộc đời. (Tuy nhiên, khi về nhà và cảm xúc đã lắng xuống, thì ta nhận ra rằng làm gì có chuyện đó, mình lại thèm, mình sẽ chẳng bao giờ có đủ cả.)

Đường từ Hunza lên Sost bị ngắt làm đôi bởi hồ Attabad. Đây là một cái hồ rất trẻ, mới ra đời từ 2010 do một trái núi sập xuống chặn ngang dòng sông Hunza. Người ta phải dừng xe ở bờ bên này, đi thuyền qua hồ, và sang bên kia lên xe đi tiếp. Trung Quốc đang giúp xây một con đường xuyên núi dài gần 30km để xe có thể chạy thông suốt qua đây mà không phải đi thuyền. Nhưng chắc rằng phần lớn du khách sẽ vẫn chọn đi trên hồ vì nó quá đẹp.

Đường từ Hunza tới hồ Attabad:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08394_zpshqmoyuit.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08394_zpshqmoyuit.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08399_zps5eb6qyrb.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08399_zps5eb6qyrb.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08400_zpsomwsjyjt.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08400_zpsomwsjyjt.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08405_zpsjee8bq2w.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08405_zpsjee8bq2w.jpg.html)


Dân làng đang có đám tang:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08418_zpsrxuxz1bf.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08418_zpsrxuxz1bf.jpg.html)


Cây sẽ mọc ở bất cứ chỗ nào có nước:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08460_zpsy2w7joxl.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08460_zpsy2w7joxl.jpg.html)


Dòng sông Hunza:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08464_zpsbviybtz8.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08464_zpsbviybtz8.jpg.html)


Dấu vết của vụ lở núi năm 2010 tạo ra hồ Attabad:

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/to%20Attabad/DSC08487_zps8tf9eh8y.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/to%20Attabad/DSC08487_zps8tf9eh8y.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 16:34
Mình không nhớ là đi qua một con dốc hay một khúc cua thì thấy hồ Attabad, chỉ nhớ là mọi thứ diễn ra rất đột ngột, không phải là thấy xa xa rồi dần lại gần để mà chuẩn bị tinh thần. Đang nhìn núi ngoảnh đỉ ngoảnh lại là thấy cái mặt hồ. Gần như há hốc mồm ra và trong đầu mình bật ra một từ: TERRIBLUE.

Đó là cái hồ đẹp nhất và cái màu xanh nhất mình từng thấy.

Hồ Attabad đc tạo ra năm 2010 khi một mảng núi lớn sạt xuống, lấp một khúc Karakoram Highway và chặn luôn sông Hunza. Nước sông bị chặn lại dâng lên thành hồ. Cảnh đẹp mê ly nhưng cái giá phải trả là 20 người chết và 6000 người mất nhà cửa.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/P_20150909_094714_zpsybs2zl0p.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/P_20150909_094714_zpsybs2zl0p.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/P_20150909_095700_zpsv6vy9kxv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/P_20150909_095700_zpsv6vy9kxv.jpg.html)


Trời xanh hơn hay nước xanh hơn???

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/P_20150909_095717_zps3vwwhylt.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/P_20150909_095717_zps3vwwhylt.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/P_20150909_095911_zpsbkoiufiv.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/P_20150909_095911_zpsbkoiufiv.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/P_20150909_100432_zpshuozfitk.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/P_20150909_100432_zpshuozfitk.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/P_20150909_102624_zps8qvzjovo.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/P_20150909_102624_zps8qvzjovo.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 16:40
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08501_zpsmcbeweo2.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08501_zpsmcbeweo2.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08502_zps0xogs8tu.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08502_zps0xogs8tu.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08516_zpseisbrnpx.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08516_zpseisbrnpx.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 16:41
Xe tải thì phải dừng ở 2 đầu hồ, không thể qua hồ được, hàng hóa chở bằng thuyền sang cho xe đón ở đầu kia.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08535_zpscmvyekwz.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08535_zpscmvyekwz.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 16:43
Xe nhỏ thì cho lên thuyền chở qua hồ luôn.

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08520_zps9obhfw2m.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08520_zps9obhfw2m.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08596_zpswj7tl2qx.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08596_zpswj7tl2qx.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08568_zps7pfkpzgp.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08568_zps7pfkpzgp.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08562_zpsiwobwnrm.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08562_zpsiwobwnrm.jpg.html)

galazie
09-06-2016, 16:46
https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08539_zpsvdayqowu.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08539_zpsvdayqowu.jpg.html)

https://i1285.photobucket.com/albums/a599/galazie/Attabad/DSC08544_zpsutbhkrjq.jpg (http://s1285.photobucket.com/user/galazie/media/Attabad/DSC08544_zpsutbhkrjq.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 11:04
Tới bên kia hồ. Bọn mình cùng hai người Pakistan nữa thuê chung một chiếc taxi để đi tiếp lên Sost. Ông lái xe mặt, quần áo và dáng vẻ trông giống những người trong những phim, truyện, tranh ảnh về Liên Xô ngày xưa. Điều này nhắc nhở rằng ta đã đến gần vùng cực bắc của Pakistan, nơi gần với ranh giới của Liên Xô ngày xưa (nay là Tajikistan). Ở đây có một cộng đồng người Tajik khá lớn và có thể còn pha trộn nhiều chủng tộc khác từ xa hơn trên phía bắc.

galazie
14-06-2016, 11:08
Passu Cathedral.

Đi khỏi hồ Attabad một chút thì đến chỗ này. Ngọn núi cao nhất ở giữa của khối núi này là Tupodan, cao khoảng trên 6000m. Các đỉnh vây xung quanh nó trông rất cân đối, vì vậy người ta đặt tên cho cả khối núi này là Passu Cathedral (Nhà thờ lớn ở Passu), vì nó nằm gần làng Passu.

Passu Cathedral cùng với Rakaposhi và Nanga Parbat là những ngọn núi nổi tiếng nhất của Karakoram Highway.

Hình mình chụp xấu. Trên mạng có rất nhiều ảnh tuyệt đẹp của Passu Cathedral do các tay máy giỏi chụp.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Cathedral/P_20150909_110315_zpsx1k2b4gb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Cathedral/P_20150909_110315_zpsx1k2b4gb.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Cathedral/P_20150909_110118_zpsiebmvr6n.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Cathedral/P_20150909_110118_zpsiebmvr6n.jpg.html)

thaivctv
14-06-2016, 12:26
Quá đẹp, rất khâm phục những bạn đi như thế này, vì nhiều lý do mình không thể đi được nên ngồi hóng thôi...

galazie
14-06-2016, 15:17
Thêm Passu Cathedral.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08638_zpsuqsdobdy.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08638_zpsuqsdobdy.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 15:22
Qua khỏi Passu Cathedral một đoạn ngắn thì bọn mình tạt ngang vào xem hồ Borith. Hồ nằm cách đường lớn một đoạn, qua một cái dốc khá cao. Hồ này được giới thiệu là trước đây vua vùng Hunza hay đến săn bắn. Không biết cảnh ngày xưa có đẹp hơn không nhưng cảnh như mình nhìn thấy thì cũng không phải là xuất sắc. thấy giống cái ao hơn cái hồ.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08662_zpsnynzrhld.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08662_zpsnynzrhld.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08664_zpsjkp9qex0.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08664_zpsjkp9qex0.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08667_zpsxi1e3r85.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08667_zpsxi1e3r85.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08674_zpscwwjrty4.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08674_zpscwwjrty4.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08678_zpsk65lgapb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08678_zpsk65lgapb.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 15:25
Tuy nhiên cái làng nhỏ xanh mướt giữa bốn bề đá lạnh này, nhìn thấy trên đường leo dốc lên hồ, thì là một trong những cảnh tượng đáng nhớ của cả chuyến đi.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/P_20150909_112924_zpsqfxrolmv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/P_20150909_112924_zpsqfxrolmv.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08687_zpsv6fhxqgb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08687_zpsv6fhxqgb.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 15:26
Và vẫn những hàng cây poplar, nó cứ như theo chân mình trong cả chuyến đi. Bắc Pakistan, Tân Cương, Kyrgyzstan, chỗ nào cũng có.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Borith%20Lake/DSC08658_zpsu0kpmdyr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Borith%20Lake/DSC08658_zpsu0kpmdyr.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 16:14
Cầu treo Passu.

Dọc Karakoram Highway có vô số cầu treo bắc qua các con sông. Nhưng chiếc cầu nổi tiếng nhất, cũng là một trong những chiếc cầu treo ngoạn mục và nguy hiểm nhất thế giới, nằm ở gần làng Passu.

Các bạn google "Passu Bridge" là sẽ ra các hình ảnh choáng ngợp về cây cầu này.

Cũng vì những hình ảnh như thế mà mình dự định sẽ phải đi qua cây cầu này một lần. Nhưng đời không như là mơ. Đến nơi rồi mới biết từ đường lớn đi được xuống đến cái cầu tít sâu dưới vực còn mất dễ phải đến nửa ngày đi lên đi xuống. Lịch đi không đáp ứng được điều này, nên mình đành chỉ nhìn cây cầu từ trên cao.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/P_20150909_114827_PN_zpsaoywhmw7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/P_20150909_114827_PN_zpsaoywhmw7.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/P_20150909_114608_zpsl6knwyem.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/P_20150909_114608_zpsl6knwyem.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 16:28
Quang cảnh xung quanh cầu treo Passu.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/P_20150909_114303_zpspgbudxvc.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/P_20150909_114303_zpspgbudxvc.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/P_20150909_114411_zps0ah6e4ub.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/P_20150909_114411_zps0ah6e4ub.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/P_20150909_114845_zpsszehhvqj.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/P_20150909_114845_zpsszehhvqj.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/DSC08692_zpst96p9bkw.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/DSC08692_zpst96p9bkw.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/DSC08722_zpsjxjhaicq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/DSC08722_zpsjxjhaicq.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20Bridge/P_20150909_114034_PN_zpswupahvtp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20Bridge/P_20150909_114034_PN_zpswupahvtp.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 16:55
Sông băng Passu.

Không chỉ nước dạng lỏng mới chảy thành dòng. Nước dạng rắn (băng) cũng vậy. Trên các đỉnh núi cao, băng tuyết mới liên tục được bổ sung. Băng cũ bị đẩy dần xuống dưới thấp, dịch chuyển thành dòng, dù tốc độ chắc chỉ vài mm một giây.

Sông băng Passu, cầu treo Passu, và Passu Cathedral nằm gần nhau và có thể thấy từ trên Karakoram Highway. Đây là một khúc đường ngoạn mục. Gần sông băng Passu còn có sông băng Batura (không nhìn thấy từ đường/hoặc là nhìn không rõ vì mình không thấy), dài 57km, là một sông băng lớn của thế giới.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20glacier/P_20150909_115401_zps6asey1jq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20glacier/P_20150909_115401_zps6asey1jq.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20glacier/DSC08743_zpsqynlovbx.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20glacier/DSC08743_zpsqynlovbx.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20glacier/P_20150909_115424_zps0ydrbboo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20glacier/P_20150909_115424_zps0ydrbboo.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20glacier/DSC08741_zpse3iushhp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20glacier/DSC08741_zpse3iushhp.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20glacier/DSC08730_zpst96fcldq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20glacier/DSC08730_zpst96fcldq.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 17:44
Khúc đường từ Passu lên Sost, thị trấn biên giới. Con đường dưới bầu trời mênh mông không thể xanh hơn.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08756_zpsi7ybomsp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08756_zpsi7ybomsp.jpg.html)


https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08762_zpslzpcybod.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08762_zpslzpcybod.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/P_20150909_120142_zps0cbobaet.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/P_20150909_120142_zps0cbobaet.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08802_zps5znsf57v.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08802_zps5znsf57v.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08837_zps1jqzgpkv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08837_zps1jqzgpkv.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/P_20150909_122916_zpsaxuwivcr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/P_20150909_122916_zpsaxuwivcr.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 17:48
https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08762_zpslzpcybod.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08762_zpslzpcybod.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 17:50
Vẫn những hàng poplar.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08760_zpsebbd1guq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08760_zpsebbd1guq.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 17:55
Dọc đường đi có rất nhiều hàng chữ trên núi như thế này. Người Pakistan cũng thích hô khẩu hiệu! Cách làm chữ trên núi thế này là binh lính được cử lên đó, sơn trắng vào những hòn đá lớn, và xếp đá thành chữ như vậy. Không phải là kẻ sơn thẳng lên sườn núi!

Mình còn nhớ hồi cuối những năm 80, đi tàu hỏa về quê ở miền trung. Chiến tranh đã kết thúc hơn 10 năm, nhưng mình còn thấy nhiều dòng chữ trên sườn núi, khi thì bằng sơn màu, khi thì bằng các hàng cây. Thường là các khẩu hiệu "Đả đảo giặc Mỹ xâm lược" hay "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ".

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08794_zpsowheqfgn.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08794_zpsowheqfgn.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 17:55
Các phượt thủ hạng nặng. Chắc mới từ đất Trung Quốc sang.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08799_zpszfmqbidr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08799_zpszfmqbidr.jpg.html)

galazie
14-06-2016, 17:57
Các anh hùng xa lộ. Có lẽ ngồi thế này còn oách hơn ngồi trên nóc xe.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Passu%20to%20Sost/DSC08823_zpsbzibfve8.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Passu%20to%20Sost/DSC08823_zpsbzibfve8.jpg.html)

iristrang
14-06-2016, 23:02
Cám ơn anh đã chia sẻ, hóng phần tiếp theo quá ạ :D

galazie
15-06-2016, 21:37
Sost.

Ban đầu, chúng tôi dự kiến Sost chỉ là chặng dừng chân nghỉ qua đêm để sáng hôm sau đi qua biên giới sang Trung Quốc. Tuy nhiên cuối cùng đây lại trở thành một địa điểm đáng nhớ trong cả chuyến đi. Sost là một nơi rất đáng yêu.

Khi hầu như tất cả các gạch đầu dòng của chặng đường Pakistan đã được làm xong, và chúng tôi được thảnh thơi lang thang không mục đích ở một nơi mà mình gần như không biết gì trước, thì dường như đầu óc lại được mở rộng để đón những điều bất ngờ ngẫu hứng.

Do vậy, việc đi chơi có plan kỹ càng, hay là tùy hứng không có plan gì, cũng đều có cái hay riêng của nó.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost/DSC08874_zpsjzcsfsxp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost/DSC08874_zpsjzcsfsxp.jpg.html)

galazie
15-06-2016, 21:41
Sost là thị trấn biên giới rất nhỏ. Khu dân cư đáng kể cuối cùng trước khi tới biên giới Pakistan - Trung Quốc. Thị trấn không có phố xá gì, chỉ có hai dãy nhà cửa hai bên con đường quốc lộ. Vây quanh thị trấn là các ngọn đồi, trên có các làng nhỏ và vườn tược, sau đó đến các ngọn núi cao.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20arrival/P_20150909_131153_zps0nf7rzee.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20arrival/P_20150909_131153_zps0nf7rzee.jpg.html)

galazie
15-06-2016, 21:47
Chúng tôi ở tại khách sạn của PTDC (Pakistan Tourism Development Company), khách sạn nhà nước, rất giống kiểu khách sạn Công Đoàn ở Việt Nam. Đây là khách sạn ngon lành nhất trong thị trấn. Giá rẻ, phòng ở đơn giản nhưng rất sạch sẽ. Sau những ngày ở khách sạn trên núi cao lạnh lẽo ở Hunza, thật là thoải mái khi được ở một nơi khô ráo và nắng ấm ngập tràn.

Nhà ăn của khách sạn PTDC có vẻ là nơi ăn uống tốt nhất của thị trấn. Những người ra vào đó đều có vẻ chức sắc hay "đại gia". Đúng ngày hôm nay thị trấn đón một nghị sỹ quốc hội từ thủ đô lên thăm, các chức sắc thị trấn đi lại lăng xăng trong sân khách sạn, cũng chẳng khác gì cảnh đón các quan ở Việt Nam.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20arrival/P_20150909_124504_zpsvxaaaphs.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20arrival/P_20150909_124504_zpsvxaaaphs.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 09:08
Nhìn thấy cảnh tượng này, một cảm giác rất quen thuộc lại trở lại với mình. Không chính xác là giống nhau, nhưng những cảnh tương tự thế này mình đã thấy ở nhiều nơi, và chúng đều mang lại một cảm giác giống nhau.

Cuối con đường này là một barrier chắn ngang đường. Đây là kết thúc của lãnh thổ Pakistan mà mọi người còn thoải mái đi lại. Phòng xuất nhập cảnh ở bên cạnh cái thanh chắn đó. Qua bên kia chắn thì đất Pakistan còn tiếp tục thêm cả trăm km nữa lên tới đỉnh đèo Khunjerab, nhưng đó không phải là phần đất mọi người đi lại tự do nữa, trừ một số nhân viên chính phủ và cộng đồng nhỏ dân du mục địa phương. (bọn Tây gọi phần đất không người giữa 2 trạm kiểm soát biên giới của 2 nước là No Man's Land).

Lần đầu tiên mình thấy một thứ như thế này là ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. Cũng là cuối một con đường và một thanh chắn ngang, bên kia chưa phải đất Trung Quốc ngay nhưng nhìn xa xa một chút thì thấy nhà cửa biển hiệu Trung Quốc. Và rồi mình cũng thấy cảnh này ở nhiều nơi nữa trên đường đi đây đi đó.

Không biết tại bản thân cái cảnh, hay tại tinh thần mình cũng được chuẩn bị là sắp qua biên giới, nên những cảnh này gợi lên cho mình những cảm giác giống nhau. Cảm thấy dường như một cái gì đó đang sắp kết thúc (bọn tây có đứa nói "the end of government"). Có lẽ có thể gọi đó là: tâm trạng của người sắp qua biên giới.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20arrival/P_20150909_131308_zps4zppk6ix.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20arrival/P_20150909_131308_zps4zppk6ix.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 09:11
Mọi người trên đường đều thân thiện. Ông cảnh sát này khi được đề nghị chụp ảnh còn dành vài giây để vuốt lại bộ râu cho thẳng và vểnh nhất có thể.

Râu Việt hoàn toàn mất điện trước râu Pakistan!

(mình có hỏi, và ông ấy bảo cần 3 năm để nuôi bộ râu này)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20arrival/P_20150909_130829_zpskev7gw1i.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20arrival/P_20150909_130829_zpskev7gw1i.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 09:21
Vào ăn chiều trong một quán nhỏ (ngoài nhà ăn của khách sạn ra thì tất cả quán xá còn lại đều nhỏ). Có ông già ngẩn ngơ này lại ngồi cùng, chẳng nói năng gì.

Thức ăn ở đây được chế biến thô sơ, nặng về thịt. Mình không nhớ tên món ăn bữa này nữa. Cơm bằng gạo dài, vài cục thịt bò Yak luộc khá khô. Một đĩa salad bắp cải nhỏ tí (rất khó mà xin, kể cả mua thêm, đơn giản vì họ trồng được rất ít rau, và phải để dành đủ cho các khách sau). Nước luộc thịt bò Yak thì được rót ra cốc mời khách uống, như trà. Nước này nhạt và nặng mùi bò (ngai ngái).

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20arrival/P_20150909_162311_zpsdy9on6s8.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20arrival/P_20150909_162311_zpsdy9on6s8.jpg.html)

Nói chuyện với chủ quán thì được biết ông ấy người Wakhi và vùng này nhiều người dân tộc này. Họ là giống người sống trong khu vực hành lang Wakhan. Hành lang Wakhan là một dải đất hẹp nằm kẹp giữa Afghanistan và Tajikistan. Hành lang Wakhan là một thực thể địa lý/chính trị khá kỳ quặc. Nhìn trên bản đồ Afghanistan nó như một khúc ruột thừa, hay một cái đuôi con nòng nọc khá dài. Đây là phần lãnh thổ mà Anh và Nga thỏa thuận tạo ra hồi thế kỷ 19, để làm một vùng đệm giữa phần Ấn Độ thuộc Anh và phần đất thuộc Nga Hoàng.

galazie
16-06-2016, 09:28
Đèo Khunjerab có thể đóng cửa tới 4 tháng mùa đông vì tuyết. Và khi đó thì người và hàng hóa không thể đi qua được. Mình hỏi ống chủ quán rằng như vậy thì trong mùa đông cả thị trấn đóng cửa à. Ông bảo không, thị trấn vẫn sôi động, vì dù khách và xe cộ không qua biên giới nữa, nhưng lại có những đoàn người chăn thả gia súc trên núi xuống ở suốt mùa đông (mùa hè họ mang gia súc lên núi, mùa đông lại đưa xuống thấp để trú đông).

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08856_zpsnks7wwr8.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08856_zpsnks7wwr8.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 09:33
Nhân tiện mình cũng hỏi ông chủ quán về việc ông nghĩ sao về người Trung Quốc (đang ở sát Trung Quốc rồi mà). Ông bảo họ là good friends của chúng tôi. Mình có nói chuyện bọn mình người Việt Nam, và Việt Nam đánh nhau với Trung Quốc suốt, rằng người Tàu chỉ muốn chiếm đất thôi, và làm bạn với họ thì phải cẩn thận.

Ông ấy có trả lời là đúng rồi, người Trung Quốc chỉ quan tâm đến tiền thôi. Thình thoảng có những đoàn văn nghệ Trung Quốc sang đây biểu diễn, họ bất lịch sự lắm.

Không biết ông ấy nói thật hay chỉ nói cho xã giao với mấy thằng ghét Trung Quốc.

Trong suốt hành trình ở Pakistan, chúng tôi luôn được đón chào nhiệt tình, một phần vì người ta nghĩ bọn mình là người Trung Quốc. Phải nói Pakistan là nơi đầu tiên mà mình thấy người Trung Quốc được hâm mộ! (sẽ kể thêm sau).

vinhnguyen93
16-06-2016, 22:14
Mình rất thích loạt post về Karakoram Highway của bác. Luôn hóng từng ngày và hi vọng một ngày nào đó được đặt chân đến. Mong bác ra bài đều đều nhé. thanks bác.:D

galazie
16-06-2016, 22:24
Cảm ơn bạn. Mình cũng muốn post liên tục vì biết đâu thời gian tới lại bận không làm được. Viết lại cũng là cách để ôn lại hành trình và gặm nhấm các trải nghiệm cũ...

galazie
16-06-2016, 22:52
Buổi chiều hôm đó sau khi nghỉ ngơi một chút thì hai thằng bắt đầu đi dạo quanh rìa thị trấn. Sau khi nằm phơi nắng chiều khoảng hơn tiếng đồng hồ bên dòng sông Hunza thì hai thằng bắt một chiếc taxi đi lên mấy triền đồi quanh thị trấn. Hai bên bờ sống đều có đồi và làng cả, bọn mình chọn đi phía bên này sông trước (cùng bên với thị trấn, chưa phải qua cầu). Anh chàng lái taxi nhìn mặt rất Liên Xô, dáng vẻ vừa cao bồi vừa lớ ngớ, nói mãi anh ta mới hiểu yêu cầu của mình, đã thế còn thật thà nói một cái giá rất rẻ, đến nỗi mấy người đứng gần còn phải nói đỡ cho một cái giá cao hơn (cũng vẫn rẻ). Tuy nhiên dọc đường vào những lúc mà có thể hiểu được nhau thì anh ta nói chuyện tự tin và hóm hỉnh, pha trò rất tây.

Sost cách Hunza không xa lên phía bắc, nhưng cây cối đã vàng hơn, thu đã đến sớm hơn phía dưới kia.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_181027_zpsez1wnfp6.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_181027_zpsez1wnfp6.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 22:53
"Như một người quen xa vắng mãi/Anh ngỡ quên thu bỗng trở về".

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_165211_zpscuga1ynr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_165211_zpscuga1ynr.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 22:56
Ảnh này giống về thăm quê.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_181932_zpsvv1nv2jn.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_181932_zpsvv1nv2jn.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 22:59
Có những bụi cây dại mà hóa ra là oải hương. trông cằn cỗi hơn và mùi hắc hơn loại oải hương thường bán. có lẽ là một giống dại.

Sau này ở Tân Cương bọn mình thấy người ta bán rất nhiều oải hương trong chợ, hình như trên Tân Cương cũng trồng nhiều.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_164552_zpsjeghpngj.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_164552_zpsjeghpngj.jpg.html)

galazie
16-06-2016, 23:02
Không biết là do ảnh hưởng của tôn giáo, hay nghệ thuật, hay thậm chí là óc hài hước, mà ở đây người ta trang trí xe tải như thế này. Rất phổ biến. Thậm chí phần lớn xe tải chạy trên đường là như thế này. Những chiếc xe tải này cũng là một hình ảnh đặc trưng của Karakoram Highway. (hình như bên Ấn Độ cũng có vùng họ trang trí xe như thế).

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_175147_zpsvaytklsu.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_175147_zpsvaytklsu.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_175115_zpsz2t7l7xj.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_175115_zpsz2t7l7xj.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_175055_zpsl668bky3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_175055_zpsl668bky3.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20afternoon/P_20150909_175023_zpslktdx0iq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20afternoon/P_20150909_175023_zpslktdx0iq.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:08
Sáng sớm hôm sau, bọn mình có hai tiếng đi dạo trước khi làm thủ tục xuất cảnh và qua biên giới. Hai thằng đi bộ lên phần đồi bên kia sông Hunza, qua một cây cầu treo. Trên đó có một cái làng.

Đây trở thành cuộc đi dạo tuyệt vời nhất của cả chuyến đi. Cảnh đẹp, thời tiết đẹp, và quan trọng là tinh thần thư thái thảnh thơi không phải lo thực hiện kế hoạch nào cả.

Làng này bằng phẳng, dựa lưng vào núi, có những vườn cây trái rất đẹp. Chủ yếu là mơ và mận (trong khi mùa này dưới thung lũng Hunza bọn mình lại thấy nhiều táo). Giống như đã gặp dưới Hunza, ở đây thiên đường lại được tìm thấy dưới những gốc cây mơ. Mơ ở đây là loại mơ xứ lạnh, ăn ngọt lịm và thanh, mát, chứ không chua như mơ ở Việt Nam. Hạt tách ra khỏi thịt rất dễ. Đi dạo giữa vườn địa đàng, trong thời tiết nắng vàng như mật, nhặt những quả mơ và mận chín nhất để ăn, cách thích hợp nhất để diễn tả vị ngon của những trái mơ này là nói rằng đó chỉ có thể là hương vị của thiên đường.

Gặp và nói chuyện với một bé trai tầm 10 tuổi và ba bé gái tầm 15 tuổi (bọn mình đều được chúng bắt chuyện). Bọn trẻ nói chuyện rất cởi mở, tự tin, đĩnh đạc, và đặc biệt là sòng phẳng ngang hàng với người lớn. Không hề kiểu chú cháu, mà giống như một người nước này tò mò nói chuyện ngang hàng với một người nước khác. Và đây là một chốn khỉ ho cò gáy hạng nặng. Rất nể dân xứ này. (Mình cảm nhận rằng dân miền bắc cư xử nho nhã hơn dân miền nam Pakistan. họ là những giống người khác nhau. miền bắc gần với Trung Á. miền nam thực chất là người Ấn.)

galazie
17-06-2016, 09:11
Đi qua sông Hunza trước khi lên làng.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08854_zpsjfgvap9q.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08854_zpsjfgvap9q.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:14
Rảo bước ở thiên đường.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_065957_zps08odaq3d.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_065957_zps08odaq3d.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_070947_zpsaprwfdl3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_070947_zpsaprwfdl3.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08857_zpsb3nigvon.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08857_zpsb3nigvon.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:17
Bối cảnh hùng vĩ.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08901_zpsexck1jde.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08901_zpsexck1jde.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08890_zpszfohpz2f.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08890_zpszfohpz2f.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08879_zpsq4oybrik.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08879_zpsq4oybrik.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08856_zpsnks7wwr8.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08856_zpsnks7wwr8.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:18
Làng nằm trên một dải đất bằng phẳng dựa lưng vào núi.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_071321_zpsfnax5kgv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_071321_zpsfnax5kgv.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08902_zpsrgx5qkbo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08902_zpsrgx5qkbo.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:21
Nhà cửa xây bằng đá hoặc đất.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08880_zps75ylvft0.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08880_zps75ylvft0.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08861_zpsjltqrtt7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08861_zpsjltqrtt7.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_073712_zpsxyq18svb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_073712_zpsxyq18svb.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:22
Cái này nhiều khả năng là một loại có để nuôi gia súc.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08867_zpsuqawebhn.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08867_zpsuqawebhn.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:25
Vườn địa đàng.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_071356_zpszos0piav.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_071356_zpszos0piav.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_071550_zpstmzh3q9d.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_071550_zpstmzh3q9d.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08889_zps4tkgtamr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08889_zps4tkgtamr.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08878_zpsfwe3oign.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08878_zpsfwe3oign.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08882_zpsee9jk8gr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08882_zpsee9jk8gr.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:26
Thiên đường nằm ở miền bắc Pakistan, dưới những gốc cây

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08892_zpsifbvpojq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08892_zpsifbvpojq.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:30
Có gì trong vườn địa đàng? Mơ và mận.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08895_zpsfmhkbfjh.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08895_zpsfmhkbfjh.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08894_zpscpqnqdnd.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08894_zpscpqnqdnd.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08874_zpsgh3pn2g0.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08874_zpsgh3pn2g0.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_072556_zpse2ehackk.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_072556_zpse2ehackk.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_071622_zpss6rzj21n.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_071622_zpss6rzj21n.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:31
Your little piece of heaven...

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_072356_zpsz9ep9qpz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_072356_zpsz9ep9qpz.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_071904_zps2ggxyhep.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_071904_zps2ggxyhep.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:36
Sót vài hình

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/DSC08870_zpsingsq2em.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/DSC08870_zpsingsq2em.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_072335_zpsb4keuwdz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_072335_zpsb4keuwdz.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20morning/P_20150910_072014_zpsfftkfb9i.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20morning/P_20150910_072014_zpsfftkfb9i.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 09:48
Bò Yak.

Mình xin lỗi trước nếu những hình ảnh này nó máu me quá.

Ở thị trấn này người ta chủ yếu ăn thịt bò Yak (ngoài ra cũng có gà). Buổi sáng, bò được giết thịt ngay trên bờ sông Hunza. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chắc không mấy ai quan tâm. Nhưng chất lượng nông nghiệp và môi trường xứ lạnh, khô chắc cũng giúp cho thực phẩm sạch và an toàn hơn xứ ta.

Chắc chắn là cả thị trấn luôn được ăn thịt tươi. Riêng ở bãi giết mổ này đã có bốn con, không chừng đủ cả ngày cho thị trấn.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20Yak/DSC08911_zpskkbzjkxo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20Yak/DSC08911_zpskkbzjkxo.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20Yak/DSC08917_zpsrslertao.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20Yak/DSC08917_zpsrslertao.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20Yak/DSC08921_zps8ig2rlaz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20Yak/DSC08921_zps8ig2rlaz.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 10:12
Kebab bò Yak:

Sản phẩm cuối của quá trình giết mổ bò Yak là đây: kebab. Chế biến rất đơn giản, thịt chỉ tẩm muối chứ không thấy gia vị gì khác. Ăn cũng không kèm với xốt gì hết. Miếng thịt trông đen, quắt queo, không có gì hấp dẫn.

Tuy nhiên nó tuyệt ngon! Khác với vẻ ngoài đen đúa, thịt ăn rất mềm và ngọt. Vị ngọt của thịt chỉ cần thêm chút muối là đủ ngon. Đặc biệt, ở giữa mỗi thanh kebab (các bạn nhìn miếng thịt ở giữa mỗi xiên, nhạt màu hơn) không phải là thịt mà là miếng mỡ. Miếng này ăn ngậy mà không ngấy, thơm lừng, mọng nước (ai từng ăn miếng mỡ của con gà mái tơ thì có thể hình dung được). Đây là miếng ngon nhất của cả xiên.

Ở Tây Tạng mình từng ăn nhiều thịt bò Yak, nhưng nhớ là không thấy người ta làm kiểu kebab thế này. Ở những xứ khác, kebab mình thấy thường từ thịt dê, cừu, gà, bò thường, và tẩm ướp kỹ càng hơn. Hương vị mỗi nơi mỗi khác, nhưng món kebab ở Sost này nằm trong số những kiểu kebab ngon nhất.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Sost%20Yak/P_20150909_211542_zpsocxtkcji.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Sost%20Yak/P_20150909_211542_zpsocxtkcji.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 18:59
Làm thủ tục ra khỏi Pakistan:

Thủ tục ra khỏi Pakistan (và chút nữa là nhập cảnh vào Trung Quốc) rườm rà và nhiêu khê. Mất rất nhiều thời gian. Mặc dù hai quốc gia đang có quan hệ chính trị và kinh tế khăng khít và nồng ấm, nhưng việc qua lại biên giới giữa hai nước còn nằm dưới sự cảnh giác cao độ của cả hai phía đối với nạn buôn lậu, khủng bố, và những chuyện nhạy cảm về chính trị (Tân Cương là vùng người dân hay phản kháng chính chuyền Trung Quốc nên việc ra vào bằng đường bộ bị kiểm soát chặt).

9h sáng, xe của nhà xe đón khách đi qua biên giới. Xe chạy vài trăm mét thì dừng, đến trạm kiểm soát và đóng dấu hộ chiếu. Chỉ có hai thằng mình không biết nên lên xe ngồi từ đầu, giờ lại leo xuống. Còn tất cả những người khác đều tự đi bộ đến trạm kiểm soát cho khỏe.

Trạm kiểm soát biên giới của Pakistan trông giống như nhà văn hóa xã ở Việt Nam, không có vẻ xứng đáng với một quốc gia tầm cỡ "hổ báo" của khu vực và thế giới. (qua bên kia biên giới, trạm của Trung Quốc hoành tráng hơn nhiều).

Thủ tục kiểm tra xuất cảnh bao gồm kiểm tra giấy tờ và hành lý của hành khách, và kiểm tra hàng hóa của dân đi buôn đi theo xe. Mỗi việc này tốn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Tổng cộng mất khoảng 2h đồng hồ tại trạm, trong đó hầu hết là thời gian xếp hàng và chờ đợi. Hết sức buồn tẻ và bực bội.

Việc kiểm tra hành lý của hành khách do một số người mặc trang phục quân sự tiến hành. Họ bắt mở từng túi xách ra kiểm tra, mục đích chủ yếu là tìm hàng lậu và ma túy.

Việc kiểm tra này nhanh chậm là tùy từng khách. Có một đôi Tây vào trước mình nhưng bị giữ mãi, được cho qua sau bọn mình rất lâu. Không hiểu tại sao.

Sau bước kiểm tra hành lý thì đến đoạn cộp dấu vào hộ chiếu. Cái này thì nhanh.

Hộ chiếu được đóng dấu xong thì ra ngoài chờ tiếp. Giờ đến công đoạn người ta kiểm tra hàng hóa của dân đi buôn chuyến theo xe. Tuy rằng đây là biên giới giữa hai quốc gia lớn, nhưng việc buôn bán lẻ tẻ và manh múm. Thường là người buôn đi theo xe chở khách 16 chỗ, hàng hóa gia dụng để trong bao tải chất trên nóc xe. Vào buổi sáng mình đi tuyệt không thấy chiếc xe tải nào chạy qua cửa khẩu. Hoàn toàn không giống như không khí tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc (nên nhớ đây là cửa khẩu chính giữa 2 nước Pakistan và Trung Quốc).

galazie
17-06-2016, 19:10
Quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Pakistan đang rất tốt đẹp về chính trị và kinh tế, cho dù đây chỉ là một đôi bạn đang lợi dụng nhau. Về chính trị Pakistan đang bắt tay với Trung Quốc để chọi lại Ấn Độ, đồng thời cũng để tìm thêm một chỗ dựa bên cạnh đồng minh lắm đòi hỏi là Mỹ. Về kinh tế, Trung Quốc đang đổ tiền của vào Pakistan, với tham vọng lập ra một cảng thương mại và quân sự ở bờ biển phía nam Pakistan, kết nối với đất Trung Quốc qua Karakoram Highway, từ đó vươn cái vòi bạch tuộc ra rất xa khỏi lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, các quan hệ kinh tế mới chỉ ở cấp nhà nước với các dự án vĩ mô, còn về quan hệ kinh tế dân sinh giữa hai nước thì có vẻ chưa có gì đáng kể. Karakoram Highway vẫn còn vô cùng vắng vẻ. Mấy ngày đi xe từ Hunza lên Khunjerab bọn mình hầu như chả thấy cái xe tải chở hàng nào.

Còn khúc đường từ Islamabad lên đến Gilgit thì quá xấu, xe tải hạng nặng khó mà đi nhanh được, chỉ có bò ra trên đường. Trung Quốc muốn thực hiện được tham vọng của mình, kết nối giao thông đường bộ với Ấn Độ Dương, thì sẽ còn phải đổ thêm rất nhiều tiền của vào đây.

galazie
17-06-2016, 19:27
Tuy vậy, dù có ít ỏi, vẫn còn đây dáng dấp của những nhà buôn từng qua lại trên con đường tơ lụa xưa. Có vài anh chàng miền xuôi Pakistan qua biên giới để đến Kashgar buôn bán. Trông họ nổi bật với áo da, quần da và giày da, vừa sành điệu vừa lập dị. Mỗi chuyến đi của họ kéo dài khoảng 3 tháng, trong thời gian đó họ ở Kashgar làm ăn buôn bán gì không rõ.

Lại có một ông ra dáng con buôn người Trung Quốc, được vài người Pakistan gồm cả cảnh sát và thường dân (chắc là bạn làm ăn) đi tiễn. Trông tác phong thì đây cũng phải cỡ một đại gia vùng biên. Một bên là mấy người Pakistan lịch thiệp nhỏ nhẹ, nịnh khách (mấy người Pakistan đều nói tiếng Trung Quốc với ông kia), một bên là anh Tàu khệnh khạng, nói to, cười to. Một bên nhiều văn hóa và ít tiền, một bên nhiều tiền và ít văn hóa.

galazie
17-06-2016, 19:31
Rời khỏi thiên đường.

Sau hai tiếng vạ vật, cuối cùng xe cũng được phép xuất phát. Chiếc barrier được nhấc lên và chiếc xe lăn bánh vào khúc đường dẫn lên đèo Khunjerab. Tạm biệt miền bắc Pakistan, thiên đường đã ở sau lưng.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08946_zps9wxsfcpb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08946_zps9wxsfcpb.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 19:36
Mình không hiểu lý do gì cho chuyện này. Nhưng trong chuyến đi này, mình liên tục qua những biên giới mà họ đặt trạm xuất nhập cảnh cách rất xa ranh giới quốc gia. Ví dụ:

- Trạm bên phía Pakistan cách đỉnh đèo Khunjerab (biên giới) khoảng 80km. Cái này còn hơi hiểu được vì khúc 80km này hầu như là đất không người.

- Trạm xuất nhập cảnh (cộp dấu hộ chiếu) bên phía Trung Quốc nằm tại Taskurgan, cách biên giới 130km. Dọc đường còn nhiều làng mạc dân cư. Sau khi xe qua biên giới, còn phải có lính Trung Quốc đi cùng để canh không cho khách nhảy xuống bỏ trốn.

- Trạm của Trung Quốc, trước khi tới biên giới với Kyrgyzstan trên đỉnh đèo Irkeshtam, cách biên giới 150km.

galazie
17-06-2016, 19:47
Đèo Khunjerab.

Với độ cao khoảng 4700m, đèo Khunjerab là biên giới quốc gia cao nhất có đường bộ chạy qua. (còn nhiều biên giới cao hơn, nhưng hoặc là đường mòn, hoặc là không có đường. Chẳng hạn, biên giới Trung Quốc - Nepal chạy qua đỉnh Everest).

Những con đèo ở Việt Nam, dù có độ cao thấp, lại có phong cảnh rất đẹp. Trong khi đó, những con đèo mà mình từng thấy ở khu vực Hymalaya và xung quanh, có độ cao lớn, thì cảnh lại rất xoàng. (Mình đã qua đèo Khunjerab gần 5000m, đèo Irkeshtam 3000m, và vài con đèo trên 5000m trên đường lên Tây Tạng và xuống Nepal). Chưa nghĩ ra lý do gì cho việc này.

Đường từ chân lên đỉnh đèo Khunjerab khá buồn tẻ, cảnh quan nhỏ hẹp, đất đá khô cằn, ít cây, ít người, ít cả băng tuyết.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08928_zpsfhap0xfy.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08928_zpsfhap0xfy.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08932_zps8m1gbpf5.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08932_zps8m1gbpf5.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08962_zpspfqdtcbm.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08962_zpspfqdtcbm.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 19:49
https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/P_20150910_120313_zpsvpdbmnme.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/P_20150910_120313_zpsvpdbmnme.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 19:51
Khu vực đèo Khunjerab được lập thành công viên quốc gia. Bạn phải trả 8 đô la mua vé vào cửa công viên, mặc dù bạn chỉ ngồi trên xe qua đường và không tham quan gì cả.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08943_zpsbvz8nyyi.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08943_zpsbvz8nyyi.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 19:55
Ở độ cao trên 3000m, tuyết bắt đầu rơi. Đây là tuyết dạng hạt băng nhỏ (sleet), không phải dạng bông to.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08972_zpsy3hqbaqp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08972_zpsy3hqbaqp.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/P_20150910_122911_zpst4cqhgk5.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/P_20150910_122911_zpst4cqhgk5.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 19:56
Đỉnh đèo. Trạm gác cuối cùng trên đất Pakistan.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/P_20150910_125251_zpsmadpcyt3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/P_20150910_125251_zpsmadpcyt3.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 19:57
Tại đây GPS chỉ độ cao 4667m. Qua bên đất Trung Quốc, độ cao tăng lên khoảng 4700m trước khi giảm.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/P_20150910_125306_zpsus86rxis.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/P_20150910_125306_zpsus86rxis.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 20:14
Biên giới. Barrier chắn bên phía Pakistan. Đằng xa là cổng chào vào đất Trung Quốc. Một trong các hành khách Trung Quốc đi cùng xe (ăn to nói lớn cười to) đang chụp hình.

Nhân đây nói về thái độ của người Pakistan với người Trung Quốc.

Pakistan là nơi đầu tiên bọn mình thấy người Trung Quốc được yêu mến!

Đã có những lúc người ta chào đón bọn mình nồng nhiệt vì nghĩ mình là người Trung Quốc. Ví dụ có ông bắt chuyện nói chuyện xởi lởi với bọn mình một hồi lâu. Sau đó nói cái gì đó đại ý như "người Pakistan chúng tôi rất hoan nghênh người Trung Quốc các bạn qua chơi" trước khi hiểu ra rằng bọn minh không phải là người Trung Quốc.

Hầu như tất cả đều nói rằng Trung Quốc tốt, Trung Quốc hay, và người Trung Quốc là bạn quý.

Có một anh chàng tương đối trẻ tuổi còn thực sự hâm mộ Trung Quốc, anh ta bảo là con gái Trung Quốc đẹp (chết mất!!!), rằng anh ta có quen một cô gái Trung Quốc qua mạng, nhưng rất tiếc sự việc không đi đến đâu. Rằng bạn anh ta còn lấy được một cô người Trung Quốc và giờ sang sống cùng cô ta ở bên đó (cứ như phụ nữ Việt Nam lấy được chồng Hàn Quốc).

Điều này phản ánh mối quan hệ đang nồng ấm giữa hai nước, và việc Trung Quốc đang đổ tiền vào Pakistan.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/P_20150910_125459_zpsuno4rwbq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/P_20150910_125459_zpsuno4rwbq.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 20:22
Kết sổ Pakistan. Nếu có thể nói một câu kết luận, thì:

THIÊN ĐƯỜNG NẰM Ở MIỀN BẮC PAKISTAN.

(Xứ bình yên, thiên nhiên tuyệt mỹ, đời sống sạch đẹp, con người hiền hòa văn minh độc đáo).

Những nơi có thể cạnh tranh danh hiệu này là vùng ven Địa Trung Hải (nhất là Tây Ban Nha) và Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên miền bắc Pakistan nhỉnh hơn một chút. Tây Tạng là chốn tiên cảnh, song đời sống quá khắc nghiệt. Miền Tây Bắc Việt Nam cảnh quan cũng như thiên đường, nhưng theo lời anh bạn mình thì nhìn xa thì được, chứ vào hẳn trong làng thì ... không chấp nhận được (vấn đề vệ sinh), cho nên bị loại khỏi danh sách.

(Tất nhiên chỉ là một cảm nhận cá nhân).

Hướng dẫn sử dụng: cần phân biệt rõ miền bắc và miền nam Pakistan. Trong khi miền bắc giống thiên đường, thì miền nam Pakistan (cũng như phần lớn đất Ấn Độ), thì rất gần với địa ngục trần gian.

galazie
17-06-2016, 20:41
Nơi Pakistan và Trung Quốc nhìn thấy nhau.

Đây là biên giới giữa hai quốc gia, và cũng là một điểm gặp gỡ của hai nền văn hóa lớn: Trung Hoa và Ấn Độ (Ấn Độ và Pakistan, về văn hóa và lịch sử, coi như là một). Mối quan hệ giữa hai người khổng lồ này, trong mấy ngàn năm qua, đã ảnh hưởng lên một phần rộng lớn của châu Á, trong đó có Việt Nam. Khi nhà Hán bắt đầu nhòm ngó và bành trường về phương Nam, một trong những động lực cho việc đó là tìm đường kết nối tốt hơn với Ấn Độ (ví dụ, những thuyền buôn Ấn Độ đã đến cửa sông Mekong và các cảng của Giao Chỉ trước khi đến được Trung Quốc, và đạo Phật đã được mang đến Giao Chỉ khá lâu trước khi đổ bộ vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa. Ngoài ra các vương quốc cổ ở vùng Vân Nam đã buôn bán với Ấn Độ qua đường Miến Điện trước khi người Hán biết đến con đường này).

Trong quá trình mở rộng của mình, Trung Quốc đã nuốt không biết bao nhiêu vương quốc trên đường tới Ấn Độ, gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây của những giống người Việt cổ, cả Tây Tạng, cả Tân Cương. Và, sau mấy ngàn năm, hai nền văn minh cuối cùng đã mặt đối mặt nhau trên dãy Himalaya và Karakoram, trên những ngọn núi cao nhất của hành tinh.

Nếu Đường Tăng sống lại, ông ta sẽ có thể đi thẳng sang Ấn Độ dễ dàng chứ không phải đi qua nhiều tiểu quốc xa lạ và rắc rối như xưa nữa.

Mối quan hệ giữa hai nền văn minh ấy, nơi thì hằm hè (Trung Quốc với Ấn Độ), nơi thì nồng ấm (với Pakistan). Nhưng điều chắc chắn là nó sẽ còn tiếp tục phủ bóng lên châu Á trong nhiều ngàn năm nữa.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Khunjerab/DSC08978_zpsdzxaewoq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Khunjerab/DSC08978_zpsdzxaewoq.jpg.html)

galazie
17-06-2016, 20:49
Tân Cương

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Intro/P_20150913_113127_zpso5tgamus.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Intro/P_20150913_113127_zpso5tgamus.jpg.html)

Mặc dù bị người Hán đô hộ đã gần 1500 năm, nhưng cả về cảnh sắc, vật thể lẫn tâm hồn, Tân Cương vẫn gần với Trung Á, Trung Đông hơn là Trung Quốc.

Vùng đất mênh mông, bằng phẳng, vắng vẻ, khô cằn này đến ngày nay vẫn là một "miền tây hoang dã". Chỉ cần ra khỏi một thành phố, thì ngay lập tức bốn phía xung quanh sẽ chỉ còn là nắng, gió, và cát bụi. Đây là chặng khó đi nhất của con đường tơ lụa xưa, phải vòng qua sa mạc khổng lồ Taklimakan, và vượt qua những vùng đất khô cằn bao quanh. Những làng mạc và thành phố cũng đắp bằng đất, đẹp đẽ và khắc khổ, hòa mình vào với cát.

Phần lớn các nhánh đường tơ lụa đều đi qua Kashgar. Trên con đường tơ lụa, không có nhiều cái tên quyến rũ hơn Kashgar. Ngày xưa người ta lê lết được từ miền đông Trung Quốc tới đây là đã được nửa đường đến châu Âu. Là một đô thị ốc đảo điển hình, Kashgar không có những công trình hoành tráng, chỉ có nhà cửa thành quách đắp bằng đất mà nếu ko định kỳ sửa chữa thì nó sẽ dần biến mất. Nhưng "đặc sản" của Kashgar là những khu chợ nhộn nhịp, cả chợ thường lẫn chợ gia súc ở đây đều là lớn nhất trong vùng Trung Á. Không khí chợ búa, giao lưu, hội họp, trang phục, tiếng nói, gương mặt của người bản địa (một trời khác biệt với người Hán), vẫn là một hóa thạch sống của con đường tơ lụa.

Thường được gọi là "bồn địa", Tân Cương là một vùng đất trũng có núi bao quanh. Phía Nam là dãy Karakoram, qua đèo Khunjerab là xuống Nam Á. Phía Tây và Bắc là dãy Pamir và Thiên Sơn, qua những con đèo như Qolma, Irkeshtam, Torugart để vào các nước Trung Á. Phía Đông Nam, là Tây Tạng. Phía Đông, may thay cho người Hán, là không có núi. Có một hành lang bằng phẳng đi qua Cam Túc tạo điều kiện cho họ xâm lược xứ này. Đi hết Tân Cương, nếu mà ko có dãy Pamir và Thiên Sơn chặn lại, thì ko biết lãnh thổ Trung Quốc còn kéo tới đâu...

Giặc Tàu chưa chiếm được phần hồn của Tân Cương, nhưng họ đang cố gắng để làm nốt việc đó. Chưa bao giờ trong lịch sử, dân Hán ồ ạt di cư tới đây như vậy, hiện giờ đã chiếm 40% dân số ở đây. Bước ra khỏi khu phố cổ và chợ của Kashgar, thì khu phố mới đã y hệt như mọi thành phố Trung Quốc. Ở Urumqi thì còn ko thấy đâu là Tân Cương nữa. Các dân tộc và các nền văn hóa cũng có hưng vong, liệu Tân Cương có vượt qua được cái nạn này?

galazie
21-06-2016, 15:41
Rất nhiều khi biên giới quốc gia cũng là ranh giới giữa các vùng địa lý. Ở đây cũng vậy, trong khi bên phía Pakistan cảnh quan là núi cao chi chít, xen giữa là các thung lũng hẹp, người đi dưới thung lũng ngẩng lên là thấy núi, thì bên phía Tân Cương là một cảnh quan khác. Gần như là một cao nguyên bằng phẳng, thấp rất dần dần từ đỉnh của dãy Karakoram xuống vùng trũng của bồn địa Tarim. Trừ một khúc ngắn đi xuống từ đỉnh đèo 4700m, còn thì đường đi rất thoải. Mất 130km để hạ độ cao từ trên 4000m xuống tới trên 3000m (Tashkurgan), và mất 300km nữa để xuống đến trên 1000m (Kashgar).

Từ Pakistan sang, ta bỗng thấy núi vãn hẳn. Xe chạy trên những thảo nguyên, còn núi thì lùi ra xa và không hùng vĩ như phía bên kia.

Tuy nhiên, đi để mà thấy. Thấy là bên này không đẹp bằng bên kia, cũng là một cái thấy.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Intro/P_20150910_154341_zpsftjm00li.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Intro/P_20150910_154341_zpsftjm00li.jpg.html)

Vuvuvu
22-06-2016, 02:46
Hành trình của bác chủ tuyệt quá!cảm ơn bác đã chia sẻ.
Mong đợi bài của bác.
Bác cho em hỏi: Quả mơ Pakistan vị của nó có giống mơ của mình không bác?

galazie
22-06-2016, 12:55
Không bạn ạ. Mơ của mình chua loét. Còn mơ kia là mơ xứ lạnh, ngọt lịm, thanh, mát. Ngon lắm. Ở xứ lạnh thì mơ, mận, táo, lê, đào, hồng ngon hơn hẳn vùng nhiệt đới. Mơ loại này họ mới làm quả khô. Mơ của mình thì không.

galazie
22-06-2016, 20:20
Thủ tục nhập cảnh vào Trung Quốc (Tân Cương) nhiêu khê và mệt mỏi. Thông thường, nhập cảnh bằng đường bộ bao giờ cũng phiền hơn bằng đường không, vì các lý do:

- Lượng khách ra vào cửa khẩu đường bộ không đa dạng về quốc tịch và các kiểu hộ chiếu như ở các sân bay, nên nhân viên kiểm soát nhiều khi gặp những tình huống không quen, nên xử lý chậm

- Ở các cửa khẩu đường bộ các thành phần bất hảo, buôn lậu, tội phạm, v.v... thường có tỷ lệ cao hơn, nên người ta cảnh giác.

Tân Cương lại là vùng đất nhạy cảm về chính trị của Trung Quốc, người Hồi giáo thường xuyên nổi loạn, Pakistan lại là xứ Hồi giáo, nên nhà cầm quyền Trung Quốc rất cảnh giác.

Thủ tục nhập cảnh gồm hai công đoạn. Công đoạn thứ nhất là kiểm tra hành lý tại biên giới, và kiểm tra nhanh hộ chiếu. Công đoạn thứ hai là kiểm tra kỹ hộ chiếu và cộp dấu ở Tashkurgan, cách đó 130km trong lãnh thổ Trung Quốc. Mỗi bước này mất khoảng 2 tiếng.

Ở biên giới, cảnh sát Trung Quốc soi chiếu người bọn mình rất kỹ. Từng người phải vào trong cái máy kín như cái hộp để bị soi. Sau đó là kiểm tra hành lý, họ kiểm tra kỹ hơn bên phía Pakistan nhiều. Kiểm tra từng cái một, kể cả tất bẩn và quần lót bẩn. Đặc biệt là máy ảnh và điện thoại bị mở ra để họ xem từng cái ảnh mình đã chụp (có lẽ tìm xem mình có chụp những hình ảnh bị cấm, kiểu như Dalai Lama, hoặc các lãnh tụ lưu vong của Tân Cương không, chẳng hạn).

Tất cả những việc này diễn ra ở độ cao 4700m. Và bạn không thể vui với việc đó. Vì bạn vừa ở dưới độ cao 2000m lên. Và sau 30 phút ở 4700m thì bạn bắt đầu thấy mệt. Cơn đau đầu chưa đến ngay, nhưng người bắt đầu uể oải. Mỗi khi leo vài bậc thang, bạn thấy mình yếu hơn hẳn lúc trước.

Cảnh sát Trung Quốc làm việc chuyên nghiệp. Lạnh lùng, cứng rắn, nhưng nghiêm túc, không ngó nghiêng, lườm nguýt, dò xét, lơ láo, tán phét trong khi làm, như nhân viên ở sân bay Việt Nam.

Và mọi việc diễn ra giữa bối cảnh này, nên mình cũng được thư giãn chút. Tự nhủ mình đang tận hưởng một trong những biên giới cao nhất thế giới.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20immigration%20in/P_20150910_125721_zpsv45dxpyp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20immigration%20in/P_20150910_125721_zpsv45dxpyp.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20immigration%20in/P_20150910_130926_zpszzyokqzt.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20immigration%20in/P_20150910_130926_zpszzyokqzt.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20immigration%20in/P_20150910_130054_zpsj1zxtld3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20immigration%20in/P_20150910_130054_zpsj1zxtld3.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20immigration%20in/DSC08984_zpslq6s4fzl.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20immigration%20in/DSC08984_zpslq6s4fzl.jpg.html)

phoebebeo
23-06-2016, 12:22
Kết sổ Pakistan. Nếu có thể nói một câu kết luận, thì:

THIÊN ĐƯỜNG NẰM Ở MIỀN BẮC PAKISTAN.

(Xứ bình yên, thiên nhiên tuyệt mỹ, đời sống sạch đẹp, con người hiền hòa văn minh độc đáo).

Những nơi có thể cạnh tranh danh hiệu này là vùng ven Địa Trung Hải (nhất là Tây Ban Nha) và Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên miền bắc Pakistan nhỉnh hơn một chút. Tây Tạng là chốn tiên cảnh, song đời sống quá khắc nghiệt. Miền Tây Bắc Việt Nam cảnh quan cũng như thiên đường, nhưng theo lời anh bạn mình thì nhìn xa thì được, chứ vào hẳn trong làng thì ... không chấp nhận được (vấn đề vệ sinh), cho nên bị loại khỏi danh sách.

(Tất nhiên chỉ là một cảm nhận cá nhân).

Hướng dẫn sử dụng: cần phân biệt rõ miền bắc và miền nam Pakistan. Trong khi miền bắc giống thiên đường, thì miền nam Pakistan (cũng như phần lớn đất Ấn Độ), thì rất gần với địa ngục trần gian.

Bác đi Bắc Ấn bang Jammu&Kashmir (Srinagar và Ladakh) coi xem có đẹp như thiên đường bắc Pakistan k bác. Bác viết hay quá.

Vuvuvu
24-06-2016, 20:59
Vâng!
Bác chủ tiếp tục đi ạ.

galazie
24-06-2016, 22:50
Bác đi Bắc Ấn bang Jammu&Kashmir (Srinagar và Ladakh) coi xem có đẹp như thiên đường bắc Pakistan k bác. Bác viết hay quá.

Nhìn hình thì xứ đó cũng xếp vào hạng thiên đường được :). Tuy nhiên, thực tế còn tùy thuộc tâm trạng và trông đợi của mình, người dân có thân thiện không (chắc có), và có nhiều trái cây ngon lành sạch sẽ không :)

Mình đã đi Bắc Pakistan (cũng là 1 nửa của Kashmir) và Tây Tạng, nên trước mắt không định quay lại xứ này. Muốn đi đâu đó khác hẳn. Nếu có quay lại thì cũng là quay lại ... Bắc Pakistan vào mùa xuân - hoa đào, mơ, mận, táo...!

galazie
24-06-2016, 22:52
Vâng!
Bác chủ tiếp tục đi ạ.

Cảm ơn bạn. Đợt này hết rảnh nên lại chậm lại.

galazie
24-06-2016, 23:14
Từ đèo Khunjerab đến Tashkurgan.

Sau 2 tiếng tại biên giới, xe được phép chạy tiếp về Tashkurgan. Một anh lính biên phòng lên ngồi cùng trên xe. Mọi người được trả lại hộ chiếu, trừ anh bạn mình và đám mấy tay đi buôn từ Pakistan sang Kashgar ở lại mấy tháng (như đã nói ở trên kia). Vẫn còn phiền toái ở Tashkurgan.

Xe như chạy trên cao nguyên/thảo nguyên. Những đốm đen là bò Yak. Tân Cương rất nhiều bò Yak. Bên châu Âu cũng có giống bò lông dài như thế, nhưng nhỏ hơn chút, gọi là bò Angus:

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_152919_zps0doeo8wa.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_152919_zps0doeo8wa.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154215_zpsdnlr4r9t.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154215_zpsdnlr4r9t.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154351_zpsoofk1kdl.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154351_zpsoofk1kdl.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154341_zpsuxsml5je.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154341_zpsuxsml5je.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_155621_zpsv0ii1cce.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_155621_zpsv0ii1cce.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_153529_zpsucs5vefo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_153529_zpsucs5vefo.jpg.html)

galazie
24-06-2016, 23:19
Lòng sông đầy đá cuội như thế này là sản phẩm của thời kỳ băng hà. Hàng chục ngàn năm trước khi các dòng sông băng còn vươn xa hơn ngày nay, băng dịch chuyển đã cào xới mặt đất và đẩy đá trên núi xuống rất xa dưới thấp. Gần về thời hiện đại, băng phía trên tan ra và để lộ ra lòng sông toàn đá bên dưới.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_153117_zpshv0lqm1m.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_153117_zpshv0lqm1m.jpg.html)

galazie
24-06-2016, 23:28
Afghanistan cách đây 50km, từ đất Trung Quốc có thể đi vào hành lang Wakhan của Afghanistan qua con đèo Wakhjir (cao 4923m). Con đèo này dường như không cho khách nước ngoài đi qua (có vẻ như chi có dân buôn lậu mới qua được).

Theo bản đồ Google, thì có một con đường chạy đến cách biên giới Afghanistan 5km. Mình đã muốn từ Tashkurgan đi vào đây chơi (chưa chắc lính biên phòng Trung Quốc sẽ để mình đi vào sâu đến tận cùng). Tuy nhiên sau khi cảm thấy chán ngấy ở Tashkurgan, vả lại cân nhắc rằng đi như vậy cũng không thể thay được một chuyến đi đến Afghanistan thực sự, nên sau đó mình đã bỏ ý định này để đi thẳng đến Kashgar.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154709_zpsuipkva4x.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Khunj%20to%20Tashkurgan/P_20150910_154709_zpsuipkva4x.jpg.html)

nguyenhai123
25-06-2016, 10:36
Người dân vùng này, bất kể học vấn, có một phông văn hóa cao. Cái hành trang văn hóa đó là kết quả của nền văn minh bắt nguồn từ nhiều đời. Một đứa trẻ cấp 2 trong một làng heo hút, trai hay gái, cũng có thể nói chuyện tự nhiên, đĩnh đạc, và nhất là sòng phẳng ngang hàng với chúng tôi. "cháu tên là thế này, cháu học lớp 8, cháu học trường tư, ở đây tất cả đều là trường tư. Các chú đến từ đâu. việt nam là ở đâu", vv. Một ông lái xe chở khách quê mùa cũng có thể pha trò hóm hỉnh rất tây. Các ông già chững chạc có thể nói chuyện với bạn cứ như họ là đại diện cho nước mình tiếp đón các đại diện của nước khác. vấn đề là đây là một nơi khỉ ho cò gáy, chứ không phải là một thành thị.

Thật ra, ở nhiều nơi trong vùng Trung Á và Trung Đông bạn cũng nhìn thấy điều này. Dường như trình độ văn hóa có thể không đi liền với học vấn. Họ không biết Việt Nam là nước nào nhưng họ biết cách nói chuyện với người lạ một cách lịch sự và phong độ.

Những đứa trẻ mà bọn mình gặp trong làng giao tiếp đối đáp còn tốt hơn nhiều người học vị cao ở nước ta.

Người Việt Nam kể cả ở thành thị, trong hoàn cảnh tương tự, nói chuyện với người nước ngoài thường mắc một số điểm yếu như kém tự tin, tọc mạch, hiếu kỳ thái quá, khoe khoang không đúng việc, vv.

Về cơ bản, nền tảng văn hóa của những xứ kia vững chắc hơn người Việt Nam.

Thật thú vị với phát hiện của galazie về cái nền tảng văn hóa của dân chúng xứ khỉ ho cò gáy này. Hơn hẳn xứ Vịt ngày nay.

galazie
26-06-2016, 06:04
Tại Tashkurgan, trạm xuất nhập cảnh to như cái ga tàu hỏa. Hộ chiếu được kiểm tra kỹ và đóng dấu tại đây. Bọn mình mất thêm 2 tiếng đồng hồ ở đây nữa.

Đầu tiên xuống xe tất cả khách được yêu cầu xếp thành hàng ngang, hành lý để thành một đống ở gần đó. Như tội phạm hay là dân tị nạn. Sau đó lính Tàu cho chó đi ngửi từng người và ngửi luôn đống hành lý. Chắc để kiểm tra có thuốc nổ hay ma túy không.

Lúc kiểm tra hộ chiếu thì mình nhanh chóng được cho qua. Nhưng anh bạn mình thì phải chờ gần 1 tiếng rưỡivđồng hồ. Thời gian đó bao gồm việc bị hỏi han kỹ, hộ chiếu bị kiểm tra đi kiểm tra lại (đã được cộp dấu và trả rồi nhưng lại bị thu lại để kiểm tra thêm), và thời gian để họ lôi nhau vào trong phòng họp bàn riêng về trường hợp này.

Lý do đơn giản là anh bạn mình người Việt, nhưng hộ chiếu lại được cấp bên Mỹ, lại vào Tân Cương từ Pakistan - một hỗn hợp của đầy đủ các hương vị đáng ngờ!

Trong lúc chờ đợi mình có trấn an anh bạn là dù gì thì cũng đến được Tân Cương rồi. Giờ nó có muốn tống cổ đi ngay thì cũng phải áp tải mình ra sân bay Kashgar bắt chuyến bay gần nhất, nên kiểu gì cũng sẽ được thấy Kashgar!

Cảnh sát Trung Quốc vẫn làm việc chuyên nghiệp, lạnh lùng, quyết liệt, nhưng lịch sự. Lúc trả xong hộ chiếu rồi đòi lại để kiểm thêm còn rất tươi cười cầu hòa.

Bọn mình và đám thanh niên Pakistan đi buôn là những người cuối cùng rời khỏi trạm xuất nhập cảnh khi trời đã tối. Trong khi bọn mình nhẹ cả người, nói cười hỉ hả thì đám kia thất thểu vì vẫn chưa được trả hộ chiếu. Phải vào trong thành phố ngủ rồi hôm sau quay lại chờ tiếp. Mặc dù đám người này bảo đã sang đây nhiều lần rồi.

galazie
26-06-2016, 06:13
Sang đến Trung Quốc, chân tay lập tức phải hoạt động nhiều hơn để bổ sung cho mồm miệng thì mới giao tiếp được. Không ai nói tiếng Anh, và bọn mình thì cũng không nói được tiếng Tàu hay tiếng Uighur. Những lần trước đi thì chưa biết đến phần mềm google translate trên smartphone, còn lần này thì đã có nên cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên chân tay cũng vẫn nhiều khi phải khua loạn xạ thì các bên mới hiểu được nhau. Ví dụ người ta muốn chỉ đường cho mình là đến đèn đỏ rẽ phải thì chân tay họ cũng phải khua một lúc, bàn tay mở ra nắm vào liên tục thì mình mới hiểu ý người ta đang muốn nói đến cái đèn nhấp nháy.

Điều thú vị của việc giao tiếp với con người các nước là dù không hiểu tiếng nhau nhưng chân tay mặt mũi hoạt động một lúc thì cuối cùng cũng hiểu được nhau cả. Và sau khi hết hơi làm cho đứa kia hiểu được mình thì hai bên đều vui và cảm thấy mình có một thành tựu gì đó.

galazie
26-06-2016, 06:19
Tối hôm đó, việc đầu tiên sau khi tìm được chỗ trọ là đi ăn kebab (thịt xiên nướng) của người Uighur (Duy Ngô Nhĩ). Trong chuyến đi lần trước, khi đến Urumqi lúc 5h sáng, món ăn đầu tiên mình thấy trên đường phố cũng là kebab. Ở đây kebab thường là cừu xay hay nguyên miếng và được tẩm ướp khá kỹ.

Sau 8 năm lại được cắn vào một miếng kebab Tân Cương. Quả là xúc động. Nước bọt trào ra!

galazie
26-06-2016, 06:30
Người Uighur:

Người Uighur ở Tân Cương toát ra vẻ rõ ràng của một dân tộc bị áp bức. Đông đảo, tập trung, và hùng mạnh hơn người Tây Tạng, và vì vậy nên có thể họ cũng thấy gánh nặng bị đô hộ mạnh hơn chăng.

Gặp họ ta rất hay thấy là họ không hồn nhiên. Dường như ai cũng mang một ưu tư, mặc cảm nào đó. Họ không hồ hởi vồ vập với khách như những người Trung Á hay Tây Á khác. Khi vào các quán xá thì họ thường dò xét mình trước khi bắt chuyện tương đối thận trọng. Họ không chủ động đề nghị giúp đỡ khi thấy mình lớ ngớ lạc đường.

Tất cả những điều này có thể vì bọn mình là người Đông Nam Á nhìn giống người Hán nên họ tự động cho rằng mình là người Hán chăng. Nhưng ngay cả khi đã nói chuyện và biết mình không phải là người Hán thì thái độ của họ vẫn vậy.

Vẻ mặt của họ khá đa dạng, hầu hết là kiểu châu Á, nhưng có một số người da trắng mắt xanh tóc vàng hoàn toàn giống người Đông Âu.

Họ sống ở vùng đất có thể nói là "toàn cầu hóa" đầu tiên của thế giới. Trong thời đại của con đường tơ lụa, đó là con đường gần như là xuyên thế giới của thời bấy giờ. Khi mà thế giới được biết đến chỉ là lục địa Âu Á và các vùng phụ cận.

galazie
26-06-2016, 06:44
Với tất cả tình cảm đã có từ chuyến đi trước với Tân Cương, mình vẫn cảm thấy rất oải khi tới Tashkurgan. Thành phố gốc Tajik này đã hầu như bị Hán hóa hoàn toàn. Đây là lần thứ 4 mình đặt chân tới Trung Quốc (trên đường từ Kyrgyztan về mình sẽ còn dừng một ngày ở Urumqi và như vậy là lần thứ 5) và đã đến độ chỉ cần thấy một đám người Trung Quốc hay một đám nhà cửa hiện đại kiểu Trung Quốc là mình đã thấy ... mệt.

Không thể không cảm thấy, rằng mình đã có đủ Trung Quốc cho cả cuộc đời!

galazie
26-06-2016, 06:45
Vì vậy, kèm thêm sự mệt mỏi do độ cao (ngày hôm đó xuất phát từ 2000m ở Sost và dành cả ngày trên độ cao khoảng 3200-4700m), bọn mình hủy hết các kế hoạch thăm thú quanh Tashkurgan (định đi xem vùng Wakhan và xem pháo đài cổ Tajik ở Tashkurgan) và sẽ đi Kashgar ngay sáng hôm sau.

Thật sự mình đã muốn tới xem chợ gia súc Kashgar cho nhanh và rời khỏi Trung Quốc ngay lập tức.

galazie
26-06-2016, 06:47
Con đường chính của Tashkurgan - vẫn hàng cây poplar.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Tashkurgan/P_20150911_090542_zpsca5mjwpg.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Tashkurgan/P_20150911_090542_zpsca5mjwpg.jpg.html)

galazie
26-06-2016, 06:48
Bến xe Tashkurgan buổi sáng hôm sau. Xe đi Kashgar giờ nào cũng có. Xe nhỏ 12 chỗ. Chờ đủ 6 khách là chạy.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Tashkurgan/P_20150911_094802_zpsby4krnhv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Tashkurgan/P_20150911_094802_zpsby4krnhv.jpg.html)

galazie
26-06-2016, 07:25
Tên tôi là HOVA TEN.

Sau khi xem hộ chiếu của mình, cô bán vé xe khách viết tên mình lên vé như thế này.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1466899655806_zpse1tq3gbz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Mobile%20Uploads/FB_IMG_1466899655806_zpse1tq3gbz.jpg.html)

nhtphong
30-06-2016, 14:46
Đọc 1 lèo 18 trang. Hóng tiếp

galazie
30-06-2016, 20:21
Đọc 1 lèo 18 trang. Hóng tiếp

Nghe mà ... sướng! Xin lỗi mấy bữa nay nhiều việc nên mình ko post bài được. Nhưng kiểu gì cũng sẽ post cho bằng hết. Mới được nửa đường.

galazie
01-07-2016, 21:23
Đường từ Tashkurgan đến Kashgar dốc rất thoải. Cảm giác thường trực là mình đang đi trên một cao nguyên. Chỉ có 2 cái dốc lớn là độ cao giảm hơi mạnh. Nhiều đoạn đi sát biên giới Tajikistan.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_110544_zpskgkn46im.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_110544_zpskgkn46im.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:24
Ra khỏi Tashkurgan

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC08992_zps51a939rx.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC08992_zps51a939rx.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:27
Thấy nhiều mộ đắp bằng đất. Không chỉ mộ, nhà cửa và thành quách xứ này cũng đắp bằng đất. Đặc điểm của các công trình bằng đất là phải thường xuyên bảo dưỡng, đắp bù những chỗ lở. Nếu không nó sẽ sớm sụp đổ.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_095810_zpsanjqy8vl.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_095810_zpsanjqy8vl.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_111130_zps9bjfwy5c.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_111130_zps9bjfwy5c.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:28
Đi vào khe núi này thêm 9km là đất Tajikistan.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_111647_zpsree0wurn.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_111647_zpsree0wurn.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:34
Trên những đồng cỏ ở đây chi chít bò Yak. Có lẽ bò nhiều hơn người!

Ở nhiều nơi trong vùng Trung Á, nếu đem gia súc quy ra tiền thì người dân không nghèo chút nào! Có điều họ ít trao đổi buôn bán nên không giàu tiền mặt. vả lại, gia súc là nguồn cung cấp sữa, lông da làm áo, chăn, phân làm chất đốt. không dễ mà bán đi. Có tiền cũng chẳng có gì nhiều để mà mua.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09024_zpsrggyklqj.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09024_zpsrggyklqj.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09030_zpspkklidti.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09030_zpspkklidti.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:35
Chăn cừu.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_111920_zpsjx85wca8.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_111920_zpsjx85wca8.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:36
Rồi cũng thấy đám lạc đà hai bướu của vùng Trung Á. (lạc đà Ả Rập và Bắc Phi chỉ có 1 bướu).

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09058_zpsvsrllqyr.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09058_zpsvsrllqyr.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:39
Đời không như là mơ. Trong những bức ảnh về Karakoram Highway trên đất Tân Cương, hồ Karakul thường hiện lên lộng lẫy. Nhưng vào ngày mình đến, nó chả khác gì cái ao tù. Chỉ mấy cái lều du mục (nhưng được dựng lên ở đây để phục vụ du khách) là còn chút thú vị.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_113248_zps4rc1m1v4.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_113248_zps4rc1m1v4.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:42
Bên hồ Karakul. Rất tiếc là mây che không thấy Mustagh Ata. Khối núi lớn này cao 7509m, soi bóng xuống hồ Karakul (những lúc trời đẹp). Có lẽ là cảnh ít "buồn tẻ" nhất trên Karakoram Highway chặng Tân Cương.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_113412_zpsi5aytfzd.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_113412_zpsi5aytfzd.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:44
Trong 4 ngọn núi mình mong thấy nhất trên Karakoram Highway (Nanga Parbat, Rakaposhi, Passu Cathedral, Mustagh Ata) thì chỉ thấy được 2 (Rakaposhi và Passu Cathedral). Hai ngọn còn lại mây đều che kín.

galazie
01-07-2016, 21:48
Sau "siêu hồ" Attabad, giờ mới lại thấy một cái hồ ra hồn. Đây là một hồ thủy điện của Trung Quốc, không phải hồ tự nhiên.

Một cảnh thường thấy ở Tân Cương, đó là những sườn núi đá trơ trọi nhưng phủ đầy cát. giống như cát bị gió thổi tới, vấp phải núi nên đùn lại.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09064_zps4f431q0p.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09064_zps4f431q0p.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_120623_zpswvq8mpey.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_120623_zpswvq8mpey.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_120754_zpsfcpr4x55.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_120754_zpsfcpr4x55.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:53
Sau cái hồ này là đến một cái dốc lớn. Có thể nói là trước khi qua dốc này là cảnh quan cao nguyên đồng cỏ, còn sau dốc này, xuống thấp hơn, là bắt đầu cảnh quan sa mạc khô cằn. Chúng ta đã đến rìa của bồn địa Tarim, nơi có sa mạc Taklimakan, là sa mạc cát lớn thứ 2 thế giới (sau sa mạc Ả Rập). (còn Sahara thì không chỉ có cát, mà còn gồm nhiều vùng khô cằn là đất, đá).

Cái dốc này cảnh tượng cứ như Đường Tăng sắp gặp yêu quái.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_123924_zpsvzmjnj9g.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_123924_zpsvzmjnj9g.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:55
Có một đám ba người mỗi người ôm một cục ngọc bích to bằng quả bóng đá và nặng ít ra là 20kg. rao bán tương đương 30 triệu đồng một cục. Nhìn thì rất thích nhưng chắc chắn là hàng giả vì nếu ngọc thật to thế này thì lái buôn đã mua rồi chứ không có chuyện đi bán rong thế này. Về sau ở Kashgar mình thấy hàng souvenir lớn nào cũng đều có một cục như thế :)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09097_zpsn3kgiw5t.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09097_zpsn3kgiw5t.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 21:58
Đạp xe vượt Karakoram Highway là việc của các phượt thủ hạng nặng và các tỷ phú thời gian.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09120_zpszizukb1r.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/DSC09120_zpszizukb1r.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 22:01
https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_131646_zpsw7ll3wga.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_131646_zpsw7ll3wga.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 22:02
Núi đỏ. Ở Tân Cương có rất nhiều núi màu sắc thế này. Hỏa Diệm Sơn (Flaming Mountain) nằm ở Tân Cương.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_143137_zpsqx5qezz7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_143137_zpsqx5qezz7.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 22:03
Gần Kashgar.

Mặc dù Tân Cương không thiếu núi, nhưng cảnh tượng như thế này là rất phổ biến: mênh mông, vắng vẻ, bằng phẳng, khô cằn.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_145624_zps3aiym0bc.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Xinjiang%20Tash%20to%20Kashgar/P_20150911_145624_zps3aiym0bc.jpg.html)

galazie
01-07-2016, 22:13
Kashgar!!!

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/P_20150912_145736_zpsi1caqtlc.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/P_20150912_145736_zpsi1caqtlc.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/P_20150912_105519_zpswtjbgt9b.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/P_20150912_105519_zpswtjbgt9b.jpg.html)

cricket-travel
02-07-2016, 11:09
Vẫn theo dõi, chủ đề về các vùng đất mới này luôn thôi thúc trong lòng mình, cảm ơn những hình ảnh của bạn galazie.

Bắp Cải Luộc
05-07-2016, 17:03
Hồi tháng 11 năm 2014 mình làm visa chỉ mất có 3 ngày và chẳng chứng minh gì cả :D qua đó mình ở quá 30 ngày nên phải lên bộ nội vụ xin gia hạn thêm 6 tháng cũng chỉ tốn thêm có 20 đô mà cuối cùng ở thêm đc có 10 ngày thì bận việc về :D chưa lên được phía Bắc nhưng gặp toàn chuyện thú vị không thể nào quên :D Pakistan số dách :D
Mà mình vừa xuống Karachi 2 tiếng thì nổ bom chết 50 mạng ở Lahore. Mình về VN được hai ngày thì thảm sát trường trung học ở Peshawar hết 130 mạng :D

galazie
08-07-2016, 11:51
Hồi tháng 11 năm 2014 mình làm visa chỉ mất có 3 ngày và chẳng chứng minh gì cả :D qua đó mình ở quá 30 ngày nên phải lên bộ nội vụ xin gia hạn thêm 6 tháng cũng chỉ tốn thêm có 20 đô mà cuối cùng ở thêm đc có 10 ngày thì bận việc về :D chưa lên được phía Bắc nhưng gặp toàn chuyện thú vị không thể nào quên :D Pakistan số dách :D
Mà mình vừa xuống Karachi 2 tiếng thì nổ bom chết 50 mạng ở Lahore. Mình về VN được hai ngày thì thảm sát trường trung học ở Peshawar hết 130 mạng :D

Mấy chuyện khủng bố như vậy thường xảy ra ở miền nam hoặc miền tây giáp Afghanistan. Peshawar là thành phố sát biên giới với Afghanistan, rất lộn xộn.

galazie
08-07-2016, 14:31
Bọn mình thừa thời gian ở Kashgar, nên đi lòng vòng và chụp ảnh khá nhiều.

Kashgar có thể chia làm mấy khu vực chính: khu phố cổ của người Uygur (khá nhiều phần đã được xây mới lại nhưng vẫn giữ kiến trúc cũ, nên nhìn chung là khang trang), khu dân cư cổ trên đồi (khu này dường như bị để cho tàn tạ và có vẻ sớm muộn gì cũng sẽ bị phá), khu bazaar, và khu phố mới. Khu phố mới thì hoàn toàn là một thành phố Tàu, không có gì đáng nói cả. Mình sẽ tập trung vào ba khu kia.

Đây là dấu tích của thời kỳ mà mọi công trình ở Kashgar đều đắp bằng đất: một đoạn tường thành của Kashgar xưa, ngày nay hầu như đã bị khu phố Hán nuốt chửng.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/DSC09138_zpsvxed4fnk.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/DSC09138_zpsvxed4fnk.jpg.html)

galazie
08-07-2016, 14:34
Kashgar là trung tâm lịch sử của Tân Cương, trong khi Urumqi là thủ phủ hiện nay. So với Urumqi, Kashgar có một cộng đồng người Uyghur lớn hơn nhiều và còn giữ được lối sống bản xứ hơn hẳn.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/DSC09139_zps3tz3gvtx.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/DSC09139_zps3tz3gvtx.jpg.html)

galazie
08-07-2016, 22:06
Khu vực cư trú cổ truyền của người Uygur ở trung tâm Kashgar bao gồm ba phần. Một khu dân cư thuần túy ở trên đồi, một khu bazaar rất sầm uất và một khu "phố", nghĩa là giống như kiểu phố cổ Hà Nội mà ở đó người ta vừa ở vừa buôn bán. Khu phố cổ bao gồm những đường phố nhỏ và chi chít hàng quán dọc đường, dạng như một khu chợ ngoài trời không tập trung mà rải dọc theo các con đường.

Kiến trúc thì phải nói là không có gì đẹp xuất sắc, hoành tráng hay đặc biệt. Chỉ có không khí thì sôi động và rất dễ chịu.

Có những thành phố không ăn ảnh, nhưng có duyên. Bạn sẽ không bị thu hút đến đây vì những bức ảnh, nhưng một khi đến đây rồi, rất có thể bạn sẽ phải lòng nó. Kashgar là kiểu thành phố như vậy. (Barcelona như vậy. Hà Nội cũng như vậy.)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_174122_zpsv0wvdkfo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_174122_zpsv0wvdkfo.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09155_zpsfj8dbzpk.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09155_zpsfj8dbzpk.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09237_zpscgy8e4cz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09237_zpscgy8e4cz.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09238_zpsxll8j9p7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09238_zpsxll8j9p7.jpg.html)

galazie
08-07-2016, 22:10
https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180041_zpsb3h1gam6.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180041_zpsb3h1gam6.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180050_zpstsnwgykv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180050_zpstsnwgykv.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180445_zpsdfzasrqu.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180445_zpsdfzasrqu.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180630_zpstghwvmg1.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_180630_zpstghwvmg1.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_181024_zpspcos7w76.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_181024_zpspcos7w76.jpg.html)

galazie
08-07-2016, 22:14
https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_183741_zpsqshsas5g.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_183741_zpsqshsas5g.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_183952_zps9ir7mn7o.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_183952_zps9ir7mn7o.jpg.html)

cricket-travel
09-07-2016, 10:45
Nhìn vào pic của bạn, mình thấy phần lớn người trên phố là người Uyghur, cảm giác như đi vào một thế giới mới nhưng cũ với nhiều thứ mang đậm bản sắc của các dân tộc thuộc văn hóa Turks ở những nơi này; vẫn tiếc cho một nền văn hóa Trung Á bị lấn át dần. Chỉ buồn là một ngày nào đó, Hán hóa dần chiếm lĩnh, rồi những người nơi đây và Tây Tạng sẽ không còn nguyên nữa mà chỉ là nửa này nửa kia hoặc mất luôn giá trị truyền thống còn lai rồi chuyển sang "treo đầu dê bán thịt cẩu". . .

galazie
09-07-2016, 12:24
Khu phố cổ của Kashgar đã được xây mới lại khá nhiều. Tuy nhiên họ vẫn giữ lại kiến trúc cũ. Chỉ khác là nếu trước đây mọi thứ hoàn toàn bằng đất thì giờ đây họ xây nhà lõi bê tông rồi đắp vỏ đất ra ngoài.

Kiến trúc bằng đất có đặc thù là người ta phải bảo dưỡng thường xuyên nếu không mưa nắng sẽ xói mòn và sớm muộn nó sẽ sập. Đây là tình trạng của khu dân cư Uyghur trên đồi cao (sẽ nói đến sau). Đây cũng là một cái cớ để chính quyền Hán đập bỏ nhiều khu nhà truyền thống của người Uyghur và bị cáo buộc hủy diệt văn hóa địa phương.

Khu phố cổ được xây mới trông khang trang. Có điều chi chít cờ Trung Quốc và góc phố nào cũng có camera an ninh. Mình mường tượng người sống ở đây là những người Uyghur giàu có, hoặc thân với chính quyền Trung Quốc (kiểu như Hán gian :) ). Camera an ninh dày đặc có lẽ có cái cớ là để đảm bảo an ninh cho dân cư, nhưng cũng chắc chắn là cách để chính quyền Hán kiểm soát người bản xứ.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_184625_zpspcjpjsq2.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_184625_zpspcjpjsq2.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_184639_zpsgsuunfqe.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_184639_zpsgsuunfqe.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_184924_zpswwsp10f3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_184924_zpswwsp10f3.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_104824_zps6nc9wcq7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_104824_zps6nc9wcq7.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_104842_zpsv9rkfxu4.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_104842_zpsv9rkfxu4.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105054_zpsa2qkxlvi.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105054_zpsa2qkxlvi.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105044_zps616id6li.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105044_zps616id6li.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09240_zpsmfoiy5up.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09240_zpsmfoiy5up.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 12:50
Đập nhà đi xây lại.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09264_zpsexb7e9sz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09264_zpsexb7e9sz.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 12:53
Các cửa hiệu. Các tiệm gò đồng khá phổ biến ở đây.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_115455_zpsjechiuo4.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_115455_zpsjechiuo4.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_115942_zpsoaxf5iwq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_115942_zpsoaxf5iwq.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09229_zpsyetmi01m.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/DSC09229_zpsyetmi01m.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_113053_zpsuqh64k06.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_113053_zpsuqh64k06.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 12:58
Trên quảng trường trung tâm của khu phố cổ (khu phố Tàu mới thì có quảng trường rộng hơn nhiều, với tượng Mao to hết cỡ).

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_182020_zpsbft9cbuy.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_182020_zpsbft9cbuy.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_181904_zps2ikj1q4s.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_181904_zps2ikj1q4s.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 12:59
Nhà thờ chính của Kashgar. Kiến trúc cả trong lẫn ngoài đều không có gì đặc biệt.

Họ có vẻ khá khó chịu khi bọn mình vào bên trong nhà thờ. Chắc họ nghĩ mình là người Tàu.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_182551_zpsd3wvye7j.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150911_182551_zpsd3wvye7j.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:03
Tòa nhà này trông rất lạ. Nó rất giống những tòa nhà ở bên Ý. Cũng không loại trừ là do người Ý đến đây xây. Vì Kashgar hồi đầu thế kỷ 20 là nơi tụ hội của nhiều người ngoại quốc hơn bây giờ.

Thời đó người ta còn nuôi mộng về một nhà nước độc lập cho Tân Cương. Khách sạn Chini Bagh nơi bọn mình ở từng là lãnh sự quán của Anh ở Kashgar (giờ thì hầu như không có lãnh sự quán nước nào ở Kashgar nữa).

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105242_zpsqtqknxos.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105242_zpsqtqknxos.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:05
Đôi mắt Tân Cương xinh xắn.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_215713_zpsmlmfihgy.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_215713_zpsmlmfihgy.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:06
Con mèo nham hiểm.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105519_zpsjjyu46a4.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/new%20old%20quarter/P_20150912_105519_zpsjjyu46a4.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:12
Ngồi ăn thịt cừu nướng. Món cừu này được nướng cả tảng to. Nướng trong một cái lò đất kín (chắc giống kiểu nướng lu ở VN). Thịt rất mềm, nhưng họ gần như không tẩm ướp gì cũng chẳng chấm gì nên hơi tẻ nhạt.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09162_zpsbayuj8g6.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09162_zpsbayuj8g6.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09164_zpskvsmklkj.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09164_zpskvsmklkj.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09158_zpsd7rsjreu.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09158_zpsd7rsjreu.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150911_175918_zpspvvmlqop.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150911_175918_zpspvvmlqop.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:16
Như mọi nơi trong vùng Trung Á, món ngon nhất vẫn là kebab (thịt xiên nướng, cừu hoặc bò là chính, trừ ở Thổ Nhĩ Kỳ ra thì ít khi có gà). Có hai loại là nướng nguyên miếng và nướng thịt xay viên. Có nhiều nơi ăn loại nguyên miếng ngon hơn, nhưng ở Tân Cương thì ăn thịt xay ngon hơn vì họ tẩm ướp rất tốt.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09555_zps8ciufqqf.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09555_zps8ciufqqf.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:19
Hàng này bán các món mì/chè nguội. Trông vậy nhưng không cay, chỉ chua chua.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09551_zps3btko3xd.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09551_zps3btko3xd.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09552_zpsdeciezkp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09552_zpsdeciezkp.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:19
Hàng này thì trông hay hay nhưng không biết là món gì. Không thể có đủ bụng để thử hết các thứ ở đây.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09553_zpspesrcmix.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09553_zpspesrcmix.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:23
Hàng này bán một món thuộc loại bản sắc của Tân Cương: súp đầu cừu.

Thịt đầu cừu toàn da và mỡ lầy nhầy, lại thêm súp gần như không có mắm muối gia vị gì, nên ăn không ngon lành gì.

Có thể ăn kèm với bánh mỳ vòng.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09336_zpskgchj1ri.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09336_zpskgchj1ri.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09338_zps9pgijjzy.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09338_zps9pgijjzy.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09337_zpspwezwrxz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09337_zpspwezwrxz.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150912_113826_zpsnkf5v4pb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150912_113826_zpsnkf5v4pb.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:26
Bánh mỳ hình vòng tròn (donut), giờ phổ biến khắp thế giới, chính là có xuất xứ từ Tân Cương.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150911_191315_zpshfdjnkkk.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150911_191315_zpshfdjnkkk.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:27
Hàng thịt. Những con cừu ở đây thường có một cục mỡ rất to trên mông.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09304_zpstw1ixfqd.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09304_zpstw1ixfqd.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:28
Hàng cá. Thật ngạc nhiên khi thấy những con cá rất to thế này. Ở vùng khô cằn này, không biết họ bắt ở sông hồ nào.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09271_zps9rcssuuz.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09271_zps9rcssuuz.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 13:29
Táo Tàu. Chắc chỉ hợp làm thuốc với ngâm rượu, chứ ăn thì vô cùng dở.

Đào, mận ở đây cũng dở. Kém xa miền bắc Pakistan về khoản hoa quả!

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09172_zpsixifzeew.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09172_zpsixifzeew.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 19:43
Tuy nhiên, có một thứ quả này lại là tuyệt vời. Quả này mềm, mọng, ngọt, dịu, mát. Trong những ngày ở Kashgar nơi người ta ăn nhiều thịt ít rau, thứ quả này bù đắp cho khẩu phần rau xanh hàng ngày của bọn mình. Ngày 10 quả. Cứ 1 đồng Tệ một quả.

Nó ngon không kém gì mơ mận của miền bắc Pakistan.

Câu đố: đây là quả gì? Trong vòng 24h bạn nào trả lời đúng thì mình sẽ nuy và post hình lên đây :)))))))

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150911_181131_zpsa5ov8gzw.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150911_181131_zpsa5ov8gzw.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150911_184407_zpssc09raig.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150911_184407_zpssc09raig.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 19:48
Còn đây là một món gặp trên khu phố mới. Bánh tráng bột trên chảo, đập thêm một quả trứng dàn đều ra, nhân là các thứ rau, củ, hành, ớt và gia vị khác. Rất ngon. Giống như một loại bánh crepe.

Thấy có người bảo giống món bánh tráng chiên ở miền nam nước mình.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/DSC09550_zpskktuo8xo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/DSC09550_zpskktuo8xo.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150912_204758_zpsnku20bmf.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150912_204758_zpsnku20bmf.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 21:05
Khu dân cư cổ:

Nằm trên một ngọn đồi, và hoàn toàn đắp bằng đất, khu dân cư dày đặc với những ngõ nhỏ chằng chịt như mê cung này là dấu tích vật thể rõ ràng nhất về một Kashgar cổ xưa. Nó cũng là hình ảnh điển hình của một thành phố ốc đảo. Dù kiến trúc có những điểm khác nhau, nhưng những khu dân cư đắp bằng đất nằm trên đồi như thế này là một hình ảnh quen thuộc của các vùng đất sa mạc trên thế giới, từ Trung Á, đến Ả Rập, và Sahara.

Và ở khắp các vùng đất đó, những khu nhà đắp bằng đất như vậy còn lại đến ngày nay cũng phần lớn ở trong tình trạng xuống cấp. Kashgar cũng không phải là ngoại lệ. Khu Kashgar cổ này cũng rất xập xệ rồi, nhiều nhà đã đổ, và nhiều nhà ở trong tình trạng có thể đổ bất cứ lúc nào. (ở Tây Phi, những nhà thờ đắp bằng đất đều được tu sửa, đắp lại hàng năm thì mới giữ được lâu).

Và nhất là khi người Hán đang cai trị xứ này, họ không việc gì phải lo giữ gìn di sản kiến trúc của người Uyghur. Đô hộ Tân Cương từ thời nhà Đường (đến giờ đã được 1400 năm), nhưng phải đến nửa sau thế kỷ 20 người Hán mới đẩy mạnh việc xây dựng tại Kashgar. Bên cạnh khu phố mới (kiểu Tàu), chính quyền cũng đã cho san phẳng nhiều khu nhà truyền thống của người Uyghur, lấy lý do là những khu nhà này không còn an toàn. Người Uyghur thì cho là chính quyền âm mưu xóa sổ văn hóa bản địa. Phải nói là cái cớ của người Tàu cũng có lý, đúng là rất không an toàn khi ở trong những ngôi nhà đất cũ kỹ này. Tuy nhiên, sẽ là tử tế hơn nhiều nếu người Tàu bỏ thêm tiền ra để cải tạo và bảo tồn nhiều hơn những gì họ đã làm.

Khu nhà cổ trên đồi, và vùng bao quanh nó, phản ánh rõ ràng tình trạng này. Nhiều mảng đã bị phá. Nhiều mảng cũng chỉ chờ bị xóa sổ.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_191247_zpsqndhu69d.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_191247_zpsqndhu69d.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_145736_zpskotjdncl.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_145736_zpskotjdncl.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/DSC09489_zpsxz5tf0zx.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/DSC09489_zpsxz5tf0zx.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 21:07
https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/DSC09504_zpsx9hbrkxv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/DSC09504_zpsx9hbrkxv.jpg.html)

galazie
09-07-2016, 21:11
Trong những phần còn ở được, thì cuộc sống vẫn tiếp diễn. Thời trung cổ như còn phảng phất quanh đây.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_152320_zps9mqkrfch.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_152320_zps9mqkrfch.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150832_zpsqfvnrv5i.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150832_zpsqfvnrv5i.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150820_zpsr9til8w6.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150820_zpsr9til8w6.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150735_zpsjtqtl2q0.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150735_zpsjtqtl2q0.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150517_zpssyjwzgyp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/old%20quarter/P_20150912_150517_zpssyjwzgyp.jpg.html)

galazie
10-07-2016, 23:33
Tuy nhiên, có một thứ quả này lại là tuyệt vời. Quả này mềm, mọng, ngọt, dịu, mát. Trong những ngày ở Kashgar nơi người ta ăn nhiều thịt ít rau, thứ quả này bù đắp cho khẩu phần rau xanh hàng ngày của bọn mình. Ngày 10 quả. Cứ 1 đồng Tệ một quả.

Nó ngon không kém gì mơ mận của miền bắc Pakistan.

Câu đố: đây là quả gì? Trong vòng 24h bạn nào trả lời đúng thì mình sẽ nuy và post hình lên đây :)))))))

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150911_181131_zpsa5ov8gzw.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150911_181131_zpsa5ov8gzw.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/food/P_20150911_184407_zpssc09raig.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/food/P_20150911_184407_zpssc09raig.jpg.html)

OK. như vậy là không ai có quà. quả này là fig (sung/vả).

galazie
11-07-2016, 12:47
Kashgar Bazaar

Khu bazaar (chợ) của Kashgar là một khu vực sầm uất. Cứ mỗi thứ 7, chủ nhật, người từ cả các nơi xa đổ về đây đi chợ. Và chợ phiên Kashgar là cái chợ lớn nhất của vùng Trung Á.

Tuy nhiên, nó không lớn bằng những bazaar của vùng Trung Đông, ví dụ như ở Thổ Nhĩ Kỹ hay Iran.

Và bazaar ở Kashgar cũng giống như chợ quê. Không thành thị và tinh xảo như những bazaar của Trung Đông.

Chen vai thích cánh đi xem chợ cùng những người Tân Cương. Thỉnh thoảng không cầm lòng được lại dừng lại mua của những người đẩy xe bán những miếng kẹo nougat nhân hạt dẻ vừa ngọt vừa bùi, hoặc những miếng dưa Hà Mi mọng nước ngọt lịm (các bạn có biết không, loại dưa lưới vỏ xanh ruột vàng cam chúng ta hay ăn, giống dưa này cả Trung Quốc ngon nhất là ở vùng Hami của Tân Cương) là một trải nghiệm nhẹ nhõm và thú vị.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_130129_zpslemvq3jb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_130129_zpslemvq3jb.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_125855_zpsvhl0gn2h.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_125855_zpsvhl0gn2h.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_125946_zps1fzsb0hk.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_125946_zps1fzsb0hk.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_125924_zpskyhaebr2.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_125924_zpskyhaebr2.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_140210_zpshxqg3kpm.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_140210_zpshxqg3kpm.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09355_zpsnf5tcbuh.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09355_zpsnf5tcbuh.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09365_zpsmtyb9ntl.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09365_zpsmtyb9ntl.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09366_zpsedovgxnt.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09366_zpsedovgxnt.jpg.html)

danngoc
11-07-2016, 13:04
OK. như vậy là không ai có quà. quả này là fig (sung/vả).

Mình cũng đoán là vả. Nhưng quà của bạn không gì quý giá hơn, chính là câu chuyện bạn đang kể đó!

galazie
11-07-2016, 13:20
Các hàng hoa quả khô.

Hoa quả khô ở đây rất ngon. Cà chua khô rất ngọt. Đặc biệt có vô số loại nho. Các loại nho khô hạng nhất ngon đến nỗi quả mọng, và không những ngọt mà còn như có rượu bên trong vì nó lên men ngay trong quá trình phơi.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09448_zpsohqyp4kh.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09448_zpsohqyp4kh.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09381_zpsgprpteto.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09381_zpsgprpteto.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 13:23
Các loại trà và gia vị.

Nhiều người địa phương mua kiểu trà thập cẩm, trộn đủ loại trà riêng lẻ vào với nhau.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_133531_zpsisybrghp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_133531_zpsisybrghp.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_133319_zpsb9y1dn4n.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_133319_zpsb9y1dn4n.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09384_zpszgh1wqny.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09384_zpszgh1wqny.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09383_zpsc9lsw5yq.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09383_zpsc9lsw5yq.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 13:25
Các loại đường.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09382_zpslyiggiw7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09382_zpslyiggiw7.jpg.html)

Vuvuvu
11-07-2016, 14:01
Cuộc sống bình dị nơi đâu cũng thật đẹp!
Ước gì một lần trong đời được trải nghiệm những nơi chốn có cái không khí mà thời gian dường như dừng lại như thế này!
Ngưỡng mộ bác chủ quá!

danngoc
11-07-2016, 14:27
Đường của họ nấu từ gì nhỉ? Chắc không phải đường mía hay thnot như mình rồi. Nấu trong rải trên mặt phẳng rồi dùng dao có răng cưa cắt thành từng khúc thế kia, trông cũng hay. Mấy con đang đậu chắc là ong chứ không phải ruồi nhỉ :)

galazie
11-07-2016, 19:04
Đường của họ nấu từ gì nhỉ? Chắc không phải đường mía hay thnot như mình rồi. Nấu trong rải trên mặt phẳng rồi dùng dao có răng cưa cắt thành từng khúc thế kia, trông cũng hay. Mấy con đang đậu chắc là ong chứ không phải ruồi nhỉ :)

Ở đây không thiếu ruối. nhưng mà mấy con bạn nói trông giống ong thật.

galazie
11-07-2016, 19:11
Hàng bán mũ. Chiếc mũ đội đầu truyền thống là rất quan trọng với người Uyghur. Nên có khá nhiều hàng bán mũ. Khoảng 100 ngàn 1 cái.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09400_zpszokaj8t3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09400_zpszokaj8t3.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09397_zpsiut0zlry.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09397_zpsiut0zlry.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09398_zpstewtaab9.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09398_zpstewtaab9.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09401_zpspnaglphl.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09401_zpspnaglphl.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 19:13
Kiểu mũ cao trong hình này là mũ của người Kyrgyz. Ở Tân Cương ngoài người Uyghur còn có những nhóm người thiểu số Kyrgyz, Tajik... Sang đến Kyrgyzstan sẽ gặp rất nhiều người đội kiểu mũ này.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09399_zpsrxldqnsv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09399_zpsrxldqnsv.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 19:15
Không biết đồ thật hay giả, nhưng có nhiều hàng bán áo và khăn choàng bằng da lông của nguyên con cáo.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09393_zpsppnkwoqp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09393_zpsppnkwoqp.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09391_zps4y6qitwu.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09391_zps4y6qitwu.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 19:20
Nước ép quả lựu. Thứ nước này mình đã thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, cho tới Tân Cương. Ở đâu cũng đều rất đắt. Ở chợ Tân Cương này là 60-70 ngàn một cốc. Có lẽ vì họ phải ép cả một quả lựu to mới đủ nước cho một suất. Tuy nhiên vì ép cả ruột cả vỏ nên uống chua và chát xít. Hoàn toàn không ngon lành gì. Nhưng xét mức độ phổ biến của nó thì có lẽ dân vùng Trung Đông Trung Á thích nó.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09473_zpsfyrcdz0m.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09473_zpsfyrcdz0m.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 19:21
Bọ cạp bán ở một hàng dược liệu.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150912_143200_zpssvsup0aj.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150912_143200_zpssvsup0aj.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 19:22
Cái gì đó như là thuốc nhuộm.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/P_20150913_130614_zpslv8igyre.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/P_20150913_130614_zpslv8igyre.jpg.html)

galazie
11-07-2016, 22:00
Một cửa hàng thảm. Thảm ở đây cũng không tinh xảo như thảm Trung Đông. Trong khi thảm bán ở Trung Đông phần lớn có hoa văn rất tỉ mỉ, thì ở đây có nhiều loại hoa văn khổ lớn, ít tỉ mỉ hơn.

Giá bán thì ngang ngang nhau, một tấm khoảng 60x120cm đều khoảng 400 đôla.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09740_zps3vhomnpp.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09740_zps3vhomnpp.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09743_zps8kgqfcke.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09743_zps8kgqfcke.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09744_zpsgsn3kzoy.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09744_zpsgsn3kzoy.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09748_zpswjksflo3.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09748_zpswjksflo3.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/bazaar/DSC09745_zpsixd2kv9t.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/bazaar/DSC09745_zpsixd2kv9t.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 07:54
Hình như Tân Cương trồng nhiều oải hương. Vì ở chợ thấy bán nhiều. Muốn mua cả tạ cũng có. Bên châu Âu cũng chẳng nhiều thế này.

Mua nửa cân bỏ trong ba lô. Về nhà bỏ ra rồi mà đồ đạc còn thơm mãi.

Nghe đồn ta có thể dùng nó làm ruột gối. Khi ngủ ta sẽ mơ về những cánh đồng...

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09457_zpstsk3gnbo.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09457_zpstsk3gnbo.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 07:59
Gia vị.

Khác với những gì các bức ảnh quảng cáo du lịch thường mô tả (những đống gia vị rực rỡ đầy tú ụ). Khu vực bán gia vị luôn chỉ là các cửa hàng nhỏ trong các bazaar, từ Trung Đông đến Trung Á.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09443_zpsqquey8tt.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09443_zpsqquey8tt.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09330_zpsepyfggjb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09330_zpsepyfggjb.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 08:01
Cà chua khô (ngọt, ngon!). Hoa quả khô.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09449_zpsu4p8epo7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09449_zpsu4p8epo7.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09725_zpsubkggjjw.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09725_zpsubkggjjw.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 08:03
Thuốc.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09734_zpsjsbbchc7.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09734_zpsjsbbchc7.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 08:04
Kẹo noughat. Đặc sản Trung Đông và Trung Á.

Họ đặc biệt thích ăn đồ ngọt!

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/add%20bazaar/DSC09225_zpsfcf8xge1.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/add%20bazaar/DSC09225_zpsfcf8xge1.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 12:43
Phụ nữ Tân Cương

Từ Pakistan sang Tân Cương, một thay đổi lớn là lại thấy phụ nữ xuất hiện dưới ánh mặt trời. Trong khi bên phía Pakistan là một thế giới của đàn ông, ngoài đường ít phụ nữ, và phụ nữ thường che mặt, thì sang đất Tân Cương mọi thứ lại trở lại bình thường. Phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong việc thưởng thức thế giới bên ngoài.

Mặc dù nếu họ đẹp thì sẽ rất đẹp, nhưng phụ nữ Uyghur có đường nét khuôn mặt khá khô cứng, giống kiểu mặt của phụ nữ Iran. Trước đây khi đi từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Iran, mình nhận thấy gương mặt phụ nữ chuyển từ mềm mại sang cứng và thô hơn. Đi từ bắc Pakistan sang Tân Cương cũng vậy, thậm chí sự thay đổi còn lớn hơn, vì phụ nữ miền bắc Pakistan rất đẹp!

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/DSC09723_zpsbq5uwfki.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/DSC09723_zpsbq5uwfki.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/DSC09722_zpsgvpebvwb.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/DSC09722_zpsgvpebvwb.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/P_20150912_131633_zpsoxhvxetd.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/P_20150912_131633_zpsoxhvxetd.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/P_20150912_144900_zpswe4avpxv.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/P_20150912_144900_zpswe4avpxv.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/P_20150912_144914_zpsppifkix4.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/P_20150912_144914_zpsppifkix4.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/P_20150912_144922_zpslmmsfcal.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/P_20150912_144922_zpslmmsfcal.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/DSC09757_zpstd9yqh6c.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/DSC09757_zpstd9yqh6c.jpg.html)

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/DSC09758_zpsjwe7d5mn.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/DSC09758_zpsjwe7d5mn.jpg.html)

galazie
12-07-2016, 12:45
Cô bé này có gương mặt Âu pha Á.

https://i53.photobucket.com/albums/g58/tuannat_hn/Kashgar/women/DSC09481_zpsrs9mqmp0.jpg (http://s53.photobucket.com/user/tuannat_hn/media/Kashgar/women/DSC09481_zpsrs9mqmp0.jpg.html)