PDA

View Full Version : Phượt Thiền- Bạn có muốn thử?



nhoceddy
06-05-2015, 17:00
Ôi, cái gì thế này? Phượt Thiền á??? Phượt là di chuyển, là chuyển động, là “đi” cơ mà sao lại có “Thiền” ở đây được??? Phượt Thiền nghe như hơi nho nhã thì phải? Chắc vừa đi phượt vừa thiền, hay chính xác nó là gì???... Chắc chắn sẽ có không ít bạn đặt ra những câu hỏi tương tự vậy về cái chủ đề mà tôi đang nói. Cũng có thể ai đó ngang qua và thấy nó lãng xẹt như một cái thở dài mà dứt khoát bước đi. Nhưng nếu có duyên thì sẽ gặp, và tôi vẫn luôn có nhã ý mời bạn hãy nghe, xem và thử một lần “Phượt Thiền” lạ lẫm.

nhoceddy
11-05-2015, 08:52
Chuẩn bị cho kì nghỉ lễ 6 ngày, xung quanh tôi, bạn bè đồng nghiệp ai cũng nhớn nhác hỏi nhau rằng, đi đâu đấy? Có phượt không? Đợt này lên núi hay xuống biển? Đi mấy ngày?... Những câu chuyện, những kế hoạch cứ râm ran khắp chỗ này sang chỗ khác. Và dường như ai cũng cố gắng hoàn thiện nốt những công việc của mình để bắt đầu một kì nghỉ như cái tết thứ hai của năm. Cuối ngày, tôi cũng đã sửa soạn xong chiếc ba lô con cóc của mình chỉ với vài bộ quần áo, đồ dùng cá nhân và dăm gói trà gừng, chai dầu gió. Đó là tất cả những gì tôi sẽ mang theo cho một chuyến đi được gọi là Phượt Thiền như thế.

6h sáng đến địa điểm tập trung tại Công viên Hòa Bình. Khá đông các bạn đã có mặt đông đủ. Thi thoảng lắm, lẫn trong những hàng dài các bạn vẫn còn đang ở tuổi ăn tuổi ngủ, mới thấy một vài anh chị và các bác luống tuổi. Tự dưng tôi thấy lòng mình vui lạ lẫm và một luồng suy nghĩ mới cứ bám lấy tâm trí tôi, lôi kéo tôi và mỉm cười an nhiên mãi mãi. Tôi biết chắc chắn rằng luồng suy nghĩ ấy đã khác hẳn với cái ý nghĩ ban đầu của tôi hay cũng như của biết bao người khác mà nếu như họ cũng chưa bao giờ trải nghiệm chuyến Phượt Thiền trong đời thì cũng sẽ đều nghĩ như vậy.

nhoceddy
11-05-2015, 09:15
Xe chuyển bánh bình yên qua những con đường, những hàng cây và qua ánh mặt trời đã bắt đầu nhô cao trên núi. Ai cũng lúi húi nhắn tin, gọi điện cho những người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp sau khi được nghe thông báo tất cả điện thoại đều phải tắt kết nối và kí gửi trong suốt chuyến hành trình. Tôi đâm ra lo lắng một chút và quay sang trao đổi riêng với bạn trưởng đoàn rằng vì lí do công việc đặc thù nên gần như tôi sẽ phải check thông tin hàng ngày bằng điện thoại. Nhưng bạn biết đấy, quy định vẫn là quy định và một khi bạn đã gật đầu đồng ý thì điều đó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ dấn thân vào một cuộc hành trình đầy mới mẻ và thú vị...

7h30, từng chiếc xe nối đuôi nhau uốn lượn theo hình chữ S và ì ạch bò lên dốc núi. Lau trắng phất phơ những cành chìa ra từ vách đá cứ cuốn hút, cứ bồng bềnh và cứ như dang tay vẫy chào cả đoàn xe chúng tôi đi về nơi tĩnh lặng. Thi thoảng xe vụt qua những đốm hoa màu đỏ li ti như điểm thêm cho một thế giới đang ngập tràn những sắc màu trầm. Tôi trong lúc ấy, cũng không buồn giơ máy ảnh ra chụp vì sợ rằng tiếng lách tách từ máy sẽ phá đi cái không gian đang hư hư thực thực trước mắt mình. Lúc này tâm an tịnh và bình yên quá đỗi, những ngôi nhà mái cong và những bậc thềm dẫn lên cao vút của cũng đã hiển hiện phía đằng xa…
https://i1192.photobucket.com/albums/aa336/nhoceddy/11121498_841954312560341_34296224_n%201.jpg (http://s1192.photobucket.com/user/nhoceddy/media/11121498_841954312560341_34296224_n%201.jpg.html)
https://i1192.photobucket.com/albums/aa336/nhoceddy/11119573_841954332560339_1882030689_n.jpg (http://s1192.photobucket.com/user/nhoceddy/media/11119573_841954332560339_1882030689_n.jpg.html)
https://i1192.photobucket.com/albums/aa336/nhoceddy/11117430_841954655893640_1408552398_n.jpg (http://s1192.photobucket.com/user/nhoceddy/media/11117430_841954655893640_1408552398_n.jpg.html)

nhoceddy
11-05-2015, 09:20
https://i1192.photobucket.com/albums/aa336/nhoceddy/11251719_841954329227006_1351882210_n.jpg (http://s1192.photobucket.com/user/nhoceddy/media/11251719_841954329227006_1351882210_n.jpg.html)

Xếp hàng với lỉnh kỉnh những balo, hành lí trên vai, nhưng đoàn chúng tôi ai cũng háo hức rảo bước đều chân trên một đoạn dốc dẫn về Thiền Viện. Ai nấy nhanh chóng vào nhận phòng và sắp xếp gọn hành lí của mình theo sự hướng dẫn của các bạn trưởng đoàn. Những chiếc giường tầng, giường đôi hay giường một lúc này lập tức gợi lại cho tôi kí ức về thời sinh viên leo trèo, đu bám và nghịch ngợm. Phòng có cửa sổ thoáng nhìn ra dãy hàng cây bên ngoài đầy nắng. Tiếc thay, do đoàn xe của tôi quá đông nên phòng không đủ giường, một vài người chúng tôi phải di chuyển sang căn phòng khác hơi tối và ẩm. Nền nhà khá lạnh và không được đi dép nên đối với tôi thì chỉ điều này thôi đã là cả một cực hình. Cũng bởi vì thế mà lúc nào trông tôi cũng như ủy ban chống rét giữa mùa hè vậy. Hay kì quặc hơn thì con bạn đi cùng nó ví tôi như bà mẹ vừa mới sinh em bé:
- Chồi ơi… Sao lúc nào m cũng mặc quần dài và đi tất chân dày được thế nhỉ?
- T sợ lạnh mừ…
- Chồi ôi… Tháng 5 roài cụ nhé!!! Xem nào, lại còn Color lòe loẹt quá. Trông m như con Tắc kè hoa thế này nữa. Haizzz… hết cách!!!

Câu chuyện này vẫn tiếp diễn từ ngày này qua ngày khác mà rồi tôi sẽ lại kể bạn nghe. Còn chiếc giường tôi đang ngồi lên mới là thứ hay ho và ám ảnh…

tam48313
15-05-2015, 23:45
Câu chuyện này vẫn tiếp diễn từ ngày này qua ngày khác mà rồi tôi sẽ lại kể bạn nghe. Còn chiếc giường tôi đang ngồi lên mới là thứ hay ho và ám ảnh…

thiền viện trúc lâm hả bạn ? mình đang đợi đây

nhoceddy
18-05-2015, 11:52
thiền viện trúc lâm hả bạn ? mình đang đợi đây

Đúng rồi bạn nhé. Do phải gửi máy ảnh và điện thoại nên sẽ không có nhiều hình ảnh, điều này sẽ khiến các bạn hơi nản khi đọc bài. Tuy nhiên, cảm ơn các bạn đã ghé qua nhé!!!

nhoceddy
18-05-2015, 13:09
Đó là một chiếc giường hình chữ nhật giống như một chiếc rương mà bạn hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể lật nắp rương lên rồi bỏ vào trong đó những thứ của cải quý giá nhất của mình. Sau đó, đóng nắp lại, trải chiếu chăn và nằm ngủ trên lưng nó. Nhưng sau đó, ngay lập tức tôi lại có những suy nghĩ mường tượng khác trong đầu. Tôi nghĩ đến chiều dài của chiếc rương vừa bằng với một thân hình cỡ tầm 2 mét. Và chiều cao thì có thể xếp chồng một lúc 5-6-7 người mà đóng nắp lại. Rồi một ngày nào đó, bạn và tôi hay bất kì ai cũng có thể chui vào trong chiếc rương đó, nằm xuống và im lặng mãi. Nhưng thật lạ, những gì tôi nghĩ lúc đó lại không làm tôi sợ. Ngược lại, tôi xem đó là một chuyện rất đỗi bình thường, thanh thản và bình yên như chính nơi tôi tìm về vậy. Song tôi cá là các bạn khi đọc đến đây sẽ thấy hơi rợn người vì cái suy nghĩ thật ấu trĩ ấy của tôi. Nhưng các bạn đừng lo lắng nhé vì thực tế chiếc giường ấy được bố trí như một chiếc hòm để bạn có thể cất đồ đạc, hành lí của mình vào trong đó. Và khi kết thúc chuyến hành trình, bạn rời đi thì nó lại là nơi cất gọn gối chăn và chờ đợi những đoàn người tiếp sau mà thôi.

Chúng tôi nằm trên 4 chiếc hòm ghép lại như thế và vừa đủ 4 người. Nhưng các giường khác cũng ghép lại như vậy và kéo dài từ đầu này đến đầu kia. Kết quả là chiếc màn của chúng tôi dài qua 12 cái hòm mà không hề vướng víu, khó chịu. Cũng có thể do mọi người đều mệt và chưa quen lịch sinh hoạt nên ai nấy lăn ra ngủ như chưa bao giờ được ngủ vậy. Trong phòng còn có hẳn 2 chiếc quạt công nghiệp to và 3 chiếc quạt nhỏ gắn trên trần gỗ. Chiếc quạt khổng lồ mãi đến ngày hôm sau thì mới được sử dụng hết công lực do trời nắng nóng, oi bức và khiến một số bạn thu lu trong mấy làn chăn dày. May mắn, em quạt ấy không hướng ánh nhìn về phía tôi, không thì cái bà đẻ như tôi luôn quần dài, tất dày cũng không làm sao mà đỡ được.

Tạm bỏ lại hành lí trong phòng, chúng tôi hối hả lên giảng đường tập trung. Ngày đầu tiên và lượng người (sau này chúng tôi được gọi là các Thiền sinh) quá đông nên chúng tôi mất cả một buổi sáng để nghe phổ biến các nội dung cho 6 ngày tu tập và kí gửi hành lí. Một trong những yêu cầu bắt buộc mà như tôi có nói lúc trước đó là chúng tôi là phải tắt nguồn điện thoại để kí gửi kèm với CMTND và ví tiền. Điện thoại thì không vấn đề gì nữa vì dù sao tôi cũng đã nhờ vả được đồng nghiệp của mình, còn ví tiền thì ôi thôi… ngay lúc đó tôi chưa mường tượng hết...

https://i1192.photobucket.com/albums/aa336/nhoceddy/DSC_0670.jpg (http://s1192.photobucket.com/user/nhoceddy/media/DSC_0670.jpg.html)
https://i1192.photobucket.com/albums/aa336/nhoceddy/DSC_0675.jpg (http://s1192.photobucket.com/user/nhoceddy/media/DSC_0675.jpg.html)

tam48313
18-05-2015, 14:25
Đúng rồi bạn nhé. Do phải gửi máy ảnh và điện thoại nên sẽ không có nhiều hình ảnh, điều này sẽ khiến các bạn hơi nản khi đọc bài. Tuy nhiên, cảm ơn các bạn đã ghé qua nhé!!!

mình cũng đã trãi qua 1 đêm nơi này cùng với gia đình - phải nói thật lạ là khi phải tắt đt & nằm nghe côn trùng kêu sau đó ngủ 1 giấc thật ngon -để mình tìm lại hình xong post lên sau nhé -thanks bạn nhiều

nhoceddy
19-05-2015, 11:28
Chúng tôi ăn chay trong suốt cả 6 ngày. Các món ăn cũng vô cùng phong phú và thay đổi. Nào cà xanh xào, chả rán, đậu phụ sốt, canh rau muống, hoặc xôi, bún, cháo, khoai luộc. Tôi vốn là kẻ mê mẩn món khoai, nhưng chỉ 2 bữa có khoai luộc ăn kèm với bún. Tôi cũng không dám lấy nhiều vì đằng sau tôi còn rất nhiều bạn khác đang xếp hàng, và cũng vì một phần thức ăn đã bị thiếu ngay buổi đầu tiên chúng tôi Thọ Trai (Thọ Trai là cách nói của nhà Phật khi bạn đi ăn cơm, có nghĩa là Giờ ăn. Còn nhà ăn được gọi là Trai Đường).

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/11246256_877481132321871_1741061864475078868_n.jpg ?oh=4ae9449896b022c6a475e2db0aab5c37&oe=55C036A8&__gda__=1439792542_99c4289828ca3710c30756bd2ce2aa7 0

Bữa cơm đầu tiên với biết bao bỡ ngỡ đã diễn ra. Chúng tôi, những đứa trẻ ngây ngô lần đầu được đi học đã răm rắp tuân theo những nhắc nhở của các bạn tình nguyện viên. Nào là im lặng nhé, đừng nói chuyện. Nào là đứng vào hàng cho ngay cho thẳng. Nào là, bạn cầm bát sai rồi, phải như thế này nhé, lấy tay trái ôm bát, tay phải dùng ngón cái giữ chiếc đĩa bên trên cho chắc chắn. Nào là, bát to dùng lấy cơm và thức ăn, bát nhỏ dùng lấy canh, còn đĩa dùng để lấy đồ tráng miệng hoặc đồ ăn thêm như khoai, sắn, bỏng…. Rồi nữa, khi các thầy đến thì quay mặt về phía các thầy và cúi người xuống đón chào. Chờ cho các thầy đi qua thì lại tiếp tục công việc lấy cơm canh của mình… Cứ thế, cứ thế, mỗi bữa ăn của chúng tôi bạn sẽ chỉ nghe thấy tiếng những bước chân, tiếng lanh canh rất khẽ của thìa bát và vẳng ngoài kia, bên song cửa sổ là tiếng gió, tiếng ve, tiếng bầy Cồ Cộ đang ngân lên da diết giữa những ngày tháng 5 bắt đầu oi ả…

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/10428037_877480828988568_4697610719991683137_n.jpg ?oh=cdb2b37b42f89aa3bd3c52cf1dc2d5eb&oe=55FBD3D8&__gda__=1439782225_38769b28ded63c86afb5bc5b51876ec b

Tôi vẫn nhớ bữa cơm trưa hôm ấy, đoàn người xếp hàng dài cắt ngang cả con dốc phía bụi cây, nắng buổi trưa thu bóng hình cụt lủn, ai cũng đầu trần lặng im đứng đợi. Rồi người đi trước sợ rằng ăn chay sẽ đói nên cố tình lấy cho thật nhiều đồ ăn bỏ vào chiếc bát của mình, kết quả là (mãi sau này tôi mới được các bạn tình nguyện viên kể lại) những người phía sau chỉ được ăn cơm với muối vừng mà thôi. Thế là trong bữa ăn, khi thầy trụ trì đọc 5 điều quán rằng: 1. Quán thức ăn này từ đâu mà có (“Quán” là theo cách nói của nhà Phật, dịch nôm na ra là Nghĩ); 2. Quán xem công đức của mình đủ để ăn thức ăn này chưa; 3. Quán thức ăn này để diệt Tham, Sân, Si. 4. Quán thức ăn này như thuốc chữa được tất thảy mọi tật bệnh; 5. Quán để thành đạo nghiệp nên ăn thức ăn này; thì ai nấy cũng đều rơm rớm nước mắt với nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau. Và tôi, những lúc này cảm thấy mình như vô cùng bé nhỏ. Bởi cái việc ăn uống tưởng chừng như đơn giản mỗi ngày, mỗi giờ ấy khi được thực hiện trong một bối cảnh với sự im ắng, trang nghiêm, thanh tịnh thì đã khiến những con người đầy toan tính, bụi bặm cũng tự dưng biến đổi mà dành trọn cho nhau những ưu ái, yêu thương. Vậy thì, tại sao bạn không thử chỉ một ngày thôi để thấy cả một thế giới khác đang mở ra, khác hẳn với thế giới của những ồn ào rôm rả thường ngày mà bạn và tôi đã thưởng thức suốt mấy chục năm trời…

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/v/t1.0-9/11200600_877480975655220_4547481785439295984_n.jpg ?oh=f0cd1311faa90b65ddab32914da59364&oe=55C9F7D5&__gda__=1438596817_f37a4e41d0ba196191cca002c85596c 9
https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/11193314_877481152321869_3014249678314323086_n.jpg ?oh=5164ca7e3bef85d9eb5896f13e41cd6d&oe=55FE9B99&__gda__=1439445679_554e009b04753e11c025929a42ee263 3
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/11050675_877481148988536_292680880948755482_n.jpg? oh=aa6648931e2a2cd011a700d3d9b4667a&oe=55C37243&__gda__=1439114878_2600f78efe6c48519e6f06736243235 3

tam48313
19-05-2015, 14:33
bạn viết bài hay quá - mình chỉ ở thiền viện 1 ngày đêm thôi - đặc biệt là o có ăn bữa chiều - chỉ ăn sáng & trưa thôi nhưng mình đi với gia đình nên o phải xếp hàng như bạn nhưng thầy vẫn giảng giải cách thức lấy thức ăn như bạn nói - góp với bạn vài tấm nhé

https://c1.staticflickr.com/9/8869/17660245600_aa8d463696_c.jpg (https://flic.kr/p/sUznK7)

https://c1.staticflickr.com/9/8881/17847763835_7a08c33c72_c.jpg (https://flic.kr/p/tc9so8)

https://c2.staticflickr.com/6/5462/17844911432_d350548019_c.jpg (https://flic.kr/p/tbTQsL)

https://c1.staticflickr.com/9/8865/17821439256_60ec484bf7_c.jpg (https://flic.kr/p/t9Px15)

https://c1.staticflickr.com/9/8797/17225263624_bcedabc1c4_c.jpg (https://flic.kr/p/sf8YKS)

https://c2.staticflickr.com/8/7662/17660243620_fcdc3d69bc_c.jpg (https://flic.kr/p/sUzn9Y)

tam48313
19-05-2015, 14:43
https://c2.staticflickr.com/6/5350/17661511759_596cd3dd24_c.jpg (https://flic.kr/p/sUFS8r)

https://c2.staticflickr.com/6/5442/17847764915_ee6a675f39_c.jpg (https://flic.kr/p/tc9sGK)

https://c4.staticflickr.com/8/7687/17847764225_36b7b2c740_c.jpg (https://flic.kr/p/tc9suR)

https://c1.staticflickr.com/9/8896/17659959688_ceb6779a92_c.jpg (https://flic.kr/p/sUxUKA)

https://c2.staticflickr.com/6/5324/17848258791_3c0ba4a04e_c.jpg (https://flic.kr/p/tcbZvR)

https://c1.staticflickr.com/9/8869/17227384613_ed6d842c4d_c.jpg (https://flic.kr/p/sfjRfD)

https://c2.staticflickr.com/6/5322/17847768675_5db88a2725_c.jpg (https://flic.kr/p/tc9tPz)

https://c1.staticflickr.com/9/8860/17821436436_2c02e45fa1_c.jpg (https://flic.kr/p/t9Pwas)

https://c2.staticflickr.com/6/5338/17661513019_32fef95acd_c.jpg (https://flic.kr/p/sUFSva)

https://c4.staticflickr.com/8/7785/17225265104_6bfbaaa248_c.jpg (https://flic.kr/p/sf8Zco)

nhoceddy
19-05-2015, 17:25
[QUOTE=tam48313;1281173]bạn viết bài hay quá - mình chỉ ở thiền viện 1 ngày đêm thôi - đặc biệt là o có ăn bữa chiều - chỉ ăn sáng & trưa thôi nhưng mình đi với gia đình nên o phải xếp hàng như bạn nhưng thầy vẫn giảng giải cách thức lấy thức ăn như bạn nói - góp với bạn vài tấm nhé

Cảm ơn bạn nhiều nhé. Hình như đây là ảnh tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt đúng không bạn? Mình chưa có dịp vào thăm nơi này. Hiện tại, chuyến đi của mình là tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên ở ngoài Bắc. Tại đây bọn mình được ăn 3 bữa/ngày, nhưng các thầy chỉ ăn 2 bữa/ngày thôi. Chuyện này mình sẽ kể chi tiết trong những đoạn viết sau. Còn về hình ảnh, mình cũng đang nhờ mấy bạn trên page Đoàn Thanh Thiếu Niên Phật Tử Trần Nhân Tông để được dẫn link ảnh cho phong phú. Nếu bạn muốn tham khảo và đọc nhiều hơn về hoạt động của Thiền Viện thì có thể vào page đó hoặc page Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên nhé. Chúc bạn những ngày luôn vui vẻ và may mắn!!!
https://www.facebook.com/truclamtaythien?fref=ts
https://www.facebook.com/DoanThanhThieuNienPhatTuTranNhanTong?fref=ts

nhoceddy
19-05-2015, 17:27
Ăn cơm chay có đói không? Làm sao mà đủ chất??? Biết bao người luôn hỏi tôi những câu như thế khi tôi đã rời xa Thiền Viện. Và tôi sẽ kể bạn nghe, ngoài kia, bất kể giờ nào, sau những thời gian nghỉ, một vài- chỉ một vài người thôi nhé, đang tung tẩy ăn kem, uống nước ngọt, cafe và nhai bánh gạo... Những đồ ăn này hoặc là các bạn mua ở căng tin, hoặc là ai đó đem theo để phòng đói chứ không phải là đồ ăn đặc biệt ưu đãi của nhà Chùa đâu nhé. Nói như vậy để thấy rằng, nếu các bạn cảm thấy đói thì vẫn có chỗ để mua đồ ăn chống chế cho anh bụng. Song đây là điều không khuyến khích lắm, bởi các bạn đã được yêu cầu gửi hết tiền của mình từ ngày đầu tiên rồi cơ mà. Phải chăng, như thế là bạn đã một lần vi phạm??? Sẽ chẳng ai nhắc nhở hay yêu cầu bạn đừng làm như thế cả, nhưng tôi cá là dù ở lĩnh vực nào cũng vậy, nếu bạn tuân thủ được những quy tắc đầu tiên thì bạn sẽ đi được hết cả một hành trình dài…

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/v/t1.0-9/11146545_877480925655225_3715450072286187298_n.jpg ?oh=490479eac979a4d6b68c3bc7547d4e4d&oe=55C220AF&__gda__=1439085227_7ee393161299e1cd73bf3c3a88f41f2 8

https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/p206x206/11210498_877480882321896_6525824520509333403_n.jpg ?oh=2fa4141bf62d1b6cf8c6d883307dfe3e&oe=55BFF0D1

Những ngày đầu tiên, cũng có một vài bạn chưa quen với lịch sinh hoạt và đồ ăn chay nên cảm thấy hơi đói, thậm chí có bạn còn tụt huyết áp nữa. Song ban y tế luôn túc trực sẵn sàng, những đồ ăn ngọt như bánh Chocopie, bánh bông lan hay những viên kẹo Alpenliebe sẽ được phân phát tới tận nơi. Ngoài ra, nếu bạn vì lí do gì đó chưa kịp ăn hoặc bạn ăn chưa đủ no ở Trai Đường thì tất nhiên bạn cũng có thể chạy xuống nhà bếp và xin được dùng bữa. Tất cả các sư cô cũng như các bạn tình nguyện viên làm việc ở đây, mặc dù trời nắng nóng, mặc dù phải đứng bếp với những chảo mỡ, bếp củi luôn rực lửa nhưng rất hiếm khi các bạn nhìn thấy sự bực bội hay cáu gắt ở họ, may chăng chỉ là vẻ mệt mỏi vì phải đứng hoặc ngồi quá lâu, hoặc thiếu ngủ mà thôi.


https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/p206x206/11209466_876575245745793_1383966637738835778_n.jpg ?oh=5f1e3d871e29f81b2506f45e02d73c84&oe=5600A24C
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpt1/v/t1.0-9/p206x206/11141205_876575079079143_3479645608703386042_n.jpg ?oh=3f4ba24aa8d5b50cc3c62eed013d048b&oe=55C1EF0F&__gda__=1438720809_e0f07014107d4195ea9a7fe5df538f9 0
https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xat1/v/t1.0-9/11109197_876573579079293_1179600466439029646_n.jpg ?oh=5b78630078b60b5e6be8e39ec91f28e3&oe=560680BF&__gda__=1439082336_81ffef5aeb67135ccd1d01f22e5ee45 7
https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xta1/v/t1.0-9/11203110_876572995746018_3357713396536299640_n.jpg ?oh=769c8bcf10c218ab3e272d1fd9c4ad4b&oe=55FCFA85&__gda__=1439733516_22fdf213f35948a049595894c0c7f17 a
https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/11233180_876573222412662_4201589872575466028_n.jpg ?oh=82eaa305d6779a887d09ebea24db0ce8&oe=55C150F4

Lại nói về việc đủ hay không đủ chất khi ăn chay. Nếu bạn ăn đơn thuần mỗi bữa chỉ 1-2 món là cơm với rau hoặc đậu phụ hoặc thay đổi bằng 1 vài món khác và ăn nhiều ngày liên tiếp như thế thì rất có thể bạn sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng. Nhưng ngược lại, mỗi bữa thay vì 2 món bạn làm thành 3-4-5 món rau, củ, quả và thay đổi liên tục với những cách chế biến khác nhau thì các dưỡng chất có trong mỗi loại thực phẩm sẽ bù trừ cho nhau và bạn sẽ vẫn thấy mình cực kì khỏe khoắn. Có bao giờ bạn hỏi tại sao các sư thầy ở chùa họ ăn chay mà da vẫn hồng hào, tươi tắn như vậy không??? Thậm chí, các thầy chỉ ăn ngày 2 bữa??? Cũng có người phản bác lại tôi rằng, các thầy có phải làm việc gì đâu, chỉ ăn với tụng kinh thì lại chẳng trắng trẻo, đẹp đẽ??? Ồ nếu bạn vẫn đang còn có những suy nghĩ thiển cận và đơn giản giống như vậy trong đầu thì bạn hãy thử một chuyến Phượt Thiền đi nhé. Hãy lên Thiền Viện dù chỉ 1-2 ngày để hiểu hơn về cuộc sống của những người tu hành, để xem một ngày của các thầy trôi qua như thế nào? Họ làm những việc gì? Họ ăn gì? Họ đi đâu? Và họ nói cái gì???

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/10408965_877480918988559_6725708140593394382_n.jpg ?oh=769aee484c6c080a0c4084948f62eba7&oe=5608090B&__gda__=1438709053_f6c8cfed2e256d67cf41a949ebe2986 3
https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/v/t1.0-9/11169913_873726689363982_7919986830394771668_n.jpg ?oh=4e08bb029bc6f1c19b22ed15d13e0ac7&oe=5600697E&__gda__=1438667461_b7d6e4c8bd9a06912811b7ee4aa6b64 d

nhoceddy
20-05-2015, 15:16
Tôi sẽ kể thêm cho các bạn nghe một vài mẩu chuyện nhỏ xoay quanh về cái chuyện ăn và uống ở Thiền Viện nhé. Đầu tiên, ấy là câu chuyện về người phụ nữ trẻ sinh năm 1981, đã có gia đình và con nhỏ nhưng chị cũng tham gia chuyến hành trình tu tập 6 ngày vừa qua với chúng tôi. Khi đoàn xe bon bon về lại thành phố, mọi người đều hoan hỉ hát hò và phát biểu cảm xúc của mình về những ngày khổ luyện ấy. Chị chia sẻ, không biết mọi người thế nào nhưng 6 ngày ở đây mà chị béo lên trông thấy. Hôm trước nằm ngủ chị tháo mãi chiếc nhẫn ở tay ra không được vì tay chị mập lên, chiếc nhẫn hằn vào khiến máu không lưu thông được nên tức tay lắm và không ngủ được. Cả xe chúng tôi cười nghiêng ngả. Vì rằng, trước đó ai cũng chia sẻ rằng, lịch tu tập hơi dày đặc, thiền sinh thì đông quá, thời tiết nắng nóng oi ả, một số người bị ốm, cảm cúm…

Rồi chuyện một bạn tâm sự rằng, có một buổi sáng, trong giờ lao tác (có nghĩa là giờ dọn dẹp vệ sinh) mình đi xuống nhà bếp xem có việc gì thì cùng làm, hình ảnh đầu tiên mà mình nhìn thấy là các bạn tình nguyện viên đang ngồi ăn cơm bên song cửa sổ của nhà bếp. Tâm trạng của mình lúc đó rất xúc động và thấy thương các bạn tình nguyện viên ghê gớm. Các bạn ấy là người dậy sớm nhất đi đánh thức từng phòng dậy, rồi đôn đúc mọi người lên giảng đường, chỉnh cho hàng ngay lối thẳng, nhắc mọi người im lặng, hay vỗ nhẹ vai để các bạn thiền sinh khỏi buồn ngủ trong giờ nghe giảng pháp… Rồi các bạn ấy vừa lắng nghe, vừa quan sát, vừa giải đáp thắc mắc cho mọi người, rồi lại là người ăn và ngủ cuối cùng nhất trong khi lo cho cả một đoàn người mà con số lên tới tận 500 người…

https://lh4.googleusercontent.com/yoML15YBcVGVPzlW5Rn9Lzmx8dftbFRdyJO-NJYjH9YU6ia8sIe1_1FhzWK2cWAqGXuV1Q=w1319-h521
https://lh3.googleusercontent.com/wzZBKkt0S60vfvGmOrviRCCSNKRcef9D7l7GDE7zLThJP4w6ZH RfKIsoDP-K1Pus7nd3LQ=w1319-h521


Những tâm sự vẫn được chia sẻ mãi cho tới khi chiếc xe đã dừng lại ở điểm tập kết rồi cho đến cả những buổi sinh hoạt vào cuối mỗi tuần ở nơi phố thị mà rồi tôi sẽ lại kể bạn nghe ở những trang sau. Còn hiện tại, khi tôi đang ngồi gõ những con chữ này thì hình ảnh giảng đường với mấy trăm con người đang “hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười” cứ rõ ràng, rành mặt trước mắt tôi…

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/11057291_880412522028732_9149823884989987613_n.jpg ?oh=ac27be2e8b208236bcf829f20f1f55e7&oe=55D17739&__gda__=1442756837_e97b1e2f18667a2b3b5b8e1c0c0fefe a

viet_luong
27-05-2015, 23:25
viết tiếp đi bạn chủ thớt ơi

salan
28-05-2015, 14:12
Bạn ơi, cho mình hỏi, để tham gia lớp tập tu như thế này thì phải đăng ký như thế nào ạ. Các lớp có được mở thường xuyên không. Thiền viện ở đây là ở Quảng Ninh ạ. Còn ngôi chùa nào ở phía Bắc mình cũng mở các lớp tập tu như thế này không nhỉ?
Cảm ơn bạn

Yamaham
31-05-2015, 17:29
Bạn nhoceddy ơi,
Nếu mình tới Thiền viện không ngay dịp tu tập mà muốn ở lại một thời gian để cùng làm với các sư trong Thiền viện có được không vậy bạn?

nhoceddy
03-06-2015, 10:54
Bạn ơi, cho mình hỏi, để tham gia lớp tập tu như thế này thì phải đăng ký như thế nào ạ. Các lớp có được mở thường xuyên không. Thiền viện ở đây là ở Quảng Ninh ạ. Còn ngôi chùa nào ở phía Bắc mình cũng mở các lớp tập tu như thế này không nhỉ? Cảm ơn bạn
Đây là Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, gần Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bạn nhé. Hiện tại tuần này (31/5-5/6) đang là khóa tu của các bé nam từ 11-13t. Tuần tiếp theo là khóa tu của các bạn nam từ 14-17t. Và sắp có khóa tu cho các bạn trên 18t nữa. Bạn theo dõi và đăng kí các khóa tu tại các trang sau nhé: https://vi-vn.facebook.com/truclamtaythien, www.truclamtaythien.com


Bạn nhoceddy ơi,
Nếu mình tới Thiền viện không ngay dịp tu tập mà muốn ở lại một thời gian để cùng làm với các sư trong Thiền viện có được không vậy bạn?
Bạn có thể lên gặp trực tiếp các thầy cô trong chùa và nói rõ nguyện vọng của mình. Bạn có thể xin ở lại tập tu hoặc xin làm tình nguyện viên giúp đỡ nhà chùa và trợ duyên cho các bạn đang trong khóa tu. Nhà chùa rất hoan nghênh các bạn tình nguyện viên đến làm công quả giúp nhà chùa bạn nhé!!!

nhoceddy
03-06-2015, 11:06
3h sáng chúng tôi được đánh thức dậy để bắt đầu giờ tọa thiền. Tọa là ngồi, thiền là im lặng, tĩnh tâm, ngồi để soi lại chính mình. Tôi cũng có ngồi thiền trước đây, nhưng chỉ thỉnh thoảng thôi và ngồi để mơ mộng theo những thứ được vẽ ra trong đầu (mà mãi sau này tôi mới biết những thứ đó được gọi là mộng hay vọng tưởng) và tôi cũng chưa bao giờ ngồi được quá 15 phút. Mãi cho đến hôm nay, khi ngồi nghe hướng dẫn để bắt đầu giờ tọa thiền đầu tiên thì tôi mới vỡ lẽ ra rằng, cái sự ngồi trước đó của tôi hoàn toàn sai be bét…

Tọa thiền có nhiều kiểu ngồi nhưng phổ biến và thích hợp nhất, đặc biệt là Phật và các vị Bồ Tát thường ngồi đó là tư thế Kết già phu tọa, hay gọi ngắn gọn là kết già. Theo thế ngồi này, bạn ngồi xếp bằng, hai chân chéo nhau, chân phải đặt lên bắp chân trái và chân trái đặt lên bắp chân phải. Lưng đứng thẳng, hai bàn tay đặt lên nhau và đặt ngửa trên 2 gót chân (thường là tay trái bên dưới và tay phải đặt bên trên. Tuy nhiên, ai ngồi kết già theo tư thế chân nào đặt lên trước thì tay của bên đó sẽ đặt ở dưới). Chú ý, hai ngón tay cái để chạm nhau tự nhiên, toàn thân thả lỏng, lưng đứng thẳng, đầu hơi cúi xuống và có thể nhắm hoặc mở mắt trong khi tọa thiền.


https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/p240x240/10408780_879902622079722_5675811261521079881_n.jpg ?oh=8f2e600320f48bcbf6f15a924062665a&oe=5603CA17&__gda__=1442836394_b6adab701c7f9822f8e9d6bbfa1c687 e
https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/10387690_882942188442432_4987439976087537712_n.jpg ?oh=b1faa874c676ed5acba98bb1c97a72e1&oe=55EB65AC&__gda__=1443695124_598f37fe545b517510a3b7574f4d702 e

Tôi tự hỏi, không biết trong lúc ngồi tĩnh tâm như thế liệu các bạn có thấy gì không nhỉ? Riêng tôi, hình ảnh cứ lặp đi lặp lại trước mắt tôi, trong tâm thức tôi, ấy là hàng loạt hàng loạt những cánh tay giơ lên cao rồi cúi gập người vái lạy xuống như đang lễ phật. Tôi cũng không nhìn rõ Phật hay các vị Bồ Tát ở đằng xa nhưng những cánh tay ấy cứ dâng lên rồi hạ xuống đều đặn, đều đặn như mỗi câu kinh mà chúng tôi vẫn đồng niệm vào trước mỗi giờ Tọa Thiền, ấy là “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni”. Rồi đôi lúc, tôi thử dẫn mình ra khỏi những cánh tay mềm mại cứ dâng lên hạ xuống ấy để quay về tập trung trong chánh niệm. Ấy là tôi đi đếm hơi thở, hít vào 1, thở ra 2, lại hít vào 1 và thở ra 2… Cứ thế cứ thế, tôi đếm cho đến khi chán, mà các bạn biết không, tôi thì rất chóng chán, thế là tôi lại đi lẩm nhẩm theo lời các thầy dạy, hãy đọc câu kinh trong lúc Tọa Thiền nếu như thấy mình mất tập trung: “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười”… Và cứ mỗi lần thở ra, tôi lại mỉm cười thật các bạn ạ!


https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/s851x315/10984122_882941785109139_4253898948697416842_n.jpg ?oh=c805c097fa3dc257326fa88c1218e804&oe=5603C8B6&__gda__=1442753291_bfbc8a43b82713ae79fc0813a29108c 6
https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/v/t1.0-9/p240x240/11193342_877178695685448_2186964356235517556_n.jpg ?oh=0c62165020082df609cfaa51413fe266&oe=560C397F
https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/11136632_877178665685451_997338849679075941_n.jpg? oh=bdd1f3927d457dd71ea8490e00015a77&oe=55F67205&__gda__=1441668940_037ecf3017f7fcf9e2c99b94f1c8450 a

Rồi trong lúc Tọa Thiền, tôi lại lắng nghe cả những âm thanh đang vọng tới. Nào là tiếng ve kêu, tiếng quạt trần đang chạy, tiếng bước chân các thầy đi giám thiền (tức là đi quan sát chúng tôi đang ngồi thiền) và đôi lúc, tôi nghe thấy cả hơi thở đều đặn của những bạn Thiền sinh ở bên cạnh. Thi thoảng tiếng ai đó bật ho khục khoặc, tiếng ngọ nguậy, cựa mình, tiếng sột soạt xả thiền của nhiều người khi đã mỏi lắm rồi cái tư thế ngồi kết già trên nền gạch ấy... Lắng nghe âm thanh, quan sát mọi thứ diễn ra trong đầu hay trong tư tưởng. Nhìn thấy nó và cứ nhìn vậy thôi, để nó tự đi qua, tự tan biến. Thấy và Biết trong lúc ngồi thiền ấy mới là thiền, các thầy cô luôn dặn dò như vậy. Đừng để cho những mộng tưởng dẫn bạn đi chơi. Hoặc cũng đừng yên lặng quá để bị ru vào trạng thái hôn trầm hay vô kí (tức là ngủ, không có ý thức trong lúc ngồi thiền). Có rất nhiều bạn bị rơi vào trạng thái này và tôi cũng không ngoại trừ…

nhoceddy
16-06-2015, 09:07
Chỉ khoảng 2 ngày sau, (có thể, ấy là tôi tự nghĩ ra lí do bao biện cho mình, rằng do cơn vật ngủ khi nhịp sinh học mới vẫn chưa quen), khi bắt đầu tọa thiền, cứ nhắm mắt được 1 lúc là tôi rơi vào trạng thái hôn trầm. Tôi ngủ được vài phút gì đó rồi giật mình. Tôi chống chế nó bằng cách cựa mình. Hít thở. Lẩm nhẩm vài câu kinh. Vẫn không ăn thua. Và tôi mở mắt suốt trong những lúc thiền. Để tập trung, tôi nhìn chăm chăm xuống những viên gạch dưới nền nhà. Và các bạn có biết tôi đã nhìn thấy những gì không? Kì lạ lắm, những vân gạch tí xíu ấy, lúc thì là hình ảnh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lúc lại là hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát, lúc lại là những đức Phật mặc áo cà sa, tai dài, đầu cạo trọc, hoặc thậm chí là có người râu tóc xồm xoàm, vẫn mặc áo cà sa của nhà Phật mà tôi chẳng biết đó là những ai. Tôi giả vờ nhắm mắt rồi lại mở mắt ra, rồi lại nhìn những vân gạch, vẫn là những hình ảnh ấy lặp đi lặp lại… Điều này cũng dễ hiểu thôi, khi tâm thức bạn luôn nghĩ về thứ gì đó thì ắt nhiên nó sẽ hiển hiện lên trong đầu hay trong giấc mơ của bạn…


https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xta1/v/t1.0-9/10561759_896915393711778_64709899621316822_n.jpg?o h=737fd43dfcd0c5c1b21dccbc1f4ca528&oe=55EB91D4

https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/10403424_892841920785792_6378000445809366023_n.jpg ?oh=915f53b4a45106b3cd47db3d357fbdae&oe=55ECFB65

Ngồi được 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 4 ngày, 5 ngày, rồi đến ngày thứ 6… đó là biết bao những cảm xúc được trải ra của tất cả mấy trăm con người đang ngồi giữa giảng đường Thiền Viện. Cảm giác mà ai cũng kể lể, kêu ca với nhau ấy là tình trạng đau ê ẩm 2 cổ chân vì bị củ khoai của chân này đè lên chân kia. Chưa quen nên sức nặng dồn xuống đôi chân. Có người vừa vắt chân lên lại phải bỏ xuống ngay vì đau quá. Có người thì ngồi quen, không thấy đau nữa nhưng cảm nhận được đôi bàn chân đang tê cứng, tím bầm, tê đến không còn cảm giác nữa… Hay cũng có người kể, em bị mỏi hai bả vai và cả sống lưng nữa. Mỏi lắm í. Có thể vì em cố gồng mình lên để cho lưng thật thẳng. Và những cái nhấc chân, ôi tôi ước gì bạn được nhìn thấy lúc ấy, đôi tay rất khẽ, rất nhẹ nhàng, xê dịch từng chút, từng chút một khi đặt xuống nền gạch mà như cả không gian vạn vật đang nín thở, ru ngủ, vỗ về cái niềm đau ấy vậy. Và nếu như cũng lúc ấy, bạn được nhìn thấy những biểu cảm trên khuôn mặt của mọi người nhỉ, tôi cá là bạn sẽ thấy cực kì thú vị. Nào là nhăn nhó. Đau đớn. Cắn răng. Khẽ kêu lên. Thở phù nhẹ nhõm. Rồi sau đó cũng lại hỉ hả. Hồ hởi. Vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy ra vậy.


https://scontent-sin1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/v/t1.0-9/20912_892841997452451_5047829627648779099_n.jpg?oh =9dc10ec67b0937cde6458391cac7cc98&oe=55F4500A

Tôi cũng sẽ kể thêm cho các bạn nghe về những buổi tọa đàm giữa thầy trò màu áo lam để các bạn không cảm thấy rằng thiền mãi như thế này thì chán lắm...

duonghai
17-06-2015, 10:34
Đọc bài viết này, thấy tâm hồn mình cũng thanh nhàn hướng thiện.

Phú sinh chỉ có bấy nhiêu
Cái thân như tắt bóng chiều mây trôi!

nhoceddy
10-07-2015, 11:32
1. Thầy ơi, sao lúc ngồi thiền con thấy rất nhiều thứ hiện lên trong đầu ạ? Nào là núi, mây, dòng suối, tiếng chim hót,…. Con không tĩnh tâm được mà cứ bay nhảy theo những thứ đó. Như vậy có phải con ngồi thiền không đạt kết quả không?
- À đó chính là các vọng tưởng được dấy lên do chính đầu óc ta nghĩ và liên tưởng tới nó. Nó đến thì kệ nó, ngắm nó chứ đừng đi theo nó, rồi nó sẽ tự đi.

2. Bạch Thầy, ngồi thiền liệu có giúp người nhà vừa mất được siêu thoát không ạ? Vì bình thường con thấy khi người nhà mất mọi người hay đọc kinh và tụng niệm nhiều ở bên cạnh chứ không thấy ai ngồi thiền ạ???
- Ngồi thiền cũng rất tốt và giúp người nhà siêu thoát được. Lúc này tâm của ta phải kiên định hướng về họ, cầu siêu cho họ thì mới đạt kết quả tốt.

3. Thưa thầy chúng con là nữ và có phần thiệt thòi hơn nam giới vì những ngày đến kì kinh nguyệt thì khá mệt mỏi và những lúc này có được ngồi thiền không? Và ngồi thiền trong giai đoạn này thì có phải là không tôn trọng các đức Phật không ạ?
- Là nữ không phải vì thế mà thiệt thòi hơn nam giới, nếu cơ thể trong thời kì này vẫn khỏe mạnh thì vẫn có thể ngồi thiền. Các ni (các sư nữ, còn gọi là cô) vẫn ngồi thiền suốt đó thôi. Giữ cho thân tâm mình trong sạch thì lúc nào cũng có thể ngồi thiền được.

4. Thưa thầy, lúc ngồi thiền con thấy rất đau, đau đến nỗi không nhấc được chân xuống. Vậy phải làm thế nào để hết đau ạ?
- Đau là chuyện thường tình. Lúc thầy mới ngồi cũng vậy, đau ê ẩm. Nhưng nhìn thấy các thầy ngồi được thì mình cũng ngồi được. Tuy nhiên, mình phải cố gắng, kiên định, rồi dần dần sẽ quen và không thấy đau nữa.

5. Con thưa thầy, lúc đức Phật ngồi thiền thì ngài có ngồi lên vật gì không ạ?
- Đức Phật thời đó không có những công cụ để ngồi thiền tốt như chúng ta bây giờ là Bồ đoàn và Tọa cụ (Bồ đoàn là 1 chiếc nệm như chiếc gối có hình tròn; Tọa cụ là 1 tấm vải mỏng bên trong lót lông hoặc bọt biển, thường là hình vuông dùng để ngồi lên trong lúc tọa thiền hoặc để nằm nghỉ) mà ngài ngồi trên mấy nắm cỏ để thiền. Khổ sở như vậy nhưng ngài đã đắc đạo và thành Phật, vậy thì cớ gì mà chúng ta không ngồi được phải không???
….

Những câu hỏi đáp vẫn xếp thành hàng dài hết cả thời khóa, dài đến nỗi quá cả giờ cơm và thậm chí các thầy phải gom lại, mang về để rồi hôm sau giải đáp tiếp. Thi thoảng cũng có bạn gặp riêng các thầy để được giải tỏa những thắc mắc vẫn đang vướng bận trong cõi lòng hay trong tâm thức của riêng mình. Vui vẻ, chậm rãi, nhiệt tình, các thầy chưa bao giờ từ chối bất kì một thiền sinh hay du khách nào khi họ đến nơi đây. Và dù trời có oi nóng, nắng có gắt quá đỉnh đầu, hay đã đến giờ thầy phải làm việc khác, tôi vẫn chưa bao giờ thấy ở họ những cái nhíu mày hối hả bước đi. Thầy Thông Văn dí dỏm, hài hước. Thầy Đại Trí nhẹ nhàng, tình cảm. Thầy Trụ Trì hiền như Bụt. Và các thầy cô khác, ai cũng thư thái, nhẹ nhàng, vui vẻ. Ấy là những nhận xét mà hầu hết các bạn khóa sinh đều chia sẻ lại với nhau. Còn riêng tôi, tôi cũng không biết phải miêu tả bằng những ngôn ngữ nào của nhà Phật để có thể nói hết về họ, những người thầy, người cô mà chỉ cần nhìn thấy thôi là bạn sẽ thấy ở họ đã toát lên những tâm bình dị và những nỗi an nhiên tự tại.

miki
06-09-2015, 18:42
Thầy Thạnh Trí chued ko phải đại Đại Trí đâu bác

diladencr7
09-09-2015, 19:15
Chủ thớt ơi làm ơn cho mình thông tin để đang kí khóa tu nha.Cám ơn thớt nhiều