PDA

View Full Version : Ừ thì vạn sự tùy duyên! (Trung Quốc - Nepal - Ấn Độ - Thái Lan)



Phương Hoàng
29-07-2011, 01:02
Ta nói, vé mua từ tháng 10/2010, điểm chính muốn đến là Tibet. Vậy mà...

Đến đầu tháng 6 visa Trung Quốc (TQ) đã xong, tiền cọc cũng đã chuyển, chỉ ngồi rung đùi chờ permit. Lúc đó tình hình VN - TQ khá căng thắng, nhưng đi thì vẫn cứ đi. Trước 2 ngày khởi hành, tour báo là có thể ko đi được, nhưng tụi bây là dân Đông Nam Á, còn hi vọng.

Thôi thì cứ đến Chengdu hẵng hay.

15/06, chuẩn bị check in ở Tân Sơn Nhất, nhận được điện thoại từ Nội Bài báo là có người đã nhỡ chuyến bay. Chặng SGN / HAN - KL - Chengdu bây giờ chỉ còn 1 mình mình đơn độc. Tiếng Hoa ư? Không biết. TQ ư? Nếu ko tính Hà Khẩu và Macau, đây là lần đầu đặt chân lên đại lục. Máy bay đáp xuống khoảng hơn 23h, thân gái dặm trường. Ngoài mặt bơ bơ, trong bụng than khổ không thôi. Một sự đã liều thì trăm sự cũng phải liều. Về Mix Hostel ngủ 1 giấc sau 2 chuyến bay dài, có gì cứ để mai tính.

Đã nói vạn sự tùy duyên mà lại!!!!!

kakathinh
29-07-2011, 14:05
1 cái thanks, 1 cái like : Cổ vũ cho em gái bắt đầu lại cuộc hành trình. 35 ngày lang thang thì ít nhất phải 35 pages em nhé!

Phương Hoàng
04-08-2011, 14:26
P/H sẽ chia hành trình này làm 4 phần, để kể chuyện ở 4 đất nước khác nhau. Do lần đầu tiên đi xa nhà lâu như vậy (35 ngày) nên cảm xúc có phần hơi lộn xộn. Về lịch sử hay văn hóa hay những gì chuyên sâu quá thì P/H ... bó tay. :">. Thế nên mình sẽ chủ yếu là kể chuyện, cảm nhận cá nhân và giới thiệu các nơi mình đã ở (hostel, guesthouse...) hay các nơi ăn ngon, bổ, rẻ... vì trong hành trình này, mình được cái may mắn là ở được các nơi khá tốt, có sân vườn đẹp như resort mà mức giá lại rẻ. (từ 35K VNĐ -> 150K VNĐ/người/đêm)

Không như những phượt gia chuyên nghiệp khác, mình chỉ là 1 kẻ xách ba lô đi chơi, một kẻ thích ngắm nhìn thế giới với nhiều góc độ khác nhau. Nhưng đi đâu thì cũng không muốn đi lâu quá, không muốn đi xa quá. Vì mình nhớ nhà, nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng, nhớ những món ăn ngon, nhớ nhưng quán cafe nhỏ nhỏ xinh xinh và những con đường quen thuộc...

Sau 35 ngày, khi trở về đến VN, ngạc nhiên nhận ra cảm xúc dành cho suốt chặng đường không nhiều. Cũng không nghĩ là thời gian trôi nhanh đến như vậy... Trước khi khởi hành, lo lắng, sợ sệt, yếu đuối... Khi trở về thấy mình bơ bơ chẳng có gì khác, có chăng là thấy mọi người xung quanh có nhiều thay đổi. :D

Cứ nghĩ, sau 1 chặng đường dài, người ta sẽ có nhiều suy nghĩ mới mẻ, nhiều nhận thức khác, hay như trưởng thành hơn... Nghĩ là vậy, nhưng hiện tại, vẫn thấy mình vẫn như là mình trước chuyến đi, vẫn yếu đuối, vẫn hay lo lắng, đi xa vẫn nhớ nhà. Chuyến đi này giống như 1 việc mình muốn làm, nhưng làm để làm gì thì ... :)) chưa biết!!!

Chắc là 1 lúc nào đó mình sẽ nhận ra!!!

Nhưng trước hết, đó là nói gì thì nói, mình cũng đã làm được điều mình muốn làm!!! :">

nguyenduythang
06-08-2011, 11:18
Anh đang đợi em viết tiếp...mình đi nhiều cảm nhận được nhiều,học hỏi cũng được nhiều...đến lúc nào đó mình sử dụng rất hữu hiệu em à.

hahuta22
12-08-2011, 15:39
Đợi mãi mà chẳng thấy chủ topic viết gì cả, đành làm cái bản đồ lên cho sinh động vậy

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/Asia-Mapcopy.jpg

- Màu xanh là đường chim bay
- Màu đỏ là đường chim bộ
- Màu vàng là đường chim bơi

Phương Hoàng
05-09-2011, 12:58
Nói đến Trung Quốc, đầu tiên người ta nghĩ ngay đến cái diện tích rộng mênh mông của nó, sau là cái dân số đông khủng khiếp và sự phát triển kinh tế thần tốc của 1 con rồng Châu Á. Hầu như lục địa nào cũng có người Hoa sinh sống, và ở đất nước nào cũng có 1 China town. Nhưng, bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp, đằng sau ánh hào quang rực rỡ ấy cũng tồn tại biết bao nguy hiểm. Những bài báo về các vụ buôn bán người, buôn bán nội tạng đủ làm đứa nhát cáy như tôi phập phồng lo sợ khi 1 thân 1 mình lang thang qua xứ người. Vậy nên, khi ngồi trên máy bay, tôi đã nghĩ đến cảnh chen chúc, chật chội và cả lừa đảo nữa. :))

Khởi hành vào 1 ngày có trăng.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00944.jpg

Dừng chân ở KL

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00940.jpg

Ngày đầu tiên, 15.6 bay từ SGN - KL, sau đó lại tiếp tục KL - Chengdu. Máy bay hạ cánh tại Thành Đô lúc gần nửa đêm, ngay tại hải quan, tôi bị giữ lại.

Hải quan giữ passport lại, nó không nói được tiếng Anh, tôi không nói được tiếng Hoa. Nó kêu tôi ngồi đó chờ đi, không có gì đâu. Có lẽ do tôi đi 1 mình, ko biết tiếng, visa lại entry 2 lần (do dự định sau khi đi Tibet, tháng 9 tôi sẽ quay lại đi Lệ Giang, nên lấy entry 2 lần cho tiện và tiết kiệm). Sau chừng 1 tiếng hải quan chạy lòng vòng thằng nà̉y hỏi thằng kia, thằng kia hỏi thằng nọ. Thằng nọ lắc đầu chỉ thằng khác. Cuối cùng 1 thằng chạy đến trả passport cho tôi và kêu OK, ko có gì, mày đi đi!!! Chậc.

Lấy hành lý, ra cổng, có 1 bạn bên Hostel cầm bảng đón và đưa về khách sạn. Đường xa, có những quãng không có lấy 1 ánh đèn đường. Bụng bảo dạ, may mà có xe pick - up, chứ đi taxi giờ này chắc đau tim lắm đây. Hơn 30' sau thì đến, trả tiền xe, nhận giường, đặt cọc. Lên dorm room, xếp hành lý, phi 1 giấc đến 10h sáng hôm sau.

Phương Hoàng
05-09-2011, 13:31
Mix hostel là 1 lựa chọn hợp lý cho dân du lịch bụi, giá chừng 30 - 35 NDT cho 1 giường trong dorm room có máy lạnh, share bath - room, có máy nước nóng, có máy sấy. Muốn sử dụng máy giặt thì trả chừng 10NDT cho 1h, bao gồm xà phòng. Bản đồ du lịch Cheng du được phát miễn phí.

Bữa ăn sáng

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00971.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00961.jpg

Khu vực chung nhìn có vẻ hay hay

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00963.jpg

Có cả tủ sách

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00969.jpg

Quầy bar

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00968.jpg

Đang ngồi nhởn nhơ thì 1 bạn Tây chạy lại hỏi mình lấy bản đồ ở đâu. Chỉ bạn ấy xong, 2 đứa 888 mấy câu thì rủ nhau đi chung. Ăn sáng (trưa) xong, trả tiền, đi tham quan, phát hiện ra bạn Tây ấy nói tiếng Hoa như gió. :)).

Phương Hoàng
05-09-2011, 15:47
Thành Đô có gì?

Buổi trưa ở Thành Đô, phố xá vẫn mờ mờ 1 lớp sương như còn chưa ban mai. Xe cộ di chuyển chậm chậm, ngoài ô tô thì Thành Đô tràn ngập xe điện, kể cả những chiếc xe như thế này.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00980.jpg

Vốn nghĩ Trung Quốc phải đông đúc và vội vã lắm, nhưng nơi đây, thật may là không như vậy. Lang thang không xác định, lạc vào 1 cái chùa, tưởng nhỏ mà không nhỏ, giống như 1 cái công viên xanh giữa lòng thành phố.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00983.jpg

Người ta đi lễ Phật, đi cầu may.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00985.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC00991.jpg

Họ xếp hàng trước các cánh cổng, trước tượng kì lân, chạm tay để lấy may và bôi lên mặt, lên tóc.

Phía sau ngôi chùa là 1 khoảng không xanh ngắt, tĩnh lặng và đậm chất thiền. Con đường xanh dẫn đến 1 nơi thật lạ. Hồi đó, nhà hay coi phim kiếm hiệp, có cảnh trong các tửu quán hay trà quán thường xuất hiện 1 người phe phẩy quạt, vừa uống trà, vừa kể chuyện Đông - Tây... Cứ tưởng là chuyện hồi xưa nó vậy, ra là bây giờ vẫn vậy!!! Một người phụ nữ lớn tuổi ngồi giữa đám đông vừa hát, vừa nói. Đâu biết tiếng Hoa nên đâu có hiểu chuyện gì, nhưng vẫn đứng lắng tai nghe. Giọng bà lúc trầm, lúc bổng, tay cầm quạt thỉnh thoảng vung lên minh họa. Nhữgng nười xung quanh vừa nghe vừa gật gù, thỉnh thoảng chậc chậc hay giữa lúc vừa kể xong 1 đoạn thì lên tiếng hỏi han hay phát biểu hay góp ý kiến gì đó...

Mikes - bạn Tây vừa quen tranh thủ phiên dịch ra cho tôi nghe. Đoạn được, đoạn mất...

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01015.jpg

Để ý mới thấy, hình như toàn là ông già, bà cả, chẳng thấy lớp trẻ trẻ đâu.

Đi tiếp đến 1 cái hòn non bộ, gặp 1 bác sư già đi ngắm cá.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01028.jpg

Và 1 cái thư viện (Mikes nói vậy) mà chẳng biết sách để đâu.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01016.jpg

yilka
09-09-2011, 09:54
Thiên Phủ Chi Quốc vẫn đáng yêu nhỉ, cuộc sống nhẹ nhàng chậm rãi, thời tiết ôn hòa, a thích Thành Đô lắm hihi. Còn hình kia đúng là thư viện đấy e, bên trong khuôn viên Văn Thù miếu :)

Ariel
14-09-2011, 11:37
Lạc vào đúng một cái chùa to " danh sơn cổ tự" Văn Thù Miếu, lạc cũng hay phết! chỗ này hôm chị đi chỗ uống trà đông nghìn nghịt dù lúc đó là 2 g trưa, đông đến nỗi ko tìm đc góc nào để ngồi.
Vụ lang thang 1 mình không biết tiếng của em làm chị nhớ đoạn đường Lệ giang hành của mình, cũng gần gần thế... nên spam chút cho vui!

Phương Hoàng
19-10-2011, 00:57
@Ariel: Dạ, cũng may là lạc đúng chỗ ạ!!! ^^
......................
Kể rằng có 1 buổi tối 2 đứa 1 Tây - 1 Việt Nam đi lang thang tìm quán bar, cuối cùng tìm được 1 quán bar dành cho dân đồng tính, 1 quán bar chỉ dành cho tình nhân và 1 quán karaoke giá tận trên trời... thế nên đành về khách sạn uống cocktails quên sầu. Ngồi vật vựa ở cái bar ngoài vườn, nghe bọn kia trò chuyện, nghe 1 đứa Đan Mạch chat với bạn khóc huhu vì không qua được Tibet.... Mình cũng có cùng tâm trạng rứa, onl, than thở với Kevin mấy câu, chat với em gái, bảo nó yên tâm. Lúc ấy tình hình VN - TQ căng thẳng, nó lo lắng lắm.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01136.jpg

Kể rằng những buổi tối ở Thành Đô các quán lề đường cũng nhiều như Việt Nam. Trời mưa ăn đồ nướng, uống sữa đậu nành và ngắm người ta.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01138.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01148.jpg

Ngày thứ 3 của hành trình, buổi tối đi ngủ sớm, gần sáng nghe lục đục tiếng gõ cửa, mở mắt thấy mấy bạn giường kế bên thu dọn hành lý lên đường nên nhắm mắt ngủ tiếp. Dorm room mà, chịu thôi. Hơn 9h, lại nghe tiếng gõ cửa, lồm cồm bò dậy mở cửa, thấy người Hà Nội đứng trước mặt. Vậy là từ giờ có 3 đứa lang thang.

Không đi được Tibet nên thành ra lỡ dỡ, do định đi thẳng đường bộ từ Tibet sang Nepal. Bây giờ phải đặt vé máy bay thẳng đến Nepal, có 2 lựa chọn nếu đi từ Thành Đô:

1. Thành Đô - Lasha - Kathmandu: chừng 3.500 NDT, quá cảnh 2 tiếng, phải ngồi trên máy bay không được đi đâu hết do không có permit.

2. Thành Đô - Côn Minh - Kathmandu: chừng 2.500 NDT, nghỉ lại 1 đêm.

Muốn ghé Lasha lắm lắm, muốn nhìn Tây Tạng lắm lắm dù là chỉ trên máy bay... Mà, nghĩ lại, đã đến đó rồi mà còn không được đặt chân xuống đất... Đã đến đó rồi mà....

Thôi, bỏ. Giấc mơ ấy gác lại, để lúc khác. Thời gian còn dài... Hành trình của mình không chỉ có Tibet. Thôi, không tiếc, vì giấc mộng của mình chưa trọn vẹn, chưa đủ điều kiện để hoàn thành. Đi tiếp thôi, phương án 2 cho tiết kiệm.

Đặt vé, lại rắc rối. Do tại đó không chấp nhận thanh toán bằng thẻ, không nhận tiền USD, chỉ có nhân dân tệ và nhân dân tệ...
Muốn đổi ngoại tệ ở Trung Quốc cũng không dễ dàng gì, chỉ có thể thông qua China Bank hoặc China Instruction Bank... Vào ngân hàng, đợi, chờ, giải thích. Và nó săm soi, săm soi, lại săm soi. Coi pasport, coi từng tờ tiền, liên hệ gì gì đó... Mất chừng hơn 1 tiếng cuối cùng cũng chịu đổi tiền cho mình, tỉ giá cũng như đổi ở Việt Nam. Vậy là mua được vé và an tâm đi chơi tiếp:

Thành Đô nhiều người đến, Lạc Sơn, Cửu Trại Câu cũng nhiều người biết, thế nên đi lướt qua 1 cái rằng thì là mà có đôi ba ngày rảnh rỗi đi lang thang những nơi đó.
Khuyến mãi thêm cái lịch trình xe bus và bản đồ:

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01041.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/35%20NGAY%20-%20TRUNG%20QUOC/DSC01042.jpg

Đến Cửu Trại Câu, ấn tượng nhất là thời gian, ngày dài tưởng chừng như vô tận. 21h00 đêm mà mặt trời còn chưa đi ngủ. Ban ngày nắng rực rỡ, nhưng nước thì vẫn lạnh như băng.

Ba đứa: 1 Hà Nội - 1 Sài Gòn - 1 Long Island.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/284782_10150266012139298_533874297_7316949_6155005 _n.jpg

long_vinasun
19-10-2011, 01:09
Chờ đến mức cái cổ dài thật dài.... viết tiếp đi nàng ui

Phương Hoàng
19-10-2011, 02:42
Đi chơi chán chê về lại Thành Đô đón chuyến bay đi Kunming, sau 1 đêm vật vờ lại bay tiếp đến Kathmandu.

Khúc này ngồi hóng, không biết mình có bay qua Lhasa không ta, không biết mình có thấy gì không ta? Chẳng có gì, chỉ có núi non...
https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01928.jpg

Thong thả ăn sáng:

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01940.jpg

Ăn gần xong thì thấy máy bay hạ độ cao và chuẩn bị đáp:

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01967.jpg

Chưa đi Nepal lần nào, nhưng thấy cảnh lạ lạ, bốn bề như nước nổi miền Tây, không có núi non trùng điệp, không có vực sâu, không ...như mình tưởng tượng, hơi nghi nghi...

Máy bay đáp rồi

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01968.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01975.jpg

Ngó ngó, nghiêng nghiêng, phát hiện là mình đang ở Bangladesh. :((

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01974.jpg

Máy bay vẫn không mở cửa. Hành khách bắt đầu nhốn nháo. Một số người bắt đầu đi lại, một số người bắt đầu...ngủ.

khunglongvkc
19-10-2011, 10:30
Lót dép hóng hớt tiếp câu chuyện hấp dẫn của đồng nghiệp cũ, hihi, phục BP thật!

nini
19-10-2011, 13:52
Ồ! Băng - la - đét! Chị thích chỗ này đó...rất đặc biệt... :D

Phương Hoàng
21-10-2011, 00:29
Ngồi trong máy bay chống cằm nhìn qua cửa số. Mấy người đang sửa chữa gì đó, đang đào đất hay làm gì đó. Mấy người phụ nữ đen thui, mặc những cái áo váy màu rực rỡ, 1 ông mập đen thui đưa tay chỉ trỏ, chắc là quản lý...

Đất nước này cũng nghèo...

Thiệt tình lúc đó cũng ko biết mình đang ở đâu. Cái cảm giác mình ở đó, nhưng không định vị được ở đó là ở đâu, đôi khi cũng làm mình hơi lúng túng.

Sau về coi lại, Bangladesh ngày xưa từng là 1 phần của Ấn Độ. Vùng đất thấp, thường xuyên bị nhấn chìm trong lũ lụt. Hèn chi, từ cửa sổ máy bay nhìn ra, cả khoảng không gian ấy cứ nhờ nhờ màu nước nổi, thấp thoáng mấy dãy cây xanh xanh, mấy con đò lặng lẽ chụm đầu vào nhau.

Tự nhủ, chắc mình đang được "bù đắp" cho chặng dừng Lhasa. Thôi kệ, ghé coi cho biết thôi, chứ chắc chẳng có dịp nào đi Bangladesh đâu. Ngó 1 cái mà nhớ rồi tự nhủ ít ra mình cũng đã đến đây mặc dầu chưa hề đặt chân xuống đất.

2h sau máy bay lại cất cánh tiếp tục hành trình. Nepal lúc ấy trong đầu mình vẫn còn là 1 tờ giấy trắng chưa ghi chép gì.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01979.jpg

Ngoài kia, qua hết đồng nước nổi mênh mông đó là những dãy đất cam nóng cháy, thấp thoáng những bụi cây... Chắc là Ấn Độ. Nhìn từ trên cao, đồng bằng có màu cam, núi cao có màu xanh... Không hiểu sao khi vẽ bản đồ địa lý, người ta lại thể hiện ngược lại nhỉ? Càng cao, màu càng đỏ sậm và đồng bằng thì xanh ngát....

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01992.jpg

Qua mảng đất cam ấy, máy bay chao cánh 3 vòng rồi đổi hướng bay về phía núi. Chập chùng là núi non... những khe, rãnh, thung lũng... Người ta sống trên đỉnh núi. Nghĩ vậy khi thấy những công trình kiến trúc thưa thớt trên 1 đỉnh núi nào đó.... Cũng không rõ...

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01993.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01996.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC01997.jpg

Phương Hoàng
21-10-2011, 00:41
Sân bay Kathmandu nhỏ nhỏ, vào khai báo, dán 1 tấm hình 3x4 (mang theo), nộp 25usd, thế là coi như xong cái visa du lịch 15 ngày tại Nepal. Muốn ở lâu hơn thì có vài mức giá khác, tùy lịch trình của bạn. Đa phần khi đi Nepal người ta đi chừng...1 tháng. Sở hữu 1 phần Hy Mã Lạp Sơn, sở hữu đỉnh Chomolungma, sở hữu nhiều thứ huyền bí khác... :) Nepal là nơi xứng đáng để bạn có nhiều trải nghiệm trong khoảng thời gian dài.

Bước ra khỏi sân bay, cái nắng gay gắt mùa hè ập thẳng vaò mặt. Cái taxi cổ lỗ xỉ bon chen cùng hằng hà sa số xe côn. Ở đây, người ta toàn chạy xe côn, phân khối lớn, đẹp...mặc dù mức thu nhập trung bình đầu người ở đâu chỉ chừng 2usd/ngày.

Dân du lịch bụi đến Kathmandu đều đổ về Thamel:

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02009.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02011.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02017.jpg

Đường nhỏ, ngõ nhỏ, đủ các phương tiện giao thông từ hiện đại đến nguyên sơ. Thamel, nơi nơi nhà cửa đều là cửa hàng hoặc văn phòng du lịch hoặc nhà hàng hoặc khách sạn. Thamel, như chỗ trũng của 1 hoang mạc, thu hút tất cả mọi du khách. Được quy hoạch trong 1 ô vuông lớn, ở Thamel mọi con đường đều giống giống nhau, đi 1 hồi, thể nào cũng lạc, lạc 1 hồi, thể nào cũng về lại điểm ban đầu.

Phương Hoàng
21-10-2011, 00:57
Ở Thamel không sợ không có chỗ ở.
Và nơi tôi lựa chọn là khách sạn đầu tiên của Nepal, mang lịch sử lâu đời, hiện đại nhưng vẫn cổ kính, nằm giữa Thamel ồn ào náo nhiệt.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02012.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02036.jpg

Nơi có khu vườn đẹp, có thảm cỏ nằm đọc sách..

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02008.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02031-Copy.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02037.jpg

Ở đây, đặc biệt giá thấp nhất là 2 usd/phòng. Và chỉ có 1 phòng duy nhất giá đó nên hên xui bạn có đặt được phòng đó hay không. Dĩ nhiên vậy thì họ có quyền quảng cáo là giá phòng từ 2usd. Thật là biết kinh doanh!!!

Đây là phòng "VIP" chúng tôi đặt được, 3 giường, 3 mặt kính nhìn ra xung quanh, là phòng cao nhất của khách sạn. Giá 15 usd/ngày, không bao gồm ăn sáng.

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02033-Copy.jpg

https://i184.photobucket.com/albums/x104/PHUONG95321/KATHMANDU/DSC02003.jpg

Lợi thì có lợi, hại thì từ từ sẽ nói.

Lưu ý: Khi bạn nói taxi đưa về Kathmandu Guest House, nhiều đứa sẽ nói là không biết. Đừng lo, tụi nó nói xạo đó. Hãy cương quyết và cứng rắn!!! Vì nếu không bạn sẽ có 2 lựa chọn sau:

1. Theo chỉ dẫn của taxi, chọn 1 cái khách sạn nào đó mà theo họ là "tốt", "giá rẻ"...và dĩ nhiên là mất thêm 1 ít tiền cò và khách sạn thì chưa biết như thế nào.
2. Đi bộ từ đầu đường vào ô vuông mang tên Thamel và...từ từ kiếm. (Do đường nhỏ nên taxi lười vào, chứ không phải họ ko biết đường)

012
14-12-2011, 12:56
Chào phượng hoàng. Mình rất khâm phục chuyến đi thân gái dặm trườnh như bạn.Tết này mình tính làm một chuyến giống như bạn, nhưng là lần nên chưa có kinh nghiệm, mong bạn chỉ cho mình 1 ít .Mình tên thiện 26t ở sài gòn số dt 0120 305 6483.Rất vui được quen biết bạn.

linhnam
14-12-2011, 14:19
@Sao bạn không viết tiếp - Hay là trang Phượt bị mất dữ liệu ha!

Phương Hoàng
03-02-2012, 11:16
Cũng đã quá lâu để tiếp tục, hành trình dài, nhưng chỉ cần qua 1 khoảng thời gian đã dần dần quên mất những địa danh.

Dự định là đến Kathmandu theo đường bộ vì theo Wikipedia:

"...Kathmandu là thành phố, thủ đô của Nepal, nằm ở miền Trung của nước này. Thành phố cũng được gọi là Katmandu. Thành phố toạ lạc trên một vùng đất thấp màu mỡ (Thung lũng Nepal) ở phía Nam Himalayas, tại độ cao khoảng 1220, gần đoạn hợp lưu của sông Bāghmati và sông Vishnumati. Đây là thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm văn hóa, hành chính, kinh tế chính của vương quốc núi non này. Một đường quốc lộ kéo dài về phía Bắc đến Lhasa ở Tây Tạng và một tuyến đường khác nữa nối Kathmandu với Raxaul, một trung tâm đường sắt ở Ấn Độ. Thành phố có một số ngôi chùa với kiến trúc đặc sắc. Ở đây cũng có Đại học Tribhuvan (1959) và Bảo tàng quốc gia Nepal...."

Hành trình không như dự định... Dạo bước trên không, cuối cùng cũng đến Nepal...

Ẩn hiện trong tiềm thức về Nepal, chính là đôi mắt Phật.

Swayambhunath

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02127.jpg

Đi lòng vòng ra khỏi Thamel, bắt đại 1 chiếc xà ích chừng vào chục rupi, tìm đường đến với Swayambhunath. Bản đồ lấy ở sân bay. Đã qua 1 khoảng thời gian, kí ức có lúc chỉ còn là những đoạn băng trắng.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02053-Copy.jpg

Xe thả xuống 1 ngôi đền nhỏ, đi 1 vòng, hình như ko phải nơi cần đến.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02060-Copy.jpg

Một đoàn phụ nữ đang cầu nguyện, giữa sân đền là 2 chú rùa lặng lẽ bò quanh...

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02068-Copy.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02065-Copy.jpg

Ngồi lặng yên, ngắm cái này, cái nọ 1 chút, lại xách túi lên, hỏi đường đến nơi cần phải đến.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02066-Copy.jpg

Phương Hoàng
03-02-2012, 11:42
Biết là mình nhầm nơi nên tìm đường đi tiếp. Qua những con phố nhỏ vắng người, gặp hai cô bé xinh xinh. Thấy tôi chụp hình hai bé quay lại và cười.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02072-Copy.jpg

Đi 1 khoảng nữa, thấy vài hàng bán đồ

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02075-Copy.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02076-Copy.jpg

Hai vợ chồng tắm con

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02077-Copy.jpg

Và 1 gia đình

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02078-Copy.jpg

Trong mỗi chuyến đi, tôi thường không quan trọng đích đến cho lắm. Đến cũng được, ko đến cũng được. Cái quan trọng là những gì mình đã trải qua, những người mình đã gặp, những gì mình cảm nhận được...

Có 1 lúc nào đó, tôi luôn muốn mình trở thành 1 người ngắm nhìn thế giới!!!

Mỗi khi chuẩn bị đi đâu đó, mẹ hay hỏi:

- Con đi đâu đó?

- Đi để làm gì?

- Ở đó có gì?

Thường tôi trả lời điểm đến và:" Con cũng không biết nữa!!"

Có những chuyện mình dự tính được, có những chuyện mình dự tính nó cũng ko diễn ra như mình đã định. Tôi thường hay nói là tôi chỉ muốn đến đó, tự mình "ngó" 1 cái, cảm nhận 1 chút...

Thường thì mẹ cũng ko nhớ rõ điểm đến của tôi, nhưng thỉnh thoảng mẹ cũng xem ti vi và thấy những nơi tôi đã đến. Ở nhà, xem ti vi, những gì mẹ thấy là cốt lõi nhất, qua những góc nhìn lung linh nhất và kèm theo đó là những lời bình sâu sắc nhất. Còn hành trình của tôi, là nắng, là gió, là bụi đường, là những con đường đôi khi ko biết dừng ở đâu, là đêm đằng đẵng, là ngày bơ vơ... Có những lúc mệt mỏi chỉ ước gì đang ở nhà để nằm dài trên cái giường của mình, ăn 1 bữa cơm nóng sốt...

Cái không biết nữa đôi khi là sự háo hức, đôi khi là sự lo lắng. Mọi sự tùy duyên!!!

Vẫn chỉ là muốn mình tự trực tiếp cảm nhận, muốn tự mình ngắm nhìn thế giới. Có khi là 1 kẻ lữ hành đi lang thang phiêu bạt, để khi trở về thôi ko hối tiếc vì 1 ước mơ ko đủ can đảm để thực hiện.

hahuta22
06-02-2012, 14:26
Góp vui tý nhỉ

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/Kathmandu/IMG_2775.jpg

hahuta22
07-02-2012, 10:10
Tôn Ngộ Không

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/Kathmandu/IMG_3010.jpg

Phương Hoàng
27-02-2012, 14:37
https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02086-Copy.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02107-Copy.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02092-Copy.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02117.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02121.jpg

Phương Hoàng
28-02-2012, 11:03
Tại Kathmandu, người ta đi về cõi vĩnh hằng bằng cách thiêu xác rồi trút xuốg sông, để dòng nước gột rửa tất cả những gì còn sót lại.

Một chiếc xe cứu thương chở người ta đến

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02339.jpg

Cái xác được mang vào trong và đặt lên 1 đống củi được chất sẵn. Lửa được châm và khói bốc lên

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02335.jpg

Khu thiêu xác được đặt cạnh 1 dòng sông, chia làm nhiều gian đốt xác. Hahuta vào trong xem cận cảnh, còn tôi, vì 1 chút gì đó sợ hãi, đã ko vào. Tôi đi vòng lên ngọn đồi cao, len vào 1 khu đền Hindu vắng bóng người, từ đó có thể nhìn bao quát xung quanh. Đứng trên cao lộng gió, nhìn khỏi tỏa đi khắp nơi, không biết linh hồn đó có bay về trời...

hahuta22
01-03-2012, 12:30
Hehe, góp thêm tý nữa này:
Ở trên trẻ con bơi lội vui chơi

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2996.jpg

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2994.jpg

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2990.jpg


Ở dưới thì hỏa táng

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2967.jpg

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2965.jpg

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2956.jpg

https://i1019.photobucket.com/albums/af317/hahuutam/IMG_2946.jpg

snowstalker
02-05-2012, 13:36
Hi chị PH,

Hành trình của chị thú vị quá...mong chờ dc nghe kể tiếp ^^

Phương Hoàng
06-07-2012, 01:34
Quên thiệt, tui quên thiệt rồi. Cả năm trời ngưng lại, chẳng biết làm sao để mà tiếp tục. :(
----------------------

Trước chỗ đốt xác này, là 1 viện dưỡng lão. Mái nhà gỗ hằn vết thời gian, và những cụ già ngồi trên bậc cửa.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02303.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02305.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02304.jpg

Không hiểu người ta có ý gì khi sắp đặt vị trí như thế này... Viện dưỡng lão sát bên nơi đốt xác...

Phương Hoàng
06-07-2012, 01:42
Nepal, cũng có 1 phần nào đó giống như là Ấn Độ. Đã đi qua biên giới, đã gặp nhiều người, đã thăm nhiều đền đài, nhưng đôi khi tôi vẫn lẫn lộn.

Dọc hai bên đường, đôi khi nhìn thấy sự phân hóa rõ rệt của xã hội, của giai cấp. Phía bên này là màu sắc rực rỡ, là hoa thơm.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02268.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02267.jpg

Thì phía bên kia là những đứa trẻ trần truồng đầy ghét bẩn và những người khố rách áo ôm với gia tài là 1 đống mền gối chăn chiếu mang theo khắp mọi nơi.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02269.jpg

Phương Hoàng
06-07-2012, 01:52
Nếu như ở Ấn Độ người ta vẽ Henna, thì ở Nepal cũng có một cách rất sáng tạo. Họ in.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02260.jpg

Xung quanh Kathmandu người ta bán rất nhiều con dấu bằng gỗ, đủ kích cỡ, đủ hình dáng, từ hoa văn trên tay chân cho đến con cá, con công, dấu chân hay thậm chí là Kamasutra.

Những con dấu bằng gỗ được bày dưới đất hay trên 1 chiếc xe đẩy bán tạp hóa thế này:

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02080-Copy.jpg

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02081-Copy.jpg

Chỉ với vài rupi là cô bé được làm đẹp bằng cách in đầy hai bàn tay.

Lựa chọn xem mẫu nào đẹp

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02259.jpg

In

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02257.jpg

Thứ màu này chắc là cùng loại với loại vẽ henna làm từ cây lá móng, nên màu giữ đc đến vài ngày, rửa nước ko trôi.

Tôi cũng tranh thủ làm 1 dấu cho giống dân nhà Phượt:

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02263.jpg

Và bonus thêm 1 tư thế Kamasutra. Có ai nhìn ra ko ạ?

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02264.jpg

Phương Hoàng
06-07-2012, 02:06
Bàn sang 1 chút về chuyện ăn uống.

Nếu như trong khuôn Thames đầy rẫy những món Western, thì chỉ cần bước ra khỏi không gian ấy, bạn sẽ được ăn như dân địa phương với cái giá rẻ không ngờ.

Trong suốt những ngày ở Nepal, bữa ăn tôi nhớ nhất là tại 1 cái quán nhỏ lụp xụp ven đường. Khu này, mỗi quán ăn đều có 1 cái nồi hơi to đùng trước cửa và réo rắt tiếng nước sôi. Kèm theo đó là những mâm bánh momo được làm luôn tay bởi chủ nhà.

Momo là 1 thứ bánh giống như sủi cảo của người Hoa, nhưng ở Nepal họ làm từ thịt và rau, phía ngoài là 1 lớp bột mì tự nhào nặn. Momo, được xem gần như là 1 món ăn phổ biến nhất Nepal, đâu đâu cũng có, nhà nào cũng ăn, và là 1 món "must try" cho những kẻ lỡ mang trong mình dòng máu thích lang thang tên gọi Phượt - tơ.

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02250.jpg

Bánh momo được hấp trong thùng nước ấy và dọn lên kèm 1 ít sốt sền sệt màu đỏ, trông như là tương ớt hay sa tế gì ấy. Ăn ko cay lắm.

Chúng tôi gọi lung tung vài món: 1 dĩa momo, 1 khoai tây, 1 rau, 1 cơm trắng và 1 dĩa thịt. Cũng chẳng biết là thịt gì. :P

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02255.jpg

Do thói quen, khi đi du lịch, vào 1 quán ăn và kêu món tôi hay hỏi giá trước. (Chỉ để chắc ăn là mình có đủ tiền để trả và ko bị bắt chẹt...). Cô chủ quán nói giá dĩa thịt với vẻ ngài ngại vì sợ...nó đắt quá so với những món khác. Đến tận bây giờ tôi còn nhớ, giá đĩa thịt đó là 60 rupi, tương đương 18.000 vnđ vào thời điểm đó. Và toàn bộ chi phí cho bữa ăn đó hình như chưa tới 30.000 vnđ cho 1 người. Đó là bữa ăn rẻ nhất suốt lịch trình. Rẻ mà no, ngon và đầy đủ chất!!! :">

Bổ sung thêm vài thứ bánh dọc đường:

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02243.jpg

Sau này, qua thêm được Ấn Độ và Sri Lanka, tôi biết được thêm rằng người dân ở khu vực này rất khoái 1 món:

Bánh Donut:

https://i280.photobucket.com/albums/kk168/pe_rua3138/Kathmandu/DSC02266.jpg

Mặc dù bánh ở đây chỉ chiên lên và rắc 1 ít đường thôi, chứ ko màu mè này nọ như Donut bán ở Sài Gòn nhưng đủ sức hấp dẫn cả 1 dãy lãnh thổ rộng lớn!!!!

trinhnusatthep
04-12-2012, 05:32
Không hiểu sao càng ngày em càng thích các bạn miền Nam nhé, bởi sự hồn nhiên không toan tính của các bạn, giọng văn không cần quá trau chuốt và ra vẻ bác học, tưng tửng từng tưng, chỉ một cụm từ bạn ấy viết ra chẳng có chủ vị cũng làm em thấy thích được. Bạn này giống mình, muốn được ngắm nhìn thế giới, đi đôi khi không cần "đến", nhưng phải có chút ở là có thể coi đã đến rồi.
Tiếc chút chút vì đã hơn 1 năm trôi qua, chị Phượng Hoàng chắc đã quên sạch, và có khi lại đã xác ba lô, ra khỏi bếp và đi đến một nơi nào đó. Hóng những chuyến đi của chị.

anhsojack
09-12-2012, 14:19
Tiếp tục nếu như còn có thể nhé PH...pleaseeeeeeeee

Phương Hoàng
17-05-2013, 10:16
Ăn uống no say, tiếp tục lang thang, gọi 1 chiếc taxi thương lượng giá cho hành trình cả buổi chiều. Kathmandu có vài cái "must see" nên cũng đi cho biết. Chúng tôi đi đến Patan.

(Ảnh: Durbar Square, hiện giờ tôi ko up đc hình, bổ sung sau nhé)

Đi vòng quanh, leo lên những gác chuông hay đền đài ngồi hóng gió, ngắm người ta. Tôi đang đứng ở một nơi xa xôi trong ký ức. Tự thuở nào ấy, đọc ở đâu đấy về câu chuyện Phật sống ở Nepal. Biết là biết vậy thôi, chớ còn lâu mới có thể tận mắt thấy được.

Câu chuyện ấy sơ sơ như vầy: (Theo Reuters)




Ở Nepal có một điều bí mật ít ai biết tới . Ở đây có những Kumari - Nữ thần sống duy nhất trên thế giới! Khi được chọn làm Nữ Thần, cô gái trẻ không được sống chung với gia đình .

Việc chọn lựa Nữ Thần sống ở đây rất nghiêm ngặt . Những ứng cử viên cho ngôi Nữ thần sống chỉ khoảng 4 - 5 tuổi, cơ thể phải hoàn mỹ, không chút kiểm khuyết, chưa từng bị thương chảy máu .



Việc tìm kiếm, chọn lựa Nữ thần sống gần giống như chọn Phật sống ở Tây Tạng . Những cô bé tham gia tuyển chọn Nữ Thần sống trước tiên phải rất khoẻ mạnh, chưa từng mắc bệnh hay bị chảy máu, trên người không hề có mụn nhỏ . Hàm răng phải đều tăm tắp và không thiếu một chiếc .

Chỉ có những cô bé có đủ 32 điểm cát tường mới lọt được vào vòng cuối cùng . Ví dụ: da cổ phát sáng như xà cừ, thân hình thẳng như cây Bồ đề, lông mi dài và cứng như mí mắt bò, chân thẳng như chân hươu, mắt và tóc đen nhánh ....

Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị Nữ Thần, sễ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa phú quý, đó quả là chuyện rất đáng vui mừng .

Thế nhưng, khâu tuyển lựa cuối cùng để một cô bé trở thành Nữ thần sống thật đáng sợ: Cô bé bị nhốt một mình trong gian điện rộng lớn của miếu thần, xung quanh tối đen như mực, để đầy đầu trâu máu me bê bết, xương sọ người, và một số người mang mặt nạ ma quỷ . Cô bé nào không mảy may sợ hải sẽ là hoá thân của Nữ thần Kumari .

Từ sau ngày được chọn làm Nữ thần sống, cô bé ấy phải mặc bộ trang phục trắng tinh khiết rồi vào sống trong miếu Nữ thần Kumari - một trong những thánh địa thiêng liêng nhất của người Nepal .

Cũng từ ngày đó, cô gái phải từ biệt thế tục, xa rời cuộc sống bình thường để suốt ngày một mình trong khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh, sống cuộc sống vừa thiêng liêng lại vừa cô độc của một Nữ thần sống .

Cho đến năm 12, 13 tuổi, khi cơ thể cho thấy triệu chứng đã có thể làm mẹ, cũng là lúc Nữ thần chuẩn bị được thay thế bởi một người khác . Hàng ngày, trước 7 giờ sáng, với sự giúp đỡ của mọi người, Nữ thần vệ sinh cá nhân, ăn mặc trang nghiêm trong trang phục của Nữ thần Kumari .

Vào lúc 9 giờ, Nữ thần phải ngồi lên chiếc ngai bằng vàng để nhận sự triều bái của mọi người . Sau đó, Nữ thần phải học từ một vị sư phụ và có thể chơi cùng những bạn cùng lứa .

Từ 12 giờ đến 4 giờ chiều, Nữ thần có thể được mặc bộ trang phục màu đỏ, đầu mang trang sức bạc, xuất hiện ở cửa sổ để du khách ngắm nhìn ...

Sau khi đã được chọn làm Nữ Thần, cô gái trẻ không được sống chung với gia đình nữa, ngay cha mẹ cô cũng chỉ thỉnh thoảng đến ngắm con như mọi tín đồ triều bái khác .

Cho đến khi trở thành thiếu nữ thì Nữ thần buộc phải về hưu, chỉ được giữ lại đồng tiền vàng và bộ trang phục màu đỏ thường mặc khi tiếp tín đồ triều bái .



Chính phủ Nepal chu cấp cho Nữ Thần mỗi tháng 6000 rupi, cộng với 1000 rupi phụ cấp giáo dục . Mức chu cấp này bằng 2 lần mức lương tối thiểu của công chức và bằng 4 lần thu nhập bình quân đầu người ở Nepal, nhưng ở Cadmandu thì chỉ đủ để duy trì một cuộc sống bình thường .

Tuy nhiên, sau khi mất đi vầng hào quang của một Nữ thần sống, cuộc sống của một Kumari trở nên thực tế một cách phũ phàng . Do sống tách biệt với xã hội lâu ngày nên khi quay lại đời thường, cô ta buộc phải sống dựa vào cha me, người thân

Tàn khốc nhất là tin đồn độc địa: Nếu người đàn ông nào kết hôn với một cựu Nữ thần sống thì sẽ bị hộc máu chết chỉ trong vòng 6 tháng . Chính vì vậy, các Nữ thần sống sau khi quay trở lại cuộc sống bình thường phải chấp nhận cuộc sống cô đơn lạnh lẽo suốt quãng đời dài còn lại ......

Ảnh: Bé gái 6 tuổi lên ngôi nữ thánh sống tại Nepal (bổ sung sau)

Chính phủ non trẻ của Nepal đã chọn một bé gái 6 tuổi làm nữ thánh sống tại thành phố cổ Bhakatapur. Như vậy là sau một thời gian dài tìm kiếm rất nghiêm ngặt, ngôi vị được nhiều người kính trọng đã có chủ.

Nhiều thập kỷ qua, nhà sư trưởng của các triều đại Nepal thường là người chọn các nữ thánh sống - hay còn có tên gọi là Kumari, tại một số thành phố trong thung lũng Kathmandu. Nhưng khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ hồi tháng 5, chức vụ nhà sư trưởng cũng không còn.

Thay vào đó, các quan chức tại Hội tín thác (Trust Corporation - TC) thuộc chính phủ chuyên phụ trách các vấn đề văn hoá đã lựa chọn Shreeya Bajracharya làm Kumari mới của thành phố Bhaktapur gần thủ đô Kathmandu.



“Chính phủ cho phép chúng tôi lựa chọn Kumari và chúng tôi đã làm điều đó lần đầu tiên”, Deepak Bahadur Pandey, quan chức cấp cao của TC, cho hay.

Keshab Bahadur Shrestha, một thành viên khác của TC, nói: “Giờ đây chúng tôi là một nước cộng hoà và không còn nhà vua hay nhà sư hoàng gia, nhưng điều đó không có nghĩa chúng tôi sẽ phá bỏ tín ngưỡng”.

Quốc gia thuộc dãy Himalaya đã bãi bỏ chế độ quân chủ kéo dài 239 năm và trở thành nước cộng hoà, sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 4. Đảng Cộng sản Nepal (CPN) chiếm nhiều ghế nhất trong quốc hội gồm 601 ghế và hiện cũng đang lãnh đạo chính phủ mới.

Shreeya, con gái của một người nông dân, được chọn làm nữ thánh sống vì sở hữu đôi lông mi dài và cứng như mi mắt bò, giọng mềm và rõ ràng như giọng của một con vịt. Shreeya lên ngôi nữ thánh sống hôm chủ nhật.



Để trở thành Kumari, các bé gái phải trải qua các cuộc kiểm tra nghi thức và phải có 32 nét đẹp hoàn hảo trên cơ thể. Khi được chọn, các Kumari phải sống trong một ngôi nhà đặc biệt và được cả các tín đồ đạo Phật và đạo Hindu tôn thờ.

Trong trang phục màu vàng và ngồi trên một chiếc ngai vàng, Shreeya cho biết cô bé muốn trở thành y sĩ khi trưởng thành. Các trợ lý của cô cho biết, Shreeya thích ăn bánh bích quy và cơm đập - một món ăn rất phổ biến ở Nepal.

Shreeya lên ngôi để thế chân người tiền nhiệm gây nhiều tranh cãi Sajani Shakya, người đã về hưu hồi đầu năm nay sau 9 năm tại vị.

Shakya đã nổi tiếng khắp các mặt báo thế giới hồi năm 2007 sau khi cô bé tới Mỹ để quảng bá phim do một công ty của Anh sản xuất về hệ thống Kumari. Một số quan chức tôn giáo đã chỉ trích chuyến đi này vì cho rằng nó đi ngược lại với truyền thống. Shakya sau đó đã từ chức theo yêu cầu của gia đình.



Các Kumari luôn là tâm điểm thu hút du khách lớn của Nepal và được nhiều người xem là sự hiện thân của thần nữ Kali. Các Kumari thường được tôn sùng cho tới khi họ đến tuổi dạy thì. Đó cũng là lúc họ trở về với gia đình và một kumari khác sẽ được chọn để thay thế.

Tháng trước, Tòa án tối cao của Nepal đã yêu cầu chính phủ phải bảo vệ nhân quyền cho các Kumari sau khi xuất hiện những lời phàn nàn rằng các qui định nghiêm ngặt dành cho Kumari khiến đứa trẻ khó có một cuộc sống bình thường.

(Theo Reuters)

Phương Hoàng
17-05-2013, 10:28
Đi qua Durbar Square, mua vé cổng, họ phát cho một cái sticker màu cam dán vào đâu tùy thích, miễn sao cho người ta dễ thấy. Họ thấy rồi họ sẽ không bắt đi mua vé tham quan nữa.

Ảnh: Vé cam

Dubar là 1 khuôn viên rộng, cạnh chợ, là nơi được Unesco công nhận là di tích, dân địa phương thì không phải mua vé, lại không có cổng hay tường rào bao quanh. Người đi loanh quanh, đường dẫn về mọi nẻo. Chả hiểu các bạn ý có bao nhiêu người để kiểm soát du khách. :D Bạn nào giống người Nepal, không mang máy ảnh chắc chả cần mất tiền vé nhỉ.

Bhakatapur cũng nằm gần đấy, nhưng vé thì phân biệt ghê gớm.

Ảnh: Giá vé.

Canh lúc đi vắng người, tôi lủi vào mua đại cái vé chui, giá chỉ bằng 1/11 vé dành cho dân xứ mình. :P

Mà, khu vực này lắm hướng dẫn viên, có 1 bạn phát hiện tôi nói xạo nên cứ đi theo miết, thiệt là.... :D