PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Nước mắt Myanmar !



maximilian
21-09-2015, 00:17
Ngày nay Myanmar trở thành 1 điểm đến mới thú vị hấp dẫn trong mắt du khách Việt Nam bởi nó còn quá nguyên sơ và cũ kĩ theo cả nghĩa bóng lẫn đen , đi Myanmar như 1 chuyến du hành ngược thời gian vài chục đến 1 trăm năm trước, đó là sư thiếu thốn và lạc hậu làm mọi du khách đều thấy hào hứng . Người ngưới, nhà nhà đi Mtanmar xem đền đài , chùa vàng, cầu gỗ , xem bà con mặc xà rông, xem họ thoa phấn làm mát da mặt .
Mình thì dõi theo Myanmar vì 1 vần đề khác : người Rohingya .
Gần đây báo chí quốc tế đăng tải thông tin về những người Rohingya là đối tượng cho bọn buôn người ờ Thái Lan và Malaysia nhắm đến , bắt cóc , tra tấn và đòi tiền chuộc , hàng trăm xác người Rohingya được tìm thấy trong những ngôi mộ tập thể dọc biên giới Thái-Malay gần đây cho thấy bản chất của tình hình đã vượt ra khỏi biên giới Myanmar . Và việc hàng ngàn người Rohingya liều mình bước lên những con thuyền bé nhỏ chơi vơi giữa đại dương nhằm trốn khỏi Myanmar, tìm 1 nơi nào cho họ sự bình yên để sinh sống.
Các bạn ai cũng đã biết về 1 Myanmar bình yên, mến khách với Phật Giáo làm quốc giáo : bao dung và độ lượng, thì hãy đọc tiếp những dòng này để thấy 1 khía cạnh khác của 1 đất nước Myanmar chưa chắc là bình yên như chúng ta vẫn nghĩ

Ronghingya - họ là ai ?

Họ là những người Myanmar theo đạo Hồi sống ở bang phía Tây Rakhaine, giáp với Bangladesh . Họ đã sống ở đây từ lâu và vẫn làm ăn sinh sống như bình thường. Nhưng với sự gia tăng dân số quá nhanh và ngày càng đông của người Rohinya theo đạo Hồi tại bang này , người Myanmar đạo Phật lo sợ và chính phủ Myanmar đã ra lệnh cấm họ sinh con thứ 3, (những người đạo Phât thì sinh đẻ vô tư) ,họ bị giới hạn kết hôn : chỉ được kết hôn khi đã nộp 1 số tiền rất lớn cho nhà nước . Nếu không sẽ bị đánh và bị tù . Cần nói rõ hơn là họ không được chính phủ Myanmar công nhận là công dân , nghĩa là họ không có giấy chứng minh nhân dân , không được đi sang các bang khác, vùng khác không được du lịch , không được bất cứ sự bảo vệ nào của luật pháp. Không được hường những quyền lợi cơ bản của công dân như người đạo Phật.
Họ đã sống như thế mấy chục năm qua từ khi Myanmar thoát khỏi sự cai trị của Anh và thành quốc gia độc lập, trong số 134 nhóm dân tộc cùa Myanmar thì không có tên họ, nhà nước Myanmar nói rằng họ không phải công dân Myanmar mà là dân Bangladesh chạy sang Myanmar sống bất hợp pháp, nên họ chỉ được xem là dân tị nạn mà thôi.

Họ sống ra sao ?

Như đã nói họ không có giấy tờ và không được nhà nước bảo vệ, luôn bị đe dọa và hiếp đáp, bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra họ luôn bị cho là có lỗi. Myanmar từ năm 1988 đến 2011 là thuộc sự quản lí của chính quyền quân đội độc tài, bị thế giới cách li cấm vận, nên đất nước chả có 1 chút nào phát triển , chính quyền bưng bít mọi thông tin nên những đau khổ và áp bực của người Ronghingya không một ai biết , thông tin bị chặn hết , thế giới bên ngoài hoàn toàn khong biết gì về họ.
Thời gian đầu khi chính quyền quân đội lên thì họ còn được đi làm thuê hay cày ruộng, làm nông, nhưng bị trả lương thấp hơn người đạo Phật (được "xem" là người Myanmar chính gốc), khi họ tranh cãi thì bị đánh và công an đều đứng về phía người đạo Phật. Đánh lại thì họ bị buộc tội . Họ như những nô lệ thế hệ mới mà thế giới bên ngoài chả hế biết tới do Myanmar thuở đó là 1 Bắc Triều Tiên của Đông Nam Á mà .
Dần dần mâu thuẫn ngày cang lớn lên và họ cũng nổi dậy nhiều phen vì con giun xéo quá cũng oằn. Nhưng chính quyền càng mạnh tay trấn áp hơn , máu đổ , đầu rơi . Hàng ngàn người bị bắt và giết từ khoảng 1990 đến 2005 . Sau đó họ bị tịch thu nhà cửa hàng quán hết, tất cả bị dồn vào những trại tị nạn và bị cấm làm việc , họ bị nhốt như tù, mỗi thành phố đều có những khu như thế nhốt họ vào, họ phải tự trồng trọt mà ăn , cộng với 1 ít trợ cấp bèo bọt gạo của chính phủ nhằm cho họ chết dần mòn chứ k cho chết 1 lần hàng loạt .
Nhiều người trốn ra ngoài làm thuê lén cho người theo đạo Phật nhằm đổi lại tí gạo hay thức ăn qua ngày . Đời lầm than cứ thế trôi qua , thế giới vẫn không hề hay biết .

Đỉnh điểm Xung đột :

28.5.2012 : xác 1 phụ nữ Phật Giáo được tìm thấy và 3 thanh niên Hồi Giáo Ronghingya bị bắt vì bị nghi ngờ hiếp dâm và sát hại cô này .
29.5.2012 : xe chở 10 người đàn ông Ronghingya bị chặn lại tại 1 thị trấn ờ bang Rakhine, dân Myanmar (theo Phật Giáo) đã chặn xe và đánh chết 10 người đàn ông này tại chỗ .
(người Roingya bị hạn chế đi lại , chì dc đi lại trong bang Rakhaine thôi, nhưng cũng cần đủ thứ giấy phép ) .

Từ ngày 29.5 , người Myanmar đã đồng loạt tổng công kích các cơ sỡ làm ăn của người Hồi khắp nơi trên cả nước Myanmar (người Hồi ở những bang khác không bị bắt nhốt vào trại tị nạn mà sống lẫn với dân đạo Phật nhưng bị ghét và xa lánh cô lập ) mà nghiêm trọng nhất là tại bang Rakhine (nơi mà có 60% dân số là người Hồi, 30% Phật và 10% các tôn giáo khác). Thật ra người Hồi sống khắp nơi ở Myanmar chứ không riêng gì ở Rakhine. Ở Mandalay cũng có rất nhiều người Hồi. Nhưng ở Mandalay mình không biết người Hồi có được cấp giấy tờ công dân hay không.
Trở lại vụ xung đột, người Myanmar đốt cháy và đập phá các cơ sở làm ăn của người Hồi, đốt thánh đường, và đánh nhau với người Hồi, cảnh sát và công an, quân đội với súng đạn hỗ trợ đã nhanh chóng có mặt và hỗ trợ người Myanmar đánh đập người Hồi giáo . Có hàng ngàn ngươi bị chết trong hôm đó .
Sau đó người Ronhingya phải trốn lên rừng, trốn vào hang động, và cố gắng chạy sang Bangladesh để lẩn trốn . Có 1 clip 1 cô bé Ronghingya sống sót kể lại rằng họ chạy vào hang núi nhưng vẫn bị đuổi đánh , nghe cô bé nói giọng vô cùng sợ sệt như sắp chết tới nơi : cha cô bé bảo mọi người lùi lại và ông cùng 2 người đan ông sẽ ra ngoài nói chuyện và liều chết với họ , k thể dồn cả làng vào con đường chết được . Và ông đã đi mà không về .
1 số người Myanmar thì share clip có 1 ông thầy chùa tham gia đánh họ nữa .

maximilian
21-09-2015, 00:18
Tị nạn :
Trước những đau khổ và tụi nhục ở Myanmar , họ tìm cách vượt biên sang Bangladesh , vẫn mong Bangladesh là quốc gia Hồi Giáo sẽ chấp nhận họ , nhưng đau đớn thay là họ cũng bị phía Bangladesh xua đuổi, không cho nhập cư, trả họ về lại Myanmar, chính bà phó tổng thống Bangladesh nói rằng họ không phải người Bangladesh nên phía Bangladesh không thể tiếp nhận họ . Thế là họ phải quay về Myanmar .
Về lại Myanmar lại tiếp tục cảnh đau khổ đó , họ lại qua Bangladesh và nằm dạ ở đó , cuoi cùng chính phủ Bangladesh quá mệt mỏi với họ đành nhắm 1 mắt mở 1 mắt cho phép họ tị nạn với điều kiện sống tồi tàn thế nào các bạn co thể xem clip sẽ hiểu , Bangladesh cũng là top các nước nghèo đói nhất thế giới , nên k thể nào làm gì hơn nữa .
Trong các trị tị nạn ở Bangladesh họ cũng chả được làm việc, chỉ la làm lậu vài việc lặt vặt thôi . Họ sống nhờ sự giúp đỡ của Cao Ùy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ( UNHCR) - tổ chức mà đang điên đầu với hàng triệu người di cư vào châu Âu. Bởi vì từ 2011 Myanmar đã mở cửa dần dần và quốc tế đã bắt đầu biết tới số phận thảm thương của họ , và UNHCR đã trợ giúp 1 phần .
Điệp khúc trốn bằng thuyền sang Bangladesh rồi ở tị nạn, rồi bị trả về Myanmar, rồi lại trốn qua Bangladesh cứ làm hoài như thế .Một số người trốn sang cả Ấn Độ nhưng cũng quay về vì cũng không tổ chức nào giúp họ . Chả có cảnh : cảnh sát phát đồ ăn nước uống như người Syria được giúp hiện nay .
Lao ra biển lớn :
Bangladesh là anh em Hồi Giáo nhưng quá nghèo và không chấp nhận họ, thế là họ tìm cách đi xa hơn : đi Thái Lan, và đặc biệt là Malaysia, quốc gia Hồi Giáo hùng mạnh giàu có với hy vọng được cưu mang.
Những con tàu bé nhỏ của bọn buôn người chở theo hàng trăm người Ronghingya xuôi dòng hải lưu thẳng tiến đến miền Nam Thái Lan và Malaysia-đích đến của họ .
Đánh đổi tất cả tài sản có được-họ mua 1 chỗ trên những con tàu quá tải bé nhỏ luôn chực chờ chìm đó hòng mong thay đổi số phận . Tàu luôn luôn quá tải, thiếu thức ăn nước uống .
Khi gần đến bờ biển Thái Lan và Malaysia thì sao ?
Tôi vô cùng xúc động khi nghe lời tâm sự của cô gái Ronghinya nói với báo chí quốc tế :
"Tàu em hư hỏng, khi gần đến bờ thị họ ( cảnh sát biển Thái Lan ) nói rằng sẽ giúp kéo tàu em đến Malaysia, ở đó tốt hơn ở Thái cho chúng em . Rồi họ kéo tàu đi ra xa , giữa biển khơi muôn trùng mà em đoán là hải phận quốc tế , để Thái Lan k còn nghĩa vụ giúp đỡ nữa , họ cắt đứt dây nối với tàu họ và bỏ tàu em lại giữa biển khơi . Bờ biển Malaysia đâu ? Ai giúp chúng em đây? Không có gì cả . Chấm hết .
Vài ngày sau may mắn sao mà tàu em lại dạt vào gần bờ biển Malaysia, rồi họ (cảnh sát biển Malay) ra và thông báo sẽ cho đồ ăn và thức uống và lại kéo tàu em ra biển khơi lần nữa .
Mãi den lần thứ 3 thì chúng em mới được cập bến Malay sau khi báo chí và cộng đồng quốc tế lên án Malaysia và Thái Lan thờ ơ với người tị nạn trên biển . "
Cô bé đó hiện đang sống tại trại tị nạn phía Bắc Malay . Và cũng không biết tương lại đi về đâu, cô nói thèm được đến trường.
Dẫu sao cô cũng là 1 trong số những người Ronghinya may mắn cập bờ an toàn, trại tị nạn Malay với cơ sở vật chất khá ổn.
Việc phía Thái và Malay kéo tàu dân tị nạn ra xa bờ biển có từ thời thuyền nhân Việt Nam rồi, họ đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm với dân tị nạn VN 40 năm trước .
Miếng mồi ngon
Bọn buôn người nhanh chóng đánh hơi được khoản lợi nhuận khổng lồ từ dân Ronghingya tị nạn.
Ngoài tiền thu được khi bán 1 chỗ trên "cỗ quan tài nổi" cho dân Ronghingya. Đường dây buôn người còn nhẫn tâm hối lộ và phối hợp với công an Thái Lan đưa họ lên bờ phía Thái Lan và nhốt họ vào những lán trại tạm bợ trong những khu rừng rậm hoang vu sát biên giới với Malaysia ), xiềng xích họ , tra tấn họ , bắt buộc họ gọi dt về quê ( tức là Rakhine, Myanmar or gọi cho người thân đang sống ở Thái,Malay ) kêu gia đình người thân đóng tiền chuộc thì họ mới được thả, k có tiền thí bị ăn đòn tra tấn đến chết.
Vụ việc vừa bị phanh khui khi 1 người đàn ông Ronghingya đang sống (chắc là sống lậu) ở Thái đi tố cáo bọn buôn người đã đánh và giết chết cháu của ông ta dù ông ta đã nộp tiền chuộc cho chúng . Lần mò theo dấu vết cảnh sát Thái phát hiện hàng trăm mộ tập thể trong rừng, cùng xác chết chưa kịp chôn và những lán trại của bọn buôn người, khi ập vào chỉ còn 1 người đang nắm sắp chết, may thay anh ta đã được cứu sống và khai ra quá trình dã man mà chúng nó đã tra tấn đánh đập đòi tiền chuộc . Những người Rongingya khác chắc đã đươc bọn chúng đưa đi trốn nơi khác .
Cảnh sát Thái thì hối lộ nổi tiếng rồi , nhưng nó làm kín và ở cấp độ vĩ mô hơn , k lồ lộ ra như ở nước X .
Bọn buôn người là ai : là người Thái, người Malay và 1 số người Ronghinya đã qua Thái/Malay từ lâu .

Cảnh sát Thái và Malay tổ chức 1 mặt trận khác nữa là đưa dân tị nạn này lên bờ và thay vì cho vào trại tị nạn thì họ "đi đêm" với những tàu đánh cá Thái Lan - vốn đang thèm khát nhân lực đi biển- bán những người này cho tàu cá , thế là họ thành nô lệ kiểu mới trên tàu, làm việc ngày 18-20 tiếng k có 1 xu tiền lương .
Tình hình nghiêm trọng đến mức Anh Obama đã tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu hải sản của Thái- vốn được làm ra từ sức lao động của những người "nô lệ" Roghingya , và kêu gọi các nước khác k nhập khẩu luôn, nếu Thái Lan k xử lí chuyện này thấu đáo.

Sức ép quốc tế và những hành động tạm thời :
Sau vụ hàng trăm xác chết và mộ tập thể người Ronhingya bị phanh khu đầu năm 2015 , dư luận quốc tế la làng lên , UNHCR lập tức yêu cầu Thái và Malay tiếp nhận người tị nạn, nhiều cuộc hội nghị quốc tế của các nước đã diễn ra để bàn cách xử lí và giúp đỡ người Ronghingya ( nhưng Myanmar chả lần nào cử đại diện tham dự) .
Thái LAn và Myanmar miễn cưỡng nói rằng sẽ giúp và tiếp nhận. Thái Lan nói họ nên qua Malaysia sẽ tốt hơn vì cùng là đạo Hồi , Mã thì giàu hơn nhiều nên lo tốt hơn , vì Thái vẫn đang điên đầu với phiến quân Hồi Giáo miền Nam đòi ly khai khỏi Thái.
Malaysia cũng nhỏ giọt chập nhận 1 số dân Rohingya từ nhiều năm nay , nhưng hiện giờ hàng ngàn hàng trăm người 1 lúc thì họ đang phân vân .... Aicu4ng muốn đá trái bóng tị nạn này đi .
Giữa lúc đó thì Indonesia đã chấp nhận và cứu vớt nhiều tàu của người Ronghinya, đưa vào vùng Aceh và cho tị nạn, sau khi tàu họ hết bị Thái rồi đến Malay kéo ra kéo vào đưa đẩy trôi miết xuống tận tỉnh Aceh của Indo, đây là vùng Hồi Giáo đậm đặc nhất của Indo, nơi áp dụng luật Shariah hà khắc : ném đá đến chết ai ngoại tình , tử hình người đồng tính ..... (quá dã man ) .
Dẫu sao , Indo cũng ra tay rồi.

Văn hóa Phật Giáo Myanmar
Tôi không thể hiểu và không thể giải thích được vì sao những nhà sư Myanmar tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình chống dân Ronghinya , họ hô hào giơ cao những banner đi khắp phố phường kêu gọi tẩy chay và xua đuổi, cũng như tận diệt người Ronghingya , tại sao họ vốn tu học giáo lý nhà Phật mà lai có thái độ tàn sát như thế ?
1 nhà sư Myanmar trở nên nổi tiếng khắp thế giới với tư cách là " the racist monk of Myanmar" ( nhà sư phân biệt chủng tộc của Myanmar) lhi lên Tivi kêu gọi tín đồ Phật Giáo triệt tiêu người Hồi giáo Rohingya bởi họ là ma quỷ , phá hoại cuộc sống bình yên của Myanmar .
Nhiều clip ghi lại cho thấy nhà sư cầm gậy đuổi đánh người Ronghingya , và sư sãi đi biểu tình la lối hô vang ngoài đường.
Họ (nhà sư ) phát biểu rằng người Ronghinya (R) sinh đẻ rất nhiều và không lâu sẽ chiếm hết đất đai của Myanmar và biến đất nước nảy thành 1 nhà nước Hồi Giáo như Bangladesh hay Pakistan, Malaysia và Indonesia, đó là điều họ không muốn .
Đạo Phật chẵng lẻ mỗi nơi mỗi kiểu sao ta ?

Lời kết :
Số phận người Ronghingya vẫn chả có gí tốt hơn , người may mắn vào bờ nhưng chưa có chính sách gì mới , may lắm là vào trại tị nạn chờ UNHCR xử lí , k may thì làm mồi cho cá ngoài biển hay rơi vào tay bọn bắt cóc đòi tiền chuộc .
Tất cả đều u ám .
Tôi viết những dòng này để có nhiều người biết về những chuyện này của Myanmar bên cạnh chùa chiền xinh đẹp cổ kính hay người dân chất phác thật thà . Bởi tôi là người hay đi tìm cái mới và cái lạ. Cộng với tính nhiều chuyện hay đắn đo trăn trở tìm hiểu những chuyện đâu đâu của cuộc đời này .....

dzianh
21-09-2015, 09:00
Tội ghê nhỉ, ở không được, đi cũng không xong, lưu vong nhưng không thể hồi huơng...

maysaytoc
21-09-2015, 11:43
Mình không hiểu rõ vấn đề này như maximilian. Phần lớn du khách đến với Burma, tìm hiểu về Burma trên những vùng đất nhuốm màu du lịch(Mandalay, Yangon, Taunggyi(Inle), Bagan..., nên sự thầu hiểu về những mặt trái còn mù mờ thì cũng dễ hiểu. Mình không rõ như bạn, nhưng đôi lần mình đi dọc đất nước của họ, nhất là những vùng biên giới, nhìn rõ sự phân hóa về giàu nghèo, tôn giáo, hạ tầng, cả sự không bình yên về an ninh....mình cũng mập mờ phần nào.

Cảm ơn sự chia sẻ của bạn:L