PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Đông Java: Hành trình từ Bromo đến Izen



dudu08
04-11-2008, 23:23
Em là lính mới, các bác đừng cười. Thấy trang Phượt này hay hay, em mạn phép copy một địa điểm châu Á mà em vừa đặt chân qua. Địa điểm thì trên kia em đã nói rồi. Nếu bác nào đã đọc thì đừng ném đá em nhé, em chỉ muốn giới thiệu thêm cho thêm nhều người biết thôi.

Những ngọn núi lửa nằm ở một miền đất có tên là Đông Java, Indonesia.

Những thông tin về khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Semeru của đất nước Vạn đảo này hẳn mọi người có thể dễ dàng tìm trên Internet, trên Google, nên tôi sẽ không đề cập đến ở đây, chỉ có một vài thông tin nhỏ như thế này, đây là một khu vực núi lửa vẫn còn đang hoạt động, lần gần đây nhất phun lửa của Mount Bromo vào năm 2004, làm 2 du khách bị thiệt mạng, tuy nhiên, điều đó vẫn không làm ảnh hưởng đến lượng du khách khoảng 100 ngàn người đến với cụm núi lửa của Semeru mỗi năm.
Trước đây, Mount Bromo được đánh giá là ngọn núi lửa đẹp thứ 5 trên thế giới, là một điểm Must see của dân du lịch. Tuy bây giờ thứ tự đó không còn nữa, nhưng những vẻ đẹp của Mount Bromo, của cụm núi lửa, của những xóm làng bên bờ vực núi lửa, của biển cát mênh mông, của những bình minh và hoàng hôn rực rỡ của vùng đất núi lửa, cái lạnh dưới 10 độ C của vùng núi miền xích đạo, và hơi ấm của sự bình yên... thật không tin là có thật trên đời. Có những lúc đó là một cảm giác huyền hoặc, dù là bạn đang bước chênh vênh trên miệng núi lửa, dù con đường chỉ hẹp như một sải tay, và 2 bên đều là bờ vực dốc đứng, chỉ cần 1 cái trượt chân, cuộc sống con người đều chênh vênh giữa cái sống và cái chết...

dudu08
04-11-2008, 23:30
https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh1.jpg?t=1217900459

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh10.jpg?t=1217900533


https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh9.jpg?t=1217900599

dudu08
05-11-2008, 01:18
Ngọn núi lửa Bromo nhả khói trắng suốt ngày đêm, những đụm khói nhẹ như mây, khi lên trên trời cũng tan vào mây trắng. Nhưng không khí trên cao lạnh, những đám mây này lại bị đẩy xuống, tạo nên vành khăn đặc biệt của Mount Bromo, Mount Batok trong thung lũng caldera của Cemoro Lawang. Và phía xa, ngọn núi lửa hùng vĩ Semeru cứ 15 phút lại boom một lần, toả ra ngọn khói đen đặc trưng của tro than

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh13.jpg

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh12.jpg

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh16.jpg

Ngọn núi lửa đã tắt Batok ngay bên cạnh, cây vẫn lên xanh qua những đụn khói lưu huỳnh. Chính vì vậy, núi Batok đã trở thành ngọn núi màu nâu nổi tiếng, của đất đá và của màu xanh pha nâu của cây cối trên bề mặt.


https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh11.jpg

Bên cạnh sự rình rập của núi lửa, vẫn có một cuộc sống yên bình đang diễn ra. Có một ngôi làng nhỏ mang tên Cemoro Lawang nằm ngay bên mép vực, nhìn thẳng ra núi lửa và nhìn xuống dưới chân là caldera, là biển cát mênh mông

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh3.jpg?t=1217901292

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh4.jpg?t=1217901368

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh15.jpg

Và có cả một ngôi đền Hindu nằm sát ngay dưới chân núi. Hàng ngày, ngôi đền này nằm lặng lẽ, ít có người viếng thăm. Nhưng đây chính là điểm hẹn của thổ dân ở đây.

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh14.jpg?t=1217902170

gianker
05-11-2008, 08:24
Welcome bác Dudu.
Bác mà còn là lính mới gì cơ chứ!!! .. (c) (beer)(beer)(beer)

Nheva
05-11-2008, 10:42
Bác dudu làm ơn cho 5 hào cái lịch trình thì ACE cám ơn bác nhiều lắm í. Bài bác viết thật chi tiết, ảnh thật đẹp, khiến bọn mình cũng đi mà. Mà bác kiếm vé rẻ cách nào vậy?, sang Java có bay thêm chặng nào nữa ko? Cảm ơn bác nhiều, nhân thể viết bài cho Len81 nhé, he he

likemoon
05-11-2008, 11:40
welcome "lính mới" ;) ;) lại phải thanks mỏi tay rồi (wait)

TYYT
05-11-2008, 20:39
Trình PS lên ác rồi đới!

Chitto
06-11-2008, 14:28
Hôm thấy bác Dudu08 viết bài này bên TTVN, đã nghĩ thế nào cũng phải mời bác vào đây. Bận quá quên béng mất.

Thế rồi cũng lại gặp bác ở đây.

dudu08
06-11-2008, 23:26
He, Tình yêu yêu tinh, sao bao nhiêu năm chơi PS mà không phân biệt được chỗ nào PS, chỗ nào không thế. Toàn màu sắc tự nhiên đấy, làm gì có thời gian mà PS. Ông cứ đến tận nơi xem tôi có nói sai câu nào không. Chả thế mà bọn Tây xếp Bromo đứng thứ 5 trong những núi lửa trên thế giới.

@all: Lịch trình sơ lược về hành trình Bromo nhé:
- Nên đến Đông Java qua Malai, sang Malai chơi vài hôm rồi qua Indo cũng là hành trình hợp lý, và đây là hành trình giá cả phải chăng nhất, nếu đi từ VN.
- Vé khứ hồi KLCC - Surabaya luôn cực rẻ, lần trước tôi đi chỉ có 5 RM/ 1 chiều, khứ hồi đâu vào 1 triệu 2, cả 250 ngàn Bảo hiểm bắt buộc( Sang Indo phải có bảo hiểm bắt buộc, sợ thế đấy), mới có vào tầm triệu rưỡi. Mà hành trình bay cũng tầm 2h đồng hồ, bằng vào Sài gòn.
- Đi Bromo đẹp nhất tầm cuối tháng 7, tháng 8 và tháng 9, túm lại là vào mùa khô, mưa thì khỏi nghĩ đến chuyện đi luôn.

Hành trình của chúng tôi như sau:
- Ngày 1: bay chuyến 18h30 từ KLLC đến Surabaya, thời gian bay 2h. Máy bay delay, thành ra 22h đêm mới đáp. Thuê xe đi thẳng về Bromo. Hành trình 250km, thời gian khoảng 4h.
- Ngày 2: Thuê xe lên núi ngắm bình minh, thường bắt đầu đi từ 3h30 sáng. Thời gian 5 tiếng, gồm lên núi ngắm bình minh, xuống núi thăm đền thờ Hindu và leo núi Bromo, chúng tôi không leo núi Bromo( nên leo vào lúc 3h30 -4h chiều, hoàng hôn, đẹp hơn nhiều).
Chiều: ngắm hoàng hôn trên miệng Bromo.
Thời gian còn lại trong ngày, đi lang thang, có rất nhiều thứ để ngắm ở khu vực này.
- Ngày 3: Sáng đi ngắm Bromo từ một đỉnh núi khác. Thuê xe đi đến thị trấn Semeru, chân đường lên núi lửa Semeru. Đây là đỉnh núi lửa cao nhất Đông Java, 3900m, tuyệt vời cho ai máu chekking và có thời gian, đỉnh núi 15 phút boom 1 lần, nhưng đêm lạnh đến dưới 0 độ. Hành trình này phải mất 3 ngày.
Đường đến thị trấn này phải vượt qua Biển cát, lên sống lưng của dải núi bao quanh biển cát, đẹp không thể tưởng tượng nổi. Rất đáng đi

- Ngày 4: Đi Izen, hành trình 450 km, thời gian 7h.
Nếu thuận lợi có thể leo núi Izen ngay, hành trình 3km, đường rất dốc, thời gian khoảng 4h, nếu đi nhanh. Nếu nhiều thời gian có thể ngủ đêm tại Izen, đêm ở đây rất lạnh, xuống 0 độ. Hôm sau dành cả ngày leo Izen, có thể xuống tận lòng núi lửa thăm quan mỏ khai thác lưu huỳnh lộ thiên của dân bản địa. Izen nổi tiếng về cafe ngon nhất thế giới.
Đêm về Batu - thị trấn du lịch và trồng hoa quả nổi tiếng ở Đông Java. Hành trình dài 400km, thời gian, khoảng 6h

- Ngày 5: Thăm quan vùng Batu - về Surabaya.
Bạn có thể chọn hành trình khác của chúng tôi, không quay về Batu và Surabaya, mà có thể đi thẳng từ Izen đi Bali. Từ Izen đi Bali chỉ khoảng 80km, Bali thì quá nổi tiếng rồi. Lưu ý, nếu muốn nghỉ ngơi thì đi Bali, nhưng đấy cũng là nơi chém đẹp du khách. Ngay cả người Indo cũng sợ. Nhưng Bali rất đáng đi. Có thể bay thẳng từ Bali về KLCC. Tôi thích đi Surabaya nên quay về.

- Ngày 6: Tham quan Surabaya. Đáng chú ý là vườn bách thú của thành phố này rất nổi tiếng, có cả rồng Komodo, các loại thú quý hiếm trên thế giới, khá rộng, đi mất 1 buổi nếu đi nhanh. Nếu không thích thì ở Surabaya có cả Safari World, quy mô hoành tráng hơn nhiều. Mua vàng ở Surabaya khá rẻ, và đẹp, hơn VN.
Chiều muộn, đáp máy bay về lại KLLC.(beer)

Anh Già
07-11-2008, 00:40
- Chỉ có thể đến được Đông Java qua Malai, sang Malai chơi vài hôm rồi qua Indo cũng là hành trình hợp lý.
- Vé khứ hồi KLLC - Surabaya luôn cực rẻ, lần trước tôi đi chỉ có 5 RM/ 1 chiều, khứ hồi đâu vào 1 triệu 2, cả 250 ngàn Bảo hiểm bắt buộc( Sang Indo phải có bảo hiểm bắt buộc, sợ thế đấy), mới có vào tầm triệu rưỡi. Mà hành trình bay cũng tầm 2h đồng hồ, bằng vào Sài gòn.


Níu áo bạn gì hỏi cái :

- Hồi tớ đi Indo từ năm 95 với 98 thì còn phải xin visa nhưng chả có bảo hiểm bắt buộc gì cả , vậy là chuyện bảo hiểm bắt buộc này mới có từ bao giờ vậy ? phải mua ở đâu ? trên Lonely Planet chả thấy nói gì cả :shrug:

- Hồi trước tớ thấy bay Indo qua Sing là nhiều tuyến bay và tiện nhất , bây giờ đi Đông Jawa ko bay qua Sing được nữa rồi hả bạn ?

dudu08
07-11-2008, 00:47
É é, bác ạ, em quên, em ở Hà Nội book vé, nên tính cả đôi đường, em thấy vé của Air Asia là rẻ nhất, nên em book luôn, chứ em không nói là không có các tuyến khác đến Đông Java. Em cũng xem kỹ rồi bác ạ, vé qua Sing không có cách nào rẻ bằng qua Mã, em đi cả từ HN - Mã - Indo - Mã - HN, 4 chặng, vé máy bay chỉ có gần 3 triệu 6. Còn vì phải mua Air Asia từ Mã sang Indo, nên nó bắt buộc em phải mua bảo hiểm kèm vé máy bay. Có lẽ dạo trước máy bay qua vùng này rơi nhiều quá bác ạ!!! Hehe

Anh Già
07-11-2008, 00:53
Oh, vậy tớ hiểu rồi , vé có hơn 200$ cả đi lẫn về thì siêu rẻ rồi , mà rình vé đấy có lâu và khó không vậy ?

TYYT
07-11-2008, 08:03
Bác Đú vẽ cái lộ trình trên Google Earth hay Wikimap cho dễ hình dung đi. Bắt đầu kết thể loại núi lửa rồi đới.

dudu08
07-11-2008, 12:20
@ bác Già: Chẳng khó gì đâu, vé của Air Asia đi Indo luôn sẵn và luôn rẻ mà, mỗi tội giờ giấc hơi chuối một tý nếu muốn rẻ, chẳng hạn bay đêm hay bay sớm. Đắt nhất vẫn là vé từ Hà Nội mình sang đến Mã thôi. Bác book lúc nào có lúc đấy, còn đúng đợt khuyến mại hay không thì may hơn khôn, em vào cái book đi luôn, trước khoảng 1 tháng. Thế thôi bác ạ.
@ TYYT: Xin chú, anh chẳng có nhiều thời gian mí cả lại công nghệ để post map đâu, chú vào cái Google, search phát ra cả loạt. Bromo và Izen cũng là những điểm đến nổi tiếng mà.

dudu08
07-11-2008, 12:32
Trên thung lũng caldera, trên biển cát, miệng ngọn núi lửa, hàng ngày có hàng ngàn dấu chân người. Và dám chắc một điều, cảm giác chênh vênh trên miệng núi lửa đang bốc khói sẽ để lại những ấn tượng sâu đậm không thể nào quên.

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh5.jpg?t=1217901793

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh7.jpg?t=1217901826

Và những dấu chân người

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh2.jpg?t=1217901870

https://i98.photobucket.com/albums/l262/dudu08/Anh6.jpg?t=1217901901

rien
07-11-2008, 23:21
Công nhận A.V book được vé rẻ thật, lần đầu tiên đọc bên box DL em đã thấy ngạc nhiên, chỉ có 3.6tr cho cả 4 chặng bay. Hôm trước em có ý định đi Bali và Yogyakarta trong tháng 11 này, ngó qua cả 2 đường Kuala Lumpur và Sing, đằng nào cũng mất hơn 500$ cho các chặng HN-KL/Sing - Yogyakarta-Bali - KH/Sing - HN. Đành chờ đợt nào có vé rẻ từ HN đi Sing hoặc KL vậy.

JJ

lymy
08-11-2008, 17:44
Bác Đú vẽ cái lộ trình trên Google Earth hay Wikimap cho dễ hình dung đi. Bắt đầu kết thể loại núi lửa rồi đới.

Có đây có đây bác!:D

Báo cáo đại K Đú là em có mẹt! Chẹp, mấy hôm bận quá không lên mà đại K đã làm được 2 trang!

Báo cáo các bác em cũng là người mới ạ! Nhân dịp phải đóng góp tí để... không còn là người mới! hìhì!

lymy
08-11-2008, 17:51
https://farm4.static.flickr.com/3247/3012660222_1ecd051f2d_b.jpg

Đây là map của Khu Probolingo - Malang - Cemoro Lawang. Các bác chú ý:
- Các bus địa phương đến Bromo (thuộc thị trấn Cemoro Lawang) hầu hết chỉ xuất phát từ Probolingo. Nhìn trên bản đồ ta thấy Malang gần hơn rất nhiều, nhưng chi có dân trekking là thích trèo đường này vì không có đường cho xe 4 bánh đi qua đâu ạ!

- Từ sân bay Surabaya các bác có thể bắt bus tại trung tâm để đến Probolingo, chuyến đầu tiên lúc 5h sáng. Thường chuyến cuối là 9h tối. Các xe này củ chuối ở chỗ: chỉ chuyển bánh khi xe chật cứng người! Chính vì thế để tiết kiệm tiền thì có thể sẽ mất thời gian.

- Từ Probolingo bắt bus (tương tự) để đến Cemoro Lawang. Bus sẽ dừng ở 1 trong 2 địa điểm:Lava Cafe và Cemerah Indah - hai khách sạn mà đoàn em đã có dịp nghỉ ở đấy! Tốt bác ạ, mà người ta còn cho book phòng trên điên thoại cơ, chả phải đặt tiền trước gì - Tin nhau đến thế là cùng.

- Đến được điểm dừng của bus là các bác đã thấy tam hợp núi lửa rồi đấy ạ!

lymy
08-11-2008, 18:26
https://farm4.static.flickr.com/3202/3012660226_e598daa3c1_o.jpg

<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps?f=q&amp;hl=en&amp;geocode=&amp;q=bromo,+indonesia,+java&amp;s ll=37.0625,-95.677068&amp;sspn=49.310476,79.101563&amp;ie=UTF8&amp;t=h&amp;s=A ARTsJqFxIhmqWJoqocbdeBkvoueCj0kAQ&amp;ll=-7.950607,112.946491&amp;spn=0.059504,0.072956&amp;z=13&amp;out put=embed"></iframe><br /><small><a href="http://maps.google.com/maps?f=q&amp;hl=en&amp;geocode=&amp;q=bromo,+indonesia,+java&amp;s ll=37.0625,-95.677068&amp;sspn=49.310476,79.101563&amp;ie=UTF8&amp;t=h&amp;ll=-7.950607,112.946491&amp;spn=0.059504,0.072956&amp;z=13&amp;sou rce=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">View Larger Map</a></small>

Còn đây là toàn cảnh lòng chảo Tengger
- Trên cùng là Penajakan: chính là view point 1, từ đó là nơi lý tưởng để ngắm bình minh Với những tia nắng đầu tiên chiếu vào tam hợp núi lửa Bromo - Batok - Semeru.
Phía dưới lòng chảo chính là biển cát - nơi nếu các bác máu thì có thể thuê xe máy để thử làm... thằn lằn xa mạc. Cá nhân em thì ôm cứng lấy bác tài xế mins chạy băng băng phả cát vào mặt mấy chú đằng sau. Trời nhắc đến cảm giác đẫy... vẫn còn thấy sợ.
- Cái phần trắng trắng giữa đó là Bromo huyển thoại đấy ạ!
- Cái núi vàng vàng trên 1 chút là Batok, đã từng là ngọn núi lửa nhưng nay không còn hoạt động, cây mọc chi chít nên nó có mầu vàng xanh.
- Đằng sau là rặng Semeru . Cứ 15 phút nhả khói 1 lần. Đừng từ view point 1 hay từ Bromo thì chỉ thấy khói tỏa ngàn sương. Nhưng đi vượt biển cát, lên hành lang tengger chạy vào khu làng chân Sêmeru sẽ thấy sự hùng vĩ và lẫm liệt của ngọn núi lửa hoạt động này, cùng với đời sống của cư dân Tengger. Rất đáng giá!

lymy
08-11-2008, 18:31
https://farm4.static.flickr.com/3226/3012660230_b3de5dd398_o.jpg
Thông tin chi tiết về tam hợp núi lửa đây ạ.

Dưới chân Bromo là đền thờ Ấn độ, nơi hàng năm tổ chức lễ hiến sinh Kasada. Lễ hội Kasada diễn ra trong suốt 1 tháng, và vào ngày 14 của tháng, người Tengger sẽ tụ họp ở đền để cầu nguyện thượng đế Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru (Mt Semeru). Tiếc quá là đoàn em không đi đúng dịp này. Các bác có ý định đi thì nên căn, nhưng bà con LP bảo là đông không tả xiết!!!

lymy
08-11-2008, 22:17
Last edited by anhminh; Hôm nay at 06:51 PM. Lý do: tớ mạn phép cho thêm cái bản đồ Google maps vào nhé, công nghệ mới của bạn cvn đấy :D

Dậy em với ạ, em có mấy cái bản đồ đã up ảnh lên map Flickr, nếu ấn vào đây được thì quá là hay!

Anh Già
08-11-2008, 22:41
Báo cáo các bác em cũng là người mới ạ! Nhân dịp phải đóng góp tí để... không còn là người mới! hìhì!

Hơn 8 chục bài mà còn bảo là người mới à ? :T :D

dudu08
09-11-2008, 14:04
22h30: Bắt đầu đặt chân xuống sân bay Surabaya, chuyến bay của Air Asia bị delay mất 1h đồng hồ, làm thay đổi cả kế hoạch của nhóm chúng tôi. 10h30 đêm, ngoài sân bay lác đác người. Đó là một sân bay đơn giản và nhỏ bé, xa lạ với những con người lạ lẫm. Cho đến tận lúc này, chúng tôi vẫn chưa có một kế hoạch gì về cách đi đến Gunung Bromo cả, chỉ biết rằng, có lẽ phải đi taxi, vì không còn lựa chọn nào hợp lý hơn. Thật may, cũng trong lúc chờ máy bay tại Kul, tình cờ chúng tôi đã bắt quen với một đại gia( hoặc trùm mafia!!!) người Mã gốc Tàu. Ông này đã tận tình giúp chúng tôi liên hệ với chính chiếc xe đón ông ta, của hãng SAHA, một hãng xe cho thuê ở Surabaya. Mọi chuyện vì thế mà trở nên nhàn hạ hơn nhiều. Âu cũng là điều may mắn cho chúng tôi, bởi giữa đêm ở một sân bay xa lạ với nhiều cảnh báo của người đi trước, rằng an ninh không đảm bảo, có một chỗ dựa là tốt lắm rồi. Thôi, cũng đành nhắm mắt đưa chân vậy. Giá xe thuê cho hành trình trong đêm lên Cemoro Lawang là 650 ngàn Rupia( 1 IRP tương đương 2 VND), một cái giá không rẻ, nhưng chúng tôi coi như đó là giá mua sự tin cậy( dù là tương đối). Nào, lên đường, hành trình Indonesia, đông Java bắt đầu.

23h00: Tôi chợt có ý định phải đổi tiền. Mọi người cũng nhất trí. Nhưng giữa đêm, biết đổi tiền ở đây, bác Denny, bác tài của chúng tôi liên hệ với 1 tay chuyên đổi tiền chợ đen, và hẹn nhau ở cửa ngõ thành phố Surabaya. Tỷ giá 8800 IRP/1 USD. Tôi ngờ ngợ và sau này mới biết tỷ giá tại các quầy đổi tiền chính thống là 9000 IRP/ 1USD. Nhưng lạ nước lạ cái, và cái chính là giữa đêm, và hành trình dài dằng dặc của những ngày sau, hầu như không còn chỗ nào đổi tiền nữa. Đây cũng là điều cần rút kinh nghiệm, nếu bạn đáp muộn như chúng tôi và lên đường ngay, thì việc đầu tiên, đó là chuẩn bị tiền Rupia Indo, ở đây tiêu USD khó hơn ở mình nhiều.

23h30: Xe đưa đại gia người Mã về khách sạn Novotel trong lòng thành phố, chia tay và cảm ơn xong, bác người Mã còn khích lệ chúng tôi, rằng cậu lái xe này tin tưởng được. Dù sao cũng cảm ơn bác rất nhiều. Chúng tôi lên xe, bắt đầu lên đường đi Cemoro.

Theo tính toán của Denny, chúng tôi sẽ đến Cemoro vào tầm 3 giờ sáng, nếu đi ngay ngắm bình minh, chúng tôi có thể bỏ qua được 1 đêm khách sạn. Một ý tưởng hay ho, Denny gạ sẽ ở thêm Surabaya tầm 1 tiếng, uống cafe, rồi hãy lên đường. Nhưng tinh thần cảnh giác cao độ của chúng tôi, nhỡ chúng nó cho thuốc ngủ vào cafe thì sao, không, sớm cũng được, đi thôi. Và 23h30, chiếc xe Toyota 7 chỗ, dạng như Innova nhà mình, chở chúng tôi rời thành phố, dấn thân vào con đường mờ mịt phía trước.

Phải nói rằng, Indonesia rất giống Việt Nam, thành phố Surabaya lớn thứ 2 của Inđô cũng có nhiều nét nhếch nhác giống quê nhà. Những con đường thì đặc biệt giống, đường nhỏ, 2 làn, 2 chiều, không có dải phân cách, không có lề, xe cộ thì lộn xộn, lái cũng khá ẩu, đặc biệt trong đêm đi thì càng ẩu. Khác chăng là ở đây có xe bán tải chở thêm cả người, có xe tải kéo theo rơ mooc chạy ầm ầm. Chúng tôi vừa đi vừa chập chờn ngủ. Phải phân người ra mà ngủ, kẻo nó lừa mình ra đồng mà cướp thì chết. Nói là cảnh giác thế, nhưng rồi 2 mắt cứ sập xuống, chập chờn.


01h00 của ngày hôm sau: Xe đến một thị trấn lớn, với nhiều nhà cửa san sát. Đêm đã khuya lắm, người thưa thớt. Đó chính là Probolingo, một thị trấn trên đường đến Cemoro, cách đích đến chừng 30 km, nhưng từ đây đường lên núi bắt đầu. Bác tài dường như đã quá mệt, đề nghị nghỉ uống cafe. Bây giờ thì đành thông cảm. Chúng tôi vào quán, thử 1 ly cafe Indo, nổi tiếng với loại cafe volcano của Java. Nhưng thật thất vọng, đó là thứ nước nhờ nhờ, nhàn nhạt, bột pha thẳng với nước đọng lại đáy cốc như bùn. Khi uống, người Indo đổ ra đĩa rồi uống đĩa cho nguội. Thực tình là giống kiểu man di. Nhưng dù sao có tách cafe, chúng tôi tỉnh táo hẳn lên. Ăn thử vài cái bánh cracker dân tộc của người Inđo, cũng thú vị, chúng tôi mua cả nắm lên xe ăn dần. Bác tài làm phiên dịch. Dân ở vùng này hầu như không ai nói được tiếng Anh. Tất cả đều nhìn chúng tôi với con mắt tò mò nhưng thân thiện, khác hẳn với những cảnh báo của LP hay các trang du lịch Indo, có lẽ chúng tôi cũng là người châu Á, lại là Việt Nam nữa chứ. Hai tiếng Việt Nam được chúng tôi nhắc tới một cách đầy tự hào trong cái nhìn nể vì của người dân Indo bản xứ. Dù sao, mình vẫn luôn tự hào là người Việt Nam.

dudu08
09-11-2008, 14:06
01h30: chúng tôi bắt đầu lên núi, những con đường nhỏ uốn lượn thật ấn tượng, với những ngôi nhà sinh xắn 2 bên đường. Trong xe, tôi chợt nhớ tới con đường đi Falai View ngày nào, cũng bóng tối, cũng những con đường ngoằn nghèo bên mép vực. Chợt ngẩng đầu lên, ngạc nhiên vì bầu trời sao quá gần mình như thế, những vì sao sáng lung linh, lơ lửng giữa trời, sáng rỡ trong đêm xích đạo. Bác tài bảo, hôm nào trăng tròn, bầu trời đêm ở trên này mới thực sự huyền diệu. Chúng tôi hiểu điều bác tài nói, và thật tiếc, hôm nay chỉ có một mảnh trăng nhỏ mỏng như một lưỡi liềm, trăng ở đây như được khắc nổi lên bầu trời, một cảm nhận đầy thú vị. Sự kỳ diệu của bầu trời nơi đây chúng tôi sẽ nói ở phần sau. Càng lên cao, trời càng lạnh. Một cái lạnh quen thuộc như từng ở Đức Khâm, hay như ở Pháp, ở Ý. Ban đêm, mùa này, nhiệt độ ở vùng núi Gunung Bromo xuống tới 6-7 độ, thậm chí có đêm còn xuống 0 độ C. Mùa lạnh nhất ở vùng này là vào tháng 9, mùa cao điểm của lễ hội của người dân bản xứ, nhưng cái lạnh 0 độ C giữa mùa hè xích đạo hẳn cũng là một điều hấp dẫn cho chúng tôi trong suốt những ngày ở đây. Và trời lạnh cũng làm cho hành trình của chúng tôi đỡ mệt mỏi và mất sức hơn nhiều.

02h30: xe đi tới một thị trấn trên núi. Đó chính là điểm đến - Cemoro Lawang, độ cao trên 2500 mét trên mực nước biển. Đó là một thị trấn nhỏ, kiểu như Sapa của nhà mình. Những ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, vuông vắn đầy hấp dẫn. Và khá nhiều hoa, nhiều những chiếc xe Jeep 2 cầu, bánh to. Đây chính là phương tiện vận chuyển chủ yếu của dân trong vùng, phục vụ khách du lịch. Thị trấn chìm trong giấc ngủ giữa đêm, vắng vẻ, nhưng mà đầy yên bình.

Bác tài đưa chúng tôi vào 1 khách sạn nhỏ, có cái tên Lava Cafe. Những nhân viên phục vụ khách sạn ngủ ngổn ngang trong quầy tiếp tân. Lạnh quá, chúng tôi đóng vội cửa để tránh cái giá buốt từ bên ngoài. Sau một hồi trao đổi, bác tài cho biết, full phòng. Chỉ còn lại phòng economic, share nhà tắm và vệ sinh, và cũng không nước nóng. Chịu. Chúng tôi đề nghị sang chỗ khác.

3h00: Xe đi ngoằn nghèo thêm chừng 1 km nữa, rồi đưa chúng tôi đến Lava View Lodge, một trong những khách sạn nổi tiếng nhất ở đây. Bác tài có vẻ quan hệ rộng, rất nhiều nhân viên phục vụ thân thiết với bác, và điều này đỡ cho chúng tôi rất nhiều thời gian và công sức để tìm một khách sạn trong đêm và ở vùng núi xa lạ này. Vào sưởi ấm trong phòng tiếp tân, nhưng lại nghe một thông tin buồn tiếp. Full. Lần này thì còn không còn gì để mà chọn. Nhưng nhờ cậu bạn của bác tài, chúng tôi được nhận một đề xuất dễ chịu, đó là cho phép gửi đổ tại đây, đi ngắm bình minh của Gunung Bromo, rồi sáng mai về lấy đồ, tìm khách sạn khác. Âu cũng đành vậy. Chúng tôi nhờ đặt hộ một chiếc Jeep. Giá fix: 350 ngàn Rupia. Mặc cả, no. Ok, đành vậy, coi như là nhắm mắt đưa chân, còn hơn vật vờ ở phòng lễ tân khách sạn đến sáng mai. ( Nhưng thật may, đó cũng là giá chung thuê xe ở đây, không mặc cả, điều này chúng tôi sẽ nói sau).

4h00: nghỉ ngơi một chút cho lại sức, một chiếc xe Jeep đã đến đúng như hẹn. Chia tay bác tài, gửi đồ đạc, mang theo máy ảnh và chân máy, chúng tôi lên đường ngắm bình minh ở Bromo, trên view point có tên là đỉnh Panajakan, cao trên 2740 mét. Chiếc xe Jeep lắc lư, vượt qua các ổ voi, ổ trâu trên con đường nhỏ xíu, ngoằn nghèo lên xuống. Có lúc là những bãi cát dài mịt mù, chỉ có hàng cọc tiêu dẫn đường. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp vài dân du lịch châu Âu cắm cúi đi bộ ở phía trước. Đường lên núi thậm chí còn xấu hơn nhiều, có chỗ dốc ngược, thậm chí tôi nghĩ nếu không phải những chiếc Jeep 2 cầu bánh to đùng này, thì có lẽ không lên được mất. Đi khoảng 40 phút, xe dừng lại. Đã khá đông xe, đông người đang lên núi. Chúng tôi theo chân họ, đi tiếp lên núi trong cái tối mò, may mà có đèn pin mang theo người.

Phải nhấn mạnh rằng, bình mình trên Cemoro Caldera là một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của dân du lịch châu Âu trên các diễn đàn du lịch về Indo, với những cái comment nhiệt thành nhất, với các từ ngữ đầy quá khích, kiểu như không bao giờ quên, tuyệt vời, kỳ diệu... Dân du lịch nhiều thằng còn ở đây cả tuần để ngày nào cũng lên núi ngắm bình minh, nhiều đứa ít thời gian thì chỉ đến để ngắm bình minh, rồi đi. Thế mới biết sức hấp dẫn của nó như thế nào. Điều này cũng kích thích 4 đứa chúng tôi, quên cả đói và mệt, vì từ chiều qua đã có gì ăn đâu, lại trải qua một đêm gần như không ngủ. Nhưng cũng may, điểm ngắm bình minh không phải leo bộ quá cao.

4h45: Trên đỉnh Panajacan đã đầy những người là người, từ nhiều quốc gia khác nhau. Đỉnh núi thì bé, lại đang trong quá trình xây sửa lại, vật liệu xây dựng ngổn ngang. Nhưng kệ cho cái lạnh, hàng trăm người đang đứng đợi bình minh. Trong bóng tối, chúng tôi thấy những đôi già thì nắm tay nhau, những đôi trẻ thì ôm ngang hông, những nhóm bạn thì khoác vai, gần nhau hơn để chia cái lạnh và cảm giác kỳ diệu của bình minh núi lửa. Với chúng tôi, những đứa chụp ảnh nghiệp dư, thì điều này chẳng mấy hấp dẫn. Đông quá, những góc đẹp bị chiếm sạch cả rồi, đến kéo cái chân máy ra còn khó. Nhưng lựa mãi, rồi mỗi đứa cùng tìm được cho mình một góc chấp nhận được, và cùng đợi bình minh trên Bromo. Không gian thật yên bình, cái lạnh làm cho không khí càng trong và nhẹ, không ai nói to, chỉ có những tiếng thì thầm khe khẽ, sợ làm vỡ mất cái mỏng tang của bầu trời trên cao. Nhưng những tiếng khe khẽ ấy dường như có một sức mạnh vô hình, gắn kết những con người xa lạ, làm cho ai cũng thấy thân thiết, quen thuộc và gần gũi, xoá mọi ranh giới về dân tộc, về tôn giáo, chỉ có con người trước vẻ đẹp bí ẩn của tự nhiên.

dudu08
09-11-2008, 14:13
Những sắc màu của bình minh trên vùng núi lửa. Khi bình minh bắt đầu ló rạng ở phía xa trước chân trời.

https://farm4.static.flickr.com/3017/2740440336_4d85c7f5b6_o.jpg

Và sau một vài phút nữa

https://farm4.static.flickr.com/3041/2739604631_17bfc479c8_o.jpg


Những đám mây cuộn làm cho tôi liên tưởng đến một cơn bão nhiệt đới, hoặc một con rồng đang cuộn mình vươn vai thức dậy sau một đêm dài...

https://farm4.static.flickr.com/3101/2739604283_e0fa10c467_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3015/2740441258_6d0a3ba1ba_o.jpg

Và khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện trên biển mây cuối chân trời

https://farm4.static.flickr.com/3005/2740440676_30a048331b_o.jpg

Ánh sáng lan toả dần, tạo nên những sắc màu mới trên nền trời

https://farm4.static.flickr.com/3139/2740441760_80305b4a77_o.jpg

Mặt trời đã lên tỏ, mặt người đã rõ, đã có thể ngắm những người bạn cùng chứng kiến bình minh trên Bromo Mt với mình. Tất cả đều có chung một hướng nhìn, phía dưới là biển mây, là sắc màu kỳ diệu của bình minh nơi đây, và có một điểm đến chung, vành khăn núi lửa Mount Bromo.


https://farm4.static.flickr.com/3055/2739605235_8a962c89fd_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3015/2740441622_c0e2fc1e31_o.jpg

lymy
09-11-2008, 20:25
Hơn 8 chục bài mà còn bảo là người mới à ? :T :D

Em chỉ cần nhìn con số 1633 phía trái màn hình thì biết là độ Già của Anh. :LL Ồi số đẹp!

dudu08
09-11-2008, 21:57
Trên view point Panajakan, sau khi bình minh sáng rõ, tất cả đang hướng mắt nhìn về núi lửa Cemoro, về thị trấn Cemoro Lawang ở dưới chân mình. Nhưng phải nói thật rằng, đứng ở trên này, góc nhìn không đẹp bằng nhiều nơi khác dưới kia, hoặc chỉ có những bức ảnh quen thuộc mà ai cũng có. Chúng tôi chụp vài bức, coi như là để làm tư liệu.

Trước hết, đó là vùng núi Cemoro đang trải rộng dưới chân, với những miệng núi lửa, với thung lũng, với biển cát, và một thị trấn chênh vênh trên mép vực.

https://farm4.static.flickr.com/3252/2741329141_e194b05e71_o.jpg

Cận cảnh hơn chút nữa, để nhìn rõ núi Cemoro và Batok, phía xa là đỉnh Semeru hùng vĩ đang nhả khói. Semeru cách chỗ chúng tôi đứng chừng 25 km đường, đây là đỉnh núi lửa đang hoạt động cao nhất ở Indonesia, với độ cao chừng 3900 mét.

https://farm4.static.flickr.com/3199/2742166700_570e689df4_o.jpg

Cận cảnh thêm chút nữa

https://farm4.static.flickr.com/3031/2742166972_288cbe300c_o.jpg

Thị trấn Cemoro Lawang nằm ngay mép vực, nhìn thẳng ra núi lửa. Đó là một thị trấn nhỏ, yên bình và đẹp một cách khó diễn tả. Toàn cảnh của thị trấn nhìn từ View point, cao hơn gần 300 mét.

https://farm4.static.flickr.com/3178/2742167918_26f6c59770_o.jpg


Cận cảnh hơn chút nữa về Cemoro Lawang

https://farm4.static.flickr.com/3006/2742167402_3586c962b5_o.jpg

Và đây là một vài tấm ảnh khác, nhìn từ Panajakan

https://farm4.static.flickr.com/3265/2741329757_a2007dcdf9_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3284/2742167692_c15c8dc3f3_o.jpg

dudu08
09-11-2008, 22:00
5h00: Ở phía chân trời, một dải màu hồng xuất hiện, hứa hẹn một bình minh rực rỡ và trong trẻo cho một ngày mới trên Bromo. Dải màu hồng lan toả dần, ngày càng rực rỡ. Những đám mây cuộn như những vòng xoáy, giống như những làn khói của núi lửa toả lên trời đọng lại. Bình minh trên bầu trời vùng núi lửa có một sắc màu vô cùng rực rỡ, có lẽ do sự tán xạ của ánh sáng kết hợp với khói lưu huỳnh lan toả. Chúng tôi mê mải ngắm nhìn, và hoà mình vào sắc màu kỳ diệu đang thay đổi liên tục ở phía chân trời. Hàng trăm du khách khác cũng đang nín thở đón bình minh, những chiếc máy ảnh hoạt động liên tục, những cái xuýt xoa, những tiếng nói cười xôn xao.
Chân trời chuyển dần từ màu hồng sang màu vàng cam, trời cũng xanh hơn, sáng hơn, mặt trời lấp ló rồi bừng lên ánh nắng. Một ngày mới bắt đầu. Du khách ai cũng cố chụp cho mình những bức ảnh lưu niệm với bình minh Bromo, với cụm núi lửa đang phun khói phía xa, rồi tản dần, chẳng mấy chốc, trên điểm ngắm bình minh đã vãn hẳn người. Một vài thanh niên bản xứ bán những bó hoa nhiều màu sắc, chủ yếu là những loài hoa dại mọc rải rác trên núi, gần như là hoa khô. Chúng tôi cũng mua cho mình một bó hoa làm kỷ niệm, bó hoa đó đã đi cùng suốt cả hành trình trên vùng đất Đông Java, và chúng tôi chỉ đành chia tay khi ra sân bay về lại Malaysia sau 5 ngày gắn bó.

6h00: Nắng đã bắt đầu gắt, không còn phù hợp để chụp ảnh nữa, chúng tôi cũng bắt đầu rời đỉnh núi. Trở lại với con đường mòn lên núi trên chiếc xe Jeep 2 cầu lênh khênh, chúng tôi gần như lạc vào giấc ngủ. Ai cũng ngủ như chết, dù đường xuống vừa dốc, vừa xóc, nhưng có lẽ 1 đêm dài vừa qua đã khiến tất cả đều mất sức. Chúng tôi gần như không còn biết trời đất gì nữa, cho đến khi chiếc xe dừng lại. Bên ngoài là bãi đỗ của xe, trên biển cát, bắt đầu con đường thăm Đền Hindu và lên núi Bromo.

6h45: Chúng tôi rời xe ô tô, trước mắt là biển cát. Lịch trình truyền thống của dân du lịch đến đây, đó là lên View Point ngắm bình minh, trở xuống lên miệng núi lửa, và trở về khách sạn vào lúc 8h30 phút sáng. Với dân ảnh, điều này cũng hợp lý, bởi từ 8h sáng trở đi, nắng gắt không còn phù hợp cho ảnh nữa. Nhưng chúng tôi đã thấm mệt, nên hành trình leo núi có lẽ sẽ quá sức. Tôi quyết định nhanh, không leo núi nữa, để dành đến chiều, chỉ thăm đền thờ Hindu dưới chân núi. Chính vì vậy, chúng tôi không thuê ngựa, mà thử cuốc bộ trên biển cát ( Sea Sand). Biển cát là cái tên chính thức của vùng đất bằng dưới chân núi lửa, bởi tro bụi của núi lửa đã tạo nên một thứ cát màu xám, hạt nhỏ như cát thường, bụi khủng khiếp sau mỗi bước chân. Nhưng hàng triệu triệu bước chân đã bước trên biển cát này, dù mỗi bước đi đều nặng nhọc, đều quyện với cát dưới gót giầy. Khoảng 500 mét đi bộ trên cát mà mệt như đi vài km, chúng tôi đến Đền Hindu. Ngôi đền yên bình trong nắng sớm, vắng tanh, dù chỉ cách đường đi lên Bromo chừng 100m. Có lẽ, sự đơn giản và tĩnh lặng của ngôi đền không hấp dẫn với khách du lịch. Chỉ có vài chúng tôi và một vài đôi khách già phương Tây rảo bước trong đền. Đền Hindu cũng có một kiến trúc đặc biệt, với những cổng vào cách điệu như được bổ đôi ra từ một tháp duy nhất. Nền đền cao và thoáng, rộng, cao chừng 2 mét, nền điện chính lại cao hơn nền ngoài tầm 2 mét. Trong đền hầu như không có nhiều công trình kiến trúc, ngoài 1 cánh cổng tam quan lớn sơn màu đỏ, với những tượng rắn và tượng Phật đầu voi đặc trưng của Ấn độ giáo. Có một trụ tháp để thắp nến và dâng hoa, 4 góc đền có 4 tháp cao, ngoài ra chỉ là một sân rộng mênh mông. Từ sân đền, chúng tôi có thể nhìn thấy rõ những dòng người đang nối nhau lên đỉnh Bromo. Một vẻ bình yên và tĩnh lặng đặc biệt, dường như không có tiếng động nào lọt vào nơi linh thiêng này. Cũng thật may cho chúng tôi, dường như đền không mở cửa đón khách du lịch, chúng tôi chỉ tình cờ vào thăm được do đến giờ dâng hoa của ông từ giữ đền. Sau nghi lễ dâng hoa buổi sáng, ông mời chúng tôi ra để khoá cửa. Chúng tôi lại đi bộ trở về bãi xe. Có lẽ về thôi, mệt rồi, chân cũng đã không còn muốn bước. Cần phải dành sức cho những ngày sắp tới, với rất nhiều những khám phá qua mỗi bước đi trên miền đất đặc biệt này.

8h00: Chúng tôi về đến Lava Lodge View, nơi gửi đồ đêm qua, bắt đầu phải thực hiện một nhiệm vụ khó khăn hơn, đó là tìm khách sạn.

dudu08
10-11-2008, 12:23
Bó hoa dại trên núi với những sắc màu rực rỡ đã theo chúng tôi suốt hành trình trên đất Indonesia

https://farm4.static.flickr.com/3246/2744705262_31f953fb1a_o.jpg

Phía trước là con đường mờ mịt bụi, nhưng bên cạnh hai bên đường, trời xanh như không thể xanh hơn, nắng vàng như không thể vàng hơn

https://farm4.static.flickr.com/3089/2744704932_78e24c564d_o.jpg

Và những con đường trên Biển cát dẫn chúng tôi về Bromo Mt.

https://farm4.static.flickr.com/3063/2744705588_fda2e2c358_o.jpg

Vào một chiều khác, ở một góc nhìn khác, vẫn là con đường tung bụi cát này

https://farm4.static.flickr.com/3264/2744706658_27631d41b0_o.jpg

Bãi đỗ của xe Jeep nằm tập trung ở một điểm, ngay dưới chân núi Batok, đây cũng là điểm hẹn của những người dắt ngựa đợi du khách.

https://farm4.static.flickr.com/3098/2744707192_45b49f33aa_o.jpg

Thực ra xe Jeep không thể vào được trong biển cát từ phía này, bởi có một hàng rào chắn lối ô tô, trong đêm, đây cũng là hàng cọc tiêu chỉ đường cho xe chạy lên đỉnh View Point.

https://farm4.static.flickr.com/3204/2744705866_703c96cd1f_o.jpg

Và đây là điểm hẹn

https://farm4.static.flickr.com/3147/2743865895_173468cc3d_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3074/2743866331_8551f4f709_o.jpg

Bắt đầu từ đây, hành trình của du khách sẽ dẫn vào ngôi đền thờ Hindu, dẫn lên đỉnh Bromo.

baxu
10-11-2008, 13:46
Ảnh của bác Người trần mắt thịt đẹp nhỉ, chẹp chẹp

dudu08
10-11-2008, 20:52
Cánh cổng đặc biệt của đền Hindu dưới chân Bromo, dường như tách đôi ra từ một khối tháp.

https://farm4.static.flickr.com/3199/2744699156_cf0426acc1_o.jpg

Bên ngoài đền

https://farm3.static.flickr.com/2370/2744698738_70bd7ba368_o.jpg

Bậc thềm đầy nắng

https://farm4.static.flickr.com/3110/2744699676_fa825e9d9a_o.jpg

Bên trong sân đền nhìn ra biển cát

https://farm3.static.flickr.com/2296/2743864257_a756757e13_o.jpg

Và nhìn lên núi lửa Bromo, dòng người không dứt

https://farm4.static.flickr.com/3049/2744702080_dd874ab3fb_o.jpg

Ông từ gác đền vừa dâng hương hoa buổi sớm

https://farm4.static.flickr.com/3277/2743864721_9ae69f44f7_o.jpg

Những cái cổng vào nội điện màu đỏ rất bắt giữa màu xám đơn điệu của đền thờ

https://farm4.static.flickr.com/3187/2743863499_0e97667338_o.jpg

dudu08
10-11-2008, 20:55
Bên ngoài cổng đền là Biển Cát. Cát dày và xám, bụi mờ mịt dưới bước chân người, chân ngựa, dưới vòng quay của lốp xe Jeep. Biển Cát cũng là một trong những vẻ đẹp khó quên của Cemoro.

https://farm4.static.flickr.com/3126/2743865127_1d6c7f46dd_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3109/2743862977_a1bbe405c1_o.jpg

Cái lạnh giá đến 0 độ về đêm và cái nắng gắt ban ngày trên biển cát khiến không một loài cây nào sống được. Ngay cả cỏ cũng úa vàng như bị đốt cháy

https://farm4.static.flickr.com/3085/2743862117_4e9081bc9a_o.jpg

Nhưng bất chấp sự hoang vu và khắc nghiệt đó, Biển Cát ở Bromo Tengger vẫn có một vẻ đẹp quyến rũ, nhất là khi sương sớm buông mờ lúc bình minh

https://farm4.static.flickr.com/3291/2744703720_b947edf1c1_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3168/2744706204_f16c4111e6_o.jpg

dudu08
10-11-2008, 21:12
Xe đưa chúng tôi trở lại Lava View Lodge, vẫn một hy vọng mỏng manh, đó là có một ai đó cancel phòng. Nhưng mà vô ích, vẫn một thông tin ráo hoảnh, full. Mệt, thực sự là ngấm mệt, nên bây giờ nhu cầu của cả hội là nhanh nhanh tìm được nơi nghỉ ngơi sau 1 đêm thức trắng. Cậu nhân viên khách sạn, cũng là bạn của cậu Denny, lái xe của chúng tôi, quả là một người tử tế. Cậu ta cứ áy náy mãi việc không có phòng cho chúng tôi, thậm chí còn nhờ xe đưa chúng tôi đi tìm khách sạn. Thật là may, chúng tôi nghĩ không còn đủ sức lôi đống vali, máy ảnh lang thang trên những con đường núi dốc ngược nữa. Đến một khách sạn khác, có phòng, nhưng lại là phòng economy, không có bathroom, không có nước nóng, toa lét chung. Tôi lượn qua phòng toa lét chung, không ổn, lại phải lên đường thôi. Chúng tôi trở lại Khách sạn Lava Cafe, nơi đầu tiên chúng tôi hỏi phòng trong đêm, thật may mắn, đó là vừa có đủ phòng standard cho chúng tôi, có phòng tắm riêng, nước nóng. Nhưng.... lại là chữ nhưng... đó là chỉ có 1 đêm nay thôi. Mai đã có khách đặt trước rồi. Chấp nhận, không có cách nào khác, cứ biết đêm nay đã. Chúng tôi Ok, giá phòng vẫn vậy, 150 ngàn Rupia / phòng / đêm ( tương đương 300 ngàn VNĐ ). Một điều rất hay của vùng du lịch Cemoro Lawang này, điều mà chúng tôi đánh giá cao nhất, đó chính là phong cách phục vụ. Ở đây có 3 mùa du lịch, đó là mùa thấp điểm, mùa cao điểm và mùa Peak - mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Mùa thấp điểm là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, mùa cao điểm là tháng 5 đến tháng 8, và mùa đỉnh điểm đông nhất là tháng 9. Giá phòng cũng vì thế mà điều chỉnh theo mùa, tuỳ loại phòng. Nhưng cái hay của dịch vụ ở đây, đó chính là giá cả. Trong một mùa, chỉ có 1 giá phòng cho khách, dù là full hay empty. Có nghĩa là dù lượng khách đột biến như thế nào, vẫn chỉ có 1 giá. Điều này khác xa với phong cách du lịch Việt, đó là chém chết tươi khi có điều kiện, khi lượng khách tăng vọt hay cầu cao hơn cung. Sự ổn định về giá cả khách sạn là ấn tượng tốt đẹp đầu tiên cho chúng tôi, khi mà gần như chúng tôi đã tuyệt vọng và có lẽ sẵn sàng trả một cái giá cao gấp 2 lần nếu có phòng tử tế.


Chúng tôi nhận phòng ở Lava Cafe, với cái giá 150 ngàn Rupia/ phòng Standard, một cái giá khá ổn,nếu như không nói là ổn nhất trong các khách sạn ở đây. Chẳng hạn phòng standard ở Lava View Lodge là 250 ngàn, và ở Indah Cemara là 200 ngàn cho một phòng tương tự. Cũng phải nói thêm rằng, dù khách sạn chưa thể xếp vào sao nào cả, nhưng đó là mức giá bao gồm ăn sáng, một bữa sáng tự chọn, đủ ngon miệng và vừa phải, phục vụ khá tốt, tương đương hạng sao ở nhà, dù tất nhiên ở đây chỉ là dạng cây nhà lá vườn. Đặc biệt, nhân viên ở đây nói tiếng Anh cũng tạm ổn, đây là điều thật may, nếu bạn biết rằng ở Inđo người nói tiếng Anh thật hiếm như lá mùa thu.


Có phòng, nhưng mà chưa được phòng ngay. Phải sau 11h, hội đang ở mới check out. Có nghĩa là chúng tôi còn phải lang thang hơn 2h30 phút. Mệt. Tiện có xuất ăn sáng của khách sạn, chúng tôi gọi luôn. Quán ăn của Lava Cafe là một trong những quán đẹp nhất trong các khách sạn trên Cemoro Lawang, với kiến trúc vách nứa, sàn gỗ, tường gỗ, vừa đơn giản, nhưng đầy gần gũi và ấm cúng. Chúng tôi chọn bàn bên cạnh cửa sổ. Từ bàn ăn này, qua tấm cửa kính trong suốt, chúng tôi nhìn ra con đường trước cửa đầy nắng, nhưng lặng lẽ và vắng vẻ, một cảnh tượng thanh bình và thư thái đến lạ kỳ.


Bữa ăn cũng làm cho chúng tôi phần nào lại sức, rồi chén trà nóng làm tỉnh lại cặp mắt đang trĩu xuống của tôi. Sau khi ăn, chúng tôi ngồi yên lắng ngắm nhìn buổi sáng trong trẻo trên sườn núi, nhìn cuộc sống đang trôi qua. Người bạn đồng hành gục xuống ngủ ngon lành trong ghế ngồi, một giấc ngủ ngọt ngào trong ánh nắng vàng và cái se lạnh của ban mai.


Dường như ngủ là một sự lãng phí trong một khung cảnh tuyệt đẹp như thế này, chúng tôi đánh thức những người đang ngủ, nào, dậy thôi, ít nhất cần phải khám phá một chút gì đó về miền đất này, trong buổi sáng đầu tiên nơi đây. Thế là cái mệt gạt sang một bên, lại hăm hở máy ảnh lên đường. Chúng tôi lại ngược về hướng Khách sạn Lava View Lodge, nơi đây nhìn rõ mép vực đổ xuống biển cát, nhìn rõ núi Bromo. Để dành cảnh đẹp đó cho buổi chiều và những ngày tới, chúng tôi chọn cho mình một hướng đi khác, đó là lạc vào những thửa ruộng của người dân nơi đây. Đất ở đât xốp kỳ lạ, dường như trắng xoá và tung bụi mờ mịt sau mỗi nhịp chân, người dân ở đây cũng trồng 1 loại cây lạ, nó giống như cây củ gừng hay củ sả gì đó, nhưng thân cây này lại tước ra, để lấy thân to như gọng sen để nấu xúp, một món ăn đặc sản quen thuộc trong vùng này. Chúng tôi cứ men theo thửa ruộng, lên những sườn đồi dốc về phía chân núi, ngược lại con đường đêm qua. Những cảnh tượng huyền ảo cứ mở ra sau mỗi bước chân đi. Đó là biển mây mênh mang phía xa cuối chân trời chưa tan hết, đó là những sườn đồi cỏ cháy úa vàng, những thân cây bạch đàn khô săn lại vì giá rét, một cảnh đẹp bàng hoàng như trong bức tranh mùa thu châu Âu nào đó, yên bình và tĩnh lặng. Những thân cây xơ xác khô cằn như cũng có những vũ điệu riêng, thầm lặng nhưng đầy ma lực trong gió núi. Và kỳ diệu hơn, đó là sắc xanh trời vời vợi, một màu xanh thăm thẳm đến nao lòng...

dudu08
11-11-2008, 12:33
https://farm4.static.flickr.com/3028/2760692280_7309378572_o.jpg

Hành trình của tôi Surabaya - Mount Bromo - Izen - Batu - Surabaya.
Các điểm khác thì dễ thấy trên bản đồ, riêng về Izen không có ký hiệu, mà nó nằm gần Banyuwangi. Từ đây xuống Bali rất gần, trên đường mà dân Tây đi từ Bali đến Bromo!!!

dudu08
12-11-2008, 00:26
Lava Cafe, một buổi sáng yên bình.

https://farm4.static.flickr.com/3249/2763556129_d5d6ca761a_o.jpg

Những cánh đồng ven sườn núi ở Cemoro Lawang

https://farm4.static.flickr.com/3122/2764403398_0f6a7f8a5e_o.jpg

Loại cây người Tengger hay trồng nhất, một loại rau chuyên để nấu súp, ăn thanh và mát

https://farm4.static.flickr.com/3097/2764405834_73b838f6ee_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3039/2763564277_f45edb4855_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3059/2763556681_f1542ccc40_o.jpg

Một ngôi nhà của người dân ở Cemoro

https://farm4.static.flickr.com/3236/2763562277_0eff647bb0_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3020/2763560531_800c9899b3_o.jpg

Và trên cao, trời xanh thăm thẳm, chỉ có màu trắng từ những làn khói không bao giờ dứt từ miệng núi lửa Bromo

https://farm4.static.flickr.com/3078/2763559021_327166b2a8_o.jpg

Anh Già
12-11-2008, 00:43
Xem mấy bài của bạn Dudu xong tớ lại mót đi Indonesia rồi !:shrug:

dudu08
12-11-2008, 18:46
Vũ điệu Bạch dương trong nắng sớm.

https://farm4.static.flickr.com/3119/2764402508_b8736c7dae_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3084/2763557583_941a33ea29_o.jpg

Những cành cây khô vì giá rét, không hiểu có hồi sinh lại được hay không???

https://farm4.static.flickr.com/3190/2763559853_2f6f27ebd4_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3293/2763558087_77745667d1_o.jpg

Những cánh rừng đôi khi làm tôi như cảm thấy mình đang đi trong mùa thu châu Âu

https://farm4.static.flickr.com/3153/2764407224_00808629eb_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3049/2763564927_e833d6b6da_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3078/2764406712_3855114e00_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3224/2764401040_fd7e0c8cd7_o.jpg

Từ những cánh rừng, nhìn về thị trấn Cemoro Lawang trong một sớm mai khác...

https://farm4.static.flickr.com/3295/2763563659_72ef943aa0_o.jpg

kemtuoi
12-11-2008, 21:55
Cái cây rau kia trông giốgn cây lô hội thế bạn Dudu nhỉ?

Anh Già
12-11-2008, 23:14
Vào kéo áo nhẹ bạn dudu cái : cây kia chắc chắn không phải bạch dương đâu !

r0sy
12-11-2008, 23:49
Xem mấy bài của bạn Dudu xong tớ lại mót đi Indonesia rồi !:shrug:

Đang có vé cực rẻ đấy bạn đi cùng chúng tớ đi :D

@dudu08: bác ơi bác nhớ PM cho em cái số phone và tên anh lái xe nhá :L

dudu08
14-11-2008, 13:55
@dumdum: nick em gần giống nick của anh, thừa mất 2 chữ m. Em yên tâm, có cho ngay lập tức thì cũng làm gì ngay đâu, từ từ để anh tìm đã.

Chúng tôi đi men theo những mảnh vườn trồng đầy một thứ cây thấp, thân tròn và mịn, dường như là loại cây trồng chủ đạo ở vùng này, đất mùn núi lửa ngập có lúc kín cả giày, một thứ đất tơi xốp và nhẹ như tro than. Lên đỉnh đồi nhìn xuống thung lũng, ngắm đất trời bao la. Nắng khá gắt nhưng mà vẫn lạnh, không khí khô và nhẹ, một cảm giác đầy sảng khoái, quên hết cả nỗi mệt nhọc trong lòng. Trở về, chúng tôi đi tắt qua mảnh vườn của một nhà dân. Người dân địa phương ở đây có thói quen ở nhà gỗ, những căn nhà xinh xắn, màu sắc hài hoà. Chợt chúng tôi gặp chủ nhà. Anh ta rụt rè hỏi chúng tôi có nhu cầu cưỡi ngựa đi lên Bromo không. Sự rụt rè của người dân ở đây làm chúng tôi cảm giác khá tin cậy, gật đầu, thuê mỗi người một ngựa, với mức giá 75 ngàn Rupia. Chúng tôi thử mặc cả xuống 65, một hồi, cuối cùng anh ta cũng chấp nhận, hẹn 3h chiều đón ở khách sạn. Tôi ra điều kiện, ngựa phải cao và sạch. Cũng đồng ý. Sở dĩ tôi phải yêu cầu ngựa cao vì ngựa ở đây có nhiều con thấp tịt, cưỡi ngựa cao cho nó ra dáng!!! Nhưng lúc leo dốc ngược mới biết thế nào là ngựa cao. Nhưng chuyện này nói sau.

Về đến khách sạn, đã gần 1h chiều. Mệt quá, chẳng muốn ăn nữa. Cả hội về phòng ngủ như chết, và chỉ choàng dậy khi chuông điện thoại báo đến giờ dậy lên Bromo. Đã 3 giờ chiều rồi. Chúng tôi chuẩn bị đồ đạc, mới lên đến bậc thang trên đã thấy bác dắt ngựa chạy vào tìm. Phải ăn gì đã. Chúng tôi hẹn đợi 15 phút để ăn. Giờ này đã hết giờ nhà hàng khách sạn phục vụ ăn uống, ra ngay quán ăn kế bên, gọi bát mì tôm có trứng, có thịt, chỉ hết có 6 ngàn Rupia ( 12 ngàn đồng VN), ăn ngon lạ lùng. Chắc tại đói quá đây. Thế là đủ sức leo núi rồi!!!


Lên ngựa, bắt đầu hành trình. Con ngựa cao lênh khênh, dường như yên còn buộc lỏng, lại chẳng có chỗ nào để bám tay cả, nên lúc đầu có cảm giác như mình sắp tuột xuống cùng với nguyên cả bộ yên!!! Tôi cũng đã từng cưỡi ngựa lên Meili trên Đức Khâm( Vân Nam) rồi, cứ tưởng là đã quen, thế mà hoá ra vẫn ghê. Dốc xuống Biển cát dốc đứng, ngựa chúi đầu đi xuống, mình cũng tưởng mình sẽ phi xuống trước mũi ngựa luôn. Thế mà các mợ lại có vẻ khoái chí với món ngựa nghẽo này, có lẽ bên ấy ngựa hiền hơn!!! Chúng tôi đi vượt qua biển cát, với những đụn cát, những tro than núi lửa nằm rải rác. Ngọn núi này mới hoạt động lại một lần vào năm 2004, tro than vẫn còn mới. Những dấu chân ngựa để lại bụi mù mịt, cả dòng người cưỡi ngựa để lại một vết bụi trắng mờ trên biển cát. 4 giờ chiều, chỉ có những người đi ngược lại. Mọi người đã về cả. Trên Bromo, tầm 5 giờ chiều mặt trời sẽ xuống, với dân du lịch theo tour, hẳn không quan tâm lắm đến hoàng hôn, và có lẽ họ cũng sợ khi trời sắp tối mà vẫn còn trên miệng núi lửa, nhưng với mấy đứa "hiếp ảnh gia" chúng tôi, đây là thời khắc được quan tâm nhất trong ngày. Và chúng tôi đã có lý. Nếu các bạn đi Bromo, đừng lên núi vào buổi sáng, đó là lúc đông khách nhất trong ngày. Tầm 4 giờ chiều trở đi, trên miệng núi lửa gần như vắng tanh, nắng rất đẹp, rất lý tưởng cho tác nghiệp. Chúng tôi vượt qua biển cát, lên dần trên những triền núi. Thật là sáng suốt khi đi ngựa, khi chúng tôi vượt qua một nhóm khách Hà Lan đang lụi hụi bước đi trên cát nóng và lên sườn núi dốc. Đứa nào đứa nấy thở phì phò. Đã quen với ngựa rồi, tôi không còn cảm giác ghê nữa, mà có thể buông tay ra chụp ảnh. Nắng chiều vàng nhạt phủ bóng lên ngôi đền Hindu, một cảnh tượng đẹp như không có thật. Dường như máy ảnh bất lực trước những sắc màu huy hoàng và trầm mặc như thế này. Màu xám tro của đền, của biển cát cứ rực lên trong ánh nắng chiều tà.

Lên đến lưng chừng núi, chúng tôi phải bỏ ngựa để leo tiếp 69 bậc thang dốc để lên miệng Bromo. Con đường dốc không dài lắm, nhưng có lẽ do đã mất nhiều sức lực, tôi cũng phải dừng lại 2-3 lần để thở, tất nhiên cũng tranh thủ chụp ảnh luôn. Một cảnh tượng mênh mông trải ra dưới chân, còn trên đầu, khói trắng vẫn toả ra từ trên đỉnh núi, đã thấy mùi lưu huỳnh khét lẹt. Rồi cũng lên đến nơi, gió thổi ào ào trên đỉnh núi, nhìn xuống 2 bên, bên trong miệng núi lửa sâu hút, loang lổ những vết nứt to, khói tuôn ra từ những khe nứt. Dốc trong miệng núi lửa gần như đến 70 độ, trượt chân xuống chắc nhanh hơn đi cầu tụt. Bên sườn ngoài thậm chí còn dốc hơn, có đoạn gần như thẳng đứng, cũng hầu như chẳng có cái gì để bấu víu nếu lỡ trượt chân xuống. Thế mà trên miệng núi lửa, con đường hầu như chỉ rộng chừng 1 mét, thậm chí chỉ có vài chục phân, có đoạn rộng hơn thì được hơn 2 mét, nhưng không nhiều. Tôi cứ nghĩ mình có cam đảm đi bộ xung quanh miệng núi lửa, lên đến đây mới biết mình nhầm!!! Ặc!!! Túm lại vẫn cảm thấy mình tha thiết với cuộc sống này, nên cũng không dám mạo hiểm bước ra xa. Bạn đồng hành có người cam đảm hơn, men ra mép vực, ngồi ngay bên thành núi lửa, cho chân xuống dưới, tất nhiên cũng làm dáng để chụp ảnh. Tôi thì chỉ nhìn cảnh đấy thôi cũng đã ghê rồi, nhưng cũng phải lớn tiếng nhắc nhở an toàn. Đúng là chỉ trượt một cái thì mình cũng hoá thân vào Bromo mất thôi. Rồi mọi chuyện an toàn cả, nhưng cảm giác chênh vênh thì vẫn còn cho đến tận khi xuống dưới chân núi. Thế mới hiểu vì sao trên You tube, nhiều thằng rất tự hào khoe những đoạn video chúng nó đi quanh miệng Bromo. Lúc đầu xem, chúng tôi chẳng hiểu có gì hay ho mà chúng nó tự hào đến thế. Nhưng bây giờ thì hiểu, không phải ai cũng đủ can đảm làm được điều này. Tôi chịu thua luôn. Cảm giác chênh vênh giữa 2 mép vực, con đường nhỏ chỉ vừa bước sải chân, gió thổi vù vù như cuốn người ra khỏi con đường, và dươi kia, từng cuộn khói sặc mùi lưu huỳnh bốc lên như muốn cản bước con người, những trải nghiệm đó, lần đầu tiên tôi được nếm trải trong đời. Một cảm giác thật sự ấn tượng, thật sâu đậm, nhưng có lẽ để nếm được dư vị phấn khích của nó, có lẽ nên có thành lan can để bám hoặc khi nào xuống chân núi sẽ tốt hơn. Túm lại một chữ : nhát.

Về sau này, tôi có hỏi lại người bạn đồng hành cảm giác thế nào khi ngồi vắt vẻo, thò chân xuống miệng vực, câu trả lời là sợ, nhưng vẫn muốn được thử cái cảm giác chênh vênh ấy nên phải cố. Còn tôi thì, có lẽ, tôi đã không được hưởng đủ cái cảm giác chênh vênh trên miệng Bromo, nhưng có lẽ, điều đó cũng đủ cho mình. Liệu trong cuộc sống, có thể biết được thế nào là đủ!!!


Chúng tôi lại lần theo bậc thang dốc đứng để đi xuống, ngựa đang chờ chúng tôi trở về. Trời đã ngả sang màu tối, những ánh nắng màu da cam hắt ngược ánh sáng cuối chân trời lên làn khói trắng, làm khói chuyển sang màu hồng. Bóng tối đã phủ lên biển cát, chỉ còn ánh nắng màu cam còn vương lại trên những đỉnh núi phía xa. Chúng tôi đi trên biển cát mênh mông, hầu như chẳng còn lại ai, chỉ còn mấy chúng tôi, cái cảm giác tự do bay bổng càng rõ hơn trên biển cát. Mấy người bạn đồng hành đã quen với con ngựa, thậm chí đã đề nghị bác dắt ngựa bỏ hẳn ngựa ra, để được tự phi nước kiệu trên cát. Bác dắt ngựa chạy theo mỏi chân đã nhờ xe máy của người quen đưa về trước, để ngựa lại cho người còn lại, mặc bạn tôi tự phi. Cho đến khi chúng tôi đến lại được chân dốc để lên lại thị trấn Cemoro Lawang, trời đã bắt đầu tối sẫm. Sao đã mọc lác đác trên bầu trời. Một buổi tối yên bình đang đến. Ngựa bị chặn lại ngoài thị trấn khi hết giờ đưa đón khách. Chúng tôi chia tay các bác dắt ngựa, trả tiền ngựa và tiền tip thêm cho các bác. Mọi người rất phấn khởi dù tip thêm chỉ 10 ngàn Rupia ( 20 ngàn VND) cho mỗi người. Trong LP cho biết, người dân Indo ở đây không có thói quen tip, sự chân thật và hiền lành của người dân ở Cemoro này còn ấn tượng mãi cho chúng tôi, một cảm giác về một vùng du lịch bình yên và chân chất, không có cảnh chèo kéo, không mặc cả, không lừa gạt. Cảm giác thật tin cậy và yên bình.


Trời đã tối sẫm. Nhìn lại về phía biển cát, những làn khói mờ vẫn bốc lên trên màn đêm, sao lấp lánh trên đầu, phía dưới kia, thi thoảng có những ánh đèn ô tô về muộn, đang băng qua biển cát. Một ngày đầu tiên đã trôi qua như thế, trong cái lạnh tê tái đang kéo đến trên Bromo, nhưng mà thật ấm ở trong lòng.

dudu08
14-11-2008, 14:25
Chiều xuống, chỉ còn những đoàn người từ Mount Bromo trở về, những bước chân cuốn lên những dải bụi màu trắng trên Biển Cát.

https://farm4.static.flickr.com/3248/2770780625_a9d6e4ced2_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3128/2771627752_c2baac9d25_o.jpg

Từ trên sườn dốc, nhìn về Biển Cát, thấy choáng ngợp bởi một hoàng hôn rực rỡ trên nền xám

https://farm4.static.flickr.com/3242/2771628206_170613eaab_o.jpg

Photoshop...để nhìn rõ những tia nắng chiếu xiên :))

https://farm4.static.flickr.com/3181/2771630168_ecb7fed378_o.jpg

dudu08
14-11-2008, 14:25
Nhìn về phía thị trấn Cemoro Lawang, khi hoàng hôn đang xuống dần

https://farm4.static.flickr.com/3170/2770782533_c3b541b09c_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3258/2770783169_1bc27ae2ba_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3104/2771632370_345ee416eb_o.jpg

Một nhóm đồng hành hiếm hoi cùng lên núi

https://farm4.static.flickr.com/3120/2771630706_55488f6e9b_o.jpg

dudu08
14-11-2008, 14:26
Con đường dưới chân dốc

https://farm4.static.flickr.com/3259/2771631342_e1bb971f76_o.jpg

Miệng núi lửa, những cuộn khói cuốn lên đêm ngày

https://farm4.static.flickr.com/3187/2770785517_04704f3c71_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3110/2770786531_43eba21e61_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3088/2770787561_0c27c59468_o.jpg

Chênh vênh trên miệng núi lửa

https://farm4.static.flickr.com/3289/2770787085_803af39098_o.jpg

lymy
14-11-2008, 15:52
Bromo không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh mê hồn. Hay bởi vì nó quá đẹp nên người ta không tiếc lời gán cho nó những truyền thuyết ly kì nửa hư nửa thật. Cứ đọc về Bromo nhiều, tôi lại càng bị lôi cuốn đến không cầm lòng được. Đứng trên Penajakan, tôi không thể nghĩ rằng chỉ ít phút nữa thôi, tôi sẽ lạc vào một vùng đất của những truyền thuyết mà mình cũng chỉ giống như hạt bụi núi lửa bay vô định, nhỏ bé đến mong manh trong sự rộng lớn của Tengger Caldera.

https://farm4.static.flickr.com/3236/2887414452_c2e181c94f.jpg?v=0
Tam hợp Bromo - Batok - Semeru

Thủa xa xưa, có một người đàn bà đẹp mang tên Roro Anteng. Tiếng đồn về vẻ đẹp của nàng đã đến tai một con quỷ khổng lồ (vẫn tích cũ là Người đẹp và quái thú- xưa nay sắc đẹp là hay gây chuyện). Cậy có quyền phép siêu phàm, quỷ đến đòi cầu hôn, và nàng Roro Anteng không dám từ chối thẳng thừng. Nhưng mình đẹp như vầy làm sao phải đi lấy quỷ xấu xí, nàng mới nghĩ ra một kế hoãn binh (không, đẹp vậy chắc phải có Khổng Minh hiến kế, chứ tự chắc không nghĩ được đâu): Thách cưới. Tên khổng lồ xí giai kia phải đáp ứng một điều kiện, đó là làm cho nàng một sa mạc cát giữa lòng núi trong vòng một đêm, và phải hoàn thành trước bình minh.

Chuyện nhỏ! Trí tuệ của nàng không vượt qua nổi quyền phép của kẻ xấu giai. Quỷ ta hô phong hoán vũ, cát bụi bay vù vù, trời mây đổi sắc, trời chưa sáng mà công việc đã gần hoàn thành. Làm sao đây? Roro Anteng tài trí (hay quân sư tài trí - cái này sử không ghi rõ) mới nghĩ ra một kế phá, nàng khua chiêng múa trống đánh thức cả gà trống lẫn gà mái trong vùng, nhất thẩy gáy ầm ỹ. Thời ấy, gà gáy là mặt trời thức giấc!

https://farm3.static.flickr.com/2328/2888005924_827375da2f.jpg?v=0

Nghe tiếng gà gáy báo hiệu trời sáng, con quỷ điên cuồng khi nghĩ mình thất bại. Trong lúc nản chí, hắn đã ném vỏ dừa dùng để đào sa mạc, chất cao như núi bên cạnh ngọn núi Bromo, hình thành nên Mt. Batok ngày nay. Sa mạc do hắn khổ công tạo nên đã trở thành Tengger caldera ngày nay. Kể ra con quỷ cũng thật là biết giữ chữ tín, chứ quyền phép cỡ đó cứ cướp dâu thì sau này làm gì có đế chế Majapahit lừng lẫy! Và cũng không có lễ hội hiến sinh Kasada.

https://farm4.static.flickr.com/3123/2888005180_145582d1a4_o.jpg
my first Panorama, theo tip của các bác, em đã ... sửa bằng tay trên Pho to shop - quả là có mịn màng tử tế hơn bao nhiêu)

lymy
14-11-2008, 15:55
Truyền thuyết cũng kể lại rằng nàng Roro Anteng xinh đẹp xuýt phải lấy quỷ chính là con gái của vua Majapahit, sau đó đã kết hôn với Joko Seger, chính là con trai của vị Thần của Hindu giáo Brahmana. Đó cũng là thời kì thoái trào của vương quốc do sự hưng thịnh ngày càng mạnh của đạo Hồi ở đảo Java, Roro Anteng và Joko Seger cùng nhìêu gia đình đã chuyển vào sống ở phía Đông của đảo, hầu hết tập trung ở vùng núi Tengger. Trong suốt thời gian trị vì, dù bao nỗ lực cứu chữa, nhưng họ vẫn không có con nối dõi. Cuối cùng, họ quyết định lên đỉnh Bromo để cầu nguyện, và họ đã nghe thấy thánh dụ rằng nếu muốn sinh được con, thì Roro Anteng và Joko Seger sẽ phải hi sinh đứa con trai út của họ. Quả nhiên sau đó, 25 đứa trẻ đã ra đời (mắn dã man - đúng là thánh phán có khác). Thời khắc để hi sinh đứa con út, nhà vua và hoàng hậu vô cùng đau khổ và lo lắng, và cuối cùng, họ quyết định... xù nợ! Nhưng lúc đó, trận phun trào nham thạch của núi lửa Bromo đã nuốt lấy đứa con út xuống đáy vực. Giữa tiếng kêu khóc và quang cảnh hỗn độn, một tiếng nói cất lên len lỏi giữa dòng nham thạch: "Hỡi các anh chị em yêu quý, Đây là sự hi sinh trước Thượng để cứu tất cả. Ta hi vọng sự hi sinh này sẽ đem lại hòa bình thịnh vượng. Xin đừng quên luôn tương trợ lẫn nhau và thờ phụng Thánh thần bằng lễ hiến sinh vào ngày 14 trăng tròn hàng năm Kasada, cầu nguyện Hyang Widi Wasa. Những người thừa kế của vùng Tengger đã thực hiện đúng lời dặn của người con trai út, sống hòa thuận và thanh bình, và lễ hội Kasada hàng năm vẫn được tổ chức qua hàng thế hệ cho đến tận ngày nay.

https://farm4.static.flickr.com/3142/2878934296_63343c1f71.jpg?v=0
Thị trấn Cemoro Lawang - Nhìn từ View point 1


Có lẽ cũng chính vì vậy mà người dân Tengger luôn nổi tiếng là những cư dân hiền lành và phúc hậu. Tôi ngỡ ngàng và không khỏi ngạc nhiên khi được tiếp xúc với những con người ấy. Tiếp xúc với họ rồi, giờ hỏi tôi người ở đâu bình dị nhất, tốt nhất, tôi không ngần ngại nói rằng: Ở Bromo!

https://farm4.static.flickr.com/3159/2888295320_d2d21fec46.jpg?v=0
Smile!!!

Đế chế Majapahit đã suy tàn từ rất lâu, hiện giờ những người tự nhận mình là con cháu chính thống của đế chế này, những thổ dân Tengger (Tenggerese) chỉ còn lại rất ít và sống rải rác ở các làng nhỏ ở vùng Tengger caldera này. Người ta cho rằng sau khi đế chế Majapahit tan rã, con cháu của họ phải lui vào cùng núi lửa, hòng chống lại sự đuổi đánh và phân biệt của các thế lực ngoại lai mới xâm nhập là Hồi giáo và Công giáo, hai tôn giáo hiện lớn nhất của Indonesia ngày nay.

https://farm4.static.flickr.com/3064/2887131346_4ecca9f402.jpg?v=0

Cho đến giờ, những người Tengger vẫn cách biệt hoàn toàn với thế giới. Trong khi phần lớn dân Java là người Hồi giáo, thì những thổ dân này vẫn duy trì sự thờ phụng từ thời khai sinh của đế chế. Đó là một tôn giáo rất đặc biệt, bởi trên nền tảng của Phật giáo Mahayana, họ đã khéo léo thêm vào các yếu tố của đạo Hindu và thuyết duy linh (thờ linh vật). Chính vì vậy vẫn có thể coi đó là một nhánh của đạo Hindu. Dưới chân của Bromo có một đền thờ Hindu nhỏ gọi là Pura Luhur Poten, nơi thờ Ida Sang Hyang Widi Wasa (Big Almighty Lord – tạm dịch là Thượng đế vĩ đại),cùng với tam ngôi Hindu (Siwa, Brahma and Visnu).

https://farm4.static.flickr.com/3250/2886579717_0821c7d615.jpg?v=0

Ngôi đền này là nơi tổ chức lễ hội Yadnya Kasada hàng năm. Sự kiện này diễn ra trong suốt 1 tháng, và vào ngày 14 của tháng, người Tengger sẽ tụ họp ở đền để cầu nguyện thượng đế Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru (Mt Semeru). Sau đó đoàn người sẽ dọc theo hơn 50 bậc đá để lên đỉnh Mt Bromo, nơi đặt rất nhiều đồ cúng tế: hoa quả, gạo muốn và các thực phẩm địa phương, rồi sẽ được ném cả vào lòng núi lửa đang bốc khói.

https://farm4.static.flickr.com/3090/2886579781_aed5848a30.jpg?v=0

Trong các guide book của hội Tây, lễ hội này được miêu tả cực kì hoành tráng, gài thêm 1 câu là: dù cho bạn có là người ở đâu, hãy nín thở và theo các bước chân của người bản xứ, cùng họ tham dự một nghi lễ hiến tế thiêng liêng và duy nhất. Đó sẽ là khoảnh khắc khó quên nhất cuộc đời. Èo, mình đi chết đây, mình không được tham dự!!!

r0sy
14-11-2008, 22:16
Cứ đọc về Bromo nhiều, tôi lại càng bị lôi cuốn đến không cầm lòng được.

Bác đu đủ với bạn lymy viết kỹ và hay quá, làm mình cũng bị lôi kéo đến không cầm lòng được :) Hỡi ôi bao h cho đến tháng 7 đây

Mà cái lễ hội hoành tráng bạn lymy kể vào tháng mấy thế?

lymy
14-11-2008, 23:40
Lymy xin mạo muội bổ xung thêm 1 chút về Yadnya Kasada và ngôi đền Ấn dưới chân Bromo.
----------------------
Khi đến điểm đỗ xe jeep, ta đã bắt đầu chạm chân vào biển cát. Phía xa là nơi có cuộn khói trắng toát bốc nghi ngút, đó chính là Bromo. Và dưới chân, lấp loáng sau màn bụi, là ngôi đền Hindu độc đáo có tên là Pura Luhur Poten

https://farm4.static.flickr.com/3069/2887133232_cf59fa4ba0.jpg?v=0


Ngôi đền chính là hiện thân tôn giáo của những thổ dân Tengger sống rải rác quanh vùng. Họ gần như tách biệt với thế giới, và tín ngưỡng của họ từ khởi thuỷ hầu như vẫn còn giữ cho đến ngày nay. Ngôi đền được coi là sự kết hợp ba tôn giáo lớn: Phật giáo - Hindu giáo - và thuyết Vật Linh (hình như có liên quan đến con lợn hay sao mà mấy ngày trời ở Bromo tôi không được ăn bữa thịt heo nào!).

https://farm4.static.flickr.com/3290/2887132278_1e5c77a5fd.jpg?v=0

Ngôi đền này là nơi tổ chức lễ hội Yadnya Kasada hàng năm. Sự kiện này diễn ra trong suốt 1 tháng, và vào ngày 14 của tháng, người Tengger sẽ tụ họp ở đền để cầu nguyện thượng đế Ida Sang Hyang Widi Wasa và Mahameru (Mt Semeru). Sau đó đoàn người sẽ dọc theo hơn 50 bậc đá để lên đỉnh Mt Bromo, nơi đặt rất nhiều đồ cúng tế: hoa quả, gạo muốn và các thực phẩm địa phương, rồi sẽ được ném cả vào lòng núi lửa đang bốc khói. Lễ hội này được khởi xướng từ thời của Roro Anteng và Joko Seger cùng với sự hi sinh của đứa con thứ 25 của họ.

https://farm4.static.flickr.com/3108/2886298777_6e8baa5758.jpg?v=0
Mầu đỏ chói duy nhất của ngôi đền xám.

So với những ngôi đền Hindu mà tôi đã từng đến xem, thì Pura Luhur Poten mang phong cách khác hẳn. Tất cả đều được xây dựng bằng đá, mà là thứ đá nham thạch lấy từ chính ba ngọn núi bên cạnh, bởi vậy nó mang một mầu đen trầm bóng hòa hợp với những hạt bụi bay lên từ biển cát, tạo nên bức tranh gần như thủy mặc bằng đá và cát. Các ngôi đền khác ở Bali xây dựng theo phong cách này thì rất sặc sỡ và hay sử dụng mầu cam.


https://farm4.static.flickr.com/3250/2887133546_b82a672ee7.jpg?v=0
Phong thái thần gác cửa

Phía trong của ngôi đền ta có thể thấy nhiều khu vực vẽ các cấu trúc Mandala (nếu như theo Lymy biết thì Mandala chính là những bức tranh cát - một sáng tạo của các vị Lạt Ma Tây Tạng trong quá trình tu luyện và hoàn thiện tâm linh; không hiểu sao nó lại được thể hiện ở nơi này cùng với sự tồn tại của đạo Hindu - ai biết chỉ với!!!).

dudu08
14-11-2008, 23:55
Nắng đã tắt phía dưới chân núi, cảnh vật trở nên mờ ảo.

https://farm4.static.flickr.com/3067/2770788753_f86311c8fc_o.jpg

Ngắm hoàng hôn trên miệng Bromo. It's ME!!! :)) :))

https://farm4.static.flickr.com/3056/2771635514_39d66590f0_o.jpg

Sau lưng, khói trắng vẫn đang bốc lên cuồn cuộn

https://farm4.static.flickr.com/3245/2770789749_03dd8bc067_o.jpg

Trước mặt, bóng chiều dần xuống

https://farm4.static.flickr.com/3002/2770790311_936b92fc16_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3142/2770791851_d614784fbc_o.jpg

dudu08
14-11-2008, 23:55
Bậc thang lên miệng Bromo Mt. nhìn từ trên xuống

https://farm4.static.flickr.com/3263/2770790901_baf403d599_o.jpg

Nắng muộn chiếu vào làn khói trắng đang bốc lên từ miệng Bromo

https://farm4.static.flickr.com/3185/2770792293_ae891fa96d_o.jpg

Và khi màn đêm buông xuống, đêm yên bình trên vùng đất núi lửa này

https://farm4.static.flickr.com/3208/2770792639_ab58945a6b_o.jpg

baxu
15-11-2008, 00:03
Nắng đã tắt phía dưới chân núi, cảnh vật trở nên mờ ảo.

https://farm4.static.flickr.com/3067/2770788753_f86311c8fc_o.jpg



cảnh này đẹp quá!

lymy
15-11-2008, 00:04
Theo như tớ tìm hiểu thì hiện nay lễ hội Yadnya Kasada được tổ chức vào ngày 7 tháng 9 hàng năm. Lễ hội kéo dài từ đêm hôm mùng 6 đến hết ngày mùng 7.

https://farm4.static.flickr.com/3211/2887133742_59d58b595a.jpg?v=0

Bởi sự nổi tiếng của Bromo cũng như sự đặc trưng của lễ hội nên năm nào vào ngày này cũng... đông nghẹt đến không còn chỗ đứng. Tớ đọc thấy bà con bảo, muốn có một chỗ mà đứng thì các đồng chí phải đi trước nửa đếm mùng 6, vì ngày mùng 7 thì lối vào đền cũng không còn chỗ mà chen chân. Lúc đấy (nửa đêm) thì còn ngó nghiêng được việc các thầy cúng chuẩn bị cúng tế.


Lễ cúng tế sẽ diễn ra đúng cả ngày ở ngôi đền Ấn nổi tiếng. Đến khoảng 3-4h chiều là đoàn người dẫn lễ vật sẽ theo hơn 60 bậc thang để lên đỉnh Bromo, đổ toàn bộ lễ vật cúng tế đó vào lòng núi lửa đang bốc cháy.

https://farm4.static.flickr.com/3230/2928170255_3102326007.jpg?v=0
Câu chuyện với D - gã tài xế dễ thương trong suốt chặng đường Bromo của tôi: M, mày tin không, mỗi ngày không biết bao nhiêu người lên đỉnh Bromo này, nhưng không ai đếm được chính xác có bao nhiêu bậc thang lên đó cả? Thật á, sao mày không bảo tao trước! Thế thực ra có bao nhiêu bậc! Tao không biết!!! Bà con đến, nhớ đếm và... so nhau kiểm chứng nhá!

https://farm4.static.flickr.com/3061/2928170019_def4885143.jpg?v=0

Cũng có điều lạ là, ở ngay dưới lòng núi lửa (nếu đến mới thấy... rợn rợn nhá) thì có hàng tá dân du mục, ăn xin chờ sẵn để nhặt nhạnh đồ cúng tế. Thật khó tin!
https://www.jagoanfoto.com/upload/fotos/fknw10h5_kasada.jpg

Nghe lễ hội thì rất hay ho hoành tráng, nhưng quả thật nếu đông như thế thì....
Riêng tớ thì không nỡ ném bó hoa "cúng" mua được trên đường xuống lòng núi lửa. Hoa thơm lắm, màu sắc sặc sỡ, rất đáng yêu, như Bromo ý!

https://farm4.static.flickr.com/3070/2931209623_db341da61b.jpg?v=0

dudu08
15-11-2008, 14:39
Đêm xuống trên Cemero thật lạnh, cái lạnh khô. Tháng 7, tháng 8 cũng chớm vào những ngày lạnh nhất ở đây, nhiệt độ có thể xuống đến 6-7 độ trong đêm, thậm chí tháng 9 trời sẽ còn lạnh hơn, xuống đến 0 độ C. Nhưng trong những căn nhà gỗ của khách sạn, dường như cái lạnh không lọt được qua khe cửa. Nói thêm một chút về căn phòng ở của chúng tôi. Một trong những kiến trúc yêu thích của dân Indo ở vùng này, từ Surabaya đến Bromo, cho đến thành phố Batu, hầu hết những nơi mà chúng tôi đã đi qua, đó là xây những căn phòng khách sạn có một bức tường kính lớn choán hết mặt tiền, để khi cần, bạn có thể ngồi trên giường, ăn sáng, kéo rèm che ra, và có thể ngắm được cảnh vật bên ngoài. Đặc biệt những bình minh trời đẹp, khi ánh nắng bắt đầu lên, cảm giác ánh sáng ùa vào phòng rất đặc biệt, một cảm giác hoà đồng với thiên nhiên, dù mình vẫn còn nằm ườn trên giường. Phòng khách sạn trên Cemero được ốp gỗ, dù không còn mới, nhưng ấm cúng. Chỉ có một điều lạ là nhiều nơi không có lavabo rửa mặt, bù lại, người dân ở đây xây những ô chứa nước bằng gạch hoa, có nút tháo nước, tôi cũng không hiểu để làm gì, để giặt quần áo hay là để tắm rửa kiểu Hồi giáo...Trở lại với câu chuyện, sau khi tắm rửa sau 1 ngày 1 đêm vất vả, cả hội kéo nhau lên Restaurant của khách sạn, tự thưởng cho mình một bữa tối thịnh soạn. Căn phòng ăn có cửa kính nhìn ra đường, trong ánh sáng mờ mờ của đèn hắt lên những vách tường gỗ, trong cái lạnh thấu xương ở ngoài cửa, bỗng dưng căn phòng ấm áp lạ lùng. Một cảm giác quen thuộc như tôi đã từng được trải qua trong đêm Trung Điện ( Đức Khâm - Vân Nam), khung cảnh và sự ấm áp làm chúng tôi thấy thân thiết hơn, dễ chia xẻ hơn. Những câu chuyện trên những chặng đường đã qua được ôn lại, những câu chuyện tản mát, nhưng trong một không khí như thế này bỗng trở nên hấp dẫn hơn. Gọi món ăn, mọi người gọi bất kỳ món nào mình thích, để bù lại cho 1 ngày vất vả đã qua, lấy lại sức cho hành trình những ngày đang tới. Điều thú vị lại bắt đầu xuất hiện. Đó là giá cả. Chúng tôi vừa đến đây sau một hành trình khá dài ở Malaysia, với giá cả khá cao so với ở nhà, ăn gì cũng phải xem giá cả, lựa chọn, đắn đo, thì ở bên này lại ngược lại hoàn toàn. Giá cả ở các nhà hàng, khách sạn, từ loại bình dân như ở Cemoro Lawang này cho đến những nhà hàng sang trọng, đẹp như Furama Resort ở Đà Nẵng mà chúng tôi có dịp dừng lại trong hành trình đều có một mức giá hợp lý đến bất ngờ, đôi khi chỉ bằng nửa, đến 2/3 ở nhà mình. Do vậy, chúng tôi không ngần ngại gọi đầy bàn, đủ các món ăn, từ những món spaghety mang chất Âu cho đến những món đặc sản mang chất Inđo, ăn no cứng người, thế mà tính ra vẫn chỉ hết khoảng 100 ngàn/ người. Và từ đó, trong suốt hành trình 5 ngày trên đất Inđo, chúng tôi gọi ăn thoải mái, thậm chí không cần nhìn menu, nhiều khi gọi đến mức tay lái xe của chúng tôi ái ngại luôn, nhưng cuối cùng tính ra vẫn rẻ đến bất ngờ, đây cũng là một trong những điều thú vị trong hành trình trên đất Đông Java. Chỉ lưu ý một điều, vấn đề này không áp dụng cho Bali, theo tay lái xe cho biết, ở Bali mọi chuyện khác hẳn, từ mặc cả đến giá cả, đến ăn uống, có lẽ Bali đã trở thành vùng du lịch chuyên nghiệp, mất đi chất thuần phác của người Đông Java mất rồi.

Bữa ăn thoả sức trong một khung cảnh vô cùng ấn tượng của Lava Cafe, rồi những gì đã được chứng kiến trong suốt một ngày qua làm chúng tôi vô cùng hài lòng về điểm đến của mình, dù sự lựa chọn đến Cemoro này mang nhiều tính ngẫu nhiên. Chúng tôi dành cả tiếng đồng hồ ngồi thư giãn trong nhà hàng, ngắm bọn tây cũng đang thư giãn như chúng tôi. Một điều rất hay, đó là chúng nó có những trò giải trí khá vui. Những đứa đi một mình thì ngồi đọc sách dưới ánh sáng của đèn treo, trầm tư như đến đây để suy tưởng vậy. Có 2 đứa con gái thì ngồi chơi xúc sắc tính điểm, vẻ mặt rất nghiêm trọng như đang chơi ăn tiền, mà số tiền đặt cho mỗi ván thì rất cao. Nhiều đứa khác cũng ngồi tâm tình, thủ thỉ, rồi uống bia, rồi ngồi mơ màng, nắm tay nhau... Muôn hình vạn trạng, trong tiếng lầm rầm khe khẽ, trong ánh sáng mờ mờ và ấm áp, chúng tôi dường như càng cảm nhận hết vẻ thanh bình của Cemoro.

Rời nhà hàng, chúng tôi đi lang thang trên những con đường tối của Cemoro. Lạnh rụt đầu trong áo ấm, chúng tôi đi lang thang dọc những con phố ngắn, những con dốc ven theo sườn núi, trên đầu ánh sao rực rỡ và huyền ảo, phía xa núi Bromo và Batok đen mờ, khói vẫn bốc lên, cuồn cuộn trên nền trời đen sẫm

TYYT
16-11-2008, 16:58
https://farm4.static.flickr.com/3061/2928170019_def4885143.jpg?v=0



Tấm này ác ghê, rộng hơn chút nữa được không nhỉ!




https://farm4.static.flickr.com/3236/2887414452_c2e181c94f.jpg?v=0
Tam hợp Bromo - Batok - Semeru



Quá đẹp, phóng to hơn đi bạn ơi

dudu08
17-11-2008, 12:36
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy muộn. Có lẽ dư vị của đêm qua làm đứa nào cũng muốn ngủ rốn thêm một chút. Gọi mãi mới tập hợp đủ người. Đã 6 giờ sáng. Nắng đã lên cao, ánh nắng vàng đã rõ từng cảnh vật. Giờ này hôm trước, chúng tôi đã chuẩn bị rời đỉnh View Point. Chúng tôi đã gặp những tay ở đây cả tuần, sớm nào cũng lên View Point ngắm bình minh của Bromo. Nhưng với chúng tôi, có lẽ vậy cũng ổn. Nên dù có rất nhiều lời mời tham gia cùng đi ngắm bình minh, chúng tôi cũng đều từ chối để khám phá những góc nhìn mới mà chúng tôi chưa biết. Rời khỏi nhà, chúng tôi đi dọc mép núi, đi về phía đông, để nhìn Bromo từ phía này. Qua lại khách sạn Lava View Logde, chúng tôi leo lên một điểm cao. Ở đây có một khu vực riêng dành cho dân Camping, một bãi đất rộng và thoáng, có xây những ô gạch vuông dành cho lều trại, nhưng vẫn hoà đồng một cách hợp lý với vạt cỏ, với rừng cây. Từ điểm cao này có thể nhìn rất rõ toàn cảnh Cemoro. Có cả một nhà vệ sinh công cộng khá sạch cho dân cắm trại, thực sự là khá chuyên nghiệp và bài bản. Nhưng có lẽ lâu lâu chưa có người cắm trại ở đây, nên trông cũng khá nguội lạnh, một vài cái chòi ngắm cảnh đã bị xuống cấp, hỏng mái, nhưng bù lại, lại trở thành một nơi chụp ảnh khá ấn tượng. Theo con đường này, từng đoàn người dân Tengger đang đi lấy củi trở về, dù mới là 7 giờ sáng. Những gùi cỏ tranh và cây củi nặng, nhưng giống như người Việt mình, gồng gánh là một thói quen của người dân nơi đây, thậm chí là có những việc làm khó hình dung được. Chuyện này sẽ nói ở phần sau.


Ngắm cảnh bình minh Bromo, hưởng không khí ban mai ở Cemoro, tất cả mới chỉ đến 8 giờ sáng. Chúng tôi bàn nhau, có lẽ phải nghĩ ra điểm đi mới. Nói là làm, chúng tôi bàn nhau thuê ngựa để đi vòng quanh Biển Cát. Nhưng hỏi người dân ở đây cho biết, không có đường vòng xung quanh Bromo. Vả lại, đi ngựa chậm, muốn đi phải mất cả ngày. Tôi nghĩ, đi ngựa 1 lúc thì hấp dẫn, chứ cả ngày trên lưng ngựa cũng sẽ trở thành nhàm chán. Chợt nhìn xa, ngọn Cemeru đang bùng lên đợt khói mới. Thế là hỏi đường đến chân Cemeru, được biết là khoảng cách 25 km, đi xe máy mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Thế là quyết, đi đến chân Cemeru. Nhưng giá cả không hề rẻ, thuê xe trung bình mỗi xe 150 ngàn Rupia, thuê ô tô hết 400 ngàn Rupia. Cân nhắc, rồi cả hội quyết định thử cảm giác phóng xe máy trên sa mạc. Mặc cả một hồi, giá thuê xe máy là 125 ngàn Rupia, chúng tôi chuẩn bị lên đường đến Cemeru.

Nhưng việc đầu tiên là phải đổi khách sạn. Lava Cafe chỉ có phòng cho chúng tôi trong 1 ngày, do vậy, buổi trưa hôm trước, trong chuyến đi chơi lang thang chờ khách sạn, chúng tôi đã đi khảo sát và đến Cemara Indah Hotel, một trong những khách sạn chịu nhiều bad comment nhất trên mạng. Đành vậy, chẳng biết làm thế nào vì trên này gần như full hết cả rồi. Thật may, Cemara Indah vẫn còn phòng standart cho đủ hội chúng tôi. Nên chúng tôi đã đặt từ hôm qua, giá đắt hơn 1 chút - 200 ngàn cho 1 phòng/ 1 đêm. Kiểm tra phòng ốc thấy khá ổn, thậm chí là ổn hơn Lava Cafe, ít nhất là không phải khệ nệ bê vali lên những bậc thang khấp khểnh và cao. Nhưng tuyệt vời hơn, đó là ở Cemara Indah có 1 chỗ ngồi uống cafe ngoài trời đẹp hết sảy, ngay sát mép vực, tất nhiên có hàng rào chắn, nhìn thẳng xuống Biển cát và Bromo. Hơn nữa, chắc do biết chúng tôi là dân Việt Nam, bọn này hoàn toàn tử tế, không hề có chuyện ép đi ô tô hoặc xử sự không fair như comment của bọn tây. Thế là chúng tôi chia tay với Lava Cafe, dọn đồ sang Cemara Indah trước khi lên đường đi Núi Semeru.


9h30, chúng tôi lên đường, mỗi đứa mỗi xe ôm. Xe máy kiểu như GL ngày trước từng có ở mình. Mấy anh xe ôm trông đầy chất lãng tử, quần bò, giày Adidat, áo khoác The North Face, quấn khăn ngang cổ, trông như dân Mehico vậy. Chỉ có 1 anh trông như mới vào nghề, đầy chất quê, chân đi dép xăng đan. Sở dĩ vì sao tôi phải tả kỹ anh xe ôm vì đây chính là màn ấn tượng nhất của chúng tôi ở Bromo. Lên xe, cậu xe ôm của tôi bảo, cất máy ảnh vào balo, ôm chặt vào hông cậu chàng. Nghe chừng có vẻ không tin tưởng khả năng ngồi xe máy của dân Việt Cộng rồi, nhưng chắc cậu ta lo cho máy ảnh của tôi đi trên biển cát sẽ bị bám bụi, không sao, lo thế cũng tốt.


Xe xuống dốc, bắt đầu đi vào biển cát. Chặng đường trên cát không dài, chỉ chừng 4-5 km. Nhưng bây giờ thì đã hiểu vì sao cậu chàng lo xa đến vậy. Xe gài số thấp, phóng vút đi trên biển cát dày. Chiếc xe chòng chành vượt qua sa mạc cát với tốc độ khá cao, vượt qua những gò đất rắn, rồi những đụn cát, đôi khi tôi cảm giác như mình sắp ngã. Nhìn lớp cát dày như thế này, chắc ngã cũng không đau, cũng yên tâm. Tay xe ôm liên tục ra hiệu cho tôi ngồi sát vào, bám chặt vào. Phải nói là thực sự điêu luyện, tay lái rất vững mới có thể vượt qua sa mạc cát như thế này, có những lúc xe loạng choạng, tay lái ngoằn ngoèo, nhưng tôi đã vững tâm hơn. Thật may, thế mà tôi nghĩ mình có thể thuê xe tự lái được, không hiểu sẽ ra sao khi sa lầy trên biển cát này. Xe của đội bạn không được như xe tôi, đôi khi phải dừng lại, nhưng dù sao cuối cùng cũng ổn, tất nhiên đi sau xe tôi thì phải hứng cát và bụi rồi. Một cảm giác phấn khích như kiểu mình đang tham gia giải đua xe Paris - Darka vậy. Lần đầu tiên được cưỡi xe máy vượt biển cát, lúc nào cũng trong tư thế chuẩn bị xoè, người uốn lượn như rắn theo mỗi nhịp lắc của xe, phải nói là rất phê. Và phê hơn, đó là cảnh vật trên biển cát. Chúng tôi đi sát sườn núi dốc thẳng đứng, vượt qua những cánh đồng cỏ khô cháy, nhưng trên cao hơn, ven sườn núi, cây cối vẫn xanh tốt, và trên cao nữa, màu trời xanh thăm thẳm. Những sắc màu chuyển dần từ xám tro của núi lửa, đến vàng rơm của cỏ khô, đến màu xanh của cây, của trời, trong một khung cảnh bao la của thung lũng ven núi lửa, phê như không thể phê hơn. Tôi ra hiệu bảo cậu xe ôm dừng lại lấy máy ảnh chụp. Cậu ta chỉ lên đỉnh dãy núi bên cạnh, nói, lát nữa chúng ta sẽ đi dọc trên đỉnh núi đó. Lại ồ lên lần nữa, rất phấn khích. Cảnh đẹp hết sảy, đầy hoang sơ và hoành tráng. Hết con đường đất, xe chúng tôi đi vào một con đường bê tông, chạy thoai thoải lên trên núi. Tôi vẫn không hiểu vì sao dân ở đây lại không làm đường bê tông chạy thẳng từ thị trấn Cemoro Lawang, mà chỉ làm lửng lơ từ chân dốc như thế này. Có lẽ họ muốn để biển cát trong tình trạng nguyên vẹn, ít sự tác động nhất của con người chăng. Dọc đường đi, chúng tôi thấy những thằng Balo bụi chuyên nghiệp, đeo những balo cao quá đầu người đi lầm lũi trên biển cát, trong cái nắng chói chang, may cho chúng nó là trời lạnh. Nhưng quả tình là nể phục hết sức. Thôi, yếu thì không ra gió, đi xe ôm cho lành.

dudu08
17-11-2008, 13:59
Mở mắt dậy thì nắng đã lên thẫm trên bức tường của dãy nhà khách sạn Lava Cafe

https://farm4.static.flickr.com/3262/2781842250_e7e88dbc4e_o.jpg

Một ngày mới bắt đầu, trên nóc những ngôi nhà trong thị trấn Cemoro Lawang

https://farm4.static.flickr.com/3251/2780984815_7861de8f2f_o.jpg

Và cổng vào của khu bảo tồn thiên nhiên Bromo Tengger Semeru

https://farm4.static.flickr.com/3108/2781843778_e18f0ac5f0_o.jpg

Biển mây ở phía đông

https://farm4.static.flickr.com/3008/2781844550_0298e9a640_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3240/2780985791_4a02c2426f_o.jpg

Sau lưng là thị trấn Cemoro Lawang

https://farm4.static.flickr.com/3245/2780986557_14c6387b4f_o.jpg

Phía tây là toàn cảnh Bromo lúc ban mai

https://farm4.static.flickr.com/3175/2781845408_1ee0ffbc4e_o.jpg

lymy
17-11-2008, 15:02
to TYYT: Bạn có thể vào flickc của tớ để xem ảnh cỡ to. Diễn đàn nhà mình chỉ cho có cỡ đấy thoai:-p

dudu08
17-11-2008, 21:12
Đây là những chòi ngắm cảnh đã tốc hết mái bên bờ mép vực.

https://farm4.static.flickr.com/3069/2781845992_0b0a89b5c2_o.jpg

Bắt đầu hành trình đi Cemeru, những sắc màu khác nhau ven chân núi lửa nhìn từ một hướng khác. Dưới là màu cỏ khô cháy, trên là màu lá xanh, trên cao là bầu trời.

https://farm4.static.flickr.com/3217/2781846568_64a597067e_o.jpg

Những bụi cỏ chết khô vì giá lạnh và thiếu nước trên biển cát

https://farm4.static.flickr.com/3292/2780988721_2bf44f923d_o.jpg

Con đường đi Cemeru Mt, một phía khác của núi lửa Bromo

https://farm4.static.flickr.com/3158/2780989229_0b4f1b8157_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3074/2780989793_a26567f9e8_o.jpg

Con đường trước mặt.

https://farm4.static.flickr.com/3214/2781849512_84cf42d7d8_o.jpg

Nhìn lại phía sau lưng.

https://farm4.static.flickr.com/3094/2781850136_d3ff5d8c06_o.jpg

dudu08
17-11-2008, 21:13
Khi lên đến đỉnh con dốc, nhìn lại phía dưới, nơi mà chúng tôi vừa qua.

https://farm4.static.flickr.com/3201/2781850784_78d0f4db03_o.jpg

Vệt màu trắng chính là đoạn đường đổ bê tông, còn xa hơn là con đường đất bụi mù trời, vượt qua biển cát, lên tận thị trấn Cemoro Lawang.

https://farm4.static.flickr.com/3044/2780992595_496cb1b75f_o.jpg

dudu08
17-11-2008, 21:57
Vượt qua con dốc cao và ngoằn nghèo, chúng tôi lên tới đỉnh núi. Đó là một rìa núi cao, khá phẳng, với một con đường độc đạo chạy dọc theo sống núi. Độ cao của rặng núi này xấp xỉ như Bromo, từ đây, nhìn sang núi lửa Bromo bên cạnh, chúng tôi thấy rõ những ngọn cây trên đỉnh Bromo. Và từ một phía khác của nó, những đụn khói màu trắng vẫn bốc lên cao, hòa vào mây trời. Chúng tôi dừng lại ngay một cái chòi đầu dốc, một nơi để ngắm cảnh. Rất nhiều người Indo cũng chung hành trình như chúng tôi, đang dừng lại để chụp ảnh. Những cái nhìn và nụ cười thân thiện. Có vài cô cậu cũng tự đi bằng xe máy, đang ngược lại với hành trình của chúng tôi. Họ có lẽ đi lên Bromo theo hướng khác, từ Semeru chăng. Kiểu cách và đồ nghề giống hệt như dân TTVN của mình, cũng khá pro, nhưng chuyện sẽ nói tiếp ở phần sau.

Tiếp tục con đường đi đến Semeru, đường bê tông, khá đẹp, nhưng đang trong quá trình tu sửa. Những chỗ đường hỏng thì thôi rồi, bụi dày cả đến 20 cm, mù mịt, đôi chỗ xe máy không lên nổi dốc, tôi phải xuống lội trong bụi cát, xót giày xịn!!! :)). Nhưng đúng là đã không hề uổng phí cho hành trình. Có những đoạn đường chạy ven ngay mép vực, nhìn xuống dốc núi thẳng đứng, nhìn thẳng xuống Biển Cát. Tất cả cảnh vật trải rộng mênh mông ngay dưới chân, những gì mà chúng tôi vừa vượt qua. Cảnh đẹp như trong mơ vậy, hoàng tránh, bao la, nhưng cũng rất đỗi hút hồn bởi một vẻ nên thơ và thanh bình. Con đường chênh vênh đến rợn người, rộng vừa đủ cho 1 chiếc xe ô tô chạy, bên dưới là vực, là sa mạc cát, là những đỉnh núi xa tít, là bầu trời đầy khói trắng như mây. Tôi tự nghĩ, nếu chẳng may chiếc xe của mình mất lái, ít nhất là mình sẽ không phải lăn theo sườn núi mà sẽ bay thẳng xuống dưới kia. Hoặc thi vị hơn, kể như có cái dù lượn, từ đây có thể là điểm xuất phát lý tưởng. Dừng lại đôi chút chụp bức ảnh kỷ niệm, chúng tôi lại tiếp tục lên đường. Được một đoạn, con đường rẽ vòng sang phải, bỏ lại sau lưng những triền núi, đi xuống phía dưới. Từ đây nhìn Semeru đã gần lắm rồi. Chúng tôi đi qua những ngôi làng của người Tengger, với những ngôi nhà xinh xắn, những thửa ruộng trồng loại cây rau mà tôi chẳng biết tên. Đôi khi thấy dân làng đang ngồi trên những chiếc ghế dài ngoài cửa. Có khá nhiều nhà nghỉ, chắc dành cho các bạn back packer Tây của chúng ta, một vài cô cậu chàng mắt xanh mũi lõ đang ngồi thơ thẩn, chẳng hiểu nghĩ gì và định tìm kiếm điều gì thú vị giữa hoang vu núi rừng này.

Đi chừng gần 1 giờ đồng hồ, mấy cậu tài xế của chúng tôi dừng lại. Đó là điểm dừng chân ở một thị trấn nhỏ, theo chúng tôi được biết, đó là điểm đầu cho hành trình leo núi Semeru. Cái rất tệ là ở chỗ, từ đây thì chẳng nhìn được toàn cảnh của ngọn núi lửa rất giống núi Phú sỹ này. Nhưng con đường leo Semeru thì là một đường leo núi khá nổi tiếng ở Indonesia, được đánh giá là nguy hiểm ở cấp độ 3 và dành cho dân chuyên nghiệp. Nghe nói, để leo núi này phải mất 3 ngày 2 đêm, trên cao độ lạnh xuống dưới 0 độ C, thời tiết khá khắc nghiệt. Du khách phải ngủ lại trên sườn núi, và sáng cuối cùng thì lên đến đỉnh Semeru, nhưng dường như không ai có thể chịu nổi quá 30 phút vì nồng độ lưu huỳnh rất cao, bắt buộc phải lên vào sáng sớm và phải xuống ngay. Độ dài của đường leo núi khoảng chừng 15 km. Đó là vài thông tin sơ lược. Bọn Indo chào bán tour này cho dân Châu Âu với mức giá tầm 500 Eur. Khá cao, đồng thời kèm theo vài điều kiện vì lý do mạo hiểm. Nhưng với chúng tôi, những điều đó chẳng liên quan gì, vì chúng tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất là ngắm núi ở khoảng cách gần nhất có thể, và ngắm toàn cảnh rộng nhất có thể. Tôi hỏi thằng xe ôm, có chỗ nào ngắm được rộng hơn, đẹp hơn không, nó lắc đầu, bảo đi nữa thì càng bị núi che lấp. Tôi mon men leo lên đỉnh một quả đồi nơi chúng tôi đỗ xe, định sang sườn bên kia của đồi, hy vọng thấy được toàn cảnh của Semeru. Leo được 50 mét cao, thấy ngay một nghĩa địa Hồi giáo, vượt qua những ngôi mộ, lại thấy một đống rác lớn. Bó tay, hết đường, mà cây cối thì cao um tùm, không thể chụp ảnh được. Nhưng có lẽ hiểu được ý tôi, mấy tay xe ôm đã tìm được giải pháp có lẽ là phù hợp nhất, đó là phi xe lên một sườn đồi đối diện, nơi có những thửa ruộng rau lớn, chỗ đó không phải là lý tưởng, nhưng đủ rộng và đủ thoáng để chụp ảnh. Tôi đành quay lại, mấy cậu xe ôm cũng tử tế, trèo lên tận nơi tôi đứng để gọi tôi và chở tôi lên hết tầm dốc mà xe máy có thể leo được. Giữa trưa nắng, giữa một quả đồi trơ trọi không một bóng râm, nhưng khí hậu ở đây không làm người ta cảm thấy nóng bức. Chúng tôi lội vào giữa ruộng rau của người dân, có vẻ như là cây đậu Hòa Lan, một loại cây mà tôi đã từng thấy trồng ở Sapa, ngọn luộc lên ăn rất ngọt. Hỏi giá bảo bán 70 ngàn Rupia/kg, cũng đắt.

Đất rất xốp và mềm, cảnh giác, chúng tôi bảo nhau không được đứng gần mép núi, vì có thể bị sụp bất cứ lúc nào, mà độ cao từ đây xuống chân núi không dưới 100 mét, và tất nhiên, một đặc điểm rất đặc trưng, đó là dốc thẳng đứng 85 độ, không có độ nghiêng. Rơi là đi. Từ nơi đây, chúng tôi mê mải chụp ảnh Semeru, cứ chừng 10 phút, một đụn khói xám và tro đen lại tung lên trời từ miệng của Semeru, có lẽ khoảng cách khá xa, không hề có một âm thanh nào, rất lặng lẽ. Những đụn khói bung lên, trắng dần, rồi khi khói trắng sắp tan ra, lại một boom khói nữa tung lên trời, đều đặn như thế. Từ đây có thể nhìn rõ những tro của núi lửa rơi xuống vào mép miệng núi lửa, tạo nên màu xám rất đặc trưng của Semeru. Chụp khá nhiều, nhưng do chỉ có 1 vị trí chụp, vả lại không có nhiều điều đặc sắc lắm, nên cuối cùng tôi cũng chỉ giữ được vài kiểu ảnh. Nhưng thật sự, có những cảm nhận bằng mắt thường, và không khí nơi đây, và sự hùng vĩ của đất trời, những điều đó, khó có tấm ảnh nào ghi lại được.

dudu08
20-11-2008, 01:34
Chụp những tấm ảnh về Semeru xong, chúng tôi cũng xuống núi, tránh cái nắng gay gắt của trưa xích đạo. Tôi thì vẫn tò mò muốn tìm một vị trí nào đó có thể chụp một bức ảnh toàn cảnh của Semeru mà không bị chắn bởi núi non như thế này. Nói điều đó với tay xe ôm, gật gù một lúc, ra vẻ hiểu biết, cậu chàng bảo các đồng sự đưa chúng tôi vòng lại, vòng qua một chiếc hồ rộng gần bãi đỗ xe dưới điểm bắt đầu của dân leo núi. Cậu chàng ra hiệu cho chúng tôi bỏ xe, bắt đầu đi bộ theo con đường nhỏ ven hồ nước. Niềm hy vọng lại bắt đầu. Chúng tôi tản bộ dọc con đường nhỏ. Có lẽ hồ nước này là một trong những điểm du lịch có tiếng của khu vực này, nên có khá nhiều bạn trẻ Indo đến đây, theo từng nhóm. Theo chân họ, chúng tôi đi sâu vào một khu vực, có lẽ để dành cho dân cắm trại. Và đó là một hồ nước khác, bị núi bao quanh, nước hồ trong và rất lạnh, xung quanh cỏ cũng bị khô úa đi, dù ở ngay ven hồ nước. Chúng tôi hỏi, thế điểm nhìn Semeru đâu, cậu chàng bảo, ở đây không nhìn thấy được. À, hóa ra là chúng ta không hiểu nhau. Hóa ra là cậu chàng muốn giới thiệu với chúng tôi một cách đầy tự hào về hồ nước này, một điểm du lịch nổi tiếng của vùng núi lửa, trên độ cao chừng 2000m. Quanh hồ là những trảng cỏ đơn sơ và những lều ngắm cảnh. Từng tốp thanh niên đang vui đùa gì đó, có vẻ hớn hở với cảnh hồ nước. Nhưng với dân đồng bằng như chúng tôi, chẳng có gì hấp dẫn ở cái hồ con con này. Tôi cũng thử trèo lên một mỏm núi, hướng ra phía Semeru, may ra tìm được gì đó hấp dẫn hơn. Nhưng dường như chẳng có ai leo theo những con đường mòn này, cỏ tranh gai lấp đầy ven núi, rất khó leo, hơn nữa, sườn núi dốc ngược, nên tôi cũng e ngại không muốn leo nữa. Túm lại là chỉ có không khí hồ nước trong lành là hấp dẫn, ngoài ra không có gì mới mẻ.

Trở về theo con đường cũ, chúng tôi lại đi ngược lại hành trình vừa qua, lại những con đường chênh vênh trên sống núi, có những đoạn sát mép vực. Dường như đường về nhanh hơn đường đi, chẳng mấy chốc, chúng tôi đã xuống đến chân dốc. Đã quen với con đường trên biển cát, chúng tôi không còn sợ nữa. Chiếc xe máy lại ngoằn nghèo vượt qua những đụn cát với một tốc độ chóng mặt, với tay lái chắc của cậu xe ôm. Chiếc xe của chúng tôi vượt qua những bãi cát dày một cách khá dễ dàng, vượt qua những chiếc ô tô đang xúm đông những người xung quanh, và cả những nhóm thanh niên Indo đang phượt. Có lẽ đó là một nhóm ít kinh nghiệm, trông họ đi xe trên biển cát rất buồn cười. Có những chiếc xe đi chừng 100 mét lại ngã lăn quay ra cát, dựng xe lên, đi một đoạn lại ngã lăn quay, và cứ thế, họ vượt qua từng đụn cát với tất cả nỗi nhọc nhằn. Tôi bây giờ mới thở phào, vì thực ra mình cũng chưa từng thử vượt qua biển cát bằng xe máy bao giờ. Đi một đoạn, lại gặp một đôi đang vượt biển cát bằng xe dạng như Mio. Bây giờ mới thật buồn cười, vừa buồn cười vừa tội. Không hiểu liệu đôi bạn này liều đến mức nào, mà dám vượt biển cát bằng xe tay ga, lại là một xe tay ga nhỏ. Chiếc xe gần như ngập một nửa bánh trong cát. Cậu chàng hì hục tăng ga, mặt mũi méo xẹo, nhưng càng tăng ga, xe lại càng lún sâu hơn nữa, trong khi bạn gái thì đứng trên gò cát nhìn với một con mắt đầy bất lực. Tôi cũng không hiểu liệu đôi bạn trẻ ấy có vượt qua nổi biển cát hay không nữa. Chiếc xe Jeep đằng kia cũng chung một số phận, đoàn người hối hả thúc nhau đẩy, nhưng cũng chẳng ăn thua so với sức níu của biển cát mênh mông này. Thế mới biết mấy cậu xe ôm của chúng tôi tài đến thế nào, nhất là cậu chở tôi. Chiếc xe dũng mãnh vượt qua những đụn cát dài, và chỉ dừng lại khi đằng sau chẳng còn ông bà bạn nào của tôi nữa. Tranh thủ dừng xe, tôi lựa cho mình một vài hòn tro núi lửa. Núi mới phun từ năm 2004, nên những viên sỉ tro cũng còn rất mới, trông lỗ chỗ như những viên đá ong màu đen xám. Tôi nhặt cho mình vài viên to ( Mình vốn thích to), chọn một số viên nhỏ, và nhặt làm quà cho một cô LG3 sắp cưới 1 viên đá núi lửa. Cũng vừa lúc các bạn tôi đến nơi. Chúng tôi còn nghịch trên bãi cát một lúc lâu, trước khi lên xe về khách sạn. Đến nơi, ngoài tiền xe đã mặc cả, chúng tôi cũng tip thêm số tiền đúng bằng các cậu chàng ra giá. Dường như là một điều gì đó lớn lao, các cậu chàng cảm ơn với cái nhìn đầy ngưỡng mộ. Chợt nhớ trong LP đã dặn, bạn không cần phải tip cho người dân ở vùng này, và nếu bạn làm như vậy, đó sẽ là điều gì đó lạ lẫm với họ. Thế mới biết người dân ở đây thuần phác như thế nào. Thật may là cơn bão du lịch chưa cuốn đi vẻ chân chất và hiền lành của người Tengger, tại vì bản tính của họ hay bởi lý do người dân ít tiếp xúc với khách. Nhưng dù sao, đó cũng là một ấn tượng đẹp của chúng tôi với vùng đất này.

Về khách sạn, chúng tôi nghỉ ngơi bằng cách ngồi ở dãy ghế ngay sát mép vực, nhâm nhi thứ cafe nhạt toẹt của người Indo, và ngắm hoàng hôn đang xuống. Một sự thưởng ngoạn thật là thanh bình và thư thái, dường như những mệt nhọc của một ngày qua đã tan biến khi sương bắt đầu xuống, trời một lúc một lạnh hơn, và ánh nắng chìm dần.

dudu08
23-11-2008, 00:44
Semeru - nhìn từ điểm đầu tiên của đường leo núi

https://farm4.static.flickr.com/3118/2881105555_e9e861ac36_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3214/2881105559_a78314fa8d_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3187/2881105563_d938908e74_o.jpg

dudu08
23-11-2008, 18:32
Ngày thứ 3 tại Bromo, cũng là ngày cuối cùng với miền đất này. Chúng tôi dậy sớm, lần cuối, lại vác máy ảnh lên đường, đi đón những ánh nắng vàng đầu tiên xuất hiện trên đỉnh núi. Một chút quyến luyến và bồi hồi, vì chỉ lát nữa thôi, chúng tôi sẽ xuống núi, bắt đầu cho những hành trình mới, và chia tay Bromo.Ngay từ hôm mới lên, chúng tôi đã hẹn với bác tài Denny về một hành trình 2 ngày. Cụ thể như sau: 8 giờ sáng, bác tài sẽ đón chúng tôi tại khách sạn, hành trình tiếp theo sẽ là Izen - một trong những hồ núi lửa nổi tiếng nhất của vùng Đông Java. Hồ cũng chính là lòng của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, nhưng vẫn phun khói, trong lòng núi lửa đọng đầy nước mưa mà thành hồ. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những hồ axit lớn, mà cách đây 3 năm, một du khách người Pháp đã vô tình trượt chân xuống hồ và đã chết do bỏng axit. Nhưng dù nguy hiểm, nghe nói về một cái hồ axit nổi tiếng, vùng đất quê hương của cafe Indonesia, thứ cafe nổi tiếng nhất thế giới cũng làm chúng tôi háo hức và tò mò. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định thuê tiếp xe của Denny để tiết kiệm thời gian. Hành trình từ Bromo đến Izen tầm hơn 400 km, tiếp đó từ Izen về lại Surabaya gần 700 km, tổng cộng hành trình khoảng trên 1000 km, trong 2 ngày, bác tài đòi chúng tôi 1500 Rupia, tương đương 3 triệu đồng, chúng tôi đề nghị 1200, nhưng không được, và cuối cùng là chốt 1400 rupia. Có thể là đắt, nhưng đành hy sinh một chút cho được việc, dù sao chúng tôi cũng không có nhiều lựa chọn ở đây, đặc biệt các bạn nhớ lại ngày đầu tiên, chúng tôi chỉ có một lựa chọn duy nhất. Thế là coi như đã quyết, chúng tôi đã sẵn sàng đi Izen. Bác tài cũng là người cẩn thận, bác có một cậu bạn làm receptionist tại Lava Logde View, nơi mà chúng tôi định nghỉ đêm tại đó, nhưng do không có phòng, chúng tôi phải trôi dạt từ nơi này sang nơi khác. Thế mà cậu chàng đó, được lời nhờ của bác tài, đi tìm chúng tôi bằng được để xin lỗi, đồng thời hỏi chúng tôi kế hoạch đi thế nào, mà không chỉ hỏi có 1 lần. Cũng dễ thương. Và chúng tôi, sau khi đi ngắm cảnh và chụp ảnh lần cuối trong ngày thứ 3 của mình ở Bromo, chúng tôi về phòng thu xếp hành lý và ăn bữa sáng trước khi lên đường. Denny cũng là một người đúng giờ, chỉ hơn 8h, bác tài đã có mặt trước cửa khách sạn. Hóa ra để lên đây đúng hẹn, bác tài đã phải lên đây từ đêm trước và ngủ nhờ cậu bạn. Quả tình là chúng tôi mừng ra mặt, vì nhìn những chiếc xe bus đầy người từ Bromo xuống núi mà chúng tôi ngán ngẩm. Hình như cũng không có xe bus đi Izen, ngoài những chiếc xe du lịch thuê theo tour hoặc chuyến. Chúng tôi thu xếp hành lý, chia tay Bromo, hành trình mới lại bắt đầu.

dudu08
24-11-2008, 12:09
Hôm trước lên Bromo vào nửa đêm, chúng tôi chưa có dịp ngắm kỹ con đường mình đi qua, nay trở về, vẫn con đường ấy, nhưng trong nắng sớm, dường như tất cả trở nên mới mẻ như lần đầu được gặp. Chúng tôi theo đường xuống núi, đi chừng ba km, chúng tôi gặp khu khách sạn Yochi, một trong những khu khách sạn tại đây được bọn tây comment rất cao vì tính chuyên nghiệp. Chúng tôi không hiểu vì sao bọn tây lại thích ở đây, vì từ đây lên Lava cũng không hề gần, đường lại dốc, muốn đi thăm bình minh thì phải mất thêm chừng 30 phút nữa sớm hơn trên kia. Nhưng có lẽ chắc bọn tây muốn khám phá núi non, bản làng nơi đây. Con đường đi Bromo gợi nhớ về đường lên Sapa, cũng gần như vậy, ruộng bậc thang, những xóm làng bình yên ven đường, những sườn đồi nham nhở cây và lúa. Xuống núi chút nữa, trời bắt đầu nóng, chúng tôi cởi áo rét mặc mấy ngày qua, mở cửa sổ hít khí trời. Khung cảnh như ở một xóm làng Việt Nam nào đó, trông quen thuộc và gần gũi. Xe chạy qua thành phố Probolingo, thành phố đơn sơ, nhưng chạy dài theo đường quốc lộ. Điểm đặc biệt nhất của thành phố này, đó là những ngôi nhà 2 tầng lúp xúp, là những trại lính và trại cảnh sát trông đơn giản, binh lính thì trang bị chỉnh tề như sắp đi đánh nhau vậy. Chắc đất nước này vẫn còn lo những cơn khủng bố. Dọc đường đi của chúng tôi, cứ một đoạn, lại có những đoàn người đứng 2 bên đường cắm đầy cờ, đang chìa tay xin tiền, trong thứ nhạc rền rĩ đặc trưng của Đạo Hồi. Chúng tôi hỏi bác tài thì được biết, đó là những người đang đứng ra quyên tiền để xây dựng nhà thờ Hồi Giáo. Bác tài có vẻ rất phẫn nộ vì sự bành trướng chủ nghĩa Hồi Giáo trên đất nước Indo này, vì theo bác, đây chính là mảnh đất màu mỡ của khủng bố, của những đạo luật hà khắc và lạc hậu, mối đe dọa kéo lùi sự đi lên của đất nước Indo. Chúng tôi cũng chỉ biết nghe và thỉnh thoảng tán thưởng vài câu cho qua chuyện. Tuy nhiên, rõ ràng là việc cứ khoảng chục cây số, lại có những đoàn người chặn đường xin tiền để xây nhà thờ, quả cũng làm chúng tôi bực mình. Đó là chưa kể đến những chàng trai, trông khỏe mạnh, ngồi ôm đàn ghi ta ở những ngã tư đèn đỏ. Khi chúng tôi đi qua, dừng lại trước đèn, thì anh chàng ra cửa sổ xe, đánh tưng tưng vài nốt nhạc, và như một lệ bất thành văn, những người lái xe đã chuẩn bị trước những đồng tiền xu, dúi vào tay hoặc cho vào mũ anh chàng. Thế là lập tức cậu chàng buông đàn, thản nhiên về ngồi chỗ cũ, chờ những chiếc xe khác đi qua. Lần này thì tôi phản đối, tôi bảo Denny, mày không việc gì phải khuyến khích sự lười lao động như thế, thậm chí còn bất lịch sự, cầm tiền xong là buông đàn lập tức, không một lời cảm ơn. Bác tài có vẻ nghe lời tôi, từ đấy qua những đèn đỏ có đàn, bác dường như không cho tiền nữa. Tôi nghĩ, không hiểu đó là sự lạc hậu, hay là một nét truyền thống Indo. Việc xin tiền quá dễ dàng như thế này dường như làm tôi hơi e ngại.

Hết thị trấn Probolingo, xe đi qua những con đường dài tít tắp, những cánh đồng mía, những cánh đồng rau màu, và cả lúa vừa gặt còn trơ gốc rạ. Khung cảnh làm tôi nhớ đến những vùng đất miền Trung tổ quốc nắng và gió, như ở vùng đông Java này.

dudu08
25-11-2008, 01:02
Con đường dọc đất Đông Java là một hành trình đẹp như mơ, qua những xóm làng đơn sơ, với những căn nhà gỗ nhỏ giống như miền Trung Nam bộ của mình, hành trình sẽ đi giữa một bên là núi, là những dải đất nhỏ ven núi màu mỡ, cây cối xanh tươi, và bên kia là biển. Có những đoạn biển ngay sát mép đường quốc lộ, thấy rõ cả những con sóng trắng nhẹ nhàng xô trên một mặt biển xanh như ngọc. Đường cũng chạy ngay ven biển, có kè đá, nhưng liệu khi trời dông bão, sóng đánh lên đường thì sẽ như thế nào, điều này tôi quên không hỏi bác tài. Những làng chài yên bình nằm bên sóng, với những chiếc thuyền buồm nhỏ, 2 thân, một loại thuyền mà chúng tôi thấy phổ biến ở vùng này. Có lẽ đây là những chiếc thuyền du lịch nhiều hơn là thuyền đánh bắt cá của ngư dân. Giữa cảnh trời nước mênh mông, Xe chạy vòng vèo dưới những chân núi đá vôi như Ninh Bình của mình, rồi chợt chúng tôi nhìn thấy 2 cột ống khói cao vút, bác tài tự hào khoe, đây là nhà máy điện sử dụng sóng biển làm năng lượng, do Nhật Bản tài trợ xây dựng. Tự nhiên nghĩ, sao nước mình có một bờ biển cũng rất dài, sóng cũng lớn, nhiều địa thế đẹp, sao chưa bao giờ nghĩ ra làm điện thủy triều nhỉ. Hình như cơ cấu của nó là khi thủy triều dâng, mở đập cho nước tràn vào, rồi xả dần làm quay tuốc bin. Cứ nghĩ là nhà máy điện công suất nhỏ, ai ngờ Denny cho biết, đây là một trong những nhà máy điện lớn nhất vùng Đông Java này. Cũng hay.

Trưa. Đến giờ ăn, chúng tôi dừng xe vào một nhà hàng thủy tạ ngay trên bờ biển, đây là một thị trấn nhỏ giữa đường, chủ yếu phục vụ khách du lịch. Nhà hàng to, đẹp, có chỗ ngồi nhìn ra biển rất lãng mạn. Trong tiếng sóng ì oàm, chúng tôi đi tìm đồ ăn. Nhà hàng to, nhưng quầy phục vụ cũng không lớn, món ăn cũng nhiều, nhưng toàn đồ Indo.Tôi gọi cho mình những món cảm thấy an toàn, vì kinh nghiệm cho thấy, tôi không ăn được đồ Indo, vốn đặc trưng của bọn Hồi, toàn cà ri. Một đĩa đầy ắp cơm và thức ăn, ăn khá ngon miệng, Hứng chí tôi gọi thêm 1 lon bò húc, mấy cậu nhân viên phải đi tìm cách mấy nhà hàng mới ra. Tôi nhủ thầm, không hiểu giá cả thế nào đây. Vớ phải mấy bác cơm tù giống miền Trung nhà mình thì quả này đi!!! Thật may sao, người dân ở đây còn thật thà và tốt bụng. Tính ra hộp bò húc tôi uống có 8 nghìn VND, còn suất cơm có hơn 20 ngàn đồng VND. Thật là rẻ đến không ngờ. Ăn xong, chúng tôi tranh thủ xem mấy đồ thủ công làm kỷ niệm, cũng lại rẻ đến không ngờ luôn. Một cô bạn trong đoàn mua cái đèn treo trần tết bằng ốc, to, 3 tầng, tết khá cầu kỳ, và lạ mắt. Cũng được. Hỏi giá, bao nhiêu, hóa ra là tương đương với 50 ngàn VND. Đến nước này thì hết chịu nổi, rẻ đến không ngờ so với ở nhà. Thế mới biết dân Việt ta võ nghệ cao cường ăn vào máu, toàn chém đứt cổ du khách cả địch lẫn ta. Thế là chúng tôi mua một đống thứ lăng nhăng làm kỷ niệm một nơi đã dừng chân, mua rất nhiều, nhưng giá cả thì toàn phải nín thở, kẻo người ta thấy mình khen rẻ họ tăng giá thì sao.

Tiếp tục lên đường, hành trình của chúng tôi rẽ phải vào núi. Đây là một trong những đoạn đường xấu nhất của vùng này, vùng lên cao nguyên Izen, vùng cafe nổi tiếng nhất của đất nước Indo. Thứ cafe ở đây được bọn Tây ca ngợi là hàng đầu thế giới, còn tôi cũng không rành lắm về cafe. Con đường quanh co và vắng vẻ, tưởng chừng như có mỗi xe của chúng tôi. Tuy mới tầm 1-2 giờ chiều, nhưng dưới những tán rừng già, có cảm giác trời đang sắp mưa. Lo. Tôi hỏi bác tài: liệu có trộm cướp gì trên tuyến này không, bác tài nói, yên tâm, không có cướp đâu, vùng này an toàn tuyệt đối. Vả lại, nếu có cướp thì cũng không cướp ô tô đâu. Hỏi vì sao, bác tài bảo: tao sẽ xuống đánh nhau với chúng nó. Bó tay bác tài!!! Rồi đi mãi cũng đến, lúc này đã là hơn 14h, chúng tôi đến cổng đầu tiên vào vườn quốc gia Izen. Bác tài xuống nói chuyện gì đó, barie được mở lên, và chúng tôi còn phải đi qua 3 lần barie như thế nữa trong khu này. Qua cổng, con đường đi qua những đồn điền cafe mênh mông, quả chín mọng và đầy ắp trên cành, đôi khi qua những thị trấn nhỏ, nhưng sạch sẽ và quy củ, với những mảnh vườn nhỏ rực rỡ các loài hoa. Phía trước chúng tôi là đích đến, núi lửa Izen, một trong những ngọn núi lửa ấn tượng đặc biệt với bọn Tây, vì 2 thứ: hồ axit và mỏ khai thác lưu huỳnh lộ thiên.

lymy
25-11-2008, 21:59
ảnh ọt đâu rồi đại K???

dudu08
26-11-2008, 07:11
3 giờ chiều, chúng tôi đến chân núi. Trong suy nghĩ của chúng tôi, đó phải là một vùng đất dữ dằn, núi lửa mà, và phải hoang vu, như ở Bromo vậy. Nhưng đó lại là một vùng đất xanh tươi, cây cối tốt um tùm, chỉ lèo tèo có 1-2 dãy nhà gỗ đơn sơ, bán một số đồ tạp phẩm và có lẽ là phục vụ chỗ ở cho du khách. Nhưng mà không có điện. Vùng này có lẽ quá xa, người ít. Bác tài vào liên hệ cho chúng tôi, một lúc sau đi ra với vẻ rất băn khoăn. Bác nói, có lẽ muộn quá để lên núi rồi. Chắc phải ngủ đêm ở Izen để sáng mai lên núi thôi, hoặc đành phải quay về. Vả lại, người dẫn đường cho chúng tôi thì đã lên núi từ trước và không về kịp. Chúng tôi không đồng ý, đi 400km chỉ để quay về à, mà ngủ đêm thì không được, vì chúng tôi chỉ còn 2 ngày ở Đông Java, vé máy bay book rồi. ( Mãi sau mới biết mình nhầm, còn tận 3 ngày cơ, nhưng đó là chuyện kể sau). Chúng tôi đi tìm người quản lý ở đây. Đó là một người Indo thuần chất, người đậm, to béo, đen như cột nhà cháy, khuôn mặt rất đáng tin cậy, như người Tây Nguyên của mình. Bằng một thứ tiếng Anh tạm được( ngạc nhiên chưa), ông nói với chúng tôi: bây giờ không lên núi được nữa. Vì hành trình lên núi tối thiểu cả đi cả về phải mất 3 giờ đồng hồ, trong khi đó chỉ 5 giờ là trời đã tối ở đây, đó là phải đảm bảo sức khỏe của vận động viên leo núi hoặc của những người quen vận động, còn nếu yếu thì sợ không đủ sức lên núi được đâu, đường leo núi dốc, trơn trượt và dài 3km. Sự cảnh báo của người đàn ông này khiến chúng tôi không khỏi suy nghĩ, song, một khi đã quyết, thì không có gì có thể lay chuyển được ý chí của chúng tôi. Nhưng 2 người bạn đi cùng, có lẽ cảm thấy không đủ sức lực, đã đành chấp nhận bỏ cuộc và ở lại cùng với bác tài. Chỉ còn 2 người, lên đường, nhưng phải nhanh lên thôi, thời gian không chờ đợi nữa rồi. 3h30, chúng tôi lên đường. Chi phí phải trả cho bác dẫn đường là 100 ngàn Rupia, vé vào cửa khu bảo tồn là 30 ngàn rupia/ người. Chúng tôi cố gắng bỏ lại tất cả đồ không cần thiết, nhưng riêng tôi vẫn phải ôm cái balo máy ảnh, vì xét cho cùng, nếu lên mà không chụp ảnh thì quả là phí quá, tuy chỉ gần 10 kg, nhưng chỉ lát nữa, đó sẽ là gánh nặng không đỡ nổi.

dudu08
26-11-2008, 13:13
Chúng tôi lên đường, đây là con đường lên hồ axit, cũng đồng thời là đường đi làm hàng ngày của những người khai thác lưu huỳnh. Nói thêm một chút về mỏ lưu huỳnh ở đây, do núi lửa dừng hoạt động đã lâu, đã để lại một kho lưu huỳnh quý giá, là nguồn khai thác kinh tế chính tại vùng này. Đó là thứ lưu huỳnh nguyên chất, lộ thiên, chỉ việc bốc lên và gùi về bán thôi. Mỗi ngày người dân ở đây có thể có thu nhập chừng 150 ngàn Rupia ( khoảng 300 ngàn VND). Giữa vùng núi hoang vu thế này, kể kiếm tiền cũng chẳng biết tiêu gì. Nhưng đó cũng là một công việc độc hại và nặng nhọc, độc vì hơi của lưu huỳnh, ai mà không quen thì không chịu nổi, và nặng nhọc vì để có một gùi lưu huỳnh khoảng 50 kg, người dân ở đây phải leo lên núi, rồi xuống khe núi, rồi gùi lưu huỳnh về theo đường cũ, chặng đường tổng cộng 6km. Một ngày làm 2 gùi như thế này. Không quá mệt nếu là ở đường bằng, nhưng ở con đường lên núi này thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Chúng tôi lên núi, đường đi bộ khá rộng, chừng 3 mét, đi thoải mái, nhưng không phải đường bằng. Đó là con đường dốc, có đoạn gần như dốc ngược, thậm chí là đường sỏi dăm, nên trơn trượt như chơi, đi chừng 500 mét đầu còn hăng hái, bước đi không nề hà gì, nhưng rồi bắt đầu từ đó, tôi thấm mệt. Có lẽ hành trình những ngày trước bắt đầu ngấm rồi, cái balo máy ảnh níu sau lưng kéo tôi trở lại. Trong khi đó, người bạn đồng hành thì dường như không có gì mệt mỏi, bước phăm phăm theo người dẫn đường. Lúc đầu tôi còn cố bám theo, nhưng đuối dần, đuối dần, rồi đi lùi lại. Cảm giác rằng mình không thể bám theo được, tôi tháo máy ảnh đeo cổ, lắp ống kính 70-200 to, rồi nhờ bác dẫn đường đeo hộ balo. Nhẹ được thêm 1 tý, cảm giác khỏe thêm 1 tý, bước thêm được chừng 100- 200 mét nữa. Nhưng rồi lại hụt hơi, vì người bạn đồng hành đi nhanh quá, tôi đành gọi lại, dặn dò, đưa cho chai nước, rồi bảo: lên trước đi, nếu anh không bám được theo thì coi như cứ lên rồi xuống nhé, anh đi được bao nhiêu thì đi. Chia tay rồi, cảm giác trống trải, giữa núi rừng hoang vu thế này, tôi chỉ còn lại một mình. Con đường lên núi buổi chiều vắng lặng, không một bóng người, chỉ có những tiếng chim trong bụi, những con sóc nhảy nhót trên cành, và hiếm hoi có một bóng người đang gùi lưu huỳnh xuống núi. Gùi lưu huỳnh nặng trĩu, óng vàng, thấy tôi có vẻ thích thú, một vài người gọi lại, gạ bán những con rùa làm bằng lưu huỳnh, trông hay hay, nhưng mà nghĩ mang về nhỡ nó dính nước thành axit thì chết, nhà mình thì ẩm, bảo quản khó khăn, lắc đầu không mua, dù chỉ có khoảng 10 ngàn Rupia. Cứ thế, tôi âm thầm bước đi 1 mình lên núi, theo dấu giày người bạn đã đi từ trước. Có những đoạn cảm giác sắp tối rồi, gió vẫn vi vu thổi, núi rừng bao la, thấy hoang vắng đến rợn người, chỉ có dấu chân phía trước làm niềm an ủi. Khát nước, cứ leo núi là khát, thở không ra hơi, nên vừa đi vừa ngồi nghỉ nhẩn nha, song vẫn tự nhủ với mình, phải cố lên, mình là đàn ông mà kém thế à, thế là lại vượt qua cái mệt để bước tiếp trên con dốc ngược. Thật may, đi một lúc, tôi gặp một anh chàng đang gùi không lên núi, mừng rú, thế là có bạn đồng hành, anh chàng có nước, thôi xin 1 ngụm, thoát khát, người cũng khỏe lên. Tôi vừa đi vừa nói chuyện với anh chàng, chủ yếu bằng tay là chủ yếu, vì anh chàng chỉ lõm bõm vài từ tiếng Anh, nhưng mà vẫn hiểu nhau, hehe. Có bạn đồng hành, đường đi ngắn lại, anh chàng bảo cố lên, chỉ còn ít thôi là đến nơi nghỉ ngơi rồi. Động viên tôi từng tý một, và thế là một ngôi nhà hiện ra phía trước, anh chàng giới thiệu có thể mua nước ở đây. Ông chủ nhà mời tôi vào nhà ngồi, nhưng nghĩ chặng đường phía trước, tôi chỉ mua cho mình 1 chai nước, và mời anh bạn đồng hành 1 lon coca. Anh chàng có vẻ rất cảm động, nhưng mà anh ta dừng lại ở đây, ngủ đêm để sáng mai lên núi sớm. Thế là chặng còn lại, 1 nửa đường nữa, 1,5 km, tôi lại phải đi một mình. Sau khi dặn dò đường lên núi cho tôi, tôi và anh bạn Indo này chia tay.

LinhEvil
26-11-2008, 14:02
Topic này đọc hay quá là hay đi ạ (c) Thanks

dudu08
27-11-2008, 00:09
@ Evil: Cảm ơn bạn đã quá khen!!!

Lại là con đường núi, nhưng có chai nước, sức khỏe như được phục hồi nhanh chóng, tôi cảm thấy đã qua cơn mệt, lại có sức để gắng rảo bước thêm. Đường cũng đỡ dốc hơn, bây giờ là một con đường nhỏ bám theo sườn núi, có đoạn khá chênh vênh, mãi sau mới biết, đường này là dân vạt núi bám đường, đường nền khá yếu, chính vì thế mà dân ở đây không dùng ngựa để gùi lưu huỳnh mà vẫn phải gùi vai. Đi mãi, lên cao hơn, cảm giác đã gần đến nơi rồi, thì gặp 3 thằng tây đi xuống. Tôi hỏi còn xa không, nó bảo còn khoảng nửa km nữa, hỏi đẹp không, nó bảo có thể đi quanh miệng núi lửa hoặc đi xuống lòng núi, nhưng mà muộn không biết có kịp không nữa, nó an ủi đường dễ đi hơn rồi. Thế là quyết tâm thêm lần nữa, và chợt nghe văng vẳng tiếng trò chuyện từ bên kia vách núi, tiếng nói lanh chanh của người bạn đồng hành, thấy lòng phấn chấn, thế là mình đã không bỏ cuộc. Đi vòng qua dốc núi, phía xa, miệng núi lửa Izen hiện lên hùng vĩ, rực rỡ trong ánh chiều tà, bóng áo đỏ của người bạn, áo đen của bác dẫn đường bé li ti, tôi vẫy tay và gọi, tiếng gọi vang vọng vào vách núi, cảm giác thật mừng và phấn khởi.

Thế là lên đến nơi, tôi đang đứng trên miệng núi lửa Izen, với màu đất vàng đỏ rất đặc trưng, đó là một miệng núi lửa nằm kề bên những ngọn núi khác, nên không có cảm giác quá chênh vênh như ở Bromo. Nhưng độ cao, đường thì dễ trơn trượt, đường đi thì hẹp, khiến cho tôi luôn phải cẩn trọng trên từng bước đi của mình. Như ở Bromo, nếu có trượt thì chắc xuống tận luôn đáy núi lửa, nhưng khác ở chỗ, dưới kia có rất nhiều người. Phía dưới kia là mỏ lưu huỳnh lộ thiên, hàng trăm người đang khai thác trong cái khét lẹt của lưu huỳnh. Phía dưới là hồ Izen, xanh ngắt nhưng là màu xanh tiềm ẩn những nguy hiểm chết người. Còn trên này, trời chiều xanh ngắt, chỉ có khói vẫn bốc lên, đôi khi che kín mặt trời. Gặp lại bác dẫn đường, bác nói chúng tôi rất may mắn, vì hiếm khi buổi chiều mà trên đỉnh núi này trời lại quang đến thế này, vì đa số khách du lịch đến đây chỉ lên được vào buổi sáng, trời quang hơn, khói bốc lên ít hơn. Sự may mắn của chúng tôi còn nữa, bởi hoàng hôn trên Izen cũng là một trong những hoàng hôn rất đẹp, được bọn Tây comment rất nhiều. Quả thực đó cũng là một hoàng hôn đẹp rạng ngời, qua màn khói của núi lửa, hoàng hôn Izen có một màu tím nhạt huyền diệu, phía dưới là biển mây trắng trải rộng mênh mông, những đỉnh núi nhô lên từ biển mây xám nhạt, một cảnh đẹp khiến lòng người ngây ngất, thật không uổng phí công sức và nỗ lực của chúng tôi khi đặt chân lên đến nơi này.Tranh thủ ngắm trời, ngắm núi, ngắm hồ, nhưng mặt trời cũng đã chạng vạng, chúng tôi không đủ thời gian để xuống khe núi phía dưới kia. Chụp ảnh thỏa thuê, rồi chúng tôi nhanh nhanh giục nhau xuống núi, đã 5h30 phút chiều rồi. Mặt trời đang dần xuống.

trinity
27-11-2008, 18:30
1 chuyến đi thú vị quá dudu!

dudu08
28-11-2008, 00:36
Toàn cảnh vùng núi lửa Izen

https://farm4.static.flickr.com/3060/2984942389_c7b7452bd1_o.jpg

Gùi lưu huỳnh ven đường, nằm rải rác chờ người đến gùi xuống núi

https://farm4.static.flickr.com/3189/2985797852_96c4ed93f7_o.jpg

Ngày 2 chuyến như thế này, dù đường trơn và dốc ngược, rất khó đi

https://farm4.static.flickr.com/3034/2985798054_59022342a2_o.jpg

Đường lên Izen

https://farm3.static.flickr.com/2259/2985798254_f1944696eb_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3074/2984943229_e7c9e6caa3_o.jpg

Thêm 1 gùi lưu huỳnh bỏ lại ven đường

https://farm4.static.flickr.com/3057/2984943083_d6f18b0bf8_o.jpg

dudu08
28-11-2008, 00:40
Phút giây gặp lại bạn đồng hành trên miệng núi lửa(BB)

https://farm4.static.flickr.com/3164/2985798772_68cbdf7c12_o.jpg

Xem kìa, phê không chịu nổi!!!

https://farm4.static.flickr.com/3157/2985798950_5eeb78bfb0_o.jpg

Phía dưới, hồ axit nổi tiếng của vùng Đông Java, trên độ cao khoảng hơn 2500 mét, cách Bali khoảng 60 km về phía tây

https://farm4.static.flickr.com/3295/2985799106_1991dc2c6f_o.jpg

dudu08
29-11-2008, 00:56
Khói núi lửa che lấp mặt trời

https://farm4.static.flickr.com/3017/2984943767_f74892aefe_o.jpg

Phía dưới, cách khoảng 200m là đại công trường khai thác lưu huỳnh

https://farm4.static.flickr.com/3279/2985799518_834640fd22_o.jpg

Những chấm đen đen bé li ti là người, hàng trăm con người sống và làm việc dưới mỏ, cả ngày lẫn đêm, trong cái mùi lưu huỳnh mà người chưa quen giỏi lắm chỉ ngửi mươi phút là choáng váng

https://farm4.static.flickr.com/3057/2984944205_be083e860d_o.jpg

Con đường trên miệng núi lửa

https://farm4.static.flickr.com/3214/2985799398_42e3a35c40_o.jpg

Phút giây tự sướng trên miệng núi lửa

https://farm4.static.flickr.com/3039/2985799796_b6d2e87f20_o.jpg

dudu08
30-11-2008, 10:27
Hoàng hôn bắt đầu xuống dần, thật may mắn có một buổi chiều trời trong như thế trên miệng núi lửa Izen này.

https://farm4.static.flickr.com/3226/2984944479_0d963d5f2d_o.jpg

Vài phút sau, ánh nắng đổi màu vì màn khói lưu huỳnh bốc lên cao

https://farm4.static.flickr.com/3175/2984944577_afbe179b92_o.jpg

Thêm chừng 10 phút nữa, khi mặt trời bắt đầu chìm xuống sau những dãy núi xa. Hoàng hôn màu tím trên miệng Izen, màu tím kỳ diệu mà máy ảnh không thể ghi lại hết.

https://farm4.static.flickr.com/3007/2985800120_39a920207a_o.jpg

Phía sau lưng, hoàng hôn cũng xuống dần trên biển mây


https://farm4.static.flickr.com/3205/2984944883_2a3eda213a_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3065/2984945257_5c2b9c8d02_o.jpg

Và khi trời trở nên tối sẫm hơn trên vùng núi lửa.

https://farm4.static.flickr.com/3016/2984945375_21dfda2910_o.jpg

likemoon
30-11-2008, 13:49
Bác ơi, mở topic ảnh Lệ Giang đi, cho bọn em xem mớiiii....:).......

dudu08
30-11-2008, 20:10
@ Moon: Lệ Giang à, 18-28 tháng 12 này anh lại đi lại mà, đi săn tuyết rơi trên thành cổ, không hiểu có may mắn săn được hay không!!! Dù sao khi về sẽ mở topic ảnh Lệ Giang mùa đông nhé. Đón xem vào ngày đầu năm mới nhé.

Thêm vài ảnh Izen và những khoảng khắc thăng hoa khác

https://farm4.static.flickr.com/3286/2988301385_4d18df8f35_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3051/2989157522_ff5c0b568f_o.jpg

dudu08
30-11-2008, 20:30
Con đường xuống nhanh hơn lúc lên, chúng tôi cũng tranh thủ hỏi bác dẫn đường, về công việc của người khai thác lưu huỳnh, về việc khai thác, về việc vì sao không dùng ngựa để chở. Ngoài thông tin về đường núi yếu, bác cũng bảo, nếu chở bằng ngựa, đi xóc, sẽ vỡ hết lưu huỳnh miếng. Bác rất tự hào về miền đất của mình, và rất vui khi biết chúng tôi là người Việt Nam, những người Việt hiếm hoi đến với đỉnh Izen này. Bác bảo, tao là quản lý ở khu khai thác này, thấy chúng mày là người Việt thì dẫn đi, chứ công việc của tao không phải việc này, vì tao muốn giới thiệu quê hương tao cho những người bạn khác của chúng mày đến đây, để biết hơn về Izen. Đi một lúc, trời tối lúc nào không rõ, chúng tôi vẫn còn 2/3 quãng đường xuống núi. Chúng tôi đã dự trù điều này, nên đã mang theo đèn pin đeo đầu. Nhưng trời tối, việc xuống núi khó khăn hơn, người bạn đồng hành mấy lần trượt ngã, tưởng như chùn cơ, thật may là không sao. Lo lắng thật, trời tối rồi, chỉ còn ráng chiều da cam vàng rực bên trời, nhưng mà không còn tâm trí và thời gian mà ngắm và chụp ảnh nữa, mau mau xuống núi thôi. Rồi màu chân trời da cam cũng chìm trong màn đêm, sao mọc lác đác trên đầu, màn đêm trở nên tối thẫm. Nhưng có bạn đồng hành, sự hoang vu của núi rừng, bóng tối bí ẩn và lạnh lẽo, tiếng gió vi vu, tiếng sột soạt trong những cánh rừng không còn làm tôi lo lắng nữa. Trong ánh đèn pin, chúng tôi lần bước xuống núi, bác dẫn đường có lẽ cũng đã thấm mệt, nên bước cũng không còn nhanh nữa, đủ cho chúng tôi bám theo. Cuối cùng chúng tôi cũng thở phào, khi xa xa đã lấp ló ánh sáng của nhà cửa, về đến đích rồi.

Izen về tối trời lạnh, mấy hôm trước, trời còn xuống đến 0 độ. Nhưng hành trình vất vả làm chúng tôi quên cả lạnh. Xuống đến chân núi, khu du lịch tối om, vì không có điện, chỉ có ánh đèn dầu, không khí im lìm và hoang vu. Chia tay bác dẫn đường, chúng tôi gặp lại bác tài và những người bạn đồng hành ở lại, lên xe thôi, chia tay Izen, tiếp tục hành trình của mình, đã 7 giờ tối rồi.

lymy
01-12-2008, 04:50
Lệ Giang à, 18-28 tháng 12 này anh lại đi lại mà, đi săn tuyết rơi trên thành cổ, không hiểu có may mắn săn được hay không!!! Dù sao khi về sẽ mở topic ảnh Lệ Giang mùa đông nhé. Đón xem vào ngày đầu năm mới nhé.
Úi giời, sướng nhất bác! Bác đi với ai thế, em... ké với được không?
hè, đùa đấy (cho các bác tự nhiên)- Chúc bác lên đường may mắn, cái gì con gì cũng săn được hết, về nhớ kể chuyện chi tiết cập nhật nhá. Em cũng tính đi lại. Lần trước đứng một mình trên đồi ở Lệ Giang, cứ mơ mãi là ngày nào đó được cùng người mình yêu lăn lộn trên tuyết Ngọc Long Tuyết Sơn. hé hé. Chẹp, nghĩ đến là thèm rồi...

dudu08
01-12-2008, 11:03
Trong lòng thảnh thơi, chúng tôi tự cho phép mình được nghỉ ngơi, nhưng ấn tượng về Izen, về con đường lên núi, về một hoàng hôn màu tím đẹp tuyệt khiến chúng tôi không ngủ được, mà phải tranh thủ khoe hàng với những người ở dưới. Câu chuyện xôn xao khiến chúng tôi quên đi một chặng đường dài trở ra. Trời tối đen như mực, những vườn cafe mênh mông cũng tối đen, thi thoảng có một vài đống lửa của người canh vườn đang đốt lên để sưởi ấm. Ngoài trời lạnh buốt, nhưng trong xe thì ấm cúng. Đường trở ra hình như là xấu hơn đường vào, xóc tung người, chắc tại lúc vào đến đoạn này tôi ngủ gật nên không biết. Đi mãi, những con đường rừng đêm ngoằn nghèo và đầy ổ gà rồi cũng qua, chúng tôi dần xuống chân núi, ấm hơn. Đến chừng 9 giờ tối, xe đến 1 thị trấn nhỏ, chúng tôi vào một nhà hàng ăn tối. Bữa ăn với những món Indo đặc trưng, tôi vẫn cố tìm cho mình những món ăn quen miệng, rẻ thôi rồi, mỗi người chỉ hơn 20 ngàn VND được bữa no, như cơm bụi. Tôi chạy vào một cửa hàng tự chọn bên cạnh, mua cho mình 1 cân táo Mỹ, có vẻ đây là một mặt hàng xa xỉ ở xứ này, hay vẻ ngoại quốc của tôi mà mấy cô bé bán hàng cứ nhìn một cách rất lạ lẫm và nói với nhau điều gì đó, có vẻ như bình phẩm. Chắc bảo trông phờ phạc quá, cũng phải thôi, hành trình miệt mài cả tuần rồi.

Rời thị trấn nghỉ tạm này, hành trình tiếp theo của chúng tôi sẽ là thị trấn Batu, một thị trấn du lịch nổi tiếng của vùng này, mà theo bác tài, đó là vùng hoa của Đông Java, vùng táo và lê, và dâu tây. Nói đến Táo là Ok rồi, tôi thích ăn táo. Thế mà sao ở đây vẫn nhập táo Mỹ nhỉ. Bó tay!!! Hành trình từ Izen về Batu khoảng 400 km, về đến Surabaya khoảng 200 km. Batu là một thành phố nằm cách không xa Bromo, nhưng về phía đông, và chỉ có đường checkking xuyên núi, do vậy, muốn đi từ Bromo về Batu vẫn phải đi vòng qua Probolingo. Batu còn nối tiếng về thác nước, nhưng với chúng tôi, thác nước thì cũng chẳng có nhiều hấp dẫn. Nhưng vẻ nhiệt tình của bác tài khiến chúng tôi cũng rất nể, đành để bác muốn đưa đi đâu thì đi. Hành trình về Batu dường như xa hơn dự kiến của chúng tôi, xe đi mãi, đi mãi, dọc tuyến đường ban ngày thưa thớt, nhưng ban đêm thì nườm nượp xe tải, xe bus và các loại xe siêu trường, siêu trọng. Chính vì vậy mà thành ra đi đêm lại chậm hơn đi ngày. Chúng tôi cứ chập chờn trong giấc ngủ, đôi khi thấy xe dừng lại, lại những chàng trai lười lao động, gõ tưng tưng 3 nốt nhạc để xin tiền, lại thấy chặn xe quyên tiền xây nhà thờ Hồi giáo. Phải đến 11 h30 đêm, chúng tôi mới đến được Probolingo. Hỏi bác tài, Batu còn bao xa, bác bảo khoảng 150 km nữa. Một lúc sau, xe lại bị xịt lốp, lại mất thêm gần 30 phút để thay lốp xe. Đêm đã muộn. Xe vẫn tiếp tục hành trình, dù bây giờ đã vào đường tỉnh lộ, cũng vắng hơn nhiều. Tôi miên man ngắm đường, ngắm màn đêm ngoài cửa sổ, trong khi những người bạn khác đã ngủ tít cả. Xe đi lên núi, lại là lên núi, rồi vòng vèo quanh những sườn núi, đến Batu. Bác tài bảo, trên ấy có cái khách sạn 2 sao giá hợp lý, rất đẹp, nằm chính trong khu vườn hoa trung tâm của Batu. Phải đến hơn 1 giờ sáng, xe mới đến Batu. Bác tài vẫn miệt mài lái, không kêu ca, oán thán gì cả, cũng khâm phục sức vóc của bác, đồng thời sự mẫn cán của bác tài. Với giá thuê xe 1400 Rupia cho 2 ngày hành trình, tương đương tầm 2,8 triệu đồng, chặng đường không dưới 1200 km, dường như chúng tôi đã có một cái giá thuê quá rẻ nếu so với Việt Nam mình, nhưng thái độ phục vụ thì chẳng ở đâu ở nhà tôi gặp được bác tài nào nhiệt tình và mẫn cán như thế.

dudu08
01-12-2008, 21:55
Batu hiện lên trong tôi với một ấn tượng đặc biệt. Đã 1h30 phút sáng. Mọi người đều ngủ mê mệt, chỉ còn tôi với bác tài. Chợt phía dưới thung lũng mênh mông là những ánh đèn neon, những ánh đèn nhiều như sao trời, trải dài xa tít đến chân núi xa. Trong bóng đêm, tôi cứ hình dung rằng đó như một vườn ươm cây trái khổng lồ, và những bóng đèn làm tôi nhớ đến những vườn thanh long ở Nam Trung Bộ mà người dân phải dùng bóng đèn để nuôi trái cây. Nhưng thực ra không phải, đến sáng hôm sau, tôi mới biết, đó chính là thành phố Batu, và đó là những ánh đèn đường của Batu. Dù sao, cái cảm giác nhìn một bầu trời sao dưới chân mình, thật là một cảm giác đầy ấn tượng. Tôi đánh thức mấy bạn đồng hành, bảo, dậy, dậy xem đẹp không kìa, mênh mông những ánh đèn kìa, mắt nhắm mắt mở, mấy vị dậy ngó qua cửa sổ, bảo ờ ờ, rồi lại lăn quay ngủ tiếp. Chán không biết chia xẻ cái cảm xúc đẹp ấy với ai cả, đành tự nhấm nháp 1 mình.


Xe đến khách sạn mà bác tài chọn, đó là một khách sạn 2 tầng, rất đẹp, trong một vườn hoa rất cầu kỳ như kiểu Đà Lạt vậy, nhưng vào một lúc, bác tài ra báo một tin thất vọng, đó là hết phòng. Theo bác cho biết, Chính phủ( chắc là Chính quyền tỉnh thôi nhỉ) đang có một cuộc họp gì đó trên này, nên các phòng đều kín hết rồi, không những chỉ 1 khách sạn này, mà còn cả nhiều khách sạn hạng sang khác. Thôi không sao, dân bụi thì cần gì sang, chúng tôi đi tìm thêm vài khách sạn khác, cái thì đóng cửa không có tiếp tân, cái thì cũng hết. Đi ngược trở ra một đoạn, rồi cũng tìm được 1 khách sạn trống phòng. Chúng tôi vào hỏi, thì bảo chỉ còn phòng VIP thôi. 2 giờ sáng rồi, VIP chứ Phòng Tổng thống cũng phải kiếm mà ngủ. Hỏi giá VIP thế nào, sorry là hết VIP hạng 1, chỉ còn VIP hạng 2, giá là 110 ngàn Rupia, tương đương 220 ngàn VND. Ối, thế mà gọi là VIP à, vịt mới đúng chứ. Lấy luôn, khỏi mặc cả. Bác tài nhìn tôi như kiểu, bọn này nó thoáng tính thế. Chúng tôi lấy 2 phòng, về ngủ luôn, mệt lắm rồi.

dudu08
02-12-2008, 20:30
Chặng đường dài và một hành trình leo núi mệt mỏi, đến khách sạn muộn, nhưng trong lòng chúng tôi vô cùng sảng khoái. Vả lại không khí ở Batu thật tuyệt, se se lạnh, nhưng mà vô cùng trong lành, làm ai cũng cảm thấy khỏe ra. Tôi cũng dậy sớm, tắm nước nóng thật sảng khoái, mới có hơn 7h. Chúng tôi ra ngoài, lang thang dạo chơi trong khi để bác tài ngủ thêm. Hẹn bác tài 9 giờ dậy đi, nên cũng để cho bác nghỉ ngơi cho lại sức. Ngoài chợ, táo bán ê hề, trông rất ngon và sạch sẽ. Ngoài ra còn rất nhiều loại bánh kẹo và mứt làm từ hoa quả, ăn cũng hay hay. Chúng tôi đi dọc những con phố nhỏ, ngắm nghía thị trấn Batu với những ngôi nhà thấp, nhỏ, không nhiều điều hấp dẫn.


Đi một lúc, thấy chán rồi, bảo các bạn gọi bác tài dậy, lên đường sớm hơn dự kiến thôi. Mới hơn 8h, đi sớm để về Surabaya sớm. Thế là gọi bác tài dậy, và bác tài dậy ngay, không một ý kiến phiền hà gì cả. Chúng tôi lên đường. Điểm đến đầu tiên bác tài dẫn đến là vườn hoa của Batu. Cứ tưởng vườn hoa ở đây phải hoành tráng lắm, thế nhưng thực ra không có nhiều hấp dẫn, to thì to thật, nhưng nó thích hợp để đưa gia đình đến pic níc hơn là để khám phá một cái gì đó. Lượn 1 vòng, chúng tôi nhanh chóng trở ra để đi tiếp. Tiếp tục điểm đi thứ 2 là thác nước. Đường đi vòng vèo vào rừng cả chục km, để đến 1 thác nước nhỏ như sợi chỉ. Hì hì!!! Nhưng dù sao cũng có gì đó để ngắm. Không khí trong rừng yên lành, tiếng suối nước róc rách đầy thư thái.

dudu08
03-12-2008, 07:10
Bắt đầu bằng những hình ảnh về trái táo ngoài chợ Batu, một trong những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng đất này.

https://farm4.static.flickr.com/3203/3049853223_8c05b168ab_o.jpg

Một cảnh thành phố Batu buổi sớm, trẻ con đang trong giờ tập thể dục, rất nghiêm túc và kỷ luật


https://farm4.static.flickr.com/3017/3050692726_a7dcb08384_o.jpg

Một số hình ảnh về công viên hoa ở Batu. Niềm tự hào của các bạn Indo xem ra khá đơn giản, hoa thì chẳng đẹp bằng nhà mình, công viên thì to, nhưng xem ra phù hợp để đi picnic hơn là đến ngắm gì ở đó. Lời khuyên, bỏ qua điểm này nhé!!!

https://farm4.static.flickr.com/3033/3049853835_216788599e_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3247/3050693738_1b00c10725_o.jpg

Một số loài hoa trong vườn


https://farm4.static.flickr.com/3245/3050693922_e44b4aa93d_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3243/3049854901_f9c70cc533_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3242/3049855033_7d5ded9f65_o.jpg

dudu08
04-12-2008, 11:10
Điểm đến thứ 3 của chúng tôi, đó là vườn táo. Đó là một vườn táo sinh thái trồng theo kiểu công nghiệp, với rất nhiều loại táo khác nhau. Với cái vé 70 ngàn Rupia, chúng tôi được quyền vào thăm 2 vườn: táo và dâu. Được 1 lon nước táo miễn phí, được ăn 2 quả táo tại cây, được hái 2 quả táo mang về, được ngắt 2 bịch dâu tây nhỏ. Cũng hay. Ở đây còn có dịch vụ bắn Soft Air, kiểu đánh trận giả bằng súng điện bắn đạn nhựa, rất hay, một trò chơi còn bị cấm ở mình. Nhưng dịch vụ này chỉ phục vụ vào thứ 7 và chủ nhật, chứ không cũng mặc áo giáp, vác súng bắn nhau chơi.

Lại nói về dịch vụ tham quan vườn táo, rất chuyên nghiệp. Có người dẫn chúng tôi đi, giới thiệu về các loại táo, việc trồng và chăm sóc táo như thế nào. Táo cũng chia lô, có lô ngọt, có lô chua, có lô táo bột, táo đường, rồi táo xanh, táo đỏ, táo vàng... Anh chàng hướng dẫn viên có một thứ tiếng Anh rất tốt, nói rằng đã học xong đại học kinh tế, cách nói năng rất ấn tượng, ở đây nhân viên hướng dẫn đều mặc chung đồng phục, trong vườn có thể thuê xe ô tô điện để chạy, một cách làm dịch vụ hoàn hảo. Anh ta dẫn chúng tôi vào thăm một vườn táo đang trĩu quả, giới thiệu về táo, rồi ngắt thử 1 quả bổ mời chúng tôi ăn. Ngon cực, nhất là ăn táo trên cây. Chúng tôi tranh thủ chụp ảnh làm hàng, rồi hái mỗi người 2 quả mang về. Không có gì mới lạ cả, nhưng quả là 1 chuyến tham quan bổ ích, rất nhiều khách nước ngoài cũng vào đây thăm, lạ quá cơ.

Rời vườn táo, chúng tôi sang thăm vườn dâu tây. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy dâu tây trồng trong vườn, cũng hay, không ngờ cây dâu tây lại bé thế. Bên dịch vụ cấp cho chúng tôi 2 cái hộp con, 2 cái kéo, bảo vào cắt theo định mức như nói ở trên. Thế là vào vườn, cũng đi soi để tìm dâu tây chín. Dâu ngọt và ngon cực, dù tôi không thích dâu tây. Chúng tôi cố nhồi đầy 2 cái bịch con, mãi sau mới biết là hóa ra mỗi người chỉ được hái có 4 quả!!! Nhưng không sao, dân Việt Cộng luôn có cách luồn lách. Dâu tây và táo này, chúng tôi không những ăn, mà hôm sau còn mang vào cho đười ươi và tinh tinh trong vườn bách thú của Surabya nữa. Nhìn chúng tôi lấy dâu tây cho con gorilla ăn, dân Indo vô cùng kính nể, vì dâu tây là thứ xa xỉ ở vùng này.

Anh Già
04-12-2008, 11:46
Vào đến tận vườn rồi mà còn bị tính 2 quả ăn tại chỗ , hai quả mang về ... vụ này chính ra ly kỳ hơn cả mấy cái núi lửa đấy nhá =))=))
Thôi Đu Đủ cạch táo Indo ra , sang đây tớ dẫn đi vườn dâu , vườn táo chơi , ăn thoải mái chả ai tính 1 xu nào hết , hái đem về thì tính rẻ như vừa bán vừa cho .

dudu08
04-12-2008, 17:46
=)) Chẳng giấu gì Bác Già, em nhà quê, cả đời chưa nhìn thấy cái vườn Dâu Tây bao giờ, nghe nói vườn táo mí lị vườn dâu Tây đặc sản của Indo thì tò mò vào tham quan cho nó biết thôi, chứ em ham gì mấy quả táo. Nhưng phải nói là cái chẳng có gì ấy của chúng nó mà làm ăn rất chuyên nghiệp, làm cho người vào xem cứ tưởng là có gì. Thế mới tài chứ lị. Dân Âu, dân Hàn xẻng, dân tứ xứ cũng vào xem như hội mới hay chứ.=))

dudu08
04-12-2008, 17:55
Tiếp tục một vài hình ảnh về thác nước mini ở Batu, mất bao nhiêu thời gian vòng vèo trong rừng để đến một thác nước như thế này, cũng không đáng nhỉ!!!

https://farm4.static.flickr.com/3238/3049855241_4f68759d97_o.jpg

Còn thưa Bác Già, đây là vườn táo và Dâu Tây, kể cũng buồn cười

https://farm4.static.flickr.com/3176/3049855667_ea34a80864_o.jpg

Dâu tây này

https://farm4.static.flickr.com/3145/3049856261_8876a899d3_o.jpg

https://farm4.static.flickr.com/3057/3050695768_4beec515de_o.jpg

Hoa này

https://farm4.static.flickr.com/3053/3049855943_663532a6b9_o.jpg

dudu08
07-12-2008, 17:29
Tiếp tục câu chyện đang dang dở. Rời khu vườn táo và dâu tây nổi tiếng của Batu, chúng tôi về thăm một cái đền Hindu ở Batu. Người bạn đồng hành thích đền đài, miếu mạo, nên đành phải chiều lòng. Đã 1 giờ chiều, chúng tôi chính thức rời Batu, về lại Surabaya. Theo lịch, chúng tôi sẽ phải bay 18h chiều nay. Chặng đường về Surabaya dài gần 200 km, nhưng đi nhanh, vì đường khá đẹp. Tôi hỏi bác tài, hôm nay ngày bao nhiêu, bác tài trả lời, 2/8, tôi ngỡ ngàng không tin vào mình nữa, vì theo tôi nghĩ, hôm nay phải muộn hơn 1 ngày. Check lại lịch, quả là đúng thế, check lại vé máy bay, hóa ra vẫn còn 1 ngày. Hành trình tự nhiên trùng lại, thời gian kéo dài thêm 24h, có lẽ vì chúng tôi đã tiết kiệm được 1 đêm ở Bromo mà vẫn tính là 1 ngày, nên ai cũng nghĩ mất thêm 1 ngày. Thế là lại cấp tốc lên kế hoạch sẽ làm gì ở Surabaya. Tôi thì có một ham muốn, một ham muốn tột bậc, đó là được đi thăm chiếc tàu ngầm hiện đã trở thành một bảo tàng tại Surabaya, muốn thử chui vào một chiếc tàu ngầm thật. Mấy người bạn đi cùng thì muốn thăm vườn bách thú của thành phố này, nơi có con rồng Komodo nổi tiếng. Nhất trí ngay, thời gian có thể thu xếp được mà. Lúc đầu chúng tôi định đề nghị bác tài thuê xe thêm 1 ngày ở Surabaya, với giá khoảng 400 ngàn Rupia/ ngày. Nhưng rồi nghĩ lại, thấy rằng không cần thiết, vì thực ra chúng tôi đâu có đi lại nhiều, hành trình nhiều nhất là ra sân bay, với giá chỉ tầm 100 ngàn, còn lại đi lại không đáng kể. Bác tài cũng nhất trí với kế hoạch của chúng tôi, bác gợi ý, thời gian buổi chiều còn nhiều, bác sẽ đưa chúng tôi về Surabaya, đưa đi thăm chiếc tàu ngầm luôn, rồi sau đó sẽ đưa về một khách sạn mà bác biết. Nhất trí.


Surabaya là một thành phố lớn thứ 2 của Indo, và là thành phố cảng lớn nhất của Indo, nhưng xét về đô thị, lớn chứ không phải là hiện đại. Hầu hết thành phố này là những dãy nhà thấp tầng, một số khu phố cũ từ thời Hà Lan, chỉ có một vài tòa nhà cao tầng trên 1 dãy phố trung tâm, đồng thời cũng là trung tâm thương mại của thành phố luôn. Thành phố khá đông nhưng cũ kỹ. Nếu muốn tìm một điều gì mới mẻ ở Surabaya thì quả là không nhiều, nhưng điều hấp dẫn tôi, đó là một chiếc tàu ngầm của Liên Xô từ thời 1956 được Hải quân Indo mua lại sử dụng, hết hạn được kéo lên bờ, trở thành một bảo tàng nhỏ cho du khách tham quan. Tôi chưa bao giờ được nhìn một cái tàu ngầm, nên quả tình rất tò mò. Thế là chúng tôi đến thẳng bảo tàng, đó là một địa điểm nằm ở trung tâm thành phố. Chiếc tàu ngầm bé hơn trí tưởng tượng của tôi, nhưng quả cũng khá thú vị khi được bước chân vào trong tàu, vào từng vị trí của chiếc tàu, sờ tay vào quả thủy lôi. Thăm quan chán chê chiếc tàu ngầm, bác tài đưa chúng tôi về khách sạn mà bác đã dự kiến từ trước. Nhưng khi được biết, nó cách trung tâm thành phố khoảng 7km thì chúng tôi hơi nản. Bảo bác tìm cái nào gần hơn đi, chợt bác vỗ chán, à một tiếng, rồi đưa chúng tôi về một khách sạn, không ngờ nó nằm ngay trung tâm thành phố, rất gần mấy trung tâm thương mại lớn. Chúng tôi nghĩ, trung tâm thế này lại chết tiền thôi, nhưng chấp nhận, để dành thời gian tham quan thành phố này. Thế là vào check phòng, bảo, lại là điệp khúc chỉ còn phòng VIP, có 2 loại VIP 1 và 2, giá cao nhất là 300 ngàn Rupia, loại thứ 2 là 200 ngàn Rupia, chúng tôi chọn VIP loại sau, giá 400 ngàn VND, vẫn chấp nhận được. Thế là book phòng. Chia tay bác tài ở đây sau những ngày đêm miệt mài trên đường, chúng tôi rất cảm ơn sự nhiệt tình và chân tình của bác, dù trông bác lúc đầu cũng hơi dữ dằn, và hẹn, nếu có dịp sẽ giới thiệu bác cho những người bạn khác, và biết đâu, sẽ có lúc quay lại Đông Java, để đi Yor Jakarta hay Bali.

dudu08
08-12-2008, 15:50
Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi thuê xích lô đi ra trung tâm thương mại, các bác đòi 15 ngàn Rupia, mặc cả 10, chưa biết đường nên đành đi, ai ngờ nó chỉ có khoảng 1km. Biết rồi, lúc về đi bộ cho rẻ. Trung tâm thương mại Indo thì vô cùng hoành tráng, rộng mênh mông, thậm chí còn chẳng kém cả Tháp đôi Petronat là mấy. Hàng hóa ê hề, giá cả thì còn Ok hơn cả Malai. Chúng tôi rủ nhau ăn Pizza Hurt, rất ngon, và rẻ hơn Thái. Túm lại Indo là nơi mà chúng tôi thấy giá cả gần VN nhất, rẻ hơn cả Thái Lan, và tất nhiên là không so với Mã hay Sing. Ăn xong, đi về khách sạn, và nghĩ ra trò thuê Xích lô đi chơi quanh thành phố. Về khoản này các bác Xích lô Indo thua xa Việt Nam, vì các bác rất nghi ngờ khi chúng tôi thuê xích lô đi mà chẳng có địa chỉ, vì các bác này chỉ quen đưa đến một địa điểm cụ thể. Hình như ở đây không ai đi xích lô dạo phố bao giờ. Mặc cả 40 ngàn Rupia/ giờ, chúng tôi lên xích lô đi vòng quanh thành phố, đã gần 10 giờ đêm, thành phố vắng vẻ dần. Trước lúc đi, bà quản lý khách sạn nhìn chúng tôi với một vẻ đầy e ngại, và dặn dò phải cẩn thận. Chúng tôi hỏi liệu an ninh có đảm bảo không, chị nói mọi chuyện Ok, nhưng vẫn phải đề phòng. Chắc là như Sài gòn nhà mình là cùng chứ gì.

Nghe lời chị, tôi cũng cảnh giác hơn. Và quả là không thừa. Tôi cầm theo 1 quyển tạp chí về du lịch của thành phố Surabaya, vừa có thông tin, vừa có bản đồ trong đó. Ngồi trên xích lô, cảnh giác, tôi lấy quyển tạp chí che cái túi đeo hông của mình. Và chợt đang đi, một chiếc xe máy chợt đi táp vào xích lô của tôi, và thằng ngồi sau giơ tay chộp cái túi, định giật. Nhưng cũng thật may, nó chụp đúng quyển tạp chí, thế là nó buông tay, 2 thằng rồ ga chạy mất. Mọi chuyện chỉ xảy ra trong vòng 2 giây, tôi cũng kịp định thần nhìn theo thì nó đã đi xa rồi, đồ đạc của mình cũng nguyên vẹn cả. Thật may, vì trong túi đeo bụng là hộ chiếu, ví, thẻ visa, một nửa số tiền, số còn lại thì tôi đeo túi trong bụng. Nhưng nếu mất thì không hiểu mọi chuyện sẽ ra sao. Sau mới biết, Surabaya cũng giống như Sài gòn của mình, cũng có nhiều chuyện cướp giật trên phố và có thể có móc túi. Mọi người đi cần lưu ý chuyện này, ít nhất là túi đeo bụng sau khi đã chốt bằng khóa thì phần dây còn thừa nên thắt nút lại, đảm bảo an toàn hơn. Mọi người sợ run, bác xích lô cũng khiếp vía, bác bảo có về không, tôi bảo không sao, chơi cho hết giờ, không có gì mà sợ, người Việt Nam quen với cướp giật rồi, bọn cướp giật Indo không đủ trình để cướp của người Việt đâu, trừ khi là cướp có vũ trang, hehe. Thực ra tôi cũng yên tâm, vì cảnh sát cũng túc trực khá nhiều trên phố, nên chuyện cướp khó có thể xảy ra. ( Dù sao cũng là rất may, vì cho đến lúc kể lại câu chuyện này, một thứ đồ trong cái túi đó của tôi đã ra đi, trên phố Thái Hà, Hà Nội yêu quý của chúng ta, đó là chiếc N95 8Gb, cái tội nói chuyện điện thoại khi đi xe máy).

Thế là chúng tôi đi thăm một vòng thành phố Surabaya về đêm, quả thực không có những dãy phố đẹp, những công trình kiến trúc bắt mắt hay hoành tráng, nhưng không khí về đêm của thành phố này cũng là điều đáng để tận hưởng, một thành phố mà theo tôi, giống như Hải Phòng mở rộng.

dudu08
08-12-2008, 16:00
Tàu ngầm này

https://farm4.static.flickr.com/3220/3050696040_623e7cb522_o.jpg


https://farm4.static.flickr.com/3003/3049856903_f5f4ea5053_o.jpg


https://farm4.static.flickr.com/3031/3049857071_e4a70e8c62_o.jpg

dudu08
09-12-2008, 15:35
Ngày hôm sau bắt đầu bằng bữa sáng nhẹ nhưng cũng tạm ổn trên giường của khách sạn, đồ ăn mang đến tận phòng, thế là ngại dậy, cứ ngồi trên giường mà ăn, ít nhưng mà cũng tạm đủ. Rồi dậy, chuẩn bị đồ đạc, điểm đến đầu tiên là Vườn thú Surabaya. Ra quầy tiếp tân gửi chiều khóa, mọi người xôn xao chuyện chúng tôi tý nữa bị giật đồ tối qua. Ai cũng tỏ ra lo lắng, hỏi thăm, xuýt xoa, rất thân thiện. Chuyện không chỉ có đó, khi ra ngoài cửa khách sạn, cả dãy các bác lái xích lô cũng xông vào hỏi han, động viên. Không ngờ một câu chuyện nhỏ như thế mà cả dãy phố này ai cũng biết. Cũng vui.

Đi Taxi tại Surabaya cũng khá rẻ, khoảng 7 ngàn đồng/km, trong bối cảnh giá xăng dầu tăng rất cao lúc đó, giá tắc xi này là khá ổn nếu so với Việt Nam. Nhưng được cái thành phố này cũng không rộng, từ khách sạn ra sở thú chỉ chừng 4km, nên tiền cũng không hết bao nhiêu. Vườn thú ở Surabaya không mới, thậm chí còn cảm giác là khá cũ, giống như vườn thú của Hà Nội vậy. Nhưng số lượng thú thì đáng nể vô cùng, từ tinh tinh, Gorrila, đười ươi, cái gì cũng có, rồi hươu cao cổ, rồi các thể loại thú mà ở mình không có, đặc biệt là rồng Komodo. Nhưng cuối cùng, cái mà các bạn tôi háo hức nhất là rồng Komodo thì lại không thu hút mấy, trong đó lại rất kết với các thể loại khỉ ở đây. Cũng phải nói thêm rằng, vườn thú Surabaya từng được coi là vườn thú lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với các chuồng thú được xây dựng theo kiểu gần với tự nhiên nhất có thể. Thí dụ các khu chuồng có diện tích rất rộng, tạo mô hình mô phỏng tự nhiên cho thú, vườn chim thì có lồng chim rộng mênh mông, lưới kín cao đến cả 50 -70 mét. Nhưng tất nhiên đó vẫn là mô hình vườn thú chứ không phải là Safari World. Theo chúng tôi được biết, cũng tại Surabaya, có một khu Safari World khá lớn, cách xa trung tâm khoảng 20-30km. Nhưng thời gian và trí tò mò có hạn, chúng tôi thấy thăm Bách thú là Ok lắm rồi. Cái hay nhất ở vườn thú này, đó là việc tạo mối giao lưu tối đa có thể giữa người và thú. Có nghĩa là bạn có thể tận tay xoa vòi voi, vuốt má lạc đà, bắt tay với tinh tinh...tất nhiên là những con vật vô hại. Còn với thú dữ thì vẫn phải giữ một khoảng cách xa, hehe. Chúng tôi đã có dịp bắt tay một con tinh tinh nhỏ. Nó thấy chúng tôi cầm táo và dâu tây, nó bèn nhặt cà rốt và su hào của nó, chìa ra, đòi đổi. Khi chúng tôi đưa cho nó dâu tây, nó cũng thả vào tay chúng tôi miếng cà rốt. Rất sòng phẳng. Rồi chúng tôi cũng bắt tay nó, rất thân thiện, không nắm chặt, cũng không hờ hững, với một vẻ mặt trông ngồ ngộ và tội nghiệp.

lymy
09-12-2008, 17:28
Chính xác là thế này ạ: Nó thò tay ra đưa miếng carot, xong rồi bộ mặt rất dỗi: thế tao đã cho mày thức ăn của tao rồi, mày còn cầm miếng dâu của mày làm gì, tiếc à! Em sợ nó chê người Việt ki bo, em đành phải bấm bụng nhả ra cho nó! Bố khỉ!

dudu08
09-12-2008, 23:25
Sau 2 tiếng rưỡi thăm quan vườn thú, chúng tôi trở ra, vì rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm trong ngày hôm nay, ngày cuối cùng ở Surabaya. Ở ngoài cổng vườn thú có biểu tượng của thành phố này, đó là cuộc chiến giữa con cá mập và cá sấu. Biểu tượng đó liên quan đến lịch sử phát triển của Surabaya, khi từ một vùng biển sâu và đầm lầy tiếp giáp, cuộc chiến giữa con cá mập và cá sấu cũng là sự đấu tranh giữa đất liền và biển cả, để phát triển và vươn ra với biển. Theo sự tích này, cả 2 con cá đều bị chết sau cuộc chiến đó, để lại một biểu tượng đầy ấn tượng và độc đáo về một thành phố cảng lớn thứ 2 của đất nước Indonesia. Chúng tôi cũng bon chen làm kiểu ảnh cuối cùng bên cạnh biểu tượng này. Thực sự là bức ảnh cuối cùng, vì từ sau đó, chúng tôi cất máy ảnh ở khách sạn, đi chơi từ đây thực sự chỉ là đi chơi và mua sắm.

Về khách sạn cất đồ, chúng tôi đi chơi hoàn toàn gọn nhẹ. Điểm đến đầu tiên là tìm một nơi để mua đồ kỷ niệm của Indo, đó là áo Batic và một số đồ lưu niệm khác. Chị quản lý khách sạn cho chúng tôi địa chỉ của một cửa hàng lớn, chuyên bán đồ đặc trưng của Indo. Theo chỉ dẫn của chị, chúng tôi thuê 1 taxi đi. Hành trình không dài, nhưng do cậu tài xế không biết đường, lòng vòng mất 20 phút, tốn bao nhiêu tiền taxi, đến sáu mươi mấy ngàn Rupia. Đó là một nhà hàng có mặt tiền nhỏ, nhưng vào trong rộng mênh mông. Trong quầy hàng là vô vàn áo Batic các thể loại, các đồ lưu niệm từ rẻ tiền đến xa xỉ, đậm chất dân tộc. Mà về điều này, rõ ràng Indo vô cùng có lợi thế, bởi bề dày văn hóa và sự đa dạng về dân tộc. Chúng tôi chọn mua chừng 20 cái áo batic, mua ít Cafe nổi tiếng của Đông Java, mua mấy tượng gỗ và mặt nạ gỗ Indo, mua vài cái tranh khảm bạc. Kiềm chế lắm, chứ không thì bao nhiêu tiền cũng đội nón ra đi mất thôi. Về giá cả, thực ra không cao hơn so với bên ngoài, có lẽ ở Surabaya, giá cả không bị nói thách lên bao nhiêu. Cách đây chừng 3 năm, tôi có đi Jakarta, được ông anh bà chị làm Tùy viên tại Indo dẫn ra chợ mua áo Batic. Bà chị tôi có thâm niên 6 năm ở Indo, dẫn vào chợ chuyên bán buôn, đảm bảo giá áo rẻ nhất Jakarta, thế mà giá áo cũng tầm vào khoảng 2,5 đến 3 USD/ chiếc. Còn nay tự mua, với tư cách khách du lịch, giá áo cũng vào tầm 50 ngàn Rupia, tầm 100 ngàn, khoảng 5,5 USD so với tỷ giá lúc ấy. Cũng chỉ đắt hơn tý thôi, mà cũng mấy năm rồi, giá cả cũng phải lên chứ. Như vậy giá cũng là ổn. Sau được biết, mua đồ ở Surabaya là rất hợp lý, nếu như so với Bali. Ở Bali, nếu bạn không biết mặc cả, bạn có thể ân hận cho cả rất nhiều ngày sau chuyến đi chơi, nhưng ở đây thì có thể yên tâm được.

booatoa
09-12-2008, 23:42
Nếu bác nào đi Ijen hay Bromo em nghĩ nên ghé qua xem Mud Volcano. Cái này nó nằm trên đường đi Bromo từ Surabaya nên không mất nhiều thời gian.

Xem thêm về cai Mud Volcano ở đây:

http://ngm.nationalgeographic.com/2008/01/volcano-culture/drowning-in-mud-text/1

hoặc

http://www.spiegel.de/international/spiegel/0,1518,442408,00.html

dudu08
10-12-2008, 19:50
Chia sẻ ở Vườn thú Surabaya

https://farm4.static.flickr.com/3069/3049857253_9934aa332d_o.jpg

Bức ảnh cuối cùng chụp ở Surabaya, biểu tượng của thành phố này, cuộc chiến giữa cá sấu và cá mập.

https://farm4.static.flickr.com/3186/3050696878_59d31c81f3_o.jpg

dudu08
11-12-2008, 09:12
Tiếp đó, chúng tôi đi mua vàng. Một người bạn trong đoàn muốn mua ít đồ làm kỷ niệm, một cái nhẫn kim cương nhỏ cho mình, một cái dây chuyền cho mẹ. Phải nói rằng Vàng Indo thì cực kỳ nổi tiếng, ngày trước bà chị tôi chuyên đánh vàng Indo về bán, lãi khá tốt. Chất vàng thì đảm bảo đẹp hơn ở Việt Nam mình nhiều. Đó là chưa nói về giá, giá vàng Indo theo giá vàng thế giới, đại loại là thấp hơn ở mình khoảng gần 1 triệu/ cây. Đó là lý do mà bạn tôi háo hức đến thế. Ở Surabaya có cả một dãy phố chuyên bán vàng, như kiểu phố Hàng Bạc của mình. Sau một thời gian khá dài đắn đo, suy nghĩ, bạn tôi đã chọn được những món đồ ưng ý, với giá cả phải chăng. Sự ưng ý càng tăng cao hơn, khi về Việt Nam, bao nhiêu người xuýt soa vì sao vàng đẹp, giá lại hợp lý. Túm lại chuyện về vàng bạc với các cô, các chị thì không lúc nào hết.

Mua xong vàng thì cũng đã đến tầm 2 giờ chiều. Chúng tôi đi vào trung tâm thương mại lớn nhất ở Trung tâm thành phố, gọi món Pizza Hub, một món ăn mà theo các bạn tôi, ngon hơn ở Thái và Mã, phục vụ OK, giá cả thì rẻ bất ngờ. Túm lại không còn gì để chê về khoản ăn uống, mua sắm ở Surabaya.

dudu08
12-12-2008, 13:03
Cũng đã đến 15h30, chúng tôi về khách sạn, thu xếp đồ đạc, chuẩn bị về lại Malai. Những giờ phút cuối với Surabaya diễn ra nhẹ nhàng, tình cảm. Chị phụ trách khách sạn rất ân cần, hẹn ngày gặp lại chúng tôi. Chị cũng gọi giúp chúng tôi 1 chiếc xe 7 chỗ ra sân bay, với giá 100 ngàn Rupia. Con đường ra sân bay như mới, vì hôm đến, chúng tôi đi trong đêm. Xe qua nhiều căn cứ quân sự của Indo, rất hay ở chỗ là bọn này rất hay mang tàu bay, xe tăng hết đát ra bày ở trước cửa các căn cứ quân sự. Trông cũng hay, tôi vốn thích những đồ này, chỉ mỗi tội xe tăng, máy bay của Indo trông thô sơ, không bằng của Việt Nam mình, nên trông cũng hơi kém hấp dẫn, nhưng dù sao cũng khá bắt mắt. Con đường ra sân bay khá đẹp, dài khoảng 15- 20 km, chỉ khoảng 40 phút chúng tôi ra đến nơi. Vào sân bay, cân hành lý, quá cước mất chừng 7 - 8 kg, nghiến răng mà trả tiền quá cước, ai bảo tham mua lắm vào. Chưa hết, ra đến sân bay, chúng tôi còn phải chịu thêm một khoản phí khác, đó là lệ phí sân bay. Hóa ra là dù có trong giá vé, nhưng ở sân bay Surabaya này vẫn thu một khoản lệ phí là 150 ngàn Rupia, tương đương 300 ngàn VNĐ khi đó. Không chỉ của Air Asia, mà tất cả các hãng hàng không khác cũng đều phải chịu khoản phí này. Các bạn nhớ chuẩn bị tiền đi nhé, đừng như chúng tôi, đưa tiền đô thành ra bị thiệt một ít, nó tính 1 người là 20 USD, trong khi thức ra chỉ khoảng 17 - 18 USD/ người, nhưng thôi, bỏ qua.

6h tối, chiếc máy bay của Air Asia cất cánh. Lên cao trên bầu trời thành phố Surabaya, thành phố đang lên đèn phía dưới, rộng mênh mông và huyền ảo. Thế là 5 ngày ở Đông Java đã trôi qua đi như một giấc mơ có thật, với rất nhiều cung bậc của cảm xúc, với biết bao nhiêu niềm vui khám phá và chia sẻ, với những ấn tượng không thể nào quên về một miền đất của núi lửa, nhưng bình yên và trong lành, thân thiện. Chúng tôi cứ nhìn mãi mặt đất dưới cánh bay, cho đến khi tất cả mờ đi trong những áng mây cuối chiều./.

likemoon
12-12-2008, 13:30
Xin chú thích là cái thanks trên là cho bức hình "chia sẻ" nhá =))

Làm sao mà bác viết nhiều chữ thế kia mà mắt em chỉ đập được vào 2 chữ VÀNG - KIM CƯƠNG ...hik

Trời...đi Phượt kiểu này thích thật ...:D...sao bác không làm lấy ít cân vàng mang về VN có phải là lời được bao nhiêu rồi không.

lymy
13-12-2008, 10:10
chị Lờ mờ lăn lộn cái rì thế chị, em =)) với!!!!!!!! :-p

lymy
06-03-2009, 17:25
Em xin thông báo với các bác là em đang có Lp Indonesia (2 cuốn) bản Pdf! Ai cần PM cho em nha!

dudu08
24-11-2010, 21:10
HOTNEWS: Núi lửa Bromo hoạt động trở lại

Ngày 23/11, nhà chức trách Indonesia đã báo động đỏ - mức báo động cao nhất - về hoạt động của núi lửa Bromo thuộc tỉnh Đông Java và yêu cầu người dân cũng như khách du lịch không đến các khu vực quanh sườn núi.

Những tiếng động phát ra từ núi lửa Bromo được ghi nhận từ ngày 8/11, và ngày 23/11 đã phun bụi và khói trắng cao tới 2.329 mét.

Chuyên gia nghiên cứu núi lửa của Chính phủ Indonesia Surono cho biết vào 15 giờ 30 ngày 23/11 (8 giờ 30 giờ GMT) chính phủ đã nâng mức báo động lên cấp độ cao nhất vì có khả năng núi lửa Bromo sẽ sớm phun trào.

Núi lửa Bromo được coi là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở đảo Java.

Trong thế kỷ 20, núi lửa này đã phun trào ba lần, trong đó lần phun trào dữ dội nhất xảy ra vào năm 1974. Trong lần phun trào ngày 8/6/2004, Bromo đã gây ra những tiếng nổ lớn và phun cột khói bụi cao 3.000 mét, làm 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương.

Núi lửa Bromo nằm cách núi lửa Merapi ở tỉnh Trung Java 275km về phía Đông. Những đợt phun trào mới đây của núi lửa Merapi vào cuối tháng 10 vừa qua đã làm 311 người thiệt mạng, hàng trăm nghìn người phải đi sơ tán và mất tài sản, thiệt hại vật chất ước tính trên 5 nghìn tỷ rupi./.