PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre



ttxtdlbentre
26-07-2011, 09:46
Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông, có 65 km đường bờ biển và được 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bồi đắp, chia lãnh thổ tỉnh ra thành 3 cù lao lớn l
+ Cù lao An Hoá (gồm 2 huyện Châu Thành, Bình Đại)
+ Cù lao Bảo (gồm Thành phố Bến Tre và 2 huyện Giồng Trôm, Ba Tri).
+ Cù lao Minh (gồm 4 huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú).
http://www.amitourist.com/vietnam-maps/ben-tre.jpg
Bản đồ hành chính Bến Tre
Bến Tre là tỉnh thuộc miền tây Nam bộ, có hai mùa rõ rệt ( 6 tháng mưa và 6 tháng nắng ), mưa thuận gió hào, có hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt tạo một tiềm năng du lịch sinh thái mang đậm tính Nam bộ, với những vườn cây ăn trái xum xuê, những rừng dừa bao phủ, đồng thời cũng là vùng đất phù sa bồi đắp, đem lại thuận lợi cho việc sản xuất các loại cây giống để cung cấp cho các tỉnh trong cả nước và các nước lân cận.
http://www.vemaybaygiare.net/news/Images/ben%20tre.jpg
Cầu Rạch Miễu
Bến Tre có một hệ thống di tích lịch sử văn hóa khá đa dạng và phong phú, bên cạnh đó Bến Tre cũng là vùng đất sản sinh ra nhiều danh nhân sống mãi trong lịch sử như: Cụ Nguyễn Đình Chiểu, Cụ Phan Văn Trị, Cụ Phan Thanh Giản, Cụ Võ Trường Toản, Lãnh Binh Thăng, Lãnh Quang Quan (Tán Kế), Cụ Trương Vĩnh Ký, Trung tướng Đồng Văn Cống, Nữ Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, Phó HĐBT Huỳnh Tấn Phát…Ngoài ra, cùng với những yếu tố tự nhiên và nét văn hóa quê hương đã tạo cho vùng đất Bến tre một tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú làm cho du khách xa gần không thể bỏ qua.
http://www.ipsard.gov.vn/images/2010/08/2.8%20dua1.jpg
Dừa là loại cây đặc trưng của Bến Tre
Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 09:51
Huyện Ba Tri nằm phía đông cù lao Bảo, có chung ranh giới con sông Ba Lai. Ba Tri có hàng chục kilômét bờ biển, trong đó có gần 20 km bãi biển. Ba Tri không có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng là địa phương có nhiều di tích của các danh nhân nổi riếng, di tích lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và cả môi trường sinh thái rừng và biển. Vùng đất này không còn cây trâm bầu hoang dã, thay vào đó, trên bờ là vườn cây ăn trái (chuối, xoài, mít), dưới nước nuôi cá rô đồng, sặc rằn…
Từ trung tâm thành phố Bến Tre, du khách men theo tỉnh lộ 885 qua huyện Giồng Trôm rối đến huyện Ba Tri (36 km). Cũng giống như những nơi khác, du khách đến đây thường là gắn với các ngày lễ hội, nghỉ hè, ngày tết.
Du khách có thể chọn các điểm quan, du lịch tại Ba Tri như:
* Tràm chim Vàm Hồ:
http://3.bp.blogspot.com/-0_5NOgv8kng/TeXYMuLOFtI/AAAAAAAAAKo/QXKpDncwgjI/s200/image001_.gif
Du khách đến khám phá sân chim Vàm Hồ theo hướng đường bộ từ thành phố Bến Tre hoặc từ bến tàu du lịch Tiền Giang theo đường sông hướng ra biển khoảng 3 tiếng đồng hồ, nếu thuận con nước sẽ đến Tràm Chim Vàm Hồ. Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc và âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác, kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như:cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chàng nghịch, bìm bịp, thằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt…Hiện tại nơi đây chỉ mới được đầu tư cho du lịch, nên còn hoàn toàn vẻ hoang sơ, nhưng chính nét hoang sơ này đang và sẽ thu hút khách du lịch. Với khách du lịch, đến Tràm Chim bằng tàu thú vị hơn và có thể ngắm được chim về đậu trắng cả bìa rừng phía sông.

* Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu:
Nguyễn Đình Chiểu, sau khi bị mù hai mắt, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh ở Bình Vi, Gia Định. Khi quân Pháp chiếm thành Gia Định, ông chạy về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. Khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc, Nguyễn Đình Chiểu rời Cần Giuộc về Ba Tri (1862). Tại đây, ông tiếp tục mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn chống Pháp cho đến cuối đời. Những tác phẩm có giá trị nhất của ông đều được viết từ nơi đây.

Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, có quy mô lớn hơn, gồm đền thờ, nhà lưu niệm tại xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn 2km về phía nam, nhằm tỏ lòng kính yêu một nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX, vừa để phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, giáo dục truyền thống yêu nước đối với các thế hệ hôm nay.
http://3.bp.blogspot.com/-y13XNWNq9l8/TeXa_1sInkI/AAAAAAAAAKw/Rb4zbFSaU3g/s400/image005_.gif
Đền thờ Nguyễn Đình Chiểu và ngày hội văn hóa hàng năm (01/7) tại xã An Đức
* Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ:
Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7(1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5(1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.
Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng. Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông.
http://4.bp.blogspot.com/-LWgHJmH73v4/TeXejHu61AI/AAAAAAAAAK0/k96y1Cj_pPk/s400/ghep1.gif
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ
* Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi:
Vào cuối tháng 4-1930, chi bộ ĐCSĐD đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung. Chi bộ gồm 10 đảng viên, nguyên là hội viên của chi bộ VNTNCMĐCH trước đó, do đồng chí Nguyễn Văn Ân thay mặt liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre đứng ra thành lập. Đồng chí Nguyễn Văn Trí thay mặt Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre công nhận chi bộ do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Tại đây, sau ngày giải phóng (30-4-1975), Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức dựng bia lưu niệm về sự kiện lịch sử này.
http://2.bp.blogspot.com/-uMVRbXit3c8/TeXfR76jfKI/AAAAAAAAAK4/934K--LXtDw/s320/image013_.gif
* Di tích Mộ nhà giáo Võ Trường Toản:
Võ Trường Toản người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học, không tham gia vào chính trị, từ chối mọi điều ban phát.
Nhiều học trò của ông nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm… Ông mất ngày 27-7-1792. Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), lúc bấy giờ còn là đất tự do. Văn bia dựng tại mộ do Phan Thanh Giản soạn thảo.
Hiện nay, khu mộ của ông bà và con gái được xây dựng theo dạng voi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong, 2 tầng để thờ Võ Trường Toản và làm nơi tưởng niệm của khách thập phương.
* Các điểm tham quan khác:
http://1.bp.blogspot.com/-LVMrGCpFxmc/TeXhATCdFTI/AAAAAAAAALE/cH1eR834l9A/s320/image016_.gif
Đền Thờ đốc binh Phan Ngọc Tòng – xã An Hiệp
http://3.bp.blogspot.com/-j-7uYdVvz_k/TeXjQ-0vAGI/AAAAAAAAALU/VNqWtKzc8lI/s400/ghep3.gif
Quan cảnh nhà thờ Cái Bông – xã An Phú Trung
http://3.bp.blogspot.com/-jdp8CDMQCN8/TeXm6W0WyrI/AAAAAAAAALc/HxcsdYushAE/s1600/image024_.gif
Đường làng Phú Lễ - Phước Tuy còn trồng tre, trúc truyền thống để phục vụ nghề đan đát

Du khách có thể lưu trú qua đêm tại khách sạn hay nhà nghỉ ở thị trấn Ba Tri. Trên đường về thành phố Bến Tre du khách có thể mua quà lưu niệm hay đặc sản xứ dừa Bến Tre tại các đại lý ven tỉnh lộ 885 (địa phận huyện Giồng Trôm). Du khách có thể hòa mình hay tận tay tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm làng nghề truyền thống làm “Bánh phồng” tại ngã Sơn Đốc – xã Hưng Nhượng – huyện Giồng Trôm hoặc làng nghề “Bánh tráng” xã Mỹ Thạnh – Giồng Trôm.

Nếu không ở đêm lại Ba Tri, du khách có thể chọn điểm nghỉ tại các cơ sở lưu trú tại thành phố Bến Tre. Du khách cùng khám phá nét đẹp lung linh huyền ảo về đêm của vùng sông nước xứ dừa và thưởng thức các món chè nước cốt dừa đặc sắc (tại trung tâm Tp Bến Tre) hay món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực đường tránh quốc lộ 60 thuộc Phường Phú Tân, xã Sơn Đông và xã Bình Phú./.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 09:53
Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú. Bình Đại nằm trên Cù lao An Hoá, Tây Bắc giáp huyện Châu Thành; Đông Bắc giáp sông Mỹ Tho, ngăn cách với huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang; Tây Nam giáp sông Ba Lai, ngăn cách với các huyện Giồng Trôm, Ba Tri; Đông Nam là biển. So với các huyện khác trong tỉnh Bình Đại nằm lẻ loi trên một dãy cù lao và ở vị trí bốn bên là sông, biển bao bọc. Bình Đại có nhiều lợi thế về giao thông thủy cả giao thông bộ. Từ thành phố Bến Tre đi bằng ô – tô đến trung tâm huyện Bình Đại 51km.
http://1.bp.blogspot.com/-qfHp6R0hqE4/TeWuT4oGo1I/AAAAAAAAAJs/gindAJahx8k/s200/image001_.gif
Theo sách sử ghi lại trận bão năm Thìn (1904) đã tàn phá nặng nề và vùng này, thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn tràn vào tận các xã ở giữa cù lao như Lộc Thuận, Vang Quới Đông, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà người dân gọi là đồng Bưng Lớn. Người dân nơi đây đã vô cùng gian nan vất vả, đổ ra biết bao nhiêu công sức để phục hồi lại sản xuất đắp bờ thay chua, rửa mặn, xây dựng lại ruộng vườn.
Là huyện vùng biển, nên người dân Bình Đại rất sành điệu với nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản. Gắn liền với nghề này ở Bình Đại có nghề đóng ghe nổi tiếng của cánh thợ vùng Thới Thuận. Hay một nghề không thể không kể đến và có truyền thống lâu đời, có những nét độc đáo riêng như: nghề đánh cá mòi do một số ngư dân gốc Quảng Ngãi mang vào xã Thới Thuận hay nghề câu kiều. Từ cuối cuộc chiến tranh đến nay, cá mòi dần dần vắng bóng. Ngư dân chuyển sang nghề lưới sỉ, lưới cào. Một nghề có tính chất riêng biệt của vùng biển Bình Đại nữa là nghề đáy sông cầu, nghề này ở Bình Đại có rất sớm và phát triển mạnh, rồi lan sang các cửa biển ở Ba Tri và Trà Vinh. Đáy sông cầu được cắm thành hàng ngang giữa dòng nước chảy xiết nhưng không có những hàng rào chắn ngược dòng như đáy rạo. Tùy địa thế từng nơi, người ta đặt nhiều hay ít khâu đáy.
http://1.bp.blogspot.com/-zgcTbhYGo9Y/TeWuiX0EXSI/AAAAAAAAAJw/YDJHf0RpKdA/s320/image002_.gif
http://2.bp.blogspot.com/-sW0tUzVAk6s/TeWvRTDGSwI/AAAAAAAAAJ8/ENMaGsNK1XI/s320/image005_.gif
Người dân Bình Đại ngoài nghề truyền thống làm vườn, làm ruộng, làm muối, còn có nghề trồng giồng và nghề đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển. Đặc sản “dưa hấu Cửa Đại” từng được bằng khen trong hội chợ đấu xảo canh nông Nam Kỳ do Pháp tổ chức vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ này và được ca ngợi: “Tư bề Thừa Đức nội thôn, Đất trồng dưa hấu ngọt ngon quá chừng”. Ngoài ra, còn có bí đỏ Giồng Giếng (Thạnh Phước), mãng cầu Thới Thuận cũng là đặc sản có tiếng trong vùng.
http://2.bp.blogspot.com/-s9GNeH37bNI/TeWu06rNdmI/AAAAAAAAAJ0/7vcNcDfSWyE/s400/image003_.gif
Về du lịch, Bình Đại chưa có nhiều điểm đến, nhưng trên đường đến biển Thừa Đức, du khách ghé thăm di tích lịch sử cấp tỉnh Đình Tân Hưng và đền thờ Huỳnh Tấn Phát, tọa lạc tại xã Châu Hưng. Đình được xây dựng trên mảnh đất rộng 2.100m2 gồm 03 ngôi nhà ba gian, hai chái liền nhau theo kiểu “sắp đọi”, mái lợp ngói âm dương. Ngôi đình chính gồm: gian đầu là nhà võ ca, gian giữa là nơi chức sắc trong làng hội họp, gian thứ 3 thờ thần. Tất cả vì kèo, xuyên, trính, bao lam, thành vọng, hoành phi, câu đối, long trụ, khánh thờ đều được làm bằng các loại gỗ quý và được chạm khắc hoa văn phong phú như chim, hoa lan, hoa cúc, trúc, lưỡng long tranh châu, kỳ lân,…đều được sơn son thếp vàng.
http://3.bp.blogspot.com/-04ZziHLrGvk/TeWvBPjZJ8I/AAAAAAAAAJ4/O7epjBaq4zg/s320/image004_.gif
Vào năm 1905, toàn thể nhân dân làng Tân Hưng thống nhất cùng đóng góp sức người, sức của xây dựng ngôi đình làng, nơi trung tâm thôn Tân Hưng (đình Tân Hưng ngày nay), phong ông Huỳnh Văn Thiệu làm Thành Hoàng bổn cảnh của làng và đưa vào thờ trong đình. Vì vào khoảng đầu thế kỷ XIX, vùng Bình Đại đã có cư dân đông đúc, làng mạc đã rải rác nhiều nơi nhưng một số nơi vẫn là vùng đất hoang vu đầy thú dữ. Ông Huỳnh Văn Thiệu đã đứng ra tập hợp cư dân ngoài thân tộc để khai phá đất đai và chống thú dữ. Dần dần đời sống dân cư ổn định, mọi người sống quây quần bên nhau thành thôn xóm. Qua đó, ông Huỳnh Văn Thiệu được người dân mến mộ, dân làng theo ông rất nhiều. Ông từ chối ra làm việc làng mà tập hợp nhân dân, xây dựng lực lượng theo phong trào khởi nghĩa của Trương Định nổi lên chống Pháp.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Tân Hưng là nơi tập trung những người yêu nước để học tập, bàn bạc kế họach thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chi bộ cơ sở. Trong suốt thời kỳ đấu tranh chính trị (1954 – 1959), đình là nơi tập hợp nhân dân để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng bộ Châu Hưng nhằm gây dựng cơ sở và tổ chức lực lượng, phát động đấu tranh chính trị “chống chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, chống bắt lính, kêu gọi chồng, con, em về với nhân dân”, tổ chức mít tinh lên án bọn việt gian bán nước hại dân và trừng trị thích đáng bọn này.
http://1.bp.blogspot.com/-kA2cQ8zKCRk/TeWvgWNk3JI/AAAAAAAAAKA/c0nciOTQBFI/s320/image006_.gif
Cạnh bên Đình Tân Hưng là đền thờ của cụ Huỳnh Tấn Phát, là cháu cố của Ông Huỳnh Văn Thiệu. Người ta biết đến kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát như một trí thức yêu nước lớn, một nhà họat động chính trị suốt đời theo đuổi lý tưởng cách mạng, gắn liền hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông cũng là điển hình của thế hệ “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”(8-1945). Ông sinh ngày 15-2-1913 tại Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (trước thuộc Mỹ Tho) trong một gia đình địa chủ phá sản. Hồi nhỏ học Trường trung học Mỹ Tho, lớn lên Ông theo học ở Trường Petrus Ký - Sài Gòn để có thêm kiến thức làm được những điều lớn lao tốt đẹp.
Năm 1933, ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Mỹ thuật Đông Dương. Để có tiền ăn học ông tham gia giảng dạy ở Trường Thăng Long - Hà Nội, viết báo La Lutte (Tranh Đấu), báo Le Travail (Lao Động) ở Bắc Kỳ. Thiết kế nhà dân để có thêm thu nhập.
Sau Hội nghị Geneve, năm 1954, ông được Đảng phân công hoạt động ở nội thành Sài Gòn. Để tạo thế công khai hợp pháp, ông làm việc tại văn phòng của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện. Từ đấy ông lại có dịp sáng tác và thiết kế nhiều dự án. Đồ án thiết kế của ông tham dự cuộc thi thiết kế Nhà Văn hoá dự kiến xây dựng ở Khám Lớn - Sài Gòn đoạt Giải Nhì (không có Giải Nhất). Những năm kháng chiến chống Mỹ, với cương vị Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, bận rộn suốt ngày đêm, song ông vẫn không rời cây bút vẽ. Ông đã thiết kế và chỉ đạo xây dựng nhiều phòng họp, hội trường, nơi ăn chốn ở phục vụ cho các đại biểu về dự các hội nghị tại vùng căn cứ cách mạng. Đặc biệt là hội trường cho Đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Hội trường đại hội Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam lần thứ nhất ở R (Lò Gò) đều bằng tre gỗ nứa lá, nhưng đã khéo xử lý rừng cây tán lá rậm rạp để có hội trường rộng rãi khang trang đẹp đẽ.
Trong những ngày cuối tháng 10-1995, được sự giúp đỡ của người thân cố kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - đã phát hiện hơn 60 bản vẽ trên giấy pơluya đã ố vàng do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - lúc bấy giờ là Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam thiết kế về Thủ phủ Lộc Ninh (1972) - căn cứ Cách mạng của Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Tập bản vẽ này gồm thiết kế quy hoạch hàng chục công trình công cộng như nhà hành chính, Đài Liệt sĩ, Đền thờ Bác, khu giao tế, cung thiếu nhi, nhà văn hoá - thông tin, nhà hát ngoài trời, hội trường, khách sạn, cửa hàng bách hoá, chợ, trường học, bệnh viện, khu thể dục thể thao, vv… Những phác thảo này là bút tích duy nhất về sáng tác kiến trúc của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát còn lưu lại, qua đó minh chứng thêm ông là người uyên bác, có đầu óc thiết kế về quy hoạch đô thị và công trình. Bố cục phân khu chức năng chặt chẽ, tổ chức không gian rất sinh động. Đồng thời, cũng cho thấy bút pháp thể hiện già dặn, là cây bút vẽ phối cảnh cừ khôi, độc đáo. Tập bản vẽ này còn cho thấy những ý tưởng lớn lao của ông về xây dựng một Thủ phủ của chính quyền cách mạng Miền Nam trong một giai đoạn lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc.
Còn tiếp ... (https://www.phuot.vn/threads/22363-Kh%C3%A1m-ph%C3%A1-du-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%E1%BA%A5t-bi%E1%BB%83n-B%C3%ACnh-%C4%90%E1%BA%A1i-B%E1%BA%BFn-Tre-%28B%C3%A0i-2%29?p=408837#post408837)

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 09:55
Sau ngày Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông lại có dịp bình tâm hoạt động nghề kiến trúc sư. Ông làm Trưởng ban chỉ đạo Quy hoạch Thủ đô và chủ nhiệm đồ án thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội. Đồ án này đã vạch ra những nét cơ bản cho sự phát triển Thủ đô sau này. Ông đã chỉ đạo và góp ý kiến các dự án thiết kế quy hoạch các đô thị trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu - Côn Đảo, Tây Ninh, Lạng Sơn,… Ông đã trực tiếp sơ phác tìm ý cho Nhà hát Hoà Bình, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, đồng tác giả với kiến trúc sư Nguyễn Thành Thế về công trình này. Ông đã trực tiếp chỉ đạo và góp nhiều ý kiến phác thảo kiến trúc cho các công trình ở Thủ đô như Sân bay Quốc tế Nội Bài, Cung Thiếu nhi Trung ương, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Với cương vị Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam (1983-1989), ông đã làm Chủ tịch Hội đồng chấm thi đồ án kiến trúc dự thi Quốc tế, ông đã góp ý các đồ án nâng cao hơn về ý tưởng, giải pháp kiến trúc cũng như trong việc xét chọn những đồ án chất lượng cao để dự giải như đồ án:“Nhà ở làng hoa Hà Nội”, “Không gian Alibaba”, “Tồn tại hay không tồn tại”,…Kết quả là cuối thập niên 80 của thế kỷ XX kiến trúc sư trẻ nước ta có nhiều đồ án đoạt Giải Nhất trong các cuộc thi kiến trúc Quốc tế.

Tháng 4 năm 1989, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát tuổi đã cao, sức đã yếu, nhưng toàn thể Đại hội Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ IV vẫn bầu ông làm Chủ tịch Danh dự.

Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được bầu vào Đại biểu Quốc hội các khoá 1,2,3,6,7,8. Nhà nước đã thưởng ông nhiều Huân huy chương. Năm 1996, cố kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát có vinh dự được Chủ tịch nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật, đợt I, với các tác phẩm: Quy hoạch thủ đô Hà Nội thiết kế năm 1981; chỉ đạo trực tiếp tham gia thiết kế các công trình: Sân bay Quốc tế Nội Bài, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Cung Thiếu nhi Trung ương, thiết kế năm 1978; Bảo tàng Hồ Chí Minh, thiết kế năm 1979-1985. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là nhà chính trị lớn - nhà văn hoá lớn, xứng đáng là một trí thức cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
http://2.bp.blogspot.com/-28MMaw_-RGc/TeWvz3JxQWI/AAAAAAAAAKE/kuSux1UYutk/s320/image007_.gif
Trên vùng đất huyện Bình Đại còn có công trình cống đập Ba Lai tại xã Thạnh Trị và một phần của xã Bình Thới. Cống đập Ba Lai là một hạng mục trong hệ thống thuỷ lợi, có các công trình lớn đồng bộ, khép kín các công trình đê - cống ven sông Cửa Đại, sông Hàm Luông. Công trình với mục đích tưới tiêu, giữ ngọt, ngăn mặn cho khoảng 90.000ha đất nông nghiệp, hệ thống này sẽ phân rõ vùng mặn, vùng ngọt và sẽ thuận lợi bố trí sản xuất ở vùng mặn (nuôi thuỷ sản), vùng ngọt sẽ đưa sản xuất lúa từ 2 vụ lên 3 vụ, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế vườn. Sông Ba Lai sẽ trở thành hồ chứa nước ngọt kết hợp với sản xuất nông nghiệp lẫn sinh hoạt cho các trung tâm dân cư các huyện: Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành và thành phố Bến Tre... Nói chung công trình là tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của Bến Tre như chương trình phát triển kinh tế vườn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tập trung thâm canh vườn dừa, triển khai dự án trồng xen ca cao, dự án phát triển bưởi da xanh, măng cụt, xây dựng lúa cao sản xuất khẩu, thúc đẩy chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (bên ngoài dự án Ba Lai)...
http://1.bp.blogspot.com/-MgtfbiRtEto/TeWwHa3rcrI/AAAAAAAAAKI/OMpBjaPPORM/s400/image008_.gif
Đến với Bình Đại, du khách khám phá bãi biển Thừa Đức, nơi đây vào các dịp lễ hàng ngàn du khách từ các nơi đổ về để vui chơi, tắm biển, thưởng thức các món ăn đặc sản biển như: Cá, mực, tôm, cua, nghêu, sò... và độc đáo là món bánh xèo xứ biển.
http://4.bp.blogspot.com/-PCkqkdl95vY/TeWwTxcFl0I/AAAAAAAAAKM/-wzTATIID40/s400/image009_.gif
http://4.bp.blogspot.com/-cV7QvoZcPaA/TeWxZeU-yyI/AAAAAAAAAKQ/Ew57L0VTA_k/s400/image010_.gif
http://3.bp.blogspot.com/-cumL5JuBiK8/TeWxakevBEI/AAAAAAAAAKU/SodNEsKmrWI/s320/image011_.gif
Hầu hết các địa phương có biển đều có tục thờ cá Ông và Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm, vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình, đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại đều mở lễ hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống. Lễ hội Nghinh Ông lớn nhất hàng năm tổ chức ở lăng Ông xã Bình Thắng huyện Bình Đại. Lễ gồm ba phần: túc yết, nghinh ông, tế tiền hiền và hậu hiền, lễ chánh tế và xây chầu đại bội. Vào lễ, các thuyền đánh cá đều chăng đèn, kết hoa rực rỡ. Ở đầu mũi thuyền, chủ nhân bày mâm cúng gồm trái cây, xôi thịt, thường là cặp vịt luộc, chiếc đầu heo cùng với hương hoa Lễ hội nghinh ông ở xã Bình Thắng tuy ra đời muộn màng hơn so với các địa phương khác trong tỉnh, nhưng lễ hội không chỉ thể hiện đầy đủ tính vốn có của lễ hội dân gian, mà còn phản ánh sinh động cả nội dung và hình thức của nghề hạ bạc trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
http://1.bp.blogspot.com/-HA_MjTpEu3s/TeWxt9e3cKI/AAAAAAAAAKY/C342fd7rsrc/s400/image014_.gif
Đến Bình Đại du khách còn khám phá, tham quan mô hình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm xú công nghệp hay quảng canh, nuôi sò huyết, cua...).
Ngoài các sản phẩm về biển thông thường như cá, tôm, cua, mực, nghêu, điều thú vị vùng này còn có rừng ngập mặn, có nhiều cây chà là mọc, nên cũng có lắm đuông chà là. Người dân nơi đây đã khai thác, chế biến làm món nhâm nhi đặc biệt trong các quán nhậu. Ở đây, còn có đặc sản con rươi dùng để làm nước nắm rất độc đáo.
http://1.bp.blogspot.com/-LA1vKGrRbx4/TeWzAcN8AmI/AAAAAAAAAKg/rpZKiuGo-BE/s400/image015_.gif
Du khách có thể chọn nghỉ qua đêm tại vùng đất biển yên ả - tại thị trấn Bình Đại và thưởng thức đặc sản biển thỏa thích, cũng như mua sắm quà lưu niệm nhân chuyến đi du lịch tại vùng đất biển của xứ dừa Bến Tre./.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 09:59
Cầu Rạch Miễu thân thương đã nối đôi bờ Bến Tre - Tiền Giang, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến xứ dừa Bến Tre “qua sông không còn phải lụy phà”.

Điểm đặt chân đầu tiên của du khách đến Bến Tre là huyện Châu Thành. Châu Thành nằm ở đầu cù lao Bảo và cù lao An Hóa, được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên, đa dạng với những bờ sông hữu tình, với những hàng dừa, vườn cây trái xanh thẳm. Châu Thành có những tiềm năng như: đất đai, nước tưới, kinh tế vườn, nằm trên trục lộ giao thông thủy bộ, nơi cửa ngõ Bến Tre. Người dân nơi đây cũng có nhiều kinh nghiệm sản xuất, vì thế mà Châu Thành có những ưu thế về kinh tế - xã hội so với một số huyện khác của Bến Tre.

Châu Thành không có điều kiện vươn ra biển cả để đánh bắt hải sản như Bình Đại, Ba Tri, hay trồng rừng, nuôi tôm cá nước mặn và lợ hay nuôi nghêu như Thạnh Phú, Bình Đại. Nhưng Châu Thành đã tận dụng cảnh quan miệt vườn quanh năm xanh tươi với mùa nào trái cây ấy và cảnh sông nước hữu tình, mà phát triển các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn khá hấp dẫn ở các xã Tân Phú, Thị trấn và các xã ven sông Tiền: Tân Thạch, Phú Túc, Tiên Thủy, Quới Sơn, An Khánh, cùng các cù lao trên sông như: Cồn Phụng, Cồn Qui, Cồn Tiên...

Đến với Châu Thành du khách không chỉ được ngắm nhìn kung cảnh làng quê thanh bình, mà còn lênh đênh thưởng ngoạn trên dòng sông Tiền, du khách sẽ nhìn thấy những hàng bần ven sông, rạch với những bông bần trắng tím là đà mặt nước, đung đưa trong gió. Những rặng dừa nước xanh um chạy dọc triền sông đến hút mắt, lả lơi trong sóng.

Những mái nhà lá đơn sơ thấp thoáng trong những vườn cây nặng trĩu trái. Những cô thôn nữ mặc áo bà ba, với những chiếc xuồng chèo chở du khách khám phá những cảnh đẹp trữ tình hay những điểm du lịch nép mình trong những bờ sông, rạch bát ngát màu xanh của vùng sông nước.
http://1.bp.blogspot.com/-GyXKqYF86yQ/TeWc4Pk1E-I/AAAAAAAAAI8/rC9bpTdgY30/s200/image007.jpg
Điểm đến đầu tiên ở Châu Thành là Cồn Phụng hay còn gọi là cồn Đạo Dừa thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, ở cửa ngõ Bến Tre cách trung tâm thành phố Bến Tre 12km. Khu du lịch này nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, được hình thành bởi phù sa. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của nơi đã từng là thánh địa của đạo Dừa, với một số di tích như: Sân rồng, tòa tháp…

Đến đây, du khách sẽ càng ngỡ ngàng thích thú tham quan nơi sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, những đồ gia dụng bằng vật liệu Dừa. Nhìn các mặt hàng ở đây rất đa dạng, nhiều chủng loại để đáp ứng các nhu cầu khách du lịch và có thể bán ra các tỉnh lân cận.
Tại các điểm du lịch của Châu Thành du khách còn khám phá việc nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn, sản phẩm này được cũng trưng bày bán tại chỗ cho du khách và phân phối cho các tỉnh lân cận. Và vô cùng thú vị khi du khách tham gia làm kẹo dừa, tráng bánh hay một công đoạn làm hàng thủ công mỹ nghệ ….
http://2.bp.blogspot.com/-sCdo5ZgaFlY/TeWdP7luhkI/AAAAAAAAAJE/Hyt_IShB6V8/s400/ghep1.gif
Ngoài điểm du lịch Cồn Phụng, du khách còn khám phá điểm đến tại Cồn Qui (xã Quới Sơn, xã Tân Thạch), Cồn Tiên (xã Tiên Long), du lịch sinh thái – miệt vườn Tân Phú; Đồng Quê, Quới An (xã Qưới Sơn); Hảo Ái, Phong Phú, Thảo Nhi, Diễm Phượng, Hồng Vân, Quê Dừa, Năm Thành…(xã Tân Thạch); du lịch Vườn dâu, An Khánh 2 (xã An Khánh)…
http://3.bp.blogspot.com/-sG-c5cs8fnA/TeWpNyGUCLI/AAAAAAAAAJo/mg5UteO0evY/s200/ghep6.gif
Châu Thành cũng rất phong phú và đa dạng các loại trái cây thơm ngon, du khách tham quan những điểm du lịch sinh thái - miệt vườn tại đây có thể vừa ăn trái cây mới hái, hớp ngụm trà pha mật ong ngọt lịm (mật ong khai thác tại vườn), đi xe ngựa, ngắm đom đóm về đêm, nghe đàn ca tài tử và có thể cùng tham gia giao lưu với loại hình nghệ thuật này… Những sản phẩm này do những người dân chất phác, hiền lành, hiếu khách của xứ sở sông nước miệt vườn nơi đây sáng tạo làm ra…
http://4.bp.blogspot.com/-uuNR449p37s/TeWeDLOwVpI/AAAAAAAAAJU/Zi3JKnDUw_Q/s200/ghep4.gif
Các điểm phục vụ ẩm thực tại các điểm du lịch nơi đây được cất bằng tre lá, nhưng đầy đủ tiện nghi với những món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: Cá bông lau, cá ngát nấu canh chua bần với rau muống đồng, bông súng, rau cải trời hay bông so đũa; cá điêu hồng hấp nấm mối với đọt bí hay bông bí; cá rô, cá kèo, cá lóc, cá trê, cá lòng tong kho tộ hoặc nồi đất hay tép rang dừa. Điều thú vị nhất là khoảng trước và sau tết Đoan ngọ (mùng 5/5âl), vùng đất này sản sinh sản vật thiên nhiên độc đáo và du khách có thể thưởng thức đó là “nấm mối” xào nước cốt dừa lá cách hay xào muối ớt; nấm mối quấn lá cách nướng; lẩu nấm mối hay canh mướp, canh rau vườn nấu với mấm mối… Với tất cả các yếu tố đó, lòng nhiệt tình, thân thiện, hiếu khách, các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn Châu Thành sẽ làm du khách ấn tượng, hài lòng.
Đến Châu Thành, du khách không chỉ được thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên sẵn có, mà du khách còn được thỏa sức đắm mình vào không gian kiến trúc nghệ thuật Đình Tân Thạch và kiến trúc cổ Chùa Hội Tôn tọa lạc ở xã Quới Sơn.
http://4.bp.blogspot.com/-gUqHSe-yTq0/TeWd8ba2RWI/AAAAAAAAAJQ/SZrHBZOOFbc/s400/ghep5.gif
Ngoài ra, du khách còn tham quan cơ sở thêu Khánh Quyên (xã Tân Thạch) hay làng nghề đệt chiếu, dệt thảm sơ dừa (xã An Hiệp).
http://4.bp.blogspot.com/-oHYZQ8i63Z4/TeWegTb6RFI/AAAAAAAAAJY/ka8xrjswMdI/s400/ghep6.gif
Những năm gần đây, Châu Thành còn có Khu du lịch Forever Green Resort (còn gọi tắt Resort bên bờ sông Tiền), do Công ty TNHH Thương mại Lô Hội đầu tư xây dựng có diện tích rộng 21 ha, tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Túc. Đây là khu du lịch sinh thái có sức đầu tư lớn và bài bản nhất tại Bến Tre từ trước đến nay. Nằm sát sông Tiền, không gian tại đây êm ả, hiền hòa. Đến với Forever Green Resort, chúng ta có thể đi bằng 3 ngã: Từ ngã tư Tuần Đậu (Hữu Định) đi vào xã Tam Phước, ngang qua xã Tường Đa, đến xã Thành Triệu, rẽ về hướng xã Phú Túc (dài khoảng 8 km). Từ thành phố Bến Tre đến khu du lịch này 18 km. Một tuyến đường khác là đường từ xã An Khánh xuyên qua Phú Túc – Tân Phú (huyện lộ này đang làm và dự kiến hoàn thành vào năm 2011). Xe du lịch 12-20 chỗ ngồi vẫn có thể chạy một mạch, xuyên qua những vườn dừa xanh mát để đến khu du lịch. Khu du lịch được xây dựng bên bờ sông Tiền, nên đường thủy cũng rất thuận tiện.
http://2.bp.blogspot.com/-TQHSE6RJeHE/TeWepzFI9_I/AAAAAAAAAJc/TY17sAEV5Go/s400/ghep7.gif
Sau khi du khách khám phá, trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn, du khách có thể lưu trú qua đêm tại khách sạn hay nhà nghỉ ở thị trấn Châu Thành và xã An Khánh; mua quà lưu niệm đặc sản xứ dừa tại các đại lý ven Quốc lộ 60 (đoạn từ cầu Ba Lai đến trạm thu phí cầu Rạch Miễu). Hoặc du khách có thể lưu trú tại thành phố Bến Tre, tại đây du khách hòa mình khám phá nét đẹp lung linh huyền ảo về đêm của vùng sông nước xứ dừa; thưởng thức các món chè nước cốt dừa đặc sắc hay món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực hai bên đường tránh quốc lộ 60 thuộc Phường Phú Tân, xã Sơn Đông và xã Bình Phú.
Nếu du khách muốn trở về với thiên nhiên, lắng mình với “tấu khúc đồng quê” của vùng du lịch sinh thái – miệt vườn, du khách có thể chọn điểm nghỉ tại nhà dân ở Châu Thành./.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:03
http://1.bp.blogspot.com/-B5__OZtlUD0/TedRUkLiEHI/AAAAAAAAAO0/YtdbCKFHOIM/s400/image001_.gif
Khi nghe tên “Chợ Lách” có người liên tưởng ngay tới một cái chợ nằm giữa một vùng lau lách. Về giả thuyết cũng là một cách để giải thích về cái tên của vùng đất này. Trước đây, muốn đến Chợ Lách phải qua phà. Kể từ ngày 24/4/2010 cầu Hàm Luông đã khánh thành nối đôi bờ thành phố Bến Tre với cù lao Minh, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho du khách tìm đến thưởng ngoạn vùng đất sinh thái – miệt vườn nổi tiếng cả nước về “vườn cây trái và hoa kiểng”. Từ thành phố Bến Tre đi bằng đường bộ đến trung tâm huyện Chợ Lách khoảng 39 km.

Huyện Chợ Lách nằm trên phần đất hẹp nhất ở phía trên cùng của vùng đất cù lao Minh, có chiều dài 22,5 km và chiều ngang giới hạn bởi hai bờ của con sông Cổ Chiên và Hàm Luông, nơi hẹp nhất chỉ có 2 km. Diện tích Chợ Lách còn bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Hiện trạng này ít nhiều cũng gây trở ngại cho việc đi lại bằng đường bộ, nhưng lại rất tiện lợi về đường thủy cũng như về mặt tưới tiêu.
http://4.bp.blogspot.com/-PvahfXfYyx8/TedSDVIoD1I/AAAAAAAAAPA/Y7PVGZY8aEE/s200/image004_.gif
Chợ Lách có diện tích thuộc hàng nhỏ nhất so với các huyện khác của tỉnh, mật độ dân số lại cao. Nhưng Chợ Lách có lợi thế riêng mà các huyện khác trong tỉnh không có được. Nằm giữa hai dòng sông lớn Cổ Chiên và Hàm Luông, đất đai Chợ Lách được sự bồi tụ phù sa của hai con sông lớn này, lại được tưới tắm bởi một hệ thống kênh rạch lớn, nhỏ chạy ngang dọc. Hàng năm, vào mùa nước lên, một số vùng thấp bị ngập độ vài tháng và khi nước rút để lại trên mặt đất trồng một lớp phù sa như một loại phân bón mới.
Phải nói rằng sự ưu đãi của thiên nhiên làm vùng đất này có nước ngọt quanh năm. Chỉ cần một máy bơm nhỏ đôi ba sức ngựa là người nông dân có thể đưa nước ngọt từ dưới sông vào ruộng, vườn của mình theo ý muôn không mấy khó khăn. Cho nên đất đai ở đây gần như không bị thất bát do hạn hán như ở những nơi khác. Đây là địa thế thuận lợi cho việc phát triển cây trồng tươi tốt quanh năm. Đất tốt, nước ngọt quanh năm, khí hậu điều hòa là những yếu tố thiên nhiên thuận lợi rất cơ bản giúp cho con người ở đây tạo ra một vùng cây trái đặc sản thuộc loại trù phú nhất của Nam Bộ và trở thành một vùng chuyên canh cây ăn trái và cây giống nổi tiếng cả nước. Chợ Lách còn rất thuận lợi cho giao thông đường thủy lẫn đường bộ, nên từ ngàn xưa đã thu hút người dân hội tụ về đây an cư lạc nghiệp, tạo dựng nên những vườn cây xanh trái ngọt bốn mùa như hôm nay. Đây cũng là yếu tố để lý giải vì sao huyện Chợ Lách “đất hẹp người đông”.
http://2.bp.blogspot.com/-tce4nOS0C1k/TedSbgCX_CI/AAAAAAAAAPE/xfqxi4v6P_4/s320/image005_.gif
Với những yếu tố vô cùng thuận lợi, nhà vườn và người dân Chợ Lách đã thực sự trở thành những người nông dân của thời đại mới, luôn chịu khó học hỏi, đầu tư những giống cây tốt nhất, trồng đủ các loại trái cây đặc trưng, ngon nhất của vùng đất Nam bộ để cung cấp cho thị trường như: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon, dâu, nhãn..., làm nên danh tiếng cho vùng đất này.
Đến nơi đây vào mùa trái cây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vườn chôm chôm chín đỏ, những vườn dâu xanh, măng cụt, bòn bon với những buồng trái xây quanh từ gốc đến ngọn, trông thật thích mắt. Những liếp cam, liếp quýt, vườn bưởi, vườn nhãn sai oằn trái che khuất cả lối đi. Trái cây vùng này còn có cả mận, cam, quýt, xoài, chuối, cóc, ổi, mãng cầu xiêm, mít, vú sữa, sapôchê, lêkima, táo, đu đủ…. Phải nói, thiên nhiên ban tặng vùng đất này quá tuyệt, với đa dạng trái cây mùa nào trái ấy, loại trái nào cũng nhiều, cũng ngon, cũng được mọi người ưa chuộng.

Du khách đến Chợ Lách không những được thưởng thức những loại trái cây ngon nổi tiếng, mà còn tận mắt chứng kiến nghề độc đáo nhất: nghề chiết cây, ghép cành, lai tạo, nhân giống cây ăn quả cùng nghề trồng cây và hoa kiểng. Những sản phẩm này, đã cung cấp cho nhân dân trong tỉnh và toàn quốc với hàng chục triệu cây giống các loại, cũng như các loại cây kiểng, để làm giàu và làm đẹp thêm cuộc sống. Những năm gần đây, các loài cây giống, hoa kiểng đã xuất khẩu ra nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản.
http://4.bp.blogspot.com/-qREidmUWtq8/TedTcuYDcWI/AAAAAAAAAPM/IereLRuCYvg/s400/image007_.gif
Với tài nghệ và kinh nghiệm cha truyền con nối, thông qua những cây tắc (quất) kiểng trĩu quả, hay những con long, lân hoặc hươu, nai…, được tạo dáng bằng cành và lá cây giống với vẻ đẹp độc đáo, thanh thoát, ta càng cảm phục tài năng và bàn tay khéo léo của con người ở đây. Nghề làm vườn cây trái và sản xuất cây giống, cây hoa kiểng đã đem lại cho người dân ở đây một đời sống sung túc, nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ, đường sá trong làng sạch và rộng. Nghề này tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Phú Sơn, Long Thới…So với các huyện khác trong tỉnh, thì Chợ Lách là nơi ít bị chiến tranh tàn phá nhất, do đó có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng khắc phục những hậu quả chiến tranh, sớm đi vào xây dựng và tổ chức ổn định, phát triển quê hương sau ngày giải phóng.
http://1.bp.blogspot.com/-Eu5Ly_6lgsQ/TedT-kj7_yI/AAAAAAAAAPU/X_7IXDg2DBY/s320/image009_.gif
Vùng đất Chợ Lách, còn có nhà bia của học giả Trương Vĩnh Ký. Ông sinh tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Nơi đây là đất tổ, là trung tâm của xứ sở vương quốc hoa kiểng và cây trái nổi tiềng cả nước. Trương Vĩnh Ký đọc và nói giỏi 15 ngôn ngữ phương Tây và 11 ngôn ngữ phương Đông, được giới học thuật xếp vào danh sách 18 nhà bác học đương thời của thế giới. Ông đã để lại 118 tác phẩm lớn nhỏ, kể cả tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Hán, không kể những di cảo dang dở. Điều đó chứng tỏ ông có một sức làm việc không biết mệt mỏi và một tri thức uyên bác, bách khoa. Toàn bộ những công trình biên soạn của Ông là kết quả của 40 năm miệt mài lao động và Ông đã có những đóng góp nhất định cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là với khoa ngôn ngữ học và khoa lịch sử. Riêng đối với văn học dân tộc và văn học Nam Bộ nói riêng, Ông đã góp một phần có ý nghĩa trong việc sưu tầm, biên soạn, phiên âm với một ý thức trân trọng một loạt tác phẩm như:Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Đại Nam quốc sử diễn ca, Hịch Quản Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Trung nghĩa ca, Gia Định thất thủ vịnh, Chuyện đời xưa nhón lấy những chuyện hay và có ích, Chuyện khôi hài...

Về tín ngưỡng, Chợ Lách là nơi có nhiều tôn giáo: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo. Chiếm số lượng đông nhất là đồng bào theo đạo Thiên Chúa. Hầu hết các xã trong huyện đều có nhà thờ. Họ đạo Cái Mơn (xã Vĩnh Thành) là họ đạo lâu đời nhất, được thành lập từ tháng 2-1872, là một trong 10 trung tâm lớn và lâu đời của đạo Thiên Chúa ở nước ta. Nơi đây, ngoài một nhà thờ lớn còn có nhà dưỡng lão, trường học, trại mồ côi và nhà nguyện cho các nữ tu sĩ. Họ đạo Cái Nhum (xã Long Thới) cũng là một họ đạo lớn, ngoài nhà thờ, ở đây còn có một chủng viện. Đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở hai nơi này chiếm từ 80 - 90 % dân số.
Tại Chợ Lách hàng năm còn diễn ra “Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp” vào dịp tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âl). Ngày hội này được phát triển từ ngày hội dân gian và tổ chức tại vùng cây trái, hoa kiểng Chợ Lách như một hoạt động có ý nghĩa thiết thực để ghi nhớ công ơn những người đi trước, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng của nhà nông trong tỉnh. Song song đó, cũng nhằm để tôn vinh các nhà vườn giỏi, giới thiệu dịch vụ lao động kỹ thuật, quảng bá các thương hiệu trái cây của Chợ Lách. Trong ngày hội này, những người nông dân phấn khởi giới thiệu những sản phẩm mà họ đã chăm chút tách, ghép để có những giống cây chuẩn, những trái cây ngon. Hầu hết nhà vườn có trái ngon, trái to và sạch đều dự thi trái ngon an toàn hoặc đấu xảo, mong đoạt được danh hiệu cao nhất. Du khách đến Chợ Lách dịp này sẽ thưởng thức được đúng trái ngon mang từ nhà vườn ra mỗi ngày hoặc có thể vào vườn tự tay hái trái với sự hướng dẫn của nhà vườn. Đây cũng là dịp để giới thiệu quảng bá du lịch sinh thái vườn gắn với ẩm thực đặc sản của địa phương. Nhiều năm qua, ngày hội này không những được dân địa phương hào hứng tham gia, mà còn tạo thành sự kiện du lịch độc đáo thu hút khách thập phương đến rất đông.
http://3.bp.blogspot.com/-eQ0YKuICWkM/TedV1ZG2QOI/AAAAAAAAAPc/XP46xqTyK2A/s400/ghep1.gif
http://3.bp.blogspot.com/-Vfkgksj3mjM/TedXTOgoBpI/AAAAAAAAAPg/8azAFxRZ6mE/s400/ghep2.gif
Còn tiếp... (https://www.phuot.vn/threads/22367-%C4%90i%E1%BB%83m-%C4%91%E1%BA%BFn-du-l%E1%BB%8Bch-h%E1%BA%A5p-d%E1%BA%ABn-%E2%80%93-%E2%80%9CV%C6%B0%C6%A1ng-qu%C3%B4%CC%81c-tra%CC%81i-c%C3%A2y-va%CC%80-hoa-ki%C3%AA%CC%89ng%E2%80%9D-Ch%C6%A1%CC%A3-La%CC%81ch-%28B%C3%A0i-2%29?p=408849#post408849)

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:04
http://2.bp.blogspot.com/-BrIdJR7owW0/Teg1BbfJD_I/AAAAAAAAAPo/n0uCwTEzzPw/s200/image021_.gifhttp://1.bp.blogspot.com/-6KkzWDNt_V0/Teg1SaQEIVI/AAAAAAAAAPs/2-zY8AzzW4A/s200/image022_.gif
Điều mà du khách khó có thể bỏ qua đó là: Theo dòng Cổ Chiên, du khách đến tham quan cồn Phú Đa ăn đặc sản ốc gạo vùng sông nước. Theo các bậc cao niên, con ốc gạo đã có mặt từ khi cồn Phú Đa vừa ló dạng và theo năm tháng, chứng kiến con người bên này sông sang khai thác cồn, gặp nước ròng, phải lội sau những buổi chiều về. Con ốc “được làm bạn” với con người từ thuở hàn vi và thưa thớt ấy. Ốc không chỉ là bạn mỗi khi con người lỡ bước sang sông. Ốc còn góp mặt với đời bằng nhiều món ăn thú vị, độc đáo. Nếu đi đường bộ, từ thị trấn Chợ Lách đến UBND xã Vĩnh Bình 6 km và rẽ trái đi tiếp khoảng hơn một cây số là đến Cồn Phú Đa. Nếu đi đường sông, nhìn lên bản đồ, từ Tiền Giang qua thì theo sông Tiền, lên khúc uốn sông Hàm Luông, quẹo vào vàm Kênh Lách, đến trung tâm huyện rẽ về Vĩnh Long, chạy một đoạn gặp kênh Bổn Sồ là tới nơi. Từ Vĩnh Long sang có dễ hơn, theo sông Cổ Chiên, qua phà Đình Khao chạy thẳng khoảng 10 cây số sẽ đến cồn Phú Đa. Nơi đây hiện vẫn còn nguyên vẹn nét “hoang sơ” của miệt vườn sông nước. Dân gian có câu: “Ốc gạo Phú Đa vừa ngon vừa béo - Người Phú Đa vừa khéo lại vừa khôn”.
http://2.bp.blogspot.com/-4LB7IjXE1TU/Teg1iy79zaI/AAAAAAAAAPw/P9NfszKO-WE/s200/image023_.gif
Về Chợ Lách du khách có thể chọn tham quan tại các vườn trái cây hay xuống xuồng ra sông Cổ Chiên để xem hoặc tham gia cùng người dân nơi đây khai thác ốc gạo hoặc cào hến. Hến vốn sinh ra từ rạch, lớn lên một tí là ra sông, khi “đủ lông, đủ cánh” là “leo lên cồn”. Lúc hến sống được bên cồn là rất mập, trắng lại tròn, nên rất ngon. Qua kinh nghiệm, nhưng chưa thấy ai lý giải có sức thuyết phục là vì sao con hến ở Chợ Lách ruột trắng, ăn rất ngon và giòn. Thực tế hến ở các cồn khác của Chợ Lách cũng có nhiều, nhưng không hiểu sao không ngon bằng hến ở cồn Phú Đa. Bởi vậy, dân trong tỉnh đến cồn Phú Đa gọi hến là “con nghêu nước ngọt” không phải là quá đáng. Điều mà du khách khó quên thưởng thức ở đây là những món ăn dân dã nhưng đặc sắc như: Bánh xèo hến Phú Đa, gỏi cuốn hến hay ốc gạo, gà luộc chấm muối ớt hay ăn cơm cá kho tộ, cá chiên, canh chua, …
Ngoài việc chiêm ngưỡng các loại cây kiểng, khám phá các loại cây ăn trái, thưởng thức các loại trái cây đặc sắc, nổi tiếng, du khách sẽ cảm thấy thiếu vắng nếu không được thưởng thức những món ăn được con người ở đây chế biến từ hương đồng cỏ nội thành những món ăn đặc sắc như: Về vùng Hưng Khánh Trung B có món súp trân châu, gỏi măng cụt, thỏ giỡn trăng, bò tắm nắng. Hay du khách tùy thích mà chọn món: Súp hến cua, hoành thánh ốc, cơm hến gói lá sen ăn với cá điêu hồng tứ bửu. Lên Sơn Định sẽ có gỏi bưởi, gà ấp trứng vàng, ngư trầm bãi cỏ, hoàng long ẩn náo trong lá. Ngoài ra, còn có tôm chiên xù, ốc hấp tôm, gỏi trái cóc, cá lội ao vườn, công múa ngày hội, … Phải công nhận rằng ở Chợ Lách không những mùa nào trái ấy, mà về “văn hóa ẩm thực” cũng mùa nào thức ăn nấy, du khách mặc tình lựa chọn ăn thoả thích. Còn thức uống thì có nước dừa sáp, dừa dứa, tắc xí muội, nước trái cây các loại.
http://1.bp.blogspot.com/-yrNL3XHe0I8/Teg1z2oxjnI/AAAAAAAAAP0/YRpTEXKyLPA/s400/image024_.gif
Điều càng thú vị nhất là khoảng trước và sau tết Đoan ngọ (mùng 5/5âl), vùng đất này sản sinh sản vật thiên nhiên độc đáo trong vườn cây trái và du khách có thể thưởng thức đó là: “nấm mối” xào nước cốt dừa lá cách hay xào muối ớt; nấm mối quấn lá cách nướng; lẩu nấm mối; canh măng, canh rau vườn nấu với mấm mối…
Du khách đến với vùng cây lành trái ngọt bốn mùa này, tùy thích chọn lựa tham quan nhiều điểm du lịch sinh thái - miệt vườn nổi tiếng như: Ba Ngói ở cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình) với vườn cây trái trĩu cành nhiều chủng loại; du lịch sinh thái Năm Công (xã Hưng Khánh Trung B) chuyên sản xuất cây kiểng hình dạng thú, cây cảnh,… Và còn nhiều điểm du lịch như Lan Anh (Cái Mơn); du lịch sinh thái Hồ Vũ (xã Phú Phụng). Phải nhìn nhận rằng chổ nào nơi đây cũng trang trí phù hợp với không gian, rất đẹp mắt, thu hút khách và làm du khách không thể nào quên khi đến vui chơi thưởng thức các món ăn miệt vườn sông nước Cửu Long này.Ngoài sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên cho xứ sở này với không khí trong lành, với cảnh quan, sông nước hữu tình và cây trái tươi tốt quanh năm, người dân vùng đất này còn có cả tấm lòng nhân hậu, hiếu khách, biết giữ chân khách. Du khách đến rồi sẽ đi, nhưng với cách sống, cách bố trí nhà cửa, cây cối trong vườn và lối sống, ứng xử có tình người nơi đây sẽ làm cho khách giữ mãi những kỷ niệm đẹp về nơi họ từng đến. Và rồi mai mốt họ sẽ giới thiệu với bạn bè và cùng quay trở lại. Hy vọng rằng, với cảnh quan sinh thái – miệt vườn và xu thế đổi mới cách làm du lịch, trong tương lai Chợ Lách sẽ hoà cùng các huyện khác của tỉnh làm nên thương hiệu du lịch vùng sông nước Bến Tre có nét đặc sắc riêng và trở thành thương hiệu “Du lịch xứ dừa” của quê hương Đồng Khởi.
Đến Chợ Lách, du khách có thể chọn lưu trú qua đêm tại khách sạn hay nhà nghỉ tại thị trấn. Hoặc du khách cùng trải nghiệm thưởng thức bản giao hưởng “tấu khúc đồng quê” của thiên nhiên. Tại Chợ Lách du khách tùy thích lựa chọn mua sản phẩm của xứ dừa hay đặc sản đặc sắc của vùng đất này làm quà cho bè bạn kỷ niệm nhân chuyến đi du lịch thú vị khó có thể quên ở vùng “vương quốc cây trái và hoa kiểng” ./.
http://3.bp.blogspot.com/-TYAYvuHC8pM/Teg2iMgEdBI/AAAAAAAAAP4/X-z8kz0Fhc4/s400/image029.gif

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:09
Huyện Giồng Trôm nằm khoảng giữa cù lao Bảo, bắc giáp huyện Bình Đại, có ranh giới chung sông Ba Lai, đông giáp huyện Ba Tri, tây giáp thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành, nam giáp huyện Mỏ Cày Nam, có ranh giới chung sông Hàm Luông. Địa danh Giồng Trôm được cấu tạo theo cách: đặc điểm của đất cộng với tên thực vật – một con giồng có cây trôm mọc - giống như sự cấu tạo các địa danh Giồng Tre, Giồng Mít, Giồng Dứa. Như vậy, cái tên Giồng Trôm xuất hiện trên đất Bến Tre đã từ lâu.
Giồng Trôm là huyện có diện tích đất đai rộng đứng hàng thứ 5 so với các huyện khác của tỉnh Bến Tre. Đất đai nơi đây được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông, lại được tưới tắm bởi một mạng lưới sông rạch chằng chịt, do vậy mà Giồng Trôm có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. Diện tích vườn dừa những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn đứng hàng thứ hai của tỉnh.
http://1.bp.blogspot.com/-emwgBCyLhJE/TeX6jvD3tcI/AAAAAAAAALo/X3ChNOp80CE/s400/ghep1.gif
Huyện Giồng Trôm từng có thời kỳ mang tên là quận Tán Kế, để ghi nhớ tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở vùng Ba Châu. Cho nên cũng có thể coi huyện Tán Kế là tiền thân của huyện Giồng Trôm sau này.
Mảnh đất này có nhiều di tích lịch sử trong hai thời kỳ kháng chiến và là nơi sản sinh nhiều vị tướng lĩnh danh tiếng như: tướng Đồng Văn Cống, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đại tướng Lê Văn Dũng, tướng Võ Viết Thanh, tướng Nguyễn Hữu Vị, tướng Trần Minh Tích, tướng Trần Văn Nhiên, tướng Võ Khắc Sương, tướng Nguyễn Văn Ngai, tướng Nguyễn Hoàng, tướng Hồ Quốc Việt. Nơi đây còn là một nơi lưu giữ những tài sản tinh thần liên quan đến nhà thơ Phan Văn Trị và là nơi đã nuôi, che chở cho đồng chí cố Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn trong thời gian hoạt động cách mạng (11/1955 – 3/1956).
Các điểm tham quan du lịch tại Giồng Trôm
* Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định:
http://4.bp.blogspot.com/-lvuekrA9nsQ/TeX7O6P6OVI/AAAAAAAAALs/9NK9Sqa13sk/s320/image008_.gif
Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định tọa lạc tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm cách thành phố Bến Tre khoảng 8,5 km, nằm trên tỉnh lộ 885 về hướng Đông.
http://4.bp.blogspot.com/-bob31abiSqg/TeX76Nq2vYI/AAAAAAAAALw/QaOocg9NHj8/s320/image010_.gif
Năm 1936, Bà bắt đầu tham gia cách mạng (lúc này chỉ mới 16 tuổi). Năm 1946 bà Nguyễn Thị Định là thành viên trong đoàn cán bộ của Khu 8 vượt biển ra Bắc gặp Đảng, gặp Bác Hồ để báo cáo tình cách mạng miền Nam và xin chi viện vũ khí. Bà tuy ít tuổi nhưng mưu trí nên được phân công làm thuyền trưởng trong chuyến tàu đầu tiên chở đầy vũ khí về đến nơi an toàn. Từ đó tên tuổi của bà gắn liền với đường Hồ Chí Minh trên biển. Sau hiệp định Giơnevơ bà Nguyễn Thị Định được phân công ở lại miền Nam và được chỉ định vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy bí mật (tỉnh Bến Tre) cùng nhiều đồng chí khác.
Bà cùng Tỉnh ủy Bến Tre lãnh đạo nhân dân nổi dậy phá thế kìm kẹp của địch tại ba xã: Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp (Mỏ Cày) thành công vào ngày 17/01/1960 mở đầu cho cao trào đồng loạt nổi dậy trong toàn tỉnh và cả miền Nam lúc bấy giờ.
Tháng 5/1961 bà Nguyễn Thị Định là Khu ủy viên Khu 8, với nhiều kinh nghiệm trong chỉ huy thắng lợi phong trào đoàn kết ở Bến Tre, Bà tiếp tục xây dựng và phát huy có hiệu quả sức mạnh của đội quân tóc dài làm cho quân thù khiếp sợ. Đầu năm 1965 bà là Phó Tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, ủy viên quân ủy Miền Nam Việt Nam phụ trách phong trào du kích chiến tranh trong đó có nhiệm vụ tiếp tục củng cố và phát triển đội quân tóc dài làm nồng cốt trong lực lượng đấu tranh chính trị, trực diện bổ trợ cho quân chủ lực, quân địa phương tiêu diệt sinh lực địch.
Tháng 4/1974 Nguyễn Thị Định với quân hàm thiếu tướng là Trưởng đoàn đại biểu Mặt trận Quân đội, Hội Phụ nữ giải phóng Miền Nam ra thăm Miền Bắc, sau đó cùng đoàn dự Đại hội Phụ nữ Toàn quốc lần thứ 4 và đi thăm các nước trên thế giới.
Cô ba Định có 56 năm hoạt động cách mạng kiên cường, liên tục đã gắn bó với những chặng đường đấu tranh vô cùng oanh liệt của dân tộc. Với sự hy sinh cao cả đó bà được nhận nhiều huân, huy chương cao quý trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Thế giới, giải thưởng hòa bình quốc tế Lê Nin, Huân chương Giron của nhà nước Cuba và Nhà nước nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào 30/8/1995.

Để tri ân công lao đóng góp của bà đối với quê hương, đất nước ngày 26/12/2000 nhân dân Bến Tre đã khởi công xây dựng đền thờ Bà tại quê nhà và đưa vào phục vụ từ ngày 20/12/2003. Khu vực đền thờ rộng gần 15.000m2, cổng được xây dựng theo dạng cổng tam quan của đình làng nông thôn Việt Nam, trụ rào theo kiểu thức thống nhất của cổng, rào bằng thép thông thoáng có hoa văn trang trí ở phía trước. Đền thờ cao ráo, thoáng mát xây theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 4 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết. Đền có 3 cửa ra vào chung quanh có hành lang rộng. Trong đền thờ, tượng đồng chân dung vị nữ tướng trong trang phục áo bà ba khăn rằn quấn cổ, hình ảnh được người dân nhớ nhất khi nghĩ đến cô Ba được đặt trang trọng trên bệ đá hoa cương. Trước đền là sân lễ, cây kiểng được trồng chung quanh các công trình kiến trúc, các trục đường đi bộ nối với những mảng cỏ xanh đệm ở phía trước tạo cho khu vực thêm vẻ mỹ quan. Ngoài đền thờ còn có phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu để minh họa về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của bà. Đây là một trong những công trình văn hóa điểm thêm một dấu son trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử của tỉnh nhà. Hằng năm vào ngày 28/7 (âm lịch) lễ giổ của bà được tổ chức long trọng tại đây để tưởng nhớ công lao một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, của nhà nước, một vị tướng quân gái của dân tộc Việt Nam.

* Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng:
http://4.bp.blogspot.com/-ymAlM90SnHU/TeX9nVcamkI/AAAAAAAAAL8/q_Ifa5hPdUg/s1600/image015_.gif
Nguyễn Ngọc Thăng quê làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Năm 1848 Ông giữ chức Lãnh binh trong quân đội dưới triều Thiệu Trị. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành bị hạ. Ông được lệnh đóng giữ phòng tuyến Kỳ Hòa, ở đồn Cây Mai. Do lực lượng quá chênh lệnh, sau một thời gian cầm cự, ông rút quân về Gò Công, cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27-6-1866, ông bị trúng đạn, tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Thi hài ông được đưa về quê bằng ghe, quàn tại một con giồng nhỏ cách chợ Mỹ Lồng gần 1.000m. Sau khi ông chết, vua Tự Đức có phong sắc, áo mũ và một thanh gươm, nhưng vì chiến tranh nên những di vật này đặt ở đền thờ ông ở ấp Giồng Keo bị hư hỏng, thất lạc.
Đền thờ Ông trước đây là đình làng, thờ Thành hoàng bổn cảnh.Vào năm 1984, nhân dân địa phương đem bài vị của ông vào đình thờ như một vị thần đã có nhiều công lớn đối với đất nước trong việc chống ngoại xâm. Từ đó đình trở thành Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng tọa lạc tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, nằm bên cạnh đường tỉnh 885, cách thành phố Bến Tre 6,5 km. Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch.
* Di tích cuộc thảm sát 286 người của quân Pháp ở ấp cầu Hòa:
http://3.bp.blogspot.com/--LWh3csz9vU/TeX-EpwfI2I/AAAAAAAAAMA/p5OdARfEiGg/s200/image019_.gif
Di tích tọa lạc tại ấp Cầu Hòa - xã Phong Nẫm - Giồng Trôm, cách thành phố Bến Tre 9 km theo đường bộ. Nơi đây, vào lúc 5 giờ sáng ngày 10-01-1947 (ngày 19 tháng chạp năm Bính Tuất), hai trung đội lính lê dương do tên thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy theo đường sông từ An Hóa theo kênh Chẹt Sậy đổ bộ lên ấp Cầu Hòa và ấp Nhì càn quét vì nghi ngờ có Việt Minh đang trú đóng. Không tìm ra một chứng tích nào về Việt Minh, chúng quay ra nổ súng bừa bãi vào những người dân vô tội, giết chết 286 người, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. Chúng đốt cháy hơn 100 ngôi nhà. Nhiều xác chết bị cháy thiêu. Có gia đình bị giết đến 17 người, có gia đình bị giết sạch không còn người nào. Đây là cuộc tàn sát có quy mô nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
http://2.bp.blogspot.com/-d-eRph3_vuw/TeX_1y0ihII/AAAAAAAAAME/RxBcXQzPyTA/s200/image017_.gif
* Di tích nghệ thuật Đình Bình Hòa:
http://1.bp.blogspot.com/-lTcxJPNkd4M/TeYCJlBP6wI/AAAAAAAAAMI/lT3IWAegJXI/s320/ghep2.gif
Đình Bình Hòa nằm cạnh đường 885, cách thành phố Bến Tre 16km, có thể đến bằng đường bộ hoặc đường thủy. Đình Bình Hòa được xếp trong danh mục 20 ngôi đình lớn và đẹp của tỉnh Bến Tre, là ngôi đình cổ nhất ở cù lao Bảo. Những tài liệu còn lưu giữ ngôi đình tồn tại đến nay gần 200 năm. Đình được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 6 (1852). Ngôi đình có quy mô kiến trúc tương đối lớn còn giữ được đến ngày nay, không phải là dạng nguyên sơ của nó, mà đã được xây cất lại vào năm 1903. Hiện tại còn hơn 100 hiện vật điêu khắc gỗ tinh vi, sắc sảo, gồm những bức hoành phi, liễn đối, bao lam, phù điêu, hương án, đồ lễ bộ… được lưu giữ. Hằng năm vào rằm tháng giêng (âl) diễn ra lễ cúng đình lần thứ nhất và vào rằm tháng chạp (âl) lần thứ hai.
Về mặt kiến trúc trang trí bên trong cũng như những công trình nghệ thuật khác ở bên ngoài của đình, vẫn là sự kết hợp yếu tố nghệ thuật cung đình với nghệ thuật tôn giáo và được dân gian hóa ở mức độ nhất định. Đó là những đề tài lân, long, quy, phụng, chim muông, sen-cua, trúc-tước, nho-sóc, bần-cò v.v…
Đình Bình Hòa còn là chứng tích ghi nhớ những tội ác của đội quân UMDC của Léon Leroy (thời KCCP) và đặc biệt bọn “công an Ngô Quyền” trong những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” đẫm máu dưới thời Ngô Đình Nhiệm.

Còn tiếp ...

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:12
* Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống:
Trung tướng Đồng Văn Cống được xem là người anh cả của lực lượng vũ trang tỉnh Bến Tre. Ông còn là thủ lĩnh du kích xã Tân Hào thời chống Pháp, Chi đội trưởng Chi đội 19, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 99 với những chiến công vang dội trên các chiến trường Bến Tre, Gò Công, Trà Vinh, Vĩnh Long. Thời chống Mỹ, ông là Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh Khu 8, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Để ghi nhớ công lao của Ông, Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm phối hợp với Sở LĐTB-XH tỉnh Bến Tre cùng chính quyền địa phương xã Tân Hào xây dựng công trình Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống - vị tướng bưng biền - một người con ưu tú của quê hương Đồng Khởi tại quê nhà của ông (ấp 6 - xã Tân Hào - huyện Giồng Trôm).
http://2.bp.blogspot.com/-IGncu34ZuwA/TeYDlnC7sfI/AAAAAAAAAMQ/-FmQvHUvL0c/s400/ghep3.gif

* Ngôi nhà của Nguyễn Văn Trác, nơi ở, làm việc của đồng chí Lê Duẩn:
Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác (thường gọi là Mười Trác) ở xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, là nơi Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn đã ở và làm việc từ tháng 11-1955 đến tháng 3-1956, để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam và tổng hợp tình hình và dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam. Nhà gồm 3 gian, hai chái bằng gỗ, xung quanh là vườn dừa, có lối thoát thuận tiện khi gặp biến cố. Đồng chí Lê Duẩn hàng ngày làm việc, ăn ở ngay trong căn buồng, có kê chiếc giường đôi, cạnh đó là một tủ đứng, bên trong bố trí thông với một hầm bí mật đào dưới đất. Việc canh gác theo dõi người lạ, địch bên ngoài đều do vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Trác đảm nhiệm.

Sau ngày miền Nam giải phóng (30-4-1975), đồng chí Lê Duẩn có về thăm lại ngôi nhà xưa, cùng những đồng bào, đồng chí cơ sở đã nuôi dưỡng, cưu mang và bảo vệ mình trong những ngày cách mạng miền Nam bị địch đánh phá khốc liệt. Ngôi nhà ngày xưa đã bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn lại chiếc tủ đứng bằng gỗ làm hầm bí mật, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Bến Tre. Ngôi nhà gia đình ông Mười Trác được hỗ trợ xây dựng lại, để ghi dấu một di tích của thời đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ.

* Đền thờ Phan Văn Trị:
http://4.bp.blogspot.com/-F_ePJYD5wBM/TeYGMVuAegI/AAAAAAAAAMc/rH2W4bH0X1k/s200/image031_.gif
Phan Văn Trị, sinh năm Canh Dần (1830) tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre). Khoa thi Kỷ Dậu 1849, năm Tự Đức thứ 3, Phan Văn Trị đỗ thứ 10 trên 17 Cử nhân, năm ấy ông vừa tròn 19 tuổi. Với tài học đó, Cử Trị có thể ra làm quan, nhưng vì chán cảnh quan trường, buồn phiền vì thời cuộc cứ rối ren... Ông không ra làm quan, mà về sống đạm bạc bằng việc dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc TX Tân An, tỉnh Long An), sau tị địa về Vĩnh Long rồi về Phong Điền, Cần Thơ, vừa dạy học, bốc thuốc, vừa làm thơ… Đức độ và tài năng của Phan Văn Trị đã làm cho nhiều người cảm phục. Trong số đó có cai tổng Định Bảo tên là Lê Quang Chiểu xem ông như một bậc thầy. Ông mất ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (22 tháng 6 năm 1910) tại Xã Nhơn Ái (nay thuộc huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ), thọ 80 tuổi. Tại xã Thạnh Phú Đông, quê hương Phan Văn Trị, đầu năm 1998, chính quyền huyện Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) cũng đã cho xây dựng Đền thờ Phan Văn Trị.

* Du lịch sinh thái Cồn Ốc (Hưng Phong):
Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, là cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông, có diện tích tự nhiên 647ha. Đến nơi đây cả đường bộ lẫn đường thủy đều thuận lợi (cách thành phố Bến Tre khoảng 12km). Ban đầu, nơi đây chỉ là một cồn nhỏ và thấp, có nhiều ốc bám vào các loài cây ngập nước trên nền phù sa, vì vậy mới có tên là Cồn Ốc. Vùng này, có nhiều loài cây ăn trái đặc hữu như: Dừa núm, bưởi da xanh... với chất lượng ngon hơn hẳn các vùng khác. Dừa núm trồng trên vùng đất cát phù sa của Cồn Ốc có độ ngọt đượm và nhiều nước hơn. Bưởi da xanh ở đây có múi sắc hồng, không hột, không the, vị ngọt đượm với vị chua dịu miệng, trái chín vẫn giữ trọn sắc xanh. Đặc biệt, một giống cây quý của Cồn Ốc, được xem như một thứ giải khát hiếm có là dừa dứa. Đây là giống dừa có nước và cùi đượm vị ngọt, thoảng hương lá dứa. Cây dừa dứa rất kén đất, chỉ thích hợp với vùng nước lợ, nước ngọt sẽ cho trái có vị chua, nước mặn làm trái bị nhỏ. Cồn Ốc chính là vùng đất đầu tiên ở Việt Nam trồng được giống dừa quý hiếm này.

Ngoài các loại dừa, Cồn Ốc còn có đa dạng các loại cây trái khác như: Cam, quýt, chanh, nhãn, Sapôchê…
http://1.bp.blogspot.com/-ytHNS6bMPSA/TeYJaww76SI/AAAAAAAAAMo/KWMsUcx4nbY/s320/ghep4.gif
Đến Cồn Ốc du khách còn hứng thú tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá và trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm từ cây dừa và đan giỏ cọng dừa.

Đến Giồng Trôm, du khách sẽ bắt gặp một số làng nghề truyền thống thường nghe nhắc đến như "Bánh Tráng Mỹ Lồng - Bánh Phồng Sơn Đốc". Du khách có thể hòa mình hay tận tay tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm làng nghề truyền thống làm “Bánh phồng” tại ngã Sơn Đốc – xã Hưng Nhượng hoặc làng nghề “Bánh tráng” xã Mỹ Thạnh.
http://4.bp.blogspot.com/-Z2N9GZA5CPA/TeYLeEJChoI/AAAAAAAAAMw/B2ObB3UF_HM/s400/ghep5.gif
Giồng Trôm còn có chợ Chanh ở xã Lương Quới, nằm cặp tỉnh lộ 885 (cách Tp Bến Tre 12 km). Đây là chợ đầu mối mua bán chanh độc nhất vô nhị ở vùng ĐBSCL.
http://3.bp.blogspot.com/-lvlGAgXZPL8/Teb2tU5B-wI/AAAAAAAAAM0/6D-UaMi3HyA/s400/ghep6.gif
Du khách đến Giồng Trôm vào khoảng trước và sau tết Đoan ngọ (mùng tháng 5/5al), sẽ thưởng thức sản vật thiên nhiên trong các vườn dừa, vườn cây trái rất độc đáo đó là: “Nấm mối” xào nước cốt dừa lá cách hay xào muối ớt; nấm mối quấn lá cách nướng, lẩu nấm mối hay canh mướp, canh rau vườn nấu với mấm mối, bánh xèo mấm mối và món ăn kỳ thú “đuông dừa”….
http://1.bp.blogspot.com/-8J6ywXwu82I/Teb2_q8C7bI/AAAAAAAAAM4/AbItQJuRy04/s320/ghep7.gif
Du khách có thể tham quan chụp ảnh đẹp:
http://4.bp.blogspot.com/--brA4gFSYH0/Teb4VPI05AI/AAAAAAAAAM8/HZeORxkOZak/s400/ghep8.gif

Du khách mua quà lưu niệm hay đặc sản xứ dừa Bến Tre tại các đại lý ven tỉnh lộ 885 trên đường về thành phố Bến Tre. Du khách lưu trú qua đêm tại Khách sạn hay nhà nghỉ tại thành phố Bến Tre, để khám phá nét đẹp về đêm của vùng sông nước xứ dừa; thưởng thức các món chè nước cốt dừa đặc sắc, các món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực ngoại ô thành phố Bến Tre.
Du khách có thể thuê những chiếc xe đạp để khám phá ngắm cảnh đồng quê về chiều tại vùng ven thành phố Bến Tre./.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:16
Bến Tre được hình thành trên 3 dãy cù lao (cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa). Huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và Chợ Lách nằm trên cù lao Minh. Từ thành phố Bến Tre đến huyện trung tâm huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam khoảng 14km, Thạnh Phú 47 km và Chợ Lách 39 km. Hiện nay, đến vùng đất này “không còn phải lụy phà” như trước đây, bởi cầu Hàm Luông đã nối đôi bờ thành phố Bến Tre với dãy đất cù lao Minh.
http://4.bp.blogspot.com/-jiL3C_6ONAw/Tec_op28rZI/AAAAAAAAANE/zPFMiTymhso/s400/image001_.gif
Ca dao Bến Tre lưu truyền:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
Thấy bông mía trắng nhớ quê Mỏ Cày
Hay:
Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn
Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc thơm Mỏ Cày
Mảnh đất Mỏ Cày trước đây (nay là Mỏ cày Nam và Mỏ Cày Bắc), được hình thành từ hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Chiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, nên có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm những cánh đồng lúa, những ruộng mía và vườn cây ăn trái thỉnh thoảng xen kẽ một số cồn cát. Nơi đây, có diện tích trồng dừa lớn nhất tỉnh. Ngoài hai con sông lớn cặp hai bên bờ cù lao, còn có nhiều sông nhỏ, vừa và những con rạch chia cắt dọc ngang, rất thuận lợi về giao thông thủy. Xứ sở này, đã được trời đất ban tặng hai dòng sông ôm ấp, bao bọc, vun đắp phù sa cho rừng dừa nơi đây mãi mãi tốt tươi với những rặng dừa cao vút, rễ bám sâu vào đất mẹ, để dẻo dai trước bão giông, quật cường cùng con người trong đấu tranh và xây dựng.

Đứng trên đỉnh cầu Hàm Luông nhìn sang hướng Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc hay đi trên con sông Hàm Luông rộng mênh mông, du khách thỏa sức ngắm nhìn hai bên bờ sông với rừng dừa bạt ngàn xanh biếc đứng hiên ngang với những vườn cây xanh ngát. Đến đây, đâu đâu ta cũng thấy vẻ đẹp lấp lánh của những rặng dừa:
“Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi
Mà lá xanh xanh mãi đến giờ”

[i]* Di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định:
Từ thành phố Bến Tre qua cầu Hàm Luông đến ngã tư đèn đỏ, đèn xanh, rẽ phải đi tiếp 4 km nữa là đến khu căn cứ có mật danh là T4, Y4 (hay còn gọi là căn cứ khu ủy Sài Gòn – Gia định) thuộc xã Tân Phú Tây thuộc huyện Mỏ Cày Bắc.
http://2.bp.blogspot.com/-hM-TDZigdg4/TedAiVk2byI/AAAAAAAAANQ/N3HSSu8yHjc/s200/image007_.gif
Tháng 6-1969, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây. Đây là vùng mới giải phóng, nhân dân kiên cường, có trình độ giác ngộ chính trị cao, địa hình lại rất hiểm trở, nhiều kênh rạch chia cắt, có nhiều vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể hành quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân cũng bị nhiều hạn chế.

Bên trong căn cứ, ta thiết lập hàng chục hầm kiên cố có khả năng chịu đựng được pháo 105 ly, những công sự chiến đấu và hệ thống hầm bí mật, chỗ làm việc của lãnh đạo Khu ủy, nơi giành cho các cuộc hội nghị, cơ sở hậu cần, bảo vệ v.v… Ở vòng ngoài là hành lang bảo vệ và đầu mối liên lạc, gồm các xã chung quanh như Thành An, Hòa Lộc, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung. Thời gian đóng căn cứ ở đây không dài, nhưng cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã được sự hỗ trợ, cưu mang đầy tình nghĩa của quân và dân huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.

Những di tích của căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định coi như bị bom đạn địch xóa sạch trong chiến tranh. Để lưu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, hào hùng, tỉnh Bến Tre đã phục chế lại hai hầm trú ẩn bằng bê tông giả thân cây dừa và dựng bia lưu niệm tại xã Tân Phú Tây. Hiện nay, khu di tích này đang được phục hồi, sau khi hoàn thiện sẽ rộng khoảng 2ha, với các hạng mục chính như: hầm ở và làm việc của ông Võ Văn Kiệt; nơi ở và làm việc của bộ phận cơ yếu, hầm cứu thương; hầm bí mật của các ông Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Trần Bạch Đằng…; nhà trưng bày các hiện vật lịch sử và các công trình liên quan khác. Dự kiến năm 2011 công trình hoàn thành. Xét về giá trị vật chất của công trình thì không lớn, nhưng sẽ có ý nghĩa giáo dục truyền thống yêu nước rất lớn đối với thanh thiếu niên. Công trình này sau khi hoàn thành sẽ trở thành một trong những điểm đến của các hoạt động dã ngoại, về nguồn của các bạn trẻ và cũng là điểm đến của du lịch.

[i]* Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre:
http://3.bp.blogspot.com/-JPsvyM2CLck/TedBZBciuNI/AAAAAAAAANY/5p_QGAFlgck/s320/image010_.gif
Từ thành phố Bến Tre đi qua phà Hàm Luông theo quốc lộ 57, đến thị trấn Mỏ Cày Nam, rẽ trái khoảng 4km là đến khu di tích Đồng Khởi. Hoặc có thể từ thành phố Bến Tre, vượt sông Hàm Luông theo đường sông đến tận trung tâm của cái nôi Đồng khởi. Đến nơi đây, du khách bạn sẽ được gặp những người dân hồn hậu, những con người đã "bám chặt quê hương", đã đứng lên "dựng những pháo đài" ở xã Định Thủy, cái nôi của cuộc Đồng khởi năm xưa.

Thắng lợi cuộc Đồng khởi (17/01/160) tại vùng điểm (Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh) đã mở màn, cổ vũ cho phong trào nổi dậy trong toàn tỉnh, sau đó lan ra trong toàn miền. Để bảo tồn những di tích và hình ảnh, tư liệu về sự kiện lịch sử to lớn này, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước bất khuất của người dân, và để nâng cao lòng tự hào về những chiến tích đã đạt được, lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trương xây dựng tại xã Định Thủy một “Nhà truyền thống Đồng khởi”. Khu di tích này được thiết lập trên một diện tích 5.000 m2, gồm nhà bảo tàng một trệt, một lầu, có diện tích sử dụng 500 m2. Trên nóc nhà là một ngọn lửa được cách điệu bằng bê tông cốt thép cao 12 m, màu đỏ - biểu tượng của ngọn lửa Đồng khởi cháy sáng mãi trên xứ Dừa. Bên trong nhà là những gian trưng bày những hiện vật, nhân vật, hình ảnh, biểu đồ, những vũ khí tự tạo để đánh địch v.v… Chung quanh ngôi nhà là những thảm cỏ xanh, sân rộng, những bồn hoa và cây cảnh, làm tăng thêm vẻ đẹp của khu di tích.
http://1.bp.blogspot.com/-1HhbWRjI7D8/TedBnF5oXXI/AAAAAAAAANc/fiyvnx-pnAs/s200/image012_.gif
Tại Định Thủy còn có di tích lịch sử rất độc đáo, nhưng còn ít người biết đến đó là đình Rắn với huyền thoại đầy bí ẩn.
Theo Địa chí Bến Tre, khi đình dựng xong, chức sắc của đình mới gửi sớ về triều xin phong sắc thần. Đến năm Minh Mạng thứ 5 thì đình được nhận sắc phong. Tuy đã có nơi thờ cúng nhưng vào thời đó đất đai ở đây còn hoang hóa mênh mông, đình nằm trên một khoảnh đất cao vì thế rắn độc tụ hội rất nhiều, nhiều hang ăn sâu vào giữa đình. Khi thờ cúng, các chức việc trong đình phải lấy ván bao quanh miệng hang để tránh sự cố xảy ra, từ đấy có tên Đình Rắn. Còn theo người xưa kể lại, ngày xưa nơi đây là rừng rậm, rắn, cọp, cá sấu nhiều vô kể. Ông bà mình từ Đàng ngoài trước khi vào đây phải vượt qua sông cù lao Bảo. Gặp lúc sóng to gió lớn, thuyền bè chao đảo, lúc đó có một con rắn lớn nâng bè qua sông. Cám cảnh rắn thần cứu mạng nên khi đình lập xong người dân liền “thỉnh” ông rắn về thờ. Và kể từ đây những lưu dân khai phá vùng đất này cày cấy năm nào cũng trúng mùa.

Nhiều người còn kể rằng, cũng nhờ có ông rắn mà bọn tề, ngụy, việt gian tối đến không bao giờ dám bén mảng tới nơi này. Nên kể từ sau Cách mạng tháng Tám, Đình rắn là một trong những cơ sở cách mạng bí mật để hội họp, mít tinh. Lúc bấy giờ nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người thường xuyên lui tới đây để chỉ đạo phong trào cách mạng ở Miền Nam. Đến năm 1970, cuộc chiến càng lúc lan rộng, bom đạn Mỹ đánh phá ác liệt, đình gần như bị sập hoàn toàn nên cơ sở cách mạng ở đây được chuyển đi nơi khác.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, các cụ bắt tay tôn tạo lại ngôi đình bằng cây lá đơn sơ để thờ cúng. Đến năm 1993, Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Trần Hoàn ký quyết định công nhận ngôi đình là di tích lịch sử Đồng Khởi. Năm 2003, Tỉnh ủy Bến Tre trực tiếp chỉ đạo đầu tư, phục dựng lại ngôi đình trông thật khang trang. Đây còn là một trong những địa chỉ dừng chân lý tưởng cho những ai có dịp về thăm quê hương Đồng Khởi.

Đến Định Thủy còn có một điểm tham quan, du lịch sinh thái hấp dẫn đó là Vàm Nước Trong, cửa ngõ đường thủy của huyện Mỏ Cày Nam nối với sông Hàm Luông. Với những vườn dừa rợp bóng, những bãi bờ hoang sơ tĩnh lặng, nơi đây đã từng ghi dấu những chiến công vang dội của những người anh hùng Việt Nam. Đến đây, du khách có dịp lai rai đặc sản mắm tép kẹp với thịt ba rọi luộc hoặc ăn với cá lóc nướng trui hay tôm, tép nướng; cá ngát nấu chua với bần dốt; bánh bột gạo rau mơ hấp; bánh xèo, bánh khọt pha với nước cốt dừa, thơm béo vô cùng.

Điều du khách không thể bỏ qua là sự chân tình, mến khách, yêu thích văn nghệ của người dân Định Thủy, du khách cùng thưởng thức đờn ca tài tử và có thể giao lưu loại hình này bên dòng Hàm Luông thơ mộng rợp bóng dừa xanh.
http://1.bp.blogspot.com/-uhrWRYl7z9M/TedCzjbaYuI/AAAAAAAAANo/V5MNpxvRtwk/s200/image015_.gif
Đến đây, khám phá sản vật thiên nhiên du khách sẽ được thưởng thức món đuông dừa (chiên mỡ), hay trước hoặc sau mùng 5 tháng 5âl (tết Đoan ngọ) khoảng một tháng, du khách sẽ vô cùng thú vị khi thưởng thức món ăn độc đáo được chế biến từ “nấm mối” xào nước cốt dừa lá cách hay xào muối ớt; nấm mối quấn lá cách nướng, lẩu nấm mối hay canh mướp, canh rau vườn nấu với mấm mối, bánh xèo mấm mối…
http://1.bp.blogspot.com/-xpWYQDS83eU/TedD9ffrKfI/AAAAAAAAANw/YmDDdAJ-T88/s400/ghep3.gif

Còn tiếp ... (https://www.phuot.vn/threads/22371-%C4%90i%E1%BB%83m-%C4%91%E1%BA%BFn-du-l%E1%BB%8Bch-V%C4%83n-h%C3%B3a-L%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-tuy%E1%BA%BFn-M%E1%BB%8F-C%C3%A0y-Nam-M%E1%BB%8F-C%C3%A0y-B%E1%BA%AFc-v%C3%A0-Th%E1%BA%A1nh-Ph%C3%BA-%28B2%29?p=408868#post408868)

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:20
* Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh:
Chùa Tuyên Linh tọa lạc tại xã Minh Đức, từ thị trấn Mỏ Cày Nam đến Chùa Tuyên Linh khoảng 14 km, Chùa được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14 và do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê xã Phú Lễ - Ba Tri về trụ trì tại chùa này. So với Chùa Hội Tôn cổ tự ở xã Quới Sơn - Châu Thành, chùa Tuyên Linh không cổ bằng, nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được gọi bằng tên mới “Tuyên Linh”.

Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian. Cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của Hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát. Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre (1930).
http://4.bp.blogspot.com/-H4BZdrewS9M/TedEPq2gMhI/AAAAAAAAAN0/6FpngknCwvI/s400/ghep4.gif
Chùa Tuyên Linh (trước và sau khi xây dựng lại)
Khi Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã động viên các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong tỉnh tham gia vào các hoạt động cách mạng và kháng chiến. Năm 1947, do tuổi già sức yếu, trên giường bệnh, ông bình tĩnh đọc lời di ngôn cho môn đồ chép lại, sắp xếp công việc đạo, căn dặn học trò thân tín vận động tín đồ tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào chính phủ Cụ Hồ, cùng đồng bào cả nước đấu tranh giành độc lập. Ngày 19-6-1947, biết mình không qua khỏi, ông bảo học trò tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục cho ông, rồi day mặt về hướng Bắc, nói những lời chúc tụng cuối cùng về nhà nước độc lập, về sức khỏe của Hồ Chủ Tịch, sau đó niệm Phật rồi tắt thở. Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh, vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng.
Đến Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc du khách còn được hướng dẫn tham quan cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa, se chỉ sơ dừa, dệt thảm sơ dừa… và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm từ chất liệu dừa, sản xuất kẹo dừa…
http://4.bp.blogspot.com/-Z_DjgPz1Fa4/TedE5CS3zyI/AAAAAAAAAN4/DPx5iBGBtEE/s400/image020.jpg

* Điểm đến huyện Thạnh Phú:
Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày Nam, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông. Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát và những dải rừng ngập mặn ven biển. Huyện Thạnh Phú chưa phát triển mạnh về du lịch như: Châu Thành, Chợ Lách, nhưng Thạnh Phú cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế khởi sắc phát triển du lịch. Hiện nay, Thạnh Phú đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Sau khi qua địa phận huyện Mỏ Cày Nam, đến địa bàn Thạnh Phú du khách ghé Đại Điền thăm bia lưu liệm nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307 “đánh đâu được đấy - oai hùng biết mấy” của bộ đội ta trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
http://3.bp.blogspot.com/-ryzdE9jiVx8/TedFxGCcDHI/AAAAAAAAAN8/oPothNEUjvY/s400/image021_.gif
http://4.bp.blogspot.com/-8lwgAuh12YY/TedGIT-oq_I/AAAAAAAAAOA/SAHuHe9AuN8/s320/ghep5.gif
Cũng tại xứ này, ai đến thăm cũng không khỏi bỡ ngỡ khi đứng trước ngôi nhà cổ đẹp, bề thế của gia tộc họ Huỳnh. Dẫu trải qua hàng trăm năm với bao cuộc bể dâu, ngôi nhà vẫn còn mang trong nó nét đặc sắc của nhà cổ đồng bằng và cái lộng lẫy của gia chủ một thời sung túc, đó là ngôi nhà cổ Hương Liêm. Nhà được cất theo hình chữ nhật, với 48 cây cột bằng gỗ lim và căm xe quý hiếm, chu vi khoảng 100 m. Tất cả cột, kèo, xiên được đục, kết gắn nhau liền lạc. Hoành phi sơn son thếp vàng với bốn chữ “Hiếu Để Trung Tín”. Thành vọng chạm, lọng, với những họa tiết phong cảnh, vật “tứ linh” thật sống động; mái nhà lợp ngói âm dương, trên mỗi miếng ngói có in hình sinh hoạt dân gian như mục đồng cỡi trâu, con gà, con cua, bó lúa rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của nông dân.
Cấu trúc xây dựng nền nhà cũng thật đặc biệt. Nền cao 1 mét, viềng bọc nền là những thớt đá xanh dài khoảng 2-3 mét, được đục và gắn kết với nhau liền mặt bao quanh hết nền nhà. Về công thợ như: thợ chạm, lọng thành vọng, cột nhà, cửa nhà, vách nhà được tính tiền công qua số dăm mộc do thợ thao tác trong ngày. Đong ra cứ bao nhiêu chén dăm thì được trả bấy nhiêu tiền. Số thợ chuyên chạm, lọng ăn tiền rất cao. Về thời gian hoàn thành ngôi nhà, ông Huỳnh Ngọc Chất (cháu năm đời của cụ Hương Liêm, nay đã mất) từng cho biết ngôi nhà xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Ngày ấy, khi những người thợ đầu tiên đến động thổ, gác đòn dong dựng nhà, chủ gia mời họ ăn cam. Họ ăn những trái cam rồi nhã hột gần đó, hột lên cây và đến khi cây cho trái cam đầu tiên thì ngôi nhà mới hoàn thành. Như vậy, thời gian cất nhà khoảng 7 năm và để xong xuôi hết phần vách, thành vọng ở gian nhà giữa phải trên 10 năm. Với nhà xưa, người ta thường ví von: “Cất nhà ba tháng. Làm cửa ba năm”. Thợ làm nhà này là những người thợ tài hoa từ Bắc di cư vào Nam.
Đến đây, du khách không thể bỏ qua đặc sản truyền thống bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng ở Thạnh Phú, một khi du khách đã thưởng thức rồi thì không thể nào quên bởi sự khéo tay của phụ nữ Đại Điền hay bì bún Giồng Luông cũng rất độc đáo.
http://3.bp.blogspot.com/-rb3j1jeMqP8/TedGc-ZDc8I/AAAAAAAAAOE/wz2BzcNdRME/s400/ghep6.gif
Rời Đại Điền, đến Hòa Lợi du khách tham quan làng nghề truyền thống sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu xi-măng, nghề ở đây “Cha truyền con nối” và sản phẩm này cũng được tiêu thụ tại địa phương, một số tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia.
http://1.bp.blogspot.com/-kcbua6lxQcw/TedGkyRU4NI/AAAAAAAAAOI/z7NqnSdJsAY/s400/ghep7.gif

Còn tiếp ...
(https://www.phuot.vn/threads/22372-%C4%90i%E1%BB%83m-%C4%91%E1%BA%BFn-du-l%E1%BB%8Bch-V%C4%83n-h%C3%B3a-L%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-tuy%E1%BA%BFn-M%E1%BB%8F-C%C3%A0y-Nam-M%E1%BB%8F-C%C3%A0y-B%E1%BA%AFc-v%C3%A0-Th%E1%BA%A1nh-Ph%C3%BA-%28B3%29?p=408872#post408872)
TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:22
Trở ra Quốc lộ 57, trên đường đến trung tâm huyện Thạnh Phú, du khách ghé Mỹ Hưng tham quan nghề chằm nón. Nghề này do anh Trần Công Thành ở ấp Thạnh Hưng gầy dựng, bởi Bà ngoại của anh là người Huế, sống bằng nghề chằm nón lá bài thơ, do vậy mà anh gầy dựng nghề chằm nón là lẽ đương nhiên. Vì “không muốn nghề chằm nón bị mai một” là ước nguyện của người thân cũng như của anh, năm 1985 anh Thành đem nghề này truyền lại cho 30 hộ trong xóm. Anh Thành nhận xét bà con ở đây chằm nón rất khéo, có người chằm đẹp hơn thợ chằm nón lá ở Huế. Nón được chằm bằng lá cật phải mua tận Bến Cầu (Tây Ninh), còn vành nón được làm bằng tre của Thạnh Phú. Cứ thế, lá của Tây Ninh, vành của Bến Tre, người chằm nón ở Thạnh Hưng chăm chút, thổi hồn vào từng đường kim mũi chỉ khiến nón lá Mỹ Hưng càng nhìn càng dễ thương. Tham quan nơi đây, du khách sẽ cảm nhận và tận mắt chứng kiến sự khéo tay không chỉ có nữ mà còn có cả nam giới ở đây. Nghề này ít nhiều cũng đã góp phần cho địa phương giảm được tỉ lệ hộ nghèo cũng như giúp được người dân nơi đây có thêm thu nhập trong khoảng thời gian nhàn rỗi. Trên thực tế nón lá cũng là một sản phẩm phục vụ cho khách du lịch. Duy trì được nghề chằm nón cũng là góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của dân tộc ta.
http://2.bp.blogspot.com/-688LPAIt6as/TedGuK0JudI/AAAAAAAAAOM/vgi5wj2uras/s200/image028_.gif
Không những tham quan nghề đúc lu, chằm nón, mà du khách còn được hướng dẫn đến xem nghề bó chổi bằng cọng dừa nổi tiếng ở Mỹ An, một nghề “làm chơi mà ăn thiệt”. Tại đây, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy sự khéo tay của “siêu sao bó chổi” là em Nguyễn Văn Tốt khoảng 16 – 17 tuổi. Từ 5 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều, em Tốt bó được 105 cây chổi, thu nhập 100.000đ/ngày. Ở đây, nhà nào cũng đầy chổi, chổi bó rồi, chổi đang bó…, tiếng quay dây cước vào trục nghe rè rè, tiếng kêu ken két đầy ấn tượng, rồi đến tiếng xe máy chở nguyên vật liệu ra vào, khiến làng chổi càng thêm nhộn nhịp. Người dân nơi đây cho biết: nghề này nhẹ nhàng, làm chơi mà ăn thiệt. Mỗi sản phẩm làm ra là một kỷ niệm thấm đẫm tình người, với biết bao niềm hy vọng tươi sáng của người dân hiền lành, chất phác ở một vùng quê sông nước xứ dừa luôn tin tưởng nghề này không bị mất đi và sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ.

Rời thị trấn Thạnh Phú vài km, du khách sẽ được thư thái hơn và thỏa sức ngắm nhìn những cách đồng lúa xanh mơn mởn xen với mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa hiện nay.
Ngoài ra, du khách có thể phiêu lưu mạo hiểm tìm hiểu thêm việc làm đáy hàng khơi của người dân Thạnh Phú tại Vàm Băng Cung – Giao Thạnh
Cũng theo Quốc lộ 57, du khách về xã biển Thạnh Hải khám phá sự hoang sơ của bãi biển nơi đây.
http://3.bp.blogspot.com/-CbUJx0haLDY/TedIAqTBzXI/AAAAAAAAAOc/hj_L_P6z8Tc/s400/image031_.gif
http://2.bp.blogspot.com/-CMa0IV5rXTw/TedIIy8iMeI/AAAAAAAAAOg/nhG8xZkAfig/s320/ghep8.gif
Đến xã biển Thạnh Hải, tại cồn Bửng những năm qua, người dân đã lập đền thờ 02 con cá Ông, mỗi con dài từ 22 đến 24m nặng hàng chục tấn. Tại đây còn lưu lại bộ xương sống của cá Ông. Cũng giống như một số địa phương có biển khác, sự thờ cúng cá Ông tạo ra một lễ hội trong đời sống văn hóa các xã vùng biển. Đây là một tín ngưỡng dân gian hình thành trong quá trình tiến biến văn hóa Việt Chăm diễn ra từ đèo Ngang trở vào. Lễ hội Nghinh Ông là dịp để người dân làm nghề biển thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả, đồng thời để tỏ lòng biết ơn đối với một sinh vật “thiêng" ở biển, mà trong tâm thức nhiều ngư dân vẫn chứa đựng một niềm tin về sự giúp đỡ của cá Ông khi gặp tai nạn. Hàng năm, cứ vào ngày lễ hội Nghinh Ông có hàng ngàn lượt du khách đến với cồn Bửng để tham quan. Đây cũng là điều kiện để du khách và học sinh, sinh viên tìm hiểu về động vật có vú sống dưới biển.
Tìm hiểu và khám phá xong tại cồn Bửng, du khách đến xã Thạnh Phong, tại đây lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã ghi lại hai lần bộ đội Miền Nam vượt biển từ xã Thạnh Phong ra miền Bắc xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Đầu cầu tiếp nhận vũ khí tại xã Thạnh Phong gồm có Vàm Khâu Băng, cồn Bửng (hiện nay thuộc xã Thạnh Hải), cồn Lợi, cồn Lớn, địa điểm di tích này du khách trong và ngoài tỉnh có thể đi bằng đường bộ hoặc đường thủy rất thuận tiện.
http://4.bp.blogspot.com/-OmB0WEXmLhU/TedIlEhw5SI/AAAAAAAAAOo/QGnQDkFjY2U/s400/image034_.gif
http://3.bp.blogspot.com/-fA0nBtPOp2I/TedIyf7cTaI/AAAAAAAAAOs/2Tu_mvXC1LM/s1600/image035_.gif
Tại vùng đất này, du khách còn khám phá “rừng ngặp mặn Thạnh Phú”, nằm trong quần thể vùng bưng trũng. Đây là phần đất nằm xa sông rạch hoặc xen kẽ giữa các giồng cát ven biển, thường bị ngập nước do lũ hoặc thủy triều chiếm một diện tích khá rộng từ vùng mặn, lợ lên vùng ngọt. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, rừng ngập mặn Thạnh Phú cũng như Bình Đại là căn cứ địa hình của tỉnh, của lực lượng vũ trang tỉnh, miền, là đầu cầu tiếp nhận vũ khí chi viện từ Trung ương cho chiến trường Nam Bộ. Riêng rừng Thạnh Phú giữ vị trí đầu cầu tiếp nhận vũ khí của đường Hồ Chí Minh trên biển trong nhiều năm liền.
http://1.bp.blogspot.com/-1Hy_EqgA8Fg/TedISO7nNiI/AAAAAAAAAOk/4dj4746OBsI/s320/ghep9.gif
Điều vô cùng lý thú, nhất là cho những du khách thích phiêu lưu mạo hiểm, nếu du khách nghỉ đêm ở Thạnh Phong vào mùa ba khía hội, thì có thể đi theo những ngư dân lành nghề bắt ba khía trong rừng ngập mặn. Vào những đêm tối, trời yên biển lặng, ba khía ra khỏi hang, chúng bám dày đặc vào thân cây mắm, cây cóc hay bò trên những bãi bùn ven bờ rạch, du khách tha hồ bắt chúng vào giỏ. Hoặc theo người dân, ngồi trên những chiếc ghe nhỏ để len lỏi theo những con rạch nhỏ sâu trong rừng mắm, cóc, đước…và thưởng thức bản hòa tấu của một số loài chim, qua đó mà trải nghiệm thú vị trong một chuyến du lịch về vùng đất biển Thạnh Phú.

Là một trong ba huyện duyên hải của Bến Tre, Thạnh Phú đã tận dụng hết những tiềm năng vốn có để nuôi trồng và khai thác thủy sản như: Tôm, cua, sò, nghêu… Và Thạnh Phú ngày nay đã cũng được nhiều du khách biết đến qua những món hải sản như cua biển (cua gạch điều), tôm, sò huyết, nghêu, ba khía…
http://2.bp.blogspot.com/-aaOH6OXzMrI/TedPQHKNpCI/AAAAAAAAAOw/w01IxcNCVYs/s400/image038_.gif
Thạnh Phú chưa có điều kiện để du khách lưu trú tại đây. Sau khi du khảo điểm đến cuối của chuyến đi, du khách có thể chọn lưu trú qua đêm tại thị trấn Mỏ Cày Nam hay về thành phố Bến Tre. Trên đường về du khách có thể mua đặc sản làm qùa lưu niệm tại các cơ sở cặp hai bên Quốc lộ 57 (dưới dốc cầu Mỏ Cày Nam) hay đoạn dưới dốc cầu hàm Luông phía bờ Mỏ Cày Bắc hoặc du khách mua sắm tại các đại lý ở thành phố Bến Tre./.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:30
http://1.bp.blogspot.com/-mj9gVnSk23o/ThUa3xb6U4I/AAAAAAAAAUM/HpuM5FvCfKs/s320/image002.jpg
Bến Tre được hình thành trên ba dãy đất cù lao (cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa), thành phố Bến Tre ngày nay (là thị xã Bến Tre trước đây) nằm trên vùng đất cù lao Bảo. Ngày 11/8/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/2009/NQ-CP về việc thành lập thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích, tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bến Tre, với diện tích tự nhiên 6.742,11 ha và 143.639 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Địa giới hành chính thành phố Bến Tre: Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Đông và Nam giáp huyện Giồng Trôm, Tây giáp sông Hàm Luông.
http://2.bp.blogspot.com/-m88R4ShbQYE/ThUbKJDadxI/AAAAAAAAAUQ/YkYnqCiBdxU/s320/image004.jpg
Thành phố Bến Tre nằm bên bờ sông cùng tên và ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh. Vì thế mà thành phố Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng đất xứ dừa. Từ xưa hệ thống giao thông thủy, bộ nơi đây đặc biệt thuận lợi. Về giao thông bộ hiện nay từ Bến Tre đi thành phố Hồ Chí Minh 86 km và chỉ mất gần 2 giờ đồng hồ. Về đường thủy từ thành phố Bến Tre tàu thuyền có thể đi thẳng một mạch đến thành phố Hồ Chí Minh, sang thành phố Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc đến các trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ, và có thể ngược dòng sông Cửu Long đến tận Phnom Pênh, thủ đô của nước Campuchia.
Phải khẳng định rằng: hai hệ thống đường thủy và đường bộ, nhất là đường thủy ở Bến Tre, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân từ những xóm làng xa xôi hẻo lánh nhất của ba cù lao có thể đi đến tỉnh lỵ một cách dễ dàng. Và kể từ khi cầu Rạch Miễu thông thương nối liền 2 tỉnh Bến Tre – Tiền Giang; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo với cù lao Minh, thì hệ thống giao bộ càng thuận lợi hơn rất nhiều. Các tuyến xe buýt khởi hành hàng ngày từ thành phố Bến Tre đến các huyện, cũng như trung tâm một số xã và ngược lại, mỗi chuyến xe buýt chỉ cách nhau 20 phút.
http://1.bp.blogspot.com/-cP1kOc06_9A/ThUb6n140rI/AAAAAAAAAUU/794zM7Te3iY/s320/image006.jpg
Đến trung tâm thành phố Bến Tre, du khách ngắm nhìn những cảnh đẹp, hữu tình của một thành phố tỉnh lẻ nằm bên dòng sông thơ mộng. Điểm dừng chân đầu tiên du khách có thể tham quan đó là: Công tượng đài Đồng Khởi, tọa lạc trong công viên Ngã Ba Tháp, trên đại lộ Đồng Khởi (đoạn Phường 4 ) - con đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Bến Tre. Tượng đài này được khánh thành vào ngày 17/01/1995, gồm nhân vật trung tâm là một phụ nữ cao 7,3m, tượng trưng cho phụ nữ Bến Tre anh hùng. Phần nền bố trí theo hình xoắn ốc, đường kính 30m, phía sau lưng là tàu lá dừa cao 15,6m. Nhóm tượng gồm 4 nhân vật: cụ già đánh mỏ, anh bộ đội giải phóng ôm súng ngựa trời trong tư thế xốc tới, chị phụ nữ bồng xác em bé, bên cạnh một em bé ôm bó chông tre. Phía sau nhóm tượng là bức phù điêu hình vòng cung cao 4m, dài 20m, miêu tả quá trình diễn biến của cuộc Ðồng khởi lịch sử ngày 17-1-1960. Công trình do nhóm tác giả Trần Thị Chúc, Lê Dân, Lương Xuân Ba và Ðoàn Thiên Lương thực hiện.
http://1.bp.blogspot.com/-DZi94xuXbwI/ThUcJtNO4nI/AAAAAAAAAUY/EmIgcgN9Bv0/s320/image010.jpg
Tượng đài Ðồng khởi là một trong những tượng đài tiêu biểu, mang ý nghĩa lịch sử đấu tranh cách mạng của người dân xứ dừa. Ngay chính giữa tượng đài là hình ảnh một tàu lá dừa vươn cao, mặc dù bị bom đạn bắn rách tả tơi, nhưng vẫn vươn lên thẳng tắp. Phía trước là hình ảnh người phụ nữa tóc dài, áo bà ba giơ cao ngọn lửa, là biểu trưng của tinh hoa kháng chiến Bến Tre. Bên cạnh là tượng những thế hệ người dân tham gia chiến đấu, bất kể là già trẻ, gái trai đều ôm trong tay vũ khí và xác người đồng đội đã hy sinh tiến thắng về phía trước. Phía sau là phù điêu về đội quân tóc dài huyền thoại. Xuất hiện từ cao trào Đồng Khởi, đội quân đặc biệt này có thể xem là độc nhất vô nhị trên thế gới. Họ có mặt ở hầu hết các công tác cách mạng hậu phương. Vũ khí của họ không phải là súng đạn mà chủ yếu là sự thông minh khôn khéo, thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể.
http://4.bp.blogspot.com/-q6odhrmGbdM/ThUcXF1Jr9I/AAAAAAAAAUc/oINs_8pjGr4/s200/image008.jpg
Thưởng ngoạn cảnh đẹp, du khách ghé thăm công viên tượng đài Trần Văn Ơn nằm ở vị trí phía Tây hồ Trúc Giang. Tượng đài bằng đồng, cao 3 m, đặt trong khuôn viên 2.000 m2. Anh Trần văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Anh tham gia phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên trong những năm 1950 và hy sinh ngày 9-1-1950 tại Sài Gòn. Năm 2000, anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Ngày anh hy sinh được chọn là ngày “Học sinh sinh viên Việt Nam”. Công trình do Nhà nước và đoàn viên thanh niên đóng góp, để nhằm góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của ông cha ta trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc.
http://2.bp.blogspot.com/-YVsoPmdTV-4/ThUcq71SuPI/AAAAAAAAAUg/UF8CnpbVcyU/s320/image012.jpg
Cạnh công viên tượng đài Trần Văn Ơn là hồ Trúc Giang rộng chừng 2 ha, nước trong xanh biếc. Lý giải về tên giọi hồ Trúc Giang, theo người xưa kể lại: vào thời Pháp thuộc nơi đây được đào lên để lấp cho cả vùng đất Phường 3. Kể từ đó mà hình thành nên cái hồ nẵm giữa trung tâm tỉnh lỵ Trúc Giang trước kia, nay là thành phố Bến Tre.
Hồ Trúc Giang còn có tên gọi là hồ “Chung Thủy”. Chuyện xưa kể rằng có một đôi trai gái yêu nhau tha thiết, không biết trắc trở tình duyên thế nào, mà họ đã nắm tay nhau nhảy xuống hồ tự vẫn! Cảm thương cho đôi tình nhân ấy, dân gian đặt tên cho hồ là “Chung Thủy”.
Dạo quanh hồ Trúc Giang du khách sẽ ấn tượng, thích thú cảnh đẹp nơi đây và rồi sẽ cảm nhận sự thanh bình của thành phố xứ dừa, một thành phố trẻ đầy thơ mộng. Buổi sớm tinh sương hoặc khi chiều xuống, du khách có thể thả bộ, hít thở không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót líu lo, ríu rít trên những hàng cây soi bóng bên hồ. Những ngày hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực ven hồ trông rất trữ tình lãng mạn và nên thơ. Chung quanh hồ hiện nay vẫn còn tồn tại những hàng me tây, hàng phượng vĩ cổ thụ và một ngôi trường nổi tiếng có từ khá lâu đời, mà trước năm 1975 có tên gọi: Trường Trung học Kiến Hòa, rồi đổi thành Lạc Long Quân. Sau năm 1975 đổi thành trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, nay là Trường THPT chuyên Bến Tre.
Hồ Trúc Giang đã hai lần được cải tạo, nhưng không vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp vốn có tự nhiên của hồ. Nó vẫn đẹp, vẫn quyến rủ như ngày nào. Người dân xứ dừa quê tôi dù đi đâu, ở đâu, xa quê hương bao lâu, vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua làm mặt nước hồ lay động nhè nhẹ, yên ả, nên thơ, xao động lòng người... Những người con về thăm lại quê hương, dạo lại quanh hồ, hình như ai cũng mơ về vĩ vãng, muốn mình nhỏ đi như thuở cặp sách, trốn học, nhảy tắm dưới hồ ...
http://3.bp.blogspot.com/-Gatl3t_pDqg/ThUc_ps3PcI/AAAAAAAAAUk/_WgJbQ-lScA/s320/image014.jpg

Còn nữa ... (https://www.phuot.vn/threads/22374-V%E1%BB%81-x%E1%BB%A9-d%E1%BB%ABa-kh%C3%A1m-ph%C3%A1-c%E1%BA%A3nh-%C4%91%E1%BA%B9p-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-B%E1%BA%BFn-Tre-%28B%C3%A0i-2%29?p=408880#post408880)

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:31
Tham quan toà nhà Bảo tàng Bến Tre toạ lạc tại số 146 - đường Hùng Vương, phường 3. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với những cánh cửa hình vòm đặc trưng gồm một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích 474m2. Mặt chính ngôi nhà hướng về phía sông Bến Tre, mặt sau hướng về đường Cách mạng tháng Tám, một trong những con đường nhộn nhịp nhất của thành phố Bến Tre. Bảo tàng nằm ngay trung tâm thành phố, với khuôn viên rộng hơn 13.000m2, xung quanh có những cây cổ thụ tỏa bóng mát cùng nhiều hoa kiểng nghệ thuật quý giá, đẹp mắt.
http://4.bp.blogspot.com/-kWeauv385p4/ThUdJl0JyTI/AAAAAAAAAUo/RO_HqlGVyFo/s320/image016.jpg
Tại ngôi nhà Bảo Tàng này từng diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc của quân dân Bến Tre. Năm 1938 theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Thái Bường, nơi đây làm cơ sở nội tuyến bí mật in ấn tài liệu. Tháng 10/1945, cũng tại đây diễn ra lễ ký quyết định thành lập công binh giới của lãnh đạo Tỉnh ủy; là cơ sở hoạt động bí mật của chiến sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo với cương vị Đại tá Tỉnh trưởng Kiến Hòa giai đoạn 1960–1962. Hiện nay, nội thất đã được sửa chữa lại để phù hợp cho việc trưng bày, triển lãm. Toàn bộ các phòng và hành lang đều được sử dụng để trưng bày hơn 3.000 hiện vật, hình ảnh, tư liệu gồm 3 phòng ở tầng trệt và 3 phòng ở tầng lầu, như: Giới thiệu khái quát lịch sử của Bến Tre từ những năm đầu thế kỷ XX đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975); 01 phòng phía sau trưng bày Di chỉ khảo cổ học Giồng Nổi (ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, được phát hiện và đào thám sát vào năm 2003, khai quật vào các năm 2004, 2005, 2006). Hành lang trên tầng lầu, phía trước thì được dùng để trưng bày tranh vẽ ngược kính về Bác Hồ của tác giả Đoàn Việt Tiến là người con của quê hương Bến Tre.
Ngoài những phòng trưng bày trong nhà, Bảo tàng Bến Tre còn có khu trưng bày ngoài trời rộng 288m2, trưng bày những hiện vật thuộc thể khối có kích thước lớn như xác máy bay, pháo, vỏ bom, … Bằng những hiện vật, hình ảnh, mô hình, Bảo tàng Bến Tre giúp người xem hệ thống lại lịch sử phát triển của tỉnh trong hơn 100 năm qua. Năm 2002, Bảo Tàng Bến Tre xây dựng thêm một cơ sơ mới trên địa điểm cách ngôi nhà cũ khoảng 20m về phía phải (nằm phía sau Nhà hàng - Khách sạn Hùng Vương). Ngôi nhà được xây dựng gồm một tầng trệt, 2 tầng lầu, được đặt tên “Nhà trưng bày thành tựu kinh tế-văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh Bến Tre”.

Bảo tàng nằm ở vị trí thuận lợi về mọi mặt, khuôn viên và quan cảnh xung quanh rất đẹp, là điểm hẹn của nhân dân, sinh viên, học sinh, khách du lịch trong và ngoài tỉnh cùng những người muốn tìm hiểu về xứ dừa. Bảo tàng vẫn ngày ngày mở cửa đón khách tham quan để quảng bá và giáo dục truyền thống, lịch sử vùng đất Bến Tre.
http://1.bp.blogspot.com/-DxYawAgN9JU/ThUdfXxL8zI/AAAAAAAAAUs/RhHUjsbRe7c/s320/image018.jpg
Khám phá cảnh đẹp thành phố Bến Tre, du khách thả bộ ngắm cảnh trên đường Hùng Vương nằm bên bờ sông Bến Tre. Con đường này nối dài từ địa phận Phường 1, 2, 3, 5, 7 và tận Bến phà Hàm Luông. Đây là một trong những con đường đẹp, có hàng cây xanh bóng mát thẳng tắp, nhiều du khách đến Bến Tre cứ trầm trồ khen ngợi. Hai bên bờ sông được làm bờ kè, hình thành nên công viên có tên gọi như tên con đường. Dạo cảnh vào buổi sáng, buổi chiều hay về đêm trên công viên Hùng Vương, hít thở không khí trong lành, thoải mái, ấm áp, du khách sẽ cảm nhận được cái đẹp bình dị, yên ả, nên thơ, thú vị bên dòng sông xứ dừa.
http://4.bp.blogspot.com/-tUtR-dioZfs/ThUdrKVMrlI/AAAAAAAAAUw/AkGltp9n--g/s320/image020.jpg
Tượng đài Chiến thắng trên sông cũng được xây dựng tại công viên Hùng Vương, nối dài từ cầu Cái Cá đến cầu Kiến Vàng (thuộc địa phận Phường 5) và đối diện với Khách sạn Hàm Luông. Tượng đài Chiến thắng trên sông xây dựng nhằm tưởng niệm những chiến công hiển hách, thần kỳ của những anh hùng đội đặc công thủy Bến Tre năm xưa, đã hy sinh anh dũng góp phần giải phóng thị xã Bến Tre, giải phóng đất nước, mà tiêu biểu trong đó là anh hùng Hoàng Lam. Vì thế, mà nơi đây còn gọi là Công viên Hoàng Lam hay tượng đài “Cởi sóng Hàm Luông nhận chìm hạm Mỹ”.
http://2.bp.blogspot.com/-b3HUXXlDEyw/ThUd3ibZ8-I/AAAAAAAAAU0/5wvqrs6de10/s320/image022.jpg
Cầu Bến Tre 2, cũng là cây cầu đẹp nằm trên đường Hùng Vương. Về đêm, từ đỉnh cầu nhìn sang phía 2 bờ sông hay ngắm nhìn một góc thành phố xứ dừa, sẽ cảm nhận nét đẹp lung linh huyền ảo trên dòng sông kết hợp với mỹ quan của đô thị thành phố Bến Tre thật tuyệt hảo, được tạo ra từ những ánh đèn đường phố, từ những ngôi nhà nằm hai bên bờ sông và xa xa lấp lánh ánh đèn của tàu, thuyền neo đậu, xuôi ngược trên sông…. Tất cả cùng đan xen tỏa sắc màu ánh sáng diệu kỳ dạ trên mặt sông. Thỉnh thoảng đâu đó làn gió nhè nhẹ thoảng qua, làm mặt nước sông lay động, tạo nên những đợt sóng lăng tăng, nhấp nhô, lách tách vỗ nhẹ vào đôi bờ. Ven bờ hàng bần cũng đung đưa như vẫy tay mến chào quí khách. Những hình ảnh thân thương đáng yêu ấy cùng hòa quyện vào nhau, tạo nên những hình ảnh đẹp làm xao động lòng người, nhớ mãi đến sông nước xứ dừa và rồi du khách sẽ trở lại lần nữa với bạn bè thân hữu.
Qua cầu Bến Tre 2, du khách mặc sức lựa chọn: du thuyền, xuồng chèo hay xe đạp, xe gắn máy…, để đến các điểm du lịch sinh thái - miệt vườn tại xã Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạn như: Vườn cây xanh, Lan Vương, Hai Chi, Dừa xanh, Hai Hồ, Bảo Châu…; tham quan công đoạn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, làm kẹo dừa, bánh tráng, bánh phồng…; thưởng thức các loại trái cây thứ thiệt của vùng sông nước Bến Tre. Nổi tiếng và ngon nhất là “bưởi da xanh” trồng trên đất Mỹ Thạnh An hay các món ăn dân dã, bình dị sẽ làm du khách hài lòng.
http://1.bp.blogspot.com/-A7R0aX0rl5g/ThUfABwOTuI/AAAAAAAAAU8/LL50juWin6g/s320/image024.jpg
http://4.bp.blogspot.com/-wkJxvDYjqkE/ThUfMqMGTMI/AAAAAAAAAVA/l2SHB5-2QMY/s320/image028.jpg
Những năm gần đây, du khách đến thành phố Bến Tre đều chọn điểm dừng chân tại khu du lịch sinh thái Lan Vương tại xã Phú Nhuận. Đây là điểm dừng chân lý thú, với diện tích khoảng 7ha, nằm ở vị trí thuận lợi cặp tỉnh lộ 887, điểm du lịch này đang hoàn thiện dần và ngày càng thu hút rất đông du khách. Nơi đây, đang hình thành khu tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ven thành phố Bến Tre. Khu này hiện có cây xanh, bóng mát, hoa kiểng, nhà dừa truyền thống phục vụ ăn uống, giải khát, sân khấu biểu diễn, nhiều loại cây trái đặc sản như bưởi da xanh, mận An Phước, xoài cát Hòa Lộc, dừa xiêm xanh … đã cho trái để du khách thưởng thức tại chổ.
http://1.bp.blogspot.com/-qZMf57tDH-c/ThUfeh21s1I/AAAAAAAAAVE/pQYZUZb1UD8/s320/image026.jpg
Tại điểm du lịch Lan Vương có thiết kế mô hình “chèo xuồng quanh đảo dừa xanh”, để du khách trải nghiệm và cảm nhận thực sự về sông nước xứ dừa. Du khách có thể tham gia giao lưu đàn ca tài tử, ca nhạc, hát karaoke…. Những năm qua khu du lịch sinh thái Lan Vương đã thực sự trở thành điểm hẹn, điểm đến lý tưởng để tổ chức những hội trại; liên hoan văn nghệ - thể thao quần chúng; hội thi hay liên hoan ẩm thực về dừa; điểm dừng chân của du khách dã ngoại, về nguồn hay những cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, những cuộc họp mặt truyền thống của các cựu sinh viên…
Về ẩm thực, điểm du lịch Lan Vương rất phong phú các món ăn, du khách thỏa sức lựa chọn, thưởng thức, hấp dẫn và thích thú nhất vẫn là: Cháo gà ta thả vườn trộn với gỏi làm bằng bắp chuối hay cây chuối non; gà ta chiên nước nắm; gà ta nướng lu; củ hủ dừa xào tép hay nấm mối; củ hủ dừa trộn gỏi với tôm và dưa đầu heo; cá lóc nướng mở hành với bánh tráng nem cuốn rau sống chấm nước nắm chua ngọt, nước nắm me hoặc tương xay; thịt bò xào tương ớt, xả cuốn với cải bẹ xanh chấm muối ớt; thịt heo rừng hấp gừng cuốn bánh tráng rau sống chấm với tương xay; nem nướng ăn với bánh hỏi; thịt bò xào với rau mầm… và còn nhiều món ăn độc đáo khác.

Còn nữa ... (https://www.phuot.vn/threads/22375-V%E1%BB%81-x%E1%BB%A9-d%E1%BB%ABa-kh%C3%A1m-ph%C3%A1-c%E1%BA%A3nh-%C4%91%E1%BA%B9p-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-B%E1%BA%BFn-Tre-%28B%C3%A0i-3%29?p=408882#post408882)

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:34
http://4.bp.blogspot.com/-JzWOGso6v9Q/ThUftzQ5jkI/AAAAAAAAAVI/za5pL_mDNEY/s1600/image029.jpg

Về thăm xứ dừa Bến Tre, du khách hãy khám phá và ngắm nhìn cây bạch mai trên 300 tuổi ở đình làng Phú Tự, xã Phú Hưng, cách Tp Bến Tre 3 km. Đình Phú Tự đã được UBND tỉnh Bến Tre công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh về kiến trúc nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Tiền thân của đình Phú Tự là một ngôi miếu nhỏ do nhân dân dựng ngay từ buổi đầu lập làng. Về thời gian xây dựng đình, cho đến nay cũng không ai biết được chính xác, chỉ biết rằng đình được xây dựng trước khi xảy ra cơn bão năm Giáp Thìn 1904. Trong chiến tranh, đình có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng ở địa phương.
http://4.bp.blogspot.com/-Z0RoeetI9Z8/ThUgwt7RTmI/AAAAAAAAAVQ/CFQTcd-H82o/s320/image035.jpg
Đình Phú Tự xây dựng trên gò đất xưa gọi là gò Xoài. Thời Minh Mạng, khi dân chúng chọn nơi này dựng đình, đã thấy có cây bạch mai cao lớn rồi. Hàng năm, vào giữa tiết lập xuân và tiết thanh minh (từ rằm tháng giêng đến rằm tháng hai âm lịch), cây bạch mai ở đình Phú Tự lại nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Đặc biệt, mai chỉ nở về đêm. Cây bạch mai cổ thụ này, là một trong ba cây bạch mai có tuổi thọ cao nhất nước, còn được mệnh danh là “Cổ thụ mai, thần mai, Danh mộc bạch mai”. Cây bạch mai đã sinh sôi, nảy nở, mọc thành bụi dày với khoảng 50 thân cây lớn nhỏ, cao 5 - 6m, trong đó có 16 thân cây lớn, đường kính từ 20 - 30cm. Các nhánh mai lớn đều vươn mình ra, trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7 -8m, tỏa thành một tán rộng, chiếm diện tích khoảng 250 m2. Bên cạnh cây bạch mai là nhà tưởng niệm 275 liệt sĩ của xã Phú Hưng, đã hy sinh trong hai thời kỳ kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc. Dưới tán cổ thụ Bạch Mai, có Bạch Mai bia ký do Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu và Bạch Mai thi hội lập năm 1998. Và nơi đây là tụ điểm sinh hoạt giao lưu văn hóa của giới văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh. Nhóm Bạch Mai thi hội cũng ra đời tại đây.

Tại trung tâm thành phố Bến Tre, đối viện với Trung tâm thương mại là đình An Hội. Theo lịch sử, đình An Hội có từ năm 1845 và được tôn tạo lần thứ nhất vào năm 1985. Sau năm 1975, ngôi đình được trưng dụng để làm trụ sở làm việc và nơi hội họp của nhân dân sống trên địa bàn phường 2. Đến năm 1996, ngôi đình được trao trả lại cho Ban Khánh tiết đình và được UBND Thị xã (nay là Tp Bến Tre) giao nhiệm vụ quản lý, điều hành và bảo tồn. Từ đó đến nay, hàng năm đình An Hội đều tổ chức Giổ hội Hùng Vương (mùng 10/3), lễ hội Kỳ yên, ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 và các nghi thức cúng dân gian khác của đình. Đình An Hội nằm ở vị trí thuận lợi nên đã thu hút đông đảo người dân Tp Bến Tre và cả du khách ngài tỉnh đến cúng bái, tham quan. Trước sân đình là khoảng sân rộng, đẹp là điểm mà Trung tâm Văn hóa và Thể thao Tp Bến Tre thường xuyên tổ chức các hoạt động liên hoan, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao và tuyên truyền cổ động các sự kiện, kỷ niệm các ngày lễ lớn ở nước ta.
http://2.bp.blogspot.com/-yLYGBNXGIMk/ThUhdoaNywI/AAAAAAAAAVY/ReBh_3U7Jb8/s320/image037.jpg
Cũng như những địa phương khác, ngoài việc thờ cúng Ông, bà theo truyền thống, người dân thành phố Bến Tre cũng tín ngưỡng các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo. Tại trung tâm thành phố Bến Tre còn hiện hữu các thiết chế tôn giáo và đa dạng lối kiến trúc như: Chùa Viên Minh - tọa lạc tại (Phường 2), Chùa Viên Giác (Phường 5), Nhà thờ Bến Tre (Phường 3), Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương (Phường 6)…
http://4.bp.blogspot.com/-pguh3RmJy9c/ThUkCBrpJ4I/AAAAAAAAAVc/3GA9XYc9p1o/s400/ghep1.jpg
Đến thành phố Bến Tre từ vòng xoay Tân Thành (xưa kia là ngã ba Tân Thành) rẽ phải, du khách sẽ bắt gặp đường tránh Quốc lộ 60, đây là con đường khá qui mô, sang trọng và đẹp lộng lẫy. Con đường này có những lối rẽ tắt vào nội ô thành phố; dẫn đến Cầu Hàm Luông qua cù lao Minh về huyện Mỏ Cày Bắc – Mỏ Cày Nam – Thạnh Phú – Chợ Lách. Hay đi thẳng qua cầu Bến Tre 2 về huyện Giồng Trôm và Ba Tri. Cũng từ vòng xoay Tân Thành đi thẳng là Đại lộ Đồng Khởi, là con đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Bến Tre được cải tạo mở rộng, bố trí trồng cây xanh, trang trí cây cảnh – hoa kiểng rất đẹp.

Phải công nhận rằng, tổng thể mỹ quan thành phố Bến Tre trên 35 năm phát triển đầu tư xây dựng và kiến thiết, đã có nhiều thay đổi, tiến bộ văn minh vượt bậc. Các lối kiến trúc trong xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình, phố xá, nhà cửa…, đã góp phần đưa thành phố Bến Tre hoàn thiện dần thành phố “xanh – sạch – đẹp - thân thiện với môi trường”. Đến đây du khách sẽ bắt gặp những người dân đôn hậu, chân thành, thân thiện, hiếu khách và giàu lòng nhân ái, biết trân trọng kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước, để xây dựng quê hương xứ dừa ngày giàu đẹp hơn.

http://2.bp.blogspot.com/-cdi7UVY5Tsk/ThUkfarzSCI/AAAAAAAAAVg/_OJmgS_obOM/s400/image050.gif
Sau khi khám phá, thưởng thức cảnh đẹp của thành phố xứ dừa, du khách có thể nghỉ qua đêm tại các cơ sở lưu trú nằm ở vị trí thuận lợi, đẹp như: Nhà hàng – Khách sạn Đồng Khởi (nằm bên bờ hồ Trúc Giang); Nhà hàng – Khách sạn Hùng Vương nằm đối diện bờ sông Bến Tre và công viên Hùng Vương - đường Hùng Vương; Nhà hàng – Khách sạn Bến Tre nằm đối diện công viên Tượng đài Đồng Khởi; Nhà hàng – Khách sạn Hàm Luông nằm đối diện bờ sông Bến Tre và công viên Tượng đài chiến thắng trên sông; Nhà khách Bến Tre nằm trên đường Cách mạng tháng Tám, mặt sau của Bảo Tàng Bến Tre…. Những cơ sở lưu trú này có nhiều loại phòng nghỉ và đầy đủ tiện nghi, có dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm, đặc sản xứ dừa.… Và còn nhiều cơ sở lưu trú khác cũng nằm ở trung tâm và ngoại ô thành phố Bến Tre.
Về đêm tại trung tâm thành phố Bến Tre du khách có thể tìm thưởng thức các loại chè nước cốt dừa đặc sắc, sinh tố dừa hay cà phê sân vườn…. Khám phá các món ăn dân dã, đồng quê tại các điểm ẩm thực hai bên đường tránh quốc lộ 60. Và du khách sẽ chiêm ngưỡng cảnh đẹp về đêm ở con đường này; mua qùa lưu niệm (hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa), đặc sản kẹo dừa, bánh tráng, bánh phồng…, tại các cơ sở và đại lý nằm trên Đại lộ Đồng Khởi.
http://1.bp.blogspot.com/-mpX1fEhWtOY/ThUnlnzecTI/AAAAAAAAAVk/gXTYyOP7Ae0/s400/ghep2.jpg
http://3.bp.blogspot.com/-hu-ga3vu86E/ThUo7KtUyiI/AAAAAAAAAVo/PtC-339t5FY/s400/ghep3.jpg

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:40
https://4.bp.blogspot.com/-my_XIb7snMM/ThEXU9qyuzI/AAAAAAAAATk/6MXSEklke14/s200/Conphung.gif
Khu du lịch Cồn Phụng nằm trên cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, cách trung tâm Tp. Bến Tre 12km (đường bộ) và 25km (đường sông). Cồn Phụng có diện tích 50ha, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ, nghề làm kẹo dừa và trồng cây ăn trái.

Sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được sản xuất từ dừa. Hàng chục sản phẩm thủ công từ đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng ra đời như: giỏ, đũa, thìa, lục bình, chân đèn... được làm từ thân, xơ, lá, sợi, gáo của cây dừa rất tinh tế và độc đáo. Du khách đến đây sẽ có dịp chứng kiến tận mắt quy trình làm các sản phẩm được chế tác từ dừa và có thể chọn cho mình một sản phẩm dễ thương làm quà lưu niệm, hay tặng cho bạn bè.
https://1.bp.blogspot.com/-DsM7twtTu54/ThEX0EP77vI/AAAAAAAAATo/6WHjoG3FDm8/s200/Conphung01.gif
Người dân nơi đây với bàn tay khéo léo, tài hoa cộng với óc thẩm mỹ đã biến những thứ có giá trị thấp của cây dừa như gáo dừa, cọng lá dừa,… thành những sản phẩm đặc sắc, với hàng trăm mẫu mã phong phú, nhiều tác phẩm độc đáo có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài. Từ chiếc gáo dừa đơn sơ người ta có thể cắt ghép thành những tác phẩm mỹ thuật với nhiều sắc màu đen, trắng, vàng, nâu,… rất đặc biệt.
https://1.bp.blogspot.com/-34_Bfx5Mp9k/ThEYiqUZKSI/AAAAAAAAATs/IP4797aZg0s/s200/Conphung02.gif
Tại đây có nhiều món đồ lưu niệm: từ những chiếc mặt nạ xanh đỏ, khung ảnh, chiếc xe ba gác,
hình tranh cây dừa Bến Tre và cô gái mặc chiếc áo dài thướt tha đến đồ dùng nhà bếp như chén, bát,... hầu hết được chế tác từ dừa.

Bên cạnh nghề làm thủ công mỹ nghệ. Ở Cồn Phụng còn có mô hình làm kẹo dừa. Đây là đặc sản không thể không nhắc đến khi du khách đến với Bến Tre. Đến đây du khách sẽ được thăm quan qui trình làm ra chiếc kẹo dừa như thế nào.

Quy trình làm kẹo dừa tại nơi đây:
- Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa phải là dừa khô, cơm dừa phải dầy, có độ béo cao và màu trắng.
- Dùng dụng cụ lột vỏ dừa, lấy cơm dừa và cho vào máy xay.
- Cho tất cả cơm dừa xay nhuyễn vào một cái bao và dùng máy ép lấy nước cốt dừa.
- Phần nước cốt dừa sau khi ép ra có thể cho thêm nguyên liệu phụ vào như: sầu riêng, lá dứa, sôcôla, dâu và phải cho mạch nha vào.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào một cái chảo rồi cho lên bếp, khuấy đều tay liên tục.
- Đợi đến khi phần nước cốt cô đặc và chuyển màu, người ta sẽ cho lên khuôn (khuôn đã được bôi trơn một lớp dầu dừa để chống dính).
- Tiếp tục dùng dao cắt ra làm nhiều thanh kẹo theo kích thước định sẵn. Lúc này người ta có thể cho thêm nguyên liệu lần cuối vào để kẹo có nhiều mùi vị khác nhau như : đậu phộng đâm nhuyễn, kết hợp màu xanh của kẹo dừa lá dứa rồi hòa vào kẹo sầu riêng. - Hoặc muốn tạo ra kẹo dừa sầu riêng sôcôla thì cho thanh kẹo nửa màu trắng, nửa màu đen ... nhằm đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khách hàng.
Sau đó cắt ra thành từng viên nhỏ đúng kích cỡ của viên kẹo.
- Phần cuối cùng là gói kẹo trong một lớp bánh tráng mỏng phía bên ngoài. Bánh tráng này ăn được và có tác dụng rút ẩm cho kẹo và gói thêm một lớp giấy.
- Cho vào hộp với số lượng kẹo vừa đủ là hoàn tất công đoạn làm kẹo dừa.
https://3.bp.blogspot.com/-goLCGuhHv88/ThEZeLZBLgI/AAAAAAAAATw/d5kONJRP3Pk/s200/Conphung03.gif
Cùng với nghề làm kẹo dừa là nghề làm bánh tráng. Bánh tráng có từ lâu đời và nổi tiếng là bánh tráng Mỹ Lồng (Giồng Trôm). Tại khu du lịch Cồn Phụng, bánh tráng cũng là nghề phổ biến và thu hút khách thập phương đến đây tìm hiểu.

Nguyên liệu chính để làm bánh tráng là bột gạo pha lỏng vừa phải với nước. Cho vào đó một ít bột sắn với một tỷ lệ hợp lý để bánh có thêm độ dẻo, ít bị bể và dễ tráng mỏng (nếu pha nhiều bột sắn sẽ làm cho bánh có vị chua). Ngoài ra còn có các các phụ gia khác như mè, muối, đường, tiêu, tỏi, dừa, hành,...

Qui trình làm bánh tráng:
https://2.bp.blogspot.com/-SWgoNVpvoug/ThEaDqRpyeI/AAAAAAAAAT0/MkO1XdPmBnA/s200/Conphung04.gif
Dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi to có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn (thao tác này gọi là tráng bánh), động tác này đòi hỏi phải khéo léo, nhanh nhẹn (có thể rắc thêm mè lên trên). Đợi khi bánh chín, dùng một thanh tre mỏng hoặc một chiếc ống luồn dưới bánh để gỡ bánh ra, trải trên một cái vỉ được đan bằng tre rồi đem phơi nắng.
Độ dầy hay mỏng của bánh được quy định tùy vào mục đích sử dụng. Nếu để nướng thì làm dày nhất, cuốn ướt thì vừa vừa và làm nem thì phải thật mỏng.

Có thể nói, khu du lịch Cồn Phụng không chỉ giới thiệu, bán sản phẩm từ dừa, mà còn hấp dẫn du khách với các hoạt động ẩm thực vùng sông nước với các món ăn dân dã đậm chất quê dừa.

Sau bữa ăn, du khách có thể ngả lưng trên những chiếc võng rợp bóng mát trong khu vườn nhãn.
Nếu du khách muốn vui chơi, có thể câu cá sấu, hay chụp hình lưu niệm đi trên chiếc cầu khỉ dễ thương… chắc chắn du khách sẽ thích thú.
https://4.bp.blogspot.com/-nEidgsEZJWw/ThEbiHUD8EI/AAAAAAAAAT8/B2NDW25UY4A/s400/Conphung06.gif
Bên cạnh việc phục vụ vui chơi giải trí, khu du lịch Cồn Phụng còn có hệ thống nhà hàng – khách sạn thật thoáng mát nhưng cũng không kém phần sang trọng với địa thế dân dã, hữu tình của vùng sông nước.

Ngoài ra, khi đến với Cồn Phụng du khách có thể tìm hiểu rõ hơn về Đạo Dừa thông qua các di tích Đạo Dừa hiện được bảo tồn với các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa là Nguyễn Thành Nam: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén có một đỉnh cao lớn.
https://2.bp.blogspot.com/-n5jyNz2p3qI/ThEc4zpJk8I/AAAAAAAAAUI/h8Xk_PZS678/s320/Conphung09.gif
Không chỉ thế, đến đây du khách còn có thể tận mắt chứng kiến ngôi nhà gỗ đang đứng sừng sững trong tư thế rất trang nghiêm với kiến trúc cổ xưa giúp chúng ta hình dung ra những ngôi nhà cổ kính ngày xưa.

Với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho Cồn Phụng và do bàn tay con người tạo nên, Cồn Phụng đã là một trong những điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước cùng nhau hội tụ về đây thăm quan, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi… cùng hòa mình vào không gian sông nước miệt vườn đầy lý thú.

Cồn Phụng – Điểm đến lý tưởng

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
26-07-2011, 10:44
Bất kỳ du khách nào đi du lịch cũng đều quan tâm mình sẽ nghỉ tại khách sạn hay nhà nghỉ nào? Vì vậy, ngoài việc thỏa thích khám phá, vui chơi tại các điểm du lịch, du khách không thể bỏ qua hàng loạt các cơ sở lưu trú rất có uy tính tại Bến Tre, với đầy đủ tiện nghi và trang thiết bị cần thiết, giá cả thích hợp với từng đối tượng khách, kết hợp với sự chuyên nghiệp của đội ngũ phục vụ sẽ mang đến cho du khách thoải mái khi được đến với Bến Tre.
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có 75 cơ sở lưu trú (khách sạn và nhà nghỉ) tại trung tâm thành phố Bến Tre và các huyện. Khi du khách đến Bến Tre tùy theo khả năng mà du khách có thể lựa chọn cho mình một nơi nghỉ hợp lý nhất.

Khách sạn Hàm Luông (***)
Số 200C - đường Hùng Vương – phường 5 – Tp Bến Tre
ĐT: 0753. 560 560
https://3.bp.blogspot.com/-Vr_iEsnxAkY/TijVHXjVaAI/AAAAAAAAAVw/AiFHs0mJqMc/s320/hamluong.gif
Khách sạn Hàm Luông là khách sạn đầu tiên của Bến Tre đạt chuẩn 3 sao. Với hơn 60 phòng, có bãi đậu xe rộng rãi, có đầy đủ các dịch vụ như: massage, dịch vụ phòng 24/24h, bar – café trên sân thượng, nhà hàng, phòng hát karaoke … trong đó khách sạn còn là đơn vị tổ chức các tour trong và ngoài nước rất có uy tín và chất lượng hiện nay.
Khách sạn Hàm Luông nằm trên tuyến đường đẹp nhất của Bến Tre. Mặt trước hướng ra sông Bến Tre, các mặt còn lại đều hướng ra trung tâm như: Chợ, trung tâm hành chính của tỉnh. Trong khuôn viên của khách sạn có hồ bơi và cảnh trí rất đẹp. Cách khách sạn khoảng 200m, vào buổi tối nếu có dịp du khách còn được thưởng thức món ăn từ các quán ăn ven đường rất ngon, đặc biệt là thưởng thức các món được chế biến từ hải sản.
https://4.bp.blogspot.com/-0-ElYhKGkX4/TijVoJsMwnI/AAAAAAAAAV0/cJGCttGhrF0/s400/hamluong2.gif

Khách sạn Hùng Vương
Số 148 – 166, đường Hùng Vương P3, thành phố Bến Tre
ĐT: 0753. 822 408
https://3.bp.blogspot.com/-U-LRl8ccviU/TijWFwxseYI/AAAAAAAAAV4/yAwB_CW1uqI/s320/image009.gif
Khách sạn Hùng Vương có trên 30 phòng, đầy đủ các trang thiết bị, tận tình phục vụ du khách với đội ngũ chuyên nghiệp thường xuyên qua các lớp tập huấn nghiệp vụ.
Khách sạn nằm trên tuyến đường Hùng Vương, hướng ra sông Bến Tre, phía sau là cơ sơ mới của Bảo Tàng cách ngôi nhà cũ khoảng 20m. Cơ sở được xây dựng gồm một tầng trệt, 2 tầng lầu, được đặt tên “Nhà trưng bày thành tựu kinh tế-văn hóa-xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh Bến Tre”. Nằm ở vị thế gần với trung tâm chợ nên rất thuận lợi cho việc đi lại, mua sắm.

Khách sạn Đồng Khởi
Số 16 - Hai Bà Trưng, phường 02, Tp Bến Tre
ĐT: 0753. 822 632
https://4.bp.blogspot.com/-zDBjlvYrUko/TijXr0B6gEI/AAAAAAAAAWA/WajUD43TLiM/s320/image011.jpg
Khách sạn Đồng Khởi có trên 23 phòng, với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, thoải mái. Địa thế khách sạn nằm bên hồ Trúc Giang, một trong những cảnh quan đẹp nên thơ của thành phố Bến Tre. Khách sạn Đồng Khởi còn là địa chỉ an ninh tốt, bởi nằm gần với trường trung học, cao đẳng, …. Nằm dọc quanh khách sạn là con đường với những tán lá cây to thích hợp ngồi đọc sách, thư giản hay du khách có thể thưởng thức café hay các loại nước giải khát tại các quán giải khát nằm bên hồ với giá cả vừa túi tiền của du khách.

Khách sạn sân vườn Sao Mai
Số 106C – ấp Bình Thành – xã Bình Phú – Tp Bến Tre
ĐT: 0753. 823679
https://4.bp.blogspot.com/-aECZwgFs1xA/TijX-UeNUGI/AAAAAAAAAWE/NFtUX09CyE4/s320/image013.gif
Nằm trên tuyến đường tránh QL 60, gần khu chung cư Sao Mai kết hợp với ưu thế cảnh quan sân vườn thoáng mát, nên khách sạn Sao Mai là nơi rất lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi khi về Bến Tre. Với 36 phòng tương đương chuẩn 2 sao và không gian mát mẻ, đặc biệt có 02 sân tennis để du khách rèn luyện sức khỏe hay có nhu cầu giao hữu cùng với bạn bè.
Nếu du khách đi qua cầu Rạch Miễu theo QL 60 đến vòng xoay ngã tư Tân Thành du khách tiếp tục chạy thẳng sẽ gặp một vòng xoay nữa. Nếu đi thẳng du khách sẽ đến các huyện của Bến Tre còn rẽ trái sẽ vào đường tránh QL 60 và cứ thế du khách cứ việc đến được khách sạn Sao Mai một cách dễ dàng.

Khách sạn Bến Tre
Số 8/2 - Trần Quốc Tuấn - phường 4 - Tp Bến Tre
ĐT: 0753. 825 332
https://4.bp.blogspot.com/-uTvmbQ7RtH8/TijWjMUiJPI/AAAAAAAAAV8/RFYnzYnQsuc/s320/image015.gif
Khách sạn Bến Tre nằm đối diện công viên Tượng đài Đồng Khởi. Tại vị trí này rất thuận lợi cho du khách tản bộ quanh công viên tượng đài Đồng Khởi, đến hồ Trúc Giang, công viên tượng đài Trần Văn Ơn hay đến các đại lý, siêu thị, Trung tâm thương mại …, mua sắm đặc sản xứ dừa. Du khách có thể thưởng thức hay tham gia giao lưu “hát nhau nghe” tại Trung tâm Văn hóa tỉnh hay tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí của thanh thiếu nhi tại Nhà thiếu nhi.
Tại điểm này du khách rất thuận lợi đón xe buýt để đi đến các điểm du lịch của huyện Châu Thành, Bình Đại hoặc đi huyện Giồng Trôm – Ba Tri hay sang cù lao Minh (Mỏ Cày Nam – Mỏ Cày Bắc – Thạnh Phú và Chợ Lách).

Nhà Khách Bến Tre
Số 5 – đường Cách mạng Tháng Tám - phường 3 – Tp Bến Tre
ĐT: 0753. 822339
https://2.bp.blogspot.com/-jPiDFOHVM3Y/TijYZexUYII/AAAAAAAAAWI/7rVHCKy46fs/s320/image017.gif
Nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi trên đường Cách mạng tháng Tám, một trong những con đường nhộn nhịp nhất của thành phố Bến Tre. Nhà khách hiện có 35 phòng với tiện nghi đầy đủ. Đây còn là điểm nơi điểm tâm sáng khá nổi tiếng, ngon nhất là hủ tíu Mỹ Lồng, hủ tíu gà và hải sản; cơm tấm sườn nướng; bò bít - tết, đặc sắc về giải khát là cà phê sữa đá….Tại đây du khách vô cùng thuận lợi tản bộ khám phá Bảo tàng Bến Tre, dạo cảnh bờ sông Bến Tre trên con đường Hùng Vương, ngắm nhìn công viên tượng đài “Chiến thắng trên sông”; viếng thăm đình An Hội, chùa Viên Minh hay đến Trung tâm thương mại, Chợ Bến Tre mua sắm…. Ở vị trí này, du khách có thể đón xe buýt để đến các điểm du lịch của huyện Giồng Trôm, Ba Tri; hay sang Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Chợ Lách hoặc Châu Thành. Nhà hàng nơi đây cũng có những món ăn khá nổi tiếng như: Bò quanh lửa hồng; tả pí – lù; ốc hầm chuối xanh; gà ta nướng muối ớt; lẩu canh chua cơm mẻ, cá ngát nấu với bắp chuối…

Bên cạnh đó, còn có một số khách sạn khác cũng nằm trên những tuyến đường đẹp và thuận lợi ở thành phố Bến Tre như:
Khách sạn Hương Lan - 206C - Nguyễn Văn Tư - phường 7 - ĐT: 075.822021;
Khách sạn Kim Cương 1B7 - Đoàn Hoàng Minh, phường Phú Khương - ĐT: 0753.814366;
Khách sạn Cửu Long - 64A - Quốc lộ 60 - phường Phú Khương - ĐT: 0753.822548.
Ngoài các khách sạn, thành phố Bến Tre còn có hệ thống các nhà nghỉ với giá cả tương đối hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của du khách nhưng cũng đạt chất lượng:
Nhà khách 99 – 73 Phan Ngọc Tòng - phường 2 – Tp Bến Tre - ĐT: 0753.811233;
Nhà nghỉ Hải Nguyên 348/1 ấp 1 - Sơn Đông - ĐT: 0753.837303;
Nhà nghỉ Thanh Bình – 98 Nguyễn Thị Định - phường Phú Tân - Tp Bến Tre - ĐT: 0753.828623
Hiện tại các cơ sở lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ trên đều có sự công nhận về trang thiết bị, tiện nghị và đặc biệt là độ an toàn cao.
Nằm ven cửa ngõ của Bến Tre, huyện Châu Thành là địa phương có nhiều điểm đến du lịch sinh thái - sông nước – miệt vườn rất hấp dẫn. Vì thế, mà nơi đây cũng có nhiều địa chỉ lưu trú mà du khách sẽ dễ dàng tìm kiếm. Qua cầu Rạch Miễu du khách men theo QL 60 sẽ bắt gặp các cơ sở lưu trú như:
Khách sạn Thảo Nhi - 12/1 ấp 1 – xã Tân Thạch - ĐT: 0753.860009;
Khách sạn An Khánh - ấp 5 - xã An Khánh - ĐT: 093.873394;
Khách sạn Cồn Phụng - Ấp 10 - Tân Thạch - ĐT: 0753.822198;
Nhà nghỉ 49 - khu phố 3 - thị trấn Châu Thành - ĐT: 0753.610759;
Nhà nghỉ Cánh Hồng - 542/2 ấp Phú Ngãi – xã Phú An Hoà - ĐT: 0753.895532.

Đặc biệt, tại huyện Châu Thành còn có thêm dịch vụ homestay (ngủ tại nhà dân) rất mới lạ và chỉ phát triển ở xã Phú Túc, xã An Khánh. Hiện nay, tại Châu Thành đang hoàn thiện dần Khu du lịch nghỉ dưỡng Forever Green Resort (còn gọi tắt Resort bên bờ sông Tiền) cũng ở xã Phú Túc – giáp với xã Thành Triệu.

Tham quan du lịch vùng trái cây ngon nhất có tiếng nhất nước – huyện Chợ Lách của Bến Tre, du khách có thể nghỉ qua đêm tại:
Khách sạn Ngọc Bội - Khóm 2 - Thị trấn Chợ Lách - ĐT: 0753.871957;
Nhà nghỉ Vân Anh - 194/10A - khu phố 1, Thị trấn Chợ Lách - ĐT: 0753.871765;
Nhà nghỉ Bảo Đăng - 206/29 - ấp Vĩnh Hưng 1 – xã Vĩnh Thành - ĐT: 0753.875272…

Và còn rất nhiều cơ sở lưu trú khác nằm rải đều ở các huyện của Bến Tre như: Huyện Ba Tri có nhà nghỉ Hoàng Vũ, nhà nghỉ Đông Phương, ….; Huyện Bình Đại có: Khách sạn 33, Khách sạn Mỹ Tiên, Hùng Vương (Mỹ Tiên 2), ….; hay tại ngay thị trấn Mỏ Cày Nam du khách có thể liên hệ khách sạn Huỳnh, Ánh Hồng, nhà nghỉ Thanh Thủy, …

Phần lớn các cơ sở lưu trú tại trung tâm thành phố Bến Tre và các huyện đều nằm ở vị trí thuận lợi trên các tuyến đường nối các điểm di tích, điểm du lịch và phương tiện vận chuyển khách du lịch đều đến được.

Hiện nay, tại thành phố Bến Tre có các dự án đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú như: Dự án khách sạn 3 sao Việt - Úc, đang thi công tại phường 3; đang làm hồ sơ đầu tư dự án khách sạn 4 sao - phường 7, khách sạn 3 sao – quốc lộ 60 - phường 6; đang hoàn tất hồ sơ dự án khách sạn Hoàng Ngọc- phường 7 với qui mô 12 tầng; dự án khách sạn 3 sao Huỳnh Thảo - xã Bình Phú.

Hy vọng rằng trong tương lai du khách đến xứ dừa Bến Tre sẽ chọn được cơ sở lưu trú thích hợp để nghỉ dưỡng và du khách sẽ hài lòng./.

TTXTDL Bến Tre

hoang2009
26-07-2011, 20:01
Oh.Định chuyến này về cầm máy đi một vòng Bến Tre rồi viết bài cho các Phượt tử mà giờ thì thông tin quá chi tiết rồi...hihi.Nhưng mình viết theo cách khác và những khám phá khác...

Chitto
27-07-2011, 07:16
Oh.Định chuyến này về cầm máy đi một vòng Bến Tre rồi viết bài cho các Phượt tử mà giờ thì thông tin quá chi tiết rồi...hihi.Nhưng mình viết theo cách khác và những khám phá khác...

Rất chờ mong các bài viết của bạn.

Các bài trên chỉ là cắt dán thông tin từ trang web khác, hoàn toàn có thể tìm ra trên mạng bằng công cụ, và do đó cũng hoàn toàn vô cảm.

ttxtdlbentre
11-10-2011, 08:50
Với những thông tin dưới đây, các phượt có thể tự mình khám phá vùng đất "Đồng Khởi" này:

http://4.bp.blogspot.com/-vV1AWXqp864/TpORggP4avI/AAAAAAAAAcY/6VUitdecunY/s320/KhanhthanhcauHL.jpg
- Huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú nằm trên vùng đất cù lao Minh của tỉnh Bến Tre. Trước năm 2010 đến cù lao Minh phải qua phà, từ tháng 4/2010 đã khánh thành cầu Hàm Luông nối liền đôi bờ cù lao Bảo (thành phố Bến Tre) với cù lao Minh.
* Từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre: 86 km đường bộ.
* Từ thành phố Bến Tre đến các huyện của tuyến này như sau:
- Đến trung tâm huyện Mỏ Cày Bắc: khoảng 14 km đường bộ;
- Đến trung tâm huyện Mỏ Cày Nam: khoảng 20 km đường bộ;
- Đến trung tâm huyện Thạnh Phú: khoảng 49 km đường bộ.
- Từ thành phố Bến Tre đến “Di tích lịch sử căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định” (mật danh Y4,T4), xã Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc: 10 km đường bộ.
- Từ thành phố Bến Tre đến Di tích Đình Tân Ngãi (tín ngưỡng dân gian và lịch sử cách mạng), xã Thạnh Ngãi, Mỏ Cày Bắc: 14 km đường bộ.

* Từ thị trấn Mỏ Cày Nam đến tham quan các điểm trên địa bàn:
+ Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, xã Định Thủy: 04 km đường bộ;
+ Đình Rắn, xã Định Thủy: 04 km đường bộ.
+ Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức: 14 km đường bộ.
+ Làng nghề chỉ sơ dừa An Thạnh, xã An Thạnh: 07 km đường bộ.
+ Làng nghề dệt chiếu Thành Thới B (dệt chiếu cói): 10 km đường bộ.
+ Cơ sở sản xuất đặc sản kẹo dừa truyền thống và cơ sở sản xuất, trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa tại thị trấn Mỏ Cày Nam.

* Từ thị trấn Thạnh Phú đến các điểm tham quan:
+ Di tích nhà cổ Hương Liêm (Huỳnh Phủ), xã Đại Điền: 42 km đường bộ và thăm bia lưu niệm nơi làm lễ xuất quân của “Tiểu đoàn 307” thời kháng Pháp, thưởng thức bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng.
+ Làng nghề đúc lu Hòa Lợi, xã Hòa Lợi: 48 km đường bộ.
+ Làng nghề bó chổi Mỹ An, xã Mỹ An: 51 km đường bộ.
+ Cơ sở chằm nón lá Huế, ở xã Mỹ Hưng: 46 km đường bộ.
+ Di tích lịch sử Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam, xã Thạnh Phong: 70 km đường bộ.

http://3.bp.blogspot.com/-lRKvdSfEweU/TpOT5xOuUaI/AAAAAAAAAcc/Bv74EVDM9Oo/s400/CauHamLuong.jpg
* Các điểm đến tham quan như: Di tích căn cứ Y4, Di tích Đồng Khởi, Chùa Tuyên Linh, làng nghề chỉ sơ dừa An Thạnh, làng nghề dệt chiếu Thành Thới B, Di tích nhà cổ Hương Liêm, xe 4 bánh đến 50 chỗ đều đến được.

* Các điểm còn lại xe 30 chỗ ngồi cũng đều đến được./.

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
14-10-2011, 13:52
Đây là thông tin rất cần thiết cho các phượt tử muốn tự mình khám phá vùng đất đồng khởi này!!!

http://1.bp.blogspot.com/-YL9zz6L7w1Q/TpenU2RluNI/AAAAAAAAAds/-EkMdveDZxk/s320/CauRachMieu.jpg
- Từ thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm thành phố Bến Tre: 86 km;

- Từ thành phố Bến Tre – trung tâm huyện Châu Thành: 09 km đường bộ và cự ly từ thị trấn Châu Thành đi bằng đường bộ đến các điểm du lịch trong Châu Thành như sau:

+ Đến bến đò qua Khu du lịch Cồn Phụng (bến phà Rạch Miễu) 02 km đường bộ và qua ngang qua dòng sông Tiền;
+ Điểm du lịch Năm Thành (ấp 1, xã Tân Thạch) 01 km;
+ Điểm du lịch Hồng Vân (ấp 1, xã Tân Thạch) 02 km;
+ Điểm du lịch Tân Phú (ấp Tân Phú, xã Tân Thạch) 01 km;
+ Điểm du lịch Hảo Ái (ấp 2, xã Tân Thạch) 1,5 km;
+ Điểm du lịch Thảo Nhi (ấp 1, xã Tân Thạch) 01 km;
+ Điểm du lịch Quê Dừa (ấp 2, xã Tân Thạch) 1,5 km;
+ Điểm du lịch Hương Dừa (ấp 9, xã Tân Thạch) 02 km;
+ Điểm du lịch Phong Phú 2 (ấp 2, xã Tân Thạch) 02 km;
+ Điểm du lịch Bến Trúc 3 (ấp 3, xã Tân Thạch) 02 km;
+ Điểm du lịch Tân Cồn Quy (ấp 3, xã Tân Thạch) 02 km đường bộ và đi đò ngang qua sông Ba Lai;
+ Điểm du lịch Hồng Vân 2 (ấp 3, xã Tân Thạch) 01 km;
+ Điểm du lịch Quê dừa (ấp 3, xã Tân Thạch) 01 km;
+ Điểm du lịch Diễm Phượng (ấp 10, xã Tân Thạch) 02 km đường bộ và qua ngang qua dòng sông Tiền;
+ Điểm du lịch sinh thái Cồn Quy (ấp 2, xã Quới Sơn) 03 km đường bộ và ngang qua sông Ba Lai;
+ Điểm du lịch Quới An (ấp 2, xã Quới Sơn) 03 km;
+ Đến điểm du lịch An Khánh (ấp 5, xã An Khánh) 03 km;
+ Điểm du lịch Vườn Dâu (ấp 5, xã An Khánh) 03 km;
+ Đến điểm du lịch An Khánh (ấp 6A, xã An Khánh) 02 km;
+ Điểm du lịch xanh Phú Túc (ấp Phú Thạnh, xã Phú Túc) 05 km;
+ Khu du lịch Forever Green Resort (ấp Phú Khương, xã Phú Túc) 10 km;
+ Điểm du lịch Vườn Hàm Luông (ấp Hàm Luông, xã Tân Phú) 25 km.

- Các điểm du lịch tại huyện Châu Thành (Bến Tre) như: Năm Thành, Hồng Vân, Tân Phú, 02 điểm Quê Dừa, Hương Dừa, Phong Phú 2, Bến Trúc 3, Hồng Vân 2, đi bằng du thuyền, xuồng máy, xuồng chèo hay phương tiện xe 02 bánh là thuận tiện nhất.

- Điểm An Khánh, Quới An, Thảo Nhi, Hảo Ái, Hương Dừa, xe 04 bánh 30 chỗ, du thuyền, xuồng chèo đều đến được.

* Các điểm du lịch kể trên có dịch vụ xe ngựa và cho thuê xe đạp để du khách khám các vườn cây ăn trái hay ngắm cảnh đường làng…

- Điểm du lịch xanh Phú Túc (homestay) phương tiện xe 04 bánh dưới 15 chỗ và du thuyền đến được.

- Điểm Diễm Phượng, Tân Cồn Quy và Cồn Quy đi bằng du thuyền là thuận tiện nhất.

- Điểm đến khu du lịch Forever Green Resort và vườn Hàm Luông (đang làm lộ) khi hệ thống giao thông hoàn chỉnh phương tiện xe 04 bánh 30 - 50 chỗ đều đến được. Hai điểm này nằm bên dòng sông Tiền, nếu đến đây đi bằng du thuyền, thì dưới chân cầu Rạch Miễu phía bờ Bến Tre có bến du thuyền đến 02 điểm này (điểm Forever Green Resort du thuyền đi khoảng 01 giờ, đến điểm vườn Hàm Luông khoảng 02 giờ đồng hồ).
http://2.bp.blogspot.com/-pZUnuc_iiPQ/TpekxFBZ3eI/AAAAAAAAAdk/yM8JJ5VY7h4/s320/Xuongcheo.jpg

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
14-10-2011, 13:54
Còn đây là thông tin cự ly các điểm đến du lịch "Văn hoá - Lịch sử" vùng đất thép thành đồng:

http://4.bp.blogspot.com/-7XA06z7K4Js/TpeWMh3TSYI/AAAAAAAAAdE/PJVNIASdiC4/s320/KLNNgThiDinh.jpg
- Từ thành phố Hồ Chí Minh đến trung tâm thành phố Bến Tre: 86 km.
- Từ thành phố Bến Tre đến trung tâm huyện Giồng Trôm: 18 km và từ thành phố Bến Tre đến tham quan các điểm tại Giồng Trôm thuận lợi hơn:

+ Đến “Di tích lịch sử Đền thờ và mộ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng”: tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, nằm trên đường tỉnh 885, cách thành phố Bến Tre 6,5 km đường bộ.

+ “Di tích cuộc thảm sát ở ấp cầu Hòa ngày 10/01/1947”: tọa lạc tại ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, cách thành phố Bến Tre 09 km theo đường bộ.

+ “Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định”: nằm trên tỉnh lộ 885 tại ấp Phong Điền, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm cách thành phố Bến Tre khoảng 8,5 km đường bộ.

+ “Di tích nghệ thuật Đình Bình Hòa”: nằm trên đường tỉnh 885, thuộc xã Bình Hòa, Giồng Trôm cách thành phố Bến Tre 16 km đường bộ.

+ “Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống”: xã Tân Hào, Giồng Trôm, cách thành phố Bến Tre 25 km, cách thị trấn Giồng Trôm đến 07 km đường bộ. Đi theo đường tỉnh 885 hay 887 đều đến được.

+ “Di tích lịch sử nhà Ông Nguyễn Văn Trác, nơi ở, làm việc của đồng chí Lê Duẩn từ 11/1955 – 3/1956”: xã Hưng Lễ, Giồng Trôm, cách thị trấn Giồng Trôm 12 km, cách thành phố Bến Tre 30 km. Đi theo đường tỉnh 885 hay 887 đều đến được.

+ “Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị”: xã Thạnh Phú Đông, Giồng Trôm, cách thành phố Bến Tre 28 km, cách thị trấn Giồng Trôm 15 km. Đi theo đường tỉnh 885 hay 887 đều đến được.

+ “Du lịch sinh thái Cồn Ốc”: xã Hưng Phong, Giồng Trôm, cách thành phố Bến Tre 15 km, cách thị trấn Giồng Trôm 25 km. Nếu xuất phát từ thành phố Bến Tre thì theo đường tỉnh 887, nếu theo đường tỉnh 885 thì qua thị trấn Giồng Trôm đi lên. Đi bằng đường thủy từ thành phố Bến Tre đến Cồn Ốc là lý tưởng nhất (khoảng 45 phút).

+ Làng nghề “Bánh tráng Mỹ Lồng”: xã Mỹ Thạnh, cách thành phố Bến Tre 6,5 km và nằm trên đường tỉnh 885.

+ Làng nghề “Bánh phồng Sơn Đốc”: xã Hưng Nhượng, cách thành phố Bến Tre 24 km, cách thị trấn Giồng Trôm 07 km. Đi theo đường tỉnh 885 hay 887 đều đến được.

+ Làng nghề “Tiểu thủ công ngh ệp Phước Long”: xã Phước Long, cách thành phố Bến Tre 13 km, cách thị trấn Giồng Trôm 23 km. Nếu xuất phát từ thành phố Bến Tre thì theo đường tỉnh 887, nếu theo đường tỉnh 885 thì qua thị trấn Giồng Trôm đi lên.

+ Làng nghề “Đan giỏ cọng dừa Hưng Phong”: xã Hưng Phong (xem giới thiệu cự ly đến tại điểm “Du lịch sinh thái Cồn Ốc”).

* Phương tiện xe 04 bánh từ 30 đến 50 chỗ đều đến được các điểm tham quan như: Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, Khu lưu niện Nguyễn Thị Định, Đình Bình Hòa, Đền Thờ Đồng Văn Cống, Đền thờ Phan Văn Trị, làng nghề bánh tráng Mỹ lồng, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phước Long.

* Điểm tham quan: “Di tích cuộc thảm sát ở Cầu Hòa” và “Di tích lịch sử ngôi nhà Ông Nguyễn Văn Trác nơi ở, làm việc của đ/c Lê Duẩn”, xe 04 bánh đến 30 chỗ đến được.

* Riêng điểm đến tại Cồn Ốc, xã Hưng Phong, xe 04 bánh từ 30 chỗ đến 50 chỗ đến được bến phà Hưng Phong, sau đó xuống phà qua Cồn Ốc và tìm phương tiện xe 02 bánh để đến các điểm tham quan.
http://3.bp.blogspot.com/-xHNXM8o8XeA/TpeVp3arx6I/AAAAAAAAAc0/Nwmy59tBXMQ/s320/Hangdua.jpg
http://2.bp.blogspot.com/-QfR0fZB0_Dg/TpeVtTzLPTI/AAAAAAAAAc8/LD8f_lqribs/s320/Caydua.jpg

TTXTDL Bến Tre

linhngoc
15-10-2011, 00:52
Cám ơn bạn đã tổng hợp các thông tin ,như vậy cũng dễ tìm kiếm hơn, bạn là người Bến Tre ah? Mình cũng định giáp tết năm nay sẽ tham quan và chup hình hoa ngày tết ở Chợ Lách, mình sẽ đọc kĩ những thông tin bạn đã tổng hợp, nếu có thễ bạn xem qua lịch trình của mình , điều gì có thể tư vấn cụ thể thì bạn gúp mình vời nhé. Nếu bạn cũng ở Bến Tre thì xin bạn trước cái hẹn cafe khi mình xuống đó vào dịp cuối năm được không?.
Thân chào Bạn
Linh Ngọc 0913757635
Link bài của mình nè : https://www.phuot.vn/threads/26842-Xin-Th%C3%B4ng-Tin-t%C6%B0-v%E1%BA%A5n-H%C3%A0nh-Tr%C3%ACnh-Bi%C3%AAn-H%C3%B2a-l%C3%A0ng-hoa-Ch%E1%BB%A3-L%C3%A1ch-M%C5%A9i-C%C3%A0-Mau-m%E1%BB%91c-s%E1%BB%91-0

hoang2009
15-10-2011, 00:54
Như thế thì tốt quá,đang định đi mà không biết đi như thế nào...

Bạn ơi,Cái bài chia sẽ là của các công ty du lịch ở Bến Tre họ dùng để quảng bá du lịch đó bạn ah.Còn mình thì sống và làm ở Tp.HCM,mình cũng hay về quê chơi nên có dịp sẽ gặp bạn để trao đổi thêm.Mình định về đi lòng vòng BT viết bài cho các bạn xem mà bận đi phượt quá.

linhngoc
15-10-2011, 08:56
Như thế thì tốt quá,đang định đi mà không biết đi như thế nào...

Bạn ơi,Cái bài chia sẽ là của các công ty du lịch ở Bến Tre họ dùng để quảng bá du lịch đó bạn ah.Còn mình thì sống và làm ở Tp.HCM,mình cũng hay về quê chơi nên có dịp sẽ gặp bạn để trao đổi thêm.Mình định về đi lòng vòng BT viết bài cho các bạn xem mà bận đi phượt quá.
Cám ơn bạn. Vậy bạn là người Bến Tre hiện đang làm việc ơ Sai Gòn ? Bạn có thể tư vấn gúp mình đường xuống Chợ Lách từ Mỹ Tho và các điểm xã tập trung công việc, sinh hoạt đời thường hoa kiểng ngày tết nhé.
Thân Chào
Ps : Nếu có thể bạn Pm rieng dùm mình hoặc CM qua topic của mình nha.

hoang2009
15-10-2011, 12:45
Uh,Mình sinh ra ở Bến Tren nhưng sống ở trên này,Có gì mình sẽ giúp bạn..hihi(beer)

ttxtdlbentre
20-10-2011, 10:38
Khoảng cách các điểm tham quan tại thành phố Bến Tre

http://1.bp.blogspot.com/-vD5YCu-iChY/Tp-CUEaKO1I/AAAAAAAAAe0/je07ZqEEWdQ/s320/Tuongdai.jpg
Bến Tre được hình thành trên ba dãy cù lao (cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa), thành phố Bến Tre nằm trên phần đất cù lao Bảo và bên bờ sông cùng tên “Bến Tre”. Từ xưa hệ thống giao thông thủy, bộ nơi đây đặc biệt thuận lợi. Về giao thông bộ hiện nay từ Bến Tre đi thành phố Hồ Chí Minh 86 km và chỉ mất gần 02 giờ đồng hồ. Về đường thủy từ thành phố Bến Tre tàu thuyền có thể đi thẳng một mạch đến thành phố Hồ Chí Minh, sang Mỹ Tho, Cần Thơ hoặc đến các trung tâm kinh tế khác ở các tỉnh Đồng đồng bằng sông Cửu Long, và có thể ngược dòng sông Cửu Long đến tận Phnôm Pênh, thủ đô của nước Campuchia.

Hiện nay, hàng ngày các tuyến xe buýt từ thành phố Bến Tre đến các huyện: Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Chợ Lách và trung tâm một số xã và ngược lại, mỗi chuyến xe buýt chỉ cách nhau 20 phút.

- Tính điểm xuất phát từ công viên “Tượng đài Đồng Khởi” đến các điểm tham quan tại thành phố Bến Tre như sau:

+ Công viên “Tượng đài Đồng Khởi” (tọa lạc trong công viên Ngã Ba Tháp thường hay gọi trước đây), đoạn phường 4, nằm chính giữa hai con đường một chiều (một bên là đường Trần Quốc Tuấn, một bên là đường 30/4), hết đoạn đường công viên tượng đài Đồng Khởi, là nhập vào Đại lộ Đồng Khởi, con đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Bến Tre.

+ Đến công viên “Tượng đài Trần Văn Ơn” và hồ Trúc Giang, khoảng 400 m, nằm trên đường Trần Quốc Tuấn và giữa hai con đường: một bên Hai Bà Trưng, một bên là đường Lê Quý Đôn, phường 2.

+ Đến Bảo tàng Bến Tre, số 146, đường Hùng Vương, phường 3, khoảng 900 m.

+ Công viên “Tượng đài Chiến thắng trên sông”, công viên Hùng Vương hay còn gọi là công viên “Hoàng Lam” hoặc tượng đài “Cởi sóng Hàm Luông nhận chìm hạm Mỹ”, khoảng 1.300 m, nằm trên đường Hùng Vương, cũng là công viên Hùng Vương, con đường này nối dài từ địa phận phường 1, 2, 3, 5, 7 và tận Bến phà Hàm Luông cũ.

+ Cầu Bến Tre 2, nằm trên đường Hùng Vương (đoạn phường 7), từ công viên Tượng đài Đồng Khởi đến đây khoảng 1.500 m.

+ Các điểm du lịch sinh thái – miệt vườn vùng ven thành phố Bến Tre (qua cầu Bến Tre 2) ở các xã: xã Mỹ Thạnh An, đi đường bộ 03 km; Phú Nhuận (04 km), Nhơn Thạnh (07 km), đi bằng đường thủy và đường bộ đều thuận lợi cả. Xe từ 30 – 50 chỗ đều đến được trung tâm xã. Nếu đến các điểm du lịch tại các xã này thì phải chọn phương tiện khác như: Đi bằng đường bộ: Xe đạp, xe lôi máy, xe gắn máy… thì lý thú nhất. Nếu chọn đường thủy thì đi: đò máy, xuồng chèo.

+ Khu du lịch sinh thái Lan Vương, xã Phú Nhuận, khoảng 04 km, nằm cặp tỉnh lộ 887, xe 50 chỗ đến được.

+ Đình Phú Tự và cây Bạch Mai cổ thụ trên 300 tuổi ở đình làng Phú Tự, xã Phú Hưng, cách thành phố Bến Tre 03 km. Xe 30 chỗ đến tại điểm, còn xe 50 chỗ đậu ngoài đường tỉnh 885 và đi bộ vào khoảng 200 m.

+ Đình An Hội, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, khoảng 500 m (tại trung tâm thành phố Bến Tre), đối diện Trung tâm Thương mại.

+ Từ công viên “Tượng đài Đồng Khởi” đến các cơ sở tôn giáo như: Từ chùa Viên Minh, khoảng 550 m, tọa lạc tại đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 2; chùa Viên Giác, khoảng 1.000 m, đi theo hướng vòng xoay chợ Ngã Năm lên đường Hoàng Lam, Phường 5; Nhà thờ Bến Tre, đường Hùng Vương, phường 3, khoảng 1000 m; Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương, đường Trương Định, phường 6, khoảng 1.600 m.

+ “Làng nghề sản xuất kẹo dừa” nằm trên địa bàn phường 7, trên đoạn đường Nguyễn Văn Tư (đoạn từ vòng Bình Phú đi thẳng ra bến phà Hàm Luông cũ). Nếu đi theo đường Hùng Vương, thì nằm từ đoạn cầu Bến Tre 2 cũng lên đến gần bến phà Hàm Luông cũ. Từ công viên “Tượng đài Đồng Khởi” đến làng nghề này khoảng 1.500m. Xe 50 chỗ đến được.

+ Từ công viên “Tượng đài Đồng Khởi”, theo Đại lộ Đồng Khởi khoảng 600 m gặp vòng xoay Đông Tây; khoảng 1.200 m đến vòng xoay ngã tư Phú Khương; khoảng 02 km đến vòng xoay Tân Thành (trước kia là ngã ba Tân Thành), rẽ trái vào đường tránh Quốc lộ 60, là con đường sang trọng và đẹp. Đi vào con đường này gặp vòng xoay Hàm Luông, rẽ trái vào nội ô thành phố Bến Tre, rẽ phải vào xã Bình Phú; đi thẳng theo hướng tay phải là đường dẫn đến cầu Hàm Luông qua cù lao Minh về huyện Mỏ Cày Bắc - Mỏ Cày Nam – Thạnh Phú – Chợ Lách. Đi thẳng với đường song song dẫn vào cầu Hàm Luông đến vòng xoay Bình Phú (phường 7), đi thẳng qua cầu Bến Tre 2, theo hướng phải là tỉnh lộ 887 về huyện Giồng Trôm và Ba Tri.
http://1.bp.blogspot.com/-pDqa00_w4uI/Tp-Ev1B4wNI/AAAAAAAAAfE/B-uwo_W9OhE/s320/Ngabathap.jpg

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
20-10-2011, 10:41
Cự ly các điểm đến du lịch Chợ Lách

http://2.bp.blogspot.com/-NefDTWfiS_4/Tp96jlov1WI/AAAAAAAAAeE/CE4NCN-Vsj0/s320/Cau.jpg
Chợ Lách cùng nằm trên vùng đất cù lao Minh với các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú. Trước đây đến cù lao Minh phải qua phà. Từ tháng 4/2010 cầu Hàm Luông được khánh thành nối đôi bờ thành phố Bến Tre (cù lao Bảo) với cù lao Minh.

* Từ thành phố Bến Tre đi bằng đường bộ đến các điểm đến của Chợ Lách:

+ Vườn kiểng Năm Công, xã Hưng Khánh Trung B, 18 km, nằm sát Quốc lộ 57.

+ “Làng nghề cây giống và hoa kiểng Cái Mơn”; vườn cây trái Cái Mơn; các điểm du lịch sinh thái tại Cái Mơn (xã Vĩnh Thành), 30 km. Xe 30 – 50 chỗ đến được trung tâm xã, rồi chọn phương tiện xe 02 bánh đến các làng nghề, vườn cây trái… Nếu đi bằng đường thủy từ thành phố Bến Tre đến Cái Mơn mất 03 giờ đồng hồ.

+ Nhà thờ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, 30 km, nằm cặp Quốc lộ 57, dưới chân cầu Cái Mơn lớn hướng từ thành phố Bến Tre qua (về phía bên trái).

+ Nhà bia học giả Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, 30 km, dưới chân cầu Cái Mơn lớn hướng từ Tp Bến Tre qua, rẽ sang hướng phải, xe dưới 16 chỗ vào đến nơi; xe 30 -50 chỗ đậu ngoài lộ lớn và đi bộ vào khoảng 300 m.

+ Điểm du lịch Ba Ngói (cồn Phú Đa) xã Vĩnh Bình: 46 km đường bộ, nếu đi đường sông từ thị trấn Chợ Lách theo dòng kênh Lách một khoảng rẽ sang kênh Sụp (tàu lớn đi được), chạy một lúc sẽ gặp sông Cổ Chiên và theo hướng phải một đổi sẽ gặp cồn Phú Đa. Cũng theo hướng này, nếu đi bằng thuyền nhỏ (đi tắt) theo hướng kênh Bốn Sồ là tới cồn Phú Đa.

+ Điểm vườn hoa, kiểng Hồng Nhị, xã Vĩnh Bình: 46 km đường bộ, nằm sát Quốc lộ 57.

+ Điểm du lịch Năm Vũ, xã Phú Phụng 50 km đường bộ, đi khoảng 04 km nữa là đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long.

+ Ngoài các điểm đến trên, trên đường đi đến trung tâm Chợ Lách, xuất phát điểm từ thành phố Bến Tre tính theo km đường bộ, có thể khám phá các vườn cây ăn trái và một số cơ sở sản xuất cây giống tại các xã như: Tân Thiềng 36 km, (qua cầu Cái Mơn lớn khoảng 01 km, quẹo theo hướng trái 05 km nữa là đến), xe dưới 30 chỗ đến được nơi đây. Tại Tân Thiềng có bến phà nhỏ sang huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long. Hay đến xã Long Thới 34 km; xã Hòa Nghĩa 38 km (02 xã này nằm cặp trên QL 57), xe 30 – 50 chỗ đến được. Sau đó đến thị trấn Chợ Lách khoảng 40 km; lên xã Sơn Định 42 km. Hoặc từ thành phố Bến Tre đến xã Vĩnh Hòa, xã Phú Sơn khoảng 18 km lộ trình đi như sau: qua cầu Hàm Luông, đến ngã tư đèn đỏ đèn xanh, rẽ phải qua tỉnh lộ 882, đến vòng xoay ngã ba lên trung tâm huyện Mỏ Cày Bắc tại xã Phước Mỹ Trung (Ba Vát), rẽ sang hướng phải lên xã Vĩnh Hòa và Phú Sơn, 02 xã này đi xe dưới 16 chỗ thuận tiện nhất.

Nếu đến Chợ Lách bằng đường thủy, nhìn từ bản đồ từ Tiền Giang qua thì theo sông Tiền, lên khúc uốn sông Hàm Luông, quẹo vào vàm Kênh Lách là đến trung tâm huyện. Từ Vĩnh Long đi đường bộ hay đường thủy đến Chợ Lách là dễ dàng nhất.
http://1.bp.blogspot.com/-YL_AIT3tPfk/Tp99vzAdB8I/AAAAAAAAAeU/ETXJVOApMqM/s400/diemcaykieng.jpg
Tàu, thuyền xuôi ngược trên kênh Lách đi thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền Tây và ngược lại.
http://2.bp.blogspot.com/-rXudzsFxa40/Tp9-gvtIx-I/AAAAAAAAAec/vw0eKf4XbYY/s400/thuyen.jpg

TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
07-11-2011, 10:17
Bình Đại là một trong ba huyện ven biển của Bến Tre, so với các huyện khác trong tỉnh Bình Đại nằm lẻ loi trên một dãy cù lao và ở vị trí bốn bên là sông, biển bao bọc. Bình Đại có nhiều lợi thế về giao thông thủy cả giao thông bộ. Về du lịch, Bình Đại chưa có nhiều điểm đến như các huyện khác của Bến Tre.
http://1.bp.blogspot.com/-3g9P1yUyQmI/TrDtXRWjp2I/AAAAAAAAAjc/ETfzqJfzpAk/s400/Tau.jpg
- Từ thành phố Bến Tre đến trung tâm huyện Bình Đại 51 km đường bộ.
+ Trên đường đi đến trung tâm huyện Bình Đại, dừng chân tại xã Châu Hưng, khoảng 32 km đường bộ tham quan di tích lịch sử Đình Tân Hưng và đền thờ Huỳnh Tấn Phát (xe dưới 16 chỗ vào được đến nơi). Xe 30 – 50 chỗ đậu gần UBND xã Châu Hưng (nằm trên tỉnh tỉnh lộ 883) và đi bộ theo hướng phải khoảng 02 km là đến nơi.

+ Công trình “Cống đập Ba Lai” tại xã Thạnh Trị và một phần của xã Bình Thới, là một hạng mục trong hệ thống thuỷ lợi, có các công trình lớn đồng bộ, khép kín các công trình đê - cống ven sông Cửa Đại, sông Hàm Luông. Từ thành phố Bến Tre đến công trình này tại xã Thạnh Trị khoảng 59 km đường bộ và từ trung tâm huyện Bình Đại đến đây khoảng 08 km. Nếu đi bằng đường bộ từ xã Tân Xuân, huyện Ba Tri sang thì rất thuận tiện. Xe 30 – 50 chỗ đến được nơi đây.

+ Tham quan mô hình nuôi cá xấu, cá lóc bông, heo rừng, vườn cây ăn trái trồng xen cây cảnh ven sông Ba Lai tại xã Thạnh Trị, khoảng 60 km đường bộ (nằm cách công trình cống đập Ba Lai khoảng 01 km). Xe 30 chỗ đến được tại điểm này.

+ Lễ hội nghinh Ông (16/6 âl) hàng năm tại xã Bình Thắng và cảng cá Bình Đại khoảng 51 km đường bộ;

+ Khám phá biển Thừa Đức và thưởng thức các món ăn đặc sản biển như: Cá, mực, tôm, cua, nghêu, sò... và độc đáo là món bánh xèo xứ biển (khoảng 67 km đường bộ). Xe 30 chỗ đến được bãi biển này.

Công trình cống đập Ba Lai
http://3.bp.blogspot.com/-7MQMjeQob3Y/TrDtVaOLJ4I/AAAAAAAAAjU/nhIfHR3IHJE/s400/Congdap.jpg
Mô hình nuôi cá lóc bông
http://1.bp.blogspot.com/-oN5CidazqjQ/TrDt56IQjPI/AAAAAAAAAjk/NrpdR9NhQLM/s400/Nuoicalocbong.jpg

TTXTDL Bến Tre

Dao Nguyen
12-12-2011, 12:17
Mình biết khi mở ra topic này sẽ trùng rất nhìu bài và mọi người tự hỏi sao ko tìm mà đọc thì mình xin đc giải thích là có quá nhìu điểm du lịch, đi tùm lum làng này làng nọ cầu này cầu nọ làm mình hoang mang ko bít tổng kết như thế nào để sử dụng cho chuyến phượt của mình, mình rất xin lỗi mọi người vì mình chưa bao h đi ra SG và tiến về các tỉnh miền tây kể cả Tiền Giang nên ko bít đường như thế nào.
Mình rất mún đi bến tre trong dịp tết này nhưng ko bít đi đâu, đi những gì, đường từ SG xuống đó để mình tự tìm hiểu cũng được mình chỉ xin hướng dẫn xuống BT rồi mình "phải" di đâu để cảm nhận đc xứ bến tre khác các tỉnh khác.
Mình dự kiến đi 2 ngày 1 đêm nên cũng ko đi nhìu lắm đâu. đây là 1 số câu hỏi of mình:

Mình mún đi Cù lao thì phải đi ra sao ? nghe nói ở dưới đó có vụ "lội mương bắt cá" rất hay ho các bác có thể cho em bít phải đi tới đó ra sao ko ạhttp://www.zing.vn/news/choi-vui/ve-mien-tay-loi-muong-bat-ca/a135276.html
Mua kẹo dừa thì phải tới quán nào hay mún xem người ta làm kẹo thì tới đâu ạ.
ban đêm ở trung tâm tp mình nên đi đâu cho đẹp ạ !
Ăn uốn thì nên tới đâu cho nó SV ạ :) hay các bác chỉ em quán nào ở BT lạ lạ, quán lẩu cũng đc ạ.
Nhà nghỉ thì ở đâu tốt ạ, giá cả ra sao ạ.

Mong mọi người giúp đỡ nhiệt tình ạ :)
Bác nào đã đi BT 2ngày 1 đêm thì cho mình hỏi tổng chi phí cho 1 người là khoảng bao nhiu ạ... chúng mình là SV nên cũng ko dám ham hố nơi cao sang :)

long_vinasun
12-12-2011, 13:39
Bạn có thể tham khảo rất nhiềun thông tin bằng cách đánh vào ô Hỏi phượt phía trên. Hoặc tham khào topic này (https://www.phuot.vn/threads/22357-Gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-chung-v%E1%BB%81-t%E1%BB%89nh-B%E1%BA%BFn-Tre/page3). Chúc bạn có 1 chuyến đi vui.

thanhtungle85
12-12-2011, 16:49
Mình biết khi mở ra topic này sẽ trùng rất nhìu bài và mọi người tự hỏi sao ko tìm mà đọc thì mình xin đc giải thích là có quá nhìu điểm du lịch, đi tùm lum làng này làng nọ cầu này cầu nọ làm mình hoang mang ko bít tổng kết như thế nào để sử dụng cho chuyến phượt của mình, mình rất xin lỗi mọi người vì mình chưa bao h đi ra SG và tiến về các tỉnh miền tây kể cả Tiền Giang nên ko bít đường như thế nào.
Mình rất mún đi bến tre trong dịp tết này nhưng ko bít đi đâu, đi những gì, đường từ SG xuống đó để mình tự tìm hiểu cũng được mình chỉ xin hướng dẫn xuống BT rồi mình "phải" di đâu để cảm nhận đc xứ bến tre khác các tỉnh khác.
Mình dự kiến đi 2 ngày 1 đêm nên cũng ko đi nhìu lắm đâu. đây là 1 số câu hỏi of mình:

Mình mún đi Cù lao thì phải đi ra sao ? nghe nói ở dưới đó có vụ "lội mương bắt cá" rất hay ho các bác có thể cho em bít phải đi tới đó ra sao ko ạhttp://www.zing.vn/news/choi-vui/ve-mien-tay-loi-muong-bat-ca/a135276.html
Mua kẹo dừa thì phải tới quán nào hay mún xem người ta làm kẹo thì tới đâu ạ.
ban đêm ở trung tâm tp mình nên đi đâu cho đẹp ạ !
Ăn uốn thì nên tới đâu cho nó SV ạ :) hay các bác chỉ em quán nào ở BT lạ lạ, quán lẩu cũng đc ạ.
Nhà nghỉ thì ở đâu tốt ạ, giá cả ra sao ạ.

Mong mọi người giúp đỡ nhiệt tình ạ :)
Bác nào đã đi BT 2ngày 1 đêm thì cho mình hỏi tổng chi phí cho 1 người là khoảng bao nhiu ạ... chúng mình là SV nên cũng ko dám ham hố nơi cao sang :)

Biết bao nhiêu mình trả lời bấy nhiêu nhé:
1. Xem người ta làm kẹo dừa thì bạn có thể ra đường Đồng Khởi,đaọn gần CoopMart, gần công viên Đồng Khởi, hướng từ công viên chạy lên thì cửa hàng đó bên tay trái, chổ này hình như tên là Trái cây bốn mùa hay sao ý, mình đi mãi mà không để ý cái tên, ở đây bạn có thể mua các đặc sản BT như dừa dứa, dừa sáp, bánh mức, các đồ mỹ nghệ, nhìn xéo xéo vào trong sẽ thấy công nhân đang đóng gói kẹo dừa, bạn có thể vào xem thử (giá ở đây theo mình hơi cao) còn bạn muốn thật sự xem làm kẹo dừa thì nên nhờ các bác thổ địa ở BT dẫn đi, đến ngay cơ sở sản xuất, nếm thue những phông kẹo vừa ra lò còn ấm ấm rất thú vị.

2.Ban đêm có thể dạo trung tâm BT trên con đường Đồng Khởi, con đường này rộng, đẹp, rất khang trang, là bộ mặt của BT, muốn thoáng mát bạn chạy ra đường Hùng Vương, đường này chạy dọc theo bờ sông, bảo đảm gió lồng lộng,con đường này gần Tết thành chợ hoa của BT, giống như công viên 23/9 trên SG vậy, mình thường cuối năm đi công tác Miền Tây thế nào cũng ráng qua đây tìm một chậu mai đẹp đẹp về làm quà cho Bố.

3. Về ăn uống, mình không rành các khu cho SV, nhưng nếu muốn ăn ngon bạn chạy dọc theo QL60 thì phải, đoạn tránh trung tâm TP, tối về dọc hai bên có rất nhiều quán ăn ngon, mình thường vào quán Út An, giá cả cũng hợp lý, lẩu dê rất ngon, cánh già chiên nước mắm cũng là món không nên bỏ qua :D

linhnam
12-12-2011, 18:52
@chủ mục : Theo mình thì Tết người ta không tổ chức tát mương bắt cá đâu bạn! còn vụ đi cồn thì dễ ẹt! Chạy xe máy một lèo qua cầu rạch miễu - sẽ thấy các công ty du lịch Tiền Giang và Bến Tre chào đón bạn liền hà - Khách hàng là thượng đế mà!
chúc vui nha!

Dao Nguyen
13-12-2011, 15:17
@linh nam : vây là mình đi mấy ngày thường mới tát mương bắt cá đc hả bạn :) mình chỉ sợ như vũng tàu, chặt chém khi theo mấy lời chào mời. giá cả 1 chuyến đi cồn là bao nhiu bạn ha. :)

linhnam
13-12-2011, 17:53
@Daonguyen : Mình vừa tìm được số nè 0914.350.503 Công ty du lịch miền tây ngay cầu Rạch Miễu nha !- Bạn vào lấy số liên lạc và book trực tiếp, xin họ chương trình qua mail chẳng hạn và nhớ hỏi rõ những khoản phí nào không bao gồm nha

hoafang_mt90
14-12-2011, 16:38
Mình đang muốn đi du lịch Bến Tre bạn nào đã từng đi rùi thì tư vấn giúp mình về phương tiện đi lại, ăn ở, và quan trọng nhất là các địa điểm du lịch. Cho mình giá cả luôn nhé. Mình từ Hà Nội vào, đây là lần đầu tiên mình Nam tiến. Mong mọi người giúp đỡ.........

thanhtungle85
14-12-2011, 18:04
Mình thấy bên topic này có đầy đủ thông tin cho bạn rồi, bạn sang tham khảo thử xem, có gì thắc mắc thêm thì hỏi rùi mọi người sẽ bu vào trả lời :D
https://www.phuot.vn/threads/22357-Gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-chung-v%E1%BB%81-t%E1%BB%89nh-B%E1%BA%BFn-Tre

ttxtdlbentre
19-12-2011, 14:47
Không gửi thông tin Cty du lịch vào tour vào topic.

lieuthuocyeu
20-12-2011, 13:25
Lễ kỷ niệm 60 năm Đức Mẹ lộ hình ở La Mã - Bến Tre được tổ chức tại Nhà thờ La Mã – Bến Tre trong ba ngày, từ ngày 05.10.2010 đến 07.10.2010 với đông đảo bà con giáo dân đến hành hương.

Nhà thờ Đức Mẹ La Mã tọa lạc tại ấp Bầu Dơi thuộc làng Hiệp Hưng, xã Hưng Nhược, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Để có thể vào nhà thờ, khách hành hương phải dừng xe ở gần chợ Sơn Đốc, đi bộ hoặc “honda ôm” thêm 2 km nữa.
https://khuccamta.info/thanhtam/AnhTinTuc/HH-60DMLMBT.jpg
hánh lễ khai mạc do cha Phao-lô Lưu Văn Kiệu - Tổng đại diện giáo phận Vĩnh Long chủ tế. Thánh lễ ngày thứ hai (06.10.2010) do cha Phê-rô Thành Tâm (DCCT) chủ tế. Thánh lế bế mạc do cha Giám tỉnh DCCT Vinh-sơn Phạm Trung Thành chủ tế. Trong ngày cuối cùng này, số các cha đồng tế trong thánh lễ là 40 cha, và lượng khách hành hương trong ngày này cũng là đông nhất. Đặc biệt, trong ngày bế mạc còn có buổi Diễn nguyện của các Anh Em Dự Tập Dòng Chúa Cứu Thế - Mai Thôn dưới sự dẫn dắt của cha Tiến Lộc (DCCT).

Trong ngày cuối cùng, ngoài Thánh lễ đồng tế long trọng trong bầu khí sốt mến, đạo đức khách hành hương còn được in đậm những cảm xúc thiêng trong các tiết mục của buổi diễn nguyện được diễn ra trước Thánh lễ. Có thể nói, thành công của buổi diễn nguyện đã đưa khách hành hương vào một sự chuẩn bị tâm hồn để hiệp dâng Thánh lễ.
https://khuccamta.info/thanhtam/AnhTinTuc/DSC_0648.JPG

tuantaekwondo
04-02-2012, 11:28
Xin chào cả nhà phuợt. Khoảng 1tuần nữa mình định đi phượt Bến Tre 1 chuyến cho bít ( vì được nghỉ học 1 tuần). Mình chỉ là nghiệp dư thôi.:D:D
Miền Tây thì mình chưa đi lần nào cả. Nghe mấy tên trong lớp nói miền Tây đẹp lắm. Lúc đó máu phượt nổi lên.:))
Mình chọn Bến Tre làm chuyến đầu tiên để đi. Rồi sau này sẽ đi những tỉnh còn lại :D. Anh em cho mình biết đoờng đi từ SG xuống Bến Tre. Địa điểm ăn chơi. Nhất là có quán nào ngon ngon ak.=)). Mình đi xe máy. Lại 1 ôm. thanks cả nhà

trantin84
04-02-2012, 12:00
Bạn được nghỉ 1 tuần nhưng đi trong bao nhiêu ngày?

tuantaekwondo
04-02-2012, 12:16
mình định đi trong 4 ngày. mà không biết địa điểm ăn chơi.:D

ducachxa
04-02-2012, 16:21
Đi 4 ngày ở bến tre thì hơi phí, bến tre nhỏ lắm. Rảnh thì qua Cần Thơ, mình ở Cần Thơ giúp cho bạn.

trantin84
04-02-2012, 23:32
Đi 4 ngày ở bến tre thì hơi phí, bến tre nhỏ lắm. Rảnh thì qua Cần Thơ, mình ở Cần Thơ giúp cho bạn.

SG - Ql50 - Bến Tre - Trà Vinh - Trà Ôn - Cần Thơ - Đồng Tháp - SG là đẹp rồi. Nếu hứng thú thì ta bàn tiếp.

passion90
05-02-2012, 00:01
Mình mới về Bến Tre hồi 25 Tết nè. Minh nghĩ bạn nên đi Quốc lộ 1A xong rồi qua Mỹ Tho, Quốc Lộ 60 - Bến Tre (đường ngắn hơn).
Nếu có người quen thì liên hệ để được biết rõ hơn về nơi mình đến. Bến Tre thì bạn có thể đi Cồn Phụng, và các khu du lịch sinh thái. Mách nhỏ bạn là đến Bến Tre thì bạn thử chạy len lỏi vào trong các con đường làng để tận hưởng cảm giác đi xe máy giữa hai rừng dừa, rất tuyệt đó bạn.
Mình cũng đồng tình là Bến Tre thì nên đi trong ngày thôi, sau đó nên đi Cần Thơ và các điểm khác.
Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và thật nhiều niềm vui hen hihi. Về nhớ viết hồi ký ak nha hihi!!

tuantaekwondo
05-02-2012, 09:43
mình đã chuận bị kỹ hết rồi. thứ 3 mình sẽ khởi hành nè.hihi. minh sẽ đi bến tre 1 ngày thôi. rồi mình đi theo cung đường của anh trantin.hihi. nói thật xế và ôm đều náo nức hết rồi.hihi. mình thật sự muốn biết cảm giác sông nuơc và cảnh vật của miền tây như thế nao lắm.hjhj. cảm ơn cả nhà đã tư vấn. khi về mình sẽ viết hồi ký về miền tây.hjhj

pe_nhoc16
05-02-2012, 10:29
Đầu tiên, bạn nên check kĩ map (bản đồ) Google hay wikimapia.org để nắm rõ những tuyến đường sẽ đi:
- Chọn chế độ hình ảnh càng tốt vì sẽ đỡ bỡ ngỡ khi đi thực tế.
- Số km từng đoạn trên map: để khỏi lạc, quẹo nhầm vì đường miền Tây ngõ ngách rất nhiều, đôi khi lạc bước nhưng lại vô tình khám phá những điều thú vị :))
- Xe đầy đủ đèn, còi, xi nhan, đồng hồ đo xăng, km: đường xá rất ít đèn đường, nhiều đoạn hầu như tối mù :help
- Chuẩn bị cá nhân thêm Soffel, đèn bin, dưới đó muỗi ghê lắm :((

Chúc bạn có chuyến đi vui và nhiều trải nghiệm thú vị :D

passion90
05-02-2012, 11:26
Thêm một nhắc nhở cho bạn nè, nên gắn hai kính Zin cho xe lun nha! Mấy chú Bồ Câu Giao Thông mà hốt là không năn nỉ được đâu ak nha bạn!! Nếu hok có kinh Zin thì kiếm hai cái kính mà gắn vào nha, nó kiểm tra cái này cũng gắt lắm ak nghen!!

tuantaekwondo
06-02-2012, 08:25
Cảm ơn cả nha đã tư vấn cho Tuấn. mai mình sẽ khởi hành.hihi.

*Lưu ý: viết hoa đầu câu.

ttxtdlbentre
10-02-2012, 10:38
http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh01.jpg
Dừa quê tôi - xứ Bến Tre không biết có tự bao giờ và:
“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt lấy quê hương”…
(Lê Anh Xuân)
Mỗi lần dẫn bạn về quê chơi, bạn tôi bảo xứ gì dừa nhiều thế. Quả thật vậy! Dừa quê tôi nhiều vô số kể, nhiều đến nổi mà mọi người biết đến quê hương tôi như là “miệt dừa”, “xứ dừa”, “rừng dừa” và hễ đi đâu đó cứ “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre”.

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh02.jpg
Tôi được xem bài viết thông tin “Mời bạn về Bến Tre khám phá Festival Dừa lần III năm 2012” từ ngày 04 – 09/4/2012 và “Ký ức tuổi thơ với vườn dừa quê tôi” đăng trên diễn dàn dulichvietnam.com, tôi thật sự xúc động, càng nhớ về quê nhà da diết. Là người con xứ dừa tha hương cầu thực xứ người, tôi vẫn thường về thăm quê, nhưng tâm lý người con xa quê hễ bắt gặp thông tin gì về quê hương là sâu vào đọc xem người ta nói gì về quê hương mình. Bài viết “Ký ức tuổi thơ với vườn dừa quê tôi” làm tôi trải lòng lắng lại với những vần thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân:
“Nghe vườn dừa rì rào tiếng nhạc
Lòng nao nao tôi nhớ nội xiết bao
Tuổi thơ xưa uống nước dừa dịu ngọt
Tôi biết đâu thuở chua xót ban đầu”…

Hay những câu thơ của nhà thơ Kiên Giang – Hà Huy Hà:
“Bến Tre gái đẹp, trai hiền
Dừa xanh nước bạc, cỏ miền quê hương
Ban trưa ghé quán bên đường
Uống no bóng mát mà thương xứ dừa”

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh04.jpg
Tôi vẫn nhớ rõ như in, gia đình tôi có đôi ba công đất, từ nhỏ đến khi trưởng thành, tôi thấy trồng toàn là dừa. Và nhớ nhất là cứ hễ khát nước là anh em tôi chạy ngay ra vườn, trèo tít lên ngọn dừa hay dùng câu liêm giựt cả quầy xuống, rồi dùng dao chặt tại chỗ, chẳng cần đổ ra ly hay dùng ống hút gì cả, mà cầm ngay trái dừa vừa chặt, cứ thế ngửa cổ lên uống một hơi rồi “khà ra” thật sảng khoái. Phải công nhận dừa mới bẻ xuống, chặt lấy nước nguyên chất, còn hơi ga uống nó ngọt lừ làm sao ấy. Hay có hôm đi chơi về bụng đói cồn cào, chặt ngay trái dừa xiêm chan vào tô cơm nguội, nạo cả phần cơm dừa, bỏ vào tí muối, say sưa ăn no đến cành hông luôn.

Trải qua biết bao thăng trầm, nhiều giống dừa khác nhau vẫn còn hiện hữu, thích nghi phát triển ở vùng đất quê tôi từ vùng nước ngọt, nước lợ, đến cả vùng đất cát ven biển hay ngay cả ở những vùng đất có độ phì nhiêu kém, nhiễm phèn, đều cho sai trái. Đặc biệt, nó có sức sống mãnh liệt, minh chứng là những vết tích bom đạn trên thân cây dừa vẫn còn lưu lại với thời gian ở những cây có độ tuổi trên 40 – 50 năm nhưng vẫn còn cho trái sai oằn. Điều đó có thể khẳng định nó luôn chung thủy, sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất Bến Tre và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Và cây dừa trở thành đặc trưng của quê tôi - Bến Tre.

Hiện tại ở quê tôi, gần nhà có một lão nông có trên 2 hécta đất trồng dừa. Thú vị nhất là mãnh đất đó đang có sự cư ngụ của khoảng 20 giống dừa. Mỗi lần về quê, tôi thường sang nhà uống trà đàm đạo, vì thế mà được biết người nông dân trồng dừa chia ra là 02 loại: “Dừa có dầu” và “dừa uống nước”. Qua tìm hiểu, tối được biết nhóm dừa có dầu có: Dừa ta (xanh, đỏ, vàng); dừa bung (xanh, vàng); dừa dâu (đỏ, vàng, xanh); dừa lai (BP121 – lai cao Tây Phi, Mã Lai). Nhóm dừa uống nước gồm: Dừa ẻo hay còn gọi là dừa xiêm lùn, dừa chùm, xiêm dây (xanh, đỏ); dừa xiêm (xanh, đỏ, vàng); dừa núm (xanh, đỏ); dừa tam quan; dừa Sri-lanca; dừa dứa (dứa xiêm, dứa thái); giống dừa sáp cũng có trồng trên đất Bến Tre, nhưng không nhiều.

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh07.jpg
Là người con của xứ ba dãy cù lao, xứ sở mà ra ngõ là gặp ngay hàng dừa, bờ dừa, vườn dừa xanh bát ngát mênh mông và hầu như nó đã có mặt trên mọi miền đất nước, vượt cả trùng dương đến bè bạn xa. Là người dân xứ dừa tôi rất tự hào về dừa quê tôi, vì nó đã góp phần chế biến đa dạng các sản phẩm trong thực phẩm, trong công nghiệp, trong thủ công mỹ nghệ, trong lịch sử - văn hóa, trong du lịch sinh thái, trong thơ ca - nhạc - hội họa, dừa trong các lễ hội…. Tính ra, dừa xứ tôi rất nhiều công dụng, ở đây tôi cùng với các bạn góp phần nói lên công dụng của nước dừa mà thôi, “ngon lắm – ngọt lắm” các bạn ạ!

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh08.jpg
Các cô, chú tham gia kháng chiến ngày xưa kể lại: Trong hai cuộc kháng chiến, do thuốc men thiếu thốn, các thầy thuốc của cách mạng đã sáng kiến dùng nước dừa nạo để thay nước biển truyền dịch cho những thương binh mất máu, mất nước kiệt sức. Nước dừa được dùng làm nước truyền dịch phải được chọn lọc rất kỹ như: Dừa trồng xa nhà, không sử dụng dừa trồng gần chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt, khi trèo lên ngọn bẻ dừa phải dùng răng cắn từng trái đem xuống hay thòng dây thả xuống từng quả một, không được làm rơi hoặc làm đọng sốc nước trong trái dừa, dừa bị sốc sẽ lên cặn, nghẹt kim không truyền dịch được. Nước dừa còn thay nước cất trộn vào thuốc kháng sinh để tiêm rất tốt; hay ong ruồi làm tổ trong vườn dừa, ta lấy mật đó dùng để sát trùng, rửa vết thương cũng rất tốt. Đó là công dụng của nước dừa được dùng trong những năm kháng chiến. Ngày nay y học đã có nhiều tiến bộ, thuốc men không còn khang hiếm, nên việc dùng nước dừa để thay thế nước truyền dịch hay nước cất không còn nghe nhắc đến.
http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh09.jpg

Tuy nhiên, qua nghiên cứu tư liệu của Đông y thì nước dừa có rất nhiều công dụng. Bởi nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu, nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Hay nước dừa kết hợp với một số cây thuốc nam khác để chữa các bệnh như: Khan tiếng, kiết lỵ cấp tính, nôn mửa, lợi tiểu giải độc, viêm thận phù nề, tẩy sán lá… Nước dừa còn chế biến thành “canh dừa” để khử độc hại của rượu hay bôi trơn các khớp. Nước dừa non trị chứng suy dinh dưỡng, bụng ỏng, đít teo cho trẻ. Nước dừa tươi kết hợp cùng với một vài vị thuốc khác để trị bệnh hoại tử ruột do bệnh thương hàn.

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh10.jpg
Nước dừa tươi từ xưa đã được xem là một loại nước bổ dưỡng, hợp vệ sinh, là loại giải khát được nhiều người ưa chuộng. Trong ẩm thực, nước dừa tươi là một trong những nguyên liệu góp phần chế biến làm phong phú các món ăn, tôi mê nhất là làm ra nước màu dừa dùng để kho thịt, kho cá; thích hơn là dùng nước dừa làm nồi thịt kho tàu thì thơm ngon, tuyệt vời, hấp dẫn vô cùng.

ttxtdlbentre
10-02-2012, 10:40
http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh11.jpg
Hàng ngày ở đất sài thành có nhiều xe ba gác bán dừa uống nước trên đường phố, khó có thể nhận ra đâu là dừa của quê hương nữa rồi, hỏi thăm xe nào cũng bảo là dừa của xứ Bến Tre. Nhưng không sao, dừa trồng ở đâu, ở xứ nào thì người ta cũng vẫn nói là dừa Bến Tre, như vậy mình cũng thấy vinh hạnh lắm rồi. Cũng giống như mọi người mỗi khi thấy xe bán dừa uống nước trên đường phố sài thành, tôi nghĩ ngay đó là sản phẩm quê nhà. Điều đôi thích nhất là người sài thành đặt tên cho “nước dừa tươi” rất điệu nghệ “Cocktail thiên nhiên” và xếp nó vào loại thức uống sang trọng. Ngày xưa ở đất sài thành uống nước dừa người ta thường pha loãng ra rồi thêm đường, vắt miếng chanh tươi hay tắc, cho nước đá vào để uống. Uống loãng tẹt như thế mà vẫn thấy ngon vô cùng (1 trái dừa xiêm thứ thiệt có nghề pha ra cỡ 3 ly, nếu gặp phải trái dừa ta, dừa bung thì pha ra ôi thôi vô số ly).

Bây giờ, người sài thành thích uống nước dừa tươi có nhiều lựa chọn hơn xưa, sành điệu hơn, chọn dừa có thương hiệu (dừa xiêm xanh thứ thiệt, dừa xiêm dây, dừa chùm, dừa ẻo…) và uống nguyên chất. Bởi vì, được uống nước dừa tươi nguyên chất, thì xem như thì ta uống được thứ nước giải khát vô trùng tuyệt đối, cung cấp cho ta vitamin B và các khoáng chất khác như kali, magiê…. Như vậy, uống một trái dừa tươi là ta tiếp thu được khoảng 250ml nước khoáng thực vật. Người dân sài thành còn bảo nhau muốn uống nước dừa tươi ngon, chất lượng, thì vào các các siêu thị lớn mà mua không lầm. Vì dừa xiêm uống nước của Bến Tre đã nổi tiếng cả nước, cũng như làm nên thương hiệu trên đất sài thành đã lâu.

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh12.jpg
Tôi người xứ dừa, mưu sinh trên đất khách quê người, mỗi khi uống ly nước dừa thanh mát, trong tôi vẫn in đậm hình ảnh bên cạnh đồng lúa xanh mơn mởn hay chín vàng là những hàng dừa xanh thẳm cao, thấp thẳng đứng hiên ngang che bóng mát. Hay âm vang trong gió lúc vi vu, lúc rộn rã, xào xạc tiếng lá dừa khua. Nhớ nhất trong mỗi căn nhà, những buổi trưa mùa khô oi bức, những chiều mưa bong bóng ngập sân, trong tiếng võng ầu ơ, cùng với tiếng tàu dừa tấp nhẹ xuống bờ mương, bờ sông, lắng nghe văng vẳng những điệu lý, những lời hát…, ngân dài êm ả như gió trên đồng lúa mỗi buổi sớm mai, rồi được uống một trái dừa tươi thứ thiệt của quê nhà ngọt lự thiệt đã….

http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh13.jpg
Những hình ảnh, âm thanh đáng yêu ấy mãi mãi là kỷ niệm không sao quên được. Tôi nghỉ không chỉ riêng tôi, mà những ai là con của quê hương cũng sẽ nhớ mãi hình ảnh và âm thanh ấy, nó sẽ luôn lắng đọng trong tâm hồn người Bến Tre từ thuở ấu thơ chập chững nơi góc sân nhà đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

Cảm ơn tất cả các bạn đã có những bài viết, những cảm nhận về xứ dừa quê tôi và tôi cũng sẽ cùng với các bạn góp nhặt thêm chút kỷ niệm về nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Xin mượn một đoạn nhạc trong bài hát “Quê Hương” của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thơ của Đỗ Trung Quân để được kết thúc những cảm nhận nhớ quê của mình:
“Quê hương mỗi người chỉ một, mỗi người chỉ một mà thôi, quê hương những ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”…..
http://i1135.photobucket.com/albums/m636/hanhchi11/Hinh14.jpg
[email protected]
Xin gởi đến các bạn Trung tâm TTXTDL Bến Tre cùng chia sẻ!!!

NET
13-02-2012, 12:54
Mình chưa xem hết vì nó quá dài, tuy nhiên đây cũng là những thông tin rất hữu ích đối với mình.

trangngochanh
16-02-2012, 09:05
Cám ơn bạn, nhờ bài viết này mà mình biết nhiều hơn về Bến Tre.

ttxtdlbentre
09-03-2012, 10:48
"Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012" diễn ra với các sự kiện đặc sắc - hấp dẫn

“Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” với chủ đề “Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển”. Các sự kiện được tổ chức tại thành phố Bến Tre và bắt đầu diễn ra từ 18 giờ ngày 04/4/2012 và kết thúc vào đêm 10/4/2012.

“Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” có sự phối hợp tham gia của các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có sản xuất các sản phẩm từ dừa và sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất chế biến kinh doanh dừa trong cộng đồng dừa Châu Á – Thái Bình Dương (APCC).

- Các chương trình hoạt động và thời gian cụ thể diễn ra trong tuần lễ “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” như sau:

1. Hội chợ triển lãm các sản phẩm dừa và hội chợ thương mại 2012:
http://1.bp.blogspot.com/-Zle1gVY3lYo/T030IypycPI/AAAAAAAAA40/f5iu1_c1xfA/s400/Gian+hang.jpg
- Địa điểm tổ chức: Khu Sao Mai, Phường 7, thành phố Bến Tre;
- Thời gian: Khai mạc 18 giờ ngày 04/4/2012 và bế mạc lúc 22 giờ ngày 09/4/2012;

- Khu triển lãm các sản phẩm dừa: Triển lãm trưng bày các thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất, chế biến dừa từ: Giống – kỹ thuật – thu hoạch – chế biến – tiêu thụ và những sản phẩm có liên quan đến dừa; các sản phẩm đạt giải từ hội thi sáng tạo kiểu dáng hàng thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm kỷ lục, thao diễn tay nghề hàng thủ công mỹ nghệ. Khu vực gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc sản của các huyện, thành phố trong tỉnh. Khu vực gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dừa trong tỉnh. Khu vực gian hàng xúc tiến thương mại (Sở Công thương) các tỉnh, thành phố. Khu vực gian hàng của các doanh nghiệp nước ngoài.

- Khu Hội chợ Thương mại: Do Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ hàng Việt Tp. Hồ Chí Minh thực hiện và tổ chức giới thiệu các sản phẩm hàng hóa của các Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao như: Khu vực hàng dệt, da, may mặc, hóa mỹ phẩm, thủ công mỹ nghệ. Khu vực gian hàng gia dụng, kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, văn phòng phẩm, dụng cụ thể dục thể thao. Khu vực hàng thực phẩm, dược phẩm.

Trong Khu vực hội chợ triển lãm còn có chương trình dành cho hoạt động xúc tiến như: Ký kết đầu tư sản xuất, chế biến, thương mại du lịch. Triển lãm giới thiệu sản phẩm của địa phương; chương trình “Phát triển sản phẩm mới” với các hình thức: “Ngôi nhà sản phẩm mới” và gặp gỡ giao lưu với Đại sứ hàng Việt – Người tiêu dùng và sản phẩm mới, Gameshow tìm hiểu sản phẩm mới. Chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp tham gia hội chợ với lớp trẻ và doanh nhân địa phương. Riêng chương trình phục vụ người tiêu dùng sẽ diễn ra: Thao tác tay nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sân khấu nhân tượng nghệ thuật; chương trình ca nhạc hàng đêm; khu ẩm thực; hội thi karaoke; xổ số may mắn cho khách tham quan.

2. Nghệ thuật sắp đặt “Con đường dừa”:
- Địa điểm: Công viên Hùng Vương, Phường 7, thành phố Bến Tre;
- Thời gian: Khai mạc lúc 09 giờ ngày 05/4/2012 và bế mạc lúc 22 giờ 09/4/2012;

- “Con đường dừa” sẽ tái hiện hàng dừa xiêm xanh, xiêm lửa, tam quan, dừa ẻo. Có thể xem đây là một trong những sự kiện đặc sắc được thực hiện trang trí trên một đoạn đường chính của trung tâm “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” trên đường Hùng Vương bên bờ sông Bến Tre liên hoàn cùng với khu “Liên hoan ẩm thực xứ dừa lần thứ I”. “Con đường dừa” được sắp đặt nghệ thuật với những chất liệu bằng dừa, tạo không gian mang đậm chất dân gian; các giống dừa, các sản phẩm từ dừa được bố trí bằng các cụm tiểu cảnh hài hòa, có tính nghệ thuật cao và ấn tượng.

- “Con đường dừa” được chia ra làm 03 không gian khác nhau, mỗi không gian mang chủ đề riêng, phù hợp với sự hình thành và phát triển của cây dừa trên ba dãy cù lao (Bảo, Minh và An Hóa) của Bến Tre.

+ Không gian 1: “Về với xứ dừa” đoạn 1 - khu vực phía hướng ra sông Bến Tre sẽ được dựng thành tiểu cảnh: Đồng lúa, cổng làng, bến nước xe hoa – dừa, lồng đèn trái dừa.

+ Không gian 2: “Ba đảo dừa xanh” được kết cấu từ đoạn 2 đến đoạn 4. Đoạn 2 với tên gọi “Sản vật vườn dừa”, khu vực này sẽ trưng bày những loại cây có múi và xen kẻ cây ca cao với hệ thống lồng đèn cây dừa được thắp sáng vào ban đêm, kết hợp với tiểu cảnh hồ nước và cây cầu dừa. Đoạn 3 “Nhà ở xứ dừa”, tái hiện lại nhà truyền thống làm từ dừa, không gian quanh nhà còn nổi bật với các chi tiết như: sàn nước, hồ nước, cầu dừa. Đặc biệt, với sân phơi bánh tráng – bánh phồng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre. Đoạn 4, phối cảnh "Ngẫu hứng từ dừa" diễn ra với các tiểu cảnh: Giàn hoa, cầu tre, vườn ươm dừa, chòi cây, chòi sinh hoạt trò chơi dân gian, cây dừa nhiều đọt, cây dừa nuôi đuông...

+ Không gian 3: “Dừa mãi còn xanh” đoạn 5 với hình ảnh màu xanh của cây dừa sẽ được trải dài suốt như sự phát triển bền bỉ, không ngừng.

3. “Liên hoan Ẩm thực xứ dừa lần thứ I” năm 2012:
http://1.bp.blogspot.com/-kK8hFSkt_-8/T030M4rUhxI/AAAAAAAAA5E/Z_qFd16H74k/s400/Mon+an.jpg
- Địa điểm: Công viên Hùng Vương, phường 7, thành phố Bến Tre;
- Thời gian: Khai mạc lúc 09 giờ ngày 05/4/2012 và bế mạc lúc 22 giờ 09/4/2012;
- “Liên hoan Ẩm thực xứ dừa lần thứ I” năm 2012: Được tổ chức 02 khu (A và B), đều nằm trên công viên Hùng Vương bên bờ sông Bến Tre (đoạn Cầu Bến Tre 2), với các gian hàng được thiết kế ấn tượng do các Doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn, trong ngoài tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố Bến Tre tham gia thực hiện. “Liên hoan Ẩm thực xứ dừa lần thứ I” giới thiệu nét đặc sắc nghệ thuật ẩm thực và các món ăn, thức uống truyền thống đặc sản Nam Bộ, đặc biệt là ẩm thực từ dừa được kết hợp nhuần nhuyễn giữa khẩu vị và phong cách chế biến theo trào lưu mới: công phu, tinh xảo. Điều thú vị nhất là khu “Liên hoan Ẩm thực xứ dừa lần I” được bố trí liên hoàn với “Con đường dừa” nằm bên bờ sông Bến Tre hiền hòa, thơ mộng, sẽ tạo nên nơi đây một không gian đặc sắc, ấn tượng, gợi sức hấp dẫn để du khách tìm hiểu và khám phá trong thời gian diễn ra “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012”.

4. “Chương trình tham quan các vườn dừa và các sản phẩm dừa”:
http://4.bp.blogspot.com/-wU7yJgUsHMI/T07uAsNyLyI/AAAAAAAAA5k/-xhqa0gVroI/s400/Dua.jpg
- Thời gian đón khách: Từ ngày 05/4/2012 – 10/4/2012; mỗi ngày khởi hành lúc 09 giờ sáng đến 14 giờ cho chuyến đi và từ 11 giờ đến 16 giờ cho chuyến về; mỗi chuyến khởi hành cách nhau 60 phút.
- Địa điểm đón khách: Khu “Liên hoan Ẩm thực xứ dừa lần thứ I” và “Con đường dừa” nằm trên công viên Hùng Vương, phường 7, Tp Bến Tre (đoạn Cầu Bến Tre 2);
- Phương tiện tham quan[/i]: Xe buýt (miễn phí) chuyến đi và về.

- Tuyến điểm tham quan:
* Tuyến thành phố Bến Tre – Mỏ Cày Nam:
Khởi hành từ thành phố Bến Tre - tham quan vườn trồng dừa xiêm xanh (ấp Thành Hóa 1, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc) – tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa và trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa (thị trấn Mỏ Cày Nam. Trên đường về tham quan cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa (ấp Hưng Long, xã Hòa Lộc, huyện Mỏ Cày Bắc) - trở về thành phố Bến Tre.

* Tuyến thành phố Bến Tre – Châu Thành:
Khởi hành từ thành phố Bến Tre - tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa – vườn dừa xiêm dứa (xã Tam Phước – huyện Châu Thành) – điểm sản xuất kẹo dừa truyền thống và vườn cây trái - Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tân Thạch (xã Tân Thạch) – trở về thành phố Bến Tre.

Nếu du khách có nhu cầu tham quan Cồn Phụng xe buýt sẽ dừng lại gần Bến phà Rạch Miễu cũ, để du khách mua vé tham quan.

ttxtdlbentre
09-03-2012, 10:54
5. Lễ khai mạc “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012”:
- Thời gian: Lúc 20 giờ, ngày 05 tháng 4 năm 2012.
- Địa điểm: Sân khấu nổi Hồ Trúc Giang, thành phố Bến Tre.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV, HTV, THBT và Đài Phát thanh – Truyền hình các tỉnh lân cận.

6. Hội thảo, hội nghị:
* Hội thảo: Chủ đề “Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa”; thời gian diễn ra lúc 08 giờ ngày 06/4/2012 - tại Hội trường Khách sạn Hàm Luông.
* Hội nghị: Chuyên đề “Xúc tiến đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp”; thời gian vào lúc 08 giờ ngày 07/4/2012 - tại Hội trường Khách sạn Hàm Luông
* Lễ tôn vinh “Người trồng dừa”: thời gian 08 giờ ngày 09/4/2012 - tại Hội trường lớn UBND tỉnh.

7. Hoạt động văn hóa cộng đồng:
* Hội thi sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên và Sinh viên: Thời gian 08 giờ ngày 06/4/2012 tại Công viên Tượng đài Đồng Khởi.

* Biểu diễn “Thời trang Dừa” và bán kết I cuộc thi “Người đẹp xứ dừa”; thời gian vào lúc 19 giờ 30 ngày 06/4/2012 – tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang.

* Giao lưu “Giai điệu xứ dừa” và bán kết II cuộc thi “Người đẹp xứ dừa”; thời gian lúc 20 giờ ngày 07/4/2012 – tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang. Chương trình nghệ thuật “Giai điệu xứ dừa” có sự giao lưu sắc màu nghệ thuật quần chúng của các tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Định, Phú Yên.

8. Lễ hội đường phố:
- Chủ đề: “Ngày hội của Xứ dừa”; thời gian từ 19 giờ ngày 07/4/2012, trên Đại lộ Đồng Khởi.

9. Lễ đăng quang “Người đẹp xứ dừa” và Bế mạc Festival Dừa:
- Chung kết I diễn ra lúc 20 giờ ngày 08/4/2012; chung kết II lúc 20 giờ ngày 09/4/2012 và Lễ đăng quang “Người đẹp xứ dừa” và bế mạc lúc 20 giờ ngày 10/4/2012 – tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang.

- Hội thi “Người đẹp xứ dừa” lần này có mời các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Định, Phú Yên tham gia; mỗi tỉnh cử đại diện (03 thí sinh) về tham gia.

Hội thi “Người đẹp xứ dừa” nhằm tạo ra sân chơi bổ ích lành mạnh cho mọi người, đặc biệt là nữ thanh niên để định hướng giáo dục chân – thiện – mỹ trong thời đại ngày nay và giao lưu văn hoá vùng miền có trồng dừa. Qua đó, tôn vinh nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ quê hương xứ dừa Bến Tre, quê hương của những địa phương trồng dừa: Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Định, Phú Yên nói riêng.

10. Hội thi sáng tạo thủ công mỹ nghệ từ dừa:
http://1.bp.blogspot.com/-JUaODRUbmO8/T030IjKh73I/AAAAAAAAA44/WxT_YRl-RaM/s400/Hang+TCMN.jpg
- Hội thi sáng tạo mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa đã được phát động đến tận cơ sở, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở hàng thủ công mỹ nghệ sáng tạo các sản phẩm độc đáo, mới lạ để trưng bày giới thiệu với khách tham quan trong “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012”.

ttxtdlbentre
09-03-2012, 12:20
Khám phá chương trình tham quan vườn dừa và các sản phẩm dừa

http://1.bp.blogspot.com/-tm2jLVlfjo4/T1QzoU0gjQI/AAAAAAAAA5w/5t_knZYAOE4/s400/Cau+Ham+Luong.jpg
Cầu Hàm Luông

Tháng 4 năm 2012 là tháng diễn ra tưng bừng những ngày hội của nhiều địa phương trong cả nước chào mừng kỉ niệm 37 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Bến Tre quê hương Đồng Khởi cũng hòa trong khí thế đó đón chào du khách đến với “Festival Dừa Bến Tre lần III” (từ 05/4 – 10/4/2012). Trong dịp này ngoài việc tham quan khám phá những sản phẩm độc đáo từ dừa, mua sắm hàng Việt Nam chất lượng cao, du khách còn được hòa mình vào không khí náo nhiệt của các sự kiện lễ hội như: Lễ khai mạc Festival Dừa; tham gia hội thảo – hội nghị nâng cao chuỗi giá trị cây dừa và xúc tiến đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; lễ tôn vinh “Người trồng dừa”; tham gia và thưởng thức hoạt động văn hóa cộng đồng như: Hội thi sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên và Sinh viên, biểu diễn “Thời trang dừa” và bán kết I, II cuộc thi “Người đẹp xứa dừa”, giao lưu “Giai điệu xứ dừa”, Lễ đăng quang “Người đẹp xứ dừa” và bế mạc “Festival Dừa”; được thưởng thức ẩm thực xứ dừa; chiêm ngưỡng nghệ thuật sắp đặt “Con đường dừa”; Lễ hội đường phố; …. Đặc biệt, du khách còn được tham quan khám phá “Chương trình tham quan các vườn dừa và các sản phẩm dừa” bằng những chuyến xe buýt miễn phí bắt đầu từ lúc 9 giờ đến 16 giờ hàng ngày. Điểm đón khách tham gia sự kiện này ở Khu “Liên hoan ẩm thực xứ dừa lần I” tại công viên Hùng Vương, Phường 7 – Tp. Bến Tre (đoạn Cầu Bến Tre 2). Các tuyến điểm tham quan như sau:

http://1.bp.blogspot.com/-t8w8ivtET_Y/T1QzsZTd7AI/AAAAAAAAA6Q/tpnvofE9n_k/s320/Duong+dua.jpg
* Tuyến thành phố Bến Tre- Mỏ Cày Bắc- Mỏ Cày Nam:
Xe buýt đón du khách Khu “Liên hoan ẩm thực xứ dừa lần I” – xe khởi hành qua cầu Hàm Luông, từ đỉnh cầu Hàm Luông du khách ngắm nhìn những vườn dừa xanh thẫm bạt ngàn.

Đến xã Tân Thành Bình du khách tản bộ tham quan vườn dừa xiêm xanh ở ấp Thành Hóa 1- xã Tân Thành Bình, đến đây ngoài việc tận hưởng không gian thoáng mát, đi bộ ngắm cảnh đường làng quê dừa du khách sẽ ngắm nhìn nhiều vườn dừa xanh oằn sai trái, thưởng thức nước dừa tươi, nguyên chất rất ngon - ngọt - mát tại vườn, đây thật sự sẽ là một trải nghiệm thú vị cho du khách.

Xe tiếp tục khởi hành đến thị trấn Mỏ Cày Nam đưa du khách tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa, tham quan quy trình làm kẹo dừa và sẽ thích thú thưởng thức những viên kẹo dừa còn nóng hổi, béo ngậy. Tại đây du khách có thể chọn mua các sản phẩm làm từ nguyên liệu dừa để làm quà biếu cho người thân, bạn bè khi nhân chuyến đến xứ dừa khám phá “Festival Dừa Bến Tre lần thứ III năm 2012”.
http://1.bp.blogspot.com/-70Cw6VwtehY/T1QzsockA3I/AAAAAAAAA6U/LFAOsyl1WaU/s640/Keo+dua+-+ghep.jpg
Trên đường về, du khách được ghé tham quan và tìm hiểu quy trình sơ chế sản xuất chỉ xơ dừa ở ấp Hưng Long – xã Hòa Lộc – huyện Mỏ Cày Bắc. Kết thúc chương trình tham quan, du khách về lại thành phố Bến Tre.
http://3.bp.blogspot.com/-l9K1ktaRpQs/T1QzoabE09I/AAAAAAAAA54/yQ-1WK2ltrI/s400/Chi+so+dua.jpg
Sản xuất chỉ sơ dừa

* Tuyến thành phố Bến Tre - Châu Thành:
Xe buýt đón du khách tại khu “Liên hoan ẩm thực xứ dừa I”, xe khởi hành đi huyện Châu Thành; trên đường đi du khách ghé tham quan lò sản xuất kẹo dừa trên QL 60, du khách thỏa thích chọn mua đặc sản của xứ dừa. Xe đưa du khách đến ấp Phước Hậu- xã Tam Phước- Châu Thành tham quan vườn dừa xiêm dứa chuyên canh, du khách sẽ thưởng thức loại nước dừa tươi nguyên chất rất ngon thoang thoảng mùi lá dứa (cả nước uống và cơm dừa). Trên đường đến điểm này, du khách sẽ bắt gặp cuộc sống thường nhật của người dân vùng ven đô thị, ngắm con đường làng dừa với cảnh quan thiên nhiên thoáng mát, với những vườn dừa xanh bên cánh đồng lúa, bên những liếp rau màu. Điều du khách sẽ ngạc nhiên thú vị là trong vườn dừa xanh thẫm rợp bóng mát, du khách tham quan, tìm hiểu mô hình nuôi ong mật của chủ vườn.
http://4.bp.blogspot.com/-AScWQuNhavw/T1QztIap_pI/AAAAAAAAA6Y/yvWKjN7RrMc/s320/Que+dua.jpg
Sau đó, xe đón du khách trở ra QL 60 đến xã Tân Thạch tham quan cơ sở sản xuất kẹo dừa thủ công truyền thống “Quê Dừa”, điểm này là điểm du lịch sinh thái với một không gian sông nước hữu tình, thơ mộng, bên vườn cây ăn trái. Tại đây du khách có thể tìm hiểu vào quy trình làm kẹo dừa với nhiều công đoạn, chủ cơ sở sẽ mời du khách dùng thử những viên kẹo dừa béo ngậy còn nóng, thơm ngon. Vị ngọt ngào của những viên kẹo dừa mới ra lò, cũng như sự thân thiện, mến khách của những người dân xứ dừa nơi đây sẽ làm du khách càng thêm ấm áp tình người, cũng như để lại những dấu ấn khó phai trong lòng mỗi du khách. Du khách có thể chọn mua những đặc sản của xứ dừa tại đây, để làm quà biếu cho người thân, bạn bè thân hữu. Cũng từ đây du khách ghé tham quan đình Tân Thạch, ngôi đình đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia, du khách tận mắt chứng kiến lối kiến trúc nghệ thuật đình làng rất độc đáo, chiêm ngưỡng những hiện vật có giá trị nghệ thuật cao còn hiện hữu như: Bao lam, hoành phi, khánh thờ, liễn đối,… được sơn son thếp vàng chạm trổ công phu, chuyến tham quan này là dịp để du khách tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của ngôi đình này.
http://3.bp.blogspot.com/-_278ka70cmc/T1QzovTJooI/AAAAAAAAA50/Kplpdb6-uCA/s320/Dinh+Tan+Thach.jpg
Tham quan đình Tân Thạch xong, xe sẽ đưa du khách về lại thành phố Bến Tre, kết thúc chương trình. Nếu tuyến tham quan này du khách muốn tham quan cảnh đẹp Cồn Phụng, xe buýt sẽ dừng lại gần bến phà Rạch Miễu củ để du khách xuống mua vé du thuyền qua tham quan. Khi trở lại thành phố Bến Tre du khách có thể đón những chuyến xe buýt miễn phí trước 16 giờ trong ngày.

Hy vọng du khách đến xứ dừa trong những ngày diễn ra “Festival Dừa Bến Tre lần thứ III năm 2012”, sẽ thật hài lòng, ấn tượng. Những điểm đến du khách hãy chọn mua những món quà đậm nét vùng sông nước xứ dừa, nó sẽ mang nhiều ý nghĩa và là hình ảnh đẹp của quê dừa Bến Tre. Kết thúc mỗi chuyến tham quan, xin đón mời du khách tiếp tục khám phá, trải nghệm với những sự kiện độc đáo, hấp dẫn khác diễn ra trong “Festival Dừa Bến Tre lần thứ III năm 2012” tại thành phố Bến Tre.
http://1.bp.blogspot.com/-ETK1Fl_27d0/T1QzuB7aehI/AAAAAAAAA6s/cfb1a4dTJ6s/s400/San+pham+tu+dua.jpg

ttxtdlbentre
09-03-2012, 22:16
Khéo tay biến tấu từ các vật liệu dừa


http://2.bp.blogspot.com/-OHpH-GCSG8I/T1R-ZA0y52I/AAAAAAAAA7k/e_26XrJAgGY/s320/vuon+dua.jpg
Bến Tre vùng đất được 4 con sông hiền hòa bao bọc (sông Ba Lai, sông Tiền, Cổ Chiên, Hàm Luông), vì vậy mà được bồi tụ nhiều phù sa màu mỡ vun bồi và thích hợp cho các loại cây trồng, trong đó có “cây dừa” đã có mặt và phát triển với sự hình thành của 3 dãy đất cù lao. Hiện nay dù đi bất cứ nơi đâu trên đất nước, thì tên gọi mộc mạc “xứ dừa” đã gần như trở thành thương hiệu dành cho cả đất và người Bến Tre.

Hình ảnh cây dừa, sự thủy chung của nó cũng như sự bám đất, bám rễ được ví như sức bền bỉ, dẻo dai của chính người dân xứ dừa. Sự tồn tại và luôn có mặt của nó ở bất kỳ nơi nào trên vùng đất trên đất cù lao này không đơn thuần chỉ lấy nước để uống, hay dùng cơm dừa để chế biến trong thực phẩm, trong công nghiệp..., mà hình như toàn bộ những gì dính dáng trên cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, chà, cọng, kể cả nan dừa..., khi qua đôi bàn tay khéo léo, sáng tạo của nghệ nhân và người xứ dừa đều được biến tấu, chế biến ra nhiều loại sản phẩm độc đáo phục vụ đời sống con người hàng ngày. Đó là những món hàng thủ công mỹ nghệ mang tính thẩm mỹ cao, rất được ưa chuộng, nhất là du khách nước ngoài. Hiện nay mặt hàng đã được xuất sang nhiều nước trên thế giới, mang lại lợi ích ngày càng đáng kể cho người lao động như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần làm giàu cho quê hương.
http://3.bp.blogspot.com/-aZyBbkZs4Hs/T1R-et7TnuI/AAAAAAAAA7w/j3vNEKqEKB0/s200/TCMN+1+.jpg
http://3.bp.blogspot.com/-Fht6JSxOyDM/T1R-XMOdDjI/AAAAAAAAA7Y/1kLkPrG6oy4/s320/TCMN+2.jpg
http://4.bp.blogspot.com/-XgrbY9xUCmQ/T1R-N3GkYTI/AAAAAAAAA7I/xBD2IMa7dEc/s400/TCMN+ghep+1.jpg
Nghề làm thủ công mỹ nghệ xuất hiện ở Bến Tre cũng khá lâu, ban đầu chỉ làm để trang trí trong nhà hay để tặng người thân, bạn bè ở các vùng nông thôn. Lâu dần, nghề này mới phát triển và nhân rộng ra thành một nghề chính thức. Đối với nghề này cần phải có sự kiên nhẫn, mày mò, sáng tạo trong cách làm từ đó mới nâng cao tay nghề. Ngày nay phần lớn các khâu làm nên sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa cũng dần dần được thay thế bằng máy móc, nhưng có những khâu đòi hỏi người thợ phải làm bằng tay, máy móc không thể thay thế được.

Với tên gọi hàng thủ công mỹ nghệ, nên các mẫu hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa rất tinh xảo, các vật dụng trong gia đình đến hàng làm trang trí với độ bền và sắc nét cao. Màu sắc cũng được chú trọng trong từng sản phẩm như màu: đen, trắng, vàng nâu...
http://2.bp.blogspot.com/-Qfk-yXnqwS0/T1R-UKcs8MI/AAAAAAAAA7Q/sWsczDacNLk/s400/TCMN+ghep+2.jpg
http://3.bp.blogspot.com/-0-1JIBIlVhE/T1Vr1zD2SkI/AAAAAAAAA78/Q7_2OQMqtN8/s200/Dan+gio.jpg
Nguyên liệu từ cọng dừa theo cách dân gian thì được làm chổi nhưng ngày nay lại được đan thành các giỏ đựng quà hay các lẵng hoa rất đẹp mắt hay làm đèn treo bằng cọng chà dừa. Những trái dừa điếc hay lép lại được tận dụng làm nên bộ thú 12 con giáp ngộ nghĩnh.

Năm 2012, đặc biệt là từ ngày 18 giờ 04/4/2012 đến hết ngày 10/4/2012, tại xứ dừa sẽ diễn ra “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012”, đây sẽ là điểm hội tụ, là cơ hội cho nhiều tay nghề và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt là từ dừa có dịp trưng bày, giới thiệu đa chủng loại mặt hàng của mình đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Song song đó, còn tạo sân chơi nghệ thuật thông qua việc tổ chức các cuộc thi cho các tay thợ lành nghề có dịp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm phát huy nghề truyền thống của Bến Tre vốn đã có lừ lâu đời.

“Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” sẽ tạo nên điểm nhấn mới, để nâng cao giá trị cây dừa qua việc tổ chức các chương trình, nội dung đều có liên quan đến cây dừa. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh của cây dừa và những công dụng độc đáo của nó từ trong chế biến thực phẩm, trong công nghiệp, trong thơ ca – nhạc – họa.... Riêng đối với ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ, trong dịp này cũng sẽ diễn ra “Hội thi sáng tạo kiểu dáng, mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa” thu hút rất đông các đơn vị trong ngành trong và ngoài tỉnh tham gia. Các sản phẩm sẽ được chọn trưng bày trong suốt thời gian diễn ra Festival Dừa.

Xứ dừa Bến Tre hy vọng sẽ được chào đón du khách đến đây nhân dịp diễn ra “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012”; du khách sẽ tận hưởng, khám phá, trải nghiệm với nhiều nét văn hóa đặc sắc lẫn tài hoa của người dân vùng đất xứ dừa vốn hiền hòa, chất phác, đôn hậu, mến khách đã tâm quyết thổi hồn vào các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, để tạo nên những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao không lẫn lộn với nơi nào./.
http://1.bp.blogspot.com/-JqQjbTpnhzM/T1R-Y-gcRXI/AAAAAAAAA7g/1V7RWDlFFgo/s640/TCMN+ghep+3.jpg

thinhduyquach
15-03-2012, 16:57
Mình biết khi mở ra topic này sẽ trùng rất nhìu bài và mọi người tự hỏi sao ko tìm mà đọc thì mình xin đc giải thích là có quá nhìu điểm du lịch, đi tùm lum làng này làng nọ cầu này cầu nọ làm mình hoang mang ko bít tổng kết như thế nào để sử dụng cho chuyến phượt của mình, mình rất xin lỗi mọi người vì mình chưa bao h đi ra SG và tiến về các tỉnh miền tây kể cả Tiền Giang nên ko bít đường như thế nào.
Mình rất mún đi bến tre trong dịp tết này nhưng ko bít đi đâu, đi những gì, đường từ SG xuống đó để mình tự tìm hiểu cũng được mình chỉ xin hướng dẫn xuống BT rồi mình "phải" di đâu để cảm nhận đc xứ bến tre khác các tỉnh khác.
Mình dự kiến đi 2 ngày 1 đêm nên cũng ko đi nhìu lắm đâu. đây là 1 số câu hỏi of mình:

Mình mún đi Cù lao thì phải đi ra sao ? nghe nói ở dưới đó có vụ "lội mương bắt cá" rất hay ho các bác có thể cho em bít phải đi tới đó ra sao ko ạhttp://www.zing.vn/news/choi-vui/ve-mien-tay-loi-muong-bat-ca/a135276.html
Mua kẹo dừa thì phải tới quán nào hay mún xem người ta làm kẹo thì tới đâu ạ.
ban đêm ở trung tâm tp mình nên đi đâu cho đẹp ạ !
Ăn uốn thì nên tới đâu cho nó SV ạ :) hay các bác chỉ em quán nào ở BT lạ lạ, quán lẩu cũng đc ạ.
Nhà nghỉ thì ở đâu tốt ạ, giá cả ra sao ạ.

Mong mọi người giúp đỡ nhiệt tình ạ :)
Bác nào đã đi BT 2ngày 1 đêm thì cho mình hỏi tổng chi phí cho 1 người là khoảng bao nhiu ạ... chúng mình là SV nên cũng ko dám ham hố nơi cao sang :)
Bạn đã đi chưa , nếu chưa đi gọi phone cho mình : minh se tu vấn cho bạn o bến tre nhé . Thịnh : 0925948962

ttxtdlbentre
15-03-2012, 22:49
Đặc sắc, ấn tượng với hoạt động văn hoá cộng đồng trong "Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012"

“Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” được tổ chức từ 18 giờ ngày 04/4/2012 – 10/4/2012 tại thành phố Bến Tre. Đây là sự kiện của quê hương Đồng Khởi hòa vào cùng khí thế hào hùng chung của cả nước kỷ niệm 37 năm ngày Miền Nam hoàn hoàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2012) và kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2012). Trong chuỗi các hoạt động của “Festival Dừa Bến Tre lần III”, tuần lễ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật diễn ra tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân, góp phần quảng bá đến cho mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về cây dừa trong đời sống văn hóa, ẩm thực và hoạt động thương mại của Bến Tre, cũng như góp phần cho sự thành công rực rỡ cho “Festival Dừa lần III”.
http://4.bp.blogspot.com/-AEMSMjKEI_U/T2IC52Ie4yI/AAAAAAAABEs/lRIy4IWG1qg/s1600/san+khau+noi.jpg
Sân khấu nổi Hồ Trúc Giang - nơi diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật và Hội thi “Người đẹp xứ dừa” lần X.

Song hành với những chương trình, nội dung diễn ra trong “Festival Dừa Bến Tre lần III” năm 2012 là tuần lễ hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức với các chương trình đặc sắc, hấp dẫn như:
- Lễ khai mạc “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” với chủ đề “Cây dừa Bến Tre trên đường hội nhập và phát triển” với khẩu ngữ “Tự hào xứ dừa Việt Nam”. Chương trình diễn ra vào lúc 19 giờ 30 ngày 05/4/2012 tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang – thành phố Bến Tre và được truyền hình trực tiếp trên VTV, HTV, THBT và Đài Phát thanh – Truyền hình các tỉnh lân cận.
http://1.bp.blogspot.com/-G9XSMe-n4tI/T2IC7quw6MI/AAAAAAAABE0/nsqNTbXWd9Y/s1600/tuong+dai+dong+khoi.jpg
Công viên Tượng đài Đồng Khởi – điểm diễn ra các trò chơi vận động và vẽ tranh, hội thi sáng tạo…

- Các trò chơi vận động như: Trò chơi “Đi trên gáo dừa tiếp sức”; trò chơi “3 người 4 chân thu hoạch dừa”, được tổ chức vào lúc 8 giờ ngày 06/4/2012 tại Công viên Tượng đài Đồng Khởi.
- Chương trình giao lưu nghệ thuật “Giai điệu xứ dừa” diễn ra xen kẽ với vòng bán kết I hội thi “Người đẹp xứ dừa” được tổ chức tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang vào lúc 19 giờ 30 ngày 06/4/2012. Chương trình này có sự tham gia với các tỉnh bạn: Bình Định, Phú Yên, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
- Chương trình vẽ tranh trên giấy và gáo dừa với chủ đề “Dừa quê Em” và song hành là các trò chơi sáng tạo với hình thức thi giữa các đội: Quấn kèn lá, thi đan giỏ, thi đan thảm sơ dừa…. Hoạt động này diễn ra vào lúc 8 giờ - 10 giờ 30 ngày 07/4/2012 tại Công viên Tượng đài Đồng Khởi.
http://4.bp.blogspot.com/-gnOK70b_pCo/T2IC4yLhAzI/AAAAAAAABEM/nAgxJmqGLCw/s1600/det+chi+so+dua.jpg
http://1.bp.blogspot.com/-33cl1Wjp6x4/T2IC6YgKe4I/AAAAAAAABEo/GkmO-6PHpio/s1600/tham+so+dua.jpg
Hình ảnh minh họa thi sáng tạo từ vật liệu dừa

- Triển lãm tranh vẽ, hình ảnh các đội đạt giải cao của các trò chơi đan giỏ, quấn kèn lá, dệt thảm xơ dừa… Triển lãm ảnh nghệ thuật và thành tựu kinh tế - văn hóa – xã hội an ninh quốc phòng tài Trung tâm Văn hóa tỉnh vào 19 giờ 30 ngày 07/4/2012.
- Chương trình “Thi biểu diễn thời trang bằng chất liệu dừa” bảng A dành của các em thiếu nhi ở các trường Mầm non trên địa bàn thành phố Bến Tre và bảng B dành cho sinh viên các Trường Cao Đẳng, Trung cấp Nghề, học sinh các Trường THPT của 9 huyện, thành phố Bến Tre. Chương trình này được tổ chức xen kẽ với vòng bán kết II hội thi “Người đẹp xứ dừa” vào lúc 19 giờ ngày 07/4/2012 tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang.
http://3.bp.blogspot.com/-LAgtpP-YXL0/T2IDl9YkigI/AAAAAAAABFY/xOgUcN72Z9M/s1600/trang+phuc+dua.jpg
Hình ảnh minh họa thời trang bằng chất liệu dừa

- Tại sân khấu nổi Hồ Trúc Giang diễn ra: Vòng chung kết I hội thi “Người đẹp xứ dừa” vào đêm 08/4/2012; chung kết xếp hạng đêm 09/4/2012; Lễ đăng quang hội thi “Người đẹp xứ dừa” và bế mạc “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” vào đêm 10/4/2012. Đặc biệt, các đêm chung kết hội thi “Người đẹp xứ dừa” tỉnh Bến Tre lần X có đại diện các người đẹp của các tỉnh có trồng nhiều dừa tham dự như: Bình Định, Phú Yên, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh (mỗi tỉnh sẽ có 03 thí sinh tham dự).
http://3.bp.blogspot.com/-IgDORrfsQZg/T2IC46aRJgI/AAAAAAAABEQ/t0ItdZOen8c/s1600/nguoi+dep+tham+gia.jpg
http://3.bp.blogspot.com/-tan7Sa1U124/T2IC5neBAmI/AAAAAAAABEY/a9J6lVEk07M/s1600/nguoi+dep+xu+dua.jpg
Hình ảnh minh họa Hội thi “Người đẹp xứ dừa”

Quê hương ba dãy cù lao xứ dừa Bến Tre xin chào du khách về khám phá, thưởng thức các chương nghệ thuật trình đặc sắc, hấp dẫn trong “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012”.

lephuongdl
01-04-2012, 08:44
Chia sẻ cùng các bạn gần xa: (sưu tầm)
Sắc màu "Ngày hội xứ dừa Bến Tre"

http://1.bp.blogspot.com/-rr0_KKYCc5c/T2nk68Cu6cI/AAAAAAAABFs/a3c2PQNFCec/s1600/Hinh+1.jpg
“Lễ hội đường phố” với tên gọi “Ngày hội của xứ dừa Bến Tre”. Đây là một trong những hoạt động nghệ thuật đặc sắc, độc đáo, vui nhộn, hấp dẫn được diễn ra trong chuỗi sự kiện của “Festival Dừa Bến Tre lần III”. Ý nghĩa “Lễ hội đường phố” nhằm truyền đi thông điệp “Dừa, cây của tương lai” và các hoạt động biểu diễn – diễu hành được tổ chức vào lúc 19 giờ đến 21 giờ ngày [\07/4/2012 trên Đại lộ Đồng Khởi (sau lưng Công viên tượng đài Đồng Khởi đến cầu Bến Tre 1).
http://3.bp.blogspot.com/---ck5aY903g/T2nk7iRFf8I/AAAAAAAABFw/4n2exGVaWZM/s1600/Hinh+2.jpg
Điểm xuất phát diễu hành sau Tượng đài Đồng Khởi – đến điểm vòng xoay cầu Bến Tre 1

“Lễ hội đường phố” được thể hiện 05 chương với 20 cụm diễu hành. Mỗi chương là 01 chủ đề riêng và có 04 cụm biểu diễn với các tên gọi khác nhau, được thiết kế đan xen kết nối để công chúng có thể thưởng thức một cách lý thú. Trình tự các cụm biểu diễn - diễu hành diễn ra như:

- Chương I: “Quê hương dừa Bến Tre”: Cụm diễu hành 01“Cửu Long khai hội trên xứ dừa” biểu diễn múa rồng và múa lân dừa. Cụm 02 “Đơm hoa” biểu diễn múa hình thể với các động tác nghệ thuật nhẹ nhàng uyển chuyển. Cụm 03 “Kết trái” tái hiện hoạt cảnh nông dân gánh dừa, bưng thúng dừa kết hợp múa hình thể. Cụm diễu hành 04 “Vui khúc đồng dao” với hoạt cảnh thiếu nhi vui chơi kết hợp hoạt náo 12 con giáp.
http://2.bp.blogspot.com/-S-zjCihMw8o/T2nk8jJspLI/AAAAAAAABF8/b5giYpzxkeE/s1600/Hinh+3.jpg
Hình ảnh mang tính minh họa

- Chương II: “Đồng bằng sông Cửu Long”: Cụm diễu hành 05 “Ngọt thơm hương vị xứ dừa” diễn ra hoạt cảnh phát kẹo dừa tượng trưng cho quý khách và người dân xem hội. Cụm 06 “Người đẹp xứ dừa” với những nàng tiên Dừa trên xe hoa diễu hành. Cụm 07 “Vũ điệu vườn dừa” biểu diễn đi cà kheo với những đôi chân cao vút. Cụm diễu hành 08 “Hào sảng vọng cổ Miền Tây” tái hiện biểu diễn đàn ca tài tử Nam bộ, một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng sông nước – miệt vườn – cây trái Đồng bằng sông Cửu Long.
http://4.bp.blogspot.com/-qxrOLui1Lp4/T2nk8uzxwlI/AAAAAAAABGE/Ba2oGVe2DYI/s1600/Hinh+4.jpg
Hình ảnh mang tính minh họa
- Chương III: “Việt Nam”: Cụm diễu hành 09 “Được mùa” sắp đặt dàn trống hội làm nền dọc trên đoạn đường diễn ra Lễ hội đường phố, để tạo không khí, âm thanh tưng bừng. Cụm 10 “Nồng ấm rượu dừa” biểu diễn múa hình thể kết hợp mời rượu dừa quý khách. Cụm 11 “Đi qua cầu dừa” vui nhộn và hài hước tung hứng các vật dụng làm từ dừa. Cụm diễu hành 12 “Lộng lẫy xiêm y” qua phần biểu diễn thời trang của những nàng tiên dừa xứ ba dãy cù lao.
http://3.bp.blogspot.com/-u2b0swUrgc8/T2nlBYxESEI/AAAAAAAABGU/0SFKIzKE-kg/s1600/Hinh+5.jpg
Hình ảnh mang tính minh họa
- Chương IV: “Khu vực Đông Nam Á”: Cụm diễu hành 13 tên gọi “Mặt nạ dừa” tái hiện nghệ thuật vẽ mặt nạ làm từ gáo dừa, vật liệu dừa rất ấn tượng và nghệ thuật múa bụng. Cụm diễu hành 14 “Khoe tài lột dừa” biểu diễn nghệ thuật lột dừa, chặt trái dừa bằng tay. Cụm 15 “Biểu diễn xiếc dừa” với phương tiện xe đạp biểu diễn 01 bánh. Cụm diễu hành 16 “Độc đáo sản phẩm dừa” tái hiện mô hình các chiếc thuyền có trang trí trưng bày các sản phẩm độc đáo từ dừa.
http://2.bp.blogspot.com/-m_gDJsJdVbE/T2nlAlEMD0I/AAAAAAAABGM/1N_pFlmvKhE/s1600/Hinh+6.jpg
Hình ảnh mang tính minh họa
- Chương V: “Vươn ra thế giới”: Cụm diễu hành 17 tên gọi “Hào hùng lịch sử Bến Tre” tái hiện hoạt cảnh không khí hào hùng của lịch sử với tác động mạnh mẽ, thể hiện ý chí chiến đấu quyết liệt. Cụm 18 “Sinh thái bền vững” thể hiện múa hình thể, bưng mâm trái cây. Cụm 19 “Dừa, quà tặng của thiên nhiên” biểu diễn múa, xếp đội hình. Cụm diễu hành 20 “Hữu nghị - hợp tác – phát triển” biểu diễn nghệ thuật múa cờ của các nước có trồng dừa, kết hợp lắc vòng tạo không khí vui tươi, phấn khởi và thân thiện.
http://3.bp.blogspot.com/-CPLwKHg9Dw8/T2nlA1oyO3I/AAAAAAAABGQ/F_HzMOgxT-M/s1600/Hinh+7.jpg
Hình ảnh mang tính minh họa

Với thời lượng 120 phút, toàn cảnh chương trình “Lễ hội đường phố” diễn ra mới lạ, đặc sắc, hấp dẫn mang tính cộng đồng cao, thu hút khá đông lực lượng diễn viên chuyên nghiệp, không chuyên và quần chúng tham gia. Với thông điệp xanh “Dừa – Cây dừa của tương lai” như một sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, làm tôn vinh lên giá trị của cây dừa đang từng bước chuyển mình hòa nhập trở thành cây công nghiệp mạnh của Quốc gia.

“Lễ hội đường phố” là loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian lần đầu tiên được tổ chức tại xứ dừa Bến Tre và được mô tả như một bức tranh sắc màu văn hóa của đất nước ta nói chung và xứ dừa Bến Tre nói riêng, cũng như qua các chương trình hoạt động sẽ tạo nên một sản phẩm văn hóa, du lịch và môi trường. Với sự phối hợp nghệ thuật trang trí, hóa trang, âm nhạc, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ… sẽ tạo ra diễn cảnh cầu kỳ rực rỡ sắc màu. Những cuộc biểu diễn hết sức ngoạn mục sẽ in đậm dấu ấn và mang nét đặc trưng đời sống xã hội, sắc thái văn hóa, nguồn cội của từng vùng miền trên đất nước ta. “Ngày hội của xứ dừa Bến Tre” sẽ góp phần làm phong phú thêm cho “Festival dừa Bến Tre lần III năm 2012”, là sân chơi bổ ích cho cộng đồng, đồng thời là nơi tái hiện và nâng cao ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp vốn có từ lâu đời của dân tộc ta nói chung và người dân xứ dừa Bến Tre nói riêng.

Xin chào đón quý khách đến quê dừa Bến Tre khám phá, trải nghiệm các chương trình sự kiện diễn ra trong chuỗi “Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012” tại thành phố Bến Tre từ 18 giờ ngày 04/4/2012 – 10/4/2012./.

ttxtdlbentre
03-04-2012, 15:15
Để tận hưởng những phút giây hòa mình trong không khí vui tươi và nhộn nhịp của người dân xứ dừa Bến Tre. Những tin tức có liên quan của "Festival Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ III năm 2012" sẽ được cập nhật liên tục. Các bạn có thể theo dõi tại đây, với những tin tức như sau:

1. Tin tức "Festival Dừa tỉnh Bến Tre lần thứ III - 2012":
- Lần đầu tiên hội thi "Người đẹp xứ dừa" tỉnh Bến Tre được mở rộng (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/lan-au-tien-hoi-thi-nguoi-ep-xu-dua.html);
- Khởi động hội thi "Người đẹp xứ dừa" lần X năm 2012 (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/khoi-ong-hoi-thi-nguoi-ep-xu-dua-lan-x.html);
- Sẵn sàng vòng bán kết hội thi "Người đẹp xứ dừa" lần X (http://dlbentre.blogspot.com/2012/04/san-sang-vong-ban-ket-hoi-thi-nguoi-ep.html);
- Đa dạng sắc màu "Liên hoan ẩm thực xứ dừa lần thứ I" (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/dang-sac-mau-lien-hoan-am-thuc-xu-dua.html).

2. Những thông tin có liên quan:
- Về thăm lễ hội xứ dừa (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/ve-tham-le-hoi-xu-dua.html);
- Sắc màu "Ngày hội xứ dừa Bến Tre" (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/sac-mau-ngay-hoi-xu-dua-ben-tre.html);
- Sản phẩm làm đẹp từ nước dừa xứ Bến Tre (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/chuyen-ke-cay-dua-trong-chien-tranh.html);
- Dừa quê tôi gắn bó với cuộc sống (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/dua-que-toi-gan-bo-voi-cuoc-song.html);
- Dừa Bến Tre - Làm nên sản phẩm độc đáo (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/dua-ben-tre-lam-nen-san-pham-oc-ao.html);
- Chuyện kể "cây dừa" trong chiến tranh (http://dlbentre.blogspot.com/2012/03/san-pham-lam-ep-tu-nuoc-dua-xu-ben-tre.html).

ttxtdlbentre
17-04-2012, 16:33
Trong thời gian diễn ra "Festival Dừa Bến Tre lần III - 2012" không có thời gian cập nhật tin tức, nhưng bây giờ có thể chia sẻ đến các bạn những bài viết về "Festival Dừa Bến Tre lần III - 2012" hay lắm đấy.

- Tuổi thơ "Bé bánh dừa" xứ Giồng Luông (http://dlbentre.blogspot.com/2012/04/tuoi-tho-be-banh-dua-xu-giong-luong.html)
- Đến với "Festival Dừa lần III năm 2012" hãy khám phá Tour du lịch hấp dẫn (http://dlbentre.blogspot.com/2012/04/en-voi-festival-dua-lan-iii-nam-2012.html)
- Âm vang hòa điệu từ bộ nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu dừa (http://dlbentre.blogspot.com/2012/04/am-vang-hoa-ieu-tu-bo-nhac-cu-dan-toc.html)
- Say sưa thưởng thức thanh âm cung bậc từ bộ nhạc cụ bằng chất liệu dừa (http://dlbentre.blogspot.com/2012/04/say-sua-thuong-thuc-thanh-am-cung-bac.html)

ttxtdlbentre
21-05-2012, 14:27
Điểm đến vào dịp tết Đoan Ngọ vùng cây trái, hoa kiểng Chợ Lách

“Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp” vào dịp tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âl) được phát triển từ ngày hội dân gian, trở thành ngày hội truyền thống và tổ chức hàng năm tại vùng cây trái, hoa kiểng Chợ Lách. Năm 2012, “Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII” được tổ chức từ ngày 22/6/2012 – 27/6/2012 (mùng 4/5 âl – 7/5 âl), Ngày hội tổ chức nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm trái ngon, an toàn và các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương, giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng phục vụ sản xuất cho nông dân. Đặc biệt, là tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trồng cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng của nhà nông trong tỉnh.
http://2.bp.blogspot.com/-3JLA0ptHYYA/T7mdk_eVz8I/AAAAAAAABTM/u3UPT6Ki8pU/s1600/Quay+chau.jpg
Quay chậu
Điểm nhấn chính nằm trong chuỗi hoạt động của “Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII” dự kiến diễn ra như: Lễ dâng hương thần nông; hội thi trái ngon, an toàn; đấu xão sản phẩm to, lạ. Hội thảo sản xuất trái cây theo thị trường, hội thảo liên kết sản xuất làng nghề, hội thảo một số giống hoa kiểng mới, sản xuất bền vững; hội thảo Nấm Trichoderma trên cây ăn trái. Trong ngày hội còn có thi ẩm thực, đá chim, các trò chơi dân gian, biểu diễn uốn sửa kiểng và quay chậu, các gian hàng trưng bày, mua bán trái cây, cây giống, hoa kiểng, dụng cụ, vật tư nông nghiệp, sinh vật lạ, gà nòi, gian hàng ẩm thực…. Ngoài ra, còn có hội chợ thương mại và biểu diễn nghệ thuật hàng đêm; các hoạt động vui chơi, giải trí và du lịch. Đặc biệt, còn có chương trình Lễ đón nhận Chứng nhận VietGAP cho bưởi da xanh và măng cụt của Chợ Lách.
http://1.bp.blogspot.com/-JeCLUw6sT60/T7mdaSt0RPI/AAAAAAAABSk/4jLP6v38Q9E/s1600/Du+thuyen+Bao+Duyen.JPG
Du thuyền Bảo Duyên
Du khách đến Chợ Lách trong dịp này sẽ thỏa sức thưởng thức trái cây ngon mang từ nhà vườn ra mỗi ngày. Hay đến các điểm du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái có thể tự tay hái trái với sự hướng dẫn của chủ vườn. Cái mới năm nay là Công ty TNHH MTV Du lịch Bảo Duyên của Bến Tre phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách tổ chức 02 tour du lịch để du khách chọn khám phá, trải nghiệm vùng sông nước, miệt vườn với những vườn cây trái sai oằn trĩu quả và làng nghề cây giống, hoa kiểng hấp dẫn như:
http://1.bp.blogspot.com/-8z7zg7PjrDY/T7mdZOp1g8I/AAAAAAAABSc/HrOT6YJExgE/s1600/Bai+cat+boi+con+Phu+Binh.jpg
Bãi cát bồi cồn Phú Bình
- Tuyến du lịch sông nước – miệt vườn: Thị trấn Chợ Lách – Vĩnh Bình, tuyến này đón du khách tại tại bờ kè trước UBND huyện, du thuyền Bảo Duyên đưa du khách qua kênh Sụp, kênh Bốn Sồ, ra sông Cổ Chiên, đến cồn Phú Đa tham quan vườn xoài tứ quí Thanh Sơn, vườn chuyên canh sầu riêng, bưởi da xanh…. Sau đó, du thuyền đưa du khách ra bãi cát bồi cồn Phú Bình tắm nước ngọt (tại bãi tắm có đội cứu hộ và lực lượng an ninh trật tự đảm bảo an toàn cho du khách); đón du khách đến điểm ăn, uống tại điểm Ba Ngói hoặc điểm Út Bình (cách điểm Ba Ngói 400m) thưởng thức đặc sản ốc gạo, bánh xèo nhân hến, nhân ốc gỏi; gỏi cuốn hến, gỏi cuốn ốc gạo; gà ta thả vườn, gà nòi hầm sả và các món ăn dân dã của vùng sông nước…. Du thuyền đưa du khách trở lại thị trấn Chợ Lách. Kết thúc tour.
http://1.bp.blogspot.com/-AwAY_FVyn2Y/T7mdiym2q0I/AAAAAAAABTA/5W01HtGwwZ4/s1600/Nha+bia+Truong+Vinh+Ky.jpg
Nhà bia Trương Vĩnh Ký
- Tuyến du lịch đường bộ: Đón du khách trước UBND huyện, xe đưa du khách đến xã Vĩnh Thành (Cái Mơn) tham quan Nhà thờ cổ Cái Mơn, nhà bia Trương Vĩnh Ký hay khu mộ của Thánh Minh là người của xã Vĩnh Thành được phong Thánh. Rồi tiếp tục khám phá tuyến du lịch sinh thái Vĩnh Nam. Tuyến này, nếu đi từ huyện Chợ Lách lên đến cầu Cái Mơn nhỏ rẽ sang hướng trái; từ Bến Tre sang thì rẽ sang hướng phải, vào tuyến Vĩnh Nam, tuyến này có chiều dài khoảng 2,5 km. Du khách sẽ tham quan làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng nằm ven hai bên đường làng của ấp Vĩnh Nam. Đến vườn chuyên canh sầu riêng Bảy Thảo tham quan vườn cây cảnh, hoa kiểng, mô hình nuôi gà nòi, tham gia câu cá và ăn và khám phá các loại cây ăn trái khác. Du khách có thể ăn, uống tại đây hoặc đến điểm ẩm thực Hạnh Phúc gần cầu Hòa Khánh (Cái Mơn). Tại tuyến Vĩnh Nam du khách có thể tham quan đan giỏ tre làm hoa kiểng, cây cảnh và quây chậu kiểng tại các hộ gia đình. Xe 30 chổ vào tuyến này đến nơi và cũng dễ dàng quây đầu xe trở lại. Xe 50 chổ đậu ngoài QL 57 và tại Cái Mơn có dịch vụ xe đạp, xe gắn máy, xe lôi máy để du khách chọn làm phương tiện ngắm cảnh, tham quan suốt tuyến du lịch sinh thái Vĩnh Nam.
http://2.bp.blogspot.com/-fmND81wIO8M/T7mdmG9Fc5I/AAAAAAAABTU/ukUlUBMRdTM/s1600/Vuon+sau+rieng.jpg
Vườn sầu riêng
Cũng điểm tham quan này, tại Vĩnh Thành (Cái Mơn) sẽ tổ chức xuồng máy hoặc xuồng chèo đón du khách từ cầu Bà Trùm đầu ấp Vĩnh Nam, ngắm cảnh trên sông Vĩnh Chính, ven hai bên sông là những hàng bần xanh ngắt, trên bờ là những vườn cây ăn trái và những cơ sở sản xuất cây giống, hoa kiểng rất hấp dẫn. Du khách có thể dừng chân nghỉ
http://3.bp.blogspot.com/-DIl-rjoUCOM/T7mdgdiEieI/AAAAAAAABSs/PvtrQcpRNmU/s1600/Ghep+cay+giong.jpg
Ghép cây giống
http://1.bp.blogspot.com/-Gh0VwCrYtmA/T7mdhzEArfI/AAAAAAAABS4/muBRlzOs5h4/s1600/Lang+nghe+hoa+kieng%252C+cay+giong+Cho+Lach.jpg
Làng nghề hoa kiểng, cây giống Chợ Lách
Đến Chợ Lách trong dịp tết Đoan ngọ (mùng 5/5âl) điều thú vị nhất là trước và sau tết Đoan ngọ (mùng 5/5âl), vùng đất này sản sinh sản vật thiên nhiên độc đáo đó là “nấm mối”. Từ nấm mối sẽ chế biến ra các món ăn để du khách thưởng thức như: mấm mối xào nước cốt dừa lá cách hay xào muối ớt; nấm mối quấn lá cách nướng; lẩu nấm mối; mấm mối nấu canh măng, canh rau vườn nấu với mấm mối…

Chợ Lách không những đón du khách đến đây vào “Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp” dịp tết Đoan ngọ (mùng 5/5âl), mà du khách có thể đến với vùng đất cây lành trái ngọt này suốt cả bốn mùa và tùy thích chọn lựa tham quan nhiều điểm du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn nổi tiếng ở cồn Phú Đa, cồn Phú Bình (xã Vĩnh Bình); các điểm du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái, làng nghề cây giống, hoa kiểng và các cơ sở chuyên sản xuất cây kiểng hình dạng thú, cây cảnh… ở xã Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành (Cái Mơn) và các điểm du lịch sinh thái xã Phú Phụng. /.

ttxtdlbentre
07-06-2012, 08:47
Trải nghiệm văn hóa - lịch sử vùng đất Ba Tri

Nằm trong hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn, ngoài lợi thế tiềm năng dựa vào thiên nhiên để phát triển những điểm đến du lịch sinh thái – sông nước – miệt vườn hấp dẫn, Bến Tre còn được mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, với hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng và những công trình kiến trúc văn hóa khá tiêu biểu, có những giá trị độc đáo được cả nước trân trọng, cũng như rất thu hút du khách.

Đến xứ dừa Bến Tre, men theo tỉnh lộ 885 bằng đường bộ qua huyện Giồng Trôm, rồi đến huyện Ba Tri để khám phá, trải nghiệm bề dày văn hóa – lịch sử của vùng đất này. Ba Tri không có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng là địa phương có nhiều di tích của các danh nhân nổi riếng, di tích lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, môi trường sinh thái rừng và hàng chục kilômét bờ biển, trong đó có gần 20 km bãi biển.

Từ thành phố Bến Tre đến trung tâm huyện Ba Tri chỉ 36 km, du khách đến Ba Tri gắn với các ngày lễ, hội, nghỉ hè, về nguồn, ngày tết là tuyệt nhất. Trên đường đến Ba Tri và ngược lại du khách có thể dừng chân tham quan làng nghề truyền thống nổi tiếng của đất cù lao xứ dừa đó là: “Bánh tráng Mỹ Lồng” tại xã Mỹ Thạnh và “Bánh phồng Sơn Đốc” ở xã Hưng Nhượng (huyện Giồng Trôm).
http://1.bp.blogspot.com/-jfggQza8A10/T81pmiiEYMI/AAAAAAAABUU/P8ylwj7y8_s/s1600/Nguyen+Dinh+Chieu.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo Tàng tỉnh Bến Tre
Đến Ba Tri viếng thăm "Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu" tại xã An Đức, cách trung tâm thị trấn Ba Tri 02 km, đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 27/4/1990. Di tích được xây dựng với tổng diện tích 13.000 m2 và hàng năm vào ngày 01/7 dương lịch cũng là ngày lễ Kỷ niệm ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đây cũng là ngày được chọn làm “Ngày hội truyền thống văn hóa của tỉnh Bến Tre 01/7” hàng năm, nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng, nhân cách đạo đức của một nhà giáo, một người thầy thuốc suốt đời vì nhân dân, đã đem tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho dân, cho nước. Đến Ba Tri vào ngày hội du khách sẽ hòa mình và tận hưởng với các hoạt động đặc sắc như: Liên hoan đờn ca tài tử; liên hoan hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga; nói thơ Lục Vân Tiên; biểu diễn trống hội; biểu diễn võ thuật truyền thống; liên hoan ẩm thực, mâm cơm ngày giỗ; các trò chơi dân gian: đẩy gậy, kéo co truyền thống, nhảy bao bố, đập niêu, kéo tay,... được tổ chức hàng năm từ ngày 30/6 - 02/7 tại Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu.

Riêng năm 2012, là năm kỷ niệm 190 năm ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (01/7/1822 - 01/7/2012), cũng là “Ngày hội truyền thống văn hóa của tỉnh 01/7” lần thứ 20. Ngoài những hoạt động truyền thống văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí hàng năm, năm nay còn có trưng bày mô hình sa bàn Nguyễn Đình Chiểu dạy học và một số điển tích khác; hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn và nhiều hoạt động hội quần chúng khác.
http://2.bp.blogspot.com/-GEFsQqXFq8E/T81peuEsfsI/AAAAAAAABUA/z0gXKo8KXLk/s1600/Dinh+Phu+Le.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo Tàng tỉnh Bến Tre
Ngoài khám phá trải nghiệm những sự kiện nhân dịp lễ, hội ở Ba Tri, du khách còn tham quan tìm hiểu "Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Lễ" tại xã Phú Lễ, cách thị trấn Ba Tri khoảng 04 km. Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình thì niên đại xây đình vào năm 1826 - Minh Mạng thứ đời thứ 7, trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm 1851 (Tự Đức thứ 5). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá. Cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng. Hàng năm, hội cúng đình (còn gọi là Lễ kỳ yên), Lễ tế thu, Lễ cầu bông tổ chức vào rằm tháng 3 âl. Đến Phú Lễ du khách còn khám phá làng nghề TTCN Phú Lễ (gồm đan đát, nấu rượu), trong đó có nghề nấu rượu đế đã tồn tại rất lâu đời. Rượu đế Phú Lễ được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến bởi sản phẩm rất thơm ngon, tinh khiết, chất lượng ổn định, không gây độc hại và hợp khẩu vị của người tiêu dùng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long giới “ẩm giả” sành điệu xưa nay vẫn xếp rượu Phú Lễ (Bến Tre) vào hàng “danh tửu” cùng với rượu Gò Đen (Long An), Xuân Thạnh (Trà Vinh).
http://4.bp.blogspot.com/-5EhpbegJeqk/T81poTKVMOI/AAAAAAAABUg/2m-9OenJ_No/s1600/Vo+Truong+Toan.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo Tàng tỉnh Bến Tre
Từ thị trấn Ba Tri đi tiếp bằng đường bộ khoảng 18 km, du khách đến xã Bảo Thạnh tham quan "Di tích Mộ Võ Trường Toản". Người đời xưng tụng Võ Trường Toản là "Vạn thế sư biểu” và cũng chưa ai xác định rõ ông sinh trưởng ở đâu, có người nói ông là người huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Võ Trường Toản là người học rộng tài cao, thông đạt kim cổ, ông không đi thi để làm quan, từ chối tham chính và mọi điều ban phát. Thời chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê nhà, mở trường dạy học. Ông đã đào tạo nhiều học trò nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định (lúc bấy giờ được gọi là Gia Định tam gia thi), Ngô Tùng Châu, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm…. Ông mất ngày 27/7/1792, sau khi ông mất chúa Nguyễn Ánh cảm thương ban tặng cho ông hiệu "Gia Định xử sĩ sùng đức Võ tiên sinh" (tức bậc xử sĩ họ Võ người Gia Định sùng về đức độ). Khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, một số trí thức ở Gia Định không muốn người thầy dạy học kính yêu của mình gởi xương cốt ở nơi bị giặc chiếm, nên đã tổ chức di dời hài cốt của ông về làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Khu mộ của ông, bà và con gái được xây dựng theo dạng vôi phục, nằm trong khuôn viên thoáng rộng, có cây che bóng mát, có nhà thờ mái cong hai tầng để thờ ông và làm nơi tưởng niệm cho khách thập phương. Di tích này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích ngày 24/01/1998.

Bảo Thạnh còn là quê hương của cụ Phan Thanh Giản vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ. Nói về cụ Phan Thanh Giản mọi người ai cũng biết ông vốn thông minh, hiếu học, năm 1825 lúc đó ông 30 tuổi đã thi đậu cử nhân trong cuộc thi Hương tại trường thi Gia Định. Năm 1826, ông đỗ đệ tam giáp (đồng tiến sĩ) cuộc thi Hội ở kinh đô Huế và bắt đầu cuộc đời làm quan, là một đại thần của triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông mất ngày 04/8/1867, mộ và đền thờ của cụ Phan Thanh Giản được xây dựng trên đất quê nhà Bảo Thạnh.
http://4.bp.blogspot.com/-E8Upz2shkOk/T81pdy5A1yI/AAAAAAAABT4/EpOiSryqKjY/s1600/Cay+Da+Doi.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo Tàng tỉnh Bến Tre
Tiếp tục khám phá vùng đất Ba Tri, du khách đến tham quan “Di tích địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba Cây Da Đôi” tại xã Tân Xuân, cách thị trấn Ba Tri khoảng 16 km. Nơi đây vào cuối tháng 4/1930, chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung, gồm 10 đảng viên, nguyên là hội viên của Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội trước đó. Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01/5 tại Cây Da Đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Tại đây, sau ngày giải phóng (30/4/1975), Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức dựng bia lưu niệm về sự kiện lịch sử này. Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin nhận Di tích cấp Quốc gia vào 07/5/1997.
http://3.bp.blogspot.com/-tq7YkrSzIFQ/T81pp0jx86I/AAAAAAAABUo/UfUXFMTH2BA/s1600/Vam+Ho.jpg
Ảnh Nguyễn Dừa
Điều mà du khách đến Ba Tri cũng sẽ rất thú vị, ấn tượng, khi được khám phá sinh thái tự nhiên “Tràm chim Vàm Hồ” ở xã Tân Mỹ, cách thị trấn Ba Tri 18 km. Nếu từ thành phố Bến Tre theo đường bộ khoảng 54 km và đi bằng đường sông hướng ra biển mất khoảng 03 giờ. Ở Vàm Hồ, ngoài vũ điệu ngoạn mục của hàng ngàn cánh cò, cánh vạc và âm điệu đặc trưng của các loài chim hoang dã khác, kết hợp với cây lá xào xạc như tiếng con chim cuốc gọi đàn giữa đêm hè tĩnh mịch, tiếng bìm bịp kêu như một điệp khúc gọi con nước lớn, tiếng chim vịt kêu chiều chiều và nhiều loài chim nhỏ sống trong các lùm cây gần vực nước như: cuốc ngực trắng, trích, cúm núm, chằng nghịch, bìm bịp, chằng chài, chẽo chẹt, bông lau, chèo bẻo đuôi cò, chim vịt … và những hệ sinh thái thực vật tự nhiên rất lạ mắt. Hiện tại nơi đây chỉ mới được đầu tư cho du lịch, nên môi trường hoàn toàn còn hoang sơ. Nếu đến Tràm chim Vàm Hồ bằng đường sông, sẽ thú vị hơn và có thể ngắm được chim về đậu trắng cả bìa rừng phía sông.

Ngoài những điểm đến khá tiêu biểu, nhiều người biết đến Ba Tri còn có những điểm hẹn khác để du khách lựa chọn khám phá trải nghiệm như: Khu lưu niệm đốc binh Phan Ngọc Tòng xã An Hiệp; miếu thờ và mộ cụ Tán Kế (Lê Quang Quan) ở xã Mỹ Thạnh. Hay làng nghề bánh phồng Phú Ngãi, làng nghề muối Bảo Thạnh, làng nghề cá khô An Thủy, biển phù sa Cồn Hố .... Về ẩm thực du khách sẽ thỏa sức thưởng thức các món hải sản biển và nhất là du khách sẽ khó quên khi thưởng thức món cá lóc đồng nướng mở hành ăn với bánh tráng cuốn rau sống, chấm nước nắm chua ngọt. Hay các món ăn dân dã, đồng quê đậm chất Nam Bộ mà khi nhâm nhi với danh tửu Phú Lễ thì hết sẩy vô cùng.
http://2.bp.blogspot.com/-n0JF4heFLdQ/T87DmWvpIYI/AAAAAAAABU8/L0HFQv7LYHw/s1600/Tan+Ke.jpg
Miếu thờ và mộ cụ Tán Kế (Lê Quang Quan)
http://4.bp.blogspot.com/-Efkh_wDTtc8/T81phS6jrCI/AAAAAAAABUI/UV1Ifsqh2pM/s1600/Lang+nghe+dan+dat+-+Phu+Le.jpg
Làng nghề đan đát ở xã Phú Lễ - huyện Ba Tri

ttxtdlbentre
13-06-2012, 08:26
Giồng Trôm “Đất thép thành đồng” điểm hẹn về nguồn lý tưởng

Nếu như du khách đã đến xứ dừa Bến Tre khám phá những điểm đến du lịch sinh thái – sông nước - miệt vườn hấp dẫn ở Châu Thành, Chợ Lách hay vùng ven thành phố Bến Tre, thì Giồng Trôm cũng là vùng đất có nhiều điểm hẹn, điểm đến, điểm về nguồn rất lý thú để du khách trải nghiệm về văn hóa – lịch sử.

Giồng Trôm nằm khoảng giữa cù lao Bảo, có ranh giới chung sông Ba Lai với Bình Đại, sông Hàm Luông - Mỏ Cày Nam và giáp ranh Ba Tri, thành phố Bến Tre, Châu Thành. Địa danh Giồng Trôm được cấu tạo theo đặc điểm của đất cộng với tên thực vật - một con giồng có cây trôm mọc - giống như sự cấu tạo các địa danh Giồng Tre, Giồng Mít, Giồng Dứa. Như vậy, tên Giồng Trôm xuất hiện trên đất xứ dừa Bến Tre đã từ lâu. Đất đai Giồng Trôm được cấu tạo từ phù sa của hai con sông lớn Ba Lai và Hàm Luông, lại được tưới tắm bởi một mạng lưới sông rạch chằng chịt, do vậy mà Giồng Trôm có thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng. Có thời kỳ Giồng Trôm từng mang tên là quận Tán Kế, để ghi nhớ tên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vùng Ba Châu. Do vậy, cũng có thể coi huyện Tán Kế là tiền thân của huyện Giồng Trôm sau này.

Giồng Trôm là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử trong hai thời kỳ kháng chiến, là nơi sản sinh nhiều vị tướng lĩnh danh tiếng như: tướng Đồng Văn Cống, Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đại tướng Lê Văn Dũng, tướng Võ Viết Thanh, tướng Nguyễn Hữu Vị, tướng Trần Minh Tích, tướng Trần Văn Nhiên, tướng Võ Khắc Sương, tướng Nguyễn Văn Ngai, tướng Nguyễn Hoàng, tướng Hồ Quốc Việt…. Đặc biệt, vùng đất này còn là một nơi lưu giữ những tài sản tinh thần liên quan đến nhà thơ Phan Văn Trị và là nơi đã nuôi, che chở cho đồng chí cố Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn trong thời gian hoạt động cách mạng (11/1955 – 3/1956).
http://2.bp.blogspot.com/-tTQysccv1j0/T9VmBExxFgI/AAAAAAAABX0/XqNtFlKH6HY/s1600/Nguyen+Ngoc+Thang.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bến Tre
Hãy làm một cuộc hành trình đến xứ dừa, để du khách tham quan khám phá Giồng Trôm “Đất thép thành đồng” với những điều rất thú vị. Từ thành phố Bến Tre men theo tỉnh lộ 885 đến xã Mỹ Thạnh (địa danh Mỹ Lồng) khoảng 6,5km, điểm dừng chân đầu tiên tham quan là “Di tích Mộ và Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng” được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích cấp Quốc gia vào ngày 07/5/1997. Ông là người làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm. Năm 1848, ông giữ chức Lãnh binh trong quân đội dưới triều Thiệu Trị. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành bị hạ, ông được lệnh đóng giữ phòng tuyến Kỳ Hòa, ở đồn Cây Mai. Do lực lượng quá chênh lệnh, sau một thời gian cầm cự, ông rút quân về Gò Công, cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27/6/1866, ông bị trúng đạn, tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Sau khi ông chết thi hài ông được đưa về quê an táng. Đền thờ ông trước đây là đình làng, thờ Thành hoàng bổn cảnh. Vào năm 1984, nhân dân địa phương đem bài vị của ông vào đình thờ như một vị thần đã có nhiều công lớn đối với đất nước trong việc chống ngoại xâm. Từ đó đình trở thành “Đền thờ lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng” tọa lạc tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh. Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch.
http://4.bp.blogspot.com/-CiPZMUlbszI/T9VlzV0gzkI/AAAAAAAABXM/O5Mx8fS1rlA/s1600/Cuoc+tham+sat.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bến Tre
Sau khi viếng thăm “Di tích Mộ và Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng”, du khách đến “Di tích các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947” tại ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm, Giồng Trôm cách đền thờ Lãnh Binh Thăng 2,5km và cách thành phố Bến Tre 09km theo đường bộ. Nơi đây, vào lúc 05 giờ sáng ngày 10/01/1947 (ngày 19 tháng chạp năm Bính Tuất), hai trung đội lính lê dương do tên thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy theo đường sông từ An Hóa theo kênh Chẹt Sậy đổ bộ lên ấp Cầu Hòa và ấp Nhì càn quét vì nghi ngờ có Việt Minh đang trú đóng. Không tìm ra một chứng tích nào về Việt Minh, chúng quay ra nổ súng bừa bãi vào những người dân vô tội, giết chết 286 người, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. Chúng đốt cháy hơn 100 ngôi nhà. Nhiều xác chết bị cháy thiêu. Có gia đình bị giết đến 17 người, có gia đình bị giết sạch không còn người nào. Đây là cuộc tàn sát có quy mô nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích cấp Quốc gia vào ngày 19/01/2001.
http://4.bp.blogspot.com/-rOD7-6DPSsw/T9VmCER_OAI/AAAAAAAABX4/feUjow1a0Q4/s1600/Nguyen+Thi+Dinh.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bến Tre
Cũng nằm trên đường tỉnh 885 cách thành phố Bến Tre 8,5km, du khách đến “Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định” tại xã Lương Hòa. Khu lưu niệm được khởi công xây dựng vào cuối năm 2000, đưa vào phục vụ vào cuối năm 2003. Với diện tích rộng gần 15.000 m2, cổng được xây dựng theo dạng cổng tam quan của đình làng nông thôn Việt Nam. Trong khu lưu niệm có xây dựng Đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định theo kiểu tứ trụ, cột tròn mái hai tầng chồng diềm uốn cong ở 04 góc, diềm mái đầu cột, đầu hồi có trang trí họa tiết, có 03 cửa ra vào, xung quanh có hành lang rộng. Ngoài ra, còn có phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu để minh họa về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng kiên cường, liên tục của Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã gắn bó với những chặng đường đấu tranh vô cùng oanh liệt của dân tộc ta. Hàng năm, vào ngày 28/7 âm lịch là ngày giỗ của Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
http://3.bp.blogspot.com/-cb-807V-Bp4/T9Vl27_csMI/AAAAAAAABXc/se5pERKN60Y/s1600/Dinh+Binh+Hoa.jpg
Ảnh của Trung tâm TTXTDL
Nằm trong hệ thống Di tích văn hóa – lịch sử “Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Hòa” cũng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích cấp Quốc gia vào ngày 07/01/1993. Di tích này cách thành phố Bến Tre 16km và cũng trên nằm trên đường tỉnh 885, du khách có thể đến đây bằng đường bộ hoặc đường thủy. Đình Bình Hòa được xếp trong danh mục 20 ngôi đình lớn và đẹp của tỉnh Bến Tre, là ngôi đình cổ nhất ở cù lao Bảo. Những tài liệu còn lưu giữ ngôi đình tồn tại đến nay gần 200 năm. Đình được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 6 (1852). Ngôi đình có quy mô kiến trúc tương đối lớn còn giữ được đến ngày nay, không phải là dạng nguyên sơ của nó, mà đã được xây cất lại vào năm 1903. Hiện tại còn hơn 100 hiện vật điêu khắc gỗ tinh vi, sắc sảo, gồm những bức hoành phi, liễn đối, bao lam, phù điêu, hương án, đồ lễ bộ… được lưu giữ. Hằng năm vào rằm tháng giêng (âl) diễn ra lễ cúng đình lần thứ nhất và vào rằm tháng chạp (âl) lần thứ hai. Về mặt kiến trúc trang trí bên trong cũng như những công trình nghệ thuật khác ở bên ngoài của đình, vẫn là sự kết hợp yếu tố nghệ thuật cung đình với nghệ thuật tôn giáo và được dân gian hóa ở mức độ nhất định. Đó là những đề tài lân, long, quy, phụng, chim muông, sen-cua, trúc-tước, nho-sóc, bần-cò v.v… Đình Bình Hòa còn là chứng tích ghi nhớ những tội ác của đội quân UMDC của Léon Leroy (thời kháng Pháp) và đặc biệt bọn “công an Ngô Quyền” trong những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” đẫm máu dưới thời Ngô Đình Nhiệm.
http://4.bp.blogspot.com/-o_jdzSif-Y4/T9VlyCuVbuI/AAAAAAAABXE/qikj7nq-se0/s1600/10+Trac.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bến Tre
Mảnh đất Giồng Trôm còn có “Di tích Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác” ở xã Hưng Lễ. Đây là nơi Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn đã ở và làm việc từ tháng 11/1955 - 3/1956, để chỉ đạo phong trào Cách mạng miền Nam và tổng hợp tình hình, dự thảo Đề cương Cách mạng miền Nam. Nhà gồm 3 gian, hai chái bằng gỗ, xung quanh là vườn dừa, có lối thoát thuận tiện khi gặp biến cố. Đồng chí Lê Duẩn hàng ngày làm việc, ăn ở ngay trong căn buồng, có kê chiếc giường đôi, cạnh đó là một tủ đứng, bên trong bố trí thông với một hầm bí mật đào dưới đất. Việc canh gác theo dõi người lạ, địch bên ngoài đều do vợ chồng ông, bà Nguyễn Văn Trác đảm nhiệm, để ghi dấu một di tích của thời đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận Di tích cấp Quốc gia vào ngày 07/5/1997.
http://1.bp.blogspot.com/-NbcrO7DGWLY/T9Vl4GCKMMI/AAAAAAAABXg/IGF8VFaSVhk/s1600/Dong+Van+Cong.jpg
Ảnh từ Internet
Đến Giồng Trôm du khách còn tham quan “Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống” tọa lạc tại xã Tân Hào. Nếu đi theo tỉnh lộ 885 cách thành phố Bến Tre 25km, theo tỉnh lộ 887 thì ngắn hơn 07km. Trung tướng Đồng Văn Cống là vị tướng bưng biền, một người con ưu tú của quê hương Đồng Khởi, ông được xem là người anh cả của lực lượng vũ trang tỉnh Bến Tre. Ông còn là thủ lĩnh du kích xã Tân Hào thời chống Pháp với những chiến công vang dội trên các chiến trường Bến Tre, Gò Công, Trà Vinh, Vĩnh Long. Thời chống Mỹ, ông là Tư lệnh Quân khu 9, Tư lệnh Khu 8, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
http://4.bp.blogspot.com/-_EIEFJ371Uw/T9VmH91rzKI/AAAAAAAABYQ/XUzZV_Fsx2E/s1600/Phan+Van+Tri.jpg
Ảnh tư liệu của Bảo tàng tỉnh Bến Tre
“Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị” cũng nằm trên mảnh đất Giồng Trôm tại xã Thạnh Phú Đông. Phan Văn Trị đỗ thứ 10/17 cử nhân ở khoa thi Kỷ Dậu năm Tự Đức thứ 3 (1849), năm ấy ông vừa tròn 19 tuổi. Với tài học đó, Cử Trị có thể ra làm quan, nhưng vì chán cảnh quan trường, buồn phiền vì thời cuộc cứ rối ren, ông về sống đạm bạc bằng việc dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc Tp. Tân An, tỉnh Long An). Sau tị địa về Vĩnh Long rồi về Phong Điền - Cần Thơ, vừa dạy học, bốc thuốc, vừa làm thơ…. Đức độ và tài năng của Phan Văn Trị đã làm cho nhiều người cảm phục. Ông mất ngày 16/5 năm Canh Tuất (nhằm 22/6/1910) tại xã Nhơn Ái (nay thuộc huyện Phong Điền, Tp. Cần Thơ), thọ 80 tuổi. Tại xã Thạnh Phú Đông, quê hương nơi ông sinh ra năm 1998 cũng đã xây dựng Đền thờ cho ông.

ttxtdlbentre
13-06-2012, 08:31
Có thể nói mảnh đất Giồng Trôm không những chỉ phong phú về di tích văn hóa - lịch sử, mà còn hấp dẫn với môi trường sinh thái tự nhiên sông nước, miệt vườn, nổi bật nhất là khám phá du lịch sinh thái cộng đồng Cồn Ốc tại xã Hưng Phong, chỉ cách thành phố Bến Tre 12 km. Du khách đến nơi đây cả đường bộ lẫn đường thủy đều thuận lợi. Cồn Ốc là cồn nổi lớn nhất trên sông Hàm Luông, có diện tích tự nhiên 647ha. Ban đầu, nơi đây chỉ là một cồn nhỏ, thấp, có nhiều ốc bám vào các loài cây ngập nước trên nền phù sa, vì vậy mới có tên là Cồn Ốc. Vùng này, còn có nhiều loài cây ăn trái đặc hữu như: Dừa núm, bưởi da xanh..., với chất lượng ngon hơn hẳn các vùng khác. Dừa núm trồng trên vùng đất cát phù sa của Cồn Ốc có độ ngọt đượm và nhiều nước hơn. Bưởi da xanh ở đây có múi sắc hồng, không hột, không the, vị ngọt đượm với vị chua dịu miệng, trái chín vẫn giữ trọn sắc xanh. Đặc biệt, một giống cây quý của Cồn Ốc được xem như một thứ giải khát hiếm có là “dừa dứa”, đây là giống dừa thoảng hương lá dứa từ nước uống đến cơm dừa. Cây dừa dứa rất kén đất, chỉ thích hợp với vùng nước lợ, nước ngọt sẽ cho trái có vị chua, nước mặn làm trái bị nhỏ. Hiện tại, vùng đất Cồn Ốc còn tồn tại nhiều vườn dừa có cả 20 giống dừa cư ngụ. Ngoài các loại dừa, Cồn Ốc còn có đa dạng các loại cây trái khác như: Cam, quýt, chanh, nhãn, Sapôchê…. Đến Cồn Ốc du khách còn hứng thú tham gia vào quá trình sản xuất để khám phá trải nghiệm tại “Làng nghề đan giỏ cọng dừa” và các vệ tinh hàng thủ công mỹ nghệ làm từ cây dừa.
http://3.bp.blogspot.com/-FNF7ZDufzrQ/T9Vly7u4FiI/AAAAAAAABXI/395_48ORW2A/s1600/Con+Oc-Dan+gio.jpg
Ảnh của TTXTDL
Làng nghề truyền thống ở Giồng Trôm cũng khá nổi tiểng như: "Bánh tráng Mỹ Lồng” tại xã Mỹ Thạnh, “Bánh Phồng Sơn Đốc" tại xã Hưng Nhượng; Làng nghề TTCN tại xã Phước Long (sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ sơ dừa và đan giỏ cọng dừa…). Hay chợ Chanh ở xã Lương Quới, nằm cặp tỉnh lộ 885, cách Tp Bến Tre 12 km, đây là chợ đầu mối mua bán chanh độc nhất vô nhị ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
http://3.bp.blogspot.com/-SieNBpbXyyc/T9Vntj6KrLI/AAAAAAAABYk/2Wqu5RstSoU/s1600/Banh+phong.jpg
http://2.bp.blogspot.com/-N1jjzNWHY7E/T9Vlv_oViQI/AAAAAAAABW8/ptTg9Dxzt70/s1600/Banh+trang+-+TCMN.jpg
Ảnh của Trung tâm TTXTDL
http://4.bp.blogspot.com/-umsGYNueX0k/T9VltlUgoPI/AAAAAAAABW0/7_zRDX_-WsY/s1600/Chi+so+dua+-+Cho+Tranh.jpg
Ảnh của Trung tâm TTXTDL và ảnh từ Internet
Những chuyến về nguồn trên đất cù lao xứ dừa, nhất là du khách khám phá trải nghiệm về văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái sông nước – miệt vườn trên mảnh đất Giồng Trôm “Đất thép thành đồng”, hy vọng du khách sẽ thật sự hài lòng, thú vị với chuyến đi có ý nghĩa, bổ ích và thư giãn.

ttxtdlbentre
15-06-2012, 08:43
Vui hội "Tết Đoan Ngọ" trên đất xứ dừa

Dân gian thường gọi ngày mùng 5/5 âm lịch là ngày “Tết Đoan ngọ”. Đây là ngày tết dân gian đã có từ lâu ở một số nước Đông Á và đến nay vẫn còn tồn tại trong văn hóa dân gian Phương Đông, trong đó có cả nước ta. Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, tết Đoan ngọ bắt đầu từ thời vua Lê Đại Hành, Vua Đại hành ra ruộng cày cấy cùng dân đúng mùng 5/5 âl, nên Ngài ra chiếu chỉ ngày này là ngày Tết dân gian và cũng là ngày phô trương tình dân tộc bà con láng giềng không phân biệt tuổi tác, phẩm vật, vua tôi… Có lẽ vậy, mà ngày “Tết Đoan ngọ” đến nay vẫn còn hiện hữu và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân ta.
http://2.bp.blogspot.com/-xYOkfkPZHmI/T9moiYVmTyI/AAAAAAAABag/Q0I9rIptNf8/s1600/Hoi+thi+nau+an.jpg
Hội thi làm bánh xèo ngày "Tết Đoan ngọ"
Cũng như nhiều địa phương khác, ở Bến Tre ngày “Tết Đoan ngọ” cũng đã có từ rất lâu và cũng được người dân rất quan tâm, nhất là ở các địa phương làm nông nghiệp và vườn cây ăn trái. Vào ngày này du khách thập phương đổ về một số xã có vườn cây ăn trái của huyện Châu Thành, Chợ Lách đông nghẹt, chật kín cả các vườn cây ăn trái. Có thể nói các xã cánh đông của huyện Châu Thành – Bến Tre như: Tân Phú, Tiên Long…, là nơi đầu tiên được mọi người biết đến các hoạt động văn hóa dân gian của ngày mùng 5/5 âl như: Lễ cúng thần nông cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trái, mùa màng tốt tươi, trúng mùa, bội thu; hội thi làm bánh xèo, liên hoan mâm cơm gia đình; liên hoan đờn ca tài tử, liên hoan - giao lưu hát nhau nghe giữa các ấp với nhau và một số hoạt động trò chơi, thể thao dân gian…, được tổ chức rất sôi nổi. Đặc biệt, vào ngày mùng 5/5 âl khi thủy triều xuống, thì tại Cồn Cát Tiên ở xã Tiên Long, mực nước ở cồn xuống thấp chỉ ngang đầu gối hay ngang lưng quần, nhìn thấy bãi cát vàng mịn, bùn ít, không lún, nên mọi người thích thú rủ nhau xuống tắm nước ngọt, rồi đặt cho Cồn Cát Tiên là “Vũng Tàu 2”. Cũng ngày này số lượng ghe, tàu tấp nập về đây đông vui như một phiên chợ nổi trên sông. Ngoài ra, đến đây vào dịp này còn thưởng thức đặc sản trái cây, ốc gạo, hến, nấm mối, cháo gà ta thả vườn,… và thư giãn, nghỉ mát trong các vườn trái cây rất thú vị. Lượng khách hàng năm đến nơi đây vui chơi, giải trí, tắm cồn, thưởng thức đặc sản vào ngày “Tết Đoan ngọ” ở Châu Thành và Chợ Lách mỗi năm càng ngày càng tăng lên. Những năm gần đây, do điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, Cồn Tiên của Tiên Long không còn là bãi tắm thiên nhiên, để mọi người đổ sô về đây đông nghẹt như những năm trước.
http://3.bp.blogspot.com/-Q8OMMq1j_So/T9momd_i6xI/AAAAAAAABbQ/WUBayN_K_2s/s1600/Ngay+hoi+cay+trai+ngon+an+toan.jpg
"Ngày hội cây - trái ngon, an toàn" hàng năm tại huyện Chợ Lách
Với sự tín ngưỡng dân gian và nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân miệt vườn, sông nước xứ dừa, nhất là ở các địa phương có trồng cây ăn trái, làm nghề nông, ngành chức năng và các ngành các cấp có liên quan đã phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian, vui chơi giải trí, du lịch…. Và dần dần ngày “Tết Đoan ngọ” đã trở thành ngày hội văn hóa dân gian truyền thống của người dân xứ dừa Bến Tre. Đặc biệt, cách đây 12 năm tỉnh Bến Tre đã phát triển ngày hội này thành “Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp” và chọn huyện Chợ Lách là nơi tổ chức hàng năm từ ngày mùng 4/5 đến 7/5 âl. Các hoạt động diễn ra trong dịp tổ chức ngày hội như: Lễ dâng hương thần nông; hội thi trái ngon, an toàn; đấu xão sản phẩm to, lạ; hội còn có thi ẩm thực, đá chim, các trò chơi dân gian, biểu diễn uốn sửa kiểng và quay chậu, các gian hàng trưng bày, mua bán trái cây, cây giống, hoa kiểng, dụng cụ, vật tư nông nghiệp, sinh vật lạ, gà nòi, gian hàng ẩm thực…. Hội thảo sản xuất trái cây theo thị trường, hội thảo liên kết sản xuất làng nghề, hội thảo một số giống hoa kiểng mới, sản xuất bền vững…; hội chợ thương mại và biểu diễn nghệ thuật hàng đêm; các hoạt động vui chơi, giải trí và du lịch…. Ngoài ra, du khách đến Chợ Lách dịp này còn tùy thích chọn lựa du thuyền đẹp, an toàn để thưởng ngoạn khám phá sông nước, hít thở không khí trong lành trên dòng Cổ Chiên và thoáng mát ở cồn Phú Bình, Phú Đa. Hay du khách chọn tuyến du lịch sinh thái bằng đường bộ đến Cái Mơn (Vĩnh Thành) để trải nghiệm ở những làng nghề cây giống, hoa kiểng, vườn cây ăn trái nổi tiếng được cả nước biết đến và thỏa sức thưởng thức những đặc sản ẩm thực hấp dẫn, thú vị.
http://2.bp.blogspot.com/-GSvtcZc_uGk/T9mom6ngHWI/AAAAAAAABbY/LkBerLXscSs/s1600/Quay+trai+cay.jpg
Quầy trái cây trong ngày “Tết Đoan ngọ” tại điểm tổ chức ngày hội dân gian mùng 5/5 âl
http://4.bp.blogspot.com/-XddWrNyrBYM/T9mosSGfpjI/AAAAAAAABbw/OOt_btUEQpc/s1600/Vuon+sinh+thai+Ham+Luong.jpg
Điểm du lịch “Vườn sinh thái Hàm Luông” ven sông Tiền ở xã Tân Phú – Châu Thành, Bến Tre (ảnh sưu tầm)
Riêng tại huyện Châu Thành các hoạt động hội và vui chơi giải trí, hội thi, liên hoan, giao lưu, … nhân ngày “Tết Đoan ngọ” chỉ diễn ra vào ngày mùng 4 và 5/5 âl tại xã Tân Phú. Đến dây dịp này du khách sẽ khám phá, thưởng thức các hoạt động văn hóa dân gian, ẩm thực rất phong phú, hấp dẫn. Ngoài việc đến đây vui ngày “Tết Đoan ngọ”, du khách còn mặc sức tham quan các vườn cây ăn trái oằn sai trĩu quả…. Những năm gần đây, tại Tân Phú còn phát triển điểm du lịch “Vườn sinh thái Hàm Luông” rất đẹp ở ấp Hàm Luông và nằm ven sông Tiền phía bờ Bến Tre, có tổng diện tích 02 ha, tại đây có các dịch vụ nhà nghỉ cao cấp, các chòi nghỉ mát ngoài trời; quán ăn trên hồ; bar; các dịch vụ vui chơi như: Câu cá, tắm hồ, tiệc liên hoan, du thuyền du ngoạn trên sông, trái cây thổ sản Bến Tre; mua bán quà lưu niệm …. Riêng ngày “Tết Đoan ngọ” tại điểm này địa phương xã Tân Phú, cùng với các ấp của xã cũng tổ chức nhiều trò chơi hoạt động trò chơi văn hóa dân gian, liên hoan ẩm thực vui ngày hội, mua bán trái cây đặc sản và những món ăn dân gian, truyền thống rất phong phú hấp dẫn…

Đến xứ dừa Bến Tre, về Chợ Lách và Châu Thành vui hội ngày hội “Tết Đoan ngọ” ngoài phương tiện cá nhân hay chọn theo các tour lữ hành, du khách có thể chọn đi bằng xe buýt đến các điểm tổ chức hội “Tết Đoan ngọ” rất tiện lợi. Tuyến xe buýt (MTS 03) từ thành phố Bến Tre đi đến xã Tân Phú, đến bến phà Tân Phú, rồi qua phà đến huyện Chợ Lách cũng rất tiện lợi. Nếu như du khách đi theo tuyến QL57 theo tuyến xe buýt (MST 08) từ trung tâm thành phố Bến Tre, đến thị trấn Chợ Lách tham quan “Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp” từ ngày mùng 4/5 âl – 7/5/âl và cùng khám phá trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái tuyến đường sông, đường bộ mà du khách ưa thích.
http://4.bp.blogspot.com/-dinfGrZ-Rf0/T9moq4TvjjI/AAAAAAAABbo/gljAcmxLhJI/s1600/Quyt+-+suu+tam.jpg
http://2.bp.blogspot.com/-imUf1ImqXB0/T9mot79b3sI/AAAAAAAABb4/Ofyi0A1ZjyY/s1600/Xoai+-+suu+tam.jpg
http://1.bp.blogspot.com/-gEhVts7HBYA/T9momLZgDvI/AAAAAAAABbI/mV_LiPqYJ3s/s1600/Mit+-+suu+tam.jpg
Ảnh sưu tầm

ttxtdlbentre
15-06-2012, 09:46
Có một con đường hoa kiểng – cây giống

Du lịch sinh thái hiện nay rất được du khách ưa chuộng. Ở nước ta, từ Bắc đến Nam có nhiều mô hình loại này, nhưng với Bến Tre quê tôi, được thiên nhiên ưu đãi, phù sa từ những con sông đã bồi đắp nên một vương quốc cây trái Cái Mơn – Chợ Lách rất nổi tiếng và đã hình thành một con đường hoa kiểng – cây giống mà gần đây rất nhiều du khách nội địa và quốc tế đến tham quan cũng như các Công ty Lữ hành trong, ngoài tỉnh đang khai thác rất hiệu quả.

Chợ Lách cách thành phố Bến tre khoảng 40km, nằm trên vùng đất cù lao Minh, chếch về hướng tây bắc. Giao thông thủy, bộ để giao lưu trong vùng và để du khách tìm đến đây đều rất thuận lợi. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm luông theo quốc lộ 60 (khoảng 04km), đến ngã tư Tân Thành Bình – Mỏ Cày Bắc, rồi rẽ phải vào đường tỉnh 882 nối với quốc lộ 57 (10km) để bắt đầu con đường hoa kiểng – cây giống nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Hiện nay cũng đã có tuyến xe buýt (MST 08) Bến Tre – Mỏ Cày Bắc – Chợ Lách – Phà Đình Khao (Vĩnh Long), lộ trình trên dưới 60km rất dễ để du khách đến cả từ hướng Bến Tre và Vĩnh Long.
http://2.bp.blogspot.com/-QIOSiN8yvdM/T9hN_FO9gDI/AAAAAAAABZU/JxZHP-NjOKE/s1600/MST08.jpg
Và quả thật, vương quốc cây trái Cái Mơn – Chợ Lách nổi tiếng với con đường hoa kiểng - cây giống cùng nhiều làng nghề truyền thống sẽ không làm thất vọng cả những du khách khó tính khi đến vùng sông nước yên bình và thơ mộng này. Có thể lướt qua một vài điểm dừng chân, được du khách ưa chuộng trên con đường hoa kiểng – cây giống mà mỗi khi du khách về tham quan tại Bến Tre:

1. Khu “Di tích Căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn – Gia Định” (còn gọi là Y4, T4): Cách thành phố Bến Tre 14km, căn cứ Y4 đã từng là nơi ở và làm việc của Khu ủy Sài gòn – Gia Định những năm 1969-1970. Di tích vừa được tái tạo trên khu đất 02ha và khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 28/4/2012 gồm: Nhà bia, nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật, hầm làm việc và hầm bí mật của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ và ông Trần Bạch Đằng; hầm cơ yếu; hầm cứu thương và hầm tiếp khách… Di tích được Bộ Văn Hóa - Thông Tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 23/12/1995.
http://4.bp.blogspot.com/-L1OinEu-lWw/T9hOBybE-UI/AAAAAAAABZo/RBur5Uxn1eE/s1600/NAM+CONG.jpg
2. Vườn kiểng thú Năm Công (09km từ căn cứ Y4): Do nghệ nhân Năm Công làm chủ cơ sở, tại đây đã chế tác nhiều loại cây kiểng lớn hình 12 con giáp, lục bình và nhiều loại nhà cây xanh cung cấp cho các khu du lịch, resorts trong và ngoài nước. Hiện nay, nghề làm kiểng thú đã phát triển ra nhiều hộ chung quanh và trở thành làng nghề làm kiểng thú rất sung túc.

3. Vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy: Từ vườn kiểng thú Năm Công đi tiếp hơn 01km là vườn kiểng và cây giống Hoàng Duy có diện tích 1,8ha với hơn 40 loại kiểng lá, kiểng bông, bonsai và cây giống. Nơi có lối đi tham quan mát mẽ và du khách có thể chọn mua kiểng bon sai…
http://1.bp.blogspot.com/-W0Y7oH10QJQ/T9hOGXkKnXI/AAAAAAAABaE/QKfuHVRzDaM/s1600/VINH+NAM+-+VINH+BAC.jpg
4. Đường hoa kiểng, cây giống Vĩnh Bắc – Vĩnh Nam: tại xã Vĩnh Thành (dưới dốc bên phải cầu Cái Mơn nhỏ). Đây là làng nghề truyền thống hoa kiểng Vĩnh Bắc, Vĩnh Nam đã được công nhận từ nhiều năm nay. Đường hoa rực rở, muôn màu, muôn sắc có hình vòng cung dài hơn 10km được dòng sông Cái Mơn thơ mộng bao quanh. Hai bên đường, các nghệ nhân trong làng trồng tỉa, sắp xếp các loại hoa kiểng ngay ngắn, thẳng hàng. Một số hoa kiểng trồng chuẩn bị cho mùa tết, một số cao kiểng, hoa kiểng, cây cảnh khác, cây giống, đang chờ các thương lái từ các nơi đến nhận theo hợp đồng ký kết để bán ra các nơi khác.
http://2.bp.blogspot.com/-uqAHJmcHJmE/T9hN-hB8A3I/AAAAAAAABZE/ikMuU7NFBZA/s1600/BAY+THAO.jpg
5. Vườn sầu riêng Bảy Thảo: Nằm trên đoạn giữa đường hoa Vĩnh Bắc – Vĩnh Nam, có diện tích hơn 1,2ha. Nơi đây, chủ nhà còn thường xuyên chăm sóc gần 100 con gà nòi cung cấp cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong nước. Điểm Vườn sầu riêng Bảy Thảo, du khách có thể được phục vụ trái cây tại vườn, ăn trưa với các món ăn truyền thống miền quê sông nước và ngủ lại nhà dân (homestay) nếu du khách có nhu cầu.
http://4.bp.blogspot.com/-WlyPn8VhQEQ/T9hOB_cqgiI/AAAAAAAABZk/HD_PYwfa61o/s1600/NHA+THO+CAI+MON.jpg
6. Nhà thờ Cái Mơn: Một trong những nhà thờ xưa và lớn nhất Nam bộ, xây dựng vào năm 1872. Tháp chuông 09 tầng, cao 56,52m với 06 chuông đúc tại nước Pháp và tổng trọng lượng các chuông đồng đến 4.000 kg. Nhà thờ là nơi sinh hoạt tôn giáo của hơn 90% cư dân xã Vĩnh Thành (Cái Mơn). Đối diện nhà thờ là nhà bia tưởng niệm và ghi nhớ nơi sinh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) người biết trên 20 ngoại ngữ, có 118 tác phẩm được xuất bản, là một trong 18 vị bác học thế kỷ XIX.
http://4.bp.blogspot.com/-2yukYb6gCkA/T9hOBpEwZiI/AAAAAAAABZc/2VDSGI4vujw/s1600/NHA+BIA+TRUONG+VINH+KY.jpg
http://1.bp.blogspot.com/-d4wZvHUDqmQ/T9hN8T2BJEI/AAAAAAAABY8/nCePa3dIKp8/s1600/BA+NGOI.jpg
7. Điểm du lịch Ba Ngói – vườn chôm chôm – khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa: Thuộc địa phận xã Vĩnh Bình, qua thị trấn Chợ Lách khoảng 06km. Du khách có thể tham gia cào ốc gạo, thăm vườn chôm chôm, sầu riêng và thưởng thức bánh xèo hến, gỏi cuốn ốc gạo…

8. Điểm du lịch Tám Lộc – vườn chôm chôm – trại nuôi ong mật - khu bảo tồn ốc gạo Phú Đa: Nằm trong ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình, cách thị trấn huyện Chợ Lách gần 07km. Các dịch vụ cũng giống như điểm du lịch Ba Ngói và du khách còn có thể tham quan trại nuôi ong mật cạnh vườn chôm chôm, có lúc mùa cao điểm lên đến 700 – 800 thùng ong.

9. Ngoài ra, tại cồn Phú Đa – Vĩnh Bình còn có vườn xoài tứ quí Thanh Sơn; khu bãi cát tắm sông cồn Phú Bình (sông Cổ Chiên) và làng bó chổi cạnh các điểm du lịch ấp Phú Hiệp, xã Vĩnh Bình.

Vùng đất Chợ Lách – Cái Mơn, vương quốc hoa kiểng, cây giống và nhiều loại trái cây đặc sản, giá trị cao có nhiều địa điểm du lịch liên hoàn, theo chuỗi tham quan theo không gian và lộ trình tuyến điểm đã và đang thu hút không những khách lẻ, tự sắp xếp chuyến đi mà còn rất thích hợp và thuận lợi cho các đơn vị hãng lữ hành tổ chức cho các đoàn khách lớn của Công ty. Du lịch đến Chợ Lách – Cái Mơn không những hấp dẫn nhờ những ưu thế hoa kiểng, cây giống, một miệt vườn khác, rất êm đềm và thanh bình, giao lưu văn hóa nghệ thuật cấy ghép giống của các nghệ nhân giàu tình cảm, mến khách. Xin mời quí khách hãy đến vùng đất Cái Mơn – Chợ Lách này để một lần cảm nhận hay trải nghiệm thú vị với một miền quê còn nhiều điều nên khám phá và thư giãn thưởng ngoạn trước cuộc sống ngày càng hối hả hiện nay.

ttxtdlbentre
11-07-2012, 14:17
Hào hứng ngao du khám phá Cồn Qui

Khám phá sông nước - miệt vườn vẫn là đề tài mà nhóm chúng tôi đưa vào tầm ngắm hàng đầu trong hè này. Miền Tây vẫn là nơi thích hợp nhất để chúng tôi chọn làm điểm đến. Nhưng đến Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre hay Vĩnh Long, Trà Vinh..., đó là điều mà cả bọn đều phân vân. Nhưng có lẽ vì cùng chung ý nghĩ, chung sở thích, nên cả bọn thống nhất chọn xứ dừa Bến Tre.
http://3.bp.blogspot.com/-uomaISUegfc/T_zvOnYxsEI/AAAAAAAABgc/JWU_NHuXOTQ/s1600/Cau+Rach+Mieu.jpg
Chuyến đi này bọn tôi tạm đặt là chuyến "ngao du bụi", nhật ký chuyến đi bắt đầu ghi lúc chúng tôi rời thành phố Hồ Chí Minh từ 8 giờ sáng và khoảng 9 giờ 40 đến cầu Rạch Miễu. Chúng tôi được biết cầu Rạch Miễu đi vào lịch sử nối đôi bờ Tiền Giang - Bến Tre. Có thể nói đây là dấu ấn, là bước ngoặc, ghi dấu cho nhiều sự phát triển mới trên ba dải cù lao xứ dừa. Cầu Rạch Miễu được xây dựng khá qui mô và đẹp quá!
http://2.bp.blogspot.com/-AteUMWGhjYU/T_zvJ0B9vcI/AAAAAAAABgU/B8PnFyBg6Cw/s1600/Con+Phung.jpg
Qua cầu Rạch Miễu các bạn Bến Tre đón chúng tôi đưa xuống du thuyền để đi đến Cồn Qui. Bắt đầu chuyến hành trình lênh đênh thưởng ngoạn trên sông Tiền, được thư thả hít thở không khí sông nước trong lành thật sảng khoái. Ven sông chúng tôi quan sát thấy toàn là những hàng bần và những rặng dừa nước xanh um. Du thuyền lướt qua Cồn Phụng, là điểm du lịch hấp dẫn được nhiều người biết đến và đã nổi tiếng từ lâu.

Các bạn Bến Tre đã giới thiệu cho chúng tôi biết: Cồn Qui là cồn nhỏ nhất của Bến Tre, được khai thác từ những năm thập kỷ 1960 nằm trên sông Tiền giữa hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, thuộc huyện Châu Thành - Bến Tre. Tư liệu lịch sử ghi lại những người dân đầu tiên đến đây khai hoang đã trồng rất nhiều bần và dừa nước để giữ đất không bị trôi. Hàng năm, nhờ phù sa bồi đắp nên Cồn Qui ngày càng được mở rộng, ngày càng có nhiều hộ dân đến đây sinh sống và khai thác đất trồng hoa màu và các loại cây ăn trái có tiếng như: nhãn, sapôchê, bưởi, mận, xoài, mít tố nữ và còn một số cây ăn trái khác...
http://3.bp.blogspot.com/-MA5LEbrTMls/T_zvQuU2apI/AAAAAAAABgs/hTQxAHmyHeE/s1600/Con+Qui.jpg
Đến Cồn Qui chúng tôi được bạn sắp xếp ở tại điểm nhà của một hộ nông dân, là căn nhà tường khá tươm tất và rộng rãi, xung quanh là vườn cây nhãn, sapôchê đã trồng lâu năm, cách trồng thẳng lối trông rất đẹp. Nơi đây còn là điểm du lịch sinh thái, là điểm của các hãng lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày đưa khách du lịch thập phương đến đây du lịch. Có lẽ vậy, mà nơi đây được trang trí rất bắt mắt. Hàng ngày, điểm này có từ 100 - 150 khách theo tour từ thành phố Hồ Chí Minh đến đây, cao điểm có ngày cả ngàn khách và có rất nhiều khách nước ngoài. Thỉnh thoảng có vài chục đến 100 khách nội địa và cả khách Tây tá túc qua đêm ở đây. Chắc cũng như chúng tôi, những du khách tìm đến đây ngoài mục đích đi du lịch, thì cũng là thích phiêu lưu, mạo hiểm hay khám phá những gì mà họ thích…
http://1.bp.blogspot.com/-08m1bf-wDn8/T_zvS_A1ANI/AAAAAAAABhE/O_WJbnrfeZU/s1600/Ven+song.jpg
Ảnh từ Internet
Thích thú nhất hiện nay Cồn Qui vẫn còn giữ nét hoang sơ, có nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên nhìn những vườn cây rất thông thoáng, đẹp mắt. Dưới những tán cây, chủ vườn mắc nhiều chiếc võng để du khách nằm thư giãn, nghỉ mệt, nghỉ mát. Thấp thoáng xen lẫn trong những vườn cây nặng trĩu trái là những mái nhà lá đơn sơ rất dễ thương. Hay khi ngắm nhìn ven sông, rạch chúng tôi bắt gặp những bông bần trắng tím là đà trên mặt nước, đung đưa trong gió, cùng với những rặng dừa nước xanh um chạy dọc triền sông nhìn hút cả mắt. Thỉnh thoảng những làn gió nhè nhẹ thổi qua, làm những tàu lá dừa nước khua rào rạt; rồi những tia nắng xuyên qua kẻ lá của những đám bần, những hàng dừa nước, tạo hình in bóng trên mặt nước sông, rạch, những con sóng nhỏ nhấp nhô, sóng sánh mặt nước, làm nó lung linh lã lơi trên sóng nước, nhìn nó ta thấy ta cảm giác sự yên lành, dịu hiền rất khó tả và thú vị vô cùng.
http://2.bp.blogspot.com/-GQSTZxfs0XY/T_zvPdf-lXI/AAAAAAAABgk/76l_6F7hjTw/s1600/Bat+ca.jpg
Ảnh từ Internet
Hứng thú nhất là chúng tôi được hóa thân thành nông dân tham gia hái trái cây tại vườn với chủ nhà, hay thu hoạch những mớ rau vườn để bổ sung thêm vào bữa ăn chiều. Hào hứng với cả bọn là được sống với những phút giây "chân lắm tay bùn" để tát mương bắt cá trong mương vườn. Những cá, tôm, tép bắt được, chúng tôi cùng với chủ nhà chế biến ra những món ăn mang đậm hương vị đồng quê và dân dã mà chúng tôi thích. Thật đầy ý nghĩa và khó quên, trong cuộc vui cùng bè bạn thưởng thức những sản phẩm do chúng tôi góp phần làm ra trong chuyến ngao du ở xứ cồn.

Đêm xuống một chiếc được đò máy nhỏ đưa chúng tôi len lỏi bên những rặng bần để ngắm và bắt đom đóm. Mỗi đứa chuẩn bị một lọ thủy tinh nhỏ và những cái vợt bằng lưới để bắt đóm đóm. Từ nhỏ đến lớn chúng tôi chỉ nghe nói về đom đóm, nhưng chưa bao giờ nhìn thấy chúng. Bây giờ được tận mắt chứng kiến, thì khoái chí vô cùng. Trong màn đêm và không gian tĩnh mịch, ánh sáng của bầy đom đóm trên những nhánh bần, màu xanh của lá, trời tối của màn đêm, cả bọn lẳng lặng để thích thú cảm nhận về những hình ảnh ngộ nghĩnh này.

Thỉnh thoảng bởi tiếng đọng của gió hay là quy luật tự nhiên gì đó, mà những con đom đóm le lói ánh sáng cứ di chuyển bay đi, bay lại, rồi đáp vào những nhánh bần, phát ra tia sáng loe lóe, càng nhìn càng thấy lạ mắt và thích vô cùng. Chúng tôi đứa cầm vợt, đứa cầm lọ thủy tinh, bắt từng con đom đóm bỏ vào chai. Vì chưa có kinh nghiệm nên không dễ gì bắt được nhiều đom đóm. Chúng tôi đem các chai lọ chứa những con đóm đóm về chỗ ở, rồi cả nhóm tụ tập dưới những tán cây quanh nhà; tập trung các chai có ánh sáng đom đóm lại và bắt đầu say sưa hát với cây đàn ghi ta mà chúng tôi mang theo.

Điều mà chúng tôi không thể nào quên được là tại Cồn Qui người dân rất nhiệt tình, đôn hậu, mến khách. Khi chúng tôi tổ chức hát hò cũng có sự tham gia của các bạn thanh niên của địa phương và ngay cả chủ nhà họ cũng tham gia hát đôi ba câu vọng cổ hay một vài bài bản nhỏ cải lương rất hay, rất điệu nghệ. Chúng tôi bất ngờ quá, khâm phục họ vô cùng, ban ngày thì họ làm vườn, phục vụ du khách, ban đêm họ cùng tham gia hát dân dã với chúng tôi.

Cả bọn chúng tôi đều thích thú không khí cả ngày, đêm ở đấy rất dễ chịu. Ban ngày khi khám phá hay vui chơi xong, chúng tôi đu đưa nằm nghỉ trên những chiếc võng đã được mắc sẵn duới những gốc cây. Chúng tôi còn khám phá việc nuôi ong lấy mật từ hoa nhãn, sản phẩm này được cũng trưng bày bán tại chỗ cho du khách và còn bán sang các tỉnh lân cận. Cả nhóm còn tham gia làm kẹo dừa, tráng bánh truyền thống, làm một vài công đoạn hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được bày bán ở đây rất đa dạng, nhiều chủng loại từ những đồ gia dụng đến trang trí…, tất cả đều làm bằng chất liệu dừa, để phục vụ nhu cầu khách du lịch.

Không có thời gian để hòa vào cùng các đoàn khách, nhưng chúng tôi cũng tìm hiểu và dõi theo những chiếc xuồng chèo của các cô thôn nữ mặc áo bà ba chở du khách khám phá sông, rạch của xứ cồn. Hay tại các điểm du lịch, tạm gọi là “nhà hàng” phục vụ ẩm thực ở Cồn Qui, chúng tôi thấy đa số là nhà thủy tạ làm như kiểu các gian nhà sàn rộng rãi, chất liệu bằng tre, lá là chính, nhưng đầy đủ tiện nghi và với những món ăn đặc sản, dân dã, khá hấp dẫn như: Cá bông lau, cá ngát nấu canh chua bần với rau muống đồng, bông súng, rau cải trời hay bông so đũa; cá điêu hồng hấp nấm mối với đọt bí hay bông bí; cá rô, cá kèo, cá lóc, cá trê, cá lòng tong kho tộ hoặc nồi đất hay tép rang dừa.

Ngoài việc thưởng thức các món ăn, tại các gian nhà sàn gió thổi lồng lọng, sảng khoái vô cùng. Từ các gian nhà sàn hướng nhìn ra sông, rạch, sẽ bắt gặp thủy triều lên, xuống hay thư thái ngắm nhìn những hàng bần, những rặng dừa nước, những đám lục bình thả mình trôi theo dòng nước. Thỉnh thoảng những tàu, thuyền qua lại, tạo nên những đợt sóng mạnh, làm những đám lục bình nho nhỏ nhấp nhô theo sóng dạt vào bờ, rồi nép mình dưới những gốc bần, núm níu hòa nhập vào đám lục bình đã cư ngụ từ trước. Nhìn những đám lục bình đã cư ngụ lâu cho ra những bông lục bình tím ngát rất xinh, nhìn nó chúng tôi thấy lòng mình thanh thản vô cùng.

Trúc Duyên

ttxtdlbentre
11-07-2012, 14:21
Trọn vẹn 2 ngày, một đêm chúng tôi cư trú trên đất cồn, tuy chưa có nhiều thời gian để khám phá và diễn tả hết những gì mình yêu thích. Nhưng có lẽ chúng tôi đồng cảm nhận: Cồn Qui – Bến Tre là điểm đến du lịch sinh thái – sông nước – miệt vườn hấp dẫn, bởi nơi đây còn hoang sơ, không khí trong lành, thoáng mát với những vườn cây ăn trái oằn sai trĩu quả và bởi các món ăn dân dã rất hợp khẩu vị…. Và ấn tượng nhất là sự chu đáo, mến khách, sự đôn hậu, chất phác, hiền hành của những bạn Bến Tre, nhất là người dân xứ cồn. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng, hài lòng, thích thú cảnh đẹp trữ tình ở đây, những điểm du lịch nép mình trong những bờ sông, rạch bát ngát màu xanh của vùng sông nước xứ cồn. Chúng tôi cũng sẽ nhớ nhiều nhất là được ngắm đom đóm về đêm, những ánh sáng phát ra tự nhiên của nó trong đêm tĩnh mịch rất độc đáo mà không dễ nơi nào có được. Hay chúng tôi cũng đã lắng lòng lại để thưởng thức trọn vẹn những âm thanh ra rả của các loại côn trùng và tưởng tượng như mình được nghe những thanh âm đồng điệu hòa tấu của một khúc nhạc đồng quê.
http://1.bp.blogspot.com/-6yNGz5ncemo/T_zvRpGh8CI/AAAAAAAABg0/f4hPpqVV8lw/s1600/Khach+san+noi.jpg
Chúng tôi được biết, hiện Cồn Qui có cơ sở lưu trú qua đêm (còn gọi là khách sạn nổi) được thiết trên những bè nổi nằm trên sông Tiền, đoạn sông thuộc xã Quới Sơn – Châu Thành – Bến Tre. Điểm nghỉ này được đầu tư đầy đủ tiện nghi như khách sạn trên bờ. Nghỉ tại đây ban đêm du khách sẽ có thú vui câu cá, nghe đàn ca tài tử và sẽ bắt gặp cư dân khai thác đánh bắt tôm, cá tự nhiên về đêm trên sông Tiền.

Tạm biệt nhé Cồn Qui! Những gì khám phá trải nghiệm ở nơi này tất cả chúng tôi sẽ luôn nhớ mãi và xem nó như một trong những hành trang, để làm phong phú thêm cho cuộc sống. Những gì chưa khám phá được, chúng tôi hẹn một ngày không xa sẽ trở lại tìm hiểu những điều mới mẽ hơn, độc đáo hơn và thú vị hơn trên đất Cồn Qui.

Trúc Duyên

ttxtdlbentre
24-09-2012, 15:54
Khám phá du lịch Bến Tre qua các loại hình di tích

Như chúng ta đã biết, hiện nay nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách rất đa dạng và phong phú. Có thể nói đi du lịch là để khám phá, để trải nghiệm, để kết bạn, để thư giãn và để tận hưởng tất cả những gì mà tiền nhân cũng như thiên nhiên ban tặng.
Bên cạnh loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, về nguồn, ... thì nhu cầu đi du lịch để bổ sung kiến thức về văn hóa, lịch sử, tâm linh tín ngưỡng dân gian thông qua các loại hình di tích đã và đang ngày càng có sức thu hút đối với du khách. Đây là tiềm năng du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, cần khai thác và phát huy xứng tầm với thế mạnh vốn có của nó.

Đối với Bến Tre, tuy là vùng đất mới, nhưng từ lâu đã được nhiều người biết đến là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; là vùng đất "Địa linh nhân kiệt". Vì thế, Bến Tre cũng có hệ thống di tích khá phong phú, đa dạng về loại hình, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa vật thể, phi vật thể và cũng phản ánh truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và những nét đặc trưng… của vùng đất xứ dừa Bến Tre.

Hiện tại, Bến Tre có 22 di tích được xếp hạng, trong đó có 14 di tích được công nhận cấp Quốc gia và 08 di tích cấp tỉnh. Ngoài di tích, Bến Tre còn có hệ thống đình, chùa, miếu, nhà cổ, bia, tượng, đền thờ liệt sĩ, ... rất phong phú và đa dạng lối kiến trúc xây dựng. Những năm qua hệ thống các loại hình này cũng đã thu hút du khách thập phương, góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch tỉnh nhà.

Về di tích, ta hiểu nó là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất. Mỗi di tích có ý nghĩa về mặt văn hóa - lịch sử và khi đầy đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: Di tích cấp tỉnh, di tích cấp Quốc gia và di tích Quốc gia đặc biệt. Theo phân loại, Bến Tre hiện có các loại hình di tích sau:
Về di tích lịch sử - văn hóa: là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Và di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí như:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích loại này, Bến Tre có:
Di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích lịch sử chùa Tuyên Linh, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam;
Di tích địa điểm Nhà ông Nguyễn Văn Cung và Ngã ba cây da đôi, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri;
Di tích căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn - Gia Định, xã Tân Phú Tây, Mỏ Cày Bắc;
Di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc - Nam, xã Thạnh Phong, Thạnh Phú;
Di tích ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm;
Di tích các chứng tích về cuộc thảm sát 286 người vô tội do thực dân Pháp tiến hành năm 1947, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm;
Di tích Đình Tân Hưng và mộ ông Huỳnh Văn Thiệu, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Tân Ngãi, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích cuộc thảm sát 129 người dân vô tội của Mỹ - Ngụy, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc;
Di tích các trận đánh tại ngã tư Thạnh Tân, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại;
Di tích Đình Rắn, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam;
Ngôi nhà Bảo Tàng Bến Tre, Phường 3, Tp. Bến Tre...

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu này tại Bến Tre hiện có:
Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri;
Di tích Mộ và đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm;
Di tích Mộ Võ Trường Toản, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Khu mộ Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ lục tỉnh, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri;
Đền thờ nhà thơ Phan Văn Trị, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm;
Khu lưu niệm Đốc binh Phan Ngọc Tòng, xã An Hiệp, huyện Ba Tri;
Miếu thờ và mộ Lê Quang Quan (Tán Kế), xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri;
Nhà bia Trương Vĩnh Ký, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách;
Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm;
Đền thờ trung tướng Đồng Văn Cống, xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm;

Về di tích kiến trúc nghệ thuật: là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Loại hình di tích này Bến Tre còn hiện hữu:
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phú Lễ, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình Hòa, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm;
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tân Thạch, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành;
Di tích nhà cổ Huỳnh Phủ (Hương Liêm) và khu mộ, xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú;
Đình Phú Tự và cổ thụ Bạch Mai, xã Phú Hưng, Tp. Bến Tre;
Kiến trúc nghệ thuật của khu du lịch Cồn Phụng (còn gọi là khu Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam), xã Tân Thạch, huyện Châu Thành...

Bên cạnh các loại hình kiến trúc trên, Bến Tre còn phong phú với hệ thống kiến trúc của các cơ sở tín ngưỡng - thờ tự của các tôn giáo như: Chùa cổ Hội Tôn, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành; Nhà thờ cổ Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Nhà thờ Cái Bông, xã An Phú Trung, huyện Ba Tri; Đình An Hội và chùa Viên Minh, phường 2, Tp. Bến Tre; chùa Viên Giác, phường 5, Tp. Bến Tre; Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh, phường 6, Tp. Bến Tre; Kiến trúc Tòa thánh Cao đài Tiên Thiên, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành; Lăng thờ cá Ông tại xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú…

Ngoài ra, hệ thống bia, tượng… ở các huyện của Bến Tre cũng rất phong phú, đa dạng. Riêng tại trung tâm Tp. Bến Tre có các công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu như: Công viên Tượng Đài Đồng Khởi; công viên tượng đài Trần Văn Ơn; công viên tượng đài "Chiến thắng trên sông" hay còn gọi là công viên Hùng Vương...

Về di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh): Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí như: Cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ tiêu biểu; hay khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Căn cứ vào các tiêu chí vế danh lam thắng cảnh, thì Bến Tre chưa có thắng cảnh nổi tiếng như các địa phương khác, song Bến Tre cũng có những địa danh, những cảnh đẹp thiên nhiên, là những di sản văn hóa miệt vườn trên ba dải cù lao xứ dừa, được nhiều du khách biết đến như: Hồ Trúc Giang tại thành phố Bến Tre; hệ thống các cồn nổi trên sông như: cảnh quan thiên nhiên Cồn Phụng, Cồn Qui trên sông Tiền thuộc huyện Châu Thành, Bến Tre; Cồn Ốc trên sông Hàm Luông, huyện Giồng Trôm; Cồn Phú Đa trên sông Cổ Chiên thuộc huyện Chợ Lách...; hệ sinh thái rừng ngặp mặn huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú; biển phù sa Thừa Đức, huyện Bình Đại và biển Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.... Đặc biệt, Bến Tre còn có vườn chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri; làng nghề cây giống, hoa kiểng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành và những vườn cây ăn trái nổi tiếng cả nước ở Chợ Lách, Bến Tre...

Có thể nói, các loại hình di tích hiện hữu trên vùng đất Bến Tre, nhất là các di tích lịch sử - văn hóa là những nguồn sử liệu trực tiếp, cho ta thông tin quan trọng để khôi phục những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, nó là những tài sản tinh thần hết sức quý giá, là niềm tự hào được Đảng bộ và nhân dân Bến Tre giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị, để phục vụ cuộc sống cộng đồng. Những năm qua, Bến Tre đã chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng, của toàn xã hội trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội; luôn đề cao các yếu tố xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự, an toàn và mến khách lên hàng đầu, để nối kết hình thành nên các tour, tuyến du lịch đến các di tích tiêu biểu; nối kết tham quan các di tích với các tour, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại và về nguồn.
http://2.bp.blogspot.com/-72cpPP5NpCs/UFmIAxKwz_I/AAAAAAAABqw/vY7yXQrTsGs/s400/Nguyen+Dinh+Chieu.jpg
Di tích lịch sử - văn hóa gắn với danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (ảnh Ngọc Thạch)
http://2.bp.blogspot.com/-Uhi5Dvznvzw/UFmH_h1tSnI/AAAAAAAABqo/PUwBxJDtvTM/s400/Dong+Khoi.jpg
Di tích lịch sử - văn hóa gắn với sự kiện lịch sử Đồng Khởi Bến Tre
http://3.bp.blogspot.com/-kPocTCiV9Pc/UFmIAyhfKII/AAAAAAAABq0/EKYTR8Q2LNo/s400/Toa+thanh.jpg
Kiến trúc tôn giáo - Tòa thánh Cao đài Ban chỉnh
http://2.bp.blogspot.com/-Sb3ObH6Omac/UFmIB8EPDRI/AAAAAAAABrA/hsvE9Moxd4w/s400/Tuong+dai+Dong+Khoi.jpg
Kiến trúc văn hóa “Tượng đài Đồng khởi Bến Tre”

thinhduyquach
24-09-2012, 21:35
Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre

Chào anh !!! Anh là người Bến Tre đúng không ? . Không lầm anh làm trong Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Bến Tre , đối diện quán cơm Vân sau rạp chiếu bóng Lê Anh Xuân đúng không ạ .
Nếu đúng như thế thì anh phải có cách và chiến lược để PR cho Bến Tre mình tốt hơn chứ , xin hỏi những nơi anh up cho mọi người xem anh đã từng đến chưa , hay cũng chỉ lấy trên mạng . Nếu lấy trên mạng thì ai cũng lấy được hết , còn mình tư vấn bằng sự hiểu biết mình thì ok hơn và bạn bè các nơi biết đến Bến Tre nhiều hơn , em cũng đang làm cách này đây .... em cũng tư vấn rất nhiều bạn về Bến Tre rôi , Ngoài những địa danh thì anh còn phai tư vấn chổ ăn , uống nữa ..... mình đang góp phần làm thay đổi nghành du lịch tỉnh nhà đó .
Anh vào Hội phượt Bến Tre điểm danh nhé . À cho em hỏi anh biết anh Huỳnh HDV du lịch Hàm Luông không ? .
Nếu anh không ngại để lai số điện hôm nào em về mời anh cf , em cũng làm bên nghành này .... ráng làm SG vài năm , chắc cũng về Bến Tre làm ..... iu Bến Tre quá đi mất .

ttxtdlbentre
15-10-2012, 15:21
Thật ra, đây toàn là những bài viết tâm huyết của anh chị em trong Trung tâm TTXTDL đã đi thực tế và cảm nhận từ thực tiễn mà viết rất thật về mỗi chuyến đi và điểm đến. Những hình ảnh ở đây, đều là hình ảnh chụp của Trung tâm và xin từ các đồng nghiệp đã đi thực tế. Không phải là hình ảnh được lấy từ mạng đâu. Còn về việc biết anh Huỳnh - HDV du lịch Hàm Luông, Trung tâm TTXTDL luôn giữ mối quan hệ mật thiết với các công ty kinh doanh du lịch của tỉnh Bến Tre, nên có sự quen biết mật thiết. Bạn cần thông tin liên lạc với anh thì cứ liên lạc trực tiếp vào số điện thoại của Trung tâm là được rồi. (075) 8511480. Gọi vào số điện thoại này, bạn gặp các anh chị em trong Trung tâm TTXTDL ai cũng sẽ hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ bạn khi bạn cần thông tin về du lịch của tỉnh nhà. Rất mong nhận được sự liên hệ của các bạn về thăm đất Bến Tre!!!
Trung tâm TTXTDL Bến Tre

ttxtdlbentre
15-10-2012, 15:24
Chùa Vạn Phước - Điểm Du Lịch Tiềm Năng
Huyện Bình Đại là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bến Tre, có địa hình gần như xung quanh là sông nước; đông giáp biển Đông, bắc giáp cửa sông Tiền, nam giáp cửa sông Ba Lai, tây giáp sông An Hóa.
Huyện Bình Đại rất có tiềm năng du lịch về biển như bãi biển Thừa Đức đang được khai thác; bãi biển Thới Thuận đang kêu gọi đầu tư; hệ thống hạ tầng đang được đầu tư xây dựng, mười cây cầu nằm trên trục lộ 883 trên địa phận Bình Đại đang thi công, hệ thống lộ và điện, nước cũng được đầu tư tiếp theo; thời gian ngắn là hạ tầng du lịch Bình Đại sẽ hoàn thiện đồng bộ; bên cạnh là hệ thống đường sông thuận lợi từ các nơi đi đến như: Bến Tre, Tiền Giang, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Giờ, Vũng Tàu, Trà Vinh…
Một vùng đất xứ biển, xung quanh là cây ngập mặn và những vuông tôm công nghiệp, lại có ngôi chùa khang trang được xây dựng nơi đầm lầy đầy cây dại; đó là Chùa Vạn Phước do Đại đức Thích Phước Chí trụ trì, chùa được hình thành từ năm 2000 tại ấp Bình Chiến, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, ngôi chùa tràn ngập ánh đạo vàng làm lộng lẫy một góc trời Đông duyên hải Bình Đại với khuôn viên rộng 8 ha, cách Thị Trấn Bình Đại 2 km trên đường ra biển, đã góp phần trong việc thu hút khách du lịch đến với vùng đất biển này.
http://3.bp.blogspot.com/-YBlr5c52ykc/UHuAxcNQV-I/AAAAAAAABsA/8j3Z6EQM5oU/s1600/Chua+Van+Phuoc_1.jpg
Kiến trúc tổng quan chùa gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng chầu, khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm, khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề, nhà làm việc, phòng khách, phòng thuốc Nam từ thiện, bảng công đức và bàn thờ Tổ quốc với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, … Đặc biệt có tượng phật Di Lặc cao 12,45m, nặng khoảng 99 tấn do điêu khắc gia Thụy Lam tạo tác hoàn thành ngày 29/01/2010. Tất cả những kiến trúc trên được phối hợp hài hòa với các khuôn viên trong sân chùa làm bắt mắt cho du khách đã đến tham quan.
http://3.bp.blogspot.com/-WF-SDzdo1X4/UHuAyXzVbmI/AAAAAAAABsI/YPR_ps8oFqk/s1600/Chua+Van+Phuoc_2.jpg
Hiện nay chùa đã hoàn thành 95% và đã được quý Phật tử bốn phương hội tụ về quy ngưỡng, chiêm bái Phật; bên cạnh đó khách du lịch từ các tỉnh, nhất là từ Tp. Hồ Chí Minh đến tham quan du lịch khá đông, có đoàn lên đến vài trăm du khách.

ttxtdlbentre
15-10-2012, 15:27
Một số hình ảnh do có đi thực tế nhưng vào thời điểm đó không có người hoặc hình chụp không đẹp nên cũng sử dụng một số hình ảnh lấy từ mạng để mô tả thêm. Nhưng những hình ảnh ấy diễn tả rất thật với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây và có tính chất tham khảo. Bạn cần tìm hiểu thêm nhiều về đất Bến Tre của mình thì sẽ thấy có nhiều cảnh đẹp vô cùng!!!

ttxtdlbentre
20-12-2012, 08:54
Tổng hợp video clip giới thiệu về Bến Tre nè các bạn ơi

http://youtu.be/LcBdJiJ8QyE

http://youtu.be/rTq3FkIHpLI

ttxtdlbentre
20-12-2012, 08:57
Tiềp theo

http://youtu.be/fnlbmKZo2J4

http://youtu.be/SQavR1sKpZw

thanhtienvn2013
20-12-2012, 09:05
http://thanhtien.vn/San-pham/Cua-Thuy-Luc-2593679.html

ttxtdlbentre
15-01-2013, 09:13
Huỳnh Phủ, Điểm tiềm năng du lịch

Nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ, là một công trình nghệ thuật kiến trúc cổ cần được bảo tồn và phát huy nhằm giữ gìn công trình kiến trúc có giá trị lịch sử phục vụ cho nghiên cứu, phục vụ khách du lịch tham quan; việc tu bổ, tôn tạo di tích này là một yêu cầu cần thiết; việc tu bổ, tôn tạo giữ được nguyên trạng khu Nhà cổ, sẽ là điểm tham quan du lịch đầy tiềm năng của tỉnh Bến Tre nói chung và của huyện Thạnh Phú nói riêng vì đây sẽ tạo một quần thể du lịch về nguồn kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu,… tại một huyện vùng biển mà hiện nay đang gắn với các công trình xây dựng như khu Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển xã Thạnh Phong, Thạnh Hải.
http://2.bp.blogspot.com/-nS5glxTWa5k/UPS0UwJCgvI/AAAAAAAABxs/tBjbIB5IRDM/s1600/HuynhPhu_1.jpg
Nhà cổ Huỳnh Phủ trước khi tu bổ
Nhà cổ Huỳnh Phủ là một công trình kiến trúc điêu khắc gỗ rất độc đáo, hiện nội thất còn bảo tồn gần như nguyên vẹn. Ngôi nhà xây dựng cách nay hơn 100 năm, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 14/04/2011.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú tổ chức lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo vào lúc 9 giờ ngày 09/01/2013 tại di tích nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ xã Đại Điền, xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Nhà cổ Huỳnh Phủ hiện tại gồm ngôi nhà chính có diện tích trên 500m2, nhà xây dựng trên nền cao 7 tất so với mặt đất tự nhiên, chung quanh được kè đá xanh. Nhà tổng cộng có 80 cột, trong đó 48 cột gỗ và 32 cột gạch, làm theo kiểu nhà rường ở Huế. Mái lợp ngói âm dương, bên dưới là lớp ngói có hoa văn. Hai đầu song được xây kín và trang trí hình một bông hoa 4 cánh.
Khu mộ cách ngôi nhà cổ 3km thuộc xã Phú Khánh có diện tích 966m2, được xây năm Tân Hợi (1911). Vật liệu xây dựng là đá xanh từ hàng rào bên ngoài cho đến phần lăng mộ bên trong. Rào cao khoảng 1,5m gồm 2 phần: phần trên là những thanh đá được cắt hình chữ nhật hoặc hình tam giác, phần dưới là những phiến đá nguyên.
Trãi qua thời gian, sự xâm nhập của mối, mọt và tác động của điều kiện thiên nhiên, di tích đã bị xuống cấp trầm trọng, …. Hiện tại nội thất của căn nhà gần như còn nguyên vẹn, nhưng phần kết cấu gỗ khung, gỗ mái đã bị mối, mọt xâm hại. Hệ thống tường, nền gạch bị lún, nứt, mái ngói bị vỡ gây thấm dột nhiều nơi, cổng chính của khu nhà bị phá huỷ hoàn toàn, các kết cấu bằng đá bị rêu móc bám. Về khu mộ cũng không tránh khỏi sự tác động của thời gian như: hoa văn trang trí bằng sắt bị rỉ sét, nền khu mộ lún, nứt, mộ đá và các hạng mục tường, bình phong bị rêu bám….
Quy mô dự án bao gồm tu bổ, tôn tạo hệ thống tường rào, đường giao thông nội bộ, cây xanh, thoát nước, điện chiếu sáng diện tích toàn khu nhà 7.200m2; nhà cổ Huỳnh Phủ với diện tích 520m2, nhà phụ 70m2 và các hạng mục phụ trợ như: cổng chính, cổng phụ, nhà khách, nhà bếp, vệ sinh, bình phong, phục hồi một số đồ thờ, giường, bàn bếp, bàn cờ, miếu thờ ngoài trời, giếng đá cổ; khu mộ đá với diện tích 1830m2.
Công trình dự kiến sau gần hai năm sẽ hoàn thành đưa vào phục vụ nhân dân, phục vụ khách du lịch, sẽ là một sản phẩm du lịch tiềm năng, điểm du lịch tham quan hấp dẫn cho học sinh, sinh viên, các nhà khoa học cùng quí khách gần xa trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng và nghiên cứu. Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre mong rằng các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh quan tâm tạo tour, tuyến, thông tin giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu./.
http://4.bp.blogspot.com/-T76oZwrwY6g/UPS0Usg-6WI/AAAAAAAABxo/YEJttgqJMa0/s1600/HuynhPhu_2.jpg
Lễ khởi công Trùng tu, tôn tạo di tích Nhà cổ Huỳnh Phủ và khu mộ

ttxtdlbentre
24-05-2013, 14:51
Trung tâm TTXTDL Bến Tre thay đổi địa chỉ văn phòng làm việc

Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre xin trân trọng thông báo, kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2013, Trung tâm chính thức thay đổi địa chỉ văn phòng làm việc như sau:
Địa chỉ cũ: Số 45 Đại lộ Đồng Khởi, Phường 3, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Địa chỉ mới: Số 108/1 Đường 30/4, Phường 4, Tp. Bến Tre, tỉnh Bến Tre (Lầu 2) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre.
Số điện thoại: 075. 8511480 - Số Fax: 075. 3838813
Chúng tôi xin trân trọng thông báo để các bạn gần xa tiện việc liên hệ.
Trân trọng./.

ttxtdlbentre
09-07-2013, 09:19
Bạn đã từng đi du lịch với nhiều hình thức khác nhau, nhưng bạn đã từng tham gia mô hình du lịch mới này chưa: Teambuilding đó. Hãy tìm hiểu thêm nhé!
- Cảm nhận từ một mô hình du lịch mới (http://dlbentre.blogspot.com/2013/07/cam-nhan-tu-mot-mo-hinh-du-lich-moi.html)
Cùng hưởng ứng Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 của Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Bến Tre cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng tham gia Chương trình kích cầu du lịch này. Bạn muốn biết thêm thì ghé vào đây:
- Hội nghị triển khai kế hoạch hưởng ứng tham gia Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 (http://dlbentre.blogspot.com/2013/06/hoi-nghi-trien-khai-ke-hoach-huong-ung.html)
Đồng hành cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại tỉnh Bến Tre cũng nhiệt tình hưởng ứng chương trình này, chi tiết xin vui lòng tham khảo thêm tại đây:
- Chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp tỉnh Bến Tre tham gia Chương trình kích cầu du lịch năm 2013 (http://dlbentre.blogspot.com/2013/07/chuong-trinh-khuyen-mai-cua-cac-doanh.html)
Ngày 01/7/2013 đã qua, cũng là ngày lễ hội Truyền thống văn hóa của tỉnh Bến Tre, nếu bạn là người yêu thích các ngày lễ hội hãy tìm hiểu thêm thông tin:
- Lễ hội truyền thống văn hóa 01/7/2013 (http://dlbentre.blogspot.com/2013/06/le-hoi-truyen-thong-van-hoa-0172013.html)
Để nâng cao tay nghề cho các nhân viên phục vụ tại nhà hàng - quán ăn, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã phối hợp cùng với trường Cao đẳng Nghề Đồng Khởi mở lớp kỹ năng phục vụ bàn, tin tức diễn ra như sau:
- Lớp kỹ năng phục vụ bàn tại Bến Tre (http://dlbentre.blogspot.com/2013/07/lop-ky-nang-phuc-vu-ban-tai-ben-tre.html)