PDA

View Full Version : Sơ lược về sử dụng máy ảnh và chụp ảnh



lamchieu
04-06-2007, 02:04
A. Khái niệm

1. Tốc độ chụp: là thời gian phơi sáng (phim, "Sensor" thu ảnh của máy ảnh số..), được chọn bằng tay hay tự động trên máy. - Gọi tắt là "tốc độ".
Thương thì tốc độ có các mức được định sẵn cơ bản như sau: B, 30s, 15s, 8s, 4s, 2s, 1s, 2, 4, 8, 15, 30, 60, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000,... Trong đó, "B" là không định thời gian, "s" ký hiện cho đơn vị là giây, còn các số không có ký hiệu "s" là một phần của giây (vd: 250 có nghĩa là 1/250s - 1/250 giây).
Ngoài ra còn các tốc độ giữa các tốc độ trên.

2. Khẩu độ:

https://i116.photobucket.com/albums/o30/lamchieu/apertratio.gif

Độ mở của ống kính, quyết định lượng sáng cho bởi ống kính đến vật thu sáng.
Khẩu độ được điều chỉnh bởi một cửa chắn sáng bên trong ống kính. Khẩu độ thương được biểu thị bằng ký hiệu "F" với các trị số cơ bản như sau: 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22, 32.. hoặc được ký hiệu là 1:1.4, 1:2.8, 1:4, 1:5.6, 1:8, 1:11, ... hoặc f/1.4, f/2.8, f/8,...

Các trị số trên được quyết định bởi tiêu cự ống kính (focal Length - "f" ) và độ mở của cửa chắn sáng, bằng kết quả của tiêu cự chia đường kính vòng tròn quy ước tương đương cho diện tích cho ánh sáng đi qua của cửa chắn sáng.
Các con số trong dãy số trên là cấp số nhân của 1.414.. (căn 2), có nghĩa là diện tích cho ánh sáng đi qua của cửa chắn sáng thay đổi tăng 2 lần hoặc giảm còn 1/2 tương ứng với các con số trên.
Do đó, theo dãy số trên, khi "F" tăng lên một mức thì độ sáng giảm đi 1/2, khi "F" giảm đi một mức thì độ sáng tăng 2 lần.

3. Độ Nhạy của vật thu sáng (phim, "sensor" máy ảnh số...): Độ nhạy sáng ký hiệu bằng các chỉ số ASA hoặc ISO (tương đương nhau), có các trị số cơ bản như sau: 50, 100, 200, 400, 800, 1600, 3200, ..., ký hiệu đầy đủ là ISOxxx, vd: ISO 50, ISO 100
Số càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tỉ lệ thuận với trị số.

* Thời chụp: Là sự kết hợp giữa Tốc Độ chụp, Khẩu Độ ống kính, Độ Nhạy sáng. Chọn thời chụp đúng để cho ra một bức ảnh đúng sáng.

lamchieu
04-06-2007, 02:05
B. Sử dụng máy.

1. Lấy nét (focus) tự động.
Máy sử dụng nhiều cách lấy nét tự động: lấy nét theo điểm (chọn điểm để lấy nét) hoặc lấy nét theo vùng (nhiều điểm lấy nét).
Nếu chụp bình thường thì lấy nét theo điểm là tốt nhất để có thể chủ động chọn điểm nét.
Cách lấy nét tự động và chụp:
- Trên nút chụp ("cò" ) có 2 khấc, khấc 1/2 (nhấn 1/2 quãng đường của cò ) và khấc nhấn hoàn toàn.
- Chọn điểm lấy nét (đưa điểm lấy nét trên khung ngắm vào nơi cần lấy nét), nhấn nhẹ cò (khấc 1/2) và giữ ở khấc 1/2, máy sẽ tự lấy nét
- Giữ nguyên cò, chỉnh lại khung ngắm để lấy bố cục cho tấm ảnh, nhấn hoàn toàn cò để chụp.

2. Đo sáng tự động bằng máy:
Mỗi dòng máy có các chế độ đo sáng khác nhau nhưng chủ yếu có 3 cách đo sáng:
- Đo sáng vùng: Đo sáng toàn bộ khung ảnh và tính toán để cho ra thời chụp trung bình.
- Đo sáng trung tâm: Chỉ đo sáng khu vực trung tâm tấm hình, tính toán để cho ra thời chụp trung bình (cho vùng trung tâm).
- Đo sáng điểm: Chỉ đo sáng tại một điểm (khoảng 1-3% diện tích toàn khung ngắm) và lấy đó để tính toán thời chụp.
Ngoài ra còn có thêm đo sáng theo điểm lấy nét (đo ưu tiên - xác định điểm lấy nét và xem đó là nơi cần đo sáng chính, các vùng xung quanh là phụ, từ đó tính toán thời chụp)...

lamchieu
04-06-2007, 02:06
C. Các loại ống kính:

1. Phân lọai:
Các ống kính được chia ra thành các nhóm căn cứ theo góc nhìn (góc thu ảnh) của ống kính.
- Góc 45o: gần tương ứng với góc thu ảnh của mắt người. Ống kính có góc thu ảnh từ 45o - 40o thường được gọi là ống kính chuẩn - "Standard" hay "Normal".
- Góc 45o - 74o: Ống kính có góc thu ảnh từ 45o - 74o thường được gọi là Ống kính góc rộng - "Wide"
- Góc trên 74o: Ống kính có góc thu ảnh từ trên 74o thường được gọi là Ống kính góc cực rộng - "Ultra Wide"
- Góc trên 24o - 40o: Ống kính có góc thu ảnh từ 24o - 40o thường được gọi là Ống kính tầm bán xa - "Semi Tele", đôi khi được xếp chung là "Standard".
- Góc 5o - 24o: Ống kính có góc thu ảnh từ 5o - 24o thường được gọi là Ống kính tầm xa - "Tele".
- Góc dưới 5o: Ống kính có góc thu ảnh dưới 5o thường được gọi là Ống kính tầm xa xa xa :D - "Super Tele".
Các ống kính Zoom là ống kinh thay đổi tiêu cự được, tùy theo góc thu ảnh mà ta có nhiều tên gọi khác nhau: Zoom Super/Ultra Wide, Zoom Wide, Zoom Standard (thường là 35-70), Zoom Tele, Zoom Super Tele.

2. Sử dụng:
a.
- Ống kính Wide cho độ sâu nét cao hơn ống kính Tele.
- Ống kính Wide cho độ no màu cao hơn ống kính Tele.
- Ống kính Wide cho độ nổi hình cao hơn ống kính Tele (do tỉ lệ hình xa gần).
b.
- Ống kính Wide cho (nhân) vật gần với ống kính to hẳn so với các (nhân) vật ở xa hơn - dễ nhấn mạnh (nhân) vật chính.
- Ống kính Wide sẽ gom tất cả hậu cảnh vào khung hình - rất hay để diễn tả một (nhân) vật chính với tất cả hậu cảnh phía sau bổ sung tình tiết cho (nhân) vật chính, hoặc diễn tả cả một bầu trời đầy mây phía sau một cái cây trên thảo nguyên chẳng hạn...
c.
- Ống kính Tele sẽ trám đầy khung hình bằng một hậu cảnh đơn giản - áp dụng khi cần một phông tối giản phía sau (nhân) vật chính, để làm tối thiểu hóa chi tiết của tấm ảnh...
- Ống kính Tele cho hậu cảnh lớn - áp dụng khi muốn có hậu cảnh rõ ràng, lớn, khi hậu cảnh quá xa (nhân) vật được chụp...
- Ống kính Tele cho trường ảnh rõ hẹp - có lợi khi muốn xóa phông.
(Thật sự thì điều này đúng tương đối thôi vì khi phóng lớn hậu cảnh của ống Wide cho bằng hậu cảnh của Tele thì mất nét như nhau!! Nhưng vì chi tiết hậu cảnh của Wide nhỏ quá nên gần như nét hết!)

* Khi chụp chân dung cận cảnh thì nên cách xa ít nhất một khoảng 1m5 sẽ cho kết quả tốt, dùng ống kính 105mm - 200mm (tương đương với phim 35mm) thì tốt. Dùng ống kính góc rộng hơn nếu muốn tạo hình ảnh theo ý đồ. Không nên dùng ống kính lớn hơn 200mm (tương đương với phim 35mm) vì ảnh sẽ mất độ nổi, các lớp sẽ dính vào nhau nếu không quen xử lý.
Ống kính 105mm và 135mm (tương đương với phim 35mm), f/2 hoặc f/2.8, thường được dùng để chụp chân dung.
Ống kính 85mm (tương đương phim 35mm), f/1.2 hoặc f/1.4, cũng được ưa dùng.
Cũng có những ảnh chân dung dùng ống kính Normal cho ảnh cực tốt nhưng đòi hỏi tay nghề cầm máy.

lamchieu
04-06-2007, 02:07
D. Các cách đo sáng

* Luôn đo sáng tại điểm cần chụp.

1. Đo tự động bằng máy chụp hình - Đo lượng sáng phản xạ từ (nhân) vật được chụp.
- Cho vật được chụp đúng sáng, luôn cho một tấm ảnh đầy đủ sáng.
- Trong nhiều trường hợp sẽ không đúng ánh sáng thực tế và không đúng màu, ảnh nhợt nhạt, độ tương phản kém.

2. Đo bằng Máy Đo Sáng (Flash Meter) - Đo lượng sáng chiếu tới (nhân) vật được chụp.
- Cho ảnh đúng sáng đúng màu, độ tương phản cao.
- Cho ảnh với độ tương phản sáng tối như mắt nhìn thấy.

lamchieu
04-06-2007, 02:07
E. Các phương pháp nhấn mạnh chủ đề cơ bản:

1. Sáng > Tối hoặc Tối > Sáng
2. Rõ > Mờ
3. Lớn > Nhỏ
4. Màu sắc
(Về màu sắc, phải có một bài riêng về màu sắc trong nhiếp ảnh và màu sắc trong hội họa)

lamchieu
04-06-2007, 02:10
Loạt bài trên chỉ là tóm lược kiến thức về máy ảnh và chụp ảnh, lamchieu đã post bên sân taybacgroup.com.vn, nay post bên đây để bà con tiện theo dõi.

ABC
04-06-2007, 11:17
Nhiếp ảnh số từ A-Z này...

http://xehoivietnam.net/viewtopic.php?t=744

lamchieu
05-06-2007, 09:06
Thêm vài cái hình về "Shooting" và "Depth of Field", nói nhiều hiểu mông lung nhưng nhìn hình là hiểu ngay tấp lự:

Shooting:

https://i116.photobucket.com/albums/o30/lamchieu/shooting.gif


DOF:

https://i116.photobucket.com/albums/o30/lamchieu/depthfocus.gif

https://i116.photobucket.com/albums/o30/lamchieu/circle.gif


Giống như phần về khẩu độ trên kia, nếu không có hình ảnh và chen một ít vật lý thì lamchieu dám cá rằng ít người biết tường tận khẩu độ là gì hay tại sao không thể có khẩu độ lớn hơn! :)

CVN
05-06-2007, 09:06
D. Các cách đo sáng
* Luôn đo sáng tại điểm cần chụp.
Đại nhân chỉ giùm các tay mơ về khái niệm này và cách thực hành với! Có điều gì cần lưu tâm để đạt được điều này khi dùng các chế độ đo sáng tự động bằng máy (Đo sáng vùng, Đo sáng trung tâm, Đo sáng điểm)?

Đã mời rượu Đại nhân (beer)

lamchieu
05-06-2007, 09:36
Bác đo sáng tại điểm cần chụp thì có nghĩa là bác khoanh vùng lại và đo sáng trong vùng đó thôi, đo bằng máy chụp hình hay bằng máy đo sáng cũng được.

Đối với máy chụp hình thì bác dùng chế độ toàn vùng nếu muốn lấy trung bình của vùng (nhưng máy có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ Center Weight thì đo trung bình vùng trung tâm (máy cũng có thể có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ đo điểm thì đo đúng điểm ngay giữa (khoảng 3% diện tích ảnh).

Đây là cách đo ánh sáng phản xạ, cũng có thể dùng cách này với máy đo sáng có ống ngắm.

Còn cách đo khác là đo lượng ánh sáng chiếu tới chủ đề, bằng máy đo sáng.
Bác có thấy trong studio có một ông cầm cái máy đo sáng, dí sát vào người mẫu, bấm bấm rồi hét toáng lên là khẩu độ bao nhiêu không :D Đấy đấy, ông ta đang đo ánh sáng chiếu tới (lượng sáng mà chủ đề nhận được), ông ta sẽ tăng giảm ánh sáng để có khẩu độ mong muốn hay cân chỉnh các nguồn sáng làm sao cho không chênh lệch nhau quá nhiều hay gì gì đó ...

Ngoài trời cũng vậy, y chang như vậy. Một cái hoa hồng nhung, bác muốn chụp mà chỉ đo bằng máy thì có ra được đúng cái sắc độ của hồng nhung - đỏ rực nhưng đen đen huyền bí - không? Khó lắm, hay bác phải đem về mông má lại!
Nhưng bác có thể đạt được kết quả tốt bằng cách lấy máy đo sáng ra và đo lượng sáng tới, lúc này hoa sẽ hiện lên đúng màu.
Lý do đơn giản: Hồng nhung không phản chiếu nhiều ánh sáng nên máy sẽ tự tăng thêm sáng để có ảnh đủ sáng, hậu quả là bông hoa cứ nhờ nhờ nhạt nhạt.
Còn đo lượng sáng tới thì hầu như cho ảnh gần với mắt mình thấy, có độ sâu màu tốt.

Ví dụ: tấm hình này chưa xử lý, không phải đẹp nhưng đo sáng và xử lý tốt nên cứ như chụp trong studio :D :

https://i116.photobucket.com/albums/o30/lamchieu/JT1K7382.jpg

eskimot09
05-06-2007, 09:41
Bác đo sáng tại điểm cần chụp thì có nghĩa là bác khoanh vùng lại và đo sáng trong vùng đó thôi, đo bằng máy chụp hình hay bằng máy đo sáng cũng được.

Đối với máy chụp hình thì bác dùng chế độ toàn vùng nếu muốn lấy trung bình của vùng (nhưng máy có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ Center Weight thì đo trung bình vùng trung tâm (máy cũng có thể có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ đo điểm thì đo đúng điểm ngay giữa (khoảng 3% diện tích ảnh).

Ngoài trời cũng vậy, y chang như vậy. Một cái hoa hồng nhung, bác muốn chụp mà chỉ đo bằng máy thì có ra được đúng cái sắc độ của hồng nhung - đỏ rực nhưng đen đen huyền bí - không? Khó lắm, hay bác phải đem về mông má lại!


Anh toàn bị trường hợp này, dùng máy đo sáng ngoài thì mất thì giờ quá, lamchieu nói rõ hơn việc đo sáng theo camera xem nào (beer)

------------
Đại ca sao lại đem tên cúng cơm lên đây vậy :))

lamchieu
05-06-2007, 09:46
Tấm hình ví dụ trên chỉ đẹp khi phóng ảnh 15x20 là cùng, lý do: DOF quá mỏng.

Khi chụp ảnh, các bác cũng lưu ý là ảnh của mình sẽ được phóng cỡ bao nhiêu, nhiều khi cứ nhắm mắt xoá phông mà quên mất khi phóng lớn tấm ảnh thì cà phông lẫn chủ đề đều nhạt nhòa.

Khi tấm ảnh ở cỡ nhỏ thì cái gì cũng nét (như nguyên lý DOF vậy thôi).
Một tấm ảnh quản lý DOF tốt & focus tốt thì càng phóng lớn càng đẹp!

lamchieu
05-06-2007, 09:58
Anh toàn bị trường hợp này, dùng máy đo sáng ngoài thì mất thì giờ quá, lamchieu nói rõ hơn việc đo sáng theo camera xem nào (beer)

Anh muốn đo bằng camera à??? Vậy thì dùng gray card (hình như độ xám 18% hay sao ấy??) đi, chĩa máy vào đó đo sáng rồi chụp :D

Em chỉ đo sáng bằng camera khi không có thì giờ hay không có khả năng đo bằng máy.
Thường thì ước lượng bằng mắt cộng với đo bằng máy. Cái này người nào lúc trước chụp manual rất có lợi.

Babel
05-06-2007, 15:29
Đề nghị pác lamchieu cung cấp thêm thông tin về sensor CMOS, CCD, phân giải nội suy ... sự khác nhau, nông sâu của máy chụp phim và máy số, các kỹ thuật lấy focus, chụp đêm, chụp ngược sáng, chụp phản xạ, chụp motion, chụp phong cảnh, chụp chân dung, kỹ thuật sử dụng đèn flash, loại mắt đỏ, panorama, cò cứng, cò mềm, cho anh iem cùng tham khảo!

Mays
06-06-2007, 10:38
Xin lỗi các bác, em cứ máy mồn nói vài câu lung tụng Không phải mong các bác bỏ quá cho ẹm Em có sưu tầm 1 số bài viết về KỸ THUẬT CHỤP ẢNH ĐƠN GIẢN, em post lên có thể có ích với 1 vài người. VÀ EM XIN ĐƯỢC TẶNG RIÊNG CHO BÁC SONTT.

-------------------------

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH
Một chiếc máy ảnh kỹ thuật số “thật sự” cần phải cung cấp các tùy chọn giúp người chụp có khả năng kiểm soát một cách sáng tạo những đặc tính của bức ảnh sẽ chụp. Khả năng kiểm soát này thường thông qua các tùy chọn về điều khiển ánh sáng, mức độ sắc nét....Mặc dù hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số thông dụng đều là loại tự động (fully automatic), tuy nhiên đều có các tùy chọn giúp kiểm soát đặc tính của ảnh ở một mức độ nhất định nào đó.

TỐC ĐỘ TRẬP KIỂM SOÁT ÁNH SÁNG VÀ TÍNH ĐỘNG CỦA ẢNH
Khi cửa trập mở, ánh sáng sẽ tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng theo đó hình ảnh sẽ được tạo ra. Khoảng thời gian cửa trập mở sẽ ảnh hưởng đến mức độ phơi sáng của hình ảnh cũng như tính động của ảnh (motion of the picture)

Tốc độ trập và độ phơi sáng
Tốc độ trập càng chậm thì lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng càng nhiều và do đó hình ảnh sẽ sáng hơn. Tốc độ trập càng nhanh, lượng ánh sáng tác động càng ít, hình ảnh sẽ tối hơn.

Tốc độ trập và tính động của ảnh
Tốc độ trập đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát tính động của ảnh. Hiểu biết về tốc độ trập là một việc thiết yếu khi chụp các chủ đề động, thông qua việc điều khiển tốc độ trập, người chụp sẽ kiểm soát được chủ đề động sẽ hiện ra như thế nào trên bức ảnh: rõ nét hay mờ. Tốc độ trập càng chậm thì hình ảnh của chủ đề động sẽ càng mờ, toàn bộ hình ảnh cũng dễ bị mờ do chuyển động của tay người chụp

Theo truyền thống dãy tốc độ trập thường được biểu diễn theo tỷ lệ một phần của giây: 1/1000, 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8, 1/4, 1/2 và 1 giây. Tuy nhiên trên máy ảnh kỹ thuật số, tốc độ trập đôi khi chỉ được biểu diễn bởi một chữ số: 2 có nghĩa là tốc độ trập là 1/2 giây.

Làm thế nào để lựa chọn tốc độ trập?
Đọc phần hướng dẫn sử dụng của máy về shutter. Chế độ chụp ưu tiên tốc độ trập thường có ký hiệu Tv (time value) hoặc Sv (shutter value), khi chuyển máy sang chế độ chụp này, người sử dụng sẽ điều khiển được tốc độ trập.
ĐỘ MỞ ỐNG KÍNH - KIỂM SOÁT ÁNH SÁNG VÀ VÙNG ẢNH RÕ
Độ mở ống kính có tác dụng kiểm soát mức độ phơi sáng thông qua việc kiểm soát lượng ánh sáng đi vào trong máy, đồng thời còn kiểm soát cả vùng ảnh rõ.
Độ mở và mức độ phơi sáng
Độ mở càng lớn thị lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng càng nhiều và hình ảnh thu được cũng sáng hơn.
Độ mở và vùng ảnh rõ
Cũng giống như tốc độ trập, độ mở cũng ảnh hưởng đến sự sắc nét của hình ảnh nhưng theo một kiểu khác hẳn. Thay đổi độ mở sẽ thay đổi vùng ảnh rõ, độ mở càng nhỏ thì vùng hình ảnh rõ nét sẽ càng lớn. Đối với một vài kiểu cảnh chụp ví dụ như chụp phong cảnh (landscape) người chụp luôn mong muốn sẽ lấy được sắc nét toàn bộ khung cảnh từ điểm gần nhất cho tới điểm xa nhất vì vậy mà độ mở ống kính thường được để ở độ mở nhỏ nhất. Khi chụp chân dung, người chụp thường mong muốn có được bức ảnh trong đó mặt người được chụp sẽ sắc nét nhất trong khi hậu cảnh sẽ mờ hơn nhằm làm nổi bật chủ đề chụp lúc này độ mở ống kính càng lớn̉ càng tốt.


Độ mở ống kính càng lớn, vùng ảnh rõ càng cạn, thì chủ đề chụp càng nổi bật

Độ mở ống kính càng nhỏ, vùng ảnh rõ càng sâu, toàn bộ khung cảnh sẽ sắc nét

Theo truyền thống dãy giá trị độ mở ống kính thường được biểu diễn như sau: f/1, f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32, f/45 (không một ống kính nào có đủ các độ mở trên). Khi chuyển một giá trị từ trái sang phải lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận sẽ giảm đi đúng một nửa. Ống kính có độ mở càng lớn thì càng dễ chụp trong ánh sáng yếu cũng như các chủ đề chụp chuyển động nhanh.
Lựa chọn độ mở ống kính như thế nào?
Đọc sách hướng dẫn đi kèm máy phần Aperture. Trên máy ảnh chế độ chụp ưu tiên độ mở thường có ký hiệu Av (aperture value)

Mays
06-06-2007, 10:40
PHỐI HỢP TỐC ĐỘ TRẬP VÀ ĐỘ MỞ ỐNG KÍNH
Tốc độ trập và độ mở ống kính đều ảnh hưởng đến mức độ phơi sáng (lượng ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận ánh sáng) qua đó ảnh hưởng đến mức độ sáng tối của hình ảnh. (Tốc độ trập ảnh hưởng đến khoảng thời gian ánh sáng tác động vào bộ cảm nhận, độ mở ống kính ảnh hưởng đến cường độ sáng tác động đến bộ cảm nhận.). Giá trị tốc độ trập và độ mở vì vậy thường đi với nhau theo từng cặp một. Độ mở ống kính lớn thường đi kèm với tốc độ trập nhanh và ngược lại qua đó nhằm thu được hình ảnh có mức độ phơi sáng phù hợp. Nếu chỉ xét trên khía cạnh phơi sáng thì việc lựa chọn cặp giá trị nào trong hai cặp trên là không quan trọng vì cả hai đều cho mức độ phơi sáng giống nhau. Tuy nhiên sự khác biệt nằm ở tính động của hình ảnh và vùng ảnh rõ. Khi tăng độ mở ống kính lên một nấc (f-stop, hay còn gọi là một khẩu) lượng ánh sáng sẽ tăng lên gấp đôi, tốc độ trập sẽ giảm đi một nửa nhằm giảm lượng ánh sáng tác động xuống một nửa do đó độ phơi sáng vẫn giữ nguyên nhưng sự khác biệt nằm ở vùng ảnh rõ: vùng ảnh rõ sẽ sâu hơn. Nếu như làm ngược lại tăng tốc độ trập thì vùng ảnh rõ sẽ cạn hơn nhưng khả năng bắt các chuyển động sẽ tăng lên hình ảnh của chủ đề động sẽ hiện ra sắc nét hơn. Nhờ có sự biến đổi này mà người chụp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc sáng tạo hình ảnh.
LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ PHƠI SÁNG (EXPOSURE)
Hầu hết các máy ảnh đều cung cấp nhiều chế độ phơi sáng. Trong chế độ hoàn toàn tự động (fully automatic) máy ảnh sẽ tự chọn cả tốc độ trập và độ mở ống kính, tuy nhiên còn có hai chế độ chụp nữa thường được sử dụng: ưu tiên tốc độ trập (shutter priority) và ưu tiên độ mở (aperture priority). Mỗi chế độ chụp đều có ưu, nhược điểm riêng.
- Hoàn toàn tự động (Fully automatic): Máy ảnh tự động lựa chọn tốc độ trập, độ mở ống kính, cân bằng trắng… Người sử dụng chỉ còn phải tập trung đến việc định khung hình của ảnh, lựa chọn góc chụp, sắp xếp chủ thể chụp sao cho biểu đạt được thông tin như mong muốn.
- Ưu tiên độ mở ống kính (Aperture priority): Chế độ chụp này cho phép người sử dụng lựa chọn độ mở ống kính nhằm thu được vùng ảnh rõ thích hợp theo ý muốn. Người chụp sử dụng chế độ này khi mà vùng ảnh rõ là yếu tố được ưu tiên hàng đầu:
+Khi muốn toàn bộ hình ảnh có trong khung hình đều rõ nét (như trong trường hợp chụp phong cảnh) thì nên để độ mở ống kính nhỏ (vùng ảnh rõ sẽ sâu, tóm bắt được nhiều chi tiết của phong cảnh)
+Khi chụp với mong muốn chỉ làm nổi bật một vùng hình ảnh có trong khung hình thì nên để độ mở ống kính lớn (vùng ảnh rõ sẽ cạn, hạn chế ảnh hưởng gây giảm sự tập trung chú ý vào chủ đề chụp gây ra bởi các chi tiết của hậu cảnh.)
- Ưu tiên tốc độ trập (Shutter priority): Chế độ chụp này cho phép người sử dụng lựa chọn tốc độ trập qua đó người chụp có thể chụp bắt cứng chủ đề động hoặc cố tình làm mờ chủ đề động. Chế độ này thường được sử dụng khi tính động của ảnh là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.
Một số máy ảnh còn cung cấp tuỳ chọn cao cấp đó là chế độ chụp tự chỉnh MANUAL, trong chế độ này người chụp tự do lựa chọn cả tốc độ trập và độ mở ống kính.
Một trong những điều làm cho nhiếp ảnh trở nên hấp dẫn đó là người chụp có được khả năng diễn đạt chủ đề chụp theo như ý tưởng hay chủ định của chính bản thân. Chụp ưu tiên tốc độ trập và chụp ưu tiên độ mở là hai công cụ hữu dụng giúp cho bức ảnh trở nên độc đáo, duy nhất và đầy tính sáng tạo.
CHỤP CHÂN DUNG (PHOTOGRAPHING PEOPLE)
Có lẽ chủ đề chụp xuất hiện nhiều nhất trong các bức ảnh chính là con người trong các hoạt động thường ngày. Chụp được những bức ảnh đẹp của người thân hay những người xung quanh luôn là điều mong muốn của những người cầm máy ảnh.

Chụp một nhóm người
Đối với chụp một nhóm người thì kiểu chụp thường được ưa thích cũng như dễ chụp nhất là chụp ngoài trời dưới ánh sáng ban ngày. Khi chụp ngoài trời cách tốt nhất là chụp trực diện, hướng chiếu của ánh sáng cần phải hướng được vào mặt của những người được chụp. Nếu như cường độ sáng quá lớn (chụp dưới ánh nắng) thì tốt hơn cả là di chuyển mọi người vào vùng bóng râm nơi có cường độ chiếu sáng vừa phải, độ tương phản vừa phải sẽ dễ dàng hơn trong việc lấy nét đặc biệt là khuôn mặt của mọi người.


Khi chụp nên tránh việc sắp xếp mọi người một cách cứng nhắc theo kiểu “duyệt binh”, mỗi người cần có tư thế riêng sao cho tự nhiên và thoải mái, không nhất thiết mọi người đều cần nhìn về phía máy ảnh. Khi chụp một nhóm người trong nhà, việc quan trọng trước tiên là di chuyển lại gần tránh chụp quá xa, khoảnh cách chụp tốt nhất nằm trong vùng hoạt động có hiệu quả của đèn flash (vùng này thường không vượt quá khoảng cách 5 m). Kiểu chụp này thường gặp giới hạn về số lượng người có thể chụp được (do phải chụp trong khoảng cách gần), không nên sắp xếp người chụp vượt quá hai hàng do khó thu được một cách sắc nét mặt của những người đứng ở hàng thứ ba.

Chụp ảnh bán thân (Semi-formal portrait)


Khi chụp loại ảnh này, người chụp cần xác định xem điều gì là quan trọng nhất cần được thể hiện trên bức ảnh: thể hiện tính cách người được chụp, nét đặc sắc của khuôn mặt hay chỉ là một cái nhìn thoáng qua thể hiện một ý tưởng nào đó, minh hoạ cho một quan điểm nào đó. Khi đã xác định được tiêu chí để chụp thì cần tập trung việc sắp xếp, bố cục, góc chụp của bức ảnh nhằm thể hiện tập trung vào ý tưởng đó. Các yếu tố sau cần được quan tâm, sử dụng khi chụp:
- Sử dụng ánh sáng được chiếu sáng từ nhiều nguồn khác nhau (diffuse light), cường độ sáng vừa phải nhằm tôn lên chủ đề chụp, đây là yếu tố quan trọng nhất khi chụp
- Hậu cảnh cần phải đơn giản tránh các chi tiết gây “loãng”, và cần có tác dụng hỗ trợ chủ đề chụp, làm nổi bật chủ đề, ý tưởng.
- Cần chụp ở khoảng cách gần, tầm cao của máy ảnh thấp hơn một chút so với mắt của người được chụp.
- Cần chú ý đến góc nhìn khi chụp tay và đầu bởi hai bộ phận này đôi khi hiện ra khá khôi hài ở một số góc nhìn đặc biệt.
- Khi muốn làm nổi bật đường nét của khuôn mặt, thể hiện cá tính thì hướng chiếu ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ánh sáng chiếu ngang luôn luôn là kiểu chiếu sáng tôn tạo các góc cạnh của khuôn mặt, thể hiện cá tính.

Chụp các cảnh đời thường (Everyday picture)


Có thể sử dụng máy ảnh bất cứ lúc nào, không nhất thiết cứ phải chụp với một lý do đặc biệt nào đó, các bức ảnh chụp các hoạt động sinh hoạt đời thường luôn tạo ra cảm hứng, thể hiện tính chân thực của đời sống. Các lời khuyên sau có thể hữu ích khi chụp các bức ảnh loại này:
- Di chuyển lại gần chủ đề chụp, nhưng không quá gần để ảnh hưởng hoạt động đang diễn ra, tránh hiện tượng gây mất tự nhiên cho người được chụp.
- Khi các hoạt động đang diễn ra, tốt nhất là chụp liên tục hàng loạt bức ảnh qua đó có thể thu được hình ảnh của những khoảnh khắc đáng nhớ, những bức ảnh đẹp, thú vị đều là những bức được chụp khi mọi người đang trong trạng thái hoạt động.
- Sử dụng luôn điều kiện chiếu sáng hiện tại, đừng quá chú ý đến góc chiếu sáng, cách sắp đặt, bố cục của chủ đề, điều quan trọng là nắm bắt được các hoạt động đang diễn ra.

Chụp ảnh vào những dịp đặc biệt (Milestone event)


Một trong những lý do thông thường để sử dụng máy ảnh đó là ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người: sinh nhật, lễ cưới, buổi đoàn tụ, hay ngày gặp mặt đầu năm…Có thể những ý kiến sau đây sẽ là hữu ích khi chụp những bức ảnh kiểu này:
- Khi chụp những đứa trẻ: tốt nhất là chụp cạnh những vật thể quen thuộc ví dụ như cây cối chẳng hạn qua đó thể hiện được tầm vóc, mức tuổi của đứa trẻ.
- Khi chụp gia đình: có thể tốt hơn là nên chụp cả gia đình đứng trước mặt tiền của ngôi nhà hoặc quây quần bên bàn tiệc sẽ cho cảm giác ấm cúng cũng như thể hiện phong cách của một gia đình…
- Khi chụp lễ cưới tốt nhất là di chuyển tới gần chủ đề chụp, tập trung vào việc lấy nét của khuôn mặt, nên chọn thời điểm mà người được chụp đang trong trạng thái tự nhiên, chủ động và thư giãn (thời điểm lý tưởng cho những bức ảnh kiểu này), góc chụp là yếu tố rất quan trọng khi chụp cô dâu và chú rể (hai nhân vật chính).

Mays
06-06-2007, 10:43
Ánh sáng - Yếu tố cực kỳ quan trọng khi chụp chân dung

Ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới sắc thái của bức ảnh đặc biệt là khi chụp chân dung. Sự thay đổi điều kiện chiếu sáng có thể biến một bức hình chụp từ rất đẹp sang rất xấu. Có một vài đặc điểm đáng chú ý về ánh sáng khi chụp chân dung:
- Chụp dưới điều kiện chiếu sáng mạnh, dưới ánh nắng:

Kiểu chiếu sáng này thường tạo ra bóng (shadow) gây che lấp mặt, các nếp nhăn, các khiếm khuyết sẽ hiện rất rõ trên ảnh trong điều kiện chiếu sáng loại này, tuy nhiên mầu sắc của ảnh sẽ rất đẹp và rực rỡ.
- Chụp dưới ánh sáng của bầu trời
Ánh sáng loại này lan tỏa khắp do đó không bị hiện tượng bóng che lấp một phần khuôn mặt, các nếp nhăn, các khiếm khuyết trên khuôn mặt sẽ ít hiện rõ hơn, mắt của người được chụp sẽ không bị nheo lại.
- Hướng chiếu sáng (Direction of light):

AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng
Thể hiện khả năng của máy khoá độ mở ống kính và độ nhậy sáng giúp cho việc chụp nhiều ảnh khác nhau với cùng một giá trị lộ sáng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp toàn cảnh (panorama), các ảnh nối với nhau phải có cùng một giá trị lộ sáng
AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
Đây là tùy chọn (thường gặp trên các máy tự động) cho phép giữ cố định cự ly canh nét khi chụp ở chế độ tự động
AF assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
Một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ canh nét. Đèn này thường nằm ngay phía trên ống kính, có tác dụng rọi sáng chủ đề định chụp trong điều kiện thiếu sáng do đó hỗ trợ hệ thống canh nét của máy ảnh (Các máy ảnh kỹ thuật số thường gặp khó khăn khi canh nét trong điều kiện thiếu sáng). Loại đèn này có tầm hoạt động ngắn thường không vượt quá 4 mét.
Một số máy đắt tiền được trang bị đèn canh nét phát ra tia hồng ngoại thay vì phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Các đèn này có tầm hoạt động xa hơn, hỗ trợ canh nét tự động tốt hơn

Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính thường được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau, các lá thép này sẽ di động tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ - nguyên tắc hoạt động này rất giống con ngươi của mắt người. Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại. Giá trị của độ mở ống kính thường được biểu thị theo 3 cách: f/8, F8, 1:8 (ba cách biểu thị này thể hiện cùng một độ mở). Giá trị này thực chất là tỉ lệ giữa độ dài tiêu cự của ống kính với đường kính của khẩu độ mở ra.


Trị số f càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Trên ống kính thường được in hay khắc giá trị f nhỏ nhất (Độ mở lớn nhất)- giá trị nhỏ nhất này còn thể hiện độ “nhạy” của ống kính. Trên các máy thuộc dòng chuyên nghiệp thường có vòng chỉnh khẩu độ. Các máy canh nét tự động (autofocus) không có vòng chỉnh khẩu độ, độ mở lớn nhỏ của khẩu độ được điều khiển bằng điện tử , màn hình tinh thể lỏng LCD sẽ báo cho biết khẩu độ đang mở là bao nhiêu. Khi trị số f tăng lên một giá trị trong dãy giá trị độ mở ống kính (.. F2.0, F2.8, F4.0, F5.6, F8.0....) thì lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
Tùy chọn cho phép người dùng tự lựa chọn độ mở ống kính, tốc độ trập (shutter speed) sẽ do máy ảnh tính toán sao cho thu được ảnh có độ phơi sáng(exposure) phù hợp. Tùy chọn này đặc biệt quan trọng khi người chụp muốn kiểm soát vùng ảnh rõ (DOF: depth of field) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt (special effect

Mays
06-06-2007, 10:45
Auto Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chụp cho phép chụp nhiều ảnh tại một thời điểm trên cùng một cảnh, mỗi ảnh chỉ khác nhau về độ phơi sáng. Mức khác biệt về giá trị phơi sáng giữa các ảnh thay đổi từ 0,3 EV (exposure value) đến 2,0 EV. Mức khác biệt này trên đa số máy đều có thể chọn được. Từ tự động (Auto) ở đây có nghĩa là máy sẽ tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 ảnh, trên một số máy người dùng còn có thể tự đặt số lượng ảnh chụp trên một lần bấm máy. Chế độ chụp này rất hữu dụng khi người chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng nào là phù hợp nhất là khi chụp các cảnh có độ tương phản cao

DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
Mặc dù chức năng chính của khẩu độ là điều khiển lượng ánh sáng đi qua, khẩu độ còn được dùng để mở rộng hay giới hạn khu vực hội tụ rõ nét trong hình ảnh. Cự ly khoảng cách mà các chủ đề hay sự vật hiện rỡ nét trong ảnh được gọi là vùng ảnh rõ hay chiều sâu ảnh trường (depth of field).Vùng ảnh rõ này thường nằm 1/3 phía trước tiêu điểm và 2/3 phía sau tiêu điểm. Khẩu độ đóng càng nhỏ (trị số f lớn) thì vùng ảnh rõ càng sâu, cảnh trước và sau tiêu điểm sẽ sắc nét hơn. Khẩu độ mở càng lớn (trị số f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn, các cảnh phía trước và phía sau tiêu điểm (focus point) sẽ mờ đ

Vùng ảnh rõ còn phụ thuộc vào:
- khoảng cách giữa máy ảnh đến cảnh chụp (subject distance), càng gần thì vùng ảnh rõ càng cạn.
- độ dài tiêu cự (focal lenth), tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Ảnh chụp bằng ống kính 28mm độ mở ống kính f/5.6 sẽ có vùng ảnh rõ sâu hơn ảnh chụp bằng ống kính 70mm cùng độ mở ống kính
Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
Đây không phải là zoom thật sự, đây thực chất là việc máy ảnh cắt lấy phần trung tâm của cảnh rối dùng thuật toán nội suy để tạo ra ảnh, vì vậy zoom kỹ thuật số làm giảm chất lượng của ảnh bù lại khả năng zoom của máy được mở rộng
Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
Hầu hết các nhà sản xuất đều ghi số lượng điểm ảnh có trên bộ cảm biến ánh sáng để chỉ độ phân giải của máy ảnh.Tuy nhiên độ phân giải thực phải là số lượng thực sự các pixel ghi nhận hình ảnh (không phải tất cả các tế bào quang điện có trên bộ cảm biến ánh sáng làm nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh). Effective pixels (tuy không hoàn toàn chính xác) thường dùng để chỉ độ phân giải thực
Exposure: Độ phơi sáng
Tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng (Automatic exposure control) là một trong những đặc tính không thể thiếu được đối với máy ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh sẽ tự động đo cường độ ánh sáng từ đó xác định tốc độ trập và độ mở ống kính cho phù hợp với chủ đề chụp. Nhờ có đặc tính này người chụp chỉ còn phải tập trung đến chủ đề định chụp. Đặc tính này cũng cực kỳ hữu dụng khi chụp các chủ đề động khi mà thời gian để chuẩn bị lựa chọn chế độ chụp rất ngắn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chỉ dựa vào chế độ tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh hoặc là quá sáng (overexposure) hoặc là quá tối (underexposure). Lúc này người dùng cần đến tùy chọn cho phép chỉnh giá trị phơi sáng EV (Exposure value) nhằm tăng giảm mức độ sáng của ảnh chụp. Một trong những biện pháp nhằm thu được ảnh chụp có độ phơi sáng phù hợp là chụp cùng lúc 3 ảnh. Ảnh đầu tiên có mức độ phơi sáng chuẩn theo như tính toán của máy, ảnh thứ 2 được tăng mức độ phơi sáng lên một giá trị, ảnh thứ ba được giảm mức độ phơi sáng xuống một giá trị. Sau đó người chụp sẽ quyết định ảnh chụp nào có mức độ phơi sáng phù hợp nhất trong 3 ảnh trên. Kiểu chụp này thường được gọi là chụp bù trừ (bracketing).
Mức độ phơi sáng bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bốn yếu tố:
- Cường độ sáng (Intensity) của ánh sáng hắt vào chủ đề, hay độ sáng (Luminance) của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh.
- Độ nhậy sáng ISO
- Khoảng thời gian lộ sáng (điều khiển bằng tốc độ trập)
- Lượng sáng cho vào CCD (điều khiển bằng khẩu độ
Full Manual
Tùy chọn cho phép chỉnh cả tốc độ trập và độ mở ống kính (một tùy chọn không thể thiếu với nhưng người chuyên nghiệp). Người chụp ảnh có được khả năng kiểm soát hoàn toàn mức độ phơi sáng tạo thuận lợi tối đa cho việc sáng tạo ảnh. Tùy chọn này thường chỉ có ở các máy chuyên nghiệp và một số ít máy bán chuyên nghiệp
Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
Đối với các máy ảnh truyền thống sử dụng film, chỉ số ISO biểu thị độ nhậy của film (film’s sensitivity), chỉ số ISO lớn thì film có khả năng nhạy sáng cao do đó sẽ thích hợp cho chụp ở tốc độ trập nhanh hay trong điều kiện thiếu sáng (low light). Tuy nhiên film có độ nhậy sáng càng lớn thì càng có xu hướng bị hiện tượng hạt mầu to (grainy).
Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhậy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS. Khác với máy ảnh dùng film người chụp bị phụ thuộc vào độ nhậy sáng của film, độ nhậy sáng của máy ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh được. Khả năng chỉnh độ nhậy sáng ngay trên máy cũng là một ưu thế của máy ảnh kỹ thuật số khi so sánh với máy ảnh dùng film. Tuy nhiên CCD là thiết bị tương tự (analog) do đó khi tăng độ nhậy sáng có nghĩa là phải tăng cường khuyếch đại tín hiệu điện tử đồng nghĩa với việc khuyếch đại các tín hiệu nhiễu, ảnh cũng sẽ bị nhiễu màu nhiều hơn. Một vài tiến bộ gần đây trong công nghệ sản xuất chip đã cho phép tăng độ nhậy sáng vượt qua giá trị ISO 400 mà ít ảnh hưởng đến độ nhiễu màu
Shutter Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
Tùy chọn cho phép người dùng tự điều chỉnh tốc độ trập, khẩu độ hay độ mở ống kính sẽ do máy tính toán nhằm thu được ảnh có độ phơi sáng phù hợp nhất. Tùy chọn này thường được sử dụng khi muốn tạo hiệu ứng đặc biệt, ví dụ như ảnh mờ của mặt nước trên sông, hoặc chụp bắt các cảnh động (hoạt động thể thao..)

Mays
06-06-2007, 10:45
Types of metering: Các kiểu đo sáng
Không phải tất cả các vùng nằm trong chủ đề chụp đều có mức độ quan trọng như nhau đối với việc tạo nên bức ảnh cũng như quyết định mức độ phơi sáng của ảnh. Ví dụ như khi chụp phong cảnh, mức độ phơi sáng của chủ đề chụp ở gần sẽ quan trọng hơn là mức độ phơi sáng của bầu trời có trong chủ đề chụp. Đây là nguyên nhân các máy ảnh kỹ thuật số thường cung cấp các tùy chọn về các kiểu đo sáng.
- Đo sáng theo ma trận (Matrix metering or multi-segment metering): Đây là kiểu đo sáng ngày càng trở nên phổ biến do có độ chính xác và độ nhậy cao. Chủ đề chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.
- Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted): Đây là kiểu đo sáng thường gặp. Máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất trong chủ đề chụp)
- Đo sáng điểm (Spot metering): Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối
TIFF (Tagged Image File Format)
Thuật ngữ chỉ một kiểu định dạng ảnh. Đây là kiểu định dạng ảnh rất phức tạp tuy nhiên cũng rất linh hoạt. Khi sử dụng định dạng ảnh này các dữ liệu số về ảnh đều được giữ nguyên không bị mất bởi các thuật toán “nén ảnh” nhằm làm giảm kích cỡ của file ảnh.
Định dạng ảnh TIFF không phải là một lựa chọn tốt cho việc lưu trữ ảnh đặc biệt là lưu trữ trên thẻ nhớ do các file này có kích thước quá lớn. Với máy ảnh 3 triệu điểm, ảnh chụp ở chế độ TIFF thường có kích thước lớn hơn 9 MB !.
White Balance: Cân bằng trắng
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống cân chỉnh mầu sắc cho phù hợp với loại ánh sáng có trong môi trường. Mắt người luôn luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với kiểu ánh sáng có trong môi trường,nhưng máy ảnh cần phải tìm điểm trắng (white point) lấy làm điểm gốc để cân chỉnh màu trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều có cơ chế tự động cân bằng trắng, máy ảnh sẽ tự động tính toán xem xét kiểu ánh sáng có trong môi trường rồi tìm ra mức độ cân bằng trắng phù hợp nhất. Hệ thống tự động này cho đến hiện tại không đáp ứng được tất cả các kiểu chiếu sáng một cách chính xác, cũng như không đáp ứng được tất cả nhu cầu của người chụp do đó trong máy ảnh còn có sẵn các tuy chọn cân bằng trắng trong các điều kiện chiếu sáng thường gặp nhất như: dưới ánh nắng, mây mù, dưới ánh đèn Neon, dưới ánh đèn vàng, dưới ánh đèn cao áp...Tất cả các tùy chọn này đều rất hữu ích khi được lựa chọn một cách phù hợp.
Các loại máy ảnh bán chuyên nghiệp còn cho phép người dùng tự cân bằng trắng thông qua chế độ “white preset or Custom preset”. Ở chế độ này máy ảnh đo điểm trắng dựa trên tờ giấy, card màu trắng qua đó tính toán nhiệt độ mầu (color temperature), ảnh chụp vì vậy sẽ có mầu sắc chuẩn xác hơn hoặc người dùng có thể sử dụng tính năng này tạo ra các ảnh có mầu sắc đặc biệt khác với thực tế (hiệu ứng ảnh).


Hướng chiếu sáng đặc biệt là khi chụp dưới trời nắng ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh của người được chụp. Vậy chụp theo hướng nào là tốt nhất ? điều này phụ thuộc vào ý tưởng của người chụp:
- Ánh nắng chiếu thẳng trực tiếp vào mặt người được chụp thường gây ra hiện tượng nhăn mặt, tuy nhiên sẽ rất dễ bắt nét từng chi tiết nhỏ trên khuôn mặt. Các nếp nhăn, góc cạnh thể hiện cá tính sẽ hiện ra rất rõ
- Ánh nắng chiếu từ trên đỉnh đầu xuống: kiểu chiếu sáng này thường gây ra bóng che lấp khuôn mặt, tốt nhất là dùng đèn flash để loại bỏ bóng che cũng như làm cho hình ảnh khuôn mặt sẽ sáng hơn.
- Ánh sáng bên: kiểu chiếu sáng này thường xuất hiện vào sáng sớm hay chiều tà, nên bố trí người được chụp sao cho ánh sáng chỉ chiếu sáng một bên mặt. Một bên mặt được chiếu sáng và một bên không sẽ tạo ra hình ảnh khá “gai góc” tạo ra chiều sâu của nét mặt, để hạn chế mức tương phản quá lớn có thể sử dụng đèn flash chế độ fill flash.
- Ánh sáng chiếu ngược (backlight): Mặt của người được chụp thường bị tối do đó cần sử dụng đèn flash
- Chụp trong điều kiện chiếu sáng trong nhà (Indoor lighting)
Chụp được một bức ảnh đẹp trong nhà luôn là một thách thức lớn do cường độ sáng thường không đạt. Ánh sáng từ đèn bàn hay đèn trần không phải là nguồn sáng tốt để chụp ảnh, trong rất nhiều trường hợp nên cân nhắc việc sử dụng đèn flash. Chủ thể được chụp cần được sắp xếp nằm trong khoảnh cách hoạt động có hiệu quả của đèn flash, nếu như chụp một nhóm người thì cần sắp xếp sao cho mọi người có khoảng cách gần như nhau tới máy ảnh, bật tất cả các loại đèn có sẵn để hạn chế hiện tượng mắt đỏ, cần chú ý để mặt người được chiếu sáng tốt nhất. Cần chú ý đến việc lựa chọn chế độ cân bằng trắng (WB) cho phù hợp nếu không tone mầu của ảnh hiện ra sẽ không thật (có thể là quá đỏ hoặc quá thiên về mầu xanh).

pvc
06-06-2007, 18:18
hay quá!!!
giá như có ảnh minh họa thì bọn a ma tơ chúng em dễ thuộc hơn bác mây ơi
(c) :L :L

Mays
07-06-2007, 16:09
CÂN BẰNG MẦU
Ánh sáng trắng là sự trộn lẫn các loại ánh sáng mầu, mỗi loại là một mầu nguyên chất hay nói cách khác ánh sáng trắng là hỗn hợp của các loại ánh sáng mầu. Tuy nhiên tỷ lệ của hỗn hợp các loại ánh sáng mầu tạo nên ánh sáng trắng trong các điều kiện chiếu sáng khác nhau là rất khác nhau. Một trong những cách để miêu tả sự khác biệt này là sử dụng khái niệm nhiệt độ mầu (Color temperature) và độ Kelvin được sử dụng làm đơn vị đo nhiệt độ mầu (đừng lầm lẫn với độ Kelvin dùng để đo nhiệt độ). Theo Kelvin thì thang nhiệt độ mầu có bậc thấp nhất ứng với mầu đỏ, và tăng dần qua các mầu: cam, vàng, trắng, lam. Nguồn sáng càng ngả về lam thì nhiệt độ mầu càng cao và càng ngả sang mầu đỏ thì nhiệt độ mầu càng thấp.
https://lh5.google.co.uk/image/phongtc/RmfK5jlrJCI/AAAAAAAAAAo/rIYIPTbNwAo/C%3A%

Mays
07-06-2007, 16:12
Ôi em không thể post được hình minh họa lên các bác ơi.

Mays
07-06-2007, 16:13
Để thu được ảnh có tone mầu chuẩn xác, các máy ảnh thường có tùy chọn cân bằng trắng (white balance) thực chất là việc điều chỉnh mức độ cảm nhận đối với từng thành phần ánh sáng mầu của bộ cảm nhận sao cho phù hợp với nhiệt độ mầu thực tế trong môi trường. Trong máy ảnh kỹ thuật số có khá nhiều kiểu cân bằng trắng để người dùng tự do lựa chọn:
- Auto: Máy tự động lựa chọn kiểu cân bằng trắng
- Manual: Cho phép người sử dụng thiết lập mức độ cân bằng trắng thông qua việc hướng ống kính máy ảnh tới một miếng bìa mầu trắng hay bất cứ vật thể trắng nào,rồi thiết lập chế độ cân bằng trắng.
- Sunny: Chế độ cân bằng trắng phù hợp khi chụp ngoài trời dưới ánh nắng
- Incadescent: Chế độ cân bằng trắng thích hợp khi chụp trong nhà được chiếu sáng bởi đèn dây tóc
- Fluorescent: Thích hợp khi chụp dưới ánh sáng đèn hùynh quang
- Cloudy: Thích hợp khi chụp ngoài trời có mây mù
- Flash: Thích hợp khi chụp có sử dụng đèn flash, lấy cân bằng trắng là ánh sáng đèn Flash

Làm thế nào để chỉnh kiểu cân bằng trắng?
Tìm trong menu của máy ảnh phần White balance hoặc Color balance. Trong menu của máy ảnh biểu tượng WB thường để chỉ tuỳ chọn cân bằng trắng.
CÂN BẰNG TRẮNG & CÁC THỜI ĐIỂM CHIẾU SÁNG TRONG NGÀY
Trong ngôn ngữ nhiếp ảnh có một khái niệm được gọi là ánh sáng ban ngày (daylight). Kiểu chiếu sáng này chỉ xuất hiện vào những thời điểm nhất định. Ánh sáng ban ngày thường thay đổi từ loại ánh sáng “ấm” thiên về mầu đỏ (warm red) vào lúc mặt trời mọc dần dần chuyển qua loại ánh sáng “lạnh” thiên về mầu xanh (cold blue) vào giữa trưa sau đó lại chuyển về ánh sáng ấm thiên về màu vàng vào lúc mặt trời lặn (warm orange). Loại ánh sáng được gọi là “ánh sáng ban ngày” xét về mặt cân bằng trắng thường chỉ xuất hiện vào khoảng từ 10 giờ sáng cho tới 2 giờ chiều, trong khoảng thời gian này mầu sắc sẽ “sáng” và rõ nét, ảnh chụp sẽ cho mầu sắc chính xác. Ánh sáng chiếu từ mặt trời trong các khoảng thời gian còn lại do bị ảnh hưởng nhiều hơn của khí quyển trái đất (khoảng cách truyền ánh sáng xa hơn) ánh sáng mầu xanh bị lọc nhiều hơn do đó ánh sáng trắng thường có xu hướng nghiêng sang tone mầu ấm vàng-đỏ. Những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mầu sắc của bức ảnh được chụp. Tuy nhiên tone mầu ấm đỏ của ánh sáng lúc bình minh hay chiều tà sẽ hiện ra rất rực rỡ và đẹp khi được chụp.

Mays
08-06-2007, 22:38
Em không thể nào post được hình minh hoạ. Bác nào giúp em với

lamchieu
08-06-2007, 23:24
Mays này sao giống May thế nhỉ, cóc biết post ảnh!
Đưa link lên đây rồi tui post giúp cho, điều kiện phải có host ảnh ở đâu đã.

Đại nhân CVN ơi, vào đây giúp đi, post trực tiếp lên 4r được chưa????

pvc
09-06-2007, 00:12
9

Được rồi, tồi thử nè

Quat
07-01-2008, 09:36
Đề nghị pác lamchieu cung cấp thêm thông tin về sensor CMOS, CCD, phân giải nội suy ... sự khác nhau, nông sâu của máy chụp phim và máy số, các kỹ thuật lấy focus, chụp đêm, chụp ngược sáng, chụp phản xạ, chụp motion, chụp phong cảnh, chụp chân dung, kỹ thuật sử dụng đèn flash, loại mắt đỏ, panorama, cò cứng, cò mềm, cho anh iem cùng tham khảo!

Cái này đề nghị tự tìm hiểu vì viết ra cái này mất khoảng vài chục trang nhé Béo :LL :LL

Quat
07-01-2008, 09:38
Anh muốn đo bằng camera à??? Vậy thì dùng gray card (hình như độ xám 18% hay sao ấy??) đi, chĩa máy vào đó đo sáng rồi chụp :D

Em chỉ đo sáng bằng camera khi không có thì giờ hay không có khả năng đo bằng máy.
Thường thì ước lượng bằng mắt cộng với đo bằng máy. Cái này người nào lúc trước chụp manual rất có lợi.

Đúng là miếng bìa, giấy hay gì đấy màu xám 18%. Em thấy trong cái file devider (đồ văn phòng phẩm) có một tờ có độ xám hệt xì. Dùng cái đó đo sáng tốt.

CVN
07-01-2008, 10:07
Anh muốn đo bằng camera à??? Vậy thì dùng gray card (hình như độ xám 18% hay sao ấy??) đi, chĩa máy vào đó đo sáng rồi chụp :D

Đại diện cho các tay mơ về máy ảnh "to", nhà cháu nhờ bác Lamchieu chỉ giùm chi tiết các thao tác của việc đo sáng bằng camera với! Nhà cháu biết chắc là nhiều tay mơ như nhà cháu rất mơ hồ về việc đó đấy. Ví dụ lẫn lộn giữa đo sáng và lấy nét. hai việc đó là một hay là hai việc khác nhau. Thao tác thực hiện việc lấy nét thì hầu như ai cũng biết là "gí" ô lấy nét (hiện trên viewfinder) vào vùng cần lấy nét rồi ấn nhẹ nút chụp. Thế còn muốn camera đo sáng ở điểm không phải điểm lấy nét thì thao tác thế nào; cũng như nếu đo sáng bằng tấm gray card thì làm ra răng???

Mông lung quá! Bác lamchieu giúp giùm nhé!
Thanks!

Quat
07-01-2008, 12:51
Hình như là cái này này cụ Isly thử xem xem có đúng ko nhé :D:D:D

http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=3031&page=2&pp=10

CVN
07-01-2008, 13:33
Hình như là cái này này cụ Isly thử xem xem có đúng ko nhé :D:D:D

http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=3031&page=2&pp=10
Cảm ơn bác Quạt đã chỉ lối. Chỉ tội nhà cháu không phải là mem của 4rum kia nên mới lên đây để nhờ chuyên gia ảnh Phượt đấy ạ! Với lại bác lamchieu có giải đáp ở đây thì bà con Phượt mới có thêm cơ hội mở mang thêm trình chụp ảnh phải ko ạ :)

anhminh
07-01-2008, 13:36
thường thì các máy có 2 kiểu lock. AE lock và AF lock. Và thường có 2 cách lock AE và AF (đặt qua menu của máy) là ấn 1/2 nút chụp và giữ phím AE/AF lock. Em thường đặt bấm 1/2 là AF lock, nút kia là AE lock.
Nếu muốn đo sáng = camera thì để tấm gray card vào chỗ cần chụp, (chế độ đo sáng để ở spot). Chĩa camera về tấm đo sáng, giữ lock AE (hoặc nhớ thông số rồi chỉnh tay cũng được). Sau đó bấm 1/2 để lấy nét. rồi bố cục, rồi 2/2 :).
30D, 5D hay D50 cũng thế cả thôi :))

CVN
07-01-2008, 14:23
thường thì các máy có 2 kiểu lock. AE lock và AF lock. Và thường có 2 cách lock AE và AF (đặt qua menu của máy) là ấn 1/2 nút chụp và giữ phím AE/AF lock. Em thường đặt bấm 1/2 là AF lock, nút kia là AE lock.
Nếu muốn đo sáng = camera thì để tấm gray card vào chỗ cần chụp, (chế độ đo sáng để ở spot). Chĩa camera về tấm đo sáng, giữ lock AE (hoặc nhớ thông số rồi chỉnh tay cũng được). Sau đó bấm 1/2 để lấy nét. rồi bố cục, rồi 2/2 :).
30D, 5D hay D50 cũng thế cả thôi :))
Ahhh bác anh minh, nhà cháu nhớ rồi, ở cái máy lởm của nhà cháu nó có cái nút hình hoa thị (*) , đọc catalo thì nó bảo đấy là nút AE lock. Nhà cháu chả biết để làm gì, giờ mới biết nó để dùng sau khi đo sáng (c) cảm ơn bác anhminh nhiều!

Quay lại với thao tác đo sáng bác anhminh vừa post. Nhà cháu vẫn chưa thông lắm về vị trí đặt cái grey card như thế nào là hợp lý. Nếu chụp chân dung thì bảo mẫu giơ grey card lên trước mặt để mình đo sáng hả bác? Thế còn chụp phong cảnh thì nên để grey card ở đâu? Chụp một bông hoa thì lấy ai cầm grey card cho mình???

Mách nhà cháu tiếp các bác nhé!

anhminh
07-01-2008, 14:29
lý tưởng nhất thì là chụp đâu để grey card ở đấy :D. Thực ra hướng đặt greycard mới là quan trọng, nhưng đặt thế nào cho chuẩn nhất thì.... để em check lại đã :D, mà hình như đơn giản chỉ là vuông góc với hướng chụp :).

Quat
07-01-2008, 14:41
Ahhh bác anh minh, nhà cháu nhớ rồi, ở cái máy lởm của nhà cháu nó có cái nút hình hoa thị (*) , đọc catalo thì nó bảo đấy là nút AE lock. Nhà cháu chả biết để làm gì, giờ mới biết nó để dùng sau khi đo sáng (c) cảm ơn bác anhminh nhiều!

Quay lại với thao tác đo sáng bác anhminh vừa post. Nhà cháu vẫn chưa thông lắm về vị trí đặt cái grey card như thế nào là hợp lý. Nếu chụp chân dung thì bảo mẫu giơ grey card lên trước mặt để mình đo sáng hả bác? Thế còn chụp phong cảnh thì nên để grey card ở đâu? Chụp một bông hoa thì lấy ai cầm grey card cho mình???

Mách nhà cháu tiếp các bác nhé!

Bác Isly ơi còn cái nút DOF nữa đấy nhé. Hay ra phết :D:D:D. Cái vụ chụp bông hoa dùng grey card thì chắc cũng phải chĩa vào card rồi lock AE em nghĩ thế ko biết có đúng không nhỉ????? Cụ anhminh biết chỉ bảo giúp cái (c) (c)

greenline
07-01-2008, 15:13
Đo sáng khá phức tạp các bác ạh. Mời bác nào quan tâm vào đây tìm hiểu vậy. Bài dài quá tóm tắt sợ không chính xác.

http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=3031&highlight=grey+card

CVN
09-01-2008, 10:46
Thế túm lại ở Hà nội thì mua cái grey card ở đâu các bác ơi? Em hỏi mấy hàng thì hầu hét là ko biết grey card là cái chó chết gì. Còn lại thì ko có hàng (chưa bao giờ có hàng? ) :)

anhminh
09-01-2008, 11:31
Đọc 1 hồi, hóa ra em ko sai :D. Và dùng grey card rồi vẫn nên bù trừ, mọi người thì lo là đo vẫn chưa chính xác, nhưng em nghĩ cần bù trừ vì mình cần thêm "mood" cho bức ảnh.
@cvn:bác order qua mạng đi, còn không thì làm theo trick trên vnphoto là vào photoshop, in 1 cái bảng màu lab l=50, a=0, b=0 với máy in lazer.


...kết luận: tất cả chỉ là lý thuyết :D

kingpin
09-01-2008, 15:16
hình như là có cái khuyến cáo là nên in bằng cái máy in Laser HP

CVN
09-01-2008, 16:08
hình như là có cái khuyến cáo là nên in bằng cái máy in Laser HPhé hé, nhà em trước in thử bằng cái Samsung nó cứ có vạch ngang. Nhưng chụp thử rồi check cái hystogram vẫn thấy cột sáng chính giữa luôn -> ngon choét

kingpin
09-01-2008, 16:54
ôi dồi thfi thế em mơí nói là hình như
Cụ con vịt non ạ cơ mà em thấy lão tùng Grn có bán cái nắp ống kính lấy WB như mấy cái máy SONY hay phết mà tiện. Cụ thử chưa???

CVN
09-01-2008, 17:01
ôi dồi thfi thế em mơí nói là hình như
Cụ con vịt non ạ cơ mà em thấy lão tùng Grn có bán cái nắp ống kính lấy WB như mấy cái máy SONY hay phết mà tiện. Cụ thử chưa???Chưa chưa. Pisn thử chưa? Mô tả kỹ tý xem nào! Hay có link ko?

CVN
09-01-2008, 22:34
Thấy rồi, thấy rồi. Cái WB cap nó chỉ là một cái cap bằng nhựa đục. Khi chụp cap vào lens rồi (để MF) chụp 1 tấm ảnh nó sẽ cho 1 tấm ảnh nền xám 18%. Sau đó vào menu của máy chọn tấm ảnh đó làm chuẩn cho chế độ Manual WB. Khi chụp thì chọn WB ở chế độ manual là xong.
Với mỗi một cảnh nên dùng cái WB cap để chụp lại ảnh mẫu. Dùng cái này tiện hơn là mang theo một cái grey card.
Giá lại rẻ nữa. Ở HN bán có 80K

Em nó đây:

https://www.phuot.vn/imagehosting/84784e971ab4a8.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6281)https://www.phuot.vn/imagehosting/84784e97dd1778.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6282)https://www.phuot.vn/imagehosting/84784e9872bd24.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=6283)

zanghoang
24-02-2008, 13:47
bạn em nó mới xin được con Nikon E8400 của ai đó, nó không biết gì về tính năng, đặc điểm kỹ thuật của máy, nó vác máy sang hỏi em, em chịu, thế là nó bỏ máy lăn lóc ở nhà em, có bác nào biết hay đã từng kinh qua con này bảo em với... xin đa tạ

TÍM
30-08-2008, 00:13
Làm thế nào để copy file RAW sang máy tính từ máy ảnh, ko có đầu đọc thẻ, em dùng cáp nối thì nó chỉ hiện lên file .JPG

Khi copy all sang thì mỗi file thành 2 file đều có đuôi là .jpg

Thế cái file Raw đâu, em muốn copy để format thẻ, mai lên đường rồi hị hị

Bác nào hướng dẫn em với :)

nhocdenthui
30-08-2008, 01:23
Làm thế nào để copy file RAW sang máy tính từ máy ảnh, ko có đầu đọc thẻ, em dùng cáp nối thì nó chỉ hiện lên file .JPG

Khi copy all sang thì mỗi file thành 2 file đều có đuôi là .jpg

Thế cái file Raw đâu, em muốn copy để format thẻ, mai lên đường rồi hị hị

Bác nào hướng dẫn em với :)

Chị lấy cái đĩa đi kèm máy lúc trong box ý, cài vào máy thì load ra được file RAW. Một bà chị từng làm như thế và thành công.

Nếu không, call anh nào đó mang đồ load đến ạ :LL

Goodluck chị :)

CVN
30-08-2008, 09:15
Mua cái đầu đọc thẻ!

anhminh
30-08-2008, 10:05
nó đi rồi còn đâu :).
mà thằng canon rắc rối nhỉ :P

Nam Bự
30-08-2008, 11:03
nó đi rồi còn đâu :).
mà thằng canon rắc rối nhỉ :P

2 đứa rắc rối nó gặp nhau ý mà. Dùng canon rắc rối, gặp chủ nó đang đêm hỏi mua đầu đọc thẻ thì còn rắc rối hơn

alpha1st
18-11-2009, 18:59
E xài FZ35, kết nối bằng cáp máy ảnh vẫn hiện file RAW bình thường mà bác.
Hay bác thử cách này xem : kết nối máy ảnh bằng cap sẽ hiện lên như 1 ổ USB bình thường click đúp vào ổ USB này và tìm thư mục chứa ảnh (thông thường thì các máy chụp hình khi kết nối với PC thì trong thẻ nhớ có 1 thư mục riêng chứa file ảnh) bác click chuột phải vào thư mục này, chọn copy và past vào PC xem có được không nhe.

home
28-05-2010, 09:35
19 lời khuyên khi chụp ảnh đường phố

https://blog.anhso.net/wp-content/uploads/2010/05/thumb2-300x201.jpg

Đường phố với nhà cửa và những con người tất bật cũng là một nguồn cảm hứng lớn trong nhiếp ảnh. Cảnh đường phố luôn gợi ra một không khí hiện đại trẻ trung. Những người ham thích chụp ảnh cũng thường nêu ra các câu hỏi về máy ảnh nào thích hợp nhất để chụp đường phố, ý tưởng về chụp chân dung trên đường phố, các mẹo chụp đường phố, v.v.. Dưới đây là kinh nghiệm của một số nhiếp ảnh gia chụp ảnh đường phố.



Thế nào là nghệ thuật chụp ảnh đường phố?
“Chụp ảnh đường phố quả thực có sức hấp dẫn; đó chính là hội họa, ghi lại một khoảnh khắc, một nơi chốn, hay đơn giản là để chúng ta mỉm cười – tuy nhiên để đạt được điều này, trước tiên người chụp ảnh phải biết sưu tầm.
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-39_1.jpg
Trong trường hợp của tôi, việc liên tục sưu tầm lưu giữ những bức ảnh đường, quá trình đuổi theo những bức ảnh với một dòng chảy thơ ca ngầm, khó mà thờ ơ được với thế giới của nhiếp ảnh đường phố.” Andrew Stark

Loại lens nào tốt nhất cho nhiếp ảnh đường phố?
“Cá nhân tôi thích sử dụng loại lens rộng (24mm, 28mm, 35mm hoặc full frame 35mm) để có thể tiến sát đến chủ thể và ghi lại cái nhìn cận cảnh vào trong bức ảnh. Tôi khuyên bạn hay bắt đầu từ lens 75mm hoặc 50mm trước hết để giữ khoảng cách, sau đó mới tiến lại gần.” Markus Hartel
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-14_3.jpg
Làm thế nào để có thể chụp được những bức ảnh đường phố đẹp?
“Tôi thường dành nhiều thời gian để ngắm ảnh hơn là chụp ảnh. Giá sách của tôi cũng có vài hàng chuyên về sách dạy chụp ảnh. Cái gọi là nhiếp ảnh gia giỏi chỉ nên được coi là nguồn cảm hứng và động lực giúp bạn chụp đẹp hơn.”
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-44_4.jpg
“Những nhiếp ảnh gia như Elliott Erwitt, Henri Cartier-Bresson, Mario Giacomelli, Robert Frank, Sylvia Plachy và Tony Ray-Jones có thể được kể đến.” David Gibson

***
“Theo tôi, một nhiếp ảnh gia chụp ảnh đường phố giải cần có cả sự chính xác lẫn cơ hội. Cái tôi tập trung vào không hề diễn ra tình cờ, nhưung cũng có những khoảnh khắc của số phận – thường là những giây cuối cùng – cho nhiếp ảnh gia chụp. Vì thế công việc thường xuyên của tôi là đi dạo quanh với vài chiếc máy ảnh và sự tập trung cao độ, thế nhưng không bao giờ tôi biết chính xác mình sẽ chụp gì” Blake Andrews

https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-43_5.jpg
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-45_6.jpg
***

home
28-05-2010, 09:36
“Nhiếp ảnh đối với tôi không phải là một nghề nghiệp, nhưng nó cũng không phải là một sở thích đơn thuần. Đó là cách nhìn thế giới – thế giới ở đây là con người – và cũng là cách kết nối những gì tôi nhìn thấy. Vị trí không quan trọng bằng cảm xúc, cảm xúc càng thoảng qua một tinh tế càng tốt. Đó chính là nhiếp ảnh, phải không?” Lev Tsimring
Địa điểm tốt nhất để chụp ảnh đường phố?
“Càng ở trong đám đông thì khoảnh khắc riêng tư của mỗi người lại càng ít đi. Đồng thời, không gian của mỗi người còn phụ thuộc vào nền văn hóa. Ở một số nước mọi người có thói quen đứng nói chuyện và chạm vào nhau ơi nơi công cộng trong khi ở một số nước khác lại không như vậy. Nhưng có những luật bất thành văn. Tiếp cận quá gần, ngay trước mặt họ sẽ làm cho người khác cảm thấy căng thẳng, mặc dù là họ cũng không biết vì sao.”
“Ở một hội chợ, giữa đường phố của lễ hội hóa trang, sự kiện thể thao, diễu hành, buổi hòa nhạc hay là một nghi lễ, mọi người có thường không có nhiều không gian riêng tư. Những sự kiện như thế này kích thích cảm xúc của mọi người nên họ không cần không gian riêng cho mình. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người đều cảm thấy rất vui vẻ nên gương mặt có vẻ rất thư giãn.” Michael Reichmann
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-22_7.jpg https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-23_8.jpg
Làm thế nào để chụp ảnh người lạ
“Chụp ảnh người lạ có lẽ là một trong những khía cạnh khó nhất của nhiếp ảnh đường phố. Nhiều người cho rằng chụp trộm là cách tốt nhất của nhiếp ảnh đường phố, nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng điều này trái với quy phạm đạo đức và cần phải tránh.
Thông thường một nhiếp ảnh gia đường phố sẽ chụp mà không can thiệp hay thay đổi sự tự nhiên của cảnh. Tuy nhiên, lén lút chụp người khác sẽ bị quy kết là paparazzi, lâm vào tình cảnh này thì quả thật khó nói.”
“Xin phép để được chụp ảnh ai đó không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất: Rõ ràng là đặt máy ảnh trước mặt, mọi người có xu hướng ngừng làm những việc trước đó, họ còn sửa lại tóc, cười và nhìn vào máy ảnh…” Nitsa
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-07_9.jpg
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-17_10.jpg
***
“Tôi cố gắng ẩn mình đi (một nhiếp ảnh gia trong bộ đồ jeans và giày sneaker, rất dễ hòa lẫn vào đám đông trên đường phố). Một khi ai đó trông thấy bạn, mọi chuyện sẽ khác đi. Bạn sẽ không chụp được cái mà bạn vừa nhìn thấy.” (Khi ai đó cảm nhận được ánh mắt của nhiếp ảnh gia này, cô ấy không hề ngại. Nếu người đó kêu lên “Đừng chụp tôi!” thì cô ấy sẽ giải thích rằng “Tôi có chụp đâu!” rồi đi mất). Vivian Cherry
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-47_11.jpg

home
28-05-2010, 09:37
Máy ảnh nào cho nhiếp ảnh đường phố?
“Tôi sử dụng Leica MP với lens Leica Summilux 35mm f1.4” Matt Stuart
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-52_12.jpg
https://up.anhso.net/upload/20100526/14/o/anhso-54_13.jpg
“Tôi đã từng trải nghiệm với các loại máy kỹ thuật số. Chiếc máy ảnh đầu tiên là khi tôi bắt đầu sử dụng DSLR (Nikon D70). Với loại máy ảnh này, việc chụp ảnh bỗng trở nên rất nhẹ nhàng, đó là nhờ ống ngắm qua lens, khả năng chụp nhanh và nhiều chức năng vượt trội khác. Cảm giác chán nản đã bay biến khi không còn bồn chồn, chờ đợi vô ích hay phải xoay sở với sự hạn chế của chiếc máy ảnh cũ. Những bức ảnh cũng trở nên tự nhiên hơn rất nhiều.”
“Sự khác biệt rõ nét hơn khi tôi mua chiếc Nikon D700. Sensor full frame và khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng đã mang lại một sự thay đổi mà bản thân tôi không ngờ tới…”
“Chiếc D700 là chiếc máy ảnh dễ chịu nhất mà tôi từng sử dụng – cùng với đó là chiếc SLR film 35mm tôi sử dụng từ cuối những năm 60.” Joe’s NYC
***
“Nhiếp ảnh gia thường muốn biết điều này. Tôi đã từng chụp những bức ảnh rất tuyệt vời với chiếc Canonet trị giá $90 và những bức ảnh khá kinh khủng bằng các trang thiết bị đắt tiền. Dù là bạn đang sở hữu chiếc máy ảnh đời mới nhất hay một chiếc máy rẻ tiền không lens, điều quan trọng là cái đầu và trái tim đằng sau chiếc máy ảnh.”
https://up.anhso.net/upload/20100526/15/o/anhso-54_14.jpg
https://up.anhso.net/upload/20100526/15/o/anhso-54_15.jpg
***
“Hầu hết các bức ảnh của tôi được chụp bằng Canon EOS SLR. Các bức còn lại được chụp bằng máy compact.”. Philip Greenspun
https://up.anhso.net/upload/20100526/15/o/anhso-36_17.jpg
“Tôi chụp bằng máy phim của Pentax và máy Mamiya…” Brain Ramnath
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-31_18.jpg
***

home
28-05-2010, 09:38
“Tất cả các bức ảnh được chụp bằng máy Leica M9 và 50 Noctiux 0.95…” Steve Huff
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-28_MYSTERY.jpg
***
Các bức ảnh của tôi thường được chụp bằng Canon EOS và một số khác bằng Canon PowerShot SD550, cả 2 loại máy này đều rất hay theo cách riêng.” Jez
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-23_19.jpg
***
“Tôi đang sử dụng Canon Rebel Xti, mặc dù tôi cũng thường mang theo chiếc máy Canon Powershot SD800 nhỏ để chụp trộm trong các tình huống bất ngờ…” Craig Martin
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-01_20.jpg
Bạn nên chụp gì?
“Trong lớp học nhiếp ảnh đường phố, tôi thường động viên các học viên bằng cách nói rằng mọi thứ đều có thể là nguồn cảm hứng cho nhiếp ảnh. Và đúng là như vậy. Tôi động viên sinh viên, cũng là động viên bản thân, để mang máy ảnh ra ngoài thế giới, trong đầu không có một ý niệm nào làm trở ngại cho việc chụp những thứ mới mẻ.”
“Nhưng tôi có một ngoại lễ cho việc phá luật, đó chính là những người trên đường phố. Tôi cho rằng chụp ảnh người nghèo khổ là lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của họ, có lẽ họ không tự nguyện ở đó. Vì có rất nhiều người trong cảnh màn trời chiếu đất, tôi cảm thấy rằng chụp ảnh họ là xâm phạm quyền riêng tư. Vì thế, tôi không chụp ảnh họ.” Mason Resnick
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-41_21.jpg

Có nhất thiết ảnh chụp đường phố là trắng đen?
“Giống như nhiều nhiếp ảnh gia mà tôi ngưỡng mộ, ban đầu toàn bộ bức ảnh đường phố tôi chụp là ảnh đen trắng. Tôi sớm nhận ra rằng để tạo ra sự khác biệt với các bậc tiền tôi, tốt hơn là tôi nên chụp ảnh màu. Chỉ có một vài nhiếp ảnh gia chụp ảnh màu như Joel Meyerowitz, Alex Webb và Martin Parr, tôi cảm thấy các bức ảnh của tôi cũng có những nét giống các vị này.”
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-31_22.jpg
“Làm việc ở Luôn Đôn có vẻ như không phải là điều kiện lý tưởng để chụp ảnh đường phố màu, vì thế ánh sáng không thể đẹp như ở Brazil. Nhưng với những màu sắc biến đổi không ngừng của các biển quảng cáo, đường phố Luân Đôn đã giống như như Paris và New York.” David Solomons
Nguồn cảm hứng đến từ đâu?
“Dù có rất nhiều nhiếp ảnh gia, nhưng tôi luôn theo chân Walker Evans, Dorothea Lange, Margaret Bourke-White, Lee Friedlander, và Robert Frank. Họ có những tác phẩm nghệ thuật mà tôi luôn thầm ước mình có thể làm được như vậy. Và tôi luôn luôn nghĩ theo cách họ nghĩ.”
https://up.anhso.net/upload/20100526/16/o/anhso-49_23.jpg
“Và mặc dù tôi thích các sáng tác của các nhiếp ảnh gia trên blog của họ, chỉ có một vài người trực tiếp ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi: Raul Gutierrez, Joseph Holmes, Michael David Murphy, và Peter Ross.” Rion Nakya
Nguồn: ilovephotoblogs - http://blog.anhso.net/?p=2650

home
28-05-2010, 09:41
11 lời khuyên dành cho các bức ảnh phong cảnh


https://blog.anhso.net/wp-content/uploads/2010/05/thumb1-300x225.jpg
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong nhiếp ảnh. Một bức ảnh thiên nhiên có sức hấp dẫn lớn đối với cả người chụp lẫn người xem. Mùa hè đã đến, một mùa lý tưởng để mang máy ảnh ra ngoài chụp phong cảnh với trời xanh, nắng vàng, mặt trời và cảnh vật tươi đẹp.

1. Tối đa hóa độ sâu trường ảnh
Để cho bức ảnh trở nên sáng tạo một số người thử nghiệm chụp ảnh phong cảnh với độ sâu trường ảnh thấp, tuy nhiên phương pháp thường được dùng là lấy nét càng nhiều cảnh càng tốt. Cách đơn giản nhất là chọn khẩu độ nhỏ (thông số lớn), khâu rododj càng nhỏ thì trường ảnh càng sâu.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-18_371114668_5cb3441938.jpg
Nhớ rằng khẩu độ nhỏ cũng có nghĩa là ít ánh sang đi vàng sensor, vì thế bạn cần bù trừ cho “thiệt hại” này bằng cách tăng thông số ISO hoặc tăng tốc độ chụp (hoặc cả 2).
PS: Tất nhiên có những lúc bạn chụp rất đẹp với DOF rất nhỏ khi chỉnh về chế độ chụp phong cảnh.
2. Sử dụng tripod
Khẩu độ nhỏ, tốc độ đóng máy nhanh, điều tiếp theo là làm sao để giữ máy thật ổn định trong suốt quá trình phơi sáng. Thực ra ngay cả khi bạn có khả năng chụp với tốc độ đóng máy nhanh thì bạn vẫn nên dùng tripod. Để máy thêm ổn định, bạn có thể sử dụng thêm dây cáp hoặc điều khiển từ xa.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-13_190251464_996f3396b6.jpg
3. Tìm kiếm tiêu điểm
Tất cả mọi bức ảnh đều cần một tiêu điểm và ảnh phong cảnh cũng không phải ngoại lệ – thực tế, ảnh phong cảnh không có tiêu điểm trông rất trống rỗng, người xem không tìm được điểm dừng cho ánh nhìn.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-31_landscape_by_marlboroblend.jpg
Tiêu điểm có thể là bất kỳ điểm nào trong cảnh bạn định chụp, từ một tòa nhà, cái cây, tảng đá hay bóng, v.vv.
Đừng chỉ tập trung suy nghĩ tiêu điểm là cái gì mà còn phải chú ý đặt tiêu điểm ở đâu. Bạn có thể tham khảo bài về vị trí trong nhiếp ảnh của blog anhso:
4. Cảnh gần
Một yếu tố làm nên một bức ảnh đẹp là cảnh gần và cách đặt vào vị trí thu hút ánh mắt của người xem. Để làm được điều này bạn nên tạo cảm giác về độ sâu trong bức ảnh bằng cách nâng đường chân trời lên hoặc tạo các đường dẫn đến độ sâu của ảnh.

https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-09_205125227_a37cc00f87_b.jpg
5. Chú ý đến bầu trời
Một yếu tố cần để ý đến là bầu trời trong phong cảnh.
Hầu hết các cảnh đều phải có cảnh gần hoặc bầu trời choán gần hết bức ảnh – bức ảnh của bạn phải có một trong hai yếu tố này, nếu không bức ảnh trông sẽ khá nhàm chán.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-43_Landscape_III_by_ilpavone2004.jpg
Nếu bầu trời không có gì đặc biệt thì đừng để nó chiếm quá nhiều chỗ trong bức ảnh, đặt đường chân trời ở 1/3 trên của ảnh (tuy nhiên phải chắc chắn rằng cảnh gần đủ hấp dẫn). Nếu bầu trời trông “hay” với các đám mây hình dạng khác nhau hoặc có màu đẹp thì hãy để nó tỏa sáng với đường chân trời đặt ở 1/3 dưới của ảnh.
Tăng hiệu ứng của bầu trời bằng cách xử lý ảnh sau chụp hay là sử dụng kính lọc (ví dụ kính lọc phân cực làm tăng màu và tương phản).

home
28-05-2010, 09:42
6. Đường thẳng
Trước khi chụp ảnh phong cảnh bạn hãy tự hỏi “Làm thế nào để có thể dẫn dắt ánh mắt người xem vào bức ảnh?” Có rất nhiều cách để thực hiện điều này (chụp cận cảnh là một ví dụ) nhưng một trong những phương pháp tốt nhất là tạo ra các đường thẳng thu hút cái nhìn của người xem vào bức ảnh.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-14_199912613_ffa9af69d1.jpg
Các đường thẳng tạo ra độ sâu trường ảnh, tỉ lệ và là trọng tâm của bức ảnh, bản thân nó cũng tạo nên họa tiết của tấm hình.
7. Chụp chuyển động
Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết mọi người đều chụp ảnh tĩnh và bị động – tuy nhiên phong cảnh thì hiếm khi hoàn toàn tĩnh, đặt một vài chuyển động vào trong ảnh sẽ tạo ra cảm xúc và điểm nhấn.
Ví dụ: gió xào xạc qua tán cây, sóng vỗ rì rào bên bờ biển, dòng nước chảy róc rách, chim bay lượn, mây trôi lững lờ.
https://up.anhso.net/upload/20100521/17/o/anhso-00_5a358ff298d1b42967ba1dc0c3120289.jpg
Nhìn chung khi chụp được những chuyển động này bạn cần tốc độ đóng máy nhanh (đôi khi là vài giây). Đồng thời nhiều ánh sáng đi vào sensor nên phải để khẩu độ nhỏ, sử dụng kính lọc hoặc chụp vào lúc sáng sớm hoặc xẩm tối khi có ít ánh sáng.
8. Xử lý thời tiết
Một cảnh có thể thay đổi hoàn toàn khác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì thế lựa chọn đúng thời điểm chụp rất quan trọng.
Rất nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghê nghĩ rằng bầu trời đầy nắng là thời gian tốt nhất để chụp ảnh ngoài trời. Tuy nhiên nếu dự báo thời tiết báo có mưa thì bạn đang nắm trong tay cơ hội có những bức ảnh với cảm xúc thật và có gì đó hơi ảm đạm. Tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, các đám mây dày, tia nắng rọi qua bầu trời tối đen, cầu vồng, bình minh, hoàng hôn, v.vv và sáng tạo các cách chụp khác nhau thì tốt hơn nhiều so với việc chờ đợi một ngày nắng vàng trời xanh khác.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-12_91216449_49af932f54_o.jpg
9. Giờ vàng
Có một số nhiếp ảnh gia chỉ chụp vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, như là lúc chạng vạng chẳng hạn, bởi vì đó là lúc ánh sáng đẹp nhất và phong cảnh trở nên sống động. Ánh sáng trong “giờ vàng” tạo ra các góc đẹp, các họa tiết lạ, các chiều không gian thú vị.
https://up.anhso.net/upload/20100521/17/o/anhso-11_sunset_by_S_moon.jpg
10. Đường chân trời
Mẹo cũ nhưng hiệu quả: Trước khi chụp ảnh phong cảnh, luôn đặt ra 2 câu hỏi về đường chân trời:
- Đường chân trời có thẳng không? – Mặc dù có thể xử lý sau khi chụp, tốt hơn hết là đặt camera sao cho đường chân trời thẳng.
- Đường chân trời được đặt ở đâu? – Một đường chân trời tự nhiên nên được đặt ở 1/3 trên hoặc dưới của bức ảnh, không nên đặt ở chính giữa. Tất nhiên bạn có thể phá vỡ quy tắc, song định luật 1/3 tỏ ra khá hiệu quả trong phần lớn các bức ảnh.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-31_landscape_by_marlboroblend.jpg
11. Thay đổi cách nhìn
Vô số các nhiếp ảnh gia xách máy đi chụp ảnh phong cảnh, vô số các bức ảnh phong cảnh đã được chụp. Nếu chỉ làm theo các bước hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể chụp được một bức ảnh ưa nhìn chứ chưa đến mức làm người khác phải trầm trồ. Hãy tích cực suy nghĩ trước khi chụp – tìm một tiêu điểm thật đẹp. Bạn có thể bắt đầu với việc tìm kiếm một địa điểm ít người đặt chân đến, khá phá thiên nhiên xung quanh và thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau.
https://up.anhso.net/upload/20100521/14/o/anhso-27_499298504_3089479b37.jpg
Nguồn: digital photography school - http://blog.anhso.net/?p=2631

CVN
28-05-2010, 11:05
Nhớ rằng khẩu độ nhỏ cũng có nghĩa là ít ánh sang đi vàng sensor, vì thế bạn cần bù trừ cho “thiệt hại” này bằng cách tăng thông số ISO hoặc tăng tốc độ chụp (hoặc cả 2). GIẢM tốc độ chụp chứ bác!



Thực ra ngay cả khi bạn có khả năng chụp với tốc độ đóng máy nhanh thì bạn vẫn nên dùng tripod.
Còn đây thì là CHẬM chứ không phải nhanh

home
28-05-2010, 12:19
Cám ơn anh đã đọc và cho ý kiến. Cái này em sưu tầm, không phải bài của em đâu ạ.

trungcao
02-06-2010, 15:26
GIẢM tốc độ chụp chứ bác!

Còn đây thì là CHẬM chứ không phải nhanh

Chính xác!!!

Anyway thanks bác home nhé!

enti
28-07-2010, 14:14
Trên cung đường phượt ai cũng muốn lưu giữ những khoảnh khắc, những kỷ niệm mà không phải dễ dàng có được lần thứ hai. Nhiều khi lưu giữ một khoảnh khắc nhưng lại không ưng ý về kết quả của tấm hình. Để hiểu cơ bản và khắc phục những lỗi cơ bản, để đạt được một tấm hình đẹp hơn.

Link download "nhiếp ảnh số a-z" (http://tinyurl.com/Nhiepanhsoa-z)

enti
01-08-2010, 10:46
Căn bản kỹ thuật nhiếp ảnh của Bùi Minh Sơn (http://tinyurl.com/nhiepanhcanban)

https://a.imageshack.us/img708/8367/picture1001copy.jpg

Vũ Trường Lâm
15-11-2010, 13:09
Các anh các chị cho em thỉnh giáo một điều với ạ, em dùng con canon D500 mà chụp ảnh sao mờ quá, màu sắc cứ nhàn nhạt, chẳng thật tí nào, thậm chí màu còn chẳng được như máy du lịch. E ví dụ như bức này:

https://i812.photobucket.com/albums/zz46/ngheanthanhchuong/IMG_3558.jpg
Các bác nào có kinh nghiệm chỉ cho em cách khắc phục lỗi này và cả cách sử dụng máy với, em có hỏi người bán rồi nhưng chỉ là lý thuyết, chẳng ăn thua. Ta cứ mắt thấy tai nghe thì mới thấu. Em xin cảm ơn và không quên hậu tạ ạ.

Xe Lu
15-11-2010, 14:29
Ảnh bạn Lâm bị quá sáng, bạn xem lại chế độ chụp và đo sáng, bù sáng...
Máy DSLR phức tạp hơn PnS nên nếu chưa quen máy thì chụp xấu hơn PnS là rất bình thường.

Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, để có thể làm chủ chiếc máy ảnh đã mua. Nếu thấy khó quá thì kiếm anh em nào có kinh nghiệm với máy Canon để họ chỉ cho (mắt thấy tai nghe).

greenline
15-11-2010, 15:17
Các bác nào có kinh nghiệm chỉ cho em cách khắc phục lỗi này và cả cách sử dụng máy với, em có hỏi người bán rồi nhưng chỉ là lý thuyết, chẳng ăn thua.

Cách sử dụng máy đơn giản nhất là xoay bánh xe chế độ chụp sang chữ P (tự động hoàn toàn) và chụp, đảm bảo ảnh bạn chụp sẽ đẹp hơn ảnh trên. Cách khắc phục lỗi là bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng (sách user manual kèm theo máy) trước khi dùng :)) Cách cuối cùng dễ nhất là bạn bán đi mua P&S về xài cho nhanh gọn lẹ đẹp. =))

paper
15-11-2010, 22:45
Thế này thì phải học từ cơ bản rồi bạn ơi. Học nguyên lí chụp ảnh trước đã, rồi học sử dụng máy ảnh sau. Nếu ko biết lí thuyết ảnh sẽ tiếp tục ko biết xoay cái gì và vặn cái gì ở cái máy ảnh.
Bạn xem lại vv làm thế nào mà các hình ảnh được thu và giữ trong ống kính của bạn nhé ;)
Sau khi đã xem rồi, biết cái gì quyết định cái gì :D, thì bạn điều chỉnh cái gì cần điều chỉnh (tốc độ chụp, độ mở của ống kính...) cho phù hợp.


Kính thưa các bác là em được trời phú cho cái tính là "ngu lâu, dốt bền khó đào tạo" nên đọc nhiều lắm rồi mà chẳng thực hành được. Dòng này mà chuyển về P chụp thì còn nói chuyện gì nữa. Vì thế thông qua đây em mong muốn gặp được một cao thủ nào đó nhận em làm đệ tử, em vác máy tận nhà để thực hành luôn cho nhanh tiến bộ. Phần học phí em xin được trả theo yêu cầu. Hè hè. Fon của em là: 0912831186.

@ Xe Lu: Em cũng biết là thừa sáng nhưng chẳng biết chỉnh sao cho phù hợp. Giảm ISO thì bức ảnh sẽ tối mà tăng lên 1 ít thì lại bị sáng quá. Với lại, kể cả khi em chụp đủ sáng thì màu vẫn kém. Dở thế chứ lị.

ragdoll
16-11-2010, 11:13
Đọc nhiều làm gì, chỉ tổ đầu to hơn mông thôi, ảnh trên của bạn thừa sáng quá nhiều, xem exif thì thấy bạn chụp manual. Nếu bạn mới chụp thì để P, AV, TV đều đẹp hơn cái M đó, hoặc nếu để M thì bạn xoay bánh xe thế nào cho vạch đo sáng trong viewfinder nó nằm đúng giữa là đúng sáng, nói chung là cứ từ từ, ko vội.

nguyenhoaibao
16-11-2010, 13:16
@ Xe Lu: Em cũng biết là thừa sáng nhưng chẳng biết chỉnh sao cho phù hợp. Giảm ISO thì bức ảnh sẽ tối mà tăng lên 1 ít thì lại bị sáng quá. Với lại, kể cả khi em chụp đủ sáng thì màu vẫn kém. Dở thế chứ lị.

Mạn phép trả lời bạn nhé (nói mạn phép vì mình chưa bao giờ được xài cái máy xịn như bạn, chỉ xịn cỡ phân nữa thôi) :D
Kinh nghiệm của mình là nằm trong phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp gì cũng được), tắt mở đèn trong phòng (lúc sáng rõ, lúc sáng mờ) rồi ngắm 1 cái tiêu điểm nào đó (ví dụ bình hoa) rồi tha hồ bắn phá, chỉnh máy tùm lum (ISO, focus, màu sắc,...), thì sẽ từ từ khám phá được bí mật cái máy của mình. Sau khi chụp trong nhà (tình trạng thiếu sáng) rồi mới ra ngoài nắng (dư sáng) thì sẽ biết cách điều chỉnh (beer)

greenline
16-11-2010, 13:48
Ảnh trên dùng Shooting Mode là Manual, AF mode là One-shot AF, Focus point ở rìa mép, Picture Style là Standard, ... Kết quả như thế là hoàn toàn bình thường. :)) Câu hỏi ở đây là tại sao trong trường hợp này không thiết lập Shooting Mode là Av hay Tv, AF mode là AI focus, Picture Style là Landscape, ...

Câu trả lời nằm ở việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bởi vì không biết nút này để làm gì thì khác nào không biết võ mà xách côn nhị khúc ra múa. Côn không đập vào đầu mới lạ :)) Biết cách sử dụng máy rồi mới nói sang chuyện chụp đúng, chụp đẹp được. :LL Muốn đẹp, nhanh chóng, dễ, mì ăn liền thì thôi xài P&S đi. :))

Vũ Trường Lâm
16-11-2010, 14:19
Em cảm ơn các bác nhiều. Em thấy bác nào nói cũng chuẩn không cần chỉnh. Em sẽ chụp thật nhiều để lấy kinh nghiệm và sẽ đọc (tiếp) hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nữa và rồi sau đó cũng phải kiếm lấy một sư phụ để thỉnh giáo vì nói thật cái tính tự học của em cũng hạn chế. Hề hề. Thế nên nhân tiện qua đây em muốn tìm cho mình một sư phụ để được ngày ngày điếu đóm. Thi thoảng có vụ chụp choẹt nào loanh quanh Hà Nội thì cho e bám càng với ạ, học hỏi là là chính, em không làm phiền đâu. :)

longph999
16-12-2010, 10:25
thanks bác bài viết rất hay

waterseahp
16-12-2010, 10:47
Em này viết bài hay quá - Nhờ em tư vấn cho chị : nên mua máy ảnh số loại nào ( khoảng 5-10 triệu ) để mang theo trên đường phượt sở dĩ chị ko dám chọn máy cơ vì sợ vác nặng và tốn kém :D .Tks .

nguyenduythang
29-12-2010, 18:11
Kính thưa các bác là em được trời phú cho cái tính là "ngu lâu, dốt bền khó đào tạo" nên đọc nhiều lắm rồi mà chẳng thực hành được. Dòng này mà chuyển về P chụp thì còn nói chuyện gì nữa. Vì thế thông qua đây em mong muốn gặp được một cao thủ nào đó nhận em làm đệ tử, em vác máy tận nhà để thực hành luôn cho nhanh tiến bộ. Phần học phí em xin được trả theo yêu cầu. Hè hè. Fon của em là: 0912831186.

@ Xe Lu: Em cũng biết là thừa sáng nhưng chẳng biết chỉnh sao cho phù hợp. Giảm ISO thì bức ảnh sẽ tối mà tăng lên 1 ít thì lại bị sáng quá. Với lại, kể cả khi em chụp đủ sáng thì màu vẫn kém. Dở thế chứ lị.

Đọc qua ý kiến mọi người mình hiểu tại sao? hình thế nầy thế kia .vv..( hình cô gái đi xe đạp..sai ở khuông ảnh màn trời quá rộng)với khuông ngấm đó ra được ảnh chi tiếc rất khó...hầu như không thể,cho nên mở khẩu,tăng tốc độ hoặc iso .vv..nhìn khuông hình là biết bạn chưa qua căn bản.Vậy khuyên bạn học căn bản hoặc đọc thêm sách hướng dẩn kỷ năng chụp ảnh ,xong và tự nhiên bạn biết xử lý tất cả thông số tính năng của máy,tính năng chỉ hộ trợ chứ không thay người cầm máy được. Vài lời cùng bạn

life_04go
29-12-2010, 19:19
Em này viết bài hay quá - Nhờ em tư vấn cho chị : nên mua máy ảnh số loại nào ( khoảng 5-10 triệu ) để mang theo trên đường phượt sở dĩ chị ko dám chọn máy cơ vì sợ vác nặng và tốn kém :D .Tks .
Chị ơi, vác 450D đi. Nhẹ không à, Hàng 2nd vs lens kit cũng chỉ tầm 8-9M . Mới dùng và mục đích cơ bản k cần nghệ thuật lắm thì không có gì để phàn nàn cả, mà chất lượng ảnh thì hơn PnS nhiều. Trước em dùng Canon S10IS xách tay Nhật về cũng đã khoảng 8M VND rồi, Được cái zoom cực tốt nhưng màu sắc thì hơi í ẹ.
Em đang xài 450D nên cứ comment chị thế. :D

Tí đô
21-12-2011, 10:23
Hi mọi người, mình mới tham gia diễn đàn, không biết cả nhà đã xem qua cuốn cẩm nang này http://www.hocvieneos.com/download/tai-lieu-vui-cung-may-anh-dslr-canon-eos.html của Canon chưa (vào link trên để download nhé). Bản thân mình thấy cuốn sách này cực kỳ dễ hiểu cho những người mới bắt đầu (như mình). Tất cả đều có ví dụ minh họa, đơn giản và cụ thể.

Nhà quê
16-02-2012, 13:51
Tác giả: trình bày rất hay, mạch lạc. những người lơ mơ về kỷ thuật chụp hình như Nhà Quê sẽ thích thú và rất cám ơn tác giả viết bài này.
xin hỏi thêm: em mới tậu về con canon - IXUS 115 H5.
Xin các bác vui lòng chỉ dùm cách xử lý hết các tính năng của nó.
chỉ biết: mở/tắt máy và nhấn nút chụp. xem lai hình.
Hoàn toàn chưa biết công năng và cách sử dụng nó.

Hanni1009
01-02-2013, 16:26
Mình đang xài máy Canon A300IS không bik có thể chụp focus đc không mong mn chỉ dẫn giúp.