PDA

View Full Version : Nẫu Ơi, Nhớ Lắm!



haianh
12-08-2015, 10:04
Đã bao lâu rồi tôi không về Bình Định?! Nào phải quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, cũng đâu phải nơi tôi lớn lên nghĩa nặng tình thâm hay quê chồng nặng gánh, vậy mà sao cứ trĩu lòng, da diết!

Bình Định - mảnh đất thơ ca, văn vật hoàng thành - tôi đã đến, đã đi, đã hít thở cái không khí trong lành của miền quê thanh bình và cảm nhận sự thanh thản, bình an; để rồi luôn trong tôi là cảm giác thèm muốn, nỗi khát khao quay trở về.

Nơi ấy,

Sóng vỗ dạt dào biển cả

https://farm1.staticflickr.com/371/20476691176_2224081a01_b.jpg (https://flic.kr/p/xcsoTA)





Sừng sững những ngọn tháp Chăm uy nghiêm, cổ kính.

https://farm1.staticflickr.com/366/19880408634_8eccf3f594_b.jpg (https://flic.kr/p/whLhS7)



Nơi ấy,

Sản sinh người anh hùng áo vải làm khiếp sợ bao vạn quân Thanh

https://farm1.staticflickr.com/532/19882143493_1f4a20371a_b.jpg (https://flic.kr/p/whVbzt)




Có những người dân chân chất, hiền lành

https://farm1.staticflickr.com/456/20316554869_34d0d2cc1e_b.jpg (https://flic.kr/p/wXiDWM)



Là bức họa đồng quê trong ký ức trẻ thơ

https://farm1.staticflickr.com/372/20494264802_e7de075e30_b.jpg (https://flic.kr/p/xe1sV9)




Là chốn bình yên không của riêng mình.

https://farm1.staticflickr.com/412/20503312285_526a435cbf_b.jpg (https://flic.kr/p/xeNQqe)r

namnhihn
12-08-2015, 12:20
Hình như Phú Yên mới là xứ Nẫu chứ bác? chắc bác có ý khác trong từ "Nẫu"

khoangla
12-08-2015, 13:27
Hình như Phú Yên mới là xứ Nẫu chứ bác? chắc bác có ý khác trong từ "Nẫu"

Chính xác Phú Yên là xứ nẫu

balkan
12-08-2015, 23:22
Chu cha, hay quá, tiếp đi bác chủ! Hổng có, nẫu trông, nẫu ngóng, ràu nẫu buồng.

Dẫy nheng!

balkan
12-08-2015, 23:41
Hình như Phú Yên mới là xứ Nẫu chứ bác? chắc bác có ý khác trong từ "Nẫu"

Phú Yên hay Bình Định cũng đều là xứ Nẫu, vì hai vùng này có văn hóa rất chi là giống nhau bạn ạ.

Sau này, có khá nhiều người chỉ xem Phú Yên mới là xứ Nẫu; theo mình có lẽ do nghệ sĩ Hoài Linh( người Phú Yên) thể hiện quá thành công bài Trách phận (Nẫu ca) do nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ mà ra.

Mời bạn thưởng thức tài nghệ của nghệ sĩ xứ Nẫu này: https://www.youtube.com/watch?v=y9RDZhRGdj8

dzianh
13-08-2015, 07:49
Thực ra 3 tỉnh Phú Yên Khánh Hòa và Bình Định đều có thể xem là "Xứ Nẫu". Phần vì vị trí địa lý gần nhau, phần vì nét tuơng đồng về văn hóa, ngữ âm khi nói chuyện...
Trước đây, Phú Yên và Khánh Hòa chung tỉnh Phú Khánh, sau năm 1989 thì tách ra. Tương tự, Bình Định và Quảng Ngãi thì chung tỉnh Nghĩa Bình sau cũng tách ra. Nên, nếu nhận xét thì có thể thấy phần Bắc Bình Định như Tam Quan... Có ngữ âm khá giống Quảng Ngãi. Phần còn lại thì ngữ âm giống Phú Yên, Khánh Hòa.
Xa hơn, dưới thời nhà Nguyễn, 5 tỉnh Quảng " Ngũ Quảng" được xếp chung, còn các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định được xếp chung... Dó đó có chung ngữ âm, văn hóa cũng là dễ hiểu...
Vì sao có "danh xưng Xứ Nẫu" vì người dân ở đây dùng từ "nẫu" làm đại từ nhân xưng.
Bonus để thấy thêm sự khăn khít trong văn hóa:" ai về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em"...

thietbiso5s
13-08-2015, 09:08
ôi Bình Định quê tôi, bao nhiêu lâu xa xứ làm ăn .

haianh
13-08-2015, 12:17
Hình như Phú Yên mới là xứ Nẫu chứ bác? chắc bác có ý khác trong từ "Nẫu"


Chính xác Phú Yên là xứ nẫu



Phú Yên hay Bình Định cũng đều là xứ Nẫu, vì hai vùng này có văn hóa rất chi là giống nhau bạn ạ.

Sau này, có khá nhiều người chỉ xem Phú Yên mới là xứ Nẫu; theo mình có lẽ do nghệ sĩ Hoài Linh( người Phú Yên) thể hiện quá thành công bài Trách phận (Nẫu ca) do nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ mà ra.

Mời bạn thưởng thức tài nghệ của nghệ sĩ xứ Nẫu này: https://www.youtube.com/watch?v=y9RDZhRGdj8


Thực ra 3 tỉnh Phú Yên Khánh Hòa và Bình Định đều có thể xem là "Xứ Nẫu". Phần vì vị trí địa lý gần nhau, phần vì nét tuơng đồng về văn hóa, ngữ âm khi nói chuyện...
Trước đây, Phú Yên và Khánh Hòa chung tỉnh Khánh Hòa, sau năm 1989 thì tách ra. Tương tự, Bình Định và Quảng Ngãi thì chung tỉnh Nghĩa Bình sau cũng tách ra. Nên, nếu nhận xét thì có thể thấy phần Bắc Bình Định như Tam Quan... Có ngữ âm khá giống Quảng Ngãi. Phần còn lại thì ngữ âm giống Phú Yên, Khánh Hòa.
Xa hơn, dưới thời nhà Nguyễn, 5 tỉnh Quảng " Ngũ Quảng" được xếp chung, còn các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định được xếp chung... Dó đó có chung ngữ âm, văn hóa cũng là dễ hiểu...
Vì sao có "danh xưng Xứ Nẫu" vì người dân ở đây dùng từ "nẫu" làm đại từ nhân xưng.
Bonus để thấy thêm sự khăn khít trong văn hóa:" ai về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em"...

Cám ơn các bạn đã quan tâm; cám ơn Balkan và Dzianh đã trả lời dùm mình, đặc biệt Dzianh có giải đáp thật ngắn gọn và thấu đáo. (beer)

“… Giáp đầm Thị Nại, hãy còn sử xanh
Vô chợ ăn bún song thần
Hỏi mua nón ngựa để dành về quê
Thiếu gì hải vị sơn khê
Vào nam ra bắc ê hề ngựa xe
Nói chơi sợ nẫu cười chê
Có say đất khách mới mê nết người…”.


Bài vè có đầm Thị Nại, có bún song thần và nhất là câu: “Nói chơi sợ nẫu cười chê” cũng đủ xác định bài này có xuất xứ từ người Bình Định.

namnhihn
13-08-2015, 13:05
Bác biết chỗ này không
https://c2.staticflickr.com/6/5805/20343147670_eea1e6ba08_b.jpg

ngocquick
13-08-2015, 17:14
https://www.youtube.com/watch?v=qIW4zQAVqZQ
Đợt vừa rồi đi Bình định, được thưởng thức cải lương xứ nẫu. Ở nơi khác thì hát rong vỉa hè, sân kho sân bóng, ở xứ này gánh hát cắm sàn trên bãi biển. Bà con vác ghế, trải chiếu, nằm ngồi xem thật phê :D

haianh
13-08-2015, 21:42
Bác biết chỗ này không
https://c2.staticflickr.com/6/5805/20343147670_eea1e6ba08_b.jpg


Mình không biết chỗ này bạn ạ. Đi lòng vòng Đập Đá, anh xã mua 1l rượu nhà tự nấu, về mọi người khen ngon.

Không biết uống rượu, bia nên không tìm hiểu trước, nhưng nghe bạn hỏi như vậy chắc là cũng hay lắm đây. Sẵn đây, bạn cho thêm ít hình ảnh và đôi chút thông tin để mọi người cùng biết nhe. https://farm6.staticflickr.com/5831/20547497461_e642196530_s.jpg (https://flic.kr/p/xiHi8B) Lần sau mình sẽ tìm đến.





https://www.youtube.com/watch?v=qIW4zQAVqZQ
Đợt vừa rồi đi Bình định, được thưởng thức cải lương xứ nẫu. Ở nơi khác thì hát rong vỉa hè, sân kho sân bóng, ở xứ này gánh hát cắm sàn trên bãi biển. Bà con vác ghế, trải chiếu, nằm ngồi xem thật phê :D

Đúng là phê thật, vừa xem hát, vừa thưởng thức gió biển mà còn được ngắm cảnh biển về đêm nữa. Nhưng lý ra phải là hát bội mới đúng chất Bình Định chứ hè.

haianh
13-08-2015, 22:24
Rừng hoang vu..... Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù.
Ngàn gió ru... muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương... buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương.... như bóng ai trong lúc đêm trường về.

Giọng ca sầu vong quốc ai oán não lòng của Chế Linh đã thực sự đưa tôi trở về với thời oanh liệt vàng son của đế chế Chiêm Thành mà những bài học lịch sử lúc bé chỉ vừa đủ ươm mầm.

Kinh đô, tháp thiêng, lầu các… hận vong quốc….


Và cả những dòng thơ của Chế Lan Viên

Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than...

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều tan hỗn độn
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui...




https://www.youtube.com/watch?v=1AbsYHGtzY8

namnhihn
14-08-2015, 12:31
Cái này em vô tình chạy từ Thành hoàng đế theo tỉnh lộ 636A đi Eo Gió bắt gặp:
http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2006/9/31932/
Chợ Rượu tọa lạc bên cạnh đình làng Thuận Thái, tổng Háo Đức Thượng (nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn). Đất này là đất ngoại ô của kinh thành Hoàng Đế. Tương truyền, Chợ Rượu được hình thành để đáp ứng nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ của giới quan lại, hàng công tử vương tôn trong triều đình và thị dân giàu có. Như vậy, Chợ Rượu là chợ phù hoa ở chốn kinh đô, rất nổi tiếng thời bấy giờ.
ăm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương, lấy hiệu Thái Đức, xây dựng lại thành Đồ Bàn - đế kinh của vương quốc Chămpa xưa - thành kinh đô và đặt tên mới là thành Hoàng Đế. Từ trung tâm thành Hoàng Đế đi Chợ Rượu, có đường bộ và đường sông, đều tiện lợi. Du khách đi ngựa hoặc xuôi thuyền buồm trên sông Côn, đi từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lên cao vài sào thì tới nơi.

"Buôn có bạn, bán có phường", rượu ngon trong vùng, dẫu ở đâu cũng đổ về Chợ Rượu: rượu nếp hương, rượu nếp lưu niên, rượu cơm nếp của vùng Phú Đa, Háo Lễ; rượu gạo tăm của Cảnh Hàng, An Tây, Chánh Mẫn; rượu nho tươi xứ Kim Châu, rượu Bàu Đá "danh bất hư truyền" ở miền Tây…; rượu cần của người Chăm, người Bana ở vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo cũng theo thuyền chở trầu nguồn, măng le xuôi sông Côn mà đổ xuốùng. Chợ Rượu, lều quán dãy dài. Rượu bày bán ngoài lều phục vụ cho đủ hạng tửu đồ: nông dân, hàn sĩ, dân trác táng, lính lệ, con buôn, thậm chí người thất tình thất chí, người cơ nhỡ ăn xin… Rượu bày bán trong các hàng quán chăng đèn kết hoa dành cho giới thượng lưu: quan lại, công tử, khách hào hoa phong nhã… Chốn này, tửu đồ uống rượu thường kèm theo ngâm vịnh đầy hứng chí và hay gọi đào nương, kỹ nữ đến để mua vui; không ngoài chuyện trêu hoa ghẹo nguyệt, phục vụ ca xang cùng là mời chuốc chén tạc chén thù.

duonghai
14-08-2015, 12:45
[QUOTE=haianh;1329070]Mình không biết chỗ này bạn ạ. Đi lòng vòng Đập Đá, anh xã mua 1l rượu nhà tự nấu, về mọi người khen ngon.

QUOTE

Phải chai rượu hôm đầu tiên đến nhà Anh chị, được anh Hải đem ra đãi không chị! Hôm đó đã có uống rượu rồi. Vậy mà uống thêm rượu Đập Đá vào, tỉnh lại luôn...

haianh
14-08-2015, 20:41
Cái này em vô tình chạy từ Thành hoàng đế theo tỉnh lộ 636A đi Eo Gió bắt gặp:
http://www.baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2006/9/31932/
Chợ Rượu tọa lạc bên cạnh đình làng Thuận Thái, tổng Háo Đức Thượng (nay thuộc xã Nhơn An, huyện An Nhơn). Đất này là đất ngoại ô của kinh thành Hoàng Đế. Tương truyền, Chợ Rượu được hình thành để đáp ứng nhu cầu ăn chơi, hưởng thụ của giới quan lại, hàng công tử vương tôn trong triều đình và thị dân giàu có. Như vậy, Chợ Rượu là chợ phù hoa ở chốn kinh đô, rất nổi tiếng thời bấy giờ.
ăm 1776, Nguyễn Nhạc xưng vương, lấy hiệu Thái Đức, xây dựng lại thành Đồ Bàn - đế kinh của vương quốc Chămpa xưa - thành kinh đô và đặt tên mới là thành Hoàng Đế. Từ trung tâm thành Hoàng Đế đi Chợ Rượu, có đường bộ và đường sông, đều tiện lợi. Du khách đi ngựa hoặc xuôi thuyền buồm trên sông Côn, đi từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lên cao vài sào thì tới nơi.

"Buôn có bạn, bán có phường", rượu ngon trong vùng, dẫu ở đâu cũng đổ về Chợ Rượu: rượu nếp hương, rượu nếp lưu niên, rượu cơm nếp của vùng Phú Đa, Háo Lễ; rượu gạo tăm của Cảnh Hàng, An Tây, Chánh Mẫn; rượu nho tươi xứ Kim Châu, rượu Bàu Đá "danh bất hư truyền" ở miền Tây…; rượu cần của người Chăm, người Bana ở vùng Tây Sơn thượng đạo, Tây Sơn hạ đạo cũng theo thuyền chở trầu nguồn, măng le xuôi sông Côn mà đổ xuốùng. Chợ Rượu, lều quán dãy dài. Rượu bày bán ngoài lều phục vụ cho đủ hạng tửu đồ: nông dân, hàn sĩ, dân trác táng, lính lệ, con buôn, thậm chí người thất tình thất chí, người cơ nhỡ ăn xin… Rượu bày bán trong các hàng quán chăng đèn kết hoa dành cho giới thượng lưu: quan lại, công tử, khách hào hoa phong nhã… Chốn này, tửu đồ uống rượu thường kèm theo ngâm vịnh đầy hứng chí và hay gọi đào nương, kỹ nữ đến để mua vui; không ngoài chuyện trêu hoa ghẹo nguyệt, phục vụ ca xang cùng là mời chuốc chén tạc chén thù.

Chị cũng đi đường đó ra Eo Gió nhưng sơ ý quá không nhin thấy. Để khi nào có dịp sẽ ghé ngang xem sao, tiện thể mua vài lít về ngâm. Cám ơn thông tin của em nhe.







Phải chai rượu hôm đầu tiên đến nhà Anh chị, được anh Hải đem ra đãi không chị! Hôm đó đã có uống rượu rồi. Vậy mà uống thêm rượu Đập Đá vào, tỉnh lại luôn...

Đúng rồi đó anh Dương Hải. Vì đường còn dài và mục đích chỉ mua về để ngâm thôi nên không mua nhiều. Rượu ngon, lần sau phải mua vài lít mới được.

namnguyen
15-08-2015, 10:55
Hồi trước em cũng có tìm hiểu về vấn đề này, lang thang 4 tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa, gặp các cụ cao niên cũng như hỏi những học giả 4 tỉnh này.

Dù kiến thức còn nông cạn, em cũng xin góp chút lý giải: xứ Nẫu là Bình Định và Phú Yên, nhưng gắn với Phú Yên hơn. Nguồn gốc của từ "Nẫu" là biến âm của "Nậu", một đơn vị hành chính được đặt ra cho vùng này giai đoạn thế kỷ XVI-XVII.

Nói vắn tắt về lịch sử vùng này: cuối thế kỷ XV, vua Lê Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, lấy kinh đô Đồ Bàn. Nước Chiêm Thành bắt đầu diệt vong. Các chúa và tướng lĩnh Chiêm Thành chạy qua đầm Cù Mông. Nước Việt chiếm được 2 trong số 4 tiểu quốc Amaravati và Vijaya của nước Chiêm Thành, đưa dân vào để mở đất, đồng hóa. Tiến trình phát triển theo hướng từ trên xuống, Amaravati (Quảng Nam - Đà Nẵng) trước, sau đó đến vùng phía Bắc Vijaya (Quảng Ngãi). Chúa Nguyễn Hoàng vào, lấy thêm được một nửa tiểu quốc Kauthara (cho đến đèo Cả). Vùng phía Nam Vijaya (Bình Định) và phía Bắc Kauthara (Phú Yên) là vùng đất mới, chưa thể quản lý theo kiểu hành chính theo địa lý mà chỉ có thể quản lý theo nhóm người, nhóm nghề. Khi đó quản lý theo Phường và Nậu. Phường là các làng nghề có quy mô, Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu nậu.

Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên) ghi rõ: "Nậu, nguyên nghĩa là làm cỏ ruộng, rồi chỉ làng xóm và sau nữa thành tên một đơn vị hành chính, quản lý một nhóm người có cùng một nghề". Ví dụ: "Nậu nguồn" chỉ nhóm người khai thác rừng, "Nậu nại" chỉ nhóm người làm muối, "Nậu rổi" chỉ nhóm người bán cá, "Nậu rớ" chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, "Nậu cấy" chỉ nhóm người đi cấy mướn, "Nậu vựa" chỉ nhóm người làm mắm ...
[Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy]

Sau này, vùng đất này cũng phát triển, không quản lý theo nhóm người nữa mà quản lý theo địa chính. Từ "nậu" được biến nghĩa dùng để gọi một người trong đám người nào đó và sau này dùng để gọi đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Từ "Nậu" không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ:
Trích dẫn ca dao của blogger Ba Đà Rằng:
- Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bơm.
- Tiếc công anh đào ao thả cá
Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu.
- Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên.
Theo Trần Xuân Toàn và Ba Đà Rằng, khi chuyển hóa ngôi thứ ba, cũng giống như "ông" thành "ổng", "bà" thành "bả", "chị" thành "chỉ", ... "nậu" thành "nẩu".
Ca dao Bình Định:
- Thương chi cho uổng công tình
Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ.

Tại sao lại nói "xứ nẫu" gắn với Phú Yên hơn? Vì theo Trần Xuân Toàn và Ba Đà Rằng, vùng Phú Yên lúc đó dấu hỏi đều thành dấu ngã, đó là sự khác biệt giữa dân cư hai vùng này. Người vùng Phú Yên lúc đó nói "nẩu" thành "nẫu". Sau này, dù đã phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, chữ "nẫu" vẫn gần gũi với người Phú Yên. Chữ "Nẫu" chết tên với vùng đất Phú Yên khi nhạc sĩ Phan Bá Chức ký âm bài "Trách phận" dân ca Phú Yên theo điệu Xuân Nữ của dân ca bài chòi Khu V do Nguyễn Hữu Ninh sưu tầm trong dân gian.

Như vậy, nói xứ Nẫu là nói đến Bình Định và Phú Yên, nhưng gắn với Phú Yên nhiều hơn.

Kiểu của nhà Nguyễn là đánh đến đâu, đưa dân đến đó, lập quân đội ở đó, tiến từng bước. Khi Phú Yên đã ổn, nước Việt đánh tiếp tiểu vương Chiêm Thành ở Kauthara, thành Diên Khánh thành chiến trường suốt nhiều năm. Cuối thế kỷ XVII, nước Việt thắng, lấy nốt phía Nam Kauthara và một phần Panduranga, lập nên đất Khánh Hòa. Khánh Hòa lại được quản lý theo kiểu xứ nẫu lúc trước, nên cũng ảnh hưởng, nhưng không phải là xứ nẫu.

duonghai
20-08-2015, 18:55
Đang chờ xem bài của chị...

namnguyen
22-08-2015, 23:32
Tiếp đi chị haianh ơi :)

haianh
24-08-2015, 21:26
Đang chờ xem bài của chị...


Tiếp đi chị haianh ơi :)



Dạo này hơi bận nên nghỉ hơi lâu. Giờ thì sẽ viết tiếp đây nhưng cũng rỉ rả thôi vì cũng chưa được thư thả lắm.

P/S: Cám ơn Namnguyen đã giải đáp thật thấu đáo dùm chị nhe.

haianh
24-08-2015, 21:43
Nắng dường như nhạt đi khi bước chân của cảm xúc đầy vơi, đưa tôi đến với cổ thành Champa. Thành Đồ Bàn – Hoàng Đế ngày nay chỉ còn là một phế tích đúng nghĩa! Mấy ai không chạnh lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh tang thương dâu bể này!

Vẻ rực rỡ đã tàn theo năm tháng
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương...

https://farm1.staticflickr.com/603/20844963955_6709459a0b_c.jpg (https://flic.kr/p/xKZTyg)


Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc thị xã An Nhơn, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc. Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.


Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, và là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Đến năm 1775, thành được triều đại Tây Sơn xây dựng lại, mở rộng về phía đông tới 15 dặm và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778.

Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ.

Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn.

Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc.

Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định.

Năm 1813, các cung điện cũ bị dỡ bỏ để lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay . Từ đấy, thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang.

namnguyen
25-08-2015, 13:50
Góp với chị haianh ảnh chụp hai tượng voi ở vị trí được cho là cổng chính thành Đồ Bàn

http://farm3.static.flickr.com/2363/3535096523_e67c528a54_o.jpg

Beginner
25-08-2015, 14:08
Rừng hoang vu..... Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù.
Ngàn gió ru... muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương... buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương.... như bóng ai trong lúc đêm trường về.

Giọng ca sầu vong quốc ai oán não lòng của Chế Linh đã thực sự đưa tôi trở về với thời oanh liệt vàng son của đế chế Chiêm Thành mà những bài học lịch sử lúc bé chỉ vừa đủ ươm mầm.

Kinh đô, tháp thiêng, lầu các… hận vong quốc….


Và cả những dòng thơ của Chế Lan Viên

Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than...

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều tan hỗn độn
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui...




https://www.youtube.com/watch?v=1AbsYHGtzY8

Hận Đồ Bàn mà nghe Chế Linh hát là không còn chổ chê , bạn haianh post clip này thật ăn giọng với bài viết về Bình Định .
Nếu có dịp về Ninh Thuận (Thành Tín) những đêm không có trăng , bên đèn dầu nghe người Chăm hát " Hận Đồ Bàn " chúng ta có thể hiểu được nổi buồn vong quốc của họ .Mình không diển ta được hết cảm giác đó .

Beginner
25-08-2015, 14:13
Nắng dường như nhạt đi khi bước chân của cảm xúc đầy vơi, đưa tôi đến với cổ thành Champa. Thành Đồ Bàn – Hoàng Đế ngày nay chỉ còn là một phế tích đúng nghĩa! Mấy ai không chạnh lòng khi tận mắt chứng kiến cảnh tang thương dâu bể này!

Vẻ rực rỡ đã tàn theo năm tháng
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương...

https://farm1.staticflickr.com/603/20844963955_6709459a0b_c.jpg (https://flic.kr/p/xKZTyg)


Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc thị xã An Nhơn, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Bá Canh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc. Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.


Thành Đồ Bàn được xây dựng dưới triều đại vua Yangpuku Vijaya vào cuối thế kỷ 10, và là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chămpa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15. Đến năm 1775, thành được triều đại Tây Sơn xây dựng lại, mở rộng về phía đông tới 15 dặm và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778.

Năm 1799, nhà Nguyễn đánh chiếm thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định để Chưởng hậu quân Võ Tánh và Lễ bộ thượng thư Ngô Tùng Châu trấn thủ.

Năm 1800, nghĩa quân Tây Sơn vây thành, năm 1801 Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tự vẫn.

Năm 1802, quân Tây Sơn bỏ thành ra Bắc.

Khi Gia Long lên ngôi, nơi đây trở thành dinh Bình Định rồi trấn Bình Định.

Năm 1813, các cung điện cũ bị dỡ bỏ để lấy vật liệu xây dựng thành mới mang tên thành Bình Định tại thị trấn Bình Định ngày nay . Từ đấy, thành Hoàng Đế chỉ còn trơ một dãy gò đá, gạch ngổn ngang.

Ngồi ở thành Đồ Bàn (An Nhơn ) vào ban đêm , nhất là đêm có trăng (thượng tuần) sẽ có cảm giác rất ma mị . Không hiểu vì sao .

namnhihn
25-08-2015, 16:57
Ông Võ Tánh tự thiêu ở lầu Bát giác nên chắc thiêng lắm. Cái lầu đó bây giờ là phục dựng

haianh
25-08-2015, 22:10
Ngồi ở thành Đồ Bàn (An Nhơn ) vào ban đêm , nhất là đêm có trăng (thượng tuần) sẽ có cảm giác rất ma mị . Không hiểu vì sao .

Không cần đến đêm, mà ngay giữa trưa, một mình đi sâu vào bên trong cũng đã có cảm giác ma mị. Còn những người đợi đến đêm một mình vào trong đó, ắt hẳn là gan rất to.

haianh
26-08-2015, 06:22
Cảm giác ma mị vì cảnh sắc hoang vu, rờn rợn. Nơi đây đã chứng kiến bao trận đánh, biết bao đầu rơi máu chảy!!... Ai là người không cảm xúc, không quay về với một thời lịch sử đẫm máu khi lầu bát giác, lăng mộ Võ Tánh, ngô Tùng Châu vẫn còn đó?!

https://farm6.staticflickr.com/5706/20658234949_e917469132_c.jpg (https://flic.kr/p/xtuRwD)

Lầu bát giác nhìn từ bên ngoài, hai bên là hai sư tử đá


https://farm1.staticflickr.com/631/20852107091_40773def02_c.jpg (https://flic.kr/p/xLCuXM)



https://farm6.staticflickr.com/5778/20695034630_1fb39f8f18_c.jpg

Lăng mộ Võ Tánh

Beginner
26-08-2015, 10:12
Không cần đến đêm, mà ngay giữa trưa, một mình đi sâu vào bên trong cũng đã có cảm giác ma mị. Còn những người đợi đến đêm một mình vào trong đó, ắt hẳn là gan rất to.

Khi đó (hình như năm 1999) , mình vào khu vực tháp Cánh tiên để thăm 1 người bạn đang làm trợ lý cho một nhóm khảo cổ của Nhật Bản đang khảo sát tại thành Đồ Bàn ( Vijaya) .
Ngủ lại đêm và cảm nhận rỏ ràng về cảm giác ma mị nơi đó , những câu chuyện mà những người dân địa phương ( làm công cho nhóm khảo sát ) kể lại còn huyền bí và ma mị hơn . Thật sự không hiểu và không diển tả được .

haianh
26-08-2015, 20:49
Khi đó (hình như năm 1999) , mình vào khu vực tháp Cánh tiên để thăm 1 người bạn đang làm trợ lý cho một nhóm khảo cổ của Nhật Bản đang khảo sát tại thành Đồ Bàn ( Vijaya) .
Ngủ lại đêm và cảm nhận rỏ ràng về cảm giác ma mị nơi đó , những câu chuyện mà những người dân địa phương ( làm công cho nhóm khảo sát ) kể lại còn huyền bí và ma mị hơn . Thật sự không hiểu và không diển tả được .



Anh thật là may mắn! Đó chẳng phải là những gì mà hấu hết chúng ta đều mong muốn được biết, được nghe trên bước đường ngao du, khám phá? Rất mong anh sẵn lòng kể lại những câu chuyện huyền bí và ma mị ấy. Tôi tin chắc chẳng riêng gì tôi mà còn rất nhiều bạn cũng đang nóng lòng được nghe.

Trong đợt đó, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra điều gì? Nếu biết anh vui lòng cho mọi người biết thêm thông tin nhé. (c)

haianh
27-08-2015, 00:04
Theo dấu cổ thành, tiến dần vào bên trong...

Không gian tĩnh lặng, thành quách điêu tàn, quạnh hiu _ ma mị...

Bước chân như chững lại, cảm xúc trào dâng khi nghĩ về thời hoàng kim của nơi này qua chứng tích hoang tàn đang bày ra trước mắt.

Lúc này đây, tôi mới cảm hết những gì nhà thơ Chế Lan Viên đã nói

"Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều tan hỗn độn
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui..."

Ánh hào quang, rực rỡ, huy hoàng đã thuộc về dĩ vãng!

https://farm1.staticflickr.com/577/20222352804_11dd4aa341_c.jpg (https://flic.kr/p/wNYQXf)








Hồ bán nguyệt - được tìm thấy vào năm 2004. Từ những chứng cứ khoa học, các nhà khảo cổ nghiêng về giả thuyết hồ có từ thời xây thành Đồ Bàn, được vua Chiêm Thành Chế Mân xây tặng công chúa Huyền Trân như một món quà tình yêu.

Và phía sau là một đoạn tường thành bằng đá ong rêu phong, đổ nát.

https://farm6.staticflickr.com/5713/20712052650_efe725f135_c.jpg (https://flic.kr/p/xyfFE3)





Và đây là đoạn được phục chế.

https://farm1.staticflickr.com/750/20260497144_2b6643a9ff_c.jpg (https://flic.kr/p/wSmkWh)




Thời gian vật đổi sao dời, mọi thứ đã không còn như cũ theo sau những năm tháng thăng trầm của lịch sử, duy chỉ có hai con voi đá vẫn đứng đó, một khỏe khoắn, oai phong như một chiến binh dũng mãnh




https://farm1.staticflickr.com/761/20710912290_3397cae76b_c.jpg (https://flic.kr/p/xy9QEE)
Chú voi đực này đứng ở phía tây thành, có chiều cao 2m, dài 2,2m và chiều rộng tới 1m.




Một mềm mại, yểu điệu như những Chiêm nữ "nhịp nhàng uyển chuyển uốn mình hoa".


https://farm1.staticflickr.com/588/20695034010_8d48dbafa2_c.jpg (https://flic.kr/p/xwKsBd)

Beginner
27-08-2015, 13:39
Cảm giác ma mị vì cảnh sắc hoang vu, rờn rợn. Nơi đây đã chứng kiến bao trận đánh, biết bao đầu rơi máu chảy!!... Ai là người không cảm xúc, không quay về với một thời lịch sử đẫm máu khi lầu bát giác, lăng mộ Võ Tánh, ngô Tùng Châu vẫn còn đó?!

https://farm6.staticflickr.com/5706/20658234949_e917469132_c.jpg (https://flic.kr/p/xtuRwD)

Lầu bát giác nhìn từ bên ngoài, hai bên là hai sư tử đá


https://farm1.staticflickr.com/631/20852107091_40773def02_c.jpg (https://flic.kr/p/xLCuXM)



https://farm6.staticflickr.com/5778/20695034630_1fb39f8f18_c.jpg

Lăng mộ Võ Tánh

Nếu còn trên đường đi , bạn haianh dành thời gian ghé thăm đền Huyền Trân Công Chúa (núi Ngủ Phong /Huế )nhé .
Thành Đồ Bàn là nơi chứng kiến hôn lể vương giả giữa vua Chế Mân & Huyền Trân Công Chúa .

Năm 1999 , chỉ ghé quá 1 đêm , mình chỉ nhớ là nhóm chuyên viên Nhật Bản đến khảo sát về kiến trúc Champa trong một chương trình của UNESCO ( lời người trưởng đoàn ) . Sau đó không biết kết quả ra sao vì người bạn của mình (người làm trợ lý cho đoàn ) sau khi kết thúc đợt khảo sát thì kết hôn với 1 giáo sư người Nhật (thành viên đoàn khảo sát ) và định cư tại Nhật luôn nên không còn liên lạc được .

Chuyện ma mị ở Đồ Bàn , mình sẽ viết tiếp .

Beginner
28-08-2015, 11:45
Anh thật là may mắn! Đó chẳng phải là những gì mà hấu hết chúng ta đều mong muốn được biết, được nghe trên bước đường ngao du, khám phá? Rất mong anh sẵn lòng kể lại những câu chuyện huyền bí và ma mị ấy. Tôi tin chắc chẳng riêng gì tôi mà còn rất nhiều bạn cũng đang nóng lòng được nghe.

Trong đợt đó, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra điều gì? Nếu biết anh vui lòng cho mọi người biết thêm thông tin nhé. (c)

1) Cảm giác ma mị :

Khi đó nhóm khảo cổ dựng trại tại khu vực giửa tháp Cánh Tiên và thành Hoàng Đế .
Trại của họ gồm nhiều cái lếu và tất cả được dựng khá công phu và kín gió .

Trong bửa rượu tối , khoản chừng 9-10h đêm , dù ngoài trời không có gió , tôi cảm nhận như có những bước chân rất nhẹ xung quanh lều . Ngay lập tức tôi cũng nhận ra những chuyên gia Nhật tư nhiêm im bặt và mặt lộ vẻ nghiêm trọng , trong khi đó ông đội trưởng người Việt lập tức khấn vái và đổ rượu xuống đất . Tất cả đều im lặng , người ngôi bên tôi thì thào bảo rằng sắp có những người đã khuất đến uống rượu , ông ta chỉ cho tôi nhìn thấy những sự lay động trong những ly rượu trên bàn .

Ban đầu tôi cho rằng ai đó đụng vào bàn , tuy nhiên điều kỳ cục tiếp tục là chỉ còn ly rượu của tôi sóng sánh trong khi các ly rượu khác đều trở lại bình thường và cùng lúc đó tôi cảm nhận rất rỏ như có ai đó ngồi sau mình ( chúng tôi cùng ngồi bệt dưới sàn ). Tôi lập tức đi ra ngoài để xem ngoài lều phía tôi ngồi có cái gì không ? tôi chỉ cảm nhận được như có một ai đó vừa lướt qua rất nhẹ và nhanh .

Sáng hôm sau , tôi có thuật lại cho người bạn về chuyện đêm qua (cô không tham dự buổi uống rượu), cô kể cho tôi nghe về nhiều chuyện khác .

Tiếng nhạc Chăm những đêm trăng .
Hình bóng mờ ảo trên nền đất như bóng của một nhóm cô gái đang trình bày một vũ điệu nào đó .
Tiếng khóc than văng vẳng .

Tôi tỏ vẻ không tin và cô đưa tôi gặp một vị giáo sư người Nhật để nghe chính người này kể lại những chuyện tương tự . Tôi còn nhớ là tôi có hỏi ông ta là có thật không và ông có nói rằng đó là cảm giác và ông cũng đã từng trãi qua cảm giác như vậy ở những khu vực khảo cổ khác ở Cambodia mà ông đã tham dự .

2) Chuyện huyền bí ở Gò Thập Tháp :

Khu vực gò Thập tháp, lúc đó có 1 cái chùa ở khu vực này , nằm bên trái QL 1A theo hướng thị trấn Đập Đá đi sân bay Phù cát và nằm bên tay phải theo đường từ QL 1A vào khu vực thành Đồ Bàn .
Giới khảo cổ cho rằng , ngày xưa người Chiêm Thành có xây dựng ở đây 10 cái tháp để yểm hậu cho thành Đồ Bàn .

Ông giáo sư người Nhật kể cho tôi nghe về lời nguyền của gò Thập tháp : những người yêu nhau đừng bao giờ thề nguyền trong khu vực gò Thập tháp , nếu đã thề mà thay đổi người đó sẽ chết thảm và sau đó có mở cho tôi nghe những đoạn ghi âm (băng cassette) mà nhóm này đã phỏng vấn những cư dân khu vực lân cận gò Thập tháp về lời nguyền này .

Lâu quá tôi không nhớ được hết , chỉ nhớ rằng đó là lời kể của một số người ( có cả phụ nử và đàn ông ) về sự linh thiêng và ứng nghiệm của lời nguyền gò Thập tháp , trong đó chuyện tôi nhớ nhất là lời kể của một cựu sỉ quan TQLC ( quân đội Sài Gòn ) về chuyện tình tan vở và cái chết không tin được của người yêu củ của ông ta .
Vì bị ấn tượng về câu chuyện của ông cựu sỉ quan TQLC nên , tôi đã nhờ cô bạn đưa đến gặp chính nhân vật này và nghe chính ông kể lại câu chuyện đó một lần nửa , tôi tin là vì khi đó gần 50 tuổi , ông ta vẫn không lập gia đình và có cho tôi xem một cuốn album gồm những bức hình về chuyện tình của ông kể cả một lá thư chia tay của cô người yêu củ khi cô đi lấy chồng ( 3 tháng sau ngày ông đưa cô đi chơi ở ngôi chùa nằm trên vùng đất của gò Thập tháp ) .
Tôi nhớ lúc đó tôi có hỏi ông là tại sau một chuyện riêng tư và u uẩn như vậy ông lại đồng ý để nhóm khảo sát ghi âm cũng như sẵn lòng kể cho tôi nghe , ông có nói rằng một khi kể lại cho ai đó , ông thấy lòng được nhẹ nhỏm hơn .
Tôi tin ông ta vì tôi nghỉ ông không được gì khi dựng lên câu chuyện này ( ông sống với một người cháu và làm nghề cho thuê sách ) hơn nửa , với một người đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt , chắc ông đủ lòng tự trọng để không cầu xin sự thương hại của người khác.

tuannb030
29-08-2015, 07:41
Vẫn là miền quê trong hii mà hình này là đang bắt con gì vậy bạn ơi? mình không biết là con gì luôn hi
https://farm1.staticflickr.com/456/20316554869_34d0d2cc1e_b.jpg

haianh
30-08-2015, 06:54
1) Cảm giác ma mị :

Khi đó nhóm khảo cổ dựng trại tại khu vực giửa tháp Cánh Tiên và thành Hoàng Đế .
Trại của họ gồm nhiều cái lếu và tất cả được dựng khá công phu và kín gió .

Trong bửa rượu tối , khoản chừng 9-10h đêm , dù ngoài trời không có gió , tôi cảm nhận như có những bước chân rất nhẹ xung quanh lều . Ngay lập tức tôi cũng nhận ra những chuyên gia Nhật tư nhiêm im bặt và mặt lộ vẻ nghiêm trọng , trong khi đó ông đội trưởng người Việt lập tức khấn vái và đổ rượu xuống đất . Tất cả đều im lặng , người ngôi bên tôi thì thào bảo rằng sắp có những người đã khuất đến uống rượu , ông ta chỉ cho tôi nhìn thấy những sự lay động trong những ly rượu trên bàn .

Ban đầu tôi cho rằng ai đó đụng vào bàn , tuy nhiên điều kỳ cục tiếp tục là chỉ còn ly rượu của tôi sóng sánh trong khi các ly rượu khác đều trở lại bình thường và cùng lúc đó tôi cảm nhận rất rỏ như có ai đó ngồi sau mình ( chúng tôi cùng ngồi bệt dưới sàn ). Tôi lập tức đi ra ngoài để xem ngoài lều phía tôi ngồi có cái gì không ? tôi chỉ cảm nhận được như có một ai đó vừa lướt qua rất nhẹ và nhanh .

Sáng hôm sau , tôi có thuật lại cho người bạn về chuyện đêm qua (cô không tham dự buổi uống rượu), cô kể cho tôi nghe về nhiều chuyện khác .

Tiếng nhạc Chăm những đêm trăng .
Hình bóng mờ ảo trên nền đất như bóng của một nhóm cô gái đang trình bày một vũ điệu nào đó .
Tiếng khóc than văng vẳng .

Tôi tỏ vẻ không tin và cô đưa tôi gặp một vị giáo sư người Nhật để nghe chính người này kể lại những chuyện tương tự . Tôi còn nhớ là tôi có hỏi ông ta là có thật không và ông có nói rằng đó là cảm giác và ông cũng đã từng trãi qua cảm giác như vậy ở những khu vực khảo cổ khác ở Cambodia mà ông đã tham dự .

2) Chuyện huyền bí ở Gò Thập Tháp :

Khu vực gò Thập tháp, lúc đó có 1 cái chùa ở khu vực này , nằm bên trái QL 1A theo hướng thị trấn Đập Đá đi sân bay Phù cát và nằm bên tay phải theo đường từ QL 1A vào khu vực thành Đồ Bàn .
Giới khảo cổ cho rằng , ngày xưa người Chiêm Thành có xây dựng ở đây 10 cái tháp để yểm hậu cho thành Đồ Bàn .

Ông giáo sư người Nhật kể cho tôi nghe về lời nguyền của gò Thập tháp : những người yêu nhau đừng bao giờ thề nguyền trong khu vực gò Thập tháp , nếu đã thề mà thay đổi người đó sẽ chết thảm và sau đó có mở cho tôi nghe những đoạn ghi âm (băng cassette) mà nhóm này đã phỏng vấn những cư dân khu vực lân cận gò Thập tháp về lời nguyền này .

Lâu quá tôi không nhớ được hết , chỉ nhớ rằng đó là lời kể của một số người ( có cả phụ nử và đàn ông ) về sự linh thiêng và ứng nghiệm của lời nguyền gò Thập tháp , trong đó chuyện tôi nhớ nhất là lời kể của một cựu sỉ quan TQLC ( quân đội Sài Gòn ) về chuyện tình tan vở và cái chết không tin được của người yêu củ của ông ta .
Vì bị ấn tượng về câu chuyện của ông cựu sỉ quan TQLC nên , tôi đã nhờ cô bạn đưa đến gặp chính nhân vật này và nghe chính ông kể lại câu chuyện đó một lần nửa , tôi tin là vì khi đó gần 50 tuổi , ông ta vẫn không lập gia đình và có cho tôi xem một cuốn album gồm những bức hình về chuyện tình của ông kể cả một lá thư chia tay của cô người yêu củ khi cô đi lấy chồng ( 3 tháng sau ngày ông đưa cô đi chơi ở ngôi chùa nằm trên vùng đất của gò Thập tháp ) .
Tôi nhớ lúc đó tôi có hỏi ông là tại sau một chuyện riêng tư và u uẩn như vậy ông lại đồng ý để nhóm khảo sát ghi âm cũng như sẵn lòng kể cho tôi nghe , ông có nói rằng một khi kể lại cho ai đó , ông thấy lòng được nhẹ nhỏm hơn .
Tôi tin ông ta vì tôi nghỉ ông không được gì khi dựng lên câu chuyện này ( ông sống với một người cháu và làm nghề cho thuê sách ) hơn nửa , với một người đã tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt , chắc ông đủ lòng tự trọng để không cầu xin sự thương hại của người khác.


Cám ơn anh đã dành thời gian để kể chuyện. Những câu chuyện nghe thật rờn rợn nhưng cũng thật cuốn hút.

Anh còn can đảm bước ra khỏi lều để quan sát chứ như phụ nữ chúng tôi khi ấy là nỗi sợ hãi đến rợn tóc gáy, cả đêm bất an, mất ngủ; và rồi những câu chuyện kể nối tiếp nhau mà thành nỗi ám ảnh!

Thật sự, tôi cũng không biết mình may mắn hay không khi hôm ấy không nghe ai kể những chuyện đại loại như vậy?! Nếu có thì sao nhỉ, cả chuyến đi sẽ dớn dác, cảm giác sợ hãi, bất an? Thế nhưng, lần sau nếu có dịp ghé lại, nhất định tôi phải hỏi chuyện này mới được vì cho dù có sợ hãi nhưng người ta vẫn cứ bị cuốn hút vì những câu chuyện ma mị đó sao.

haianh
30-08-2015, 07:08
Vẫn là miền quê trong hii mà hình này là đang bắt con gì vậy bạn ơi? mình không biết là con gì luôn hi
https://farm1.staticflickr.com/456/20316554869_34d0d2cc1e_b.jpg

Họ đang bắt nhum đó bạn. Nhum biển còn được gọi là Cầu Gai, hay nhím Biển, được ví như là nhân sâm của biển vì nhiều tác dụng hữu ích. Ăn thật ngon.

Ở Saigon, người ta bán với giá 20.000 đồng/con, 1 con khoảng từ 5-7 lạng.

haianh
01-09-2015, 09:32
Cũng giống như mọi người, chúng tôi vô cùng thất vọng khi thấy cánh cửa tử cấm thành được khóa chặt! Lẽ nào với bao mong đợi trên đường, nỗi khấp khởi mừng vui khi bước chân chạm vào vùng đất thiêng lại tắt ngúm như thế này?! Không cam lòng, nhất định tôi phải tìm ra người bảo vệ.

Trời không phụ lòng người! Không cần đi đâu xa, "chú bảo vệ" ở ngay nhà máy chà đối diện với tử cấm thành.

https://farm6.staticflickr.com/5644/20695034670_8327ea994f_c.jpg (https://flic.kr/p/xwKsNA)






Đến lúc đó mới thấy chúng tôi quá hấp tấp, quá đoảng! Chỉ là những vòng xích quấn quanh cái cổng, nhưng chính là ổ khóa, đã làm bao người lầm tưởng.


Ông chủ nhà máy chà - người đã thay mặt đấng thần linh thỏa câu cầu nguyện “vừng ơi, hãy mở cửa!” cũa tôi - rất nhiệt tình và cởi mở. Anh ấy đã sẵn lòng bỏ cả nửa tiếng thời gian vàng ngọc của mình chỉ để trả lời những câu hỏi mà với nhiều người là tầm phào, vô bổ của tôi. Chẳng những vậy, chúng tôi còn được lời mời lưu trú cho lần sau.

https://farm6.staticflickr.com/5757/20260497394_b75fed98af_c.jpg (https://flic.kr/p/wSmm1A)





Rất tự hào, anh ấy đã nói về kinh đô Đồ Bàn, về thành Hoàng Đế; giọng điệu chùng xuống, xót xa khi nói về cảnh điêu tàn và rồi cất cao giọng khi nói về các lần khai quật; sự hân hoan cùng nỗi khắc khoải, mong chờ khi biết cổ thành sắp được phục chế, giếng cổ bị vùi lấp lâu ngày sắp sửa được tiến hành khảo cổ; cùng sự ta thán khi cho biết đã có một khoảng thời gian dài cổ thành biến thành nhà ở với những chuồng trại chăn heo.

https://farm1.staticflickr.com/564/21048677865_c9d811abd2_c.jpg (https://flic.kr/p/y4ZYB4)

haianh
06-09-2015, 22:30
Có gì để xem với những người đi tìm cái đẹp, chỉ là những rêu phong hoang tàn, một di tích bị tàn phá khắc nghiệt; nhưng đối với những người hoài cổ thì đây là địa danh không thể bỏ qua khi đến với miền đất võ. Những thẳng trầm lịch sử, những biến động binh đao như dần hiện ra trước mắt, lòng luống những bùi ngùi, xót xa cho vùng đất từng vàng son một thuở!


Chắc hẳn không ít người đã thất vọng khi đứng trước cổng thành được rào bằng lưới sắt B40. Cổ thành là đây? Di tích đây sao?

https://farm1.staticflickr.com/751/21003795238_fac62f668e_c.jpg (https://flic.kr/p/y12WyE)




Ừ, chẳng phải lâu nay nó đã là phế tích đó sao! Nhưng theo các nhà khảo cổ học, dù đã bị hoang phế và đã được tu sửa ít nhiều, nếu so với những toà thành cổ Chămpa hiện còn được biết, thì thành Đồ Bàn còn nguyên vẹn nhất và còn lưu lại nhiều hiện vật và dấu tích kiến trúc nhất. Âu cũng còn có chút an ủi, trong nỗi buồn vẫn còn đó những niềm vui.

namnguyen
07-09-2015, 10:08
Chị ơi, em xin có ý kiến ạ. Theo em được biết thì cổng này, bờ tường này là của khu lăng mộ Võ Tánh, được giữ nguyên từ lần trùng tu năm 1938 đến nay, chỉ có đền Chiêu Trung bị tháo dỡ, còn Bát Giác lầu, mộ Hậu Quân, cổng Tam Quan, thành đá ong được giữ nguyên.
Không phải của thành Đồ Bàn ạ.
Tượng hai con voi là cổng thành xưa, tháp Cánh Tiên là trung tâm thành. Còn thành Hoàng Đế rộng hơn rất nhiều, lăng Võ Tánh nằm ở trong thành Hoàng Đế.

Nhân nói về lăng Võ Tánh, mộ của ông và phó tướng Ngô Tùng Châu do chính tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu xây.

haianh
15-09-2015, 22:30
Có lẽ không nhiều người biết thành Đồ Bàn nằm bên trong thành Hoàng Đế; và cũng có lẽ không ít người qua âm nhạc mà tìm hiểu về thành Đồ Bàn giống như tôi!

Theo các nhà khảo cổ học, thành Đồ Bàn cũng như Ăngco Thom là những đô thành được làm theo mô hình các đô thành cổ của Ân độ; là sự mô phỏng thu nhỏ cái thế giới hoang đường theo vũ trụ luận của Hindu giáo, nghĩa là một mô hình nhỏ bé hay một Tiểu vũ trụ của đại vũ trụ. Đô thành Đồ Bàn cũng được làm theo mô hình một đô thành linh thiêng của các Thần với thần sơn Mêru là ngôi tháp Cánh tiên ngự trên quả đồi cao ở chính giữa thành, với khu dinh thự của vua chúa nằm về phía tây. Bốn bức tường thành và những dòng sông và hào nước bao quanh thành Đồ Bàn chính là hình ảnh của những dãy núi và đại dương linh thiêng của đại vũ trụ và ngăn cách thế giới linh thiêng của các thần với các thế giới khác.



https://farm6.staticflickr.com/5803/20813062503_d7b259e9fb_b.jpg (https://flic.kr/p/xHbone)

Tháp Cánh Tiên sừng sững giữa đất trời, ngạo nghễ với nắng mưa


Cũng theo các nhà khảo cổ học, với những gì còn lại và được biết, thành Đồ Bàn có thể được đưa vào danh sách những “đô thành thiêng” tiêu biểu- những đô thành chỉ chủ yếu đóng vai trò như một trung tâm tôn giáo, chính trị và văn hoá của quốc gia- ở khu vực Đông Nam Á thời cổ.


Bên cạnh yếu tố mô hình một “đô thị thiêng” của Ân Độ, thành Đồ Bàn còn được xây dựng theo những chuẩn mực của thuật phong thủy của phương Đông một cách rất bài bản. Một trong những chi tiết phong thủy đẹp nhất và chuẩn nhất của thành Đồ Bàn là có “núi vây sông bọc”. Nhìn về địa thế tự nhiên, thành Đồ Bàn, thành Hoàng Đế còn được phòng vệ bằng cả một hệ thống sông ngòi, núi đồi, gò tự nhiên và nhân tạo bao bọc xung quanh.


Những di tích về thành quách còn lại hầu hết đều thuộc về đời nhà Nguyễn , thành Đồ Bàn chỉ còn sót lại một số di vật quý báu của nền văn hóa Champa cổ: các tượng đá, các ngôi tháp…. Dẫu vậy, các nhà khảo cổ rất quan tâm đến thành cổ này, và chắc chắn nó sẽ cung cấp nhiều tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu về lịch sử đô thị của Chămpa nói riêng và của cả khu vực Đông Nam Á nói chung.


Là một di tích lịch sử gắn liền với ba thời kỳ lịch sử, từng hai lần là kinh đô dưới hai triều đại khác nhau và là một di sản kiến trúc quân sự đặc biệt, thành Đồ Bàn - thành Hoàng Đế được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1982.

haianh
27-09-2015, 21:03
Rời thành Đồ Bàn, xuôi theo những con đường làng ngang dọc, chúng tôi đi tìm chút gì còn sót lại của một thời vang bóng.


https://farm6.staticflickr.com/5814/21744775022_a4c57ba61c_b.jpg (https://flic.kr/p/z8vE3b)


https://farm6.staticflickr.com/5771/21569552919_3f0716d749_b.jpg (https://flic.kr/p/yS2ABr)



https://farm1.staticflickr.com/779/21744774792_6e87a31d34_b.jpg (https://flic.kr/p/z8vDYd)




Con đường rợp bóng tre mát rượi và thật tiện cho bà con họp chợ nơi đây.


https://farm1.staticflickr.com/655/21756433735_487c92dc06_b.jpg (https://flic.kr/p/z9xpLt)\




Có lúc băng qua cả đường xe lửa nhưng vẫn chưa tìm thấy gì!


https://farm6.staticflickr.com/5730/21135404443_846dd83274_b.jpg (https://flic.kr/p/ycEtoT)

haianh
27-09-2015, 21:07
Rồi lại băng qua ruộng...



https://farm1.staticflickr.com/764/21744775302_e449d5f9a1_b.jpg (https://flic.kr/p/z8vE81)


https://farm6.staticflickr.com/5628/21568429190_c812f055af_b.jpg (https://flic.kr/p/yRVQyN)


https://farm6.staticflickr.com/5746/21568429140_10e0d05cce_b.jpg (https://flic.kr/p/yRVQxW)


Nhưng dấu xưa vẫn chưa tìm thấy!

Beginner
28-09-2015, 10:00
Rồi lại băng qua ruộng...



https://farm1.staticflickr.com/764/21744775302_e449d5f9a1_b.jpg (https://flic.kr/p/z8vE81)


https://farm6.staticflickr.com/5628/21568429190_c812f055af_b.jpg (https://flic.kr/p/yRVQyN)


https://farm6.staticflickr.com/5746/21568429140_10e0d05cce_b.jpg (https://flic.kr/p/yRVQxW)


Nhưng dấu xưa vẫn chưa tìm thấy!

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Thành củ lâu đài bóng tịch dương

Bà Huyện Thanh Quan

Nguyenminhhung
15-11-2015, 14:12
Lâu lắm rồi mới được đọc bài của chị hải anh, lôi cuốn ghê. Cám ơn chị.

00999
07-10-2016, 10:06
Cám ơn các bạn đã quan tâm; cám ơn Balkan và Dzianh đã trả lời dùm mình, đặc biệt Dzianh có giải đáp thật ngắn gọn và thấu đáo. (beer)

“… Giáp đầm Thị Nại, hãy còn sử xanh
Vô chợ ăn bún song thần
Hỏi mua nón ngựa để dành về quê
Thiếu gì hải vị sơn khê
Vào nam ra bắc ê hề ngựa xe
Nói chơi sợ nẫu cười chê
Có say đất khách mới mê nết người…”.


Bài vè có đầm Thị Nại, có bún song thần và nhất là câu: “Nói chơi sợ nẫu cười chê” cũng đủ xác định bài này có xuất xứ từ người Bình Định.

Bún "song thằn" mới đúng Đây là tiếng Tàu. Bún này do người Tàu ở thị trấn An Thái, xã NHơn Phúc, thị xã An Nhơn, Bình Định (chỗ ngả hai sông, giáp Bình An Tây Sơn) làm, hiện nay vẫn còn. Bún này có 2 cọng dính liền nhau, nên gọi là song thằn (2 cọng).

kimngan85
15-10-2016, 18:11
học thêm được từ song thằn. Rất cám ơn

cophaymeo
15-10-2016, 21:06
bài này của chị haianh hay quá

nhantano
27-12-2017, 09:47
bài này của chị haianh hay quá
01 năm 02 tháng, kể từ cm cuối này. Tôi thích chị haianh qua bài "lung linh sắc màu Cao nguyên". Không biết vì lý do gì chị haianh lại dừng đột ngột vậy? nếu chị còn nhớ đến bài này xin chị tiếp tục vì tôi có lý do "rất chính đáng" mong muốn điều đó

duyenquynhh
08-04-2018, 17:56
đẹp thế nhỉ