PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Minh Hải mùa nhớ!



Sightsky
14-08-2015, 22:45
Ngồi một mình, một bàn, một ghế, một ly cà phê, ly trà đá riêng, cái gì cũng riêng hết. Hông biết uống được bao nhiêu, mà bồi hồi nhớ là nhiều. Nhớ về nơi ấy!
Nơi ấy! Người ta hông có ngồi một mình một bàn một ghế, mà ngồi chung trên một chiếc giường bự tổ chảng, họ gọi là "BỘ LI QUĂNG", hầu như nơi ấy, nhà ai cũng có ít nhất một bộ li quăng hết, để mọi người trong gia đình ngồi ăn cơm, để khách tới uống trà, nhậu nhẹt, để đám tiệc còn có chổ mà ngồi ăn bánh uống nước, mà chỉ thích ngồi kiểu "NGỒI TRÁNH LŨ" thôi, người lớn đều ngồi vậy, trẻ con thì "NGỒI XẾP BẰNG", như thế buổi cơm chiều, buổi nhậu mới trở nên vui vẻ hơn.
Nơi ấy! xuồng ghe nhiều hơn xe cộ. Người lớn trẻ nhỏ đều biết chạy xuồng máy, gọi là XUỒNG MÁY vì họ gắn một máy động cơ phía cuối chiếc xuồng để di chuyển nhanh hơn trên sông. Nhớ lại vào thời chiến, xuồng máy phát huy tác dụng rõ ràng. Xuồng máy chuyên chở vũ khí, đưa chiến sĩ ẩn náu len lỏi trong từng con rạch, xẻo, lung,.. được bao bọc hai bên bởi màu xanh rì của những tàu dừa nước, cây mắm, cây đước,,, tránh được tầm nhìn không quân của giặc. Với những dạng địa hình nhỏ xíu mà uốn lượn dài thượt như thế, bà con lại nghĩ ra một tuyệt chiêu, đó là thu nhỏ bề ngang của chiếc xuồng, đồng thời tăng kích thước chiều dài, sẽ len lỏi linh động hơn, nhanh nhẹn hơn trong con rạch xẻo, lung,... và phát minh mới ấy được gọi là CHIẾC VÕ LÃI (gọi "võ" ngụ ý để phân biệt với ruột - động cơ máy; gọi "lãi" vì trông thân xuồng dài như con lãi), Từ đó tới bây giờ, Võ Lãi trở thành phuong tiện di chuyển chủ yếu của bà con nơi ấy, Võ Lãi nay được cải biên hơn về chất liệu, từ "gỗ" chuyển sang "composite", nhẹ hơn và chạy nhanh hơn, đứng trên bờ nhìn xuống thấy chiếc võ lãi cứ bay vèo vèo trên mặt nước, tốc độ chóng mặt hổng thua gì siu mô tô ở thành phố.
Nơi ấy! Người ta xài từ ngữ ngộ lắm! hông có xưng hô anh - em, chị - em, mà thường là anh - cưng, chế - cưng. Hông phải "chị" mà là "CHẾ" (quan hệ ruột rà hay không cũng là "chế"), gọi chị thì hiểu liền là xưng hô với " CHỊ DÂU"; hổng phải "em" mà là "CƯNG"(dùng cho cả con trai và con gái), từ cưng thiệt là thân thương làm sao, thân thiết hơn họ còn xưng hộ với nhau là MẦY - TAO nữa chớ. Mọi vật đều hình tượng hóa, thấy sao gọi vậy. Thấy rễ cây bần mọc ngược rộng khắp một vùng nước, dựng đứng lên trời, thẳng băng, cứng ngắt, đặt tên ngay cho loại rễ đặc biệt - CẶC BẦN; thấy trái mít non hông thể phát triển thêm nữa, liền gọi ngay là DÁI MÍT, mà để biết được trái mít đó là DÁI chỉ dể dàng đôi với con mắt tinh tường của người nông. Từ đó người ta hay nghêu ngao " NƯỚC CHẢY CẶC BẦN RUN LẨY BẨY- GIÓ ĐƯA DÁI MÍT GIÃY TÊ TÊ", hay mấy đứa con nít đi mua rượu cho Tía nó, nhổ ***cccc Bần chặt nhỏ làm nút chai rượu, lại nghêu ngao "CẶC BẦN NHÉT NÚT CHAI",... Nơi ấy! người lớn hay xài từ ĐỤ lắm, nói quen miệng, dần thành phản xạ, khen cũng Đụ, chê cũng Đụ, vu vơ cũng Đụ. Cầm tấm giấy khen học bổng của thằng con mình, ông Tía vỗ đùi cái bốp: "Đụ mẹ, hổng uổng công cả đời mần mướn nuôi nó!!!", ông cười hài lòng. Thành ra đôi khi cậu nói có từ "Đụ" ở nơi ấy là ngụ ý khen đó, chớ hổng phải chê đâu, mà cũng chỉ là câu nói quen miệng thôi, chớ hông có "hành động" gì hết trơn á. Ở thành thị chuyên gia xài từ "YÊU". "Anh yêu em!" - câu nói nghe mạnh lắm chứ trọng bụng hổng biết thằng này nghĩ gì. Nơi ấy! thay vì "Yêu", người ta xài "THƯƠNG", với những người ở nơi ấy, một khi đã nói "Thương" là chân thành lắm, nặng tình lắm, là "thương đứt ruột" luôn.
Nơi ấy! Bà con quan trọng nghĩa tình hơn tiền bạc. Đám tiệc hổng cần mướn ai nấu nướng phục vụ hết. Con gái trong xóm tập trung lại phụ giúp việc nấu nướng, bánh trái; thanh niên mỗi người một tay lo việc bàn ghế, đèn đuốc, mà quan trọng lắm là chuẩn bị RƯỢU. Rượu là thức uống hông thể thiếu đối với người dân ở nơi ấy, ly rượu vừa mang tính chất lễ nghi, vừa mang đậm nghĩa tình. Vài ly rượu, vài câu nói hỏi thăm bâng quơ là có thể biết được nhà bạn nhậu làm ăn thế nào, thạp gạo còn bao nhiêu kí,,,, y như rằng bày cả ran cả ruột cho người ta xem vậy! Mà có phải nào uống vài ly, phải vài lít mới được, nơi ấy họ nhậu bạt mạng luôn, như vậy mới có hình ảnh trẻ con đi mua rượu cho Tía nó, rồi nhổ ***ccc Bần nhét nắp chai; mới có nhiều nhà nấu rượu, sản sanh ra nhiều loại rượu trứ danh: Vùng Bến Tre có Rượu Dừa, Rượu Phú Lễ; Trà Vinh có rượu Xuân Thạnh, Long An có rượu Gò Đen,... ,nơi ấy lại nổi tiếng bởi Rượu Chuối Hột đậm đà, Rượu Tân Lộc trắng tinh, cay nồng; mới ra đời những cụm từ thể hiện tinh thần hết mình của dân nhậu mà sau này được sử dụng rộng rãi khắp nơi: Quất luôn, Đẩy luôn, Chơi tới bến, Mút mùa Lệ Thủy, Quắc cần câu, Lục bình trôi, Rụng nụ,...
Nơi ấy! Nơi ngày xưa mang tên Minh Hải, trứ danh giai thoại Cậu Ba Huy chơi sang nhất Nam Kỳ, nơi âm vang mãi ngón đờn điêu luyện của Bác Sáu Lầu với bài Dạ Cổ Hoài Lang huyền thoại, nơi nổi danh với những chuyện kể ngụ ngôn đâm chất khẩn hoang của Bác Ba Phi, nơi biết bao nhiêu người con được sanh ra, lớn lên, học tập và làm việc khắp mọi miền đất nước, và luôn tự hào mình là người con của đất Minh Hải ngày nào mỗi khi nhớ về!
Còn tui, có cái tật hông bỏ, là ra đường luôn nhìn biển số xe đoán tỉnh thành, và luôn thấy hào hứng với những xe nào mang biển sô 94, 69, vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn của tuiiiiiii đó!
Ngay bây giờ thèm lắm hương vị cay nồng của ly rượu đế quê nhà!