PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Nước Nga: Ký ức - Mơ tưởng - và hiện thực



Pages : [1] 2 3

TungNguyenMD
11-10-2015, 17:43
Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô

Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.

Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....

Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.

Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:

( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:

-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?

-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven

-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?

-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo

- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?

- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?

- Tchaikovsky là thằng nào?

- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.

- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)


Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Nga.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Nga.jpg.html)

TungNguyenMD
11-10-2015, 17:46
Ngày qua ngày, tháng qua tháng rồi năm qua năm. Chúng tôi được truyền một thứ huyết tương CCCP như thế vào trong cơ thể. Từ lúc 5h sáng, chiếc loa phường cũ kỹ gọi bà con dậy tập thể dục. Sau đó là đến đoạn tin kinh tế chính chị xã hội thì lúc nào cũng thấy nhắc tới Liên xô với những lời lẽ mà chỉ có Liên xô mới có thể làm được. Như là “Hòn đá tảng”, “Thành trì XHCN” “Liên xô đang dẫn đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp, rồi Liên xô mới phát minh ra tên lửa bắn liên đại châu có thể mang đầu đạn hạt nhân tới Hoa Thịnh Đốn bất kỳ lúc nào...” Có lẽ câu thơ:“ Đồng hồ Liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ, trăng Trung quốc tròn hơn trăng Mỹ” của nhà thơ Việt Phương cũng xuất phát từ những hoàn cảnh như vậy chăng?

Được tuyên truyền như thế nên bọn trẻ con chúng tôi không yêu Liên xô mới là lạ. Nhưng đỉnh điểm cao nhất là khi bố tôi đi học tập và công tác ở Liên xô về. Ngoài những đồ gia dụng mà tôi chỉ thấy trong mơ như: Tủ lạnh Saratop, bàn là, Bình đá, ... thì bố tôi luôn kể về nước Nga mãi cho đến tận bây giờ. Nào là quảng trường đỏ, điện Kremlin, nhà thờ thánh Basil, ga tầu điện ngầm, trường ĐHTH Lô mô lô xốp.....cái gì cũng to, cái gì cũng đẹp cũng hoành tráng. Nó vẽ vào đầu óc trẻ con của tôi thời ấy một thiên đường với những cung điện to, đẹp. Nơi mà bánh mỳ thừa thãi, thịt ăn hàng tảng chứ không phải ăn cơm độn bo bo, thịt ăn toàn tóp mỡ như cái thực trạng khốn khó của gia đình tôi lúc ấy.

Chúng tôi yêu Liên xô đến mức mặc định khi ra ngoài đường gặp ông tây nào thì dứt khoát phải là Liên xô rồi. Chỉ có ông Liên xô mới có bộ mặt dễ thương, hiền lành như thế muốn test à? chỉ cần mở miệng chào “Dờ - đát – xì – vui – che” thì lập tức ông tây sẽ đáp lại y nguyên như thế. Còn nếu thấy ông tây này ngơ ngác không hiểu thì thôi. Mau tránh cho xa, ông này không phải Liên xô rồi. Mà không phải Liên xô thì dứt khoát là người xấu. Tối thứ 7 nào chẳng nghe câu chuyện cảnh giác. Chỉ có nguời Liên xô là tốt, còn nguwoif nước ngoài khác cần phải hết sức đề phòng. Biết đâu lại là nguời Mỹ, mà người Mỹ là xấu lắm. Chuyên làm gián điệp, thậm chí bắt cóc hay đánh thuốc mê trẻ con nữa. Nên bọn trẻ con như tôi cần hết sức tránh xa.



Đồ dùng thời đó ( ảnh sưu tầm)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/5.jpeg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/5.jpeg.html)

TungNguyenMD
11-10-2015, 17:49
CÂU CHUYỆN XEM BÓNG ĐÁ THỜI LIÊN XÔ

Còn chuyện xem bóng đá Liên xô cũng vui phết. Bố khỉ, hồi đó tôi cứ tưởng Câu lạc bộ Đi na mô Ki ép là câu lạc bộ hùng mạnh nhất thế giới, và ngay sau đó chắc chắn phải là Sờ pác tác Mát cơ va. Những cái tên như Bê la nốp ( Cục pin nguyên tử), Đa sa ép ( người nhện, kẻ kế tục Lev Yashin)... luôn trên mồm các quý ông thời bấy giờ. Liverpool ư? Vớ vẩn, AC Milan ư? Chỉ đáng xách dép, Real Madrid – Cái tên nghe lạ lẫm làm sao, Barcelona là thằng nào nhỉ. Ấy thế mãi sau này khi mở cửa thì thần tượng của tôi sụp đổ. Hóa ra Đi na mô Ki ép của tôi mới chỉ đoạt mỗi 2 cúp C3, còn thành tích của Sờ pác tác Mát cơ va thì chưa đoạt được cúp châu Âu nào thì phải.

Ấy thế nhưng tình yêu với đội tuyển Liên Xô thì không bao giờ tắt. Hồi đó chúng ta được xem, nghe WC hình như là cũng nhờ đài Hoa sen của Liên xô. Khi nào đội tuyển Liên xô bị loại ở vòng bảng ( điều thường xảy ra) thì buồn lắm. Ra phố ai nấy như người mất sổ gạo. Rồi từ các cơ quan cho tới quán nước chè đều xôn xao. “Thằng trọng tài hôm qua mắt mù, nó bỏ lỡ quả penalty cho Liên xô” , “Bọn Anh, Đức đá ra dell gì. Chẳng qua là ăn may và được trọng tài thiên vị thôi không thì.....” . Rồi hôm sau các báo từ Nhân dân đến Thể thao văn hóa đều đăng nhwunxg bài buồn, tiếc thương khi không còn đội tuyển Liên xô đá WC nữa. Đối với đa phần chúng tôi lúc đó WC đã kết thúc khi đội Liên xô bị loại. Mà đội Liên xô thì lại thường hay bị loại sớm mới đau. Thế là giã từ WC, trở lại với bài vở của nhà trường. Và mơ ước có một ngày được nhìn thấy các thần tượng bằng xương, bằng thịt

Và cuối cùng niềm mong mỏi bấy lâu cũng đã đến khi chúng tôi được xem đội tuyển Liên Xô bằng xương bằng thịt thi đấu ở giải SKDA tại Việt nam vào năm 1984.

Giải này hình như là quy tụ các đội tuyển hay các câu lạc bộ quân đội thì phải. Tôi không nhớ rõ. Đại diện của Vietnam có đội Thể công tham gia. Nhwung chúng tôi đâu phải ra sân để cổ vũ Thể công. Mà là cổ vũ đội tuyển Liên Xô của chúng tôi kia. Ấy giải này Liên xô vào rất sâu vào đến tận trận chung kết nhưng đau quá lại đi thua Hung ga ri trên chấm 11m. Dân tình nghe bác Hoài Sơn và Đình Khải tường thuật trận này. Mỗi khi nghe thấy cầu thủ của Hungary mà phạm lỗi với cầu thủ Liên Xô là y rằng đứng lên chửi. “Sao mấy thằng Hungary này ác vậy? Cùng anh em XHCN với nhau mà mày đá như thế thì chết con nhà người ta à”....mà biết đâu rằng Olympic năm 1956 Hungary và Liên xô có giao đấu một trận bóng nước và kết quả là....bể bơi đầy máu. Hóa ra họ ghét Liên xô chứ không như VN mình


Đội tuyển bóng đá Liên xô năm 1988

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/LXNEW.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/LXNEW.jpg.html)

TungNguyenMD
11-10-2015, 17:50
Đến năm 1991, Liên xô sụp đổ. Nhận được tin như sét đánh ngang tai, cả gia đình tôi buồn bã. Ngồi tiếc cho một thần tượng bị sụp đổ. Rồi chửi rủa Boris Yelsin không tiếc lời, mà đâu biết Liên xô sụp đổ là do hệ quả tất yếu của nó. Bố mẹ tôi lúc giờ còn lo lắng hơn, lo lắng cho tương lai của gia đình. Liên xô sụp đổ rồi nhỡ đâu đảng và chính phủ ngả theo phương tây thì chết. Tương lai con cái ra sao? Cuộc sống sẽ như thế nào khi phải đi theo con đường của bọn tư bản xấu xa giẫy chết, bất công, nguời bóc lột người đó. Ấy nhưng rất may là đảng và chính phủ ta kiên định theo con đường XHCN. Liên xô đổ, lập tức hội nghị Thành đô được ký và mở ra một “ Thời kỳ........ cho dân tộc” như bác Nguyễn Cơ Thạch đã nói.

Thời gian trôi qua, do công việc và đam mê xê dịch nên tôi cũng khi khá nhiều. Nhưng đứng trước những cung điện Versailless, Fontainnebleau hay Vatican tôi đều không chịu thỏa mãn. Bởi vì Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè, Cung điện của Catherine nơi có phòng hổ phách nổi tiếng nó đã in dấu ấn vào trí óc tuổi thơ của tôi quá sâu đậm mất rồi.

Nói thế nhưng để lên kế hoạch cho một chuyến đi Nga không phải dễ. Với một chút vốn tiếng Anh ít ỏi, bạn có thể đến 70% số các quốc gia trên thế giới. Nhưng tiếc là Nga lại nằm ngoài số 70% ấy.

Vì sao? Xin thưa với các bạn rằng cái khó khăn đầu tiên là về ngôn ngữ. Nga dùng hệ chữ Slavơ nên rất khó đọc và nhớ mặt chữ cái, hơn nữa tên các địa danh thường dài và rất khó đọc. Tôi cũng có cái vinh hạnh được học tiếng Nga mất 6 năm lận. Nhưng rốt cuộc lại bây giờ chỉ nhớ mỗi mấy câu: “Ét- tơ Vô- va”,” Ét- tơ Ma-sa”, “Ya liu bờ liu u che bia”.....đó là nói miệng chứ còn viết ra như thế nào thì tôi chịu luôn không thể nhớ được. Nên nhìn vào ngôn ngữ của họ như nhìn bức vách thì làm sao mà có thể di chuyển bằng tầu điện ngầm hay xe bus được. Nói như các cụ thì đường ở mồm. Đúng thôi, nhưng ở Nga thì biết hỏi ai. Khi mà lòng tự tôn dân tộc họ lên cao quá, đến mức nghĩ không cần phải học cái tiếng của bọn giẻ rách phương tây.

Cái khó khăn thứ 2 là an ninh. Không như các nước khác, họ có recommend rõ cho khách du lịch nên vào đâu và không nên vào những chỗ nào thì nước Nga không thèm quan tâm đến chuyện đó. Họ quan tâm đến việc hút dầu lên bán ra sao? Khai thác kim cương như thế nào. Chứ quan tâm dek gì đến chuyện du lịch. Hơn nữa ở Nga nghe đồn có bọn đầu trọc – Fascism mới rất hung hãn và cũng đã có vài người Việt bị chúng giết hại nên tôi càng thấy khó sang.

TungNguyenMD
11-10-2015, 17:54
Kế hoạch đi Nga của tôi đang vào ngõ cụt thì đùng một cái, cho tới năm ngoái. Có một ông anh đã từng sang học, làm việc và buôn bán ở Nga có kế hoạch thăm lại chiến trường xưa ( chắc thăm mấy cô bồ cũ). Biết được như vậy nên tôi xin bám càng theo. Qua một hồi thuyết phục ông anh cũng gật đầu cái rụp, vậy là chuẩn bị lên đường. Ấy nhưng đúng năm ngoái vào năm của thằng con bác ấy thi ĐH nên kế hoạch lại delay mất thêm một năm nữa.

Đầu tiên cũng tưởng chỉ có 2 anh em lên đường. Nhưng hồi đầu năm sau khi đi phượt với mấy ông otofun. Lúc về tổng kết rượu đã ngà ngà say thế qué nào lừa được lão Micheal Jo bắt tay cam kết cùng đi Nga. Cứ nghĩ là chuyện trà dư tửu hậu thôi, ai ngờ lão này máu quá hôm sau gọi điện lại confirm luôn (và quan trọng nhất là chuyển tiền mua vé máy bay ). Thế là xác định đoàn có 03 thành viên và chốt danh sách đoàn không cho ai join cùng nữa. Sau khi chốt danh sách vài hôm, không biết có phải gấu lập mưu lừa mình không mà trên facebook có một em nhìn hình ảnh ( chắc qua 360 độ) rất xinh đẹp cứ đòi join cùng hội đi Nga với mình. Ở đời “Tái ông thất mã” nên chẳng biết là may hay không. Nhưng vì đã chốt danh sách đoàn rồi nên cũng hơi tiếc các bạn à.

Đi Nga đầu tiên là cần phải có Visa. Khổ lắm mình thì coi nó như bố. Cái gì cũng quý, cái gì cũng bảo vệ. Thậm chí khi bị cả thế giới lên án vì xâm lược Krum thì ngay tại Vietnam số nguời ủng hộ Putin cũng cao ngang ngửa với số người Nga. Vậy mà đến cái visa để đi lại thăm thú nó cũng dek miễn các bạn à. Lại phải xin, phải nộp tiền mới có visa mới được phép sang nước ông anh cả.

Làm visa Nga không khó như các nước phương tây khác. Nếu như bạn có nguời quen bên kia, chỉ cần gửi cái giấy mời về. Bạn cầm cái giấy mời đó đến DSQ Nga nộp kèm với form khai là chắc chắn được 100%. Tôi chỉ quen Sharapova, Putin, Menvedep nhưng bọn đấy nó cũng bận. Nên thôi làm cmn qua dịch vụ cho nhanh.

Loay hoay một hồi có thằng bạn đưa tôi cái thùy linh trên FB. Vậy là mò được vào chỗ bạn Tuấn Russia chuyên làm Visa Nga. Mất 200 USD và sau 02 tuần, tôi rưng rưng trên tay cầm chiếc HC có dán Visa Nga.

Xúc động đến mức 3 anh em ngay lập tức phải Offline ăn mừng có visa Nga. Phải ăn đồ Nga tất nhiên rồi, ăn chỗ nào cho đặc chất Nga. Cuối cùng chúng tôi cũng chọn được quán ở Trần Đăng Ninh để rồi làm chai Vodka nhắm với thịt nướng Sasluc.

Ấy nhưng không ông anh bảo: “Các chú nhà quê lắm, dân Nga nó ăn phải từ súp bắp cải đỏ, tới salat, rồi bánh mì đen....chứ dek ai ăn uống như mấy thằng chết đói ở VN mới sang.”

Thế là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn một bữa ăn kiểu Nga trọn vẹn.

Ăn uống, chém gió rồi mơ về nước Nga. Nào là “Chúng mình sang đó đúng mùa thu, liệu mùa thu nước Nga có được đẹp như trong tranh của Levitan không anh?”, “ Sang Nga món caviar có vẻ rẻ bác nhỉ?”, “Ăn con gì? Thịt con gì bên đấy nhỉ”....

Nhưng có một điều làm tôi hết sức lo lắng. Đó là sang Nga phải đề phòng với cảnh sát dù mình không mắc tội gì. OMG từ xưa đến nay đi khắp nơi trên thế giới tôi chỉ đề phòng mỗi các bạn Mọi và Rệp ( tôi không có ý phân biệt chủng tộc nhưng tỷ lệ tội phạm trong giới đấy cao hơn hẳn). Nay đến Nga lại phải đề phòng với Cảnh sát – người mà tôi luôn cần tới sự hỗ trợ khi đi phượt tới các quốc gia khác. Hóa ra thể chế nào thì đẻ ra con người đó phải không các bạn.


Món ăn truyền thống của Nga ( Cũng ảnh sưu tầm luôn)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/C%20ci%20.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/C%20ci%20.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Sasluc.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Sasluc.jpg.html)

TungNguyenMD
11-10-2015, 17:57
Sang nước Nga không thể không đi 02 thành phố là Moscow và St. Petersburg nên chúng tôi cũng vạch ra kế hoạch đi 2 thành phố đó. Nhưng thay vì lên tầu ngủ một giấc là tới thì chúng tôi có một kế hoạch là thuê xe đi từ Moscow tới Saint để có điều kiện thăm thú những nơi khác ngoài Mos và Saint.

Từ Mos chúng tôi sẽ rẽ qua Novogrov qua Ostaskov rồi rẽ vào hồ Selliger ngủ một đêm ở đó. Sáng hôm sau sẽ lên đường tiếp tục đến St.

Cái chuyện ăn ngủ đối với chúng tôi cũng hết sức đơn giản. Vốn toàn là dân backpackers nên có thể ngả đâu là nhà, ngã đâu là giường được ngay. Chúng tôi có thể ngủ từ bến tầu bến xe cho đến cầm Mc Donald trên tay ăn ở nhà vệ sinh công cộng. Tuy thế nhưng sang Nga cũng vẫn phải “ đường hoàng” chúng tôi chọn những dorm có mức giá khoảng 700 ruble (10USD)/ người để ngủ. Đương nhiên với giá đó thì toilet và bathroom share. Chúng tôi tìm được trên trang booking.com cái Hostel thấy được đánh giá là khá tốt (8.1 điểm) thế là book thôi.

Công việc tiếp theo là phải chạy ngay ra Tràng Tiền mua cuốn Russia của Lonely Planet về đọc và lên lịch trình. Còn ông anh thì có nhiệm vụ lên các forum của Nga hỏi ăn chỗ nào? Chơi chỗ nào? Thịt con gì……

Sau một hồi đông tây kết hợp cúng bái chúng tôi cũng lên được một cái lịch trình tàm tạm cho 15 ngày lang thang bên đó.

Nghe đồn mua vé máy bay sớm rẻ được đôi chút. Sẵn cái thẻ visa trong tay tôi click mấy cái thế là đi toi mất 15 củ cho 1 người sang đó.

Ngày xưa trong sách tiếng Nga có nói đến Nhà hát Bán xôi gì đó ( Bolshoi) rất to lớn và hoành tráng. Nơi đây luôn trình diễn những tác phẩm cổ điển hàng đầu thế giới..... Thế là tôi quyết định mò vào web: www.bolshoi.ru để mua vé với quyết tâm xem vở ballet Hồ thiên nga. Nhưng thật không may mắn. Trong suốt quá trình tôi ở Nga nhà hát Bán xôi này không diễn vở Hồ Thiên Nga nên tôi phải chọn xem vở Rigoletto của Vivaldi ở đây. Dù biết rằng xem Rigoletto thì phải xem ở Venice mới đúng chất.

Để tiết kiệm thời gian tôi bắt đầu mò vào các website bán vé vào các bảo tàng, cung điện để mua. Nhưng mấy ông Nga này cũng không bán vé sớm lắm. Tôi cũng chỉ mới mua được mỗi vé vào Hermitage còn Kremlin, Peterhof và Catherine palace lại không bán vé sớm. Địa chỉ các website đấy đây. Bạn nào đi sau có thể vào mua vé và tham khảo:

http://tickets.kreml.ru/en/#section=22&datebegin=12.10.2015&dateend=12.10.2015

http://tickets.peterhofmuseum.ru/en

http://eng.tzar.ru/info/transport

https://www.hermitageshop.org/tickets/

Bắt đầu lên kế hoạch đi Nga thì phải ơn đẳng ( dell biết đẳng gì) và chính phủ của Tin hói. Tự nhiên khùng khùng đối đầu với phương tây nên bị bọn tây nó phang cho đến mức đồng ruble chưa được ½ giá trị so với thời kỳ trước khủng hoảng. Thế là chúng tôi may rồi, cầm USD sang Nga thời điểm này là quá ngon.

Visa đã xong, vé máy bay đã có, các loại vé vào bảo tàng để tránh mất thời gian xếp hàng cũng đã hòm hòm. Chúng tôi háo hức chờ đợi cho đến ngày lên đường


Trước khi lên dường lại phải offline lần 2 để đón chào sim điện thoại và mấy nghìn ruble được gửi từ bên kia về.

Lần này chúng tôi ăn ở nhà hàng Moscow số 4 Nguyễn Gia Thiều cho nó sang cái thằng người. Trong khi ăn mọi kế hoạch mua sắm được vạch ra. Nhất là mấy đồ luxury vì bên Nga đồng ruble mất giá nên chắc chắn rẻ. Ông thì đòi mua đồng hồ Thụy sĩ. Ông thì đòi đổi máy ảnh và mua thêm lens. Nói chung là rất rôm rả và ai cũng hớn hở vì được tiêu tiền ( thế mới lạ)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/11902301_1251422918214712_3621745358161509931_n.jp g (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/11902301_1251422918214712_3621745358161509931_n.jp g.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/10690333_909704399111369_832220891076820187_n.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/10690333_909704399111369_832220891076820187_n.jpg. html)

TungNguyenMD
11-10-2015, 18:01
LỊCH SỬ NƯỚC NGA

Chúng ta luôn được tuyên truyền là nước Nga vĩ đại lắm, hào hùng lắm... nhưng thật ra Nga là nước phát triển chậm so với Tây Âu. Trong khi ở thế kỷ thứ nhất sau CN người La mã đã xây được Colosseum, người Hy lạp xây được đền thờ thần Zeus, thần Athena từ trước cả công nguyên. Thì thế kỷ thứ nhất người Slav ( Nga) vẫn sống trong chế độ công xã thị tộc và tồn tại mãi cho đến thế kỷ thứ VI sau CN mới tan rã công xã và bắt đầu hình thành nhà nước.

Loay hoay cho mãi đến thế kỷ thứ IX ( năm 862) một người Varangian tên là Ryurik mới thống nhất được các bộ tộc tạm thời được coi là Công tước đầu tiên của nước Nga và đặt thủ đô ở Novgorod

20 năm sau (882) Công tước Novgord là Oleg chinh phục được thành Kiev. Chê chỗ Novgorod nhà quê không nhiều gái đẹp như xứ Ukraina. Nên ngài Công tước này chuyển đô về Kiev và nước Nga Kiev (Kievan rus) ra đời. Trong khi dòng họ Ryurikovich vẫn cầm quyền tại Novgorod nhưng phải báo báo cho Kiev


Nước Nga Kiev

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Nuoc%20Nga%20Kiev.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Nuoc%20Nga%20Kiev.jpg.html)


Các công quốc


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Cong%20quoc.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Cong%20quoc.jpg.html)




Việc đầu tiên là ngài Công tước Oleg thành lập bộ máy nhà nước. Ở Kiev thì có Duma Boyar, Hội đồng Veche, và Hội đồng dân tộc.

Ông cho lập các thành phố đứng đầu các thành phố đó là Posadnik và các Voevoda ( tướng lĩnh cai trị)

Các thành phố này nộp cống về cho Công tước nhưng những việc trong công quốc của họ thì họ tự quyết định. ( Cái này bắt đầu giống thời phong kiến ở tây Âu)

Nhận thấy mình oai cmnr, cái danh công tước dell xứng tầm nữa nên ngài Công tước đổi tên thành Đại công tước (Grand duke) cho nó oai.

Một mốc cực kỳ quan trong là vào năm 988, Đại công tước Kiev là Vladimir cho phép Chính thống giáo được hoạt động trên toàn công quốc của mình. Vậy là người Nga đã có tín ngưỡng và Chính thống giáo cũng đã giúp cho nước Nga có những thành tựu về văn hóa, hội họa, nghệ thuật, âm nhạc và quan trọng nhất là nước Nga được nâng tầm như các quốc gia bên cạnh và bắt đầu hướng ngoại.

Đọc lịch sử nước Nga tôi thấy, những vị minh quân của nước Nga đều có tư tưởng cầu thị, hướng ngoại. Chứ cứ ngồi một chỗ mà thẩm du rằng ta to, ta khỏe, ta giỏi thì chỉ đẩy nước Nga đi xuống mà thôi.

Trong thời kỳ này (Kievan Rus) có một vị minh quân cũng cầu thị, mời các thợ thủ công từ tây Âu về xây dựng các giáo đường. Mời các trí thức từ nước ngoài vào xây dựng nên bộ luật, và bắt đầu viết sử ( Có vẻ hơi chậm). Quan trọng nữa là ông bắt đầu đặt những quan hệ ngoại giao và có quan hệ rất tốt với các nước như: Thụy điển, Byzantin, Pháp, Ba lan.

Có một vị minh quân như thế nên nước Nga phát triển rất nhanh. Về cả nghệ thuật, kỹ nghệ và quân sự. Vị minh quân đó là Yaroslav

TungNguyenMD
11-10-2015, 18:04
Sau thời kỳ này nước Nga bắt đầu bước vào giai đoạn tan rã trong suốt gần 2 thế kỷ 13 và 14. Đại loại là các công quốc không phục nhau, Novgorod không phục cả Kiev nữa nên tách ra và phang nhau tứ lung tung. Và trong thời kỳ hỗn loạn đó thành phố Moscow được thành lập vào năm 1147 ( vẫn thua Hanoi mình hơn 100 năm keke)

Đen cho người Nga. Đúng lúc phân rã thì quân Mông cổ mạnh lên và tìm đường đánh sang châu Âu. Vậy là không được hoành tráng như nhà Trần 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông. Nước Nga 2 lần chống Mông cổ Tarta thì đều bị đại bại cả 2 lần. Moscow, Kiev, Tula, Vlasimir, Rostov, Yaroslav, Tver bị tàn phá và bị chiếm đóng.

Cướp, hiếp, giết xong quân Mông cổ Tarta lui về phía hạ nguồn sông Volga thành lập nhà nước Kim trướng hãn quốc. Họ phong các tước vị cho giới quý tộc bù nhìn ở Nga và bắt phải đi đến Kim trướng để trình diện và triều cống. Những tước vị như Đại công tước hay công tước nọ kia cũng chỉ là bù nhìn và phải cúi lưng trước các Hãn cho mãi đến tận cuối thế kỷ 15 (1480) sau hơn 200 năm thì ách thống trị của Kim trướng lên nước Nga mới hoàn toàn sụp đổ. Thế mới biết tại sao sau này hết anh Lin hói rồi anh Lin ria đối xử tàn ác với dân Tarta như thế. Thù dân tộc cũ chăng?


Trận sông Kalka năm 1223. Ảnh tả các hoàng tử của Kievan đang bị tra tấn ( ảnh sưu tầm)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Tran%20song%20kalka.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Tran%20song%20kalka.jpg.html)


Kiev bị bao vây năm 1240

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Kiev.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Kiev.jpg.html)

Quân Mông cổ Tarta đang công thành Ryazan năm 1237. Sau khi thành thất thủ, toàn bộ nhân dân trong thành không trừ phụ nữ trẻ em đều bị tiêu diệt

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Ryazan.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Ryazan.jpg.html)



Trong thời kỳ thuộc địa này vai trò của Kiev, Novgorod giảm đi đáng kể. Trong khi Mockba nhờ có được vị trí đắc địa và qua trọng là có những vị minh quân như: Ivan Kalita, Dmitri xây dựng và phát triển Mockba lên rất nhiều. Dmitri là người xây Kremlin với mục đích phòng thủ. ( Có chi tiết khá hay là ông xây Kremlin bằng đá trắng. Mãi đến sau này những người CS nắm quyền thì mới sơn lại Kremlin mầu đỏ cho nó có tinh thần quốc tế cộng sản.)

Dmitri cũng là người lãnh đạo dân Nga mang lại chiến thắng vĩ đại Kulikovo trước Hãn quốc. Tuy thắng một trận nhưng trước Hãn quốc còn rất mạnh nên lúc này người Nga cũng chưa thoát khỏi ách nô lệ được. Mãi đến thời Ivan đệ tam đúng tròn 100 năm sau đó (1480) người Nga mới hoàn toàn thoát khỏi ách nô lệ cho ngoại bang.

Đến thời Ivan đệ tam và Vasili đệ tam nước Nga hoàn toàn độc lập và các Đại công tước Mockba thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tay mình. Lập nên một nhà nước đa dân tộc, nhà nước Mockba

Sau thời kỳ này là tới thời Ivan đệ tứ ( Bạo chúa) – tôi sẽ có bài viết riêng về ông này. Nước Nga lại rơi vào thời kỳ khủng bố, giết chóc và kiệt quệ về kinh tế.

Năm 1598 kết thúc triều đại Ryurikovich vì Sa hoàng Fedor ( Con trai Ivan bạo chúa) chết ko có người kế vị

TungNguyenMD
11-10-2015, 18:05
Từ đó cho đến năm 1612 ngôi Sa hoàng bị cạnh tranh liên tục và đỉnh điểm là Mockba lại thuộc về người Ba lan và Thụy điển

Ngày 4/11/1612 Hội đồng địa phương (Zemski Sobor) đã chọn Mikhail Romanov ngồi vào ghế Sa hoàng. Sau này ngày 4/11 được coi là ngày đoàn kết dân tộc thay cho ngày cách mạng tháng 10 (7/11) sau khi Liên xô sụp đổ

Không như Vietnam Hay Trung Quốc có rất nhiều triều đại. Nga chỉ có 2 triều đại đó là Ryurikovich và Romanov mà thôi

10/6/1672 Peter Đại đế sinh ra đời ( tôi cũng sẽ có bài viết riêng về ông này)

Năm 1703 bắt đầu xây dựng Saint Petersburg

Ngày 24/6/1812 Napoleon xâm chiếm Nga đến cuối tháng 11 năm 1812 Napoleon thất bại thảm hại và rút quân về

Ngày 9/1/1905 “Ngày chủ nhật đẫm máu” Cách mạng Nga

Ngày 28/5/1905 Nga thua Nhật ở trận Đối mã

Ngày 6/8/1905 Sa hoàng Nicholas đệ nhị tuyên bố thành lập Duma quốc gia

Tháng 8/1914 Sa hoàng Nicholas đứng về phe Đồng minh Anh – Pháp chống lại Đức – Áo – Hung trong WWI

Tháng 3 năm 1917: Cách mạng tháng 2 Sa hoàng Nicholas II bị hạ bệ chấm dứt chế độ phong kiến ở Nga

7/11/1917: Cách mạng tháng 10

22/8/1991: Đảng Cộng sản Liên xô giải tán. Liên xô tan rã, các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô được độc lập

Mèo lười BH
12-10-2015, 02:13
Rất thích lối viết văn của bác chủ thớt từ topic Israel.Chờ đọc topic về nước Nga của bác,một quốc gia có phần...bí ẩn(ít nhất là với Mèo lười) :gun

kimvanchinh
12-10-2015, 21:18
Chủ thớt có lối hành văn và góc nhìn các vấn đề lịch sử, đương đại rất độc đáo và hấp dẫn, làm cho người nga học như tôi đọc cũng rất thích. Rất mong đọc tiếp cảm nhận và hình ảnh.

TungNguyenMD
16-10-2015, 17:06
KỲ 2: LÊN ĐƯỜNG

Thấm thoắt rồi cũng đã đến ngày lên đường. Chúng tôi bay của hãng hàng không Vietnam airline cho nó thắm tình dân tộc. Cũng như thường lệ, lúc làm thủ tục hải quan xuất cảnh cái tên của tôi bao giờ cũng bị ách lại khá lâu. Nhưng rồi cũng qua trót lọt.



Tranh thủ check in cái



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1685.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1685.jpg.html)



Vào tới nơi, thời gian còn khá nhiều nên chúng tôi tranh thủ làm ly cafe ở sân bay cho nó sang cái thằng người. MK nhưng muốn sang là phải trả giá ngay các bác ạ. Em phải trả 7.5 USD cho 2 ly cafe nhạt như nước ốc. Thôi cũng dại một lần. Lần sau em thề em hứa rằng không bao giờ em uống cafe ở sân bay Nội bài nữa. (Trừ trường hợp bác nào rủ em vào thì em uống)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1692.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1692.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 17:10
Đây là chặng đường chúng tôi bay mất khoảng 9 tiếng. Nói chung chung là ê mông, mỏi lưng và đau một số thứ.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/251_img1698.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/251_img1698.jpg.html)



Trên máy bay cũng chẳng có gì khác lạ ngoài việc đa dạng người hơn các tuyến bay đi châu Âu khác. Ở đây bạn có thể gặp sự viên mãn của các cụ già khi về hưu được đi du lịch, sự lo lắng khắc khổ trên khuôn mặt của các bạn sang Nga làm công nhân. Thói khệnh khạng khoe tiền của mấy anh Việt kiều trọc phú mới nổi.... và cả những nét mặt mệt mỏi của mấy bạn Nga nữa.


Ngồi cạnh nhau cũng khác. Ông gọi Whisky ông dùng nước cà chua


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/158_img1700.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/158_img1700.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 17:12
Đây là chuyến bay ngày nên bọn tôi cũng gà gật dek ngủ được mấy. Thế nhưng nhoằng phát cung đã tới nơi.
Sân bay được hân hạnh đón tiếp bọn tôi là sân bay Domodedovo (MK đọc đau hết cả mồm, đến giờ tôi cũng không chắc là mình viết tên cái sân bay này có đúng không nữa)
Xuống tới nơi, trên đường ra quầy làm thủ tục hải quan có mấy bà nhân viên sân bay người Nga ( Dek hiểu sao bọn này toàn tuyển bà già, nhìn mất cả cảm tình) hỏi chúng tôi: "Vietnam?" chúng tôi "Yes". Bà già gật gù; "This way" và đưa tay chỉ cho tất cả người Việt vào một phòng riêng làm thủ tục nhập cảnh.
OMG!!! từ bé đến giờ, đi đến trên 30 nước, lần đầu tiên quốc tịch VN của tôi được người ta trọng vọng đến thế. Mời hẳn vào phòng riêng, làm thủ tục riêng. Đúng là anh em đồng chí tốt, uh nước Nga là hậu duệ, thừa kế của Liên Xô mà, phải đối xử tốt với những người anh em chứ. Người Vietnam bao giờ chẳng có tình yêu sâu đậm với nước Nga. Ngay cả khi TQ đưa HD 981 vào Biển Đông, Nga chẳng nói gì thậm chí còn chuẩn bị tập trận chung với TQ thì rất nhiều người Việt vẫn yêu Nga với một tình yêu bất diệt. Sang đây mới biết tình đồng chí tốt thế nào, được đi cửa riêng, vào phòng riêng, làm thủ tục riêng với phần còn lại của thế giới. Hãnh diện quá còn gì.
Với suy nghĩ như thế tôi ngẩng cao đầu, môi nở nụ cười, miệng lẩm bẩm hát bài Kachiusa bước vào phòng làm thủ tục Hải quan.
Nhưng, cái nồi gì thế này??? một sự lộn xộn trước mắt tôi. Người dân Vietnam chen chúc nhau lên trước chỉ sợ mình không làm thủ tục sớm thì nước Nga nó bay mất không bằng. Đứng sau tôi là một ông có vẻ là cán bộ cỡ bự sang bên này dự Hội nghị Apec thì phải, miệng lẩm bẩm, phải có cửa riêng chứ....một lúc sau cô thư ký chạy ra nói gì với nhân viên sân bay. Thế là đoàn Apec có cô thư ký và ông sếp mất hút.
Có vẻ như các bạn Hải quan Nga soi khá kỹ (chẳng biết soi cái cmg luôn). Thi thoảng lại bấm cái đèn đỏ trên đầu quầy. Thế là có một anh mặc sắc phục mặt hằm hằm vào dẫn người nhập cảnh đi sang một chỗ khác. Số người bị dẫn đi khá nhiều, tôi ước chừng phải tới gần 1/2 số người nhập cảnh bị dẫn đi. Số tôi vốn nhọ, do cái tên trùng với nhiều người quá. Chắc trong đó lại có thằng cùng tên có lệnh truy nã quốc tế, nên những quốc gia nào soi kỹ thì 100% tôi "được" vào phòng riêng đợi check lại. Nhìn tình hình Hải quan Nga soi kỹ thế này tôi chắc 100% bị dính rồi. Y như rằng xếp hàng khoảng hơn 1h nữa thì tôi đến lượt vào làm thủ tục. Nặn ra một nụ cười với câu nói " Dờ đát xờ vui che" với anh HQ. Nhưng đáp lại là một bộ mặt vô cảm. Soi soi một hồi thì anh ta bấm cái nút, thế là cái đèn đỏ nó quay tít mù. Một em gái Nga xinh đẹp ra dẫn tôi đi theo em ấy.
Đi vòng qua chỗ phần còn lại của thế giới làm thủ tục tôi thấy họ đã làm gần xong, trong khi phòng làm cho VN còn rất đông và lộn xộn. "Oh My God" hóa ra sự thật là đây. Họ dồn Vietnam vào một chỗ để tra xét, để hoạnh họe chứ đâu phải lòng tốt như tôi đã lầm tưởng.
Đi vòng qua đến một chỗ khoảng chừng 10m2, em gái Nga xinh đẹp bảo tôi đứng đó chờ và cầm hộ chiếu vào trong phòng. Lúc này trong cái diện tích khoảng 10m2 ấy có khoảng gần 20 đồng bào của mình cũng đang bị ách lại, đứng chờ như tôi. Ai nấy đều mệt mỏi vì sau khi bay 9h đồng hồ, đứng chờ làm thỉ tục hơn 1h đồng hồ nữa thì được câu lưu vào đây. Tất cả chỗ này có 3 cái ghế nhựa, nên không đủ cho người ngồi. Thế là mọi người ngồi xổm, thở ngắn than dài mệt mỏi.
Khoảng 20-30' một lần họ cầm HC của một vài người ra. Đọc tên, ai có tên thì hú lên mừng rỡ đi theo họ tiếp tục làm thủ tục nhập cảnh. Còn ai chưa có tên lại đứng, ngồi vật vờ chờ đợi.
Tôi mất hơn 1h nữa thì người ta cũng gọi đến tên. Cầm cuốn HC ra làm thủ tục nhập cảnh lại. Em HQ xinh đẹp đóng cho cái dấu cái rụp rồi lia trên mặt bàn, như người ta quăng một khúc xương cho chó. Mặt lạnh tanh, tay chỉ vào lối cho tôi đi vào. Tổng cộng tôi mất đến gần 3h đồng hồ mới ra được khỏi chỗ làm thủ tục Hải quan
Tôi cũng đi khá nhiều nước, cái ấn tượng vơí mỗi quốc gia là những gì ta được tiếp xúc đầu tiên. Nếu bạn đi hãng hàng không của họ thì các tiếp viên chính là bộ mặt của đất nước họ. Còn không, nơi nhập cảnh, các bạn Hải quan chính là bộ mặt của một quốc gia. Hải quan Nga là thế, đại diện cho bộ máy công chức Nga: Lạnh lùng, soi xét và có cơ hội thì vòi tiền hối lộ


Bà con ngồi vật vờ trong lúc đợi check hộ chiếu


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20150929_212954.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20150929_212954.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 17:17
Chưa hết, rời khỏi HQ lấy hành lý, đi ra ngoài. Đế chỗ gần cửa thì người ta đặt cái máy soi. 90% người Việt đi qua bị bắt phải soi hành lý. Thế là một loạt các quà cáp như hoa quả, kẹo bánh của VN lại "được" Hải quan Nga giữ hộ. Nghe đồn là số hoa quả bánh kẹo này lại được tuồn ra bán lại cho người Việt.
Tôi may mắn không bị kiểm tra. Bước ra ngoài thì trời cũng đã xẩm tối. Nhưng kệ, gạt khỏi đầu những cái bực mình với HQ. Chụp một kiểu ảnh check in và xin chào Moscow cái đã



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20150929_220550.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20150929_220550.jpg.html)


Domodedovo


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1714.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1714.jpg.html)


Trong lúc chờ đợi ông tài xế đến, chúng tôi vào quán cóc ven đường thử ly cafe Nga xem nó ra răng.


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1723.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1723.jpg.html)


Ngạc nhiên chưa chỗ này họ bán cái bánh giống bánh gối của VN mình vậy


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1722.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1722.jpg.html)



Thấy bảo quán cóc nhưng quán cóc sân bay nên giá cả cũng không được rẻ lắm. Nhưng quan trọng gì, chúng tôi đến để ăn chơi cơ mà


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1724.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1724.jpg.html)


Ông tài xế người Nga mà chúng tôi thuê đã đến chơi hẳn double kính, let's go thôi


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1730.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1730.jpg.html)



Moscow thẳng tiến


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1727.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1727.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1729.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1729.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 18:26
Chúng tôi chạy thẳng tới Hostel mà tôi đã đặt từ trước trên mạng. Do đặt khá sớm nên giá cũng mềm. Lại còn ở giữa trung tâm Moscow. Mất 2,400 Ruble cho 3 người một phòng riêng. Mọi cái khá sạch sẽ và ổn cho đến sau này. Chúng tôi đặt qua booking.com bạn nào đi sau có thể tham khảo

Hostel chúng tôi ở hình như là khu nhà cổ. Có 4 tầng, bên ngoài ghi rõ “We are speak English” – hình như ở đây ít Hostel nói tiếng Anh nên Hostel này phải ghi rõ chứ không mặc định đã làm du lịch là phải nói tiếng Anh rồi. Qua đây cũng thấy việc học tiếng Anh không được các bạn Nga chăm chút mấy. Vad sau này khi gặp gỡ giao tiếp nhiều với người Nga tôi thấy đó là sự thật


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2495.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2495.jpg.html)

Bên ngoài

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1815.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1815.jpg.html)

Hành lang giữa các phòng

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1795.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1795.jpg.html)

Phòng của chúng tôi, có tủ có khóa, có giường tầng

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1743.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1743.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1746.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1746.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 19:31
Quầy lễ tân hơi nhỏ nhưng không sao, miễn là tình người ấm áp. Hôm chúng tôi check in, gặp anh bạn quản lý nói đã từng là backpacker lang thang khắp Vietnam mình: từ Đà nẵng, Nha trang, cho tới Phú quốc.... và sẵn sàng support cho chúng tôi những gì tốt nhất có thể. Làm chúng tôi thấy thế giới hình như nhỏ lại. Ngày nay từ thông tin đến các phương tiện đi lại đều phát triển. Những nước nhỏ bé như Vietnam mình cũng đi ra và được giao lưu với các bạn trên thế giới cũng nhờ ơn đảng và chính phủ ta phải không các bạn.


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1812.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1812.jpg.html)

Phòng khách chung của cả Hostel

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1809.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1809.jpg.html)

Chỗ này có cái bảng, các bạn đến từ khắp nơi trên thế giới đến đây ghi tên và cảm nhận. Chúng tôi cũng tranh thủ đánh dấu cái

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1807.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1807.jpg.html)

Toilet share nhưng khá sạch sẽ. Cái này do ý thức là chính chứ nghĩ đến mấy cái nhà vệ sinh công cộng của VN mình là em phát sợ các bác ạ

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1794.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1794.jpg.html)

Private corner

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1796.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1796.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 19:32
Ở Hostel này có một bar nhỏ, bếp nấu và nhà ăn chung. Vì thế nên ở đây bạn có thể trải nghiệm những cảm giác mà các khách sạn lớn không bao giờ có được. Bạn có thể ra ngoài siêu thị mua đồ, tự vào bếp nấu nướng các món truyền thống của dân tộc mình. Đem ra ngoài mời những người bạn từ khắp nơi trên thế giới nếm thử. Hòa mình vào không khí của mọi người, lúc giờ không còn quốc gia, không còn dân tộc, không còn khoảng cách, chỉ còn những tấm lòng rộng mở của con người với con người


Khu bếp chung

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1798.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1798.jpg.html)

Bar

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1800.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1800.jpg.html)

Nhà ăn chung

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1799.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1799.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1805.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1805.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 22:39
Quảng trường đỏ

Check in xong trời cũng đã tối hẳn. Chúng tôi quyết định ra Quảng trường đỏ ăn uống là đặt chân lên vùng đất thiêng nhất của nước Nga trước.

Khi người ta xây dựng thành phố Mockva, pháo đài Kremli thì đương nhiên cạnh đó phải là một quảng trường. Quảng trường được xây dựng từ thế kỷ thứ 15, nhưng trước đây những ngôi nhà xung quanhg bằng gỗ và là nơi người ta đem các thứ ra bán như một cái chợ. Ivan III thấy nguy cơ cháy nổ cao quá, đội ngũ PCCC của Mockva chưa chuyên nghiệp được như bây giờ. Thế là ông ra lệnh dẹp cmn mấy cái nhà đó đi. Cải tạo và xây dựng lại quảng trường đỏ. Thấy bảo gọi là quảng trường đỏ là do những viên gạch xây các công trình xung quanh mầu đỏ hoặc trong chữ Slav cổ đỏ là đẹp gì đó...lại có thuyết cho rằng những người cộng sản muốn tuyên truyền để cho thiên hạ biết rằng định mệnh của nước Nga đã phải dính đến CS nên nơi thiêng liêng nhất mới có tên là đỏ. Nhưng cái thuyết sau cùng đã không còn đúng nữa. Chế độ CS ở Nga đã đổ hơn 20 năm rồi mà quảng trường đỏ vẫn còn trơ trơ ở đó.
Nơi đây đã từng diễn ra những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nước Nga như: Lễ đăng quang của các Đại công tước, Sa hoàng, lễ duyệt binh, diễu binh nơi khoe những vũ khí giết người hạng nặng....



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4688.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4688.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 22:40
Tháp Kremli nhìn từ xa

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4640.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4640.jpg.html)

Bảo tàng lịch sử

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4646.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4646.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4683.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4683.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 22:41
Kremli
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4682.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4682.jpg.html)


Cái tháp đồng hồ này thì quá nổi tiếng rồi

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4690.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4690.jpg.html)

Công trình này cũng quá nổi tiếng không cần giới thiệu các bác nhỉ

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4689.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4689.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 22:43
Nhà thờ thánh Basil


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4691.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4691.jpg.html)

Cả đoàn chụp cái ảnh check in một phát “ Hello Moscow”

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4686.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4686.jpg.html)

TungNguyenMD
16-10-2015, 23:43
Ivan Bạo chúa

Đến quảng trường đỏ, Kremli thì phải nhắc tới lịch sử Mockva. Mà một trong những vị có liên quan tới Mockva nhất chính là Ivan Bạo chúa.

Giới thiệu về Ivan – Bạo chúa không gì hay bằng đưa ngay bức tranh của Iiya Repin lên để thấy ông ta là người như thế nào.


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/ivan-the-terrible-and-his-son-ivan-on-november-16-1581-1885.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/ivan-the-terrible-and-his-son-ivan-on-november-16-1581-1885.jpg.html)

Ông này đánh con dâu đến sảy thai vì mỗi tội cô ta ăn mặc sexy làm ông ta ngứa mắt. Nga tin đó Ivan (con trai của ông ta) chạy đến tranh cãi với bố. Và bị ông ta điên tiết lên cầm thanh sắt có cái móc đánh vào đầu chết ngay tại chỗ. Bức tranh này ở ngay bảo tàng Tretiakov cách tôi có vài bước chân nhưng tôi không thể đến xem được lý do xin phép kể sau.
Nói về bức tranh này cũng vui phết. Gần đây có một hội khùng khùng “Yêu nước Nga thần thánh” gửi thư lên chính quyền yêu cầu tháo bỏ ngay bức tranh này. Với lý do là không thể có chuyện Ivan Bạo chúa đánh chết con trai của mình. Đây là sự bôi nhọ nước Nga của các thế lực thù địch.... Nhưng chắc không đủ lý luận và các chứng cứ lịch sử. Nên thư của hội này không được chấp thuận và bức tranh này vẫn đang được trưng bày hàng ngày cho các du khách.
Trên thực tế Ivan bạo chúa đã từ đánh con dâu đến sảy thai, đánh chết con trai, cưỡng hiếp con dâu....Bên ngoài thì ông ta cho thành lập tổ chức Oprichnina đó là cơ quan mật vụ của riêng ông chuyên bắt cóc, giết người khủng bố chủ yếu nhằm vào giới Boyar bấy giờ.
Chuyện gì nó cũng có nguyên nhân của nó. Ivan đăng quang Đại công tước Moscow lúc 3 tuổi, quyền nhiếp chính thuộc về người mẹ. Nhưng lên 8 tuổi mẹ ông tiếp tục lại chết. Quyền hành tập trung trong tay của Dòng họ Shuisky. Ivan bị giam lỏng bị bỏ đói khát ngay trong điện Kremli của mình. Thi thoảng buồn buồn chúng lại lôi Ivan ra làm trò cười. Những ai bênh vực Ivan đều bị trả thù...
Cứ như thế cho đến khi Ivan cầm quyền thật sự thì ông ta có mối thù sâu nặng với gia tộc Shuisky, Belsky nói riêng và cả giới Boyar nói chung.
Khi cầm quyền, ông ta thấy cái title Đại công tước (Grand Duke) nó cứ nông dân thế nào ấy. Đất nước của ông ta rộng mênh mông. Nay cái title Đại công tước chỉ so sánh được ngang hàng với Sforza ở Milan hay Medici ở Florence thôi hay sao? Không nhất quyết không thể phải tìm ra một cái title gì nó hoành tráng. Được bọn quân sư quạt mo nói “Ngài phải dùng title là Tsa – chữ Sa ở từ Caesar như Hoàng đế La mã thời xưa nó mới xứng với ngài” Thế là khái niệm Sa hoàng của chúng ta ra đời.
Title thì hoành tráng rồi, phải có tý công trạng nó mới xứng với cái danh đó. Thế là ông ta trở thành nỗi khiếp đảm cho các quốc gia láng giềng, hai Hãn quốc Kazan và Astrakhan đã bị tiêu diệt và sát nhập vào nước Nga, biến nước Nga trở thành quốc gia đa sắc tộc. Thế nhưng trong cuộc chiến với Hãn Crime của người Tatar, Thụy điển, Litva, Ba lan ông lại thất bại nặng nề.
Mặt tích cực thì ông cũng cho mở nền báo chí cách mạng đầu tiên ở nước Nga, cho khai thông cảng Askhangelsk ở biển trắng ( dù cảng này một năm chỉ mở được 3 tháng hè)
Nhưng sự tàn bạo của ông lại nằm ở chỗ khác.
Vào năm 1953 vợ chết, bản thân ốm nặng Ivan muốn các boyar thề trung thành với con trai của ông ta. Nhưng các nhà quý tộc này từ chối. Vì nghĩ đằng nào Ivan cũng tèo thì việc gì phải thề thốt trung thành. Không ngờ Ivan khỏi bệnh, thế là cuộc thanh trừng nhắm vào các boyar bắt đầu. Ông dùng tổ chức Oprichnina bắt cóc, thủ tiêu, đánh đập và tiêu diệt quý tộc. Các quý tộc chạy đến Novgorod. Ông ra lện cho Oprichnina tiêu diệt thành phố này ( Nên nhớ lúc đó Novgorod chỉ lớn sau Mockva và Kiev). Ước tính số người bị giết tới vài chục ngàn người và thành phố Novgorod mãi mãi cho đến tận bây giờ không thịnh vượng lại được nữa.
Cái chết của ông cũng gây tranh cãi vì một số người cho là ông bị đầu độc, có nguwoif cho là ông bị giết chết. Sau khi ông chết con trai ông là Fyodor I lên kế vị, nhiếp chính là Boris Godunov ( một người anh vợ của ông) sau này Godunov lên làm Sa hoàng Nga luôn. Vậy là cũng giống như Trung quốc, triều đại luôn mất vào tay ngoại thích.

mikhail-tran
17-10-2015, 08:40
Bài viết của bác súc tích, cô đọng, lối viết văn đơn giản nhưng có chiều sâu, từ ngữ tuy thô nhưng không kệch, ẩn ý nhưng không ẩn mình rất dễ hiểu và khá tâm đắc về xã hội và cuộc sống quanh ta. Đọc xong, mình chỉ muốn đọc tiếp và. . .chưa thấy bác post tiếp nên ngồi chờ cổ dài như tộc Kayan mất rồi, khà khà khà.

Bài viết của bác về chủ đề khá lý thú - nước Nga, một quốc gia với bề dày lịch sử hấp dẫn :Q

TungNguyenMD
17-10-2015, 17:14
Ngay bên cạnh Quảng trường đỏ là Trung tâm thương mại Gum. Thấy bố tôi bảo ngày xưa nó cũng bình thường lắm. Cũng là nơi bán đồ bao cấp dạng như Bách hóa tổng hợp Tràng tiền nhà mình thôi. Nhưng ngày nay theo kinh tế thị trường thì chỗ này cũng trở thành nơi bán đồ hiệu hàng đầu thế giới như: LV, Hermes, Prada.... Bạn nào muốn mua đồ Luxury thì vào đây, chắc là hàng xịn. Nhưng nước Nga không cho hoàn thuế nên người nước ngoài cũng chịu thuế như người Nga


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4693.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4693.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4677.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4677.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4681_1.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4681_1.jpg.html)

TungNguyenMD
17-10-2015, 17:16
Chúng tôi sợ qué gì mà không vào, mình là người có tiền cơ mà :)) . Vào ngó nghiêng xem, biết đâu lại mua được cái gì sales off. Trước khi sang Nga, chúng tôi cứ nghĩ mua đồ authentic ở đây rẻ. Nhưng thực sự không rẻ chút nào. Đồng ruble mất giá thì chỉ những sản phẩm quốc nội của Nga làm ra là rẻ thôi ( nhưng Nga bây giờ chẳng làm đc cái dek gì mới đau). Chứ còn đồ nhập nó nhập theo USD hơn nữa Nga và phương tây lại đang cấm vận lẫn nhau nên đồ cũng hiếm và đắt.


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4643.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4643.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4652.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4652.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4653.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4653.jpg.html)

TungNguyenMD
17-10-2015, 17:18
Không mua được đồ gì thì chui vào đây uống cafe cho bọn Nga nó biết người Việt nam mình cũng có tiền ăn chơi chứ không phải sang đây chỉ biết lao động :))




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4654.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4654.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4656.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4656.jpg.html)

TungNguyenMD
17-10-2015, 17:28
Bữa tối đầu tiên ở Nga, ăn ngay quảng trường đỏ cho nó hoành tráng. Beer uống ngon tuyệt. Tổng thiệt hại cho vụ này hết khoảng 2,500 ruble khoảng 40 USD cho 3 người. Mức giá này quá rẻ so ngay với cả Vietnam vì địa điểm và không gian của quán rất ấm cúng lịch sự và sang trọng



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4661.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4661.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4662.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4662.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4666.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4666.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4671.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4671.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4672.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4672.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:08
Sáng hôm sau, do bị jet lag nên chúng tôi thức dậy khá sớm. Vậy là cả team quyết định lên đường đi Saint Petersburg ngay chứ không đợi đến 8h như lịch trình.

Bắt đầu khởi hành, lãnh sự quán Đan mạch đối diện ới Hostel của chúng tôi bắt đầu có chút lá vàng


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7716.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7716.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:09
Do còn khá sớm nên đường phố Mockva khá vắng vẻ, thời tiết u ám, bầu trời đen xịt lại. Em cũng căng mắt tìm xem có thấy bà con ở ngoại thành chở nông sản vào bên trong bán như ở Hanoi mình không mà không thấy các bác à.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7717.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7717.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7724.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7724.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:11
Chúng tôi chạy trên đường vô tình nhìn thấy tòa nhà này. Đây là một trong 8 tòa nhà kiểu bán cổ điển do anh Lin ria ra lệnh xây dựng.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7727.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7727.jpg.html)


Chuyện là thế này. Khi kỷ niệm 800 năm thành lập thành phố Mockva (năm 1947), anh Lin ria thấy bọn tư bản giãy chết xây dựng nhiều building quá. Lại thấy được ca ngợi nhiều, anh quyết định cho cả thế giới biết Liên xô hoành tráng thế nào. Vò đầu bứt tai gọi hết KTS nọ kia đến bèn ra lệnh xây dựng tòa nhà làm sao phải vừa kết hợp giữa truyền thống dân tộc, vừa mang nét hiện đại kiêu sa. Và quyết định xây 8 tòa nhà như vậy. Thật ra tôi thấy tòa nhà này rất đẹp. Nhưng họ xây nhiều quá, giống nhau quá, lại còn rất gần nhau. Việc này nó giống như một bức tranh bị sao đi chép lại nhiều lần nên nó mất đi cái độc đáo của nó. Nhưng nhìn vào đây tôi cũng có thể thấy ngay từ thời đó các KTS Liên xô đã lười suy nghĩ, không sáng tạo, đi dập khuôn nên Liên Xô không sáng tạo được và sụp đổ là do quy luật tất yếu của nó.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7739.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7739.jpg.html)


Tổng cộng có 7 tòa được xây, còn tòa thứ 8 chỉ nằm trên giấy. Vì khi anh Lin ria tèo, người ta dừng lại dự án xây dựng này vì nó quá tốn kém và như tôi đã nói nó quá dập khuôn.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7744.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7744.jpg.html)



Tôi đi một vòng mà cũng phải gặp được đến 4, 5 tòa nhà như vậy



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7748.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7748.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:14
Cái chuyện ganh đua giữa tư bản và XHCN cũng hay. Sau anh Lin ria đến anh Sốp hói, vốn coi nền điện ảnh Hollywood là đĩ điếm, loàng xoàng. Nên anh ra lệnh phải vượt trên tất cả và bằng được phải cho quay một bộ phim dưới nước. Vậy là bộ phim “Người cá Ichian” ra đời. Không biết cỡ tuổi tôi có nhiều bạn xem phim này không. Chứ chúng tôi hồi đó chết mê chết mệt nữ diễn viên chính trong phim. Đến nỗi không biết ai thời đó đã chế ra bài hát “Người cá” dựa trên nền bài “Hà nội niềm tin và hy vọng” của nhạc sĩ Phan Nhân. Bài hát đó đán trẻ con mới lớn của chúng tôi hầu như thằng nào cũng lẩm nhẩm trong miệng. Tôi còn nhớ được một số lời như sau: “Mặt đại dương vẫn mênh mông êm đềm, chiều nào đó em bơi ra đại dương. Vì bị đuối em mê man chìm sâu, nhưng có rồi anh đây là người cá. Rồi từ đó lòng anh luôn bồi hồi, cầm chiếc nơ trên tay mà không vui. Anh mơ ước tình đôi ta sẽ thành, thành cuộc sống yên vui trên đại dương.....” đại khái tôi chỉ nhớ có thế. Nay post lại cái thùy link bộ phim đó lên đây. Bạn nào yêu điện ảnh Xô viết thì vào xem. Tôi đảm bảo cực hay, nhưng xem xong mà tương tư nữ diễn viên chính trong phim rồi ra cầu Thăng long nhẩy cầu tự tử thì tôi không chịu trách nhiệm. Keke :))




http://torrents.ru/forum/viewtopic.php?t=231356

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:23
Chúng tôi bắt đầu đi ra đường cao tốc.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7768.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7768.jpg.html)



Có vẻ là đã ra đến ngoại thành nên nhìn thấy nhiều nhà chung cư cao tầng mới hơn



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7771.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7771.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7775.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7775.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:27
Hầm, Cầu




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7786.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7786.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7789.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7789.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:28
Thấy bảo đây là nút giao phức tạp nhất Mockva. Nhưng em nhìn nó cũng chỉ như nút giao Pháp Vân nhà mình chứ mấy. Keke



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7795.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7795.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7797.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7797.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:38
Con đường chạy từ Saint Petersburg về Moscow nó cũng tấp nập, bận rộn như con đường 5 chạy Hanoi – Haiphong mình vậy. Tuy nhiên có một điều em không thể tin nổi là suốt 800km đường không thấy 1 trạm thu phí nào. Cái này người Nga quá dại, keke đằng nào người Việt mình chẳng chửi cho là Nga ngố. Trong lúc chính phủ thiếu tiền, kinh tế suy thoái mà nước Nga thiếu một bộ trưởng tầm cỡ anh Đ. L. T nhà mình nên không nhìn ra mỏ vàng thu phí này. Nếu anh ấy mà sang đây làm bộ trưởng bộ GT thì em đảm bảo sau 1 năm kinh tế Nga vượt Mỹ ngay. Các bác không tin ư? Cứ lấy số km mà VN mình thu phí nhân lên với số km của nước Nga thì biết. Nước Nga rộng mênh mông, tha hồ thu phí, tha hồ tạo ra những trạm BOT mà chỉ có bố tây mới biết được nó thu thế nào...




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7807.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7807.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:44
Thời tiết phía bắc nước Nga nó cũng đỏng đảnh như cô gái Nga mới lớn vậy.



Lúc thì nắng đẹp


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7927.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7927.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7930.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7930.jpg.html)



Khi thì xám xịt


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7851.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7851.jpg.html)


Lúc thì sương mù



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7938.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7938.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:57
Hai bên đường nững hàng bạch dương cao vút với những chiếc lá ngả mầu vàng, chỉ đợi những cơn gió nhẹ đến cuốn vút đi vào không trung rồi ném trả lại cho người đi đường. Tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Đến tâm hồn gỗ đá như bọn tôi cũng không thể cầm lòng trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban cho nước Nga.






https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7923.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7923.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8095.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8095.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8075.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8075.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 00:58
Vẻ đẹp của tự nhiên mang đến cho con người luôn ở hai thái cực: Sự đâm chồi và tàn rữa. Tiếc rằng trình chụp ảnh của tôi quá kém nên không thể mô tả hết cho các bạn được




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8104.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8104.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8065.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8065.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 01:25
Cũng có khi, hai bên đường chỉ là những cánh đồng cỏ như thế này.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7914.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7914.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8098.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8098.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 01:26
Trên đường đi chúng tôi gặp rất nhiều nhà máy bỏ không từ thời Xô viết. Nói về nền sản xuất của nước Nga bây giờ thì.....chán lắm. Sau thòi kỳ khủng hoảng 1991 -1999. Từ năm 2000 trở đi nước Nga phải phục hồi lại nền kinh tế. Và may mắn là giá dầu trên thế giới thời điểm đó được đẩy lên rất cao. Cả nước Nga lao vào làm sao khai thác được nhiều dầu mỏ, càng bán sớm càng bán nhanh thì càng có lợi. Thế nên họ “bỏ quên” mất những ngành công nghiệp khác. Đặc biệt là ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Những thương hiệu ăn sâu vào khối dân XHCN không còn như: Tủ lạnh Saratop, bàn là, nồi áp suất, chậu nhôm....Thế nên bác nào hoài cổ sang đây muốn tìm những thứ kia thì hoàn toàn không có.

Bây giờ hàng hóa Trung quốc ngập tràn nước Nga ( chuyện, bạn tốt của nhau mà :D ), từ những cái nhỏ nhất như cây kim sợi chỉ cho đến những cái lớn như ô tô, tàu thủy. Người Nga họ không quan tâm, cái họ quan tâm là làm sao có vodka để uống ( tôi sẽ viết riêng về chuyện uống rượu ở Nga sau). Còn người TQ có như thế nào họ cũng mặc kệ.

Thi thoảng cũng có mặt hàng Made in Russia nhưng các bác cẩn thận hầu hết là Made in Russia thật nhưng made by Chinese or made by Vietnamese 100%. Cái này do các ông chủ người Việt hoặc Tầu mở những xưởng và thuê công nhân nguwoif Việt hoặc Tầu sản xuất ngay trong nước Nga. Không ai kiểm định chất lượng, CS hay kiểu như QLTT của Vietnam đến kiểm tra các ông chủ cũng chẳng sợ vì đã nhờ Maphia Nga bảo kê rồi. Xã hội Nga hiện tại là như thế: hối lộ và mua chuộc. Việc gì cũng có thể làm được và mất không quá nhiều tiền



Nhà máy bỏ hoang không sản xuất


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8079.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8079.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8081.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8081.jpg.html)

mikhail-tran
19-10-2015, 10:35
Bồi hồi nhớ lại kỷ niệm và ký ức của ngày tháng đó, cùng những triết lý và hiện thực của một thời đã qua với mục tiêu chung cao cả nhưng thiếu hiện thực, thiếu khoa học và thiếu tư duy quản trị. Ôi, đất mẹ vĩ đại (Родина-Мать) đâu rồi, chỉ còn lại hoài niệm lịch sử đã qua với hi vọng của một ngày mai nối tiếp để tạo nên sự hiển hách một thời (Ура!)

Mong chờ bài viết của bác!

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:21
Chạy một đoạn chúng tôi lại dừng lại bãi cỏ bên đường. Lý do chắc các bác cũng biết rồi. Mình ra nước ngoài đôi khi cũng phải đem văn hóa bản địa của mình sang tuyên truyền chứ nhỉ :D



Tôi đã thấy nước vàng trên thảm cỏ xanh :))


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7911.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7911.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:23
Vì xe chúng tôi thuê trọn gói trong 2 ngày, nên thích tạt té đâu cũng được. Liếc nhìn trên google map thấy báo là dòng sông Volga trước mặt thế là cả bọn quyết định tạt vào xem dòng dông Volga thơ mộng mà các tác giả Nga hết lời ca ngợi nó ra răng.




Nhưng chạy vào thế dek nào toàn gặp đường đất và hai bên có vài ngôi nhà gỗ kiểu truyền thống Nga



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7952_1.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7952_1.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7956.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7956.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7969.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7969.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:24
Cư dân ở đây có vẻ không được sung túc cho lắm. Đầu tiên tôi bán tín bán nghi, nhưng sau này khi vào một trong những ngôi nhà đó, thì tôi đã hiểu




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7970.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7970.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7972.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7972.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:25
Chúng tôi đi loay hoay lạc đường thế nào mà vào đúng “Thành phố buồn” của làng này. Đi một đoạn nữa thấy không còn đường chúng tôi bèn quay ra tìm đường khác vào sông Volga vậy




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8000.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8000.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8002.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8002.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8003.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8003.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:26
Chạy ra rồi nhờ hết phần mềm google map, map.me chúng tôi cũng tìm được đường vào. Gặp ngay cái cầu bắc qua sông Volga, đúng đây rồi




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7983.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7983.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:27
Thật không thể tin nổi, con sông mà chúng tôi tưởng tượng ra nó phải thơ mộng, đẹp đẽ với dòng nước lững lờ trôi nó như thế này đây. Khi tôi đăng lên facebook những hình ảnh này, bạn bè đều vào nói tôi chụp ảnh dìm hàng sông Volga. Nhưng sự thực thượng nguồn sông Volga là vậy.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7986.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7986.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7991.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7991.jpg.html)


Tả ngạn


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7994.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7994.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:28
Cả góc máy của bạn đồng hành của tôi cũng thế. Dù máy có xịn mấy nhưng nó cũng không nổi lên được




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4705.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4705.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4709.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4709.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4707.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4707.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:47
Rời dòng sông Volga. Chúng tôi lang thang vào một ngôi làng nhỏ, với những ngôi nhà gỗ truyền thống của Nga. Hai bên đường lá phong rơi đầy, trên hàng rào hoa nở toe toét.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4711.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4711.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4713.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4713.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8007.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8007.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4722.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4722.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:53
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8004.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8004.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8010.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8010.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4724.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4724.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:54
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4726.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4726.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4730.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4730.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4738.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4738.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:55
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8018.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8018.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8021.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8021.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 18:56
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8025.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8025.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8026.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8026.jpg.html)

hongtuoi
19-10-2015, 19:50
Phải nhảy vào chỉ để like bác em vài phát. Bác em chụp ảnh con đường mùa thu Nga ngố đẹp quá, kể chuyển lại có duyên dí dỏm. Đang hóng đọc tiếp câu chuyện Nga ngố của bác.

TungNguyenMD
19-10-2015, 22:25
Chúng tôi đi vòng ra sau ngôi nhà nhỏ xem khu vườn ruộng của Nga nó ra sao. Thì vô tình gặp được một lão nông người Nga. Qua vài câu chuyện hỏi han làm quà, chúng tôi xin phép được chụp ảnh và phỏng vấn ông ấy.
Cụ già cho biết trước đây ông ấy là công nhân lái máy kéo cho Hợp tác xã. Bây giờ về hưu có lương hưu được 3.000 ruble (50 USD)/ tháng. Trước khi tiền mất giá được hơn 2.000 ruble. Chính phủ nay đã tăng lương hưu nhưng không kịp với sự mất giá của đồng ruble. Nhà có 2 ông bà sống với nhau nên rất tằn tiện. Phải làm thêm ruộng trồng được quả bí ngô, cây bắp cải để sống.



Lão nông


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8039.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8039.jpg.html)


Cánh đồng thì rộng nhưng diện tích canh tác rất ít


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/b3738cbb-3dde-48c6-a39c-fbecdeedb7d3.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/b3738cbb-3dde-48c6-a39c-fbecdeedb7d3.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 22:27
Bí ngô


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4744.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4744.jpg.html)


Bắp cải


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8035.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8035.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8036.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8036.jpg.html)


Và đống củi để sưởi tránh mùa đông băng giá


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8029.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8029.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 22:29
Trò chuyện ngoài trời một chút chúng tôi ngỏ ý muốn vào thăm nhà ông lão. Ông lão đồng ý, dẫn chúng tôi vào nhà. Mở cái cổng lẫn cái cửa xiêu vẹo không có khóa, ông dẫn chúng tôi vào căn bếp.
Một mùi hôi thối xộc lên mũi chúng tôi. Thú thật tôi cũng đã đi gặp nhiều đồng bào dân tộc ở biên giới phía bắc nước mình nhưng chưa gặp phải cái mùi này bao giờ. Nó rất khó chịu, như kiểu ông ta nuôi lợn ở chung với người.
Dẫn chúng tôi vào căn bếp khoảng 9m2, chật đến nỗi đứng ở góc này thì không thể chụp góc kia một bức ảnh đến 2/3 bức tường. Xung quanh là những đồ đạc cũ nát, nhếch nhác và bẩn thỉu.



Toàn cảnh căn bếp, cái này gọi là lò sưởi


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8047.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8047.jpg.html)



Lavabo



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8058.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8058.jpg.html)



Lịch



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8053.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8053.jpg.html)


Bếp



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8052.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8052.jpg.html)


Hành dự trữ



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8050.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8050.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 22:31
Tôi để ý từ lúc gặp, nói chuyện, giao tiếp với nhau. Khuôn mặt ông lão lúc nào cũng lo âu khắc khoải và đặc biệt không bao giờ cười. Không biết do bản tính người Nga như thế hay do toan tính cuộc sống đè nặng lên trên vai lão hàng ngày. Tôi cũng đã từng gặp nhiều đồng bào dân tộc thiểu số của mình, tuy cuộc sống vất vả nhưng nụ cười luôn nở trên môi họ. Còn đây lão nông này không thế, lúc nào cũng đăm đắm lo một cái gì đó



Lo lắng cho cuộc sống ngày mai


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4751.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4751.jpg.html)

TungNguyenMD
19-10-2015, 22:32
Và đắm chìm trong làn khói trắng



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4755.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4755.jpg.html)

mikhail-tran
19-10-2015, 23:22
Sao cùng một tộc, cũng mắt xanh, cũng mũi lõ, cũng tóc vàng, tóc nâu mà sao cuộc sống bẻ bàng đến thế nhỉ?! Người có tất cả, kẻ chả có gì. Ngày xưa bạn của mình bảo mình rằng, ở Nga lương thấp lắm, mình không tin, đất nước thì rộng, tài nguyên thì cực kỳ dồi dào, lúc nào cũng, v.v. . . Giờ tự nhiên đọc qua trang #7 bài viết của bác TungNguyenMD làm mình bồi hồi cảm xúc buồn của 4 năm về trước. . .

Một cái nhìn thoáng qua về làng quê dọc sông Volga mộc mạc, nên thơ với hình ảnh người nông dân Nga trong thời đại mới giản dị, đơn sơ đang cố gắng lăn lộn, chật vật cùng với sự thay đổi cuộc sống nay đã đổi thay rất nhiều.

"Là tình người, hay là tình đời,
Đôi mắt ấy, tất cả đã nên lời."

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:42
Thôi tạm chuyển sang chuyện xe cộ cho nó đỡ nhàm chán.

Ở Nga các bạn có thể gặp các xe thượng vàng hạ cám. Từ những chiếc xe sang nhất thế giới đến những chiếc Lada đời ơ kìa vẫn nhong nhong chạy ngoài đường. Vì ở đây thời tiết lạnh nên người dân không thế cứ xe máy chạy ngoài đường như ở ta, mà muốn đi lại kiểu gì cũng phải có chiếc ô tô.

Giá xe ở Nga theo tôi được biết cũng khá rẻ, chỉ bằng 1/3 Việt Nam mình. Giá xe cũ còn thê thảm hơn nữa, tôi có gặp anh T (người Việt) anh cho biết chiếc BMW 530i của anh đời 2008 giá bây giờ chỉ còn khoảng hơn 8.000 USD. Thế nhưng người Nga vẫn lọc cọc với chiếc Lada chứng tỏ họ cũng không sung túc gì lắm.

Chính sách bán trả góp của các hãng xe riêng ở Nga nó cũng khác. Tôi được biết người mua xe phải trả cả gốc lẫn lãi hàng tháng bằng USD vì đồng ruble nhảy múa liên tục. Nên chỉ có người làm cho công ty, VPDD hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mới dám mua. Mà tổ chức phi chính phủ thì bị hói dẹp từ mấy năm nay, các công ty đa quốc gia, VPDD của nước ngoài sau chính sách đối đầu, cấm vận với phương tây của chính phủ cũng dần dần đóng cửa. Nên số người được đảm bảo đồng lương bằng USD cũng giảm theo. Mức sống cũng giảm, tương lai đang chờ nước Nga không mấy xán lạn.
Nói thế chứ ở nước Nga bây giờ chính vì chính sách như thế nên đối với một số người làm giầu cũng không khó. Vô tình nó lại rất phù hợp với những ngừoi Việt ( có học) của mình trên đất Nga. Vốn quen luồn lách, nịnh bợ, chạy chọt nên họ có thể làm giầu rất dễ. Thế nhưng cũng rất nguy hiểm khi ảnh hưởng của họ quá lớn, động chạm đến quyền lợi của giới maphia Nga. Tấm gương như một ông chủ chợ người Việt bị bắn chết tại Nga không còn phải là hiếm.


Có những chiếc xe cũ rích chẳng biết xe gì


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7731.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7731.jpg.html)


Chiếc BMW 530i đời 2008 này bây giờ có giá hơn 8000 USD


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2452.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2452.jpg.html)

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:44
Đến chiếc Lada, Volga nhả khói ầm ầm


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7808.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7808.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7836.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7836.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7770.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7770.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8125.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8125.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8088.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8088.jpg.html)

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:46
Những chiếc xe sang như Volvo, Escalade, Audi cũng có



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7763.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7763.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7756.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7756.jpg.html)



Xe tải chủ yếu là Kamaz


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7844.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7844.jpg.html)



Nhưng thi thoảng vẫn có xe Jin, hình như VN mình đã tuyệt chủng rồi



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8122.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8122.jpg.html)

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:47
Xen này quân đội nhân dân VN cũng vẫn đang dùng nhưng ko biết là xe gì


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7980.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7980.jpg.html)



Người Nga có vẻ rất chuộng Mer G65


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8834.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8834.jpg.html)

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:48
Tôi lạc vào chỗ toàn xe sang


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8845.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8845.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8846.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8846.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8847.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8847.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8848.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8848.jpg.html)

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:49
Leng keng tầu điện ngày xưa ở VN. Bây giờ Nga vẫn dùng


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8749.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8749.jpg.html)



Uaz đời mới


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9022.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9022.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9023.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9023.jpg.html)



Lada đời mới


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2487.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2487.jpg.html)

TungNguyenMD
20-10-2015, 17:54
NGƯỜI VIỆT Ở NGA

(Thôi đã tiện chém thì chém luôn về những người Việt ở Nga theo những gì chúng tôi nghe, tiếp xúc và thấy)

Người Việt ở Nga tôi cũng tạm thời chia làm mấy loại

1. Tầng lớp công nhân- tầng lớp thấp kém nhất

Giữa thành trì XHCN, giai cấp công nhân, giai cấp tiên phong của đảng CS mà lại thấp kém nhất cũng hơi nực cười. Nhưng sự thực nó là như vậy các bạn ạ. Họ là những người nông dân tay chưa hết bùn từ một vùng quê nghèo Vietnam. Họ sang đây không hề có khái niệm về hộ chiếu, visa, không hề biết một từ tiếng Nga nào. Họ được dắt mối đi sang, giấy tờ không có, nên không dám ra ngoài. Suốt ngày quanh quẩn quanh bốn bức tường ( thường là những nhà kho cũ được ông chủ họ thuê lại). Điều kiện ăn ở thiếu thốn, không may gặp ông chủ như ông cách đây mấy năm khóa xưởng nên khi cháy xưởng chết mất 14 người. Hoặc may mắn hơn gặp ông chủ tử tế, cho ăn, cho mặc, trả lương cao thì thân phận họ vẫn là bọt bèo nơi đất khách. Phụ thuộc vào tính đồng bóng bà chủ, lòng tốt của ông chủ, và chính sách của Maphia. Còn trông vào pháp luật ư? Quá là xa xỉ ở Nga. Vụ ông chủ xưởng làm cháy và chết 14 công nhân vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Ai làm gì được khi trong tay ông ta vẫn có tiền
Tôi có may mắn gặp tầng lớp công nhân của cả xưởng đen ( xưởng chui) lẫn xưởng trắng ( xưởng hợp pháp). Nhưng có một điều lạ là họ lại thích làm cho xưởng đen hơn. Tuy rằng xưởng trắng làm việc ít thời gian hơn, điều kiện sống tốt hơn. Nhưng bù lại lương thấp hơn. Người công nhân họ đâu có cần điều đó, điều kiện sống tuy có khó khăn, thiếu thốn họ dễ dàng vượt qua. Cái họ cần khi bán sức lao động vong quốc là tiền, họ đã xác định đi sang đây để kiếm tiền. Để vượt qua hai nắng một sương trên chính đồng ruộng quê hương họ mà vẫn không đủ sống. Nếu làm một thời gian thấy ổn họ kéo vợ or chồng họ sang, cùng chung nhau lao động rồi mơ ước về một tương lai tươi sáng hơn

2. Giai cấp bán hàng thuê

Những người này họ thường tập trung ở các khu chợ người Việt, ai có duyên biết tiếng Nga thì đứng lên trên bán hàng. Ai không biết thì xuống dưới hầm đóng hàng cho ông chủ. Vào mùa, họ phải dậy từ 4-5 giờ sáng dưới cái rét cắt da ( thường là âm độ). Làm việc đến tối mịt mới về. Đối với họ nước Nga cũng chỉ là nơi kiếm tiền. Họ tích cực lao động, sau vài năm nếu có chút vốn có thể tự mở ra một cửa hàng buôn bán nho nhỏ. Rồi gây dựng cơ nghiệp dần dần. Thường thường những người thuộc hàng ngũ này họ nhanh nhẹn, tháo vát hơn những người công nhân. Họ biết tính toán, biết kinh doanh, biết giao tiếp. Và đương nhiên thu nhập cũng tốt hơn.

3. Những ông, bà chủ cửa hàng nhỏ

Tôi thấy họ thường là những người sang Nga từ khá lâu ( khoảng trên 10 năm). Họ nhanh nhậy, biết làm ăn, biết tính toán, từng trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ. Có khi tài sản mất trắng, có khi lại gây dựng lại được. Họ ít làm việc trực tiếp, mà giống như ở ta. Họ thường có quan hệ tốt đối với một vài mối hàng cũ ( bán sỉ) hoặc họ bán lẻ cho những người tiêu dùng trực tiếp. Lấy một ví dụ cho dễ gần: họ giống như những người chủ sạp ở chợ Đồng xuân ta.
Nói như thế họ không phải là giai cấp địa chủ ngồi mát ăn bát vàng. Mà họ cũng phải lo lắng, thức khuya dậy sớm. Hôm tôi sang trời tuyết rơi. Nhiệt độ ngoài trời khoảng -2 độ C, nhưng họ vẫn đứng, vẫn co ro bán hàng. Mặc dù họ là những tỷ phú (VND) nhưng tinh thần lao động không ngơi nghỉ.
Cũng có những người thì làm quanh năm, cũng có những người chuyên vụ xuân – hè hay Thu – đông. Thế là cái kios họ nhượng lại cho nhau. Đến vụ của mình mình làm, hết vụ thì về Vietnam với vợ con. Đối với họ nước Nga cũng chỉ là nơi kiếm tiền họ không có nhu cầu, chính xác là không muốn hòa nhập và ở lại xã hội Nga

4. Những người chủ xưởng

Như trên tôi đã nói, các bạn có thể mua đồ made in Russia but made by Vietnamese. Thì đây, họ chính là những người chủ xưởng làm ra của cải vật chất cho xã hội Nga.
Có hai loại xưởng: Xưởng trắng – xưởng hợp pháp và xưởng đen: xưởng bất hợp pháp
Để làm được một xưởng hợp pháp, có đăng ký kinh doanh đoàng hoàng. Chủ xưởng phải đáp ứng yêu cầu từ chính quyền. Và đương nhiên như thế thì lợi nhuận giảm, mà lợi nhuận giảm thì họ cũng phải cắt giảm từ lương công nhân cho đến mọi thứ. Ở đâu cũng thế, làm ăn đường hoàng làm sao có lợi nhuận như làm lậu được, chỉ trừ khi không làm lậu được thôi. Rất may nước Nga lại là nơi có thể làm lậu được. Vậy là xưởng đen ra đời.
Thường những ông chủ xưởng đen họ sẽ thuê một nhà máy bỏ hoang ( cái này ở Nga đầy) sau đó dồn công nhân và xưởng sản xuất của mình vào đó. Họ ở cùng nơi với xưởng luôn. Như tôi đã nói, điều kiện sống thiếu thốn nhưng người công nhân bù lại được lương cao.
Sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm chui, thường không có cơ quan nào chứng nhận chất lượng. Nhưng vì cạnh tranh nên chất lượng hàng của họ cũng thường khá tốt
Hàng ngày họ chở các hàng hóa do họ sản xuất được ra chợ bán buôn để giao hàng, và nhập lại những phụ kiện, nguyên liệu cho việc sản xuất.
Vì xưởng chui, nên họ không đóng thuế, cũng chẳng có hóa đơn. Đi đường bị hỏi han ư? Xưởng bị kiểm tra ư? Sao chính quyền địa phương không biết ư? Tiền là xong, xã hội Nga không gì không giải quyết đc bằng tiền cả. Thay vì họ đóng thuế cho chính phủ thì họ đóng thuế cho maphia. Maphia sẽ bảo kê cho họ yên ổn làm ăn. Không phải sợ chi hết. Nhiều bạn có thể ngạc nhiên nhưng thử hỏi nếu như không có hệ thống maphia thì làm sao Tin hói tổng thống của họ có được một tài sản (theo Forbes) tới 200 tỷ USD gấp nhiều lần tài sản của những tỷ phú giàu chính thống nhất thế giới như Carlos Slim Helu hay Bill Gates.

5. Những người có công ty làm ăn chân chính

Nói là chân chính chứ Nga nó khác Mỹ, khác phương Tây. Làm ăn chân chính thì chỉ có húp cháo. Họ có công ty, đóng thuế chỉ là phần tượng trưng. Còn công chuyện làm ăn của họ gắn bó mật thiết với maphia Nga. Đôi khi mâu thuẫn quyền lợi thì “Bùm! Bùm”. Một viên đạn cũng có thể giải quyết hết.
Họ thường là những du học sinh Vietnam sang các nước XHCN học từ thời Xô Viết. Họ có học, đầu óc tinh nhanh hơn người khác. Sự kết hợp cái đầu của phương tây cộng với tính cách ma cô của Vietnam thành một công thức tuyệt hảo cho sự thành công ở Nga thời điểm này.
Họ là những người Nga nhất, gia nhập sâu rộng vào xã hội Nga nhiều nhất. Nhưng họ cũng tức thời, con cái thường gửi sang các nước phương tây học. Còn đối với trong nước, càng bất ổn, càng lộn xộn họ càng dễ kiếm tiền. Đối với họ đồng tiền không có quốc gia, không có tâm hồn. Và họ thuộc triết lý “đồng tiền không mùi” của Vespasianus hơn ai hết.

6. Đại gia

Những người này thì ai cũng biết, họ là những người tỷ phú. Khi làm ăn ở Nga không còn thuận buồm xuôi mái họ rút dần vốn về nước. Tôi không đủ tầm và không có diễm phúc gặp những người này. Thế nên cũng không dám chém.

Cộng đồng người Việt

Khác với công đồng người Hoa. Cộng đồng người Việt ở Nga lại không đoàn kết mấy, họ chỉ đoàn kết thành những nhóm nhỏ ( anh em, họ hàng..). Họ cạnh tranh nhau bằng các thủ đoạn. Không bảo vệ, thậm chí còn xì đểu cho CS bắt đối thủ của mình. Hôm tôi đến chợ Liu ( chợ của nguời Việt lớn nhất Mockva bây giờ) gặp ngay vụ hai người Việt đâm nhau gần chết. Kẻ nằm ôm bụng máu me chảy đầm đìa đợi cấp cứu. Còn kẻ bị cảnh sát còng tay dẫn đi. Tôi cũng hóng được hình như là ghen tuông gì đấy. Ngồi uống cafe ở khu người Việt. Thi thoảng lại thấy lao vào nhau DM mày nọ kia, và thật lạ người mình bên này rất hay dùng nắm đấm để nói chuyện phải trái

mikhail-tran
20-10-2015, 20:24
Mình chỉ biết thốt lên một câu: "Tương đồng suy nghĩ và nhận thức" với bác TungNguyenMD. Rất thực tế, thực tế và thực tế, tuy phũ phàng nhưng nó là sự thật.

Tiếp đi bác, đang hay quá!

kimvanchinh
21-10-2015, 09:15
Cám ơn bạn TungNguyenMD, bạn đã cho tôi thêm những tư liệu quý giá về vùng nông thôn Nga giàu đẹp về tiềm năng nhưng đang bị bỏ quên và đày ải do những chính sách bất lương của giới cầm quyền Nga cộng với sự ngu muội do khép kín quá lâu của người mugic Nga đau khổ.
Sự tan hoang của nông thôn Nga và cả Ucraina nữa bên cạnh sự xa hoa của giới cầm quyền, maphia và người giàu có từ thời soviet. Tuy nhiên sang thời nay nó được nhân bội phần. Thế mà họ vẫn phải nhẫn nhục mong chờ một anh hoàng đế nào đó kiểu Pie chứ không phải kiểu Pu hói...
Tôi xin phép bạn down 1 số hình ảnh của các bạn về nông thôn Nga bổ sung kho tư liệu hình ảnh về nước Nga tôi thi thoảng chiếu cho học sinh của tôi.

Mong tiếp tục được đọc nhiều tư liệu và cảm xúc của bạn.

hongtuoi
21-10-2015, 15:47
Thật thú vị làm sao. Ước gì bác em kể nốt đoạn bên trong căn nhà lão nông Nga thì hay.

nguyenloanqt92
21-10-2015, 22:33
Đọc topic của anh mà thấy ngỡ ngàng quá. Em ít hiểu biết về nước Nga, nhưng luôn dành tâm lí yêu thích khi hướng về nó. Thấy 1 sự thật nước NGa như thế, thật buồn.

TungNguyenMD
22-10-2015, 13:27
Rời khu làng chúng tôi chạy thẳng đến hồ Seliger, nơi chúng tôi đã có kế hoạch vào đây nghỉ ngơi thăm thú trên đường đến Saint Petersburg.



Hành trình của chúng tôi


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Duong%20di%20Mos%20to%20Seliger.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Duong%20di%20Mos%20to%20Seliger.jpg.html)



Trên đường đi chúng tôi tranh thủ vào đổ xăng. Và giá xăng ở Nga đây các bác ạ. Đúng là của nhà trồng được nên giá khá rẻ. Quy ra tiền VND của mình khoảng hơn 10.000 đ/ lít


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8172.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8172.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8171.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8171.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 13:29
Chúng tôi bắt đầu rẽ vào những con đường nhỏ hơn




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8121.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8121.jpg.html)



Chạy qua thành phố Rzhev, nơi đây cũng là vành đai bảo vệ Mockva trong cuộc chiến tranh vệ quốc nên có rất nhiều đài tưởng niệm và cả những chiếc xe tăng được lưu lại như thế này nữa




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8072.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8072.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8130.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8130.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 13:30
Những con đường thanh bình



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8142.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8142.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8156.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8156.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8132.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8132.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 13:31
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8133.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8133.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8137.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8137.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8139.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8139.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8149.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8149.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 13:32
Cây táo này trĩu quả không ai hái. Ở Vietnam mình thì......



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8150.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8150.jpg.html)




Và ngạc nhiên chưa? ở đây cũng có chợ cóc y hệt Vietnam mình, và đường xá cũng ổ gà ổ vịt ko khác gì mấy



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8134.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8134.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 13:33
Xe cứu thương trông cũng xập xệ quá


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8140.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8140.jpg.html)



Xe này là Jin 3 cầu phải không các bác?



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8146.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8146.jpg.html)

kimvanchinh
22-10-2015, 19:05
Luôn hóng tin các bạn nhất là về vùng nông thôn Nga.

hongtuoi
22-10-2015, 22:10
Luôn hóng tin các bạn nhất là về vùng nông thôn Nga.

Những cảnh đẹp ở thành phố thì thường mọi người hay đưa lên, vì thường thì mọi người luôn đến các thành phố, đi qua các trung tâm nhộn nhịp giàu sang. Nhưng những thứ đó thì nhiều quá rồi, nên không thú vị bằng cảnh sắc. câu chuyện về góc khuất nghèo nàn của nông thôn Nga ngố, cái mà những người quan tâm đến Nga ngố muốn được nghe và xem, trong đó có em. Nay được bác Tùng Nguyễn cho xem lão già Nga nghèo rớt mồng tơi và những góc phố nghèo nàn, cảm giác của em là vừa tiếc thương cho một đế chế Liên Xô đã chết, tiếc thương cho cái thời nhân dân Liên Xô cùng nhân dân Nga ngố không bao giờ biết đói là gì, bánh mì giò chả ăn ngập răng, bếp lò sáng choang tủ lạnh ti vi đầy nhà làm em là một tên VN nghèo nàn sang được Liên Xô thấy đời sống của nhân dân Liên Xô sung sướng, lòng thầm mong giá nhà ta có được một góc cái bếp của ông Liên Xô kia cùng với tảng thịt trong tủ lạnh thì hạnh phúc làm sao. Bây giờ khốn nạn thay, cái bếp của lão nông Nga còn thua cả cái bếp của lão nông VN thì ta nên rỏ vài giọt nước mắt mà thương cho đời sống nhân dân Nga ngố dưới sự lãnh đạo tài ba của đồng chí Tin hói.

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:22
Chúng tôi tiếp tục chạy, thi thoảng lại gặp một vài thị trấn làng mạc. Còn lại hầu hết là những con đường với hai bên là rừng bạch dương đang ngả sang mầu vàng.

Đây chắc cũng là một nhà máy cũ bỏ hoang, ở dưới người ta quây lại làm cái gì thì tôi cũng không biết vì viết toàn tiếng Nga




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8157.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8157.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8164.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8164.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:23
Nhìn xa như xe quân sự, nhưng đến gần thấy bên trong xe các đồng chí Nga này đang nhậu thì phải




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8169.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8169.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:25
Thi thoảng trên đường có biển báo hiệu cẩn thận thú rừng chạy qua. Tại sao mấy ông Việt nam không sang đây mở quán thịt thú rừng vừa có thu nhập lại làm được việc tốt là đỡ gây nguy hiểm cho nguời tham gia giao thông không nhỉ? Nói vui vậy chứ em thấy nguời Việt mình là ăn uống tục nhất thế giới. Cái gì cũng bỏ vào mồm ăn được, chó, mèo, rắn chuột xơi tất. Gần đây lại có mấy cái phong trào ngâm rượu dê bao tử với heo bao tử. Chẳng biết bổ béo đến đâu nhưng nhìn thấy kinh bỏ cm.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8199.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8199.jpg.html)



Gần tới khu vực hồ nên cũng khá nhiều hàng cá. Tôi học được từ Rư Ba là cá thì phải



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8200.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8200.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8197.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8197.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:26
Cái này cực giống Vietnam mình, bà con nông dân cũng đem nông sản ra đường bán cho khách đi qua. Tôi không xuống xem nên ko biết là cái gì chứ nhìn thế này lại nhớ đến bà bán cà muối ở Vietnam các bác ạ




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8198.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8198.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8202.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8202.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:27
Hello Ostaskov



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8203.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8203.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:40
Đến Ostaskov thì cũng đã quá trưa nhìn thấy cái nhà hàng này chúng tôi tại vào đánh chén



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1831.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1831.jpg.html)



Trên nhà hành có biểu tượng em gái sexy nghĩ là sẽ có em gái sexy phục vụ nên cứ vào thôi



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1832.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1832.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:41
Ai ngờ một em ăn mặc như dân văn phòng ra hỏi các anh ăn gì.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1837.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1837.jpg.html)



Menu toàn tiếng Nga



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1834.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1834.jpg.html)



Nhưng beer thì ngon tuyệt



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1839.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1839.jpg.html)



Súp cũng quá ngon



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1840_1.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1840_1.jpg.html)

TungNguyenMD
22-10-2015, 23:42
Vừa ăn vừa nhìn qua ô cửa kính ngắm lá vàng rơi theo gió cũng là một cái thú



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1845.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1845.jpg.html)



Và đây là tổng thiệt hại. Khoảng 30 USD cho 4 người, quá rẻ



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20150930_180032.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20150930_180032.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:06
Thị trấn Ostaskov

Thị trấn Ostaskov là một thị trấn nhỏ thơ mộng nằm ven hồ Seliger. Nếu không có hồ Seliger thì chắc cũng chẳng ai đến thị trấn này làm gì và nó không thể nổi tiếng đến thế. Nhưng hiện tại thị trấn này cũng hoang tàn và đổ nát. Nước Nga quá rộng, người ta có quá nhiều điều quan tâm hơn là xây dựng lại để thu hút khách du lịch.

Nhưng chính vẻ hoang tàn của thị trấn kết hợp với sắc mầu thu vàng của nước Nga, nó tạo cho người ta một cảm giác man mác buồn và hoài cổ. Có lẽ không đâu trên thế giới này lại có được một sự kết hợp khéo léo và diệu kỳ như thế




Vài hình ảnh hơn mọi lời bình



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8252.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8252.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8247.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8247.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:07
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8244.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8244.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8249.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8249.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:08
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8251.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8251.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8250.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8250.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:09
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8245.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8245.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8241.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8241.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:11
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8218.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8218.JPG.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8221.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8221.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:12
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8237.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8237.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8228.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8228.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:13
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8240.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8240.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8238.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8238.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:32
Google map nó đưa chúng tôi đến tận cái “resort” mà chúng tôi đã thuê qua booking.com.
Và thật không ngờ nó đẹp hơm trong trí tưởng tượng của chúng tôi nhiều. Có 2.500 ruble/ phòng như thế này. Đi du lịch nước Nga vào thời điểm này quá rẻ



Ngoài đường nhìn vào


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8214.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8214.JPG.jpg.html)


Toàn bộ khu ở bên trong


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1852.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1852.jpg.html)



Có bộ bàn ghế ngoài trời để ăn sasluc luôn



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1854.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1854.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:33
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_123939.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_123939.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20150930_182933.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20150930_182933.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20150930_182847.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20150930_182847.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:34
Vào tới nơi có mỗi nhóm chúng tôi là khách duy nhất nên tên tôi đã được để trên bàn và xuất hóa đơn đường hoàng



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1858.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1858.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:36
Nội thất phòng chúng tôi. Chúng tôi được ở trong căn nhà Nga truyền thống, toàn bằng gỗ và có sưởi. Nói chung rất hiện đại và quá hài lòng





https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1847.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1847.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1857.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1857.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1848.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1848.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1849.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1849.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1851.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1851.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:49
Số tôi may mắn có 2 người bạn đồng hành nấu ăn rất tốt. Tiện cái “resort” này của chúng tôi cho nướng thịt ngoài trời. Vậy là lên kế hoạch, 2 ông đó đi chợ, về nướng thịt sasluc. Còn lại mình tôi không biết làm gì, đành lấy cái xe đạp đạp ra hồ.
Cái cảm giác đạp xe xuyên qua một khu rừng nhỏ, cuốn đi lá vàng xào xạc dưới chân. Vội vàng đi ra hồ để bắt lấy những tia nắng cuối cùng trong ngày còn rơi rớt xuống mặt hồ Seliger. Đó là một trải nghiệm trong đời mà tôi không thể quên được




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8258.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8258.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8259.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8259.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8271.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8271.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8275.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8275.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8276.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8276.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
23-10-2015, 00:58
Tôi về tới nơi cũng là lúc những người bạn đã chuẩn bị nướng sasluc gần xong. Ngồi nhâm nhi ly rượu vodka với món thịt nướng nóng hổi giữa cái thời tiết lành lạnh của Nga. Wow! Sao mà đã




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1880.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1880.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1882.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1882.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1884.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1884.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1885.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1885.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1886.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1886.jpg.html)



Đến tối nhiệt độ xuống rất nhanh, chúng tôi quàng chăn ngồi ăn như thế này đây



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1889.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1889.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 00:57
Sáng hôm sau chúng tôi quyết tâm dậy sớn để đạp xe quanh thị trấn và xuyên ra đảo của hồ hồ cho nó đã. Mượn được bà chủ Resort 2 cái xe đạp thế là ung dung lên đường. Tôi và bạn đồng hành mỗi nguời mang một máy ảnh để người nọ chụp cho người kia.




Khu rừng và đường phố đã vắng trong buổi sớm mai còn vắng lặng hơn. Khác với cái không khí ồn ào của những thành phố lớn



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8297.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8297.jpg.html)

https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8305.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8305.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4780.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4780.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4783.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4783.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4789.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4789.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 00:59
Cảnh vật rất thơ mộng


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4785.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4785.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4784.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4784.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4786.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4786.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4787.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4787.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 01:00
Nhưng cũng thật lãng phí, vì nơi đẹp như thế này mà rất nhiều nhà bỏ không, hoang phế và đổ nát



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8309.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8309.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8311.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8311.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4791.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4791.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4792.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4792.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4798.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4798.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4800.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4800.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 01:02
Có vẻ như Chúa không còn thiết tha với nơi này nữa nên nhà thờ cũng bỏ hoang luôn.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8319.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8319.jpg.html)



Những con đường đẹp như trong truyện cổ tích



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4812.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4812.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4824.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4824.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 01:03
Chúng tôi đạp xe xuyên qua con đường hai bên là hồ



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4826.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4826.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4830.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4830.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 01:05
Đi khoảng 2 km thì thấy hết đường nhựa và trước mặt có biển báo toàn tiếng Nga. Có vẻ đây không welcome khách nước ngoài mấy nên đâu đâu cũng tiếng Nga mà không có lấy một chữ tiếng Anh nào



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4846.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4846.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4850.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4850.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 01:06
Bạn đồng hành dừng lại còn tôi thì vẫn máu, đạp xe đạp đi vào và sau đó trèo lên một quả đồi. Hóa ra hai bên toàn rừng thông. Tôi đi một đoạn nữa rồi quay về. Nghe đồn bọn cướp hay giết người, vùi xác trong rừng nên cũng dát chết quay về.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1895.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1895.jpg.html)

TungNguyenMD
25-10-2015, 01:07
Về tới nơi, chúng tôi có bữa sáng của Nga truyền thống, Nhà ăn cũng được trang hoàng cũng rất đẹp đẽ.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_124041.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_124041.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_124105.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_124105.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_130121.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_130121.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_130134.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_130134.jpg.html)


Ăn xong, thu xếp hành lý. Chúng tôi tạm biệt những con nguời mến khách rồi lại lên đường. Nhằm hướng Novgorod thẳng tiến

kimvanchinh
25-10-2015, 07:03
Cám ơn bạn TungNguyen đã có những hình ảnh và cảm nhận giúp tôi như được thăm lại nông thôn Nga yêu dấu và bi thương. Đi xuyên một phần nước Nga qua cả vùng nông thôn bằng xe hơi, bạn được diễm phúc chiêm ngưỡng một vùng thiên nhiên Nga đẹp không thua kém các vùng đất châu Âu tương tự khác. Bạn được thấy cảnh vật mang dấu ấn con người nơi đây từ thời Romanov hoặc xa hơn qua các nhà thờ cổ, nhà cổ, rồi thời Soviet với những bức tượng đài và các ngôi nhà tập thể đơn điệu, rồi thời Enxin-Putin với những biển quảng cáo loạn xì ngầu và những công trình thương mại ăn xổi ở thì...

Những gì còn lại để ngưỡng mộ nước Nga vĩ đại chính là thiên nhiên hào phóng và mĩ miều Nga, chính là những thành tựu dân Nga đã làm thời Romanov (thời Pie)...

Tôi không thương hại dân Nga, thực ra chúng ta còn đáng thương hại hơn họ nhiều. Tôi chỉ buồn cho một vùng đất với những con người đã tạo nên một dân tộc vĩ đại được gọi là Nga, do sự trớ trêu của lịch sử, mất mấy chục năm mà vần chưa tìm ra lối thoát cho mình để đi đến văn minh.

Cám ơn bạn lần nữa, lâu rồi trên phuot ít có bài post độc đáo như của bạn.

kimvanchinh
25-10-2015, 08:45
Xin phép bạn TungNguyen cho tôi post ké mấy bức hình tôi chụp năm 2014 ở ngay khu trung tâm (Sadovajia) của St Petersburg liên quan đến sự tàn tạ của nền công nghiệp vè giao thông Nga. Nó ăn nhập với các mô tả của bạn về nông thôn Nga trên topic này. Hồi tôi viết năm 2012-2014 về nước Nga trên phuot, khi nói về những sự thật của nga và nói suy nghĩ của mình, bị những người hình như trong "Hội những người yêu Nga" ném đá và mạt sát nữa... Tôi thấy buồn thương cho người Việt mình ở chỗ đó.

Ngày trước, khi chúng tôi học và ăn nhờ ở đậu, thậm chí kiếm được tiền nữa ở Nga, chúng tôi mới chỉ thấy cái bên ngoài, cái nhất thời, cái lợi ích của mình mà chưa biết hết những đau khổ, bi ai của mảnh đất và dân tộc vĩ đại ấy. Nay nhiều sự thật đã được phơi bày. Rất tiếc cả 2 lần tôi ghé lại Nga toàn là những chuyến đi chớp nhoáng chỉ đủ để đi thăm lại những nơi ở thành phố lớn. Nếu tôi có điều kiện quay lại Nga thăm lần nữa dài hơi hơn, tôi sẽ có chuyến đi như bạn, rồi đi dọc sông Volga, sông Don phía hạ lưu, rồi ghé thăm vùng Viễn Đông nữa...

Đây là cổng một nhà máy nay bỏ hoang có sử dụng 1 góc làm khách sạn và sửa xe.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC05883_zpsxl1xt6bo.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC05883_zpsxl1xt6bo.jpg.html)

Đây là xe Zin vẫn chạy đây. Cái này mới là 2 cầu, nếu có cái trục để tự kéo phía trước mới là 3 cầu.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC05896_zpsjoykqjro.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC05896_zpsjoykqjro.jpg.html)

Xe Lada Nga đây. Thế mà hiện nay có tin hãng này định liên doanh với VN để xuất khẩu xe vào TPP.

https://i1295.photobucket.com/albums/b638/kinhtren/DSC05898_zpsywj4v1lk.jpg (http://s1295.photobucket.com/user/kinhtren/media/DSC05898_zpsywj4v1lk.jpg.html)

trminh
25-10-2015, 12:57
Trò chuyện ngoài trời một chút chúng tôi ngỏ ý muốn vào thăm nhà ông lão. Ông lão đồng ý, dẫn chúng tôi vào nhà. Mở cái cổng lẫn cái cửa xiêu vẹo không có khóa, ông dẫn chúng tôi vào căn bếp.
Một mùi hôi thối xộc lên mũi chúng tôi. Thú thật tôi cũng đã đi gặp nhiều đồng bào dân tộc ở biên giới phía bắc nước mình nhưng chưa gặp phải cái mùi này bao giờ. Nó rất khó chịu, như kiểu ông ta nuôi lợn ở chung với người.
Dẫn chúng tôi vào căn bếp khoảng 9m2, chật đến nỗi đứng ở góc này thì không thể chụp góc kia một bức ảnh đến 2/3 bức tường. Xung quanh là những đồ đạc cũ nát, nhếch nhác và bẩn thỉu.



Toàn cảnh căn bếp, cái này gọi là lò sưởi


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8047.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8047.jpg.html)



Lavabo



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8058.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8058.jpg.html)



Lịch



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8053.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8053.jpg.html)


Bếp



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8052.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8052.jpg.html)


Hành dự trữ



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8050.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8050.jpg.html)

Căn nhà hôi mùi gì bạn? Mình nhìn hình thấy tươm tất sạch sẽ mà vả lại mình ko thấy họ có nuôi con vật gì đâu?

Bachduong65
25-10-2015, 16:27
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8271.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8271.JPG.jpg.html)


Nước Nga có một mùa đặc biệt, một mùa rất ngắn ngủi. Một mùa mà hạ đã qua và thu vừa chợt tới. Mùa đó là Hạ Rớt. Mùa hè của nước Nga sáng bừng lên, xanh mướt, rất đẹp nhưng quá ngắn ngủi, chỉ trong 3 tháng 6-7-8. Tháng 9 là tháng lưu luyến mùa hè. Ánh nắng của mùa này thường vàng ruộm. Bức ảnh này của bác thật tuyệt, lột tả nét đẹp của Hạ Rớt. Cảm ơn bác đã có một topic hay, hình ảnh đẹp, lời bình cho một nông thôn Nga (đoạn này chắc chưa ra đến TP ;) ) cũng giản dị, chân thực & khách quan.

TungNguyenMD
25-10-2015, 17:28
Căn nhà hôi mùi gì bạn? Mình nhìn hình thấy tươm tất sạch sẽ mà vả lại mình ko thấy họ có nuôi con vật gì đâu?


Tôi không biết tả cái mùi đó như thế nào. Cũng không nhìn thấy họ nuôi con vật gì. Nhưng cái mùi đó thì đến tận bây giờ tôi cũng chưa thể quên được

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:32
Chúng tôi bắt đầu chạy qua những ngôi làng đổ nát, những cánh đồng hoang phế không ai làm. Hình ảnh chiếc máy liên hợp gặp đập trong sách giáo khoa tiếng Nga của chúng tôi ngày xưa chắc cũng đã lùi vào dĩ vãng. Những hình ảnh hiện nay là những chiếc xe cũ rích, nhả khói ì ạch trên những con đường đầy ổ gà ổ trâu. Thi thoảng những chiếc xe lại vạo sang phải, nghiêng sang trái gồng mình để làm sao vừa chống đỡ được sức nặng trên lưng nó vừa khỏi bị lật xuống đất.





https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8358.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8358.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8372.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8372.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8411.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8411.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:33
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8382.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8382.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8386.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8386.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8387.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8387.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:34
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8400.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8400.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8390.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8390.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8403.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8403.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:35
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8406.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8406.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8408.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8408.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:36
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8409.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8409.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8413.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8413.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:49
Thi thoảng chúng tôi cũng gặp những ngôi làng tươi mới hơn, nhìn nhà cửa có vẻ sáng sủa hơn. Nhwung tất cả các ngôi làng của Nga đều có một điểm giống nhau là yên ắng, vắng lặng và rất ít gặp người. Có lẽ cũng giống với vùng nông thôn Việt Nam, ở đây chúng tôi cũng chỉ gặp những người già chống gậy đi ra đường, còn thanh niên thì tuyệt nhiên không thấy. Chắc cũng lên thành phố làm xe ôm, ghi đề, bán hàng rong hay cái gì đó chăng???




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8415.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8415.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8412.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8412.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8397.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8397.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:51
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8393.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8393.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8396.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8396.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8399.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8399.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:51
Trạm chờ xe bus bên đường cũng vắng lặng



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8429.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8429.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8427.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8427.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 10:53
Nhưng phong cảnh thiên nhiên thì thật tuyệt vời


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8417.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8417.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8424.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8424.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8428.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8428.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 11:35
Chúng tôi chạy cách Ostaskov khoảng 50 km ( vẫn là ven hồ Seliger) đến một ngã 3. Hỏi đường Mr Google thấy nói rẽ trái, vậy là chúng tôi rẽ. Cũng xin nói thêm là nước Nga rộng mênh mông. Mỗi một thành phố cách nhau cả mấy trăm km là chuyện bình thường. Mà còn chạy vòng vèo vào trong các khu nghỉ dưỡng, làng mạc. Nên chuyến đi của chúng tôi phải nhờ vào các phần mềm dẫn đường. Ba chúng tôi mỗi nguwoif dùng một phần mềm dẫn đường. Tôi dùng google, Jo dùng mep.me, còn ông anh dùng phần mềm gì của Nga mà tôi ko nhớ tên

Rẽ trái chúng tôi bắt đầu chạy vào con đường đất. Mọi người cũng ngạc nhiên hỏi xem có bị nhầm đường không. Nhưng tuyệt đối tin tưởng vào sự dẫn dắt tài tình của ngài Google nên tôi nói “ Cứ đi đi, trên map nó báo có 6 km là đường xấu thôi, hết chỗ này thì lại ngon”

Ông tài xế mặt căng thẳng vì xót xe, đường đất như thế này mà ông ấy chạy trung bình 10km/h maxspeed là 20km/h. Trong khi Novgorod cách chúng tôi gần 400 km nữa. Chạy hết 10km rồi mà đường vẫn xấu, cả tiếng đồng hồ không có lấy một chiếc xe chạy ngược chiều. Ông tài xế bắt đầu lo lắng thật sự. Miệng bắt đầu xả một tràng tiếng Nga mà tôi không hiểu gì ( mãi về sau mới biết là ông ấy chửi thề). Ông này bản lĩnh kém, với lại chắc ít đi phượt như VN mình nên cóng. Chứ như em đã từng chạy xe phượt đoạn trường sơn tây mà nửa ngày không gặp xe nào là hết sức bình thường. Còn đường xấu ư? Con đường này em mà chạy ít nhất cũng phải 80km/h chứ không phải rùa bò như ông ấy.

Chạy thêm một lúc, gặp chiếc xe làm đường, dek tin vào google nữa ông tài xế nhảy xuống hỏi đường. Sau một hồi xì xồ gì đó ông ta nhảy lên xe và đi tiếp với nét mặt không khỏi căng thẳng.

Đang chạy tự nhiên có một chiếc xe chạy ngược chiều. Mặt ông tài xế giãn ra, tươi cười và xả tiếp ra một tràng tiếng Nga. Được dịch lại là “ Ơn Chúa, có xe kia rồi, mà xe này mang biển đăng ký của Saint Petersburg”

Nhưng chạy thêm cả tiếng nữa vẫn không thấy xe nào, đường vẫn đường đất, lầy lội. Lúc này cả đoàn chúng tôi nghĩ là đã lạc đường thật. Quyết định không tin vào google nữa mà dùng map.me.

Ơn trời, trên map.me rõ ràng hơn google nhiều, nó có chỉ rõ: đường nào to, đường nào nhỏ. Chứ không như google chỉ tìm đường ngắn nhất. Sau một hồi chúng tôi vòng vèo theo map.me thì cũng ra được đường cao tốc từ Mockva đi Saint Petersburg. Cả đoàn thở phào nhẹ nhõm




Chúng tôi chạy khoảng 50km rồi mà vẫn là ven hồ hồ Seliger. Thế mới biết hồ này nó rộng thế nào




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8369.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8369.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8368.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8368.jpg.html)




Đến một ngã 3, chúng tôi bắt đầu rẽ vào con đường đất





https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8367.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8367.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 11:37
Sâu hun hút và dài thăm thẳm, xung quanh không một bóng người, đường thì lầy lội khó đi




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8376.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8376.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8375.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8375.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 11:38
Có dấu vết của xe làm đường



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8374.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8374.jpg.html)




Và đã gặp, ông tài xế nhảy xuống hỏi đường




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8377.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8377.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 11:40
Vẫn hoang vắng, âm u, có gì đó liêu trai ghê rợn


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8380.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8380.jpg.html)



Sau một hồi chạy theo map.me cũng ra được con đường nhựa



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8434.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8434.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8435.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8435.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 11:40
Khi nhìn thấy cái biển này cả đoàn mới thở phào nhẹ nhõm



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8437.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8437.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 12:31
Con đường cao tốc chạy từ Mockva đi Saint Peterburg cũng chẳng có gì để mà nói nhiều. Ngoại trừ một vài hình ảnh rất giống Vietnam nên em đưa lên hầu các bác



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8438.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8438.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 12:33
Nhìn hình ảnh này thấy giống CS Việt nam lập chốt bắn tốc độ quá các bác ạ. Nhưng không, có thể xxx ăn bẩn, nhận hối lộ. Nhưng riêng chuyện bắn tốc độ nó đoàng hoàng hơn ở ta nhiều. Đến đoạn nào có camera bắn tốc độ nó đề ghi rõ tốc độ được chạy, ở dưới có vẽ thêm hình cái máy ảnh có nghĩa là bị ghi hình tốc độ. Còn camera tốc độ nó treo cao và rõ ràng bắn như thế này chứ không núp, bắn nhìn mất cả tư cách như ở ta. Ngoài chuyện đó ra tôi hỏi ông tài xế thì ngoài chuyện uống rượu lái xe bị khởi tố ra nếu gặp cảnh sát Nga cũng có thể chi 50/50 hay gọi điện thoại cho người thân được. Nói chung là anh em với nhau nên nó cũng dek khác nhau chuyện này




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8439.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8439.jpg.html)




Camera của nó đây, đường hoàng bắn tự động chứ không dùng cơm bắn để chui lủi –hòng trục lợi trên luật pháp




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8067.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8067.jpg.html)




Còn đây hình như là đồn CS, em ko biết tiếng Nga bác nào biết thì confirm lại hộ em với



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7863.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7863.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 12:34
Bạn làm đường cũng chắn lại một bên như ta. Vấn đề là tài xế của họ không chen lấn xô đẩy và không có những thằng xe biển xanh tự cho mình cái quyền ưu tiên khùng khùng đòi đi trước. Hay là có mà em không biết các bác nhỉ




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7866.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7866.jpg.html)




Ông già này chắc cũng đợi bắt xe khách qua đường giống VN



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8442.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8442.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 12:35
Nhìn cái ảnh này em thấy giống Vietnam quá các bác à. Bà con nông dân cũng đem các sản vật của mình trồng cấy được ra bán cho khách qua đường. Nhưng có một điều chắc khác Vietnam đó là em tin những đồ này không dùng thuốc tăng trưởng và thuốcc sâu của Tàu.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8443.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8443.jpg.html)



Chúng tôi không chạy thẳng đến Saint Petersburg mà chạy vào Novgorod đã.
Chạy một đoạn thấy đường rẽ vào Novgorod chúng tôi rẽ vào. Do đất rộng nên khi thiết kế người ta làm đường rẽ vào lên cầu vượt cũng to, đẹp rộng hơn ở ta nhiều




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8446.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8446.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 15:14
Veliky Novgorod

Tại sao chúng tôi lại chọn Veliky Novgorod trên hành trình của mình? Kể ra cũng khó, mỗi người một sở thích, tôi tuy chưa già lắm nhưng tính lại thích những kiểu cổ cổ và ham thích lịch sử nên phải chọn Novgorod trong điểm đến là đương nhiên. Nói về Novgorod thì dài dòng nhưng nó như kiểu cố đô Hoa lư của mình ấy các bác ạ. Trong khi các cố đô của mình thì chẳng còn gì, nhưng không riêng gì Novgorod tôi thấy hầu như khắp các cố đô của châu Âu và trên thế giới họ đều giữ gìn, bảo quản rất tốt và còn sót lại khá nhiều. Chính thế nên cái từ rực rỡ mà chúng ta hay dùng cũng nên xem xét lại xem chúng ta ở đâu làm được cái gì mà nay sao không còn gì cả.

Dài dòng quá, như tôi đã nói ở trên. Novgorod là một trong những thành phố cổ nhất nước Nga. Là nơi đâu tiên Ryurich đặt nền móng cho đế chế của mình xây dựng lên triều đại đầu tiên trong lịch sử nước Nga.
Thành phố này được thành lập vào năm 859 Ryurich đặt thủ phủ của mình ở đây và sau khi thống nhất được các bộ tộc người Slav vào năm 862 thì Novgorod đương nhiên trở thành thủ đô của đế chế . Nghe có vẻ muộn các bác nhỉ nhưng sự thực thì nước Nga là một xứ xa xôi so với châu Âu và quá xa so với cái nôi của trung tâm văn hóa châu Á (Trung quốc). Nên sự qua lại tác động văn hóa vào đời sống của những người này cũng ít vậy nên họ phát triển muộn và có những điểm khác xa châu Âu và cũng chẳng giống châu Á.

Vào thời khởi điểm, tôn giáo của họ cũng là tôn giáo đa thần, nhưng không ảnh hưởng trực tiếp của tôn giáo đa thần Hy lạp, cũng chẳng có mấy liên quan đến các vị thần của người bắc Âu mà họ thờ chủ yếu có mấy vị:

1. Perun: Thần Sấm
2. Dazbog: Thần mặt trời
3. Stribog: Thần gió
4. Svabog: Thần lửa

Các truyền thuyết và chuyện thần thoại về các vị thần này cũng không nhiều. Chính vì thế chúng ta cũng ít được nghe tuyên truyền về Thần thoại Nga trong thời kỳ trước.
Phải nói rằng cuộc sống cả về tâm linh lẫn vật chất của người Nga vào thế kỷ thứ 9 còn đơn giản lắm.
Đến khi nước Kievan Rus ra đời thì Novgorod vẫn là thành phố quan trọng thứ 2 trong đế chế vì Thái tử sắp sửa lên cầm quyền hầu như bao giờ cũng được gửi về Novgorod tập sự trước. Và không ngoại lệ Yaroslav I ( Yaroslav anh minh) cũng đã khởi nguồn từ đây. Ông cho xây thánh đường Sophia một trong những thánh đường đầu tiên của chính thống giáo tại nước Nga bấy giờ.

Từ khi có Yaroslav trong suốt 5 thế kỷ ( kể cả thời làm thuộc quốc cho Mông cổ), Novgorod luôn là trung tâm hành chính văn hóa của cả nước Nga. Chỉ cho đến khi Ivan IV cho phép Oprichnina tiêu diệt thành phố này. Hàng loạt các boyar bị giết, đi đày tới Mockva, Yaroslav. Hàng nghìn dân chúng bị chém đầu và từ đó đến tận bây giờ Novgorod mãi mãi chỉ là một xứ bé nhỏ, tồi tàn, lạc hậu và không bao giờ phát triển được nữa. Hành động của Ivan đệ tứ đối với quê hương, đất thang mật của chính mình đã làm cho ông được gắn với cái tên Ivan Bạo chúa




Hello Veliky Novgorod



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8451.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8451.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 15:16
Thành phố Novgorod đón chúng tôi với con đường có những hàng cây khum lại như Chúa che chở cho những nguời dân nơi đây không bao giờ phải chịu đau khổ như những gì họ phải chịu nữa.





https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8459.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8459.jpg.html)




Một thành phố nhỏ, yên bình với 20 vạn dân. Ai biết được trong quá khứ nó đã chịu những thảm sát lớn như thế nào




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8460.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8460.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8452.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8452.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 15:17
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8465.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8465.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8463.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8463.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8461.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8461.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 15:19
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8477.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8477.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8471.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8471.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8466.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8466.jpg.html)

TungNguyenMD
31-10-2015, 15:20
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8478.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8478.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8479.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8479.jpg.html)

kimvanchinh
31-10-2015, 17:40
Ôi, cám ơn bạn TungNguyen đã có những bức ảnh và thông tin tuyệt vời về vùng đất trung tâm nước Nga. Novgorot.

hongtuoi
31-10-2015, 20:38
Ảnh thiên nhiên và nông thôn Nga bác Tùng Nguyễn chụp đẹp quá! Cắt góc rất chặt chẽ, chất lượng ảnh tốt. Xin phép quan bác cho phép em down vài cái thiên nhiên rừng Nga về làm dekstop cho cái máy tính của em. Đa tạ quan bác.

kimvanchinh
31-10-2015, 22:03
Tôi cũng xin phép chủ topic TungNguyen down nhiều ảnh về nông thôn Nga bổ sung kho ảnh đương đại Nga. Thật thương cho đất nước hùng vĩ và dân tộc Nga lầm lũi, cảnh nông dân sống trên đồng đất phì nhiêu mà bán khoai tây trên những chiếc bàn rệu rã rất ít người mua mà trong các thành phố lớn thiếu thực phẩm... phải xếp hàng dài bên kioc product... thật trớ trêu và buồn tủi cho một dân tộc đã một thời hoàng kim...

Cảnh nông thôn Nga tiêu điều cả về nhân lực và tài sản đã có từ thời soviet, nay lại càng trầm trọng thêm bởi chính sách ăn xổi ở thì chỉ vỗ béo mấy nhà giàu thành phố của ông hói Pu

TungNguyenMD
01-11-2015, 07:31
Tôi cũng xin phép chủ topic TungNguyen down nhiều ảnh về nông thôn Nga bổ sung kho ảnh đương đại Nga. Thật thương cho đất nước hùng vĩ và dân tộc Nga lầm lũi, cảnh nông dân sống trên đồng đất phì nhiêu mà bán khoai tây trên những chiếc bàn rệu rã rất ít người mua mà trong các thành phố lớn thiếu thực phẩm... phải xếp hàng dài bên kioc product... thật trớ trêu và buồn tủi cho một dân tộc đã một thời hoàng kim...

Cảnh nông thôn Nga tiêu điều cả về nhân lực và tài sản đã có từ thời soviet, nay lại càng trầm trọng thêm bởi chính sách ăn xổi ở thì chỉ vỗ béo mấy nhà giàu thành phố của ông hói Pu

Cám ơn bác Kimvanchinh đã động viên cháu. Có lẽ bác cùng thế hệ với bố cháu. Cũng suốt ngày đau đáu về nước Nga.
Cháu cũng có cùng suy nghĩ như bác. Lẽ ra với một quốc gia có tài nguyên nhiều nhất nhì thế giới, đất rộng, người thưa, được thừa hưởng nền khoa học kỹ thuật từ thời Soviet để lại. Họ không phải nền kinh tế số 1 thì cũng phải số 2 thế giới. Chứ không phải lẹt đẹt, hoang tàn như bây giờ

TungNguyenMD
01-11-2015, 07:32
Ảnh thiên nhiên và nông thôn Nga bác Tùng Nguyễn chụp đẹp quá! Cắt góc rất chặt chẽ, chất lượng ảnh tốt. Xin phép quan bác cho phép em down vài cái thiên nhiên rừng Nga về làm dekstop cho cái máy tính của em. Đa tạ quan bác.

Cám ơn bác đã động viên

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:21
Thú thật có lẽ do mình đã già nên tôi thích cái cảnh thành phố Novgorod thanh bình hơn là Moscow vội vã, hối hả hay St Petersburg chật ních khách du lịch. Ở đây bạn có thể thoải mái, chậm rãi hít thở không khí trong lành và nắm tay hồng nhan tri kỷ đi dạo dưới những tán lá vàng rực và nghe tiếng lá thu thì thầm xào xạc như muốn nói “ Love you for ever”. Nhưng thực tại là đoàn chúng tôi đi gồm 3 thằng đực. Vậy là ông nào ông đấy tay thì nắm máy ảnh, tay thì nắm chặt túi rồi rảo bước trên đường.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4861.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4861.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4862.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4862.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:22
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4864.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4864.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4873.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4873.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:23
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4881.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4881.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4890.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4890.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:24
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4906.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4906.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4913.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4913.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4946.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4946.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:29
Thế nhưng thành phố cũng không thoát ra khỏi nét buồn thảm thời suy thoái. Chúng tôi gặp ở dọc đường rất nhiều những ông bà già bán hàng rong với những sản vật gì mà chúng tôi không biết. Hay những người tàn phế rồi những người già ăn xin bên cạnh những bờ tường tróc lở




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1901.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1901.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1900.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1900.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:30
Hầu như tòa nhà nào mà xây dựng từ thời Soviet cũng phải có biểu tượng búa liềm cho nó thắm tình đoàn kết công nông



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1904.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1904.jpg.html)




Cô này đeo cái gì trên người bác nào biết tiếng Nga dịch hộ em với



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1902.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1902.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:31
Thấy có cửa hàng bán đồ cho vật nuôi chúng tôi vào đây. Sự ngạc nhiên chúng tôi gặp không phải là ở đây có bán đồ gì đặc biệt mà là cô nhân viên bán hàng cực kỳ xinh đẹp. Thế nên ông nào cũng xin chụp cùng với cô ấy 1 kiểu làm kỷ niệm




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1905.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1905.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1906.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1906.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1911.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1911.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:33
Đến Veliky Novgorod thì phải đến Kremlin. Các bạn đừng nhầm điện Kremlin ở Moscow mà đây là điện Kremlin nơi Ryurick xây dựng lên đế chế đầu tiên của nước Nga. Đưa nước Nga từ xã hội công xã thị tộc trở thành nước Quân chủ chuyên chế. Cái này chắc nó giống như đất Phong châu – Phú thọ nhà mình nơi Vua Hùng dựng nước Âu lạc. Có khác là vua Hùng đã quá lâu rồi – trước Ryurick cả mấy nghìn năm nên chỉ còn trong truyền thuyết và không còn di tích gì sót lại thì Kremlin này còn hầu như y nguyên vì nó chỉ được bắt đầu vào thế kỷ thứ 10 mà thôi. ( Bác nào biết tiếng Nga dịch giúp em xem cái từ Kremlin là gì. Theo suy đoán của em chắc nó là Cung điện hay pháo đài gì đó chứ dứt khoát không phải là danh từ riêng phải không ạ?)

Bên ngoài Kremlin là quảng trường Yaroslav được đặt tên theo vị minh quân của nước Nga. Nhưng chúng tôi đến chẳng thấy tượng Yaroslav Anh minh đâu cả mà lại thấy tượng ông Nin hói đứng sừng sững quay mông vào Kremlin. Ừ có lẽ dựng tượng ông ấy cho bà con Novgorod đỡ thiệt thòi




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8484.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8484.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8481.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8481.jpg.html)

TungNguyenMD
03-11-2015, 11:34
Đối diện với Kremlin qua phía bên kia quảng trường đó là tòa thị chính thành phố. Cũng mang đặc trưng kiến trúc Soviet



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8480.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8480.jpg.html)



Cổng của Kremlin phía xa



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8485.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8485.jpg.html)

kimvanchinh
03-11-2015, 22:44
Cô này đeo cái gì trên người bác nào biết tiếng Nga dịch hộ em với



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1902.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1902.jpg.html)



Cô ấy quảng cáo cho ngân hàng thôi. Hàng chữ có nghĩa: "Bạn hãy đến với (ngân hàng) của chúng tôi khi cần đến tiền bạc"

kimvanchinh
03-11-2015, 23:05
Kremlin, tiếng Nga là Кремль, có nghĩa là một pháo đài có tường bao quanh với các công trình bên trong như nhà thờ, pháo đài, trụ sở hành chính cổ, hoặc có nghĩa là 1 thành phố nhỏ với tường bao quanh. Ở các thành phố cổ của Nga, bắt buộc phải có khu trung tâm được kiến trúc như một pháo đài gọi là Kremlin.
Về ngôn ngữ, có 1 số giả thuyết về nguồn gốc từ Kreml xuất phát từ một từ hy lạp cổ "kremnos" nghĩa là một tường thành bao quanh ngọn đồi bên sông... Có giả thuyết khác là từ Kreml xuất phát từ tiếng Nga với nghĩa cổ là thành quách, pháo đài bảo vệ (bằng gỗ)...

Việc ở nhiều thành phố đều có Kremlin là hiển nhiên vì Kremlin chính là pháo đài trung tâm của các thành phố cổ của Nga. Do vậy Kremlin ở Moscow phải gọi là Moskovskayja Kremlin để phân biệt với Novgorodskyja Kremlin...

TungNguyenMD
07-11-2015, 10:29
Cám ơn bác Kimvanchinh đã dịch giúp cháu mấy chữ tiếng Nga và giải thíc cho cháu hiểu về Kremlin. Cháu xin tiếp

Như tôi đã nói, Novgorod là thủ đô đầu tiên của nước Nga. Nhưng có điều đáng thú vị hơn nữa đây chính là cái nôi của nền cộng hòa của nước Nga. Họ đã làm việc này từ thế kỷ XII việc mà mãi sau này vào thế Kỷ XX ông Nin hói mới làm được. Và không biết dân Nga còn giữ được nền cộng hòa hiện tại bao nhiêu lâu nữa khi có kẻ giờ đây đang ngấp nghé cái ngai vàng của Sa hoàng. Nếu thế thì nền cộng hòa hiện tại xét về thời gian thì còn thua nền cộng hòa của Novgorod nhiều lắm.

Ở Novgorod cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Veche ( Giống như Nguyên lão nghị viện của La mã trước đó và Quốc hội sau này). Từ đó họ bầu ra các chức danh để cai trị, thường là các chức danh này rơi vào tay các Boyar. Nền cộng hòa của Novgorod tồn tại được hẳn những 340 năm. Chỉ cho đến khi Ivan III sát nhập vùng đất Novgorod vào Công quốc Mockva thì nền cộng hòa mới chấm dứt. Và kể từ đây sự độc lập của Novgorod mất hẳn và mọi vấn đề đều phải báo cáo cho Mockva.




Cổng vào Kremlin



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4871.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4871.jpg.html)




Hai bên tường thành, thành cao, hào sâu. Chỗ hào này thời trung cổ có lẽ là nước.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4870.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4870.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 10:31
Xa xa là tháp Metropolitan nổi tiếng ( còn nổi tiếng do cái gì tôi sẽ nói sau)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8489.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8489.jpg.html)



Còn đây là tháp Spasskaya cũng nổi tiếng



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8519.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8519.jpg.html)



Những tháp canh quanh tường thành



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4954.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4954.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 10:32
Bên trong tường thành, chỗ lỗ nhố người đi lại là ngọn lửa bất tử tưởng nhớ những liệt sĩ đã ngã xuống cho nước Nga



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8492.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8492.jpg.html)



Vài hình ảnh bên trong Kremlin



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4874.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4874.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4886.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4886.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 10:33
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4898.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4898.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4921.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4921.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4967.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4967.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 10:34
Có cả phòng hòa nhạc ở đây. Nhưng chúng tôi không có thời gian và không mua vé trước nên tiếc hùi hụi



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4968.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4968.jpg.html)



Tháp chuông của Thánh đường Sophia



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8499.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8499.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 12:23
Các công trình bên trong Kremlin cũng là Nhà thờ, Cung điện, bảo tàng, phòng hòa nhạc..... Nhưng trong này có 2 di tích quan trọng nhất là Thánh đường Sophia và Tháp thiên niên kỷ của Nga.

Như tôi đã nói. Năm 998 Yaroslav đồng ý cho Chính thống giáo ( Orthodox) được hoạt động ở nước Nga. Chính thống giáo mang đến cho nước Nga những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, khoa học vô cùng to lớn. Có Chính thống giáo vào rồi thì phải xây thánh đường cho họ. Vậy là Yaroslav con ra lệnh xây Thánh đường Sophia vào năm 1040. Và đây là nhà thờ Chính thống giáo đầu tiên trên đất Nga và đương nhiên là cổ nhất nước Nga cho đến bây giờ.

Nhìn bên ngoài Thánh đường Sophia không hào nhoáng, không lung linh và thậm chí chỉ được dát vàng 1 chóp củ hành trong 5 chóp củ hành mà nó có. Trái ngược với hầu hết các Thánh đường ở Nga đều được dát vàng toàn bộ các chóp củ hành. Nhưng đến với Chúa thì đâu cần phải quá hoành tráng. Tất cả những cái hào nhoáng bên ngoài thì chỉ để phục vụ cho con người. Còn Đức Chúa thì đâu có hưởng được những cái đó đúng không các bạn. Tiếc là có nhiều kẻ sống dựa vào Đức Phật, Đức Chúa lại luôn mồm đi giảng đạo đức trong khi bản thân mình thì lại cầu danh lợi. Xem ra việc rũ bỏ được phàm trần để chuyên tâm thờ Chúa, Phật không phải điều dễ. Nên câu “Chiếc áo choàng không làm nên thầy tu” tôi thấy rất tâm đắc

Thánh đường thì phải có Thánh tích. Trong khi các quốc gia phát triển trước họ lấy mất hết các thánh tích( Thập ác, đinh, khăn phủ mặt, dây xích...) của Chúa Jesus rồi thì Thánh đường Sophia lại có một thánh tích đặc biệt khác.

Bên trong Thánh đường này còn lưu giữ bức tranh Virgin of the sign ( em tạm dịch là Đức Mẹ hiển linh). Đây là bức tranh không quá lớn nhưng nó lại mang một thánh tích đặc biệt.

Chuyện là vào năm 1170 4 vị hoàng tử của các công quốc: Suzdal, Smolensk, Murom và Polotsk. Sau khi chén tạc, chén thù hết mấy chai Vodka buồn buồn ngẫu hứng bàn nhau là phải đánh một công quốc nào đó cho thiên hạ biết mình là ai. Khổ lắm mấy ông này trẻ nên húng chó đem quân dân đi đánh nhau giết nguời mà cứ như trò đùa. Bàn tính một hồi chẳng biết đánh ai, cuối cùng thấy Novgorod ( đang theo chính thể cộng hòa) à thằng này khác với mình. Tự nhiên lại đẻ ra một cái chính thể quái dị. Nâng một tuần rượu nữa thế là quyết định “ Đánh”

Và vị hoàng tử của Suzdal được bầu là đứng đầu liên minh đánh Novgorod. Quân kéo đi và vây hãm Novgorod hùng hậu lắm nhưng khổ nỗi Chúa không đứng về phía họ mà lại đứng về chính thể Cộng hòa ( Chúa cũng thích Cộng hòa chăng?)

Ngài Tổng giám mục Novgorod lúc giờ là Ivan cũng chỉ biết đóng cửa Thánh đường Sophia cầu Chúa che chở cho người dân trước quân xâm lăng. Cầu nguyện mệt quá ngài thiếp đi thì được nghe một giọng nói là “ Hãy đến nhà thờ trên đường Iilyine và mang biểu tượng của Đức Mẹ vào trong thành”

Cũng chẳng biết trong hoàn cảnh bị vây hãm đến 1 con kiến cũng không chui lọt nhưng làm sao mà Đức Tổng giám mục thoát ra được và mang Bức tranh ĐỨc Mẹ này vào thành

Lúc bấy giờ tình cảnh của Novgrod bi đát lắm. Quân lính thì mất hết nhuệ khí, chẳng thiết đánh đấm. Trong khi kẻ địch bên ngoài thì hò hét uống rượu. Mấy vị Hoàng tử bắt đầu tính chuyện chia chác của cải, gái đẹp trong thành nào thì “ Con đấy mông cong mày để tao”, “ Tao phải lấy bằng được quả cầu vàng trên tay lão chủ tịch Veche” hay “Vùng đất này là tao chiếm, mày chiếm vùng bên kia sông Volkhov nhé....” Nói chung sự sụp đổ của thành Novgorod chỉ tính bằng giờ.

Khi Đức Tổng giám mục mang dấu hiệu của Đức Mẹ về thì kỳ lạ thay. Những người lính Novgorod đã buông vũ khí lại đứng dậy, họ thấy ánh sáng của Thiên Chúa đã soi rọi tới họ, “mặt trời chân lý đã chiếu qua tim”. Họ đồng lòng hô “Sát Thát” à quên “Sát Suzdal” :))

Quân xâm lăng lúc này đang mải rượu chè. Thấy thế thì ngạc nhiên lắm. Cho rằng bọn Novgorod này bị khùng rồi. Và lấy tên ra bắn như mưa vào thành. Những nguời lính Novgorod lần lượt ngã xuống dưới mũi tên. Đức Tổng giám mục lo lắm, ngài bèn ôm biểu tượng của Đức Mẹ vào ngực trên lớp áo Phelonion của ngài. Và thật kỳ lạ những giọt nước mắt từ biểu tượng Đức Mẹ chảy ra.

Thế là quân xâm lược đang chiến thắng bỗng nhiên bị mù và quay sang đánh lẫn nhau. Nhiệm vụ của quân Novgorod thật đơn giản, chỉ đi vào chiến trường bắt tù binh và thu dọn xác chết.

Novgorod đứng vững được trước họa xâm lăng cho đến khi Ivan đệ tam sát nhập họ vào Mockva. Lúc bấy giờ thì chắc Chúa không ở bên Novgorod nữa.




Bức tranh đó đây, ảnh ăn cắp trên mạng và chưa được kiểm chứng.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/527px-Znamenie_ikona_Novgorod.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/527px-Znamenie_ikona_Novgorod.jpg.html)



Do trong nhà thờ cấm chụp ảnh nên tôi chỉ xếp hàng đứng xem như thế này chứ kho chụp được



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8505%201.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8505%201.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 12:52
Bên ngoài thánh đường


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8497.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8497.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4884.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4884.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4905.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4905.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 12:53
Có những người ăn mặc theo lối cổ xưa vừa làm HDV du lịch vừa chụp ảnh cùng khách du lịch. Tất nhiên là mất tiền. Nhưng mấy ông này chỉ biết mỗi tiếng Nga vậy là chúng tôi không thuê cũng không hỏi




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8502.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8502.jpg.html)



Trên thực tế Thánh đường Sophia được xây từ thế kỷ XI nhưng trải qua nhiều biến cố thăng trầm đổ nát cũng nhiều, nên những gì còn original rất ít. Đây là một trong số ít những cái còn original. Bức họa trên nền tường nhà thờ cũ




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8500.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8500.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 12:55
Cánh cửa này nghe dân đồn là được sản xuất tại Magdeburg năm 1156, sau đó nó được lắp ở Sigtuna – Thụy điển. Và Nga đã cướp được từ đó đem về. Trên cánh cổng bằng đồng này cũng điêu khắc những hoạt động của Chúa Jesus




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8501.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8501.jpg.html)




Những bức tranh tường trong thánh đường được vẽ vào thế kỷ thứ 12 và được phục chế vào năm 1860 – Kỷ niệm 1.000 năm hình thành nước Nga




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8506.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8506.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8507.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8507.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 12:57
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4907.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4907.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4909.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4909.jpg.html)



Tôi không biết đây là biểu tượng của cái gì vì đọc bảng hướng dẫn bên cạnh toàn tiếng Nga. Chịu chết luôn



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8508.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8508.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 12:58
Ngay trong Thánh đường cũng có những quầy lưu niệm nho nhỏ. Không biết có giống Vietnam là họ đấu giá chỗ ngồi bán hàng ở đây không. Nhưng thấy những nguời bán hàng toàn là các bà khăn trùm đầu nom giống tu sĩ nên tôi cũng tin tưởng và mua một vài món. Cái nhục nhất khi sống ở một xã hội bon chen lừa lọc như ở Vietnam ta là đi đâu cũng cảnh giác và nhiều khi nghi ngờ lòng tốt của người khác. Đó là một cái tội




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4908.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4908.jpg.html)



Nga cũng giống Vietnam, luôn có “ưu tiên” và ông này phóng xe vào trong Kremlin thậm chí đến thẳng cửa Thánh đường



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8503.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8503.jpg.html)

HaHoi
07-11-2015, 13:06
Phải có nhời cảm ơn bạn TungNguyenMD bởi qua topic này, nhiều điều về cuộc sống Nga ngày nay giờ tôi mới tỏ tường .

TungNguyenMD
07-11-2015, 13:09
Đi ra khỏi cửa Thánh đường rẽ phải gặp một hàng chuông được treo ở đây. Nghe đồn là sau khi sát nhập Novgorod vào Mockva, Ivan đệ tam ra lệnh tháo chuông của Thánh đường Sophia đem xuống mục đích làm cho tiếng ngân của Thánh đường Sophia không lên được tới Thiên Chúa. Hiệu quả việc này thì không rõ, nhưng khi cháu của ông ta Ivan đệ tứ ( Bạo chúa) ra lệnh tàn sát Novgorod thì đúng là Chúa đã bỏ rơi họ khi thành phố này theo ước tính có khoảng 50-60 ngàn người chết dưới tay Ivan bạo chúa. Và cho đến tận bây giờ Novgorod không bao giờ trở lại vị thế của nó được nữa




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8511.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8511.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4915.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4915.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4916.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4916.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 13:59
Công trình quan trọng thứ 2 trong Kremlin là Tháp thiên niên kỷ của Nga. Chẳng biết dịch thế nào cho thoát ý, tháp thì to lớn hoành tráng quá, nhưng sự thực đây nó chỉ có một quả chuông và xung quanh là hình các nhân vật có công với nước Nga trong 1,000 năm lập nước và giữ nước, tất cả có 129 vị như thế.

Vào năm 1862 Sa hoàng ra lệnh xây dựng 1 cái tháp kỷ niệm 1,000 năm nước Nga, cho thế giới biết mình là ai. Và KTS người Nga đã thắng trong cuộc thi thiết kế này. (Nói thật đây là công trình mà KTS nguời Nga làm em thấy đẹp nhất, chứ mấy cái trong Peterhof hay ở Saint Petersburg làm thấy đẹp đẹp hỏi ra toàn của tây Âu làm cả)

Nói về các vị này và kể công trạng của từng vị thì có mà cả ngày không hết. Nhưng nếu bạn đi đến đó và để ý thì thấy nhiều điểm rất thú vị. VD như qua đây ta biết dân Nga thù dân Tatar đến mức nào. Trong tất cả các người có công chiến thắng Kim trướng hãn quốc đều có hình dân Tatar quỳ mọp ở dưới chân. Hay như Peter đại đế thì chân dẫm lên cờ của Thụy điển ( mô tả chiến thắng Pultowa trước Karl XII) và bên trên ông một chút có tượng thiên thần chỉ tay về phía bắc như hướng dẫn cho ông đến Saint Petersburg đóng đô ở đó.

Ông Ivan đệ tam thì có ở trong này, ông cầm cây quyền trượng và quả cầu. Phía trước là người Tatar quỳ mọp. Nhưng Ivan đệ tứ ( bạo chúa) thì không có. Có lẽ do ông ta tàn sát quá nhiều nguời Novgorod chăng?

Ngoài ra còn có các vị tướng, các nhà khoa học, nhà thơ, nhà văn hóa, tất cả những nguời có công với nước Nga. Đương nhiên là tượng của Ryurik là to nhất tay cầm khiên, phía sau ông là thần Veles – tượng trưng cho sinh sản, chăn nuôi (Hồi Ryurik dựng nước Chính thống giáo chưa vào nước Nga và dân Nga vẫn theo tín ngưỡng đa Thần giáo) . Dễ hiểu thôi, ông này là cha già dân tộc, người lập nước Nga giống như vua Hùng của ta vậy

Đứng trước cái tháp thiên niên kỷ này, tôi băn khoăn tự hỏi. Nếu nước Nga làm cái tháp kỷ niệm 2.000 năm lập nước thì không biết trong đó có tượng của các ông Nin hói, Nin ria, Tin hói hay không???? Chính quyền thì luôn mạnh, luôn dùng họng súng và lưỡi lê chèn ép dân chúng. Nhưng làm sao để thế hệ sau họ phải ghi công chứ đừng để họ chửi rủa như Tần Cối bên Tàu hay Lê Chiêu Thống ở nước ta mới khó phải không các bạn?





Tháp thiên niên kỷ. Người đứng thẳng tay cầm chiếc gậy (tượng trưng cho quyền lực) là Peter Đại đế, để ý thấy phía sau ông là thiên thần (có cánh) tay chỉ về hướng Saint Petersburg, dưới chân Peter là quốc kỳ Thụy điển. Người bên trái đứng nghiêng là Ivan đệ tam, một tay cầm quyền trượng, một tay cầm quả cầu.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4883.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4883.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:50
Chúng tôi ra khỏi Kremlin bằng cổng phía tây, gặp ngay một cỗ xe ngựa trang trí theo kiểu thời trung cổ. Ra hỏi thấy bảo có 500 ruble cho 15 phút đi. Khổ thân em gái xà ích ngồi mốc lên mà chẳng có ai đi. Thế là chúng tôi leo lên đi một vòng quanh pháo đài.



Em gái xà ích xinh đẹp


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4957.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4957.jpg.html)



Mấy ông kễnh


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4929.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4929.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4937.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4937.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:52
Đi xe ngựa vòng quanh tường thành cũng là một cái thú, nhưng tôi vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Mãi về sau mới phát hiện ra đó là thiếu cái tiếng bánh xe bằng gỗ gõ lọc cọc trên đường, thi thoảng đến chỗ xóc lại nẩy tung dít lên. Cỗ xe ngựa này đẹp quá, tiện nghi quá họ đã thay bánh gỗ bằng bánh hơi để cho du khách thoải mái hơn. Nhưng chính vì thế nó lại thiếu mất đi cái cảm giác như đang đi giữa thời trung cổ. Các bạn có thể chê tôi khó tính nhưng tôi muốn hưởng thụ nó trọn vẹn cái không khí, quang cảnh và cả những cảm giác mang lại cho mình trên cơ thể, dù nó có như thế nào




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4948.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4948.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4949.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4949.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:54
Chúng tôi đi đi qua khu phía bắc tường thàn h thì gặp đài tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Nga trước Đức trong WW2. Đúng là nước Nga là nước xuất khẩu vũ khí nên thừa xe tăng và pháo để vào chỗ đài tưởng niệm này. Nhưng bên trên chúng tôi thấy có bức tượng chiesn sĩ Hồng quân cưỡi ngựa, cầm gươm đối nghịch với những vũ khí hiện đại ở dưới. Có lẽ ý muốn nói rằng ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm chăng?



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8522.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8522.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8523.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8523.JPG.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8524.JPG.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8524.JPG.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:55
Đi một vòng chúng tôi xuống và lang thang dọc bờ sông Volkhov chơi. Một quang cảnh yên bình, tĩnh lặng trong buổi chiều. Chúng tôi có thể lang thang thả hồn mình thơ thẩn mà không bị quấy rầy bởi tiếng của những người bán hàng rong, hay ăn xin ở như thường thấy ở những nơi khác




Chiếc cầu này bắc qua sông Volkhov



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4933.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4933.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4956.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4956.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8516.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8516.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:56
Những người khách chậm rãi thả bộ dọc cây cầy trong cơn gió cuối thu


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8529.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8529.jpg.html)



Trên sông họ đóng lại những con thuyền mô phỏng thời trung cổ và làm nhà hàng trong đó



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8528.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8528.jpg.html)



Và có những con tàu chạy du lịch dọc sông Volkhov



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4960.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4960.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:57
Những con đường ngoằn nghèo bên bờ sông



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4922.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4922.jpg.html)




Những bãi cát phẳng lỳ. Ngồi ở đây mà làm vài ly beer cùng với con mực thì.....chắc chẳng khác gì Sầm sơn nhà mình :))



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4924.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4924.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 17:59
Nói thế nhưng ở Novgorod cũng có điểm dở là nhiều quạ quá, thi thảng lại nghe tiếng rào rào của hàng đàn quạ bay lên. Tôi có đọc một cuốn sách nào đó (không nhớ tên vì từ quá lâu rồi) nói là mỗi một con quạ tượng trưng cho một linh hồn oan khuất. Nếu đúng thế thì quả thật ở Novgorod này phải có vài chục ngàn con quạ mới xứng tầm của nó




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4942.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4942.jpg.html)

TungNguyenMD
07-11-2015, 18:00
Vị Đại công tước này có vẻ thân Pháp :))



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4961.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4961.jpg.html)



Và vị đại công tước này có vẻ thân Nhật :))



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/MJ__4966.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/MJ__4966.jpg.html)


Nói vui vậy thôi chứ nếu như Novgorod mở của hay nước Nga mở của thì rất rất có thể lịch sử của nước Nga nói riêng và lịch sử của thế giới nói chung cũng đã khác rất nhiều. Biết làm sao được khi mà lịch sử của cả thế giới bị thay đổi bởi những cái hết sức bình thường và lãng xẹt

TungNguyenMD
07-11-2015, 18:38
Lang thang chơi một hồi xong mới thấy cái bụng trống rỗng. Chúng tôi đi ăn, khổ nỗi vì nhỡ bữa nên tìm nhà hành ăn ở thành phố xa lạ cũng khó. Lang thang mãi chúng tôi nhìn thấy cái nhà hàng có biển khá hấp dẫn nên đi vào




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_143614.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_143614.jpg.html)



Bố khỉ! Bên ngoài thì quảng cáo hấp dẫn, bên trong vào hóa ra còn mỗi loại bánh gối hình tam giác này. Ăn thì ăn mà không ăn thì biến. Chú rệp nói với chúng tôi như thế. À mà nói chuyện đó mới nhớ. Có 2 từ mà tôi rất thắc mắc

1. Tôi thấy dân Việt mình bên Nga rất hay gọi mấy chú Arab bằng từ “ Đầu đen”. Khốn nỗi Việt nam mình thì đầu có vàng hơn ai đâu mà gọi họ là đầu đen. Mỗi khi anh em bên đó nói dân đầu đen, bất giác tôi lại giơ tay lên sờ cái đầu mình một cái. Tôi thấy từ rệp mà các bạn Vietnam ở tây Âu gọi nó hay hơn nhiều. Vừa chệch của từ Rập ( Ả rập) vừa có hàm ý đề phòng ;)

2. Thứ 2 tôi thấy họ gọi dân Việt nam mình bên đấy là Cộng. Khổ cái Cộng thì nó có cả Việt cộng, Trung cộng, Triều cộng, Cu cộng và ngay các bạn Nga ngày xưa cũng là Xô cộng. Vậy gọi thế nó không có sự phân biệt rõ ràng. Mà tôi ghét nhất nhầm dân mình với dân Trung cộng

Biết là do gọi lâu thành quen, nhưng đối với nguời sang du lịch như tôi thấy nó cứ kỳ kỳ thế nào ấy. Bạn nào ở lâu bên đó vui lòng giải thích giúp tôi với




Bên ngoài thì vẽ vời kinh lắm



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_143609.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_143609.jpg.html)



Nhưng bên trong chỉ có mỗi loại bánh này



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151001_142333.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151001_142333.jpg.html)

Deen
07-11-2015, 19:51
Âm thầm theo dõi bài của bác. Chuyện kể ấn tượng lắm ạ (c)

kimvanchinh
07-11-2015, 20:34
Cám ơn bạn TungNguyen với những chia sẻ hình ảnh và tư liệu lịch sử được diễn giải với giọng văn hài hước và hiện đại của bạn. Tôi xin phép down khác nhiều ảnh từ tư liệu của bạn về Novgorod. Thật tiếc khi hồi trước tôi ở Nga, mặc dù biết Novgorod có ý nghĩa lịch sử với nước Nga và dòng Slavo nói chung nhưng chưa đến đó được. Nay được du lịch theo bạn biết thêm nhiều điều bổ ích, nhất là về công trình nhà thờ Sophia trong khu Kremlin, rồi cảnh trí buồn buồn, thiếu thốn dịch vụ của thành phố du lịch này...

Bàn về nhà thờ Sophia, tôi thấy ở đâu có Đạo Chính thống giáo, ở đó đều có nhà thờ lớn nhất mang tên Sophia. Từ Sophia ở đây không có nghĩa là có ông thánh mang tên Sophia mà nó bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ, đúng ra là tiếng Hy lạp, nghĩa là "trí tuệ thần thánh". Hình như lần đầu tiên Chính thống giáo tách ra khỏi Thiên chúa giáo là ở Byzantine (Istanbul hiện nay) vào thế kỷ thứ 4-5. Do vậy nhà thờ chính thống giáo to nhất xây từ TK6 ở Istanbul, nay gọi là Haggia Sophia (nhà thờ này sau đó biến thành nhà thờ hồi giáo nhưng tên vẫn giữ như cũ). Rồi ở Kiev, Bungary cũng có nhà thờ to uỵch và rất đẹp mang tên Sophia.

Dưới đây là nhà thờ Sophia ở Istanbul

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC02163_zpsm0l5ccep.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC02163_zpsm0l5ccep.jpg.html)


https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC02161_zpso2owshsl.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC02161_zpso2owshsl.jpg.html)

Và đây là nhà thờ Sophia ở Kiev có quan hệ mật thiết với Sophia ở Novgorod vì lúc đó còn chưa chia tách Nga và Ucraina như sau này

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/IMG_8060_zpsf2qk5b4y.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/IMG_8060_zpsf2qk5b4y.jpg.html)

Giống như cái tên Kremlin là pháo đài có tường bao ở nhiều thành phố cổ của Nga, nhà thờ Sophia là nhà thờ đặc trưng của dòng Chính thống giáo trước Thế kỷ 13 gì đó. Tôi không hiểu vì sao về sau các nhà thờ lớn của Nga họ lấy tên khác như Chúa Cứu thế...

TungNguyenMD
07-11-2015, 22:04
Bàn về nhà thờ Sophia, tôi thấy ở đâu có Đạo Chính thống giáo, ở đó đều có nhà thờ lớn nhất mang tên Sophia. Từ Sophia ở đây không có nghĩa là có ông thánh mang tên Sophia mà nó bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ, đúng ra là tiếng Hy lạp, nghĩa là "trí tuệ thần thánh". Hình như lần đầu tiên Chính thống giáo tách ra khỏi Thiên chúa giáo là ở Byzantine (Istanbul hiện nay) vào thế kỷ thứ 4-5. Do vậy nhà thờ chính thống giáo to nhất xây từ TK6 ở Istanbul, nay gọi là Haggia Sophia (nhà thờ này sau đó biến thành nhà thờ hồi giáo nhưng tên vẫn giữ như cũ). Rồi ở Kiev, Bungary cũng có nhà thờ to uỵch và rất đẹp mang tên Sophia.


Giống như cái tên Kremlin là pháo đài có tường bao ở nhiều thành phố cổ của Nga, nhà thờ Sophia là nhà thờ đặc trưng của dòng Chính thống giáo trước Thế kỷ 13 gì đó. Tôi không hiểu vì sao về sau các nhà thờ lớn của Nga họ lấy tên khác như Chúa Cứu thế...

Xin mạn phép trao đổi thêm với bác Kimvanchinh về Kito giáo tý ạ.

Cuộc đại ly giáo khi Giáo hoàng Roma và Thượng phụ Constantinope rút phép thông công của nhau xảy ra vào thế kỷ thứ 11 (năm 1054).

Trên thực tế thì có vị thánh tên là Sophia đấy ạ. Bà này sinh vào thời hoàng đế Hadrian, bà theo Kito giáo và La mã đã bắt 3 con gái của bà là Faith, Hope và Clarity sau đó tra tấn từng người 1 đến chết để mong bà bỏ Đức tin vào Kito. Nhưng bà không từ bỏ và sau khi chôn 3 cô con gái của mình bà cũng tuẫn tiết và tử vì đạo vào năm 137 SCN.

Nhưng theo Kinh Thánh thì những gì thông thái nhất đều được gắn với Sophia ( từ vị hôn thê của Vua Solomon do chúa Trời chỉ định cho đến mẹ Maria, thánh Magdalene đều hiện thân của Sophia có nghĩa là thông tuệ)

Trên thực tế thì cháu có đến một số Thánh đường mang tên Sophia nhưng không thấy họ chỉ thờ riêng bà Sophia sống trong thời đại Hadrian mà họ thờ Đức Mẹ là chính.

Vậy nên theo suy nghĩ của cháu, bên Roman Catholic có nhà thờ Đức mẹ Maria thì bên Orthodox có Thánh đường Sophia thờ chung của các nữ thánh vậy.

Còn Nhà thờ Chúa cứu thế ( Christ the saviour) là nơi thờ Chúa Jesus bác ạ

Cháu chém theo hiểu biết hạn hẹp của cháu, có gì không đúng bác bỏ qua




Bức tranh Thánh Sophia và 3 người con gái ở ngay tại bảo tàng Tretyakov Moscow


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/375px-Sophia_the_Martyr.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/375px-Sophia_the_Martyr.jpg.html)

kimvanchinh
08-11-2015, 07:47
Cám ơn bạn TungNguyen về tư liệu và cách hiểu khá giản đơn và nhất quán về biểu tượng Sophia của Dòng Chính thống giáo. Tuy nhiên, sự thật và lý thuyết của các dòng đạo phức tạp hơn rất nhiều. Theo những tư liệu mà tôi biết, cuộc đại phân ly của Kyto giáo với sự hình thành dòng Orthodox ở phương Đông bắt nguồn từ thời Đế chế Byzantin Hy Lạp cổ khi có sự giải thích khác nhau về các biểu tượng chính của tôn giáo (khoảng TK4-5), tên Orthodox có nghĩa là “correct teaching or worship”, nói nôm na tiếng Việt là Chính thống giáo. Sự phân hóa mạnh và rõ ràng nhất khi hình thành Đế quốc La Mã bên cạnh Constaninov (Hy Lạp) già cỗi.

Nhìn chung, dòng Orthodox cho đến nay vẫn là một dòng đạo tự cho mình là chính thống nhưng trên thực tế phát triển biệt lập cả về tinh thần và vật chất, địa lý (do dòng đạo phát triển về phía Đông), bị cách biệt với thế giới Kito còn lại phát triển về phía Tây và Bắc.

Về Sophia, lý thuyết phương Tây cho rằng, Không tồn tại một thánh nữ tên Sophia mà đó là biểu tượng của sự thông tuệ. Còn lý thuyết Orthodox hình như cho rằng có một vị thánh sống vào TK 11 (Thời kỳ mâu thuẫn căng thẳng nhất giữa La Mã và Constaninov) tên Sophia với 3 người con tên là Lòng tin, Hy vọng và Thấy rõ như bức tranh trong bảo tàng Tretyakov. Theo tôi, chưa thể khẳng định truyền thuyết về thánh nữ Sophia với 3 người con là sự thật được. Đó chỉ là giai thoại thêu dệt nên của người Slavo để tin rằng, Sophia là một vị thánh còn cao hơn cả Đức Mẹ, do vậy không thể nói Đức mẹ là hiện thân của Sophia như kiểu người Việt mình giải thích biểu tượng Thánh Mẫu...

Tại sao tôi dẫn hình ảnh nhà thờ Haggia Sophia ở Istanbul, vì đó là nhà thờ cổ nhất còn bảo tồn của dòng Orthodox mặc dù qua biến loạn nhà thờ này về sau trở thành kito, rồi Islam...

Ở Istanbul, nhà thờ Sophia không có chữ thánh (Saint) ở trước mà là chữ Haggia, nghĩa ghép của cả 2 chữ chỉ là sự Thông tuệ.
Riêng các nhà thờ Sophia ở Kiev, Novgorod và 1 số nơi khác vùng Slavo nó mang tên Saint Sophia, rồi lại kèm theo truyền thuyết Thánh Sophia với 3 con gái tử vì đạo...

Tất cả nhưng điều phức tạp đó để chúng ta hiểu được người Slavo nói chung và người Nga nói riêng. Một tộc người có khuynh hướng dị biệt nhưng lại tự coi mình là chính thống. Trên thực tế họ kém phát triển hơn nhưng lại có xu hướng lập lại trật tự thế giới bằng vũ lực.

Vào nhà thờ Nga bực nhất là họ không cho chụp ảnh, chắc là sợ bị đánh cắp niềm tin. Đúng ra, họ chỉ nên cấm chụp ảnh có Flash thôi. Tuy nhiên, ở các nhà thờ lớn ở Saint Peterburg cũng được chụp như ở bất cứ nhà thờ hoặc chùa chiền nào trên thế giới.

Thời Soviet với chủ nghĩa vô thần, các nhà thờ bị bỏ hoang và cấm hành lễ mặc dù giới tăng lữ vẫn còn tồn tại với sự giám sát của KGB (giống hệ VN mình). Thời nay, các nhà thờ được trùng tu, phục dựng và hoạt động lại với quyền uy khá mạnh về chính trị ở Nga. Tuy vậy họ còn thua người Việt mình ở cái khoản nghèo đói nhưng chi phí rất nhiều tiền xây các chùa mới, tu viện mới khắp nơi...

TungNguyenMD
09-11-2015, 15:57
Thôi tôi cũng xin phép chém về cái văn hóa uống rượu ở Nga với các bác.
Chúng ta chỉ biết nhà bác học Mendeleev với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhưng ít ai biết chính cụ Mendeveev là một trong những ông tổ của rượu vodka Nga.
Trước đây người Nga buồn buồn chẳng biết làm gì khi mùa đông đến, ra ngoài trời thì lạnh co hết một số thứ vào. Ở trong nhà thì phụ nữ Nga quá nóng bỏng, mấy ông Nga nào đủ sức đâu. Chán đời muốn kiếm một cái gì đó cho đỡ lạnh và cho quên đi cái thân phận thằng đàn ông. Nhưng làm gì có, buồn buồn nhìn thấy miếng khoai tây đang ăn dở từ hôm trước nghĩ chắc đã thiu chảy nước ra. Bèn bỏ vào miệng ăn cho chết cmn đi, sống làm gì khi không đóng đủ “thuế má” cho vợ. Dek ai ngờ mấy hôm đó trời nóng, miếng khoai tây đấy nó lại lên men, ăn vào dell chết mà lại thấy lâng lâng. “Eureka” thế là tìm được phương thuốc chống buồn rồi. Mấy ông đàn ông mày mò nghiên cứu và rượu Vodka đã ra đời
Ấy lúc đầu dân Nga chỉ biết pha chế cồn với nước và không bao giờ cho ra được nồng độ cồn ổn định. Chỉ đến khi cụ Mendeleev ( chắc cũng là tay bợm rượu) buồn buồn ngồi chế ra cái gọi là “ Những hóa hợp của nước và rượu” thì người Nga bắt đầu biết được cách pha chế sao cho độ cồn ổn định. Thấy bảo cụ Mendeleev gặp bảng tuần hoàn trong mơ. Nhưng đó là kể chưa đủ hết. Sự thực là sau khi phát minh ra hóa hợp của nước và rượu, khoái chí ngài Men làm vài ly vodka đi ngủ thì mới mơ thấy bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Chứ không có mơ thấy vào mắt. Bằng chứng là em và các bác đây cũng mơ nhiều nhưng toàn mơ thấy Ngọc Trinh, bà Tưng rồi có cái bảng nào thì toàn bảng số đề chứ có thấy cái bảng nguyên tố nguyên tiếc gì đâu.
Nghe tây nó đồn khi mà Công tước Novgorod là Vladimir khi chọn một tôn giáo cho dân Nga theo. Lúc giờ ngài có 2 option: 1 là đạo Hồi, 2 Chính thống giáo, 3 công giáo La mã. Sau khi cân nhắc một hồi, chăc cũng có trưng cầu dân ý. Ngài bèn chon Chính thống giáo là quốc đạo. Vì sao ư? Hồi giáo không cho uông rượu nhưng được lấy vợ thoải mái, Công giáo La mã cho uống rượu nhưng không cho ly dị vợ. Còn Chính thống giáo cho phép uống rượu, và cũng có thể cho phép bỏ vợ chứ ko phải sang tận Roma xin phép rồi quyết định cho ly dị hay không lại phụ thuộc vào tính đồng bóng của Giáo Hoàng. Đến mức độ Henry đệ bát của nước Anh không chịu nổi phải từ bỏ và lập nên Thanh giáo đó thôi. Cái quyết định của Vladimir nó cũng nói lên đúng bản chất của người Nga: “Gái có thể không cần chứ Vodka thì không thể thiếu”
Vấn đề người Nga họ uống rượu như thế nào? Dek cần phải có đĩa dồi chó chấm mắm tôi rồi nâng lên đặt xuống chẹp miệng rồi khà khà như ở ta. Cũng dek cần phải có mấy quả ổi xanh, cóc gặm như ở vùng nam bộ nhà mình. Họ cầm cái chai, đưa thẳng vào miệng, tu ừng ực hết ½ chai dừng lại, lôi trong túi ra cái bánh mỳ đen, ngửi cái mùi chua chua của nó một hồi rồi cầm lại cái chai đưa lên miệng “Ừng ực khoảng 3,4 phát nữa” thế là cạn chai rượu. Vứt cmn ra vỉa hè là xong.
Dân Nga họ không uống 1 bữa 2 bữa là thôi. Mà họ uống ngày qua ngày, tuần qua tuần, tháng qua tháng. Đi làm được 1 tháng, có được ít tiền thế là cả tháng sau nghỉ nhà uống rượu dek cần đi làm nữa. Nghe kể ra cũng kỳ nhwung một khi đã say thì cuộc đời nó còn dek cần nữa là công việc phải không các bác?
Các cụ cứ chửi dân Nga thời nay hư, nát rượu chứ uống rượu nó là truyền thống ở Nga rồi. Năm 1373 trong cuộc chiến với Tatar lính Nga uống đến bí tỉ, khi quân Tatar xuất hiện lính Nga vẫn dek biết gì và đã bị quân Tatar quẳng xuống một dòng sông có tên Reka Pianaya – dòng sông Say. Ấy nhưng không phải lúc nào rượu cũng đem lại thất bại mà ngược lại nếu không có rượu thì có lẽ cả Liên xô đã bị giày xéo dưới gót giầy của quân Đức. Chuyện là thế này:
Năm 1941, ông Nin ria ra lệnh cấp khẩu phần rượu cho Hồng quân ở ngoài mặt trận để chống lại cái rét. Có khi đây chính là chìa khóa cho Hồng quân chiến thắng trước Phát xít ĐỨc chăng? Cũng khó có thể loại trừ vì ai cũng biết uống rượu xong liều chết hơn, máu chiến hơn và lòng quả cảm của Hồng quân mà sách sử ta hay ca ngợi có khi xuất phát từ những bình Vodka đó
Cái sự uống rượu ở Nga nó từ già tới trẻ, từ trai tới gái, từ nông dân đến hoàng đế. Lịch sử đã ghi chép lại là chính Pie đại đế cũng nhiều lần uống rượu cả tuần với những người bạn nước ngoài của ông. Hay gần đây nhất ngài tổng thống Boris Yelsin cũng thường xuyên say xỉn.
Phụ nữ uống rượu cũng kinh, mà một khi đã ngà ngà say rồi thì họ có thể lên giường với bất kỳ người đàn ông nào họ gặp. Lúc giờ không còn lòng tự trọng, tính chung thủy, mà chỉ còn bản năng và sex giữa con nguời với nhau như cơm ăn nước uống vậy thôi. Anh bạn tôi định lấy gái Nga làm vợ, nhưng sau khi nghe nói khi mà phụ nữ Nga say, họ có thể sex với bất cứ ai. Xong rồi nếu chồng biết về sorry chồng rồi sống tiếp. Anh bạn sợ luôn, và sau khi nghe ông anh kể chuyện đi ăn cưới “chén” được cô dâu ngay tại chỗ cũng không phải là hiếm. Thì anh bạn tôi bỏ ngay ý định lấy vợ Nga
Cái quy chuẩn rượu Vodka thế nào là ngon cũng rất khó. Không lằng nhằng như Cognac của Pháp nào pahir chưng cất rồi bỏ vào thùng gỗ sồi, sau 5 năm mầu hổ phách từ gỗ sồi nó ra rượu rồi có các mùi quế, nho, vani .....thì rượu Vodka chung xong cái là có thể tợp luôn, người Nga không kiên nhẫn như người Pháp. Nên rượu Vodka thường không có tuổi. Thế thì đánh giá thế nào là chai rượu ngon? Xin thưa là họ đánh giá qua nguồn nước tinh khiết, nguyên liệu tuyển chọn.... Ngày xưa nước sông Moskva được cho là tinh khiết, nhưng chắc một thời dân Vietnam mình qua Nga “lái” vào đó nhiều quá nên các lò rượu bây giờ phải khoan nước từ độ sâu mấy trăm mét lên mà nấu rượu. Rượu vodka bây giờ trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Vô hình chung nó lại rất hợp với các món ăn cổ truyền của Vietnam nên tình hữu nghị Nga – Việt nó cũng khăng khít như Vodka và cháo lòng tiết canh vậy.
Ngoài những vấn đề xã hội rượu còn tác động đến chế độ chính trị ở Nga rất nhiều
Ai cũng biết rượu nó tác động lên nhân cách con người, uống vào say xỉn không làm gì được chưa kể say rồi nói lung tung đáng lẽ phải ca ngợi tổ quốc XHCN thì lại đi chỉ trích, nói xấu đẳng và chính phủ. Bị những kẻ xấu hay tổ chức khủng bố Nga Tân lợi dụng... Nên sau thời anh Nin ria thì anh Sốp hói cấm tiệt rượu. Dân Nga căm lắm, không có rượu uống đào mồ đảo mả nhà anh ấy lên chửi ( chắc là chửi thầm trong bụng). Nên vào tháng 10 năm 1964 ngài Sốp bị lật đổ cũng là tất yếu.
Tưởng rằng ông Chốp hói cũng sẽ học được bài học tiền nhiệm từ ngài Sốp hói. Nhưng không, giữa thập niên 80 thế kỷ trước. Ngài đùng đùng ban lệnh cấm rượu. Dân Nga thì chửi rủa không hết lời. Nhưng dân Việt thì sướng lắm. Vậy là một loạt các lò rượu quốc lủi của nguời Việt khai sinh ra ngay tại Nga. Họ nấu chui rồi bán cho các bợm rượu ở Nga. Thấy bảo dân Nga lúc giờ thèm rượu lắm, sẵn sàng đánh đổi bàn là, nồi áp suất, thậm chí cả vợ, con cho mấy ông Việt chỉ vì nửa lít rượu. Thế mới biết một khi đã nghiện thì không thể kiểm soát bản thân, mất nhân cách và con đường tù tội đâu phải xa đúng không các bác.
Và đương nhiên anh Chốp cũng chẳng được lâu rồi cũng bị anh Xin phệ lật. Anh này vốn nghiện rượu nên thương dân lắm, bãi bỏ ngay cái đạo luật cấm rượu vô lý kia. Nhưng rồi cuối cùng đũng đi ma teo vì bệnh tim mà nguyen nhân sâu xa do rượu và thuốc thì phải.
Đến thời Tin hói, thằng cha này là một gian hùng. Không những không cấm rượu mà còn khuyến khích, các hãng rượu cả chính, cả lậu mọc lên như nấm. Chưa bao giờ rượu Vodka nhiều và rẻ như thời của hắn. Năm ngoái sợ rằng cấm vận của phương tây làm dân nghèo khổ không có tiền mà uống rượu. Hói ta ký một cái sắc lệnh hạ 16% giá rượu Vodka. Thế là bợm nhậu cả nước ăn mừng ca tụng hói đến tận mây xanh. Có những kẻ cực đoan còn muốn hói làm Sa hoàng nữa. Tôi tin nếu hói hạ thêm giá rượu thì có lẽ trở thành Sa hoàng thật vì ít nhất hói sẽ có khoảng 35% phiếu bầu cho hắn đến từ 35% người trưởng thành Nga nghiện rượu.
Trên thực tế tôi đã từng gặp rất nhiều người Nga say rượu. Có những cậu thanh niên rất trẻ (chắc chỉ là sinh viên đại học) đứng uống rượu giữa cái thời tiết lạnh giá, chân díu vào nhau không đi nổi nữa nhưng cũng cố uống hết chai rượu trên tay. Hay những người Nga mặt đầy máu me do say xỉn ngã vào đâu không rõ. Vừa đi vừa ngã ở trên đường. Thấy bảo những người này gục vào trong tuyết ngủ, hôm sau vẫn dậy bình thường mà không sao cả. Không biết đúng hay sai, nếu đúng thì lại là một tác dụng thần kỳ của rượu nữa.




Tôi mua được cái bình đựng rượu chắc dành cho Hồng quân năm 1941 ở cửa hàng bán đồ cũ Keke! Thực sự thì ở bên này chỉ có loại bình nhỏ 0,2 lít chứ mấy cái loại to to vài lít như hay bán ở VN bên này tuyệt nhiên không thấy có.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/FullSizeRender.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/FullSizeRender.jpg.html)

medela
09-11-2015, 17:46
@tungngiuyenMD
Ui ui, bình rượu hồng quân từ 1941 mà trông mới thế ? Khi nào về vn bác cho em xem thử cái bình rượu cccp xịn nhé ?

Em sẽ tặng bác mấy củ khoai tây héo để bác làm ra rượu theo đúng công thức vodka xịn. Hệ hệ .

kimvanchinh
09-11-2015, 18:28
Rượu đang làm suy thoái dân tộc Nga. Tinh binh đàn ông Nga suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây cộng với biến động bất ổn xã hội làm cho dân số giảm đáng kể. Tôi nghĩ cái bình rượu CCCP là sản phẩm kinh doanh thời nay bán cho khách du lịch chứ ngày trước tôi không thấy. Rất lạ là người Việt mình hiện nay có xu hướng uống rượu bia chả khác dân Nga.

hongtuoi
10-11-2015, 22:15
Báo cáo các bác. Thời em ở bên Nga ngố, các bạn giai Nga từ trẻ đến già lọm khọm đều có kiểu uống vodka là rót ra mỗi lần 50 gr vào chiếc cốc thủy tinh, được khoảng 1/4 cốc, đo rất cẩn thận, và các bạn lần lượt uống, mỗi người 50 gr. Trước đó, khi rủ nhau nhậu, các bạn góp tiền, thằng nào góp nhiều thì được uống nhiều lượt 50 gr, thằng nào góp được ít thì chỉ vài tua 50 gr là hết lượt thì phải nghỉ để các bạn góp nhiều uống tiếp, rất sòng phẳng. Mỗi lượt uống, các bạn bấm ngón tay đo cẩn thận rót đúng cữ 50 gr, dốc vào miệng tợp ngay một phát chứ không nhấp môi uống ngâm nga như ở ta, xong các bạn cầm miếng bánh mì đen hít hít vài ngửi, thế là xong món nhắm. Hôm nào sang hơn thì có miếng mỡ lợn muối xông khói (tiếng Nga gọi là sa lơ), kẹp với bánh mì vừa ngửi vừa ăn. Cứ thế, vừa nói chuyện trên giời dưới bể thi thoảng các bạn lại làm vài tua 50 gr, chẳng mấy chốc mà đi hết chai rượu. Đến khi ngà ngà say là lúc các bạn gầy sòng đánh đô mi nô, đập cứ chan chát. Khi Gorbachop hạn chế bán rượu, vodka khan hiếm, các bạn chuyển qua mua rượu lậu của dân ta nấu bằng đường, hoặc mua vodka của dân ta bán lại với giá 20 rub, tức là gấp đôi giá nhà nước. Đến ngày Lễ thì dân ta quất lên 30 rup cũng phải mua. Đến khi các bạn Nga ngố uống đến cả nước hoa pha nước lã hay cồn pha nước lã, cũng chia đều 50 gr như rượu thì đã là đỉnh điểm của sự nghiện ngập, uống xong cả người toát lên thơm nức mùi nước hoa rẻ tiền.

Nhưng vodka Nga, lại uống ở Nga có cái hay em thấy là, khi mùa đông lạnh giá, uống một tợp vào là thấy cổ họng nóng rần rật, rượu chạy đến đâu thấy ấm lên đến đó, rất sướng, có lẽ phải đến 50 độ hoặc hơn. Rượu vodka Hà Nội hay Lúa Mới hay Gò Đen ở ta dù có ghi 45 độ nhưng em chẳng thể nào thấy có cảm giác nóng rừng rực chạy từ mồm xuống đến bao tử như vodka Nga. Phải sống trong mùa đông băng giá của Nga, xung quanh toàn tuyết trắng xóa, lúc nào cũng âm vài chục độ, thì mới thấy vodka Nga có giá trị thế nào. Uống xong ấm cả người, đi ra ngoài hít mùi tuyết thơm mát tinh khiết, thì không có cuộc nhậu nào ở VN tả được cái sự tiên tửu của dân Nga. Ở VN ta, em các bác nhận thấy dân ta uống rượu uống bia có vẻ phàm phu tục tử, ăn uống nhồm nhoàm uống như uống nước, món ăn bạ gì ăn nấy không từ con gì, ăn xong rồi nôn ọe tung tóe, trông rất hạ lưu tục tĩu. Em thấy uống kiểu Nga chưa có ai thách đố đấu vật với nhau đến nôn ọe phàm phu như thế. Dân ta uống rượu bia cũng rất nhiều, nhưng có thể nói là thua dân Nga cả về tửu lượng lẫn tinh thần hưởng thụ cái sự sướng của việc uống rượu, mà thiên về tính vô học, máu hơn thua, nhếch nhác bẩn thỉu của sự uống rượu.

Uống bia thì dân Nga thời đó thấy hay trét một ít muối vào thành cốc, rồi tợp ngụm bia, thấy đậm đà cũng ngon. Sang hơn thì có đĩa cá muối ướt nhẹp dinh dính với vài ba quả ô liu, món này em tập mãi không xơi được vì tanh quá. Còn món cá muối nhưng muối khô là cá Axtrakhan thì em xơi được, cá này thì các bạn Nga chỉ cần bọc giấy báo nhét vào túi áo pan tô, đến quán bia xé ra đánh chén như ta ăn mực nướng. Khi vodka còn bán dồi dào, các bạn cũng nhét cả chai rượu vào túi áo pan tô cùng với con cá, rồi vừa uống bia trét muối vừa thi thoảng hé cổ chai rượu ra khỏi ngực làm một tợp. Lúc này thì rượu của thằng nào thằng ấy uống, quý ai thì cho ghé miệng làm một tợp chứ không chia 50 gr như trên.

Các chị em đàn bà, kể cả các bà già thì cũng rượu, nhưng không om sòm nói chuyện, cãi nhau như đàn ông mà dấm dúi âm thầm một góc nhà, cũng chia đều 50 gr như ai. Khi say thì các bà già thường cùng nhau hát bè dân ca Nga, kể cũng thú vị.

medela
11-11-2015, 06:50
Nhắc đến rượu vodka, làm em lại nhớ đến hồi đổ tường thành Berlin.
Hồi đấy chính phủ tây đức đưa ra một quyết định hết sức buồn cười là tặng cho bất cứ người dân đông Đức nào sang đến tây Berlin 100 đồng Mark đức, gọi là tiền chào mừng.
Thế nhưng chính quyền rất phiền lòng khi thấy rất nhiều người đã dùng những đồng tiền mark đầu tiên này để mua rượu, sau đó tụ tập uống rượu và hát múa trên vỉa hè cùng nhau, rồi say xỉn nằm lăn quay ra đường, trông rất bô nhếnh.
Khi đó đài báo đã đặt câu hỏi? Có nên sáp nhập những người đông Đức nhưng lại có toàn tính cách nga này vào nước Đức hay không ? Hay họ là những người Nga mang giấy tờ đông Đức?

kimvanchinh
11-11-2015, 08:42
Các bạn nói về văn hóa uống rượu của Nga và Đông Âu kể cả các bạn nữ thật là chí lý, giúp tôi mặc dù sống ở Nga cũng nhiều năm hiểu thêm về rượu và văn hóa Nga - Đông âu XHCN cũ. Quả là ngày xưa ở Nga rượu votca là một món quá quý. Mỗi lần đi giao dịch gì cần sự đưa đẩy lót tay, ví dụ đi xin việc làm hè hoặc đóng hàng chậm gửi về nước, cũng chỉ biếu sếp 1 chai là xong việc.

Văn hóa uống rượu kiểu Nga và biến thái của nó tôi cho là có nguồn gốc một phần từ văn hóa cổ của nga khí hậu lạnh và phong cách sống cách biệt của người nga, nhưng một phần cũng là do cơ chế bao cấp tập trung cuae các nước XHCN nó làm hủy hoại tinh thần và niềm tin của con người. Nhờ hiểu vậy ta mới hiểu tại sao dân Đông Đức mới có 50 năm tách biệt mà bệ rạc vậy, tại sao quan chức Việt nam mình thời phong kiến và thời thuộc địa ít nhất cũng đàng hoàng hơn về phong cách bia rượu, nay trở nên đổ đốn như vậy.

Mấy năm nay tôi hay đến Đức. Sự hội nhập của các bang Đông Đức vào Tây Đức vẫn không thể kết thúc được, vì sự khác biệt về lối sống, văn hóa thời cộng sản tạo nên nó hủy hoại và làm méo mó nhân cách không chỉ một, hai thế hệ mà di căn sang các thế hệ tiếp theo nữa.

uyenlepro382
11-11-2015, 10:13
Post thêm ảnh đi bạn

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:04
Hôm nay tôi được tin mấy người Việt mình mang 5 kiện rau sang Nga. Bị Hải quan tịch thu, người mang rau quay lại dẫm nát chỗ rau này. Nên Hải quan Nga akay lắm càng xiết chặt chuyện hàng hóa và XNC với người Việt mình hơn. Tôi cũng xin chia sẻ những sự việc và cảm nghĩ của tôi về người Việt mình khi tiếp xúc với những đồng bào mình từ cao tới thấp.
Có lẽ cái sân bay Domodedovo là cái sân bay lộn xộn vào bậc nhất thế giới và khu làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho người Việt là cái tâm điểm của sự lộn xộn đó. Nó đúng như một xã hội Việt nam thu nhỏ. Ở đây các bạn có thể thấy sự chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng và cả chuyện hối lộ để Hải quan cho qua hay có những nguời bất chấp quy tắc vượt rào tạo ra những ngoại lệ cho bản thân mình.

Câu chuyện dẫm nát rau nó cho thấy cái cách đối xử của người chủ hàng này quá là thấp kém và man rợ. Hải quan Nga làm không sai ( tuy có không đường hoàng là lại đem số rau cỏ này bán lại cho người Việt tại Nga) vì đã có quy định không được đem rau cỏ nhập cảnh. Anh đã sai khi đem vào, lại còn suy nghĩ không ăn được đạp đổ thì càng làm người Nga họ coi thường và mãi mãi không bao giờ họ coi trọng mình được.

Khi đến khu vực nhập cảnh thì chen chức lộn xộn, ai cũng chen lấn đi trước. Khi đến khu vực xuất cảnh thì có những người gặp ai cũng hỏi xem có thừa tiêu chuẩn kg hàng gửi không để chị gửi hộp sữa cho cháu. Tôi cũng thấy lạ nhưng về sau mới biết rằng ở Nga có đội xách hàng chuyên nghiệp đi về Việt nam giá là 10 USD/kg nên bà con đi về tranh thủ xách hàng bù vào tiền vé máy bay vậy.

Hôm chúng tôi xuất cảnh để về VN. Đang ngồi đợi để lên máy bay thì máy bay của VN Airline hạ cánh. Bà con từ trên máy bay xuống, đến cái cửa kính trước mặt chúng tôi thì rẽ phải để đi ra khu vực làm thủ thục Hải quan nhập cảnh. Bỗng cánh cửa kính đó mở ra, ông T. B. H chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh của Vietnam mình hai tay đút túi quần phăm phăm đi ra dẫn theo đoàn bậu xậu khoảng hơn 20 người đi vào đúng chỗ hành khách chuẩn bị xuất cảnh đi ra ngoài. Không cần phải ra Hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Ông chủ tịch này đi nhanh quá, chẳng chờ đợi ai. Thế là người trước, người sau check đoàn xem đủ chưa, gọi nhau í ới cả một góc sân bay. Rồi những người bạn Nga ra đón tay còn cầm cái biển VIP trên tay cũng ngớ người ra, chạy theo ông ấy. Gây ra những hành động lộn xộn. Như thế đó, người Việt mình từ cao đến thấp sang nước bạn gây lộn xộn như thế thì đòi hỏi họ tôn trọng mình làm sao được. Họ luôn coi mình là dân mọi rợ, tầng lớp dưới, nên cái cách đối xử cũng phân biệt hơn. Tôi nghe mấy anh bạn kể hồi Liên xô tan vỡ, người Việt mình về nước bị dồn hết vào một cửa, và bị cảnh sát của họ vung dùi cui quật xuống đầu để ổn định trật tự không biết là có đúng không. Bác nào từ về nước thời gian đấy confirm giúp tôi một cái.




Hình ảnh trên FB của bạn dẫm nát rau



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2864.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2864.jpg.html)



Cái cửa này được mở ra để vị chủ tịch ngân hàng đi vào. Bất chấp luật lệ


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2497.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2497.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:05
Thôi, nói nhiều chuyện tiêu cực quá mất vui, tôi xin tiếp

Rời Novgorod chúng tôi chạy ra đường cao tốc để tới St Petersburg. Trên đường cũng chẳng có gì đặc sắc ngoài việc thi thoảng có những vụ tai nạn. Xin nói luôn là bên Nga chạy xe rất kinh. Tạt đầu cướp đường với tốc độ cao là bình thường. Nên tai nạn chúng tôi gặp liên tục.

Càng đến gần St. Petersburg càng dễ nhận thấy là đường tắc dần lên. Chúng tôi trèo lên đường cao tốc trên cao đi cho nó thoáng. Nhưng các nút giao ở đây rất phức tạp, nếu không có map.me và google map thì không ra khỏi được.
Nhưng khi ra khỏi đường cao tốc thì gặp ngay một trạm thu phí. Cứ tưởng nước Nga không có trạm thu phí hóa ra cũng có. Nhưng giá khá rẻ có 45 ruble thôi, thế mà ông tài xế của chúng tôi bực mình chửi suốt.




Đường cao tốc trên cao


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1925.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1925.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8536.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8536.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:06
Trạm soát vé duy nhất chúng tôi gặp trên đường


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8537.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8537.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8539.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8539.jpg.html)



Giá vé khá rẻ có 45 ruble



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8542.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8542.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:07
Good evening Saint Petersburg!


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8543.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8543.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8544.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8544.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:08
Đến đây chúng tôi chia tay ông tài xế đã đi suốt cùng chúng tôi trên đoạn đường từ đầu đến giờ. Chuyển sang hẳn chiếc xe Mer S đi về nhà bọn tôi thuê cho nó sang cái thằng người




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1929.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1929.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:10
Chúng tôi thuê một phòng trong căn hộ của người Việt. Anh P. chị Đ. Chủ nhà là những người Việt sang đây lao động 30 năm rồi. Sau thời gian làm ăn, anh chị là những người thành đạt bên này. Căn hộ chúng tôi ở là một trong những khu trung tâm và đắt nhất ở St. Petersburg.
Trao đổi với anh chị, chúng tôi được biết cuộc sống của người Việt bên này sau khi phương tây cấm vận Nga cũng khá khó khăn. Hàng thì nhập bằng USD, bán ra bằng đồng ruble. Tuy có tăng giá lên để bù vào giá nhập nhưng cũng không dám tăng nhiều vì nếu tăng nhiều sẽ không bán được. Vậy con đường duy nhất là giảm lợi nhuận. Nhưng anh chị cũng may mắn là khối tài sản tích cóp được từ trước, cũng đã đầu tư vào một loạt các ngành nghề khác cả ở bên này lẫn ở Vietnam. Không như những người khác. Anh P, chị Đ con cái đều được anh chị đầu tư cho sang những nước tiến bộ hơn để học tập. Hai cháu nhà anh chị đều đã học và định cư tại Úc, tương lai anh chị cũng định gắn bó với nước Úc chứ không định ở lại nước Nga nữa. Đối với anh chị, nước Nga chỉ là nơi kiếm tiền.




Bước vào bên trong lobby tòa nhà phải bấm cái chuông này



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1931.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1931.jpg.html)



Sảnh sinh hoạt chung, sạch sẽ như khách sạn



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1932.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1932.jpg.html)



Selfie cái



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2301.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2301.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:13
Phòng khách và không gian sinh hoạt chung



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1939.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1939.jpg.html)



Bếp đây



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1940.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1940.jpg.html)



Bạn cũng có thể mua đồ về tự nấu hay nhờ anh chị nấu cơm cho. Đi chơi về chỉ có việc chén



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1941.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1941.jpg.html)

TungNguyenMD
15-11-2015, 18:14
Phòng của 3 chúng tôi đây



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2298.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2298.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2299.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2299.jpg.html)

kimvanchinh
15-11-2015, 21:07
Hôm chúng tôi xuất cảnh để về VN. Đang ngồi đợi để lên máy bay thì máy bay của VN Airline hạ cánh. Bà con từ trên máy bay xuống, đến cái cửa kính trước mặt chúng tôi thì rẽ phải để đi ra khu vực làm thủ thục Hải quan nhập cảnh. Bỗng cánh cửa kính đó mở ra, ông T. B. H chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh của Vietnam mình hai tay đút túi quần phăm phăm đi ra dẫn theo đoàn bậu xậu khoảng hơn 20 người đi vào đúng chỗ hành khách chuẩn bị xuất cảnh đi ra ngoài. Không cần phải ra Hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Ông chủ tịch này đi nhanh quá, chẳng chờ đợi ai. Thế là người trước, người sau check đoàn xem đủ chưa, gọi nhau í ới cả một góc sân bay. Rồi những người bạn Nga ra đón tay còn cầm cái biển VIP trên tay cũng ngớ người ra, chạy theo ông ấy. Gây ra những hành động lộn xộn. Như thế đó, người Việt mình từ cao đến thấp sang nước bạn gây lộn xộn như thế thì đòi hỏi họ tôn trọng mình làm sao được. Họ luôn coi mình là dân mọi rợ, tầng lớp dưới, nên cái cách đối xử cũng phân biệt hơn. Tôi nghe mấy anh bạn kể hồi Liên xô tan vỡ, người Việt mình về nước bị dồn hết vào một cửa, và bị cảnh sát của họ vung dùi cui quật xuống đầu để ổn định trật tự không biết là có đúng không. Bác nào từ về nước thời gian đấy confirm giúp tôi một cái.

[/I]

Cám ơn bạn TungNguyen đã có mô tả chuyến đi làm tôi như được trở về nước Nga yêu dấu. Bạn có hỏi về thời cảnh sát ngang nhiên đánh người Việt ở sân bay tôi là người trực tiếp chứng kiến xin xác nhận.

Từ đầu năm 1990, khi Liên Xô rục rịch tan vỡ, người Việt mình đa số là dân đi lao động bị đối xử tệ bạc ở nơi lao động nên về nước rất đông, cộng với các đoàn nhà nước, doanh nghiệp cũng cố sang Nga kẻo sợ sau này thay đổi, rồi số người Việt ở Đông Âu và đi chuyên gia châu phi cũng chỉ có đường về nước qua Moscow... hệ quả là số lượng người về VN vượt công suất máy bay hàng tuần tôi nhớ chỉ có 3 chuyến/ tuần. Mà người Việt mà bị nhỡ chuyến bay hoặc phải xếp hàng như thế nào thì các bạn biết rồi... Rồi cái gì đến nó tất đến. Đến giữa năm 1990 kéo dài sang đầu năm 1991, mỗi khi có chuyến bay Moscow về Việt Nam, khi đó ở Sheremetievo, cảnh hỗn mang diễn ra giữa một bên là người Việt đua nhau để vào cửa, đu nhau để chen vào lấy xuất bay bù do bị lỡ các chuyến trước, đua nhau để hối lộ, đua nhau để mang đồ lỉnh kỉnh, đua nhau để tiễn nhau, hộ tống nhau, chen lấn nhau... và bên kia là hệ thống hàng không, bảo vệ bất lực trước văn hóa kiểu Việt. Sau đó phía Nga họ điều cảnh sát đến giữ trật tự và thảm cảnh diễn ra mỗi khi có chuyến bay về VN: cảnh sát họ đứng trên ghế cao và cứ thế dùng dùi cui quật thẳng vào bất cứ ai bên dưới mỗi khi đống người Việt ngồn ngộn với đồ đạc không giữ được trật tự xếp hàng... Sự rối loạn và bỉ ổi càng tăng khi chính cảnh sát họ cũng là một lực lượng ăn hối lộ cộng với sự của quyền của xã hội Nga. Các loại khách được ưu tiên, các loại khách đã hối lộ đủ nhiều được cảnh sát dẹp loạn mở đường màu cho vào trước. Mỗi khi hàng người nhúc nhích, mỗi khi có người được vào cửa là một cơn mưa roi của cảnh sát và sự cuồng điên chen lấn của dân Việt để có hy vọng vào được cửa check in....

Tôi cảm thấy nhục nhã e chề cho dân tộc Việt khi chứng kiến cảnh này diến ra không chỉ một vài lần mà hàng trăm lần trong vài năm. Có lẽ, đến khoảng năm 1992-1994, sau khi số người Việt muốn về rồi dần dần cũng về được hết, tình trạng đó mới không còn.

Nhưng cũng từ đó đến tận năm 2003, người Việt, dù anh là ai đi chăng nữa, không còn bị đối xử như chó má ở Sân bay nữa thì lại bị trấn lột, cướp bóc trắng trợn ở bất cứ đâu trong đất Nga bởi đủ các thành phần: Huligan, cướp chuyên nghiệp, cảnh sát... Cơ quan tôi có mấy ông đi công tác mang hộ chiếu công vụ, trưởng đoàn còn có hộ chiếu ngoại giao sang Moscow cứ tưởng vẫn còn tình nghĩa anh em cộng sản, đi ra phố chơi, bị cảnh sát bắt giữa vòi tiền trắng trợn... Bà con buôn bán bên đó thì họ có cách trú ẩn của họ dưới sự bảo kê của chính cảnh sát và chính quyền địa phương...

Tôi cảm thấy, cho đến ngày nay, mặc dù an ninh ở Nga đã vãn hồi, đi du lịch khá thoài mái, nhưng người Việt mình ở Nga vẫn là cộng đồng "việt lưu vong" khổ thứ nhì thế giới, chỉ sướng hơn việt kiều ở campuchia thôi.

3 lần gần đây tôi ghé lại Nga và qua các sân bay nga (2004,2012,2014), mặc dù không còn thảm cảnh đối xử với người Việt nhưng cách các nhà chức trách Nga và dân Nga đối xử với người Việt mình vẫn còn khá rừng rú, không thể so sánh với các nước khác châu Âu. Dân Việt mình bên đó sống trong xã hội như vậy có những cách hành xử không lành mạnh và văn minh cũng là điều dẽ hiểu.

Trả lời bạn TungNguyen như vậy hơi dài làm loãng chủ đề của bạn. Rất mong được thấy hình ảnh và cảm nhận của bạn về St Petersburg...

TungNguyenMD
15-11-2015, 21:51
Cám ơn bác Kimvanchinh. Bác là nhân chứng sống cho thời kỳ ngừoi Việt ta bị khốn khổ khi bị đuổi về nước đấy ạ.
Cám ơn bác rất nhiều, có bác bổ sung những kiến thức cho bọn cháu còn thiếu.

TungNguyenMD
15-11-2015, 21:53
Saint Petersburg – Lịch sử và hình thành

Có một truyền thuyết cho rằng, Thành phố Saint Petersburg được xây và hoàn thiện trên thiên đường rồi được đưa nguyên cả mảng hạ xuống vùng đầm lầy của sông Neva. Được mệnh danh là Venice phương bắc hay Babylon trên tuyết, thành phố có một vẻ đẹp lộng lẫy kiêu sa giống như người con gái Nga mà mỗi du khách đi qua đều phải trầm trồ khen ngợi.

Đi tìm câu hỏi tại sao Peter đại đế lại bỏ Mockva cổ kính mà lại đi xây một thành phố ở tít nơi xa bên bờ biển Baltic với khả năng phòng ngự hầu như không có chngs ta quay lại lịch sử và thời gian đầu đời của Peter một chút.

Hồi Sa hoàng Peter 10 tuổi, ông đã trải qua những khoảnh khắc cực kỳ tệ hại. Quân cấm vệ nổi loạn, hai cậu ruột của ông bị giết chết. Hoàng hậu Natalia mẹ ông mất chức phụ chính vào tay nguời chị cùng cha khác mẹ của ông là Sophia. Ông căm hận và bị ám ảnh bởi những đoàn quân cấm vệ điên dại, vô kỷ luật chạy loạn cuồng khắp nơi trong Kremlin. Lùng sục các chính khách và các nhà quý tộc trong phòng riêng của họ giết hại họ một cách dã man. Ngay cả số phận Hoàng gia thậm chí là Sa hoàng cũng phụ thuộc vào bọn lính vô nhân tính. Cuộc nổi loạn này đã tạo ra trong lòng Peter những ác cảm về Kremlin với nhwunxg căn phòng tối tăm trong ánh nến lập lòe. Đám tu sĩ và boyar để râu dài lùm xùm, đám phụ nữ vô dụng bị biệt lập. Ông căm ghét cả giáo hội chính thống giáo với những lễ nghi bảo thủ. Ông căm ghét cả dân chúng và quân đội, vốn tung hô ông chỉ đứng sau thượng đế nhưng lại không thể bảo vệ mẹ con ông khi quân Cấm vệ làm phản.
Khi Sophia phụ chính, Sa hoàng Peter rời Mockva và lớn lên nơi thôn dã. Cho đến tận sau này, ông không mấy khi thèm đặt chân về Mockva nữa. Ông hạ thấp vị thế của Mockva và thay thế bằng thủ đô mới của nước Nga – Saint Peterburg

Viết đến đây tôi có liên tưởng Peter với Louis XIV của Pháp. Cũng lên ngôi từ nhỏ, cũng bị giới quý tộc và Nghị viện làm phản. Ông và mẹ ông cũng bị vây hãm. Về sau ông cũng căm ghét Paris, và ra lệnh xây cung điện Versailles và đóng đô ở đây ít khi đặt chân về Paris nữa.

Chuyện xây dựng Saint Petersburgs cũng cho thấy quyết tâm và liều mạng của Peter đến mức nào. Nên nhớ ông cho xây dựng thành phố này khi đang có chiến tranh với một đế quốc hùng mạnh là Thụy điển. Nằm ngay bên vịnh Phần lan, Saint Petersburg là thành phố ít có khả năng phòng thủ và rất dễ bị đánh chiếm.

Thành phố được xây dựng trên vùng đầm lầy sông Neva nên cần huy động nhiều nguồn lực thật lớn mới có thể xây dựng được. Nhiều người ngã xuống khi xây dựng thành phố này ( ước tính khoảng 100.000 người) nên ngoài những cái tên hoa lệ, mỹ miều ra Saint Petersburg còn có tên gọi khác là “ Thành phố được xây lên từ đống xương tàn”.

Khi thành phố bắt đầu hình thành, cần phải có dân, có người sống ở đây. Nhưng mấy ai điên rồ đến nơi khỉ ho cà gáy này. Vậy là Sa hoàng Peter lại dùng vương quyền của mình cưỡng chế định cư bắt buộc. Và những người bị bắt buộc định cư đầu tiên trong thành phố này lại chính là các thành viên trong Hoàng gia. Peter “ mời” em gái mình, các người chị cùng cha khác mẹ với mình cùng với hàng trăm nhân vật quý tộc đến sống tại Saint Petersburg. Không ai được viện bất cứ lý do gì mà không đến ở. Khổ nỗi những vị quý tộc này đã quen với cuộc sống xa hoa ở Mockva với những cung điện lộng lẫy, những vùng ngoại ô Mockva cỏ tít mù tắp. Nay đến đây, thành phố mới, điều kiện không có từ những cái tối thiểu. Thực phẩm phải mua cách hàng trăm km. Chưa kể các nhu cầu giải trí hoàn toàn không có. Ai nấy đều ghét nơi này, chẳng qua chỉ do lệnh của Sa hoàng nên họ không có sự lựa chọn khác.

Nói thế ta nghĩ Sa hoàng chỉ ngồi một chỗ rồi ra lệnh cho mọi người phải đến ở. Không phải Peter đại đế là con người của hành động. Ông luôn lược bớt lễ nghi và sẵn sàng hành động lao vào chỗ nguy hiểm như chữa cháy. Sự thực thì các ngôi nhà tại Saint Petersburg thời kỳ đầu được xây bằng gỗ nên rất dễ cháy. Mùa hè còn lấy nước sông Neva lên mà chữa cháy, nhưng mùa đông, nước sông đóng băng việc chữa cháy khó gấp bội lần. Đại sứ Đan mạch thời kỳ đó đã viết thư về nhà và kể:

“ Sa hoàng quyết định nhanh chóng phải làm gì, ông nhảy lên nóc nhà quan sát, xông vào ngay cả chỗ nguy hiểm, kêu gọi cả quý tộc lẫn dân thường tham gia chữa cháy. Và ông chỉ nghỉ khi đã dập tắt được ngọn lửa. Nhưng khi Sa hoàng không có mặt thì tình hình khác hẳn. Mọi người dửng dưng đứng nhìn ngọn lửa mà không làm gì cả. Họ chỉ trông chờ cơ hội để hôi của”

Ngoài nguy cơ cháy nổ ra, Saint Petersburg còn đối diện với nguy cơ khác nữa là ngập úng. Do nền đất ở đây chỉ cao hơn mực nước biển một chút nên mỗi khi nước sông Neva dâng cao là toàn bộ thành phố nằm trong nước. Vậy là dịch bệnh, rồi nạn đói diễn ra. Do xung quanh là vùng đầm lầy nên hầu như không trồng cấy được gì, mà phải chuyên chở từ nơi khác đến, vậy nên cứ có chuyện gì là giá cả thực phẩm ở Saint Petersburg tăng vọt.

Chính vì thế nên không ai tin Saint Petersburg có thể tồn tại được lâu dài. Công chúa Maria tuyên bố “ St. Petersburg sẽ không thể kéo dài sau thời đại của chúng ta.” Còn người Thụy điển thì cho rằng Peter đại đế là một thằng khờ, ai lại đi xây dựng thủ đô ở một nơi như thế. Nhưng không, quyết tâm sắt đá của Peter đại đế đã giữu cho St Petersburg được cho đến ngày hôm nay. Ngay cả khi thua trận bên sông Pruth trước liên quân Ottoman – Thụy điển. Ông sẵn sàng trả lại hết các vùng Livonia, Estonia..,. nhưng trong đầu ông không bao giờ có ý định từ bỏ Saint Petersburg cả.

Cái tên Saint Petersburg được đặt theo tên thánh bổn mạng của Sa hoàng. Và nó trở thành biểu tượng huy hoàng của Sa hoàng. Và sau triều địa của Peter, các Nữ hoàng đế và hoàng đế Nga đã biến thành phố thành một ngôi sao của phương bắc với kiến trúc thiên về Tây Âu hơn là kiến trúc Nga truyền thống.

Thành phố này về sau trở thành cái nôi của văn học, âm nhạc, kịch nghệ của Nga. Là nơi sinh sống của Pushkin, Gogol, Borodin, Petipa, Diaghilev....Trong suốt 2 thế kỷ, nơi đây là thủ đô, là trái tim của nước Nga. Và cũng chính nơi đây là nơi kết thúc Vương triều của dòng họ Romanov.

Sau cách mạng tháng 10, thành phố được đổi tên thành Leningrad, định đưa Lenin thay cho thánh Peter??? Nhưng không tồn tại được bao lâu, thành phố lại quay lại với tên cũ của nó Saint Petersburg. Những giá trị vĩnh hằng thì mãi mãi không thay đổi phải không các bạn.




Saint Petersburg nhìn từ nóc Nhà thờ thánh Isaac



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9308.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9308.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9309.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9309.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9312.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9312.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9313.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9313.jpg.html)

kimvanchinh
15-11-2015, 22:28
Ảnh bạn chụp đẹp quá. Một St Persburg mỹ miều.

Về giai thoại và sự thật xây dựng Petersburg thành thủ đô, nó không hẳn là như giai thoại bạn kể mà đúng hơn là do tầm nhìn chiến lược của Pie (Piot) phải phát triển nước Nga thành một đế quốc, muốn vậy, phải có hải quân mạnh. Ông đã cố gắng đánh chiếm các vùng đất của Phần Lan mở đường ra biển bắc là cửa biển duy nhất lức đó mà nước Nga có thể phát triển hải quân và xây dựng thủ đô ở cửa biển thông ra biển Baltic.

Cần nhắc bạn và rất nhiều người Việt khác cứ lầm lẫn khi gọi tên vua Pie đệ nhất là Peter. Ông tên là Piot (Pie, Pyotr), tiếng Nga: Пётр Алексеевич Романов, Пётр I, Пётр Великий'). Tên thánh của ông là Peter chứ không phải tên ông. Tên thành phố mang tên St Peterburg là mang tên thánh Peter của Pie Đại đế.

Bạn có bức ảnh tuyệt đẹp nhưng nói là tháp nhà thờ thánh Issac là không đúng. Nhà thờ thánh Issac - kievskyi thờ thánh bảo hộ cho việc xây dựng St Petersburg là nhà thờ to nhất ở thành phố này. Nó đây

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04638_zpsqbt4x1ef.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04638_zpsqbt4x1ef.jpg.html)

Còn tháp nhà thờ bên kia sông cao nhất thành phố là tháp Nhà thờ pháo đài Peter và Paul

St Petersburg kiều diễm như vậy và có được như ngày nay chủ yếu là do tư tưởng và sự khai phá, thiết kế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của vua Pie cộng với công lao xây dựng của các đời vua về sau của triều đại Romanov. Ngày nay các nhà thờ, cung điện đã được phục dựng lại khá hoàn chỉnh. Còn các khu phố, sự cũ nát theo thời gian đã làm cho chúng xuống cấp trầm trọng. Theo báo Nga, họ đang cần khoảng 20 tỷ $ để phục chế lại khu phố cũ của thành phố (bên trong kênh đào Naberegnaya). Điều này làm cho St Petersburg mặc dù được coi là thành phố đẹp, venice của phương bắc nhưng nếu tìm hiểu vi mô ta thấy nó đã và đang bị tiều tụy đi không thể cứu vãn, không thể nào so sánh được với các thành phố cổ của Châu Âu vẫn được bảo tồn và tu sửa đến từng chi tiết (ví dụ như Vieena)

TungNguyenMD
16-11-2015, 06:31
Cám ơn bác nhưng bác hiểu nhầm ý cháu. Cháu đứng từ trên đỉnh tháp của nhà thờ thánh Isaac chụp ra ạ

kimvanchinh
16-11-2015, 06:48
Cám ơn bác nhưng bác hiểu nhầm ý cháu. Cháu đứng từ trên đỉnh tháp của nhà thờ thánh Isaac chụp ra ạ

Xin lỗi bạn nhé, đúng là tôi đọc chưa kỹ và hiểu sai. Tôi mấy lần đến nhà thờ Issac mà chưa được vào, lần thì sửa chữa, lần thì hết giờ. Bực bọn Nga du lịch gì mà 5-6 giờ chiều đã đóng cửa cả các công viên ngoài trời.

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:17
Đại lộ Nevsky, đường phố và kênh rạch


Năm 1796, một kiến trúc sư nguời Pháp tên là Alexandre Jean Baptiste Leblond là đệ ruột của Le Notre – người thiết kế vườn cây cho điện Versailles đến St. Petersburg. Peter rất quý mến và cho làm tổng công trình sư của St Petersburg. Với ý muốn biến St. Petersburg thành Amsterdam, nên Peter bàn với Leblond làm sao để xây các đường phố song song và cắt ngang bởi các kênh rạch.

Nhưng khi đến St. Petersburg Leblond va phải với Menshikov ( Thống đốc của St. Petersburg). Menshikov ra lệnh ông không dám cãi lời. Khi Peter trở về ông thấy kênh thì hẹp như cống, hai thuyền không đi ngược chiều nhau được thì bực lắm. Ông hỏi Leblond “Làm sao để sửa lại được”. Leblond nói “Thưa ngài chỉ có thể dỡ bỏ, đập đi và làm lại” Việc này quá tốn kém, nên kế hoạch phải bỏ. Nó giải thích cho chúng ta thấy tại sao trên đảo Vasilyevskiy những con kênh lại nhỏ hẹp như vậy. Sa hoàng bực tức ra lệnh cho Leblond phải thiết kế này ở bên bờ nam đảo Vasilyevskiy thật đẹp để bù lại cho bên đảo.

Leblond bắt những tù binh Thụy điển đắp một con đường dài 4km đâm thẳng ra sông Neva. Hai bên là các công trình được xây theo trường phái nghệ thuật tây Âu. Mỗi thứ 7 các tù binh lại phải ra đây dọn dẹp sạch sẽ thế là đại lộ Nevsky ra đời.



Đầu đại lộ Nevsky



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8559_1.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8559_1.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8564.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8564.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:19
Dù có thế nào đi chăng nữa nhưng phải ghi nhận rằng ý thức giao thông của người Nga tốt hơn ta rất nhiều. Xem họ dừng xe chờ đèn đỏ thì biết, không hề liếm vạch. CSGT của Hanoi sang đây thì đói dài răng




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8561_1.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8561_1.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8568_1.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8568_1.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:20
Nhưng thi thoảng cũng có chú bị bắt



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9215.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9215.jpg.html)



Và người dân đi bộ sang đường cũng không đúng vạch



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9216.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9216.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:33
Trong khi ở Pháp, Ý đầy rẫy những cây cột Obelik này ( vì họ chiếm Ai cập và nhổ được về) thì Nga hầu như không có và phải tự tạo ra. Obelik là biểu tượng của chiến thắng, chinh phục




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9034.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9034.jpg.html)



Khu vực ga Saint Petersburg



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9036.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9036.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:34
Gặp ngay nụ hôn Nga, một chàng trai backpacker nào đó được một cô gái Nga tiễn ra ga. Khi nhìn thấy mấy ông backpacker Vietnam bọn tôi cũng mơ tưởng khi về Mockva sẽ có một cô gái Nga nào tiễn. Nhưng kết cục chẳng có ai. Háo ra không phải cứ có balo đeo sau lưng là sẽ có gái Nga ra tiễn




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9040.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9040.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9041.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9041.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:35
Chỉ được chụp ảnh thế này là cùng


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9067.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9067.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:45
Thêm vài hình ảnh về đại lộ Nevsky và các đường phố


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9042.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9042.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9062.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9062.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9064.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9064.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:46
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9066.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9066.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9192.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9192.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9196.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9196.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:47
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9197.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9197.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9198.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9198.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9199.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9199.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:49
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9201.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9201.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9205.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9205.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 21:50
https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9206.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9206.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9209.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9209.jpg.html)

TungNguyenMD
16-11-2015, 22:03
Xem ảnh chán tôi lại xin phép các bạn lải nhải chút


Peter Đại đế


Ông này được coi là Hoàng đế vĩ đại nhất nước Nga, được mọi người ca tụng. Dù thời nào từ phong kiến, cộng sản đến độc tài. Chỉ duy nhất có thời cộng sản nhằm giảm bớt vai trò của ông chứ không dám nói xấu. Còn lại ai cũng hết lòng ca ngợi ông. Đơn giản vì ông xứng đáng được như vậy.

Để xem ông này đã làm được những gì? Có công trạng gì? Tài năng thế nào? Đức độ ra sao? Chúng ta phải lùi lại thời điểm trước khi ông lên ngôi, xem xem xã hội nước Nga thời đó như thế bào. Và khi ông lên ngôi thì thay đổi ra sao.

Nhưng trước hết tôi đang gặp khó về phiên âm tên của ông. Có người thì gọi Pie, người gọi Pyotr, người gọi Peter. Tôi cũng không biết đọc thế nào cho đúng thôi thì lấy cái thông lệ quốc tế là tiếng Anh để gọi tên ông là Peter vậy.




Tượng Peter đại đế đứng trước nhà thờ thánh Isaac nhìn ra sông Neva


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9226.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9226.jpg.html)

hongtuoi
16-11-2015, 23:29
Bác TungNguyen em trông cũng to con đẹp lão, thấy hình đứng cạnh gái Nga trông cũng đẹp đôi, không đến nỗi nào. Giá như bác em sang Nga thời xưa, cái thời bọn em bên ấy đi lang thang cả ngày ngoài đường không lo nạn đầu trọc với công an trấn lột, có lẽ gái Nga sẽ theo quan bác hàng đàn đuổi đi không hết. Báo cáo quan bác, hồi ấy em có một trong số nhiều mặc cảm là dân VN ta bé nhỏ xấu xí quá, dân Nga coi dân cộng ta như con khỉ (mà em cho là câu sỉ nhục nặng nhất), như trẻ con. Có hôm bọn em đi lao động nông trang với dân Nga đi cắt cỏ mùa hè, đến khi xe bus chở mọi người về bị sa lầy xuống vũng bùn trong rừng, cả xe phải xuống đẩy, số đàn ông trên xe thì nhiều nhưng chỉ có mỗi ông lái xe là người Nga thì phải ngồi cầm lái, còn lại là gần hơn hai chục thằng VN và mười mấy phụ nữ Nga. Tất cả ì ách đẩy xe mãi không lên nổi. Em nghe một thiếu phụ Nga than phiền, "tiếc quá hôm nay ở đây chẳng có tên đàn ông nào cả!" Em buồn rầu nghĩ bụng, thế ra bọn đàn bà này không coi các nam thanh niên VN ta là đàn ông, chưa xứng đáng với danh hiệu đàn ông, vì quá bé nhỏ, sức yếu và xấu xí như con khỉ. Thật nhục nhã làm sao, một câu nói vô tình nhưng chạm vào niềm mặc cảm dân tộc của em.

Tuy nhiên, một số giai VN to khỏe cao to cũng được gái Nga quan tâm đặc biệt gần như giai Nga. Giá như quan bác mà có mặt hôm đó, chắc sẽ được bà ấy bảo rằng, may quá dù sao hôm nay cũng còn có một tên đàn ông. Thế rồi đến khi xe về thành phố, thể nào bà ấy cũng mời quan bác về nhà uống vodka, và chuyện gì tiếp theo hẳn quan bác đã biết.

(Thêm tí ngoài lề, sao hồi này bọn spam vào quảng cáo vào nhiều quá, mod đâu mà không xóa đi?)

TungNguyenMD
17-11-2015, 00:27
Cám ơn bác Hongtuoi. Được khen, em phông mũi quá ;)

TungNguyenMD
17-11-2015, 00:31
Xã hội nước Nga trước thời Peter Đại đế.

Trong điện Kremlin có 2 chủ nhân. Sa hoàng thuộc Vương quyền và Giáo chủ chính thống giáo thuộc thần quyền.

Sa hoàng

Sa hoàng nước Nga vào đầu thế kỷ 17 mang những nét giống Hoàng đế Trung hoa hơn là các Hoàng đế ở châu Âu.
Ngay từ nhỏ, mọi nguời dân Nga đều được giáo dục rằng Sa hoàng gần nhưu Thượng đế. Nguời Nga có những thành ngữ như: “ Chỉ có Thượng đế và Sa hoàng mới biết”, “Mặt trời soi sáng thiên đường, Sa hoàng soi sáng trần gian” tôi không chắc nữa nhưng không biết có câu “Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Sa hoàng” hay...” Với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời ....”, "Đỉnh cao trí tuệ..." không? Nếu như không có thì có vẻ dân cũng chưa tin Sa hoàng lắm. Và vai trò của Ban tuyên giáo Sa hoàng và bọn DLV thời này cũng phải xem lại.

Sa hoàng được coi là cha của dân tộc Nga. Ông nói với thần dân như nói với con cháu của mình. Người Nga cho rằng quyền lực của Sa hoàng là không có giới hạn, mà làm dek gì có giới hạn khi các ông vua ngồi xổm trên quốc hội, ngồi xổm trên hiến pháp bới điều abc gì đó đúng không các bạn?. Khi Sa hoàng ra lệnh người dân phục tùng tuyệt đối không thắc mắc.

Họ tuân phục Sa hoàng như nô lệ tuân phục chủ nhân của mình vậy. Ngay cả giới quý tộc, khi được diện kiến phải quỳ mọp trước Sa hoàng, trán phải chạm xuống đất. Khi tâu lên Sa hoàng điều gì, thần dân phải tấu đủ tên họ, chức danh địa vị chính thức của Sa hoàng nước Nga. Thiếu 1 chữ cũng bị coi như phạm thượng và có thể bị chém đầu.

Hàng ngày Sa hoàng thức dậy từ lúc 4h sáng. Đọc sách khoảng nửa tiếng. Đi vấn an Hoàng hậu rồi cùng hoàng hậu đi đến nhà nguyện nghe giáo sĩ giảng đạo.

Sau khi nghe giảng đạo xong, Ngài ra ngoài nghe các boyar báo cáo tình hình rồi tất cả lại tham gia cầu kinh đến tận bữa ăn trưa.

Ăn trưa Sa hoàng ngồi một mình trên bục cao, các boyar ngồi ăn ở các bạn thấp hơn.

Sau bữa ăn Sa hoàng ngủ rồi lại vào cầu kinh và làm các nghi lễ tôn giáo khác. Cho đến bữa ăn tối

Bữa ăn tối thường có bạn hữu của ngài. Họ có thể cùng nhau uống rượu có thể là tới khuya.

Xem qua một ngày làm việc của Sa hoàng ta thấy toàn hành lễ với nghe giảng đạo rồi cầu kinh là chính. Chứ thờ gian làm việc rất ít, như vậy nên nước Nga suy thoái, tụt hậu cũng phải thôi, đúng không các bạn?

Cái việc học hành của Hoàng thái tử cũng khác. Nếu như Thái tử Trung hoa chỉ học mỗi sách tứ thu ngũ kinh, các bài văn, bài phú thì Thái tử của Nga lại phải học Kinh thánh là chính. Nhưng họ lại được học địa lý, lịch sử và các môn khoa học khác nữa mặc dù còn rất hạn hẹp

Dưới quyền của Sa hoàng là giới quý tộc chia ra khoảng 12 cấp bậc. Cao nhất là boyar. Thấp hơn là trung lưu, dưới cùng là nông nô, nông dân, tá điền..
Sa hoàng có khoảng 30-40 cơ quan khác nhau để thực hiện việc công của Triều đình. Các cơ quan này hoạt động kém hiệu quả, gây nhiều thất thoát, chồng chéo lẫn nhau khó kiểm soát và lũng loạn


Nước Nga vào TK 17 đã là quốc gia rộng nhất thế giới. Nhưng do họ nằm quá xa giữa Đông và Tây nên khó hấp thu được những tinh hoa, tiến bộ của cả hai khu vực này. Muốn phát triển cũng khó, phát triển về phía đông thì quá xa và phải vượt qua vùng Siberia lạnh cóng, đi lại khó khăn và có có đi thì cũng gặp phải đất của triều đình Mãn Thanh chặn lại nên không phát triểu được về đường này.

Sang phía tây, lúc đó Thụy điển rất mạnh, được mệnh danh là “Bà chúa vùng Baltik” ngăn chặn ngõ ra Tây Âu của Nga qua ngả biển Baltik. Dưới một chút là Ba lan theo Thiên Chúa giáo luôn thù địch với Nga theo Chính thống giáo. Lui xuống phía Nam mảnh đất mầu mỡ nằm ở lưu vực sông Dniepr là nơi dân Tatar ( vốn có thù hằn sâu đậm với dân Nga) và dân hiếu chiến là Cossack sinh sống. Phía nam nước Nga, vùng biển đen thì có đế quốc Ottoman hùng mạnh chặn cmn lại.

Vậy là Nga hết đường ra biển, hết đường giao lưu với văn hóa phương Tây. Nói đúng hơn là có, nhưng mỗi lần đi qua lại phải xin phép rồi nộp phế...nói chung rất nhiêu khê và tốn kém.



[I]Sa hoàng Mikhail I - ảnh chôm trên mạng


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/sa_hoang%207_kienthuc.net.vn_cmhc.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/sa_hoang%207_kienthuc.net.vn_cmhc.jpg.html)

TungNguyenMD
17-11-2015, 00:49
Người dân Nga trong thế kỷ 17


Ở thành phố, Nga có tầng lớp thị dân từ khá sớm. Họ là những người buôn bán, thợ thủ công, giáo viên, nghệ sĩ....chính vì nước Nga không như Trung Quốc coi trọng Sĩ, nông, công, thương nên tầng lớp này khá phát triển.

Còn tầng lớp quý tộc thường họ sống trong những lâu đài của họ. Họ ăn mặc lụng thụng, áo thường dài chấm gót. Tay áo rộng lùng thùng. Họ đi đâu, gặp ai cũng cử hành mọi nghi lễ rất nghiêm túc. Nên chỉ khi có việc mới gặp nhau. Chứ gặp nhau để chém gió như dân ta bây giờ thì hành lễ chào hỏi xong nó cũng mất cmn cả tiếng đồng hồ. Hết cả thời gian chém gió.

Ở quê thì người dân Nga có xu hướng sống thành những làng mạc. Họ không sống cô độc sâu trong rừng. Cũng đúng thôi nước Nga rộng mênh mông, lạnh lẽo ở rừng sâu có mà làm mồi cho sói. Những ngôi làng nhỏ nằm ngay bìa rừng. Ở giữa các ngôi nhà thường là nhà thờ Chính thống giáo và ngay cạnh đó là một nhà tắm công cộng cho làng.

Người dân Nga họ thường mặc áo may bằng vải thô với một sợi dây buộc lại ở thắt lưng. Hai ống quần được bó lại ở cổ chân hoặc được túm vào đôi giầy cao cổ ( nếu có giầy). Tóc họ cắt cao đến tai, nhwung để râu lòa xòa ít tỉa tót. Trên đầu đội một cái mũ lông thú. Khi lớn lên, làm lễ rửa tội theo Chính thống giáo họ thường đeo cây thánh giá ở cổ. Cuộc sống của người nông dân Nga cũng không khác gì mấy người nông dân châu Âu trong thời kỳ Trung cổ. Cũng sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đến ngày 1/5 ngày chào hè và có ý nghĩa hồi sinh và trù phú họ vào rừng, nướng thịt, tổ chức tiệc khiêu vũ, ăn nhậu say xỉn và máu lên thì còn làm nhiều việc khác nữa.....

Thân phận người phụ nữ Nga thì lại giống nguwoif phụ nữ ở phương Đông. Trái ngược với Pháp và các nước phương tây. Luôn tôn trọng, nịnh đầm phụ nữ. Thì người Nga lại cho rằng trong phụ nữ luôn tiềm ẩn những tố chất xấu có điều kiện là bung ra.

Phụ nữ ở Nga, ngay cả ở giới quý tộc. Hầu như họ thường kết hôn với người họ chưa từng gặp cho đến khi ông bố và gia đình chú rể thương thảo xong xuôi. Việc thương thảo dường như chỉ gồm có 2 phần là của hồi môn và được ông bố đảm bảo về trinh tiết của cô gái. Nếu như sau đêm tân hôn chú rể có thanh vãn cô dâu không còn trinh (mặc dù không chính xác) thì hôn lễ vẫn bị hủy bỏ và của hồi môn được trả lại. Khổ nỗi cô nào mà bị như thế thì xác cmn định luôn là ở vậy mãi rồi đi cặp bồ cho nó sướng chứ không thằng nào nó chịu lấy đâu.

Sau khi hiệp thương xong, cô dâu che mạng đi ra giới thiệu với chồng tương lai. Ông bố dùng cái roi đánh nhẹ vào lưng con gái và nói: “Con gái ta, đây là lần cuối cùng con được cha dạy dỗ. Bây giờ con không còn lệ thuộc vào cha nữa. Nhưng nếu con không tốt với chồng của con anh ấy sẽ thay cha mà dạy con với cây roi này”. Sau đó người cha sẽ trao cây roi cho chú rể. Thế là tha hồ bạo hành gia đình xảy ra, cô dâu có kiện vào mắt. Em Trang hạ là em ấy sống ở thời nay còn nói đàn ông là con lợn, chứ sống vào thời đó không biết em ấy gọi đàn ông là con gì???

Trước ngày cưới, bà mẹ cô dâu dẫn con đến nhà chú rể. Buổi sáng trước ngày cưới cô dâu bịt kín toàn thân. Khi trao nhẫn cưới phải cam kết chung thủy. Rồi cúi xuống đôi giày của chồng, cho trán chạm vào đôi giày của chồng tỏ ý phục tùng và không dám bật lại.

Khi quan khách nhậu nhẹt bên ngoài thì cô dâu và chú rể chui vào phòng khoảng 2h đồng hồ. Sau đó sẽ mở cửa đi ra. Mọi người hỏi xem cô dâu có còn trinh không. Nếu chú rể nói “Yes” thì mọi người chúc mừng. Nếu chú rể say “No” thì mọi người đem cô dâu về nhà và trả lại luôn trong đêm đấy kèm theo của hồi môn được trả lại.

Sau khi kết hôn, người phụ nữ như là osin trong gia đình chồng. Chồng thích thì ban phát cho ngụm vodka. Còn không thì oánh. Luật pháp lại cho phép đánh vợ. Nên nhiều khi người vợ bị đánh chết thì nguời chồng lại được đi cưới vợ khác ngon hơn, trẻ hơn và đỡ lèm bèm hơn. Nhưng có nhiều mụ vợ gấu mèo, đánh nó nó oánh lại nên nhiều khi kẻ die lại chính là đức ông chồng. Lập tức Sa hoàng Aleksei ban bố một đạo luật để bảo vệ đàn ông và trẻ em nhằm trừng phạt nặng người vợ có bản án giết chồng là bị chôn sống với cái đầu thò lên cho đến lúc chết.

Còn nếu vợ già, béo, xấu rồi. Ông chồng muốn thay vợ khác ư? Quá đơn giản. Ly dị. Thiên Cháu giáo cấm ly dị, nhưng Chính thống giáo thì khác, luôn tìm cách mở đường cho đàn ông. Ly dị đơn giản lắm. Ông chồng chỉ cần kiếm chai vodka, đến gặp cha xứ và nói rằng “Con vợ con bây giờ nó kính yêu Chúa lắm, nó muốn dành toàn bộ cuộc đời còn lại cho Chúa”. Thế là hôm sau người vợ lập tức được đưa vào trong tu viện. Không cần biết cô ta có muốn hay không. Còn ông chồng thì thoải mái đi tý tởn với những cô gái khác. Nước Nga thiếu gì, toàn gái xinh và ngon. Không làm thế rồi bọn TQ, Đài loan, Hàn quốc nó lại sang lấy về làm vợ hết à.

Nói vui vậy thôi, chứ thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ở Nga cực khổ trăm bề. Họ luôn bị coi là tầng lớp dưới, nhiều khi khong được đối xử như con người. Thế mới cần giả phóng phụ nữ, đấu tranh cho nam nữ bình quyền... chứ như ở xứ ta. Phụ nữ sướng như vua à nhưu hoàng hậu, thế mà cũng vẽ vời đấu tranh abc rồi du nhập mấy cái ngày ngoại lai vớ vẩn như 8/3 vào chẳng biết để làm gì nữa. :)) (J4F)




Boyar- Gia cấp quý tộc ở Nga



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Boyar-Russia.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Boyar-Russia.jpg.html)



Người nông dân Nga



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Image6.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Image6.jpg.html)



Phụ nữ Nga



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/c61.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/c61.jpg.html)

kimvanchinh
17-11-2015, 08:28
Cám ơn bạn TungNguyen đã có những chia sẻ, tư liệu và cảm nhận phân tích rất sâu sắc và dí dỏm về văn hóa Nga. Topic của bạn đã giúp tôi thêm hiểu biết về lịch sử, văn hóa Nga cổ đại. Tôi càng cảm phục bạn là người chưa từng đến Nga và còn trẻ tuổi nhưng có tình cảm khá sâu đậm với nước Nga dường như từ tiềm thức. Cộng với cách nhìn nhận nước Nga khá khách quan của một người từng trải và hiểu biết rộng, cách viết rất sâu sắc và hài hước nữa. Tất cả những cái đó làm cho topic của bạn trở nên hấp dẫn, ít nhất là đối với những người như tôi coi nước Nga như một phần không thể tách rời của cuộc đời.

Việc bạn gọi vua Pyotr (Pie) là Peter theo tiếng Anh tôi cũng không phản đối. Tôi chỉ trình bày quan điểm của mình vốn được biết đến Pie từ thời xưa khi các dịch giả và nhà văn hóa lớn như Cao Xuân Hạo gọi tên ông theo tiếng Pháp (Pierre) và phiên âm việt hóa thành Pi-e (Pie). Tên gọi Pie trở thành quen đến mức thế hệ chúng tôi không thể từ bỏ được. Rồi khi được sang Nga học, được phát âm tên ông theo nguyên bản tiếng Nga là Pyotr (Пётр) và nó cũng trở thành thói quen không thể bỏ. Bây giờ tiếp xúc với văn hóa Anh ngữ, gọi tên ông là Peter tôi cứ thấy nó làm sao ấy không thể thích ứng được, cứ thấy nó có gì đó chưa chuẩn. Điều này cũng giống như các trường hợp người việt mình gọi các tên riêng nước ngoài như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc Đặng Tiểu Bình mà bây giờ do anh ngữ lại phải chuyển sang đọc và viết là Polan, Turkey, Dèng Xiǎo Píng tôi thấy nó không ổn chút nào.

Người Nga trong lịch sử là một giống người ưa mạo hiểm và mở rộng bờ cõi về phương Bắc. Họ đã chiếm cứ vùng Siberi rộng lớn và chiếm cả 1 phần bắc châu Mỹ Alaska hiện nay (Alaska được Nga hoàng Alekcandr II bán cho Mỹ năm 1867 được 7,2 tr$). Họ phát triển được như vậy (lấn át các dân tộc châu Á khác) là do bản tính phóng khoáng, ưa mạo hiểm và khám phá của họ. Cho đến hiện nay họ vẫn vậy và tôi thấy họ giống người Châu Âu nhiều hơn (không phải chỉ về hình thể mà chủ yếu về văn hóa và tính cách), khác với người Thổ Nhĩ Kỳ khá giống người Âu về hình thể nhưng tính cách và văn hóa nặng sắc thái châu Á.

Những gì người Nga làm được và gìn giữ đến ngày nay (như mở rộng bờ cõi, xây dựng thành phố St Petersburg...) là kết quả của nền văn hóa mang nặng sắc thái châu Âu. Phong cách và phương pháp cầm quyền của Pie cũng mang đặc sắc của một quân vương châu Âu theo mô hình của Machiavelli.

vulq71
19-11-2015, 16:45
Bác là thần tượng của em mất rồi. Từ bên otofun cơ!

vulq71
19-11-2015, 17:01
Thật không thể tin nổi, con sông mà chúng tôi tưởng tượng ra nó phải thơ mộng, đẹp đẽ với dòng nước lững lờ trôi nó như thế này đây. Khi tôi đăng lên facebook những hình ảnh này, bạn bè đều vào nói tôi chụp ảnh dìm hàng sông Volga. Nhưng sự thực thượng nguồn sông Volga là vậy.




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7986.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7986.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7991.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7991.jpg.html)


Tả ngạn


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_7994.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_7994.jpg.html)


Em vừa đi Nga về tháng trước. Lịch trình em đi tàu từ Saint Petersbugh về Moscow dọc sông Volga.

TungNguyenMD
20-11-2015, 00:53
Tôn giáo


Như trên tôi đã nói, Chính thống giáo du nhập vào Nga từ cuối TK thứ 10. Nhưng phải đến cuối thế kỷ thứ 16 thì Chính thống giáo Nga thoát ly hoàn toàn khỏi sự ảnh hưởng của Thượng phụ Constantinope. Có nghĩa là Đức Giáo chủ Nga hoàn toàn độc lập và không phải báo cáo ai cả. Nhưng nói thế cũng không đúng. Không như Giáo hoàng La mã, đứng trên cả các ông vua của châu Âu. Thì Giáo chủ ở Nga lại hoàn toàn bị phục tùng Sa hoàng. Thật ra thì duy nhất trong cả quãng đường “kết hôn” với Sa hoàng thì chỉ có duy nhất Giáo chủ Nikon có lúc còn vượt mặt được Sa hoàng Aleksei ( Cha của Peter).

Ông xây thêm tu viện, cấm các giáo sĩ uống rượu, mời các Giáo chủ khác đến Nga. Bày ra một loạt những nghi lễ vốn đã rất rườm rà của Chính thống giáo. Nhưng cũng như đa phần các Giáo chủ khác của Chính thống giáo nước Nga. Ông không có cải cách gì nhiều, ngoại trừ những việc thay đổi một số nghi lễ vì cho là mình lớn cmnr, oai cmnr, không cần phải đi theo nghĩ lễ của bọn Hy lạp bé tý hay bọn Constantinop hủ tục ấy.

Vào lúc đỉnh cao của quyền lực, tất cả những việc to nhỏ trong nước Nga đều phải có ý kiến của Nikon thì công việc mới được chạy. Dần đần chắc muốn học đòi theo Giáo hoàng La mã chăng? Mà ông đưa quyền lực của Giáo hội vượt lên trên quyền lực của triều đình. Một bữa Aleksei uống rượu say chắc đòi ngủ với hoàng hậu, mà hoàng hậu lại chạy đi hỏi ý kiến của Giáo chủ Nikon chăng? ( tôi đoán thế, không trúng thì thôi) làm Sa hoàng điên tiết. Đuổi Nikon ra khỏi Mockva về Tu viện New Jerusalem. Và sau này đày ông sang Siberia lạnh giá. Trong những năm cuối đời Giáo chủ sống nghèo đói trong cô đơn bệnh tật và chết trên đường trở về New Jerusalem.

Vị Giáo chủ kế vị Nikon ( không phải là Cannon hay Leica đâu nhé) mà là Joachim. Thấy gương tày liếp cmnr. Sau khi nhận chức vội chạy đến quỳ dưới chân Sa hoàng và nói “ Thưa Đấng quân vương, tôi không biết gì về đức tin cũ hay mới, nhưng bất kỳ quân vương ban hiệu lệnh gì tôi sẵn sàng phục tùng tuyệt đối”. Thế là mèo lại hoàn mèo, Sa hoàng lại đứng trên pháp luật, đứng trên cả tôn giáo, thần quyền và chắc là cũng đứng trên hiến pháp.

Còn Giáo hội thì ngày càng cùn đi, thiếu tổ chức , ù ì, mục nát và mê tín. Trên thực tế nó chỉ là tay sai và chính là dư luận viên để Sa hoàng lợi dụng.

Dân Nga thì sao? Dân Nga là những người hiền lành, ù ì và dễ chấp thuận. Không như châu Âu, họ xem tín ngưỡng mạnh hơn logic và cho rằng cuộc sống được kiểm soát bởi nhũng sức mạnh siêu nhiên. Và quan trọng nhất là họ thích rượu vodka hơn khoa học. Chỉ cần làm chai rượu vào thì phó mặc mọi việc cho Chúa, con phải say cái đã. Chính vì thế họ không có những người phản đối nhà thờ như Copernicus, Galilei....Vì họ đâu có cần thiết phải lật ngược vấn đề, phải hỏi tại sao? Thiên tai xảy đến họ chấp nhận, lệnh ban ra họ thi hành và Đức tin thì vô cùng lớn và không bao giờ thay đổi.

Chính vì thế nên không như tây Âu có nhiều trò tiêu khiển khác, món ăn tinh thần chính của dân Nga là hành lễ và dành toàn bộ Đức tin nơi Chúa. Trong lịch ngày, tháng, năm của họ thì họ dành đa số thời gian cho việc cầu nguyện ( Chính thống gióa rất bảo thủ và vô cùng nhiều nghi lễ). Đến nhà thờ họ hành lễ với cha xứ, về nhà họ cầu nguyện với cây Thánh giá gỗ ở nhà. Trước khi ngủ với vợ người đàn ông tháo Thánh giá ra, che hết thánh giá và đồ thờ trong nhà lại rồi mới hành sự. Kể cả trong mùa đông rét âm mấy chục độ, một cặp vợ chồng có trót ngủ với nhau mà muốn đi nhà thờ cũng phải tắm rửa rồi mới được bước vào ngôi nhà của Chúa ( ngày xưa làm dek gì có bình nóng lạnh như bây giờ mới biết là dã man như thế nào). Thậm chí thằng ăn trộm, trước khi đi đập vòm ở đâu cũng tự cầu nguyện trước thánh giá xin xá tội rồi mới đi ăn trộm.

Tôi không phủ nhận những giá trị Chính thống giáo đóng góp cho Nga. Nhưng thật ra thì chính Chính thống giáo cũng cản trở nước Nga phát triển nhiều lắm. Một trong những việc đó là bài xích nguwoif nước ngoài. Giống như TQ nước Nga ở thế kỷ 17 coi mình là trung tâm của vũ trụ, là nơi văn minh nhất. Nên coi thường và kỳ thị những người nước ngoài. Cho rằng họ mọi rợ, không đủ nghi lễ, hút thuốc lá....Ngay cả đến các vị đại sứ cảu các cường quốc tây Âu cũng bị cho rằng “Không làm gì tốt cho nước Nga cả, chỉ kéo những điều xấu xa, trụy lạc, suy thoái vào nước mình mà thôi”. Tư duy đó tồn tại mãi, cho đến khi Peter Đại đế lên ngôi ông mới xóa bỏ

Nói thế mới biết ở thế kỷ 17, cuộc sống tinh thần của đa số dân Nga chỉ biết tin vào giáo lý của Chính thống giáo. Một lời nói của Đức Linh mục như một lời tuyên thệ, lời chỉ dẫn của Chúa. Nên dân hoàn toàn phục tùng và nghe lời. Nhưng ở thượng tầng họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào triều đình và để cho Sa hoàng lợi dụng




Linh mục Chính thống giáo



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/164_litsite-1409.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/164_litsite-1409.jpg.html)

TungNguyenMD
20-11-2015, 20:02
Quân đội


Nói về quân đội Nga thế kỷ 17, ta phải tìm hiểu xem châu Âu hồi đó tiến hành và cách thức chiến tranh như thế nào.
Khi các vị quân vương mâu thuẫn với nhau về kế vị ( chiến tranh kế vị Tây Ban Nha), tôn giáo ( Pháp, TBN vs Anh Thế kỷ 16) hay bất kỳ một lý do gì đó là có thể gây chiến tranh.

Vấn đề là những nước lớn: Anh, Pháp, Tây Ban Nha.... thì quân đội bao giờ cũng sẵn đại bác tầu bè bao giờ cũng nhiều, dân số thì đông đúc nên nguồn lực chiến tranh luôn dồi dào. Nhưng những nước nhỏ: Hannover, Hà lan, Phổ, Đan mạch.....thì lấy đâu ra quân mà đánh nhau. Có tiền có thể mua được đại bác, súng ống, gươm kiếm...chứ người thì lấy đâu ra. Thế là lính đánh thuê xuất hiện.

Ngày đó khái niệm đi lính đánh nhau nó là một nghề. Họ không vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của CNCS hay cái gì gì đó, mà họ đi đánh nhau lấy tiền. Nay họ cùng chiến hào với người này, ngày mai lại cầm súng bắn vào những người hôm qua vừa cùng chiến hào với mình. Việc này nó giống y như chúng ta nay làm công ty này, ngày mai nhảy sang công ty khác. Hoàn toàn bình thường, hôm qua tôi bắn anh suýt chết, ngày nay khoác lên người bộ quân phục mới tôi làm bạn với anh, chẳng ai thù ai, trách ai cả. Mà họ coi lẽ dĩ ngẫu nó phải thế hoàn toàn không có ý nghĩ đào ngũ, chạy sang bên kia chiến tuyến hay chiêu hồi..... Hơn nữa, vương quốc nào cần quân có thể thuê hàng quân đoàn. Vị quân vương này hưởng thái bình rồi thì cho quân vương khác đang có chiến tranh thuê cả hàng quân đoàn thu tiền về hưởng lợi. Quân đội Nga cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong suốt thế kỷ 16,17 các sĩ quan cao cấp trong quân đội Nga toàn là người Pháp, Hà lan, Anh, Đức....
Cái chuyện đánh nhau nó cũng buồn cười và khá đặc biệt. Không phải cứ lừa nhau đánh úp như ngày nay hay như phương đông. Các quóc gia châu Âu hồi đó có quy định về chiến tranh theo thông lệ.

Vì mùa đông ở châu Âu rất lạnh, tuyết rơi, ngăn cản những cuộc hành quân và chiến đấu. Bạn tưởng tượng xem làm sao có thể chiến đấu dưới hào đầy tuyết rơi và ẩm ướt mà ẩm ướt thì thuốc súng của họ không thể cháy được. Nên các quốc gia châu Âu đồng thuận và đưa ra nhwunxg quy định về chiến tranh. những quy định Họ chiến đấu vào hai mùa Hè và Thu còn Đông và Xuân thì nghỉ ngơi và tuyển quân.

Thường là sau mùa xuân khi tuyết tan, cỏ đã mọc nhu nhú cho ngựa có thể ăn được. Nhất là vào khoảng tháng 5,6 khi bùn đã khô các cánh quân bắt đầu di chuyển. Họ đánh nhau công hãm thành , khiêu chiến..cho đến tháng 10. Tháng 11 khi sương giá bắt đầu xuất hiện thì các đạo quân bắt đầu chui vào trong trại để trú đông. Còn các sĩ quan cao cấp của họ quay về kinh đô ăn chơi hát lượn. Như trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, trong suốt 10 năm liên tiếp cứ đến mùa đông Công tước John Churchill Marlborough đều về London thăm cô bồ trẻ. Cùng thời gian này các sĩ quan Pháp cũng về Paris ăn chơi đàn đúm.

Có 1 quy ước rất văn minh là việc cấp phép cho sĩ quan đi qua lãnh thổ thù địch để về quê nghỉ đông với vợ. Cứ tưởng tượng xem sĩ quan Anh đang đánh nhau với liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Ý. Được phép đi qua đất Pháp để về Anh. Thế mới thấy tuy đánh nhau nhưng nét văn minh không hề thiếu. Cái truyền thống này nó còn kéo sang đầu thế kỷ 20. Tôi nhớ có câu chuyện trong WW1, khi mùa Giáng sinh đến, hai bên đình chiến, và hai chiến tuyến họ còn tổ chức giao hữu bóng đá với nhau. Nghe thì như đùa, nhưng nếu bạn hiểu về cách thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu thì bạn sẽ thấy nó không hề vô lý.

Còn hành quân, phải nói rằng châu Âu họ hành quân rất chậm. Trung bình một đoàn quân 1 ngày hành quân được vẻn vẹn 8km. Công tước Churchill xứ Marbourough – một trong những vị tướng đại tài của châu Âu thế kỷ 17-18 có cuộc hành quân dọc sông Rhine được coi là thần tốc và được ghi vào sách giáo khoa chiến tranh của châu Âu với tốc độ 11 km/ ngày. Đọc đến đây các bạn thắc mắc và bảo tôi nói phét, thế thì thua cmn Nguyễn Huệ nhà mình à??? nhưng hàng quân chậm vì nó có lý do của nó.

Vũ khí hạng nặng thời đó chính là pháo đại bác. Khổ nỗi pháo và đại bác không tự hành được mà phải dùng ngựa kéo. Mà nhục một cái, bánh xe của khẩu pháo đi trước làm nát cmn đường, khẩu sau lại bị trơn trượt nên không thể đi nhanh được. Mà phục vụ anh đại bác này đâu chỉ có cái xác anh ấy không đâu. Phải cho anh ấy ăn đồ ăn nữa, mà “đồ ăn” của anh ấy ít nhất là 3kg/ miếng còn miếng to thì tới 12 kg nên phải có xe goòng, rơ móc để chở đạn.

Các đoàn quân đi thành hàng dài, kỵ binh đi trước và 2 bên để bảo vệ, xe ngựa kéo, pháo, đại bác, xe goòng đi sau. Ngày đi đêm nghỉ, dựng trại buổi tối cũng mất thời gian. Họ dựng lều theo hàng ngang, dỡ hàng hậu cần ra, nhóm lửa nấu ăn, cho ngựa nghỉ ngơi...Nếu gần chỗ quân địch thì phải đào công sự, dựng cọc bảo vệ canh gác....

Cũng chính vì hành quân khó khăn như thế, nên nước Nga ở quá xa xôi châu Âu hầu như ít bị tấn công, sau này những vị quân vương nào tấn công Nga đều bị trả giá, Karl XII, Napoleon....là những tấm gương cho những người có ý định đánh chiếm nước Nga


Cách thức và chiến thuật trong mỗi trận chiến.


Không giống phương đông, chúng ta hay xem, đọc truyện Tam quốc của Tàu. Khi đánh nhau tường ta đồng trống rồi hai đại tướng cầm quân ra chào hỏi. Thấy ngang vai với mình thì đánh. Quân sĩ hò reo và thấy bên nào yếu thế thì lao vào chém giết.....

Thời trung cổ tùy từng ông vua, điển hình là vua Louis XIV rất thích vây hãm, ông đã vây hãm 50 thành phố thị trấn và đều phá được. Ngoài ra trong chiến thuật phòng thủ ông cũng cho xây dựng những pháo đài được cho là kiểu mẫu của châu Âu thời bấy giờ. Bạn nào chơi đế chế, có pháo đài được xây sẵn với những cái tháp canh trong trò chơi đó chính là pháo đài của Louis de Vauban ( tướng của Louis XIV) sáng chế ra đó.

Trong cuộc vây hãm khi thấy tường thành sắp bị sụp đổ không chịu nổi đạn pháo nữa thì người giữ thành sẽ đầu hàng trong danh dự và hầu như đối thủ của họ sẽ chấp nhận. Còn nếu không đầu hàng thì cả thành phố khi sụp đổ sẽ bị tàn phá, cướp, hiếp, giết....

Các nhà quân sự nổi tiếng thời này là quận công xứ Marlbourough, Vua Thụy điển Karl XII. Thì lại thích di chuyển, không thích vây hãm. Triết lý chiến tranh của họ về sau được Patton áp dụng là “Liên tục tấn công”

Khi trận chiến nổ ra, đầu tiên là là đại bác khai hỏa, nhưng binh sĩ châu Âu cũng khá gan dạ, đứng yên hàng ngũ khi đại bác gầm rít. Sau khi đại bác khai hỏa, các đoàn bộ binh ( quyết định chiến thắng) vừa di chuyển vừa dùng súng bắn vào nhau. Thời kỳ này có 2 loại súng, quân đội Nga súng hỏa mai cồng kềnh bắn được một phát đạn thì mất tới 22 thao tác và trong khí hậu ẩm ướt thì lại vô dụng. Trong khi quân đội châu Âu, dùng súng kíp, nhẹ hơn, ít thao tác hơn nên thời gian bắn cũng nhanh hơn họ có thể bắn được vài phát mỗi phút.

Khi tới sát nhau, lưỡi lê gắn ở đầu súng được mở ra. Họ giáp lá cà chiến đấu, cái này quân đội Nga cũng ở vào thế yếu hơn vì quần áo lụng thụng râu ria xồm xoàm, quân lính say xỉn...trong khi quân châu Âu mặc quần áo gọn gàng hơn thao tác nhanh nhẹn hơn.

Quân Nga cũng có điểm mạnh thời đó. Đó là kỵ binh tuy nhiên kỵ binh phương tây lại không mang tính chất quyết định cho mỗi trận chiến.

Thế nên nếu không có Peter Đại đế cải cách thì quân đội Nga mãi mãi chỉ là một quân đội yếu kém của châu Âu. Chỉ nặng tính phòng thủ và không bao giờ đi tấn công được.

kimvanchinh
21-11-2015, 11:53
Bạn TungNguyen có cách kể về lịch sử rất dễ hiểu và dí dỏm giúp mọi người không mệt óc vì những sự kiện và dữ liệu đầy ắp và rắc rối của lịch sử, hơn nữa lại là lịch sử Nga và châu Âu...
Nói về chiến tranh, yếu tố rất quyết định tạo nên sức mạnh Nga, không thể không nói đến đội quân Kozak (Cossacks) chuyên nghiệp và độc đáo của vùng đất Slavo Nga - Ucraina từ khi 2 nước còn thống nhất trước TK11 cho đến tận chiến tranh vệ quốc 1941-1945. Nhiều người Việt cứ nghĩ rằng người Kozak là dân tộc đã tạo nên đất nước Kazastan. Thực ra dân Kozak là một dân tộc đặc biệt hình thành và phát triển gắn liền với diễn biến của các cuộc chiến tranh. Hiện nay, theo thống kê, tại Nga có trên 120.000 người được đăng ký là người Kozak, trong khi trên toàn thế giới người Kozac khoảng 3-5 triệu người sống trải dài trên các vành đai chiến tranh giữa các đế quốc lớn thời trung cổ và cận đại: Ucraina, Thổ, Kazastan, các nước Capcad...

TungNguyenMD
21-11-2015, 12:05
Bạn TungNguyen có cách kể về lịch sử rất dễ hiểu và dí dỏm giúp mọi người không mệt óc vì những sự kiện và dữ liệu đầy ắp và rắc rối của lịch sử, hơn nữa lại là lịch sử Nga và châu Âu...
Nói về chiến tranh, yếu tố rất quyết định tạo nên sức mạnh Nga, không thể không nói đến đội quân Kozak (Cossacks) chuyên nghiệp và độc đáo của vùng đất Slavo Nga - Ucraina từ khi 2 nước còn thống nhất trước TK11 cho đến tận chiến tranh vệ quốc 1941-1945. Nhiều người Việt cứ nghĩ rằng người Kozak là dân tộc đã tạo nên đất nước Kazastan. Thực ra dân Kozak là một dân tộc đặc biệt hình thành và phát triển gắn liền với diễn biến của các cuộc chiến tranh. Hiện nay, theo thống kê, tại Nga có trên 120.000 người được đăng ký là người Kozak, trong khi trên toàn thế giới người Kozac khoảng 3-5 triệu người sống trải dài trên các vành đai chiến tranh giữa các đế quốc lớn thời trung cổ và cận đại: Ucraina, Thổ, Kazastan, các nước Capcad...

Người Cossacks chính là đội quân tạo nên sức mạnh của kỵ binh Nga mà bác. Nhưng nhiều khi, họ liên minh với Tatar hay Ottoman thì người Nga cũng mệt

kimvanchinh
21-11-2015, 12:54
Dân Cossacks giống như dân đánh thuê Arap bây giờ, đánh nhau không phải vì tổ quốc mà vì trung thành với ai hoặc ai là người ơn nghĩa, chi tiền cho họ. Cossacks là tập hợp nhiều dân tộc, thậm chí nói nhiều thứ tiếng khác nhau, phụng sự nhiều tổ quốc và ông chủ khác nhau. Ngày nay, vai trò của người Cossacks trong các cuộc chiến sắc tộc vùng Ucraina, Cavcado vẫn còn rất lớn.

TungNguyenMD
28-11-2015, 21:47
Cải cách


Có lẽ trong lịch sử thế giới hiếm có ông vua nào như Peter Đại đế. Ông là con người cởi mở, cầu thị, không nặng nề về nghi lễ. Ông sớm nhìn ra nhwungx hạn chế, yếu kém của nước Nga thời bấy giờ, nên quyết tâm cải cách. Nhưng bắt đầu từ đâu? Không dễ dàng, người Nga vốn bảo thủ, tự cho mình là văn minh nhất thế giới ( đến giờ vẫn thế) nên họ tự mãn với cái tầm nhìn hạn hẹp của họ. Nếu không có Peter quyết tâm cải cách thì có lẽ nước Nga cũng giống nhà Thanh bên Trung hoa sau này, cúi đầu để cho các liệt cường xâm chiếm. Cũng chỉ vì cái tâm lý tự mãn cá nhân cái gì cũng cho mình là nhất.
Peter Đại đế có tầm nhìn vượt hẳn những người Nga thời bấy giờ, và ông có tư duy vượt trội cả những bậc tiền bối. Ông là Sa hoàng đầu tiên đi ra nước ngoài. Trong khi các Hoàng đế tây Âu đi lại thăm thú và bắt tay với nhau từ rất lâu rồi thì các Sa hoàng trước đó chưa từng bao giờ thoát khỏi lũy tre làng của mình. Cái này tôi thấy Nga giống Trung Quốc, các Hoàng đế trung hoa cũng chẳng bao giờ đi đâu. Thậm chí đi trong nước cũng là đi ăn chơi, hưởng thụ, sa đọa kéo theo rất nhiều người phục dịch và tốn kém. Như Tùy Dạng Đế và thậm chí cả Càn long là ví dụ điển hình. Nhưng Peter đi nước ngoài để học hỏi cái hay, cái văn minh của châu Âu, thừa nhận sự yếu kém lạc hậu của nước Nga cho thấy sự cầu thị và tầm nhìn của ông khác xa với đa số người Nga thời đó thậm chí còn hơn xa hẳn những kẻ bây giờ suốt ngày dùng hình ảnh của ông để làm biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Đại Nga, nhưng thực sự thì không phải thế.

Ông sang Hà lan, lừa lừa tách đoàn trốn đi. Nhưng không phải trốn đi chơi gái như mấy ông vua Trung hoa mà ông trốn đi, giấu thân phận của mình đi để xin vào làm thợ mộc ở một xưởng đóng tàu.

Sang Anh, ngoài những nghi thức tiếp đón, thăm thú Hải quân Anh – mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Ông lang thang tìm những người tài, người có trình độ, tri thức gạ gẫm họ về làm việc cho nước Nga và ông tuyển được 60 người Anh như thế. (Trong cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 Anh là cường quốc về khoa học công nghệ). Chính vì tuyển nguời nhiều phải nuôi, phải mua các vật dụng phụ tùng khí tài để về nước còn có cái mà làm việc, mà tiền thì nước Nga làm gì có. Thế là ông cắn răng ký vào thỏa thuận cho phép người Anh đem thuốc lá qua Nga bán Free duty và không hạn chế vùng bán. Điều này về sau các Giáo chủ Chính thống giáo kêu ông rất nhiều.

Về nước, việc đầu tiên ông làm một chuyện động trời là gọi tất cả các tướng lĩnh, boyar, quan lại, giáo sĩ đến. Đích thân ông cầm con dao cạo ra cạo râu từng người một. Chỉ có Giáo chủ là thoát, còn ông nào ông đấy mặt nhẵn như chùi. Đọc đến đây các bác bảo em là “ chuyện đó có gì ghê gớm đâu, cạo râu tóc là chuyện quá bình thường” nhưnng xin thưa với các bác là xã hội Nga thời đó nó rất khác bây giờ. Từ xưa đến nay Chính thống giáo luôn coi việc cạo râu là bẩn thỉu, tội lỗi. Các giáo chủ thường rao giảng như sau
“ Thượng đế không tạo ra con người thiếu chòm râu, chỉ tạo ra chó và mèo như thế. Cạo râu không những là việc điên rồ và ô danh, đấy còn là tội lỗi”

Các bác thử tượng tượng xem, mấy trăm năm quen với khái niệm đó, nếp sống đó mà nay miệng, cằm lộ ra. Mọi người nhìn nhau như từ trên trời rơi xuống vậy. Khiếp đảm, lo âu, sợ hãi vì bộ râu dài ngày xưa thường được coi là biểu tượng của Đức tin và lòng tự trọng nay nhẵn như chùi đương nhiên là họ sợ hãi. Ai cũng ngại ngần sợ hãi khi thói quen bị thay đổi đúng không các bác?

Còn Peter thì Tây hóa hơn, ông cho bộ râu là lạc hậu, bảo thủ, thiếu văn minh và làm trò cười cho phương Tây. Ông muốn tự tay tấn công bắt đầu từ những cái hủ tục nhất, truyền thống nhất. Ông ra lệnh cho Đại nguyên soái Shein cho quân đội đi cạo râu những người trong nước.

Việc này được luật hóa, mọi công dân Nga ngoại trừ giới tăng lữ và nông dân, ai cũng phải cạo râu. Quân lính được lệnh cạo râu bất kỳ người nào họ gặp, dù địa vị của nguwoif đó cao đến đâu cũng phải chấp hành. Lúc đầu những người này còn hối lộ cho quân lính để không phải cạo râu. Nhưng hối lộ thằng này thì lại gặp thằng khác, lại phải hối lộ, thế có mà phá cmn sản.

Sau cùng Sa hoàng ra một luật mới, ai muốn mang râu cũng được, nhưng phải trả thuế hàng năm cho bộ râu của mình. Những người này được cấp một cái huy hiệu đeo vòng qua cổ để chứng minh bộ râu mình mang trên người là hợp pháp. Dần dần những người mang râu lại bị kỳ thị, nhất là đứng trước mặt Sa hoàng thường làm ông nổi giận nên họ không có cửa thăng tiến. Cuối cùng cắt cmn bộ râu đi là xong

Xong việc râu tóc, ông quan tâm tới quần áo. Ông bắt các boyar thay hoàn toàn trang phục của mình sang kiểu tây Âu. Lại tiếng kêu khóc rầm trời. Từ xưa đến nay nguời Nga quen mặc quần áo lụng thụng. Áo thêu bên trong chèn vào quần. Quần cũng lụng thụng, chèn vào trong giày bốt với mũi cong lên. Bên ngoài mặc thêm áo nhung or bằng vải satin, vải thêu kim tuyến với tay áo rất dài và rộng. Khi đi ra ngoài, người Nga còn khoác thêm một áo choàng dài bằng vải nhẹ (trong mùa hè) viền lông thú (trong mùa đông) với cổ đứng hình vuông. Hai tay còn dài hơn áo trong thòng xuống tới gót chân.
Với cái quần áo như thế thử hỏi để làm việc trong xưởng đóng tàu, điều khiển thuyền, hay diễu hành đánh đấm làm sao? Chưa kể sang tây Âu họ nhìn ngắm, cười cợt chỉ chỏ vào những người Nga như những thằng hề, hoặc kẻ quê mùa. Nên Peter lại quyết tâm thay đổi.

Lần này ông cũng tự tay cầm kéo cắt ông tay áo của các boyar, tướng lĩnh. Ông cũng luật hóa chuyện ăn mặc này, đầu tiên bắt toàn bộ những người Nga chuyển sang mạc trang phục kiểu Hungary hoặc kiểu Đức. Tiếp theo có luật cấm mang giầy ống cao cổ và kiếm dài kiểu Nga. Quân lính được lệnh gặp ai còn mặc quần áo kiểu Nga bất kể quý tộc hay tướng lĩnh đều phải quỳ xuống để người lính xén vạt áo. Thật là một sự sỉ nhục những người mang quần áo truyền thống kiểu Nga.
Tiếp theo ông cải cách về niên lịch. Trước đây người Nga dùng thứ lịch riêng của họ chẳng hiểu tính thế nào nhưng thời Peter họ tính là cỡ năm 7200 gì đấy. Và họ bắt đầu năm mới vào khoảng 1/9. Việc này đem lại sự bất lợi cho việc giao thương với Tây Âu.. thế là ông thay đổi bắt đầu từ ngày 1/1/1700 ( theo tây ÂU) ông cho dùng lịch mới và đón năm mới theo lịch này

Khổ nỗi người Nga luôn bảo thủ, dốt nát cho rằng họ là tất cả thế giới. Họ cho là Thượng đế không thể tạo ra thế giới trong mùa đông giá buốt, vì nếu thế thì Adam được sinh ra sẽ chết cóng. Peter đem bảo đồ thế giới đến, giải thích cho dân chúng là nước Nga không phải tất cả của thế giới. Trong lúc nước Nga mùa đông thì nơi khác là mùa hè. Hơn nữa ông bắt buộc các nhà cửa phải trang hoàng và chúc tụng nhau trong dịp 1/1 và nhà thờ phải rung chuông cầu nguyện trong khoảnh khắc giao thừa.

Về tài chính tiền tệ. Trước đây người dân Nga dùng đồng Kopek, chất lượng và kích thước khác nhau rất nhiều. Khi người ta cần tiền lẻ, lấy dao chặt đồng kopek ra thành đồng lẻ. Khi sang Anh, tham quan xưởng đúc tiền của Hoàng gia Anh Peter nhận thấy muốn lớn mạnh, thương mại phái triển, nhà nước phải năm lấy quyền kiểm soát và đúc tiền để có lượng tiền mặt đầy đủ. Thế là về nước ông đổi tiền, đúc loại tiền to hơn, đẹp hơn làm bằng đồng cùng một kích thước để thay thế cho đồng Kopek. Sau đó ông dùng bạc đúc ra đồng tiền có mệnh giá cao hơn cứ 100 đồng kopek đổi được 1 đồng đó. Thế là đồng ruble ra đời.

Chính sách thuế má cũng thay đổi. Để lấy tiền phục vụ cho chiến tranh với Thụy điển và xây dựng Saint Petersburg . Ông chia nước Nga ra làm 8 tỉnh, giao cho thống đốc các tỉnh này những quyền hành gần như tuyệt đối. Nhưng muốn tồn tại họ phải đảm bảo được nguồn thu thuế.

Ông cho lập Bệnh viện nhân dân ở Moskva, nhân dân được chữa bệnh miễn phí. Ông cũng cấm bọn lang băm đi bán thuốc dạo linh tinh mà chỉ các cửa hàng y dược mới được bán. Đặc biệt ông cấm giết trẻ sơ sinh vì lý do dị tật ( trước đây khi trẻ sơ sinh dị tật nguời ta thường làm cho nó ngạt thở ngay khi được sinh ra)

Để đảm bảo an ninh, ông cấm mang vũ khí và nghiêm cấm việc thách đấu, đấu kiếm tay đôi vốn là thời thượng của châu Âu thời bấy giờ. Qua việc này ta mới thấy mặc dù hấp thụ gần như toàn bộ văn minh tây Âu, nhưng ông cũng biết chọn lọc những cái gì không tốt thì không áp dụng.

Ông cho cải cách chữ viết cho giản tiện hơn, bỏ những câu từ cổ, sáo rỗng. Ông cho in sách giáo khoa Hình học, Văn học và các sách lịch sử ca ngợi những anh hùng nước ngoài như Alexander Đại đế... điều này thật sự là một cải cách lớn. Vì từ xưa đến nay người Nga họ chỉ tôn thờ anh hùng dân tộc của họ mà rất ít khi coi trọng người ngoài.

Tiếp tục ông cho in những tờ báo chủ yếu đưa tin tức từ chiến trường. Nhưng ong cũng kiểm soát báo chí chặt chẽ, biến báo chí thành cái loa tuyên truyền chống những luận điệu thù địch đối với ông

Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Ông cho xây dựng nhà hát nhân dân ở Mockva và mời nhà quản lý người Đức đến quản lý nhà hát. Đồng thời cho vợ mình là nữ hoàng Catherine đến chỉ huy dàn dựng các vở nhạc kịch mang đậm chất Nga.

Ông bỏ bớt mọi nghi lễ rườm rà, phiền phức cho nguwoif dân. Năm 1701 ông ra sắc dụ rằng thần dân không cần quỳ gối và phủ phục trước đấng quân vương. Ông bỏ luật bắt người dân bỏ mũ ra kể cả giữa mùa đông giá rét khi đi qua hoàng cung. Bất kể Sa hoàng có trong đó hay không.

Chế độ thi đua khen thưởng cũng được thay đổi. Từ trước tới nay cứ thưởng cho ai là Sa hoàng cấp đất, phong tước.... Peter học theo tây Âu, ông làm những cái Medal. Đặt tên là huân chương Saint Andrey là phần thưởng danh dự cao nhất mà Sa hoàng ban tặng cho những người có công với đất nước.

Bộ mặt đời sống, xã hội, tâm linh của nước Nga thay đổi từng ngày. 5 năm sau (1705) những nguời châu Âu đến nước Nga họ cảm thấy không còn lạc lõng nữa, và người Nga đi ra ngoài cũng không bị chê là quê mùa, kỳ dị nữa.

TungNguyenMD
28-11-2015, 21:49
Cải cách ( tiếp)


Cải cách xã hội xong, Peter bắt ta vào cải cách các lực lượng vũ trang. Bắt đầu từ quân cấm vệ.
Vốn có ấn tượng không tốt với quân cấm vệ từ trước, nên khi cải cách Peter tìm mọi cách giải tán bọn kiêu binh này. Nhưng giải tán bọn này không dễ, chúng cũng bật lại, chạy ra ngoài chống lại Sa hoàng. Cuối cùng cũng có đổ máu. Trong số 2.000 quân Cấm vệ nổi loạn có tới 1.200 người bị hành quyết, vợ con họ bị đuổi ra khỏi Moskva đày sang Siberia và hầu hết đều chết trên đường di chuyển.

Giải quyết xong cái gai sau lưng ( bọn cấm vệ) ông quay sang cải cách quân đội.

Như trên tôi đã nói quân đội Nga cho đến trước thời Peter đại đế là quân đội lạc hậu nhất châu Âu, do con người, vũ khí, khí tài quá kém. Cấp sĩ quan chỉ huy thì tham nhũng, khai khống tên binh sĩ để lấy lương mua rượu vodka uống. Có những đơn vị đến 1/3 là quân số ma. Những binh sĩ còn lại thì tinh thần chiến đấu kém cỏi, cầm chai rượu là chính cầm súng là phụ. Quần áo thì lụng thụng, vũ khí lạc hậu...
Peter thay đổi cấp chỉ huy, cải tiến vũ khí (nhờ những người Anh khi ông sang Anh thuê về) mua thêm vũ khí, và quan trọng nhất ông phát triển hải quân.

Trước thời Peter quân đội Nga hoàn toàn không có Hải quân. Vì họ làm gì có cảng biển. Cả nước Nga rộng lớn như thế chỉ có mỗi một cảng biển là Arkhangelsk một năm chỉ dùng được 3 tháng mùa hè còn lại là đóng băng. Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đúng thật, nước Nga thoát được đường nào ra biển? Xuống phía nam thì gặp ngay đế quốc Ottoman hùng mạnh. Chính Peter cũng mấy lần đem quân xuống Azov đánh nhưng toàn thua và bỏ hẳn ý định mở con đường ra biển từ hướng này. Nhận thấy không thể phát triển mà không có Hải quân. Những nước có ngành hằng hải mạnh là những cường quốc trong quá khứ (Tây ban nha, Bồ đào nha, Hà lan) và hiện tại ( Anh, Pháp). Họ đánh chiếm khắp nơi, thuộc địa được mở ra khắp thế giới. Ngày càng giầu mạnh, không chịu làm con gấu ngủ đông, nằm một chỗ. Vậy là Peter quyết tâm xây dựng Hải quân Nga

Nhưng con đường phát triển Hải quân của nước Nga chỉ còn duy nhất con đường ra biển Baltik. Cũng va phải đế quốc rất mạnh là Thụy điển – Bà chúa miền bắc. Peter khôn khéo và quyết tâm. Ông chiếm lấy vùng đầm lầy khu vực sông Neva đổ ra biển và xây dựng lên thành phố Saint Petersburg.

Trong cuộc chiến với Thụy điển, có những lúc ông tan tác như ở Golovchin, Pruth. Nhưng ông không nản chí, rút kinh nghiệm, xây dựng lại quân đội, chỉnh đốn hàng ngũ thuê những sĩ quan chỉ huy giỏi hơn và cuối cùng cũng đem đến chiến thắng Pultowa vĩ đại. Thật sự tôi đánh giá chiến thắng Pultowa này còn cao hơn những cuộc chiến sau này như Cuộc chiến chống Napoleon.... vì nó đánh dấu sự khởi đầu của một đế quốc mới chuyển mình theo kịp phương tây và vươn lên ngang hàng với các cường quốc lớn trên thế giới.

Tuy là Sa hoàng, nhưng tính ông giản dị bỏ qua nghi lễ, ăn mặc xuyền xoàng. Xe ngựa đi lại của ông cũng nhỏ, kém xa hoa và bình dân đến nỗi một người nước ngoài nhận xét rằng: “Với cỗ xe của Sa hoàng tồi tàn đến mức không một thương nhân danh giá nào muốn ngồi lên một cái xe như thế”. Ông thường tự do đi giữa dân thường, hòa mình với họ hỏi han họ...Thế mà ngày nay có kẻ muốn làm Peter mới, cũng muốn làm Sa hoàng, PR bản thân đến mức lố bịch, nhưng đến khi tôi đi ở Mockva thấy cấm toàn bộ đường cho hắn đi làm về nhà thì mới thấy rằng so với Peter đại đế thì không đáng nằm dưới gót giầy của ngài

Một ngày ông làm việc từ 12-16h. Ông dậy rất sớm từ 4h sáng, đọc báo cáo. Ăn sáng xong rồi gặp các bộ trưởng. Rồi qua bộ Hải quân làm việc từ 2-3 tiêng. Quay về nhà, làm việc trên máy tiện ( ông này thích kỹ thuật) rồi ăn trưa. Sau bữa trưa ông làm việc với các trợ lý riêng của mình rồi ra đường lúc 4h chiều. Ông ra đường, đi lang thang tay cầm theo quyển sổ để ghi chép các ý tưởng. Buổi tối ông đi thăm viếng bạn bè hoặc đến úy lạo các buổi họp mặt cộng đồng những người nước ngoài ở Nga.

Đi Pháp về ông học hỏi theo họ, giải phóng phụ nữ ra khỏi 4 bức tường, ông cho phép mở tiệc và khuyến cáo vợ con những nguời được mời cùng tham dự. Ông giải phóng phụ nữ ra khỏi những tư tưởng bảo thủ của chính thống giáo Nga. Ông khuyến khích những người phụ nữ chửa hoang đẻ con và nuôi con. Cấm các hành động phân biệt đối xử với phụ nữ chửa hoang.

Ông thành lập các bảo tàng: Sinh học, Lịch sử, nghệ thuật... và đặc biệt để khuyến khích dâ chúng đến để nâng cao dân trí ông không hề bán vé, thu tiền mà dùng tiền quốc khố ra duy trì cho những hoạt động đó. Nhưng cống hiến quan trọng nhất của ông cho giới trí thức của nước Nga chính là Viện Hàn lâm khoa học mà cho đến tận bây giờ vẫn là cơ quan tri thức cao cấp nhất nước Nga. Việc thành lập Viện hàn lâm khoa học chỉ diễn ra trước khi ông mất 1 năm

Về thương mại, ngoài việc mở đường ra biển Baltik ông cũng cho mở các con đường thương mại đến Ba tư, Trung hoa. Nhưng do 2 quốc gia này không cởi mở nên giá trị trao đổi các hàng hóa thương mại cũng không cao và dần dần những con đường thương mại này cũng không phát triển được.

Peter đại đế không muốn những triều đại sau này nhớ đến mình như người đi xâm chiếm lãnh thổ, mà ông luôn nhận mình là nguời cải tổ cho nước Nga. Thế nhưng bây giờ chế độ độc tài của Teen hói lại lấy ông làm biểu tượng cho chủ nghĩa Sô Vanh, nhăm nhe xâm chiếm và nuốt đất của các quóc gia nhỏ hơn, chỉ muốn quàng thòng lọng vào cổ các dân tộc bé hơn như thời Soviet đã làm. Nếu không hiểu kỹ về Peter đại đế thì ngay cả dân Nga chính gốc cũng dễ bị bịt mắt lắm




Peter Đại đế ( ảnh sưu tầm)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/Peter_der-Grosse_1838.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/Peter_der-Grosse_1838.jpg.html)



Và kẻ muốn đăng quang Sa hoàng hiện nay ( ảnh sưu tầm)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2516.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2516.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 22:31
Thôi luyên thuyên thế đủ rồi, viết tiếp về công cuộc đi ăn chơi bên nước bạn vậy. Chứ cứ viết thế này mãi, Teen hói nó bắt về viết sử nước Nga. Rồi Đổng Hồ thì không thành được lại giống Tư Mã Thiên thì bỏ mẹ các bác ạ.

Cái chuyện đi lại trong nội thành Saint Petersburg


Chúng tôi trải nghiệm đủ cả, từ loại leng keng tầu điện của Hanoi ngày xưa, rồi xe bus điện bánh hơi, tàu điện ngầm, tàu chợ, taxi lừa và Uber taxi.


Ở Saint Petersburg có rất nhiều xe bus điện bánh hơi như thế này, và cũng có nhiều cái mầu sắc sặc sỡ phết. Đặc biệt xe bus toàn chạy bằng điện không thấy mấy cái xe bus xả khói đen xì như ở Hanoi mình




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8567.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8567.jpg.html)



Chúng tôi đứng ở đây đợi xe bus đi cho nó biết



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8893.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8893.jpg.html)



Xe đến


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8894.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8894.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 22:33
Trong xe bus thì nó như thế này. Và không giống như xe bus ở Ý, chỉ cần cầm vé tự giác quẹt vào cái máy điện tử thì xe bus ở Nga giống y sì Vietnam. Có nghĩa là cũng có người bán vé, xé vé. Và tôi khuyên các bạn nếu không biết tiếng Nga chớ dại dột mà đi cái xe bus này vì các điểm đỗ nó toàn ghi tiếng Nga. Trong khi soát vé toàn là các bà già ½ chữ tiếng Anh cũng không biết




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8895.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8895.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8897.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8897.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2038.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2038.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2039.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2039.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 22:50
Chuyện đi Taxi



Tôi để ý, không riêng gì ở Saint Petersburg. Mà ở cả Moskva muốn đi taxi từ những điểm du lịch bao giờ cũng có một thằng cò đứng bên ngoài. Mình sẽ làm việc về giá cả với thằng cò này. Sau khi làm việc xong thằng này nó cho xe nào chạy thì xe đó sẽ chạy. Tất nhiên là giá đắt, nhưng được cái là làm giá trước nên không bị lừa.

Hôm ở Saint Petersburg do đi chơi cả ngày cũng muộn và mệt. Nên chúng tôi bắt bừa cái xe giữa đường không mặc cả. Hỏi ông anh – người đã từng ở Nga thì ổng bảo “Chú yên tâm đi, người Nga người ta hiền lành lắm, dek lừa đảo kiểu taxi nhà mình đâu.” Thế là chúng tôi bằng lòng chạy theo công tơ mét bấm tiền. Lái xe cho chúng tôi là một anh bạn tóc vàng to béo nhìn mặt mũi cũng không đến nỗi. Tuy nhiên nhờ ở Vietnam suốt ngày cảnh giác nên chúng tôi cũng đem google map rồi map.me ra soi xem thằng cha này chạy có lòng lòng không. Và tạm yên tâm khi nó không chạy lòng vòng.

Về tới nơi, nó bấm cái máy Ipad ra tiền. Oh My God! 2.380 ruble (khoảng gần 900.000 VND) cho quãng đường khoảng hơn 3 km. Ông anh bực mình vì mất tiền thì ít, mà mất mặt với 2 thằng em vì trót nói người Nga hiền lành lắm thì nhiều. Chửi bới nó một hồi bằng tiếng Nga mà tôi cũng dek hiểu gì. Chỉ biết ông ấy quay lại bảo bọn tôi xuống xe. Và ném 1.000 ruble vào mặt thằng tài xế. Ơn giời thằng này cũng dát chết. Chắc nó thấy không cân được 3 anh em tôi nên lủi thủi nhặt 1.000 ruble đi về. Chứ nó cương lên đánh nhau cũng mệt.

Về sau chúng tôi đem chuyện này ra nói chuyện với một cô bé người Nga ( tất nhiên là biết nói tiếng Anh tốt) cô bé nói “ Các anh phải dùng Uber Taxi chớ bao giờ bắt taxi ngang đường như thế”. Thôi âu cũng là cái dại và sự trải nghiệm đáng nhớ




Chiếc Taxi lừa


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2033.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2033.jpg.html)



Số tiền cho > 3km



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/image-c29709ca2bf5871e8ec2d817e85027100c55496bc07e15165e 471e4014323d94-V.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/image-c29709ca2bf5871e8ec2d817e85027100c55496bc07e15165e 471e4014323d94-V.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 23:12
Tàu điện ngầm



Tàu điện ngầm ở Saint Petersburg cũng khá đẹp và không có ga nào giống ga nào. Cái tôi tầu điện ngầm ở đây hơn hẳn Mockva là các ga tầu ở đây họ phiên âm ra tiếng Latin để cho những người không biết tiếng Nga đi dễ dàng hơn. Có lẽ do St Petersburg là thành phố du lịch nên họ mới làm như thế chăng???




Ga tàu điện ngầm ở Saint Petersburg



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9070.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9070.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9071.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9071.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9074.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9074.jpg.html)



Tên ga và đường đi được phiên âm ra tiếng Latin cẩn thận


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_9182.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_9182.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 23:14
Ở mỗi đầu ra của tàu điện ngầm có điểm check point của cảnh sát. Thấy đối tượng nào nghi nghi là họ vẫy lại. Chúng tôi đi đứng đường hoàng, vênh mặt lên với đời với lại máy ảnh lủng lẳng trước ngực, ba lô nặng trĩu sau lưng nên Cảnh sát không sờ tới mà thấy họ vẫy mấy chú rệp vào kiểm tra




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2241.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2241.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2242.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2242.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 23:18
Bên trong tàu điện ngầm thì nó như thế này. Viết đến đây tôi mới nhớ tới một ông cụ già người Nga. Nếu ai hỏi tôi, ấn tượng với lớp nguời Nga nào nhất? Có thiện cảm với những người Nga nào nhất. Tôi xin trả lời ngay đó là những người già. Hôm tôi ngồi trên tàu điện ngầm ở St Petersburg, một ông già chừng 70 tuổi thấy tôi đeo máy ảnh đoán chắc là khách du lịch. Ra hiệu mời tôi ngồi, rồi mở ba lô, lấy ra túi bánh. Cẩn thận chỉ cho tôi cái tên nhãn hiệu ( toàn tiếng Nga nên tôi cũng chẳng hiểu gì) bóc ra và mời tôi một chiếc bánh. Thật sự từ lúc sang đến giờ, toàn gặp những bộ mặt cau có, khó chịu của nguời Nga đối với mình. Hành động của ông già làm tôi hết sức cảm động. Sau này khi đến cung điện mùa hè. Gặp những bà già ngồi trông các phòng trong cung điện. Đối xử nhã nhặn lịch sự với tôi càng làm tôi có tình cảm với những người già, những con người dưới chế độ Soviet cũ. Tiện đây nếu ai hỏi tôi ghét tầng lớp nào của Nga nhất thì tôi cũng xin sẵn sàng nói “Đó là bọn công chức của Nga, chuyên gây khó khăn, kiếm tiền đút lót và ăn bẩn” ngoài ra bọn thanh niên con trai choai choai cũng nên tránh xa vì bọn này luôn có tư tưởng dân tộc cực đoan. Nhưng phụ nữ Nga tôi lại thấy rất nhẹ nhàng, tình cảm và xinh đẹp thế nên ai lại tránh phụ nữ Nga phải không các bác????





https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151004_163343.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151004_163343.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2089.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2089.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 23:38
Tàu chợ


Chúng tôi cũng được thưởng thức món tàu chợ của Nga. Nói là chợ chứ thật ra đây là tàu của những người đi làm. Họ ở ngoại thành cách trung tâm cả trăm km đi vào nội thành làm hàng ngày. Tôi từng đi kiểu tàu này ở Sydney khi đi từ nhà ông anh tôi ở Black town vào Sydney central business district. Nhưng hoàn toàn khác biệt, trong khi tàu của Sydney sạch sẽ văn minh thì tàu của nước Nga bẩn thỉu và rất nhiều người hát rong và bán hàng rong xin tiền trên tầu. Thế nên cảm giác gần gũi với Việt nam mình lắm, giống như Vietnam mình những năm 80 thế kỷ trước vậy




Hát rong



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2458.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2458.jpg.html)



Bán hàng rong



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_2460.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_2460.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 23:47
Lang thang quanh bến xe bến tàu chụp được mấy cái ảnh ngộ ngộ, post lên cùng các bác chơi




Ai bảo nước Nga không có tiền Âm phủ?? Hay đây là đòn in tiền giả của bọn phương Tây cho nó chết cmn đi???


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151004_095141.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151004_095141.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151004_095207.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151004_095207.jpg.html)

TungNguyenMD
28-11-2015, 23:59
Chẳng biết ngài tổng thống này giúp gì được cho dân chúng không, chứ có một thực tế đắng lòng là ngoài đường ngoài chợ hình ảnh của ngài đang bị sales off 50% mà vẫn...................ế





https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151004_094924.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151004_094924.jpg.html)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151004_094716.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151004_094716.jpg.html)




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151004_100226.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151004_100226.jpg.html)

kimvanchinh
29-11-2015, 00:07
Bạn TungNguyen viết về Pie đại đế quá xuất sắc, phản ánh đủ các công trạng, đặc tính của ông một cách ngắn gọn và hài hước nữa. Bạn được mời viết sử chắc sẽ làm cho môn sử dễ học chứ không phải nâng lên đặt xuống như hiện nay.

bàn về những chuyện bạn nói tôi muốn post minh họa mấy bức ảnh tôi chụp năm 2014.

Phụ nữ Nga họ đẹp (lúc trẻ) tôi có bức ảnh này, chắc là mấy em gái hơi quý tộc nhà giàu đây:

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04672_zpszylvgdxq.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04672_zpszylvgdxq.jpg.html)

Còn đây là bức tượng nhỏ ngay cạnh sông Neva về Pie như 1 người đã tổ chức và phát triển Hải quân và ngành đóng tàu Nga (hàng ngày ông trực tiếp xuống xưởng đóng tàu kiểm tra công việc và cuối cùng đóng được những tàu chiến đánh nhau được với quân Thụy Điển.

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC04788_zpsmwd3n8qk.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC04788_zpsmwd3n8qk.jpg.html)

Về vua Pie, trong Hermitage, có 1 phòng lưu giữ mấy cái mày tiện, máy bào của ông sử dụng

https://i1274.photobucket.com/albums/y421/dokimhanh2004/DSC05323_zps18qm8zss.jpg (http://s1274.photobucket.com/user/dokimhanh2004/media/DSC05323_zps18qm8zss.jpg.html)

kimvanchinh
29-11-2015, 00:11
Làm sao so sánh thằng hói với vị Hoàng đế Pie vĩ đại! Một đằng là đấng quân vương đã làm cho nước Nga vật vã và trở thành người, còn một đằng cũng làm cho nước Nga vật vã nhưng lại biến từ người thành ngợm. Lão hói học theo Sit, Mao và Kim tton sùng cá nhân, độc tài ngu tối...

Deen
29-11-2015, 04:44
Thú vị quá ạ, ở châu Âu tiền Euro người ta đa phần chỉ sử dụng giấy 50 Eu đổ lại thôi, Nga gom hết cả giấy 100-200-500 rồi :))
Các bạn gái Nga em ko ngờ lại xinh thế (c)

hongtuoi
29-11-2015, 12:55
Báo cáo quan bác TungNguyen. Đọc đoạn về xe bus với tàu electrica (tàu hỏa điện chạy tuyến ngắn) của quan bác làm em thấy hóa ra hồi này Nga ngố suy tàn đến mức gần xuống ngang hàng với VN ta, cũng có hát rong, bán vé thì có người bán như xe đò liên tỉnh ở VN ta, chứ không còn tự giác nữa. Báo cáo bác, thời em đi xe bus bên đó thì đầu xe ở cửa lên xuống phía trước có một cái hộp thủy tinh, ta bỏ xu vào đó và tự vặn vé ra. Ai đứng cạnh hộp vặn vé ấy thì người ta chuyển tiền cho, rồi vặn ra cả dây vé rồi chuyển xuống dưới, mỗi người tự xé lấy phần vé của mình. Có hôm em đứng cạnh hộp vặn vé, phía dưới chuyển lên khoảng 4 ruble tiền xu, tức khoảng gần trên 50 vé (6 kopec/vé). Cũng nói thêm là ở vùng khác hồi đó em không biết, chứ vùng em thì đi xe nhồi nhét chen chúc là chuyện thường, lên xe có khi đến cả trăm người không có chỗ đặt bàn chân, vì vùng em nhỏ, xe bus chạy thưa, cả tiếng mới có 1 chuyến, nên xe tới thì lên đông đến nỗi có khi em đứng sát cửa, phải rút chân vào mới đóng được cửa.

Vậy là hôm đó em đứng cạnh hộp vặn vé, bên dưới chuyển đến em 4 rúp xu, họ bảo là 4 ruble vài chục xu gì đó. Em nhẩm tính chia ra cho 6, được khoảng hơn 70 vé, em các bác bèn vặn ra một dây dài đến gần 3 mét, rồi tự xé 1 vé cho mình, sau đó chuyển xuống dưới. Em đàng hoàng lịch sự, cố gắng sống như một người Nga bản địa, nên chuyện không có gì để kể. Nhưng ở nơi em có vài thằng VN khốn nạn nhà quê, khi tiền chuyển lên cả vốc xu, nó ôm đống xu nhảy xuống xe chạy mất. Số xu đó cũng được đủ cho nó ăn 3 bữa cơm Nga, nhưng nỗi nhục quốc thể thì không sao xóa bỏ được trong hàng chục năm tiếp theo sau đó, đến tận bây giờ.

Lại có hôm, em không có ý ăn gian, nhưng em mua vé bus dưới kios chứ không vặn vé trên xe, nhưng rủi thay thế nào mà em lại mua nhầm phải loại vé không phải dành cho tuyến đó, hay thành phố đó, em không nhớ nữa. Tóm lại khi ông lái xe bất ngờ dừng xe, xuống khoang hành khách kiểm tra đột xuất, thì đến em, ông ấy bảo vé của mày không hợp lệ. Em chả hiểu ra sao, cuối cùng ông ấy bảo thôi giải thích cho mày lâu mất thời gian lắm, thôi tha cho mày, mày đi đi, lần sau nhớ mua đúng loại vé. Thế là em thoát. Còn bọn Nga, không có một ai đi lậu vé cả, có 6 xu thì đáng kể gì, chỉ bằng cốc kvas.

Thế còn xin hỏi bác em, các kiến thức về phong tục, lịch sử, tôn giáo, quân đội Nga vv.. em đọc của bác rất thấy mở mang tầm mắt, nhưng chỉ xin hỏi chúng có nguồn gốc tin cậy không, có chính xác không, để khi cần em có thể dựa vào như một nguồn dẫn chứng tham khảo chính thống?

medela
29-11-2015, 18:05
Đoạn biên về tôn giáo ở Nga bác nói đúng kinh. Em nghĩ, cũng do cái thói mê tín ấy nên truyền thông nga ngố đặc biệt tích cực truyền bá thuyết âm mưu ba lăng nhăng hòng dắt mũi dư luận.
Từ vụ 11/9 đến vụ máy bay malai, làm cho quần chúng cần lao chẳng còn biết thế nào mà lần.

TungNguyenMD
29-11-2015, 21:44
Báo cáo quan bác TungNguyen. Đọc đoạn về xe bus với tàu electrica (tàu hỏa điện chạy tuyến ngắn) của quan bác làm em thấy hóa ra hồi này Nga ngố suy tàn đến mức gần xuống ngang hàng với VN ta, cũng có hát rong, bán vé thì có người bán như xe đò liên tỉnh ở VN ta, chứ không còn tự giác nữa. Báo cáo bác, thời em đi xe bus bên đó thì đầu xe ở cửa lên xuống phía trước có một cái hộp thủy tinh, ta bỏ xu vào đó và tự vặn vé ra. Ai đứng cạnh hộp vặn vé ấy thì người ta chuyển tiền cho, rồi vặn ra cả dây vé rồi chuyển xuống dưới, mỗi người tự xé lấy phần vé của mình. Có hôm em đứng cạnh hộp vặn vé, phía dưới chuyển lên khoảng 4 ruble tiền xu, tức khoảng gần trên 50 vé (6 kopec/vé). Cũng nói thêm là ở vùng khác hồi đó em không biết, chứ vùng em thì đi xe nhồi nhét chen chúc là chuyện thường, lên xe có khi đến cả trăm người không có chỗ đặt bàn chân, vì vùng em nhỏ, xe bus chạy thưa, cả tiếng mới có 1 chuyến, nên xe tới thì lên đông đến nỗi có khi em đứng sát cửa, phải rút chân vào mới đóng được cửa.

Vậy là hôm đó em đứng cạnh hộp vặn vé, bên dưới chuyển đến em 4 rúp xu, họ bảo là 4 ruble vài chục xu gì đó. Em nhẩm tính chia ra cho 6, được khoảng hơn 70 vé, em các bác bèn vặn ra một dây dài đến gần 3 mét, rồi tự xé 1 vé cho mình, sau đó chuyển xuống dưới. Em đàng hoàng lịch sự, cố gắng sống như một người Nga bản địa, nên chuyện không có gì để kể. Nhưng ở nơi em có vài thằng VN khốn nạn nhà quê, khi tiền chuyển lên cả vốc xu, nó ôm đống xu nhảy xuống xe chạy mất. Số xu đó cũng được đủ cho nó ăn 3 bữa cơm Nga, nhưng nỗi nhục quốc thể thì không sao xóa bỏ được trong hàng chục năm tiếp theo sau đó, đến tận bây giờ.

Lại có hôm, em không có ý ăn gian, nhưng em mua vé bus dưới kios chứ không vặn vé trên xe, nhưng rủi thay thế nào mà em lại mua nhầm phải loại vé không phải dành cho tuyến đó, hay thành phố đó, em không nhớ nữa. Tóm lại khi ông lái xe bất ngờ dừng xe, xuống khoang hành khách kiểm tra đột xuất, thì đến em, ông ấy bảo vé của mày không hợp lệ. Em chả hiểu ra sao, cuối cùng ông ấy bảo thôi giải thích cho mày lâu mất thời gian lắm, thôi tha cho mày, mày đi đi, lần sau nhớ mua đúng loại vé. Thế là em thoát. Còn bọn Nga, không có một ai đi lậu vé cả, có 6 xu thì đáng kể gì, chỉ bằng cốc kvas.

Thế còn xin hỏi bác em, các kiến thức về phong tục, lịch sử, tôn giáo, quân đội Nga vv.. em đọc của bác rất thấy mở mang tầm mắt, nhưng chỉ xin hỏi chúng có nguồn gốc tin cậy không, có chính xác không, để khi cần em có thể dựa vào như một nguồn dẫn chứng tham khảo chính thống?


Vâng, bây giờ em đi xe bus ở Saint là có bà bán vé ạ
Còn bác hỏi nguồn thì đây ạ. Em nghĩ là đáng tin cậy đấy ạ


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_3489.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_3489.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 22:58
Chúng tôi có một buổi chiều dạo bước trên bến cảng, lang thang quanh quảng trường chiến thắng rồi bước qua cây cầu Dvortsovy nổi tiếng sang bên đảo Vasilyevsky. Phong cảnh thanh bình nhẹ nhàng trôi theo ánh chiều tà. Vừa đi vừa nghe văng vẳng câu hát từ xưa lắm, từ chiếc đài rè cũ kỹ với cái đĩa than của cụ già:



“Đồng chí quý mến ơi !
Cùng ta hãy hát ca,
Hát lên bài chiến thắng để biệt li.
Thành phố xinh xắn mến yêu ơi !
Ngày mai ta sẽ vắng xa rồi.
Làn sóng thúc hối ta,
Biển khơi đón chúng ta,
Thoáng xa bao khăn trắng vẫy chào ta.



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8706.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8706.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8708.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8708.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 22:59
Tòa nhà bộ hải quân



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8709.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8709.jpg.html)



Cung điện Mùa đông



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8713.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8713.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 23:00
Nhìn sang đảo Vasilyevsky



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/20151002_140700.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/20151002_140700.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 23:01
Hai cái cột mỏ chim nổi tiếng


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8714.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8714.jpg.html)


https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8729.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8729.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 23:03
Dưới chân cột nhìn bà này như Nữ chiến binh Amazone không biết có đúng không



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8732.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8732.jpg.html)



Cây cột thứ 2



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8734.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8734.jpg.html)



Còn đây chắc là thần Poseidon ( Neptun) có mỗi cái mặt ông nhìn nó cứ buồn buồn



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8733.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8733.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 23:04
Trên cây cầu Dvortsovy nổi tiếng



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8716.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8716.jpg.html)



Check in cái đã



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/IMG_1948.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/IMG_1948.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 23:06
Vì cây cầu này ban đêm nó sẽ nhấc lên cho thuyền bè đi qua. Mà hệ thống xe bus ở đây chạy toàn bằng điện. Nên đoạn nối điện nó như thế này để đảm bảo vẫn nhấc lên được




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8720.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8720.jpg.html)



Đây là khe giữa cầu chỗ cắt ra để nhấc lên



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8721.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8721.jpg.html)



Bản lề chỗ gập lại



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8724.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8724.jpg.html)



Và ban đêm nó sẽ nhấc lên như thế này. ( Ảnh sưu tầm vì ban đêm quá lạnh nên tôi khong ra ngoài chụp ảnh được)



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/palace_bridge_st_petersburg_LGCL.jpg.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/palace_bridge_st_petersburg_LGCL.jpg.jpg.html)

TungNguyenMD
29-11-2015, 23:07
Cô dâu ra công viên chụp ảnh cưới. Tôi để ý, gặp mấy cô dâu ở đây cực kỳ xấu. Chắc xấu mới cần lấy chồng chứ bọn xinh nó cứ nhơn nhởn ngoài đường. Nào cần cưới hỏi gì đâu




https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8727.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8727.jpg.html)



Và có những kẻ lãng tử lang thang



https://i1151.photobucket.com/albums/o636/TungNguyenMD/DSC_8755.jpg (http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8755.jpg.html)