PDA

View Full Version : [Chia sẻ] An Giang quê tôi



Pages : [1] 2

Người Nhà Quê
09-06-2011, 12:43
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/RuongbacthangBayNui5.jpg
Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/RuongBayNui.jpg
Ruộng trên vào mùa vàng



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0272.jpg
Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0285-Copy.jpg
Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0294.jpg
Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0293.jpg
Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0297.jpg
Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.

Người Nhà Quê
09-06-2011, 19:07
Thông tin này được dẫn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_X%C3%A0_T%C3%B3n
Chùa Xà Tón (Xvayton) tọa lạc ở khóm 3, trung tâm huyện lỵ Tri Tôn, tỉnh An Giang, là ngôi chùa tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của người Khmer vùng Nam Bộ và là ngôi chùa lưu giữ nhiều nhất về sách kinh lá có tại Việt Nam.

Tên gọi: Tương truyền, ngày xưa vùng này hãy còn hoang vu, rậm rạp, trên những nhành cây cao lớn, từng đàn khỉ đeo nhau mà chuyền đi. Đến khi người dân đến đây sinh sống ngày một đông và xây dựng chùa, họ lấy ngay cảnh tượng vừa vui vừa lạ mắt này, đặt tên cho chùa là Xvayton với nghĩa Xvay là khỉ, ton là đeo, là níu kéo...

Dần dà tên Xvayton biến âm thành Xà Tón cho dễ đọc (...mời tham khảo tiếp theo đường dẫn...).

Ai có cảm nhận gì sau một lần wa đây xin ghi vào đây để khích lệ tinh thần, viết và post lên tiếp nhá!




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0295.jpg
Tượng đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây Lâm Vồ có trên trăm năm tuổi.
Khi còn nhỏ, bọn trẻ chúng tôi hay chơi dưới gốc cây này.
Vì nhà chúng tôi nằm một bên cổng chùa.
Sân chơi gần như không có. Cây Lâm Vồ trở thành sân chơi của nhiều đứa trẻ.
Ngày nay, trẻ con hiếm khi vào đây chơi mà thường tụ tập ở wán xá, games online.




Hôm nay mệt, dừng lại ở đây.
Khi nào rảnh thì post tiếp lễ hội đua bò
và hầu chuyện các pác

Người Nhà Quê
09-06-2011, 19:30
Bớ Beer, làm sao mà phát hiện mà nhào zô sớm thía. Tui đau đầu, tính nghỉ mà gặp bà vô đây. Lỡ òy, :D pót thêm tấm hình nữa rùi nghỉ. Haizz


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/IMG_0286.jpg
Hôm đó, trời xanh mây trắng chộp cái đồi nham nhỡ do khai thác đá mà ra. :gun
Dưới cái chóp nham nhỡ này là cái hồ đã post ở trên.

Yamaha_1958
09-06-2011, 20:51
Người nhà quê ơi ! Nhờ bạn giới thiệu thiệu rõ nhưng điểm cần đến khi du lịch An Giang. Cho mình thông tin các cung đường đi tham quan An Giang. Tình hình là mình đi bằng xe Nouvo LX. Chuyển về cho mình qua mail : [email protected]. Chân thành cám ơn bạn nhiều.

Vinh Pham
10-06-2011, 11:17
Sáng mai đoàn nhà mình sẽ có mặt tại An giang, sẽ đi núi cấm rừng tràm vơi ghé qua cánh đồng tà pả luôn.

Người Nhà Quê
10-06-2011, 12:02
An Giang hân hạnh chào đón nhà Phượt của pác! Trà Sư mùa này đẹp lắm. Núi Cấm mùa này đã bớt khách, thuận tiện cho phượt phịch. Không biết mấy ngày nay, đồng Tà Pạ thế nào rồi? Chắc là đang xanh. Phượt zìa, pác nhớ post lên cho cả nhà nhá!
Chúc chuyến đi thành công và trên hết là thiệt zui và nhiều ký ức...

Tiện đây, PR zí pác về lễ hội đua bò Bảy Núi, diễn ra vào tháng 8al hàng năm, gần thời điểm diễn ra lễ Óok om bok ở các tỉnh khác. Đây là mấy tấm ảnh không khí lễ hội:

Phần II: lễ hội đua bò Bảy Núi


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/C12.jpg
Vùng Bảy Núi không có nhiều sông nước như các vùng khác.
Vì thế, đua ghe ngo không phát triển ở đây, thay vào đó là lễ hội đua bò độc đáo.
Dịp này, các đôi bò khỏe ở miền Tây gom về đây "tỉ thí". Campuchia cũng có tham gia.
Rất vui nhộn và hấp dẫn



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1090043.jpg
Có đến vài chục ngàn người, có khi cả trăm ngàn người đến dự khán.
Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau.


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1090038.jpg
Khán giả trẻ leo lên cây cổ vũ



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1090058.jpg
Cuộc đua luôn gây hứng thú.
Vòng đầu là thi thả. Vòng sau, 2 đôi bò tranh tài quyết liệt.
Có khi chúng chạy loạn, lao vào khán giả, cánh nhiếp ảnh, gây náo loạn.
Những chuyến đi xem đua bò luôn để lại ấn tượng đẹp và đầy niềm vui



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1090079.jpg
Sau cuộc tranh tài, các đôi bò được tập hợp lại trao giải.
Đôi bò về nhất luôn được săn đón với gái cao.
Nhưng phần lớn các chủ bỏ không bán mà để đó dưỡng chờ các cuộc thi tài tiếp theo.
Ngày nay, người Kinh cũng tham gia đưa bò thi tài tại lễ hội này



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/CopyofP1090051b.jpg
Hồi nhỏ, tôi thường ra đồng của người Khmer để xem "đua bò".
Đó là thời bao cấp, đua bò chưa là lễ hội mà là một hoạt động thường xuyên.
Các đôi bò của người dân ở các phum sóc tập trung ra ruộng của nhà chùa để cày bừa.
Để tạo không khí lao động-công quả, các chủ đôi bò mới thách đố xem đôi bò nào chạy nhanh hơn.
Mục đích chủ yếu là vui và làm việc trôi trải.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/c131.jpg
Riêng lễ hội đua bò diễn ra khi việc đồng áng đã xong. Người ta gom bò lại thi tài.
Đội bò ở phum sóc nào thắng cuộc là niềm may mắn đối với họ - Mùa màng sẽ trúng đậm...
Nhưng ngày nay, đua bò đã bị thương mại hóa.
Nhưng dẫu sao vẫn còn đó một lễ hội độc đáo nếu ta không để ý đến những chuyên linh tinh lang tang...

MrRai
10-06-2011, 22:05
https://farm4.static.flickr.com/3338/5788798476_f43db65293_z.jpg
>> Gởi 1 tấm.
Hình như mình với bạn chủ topic đi cùng ngày hay sao đó :D..kaka trời xanh đẹp quá.
/Để mình up hình lên flickr rùi cùng khoe với bạn.
Mình yêu quê AG của bạn rồi.mà chưa có dịp đi hết.( bữa mình đi thứ 7 và sáng cn.Chìu phải tranh thủ về lại SG )

MrRai
10-06-2011, 23:42
1 số hình mình mới up..khoe với bạn luôn
https://farm4.static.flickr.com/3052/5817945537_c52948a61a_z.jpg
> Thoại Sơn.
https://farm3.static.flickr.com/2455/5817938439_27244bc09a_z.jpg
https://farm6.static.flickr.com/5270/5817932239_24eef109b9_z.jpg
Đồi Tức Dụp

https://farm6.static.flickr.com/5199/5817922575_85e762df4c_z.jpg
Hồ Tà Pạ như bạn chụp :D
https://farm4.static.flickr.com/3656/5817914379_94d77f3032_z.jpg
:) nhìn Cảnh núi ở đây hấp dẫn lạ

Người Nhà Quê
11-06-2011, 12:02
@ Mr.Rai: Haha, zị là mình có đối tác trên topic này rồi. Rất hân hạnh. Có dịp nào đó, gặp nhau tại AG nhé! Pác MrRai này, up hình lên chia sẻ với cả nhà, làm giàu cho topic này nhé... Tấm ảnh pác chụp đồi Tà Pạ chỉ cách nhà mình khoảng hơn 1 cây số thôi đó.

Mùa nước nổi này, nhớ về An Giang ăn cá rô non chiên giòn và gỏi bông điên điển nhá:




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1150463.jpg
Này là cá rô non chiên giòn ăn với nước mắm chua ngọt.
Món này chỉ có vào mùa nước nổi thôi.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1150464.jpg
Còn đây là bông điên điển. Loại bông này ai cũng biết và ghiền ăn nữa!
Trước đây, dân dã mới ăn món này. Còn bây giờ thì dân thiệt rùi! :))
Năm ngoái, bông điên điển giá 150k mỗi kí. Hok bik năm nay giá bi nhiu nữa...

kieubsg
11-06-2011, 13:14
Chúc chuyến đi thành công và trên hết là thiệt zui và nhiều ký ức...

Tiện đây, PR zí pác về lễ hội đua bò Bảy Núi, diễn ra vào tháng 8al hàng năm, gần thời điểm diễn ra lễ Óok om bok ở các tỉnh khác. Đây là mấy tấm ảnh không khí lễ hội:


[CENTER]

Vùng Bảy Núi không có nhiều sông nước như các vùng khác.
Vì thế, đua ghe ngo không phát triển ở đây, thay vào đó là lễ hội đua bò độc đáo.
Dịp này, các đôi bò khỏe ở miền Tây gom về đây "tỉ thí". Campuchia cũng có tham gia.
Rất vui nhộn và hấp dẫn




Có đến vài chục ngàn người, có khi cả trăm ngàn người đến dự khán.
Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau.


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1090038.jpg
Khán giả trẻ leo lên cây cổ vũ



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1090058.jpg
Cuộc đua luôn gây hứng thú.
Vòng đầu là thi thả. Vòng sau, 2 đôi bò tranh tài quyết liệt.
Có khi chúng chạy loạn, lao vào khán giả, cánh nhiếp ảnh, gây náo loạn.
Những chuyến đi xem đua bò luôn để lại ấn tượng đẹp và đầy niềm vui

Hehe chủ topic , mình cũng góp phần lộn xộn vào cái trận đua bò 05.10.2010 . Đúng là ấn tượng đó, cảnh coi đua bò có vui có buồn
Vui vì thấy bò đua quyết liệt, khán giả đông nghẹt, chụp được nhiều hình tuyệt đẹp .........
Buồn vì mê coi bò lún sình ..... mất luôn đôi dép =)), haizzzzzzz cái này có thiệt, đã xảy ra với Bumby nhà Phượt Cantho ạ


https://i885.photobucket.com/albums/ac56/kieubsg/dua%20bo%20AG/IMG_3493.jpg

Người Nhà Quê
11-06-2011, 13:39
Nếu bình chọn khán giả nhiệt tình nhất trận đua bò chắc phải bình chọn cho pác Bumby nhà ta. Mê coi đua bò tới mất dép! =))
Để đi lần sau, chụp hình...khán giả đủ mọi kiểu! hehe



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/Candungnguoivenhat.jpg
Xin giới thiệu chân dung người chiến thắng trong vòng vây của giới nhiếp ảnh và cánh báo chí...

kieubsg
11-06-2011, 20:33
Xem và đoán thử cảnh này. Cũng là sau trận đua, khán giả ào tới vây quanh, các ống kính chưa kịp tiếp cận, view từ xa .... cho lành


https://i885.photobucket.com/albums/ac56/kieubsg/dua%20bo%20AG/IMG_3491.jpg

Một hồi sau có các chiến sĩ an ninh tiến gần nữa ....

https://i885.photobucket.com/albums/ac56/kieubsg/dua%20bo%20AG/IMG_3492.jpg

Tội nghiệp cặp bò, đứng vạ đó .... kiện kết quả công bố " không công bằng là không đi đó nha"

Haizzzzz .... ai đó trong đầu chợt nghĩ "bò ới bò ơi, ta khoái lạp xưởng ... bò AG nè"


https://i885.photobucket.com/albums/ac56/kieubsg/dua%20bo%20AG/IMG_3485.jpg

nguyen an nhan
12-06-2011, 02:04
Mac du khong phai la nguoi An Giang. Nhung sao yeu lạ vung dat nay. Vua roi, 30/04 quyet di 1 chuyen 4 ngày 3 đêm, cho het An Giang, visit nhieu lam: Cu Lao Ong Ho, Cum DL bac Tôn (Long Xuyen). Ba Chúc, Tức Dụp, Chùa Xà Tón (Tri Tôn), Chùa Bà Chúa, KDL Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư ....

Thích thật. Nếu có dịp sẽ trở lại thăm

Người Nhà Quê
14-06-2011, 09:53
Mac du khong phai la nguoi An Giang. Nhung sao yeu lạ vung dat nay. Vua roi, 30/04 quyet di 1 chuyen 4 ngày 3 đêm, cho het An Giang, visit nhieu lam: Cu Lao Ong Ho, Cum DL bac Tôn (Long Xuyen). Ba Chúc, Tức Dụp, Chùa Xà Tón (Tri Tôn), Chùa Bà Chúa, KDL Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư ....

Thích thật. Nếu có dịp sẽ trở lại thăm

Rất nhiều người nói như bác vậy! Thay mặt người An Giang cảm ơn và chào đón pác! Pác đi vậy là gần hết các KDL ở AG rồi đó. Nhưng cung đường phượt thì còn dài. Come on...

Người Nhà Quê
14-06-2011, 09:58
Xem và đoán thử cảnh này. Cũng là sau trận đua, khán giả ào tới vây quanh, các ống kính chưa kịp tiếp cận, view từ xa .... cho lành

Một hồi sau có các chiến sĩ an ninh tiến gần nữa ....

https://i885.photobucket.com/albums/ac56/kieubsg/dua%20bo%20AG/IMG_3492.jpg

Tội nghiệp cặp bò, đứng vạ đó .... kiện kết quả công bố " không công bằng là không đi đó nha"

Những lần đua bò gần đây thường xảy ra tình trạng tranh chấp như thế. Như đã nói, một hoạt động truyền thống nay đã thương mại hóa rồi. Nắm ngoái, các chủ bò hiểu tình không nhận giải đến 6h tối BTC phải chia đều các giải cho các đội có thành tích cao; không phân thứ hạng. :(( :((

MrRai
15-06-2011, 16:15
Mac du khong phai la nguoi An Giang. Nhung sao yeu lạ vung dat nay. Vua roi, 30/04 quyet di 1 chuyen 4 ngày 3 đêm, cho het An Giang, visit nhieu lam: Cu Lao Ong Ho, Cum DL bac Tôn (Long Xuyen). Ba Chúc, Tức Dụp, Chùa Xà Tón (Tri Tôn), Chùa Bà Chúa, KDL Núi Cấm, Rừng Tràm Trà Sư ....

Thích thật. Nếu có dịp sẽ trở lại thăm
Pak sướng thật.phải ở 3 4 ngày mới đi hết AG lận.em ko đi dc nhiều vậy,có dịp phải trợ lại :).
@Pak Chủ : em đi ít nơi nên cũng ít hình lắm.có dịp e sẽ xuống lại và hú bác.

Người Nhà Quê
15-06-2011, 17:24
Pak sướng thật.phải ở 3 4 ngày mới đi hết AG lận.em ko đi dc nhiều vậy,có dịp phải trợ lại :).
@Pak Chủ : em đi ít nơi nên cũng ít hình lắm.có dịp e sẽ xuống lại và hú bác.

Hẹn gặp nhau trên đường phượt. Mùa nước về miệt AG-ĐT cũng thú vị lắm. Nhắc thèm lẩu mắm cá linh, canh chua cá bông lau ở quê lụa Tân Châu.
Come on...

Người Nhà Quê
15-06-2011, 17:41
Post mấy tấm hình lên trước. Bữa nào rảnh sẽ thuyết minh về danh nhân Thoại Ngọc Hầu
..................
Mấy hôm nay, mới có dịp trở lại xây dựng topic này:

Phần III: Danh nhân Thoại Ngọc Hầu

Thông tin về danh nhân Thoại Ngọc Hầu-Nguyễn Văn Thoại, mọi người có thể tham khảo tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tho%E1%BA%A1i_Ng%E1%BB%8Dc_H%E1%BA%A7u

Ông là người có công đầu trong việc khai mở vùng đất An Giang.
Tên ông được ghi vào tên núi, tên sông (ở huyện Thoại Sơn).
Người dân địa phương ghi nhớ công ông nên được thờ hầu hết ở các đình thần ở làng, xã.
Kinh Vĩnh Tế là do ông chủ trương đào, lấy tên chánh thất là bà Châu Thị Tế đặt tên cho con kinh.
Công trình này được khắc ghi trên Cửu Đỉnh ở kinh thành Huế.




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1060995.jpg
Tượng Thoại Ngọc Hầu được chụp tại lăng ông, ở Núi Sam (Châu Đốc, An Giang).
Ngoài là một vị công thần, chịu nổi oan ức và được giải oan sau đó,
Thoại Ngọc Hầu được người dân xem như thần
và tôn thờ ông như một vị thần linh trấn giữ vùng đất này...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210129.jpg
Tên ông được gắn với sông-kinh Thoại Hà ở huyện Thoại Sơn



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1170202.jpg
Tại huyện Thoại Sơn, có ngọn núi không lớn lắm mang tên ông.
Do tình trạng khai thác đá, ngọn núi này đã mất một phần.
Hiện nay, phần núi bị khai thác trở thành một cái hồ lớn, được khai thác du lịch.
Đặt tên là KDL Hồ Ông Thoại, nằm ngay trung tâm huyện Thoại Sơn



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1170232.jpg
Dưới chân núi là ngôi Đình thờ ông.
Thoại Ngọc Hầu mất vào ngày 6 tháng 6 (âm lịch) năm Kỷ Sửu (1829), thọ 68 tuổi.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1070004.jpg
Khu lăng mộ gia đình ông hiện nằm tại núi Sam.
Đây được xem là công trình kiến trúc lăng mộ đẹp và được giữ gìn cẩn thận.
Mới đây, ngành văn hóa đã tổ chức khai quật một phần và chỉnh sửa lại.
Ảnh được chụp khi chưa sửa, giữ được vẻ đẹp cổ xưa



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1060991.jpg
Lăng mộ Thoại Ngọc Hầu được người dân khắp nơi tín ngưỡng


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1170226.jpg
Bia Thoại Sơn được xem là bia đá cổ lớn nhất Việt Nam.
Trong ảnh là bản dịch từ bia đá trong đìnhThoại Sơn




Một số điểm có thể đến ở huyện Thoại Sơn:

-Lòng hồ số 1 (tượng đài tưởng niệm Thoại Ngọc Hầu) tức KDL Hồ Ông Thoại.

-Tìm hiểu bia Thoại Sơn (di tích khơi thông kênh Thoại Hà của Thoại Ngọc Hầu)

-Đi bộ lên núi Ông Thoại thưởng thức cảm giác mạnh với hang Dơi,
ngắm toàn cảnh Thoại Sơn trên đỉnh núi

-Đến Ba Thê tham quan khu di tích Óc Eo: Linh Sơn tự
(tượng Phật Bốn Tay, hai bia Đá Đen),

Khu di chỉ Gò cây sậy, Gò cây thị là dấu tích
của nền văn hóa cách đây khoảng 2.000 năm
và biến mất một cách bí ẩn.

JinBui
22-06-2011, 08:17
Bác Người Nhà Quê có thể thống kê các địa điểm du lịch hoặc lên 1 lịch trình cho em đi từ hướng HCM xuống được không ạ?

Người Nhà Quê
22-06-2011, 12:36
Bác Người Nhà Quê có thể thống kê các địa điểm du lịch hoặc lên 1 lịch trình cho em đi từ hướng HCM xuống được không ạ?

Làm một cái lịch gọn gọn thế này nhá:
CT1: SG-Tiền Giang-Đồng Tháp-An Giang-Cần Thơ-Sài Gòn
CT2: SG-Cần Thơ-Kiên Giang-An Giang-Đồng Tháp-Sài Gòn

Về đường xá thì chắc bạn biết rồi hé, khỏi nói sâu.
Các điểm du lịch dọc theo đường đi:
SG-Tiền Giang, có mấy điểm ghé: Nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ngay tại TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng có kiến trúc đẹp và cổ xưa. Ah, tới đây phải uống cafe (quán Lạc Hồng được bán trong ngôi nhà cổ, nằm cạnh tượng đài Thủ Khoa Huân. Cuối tuần có live nhạc Jazz, trên lầu view đẹp; gần đó, có một quán nữa hình như là 30-4, không nhớ kỹ lắm, nằm cách Lạc Hồng 2-3 căn, chung một khối nhà cổ. Hình như trước đây là nhà ga xe lửa. Có người nói vậy, chưa kiểm chứng; quán cafe Harley là một quán nhỏ nằm ở khu vực Giếng Nước tức cái hồ lớn ở công viên trung tâm thành phố. Quán cafe này của một tay chơi xe cổ ở địa phương. Quán nhỏ, có thể trò chuyện về xe với chủ quán). Nếu có thời gian thì đi TX Gò Công và huyện Gò Công Đông có nhiều điểm tham quan, như: Biển Tân Thành, dinh Tỉnh Trưởng, lăng Hoàng Gia, nhiều ngôi nhà cổ rất đẹp, có một lò gốm của anh người Pháp+chị người Việt ở tại TX Gò Công rất tuyệt, nghề đóng tủ xà cừ, ăn bánh vá (giá)... Ít thời gian thì đi cồn Thới Sơn cho biết vườn trái cây ở đây.

Tiền Giang-Đồng Tháp: Theo QL1A đến ngã ba An Thái Trung (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 5Km) rẽ phải vào Cao Lãnh. Trước khi tới Cao Lãnh, có KDL Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng. Vô đó, đi xuồng sâu vào rừng tràm, ăn cá lóc nướng trui với lá sen non-ngon cực! Vào tới TP Cao Lãnh, có mấy điểm: Lăng cụ Phó Bảng-thân sinh Hồ Chủ Tịch ở đường xuống phà Cao Lãnh, vẫn còn trong trung tâm thành phố. Ngoài ra, còn có KDL Gáo Giồng, cũng là rừng tràm. Không qua phà mà đi tiếp đến huyện Thanh Bình, rồi tới Tam Nông đi VQG Tràm Chim. Đây là điểm nên tới. Mùa này, có sếu đầu đỏ.

Tiếp đến là đi TX Hồng Ngự rồi huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) qua Tân Châu (An Giang). Tại đây, có thể đi Vĩnh Xương để biết nơi đầu nguồn sông Tiền; tham quan núi Nổi (dạng núi sót của dãy Thất Sơn). Nghề dệt lãnh Mỹ A là không thể bỏ qua khi đến đây. Canh chua cá lăng ở Quán Duy ngon, nên dừng lại ăn. Trên đường Tân Châu đi Châu Đốc, có làng chăm Phũm Soài. Dừng lại tham quan các ngôi Thánh Đường; cần tìm hiểu văn hóa thì hỏi nhà ông Giáo Cả. Ông rất thân thiện và hiếu khách. Tham quan và tìm hiểu nghề dệt (hỏi nhà anh Mách).
Qua phà Châu Giang là đến Châu Đốc: Tham quan làng bè. Nếu có thời gian thì qua cầu Cồn Tiên-vị trí ngắm làng bè Vĩnh Ngươn và TX Châu Đốc rất đẹp. Đi ngược lên biên giới là đến An Phú. Tại đây, tham quan các làng Chăm quanh một cái hồ nước lớn, trong vắt và đầy quanh năm. Đó là Búng Bình Thiên. Tìm hiểu đi, rất hấp dẫn. Ngược về Châu Đốc: Đi xuồng theo kinh Vĩnh Tế. Nếu thích, có thể lên xã Vĩnh Ngươn, cách trung tâm TX Châu Đốc chừng khoảng 5Km, đi qua chợ Gò Tà Mâu cho biết. Khu vực này thuộc Campuchia, hoạt động sung túc, có người dắt qua. Trở về Châu Đốc thì vào Núi Sam, tham quan núi, chùa Tây An tìm hiểu về Phật Thầy; lăng Thoại Ngọc Hầu; miếu Bà Chúa Xứ. Khu vực này là nơi tín ngưỡng và văn hóa. Rời Núi Sam, vô huyện biên giới Tịnh Biên đi chợ biên giới, siêu thị miễn thuế...

Từ đây, có đường dọc kinh Vĩnh Tế đi thẳng qua Hà Tiên. Cung đường này đúng nghĩa làng quê, đường tốt. Tới Hà Tiên là đi tham quan 10 cảnh đẹp của xứ này (chỉ còn 9). Nhớ ghé thăm nhà lưu niệm thi sỹ Đông Hồ-Huỳnh Tấn Phác và Thất tiểu muội Mộng Tuyết. Không thể bỏ qua điểm Đá Dựng và núi Đèn cũng như đi dọc đường núi Đèn trở lại trung tâm thị xã. Lên cửa khẩu, nhớ đi đường cánh gà ra Mũi Nai. Đường này có ngôi chùa Khmer xưa bị tàn phá. Giờ chỉ còn khung chùa nhưng không gian đẹp. Có cây sa la rất to, hoa đẹp. Chụp ảnh tại đây là hết sẩy. Không biết đường đi thì hỏi đường lại chùa Xà Xía cũ. Trên đường này, có một quán nhỏ, bán món bốc-lò-hông rất ngon và lạ. Nhưng bụng không tốt thì đừng nên ăn. Ghé tắm Mũi Nai, đi xe trượt ống (một dạng khác của máng trượt) lên đồi Tà Pang nhìn qua Kép, Kampot (Campuchia), ngăm biến Tây Nam...

Hà Tiên-Rạch Giá: Đến Ba Hòn (cách Hà Tiên khoảng 20km), rẽ vào xã Bình An tức hướng đi chùa Hang-Hòn Phụ Tử. Đây là con đường địa chất đẹp bởi núi đá vôi. Có mấy điểm tham quan: Hang cá sấu, Mo So, núi Bà Tài, vô sâu bên trong nữa là Hòn Phụ Tử, chùa Hang, hang Tiền, hang Kim Cương. Có nhiều thời gian thì đi Ba Hòn Đầm tắm biển, ăn hải sản, làm Robinson, đi bộ qua biển...; tham quan quần đảo Bà Lụa... Trên đường này có ngôi nhà thờ đổ nát, chụp hình đẹp. Tới Rạch Giá có thể đi ăn uống, ngắm hoàng hôn ở khu Lấn Biển; viếng đình cụ Nguyễn Trung Trực nằm gần bến tàu Rạch Giá. Có nhiều thời gian thì ra Hòn Tre...ngắm đá! Ở Rạch Giá không thể ăn dùng điểm tâm sáng ở quán bún cá Bà Hai Tầm, nằm cạnh tượng đài Cụ Nguyễn, cá nướng (trưa, chiều tối); cafe Tropical đầy phong cách. Cách Rạch Giá khoảng 14Km là vườn Cò Mong Thọ B, đẹp. Có thời gian thì ngược xuống Tắc Cậu đi U Minh Thượng. Có thể bỏ qua tuyến này.

Rạch Giá-Hậu Giang-Cần Thơ: Từ RG có 2 đường chính để về CT. Nhưng nên đi theo đường Vị Thanh (Hậu Giang) vì cung đường đẹp, có nhiều điểm chụp ảnh, ngắm cảnh và thưởng thức phong cảnh làng quê. RG đi hậu Giang theo QL61, có nhiều chùa Khmer đẹp. Đến Vị Thanh không thể bỏ qua món cá thát lát chiên ở quán Tân Hậu Giang, canh chau chả cá thát lác... Tại Vị Thanh, ghé Hồ Sen, khu trù mật. Nói chung Hậu Giang không có nhiều điểm tham quan. Nhưng đi đoạn ngã ba Vĩnh Tường (từ HG về CT) có những hàng rào nhà rất đẹp. Trước nhà có ao thì trồng sen, súng; có sân thì trồng cúc dại. Con đường này đẹp nhờ người dân và chính quyền kết hợp tạo vẻ mỹ quan cho xóm làng bằng cách trồng hoa, làm hàng rào cây xanh...

Về Cần Thơ: Có những điểm tham quan nên đến, gồm: Chợ nổi Cái Răng (đi trễ nhất là 6g sáng. Nếu có thể nên đi từ khoảng 4-5g sáng, chợ đông, đúng nghĩa chợ nổi); đình Bình Thủy nổi tiếng về kiến trúc và lịch sử; nhà Họ Dươngđược xem là một trong những ngôi nhà cổ đẹp nhất ĐBSCL; chùa Nam Nhã Đườngđối diện đình Bình Thủy. Vườn sinh thái Mỹ Khánh và KDL Phù Sa có thể đi hoặc không đi. Tối đi dọc bến Ninh Kiều, đứng nhìn kiến trúc nhà lồng Chợ Cổ, đừng vào mua vì bán hàng rất bình thường, dễ gây mất hứng.

Nếu đi từ An Giang về Cần Thơ: Từ Tịnh Biên đi qua Tri Tôn, có con đường Tà Lọt nằm giữa hai trái núi, đường đẹp. Đến Tri Tôn lên đồi Tà Pạ ngắm ruộng, vào Tức Dụp chui hang động, lên núi Tô ngắm cảnh, thử sức. Nếu đi về Tri Tôn (từ Tịnh Biên) theo đường Ba Chúc thì ghé núi Nước, nhà mồ Ba Chúc, núi Tượng... Từ Tri Tôn đi TP Long Xuyên, có 2 đường nhưng nên đi đường Ba Thê hơi xa nhưng có điểm dừng tại núi Ba Thê để tìm hiểu về văn hóa Óc Eo (tại bảo tàng có kiến trúc hình linga trên đỉnh núi hoặc tại chùa Phật 4 Tay ở chân núi). Một đỉnh khác của núi Ba Thê có thạch đại đao-khối đá hình ngọn đao khổng lồ chải thẳng lên trời. Sau đó, về Thoại Sơn leo núi (ngọn núi nhỏ và thấp), tìm hiểu về danh nhân Thoại Ngọc Hầu tại đình thờ ông dưới chân núi. Nếu thích chơi tem, hỏi nhà bác Huệ, khối lượng tem quý hiếm khổng lồ, được mệnh danh là "Hai Lúa chơi tem". Về tới Long Xuyên thì ghé cù lao Ông Hổ-quê hương Bác Tôn. Trên đường Long Xuyên-Cần Thơ có vườn cò Bằng Lăng hoang dã (nên có mặt lúc 5g chiều, cò về đông).

Mình viết theo trí nhớ của mình về những con đường đã đi qua. Cơ bản là diễn ra theo suốt đường đi, theo thứ tự từ SG-TG-ĐT-AG-KG-CT.
Bạn quan tâm đến tuyến nào thì có thể tìm hiểu thêm.
Sơ lược về tuyến đường này hy vọng giúp ích cho bạn! :)

htnguyen2111
22-06-2011, 17:57
Thoại Sơn quê mình ;)

Ng Nhà quê ở huyện nào thế :)

puccavn
22-06-2011, 22:28
Yêu quá An Giang quê tôi.

Người Nhà Quê
23-06-2011, 09:44
Thoại Sơn quê mình Ng Nhà quê ở huyện nào thế

Người Nhà Quê ở Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang. Vậy là NNQ đồng hương với htnguyen2111 rồi. NNQ đã nhiều lần đi Thoại Sơn vì thích văn hóa Óc Eo.
Hiện nay, NNQ tham gia vào nhà phược Cần Thơ vì đang công tác tại đây.
Hẹn có dịp gặp nhau trên đường phượt!


Văn hóa Óc Eo


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210013.jpg
Ngôi chùa này chứa đựng nhiều di chỉ văn hóa Óc Eo
Tiếc là, do không hiểu hết nền văn hóa cô xưa có trên 2000 năm này
người ta đã làm "biến dạng"...


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/DSC04400.jpg
Tấm bia đá cổ xưa này đã bị bê tông lấn át



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/DSC04399.jpg
Tượng một vị thần đứng trong nền văn háo Óc Eo
"biến" thành vị Phật ngồi theo tín ngưỡng Phật giáo
Bên ngoài được đắp nhiều chất liệu,
làm biến dạng pho tượng cổ quý giá



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/DSC04414.jpg
Cận cảnh ngôi chùa có đến 3 di chỉ văn hóa Óc Eo quan trọng:
2 bia đá cổ và một tượng thần làm bằng đá



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210021.jpg
Cách ngôi chùa không xa là di chỉ Gò Cây Thị
Còn nguyên nền móng của một kiến trúc xưa.
Hiện được khai quật và bảo tồn

Người Nhà Quê
23-06-2011, 09:46
Yêu quá An Giang quê tôi.

puccavn cũng quê AG à? Những người quê An Giang luôn rất tự hào về An Giang. ;)

Văn háo Óc Eo (cont.)



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210044.jpg
Trên đỉnh núi Ba Thê là bảo tàng văn hóa Óc Eo.
Kiến trúc là hình dáng linga lớn nhất ở Việt Nam



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210118.jpg
Gần bảo tàng là chùa Tiên Sơn Tự.
Vị trí này ngắm cảnh, chụp hình lý tưởng.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210123.jpg
Trước chùa, có một tảng đá hình voi phục



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210105.jpg
Ngôi tháp bị sạt lỡ, ngã nghiêng trông...cổ kính



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210115.jpg
Bên phải chùa là một lõm trên mặt đá,
hình một dấu chân lớn.
Người ta gọi đó là chân tiên



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/P1210089.jpg
Phía bên kia là một đỉnh khác của núi Ba Thê.
Trên đỉnh, có khối đá hình một ngọn đao khổng lồ.
Người ta gọi đó là Thạch Đại Đao

Trần Quyền
23-06-2011, 16:42
Long Xuyên nè NNQ ơi, chắc bữa nào làm cái topic, đồng hương An Giang đi nhỉ?

puccavn
23-06-2011, 21:44
Em ở Phú Tân. em ủng hộ đề xuất của anh Quyền :D

Người Nhà Quê
24-06-2011, 09:36
@Trần Quyền & puccanvn: Ủng hộ hết mình. Mình ở topic An Giang quê tôi là cũng mong muốn tìm được đồng hương. Các bác ở topic Phượt An Giang bên Hội phượt theo khu vực để thu gom người An Giang lên đó phượt mồm và ofline nhé! Chờ...
Danh sách hiện nay là:
1.Trần Quyền (Long Xuyên)
2.puccanvn (Phú Tân)
3.htnguyen2111 (Thoại Sơn)
4.Người Nhà Quê (Tri Tôn)
5.Nguyễn Duy Thắng
6.........

Nhà phượt Cần Thơ cũng thường đi An Giang vào cuối tuần trong chương trình ngủ Thất Sơn. Theo kế hoạch, ngủ từ thấp tới cao. Đã ngủ Núi Nước. Tháng 7 là Núi Tượng... Kết nghĩa tốt chán! :D

Bữa nay, xin giới thiệu ngôi nhà thờ cổ thứ hai ở miền Nam, sau nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Địa điểm: Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DSC04293.jpg
Ngay sau khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam,
đất cù lao này được những người truyền đạo dừng chân.
Để rồi, những công trình tôn giáo mọc lên mang đậm nét của châu Âu cổ xưa.
Trên vùng đất này hiện vẫn còn tồn tại nguyên vẹn ngôi nhà thờ
được xem là đầu tiên ở vùng đất Nam kỳ, chỉ sau nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Đó là Thánh đường cù lao Giêng, được xây dựng trong 10 năm (từ 1879-1889) theo kiến trúc Roman,
có tài liệu ghi 12 năm (từ năm 1875-1887.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DSC04347.jpg
Không gian nhà thờ rộng lớn như một đại chủng viện.
Du khách trong và ngoài nước khi đến đây đều giành nhiều thời gian
để chiêm ngưỡng và tìm hiểu công trình kiến trúc cổ xưa này.
Không được xây dựng bằng bê tông cốt thép như ngày nay
nhưng công trình vẫn tồn tại vĩnh cửu suốt hơn 120 năm qua.
Các pho tượng trong nhà thờ và sân vườn đều được chuyển từ Pháp sang.
Gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn của Pháp từ xa xưa.
Bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ nhập từ Campuchia, mái vòm ngôi nhà thờ cao vút.
Hai bên là những hàng cột đặc trưng cảu kiến trúc roman, tạo vẻ uy nghi và sang trọng.
Bước đến đây, nếu không nhìn khu dân cư xung quanh,
khách có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của một nơi nào đó bên trời Tây.
Hiện nay, toàn bộ nhà thờ đã được sơn mới nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc, hoa văn cổ xưa.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DSC04366.jpg
Về phía thượng nguồn là nhà thờ gỗ, hay còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Cồn Tiên.
Hiện ngôi nhà thờ này đã được xây mới, mang dáng vấp của đình chùa Việt Nam.
Cứ mỗi sáng, mỗi chiều, tiếng chuông nhà thờ ngân vang khắp cù lao.
Đến các ngày lễ công giáo, không gian càng thêm rộn rã.
Cả người theo đạo lẫn người không theo đạo từ khắp nơi đổ về như trẩy hội.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DSC04286.jpg
Gần thánh đường cù lao Giêng, về phía hạ nguồn là ngôi nhà thờ dòng Francisco.
Khi đặt chân đến đây, các vị linh mục theo dòng tu khổ hạnh
đã xây cất các công trình tôn giáo gắn với các công trình xã hội,
chia sẻ cùng người nghèo khó.
Vì vậy, ở đây đã tồn tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ em mồ côi,
trại nuôi và chăm súc người bị bịnh hủi…
Công việc chăm sóc, chữa bệnh đều do các cha xứ, nữ tu… đảm trách.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DSC04372.jpg
Lý giải cái tên Giêng cho đất cù lao này, nhiều người cho rằng
sau nhiều tên đặt trước đó thì cái tên “Island Jan” trong tiếng Pháp
là gần gũi với tên gọi ngày nay.
Island Jan là do Hội thừa sai đặt khi đến vùng đất này xây dựng thánh đường và phát triển tôn giáo.
Người dân bản địa phát âm tiếng Pháp không chuẩn dẫn đến đọc chệch thành Riêng, Giêng, Den…
Hiện nay, tất cả các tên do phát âm chệch này vẫn tồn tại song song.
Riêng từ Giêng hiện được giữ làm tên gọi chính thức cho địa danh này.
Trong ảnh là đò từ thị trấn Mỹ Luông sang cù lao Giêng



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DSC04362.jpg
Cù lao Giêng có chiều dài khoảng 12 cây số
chạy dài theo dòng chảy sông Tiền, bề rộng chừng 7 cây số.
Từ xa xưa, đất cù lao này được biết đến là vùng trồng cây ăn trái, rau màu tươi tốt.
Từ khoảng năm 1700, đã có người đặt chân đến cù lao này.
Hiện nay, vẫn còn những gia phả ghi lại dòng tộc 300 năm tồn tại ở cù lao này


Nguồn: Thông tin tổng hợp

Trần Quyền
24-06-2011, 17:11
Anh Nguyễn Duy Thắng nữa, nhưng ít thấy anh ấy online, chắc bận bịu với mấy cái khách sạn.

tichuot
24-06-2011, 17:30
Các bác ơi cái topic này viết về An Giang nhen.

Các bác muốn tìm thì vào nhóm Phượt rủ rê đi ạ, chứ vào đây làm loãng đi topic của bác Nhà Quê mất. Nhà vườn em sẽ chuyển các bài không liên quan đi sau 24h tới nhé. (BB)

Người Nhà Quê
25-06-2011, 18:19
(BB)Xin tạm dừng "An Giang quê tôi" ở đây một thời gian.
Đang chuẩn bị chuyến đi qua 3 làng dệt Kinh-Chăm-Khmer nổi tiếng ở An Giang.
Và sẽ trở lại topic này với 3 làng dệt đó. (BB)

Trong thời gian này, Người Nhà Quê mở topic mới "Biển đảo Tây Nam".

Jigme_Lahmo
29-06-2011, 22:38
Ôi, ảnh đẹp quá. Em chưa đến An Giang bao giờ, nhưng cực thích đường thốt nốt ở An Giang, cơ mà ở Hà Nội chẳng có đường thốt nốt xịn mà mua, hic, chán.

Người Nhà Quê
30-06-2011, 13:40
Ôi, ảnh đẹp quá. Em chưa đến An Giang bao giờ, nhưng cực thích đường thốt nốt ở An Giang, cơ mà ở Hà Nội chẳng có đường thốt nốt xịn mà mua, hic, chán.

Đây, tán đường thốt nốt lớn nhất Việt Nam vừa được công nhận đây!


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/DungThotNot.jpg
Do nhu cầu lớn nên đường thốt nốt bây giờ bị làm nhái nhiều.
Bác muốn muôn đúng loại, phải bẻ thử tán đường ra.
Nếu chỗ bẻ ra mịn màng, không bị rớt hạt li ti thì đường đó là đường thốt nốt.
Ngược lại, đó là đường pha, nấu từ nguyên liệu đường cát nhập lậu từ Thái

Người Nhà Quê
30-06-2011, 13:49
An Giang: Trưng bày tán đường thốt nốt nặng 472kg

Đó là tán đường cho cơ sở sản xuất đường Thốt Nốt Lan Nhi
(huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) sản xuất (ảnh).
Ông Đoàn Văn Phóng, chủ cơ sở này, cho biết:
Tán đường này được nấu từ 3.776 lít nước thốt nốt nguyên chất
với thời gian làm trong 15 ngày.
Riêng thời gian để đường cô đặc lại thành tán mất khoảng 24 giờ.
Đường kính tán đường là 1,2 mét, cao 0,3 mét, trọng lượng 472kg.
Tổng chi phí sản xuất ước tính khoảng 15 triệu đồng.

Tán đường thốt nốt khổng lồ gần nửa tấn này được trưng bày tại
Hội chợ Thương mại – Du lịch và Đầu tư ĐBSCL
diễn ra tại huyện Tịnh Biên (An Giang) từ ngày 26 đến 31-5-2011.
Đây là tán đường lớn nhất từ trước đến nay được sản xuất tại An Giang
nhằm quảng bá cho sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Nguồn: CTO

Xoài
02-07-2011, 16:05
Cám ơn nguoinhaque, An Giang quê mình đẹp thiệt :)
Xem những gì bạn viết thật hữu ích cho những gì mình mới trải nghiệm tháng trước ở An Giang nói riêng và miền Tây nói chung. Bọn mình nghỉ 1 đêm ở thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn. Thực ra nghỉ ở Núi Sập cũng chẳng có gì ấn tượng nhưng khi xem bạn viết về những điều liên quan đến Thoại Ngọc Hầu thì thấy việc mình đi qua và overnight ở đấy thật có ý nghĩa. Cái chùa ở Tri Tôn mình cũng đã vào xem sau hôm nghỉ ở Thoại sơn - cũng là ăn may thôi - bọn mình tính qua Óc eo khoảng 15km gì đó thì rẽ trái đi Hòn Đất, nhưng vì trời mưa không để ý cứ đi ào ào, khi dừng lại thì đến Cô Tô rồi, thấy leader bảo đi quá chỗ rẽ rồi thế là quyết định chạy thẳng Tri Tôn thì mới thăm được cái chùa này.
Bọn mình còn đi Hà Tiên, rồi quay về Châu Đốc, thăm Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp. Nhưng ấn tượng và xúc động mạnh là khi thăm nhà mồ Ba Chúc - sao bọn Khe me đỏ ác thế, giết hết cả làng - chắc là bọn Tàu dạy chúng nó đấy. Mình chẳng khóc như mấy bạn đồng hành nhưng tự nhiên nước mắt cứ chảy ra khi xem Bảo Tàng tội ác ở đấy.

Người Nhà Quê
04-07-2011, 13:34
Chuyến đi của pác khá thú vị đó chứ. Cung đường pác đi là đẹp rồi. Nếu được lang thang đồng quê nữa thì tuyệt.
Tội ác diệt chủng Pol Pốt và tội đồ đứng sau là Bắc Kinh đã rõ. Tội cho người dân Ba Chúc vì tín ngưỡng quá lớn nên chỉ vào chùa để được che chở và... Hằng năm, Ba Chúc có một đám giỗ tập thể để ghi nhớ ngày này.

life_04go
04-07-2011, 17:26
Bác Người Nhà Quê cho em hỏi mấy cái này:
1. Cuối tuần này em đi AG thì lúa ở đó đã gặp chưa, có còn chín vàng không? (Khu Tà Pạ, Tri Tôn ấy ạ)
2. Hồ Soài So đã ke xong chưa, có nhâm nhở không?
3. Núi Phượng Hoàng (Cô tô) có phi xe máy lên đc k? Lần trước e đi thì nó k cho đi lên mà bắt đi xe ôm.
Em cảm ơn bác trước ạ!

Người Nhà Quê
04-07-2011, 17:36
1.Thời điểm này, lúa Ag đang xanh. Vùng Bảy Núi cũng thế!
2.Hồ Soài So thì lâu rồi mình chưa ghé. Có thể cuối tuần này ghé (phượt Cần Thơ đi ngủ núi Tượng và du ngoạn Bảy Núi).
3.Núi Tô hiện chỉ có đường do người dân làm. Bạn cứng tay lái thì có thể leo bằng xe. Đường không được như núi Cấm.

ox1979
11-07-2011, 18:07
@NNQ: up cho ae xem hình anh Bumby bị mất dép nhe.................................

Người Nhà Quê
12-07-2011, 15:10
@NNQ: up cho ae xem hình anh Bumby bị mất dép nhe.................................

Chuyến đi Bumby mất dép, NNQ hông có đi. Kieubsg (phượt Cần Thơ) góp vui bằng mấy tấm hình đó thôi. Thông cảm nhá!

huoucaoco
21-07-2011, 21:34
Chuyến đi của pác khá thú vị đó chứ. Cung đường pác đi là đẹp rồi. Nếu được lang thang đồng quê nữa thì tuyệt.
Tội ác diệt chủng Pol Pốt và tội đồ đứng sau là Bắc Kinh đã rõ. Tội cho người dân Ba Chúc vì tín ngưỡng quá lớn nên chỉ vào chùa để được che chở và... Hằng năm, Ba Chúc có một đám giỗ tập thể để ghi nhớ ngày này.

Ngày xưa nhà mồ Ba Chúc Có ghi dòng chữ phía trên là TỘI ÁC CỦA BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH sau này vì lí do ban giao nên sửa lại là tội ác của bọn diệt chủng ponpot, ngày nay tui nghĩ nên sửa lại như cũ thì có lẽ hợp hv.

Người Nhà Quê
22-07-2011, 12:08
Ngày xưa nhà mồ Ba Chúc Có ghi dòng chữ phía trên là TỘI ÁC CỦA BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH sau này vì lí do ban giao nên sửa lại là tội ác của bọn diệt chủng ponpot, ngày nay tui nghĩ nên sửa lại như cũ thì có lẽ hợp hv.

Theo mình được biết, Bắc Kinh đứng sau vụ Pol Pot xâm lấn biên giới Việt Nam những năm chiến tranh biên giới Tây Nam thôi. Tuy nhiên, trên chính trường và thực tế lại là vấn đề khác. Dù không ghi dòng chữ đó nhưng trong lòng mỗi người dân đều biết và "ghi nhận". Thời bình, giải quyết những "mâu thuẫn", "chồng lấn" bằng con đường song phương là cách nhiều quốc gia đang thực hiện để giảm bớt những thiệt hại...
Đành rằng, trong mỗi chúng ta ai cũng có lòng yêu nước nhưng đừng quá khích. Có thể họ quá khích, họ gây hấn vì nhiều lý do nhưng mình cũng không nên làm theo họ. Bởi xung quanh mình vẫn còn cộng đồng quốc tế.
Mình đã xóa được dòng chữ kia có nghĩa là mình có thành ý, là mình đã đứng trên người ta một bậc rồi. Người Nhà Quê suy nghĩ thiển cận như thế! :)

ocnuong87
23-07-2011, 09:58
[QUOTE=Người Nhà Quê;379893]@ Mr.Rai: Haha, zị là mình có đối tác trên topic này rồi. Rất hân hạnh. Có dịp nào đó, gặp nhau tại AG nhé! Pác MrRai này, up hình lên chia sẻ với cả nhà, làm giàu cho topic này nhé... Tấm ảnh pác chụp đồi Tà Pạ chỉ cách nhà mình khoảng hơn 1 cây số thôi đó.

Mùa nước nổi này, nhớ về An Giang ăn cá rô non chiên giòn và gỏi bông điên điển nhá:



[CENTER]https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1150463.jpg
Này là cá rô non chiên giòn ăn với nước mắm chua ngọt.
Món này chỉ có vào mùa nước nổi thôi.

Nhìn ngon quá đi mất, món này mà mấy anh em ngồi chém gió thì khoái phải biết...

htnguyen2111
23-07-2011, 10:09
Mùa nước lên là có đủ món hết này, không biết mọi người có nhớ không ta:

- Cá rô non nấu canh chua, thịt ngọt, xương mềm, bông súng dòn dòn.
- Cá linh nấu mía, ngon hơn cả cá mòi hộp.
- Cá lóc nhúng dấm, cá đồng thịt mới chắc và ngon.
- Cà na ngào đường, cái này trên Sài gòn hiếm lắm, hihi.

Mình thích cái chợ Tri Tôn, vừa có cá đồng, vừa có đồ biển từ Hả Tiên chở sang.
Mỗi lần lên Tà Đảnh (chỗ Rừng Tràm Bình Minh), ba mẹ mình đều đi lên chỗ cầu 13 mua cả đống đồ ăn về, hihi, ở Sài gòn riết quen, về quê thấy cái gì cũng rẻ, cũng đòi ăn.

Người Nhà Quê
23-07-2011, 16:49
Mùa nước lên là có đủ món hết này, không biết mọi người có nhớ không ta:

- Cá rô non nấu canh chua, thịt ngọt, xương mềm, bông súng dòn dòn.
- Cá linh nấu mía, ngon hơn cả cá mòi hộp.
- Cá lóc nhúng dấm, cá đồng thịt mới chắc và ngon.
- Cà na ngào đường, cái này trên Sài gòn hiếm lắm, hihi.

Ây da, ở SG mà cũng nhớ nhiều món quá ta! Nhắc tới đâu là thèm tới đó...
Năm nay, các bác đọc báo sẽ thấy tình trạng cá linh giả tràn lan ở Long Xuyên. Haizz, dân miền Tây mà ăn cá linh giả thì...
Về miền quê, thấy cái gì cũng thích, cũng muốn ăn và ngạc nhiên vì giá quá rẻ. Cũng giống như người miền quê mà lên SG uống cafe vậy... cũng ngạc nhiên nhưng vì giá quá đắt! =))

thaituyen2000vn
29-07-2011, 08:16
Theo mình được biết, Bắc Kinh đứng sau vụ Pol Pot xâm lấn biên giới Việt Nam những năm chiến tranh biên giới Tây Nam thôi. Tuy nhiên, trên chính trường và thực tế lại là vấn đề khác. Dù không ghi dòng chữ đó nhưng trong lòng mỗi người dân đều biết và "ghi nhận". Thời bình, giải quyết những "mâu thuẫn", "chồng lấn" bằng con đường song phương là cách nhiều quốc gia đang thực hiện để giảm bớt những thiệt hại...
Đành rằng, trong mỗi chúng ta ai cũng có lòng yêu nước nhưng đừng quá khích. Có thể họ quá khích, họ gây hấn vì nhiều lý do nhưng mình cũng không nên làm theo họ. Bởi xung quanh mình vẫn còn cộng đồng quốc tế.
Mình đã xóa được dòng chữ kia có nghĩa là mình có thành ý, là mình đã đứng trên người ta một bậc rồi. Người Nhà Quê suy nghĩ thiển cận như thế! :)
Thấy bạn nói vậy mình bổ sung thêm, nếu không bạn đọc vào đây thiếu thông tin lại hiểu nhầm :
Sở dĩ có chuyện "bọn bành trướng bắc kinh" là vì "ta" đã nhận sự giúp đở của họ để có vũ khí "giải phóng" được việc rồi ta chạy theo Nga (LX) bọn Bk tức giận mới ra cớ sự (cái gì cũng co nguyên nhân cả bạn ah) . Bây giờ chúng muốn "bành trướng" HS TS củng là có ý đòi nợ lại vụ "giúp đỡ" năm xưa. Thành ra cái gốc của vấn đề là do " TA" cả, muốn giải quyết cái gốc đó thì bị cho là "quá khích" !!!!.

Người Nhà Quê
30-07-2011, 18:56
NNQ chưa đọc được tài liệu này. Rất cảm ơn Thaituyen2000vn đã cung cấp. Trước nay, thông tin mình đọc/nghe được chỉ dừng lại như đã viết ở trên.

thaituyen2000vn
01-08-2011, 00:03
Đó là chuyện ngày xưa bạn ạ. Còn bây giờ thêm chuyện khác :
Ngân hàng Thế giới khuyến cáo: Lào hãy dừng xây dựng đập Xayaburi trên dòng chính của sông Mê Kông. Nơi mà Lào vẫn không thực hiện lời hứa trong hội nghị các nguyên thủ quốc gia vừa qua là sẽ dừng xây đập.
Đằng sau tất cả những con đập thủy điện làm hủy hoại môi sinh của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam là bàn tay vô hình của Trung Hoa. Họ đã sử dụng nguồn kinh phí dự trữ dồi dào của mình đi hối lộ và lấy hợp đồng xây dựng đập thủy điện cho các quốc gia nhược tiểu trên toàn cầu. Còn hàng chục con đập thủy điện ở Campucia, Lào, Miến Điện và cả miền Trung Việt Nam đã được chính quyền các nước sở tại thỏa thuận trên lưng người dân không hay biết với Trung Hoa, để tiếp tục hủy hoại môi sinh toàn cầu.
Kết quả là dù hứa không xây đập, nhưng sau đó vẩy cứ xây !!!.
Và nếu con đập này hình thành thì ôi còn đâu mùa nước nỗi An Giang, còn đâu mùa cá Linh , mùa cá Bông lao dồi giàu, còn đâu nguồn phu sa bồi đắp mổi năm ??? và hậu quả là mien Nam nhiễm mặn , bông Điên điển 160.000/kg, người nghèo hết dám ăn !!!. Ôi miền Nam thân thương của mình và của bạn .. còn đâu.
Là dân Phượt, trong máu của mình và bạn hẳn phải mang một tinh cảm với thiên nhiên , với con người với đất nước. Mình nghĩ, dù la dân phượt đi nữa cũng là phượt có trách nhiệm. Nếu không con cháu mai sau không còn biết những gì thuộc về Viet nam. Đó là lý do tai sao phải tham gia chống bọn bành trướnh BK khốn nạn !!!.

Người Nhà Quê
01-08-2011, 10:26
Ây da, vấn đề này phải được mở một topic mới chứ bàn ở đây sâu quá lại bị lạc đề!
Mình đang ấp ủ chuyến đi mùa nước nổi ở Đồng Tháp Mười và một phần An Giang đây.
Miền Tây không còn lũ nữa, chỉ còn mùa nước nổi thôi. Chỉ có khác là nổi ít hay nhiều! =))
Nhưng mỗi chuyến đi vẫn đầy ắp ký ức. Chờ mùa nước lớn thôi...

DELTATONI
01-08-2011, 13:57
Hồi trước nhớ lúc còn ở quê mùa nước về thường đi vào đập tràn gần cửa khẩu Tịnh Biên tắm đồng. Cả cánh đồng như một bãi tắm ở khu du lịch, có cả dịch vụ cho thuê phao, bán đồ ăn, chụp hình lưu niệm... vui không thể tả. Giờ mùa lũ nước về ít nhìn lại cảnh cũ thấy buồn man mác!

Người Nhà Quê
02-08-2011, 10:33
Ừ, đó là bên cầu Cạn, ngay cửa khẩu Tịnh Biên. Chỗ tắm bây giờ là siêu thị miễn thuế rồi. Chuyện đó chỉ mới mấy năm thôi mà cứ như cổ tích...

DELTATONI
02-08-2011, 11:40
Tịnh Biên giờ phát triển nhiều quá, bà con mình cũng hy vọng bớt nghèo hơn. Theo kế hoạch phát triển của tỉnh thì huyện Tịnh Biên phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại, du lịch cửa khẩu. Chỉ thấy buôn bán có phần khá khẩm, riêng du lịch thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ :(

Người Nhà Quê
03-08-2011, 13:32
Assalamu’ Alaikum,

Mùa Ramdan của cộng đồng người Chăm bắt đầu rồi, từ 1.8 đến 30.8 là tháng ăn chay kiểu đạo Hồi (không ăn uống, gần gũi vợ chồng... từ bình minh đến hoàng hôn).

Ở An Giang, có thể về các làng Chăm Khánh Hòa (Châu Phú), Phũm Soài (Tân Châu), 5 làng Chăm quanh Búng Bình Thiêng (An Phú)...

TungfLee
03-08-2011, 15:01
Mình ở hà nội cũng vừa mới làm chuyến đi An Giang - kiên giang cuối tháng trước có vài ảnh chia sẻ :

Bún cá ở Thị xã châu đốc http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/283055_246334622053487_100000308528695_827875_6303 594_n.jpg

gánh chè - thốt nốt - rong biển
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3362.jpg

Chùa hang - thị xã châu đốc
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3453.jpg

Phật di lạc núi cấm
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3594.jpg

Quang cảnh núi cấm
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3686.jpg

TungfLee
03-08-2011, 15:35
up tiep

Đường vào tức dụp
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3771.jpg

bắn súng đạn thật ở tức dụp
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3797.jpg

Quang cảnh nhìn từ núi cấm
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3894.jpg

https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3888.jpg

Nhà mồ ba chúc
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3978.jpg

Con kênh song song với đường từ tri tôn xuống hà tiên

https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3997.jpg


https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_4019.jpg

TungfLee
03-08-2011, 15:36
Bonus vài kiểu tự sướng
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_4069.jpg

http://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/223882_241820809171535_100000308528695_810219_8044 055_n.jpg

Người Nhà Quê
03-08-2011, 16:40
Ồ, bác TungfLee ở tận Hà Nội phượt sâu vào trong này cơ àh? Chuyến đi An Giang-Kiên Giang vui chứ bác? Sao không thấy bác đưa hình Mo So, Đá Dựng bên Kiên Giang, nhỡ!? Nhìn tấm ảnh bác tự sướng chắc là An Giang thú vị đối với bác lắm! =))

Đặc sản ẩm thực mùa nước nổi dạo này có rồi. Không biết bác có thưởng thức không? Cá còn non, nguyên tuyệt bác ạ! (beer)

leDDel
03-08-2011, 22:38
Làm một cái lịch gọn gọn thế này nhá:
CT1: SG-Tiền Giang-Đồng Tháp-An Giang-Cần Thơ-Sài Gòn
CT2: SG-Cần Thơ-Kiên Giang-An Giang-Đồng Tháp-Sài Gòn



Mình và 2 người bạn vừa đi 1 chuyến đường làng về miền Tây.
Trong đó rất ấn tượng đoạn từ Tp Cao Lãnh - TX Hồng Ngự - TX Tân Châu - TT Phú Mỹ - TP Long Xuyên
Mình thấy có sự giống nhau giữa đoạn TL 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự và đoạn TL 954 từ TX Tân Châu đi TT Phú Mỹ, với rất nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc giống nhau: nhà sàn gỗ, sơn xanh, mái ngói,...(cả đoạn từ Năng Gù về Tp Long Xuyên và từ Tp Long Xuyên đi Nam Huề Tân Hiêp sang Rạch Giá cũng có nhiều nhà như vậy nhưng ít hơn 2 đoạn đường trên), đoán già đoán non là kiểu kiến trúc của người Chăm, nhưng lạ là đi cả 2 đoạn đường dài gần cả trăm km mà ko thấy 1 thánh đường Hồi giáo nào, ko biết mình có bỏ sót mất thánh đường nào trên đường đi ko. Về nhà search Google thì thấy là thánh đường Mubarak nằm ngay TX Tân Châu mà mình ko hề hay biết, tới Tân Châu cứ lo chăm chăm hỏi làng dệt.
Điều khiến mình thấy thú vị nhất là nhà nhà (ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt nói trên) đều thấy treo hình Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Mình thắc mắc vậy là bà con vừa theo Hồi giáo vừa theo PGHH hay sao? Người Nhà Quê có thông tin gì chia sẻ cho mình với nhé

leDDel
03-08-2011, 22:55
À, nhóm mình có ghé thăm ấp Lò Rèn ở thị trấn Phú Mỹ, ko thấy Người Nhà Quê giới thiệu về địa danh này, mình nghĩ cũng rất đáng để ghé thăm làng nghề thủ công sắp trở thành cổ tích này đấy chứ, chưa kể ghé vào thăm Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo để có cơ hội nhìn tận mắt nghe tận tai bà con nói về tôn giáo của mình với một lòng mộ đạo ko ngờ. Chợt hiểu tại sao chỉ trong một thời gian ngắn mà PGHH có sức lan tỏa rộng lớn đến thế trên mảnh đất miền Tây Nam bộ.

leDDel
03-08-2011, 23:18
Có lẽ An Giang tạo ấn tượng khó quên với nhiều người (trong đó có mình) không chỉ vì cảnh vật thiên nhiên, mà còn vì vẻ đẹp của giao thoa văn hóa các dân tộc với rất nhiều dấu ấn về tín ngưỡng tôn giáo.
An Giang là nơi dừng chân của những lưu dân Chămpa với Hồi giáo, với lối kiến trúc nhà sàn độc đáo và nghề dệt lụa... An Giang là nơi cư trú lâu đời của những người dân Khơ me với những ngôi chùa sinh động màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa. An Giang là nơi lưu dấu những vết tích khai mở Thiên Chúa giáo nơi vùng đất miền Tây Nam đất nước, lại cũng chính là nơi còn lại nhiều phế tích của một nền văn hóa Óc Eo phồn thịnh trong lịch sử. Và cũng chính An Giang là nơi phát tích của Phật giáo Hòa Hảo, một phân nhánh được coi là cực kì hiện đại từ Phật giáo nguyên thủy. Có mấy nơi trên đất nước mình may mắn được chứng kiến nhiều những phồn thịnh suy vong của nhiều những kết tinh văn hóa như An Giang đâu nhỉ (c)

TungfLee
04-08-2011, 00:35
Ồ, bác TungfLee ở tận Hà Nội phượt sâu vào trong này cơ àh? Chuyến đi An Giang-Kiên Giang vui chứ bác? Sao không thấy bác đưa hình Mo So, Đá Dựng bên Kiên Giang, nhỡ!? Nhìn tấm ảnh bác tự sướng chắc là An Giang thú vị đối với bác lắm! =))

Đặc sản ẩm thực mùa nước nổi dạo này có rồi. Không biết bác có thưởng thức không? Cá còn non, nguyên tuyệt bác ạ! (beer)

Đây là topic của bạn nói về An giang mà nên mình ko đưa hình Kiên giang bạn ah,mình có quen 1 cô bé cũng ở an giang nhưng tiếc là nàng ko phượt cùng mình :( ,khoái nhất món bún cá ở thị xã châu đốc - ngon và rẻ :D

TungfLee
04-08-2011, 00:39
Mình và 2 người bạn vừa đi 1 chuyến đường làng về miền Tây.
Trong đó rất ấn tượng đoạn từ Tp Cao Lãnh - TX Hồng Ngự - TX Tân Châu - TT Phú Mỹ - TP Long Xuyên
Mình thấy có sự giống nhau giữa đoạn TL 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự và đoạn TL 954 từ TX Tân Châu đi TT Phú Mỹ, với rất nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc giống nhau: nhà sàn gỗ, sơn xanh, mái ngói,...(cả đoạn từ Năng Gù về Tp Long Xuyên và từ Tp Long Xuyên đi Nam Huề Tân Hiêp sang Rạch Giá cũng có nhiều nhà như vậy nhưng ít hơn 2 đoạn đường trên), đoán già đoán non là kiểu kiến trúc của người Chăm, nhưng lạ là đi cả 2 đoạn đường dài gần cả trăm km mà ko thấy 1 thánh đường Hồi giáo nào, ko biết mình có bỏ sót mất thánh đường nào trên đường đi ko. Về nhà search Google thì thấy là thánh đường Mubarak nằm ngay TX Tân Châu mà mình ko hề hay biết, tới Tân Châu cứ lo chăm chăm hỏi làng dệt.
Điều khiến mình thấy thú vị nhất là nhà nhà (ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt nói trên) đều thấy treo hình Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Mình thắc mắc vậy là bà con vừa theo Hồi giáo vừa theo PGHH hay sao? Người Nhà Quê có thông tin gì chia sẻ cho mình với nhé
Cái tour miền tây của mình lại chạy theo kiểu : Sài gòn - Cao lãnh - Thành phố Long Xuyên - Châu Đốc - hà tiên - Thành phố Rạch giá - Thành phố cần thơ - Mỹ Tho - Sài gòn.
Lúc đầu mình cũng định chạy theo con đương qua đồng tháp mười nhưng mà thấy đường có vẻ ko đẹp lắm nên thui

Người Nhà Quê
04-08-2011, 12:08
Đây là topic của bạn nói về An giang mà nên mình ko đưa hình Kiên giang bạn ah,mình có quen 1 cô bé cũng ở an giang nhưng tiếc là nàng ko phượt cùng mình :( ,khoái nhất món bún cá ở thị xã châu đốc - ngon và rẻ :D

Àh, đúng rồi, mình quên mất đây là trang An Giang! =))
Mong là bác sẽ trở lại AG trong nhiều lần nữa.
Sẽ gặp nhau trên đường phượt! (BB)

Người Nhà Quê
04-08-2011, 12:35
Mình và 2 người bạn vừa đi 1 chuyến đường làng về miền Tây.
Trong đó rất ấn tượng đoạn từ Tp Cao Lãnh - TX Hồng Ngự - TX Tân Châu - TT Phú Mỹ - TP Long Xuyên
Mình thấy có sự giống nhau giữa đoạn TL 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự và đoạn TL 954 từ TX Tân Châu đi TT Phú Mỹ, với rất nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc giống nhau: nhà sàn gỗ, sơn xanh, mái ngói,...
Điều khiến mình thấy thú vị nhất là nhà nhà (ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt nói trên) đều thấy treo hình Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ. Mình thắc mắc vậy là bà con vừa theo Hồi giáo vừa theo PGHH hay sao? Người Nhà Quê có thông tin gì chia sẻ cho mình với nhé
...Về nhà search Google thì thấy là thánh đường Mubarak nằm ngay TX Tân Châu mà mình ko hề hay biết, tới Tân Châu cứ lo chăm chăm hỏi làng dệt.

Như leDDel biết, An Giang là nơi xuất xứ của nhiều tôn giáo. Trong đó, PGHH phát triển khá mạnh. Hiện nay, ngoài An Giang thì Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, một ít ở Hậu Giang và Kiên Giang... có rất nhiều tín đồ PGHH. Thế nên, đi ngang qua nhiều khu dân cư, thấy thờ tấm vải điều và treo hình đức giáo chủ là điều hiển nhiên. Cũng giống như bạn đi qua các xóm đạo vậy!

Những ngôi nhà mà bạn nói là đặc trưng kiến trúc kiểu "sống chung với lũ" có từ lâu đời của người dân An Giang, Đồng Tháp và Thốt Nốt-Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Đó là kiến trúc kiểu 3 gian 2 chái rất phổ biến; vật liệu chủ yếu là tre và gỗ (sau này có xây tường), mái lợp ngói đỏ. Tại vùng lũ, kiến trúc này được "đặt" trên các cây cột bê tông, cao khoảng 1 mét trở lên. Có nơi nước lũ ngập sâu hằng năm, những nôi nhà này "đặt" trên các trụ cao hơn 2 mét. Sau này, lũ không còn do có hệ thống đê bao khép kín nên các ngôi nhà này đã được "hạ" xuống. Tuy nhiên, nhiều người quen sống trên cao, thoáng mát nên vẫn giữ nguyên kiến trúc này dù nước không còn ngập nữa.

Từ Tân Châu hướng về Châu Đốc khi chưa qua phà Châu Giang là Phũm Soài (xã Châu Phong) là làng Chăm có nhiều thánh đường. Riêng Thánh đường Mubarak nằm nối liền với làng Chăm Phũm Soài nhưng thuộc huyện Phú Tân. Thánh đường này nằm ngay bến phà (cho khách đi bộ) qua ngay chợ Châu Đốc, nằm cách bến phà Châu Giang dành cho ô tô, mô tô từ Châu Phong qua Châu Đốc chưa đầy một cây số. Người Chăm ở đây và An Giang nói chung cũng có kiểu nhà đặc trưng và được "nâng" lên cao từ 2-3 mét. Phần lớn, họ sử dụng trụ gỗ chứ ít sử dụng trụ bê tông như người Kinh. Phần sàn bên dưới, vào mùa khô là nơi dệt vải, chứa nông cụ...

Một số nhà người Kinh gần các làng Chăm hoặc ở các vùng ngập sâu cũng cất sàn cao như thế nhưng bên trên là nhà ba gian, hai chái.

Những ngôi nhà này đang mất dần do việc xây cất mới, người ta chuộng các kiến trúc hiện đại. Chắc không lâu nữa, nhà cao cẳng ở An Giang sẽ không còn.

Vì chưa có thời gian nên mình không thể giới thiệu toàn bộ AG được. Nên topic này được xây dựng từ từ và có sự đóng góp nhiều của cộng đồng phượt yêu mến An Giang.

Những thông tin trên là những gì NNQ biết được. Mong mọi người đóng góp thêm! :help

Người Nhà Quê
13-08-2011, 17:57
"An Giang quê tôi" trở lại với đi chợ mùa nước nổi, thưởng thức đặc sản cá linh không còn rẻ nữa

Người Nhà Quê vừa tua một vòng lên thượng nguồn sông Tiền và sông Hậu để "đi chợ" mùa nước nổi. "Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ". Tháng Bảy âm lịch mọi khi đã là con nước lớn, ngập các bờ đê. Bây giờ, tháng Bảy, nước cũng đã ngấp nghé các cánh đồng biên giới. Cá linh non, cá rô non, cá lăng nhỏ... rồi bông súng, bông điên điển... đủ để NNQ đi chợ mãi mà không muốn về...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2303.jpg
Đang ngồi làm việc, chợt muốn làm một cái gì đó. Chợt nhớ, thời điểm này là mùa Ramadan của cộng đồng Hồi Giáo.
Gọi điện thoại cho thàng bạn ở Tân Châu. "Ramadan mùa này vui không?".
"Tao cũng không biết nữa. Hổm rày không đi ngang đó (tức ấp Phũm Soài, xã Châu Phong-nơi có đông người Chăm sinh sống".
"Tao tính đi...". Tôi chưa nói dứt câu, thằng bạn tôi "mồi chài" ngay: "Mày lên đây đi, mùa này cá linh ngon lắm...".
Nghe cá linh thôi đã thấy sướng rơn trong bụng. Nhưng công việc vẫn chưa thể giải quyết hết ngay được.
"Tuần sau được không, mậy?". "Thôi đi mày, tuần sau cá linh non...cứng đầu rồi, ăn không ngon đâu! Lên tuần này đi...".
Không thể hoãn cái sự sung sướng, tôi sếp laptop về gói thêm ít bộ đồ, vác balô lên đường.
Trời đã chiều. Xuất phát từ Cần Thơ đến phà Năng Gù đã 6h30 tối.
May mắn, phía Tây "còn chút hồng phai", lôi máy ảnh, chụp một phát vê phía Tây khi phà vừa rời bến...




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/Calinhoxy.jpg
Tối đó, ra bờ kè nơi đầu nguồn con sông Tiền, phía bên kia là huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) cafe và bàn chuyện...ngày mai.
Mắn cá linh là món đầu tiên "mê hoặc" tôi phải đi ngay đến đây.
Để giữ cá linh được ngon, người ta cho vào thùng và bơm oxy.
Giá 70.000 VND/kg. Rẻ chán. Chả trách cách nay khoảng 1 tháng, dân Long Xuyên ăn cá linh non...dzỏm, giá 150k/kí.




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/Calinhmochau.jpg
Cá được móc hầu trước khi bán cho khách. Khách đặt đến đâu thì làm đến đó.
Chỉ cần cá chết khoảng 1 giờ là hết ngon, tức "rẻ hơn cá linh sình"



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/Bongsung.jpg
Mua thêm bông súng. Có giá ghê, 4k/bó. Bông điên điển, giá 10k/100g, 70k/kí...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2321.jpg
Dạo thêm một vòng chợ, cá chốt ngon ghê. Chị bán cá kêu chụp phải thấy mặt để chỉ kiếm thêm...chồng!
Và cầm hai con cá lên khoe hàng. Ngon quá nhưng không thể ăn hôm nay được...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2322.jpg
Một con cá bông lau trọng lượng ít nhất cũng phải 5 kí.
Chỉ có lên vùng này mới có cá bông lau thiệt mà ăn.
Thế mà vào nhiều quán, khách vẫn mua với giá cá bông lau nhưng ăn cá basa.

Người Nhà Quê
13-08-2011, 18:12
https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2329.jpg
Cá linh đem về phải được rửa thế này đây. Cho vào rổ và dạo qua dạo lại trong thau nước sạch.
Không đụng tay vào, làm nhẹ nhàng để không bị nát cá.
Rửa chừng 2-3 nước là xong. Để ráo. Khi ăn thì cho vào nồi lẩu, sôi 1-2 dạo là ăn được


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/laumam.jpg
Làm cật lực cho 6 người ăn với tổng trọng lượng (rau, cá, mắm...) lên đến 10 kí.
Thật là kinh khủng!
Lẩu mắm được bày ra, nhìn mà nhiễu nước miếng!
Thật không uổng công vượt gần 150 cây số lên đây.
"Việc hôm nay làm được chớ để ngày mai" thật đúng trong hoàn cảnh này.:))
Trễ một chút, cá chẳng còn ngon có khi lại lỡ hẹn đến mùa nước năm sau...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2330.jpg
Rổ cá linh tươi rói. Nhìn phát thèm...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2336.jpg
còn đây, cá linh non kho sả ớt, ăn cơm chiều



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2494.jpg
Canh chua cá linh non. Chiều hôm đó, bông điên điển nở toe, hết ngon,
nên chỉ nấu với bông súng và rau mùi, rau tần lá dày...
Ngồi lắc hết 4 chén cơm. Trong khi bình thường khoảng 2 chén.
Ăn với cá linh có khác.
Ăn xong, không ngồi thẳng được phải chống hai tay ra sau... =)).

Người Nhà Quê
13-08-2011, 18:27
Bonus thêm một món ở nước bạn Campuchia

Đến Tân Châu, sau khi đã trải qua những bữa ăn cá linh, chủ nhà rủ qua biên giới ăn bò leo núi.
Haizz, món lạ đây. Ở VN, có nhiều bò từ bò quanh lửa hồng, bò tùng xẻo đến bò nướng ngói, nướng lá lốt...
Bò leo núi chắc chỉ có ở nước bạn thôi. Phải đi ăn cho biết...




https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2531.jpg
Từ thị xã Tân Châu lên cửa khẩu Vĩnh Xương khoảng 16 cây số.
Mua vé qua cửa khẩu Kaomsamno 20k/vé, nói đi...đánh bài để qua cho dễ! =))
Xe gắn máy được phép đi qua luôn!
Chạy vào chợ xã, qua khỏi chợ một đoạn là đến chỗ này đây.
Con đường này khá giống bên Việt Nam.
Nếu không có tấm bảng này thì khó phân biệt đâu là ta, đâu là bạn...



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2512.jpg
Bò leo núi là thế này đây. Cách chế biến đơn giản nhưng ngon tuyệt cú mèo.
Dù để trên bếp lâu, miếng thịt vẫn không bị cứng.
Bí quyết là chỗ đó.... (beer)



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2520.jpg
Bia của nước bạn đây. 1 thùng là 280k.



https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/IMG_2528.jpg
Ăn 3 món, nửa thùng bia, 1 chai rượu rễ cây giá nhiêu đây...
Cô chủ quán nói tiếng Việt rất sỏi.
Trao đổi mua bán đều bằng tiền Việt. Có đô-la thì càng tốt...



P/S:
NNQ chỉ có ý giới thiệu, chia sẻ những nơi mình đi qua trên đất An Giang ở topic này
Không có ý khuyến khích mọi người qua bên kia biên giới.
Thông tin này chỉ có tính chất tham khảo và chia sẻ
Mong mọi người thông cảm!

Người Nhà Quê
13-08-2011, 21:16
Hôm nào rảnh, up tiếp hình ảnh sinh hoạt của người Chăm theo đạo Hồi ở miệt An Giang và tiếp tục đi qua 3 làng dệt nổi tiếng ở đây...


https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/BAY%20NUI/Cotmoc241.jpg
Tự sướng với tấm ảnh chụp tại cột mốc đại biên giới Việt-Cam ở Vĩnh Xương.
Trên địa bàn tỉnh An Giang, chỉ có 2 cột mốc đại là Vĩnh Xương và Tịnh Biên. (BB)

TrungDaDieu
16-08-2011, 15:32
Hi các bạn.
Mình có 3 ngày để đi Miền Tây, dự kiến là ghé 2 điểm chính là Mũi Cà Mau và Rừng Trà Sư. Không biết có đủ thời gian để đi không nhỉ? Cách đi như thế nào là ok nhất.
Mon men kiếm thông tin, nhờ các bạn chỉ dùm. Cảm ơn các bạn rất nhiều

MrRai
18-08-2011, 11:59
Nhìn hình của NNQ lại muốn trở lại An Giang..bữa đi mà chưa đi hết dc An Giang..:(
nhớ bún cá nữa.ngon thật

Người Nhà Quê
19-08-2011, 11:36
Hi các bạn.
Mình có 3 ngày để đi Miền Tây, dự kiến là ghé 2 điểm chính là Mũi Cà Mau và Rừng Trà Sư. Không biết có đủ thời gian để đi không nhỉ? Cách đi như thế nào là ok nhất.
Mon men kiếm thông tin, nhờ các bạn chỉ dùm. Cảm ơn các bạn rất nhiều
Không biết bạn xuất phát từ đâu và đi bằng phương tiện gì? Mình có thể góp ý sơ sơ thế này:
Bằng cách nào đó, bạn có mặt tại Cà Mau vào buổi sáng để có thể đi Đất Mũi và trở về Cà Mau trong ngày. Nhưng theo cá nhân mình, bạn có thể đi thêm rừng U Minh Thượng (Kiên Giang) hoặc U Minh Hạ (Cà Mau) trong chuyến đi này they vì đi Trà Sư hơi bị tréo đường. Từ TP Cà Mau về U MInh Thượng bằng QL63 rất gần. Cà Mau-UMT-Rạch Giá (Kiên Giang) trong 1 ngày là OK. Ngày còn lại, bạn sẽ tung tăng đâu đó ở Rạch Giá hoặc ra một đảo gần gần (Hòn Tre chẳng hạn) rồi trở về SG/nhà.
Vài ý kiến ngắn gọn để bạn tham khảo!

cuong_378
25-08-2011, 16:56
Bác ơi ở Châu Đốc đi như thế nào để ra đồi Tà Pạ?

leDDel
25-08-2011, 17:32
Như leDDel biết, An Giang là nơi xuất xứ của nhiều tôn giáo. Trong đó, PGHH phát triển khá mạnh. Hiện nay, ngoài An Giang thì Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, một ít ở Hậu Giang và Kiên Giang... có rất nhiều tín đồ PGHH. Thế nên, đi ngang qua nhiều khu dân cư, thấy thờ tấm vải điều và treo hình đức giáo chủ là điều hiển nhiên. Cũng giống như bạn đi qua các xóm đạo vậy!

Những ngôi nhà mà bạn nói là đặc trưng kiến trúc kiểu "sống chung với lũ" có từ lâu đời của người dân An Giang, Đồng Tháp và Thốt Nốt-Vĩnh Thạnh (Cần Thơ). Đó là kiến trúc kiểu 3 gian 2 chái rất phổ biến; vật liệu chủ yếu là tre và gỗ (sau này có xây tường), mái lợp ngói đỏ. Tại vùng lũ, kiến trúc này được "đặt" trên các cây cột bê tông, cao khoảng 1 mét trở lên. Có nơi nước lũ ngập sâu hằng năm, những nôi nhà này "đặt" trên các trụ cao hơn 2 mét. Sau này, lũ không còn do có hệ thống đê bao khép kín nên các ngôi nhà này đã được "hạ" xuống. Tuy nhiên, nhiều người quen sống trên cao, thoáng mát nên vẫn giữ nguyên kiến trúc này dù nước không còn ngập nữa.

:help

Mình đồng ý là nhà sàn kiểu vùng lũ rất phổ biến như Người Nhà Quê nói. Nhưng mình có đọc được thông tin nói lối xây dựng và trang trí nhà như thế là lối kiến trúc truyền thống của người Chăm ở khu vực An Giang - Đồng Tháp...Nếu chỉ đơn giản là kiểu nhà chống lũ có lẽ ko nhất thiết lại giống nhau nhiều đến thế, nên mình nghĩ cách giải thích có màu sắc tôn giáo này cũng khá hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc, liệu có phải do sự hòa nhập văn hóa, mà chính những chủ nhân Chăm truyền thống kia lại đang trở thành những tín đồ mộ đạo của PGHH (như mình đã nói, nhà nhà đều treo ảnh thờ).
Có lẽ phải sớm quay lại thâm nhập thực tế và phỏng vẫn trực tiếp chủ nhân những ngôi nhà xinh xắn này thôi :)

dibui1minh
25-08-2011, 22:02
Bác ơi ở Châu Đốc đi như thế nào để ra đồi Tà Pạ?

Bạn hỏi đường ra Tri Tôn nha (cách Châu Đốc hơn 20km). Ra đến Tri Tôn thì hỏi đồi Tà Pạ vì nó cách ngay thị trấn Tri Tôn 1-2 km thôi.

khongthudao
29-08-2011, 14:30
Mình đồng ý là nhà sàn kiểu vùng lũ rất phổ biến như Người Nhà Quê nói. Nhưng mình có đọc được thông tin nói lối xây dựng và trang trí nhà như thế là lối kiến trúc truyền thống của người Chăm ở khu vực An Giang - Đồng Tháp...Nếu chỉ đơn giản là kiểu nhà chống lũ có lẽ ko nhất thiết lại giống nhau nhiều đến thế, nên mình nghĩ cách giải thích có màu sắc tôn giáo này cũng khá hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc, liệu có phải do sự hòa nhập văn hóa, mà chính những chủ nhân Chăm truyền thống kia lại đang trở thành những tín đồ mộ đạo của PGHH (như mình đã nói, nhà nhà đều treo ảnh thờ).
Có lẽ phải sớm quay lại thâm nhập thực tế và phỏng vẫn trực tiếp chủ nhân những ngôi nhà xinh xắn này thôi :)
Kiểu nhà sàn mà bạn thấy là kiểu nhà phổ biến ở miền tây, đặc biệt là ở vùng "tứ giác Long Xuyên" thường xuyên bị lũ lụt. Tuy nhiên bây giờ đê điều cũng đã được cải thiện nhiều rồi, vì vậy người dân cũng dần thay thế bằng những ngôi nhà bình thường (không phải nhà sàn :D).
Còn về treo hình Đức Thầy (PGHH) thì cũng không hẳn là người ta theo đạo mà có thể là do những tín đồ xung quanh tặng hay họ đi hành hương về Tổ Đình PGHH chung với những tín đồ rồi thỉnh hình về treo (cái này cũng khá phổ biến), ở Tổ Đình PGHH chân dung Đức Thầy và Kinh Sách PGHH được phát miễn phí.

khongthudao
29-08-2011, 14:33
Ủa mà bác chủ thớt là dân AG chính gốc hay dân Cần Thơ? Vụ nước thốt lốt nhớ hồi nhỏ mấy bà miên gánh xuống bán uống rất ngon, đến bây giờ em vẫn còn nhớ mùi vị "khét khét" đặc trưng của nước thốt lốt, bây giờ muốn uống nước thốt lốt nguyên chất cũng hiếm hoi lắm :(, toàn là pha nước không à.

leDDel
29-08-2011, 21:54
Thông tin này mình thấy khá hợp lý. Mọi người tham khảo nhé
http://www.mekongculture.com/?p=3428

Người Nhà Quê
31-08-2011, 13:27
Bác ơi ở Châu Đốc đi như thế nào để ra đồi Tà Pạ?

Châu Đốc-Tri Tôn: 38 Km. Đồi Tà Pạ cách trung tâm (tính từ chợ, bưu điện) khoảng 1Km về huớng đồi Tức Dụp.

Người Nhà Quê
31-08-2011, 13:32
Mình đồng ý là nhà sàn kiểu vùng lũ rất phổ biến như Người Nhà Quê nói. Nhưng mình có đọc được thông tin nói lối xây dựng và trang trí nhà như thế là lối kiến trúc truyền thống của người Chăm ở khu vực An Giang - Đồng Tháp...Nếu chỉ đơn giản là kiểu nhà chống lũ có lẽ ko nhất thiết lại giống nhau nhiều đến thế, nên mình nghĩ cách giải thích có màu sắc tôn giáo này cũng khá hợp lý. Tuy nhiên mình vẫn thắc mắc, liệu có phải do sự hòa nhập văn hóa, mà chính những chủ nhân Chăm truyền thống kia lại đang trở thành những tín đồ mộ đạo của PGHH (như mình đã nói, nhà nhà đều treo ảnh thờ).
Có lẽ phải sớm quay lại thâm nhập thực tế và phỏng vẫn trực tiếp chủ nhân những ngôi nhà xinh xắn này thôi :)

Vấn đề nhà sàn trở thành đề tài nóng hừng hực. Mong mọi nguời có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về vấn đề này nhào vô bàn cãi tiếp...

Người Nhà Quê
31-08-2011, 13:40
Ủa mà bác chủ thớt là dân AG chính gốc hay dân Cần Thơ? Vụ nước thốt lốt nhớ hồi nhỏ mấy bà miên gánh xuống bán uống rất ngon, đến bây giờ em vẫn còn nhớ mùi vị "khét khét" đặc trưng của nước thốt lốt, bây giờ muốn uống nước thốt lốt nguyên chất cũng hiếm hoi lắm :(, toàn là pha nước không à.

NNQ là dân An Giang-Bình Thuận, chính xác là Tri Tôn-Phan Thiết. Tức khi bé đuợc sinh ra ở quê ngoại nhưng lớn lên ở quê nội.
Nuớc thốt lốt mà bạn nói trong ống tre là nuớc đuợc lấy từ bông thốt lốt, đặt ống trên cây rồi về mới nấu lại trên chảo lá sen. Vì sử dụng củi, lá để đốt nên khói cuồn cuộn tạo mùi "khét khét" như bạn nói, chính xác là hôi khói. Nuớc thốt lốt đó bây giờ vẫn còn bán. Còn bạn ghé vào quán thì nuớc thốt lốt đã đuợc chế biến loãng hơn, có khi chỉ là nuớc từ trái thốt lốt và đuờng. ;)

htnguyen2111
31-08-2011, 14:53
Hôm trước có việc đi từ Châu Đốc -> Nhà Bàng (Nhà Bàn?) -> Chi Lăng -> Tri Tôn -> Long Xuyên đã thật, cánh đồng trải thẳng băng, nước lũ ngập trắng, thêm cả dải Thất Sơn nữa ;)

Mùa này đi phượt ở An Giang là sướng nhất, biển nước nhìn sướng lắm :)

Người Nhà Quê
31-08-2011, 18:51
Hôm trước có việc đi từ Châu Đốc -> Nhà Bàng (Nhà Bàn?) -> Chi Lăng -> Tri Tôn -> Long Xuyên đã thật, cánh đồng trải thẳng băng, nước lũ ngập trắng, thêm cả dải Thất Sơn nữa ;)

Mùa này đi phượt ở An Giang là sướng nhất, biển nước nhìn sướng lắm :)

Mùa này, con nuớc đang đổ về ngày một cao. Nuớc nổi ở AG kéo dài đến khoảng tháng Muời âm lịch. Khi con nuớc đứng ở đỉnh điểm là lúc thong dong, bềnh bồng trên đồng nuớc mênh mông đã nhất. Mùa đó, cá linh, cá rô đã lớn. Ăn ngon tuyệt. NNQ đang hẹn thời điểm đó trở lại quê lụa Tân Châu đi trên đồng nuớc nổi biên giới Vĩnh Xuơng, sau đó về thuởng thực các món ăn dân dã từ đồng ruộng và đờn ca tài tử ở đồng Phú Vĩnh.
Haizz, mới nhắc đã thèm...

Người Nhà Quê
31-08-2011, 19:04
Tình hình là hình mình úp trên Photobucket nhưng chẳng biết tại sao bị lỗi trong thời gian gần đây. Trong khi, vào bên đó vẫn thấy còn hình đầy đủ, vẫn hoạt động bình thuờng. Cả nhà ai biết xin chỉ giùm! Chứ để topic hình ảnh thế này thì kỳ quá. Giờ mà xóa để mở lại topic mới thì đuối luôn!

kieubsg
01-09-2011, 11:16
Tình hình là hình mình úp trên Photobucket nhưng chẳng biết tại sao bị lỗi trong thời gian gần đây. Trong khi, vào bên đó vẫn thấy còn hình đầy đủ, vẫn hoạt động bình thuờng. Cả nhà ai biết xin chỉ giùm! Chứ để topic hình ảnh thế này thì kỳ quá. Giờ mà xóa để mở lại topic mới thì đuối luôn!


Cái này tui cũng bị 1 lần rồi đó Quê ( cái gì mà upgrade, chán chít), sau đó Beer mặc kệ vài bữa không thèm dòm tới nó tự trả lại y như cũ

Ông có tk gmail thì tạm thời up hình lên đó rồi lấy link qua đây nhen, cho bà con coi đỡ ghiền ....

htnguyen2111
01-09-2011, 21:14
NNQ biết cách nào liên lạc với mấy nhà trọ để đặt phòng trên Núi Cấm không? Có người bạn ở SG muốn ngủ đêm trên Núi Cấm mà sợ lễ không có phòng.

Hôm trước đi từ Châu Đốc sang Tri Tôn, đường đẹp quá chừng, nhưng hơi khó chạy :(

Người Nhà Quê
03-09-2011, 11:55
NNQ biết cách nào liên lạc với mấy nhà trọ để đặt phòng trên Núi Cấm không? Có người bạn ở SG muốn ngủ đêm trên Núi Cấm mà sợ lễ không có phòng.

Hôm trước đi từ Châu Đốc sang Tri Tôn, đường đẹp quá chừng, nhưng hơi khó chạy :(

Ở đâu chứ núi Cấm thì không lo thiếu chỗ "dung thân". Vào lúc cao điểm, hàng ngàn người đổ lên núi còn ko lo thiếu chỗ ngủ nữa là....
Khu vực chùa Vạn Linh-chùa Phật Lớn-tượng phật Di Lặc có nhà nghỉ trọ. Nếu hết chỗ (hiếm khi) thì vào chùa ngủ. Chùa thì mênh mông, đâu cũng ngủ được.

Đường khó chạy là do đoạn Núi Sam-Nhà Bàng đang được nâng cấp, mở rộng. Đoạn trung tâm Nhà Bàng bị nước suối, nước mưa từ núi tràn xuống, gây lỡ đường, lầy lội. Mấy ông cầu đường đang khắc phục nhưng hổng biết tớii chừng nào... Chỉ một đoạn khoảng non 10 cây số thôi, ráng bườn qua. Còn lại thì Ok, phượt thà ga...

leDDel
03-09-2011, 18:36
Vấn đề nhà sàn trở thành đề tài nóng hừng hực. Mong mọi nguời có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về vấn đề này nhào vô bàn cãi tiếp...

Mình mới đi về đây. Mình có ghé thăm nhà chú Mách theo gợi ý của Người Nhà Quê. Từ nhhững gì rút ra từ câu chuyện với vợ chồng chú cộng với chút ít hiểu biết của mình, minh tạm có kết luận (cá nhân): Ngôi nhà sàn gỗ như hình mình dẫn link mở trên chính xác là kiểu kiến trúc truyền thống của người Chăm ở An Giang. Có 1 chi tiết bổ sung mà bài viết ko đề cập là bên trong căn nhà có một cây cột gỗ (mình đoán có liên quan đến Hồi giáo, lúc nói chuyện với chú Mách vừa nghe vừa gật gù, quên ko hỏi kĩ lại :( ). Kiểu này hứa hẹn vài chuyến thực tế nữa rồi ;)
Còn về những nhà sàn gỗ mình đề cập từ trước trên đoạn đường từ CAo Lãnh đến Hồng Ngự và từ Hồng Ngự về Phú Mỹ, hay đoạn QL91 từ Long Xuyên về Châu Đốc, mình tự đưa ra vài giải thích thế này: Do kiểu nhà gỗ như của bà con Chăm khá đẹp (từ kết cấu nhà đến lối khắc gỗ kèo cột trang trí nhà), lại phù hợp với thời tiết khí hâu của địa phương nên bà con người Việt cũng học tập theo (nhà có phần hiên lợp ngói đưa ra, tạo vùng đệm mát trước khi vào nhà). Tuy nhiên đã có sự thay đổi cho phù hợp. Nhà của ngừoi Chăm ngay lối cầu thang đi lên có cánh cửa gỗ, ngụ ý khách phải có sự cho phép của gia chủ mới được bước vào hiên nhà (ngừoi Chăm gọi là cái kết nhà). Mình nghĩ điều này có lẽ cũng do sự ảnh hưởng của Hồi giáo.
Trong khi đó thì nhà sàn gỗ của người Việt vùng An Giang Đồng Tháp thì cầu thang dẫn lên nhà (nay đã được bê tông hóa) ko có cửa chắn, hào phóng rộng mở chào đón mọi người khách tới chơi nhà, đúng tính cách ngừơi miền Tây Nam Bộ. Và dĩ nhiên, ko có cột gỗ trong nhà. Thêm nữa là khu vực này ko có người Chăm cư ngụ nên việc treo hình của Giáo chủ PGHH là phù hợp (lúc trước mình rất thắc mắc vì người Hồi giáo vốn rất mộ đạo, ko lẽ nào treo hình giáo chủ 1 tôn giáo khác, dù cho có khách quý tặng đi nữa). Nay theo chú Mách cho biết chỉ có Châu Giang và huyện An Phú là có đông bà con Chăm cư ngụ, nên chắc chắn chủ nhân của những ngôi nhà kia ko thể là người Chăm rồi.

Nhà sàn của người Việt (trên đường 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68481&d=1315249040
Nhà bên trái còn cầu thang do phần dưới sàn chỉ để chứa đồ, nông cụ...Nhà bên phải xây gạch luôn bên dưới sàn nên có lẽ cầu thang đã được xây luôn bên trong nhà.
Một ngôi nhà sàn khác (TT Phú Mỹ - Phú Tân - An Giang)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68482&d=1315249654

leDDel
03-09-2011, 18:50
Bác ơi ở Châu Đốc đi như thế nào để ra đồi Tà Pạ?

Nếu anh đã vào Tri Tôn chơi (vào ăn thử cháo bò anh ạ (c)) thì đi theo đường Nguyễn Trãi ngay hông chợ Tri Tôn, chạy ngược về phía con đường tỉnh từ Châu Đốc về Tri Tôn, lối dẫn vào đồi nằm sát bên một ngôi mộ Tàu rất lớn, đối diện quán cà phê Mộng Mơ, nhìn từ ngoài đường vào thấy có cái cổng dẫn vào 1 ngôi chùa Khơ me (chùa này quá chừng thú vị)

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68460&d=1315244466

Mùa này, lúa vừa sạ nên nhìn từ đồi xuống chỉ có 1 bảng màu xanh nhiều sắc độ thôi, đồng ruộng chưa kịp pha thêm chút vàng nào cả. Đường từ Tịnh Biên về Tri Tôn cũng vậy :)
Mấy cái hồ nước mát lắm, ko tắm thì rất phí.

Lê Chinh
03-09-2011, 22:23
heeee, mình đang ở Tri Tôn nè, mà sao ko post hình lên dc, uổng ghê

leDDel
06-09-2011, 07:41
Tô cháo bò Tri Tôn thơm nức hứa hẹn làm vừa lòng những cái bao tử khó tính nhất
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68464&d=1315245466

Đủ cả tim - gan - huyết. Nhưng thơm ngon ngọt mềm nhất vẫn là thịt bò. Bởi thế đếm đi đếm lại đếm tới đếm lùi cuối cùng cũng chỉ có 3 lát thịt mỏng manh như sương khói
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68465&d=1315245466
Bác Người Nhà Quê ơi, món này của người Khơ me hay người Việt hay là "con lai" thế bác ?

Trên đường từ Trà Sư đi Tri Tôn, bánh canh Vĩnh Trung mời gọi. Bánh nhìn lạ mắt, tên bánh "canh" mà nuột nà mềm mại như bánh "phở". Tô bánh bày ra mời mọc nào giò heo, nào cá lóc, nào tôm khô...Bánh này ko biết có phải xuất xứ của người Hoa hay ko?
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68466&d=1315245466

Món hấp dẫn mình nhất ở Châu Đốc là bún nước kèn này đây. Mới nhìn đã ưng cái bụng. Ăn xong thì phải lòng luôn.
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68495&d=1315269387

Nhìn cứ ngỡ nước dùng béo như nước cà ri, ai dè vị béo rất thanh, ko ngán chút nào. Cá lóc thì vừa mềm vừa ngọt vừa chắc thịt, chính hiệu con cá lóc đồng,có bói cũng ko ra ở Sài Gòn
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68496&d=1315269387

Quán vỉa hè, đối diện Bồ Đề Đạo Tràng trên đường Phan Văn Vàng. Tô bún vừa ăn, giá có 12k (c). À, món này có liên quan gì đến người Chăm ko nhỉ? Bác nào sắp đi nhớ phỏng vấn cô chủ quán nhé
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68497&d=1315269387

Trần Quyền
06-09-2011, 09:17
[QUOTE=leDDel;437183]

Nhà sàn của người Việt (trên đường 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68481&d=1315249040
Nhà bên trái còn cầu thang do phần dưới sàn chỉ để chứa đồ, nông cụ...Nhà bên phải xây gạch luôn bên dưới sàn nên có lẽ cầu thang đã được xây luôn bên trong nhà.


LeDDel, ngôi nhà hên phải không còn là kiến trúc cổ điển của nó, ko còn mang tính chất nhà sàn đặc trưng của nó nữa rồi em ah.

Người Nhà Quê
06-09-2011, 11:44
@leDDel:
Theo NNQ đuợc biết (nghe lại) thì, cháo bò có xuất xứ từ nguời Khmer. Tuy nhiên, chính nguời Kinh có công phát triển món ăn này đến với mọi người. Cháo bò ở Tri Tôn là nhứt xứ.
Món bánh canh Vĩnh Trung là của nguời Khmer. Nguời có công đầu xây dựng thương hiệu này là chị Út Oanh Na. Ban đầu, chị thuê mặt bằng ở gần chợ Vĩnh Trung mở quán bánh canh. Món ăn lạ miệng, cách chế biến ngon nên nhiều nguời biết đến. Quán của chị lại nằm trên con đường du lịch Bảy Núi nên du khách từ khắp nơi dừng chân lại quán chị. Thấy bán được, chủ nhà lấy mặt bằng lại và mở quán bánh canh Vĩnh Trung như nêm nếm "ẹ" lắm. Gần đó, có nhiều nguời mở quán dùng thuơng hiệu chung này. Chị Út trở về nhà, mở quán (cùng phía chợ Vĩnh Trung) là đề thêm "thương hiệu riêng" Út Oanh Na để phân biệt và để khách hàng nhận ra mình. Quán của chị luôn đắt khách.
Còn món bún cà ri ở Châu Đốc thì có sự "giao thoa" giữa 3 loại cà ri Chà, Kinh và bún nuớc kèn của nguời Khmer. Nguời Chăm ăn cà ri đặc sệt, béo ngậy nhưng không ăn với bún. cà ri nguời Kinh thì không cần phải nói gì thêm. Bún nuớc kèn của nguời Khmer cũng nấu tuơng tự như bún cá nhưng có thêm cà ri và dừa (món này có bán ở chợ Tri Tôn). Qua thưởng thức, mình đúc kết mòn này lại như thế. Chắc phải nhờ anh Duy Thắng ở Châu Đốc, anh Trần Quyền... "bàn" thêm!

Người Nhà Quê
06-09-2011, 11:52
Nhà sàn của người Việt (trên đường 861 từ Cao Lãnh đi Hồng Ngự)
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=68481&d=1315249040
Nhà bên trái còn cầu thang do phần dưới sàn chỉ để chứa đồ, nông cụ...Nhà bên phải xây gạch luôn bên dưới sàn nên có lẽ cầu thang đã được xây luôn bên trong nhà.

Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

Lê Chinh
06-09-2011, 15:06
Ui, hum bữa vừa vào chùa Xà Tón định chụp hình thì e bị chó rượt chạy bán sống bán chết

Lê Chinh
06-09-2011, 15:18
Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

Ở ngay thị trấn Tri Tôn có 1 quán bán mì sợi cực ngon, hình như nó nằm cặp đường Trần Hưng Đạo thì phải, gần nhà văn hóa thiếu nhi. Mì sợi tươi rất dài và to hơn so với sợi mì mà mình thường ăn. Nghe chủ quán nói làm từ bột và hột vịt, nước súp nấu là nước súp gà, êm nếm rất ngon. Lần nào lên Tri Tôn cũng ăn 2 tô món mì này (mỗi tô 15k). Nhìn ảnh thì không hấp dẫn cho lắm nhưng ngon lắm các bạn ạ:

https://i493.photobucket.com/albums/rr296/oliverchinh/29843_1190773069778_1841937756_359678_6758613_n.jp g

https://i493.photobucket.com/albums/rr296/oliverchinh/29843_1190753309284_1841937756_359626_7464307_n.jp g

Người Nhà Quê
06-09-2011, 15:33
@L/C: Chính xác là đuờng Trần Hưng Đạo nhưng là Nhà văn hóa chứ ko có chữ "thiếu nhi". Mì dạng này có nhiều quán bán. Gia truyền luôn. Tự làm tự bán...

Bỏ ăn thịt chó đi. Nguời AG nuôi nhiều chó giữ nàh lắm. Phượt lên đó mà có mùi thịt chó thì chuẩn bị tiền...chích ngừa! :T

Lê Chinh
06-09-2011, 15:38
@L/C: Chính xác là đuờng Trần Hưng Đạo nhưng là Nhà văn hóa chứ ko có chữ "thiếu nhi". Mì dạng này có nhiều quán bán. Gia truyền luôn. Tự làm tự bán...

E thấy nhà văn hóa đó toàn con nít vô chơi nên nghĩ là NVH thiếu nhi. Bỏ ăn thịt chó lâu rùi. Mà sao trong chùa cũng nuôi chó nữa. e vừa vào dựng xe gần cây bồ đề thì nó chạy lại sủa và rượt làm e chạy thụt mạng

leDDel
06-09-2011, 16:37
Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

Mình cũng nghĩ thế. Nhà "đặc kín" rồi, còn cái sàn nào đâu ;)

Người Nhà Quê
06-09-2011, 16:44
Mình cũng nghĩ thế. Nhà "đặc kín" rồi, còn cái sàn nào đâu ;)

Ah, chịu khó đi mấy con đuờng Long An, Tân An, Vĩnh Trường, Vĩnh Xương... của Tân Châu và An Phú (tỉnh An Giang) vẫn còn í. Nhà sàn còn nhiều. Tất nhiên không bằng 5-10 năm trước. Nếu đi một chuyến loằn ngoằn đuờng quê cũng thú vị lắm.

leDDel
06-09-2011, 16:53
Nếu đi một chuyến loằn ngoằn đuờng quê cũng thú vị lắm.

Đường quê thú vị, nhưng ko phê lắm. Mình thích đường cập kênh hơn, leo cầu tre cầu nón lá đã quá chừng. Mình mới được đi đường cập kênh khu vực bên Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Chưa có được về Đồng Tháp 10 bằng đường cập kênh, ko biết thế nào, cầu có dốc nhọn lên như cái nón lá hay lưa thưa cây gỗ và rung bần bật như bên ST, BL...hay ko :)

Người Nhà Quê
06-09-2011, 17:27
Đường quê thú vị, nhưng ko phê lắm. Mình thích đường cập kênh hơn, leo cầu tre cầu nón lá đã quá chừng. Mình mới được đi đường cập kênh khu vực bên Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Chưa có được về Đồng Tháp 10 bằng đường cập kênh, ko biết thế nào, cầu có dốc nhọn lên như cái nón lá hay lưa thưa cây gỗ và rung bần bật như bên ST, BL...hay ko :)

Về khoản này chắc AG và ĐT xin chịu thua. Khoảng 10 năm nay, AG là tỉnh đứng đầu ĐBSCL về giao thông nông thôn. Chương trình xóa cầu khỉ cũng đã triển khai nhiều nên rất hiếm còn những cây cầu như thế. Có thể vì cái sự sung sướng này làm mất hứng dân phượt hành xác chăng?! ;)

Tên Lang Bạt
09-09-2011, 14:06
Người nhà quê ơi, cho bổ sung tên mình vào danh sách đồng hương nhé. Mình ở Châu Đốc đây

Người Nhà Quê
09-09-2011, 14:46
Người nhà quê ơi, cho bổ sung tên mình vào danh sách đồng hương nhé. Mình ở Châu Đốc đây

Àh, danh sách này là đồng hương đồng khói thôi chứ thật ra là ace mỗi người một nơi. Một số đang sinh sống và làm việc trong tỉnh. Một số ngoài tỉnh. Nên khó mà ộp ẹc hay tổ chức liveshow được. (NT)

Ở Châu Đốc có anh Duy Thắng, "đại gia" làng phượt đó. Bám anh ấy nhé!

Tên Lang Bạt
10-09-2011, 10:42
Hì, cảm ơn, mình đang ở Sài Gòn mất rồi. Có anh em nào ở Sài Gòn thì mình ọp ẹp chơi nhé. Cũng mới đi 1 vòng Thất Sơn đợt lễ vừa rồi

catlee
14-09-2011, 15:30
các bạn ơi,
Mình đang tính đi Trà Sư đợt tháng 10 này, mà có 2 thắc mắc ko biết hỏi ai:
1. tụi mình tính đi bằng xe đò và xe buýt để đến Trà Sư, như vậy có ổn không? Mùa nước nổi các phương tiện giao thông có hoạt động bình thường không vậy?
Có nên ngủ đêm tại rừng tràm Trà Sư không? nhóm khoảng 4, 5 người thôi, không biết ở tại rừng kiểm lâm có cho ngủ nhờ giống như bên Nam Cát Tiên không nữa? Mình muốn xem cảnh hoàng hôn chim về tổ, mà lỡ kiểm lâm không cho ngủ lại thì sợ sau giờ đó ra không còn xe để về nữa, hic hic.
Mình còn gà lắm, mong các bạn hướng dẫn thêm nhiều nhe.

nguyenxuanphu
15-09-2011, 10:30
Em là dân Long Xuyên chính cống ! Bác cho em gia nhập nhé ! Có gì thì hú em cái ! Cám ơn pác !

Người Nhà Quê
19-09-2011, 09:50
@Catlee:Đò và bus có thể đến Trà Sư với điều kiện đi thêm xe ôm khoảng 3,5Km nữa từ cầu Mương Tiền vào rừng. Nói chung là ổn về đi đứng, ăn ngủ và nhu cầu cần thiết khác trong chuyến phượt.

Người Nhà Quê
19-09-2011, 09:54
Em là dân Long Xuyên chính cống ! Bác cho em gia nhập nhé ! Có gì thì hú em cái ! Cám ơn pác !

dân LX chính cống nhưng có thường xuyên ở LX không hay ở SG? Nhóm phượt Cần Thơ thường đi AG lắm. Nếu có ở LX thường xuyên thì mình sẽ ới khi có chuyến phượt nhỏ trpng 2ngày cuối tuần. ;)

nguyenxuanphu
19-09-2011, 11:03
Dạ em ờ tại Long Xuyên, là việc ở Long Xuyên, cưới vợ ở Long Xuyên...dạ nói chung em cái gì cũng ở Long Xuyên tất ạ !

RuaBinhQuoi
19-09-2011, 11:51
Nghe kể về AG thích quá, nhất là mùa nước nổi có nhiều đậc sản. Hẹn có dịp làm 1 chuyến xuống AG!

Người Nhà Quê
20-09-2011, 11:27
Dạ em ờ tại Long Xuyên, là việc ở Long Xuyên, cưới vợ ở Long Xuyên...dạ nói chung em cái gì cũng ở Long Xuyên tất ạ !

Ok. Mình trao đổi vụ An Giang tới đây thôi nhe, kẻo lại bị nhắc nhở vì lạc chủ đề của topic. Để chờ topic Rủ rê dân phượt An Giang vậy! :D

Hoàng Quý Phi
28-09-2011, 04:25
HÌnh ảnh hơi ít đó bác, phải chi có thêm nhiều hình thì coi sướng con mắt.
P/S : ĐÔi chân lông lá của ai thế này bác chủ top ? Ta thích người đàn ông có đôi chân trần lực lưỡng và nhiều lông ...

https://i885.photobucket.com/albums/ac56/kieubsg/dua%20bo%20AG/IMG_3493.jpg

Người Nhà Quê
28-09-2011, 17:46
HÌnh ảnh hơi ít đó bác, phải chi có thêm nhiều hình thì coi sướng con mắt.
P/S : ĐÔi chân lông lá của ai thế này bác chủ top ? Ta thích người đàn ông có đôi chân trần lực lưỡng và nhiều lông ...


Hình nhiều chưa chắc coi đã đâu. Phải đến nơi mới đã cơ!
Hình lông lá này chỉ có tính chất minh họa. Chứ chân mình thì son lắm. hehe

Người Nhà Quê
03-10-2011, 11:55
Hổm rày, nghe đài, đọc báo thấy An Giang quê mình ngập tràn trong lũ, đê bể, lúa mất trắng. Con nước về trắng đồng, vượt cả đỉnh lũ lịch sử dù thời điểm này chưa vào mùa lũ. Nước nhiều nhưng cá chẳng bao nhiêu. Bao nhiêu cư dân sống nhờ vào lũ giờ đây chênh vênh. Cuộc mưu sinh vẫn còn là nỗi khó khăn phía trước...

quycoctu
03-10-2011, 14:00
Quỷ mới đi AG về, thấy ở đó rất tuyệt về nhiều góc độ: sự phát triển, con người, văn hóa, du lịch... :)
-Búng Bình Thien thật là một không gian tín ngưỡng văn hóa rất lạ và hấp dẫn.
-Rất bất ngờ khi ở Hồng Ngự là có quán cafe phục vụ rất chuyên nghiệp như ở SG, nhạc thì là nhạc nhẹ, country, Trịnh Công Sơn.
-Long Xuyên phát triển quá mạnh và phồn thịnh.
-KDL Núi Cấm rất tuyệt, đầu tư kỹ, tất nhiên là phải chấp nhận tính thương mại. Đỉnh Huỳnh Long thật sự là một bất ngờ, đứng trên đỉnh Ngọc Long tự dưng lại nghĩ đến Nga My Sơn.
- Những cánh đồng thốt nốt tạo nét văn hóa đặc trưng rất rất riêng.
-Rừng tràm Trà Sư đúng là thiên đường của chim di trú, chỉ tiếc là cách quản lý khai thác du lịch chưa tốt, nên khách không khám phá được nhiều.
-Văn hóa người Kho Me rất lạ lẫm
Nói túm lại quỷ rất thích AG, chắc chắn sẽ quay lại đế khám phá nhiều hơn.

leDDel
03-10-2011, 21:28
Tự nhiên thấy buồn buồn khi nghe con lũ lên quá nhanh, bà con lao đao chống chọi...thoáng chạnh lòng, những kẻ xa lạ ham thích dich chuyển như mình cứ trông chờ những điều dường như bất nhẫn quá chăng :( Cầu cho con nước hiền hòa lại, để kịp mang về tôm cá, kịp cho những đồng lúa vững trãi trổ vàng bông,...và để cho những cuộc mưu sinh nơi ruộng đồng con nước bớt nhọc nhằn hơn, dù cho khách phương xa có lỡ hẹn với mùa nước nổi, cũng là 1 sự tiếc nuối an bình hơn...!

@quycoctu: sao lại xuất hiện Hồng Ngự ở An Giang vậy ạ ;) đùa tí thôi, chắc lộ trình của bác đi vòng từ Đồng Tháp qua Hồng Ngự về Tân Châu rồi qua Châu Đốc...?

Người Nhà Quê
04-10-2011, 11:24
Người miền Tây không sợ lũ, chỉ sợ lũ không về, chỉ sợ ít cá tôm. Do lũ lên đột ngột và vỡ đê nên cuộc sống vất vả một tí. Nhưng chẳng ai than, chẳng ai khóc. Vốn dĩ đã vậy rồi...

tyler_tran
04-10-2011, 19:21
@nguoi nha que: chào anh,e chuẩn bị đi an giang mà lần đầu đi nữa chứ....mà quê anh ở AG xin anh chỉ giáo dùm e nhe...cám ơn anh rất nhiều,em có link này chi tiết hơn mong anh giúp :) https://www.phuot.vn/threads/27063-xin-anh-ch%E1%BB%8B-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-h%C3%A0nh-tr%C3%ACnh-s%C3%A0i-g%C3%B2n-an-giang.

Người Nhà Quê
05-10-2011, 11:01
@nguoi nha que: chào anh,e chuẩn bị đi an giang mà lần đầu đi nữa chứ....mà quê anh ở AG xin anh chỉ giáo dùm e nhe...cám ơn anh rất nhiều,em có link này chi tiết hơn mong anh giúp :) https://www.phuot.vn/threads/27063-xin-anh-ch%E1%BB%8B-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-h%C3%A0nh-tr%C3%ACnh-s%C3%A0i-g%C3%B2n-an-giang.

Có nhiều hướng để đến An Giang. Hướng mà Tyler_Tran đưa ra là cơ bản rồi, đường phổ thông nhất. Nếu lần đầu đến An Giang, thường thì đi chùa Bà-Núi Sam và các di tích lân cận trong cụm Núi Sam, mất tầm một buổi. Mùa này nên ngược lên An Phú đi Búng Bình Thiên và đồng biên giới. Tức đi từ Châu Đốc qua cầu Cồn Tiên lên An Phú rồi lên biên giới, tầm 50km. Đến chợ Quốc Thái thì hỏi đường bào búng Bình Thiên; nhớ hỏi đường vào Vàm Cây Da để được đến cây da trăm tuổi bên bờ búng; lòng vòng xem đồng biên giới ngập tới cỡ nào. Mùa này, Trà Sư cũng đẹp lắm. Cách Châu Đốc tầm 30km, rừng tràm, có thể ngủ lại đêm. Còn thời gian thì đi núi Cấm, cách Trà Sư chừng khoảng 20 cây số; đến Tri Tôn cách Núi Cấm khoảng 7km để ngắm ruộng trên, mùa này đẹp íh; rồi từ Tri Tôn về Long Xuyên (55km), ngược qua Vàm Cống về Q4 theo đường cũ.

led-lenser
11-10-2011, 11:39
nhìn đĩa rô gion rán giòn của bác thèm quá. Từ giờ sẽ có thêm thôi quen chụp hình đồ ăn.

trantin84
11-10-2011, 12:20
nhìn đĩa rô gion rán giòn của bác thèm quá. Từ giờ sẽ có thêm thôi quen chụp hình đồ ăn.

Bạn đang reply rất nhiều bài mà không viết hoa đầu câu.

nguyenxuanphu
12-10-2011, 18:53
Quỷ mới đi AG về, thấy ở đó rất tuyệt về nhiều góc độ: sự phát triển, con người, văn hóa, du lịch... :)
-Búng Bình Thien thật là một không gian tín ngưỡng văn hóa rất lạ và hấp dẫn.
-Rất bất ngờ khi ở Hồng Ngự là có quán cafe phục vụ rất chuyên nghiệp như ở SG, nhạc thì là nhạc nhẹ, country, Trịnh Công Sơn.
-Long Xuyên phát triển quá mạnh và phồn thịnh.
-KDL Núi Cấm rất tuyệt, đầu tư kỹ, tất nhiên là phải chấp nhận tính thương mại. Đỉnh Huỳnh Long thật sự là một bất ngờ, đứng trên đỉnh Ngọc Long tự dưng lại nghĩ đến Nga My Sơn.
- Những cánh đồng thốt nốt tạo nét văn hóa đặc trưng rất rất riêng.
-Rừng tràm Trà Sư đúng là thiên đường của chim di trú, chỉ tiếc là cách quản lý khai thác du lịch chưa tốt, nên khách không khám phá được nhiều.
-Văn hóa người Kho Me rất lạ lẫm
Nói túm lại quỷ rất thích AG, chắc chắn sẽ quay lại đế khám phá nhiều hơn.

Cám ơn bạn đã đến An Giang ! Quê hương mình có nhiều điều thú vị , ngay cả mình là người địa phương vẫn chưa khám phá hết...dịp vừa rồi mình có đi công tác chống lũ ;ại phát hiện ra nhiều điều thú vị mới...nếu có dịp hân hạnh được giới thiệu và trở thành hướngg dẫn viên free cho các bạn ! Mình rất rành các loại mắm ở An Giang có dịp mình sẽ chui vào một topic thích hợp nào đó trên forum để nói về mắm cho các bạn thèm chơi !

Danh Kenvin
14-10-2011, 15:19
Đang đói bụng mà nhìn 2 dĩa đồ ăn của ăn của bác rùi thì chỉ mún đi bắt nồi cơm lên thôi!An Giang còn món đặc sản nào nữa ko bác?

langthang-saigon
20-10-2011, 11:07
Troi, dep qua ong ban oi!

jane2188
28-10-2011, 13:42
Cám ơn bạn đã đến An Giang ! Quê hương mình có nhiều điều thú vị , ngay cả mình là người địa phương vẫn chưa khám phá hết...dịp vừa rồi mình có đi công tác chống lũ ;ại phát hiện ra nhiều điều thú vị mới...nếu có dịp hân hạnh được giới thiệu và trở thành hướngg dẫn viên free cho các bạn ! Mình rất rành các loại mắm ở An Giang có dịp mình sẽ chui vào một topic thích hợp nào đó trên forum để nói về mắm cho các bạn thèm chơi !
Anh gì đó ơi, bọn em sắp đi An giang mà không có rành dưới đó, anh có thể làm hướng dẫn viên cho tụi em được không? Đầu tháng 11 này tụi em đi nè.

Người Nhà Quê
28-10-2011, 15:31
Haizz, tháng 10, mình đã 3 chuyến đi An Giang rồi. Giờ đi nữa sợ không có thời gian vì tháng 11 khá nhiều việc và cũng có nhiều chuyến đi nữa. Nếu được, mình sẽ tư vấn cho nhóm của bác. Cứ đặt ra yêu cầu, thời gian...
Thân!

Thiên Di
03-11-2011, 14:54
Hi pac Người Nhà Quê!

Ngày mai mình dzọt xe máy xuống An Giang quê bác để bắn phá. Nhờ bác chỉ giúp mình đường từ TX Châu Đốc tới chùa Còng nhé.

Tks pác nhiều!

Người Nhà Quê
03-11-2011, 16:00
Chùa Còng nghe lạ quá. Có phải bạn nói là chùa Hàng Còng của người Khmer không? Nếu đúng thì đi thế này: Châu Đốc đi thẳng vào Tri Tôn. Đến ngã ba Ba Chúc (ngay UBND xã Châu Lăng) thì rẽ phải, tức đường đi Ba Chúc. Chạy thẳng vào đó chừng khoảng 2 cây số, chùa nằm bên phải.

Thiên Di
03-11-2011, 17:59
Hàng Còng chính là ngôi chùa mình muốn hỏi đấy ạ.

Tks bác!

ChốtTàn
05-11-2011, 19:02
hi!!Em xin chào các anh chị.

Em cũng gốc quê An Giang..Nhưng từ nhỏ cho đến lớn thì sống ở sg,nhưng bà con em hầu hết ở Long Xuyên.Em đọc hết 13 trang topic em thấy quá hay và còn quá nhiều thứ còn khám phá.

Các anh chị có thể tư vấn cho em 1 chuyến phượt miền tây(thời gian không giới hạn),em cũng chọn Tiền Giang-Châu đốc-Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang làm gốc,ngoài ra anh chị có thể tư vấn cho em thêm địa phương khác được ko ạh?

Có thể giúp em cung đường đi,em cấn nhất là các điểm ăn uống,chổ nghỉ ngơi(vì em kết hợp phượt và công việc khảo sát luôn ạh)...

Anh chị phượt ở các tỉnh Cần Thơ,Long Xuyen,Chau Đốc,Kiên Giang,An Giang nói chung và các tỉnh lận cận có thể cho em sđt thông tin liên lạc được ko ah?

Mong các anh chị giúp đở giúp em.Em xin cảm ơn các anh chị nhiều ạh.

Nick yahoo của em :the_kingsouth (em có pm cho a NNQ)
skype: nghianguyen0207
số phone: 0907.200.002

Dạ mong được làm quen với các anh chị...Have nice Weekend.

hoangmaiquangvin
08-11-2011, 16:39
Xin góp với chủ thớt một số hình ảnh về nghề nuôi cá bè - nghề đặc trưng của nông dân An Giang

Hình ảnh một đầu của cù lao ông Hổ (Mỹ Hòa Hưng) Nơi tập trung bè cá nhiều nhất ở Long Xuyên - An Giang
http://nf2.upanh.com/b3.s10.d2/124dc7cf3fbd4f8278eca959a307c583_37696832.dscn3086 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3086/v/0ni7eqfubxk.htm)

Từ bờ cù lao, muốn ra bè cá phải đi qua 1 cây cầu tre dài khoảng ...100m, cảm giác đi lần đầu thật khủng khiếp!!!!
http://nf6.upanh.com/b6.s11.d3/e2853ae0a6377e93104c08788979bb60_37696836.dscn3090 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3090/v/anie2q7ufxz.htm)

Cận cảnh "nỗi sợ khủng khiếp" này
http://nf0.upanh.com/b3.s19.d2/ab489e03402001b4ecae7a7b5bdd91e6_37696840.dscn3091 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3091/v/cni7fq9ucxa.htm)

Cuộc sống thường nhật trên bè cá
http://nf9.upanh.com/b5.s11.d3/708eba9973b7cf8e48b0ade6ceaea9d9_37696849.dscn3109 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3109/v/cni06q9u1kd.htm)

Xay mồi cho cá ăn
http://nf8.upanh.com/b1.s10.d3/e87f1e4dad08b17b066dce60117b583c_37696848.dscn3099 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3099/v/6ni56q2ufkn.htm)


Bạn có biết mỗi bè cá có thể chứa bao nhiêu cá không? Bình thường khi thu hoạch khoảng 100 tấn cá/ 1 bè, bè lớn có thể chứa đến 200 tấn - kinh khủng thật. Hình ảnh thu hoạch cá
http://nf9.upanh.com/b1.s1.d1/0d20e21fd3b070dedd2d306c042bd4ec_37696859.dscn3124 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3124/v/4ni03q8u5kb.htm)

Đặc sản vùng sông nước trên bè cá - Cá lóc nướng trui
http://nf8.upanh.com/b1.s10.d3/473807f2c4a216bca3d84fe108cb114c_37696868.dscn3141 .jpg (http://www.upanh.com/upanh_dscn3141/v/ani02qdu2kl.htm)

Người Nhà Quê
08-11-2011, 16:51
Xuống bè nuôi ca tra mà ăn cá lóc nướng trui, ngon há! Mỹ Hòa Hưng mới phát triển nghề nuôi cá tra bè sau này nhưng sản lượng cũng lớn áh. Ngoài nuôi bè còn nuôi hầm, nuôi trên bãi bồi... Có thời gian, giá đất bãi bồi lên đến nửa tỷ mỗi hecta. Bây giờ hổng biết có tăng giảm gì không?

Nhìn cái cầu khỉ dài thòn lòn này, haizz, nhậu xỉn chắc phải bơi thôi chứ làm sao bước trên cây cầu này được, nhẩy!?

Cảm ơn đã đóng góp, xây dựng "An Giang..." và mong tiếp tục...

mechuotchit
08-11-2011, 19:15
Ba mẹ mình sinh ra và lớn lên ở SG , mình cũng vậy nhưng nghe kể thì cũng còn mồ mả ông bà và vài người bà con ở Châu Đốc , Long Xuyên ... Mẹ mình thỉnh thoảng có về còn mình thì chưa bao giờ :( . Đi Phượt cũng về Trà Sư , Núi Cấm mà cứ như đi du lịch vậy . Đọc hết 14 trang này tự dưng lại tự hào : An Giang quê tôi đó !
Cám ơn bạn Người Nhà Quê và chắc chắn sẽ có dịp làm phiền bạn vì MÌNH SẼ VỀ QUÊ !!!

Tinhsauvienkhach
10-11-2011, 22:16
Cảm ơn bạn, hình đẹp quá !

Người Nhà Quê
11-11-2011, 18:58
VỀ AN GIANG VUI LỄ HỘI KHMER

Lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ V- năm 2011 diễn ra tại huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) hứa hẹn là chuyến đi thú vị cho nhiều du khách. Rất nhiều hoạt động diễn ra trong suốt thời gian lễ hội là những sản phẩm du lịch độc đáo và thú vị. Người Khmer ở An Giang đang náo nức chờ đón du khách đến từ phương xa…





https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=73961&d=1321012577

Chương trình sẽ diễn ra trong bốn ngày, từ ngày 1 đến ngày 4-12-2011. Suốt thời gian diễn ra lễ hội, có rất nhiều chương trình văn hóa đặc sắc của riêng người Khmer Nam bộ. Đặc biệt là các cuộc tranh tài giữa các đôi bò khỏe mạnh tại cuộc thi đua bò sẽ là chương trình hấp dẫn và lôi cuốn du khách. Hàng chục đôi bò đến từ nhiều tỉnh ở khu vực ĐBSCL và một số tỉnh biên giới thuộc Vương quốc Campuchia. Dù là hoạt động thường niên nhưng đua bò năm nào cũng thu hút hàng chục ngàn người đến từ khu vực ĐBSCL và T. PHCM. Trước khi tham gia cuộc tranh tài, các cặp bò chiến được chủ chăm sóc rất kỹ. Chúng thường được cho uống bia pha với hột gà, mát-xa… để tăng cường sinh lực. Bữa ăn của chúng là cỏ tươi như thường lệ nhưng được chọn lựa cẩn thận để tránh gây bệnh cho bò.

Người Nhà Quê
11-11-2011, 19:01
VỀ AN GIANG VUI LỄ HỘI KHMER (tt)




https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=73960&d=1321012577

Đua bò Bảy Núi-An Giang là hoạt động văn hóa thể thao hiếm hoi còn sót lại trên thế giới. Tại Việt Nam, đua bò chỉ diễn ra tại An Giang. Thời gian gần đây, nhiều tỉnh ở ĐBSCL và một số tỉnh ven biên thuộc vương quốc Campuchia cũng chọn ra những đôi bò tốt tham gia các cuộc thi diễn ra tại An Giang. Thông thường, lễ hội này diễn ra vào lúc bà con Khmer An Giang thu hoạch xong mùa vù, tức thời điểm khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Đây là thời điểm nông nhàn nên người dân nghĩ tới hoạt động giải trí. Họ chọn ra những đôi bò khỏe nhất phum sóc làm đại diện để thi thi thố với các phum sóc khác. Đôi bò của phum sóc nào thắng cuộc thì người dân ở phum sóc đó tin rằng sẽ trúng mùa vào vụ mùa sau. Vì thế, phum sóc nào cũng chăm sóc bò thật kỹ để có thể mang may mắn về cho dân làng. Dần dần, đua bò trở thành lễ hội truyền thống của người Khmer An Giang, tương tự như đua ghe ngo ở Gò Quao-Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… Năm nay, hoạt động đua bò được kéo dài đến tháng 12 đúng vào dịp lễ hội này để tạo sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Đã có không ít những tác phẩm ảnh nghệ thuật đạt được giải cao do tác giả ghi lại từ những cuộc thi tài này. Giới văn, nghệ sĩ đã dành nhiều giấy, mực để viết về nét đẹp văn hóa của lễ hội đua bò Bảy Núi làm say đắm lòng người.





https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=73962&d=1321012577
Giới nhiếp ảnh phải trả giá cho những khoảnh khắc đẹp bằng món...bò né! (NT)

Người Nhà Quê
11-11-2011, 19:07
Ngoài đua bò, các trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ sẽ vô cùng hấp dẫn đối với du khách, như: Đua ghe ngo, đội cà-om lấy nước… Đây là hai môn thể thao mang đậm nét dân tộc Khmer. Đua ghe ngo vốn chỉ phát triển ở vùng hạ nguồn các con sông Cửu Long được đưa về vùng Bảy Núi-An Giang sẽ gây thú vị đối với nhiều người. Các chương trình nghệ thuật dân tộc Khmer được các nghê sĩ tập luyện công phu, hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn được người xem. Đây là những tác phẩm mới, được dàn dựng rất kỹ để phục vụ lễ hội. Chương trình sân khấu lễ hội còn có sự trình diễn trang phục sinh hoạt hàng này, trang phục lễ hội, lễ cưới… để giới thiệu nét văn hóa luôn được giữ gìn và phát huy đến với du khách. Bên cạnh đó là khu ẩm thực đặc trưng của người Khmer Nam bộ hoạt động suốt lễ hội, phục vụ người dân, khách đến tham quan.

Ngoài tham dự lễ hội, khách còn có thể thưởng lãm những cảnh đẹp nơi chùa chiền. Mỗi ngôi chùa Khmer là một tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc đẹp. Không gian chùa lúc nào cũng nằm trong một không gian rộng lớn, rợp bóng cây xanh. Những chi tiết, hoa văn trên tường, trên mái, trên kèo, trên cột… đều được nghệ nhân dày công làm tỉ mĩ để các được những mảng trang trí tinh xảo. Bước vào không gian chùa Nam tông Khmer, du khách như đang đi giữ đất chùa tháp ở các quốc gia Phật giáo Campuchia, Lào, Thái…

hoangmaiquangvin
12-11-2011, 00:50
@Người Nhà Quê bạn ơi! Theo tui biết thì:
1. Lễ hội đua ghe ngo hoàn toàn không có ở Gò Quao, Kiên Giang.
2. Lễ hội đua bò chỉ có duy nhất tại An Giang, nhưng mấy năm vừa qua, do mong muốn nôn nóng xây dựng lễ hội trở thành một cái gì đó to lớn, vang dội... nên chính quyền tham gia vào quá trình tổ chức, chấm thi, phát giải .... tạo nên một hiệu ứng ngược là việc đua bò không phải chỉ đơn thuần là niềm vui giải trí của bà con nông dân, mà mang đầy tính ăn thua thành tích cho từng địa phương (thực tế đã xảy ra trong mùa lễ hội vừa rồi!)
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tui nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, chính xác về quê hương An Giang yêu quý.
Tui đang chuẩn bị show cho bạn xem 1 công trình nghiên cứu sâu về nền văn hóa Óc Eo! :)).

Người Nhà Quê
12-11-2011, 13:42
@Người Nhà Quê bạn ơi! Theo tui biết thì:
1. Lễ hội đua ghe ngo hoàn toàn không có ở Gò Quao, Kiên Giang.
2. Lễ hội đua bò chỉ có duy nhất tại An Giang, nhưng mấy năm vừa qua, do mong muốn nôn nóng xây dựng lễ hội trở thành một cái gì đó to lớn, vang dội... nên chính quyền tham gia vào quá trình tổ chức, chấm thi, phát giải .... tạo nên một hiệu ứng ngược là việc đua bò không phải chỉ đơn thuần là niềm vui giải trí của bà con nông dân, mà mang đầy tính ăn thua thành tích cho từng địa phương (thực tế đã xảy ra trong mùa lễ hội vừa rồi!)
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tui nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, chính xác về quê hương An Giang yêu quý.
Tui đang chuẩn bị show cho bạn xem 1 công trình nghiên cứu sâu về nền văn hóa Óc Eo! :)).

NNQ rất tán thành với ý kiến của bạn về đua bò. Lễ hội dân gian đã được thương mại hóa. Thỉnh thoảng có những sự cố do tranh chấp giải... và nhiều lý do khác. Nhưng dẫu sao, đua bò vẫn tồn tại như một món ăn tinh thần...

Đua ghe ngo ở Gò Quao-Kiên Giang diễn ra đúng vào dịp Ook om bok của người Khmer Nam bộ. Lễ hội thường niên đó, bạn ơi. Có lẽ bạn chưa nghe đến và chưa từng đi đến đó vào dịp này.

Vô cùng cảm kích và nóng lòng chờ đợi nghiên cứu văn hóa Óc Eo của bạn, góp phần làm phong phú "An Giang...".

Cảm ơn và chúc sức khỏe!

kenryvo
18-11-2011, 19:05
Thanks Người Nhà Quê nhiều lắm.
Cho mình hỏi nếu mình chỉ có 2 ngày cuối tuần và khởi hành từ Củ Chi liệu mình khám phá được những đâu ở An Giang vậy bạn?Mình định đi đường Củ Chi - TL8 - Đức Hòa - N2 - Tân Thạnh - TL837 - TL844 - HỒNG NGỰ - CHÂU ĐỐC
Chặng về chưa biết phải đi sao nữa.Liệu 2 ngày thứ 7 và CN mà phượt bằng xe máy vậy có đủ thời gian không bạn nhỉ?TL837 và 844 nghe nói đang sửa chữa phải không bạn
Nếu bạn biết thông tin gì tư vấn giúp mình nhé để mình lên plan đi sớm trong tháng sau.thanks

Người Nhà Quê
21-11-2011, 11:09
Xin lỗi vì chậm trễ.
2 ngày từ Củ Chi đi chơi An Giang thì không nhiều thời gian đâu ạh. Đi dọc theo đường biên giới đến An Giang là cung đường đẹp. Vùng thượng nguồn (khu vực biên giới) nước đang rút nên sẽ chiếm nhiều thời gian của bạn vì bận phải chụp ảnh, hỏi han...
Tính từ Châu Đốc, bán khoảng 30-40 cây số, có nhiều điểm dừng chân: Qua cầu Cồn Tiên thì có làng Chăm Đa Phước; Búng Bình Thiên và Vàm Cây Da-nơi có cây da cổ thụ hơn trăm năm tuổi. Qua phà Châu Giang thì có thánh đường Mubarak nổi tiếng, làng Chăm Phũm Soài; đến Tân Châu thì có làng dệt lãnh Mỹ A nổi tiếng. Đi hướng Tịnh Biên thì có chợ biên giới Tịnh Biên; rừng Tràm Trà Sư, làng dệt Văn Giáo, núi Cấm với tượng phật di lặc cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, vùng lân cận Châu Đốc có thể đi ghe ở bến tàu du lịch Châu Đốc tham quan làng bè, làng Chăm, đi trên kinh Vĩnh Tế; mua sắm tại chợ Châu Đốc; Thích thì qua chợ Gò Tà Mâu bên Campuchia chơi cho biết; đi chợ SIDA chuyên bán đồ secondhand được nhiều người biết đến; tham quan cụm Miếu Bà-Núi Sam với nhiều ngôi chùa, di tích văn hóa, lịch sử mở đất vùng này...

Điểm đến hơi bị nhiều so với lịch trình 2 ngày rồi nên không nói thêm về các vùng phụ cận thuộc tỉnh bạn (ngoài AG).
Thân!

kenryvo
21-11-2011, 15:54
Cám ơn bạn nhiều lắm
Nghe bạn kể bấy nhiêu điẹ điểm mà mình "chảy nước miếng" rồi hic,vậy chắc mình phải đi 3 ngày 2 đêm quá,đành phải ráng năn nỉ xếp tiếp thôi
Bạn không có thông tin gì mới nhất về TL837 và 844 à?Mình search trên diễn đàn thì thông tin là đang sửa chưa nhưng những topic và reply đó đã cũ rồi không biết tình hình lúc này ra sao nữa
Dẫu sao cám ơn bạn nhé,để mình ngâm cứu thêm rồi lên lịch lại

Người Nhà Quê
22-11-2011, 10:38
Bạn không có thông tin gì mới nhất về TL837 và 844 à?Mình search trên diễn đàn thì thông tin là đang sửa chưa nhưng những topic và reply đó đã cũ rồi không biết tình hình lúc này ra sao nữa

Nói đến Tỉnh lộ thì NNQ đúng là quê thật. Đi chẳng nhớ tỉnh lộ đâu. Nhưng đường ở miền Tây thì làm liên miên thôi. Đường giồng khoai, ổ tượng cũng không ít. Nhưng được cái là đường xấu thì xấu một đoạn thôi, không xấu suốt tuyến. Nếu đường đã làm 2-3 năm nay, đối với TL, thì chắc chắn là đã làm xong.

Bạn cứ đi rồi sẽ đến. Đừng lo đường xấu. Nhiều người còn kiếm đường xấu, đường vòng mà đi ấy chứ!=))

loithuan19
13-12-2011, 14:12
Nhìn mấy tấm hình ảnh về An Giang mà muốn về An giang quá. Trong những hình ảnh trên, có hình ảnh nào nằm ở du lịch bảy núi không bạn, mình tính đi tham quan mấy núi ở An giang

Người Nhà Quê
13-12-2011, 18:12
NNQ có nói đến một vài núi, chưa đề cập sâu vào Bảy Núi. Do chưa có thời gian nên chưa xây dựng đầy đủ thông tin về An Giang. Thông cảm nhé!

toquocbao
16-12-2011, 15:23
Tuyệt quá! quá tuyệt! chắc chắc chắc... ước gì giờ này được du ngoạn ở An Giang ... hichic ko phải đối diện với chiếc máy vi tính cứng ngắt ặc ặc

trangdieu
22-12-2011, 16:43
Chào mọi người,

Mình cũng mới bắt đầu tham gia diễn đàn, mình cũng rất thích đi du lịch. Sắp tới, mình định đi An Giang 2 ngày (khoảng đầu tháng 01/2012). Mình không biết nên đi những địa điểm nào ở An Giang? Mình xuất phát từ Cần Thơ đi An Giang, phương tiện là xe máy, 2 ngày. Bạn nào biết rõ về An Giang có thể tư vấn dùm mình được không?

ku_ku
28-12-2011, 09:07
Mình cũng tính đi vào 1/1/2012 mà chưa có rủ được ai. ko lẽ đi 1 mình nhỉ?

sieunhan_gao
28-12-2011, 12:24
Cám ơn những thông tin bổ ích của các pác ợ, Tụi em chuẩn bị lên đường đây.

xichlobmt
04-01-2012, 17:14
Đúng như bác Trần Quyền nói, ngôi nhà bên phải (trong tấm ảnh trên) chỉ giữ đuợc 50% nhà sàn nguyên bản. Thời gian gần đây, nhiều nơi đã có đê bao khép kín, ko còn bị nuớc ngập nữa nên "đôn" sàn lên thêm một tầng nữa. Bên dưới xây thành một ngôi nhà đúc; toàn bộ phần nhà sàn được đưa lên lầu. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà đuợc cất như thế.
Còn nhà sàn có thuộc kiến trúc của PGHH hay không thì NNQ có thể khẳng định là không.
Còn về nhà sàn của nguời Chăm thì phức tạp hơn nhiều. Bác có thể tìm hiểu thêm. :)

-Về Nhà sàn thì theo mình nghĩ nó là đặc trưng của dân cư sống dọc sông Mê Kông, người Kinh, người Chăm, người Khmer ... sống dọc Mê kông đều dựng nhà kiểu như vậy.
- cái nhà trong hình thì mình nghĩ chủ nhân của nó là người Việt hoặc người Hoa ( vì có để năm xây dưng trên nóc nhà .. :), mình chẳng thấy nhà người Khmer nào mà để năm cả, vì họ ko sử dụng số A-râp ...)
-Vùng đất miền tây của Vn hiện giờ thì từ xa xưa thuộc Vương quốc Chăm-pa ( người Chăm - Chàm), sau thì thuộc Chân Lạp ( Khmer), rồi người Kinh... Nên trong dễ thấy sự xen kẻ làng người Chăm, người Khmer, người Việt, người Hoa ... Từ châu Đốc kéo tới cửa Khẩu Khánh Bình ( Ch. Đốc) kéo đến Phnom pênh vẫn thấy sự xen kẻ này. Bên kia cửa khẩu thuộc đất Cambodia là 1 làng người Việt gọi là Bình Di... từ đó đến PP có xen kẻ vài làng người Chăm, Việt...
- Người Chăm ở Việt nam thì theo 2 tôn giáo:
+ Hồi giáo: người Chăm ở miền Tây.
+ Ấn giáo: người Chăm ở Phan rang, Phan Thiết..
Họ ở tập trung thành từng làng và giữ nguyên bản sắc tôn giáo, văn hóa.... Tuy có chịu ảnh hưởng văn hóa nhưng Ít khi họ theo tôn giáo khác, nên những nhà có hình Đức Thầy thì có nhiều khả năng là của người Việt.

Trên đây chỉ là chút ít học lóm, đem chia sẻ với mọi người ... Không hề có ý định múa rìu ...:)

khoabin
05-01-2012, 15:04
Chào các bạn, sắp tới tui đi công tác ở SG, đọc topic này thấy đã quá nên tính về An Giang chơi 3 ngày 2 đêm. Định 12h khuya ngày 13.6 lên xe Hùng Cường đi về Châu Đốc. Cả ngày hôm đó sẽ đi chơi các vùng quanh CHâu Đốc nhưng thấy nhiều chọn lựa quá.
Ví dụ như đi làng Chăm và không gian văn hoá Chăm thì các bạn khuyên nên đi làng nào thì còn giữ nguyên nhiều giá trị văn hoá nhất (trong này tui thấy có bạn ghi ra nhiều : Qua cầu Cồn Tiên thì có làng Chăm Đa Phước; Búng Bình Thiên và Vàm Cây Da-nơi có cây da cổ thụ hơn trăm năm tuổi. Qua phà Châu Giang thì có thánh đường Mubarak nổi tiếng, làng Chăm Phũm Soài,vùng lân cận Châu Đốc có thể đi ghe ở bến tàu du lịch Châu Đốc tham quan làng bè, làng Chăm). Nhờ các bạn tư vấn giúp được không?

Cảm ơn các bạn nhiều.

Người Nhà Quê
09-01-2012, 22:36
Còn những 6 tháng nữa mà "sắp tới...", thiệt là tương lai gần! 3 ngày 2 đêm ở AG thì đi được khá nhiều điểm. Tuy nhiên, cần bố trí các tuyến, điểm cho phù hợp và xuyên suốt. Làng Chăm, Búng Bình Thiên và Châu Đốc chỉ nên sắp xếp trong 1 buổi để tranh thủ đi những điểm khác. Nếu chưa từng đi núi ở AG thì nên dành 1 buổi hoặc 1 ngày đi núi. AG có nhiều núi gắn với sinh thái và tâm linh! Đặc trưng du lịch của AG là sông nước, biên giới, núi rừng và văn hóa các dân tộc. Tùy theo sở thích mà bạn có thể bố trí lịch cho phù hợp!
Thân!

thuongmap
28-01-2012, 08:31
Uhm, An Giang đẹp mà ^^, quê ngoại của mình mà :D
19, 20/2 này xuống Long Xuyên dự đám cưới đứa em nữa nè, chắc cũng bận rộn khó đi chơi được :)
Năm ngoái mình cũng có đi Châu Đốc, Tịnh Biên, nhưng vì ko có thời gian nên chỉ lướt qua thôi, đường lên Tịnh Biên đúng là xấu thiệt ^^.
Mình đã lên cái hẹn chấm điểm đi và sau đó sẽ đi những nơi này, nhưng chưa có thời gian cụ thể. ^^

sathuhodiep
02-02-2012, 21:58
Ngày mai mình đi định đi xuống châu đốc, bạn nào biết nhà nghỉ cho mình biết liên lạc với
0909014586

anvietnam
07-02-2012, 11:55
Hic, giá có bạn nào ở dưới đó, hôm nào cho mình homestayed nhỉ?

Người Nhà Quê
09-02-2012, 12:05
Hic, giá có bạn nào ở dưới đó, hôm nào cho mình homestayed nhỉ?

Homestay ở AG hiện tổ chức tại hai làng Chăm và Khmer nhưng chưa được đánh giá cao. Còn homestay như bạn nói thì phải có mối quan hệ trước thôi. Đa phần dân phượt An Giang thì đúng là gốc AG, nhà còn ở AG nhưng không thường xuyên ở AG mà chủ yếu là ở Sài Gòn và các nơi khác. Bản thân NNQ cũng đang sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Bạn cố gắng tìm nhé! (BB)

XÍ XỌN_SG
10-02-2012, 21:10
Ước gì một lần đến An Giang mùa nước nổi. Ấn tượng những bức ảnh nhà sàn giữa mênh mông là nước...Chắc chắn mình sẽ để dành nhiều quần áo cũ để khi có dịp sẽ về đó làm từ thiện, thương quá những con người chân chất, hiền lành.

fastspeed
05-03-2012, 10:32
Em chưa đc đi nhiều vào trong Nam. Bác chủ viết bài hay quá. Em ước 1 lần được đặt chân đến vùng đất tươi đẹp ấy (bộ hình bác chụp lung linh quá!). Hẹn gặp bác tại An Giang vào 1 ngày đẹp trời! :)

Người Nhà Quê
05-03-2012, 12:41
Em chưa đc đi nhiều vào trong Nam. Bác chủ viết bài hay quá. Em ước 1 lần được đặt chân đến vùng đất tươi đẹp ấy (bộ hình bác chụp lung linh quá!). Hẹn gặp bác tại An Giang vào 1 ngày đẹp trời! :)

Cảm ơn và chúc bác có những chuyến đi thú vị khám phá miền Nam thân yêu! (beer)

thichlalam
07-03-2012, 18:35
Tiếp đến là đi TX Hồng Ngự rồi huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) qua Tân Châu (An Giang). Tại đây, có thể đi Vĩnh Xương để biết nơi đầu nguồn sông Tiền; tham quan núi Nổi (dạng núi sót của dãy Thất Sơn). Nghề dệt lãnh Mỹ A là không thể bỏ qua khi đến đây. Canh chua cá lăng ở Quán Duy ngon, nên dừng lại ăn. Trên đường Tân Châu đi Châu Đốc, có làng chăm Phũm Soài. Dừng lại tham quan các ngôi Thánh Đường; cần tìm hiểu văn hóa thì hỏi nhà ông Giáo Cả. Ông rất thân thiện và hiếu khách. Tham quan và tìm hiểu nghề dệt (hỏi nhà anh Mách).

Mạo muội xin góp vài pic Quê mình.
Quán Duy bác nói đây (ngon nhất Tân Châu đấy) nằm ngay vòng xoay Bưu điện Tân Châu:
https://i749.photobucket.com/albums/xx133/manttt777/SDC16809_resize.jpg

Toàn cảnh bờ kè & Hoàng hôn bên sông tiền:
https://i749.photobucket.com/albums/xx133/manttt777/SDC10370_resize.jpg
https://i749.photobucket.com/albums/xx133/manttt777/SDC10520_resize.jpg

thichlalam
07-03-2012, 18:49
[QUOTE=Người Nhà Quê;379893]@ Mr.Rai: Haha, zị là mình có đối tác trên topic này rồi. Rất hân hạnh. Có dịp nào đó, gặp nhau tại AG nhé! Pác MrRai này, up hình lên chia sẻ với cả nhà, làm giàu cho topic này nhé... Tấm ảnh pác chụp đồi Tà Pạ chỉ cách nhà mình khoảng hơn 1 cây số thôi đó.

Mùa nước nổi này, nhớ về An Giang ăn cá rô non chiên giòn và gỏi bông điên điển nhá:



[CENTER]https://i1200.photobucket.com/albums/bb329/Dacuoipics/P1150463.jpg
Này là cá rô non chiên giòn ăn với nước mắm chua ngọt.
Món này chỉ có vào mùa nước nổi thôi.

Nhìn ngon quá đi mất, món này mà mấy anh em ngồi chém gió thì khoái phải biết...

Món này k phải mùa nước nỗi mới có đâu bạn, chính xác thì món cá rô non ấy có rất nhiều sau khi các ruộng lúa đc gặt và nước ở mương rút xuống tới bắp vế chân --> cứ việc mang rỗ thau ra vớt chơi là có 1-2kg ăn tới chán chê luôn. Đôi lúc nhiều quá ăn k hết người ta còn mang ủ làm nước mắm nữa đó, màu nước mắm có màu hơi xanh xanh ăn ngon ra phết.
Lần nào về quê tới mùa gặt cũng rủ mấy đứa bạn ra vớt 1 đóng tối về lai rai, khoái nhất là lúc thọc tay vào hang trong đó có từ 1-2 chục con đã lắm.

dinhthanh1210
08-03-2012, 12:43
Cho mình hỏi trong 1 ngày mình đi Núi cấm và cửa khẩu Tịnh Biên có đủ thơi gian ko.
Phương tiện: từ miếu Bà đến Núi Cấm và cửa khẩu Tịnh Biên có thể đi bằng phương tiện nào tiện lợi nhất.
Nhờ ACE giúp. Thanks

Người Nhà Quê
08-03-2012, 13:42
1 ngày cho hai điểm này là hợp lý, không dư và cũng không thiếu. Tuyến này có xe bus, xe đò và honđa ôm!

thainguu
13-05-2012, 20:29
1 ngày cho hai điểm này là hợp lý, không dư và cũng không thiếu. Tuyến này có xe bus, xe đò và honđa ôm!

Xin chào người đồng hương Svayton :D

An Giang mà là vùng đất có nhiều đồng bào Khmer sinh sống, mình cũng từ An Giang, srok Svayton :)))

ime_tuananh
17-05-2012, 00:39
Hi....Bác Người nhà quê quê ở Tri tôn hả? trùng hợp quá hen... Quê ba con ở Chi Lăng này...

Toni Nguyen
17-05-2012, 23:28
Xin chào, Mình ở Tân châu-AnGiang.
Chúc các bạn khi đi phượt gặt nhiều niềm vui.

lethai7889
18-05-2012, 13:46
Mình ở Sài Gòn, nhưng có rất nhiều bạn ở An Giang, hôm nào rảnh phải ghé thăm Châu Đốc mới được

thichlalam
21-05-2012, 17:12
Xin chào, Mình ở Tân châu-AnGiang.
Chúc các bạn khi đi phượt gặt nhiều niềm vui.

Tân Châu khúc nào thế bác, mình gần chỗ photo ngọc anh nè (vòng xoay bưu điện ấy).


Mạo muội xin góp vài pic Quê mình.
Quán Duy bác nói đây (ngon nhất Tân Châu đấy) nằm ngay vòng xoay Bưu điện Tân Châu:
https://i749.photobucket.com/albums/xx133/manttt777/SDC16809_resize.jpg

Toàn cảnh bờ kè & Hoàng hôn bên sông tiền:
https://i749.photobucket.com/albums/xx133/manttt777/SDC10370_resize.jpg
https://i749.photobucket.com/albums/xx133/manttt777/SDC10520_resize.jpg

jerry_do
25-05-2012, 15:26
Nhìn topic của chủ thớt làm mình thèm bò nướng Phương Hương ngay dốc núi Két - Nhà Bàng quá đi. Nhưng đặc biệt nhớ nhất có lẽ là "thốt lốt nạnh" đó. hihihi

zendanhimbi
26-05-2012, 16:35
Bác NNQ cho em hỏi: Em từ HN vào HCM và dự đinh đi miền Tây đầu T6 và AG là điểm đến đầu tiên của em. Chuyến đi của em có 2 người thôi và sẽ di chuyến bằng xe bus. Em sẽ đi xe Phương Trang chuyến 8h45 – 15h45 đến Châu Đốc. Chiều tối em sẽ đi Miếu Bà Chúa Xứ, Tay An cổ tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hàng ... nếu có thể. Tối nghỉ ở Chấu Đốc. Ngày 2 em đi rừng tràm Trà Sư và Núi Cấm. Bác có thể tư vấn giúp em việc đi lại giữa các điểm du lịch cho thuận tiện. Bác có thể giới thiệu cho em 1 số nơi ăn, chỗ ở tại AG được không ạ? Đêm 2 em nên nghỉ ở Châu Đôc hay Núi Cấm để tiện đi Hà Tiên ngày hôm sau? Xin cám ơn Bác trước

Người Nhà Quê
31-05-2012, 13:03
@zendanhimbi: Phần AG xem như hợp lý. Phương tiện đi lại suốt tuyến này đều có xe buýt ở địa phương. Ở Châu Đốc có xe đi thẳng Hà Tiên nhưng ngày hai đi Núi xong lại trở ra Châu Đốc thì phí. Theo mình, khi xuống xe Phương Trang tại Châu Đốc, bác nên hỏi xe đi Hà Tiên chạy vào giờ nào, có thể đón xe tại Núi Cấm hay không để chủ động. Vì tại Núi Cấm/Trà Sư muốn sang Hà Tiên rất khó về phương tiện công cộng, chỉ có xe ôm thôi. Nếu đi ngược lại thì hay hơn. Từ Sà Gòn đi Kumho Samco thẳng Hà Tiên. Chơi xong, đón xe qua Châu Đốc. Lòng vòng mấy điểm như bạn chọn rồi lên xe trở về Sài Gòn!

Người Nhà Quê
31-05-2012, 13:07
@Thichlalam & Tony Nguyễn: Quê nội mình ở Tân Châu. Nhờ ở cây số 3. Thỉnh thoảng mình cũng ghé lại Tân Châu trong những chuyến công tác và vào mùa nước nổi.

@Thainguu: Nhà mình trước đây ở trước chùa Svay Ton, bán cafe ngang Bệnh viện đa khoa cũ (nay là Huyện Ủy Tri Tôn). Nhà bác ở gần đó không hay chỗ nào khác? Biết đâu quen đấy!

trantuanchan
07-08-2012, 08:34
Chào các bác, mình ở Châu Đốc đây, mong sớm được giao lưu với các bác.
Y!M: trantuanchan

tessuarai
07-08-2012, 09:43
Về An Giang thích nhất là những con đường ôm quanh những ngọn núi và những cánh đồng lúa bạt ngàn, những hàng thốt nốt vươn mình trong gió. Kinh hoàng nhất là nạn chèo kéo khách của những người bán hàng rong tại các chùa núi, đặc biệt là Núi Sam. Hi vọng tình trạng này sẽ sớm biến mất để An Giang giữ được vẻ đẹp yên bình.

tessuarai
13-10-2012, 17:30
Các bác cho mình hỏi leo bộ từ chân Núi Cấm lên tới tượng phật Di Lặc bao xa và mất khoảng bao lâu vậy? Thanks các bác.

Người Nhà Quê
25-04-2013, 21:03
Xin lỗi vì lâu lắm rồi mình không vào topic này. Biết là trễ nhưng cũng post để mọi người tham khảo:
-Đường lên đến Tượng Phật-Chùa Phật Lớn mất khoảng 3-4 giờ đi bộ hoặc 30 phút đi xe. Hay nhất là ngủ đêm lại núi Cấm. Trên này có nhiều đỉnh và chỗ nào ngủ cũng được, từ nhà dân đến chùa chiền.

SaveLove
25-04-2013, 21:16
Em cảm ơn bác Người Nhà Quê đã giúp đỡ thông tin rất nhiều để em có thể hoàn thành chuyến đi trong dịp tết âm lịch vừa qua
Hi vọng bác tiếp tục công việc ở topic này,quảng bá An Giang đến nhiều người hơn,thực sự quê bác rất rất đẹp

Người Nhà Quê
25-04-2013, 23:41
SaveLove là người liên hệ với mình hồi Tết vừa rồi đó hả? Thật sự là không biết nick lẫn tên. Cứ nghe dân phượt thì chỉ tới thôi. Tiếc là không gặp được ở An Giang cũng không gặp ở Sài Gòn. Chắc phải hẹn gặp nhau ở Hà Nội quá.
Topic chuyến đi của bạn vừa rồi là gì? Có đưa lên Phượt không?
An Giang còn nhiều điểm đến lắm: Văn hóa & lễ hội của cộng đồng Chăm-Hoa-Khmer và người Kinh rất phong phú...

gvtgtkC
26-04-2013, 00:07
Ý kiến của bạn hay quá, rất động đáo.
Mình cảm ơn bạn nhiều, chia sẻ của bạn rất hữu ích.
Hãy chia sẽ những ý kiến hay hơn nữa nhé.
Cảm ơn và trân trọng.

SaveLove
26-04-2013, 00:39
SaveLove là người liên hệ với mình hồi Tết vừa rồi đó hả? Thật sự là không biết nick lẫn tên. Cứ nghe dân phượt thì chỉ tới thôi. Tiếc là không gặp được ở An Giang cũng không gặp ở Sài Gòn. Chắc phải hẹn gặp nhau ở Hà Nội quá.
Topic chuyến đi của bạn vừa rồi là gì? Có đưa lên Phượt không?
An Giang còn nhiều điểm đến lắm: Văn hóa & lễ hội của cộng đồng Chăm-Hoa-Khmer và người Kinh rất phong phú...

Hồi tết chính là em đó anh,hi vọng 1 ngày được giao lưu cùng anh,An Giang đẹp lắm nhất định có điều kiện em sẽ quay lại
À các chuyến đi thì em lười viết lắm nên không có viết mấy :D

Coca36
28-04-2013, 15:53
Không biết 2/9 có bạn nào từ HN đi An Giang không nhỉ, tớ chưa rủ ai vì mới có ý muốn đi, chủ yếu là tớ muốn được lướt trên màu vàng của rừng tràm trà sư thui :D

ngo_huu_nguyen
28-04-2013, 19:16
Ngày mai đi An Giang,cám ơn topic của bạn

baobaoqaz
09-05-2013, 16:29
Đến An Giang đi 2 ngày mới hêt điểm du lịch. ^^ mình ở Gần An Giang, lể tết gì cũng chạy qua đây chơi thường. ^^

Hang_Huynh
12-05-2013, 22:47
bài của NNQ hay quá, tks nhìu :D
mà cho mình hỏi, mùa này đi Trà Sư đẹp ko vậy??? Mình cũng đang định làm 1 chuyến ^^

Người Nhà Quê
14-05-2013, 21:44
Cho mình hỏi, mùa này đi Trà Sư đẹp ko vậy??? Mình cũng đang định làm 1 chuyến ^^

Nếu không rơi vào cao điểm bảo vệ rừng (do nước kiệt - cạn) thì vào rừng Ok. Nhưng mùa nước vẫn đẹp hơn.

Hang_Huynh
15-05-2013, 12:10
mùa này chắc cũng ko đến nỗi cạn nc đâu há ^^

abcdefminh_ha
15-05-2013, 12:20
Thân Chào các bạn yêu thích vợt cầu lông Yonex (http://shopvnb.com/).

VNB Sport hân hạnh giới thiệu tới các bạn mẫu vợt cầu lông Yonex (http://shopvnb.com/) ArcSaber 11 (http://shopvnb.com/)

Hàng cực chất, cực đẹp, nhìn là ghiền.

Đây được xem là dòng vợt cải tiến từ người em Arcsaber 10, với thiết kế đẹp và bắt mắt, được Yonex đánh giá là dòng vợt “Đôi công hoàn hảo” Tấn công mạnh mẽ và phòng thủ chắc chắn thích hợp cho cả đánh đơn và đánh đôi

ArcSaber 11 (http://shopvnb.com/) – Dòng vợt công thủ toàn diện mạnh nhất của Yonex

• Level: Advance
• Type: Fast / Attacking / Offensive
• Flex: Stiff
• Head: Square/Isometric
• Weight: 85-89gm(3U-) / 90-95gm(2U-)
• B.Pt: 7 (Even Balance)
• ===============
• Head: H.M. Graphite, CS Carbon Nanotube, Super HMG, Sonic Metal
• Shaft: H.M. Graphite, Ultra PEF
• Cover: Yonex Full Cover



Sau đây là vài hình ảnh của em nó đây.

http://vnbadminton.com/news/wp-content/uploads/2013/05/13.jpg (http://shopvnb.com/)http://vnbadminton.com/news/wp-content/uploads/2013/05/23.jpg (http://shopvnb.com/)

VNBSport (http://shopvnb.com/)

Vợt cầu lông Yonex (http://shopvnb.com/vot-cau-long-yonex.html) || Vợt cầu lông Victor (http://shopvnb.com/vot-cau-long-victor.html) || Vợt cầu lông Lining (http://shopvnb.com/vot-cau-long-lining.html) || Vợt cầu lông Apacs (http://shopvnb.com/vot-cau-long-apacs.html)|| Vợt cầu lông Protech (http://shopvnb.com/vot-cau-long-protech.html) || Vợt cầu lông Proace (http://shopvnb.com/vot-cau-long-proace-html.html) || Vợt cầu lông Forza (http://shopvnb.com/vot-cau-long-forza.html) vợt cầu lông (http://shopvnb.com/vot-cau-long.html) || giày cầu lông (http://shopvnb.com/giay-cau-long.html) || áo cầu lông (http://shopvnb.com/ao-cau-long.html) || quần cầu lông (http://shopvnb.com/quan-cau-long.html)|| bao vợt cầu lông (http://shopvnb.com/bao-vot-cau-long.html) || balo cầu lông (http://shopvnb.com/balo-cau-long.html) || phụ kiện cầu lông (http://shopvnb.com/phu-kien-cau-long.html) ||



VNBNews (http://vnbadminton.com/news/)

cầu lông (http://vnbadminton.com/news/tag/cau-long) || tin tức cầu lông (http://vnbadminton.com/news/category/tin-tuc/) || bản tin cầu lông (http://vnbadminton.com/news/category/tin-tuc/ban-tin-cau-long/) || cầu lông việt nam (http://vnbadminton.com/news) || kiến thức cầu lông (http://vnbadminton.com/news/category/kien-thuc/kien-thuc-cau-long-kien-thuc/) || kỹ thuật cầu lông (http://vnbadminton.com/news/category/clip/ky-thuat-cau-long-clip/) || dụng cụ cầu lông (http://vnbadminton.com/news/category/kien-thuc/chon-dung-cu-cau-long/) || clip cầu lông (http://vnbadminton.com/news/category/clip/) ||chơi cầu lông (http://vnbadminton.com/news/tag/choi-cau-long/)

locphuong906246
15-05-2013, 12:30
Up phụ bạn hiền. rảnh phụ mình chữ ký nha. thanks

dua_xichlo
16-05-2013, 09:18
Không biết 2/9 có bạn nào từ HN đi An Giang không nhỉ, tớ chưa rủ ai vì mới có ý muốn đi, chủ yếu là tớ muốn được lướt trên màu vàng của rừng tràm trà sư thui :D

Mình ở HN nhưng hiện đang sống trong SG và cũng đang muốn đi An Giang. Nếu bạn từ HN vào thì có thể cùng đi với mình, xuất phát từ SG.

Coca36
18-05-2013, 20:35
Hi anh dua_xich lo :D
Em tính có thể tháng 9 hoặc t10 sẽ đi An Giang, nhưng em chưa mua vé máy bay vì chưa có đủ xiền :-(.
Có thể sau tháng 7 mới quyết định được, dù thế nào cũng sẽ đi trong năm nay thui. Anh plan 2/9 sẽ đi ah :).

Jasper_Dang
19-05-2013, 01:36
NNQ cho mình hỏi, lên núi Cấm thì mình có thể tự chạy xe lên không ah? Muốn tham quan những đỉnh khác thì tự đi có dễ dàng không?
Thanks

laodocvat
19-05-2013, 09:55
Khi nào các bác đi An Giang hú tiếng mình đi với (beer) cho dzui
Mình ở sg, cũng đang tính làm kèo an giang đổi gió. nếu đi sáng t7- chiều chủ nhật dzìa là oke. (S)

Người Nhà Quê
21-05-2013, 09:04
Khi nào các bác đi An Giang hú tiếng mình đi với (beer) cho dzui
Mình ở sg, cũng đang tính làm kèo an giang đổi gió. nếu đi sáng t7- chiều chủ nhật dzìa là oke. (S)

Đang chờ màu cá linh non. Tầm khoảng 3-4 tuần nữa.

Người Nhà Quê
21-05-2013, 09:08
NNQ cho mình hỏi, lên núi Cấm thì mình có thể tự chạy xe lên không ah? Muốn tham quan những đỉnh khác thì tự đi có dễ dàng không?
Thanks

Núi Cấm hiện không cho kah1ch tự chạy xe lên. Bạn có thể đi xe của Cty lữ hành (7 chỗ) hoặc đi honda ôm của người địa phương. Thú vị nhất vẫn là đi bộ, chinh phục các đỉnh của núi vì cảnh đẹp và nhiều suối mát.

ngo_huu_nguyen
23-05-2013, 18:58
Mới đi hôm rùi,nhưng muốn đi lại
Anh em ai đi hú 1 phát nha

TYYT
12-07-2013, 05:55
Hic hic,

Cá linh cũng chưa có mà nước cũng chưa nổi các bác ơi. Đen quá!

Người Nhà Quê
13-07-2013, 13:36
Năm nay nước về muộn. Mình cũng đang chờ thông tin có nước về, có cá linh là vọt ngay về An Giang đây.
Đầu nguồn chưa có cá linh. Thế mà ở Sài Gòn và một số tỉnh hạ nguồn ở Miền Tây lại có món cá linh bán cho khách du lịch. Thiệt là chịu hết nổi. Cứ lường gạt như vậy làm sao khá nổi. Những năm trước, dân Long Xuyên-An Giang còn ăn cá linh giả nữa...

SXS_TYT
15-07-2013, 11:48
Ơ. Mình tưởng An Giang là phải có mùa nước nổi, đánh bắt hải sản chứ? hj

kunlove
15-07-2013, 23:43
e muốn hỏi ở Châu Đốc có địa chỉ cho thuê xe mẵy rẻ ko, và đi xe mẵy đi thăm Trà Sư trog 1 ngẵy có đc ko?

Người Nhà Quê
18-07-2013, 18:56
Ơ. Mình tưởng An Giang là phải có mùa nước nổi, đánh bắt hải sản chứ? hj

Có mùa nước nổi nhưng không có hải sản chỉ có thủy sản thôi. Nhưng năm nay lũ không về rồi!

Người Nhà Quê
18-07-2013, 18:58
e muốn hỏi ở Châu Đốc có địa chỉ cho thuê xe mẵy rẻ ko, và đi xe mẵy đi thăm Trà Sư trog 1 ngẵy có đc ko?

Xe cộ thuê thì mình không rành. Có thể đi xe buýt tuyến Châu Đốc-Tịnh Biên (tới thị trấn Nhà Bàng xuống xe) rồi đón xe tuyến Tịnh Biên-Tri Tôn đi tới cầu Mương Tiền xuống xe, đi xe ôm vào Trà Sư.

minhkhang_hng
23-07-2013, 11:18
Bài của chủ thớt Người Nhà Quê hay, khái quát đc những cái hay đẹp của An Giang. Tuy chưa chi tiết, hình ảnh đẹp nhưng có nhiều hơn sẻ dể xem hơn. Nếu có thêm bài hình ảnh của tp Long Xuyên, An Phú, Phú Tân (vùng đất của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo), Châu Đốc..v.v... thì bài viết sẻ phong phú hơn. Cám ơn bài viết của Bạn.

Người Nhà Quê
23-07-2013, 22:40
Bài của chủ thớt Người Nhà Quê hay, khái quát đc những cái hay đẹp của An Giang. Tuy chưa chi tiết, hình ảnh đẹp nhưng có nhiều hơn sẻ dể xem hơn. Nếu có thêm bài hình ảnh của tp Long Xuyên, An Phú, Phú Tân (vùng đất của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo), Châu Đốc..v.v... thì bài viết sẻ phong phú hơn. Cám ơn bài viết của Bạn.

Khi lập topic này, mình muốn thông tin hết về An Giang. Tuy nhiên, do không có thời gian xử lý hết thông tin, hình ảnh. Thế nên, mọi thứ vẫn còn nằm trong laptop. Nếu ai đó tiếp mình thì tốt quá!

minhkhang_hng
25-07-2013, 19:36
Mong Bạn sẻ làm hết tất cả, AE chỉ có thể xem và comment. thật tình mình dốt vi tính nên có nhiều cái chưa làm đc như up hình...và mình là member mới nên còn hạn chế lắm. Thân.

gamekyu
19-08-2013, 11:05
Em ở Hà Nội vào An Giang hôm 30,31/8 có bác nào ở trong thời gian đó, join cho vui ạ

Người Nhà Quê
20-08-2013, 18:20
Em ở Hà Nội vào An Giang hôm 30,31/8 có bác nào ở trong thời gian đó, join cho vui ạ

Thời điểm đó mình bận việc ở Saigon nên không có mặt ở miền Tây.
Đến An Giang vào lúc này là sắp đẹp rồi: Lúa Tà Pạ đang xanh; nước đang lên nhưng chưa ngập đồng. Chắc đầu tháng 9 bắt đầu ngập, chụp hàng thốt lốt lúc bình minh hoặc hoàng hôn ở khu vực Văn Giáo-Tịnh Biên tuyệt vời... À, cá linh mùa lúc này đang nhỏ, ăn ngon lắm đó!

Người Nhà Quê
21-08-2013, 15:22
:D Một số hình ảnh kích thích: :D




https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=104860&d=1377073060
Đồng Tà Pạ mùa này lúa đang xanh



https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=104862&d=1377073060
Chùa Núi cổ kính trên đồi Tà Pạ



https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=104861&d=1377073060
Kiến trúc đậm chất Khmer của Phật giáo Nam Tông


https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=104863&d=1377073060
Và thánh đường Hồi giáo của người Chăm An Giang lung linh khi vào màu lễ hội...

louise1988
21-08-2013, 17:26
Chào cả nhà. T6 này mình đi Châu Đốc. Tính đi xe Huệ Nghĩa mang xe máy về đó luôn rồi chủ nhật chạy xe máy lên.
Cho mình hỏi xe Huệ Nghĩa đi tốt không ah.

Người Nhà Quê
21-08-2013, 23:17
Chào cả nhà. T6 này mình đi Châu Đốc. Tính đi xe Huệ Nghĩa mang xe máy về đó luôn rồi chủ nhật chạy xe máy lên.
Cho mình hỏi xe Huệ Nghĩa đi tốt không ah.

Sao không tình tang xe máy xuống đi cho đã, mệt rồi quăng xe lên Huệ Nghĩa về cho khỏe?
Hãng xe này khá OK!

louise1988
22-08-2013, 15:06
Sao không tình tang xe máy xuống đi cho đã, mệt rồi quăng xe lên Huệ Nghĩa về cho khỏe?
Hãng xe này khá OK!
Cũng muốn vậy nhưng thời gian ko cho phép. Thứ 2 phải đi làm nên phải chọn phương án này. Chứ ko cũng muốn đi xe máy cho vui.

kunlove
23-08-2013, 12:10
Thích quá, e vừa đi hoàn thành chuyến đi An Giang một tháng trước. Đi một mình thôi mà vẫn vui và có nhiều kỷ niệm. Tiếc là ở An Giang ít quá nên chỉ đi xa nhất là rừng tràm Trà Sư. Châu Đốc thì yên bình và có nét lạ vs một đứa miền Bắc như em. Như anh nói thì còn nhiều nơi ở An Giang mà chưa đc đi quá, mong một ngày lại đc hội ngộ mảnh đất này. Cảm ơn anh vì bài viết rất hay nhé :)

Người Nhà Quê
24-08-2013, 12:39
Chào bác.
Em có đặt vé Hn-Sg vào 22/11 nên bắt đầu thu thập thông tin từ bây giờ. vì thời gian của em có hạn ( 22-25) nên em chỉ muốn đi những nơi nên đi nhất, có dịp em sẽ quay lại đi .
An Giang em dự đi Búng Bình thiên, Trà sư, Châu Đốc, cụ thể đi cái j trc để thuận tiện đường xá thì em chưa xác định đc vì em chưa đi an giang bao giờ. Xin bác cho ít cao kiến, nên đi đứng ra sao, ăn uống ngủ nghỉ thế nào, cần chuẩn bị j ... đi tới đó thì phải thuê xe máy đi từ SG hay có thể đi ô tô?
Bác có dùng FB ko? cho em cái link .rất mong nhận được giúp đỡ của bác.

Vì không biết là bạn đến Châu Đốc lúc mấy giờ và đi bằng phương tiện gì nên tư vấn chung chung thế này:
Cung đường:

+Châu Đốc - qua phà Châu Giang đi làng Chăm Châu Phong, ghé thăm các thánh đường. Trong đó, có Thánh đường đẹp nhất là Mubarak - ngay bến phà đi lên, quẹo trái về hướng Châu Phong chừng khoảng 300 mét. Tham quan làng dệt, làng văn hóa cộng đồng và những ngôi nhà gỗ-ngói đặc trưng trăm năm tuổi của người Chăm. Cách bến phà trong vòng 3-4km. Từ Phũm Soài (Châu Phong) hỏi bến đò qua Cồn Tiên, đi tiếp làng Chăm bên này trước khi lên Búng Bình Thiên (huyện An Phú) đi 5 làng Chăm ở dọc theo Búng & cây da hàng trăm năm tuổi. Toàn tuyến này khoảng 60km
+An Phú về lại Châu Đốc (khoảng 50km), đi tiếp vào Núi Sam bắt đầu chuyến du lịch tâm linh, tham quan: Chùa Bà Chúa Xứ, lên núi Sam ngắm cảnh, thăm lăng Thọai Ngọc Hầu - người cho đào kinh Vĩnh Tế, tham quan chùa Hang...
+Núi Sam-Trà Sư-Tri Tôn: Núi Sam vào Trà Sư khoảng 20Km. Gần Trà Sư có làng dệt Sray Skot của người Khmer nổi tiếng dệt Nàng Nhen. Từ làng dệt (xã Văn Giáo) vào Tri Tôn khoảng gần 20km, đi ngang qua núi Cấm. Tại Tri Tôn có thể đi đồi Tà Pạ ngắm cảnh đồng ruộng. Trên đồi có ngôi Chùa Núi của người Khmer rất cổ kính.
+Tại Tri Tôn có hai hướng: Một là đi theo hướng Lương An Trà - Tám Ngàn đi Kiên Lương & Hà Tiên tham quan các danh thắng (Ba Hòn Đầm, KDL Hòn Phụ Tử-Chùa Hang- Kiên Lương; quần đảo Hải Tặc (biển đảo) hoặc các điểm khác trong đất liền của Hà Tiên, như: Thạch Động, Đá Dựng, lăng Mạc Cửu, Mũi Nai, cửa khẩu... Một hướng khác là từ Tri Tôn đi thẳng Thoại Sơn ghé Ba Thê (văn hóa Óc Eo) trước khi đến Long Xuyên, đi tiếp Cần Thơ hoặc Đống Tháp.

Phương tiện: Toàn tuyến này có xe buýt địa phương. Nếu chủ động phương tiện xe máy thì tốt hơn!

Cơ bản là vậy. Khi bạn xác định sẽ đi những đâu thì tư vấn tiếp.

ttvinh222
24-08-2013, 20:44
Vì không biết là bạn đến Châu Đốc lúc mấy giờ và đi bằng phương tiện gì nên tư vấn chung chung thế này:
Cung đường:

+Châu Đốc - qua phà Châu Giang đi làng Chăm Châu Phong, ghé thăm các thánh đường. Trong đó, có Thánh đường đẹp nhất là Mubarak - ngay bến phà đi lên, quẹo trái về hướng Châu Phong chừng khoảng 300 mét. Tham quan làng dệt, làng văn hóa cộng đồng và những ngôi nhà gỗ-ngói đặc trưng trăm năm tuổi của người Chăm. Cách bến phà trong vòng 3-4km. Từ Phũm Soài (Châu Phong) hỏi bến đò qua Cồn Tiên, đi tiếp làng Chăm bên này trước khi lên Búng Bình Thiên (huyện An Phú) đi 5 làng Chăm ở dọc theo Búng & cây da hàng trăm năm tuổi. Toàn tuyến này khoảng 60km
+An Phú về lại Châu Đốc (khoảng 50km), đi tiếp vào Núi Sam bắt đầu chuyến du lịch tâm linh, tham quan: Chùa Bà Chúa Xứ, lên núi Sam ngắm cảnh, thăm lăng Thọai Ngọc Hầu - người cho đào kinh Vĩnh Tế, tham quan chùa Hang...
+Núi Sam-Trà Sư-Tri Tôn: Núi Sam vào Trà Sư khoảng 20Km. Gần Trà Sư có làng dệt Sray Skot của người Khmer nổi tiếng dệt Nàng Nhen. Từ làng dệt (xã Văn Giáo) vào Tri Tôn khoảng gần 20km, đi ngang qua núi Cấm. Tại Tri Tôn có thể đi đồi Tà Pạ ngắm cảnh đồng ruộng. Trên đồi có ngôi Chùa Núi của người Khmer rất cổ kính.
+Tại Tri Tôn có hai hướng: Một là đi theo hướng Lương An Trà - Tám Ngàn đi Kiên Lương & Hà Tiên tham quan các danh thắng (Ba Hòn Đầm, KDL Hòn Phụ Tử-Chùa Hang- Kiên Lương; quần đảo Hải Tặc (biển đảo) hoặc các điểm khác trong đất liền của Hà Tiên, như: Thạch Động, Đá Dựng, lăng Mạc Cửu, Mũi Nai, cửa khẩu... Một hướng khác là từ Tri Tôn đi thẳng Thoại Sơn ghé Ba Thê (văn hóa Óc Eo) trước khi đến Long Xuyên, đi tiếp Cần Thơ hoặc Đống Tháp.

Phương tiện: Toàn tuyến này có xe buýt địa phương. Nếu chủ động phương tiện xe máy thì tốt hơn!

Cơ bản là vậy. Khi bạn xác định sẽ đi những đâu thì tư vấn tiếp.
ban ơi, từ Tri Tôn đi Hà Tiên bao xa vậy bạn? Rồi từ Hà Tiên muốn về lại AG vẫn đi theo đường cũ hả? Tháng sau mình đi AG quê bạn chơi nè, hy vọng sẽ nhận được sự tư vấn tư bạn

louise1988
26-08-2013, 13:36
Vừa rồi có chuyến đi An Giang-Đồng Tháp khá thú vị. Đang đi công tác không viết bài được. Khi nào về mình sẽ viết thật cụ thể.
Chân thành cảm ơn bác @Nguoi Nha Que đã tư vấn và giúp đỡ trong suốt chuyến đi.

Người Nhà Quê
26-08-2013, 14:09
ban ơi, từ Tri Tôn đi Hà Tiên bao xa vậy bạn? Rồi từ Hà Tiên muốn về lại AG vẫn đi theo đường cũ hả? Tháng sau mình đi AG quê bạn chơi nè, hy vọng sẽ nhận được sự tư vấn tư bạn

Tri Tôn-Hà Tiên 70km. Nếu không có nhu cầu vào Tri Tôn thì có thể đi theo đường N1 ven biên giới từ Tịnh Biên sang Hà Tiên khoảng 80km, dọc kinh Vĩnh Tế. Muốn về An Giang thì đi một trong hai đường nói trên hoặc vòng qua Rạch Giá (90km) rồi trở về Long Xuyên (60-70km). Không biết bạn muốn nói An Giang là cụ thể chỗ nào?

hptn
26-08-2013, 22:07
minh đang tính 31 này sẽ dẫn nhóm bạn từ Hà Nội đi Châu đốc, các bạn cho mình hỏi ở Trà SƯ có homestay không? nếu có cho mình xin thông tin chi tiết (số điện thoại) để mình đặt trước không? Nếu không có các bạn góp ý giúp mình khách sạn nào gần chợ châu đốc mà giá mầm để mình đặt trước và thuê xe luôn

gamekyu
27-08-2013, 17:22
Em cũng bị bí vụ khách sạn, một hôm thì em định ngủ trên núi cấm rồi, còn một hôm nữa chưa biết ở đâu ở châu đốc mà lịch trình hôm đó là tham quan toàn bộ KDL núi Sam và thị xã Châu Đốc. Bác nào biết gợi ý cho em với ạ.

Người Nhà Quê
27-08-2013, 19:59
minh đang tính 31 này sẽ dẫn nhóm bạn từ Hà Nội đi Châu đốc, các bạn cho mình hỏi ở Trà SƯ có homestay không? nếu có cho mình xin thông tin chi tiết (số điện thoại) để mình đặt trước không? Nếu không có các bạn góp ý giúp mình khách sạn nào gần chợ châu đốc mà giá mầm để mình đặt trước và thuê xe luôn

Gần đây, Trà Sư không tiếp nhận khách ngủ rừng nữa vì nhiều lý do. Gần đó, có homestay của người Khmer Văn Giáo nhưng không ổn lắm. Tốt nhất ngủ nhà nghỉ ở chân núi Két, cách Trà Sư vài cây số hoặc tại Nhà Bàng (giá tầm 200k). Châu Đốc cũng OK, ban đêm còn lai vãng được.

Người Nhà Quê
27-08-2013, 20:00
Em cũng bị bí vụ khách sạn, một hôm thì em định ngủ trên núi cấm rồi, còn một hôm nữa chưa biết ở đâu ở châu đốc mà lịch trình hôm đó là tham quan toàn bộ KDL núi Sam và thị xã Châu Đốc. Bác nào biết gợi ý cho em với ạ.

Mình không cập nhật thông tin này nên cũng mù luôn. Tuy nhiên, mùa này là thấp điểm, không lo không có chỗ nghỉ tại Châu Đốc, núi Sam, Nhà Bàng...

hptn
28-08-2013, 09:55
xin bác Người Nhà Quê chỉ giúp khách sạn nào gận chợ CHâu đốc, thích hợp cho đi dạo về đêm mà giá bình dân nhé, nhóm mình đi 3 người

gamekyu
28-08-2013, 14:13
Em mới gọi điện cho khách sạn Thanh Bình để đặt phòng bị báo full phòng rồi, oải quá đang ốm nên cũng muốn đặt phòng luôn. Em mới đặt Trung Nguyên hotel bác thử xem sao.

hptn
28-08-2013, 14:50
Em mới gọi điện cho khách sạn Thanh Bình để đặt phòng bị báo full phòng rồi, oải quá đang ốm nên cũng muốn đặt phòng luôn. Em mới đặt Trung Nguyên hotel bác thử xem sao.

mình mới hỏi Trung Nguyên, ngày 31 này phòng 4 người 2 giường lớn là 450k. Mình cũng vừa hỏi Khách sạn Tài Ngân thì giá là 300K 2 giường 1.6m. Có bác nào ở Tài Ngân chưa, cho em xin ý kiến với. Hỏi ks thuê xe máy thì nghe bảo phải đặt cọc mười mấy triệu, choáng luôn. Có bác nào có thông tin thuê xe máy ở Châu Đốc ko?

ttvinh222
29-08-2013, 19:15
Tri Tôn-Hà Tiên 70km. Nếu không có nhu cầu vào Tri Tôn thì có thể đi theo đường N1 ven biên giới từ Tịnh Biên sang Hà Tiên khoảng 80km, dọc kinh Vĩnh Tế. Muốn về An Giang thì đi một trong hai đường nói trên hoặc vòng qua Rạch Giá (90km) rồi trở về Long Xuyên (60-70km). Không biết bạn muốn nói An Giang là cụ thể chỗ nào?
Mình đang định là từ Tri Tôn chạy đi Hà Tiên chơi 1 ngày, sau đó lại về Tri Tôn chơi tiếp, bạn thấy như vậy có được ko?

hptn
29-08-2013, 23:39
Bác Người Nhà Quê cho mình hỏi:
từ CHâu Đốc đi Tân Châu bao nhiêu km vậy? mình search trên Gmap thấy phải đi vòng đến cảm trăm km
rồi từ Tân Châu đi Búng Bình Thiên Lớn bao nhiêu Km nữa vậy? thấy trên Gmap cũng đi vòng 127km
Tại Tân CHâu ngoài Vĩnh XƯơng thì còn chỗ nào đi ko vậy? Nghe có các làng dệt, nhưng những làng này còn hoạt động mạnh ko? hay chỉ còn vài hộ hoạt động cầm chừng, tư vấn giúp mình vài làng dệt với
Ở AN Giang nếu muốn ăn lẩu cá Linh, các loại cá đồng, rau đồng, thịt chuột... thì nên ghé quán nào

Người Nhà Quê
05-09-2013, 21:29
@ALL: Do về An Giang, mình chỉ ở nhà thôi, không ở KS nên không cập nhật được thông tin này. Mọi người thông cảm nhé! Nhưng các bạn không lo về vụ này đâu. Châu Đốc không lớn nên KS đều nằm ở khu trung tâm và không bao giờ hết phòng trừa Vía Bà (đã qua rồi).
-Tri Tôn - Hà Tiên (70KM): có thể quá cảnh hoặc ghé thăm Tri Tôn thôi chứ ngủ lại hơi bị chán!
-Châu Đốc (qua phà Châu Giang) đi Tân Châu là 17km; Tân Châu đi Vĩnh Trường qua An Phú lên Búng Bình Thiên tầm khoảng 40Km. Từ đây đi thẳng về Châu Đốc (không quay lại Tân Châu) qua cầu Cồn Tiên chừng khoảng 50-60Km. CK Vĩnh Xương thời điểm này không nên đi vì vấn đề lộn xol65n chính trị bên Cam cũng ảnh hưởng đến biên giới. Lời khuyên cho sự an toàn thôi chứ muốn đi cũng được nhưng cần hỏi thăm tình hình và không nên qua biên giới, không nên ở lại lâu khu vực này.

-Gần phà Cồn Tiên cũ, đường Thượng Đăng Lễ - gần chợ Châu Đốc có quán cơm Bảy Bồng ăn ngon, đậm chất miền Tây. Nếu là người miền khác miền Nam, nên yêu cầu nấu canh chua ít ngọt một chút!

ttvinh222
05-09-2013, 21:36
Mình cảm ơn bạn nhiều nha

hptn
05-09-2013, 23:21
Thank bác Ngưới nhà quê nhiều nhé. Vừa làm 1 chuyến vòng quanh An Giang về. Nói chung là mãn nguyện. CHỉ hơi tiếc là nơi háo hức đi nhất Rừng Trà Sư mùa này nước còn cạn quá, bèo chưa nhiều thôi. Mọi thứ còn lại từ ẩm thực, phong cảnh, đến con người có thể gọi là đệ nhất miền tây rồi đó.

gamekyu
06-09-2013, 10:43
Em mới đi Châu Đốc về ạ, nói chung là yêu luôn rồi ạ.

Hôm đầu em đi Miếu bà chúa xứ - Tây An cổ tự - Lăng ông thoại ngọc hầu - núi Sam - chùa hang, đi ăn quán bò Trường Nhựt, giờ ở miếu bà cũng tương đối trật tự, bán hàng rong chỉ được đứng ngoài cổng, một điều hơi tiếc xíu là em thấy chùa Hang rất đẹp, mỗi tội cái hang giờ bị bịt rồi không đi sâu được.

Ngày thứ 2 em đi: Rừng tràm trà sư - Ba chúc - Tức Dụp - Nuí Cấm.

Em đi mùa nước cạn nên tràm bị cháy cháy, may em đi một mình xuồng còn đi được vào chỗ chim cò. Ở Ba chúc thì nhà mồ đang được dỡ ra, trưng bày ngay bên cạnh đó.

Đồi Tức Dụp em cũng thích mê mẩn, cứ leo leo mãi, chú chụp ảnh cứ bảo thôi cao quá rồi =))

Em ngủ trên Nuí Cấm, sáng sớm 4h đi tụng kinh ở chùa Vạn Linh rồi đi điện Bồ Hông và điện Huỳnh Long, chủ nhật nên chùa Vạn Linh mở để leo lên tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng có 1 tượng phật.

Ở cái ks Trung Nguyễn nó ngay ở chợ Châu Đốc.

Hì hì em hẹn sẽ viết nhật ký chuyến đi vài hôm sau nhé.

À thuê xe máy thì em nghe thấy lễ tân ở ks Trung Nguyễn báo 160k/cả ngày chỉ cần cmt thôi.

tam25
06-09-2013, 15:38
Nhìn thích thật, mới tham gia vào hội , khi nào có dịp tui tụ họp với

Người Nhà Quê
24-09-2013, 19:55
An Giang mùa này đẹp rồi nhé. Tắm đồng là hết sẩy luôn...

diepnguyen179
25-09-2013, 13:26
Bac Người Nhà Quê ơi, bác tư vấn giúp em lịch trình với ah, nhóm em khoảng 15 người tình phượt An Giang và cuối tuần sau. Lịch trình vẫn chưa chốt, chỉ có dự tính như sau:

Tối thứ 6 xuất phát từ SG bằng xe khách, tới Châu Đốc vào sáng hôm sau.
Sáng đó sẽ thuê xe máy đi thăm những địa điểm ở Châu Đốc, dự tình đi Bùng Bình Thiên nhưng thời gian hoi gap rút nên cũng không đi được.
Chiều sẽ bắt đầu di chuyển tới Tri Tôn, ngang qua chợ Tịnh Biên vào mua đồ, thăm quan, dọc đường đi thì cò địa điểm nào đẹp bác nhỉ?
Tới Tri Tôn, tụi em tính đi đồi Tà Pạ và xung quanh, ngủ lại Tri Tôn đêm đó và sáng hôm sau về rừng tràm Trà Sư, chiều về Châu Đốc và lên xe về SG.
Bác cho em lời khuyên được không ah? Cung đường thế này hợp lí chưa hay cần phải điều chỉnh thêm. Dọc cung đường đó có những cảnh đẹp hay nét văn hóa nào đặc trưng không ah? Em có nghiên cứu nhiều nhưng hơi rối vì nhiều thông tin, vả lại thời gian hơi gấp rút nữa ah.
Cảm ơn bác nhiều! :D

namnhihn
25-09-2013, 16:25
TÌnh hình nước về nhiều chưa bác. Lúa gặt hết chưa vậy?

Người Nhà Quê
26-09-2013, 22:48
Năm nay, nước không lớn lắm nhưng nói chung la cũng ngập đồng, tắm được. Lúa Bảy Núi đang vào mùachins.

fireworkswu
26-09-2013, 23:17
Bác Người Nhà Quê ơi bác tư vấn giúp em về chuyến đi An Giang mùa nước nổi với! Em đi cuối tuần sau. Em xuất phát từ Hà Tiên (buổi sáng hoặc chiều em cũng chưa chắc chắn vì còn phụ thuộc vé tàu từ Phú Quốc qua). Em đang băn khoăn giữa 2 lịch trình:
Option 1.
Thứ 6. Từ Hà Tiên đi bus về thẳng Châu Đốc. Chiều tối thăm khu núi Sam... ở Châu Đốc.
Thứ 7. Sáng thuê xe máy đi Búng Bình Thiên, khu làng Chăm với thánh đường Hồi giáo... Nếu đi trong 1/2 hoặc 2/3 ngày thì có quá gấp gáp không bác?
Chiều về Châu Đốc và đi tiếp đến Trà Sư nghỉ đêm tại đó (nghe nói không ngủ đc ở trong rừng thì ngủ cửa rừng vậy)
CN. Sáng thăm rừng Trà Sư.
Chiều đi thăm khu núi Cấm - Tà Pạ - Tịnh Biên - về Châu Đốc (đoạn này em chưa hình dung được cung đường ra sao nữa).
Thứ 2. Sáng sớm thăm chợ nổi ở Châu Đốc (em mới nghe nói có, có đúng không bác? Và cụ thể ở đoạn sông nào, đi từ bến nào ạ?) hoặc chợ CĐ, mua quà rồi lên xe về SG (cuối buổi chiều phải có mặt ở SG).

Option 2.
Thứ 6. Từ Hà Tiên đón 2 lượt bus + xe ôm đến Trà Sư luôn. Nghỉ đêm ở cửa rừng.
Thứ 7. Sáng sớm thăm rừng...
Sau đó em muốn đi thăm khu núi Cấm - Tà Pạ - Tịnh Biên - về Châu Đốc thì có phương tiện nào thuận tiện ko bác?
Nếu ko thì đành phải bỏ khu này mà đón mấy lượt bus về Châu Đốc. chiều tối thăm khu vực núi Sam...
CN. Thuê xe máy đi Búng Bình Thiên, khu làng Chăm với thánh đường Hồi giáo... Theo option này thì em sẽ có cả ngày nên chắc là thoải mái bác nhỉ?
Thứ 2. Giống option 1.

Bác tư vấn giúp em nên chọn lịch trình nào để có thể cảm nhận được tốt nhất về một miền tây mùa nước nổi.
P/s. Nhóm em hiện tại chỉ có 2 đứa thích lang thang :)

SaveLove
26-09-2013, 23:17
Cuối tháng 10 đi thì có ổn không anh NNQ ơi,lúc ý lũ như nào ạ

Người Nhà Quê
27-09-2013, 19:40
@fireworkswu & diepnguyen179: (Vì vướng vụ xe nên tốt nhất là Hà Tiên về thẳng Châu Đốc thuê xe)

Ngày 1: Châu Đốc (qua cầu Cồn Tiên) đi làng Chăm Cồn Tiên, Búng Bình Thiên rồi trở về đến Hà Bao hỏi bến đò qua Châu Phong để khám phá thêm về văn hóa Chăm, thăm thánh đường Mubarak. Sau đó qua phà Châu Giang về lại Châu Đốc. Thời gian 1 ngày.

Ngày 2: Châu Đốc - Trà Sư - làng dệt Khmer Văn Giáo - Tà Pạ (Tri Tôn). Đi và về mất khoảng 80Km nhưng tốn nhiều thời gian vì chụp hình. Ngày này không lên kịp núi Cấm vì gấp quá mà dịch vụ xe lên núi đã tạm ngừng hoạt động do sạt lở. (Mới đây, có một tảng đá rơi từ độ cao 25 mét xuống ngay đường xe lên núi. để đảm bảo an toàn, dịch vụ phải ngừng chắc hết mùa mưa luôn).
P/S: Năm nay nước không lớn nên khả năng Trà Sư không cho ngủ rừng.

@SaveLove;988808: Cuối tháng 10 đi thì có ổn không anh NNQ ơi,lúc ý lũ như nào ạ?
Năm nay nước kém nên không có lũ. Nước tràn đồng chỉ khoảng 1-2 mét thôi nên khó phượt lũ thời điểm đó. Ngoại trừ có nhiều cơn lớn lớn kéo dài ở thượng nguồn. Phải chờ xem thế nào!

Người Nhà Quê
27-09-2013, 19:41
Từ Cồn Tiên ra Búng Bình Thiên và ngược lại đi ghe được không bạn NNQ ơi? Nếu đi ghe thì mất bao lâu và bao nhiêu tiền nhỉ?

Quãng đường này khoảng 50km, đi ghe sẽ mất nhiều thời gian. Có thể nhờ/thuê ghe của người địa phương dạo trên búng Bình Thiên thì thú vị hơn.

fireworkswu
28-09-2013, 14:19
Ngày 1: Châu Đốc (qua cầu Cồn Tiên) đi làng Chăm Cồn Tiên, Búng Bình Thiên rồi trở về đến Hà Bao hỏi bến đò qua Châu Phong để khám phá thêm về văn hóa Chăm, thăm thánh đường Mubarak. Sau đó qua phà Châu Giang về lại Châu Đốc. Thời gian 1 ngày.



-Châu Đốc (qua phà Châu Giang) đi Tân Châu là 17km; Tân Châu đi Vĩnh Trường qua An Phú lên Búng Bình Thiên tầm khoảng 40Km. Từ đây đi thẳng về Châu Đốc (không quay lại Tân Châu) qua cầu Cồn Tiên chừng khoảng 50-60Km.

Cảm ơn bác đã gợi ý và hướng dẫn. Theo lịch trình trên thì có phải ngày đó tổng quãng đường sẽ vào khoảng 110 - 120 km bác nhỉ?

Người Nhà Quê
30-09-2013, 19:06
Cảm ơn bác đã gợi ý và hướng dẫn. Theo lịch trình trên thì có phải ngày đó tổng quãng đường sẽ vào khoảng 110 - 120 km bác nhỉ?

Đúng rồi, khứ hồi tầm khoảng đó. Nhưng thời gian một ngày cho cung này. Nếu muốn đi vòng vèo, có thể từ Búng Bình Thiên trở về thị trấn An Phú qua cầu Vĩnh Trường chạy trên đường làng của cù lao này rồi hỏi đò về Tân Châu. Qua đò đi tiếp lòng vòng đường làng, hỏi thăm đường đến Núi Nổi - một dạng núi sót của An Giang vì nằm giữa đồng và xa các ngọn núi khác. Trước đây, Núi Nổi rất đẹp bởi nước ngập hết đồng, núi chỉ còn một chóp nhỏ bên trên. Nay có đê bao rồi. Núi Nổi trở về thị xã Tân Châu có thể ghé chỗ nhuộm mặc nưa làm lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng. Tuy nhiên, người ta chỉ phơi lụa vào buổi sáng.

Thế nên có thể đảo tour lại một chút: Châu Đốc qua đò Châu Giang ghé thánh đường Mubarak và các thánh đường khác rồi đến Tân Châu (18Km), chụp hình đầu nguồn sông Tiền (ở bờ kè) rồi đi theo đường Vĩnh Xương ghé cơ sở dệt lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng xem khung dệt và ra chỗ phơi lụa. Sau đó đi tiếp Núi Nổi rồi sang Vĩnh Trường, đến An Phú đi Búng Bình Thiên và 5 làng Chăm trên Búng... Tân Châu - Búng Bình Thiên khoảng 40-50km, qua một đò. Xong trở về Hà Bao ghé làng Chăm rồi qua cầu Cồn Tiên về Châu Đốc.

nguoimientay
07-10-2013, 09:33
NNQ ơi cho hỏi có đường tắt nào từ Tức Dụp đi TL 955 không hoặc đi Ba chúc không ? Vì mình ghé Tức Dụp xong muốn qua kênh Vĩnh tế để Về Hà Tiên (không đi Đường kênh 8 Ngàn)

Người Nhà Quê
07-10-2013, 19:23
NNQ ơi cho hỏi có đường tắt nào từ Tức Dụp đi TL 955 không hoặc đi Ba chúc không ? Vì mình ghé Tức Dụp xong muốn qua kênh Vĩnh tế để Về Hà Tiên (không đi Đường kênh 8 Ngàn)

Phải đi 2 đường đó thôi vì Hà Tiên chỉ có 2 hướng đến là QL80 & N2.

fireworkswu
19-10-2013, 15:37
Đúng rồi, khứ hồi tầm khoảng đó. Nhưng thời gian một ngày cho cung này. Nếu muốn đi vòng vèo, có thể từ Búng Bình Thiên trở về thị trấn An Phú qua cầu Vĩnh Trường chạy trên đường làng của cù lao này rồi hỏi đò về Tân Châu. Qua đò đi tiếp lòng vòng đường làng, hỏi thăm đường đến Núi Nổi - một dạng núi sót của An Giang vì nằm giữa đồng và xa các ngọn núi khác. Trước đây, Núi Nổi rất đẹp bởi nước ngập hết đồng, núi chỉ còn một chóp nhỏ bên trên. Nay có đê bao rồi. Núi Nổi trở về thị xã Tân Châu có thể ghé chỗ nhuộm mặc nưa làm lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng. Tuy nhiên, người ta chỉ phơi lụa vào buổi sáng.

Thế nên có thể đảo tour lại một chút: Châu Đốc qua đò Châu Giang ghé thánh đường Mubarak và các thánh đường khác rồi đến Tân Châu (18Km), chụp hình đầu nguồn sông Tiền (ở bờ kè) rồi đi theo đường Vĩnh Xương ghé cơ sở dệt lãnh Mỹ A của ông Tám Lăng xem khung dệt và ra chỗ phơi lụa. Sau đó đi tiếp Núi Nổi rồi sang Vĩnh Trường, đến An Phú đi Búng Bình Thiên và 5 làng Chăm trên Búng... Tân Châu - Búng Bình Thiên khoảng 40-50km, qua một đò. Xong trở về Hà Bao ghé làng Chăm rồi qua cầu Cồn Tiên về Châu Đốc.

Cung này hay quá mà đợt rồi mình chỉ đi được 1/3 do thiếu thời gian (do sự cố lúc xuất phát bay vào nên chuyến đi bị rút mất 1 ngày). Nhưng 1,5 ngày cũng đủ cho mình có những cảm nhận đầu tiên rất ấn tượng về An Giang mùa nước nổi.

Đầu tiên là chuyến xe đò từ Hà Tiên sang Châu Đốc ko đi thẳng đường dọc biên giới như mình nghĩ mà vòng vèo qua Kiên Lương rồi qua Tri Tôn - Nhà Bàng - Châu Đốc. Thời gian dài hơn gần gấp đôi nhưng nhờ đó lại được đi qua và ngắm nhìn (từ trên xe :)) toàn bộ những địa danh có tiếng cũng như phong cảnh đặc trưng của khu vực này. Nhớ nhất là ngôi chùa Xà Tón, dãy núi Cấm và những hàng thốt nốt thẳng tắp xen giữa những đồng lúa xanh mướt mát dọc đường từ Tri Tôn về. Quan trọng hơn cả là bài học địa lý, lần tới có tự đi xe máy sẽ không phải hỏi đường nữa :p

Khu núi Sam: chân núi đông đúc dù không phải mùa lễ. Ấn tượng với Miếu Bà chúa xứ. Nhưng ấn tượng hơn với cuốc xe lên đỉnh núi, tầm mắt được trải rộng với mênh mang nước ngập trắng đồng phía Cam, bên mình chỉ mở cửa cống cho ngập vài khu thôi, còn lại lúa vẫn xanh ngời ;)

Đoạn chạy xe dọc kênh Vĩnh Tế lúc trời chiều cũng rất thú vị. Ráng chiều rơi rớt loang loáng qua những rặng cây ngập nước. Đợt mình đi gặp mưa nhiều, chứ ko thì hoàng hôn trên miền đồng lũ chắc đẹp lắm...

Trà Sư mùa này tuyệt đẹp. Khó mà tả được cảm giác lúc sáng sớm chạy xe vào rừng, lên đài quan sát ngắm chim bay cò bay trong ánh bình minh... (cũng phải mở ngoặc hơi tiếc nuối là bình minh xen mây và mưa nên chụp ảnh ko được như ý, nhưng ấn tượng về không gian vẫn rất tuyệt). Sau đó đi thuyền len lỏi vào vườn cò, lướt trên thảm bèo tấm mướt mắt, nghe thật đã và ngửa cố ngắm cũng thật đã.

Còn lại nửa buổi chiều nên mình chọn Tân Châu (gần hơn Búng Bình Thiên). Ghé thánh đường Mubarak đúng giờ làm lễ chiều của người Chăm đạo Hồi. Cảm thấy thật may mắn vì được trò truyện với đúng ông chủ lễ (mình gọi nôm na như vậy sau khi quan sát vai trò của ông trong buổi lễ), rồi dự lễ. Đường đến Tân Châu cũng chạy dọc kênh, qua những ngôi nhà sàn (nhà dựng trên cọc) đặc trưng vùng lũ, có vài ngôi nhà bằng gỗ với kiểu kiến trúc trang trí truyền thống khá đẹp mắt.

Đến Tân Châu, ngoài ngắm dòng Mê kông cuồn cuộn khi đổ vào đất Việt (đầu nguồn sông Tiền), tụi mình chỉ biết đi tìm món bánh bò (được bạn chủ nhà trọ ở Trà Sư giới thiệu lúc sáng). Mình cứ nghĩ nếu là món đặc sản địa phương thì hẳn là sẽ phải bán nhan nhản khắp nơi (như cá lóc nướng - ở Tân Châu mùa này nhiều lắm), ai dè chả thấy đâu, bèn túm bừa lấy dân để hỏi, hỏi cái ra ngay nơi làm và bán (gần chợ mới Tân Châu) nhưng tiếc là đến hơi muộn nên hết mất rùi. Hic hic, đi mấy chục cây số đường đến nơi mà cuối cùng cũng chẳng biết bánh bò ra sao, vì người dân họ bảo chỉ nơi ấy làm mới ngon, cũng có nơi khác làm nhưng không ngon (nên ko biết, hoặc biết mà ko chỉ :)).

À nhắc đến ăn uống, các món ăn miền tây mùa nước nổi quả là ngon: cá lóc nướng trui (ăn cuốn kèm với búp lá sen ngon bá cháy), canh cá linh bông súng bông điên điển, cá trê kho tộ, cá trạch 1 nắng chiên, ếch đồng xào lăn... Phải cảm ơn bàn tay nấu nướng khéo léo của bạn chủ nhà trọ ở Trà Sư nữa. Còn món bún cá với bông điên điển ăn ở Châu Đốc (gần chợ Châu Đốc) thì mình thấy không hợp khẩu vị lắm, dù lạ miệng (lúc nhìn đĩa rau trên quầy, thấy cụm bông điên điển vàng tươi có bu đầy con gì đó như con ong, chị bán hàng giải thích là bông điên điển ngọt nên ong đậu hút mật, chắc ong hút hết mật rồi nên lúc mình ăn thấy chan chát chứ chả thấy vị ngọt đâu :) - chú thích thêm là bông điên điển rắc lên trên bát bún như kiểu rau sống ăn kèm, còn bông điên điển nấu canh với cá linh thì lại rất ngon, giòn, ngọt!

Hẹn mùa nước nổi năm sau, sẽ đi trọn vẹn hơn cung đường bác NNQ đã chỉ dẫn ở trên :)

Saigontourist
20-10-2013, 00:16
[QUOTE=TungfLee;415601]Mình ở hà nội cũng vừa mới làm chuyến đi An Giang - kiên giang cuối tháng trước có vài ảnh chia sẻ :

Bún cá ở Thị xã châu đốc http://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/283055_246334622053487_100000308528695_827875_6303 594_n.jpg

gánh chè - thốt nốt - rong biển
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3362.jpg

Chùa hang - thị xã châu đốc
https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3453.jpg

Phật di lạc núi cấm
[IMG]https://i116.photobucket.com/albums/o15/letung84/IMG_3594.jpg

CHÂU ĐỐC PHẢI NÓI LÀ ĐẸP QUÁ, NÚI CẤM THÌ QUÁ ĐẸP, HẸN 1 NGÀY QUAY LẠI, NƯỚC MÍA SAO MẮC QUÁ, 7K 1 LY LẬN, CÒN CÁC MÓN KHÁC THÌ RẺ QUÁ, ĐỒ ĐẠC THÌ NẾU BIẾT CHỌN MUA ĐC ĐỒ THÁI CHẤT LƯỢNG CAO GIÁ PHẢI CHĂNG, CON NGƯỜI THÌ HIỀN HÒA, BÁN VÉ SỐ NHIỀU QUÁ, ĂN XIN CŨNG ĐẦY, NHƯNG ĐẶC BIỆT ĐỒNG BÀO CÓ TÍNH THƯƠNG NGƯỜI VÀ THƯỜNG MUA VÉ SỐ Ế ỦNG HỘ, ..., THƠM NGON MÙI BÁNH BÒ THỐT NỐT, DỊU NGỌT NƯỚC THỐT NỐT, NỒNG NÀN MẮM CÁ LINH, LÓC,..., BÁNH MÌ THỊT 5K 1 Ổ, NGON LÀNH, RẺ HƠN LY NƯỚC MÍA, ĐỒ SECOND HAND XỊN TỪ CAMBODIA TUYỂN QUA, BÔNG ĐIÊN ĐIỂN, XE KÉO MIỀN TÂY CÒN NHÌU Ở ĐÂY, XOÀI THANH CA, XOÀI NÚI, ..., TÈ LE HỘT ME... XE ÔM RẺ NHƯ BÈO, CHẠY 68 KM CHO 2 LƯỢT TỪ CHÂU ĐỐC TỚI NÚI CẤM RÙI QUAY VỀ + ĐỢI MẤY TIẾNG ĐỒNG HỒ MÀ LẤY CÓ 150K, XE ÔM CHUYÊN NGHIỆP LEO NÚI (PHẢI THAY NHÔNG VÀ DĨA) ĐƯỜNG TẮT, NGUY HIỂM, 100K/ LÊN + XUỐNG + ĐỢI KHÁCH THAM QUAN..., CHẠY LÊN XUỐNG THUI LÀ MẤT 60 PHÚT RÙI...LÊN NÚI ĂN BÁNH XÈO 25K/2 CÁI, RAU RỪNG ĂN NGON VÀ THOẢI MÁI MIỄN PHÍ, CÓ LOẠI RAU GÌ NGON LÉM, CÓ MÙI LÁ CÓC + TÍA TÔ, CÓ VỊ THUỐC, TUYỆT, BỮA NÀO XUỐNG NỮA LẤY GIỐNG VỀ TRỒNG, VÀ NHÌU NHÌU NỮA...

Ve4Ly
21-11-2013, 16:57
Em ở châu thành ag, không thấy có gì là đặt sản đặt trưng hết vậy? hic hic

thodien
23-11-2013, 16:20
Mình đi An Giang đầu tháng 11, đúng mùa nước nổi, chỗ nào cũng đẹp tuyệt vời. Bạn nào đi Búng Bình Thiên mà có nhu cầu thuê thuyền đi trên hồ có thể gọi chị Trẻ số 01299990938 để thuê, chồng chị chở, có áo phao rất cẩn thận.
Hôm ấy nhóm mình đã ngồi chơi ở quán chị và đi trên Búng cả ngày, chị mời ăn đu đủ vườn chị trồng ngọt lim, về còn tặng thêm mấy trái.

Người Nhà Quê
22-01-2014, 13:42
....
Mình cứ nghĩ nếu là món đặc sản địa phương thì hẳn là sẽ phải bán nhan nhản khắp nơi (như cá lóc nướng - ở Tân Châu mùa này nhiều lắm), ai dè chả thấy đâu, bèn túm bừa lấy dân để hỏi, hỏi cái ra ngay nơi làm và bán (gần chợ mới Tân Châu) nhưng tiếc là đến hơi muộn nên hết mất rùi. Hic hic, đi mấy chục cây số đường đến nơi mà cuối cùng cũng chẳng biết bánh bò ra sao, vì người dân họ bảo chỉ nơi ấy làm mới ngon, cũng có nơi khác làm nhưng không ngon (nên ko biết, hoặc biết mà ko chỉ :)).

Bánh bò Tân Châu đúng là rất chảnh. Phải đặt bánh trước. Hiếm hoi lắm mới mua được bánh vừa ra lò mà không cần đặt. Vì hằng ngày, bánh phải đi khắp nơi - người ta mua chuyển lên Saigon, đi các tỉnh miền Tây. Gặp những hôm người ta mùa đi Mỹ, Úc thì khách nội địa chịu nhịn. Bánh khá ngon, làm từ đường thốt nốt. Đặc biệt là nước cốt dừa béo ngậy.
Kinh nghiệm lần sau vừa đến Tân Châu là phải đặt bánh liền nhé!

sandra
09-02-2014, 23:03
Chào các anh chị,
Nhà mình dự kiến đi chơi miền Tây cuối tháng 3 tới, mẹ mình đưa ý kiến là ghé Óc Eo, Ba Thê chơi cho biết. Địa điểm này dò google map sơ lược quá, search web cũng ít người nhắc đến. Mong các anh chị đã đi chỉ đường, và chia sẻ vài kinh nghiệm đến đây tham quan nha! Cụ thể là mình cần chỉ đường, mô tả đường lên chùa Sơn Tiên và bảo tàng trên núi Ba Thê (mình dò google tới chân núi có vẻ ok). Nhà mình đi xe du lich 16 chỗ. Nghe vài ng nói dốc cao, khó đi, hiện tại thì thế nà ah?

BlackBird
14-02-2014, 08:31
Chào các anh chị,
Nhà mình dự kiến đi chơi miền Tây cuối tháng 3 tới, mẹ mình đưa ý kiến là ghé Óc Eo, Ba Thê chơi cho biết. Địa điểm này dò google map sơ lược quá, search web cũng ít người nhắc đến. Mong các anh chị đã đi chỉ đường, và chia sẻ vài kinh nghiệm đến đây tham quan nha! Cụ thể là mình cần chỉ đường, mô tả đường lên chùa Sơn Tiên và bảo tàng trên núi Ba Thê (mình dò google tới chân núi có vẻ ok). Nhà mình đi xe du lich 16 chỗ. Nghe vài ng nói dốc cao, khó đi, hiện tại thì thế nà ah?

Chào bạn. Nhà mình tại Thị Trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang. Hiện là SV TPHCM.
Tuy thị trấn nay đã đổi tên thành thị trấn Óc Eo, nhưng núi vẫn tên là núi Ba Thê như tên địa danh cũ trước đây. Mình xin sơ lượt ngắn gọn về Núi Ba Thê cho bạn rõ haz. Bạn theo dõi trên ảnh nhé :)

https://d.f16.photo.zdn.vn/upload/original/2014/02/14/07/38/1040682622_535957992_574_574.jpg

- Khi bạn đến với TTOE, tức bạn đang trên Tỉnh Lộ 943 (1)
- Khi đó chỉ cần tiếp tục đi thẳng, đến (2) Trường THCS Nguyễn Công Trứ. Tại đây gia đình bạn có thể gửi lại hoặc để lại bác tài xế " :( " với chiếc xe ở dưới chân núi vì dốc núi khá cao, à không, dốc rất cao.
- Từ (2) đến (3) là các nơi gửi xe, các nhà nghỉ, hay các quán ăn mà bạn có thể vào đó sử dụng dịch vụ :)
- Từ (3) trở đi. Gia đình có thể ven theo lối đường bê tông đi lên 2 bên đỉnh núi rất dễ dàng. (Đường này ông ngoại tớ làm đêý hô hô hô ) :3
- Sở dĩ có hai chấm đỏ.
+ Chấm thứ nhất: Nơi mua vé tham quan. Thật tình là người địa phương nên (1 phần là không cần mua vé - 1 phần là mình toàn đi đường rừng, đu cây leo lên thôi nên cũng không biết giá vé :( - Hy vọng không quá cao.)
+ Chấm thứ hai: Ngả ba - Nơi chia hai hướng đi.

NẾU BẠN RẼ TRÁI - BẠN SẼ ĐẾN ĐỊA ĐIỂM CÓ HÌNH NGÔI SAO TRÊN BẢN ĐỒ
NẾU BẠN RẼ PHẢI - BẠN SẼ ĐẾN CHÙA SƠN TIÊN VÀ BẢN TÀNG NÚI BA THÊ VÀ ... (hình chữ A trên bản đồ)

Khoảng cách từ NHẢ BA đến hai bên đỉnh là tương đối ngang nhau. Và từ hai đỉnh cũng có thể đi về phía nhau.
TUY NHIÊN thì đối với người lớn tuổi thì đoạn đường tắt này khá khó chịu. Mình khuyên thật sự là nếu gia đình có người cao tuổi thì nên thuê xe dọc trên các trạm nghỉ chân nếu muốn chinh phục cả hai đỉnh núi ;) Vì đoạn đường tắt này nếu đi từ dưới lên thì có khi phải bò đấy, nắm cây mà leo lên nữa.
Còn đi từ trên xuống (tức là từ (ngôi sao) xuống (chữ A) thì có khi phải nhảy khỏi cục đá - hoặc lết trên cục đá đi xuống. :D

ĐƯỜNG LÊN SƠN TIÊN
Đường bê tông được xây dựng có nhiều vạch kẻ giúp cho xe máy và người đi bộ có thể đi tốt ngay cả trời mưa. Tuy nhiên có nhiều đoạn có nhiều cát trên đường thì cũng nên tránh vì rất có thể bạn sẽ bị trượt ngả, mà trượt ngả thì có nhiều đoạn dốc rất nguy hiểm, sẽ chảng có gì cho bạn víu lại, trượt đến chân dốc ý @@. Kinh nhờ, thôi bỏ qua bỏ qua ...

Cứ khoảng vài trăm mét là có các trạm nghỉ chân hay các anh chị người đồng bào Khơ-me bán CỦ SẮN, NƯỚC UỐNG ĐÓNG CHAI, KHĂN ƯỚT, CÁC LOẠI HOA QUẢ,.Theo mình được biết thì các loại ấy đều là hoa quả do họ tự trồng, tự bán nhỏ lẻ trên núi thế thôi. Giá có thể đắt hơn dưới chân núi 2 - 5K/món. Tùy.

HANG ÔNG HỔ (Rất tiếc vì không có hình nhưng trên đường đi bạn sẽ thấy). Cái hang này nổi tiếng với các lần người ta lên đây "cầu cơ - xin số (đề)" rồi "bị-ông-hổ-nhập". Nếu mình ngồi trên bàn phím này và suy diễn ra một câu truyện khác thì hoàn toàn không khó. Nhưng hy vọng bạn sẽ tìm thấy gì đó ở hang này. Hang này cao khoảng 1m8, rộng khoảng 20m2, sâu khoảng 5 mét.

HANG GIÓ. Thì nó kiểu như những viên đá to to kết hợp lại với nhau, có một khe nhỏ khoảng 1 2 người đứng, gió len qua đó rất mạnh trong khi xung quanh đứng gió. Tuy nhiên theo thời gian thì từ người bản địa (đa số) nó hộc mùi CH3 nồng nặc - khó kiểm soát.

CHÙA SƠN TIÊN Cứ chạy bộ lên là mình xin ăn cơm ké. Cũng OK hết. Ha ha ha. Nếu có lòng thành thì mọi người cũng nên cúng dường hay giường gì đó Whatever! "Nhưng cũng không nên cúng quá nhiều, chủ yếu là mng cố gắng sống tốt cuộc sống của mình" -Chủ trì nói luôn á. Mình cực thích, vì rất nhiều chùa kinh doanh. Giờ không biết ai trụ trì rồi.

Tại chùa có BÀN CHÂN TIÊN. Bạn có thể đưa chân mình so với ông - hay bà tiên xem chân mình to nhỏ thế nào. Mình khẳng định là bàn chân này không phải nhân tạo. Hoặc là do nước, hoặc là gió, gì đó. Nói chung tụi mình biết trước đây từ khi chùa còn là một cái miếu nhỏ xíu.

HẦM BỘ ĐỘI VÀ SÂN BAY. Người ta nói đó là HẦM BỘ ĐỘI. Nhưng theo ông ngoại mình nói lại, lúc ông làm Biệt Kích từ Hà Nam vào đánh quân "diệt chủng Bon Bốt" thì tại khu vực này không có binh chủng nào cả. Có thể đó là cái hầm do người dân ở miếu thờ cũ, hoặc có người làm để tránh bom đạn, chiến tranh.
Bạn có thể cầm theo đèn pin vào LEO xuống. Bậc thang là từng cái thanh sắt người ta đóng vào tường, tay phải nắm thanh phía trên, chân mới bước xuống đc, phía dưới hoàng toàn không có trũng nước hay có ... MA. Nhưng để an toàn và xem trong hầm bạn có thể cầm theo đèn pin.
Từ hầm có một đường đi ra SÂN BAY và BẢO TÀNG BA THÊ. BẢO TÀNG BA THÊ mình xin không nói đến nhiều vì những cổ vật bên trong mình chả biết lịch sử của nó. SÂN BAY thì cũng giống như HẦM BỘ ĐỘI ấy. Mình nghĩ do con người tự nghĩ ra, để làm du lịch, để nâng cao đời sống tinh thần, whatever, bạn cũng có thể kể cho gia đình "sự thật" đó. Chả có gì sai cả, chỉ có mình là nghĩ nó hư cấu như vậy, và mình không thích nghĩ như vậy

TỪ A bạn có thể trở lại NGÔI SAO theo đường tắt mình đã nói. Hoặc quay trở lại ngã ba và đi tiếp. :) Đừng nản. Đoạn bên này mát, xanh ươm và có chút ẩm, có chút vách đá, không gian thoáng đãng lắm

NGÔI SAO. Từ đường lên cho đến đỉnh bên này bạn có thể nhìn thấy toàn bộ ruộng đất của cả vùng Ba Thê, Vọng Thê, Vọng Đông, vào mùa nhìn nó xanh ươm thích lắm, vào mùa đốt rơm nhìn còn thích hơn, cứ như mỗi đống rơm là một ngọn núi lửa thu nhỏ vậy.

Trên đỉnh có THẠCH ĐẠI ĐAO - Đá hình cây đao. Cao khoảng 3m, cũng khá to, và một vài hình thù kì lạ khác mà nước và gió đã tạo nên. Cũng có một vài vị thần trên này. Trông ngài có vẻ khắc khổ đấy. Đừng tiếc chào ngài hộ tớ nhé

Điểm dừng chân trên này thì có bán các loại đồ ăn thức uống như bình thường thôi. MÌnh không nhớ giá thế nào.

À. Đoạn bên đây còn có một cái miếu nhỏ nằm dưới viên đá nữa. Nhìn sợ lắm. Chả hiểu sao đá chưa lúng xuống nữa . Từ THẠCH ĐẠI ĐAO có rất nhiều lối mòn linh tinh khác. Hy vọng bạn sẽ thích NÚI BA THÊ của quê huơng mình

CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH THƯỢNG LỘ BÌNH AN - CÓ NHIỀU CHUYẾN DU NGOẠN THÚ VỤ HƠN NHÉ

P.s: À. Ngoài đường bê tông thì trên đường đi bạn có thể nhìn thấy những đoạn đường tắt khá thử thách. Bọn mình thường đi xuống núi bằng đường này vì nó nhanh và TRƯỢT KHÁ THÍCH. Chúc bạn vui

https://d.f22.photo.zdn.vn/upload/original/2014/02/14/08/27/1040691442_1349478383_574_574.jpg

BlackBird
14-02-2014, 08:46
Chào các anh chị,
Nhà mình dự kiến đi chơi miền Tây cuối tháng 3 tới, mẹ mình đưa ý kiến là ghé Óc Eo, Ba Thê chơi cho biết. Địa điểm này dò google map sơ lược quá, search web cũng ít người nhắc đến. Mong các anh chị đã đi chỉ đường, và chia sẻ vài kinh nghiệm đến đây tham quan nha! Cụ thể là mình cần chỉ đường, mô tả đường lên chùa Sơn Tiên và bảo tàng trên núi Ba Thê (mình dò google tới chân núi có vẻ ok). Nhà mình đi xe du lich 16 chỗ. Nghe vài ng nói dốc cao, khó đi, hiện tại thì thế nà ah?

Mình vừa tìm thấy vài hình ảnh từ bạn Dương Seven bên topic "Đạp xe leo núi..."

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1463613_391269454338723_908664455_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1459296_391269627672039_2087487328_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/1461009_391270621005273_1146097354_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1003906_391269914338677_992033093_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/602296_391270254338643_386021898_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1450324_391270964338572_869965946_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1477625_391270874338581_2073988271_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1422447_391270037671998_1442750867_n.jpg

CHÚC BẠN VUI

sandra
18-02-2014, 17:07
Bạn prince1919 ơi,

Đầu tiên là cám ơn nhiều nhiều bài trả lời của bạn
Nếu đi bộ (theo đường bê tông í) lên chùa Sơn Tiên và Bảo Tàng rồi đi bộ xuống (kg qua Thạch Đao) thì mất chừng bao lâu bạn nhỉ? Đi bộ tốc độ vừa chừng thôi, vì mẹ mình có bệnh tim mạch, ngồi xe ôm lạ đường núi này chắc thót tim mất. Mình hỏi nhiều vì chỉ định ghé qua Ba Thê tham quan tí chút thôi, rồi đi luôn qua Tri Tôn và Hà Tiên.

BlackBird
18-02-2014, 18:55
Bạn prince1919 ơi,

Đầu tiên là cám ơn nhiều nhiều bài trả lời của bạn
Nếu đi bộ (theo đường bê tông í) lên chùa Sơn Tiên và Bảo Tàng rồi đi bộ xuống (kg qua Thạch Đao) thì mất chừng bao lâu bạn nhỉ? Đi bộ tốc độ vừa chừng thôi, vì mẹ mình có bệnh tim mạch, ngồi xe ôm lạ đường núi này chắc thót tim mất. Mình hỏi nhiều vì chỉ định ghé qua Ba Thê tham quan tí chút thôi, rồi đi luôn qua Tri Tôn và Hà Tiên.

Mình cũng không biết các lái xe thế nào :P Mà bạn cứ hỏi, mình rất vui vì được bạn hỏi thêm một câu nữa ý ;)
Thật khó để nói chính xác thời gian lên và xuống chính xác. Quảng đường dài chừng 2 cây số.
Từ chân núi đến NGÃ BA (1km) và từ NGÃ BA đến mỗi đỉnh (~1km)
XE MÁY chạy thì khoảng 15 phút là đến một đỉnh và cũng khoảng 10 phút là từ đỉnh A sang đỉnh Ngôi Sao trở lại.
ĐI BỘ : Mình thấy nhiều phụ nữ lớn tuổi đi bộ thể dục thường là từ 45 - 60 phút là tới một đỉnh. Với việc thuòng xuyên nghỉ chân vì mỏi chân thì có thể từ 75 - 80 phút tùy từng đoàn :D Cứ thế chia ra thời gian đi từ đỉnh này sang đỉnh kia :)

LỜI KHUYÊN:
- Thanh Niên: Nên đi lên đỉnh Ngôi Sao trước - Sau đó đi đường tắt qua đỉnh A
- Người lớn tuổi hơn: Thì qua đỉnh A có chùa Sơn Tiên trước. Vì lúc đi xuống NGÃ BA họ thường quyết định lần 2 là "Thôi về luôn đi" Hi hi . . .
CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH CÓ NHỮNG CHUYẾN ĐI VUI VẺ ^_^ THẬT TIẾC VÌ KHÔNG Ở QUÊ DẪN CẢ ĐOÀN ĐI XEM