PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Một vài kinh nghiệm cá nhân cho những chuyến phượt dã ngoại (survival trip)



Chuong_An_NV
31-05-2015, 08:04
Chào cả nhà, tham gia diễn đàn khá lâu nhưng trước đây đa phần là đọc, tìm kiếm thêm thông tin, bữa nay mạo muội up bài chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong những lần đi phượt dã ngoại sinh tồn(suviaval trip) của mình.

Việt Nam của chúng ta là một đất nước „rừng vàng biển bạc“ với vô số cảnh đẹp, kì quan của thiên nhiên. Những cánh rừng, hang động, núi cao là những món quà của tạo hóa vĩ đại, ấy vậy mà mấy ai trong các bạn đã từng chinh phục những đỉnh núi hùng vĩ hay những cánh rừng bao la đó?

Nghệ thuật sinh tồn hay Đấu tranh sinh tồn trong thiên nhiên?
Ai trong chúng ta không một lần trong đời từng mơ ước được tự mình dấn thân vào những chuyến phiêu lưu lên rừng xuống biển, được khám phá và chinh phục thiên nhiên kì bí, được tận mắt chiêm ngưỡng, ngắm nhìn những kì quan của tạo hoá, được thể nghiệm những khoảnh khắc đầy phấn khích nhưng cũng không kém phần nghẹt thở??? Tin tôi đi, đó là những chuyến đi mà bạn sẽ dành hàng giờ để hồi tưởng lại từng khoảnh khắc của nó và sẽ là những câu chuyện để đời của riêng bạn. Tuy nhiên giấc mơ chỉ là giấc mơ, không phải ai cũng có dũng khí để thực hiện ước mơ của mình.
Trở ngại lớn nhất của những ước mơ lớn của đời người đó là rất nhiều ước mơ đó đã bị „mặc định“ vĩnh viễn chỉ là những mơ ước! Khi bạn còn trẻ và gặp những người dám thực hiện giấc mơ chinh phục thiên nhiên của mình, thường bạn sẽ ngưỡng mộ họ và thầm nghĩ :“Một ngày nào đó tôi cũng sẽ thực hiện một chuyến đi như vậy – ngay khi mà tôi có đủ điều kiện tài chính và thời gian!“ – Bạn có biết những người khi có đủ tài chính và thời gian họ sẽ nói gì khi gặp những người đi chinh phục thiên nhiên này không? Họ sẽ nói: „Các bạn trẻ, các bạn làm rất đúng, chinh phục thiên nhiên chinh phục giấc mơ của mình, nếu như tôi còn trẻ như các bạn tôi cũng sẽ làm như các bạn. Nhưng đáng tiếc lúc này sức khoẻ của tôi đã không còn cho phép tôi làm việc này nữa rồi!“ Thật trơ trêu và đáng buồn phải không? Vì vậy lời đề nghị của tôi là: Nếu đó là ước mơ của bạn, thì bạn còn chờ gì nữa mà ko xách ba-lô của bạn lên và thực hiện những chuyến đi của đời mình?

Nghệ thuật sinh tồn dã ngoại trong tự nhiên:
Sinh tồn dã ngoại trong thiên nhiên có thể hiểu đơn thuần là: „Thích nghi với mọi môi trường thiên nhiên, tự tìm kiếm thực phẩm, nước uống cũng như tìm cách đối phó với thời tiết và những nguy hiểm trong thiên nhiên“. Tuy nhiên không chỉ vậy, dã ngoại sinh tồn không chỉ đơn giản là tin tưởng vào sự hào phóng của mẹ thiên nhiên mà còn phải tin tưởng vào bản năng sinh tồn của chính mình, thứ bản năng vẫn luôn tồn tại, ẩn sâu trong mỗi người chúng ta. Dã ngoại sinh tồn là cả một nghệ thuật chứ không đơn giản chỉ là đấu tranh với tự nhiên. Đó là cả một nghệ thuật sống mà chúng ta cần phải học hỏi, rèn luyện và khám phá. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng tìm được chính mình, đối mặt, thách thức và chiến thắng bản thân cũng như thức tỉnh những bản năng nguyên thủy nhất của CON người, những bản năng mà chúng ta được kế thừa từ hàng ngàn năm lịch sử tiến hóa của tổ tiên. Ví dụ như... bạn có biết khi đi dã ngoại trong tự nhiên, trong một nhóm cả nam lẫn nữ, một cách vô tình và bản năng những người đàn ông, những „giống đực“ vượt trội về hình thể cũng như thể lực so với những người còn lại trong nhóm sẽ lần lượt là những người đi trước nhất dẫn đường và đi ở phía sau cùng, bọc hậu. Đó là đội hình bảo vệ tiêu chuẩn, được di truyền trong ADN của động vật, và chúng ta thậm chí còn không biết được là chúng ta đang làm theo bản năng của mình. Những ai nghĩ sinh tồn dã ngoại chỉ là cuộc đấu tranh với thiên nhiên thì quả thực họ đang làm khó chính mình trong những chuyến đi này. Dưới đây là những kinh nghiêm vơi hy vọng giúp bạn có những trải nghiệm thật đẹp trong những lần đi phượt (survival) hay ít nhất sẽ không biến cuộc vui thành một thảm họa.

1. Chuẩn bị cho chuyến đi „mạo hiểm“:
Dã ngoại sinh tồn (Survival) là nghệ thuật sống với ít hoặc không có sự trợ giúp của các phương tiện những tiện ích của thế giới văn minh. Vì vậy không chỉ trong những chuyên đi đầu tiên mà trong bất kì chuyến đi nào sau đó chúng ta cũng phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Cho chuyến đi đầu tiên của bạn, bạn hãy chọn cho mình một điạ điểm không quá phức tạp và hẻo lánh. Để tránh trường hợp bạn chưa lượng được sức mình, cũng như lạc trong nhưng khu vực quá nguy hiêm và hoang vu - điều này rất dễ đưa đến những kết quả không may cũng như mọi sư giúp đỡ từ bên ngoài gặp kho khăn. Bạn nên mặc quần áo theo phương thức „củ hành tây“ – có nghiã là mặc nhiều lớp quần áo hơn là chỉ mặc một bộ thật tốt. Vì như vậy bạn có thể cởi bớt hoặc mặc thêm vào một cách nhanh chóng cho phù hợp với điều kiện thời tiết bên ngoài. Không nên mặc quần ào có quá nhiều sợi ni-lông vì chất liệu này rất dễ cháy. Ngoại trừ nước và lương khô là những vật phẩm tất yếu, không thể thiếu thì một con dao đi rừng cũng là vật phẩm quan trọng, bất li thân khi bạn dấn thân vào núi rừng (có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng cũng như nhà sản xuất chuyên sản xuất dao cho việc survival có điều kiện hoặc nhu cầu của bạn đọc tôi sẽ giới thiệu thêm). Nếu là chuyến đi đầu tiên của bạn thì bạn nên mang thêm túi ngủ, tấm trải để nằm nếu bạn ko muốn sáng hôm sau thức dậy với cái lưng như vừa trải qua một đêm „tăng ca“, „trả bài“ kịch liệt cho các bà, các chị, các em
Biểu tượng cảm xúc wink
.
Hãy tìm một người bạn đồng hành có kinh nghiệm trong chuyến đi đầu tiên, vì người bạn này sẽ có thể cùng bạn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong chuyến đi – cũng như có thể giúp bạn trong những hoàn cảnh nguy hiểm. Ngoài ra bạn không bao giờ được khởi hành khi chưa báo cho một người thân hay bạn bè một cách chi tiết về chuyến đi của mình.( đia điểm – lộ trình – thời gian)

2. Nhận biết nguy hiểm.
Để có thể sinh tồn trong thiên nhiên bạn phải nhận biết được trước những nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải. Đa số chúng ta khi đi vào rừng sâu mối nguy hiểm đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến lập tức đó là thú dữ, các loại động vật ăn thịt. Tuy nhiên, trên thực tế xác suất gặp các loại thú dữ như gặp hổ, báo, sói... trong rừng ngày nay rất nhỏ. Ngược lại bạn nên mở rộng khái niệm „các loại động vật nguy hiểm“ vì trên thực tế những loại côn trùng, những sinh vật nhỏ nhắn và tưởng chừng như ko quá đáng sợ như muỗi, vắt, đỉa mới là những mối nguy hiểm thực sự. Nhưng đây cũng không là mối nguy hiểm quá đáng sợ như những lời đồn đại nếu như bạn có một sự chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như các công cụ kiến thức cần thiết. Ví dụ như khi lội qua một con nước cạn và bạn bị đỉa hút máu dính lên chân chẳng hạn, có hai cái giải quyết thường dùng và hiệu quả nhất, một là bạn có thể dùng lửa để hơ nóng con đỉa, còn nếu bạn không có lửa bên người thì có thể dùng phương pháp thứ hai, có phần hơi kém vệ sinh chút nhưng cũng không kém phần hiệu quả đó là....nước tiểu của bạn, đỉa phản ứng với a-mô-niac trong nước tiểu.
Trong trường hợp, „số trời run rủi“, „vận may“ của bạn đại bạo phát, bạn „được dịp“ đối mặt với thú dữ trong rừng xanh thì quy tắc chung là không được hoảng hốt hay tỏ ra yếu thế – cố gắng giữ bình tĩnh – không được lao vào tấn công chúng cũng như không bỏ chạy một cách hoảng hốt. Các bạn phải cố gắng giữ bình tĩnh đối mặt với chúng đồng thời quan sát cảnh vật xung quanh để có thể nhanh chóng định ra phương án ứng phó, rút lui thế nào cũng như tìm kiếm „địa lợi“ có thể giúp bạn thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm trước mắt.
Tuy nhiên, có những nguy hiểm khác theo cá nhân tôi còn lớn hơn những điều kể trên đó là: đói, khát, ướt – lạnh và bị thương. Bạn hãy cố gắng bảo vệ chính mình trước những tình thế kể trên tốt như có thể. Bạn hãy luôn nhớ rằng: Bạn không nên mạo hiểm nếu không cần thiết. Dã ngoại sinh tồn - Survival không có nghiã là cuộc chiến một mất một còn với thiên nhiên, không cố gắng đâm đầu vào mọi tình huống nguy hiểm. Mạo hiểm tức là có nguy hiểm nhưng mà tỉ lệ an toàn khá cao chứ không phải đến mức sống còn hay là thập tử nhất sinh. Đâm đầu vào nguy hiểm vì chơi trội hay vì bất kì lý do thì không phải là biểu hiện anh hùng hay dũng cảm mà là chơi ngu. Ngoài ra Survival còn có ý nghiã cao hơn nữa là hoà mình vào với thiên nhiên, học hỏi – tìm kiếm, nhận biết, tận dụng những gì thiên nhiên trao cho chúng ta, vất bỏ mọi thứ trở về với bản năng nguyên thủy nhất, chiến thắng bản thân. Đó mới là ý nghĩa thực sự của những chuyến đi Survival.

3. Tìm thức ăn:
Trong rất nhiều sách vở cũng như bài viết về survival tác giả thường không đặt nặng vấn đề này, họ thường nói con người có thể sống sót không cần thức ăn trong 4 tuần. Điều này đúng trong lý thuyết – vời điều kiện trong 4 tuần này người đó tránh hầu hết mọi việc làm tiêu hao thể lực. Nhưng trên thực tế trong những chuyến đi survival chúng ta sẽ phải vận động liên tục tìm kiếm nơi cắm trại, dựng trại, kiếm củi, đốt lửa, tìm nước....và rất nhiều công việc linh tinh khác. Thêm vào đó tinh thần và thể xác chúng ta luôn trong tình trang hoạt động hết công suất, vì chúng ta luôn phải đặt mình trong tình trạng tỉnh táo. Chính vì lý do này việc tìm kiếm lương thực trong ngày đầu tiên là một vấn đề lớn và cũng là một trong những trải nghiệm đặc sắc nhất trong những chuyến đi survival.
Phương thức tốt nhất để chống lại cái đói và sự kiệt sức là sự hiểu biết về thiên nhiên. Việt Nam chúng ta có rất nhiều cây dại ăn được. Tuy nhiên nguyên tắc bạn luôn phải ghi nhớ đó là KHÔNG BAO GIỜ ĂN BẤT KÌ LOẠI RAU QUẢ CỦ NÀO MÀ BẠN KHÔNG THỰC SỰ CHẮC CHẮN LÀ ĂN ĐƯỢC: Bạn nên tìm hiểu một số thực vật nhất định mà bạn có thê chắc chắn nhận định nó trong thiên nhiên hơn là biết nhiều nhưng bạn không chắc chắn khi nhận diện chúng trong thiên nhiên. Về phần động vật lúc ban đầu bạn nên tập trung vào những động vật dễ kiếm như kiến, sâu...phần nhiều những động vật này có vị dễ ăn, hơn thế nữa nhiều nơi coi đó là cao lương và có giá trị khá cao về mặt dinh dưỡng.

Chuong_An_NV
31-05-2015, 08:08
4. Nhận Biết Nước Sạch:
Bên cạnh thực phẩm thì nước là như cầu cần thiết thứ 2 mả bạn phải tìm kiếm trong nhưng chuyến đi của mình. Vào thủơ ban đầu hệ thống tiêu hoá của chúng ta có những vi khuẩn giống như những vi khuẩn có trong thiên nhiên. Chính vì vậy mà trước đây con người có thể uống nước trực tiếp từ tự nhiên không cần lo lắng. Qua việc thay đổi cách sống của chúng ta – qua việc lọc nước chúng ta đã giết phần lớn các vi khuẩn naỳ. Chính vì vậy hệ thống tiêu hoá của chúng ta sẽ bị rối loạn khi bất ngờ gặp lại những vi khuẩn này với số lượng lớn, hậu quả sau đó sẽ là tiêu chảy, nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá... đây là phản ứng của cơ thể chống lại nhưng vi khuận „lạ“ này. Chính vì vậy bạn không bao giờ được uống trực tiếp nước từ sông, ao nước tù mà trước đó không làm sạch, bằng cách đun sôi hoặc bằng một số hình thức lọc nước khác. Ngoài nước nguồn (nước lấy trực tiếp từ các khe núi, dòng suối chảy ra từ lòng đất) ra thì không có dạng nước nào bạn có thể uống trực tiếp mà không thông qua các hình thức làm sạch. Một điều cần chú ý nữa về nguồn nước, đó là các bạn phải chú y nguồn nước của mình sử dụng có bị nhiễm các chấn hoá học, kim loại nặng hay một số chất độc khác như chất thải công - nông nghiệp .. hầu hết nhựng chất này không thể lọc ra được bằng các phương tiện thông dụng hoặc đun sôi. Vì vậy bạn nên để ý coi nơi bạn lấy nước có gần ruộng vườn hay các ống thoát nước thải hay không.

5. Chọn điểm dừng chân:
Để đêm đầu tiên trong thiên nhiên của bạn không thành „ác mộng“ thì bạn nên có một số điều cần lưu ý sau: Tránh nhưng nơi có độ ẩm cao – nhưng nơi như vậy vào mua đông sẽ làm cơ thể bạn mau chóng bị lạnh, vào mùa hè thì nơi nay là đìểm tập chung của các chú muỗi đang yêu. Nếu bạn không sử dụng lều hay các khương tiện khác để làm chỗ ngủ - thì bạn có thể dùng cành cây rừng làm cho mình một cái lều. Một điều đáng lưu ý nữa là khi chọn một chỗ để cắm trại nghỉ lạim bạn không chỉ phải quan sát địa thế xung quanh mà bạn còn phải chú ý trên đầu của bạn. Chú ý các cành cây to, chết khô, bạn không được làm lều dưới chúng vì chúng có thể gẫy, rớt bất cứ lúc nào khi gặp gió mạnh.

6. Chống lại thời tiết:
Khi chúng ta đã tìm được một chỗ đểm ngủ qua đêm thì tới bước bạn phải suy nghi làm sao chống lại khi hậu bên ngoài đêm nay, nếu bạn không dùng các phương tiên đem theo để làm ấm mình như túi ngủ, chăn .... Thì đâu tiên bạn hãy tìm kiếm chung quanh những chỗ chú mình tự nhiên như vách đá, hang-động, hoặc cây đổ hay cái gì đó tương tự để tránh gió cũng như mưa bão bất ngờ. Trong những tháng mùa khô, trời không mưa và cũng không quá lạnh thì một ngọn lửa trại cũng đủ giữ ấm cho bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng tự làm cho mình một cái lều bằng cành cây. Phương thức đơn giản nhất là làm cho mình một tâm nêm bằng lá cây khô. Bạn gom lá cây khô thành một đống dài hơn chiều dài thân thể bạn khoảng nửa met (0.5m) và to gấp 2 lần bề ngang thân thể bạn. Ở giữa bạn làm một đường rãnh và đặt mình nẳm trong rãnh đó, sau đó bạn kéo lá hai bên đắp bạn lại, thế là bạn đã có 1 cái giường nệm lá và chăn lá, tuy không sánh bằng nệm ấm chăn êm nhưng cũng là không tệ cho một đêm ngoài trời dưới bầu trời đầy sao.

7. Cách đốt lửa:
Trong rừng hoang vu không gì tạo cảm giác thoải mái và tiên nghi hơn là một ngọn lửa trại. Nó giúp chúng ta trong việc làm thức ăn, nấu nước và sươi ấm, tạo ánh sáng và cảm giác an toàn.... Chính vì sự cần thiết của lửa nên khi đi survival mỗi chúng ta phải nắm vững một phương thức làm ra lửa hoặc mang theo những dụng cụ nhóm lửa ( quet diêm, bật lửa, cây đánh lửa...). Cho những người mới bắt đầu thì tốt nhất hãy mang theo những dụng cụ làm ra lửa vì các phương cách làm ra lửa không cần những dụng cụ mà chúng ta thường thấy thì trên lý thuyết rất đơn giản nhưng trong thực tế lị là cả một vấn đề cho những ai chưa có kinh nghiệm. Phương thức mồi lửa luôn luôn là khởi đầu băng những vật liệu khô, nhỏ dễ cháy sau đo to dân lên... Điều quan trọng cần lưu ý: Bạn phải chắc chắn là lửa đã bị tắt 100% trước khi bạn rời nơi mình cắm trại. Vì chỉ cần một cục than còn cháy sót có thê đưa tới những hậu quả rất khó lường.

8. Cách Định Hướng:
Định vị là một môn học vấn, qua đó đang ở bất cứ đâu vào bất cư thời điểm nào bạn cũng có thể xác định mình đang ở vị trí nào, và định hướng tìm đường đi đến đích bạn muốn tới. Định vị, một môn nghệ thuật mà chúng ta có thê học hỏi và luyện tập được như những môn khác. Với khuôn khỏ của bài viết ở đây tôi sẽ chỉ giới thiểu một số kiến thức căn bản nhất, những đọc giả nào có nhu cầu hơn nữa xin tham khảo thêm ở cách sách vở chuyên môn vê phần naỳ.
Những điều quan trọng cần biết cho các lính mới trong lĩnh vực này, đó là ai trong chúng ta cũng bắt buộc phải có một chân thuận hơn chân kia. Điều này có nghiã là chân thuận sẽ mạnh hơn chân kia, nó đồng nghiã trong khi đi bộ thì chân này cũng sẽ bước mạnh hơn chân còn lại. Do đó dẫn tới viêc khi chúng ta lạc trong một cánh rừng đủ rộng thì dưới áp lực tâm lý cũng như những yếu tố ngoại cảnh chúng ta sẽ có nguy cơ rất lớn là đi một vòng quay lại điểm mình xuất phát. Đó là nguyên nhân tại sao chỉ trong một khu rừng vài cây số vuông chúng ta đã không thể tìm ra được đường ra. Để tránh tình trạng này khi chúng ta lạc trong một nơi nào đó thi hãy chọn một điểm đinh hướng nào đo xa trong tầm nhìn để đi về nó có như vậy miớ có thể giữ đúng được hướng mình muốn đi. Nếu trong rừng râm không tìm được các điểm định hướng thì hãy chọn 3 cây cao thẳng hàng trong hương mà bạn muốn đi. Khì đi tới cây thư nhất thì bạn lại tìm cây thư 3 mới nằm trên đường thẳng nối dài của cây 2 và 3. Khi đi bạn hãy chú y đên những chi tiết trên đường đi của bạn như suối, đồi, sống... những chi tiết này rất có thể sẽ giúp bạn trong việc định vị trí của mình.

9. Dự đoán thời tiết:
Mức độ khó khăn của chuyến đi dã ngoại survival lệ thuộc trực tiếp vào thời tiết, điều này có lẽ không ai phản đối. Chính vì vậy lần đi survival đầu tiên của bạn nên chọn thời điểm vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu ở các khu vực miền Bắc cũng như giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở các khu vực miền Nam. Vào thời điểm này bạn có cơ hội cao có được thời tiết tốt và song song đó bạn có thể kiếm được nhiều trái cây chín. Để không bị bất ngờ trước sự thay đổi thời tiết đột ngột của thời tiết bạn hãy chu ý đến những dâu hiệu của thiên nhiên chung quanh. Như sự thay đổi tiếng hót của các loài chim, nếu chúng hót không còn thánh thót vui vẻ mà đứt quãng – lo sợ - hoảng hốt thì rất có thể đó là báo hiệu cho một cơn mưa đang kéo tới. Hay sư xuất hiện đột ngột của mây đen... Chính vì vậy việc quan sát thiên nhiên trong thời gian đi survival không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn giúp bạn có thể biết được trước những chuyển biến của thời tiết để có đủ thời gian chuẩn bị.

10. Không Để Bị Quật Ngã:
Thử thách lớn nhất của những chuyên đi survival mà bạn gặp phải đó chính là bản thân bạn. Hàng ngày bạn đã quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi và phải đối đầu vời những vấn đề hoàn toàn khác so với những trở ngại mà bạn gặp phải trong những chuyên đi survival. Cơ thể, cũng như tâm lý của bạn đã được luyên tập với những lo toan hàng ngày của cuộc sống văn minh – nó biết tự điều tiết cũng như xử lý những nỗi lo sợ - và các điểm yếu của bạn trong những tình thế của xã hôi văn minh. Nhưng khi cơn đói bùng lên, bị bầy muỗi tấn công, sự mệt mỏi, cái đói, cơn khat tập kích bạn. Khi bạn bị lạnh cóng hoặc bị một cơn mưa trong rừng ập tới một cách đột ngột và bạn ướt như con chuột lột. Thì trong đầu đầu bạn sẽ loé lên những câu hỏi như: “ĐM tại sao mình lại ở đây? Có sung sương hơn không nêu bây giờ đang ăn một tô phơ to đùng thơm phức - ngồi trong quan cafe bên cạnh người yêu âm cúng và thật lãng mạng? Sao mình lại dở hơi, rảnh nợ chạy đến đây chịu khổ vậy nè trời.“
Bạn đừng để những nỗi hoài nghi – lo sợ này làm nhụt chí nam nhi. Vì bạn đang trên con đường học lấy chính bản thân mình, học làm quen lại chính cơ thể bạn. Liều thuốc tốt nhất để chống lại những lúc như lúc là sự di dỏm. Nêu như bạn đi hai người hoặc đông hơn nữa điều quan trọng trong lúc này là không được làm nản chí đồng đội mà phải động viên khuyến khích nhau. Cơ thể chúng ta có một sức mạnh và sức chiụ đụng khủng khiếp mà chính bạn không thê tưởng tượng nổi. Điều duy nhất có thể làm chúng ta những người mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên gục ngã, bỏ cuộc đó chính là những suy nghĩ tiêu cực, chán nản của chính bản thân họ, chúng luôn văng vẳng bên tai những lúc ta mệt mỏi và cố gắng dụ dỗ chúng ta từ bỏ. Chính vì vậy trong những trường hợp khó khăn nhất bạn cũng không được đánh mất tính khôi hài và những suy nghĩ tích cực. Và cũng chính những khoảnh khắc chiến thắng bản thân như vậy sẽ tồn đọng lại trong bạn sâu nhất và đó cũng là nhựng câu chuyện để đời mà bạn sẽ dành hàng giờ để hồi ức. Cũng như sau đó bạn sẽ cảm thấy mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết và sẵn sàng cho những thử thách mà cuộc sông sẽ „quăng“ vào bạn.
Chúc các bạn thành công chinh phục những chuyến đi của mình!

Trân Trọng,

PS: Bài viết là tổng hợp những ý kiến kinh nghiệm cá nhân mà tôi đã học hỏi, và đúc kết từ những chuyến đi của bản thân ở nước ngoài và một số nước ở Châu Âu nên có thể sẽ có những chi tiết, kinh nghiệm không hoàn toàn phù hợp với Việt Nam. Nếu có gì sai sót khiếm khuyết mong các bạn góp ý cho bài viết thêm hoàn thiện cũng như góp phần phát triển phong trào phượt dã ngoại sinh tồn Survival ở Việt Nam.

Chuong_An_NV
31-05-2015, 08:13
Sorry vì bài viết khá khô khan không có hình minh họa, vì mình chưa đủ số lượng bài viết cần thiết :( Nếu muốn các bạn có thể đọc bài viết với đầy đủ hình ảnh trên page cá nhân của mình. Cảm ơn :)
Đây là page cá nhân của mình: https://www.facebook.com/profile.php?id=100009294928436
PS: nếu bạn nào có chung sở thích dã ngoại sinh tồn (survival trip) với mình thì mình mong được làm quen và giao lưu học hỏi

trungdeptrai
04-06-2015, 11:05
Bài viết công phu đấy nhưng nặng lý thuyết qúa .Đôi chỗ viết lan man ko cần thiết,như đoạn đầu

Chuong_An_NV
07-06-2015, 18:17
Bài viết công phu đấy nhưng nặng lý thuyết qúa .Đôi chỗ viết lan man ko cần thiết,như đoạn đầu

Thanks bạn góp ý, nghĩ gì viết đó nên... :)
Mà bạn cũng có hứng thú với thể loại này???

Tphat2009
10-06-2015, 03:04
Chào cả nhà, tham gia diễn đàn khá lâu nhưng trước đây đa phần là đọc, tìm kiếm thêm thông tin, bữa nay mạo muội up bài chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong những lần đi phượt dã ngoại sinh tồn(suviaval trip) của mình.



1. Chuẩn bị cho chuyến đi „mạo hiểm“:
Dã ngoại sinh tồn (Survival) là nghệ thuật sống với ít hoặc không có sự trợ giúp của các phương tiện những tiện ích của thế giới văn minh. Vì vậy không chỉ trong những chuyên đi đầu tiên mà trong bất kì chuyến đi nào sau đó chúng ta cũng phải có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Cho chuyến đi đầu tiên của bạn, bạn hãy chọn cho mình một điạ điểm không quá phức tạp và hẻo lánh. Để tránh trường hợp bạn chưa lượng được sức mình, cũng như lạc trong nhưng khu vực quá nguy hiêm và hoang vu - điều này rất dễ đưa đến những kết quả không may cũng như mọi sư giúp đỡ từ bên ngoài gặp kho khăn. Bạn nên mặc quần áo theo phương thức „củ hành tây“ – có nghiã là mặc nhiều lớp quần áo hơn là chỉ mặc một bộ thật tốt. Vì như vậy bạn có thể cởi bớt hoặc mặc thêm vào một cách nhanh chóng cho phù hợp với điều kiện thời tiết bên ngoài. Không nên mặc quần ào có quá nhiều sợi ni-lông vì chất liệu này rất dễ cháy. Ngoại trừ nước và lương khô là những vật phẩm tất yếu, không thể thiếu thì một con dao đi rừng cũng là vật phẩm quan trọng, bất li thân khi bạn dấn thân vào núi rừng (có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng cũng như nhà sản xuất chuyên sản xuất dao cho việc survival có điều kiện hoặc nhu cầu của bạn đọc tôi sẽ giới thiệu thêm). Nếu là chuyến đi đầu tiên của bạn thì bạn nên mang thêm túi ngủ, tấm trải để nằm nếu bạn ko muốn sáng hôm sau thức dậy với cái lưng như vừa trải qua một đêm „tăng ca“, „trả bài“ kịch liệt cho các bà, các chị, các em
Biểu tượng cảm xúc wink
.
Hãy tìm một người bạn đồng hành có kinh nghiệm trong chuyến đi đầu tiên, vì người bạn này sẽ có thể cùng bạn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong chuyến đi – cũng như có thể giúp bạn trong những hoàn cảnh nguy hiểm. Ngoài ra bạn không bao giờ được khởi hành khi chưa báo cho một người thân hay bạn bè một cách chi tiết về chuyến đi của mình.( đia điểm – lộ trình – thời gian)

.

Vậy thì mặc những loại vải nào hả bác ?

thanhhoa_active
10-06-2015, 21:54
Vậy thì mặc những loại vải nào hả bác ?

mác áo cotton thoáng mát, có độ co dãn tốt và mang theo áo mưa

Góp ý với chủ thớt là bài này lý thuyết quá nhiều, bác chủ đi nhiều nơi thì viết những bài hồi ký cho ae đi sau học hỏi với nhé. Nó sẽ dễ thấm hơn sau khi học qua lý thuyết. Thanks !

trungdeptrai
20-06-2015, 15:56
Khoái lắm bạn a.Đối với mình thể loại ăn bờ ngủ bụi này mới gọi là phượt.Còn đi xe buýt ở nhà nghỉ thì có từ du lịch roi