PDA

View Full Version : Bùa yêu Cambodia



hanahan
14-07-2011, 14:02
Có quá nhiều topic viết về Campuchia, nhưng hôm nay cũng mạn phép viết thêm một chút về đất nước sát sườn biên giới với mình. Hy vọng chia sẻ được một chút cảm xúc rất... Campuchia với tất cả mọi người. Bài viết không theo thứ tự hành trình, mà chủ yếu là theo những câu chuyện và hồi ức sau khi đến thăm đất nước của kỳ quan.

--------------

Từ nhỏ tôi đã từng nghe những câu đố vui khá dí dỏm:
- Nước nào lùn nhất? - Là Mông Cổ chứ còn gì, vì chỉ có cái Mông và cái Cổ :))
- Nước nào nhỏ nhất? - Úc, vì là con út mà...
- Vậy nước nào nghèo nhất? - Nước Áo hả, vì chỉ có cái Áo?
- Không, nghèo nhất là Cam-pu-chia, vì chỉ có một trái cam mà phải bu lại để chia (c)

Người Việt ta thường chọn Campuchia là điểm đến đầu tiên khi muốn đi du lịch nước ngoài, nhưng tôi có cái thói sính hai-tếch (high technology) nên lại đi Singapore trước đó và vạch sẵn một wishlist cho những nơi "hoành văn tráng" tiếp theo. Chẳng hiểu sao một ngày Sài Gòn mưa tầm tã, tâm trạng cũng điên có tổ chức, chân lại cuồng, tôi quyết định đi Campuchia. Đọc thông tin, xem hình ảnh trên mạng không chưa đủ, tôi muốn đến tận nơi để có thể tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan của thế giới, được tận tay chạm vào những đường nét điêu khắc sắc sảo trên những tảng đá của Angkor. Và hơn hết là... đi để gặp gỡ những con người mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới.

Có lẽ sẽ mở đầu về Campuchia không quá hùng vĩ như Angkor Wat, không quá ma mị như Ta Prohm, cũng không quá rực rỡ như The Royal Palace và Silver Pagoda, mà tôi muốn mở đầu bằng Tonle Sap tức Biển Hồ.

Trích lời giới thiệu trên cuống vé:
"Cambodia's Great Lake, the Tonle Sap, is the most prominent feature on the map of Cambodia. In the wet season, the Tonle Sap Lake is one of the largest freshwater lakes in Asia"

(Biển Hồ của Campuchia, Tonle Sap, là đặc trưng nổi bật nhất trên bản đồ của Campuchia. Vào mùa mưa, Biển hồ là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á)


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1633.jpg

hanahan
14-07-2011, 14:10
Đến Biển Hồ vào buổi trưa nắng nóng bức, bước lên thuyền dạo một vòng mới thấy cuộc sống đầy khó nhọc của người Việt Nam trên cái hồ nước ngọt lớn nhất Châu Á này. Gom góp tiền bạc mua 20 thùng mì gói, gom cả bàn chải đánh răng và xà bông ở hotel, chúng tôi đến cho các em nhỏ ở trường học nhằm động viên những em không đi học phải đến trường để được quà. Rất nhiều cảnh tượng bà mẹ ôm đứa con đỏ hỏn bám víu lên thuyền, hay những đứa trẻ thất học ôm con trăn xin 1.000 Riel để mua gạo. Nhưng nếu cho họ thì sẽ thành thói quen, và cho 1 người thì cả ngàn người sẽ xúm lấy.

Hãy lắng lòng lại một chút và suy nghĩ: một gói mì, một cái bàn chải hay một bánh xà phòng có đáng là bao, thế mà bọn trẻ ở đây mừng như bắt được vàng vậy. Nếu đến Biển hồ gặp một đứa trẻ Việt Nam và hỏi "Con tên gì?" thì đứa bé cóa thể trả lời được, nhưng nếu hỏi "Họ của con là gì?" thì câu trả lời thường là "Con không biết".

Họ là ai trên Biển hồ mênh mông không thấy bờ này?

"Họ là những lưu dân tay trắng mê đời tự do lang bạt chạy lánh chiến tranh, trốn tránh nợ nần nên đã ngược dòng MeKong tìm qua đây sinh sống. Biển Hồ đối với họ là cá mú, là ký ức đẫm máu, và bây giờ đang là cuộc hồi sinh trong gian khổ..."

Đây là video bọn trẻ ở trường hát vang bài hát Bốn phương trời, vừa hát vừa tranh nhau xin mì gói...



http://www.youtube.com/watch?v=gYzlB5W8SCg

Mình còn hơn rất nhiều người lắm...

hanahan
14-07-2011, 19:10
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64531&d=1310644361

Biển Hồ có chiều dài 80km và chiều rộng 40km lấy nước từ một "cánh tay" của sông Mê Kông. Biển Hồ trải dài qua 5 tỉnh của Campuchia, mùa lũ diện tích mặt nước lên tới 10.000km2 nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 3.000km2. Có khoảng hơn 3 triệu dân sống xung quanh Biển Hồ, trong đó có khoảng 200.000 người Việt.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64534&d=1310644361


Dọc theo Biển hồ, không khó nhận ra những chiếc thuyền và cũng là những ngôi nhà của người Việt. Dấu hiệu để nhận biết chính là những bộ đồ được giặt và phơi bên ngoài thuyền. Người miền Tây họ rất hay bận đồ bộ mà... Cuộc đời họ gắn liền với chiếc thuyền trôi dạt trên Biển hồ, 6 tháng đánh cá đổi tiền, 6 tháng lại ở không vì khi phù sa, tôm cá từ sông Mê Kông đổ vào hồ thì chính quyền cấm đánh bắt cá để bảo vệ nguồn thủy sản. Thời gian đó mất ba bốn tháng thì người dân bữa đói, bữa no. Đã đói khổ, nhưng bình quân mỗi gia đình có tới 5 - 6 đứa con. Họ cứ sinh đẻ, còn sống chết hay nuôi nấng ra sao thì có "trời lo".

Cộng đồng người Việt ở đây sống tách biệt với người Cam, họ không biết nói cũng như không biết nghe tiếng Cam, vì vậy họ ở Cam nhưng vẫn không được nhập tịch nên không được hưởng một chế độ nào. Ngoài săn bắt cá thì nghề phụ nhưng là thu nhập chính của một bộ phận người Việt là ăn xin. Khi những chiếc tàu du lịch đi vào vùng Biển Hồ và được các "trinh sát" xác định đó là tàu của du khách Việt Nam thì một cuộc "tập kích" bắt đầu. Khi những chiếc tàu lớn đang xé nước thì bỗng hai bên mạn tàu xuất hiện 5 - 7 chiếc xuồng máy đuôi tôm bám theo. Trên đó là những đứa trẻ khoảng 7 - 13 tuổi đang đứng ở tư thế chuẩn bị nhảy.

Khi những chiếc xuồng nhỏ bám theo đạt cùng tốc độ cùng với tàu lớn thì những đứa trẻ tội nghiệp kia nhảy qua tàu như những tay "cướp biển" lão luyện. Chúng bám trên thành tàu chìa tay xin tiền du khách. Có đứa mang theo được một ít nước ngọt, nước lọc vào tàu bán cho có lệ, có đứa quấn trên cổ một con trăn đang ngo ngoe, bám vào thành tàu để khách chụp ảnh và kiếm cớ xin tiền. Những bà mẹ ôm đứa con cũng bám vào thành tàu để xin chúng tôi 1.000 Riel mua gạo.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64522&d=1310644284

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64521&d=1310644206

hanahan
14-07-2011, 19:27
Chính vì đói khổ như thế nên trẻ em vùng Biển hồ không thích đi học, đa phần chúng thích đi xin bên ngoài để kiếm tiền hơn. Một người Cam gốc Việt đã bảo với chúng tôi rằng khách du lịch đến đây - mà nhất là người Việt Nam thì ít nhiều cũng mang những gói mì, gói kẹo để tặng cho những đứa bé đi học trong trường. Rồi những đứa đi học cầm mì gói về gặp những đứa thất học được hỏi "Quà ở đâu mày có?" thì tụi nhỏ trả lời "Quà của khách du lịch cho tao". Chính vì thế đó là lý do chúng tôi chỉ phát mì gói cho những đứa trẻ trong trường.

Một điểm sáng trên mênh mông Biển Hồ chính là ngôi trường mang tên: Trường học Việt Nam. Trường học là ngôi nhà trên chiếc bè nổi, được xây dựng từ năm 1997 do Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Siem Reap và các mạnh thường quân tặng. Trường học này không thuộc hệ thống giáo dục Campuchia mà do những người hảo tâm cùng với Hội người Việt ở Biển Hồ tài trợ hoạt động. Lớp học dạy theo sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Nói là trường nhưng chỉ có 1 lớp học dạy từ lớp 1 - 4, mỗi ca khoảng 40 học sinh. Hằng năm, bình quân học sinh bỏ học khoảng 20%. Chính vì thế, biết đọc và viết tiếng Việt đối với những đứa trẻ ở vùng này đã là một kỳ tích.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64530&d=1310644361

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64528&d=1310644284

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64524&d=1310644284

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64529&d=1310644361

Hiện nay, quân khu 7 đã cho xây dựng thêm 2 ngôi trường trên Biển hồ nữa, mục đích cũng là để phổ cập giáo dục cho các em biết đọc biết viết.

holiday2010
15-07-2011, 11:07
Bé Bông viết nhiều bài hay quá. Em có định gửi bài trang du lịch báo tuổi trẻ online không dzi?

hanahan
15-07-2011, 13:05
Hehe, em viết chút chơi thôi chứ văn vẻ em cà tàng thế này gửi báo chắc bị cười :D

------------------------
Nhìn cảnh nheo nhóc của những đứa trẻ trên hồ, không khỏi chạnh lòng. Biển Hồ đục ngầu màu bùn đỏ, mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt, đều diễn ra trên đây, có những chiếc xuồng máy chở nước ngọt cũng là để bán cho cư dân dùng để nấu nướng và ăn uống.

Chúng tôi tắp thuyền vào trường học Việt Nam, hãy xem ánh mắt của những đứa trẻ này nhìn chúng tôi thống thiết, thật khó diễn tả cái cảm xúc này phải không? Dù lúc này máy chụp hình của tôi đã hết pin nhưng tôi vẫn cố ghi lại những hình ảnh trẻ em trên Biển hồ bằng điện thoại.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64526&d=1310644284

Tự nhiên thấy lòng chùng xuống, dẫu là những đứa trẻ được cho đi học thì nhà có điều kiện những đứa thất học, nhưng nhìn chúng thế này, ai mà tin được đây là những đứa "có điều kiện" hơn??? Hãy nhìn ánh mắt của 3 cậu bé đang hướng về tôi xem...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64516&d=1310644206

Còn cậu bé này thì đang ngậm một chiếc kẹo của du khách vừa cho


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64527&d=1310644284

Cậu bé này biết làm dáng Victory khi tôi chụp hình, làm dáng thế nhưng khuôn mặt em vẫn hiện lên nỗi khắc khổ như đang trông mong một điều gì đó. Giá mà cuộc đời của những người lênh đênh trên sông nước này được tốt đẹp hơn...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64525&d=1310644284

hanahan
15-07-2011, 13:36
Cứ một đứa trẻ chúng tôi phát cho hai gói mì, có đứa còn nài nỉ xin thêm. Ngẫm lại, ở Việt Nam mình người ta thường diễn tả sự nghèo khó bằng việc ca thán "tháng này tao toàn phải ăn mì gói". Thế mà ở đây, một hai gói mì đã trở nên quý báu như vậy, ai mà không khỏi xót xa cho hoàn cảnh của chính đồng bào mình đang sống cuộc đời trôi dạt tha hương. Những chiếc bàn chải đánh răng hay bánh xà phòng giá trị không quá 10.000 VNĐ nhưng cũng trở thành những món quà giúp đỡ các cư dân nơi đây.

Phát hết những gói mì, bắt nhịp hát chung bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" và "Bốn phương trời", tôi cảm nhận được sự vui mừng khi nhận được quà từ những tâm hồn bé nhỏ ấy. Quay đầu bước trở lại thuyền, những đứa trẻ rối rít ra đứng ngay cửa tiễn chúng tôi, tay vẫy chào tạm biệt rất lưu luyến.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64536&d=1310644423

Thuyền vẫn xé nước, bám theo chúng tôi vẫn là những bà mẹ ôm con trẻ xin tiền với chất giọng miền Tây đặc sệt "Cô chú cho xin 1.000 mua gạo cho con ăn đi cô chú". Vài người chúng tôi không cầm lòng được cũng nhét vào tay họ 1.000 - 2.000 Riel. Những đứa trẻ ngồi trên xuồng máy, cổ quấn con trăn cũng lao lên bám vào thuyền để xin xỏ, có đứa ngồi vào cái thau chèo thoăn thoắt, mượn một hình ảnh trên mạng để diễn tả rõ hình ảnh của những đứa bé này.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64579&d=1310711304

Tôi hỏi một bé gái chừng 6 tuổi "Con ôm trăn thế không thấy sợ sao?", con bé trả lời "nó hiền lắm". Những đứa trẻ ôm trăn này là đối tượng kiếm được nhiều tiền nhất ở đây, có lẽ vì sự bạo dạn của chúng làm do du khách thấy thương cảm. Vì thế mà chúng chẳng bao giờ thích đi học.

hanahan
15-07-2011, 18:35
Hai chú bé người Cam da đen tóc vàng do cháy nắng nhanh nhẹn cho thuyền quay lại điểm xuất phát. Trẻ con ở đây đã phải lao động từ rất sớm mới có được miếng ăn kể cả việc đi xin tiền. Thuyền cứ trôi, mỗi người một tâm trạng, không ai nói ai câu nào, cảm thấy mình quá may mắn so với cảnh tượng những người khốn khổ nơi đây. Trên mặt hồ đục màu phù sa đỏ, từng mảng lục bình cứ trôi mãi, trôi mãi, giống như số phận của cư dân. Trên không là những đám mây bàng bạc mang nặng hơi nước nhưng chưa thể chuyển thành mưa được. Có lẽ ông trời cũng thấy xót thương...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64518&d=1310644206

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64519&d=1310644206

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64520&d=1310644206

Thắt ruột với hai tiếng "đồng bào"...

-----------------------

Nói sơ một chút về Biển Hồ

Tonle Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ sự rộng lớn của hồ nước không thấy bến bờ. Hồ này cũng là nơi điều tiết lượng nước quan trọng cho vùng hạ lưu sông Mekong. Nhờ Hồ Tonle Sap, lượng nước sông Mekong ở Đồng bằng sông Cửu Long được điều tiết vào mùa mưa (hạn chế lũ lụt) và mùa khô (cấp bổ sung nước) hợp lý. Hồ này được hình thành khoảng 5500 năm trước Công Nguyên do sự va chạm của tiểu lục địa Ấn Độ với châu Á. Ngư dân sinh sống trên Biển Hồ hiện nay cũng là một nét đặc biệt vì đa số là người Việt Nam, di cư đến đây khoảng từ nửa đầu thế kỷ 20, hầu hết có cuộc sống vất vả và thất học. Cuộc sống lênh đênh trên sông nước, chỉ trông chờ vào đánh bắt thủy sản với công cụ thô sơ chỉ đủ để nuôi sống họ một cách tạm bợ.

hanahan
15-07-2011, 18:56
Nhắc đến Campuchia, ngoài Angkor là "nồi cơm" để nuôi sống đất nước, thông thường người ta sẽ nói đến bùa và bài. Lý do tôi đặt tên topic là "Bùa yêu Cambodia" cũng xuất phát từ một lời quảng cáo của người bạn Cam gốc Việt rằng: ở Cam có một loại bùa gọi là "bùa yêu", chỉ cần mang hình ảnh, cung cấp ngày tháng năm sinh của mình và người mà mình muốn "ếm xì bùa", trả phí 50 USD là ông thầy bà thầy sẽ làm phép và đưa cho mình một lọ giống như dầu. Mỗi lần xoa dầu và gọi tên người bị ếm thì họ sẽ đến ngay tức khắc.

Tôi chưa thử, nên cũng không biết thực hư thế nào, nhưng sau chuyến đi tôi thấy rằng Cambodia không cần phải ếm bùa yêu cho bất kỳ du khách nào thì họ cũng rất yêu quý đất nước này rồi. Tôi có hỏi đùa "Nếu yêu nhiều quá giờ muốn gỡ bùa thì sao?" - Câu trả lời là "Tốn 100 USD để gỡ bùa" (đối với người đi ếm người khác) và người bị ếm nếu muốn thoát bùa thì phải ăn một con nhện đen còn sống! Xem ra câu trả lời có lý ấy nhỉ, ăn nhện đen để giải bùa yêu :D


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64593&d=1310730971

hanahan
15-07-2011, 19:12
Campuchia cũng nổi tiếng với bài bạc. Do đó, khi tôi rủ rê một bà chị bạn đi Cam chơi thì nhận được câu hỏi "Qua đó chi em, có gì đâu mà chơi, đi quánh bài à?" - Cũng cùng một câu hỏi đó khi tôi bảo tôi muốn đi Macau. Chèn, có lẽ Cam và Cau (viết tắt) đã trở thành thương hiệu cho dân Việt Nam qua thử vận may, mà thường may đâu không thấy, chỉ thấy các sòng bài ngày một phát triển hoành tráng thì cũng đủ hiểu đã có bao nhiêu người Việt Nam qua Cam góp phần xây dựng...

Sòng bạc ở cửa khẩu Bavet


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64592&d=1310730364

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64591&d=1310730364

Các sòng bạc trên đất Campuchia thực sự như những cục nam châm khổng lồ, hút không biết bao kim tiền của “bác thằng bần” bên ta. Không có tiền - họ sẵn sàng cho mượn tiền để chơi và sau này trả lại. Còn nếu không có cả tiền trả thì bị giữ tại casino, bọn chủ đòi khi nào có người mang tiền sang chuộc thì mới được tha về. Hậu quả của việc đam mê cờ bạc bây giờ không chỉ là “bắc thằng Bần” nữa mà thực tế đã phát sinh bao vấn đề xã hội. Biết bao vụ án giết người, cướp của đau lòng đã xảy ra chỉ vì cờ bạc. Chắc hẳn mọi người cũng biết vụ nhà báo Hoàng Hùng bị vợ sát hại cũng ít nhiều liên quan đến đỏ đen...

Nagaworld nhìn từ sông 4 mặt - sòng bạc lớn ở Phnom Penh, sòng bạc ở Cam nhưng ngôn ngữ được đưa lên hàng đầu lại là tiếng Việt, sau đó mới là tiếng Hoa và tiếng Anh. Bước chân vào Nagaworld sẽ thấy một khung cảnh trái ngược hoàn toàn với những gì trên Biển hồ...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64571&d=1310708862

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64570&d=1310708862

hanahan
15-07-2011, 19:54
Nagaworld cũng là nơi diễn ra chương trình "Paris by Night" của trung tâm Thúy Nga vào ngày 24 và 25/03 vừa qua. Được biết đến là thiên đường giải trí không chỉ của người châu Á mà còn thu hút đông khách du lịch đến từ châu Âu, châu Mỹ. Ngoài khách sạn 5 sao, Nagaworld còn kinh doanh sòng bài lớn nhất đất nước chùa tháp và các dịch vụ giải trí khác như spa, bar...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64564&d=1310708757

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64561&d=1310708668

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64562&d=1310708668

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64552&d=1310708584

Tiếng Việt được đưa lên hàng đầu, đủ hiểu số lượng khách Việt Nam qua Cam "oánh" bài nhiều như thế nào.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64560&d=1310708668

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64555&d=1310708584

hanahan
15-07-2011, 20:30
Khuôn viên sảnh của Nagaworld rất rộng lớn với những chiếc đèn treo từ trên trần sang trọng. Ở đây chủ yếu kinh doanh sòng bài là chính, các con bạc người Việt đến đây đủ mọi thành phần, từ doanh nhân, nghệ sĩ, giới công chức đến các cô nữ sinh hay các chị hàng mắm, hàng thịt… từ Nam chí Bắc. Không khí "Banker" và "Player" trong đây rất nhộn nhịp, một lần đặt cứ 20 USD là thấp nhất. Sòng bạc này chỉ dành cho những khách người nước ngoài có hộ chiếu, dân Campuchia dù có giàu có cách mấy cũng không được chơi :D


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64558&d=1310708668

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64575&d=1310708862

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64559&d=1310708668

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64557&d=1310708668

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64556&d=1310708668

paven
15-07-2011, 22:35
Lý do tôi đặt tên topic là "Bùa yêu Cambodia" cũng xuất phát từ một lời quảng cáo của người bạn Cam gốc Việt rằng: ở Cam có một loại bùa gọi là "bùa yêu", chỉ cần mang hình ảnh, cung cấp ngày tháng năm sinh của mình và người mà mình muốn "ếm xì bùa", trả phí 50 USD là ông thầy bà thầy sẽ làm phép và đưa cho mình một lọ giống như dầu. Mỗi lần xoa dầu và gọi tên người bị ếm thì họ sẽ đến ngay tức khắc.


Thì ra đây chính là nguyên nhân, ngồi nghĩ hoài không hiểu sao topic Cam mà có vụ bùa yêu gì? =)). Kì này nàng đi về nhiều chuyện độc đáo quá, shock nhất là zoom vô được khu chơi bài nữa chứ. Bái phục bái phục.

hanahan
15-07-2011, 23:32
Hehe, đi bốn ngày đàng học được quá trùi chuyện thú vị. Bạn Ven có cần "ếm xì bùa yêu" với ai không thì quay lại Cam đi nhá!

---------------

Naga là một “phiên bản” của Diamond Plaza tại Sài Gòn nhưng bề thế hơn nhiều. Tòa nhà này gồm 13 tầng, chia làm 4 khu vực với các sòng bài và tổ hợp nhà hàng, khách sạn. Hàng đêm đón không biết bao nhiêu du khách người Việt vung tiền chơi bài, có người thua cả chục ngàn đô la, các đại gia máu me hơn thì nướng cả mấy trăm ngàn đô rồi vò đầu bứt tai cố gỡ. Vì sao tôi lại đề cập đến Naga sau khi mở đầu bằng Tonle Sap? Bởi vì chúng khác nhau quá, chúng ở 2 thái cực trên cùng một đất nước Campuchia. Quả thật ở Cam thì việc phân biệt giàu nghèo hiển hiện khá rõ nét. Từ những ngôi nhà cho đến phong thái của con người.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64563&d=1310708757

Những bức tranh điêu khắc trên tường ở Nagaworld

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64549&d=1310708584

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64550&d=1310708584

Bàn đăng ký spa

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64554&d=1310708584

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64553&d=1310708584

hanahan
16-07-2011, 00:04
Cách đây 35 năm, Phnom Penh là một "thành phố chết" dưới thời Pôn Pốt. Nhưng ngày nay, thủ đô của Campuchia có đầy đủ những nét đặc trưng của Châu Á, vẻ dịu dàng của Đông Dương và lòng mến khách của người dân Campuchia. Nằm ngay trên vùng đất hợp lưu của ba dòng sông lớn: sông Mê Kông, sông Bassac và sông Tonle Sap, Phnom Penh được biết đến như một thành phố ngã ba sông mà người Khmer gọi bằng cái tên rất lạ là thành phố “sông bốn mặt” (Chaktomuk).

Chỉ cách TP.HCM 240 km nên Phnom Penh là thành phố du lịch thân thiện với Việt Nam nhất. Khoảng 30% dân số nội đô và hơn 80% quan chức có thể nói tiếng Việt. Dân số Phnôm Pênh khoảng 1,4 triệu người (bằng 10% dân số cả nước); trong đó người Việt, gốc Việt hơn 100.000 người.


Cambodia Flyer chăng?

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64565&d=1310708757

Sông 4 mặt

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64566&d=1310708757

Hoàng hôn trên sông 4 mặt là đây

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64569&d=1310708757

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64568&d=1310708757

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64567&d=1310708757

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64574&d=1310708862

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64573&d=1310708862

Tôi ngắm mãi cảnh hoàng hôn này và chụp lia lịa dù máy chụp hình chỉ là dạng du lịch bỏ túi. Mọi người hỏi tôi "em thích chụp hình nhỉ", tiếc là chưa có điều kiện để sắm một em Canon xịn theo mình rong ruổi trên những chặng đường.

hanahan
16-07-2011, 10:13
Phnom Penh lấy từ tên Wat Phnom (Chùa Núi - tên đầy đủ là wat Phnom Daun Penh). Phnom Penh nghĩa là núi Bà Pênh (Daun Penh). Trước đây, còn được gọi là Krong Chaktomuk - có nghĩa là thành phố ngã tư sông hay nhiều người quen gọi là thành phố sông 4 mặt, còn người Việt gọi là Nam Vang. Khác với Hà Nội, Sài Gòn, Phnom Penh gần như không có hẻm. Cũng không thấy “khoan cắt bê-tông” hoặc “Yếu sinh lý”, “Trĩ nội, trĩ ngoại”…

Giá ô tô và xe máy ở đây khá rẻ so với Việt Nam. Thường những phương tiện đây không gắn bảng số, đậu phải, trái thoải mái, luật giao thông ở đây cũng không nghiêm. Việc mua bán xa rất dễ, cứ sang tay chìa khóa, giao tiền, giấy tờ lúc nào làm cũng được. Xe gắn máy ở Phnom Penh thường chở ba người, chỉ bắt buộc người cầm lái mới đội mũ bảo hiểm, khi vi phạm tiền phạt nhè nhẹ. Theo những người đi du lịch Campuchia dài ngày đến Phom Penh thường mua xe, khi về bán lại như vậy sẽ tiết kiệm chi phí đi lại. Ngoài ra ô tô, xe máy còn có Tuk tuk là loại xe gắn máy 3 bánh chở khách rất phổ biến, đi một vòng có thể tốn 2 USD cho 4 người.


Đường phố Phnom Penh sạch sẽ, không khác mấy so với khu Nguyễn Huệ - Lê Lợi ở Sài Gòn ta.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64672&d=1310785217

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64673&d=1310785217

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64674&d=1310785217

Một gia đình người Cam bên tuk tuk

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64685&d=1310785310

Đứa bé này đang "ăn vạ" chị nó chăng?

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64686&d=1310785371

Dỗ mãi mà nó vẫn không ngồi dậy.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64687&d=1310785371

hanahan
16-07-2011, 10:21
Phnom Penh có nhiều chợ - mỗi chợ có thế mạnh riêng. Chợ Mới (Phsar Thmey, xây dựng từ 1937, còn gọi là Central Market ) bán đồ trang sức bạc, đá quý, quần áo, giày dép, hàng lưu niệm, đồng hồ nhái, túi xách, hoa… giá rất rẻ. Các đường quanh chợ bán hàng điện máy, điện thoại di động. Từ 16 giờ, trước chợ có nhiều sạp bán hải sản tươi, nướng, rất hấp dẫn.

Tôi tham quan Chợ Mới và mua được cho mình 2 cái áo thun cùng với 1 chiếc khăn choàng xinh xắn. Người Việt ở đây rất nhiều, họ có thể nói tiếng Việt và chấp nhận thanh toán bằng tiền Việt. Nhớ trả giá trước khi mua một món hàng nào nhé, mua càng nhiều thì giá sẽ càng rẻ.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64684&d=1310785310

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64679&d=1310785310

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64677&d=1310785217

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64683&d=1310785310

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64678&d=1310785217

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64682&d=1310785310

hanahan
16-07-2011, 10:28
Một chút hàng hoa tươi tắn...

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64681&d=1310785310

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64694&d=1310786741

Hoa hồng, phong lan đủ loại

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64680&d=1310785310

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64693&d=1310786741

Này là hoa sen

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64692&d=1310786256

hanahan
16-07-2011, 10:35
Lướt qua tượng đài Độc lập tại Phnôm Pênh, được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền. Tượng đài có hình dạng stupa (hoa sen) mô phỏng Angkor Wat và các địa điểm lịch sử khác của Campuchia. Kiến trúc sư thiết kế là một người chịu ảnh hưởng nặng phong cách hiện đại Vann Molyvann.

Đài độc lập còn được sử dụng như đài tưởng niệm những người Campuchia đã chết vì chiến tranh. Nó còn là nơi diễn ra những ngày lễ kỷ niệm và tế lễ vào những ngày như: ngày độc lập, ngày hiến pháp đất nước. Đây là một công trình kiến trúc đẹp của thành phố Phnom Penh. Có thể đứng từ mọi phía để ngắm quang cảnh của quảng trường Đài độc lập. Vào những ngày lễ quan trọng của đất nước, nhà vua sẽ lên đài để đọc diễn văn và tiến hành các nghi lễ quan trọng khác.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64691&d=1310785541

hanahan
16-07-2011, 10:41
Đến Campuchia, chắc hẳn ai ai cũng cảm nhận được sự hiếu khách của người dân nơi đây. Trên những gương mặt có hằn chút gì của nắng gió mưu sinh, nhưng nụ cười luôn luôn nở trên môi họ. Từ những anh bán bưu thiếp, bán sách... cho đến những bác tài tuk tuk hay mời chào khách, lúc nào họ cũng thân thiện và không bao giờ chèo kéo một khi khách từ chối, cũng hiếm khi thấy họ tranh giành khách như các bác xe ôm ở bến xe Việt Nam. Kể cả việc xin tiền cũng vậy, bao giờ cũng nhã nhặn và tự trọng bằng cách chơi đàn, chơi nhạc...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64675&d=1310785217

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64689&d=1310785371

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64688&d=1310785371

Bia và nước ngọt ở Campuchia

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64676&d=1310785217

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64690&d=1310785371

hanahan
16-07-2011, 11:12
Nhắc đến Campuchia, không ai có thể bỏ qua di sản thế giới Angkor. Quần thể di tích Angkor nằm giữa vùng rừng già nguyên sinh cách Siem Reap 7km về phía Bắc. Theo tiếng Campuchia, Siem Reap có nghĩa là “ Đánh bại Xiêm La” (Đánh bại Thái Lan). Tên gọi đề cập đến một cuộc chiến đẫm máu vào thế kỷ trước giữa người Thái và Campuchia. Trước vụ thảm sát đó, nơi đây là một trong những cửa khẩu chính từ Campuchia vào Thái Lan. Ngày nay thị trấn nhỏ này là cửa ngõ để đưa du khách bước vào thế giới cổ xưa với hệ thống đền đài, di tích ngàn năm tuổi của đế chế Khmer.

Trên đường tới Siem Riep, chúng tôi ghé thăm cây cầu cổ hơn 1.000 tuổi Kongpong Kdei được xây dựng từ thế kỷ XII (1.186) dưới thời vua Chayravaman VII. Cầu dài khoảng 85 mét, cao 14 mét, mặt cầu rộng chừng 14 mét. Cầu làm kiểu vòm với rất nhiều trụ bằng đá ong, có tượng rắn thần Naga 7 đầu khá linh thiêng được người dân tôn thờ như thần thánh. Nhằm bảo tồn cây cầu nên khi cho xây dựng lại quốc lộ số 6, người ta đã làm một con đường tránh để không cho xe tải nặng qua cầu nữa.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64699&d=1310789481

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64696&d=1310789385

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64697&d=1310789385

hanahan
16-07-2011, 14:36
Đến Angkor không thể không điểm qua một chút về lịch sử. Một số thông tin từ Internet về lịch sử thành lập triều đại Angkor như sau:

Vua Jayavarman II là người thành lập Vương quốc Angkor, dù không phải là người sáng lập kinh đô này. Những sự kiện chính về triều đại của đức vua được nêu trong văn khắc của thế kỷ XI về sau đó. Đức vua đã khởi đầu triều đại của mình bằng việc đặt thủ đô mang tên Indrapura tại một địa điểm mà nay những công trình khảo cổ xác định là Banteay Prei Nokor, phía đông của Kampong Cham, ở hạ lưu sông Mekong.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/banteay-prei-nokor.jpg

Ở đây, nhà vua đã tin dùng một người theo đạo Bà La Môn, tên là Sivaka Valya. Người này đã trở thành tu sĩ đầu tiên của giáo phái mới, được nhà vua biến thành tôn giáo chính thức, tôn giáo Deva-raja “vua – thần”, một hình thái của đạo thờ thần Shiva, tập trung thờ Linga được coi là nhân cách thiêng liêng, được thần Shiva truyền lại cho đức vua, thông qua tu sĩ Bà La Môn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc vua Jayavarman II thực hiện cách thờ cúng này là một thể cách thực hiện sự độc lập của mình, một dấu hiệu cho thấy: Nhà vua không công nhận có ai là cấp trên của mình. Ngoài ra, điều này cũng biểu thị nhà vua tự cho mình là một vị "Chakravartin" (Vua của thiên hạ).

Những vị vua kế tiếp của triều đại Angkor đều thực hiện xây dựng “núi - miếu” (temple mountain), mang ý nghĩa bảo vệ “cái tôi thiêng liêng của nhà vua”. Là nguyên thủ quốc gia, nhà vua có một vị trí cao cả về giá trị biểu trưng, một đời sống bao gồm quá nhiều lễ nghi; thành thử, những bận rộn này đã khiến cho nhà vua không có đủ thì giờ để tiếp xúc với dân chúng. Điều này đã giải thích tại sao những triều đại Khmer thời Angkor đã kiến tạo nhiều công trình kiến trúc, mà lại không nâng cao đời sống của dân chúng.

Tuy nhiên Indrapura chỉ là thủ đô đầu tiên trong việc lựa chọn địa điểm thích hợp, vừa cung cấp một “núi - miếu” thích hợp cho việc thờ mình, lại vừa dễ phòng thủ chống lại sự tấn công từ bên ngoài và bên trong. Khu vực Biển Hồ được xem là thích hợp nhất. Sau đó, nhà vua lại chuyển sang thủ đô thứ 2 ở Hariharalaya, thủ đô thứ 3 là Amarendrapura (Roluos), thủ đô thứ 4 là Mahendraparvata (Phnom Kulên).

Những cuộc khai quật những địa điểm này của Philippe Stern và của Henri Marchal cho thấy: cách xây dựng theo phong cách quá độ, nối phong cách “Tiền Angkor” và phong cách chiếm ưu thế trong những ngày đầu của Angkor .

Nhìn chung, triều đại Jayavarman II có một tác động rất lớn đối với vương triều của mình. Đức vua đã tạo nên sự vĩ đại của Vương quốc này, thể hiện những nguyện vọng và uy quyền cai trị của đế chế. Từ khi vua trị vì, đã cho xây thánh đường kim tự tháp, đánh dấu trung tâm quyền lực của thành phố hoàng gia. Chức năng của loại thánh đường này là ”Khi đức vua còn sống, miếu thờ được hiến dâng cho đức vua; đến khi vua băng hà, miếu thờ trở thành lăng tẩm mình”.

Nghiên cứu về nguồn gốc của người Campuchia thời nguyên thủy, đã có những nhận định khác nhau. Chẳng hạn như quan điểm của nhà văn Pháp Pierre Loti đã ghi trong quyển “Pèlerin d’ Angkor ”, khi viết về những chuyển biến của dân tộc này đã đưa ra một nhận định như sau: “Thành phố Đế Thiên - Đế Thích (Angkor) này bị bỏ hoang hàng mấy thế kỷ, trước kia là một trong những kỳ quan thế giới. Cũng giống như giòng sông Nil ôm ấp ở miền hạ lưu một dân tộc văn minh kỳ lạ, tại đây dòng Mékong hằng năm đem cho dân tộc Campuchia bao nhiêu là nguồn lợi phong phú và đã ấp ủ thành trì thần bí này.”

(Theo Trần Kiêm Đạt)

hanahan
16-07-2011, 14:49
Thật khó để có thể công nhận được sức của con người có thể hoàn tất được hàng trăm đền miếu, hàng ngàn phù điêu, những hồ nước bao quanh mênh mông ở một vùng đồi núi trùng trùng điệp điệp tại tỉnh Siem Riep. Không ít những nhà nghiên cứu thoạt nhìn Angkor trong lúc đầu đều cảm thấy một công trình hoành tráng đến như thế mà con người trần như chúng ta có thể thực hiện được. Nhà khảo cổ Victor Goloubev đã từng ghi trong quyển “Le Phnom Kulên” những ý nghĩa ngạc nhiên sau đây: “Ta cũng nên tin ở lời người truyền tụng, những đền đài ở Angkor đều do vị Phật Visvakarman và các Thần nhân của ngày xây dựng lên; vật liệu chuyển vận đều do những vị Nữ thần Apsara yêu kiều, từ trên thượng giới xuống giúp”

Nhà khảo cổ Georges Coedès cũng đã viết trong cuống “Pour mieux comprendre Angkor” (Để hiểu Angkor rõ ràng hơn) những cảm nghĩ ngạc nhiên đến cực độ của mình trong những phút giây đầu tiên khi đến viếng vùng đền miếu Angkor: “Nếu ta thử tính dùng máy móc tân thời chuyển vận bao nhiêu đá trong một ngôi đền, ví dụ của Angkor Wat, mà nghĩ rằng người Campuchia thời trước có thể dùng sức người làm được chăng? Tất nhiên là không. Rồi ta phải nhìn nhận như người Campuchia thường nói: “Đền ấy là do công trình xây dựng của một vị Phật “kiến trúc sư” Visvakarman dùng thần thông để tạo nên”.

Angkor Wat (còn gọi là đền Đế Thích theo cách gọi cũ của người Việt – cùng với Đế Thiên là tên gọi của khu hoàng thành Angkor Thom) là ngôi đến vĩ đại nhất trong quần thể kiến trúc Angkor. Ngôi đền này là kết tinh của kiến trúc đền núi đặc trưng của người Khmer cổ, đồng thời đạt tới đỉnh cao về mặt nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình Khmer cũng như quy mô hoành tráng nhất trong tất cả các đền đài thời Angkor. Angkor Wat được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 12 do quốc vương Suryavarman II, dành để tôn thờ vị thần Visnu của Hindu giáo.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64701&d=1310795782

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64604&d=1310736905

hanahan
16-07-2011, 15:00
Angkor gốc tiếng Phạn là “Nagara”, nghĩa là “kinh đô”. Vùng Angkor xưa kia là nơi nhà vua Campuchia đóng đô trong một thời gian (802-1432), sau đó mới thiên đô về phía Nam . Trong vùng có hai vùng đền tháp lớn mang tên là Angkor Thom và Angkor Wat. Angkor Thom có nghĩa là “Kinh đô lớn” (Thom: lớn), nơi nhà vua cất hoàng cung, kim loan điện. Angkor Wat (hay Wat: chùa) nghĩa là “Kinh đô chùa” là hệ thống những ngôi đền kỳ vĩ và đẹp hơn tất cả đền đài.

Angkor Wat là một công trình tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Nhưng đó cũng là một công trình đòi hỏi những tốn kém nhất. Công trình này được lưu tồn tốt nhất trong số toàn bộ các đền miếu Khmer. Nhiều truyền thuyết chung quanh khu đền miếu này. Theo người bình dân Campuchia, Angkor Wat “không phải do bàn tay của con người” mà do Thần Indra đã bay xuống trần gian để xây dựng. Lúc đầu tất cả chín tháp nhọn lớn đều được dát vàng, còn các mảng điêu khắc chạm nổi phong phú lạ thường, phủ các bức tường và có những màu sắc thật rực rỡ.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64607&d=1310736988

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64608&d=1310736988

hanahan
16-07-2011, 15:11
Việc tìm kiếm lại di tích của Angkor chỉ là trường hợp ngẫu nhiên, nhưng có giá trị lịch sử quan trọng.

Vào tháng 4 năm 1861, tiến sĩ thực vật học người Pháp tên là Henri Mouhot trong khi đang tiến hành khảo sát một khu rừng nhiệt đới gió mùa tại Campuchia, thì thình lình phát hiện được từ trong khu rừng rậm, một cung thành cực lớn được xây bằng đá. Cung thành này có quy mô rất đồ sộ được xây dựng tuyệt đẹp. Tuy nhiên, theo đoán định ban đầu của tiến sĩ Mouhot thì: “Công trình Angkor được kiến tạo vào trước Công nguyên”.

Qua khảo chứng, người ta được biết: cung thành này nguyên là thành Angkor, được sử dụng làm kinh đô của đất nước Campuchia suốt từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV. Năm 1432, nước Xiêm La (nay là Thái Lan) xâm lược Campuchia, thủ đô nước này phải dời về Phnom Penh hiện nay. Angkor trở nên suy tàn trong cảnh hoang phế; sau đó bị chìm ngập trong rừng cây nhiệt đới mênh mông. (Angkor Wat có nghĩa là khu thành của những ngọn tháp (chùa), cũng được gọi là Tiểu Angkor, so với diện tích của Angkor Thom)

Giờ đây, sau khi dọn dẹp sạch sẽ và trùng tu lại một phần, khu thành cổ vốn ngủ say hàng trăm năm trong khu rừng rậm rạp, thì nay được sống lại. Cuối cùng trở thành Di sản văn hóa thế giới và trung tâm du lịch nổi tiếng.

Những nhận định của nguồn tư duy dân gian Campuchia thường đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa Angkor Wat. Họ kể lại rằng: Trong một khoảng thời gian xa xưa, khi người Phù Nam mới lập quốc, thì vị Thần tối thượng Indra (trong tín ngưỡng Bà La Môn) có “quan hệ” với một cung nữ tuyệt đẹp dưới trần gian. Người đà bà này sinh ra một người con trai, đặt tên là Preah Het Mealéa (Ánh sáng thiên thần). Người đàn bà này trở thành Hoàng hậu.

Vì là dòng dõi Hoàng tộc từ Thượng giới, cho nên Preah đã nghiễm nhiên trở thành người kế vị chính thức, đóng đô tại vùng thung lũng Indraprast (Phù Nam). Thần Indra mê vẻ đẹp của chú bé, cho nên đã đưa về trời. Nhưng trong hành động này, chư thần trên thượng giới đã không chấp nhận. Họ cho là trần thế và thượng giới, hai cảnh sống không thể hoà chung nhau được, dù cho ảnh hưởng của vị thần Indra cao đến chừng nào.

Không còn cách chọn lựa nào hơn, để bảo vệ chức vị của mình, cho nên thần Indra đành phải chấp nhận đưa vị hoàng tử này trở về cõi trần như cũ. Vì đã quen sống trên thượng giới trong một thời gian, cho nên vị hoàng tử cảm thấy buồn bã trong cung điện cũ, cho nên xin thần Indra cho mình trở về trời. Rất thương hoàng tử, những không còn cách nào hơn, cho nên thần Indra nẩy ra ý kiến: Mời vị kiến trúc sư vĩ đại trong số chư Thần linh là Oreah Pisnuka xây ngay trên mặt đất một toà lâu đài tráng lệ giống y như khung cảnh tiên giới. Chỉ trong một đêm, cung điện đã hoàn chỉnh: đó là Angkor Wat.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/Kamphuchea_011.jpg

Nhiều du khách đến đây đưa ý kiến: Dường như còn thấy những “dấu tay” bê đá của chư Thần linh. Do đó, đây là nơi cầu nguyện của họ. Từ những bàng hoàng ban đầu khi đến nghiên cứu khung cảnh hoành tráng, nhiều dấu ấn Bà La Môn giáo lẫn Phật Giáo, cho nên các nhà khảo cổ học Tây Phương đã tìm đến từng bước nghiên cứu và khai quật, mở rộng phạm vi khảo sát của mình.

Họ đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về Angkor Wat và Angkor Thom, dù bên trong vẫn chất chứa nhiều điều bí ẩn về kiến trúc và huyền thoại, chưa giải mã được. Trên đại thể có thể nhận định như sau:

Angkor Wat là công trình mới nhất và ngoạn mục nhất của Angkor do vua Suryavavarman II khởi công xây dựng. Đền này thờ thần Visnu, vị thần mà nhà vua Suryavarman II tự xưng chính là bản thân mình xuống trần gian để trị vì thiên hạ. Nhìn từ xa, Angkor Wat đầy vẻ uy nghi, đường bệ khiến cho người xem phải choáng ngợp. Trông gần nghệ thuật điêu khắc và chạm nổi sinh động, sâu sắc cùng lối kiến trúc huyền bí càng khiến cho khung cảnh thêm huyền ảo. Nhìn chung, tinh thần kiến trúc của Angkor Wat không phải xuất hiện từ hư vô, mà là đỉnh cao, là kết tinh của hơn ba trăm năm phát triển của loại hình đền núi của người Khmer qua kinh nghiệm xây dựng.

(Theo Trần Kiêm Đạt)

hanahan
16-07-2011, 15:18
Angkor Wat đang được trùng tu một phần

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64606&d=1310736988

Angkor Wat là hiện thân cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ theo Hindu giáo. Kiến trúc quần thể Angkor Wat chia làm 3 tầng đại diện cho ba yếu tố quan trọng làm nên vũ trụ theo quan điểm Hindu là: đất, nước và gió với 5 ngọn tháp cao. Theo truyền thuyết, núi Meru nằm giữa đại dương trong vũ trụ và đại dương đó chính là lớp hào nước sâu và rộng được xây dựng xung quanh Angkor Wat.

Thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường thành rộng tới 83610m². Bản thân đền Angkor Wat diện tích khoảng 200 ha. Chu vi đền gần 6km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Con đường dẫn tới cửa chính Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên. Phía ngoài đầu lối vào có tượng sư tử đá, hai bên bao lơn được trạm trổ tượng rắn thần Naga bảy đầu. Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Xung quanh hào có nhiều bậc để từ trên có thể bước xuống mặt nước.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64603&d=1310736905

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64630&d=1310737229

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64628&d=1310737229

hanahan
16-07-2011, 15:53
Đứng trước Angkor Wat, bất kỳ ai cũng có những thắc mắc: Vì sao con người cách đây một ngàn năm lại có thể xây dựng nên một công trình kỳ vĩ như thế này? Di chuyển và sắp xếp những tảng đá như thế nào? Chất keo nào dùng để kết dính? Cho dù các nhà khoa học có nghiên cứu thế nào chăng nữa cũng khó thể giải đáp hợp lý những câu hỏi như trên. Vậy con người hay chính thần linh đã kiến tạo ra ngôi đền này? Du khách cứ việc chất vấn, còn Angkor vẫn cứ lặng lẽ mang theo trong mình những huyền thoại kỳ bí...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64611&d=1310736988

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64612&d=1310736988

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64613&d=1310737089

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64614&d=1310737089

hanahan
16-07-2011, 16:46
Khu đền chính được xây dựng theo hình gần giống Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là nước, tầng 2 tượng trưng cho trần gian hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thiên đàng. Kiến trúc ba tầng của chính điện kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat hoàn toàn được tạo nên từ những phiến đá xanh rất lớn, khích thước thông thường là 1m x 2m ghép lại với nhau thông qua hệ thống mộng. Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ rất cao về hình học không gian. Thời bấy giờ, kỹ thuật và phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn thì việc sử dụng đá có tính chất như sử dụng gỗ với những kết cấu có hình bán nguyệt và mái vòm là những kỹ thuật mà người ta chưa biết – những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.

Tại khắp nơi trong Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được đúc theo một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng theo lối lắp ghép, sắp xếp các khối đá lại với nhau trước, sau đó các nghệ nhân mới bắt đầu điêu khắc.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64609&d=1310736988

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64621&d=1310737170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64702&d=1310795782

hanahan
16-07-2011, 16:53
Muốn lên đến tầng thiên đàng, du khách thường phải "bò" trên những phiến đá hẹp, "bò" cũng là để bày tỏ lòng tôn kính thánh thần. Hiện nay, đã có cầu thang gỗ để khách tham quan leo lên cách dễ dàng hơn. Nhưng tôi chứng kiến thấy rất nhiều khách khi đi xuống thì đúng là phải "bò". Muốn lên đến tầng cao nhất của Angkor Wat, khách phải xếp hàng chờ phát thêm một cái thẻ đeo để nhân viên có thể kiểm soát lượng khách cũng như thời gian tham quan. Cứ tốp này xuống thì tốp kia lại tiếp tục lên, khăn đội đầu hay nón đều phải bỏ ra khỏi đầu.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64615&d=1310737089

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64616&d=1310737089

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64617&d=1310737089

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64622&d=1310737170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64618&d=1310737089

hanahan
16-07-2011, 17:15
Vẻ đẹp thần bí của Angkor Wat được người đời công nhận nhưng tác dụng của nó vẫn còn là một điều bí ẩn. Do lối vào ở phía Tây, có học giả suy đoán đó là lăng mộ. Tuy nhiên, đó chỉ là giả thiết ngày nay vẫn chưa tìm thấy bất cứ một thứ gì dùng cho an táng. Có nhà khoa học cho rằng Angkor Wat không phải là lăng mộ mà là một trung tâm tôn giáo để an ủi tâm linh. Vua Jayavarman II xây Angkor Wat là để thờ thần duy trì Vũ trụ Visnu của Hindu giáo. Hướng của thần Visnu là hướng Tây, Angkor Wat là công trình kiến trúc có cửa chính và cổng đều nhìn về hướng Tây. Trong các di tích cổ tìm thấy ở đây có rất ít ngôi đền nhìn về hướng Tây. Do hướng Tây được quan niệm là hướng của chết chóc, người Khmer gọi Angkor Wat là “miếu an táng” cũng rất hợp lý.

(Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới)


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64620&d=1310737170

Hành lang dài bất tận

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64623&d=1310737170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64624&d=1310737170

hanahan
16-07-2011, 17:20
Tham quan tầng Thiên đàng xong, tôi trở xuống thì đã có rất nhiều du khách đang ngồi nghỉ mệt cũng như chờ đợi đến lượt họ được lên Thiên đàng...


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64610&d=1310736988

Đội làm mẫu cho du khách chụp ảnh

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64619&d=1310737089

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64625&d=1310737170

Mỗi lần viếng thăm Angkor Wat, người ta không khỏi xúc động và ấn tượng mãi trước kỳ quan vĩ đại, huyền bí, và chắc hẳn là cảm thấy luyến tiếc cho một nền văn minh huy hoàng một thời nay đã biến mất.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64631&d=1310737229

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64626&d=1310737170

hanahan
18-07-2011, 11:19
Đặt hoàn cảnh mình là người vô tình phát hiện một quần thể đền đài nguy nga thế này trong rừng sâu cũng đã thấy vô cùng phấn khích. Dù đã đọc thông tin và xem hình ảnh trên mạng, tức là tôi cũng đã có một hình dung sơ khởi về Angkor, thế mà khi đến đây, được nhìn tận mắt hàng triệu tảng đá xếp chồng tạo thành ngôi đền, rồi những hình điêu khắc tuyệt mỹ rất độc đáo, rất Angkor và rất Campuchia này, tôi cũng đã quá sức ngạc nhiên và thích thú rồi, huống hồ là người phát hiện ra chúng. Chắc hẳn ông Henri phải sửng sốt và kinh ngạc hơn gấp ngàn lần cảm xúc của tôi bây giờ.

Rảo bước ra khỏi Angkor Wat, chúng tôi bắt gặp một cặp cô dâu - chú rể cùng phù dâu phù rể. Theo phong tục thì họ phải đến Angkor để chụp ảnh cưới. Cô dâu người Cam rất xinh, thích thú nhất là trang phục của họ. Tôi từng nghe kể về sarong - chỉ là một mảnh vải nhưng người ta có thể quấn và nhét thành một bộ phục sức độc đáo. Nếu di chuyển không khéo thì cả mảnh vải sẽ tuột, và thường các thiếu nữ chỉ bận mỗi cái sarong mà thôi. Không biết thực hư thế nào, nhưng chuyện tắm và thay sarong một cách điêu luyện của những thiếu nữ nông thôn Campuchia đã được nhiều người kể lại.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64629&d=1310737229

Hàng rong cũng tồn tại khắp nơi không ngoại trừ Angkor, giá bán thì cứ 1 đô...

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64627&d=1310737229

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64632&d=1310737229

Và Campuchia cũng không khó bắt gặp những hình ảnh này... chạnh lòng lắm!

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64704&d=1310795940

hanahan
18-07-2011, 11:35
Đến đây tôi chợt nhớ lại câu chuyện về phong tục cưới hỏi của người Campuchia. Các cô gái Cam khi đã 16 tuổi và chưa có gia đình thì trước nhà sẽ treo một cái khăn hồng. Nhà nào trước cửa có khăn hồng, tức nhà đó có cô gái chưa chồng - không cần biết cô ta bao nhiêu tuổi. Chắc chỉ cần nhìn khăn hồng cũ hay mới là đoán được tuổi nhỉ? Có câu chuyện vui kể rằng: Một anh nọ đến nhà có treo khăn hồng mục đích là tìm vợ, anh ta gặp một bà lão và hỏi dò "Cháu muốn cưới cháu gái của ngoại có được không ạ?" thì bà cụ mắng té tát "Tổ cha mầy, tao còn chưa có chồng lấy đâu ra có cháu" :))

Ngày xưa, nếu chàng trai để ý cô gái nào thì sẽ đến ở nhà cô gái ấy làm "rể hờ" ba năm, tất nhiên trong ba năm đó chàng trai hoàn toàn không được động gì đến cô gái và sống y như một "osin" trong nhà. Sau ba năm nếu cô gái ưng thì sẽ cưới làm vợ. Nhưng tập tục ở rể hờ ba năm được bãi bỏ vì nhiều gia đình lợi dụng chuyện chàng trai ở rể cho họ suốt nhưng cô gái lại không bao giờ ưng. Sau này, chàng trai nào thích cô gái nào cứ việc đến nhà dạm ngõ, và thường sẽ được người nhà bên vợ hỏi rằng "có đi tu chưa?". Tôi cũng khá ngạc nhiên với câu hỏi này, vì người Cam có tục con trai đến 12 tuổi là phải đi tu trả hiếu cho cha mẹ, thời gian tu có thể là 3 năm, 3 tháng hoặc 3 tuần, nhưng không được là 3 ngày. Và người ta quan niệm những người có đi tu thì sẽ biết đạo lý hơn, sống tốt hơn...

Lễ cưới của người Khmer theo phong tục cổ truyền sẽ gồm ba lễ:

1. Lễ Sđây Đol Đông (Lễ nói), đàng trai chọn nét Phlâu Chău Ma Ha (người làm mai) đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm : Bánh, trái cây, trầu cau …, mỗi thứ đều là số chẵn.

2. Lễ Lơngmaha (Lễ hỏi), hai nhà thông báo cho thân nhân và lối xóm biết hai đàng đã chính thức là xui gia. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái gồm : 4 nải chuối, 4 chai rượu, 4 gói trà, 4 gói trầu, 2 đùi heo, 2 con gà, 2 con vịt và một số tiền. Trong lễ này, ngày tháng tổ chức đám cưới cũng được hai họ thống nhất.

3. Lễ Thngay Bôs Coltê (Lễ cưới), diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô Lia (thầy cúng). Những nghi lễ chính : tiễn đưa chàng rể về nhà gái; dâng cơm cho sư; cắt tóc; lạy ông bà; rắc bông cau; nhập phòng, nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.

hanahan
21-07-2011, 22:42
Chiều đó chúng tôi cũng theo bước những đoàn người khác vào chiêm ngưỡng Angkor Thom. Cách đền Angkor Vat khoảng 1km, Angkor Thom có nghĩa là thành phố vĩ đại, là kinh đô của vua Jayavarman được xây dựng vào thế kỷ XII theo phong cách nghệ thuật Phật Giáo. Kinh thành có 5 cổng vào ở chính bốn hướng và một cổng Khải hoàn dẫn thẳng đến cung điện chính giữa kinh thành. Chúng tôi tiến vào Angkor Thom theo cổng Chiến thắng, cổng này khá nhỏ, ngày xưa vua toàn cưỡi voi để vào. Dọc hai bên đường đi vào đền là các tượng thần và tượng ác quỷ ở mỗi bên ôm thân rắn naga diễn tả sự tích “khuấy biển sữa” hình thành nên vũ trụ. Trước đây có tất cả 54 tượng thần và 54 tượng ác quỷ ôm thân rắn ở mỗi bên đường, nay chỉ còn lại một vài tượng mà thôi. Con số 108 của tổng số các tượng là số thiêng liêng của tôn giáo và văn hoá Ấn độ (108 cũng là số lần hiện thân của thần Visnu, Shiva). Một lý giải khác thì 54 cũng là số tỉnh thành trước đây của Campuchia.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1639_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1640_800x600.jpg

hanahan
21-07-2011, 23:02
Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Bayon có nghĩa là “bùa của cha” (ba = cha, yon = bùa). Thuở đó, vương quốc này bị xâm lăng, đô hộ, đến khi vua đeo bùa vào thì đánh đâu thắng đó, giành lại non sông, còn mở rộng đất nước sang nhiều quốc gia khác...
Tìm trong tư liệu thấy nói ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara nhìn theo bốn hướng, có tài liệu nói thần này tương ứng với Quan Thế Âm bồ tát bên Phật giáo Đại thừa..., tạc “nụ cười Bayon” bốn mặt đá với chiều sâu triết lý: hỉ, xả, từ, bi... Như vậy, tổng cộng ở Bayon có đến 216 khuôn mặt khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa "chiêm nghiệm nhân gian"


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1647_600x800.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1648_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1649_600x800.jpg

Kiến trúc của Bayon được xem như có phong cách của trường phái Baroque (một phong cách nghệ thuật bắt nguồn từ Phục Hưng Ý, sau đó lan ra khắp châu Âu), trong khi Angkor thuộc phái cổ điển. Sự tương đồng của vô số khuôn mặt khổng lồ ở trên các tháp của đền Bayon với các bức tượng khác của vua Jayavarman VII khiến nhiều học giả đi đến kết luận đây chính là khuôn mặt của nhà vua. Người khác thì cho là của Quan Âm Bồ Tát (Avalokitesvara hay Lokesvara). Nhà học giả chuyên về Angkor học Coedes thì lý luận rằng Jayavarman VII theo truyền thống của các vua Khmer tự cho mình là vua thần (devaraja), khác với các vua trước theo Ấn Độ giáo tự cho mình là hình ảnh của thần Shiva, trong khi Jayavarman VII là một Phật tử nên cho hình ảnh Phật và Bồ tát là chính mình. (Kientrucvietnam.org.vn)

hanahan
25-07-2011, 14:34
Lịch sử của đền Bayon (theo Kientrucvietnam.org.vn) cho rằng: "Sau khi vua Suryavarman II là người xây dựng Angkor Wat băng hà vào khoảng năm 1150, Campuchia rơi vào tình trạng rối ren, vô chính phủ. Quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công và cuối cùng chiếm đoạt Angkor Wat. Jayavarman VII lúc sinh thời vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, ông thờ ơ với mọi biến động trong đời sống. Năm 1181, ông dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ông đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.

Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệt được miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Chrma. Sau khi hòa bình được lập lại Jayavarman VII lên ngôi, lúc này ông khoảng 50 tuổi. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới, và đó chính là Bayon (hay còn gọi là Yasodharapura)"

Khi Pierre Loti đến thăm Bayon, ông đã thốt lên
"Máu tôi như đông lại ... Tôi thấy như mình bị quan sát từ mọi phía."

Và quả thật là như vậy. Vì chính tôi cũng có cảm giác như mình đang đồng hành với 216 khuôn mặt sống động ở Bayon này. Nếu chăm chú quan sát và cảm nhận thì không có một khuôn mặt nào giống nhau hoàn toàn. Khi bước vào đền, đi theo những lối đi quanh co cứ như đi lạc vào một mê trận. Bên cạnh những tháp cao vút cũng có những tháp thật thấp khiến tôi cảm thấy như khuôn mặt đang nhìn thắng vào mình, cho dù có rẽ vào lối nào cũng thế.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1650_600x800.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1654_800x600.jpg

Và đây được chọn là nụ cười tiêu biểu của Bayon...

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1656_600x800.jpg

Thanh bình trong ánh nắng chiều...

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1657_800x600.jpg

Lối đi nào dành cho tôi?

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1661copy_595x800.jpg

hanahan
25-07-2011, 14:45
Cấu trúc của Bayon gồm ba tầng, hai tầng dưới bố trí theo hình vuông, tô điểm bằng những phù điêu trên tường. Tầng ba được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp mà các mặt đá có hình khuôn mặt. Dãy hành lang ở tầng dưới là một kho tàng nghệ thuật với 11.000 bức phù điêu chạm khắc trên tường đá chạy dài 1.200m, một tổng hợp liên quan đến lịch sử lẫn các truyền thuyết, miêu tả cảnh diễu hành của Vua và Hoàng gia, những trận đánh của Vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả thủy lẫn bộ, ngoài ra còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội của một nền văn minh đã bị lãng quên từ bao thế kỷ.

Và đây là bức phù điêu được chạm khắc trên tường đá, người ta bảo mất 30 năm để xếp đá và 200 năm để điêu khắc toàn bộ những hình ảnh trên bức tường này. Thật lòng quá ngưỡng mộ người xưa, chính lòng yêu mến vua và các vị thần đã trở thành sức mạnh và động lực để xây dựng một Bayon như ngày nay.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1646_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1645_800x600.jpg

Trên bức phù điêu này tôi có thể thấy rõ sự tinh xảo trong từng đường nét khi khắc nên chân dung của từng toán binh lính: người có lỗ tai dài tượng trưng cho người Campuchia, người có búi tóc cao tượng trưng cho người Trung Quốc...

Bayon - kho tàng nghệ thuật làm sửng sốt biết bao nhà khảo cổ - ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc...


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1662_800x600.jpg

hanahan
25-07-2011, 19:44
Kế đến Bayon về phía Tây Bắc là cung điện hoàng gia Phimeanakas, nằm ở cổng ra của cổng Chiến Thắng trong khu quần thể Angkor Thom. Phimeanakas là nơi nhà vua tới thực hiện nghi lễ thờ cúng tôn giáo, nay hầu như chỉ là bãi đất trống nằm giữa một số tường thành còn sót lại. Tương truyền rằng ở đây có một tháp vàng (Phimeanakas), trên lầu cao nhất của tháp là nơi nhà vua ngủ. Mọi người dân ở đây cho là trên tháp đó có hồn của một con rắn chín đầu. Rắn này là chủ của tất cả đất đai trên xứ sở. Hồn rắn xuất hiện nữa đêm dưới dạng một người đàn bà. Nếu đêm nào vua không thực hiện điều này thì ngài sẽ chết. Bằng cách này, dòng giống hoàng gia Khmer được giữ gìn trường tồn.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/phimeanakas.jpg

Ra khỏi khu cung điện hoàng gia, rảo qua Elephant terrace là một dãy sân nằm trên 1 bệ đá cao khoảng 2m, nơi xưa kia vua Jayavarman VII ra chào đón quân đội chiến thắng giặc Chăm trở về. Khoảng sân dài 350m này được dùng làm nơi để vua & các vệ thần xem các lễ hội của vương quốc ở quảng trường trước mặt.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/Elephantterrace.jpg

Một triều đại oai hùng, một đế chế Khmer lẫm liệt xưa kia nay đang ở trước mắt, dù rằng chúng chỉ còn là những phế tích. Không biết ngày xưa, những công trình thế này sẽ còn hoành tráng và lộng lẫy gấp bao nhiêu lần?

Và khi hoàng hôn buông xuống, không ai có thể bỏ qua màn nghi lễ "chào Angkor" từ đỉnh Phnom Bakheng. Trên đường đi, tôi bắt gặp một "ban nhạc" đang chơi đi chơi lại câu hát "Việt Nam Hồ Chí Minh"... Có lẽ là một kiểu "cần sự giúp đỡ có tự trọng"


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1483_800x600.jpg

hanahan
25-07-2011, 20:07
Đến đây tôi lại chợt nhớ đến những khung hình từ bộ phim "Bí mật ngôi mộ cổ". Cảnh đầu tiên xuất hiện trong phim không phải ở đền Ta Prohm mà là Phnom Bakheng. Cô đào quyến rũ Angelina Jolie ngồi trên chiếc xe jeep, được trực thăng cho đáp xuống đỉnh đồi Bakheng, và đây là bối cảnh đầu tiên mà đất nước Campuchia được xuất hiện trên màn ảnh Hollywood.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/Bakeng1.jpg

Vừa đáp xuống, nàng Lara dùng ống nhòm quan sát đền Ta Prohm

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/Bakeng3.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/Bakeng2.jpg

Và Phnom Bakheng trong mắt tôi


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1511_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1497.jpg

Ngôi đền Phnom Bakheng có niên đại sớm nhất vào khoảng năm 900, là một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor. Phnom Bakheng là ngọn núi thiêng của Angkor, như núi Meru thiêng liêng trong thần thoại Ấn độ giáo. Trên đỉnh Phnom Bakheng là một đền thờ đã đổ nát. Nơi đây trên mặt đất đá, các nghệ nhân Khmer xưa đã khắc xuống nền đá một bàn chân khổng lồ. Tương truyền rằng bàn chân này là của đức Phật. Đặc biệt ở đây, mỗi ngày khoảng gần 6 giờ chiều, các du khách đến tụ tập rất đông ở chân đồi Phnom Bakheng để lên đỉnh xem mặt trời lặn trên quần thể Angkor.

Đường lên Phnom Bakheng đi bộ khoảng 15 phút, ai không thích đi bộ hoặc những người lớn tuổi có thể cưỡi voi để lên đồi. Tất nhiên, tôi chọn phương án đi bộ để có thể tận hưởng hết vẻ hoang sơ của rừng núi hai bên đường. Khi lên đến đỉnh đồi, rất nhiều du khách cũng đang háo hức đón chờ mặt trời dần lặn.

Khi Mouhot khám phá ra Angkor, ông có lên đỉnh Phnom Bakheng nhìn xuống quần thể Angkor và đã mô tả như sau : “Tất cả vùng này giờ đây vắng lặng và cô quạnh, mà trước kia chắc chắn phải là sống động nhộn nhịp và vui vẽ; nay chỉ còn lại tiếng hú của các loài dã thú và các tiếng chim kêu giữa sự im lặng cô đơn mà thôi”.

Nhưng giờ đây, tôi đang đứng trên Phnom Bakheng, nơi cô đào Jolie đã từng đứng, ngắm toàn cảnh Angkor trong rừng rậm, giữa những du khách từ khắp nơi đổ về chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh để ghi lại khoảnh khắc hoàng hôn phủ xuống Angkor.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1503_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1502_800x570.jpg

hanahan
25-07-2011, 23:09
Khi Hollywood chọn Ta Prohm làm bối cảnh cho bộ phim Tomb Raider phỏng theo trò chơi cùng tên, một lần nữa Angkor làm sực tỉnh cả thế giới. Dòng người từ khắp các châu lục đổ về Siem Riep. Cả triệu lượt người đã đến thăm đền Ta Prohm mỗi năm. Theo bước nàng Lara Croft xinh đẹp do Jolie thủ vai, tôi tiến vào Ta Prohm để "khám phá Bí mật ngôi mộ cổ". Khung cảnh ở Ta Prohm khá "ma mị" với cuộc chiến muôn thuở giữa cây và đá.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/taprohm2.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/taprohm4.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/taprohm5.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/taprohm6.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/taprohm7.jpg

Ta Prohm được vua Jayavarman VII xây năm 1186 để tưởng niệm mẹ của nhà vua. Các cây cổ thụ mọc ngay trên đền, với rễ cây to lớn bao phủ các tháp và kiến trúc đền. Đó là hai loại cây Đa bóp cổ (Ficus religiosa) và cây Bông gạo (Kapok). Đền có không khí bị bỏ hoang trong rừng, các tảng đá lớn đỗ nằm lổn ngổn khắp mọi nơi từ các tháp, kiến trúc bị sụp đổ, do các cây rừng tàn phá từ bao thế kỷ. Viếng đền Ta Prohm mới cảm nhận được cảm tưởng của những người tìm lại được Angkor lúc ban đầu khi họ chứng kiến được Angkor trong trạng thái bỏ hoang trong rừng rú. Chính vì đặc điểm này mà rất nhiều du khách đến thăm đền. Trong hầu hết lộ trình của các chuyến thăm quan du lịch quần thể Angkor, cũng như Angkor Wat, Ta Prohm là một địa điểm phải được ghé thăm.


Ta Prohm ngày nay đang được tu sửa vì hầu như đã hoang tàn đổ nát hết 75%

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1600_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1601_800x600.jpg

hanahan
27-07-2011, 20:42
Ngôi đền Ta Prohm nằm giữa rừng cổ thụ nên đi vào buổi trưa thì rất mát, còn đi vào buổi chiều tà sẽ cảm nhận được bầu không khí âm u vì hàng cây hai bên to lớn che khuất ánh sáng mặt trời. Có cây thân to đến 5 - 6 người mới ôm xuể. Đúng là một ngôi đền bị bỏ hoang trước khi các nhà quay phim Hollywood tìm đến và biến Ta Prohm thành một địa điểm mà du khách khó thể bỏ qua.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1629copy_589x800.jpg

Ta Prohm nay chỉ còn là một phế tích giữa rừng già vì hầu như đã đổ nát gần hết. Thế nhưng cảnh tượng những cây cổ thụ và tầm gửi mọc ngay trên những bức tường của đền và quấn những bộ rễ khổng lồ bao phủ khắp nơi tựa như những con trăn, con rắn ngoằn nghèo bò dọc hành lang, xuyên qua mái vòm rồi đu mình vắt vẻo trên mái. Những bộ rễ khổng lồ ấy đã phủ lên ngôi đền một không khí ma mị khó tả. Cuộc chiến hàng trăm năm giữa cây và đá bất phân thắng bại, để lại cho con người một kỳ quan hoang dã, thâm u và vô cùng kỳ lạ.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1614_600x800.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1613_600x800.jpg

Người ta gọi bộ rễ này là "bộ rễ thủy chung"

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1603_800x600.jpg

hanahan
27-07-2011, 21:21
Nhưng không hiểu sao rễ cây lại tránh hình tượng các Apsara điêu khắc trên đá, phải chăng có một quyền lực siêu nhiên nào ảnh hưởng.

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1616_800x600.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1615_600x800.jpg

Ta Prohm ban đầu được gọi là Rajavihara (Đền Hoàng Gia). Jayavarman VII đã xây dựng đền để tôn vinh hoàng tộc của mình. Nhà vua rất yêu kính mẹ là Hoàng thái hậu Jayarajachudanami. Khi mẫu thân qua đời, để tưởng niệm bà, tại ngôi mộ Mẹ trong đền, Jayavarman VII đã cho gắn kim cương ở bốn bức tường bằng đá. Tương truyền những đêm trăng sáng, những hạt kim cương chiếu sáng rực rỡ.

Khi Jayavarman VIII lên ngôi, Ông đã hủy tất cả những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ vật linh của đạo Bà La Môn. Chính vì vậy trong suốt nhiều năm tiếp sau đó, đền chịu bao thăng trầm của lịch sử, nhất là cuộc tấn công của quân đội Miến Điện và Xiêm vào cuối thế kỷ 13.

Ngôi đền bị đổ nát dưới sự giày xéo của quân đối phương. Đền bị đổ nát, cổ vật trong đền bị quân đội Xiêm lấy mang về nước, những viên kim cương tại gian điện thờ Hoàng thái hậu Jayarajachudanami đã bị cậy đi mất. Hiện nay, phía trong gian điện thờ vẫn còn vết tích của nơi đặt kim cương.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1617_600x800.jpg

Tàn tích của nạn ăn cắp cổ vật?

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1602_800x600.jpg

hanahan
27-07-2011, 21:47
Khá tâm đắc với một tác giả viết trên Tạp chí Nghệ An về Đá và Cây ở Angkor

"Khi giặc Xiêmla tràn sang, từ bàn tay nâng niu của người chủ, Angkor bị rơi vào bàn tay hủy diệt của ngoại bang. Mấy thế kỉ bị bỏ hoang, Angkor lại rơi vào bàn tay lạnh lùng của một thế lực khác, đó là Hư vô. Victo Hugo nói: Vắng con người có con tạo. Bộ mặt huỷ hoại của con tạo chính là Hư vô. Thế là cả một kinh đô nguy nga đã bị hoang phế. Đội quân đầu tiên của Hư vô là rêu cỏ. Rêu lan tràn, cỏ lấn tới, từ chân thềm cho đến tận lầu gác. Trước đội quân này, đá Angkor vẫn có thể điềm nhiên nở nụ cười Bayon nguyên vẹn. Bởi cuối cùng, nỗ lực của rêu, dù kiên trì đến mấy cũng chẳng vùi được Angkor, trái lại, chúng như phủ lên đền đài một lớp kem phấn màu xanh lục, làm cho gương mặt Angkor có thêm nét quyến rũ tựa vẻ xanh xao của một nàng sương phụ. Và sự hùng hổ của cỏ cũng chỉ làm toà kiến trúc đá vốn đầy những khối chắc khoẻ, những góc sắc cạnh, lại có thêm vẻ xanh mát dịu dàng mà thôi. Cỏ rêu định đồng hoá đá, cuối cùng đã bị đá khuất phục, thành trang sức của đá. Vẻ đẹp Angkor càng cổ kính huyền bí hơn.

Bị bẽ mặt, Hư vô quyết giở ngón đòn hiểm: tung đội quân tinh nhuệ nhất để chinh phạt Angkor, đó là loài quái thụ. Hư vô đã đem gieo chúng trên nóc các ngôi đền. Và chúng đã vùn vụt lớn lên với thân hình khủng long và da thịt bạch tuộc. Loài cây cổ quái này thực sự là đội thập tự chinh tàn bạo, hè nhau kéo đến dày xéo Angkor. Cuộc chiến bấy giờ mới thực sự khốc liệt. Biết bao tên mộc tặc đã đè đầu cưỡi cổ các ngôi đền hiền lành. Bộ rễ bành trướng sục vào từng thớt đá, cắm vào mạng sườn đền đài, ghì riết từng mô đá để cho thân cây ngất ngưởng vươn vào khoảng không đầy đắc thắng. Đám vòi bạch tuộc khổng lồ của rễ cây bóp nghẹt những lồng ngực đền, làm vỡ vụn những đôi vai đền, hút lấy dưỡng chất từ sinh lực đá. Thân quái thụ no nê ngất ngểu ngồi trên đỉnh đầu, trên bờ vai các đền thiêng, thế kỉ này qua thế kỉ khác. Nhiều ngôi đền dần dần kiệt sức, không còn chống chọi được nữa, lưng oằn xuống, vai gãy gập, tiều tụy, sập sệ. Từng mảnh thân thể đền đá cứ rụng rời, cứ lăn lóc xuống những thế kỉ điêu linh… Vào hùa với lũ ác mộc còn có cả những cơn mưa axit miền nhiệt đới. Chúng xối xuống mái đền, xả xuống chân thềm làm phù nề những làn da đền tháp, làm tróc lở những thân thể tháp. Chúng quất xuống những phù điêu phập phồng sự sống, bào mòn những hoa văn tươi ròng trên sa thạch. Làm vẹt tai, sứt mũi, lõm má mọi bức tượng khắc trên đền. Cứ thế, như bầy nai yếu ớt chịu khuỵu gối bất lực trước nanh vuốt tàn bạo của loài thú dữ, bao ngôi đền đành gục đổ trong tuyệt vọng. Tiếng kêu cứu dẫu có thành lời cũng chìm nghỉm vào quên lãng của hàng hàng thế kỉ qua. Hôm nay cầm bất cứ mảnh đá nào lên tay và lắng nghe, thì trong mỗi thớ đá vẫn âm âm u u những tiếng nghẹn ngào rên rỉ.

Đội thập tự chinh quái thụ vẫn chưa chịu dừng cuộc chinh phạt thâm hiểm của nó. Chúng còn muốn truất bỏ vị thế kì quan của đền tháp Angkor. Chúng dậm bàn chân thoán đoạt lên đầu, lên ngực đền, mà ngạo mạn bảo với bàn dân thiên hạ rằng: “Không phải đám đền tháp! Mà ta, chính ta mới là kỳ quan ở vương quốc này”. Đá đã viết những trang huy hoàng, giờ đến cây viết những trang rùng rợn. Xem ra, đó sẽ là cuộc chiến đời đời không có hồi kết.

Nhưng kì quặc thay! Cuộc xâm lăng của thảo mộc đã thành một phần không thể thiếu của lịch sử chốn này. Hiện trạng trớ trêu của cuộc tương tàn giữa đền đá và quái thụ lại làm nên một nét kì thú cho di sản Angkor. Bởi vì, tương tranh và hoà giải đã chồng chéo lên nhau. Tương quan của chúng giờ đây đâu chỉ là tội nhân với nạn nhân. Tự lúc nào, tội nhân bỗng trở thành ân nhân rồi. Nếu đền đá hất được cây ra khỏi mình, nếu dỡ bỏ những chùm rễ phũ phàng của cây ra khỏi đền, thì đền cũng hoàn toàn sụp đổ. Cây dữ và đền thiêng đành hoà hoãn mà ràng níu nhau trong quan hệ cộng sinh. Chính sự oái oăm này đã khiến Angkor thành kì quan kép: kì quan đá và kì quan cây. Trước cảnh tượng nghịch dị ấy, lòng ai nấy đều dậy lên những cảm xúc trái chiều: Vừa đau xót vừa thích thú! Càng thích thú càng đau xót thế nào!"

Và Ta Prohm - sự minh chứng hùng hồn nhất cho mối quan hệ giữa Cây và Đá...


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/taprohm.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1628_800x600.jpg


Khung cảnh hoang tàn và đổ nát, tôi gặp phải rất nhiều biển báo "mind your head" và những khu vực người ta chăng dây ngăn du khách bước vào - một phần để bảo vệ di tích - một phần tránh sự sụp đổ của các tảng đá.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1622_800x600.jpg

Và đây là "bộ rễ Hollywood" - nơi cô đào Jolie đã đến quay phim Tomb Raider. Chúng tôi nói đùa với nhau rằng: nếu đứng trước bộ rễ này chụp hình và gửi lên mạng, chắc Hollywood sẽ mời người trong ảnh đi casting vai còn thiếu, đó là vai... xác ướp :D


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/SAM_1619_600x800.jpg

hanahan
29-07-2011, 13:56
Tỉnh Siem Riep yên bình nay đã thu hút biết bao du khách lưu trú để chiêm ngưỡng di sản Angkor của thế giới. Đi dọc những con đường ở Siem Riep, tôi cảm nhận được một sự yên bình. Đường phố ở Siem Riep có khá nhiều cây xanh, và những ngôi nhà cổ theo kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XX. Siem Riep không có nhà cao tầng vì chính quyền thành phố không cho phép có bất cứ công trình kiến trúc nào cao hơn chiều cao của Angkor Wat. Các khách sạn ở Siêm Riep chỉ tầm 3 - 4 tầng là cao nhất, nhưng đa phần đều nằm trong khuôn viên rất rộng và tràn ngập màu xanh của cỏ cây hoa lá. Siem Riep cũng rất ít đèn đường vì điện ở đây chủ yếu mua từ Thái Lan nên khá đắt. Buổi tối cuối tuần ở Siem Riep có khu vực gọi là Cambodian People's Party tọa lạc ngay trên đường phố, người Cam và cả du khách thuê chiếc chiếu nhỏ, mua gà nướng và vài lon bia Angkor ngồi nhâm nhi sự đời.

Tạm biệt Siem Riep và Angkor bằng hành trình của nàng Lara trong Tomb Raider. Một lần nữa, đất nước Campuchia xinh đẹp và Angkor Wat kỳ vĩ được xuất hiện trên màn ảnh Hollywood.


https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkorwat1.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkorwat2.jpg


Nàng Lara cho thuyền cập bến, bước lên bờ chào một sư thầy bằng tiếng Khmer và hỏi nơi gọi điện thoại quốc tế. Sư thầy cười rất dễ thương và Lara lôi chiếc điện thoại của mình ra và bảo "my phone, wet"

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkorwat3.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkorwat4.jpg

Hình ảnh Lara trong đền, được một sư thầy cho uống thuốc và ngay sau đó vết thương tự lành ngay lập tức

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkor1.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkor2.jpg

https://i215.photobucket.com/albums/cc311/noirehan/angkor3.jpg


Đứng trước Angkor, ta có dịp suy ngẫm về sự kỳ diệu. Kỳ diệu? Chẳng phải nó là khả năng biến cái không thể thành có thể hay sao! Có phải kỳ diệu là quyền phép riêng của thần linh, là lẽ màu nhiệm chỉ thuộc về những đấng siêu nhiên ? Hay kỳ diệu còn là quyền năng của con người? Thì Angkor chính là một câu trả lời sớm - câu trả lời bằng đá, không phải tạc vào đá, mà tạc vào vĩnh hằng.

hanahan
05-08-2011, 00:05
Thời nhỏ vẫn hay mơ mình là công chúa, sống trong một cung điện lộng lẫy kiêu sa như những hình ảnh thường thấy trên các bộ phim. Lần đầu được đến Vương quốc Campuchia (nghe chữ Kingdom là thấy thích rồi), được vào thăm Hoàng Cung, ngắm nhìn những công trình kiến trúc màu vàng hình tháp in lên nền trời xanh ngắt mà không khỏi trầm trồ thích thú.


Cỏ cây cũng một màu vàng...
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65205&d=1312041105

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65206&d=1312041105

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65209&d=1312041105

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65207&d=1312041105

Hoàng Cung tại Phnom Penh được xây dựng mới vào năm 1866. Vào thời kỳ Angkor, từ năm 802 cho đến đầu thế kỷ 15, kinh đô của ngườI Khmer nằm tại phía bắc của Biển Hồ, ngày nay là tỉnh Siem Riep. Sau đó vua Ponhea Yat từ bỏ Angkor để dời đô về Phnom Penh. Lần đầu tiên Phnom Penh được chọn làm kinh đô vào năm 1434 (hoặc 1446) và giữ vai trò kinh đô trong một vài thập kỷ.

hanahan
05-08-2011, 00:15
Hoàng Cung dưới nắng đầu tháng 7 lộng lẫ và nguy nga, đúng là nơi ở của vua và là nơi tổ chức các nghi lễ của Hoàng Gia.



https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65212&d=1312041165

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65214&d=1312041165

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65213&d=1312041165

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65215&d=1312041165

Trừ khu vực sinh sống của Hoàng gia (Cung điện Khemarin), các nơi khác trong Hoàng Cung và Chùa Bạc được mở cửa cho du khách tham quan. Một số khu vực bên trong Hoàng Cung và Chùa Bạc thì không được chụp ảnh.

leubui
05-08-2011, 18:15
@hanahan : Từ khi minh biết web này và minh cũng đã xem qua nhiều chuyến đi. Theo cảm nhận của mình, mình thấy chuyến đi của bạn mới là Phượt đúng nghĩa.
Ít ra mình phải biết mình đi đâu, lịch sử nó như thế nào, đời sống, con người, bản sắc văn hóa nơi đó ra sao. Chúc bạn thành công trên những chuyến đi mới.

Đề nghị Mod, Ban Điều Hành dính topic này lên để các thành viên mới được tham khảo thêm trên những chuyến đi Campuchia

hanahan
05-08-2011, 21:08
Cảm ơn bạn leubui đã có lời khen, trên phượt nhiều chuyến đi Cam hấp dẫn lắm, phượt bằng xe máy, phượt bằng ô tô đủ hết... Vì mình thiên về lịch sử kiến trúc và văn hóa (đã tìm hiểu sơ qua thông tin trên mạng) nên muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng và trải nghiệm nhiều hơn một chút. Hình ảnh hay thông tin cũng bình thường nên cũng chưa tới trình được dính topic, hihi :)

Mình cũng chúc bạn leubui có nhiều chuyến phượt thú vị về viết bài trên phượt để mọi người cùng cảm nhận nhé.

hanahan
15-08-2011, 21:42
Mấy nay "nhiều chuyện" quá nên chả viết được cái bài nào ra hồn, tranh thủ còn vài hình ảnh về Cambodia nên viết cho dứt điểm trước khi tôi lại lên đường đi tiếp. Chuyến Singapore xông đất đầu năm nay đã khiến tôi trở thành một kẻ nghiện đi phượt. Như một cách để giải quyết nỗi buồn, đó là đi phượt nước ngoài. Đơn giản là khi đi về rồi thì mọi nỗi buồn sẽ tan biến ngay vì từ buồn đã chuyển sang thành khổ do... hết tiền :LL


Ở nước Cam này, đi đâu tôi cũng bắt gặp các sư thầy với trang phục cam nổi bật, từ Angkor đến Hoàng Cung

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65217&d=1312041165

Biểu tượng rắn thần Naga được thấy ở khắp nơi. Naga có nghĩa là con rắn lớn, rắn hổ mang.Theo truyền thuyết khởi thủy của người Khmer là do đám cưới của một người Bà la môn Ấn Độ tên là Kaudinya với công chúa con vua rắn Naga trị vì miền đất ngập nước. Một ngày Kaudinya đi thuyền tới vùng đất của người Khmer, công chúa con vua Naga giao chiến thì bị Kaudinya bắn một mũi tên trúng thuyền làm công chúa khiếp sợ và buộc phải đồng ý làm vợ chàng. Nhà vua đành phải rút hết nước và dâng cho Kaundinya trị vì. Trong mỗi triều đại, các vị vua Khmer đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ khổng lồ bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ nơi thiêng liêng đó, vì vậy chúng luôn xuất hiện trên cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65216&d=1312041165

Bức tranh tường ở Hoàng Cung

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65223&d=1312041244

Ta hãy tìm hiểu đôi chút về gia phả của hoàng gia Campuchia (trích "diễn đàn hướng dẫn viên du lịch Việt Nam")

Ang Duong Ðại Ðế

Xin bắt đầu với vua Ang Duong, tiếng Việt là Nặc Ông Dương, lên ngôi năm 1841 (thời vua Thiệu Trị ở nước ta). Ông này được dân Campuchia gọi là Great King (Ðại Ðế). Trong thời gian ông trị vì, nước Campuchia nằm trong vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan. Ông nghiêng về phía Thái và chống Việt. Ông đã từng viết thư cho Pháp để yêu cầu giúp đỡ. Năm 1859 ông đã từng đặt chân đến Châu Ðốc. Vua Ang Duong chết năm 1860. Con trai ông là Ang Vodey lên ngôi tức vua Norodom.

Vua Norodom được gọi là vị vua thời đại mới bởi vì năm 1863, ông và người Pháp ký hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp. Hai năm sau, dân Khmer nổi lên chống Pháp. Người Pháp cho rằng ông ngầm ủng hộ kháng chiến. Cuộc nổi loạn này chỉ chấm dứt khi ông nói rằng người Pháp đã nhượng bộ rất nhiều. Thực chất là từ sau đó ông chỉ là một ông vua bù nhìn. Trong thời đại của ông, kinh đô của Campuchia được người Pháp dời từ Oudong về Phnom Penh mà ông cũng không có ý kiến gì. Sau khi vua Norodom chết năm 1904, em kế của ông là Ang Sar lên ngôi tức vua Sisowath. Ông này theo Pháp nên được làm vua. Vua Sisowath chết năm 1927, con là Sisowath Monivong lên kế vị.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65230&d=1312041293

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65210&d=1312041105

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65211&d=1312041105

hanahan
15-08-2011, 21:46
Những hình ảnh về hoàng gia Campuchia

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65228&d=1312041293

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65219&d=1312041244

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65220&d=1312041244

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65221&d=1312041244

Cuộc hôn nhân cùng dòng máu

Như đã nói ở trên vua Ang Duong có hai người con là Norodom và Sisowath. Bên dòng lớn của vua Norodom có một người cháu nội trai tên là Suramarit. Bên dòng kế của vua Sisowath có một cháu nội gái tên là Kosamak. Hai người nầy có cùng ông cố là vua Ang Duong nhưng đã thành hôn với nhau. Năm 1922 họ sinh con trai đầu lòng đặt tên là Norodom Sihanouk. Như vậy vua Ang Duong là ông sơ bên nội của Sihanouk hay cũng là ông sơ bên ngoại. Do đó vua Norodom là vua bên nội, còn vua Sisowath và Sisowath Monivong là vua bên ngoại.Vua Monivong chết năm 1941. Ðáng lẽ người kế vị là con trai ông ta tên là Sisowath Moniveth, nhưng Pháp đã chọn Sihanouk làm vua vì nghĩ rằng ông nầy dễ sai khiến hơn. Ðiều nầy là một sai lầm.

Con nhường ngôi cho cha

Vua Sihanouk làm vua từ năm 1941 tới năm 1955 thì muốn nắm thêm quyền hành về chánh trị nên từ chức và nhường ngôi lại cho cha mình là Norodom Suramarit. Còn ông ta thì làm thủ tướng. Khi vua Suramarit băng hà năm 1960 thì Sihanouk giữ chức thủ tướng kiêm quốc trưởng tới năm 1970 thì bị Lon Nol lật đổ. Ông còn làm quốc trưởng từ năm 1975-1976 dưới thời Khmer Ðỏ nhưng sau đó mất quyền về tay Khieu Samphan.

Làm vua lần thứ hai

Sau khi Việt Nam rút quân năm 1989, do sự dàn xếp của Liên Hiệp Quốc, các phe chống đối ở Campuchia đồng ý một hiến pháp mới theo đó Campuchia là một nước quân chủ lập hiến. Do đó từ năm 1993, Sihanouk trở lại làm vua đất nước này. Sihanouk có 7 người vợ. Năm 2004, Sihanouk chuẩn bị trao quyền lại cho con trai. Hoàng thân Nararith là con thứ của người vợ đầu tiên đáng lẽ được làm vua, nhưng ông này có đảng chánh trị nên không được hoàng tộc ủng hộ. Con trưởng của hoàng hậu thứ 7 là bà Monique tên Norodom Sihamoni được hoàng gia chọn kế vị.

Ông này sinh năm 1953, là một vũ sư, từng là đại sứ của Campuchia ở UNESCO, hiện còn độc thân. Ông đã từng đi nước ngoài rất nhiều và biết nói nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, và Tiệp Khắc. (Mẹ của vua hiện nay tức Hoàng Thái Hậu là bà Monique Izzi, sinh tại Sài Gòn năm 1936, có cha là người Pháp lai Ý ở đảo Corse, mẹ của bà là người Khmer sinh ở Nam Vang).

hanahan
15-08-2011, 21:54
Rời bước khỏi Hoàng Cung, tôi ghé sang Chùa Bạc. Sở dĩ có tên gọi Chùa Bạc vì được lát bằng 5000 viên gạch làm bằng bạc mỗi viên nặng 1kg. Chùa được xây bằng gỗ năm 1892 dưới thời vua Norodom theo kiểu chùa Ngọc Phật của Thái Lan. Trong chùa có một tượng Phật đứng làm bằng vàng tạc năm 1906 nặng 90kg và có gắn 9584 viên kim cương. Viên lớn nhất nặng 25 cara được xem là quốc bảo của Campuchia. Bên trên còn có tượng Phật làm bằng ngọc xanh. Tiếc là chúng tôi không được phép chụp ảnh bên trong chùa.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65222&d=1312041244

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65229&d=1312041293

Trước sân chùa có tượng vua Norodom cỡi ngựa. Hai bên có hai tháp làm bằng xi măng trắng bên trong là tro cốt của hai vua Norodom và Ang Duong. Sân chùa trồng hoa rất đẹp. Phía sau chùa có nhiều tháp nhỏ khác cũng để tro cốt của những người trong hoàng tộc trong đó có tro cốt một công chúa.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65227&d=1312041293

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65224&d=1312041244

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65226&d=1312041293

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65225&d=1312041244

hanahan
15-08-2011, 23:00
Đã mở đầu bằng Biển Hồ với những mảnh đời cơ cực, có lẽ tôi xin kết thúc chuyến du hí tại Campuchia bằng những hình ảnh đặc trưng của vùng đất Nam Vang này. Một đất nước mà theo tôi cảm nhận nét khắc khổ vẫn ẩn hiện đâu đó trên khuôn mặt của những người lái xe tuk tuk, những chị bán hàng rong hay những em bé bán những món đồ lưu niệm, thế nhưng họ luôn luôn nở nụ cười thân thiện, thật thà và hồn hậu với du khách. Có đi Campuchia rồi mới hiểu được đất nước họ tự hào với đế chế Angkor của cha ông như thế nào, họ làm du lịch ra sao... và có rất nhiều điều mà nước mình cần phải học hỏi từ các bạn láng giềng này.



Tôi đứng ngắm mãi anh chạy tuk tuk này, lúc nào cũng cười tươi.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64703&d=1310795940

Hay hai em bé gầy nhẻm đang đi xin tiền trông rất xót xa.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64704&d=1310795940

Những chiếc xe đạp và xe máy ở Campuchia

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64658&d=1310785065

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64659&d=1310785065

Và ti vi xem được cả đài HTV7 ngon lành nhé

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64665&d=1310785143

hanahan
15-08-2011, 23:04
Côn trùng này, dù có người khen ngon nhưng thật tình tôi còn nhát lắm, chưa dám ăn thử :D

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64666&d=1310785143

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64667&d=1310785143

Đặc biệt là dế ở Campuchia thì bắt được khá nhiều, có ai biết tại sao không? Vì Campuchia không xài thuốc xịt đồng ruộng...



https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64671&d=1310785143

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64669&d=1310785143

Điệu múa Apsara. Có ai biết tại sao Campuchia còn nghèo không? Vì điệu múa Apsara của họ đấy: vào ba ra năm (vào thì 3 ngón tay, khi đưa ra thì 5 ngón tay), suy ra họ làm 3 mà ăn đến 5 nên nghèo đấy. Còn Việt Nam mình thì chỉ dùng nón lá mà hốt thôi! (j/k)

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64660&d=1310785065

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64661&d=1310785065

Tạm biệt nhé Campuchia, hẹn một ngày trở lại Angkor lần nữa...

namkha
16-08-2011, 11:12
Cám ơn bạn hanahan. Mình đang dự kiến là một chuyến đi Cam, đọc rất nhiều bài viết trên diễn đàn, nay lại đọc thêm được của bạn. Bạn đã viết một bài rất hay và thú vị về Campuchia.

Lữ Thanh
14-11-2011, 21:18
Những hình ảnh thật xúc động :)

hip_vip83
07-02-2012, 01:50
Cảm ơn bạn hanahan đã post bài này. Đây là 1 chuyến đi đầy hữu ích cho những ai mới đi lần đầu , còn bỡ ngỡ về đất nước và con người Campuchia.:L