PDA

View Full Version : Ảnh về Huế



buddyphuong
13-07-2011, 16:49
Cung An Đinh

Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.

Cung An Định
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2098.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2077.jpg

Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2018.jpg

Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2028.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2030.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2060.jpg

Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2088.jpg

Lê Minh Hải Đăng
13-07-2011, 23:22
Còn hình ảnh nào nữa post lên tiếp đi bạn.

buddyphuong
14-07-2011, 10:36
Khu vực Hoàng Thành
Đây là điểm tham quan chính không thể bỏ qua khi đến Huế. Tuy nhiên, theo quan sát nếu bạn đi theo tour thì sẽ chỉ thăm những điểm chính của Hoang thành thôi. Mình đến Hoàng Thành vào khoảng 03.30PM với hi vọng được ngắm hoàng hôn trên Ngọ Môn.

Ngọ Môn - cổng vào thành chỉ dành riêng cho vua
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2346.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2381.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2387.jpg

Hiển Lâm Các - nơi tưởng niệm những vị khai quốc công thần của Triều Đình Nguyễn, bao gồm 3 tầng lầu cao 17m, điều đặc biệt là các công trình trong Hoàng thành không được xây cao quá chiều cao của Hiển Lâm Các

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2194.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2213.jpg

Thế Miếu - nơi đặt bài vị của 13 vị vua triều Nguyễn

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2197.jpg

nini
14-07-2011, 11:02
Bạn chủ ơi, vô cung An Định có phải mua vé gì ko? :D

buddyphuong
14-07-2011, 13:49
Theo quy đình thì phải mua vé - 10k, tuy nhiên luc mình vào thì chẳng thấy ai bán vé nên cứ thẳng tiến thôi

Lê Minh Hải Đăng
14-07-2011, 23:17
Công nhận là rất đẹp, chủ topic còn những hình ảnh nào về Huế post lên cho ACE xem nhá.

buddyphuong
15-07-2011, 11:36
Điện Thái Hòa - (xây dựng năm 1805) nơi đặt ngai vàng của vua triều Nguyễn
Tọa lạc ở vị trí quan trọng nhất trong Đại Nội, Điện Thái Hòa đã từng chứng kiến sự đăng quang của 13 vua Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong suốt triều đại quân chủ Việt Nam, Hoàng đế được xem là vị chúa vĩ đại nhất. Chính vì thế mà cung điện này một thời là trung tâm của đất nước.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2116.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2339.jpg

Hưng Miếu
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2150.jpg


https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2168.jpg

Thủy đình soi bóng xuống hồ súng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2275.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2269.jpg

Đại nội

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2320.jpg

buddyphuong
15-07-2011, 14:48
Các chú tiểu chùa Thiên Mụ

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2859.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2895.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2858.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2906.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2916.jpg

cakepro
16-07-2011, 10:04
mình đến với huế từ nhỏ chỉ nhớ ở đó có món vịt 29 (http://www.amthuc365.vn/ha-noi/the-gioi-vit-29-nguyen-thuong-hien.html) thôi còn chẳng nhớ gì >hiiiiiiiiiiiiiii

huongngoclan
16-07-2011, 10:27
Mình biết đến Huế với món chè hẻm nổi tiếng ở đường Hùng Vương, với những hàng phượng đổ bóng xuống sông Hương mỗi khi hè... về nhưng lăng tẩm ở Huế thì chưa đi được nhiều!
Còn hình ảnh nào về lăng tẩm nữa post lên tiếp đi bạn!

lengkeng1minh
18-07-2011, 15:55
Dịp tết Kỷ Sửu mình có đến Huế. Chỉ có ngày mùng 1 tết, khi đi thăm các di tích sẽ vào cửa tự do. Còn bình thường sẽ mua vé 30k/ 1 người.

+ Ngai Vàng của Vua triều Nguyễn.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64767&d=1310978926

Cái kiệu này mình thấy đặt cạnh ngai vàng, không biết có phãi dùng cho Vua không?


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64768&d=1310978926



Ngày tết người ta cho khách tham quan thuê Long Bào để lên ngai vàng ngồi chụp hình lưu niêm_ Giá 80k/1 lần.


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64769&d=1310978926

buddyphuong
18-07-2011, 16:16
Chùa Từ Hiếu

Chùa ẩn mình khuất sau những rặng thông xanh
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_3318.jpg

Hoa súng tím
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_3369.jpg

Chùa được các Thái giám triều Nguyễn chọn làm nơi yên nghỉ
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_3341.jpg

Chùa còn là một trường học nơi đạo Phật được truyền bá. Lang thang trong chùa, lần đầu tiên được thấy một trai phòng của sư trụ trì với phong cách thiền rất tuyệt vời. Phòng khách với pho tượng Phật ở chính giữa, phòng ngủ ngăn nắp với giá sách chất đầy kinh phật.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_3358.jpg

lengkeng1minh
18-07-2011, 16:31
Những hình của bạn chụp lâu chưa ạ? Bạn có thể chỉ dùm mình Chùa Từ Hiếu nằm ở vị trí nào trong sa bàn bên dưới không? Dịp SN Phượt này mình sẽ ra thăm lại kinh thành Huế mới được.



https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64776&d=1310981232



https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=64777&d=1310981232

buddyphuong
18-07-2011, 16:41
@lengkeng1minh: Mình cũng mới đi thôi, nhìn sa bàn thì mình chịu !!!
Đường đi Chùa Từ Hiếu: Lê Lợi >>> Nguyễn Huệ >>> Điện Biên Phủ >>>Đàn Tế Nam Giao thì rẽ phải sang đường Lê Ngô Cát (hướng đi Lăng Tự Đức) >> Đi thẳng khi nào có cổng chùa "Phương đình Từ Hiếu" bên tay phải thì rẽ vào là tới.
Chùa Từ Hiếu cách Huế khoảng 4-5km thôi

lengkeng1minh
18-07-2011, 18:21
Cám ơn bạn đã trã lời. Theo mình bạn nên post những cung điện trong thành, còn những cung, chùa không nằm trong vòng thành thì post sau để người xem không nhầm lẩn.

buddyphuong
19-07-2011, 15:02
Lăng Khải Định

Lăng còn giữ được nguyên vẹn và công phu nhất, tuy nhiên khuôn viên bé hơn nhiều so với Lăng Minh Mạng và Tự Đức. Nổi bật, là kiến trúc bằng đá và bê tông với hàng tượng các chư thiên đứng chầu ngoài lăng. Ngoài ra, Lăng còn thể hiện nghệ thuật đắp gốm tinh xảo truyền thống của Huế. Phong cách kiến trúc đan xen giữa nghệ thuật truyền thống và phong cách thiết kế Châu Âu. Tuy nhiên, theo đánh giá cá nhân thì Lăng Khải Định cầu kỳ nhưng rối rắm , pha trộn các trường phái kiến trúc nhưng chưa chọn lọc, nói chung là không đẹp, chỉ như lăng mộ của các trọc phú lắm tiền, và thích đua đòi

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2425.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2430.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2427.jpg


Tượng Khải Định bằng đồng với một loạt huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2446.jpg

Nghệ thuật khảm gốm tinh xảo của các nghệ nhân Huế

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2438.jpg

khanhmaituantu
20-07-2011, 17:25
Tôi góp vui tí nhé:
Ăn chè hẻm ở đường Hùng Vương 500 đồng 1 ly-giá năm 1996.
Ăn bánh canh tôm ở cuối đường Huỳnh Thúc Kháng qua chỗ khúc quanh chút.Độc chiêu đấy ăn tới đâu làm tới đó, nước trong vắt ngọt lừ của tôm, thịt.Sợi bánh rất dai.
Bánh bèo, nậm, lọc thì rất nhiều nơi nhưng tôi hay ăn cạnh cung An Định.
Bánh chuối tẩm sô cô la tại Như Ý góc đường Trần Cao Vân cắt Hùng Vương.Giờ chuyển đi mất rồi...chắc chẳng có ai làm được cái crếp bao quanh trái chuối của O đâu.Dzợ tui còn mê mà.
Cơm hến bún hến ở Trương Định.
Quán vịt ở gần ga.Kèm chè chén và thuốc lào kiểu Bắc Kỳ.
Hến xào xúc bánh tráng ở Phan Bội Châu.
Nem lụi ợ...Mô Hè.
Món của mấy ten nhé.Chè, bánh chín tầng mây và xoa xoa hạt-hay hột chi đó- lựu ở Đập Đá.
Cơm chay ở chùa Từ Hiếu(món này không dễ nhé hê hê).
Bún thịt nướng Kim Long-nhà hàng...."răng mà nhớ nội!!!".
Bánh Khoái nước Sướng thì không ăn quán ở cổng Đại nội và vào sâu đường Đinh Tiên Hoàng lúc cắt Mai Thúc Loan thì quán ngay góc đường.
Phở Bắc gần sân vận động, cà phê thì gần nhà văn hóa trung tâm, cơm Bắc thì ra Như Ý, cơm bụi thì Đội Cung(ở đây có mấy quán cháo lòng gần cổng bên đại học sư phạm ăn hay lắm), có cả quán giặt đồ, bia, bóng bàn xả stress.
Chùa Từ Hiếu dễ tìm thôi-bạn Gúc, hỏi thăm đường tại chỗ, mua bản đồ...hehe.Chỉ dẫn bạn nhé-bạn tìm đường lên lăng Tự Đức vừa đi vừa hỏi, nó nằm bên phải đường.Kỹ hơn,Lê Lợi-Phan Bội Châu-Đàn Nam Giao-Chùa Từ Hiếu-Lăng Tự Đức.
Mà bạn nên tìm tới tịnh thất của thầy Thành(nếu tôi nhớ không nhầm) trụ trì chùa Huyền Không để xin chữ nhé.
Tôi xin cảm ơn chủ topic đã cho tôi gửi gắm vài dòng.Nếu chủ xị đồng ý tôi sẽ gửi lên ảnh chùa chiền, lăng tẩm của Huế từ năm 1996.Tuy nhiên là ảnh scan vì hồi ấy tôi chưa có máy số.
Ảnh có thể gọi là đồ cổ rồi tuy nhiên hồn vẫn còn đấy.Có cả những chỗ ngày xưa vào được tới nơi cũng...tóe khói luôn.
Theo một số hiểu biết của tôi về Huế.... xin được phép sửa một vài điểm nhầm lẫn của các bạn nhé.
1.Khu vực được bao bởi lớp thành phía ngoài sát bờ sông ấy(theo kiểu thành vau-băng) được gọi là Hoàng Thành.Phía trong Hoàng Thành gia đình quan lại đươc ở.Lớp thành thứ hai mà qua đó bạn nhìn thấy điện Thái Hòa gọi là Tử Cấm Thành,gia đình họ tộc của Vua ở trong lớp thành này.
2.Cổng chính của Tử Cấm Thành gọi là Ngọ Môn, Vua đi cửa chính giữa, quan đại thần đi cửa nách hai bên, không thì các quan vào chầu sẽ phải đi xa lắm mới vào được bên trong.
3.Theo tôi thì ngai vàng được đặt trong điện Thái Hòa nơi Vua thiết triều-ngai để chụp ảnh là sao y bản chính thôi(cho khách du lịch ngồi lên thì còn gì gọi là bảo tồn nữa đúng không) he he.
3.Cái sa bàn nếu tôi nhớ không nhầm thì được bày phía sau chỗ Vua thiết triều trong điện Thái Hòa.Đó là sa bàn toàn bộ Hoàng Thành, nên bạn không thể thấy...chùa Từ Hiếu được.
4.Lăng Khải Định lai căng bởi hoa văn ghép bằng đủ thứ như sứ Tàu, thủy tinh đít chai sâm panh...Nhưng nó cũng có những giá trị nhất định như tượng Khải Định và lọng che cho ông bằng bê tông khảm sứ mà trông mềm mại như bằng vải thêu vậy.
5.Tượng Vua Khải Định có nhiều huân chương nhưng chắc chỉ có một huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh thôi vì nó là cao quí nhất của nhà nước Pháp tặng cho ông Vua thân Pháp này.Còn các huân huy chương khác thì tôi cũng chịu hehe.
Vài điều góp ý mong các bạn tìm hiểu sâu thêm.Chúc các bạn đến Huế vui vẻ.

PyKawaii
21-07-2011, 09:18
Wow nghe bạn nói nhiều món ngon thế, mình cũng vừa đi cùng đoàn từ Huế về mà chưa ăn được hết các món như thế, tiếc thật đấy :((

buddyphuong
21-07-2011, 10:47
@khanhmaituantu: tất nhiên Bắc đẩu Bội tinh là huân chương cao quý nhất của Pháp và chỉ có một rồi, nó tương tự huân chương sao vàng của Việt Nam. Đúng là mình nói không rõ, trong một loạt huân chương đấy mình chỉ biết có Bắc Đẩu Bội Tinh thôi. Ngoài ra, ngai vàng của vua đặt trong Điện Thái Hòa - nơi đây cấm chụp ảnh (nhưng hình như cũng là bản sao thôi). Ngai vàng mà lengkeng1minh chụp là ở gian nhà bên cạnh điện Thái Hòa - nơi du khách có thể thuê áo mũ và ngồi lên ngai vang tượng trưng để chụp ảnh và mua đồ lưu niệm.
Bổ sung nhé, bánh cuốn thịt nướng Huyền Anh trên đường Kim Long (ở trong ngõ nhé,đi qua trường Dòng một tí), thường 6h quán đã đề biển HẾT to đùng ở ngoài rồi...
Thật vui khi bạn giới thiệu các món ăn của Huế, đợt mình đi cũng tìm một loạt quán ăn nhưng chưa được thưởng thức hết. Bạn cứ post ảnh lên đi, thật vui khi thấy Huế vào những năm 96 và lại được chụp bằng máy phim nữa chứ.




Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng nằm cách lăng Khai Dinh hơn 4km trên đường đi A Lưới, đường đi khá đẹp có những con dốc với 2 bên là rừng thông mát lạnh

Lăng Minh Mạng phải gửi xe ở ngoài và đi bộ vào lăng khoảng hơn 100m. Thông thường mọi người đi qua cầu đến mộ của vua MInh Mạng thì quay ra, nhưng mình lại thấy lang thang lòng vòng quanh các hồ trong lăng và ngồi ven hồ thấy không khí thật trong lành

Lăng Minh Mạng - Sùng Ấn Điện
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2509.jpg


Minh Lâu
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2533.jpg

Trung Đạo Kiều và Mộ của vua Minh Mạng
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2545.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2582.jpg

Nơi nghỉ trước khi yết kiến vua, nay đã thành phế tích bỏ hoang

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI%201/IMG_2561.jpg

buddyphuong
22-07-2011, 11:41
Lăng Tự Đức

Có lẽ do Tự Đức còn là một nhà thơ nên lăng của ông không được xây theo bố cục đối xứng như thường thấy ở các lăng tẳm Huế. Lăng Từ Đức được bố cục bằng các đươmngf cong với điểm nhấn là hồ sen ở giữa

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2687.jpg

Lăng được xây và hoàn thiện trong thời gian gấp rút nên hiện giờ đang bị xuống cấp rất nhanh.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2644.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2669.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2637.jpg

Cách lăng không xa là lăng Thiệu Trị (khoảng 500m) nhưng do thời gian có hạn nên tôi không đi được, có lẽ như thế sẽ có thêm cơ hội quay lại với Huế lần nữa. Ngoài ra, trên đường đi thấy có lối rẽ vào đồi Vọng Cảnh - chụp hoàng hôn hay binh minh ở đây chắc rất đẹp, và làng nghề chuyên làm hương ở gần lăng.

Mượn tạm cái ảnh hoành hôn trên đồi Vọng Cảnh vậy

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/vongcanh2.jpg
(sources: Malcolm Fackender)

buddyphuong
22-07-2011, 14:17
Đan viện Thiên Ân

Đan viện nằm trên đường đi lăng Khải Định và Minh mạng, đường lên quanh co khá đẹp với rừng thông vi vút 2 bên. Khi đến Đan viện thì tôi bắt gặp các con chiên (toàn female nhé) mặc áo trắng đang cắm trại. Theo các tài liệu anh Gút Gờ cung cấp thì có vẻ như Đan viện Thiên Ân là một nơi sinh hoạt tôn giáo của Huế nhưng theo chiều hướng hơi tiêu cực. Tuy nhiên, khi một mình lang thang trong Đan viện thì ấn tượng ban đầu của tôi là những con chiên (chẳng biết gọi thế có đúng không nữa!!!) trong bộ áo choàng có mũ đâng rất thành tâm hướng về chúa Jesus.

Nhà thờ và tòa tháp 7 tầng
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2591.jpg

Bên trong giáo đường nơi các tín đồ đang cầu nguyện
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2597.jpg

Lối vào Đan viện
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2612.jpg


Đan viện còn là địa điểm chụp ảnh cưới

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2622.jpg

buddyphuong
22-07-2011, 14:33
Hổ Quyền

Theo đường Bùi Thị Xuân từ nhà ga xe hỏa, rẽ trái ở chợ Long Thọ sẽ đến Hổ Quyền.
Đấu trường này thực sự là một công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ, kiên cố như một thành trì. Nơi đây đã diễn ra những trận đấu nảy lửagiữa voi và cọp để các ông vua, bà hoàng cùng quan lại trong triều xem giải trí. Được xây dựng từ năm 1830, Hổ Quyền nằm ở bờ nam sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km. Đấu trường nằm gọn trong 2 vòng tường thành hình tròn đồng tâm xây bằng gạch vồ, trát vôi vữa.Bề dày chân tường là 1,1 m và ở đỉnh là 0,5 m. Đường kính vòng ngoài là 45 m, chu vi 140 m, cao 4,5 m. Các số đo tương ứng của vòng trong là 35 m, 110 m và 6 m. Hai vòng tường cách nhau 4 m ở chân và 3 m ở đỉnh. Dưới thời các chúa Nguyễn, các cuộc đấu giữa voi và hổ được tổ chức hàng năm tại đấu trường này. Trận đấu cuối cùng diễn ra vào năm 1904 dưới thời vua Thành Thái (sources: internet)

Hổ quyền tuy còn nguyên vẹn (mặc dù khán đài của vua đã bị phá bỏ) nhưng vẫn bị bỏ hoang. Chỉ có 2 anh bảo vệ trông coi, có thể vào thoải mái.

Lối vào chính
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2740.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2746.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2717.jpg

Emily Vu
22-07-2011, 15:29
bổ sung thêm 1 vài món ăn Huế:
- Mít Trộn đường Lê Duẩn.
- Gà bụi tre - Kim Long
- ốc Huế - Tràng An
- cơm Hến, bún Hến ở cồn Hến là ngon nhất luôn nhé:)

=> Đường vào lăng Khải Định sẽ đi ngang qua Đàn Nam Giao, từ lăng Khải Định bạn nhìn qua sẽ thấy khu Phật Bà nằm ẩn trong rừng thông rất đẹp. Con đường này cũng đi ngang qua chùa Từ Đàm,và làng làm nhang luôn đó bạn.

- Chùa Từ Hiếu chạy thêm 1 đoạn là tới nhà của Phan Bội Châu đúng không nhỉ???

khanhmaituantu
22-07-2011, 15:45
Cơm hến, bún hến mà ăn ở cồn Hến thì đúng điệu nhưng ở đó nhiều quán lắm.Ở cồn Hến bạn nên ăn chè bắp, đá bào.Nhưng có một cái rất hay nhé, từ cồn Hến bạn đi đò ngang sang phía sau chợ Đông Ba, bạn sẽ lạc vào thế giới thật khó tả của các loại mắm và được cái thú đi đò mành trên sông Hương.
Bạn có hỏi-"Chùa Từ Hiếu chạy thêm 1 đoạn là tới nhà của Phan Bội Châu đúng không nhỉ???".Nhưng ý bạn là chạy hướng nào?hehe.Nếu chạy lên thì bạn tới lăng Tự Đức, chạy ngược lại thì nếu vào đúng đường Phan Bội Châu bạn sẽ thấy nhà thờ Ông ngay sát đường, bên cạnh có tượng đầu của Ông rất to, đẹp.
Nếu lần sau các bạn đến Huế cố gắng đi lăng Gia Long nhé, nó tuy nhỏ(bởi lúc đó Ông mới bình định xong bờ cõi, ổn định đàng trong, hơn nữa lại thực sự"khiêm cung") nhưng đường vào đó đi qua rất nhiều cảnh đẹp.

meolangthang
23-07-2011, 09:03
Các bạn làm mềnh nhớ Huế quá. Xem ảnh hóa ra còn rất nhiều nơi mà mềnh chưa đến, nhiều món mà mềnh chưa thử. Có lẽ hứng chí làm tiếp chuyến 2 ngày cuối tuần vào Huế tip.
Đợi những bức hình tip theo của các bạn nì ^^

buddyphuong
24-07-2011, 01:23
Điện Voi Ré

Cách Hổ Quyền khoảng 150 thước là đền Long Châu, hay còn gọi là điện Voi Ré. Đền được xây thời Gia Long để thờ 15 vị thần hộ mệnh cho đoàn voi chiến của hoàng triều. Trong đền cũng thờ một số voi có công, tử trận, được phong tước. Có một con voi thời Minh Mạng bị thương ở chiến trường, chạy được về đây kêu rống lên một tiếng rồi chết gục trước đền. Voi được an táng cùng các “Đề đốc Voi” khác, và thờ trong đền. Vì vậy đền mới có thêm cái tên Voi Ré. Hiện nay khu nghĩa địa voi chỉ còn hai mộ voi Ré và voi Ô Long. Điện Long Châu tuy bị xâm phạm, mất mát nhiều, nhưng vẫn còn khá đẹp. Trước đền có một hồ sen rợp bóng cây rất lãng mạn.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2810.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2756.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2763.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2775.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2765.jpg

Hồ nước phía trước

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2802.jpg

meocoi
24-07-2011, 08:51
Cảm ơn những thông tin của bác rất nhiều...Đang mong mỏi 1 lần đến Huế (c)

buddyphuong
25-07-2011, 11:07
Chùa Thiên Mụ

Đến Huế thì điểm thăm quan không thể bỏ qua là Chùa Thiên Mụ bởi chùa nằm ở vị trí rất đẹp nhìn ra sông Hương.

Đi thăm Hổ Quyền và Điện Voi Ré trên đường về, tôi bỗng trông thấy một cây cầu rất đẹp với kiến trúc giống như cầu Long Biên và điều đặc biệt là chỉ có 2 lối nhỏ cho người đi xe máy, xe đạp và thậm chí đi bộ đi chung ở hai bên, phần chính giữa cầu dành cho đường sắt. Đấy là cầu Bạch Hổ - cầu được xây từ năm 1908 với mục đích nối tuyến đường sắt Huế với Đông Hà. Chiến tranh, chia cắt, tuyến đường sắt bị đình trệ thì cầu Bạch Hổ còn được dùng làm cầu đường bộ, chủ yếu để vận chuyển phương tiện vũ khí phục vụ chiến tranh. Tuy nhiên, một cây cầu mới đang được xây bên cạnh sẽ giúp việc đi lại dề dàng hơn. Nhưng với riêng bản thân, tôi vẫn thích được len lỏi từng bước chân qua cầu Bạch Hổ, dưới chân là dòng sông Hương đến chùa Thiên Mụ hơn.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2815.jpg

Một chú tiểu đang ê a học kinh bằng Tiếng Phạn
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2918-1.jpg

Chùa Thiên Mụ
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2822.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2933.jpg

Chiếc xe hòa thượng Thích Quảng Đức đã dùng khi tự hỏa thiêu phản đối chế độ phân biệt tôn giáo của Chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2923.jpg

buddyphuong
25-07-2011, 11:42
Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng)

Với một số thông tin có được về khu phố Tàu ở Huế với một số nhà cổ còn sót lại, tôi tìm đến đường Chi Lăng. Ấn tượng ban đầu của tôi là các quán cafe vỉa hè ở đây rất nhiều, không giống như cafe vỉa hè ở Trương Định, các quán cafe ở đây không tập trung đông khách mà chia đều từ đầu phố đến cuối, xen kẽ là hình ảnh các cụ già trầm tư bên ly cafe.
Lối sống của người Hoa còn được thể hiện rõ trong các sinh hoạt của người dân. Đâu đó là các biển hiểu xen âm tiếng Việt với chữ Tàu, là nhứng hàng thịt tấp nập khách được bày ngay trên vỉa hè trước nhà với cái bàn gỗ cũ kỹ.

Thì ra đường có một lịch sử khá lâu đời. Theo anh Gúc Gờ thì đường Chi Lăng này hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh thành. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của khu phố Gia Hội - Chợ Dinh và khu phố Hoa kiều, đường này nhanh chóng trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của khu phố Đông (khu phố phía Đông Kinh thành), năm 1908 được sát nhập vào thành phố. Thời Pháp thuộc là đường Gia Hội (Rue Gia Hoi). Sau 1956 đặt lại tên là đường Chi Lăng cho đến ngày nay. Dân gian vẫn thường gọi là đường chợ Dinh, hoặc là khu phố Tàu.

Đường còn tập trung nhiều Vương Phủ

Số 155 - Đền của bang hội Quảng Đông ở số 155, được xây để thờ Quan Công, bà Thiên Hậu và Thái Bạch Tinh Quân, hiện nội thất đền vẫn còn nguyên vẹn

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3126.jpg

Số 157 - Phủ Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y (1833-1877), con thứ tư của vua Minh Mạng, ở địa chỉ 157, cũng đã được tôn tạo lại

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3128.jpg

Số 169 - Phủ của Hòa Thạnh Vương Miên Tuấn (1827-1907), con thứ 37 của Minh Mạng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3149.jpg

Số 205 - là chùa Bà của bang hội Hải Nam, được xây cùng lúc với chùa Ông năm 1895 để thờ bà Thiên Hậu. Đền cũ bằng gỗ đã bị tàn phá trong trận chiến Mậu Thân 1968, được xây dựng lại năm 1978

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3156.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3159.jpg

Hiên nay chùa Bà đang được trông coi và không mở của với khách du lịch. Bên trong vẫn còn nguyên bệ thờ và các câu đối, khoảng sân phía trước được tận dụng để gia công lồng chim

buddyphuong
25-07-2011, 11:48
Vương Phủ khu Gia Hội (đường Chi Lăng)

Số 207, đường Chi Lăng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3177.jpg

Phía bên trong với các kiến trúc và trang trí đặc trưng của người hoa

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3193.jpg

Chỉ còn một ông già trông coi với con chó becgie to và cô cháu gái đang ngồi bên máy khâu. Thật thú vị khi được chứng kiến cuộc sống bên trong những ngôi nhà Tàu cổ với gian thờ chiếm phần lớn diện tích ngôi nhà.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3201.jpg

Ngoài ra, đường Chi Lăng còn một số các ngôi chùa và nhà cổ xây theo phong cách Hoa mà tôi không vào thăm do chúng còn quá mới, đều đóng cửa và đều giống giống nhau từ kiến trúc tới màu sơn.

Ngoài ra, còn một số Vương phủ mà lần theo địa chỉ thì nay không con nữa hay ít ra bên ngoài cũng đã không còn

Số 145 -Phủ Thọ Xuân Vương Miên Định (1810-1886), con trai thứ ba của Hoàng đế Minh Mạng

Số 211 - Cạnh chùa Bà là đền của bang Triều Châu ở địa chỉ 211, thờ Quan Công và bà Thiên Hậu. Đền này bị chìm vào quần thể kiến trúc rộng lớn của đền Phúc Kiến ở địa chỉ 213 bên cạnh. Đền Phúc Kiến là nhóm đền đài hoành tráng nhất của quần thể các đền Hoa kiều ở Huế, thờ Quan Thánh, Thiên Hậu, năm vị Tinh Quân và ba Địa Tiên của Trung Quốc. Đền được xây năm 1864 dưới thời Tự Đức, với các dàn mái đồ sộ, ấn tượng.

Đường Chi Lăng

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3231.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3210.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/HUI2/IMG_3226.jpg

Song song với Đường Chi Lăng là Đường Trinh Công Sơn - chạy dọc theo bờ sông Hương và là nơi tập trung rất nhiều quán nhậu.

khanhmaituantu
26-07-2011, 00:00
Bạn nhắc lại tôi mới nhớ ra.Ngày xửa ngày xưa tôi và anh bạn người Huế cũng qua khu phố Tàu ấy.Phải nói là không khí "phố Tàu" đậm lắm nay không biết nay có còn không.Lối sống phố nghề( tôi không còn nhớ nghề chính là gì nữa), hàng quán sực nức mùi quế, hồi,thuốc Bắc.Ngoài cửa một vài cụ ông áo cổ Tàu có, áo may-ô có ngồi trên ghế tựa nhàn tản nói chuyện.Chẳng phải đâu xa lắm mà ngay đầu Chi Lăng thôi.Cũng lạ và đặc sắc lắm.Tôi còn nhớ nếu đi từ chợ Đông Ba vào đường hẹp và đầy quán nhậu.
Không biết bạn đi Điện Hòn Chén, Hồ Tịnh Tâm, Đồn Mang Cá chưa chỗ ấy gần và dễ đi.
Hê hê lại "chỉnh lại" Buddy tí nhé.
1.Cầu Bạch Hổ ngày nay là cầu làm kiểu hàng loạt(bằng vốn vay của Nhật Bản) trên toàn tuyến đường sắt Bắc Nam không có nhịp điệu như cầu Long Biên đâu nhé.Bạn đi tàu Bắc Nam sẽ nhận ra điều này(cầu Hàm Rồng Thanh Hóa,cầu Đà Rằng Phú Yên...giống y chang).Chắc Buddy không ở Hà Nội?
2.Mình paste cái này bạn đọc nhé.Mình kiểm chứng lâu rồi.
Lịch sử, có khi sự nhầm lẫn lại được thừa nhận như một sự đúng đắn; nhất là khi nó hợp lý.Cầu Bạch Hổ là một trường hợp như thế.
Trong ý thức rất nhiều người dân, cầu Bạch Hổ ngày nay là cây cầu bắc qua sông Hương, nối từ đường Lê Duẩn, cồn Dã Viên đến đường Bùi Thị Xuân. Kỳ thực không phải vậy.
Cầu Bạch Hổ xưa có tên là cầu Lợi Tế, bắc qua sông đào Kẻ Vạn, tức sông Kim Long nằm ở góc Tây Nam Kinh Thành. Cầu được xây dựng năm 1839, dưới thời vua Minh Mạng, dân gian quen gọi là cầu Kim Long. Cầu nằm trên đường Lê Duẩn. Đầu cầu phía Đông nay thuộc phường Phú Thuận, đầu cầu phía Tây thuộc phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cây cầu mà ngày nay chúng ta quen gọi là cầu Bạch Hổ thực ra đó chính là cầu Dã Viên. Cầu bắc qua sông Hương, nối liền đường Bùi Thị Xuân với đường Lê Duẩn, thuộc địa bàn phường Phường Đúc và phường Phú Thuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Do đầu cầu phía Bắc nằm gần cầu Bạch Hổ cũ, nên có lẽ vì vậy mà người ta quen gọi cầu này là cầu Bạch Hổ, cũng có thể do cầu bắc qua cồn Dã Viên, mà cồn này trong tư tưởng phong thuỷ của các nhà địa lý thì nó được xem như Bạch Hổ chầu bên hữu của Kinh Thành.
bài của bạn Phan Thiên Định trên myopera.com

khanhmaituantu
26-07-2011, 15:21
Được phép của chủ topic hôm nay tôi chuyển tới các bạn ảnh Huế năm 1996.Trước hết tôi post các ảnh cùng vị trí với Buddyphuong để các bạn tiện so sánh sau gần 15 năm vật đổi sao rời cảnh vật ra sao nhé.Ảnh được chụp bằng máy Konica phim Kodak 300.Ngày đó sao mà Huế lúc nào cũng mưa, thi thoảng hửng lên chút.Có lúc tôi ở Huế hơn hai tháng mà mưa cả hai tháng luôn.Nhưng mà thật đúng là "mưa trên phố Huế" buồn và rất buồn.Chỉ nhớ lại thôi mà đã thấy "răng mà buồn rứa?".Tôi scan lại thấy ảnh như bọc trong nilon nên chỉnh lại tí cho"nắng lên".

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65062&d=1311668828

Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65063&d=1311668828

Trụ biểu ở lăng Khải Định.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65064&d=1311668828

Cầu Trung Đạo sang Minh Lâu trong lăng Minh Mạng.Có lúc nó được gọi là cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Tân Nguyệt hồ.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65065&d=1311668828

Bửu Thành mộ của vua Minh Mạng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65066&d=1311668828

Cửa Sập tên cũ là cửa Quảng Đức hay cửa Ngăn trên.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65067&d=1311668828

Người trông coi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.Bây giờ không biết ra sao?.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65068&d=1311668828

Quốc học Huế.

khanhmaituantu
26-07-2011, 16:04
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65055&d=1311668691

Cửu Đỉnh trước Hiển Lâm Các.Nghe nói mấy cây cột gỗ đi từ chân lên nóc tầng ba thời ấy là độc nhất vô nhị.Các bạn chú ý nhé còn mấy hàng cây chống cho dầm gỗ phía ngoài hiên.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65056&d=1311668691

Đỉnh đồng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65057&d=1311668691

Tượng vua Khải Định và lọng che bằng bê tông cẩn gốm sứ.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65059&d=1311668691

Đường lên điện Hòn Chén.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65058&d=1311668691

Đường vào lăng Tự Đức.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65060&d=1311668691

Tam quan lăng Gia Long.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65061&d=1311668691

Ngọ Môn tịch không một bóng cây, mái ngói chưa thay hết.

tunbo
26-07-2011, 16:04
...
Theo một số hiểu biết của tôi về Huế.... xin được phép sửa một vài điểm nhầm lẫn của các bạn nhé.
1.Khu vực được bao bởi lớp thành phía ngoài sát bờ sông ấy(theo kiểu thành vau-băng) được gọi là Hoàng Thành.Phía trong Hoàng Thành gia đình quan lại đươc ở.Lớp thành thứ hai mà qua đó bạn nhìn thấy điện Thái Hòa gọi là Tử Cấm Thành,gia đình họ tộc của Vua ở trong lớp thành này.
2.Cổng chính của Tử Cấm Thành gọi là Ngọ Môn, Vua đi cửa chính giữa, quan đại thần đi cửa nách hai bên, không thì các quan vào chầu sẽ phải đi xa lắm mới vào được bên trong.
...


Bác có nhầm gì không?

1. Khu vực được bao quanh bởi lớp thành ngoài cùng (kiểu thành Vau-băng ấy), được gọi là Kinh thành. Bên trong Kinh thành có dân cư ở và một lớp thành thứ hai là Hoàng thành. Trong Hoàng thành là nơi ở của hoàng gia và các cơ quan triều đình.
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Hoàng thành, chứ không phải Tử Cấm thành.
Tử Cấm thành là lớp thành trong cùng, nằm bên trong khu vực Hoàng thành, là nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
Người ta gọi Đại Nội là chỉ Hoàng thành (bao gồm cả Tử Cấm thành)
2. Ngọ Môn là cửa chính vào Hoàng thành chứ không phải vào Tử Cấm thành.
Cửa chính vào tử Cấm thành là Đại Cung môn, nằm phía sau điện Thái Hòa.

khanhmaituantu
26-07-2011, 16:21
Oke đúng phóc hê hê tuổi cao lẫn cẫn mất rồi.

khanhmaituantu
26-07-2011, 16:29
Bác có nhầm gì không?

1. Khu vực được bao quanh bởi lớp thành ngoài cùng (kiểu thành Vau-băng ấy), được gọi là Kinh thành. Bên trong Kinh thành có dân cư ở và một lớp thành thứ hai là Hoàng thành. Trong Hoàng thành là nơi ở của hoàng gia và các cơ quan triều đình.
Điện Thái Hòa nằm trong khu vực Hoàng thành, chứ không phải Tử Cấm thành.
Tử Cấm thành là lớp thành trong cùng, nằm bên trong khu vực Hoàng thành, là nơi ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
Người ta gọi Đại Nội là chỉ Hoàng thành (bao gồm cả Tử Cấm thành)
2. Ngọ Môn là cửa chính vào Hoàng thành chứ không phải vào Tử Cấm thành.
Cửa chính vào tử Cấm thành là Đại Cung môn, nằm phía sau điện Thái Hòa.

Hê hê xin đa tạ lâu quá rồi tôi "nhầm to".Đúng là Tử Cấm Thành nằm sau điện Thái Hòa....một khu nhỏ thôi và cũng bị hoang phế hết rồi.Cảm ơn Tunbo nhiều nhé.

buddyphuong
26-07-2011, 17:05
@khanhmaituantu: Ảnh Huế chụp bằng máy phim trông đẹp quá nhỉ. Đã 15 năm rồi mà không thay đổi mấy, mình lại rất thích mùa mưa của Huế, hi vọng sẽ quay lại Huế vào mùa mưa

buddyphuong
27-07-2011, 09:30
Vương Phủ khu An Cựu (Đường Phan Đình Phùng)

Số 179 - Vương phủ ở địa chỉ 179 được xây bởi Kiên Thái Vương Hồng Cai (1845-1876), con trai thứ hai mươi sáu của Hoàng Đế Thiệu Trị.
Vương là thân phụ của ba Hoàng Đế Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885), và Đồng Khánh (1885-1888).
Mặc dù có đến 103 bà vợ trong nội cung, vua Tự Đức (1848-1883) tuyệt tự, nhà vua phải nhận ba người cháu làm dưỡng tử. Vị thứ nhất là Hoàng Tử Ưng Chân, con trai Thoại Thái Vương Hồng Y, sau này lên ngôi với đế hiệu Dục Đức. Hai người còn lại là Ưng Đăng và Ưng Hổ, con trai Kiên Thái Vương. Hai vị này sau là các Hoàng Đế Kiến Phúc và Đồng Khánh. Trong số ba vị vua từ phủ Kiên Thái, chỉ có Hoàng Đế Đồng Khánh được ở ngôi cho đến khi qua đời, và được thờ ở Thế Miếu. Vua Kiến Phúc chỉ tại vị được tám tháng, và mất lúc mới mười lăm tuổi. Hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về cái chết của vị hoàng đế yểu mệnh này. Người ta cho rằng vì có tỵ hiềm với Phụ Chính Nguyễn Văn Tường, Vua Kiến Phúc đã bị viên quan này đầu độc. Hoàng Đế Hàm Nghi, em trai Kiến Phúc, mới nối ngôi vua anh được một năm đã cầm đầu phong trào Cần Vương chống Pháp, nhưng thất bại. Sau một năm lẩn trốn ở Quảng Trị và Quảng Bình, nhà vua, lúc ấy mới mười lăm tuổi, bị người Pháp bắt được rồi đầy sang Algeria. Hiện nay phủ Kiên Thái Vương tương đối còn đứng vững. Cựu Hoàng Bảo Đại, chắt nội của Kiên Thái Vương, cũng được thờ ở đây. (sources: internet)


Hàng xóm của phủ Kiên Thái Vương, không có địa chỉ rõ ràng vì tự tên nó đã trở thành địa chỉ, là cung An Định

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3234.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3243.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3248.jpg

Số 91 - Phương Thôn Thảo Đường
của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870), con trai thứ mười của Hoàng đế Minh Mạng.
Vương và bào đệ Tuy Lý Vương là hai nhà thơ nổi tiếng của Nguyễn Triều. Vua Tự Đức đã khâm phục và khen hai ông chú tài hoa này với dòng thơ nổi tiếng: “Thi đáo Tùng, Tuy bất Thịnh Đường”. (source: internet). Phủ còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã bị chữa lại hơi mới

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3267.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3260.jpg

Nếu muốn liên hệ vào thăm quan có thể liên hệ tại số nhà 79 PĐP gần đấy.

Số 65 - Lạc Tịnh Viên
Phủ này do Đông Các Đại Học Sĩ Hồng Khẩn, con trai Tùng Thiện Vương xây năm 1889. Phủ đã được chỉnh trang, xây cất thêm nhiều lần. Lần cuối cùng với việc xây nhà Vấn Trai năm 1910. Lạc Tịnh Viên hiện nay là một trong những điểm du lịch tư nhân được tham quan nhiều nhất ở Huế (source:internet)

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3282.jpg

khanhmaituantu
27-07-2011, 13:50
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65098&d=1311748808

Đại Hồng Môn lăng Minh Mạng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65100&d=1311748808

Du Khiêm Tạ nhìn về Xung Khiêm Tạ lăng Tự Đức.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65101&d=1311748808

Hồ Lưu Khiêm lăng Tự Đức.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65103&d=1311748808

Mái Hồng Trạch Môn lăng Tự Đức.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65102&d=1311748808

Tam Quan lăng Khải Định.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65099&d=1311748808

Điện Thái Lâu.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65097&d=1311748808

Thánh đường nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế.

khanhmaituantu
27-07-2011, 13:54
Số 91 - Phương Thôn Thảo Đường
Số 65 - Lạc Tịnh Viên

Chu choa mấy chỗ này tôi chưa tới đâu.Bạn cho địa chỉ đi nhé, sau tôi đến xem nó thế nào.Mấy năm rồi cũng chưa qua Huế lần nào, toàn chạy lướt qua thôi.
Cảm ơn bạn vì đã thích ảnh Huế năm 96.Điều kiện ngày ấy hạn hẹp nên ảnh ọt cũng vậy thôi, quí vì là " đồ cổ" mà.Cũng chính vì muốn gửi thử cho bạn xem nên tôi có được quyết tâm scan hết toàn bộ số ảnh có từ trước tới giờ ( cả ảnh đen trắng từ năm 87, 88).Dẫu sao lưu trữ bằng file số ổn hơn.
Nói vậy chứ mặc dù tôi ở Huế nhiều nhưng chưa chắc đã biết hết mọi chỗ và cũng lâu rồi không quay lại.Yêu Huế thực sự nên cứ thấy có bài là "xông vào" chí ít là cũng được thấy hiện tại Huế thế nào.Bạn có ảnh phố xá, con người Huế thì đưa lên nhé.Ủng hộ bạn hết mình.Chúc bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc.
À quên,nếu bạn muốn nhìn Huế ướt lướt thướt thì có ngay mà.

tunbo
27-07-2011, 14:04
...
Cầu Trung Đạo sang Minh Lâu trong lăng Minh Mạng.Có lúc nó được gọi là cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Tân Nguyệt hồ.
...


Bác khanhmaituantu : bác hình như lại nhầm chỗ này rồi.
Cầu Trung Đạo là là cây cầu chính giữa, từ Hồng Trạch Môn vượt hồ Trừng Minh sang Minh Lâu (hai cây cầu hai bên cạnh nó là Tả Phù và Hữu Bật)

Còn cây cầu từ Minh Lâu sang Bửu thành là cầu Thông Minh Chính Trực, bắc qua hồ Tân Nguyệt
(Công nhận ông Minh Mạng toàn chọn tên kêu)

buddyphuong
27-07-2011, 14:43
@khanhmaituantu: Bác cứ post ảnh Huế lên đi,mình rất thích mà và cũng cho mọi người thêm góc nhìn về Huế.
Về khu vương phủ Gia Hội, bác cứ đi dọc đường Phan Đình Phùng, tìm theo các số nhà là ra hết mà.

Minh đi Huế có 3 ngày, dành phần lớn thời gian cho các lăng tẩm nên cũng ít ảnh về street life lắm, chỉ kịp đi, ngắm và cảm nhận thôi chứ không kip ghi lại bằng ảnh. Mình sẽ post lên máy tấm góp vui với bác thôi nhé

Chùa Báo Quốc

Chùa nằm trên đường Báo Quốc màn tên chùa, rẽ phải từ đường Điện Biên Phủ vào. Phía bên ngoài lối vào chùa là một quán bia và chỗ gửi xe cũng nằm ngay đối diện.
Năm 1948 An Nam Phật Học Hội dời Sơn Môn Phật Học Đuờng từ chùa Linh Quang đến đây do Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, sau này trở thành Tăng Thống Giáo hội, làm Giám Đốc và Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài (source:internet)

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất khi đến đây là bắt gặp các bạn sinh viên đâng vẽ ghi các kiến trúc trong chùa và tình cờ bắt gặp một ánh mắt của cô học sinh lên chùa học, nói chúng là rất khó tả chỉ thấy là rất ấn tượng và thánh thiện.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3288.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3301.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3307.jpg

buddyphuong
27-07-2011, 15:04
Cafe vỉa hè

Cafe Huế rất khác so với Hà Nội, cốc cafe thật ít và đi kèm một bát đá. Ngồi cafe Huế không thể chỉ 15 hay 20 phút, uống vội cốc cafe rồi đi làm như ở Hà Nội được. Cafe ở Huế phải ngồi thật lâu, nhâm nhi từng ngụm nhỏ mới thấy hết vị ngon của Cafe Huế.

Cafe vỉa hè ở Huế có ở rất nhiều nơi, nhưng tôi hay ngồi ở góc đường Trương Định. Lần đầu bước vào quán rất ấn tượng vơí sự ngăn nắp, khoa học và chuyên nghiệp của chú chủ quán. Quán nằm trong sân của một ngôi nhà xây theo lối kiến trúc truyền thống của Huế. Chỉ 5h chiều là quán đóng cửa, thay vào đó buổi tối là một quán ăn với các món truyền thống Huế, còn các quán cafe vỉa hè khác gần đấy lại trở thành các quán nhậu bình dân. Hình ảnh bắt gặp mỗi tối khi đi qua đây là hàng ghế nhựa với hàng két bia để phía trước.

Phía trong quán cafe vỉa hè trên đường Trương Định

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2409.jpg

Nếu muốn uống cafe Huế buổi tối thì thật khó tìm, tôi thì vẫn hay ngồi cafe chỗ đầu đường Bén Nghé ngắm mọi người qua lại

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3024.jpg

Xích lô Huế

Huế đặc biệt rất nhiều xích lô chủ yếu là để phục vụ du lich, đừng bỏ lỡ cơ hội ngồi trên xích lô với vợ/ bồ ngồi trên lòng đi lòng vòng trong thành nội và qua cầu Trường Tiền

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2995.jpg

khanhmaituantu
27-07-2011, 15:28
Bác khanhmaituantu : bác hình như lại nhầm chỗ này rồi.
Cầu Trung Đạo là là cây cầu chính giữa, từ Hồng Trạch Môn vượt hồ Trừng Minh sang Minh Lâu (hai cây cầu hai bên cạnh nó là Tả Phù và Hữu Bật)

Còn cây cầu từ Minh Lâu sang Bửu thành là cầu Thông Minh Chính Trực, bắc qua hồ Tân Nguyệt
(Công nhận ông Minh Mạng toàn chọn tên kêu)

Hụ hụ hay quá hay quá, tôi và anh bạn đang cãi nhau mà.Sau tấm ảnh chụp năm 96 cầu Thông Minh Chính Trực ướt lướt thướt ấy, có ghi là cầu TMCT nhưng anh bạn( đang chống nạnh chỉ trỏ )cứ nói không phải.Đọc trên ảnh của Buddy cũng thấy chú thích Minh Lâu khác mà.Bạn Tunbo hay thật đấy.Tìm trên Gúc nó trả lời cũng chưa rõ ràng lắm nhưng sau khi xem cuốn"Lăng tẩm cố đô Huế " thì á khẩu lun,hị hị.Bạn có uống bia không nhỉ?Đồng chí này cũng đi Huế nhiều lần và cũng có "tình" với Huế lắm, ra đâu đó cho ảnh...cãi tiếp cái nhỉ.:D
Nhân thể mình post cái này Tunbo bít gì nói dùm với nhé, hoặc biết ai biết thì hỏi dùm vậy.
Bạn Buddy cũng ợ Hà Nội à?:D

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65106&d=1311756395

Mặt trước ấn.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65107&d=1311756395

Chữ của ấn.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65108&d=1311756395

Đáy thố.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65109&d=1311756395

Thân thố.

Cũng là ảnh Huế luôn, Huế xửa xừa xưa:))

buddyphuong
27-07-2011, 15:36
Con người

Ấn tượng ban đầu của tôi về con người Huế không như suy nghĩ ban đầu. Trong quá trình tìm kiếm thông tin trước chuyến đi, rất nhiều thông tin như người Huế gặp khách du lịch hay tính đắt, trước khi mua gì phải hỏi giá cho kỹ. Tuy nhiên, theo cảm nhận của tôi, người Huế rất nhẹ nhàng, kín đáo và rất tinh tế. Những người Huế tôi gặp thường có nét mặt với các đường nét nhỏ nhẹ, thật khó tìm những ông già mũi to, da sần sùi hay một bà béo hai tay chống nạnh chửi nhau choang choác ngoài chợ như thường thấy nhan nhản mọi ngóc ngách của Hà Nội hay Sài Gòn.
Cuộc sống ở Huế trôi qua thật chầm chậm và thanh bình. Chỉ ở Huế có mấy hôm mà tôi quên luôn cảnh tắc đường hay những tối lượn bờ hồ nhích chân từng bước một. Nói chung là con người Huế rất dễ chịu

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3042-1.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_2985.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3130.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3142.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3152.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3486.jpg

khanhmaituantu
27-07-2011, 16:04
Không muốn làm Huế xấu đi đâu nhưng sự thực người chỗ khác đến làm xấu Huế.Nhận xét của bạn rất đúng nhưng đó là bạn gặp người Huế "rặt" chứ gặp phải Huế " pha" hay gặp phải những người "Bắc kỳ nằm sâu trong Huế" thì cũng héo hắt ngay.Đâu cũng có người tốt người xấu nhưng Huế bây giờ không lành như Huế xưa nữa đâu.Đơn giản bạn cứ đi xích lô là...biết ngay mà.Tuy vậy Huế vẫn là điểm du lịch đáng để đến trên đất nước mình(còn hơn chán vạn chỗ khác).:)

tunbo
27-07-2011, 17:57
Hụ hụ hay quá hay quá, tôi và anh bạn đang cãi nhau mà.Sau tấm ảnh chụp năm 96 cầu Thông Minh Chính Trực ướt lướt thướt ấy, có ghi là cầu TMCT nhưng anh bạn( đang chống nạnh chỉ trỏ )cứ nói không phải.Đọc trên ảnh của Buddy cũng thấy chú thích Minh Lâu khác mà.Bạn Tunbo hay thật đấy.Tìm trên Gúc nó trả lời cũng chưa rõ ràng lắm nhưng sau khi xem cuốn"Lăng tẩm cố đô Huế " thì á khẩu lun,hị hị.Bạn có uống bia không nhỉ?Đồng chí này cũng đi Huế nhiều lần và cũng có "tình" với Huế lắm, ra đâu đó cho ảnh...cãi tiếp cái nhỉ.:D
Nhân thể mình post cái này Tunbo bít gì nói dùm với nhé, hoặc biết ai biết thì hỏi dùm vậy.
...
Cũng là ảnh Huế luôn, Huế xửa xừa xưa:))

Cái món đấy em không biết bác ơi.
Thực ra em đi Huế không nhiều lắm, lần nào đến Huế cũng lo cắm cúi sục vào Kinh thành với các lăng tẩm. Còn chưa kịp loanh quanh ra khỏi các cái cụm ấy.

buddyphuong
28-07-2011, 09:27
Nói chung ở đâu thì cũng có người tốt người xấu, nhưng em thấy Huế còn dễ mến hơn nhiều nơi. Em cũng đã từng bị ông xích lô, hay anh lái taxi gạ gẫm đi chỗ này chỗ kia. Đặc biệt hơn mỗi khi đi ngang qua đường Lê Lợi chỗ trường Cao Đẳng thường thường đều có em gái bịt kín mặt xin đi nhờ xe, chẳng biết là mãi dâm, cướp giật hay lừa đảo nữa. Em thích Huế đơn giản vì em đến đấy và cảm thấy thật dễ chịu và quý mến nơi này thôi.

buddyphuong
28-07-2011, 16:14
Các điểm đến khác

Vương Phủ khu Thuận An Vỹ Dạ ( Đường Nguyễn Sinh Cung)

Khu vực Thuận An Vỹ Dạ có mật độ vương phủ dinh thự to lớn nhất thời xưa. Đường Lê Lợi, sau khi qua khỏi cầu đá Vỹ Dạ sẽ chuyển sang đường Thuận An, nay là đường Nguyễn Sinh Cung

Tôi cũng đã đi dọc đường Nguyễn Sinh Cung nhưng không rẽ vào thăm vương phủ nào cả, phần vì biết chắc sẽ không có gì đặc biệt và thời gian cũng không có nhiều. Tuy nhiên, đường Nguyễn Sinh Cung có lối rẽ vào Cồn Hến ngay cầu Đập Đá cũng rất nên đi. Cửa sổ khách sạn nơi tôi ở nhìn ngay ra sông Hương và Cồn Hến, do vậy tôi được chứng kiến của cuôc sống của những người dân lao động nghèo, được tận mắt thấy những em bé nô đùa trên dòng sông Hương, được nhìn những mệ những o đãi hến nơi bến sông.

Đi hết đường Nguyễn Sinh Cung rẽ lên cầu Chợ Dinh ngắm Sông Hương cũng khá thú vị
Một số thông tin tìm được về các vương phủ khu Thuận An Vỹ Dạ

- Số 98: các phủ của Tuy Lý Vương Miên Trinh (1820-1897), con trai thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng. Trong các vương phủ này chỉ có phủ Tuy Lý Vương đã được tái tạo lại gần như xưa, với tấm bình phong đẹp
- Số 106: phủ Diên Khánh Vương Nguyễn Phúc Tấn (1799-1854), con trai thứ bảy của Gia Long
- Số 220: phủ và mộ phần của Phong Quốc Công Miên Kiền (1831-1854), con trai thứ 55 của vua Minh Mạng
- Số 274: phủ Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính (1797-1854), con trai thứ sáu của vua Gia Long, ở đối diện với địa chỉ 274 Thuận An. Trong phủ có cả khám thờ thân mẫu của Vương là bà Tiệp Dư Lê Thị Ái, vợ Vua Minh Mạng. Phủ còn lưu giữ được gần như toàn bộ bản khắc gỗ nguyên thủy tập thơ của vị hoàng tử thi sỹ nổi tiếng này


Vương Phủ khu Kim Long (đường Nguyễn Thúc Nguyên)

Một số dinh thự ở đây vẫn còn dấu tích rất rõ. Đại lộ Trần Hưng Đạo khi qua khỏi cầu Bạch Hổ, trên đường đi về chùa Thiên Mụ, sẽ chuyển sang đường Kim Long, nay là đường Nguyễn Thúc Nguyên
Tôi đã đi dọc Đường Kim Long, rồi đến Nguyễn Thúc Nguyên nhưng chẳng bắt gặp được vương phủ nào còn sót lại ngoài nhà vườn An Hiên mang phong cách đặc trưng của Huế ở Số 46 đường Nguyễn Thúc Nguyên. Được xây bởi cháu nội Đức Quốc công là Phạm Đăng Khánh năm 1895, dinh đã bị đổi chủ nhiều lần và nay thuộc về dòng họ Nguyễn Đình.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3433.jpg

Trường Quốc Học: rất tiếc là đến Huế đúng dịp thi đại học nên không được ngắm những tà áo dài Huế

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3408.jpg

Bia Quốc học Huế: là một sông trình to, đẹp nhưng không thấy chú thích trên bản đồ

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3399.jpg

Phía sau Bia Quốc học là bãi cỏ nhìn thẳng ra Sông Hương

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3392.jpg

Các cổng thành
https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_3109.jpg

Phố Tây

Phố Tây ở Huế mang hơi hướng của Phạm Ngũ Lão, của Bùi Viện của Sài Gòn. Vẫn cái vẻ tấp nập các bạn khoai tây qua lại, nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm. Phố Tây ở Huế gồm các đường (lại) Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, và Võ thị Sáu.

khanhmaituantu
29-07-2011, 00:53
Buddy ơi bạn mà khuyên mọi người đi với vợ hay với bồ lên xích lô ở Huế thì hỏng chuyện.Xích lô ở Huế giống xích lô Sài Gòn, rất hẹp và cao.Chỗ ngồi đạp cũng cao nữa.Hai người ngồi chỉ có ngồi lên đùi hay ngồi vào lòng nhau thôi mà cũng khó khăn lắm.Trước đây xích lô xấu lắm trông lem luốc kìa.Nhưng ngày xưa thi thoảng gặp bác xích lô dọc đường vừa nói chuyện lại còn đọc cả thơ nữa.Đó là một nét văn hóa rất riêng của Huế.Tuy nhiên khi đi qua cầu Trường Tiền các bác toàn phải xuống đẩy chứ không đạp được, trông tội lắm.Đi 2 người chắc trông còn tội nữa.Tại vì vậy bây giờ cũng ngại đi xích lô ở Huế.Nhìn lại cái ảnh phía sau tấm bia đối diện Quốc học Huế mình nhớ tụi mình toàn ra chỗ bờ sông ngủ thôi.Buổi tối ra ngồi nhậu chỗ bến thuyền đối diện đại học Sư phạm hoặc đi bộ dọc đường Lê Lợi cũng thích lắm.

buddyphuong
29-07-2011, 09:06
Hồi trước mình đến Huế thì thấy xích lô cũng hay đi một mình, chứ bây giờ cứ mỗi tối thấy 1 xích lô chở 2 người lao ầm ầm trên đường, cá biệt còn có xe chở 3 thêm cả trẻ con nữa chứ. Chắc xích lô Huế đã được cải tiến lại cho phù hợp với nhu cầu của khách du lịch rồi. Mà chục năm trước, các bác xích lô ở Huế thường có tuổi và trông lam lũ lắm, đi xích lô dưới mưa mà nghe bác lái thở hổn hển kể cũng tội, bây giờ thì các bác xích lô toàn thanh niên trai tráng thôi bác ah...

khanhmaituantu
02-08-2011, 01:23
Tặng bạn mấy tấm hình có....mưa trên phố Huế.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65334&d=1312222441

Bảo tàng cổ vật.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65335&d=1312222441

Bia trước Quốc học Huế.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65336&d=1312222441

Đường Đội Cung.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65337&d=1312222441

Huế mưa.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=65338&d=1312222441

Cây thông trong Thế Miếu.

buddyphuong
04-08-2011, 17:01
Những điều khác

Dưới đây là một số thông tin tôi tìm được trước chuyến đi, hi vọng vẽ giúp ích cho bạn nào có dự định đi Huế

Khách sạn
• Khách sạn Vỹ Dạ (Pirce: 350k)
Add: 47 Nguyen Sinh Cung
Tel: 84 54 3826145 - 84 54 3826146
Fax: 84 54 3826147

• Khách sạn Duy Tân 1 & 2 (Price: 500k)
Add 1: 12 Hung Vuong St., Hue City, Vietnam
Tel: 84.54.3825001 - Fax: 84.54.3826477
Add 2: 46 Tran Quang Khai St., Hue City, Vietnam
Tel: 84.54.3936986 - Fax: 84.54.3936988
• Khách sạn Camillia (price: 700k)
Add: 57-59 Ben Nghe
Phone: (84-54) 2220550

Thuê Xe máy
Gem's Cafe
Ms Ngoc at 0914230914
Add: 1/34 Nguyễn Tri Phương 0543832572
Price: 100k/day for wave và 140k/ day for nouvo

Travel Acency
• HUONG GIANG TRAVEL
17 Le Loi Street, Hue City, Vietnam
Tel: (84-54) 3 83 84 85 / 383 2221
Fax: (84-54) 383 2976

Travel Agency (highly recommended from lonely planet)
• Café on Thu wheels (Tel: 054.3 832 241; Add: 10/2 Đ Nguyen Tri Phuong): chuyên tour xe đạp và motor xung quanh Hue
• Mandarin Café: Tel: 054.3 821 281; Add: 3 Đ Hung Vuong
Night Club: Phòng Trà Ngọc Anh - bên hông nhà sách Phương Nam, đường Lê Lợi

buddyphuong
04-08-2011, 17:08
Eating

(1) vào căn nhà cổ trên 100 năm của gia đình Bác sĩ Đặng Thùy Trâm ăn bún và nhâm nhi cóc cafe để thấy thật yên bình. Số nhà 120 Mai Thúc Loan (ngã tư Lê Thánh Tôn - Mai Thúc Loan)

(2) ghé chùa Thiên Mụ rồi ghé qua ăn bánh cuốn Huyền Anh (??? Kim Long) trước khi về trung tâm (có khá nhiều quán trùng tên hoặc gần giống nhưng chỉ có quán này là đúng, hơi bị nổi tiếng & chỉ bán từ 9am, rất tiếc là mình ở 2 ngày nhg chưa thưởng thức được vì lúc mình đến 6pm thì đã hết, chẹp chẹp.

(3) Quán ăn chay của Huế trông thi vị sang trọng mà giá cũng rẻ vô cùng. Lần trước em ăn ở quán gì hình như là Liên Hoa Thư Quán

(4) Ăn tối ở phố Tây (cái đường gì song song đường có quán cơm Âm Phủ nhỉ) vài chai Huda không quá 200k/2 người. Nếu thích ăn cơm có thể ghé sang quán Âm Phủ.
(5) Quán cơm Âm Phủ - đường Nguyễn Thái Học: phục vụ nhanh, lịch sự, ngon, giá hơi cao

(6) Bánh bèo bà Đỏ thì bây giờ không còn ngon như ngày xưa.Mình hay ăn ở Hàng Me ở Võ Thị Sáu hơn.Dù hơi đắt nhưng bánh ngon lắm, nước chấm cũng ngon.Nhân tôm thì rặt toàn tôm thôi.

(7) Chè Hẻm thì nổi tiếng từ lâu nhưng mà không ai ở Huế mấy khi ăn chè hẻm.Mà thường là sang bên Nhà Văn Hóa Thành Phố ở đường Trần Hưng Đạo, ăn chè nhiều món, trong đó có món bột lọc bọc thịt quay nổi tiếng.Mà ở đó buổi tối có hàng bún bò ăn ngon phết-khách đông ghê gớm luôn

(8) Cơm hến thì không nên ăn ở Trương Định, mà nên ăn ở quán chị Nhỏ ở đường Phạm Hồng Thái vào buổi sáng đến 11h trưa.Còn buổi chiều từ 3 giờ thì ăn ở quán Hon ở đường Hàn Mặc Tử(qua Đập Đá rẽ phải đi thẳng khoảng 200m).

(9) Bún bò Huế thì rất nhiều hàng,buổi sáng có thể ăn ở quán cây Gạo ở Vỹ Dạ-Nguyễn Sinh Cung,hoặc Bún bò Bê ở Đống Đa-đối diện khách sạn Đống Đa,hoặc các hàng bún bò ở đường Nguyễn Công Trứ.Còn buổi chiều thì sang Nguyễn Du ăn Bún Vọng,gần như đạt được hương vị Bún bò ngày xưa.Ăn bún bò ở Cây Gạo xong có thể ngược đường uống cafe Vỹ Dạ Xưa gần đó

(10) Muốn ăn nhà hàng ngon ngon miệng một chút thì có nhiều lắm.Nhưng có một vài món ở nhà hàng Vườn Ai ở Nguyễn Sinh Cung,đi vào hai bên hàng cau rất Hàn Mạc Tử: Gỏi thập cẩm, bò nhúng dấm,Mực rang muối,Gà hấp,Bò đùm,...
Nếu muốn ăn rắn-ếch thì quán ông Chạy-Kim Long,ngoài ra các món lươn-ếch thì quán Vĩnh Nguyên-Kiệt 30 Mạc Đĩnh Chi

(11) Còn nếu muốn ăn thịt rừng thì trên đường từ lăng Khải Định đổ về có quán Ngọc Linh rất ngon với các món heo rừng hấp,nướng,chồn hon...Trên đoạn đường này còn có quán trà Đình Vũ Di,và Biệt phủ Thảo Nhi với món bánh tráng phơi sương.

(12) Ngoài ra còn có bánh lọc Mợ và nem lụi bánh khóai Tài Phú ở Điện Biên Phủ.Nem lụi bánh khóai ở quán Hạnh -Phó Đức Chính.

(13) Bình dân còn có các món cháo, bún mắm nêm.Cháo xương và bò ở Nguyễn Biểu, Nguyễn Công Trứ.Bún mắm nêm mệ Thẻo, và ở ngã tư đường Đặng Thái Thân và đường Đoàn Thị Điểm khá ngon.
Cũng có thể lang thang qua Cồn Hến ăn chè Bắp và cơm hến.

(14) Còn buổi chiều thì sang Nguyễn Du ăn Bún Vọng,gần như đạt được hương vị Bún bò ngày xưa.Ăn bún bò ở Cây Gạo xong có thể ngược đường uống cafe Vỹ Dạ Xưa gần đó

buddyphuong
04-08-2011, 17:12
Drinking

(1) Quán trà sữa Hoa Cúc Vàng nằm trên đường Lê Thánh Tôn, và 1 quán nằm trên đường Quốc sử Quán gần trường PTTH Nguyễn Huệ

(2) Xuan Trang Cafe chuyển về 42 Chu Văn An rồi bác nhé - không còn ở Hùng Vương nữa kể từ 01/01/2009.

(3) cafe ở quán Thảo Nguyên, quán ngay gần sông Hương, ngồi ở giữa cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân. Cafe rẻ bèo nhưng chưa bao giờ uống

(4) Café Vỹ Dạ - 131 Nguyễn Sinh Cung

(5) Cafe cóc đường Bến Nghé
buổi sáng có thể ngồi cafe Vườn Thiên Đàng-19Lê Lợi,vị trí này buổi tối ngồi rất đẹp,ngắm cầu Tràng Tiền,uống vài chai bia với vài món đơn giản.

(6) Còn có cafe Sông Như-Sông Xanh-Nguyễn Công Trứ.Cafe Thảo Nguyên-Lê Lợi.Cafe Carita,Violon-Bến Nghé.Cafe Xưa-Nguyễn Công Trứ.

(7) Muốn vừa nhâm nhi cà phê, vừa ngắm nhìn Hương Giang, nhất là những đêm trăng thì không thể không đến Hoàng Phương. Từ chợ Đông Ba vượt qua cầu Gia Hội đi tiếp đường Chi Lăng một khoảng khá xa. Khi thấy đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm bên trái thì hãy nhìn sang bên phải. Dưới tán cổ thụ, chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy quán Hoàng Phương. Nơi đây có cà phê ngon, chủ quán lịch sự (và dễ thương nữa), còn cảnh vật thì tuyệt vời. Bên kia sông là Vỹ Dạ thôn

(8) Một nơi nữa mà tôi cũng thường hay tạt qua đó là cà phê vỉa hè trên đường Trương Định. Dưới tán bằng lăng, những quán cà phê không bao giờ có bảng hiệu nhưng bao giờ cũng đông khách. Chủ quán tuyềnh toàng, đôi khi hơi đãng trí. Nếu gọi cà phê mà thấy hơi lâu thì nên nhắc lại đừng ngại vì có nguy cơ cao là chủ quán quên mất khách gọi từ hướng n
muốn nghe nhạc Trịnh thì đến quán Thảo Vy trên đường Chu Văn An. Quán không có gì đặc biệt ngoài sự trung thành đến bảo thủ với nhạc Trịnh

(9) Muốn nghe nhạc tiền chiến thì đến Thiên Trúc trên Hoàng Thành. Quán nhỏ. Ấm cúng. Cà phê tương đối ngon. Ai có nhu cầu hưởng trăng thanh gió mát thì có thể chịu khó ra sau, lên cao trên bờ thành

(10) Còn có cafe Sông Như-Sông Xanh-Nguyễn Công Trứ.Cafe Thảo Nguyên-Lê Lợi.Cafe Carita,Violon-Bến Nghé.Cafe Xưa-Nguyễn Công Trứ.


(sources: thông tin được tổng hợp từ phuot.com và các nguồn khác - đã thử 1 số chỗ nhưng tất nhiên còn rất nhiều món chưa được thưởng thức)

buddyphuong
05-10-2011, 15:41
Như một sự tình cờ, mình lại có dịp quay lại Huế để có thể đến những nơi mà mình chưa đến dù khoảng thời gian ở lại đây thật ngắn. Mình up ảnh một số điểm đến của Huế để mọi người tiện tham khảo nhé,

Lăng Thiệu Trị
Dù còn đang sửa chữa và trùng tu, chưa mở của cho khách thăm quan. Tuy nhiên, lăng Thiệu Trị khá đẹp với hồ bạch liên rất đẹp. Hiện nay lăng vẫn có bảo vệ trông coi nên có thể yên tâm vào thăm quan.
Đường đi lăng Thiệu Trị: đi theo đường đi lăng Khải Định, trên đường Minh Mạng đi qua cầu bê tông rẽ tay phải, đi khoảng 2km, lăng nằm phái bên trái. Lăng cách TT Huế khoảng 5km.

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_4814.jpg

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_4748.jpg

Mộ Bà hoàng Từ Dụ (thường bị gọi nhầm là Từ Dũ) vợ vua Tự Đức và là mẹ của Thiệu Trị

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_4690.jpg

buddyphuong
05-10-2011, 15:46
Lăng Đồng Khánh

Nằm cách Lăng Tự Đức khoảng 500m, tuy nhiên hiện tại Lăng vẫn đang trùng tu, và không cho thăm quan và chụp ảnh
Lăng Ðồng Khánh hay Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh, lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). (ref:vi.wiki)

https://i285.photobucket.com/albums/ll78/buddyphuong2/IMG_4847.jpg

Chitto
06-10-2011, 00:42
Mộ Bà hoàng Từ Dụ (thường bị gọi nhầm là Từ Dũ) vợ vua Tự Đức và là mẹ của Thiệu Trị


Bà Từ Dụ là vợ củaThiệu Trị và mẹ của Tự Đức.

Nếu nói về chức tước thì bà là Đệ nhất giai phi của Thiệu Trị (đời Nguyễn không lập Hoàng hậu - trừ Bảo Đại), là Hoàng thái hậu của triều Tự Đức, là Thái hoàng thái hậu của năm triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, và là Thái thái hoàng thái hậu của triều Thành Thái.

Do đó người ta thường gọi bà là Thái hậu Từ Dụ, chứ ít khi gọi là "bà hoàng", vì thường "bà hoàng" dành cho vợ vua - hoàng hậu. Thực tế triều Nguyễn chỉ có Hoàng hậu Nam Phương thường được gọi là bà hoàng thôi.

buddyphuong
06-10-2011, 09:47
Cám ơn bác Chitto, được bác Chitto đính chính lại thì chuẩn nhất còn gì.

Bà Từ Dụ là vợ củaThiệu Trị và mẹ của Tự Đức.

Nếu nói về chức tước thì bà là Đệ nhất giai phi của Thiệu Trị (đời Nguyễn không lập Hoàng hậu - trừ Bảo Đại), là Hoàng thái hậu của triều Tự Đức, là Thái hoàng thái hậu của năm triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, và là Thái thái hoàng thái hậu của triều Thành Thái.

Do đó người ta thường gọi bà là Thái hậu Từ Dụ, chứ ít khi gọi là "bà hoàng", vì thường "bà hoàng" dành cho vợ vua - hoàng hậu. Thực tế triều Nguyễn chỉ có Hoàng hậu Nam Phương thường được gọi là bà hoàng thôi.