PDA

View Full Version : Đồng Tháp Mười nhỏ to tâm sự - Phần 3



Pages : [1] 2 3 4

barandom
15-06-2011, 14:50
Đã lâu lắm rồi cứ phân vân mãi không biết là có nên mở Topic riêng cho ĐTM không? Nhu cầu là có thực , bọn ĐTM cần có nơi chốn riêng để nói chuyện trên trời dưới đất mà không ảnh hưởng đến cộng đồng.

Nay theo tình hình thực tế tớ quyết định mở Topic này cho bọn ĐTM. Topic không nhằm vào mục đích bè phái chỉ là sân chơi trước cho bọn ĐTM sau là mở cửa cho tất cả mọi người trên 4rum, ai có nhã hứng xin mời tham gia không hạn chế thành phần.

Vì vậy mong các Mod và Min cho Topic này tồn tại . Xin cám ơn trước.

@ĐTM : anh đã mở Topic cho bọn em có đất mà quậy. Từ nay cấm không ra ngoài quậy nha. Đứa nào vi phạm thì :T

Topic cũ dài quá rồi sợ EMHN bò nhiều mệt nên mở Topic mới vậy .

deny
17-06-2011, 14:44
Khách vào xông đất nhà mới,

Cả một năm rồi không đi chung nhà ĐTM chuyến nào,
Mùa mưa lại đến, sắp tới có chuyến nào mong anh Rắn hay Kong gọi em với nha,

Cảm ơn mọi người

boibun
17-06-2011, 17:55
Tối hôm kia chạy ngang lại cái đò Phước Khánh. Nước rút , cái đò nằm bơ vơ cách bến 200m mà nhà đò không cho xuồng nhỏ ra trung chuyển vào. Tội cho hành khách bơ vơ trên đò lúc ấy thật.

Nhà đò cũng tệ, em đi lúc 21h . Thu tiền đã, vào tận nơi mới thấy đò bị kẹt (vậy mà chị bán vé im phăng phắc) . Tình hình nghe các bác kế bên phán là tầm 23h30 nước mới lên. Hoảng quá chạy 1 lèo về Cát Lái luôn (khoảng 8km).

Àh, có một con xuồng nhỏ đi được mà chặt 80k để qua được bên kia. Em nghĩ mãi mà sao chủ đò không kêu con xuồng đó giải vây cho khách đi đò bị kẹt giữa sông ???

Kiến nghị ace là đi đường này thì nhớ canh con nước mà đi nhé. Còn không thì chạy qua Cát Lái mà đi, đường rộng thênh thang.

kongfuson
17-06-2011, 19:37
@Boibun: Kẹt đò vì nước cạn là chuyện thường ngày ở xã mà, haha. Qua sông phải lụy đò chứ.

Kong xin ăn mừng nhà mới bằng series "Mưa"

Tắm mát
https://i.imgur.com/yGuO4.jpg

Giọt mưa bên thềm
https://i.imgur.com/zESta.jpg

Tí tách
https://i.imgur.com/gzXTt.jpg

https://i.imgur.com/B1Br5.jpg

Ẩn khuất
https://i.imgur.com/XUrIu.jpg

Bụi đời bay lẫn lộn
https://i.imgur.com/8zoLw.jpg

Vỡ òa
https://i.imgur.com/t7XdF.jpg

barandom
17-06-2011, 21:02
Tối hôm kia chạy ngang lại cái đò Phước Khánh. Nước rút , cái đò nằm bơ vơ cách bến 200m mà nhà đò không cho xuồng nhỏ ra trung chuyển vào. Tội cho hành khách bơ vơ trên đò lúc ấy thật.............



Cái này phải hỏi em Đông lạnh mới biết được cái cảm giác ngồi một mình trên đò nó ra làm sao ?

dulichmientay
18-06-2011, 08:54
Mừng nhà mới ,bia đi (beer) hổm rày chạy vô chạy ra hóng chuyện , thấy cả nhà im re cũng buồn , mình không nói ,nghe mọi người nói cũng vui với lại có hình đẹp coi thích mắt :)

titigold
18-06-2011, 09:14
Mừng nhà mới, chờ chị Rắn về nhậu cháo gà đê. Cháo gà, cháo gà đê.

nguyenhoangha
18-06-2011, 10:36
Lâu lắm không gặp nhà ĐTM, xin chúc mừng nhà mới và chúc tất cả vui khỏe, hôm trước em cũng đang nghĩ nhà ĐTM tới mấy trăm trang lận hơi dài quá, thôi thì đông con và con hay ...88888 thì phải sắm thêm nhà nhé bác Rắn!!!!Chào thân ái!!

cuchuoi2010
18-06-2011, 12:40
Mừng nhà mới(beer)

2LúaMiềnTây
19-06-2011, 08:21
Chúc mừng nhà mới, chờ chị Rắn về ăn cháo gà tân gia nhe...(làm thịt Lúa và Gà).

Cho em hỏi, nhà mình có ai muốn đi tham dự SN Phượt lần 5 (20, 21/08/2011) ở Đà Nẵng không vậy?

haianh
19-06-2011, 08:58
Mừng nhà mới mời cả nhà ăn chôm chôm nha!

Chôm chôm tươi ngon đây. Mại vô, mại vô.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63493&d=1308448072


Nhiều quá, thích quá!

https://i979.photobucket.com/albums/ae272/kimanhphoto/Hometown%20-%20Ben%20Tre/4.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae272/kimanhphoto/Hometown%20-%20Ben%20Tre/66.jpg


"Em" hái cho "Anh" những quả chín đầu mùa
(nhưng tiếc quá chẳng có cái khăn rằn nào, mà ánh mắt cũng không chút ngây thơ.)

https://i979.photobucket.com/albums/ae272/kimanhphoto/Hometown%20-%20Ben%20Tre/3.jpg


Ngon quá!

https://i979.photobucket.com/albums/ae272/kimanhphoto/Hometown%20-%20Ben%20Tre/2550.jpg

https://i979.photobucket.com/albums/ae272/kimanhphoto/Hometown%20-%20Ben%20Tre/2577.jpg

kongfuson
19-06-2011, 09:42
Trời, thích quá chị K.Anh. Sang giữa tháng 7 mình đi tàn phá chôm chôm đi.

thaophuongdl
19-06-2011, 12:02
Sao vào nhà mới mà không thấy cái nút " Cảm ơn " ở đâu nhẩy?(NO)

Anh Rắn ui, anh Lờ Đờ ui !!! Mùa nước nổi năm nay mình làm một chuyến xuống Cà Mau luôn nha, nha, nha...:D :D :D

barandom
19-06-2011, 13:08
Sao vào nhà mới mà không thấy cái nút " Cảm ơn " ở đâu nhẩy?(NO)

Anh Rắn ui, anh Lờ Đờ ui !!! Mùa nước nổi năm nay mình làm một chuyến xuống Cà Mau luôn nha, nha, nha...:D :D :D

Kiếm 4 ngày đi em. Đi Cà Mau không cần canh mùa nước nổi đâu :) .

@Kong : Tu vẫn ăn chôm chôm được nên không cần đợi tới giữa tháng 7 đâu :LL

kongfuson
19-06-2011, 16:11
Cái này còn sót lại của chuyến đi Bến Tre kì trước, lục lại cho đỡ buồn. Ôi những con đường rợp bóng dừa

https://i.imgur.com/o98a2.jpg

https://i.imgur.com/VxVmZ.jpg

Haha, tu nhưng mà hôm nay em vẫn được đi ăn đám cưới miền quê:D. Mới dzìa, vẫn còn nóng hổi.

https://i.imgur.com/RaO2A.jpg

Nhãn xuồng cơm vàng, chẹp chẹp
https://i.imgur.com/XerAR.jpg

Trên đường đi cũng tranh thủ chộp
https://i.imgur.com/HpamD.jpg

haianh
19-06-2011, 18:27
Bến Tre đâu chỉ có những con đường rợp bóng dừa xanh, ...

https://i1081.photobucket.com/albums/j348/kimanhphoto4/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/IMG_2356.jpg

https://i1081.photobucket.com/albums/j348/kimanhphoto4/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/IMG_2390.jpg


Cây nhà lá vườn. Ăn bưởi, uống nước dừa nhé!

https://i1081.photobucket.com/albums/j348/kimanhphoto4/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/IMG_1778.jpg

https://i1081.photobucket.com/albums/j348/kimanhphoto4/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/IMG_2312.jpg

haianh
19-06-2011, 18:35
@Kong: Ừ, thì sắp xếp đi rồi mình đi. Lần này chỉ đi ăn chơi thôi nhé.

barandom
19-06-2011, 22:34
@Kong: Ừ, thì sắp xếp đi rồi mình đi. Lần này chỉ đi ăn chơi thôi nhé.

Vậy ngoài đi ăn chơi ra còn có đi gì nữa vậy chị ? :D

haianh
21-06-2011, 07:31
Vậy ngoài đi ăn chơi ra còn có đi gì nữa vậy chị ? :D

Anh Rắn đừng suy nghĩ lung tung! Ý tôi là dành nhiều thời gian để vào những vườn trái cây giao lưu với dân địa phương, thưởng thức những món ăn miệt vườn.

meocom
21-06-2011, 17:49
Chúc mừng nhà ĐTM có thêm nhà mới. (beer) (beer) (beer)


Vậy ngoài đi ăn chơi ra còn có đi gì nữa vậy chị ? :D

Hehe. Ngoài "đi ăn chơi" còn "đi ăn giỗ", "đi ăn cưới", "đi ăn tiệc",...Nhiều lắm ông ơi, kể hoài không hết đâu, ở đó mà hỏi cắc cớ. :LL



Anh Rắn đừng suy nghĩ lung tung! Ý tôi là dành nhiều thời gian để vào những vườn trái cây giao lưu với dân địa phương, thưởng thức những món ăn miệt vườn.

@haianh: Ông bạn già của tui giỡn chút thôi, đừng nhạy cảm quá. :)

Thoike
21-06-2011, 19:19
Nhà ĐTM có đi đâu mừng nhà mới 3 tầng không vậy cà :D

MUAMAUTIM
21-06-2011, 22:53
Cái nút Thanks của nhà mình đâu rồi kìa.

Mùa chôm chôm tới rồi anh Rắn ơi.....thèm.. :D

conlele
22-06-2011, 08:19
Làm tour mới mừng nhà ta xây nhà 3 tầng đi!
Anh Ba tuyển chiếc này để đón chị Ba về đê:
https://media.thethaovanhoa.vn/2011/06/22/06/02/moihai.jpg

muoimuoi
23-06-2011, 21:05
Mừng nhà mới :D

shogun
23-06-2011, 23:07
Chúc mừng nhà mới, Chúc mọi người sức khỏe & hạnh phúc

@conlele: em trên là Harley Division phải không pác ;)

conlele
24-06-2011, 08:25
Nghe nói Kong kong dạo này buồn lắm. Tặng Kong bài này cho "bùn-chít-lun"!
______________

Rừng bần

SGTT.VN - Chiếc ghe máy đi chậm rãi trên lòng rạch đang buổi nước ròng. Hai ông cháu chủ ghe làm tôi nhớ cái truyện Rừng mắm của Bình Nguyên Lộc, dù ở đây nhiều bần, ít mắm. Thằng nhỏ đen thui, da mốc cời trên mình chỉ dính cái quần cộc, nằm gối đầu lên ông già cũng đen thui mốc cời chỉ quần cộc trên người. Họ đưa tôi ra gần cửa biển, chỗ một cồn cát nghe nói khá đẹp. Nước biển trong, tắm được. “Người ta hay ra đó chơi”, thằng nhỏ quảng cáo ngắn gọn.

Hai bên bờ rạch là những cây bần lớp quỳ lớp đứng thành chòm, thành rừng. Những trái bần xanh gây ra một phản xạ ứa nước miếng, ê răng cho những ai từng nếm thử chúng, dù chỉ một lần. Cây lá thưa, cành rời nên có mọc dày cũng không thấy chen chúc, vẫn thấy những khoảng trống. Dầm chân trong sình lầy, mỗi cây là một đìu hiu, họp lại làm rừng cũng là một rừng đìu hiu, buồn buồn. Ngửa mặt thấy phía trên những nhánh bần de ra lòng rạch là trăng chiều mỏng và lạnh. Cảnh này mà có thả cụ Charlie Chaplin vô giễu cũng không cười nổi. Riêng cái tên “bần” thôi đã nghe có chút ngậm ngùi rồi.

Chiếc ghe tấp vô bờ, thả tôi lên cồn, ông già dặn cứ chơi vui chừng nào về cũng được. Tôi lang thang giữa những rẫy dưa hấu tàn mùa, chỉ còn mấy trái đèo nằm chèo queo trên cát. Những gốc cây dạt lên bãi sau cơn biển động nằm chỏng gọng. Vài người đàn bà đi mót củi không nói cười. Đơn độc giữa bãi biển là căn chòi canh giữ của hợp tác xã nghêu giống, nóc cắm ngọn cờ le lói. Xóm cồn nhà nào cũng thấp, phần lớn cất bằng vật liệu tạm bợ. Báo viết cồn cát này sắp bị biển nuốt mất, nhưng mấy thím đang ngồi làm cỏ rẫy thì lia mũi dao về phía trời ngó bộ rất coi thường, “ối người xứ này đất bồi thì ở đất lở thì đi, lo cũng không khỏi”... Lội bộ mỏi chân nên ghé một nhà có ông già đang ngồi tư lự, hỏi nhà mình sống bằng nghề gì, ông tỉnh bơ cười, “qua ăn trộm”. Mắt không hề chớp. Thì ra là trộm nghêu giống của hợp tác xã mà chính ông cũng là xã viên. Hồi trước nhà ông có vài công đất rẫy nhưng bị sóng nuốt mất rồi, giờ không cào nghêu trộm thì chết đói. Ông nói không trông mong gì cái ban chủ nhiệm toàn là vơ vét cho đầy túi họ. Đang ngồi có người đàn ông tạt vô uống mấy ly trà, nói vài câu qua quýt, còn vô bếp lục nồi ra chiều thân mật lắm. Chừng khách đi rồi ông già mới nheo mắt khinh bỉ nói, “Phó chủ nhiệm hợp tác xã đó, như mật thám hồi chiến, suốt ngày đi thăm dò, bếp nhà qua mà có thịt là nó biết qua cào nghêu của nó…” Nhưng trong bếp không có gì ngoài mấy con cá kho quéo, dưa hấu non xắt nhỏ xào mỡ tỏi. Ông già thấy tôi hơi xót cho bầy con nít lủ khủ đầy nhà nên hạ giọng thầm thì, “thịt heo bà vợ qua giấu trên giàn củi, đợi khuya mới cho tụi nhỏ ăn…”

Sau chi tiết đó thì tôi thấy cái xóm cồn nhỏ này trở nên thênh thang. Mấy chục nóc gia bị cắt vụn bởi cuộc chiến giành giật miếng ăn. Biển nuốt đất nên trả lại cho người một bãi nghêu, được nghêu thì tình người hao khuyết. Chòm xóm mặt cười với nhau mà lòng lạnh. Như màu trăng giữa nắng. Như cây bần, như rừng bần, đứng kề mà như rời ra, cô độc.

Tôi bỏ ra chỗ chiếc ghe đang đậu chờ dưới mé rạch. Ông già đang nhả khói hơi ngạc nhiên, hỏi sao tôi chơi ít vậy. Tôi than xóm này buồn quá. Ông ờ ờ quăng điếu thuốc hút dở xuống rễ bần, nói nhẹ bâng, “mấy bữa trước, ngay trân đêm hội lăng Ông, có người ăn trộm nghêu bị bắn què giò…”

Câu chuyện làm tôi muốn lập tức quay về, nhưng thằng nhỏ cháu của ông già chạy hơi đâu mất. Ông già réo gọi hoài không được, sợ du khách phật ý nên rốt cuộc ông già bỏ thằng nhỏ lại. Ghe đi một đoạn thì thấy trên bờ thằng nhỏ vọt theo kêu ngoại ơi ngoại. Ông già lầm lì như không ngó thấy. Thằng nhỏ chạy vọt qua khỏi đầu chiếc ghe rồi lội càn xuống đu mũi ghe leo lên. Ướt ròng, thằng nhỏ ôm bàn chân đang chảy máu, chắc bị miểng ốc cắt, lấm lét ngó ông già. Nếu không liều nó sẽ phải lội bộ ba cây số, luồn qua bao vạt rừng bần, qua một con rạch mới có thể về đến nhà.

Suốt chặng đường từ mé biển về, tôi ngồi giữa cơn im lặng của hai ông cháu. Trời im gió, những cây bần lặng yên không vẫy. Trả tiền công cho ông già xong bỗng nghe thằng nhỏ thỏ thẻ, “có tiền thì khuya nay mình khỏi đi cào nghêu, hả ngoại?”

Rừng bần thì đẹp lắm, nhưng buồn…

Nguyễn Ngọc Tư

thaophuongdl
24-06-2011, 22:36
Rừng bần thì đẹp lắm, nhưng buồn...

https://cC9.upanh.com/24.136.31236408.3430/20110529tiengiangmuaphuongno040copy.jpg

dangminhquang
25-06-2011, 00:33
tấm chị Thảo chụp có vẻ Art phết nhỉ :D

kongfuson
25-06-2011, 17:11
Hoa bần đây, có thấy buồn gì đâu ta:D
https://i.imgur.com/yNjGs.jpg


Thời gian trôi đi không dừng lại. Những khoảnh khắc dù vui, buồn hay thanh thản cũng đều là khoảnh khắc đẹp. Nhờ đọc bài của Nguyễn Ngọc Tư mà đánh bóng ra đc 1 tấm ảnh:))

Bến đợi
https://i.imgur.com/GmjbF.jpg

kongfuson
25-06-2011, 20:43
Ở 1 nơi cũng có hợp tác xã nghêu, cũng có cả đám bần ven sông. Những mái nhà xập xệ. Ngày hôm đó đi ăn cưới nhưng đọng lại chỉ là vài hình ảnh. Hôm nay đọc bài trên mới thấy ảnh của mình có ý nghĩa.

https://i.imgur.com/SLEZP.jpg

https://i.imgur.com/7M3fU.jpg

EmHN
26-06-2011, 10:33
Topic cũ dài quá rồi sợ EMHN bò nhiều mệt nên mở Topic mới vậy .

Dọn sang nhà mới rồi!!!
Khi nào ăn tân gia hả anh???????
Ăn tân gia đê nhà mình ơi... Em thèm ăn!!!

kongfuson
26-06-2011, 19:52
Chị Rắn sắp về rồi. Cả nhà chuẩn bị off cháo đi.

barandom
26-06-2011, 21:07
CR về rồi, tuần sau (sau ngày 04/07) off cháo nhe .

haianh
27-06-2011, 23:50
Mời nhà ĐTM cùng tham quan Cồn Phụng

https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/4.jpg


https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/2.jpg


https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/3.jpg


https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/7.jpg


https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/8.jpg

haianh
27-06-2011, 23:51
Ăn nhãn và chuối nhé!

https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/1.jpg


https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/5.jpg


https://i942.photobucket.com/albums/ad264/kimanhphoto3/My%20hometown%20-%20Ben%20Tre/6.jpg

kongfuson
28-06-2011, 23:48
Nhìn thích thật chị. Nhìn hình miền Tây tự dưng lại thấy nhớ cao nguyên B'Lao ghê. Nhớ cảm giác giữa đại ngàn hoang vu. Ko đi đâu đc hết, đem kem đánh răng ra vọc. :D

https://i.imgur.com/IFJpu.jpg

Con đường lên đại ngàn.
https://i.imgur.com/AQbZk.jpg

conlele
29-06-2011, 09:56
Tuần này nhà mình có chuyến nào không nhỉ?
Tuần sau khi nào mình off đây anh Ba ơi?

Kong kong ra tù chưa dzậy? Mới ra tù thì "tập leo núi" đê!

Phình Bụng
29-06-2011, 23:47
Em Đông Lạnh đang làm chủ thớt rủ rê trekking ra cực Đông cuối tháng 7 đấy, nhà mình có ai ham hố vụ này ko nhỉ???

kongfuson
30-06-2011, 11:27
Vẫn còn đang làm thơ. Off thì vô tư anh lele

conlele
30-06-2011, 11:35
@Anh chị em nhà ĐTM:
Chủ nhật tuần này conlele định đưa cả nhà đi đâu gần gần Sài Gòn để chơi. Ai có cao kiến gì tư vấn dùm:

1- Đường đi: tối đa 70km (một chiều)
2- Thời gian: 5h30 sáng - 18h chiều
3- Thành phần: 2 trung trung (7x); 2 nhóc tì (0x); 1 lão niên (cuối 4x)
4- Mục tiêu: ngắm đường thì ít mà nghỉ ngơi thì nhiều.

Có điểm đến nào nhẹ nhàng không nhỉ. Trong đầu có nghĩ tới: Bò Cạp Vàng và Cần Giờ. Hai nơi này trước giờ chỉ đi ngang qua, chứ chưa từng ghé vào để chơi và nghỉ ngơi?, không biết có gì ngon không.

Ai có cao kiến gì giúp với. Cảm ơn nhiều nhiều.

Thành phần:

conlele
30-06-2011, 11:36
Vẫn còn đang làm thơ. Off thì vô tư anh lele

Vậy thì thúc giục anh Ba off đi. Cháo rắn thì chắc nhắm với cồn ngon nhỉ!

conlele
30-06-2011, 15:47
Tặng anh chị em nào hay du lịch/công tác bằng máy bay:
______________
Mùi của mây trời

Mùi long não trên người bà già xộc lên mũi tôi trong lúc giúp bà cài dây an toàn. Bà hỏi mở cửa sổ được không, một câu hỏi khiến tôi phải bật cười, như ngay trước đó bà hỏi trên này có nhà vệ sinh không hay là phải ghé dọc đường làm cái chuyện không ai thay thế được. Chúng tôi đang ngồi trên chiếc máy bay sẽ cất cánh trong giây lát nữa.

Ngay từ khi bước chân lên khoang máy bay bà già đã than ngộp thở quá, kêu ca máy bay mắc tiền mà hôi mủ (?!). Nếu không bị con cái ép đi máy bay một lần cho biết, bà sẽ đi xe đò, loại xe cùi bắp để mở cửa cho gió vô, dễ ngủ. Ở nhà cũng vậy, có thả cửa thì mới ngủ thả cửa được. Tôi thấy hơi mắc cười thầm nghĩ thói quen này sẽ là thảm họa khi đi…tàu ngầm.

Ẩn ức về chuyện kẹt trong những lốp kính dày không bao giờ được mở, dù hệ thống điều hòa trên máy bay đã làm người ta so vai vì lạnh, bà già vẫn tiếp tục kể về những cây sứ cùi, cây ngâu bên ngoài cửa sổ nhà mình, về hai cánh cửa gỗ bị mưa nắng làm cho thâm sì nứt nẻ. Câu chuyện gợi lên một cơn nhớ lơ tơ mơ những cửa sổ nhà ngoại hồi tôi còn ở đó. Cũng mở toang suốt, ngủ dậy trước nhất nhìn qua khung cửa, thấy lấp ló một ngày. Những bữa mưa gió lớn buộc phải đóng cửa lại, tôi thấy bức bối ngộp như sắp đứt hơi đến nơi rồi. Và qua cái cửa đêm đêm gió đắp cho đứa trẻ tôi mùi của những cái nắp lu chầm bằng lá dừa nước đã lâu ngày mục rã. Mùi rêu dậy trên những mảng tường tuổi gấp mấy lần tuổi tôi.

Người quê không đoạn tuyệt với thế giới bên ngoài dù cửa đóng then cài. Bởi những cánh cửa lá sách ở gian nhà xưa dù đóng kín rồi vẫn len lỏi vào nhà một thứ khí trời trong veo trong vắt, chỉ hít thở thôi đã nghe ngọt lịm rồi. Trăng và nắng vẫn lọt sáng qua những khe lá. Dường như người và thiên nhiên không bị bứt rời nhau.

Từ bỏ quê về chợ không gặp lại cái không khí ấy nữa, tôi đã chặn mùi hoàng lan cồn cào buổi chạng vạng bên ngoài cái cửa kiếng kín bưng, rồi thở bằng không khí lạt lẻo lờ lợ phả ra từ máy điều hòa. Cũng đôi lần ngó ra ngoài nghĩ, nếu mở cánh cửa, tỉ mẩn lọc cho kỹ, chắc trong mùi khói xe có mùi cỏ cháy, mùi cơm khét bên nhà hàng xóm, hay hương đất tanh tanh sau mưa.

Vậy thì những đụn mây trùng trùng như núi kia có mùi gì, cái tầng khí quyển âm mấy chục độ này có mùi gì ? Tôi sực nghĩ vậy khi nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay, khi lướt qua chỗ bà già đang tuyệt vọng ngọ nguậy trong cái dây an toàn thít chặt, tôi bất giác cũng có ý muốn mở cái cửa sổ này. Chỉ là tò mò thôi, không phải để thở như bà già vẫn tưởng bất cứ cánh cửa nào mở ra đều cho người ta hít thở.

Và lúc gió phi trường phả cơn nóng hầm hập đón hành khách chếnh choáng bước những đầu tiên lên mặt đất, bà hít hà khoan khoái rút ra kết luận đi máy bay chỉ được cái nhanh, còn lại chán, không có cảnh gì coi, mà lại ngộp muốn chết. Rồi bà ngạc nhiên hỏi bây không thấy tù túng à ?

Tôi chỉ mất chưa đầy một giây cho việc trả lời không nhưng mất nhiều ngày sau để thắc mắc, tại sao tôi không thấy ngột ngạt chút nào ? Sao tôi không còn khao khát nối kết với tự nhiên, không thèm muốn được thở những thứ khí trời bên ngoài những cánh cửa, một thứ tự do mà bà cụ kia luôn khao khát ?

Ai đã làm gì tôi và tôi đã làm gì tôi, làm sao mà tôi không còn thường xuyên nhận ra mình đang trong tù đọng, hít thở tù đọng, yêu và sống giữa bầu không khí tù đọng ?

Bên ngoài những cánh cửa mà tôi thường tì mặt vào ngó mông lung, có lẽ chỉ cần mở ra sẽ ngào ngạt hoa ngâu hoa lài…

Nguyễn Ngọc Tư

conlele
01-07-2011, 17:31
Miền Tây sông nước?
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63934&d=1309516071


Ở đâu của miền Tây?
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63932&d=1309516071


Chờ nước lên:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63931&d=1309516071


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63935&d=1309516071

Trần Quyền
01-07-2011, 19:37
Anh con lele kể chuyện thi vị thật, ko có nút thanks, cám ơn anh nhiều nhé, mấy hình của anh chắc thuộc khu vực nước ngập mặn hoặc gần biển đúng ko anh?

Thoike
01-07-2011, 22:49
Nhìn giống giông ghe ngo dưới KG ko biết đug không a lele :D

conlele
02-07-2011, 07:38
Nhìn giống giông ghe ngo dưới KG ko biết đug không a lele :D

Chưa đúng nhưng vẫn phục Thoike khi đã nghĩ xa tới tận Kiên Giang.
Thanks.

nuamua
03-07-2011, 12:16
Em đoán mấy chiếc ghe của bác conlele hổng phải ở miền Tây. Cũng hổng phải ở VN luôn, VN mình hổng có kiểu ghe này. Hình như ở Mã Lai hay sao á :D

conlele
03-07-2011, 12:48
Em đoán mấy chiếc ghe của bác conlele hổng phải ở miền Tây. Cũng hổng phải ở VN luôn, VN mình hổng có kiểu ghe này. Hình như ở Mã Lai hay sao á :D

Hoan hô anh nuamua!
Trên con đường đi "Tìm kiếm nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt", conlele đã gặp và nói chuyện với rất nhiều người dân quê ở Mã Lai.
Quả thật, người Mã Lai gốc rất gần gũi với người Việt ta, đặc biệt là những người Việt ở nông thôn xa xăm của miền Tây.

kongfuson
03-07-2011, 13:58
Dân Mã Lai, Indo, Cam, Lào, Myanmar v.v... có nền văn hóa có những nét tương đồng nhau. Và miền Nam Việt cũng xuất xứ từ Khơ-Me nên sẽ có nhiều thứ na ná nhau. Tuy bên ngoài nhìn na ná nhưng mỗi dân tộc có cốt lõi khác nhau. Haha anh lele coi vậy cũng khoái tìm hiểu dữ ha. Dân tộc Việt ko có nguồn gốc Mã Lai nhé.

Cuối tuần mà ko đc đi đâu hết nên ức chế, xách xe chạy ra Bình Quới bắn lung tung. Vào nhà mình spam ảnh, mong pà con đừng chém.

Em về tinh khôi (http://mp3.zing.vn/bai-hat/Em-Ve-Tinh-Khoi-Le-Hieu/IWZFC9OI.html)
https://i.imgur.com/QB8SR.jpg

Những ngọn đuốc của đầm lầy
https://i.imgur.com/ReusV.jpg

kongfuson
03-07-2011, 14:03
Thấy con này màu đẹp nên bám theo nó chụp. Có ai cho em biết đây là con gì ko ? Thực tế nó to cỡ con bọ xít.

https://i.imgur.com/vmCeR.jpg

https://i.imgur.com/I9ZR4.jpg

https://i.imgur.com/wrOcC.jpg

https://i.imgur.com/yOjEk.jpg

https://i.imgur.com/EVyFg.jpg

https://i.imgur.com/jSB6k.jpg

kongfuson
03-07-2011, 14:09
Nhiếp ảnh là trò lừa đảo trắng trợn. Cái ao sen bé tí mà chụp xong về xem lại ko nhận ra mình vừa chụp cái gì

https://i.imgur.com/Q6fhK.jpg

https://i.imgur.com/MImRE.jpg

https://i.imgur.com/kysyo.jpg

https://i.imgur.com/1fbfv.jpg

Chúc pà con cuối tuần phượt dzui dzẻ. Kong vô tu tiếp, hức hức

conlele
04-07-2011, 09:48
Dân tộc Việt ko có nguồn gốc Mã Lai nhé.

Từ cách đặt vấn đề từ đầu những năm 1970 của Bình Nguyên Lộc trong cuốn "Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam" do Bách Bộc xuất bản. Giấy phép xuất bản số 3650/BTT/PHNT ngày 2/8/1971:
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10965&rb=08

Đến những nghiên cứu đầu thế kỷ 21 về di truyền học trong “Eden in the East” (tạm dịch: Địa đàng ở phương Đông) của Tác giả Stephen Oppenheimer, qua phần điểm sách của TS Nguyễn Văn Tuấn:
http://www.giaodiem.com/doithoai/ngvtuan_dtvadth.htm

Một vài trích đoạn trong lời giới thiệu của TS Nguyễn Văn Tuấn (cho quyển "Địa đàng ở phương Đông"):
"...Trước thập niên 1960, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là một vùng nước đọng của lịch sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh và văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, hay thậm chí Đông Âu, đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích..."

...Cuốn sách này sẽ làm cho bạn phải suy nghĩ lại, và sẽ thay đổi những định kiến trên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy người Đông Nam Á có lẽ là một tộc người cổ nhất thế giới, và là tổ tiên của người miền Nam Trung Quốc ngày nay...

Đọc thêm: Lời giới thiệu cho bản tiếng Việt cuốn "Địa đàng ở phương Đông": http://tuanvannguyen.blogspot.com/2008/06/ng-phng-ng-eden-in-east.html

__________
Vậy thì: từ Bắc xuống hay từ Nam lên đây nhỉ???

conlele
04-07-2011, 10:34
Trước công trình "Địa đàng ở phương Đông" của Stephen Oppenheimer khoảng 20 năm, đã có một thuyết về nguồn gốc người Việt của triết gia Kim Định, dù những gì ông Kim Định "nói ra không bằng cớ, không thể kiểm chứng. Nhưng trong đó ẩn chứa biết bao điều minh triết." Thuyết của ông Kim Định có thể được tóm lược như sau:



1. Khoảng 70.000 năm trước, người Homo sapiens từ châu Phi theo đường Nam Á tới Việt Nam. Tại đây hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra 4 chủng Việt cổ: Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid.

2. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt mang rìu đá lên khai phá Trung Nguyên. Cũng trong thời gian này, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ đi lên vùng Tây Bắc Trung Quốc. Từ hái lượm, họ chuyển qua du mục và trở thành tổ tiên những bộ lạc Mongoloid phương Bắc.

3. Khoảng 15.000 năm trước, người Việt mang giống lúa, khoai sọ, giống gà, giống chó lên xây dựng nền nông nghiệp lúa nước trên đất Trung Hoa.

4. Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ vượt Hoàng Hà chiếm đất của người Việt, đẩy một bộ phận người Việt trở lại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những người này mang gene Mongoloid phương Nam làm chuyển hóa di truyền dân cư trong vùng. Ở Trung Nguyên, do hòa huyết Mông-Việt, người Mongoloid phương Nam ra đời. Đó là tổ tiên người Hán.

5. Là lớp con lai Việt, sống trên đất của Bách Việt, tổ tiên người Hán tiếp thu toàn bộ văn hóa Việt vào đời sống của mình và sáng tạo văn hóa Hán rực rỡ vào khoảng 1500 năm TCN.

6. Như vậy, tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể có mặt trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của Việt tộc.

7. Người Việt ở Việt Nam, do có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư Đông Nam Á và giữ được lãnh thổ riêng nên là tộc người kế tục của tộc Việt cả về di truyền cả về văn hóa.



Về triết gia Kim Định: http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=78

____________
Dĩ nhiên chỉ là thuyết, và cuối cùng là: "Người Việt mình dạy người Hoa trồng lúa"; "Đông Nam Á là cái nôi văn minh Châu Á"!!!

Tự hào lên một chút để bù đắp vật giá đang leo thang!

conlele
04-07-2011, 10:51
Gái miền Tây má đỏ hây hây:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63939&d=1309751433


Và nụ cười rạng rỡ:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63938&d=1309751433


Bẽn lẽn bên quán hàng quê:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63940&d=1309752246


Và chăm chú với công nghệ mới:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63941&d=1309752246

cuchuoi2010
04-07-2011, 16:48
Hồi này nhà ĐTM nhiều thợ săn ảnh quá, chộp tầm nào cũng đẹp

NguoiNhaQue66
05-07-2011, 01:15
Anh em Đồng Tháp đâu...biển số 66 thì làm quen nhá.

barandom
05-07-2011, 16:24
Tối mai 19h00 ngày 06/07/2011 off ở nhà anh rắn nhé .


Anh em Đồng Tháp đâu...biển số 66 thì làm quen nhá.

Hehe nhà ĐTM chỉ có 2 người có biển số 66 thôi nhưng làm quen thì OK

2LúaMiềnTây
05-07-2011, 22:22
Anh em Đồng Tháp đâu...biển số 66 thì làm quen nhá.

Bạn muốn làm quen thì tối mai 19h đến nhà anh Rắn nhé.


Tối mai 19h00 ngày 06/07/2011 off ở nhà anh rắn nhé .

Em sẽ có mặt...lâu rồi không of với nhà mình.



Hehe nhà ĐTM chỉ có 2 người có biển số 66 thôi nhưng làm quen thì OK

kongfuson
05-07-2011, 22:48
Off thôi mọi người ơi ! Mà sao ko thấy nói off có ăn cháo ko vậy anh Rắn.

Kong spam nốt số ảnh ở BÌnh Quới còn sót lại

Có 1 lối nhỏ xinh xinh
https://i.imgur.com/nDExK.jpg

https://i.imgur.com/irs7T.jpg

https://i.imgur.com/ENGu4.jpg

https://i.imgur.com/ilYKZ.jpg

Chia tay
https://i.imgur.com/U8qxD.jpg


Trận đấu giữa cò trắng và cò đen (lele)

Cò trắng: lãnh địa này là của ta
https://i.imgur.com/GBDe2.jpg

Cò đen: tụi mình qua đó giành lãnh địa của cò trắng đi
https://i.imgur.com/Ou5iM.jpg

...còn tiếp...

kongfuson
05-07-2011, 23:31
...tiếp

Tên lele đầu tiên
https://i.imgur.com/sKzLs.jpg

Nhưng tên này nhát chết, mới thấy thôi đã sợ cò trắng roài. Hắn bèn kêu đồng bọn hỗ trợ
https://i.imgur.com/49DmC.jpg

Tên đồng bọn tới tiếp viện
https://i.imgur.com/Xtzob.jpg

1 chọi 2, cò trắng không hề nao núng
https://i.imgur.com/0uLcq.jpg

Cò trắng xuất tuyệt chiêu
https://i.imgur.com/lqSAb.jpg

Chỉ mới có 1 chiêu mà tên lele "nhát" đã bay mất. Tên đồng bọn tức quá chửi rủa
https://i.imgur.com/avzrq.jpg

Cò trắng: Ít ra ngươi cũng chịu đc 1 chiêu của ta, còn hơn tên hèn kia. Cuộc sống ko giành cho kẻ hèn nhát, ta cho ngươi ở lại đây .
https://i.imgur.com/Qhmla.jpg

END

P/s: Em chỉ bình lựng dzui, ko có ý ám chỉ anh lele nhá.

conlele
06-07-2011, 07:14
@Kong: hehe không sao đâu, con đó hổng phải con lele. Lele ở đây nè:

1) lele khoang cổ (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5696)
2) Le nâu (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5207) (con này phổ biến nhiều ở miền Tây)
3) Một số nơi cũng gọi con này là lele: Uyên ương (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5969)

Thoike
06-07-2011, 08:06
A lele sao khi nghiên cứu lịch sử, tìm hiểu lịch sử nguồn gốc tộc Việt giờ lại thành nhà điểu học luôn ta, ghe quá hehe :D

kongfuson
06-07-2011, 10:24
@Kong: hehe không sao đâu, con đó hổng phải con lele. Lele ở đây nè:

1) lele khoang cổ (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5696)
2) Le nâu (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5207) (con này phổ biến nhiều ở miền Tây)
3) Một số nơi cũng gọi con này là lele: Uyên ương (http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5969)

Con này đích thị là lele nhá. Chân vịt đàng hoàng, mình đen thui.
https://i.imgur.com/IjfLQ.jpg

meocom
06-07-2011, 12:43
Gái miền Tây má đỏ hây hây:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63939&d=1309751433


Và nụ cười rạng rỡ:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63938&d=1309751433


Và chăm chú với công nghệ mới:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=63941&d=1309752246

@lele ơi.

Cô này là gái miền Tây của Malaysia thì có. Con gái miền Tây nước Việt đâu có kiểu phục sức này. :gun :gun :gun

Bạn thông tin kiểu này coi chừng về miền Tây mấy cô áo bà ba, khăn rằn, nón lá hỏi tội đó. :T

conlele
06-07-2011, 13:19
@meocom: đúng rồi, hổng phải Tây Việt Nam nhưng đều là tộc Việt hết bạn à. Conlele ghi đùa cho vui thôi mà. Bạn đọc ngược lên vài bài bên trên sẽ rõ hơn vì sao có bài này. Thanks.

@anh Ba: em qua ngồi chầu từ 18h được hông anh?

2LúaMiềnTây
06-07-2011, 23:11
Cám ơn anh chị Rắn về món cháo gà tối nay nhe, chị Rắn vẫn luôn là đầu bếp số 1...hihihi.

Goku
07-07-2011, 07:39
Hôm qua off , a Rắn với a Kong nói về cao nguyên làm nhớ quá ! Goku up vài tấm hình đèo Gia Bắc hâm nóng cho chuyến Thủy Điện Đồng Nai 4 , thôi thúc a Kong ra chùa :D
https://farm7.static.flickr.com/6003/5910154233_cf524c9abe_z.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6025/5910154251_7517f85d79_z.jpg


https://farm6.static.flickr.com/5034/5910154273_fdb3684673_z.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6057/5910154269_118f43cdac_z.jpg

Goku
07-07-2011, 07:42
https://farm7.static.flickr.com/6024/5910154255_4640d1fbee_z.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6035/5910154257_0dbf72c157_z.jpg


https://farm6.static.flickr.com/5273/5910719030_7c71b734e1_z.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6047/5910719026_690a314571_z.jpg

titigold
07-07-2011, 08:59
Anh Lúa nói rất đúng, chị Rắn là đầu bếp số 1. hihi. Cháo và gà rất ngon. yumme

meocoi
07-07-2011, 10:12
Con này đích thị là lele nhá. Chân vịt đàng hoàng, mình đen thui.
https://i.imgur.com/IjfLQ.jpg
Con màu đen này có phải là con chim Cốc ko anh ? Bên TQ người ta nuôi nó để bắt cá đó....

conlele
07-07-2011, 10:44
Quất thêm bài nữa coi Kong-kong có chịu bỏ chùa chưa!

________________
Mưa Vĩnh Hưng


Đám mây đen ướt sũng nước nằm chắn ngang phía con đường đang vút tới, như một cánh cửa đóng sập xuống. Vĩnh Hưng đằng trước. Cột cây số nói vậy. Nhưng sấm chớp thì nói đi nữa sẽ gặp mưa ướt mèm, có đáng không ?

Bạn đã đối diện với câu hỏi đó hàng trăm lần trong đời, "Có đáng không ?". Gã đó có đáng cho ta ba chấm (*) không, chuyện đổ vỡ nhỏ đó có đáng cho ta buồn không, thất bại đó có đáng cho ta ngã gục không… Và "có đáng không" nhiều lúc được hiểu như "nơi đó có gì hay mà ta phải cực thân dữ vậy?". Đó là những khi bạn trên đường gió bụi, phải dắt chiếc xe cán đinh thất thểu đi tìm chỗ vá, phải nằm queo trong căn phòng trọ mốc meo không điện không nước cửa không chốt gài, phải thấy mình đang ngun ngút bốc hơi trong nắng lửa, và gió cát tát vào mắt…

Do dự vặn vẹo làm bạn mệt phờ, nó muốn bạn bỏ dở cuộc đi, ru ầu ơ chăn gối ấm ví dầu tắm nước nóng… Có khi nó thắng. Cũng có khi bạn kháng cự bằng tất cả những gì bạn có, đây này đồi chè đây này suối nước nóng, và những cánh đồng triền miên hoa cải, nhưng nhiều lúc bạn chỉ có mỗi cái tên, một chấm nhỏ trên bản đồ. Và từng ấy cũng đủ. Những Khâu Băng, Rừng Lạnh, Khau Phạ, Cành Nàng, Đồng Bụt, Thứ Mười Một… Những cái tên gợi cảm, xa xăm, sâu thẳm như được gọi lên từ một miền trời khác. Những cái tên khiến bạn thèm ăn chúng, hít thở chúng. Những cái tên mời mọc bạn lên đường và giữ bạn trên đường.

Và bạn chưa bao giờ thất vọng, ngay cả nơi đó khô rốc gió Lào, lèo tèo vài hàng quán nhỏ, bụi mù đỏ và không một bóng cây. Có lẽ thất vọng thường đi kèm lời hứa, nhưng bạn hầu như chẳng nhận được lời hứa nào. Chúng chỉ như bảo, tôi đây, đến với tôi đi, tôi có gì á, tới đây rồi biết. Như Vĩnh Hưng, không thể hiện chút gì về mình ngoài cái tên cheo leo nơi biên giới. Ở chỗ cách Vĩnh Hưng bảy cây số, thực sự cái bạn đang có chỉ mưa là mưa. Không, tận hai cơn mưa, chúng kẹp bạn ở giữa. Tạt vô một căn nhà bên đường trốn ướt, bạn vuốt nước mưa trên mặt, thấy Có Đáng Không nhăn nhở chập chờn.

Nhưng nó biến mất tăm, kể từ bạn ngó ông già đang nằm ngủ bộ vạc trước nhà. Chân buông thõng xuống, cái quần cộc rộng lồng gió phất phơ, hồn nhiên để lộ những cơ bắp chảy nhão. Ông già ngáy đều, nghe trong mưa có tiếng lật phật của môi. Bộ điệu nhẹ nhỏm như thể giấc ngủ đến rất tình cờ, như thể ông già đang ngồi đợi ngắm mưa thì buồn ngủ quá nhẹ nhàng lăn ra vạc, bỏ trời đất bơ vơ.

Cửa nhà mở toang. Ghé đụt mưa cả buổi chỉ có một chị ló đầu ra ngó, cười tươi rồi lại biến mất, bên trong tiếng trẻ con ríu ran. Ông già nằm không cục cựa, giấc mơ trưa trôi giữa cơn run rẩy của đất trời. Con chó nằm cạnh cái tủ thờ chỉ ngóc đầu lên ngó rồi gối đầu lên chân lim dim. Mấy cây bàng xòe tán che kín mặt sân, lá rụng chở mưa xuống đất cho mưa đỡ đau.

Bạn nín thở rón rén bỏ đi. Bạn sợ chút nữa đây con chó sẽ sủa những âm thanh hằn học và ông già bị đánh thức, trẻ con trong nhà sẽ ùa ra hỏi hau háu ủa dì ở đâu mà đi tới đây, Vĩnh Hưng chán thí mồ mà chơi gì ? Tụi nhỏ sẽ không bao giờ tin bạn tìm được thiên đường ở đây, ngay nhà chúng.

Tụi nhỏ không bao giờ hiểu cái cảm giác thanh bình này đáng giá bao nhiêu, và bạn phải đi xa bao nhiêu mới gặp. Có những nơi trên dãi đất này, nó đẹp không phải vì cảnh đẹp. Bên ngoài thềm nhà đó cũng là xóm làng mênh mông, đi lòng vòng cả buổi bạn không gặp một nét mặt thăm dò, không nhìn thấy sự dè dặt, thù hằn, không có ai dõi mắt theo, không một tiếng động nào chát chúa. Bình yên lẩn khuất trong từng nắm mưa lâm thâm, trong bộ điệu lừng khừng nửa trôi nửa dừng của mấy chiếc tắc rán giữa sông, trong cái barie chỗ vọng gác biên giới được anh lính biên phòng nào lơ đãng kéo chếch lên, như không còn gì ngăn cách ta và bạn, trong mưa này. Vài bà già làm công quả trong chánh điện chùa Nổi đang rị mọ lau mấy cái chân đèn, bỗng có bà dừng tay bồn chồn bới củ tỏi lại búng tóc sương, khi nghe tiếng ho từ ngôi nhà sàn bên kia màn mưa - chỗ ông thầy trụ trì chùa đang ở. Chẳng hiểu sao bạn nghĩ tới một mối tình thầm, man mác, trắc trở. Chắc tại mưa khiến xui…

Lúc trở về ngang qua cái nhà mà mình khi nãy ghé qua, thấy bộ vạc trống trơn. Chắc là ông già nghe lạnh nên tỉnh dậy mất rồi. Vĩnh Hưng như một giấc mơ, chỉ mưa là thật…

Nguyễn Ngọc Tư
(*) … (chớ mấy bạn nghĩ là gì ????:-)

kongfuson
07-07-2011, 14:07
Haha bài này chưa đủ phê đâu. Nhà ĐTM đã chịu trận nguyên 1 cơn mưa + giông lạnh suốt từ Vĩnh Hưng về Mộc Hóa. Hơn thế nữa đất Vĩnh Hưng còn để lại nhiều kỉ niệm với nhà ĐTM khi đã chạm mốc biên giới Việt - Cam của sông Vàm Cỏ Tây ngay cửa khẩu Vàm Đồn. Đó là cơn mưa như tát vào mặt, gió thổi như muốn bay cả xe và người trong 1 buổi tối không thể wên.

thaophuongdl
07-07-2011, 20:27
....Và bạn chưa bao giờ thất vọng, ngay cả nơi đó khô rốc gió Lào, lèo tèo vài hàng quán nhỏ, bụi mù đỏ và không một bóng cây....

https://cC1.upanh.com/24.690.31805870.mMc0/20101127vamcotaylangthang0801.jpg

kongfuson
08-07-2011, 14:06
Háhá em Đông Lạnh trật chìa òi. "Mù bụi đỏ và ko 1 bóng cây" , sao lại có cây quá chừng.:D Cái đoạn mù bụi đỏ và ko có bóng cây đó lo cắm đầu chạy , nắng như thiêu làm giề có hình:)) Kiếm cái hình được tặng mít và xoài có lý hơn:D

thaophuongdl
08-07-2011, 20:35
Háhá em Đông Lạnh trật chìa òi. "Mù bụi đỏ và ko 1 bóng cây" , sao lại có cây quá chừng.:D Cái đoạn mù bụi đỏ và ko có bóng cây đó lo cắm đầu chạy , nắng như thiêu làm giề có hình:)) Kiếm cái hình được tặng mít và xoài có lý hơn:D

Thì là tại bị vì em lục tung đống hình không có tấm nào là không một bóng cây cả. Nhưng mà tấm này có mù bụi đỏ...cũng được rùi. :D

boibun
09-07-2011, 21:20
Haha bài này chưa đủ phê đâu. Nhà ĐTM đã chịu trận nguyên 1 cơn mưa + giông lạnh suốt từ Vĩnh Hưng về Mộc Hóa. Hơn thế nữa đất Vĩnh Hưng còn để lại nhiều kỉ niệm với nhà ĐTM khi đã chạm mốc biên giới Việt - Cam của sông Vàm Cỏ Tây ngay cửa khẩu Vàm Đồn. Đó là cơn mưa như tát vào mặt, gió thổi như muốn bay cả xe và người trong 1 buổi tối không thể wên.

Chẹp, thèm :(

barandom
13-07-2011, 13:26
Chút hoài niệm với Vĩnh Hưng

Vĩnh Hưng.
Một địa danh.
Một thị trấn nhỏ đìu hiu ven đường từ Long An qua Đồng Tháp.

Nhà ĐTM đã đi qua nó ngay lần đầu tiên tập hợp mà không dừng lại. Đơn giản chỉ vì đích đến trong ngày của cả nhà là cửa khẩu Dinh Bà và thị trấn Hồng Ngự.
Thế nhưng tổng số lần nhà ĐTM đến Vĩnh Hưng đã vượt qua con số chục, không kể những lần chỉ lướt qua. Và những kỷ niệm của nhà ĐTM với vùng đất biên cương ấy cũng rất nhiều. Cay đắng, ngọt bùi, chua chát,… đủ cả.

Vĩnh Hưng.
Một thị trấn vùng biên giới.
Nơi đó không ồn ào phố thị, không nhiều lắm những tranh đua. Nơi đó chỉ có những phận người.

Chúng tôi chỉ hai xe, bốn người đến Vĩnh Hưng một trưa hè nắng cháy, bụng đói cồn cào vì đã quá một giờ chiều. Suốt con đường lang thang dọc những cánh rừng tràm đẫm sương đêm từ kênh Bắc Đông qua con đường mù bụi đỏ dọc kênh 79, chúng tôi đã bao lần dừng lại. Khi thì gặp một vạt sen níu chân, lúc lại là màu nước kênh dòng trong chen dòng đục. Nắng như dội lửa trên con đường dọc kênh 79. Dòng nước kênh không đủ sức làm dịu đi từng cơn gió tát cái nóng vào mặt người. Bụi tung mù sau những vòng bánh xe quay.

Vĩnh Hưng đây rồi.
Vĩnh Hưng đang say giấc trong cái oi ả trưa hè. Trời trong xanh vời vợi. Những cơn gió lang thang chắc đã đi ngủ cả rồi, bỏ mặc hàng cây dọc đường bờ sông ủ rũ đứng yên phơi mình dưới cái nắng chói chang. Một quán cơm chỉ có tấm biển hiện ra ven đường. Đói lắm rồi, tấp vào xem sao. Quán đơn sơ chỉ hai cái bàn và một cái võng treo tòn teng. Bà chủ quán trạc ngoài năm mươi đon đả mang nước đá ra và sai con đi chợ. Mười lăm phút sau, cơm canh nóng sốt được dọn ra. Canh chua cá hú, cá rô kho tộ và đĩa thịt bò xào củ hành đánh thức ngũ giác quan cả bọn. Chúng tôi vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả.

Chợt một bé gái chừng tám tuổi bước vào quán và đi thẳng ra nhà sau. Chúng tôi cũng không để ý đến em. Bỗng tôi thấy em bước ra, trên tay là một dĩa toàn cơm cháy. Không một chút thức ăn nào trên dĩa cơm cháy ấy. Em qua chiếc bàn trống kế bên ngồi, ăn ngon lành lắm. Lúc này, tôi mới thấy xấp giấy dò số cạnh em. Tôi vẫy em qua, bảo em cùng ngồi ăn. Em ké né, không dám. Chúng tôi bảo mãi, em mới rụt rè ngồi cạnh. Bảo em gắp thức ăn, em cũng từ chối, sợ bà chủ quán rầy sao dám ăn của khách. Tôi trấn an và xúc cho em mớ thịt bò xào. Em cám ơn rồi ăn nhỏ nhẻ, chừng như sợ hết. Cha em đi làm ăn xa, mẹ em đau lưng kinh niên, phải nằm nhà nhưng hôm nay đã đi Sài Gòn tái khám. Em còn hai em trai nhỏ đang ở nhà một mình, đứa sáu tuổi trông chừng đứa lên ba. Em vừa bán hết vé số ngày hôm nay, ghé quán xin cơm thừa đỡ dạ rồi về nấu cơm chiều để sẵn cho em bé trước khi lại đi bán tiếp. Em là lao động chính trong nhà!

Tôi thật bất ngờ khi biết em đã mười hai tuổi. Đứa em kế lên chín đã theo ba em phiêu bạt. Trông em nhỏ thó trong chiếc áo dài quá mông và chiếc quần đen cũn cỡn nên thoạt tiên, tôi cứ tưởng em mới tám tuổi. Dù áo quần em quá khổ nhưng chúng không xốc xếch. Ở em toát lên một vẻ tự tin và rất lễ phép khi trả lời chúng tôi. Nhìn thấy chén của bạn tôi còn sót vài hạt cơm, em nhắc “Chú ơi, vét chén cho sạch, để vậy phí phạm lắm, mang tội đó”. Lời em làm tôi sững sờ và bạn tôi ngượng chín người. Có lẽ hoàn cảnh khốn khó đã khiến em nằm lòng lời dạy của mẹ em. Ăn xong, em nhẹ nhàng thu dọn chén đĩa cho bà chủ, cảm ơn chúng tôi rồi đi. Tôi nhìn theo dáng em xa dần trên con đường đá lổn nhổn, lòng ngùi ngùi. Thương thay, vẫn còn nhiều phận người mong manh trong xã hội …

conlele
13-07-2011, 17:19
Anh Ba: bài này trên báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số tuần rồi đúng không anh?
Em cũng có đọc bài này, cũng định chép lại cho có đôi có cặp với bài "Mưa Vĩnh Hưng" của cô Tư. Nhưng đọc kỹ thấy văn cô này trình kém xa cô Tư quá, đăng lên bên cạnh sợ tủi cho cổ nên thôi.

Cảm ơn anh Ba.

Thoike
13-07-2011, 20:01
A lele có vẻ hâm mộ cô Tư quá xá ta, tập tản văn "yêu người ngóng núi" của cô có bài "nước vẫn vờn quanh thắt lưng", e khoái, đọc xong cả tập nhớ mỗi bài đó :D

barandom
13-07-2011, 20:09
Hehe có ai muốn ăn món lele xào tỏi không vậy ta? ;)

conlele
13-07-2011, 20:32
Nếu không bắt em trả tiền thì conlele xung phong đầu tiên nè anh.

conlele
13-07-2011, 20:38
Bài này phải không Thoike?

______________
Nước vẫn vờn quanh thắt lưng



Làm bài test về trầm uất trên báo thấy mình bị 11 điểm, rớt vô cột điểm này bác sỹ khuyên "bạn cần đến thầy thuốc càng sớm càng tốt...". Có hai chuyện cần suy nghĩ, thứ nhất ngồi mà kể lể nói qua nói lại với bác sĩ lâu quá sợ... mệt, thứ hai, những triệu chứng này cũng không phải mới mẻ gì, mình sống chung với chúng quá lâu rồi, lâu đến mức tưởng cái tính mình như vậy, thí dụ như "đánh mất niềm tin vào điều cao quý như chân lý, công bằng...", ví dụ như "ghét cay ghét đắng tiếng động ồn ào...".

Những cơn trầm uất, như nước lũ, hàng chục năm trời chưa bao giờ rút xuống khỏi thắt lưng. Nước vẫn vờn quanh đó. Gặp một hai chuyện tào lao không đâu, bỗng thấy nước dâng tới cổ. Vậy là phải bơi ráo riết, chứ để lút đầu thì... ngộp thở lắm. Hụp hửi, vẫy vùng, nhớ cái tập phim hôm qua đang khúc gay cấn, nhớ mấy cái đĩa nhạc bạn gửi chưa nghe, nhớ là còn mấy thằng bạn cũng dễ thương, nhớ là chị dâu rủ chủ nhật này vô nhà ăn bánh xèo rau dại, nhớ thằng nhỏ chưa làm hồ sơ vào lớp Một... Rồi mấy đứa ghét mình nữa, tụi nó chắc sẽ mở tiệc ăn mừng linh đình, nếu mình chìm xuống... Nghĩ vậy, nên lội, lội và lội. Lội hoài rồi nước cũng rút dần xuống thắt lưng.

Từ nước dâng, chưa bao giờ thấy bờ. Hoặc vả nó không có bờ. Hoặc ông bác sĩ là bờ mà mình ngại lội tới. Nhưng sống chung với trầm uất, với nỗi buồn hóa ra cũng hay. Còn hơn đang vui tươi nhí nhảnh bỗng thấy thất vọng ai đó, trái tim đau đớn chịu không nổi vỡ bùng. Không có sức đề kháng, chẳng có tí kinh nghiệm nào "xử lý đau thương". Mình thì đối mặt với nó từng giây từng phút, như tập ăn cay, cứ từ từ dầm thêm ớt, dần dần thì cay xè cay xé cũng chịu được. Nó không có cú sốc, hoặc trái ớt đầu tiên là một cú sốc nhưng vì biết sẽ còn dầm trái thứ hai nên mình lướt nhanh qua cú sốc đó. Nỗi buồn, sự thất vọng cũng vậy, thấy vụ này ghê gớm nhưng biết đâu ngày mai còn gặp chuyện dễ sợ hơn.

Đứa trẻ con nhà nghèo lăn lóc đất cát vậy mà mạnh khỏe, ít đau bệnh. Mình nghĩ vậy nên không lo khi nước vẫn ngập nửa người. Mình nói về cái chết, viết về cái chết cũng thản nhiên, cân bằng như khi viết về sự sống. Mà nhiều lúc còn mắc cười, viết xong, nghĩ thí dụ mình có chết thiệt, thì mấy ông bạn mình thế nào cũng gào lên. "Cô ấy có lẽ đã dự cảm được cái chết của mình, nên đã viết như thế này thế này...".

Tỉnh táo trước cái chết, không sợ hãi, không đối đầu, kỳ thị, mình viết về nó cũng tự nhiên như viết về tình yêu, tình bạn, thất nghiệp, sex, con chó con... Hiểu biết và trân trọng cái chết nên mình mới sống hoài, bởi chết dễ thương lắm, không nên vì những chuyện lãng nhách, vì những người dưng, vì những thói đời sấp ngửa mà làm chết... mất mặt.

Giờ thì nước đến đâu lội cũng được, lội như bản năng, muốn hay không cũng làm lủm bủm chút, có những lúc chẳng muốn lội, nhưng người vẫn phình lên. Má mình nói hễ người ta biết lội thì khó chìm.

Thì nước cứ vờn quanh thắt lưng đi, sợ hãi qua rồi.

Nguyễn Ngọc Tư

barandom
13-07-2011, 21:15
Nếu không bắt em trả tiền thì conlele xung phong đầu tiên nè anh.

Lele không phải trả tiền đâu mà sợ vì conlele đang nằm chung với tỏi trong chảo mà. :LL

Bài đó được đăng báo hả lele? Tác giả của nó chưa từng gửi bài cho bất cứ báo nào làm sao họ đăng được hay vậy cà. ;)

Hơn nữa, nhà ĐTM đâu có ai là nhà văn như Nguyễn Ngọc Tư mà dám so sánh. Đây chỉ là ghi nhận người thật việc thật dọc đường gió bụi mà thôi.

Thoike
13-07-2011, 21:40
Vậy tác giả là a hay chị Rắn vậy ạ, hay a chị đồng tác giả luôn ? Nhà DTM nhiều nhân tài quá
@a lele: đúng rồi a :D

kongfuson
14-07-2011, 08:58
Đọc bài của A/C Rắn làm nhớ ĐTM quá chừng. Nhớ cái "bữa cơm ráng ăn cho hết", nhớ cảm giác đi dọc theo biên giới trong 1 buổi chiều thật đẹp, nhớ cảm giác khiêng xe qua ruộng đúng nghĩa ĐTM mùa nước nổi.

conlele
14-07-2011, 10:07
@Anh Ba: sorry anh, hôm qua em đi lai rai về nên đọc không kỹ lắm.
Bài "Mưa miền biên giới" em đọc trên báo giấy Tuổi trẻ Cuối tuần số tuần trước.

Nó ở đây: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-hoa-nghe-thuat/445791/Mua-mien-bien-gioi.html

Hổng biết có bà con gì với nhà ĐTM mình không ta!

kongfuson
14-07-2011, 12:01
Trời, cái đoạn bến đò Hồng Đức và QL62 + cửa khẩu Bình Hiệp. Với nhà ĐTM thì đi như đi chợ và cũng không để lại ấn tượng sâu sắc lắm. Đoạn hấp dẫn phải từ bến đò Hồng Đức ngược lên Maren. Chắc bài này ko có liên wan tới nhà ĐTM rồi.

Còn đây là ảnh dọc con kênh biên giới Việt - Cam (kênh Cái Cỏ) từ Vĩnh Hưng về tới Thông Bình (Đồng Tháp) trong chuyến đi mà a.Rắn đã viết.

https://img149.imageshack.us/img149/8125/pa090086.jpg

Những cái tên rất ư là "lãng mạn" :D

https://img651.imageshack.us/img651/992/pa090091.jpg

https://img580.imageshack.us/img580/501/pa090101.jpg

https://img715.imageshack.us/img715/6363/pa090095.jpg

https://img39.imageshack.us/img39/6776/pa090097.jpg

kongfuson
14-07-2011, 12:25
Việt - Cam chỉ cần lội qua kênh

https://img36.imageshack.us/img36/6563/tndsc0514s.jpg

https://img196.imageshack.us/img196/8554/tndsc0559.jpg

Đồn biên phòng Thông Bình
https://img824.imageshack.us/img824/6919/dsc07301j.jpg

kongfuson
14-07-2011, 12:27
Kỉ niệm không quên mùa nước nổi

https://img534.imageshack.us/img534/6707/pa090075.jpg

https://img32.imageshack.us/img32/4710/pa090103.jpg

https://img229.imageshack.us/img229/9323/dsc07356k.jpg

Cá linh, bông điên điển.
https://img404.imageshack.us/img404/5125/dsc0222x.jpg

https://img177.imageshack.us/img177/5845/dsc0221k.jpg

Trời ơi, nhớ ĐTM quá. Sắp mãn hạn tù roài, Kong sẽ quay lại ĐTM.:D

conlele
14-07-2011, 12:40
Giờ có thời gian ngồi đọc kỹ lại mới thấy bài "Mưa miền biên giới" trên TTCT nó "nhàn nhạt" thiệt. Cấu tứ rời rạc, chữ nghĩa khô khan... Không phải khen nhà mình chớ, bài của ĐTM (Anh Chị Ba?) mình "bụi hơn, thật hơn" và "chứa chan tình người" hơn... Vậy mà hổng biết hồi tối xỉn xỉn sao mà nhớ lộn hổng biết nữa....

@Anh Ba: đừng xào tỏi conlele nữa nha anh, em chê là chê bài "Mưa miền biên giới" thôi... (thực tình hồi tối chỉ lướt nhanh bài của anh mà chưa đọc kỹ). Em thấy bài như vậy mà được lên TTCT, thì chắc bài của anh Ba xứng đáng được đăng ở Văn Nghệ Quân Đội hay tạp chí Văn Nghệ vậy!!!

@Kong: ông làm tui chảy nước miếng à nha... còn nhiều chỗ nhà ĐTM mình đi mà hông có conlele quá!

barandom
14-07-2011, 16:45
Bài đó là của chị rắn, đòi xào tỏi lele cũng là chị rắn. Anh rắn không đủ trình độ viết bài đó cũng không xào tỏi lele , chỉ ngồi chờ có ai xào xong thì ăn thôi . :D

@Kong : tu lẹ lẹ đi, cần thì tăng ca, mỗi ngày tu 2-3 ca cho nó mau, ngứa chân lắm rồi.

@Ms Tam : nếu kiếm không ra độ thì đi P 24h00 tiếp nhe . (9 -1) x 24h00 cũng hấp dẫn lắm đó

conlele
15-07-2011, 11:36
Cuối tuần rồi mà vẫn chưa thấy rục rịch gì, quất tiếp bài này coi có đủ sức lôi Kongkong xuống núi chưa!
Nhà ĐTM mình chắc đã đi qua chỗ này rồi nhỉ!

__________________

Rạch Rập

Tên thì rõ ràng là rạch, nhưng đoạn chảy gần chợ người ta lại gọi kinh, và dòng chảy bị bóp nghẹt bởi hai dãy nhà sàn san sát. Rạch Rập chảy sâu về phía Nam thì rộng dần ra, qua những ruộng vườn xanh ngắt nghe trẻ con rủ nhau tắm sông tụi bây ơi.

Hồi tôi bảy tuổi, đó là con sông rộng nhất trần đời. Nhất là những buổi chiều tần ngần nhìn ông ngoại chống xuồng đưa má qua sông, rồi má một mình lội men theo bờ ruộng lên lộ xe, đi thêm gần chục cây số nữa, là đến nhà. Cái tổ đó tôi chui rúc cho đến năm bảy tuổi, cái tuổi cần tới trường mà ngoảnh đi ngoảnh lại trường nào cũng xa, đường nào tới chữ cũng bị mưa nhấn chìm ngoi ngóp. Má đưa tôi về ở với ngoại, trường học cách nhà ngoại chỉ một mảnh vườn, còn gì tiện bằng. Chủ nhật tôi tha thẩn chạy chơi ở đâu cũng ráng dỏng lổ tai ngóng bên sông coi có ai kêu ới lên không. Phía đó lao xao có nghĩa là má vô thăm, có khi đi cùng ba, cùng anh hay chị. Buổi má ra về, chắc thấy nắng úa dần trên đám lá dừa nước trước nhà ngoại chưa đủ cho tôi mủi lòng, mấy con bìm bịp còn đem rải tiếng kêu rầu rĩ lên mặt sông đang đầy cho buổi tiễn đưa sầu sâu thêm nữa.

Chắc hồi ấy tôi hơi buồn, nên ký ức về sông Rạch Rập cũng khoác một vẻ buồn thẳm suốt. Với những rặng dừa nước, những cây bần, cây vẹt mọc nghiêng nghiêng chểnh mảng ven bờ. Những hàng đăng đó lơ phơ chồi sậy, những cái vó cất gác chếch lên hóng gió sau một đêm sũng nước. Những chiếc ghe hàng bông neo lại bên rặng mắm nấu cơm chiều om lên vài lọn khói còm nhom. Hai bên sông nhà cửa lưa thưa, núp ló sau những bụi rậm mọc hoang những ô rô, chùm gọng, ráng, choại...

Sông buồn đến có thể ngửi được, khi ngồi ngoài bến. Thoảng trôi lại mùi của những cái bập dừa ngâm trong nước lâu ngày, mùi lá ráng mục nát, mùi sình non đùn trên ổ con chù ụ, và mùi những bông tra, bông quao nằm chới với trên bãi chờ nước lớn để bắt đầu cuộc đi hoang.

Một dòng sông lẻ, chảy hiền, dáng vẻ hơi hiu quạnh như thể ở bên rìa đời, không nhiều người biết không nhiều người lại qua nhưng nó vẫn sống tất tả một đời sông. Cũng chảy ngược xuôi mê mãi, cũng nhiều tôm cá, cũng nước ngầu ngầu phù sa, cũng nước lớn tràn bờ, ròng phơi bãi. Mỗi lần vớt chiếc dép còn mới, con búp bê nhựa bị mất tay, hay cái bình trà mất nắp… tôi vẫn chờ đợi một ngày nào đó sông sẽ đem tới cho mình phần còn lại của chúng. Bà ngoại kể những năm chiến sự ác liệt, ra sông gặp một đoạn chi người tấp vô ven đó là chuyện thường. Một năm sau cái Tết Mậu Thân, bà ngoại vẫn không ăn tôm cá ngoài sông vì ghê sợ chúng đã từng sống nhờ vào những mảnh người trôi dạt. “Là máu thịt đồng bào mình…”, ngoại ngậm ngùi. Trận đó thương vong lớn, kẻ khuất sông đưa về đồng bãi, kẻ sống sông che chở trong lòng, nhiều người không rút kịp ngụp lặn dưới những dãy nhà sàn tồi tàn lụp xụp, lần lượt cũng qua khốn khó.

Những câu chuyện kể của ngoại đã có tác dụng đáng kể, nó tác dụng ngay lập tức lên trí tưởng tượng phong phú của tôi, ngoại khỏi phải giữ chằng chằng cháu bà lén xuống sông tắm nữa. Nó sợ.

Nên Rạch Rập với tôi vừa thân thiết vừa bí hiểm, vừa thương vừa giận. Những ngày bên sông im lìm không tiếng ới, tôi đòi ông ngoại cho tập chèo xuồng. Ngoại cười, tướng chỉ cao hơn cây cột chèo mà đòi chèo… rồi ngùi ngùi hỏi nhớ má hả, để ngoại chở về. Ông ngoại chèo giỏi, nghe nói hồi chiến tranh ông chèo đi công tác hàng trăm cây số cũng thường. Và quãng đường gần tám cây số đường sông giữa nhà và nhà ngoại, giữa những chuyến đi về, tôi học làm người.

Đi xuồng phải ngồi day lại, nhìn nhau. Vì sao hả, vì cái lưng con người ta là ngó buồn nhứt hạng. Ông ngoại tôi nói vậy khi cười cái tướng tôi ngồi đằng mũi nhóc mỏ ngóng như chó chờ xương. Bỗng nhớ tới lưng má mình mỗi khi qua sông và chìm lút trong đám lức trên đường mòn. Tôi ái ngại xoay mặt lại về phía lái, mới hay áo ông ngoại ướt đầm, mà trước đó tôi còn cằn nhằn ông chèo chậm, ngồi mỏi quá chừng vẫn chưa tới nhà má.

Bài học nhỏ về sự vô tâm đó, và cái lưng gây buồn ám ảnh tôi, nhất là những lúc nhìn lưng ấy ơi ấy à xa khuất. Tôi còn mang theo nhiều thứ nữa từ con bé bảy tuổi ngày xưa, từ những chuyến ngồi xuồng cà tịch cà tang xuôi sông Rạch Rập. Con bé nhận ra nôn nóng cũng chẳng ích gì, sao không thử cảm nỗi lẻ loi của cái chị kia đang chèo một mình cất cái mũi xuồng lêu đêu đi giữa dòng gió, thử ngửi sự hiu quạnh của ngôi đình Tân Hưng nằm lút dưới những tàng cây rợp tối, thử nhìn mây trời mà tưởng tượng mơ mộng, thử học mót chút nào sự khoáng đạt của sông…

Quãng đường đó dễ chừng hơn mười lăm năm tôi không quay lại. Khi đi khỏi nó tôi vẫn chưa biết chèo, ông ngoại nói chuyện chèo chống con nít không phải làm. Rạch Rập nước vẫn chảy, mỗi lần cắt ngang dòng để đi qua thắp nhang cho ngoại, lại nhớ chiều dọc mà hai ông cháu từng đi, nhớ những chòi vó, rạp xuồng nằm núp ló trong tán cây, nhớ tiếng hỏi han hổn hển của những người quen đi ngược chiều.

Dòng sông chỉ chảy qua đời tôi hai năm chẳn, nhưng đã mặc định mãi mãi trong tôi rằng, sông thì buồn. Tôi té xuống sông Tiền, đi thuyền trên sông Hàm Luông, ra chơi giữa sông Hồng, thò chân xuống sông Nho Quế, nghe Sereprok sôi réo… thì vẫn không nguôi được cảm giác buồn của sông. Muôn thuở. Của chia cắt, của thầm lặng, của những cuộc luân lạc gần như bất tận, của sự cho đi, chỉ có cho đi.

Nguyễn Ngọc Tư

kongfuson
15-07-2011, 15:26
Khừa khừa cái lày ở đất Bến Te. Dzậy làm *** mà Kong hạ sơn đc:D. Anh lele cứ sưu tầm cho đủ tản văn về mấy địa danh nhỏ nhỏ đi. Rồi làm 1 lèo đi cho đã.

Thằng ko tin trời, Phật lại vô tình lạc vào chùa. Nơi linh thiên lại diễn ra đủ các mặt thật là sống động.

Động Bàn Tơ nè.(sát sinh)

https://img847.imageshack.us/img847/984/dsc0409u.jpg

https://img39.imageshack.us/img39/2059/dsc0411re.jpg

https://img714.imageshack.us/img714/9946/dsc0438iz.jpg

Làm công quả
https://img691.imageshack.us/img691/9890/dsc1925.jpg

Niềm vui
https://img560.imageshack.us/img560/654/dsc1870.jpg


https://img713.imageshack.us/img713/1926/dsc1931t.jpg

conlele
15-07-2011, 16:03
@Kong: Rạch Rập dưới miền Tây thì nhiều nơi có. Cái Rạch Rập trong bài của cô Tư conlele nghĩ là ở Cà Mau (quê của cổ mà!). Dưới đó có cái kinh Rạch Rập dài dài...

barandom
15-07-2011, 18:38
Mồi Lele câu không ăn thua, muốn câu Kong Kong phải dùng mồi này :

Qua cầu vẫn phải nhớ bến đò xưa :

https://i601.photobucket.com/albums/tt98/barandom/BaoLoc/IMG_8717.jpg

vì có lúc vẫn phải lụy đò :

https://i601.photobucket.com/albums/tt98/barandom/BaoLoc/DSC01066.jpg

Sạt lở trên đèo Lộc Bắc :

https://i601.photobucket.com/albums/tt98/barandom/BaoLoc/DSC01097.jpg

Sông Đồng Nai :

https://i601.photobucket.com/albums/tt98/barandom/BaoLoc/DSC01131.jpg

https://i601.photobucket.com/albums/tt98/barandom/BaoLoc/DSC01134.jpg

Thoike
15-07-2011, 19:12
Việt - Cam chỉ cần lội qua kênh

https://img36.imageshack.us/img36/6563/tndsc0514s.jpg



Nhìn tấm này của aKong sao mà giống của khẩu Vĩnh Ngươn ở dưới e ghê, hình như tất cả các cửa khẩu dạng tiểu ngạch và buôn lậu VN-Cam cái nào cũng dạng dạng thế này hay sao á (băng qua 1 cánh đồng, 1 con kênh nhỏ và bên kia là sóc của người Khơme, nhưng toàn người Việt qua buôn bán, đá gà, vác hàng lậu, di chơi cho biết :D...)

kongfuson
15-07-2011, 22:41
Anh lele: Đúng là Kong lộn cái rạch Rập của Bến Te và rạch Rập của Cà Mau.

A.Rắn: Cái cầu phao đó tính tới giờ em qua gần chục lần. Vậy mà chưa lần nào đc đi đò. Đúng là ngay thời điểm đặc biệt. Riêng cái hẻm núi sâu có con sông thì em chịu thua. Cá cắn câu roài. Kong hạ sơn trước thời hạn :D

Có bài này (http://www.nonglamdong.com/lu_18709.htm) năm 2009 ngay cái ngầm có cái bảng cảnh báo (thủy điện Đạmb'ri) đã có người và xe bị lũ cuốn trôi.

Hic, đường 725 "nó" làm là để phục vụ cho vận chuyển bauxite. Hic cung đường Tân Rai - Lộc Bắc - QL20 - TL769 - QL51 - cảng

conlele
16-07-2011, 09:08
Cuối tuần buồn quá là buồn... quyết nhậu một bữa cho say!

________________

Rượu trắng



https://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=115832
Bé sinh ra từ một cái trứng xỉn mèm.

Mẹ Bé khi đó tròn mười sáu tuổi, một bữa đi đám nhóm họ ở bên sông, cô dâu mời uống rượu nếp than. Rượu này không qua chưng cất, cơm nếp ủ men ba mươi sáu ngày thì tiết ra thứ nước ngọt ngào thơm phức, uống vào nghe ngây lịm từng khúc ruột. Mẹ Bé tưởng tượng đem rượu rưới lên đá bào cũng giống xi rô nên uống no nê. Rượu ngấm rất đằm. Ra về tới giữa sông thì cô gái không cầm nỗi cây dầm, lăn ra ngủ kệ xuồng trôi đâu thì trôi. Sáng sau tỉnh dậy thấy xuồng mắc vô bụi lá, thấy trong người vẫn còn ấm mềm, bồi hồi rơi rã, tưởng mình vẫn còn say. Bữa đó là mùng năm tháng Giêng. Mùng năm tháng năm bụng chống áo đội lên. Hai bảy tháng mười thì mẹ đẻ Bé.

Truyện cổ từng ghi lại nhiều chuyện cực kỳ bâng quơ tương tự, như bà cụ nọ ướm vào vết chân bên đường và sinh ra Thánh Gióng, chị kia uống nước trong cái gáo dừa và sinh ra Sọ Dừa. Thời may bà ngoại Bé nhớ ra những câu chuyện đó để gượng cười khi ôm đứa trẻ ngo ngoe trong tay. Thời may hồi nhỏ Bé cũng tin cổ tích nên nghĩ nó là con của cái - gì - đó có tên Rượu Nếp Than.

Bữa nào bà ngoại kháp rượu thì Bé ngủ rất ngon, đánh thức rồi vẫn thòm thèm díu mắt lại ngủ tiếp. Một sáng đi vô căn buồng kín mít thông ra cái chái nhỏ vừa là nơi ngủ vừa là nơi nấu rượu của bà ngoại Bé, chị trưởng trạm y tế kêu trời đất ơi, hơi rượu nồng nặc vầy không chừng con nhỏ xỉn. Bà ngoại thôi mơ mộng cháu mình có gốc gác thần tiên, chuyển võng Bé ra nhà ăn. Nhưng trong ly sữa bò hay chén nước cơm pha đường, trong những cái bánh kẹp hay cục kẹo… mà Bé nhấm nháp mỗi ngày đều bảng lảng mùi rượu nếp. Và đêm đêm khi rúc vào nách bà ngoại tìm hơi ấm, mùi hương mê dụ vẫn lẩn khuất ở đó, có khi còn nồng gắt hơn. Đó là lúc bà say.

Bé không thích bà ngoại say. Nhưng làm việc trong Ủy ban xã Tiền Đường không thể không say, tổng kết quý hay ra quân làm lộ nông thôn, hội thảo đầu bờ hay lễ tuyển quân, một người chuyển đi hay người nào mới đến, ngày mưa dầm hay chiều cuối tuần… đều có thứ đưa cay. Bà ngoại Bé đi qua nếm tí, đi lại uống nửa ly thì không kể. Những chiều cuối tuần bà ngoại mới say thật, không có lý do để uống cầm chừng, mai không cần phải dậy sớm nấu cơm, mà nếu say thì bước chục bước là tới giường. Chỉ Bé nhìn thấy mất mát sau những cuộc vui đó, nó phản ứng bằng cách trèo lên nách ngoại, làm mình làm mẩy gào khóc vặn vẹo đòi đi. Nhưng rốt cuộc nó không ngăn được bà ngoại thấm rượu ngủ mê muội, say đến nỗi không hay chú Biền ngật ngừ bước vô buồng, lần mở áo và âu yếm ngực bà. Ở đó có đôi bầu vú nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, đượm mùi hương bảng lảng mà ngây dại bay lên từ những kháp rượu nóng hổi.

Chuyện cũng chỉ vậy thôi mà Bé khổ tâm lắm, nó cảm thấy bị cướp đoạt. Nó nghèo muốn chết, cha không biết tròn méo sao, mẹ biền biệt đời thợ may ở đất Sài Gòn, chua chát vì "ở lại cũng không mong lấy được chồng, xứ này ai mà không biết vụ thả trôi sông", mẹ nói. Gia tài của Bé chỉ có bà ngoại và hai bầu vú hơi lớn hơn nắm tay nó. Nếu há miệng hết cỡ, thì nó sẽ ngậm được một nửa, và bà ngoại sẽ ngúc ngoắc thân người, nắc nẻ cười, ui trời đất, nhột ! Nhưng Bé đổ lì mút miết miết, bà ngoại nằm im nín thở, thở dốc rồi sau cùng là thở dài. Nhờ bầu vú dậy hơi men và sữa của một Ông Thọ lạ hoắc nào đó, Bé lớn lên.

Nên mỗi khi bầu vú bà ngoại biến mất trong cái miệng rộng huệch của chú Biền, Bé khóc tức tưởi. Cho nó và cho bà ngoại, như kia là con sói đang gặm nhấm dần dần cơ thể bà. Có lần tiếng khóc tức tưởi của nó khiến chú sượng sùng bỏ đi, nhưng không phải lúc nào Bé cũng ngăn được. Đứa trẻ chưa biết nói thì cũng giống củ khoai, ai mà sợ. Và bất kể nó báo thù bằng cách đái dầm lên giày chú Biền, hoặc thả vô đó cái xương cá lúc chú rút chân ra chéo nguẩy xỉa răng… thì những buổi nhậu khuya khoắt vào cuối tuần luôn làm Bé mất mát trong câm lặng.

Câu đầu tiên mà Bé nghĩ phải nói ngay khi biết nói là chuyện chú Biền cắn lén bà ngoại. Nhưng câu đó quá phức tạp với đứa trẻ hai tuổi rưỡi, nó buộc phải bập bẹ những từ vô bổ như chó xù tối hù, cuối cùng cũng nối được mấy chữ tuôn bao nhiêu ấm ức. Ngoại dáo dác ngó quanh sợ ai đó nghe thấy rồi ngó Bé tủm tỉm cười, mắt lấp lánh nắng ngó ra ao rau muống chìm trong mưa giông ràn rạt. Rạng rỡ tỏa ra từ cái miệng duyên dáng của bà lan nóng đến vành tai, ngón chân cái… Bà đã làm những việc mà nghĩ rằng chẳng tới đâu, như để dành cho người đó mấy cái chân gà, như làm sẵn một ít dưa sả hay đưa phần canh có đầu cá lóc tới chỗ bàn ông ngồi. Những tín hiệu tình yêu bà thả lơ lửng bâng quơ đó đã được bắt gặp và hồi đáp, không vui sao được?

Cố gắng lắm ngoại mới nghiêm mặt lại, dặn Bé đừng nói với ai. Bé không sợ ma tóc dài, ông Chà Và, nhưng bà ngoại tỏ ra vô cùng rầu rĩ nói rằng, "nếu tụi mình bị đuổi đi, không có chỗ ở sao ngoại nuôi con được?". Câu đó lập tức có tác dụng. Bé sợ xa bà ngoại, xa cái mùi rượu vương vất trên những gì thuộc về bà. Nó mím miệng lại, không bao giờ kể với ai rằng vào những buổi nhậu hơi khuya, lúc chú Biền khật khừng đứng dậy và đi về phía nhà vệ sinh nằm ở cuối dãy nhà, chú luôn đi lâu lâu vì vòng ra phía sau chui vào căn buồng của ngoại Bé, mở chiếc áo mà từ khi biết chú có ghé chơi bà ngoại chỉ cài hờ một nút. Chú gần như ngay lập tức được úp mặt lên vồng ngực nóng ran.

Nhưng những chuyến ghé qua vội vã của chú Biền dần thưa thớt. Vì Bé biết nói rồi, vì tỉnh gởi công văn kêu thôi bớt rượu. Tờ giấy mỏng manh mà ai nấy răm rắp nghe lời.

Bà ngoại Bé vẫn hay cười nhưng buồn teo đọng phía đuôi mắt bắt đầu hơi héo. Không hẳn vì rượu ế mà vì chú Biền độ rày không mấy khi say. Lúc tỉnh táo chú Biền luôn giữ gìn hình ảnh uy nghi, quan cách. Đứng đầu một xã với hàng ngàn dân thì không buông thả được, dù là trong ánh mắt. Có khi chú không ngước nhìn bà ngoại Bé lần nào trong suốt hai buổi cơm. Thậm chí có tuần thì chú Biền chỉ nói với bà ngoại Bé mỗi câu "Út, hết ớt rồi nghen". Những tín hiệu bà ngoại cố gắng gởi đi rơi lả tả như mớ lá mục trên mái nhà, ngai ngái cái mùi buồn và ướt.

Bé cũng không thấy vui hơn dù thưa vắng những bữa say cuối tuần. Kháp rượu lạnh tanh, năm bảy bữa mới đỏ lửa một lần. Vắng mùi rượu và khói bếp bỗng nghe chung quanh dậy lên ẩm mốc. Trong phòng, ngoài chái, trên vẻ nói cười của bà ngoại và trên nét mặt của những người lui tới. Buổi sáng Bé lửng đửng đi suốt dãy nhà tập thể nối dài với nhà ăn, ngó nghiêng coi người ta đánh răng, cạo râu, bì bạch giặt quần áo… thấy bơ vơ khi nghĩ tới vài phút nữa họ lên phòng làm việc, mặt ai cũng nghiêm ngắn như đắp thạch cao, nhất là khi có khách lam lũ ngơ ngác bước vào.

Bà ngoại nói khách đó là dân. Bà ngoại không muốn làm dân ngơ ngác nên gắn bó quyết liệt với công việc chị nuôi của mình, cả khi chú Biền chuyển đi làm quan trên huyện, một cuộc đi mà chú mơ ước. Không thể vì một người đàn bà mà người ta ở lại, còn lâu... Chỉ mỗi mình Bé biết ngoại lạnh đi, nó vùi mặt mũi mình vào người bà, nhưng không làm cho chúng nóng ấm trở lại. Bà ngoại thường ủ cơm vào những chạng vạng, vật vã chồm ra đệm trộn men đến mệt nhừ, đến thanh thản lăn ra ngủ không mộng mị. Cố trở lại giản dị như trước khi có một người đàn ông cởi bỏ chiếc mặt nạ để yêu bà. Nguyên xã này biết bao nhiêu người đàn bà nấu cơm mà phải lãnh đòn của chồng, chỉ mỗi mình nấu cơm lãnh lương nhà nước, ý nghĩ đó làm bà ngoại hài lòng. Và vẫn còn đó hy vọng, lại gặp ai đó để yêu.

Những người thay chú Biền đều nhỏ tuổi hơn bà ngoại Bé, chờ miết mới có anh biết trùng trình mỗi khi bà quét cái đuôi mắt biết cười sắc ngọt đi qua. Anh gầy dựng lại hội hè vào những dịp có cơn cớ hoặc chẳng cần cơn cớ gì. Tờ công văn kia cũng như những tờ công văn kia nữa nằm quên trong đáy tủ. Già trẻ lại chộn rộn réo bà ngoại Bé, "Út ơi Út à…". Cán bộ ở huyện lên công tác cũng Út ơi Út, lúc nào gặp Út cũng ngon, cũng bén ngót như vầy là sao tụi này chịu nổi.

(còn tiếp...)

conlele
16-07-2011, 09:09
https://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=115821
Đi qua những thùng ủ chỉ cần ngửi mùi nó biết thùng nào ủ được bao nhiêu ngày. Ủ quá ngày rượu đắng, non ngày đem nấu rượu sẽ chua. Ảnh mang tính minh họa.

Bé ngồi canh lửa kháp rượu sau tấm vách, làu bàu đối thoại với bóng nó :

- Ngon sao không thấy người nào nhào vô cắn miếng?

Ngoài kia lại hỏi Út bỏ bùa gì trong rượu ?

Chắc lại nắm tay bà ngoại rồi, Bé cười khan.

Không có bùa. Chỉ một ít rễ cây Chơn Nhơn bà ngoại nó đem về từ Trảng Cò, phơi ba sương chín nắng, sao vàng rồi mài mịn rải vào những thùng ủ. Chúng khiến những người mấy mươi phút trước còn trịnh trọng ghi chép, trịnh trọng nói những lời trịnh trọng bỗng trở lại mềm yếu, tầm thường.

Bé lớn lên trong gian nhà ăn của xã ủy Tiền Đường, nó đã thấy người ta uống rượu của bà ngoại nó và ca hát, và khóc lóc và nấc cục và ngủ gục. Có người vốn nói nhiều uống nửa chừng thì ríu lưỡi. Có người điềm đạm bệ vệ chợt hồ hởi chửi thề. Có người suồng sã cởi trần như anh bán thịt ngoài chợ. Và cái anh xã đoàn thường đỏ mặt khi Bé gọi là ba Việt bỗng điềm nhiên ôm nó nhấc bỗng lên, nói cho ba Việt ôm xíu coi, nhớ quá.

Bé nhớ cái ôm nồng ấm làm nó nghẹt thở hồi bảy tuổi đó, thấy lạ tại sao đến giờ vẫn nghẹt thở, mỗi khi Việt kêu,"Bé ơi, lấy miếng cơm cháy cho anh…"

Bé không gọi anh kia là ba Việt nữa. Nó đã mười sáu tuổi. Nó nghỉ học khi chưa xong lớp bảy, sau một bữa ra quán ăn hàng, nghe lóm thầy giáo dục công dân ba hoa kể chuyện thời trai trẻ. Có đoạn vầy, một tối thầy đi họp Hưng Mỹ về thì gặp chiếc xuồng trôi, trên đó một đứa con gái đang ngủ không biết trời đất là gì hết, mà thầy cũng say không biết trời đất là gì hết…

Kháp rượu thì không cần phải học cao, Bé nói khi bà ngoại tới đón nó ở phòng hội đồng nhà trường về, sau khi ném ly đá bào vào ông thầy giáo dục công dân làm áo thầy loang đỏ như máu. Tri thức chỉ tới mắt cá chân, Bé cho rằng chữ nghĩa thay đổi được con người nhưng rượu còn quyền năng hơn, nó biến đổi được người đã sành chữ nghĩa.

Bé thanh thản nối nghiệp bà ngoại, gắn bó với những kháp rượu như một định mệnh của mình, của một đứa trẻ sinh ra bởi cơn say. Một mình nó kháp rượu mỗi khi bà ngoại bận nấu cơm hội nghị, đi qua những thùng ủ chỉ cần ngửi mùi nó biết thùng nào ủ được bao nhiêu ngày. Ủ quá ngày rượu đắng, non ngày đem nấu rượu sẽ chua. Rượu nó kháp chưa ngon lắm, hơi nồng gắt như một màu son chói nhưng cũng cho ra thứ rượu không đốt cháy, chúng ngấm vào người chậm rãi, gây ra một thứ say bâng quơ, ơ hờ. Thứ rượu không gây vật vã đau đầu, sáng hôm sau thức dậy người ta vẫn thấy mình sảng khoái. Cả bí quyết dùng rễ cây Chơn Nhơn liều lượng cũng đều tay, ít quá làm người ta tỉnh táo toan tính hoài, con người thứ hai trong họ không thức dậy, nhưng nhiều quá người say mất hết chút lý trí còn sót lại, dễ làm bậy.

Bà ngoại Bé nói vậy, bà không bao giờ nghĩ mình đang bán rượu, mà là bán một phương thuốc, để một người này trở thành một người khác (bà cũng không phải đang yêu lay lắt mà cứu chuộc chất người bị đè nén bên trong những người đàn ông kia). Và những người say càn quấy chửi bới ngêu ngao trên đường không phải là uống rượu của bà. Những người say hung hăng ngược đãi vợ con cũng không phải uống rượu của bà. Và ông thầy giáo dục công dân kia chắc là uống rượu ủ men Tàu bán trôi nổi…

Bà cháu Bé làm men từ cỏ cây, rượu được nấu trong nồi đất, ống dẫn bằng tre, thùng ủ cũng bằng sành nên rượu vô cùng thanh khiết. "Rượu của mình", bà ngoại Bé thường nói ba chữ đó bằng niềm tự hào ngút ngất. Những kháp rượu nếp nóng hổi lấy ra từ chái bếp thông với căn buồng ám khói của bà chỉ làm ông xã đội dụi mãi mặt mình vào chiếc áo cũ của chị hội phụ nữ đã lấy chồng, làm chị trưởng trạm y tế phải khóc òa, "trời ơi giao thừa này tôi vẫn chưa có ai…", làm những hạt ánh sáng lấp loáng mê đắm trong tia nhìn theo những tà áo bà ba xẻ đến là cao. Những tia nhìn không bao giờ dễ bắt gặp khi họ tỉnh.

Bé bắt gặp chúng vài lần, từ mắt Việt. Trìu mến thì không phân biệt được, nhưng đam mê rất dễ nhận ra. Người ta là cán bộ đã có vợ con rồi, nó dặn đi dặn lại để mình đừng mơ, mà không hay khoảnh khắc hoang mang ấy cũng là mơ. Bé vừa sợ vừa thích, như người ta sắp nếm ngụm rượu đầu. Biết là cay là đắng nhưng vẫn háo hức tìm kiếm cảm giác đằng sau nó. Nào thơm của gạo nếp ngoài đồng bãi, nào dư vị ngòn ngọt vướng vất nơi cổ, nào nóng ấm ran lên từng chân tóc…

Tuổi mười sáu Bé lúc nào cũng như đang say, má đỏ và mắt lung linh nắng. Bà ngoại ngó Bé mà thấy trùng trình, rồi con nhỏ sẽ sống cuộc đời như mình, phập phồng chờ đợi một người thương được cơn say mang tới. Nhưng lấy một người yêu mình lúc tỉnh mà đánh mất mình khi say thì cũng đau, bà ngoại đã gặp một người thô bạo và phải mang con bỏ chạy, chỉ kịp lấy theo cái họ Võ cho đứa nhỏ làm gia tài.

Cái ý nghĩ đời mình đang được Bé lặp lại làm bà ngoại hoang mang. Nó giống bà ở chút nhan sắc, giống cái đuôi mắt biết cười, cách gửi thương nhớ vào rượu hay những món ăn,vụng về gói không nổi thầm kín để thỉnh thoảng chúng lại rơi rớt, lấp lánh trên nét mặt. Người đàn ông mà Bé hay ngó lén cũng là phiên bản của chú Biền, ngay cả lúc lạnh lùng vẫn tỏa hào quang, từ cái áo sơ mi trắng cài nút kín cổ tay, viết vắt túi, mặt mũi đượm suy tư chuyện làng chuyện nước, ăn nói đĩnh đạc… Và họ thuộc về những cuộc đi, bà còn lạ gì…

Chỉ Bé là chưa quen. Hôm được tin anh phó chủ tịch tên Việt cao ráo đẹp trai có hai cái răng vàng làm duyên nơi khóe miệng được kêu về tỉnh, một bước thẳng vào đường quan trường thênh thang, nó nhìn thấy vẻ mặt mãn nguyện của Việt mà có chút ngỡ ngàng. Xa nó mà sao người ta hớn hở vậy?

Bữa xã liên hoan chia tay Việt bà ngoại Bé phải về đám giỗ ở quê. Bé góp mặt vào cuộc đưa tiễn bằng những nụ cười gượng gạo. Khi rượu đã chảy tới đầu chân mày, nó bỗng nghĩ bà ngoại mình chưa bao giờ say đến nỗi chẳng hay biết gì. Người kháp rượu luôn thuộc lòng cách rượu của họ đi vào người họ. Bé biết nếu uống hơn tám ly nó sẽ khóc mò, qua ly mười ba hai chân nó sẽ mềm đến nỗi có thể buộc vào nhau, ly thứ mười lăm thể nào cũng lắp bắp nói ra thương nhớ. Vậy đâu có được. Nó giả đò say sớm đi ngủ sớm, dù muốn ngồi thêm một chút và năm ba chút nữa. Cách một tấm vách buồng dán trang trí bằng những tờ báo cũ, Bé nghe Việt nói anh trưởng thành ở đây, nhà ăn này mấy cái chén bị mẻ miệng anh thuộc lòng. Giọng Việt nghèn nghẹt như khóc, như vài giờ trước đụng nhau trong bếp anh nói nhỏ với Bé, "muốn ôm em quá, chưa đi mà anh đã nhớ em rồi…" Thì ôm, Bé trả lời gọn hơ. Việt ngó nghiêng bên ngoài, nói người ta thấy là chết… Bé lại cười, thì tìm chỗ vắng (bụng nghĩ rằng chuyện có khó gì đâu…). Câu đó được Bé coi như tín hiệu đã gửi đi nên giờ nó nằm chờ. Cửa chái sau đang mở. Và Bé đang say không biết trời trăng gì như mẹ nó ngày xưa và như người ta tưởng vậy. Mãi khuya mới nghe Việt xô ghế đứng lên, nói thôi về, mai phải thu phát biểu trên truyền hình, mặt mày tươi tỉnh coi mới được…

Việt đã dừng lại trước cửa buồng Bé đúng năm giây, rồi đi…

Bé bẽ bàng ngồi dậy đổ nếp trong thùng ủ đã đủ ngày ra, nhen lửa kháp rượu. Cái diệm nước lạnh nó mới thay để ngâm ống dẫn đã làm hơi nước ngun ngút nóng chật bung trong nồi hẫng hụt rơi xuống một thứ nước trong veo như sương sớm, như nước mắt, chảy leo lẻo giữa đêm. Không gặp nước lạnh thì rượu bay lên trời, Bé nhớ bà ngoại hay nói vậy, nghĩ trời ơi mình thành rượu rồi. Rưng rức ngồi nhìn lửa nhảy múa dưới đáy nồi, Bé tự hỏi, phải chăng nó dùng không đủ lượng rễ cây Chơn Nhơn khi ủ mẻ rượu mà Việt vừa uống lúc tối hay có thứ gì quyến rũ mê dụ hơn một đứa con gái mười bảy tuổi đã tự nó tẩm rượu ấm mềm, chỉ mong được người ta ôm xiết một lần, lúc chia tay…

Lúc bà ngoại về đã thấy Bé lầm lì thu dọn những thùng ủ. Bà ngoại không hỏi gì, lấy ngón tay chấm vào mẻ rượu nấu lúc nửa đêm, nghe có chút mặn lẩn khuất đâu đó, làm nên vị rượu đằm thắm. Thẳm suốt như mẻ rượu nào của bà đã nhiều năm trước.

Đằng kia, Bé chặt dây võng nói mình đi khỏi chỗ này ngoại ơi, ở đây không ai thấy hai bà cháu mình đẹp…

Nguyễn Ngọc Tư

barandom
16-07-2011, 10:23
Hàng giả mùa nước nổi :) :

http://nld.com.vn/20110715101334587p0c1014/ca-linh-nhai.htm


.

Hic, đường 725 "nó" làm là để phục vụ cho vận chuyển bauxite. Hic cung đường Tân Rai - Lộc Bắc - QL20 - TL769 - QL51 - cảng

Trong danh sách không có nhắc đến TL 721 như vậy có thể hiểu là xe chở bauxit không đi ngang qua Đạ Tẻh . Vẫn còn đường để đi chơi mà.:)

conlele
20-07-2011, 08:38
Sập cầu Bình Cách: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/447317/Sap-cau-Binh-Cach-noi%C2%A0Tien-Giang-va-Long-An.html

Hôm bữa đi về Mỹ Tho qua đường Tân Trụ-Tầm Vu-Chợ Gạo... Kong có chỉ conlele đường qua Bình Cách này sẽ đi nhanh hơn. Chưa kịp đi thì đã không còn cầu để đi nữa rồi!

kongfuson
20-07-2011, 11:12
Chỉ 3,4 ngày thôi là sửa cầu xong mà.

conlele
20-07-2011, 12:25
Tiếp tục sêri địa danh miền Tây, lần này mời bà con thăm Xẻo Quao...

______________________
Ông Cà Bi ở Xẻo Quao

Cái nửa giống chòi nửa giống nhà chỉ có hai tấm vách. Cột cặm vào đất liêu xiêu như hết thảy mọi thứ trong nhà cũng liêu xiêu, chỉ cái bàn nhổ mạ được trưng dụng làm bàn thờ là đứng vững. Lại gần hóa ra cái bàn thờ cũng bị mọt ăn rách ván. Ngồi dưới võ lãi ngó lên nghĩ nhà ông Cà Bi này nghèo quá xá, càng tới gần càng nhận ra chẳng những nghèo mà là nghèo thứ thiệt, nghèo tận mạng, tới cái võng ông già nằm ngủ trưa cũng te tua.

Đoàn thiện nguyện ai nấy đều ái ngại xót xa. Mấy năm nay rủ nhau đi làm từ thiện, cảnh nghèo gì cũng thấy qua nhưng nghèo kiểu ông Cà Bi thì lâu lâu mới gặp. Trong nhà không thấy món đồ nào đáng giá chừng hai mươi ngàn, đến mùng ngủ mà chỉ có nửa cái. Có người mò vô bếp thấy cơm cháy trong cái nồi móp méo với hai con cá sặc kho khô quắt. Ông già Cà Bi dửng dưng ngó khách lục lọi nhà mình, ngồi uống trà khà khà. Chẳng nhận ra ở ông chút tủi buồn nào. Hỏi ông sống bằng gì, ông nói cắm câu, mần mướn, ai kêu gì cũng mần. Hỏi nhà chỉ có hai vách thì ăn ở sao, ông nói mùa này nắng nôi, qua để trống vách cho mát. Chừng nào mưa tính tiếp. Ai đó rưng rưng chỉ cái nóc nhà thưa thấu trời lồng lộng, ông già cười, “chỗ ngủ với bàn thờ vợ qua có che ni lông rồi, chỉ cần không ướt hai chỗ đó…”. Hỏi trong túi có tiền không, ông nói tiền để rải rác trong xóm. Anh thanh niên địa phương dẫn đường sợ khách xa không hiểu, giải thích, “ý ổng là ổng sẽ có tiền khi người ta mướn sên đất, dọn dừa, hay đắp bờ lên liếp…”.

Lúc ngồi dưới võ thì anh thanh niên tả sơ sơ chân dung ông Cà Bi. Anh nói ông này làm buổi sáng đủ tiền nhậu thì chiều không làm nữa. Có khi làm suốt tuần bỗng nghĩ ngang, ăn xài hết phần tiền đó rồi lại vác dá đi lang thang kiếm việc. Một năm nhà ông Cà Bi ăn tới bốn cái Tết, mỗi Tết ít nhất cũng mười ngày. Có tiền trong túi đồng nghĩa với hội hè, ông Cà Bi ta sẽ đủng đỉnh rong chơi. “Chơi kiểu đó ổng nghèo là phải…”, anh thanh niên dường như giận.

Giận là phải. Khách cũng thấy hơi giận. Ông già có vẻ tự hào về việc ham chơi dẫn đến “vô sản” của mình. Thay vì ne nép trước nhà giàu, ông già ngồi trên bộ vạc cau (cũng) rách mà điệu bộ khoan thai khoái chí như đang tiếp khách ở… Dinh Độc Lập. Vợ chết, ba đứa con đã dựng vợ gã chồng làm ăn xứ khác, ông già kiếm sống một mình. Ông treo võng trên mấy cái cây trồng quanh nhà, nắng sớm nằm đòng đưa bên vách Tây, chiều ngủ khò bên vách Đông tránh mặt trời. Quỡn thì cuốc bộ đi chùa, cách đây chừng mười cây số. Nhà không điện, nước sạch, không tivi, radio cũng không và tất nhiên là không cửa (đâu có cần thiết).

Vậy mà lúc anh giám đốc ngân hàng thay mặt đoàn thiện nguyện tặng ông già phần tiền an ủi đời nghèo, ông già chỉ giữ lấy một tờ giấy bạc năm mươi ngàn, còn bao nhiêu đưa trả lại.

- Nhiêu đây đủ cho qua rồi. Mua gạo ăn tới ngày mốt, dư ra chút đỉnh đong rượu nhâm nhi chơi. Ít bữa nữa đi sên đìa cho bên xóm là qua có tiền. Phần còn lại này chú em đem cho thằng Tám bên sông giùm, con nó bệnh nặng dữ lắm – Nói rồi ông Cà Bi lỏn lẻn nhét tiền vô túi cười phô ra ba cái răng xếu xáo, mặt tỉnh rụi - Có tiền nhiều giống như có con vợ đẹp, mắc công giữ…

Anh chủ nhà máy gạch bất mãn, anh có tiền tỉ mà còn chưa thấy đủ kìa, sá gì ít chục ngàn… Anh nói cũng phải để dành tiền phòng khi đau bệnh chớ chú, mà không lẽ chú ăn cơm không, phải có thịt thà cá mắm… Ông già Cà Bi vận cái quần cộc nhuộm mủ chuối lem luốc, chờ qua cơn nghẹn nước trà mới khề khà bảo đau yếu sơ sơ thì uống thuốc nam, cây cỏ ở đất Xẻo Quao này nhiều thứ nên thuốc lắm. Đau nặng nữa thì bất quá chết, có tiền cũng chết mà. Còn cá mắm hả, chậc, cần thì chống xuồng qua Trảng Sen thiếu cha gì. Mà, mấy chú có qua Trảng Sen chơi chưa ? – Ông già bất ngờ hỏi.

Chưa. Sáng nay họ đã tính đi tặng quà cho bà con nghèo xong sẽ ra Trảng Sen chơi, nghe khen chỗ đó còn đẹp và hoang sơ lắm, nhưng ai cũng sợ chiều không về kịp, mà một số người còn phải đi suốt đêm nay để về lại Sài Gòn, nhiều công việc, nhiều tiệc tùng, hò hẹn, nhiều hợp đồng làm ăn quan trọng đang đợi. Ông Cà Bi nghe qua chậc lưỡi lắc đầu chua xót nói, “tội nghiệp không !”.

Ngữ điệu của ông già làm khách giận lắm, xuống võ chạy đi xa rồi mà còn giận. Chúng tôi đây không lười biếng ham chơi, đầu tắt mặt tối làm ăn kiếm tiền để cuối năm đi thơm thảo với người nghèo như vầy là quá tốt, ông già nói tội nghiệp là tội nghiệp gì ?! Anh thanh niên địa phương xoa dịu nói ông già đó tưởng đâu ai cũng ham chơi như ổng.

Nhưng khách còn giận ông Cà Bi, tới mức quyết định ra… Trảng Sen chơi. Cái ông già nghèo xác xơ đó có gì mà lại thương hại cho tụi ta chớ…

Nguyễn Ngọc Tư

ku kòy
20-07-2011, 14:44
Sập cầu Bình Cách: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/447317/Sap-cau-Binh-Cach-noi%C2%A0Tien-Giang-va-Long-An.html

Hôm bữa đi về Mỹ Tho qua đường Tân Trụ-Tầm Vu-Chợ Gạo... Kong có chỉ conlele đường qua Bình Cách này sẽ đi nhanh hơn. Chưa kịp đi thì đã không còn cầu để đi nữa rồi!

Anh lele nhanh thật. Lý do là cái xe chở gạo chờ lách xe gắn máy nên lãnh trọn gói :D. Bên đầu cầu thuộc địa phận Tiền Giang có cái nhà máy xay lúa nằm chình ình. Lần này xui xẻo thôi :)

Thoike
20-07-2011, 18:47
A lele dạo này say cô Tư dữ ha, say người hay say đất thế a :D, lâu rồi không đi đâu, cuồng chân quá

kongfuson
20-07-2011, 19:52
Haha Kong đã ra tù trc hạn và độc hành vào t7 ngay lập tức để bù vào nỗi nhớ ĐTM, đáp lại là 1 loạt ảnh.

Lần đầu tiên thấy vịt chạy đồng với số lượng khủng. Đỏ rực cả 1 đoạn sông

https://img41.imageshack.us/img41/1386/dsc2601.jpg

https://img651.imageshack.us/img651/9752/dsc2604.jpg

https://img641.imageshack.us/img641/6619/dsc2609.jpg

https://img38.imageshack.us/img38/9323/dsc2612c.jpg

https://img171.imageshack.us/img171/9985/dsc2618.jpg

Số phận bị làm tiết canh
https://img812.imageshack.us/img812/8679/dsc2629.jpg

"Hành quân" kéo dài cả 1 đoạn sông (thực tế gấp 3 lần vầy)
https://img199.imageshack.us/img199/4465/dsc2633p.jpg

kongfuson
20-07-2011, 19:59
https://img13.imageshack.us/img13/3552/dsc2651u.jpg

Đã đến nơi tập kết an toàn
https://img808.imageshack.us/img808/6894/dsc2667k.jpg

Súng trắng
https://img143.imageshack.us/img143/5563/dsc2678h.jpg

Vào mùa củ kiệu ở Tràm Chim thật là vui. Mùi kiệu ngào ngạt cả vùng, chị em ngồi phơi kiệu cười nói rôm rả làm Kong liên tưởng đang sắp tới tết
https://img3.imageshack.us/img3/5787/dsc2813j.jpg

https://img833.imageshack.us/img833/8332/dsc2797i.jpg

https://img42.imageshack.us/img42/1040/dsc2796m.jpg

Ở Tràm Chim thì chim cò vô tư
https://img64.imageshack.us/img64/5111/dsc2801o.jpg

Goku
20-07-2011, 23:24
quá đã a kong :D
máu chạy rần rần lên não rồi :))

kongfuson
21-07-2011, 10:08
@Goku : Máu lên não ko biết đã mua thuốc uống chưa ? :D

Pà con chú ý đoạn Cẩm Đường, Xuân Đường khá nguy hiểm --> http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/447372/Ha-guc-ten-cuop-no-sung-giet-cong-an.html

Đường này Kong chỉ đi duy nhất 1 lần:D

conlele
21-07-2011, 11:53
Úi dzùi ui... kinh quá!
Đường này conlele đi 2 lần. Trong đó có một lần có cả lelelina + 2 lelenhí!

thaophuongdl
21-07-2011, 12:06
Cả nhà ơi, nếu có đi Cà Mau ( Cực Nam ) thì tránh dịp 2/9 ra nha, nếu đi vào dịp này là em bắt đền...dắt em đi lại lần khác

kongfuson
21-07-2011, 12:41
Hehê em Đông Lạnh chưa có cực nào hết nên tích cực ghê.

Trên đất ĐTM bao la bạt ngàn vẫn ko quên đc mùi lúa. Vào mùa lúa chín đang lúc thu hoạch (lại gặp may) không khí cũng làm mình nao nao.

Đốt đồng mù mịt
https://img813.imageshack.us/img813/6128/dsc2734.jpg

https://img534.imageshack.us/img534/6828/dsc2745e.jpg

Những đồng lúa bao la từ An Phước về tới Hồng Ngự
https://img5.imageshack.us/img5/4577/dsc2824x.jpg

https://img534.imageshack.us/img534/9144/dsc2832r.jpg

Dưới nước
https://img24.imageshack.us/img24/6452/dsc2721sd.jpg

Trên bờ
https://img703.imageshack.us/img703/1435/dsc2835y.jpg

Neo đậu bến quê
https://img607.imageshack.us/img607/2839/dsc2851.jpg

P/S: đường từ An Phước về Hồng Ngự có khoảng 5km đường của "cty Thái Bình Dương" đang làm. Không qua đò đi bên kia bờ đc luôn, đành chịu trận, cày.

barandom
21-07-2011, 15:14
Cả nhà ơi, nếu có đi Cà Mau ( Cực Nam ) thì tránh dịp 2/9 ra nha, nếu đi vào dịp này là em bắt đền...dắt em đi lại lần khác

Cái này là em phải liên hệ ,năn nỉ, ỉ ôi Phình Bụng để đổi lịch nhé .



P/S: đường từ An Phước về Hồng Ngự có khoảng 5km đường của "cty Thái Bình Dương" đang làm. Không qua đò đi bên kia bờ đc luôn, đành chịu trận, cày.

Có đường tránh bên này bờ kênh, nằm song song và cách TL842 4Km. Giống như đường tránh TL837 đó, nhưng mà cày thì tốt hơn vì khỏi sợ lụt nghề .:)

kongfuson
21-07-2011, 16:34
Cái này là em phải liên hệ ,năn nỉ, ỉ ôi Phình Bụng để đổi lịch nhé .



Có đường tránh bên này bờ kênh, nằm song song và cách TL842 4Km. Giống như đường tránh TL837 đó, nhưng mà cày thì tốt hơn vì khỏi sợ lụt nghề .:)

Hic bên bờ kia bị dỡ cầu hết roài. Làm em tốn tiền đò qua lại 2 bận aRắn ơi. Đường Tôn K'Long em tính ko pót hình lên, để dành viết hồi ức nhưng mà giờ làm biếng quá, lát chiều pót lên cho mọi ng xem. Cung đường này có lẽ sẽ mãi ko wên cảm giác lăn long lóc trên đó.:D

dbquoc
21-07-2011, 18:20
Em là em ủng hộ 2 tay 2 chân ngày 2/9 đi cà mau đó

thaophuongdl
21-07-2011, 19:38
Hehê em Đông Lạnh chưa có cực nào hết nên tích cực ghê.
Đúng là hiện tại em chưa có Cực nào, nhưng cuối năm nay em sẽ có 2 Cực :D


Cái này là em phải liên hệ ,năn nỉ, ỉ ôi Phình Bụng để đổi lịch nhé .

Sau khi quỳ lạy, van xin, rót nước pha trà hầu hạ em Phình trên công ty, em í đã gật đầu cái rụp =))


Em là em ủng hộ 2 tay 2 chân ngày 2/9 đi cà mau đó

Quốc ơi là "Cuốc" ơi, em có thương chị thì thương cho trót, 2/9 đi đâu đó đi, để dành Cà Mau lại để Tết Tây hay mùa nước nổi gì đó mình lội :L

kongfuson
22-07-2011, 12:58
1 chút điên khùng, 1 chút bốc đồng. Chuyến đi này cách đây gần 1 tháng mà để lại ấn tượng mãi mãi. Khi mới vừa đi cao nguyên về mà vẫn chưa đã.:D Tính để dành viết hồi ức mà sao dạo này thấy mình làm biếng quá thôi thì tường thuật ngắn gọn vậy.

Lang thang tìm cho trọn hết đoạn ghềnh sông Đồng Nai
https://img830.imageshack.us/img830/23/dsc1076g.jpg

https://img3.imageshack.us/img3/6299/dsc1098s.jpg

https://img810.imageshack.us/img810/7851/dsc1125r.jpg

Sông Đồng Nai (đoạn gần phà 107) thật dữ dội.
https://img804.imageshack.us/img804/6952/dsc1138.jpg

https://img600.imageshack.us/img600/2287/dsc1139r.jpg

kongfuson
22-07-2011, 15:53
Do mãi đi tìm sông, đi trong những bãi ngô hoang vắng nên 12h30 mới tới Đạ Tẻh. Sau khi cơm nước xong, 13h30 bắt đầu vào con dốc đầu tiên của cao nguyên B'Lao.

Con đường hôm nay khác hẳn với hôm nào Kong và aRắn đi, thật là ngỡ ngàng.
https://img23.imageshack.us/img23/8076/dsc1165i.jpg

https://img856.imageshack.us/img856/4108/dsc1168h.jpg

1 thoáng e dè, quyết định chơi tiếp và ko biết đây là quyết định sai lầm hay đúng đắn
https://img838.imageshack.us/img838/7974/dsc1178m.jpg

Con dốc thứ 2, đường đi ngày càng tệ.
https://img812.imageshack.us/img812/743/dsc1183i.jpg

Tất cả người dân tộc đi xe đều có xích quấn vào bánh. Họ nhìn xe của Kong và cảnh báo với ánh mắt ái ngại.
https://img135.imageshack.us/img135/264/dsc1180i.jpg

https://img15.imageshack.us/img15/7413/dsc1187l.jpg

Mặc dù trời nắng nhưng do ảnh hưởng của cơn mưa hôm qua và những đoạn trong rừng ko có ánh nắng chiếu vào nên có những chỗ khá trơn + dốc. Sau khi trợ giúp tên ôm có vẻ bất mãn
https://img840.imageshack.us/img840/9213/dsc1184.jpg

kongfuson
22-07-2011, 16:02
Vậy thì đổi tài
https://img268.imageshack.us/img268/6042/dsc1193hf.jpg

Đang nắng lại hiện ra cái này
https://img694.imageshack.us/img694/3236/dsc1200f.jpg

https://img21.imageshack.us/img21/9843/dsc1206u.jpg

Đây là lời cảnh báo đầu tiên. Đường trơn chỉ chạy đc duy nhất trên vết bánh xe, trật là lao vào vách núi
https://img35.imageshack.us/img35/6097/dsc1208i.jpg

Lời cảnh báo thứ 2 và cũng là cuối cùng
https://img96.imageshack.us/img96/8152/dsc1212d.jpg

https://img30.imageshack.us/img30/244/dsc1213n.jpg

Rõ ràng trời đang nắng khô xuất hiện những dòng "suối" nhỏ trên những con dốc cao như thế chứa đựng đầy nguy cơ.

Và đột nhiên trời mưa, mưa to dần. Trời ạ ! Vừa vượt qua dòng suối nhỏ , 2 thằng vừa đẩy vừa khiêng xe. Đất mềm nhão mà bây giờ mưa nữa thì trơn phải biết. Nhớ cảnh anh dân tộc lao xuống dốc với con xe như làm xiếc xe đạp 1 bánh thấy ớn thiệt. Vậy là xuống cũng nguy hiểm, thôi cắn răn chơi tiếp
https://img706.imageshack.us/img706/7007/dsc1229p.jpg

Từ đây đường trơn như bôi mỡ. Địa ngục bắt đầu

kongfuson
22-07-2011, 18:02
Con dốc có nước đầu tiên, thằng rồ thằng đẩy qua dễ dàng. Con dốc có nước thứ 2, ô hô ko còn đường chỉ có mấy cái rãnh sâu nước chảy róc rách. Chuyện gì đến đã phải đến. Đường trơn, bánh xe trượt vào rãnh "cành" 1 cái. Rãnh khá sâu tưởng bể block máy. Hú hồn, vẫn còn nổ máy lại đc. HÌ hục 2 thằng khiêng cái bánh xe lên nhưng dưới mặt đất trơn như mỡ. "Oạch" xế vồ ếch trc, chiếc xe nghiêng wa đè lên ôm. Vết phỏng pô đầu tiên, ráng mà lôi nó lên khỏi cái rãnh chết tiệt.

Cũng xong con dốc này. Tới con dốc sau, bắt đầu từ con dốc này trở đi là nước tràn lan, ko còn nhìn thấy vết bánh xe cũ đâu hết. Những đường rãnh cũng ko liên tục lúc xéo bên này lúc xéo bên kia. Đang hì hục đẩy lên dốc bất chợt thấy phía sau như mất lực xe hơi xoay nhẹ. Ráng mà kéo nó vô mõm đất nào ghì lại đc. Hức chiến mã nằm xuống ngay lưng chừng dốc mới ghê. Mưa vẫn to hạt. Dựng chiếc xe dậy trong khi chân ko biết bám víu vào đâu. CHợt thấy chiếc xe như bị ai kéo xuống. Thì ra ôm vồ ếch trong lúc đẩy xe, tay ôm vẫn nắm chặt yên. Thế là lần này cả xe và 2 thằng trượt tự do xuống hết dốc. Híc ko hiểu sao trong vô thức mà 1 tay mình vẫn ôm khư khư cái túi máy ảnh, chắc là ôm nghiệp chướng. :)
Dựng xe lên và quyết định tháo bửng ra. Mưa lạnh mà sao thấy người nóng ran. Cứ té lên trượt xuống như thế và lếch dần dần lên tới đc cái ngã 4 đất đỏ ngày nào.

Nghỉ ngơi 1 tí thì lại gặp ngay 1 con dốc khủng. Toàn thấy lầy trơn, dốc thì cao chót vót. 1 anh dân tộc đi chiều ngược lại đổ dốc bay nguyên xe xuống cái rầm. Hix, ko lẽ mình chịu chết ở đây. Sáu khi giúp anh dân tộc dựng xe lên, tụi tui ráng liều dzọt lên và gặp ngay cái ụ đất to, cả ng và xe lại bật ra và trượt xuống thuở ban đầu. Người thì thê thảm hơn, lăn long lóc. Anh dân tộc khi nãy nói: "Xe này có xích còn chết huống chi xe của anh". Rồi anh giúp 1 tay. Phải 3 người mới lôi con xe vượt lên đc cái ụ đất đó. Nào bẻ cành cây lót đường, đắp thêm đất. 1 ng rồ ga, 1 ng đẩy, 1 ng kéo bánh trc lên. Khi lên khỏi dốc chúng tôi ngỏ ý "đền đáp" thì anh chỉ mỉm cười. Ko lấy tiền, ko hút thuốc (lắc đầu)... sẵn trong túi còn phong kẹo (gật đầu) tôi đưa anh và ko wên cảm ơn rối rít. Anh lại cười và nói "Còn 2 con dốc nữa". Nghe mà rụng rời. Nhưng rồi trời mưa cũng thưa dần. Các con dốc sau ko quá khó với 2 thằng tui khi nước đã bớt chảy. Giờ thì tôi hiểu con đường rừng núi thật sự là thế nào. Khi mưa tạnh tụi tui dừng lại chỉnh sửa lại chiếc xe tơi tả. Nhìn sang người ngợm 2 thằng bê bết, đỏ 1 màu sình từ đầu tới chân.

Kiểm tra lại súng ống, thời may vẫn nguyên vẹn
https://img688.imageshack.us/img688/6009/dsc1233lk.jpg

kongfuson
22-07-2011, 19:06
16h tới Tôn K'Long. Gặp 1 lạch nước nhỏ tụi tui vào rửa tạm tay chân và chiếc xe, sẵn tiện gắn lại cái bửng. Đúng là sau cơn mưa trời trong xanh trông thật long lanh. Hix chiến mã thân iu bị cong cần số, cong gác chân, cổ bị lệch. Hix hix thấy thương wá trời.
https://img217.imageshack.us/img217/2921/dsc1240k.jpg

Từ xa 2 cô em dân tộc vừa đi vừa cười tụi tui, chắc tại nhìn người ngợm lấm lem đây mà. Kệ cho lên hình bông hoa của núi rừng này luôn.
https://img39.imageshack.us/img39/6576/dsc1238kn.jpg

Nắng bắt đầu lên, 16h30 tụi tui cũng tới thủy điện Đamb'ri. Trời càng lúc càng xanh, quả thật không phụ lòng người.
https://img850.imageshack.us/img850/8745/dsc1243.jpg

Chiến mã sau khi đc tắm tập 1 giờ nó trông sáng sủa 1 tí
https://img714.imageshack.us/img714/4788/dsc1249l.jpg

Thoike
22-07-2011, 22:29
. Híc ko hiểu sao trong vô thức mà 1 tay mình vẫn ôm khư khư cái túi máy ảnh, chắc là ôm nghiệp chướng. :)

Kiểm tra lại súng ống, thời may vẫn nguyên vẹn


Mô phật, Amen, Ala nghiệp này mình tự mang chứ có ai ép mình đâu nhở
Tự ôm tự chịu rồi tự sướng luôn ha a Kông hehe :))

kongfuson
22-07-2011, 23:20
@ Thoike: duyên khởi hay diệt, tất cả đều là duyên.

...
Dừng chân ven suối Đamb'ri Kong thở phào. Rốt cuộc cũng chui qua đc cái ngầm, nước có lớn hơn 1 tí nhưng cũng chỉ ngấp nghé sát mặt lộ. Tụi tui men theo suối đi, cảnh đẹp + nắng làm cho con ng ta phấn khích trở lại. 2 thằng nhìn nhau rồi cùng cười. Haha bây giờ, dưới cái nắng rõ ràng là nhìn y như ng dân tộc, ko khác tí nào. Quyết định xuống suối tắm. Sau khi gởi trả lại đất đỏ trên người cho cao nguyên cũng là 17h5. Nắng vẫn còn khá sáng, tui quyết định đi bên này suối. Con đường này làm đuòng dẫn cho thủy điện nên khá dễ đi hơn con đuòng lần trc đi với aRắn. Cảnh lại đẹp hơn.

https://img692.imageshack.us/img692/3673/dsc1250c.jpg

Thật bất ngờ, sau cơn mưa to bất chợt hiện ra 1 con thác bên đồi chè.
https://img651.imageshack.us/img651/8021/dsc1273j.jpg

https://img696.imageshack.us/img696/2196/dsc1279u.jpg

Nhởn nhơ chơi đùa, chụp choẹt nhìn lại đồng hồ đã 17h45. Vậy là nhìn lại lần cuối cảnh quan mà "trải qua bao gian khổ mới thấy đc" lần cuối
https://img29.imageshack.us/img29/3538/dsc1291i.jpg

HOàng hôn xuống rất nhanh, ko có mặt trời lặn. Chỉ có vài đám mây cuối trời như là lời chia tay.
https://img38.imageshack.us/img38/3806/dsc1310v.jpg

Tạm biệt Đamb'ri thật êm đềm và lãng mạn. Chuyến đi này xem như thất bại vì ko đi tới đâu đc cả nhưng những trải nghiệm này đối với Kong rất thú vị và quý giá. Nếu có ai hỏi Kong: "bạn đã đi 722 kinh hoàng chưa ?" thì Kong sẽ mỉm cười mà hỏi lại: "thế bạn đã đi Tôn K'Long êm đềm chưa ?"

thaophuongdl
24-07-2011, 03:32
@Kong kong : Toàn dụ, cả ngày lê lết không được một tấm ảnh nào ở đồi chè, anh phải làm sao thì làm em nhất định phải có ảnh chụp ở đồi chè đấy nhé :Dam

Thoike
24-07-2011, 10:47
@Kong kong : Toàn dụ, cả ngày lê lết không được một tấm ảnh nào ở đồi chè, anh phải làm sao thì làm em nhất định phải có ảnh chụp ở đồi chè đấy nhé :Dam
KHông gặp thì càng có động lực để lần sau lê lết tiếp chứ sao, cũng tốt mà. Với lại không gặp đồi chè thì chắc cũng có khối cái ho, hóng ảnh của bà con đỡ ghiền :D

kongfuson
25-07-2011, 14:50
@Kong kong : Toàn dụ, cả ngày lê lết không được một tấm ảnh nào ở đồi chè, anh phải làm sao thì làm em nhất định phải có ảnh chụp ở đồi chè đấy nhé :Dam

Mẫu gì mà lười diễn. :Dam Làm hỏng ảnh hết. Vậy mà đòi vô đồi chè làm mẫu hả.:D

https://img59.imageshack.us/img59/1015/dsc1546b.jpg

kongfuson
25-07-2011, 14:57
Lần này ko có thu hoạch gì nhiều

Ẩn mình
https://img836.imageshack.us/img836/4822/dsc1511l.jpg

Hoa lộc vừng
https://img703.imageshack.us/img703/963/dsc1515m.jpg

Bụp
https://img32.imageshack.us/img32/1356/dsc1524j.jpg

Ngô mướt dài bãi quê
https://img842.imageshack.us/img842/6/dsc1533b.jpg

kongfuson
25-07-2011, 15:06
Trở lại Lộc Bắc
https://img834.imageshack.us/img834/88/dsc154301.jpg

https://img69.imageshack.us/img69/7904/dsc1568s.jpg

Đang chụp thì bị phá đám
https://img832.imageshack.us/img832/6419/dsc1570e.jpg

Sau khi conlele đc tắm suối và tắm cả mưa thì tươi tỉnh thế lày
https://img10.imageshack.us/img10/6230/dsc1597y.jpg

Vài trẻ dân tộc
https://img228.imageshack.us/img228/7268/dsc1625m.jpg

https://img593.imageshack.us/img593/7751/dsc1620g.jpg

https://img10.imageshack.us/img10/7861/dsc1630f.jpg

conlele
25-07-2011, 15:22
Cảm ơn Kong và anh Ba đã cho một chuyến đi đã đời.. "vượt qua chính mình", lần đầu tiên đi phượt kiểu "sáng đi sáng về" trong ngày như vầy, lại vượt qua 500km! Thật là nhiều chuyện thú vị.

___________
Đi cả ngày, những lúc rỗi rãi tán chuyện với chị Ba về Singapore, tại sao cũng da vàng, mũi tẹt mà "tụi nó" giàu có dữ vậy???!!! Về nhà tình cờ đọc bài này, coi như giải đáp một phần thắc mắc đó:





Lá thư hè Singapore

Tháng 7, 2011


Thưa các Anh Chị,

Đầu tháng 7 vừa qua tôi (và gia đình) vừa đi chơi ở Singapore một tuần nhân con chúng tôi nghĩ hè. Đây là lần đến thăm Singapore sau hơn 10 năm. Chúng tôi được gặp các anh Vũ Minh Khương và Giáp Văn Dương tại nhà riêng trong một buổi cơm tối và trò chuyện thân mật. Những ngày còn lại cả gia đình đi “ta bà” để tham quan, đi đến rã cả chân. Singapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế.




(I)



Chắc nhiều Anh Chị ít nhiều đã đến Singapore. Một người bạn tôi từ Canada bảo những năm đầu 80 anh ấy đến Singapore vì công việc, mỗi lần đến đó thì tâm hồn “tan nát” khi nghĩ đến hoàn cảnh Việt Nam. Singapore chỉ cách Sài gòn 1.45 giờ bay, giống như Hà nội. Thế mà sao sự khác biệt lại kinh khủng thế?

Ai xây thành phố nhà nước này? Singapore có nhiều chủng tộc chủ yếu Hoa, Malay và Ấn. Nhưng cả thành phố không hề có vẻ châu Á chút nào, mà nó “Tây” một trăm phần trăm, trừ những khu Tàu, khu Ấn nhỏ truyền thống vẫn còn tiếp tục hoạt động.

Cái cảm giá đầu tiên là đường phố rất rộng, mật độ đường phố rất lớn, trong khi diện tích của đảo quốc rất nhỏ, chỉ 694km2, xe cộ chạy liên tục không kẹt lúc nào (có lẽ cũng kẹt đôi chút vào những giờ cao điểm), rất thông thoáng, không hề nghe tiếng còi xe inh tai như ở Việt Nam. Trong khi đó TP HCM có diện tích 2,095 km2 gấp hơn 3 lần Singapore, đường xá lại rất chật hẹp, mật độ đường lại quá nhỏ. Ô tô ở Singapore chạy vù vù như mắc cưởi, giống như trong roller coaster, rất nhanh, đến 80 miles/ giờ trong trung tâm, 100 miles ngoài trung tâm. Ai chưa quen tốc độ sẽ sợ hãi; nhưng một hồi rồi thấy mọi người đều lái rất đúng luật, chính xác và an tòan. Hệ thống đường giao thông của Singapore là 3D, trong khi hệ thống đường giao thông ở Việt Nam chỉ là 2D, hay bị tắc nghẽn nặng nề vào những giờ cao điểm. Tôi cho ai thiết kế hệ thống đường giao thông của Singapore là rất thông minh, và không phải dễ thiết kế được hệ thống đường xá như thế. Hệ thống đường giao thông giống như hệ thống các mạch máu chằng chịt lan tỏa khắp nơi để đưa máu nhanh chóng đến tất các bộ phận cơ thể. Chưa nói đến hệ thống tàu điện ngầm MRT, hệ thống xe búyt của Singapore rất hữu dụng. Không có một hệ thống giao thông thông minh như thế, thì không thể có được thành phố hiện đại, trung tâm tài chính, thương mại. So với cơ sở hạ tầng của Singapore, thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam quả là còn primitive.

Cảm giác thứ hai là toàn bộ thành phố đều được phủ xanh một cách rất thông minh và khoa học. Không có một tấc đất nào của Singapore mà không có sự chăm sóc của bàn tay con người; không có khái niệm “đất hoang” ở đây. Họ có rất nhiều chủng loại cây thích hợp cho thành phố, và họ trồng cây xanh nhiều tầng như rừng nhiệt đới, tạo nên mảng thiên nhiên dầy đặc khắp nơi. Cây đẹp, tàn to tạo bóng mát, nhưng không quá cao gây nguy hiểm như các loại cây sao Pháp đã trồng lâu đời ở Việt Nam. Người ta có ngay cảm tưởng dễ chịu khi ra khỏi phi trường, rằng mình đang sống trong thành phố công viên tươi mát có bàn tay thiết kế và chăm bón tuyệt diệu của con người. Phần lớn các nước châu Á không để ý đến cây xanh. Lý Quang Diệu ngay từ đầu đã có kế hoạch làm xanh cả đất nước như một chương trình lớn. Ông mời chuyên gia cây cỏ nước ngoài đến nghiên cứu thổ nhưỡng và biện pháp, gửi người đi tìm khắp những nơi có khí hậu gần giống Singapore để mang về những giống cây làm giàu cho thảm thực vật họ. 8000 giống lạ được mang về Singapore và 2000 trong đó đã sống được. Singapore cũng giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí rất tốt. Công viên chim, Bird Park, rất ấn tượng, được đặt ngay bên cạnh trung tâm công nghiệp lớn Jurong, nếu không xử lý khí thải thì mấy con chim kia chắc sẽ không sống được lâu.

Cuộc xanh hóa của Singapore đã được lãnh đạo các nước lân bang “bắt chước”: Mahathir xanh hóa Kuala Lumpur, Suharto Jakarta, Marcos Manila, Thanin Bangkok, tất cả vào những năm cuối 70.

Các công trình văn hóa ấn tượng của Singapore không chỉ là dành cho du khách để kiếm tiền, mà còn để giáo dục con người Singapore. Chẳng hạn như những công trình Công viên chim, Sở thú, Safari đêm, Vườn Bách thảo, Trung tâm khoa học (Science Center), Lịch sử Singapore (Images of Singapore, một công trình rất ấn tượng tại khu vui chơi Sentosa) đều có tính giáo dục rất cao…. Học sinh và thầy cô Việt Nam muốn học hỏi về khoa học, cây cỏ, sinh vật, lịch sử chỉ có nước qua Singapore, chứ không nơi nào ở Việt Nam có những công trình giáo dục cụ thể và qui mô như thế. Đó là những công trình ấn tượng mà du khách có thể tham quan cả ngày, cả tuần. Thật thấy thương học sinh Việt Nam.

Vì sao với một đảo quốc nhỏ, khi tách khỏi Malaysia vào năm 1965 chỉ có 2 triệu dân (và hiện nay khoảng 3.2 dân, cộng với người nước ngoài đến làm việc là 5.1 triệu), mà Ông Lý Quang Diệu đã làm nên lịch sử? Thời thế tạo anh hùng, hay anh hùng tạo thời thế? Tại sao trong khoảng 2 thập kỷ thôi, Ông Lý Quang Diệu đã thay đổi hẳn những tật xấu cổ truyền của các dân tộc sống trên đó như khạc nhổ, xả rác, gây tiếng ồn, tính thô bạo trong cư xử, làm ăn gian dối… để biến họ thành những người văn minh, đối xử ân cần và lịch sự với nhau? Ông đã từng bước dẹp nạn taxi dù và tệ bán hàng rong trên hè phố, đặc biệt trước các cổng trường, tệ dắt bò đi ăn vào thành phố gây tai nạn chết người, tệ đốt pháo vào ngày tết cổ truyền Trung Quốc gây thiệt hại về con người và tài sản. Xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố mới dễ hơn nhiều thay đổi thói quen cố hữu của người dân. Nhưng ông đã khôn ngoan làm được.

Lý Quang Diệu kể lại tệ khạc nhổ của người Trung Quốc. Đó là trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông tại Đại sảnh đường nhân dân (Great Hall of the People) năm 1976 tại Bắc Kinh, ông nhận thấy có các ống nhổ được đặt tại các phòng họp nơi tiếp ông. Một số vị lãnh đạo đã sử dụng các ống nhổ này. Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Singapore năm 1978, phía Singapore đặt một ống nhổ màu trắng xanh thời nhà Minh cạnh ghế ông trong phòng họp cho ông sử dụng. Nhưng ông không sử dụng, có lẽ ông đã nhận ra rằng người Hoa ở Singapore đã không còn khạc nhổ nữa. Đến lần thăm tiếp của ông tại Bắc Kinh năm 1980, tức bốn năm sau, ông không còn thấy các ống nhổ đặt tại các phòng họp nữa. Vài năm sau ông tiếp một chính khách khác của Trung Quốc đặc trách kinh tế tại Singapore, Lý Quang Diệu nhắc lại việc các lãnh đạo Trung Quốc không còn sử dụng ống nhổ nữa như một điều tốt. Nhưng vị khách này tiết lộ với ông, đó chỉ là hình thức thôi, chứ các vị lãnh đạo vẫn còn tiếp tục sử dụng ống nhổ trong phòng làm việc của họ!

Singapore vừa là trung tâm tài chánh, vừa là một điểm du lịch hấp dẫn (chưa nói đến các chức năng khác như giáo dục, công nghệ, cảng trung chuyển vùng). Người ta chờ đợi Singapore sắp tới sẽ trở thành trung tâm quản lý tài chánh lớn nhất thế giới vượt cả Thụy Sĩ. Với số dân khiêm tốn 3.2 triệu dân, Singapore có đến gần 12 triệu khách du lịch, gấp 4 lần số khách du lịch đến Việt Nam (Việt Nam dân số trên 85 triệu, có số khách du lịch chỉ khoảng 3 triệu). Người ta bảo rằng 4 (hay 5) người khách du lịch đủ nuôi sống 1 người Singapore.

https://www.viet-studies.info/NXXanh_Singapore.jpg
Khách sạn mới xây Marina Bay Sands, có kiến trúc chiếc tàu ở phía trên, giống như stonehenge ở Anh.
Vé đi lên chiếc tàu này là S$20/ người chỉ để ngắm cảnh thôi! Giá ngủ một đêm ở đây khỏang 1.000 USD.



Ngay từ đầu lập quốc, Ông Lý Quang Diệu đã quyết tâm làm cho Singapore khác biệt các nước thế giới thứ ba một cách triệt để và nhanh chóng, và có tham vọng phải tiến lên thế giới thứ nhất. “Một nhánh của chiến lược tôi là biến Singapore thành một oasis của Đông Nam Á, bởi vì nếu chúng ta có các tiêu chuẩn của thế giới thứ nhất, thì doanh nhân và khách du lịch sẽ sử dụng đất nước chúng ta thành một bàn đạp cho hoạt động kinh doanh và các tour du lịch trong khu vực.” Tiếp đến là phải thay đổi hẳn thói quen cổ truyền cản trở của hai triệu dân, thông qua giáo dục họ, giáo dục con cái họ trong nhà trường để có tác dụng lên cha mẹ, và thông qua luật pháp. Để đạt được First World standards trong một vùng của thế giới thứ ba, Lý Quang Diệu quyết định biến đất nước thành một thành phố-vườn-nhiệt đới, và phải làm cho nó “sạch và xanh” theo đúng nghĩa. Với xanh và sạch, Singapore đã nhanh chóng gây được ấn tượng tốt mạnh mẽ cho thế giới. Không những giữ cho cảnh quang xanh, sạch, mà ông còn giữ cho chính quyền Singapore trong sạch. Trong cái bể của tham nhũng nẳng nề của châu Á thì Singapore nổi lên như một hòn đảo ít tham nhũng nhất, sạch nhất.

Singapore lại thể hiện một lần nữa tinh thần “thoát Á nhập Âu” mà Nhật Bản thời Minh Trị đã đi tiên phong. Việc chuyển đổi một đất nước từ thế giới thứ ba sang đất nước có tiêu chuẩn thế giới thứ nhất là không dễ. Những ý tưởng của Lý Quang Diệu lúc đầu bị xem là không tưởng. Các phóng viên nước ngoài cười chế nhạo những chiến dịch “làm tốt” của Singapore. Nhưng Lý Quang Diệu tin rằng “chúng ta sẽ là những người cười sau cùng. Chúng ta sẽ phải cam chịu trở thành một xã hội thô tục hơn, khiếm nhã hơn, thô bạo hơn nếu chúng ta không làm những nỗ lực này để thay đổi cách sống. Chúng ta chưa đạt tới mức một xã hội có giáo dục và văn minh, và chúng ta không xấu hổ ra sức trở thành một dân tộc như thế trong một thời gian ngắn nhất có thể.”


(còn tiếp...)

conlele
25-07-2011, 15:25
Lá thư hè Singapore
(tiếp theo...)



(II)

Bây giờ đến câu hỏi: Vì sao Trung Quốc làm được những kỳ tích mà Việt Nam thì không? Thực tế, cuộc thăm viếng lần đầu tiên năm 1978 của Đặng Tiểu Bình tại Singapore là cái mốc lịch sử hết sức quan trọng cho cuộc chuyển đổi Trung Quốc. Ông đã tận mắt nhìn những thành quả ấn tượng của mấy triệu dân Singapore cần cù, thông minh này và đã hết lời khen ngợi ông Lý Quang Diệu. Cuối chuyến đi, Đặng Tiểu Bình nói: “Phải chi tôi chỉ có Thượng Hải thôi (dân số gấp ba hay bốn lần dân số Singapore), thì tôi sẽ có thể biến đổi nó nhanh chóng (như ông đã biến đổi Singapore). Nhưng tôi có cả một đất nước Trung Hoa!”

Trong chuyến đi này Đặng Tiểu Bình đã nghe Lý Quang Diệu “giảng bài” về lợi hại của chủ nghĩa: “Chủ nghĩa Cộng Sản chỉ thành công nếu ông tin rằng tất cả mọi người hy sinh mình cho đồng loại chứ không cho gia đình hay chính bản thân mình. Còn tôi, tôi hoạt động trên cơ sở rằng con người, trai cũng như gái, trước nhất lao động cho chính bản thân và gia đìng họ, và chỉ trên cơ sở đó họ mới chia sẻ một phần thành quả lao động của họ cho những người đồng loại ít may mắn hơn. Đấy là nên tảng hoạt động của tôi.” Ông Lý cho rằng các nhà lãnh đạo kỳ cựu của cuộc Trường Chinh của Trung Quốc không hiểu gì cả về kinh tế thị trường cả, tuy cũng có thể đã đọc Adam Smith.

Lý Quang Diệu nói: “Nếu Đặng Tiểu Bình không đến đây (trong những năm 70) và thấy các tập đoàn đa quốc gia phương Tây tại Singapore tạo ra sự phồn vinh cho chúng tôi, đào tạo người của chúng tôi để rồi chúng tôi có khả năng xây dựng một xã hội phồn vinh, thì ông ấy sẽ không bao giờ (dám) mở cửa…mở cửa các Đặc khu kinh tế miền ven biển, điều cuối cùng dẫn đến việc cả nước Trung Hoa mở cửa và đi vào WTO.” Sự thành công của Singapore là thí dụ “bảo chứng” cho quyết định mở cửa của Đặng Tiểu Bình.

Ảnh hưởng của Singapore và của cá nhân ông Lý Quang Diệu lên các nhà lãnh đạo làm chính sách của Trung Quốc là rất to lớn chưa thể đánh giá hết được. Thực tế, các TP mới của Trung Quốc là hình ảnh “cảm ứng” của mô hình Singapore của Lý Quang Diệu, dĩ nhiên theo cách làm riêng của Trung Quốc. Hạt giống Singapore đã được đem về trồng trên đất Trung Quốc. Singapore giúp đào tạo cán bộ, chuyên viên cao cho Trung Quốc trong cuộc chuyển đổi này. Hằng năm Trung Quốc gửi 110 – 120 thị trưởng, hay các viên chức cùng cấp, từ các thành phố của họ đến học tập một khóa từ tám đến chín tháng về quản lý công và quản lý thành thị. Họ được dạy bằng ngay tiếng Hoa. Còn gì hay bằng! Sau đó họ đi thực địa và nghiên cứu tại chỗ, và khi về nước, họ viết lại những kinh nghiệm học tập tại Singapore. Singapore cũng có những liên doanh xây dựng một số thành phố kiểu mẫu, trong đó có thành phố sinh thái Thiên tân. Hai bên có một ủy ban hỗn hợp họp thường niên, cấp phó thủ tướng.

Kể ra những chi tiết trên là để minh họa phần nào sự dấn thân của Singapore và Ông Lý Quang Diệu vào Trung Quốc thế nào để giúp lãnh đạo Trung Quốc thực hiện quá trình chuyển đổi kinh tế và xây dựng đất nước. Lý Quang Diệu được xem là Tutor cho giới lãnh đạo Trung Quốc, và có quan hệ rất mật thiết, hiểu biết Trung Quốc rất sâu sắc. Nhiều Tổng Thống Mỹ đã gặp Lý Quang Diệu trước, để nghe ý kiến của ông về Trung Quốc, rồi mới đến thăm Trung Quốc sau. Đối với Trung Quốc, sự hợp tác với Singapore là mưu đem lại lòng tin đối với thế giới cho công cuộc đổi mới của Trung Quốc. Còn đối với Singapore, ông Lý Quang Diệu giúp Trung Quốc là nhắm có được một chân trên chuyến xe tốc hành Trung Quốc vào thế kỷ 21 mà ông bảo sẽ là thế kỷ Trung Quốc. Và ông đã thú nhận đã đạt được điều đó. Thế còn chân thứ hai của Singapore ông để ở đâu? Ở Hoa Kỳ: “Số phận của chúng tôi không chỉ tùy thuộc vào điều gì xảy ra ở Johor hay Indonesia hay ở ASEAN. Nó tùy thuộc vào điều gì xảy ra ở Mỹ trong trật tự mới ngày hôm nay này.” Đi một mình với Trung Quốc ông sợ có ngày bị cọp ăn thịt mất.

Còn về cách tuyển chọn nhân sự ở Trung Quốc, ông Lý Quang Diệu nhận xét rằng, sau cuộc cách mạng văn hóa, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trở lại mô hình tuyển dụng của vua chúa thuở xưa: chọn lựa qua tài năng, qua học lực, sát hạch. Mỗi thí sinh đều có hồ sơ học lực từ đầu. Và sự xét duyệt để bổ nhiệm dựa trên hồ sơ đó. Cho nên thế hệ lãnh đạo sau đều được học cao hơn thế hệ trước. Bây giờ có cả những thị trưởng có bằng Ph.D, và một số trong họ có bằng MBA của các trường đại học Mỹ.

Trung Quốc làm được những kỳ tích là vì lực lượng của Đặng Tiểu Bình là lực lượng đổi mới, sau khi Mao qua đời và “bọn bốn người” bị xử, lực lượng mao-ít đã cáo chung. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc muốn đoạn tuyệt với quá khứ của cách mạng văn hóa đã gây quá nhiều đau khổ. Đặng là người đã dám đoạn tuyệt với chủ nghĩa Cộng Sản, theo lời Lý Quang Diệu; và đó chính là một bước đại nhảy vọt của lãnh đạo Trung Quốc về mặt tư tưởng. Họ có kỳ vọng đưa đất nước tiến lên khỏi sự lạc hậu để thiết lập lại đẳng cấp của dân tộc đã bị mất đi hàng thế kỷ. Đằng sau họ là đống tro tàn không có gì để luyến tiếc. Trong kế hoạch đổi mới, Trung Quốc có Singapore làm mô hình để học hỏi cụ thể, và có Lý Quang Diệu làm người hướng đạo bên cạnh cho cuộc hành trình.

Còn Việt Nam, đặc thù tình hình đã khiến không có một lực lượng đổi mới rõ ràng nào cả. Những người cũ hôm qua tiến hành cuộc đổi mới hôm nay. Không có một sự đoạn tuyệt về tư tưởng và một sự ‘thay ca’ về nhân sự như ở Trung Quốc; quá khứ cứ mãi là ‘thiêng liêng’ và trở thành ‘điệp khúc chính trị’ thay cho nhận thức mới trong thời kỳ cần thiết có những thay đổi sâu sắc và triệt để; thiếu vắng ý chí vươn lên thật mạnh mẽ để mở đường. Cho nên đổi mới là không triệt để, nếu không muốn nói là nửa vời. Đổi mới ở Việt Nam không vì đổi mới nhằm ‘lột xác’ thực sự để đóng lại chương cũ của quá khứ và mở ra một chương mới trước tình hình mới của thế giới. Mà Đổi mới của Việt Nam nhằm bảo vệ cái cũ nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể học ở Singapore, có thể được Lý Quang Diệu giúp đỡ nhiều hơn, nhưng họ không có động cơ mạnh mẽ, vẫn còn nhìn lại phía sau để luyến tiếc. Họ không học mô hình Singapore ở ngay trước mắt và kho tàng tri thức của Lý Quang Diệu như lãnh đạo Trung Quốc đã làm. Lý Quang Diệu cho rằng, những người lãnh đạo Việt Nam có thói quen cố hữu của ‘chiến tranh du kích’, không ai nghe ai, không tập trung, chính quy, thiếu một lãnh đạo mạnh, và họ rất nghi ngờ người nước ngoài. Thủ tướng Phạm Văn Đồng, do thời cuộc bấy giờ, chưa phải là người cầu thị, ông đến Singapore sau 1975 với tư thế của người chiến thắng và người cộng sản tự hào, ông chưa thấy cái to lớn của Singapore và nhu cầu học hỏi, cái lạc hậu của khối xã hội chủ nghĩa, ông vẫn còn ảo tưởng về Chủ nghĩa xã hội trước khi đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sắp đến. Cuộc gặp gở đó không để lại những ấn tượng đẹp ở Lý Quang Diệu, như cuộc gặp gở với Đặng Tiểu Bình đã làm, chưa nói làm mích lòng chủ nhà là khác. Phải đợi mười năm sau, khi Việt Nam bị cô lập, khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt mới là người đến với Lý Quang Diệu với tư thế thật sự cầu thị. Và cũng chỉ lúc đó ông Lý Quang Diệu mới có cảm tình với lãnh đạo Việt Nam. Tổng bí thư Đổ Mười, tuy không phải là người hăm hở đổi mới, nhưng cũng đã có ý muốn áp dụng một số ý tưởng của mô hình Singapore nhưng rồi người ta bàn bạc cho nó tan biến đi; chính ông đã cho dịch các bài phát biểu của Lý Quang Diệu và phổ biến đầu tiên tại Việt Nam. Người Singapore và nước ngoài vào làm ăn gặp phải những khó khăn không đáng có. Việt Nam không muốn học hỏi cái mới thật sự, mà chỉ muốn tự biên tự diễn và tự hào về mình là chính, loại bỏ tất cả những gì mình không ưa, bị giới hạn trong tầm nhìn, khác với tinh thần đổi mới, cầu thị và sự nhìn xa của Trung Quốc. Thái độ đó tự hại mình, tự che mắt mình, giống như thái độ tự cao tự đại của vua quan Việt Nam xưa khi nhìn người nước ngoài đến muốn làm ăn với Việt Nam. Cái đuôi sam kia vẫn chưa bị xén, và vẫn cứ mọc dài ra vào thế kỷ 21 này. Chính sách tuyển chọn nhân sự của Việt Nam cũng không dựa trên tài năng, học lực, mà chỉ dựa trên quan hệ, vây cánh, ‘tính truyền thống’, óc vâng lệnh phục tùng để chìu lòng cấp trên, và cấp trên chỉ muốn nghe những gì mình thích từ cấp dưới, hay dựa trên sự ‘mua quan bán chức’. Trong khi phần lớn các thị trưởng, tỉnh trưởng ở Trung Quốc đều là những người trẻ tuổi, học hết cấp ba, thì ở Việt Nam giới này là những người cầm quân trước đây trong quân đội. Ông Lý Quang Diệu đề nghị với Thủ tướng Kiệt và bộ sậu của ông là nên bổ nhiệm các chiến sĩ lão thành vào các chức vụ tư vấn và đưa những người trẻ, nhất là những người trẻ có khuynh hướng mở cửa kinh tế sang phương Tây lên đảm trách công việc hàng ngày. Ông Lý Quang Diệu cho rằng, Việt Nam cần cởi bỏ chiếc áo chật cộng sản, thì họ mới tiến nhanh và uyển chuyển đến thắng lợi. Lý Quang Diệu nhìn thấy tiềm năng của người Việt Nam qua cuộc chiến tranh gian khổ, và sự thành đạt của Việt Kiều ở Mỹ và Pháp, đó phải là những điều nhắc nhở rằng dân tộc này là dân tộc có những phẩm chất tuyệt vời.

Không có quyết tâm đổi mới để đưa đất nước nhanh chóng hóa rồng thì cũng sẽ không có chính sách nhân sự đúng đắn, trong sáng và phù hợp với nhu cầu. Nhân tài bị bốc hơi, bị loại khỏi sân chơi và không được lắng nghe. Ngựa giỏi đã hết trong chuồng.

Người Trung Quốc đã xóa được những hậu quả của cuộc cách mạng văn hóa, của bức tranh mà Mao Trạch Đông đã muốn vẽ áp đặt lên lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa, phục hồi lại DNA của dân tộc. Còn Việt Nam, chẳng biết DNA bốn nghìn năm văn hiến có còn nguyên vẹn hay không trước sự băng hoại nghiêm trọng và kéo dài hiện nay của xã hội?

conlele
25-07-2011, 15:26
Lá thư hè Singapore (07/2011)
(phần cuối)


(III)



Sau cùng tôi xin nói thêm đôi lời về Lý Quang Diệu. Ông là một con người không phải không có tranh cãi. Nhiều người dân chủ không chia sẻ một số quan điểm của ông. Ông xem cuộc xây dựng Singapore là một “cuộc cách mạng xã hội bằng những biện pháp hòa bình”, và không bao giờ đi chệch khỏi mục tiêu đó. Ông tự nhận mình là người theo Khổng giáo: “Tôi không bị ràng buộc bởi lý thuyết, nhưng sự giáo dục của tôi trong một gia đình kéo dài ba thế hệ làm cho tôi trở thành một người theo Khổng giáo không ý thức. Niềm tin Khổng giáo thâm nhập vào tôi, rằng xã hội chỉ hoạt động tốt khi mọi người đều nhắm trở thành người quân tử.” Ông tin vào đạo ‘ngũ thường’ của Khổng tử. Từ thế giới quan này, ông đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, đặt nặng vai trò của một nhà nước mạnh và ưu việt để gìn giữ trật tự. Nhưng thành quả mới là sự biện minh cho nhà nước đó. Người ta có thể biện minh sự kiểm soát tối đa của nhà nước và sự loại bỏ đa nguyên chính trị cần thiết, vì ổn định và phát triển. Nhưng rồi người ta phải chứng minh bằng thành quả của hành động. Không có thành quả tương ứng, anh chỉ là kẻ tham quyền vô độ. Nếu quyền lực chỉ vì quyền lực, đất nước dễ rơi vào chủ nghĩa ích kỷ, bè phái, tham nhũng và lũng đoạn. Lý Quang Diệu không xem mình là ‘soft authoritarian’ như một số người ở phương Tây xem ông, bởi vì ông có kết quả để biện minh, và kết quả là rất thuyết phục; và các chính sách của ông cứ bốn đến năm đều được cử tri chấp thuận lại với một đa số không dưới 60 phần trăm. Với quan niệm Khổng giáo, ông đặt nặng trách nhiệm của những người lãnh đạo: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta, những tinh hoa được giáo dục theo hệ thống giáo dục Anh, chỉ xứng đáng với vị trí chúng ta bao lâu chúng ta có năng lực phục vụ xã hội.” Trước khi rời đại học Frizwilliam, Cambridge, Anh, nơi ông đã học 4 năm ngành luật và đã tốt nghiệp với hạng Double Starred First Class Honours để trở lại Singapore hoạt động, Lý Quang Diệu trong một bài diễn văn đã khẳng định quyết tâm sắt đá của mình: “Chúng ta phải đạp đổ niềm tin rằng chúng ta là thấp kém và sẽ luôn mãi thấp kém so với người châu Âu.” Ông đã học được sự sống chung hòa bình của các chủng tộc khác nhau từ không quốc gia nào khác hơn là Thụy Sĩ để làm mô hình sống chung cho các sắc tộc của Singapore sau này.

Ông tự ý thức việc làm phục vụ cho sự nghiệp của nhân dân Singapore mặc cho những lời chỉ trích: “Điều mà giới đọc giả thế giới phương tây không hiểu là cuối cùng tôi không quan tâm họ đánh giá tôi thế nào. Tôi chỉ quan tâm nhân dân mà tôi lãnh đạo đánh giá tôi thế nào.”

Triều đại Lý Quang Diệu có thể cũng sẽ không vĩnh viễn. Ông nói: “Mỗi hệ thống cần được xét lại theo thời gian. Không hệ thống nào tồn tại vĩnh viễn. Các điều kiện thay đổi, những thiếu sót trong hệ thống phát triển quá mức, lúc đó người ta cần phải xem xét lại. Anh không thể nói đó là một nguyên lý phổ quát có giá trị vĩnh cửu.” và “Đó là nhiệm vụ của thế hệ hiện tại và tương lai của giai tầng lãnh đạo có nhiệm vụ thay đổi và tu chỉnh hệ thống khi xã hội và công nghệ thay đổi.” Dù sao Lý Quang Diệu cũng sẽ đi vào lịch sử như một “người cha lập quốc” bất tử của Singapore.

Ông không tin vào Thượng đế, mà tin vào thuyết tiến hóa của Darwin. Singapore có lẽ là sự minh họa hùng hồn cho thuyết tiến hóa này: thích nghi để tồn tại, một cách thông minh. Ông không làm nô lệ cho một ý tưởng giáo điều nào. Ý tưởng nào không phù hợp, ông vứt nó đi và tìm ý tưởng khác. Ông là một người thực dụng. “Tôi đuổi bắt các ý tưởng, miễn là chúng đem lại kết quả. Nếu không, tôi nói, xem này, ý tưởng này có thể nghe hay đấy, nhưng thôi chúng ta hãy đi tìm cái gì khác hoạt động có hiệu quả đi”. Đầu ông là một ‘vườn ươm ý tưởng’. Có người lý tưởng hóa ông khi nói rằng, tại miếng đất Khổng tử của ông, Plato và Machiavelli gặp gỡ nhau, và Lý Quang Diệu chính là một ‘Machiavelli châu Á’.

Về sự thành công của Lý Quang Diệu: ông có lẽ thành công là vì Singapore là mảnh đất nhỏ, dân số lúc độc lập chỉ 2 triệu người; nhưng ông chắc sẽ gặp khó khăn hơn với một đất nước dân số đông vài chục triệu người. Lực lượng đối lập và bảo thủ sẽ đông đảo và sẽ có thể loại ông ra khỏi cuộc chơi. Cũng may mắn cho ông. Trong chừng mực này, thời cơ đã tạo anh hùng. Dĩ nhiên điều ngược lại cũng đúng.



Thưa các Anh Chị, bức tranh trên nói về Singapore, Lý Quang Diệu, Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc, Việt Nam nhìn từ góc độ Singapore chắc chắn cần có sự điều chỉnh, tôi mong những anh chị am hiểu tình hình Singapore hơn tôi, những anh chị đã từng sống ở đó, anh Võ Tá Hân và các bạn của anh chẳng hạn có thêm ý kiến, hay các anh Việt, Long, Dũng từ góc độ Mỹ, và nhiều anh chị khác có nghiên cứu những vấn đề này.



(IV)



Cuối thư, xin mách thêm: các Anh Chị nào muốn thấy được “ngọc xá lợi Phật” có thể đến thăm “Chùa răng Phật”, vì họ có lưu trữ một chiếc răng Phật và nhiều xá lợi Phật khác. Ngôi chùa 5 tầng này cũng rất hiện đại như chính Singapore vậy. Chùa đã góp nhặt nhiều di tích Phật giáo châu Á quý báu. Còn ai muốn ăn chay thì xin đến khu Mustafa, ở đó có rất nhiều nhà hàng chay Ấn độ và Đài Loan. Còn ai muốn thưởng lãm đồ ăn Thụy Sĩ, xin hãy đến nhà hàng “Marché” tại Sommerset 313, Orchard Road, rất ấm cúng và thanh lịch, trang trí bằng toàn gỗ từ và theo kiểu Thụy Sĩ. Singapore có nhiều nhà sách lớn tuyệt vời để thỏa mãn những người yêu sách: Borders (Mỹ), Kinokuniya (Nhật, nằm ngay trong đại siêu thị Takashimaya, Orchard Road), hay một nhà sách lớn khác (PAGEONE) ở khu mua sắm Vivo gần khu vui chơi Sentosa. Người mua vô ra nườm nượp, phản ảnh trình độ văn hóa cao của người dân Singapore. Sách vở bày bán có thể còn nhiều hơn ở Mỹ, đủ tất cả các chủng lọai tri thức trên đời.

Thư đã khá dài. Xin tạm ngừng bút. Cám ơn các Anh Chị.

Thân ái,

Nguyễn Xuân Xanh



Tài liệu tham khảo:

[1] Alex Josey, Lee Kwan Yew, The Crucial Years. Times Books International. Singapore. Luala Lumpur, 1986; reprint 1994.

[2] Lee Kwan Yew, Memoirs. From Third World to First. The Singapore Story: 1965-2000.Marshall Cavendish Editions 2000; reprint 2011.

[3] Tome Plate, Conversations with Lee Kwan Yew. How To Build A Nation. Marshall Cavendish Editions 2010.

nguồn: http://www.viet-studies.info/NguyenXuanXanh_ThuSingapore.htm

thaophuongdl
25-07-2011, 20:38
1.Lần trước đã đi ngang qua nhưng trời xám xịt, lần này có được Đèo Lộc Bắc tươi sáng :

https://cC3.upanh.com/25.525.32689902.ZOW0/locbacdeo.jpg

2. Một góc miền Tây giữa lòng Định Quán

https://cC4.upanh.com/25.525.32689913.qqD0/gocmientaytronglongdongnai.jpg

thaophuongdl
26-07-2011, 23:16
Sau một ngày thứ bảy lang thang gần 24 tiếng (từ 4g sáng đến 2 giớ sáng hôm sau ), một ngày chủ nhật ngủ vùi hơn 12 tiếng ( từ 3g sáng tới 5 giờ chiều ) và 1 ngày thứ hai đi làm vất vưởng, kết quả thu về là đây

1. Cướp giữa ban ngày
https://cC5.upanh.com/25.587.32753394.1s0/20110723b40077copy.jpg

2. Chuẩn bị vào đại lộ kinh hoàng
https://cC5.upanh.com/25.587.32753354.Drq0/20110723b40056copy.jpg

3. Vượt dốc
https://cC3.upanh.com/25.587.32753362.uL50/20110723b40064copy.jpg

4.
https://cC4.upanh.com/25.587.32753373.dRX0/20110723b40065copy.jpg

5. Đi lên rồi lại đi xuống, xuống xuống lên lên, lên lên xuống xuống...
https://cC5.upanh.com/25.587.32753384.EI80/20110723b40068copy.jpg

6. Xanh núi đồi
https://cC3.upanh.com/25.587.32753402.nFh0/20110723b40090copy.jpg

thaophuongdl
26-07-2011, 23:20
6.Những con đường đã qua
https://cC1.upanh.com/25.587.32753290.R9u0/20110723b40003copy.jpg

7.
https://cC0.upanh.com/25.587.32753299.Lyr0/20110723b40004copy.jpg

8.
https://cC3.upanh.com/25.587.32753302.W30/20110723b40006copy.jpg

9.
https://cC4.upanh.com/25.587.32753323.LZE0/20110723b40025copy.jpg

10.
https://cC0.upanh.com/25.587.32753329.hiM0/20110723b40041copy.jpg

11.
https://cC4.upanh.com/25.587.32753333.ZOW0/20110723b40045copy.jpg

12.
https://cC9.upanh.com/25.587.32753338.eWQ0/20110723b40046copy.jpg

thaophuongdl
26-07-2011, 23:26
13. Sắc màu - Xanh của lúa
https://cC6.upanh.com/25.587.32753325.hCw0/20110723b40036copy.jpg

14. Xanh của trời
https://cC7.upanh.com/25.587.32753346.ywe0/20110723b40053copy.jpg

15. Xanh xám lúc trời mưa
https://cC4.upanh.com/25.587.32753403.Hvc0/20110723b40140copy.jpg

16. Đỏ của bình minh
https://cC9.upanh.com/25.587.32753288.Yft0/20110723b40001copy.jpg

17. Đỏ của trái chín
https://cC9.upanh.com/25.587.32753318.nKn0/20110723b40014copy.jpg

18. Đỏ của màu hoa rơi
https://cC0.upanh.com/25.587.32753319.5fB0/20110723b40021copy.jpg

barandom
27-07-2011, 06:42
2. Chuẩn bị vào đại lộ kinh hoàng
https://cC5.upanh.com/25.587.32753354.Drq0/20110723b40056copy.jpg



Phải sửa lại là đại lộ êm đềm mới đúng :))

boibun
27-07-2011, 13:52
@Goku : Máu lên não ko biết đã mua thuốc uống chưa ?

Pà con chú ý đoạn Cẩm Đường, Xuân Đường khá nguy hiểm --> http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/P...t-cong-an.html

Đường này Kong chỉ đi duy nhất 1 lần

Mới tháng trước lượn hướng bệnh viện Cẩm Mỹ về ngã 3 cát lái, khoảng 22h, nói chung đường tối mà hiểm, đi lâu lâu lại có thèn nào đó đứng ngoài đường tối om, chả biết làm gì (nhìu khi nghĩ không trộm cắp cũng kẻ gian) thấy mình chạy qua ngó ngó mình, dòm dòm biển số . Nghi nghi bị chặn 2 đầu không. Mà đường thì xấu, ngày đi nhanh còn không được nói chi là đêm. Thôi xác định có biến là phang thẳng vào tụi nó, chìa khóa phi vào rừng, mong là tay nghề thiện xạ của tụi nó hạn chế vại.

Nói chung đường này đi ngày còn ghê nói chi đêm , nhất là đoạn Cẩm Đường - Cẩm Mỹ
----------

https://img59.imageshack.us/img59/1015/dsc1546b.jpg
Tấm này đẹp quá... ai lai kịt

thaophuongdl
27-07-2011, 23:17
@"Bói Bùn": " Tấm này đẹp quá... ai lai kịt ". Đồng chí này " lai " cảnh đẹp hay " lai " mẫu xinh =))

kongfuson
28-07-2011, 00:21
Mới tháng trước lượn hướng bệnh viện Cẩm Mỹ về ngã 3 cát lái, khoảng 22h, nói chung đường tối mà hiểm, đi lâu lâu lại có thèn nào đó đứng ngoài đường tối om, chả biết làm gì (nhìu khi nghĩ không trộm cắp cũng kẻ gian) thấy mình chạy qua ngó ngó mình, dòm dòm biển số . Nghi nghi bị chặn 2 đầu không. Mà đường thì xấu, ngày đi nhanh còn không được nói chi là đêm. Thôi xác định có biến là phang thẳng vào tụi nó, chìa khóa phi vào rừng, mong là tay nghề thiện xạ của tụi nó hạn chế vại.

Nói chung đường này đi ngày còn ghê nói chi đêm , nhất là đoạn Cẩm Đường - Cẩm Mỹ
----------

Thực tế tụi cướp nó cướp xe SH trên QL51 vào lúc 1h30 sáng. Bắn thẳng vào chủ xe luôn. Đoạn Cẩm Đường là do bị dzí chạy vào đó thôi. Thêm 1 lý do nữa để ko đi QL51 :gun

@ Đông lạnh: Chắc lai cảnh quớ. Tấm này mẫu mọc đuôi, tức cha chả. Nếu mẫu chịu khó lê bước chân vàng ngọc 1 tí là đẹp lém.

haianh
28-07-2011, 04:50
Cả nhà xấu thật, đi chơi mà không thông báo gì hết!
Hình đẹp, và những đoạn đường rất quyến rũ!

barandom
28-07-2011, 06:51
Cả nhà xấu thật, đi chơi mà không thông báo gì hết!
Hình đẹp, và những đoạn đường rất quyến rũ!

Sorry hai bạn, lý do không rủ là "sáng đi sáng về ". Chuyến sau đi lại vào trưa thứ 7 CN về, sẽ rủ đầy đủ mọi người .

conlele
28-07-2011, 10:45
Anh Ba hay Kong cho conlele xin cái hành trình đi ạ. Đi với hai người, conlele về tới nhà rồi vẫn còn chưa biết là mình đã đi đâu và như thế nào..huhu...

Cho xin địa danh (tên đường hoặc tên xã) mà đoàn mình đi qua vừa rồi... hoặc nếu Kong có thời gian thì cho xin cái lộ trình trên google map hay wiki càng tốt nha.

Cảm ơn nhiều.

meocom
28-07-2011, 11:48
Xóa vì post trùng

meocom
28-07-2011, 11:49
Xóa vì post trùng

meocom
28-07-2011, 11:50
Nhà ĐTM chụp hình ngày càng đẹp. Ngưỡng mộ quá.


Anh Ba hay Kong cho conlele xin cái hành trình đi ạ. Đi với hai người, conlele về tới nhà rồi vẫn còn chưa biết là mình đã đi đâu và như thế nào..huhu...

Cho xin địa danh (tên đường hoặc tên xã) mà đoàn mình đi qua vừa rồi... hoặc nếu Kong có thời gian thì cho xin cái lộ trình trên google map hay wiki càng tốt nha.

Cảm ơn nhiều.

@conlele: đi với ông bạn già của tui về mà không biết đường là chuyện bình thường. Đường đi qua lần đầu mà biết mới là chuyện không bình thường đó. :LL

kongfuson
28-07-2011, 18:37
Sẵn mới đi cao nguyên về có đọc 1 bài về Đơn Dương post lên cho pà con xem chơi. Trời mưa chán quá.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRUYỆN KÝ CỦA CHA
NGUYỄN VĂN EM
LƯU LINH TỬ

BÍ MẬT ĐẦM KIM LONG

Có lẽ dân miền Nam Việt lấy làm lạ ,tại sao Nhụt Bổn lại tốt quá chịu bồi thường chiến tranh cho xứ bị chia cắt này và đang trong cơn khói lửa bằng cách xây cất cho một nhà máy thủy điện ở Cao nguyên vùng Đa Nhim với mấy điều kiện mà chánh phủ bấy giờ đều chấp nhận vì không có gì là thiệt thòi,trái lại còn có lợi nữa.
Đúng ra địa danh gọi là Đan Him nhưng không hiểu ai đã đọc sai thành ra bây giờ ai ai cũng gọi là Đa Nhim .

Nhựt Bổn đem máy móc ,xe cơ giới hạng nặng qua chuẩn bị làm thủy điện ,toàn là xe Fort lớn ,rất nặng nề mà không có một cái cầu nào chịu đựng nổi cho xe cơ giới hạng nặng đi qua . Kỹ sư Nhựt Bổn rất đông ,kể cả thợ,chuyên viên cũng đem từ Nhựt qua ,nhưng họ phải nhờ kỹ sư Nhâm làm cố vấn .
Kỹ sư Nhựt nói : Muốn chở khí cụ nặng lên vị trí Đa Nhim trừ phi tháo rời ra chở bằng xe lửa,di chuyển lên đó rồi ráp lại mà thôi . Trường hợp này không thể được vì phải kéo dài ngày tháo rồi ráp.v..v..hao tốn kinh phí biết bao !
Kỹ sư Nhâm bèn góp ý :
_ Tôi sẽ đem được các xe cơ khí hạng nặng qua được hết các cầu dọc đường ,nhưng mấy ông hãy dự trù coi kinh phí là bao nhiêu ,thời gian bao lâu để hoàn tất việc này ? Tôi sẽ liệu định và dự trù phương án sao cho đúng ngày và có lợi cho công ty xây đập thủy điện . Các kỹ sư Nhựt mừng lắm ,hứa sẽ trọng thưởng nếu ông Nhâm có sáng kiến nào tốt họ hết lòng ủng hộ .

Tôi lắp ráp hai cần cẩu,khi đến cầu bắt ngang sông ,tôi không cho xe nặng qua , mà cho xe chạy xuống bờ sau đó cho 2 cần cẩu nâng lên ,đưa khỏi dòng sông qua bờ bên kia rồi chạy lên đường đi tiếp . Cứ theo cách này lần lượt các xe cơ giới nặng nề ,đều được đưa qua hết ,còn sớm hơn 3 tuần lễ theo dự trù ,kinh phí còn thừa triệu rưỡi . Tiền này đều chia thưởng thành viên công trường thủy điện và một bữa tiệc linh đình mừng hoàn thành kế hoạch qua cầu .
Suốt thời gian làm ở đây , công nhân được chở về Saigon hay Nha Trang giải trí hằng tháng hoặc 15 ngày . Thỉnh thoảng có phái đoàn văn nghệ từ Saigon lên hoặc bên Nhựt qua giúp vui cho công nhân .Hằng đêm có chiếu phim thời sự và phim truyện cho công nhân coi.Thứ bảy ,chủ nhựt ai không về thì ở lại đánh “gôn” hay đi săn giải trí .
Cột điện sừng sửng xây cất theo đường chim bay ,dây được kéo bằng trực thăng hoặc dùng súng bắn từ đồi núi này qua đồi núi khác với những sợi dây điện bằng cổ tay nặng nhọc ,sức người không kham nổi .

Khi công trình hoàn thành sắp giao cho nhà nước Việt nam quản lý ; công ty xây cất Nhựt Bổn lo thu dọn công trường .Tất cả máy móc xe cơ giới cán đường , ủi đất ,dầm đất …từ hạng nhẹ tới hạng nặng đều để lại cho chánh quyền .Còn các vật dụng nhỏ nhặt : con ốc , bù lon , đinh sắt ,thép vụn , dây chì …thảy đều đóng thùng chở về Nhựt .Vì trong điều kiện ký giao kèo Chánh phủ Nhựt có giao trước một điều khoản : “ Xứ Nhựt Bổn thiếu tài nguyên nên tất cả kim khí vật dụng xây dựng linh tinh ở công trường sẽ được thu hồi hết và chở về Nhựt để tái chế “.

....

kongfuson
28-07-2011, 18:38
...

Các kỹ sư Nhựt thường rủ tôi đi săn cuối tuần,tôi có đi theo vài lần ,nhưng tôi không thích lắm vì một phần chân tôi bị đau nhức trong thời kỳ chống Pháp ,bị miễn ở bàn chân trái nên thỉnh thoảng hay làm tôi đau .Các buổi đi săn thường đi vào chiều thứ bảy .Đến địa điểm đã hẹn trước thì hạ trại cắm lều lên ,rồi ai đi săn thì chuẩn bị súng đạn, đèn “u” rọi sáng cực mạnh . Người dẫn đường thường là đồng bào Thượng,nhưng chỗ nào đi săn lần thứ hai là các công nhân Nhựt đã quen ,không cần nhờ người dẫn đường nữa . Địa điểm săn thuận lợi là bãi tranh ở gần một cái ao ,cái đầm nước .Vì trời tối thú ăn cỏ hay ra ao ,suối uống nước .Thú dữ cọp beo cũng hay đi săn vào giờ chạng vạng này.
Săn tới nửa đêm thì về ,những con thịt săn được như mễn ( mang ) ,nai ..thường được tổ chức ăn liền tại chỗ ,với gia vị ,chanh ớt ,tàu vị yểu,muối ớt ,rượu sa kê hay whisky ,rồi ca hát suốt đêm ,mệt và say thì lăn ra ngủ cho tới trưa hôm sau thì nhổ trại về. Kể ra cũng vui vẻ lắm,thịt còn dư chở về xẻ khô.
Bỗng một hôm bác sĩ Nhựt ở trong đoàn rũ tôi đi săn ở đầm Kim Long . Kỳ này đi săn hứa hẹn rất vui và cuộc săn kéo dài ba hôm .Tôi vì có hẹn trước nên phải về Saigon thăm nhà ,ngoài ra còn thu xếp vài ba công chuyện nên từ chối .Bác sĩ nói :
“- Tiếc quá ,kỳ săn này lý thú lắm vì tất cả ngừơi Nhựt đều dự cuôc săn ,ăn nhậu , ca hát vì công trình hoàn thành rồi ,như là buổi liên hoan lần chót ở đây vậy.

Khi tôi trở lại Đa Nhim thì công cuộc xây dựng đã hoàn tất ,các loại xe cơ giới đều được đưa về Đơn Dương ,Nha Trang hay các cơ sở cơ khí gần đó . Công trường chỉ còn hơn chục chiếc xe tải đậy “bạt” kín từ trước tới sau ,chở sắt vụn ,bù lon ,mẫu đinh ốc ,dây chì , dây đồng .v..v..chờ đưa về cảng SaiGon để chở về Nhựt Bổn theo ngày giờ đã định .Tôi đang ngồi ở góc câu lạc bộ uống bia thì bác Thành ,một cán sự điện và Bờ Lu Rè người Thượng ghé vô bàn tôi kéo ghế ngồi ,chưa kịp yên chỗ,bác Thành rĩ tai :
“_Bác Nhâm ơi ! Kỳ này tụi Nhựt nó chở không biết cái gì mà xe nào cũng niêm phong kỹ lưỡng quá !
“_Tụi nó chở đồ lụn vụn về chớ có gì đâu !
“_Không phải đâu bác ơi, anh Bờ Lu Rè nói tụi nó đào bới tát cạn đầm Kim Long ,làm “tanh bành té bẹ” hết rồi .Chắc là nó đào lấy kho tàng bí mật gì đó bác ơi !
Tôi cũng sửng sờ suy nghĩ,nhưng nạt ngang bỏ qua không cho nói bậy nữa .
“_Thôi đừng nói bậy ,coi chừng tánh mạng nếu tiết lộ bí mật này ra …Hai anh có nhớ tháng trước có 2 người bỏ việc ,cho tới nay cũng không biết họ bỏ trốn hay bị thủ tiêu , đáng nghi ngờ ,nhưng đừng để ý đến nữa vì mình không làm gì khác hơn được…Thôi mình giải tán…
Cho đến nay hàng chữ này lọt vào mắt các bạn BÍ MẬT ĐẦM KIM LONG vẫn còn là bí mật.
Nghe đâu ông Nguyễn Cao Kỳ có một nguồn tin và vợ ông ta có một bản đồ gì đó,cho nên lo khẩn đất nuôi bò ở Đơn Dương…
Cho đến ngày 30/4/75 thì không còn ai nhắc đến nữa.
Bí mật đầm Kim Long ở đâu? Không còn ai biết đến.
LƯU LINH TỬ

conlele
29-07-2011, 15:35
Lại cuối tuần, lần này thì tha cho bà con một kỳ không lôi cô Tư và miền Tây ra nữa.
Chép lại đây chút chuyện vui - thư giãn. Chúc bà con cuối tuần dzui dzẻ!
(chuyện cũng cũ rồi, nhưng đọc cho có cái mà cười cuối tuần...!)

__________________

LẦN ĐẦU LÀM CHUYỆN ẤY


1 - Ôi! Lần đầu-tiên làm chuyện ấy, tôi sợ.

Ngay cả khi đã nằm xuống ngay cạnh anh mà tôi vẫn còn run. Tôi toát hết mồ-hôi. Mặc-dù anh làm rất nhẹ-nhàng, từ-từ, nhưng tôi vẫn có cảm-giác sợ-hãi của lần đầu-tiên. Đột-nhiên anh đâm thật mạnh vào cơ-thể tôi. Đau quá! Rồi thì cũng xong, anh từ-từ rút cái-đó ra, cảm-giác mới nhẹ-nhàng và ngất-ngây làm sao. Tôi cảm thấy mãn-nguyện. Mặc-dù có một chút máu bị rớm ra mép của nó nhưng tôi không còn thấy đau nữa, mà chỉ thấy tự-hào vì đây là lần đầu-tiên tôi đi hiến máu nhân-đạo.




2 - Đó là lần đầu-tiên của tôi.

Anh hỏi tôi có sợ không, tôi lắc-đầu một cách dũng-cảm và nằm ngửa ra với sự giúp-đỡ của anh. Và tôi mở ra …

Ngay cú đầu-tiên, ngón-tay anh đã chạm đúng điểm cần-thiết. Lúc-đó, tự-dưng tôi mới thấy sợ. Sự dũng-cảm biến-mất, các cơ-bắp căng-cứng, đến-mức tôi liền đẩy anh ra rồi khép lại, định tìm một lý-do từ-chối, nhưng anh không chịu dừng-lại dễ-dàng như-vậy.

Anh nhìn thẳng vào mắt tôi và nói tôi hãy tin anh vì anh đã làm như thế nhiều lần trước-đây rồi, anh là người có nhiều kinh-nghiệm. Nụ-cười dễ-thương của anh làm tôi bớt lo-lắng. Tôi quyết-định lại mở ra cho anh có-thể thực-hiện một cách dễ-dàng.

Anh bắt-đầu đưa nó vào và tôi cảm-thấy toàn thân run-rẩy. Cơ-thể tôi căng-thẳng chờ-đợi sự đau-nhói nhưng không, anh hành-động thật-sự nhẹ-nhàng như anh đã hứa.

Tôi nài-xin anh nhanh-chóng hơn nhưng anh vẫn từ-từ để làm tôi ít đau-đớn nhất. Anh đưa nó vào sâu hơn. Lúc-này tôi mới thấy sự đau-đớn dâng-tràn và chạy khắp thân-thể.

Anh nhìn tôi lo-lắng và hỏi “Em có đau lắm không?”. Mắt tôi rưng-rưng nhưng tôi lắc-đầu và nói anh cứ tiếp-tục.

Anh liền lắc-lắc nó, kéo ra ấn vào với sự chuẩn-xác của bao-nhiêu năm kinh-nghiệm. Nhưng lúc-này tôi đã tê-liệt hoàn-toàn, khó thể cảm-thấy bất-cứ cái-gì bên-trong tôi. Sau một-vài giây-phút tê-liệt tôi thấy cái-gì-đó cháy bỏng bùng lên. Rút-cục anh cũng đã lấy cái của-nợ đó ra.

Tôi nằm thở hổn-hển, nhẹ cả người vì đã xong. Anh nhìn tôi với một nụ-cười ấm-áp và nói với tôi “Em chịu-đựng thật giỏi, từ trước đến nay anh chưa hề gặp ai như-vậy”.

Tôi mỉm-cười và cảm-ơn nha-sĩ. Dù-sao đây cũng là lần đầu tiên tôi đi nhổ răng mà



3 – Hôm-nay là một ngày vô-cùng trọng-đại. Đó là lần đầu-tiên tôi làm chuyện ấy.
Tôi chưa hề có tí kinh-nghiệm gì trong chuyện này cả nên trong lòng cảm-thấy hồi-hộp và lo-lắng. Nhưng mà nghe người-ta bảo trên TV là làm chuyện này sung-sướng lắm, hứng-khởi lắm, sướng tê hết cả người nên cũng thấy thích-thú, chỉ muốn lao đến làm chuyện ấy ngay. Làm được chuyện ấy rồi tôi sẽ chính-thức trở thành người-lớn.

Năm-nay tôi vừa-tròn 18 tuổi, cái tuổi được pháp-luật cho phép làm chuyện ấy một cách chính-thức. Tôi cũng chưa rõ sẽ phải làm chuyện ấy thế-nào, phải đút cái ấy ra sao, có phải làm gì trước khi đút không. Nếu làm ko đúng thì sao, ngại thật. Nhưng mà nghe mấy anh chị lớn nói cũng đơn-giản thôi nên yên-tâm phần nào. Dù không tưởng-tượng được là sẽ sung-sướng ra-sao nhưng cũng thấy lòng trào-dâng sự náo-nức …

Tôi bắt-đầu xuất-phát để đi làm chuyện ấy. Trong túi tôi đã có sẵn một thứ vô-cùng quan-trọng để chuyện ấy của tôi có thể diễn ra trôi-chảy và toàn-vẹn. Diễn-biến tâm-lý của tôi lúc ấy là sự trỗi-dậy đa-chiều của cảm-xúc.

Và cuối-cùng tôi đã đến được nơi tôi sẽ làm chuyện ấy và trở-thành người-lớn. Sau một lúc khởi-động và làm những thao-tác căn-bản, người tôi nóng-ran, mồ-hôi bắt-đầu chảy trên khắp cơ-thể, tôi cầm cái ấy chuẩn bị đút vào. Cái lỗ bé thế kia liệu có dễ đút vào không nhỉ? Cái ấy của tôi chỉ còn cách lỗ 10 cm … chỉ 10 cm nữa thôi tôi sẽ thành người -lớn….

Tôi nín thở, cầm cái ấy đưa thẳng vào lỗ. 9 cm … 8 cm … 7 cm … 3 cm … 2 cm … 1 cm … Soạpzzzz! Cái ấy của tôi đã nằm gọn trong lỗ. Tôi nhắm mắt lại, thoáng chút rùng-mình

Tôi đã thành người-lớn. Sướng quá!

Thế-là tôi đã hoàn-thành trách-nhiệm và nghĩa-vụ của một người công-dân là đi bỏ phiếu bầu-cử quốc-hội.

kongfuson
29-07-2011, 15:43
Trời mưa âm u, lục lại đống cơm nguội. Sao mà vẫn nhớ cái ngôi nhà này. Nơi đây có 1 tấm ảnh tuyệt vời mà tay tôi như co cứng lại ko bấm máy đc. 1 lúc nào đó có hứng sẽ viết về "tấm ảnh không được bấm" này...

https://i.imgur.com/u5HyL.jpg

haianh
29-07-2011, 22:43
(Anh mượn nick của chị.)
Đúng là không thể bấm được Kong a.
Có cái gì đó mà đến tận bây giờ anh vẫn chưa lý giải được!

kongfuson
30-07-2011, 23:44
Hôm nay K đi chùa (Bửu) Long
Uốn lượn con đường cong cong.
Cùng Go Ku xách hàng thử chơi. =))

Ma đầu ngạ quỷ mà đâm đầu vào chốn thiền môn, thế nên mưa bão cả ngày :))

Địa ngục và niết bàn
https://img7.imageshack.us/img7/6320/dsc19991.jpg

https://img402.imageshack.us/img402/2411/dsc1935.jpg

Goku
31-07-2011, 13:03
Xem ra tấm ông phật aKong chụp đạt quá nhỉ !
Goku cũng góp vài tấm thu hoạch hôm qua. Hôm nay trời mưa lai rai ... nhà mình xem chơi cho đỡ chán ạ .

https://farm7.static.flickr.com/6011/5993068988_4b780cc705.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6134/5992509713_e2123cddd9.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6012/5993113936_33fb1f40bb.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6138/5992510205_6a78160631.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6140/5993069280_00f7fa8b91_z.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6013/5993069446_c8fb065d3d_z.jpg


https://farm7.static.flickr.com/6013/5993113940_b9f3afd47d_z.jpg

barandom
31-07-2011, 21:05
Tiếp tục vùng Bảo Lâm đi ngược suối DamB'ri:

"....... Đến vùng Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, chủ tịch UBND xã Lộc Tân K’Chẻ cho hay một công trình thủy điện đang xây dựng ở hạ lưu suối Dam Bri, chắc chắn ảnh hưởng đến thác Da Ail như mảnh lụa trắng từ trời xanh thả xuống giữa rừng nguyên sinh..... "

và cái món này nữa :

http://www.baolocquetoi.com/showthread.php?8737-Su%E1%BB%91i-C%C3%A1t-h%C3%B2a-c%C3%B9ng-thi%C3%AAn-nhi%C3%AAn.

meocom
01-08-2011, 15:01
Hôm nay K đi chùa Bửu Long

https://img402.imageshack.us/img402/2411/dsc1935.jpg

Chùa Bửu Long đây ư? Ngỡ ngàng!

kongfuson
01-08-2011, 17:10
@ Goku : CMOS + ống kính chính hãng lên ảnh nét và màu tuyệt vời.
__________________________________________________ __________________________________________________ ______________

Cách SG khoảng 25km, xuôi theo đường Nguyễn Xiển (p.Long Bình) gần nhà 1 mem của ĐTM có 1 ngôi chùa đang trong quá trình hoàn thiện. Sau 1 năm Kong quay lại và thật ngỡ ngàng. Đây là ngôi chùa liên hợp phật giáo của 3 nước Việt - Thái - Miến: Chùa Bửu Long

Chùa tọa lạc trên 1 ngọn đồi nhỏ với mặt sau quay ra sông Đồng Nai tạo nên cảnh quan rất đẹp.

https://img7.imageshack.us/img7/8718/dsc1936h.jpg

https://img535.imageshack.us/img535/9988/dsc1942v.jpg

https://img546.imageshack.us/img546/4324/dsc1944r.jpg

Khuôn viên chùa rất rộng với nhiều gian nhà riêng biệt, nằm rải rác. Đi dạo 1 vòng.

https://img98.imageshack.us/img98/1373/dsc1953z.jpg

2 chị em
https://img856.imageshack.us/img856/9965/dsc1962.jpg

Đi ăn cơm chùa
https://img594.imageshack.us/img594/3112/dsc1970e.jpg

kongfuson
01-08-2011, 17:17
Các vị sư nhìn rất có phong thái

La hán
https://img543.imageshack.us/img543/2485/dsc1964b.jpg

Khí chất của Đường Tăng
https://img35.imageshack.us/img35/3782/dsc1966ak.jpg

https://img691.imageshack.us/img691/2721/dsc1967t.jpg

Vòng ra sau chùa

https://img845.imageshack.us/img845/4609/dsc1981o.jpg

Phất phơ
https://img30.imageshack.us/img30/710/dsc1990ws.jpg

https://img801.imageshack.us/img801/2136/dsc1994b.jpg

https://img221.imageshack.us/img221/2382/dsc2001k.jpg

kongfuson
01-08-2011, 17:27
https://img814.imageshack.us/img814/961/dsc2045a.jpg

https://img16.imageshack.us/img16/7442/dsc2049y.jpg

https://img191.imageshack.us/img191/629/dsc2083j.jpg

Cổng sau
https://img577.imageshack.us/img577/400/dsc2020p.jpg

Lên tháp. Nhìn cảnh này làm Kong nhớ đến chùa Thiên Mụ. Có quá đáng hok ta, chắc ở chùa trong lúc trời đang mưa. Mưa ở Huế thiệt bùn
https://img824.imageshack.us/img824/5536/p8090186w.jpg (Thiên Mụ trong mưa)
https://img818.imageshack.us/img818/8189/dsc2050c.jpg

1 thoáng suy ngẫm sự đời
https://img21.imageshack.us/img21/1571/dsc2056b.jpg

kongfuson
01-08-2011, 18:00
Trong mưa

https://img856.imageshack.us/img856/3957/dsc2064e.jpg

https://img812.imageshack.us/img812/8038/dsc2065o.jpg

Nhìn về cù lao Ba Sang
https://img807.imageshack.us/img807/5184/dsc2074.jpg

Về ghé ngang cảng SG. Lâu rồi ko ngó lại chính SG thân thương.

1 buổi chiều đầy giông bão (về SG mới thấy cây đổ khắp nơi)

https://img171.imageshack.us/img171/6506/dsc2115l.jpg

Nhìn về cầu Tân Thuận
https://img812.imageshack.us/img812/9885/dsc2119x.jpg

https://img804.imageshack.us/img804/9783/dsc2121.jpg

Lúc này là lo tìm chỗ trú mưa

@ Goku: cái ống fix đã thiệt. Chất ảnh khác hẳn
https://img62.imageshack.us/img62/1495/dsc2067r.jpg

@ anh Rắn: em ko wên nhiệm vụ nhé. Có 1 con đò sang Bến Gỗ ( An Hòa, Long Thành). Vậy là tuyến Nhơn TRạch đã có sự lựa chọn mới. Còn 1 con đò ở Long Tân - Nhơn Trạch cũng về gần khu này (Long Phước).

cuchuoi2010
02-08-2011, 08:53
Hình đẹp wa a.kong ơi!

nthn1989
03-08-2011, 12:57
Năm nay hứa hẹn một mùa nước nổi đúng nghĩa. Mực nước đỉnh ở Tân Châu có khả năng đạt trên 4m :)

http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/71/65/9266/Default.aspx

kongfuson
04-08-2011, 13:45
Năm nay hứa hẹn một mùa nước nổi đúng nghĩa. Mực nước đỉnh ở Tân Châu có khả năng đạt trên 4m :)

http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/71/65/9266/Default.aspx

Cái lày em có chú ý mấy ngày nay rồi. Khi mà mưa bão liên tục. Để xem tình hình mấy tháng nước lên thế nào chứ ngay lúc này khó nói lắm.

Tìm thấy 2 website dự báo thời tiết mà theo thời gian có lẽ là khá chính xác

http://www.vnbaolut.com/

http://www.kttv.gov.vn/website/vi-VN/43/Default.aspx

conlele
04-08-2011, 15:35
Mỏi mòn mòn mỏi chờ đợi đợi chờ tour ngược Mekong của nhà mềnh.
Vừa mới thông xe thêm cửa khẩu Hoa Lư nữa rồi nè:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cam-vn-run-inter-border-gate-qv-08012011171201.html

haianh
04-08-2011, 16:45
@ Goku: cái ống fix đã thiệt. Chất ảnh khác hẳn


Ảnh đẹp quá!
Kong mới tậu ống fix hả em?

kongfuson
04-08-2011, 23:36
Dạ không có anh ơi. Bộ gear từ lúc mua máy tới giờ: Nikon D70, Sigma 28-200 f/3.5 - 5.6. Ống fix là hàng mượn chỉ chụp thử 1 tấm thôi.

haianh
05-08-2011, 00:16
Wow! Em đổi máy chóng mặt luôn đó. Từ lúc biết em tới giờ là 3 tháng mà em đổi tới 3 máy rồi!

kongfuson
05-08-2011, 00:31
Em rất hài lòng với Ca 20D nhưng vì kinh phí eo hẹp nên quết đĩnh tiễn em nó ra đi. Hix body Ca 20D = body Ni D70 + Sigma +500k.

conlele
05-08-2011, 13:08
Trời mưa âm u, lục lại đống cơm nguội. Sao mà vẫn nhớ cái ngôi nhà này. Nơi đây có 1 tấm ảnh tuyệt vời mà tay tôi như co cứng lại ko bấm máy đc. 1 lúc nào đó có hứng sẽ viết về "tấm ảnh không được bấm" này...



Ba đồng một mớ mộng mơ




Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắt của thằng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mẫu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khí, nước dãi ri rỉ chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nối một sợi nhìn bền dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó. Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa. Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa… thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.

Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi. Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy.

Nên chị nán thêm chút nữa trong khi những tình nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ. Chị muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị. Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng. Nó đang cố nói. Chị cố đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó.

Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tinh lực.

Chị ra xe, quệt nước mắt chị gượng đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói “Ở chơi!”, nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIỀN!”.

Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.

Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan…”. Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quá má ra vườn sợ dính mủ chuối…”. Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cầm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, “chị hai có mua bánh mì không?”. Cứ trớt quớt vậy. Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ. Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm… và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…

Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư. Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai. Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con”, thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó…”. Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.

Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi. Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi. Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay. Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được. Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi…”

Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi…”, câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.

Nguyễn Ngọc Tư

kongfuson
08-08-2011, 11:43
Dạo này rửng mỡ vọc vạch.:D Khai quật lại đc 1 mẫu rùa tưởng đâu đã tuyệt chủng:))
https://i.imgur.com/6c7CD.jpg

Đại ca và đàn em
https://i.imgur.com/R1PPq.jpg

Áo thư sinh nay đã lấm tấm bụi phong trần
https://i.imgur.com/lMWBt.jpg

Nghệ sĩ lang thang
https://i.imgur.com/oSesh.jpg

Xe ta bon bon trên những dặm đường
https://i.imgur.com/BBz2i.jpg

meocom
08-08-2011, 22:42
Đại ca và đàn em
https://i.imgur.com/R1PPq.jpg



@ Barandom: Sao trông ông bạn già buồn bã thế kia? Vợ bỏ không thèm đi cùng à?

kongfuson
09-08-2011, 17:13
https://img232.imageshack.us/img232/6522/dsc2559o.jpg

Chuyện 1 chiếc cầu
https://img827.imageshack.us/img827/6093/dsc2560y.jpg

Con đường đẹp
https://img84.imageshack.us/img84/6634/dsc2565n.jpg

Được mùa
https://img220.imageshack.us/img220/1916/dsc2574.jpg

Mẫu nhí
https://img585.imageshack.us/img585/4005/dsc2589i.jpg

https://img684.imageshack.us/img684/1941/dsc2593.jpg

nuamua
09-08-2011, 22:00
@ anh conlele (re: Ba đồng 1 mớ mộng mơ): không thể vừa thank vừa dislike được. Anh thông cảm hén!

kongfuson
09-08-2011, 23:19
@ lele: Bài của anh lele ko ăn nhằm gì với "tấm ảnh ko đc bấm" của Kong. Cá nhân cũng ko thik cái kiểu "rửng mỡ" kì này của NNT.


Tiếp...

Sông La Ngâu
https://img825.imageshack.us/img825/3668/dsc2598lm.jpg

https://img824.imageshack.us/img824/1074/dsc2604s.jpg

Người dân tộc
https://img62.imageshack.us/img62/7729/dsc2618y.jpg

https://img69.imageshack.us/img69/7332/dsc2630y.jpg

Gục bên xế nổ bỏ quên đời
https://img221.imageshack.us/img221/9981/dsc2627x.jpg

Demo hồ Đa Mi
https://img89.imageshack.us/img89/4215/dsc2640.jpg

titigold
10-08-2011, 08:28
Cho em đi đâu đi, ở Tp giờ cuồng chân lắm rùi, 1 quý rùi chưa bước chân ra khỏi thành phố. hức hức

kongfuson
10-08-2011, 14:29
@ Titi: Em cứ đòi đốt nhà là anh Rắn phải dắt em đi liền hà. Dạo này a ko đu bám theo đc ngày CN, hix.

Tiếp...

Thủy điện Đa Mi là công trình thủy điện tiếp theo của tđ Hàm Thuận. Thực ra Đa Mi là địa danh trải dài từ xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc) xuống tới xã La Ngâu (Tánh Linh). Từ hồ Hàm Thuận (xã Đa Mi) nước đc dẫn để chạy tđ Hàm Thuận rồi đổ xuống hồ Đa Mi (ở xã La Ngâu).

Hồ Đa Mi
https://img834.imageshack.us/img834/3585/dsc2643x.jpg

1 2 3 cùng nhau chộp
https://img148.imageshack.us/img148/9069/dsc2647s.jpg

https://img560.imageshack.us/img560/5369/dsc2645e.jpg

https://img812.imageshack.us/img812/6083/dsc2649p.jpg

https://img43.imageshack.us/img43/3668/dsc2664g.jpg

Thác nhỏ gần hồ Đa Mi
https://img35.imageshack.us/img35/8391/dsc2677h.jpg

conlele
10-08-2011, 18:34
@ anh conlele (re: Ba đồng 1 mớ mộng mơ): không thể vừa thank vừa dislike được. Anh thông cảm hén!
Văn của cô Tư mà, của tui đâu.
Với lại thích hay không thích một đoản văn tùy thuộc vào từng người, từng hoàn cảnh, tâm trạng và trải nghiệm... Có đọc là vui rồi!

nuamua
10-08-2011, 18:59
Văn của cô Tư mà, của tui đâu.
Với lại thích hay không thích một đoản văn tùy thuộc vào từng người, từng hoàn cảnh, tâm trạng và trải nghiệm... Có đọc là vui rồi!
hihi, cô Tư có post đâu, anh post thì dislike anh chứ :LL. Nếu được vừa thank vừa like/dislike thì em sẽ thank anh conlele và dislike cô Tư. Thật ra chỉ dislike vài dòng cuối thôi. Còn lại đọc thật "sướng". Thank anh hén!

kongfuson
11-08-2011, 17:51
Rời khỏi tđ Đa Mi tiến về tđ Hàm Thuận
https://img594.imageshack.us/img594/197/dsc2707x.jpg

Thủy điện Hàm Thuận
https://img204.imageshack.us/img204/751/dsc2689j.jpg

Dòng nước từ tđ Hàm Thuận chảy xuống hồ Đa Mi
https://img96.imageshack.us/img96/483/dsc2692l.jpg

https://img192.imageshack.us/img192/958/dsc2710t.jpg

Lưu luyến hồ Đa Mi
https://img269.imageshack.us/img269/3115/dsc2727x.jpg

Lên hồ Hàm Thuận, lúc này nước kiệt nên ko có gì đặc sắc.
https://img820.imageshack.us/img820/5696/dsc2751l.jpg

Hẹn gặp lại vùng Tánh Linh với thác Mây, thác Mưa, thác 9 tầng, đèo Tà Bứa...

kongfuson
11-08-2011, 23:44
Giờ mới nhớ, trả lời anh lele chuyến đi kì trc. Cung đường tính từ sau cầu La Ngà - phà 107 - ko qua phà - chợ Ba Lưới - chợ năm rưỡi - đường Tà Lài - Nam Cát Tiên - Đạ Kho - tt.Đạ Tẻh - Mỹ Đức - đèo Lộc Bắc - B'Lá - Đamb'ri - tp.Bảo Lộc.

kongfuson
13-08-2011, 00:22
Đã công bố chính thức. Mai mốt pà con đi cung ven biển ko lo đường khó đi nữa nhé -> http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110812/Cong-bo-quy-hoach-Cang-hang-khong-quoc-te-Long-Thanh.aspx

Đây chính là sân bay Cù Bị, là đường xuyên rừng cao su mà mọi ng đã từng đi.

barandom
14-08-2011, 08:09
Cái này còn sót lại của chuyến đi Bến Tre kì trước, lục lại cho đỡ buồn. Ôi những con đường rợp bóng dừa

https://i.imgur.com/o98a2.jpg

https://i.imgur.com/VxVmZ.jpg



Con đường này bắt đầu và kết thúc trên con đường chính của cù lao (đầu cầu Rạch Miễn và chợ Tân Thới ). Trên tuyến có 3 nhánh rẽ ra sông Cửa Đại , 2 nhánh có phà qua sông (1 phà ĐTM đã đi) và 1 nhánh không biết. Toàn tuyến đường dài 12Km, quanh co không hề thua kém QL55, cầu thì tốt hơn ở ĐTM nhiều.

kongfuson
14-08-2011, 12:18
Đầu tiên cho lên cái link này -> http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/08/bang-cuop-tren-dai-lo-hien-dai-nhat-tp-hcm-sa-luoi/

Không hẳn là đi trên đại lộ lớn là đã an toàn. Lần trc là cướp bắn chết ng cướp xe trên QL51 rồi mới chạy vô Cẩm Đường đấu súng. Lần này là ngay đại lộ Đông Tây (VVK). Hehe

Nghe aRắn nói mà nhớ Bến Te wá chừng. Con đường đó đúng là trên cù lao Tân Thới lúc chuẩn bị vô đò sang cồn Bà. Còn 1 con đường y chang vầy luôn bắt đầu từ Phong Mỹ - Châu Hòa dài 12km tới K20 rồi nối tiếp 1 con đường nhựa ngang sân chim Vàm Hồ ra Tân Xuân, vô cùng mát mẻ. Sao ko đi Ba Tri = đường này nhỉ. Có khi làm chuyến dzìa La Mã cũng hay.

conlele
15-08-2011, 07:54
Cảm ơn anh Ba đã chỉ đường. Hôm qua đi công chuyện ở Cần Thơ theo tuyến: SG-Mỹ Tho-Bến Tre-cầu Hàm Luông-TL882 - QL57 - Phà Đình Khao - Vĩnh Long - Cần Thơ. Tổng lộ trình: 168km. Đường đi rất đã!

À, vòng về ghiền ghiền từ Cần Thơ ghé Sóc Trăng bằng đường Nam Sông Hậu (45km): đường này vắng hoe, cây trái xum xuê hai bên đường (cam và nhãn là nhiều) nhưng thỉnh thoảng lại có vài "con lươn" cao hơn mặt đường chừng 5-10cm, đang chạy ngon ngon mà không để ý dễ bị thành "môtô bay" lắm nha!

Từ Sóc Trăng về thì lại "lối cũ ta về" theo hướng Phà Đại Ngãi - Cù Lao Dung - đò Cầu Quan - Trà Vinh - QL60 - phà Cổ Chiên - Bến Tre - SG. Đoạn 14km QL60 từ QL53 tới phà Cổ Chiên bữa nay xấu kinh khủng luôn! Không phải ổ voi ổ gà mà là "đầm lầy - ao hồ" ngay giữa đường không. Tha hồ mà đánh võng ẹo xương sườn cho 14km này!

barandom
15-08-2011, 08:22
Đoạn 14km QL60 từ QL53 tới phà Cổ Chiên bữa nay xấu kinh khủng luôn! Không phải ổ voi ổ gà mà là "đầm lầy - ao hồ" ngay giữa đường không. Tha hồ mà đánh võng ẹo xương sườn cho 14km này![/B]

Từ Trà Vinh đi theo hướng Đền thờ Bác Hồ, qua cống Trà Vinh rồi theo con đường cặp sông Cổ Chiên sẽ ra được phà Cổ Chiên. Đường nhựa láng mướt, (có 1 đoạn là đá dăm) kiếm đỏ mắt hổng có chiếc xe, đâu có cái ổ gà nào đâu? Ai kêu đi Ql53 chi mà rên. :LL

conlele
15-08-2011, 08:48
Từ Trà Vinh đi theo hướng Đền thờ Bác Hồ, qua cống Trà Vinh rồi theo con đường cặp sông Cổ Chiên sẽ ra được phà Cổ Chiên. Đường nhựa láng mướt, (có 1 đoạn là đá dăm) kiếm đỏ mắt hổng có chiếc xe, đâu có cái ổ gà nào đâu? Ai kêu đi Ql53 chi mà rên. :LL
hic hic... hôm qua tới Trà Vinh lúc 19h rồi. Lại hổng biết đường đó nên chỉ biết cắm đầu chạy vô đường cũ! Đường xấu kinh!

@Anh Ba: hướng đền thờ BH là hướng đi về phía nào vậy anh?

cuchuoi2010
15-08-2011, 12:39
Đầu tiên cho lên cái link này -> http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/08/bang-cuop-tren-dai-lo-hien-dai-nhat-tp-hcm-sa-luoi/

Không hẳn là đi trên đại lộ lớn là đã an toàn. Lần trc là cướp bắn chết ng cướp xe trên QL51 rồi mới chạy vô Cẩm Đường đấu súng. Lần này là ngay đại lộ Đông Tây (VVK). Hehe

Nghe aRắn nói mà nhớ Bến Te wá chừng. Con đường đó đúng là trên cù lao Tân Thới lúc chuẩn bị vô đò sang cồn Bà. Còn 1 con đường y chang vầy luôn bắt đầu từ Phong Mỹ - Châu Hòa dài 12km tới K20 rồi nối tiếp 1 con đường nhựa ngang sân chim Vàm Hồ ra Tân Xuân, vô cùng mát mẻ. Sao ko đi Ba Tri = đường này nhỉ. Có khi làm chuyến dzìa La Mã cũng hay.

Làm 1 tour đi aKong, sao a tu lâu thế

kongfuson
15-08-2011, 13:10
Đi cặp theo sông Trà Vinh ra khu công nghiệp Long Đức. Tại đây có 2 lựa chọn: nhởn nhơ -> có đường cặp sông Cổ Chiên chạy tiếp sẽ thấy có bảng chỉ vào phà Vàm Đồn về (Bến Tre) chạy tiếp có bảng hướng dẫn vào phà Cổ Chiên. Đường nhựa ko có xe, an toàn (dân khá hiền). 21h Kong đi từ Trà Vinh về theo đường này, vòng vèo đập Láng Thé, dạo trong khu Rạch Dừa dưới bóng trăng :D ngang qua công trường cầu Cổ Chiên :D. 22h30 phà Cổ Chiên vẫn chạy (ko bít có chạy suốt đêm ko). Tất cả trên khu này đều có bảng hướng dẫn ra phà Cổ Chiên or QL60.

Chạy suốt -> là đường ổ gà mà anh Lele đi đó :))


@cuchuoi : Đi giang hồ lại đc chưa mà hỏi ? :D

cuchuoi2010
15-08-2011, 15:53
[QUOTE
@cuchuoi : Đi giang hồ lại đc chưa mà hỏi ? :D[/QUOTE]

Đầu tháng 9 là em đi bụi được rồi;)

kongfuson
15-08-2011, 16:12
Nhìu đường hấp dẫn để đi lém Chuối ơi.

Hôm wa ngồi nhậu với 1 tay ngày xưa cũng lang thang trên con ngựa sắt khá dữ. Bất chợt có tí cảm hứng gọi là hồi ức - 1 thời sương gió. Không biết sau này về già mình sẽ ra sao ta ??

https://i.imgur.com/4kmXn.jpg

Nhói
16-08-2011, 11:44
Anh Kong chụp hình dẹp quá, máy gì ống gì vậy anh!

kongfuson
16-08-2011, 19:35
@Nhói Nikon D70 + Sigma 28 - 200 f/3.5 - 5.6. Tấm này chụp tối, ISO cao, noise wá trời, lên B/W còn thấy rõ.

Trời mưa lục lại cơm nguội lại vọc PS. Có 1 chốn quê thật yên bình. Sao dạo này đầu óc cứ hay nghĩ tới Bến Te, thèm đi Bến Te 1 chuyến :D
https://i.imgur.com/ItKgV.jpg

cuchuoi2010
16-08-2011, 21:04
@Nhói Nikon D70 + Sigma 28 - 200 f/3.5 - 5.6. Tấm này chụp tối, ISO cao, noise wá trời, lên B/W còn thấy rõ.

Trời mưa lục lại cơm nguội lại vọc PS. Có 1 chốn quê thật yên bình. Sao dạo này đầu óc cứ hay nghĩ tới Bến Te, thèm đi Bến Te 1 chuyến :D
https://i.imgur.com/2f2Th.jpg

Bến Te được đó anh, em cũng chưa biết nhiều về Bến Te;)

nguyenhoangha
18-08-2011, 07:33
Chào các bác ĐTM , cuối tháng 8 em có mấy ngày vô SG và muốn đi hai nơi này : Trung Tâm dược liệu ĐTM và làng nổi Tân Lập, em dự định đi trong ngày từ SG bằng xe máy ví dụ ngày 1 đi TT Dược Liệu tối về SG ngủ xong ngày mai đi Tân Lập tối lại về SG. Đường thì có nhiều nhưng em vẫn muốn sự tư vấn của nhà ĐTM cho một con đường hợp lý nhất , nếu có traklok đã đi rồi càng tốt , mong các bác giúp đỡ , em xin cảm ơn nhiều!

kongfuson
18-08-2011, 16:28
Đường cho bác Hà đây --> http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF&msa=0&msid=210490340904335867401.0004aac2fa8691fccfb22
Đường này chạy vòng vèo cho nó vui. Tới ngay cầu Trục Dầu Tràm call chú Ba Bé cho người ra đón nhé. À mà đi ít người phải call trc chú Ba để sắp xếp. 0913834637.

Chặng về cứ tiếp tục qua cầu Trục Dầu Tràm theo đường VT-BHT chạy hoài về Thuận Nghĩa Hòa + hỏi dân sẽ ra đc N2.

Riêng cái làng nổi Tân Lập chưa đi bao giờ nên ko có ý kiến.

conlele
18-08-2011, 21:46
Chào các bác ĐTM , cuối tháng 8 em có mấy ngày vô SG và muốn đi hai nơi này : Trung Tâm dược liệu ĐTM và làng nổi Tân Lập, em dự định đi trong ngày từ SG bằng xe máy ví dụ ngày 1 đi TT Dược Liệu tối về SG ngủ xong ngày mai đi Tân Lập tối lại về SG. Đường thì có nhiều nhưng em vẫn muốn sự tư vấn của nhà ĐTM cho một con đường hợp lý nhất , nếu có traklok đã đi rồi càng tốt , mong các bác giúp đỡ , em xin cảm ơn nhiều!
Vụ này hay nè
Có đi cuối tuần thì conlele đu theo cho vui!

barandom
18-08-2011, 22:48
Chào các bác ĐTM , cuối tháng 8 em có mấy ngày vô SG và muốn đi hai nơi này : Trung Tâm dược liệu ĐTM và làng nổi Tân Lập, em dự định đi trong ngày từ SG bằng xe máy ví dụ ngày 1 đi TT Dược Liệu tối về SG ngủ xong ngày mai đi Tân Lập tối lại về SG. Đường thì có nhiều nhưng em vẫn muốn sự tư vấn của nhà ĐTM cho một con đường hợp lý nhất , nếu có traklok đã đi rồi càng tốt , mong các bác giúp đỡ , em xin cảm ơn nhiều!


Đường cho bác Hà đây --> http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF&msa=0&msid=210490340904335867401.0004aac2fa8691fccfb22
Đường này chạy vòng vèo cho nó vui. Tới ngay cầu Trục Dầu Tràm call chú Ba Bé cho người ra đón nhé. À mà đi ít người phải call trc chú Ba để sắp xếp. 0913834637.

Chặng về cứ tiếp tục qua cầu Trục Dầu Tràm theo đường VT-BHT chạy hoài về Thuận Nghĩa Hòa + hỏi dân sẽ ra đc N2.

Riêng cái làng nổi Tân Lập chưa đi bao giờ nên ko có ý kiến.

1/- Hihi đi cái đường này thì phải chuẩn bị tinh thần để lội sình (đoạn từ bến đò ngã 5 - chợ Bình Thành) và qua cầu khỉ nhé :).

2/- Khu làng nổi Tân Lập nằm trên QL62 gần khu dược liệu luôn do đó chỉ cần đi trong ngày là đủ . Khu này nói chung cũng không có gì đặc biệt . Đường đi :

a/- Từ khu dược liệu trở lại cầu Ba thằng Minh, qua đò (bến đò ngay sau cái miếu thờ ở trung tâm xã), lên bờ đi cặp đê sông sẽ ra chân cầu kênh 12 , qua cầu kênh 12 sẽ tới QL62, rẽ phải theo QL62 vài Km là tới làng nổi Tân Lập.

b/- Từ khu dược liệu quay ngược lại theo đường đất đỏ đi đến bến đò Hồng Đức , qua sông ra QL62, quẹo trái về Tân Lập.

Đường (a) đi gần hơn, đẹp hơn , qua nhiều cầu khỉ , lại có khi được lội sình (do mưa thôi chứ mùa này mực nước ở ĐTM chỉ khoảng +1,0m nên chưa ngập) . Đường (b) đi vòng xa hơn tí nhưng là đường đẹp xe đi thoải mái.

2LúaMiềnTây
18-08-2011, 22:53
Chào các bác ĐTM , cuối tháng 8 em có mấy ngày vô SG và muốn đi hai nơi này : Trung Tâm dược liệu ĐTM và làng nổi Tân Lập, em dự định đi trong ngày từ SG bằng xe máy ví dụ ngày 1 đi TT Dược Liệu tối về SG ngủ xong ngày mai đi Tân Lập tối lại về SG. Đường thì có nhiều nhưng em vẫn muốn sự tư vấn của nhà ĐTM cho một con đường hợp lý nhất , nếu có traklok đã đi rồi càng tốt , mong các bác giúp đỡ , em xin cảm ơn nhiều!

Theo em được biết thì cả 2 nơi Trung Tâm dược liệu ĐTM và làng nổi Tân Lập đều thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, và gần đó còn có những ngọn núi Đất gì đó, hiện nay phát triển du lịch sinh thái. Vậy thì cớ gì mà bác đi 2 ngày 2 nơi làm gì cho mất thời gian, thay vì quay về SG ngủ 1 đêm rồi hôm sau lại xuống nữa, thì cứ dành ngày 1 đi Núi Đất và Trung Tâm Dược Liệu (đi thong thả bằng thuyền), rồi tối về Mộc Hóa ngủ (hoặc Tân An nếu chê ở Mộc Hóa buồn). Rồi hôm sau đi làng nổi Tân Lập. Tối về lại SG.

Thật ra mấy lần em về quê ngang đường này (QL62) cũng thấy bảng chào vào khu du lịch sinh tháo Tân Lập nhưng em chưa có vào lần nào, nên không biết có cái gì trong đó (bác đi về cho em biết với). Còn về cung đường đi thì bác cứ đi theo hướng dẫn của bác Kong. Đây cũng là 1 đoạn mà nhóm ĐTM đi hồi trước, còn hôm sau thì bác cứ về 62 ra Tân An rồi về Sg, hoặc nếu sợ chán vì đã đi 62 rồi thì từ TT. Tân Thạnh theo tỉnh lộ 829 rồi rẽ trái TL 865 về Tân Phước (Tiền Giang) sau đó về SG.

Em chỉ biết vậy thôi, có gì hỏi thêm anh Rắn đoạn từ Tân Phước về, hình như có qua 1 cái đò thì phải...em quên rồi (chỗ mà tụi em chụp hình trăng trung thu 2009).

nguyenhoangha
18-08-2011, 23:38
Cảm ơn các bác ĐTM đã giúp đỡ, em sẽ cố gắng đi trong ngày theo chỉ dẫn của anh Rắn, em đi một mình chắc nhanh thôi! Vào khu dược liệu có dễ không các bác , hay phải xin phép thủ tục nhiêu khê !

kongfuson
19-08-2011, 00:03
Tiếp ...

Lấy số đt gọi chú Ba trước. Nếu ko sẽ gặp con mụ sặc mùi tiền rất chán. Kong gọi cho chú Ba trc 1 ngày, đc lên nói chuyện Tây Tàu với chú Ba 2 tiếng. Giá cả nơi này khá mắc, nên mún tham quan sẽ ghép vào đi chung với 1 đoàn nào nó. Kong chỉ biết vậy thôi. Bác Hà nên rủ vài ng bạn đi chung. Đi khu dược liệu có thể mất 1 hoặc 2 ngày tùy tình hình. Bác Hà cứ đi khắc biết. Nếu mà có ở đêm, lai rai nói chuyện với chú Ba cũng đã à. Hix khu dược liệu bán dược liệu cho Singapore nên giá cũng Sing lun. 1 chai dầu tràm bé = chai dầu gió kim giá 120k và có thể hơn.

Cảnh báo: đường N2 ko nên đi sau 20h.

nguyenhoangha
19-08-2011, 06:56
Cảm ơn thông tin của Kongfuson nhé, quan điểm mình là la cà trong dân chúng, nghe nói tới mùi tiền là không ưa rồi nhưng cứ thử xem sao.Bạn giúp mình cái lịch cụ thể vào Khu dược liệu thử nào, ví như đi từ SG mấy giờ , có phải qua đò không? Vào trong tham quan như thế nào ? Hết bao nhiêu thời gian ? Mình muốn nắm rõ lịch trình để đi cả làng nổi trong ngày , khi về tối quá có thể về QL cho an toàn. Sở dĩ mình không mở topic hỏi đáp mà vào đây vì rất cảm mến nhà ĐTM và cũng thường xuyên theo dõi các chuyến đi của nhà ta.Rất mong nhà ĐTM giúp đỡ (mình sẽ đi một mình để tự do - trừ phi nhà ĐTM bỗng nổi hứng cho mình đi cùng..he..he ).

kongfuson
19-08-2011, 23:02
Lần trc Kong đi như vầy : 5h45 xuất phát từ cầu Bình Điền. Ăn sáng ở Bến Lức. Chạy vòng vèo theo cung trên (đường đi chỉ qua duy nhất 1 đò ngay ngã 5 Bình Thành) thì 10h30 tới TTDL ĐTM. Nơi này cách biệt với thế giới bên ngoài. Muốn vào chỉ có đi xuồng vào. Đứng ngay cầu Trục Dầu Tràm gọi điện, chú Ba cho ng chạy xuồng ra đón. 30p sau đặt chân lên tt. Đây cũng ko phải là nơi du lịch mà thiên về dược liệu và chữa bệnh. Chỉ có 1 ng lái đò duy nhất. 1 chiếc ghe lớn chở khách tham quan. Do đó chi phí vận hành 1 ghe lớn khá mắc. 5 ng cho 1 chuyến đi vòng quanh tham quan + ăn cơm trưa = 400k x 5. Thời điểm là tháng 3/2011. Bà mập đó rất sòng phẳng, tiền trao cháo múc( có lẽ chú Ba giao quyền quản lý tiền cho bà này). Còn chú Ba thì tế nhị hơn khi nói chuyện với Kong và mọi ng trong 2 giờ, rồi ghép nhóm của Kong vào chung với 1 đoàn khách. Vì phải chờ đoàn khách ăn cơm trưa xong lúc 14h30 nên đi tham quan 1 vòng đã là 17h. Tổng thiệt hại 5 tên = 100k x 5 (do ko có ăn cơm trưa).

P/S: chú Ba rất cởi mở. Đc nói chuyện với chú Ba xem ra ko uổng chuyến đi. Còn cảnh quan và phim trường Cánh Đồng Đất Tận thì những chuyến đi lang thang của Kong trên đất ĐTM còn hấp dẫn hơn nhiều. À 1 ngày trc khi đi phải gọi điện hỏi chú Ba, vì ko có sự đồng ý của chú Ba thì ko ai đc vô tt hết.

nguyenhoangha
19-08-2011, 23:06
Thanks Kongfuson nghe !

barandom
20-08-2011, 11:35
Chào các bác ĐTM , cuối tháng 8 em có mấy ngày vô SG và muốn đi hai nơi này : Trung Tâm dược liệu ĐTM và làng nổi Tân Lập, em dự định đi trong ngày từ SG bằng xe máy ví dụ ngày 1 đi TT Dược Liệu tối về SG ngủ xong ngày mai đi Tân Lập tối lại về SG. Đường thì có nhiều nhưng em vẫn muốn sự tư vấn của nhà ĐTM cho một con đường hợp lý nhất , nếu có traklok đã đi rồi càng tốt , mong các bác giúp đỡ , em xin cảm ơn nhiều!

Hoàng Hà có 2 ngày thì 1 ngày đi ĐTM tối ngủ Mộc Hóa ngày sau thì tranh thủ đi Hồng Ngự luôn đi . Đi theo con đường kênh Biên giới đó . Cả cánh đồng bây giờ đang trắng nước .

http://nld.com.vn/20110819112820285p0c1002/tat-bat-an-theo-mua-nuoc-noi.htm

Đường đi : Mộc Hóa - Vĩnh Hưng - ấp Cả Trốt - đến biên giới quẹo trái qua cầu - đi thẳng suốt tuyến (cứ cặp kênh mà đi) - Thông Bình - Sa Rài - QL30 - Hồng Ngự - SG

kongfuson
21-08-2011, 23:59
Hoàng Hà có 2 ngày thì 1 ngày đi ĐTM tối ngủ Mộc Hóa ngày sau thì tranh thủ đi Hồng Ngự luôn đi . Đi theo con đường kênh Biên giới đó . Cả cánh đồng bây giờ đang trắng nước .

http://nld.com.vn/20110819112820285p0c1002/tat-bat-an-theo-mua-nuoc-noi.htm

Đường đi : Mộc Hóa - Vĩnh Hưng - ấp Cả Trốt - đến biên giới quẹo trái qua cầu - đi thẳng suốt tuyến (cứ cặp kênh mà đi) - Thông Bình - Sa Rài - QL30 - Hồng Ngự - SG

Em bổ sung cho cung của aRắn. Đoạn Mộc Hóa - Vĩnh Hưng - Khánh Hưng - đồn biên phòng Cả Trốt. Ấp Cả Trốt nằm ở xã Khánh Hưng. Bác Hà tìm trên toàn huyện Vĩnh Hưng e rằng lại = cả 1 chuyến đi.

Lưu ý số 2: Từ Thông Bình - đò Long Sơn Ngọc - Sa Rài (còn gọi là huyện Tân Hồng).

Chào cả nhà: Kong vừa đi Trà Sư về. Nước ở ĐTM chỉ mới hơi nổi nổi nhưng ở Tứ Giác Long Xuyên đã trắng xóa hết. Có 1 con đường từ Trà Sư - chợ Núi Voi - Tân Lập - cắt ngang kênh ra Lộ Tẻ. Đã từng đi ĐTM và thấy nước nổi nhiều lần nhưng trên con đường này có 1 cảm giác hoàn toàn mới. 2 bên trái phải là nước mênh mông lên gần sát mặt đường + núi. Ngay cả trước mặt cũng là nước, lưa thưa vài nóc nhà. Đường vắng hoe, gió thổi như mún bay xe. Cảm giác rất Yomost. Chưa bao giờ cảm thấy mong manh như vậy.

boibun
22-08-2011, 07:39
Khô rắn Đồng Tháp Mười


SGTT.VN - Rắn, món ăn không thể thiếu đối với những người dân sông nước Nam bộ. Và cũng không thể bỏ qua đối với những người trót mê khẩu vị “miền Tây”. Khô rắn Đồng Tháp Mười càng tiện đưa cay trong bữa nhậu dã ngoại.

Rắn nguyên liệu thường là rắn bông súng, rắn nước theo con nước đục tìm vào trong các gò rậm, đồng cỏ nương náu. Ngồi bên đống lửa, cùng bạn bè chén thù chén tạc với khô rắn nướng chấm mắm me thì ngon “ba chê”. Miếng khô rắn đã được lóc bỏ da, xương và cán mỏng và tẩm ướp gia vị “may đo” vừa vặn cho những cái lưỡi mê gu miệt sông nước Nam bộ.

Gỏi khô rắn

Ngoài món nướng thuần, bạn cũng có thể chế biến nhanh món gỏi: xé nhỏ miếng khô đã chín, trộn với bưởi hoặc dưa leo, hoặc xoài – mùa nào thức nấy – với nước tương và ớt vừa ăn. Để tạo mùi, cho một ít rau mùi xắt nhuyễn trộn chung. Cũng là một món đưa cay ngon vừa nhanh vừa gọn.

Với những người thích ăn béo, có thể cho rắn vào chảo dầu chiên phồng lên. Nhớ ướp khô rắn với nước mắm một thời gian trước khi chiên.

(Sản phẩm có bán tại Sgtt Mart)

Nguồn : SGTT

nguyenhoangha
22-08-2011, 15:30
Cảm ơn về thông tin của cadc bác ĐTM , em dự định đi trong 2 ngày 30 và 31/8 , hội ĐTM có bác nào rảnh đi với em cho vui , hay các bác 2/9 mới phượt .Em chưa đi Miền Tây mùa nổi nước khi nào cả nên cũng háo hức lắm !

kongfuson
22-08-2011, 16:46
Tứ giác Long Xuyên mùa nước nổi đây. Mới đi về. Bông điên điển nhiều wá ăn ko hết, thế là có món bông điên điển muối chua cũng đã lắm.

https://i.imgur.com/VXXVm.jpg

Bác Hà cứ đi theo cung đã vẽ đó. Nước mà về nhiều thì cứ gọi là phê, hế hế.

barandom
23-08-2011, 06:26
Cuối tuần đi kiếm mồi về câu cá :

1/- Câu con cá Kong : Con đường cặp sông Tiền từ Cái Bè - Mỹ Thuận :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67527&d=1314054967

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67521&d=1314054850

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67523&d=1314054850

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67517&d=1314054525

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67519&d=1314054525

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67518&d=1314054525

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67516&d=1314054525

barandom
23-08-2011, 06:30
tiếp :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67524&d=1314054850

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67525&d=1314054850

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67537&d=1314055795

barandom
23-08-2011, 06:35
2/- Câu mấy con cá khác :

- Chợ Biên giới :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67530&d=1314055136

- Đường lên thượng nguồn sông Sở Thượng :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67529&d=1314055136

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67538&d=1314060029

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67526&d=1314054850

Bên kia hàng cây là đất Cam :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67531&d=1314055136

Cột mốc biên giới trên sông Sở Thượng :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67532&d=1314055136

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67536&d=1314055212

barandom
23-08-2011, 06:39
Cánh đồng Phương Thịnh :

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67533&d=1314055136

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67534&d=1314055136

nguyenhoangha
23-08-2011, 07:10
Có lần em đã chui vào một cái trại gà dưới gầm cầu Mỹ Thuận , đường vào giống với con đường này bác ạ!

boibun
23-08-2011, 17:27
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67532&d=1314055136

Cái đó gọi là bè cá hay gì vậy anh ?

barandom
23-08-2011, 20:04
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=67532&d=1314055136

Cái đó gọi là bè cá hay gì vậy anh ?

Đó là những bè cá trên sông Sở Thượng. Tuy nhiên, cái phao mang lá cờ đỏ sao vàng mới là điểm ngắm của tấm ảnh này.

Thoike
24-08-2011, 00:05
Nhớ đường, ngồi gặm ảnh cũ (NO)


https://img148.imageshack.us/img148/5752/p1020361a.jpg

A í đang mần gì thế :))

boibun
24-08-2011, 01:34
Đó là những bè cá trên sông Sở Thượng. Tuy nhiên, cái phao mang lá cờ đỏ sao vàng mới là điểm ngắm của tấm ảnh này.

Hình nhỏ quá, em không thấy sao vàng đâu cả, và đang quan tâm cái bè cá của anh nên chẳng chí ú :D


Nhớ đường, ngồi gặm ảnh cũ

Đọc mà như tưởng Nhớ rừng của Thế Lữ
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt ...

nguyenhoangha
24-08-2011, 05:04
Cái phao đó là biên giới giữa Việt và Cam phải không anh Rắn ?

kongfuson
24-08-2011, 14:59
@aRắn: xem ra mồi kì này ko hấp dẫn lắm. :D Con đường đó hồi trc em có vào từ ngõ Cái Thia chạy 1 chút rồi trở ra

barandom
24-08-2011, 16:41
Cái phao đó là biên giới giữa Việt và Cam phải không anh Rắn ?

Đúng rồi , cái phao đó là biên giới giữa Việt và Cam . Nếu giăng một cái lưới giữa 2 phao thì con cá nào quay đầu về Việt Nam là cá ngoại , con nào quay đầu qua Cam là cá nội :))


@aRắn: xem ra mồi kì này ko hấp dẫn lắm. :D Con đường đó hồi trc em có vào từ ngõ Cái Thia chạy 1 chút rồi trở ra

Đường vào Cái Thia đã lên nhựa hết hấp dẫn rồi, phải đi từ Cái Bè qua Cái Thia rồi qua đò Cái Thia đi Mỹ Thuận mới đã.

nguyenhoangha
25-08-2011, 08:22
Có câu hát " Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu , con sáo qua sông con sáo đậu yên lành " có phải nói về con rạch này không anh Rắn , em thấy Tắc Cậu (Xẻo Rô)đâu như dưới Kiên Giang cơ mà ?

Anh Rắn và các bác ĐTM kính mến ! Tình hình là em đã thay đổi cung 2 ngày Long An do thấy vào khu DL nhiêu khê quá, thôi để dịp khác , em vẫn đi 2 ngày 30 và 31 nên phiền các bác tư vấn lại hộ em đi thăm mùa nước nổi trong 2 ngày(nếu có track càng tốt còn không cứ chỉ cụ thể rồi em in ra giấy như đợt trước anh Rắn tư vấn cho em ấy) , phương tiện vẫn độc hành xe máy, thời gian hơi gấp nên mong các bác quan tâm , em cảm ơn nhiều !!

barandom
25-08-2011, 16:55
Có câu hát " Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu , con sáo qua sông con sáo đậu yên lành " có phải nói về con rạch này không anh Rắn , em thấy Tắc Cậu (Xẻo Rô)đâu như dưới Kiên Giang cơ mà ?

Đi qua chỗ này chỉ thấy chợ Cái Thia, Nhà thờ Cái Thia , vàm Cái Thia ... chứ không thấy nói tới rạch Cái Thia :D nên chuyện rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu phải đi về miệt thứ xác minh lại mới chính xác .



Anh Rắn và các bác ĐTM kính mến ! Tình hình là em đã thay đổi cung 2 ngày Long An do thấy vào khu DL nhiêu khê quá, thôi để dịp khác , em vẫn đi 2 ngày 30 và 31 nên phiền các bác tư vấn lại hộ em đi thăm mùa nước nổi trong 2 ngày(nếu có track càng tốt còn không cứ chỉ cụ thể rồi em in ra giấy như đợt trước anh Rắn tư vấn cho em ấy) , phương tiện vẫn độc hành xe máy, thời gian hơi gấp nên mong các bác quan tâm , em cảm ơn nhiều !!

Ngày 1 :

a/- Đi theo con đường của Kong : SG - An Lạc - Bình Điền - rẽ phải - Bến Lức - ra QL1a - cầu Bến Lức - qua cầu rẽ phải - cầu sắt - chui xuống gầm cầu (không qua cầu) - rẽ trái - đi cặp kênh - gặp cầu béton lớn bắc ngang kênh - đi vòng lên qua cầu - gặp ngã ba rẽ phài - qua cầu BoBo - đi đụng kênh rẽ phải - đi cặp kênh - ngang qua N2 - đi tiếp - bến đò ngã năm Bình Thành - qua đò đi cặp kênh cũ - chợ Bình Thành - rẽ trái vào TL839 - Ma ren - qua cầu vào chợ mới Ma ren - đi thẳng theo đường 61 - kênh 61 - qua cầu đi cặp kênh (kênh bên tay trái ) - ấp Gò Vồ nhỏ - rẽ trái qua 1 cây cầu béton lớn - đi thẳng đến cầu Cả Dứa - rẽ trái qua cầu - rẽ phải - đi đến ngã ba Bình Hòa Đông - rẽ phải - bến đò Hồng Đức - qua đò ra QL62, rẽ trái về cầu 79 rồi rẽ phải vào đường 79 - Tân Hưng - chợ Hưng Điền B - biên giới - rẽ trái đi trên con đường đê biên giới - Thông Bình - bến đò Long Sơn Ngọc (đò này có tới 4 bến) - qua đò (nói cho qua bến về Sa Rài) - Sa Rài - Hồng Ngự (hoặc Thông Bình - hỏi đường tắt về cửa khẩu Dinh Bà - cửa khẩu Dinh Bà - Sa Rài - Hồng Ngự )

b/- Đi nhẹ nhàng hơn : SG - An Sương - Củ Chi - TL8 - Đức Lập - rẽ trái theo đường N2 - Hòa Khánh Đông - cầu Đức Hòa (cầu Xuyên Á) - Thạnh Hóa - rẽ phải QL62 - Tân Thạnh - cầu 79 - như PA1 .....

Ngày 2 :

a/- Hồng Ngự - cầu Sở Thượng - Tân Châu - Châu Đốc - Nhà Bàng - Trà Sư - Chi Lăng - núi Voi (trên đoạn Châu Đốc - Nhà Bàng có 1 - 2 con đường cặp kênh bên trái đi vào núi Voi không biết lúc này có ngập không; hoặc từ Trà Sư đi băng đồng qua núi Voi - đường khúc này hỏi Kong nhé) - Tân Lập - cầu kênh 13 (trên TL 941 Lộ tẻ - Tri Tôn) - Lộ tẻ - Long Xuyên - SG .

b/- Hồng Ngự - cầu Sở Thượng - Tân Châu - Phú Vĩnh - qua cầu rẽ trái vào chợ rồi đi cặp kênh - Phú Long - Phú Thành - rẽ phải theo kênh Hòa Bình về Hòa Lạc - đến sông Hậu - rẽ trái theo đường cặp sông Hậu - bến đò Bến Cát (có thể chọn đò khác trước khi tới đò Bến Cát để qua Vịnh Tre - hỏi dân) - qua đò rẽ phải - QL91 - Vịnh Tre - rẽ trái - đi cặp kênh về cầu 13 trên TL 941 - tiếp PAa.... (hoặc trên đường đi rẽ phải về núi Voi - Tri Tôn - Long Xuyên)

Một phương án khác : Ngày 1 tranh thủ về Châu Đốc - sau đó ngày 2 từ Tri Tôn - Cô Tô - núi Ba Thê - Thoại Sơn - Long Xuyên .

nguyenhoangha
25-08-2011, 20:50
Xin cảm ơn anh Rắn , tối nay em bắt đầu Nam tiến ! Vẫn giữ đúng kế hoạch đã đề ra !

conlele
26-08-2011, 11:09
Gửi anh em nhà ĐTM,
Ngày mai, conlele với một anh bạn đi Thác Bà (Tánh Linh), sáng đi-chiều tối về.

Coi trên vietbando thấy ghi: Khu Du Lịch Sinh Thái Thác Bà, Xã Gia An, Huyện Tánh Linh, Tỉnh Bình Thuận (nằm trên tỉnh lộ DT710).
Dự định vòng đi sẽ đi: SG-Dầu Giây-ĐT766-ĐT713-DT710.

Anh em nào rành cung đường này tư vấn giúp:
1- Cung đi như vậy có đúng chưa ạ? Có cách nào đi khác không? Dự định đi từ 5h sáng nên chắc tới nơi còn sớm, chơi loanh quanh cho anh bạn làm vài chuyện rồi tầm 13h-14h về.

2- Cung về: Từ DT710 về lại SG trong ngày thì có cung nào hấp dẫn hơn chút không? Có điểm nào có thể ghé dọc đường về cho thêm phần hấp dẫn không.

Mong anh Ba, Kongfuson và anh em nào rành đường này tư vấn giúp.

Cảm ơn nhiều.

conlele
29-08-2011, 10:50
Đi về rồi. Thác Bà cách tới 180km chứ không phải 139km như trên vietbando vẽ!
Cung về đi 336 ghé thác Tà Pứa hoang sơ và đẹp mê hồn luôn!
Đi cả 2 thác mà chỉ tốn có 5k gửi xe máy ở Thác Bà.

À quên: Thác Bà (núi Ông) thực tế phải đi qua thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh), chứ không phải ở xã Gia An như trên vietbando ghi! Cứ hỏi đường tới bến xe Lạc Tánh, thấy vòng xoay, rẽ phải chạy thẳng là tới Thác Bà.

kongfuson
29-08-2011, 16:42
Vẫn còn lỡ hẹn với Tà Pứa, lý do: đang mê mẩn mùa nước nổi. :D

conlele
29-08-2011, 17:41
À, đi thác Tà Pứa thì được bonus cái đèo Tà Pứa cong quẻo quèo queo luôn/
Với lại khi vô đầu thác, thấy có cái suối nho nhỏ, bên cạnh có nhà kiểm lâm ghi giữ xe thì đừng có gửi nha. Lỡ dại mà gửi thì đi bộ không lên nổi đầu thác đâu.

Cứ chạy xe thẳng vô, đường đi chỉ lọt một bánh xe thôi, nhiều chỗ đá cuội to đùng, nhưng vẫn chạy được.
Chạy xe máy mà lên tới đầu nguồn còn muốn oải, đi bộ chắc phải "cao mét bảy nặng ba bảy ký" như Kong mới lội bộ nổi!

barandom
29-08-2011, 20:55
Lúc này chỉ quan tâm mùa nước nổi thôi :) . Mực nước ngày 28/8/2011 ở Tân Châu đã lên mức +3,87m . Ngày 2/9 sẽ lên mức +4,05m vượt BĐ2 .

@Kong : gửi cho Kong 2 tấm hình vừa lạ vừa quen nè : ngã ba Vàm Cỏ

Em lo cung đường xuyên ĐTM ngày 2/9 nhe.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68065&d=1314625978

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68066&d=1314625978

kongfuson
29-08-2011, 23:59
Tấm đầu tiên, chỉ cần nhìn cây bần là biết trước miếu Ông Bần Quỳ. Đừng nói là anh trèo lên cái cột đèn rồi chụp xuống nha. :D

Thoike
30-08-2011, 00:16
Tình hình là 2/9 e làm bạn đường 24h với a Kong nữa rồi :D

barandom
30-08-2011, 06:22
Tấm đầu tiên, chỉ cần nhìn cây bần là biết trước miếu Ông Bần Quỳ. Đừng nói là anh trèo lên cái cột đèn rồi chụp xuống nha. :D

Đã bảo là vừa lạ vừa quen mừ :D . Ở đó ngoài cột đèn đâu có chỗ nào cao hơn ngọn cây đâu mà còn hỏi :LL

Trần Hữu Tân
30-08-2011, 15:16
Nhà ĐTM cho em hỏi cung đường 847 -> 865 từ Cao Lãnh về Tân An(đi xuyên huyện Tháp Mười) có dễ đi không ạ. Em đang định làm chuyến dạo quanh Miền Tây vào ngày 02-09 này.
Cảm ơn nhà ĐTM nhiều ạ.

conlele
30-08-2011, 15:42
Nhà ĐTM cho em hỏi cung đường 847 -> 865 từ Cao Lãnh về Tân An(đi xuyên huyện Tháp Mười) có dễ đi không ạ. Em đang định làm chuyến dạo quanh Miền Tây vào ngày 02-09 này.
Cảm ơn nhà ĐTM nhiều ạ.
@Tân: Hồi tết Tây đầu năm (1/1/2011), nhà conlele (2 lớn + 1 bé lớn) cùng với gần 40kg hành lý đi cung này:

(từ Châu Đốc - Tân Châu) qua Thường Thới Tiền (Hồng Ngự) - QL30 - cầu An Long - rẽ trái vào ĐT844 - Tràm chim Tam Nông - ngã tư Trường Xuân - rẽ phải qua ĐT 845 - ĐT 847 - ĐT 865 - QL62 - Tân An.

Lúc đó đi lúc chiều tối (về tới ngã tư Trường Xuân (844-845) là đã 19h rồi), trời lại mưa lất phất... xe thì chở quá nặng (do mua rượu và đồ đạc ở Tịnh Biên và Châu Đốc nhiều quá), nên đi cũng hơi khó khăn.

Đoạn đầu (844-845-847) đi thì rất OK, đường đẹp mê ly, đặc biệt đoạn xuyên qua Tràm Chim và Tháp Mười. Đoạn cuối từ 865 ra QL62 có mười mấy cây số đất đỏ, trời mưa to quá, lúc đó lại khuya (21h) cộng thêm xe nặng nên bị trượt ngã 2 lần. Rất may là chạy chậm nên chỉ bể đèn xe còn người không sao.

Cung đường đó đẹp. Nói chung nếu đi ban ngày thì vô tư. Với lại nếu chỉ chở 1 người thì sợ gì!

bapngo123567
30-08-2011, 17:06
Mình vừa đi cung đường từ TT.Mỹ An H.Tháp Mười về Sài Gòn, đường khá dễ đi và mát mẻ. Từ Mỹ An, bạn đi về hướng Mỹ Phước Tây theo đường TL847, đến ngã tư giao với TL829, bạn rẻ trái về TT.Tân Thạnh theo đường TL829. Đến TT.Tân Thạnh thì rẻ phải đi QL62 về tới Tân An luôn. Thân.

À, sẵn đây xin các bạn chỉ giúp mình chỗ nào trồng Sen thật nhiều, như một cánh đồng tập trung, chỉ trồng Sen không thôi ở H.Tháp Mười hay Mộc Hóa gì đó, mình đã tới Tháp Mười nhưng thật sự không thấy Sen nhiều như mấy bài viết trên mạng. Mình muốn chụp ảnh hoa Sen thôi, hok biết trong mấy khu du lịch ở đó có nhiều Sen hay không nhỉ? Thanks các bạn.

barandom
30-08-2011, 17:59
Nhà ĐTM cho em hỏi cung đường 847 -> 865 từ Cao Lãnh về Tân An(đi xuyên huyện Tháp Mười) có dễ đi không ạ. Em đang định làm chuyến dạo quanh Miền Tây vào ngày 02-09 này.
Cảm ơn nhà ĐTM nhiều ạ.

Trong vùng Đồng Tháp Mười các con đường có tên trên bản đồ GTĐB đều đi được trừ các đoạn sau đây :

1/- TL 842 đoạn từ Km 3 (cách Hồng Ngự) - An Phước .

2/- TL 837 đoạn từ Tân Thạnh - chợ Hậu Thạnh Đông (Kênh Quận)

3/- TL865 một đoạn khoảng 17Km từ chợ Phú Mỹ - cách TT Tân Phước 8-9 Km



À, sẵn đây xin các bạn chỉ giúp mình chỗ nào trồng Sen thật nhiều, như một cánh đồng tập trung, chỉ trồng Sen không thôi ở H.Tháp Mười hay Mộc Hóa gì đó, mình đã tới Tháp Mười nhưng thật sự không thấy Sen nhiều như mấy bài viết trên mạng. Mình muốn chụp ảnh hoa Sen thôi, hok biết trong mấy khu du lịch ở đó có nhiều Sen hay không nhỉ? Thanks các bạn.

Không có cánh đồng nào trồng toàn sen cả. Chỉ có những ao sen lớn (vài ha) nằm cục bộ giữa cánh đồng lúa thôi . Những ao sen này nằm rải rác đều khắp trong Đồng Tháp Mười và tập trung nhiều ở huyện Tháp Mười , đi trên lộ nhựa chỉ thấy lưa thưa vài cái thôi (đường từ Mỹ Thọ vào Mỹ An). Muốn xem nhiều thì phải đi xuyên cánh đồng mới có .

Trần Hữu Tân
30-08-2011, 20:22
Thanks anh Lele nhiều, chắc là em sẽ đi y chang đoạn anh đã đi.

@Tân: Hồi tết Tây đầu năm (1/1/2011), nhà conlele (2 lớn + 1 bé lớn) cùng với gần 40kg hành lý đi cung này:

(từ Châu Đốc - Tân Châu) qua Thường Thới Tiền (Hồng Ngự) - QL30 - cầu An Long - rẽ trái vào ĐT844 - Tràm chim Tam Nông - ngã tư Trường Xuân - rẽ phải qua ĐT 845 - ĐT 847 - ĐT 865 - QL62 - Tân An.

Lúc đó đi lúc chiều tối (về tới ngã tư Trường Xuân (844-845) là đã 19h rồi), trời lại mưa lất phất... xe thì chở quá nặng (do mua rượu và đồ đạc ở Tịnh Biên và Châu Đốc nhiều quá), nên đi cũng hơi khó khăn.

Đoạn đầu (844-845-847) đi thì rất OK, đường đẹp mê ly, đặc biệt đoạn xuyên qua Tràm Chim và Tháp Mười. Đoạn cuối từ 865 ra QL62 có mười mấy cây số đất đỏ, trời mưa to quá, lúc đó lại khuya (21h) cộng thêm xe nặng nên bị trượt ngã 2 lần. Rất may là chạy chậm nên chỉ bể đèn xe còn người không sao.

Cung đường đó đẹp. Nói chung nếu đi ban ngày thì vô tư. Với lại nếu chỉ chở 1 người thì sợ gì!

Có ai chỉ em cách né đoạn dưới không nhỉ. Em search trên bản đồ không biết né sao luôn. :(


Đoạn 14km QL60 từ QL53 tới phà Cổ Chiên bữa nay xấu kinh khủng luôn! Không phải ổ voi ổ gà mà là "đầm lầy - ao hồ" ngay giữa đường không. Tha hồ mà đánh võng ẹo xương sườn cho 14km này!

barandom
30-08-2011, 22:24
Có ai chỉ em cách né đoạn dưới không nhỉ. Em search trên bản đồ không biết né sao luôn :(.

Đoạn 14km QL60 từ QL53 tới phà Cổ Chiên bữa nay xấu kinh khủng luôn! Không phải ổ voi ổ gà mà là "đầm lầy - ao hồ" ngay giữa đường không. Tha hồ mà đánh võng ẹo xương sườn cho 14km này!

Qua phà Cổ Chiên khoảng 500m có 1 ngã ba rẽ tay trái đi theo con đường cặp sông qua 1 cái đập lớn - đi thẳng tiếp sẽ về được Trà Vinh (không cần đi ngang qua khu Công nghiệp Long Đức mà rẽ phải trước khi vào khu CN) . Nếu đi ngược lại thì từ Trà Vinh ra đền thờ Bác Hồ rồi đi cặp hàng rào khu đền thờ ra cổng sau khu CN rẽ trái về cống Trà Vinh - Cổ Chiên

Trần Hữu Tân
31-08-2011, 09:48
Qua phà Cổ Chiên khoảng 500m có 1 ngã ba rẽ tay trái đi theo con đường cặp sông qua 1 cái đập lớn - đi thẳng tiếp sẽ về được Trà Vinh (không cần đi ngang qua khu Công nghiệp Long Đức mà rẽ phải trước khi vào khu CN) . Nếu đi ngược lại thì từ Trà Vinh ra đền thờ Bác Hồ rồi đi cặp hàng rào khu đền thờ ra cổng sau khu CN rẽ trái về cống Trà Vinh - Cổ Chiên

Đoạn này xem trên Google Earth thấy rỏ hơn. Còn xem trên Vietbando là thua. Thanks anh Ba nhiều ạ.

Cuối tuần này em định làm 1 chuyến Miền Tây trong 3 ngày. Và cố gắng đến mức có thể để né được Quốc Lộ.

- Ngày 1: 02/9, SG - Sóc Trăng
- Ngày 2: 03/9, Sóc Trăng - Châu Đốc
- Ngày 3: 04/9, Châu Đốc - SG

conlele
31-08-2011, 10:27
3/- TL865 một đoạn khoảng 17Km từ chợ Phú Mỹ - cách TT Tân Phước 8-9 Km


.
Chính xác cái đoạn này!
Conlele "chụp ếch" 2 lần lúc 21h và 21h45 trên đoạn này. Trời mưa, đường trơn hơn đổ mỡ! Xe thì chở nặng, lại lích kích áo mưa!
Trời nắng và ban ngày thì conlele nghĩ đoạn này đi vô tư!

nthn1989
31-08-2011, 12:41
Đoạn này xem trên Google Earth thấy rỏ hơn. Còn xem trên Vietbando là thua. Thanks anh Ba nhiều ạ.

Cuối tuần này em định làm 1 chuyến Miền Tây trong 3 ngày. Và cố gắng đến mức có thể để né được Quốc Lộ.

- Ngày 1: 02/9, SG - Sóc Trăng
- Ngày 2: 03/9, Sóc Trăng - Châu Đốc
- Ngày 3: 04/9, Châu Đốc - SG

Sau hơn 1 năm theo dõi lộ trình của ĐTM thì tui thấy lộ trình này có thể không đụng 1 tí nào vào QL1A , QL80 và QL91 cả. Nếu chọn PA đơn giản thì chỉ cần khoảng 6Km QL1A cho cả 2 lượt đi và về.



Em lo cung đường xuyên ĐTM ngày 2/9 nhe.


@Tân : sao kg đi ngược lại để đi ké với A Rắn đoạn Đồng Tháp Mười trong ngày đầu.

@Anh Rắn : 2/9 anh lại đi Đồng Tháp Mười à? sao đi sớm thế không chờ thêm 1 tháng nữa rồi đi .

Trần Hữu Tân
31-08-2011, 13:15
Chắc mai em đi luôn quá. Dư thêm 1 ngày sẽ ở Châu Đốc đi thăm quan Rừng Trà Sư, Núi Cấm.


Đoạn này xem trên Google Earth thấy rỏ hơn. Còn xem trên Vietbando là thua. Thanks anh Ba nhiều ạ.

Cuối tuần này em định làm 1 chuyến Miền Tây trong 3 ngày. Và cố gắng đến mức có thể để né được Quốc Lộ.

- Ngày 1: 02/9, SG - Sóc Trăng
- Ngày 2: 03/9, Sóc Trăng - Châu Đốc
- Ngày 3: 04/9, Châu Đốc - SG

@nthn1989: Do mình chở vợ đi chơi với lại vợ đang có em bé 5 tháng trong bụng nữa. Mục đích chỉ là đi dạo rất nhẹ nhàn thôi. Nếu đi chung với đoàn thì sợ vướng bận mọi người.

kongfuson
31-08-2011, 13:16
Cái đoạn 17km đó nhà ĐTM đi như đi chợ. Nhất là thường xuyên đi buổi tối + trời mưa.

Hôm nay có hứng với câu hỏi kì này : SG cách Châu Đốc bao xa ?? Kong xin trả lời là SG cách CĐ chỉ có ... 200km. K đã đi và kiểm chứng. 5h sáng xuất phát, ăn sáng 30p, cafe 40p. Tới chợ CĐ ăn trưa lúc 12h25.


http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF&msa=0&msid=
205235405650996076637.0004a5524e4951a19c0a2

Đường đi xấu hay tốt tùy mọi ng đi và cảm nhận. Chú ý: đường đi có 40km đường đất đỏ khá dằn xóc + bụi.

conlele
31-08-2011, 15:34
@Kong: Ghi chú trên google rất rõ...bữa nào tui đi thử. Điểm cuối còn quên ghi: qua phà Châu Giang nữa chứ!

kongfuson
31-08-2011, 16:21
@Kong: Ghi chú trên google rất rõ...bữa nào tui đi thử. Điểm cuối còn quên ghi: qua phà Châu Giang nữa chứ!

Điều này chứng tỏ anh lele ko "làm theo chỉ dẫn". Khi anh zoom lại gần để theo dõi đường đi thì có những địa danh Google đã mặc định hiện ra ko cần ghi chú thêm (phà Châu Giang là 1 vd).

barandom
01-09-2011, 06:44
Cho giảm giá tí đi :D . Ai dám vượt qua Thái Bình Dương trên đường 837 thì SG- CĐ chỉ có 193Km thôi .

kongfuson
01-09-2011, 12:53
Tin mới từ miền Hạ: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110901/Theo-quan-chuc-an-nhau-mot-phu-nu-thiet-mang.aspx

Con phà trong hình là đò Bến Bạ. Ko ngờ đò Bến Bạ bây giờ ngon dữ à. Quên, cách đây 2 tháng Đò Nhật Tảo đã có bến mới, ko xài bến cũ nữa. Đi từ khu công nghiệp là thấy, ko cần phải qua cống Đôi Ma.

...Sau đó họ cho chiếc phà chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông...khi tới khu vực ngã ba thuộc ấp Nhựt Long, xã Nhựt Ninh (H.Tân Trụ), thấy có cây cổ thụ cao to che bóng mát...
Cái này tô vẽ cho thêm phần huyền bí. Cái ngã 3 có cây cổ thụ cao to đó chính là ngã 3 miếu ông Bần Quỳ. Háhá đây là lời cảnh báo từ "ông" (ông quở) với bọn tai voi mặt lợn. Háhá :D =))

conlele
01-09-2011, 14:22
Hồi sáng cũng đọc trên báo Tuổi Trẻ vụ này, chợt nhớ những buổi chiều lang thang Bến Bạ, Tân Trụ...
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/453932/Nguoi-trong-cuoc-tuong-trinh-ra-sao.html

Trần Hữu Tân
04-09-2011, 22:46
@Tân: Hồi tết Tây đầu năm (1/1/2011), nhà conlele (2 lớn + 1 bé lớn) cùng với gần 40kg hành lý đi cung này:

(từ Châu Đốc - Tân Châu) qua Thường Thới Tiền (Hồng Ngự) - QL30 - cầu An Long - rẽ trái vào ĐT844 - Tràm chim Tam Nông - ngã tư Trường Xuân - rẽ phải qua ĐT 845 - ĐT 847 - ĐT 865 - QL62 - Tân An.

Lúc đó đi lúc chiều tối (về tới ngã tư Trường Xuân (844-845) là đã 19h rồi), trời lại mưa lất phất... xe thì chở quá nặng (do mua rượu và đồ đạc ở Tịnh Biên và Châu Đốc nhiều quá), nên đi cũng hơi khó khăn.

Đoạn đầu (844-845-847) đi thì rất OK, đường đẹp mê ly, đặc biệt đoạn xuyên qua Tràm Chim và Tháp Mười. Đoạn cuối từ 865 ra QL62 có mười mấy cây số đất đỏ, trời mưa to quá, lúc đó lại khuya (21h) cộng thêm xe nặng nên bị trượt ngã 2 lần. Rất may là chạy chậm nên chỉ bể đèn xe còn người không sao.

Cung đường đó đẹp. Nói chung nếu đi ban ngày thì vô tư. Với lại nếu chỉ chở 1 người thì sợ gì!

Em mới đi về đoạn tới Trường Xuân - Em không rẽ phải qua ĐT 845 mà đi thằng ĐT 837 tới QL62. Đoạn này bên phía Đồng Tháp thì Ok nhưng đoạn Long An thì thiệt Kinh Khủng Chắc phải 5,6 năm nữa mới dám đi lại đoạn này.

meocom
05-09-2011, 12:31
Em mới đi về đoạn tới Trường Xuân - Em không rẽ phải qua ĐT 845 mà đi thằng ĐT 837 tới QL62. Đoạn này bên phía Đồng Tháp thì Ok nhưng đoạn Long An thì thiệt Kinh Khủng Chắc phải 5,6 năm nữa mới dám đi lại đoạn này.

Hehe. Vậy là bạn không chịu hỏi kỹ anh Ba câu cảnh báo dưới đây rồi :)).


Cho giảm giá tí đi :D . Ai dám vượt qua Thái Bình Dương trên đường 837 thì SG- CĐ chỉ có 193Km thôi .

Đường tỉnh 837 trước đây là đường đất đỏ, chạy rất êm và mát. Cây cối hai bên đường gie tàn che rợp suốt đường. Đoạn đường đó thi công từ 3 năm nay, đến giờ mới ổn được từ Trường Xuân đến hết xã Hậu Thạnh Tây của tỉnh Long An. Từ Hậu Thạnh Đông trở đi thì KINH KHỦNG thiệt. Điều đáng nói là không biết đến bao giờ mới thi công xong, có khi 5,6 năm nữa cũng chưa chắc có đường mới để đi.

kongfuson
05-09-2011, 15:02
Em mới đi về đoạn tới Trường Xuân - Em không rẽ phải qua ĐT 845 mà đi thằng ĐT 837 tới QL62. Đoạn này bên phía Đồng Tháp thì Ok nhưng đoạn Long An thì thiệt Kinh Khủng Chắc phải 5,6 năm nữa mới dám đi lại đoạn này.

Bác thiệt là can đảm khi dám đi con đường này.

conlele
05-09-2011, 15:03
Nhà ĐTM mình đâu rồi, nước nổi nước chìm đâu hết rồi?

barandom
05-09-2011, 15:22
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68337&d=1315211203