PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)



Pages : [1] 2

Chitto
23-03-2015, 04:53
Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.

Chitto
23-03-2015, 05:11
https://farm8.staticflickr.com/7636/16897216572_0ba9230c79_z.jpg

Dưới đây là hành trình trong 1 tháng của những người từ Hà Nội:
Ngày 1 (14/2): Bay HN - SG; rồi bay SG - Doha
Ngày 2 (15/2): Bay Doha - Sao Paulo rồi bay Sao Paulo - Rio de Janeiro
Ngày 3 (16/2): Chơi vịnh Rio, tối xem lễ Carnaval
Ngày 4 (17/2): Tắm biển Copacabana, chiều tham gia lễ hội đường phố
Ngày 5 (18/2): Rio: tượng Chúa, núi Sugar Loaf,
Ngày 6 (19/2): Rio tiếp: Sân vận động Maracata, Botanical garden, ngắm hoàng hôn Ipanema, bay Rio - Sao Paulo
Ngày 7 (20/2): Bay Sao Paulo - Cochabamba (Bolivia) rồi bay Cochabamba - Sucre, chiều chơi Sucre
Ngày 8 (21/2): Công viên dấu chân khủng long, đi bus đến Uyuni
Ngày 9 (22/2): Nghĩa địa tàu hỏa, đồng muối Uyuni
Ngày 10 (23/2): Công viên quốc gia: ngắm hồng hạc tại 3 hồ và Hồ Đỏ, Hồ xanh biên giới 3 nước
Ngày 11 (24/2): Công viên quốc gia, vườn đá, sa mạc, về Uyuni, bus đêm đi La Paz
Ngày 12 (25/2): Đến La Paz, tham quan La Paz: trung tâm, chợ phù thuỷ, cáp treo ban đêm
Ngày 13 (26/2): Khu di tích Tinawaku và Pumapunku, chơi La Paz tiếp
Ngày 14 (27/2): Bus đi Copacabana bên bờ hồ Titicaca, chơi ở đó
Ngày 15 (28/2): Chơi ở Titicaca, bus đi Puno (Peru), chơi ở Puno
Ngày 16 (1/3): Đảo nổi uros, đảo Taquile
Ngày 17 (2/3): Đến Juliaca, bay Juliaca - Cusco, tham quan Cusco:
Ngày 18 (3/2): Tham quan Cusco: đền Mặt trời, nhà thờ, quảng trường, bảo tàng.
Ngày 19 (4/3): Đến làng Aguas hai lần do biểu tình của nông dân
Ngày 20 (5/3): Macchu Picchu và leo Wayna Picchu, chiều về lại Cusco
Ngày 21 (6/3): Đi các di tích Inca: Moray, ruộng muối, Saqsayhuman, xem biểu diễn
Ngày 22 (7/3): Bay Cusco - Lima, tham quan Lima
Ngày 23 (8/3): Bay Lima - Santiego (Chile), rồi bay Santiego - đảo Phục Sinh (Easter Island)
Ngày 24 (9/3): Đảo Phục Sinh: bãi biển Anakena, cái rốn của thế giới, hái ổi thỏa thích
Ngày 25 (10/3): Đảo Phục Sinh: Núi Raraku, Tongiraka, tắm biển, núi lửa Orongo
Ngày 26 (11/3): Đảo Phục Sinh: bình minh Tongiraka, tắm biển
Ngày 27 (12/3): Lang thang sáng, chiều bay về Santiego
Ngày 28 (13/3): Bay Santiego - Sao Paulo
Ngày 29 (14/3): Bay Sao Paulo - Doha
Ngày 30 (15/3): Bay Doha - SG và SG - HN.

Tổng cộng với những người từ Hà Nội là 16 chặng bay.

HDK
25-03-2015, 09:56
Hành trình thật tuyệt vời, các bạn chia sẻ thêm thông tin để mình lựa chọn cho chuyến đi sau. tổng kinh phí của các bạn là bao nhiêu cho 1 tháng đó?

Chitto
25-03-2015, 18:45
Với một chuyến đi dài và xa như vậy, tất nhiên chi phí là việc cực kì quan trọng, cùng với sắp xếp để nghỉ được dài.

Tổng chi phí, không kể tiền mua quà, là khoảng 5300 usd.

Chúng tôi đều thống nhất là lên lịch trình thật chi tiết, và cái gì đặt trước được đều đặt hết, ngoài máy bay, khách sạn / nhà nghỉ, cả xe bus, tour đưa đi các điểm,... đều cố gắng đặt từ trước. Và thế là trước ngày lên đường, tổng số chi phí đã phải trả là 4000 usd rồi.

Một số chi phí chính / người:
Máy bay:
- Vé máy bay SG - Sao Paulo khứ hồi: 1370$
- Vé máy bay Sao - Rio - Sao - Cochabamba - Sucre: 370$
- Vé máy bay Lima - Santiego - Phục Sinh - San - Sao: 654$
- Vé máy bay Juliaca - Cusco - Lima: 269$
Tour:
- Machupicchu + Waynapicchu từ Cusco (2 ngày): 290$
- Đồng muối + hồng hạc + công viên QG (3 ngày): 190$
- Vé xem carnaval lô số 11 (1 đêm): 180$, (lô số 7: 350$)
- Tour các nơi Rio (3 ngày): 295$
Lưu trú (tính tổng)
- Phòng Rio (4 đêm mùa lễ hội): 272$
- Home stay Phục Sinh (4 đêm): 70$
- Khách sạn La Paz (2 đêm): 40$
- Hostel Cusco (4 đêm): 40$

Các địa chỉ đã ở:
- Rio de Janeiro: Ace Praia de Botafogo Suites (Rua Sao Clemente, 39/ 1º andar, Botafogo, Rio de Janeiro, CEP 22260-001) Tel: +552125277452: Trung tâm thành phố đi lại rất tiện, apartment cho 7 người, 3 giường tầng 1 giường đơn, nóng lạnh, vệ sinh khép kín và thêm bên ngoài, có lò vi sóng, bình nước sôi. Trong mùa lễ hội thì nơi trung tâm này là OK.

- Sucre: CasArte Amalia Takubamba (Pasaje Armando Alba Nro 2A, 9999 Sucre, Bolivia) Tel: +591 4 6436567: Không ở ngay trung tâm nhưng đi bộ khoảng 20 phút. Ngay cạnh bến xe. Phòng riêng rất ấm cúng trên tầng, có bếp chung, tự giặt thoải mái. Có ăn sáng

- Uyuni: Piedra Blanca Backpackers Hostel (Av Arce No. 27, Uyuni, Bolivia) Tel: +591 72223274: Hostel tốt ngay chính giữa thị trấn. Mùa chưa phải cao điểm là lúc nào cũng chật khách.

- La Paz: Rendezvous Hotel (461 Pasaje Sgt. Carranza (final Sanchez Lima), La Paz, 9999, Bolivia) Tel: +59122912459: Khách sạn đẹp, ấm cúng, nằm ở khu mới của La Paz. Đi taxi ra trung tâm cổ cũng tiện, đi bộ đến đường cáp treo, công viên. Có bếp nấu ăn, ăn sáng ngon.

- Copacabana: Hotel Wendy Mar (Avenida 16 de Julio Sin Numero, Copacabana, 9999, Bolivia, Tel: +59128622124 ): Không có bếp. Nghỉ 1 đêm nên cũng không quan trọng lắm. Ăn sáng được.

- Puno: Corichaska Hostal (Avenida La Torre Interior 4, 137, Puno, Peru) Tel +5151788535: Chất lượng thấp nhưng giá rẻ. Có bếp nấu ăn, vệ sinh kém. Ăn sáng kém.

- Cusco: Hospedaje Don Marcos (Avenida Regional Numero 898, Cusc 01 Cusco, Peru) Tel+5184245809: Rất ấm cúng thân thiện, giá hợp lý sau khi nghe nịnh. Gần trung tâm tâm, quán ăn, giặt là. Ăn sáng kém.

- Easter: Mihinoa Camping: View tuyệt đẹp, rất rộng rãi thoải mái, đông khách. Bếp nấu vô tư. Toàn bộ thời gian ở đảo nấu ăn ở bếp này.

Chitto
27-03-2015, 19:49
Về visa:

- Visa Brazil - multiple: 20 usd, lấy tại Hà Nội trong 1 tuần, cần nộp hồ sơ đủ, lệ phí: thời hạn 180 ngày, mỗi lần tối đa 90 ngày.
- Visa Bolivia: 53 usd cấp tại cửa khẩu, thời hạn 30 ngày.
- Visa Peru - multiple: 30 usd lấy tại Hà Nội trong 1 tuần, thời hạn 1 năm, mỗi lần ở tối đa 6 tháng.
- Visa Chile - single: lấy tại Hà Nội trong 1 tuần, thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp, ở tối đa 20 ngày.

Tỷ giá:
- Đồng Reals Brazil: 1usd = 2,5 R (tại sân bay); = 2,7 R (trong thành phố)
- Đồng Bolivias (Bolivia): 1 usd = 6,85 B
- Đồng Sole (Peru): 1usd = 3,08 S
- Đồng Peso (Chile): 1 usd = 612 P (tại ngân hàng), riêng tại Phục sinh mà trả bằng usd chỉ được tính 500 P.

Chitto
27-03-2015, 19:54
Thật không dễ để viết về một chuyến đi qua những đất nước phong phú về thiên nhiên, văn hóa, con người,..., như thế. Bài viết sẽ túc tắc dài dài, còn đây là vài cái ảnh.

Rio de Janeiro, thành phố ven biển thuộc loại đẹp nhất thế giới

https://farm8.staticflickr.com/7653/16324797493_6dd51e1542_c.jpg

Vào đúng cao điểm Carnaval với những buổi biểu diễn hoành tráng đầy màu sắc...

https://farm9.staticflickr.com/8686/16737498607_dc9684e9df_c.jpg

... tràn ra ngoài phố

https://farm9.staticflickr.com/8700/16918904526_5e0d8d0175_c.jpg

Với khung cảnh kì vĩ khi nhìn từ tượng Chúa

https://farm9.staticflickr.com/8687/16322452334_819a3e9864_c.jpg

Và bờ biển Ipanema, Copacabana được coi là "hot" nhất và có hoàng hôn đẹp nhất thế giới

https://farm8.staticflickr.com/7610/16324790683_ed17108625_c.jpg

sbn
28-03-2015, 11:12
Hóa ra chi phí không đến mức khủng như em từng nghe, phuùuuuu
Mong chờ những chia sẻ của anh.
Cám ơn anh.

Chitto
28-03-2015, 17:03
Trước khi đến Bolivia, tôi cũng không biết nhiều lắm về nơi này, nghĩ rằng thắng cảnh đẹp nhất là đồng muối Uyuni.

Tuy nhiên đến đây rồi phải thốt lên rằng: Bolivia tuyệt vời ! Thiên nhiên, con người, kể cả các thành phố nữa.

Đồng muối Uyuni - tấm gương lớn nhất thế giới

https://farm8.staticflickr.com/7584/16322448704_a52988d2eb_c.jpg

Đầm Đỏ với bầy hồng hạc hàng trăm con trong ánh chiều

https://farm8.staticflickr.com/7625/16758631519_6345701c99_c.jpg

Thủ đô La Paz trong chiều tà...

https://farm9.staticflickr.com/8749/16758630169_241d7a5b8a_c.jpg

... và trong bóng núi tuyết khi đêm xuống

https://farm8.staticflickr.com/7634/16758627479_e382e07b82_c.jpg

toiyeucafengon
28-03-2015, 18:13
Thủ tục xin visa có cần chứng minh tài chính và giấy phép kinh doanh ko anh ?

Chitto
02-04-2015, 18:42
Peru và Bolivia chia nhau mặt hồ Titicaca xanh ngắt này. Đây là hồ nước ngọt cao nhất thế giới, là nơi thiêng liêng từ hàng nghìn năm nay.

https://farm8.staticflickr.com/7623/17007977211_5448e6a0ec_c.jpg

Nhà thờ Puno với kiến trúc thuộc địa

https://farm9.staticflickr.com/8722/17008850485_80fe146400_c.jpg


Và tất nhiên: Machupicchu huyền thoại

https://farm9.staticflickr.com/8736/16821112988_20fe10b027_c.jpg


Con đường Inca nhìn từ đỉnh Waynapicchu (cái mũi cao nhất trong ảnh Machupicchu ở trên)

https://farm9.staticflickr.com/8729/16821113578_63df018ac8_c.jpg




Thủ tục xin visa có cần chứng minh tài chính và giấy phép kinh doanh ko anh ?

Có bạn ạ. Chứng minh tài chính, xác nhận của nơi làm việc (hoặc chủ doanh nghiệp). Nếu đang làm thuê thì phải có xác nhận được nghỉ phép trong thời gian đi.

YesorNo
02-04-2015, 21:31
Oh, Chitto cho mìh hỏi visa Bolivia on arrival, ng ta có bắt buộc mình phải đưa giấy chứng nhận sốt vàng da 0

Thủ tục cho visa on arrival có mất nhìu tzan lắm 0?

Tour đi Uyni là các bạn book trước hay wa đó deal za

Tụi mìh sắp đi nên tham khảo thôg tin từ các bạn

Chitto
02-04-2015, 23:17
Visa Bolivia là câu chuyện khá dài và buồn cười, nhân bạn hỏi tôi kể luôn.

Vốn chúng tôi bay từ Sao Paulo (Brazil) đi Cochabamba (Bolivia), chuyến khởi hành lúc 0h, hãng BoA của Bolivia.

Trước đó từ nhà thì đã liên lạc qua mail với hãng BoA và hãng nói rằng lấy visa on arrival, chỉ cần 53$, không ghi thêm bất kì điều kiện gì. Mail này các bạn trong đoàn vẫn giữ.

Lúc 0h tại sân bay làm thủ tục check-in, thì nhân viên hãng hỏi đã có tiêm ruồi vàng chưa? Nếu chưa có thì sẽ không được nhập cảnh Bolivia, vì vậy họ không làm thủ tục check cho. Nhân viên hãng bay lấy 1 cái danh sách các nước phải tiêm ruồi vàng của họ ra, trong đó có tên Việt Nam. Cả lũ ngớ ra, rất là bất ngờ, sửng sốt.

Thế là hộc tốc ra office của hãng ở đó để làm việc với manager của hãng BoA. Rất chi là căng thẳng trình bày. Lấy máy tính ở đó mở các mail giao dịch ra cho họ thấy và nói rõ: "Khi trước bọn tao đã hỏi có phải làm gì nữa không thì hãng chúng mày bảo không phải làm gì, giờ tại sao lại bảo phải tiêm ruồi vàng? Giờ chúng mày cứ chở tao đến cửa khẩu, chuyện nhập cảnh là chuyện cửa khẩu" Nói chung khá gay cấn.

Mất đến hơn 1 giờ đồng hồ show các loại mail, tranh cãi các kiểu, hãng cuối cùng họ cũng cho bay. Nhưng bảo phí Visa sẽ là 130$ chứ không phải 53$. Cả lũ lại ngớ ra và lại cáu điên lễn. Có cảm giác là bị làm tiền. Bàn nhau là chắc hội này bày trò để làm tiền rồi. Rồi bàn cả việc đến đó nhất quyết chỉ trả 53$, bảo là hết tiền mặt...

Cùng lúc đó có 1 chú tây (US) đi từ Sing sang cũng bị làm khó dễ gì đó, phải giải trình suốt. Chú này có giấy tiêm ruồi vàng.

Cuối cùng bay đến Bolivia, làm visa 53$, chả ai hỏi han gì giấy ruồi vàng !

Tức là hãng bay nó kêu như thế nhưng không phải. Có thể cái danh sách đó từ đời nào rồi ấy, không thể biết được.

Mà hải quan cửa khẩu Bolivia rất hay, mặc áo phông không cổ, tay xăm trổ, đội mũ lưỡi trai, vừa làm vừa nghe nhạc tưng tửng. Lúc chúng tôi đến thì nhóm phải chờ cuối cùng, tất cả ra sân bay rồi mà nhóm vẫn phải ngồi lại. Bạn Tây đến làm thủ tục trước, sau đó phải đi đổi tiền vì ko có đô lẻ. Trong lúc chờ bạn Tây đi đổi tiền, chúng tôi bảo các bạn ấy làm visa cho mình luôn nhưng chú hải quan áo phông đội mũ bảo : Không, tao cứ phải chờ cho xong thằng kia rồi mới đến chúng mày.
Thế là cả lũ phải ngồi chờ, 3 chú hải quan đứng vắt chân chơi game trên điện thoại, nghe nhạc và tán phét ! Cả sảnh sân bay chỉ còn mỗi đoàn này ! Chờ đến hơn 20p chú Tây kia mới đổi được tiền quay về, xong rồi mới làm cho cả đoàn.

Nói chung hãng bay BoA và hải quan Bolivia gây ấn tượng rất xấu.

Nhưng đất nước Bolivia rất đẹp.

Deen
03-04-2015, 09:54
Hóng bài của bác (beer)

Chitto
06-04-2015, 07:31
Điểm cuối của hành trình là hòn đảo Phục Sinh chơi vơi giữa Thái Bình Dương. Từ đó nếu về nhà theo hướng Tây thì rất gần. Nhưng vẫn phải bay ngược lại với 5 chuyến máy bay!

Bình minh Tongariki

https://farm8.staticflickr.com/7591/16388732483_004654a4af_c.jpg


Những tượng Moai trên núi Raraku

https://farm8.staticflickr.com/7617/17008846725_40458d4240_c.jpg

Và cuối cùng: Hình ảnh cả đoàn bên Te Piko Kura - "cái rốn của thế giới"

https://farm9.staticflickr.com/8711/16821393950_80487b228d_c.jpg

ms.huong
09-04-2015, 08:29
Đoạn đầu tiên : hành trình kết thúc 15/2 ??? chắc gõ nhầm bác Chitto ơi .
P/s : Ảnh đẹp quá .

Chitto
24-04-2015, 07:05
Lâu quá mới trở lại viết topic này.

Tôi kể lại câu chuyện của chuyến đi một cách từ từ, cũng giống như chuyến Tibet phải mất một năm, chuyến Mongolia còn đang dang dở, chắc topic này cũng sẽ còn lâu lắm.

Nhớ lại cả lũ sau một chặng bay dài 15 giờ từ Sài Gòn sang Doha, rồi lại một chặng 8 giờ từ Doha đến Sao Paulo, do vé mua lúc khác nhau mà từ Sao đi Rio de Janeiro cũng bị chia làm hai nhóm. Hai người đi trước đến sân bay quốc tế của Rio, còn nhóm 5 người sau đến sân bay nội địa của Rio. Sân bay quốc tế - như nhóm kia kể lại - thì rất vắng, taxi nhiều, nên nhanh chóng lấy được xe về thành phố và đến chỗ nhà nghỉ đã đặt.

Ngược lại, nhóm đến sân bay nội địa lúc 10h thì choáng váng với lượng khách ở đây. Sao mà đông thế, kinh khủng thế. Đã thế lại còn không kiếm được taxi. Dòng người xếp hàng chờ ra chỗ đón taxi dài dằng dặc, nhích từng chút một, mà có vẻ hầu như không có taxi đón. Chúng tôi nhích được chẳng qua là có những người chán nản bỏ cuộc. Hàng người chờ bus cũng đông không kém, di chuyển cũng nhanh hơn. Nhưng chúng tôi không biết đường để có thể đi bus, mà với đống hành lí cồng kềnh thì việc lên bus xem ra không khả thi.

Cuối cùng chị em cũng bắt được hai con taxi "sang chảnh". Những con taxi này đỗ ngoài cửa, chả thèm mời khách, hai anh tài đứng ngoài xe tán phét, và kêu giá gấp rưỡi so với bình thường do LP và dân mạng nói (60R so với 40R). Với chúng tôi, thế là quá OK, vì vào lúc đã quá 11h đêm, ngoài trời đang mưa, và dòng người còn nghìn nghịt cả trước lẫn sau, thì có hơn thế cũng quá tốt rồi. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên vì giá đó không quá cao, mà sao mấy trăm người vẫn sẵn sàng chờ xếp hàng cả giờ chứ không chịu gọi taxi này?

Gần 12h đến được chỗ nghỉ, nằm ở điểm giữa của trung tâm hành chính và các bãi biển. Từ nơi này đi các điểm đều thuận tiện. Apartment cho 7 người, hai giường tầng 1 giường đơn, vệ sinh trong phòng và bên ngoài. Có lò vi sóng, bình nước nóng. Khu vực chung rộng rãi có cửa số rất lớn và ban công nhìn ra phố chính.

Chitto
24-04-2015, 07:12
Cũng phải nói thêm về apartment ở đây: Do căn nhà này nằm cách nhà chính một đoạn, không có reception nên chúng tôi có một chìa khóa cửa chung, bắt buộc phải có chìa mới vào được khu nhà. Từ trong ra thì bấm điện mở cửa, nhưng từ ngoài thì vô vọng. Có thể thấy việc khóa cửa, thậm chí 2 tầng cửa, cũng như các lời nhắc nhở của tiếp tân cho thấy an ninh có thể là vấn đề ở đây. Thực sự trong mấy ngày ở đây, chúng tôi không gặp bất kì sự kiện nào mất an toàn, nhưng vẫn cứ được mọi người dân, người bán hàng nhắc nhở.

Từ ban công nơi nghỉ nhìn thẳng ra núi Corcovado

https://farm8.staticflickr.com/7640/17245902121_77e6e2e83d_z.jpg

Và chúng tôi trước cửa căn nhà sẽ ở đến 4 đêm, số 39 Rua Sao Clemente, Botafogo

https://farm8.staticflickr.com/7663/17244707232_a8cf934fb8_z.jpg

Chitto
28-04-2015, 08:46
Vịnh Rio là nơi có tất cả mọi thứ của một vịnh biển.

Đi thuyền trên vịnh, bạn có thể thấy những gì? - Một thành phố được coi là thuộc loại đẹp nhất thế giới, với các ngôi nhà cao tầng đứng bên bờ; những bãi biển với vô vàn bikini bốc lửa; Những đỉnh núi hùng vĩ vươn ra biển cả...

Những con tàu đủ loại: tàu thủy chở khách, tàu hàng nặng nề, cả một dàn khoan nổi làm ô nhiễm môi trường. Cạnh đó là dãy thuyền buồm sang trọng thanh nhã, cano du lịch và cano tuần tiễu, du thuyền sang trọng cao 5 tầng, và lại cũng có cả chiến hạm đỗ sát tàu du lịch.

Ngay cửa vịnh là pháo đài với những khẩu pháo khổng lồ, một lô cốt án ngữ lối vào. Phía sau là một cây cầu vượt biển cao dài ngoằng và cao chót vót.

Trên bờ biển hàng ngàn người hớn hở tắm táp vui đùa trong làn nước xanh; ngay bên ngoài là những đám rác lập lờ kết lại với váng dầu. Bay lượn trên đầu có cả những chiếc máy bay cỡ nhỏ kéo các dải băng-rôn quảng cáo, lẫn những chuyến phi cơ chở khách rít qua bầu trời.

Sừng sững trên cao là tượng Chúa Cứu Thế, lúp xúp núi bên kia là khu ổ chuột cheo leo. Những du khách hào nhoáng và những người dân bình dị.

Chỉ có điều, tất cả đang trong mùa lễ hội.
---------------------------------------

Sân bay nội địa ngay trong thành phố, nên máy bay lượn qua suốt trên đầu

https://farm8.staticflickr.com/7587/16621389673_ba09aed1dc_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7590/17215625636_b47c6a8c6d_c.jpg

Chitto
28-04-2015, 08:50
Cả một dàn khoan nổi kiểu HD981 lừng lững kéo qua vịnh, để lại một vệt váng dài

https://farm8.staticflickr.com/7667/16619140184_8e40d42477_c.jpg

Một thuyền buồm mỏng manh trước chiến hạm đen sì

https://farm8.staticflickr.com/7679/16621386803_fccd0c198e_c.jpg

Con quái vật này là một công trình quân sự thô kệch án ngữ ngay lối vào của vịnh

https://farm8.staticflickr.com/7724/17034163997_55af17fb4c_c.jpg

Chitto
28-04-2015, 08:53
Một tòa nhà duyên dáng bên bờ biển. Đây là một viện bảo tàng

https://farm9.staticflickr.com/8803/16619135814_4dd2edd58e_c.jpg


Ngay cạnh đó là hạm đội tàu chiến, và xa xa là nhà thờ chính tòa (cũ) của Rio. Thời Napoleon đánh tan hoàng gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các hoàng tử xứ Bồ đã chạy sang đây và đã lên ngôi vua Bồ Đào Nha tại nhà thờ này.

https://farm6.staticflickr.com/5329/17215627366_505b110faa_c.jpg

Chitto
03-06-2015, 03:48
Buổi tối của ngày đầu ở Rio chúng tôi đã đặt vé xem Carnaval.

Carnaval là cả một mùa lễ hội, tuy nhiên cao điểm là 4 đêm từ 13 đến 16/2 và đêm chung kết vào 21/2. Tại sao lại chung kết, là vì đêm hội Carnaval là đêm biểu diễn của các "trường samba" tại Rio, cũng như trên toàn quốc.

Mỗi đêm sẽ có 5 - 7 đội biểu diễn, kéo dài từ 9h tối đến 6h sáng hôm sau. Người Brazil kéo về đây rất đông để thưởng thức và cổ vũ cho đội mà mình ưa thích.

Trong đoàn có 4 người đặt vé từ khi ở Việt Nam, khán đài số 11 (trong tổng số 13 khán đài). Khán đài 11 này nằm ở gần cuối của con đường biểu diễn, chủ yếu dành cho các cổ động viên các đội, và giá vé rẻ hơn so với khu khán đài ở đầu và giữa. Giá vé khu này là 180usd / 1 người / 1 đêm diễn. Khu khán đài giữa (5 - 7) giá vé đắt gần gấp đôi, vì đó là khu có ban giám khảo.

Khu khán đài là một con phố dài khoảng 400m, hai bên là các khán đài như sân vận động. Các đoàn biểu diễn sẽ vào một đằng và đi ra đằng kia.

Đêm 16/2 là đêm cuối của vòng biểu diễn, tập hợp các đội mạnh nhất của mùa giải năm nay.

Nói nhiều chán, xem vài cái ảnh vậy.


Đội đầu tiên xuất hiện trước khán đài của chúng tôi

https://c4.staticflickr.com/8/7687/17039024357_c6081b27d6_c.jpg

Chiếc xe đầu tiên hình một mụ phù thủy. Tất cả các xe và đội biểu diễn bên dưới đều có ý nghĩa, theo một trình tự và câu chuyện / truyện của người Brazil, nhưng cũng không đọc và nhớ hết được.

https://c4.staticflickr.com/8/7689/17039022587_33aed228c6_c.jpg

Có thể thấy khu khán đài số 6-8 ở phía bên kia.

Chitto
03-06-2015, 03:55
Có câu chuyện nhỏ, đó là mỗi khu khán đài có cổng soát vé riêng. Bốn người mua vé khu 11 đi cổng 11. Tại đây bạn Những-bước-chân bị tịch thu mất cây gậy tự sướng. Thấy nhiều người đến ô cũng bị bắt bỏ bên ngoài, dù trời đang có vẻ muốn mưa. Mấy ngày hôm trước mưa to, nên người ta mang ô cũng là thường, vậy mà cũng bị thu. Cảm thấy hơi bị ngặt nghèo quá.

Sau rồi mới biết khu này dành cho nhiều cổ động viên các đội, do đó để tránh các sự cố có thể xảy ra, những thứ kim loại như thế đều bị bỏ ngoài hết. Đây cũng là khu rẻ hơn nên đông hơn (rẻ gì mà 180 usd).

Mỗi người vào được phát vài quyển sách in rất đẹp giới thiệu về các đội biểu diễn, và nội dung các nhóm diễn, các xe, các hình nộm, cũng như bài hát mỗi đội sẽ dùng, với phần lời in to và rõ.

Ngược lại với khu khán đài 11, khu khán đài 5 là nơi có 4 bạn mua vé sau đến (mua sau không còn vé khu 11 nữa). Tại khu này thì không những được mang thoải mái ô dù, gậy tự sướng, ghế nhỏ để ngồi.... mà còn được phát bao cao su. Và theo lời các bạn ở đó thì có những đôi phấn khích lôi nhau đi sử dụng của được phát ở đâu đó, một lúc sau mới quay lại.

Âm nhạc rộn ràng phấn khích tột độ, bên dưới nhảy múa điên cuồng

https://c4.staticflickr.com/8/7661/17244695872_5032701130_c.jpg

https://c4.staticflickr.com/8/7692/17245888041_4861253f9e_c.jpg

https://c4.staticflickr.com/8/7636/17244691142_da62fffda0_c.jpg

Chitto
03-06-2015, 03:57
Xen giữa những chiếc xe rực rỡ, những đội hình nhóm rối rít màu sắc, là những vũ công thế này

https://c4.staticflickr.com/8/7654/17246431565_3271dd9e25_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8821/16626233643_3a85bb1411.jpg https://c4.staticflickr.com/8/7629/17244682822_04ff7141be.jpg

Chitto
16-06-2015, 14:07
Trong các xe diễu hành, ấn tượng nhất là xe có hình một con đại bàng màu trắng lộng lẫy. Hai cánh chim dang cao kiêu hãnh, phần chân thì giống như chân tượng Chúa Cứu Thế ở Rio. Từ xa con chim và đoàn hộ tống trắng toát đã nổi bật giữa bầu trời đêm đầy tiếng hò reo. Con chim có thể quay sang trái, sang phải, đầu gật gù chào khán giả, và cánh thì có thể xòe rộng hay cụp vào như đang vẫy.

https://c2.staticflickr.com/8/7685/17060217849_1e9edd0d8e_c.jpg

Tuy nhiên, ở gần cuối của đường biểu diễn, có một cái cầu thò ra ở độ cao khoảng chục mét. Trên cầu đó là các máy quay của ban tổ chức, để có thể quay trực diện các đoàn rước. Trong khi đó con chim phải cao đến 15-17m !!

https://c1.staticflickr.com/9/8723/17058865380_c6894c4526_c.jpg

Và thế là, trong tiếng hò reo vang dội của khán giả, con chim từ từ cụp cánh rồi hạ thấp xuống, chui qua cái vòm để sang bên kia rồi tiếp tục kiêu hãnh ngẩng đầu.

https://c1.staticflickr.com/9/8734/17245857331_b458c5e725_c.jpg

Chitto
16-06-2015, 14:08
Tương tự, nàng tiên cá có phong cách Ai Cập lỗng lẫy này có cái đuôi hơi cao, cũng phải cụp xuống khi chui qua cái vòm kia

https://c1.staticflickr.com/9/8732/16626208763_ca50987e46_c.jpg

Trên mỗi lớp sóng quanh nàng tiên cá là các vũ công với thân hình tuyệt đẹp nhảy múa liên tục.

https://c2.staticflickr.com/8/7639/17058633828_ff9d29bbcf_c.jpg

Chitto
16-06-2015, 16:36
Nói chung các dãy xe, đoàn người kéo dài như bất tận, không thể kể hết, chụp hết và show hết được.

Có một số cảnh ấn tượng:

https://c2.staticflickr.com/4/3820/18666017508_c5aeb01a97_c.jpg


https://c2.staticflickr.com/4/3812/18667570789_d8276d8853_c.jpg


https://c2.staticflickr.com/6/5463/18856418151_3ea634929e_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/6/5473/18665858770_54841378ab_c.jpg

Chitto
16-06-2015, 16:39
Nhưng nóng nhất phải là xe này

Hãy nhìn kĩ từng tầng từ dưới lên, độ nóng tăng dần

https://c2.staticflickr.com/4/3786/18856234451_4f967b42f3_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/6/5444/18853461815_5fb1fe4fcc_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/6/5484/18665752908_5c53ca4cae_c.jpg

Và đằng sau xe

https://c2.staticflickr.com/4/3870/18667282029_1719869f43_c.jpg

Barbie
18-06-2015, 12:39
Hải quan Bolivia is the worst one in the world. Tháng 12 vừa rồi tụi này bay từ Lapaz đi Lima mất gần 3h từ lúc check in xong đến lúc vô đến cổng lên máy bay. Cả chuyến bay mấy trăm người mà có 2 anh hải quan xét hành lý xách tay (khám kỷ, mở từng ngăn kéo nhỏ của vali, túi xách) Lâu lâu nghi ngờ ai thì kéo người đó vô phòng riêng khám tiếp, còn lại 1 chú tiếp tục xét từ từ, trong khi nhiều chú khác đứng chơi. Lục lọi xong mới cho qua máy soi, xong bước vô cổng lên máy bay cách đó 1 cái vách :(

Chitto
19-06-2015, 18:16
Sau một đêm thưởng thức Carnaval, cả lũ mắt mũi đỏ cạch vì không ngủ, lê gót về nhà vào lúc 5h30 sáng. Cả nhóm đành bỏ đội cuối cùng, dù đó là đội được xếp hạng rất cao. Nhưng sợ rằng khi chờ đến xong đội cuối mà cả 13 cái khán đài đông nghịt người đó đổ về, thì không thể kiếm được xe taxi để về nhà.

Dọc đường taxi về chỗ nghỉ, thấy nhiều người ngủ lăn lóc ngay trên hè phố.

Không khí Carnaval tràn ra đường phố

https://c2.staticflickr.com/4/3700/18232719613_a78775e9d4_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/6/5473/18665696800_3e87d74f36_c.jpg

Chitto
22-06-2015, 14:58
Nhảy nhót

https://c2.staticflickr.com/4/3700/18665584788_72862382a0_z.jpg

Hot

https://c2.staticflickr.com/6/5608/18827154076_fd76da7329_c.jpg

Và có một chiếc áo Phuot

https://c2.staticflickr.com/6/5454/18665636778_b2d5697f9e_c.jpg

vinastarair
22-06-2015, 16:18
Đồng muối Uyuni - tấm gương lớn nhất thế giới

https://farm8.staticflickr.com/7584/16322448704_a52988d2eb_c.jpg

Đầm Đỏ với bầy hồng hạc hàng trăm con trong ánh chiều

https://farm8.staticflickr.com/7625/16758631519_6345701c99_c.jpg

MÌNH THÍCH LẮM HAI TẤM NÀY

nhungnguyen1110
24-06-2015, 19:43
Anh ơi, anh cho em hỏi chặng Lima- Santiago - Phục Sinh- Sao anh bay của hãng nào thế ah? Em có hỏi bác Google thì bác bảo cuả LAN rẻ vs thuận tiện nhất nhưng em search giá vé cho tháng 2 năm sau thì lại đắt quá ah. Em cảm ơn anh nhiều :D

Chitto
12-07-2015, 22:02
Điểm đến nổi tiếng nhất ở Rio tất nhiên là tượng Chúa cứu thế rồi, được bầu vào 1 trong 7 kì quan thế giới mới mà.

Tượng đứng trên đỉnh Corcovado, một đỉnh núi cao vút 700 chính giữa lòng thành phố. Địa thế của đỉnh núi này tuyệt đẹp, vì vách quay ra biển thẳng đứng, còn phía sau thoai thoải trải dài. Chính vì thế đường lên bám vào phía trải dài, còn có cả một đường ray tàu điện, mà hình như trong một số dịp đặc biệt tàu vẫn chạy.

Còn giờ đây, chúng tôi đến với pho tượng trong một buổi sáng hơi nhiều mây. Rất tiếc. Tượng rất đẹp, nhưng người đông nghìn nghịt, ai cũng cố chọn cho mình một góc chụp đẹp, thành ra như một cái chợ lớn. Được cái mọi người cũng tôn trọng nhau.

Cái ảnh này không đẹp gì, vì không có góc chụp, chỉ là đánh dấu thôi

https://farm4.staticflickr.com/3917/18741391030_4749510c8d_z.jpg


Từ đây đứng nhìn xuống thành phố, chi chít dưới chân

Cái đỉnh núi thò lên phía bên phải, gọi là Sugar Loaf, cũng rất độc đáo. Con đường bên trái là lối lên đỉnh núi, ngang dưới chân nó là khu Santa Teresa, được coi như một khu bình dân nhưng đầy tính nghệ thuật của thành phố này.

https://farm1.staticflickr.com/422/18308406233_4761593304_c.jpg

Chitto
23-08-2015, 23:13
Dốc núi dưới đỉnh Corcovado tràn ngập những ngôi nhà men theo sườn núi, với những hình vẽ trang trí màu sắc, vừa lộn xộn khi trông ở góc độ này, nhưng lại thống nhất ở góc độ khác.

Chúng tôi không có được nhiều thời gian ở khu này, đó là một điều hơi tiếc.

https://farm6.staticflickr.com/5765/20630112050_d0495421d6_c.jpg

https://farm1.staticflickr.com/745/20197170773_5c2663b744_c.jpg

Chitto
23-08-2015, 23:23
Escadaria Selarón hay các bậc thang Selaron là địa điểm nổi tiếng trong khu phố nghệ thuật Santa Teresa. Các bậc thang này làm ngay dưới chân đồi, do nghệ sĩ Selaron người Chile làm tặng nhân dân Rio, vào năm 1990.

Từ những bậc thang đầu tiên với ba màu lam, lục, vàng (màu trên quốc kì Brazil), các bậc thang nhanh chóng được điểm bằng vô số màu sắc khác với các mảnh gốm, sành, và hai bên mang màu đỏ rực rỡ.

https://farm1.staticflickr.com/538/18931958531_3112772af5_c.jpg

Một gia đình trẻ rất đáng yêu

https://farm1.staticflickr.com/492/18306515914_32ba98d031_z.jpg


Nhưng cũng là nơi ngủ mát mẻ cho một số người Brazil trông không được tử tế lắm. (Rio khá nổi tiếng về tội phạm các loại)

https://farm1.staticflickr.com/605/20808675072_6d0fdd88c7_c.jpg

Chitto
23-08-2015, 23:28
Arcos da Lapa - cầu vòm Lapa là cách mà người Rio gọi hệ thống dẫn nước được dựng từ thế kỉ 18, để cung cấp nước cho thành phố. Hình thức dẫn nước kiểu này đã được La Mã xây dựng từ hai nghìn năm trước, và nay lại được dựng tại thành phố của Tân thế giới.

Sau khi hệ thống dẫn nước không còn giữ chức năng chính, nơi này trở thành cầu dành cho tàu điện chạy lên núi Corcovado. Công trình sừng sững giữa thành phố cũng là một điểm nhấn màu trắng đáng yêu.

https://farm1.staticflickr.com/259/18741368750_d01bdc8f5b_c.jpg

Chitto
23-08-2015, 23:35
Nhà thờ Candelária là nhà thờ lớn sớm nhất và được dựng trong thời gian lâu nhất ở Rio (1775 - 1811). Nhà thờ còn phải mất gần hết thế kỉ 19 để hoàn thiện. Đây là nơi hành lễ chính của triều đình Bồ Đào Nha lưu vong, khi mà tại châu Âu, Napoleon của nước Pháp đánh tan triều đình Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

https://farm1.staticflickr.com/343/18308350973_598a1abcbd_b.jpg

Tuy nhiên, hiện nay đây không còn là nhà thờ chính tòa của Rio nữa.

Chitto
23-08-2015, 23:43
Nhà thờ chính tòa Rio de Janeiro cũng là nhà thờ Tổng tòa của cả Tổng giáo phận, là nhà thờ quan trọng nhất Rio, được dựng năm 1964 với kiến trúc độc đáo. Kiến trúc này dựa theo các kim tự tháp của người Maya lại Mexico, chứ không theo hình chữ thập truyền thống của các nhà thờ Công giáo khác.

https://farm1.staticflickr.com/437/18742822849_4e9ea553ec_c.jpg

Hình ảnh phản chiếu trên công trình bằng kính đối diện nhà thờ

https://farm1.staticflickr.com/467/18742827389_4104bbe9aa_c.jpg

Bên trong nhà thờ là bốn mảng kính màu rất lớn chụm lại ở đỉnh, với các hình vẽ biểu tượng chứ không phải các tranh màu hình các thánh truyền thống

https://farm1.staticflickr.com/523/18902739466_f5275db5ef_c.jpg

https://farm1.staticflickr.com/322/18741354698_1e4ced6058_c.jpg

Chitto
23-08-2015, 23:49
Nhà hát lớn Rio là nhà hát đẹp nhất Brazil, được dựng vào năm 1905

https://farm4.staticflickr.com/3869/18741343658_0bca678143_c.jpg

conmualaoxao
21-11-2015, 21:07
kinh nghiệm của mình với các bác hải quan Bolivia đó lại rất vui :) đợt đó bọn mình nhập cảnh đường bộ (từ Puno - Peru), các bác chả biết VN là cái nước nào để áp giá visa, tra cứu một hồi không thấy tên ở danh sách các nước được nêu cụ thể thì đành áp mức $55 cho "ohters" (đội phượt từ mấy nước phương Tây, Mỹ thì giá đắt lắm mà bị hạch họe đủ thứ giấy tờ, chứ đội mình chỉ xem qua qua là được dán visa trực tiếp vào HC luôn). Đoàn mình 12 người, được các bác phục vụ nhiệt tình (chắc do "lô lớn" ).

Chitto
04-05-2016, 00:56
Buổi chiều, chúng tôi lên núi Cục Đường (Sugar Loaf), nới có thể nhìn toàn cảnh Rio từ một phía khác, ngược lại với phía từ núi Corcovado. Nhìn từ tượng Chúa thì Sugar Loaf nổi bật lên giữa biển như ngọn tháp.

Cáp treo đi hai chặng, nơi nghỉ ở giữa ngắm cảnh đẹp, mà lên đỉnh cũng thích.

Chặng thứ nhất của cáp treo.

https://farm1.staticflickr.com/406/18741365760_8cc4d0775f_c.jpg

Trên ngọn núi ở giữa này có sân bay để ngắm cảnh Rio. Giá là vài trăm đô cho 10 phút bay, không hỏi kĩ nữa.

https://farm1.staticflickr.com/464/18308378653_eb5239d829_c.jpg

Chitto
04-05-2016, 00:57
Nhìn về thành phố

https://farm1.staticflickr.com/539/18741390538_01c7c1b9c2_c.jpg

Tiếp tục chặng cáp treo thứ hai để lên đỉnh Sugar Loaf

https://farm1.staticflickr.com/327/18742846039_f872c15e39_c.jpg

Chitto
04-05-2016, 00:59
Toàn cảnh Rio hiện ra đẹp tuyệt vời

https://farm1.staticflickr.com/283/18923737822_eb3c13c9f5_c.jpg


Bên trái kia là bãi biển Copacabana lừng danh, xa tít là Ipanema cũng nổi tiếng không kém

https://farm6.staticflickr.com/5726/20195540604_21f58cdf00_c.jpg

Và khi mây dâng lên, pho tượng Chúa nổi bật, xứng đáng với từ "kì quan thế giới mới"

https://farm1.staticflickr.com/396/18931926511_09c89cf3eb_c.jpg

Chitto
04-05-2016, 01:49
Buổi sáng, đến thăm sân vận động Manacara, sân vận động lớn nhất Brazil với sức chứa 79000 chỗ ngồi, là sân vận động có mái che thuộc loại lớn nhất trên thế giới. Đây là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng nhất của Thế vận hội 2014.

Phía trước sân là tượng của Bellini tay nâng cao chiếc cúp Nữ Thần vàng - chiếc cup đầu tiên của Worldcup (Jules Rimet Trophy). Brazil đã ba lần vô địch và được sở hữu cup này, nhưng lại bị mất cắp năm 1983 và chưa tìm thấy.

https://farm8.staticflickr.com/7432/26703646342_554bf8a2b0_c.jpg

Bên trong sân vận động. Phải nói là hệ thống dàn thép đỡ mái thực sự ấn tượng.

https://farm1.staticflickr.com/264/18742835969_f844affbf2_b.jpg

Chitto
04-05-2016, 01:56
Trên bãi biển Copacabana

https://farm1.staticflickr.com/562/18742803559_3081598281_c.jpg

https://farm1.staticflickr.com/595/20197169453_5f78f8060c_c.jpg

https://farm8.staticflickr.com/7661/26703642532_be92830849_c.jpg

Chitto
04-05-2016, 01:58
Cuối bãi biển Copacabana là pháo đài cũ, nay là bảo tàng.

Đường ra pháo đài

https://farm1.staticflickr.com/449/18741333498_172137be8f_c.jpg

Bên trong pháo đài

https://farm8.staticflickr.com/7400/26524894390_0c81e17a3d_c.jpg

Tái hiện phòng của các sĩ quan chỉ huy

https://farm8.staticflickr.com/7712/26703643102_04d78b3086_c.jpg

Chitto
04-05-2016, 02:01
Nơi các quả đạn pháo được đưa vào hệ thống pháo

https://farm8.staticflickr.com/7015/26703643862_7231101eb1_c.jpg

Và hai khẩu pháo khổng lồ canh giữ cửa biển Rio

https://farm1.staticflickr.com/538/18308310533_130e159af6_c.jpg

https://farm1.staticflickr.com/511/18931877881_e31fb0a0c2_c.jpg

chuotlang
20-05-2016, 06:27
Đong muối đẹp quá cơ bác chủ à, quá xứng đáng để đi

nhimdinh
22-05-2016, 14:02
những chuyến bay hay quá

Chitto
27-08-2016, 10:14
Đầu buổi chiều, lang thang trong Jardim Botanical garden cũng khá dễ chịu.

Chúng tôi vào đây hi vọng thấy được giống vẹt Nam Mỹ sống trong tự nhiên, hoặc kể cả trong lồng cũng được, nhưng không có. Người ta nói vẹt tự nhiên hiếm gặp lắm, còn khu nuôi vẹt thì không ở đây nữa rồi.

Thôi thì lang thang trong vườn cũng dễ chịu, chờ chiều xuống ra bãi biển lần cuối, trước khi rời Rio, và rời Brazil.

Thực ra đi trong vườn cũng không có gì nhiều, vì cây cối thì xứ nhiệt đới chúng ta cũng không quá lạ.

Từ vườn nhìn sang tượng Chúa trên đỉnh Corcovado

https://c4.staticflickr.com/1/437/18931872571_02c10ced12_c.jpg

Gặp hàng tre trúc

https://c8.staticflickr.com/4/3720/18308303263_30d82b4e27_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/8/7424/26703641882_93a61cca25_c.jpg

Chitto
27-08-2016, 10:25
Chiều cuối cùng, chúng tôi lại ra bãi biển Ipanema để ngắm hoàng hôn.

Bao nhiêu là người đẹp phô diễn ở đây hết, hehe. Mà nhìn chung là phơi nắng, chứ không mấy ai tắm dưới biển cả.

Nước biển khá lạnh. Trong cả đoàn có 1-2 người tắm biển thôi trong đó có tôi, hehe.

https://c7.staticflickr.com/8/7179/26524896310_278de01e24_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/8/7764/26524897430_dbf3170eeb_c.jpg

Chitto
27-08-2016, 10:55
Có chuyện vui vui là trong lúc chúng tôi đang tung tẩy ngắm người ngắm cảnh, thì có đoàn truyền hình của thành phố đi quay cảnh dân tình chơi bời (đang mùa lễ hội Carnaval mà). Thế nào gái Natalia dẫn đoàn của chúng tôi lại quen biết, nói chuyện với cô phóng viên. Họ đang cần du khách nước ngoài phát biểu.

Thế là đoàn của đài truyền hình túm ngay lấy giai nổi danh nhất đoàn, quay lịa lịa, phỏng vấn lên hình rất là hoành tráng. Giai cũng tự tin nói rất hoành tráng, mà giờ tôi cũng không nhớ là nói những gì.

Để giữ bí mật cho khuôn hình đẹp lồng lộn của giai, tôi chỉ chụp ảnh sau lưng thế này thôi.

https://c6.staticflickr.com/9/8374/28640307653_69bc24a1d1_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/1/386/18923660702_2322a7e119_c.jpg

và đằng sau là hoàng hôn nổi tiếng của Ipanema, được coi là bãi biển có hoàng hôn đẹp bậc nhất thế giới

https://c6.staticflickr.com/1/338/18931831581_db423919dd_c.jpg

Chitto
27-08-2016, 16:55
Tạm biệt Rio, chúng tôi lên xe ra sân bay.

Vẫn nhớ anh chàng bán quán này, trèo lên hái dừa trên cây dừa ngay bên cạnh bờ biển. Không biết nước có ngọt không, nhưng anh ta rất vui khi tôi chụp ảnh.

https://c2.staticflickr.com/8/7632/26193435873_521ce30152_z.jpg

Bức ảnh cuối cùng chụp ở Rio

https://c2.staticflickr.com/9/8467/28640307593_860fec6512_c.jpg


Tạm biệt, nhưng tôi lại luôn nhớ cái góc nhỏ này, nơi chúng tôi chia sẻ với nhau rất nhiều điều, từ buổi sáng tinh mơ cho đến cả khi trời tối, cả những lúc xấu hổ vì nướng mực làm "tỏa hương" ra cả khu nhà, đến những tính toán lo toan cho chuyến đi tiếp theo...

https://c1.staticflickr.com/8/7646/26524905320_2aa62391dd_c.jpg


Và khoảnh khắc sau cơn mưa này nữa, cũng nhìn từ cái cửa sổ trong ảnh trên nhìn ra

https://c1.staticflickr.com/8/7022/26524905880_ebc0dbeb72_z.jpg

Chitto
27-08-2016, 23:10
Đối với đất nước rộng lớn Brazil, thực sự chúng tôi chỉ đến có mỗi thành phố Rio với mục đích chính là sống trong không khí lễ hội Carnaval, nên việc tìm hiểu lịch sử văn hóa đất nước này không được chú trọng lắm.

Tuy nhiên, khi rời sang Bolivia, và được đi lại một phần của quốc gia này, thì việc tìm hiểu lại trở nên có ý nghĩa hơn.

Bolivia, cũng như Peru và nhiều nước Nam Mỹ khác ngày nay, đều từng là xứ thuộc địa của người Tây Ban Nha. Người châu Âu đến đây từ những năm 1500, di dân, chiếm đất, cai trị... còn người bản địa và người gốc Phi (làm nô lệ) dường như bị đứng bên ngoài rìa của các sự kiện chính trị.

Thời đế chế Inca hùng mạnh đã suy rồi, người bản địa nói tiếng Quechua (Kê-choa) chỉ là những người nô lệ trong chế độ xã hội mà người châu Âu làm chủ.

Do đó, các cuộc "đấu tranh giành độc lập" và "dựng nước, giữ nước" của các quốc gia này đều chỉ là các ván cờ chính trị của những lãnh chúa, tướng lĩnh, quý tộc châu Âu mà thôi. Các vị ấy giành độc lập từ hoàng gia Tây Ban Nha, là để được tự mình làm chủ trên mảnh đất của mình chiếm được, để không bị can thiệp từ châu Âu, chứ không liên quan gì đến các dân tộc bản địa đã từng sống ở đó từ trước khi họ đến. (Cũng như việc Hoa Kỳ giành độc lập từ Anh, cũng là do những người da trắng châu Âu thực hiện).

Thực tế từ những năm 1500 đến 1800 (khi các nước giành độc lập) thì trong 300 năm đó, người châu Âu sang rất nhiều. Đã có những sự giao thoa dân tộc với bản địa, nhưng rất ít. Trong lịch sử "giành độc lập", người bản địa đóng vai trò rất nhỏ, mờ nhạt. Có vài người được ghi nhận, nhưng chỉ là vai trò trợ giúp cho các tướng lĩnh da trắng mà thôi.

Bolivia cũng vậy. Từ cuộc đấu tranh giành độc lập của vị quý tộc TBN Simón Bolívar, người mà gia tộc định cư ở đất này đã đủ lâu để coi nơi đây là quê hương, các cuộc giao tranh liên miên trong hàng chục năm đã cho ra đời các nước như Columbia, Venezuela, Peru, Chile, Bolivia (lấy theo tên Simón Bolívar).

Vì thế, lịch sử của đất nước Bolivia là lịch sử của người châu Âu da trắng thực hiện. Trước đó không có đất nước này.

Suốt gần 200 năm sau khi giành độc lập, chính trường Bolivia vẫn do người da trắng lãnh đạo. Mãi đến 2005, lần đầu mới có vị tổng thống người bản địa. Nhưng Bolivia cũng là nước nghèo nhất Nam Mỹ mất rồi.

Chitto
27-08-2016, 23:49
Như câu chuyện kể từ trang 2 của topic, hãng hàng không Bolivia Airline làm chúng tôi một phen mệt mỏi kinh người.

Ra sân bay Rio từ tối, chờ đến gần nửa đêm để làm thủ tục bay, lại bị nhân viên hoạnh họe cái giấy tiêm sốt vàng da (yellow fever), cãi nhau một hồi rồi cũng cho bay, lại bị dọa là sẽ mất 83$ tiền visa on arrival. Cuối cùng sang đến nơi vẫn là 50$ như đã đọc, cũng không ai hỏi sốt vàng da gì cả.

Bolivia Airline so với Qutar Airway đi chặng trước thì đúng là rơi tụt xuống thảm hại. Máy bay cũ, đồ ăn thì tệ lắm. Mà cái đó không quan trọng lắm. Chỉ là cái lúc nhập cảnh ở sân bay Cochabamba phát buồn cười và bực mình với các bạn Immigration thôi. Tất cả người khác đi hết rồi, chỉ còn mỗi đoàn VN này, thế mà chỉ vì chờ chú Tây đi đổi tiền đô mà họ cứ mặc kệ cả đoàn, cũng không làm trước gì cả. Thằng Tây đi 20 phút hay nửa tiếng cũng cứ chờ đã. Giải quyết 1 thằng Tây xong rồi đến hội này sau! Trong quầy immigration thì chú hải quan áo phông quần ngố ngồi chơi điện thoại và tán phét với chú nhân viên đứng ngoài y như là không có việc làm vậy.

Cũng là vì chuyến bay tiếp từ Cochabamba đi Sucre còn cả mấy tiếng, nên cũng không sợ muộn, chứ không là làm um lên rồi đó.

Sân bay Cochabamba ngày có mây, độ cao 2600m so với mực nước biển, máy bay của BoA

https://c8.staticflickr.com/9/8044/28640307583_d9c828659a_c.jpg

và hãng khác

https://c5.staticflickr.com/9/8461/29153186252_c61e73040c_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 00:32
Chuyến bay tiếp theo cũng của BoA đưa chúng tôi đến với Sucre. Chỉ cái tên này mà mấy người trong đoàn đánh vần mỗi người một khác. Người thì gọi là "Suốc-cờ-rờ", người thì "Suốc-cờ-re", người thì "Súc-cờ re". Sau mới thấy người Bolivia gọi là Súc-cờ-rờ.

Sucre là thành phố quan trọng của lịch sử nhiều nước Nam Mỹ, nơi mà từ đây các nhà cách mạng (da trắng) đã họp bàn và tiến hành đòi độc lập từ TBN. Sucre cũng là thủ đô của Bolivia khi mà các mỏ bạc ở vùng này còn đóng vai trò quan trọng nhất đối với nền kinh tế đất nước. Sau này La Paz đã chiếm lấy vị trí thủ đô của Sucre, nhưng nhiều người vẫn coi Sucre là thủ đô Lập pháp, vì nơi đây từng là nơi ra đời Hiến pháp của Bolivia.

Xuống sân bay Sucre, ra thuê xe để đến nhà khách đã đặt, mà chiếc xe phải có thêm 4 tay đàn ông to khỏe chạy ra đẩy thật mạnh một đoạn nó mới nổ máy và chạy được. Cả lũ lo ngay ngáy là nếu giữa đường xe chết máy thì ai đẩy đây. Tưởng tượng đến cảnh ba thằng xuống đẩy, xe nổ máy rồi chạy luôn, mang theo các chị em và chui vào nơi nào đó bí mật thì có giời tìm.

Cuối cùng đến Sucre, thành phố lên dốc xuống dốc nhiều, và khắp nơi là một màu ngói đỏ.

Trên phố có những thanh niên cứ khi xe dừng đèn đỏ là nhảy ra biểu diễn màn tung hứng chán ngắt, rồi ngửa tay xin tiền.

https://c3.staticflickr.com/9/8007/28638435354_5288512363_c.jpg

Màu ngói đỏ khắp nơi

https://c8.staticflickr.com/9/8199/28640386303_d97f7e5480_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 01:49
Nhà nghỉ chúng tôi ở có nhiều hoa cỏ rất ấm cúng dễ chịu. Hình dung ra một buổi sáng trên độ cao 2800 mét, trời hơi lành lạnh, bước vào một căn phòng ấm cúng ở một nơi xa xôi, với những người bạn đồng hành hợp gu thì thích thế nào.

Chúng tôi nhanh chóng lên phòng; hơi cao vì tầng ba, nhưng bù lại phòng rất thích. Giường tầng thôi, nhưng ngoài phòng là gian bếp và ăn rộng, tha hồ tung hoành. Và đến đêm đó là biết ngay.

Nhanh chóng sắp xếp, rồi cả đám kéo xuống đi ra ngân hàng gần đó đổi tiền Bolivia. Từ lúc đầu đến giờ chưa phải chi đồng nào, vì xe đón từ sân bay là của nhà nghỉ, sẽ tính gộp sau luôn.
Bữa trưa được đánh nhanh gọn trong quán địa phương ngay gần nhà nghỉ, và cũng gần bến xe, là nơi ngày hôm sau chúng tôi sẽ từ đó đi Uyuni. Ở đây chí có mấy món cơ bản, nhưng với tôi thì món nào cũng ngon hết. Ở đâu và bao giờ tôi cũng là người dễ ăn nhất nên lúc nào cũng ngon miệng, hà hà.

https://c5.staticflickr.com/9/8538/28647540964_ea18e74428_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 11:32
Sucre là thành phố di sản thế giới, với rất nhiều di tích lịch sử chứng kiến sự phát triển của chế độ thuộc địa Tây Ban Nha cho đến sự thành lập nền Cộng hòa cho các nước Nam Mỹ.

Chúng tôi đi dọc theo con đường từ nhà nghỉ đến trung tâm thành phố, dưới lớp ngói đỏ là những ngôi nhà mang nhiều dấu ấn thời thuộc địa.

Ngói đỏ

https://c7.staticflickr.com/9/8404/29153327662_80c7ffecf7_c.jpg

Con đường này dẫn ra khu vực trung tâm của thành phố, nơi các ngôi nhà được quét vôi trắng, nên còn gọi là thành phố trắng.

https://c5.staticflickr.com/9/8463/29246062156_2724880126_c.jpg

Dừng lại dọc đường mua hoa quả của những người bản xứ - hậu duệ của Inca, mà từ giờ ta gọi là người Quechua. Hoa quả ở đây cũng không rẻ, nếu so với những nơi khác chúng tôi sẽ đi qua. Tôi thì không nhớ được giá cả của những loại hàng này, dù rằng có ghi chép tài chính, nhưng chỉ ghi tổng số tiền thôi.

https://c1.staticflickr.com/9/8386/29171728952_9f4f943b07_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 11:36
Ngang qua một tòa nhà, được ghi là bảo tàng về quân sự. Lịch sử nó cũng dài dòng lắm, mà không nhớ được đâu.

Bên trong là sân vuông rộng, trong các phòng hiện tại toàn trưng bày các tranh thánh, tranh vẽ các nhà quý tộc cách đây ba trăm năm, và một số vũ khí cũ kĩ rỉ sét.

https://c5.staticflickr.com/9/8056/29153318652_3c7aac73e1_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8537/29182874151_989f3162f2_c.jpg

Con đường với các khối nhà phong cách thuộc địa càng ngày càng "trắng" hơn, đẹp hơn, đông đúc hơn.

https://c1.staticflickr.com/9/8031/29153318392_68a527db81_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/9/8017/29153326602_c1431979f0_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 11:40
Đây là cổng tượng trưng ngăn cách khu trung tâm với khu phố bên ngoài.

Bên phải là một nhà thờ, chúng tôi có vào thăm nhưng không có gì đặc biệt lắm.

https://c3.staticflickr.com/9/8034/29246061986_c8591177f3_c.jpg

Nhà thờ nằm bên ngoài khu trung tâm, nhìn từ trong ra. Bên trong đông đúc hơn, hàng quán nhiều hơn, với rất nhiều biển hàng thú vị.

https://c7.staticflickr.com/9/8228/29246062246_6a2112f518_c.jpg

Một con xe trắng ở khu phố trắng

https://c3.staticflickr.com/9/8011/28973173490_fab74f786c_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 11:42
Những biển hiệu gỗ thể hiện phong cách của chủ nhân

https://c4.staticflickr.com/9/8506/29182874011_50dfd5945b_z.jpg

https://c5.staticflickr.com/9/8127/28638433044_64d14d6fd5_z.jpg

Với những ban công đặc trưng

https://c8.staticflickr.com/9/8492/29261474495_21808d27e2_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 11:49
Rồi cũng đến quảng trường trung tâm, là trái tim của thành phố. Mỗi tội xung quanh nhiều xe ô tô đậu quá, không buồn chụp.

Con phố này là một cạnh của quảng trường, quảng trường ở bên phải.

https://c7.staticflickr.com/9/8076/29227206126_99b36ca740_c.jpg

Chính giữa quảng trường là tượng của Antonio José de Sucre, tổng thống đầu tiên của Bolivia, và cũng là người được dùng tên đặt cho thành phố này.

https://c5.staticflickr.com/9/8617/28638429284_72b0501a5a_z.jpg

Con cháu của người Inca xưa, với giấc mơ cưỡi sư tử một ngày mai

https://c3.staticflickr.com/9/8250/28638431154_1c72d88f9c_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 12:00
Tòa nhà bề thế nhất bên cạnh quảng trường là tòa nhà Chính phủ Bolivia, khi nơi đây còn là thủ đô của đất nứoc. Tòa nhà được dựng từ hơn một trăm năm trước, trông còn khá mới.

Ngày nay tòa nhà chỉ còn là tòa nhà Công quyền của vùng Chuquisaca, mà Sucre là thủ phủ. Công trình được xây dựng khi nền cộng hòa được thiết lập, nên còn gọi là kiến trúc cộng hòa, để phân biệt với kiến trúc thuộc địa trước đó.

https://c2.staticflickr.com/9/8526/29261467305_f7ce03cff6_c.jpg

Ngay bên cạnh tòa nhà công quyền, là công trình cổ quan trọng: Nhà thờ chính tòa Sucre (cũng là nhà thờ Tổng tòa của cả vùng). Tòa nhà này đựng từ những năm 1552, rồi tu sửa chỉnh trang mãi đến 1712 mới được coi là hoàn thiện. So với các nhà thờ vĩ đại ở châu Âu thì nó cũng khá bình thường. Nhưng chắc với dân số không đông đúc lắm thời đó, đây là công trình vĩ đại lắm rồi.

Cổng vào nhà thờ

https://c5.staticflickr.com/9/8090/29227205436_0a114f89dd_z.jpg

Bên trong nhà thờ

https://c1.staticflickr.com/9/8553/28973165560_155d775409_z.jpg

Bàn thờ khá đơn giản và trang nhã, như hầu hết các nhà thờ ở Nam Mỹ mà chúng tôi gặp (trừ nhà thờ cổ nhất ở Rio)

https://c3.staticflickr.com/9/8782/29153325082_2238bc3845_z.jpg

Chitto
28-08-2016, 12:20
Tòa nhà quan trọng nhất cạnh quảng trường, cũng là địa điểm quan trọng nhất của lịch sử Bolivia cũng như Mỹ Latin là Tòa nhà Tự do - Casa de la Libertad - House of Liberty.

Được xây từ năm 1621, đây vốn là trường dòng của các tu sĩ dòng Tên (Jesuit), đứng gần nhà thờ chính tòa. Sau đó tòa nhà trở thành trường học dưới sự quản lý của nhà thờ.

Tại đây, năm 1825, trong một cuộc gặp các đại diện của các vùng đất Mỹ Latin, Simón Bolívar đã đưa ra bản Tuyên ngôn độc lập cho vùng đất mà sau này mang tên ông - Bolivia.

Tất nhiên câu chuyện Tự do và Độc lập không đơn giản vậy, những người da trắng đòi độc lập từ mẫu quốc Tây Ban Nha phải trải qua nhiều năm tranh đấu với các lực lượng hoàng gia từ Argentina, cũng như ngay trong nội bộ với nhau. Dù sao bản tuyên ngôn độc lập được coi là dấu mốc của sự ra đời cho quốc gia Bolivia ngày nay. Do đó tòa nhà trở thành di sản quan trọng nhất của quốc gia, và Sucre vẫn được coi là thủ đô Lập pháp.

Trong tòa nhà này giữ nhiều di vật của một thời giành độc lập: Bản sao của Tuyên ngôn độc lập, bản gốc của lá cờ Argentina đầu tiên, một phần lá cờ chung của các nước thuộc địa đòi độc lập, các vũ khí cổ, và rất nhiều các bức tranh vẽ về các vị lãnh đạo, các tướng lĩnh, anh hùng,..., cũng như di vật Kito giáo của một thời tu viện.

https://c3.staticflickr.com/9/8260/28973170570_2c42238790_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 12:30
Chúng tôi đã mua vé để nghe giới thiệu về tòa nhà này. Và buổi chiều chậm rãi trôi qua với lịch sử của Bolivia, lịch sử các cuộc đấu tranh giành độc lập.

Căn phòng chính, vốn là nơi họp hội đồng nhà trường, trở thành nơi đọc Tuyên ngôn độc lập cho Bolivia. Bức tranh chính giữa là của Simón Boliviár. Xung quanh là những người anh hùng trong cuộc chiến giành độc lập. Đặc biệt có hai người bản địa cũng được vẽ tranh ở đây. Thực chất họ là những người ủng hộ giành độc lập cho một chính quyền mới của người da trắng, bớt khổ hơn, nhưng vẫn không có vị trí chính trị nào cho họ.

https://c7.staticflickr.com/9/8327/28638427774_a777f53fdb_c.jpg

Bản tuyên ngôn độc lập

https://c8.staticflickr.com/9/8003/29280841455_9a416022e1_z.jpg

Một nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập

https://c8.staticflickr.com/9/8347/29280840735_045ebc35c4_z.jpg

Thanh kiếm lệnh, cũng không nhớ của ai nữa

https://c1.staticflickr.com/9/8488/29153323792_04bf20b58a_z.jpg

Chitto
28-08-2016, 12:43
Lúc đi chúng tôi có đi ngang qua một cái chợ. Theo dự định thì lúc về sẽ vào chợ mua đồ ăn, mang về nấu ăn tối.

Thế nhưng khi rời khỏi quảng trường là 5 giờ chiều, chẳng còn ai muốn lê chân đi nữa. Từ tối hôm qua đã vất vả ở sân bay, rồi cả ngày đi lại nên ai cũng mệt mỏi. Và thế là chui hết vào taxi đi về nhà nghỉ. Không một câu nhắn nhủ, chẳng buồn ỏ ê, ai nấy tự chui vào giường mình mà đánh một giấc say như chết.

Như tôi thì ngủ liền đến sáng hôm sau, gần như 12 tiếng liền không biết gì. Còn các bạn nữ thì nửa đêm có lục tục dậy đun nước nấu mì ăn.

Cái nhà nghỉ này tầng ba chỉ có mình hội này ở, phòng nam 3 người phòng nữ 5 người, bên ngoài là sảnh ăn và nấu, có bếp và bình đun nước sôi, chả có ai nên tha hồ tung hoành, thích làm gì thì làm.

Sáng hôm sau ai cũng mặt mũi dài ngoằng ra do ngủ nhiều. Bữa sáng đã được chuẩn bị ở tầng một, có cả hoa quả nữa, dù không nhiều nhưng cũng thật là thịnh soạn với đám du khách.

Chitto
28-08-2016, 12:55
Sau bữa sáng ăn hai lần (lần 1 với mì gói nấu trên tầng ba và lần 2 do chủ nhà chuẩn bị), cả lũ lại lục tục gọi taxi đi đến La Recoleta, nơi được coi là ngắm thành phố đẹp nhất.

Đây là một đỉnh đồi phía Nam của thành phố, có một tu viện cổ dựng từ năm 1601, nay là bảo tàng. Tuy nhiên ngày mà chúng tôi đến chỉ mở cửa buổi chiều.

Trên đỉnh đồi là một sân rộng, cạnh đó có một trường học. Khi chúng tôi đến đúng vào đầu giờ học, học sinh từ các nơi chạy đến, vội vã trước khi đóng cổng trường. Sau đó còn gặp mấy cậu học sinh đi muộn rồi bùng học luôn, lang thang ở ngoài.

Vội vã cho kịp giờ

https://c7.staticflickr.com/9/8481/29227201726_1286f53e62_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/9/8400/29153317662_6e81627bb4_c.jpg

Sân rộng nhìn xuống thành phố

https://c3.staticflickr.com/9/8197/29153317402_46794db5cc_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/9/8393/29227194866_a68625fb4b_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 12:58
Từ đỉnh đồi, con đường đổ xuống khu phố bên dưới

https://c3.staticflickr.com/9/8051/28638426634_2c6a6ca502_z.jpg

Phía trước là đám học sinh đi học muộn nên bùng học luôn

https://c7.staticflickr.com/9/8051/28638426454_8e4c5c7e01_c.jpg

Đi dạo bộ ở khu này rất thích, bình yên nhẹ nhàng, vắng người nên rất yên tĩnh. Có xe ô tô chạy qua, nhưng không nhiều, chỉ thoáng cái rồi đi. Nhớ đến khu phố cổ Hà Nội những năm xưa.


https://c8.staticflickr.com/9/8522/29182876951_8cd80b0dd2_c.jpg

https://c6.staticflickr.com/9/8606/29182877421_46fa41003d_c.jpg

Chitto
28-08-2016, 19:09
Trên đỉnh đồi là một tu viện cổ, giờ trở thành bảo tàng. Nhưng lúc đó bảo tàng không mở cửa.

Chính giữa quảng trường là đài phun nước nhỏ, giống như giữa House of Liberty.

https://c5.staticflickr.com/9/8010/29153322332_de72db5b58_c.jpg

Rời khỏi đỉnh đồi, chúng tôi lang thang xuống dưới

https://c4.staticflickr.com/8/7575/28640384963_22485e519c_c.jpg

Buổi trưa 12h chuyến xe đi Uyuni sẽ khởi hành, ngay gần nhà nghỉ. Thời gian còn lại chưa biết đi đâu.

Cuối cùng đích đến đã có: Parque Cretacico

Chitto
28-08-2016, 19:20
Parque Cretacico là công viên cách trung tâm khoảng 6 - 7 km, được biết đến là nơi phát lộ dấu chân khủng long nhiều nhất thế giới.

Vào năm 1994, công ty khai thác đá làm xi măng ở khu vực này khi phá đá vô tình làm phát lộ một bề mặt đá có nhiều dấu vết lạ. Các nhà khoa học vào cuộc, và khi làm sạch toàn bộ bề mặt vỉa đá, họ kinh ngạc phát hiện ra đó là hơn 5000 vết chân của rất nhiều khủng long, được in vào đây từ 68 triệu năm trước.

68 triệu năm trước, nơi đây là một vùng đất bằng với nền đất sét mềm, có lẽ gần một nguồn nước. Do đó nhiều khủng long đã đi qua đây, để lại vết chân trên mặt đất sét. Rồi mặt đất sét nhanh chóng khô lại, hóa thạch sau hàng triệu năm, lưu lại các vết chân đó. Biến động địa chất nâng bề mặt nằm ngang trở lên dốc chéo, thành vỉa đá thẳng, để hàng chục triệu năm sau con người phát hiện ra.

Vỉa đá này 68 triệu năm trước là mặt đất sét nằm ngang, ghi lại dấu chân của 8 loài khủng long, gồm nhiều con to nhỏ đi ngang qua.

https://c5.staticflickr.com/9/8371/29153321612_a18bce4a21_c.jpg

Chitto
29-08-2016, 11:00
Khi chúng tôi đến đó vẫn còn hơi sớm, khu vực chưa mở cửa cho khách đến thăm, nên đành lang thang bên ngoài chụp ảnh.

10h sáng bảo tàng mới mở cửa, trong khi 12h là xe chúng tôi khởi hành ở bến xe, lại còn cần phải ăn trưa nữa chứ. Thế nên chúng tôi chỉ có 1 tiếng đồng hồ từ 10h đến 11h để thăm nơi này, thật quá ngắn cho một địa điểm đặc biệt. Tiếc rằng họ không mở cửa sớm hơn, phí phạm thời gian đến gần 1 giờ chờ ở bên ngoài. Lại không đủ thời gian để đến sát chân vách đá nổi tiếng kia.

Một giờ, chỉ đủ nghe giới thiệu thế này:

https://c3.staticflickr.com/9/8196/28638423954_a876a5ea73_c.jpg

Đi dưới bụng mô hình con khủng long cổ dài ăn lá khổng lồ này

https://c7.staticflickr.com/9/8523/29153321062_0f5a36a893_c.jpg

Ngắm nghía chú T-Rex - khủng long bạo chúa rất đẹp này

https://c3.staticflickr.com/9/8004/28638422754_d634d0c42d_c.jpg

Chitto
29-08-2016, 11:03
Trong bảo tàng còn nhiều nơi nữa, có cả khu vui chơi trẻ em, khu trưng bày hóa thạch các dấu chân, trứng khủng long,... nhưng chúng tôi không có đủ thời gian. Đành ngậm ngùi sớm rời khỏi nơi đây.

Bên ngoài hoa hoét tưng bừng luôn

https://c5.staticflickr.com/9/8779/29153320852_709aa2c5ac_c.jpg

Và bức ảnh chụp đủ cả đoàn, nhờ một anh chàng rất vui tính ở đó chụp hộ

https://c1.staticflickr.com/9/8863/29236361936_6d4e68d64a_c.jpg

Chitto
29-08-2016, 12:55
Quay trở lại trung tâm Sucre, chúng tôi chỉ còn 45 phút cho việc dọn đồ và ăn trưa, trước khi lên chuyến xe khách đi Uyuni.

Tính ra, chỉ ở thành phố này có hơn 24 giờ, nhưng kỉ niệm để lại dường như nhiều hơn thế. Khi chúng tôi đến là một buổi sáng nắng và lạnh, bên ngoài thì nắng hanh khô đến nứt da, mà trong bóng râm lại lành lạnh. Chỉ một ngày, mà có cả nắng và mưa, có cả lạnh và nóng.

Tôi nhớ là sau những ngày ở Rio, lúc đến đây, thấy cái sân rộng có nhiều dây phơi, lại có cả bồn giặt xi măng sạch sẽ, tất cả đều hào hứng lôi quần áo ra giặt và chăng đầy dây phơi, để hứng lấy mùi nắng hanh hao nơi đây. Tôi còn phải lấy dây của mình mang theo chăng thêm vài sợi dọc ngang để phơi cho đủ.
Thế rồi mệt mỏi với chặng đi buổi chiều, giấc ngủ sâu làm tất cả chẳng ai để ý nổi là giữa đêm có một cơn mưa to ập đến, và thế là đến sáng thì đám quần áo phơi ngoài trời đã thành đám giẻ sũng nước. Lại kì cụi vắt sạch và phơi lên, hi vọng không mưa nữa. Ban ngày không mưa nữa thật, nhưng nhiều mây, và thế là đám quần áo đó không khô hẳn được, may là không bốc mùi quá khó chịu.

Tôi nhớ đến cái ngân hàng nhỏ nơi tôi (là người giữ tiền góp của cả đoàn - cứ 2-3 ngày là thu một khoản chung) phải chui vào chui ra 2 lần để đổi tiền. Nơi ấy có anh chàng gác cửa to đùng cầm súng đứng canh, mà tôi không tiện chụp ảnh. Việc tính toán tỉ giá sao cho có lợi nhất cũng không dễ dàng.

Rồi cái quán ăn bản địa, nơi người dân hào hứng thấy lũ khách châu Á nói năng líu lo, gọi món này món kia rồi so sánh. À mà góc quán có nước sinh tố hoa quả khá ngon. Ở đây ngày nào chúng tôi cũng tính đến việc uống nước sinh tố cả, nhiều nhất là đu đủ, rồi dứa, ổi, xoài.... đều ngon cả.

Nhớ những đứa trẻ trên đồi trong sáng sớm, nhớ anh chàng vui tính ở bảo tàng, nhớ bà chủ nhà chậm chạp nhưng cẩn thận và tỉ mỉ hỏi han. Nhớ màu ngói đỏ, Sucre của một ngày tháng Hai...

Chitto
29-08-2016, 14:08
(21/2/2015) 12h30 chuyến xe khách chở chúng tôi khởi hành từ Sucre, đi về phía Tây Nam đến thị trấn Uyuni.

Đến 3h30, xe dừng nhanh ở thành phố Potosi, nơi đây cao hơn 4000 m so với mực nước biển. Từ đây chúng tôi thường xuyên ở trong khu vực cao trên dãy Andes, 4 đến 5 nghìn mét. Cũng may là di chuyển từ từ lên dần nên cũng quen dần, chứ nếu bay thẳng từ VN sang đây chắc cũng không ít người ngắc ngư.

Potosi từng là thành phố giàu có bậc nhất Nam Mỹ, nhưng chỉ là trong quá khứ. Giờ đây nó vẫn là thành phố di sản thế giới, nhưng đã mất đi rất nhiều sự giàu có ngày xưa

Xưa kia, dưới thời thực dân TBN, nơi đây có mỏ bạc lớn, và thành phố nhanh chóng phát triển nhờ vào nguồn tài nguyên quý giá đó. Bạc được khai thác rất nhiều với sức lao động của hàng ngàn nô lệ châu Phi, cũng như nhân công bản địa. Khai khác xong bạc được chuyển xuống bờ biển để lên tàu về mẫu quốc.

Đến những năm 1800, nhu cầu về bạc giảm mạnh, kéo theo việc khai thác suy tàn, thành phố cũng không còn giữ được sự huy hoàng của nó. Tuy vậy hiện nay nó vẫn là thủ phủ cả vùng Potosi.

Chúng tôi không đi vào thành phố, xe chỉ dừng ở ngoài rìa, nơi đây các ngôi nhà xây gạch đỏ không trát vữa nổi bật dưới trời xanh ngắt.

https://c5.staticflickr.com/9/8256/28638421964_52b910e55a_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/9/8016/29153316882_66e1110808_c.jpg

Chitto
29-08-2016, 20:12
Rời Potosi, xe chạy về phía Uyuni. Từ đây độ cao luôn trong khoảng 3500 - 4000 mét, tức là cũng tương đương các cung đường ở Tây Tạng.

Chỉ có điều ở đây xanh tốt hơn Tibet, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ hơn nên cây cỏ sinh sôi. Nhìn những đám mây trắng như những chú cừu khắp trời, khiến tôi nhớ đến Mongolia nửa năm trước, thảng hoặc là Tibet của thời xa hơn nữa.

https://c7.staticflickr.com/9/8842/28638421214_050617eaf9_c.jpg

Những triền đồi, xa xa là núi thênh thang

https://c5.staticflickr.com/9/8769/29153315972_daf4c8f942_c.jpg

https://c6.staticflickr.com/9/8313/28640387053_e443ffbf93_c.jpg

Chitto
29-08-2016, 23:55
Một cô gái Quechua trên xe. Xe chạy không êm, nên chụp bị lệch nét. Rất muốn chụp được những gương mặt Nam Mỹ, mà lại ngại vì họ không thích bị chụp ảnh.

https://c1.staticflickr.com/9/8168/28638415024_3d46da8368_z.jpg

Xe lại qua một thị trấn nữa, với một biểu tượng của người công nhân

https://c6.staticflickr.com/9/8280/28640387013_bde3f7df8c_z.jpg

Thị trấn này trở đi bắt đầu thấy đá khô cứng hơn nhiều. Trên đỉnh đồi kia là một pho tượng Chúa màu trắng.

https://c5.staticflickr.com/9/8221/29227197276_facf933958_c.jpg

Chitto
30-08-2016, 08:46
Chiều đang kéo đến từ từ, những đám mây trắng bông giờ chuyển sang màu sẫm cuối trời.

Trên mặt đất, màu xanh cây cỏ dần nhường một phần cho màu xám của đá sỏi, của khô cằn, của khắc nghiệt. Hay đúng hơn là giữa đá khô mà cây cỏ vẫn cố vươn lên để sinh sôi. Nhớ đến Hà Giang, những con đường xa uốn lượn giữa cao nguyên đá mà ta qua đã nhiều lần.

Đừng tưởng hoang mạc nghĩa là không có cỏ hoa...

https://c5.staticflickr.com/9/8278/29153319412_cde1c32eaa_c.jpg

https://c6.staticflickr.com/9/8381/28640386813_f49eeb34f7_c.jpg

https://c5.staticflickr.com/9/8492/28638419764_24221d8a7a_c.jpg

Chitto
31-08-2016, 00:06
Ngày đã hết, và chúng tôi đến Uyuni khi trời đã tối.

Những tia nắng cuối trong ngày đang hấp hối đằng xa

https://c6.staticflickr.com/9/8073/29182872261_05222e5147_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8437/28640383233_5a805fe049_c.jpg

Chitto
31-08-2016, 21:33
8 giờ tối, chúng tôi đến thị trấn Uyuni, ở độ cao 3700m, cửa ngõ để vào đồng muối Uyuni.

Thị trấn nhỏ, đường phố thẳng tắp chia thành ô bàn cờ. Xưa kia đây là nơi giao thương từ vùng núi Andes xuống bờ biển Chile, ngày nay chủ yếu dành cho du lịch. Chúng tôi đến vào mùa chưa phải cao điểm, mà xem ra các hostel rẻ tiền cũng đã kín phòng. Cũng may là đã đặt dorm từ ở nhà, nên cứ tìm đến đúng địa chỉ thôi.

Có một chuyện xảy ra ở đây, từ đó mới thấy người ta cần giúp đỡ nhau như thế nào.

Số là chuyến xe từ Sucre đi Uyuni cũng đã đặt trước từ ở VN, thanh toán và confirm qua mạng trước rồi. Chính vì thế khi đi chúng tôi được phát những chiếc vé nhỏ riêng, không giống như người đi và mua vé tại chỗ. Có một quy tắc là khi xuống xe phải trả lại những cái vé đó cho lái xe, để lái xe thanh toán với chủ nhà xe lấy tiền. Thế nào đó mà một người đã đánh mất cái vé đó. Thế là khi đến Uyuni thì thiếu mất vé xe, và lái xe thì nhất quyết đòi vé, mà họ lại không nói tiếng Anh, nên cả hai rất khó giao tiếp.

Đúng lúc đó có một hành khách, một cô gái Chile đứng ra giúp chúng tôi, chuyển ngữ giữa tiếng Anh và tiếng TBN để nói chuyện với lái xe. Cuối cùng mọi chuyện được giải quyết khi lái xe gọi điện cho nhà xe cũng như những người liên quan, nhờ sự trợ giúp nhiệt tình và hiểu biết của cô gái đó. Khi đã xong hết việc, chúng tôi vô cùng cảm ơn cô gái, thì cô gái mới nói là đã từng làm việc tại Hà Nội. Thế rồi do trời đã tối và rất lạnh, chúng tôi tạm chia tay nhau. Cả đoàn tìm đến hostel đã đặt trước.

Ngang qua cái công viên nhỏ ngoài phố, chúng tôi thấy nhiều người mang túi ngủ ngủ ở đó, trời thì rất lạnh mà họ nằm lăn lóc ở đó. Rồi khá nhiều người lang thang tìm nhà nghỉ, mà chui vào các nơi rồi lại chui ra.

Đến nhà nghỉ đã đặt, thì chúng tôi lại có thừa chỗ. Số là trong đoàn lúc trước có 7 người, đã đặt 7 giường trong dorm, sau có June tham gia sau, đặt sau nhưng vì không còn giường nên buộc phải book hẳn một phòng. Đúng lúc này chúng tôi gặp lại cô gái Chile. Cô ấy cũng vào hostel đó, và khi chúng tôi hỏi thì cô ấy rất buồn nói rằng đã đi tìm khắp nơi, mà không đâu còn giường cả. Những người ngủ ngoài công viên kia hầu hết đều là không kiếm được chỗ ngủ.

Vậy là đến lúc chúng tôi cảm ơn cô gái, bằng cách mời cô ở lại với chúng tôi, trong phòng của June, vì nơi đó đủ chỗ ngủ cho 3 người. Không chí thế, một bạn đã đặt giường cũng xuống cùng phòng đó, nhường lại giường cho một du khách Nhật đi một mình cũng đang tìm phòng, tất nhiên có thanh toán tiền cho chúng tôi đúng giá. Còn cô gái Chile thì chúng tôi rất vui được mời cô nghỉ vì việc đã giúp chúng tôi hồi chiều.

Thế là từ việc đặt thừa một phòng, chúng tôi có cơ hội cảm ơn người bạn tình cờ, cũng như giúp thêm một người nữa trên chặng đường dài.

Sau bữa tối ở nhà hàng gần đó, chúng tôi không dám tắm vì lạnh và độ cao. Chỉ lấy nước nóng lau qua.

Sau 7 tiếng rưỡi trên xe, với những chặng đường ở độ cao gần 4000 mét, chúng tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ rất say, không buồn vẫy tai. Ngày mai sẽ là đồng muối trứ danh chào đón.

Chitto
31-08-2016, 22:09
Buổi sáng ngày thứ 9 của hành trình là buổi sáng trong trẻo nhất từ đầu đến giờ.

Trời lạnh, không khí khô rang, tôi và hai bạn khác dậy sớm để đi tìm nhà tour đã đặt, làm việc cho tour ba ngày đi đồng muối và cực Nam của Bolivia.

Thị trấn Uyuni nho nhỏ với 10 nghìn dân, mấy chục khối cư dân hình vuông chia cắt bởi các con đường vuông góc 90 độ chằn chặn. Xưa kia bên cạnh là nơi giao thương, đây cũng là nơi sửa chữa các phương tiện giao thông, và hình ảnh người công nhân cũng được tôn vinh ngay ở con phố chính.

Buổi sáng thật nhẹ nhàng, và ba đứa chỉ biết lẳng lặng cảm nhận, không muốn làm khuấy động cái không gian êm ả này.

https://c4.staticflickr.com/9/8097/29362704235_b44b6dea0e_c.jpg

Dấu vết của đường sắt ngày xưa

https://c1.staticflickr.com/8/7517/28739259384_73a3c522d4_c.jpg

Nhà tour mà chúng tôi đã đặt. Đúng như tên gọi, một màu đỏ rực.

https://c8.staticflickr.com/9/8250/29362704615_82e29e86a5_c.jpg

Chitto
31-08-2016, 22:13
Phố yên ả

https://c8.staticflickr.com/9/8543/29362703215_75c75d36ea_c.jpg

Lại gần hơn anh chàng đang dang tay chào đón ở giữa phố kia nào

https://c1.staticflickr.com/9/8045/29254846752_c2eaa2e396.jpg

Một anh chàng nữa


https://c4.staticflickr.com/9/8040/29362702835_fd73eb7973_c.jpg

https://c4.staticflickr.com/9/8031/29362703035_0739086018_c.jpg

Phố cứ vắng vậy thôi

Chitto
31-08-2016, 22:21
Ở cái công viên nhỏ giữa phố, nơi tối qua có mấy du khách co ro nằm trong túi ngủ, sáng nay ngập nắng. Và có mấy anh chàng bán đồ lưu niệm, đủ thứ linh tinh.

Mấy chàng trong lúc chờ khách đều cặm cụi ngồi tết những chiếc vòng tay nhỏ bằng dây nylon. Họ tết khá đẹp, mỗi cái một màu sắc khác nhau, hoặc cách tết khác nhau, không cái nào giống cái nào. Ngồi vào bên cạnh xem họ làm, và mua mấy đồ lưu niệm nhỏ nhỏ, trong lúc chờ xe tour đến.

Trở về hostel, chúng tôi gửi hành lý vào locker, chỉ mang theo những thứ đủ cho 3 ngày dùng thôi. Trong chuyến đi này ai cũng mang theo dép, nhưng lại gửi dép vào locker, chỉ đi giày. Duy nhất tôi mang đôi dép lê theo. Các bạn khác không mang, và đó là một sai lầm mà tôi sẽ kể sau.

https://c2.staticflickr.com/9/8382/29362702105_6d7da7b9b9_c.jpg

Chitto
31-08-2016, 22:41
11 giờ, xe khởi hành để bắt đầu chuyến đi. Chúng tôi có 8 người, cùng với 2 anh chàng Tây nữa ngồi trong 2 xe Landcruiser, mỗi xe 5 người. Đầy đủ nước uống và thức ăn cho mấy ngày, được bỏ trên nóc xe rồi phủ bạt lại.

Địa điểm tham quan gần thị trấn Uyuni nhất là nghĩa địa tàu hỏa.

Từ những năm 1890, Uyuni là điểm trung chuyển của nhiều thành phố, các mỏ khoáng sản, hàng hóa từ cao nguyên xuống vùng ven biển. Người ta đã có kế hoạch xây dựng một hệ thống đường sắt liên kết các thành phố và để vận chuyển khoáng sản. Những đoàn tàu hỏa được chuyển từ Anh sang chuẩn bị cho những hành trình trên dãy núi Andes.

Thế nhưng sự suy thoái của công nghiệp khai khoáng, những con đường giao thông khó khăn trên núi cao làm dự án đình trệ. Cho đến đầu thế kỷ 20 thì gần như không thể tiếp tục được nữa. Dù Bolivia có những lúc muốn khôi phục lại, nhưng tất cả đành bỏ dở. Ngày nay những đoàn tàu bỏ lại bên ngoài thị trấn Uyuni, mặc cho gió cát bào mòn. Lại do gần đồng muối Uyuni, nên muối cũng nhanh chóng ăn mòn các đoàn tàu.

Ngày nay, nơi đây trở thành điểm du lịch, với khung cảnh hoang tàn kì lạ, nhưng cũng có sự độc đáo lạ kì.

https://c2.staticflickr.com/9/8088/29362690225_0962127e11_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/9/8048/29329097566_daaae1380d_c.jpg

https://c4.staticflickr.com/8/7555/28741419563_21c3601a73_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 02:23
Sau nghĩa địa tàu hỏa là một khu làng gần ngay cạnh đồng muối Uyuni, làng Colchani. Từ trăm năm nay, đây là nơi khai thác muối từ đồng muối và làm thành các sản phẩm khác nhau.

Giờ đây làng chủ yếu làm du lịch: bán các đồ lưu niệm và bán sản phẩm từ muối cho khách du lịch. Chúng tôi dừng lại đây khoảng một giờ, nghe giới thiệu và mua mấy món đồ rất xinh. Gói muối mua ở đây đến giờ vẫn để trong chạn, quên dùng luôn.

Bên trong làng

https://c7.staticflickr.com/9/8546/29254851622_e958d9faac_c.jpg

Những pho tượng này và cả tường nhà đều làm bằng muối

https://c5.staticflickr.com/9/8240/29075370060_b7ccc5a4c4_c.jpg

Đường sắt cũ, một thời chuyên chở muối đi các nơi

https://c2.staticflickr.com/9/8418/29362686665_136c0cb273_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 10:52
Làng Colchani đứng ngay bên rìa của đồng muối Uyuni rồi.

Đồng muối Uyuni là đồng muối lớn nhất thế giới, khoảng hơn 10 nghìn km2, mỗi chiều khoảng 100km. Đồng muối là mặt phẳng lớn nhất thế giới, được hình thành khoảng 40 nghìn năm trước, do sự khô đi của một hồ nước mặn vốn rộng hơn rất nhiều. Ngày nay, nơi muối dày nhất là hơn 10 mét, và đây là nơi có trữ lượng Littium đến 70% của thế giới.

Vì đồng muối rất phẳng và rộng, vào mùa mưa, nơi đây có một lớp nước mỏng, được gọi là tấm gương lớn nhất thế giới, và cũng là nơi du khách có thể tạo ra đủ dáng chụp ảnh với các kiểu kì lạ không nơi nào có được.

Ngoài rìa đồng muối, bên này là đất, bên kia phủ một lớp muối rồi

https://c8.staticflickr.com/9/8177/29362689815_d23a22247d_c.jpg


Một số xe dừng ở bên rìa để chụp ảnh, xe chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong luôn

https://c1.staticflickr.com/9/8872/29254851072_8423b557cf_c.jpg


Bên ngoài muối bị trộn lẫn đất do các xe lôi vào, nên nhìn bẩn bẩn

https://c1.staticflickr.com/9/8325/29075366760_b021e01c93_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 10:56
Mặt muối cứng và phẳng, xe chạy tốc độ rất nhanh, gần như vít ga thoải mái. Một con đường phẳng phiu bề rộng gần như vô hạn.

https://c7.staticflickr.com/8/7776/29329100886_c49b45e8b8_c.jpg


Đến khu vực muối khô và trắng tinh rồi. Cách xa chỗ cũ đến hàng chục km ấy, mây cũng xa tít thế kia cơ mà

https://c8.staticflickr.com/9/8351/29362689415_5eafc58a87_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8526/28739256584_d0ccd27581_c.jpg

Rồi đến chỗ có ngập nước xâm xấp

https://c3.staticflickr.com/8/7578/28739256354_2160e4ff0f_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 11:24
Xe dừng lại ở giữa nơi ngập nước, và trong khi hai lái xe bày đồ ăn ra thì chúng tôi lập tức nhảy xuống tác nghiệp.

Đến giờ mới thấy tác dụng của đôi dép tôi mang theo: Bên dưới lớp nước muối xâm xấp kia là những hòn muối to nhỏ lổn nhổn. Vì ngập nước nên không thể đi giày, mà đi đất thì đau lắm, các hòn muối tuy không làm đứt chân nhưng đâm vào chân rất khó chịu, đi lại phải nhon nhón khẽ khàng rất chậm.

Nói chung đôi dép của tôi bị mọi người trưng dụng khi cần đi ra xa, có lúc tôi cũng dùng. Lúc nhảy lên chụp ảnh mà rơi xuống không có dép, mới khổ sở làm sao.

Vậy nên sau này ai đi đồng muối Uyuni nên NHỚ MANG DÉP LÊ.

https://c5.staticflickr.com/9/8547/29254845692_29d2c06636_c.jpg

Nhảy nhót

https://c3.staticflickr.com/9/8346/29254849962_427cc0c8fe_c.jpg

Hai chiếc xe chở chúng tôi

https://c2.staticflickr.com/9/8416/28741411873_88d9d86b95_c.jpg

Ảnh của một người bạn khác trong đoàn

https://c5.staticflickr.com/9/8130/28773111164_295d1a6eac_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 11:29
Lá cờ Việt Nam

https://c5.staticflickr.com/9/8338/29329100036_5301b8231c_c.jpg

Cả đoàn

https://c7.staticflickr.com/9/8424/28739255334_12cf081552_c.jpg

Sau bữa trưa, lại di chuyển sang khu vực khô của đồng muối

Nơi đây không có nước, muối kết tinh lại thành những hình loang lổ

https://c2.staticflickr.com/9/8194/29362698505_28d325eb96_c.jpg

https://c5.staticflickr.com/9/8360/28739249124_6e18d90d18_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 11:31
Chú khủng long nhựa bé tẹo này đã trở thành khổng lồ thế này trên đồng muối

https://c7.staticflickr.com/9/8010/29329096366_310e3c9636_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/9/8530/29075368790_c7c38e06a9_c.jpg

Và những kiểu tạo hình kinh điển trên đồng muối Uyuni

https://c4.staticflickr.com/9/8523/28741415483_ca0bb2ccce_z.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8171/29309823801_5fed382f56_c.jpg

Chitto
02-09-2016, 12:56
"Hoa muối" - với chú khủng long ngơ ngác ở góc

https://c3.staticflickr.com/9/8147/28739249514_8176fd0404_c.jpg


Một bức panorama đồng muối

https://c3.staticflickr.com/9/8327/28765102154_e19f0b2002_b.jpg

Chitto
02-09-2016, 13:04
Xe dừng lại tại địa điểm là một khách sạn cũ nằm giữa đồng muối, khách sạn Playa Blanca. Khách sạn này được xây cũng từ muối, giờ chỉ còn là nơi khách dừng chân để đi wc (mất tiền). Trong wc có cửa sổ nhìn ra, tôi gọi đùa là nơi đi tè mặn mà nhất thế giới.

Bên ngoài khách sạn cũ có một mô đất, nơi mà các du khách buộc cờ của nước mình vào đó. Chúng tôi mang lá cờ Việt Nam và một chiếc cần câu cũ, trước tiên cắm vào phía trước các lá cờ khác.

https://c1.staticflickr.com/9/8518/28739253744_97006419da_c.jpg

Sau đó buộc lên cao nhất, vì vốn có chiếc cần dài rồi


https://c4.staticflickr.com/9/8104/29362686675_d080defba1_c.jpg

Đối diện khách sạn là một tượng đài cũng dựng bằng muối, ghi danh những ai, giờ tôi cũng không nhớ được nữa

https://c5.staticflickr.com/9/8274/29329098836_a80c9a1491_c.jpg

Chitto
03-09-2016, 09:51
Chiều, đồng muối lùi lại sau lưng. Chúng tôi đến nghỉ ở làng Atulcha buổi tối.

Trong tour này không có thời gian ngắm hoàng hôn trên đồng muối - vốn được coi là điểm nhấn. Những tour đi 1 ngày đi về từ Uyuni thì thường có thể ngắm hoàng hôn xong rồi về thị trấn. Còn chúng tôi phải di chuyển về phía Nam để cho những ngày tiếp theo.

Tối hôm đó ngủ lại nhà nghỉ giữa làng, ăn uống ngon lành do khá đói, lại có nước nóng để tắm nên cũng khá thoải mái. Đem hết những đồ gì chưa khô ra phơi cho sạch, vì trời lành lạnh và khô.

Ngày đầu tiên, tổng cộng di chuyển 250km.

Một dãy nhà ở rìa phía Nam của đồng muối

https://c6.staticflickr.com/9/8422/28741414733_916518423b_c.jpg

Trời xanh mây trắng của cao nguyên Potosi

https://c8.staticflickr.com/9/8408/29362692775_ec2d5a5d8f_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7554/29329098256_64cb14b08a_c.jpg

Một cơn mưa đằng xa

https://c3.staticflickr.com/9/8385/29329098386_d20019ae16_c.jpg

Chitto
03-09-2016, 14:27
Buổi sáng ngày thứ 10 của hành trình

https://c5.staticflickr.com/9/8332/29355103236_473ece937f_c.jpg

Ngọn đồi đối diện làng có hình thập giá đứng chơ vơ trên đám cây bụi màu xanh, dưới bầu trời xanh

https://c7.staticflickr.com/9/8338/29101295030_90f2b7e1ed_c.jpg

Chúng tôi nhanh chóng ăn sáng rồi khởi hành. Thực ra hai bạn Tây trên xe đi cùng không được lịch sự lắm, trong lúc có các bạn nữ ngồi cùng xe, mà họ thản nhiên nói chuyện đi tìm gái bán hoa ở các nơi họ đến thế nào, rồi cười đùa vui vẻ, dù họ biết chúng tôi hiểu tiếng Anh cả. Ngoài ra cách thể hiện của họ có vẻ coi thường người châu Á, dù 1 bạn cũng là da đen.

Đến ngày thứ hai này thì không thích mấy bạn này, nghĩ cùng hai ngày nữa sẽ cũng có chút vấn đề đó.

Chitto
03-09-2016, 15:31
Hành trình tiếp tục đi về phía Nam. Lúc này độ cao khoảng 4000 met, nên bên đường không còn cây to, chỉ có những cây bụi nhỏ.

Và gặp đàn llama đầu tiên từ đầu hành trình đến giờ. Những chú lạc đà không bướu của Nam Mỹ này rất dễ thương, và nhát người. Chụp được một tấm mà mất bao nhiêu công.
Thấy người là đàn llama đã bỏ chạy, nên chỉ có thể đứng xa xa, càng lại gần chúng càng chạy. Đoàn chúng tôi chia vòng cung, hai bạn "hi sinh" đi vòng để lùa đám llama về phía những người còn lại, những người đứng rất im để chúng không sợ. Đúng lúc đang chậm rãi xua chúng lại, thì một xe mới đoàn khác đến, và hai cô nàng từ trên xe lao xuống chạy tớn lên về phía đàn llama, khiến chúng bỏ chạy tán loạn. Thật chán quá đi mất.

https://c5.staticflickr.com/9/8796/29280923812_1ddc129c9e_c.jpg

Những con llama được đánh dấu bằng cách buộc vào tai những túm len màu rất xinh

https://c7.staticflickr.com/8/7513/29280923582_501b4232d4_c.jpg

Chitto
03-09-2016, 16:38
Đi về phía Nam, đất cao nguyên trời trong xanh lồng lộng

https://c8.staticflickr.com/9/8138/29309892191_f1d76987dc_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/9/8297/28765203254_5d0a5ff19f_c.jpg

Một đỉnh núi phủ mây

https://c5.staticflickr.com/9/8845/28765183324_bd432fc177_c.jpg

Chitto
03-09-2016, 18:16
Điểm dừng đầu tiên trong ngày là một bãi đá bên đường, với nhiều hình dạng do bị phong hóa.

https://c3.staticflickr.com/8/7479/29280923362_d42e125de3_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/9/8173/29355102686_f8edbda335_c.jpg

https://c7.staticflickr.com/9/8385/29280923142_92cfc94400_c.jpg

Chitto
03-09-2016, 19:07
https://c5.staticflickr.com/9/8504/29280922852_bb90207012_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8540/28767799753_df9d1301bf_c.jpg

https://c4.staticflickr.com/8/7582/29309908931_2879326e28_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 02:07
Rời khỏi Foundation Rock, xe tiếp tục chạy xuống phía Nam, đá núi rải rác bên những đỉnh núi phủ tuyết của dãy Andes

https://c5.staticflickr.com/9/8059/28765182844_15290584c8_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8399/28767811903_e98640728c_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8050/29389106585_6832e42ed6_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 09:53
Từ đây chúng tôi bắt đầu đi vào vùng hoang mạc ở cao nguyên phía Đông dãy Andes, thuộc vùng Potosi. Hoang mạc nằm ở độ cao 4000m, cảnh sắc đẹp một cách khắc nghiệt và khác thường.

Hoang mạc này có tên là Siloli, và có một khu vực được gọi là hoang mạc Dali, vì nó giống như cảnh nền trong những bức tranh của danh họa người TBN này.

Đi giữa núi khô và hoang mạc

https://c3.staticflickr.com/9/8736/29280921842_99694fea21_c.jpg

https://c5.staticflickr.com/9/8571/29355122356_9e882cf94c_c.jpg

https://c4.staticflickr.com/9/8312/29309890931_b32fe41236_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/9/8372/29355100706_43bd5bcc51_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 12:14
Hoang mạc Siloli là cả một vùng rộng lớn phía Nam của Bolivia, nối thông sang hoang mạc Atacama của Chile, nhưng Atacama nổi tiếng hơn. Chính vì thế có nhiều tour đi thông từ Bolivia sang Chile qua ngả này, và du khách không quay lại Bolivia nữa. Chúng tôi sau tour này có hành trình đi lên phía Bắc, nên không theo con đường đó.

Cảm xúc khi đi trên hoang mạc Siloli thật khó diễn tả: cảnh sắc ở đây không đơn điệu tẻ nhạt như người ta thường nghĩ về các hoang mạc / sa mạc. Nó thay đổi theo các ngọn núi, theo các triền đồi, cung đường. Chỉ biết lặng ngắm và cảm nhận với tất cả tấm lòng của bạn, và tưởng tượng khung cảnh nào sắp diễn ra.

Đúng là cũng chỉ có Núi, có Đá, có Đất, có Cây bụi, nhưng sao lại khiến tôi cảm thấy thích thú và phong phú đa dạng hơn rất nhiều các cung đường đã từng đi qua. Có lẽ vì nó không lặp lại, mà chuyển từ sắc độ này sang sắc độ khác. Được biết sa mạc Atacama nổi tiếng vì cảnh đẹp và đặc biệt là mùa hoa, nhưng phong cảnh khác thì không hơn gì khu vực Siloli này.

https://c5.staticflickr.com/9/8068/28765199484_991ae8bbd3_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 15:23
Laguna là hồ nước trong tiếng TBN. Trên cao nguyên này có những hồ nước cổ, hình thành từ xưa với nhiều khoáng chất và muối dưới hồ.

Một hồ nước rất đẹp bên đường

https://c7.staticflickr.com/9/8139/29355121926_fc0c18e0ec_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8285/29389140815_615fc0a7d5_c.jpg


Xa kia có bốn chấm nhỏ di chuyển, lại gần thêm, và đó là những con hồng hạc

https://c3.staticflickr.com/9/8003/29101291770_d178f6bf40_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 15:25
Bóng hồng hạc lò dò dưới núi

https://c5.staticflickr.com/9/8192/28765198444_39e7980191_c.jpg

Và bóng người

https://c2.staticflickr.com/9/8062/29389137625_ea63df3bb8_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 19:39
Hồ nước nhỏ rất đẹp, nhưng trời cũng lạnh quá, nếu đứng yên một chỗ là cóng hết cả tay.

Tiếp tục lên xe, chúng tôi di chuyển thêm một đoạn đường nữa, và dừng chân ở hồ Siloli, bên ngọn núi lửa đã tắt.

Bữa trưa ở đây tràn đầy nắng và gió và rét, và cảnh sắc lồng lộng của mây, trời, nước, núi non.

https://c5.staticflickr.com/9/8288/28765197484_ee045595ec_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8377/28767810503_0f31b00ef5_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8425/29309889801_af9b93a08f_c.jpg

Chitto
04-09-2016, 19:41
Ở bên hồ có những phế tích của một số nhà cửa xưa kia

https://c2.staticflickr.com/9/8400/29309905801_02aa9e36e2_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8747/29309890201_37b0541a11_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8771/29309905391_3209854a39_c.jpg

Chitto
05-09-2016, 01:12
Hồ Siloli mùa này ít nước, hông hạc cũng không về. Chỉ có những con chim nhỏ đậu trên mặt nước. Nước ở đây là nước mặn, không phải nước ngọt, vì lòng hồ chứa đầy muối từ khi đây còn là đáy biển.

https://c4.staticflickr.com/9/8239/29309905211_9aaa92c3c9_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8376/29309905241_cd43c32fe4_c.jpg

Một chỗ ăn trưa quá thích luôn ấy. Giờ nhớ lại, lại mong được một lần ngồi đó, gặm đùi gà, thở ra khói, và nói cười nhẹ nhàng vì độ cao và mệt...

Chitto
05-09-2016, 10:42
Danh họa Salvador Dali, bậc thầy hội họa trường phái siêu thực có một số bức tranh có bối cảnh nền các sa mạc chạy hút tầm mắt, với màu sắc nâu vàng. Trên nền sa mạc đó có những hình khối lạ lùng thể hiện những tư tưởng nghệ thuật mà hầu hết người xem không hiểu được ý đồ của tác giả !!!

Không biết liệu các sa mạc của Bolivia có chút liên quan nào đến các bức tranh của Dali không, nhưng nơi đây lại bỗng được gọi là sa mạc Salvador Dali

Tranh của Dali

http://www.dalipaintings.net/images/paintings/the-enigma-of-my-desire.jpg

http://www.dalipaintings.net/images/paintings/the-temptation-of-saint-anthony.jpg

Và cảnh của sa mạc Dali

https://c4.staticflickr.com/9/8017/28767809443_7095231189_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/9/8402/29355098106_cf1b630453_c.jpg

Chitto
05-09-2016, 17:35
Hoang mạc Dali tuyệt đẹp cứ trải dài ra trước mắt

https://c1.staticflickr.com/9/8079/29355098256_8bb7827a63_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8471/29309904681_a0a115c241_c.jpg

Chitto
07-09-2016, 00:18
Điểm nhấn của sa mạc Dali là "cây đá". Khối đá trải qua hàng vạn năm bị gió mưa phong hóa bào mòn tạo nên hình dáng kì lạ.

https://c2.staticflickr.com/9/8776/29309904561_b08816a3ff_c.jpg

Dù có vẻ đã rất mất cân bằng, cái "cây" này vẫn đứng vững hàng ngàn năm qua. Chỉ là không biết với sự bào mòn của tự nhiên và đôi lúc có thể có cả sự tác động của con người, nó sẽ đứng bao nhiêu năm nữa?

https://c8.staticflickr.com/9/8562/29309904991_f2067dd4ea_c.jpg

Chitto
07-09-2016, 00:21
Những khối đá bị phong hóa gần Stone tree

https://c7.staticflickr.com/9/8548/29355097846_108cb80685_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8400/29355097616_0cf5c9946c_c.jpg

Chitto
07-09-2016, 23:06
Khu bảo tồn thiên nhiên Eduardo Abaroa Andean là nơi được du khách thăm đông nhất ở Bolivia, vì nơi đây có những cảnh sắc độc đáo bậc nhất.

Vào đây phải mua vé riêng, du khách tự trả tiền, không nằm trong tiền tour.

Nơi nối tiếng nhất của khu bảo tồn này là Hồ Đỏ (Red lagoon / Laguna Colorada)

https://c1.staticflickr.com/9/8119/29355097296_15407c76f3_c.jpg

Chitto
07-09-2016, 23:12
Giữa khu bảo tồn là hồ Đỏ nổi tiếng, nằm ở độ cao 4300m so với mực nước biển. Hồ rộng đến 60km vuông, chiều dài lên đến hơn 10km.

Hồ có màu đỏ là do sự bồi lắng trầm tích và loại tảo đỏ ở đây. Ở độ cao như vậy, nhưng do có nguồn nước nóng phun lên quanh hồ, nên nước hồ ấm áp, làm cho tảo đỏ càng sinh trưởng mạnh. Các sinh vật ăn tảo cũng phát triển mạnh trong hồ, cũng mang màu đỏ. Đến lượt nó, sinh vật phù du trở thành mồi của bầy hồng hạc.

Hồ có hai phần, phần nhỏ ít hồng hạc hơn, phần lớn hồng hạc tập trung chủ yếu.

https://c6.staticflickr.com/9/8373/29389101125_7d53886716_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8098/29389132585_514a3c14bf_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8477/28765179704_44b5bd6178_c.jpg

Chitto
10-09-2016, 09:30
Hồng hạc được nhiều người biết đến bởi bộ lông có màu đỏ đặc trưng, và thường đi thành bầy đông, tạo ra một khung cảnh màu sắc rực rỡ.

Hồ đỏ - Colorada là nơi giống hồng hạc James thường sinh sống. Mùa này chúng không ghép đôi, do đó chúng tôi không được chứng kiến những vũ điệu tỏ tình nổi tiếng của chúng. Nhưng được ngắm bầy hồng hạc ở khoảng cách gần thế này cũng thú vị rồi. Khi chúng tôi đến cũng không phải lúc bầy chim đông nhất, chỉ khoảng vài trăm con tản trên mặt nước hồ.

https://c6.staticflickr.com/9/8530/29389132125_da0d95428e_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8722/28767797063_2623c09567_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8047/29389131905_c105fac167_c.jpg

Chitto
10-09-2016, 09:33
Hồng hạc ở đây không đỏ như trong Jurong park của Singapore, nhưng là sống trong tự nhiên, tha hồ bay lượn...

https://c7.staticflickr.com/9/8318/29101288950_f0f7aa2e22_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8308/29389131575_35a73e259f_c.jpg

https://c5.staticflickr.com/9/8443/29355095396_8b590d7611_c.jpg

Chitto
11-09-2016, 20:30
Rời hồ Đỏ, xe tiếp tục chạy về phía Nam, và độ cao cũng lên dần theo.

Đến vùng cao nguyên 5000m, chúng tôi đi ngang qua nơi có những mạch nước ngầm và bùn nóng tỏa khói. Ở đây bùn sôi ở nhiệt độ 70 độ, đầy mùi Sunfua. Chỉ có vài người bước ra khỏi xe đi dạo một vòng, những người khác mệt vì độ cao và mùi khó chịu nên không ra ngoài.


https://c7.staticflickr.com/8/7476/29355117086_9b31606cba_c.jpg

https://c6.staticflickr.com/9/8405/28767796053_4c98f89e9f_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8378/28767807623_7821e18ce6_c.jpg

Chitto
17-09-2016, 13:01
Xe chạy ngang qua một vùng hồ với rất nhiều chim như le le. Đây là nơi buổi tối sẽ ngủ lại, còn hành trình thì vẫn tiếp tục xuống phía Nam.

Vì là điểm ngủ đêm nên có một số xe khác cũng ở đây, mà hầu hết đều sẽ đi sang Chile qua biên giới ở gần đó. Thật may mắn là hai anh chàng bất lịch sự trên xe chúng tôi đã chuyển sang đi Chile, nên xuống xe từ đây. Vậy là phần còn lại của tour chúng tôi sẽ không phải nghe những điều không muốn nghe nữa...


https://c2.staticflickr.com/9/8490/29309902961_2c37a4f02b_c.jpg

https://c2.staticflickr.com/9/8271/29389098665_c5d005e827_c.jpg

Chitto
17-09-2016, 13:04
Sa mạc Dali với những màu sắc tuyệt đẹp trên các triền đồi núi...

Lúc này mọi người trên xe đều thấm mệt, nên ngủ gà gật. Được cái tôi vẫn tỉnh lắm. Mỗi tội máy ảnh có dấu hiệu hết pin. Ở độ cao và khí hậu lạnh, pin nhanh sụt hơn bình thường. Chỗ này độ cao khoảng 5000 m rồi đó.

https://c5.staticflickr.com/9/8231/29355116316_9b5daea69f_c.jpg

https://c6.staticflickr.com/9/8206/29309902541_4882e95a04_c.jpg

https://c3.staticflickr.com/9/8474/29101288290_9e93f4acc0_c.jpg

Chitto
01-10-2016, 20:46
Điểm đến cuối cùng của hành trình về phía Nam đã hiện ra: đó là hồ Xanh (Blue Lagoon).

Về phía bên kia hồ là ngọn núi lửa, nơi là biên giới của ba nước: Bolivia - Chile - Argentina. Ngọn núi cao gần 6000m.

Lúc này tất cả đều mệt, nên chỉ đi dạo một chút mà thôi.

https://c6.staticflickr.com/9/8516/28767806813_ccf66c159f_b.jpg

Chitto
01-10-2016, 20:47
Vài ảnh nữa chụp ở đây

https://c4.staticflickr.com/9/8896/28767795603_762c1a0b7e_c.jpg

https://c6.staticflickr.com/9/8323/29389127765_d3ffb56374_c.jpg

https://c8.staticflickr.com/9/8269/29389127575_f874e884c9_c.jpg

SevenH
09-01-2017, 22:35
Em hỏi một chút về visa Brazil, có phải nếu có thư mời từ Brazil thì khả năng đậu sẽ tốt hơn phải không ah?

Co` cia

TungNguyenMD
05-03-2017, 08:02
Trong các xe diễu hành, ấn tượng nhất là xe có hình một con đại bàng màu trắng lộng lẫy. Hai cánh chim dang cao kiêu hãnh, phần chân thì giống như chân tượng Chúa Cứu Thế ở Rio. Từ xa con chim và đoàn hộ tống trắng toát đã nổi bật giữa bầu trời đêm đầy tiếng hò reo. Con chim có thể quay sang trái, sang phải, đầu gật gù chào khán giả, và cánh thì có thể xòe rộng hay cụp vào như đang vẫy.

https://c2.staticflickr.com/8/7685/17060217849_1e9edd0d8e_c.jpg

Tuy nhiên, ở gần cuối của đường biểu diễn, có một cái cầu thò ra ở độ cao khoảng chục mét. Trên cầu đó là các máy quay của ban tổ chức, để có thể quay trực diện các đoàn rước. Trong khi đó con chim phải cao đến 15-17m !!

https://c1.staticflickr.com/9/8723/17058865380_c6894c4526_c.jpg

Và thế là, trong tiếng hò reo vang dội của khán giả, con chim từ từ cụp cánh rồi hạ thấp xuống, chui qua cái vòm để sang bên kia rồi tiếp tục kiêu hãnh ngẩng đầu.

https://c1.staticflickr.com/9/8734/17245857331_b458c5e725_c.jpg


Em cũng vừa xem Carnaval về. Đội có con ó này là đội của trường Portela Vô địch năm nay bác ạ

Chitto
05-03-2017, 19:26
Em hỏi một chút về visa Brazil, có phải nếu có thư mời từ Brazil thì khả năng đậu sẽ tốt hơn phải không ah?

Co` cia

Chúng tôi làm visa bình thường, không có thư mời gì hết, và cũng không ai trượt. Có hai bạn trong SG không phải ra HN, chúng tôi ngoài này làm hết và vẫn được.

Chitto
05-03-2017, 19:30
Lâu quá mới tiếp topic này. Đã 2 năm với hai chuyến đi nữa xong rồi, mà bao giờ mới xong topic này đây?

Nhớ ngày rời hồ Xanh, chúng tôi đã được thấy hiện tượng "Hai mặt trời" rồi "Ba mặt trời", một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp.

https://c1.staticflickr.com/9/8589/29309902391_ddcae9bd74_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8084/28767795373_4b1a7de537_c.jpg

Chitto
05-03-2017, 19:34
Chiều hôm đó đường trở về khu nghỉ mệt nhoài. Hầu như mọi người đều ngủ gục vì chặng đường quá dài, đến hơn 400km trong ngày hôm đó, lại vượt qua những địa hình rất cao, cao nhất 5000m, không khí loãng và áp suất thấp.

Nhưng chặng đường về trong hoàng hôn mới thật đẹp làm sao. Tôi yêu Bolivia lắm ấy.

https://c1.staticflickr.com/9/8027/29389128185_eb73b49e65_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8223/29389126965_c444be243a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8120/29355093576_ca2a7c0590_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 16:40
Buổi tối ngủ lại khu trại cạnh hồ là một trải nghiệm khó quên.

Chúng tôi nghỉ tại khu nhà chung với các bạn trong đoàn tour. Buổi tối ăn uống món do nhà tour nấu cũng khá OK. Nhưng điều thú vị nhất còn đang chờ phía trước.

Đó là khu nghỉ nằm ngay cạnh một nguồn nước nóng ! Nguồn suối nóng ở dộ cao 4300m, thật tuyệt vời. Tôi đã từng tắm suối nóng ở Tây Tạng giữa mùa đông, khi mà xung quanh tuyết trắng, ở độ cao 4500m, cao hơn đây một chút. Tuy không phải là cảnh mùa đông tuyêt trắng, nhưng cạnh hồ nước cũng rất đẹp.

Thế là buổi tối sau khi ăn xong, mọi người lục tục chuẩn bị, mặc đồ tắm, rồi đi ra chỗ ngâm. Suối nóng được ngăn lại thành một bể nước sâu đến bụng thôi, quanh xây bờ đá, có một khe cho nước chảy ra ngoài. Nguồn nước nóng từ dưới đất trào lên rất vừa vặn để tắm.

Thế là tất cả lội xuống ngâm người. Vì bể khá rộng nên có thể nằm trên mặt nước và bơi 1 - 2 sải tay, rất sướng. Tôi khoái nước nên bơi đi bơi lại suốt, còn các bạn chủ yếu ngồi bên bờ.

Các bạn Tây mang cả bia, snack ra nói chuyện rôm rả. Nhà tour còn chuẩn bị sẵn mấy chiếc cốc thủy tinh bên trong thắp nến, để tạo ánh sáng lung linh. Nằm ngửa trên mặt nước ngắm bầu trời sao, nước nóng làm tan đi cơn mệt mỏi.

Tuy nhiên cũng không thể ngâm quá lâu, chúng tôi về ngủ, trong khi các bạn khoai tây vẫn đang râm ran trò chuyện. Có người ngâm đến quá nửa đêm mới về.

Chitto
28-05-2017, 16:44
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, đi ra đón bình minh. Hồ nước nằm ngay phía Đông của khu nghỉ, nên mặt trời lên từ phía đó rực rỡ.

Ở độ cao lớn thế này không nên chạy nhảy nhiều, vì vậy chủ yếu tôi đi bộ, và trèo lên dãy núi phía sau để chụp toàn cảnh. Đẹp tuyệt vời, không bõ công dậy sớm chịu rét. À, buổi sáng trời rét phết đó.

Toàn cảnh khu hồ nhìn từ trên núi xuống

https://c1.staticflickr.com/9/8229/29389125295_1f14a6fcdf_c.jpg

Mặt trời lên dần

https://c1.staticflickr.com/9/8174/29355092856_599a9e3c16_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8338/29389124915_bae5f8123c_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 16:48
Dưới kia là bể nước nóng mà chúng tôi đã ngâm tối qua. Nước vẫn bốc hơi nghi ngút, và chảy tràn ra hồ. Nhờ nguồn nước nóng này mà hồ luôn ấm áp, các sinh vật sinh sôi rất nhiều. Cũng vì thế ở hồ này cũng có hồng hạc bay về trú ngụ, nhưng khi chúng tôi ở đó thì không thấy con nào.

Lại xuống bể vầy nước, và một anh bạn Tây tắm từ sáng làm trò.

https://c1.staticflickr.com/8/7692/28765191104_70d890b3c5_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8622/29389124635_1d2df01818_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8096/28765177064_d8e906bcb1_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 16:51
Khu nhà chúng tôi nghỉ đêm qua, lúc này vắng lặng. Chỉ còn hai chiếc xe chở đoàn chúng tôi. Các bạn Tây khác theo lịch trình sẽ đi đến biên giới và sang Chile, chính là con đường đến Green Lagoon mà chúng tôi đi chiều hôm trước. Chỉ có chúng tôi là quay trở lại Uyuni mà thôi.

Trời cao xanh trong vắt, nắng gắt, nhưng vẫn lạnh. Và đường về sẽ đi vào vùng hoang mạc Bolivia với cảnh sắc lạ lùng.


https://c1.staticflickr.com/9/8256/29389123765_ac4fd03bcc_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8323/28767794443_a91c8b258f_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 16:55
Đường về vòng theo hướng khác so với lúc đi. Chúng tôi băng qua những địa hình hoang mạc với vẻ đẹp lạ lùng, không thể mô tả lại bằng lời.

Xưa kia không biết những người Inca có đến tận nơi đây hay không? Xứ cao nguyên lạnh lẽo hoang vắng nhưng đẹp kì ảo này, màu sắc dường như biết đùa với người đi ngang.


https://c1.staticflickr.com/9/8115/29355091596_cedbfb0999_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8510/29389122465_4755aebbfe_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8268/29309899461_2a12c42411_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 16:56
https://c1.staticflickr.com/9/8543/29101304170_84fe496115_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8209/29389122725_87aa101f35_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7519/29101286560_0e09bb9048_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 16:58
Rồi đến một hồ nước nhỏ, nơi có vài chú hồng hạc

https://c1.staticflickr.com/9/8339/29309884021_070ed16844_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8085/29389120415_6be610a423_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8427/29389120015_93901bd3d9_c.jpg

Chitto
28-05-2017, 17:01
Đường bắt đầu đi xuống, dần rời khỏi cao nguyên

https://c1.staticflickr.com/9/8868/29309896791_4b6d97f4bf_c.jpg


Và bên đường xuất hiện những chú Llama dễ thương hết sức. Phải chờ mãi những con vật đáng yêu này mới chịu ngoảnh mặt ra để chúng tôi chụp.

https://c1.staticflickr.com/9/8341/29309883001_74791e9838_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8442/29355107516_5e71ed9ff0_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7513/29389115855_2a840a2212_z.jpg

Chitto
30-05-2017, 22:59
Đường lại đi trên những dải bình nguyên, và xa xa là những đỉnh cao của dãy Andes

https://c1.staticflickr.com/8/7696/28767802313_9e7849cec0_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8264/29309895291_0051bdd1ee_c.jpg


Một khu nhà chơ vơ giữa bao la thiên nhiên

https://c1.staticflickr.com/9/8835/29101299000_1eaf736f14_c.jpg

Chitto
30-05-2017, 23:09
Rồi xe dừng lại ở một bãi đá giữa bình nguyên.

Bãi đá mà trong tour gọi là Dali Rock (lại là Dali Rock, nhưng không phải bãi đá với cây đá ở ngày hôm trước) nổi lên như một đống đổ nát của các công trình xa xưa. Cái nằm cái đứng ngổn ngang và ngả nghiêng.

Tôi đã tìm hiểu trên mạng nhưng không thấy thông tin gì về bãi đá này. Ngay trên Google maps cũng không lần ra được con đường đã đi, không biết bãi đá này nằm ở chỗ nào nữa. Cả một vùng mênh mông của Boliviar trông đều như nhau.

https://c1.staticflickr.com/9/8311/28767801833_b321bfb502_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8428/29309882741_d4f1b813cf_c.jpg


Một tảng đá bị chẻ đôi một cách hoàn hảo

https://c1.staticflickr.com/9/8094/29389113415_e57a9eddf0_c.jpg

Chitto
30-05-2017, 23:12
Đá ngổn ngang, và có thể trèo lên được

https://c1.staticflickr.com/9/8174/29389113075_5b1d25acf7_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8834/29389112555_86f6255577_c.jpg

Từ đỉnh đống đá nhìn xuống

https://c1.staticflickr.com/8/7563/29389112035_084918de13_c.jpg

Chitto
30-05-2017, 23:13
Đá và đá

https://c1.staticflickr.com/9/8232/29389111505_81efcfa517_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/9/8240/29309881621_a6087e58af_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/8/7772/29389110525_dcee55fd6c_c.jpg

Chitto
30-05-2017, 23:19
Rời Dali Rocks, xe lại băng qua bình nguyên với đỉnh núi tuyết xa xa, rồi dừng lại ở một ngôi làng.

Làng vắng vẻ, ngoài xe của chúng tôi còn có một xe khác chở 3 du khách, vào một quán ăn nhỏ trong làng. Đến giờ tôi cũng không nhớ là ăn gì nữa. Tôi không hay chụp và nhớ các món ăn lắm, kể ra cũng là thiếu sót.

https://c1.staticflickr.com/9/8479/29101295990_8bf89c002a_c.jpg

Một chú llama tha thẩn trong làng. Người ta dựng các cột đá này làm gì thì tôi cũng không rõ. Một cột sắt bên trong đổ đá, trên đỉnh là một phiến đá phẳng ngửa lên trời, thoáng trông tưởng là năng lượng mặt trời, nhưng lại không phải.

https://c1.staticflickr.com/9/8131/28765184554_f8d0885849_c.jpg

Trong lúc mọi người tránh nắng trong nhà thì tôi đi ra ngoài, đi cách xa làng một đoạn rồi chụp lại, buồn buồn và vắng lặng. Có lúc tưởng như đây là một nơi đã bị lãng quên.

Toàn cảnh làng nhìn từ ngoài vào.

https://c1.staticflickr.com/9/8510/29389109395_5b833fcb3c_c.jpg

Chitto
30-05-2017, 23:23
Từ trong làng nhìn ra, phía trước là bốn ngọn núi, hai ngọn phủ tuyết. Bầu trời đầy mây và đang có mưa ở phía đó. Những cơn mưa mang nước tưới lên mảnh đất này, nhưng chắc không thể đủ cho vùng mênh mông khô cằn đến thế.

https://c1.staticflickr.com/9/8516/29355087936_6689dce0f9_c.jpg


Quay lại ngôi làng, bầu trời phía bên này vẫn nắng chói chang. Cái nắng ở cao nguyên với độ cao 3000m, hanh khô như muốn nhắc rằng ngươi đang ở trên dãy núi dài nhất thế giới, chứ không phải ở một làng quê yên ả nào dưới đồng bằng đâu nhé.

https://c1.staticflickr.com/9/8558/29355103396_63130c94b5_c.jpg

Chitto
30-05-2017, 23:27
Buổi chiều, chúng tôi về lại thị trấn Uyuni.

Vậy là kết thúc ba ngày trên hoang mạc. Ngày đầu 250km, ngày sau 400km, ngày cuối 380km. Đi từ độ cao 3600m lên đến 4000 rồi 5000m, ngủ đêm ở 4300 rồi lại về 3600m.

Thị trấn Uyuni vuông vức yên bình lại đón chào nhúm người trở về. Chúng tôi vào lại Hostel và tắm rửa trong lúc chờ xe bus đi La Paz.


Cảm ơn người bạn đã chụp cho tôi tấm ảnh này. Một mình, mà thật tuyệt vời....

https://c1.staticflickr.com/9/8558/29355087726_9f393bf7a3_b.jpg

Chitto
31-05-2017, 14:19
Ngày 11 của hành trình, chúng tôi về lại thị trấn Uyuni, để đón chuyến xe bus đi La Paz trong đêm.

Nghe lời những người từng đi chặng đường này nói rằng đi đêm lạnh, lại ở độ cao của Bolivia thì không nên chủ quan, nên chúng tôi đã đặt xe loại tốt nhất, khởi hành lúc 7h tối và đến nơi lúc 5h30 sáng.

Điều quan trọng nhất là trên xe có nhà vệ sinh, và có cả lò sưởi. Lò sưởi chạy dọc thành xe ở bên dưới, cao hơn sàn một chút, hơi nóng tỏa ra cũng vừa phải. Tôi ngồi sát thành xe có thể bỏ giày và đặt chân lên lò sưởi mà cũng chỉ hơi nóng nóng, nhưng đủ làm cho trong xe ấm áp.

Rời Uyuni, xe chạy lên hướng Bắc, đến thủ đô La Paz, thủ đô cao nhất thế giới.

Chitto
14-06-2017, 00:14
Suốt từ đầu đến giờ chúng tôi đi trong vùng đất mang toàn dấu ấn là xứ thuộc địa của Tây Ban Nha. Dù gặp nhiều người bản địa Quechua (họ phát âm như là Kê-chùa) nhưng các thành phố đều chỉ có dấu tích của người TBN.

Ngược lên phía Bắc, sắp tới chúng tôi mới gặp được dấu tích của những nền văn minh cổ xưa, trước khi người châu Âu đến.

Các nền văn minh gọi là Tiền Columbo này đã có từ rất lâu trước đó, nhưng rât tiếc là họ không có chữ viết, nên người ta không biết gì nhiều về họ. Tên của các nền văn minh trước Inca cũng chỉ do thời sau đặt cho, chứ không ai biết chính họ gọi họ thế nào, họ đã từng có thủ lĩnh là ai. Những gì ta biết về họ quá ít, chỉ qua các di chỉ còn lại trên mặt đất và trong lòng đất.

Vùng đất Nam Mỹ có người sinh sống từ hàng chục nghìn năm trước. Khoảng 20000 năm trước châu Mỹ nối với châu Á ở phía Bắc (Alaska - Bering-Nga) và người châu Á đã di cư sang đây. Từ những tộc tiền sử, họ dần đi xuống phía Nam ấm áp hơn, định cư tại khắp các vùng đất thấp, và rồi lên dần trên các cao nguyên.

Với khu vực dãy Andes, các nền văn minh xuất hiện rồi tàn lụi. Họ xuất hiện và tàn lụi thế nào, không có gì rõ ràng, vì không còn thư tịch gì, không còn truyền miệng nữa. Họ từng đến, và đi như muôn vàn cây cối....

Theo các thông tin trên mạng, thì có các nền văn minh ở vùng Andes này như sau (các tên gọi thường là tên địa điểm mà khảo cổ tìm thấy di tích của họ)

- Chavín (900 - 200 TCN) Dọc bờ biển phía Tây Andes, trên lãnh thổ Peru hiện nay

- Moche (100 - 700) Bờ biển phía Bắc của Peru

- Tinawaku (300 - 1100 hoặc lâu hơn trước đó) Peru, Boliviar, Chile

Cuối cùng là đế chế Inca (1430 - 1533), bị tiêu diệt bởi Tây Ban Nha.

Chitto
14-06-2017, 00:28
Thủ đô La Paz của Boliviar là một trong các thủ đô đặc biệt nhất trên thế giới, và tôi ấn tượng về nó có lẽ cũng là nhất trong số các thủ đô đã đến.

La Paz là thủ đô cao nhất trên thế giới nếu tính ở vị trí trung tâm. Tại sao lại phải tính ở vị trí trung tâm? Vì đây cũng là thành phố có chênh lệch độ cao nhiều nhất trên thế giới. Trung tâm thành phố nằm ở độ cao 3650m, trong khi đó điểm cao nhất ở vị trí hơn 4000m, mà điểm thấp nhất thì lại ở chỗ 3250m. Nghĩa là chênh lệch cao độ của thành phố lên đến gần 800m ! Một khoảng cách đáng sợ.

La Paz nghĩa là Hòa bình, một cái tên TBN, và thành phố cũng do người TBN thành lập.

Nơi đây là một thung lũng giữa hai dải bình nguyên. Hãy hình dung một bình nguyên có độ cao hơn 4000m bị khoét trũng xuống về phía Nam, hai bờ dốc chéo lên, thì La Paz cũ nằm ở giữa thung lũng đó. Sau vì người đông dần nên các tòa nhà phải vươn ra khắp các phía: vươn lên bình nguyên trên cao, men theo thung lũng xuống thấp, tỏa ra khắp nơi. Chính vì thế mới tạo ra độ chênh cao đến như vậy.

Người Inca xưa giao thương qua khu vực này, nhưng chưa tạo thành một đô thị. Người TBN đến đây, thấy vị trí thuận tiện cho giao thương, lại nằm dưới thung lũng tránh được không khí quá lạnh, nên đã đặt nền móng của thành phố vào năm 1548, với tên gọi thành phố Đức Mẹ Hòa Bình (Nuestra Señora de La Paz). Từ đó cái tên La Paz được ra đời.

Ngày nay, khu trung tâm ở độ cao 3650m là khu phố cổ. Thấp hơn một chút là khu phố của người giàu có. Cao hơn hoặc thấp hơn nữa là những người nghèo hơn. Càng lên cao càng nghèo. Nhưng nếu vượt hẳn lên bình nguyên 4000m lại là khu phố mới, của giới trung lưu. Khu thấp hẳn xuống 3250m lại là của người nghèo. Một sự đan xen phân chia lạ lùng.

Chitto
14-06-2017, 00:31
Chuyến xe đêm đưa chúng tôi đến La Paz vào lúc 5h30 sáng, khi trời còn mờ tối. Tiếp theo đó chuyến taxi đưa đến nơi nghỉ, nằm ở ranh giới giữa khu phố giàu có và khu phố cũ, lại cũng gần khu phố nghèo.

Nhà nghỉ rất phong cách, do hai bố con người Canada quản lý. Người con trai đến La Paz lấy vợ nơi đây, còn người cha từng đi khắp nơi trên thế giới, từng đến cả Việt Nam rồi, nay về giúp con trai quản lý khách sạn.

Phòng ăn của khách sạn

https://c1.staticflickr.com/5/4270/34949015456_2861ab40ec_c.jpg


Khách sạn này có một sân thượng khá cao, từ đó có thể nhìn ra xung quanh. Và đây là một cảnh nhìn từ đó:

Có thể thấy thành phố leo dần lên cao trên núi. Chúng tôi lúc đầu nghĩ lên đến đó là hết, sau mới biết là nhầm: vượt qua vách núi kia, thành phố tiếp tục trải rộng ra nữa.

https://c1.staticflickr.com/5/4219/34949015006_da9a243db8_c.jpg

Chitto
14-06-2017, 08:31
Trong khi mọi người nghỉ ngơi một chút sau chuyến xe đêm dài thì tôi đi dạo quanh khu khách sạn.

Là thành phố có độ chênh lớn nhất thế giới, khắp nơi ở đây là các con dốc ! Các loại xe ở đây chắc cũng phải có hệ thống phanh và bộ máy/số tốt nhất thế giới mất, đường lúc nào cũng dốc thế này mà:

https://c1.staticflickr.com/5/4201/34601230340_c290e16fe3_z.jpg


Những người phụ nữ Quechua to đùng, đặc biệt hông rất lớn, và di chuyển không nhanh lắm. Tuy vậy trông họ rất khỏe mạnh đầy sức sống chứ không như các bà Tây béo ị

https://c1.staticflickr.com/5/4276/34145996124_87ee68fc67_z.jpg

Một khu chợ bán đồ ăn bình dân, nhưng sớm quá chưa mở cửa. Khu này bán buổi trưa

https://c1.staticflickr.com/5/4275/34145995694_0061d8d9e1_c.jpg

Chitto
14-06-2017, 08:34
Lại một góc khác của thành phố cheo leo

https://c1.staticflickr.com/5/4199/34601230190_494a4bcf36_c.jpg

Rồi tôi thấy băng ngang trên đầu là một đường cáp treo. Trong lòng thắc mắc không biết nó dấn đến điểm du lịch nào mà có cáp treo. Một số thông tin du lịch và bản đồ cũ trên mạng không nói đến cáp treo này, không hiểu nó dẫn đi đâu.

Sau mới biết đây là hệ thống giao thông công cộng của thành phố: điều mà tôi thấy thú vị nhất về La Paz.

Để ý thì bên trái ảnh có mỏm đá xám hình thù là lạ, bên đó là Moon Valley - khu địa chất có địa hình kì lạ giống như trên Mặt Trăng.

https://c1.staticflickr.com/5/4226/34989078535_f13cbe55d4_c.jpg

Chitto
15-06-2017, 23:47
Chúng tôi rời khách sạn, có hỏi về chỗ ăn uống. Ông quản lý có giới thiệu một cửa hàng bán đồ ăn Việt Nam, chúng tôi rất háo hức để tìm đến cửa hàng đó.

Từ khách sạn ra trung tâm, đi ngang qua mấy con phố, đến trục phố chính thì chúng tôi bắt xe taxi cho tiện, đi lại cũng rẻ, vì có 8 người nên 2 xe taxi vừa đẹp.

Góc phố bày hàng hóa, cũng như ở nhà mình thôi

https://c1.staticflickr.com/5/4252/34601230120_8f82ab9a1d_c.jpg

Đa số người Bolivia theo Công giáo. Các nữ du dòng Francisco (Phanxico - Việt hóa gọi là dòng Phan Sinh) trên phố. Dòng này đặc trưng bởi màu áo nâu và thắt lưng bởi sợi dây thừng có buộc nút.

https://c1.staticflickr.com/5/4243/34949012976_16fc81d3c5_z.jpg

Chitto
16-06-2017, 00:04
Quàng trường San Francisco là quảng trường cổ nhất ở La Paz, được gọi theo tên của nhà thờ cổ nhất, dựng ngay bên cạnh.

Ngay sau khi xây dựng thành phố La Paz, người TBN đã xây nhà thờ cạnh con sông chảy chính giữa thung lũng (sông Choqueyapu). Dần dần con sông bị lấp đi, không còn dấu vết.

Nhà thờ đầu tiên được xây dựng trong hơn 30 năm, khoảng năm 1580 mới xong. Nhưng rồi chỉ 20 năm sau nhà thờ này bị sập trong một trận tuyết lớn, điều hiếm xảy ra ở đây.

Đến năm 1743, nghĩa là chờ đến hơn 140 năm sau, người ta mới xây lại nhà thờ, nhưng cũng chia làm nhiều giai đoạn. Những phần cuối cùng hoàn thành vào tận những năm 1885, nghĩa là mất đến 140 năm nữa.

Ngày nay nhà thờ được nâng lên thành Vương cung thánh đường (cấp bậc cao nhất cho nhà thờ Công giáo không nằm ở Rome). Tuy nhiên đây lại không phải là nhà thờ Chính tòa. Nhà thờ này hiện nay còn là bảo tàng và lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá, vì vậy vào nhà thờ thì tự do nhưng đi lên tháp chuông hoặc khu nhà phía trong thì phải mua vé.

Bên ngoài nhà thờ

https://c1.staticflickr.com/5/4203/34949012186_3a06faf049_z.jpg

Bên trong nhà thờ

https://c1.staticflickr.com/5/4197/34145995174_4351147534_c.jpg


Những phần bằng gỗ ở đây được trạm trổ rất tinh xảo, và mạ vàng rực rỡ. Cái bục giảng bên phải quả là một công trình điêu khắc tỉ mỉ tinh tế.

Ngày xưa bục giảng kinh được đặt ở giữa nhà thờ, và cao hơn đầu mọi người để người giảng kinh có thể nói cho tất cả mọi người cùng nghe thấy. Giọng của các giáo sĩ cũng phải được luyện để vang khắp nhà thờ. Ngày nay với hệ thống loa, điều này không cần thiết nữa, và bục giảng kinh được đưa lên phía bàn thờ ở đầu nhà thờ. Những nhà thờ cổ vẫn còn cái bục giảng cũ này, nhưng không sử dụng đến.

https://c1.staticflickr.com/5/4219/34948963366_d96bf92967_c.jpg

Chitto
16-06-2017, 15:13
Phia sau nhà thờ là tu viện, nơi ngày trước các giáo sĩ, tu sĩ sống. Ngày nay nơi đây là viện bảo tàng trưng bày các bức tranh cổ. Hầu hết tất cả các bức tranh ở đây đều là chủ đề tôn giáo: Đức Mẹ, Chúa, các Thánh,... Dù các bức tranh có tuổi hàng trăm năm nhưng tôi thấy cũng không đặc sắc lắm nên không chụp lại.

Hành lang quanh một sân trời bên cạnh nhà thờ

https://c1.staticflickr.com/5/4246/34949009826_020fe31dbc_z.jpg

Vườn cây nhỏ yên tĩnh trong nắng sáng cao nguyên

https://c1.staticflickr.com/5/4272/34601229720_a7dcfde845_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4197/34178386643_829674a1d8_z.jpg

Chitto
16-06-2017, 15:17
Leo lên tháp chuông cổ, và ngắm nhìn những mái ngói theo kiến trúc thuộc địa TBN

https://c1.staticflickr.com/5/4275/34949008816_51cd288856_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4202/34601229600_fff98aa8e6_c.jpg

Mái vòm chính giữa của nhà thờ được ghép bằng đá, chen giữa các mái nhà mới của thành phố

https://c1.staticflickr.com/5/4268/34989075065_f889b7bdbd_c.jpg

Chitto
16-06-2017, 15:20
Từ trên tháp chuông nhìn xuống quảng trường và về phía các ngôi nhà bám núi leo lên phía xa xa

https://c1.staticflickr.com/5/4197/34949006866_ea1b658852_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4226/34601229470_293ab598b0_c.jpg

Chitto
17-06-2017, 00:16
Bên ngoài quảng trường là cuộc sống xoay vòng của những người Quechua bản địa, những người là con cháu của thực dân TBN xưa, và cả các thế hệ lai giữa họ.

Đa sắc tộc, đa văn hóa, hòa trộn, và ai cũng kiếm tìm hạnh phúc

https://c1.staticflickr.com/5/4269/34178384603_b2d7021d85_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4228/34989073465_0e7c4ebde7_z.jpg

Chitto
17-06-2017, 00:21
Rời nhà thờ, chúng tôi lang thang trong khu phố cũ. Đây là trung tâm của La Paz cũ thuở xưa. Những con đường rất dốc bám theo các triền núi. Dường cứ liên tục lên xuống thế đó

https://c1.staticflickr.com/5/4219/34949005226_d5160e3b39_z.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4220/34601229410_d75465d637_z.jpg


Và những người nghèo trên phố

https://c1.staticflickr.com/5/4275/34178383223_fda84f3df2_c.jpg

Người đàn ông này đi một đôi giày kỳ lạ, bó bởi rất nhiều các mảnh vải, nylon. Không hiểu được do nguyên nhân gì?

https://c1.staticflickr.com/5/4202/34989072325_34bf544474_c.jpg

Chitto
17-06-2017, 11:31
Một nơi ở La Paz mà người ta nói đến nhiều, là Chợ Phù thủy (Witches' market - El Mercado de las Brujas).

Cái tên này khiến tôi liên tưởng đến thời Trung cổ, khi tòa án dị giáo Tây Ban Nha lê máy chém khắp châu Âu và châu Mỹ, đem lên dàn hỏa thiêu những người phụ nữ bị kêt tội là phù thủy. Mà những "phù thủy" thời đó rất có thể chỉ là bà thầy lang, bà đỡ đẻ, người sinh ra đứa con bị dị tật, người phụ nữ gặp ác mộng la hét trong đêm, hoặc đơn giản hơn chỉ là hàng xóm tố cáo... Lần đầu tiên nghe tên chợ Phù thủy tôi từng nghĩ rằng có thể đó là khu chợ nơi người ta hỏa thiêu các phù thủy.

May quá không phải vậy. Chợ phù thủy không phải là một khu chợ tập trung mà là các con phố buôn bán, kiểu khu phố cổ Hà Nội, nhưng bé bé. Trong chợ này đa số bày bán các loại hàng phục vụ cho tín ngưỡng bản địa: Những loại gỗ thơm, hương liệu, bột màu, bột hương, các tượng gỗ để làm lễ, côn trùng khô, ếch khô,.... Nghĩa là những thứ mà với người phương Tây thì rất lạ lùng kì quái, khiến họ liên tưởng đến các phù thủy với ma thuật nào đó. Còn đối với người bản địa thì nó rất đơn giản là thứ hàng ngày sử dụng trong cầu cúng.

https://c1.staticflickr.com/5/4223/34949003036_787af0b9d9_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4247/34989071935_228fdeab51_c.jpg

Chitto
17-06-2017, 11:37
Đống gỗ bên dưới kia có mùi rất thơm. Tôi có lấy một mẩu bằng hai ngón tay đem về, đến nay sau hơn 2 năm vẫn còn mùi thơm.

https://c1.staticflickr.com/5/4222/34989070915_f7f5e2acdb_c.jpg

Và có lẽ là thứ trông kinh khủng nhất ở chợ là những xác llama con ép khô.

Người Quechua rất quý llama, loại lạc đà không bướu cho họ thịt, len, sức chuyên chở. Họ còn cho nó là loại vật thiêng liêng và dùng để dâng cúng thần linh, mà cụ thể là thần Đất Mẹ Pachamama. Vì thế trong các nghi lễ lớn họ hiến tế llama, và khi động thổ xây nhà, khai trường... cũng dùng xác llama con chôn xuống để dâng Đất Mẹ. Xác llama treo trước cửa là vật may mắn chống lại ma quỷ, vì llama được hiến cho thần linh rồi cũng trở nên linh thiêng.

https://c1.staticflickr.com/5/4244/34601229110_f3b3a2be1b_z.jpg


https://c1.staticflickr.com/5/4251/34178381453_0b1e25c3cd_c.jpg

Chitto
19-06-2017, 23:21
Một góc thành phố

https://c1.staticflickr.com/5/4267/34178381153_dfa1e37d59_c.jpg

Một chàng trai cặm cụi với công việc của mình

https://c1.staticflickr.com/5/4201/34989045795_d7063e0921_z.jpg

Cuộc sống bình thường

https://c1.staticflickr.com/5/4270/34989046005_e69a05b988_c.jpg

Chitto
19-06-2017, 23:24
Chúng tôi đi ngang qua Tượng đài Chiến sĩ vô danh, tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên pho tượng này lại còn có tên gọi là "người say" (Drunken).

https://c1.staticflickr.com/5/4226/34178342593_34b1278883_c.jpg

Một thế hệ người Bolivia mới

https://c1.staticflickr.com/5/4223/34989068585_7b0dddb357_c.jpg

Chitto
19-06-2017, 23:30
Lúc sáng chúng tôi được giới thiệu quán ăn Việt ở trên phố, nhưng lúc đi thì quán chưa mở cửa.

Chiều chúng tôi lại quay lại, và lần này quán đã mở. Quán ghi Vinapho. Khi chúng tôi vào thì cô bé phục vụ giao tiếp khá khó vì không biết tiếng Anh, chỉ có tiếng TBN. Có menu, ngoài phở còn có một số món khác, nhưng hơi thiên về đồ Tàu nhiều hơn.

Một lúc sau chủ quán đến: một anh chàng người Bolivia, nhưng có giao tiếp được một chút tiếng Anh. Anh kể rằng trước kia quán này của mấy người Việt mở ra, và ở La Paz có khoảng 40 người Việt làm việc. Nhưng sau đó họ đã nhượng lại quán cho anh, ngoài món phở thì anh có điều chỉnh một số món nữa. Anh từng đến Việt Nam, và yêu thích Việt Nam. Trên màn hình giữa quán chiếu đi chiếu lại một đoạn phim ngắn với các hình ảnh ở Việt Nam, tuy nhiên đan xen cả hình ảnh của TQ.

Trong quán cũng treo một số bức ảnh cảnh Việt Nam. Chúng tôi hỏi bánh phở lấy ở đâu thì anh nói ở gần đây có một người Việt làm bánh phở, và vài ngày anh lấy một lần, bảo quản lạnh.

https://c1.staticflickr.com/5/4273/34948997806_5fc38678d1_z.jpg

Anh chủ quán và đám khách Việt từ phương xa.

https://c1.staticflickr.com/5/4200/34601229210_4f1576c72a_c.jpg

Chitto
19-06-2017, 23:35
Ăn no xong, chúng tôi lê bước về khách sạn nghỉ một lúc. Giấc ngủ lúc này thật ngon.

Nhiều người nói về việc chịu ảnh hưởng độ cao của La Paz. Các trận bóng tổ chức ở La Paz luôn đem lại chiến thắng cho đội chủ nhà, chủ yếu vì đội khách không chịu nổi không khí loãng và độ cao nơi đây, nhiều cầu thủ nước ngoài phải ra sân bằng cáng với lỗ mũi chảy máu.

Tuy nhên chúng tôi đã loanh quanh trên độ cao 3000 - 4000m cả tuần nay rồi nên vẫn rât thoải mái. Chỉ là đi bộ nhiều lại nắng to nên cũng mệt, giấc ngủ rất say.

Từ tầng thượng của khách sạn

https://c1.staticflickr.com/5/4251/34178379033_7bbde57b1b_c.jpg

Chitto
25-06-2017, 15:38
Sau khi nghỉ một giấc buổi chiều, mấy đứa khỏe chân tiếp tục đi chơi quanh khu khách sạn, và hướng đến cái cáp treo đang treo lơ lửng ở đằng kia. Một số người mệt nên ở nhà.

Đi một lúc thì đến ga cáp treo, thấy người đến đó không có vẻ gì là dân du lịch cả. Đến nơi mới biết rằng đây là hệ thống cáp treo giao thông công cộng, có giá rất rẻ. Thế là 4 đứa nhảy lên ngay, bất kể đi đâu cũng được. Giữa thành phố mà có cáp treo để ngắm cảnh từ trên cao thì tuyệt quá rồi còn gì nữa.

Ga cáp treo của tuyến màu vàng. Sau mới biết đây chỉ là một ga trung gian, nằm giữa tuyến màu vàng này.

https://c1.staticflickr.com/5/4221/34948996416_23cc16ce07_c.jpg

Thành phố La Paz nhìn từ trên cáp treo

https://c1.staticflickr.com/5/4269/34989066055_85ecb3014a_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4225/34989045585_a3777cbf18_c.jpg

Chitto
25-06-2017, 15:41
Phía kia là Moon Valley, nơi có địa chất trông giống như kiểu trên Mặt Trăng, là một điểm du lịch

https://c1.staticflickr.com/5/4220/34178376443_5d5399227a_c.jpg

Những ngôi nhà bám vào sườn đá núi

https://c1.staticflickr.com/5/4252/34948991376_59dd96356c_c.jpg

Những ngôi nhà lô nhô ngay dưới chân

https://c1.staticflickr.com/5/4202/34178341943_4d6e9d673c_c.jpg

Chitto
25-06-2017, 15:43
Một con đường ngoằn ngoèo leo lên cao. Nếu đi xe ô tô sẽ phải leo những con dốc thẳng đứng ở cả ba phía của La Paz

https://c1.staticflickr.com/5/4227/34825528152_0a3bbc37cb_c.jpg

Nhìn về phía Bắc của thành phố

https://c1.staticflickr.com/5/4248/34948989876_05ce6814e7_c.jpg

Thành phố dưới chân

https://c1.staticflickr.com/5/4202/34948987446_988216caa6_c.jpg

Chitto
27-06-2017, 22:55
Khi cáp treo lên đến ga cuối ở trên cùng, chúng tôi từng nghĩ đó sẽ là một đỉnh núi cao. Chỗ này cao hơn trung tâm thành phố gần 400 m.

Nhưng bất ngờ là khi bước ra thì xung quanh là một khu phố rộng rãi tấp nập. Hóa ra trên này bằng phẳng đủ rộng để thành phố vươn lên và tiếp tục phát triển rộng ra.

https://c1.staticflickr.com/5/4228/34145983814_a33861c907_c.jpg

https://c1.staticflickr.com/5/4249/34948986836_cfe98a4d50_c.jpg

Từ đây nhìn xuống thành phố

https://c1.staticflickr.com/5/4246/34178370213_3f5dff34fa_c.jpg

Chitto
27-06-2017, 23:08
Panorama toàn cảnh La Paz từ trên cao

https://c1.staticflickr.com/5/4251/34178369903_3e7e84e8af_b.jpg

Đỉnh núi Illimani chìm trong mây ở phía Đông Nam có thể thấy rất rõ từ đây. Đây là đỉnh núi cao thứ hai ở Bolivia, cao khoảng 6500m. Từ đây có thể thấy ngọn núi phủ tuyết vĩnh cửu, đứng sừng sững như một vị thần bảo hộ.

https://c1.staticflickr.com/5/4201/34178368963_f033209494_c.jpg

Núi non trập trùng

https://c1.staticflickr.com/5/4220/34948981836_37db5c3574_c.jpg

Chitto
09-07-2017, 00:38
Một góc khác của thành phố, nơi bình nguyên cao hơn thành phố trải dài

https://farm5.staticflickr.com/4203/34825522502_d7481f7f40_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4225/34948976276_7117f3b5ca_c.jpg

Cầu thang dốc đứng dẫn xuống núi

https://farm5.staticflickr.com/4250/34178349013_7140027825_c.jpg

Chitto
09-07-2017, 00:41
Chúng tôi đã đứng ngắm thành phố trong ánh nắng cuối ngày, thực sự xúc động không biết nói gì hơn.

Ngọn núi tuyết phía xa hiện lên rõ mồn một.

Thành phố lên đèn

https://farm5.staticflickr.com/4250/34601231630_a77f45f7dc_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4272/34178348063_89e30e6807_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4227/34989047815_db04595885_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4247/34989047595_b543f3c2cb_c.jpg

Chitto
13-07-2017, 14:16
Sau khi từ trên đỉnh núi đi cáp treo về lại bến cũ, chúng tôi vẫn thấy tiếc rẻ, và làm một việc rất buồn cười là lại mua vé để đi lên đi xuống 1 lượt nữa để ngắm cho thỏa thành phố từ trên cao.

Được biết thành phố có 3 line cáp treo: Màu đỏ (hoàn thành 5/2014), màu vàng (9/2014) và màu xanh (12/2014), tức là chỉ vài tháng trước khi chúng tôi đến, cho nên trước đó các thông tin không giới thiệu mấy về hình thức tham quan thú vị này.

https://farm5.staticflickr.com/4222/34601230850_58a25a9725_c.jpg


Chia tay với cáp treo, chúng tôi đi bộ dọc theo con phố buổi sáng để về khách sạn, và dừng chân tại một quán ăn dọc đường giải quyết khâu bữa tối.

https://farm5.staticflickr.com/4197/34178346713_85e48b7b25_c.jpg

Chitto
15-07-2017, 08:42
Ngày thứ 13 của hành trình.

Chúng tôi có 1 ngày ở La Paz, và câu hỏi là sẽ làm gì. Đành rằng thành phố rất rộng và có nhiều điều chưa biết, nhưng cũng có những điểm đến thú vị hơn.

Lúc đầu chúng tôi nghĩ đến Moon Valley, là một thung lũng có địa hình lởm chởm được cho là giống trên Mặt Trăng, hay các hành tinh xa xôi nào đó. Tuy nhiên địa điểm mà chúng tôi hướng đến là Tiwanaku và Pumapunku, một khu di tích khảo cổ nổi tiếng cách La Paz khoảng 40km.

Nền văn minh Tinawaku (300 hoặc lâu hơn trước đó - 1100) không để lại các di sản kí tự nào: họ không có chữ viết. Cái tên gọi kia cũng chỉ là người Inca truyền miệng gọi lại, và người TBN ghi chép lại. Tiwanaku là tên khu di chỉ lớn nhất của họ, do đó trở thành tên chung của cả nền văn minh.

Trong khoảng 1000 năm đầu Công nguyên, người dân ở đây đã phát triển một hệ thống canh tác nông nghiệp chủ yếu là khoai tây với năng suất rất cao, mang lại nguồn lương thực dồi dào, do đó dân số và xã hội đã phát triển và họ đã xây dựng được những công trình từ đá khiến người đời sau phải kinh ngạc. Thậm chí có thuyết còn cho rằng các di chỉ tại Pumapunku phải do người hành tinh khác làm, vì nó chính xác một cách đáng kinh ngạc.

Giai đoạn Tiwanaku được cho là thời kỳ đồ đồng. NHưng thiết chế xã hội của văn minh Tiwanaku thế nào? Họ có vua không? có hình thành một vương quốc không? Hệ thống giao thương trao đổi thế nào?

Không ai trả lời được.

Họ cũng như các nền văn hóa kế tiếp không có chữ viết nên không lưu giữ đuọc lịch sử, chỉ còn đó các di tích làm bằng đá và đất nung rải rác còn lại mà thôi.

Chúng tôi mua một tour để có xe đưa đi và có hướng dẫn viên, bao gồm ăn trưa, mỗi người 300B.

Xe rời thành phố

https://farm5.staticflickr.com/4244/34601230520_53f407f599_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4198/34178339083_82927e9e20_c.jpg

Chitto
15-07-2017, 08:55
Dọc đường đi chúng tôi thấy có mấy người Quechua đang làm gì đó trên đồi. HDV nói rằng họ đang làm lễ cúng, một nghi thức cổ xưa của người Quechua, có từ lâu lắm rồi. Họ hiến tế những con llama con để cầu trời, cầu các vị thần ban phúc, hoặc chữa bệnh...

https://farm5.staticflickr.com/4200/34949732596_3804929c93_c.jpg

Nơi dãy núi xa kia, các vị thần có nghe thấy và chứng nhận cho họ không?

https://farm5.staticflickr.com/4227/34601897510_a8250b6e7d_c.jpg

Chitto
15-07-2017, 09:20
Nền văn minh Tiwanaku phát triển từ đầu công nguyên, và cái người ta biết nhiều nhất về xã hội của họ có lẽ là tôn giáo, vì công trình tôn giáo còn lại chính là khu di tích.

Người Tiwanaku phát triển quanh khu vực hồ Titicaca, và cũng như tất cả các nền văn minh quanh vùng về sau, họ coi hồ Titicaca là cội nguồn của dân tộc mình. Hồ là nơi các vị thần tạo ra đầu tiên, hoặc là nơi các vị thần sông, tạo ra con người. Người Tiwanaku tôn thờ một vị thần tối cao, tên vị thần đó là gì cũng không ai biết. Chỉ đoán rằng văn minh Inca kế thừa có lẽ đã tiếp tục tôn sùng vị thần này, với cái tên Viracocha. Dưới thời Inca, Viracocha là vị thần chủ, tạo ra thế giới và cũng sẽ hủy diệt thế giới, mà thần Mặt trời, Mặt trăng là con của Viracocha.

Có lẽ người Tiwanaku tin vào ba cõi: Trời (thiên đàng), Mặt đất, Lòng đất (địa ngục), điều đó thể hiện trong khu đền thờ còn lại của họ đến ngày nay.

Khu quần thể Tiwanaku được xây dựng trong khoảng năm 200 - 400 công nguyên. Có nhà khoa học còn sử dụng cách tính theo thiên văn, dựa trên các hình ảnh còn lại và cho rằng khu này xây từ 15.000 năm Trước công nguyên, nghĩa là trước tất cả các nền văn minh và di chỉ cự thạch con người từng biết. Tuy nhiên cách tính này bị phê phán rằng đã sai lầm.

Hình ảnh mô phỏng khu đền thờ Tiwanaku thời cực thịnh của nó trong nhà bảo tàng:

https://farm5.staticflickr.com/4221/34179111743_2299714bbe_c.jpg

Phía gần (phía Nam) được gọi là Akapana, là ngọn đồi cao khoảng 16m, được người Tiwanaku sử dụng và xây đá, gạch bao quanh tạo thành ngôi đền 7 bậc, hình chữ T. Trên đỉnh đền là một hố sâu xuống hình nhiều cạnh, ở chính giữa có một tượng đá. Có thể đó chính là tượng thần Viracocha. Đền cao này tượng trưng cho Trời, kích thước khoảng 250 x 200m.

Bên trên (phía Bắc) là khu Kalasasaya có tường đá vây quanh, tường cao 3-4m, nền đền cao hơn mặt đất khoảng 2m. Khu đền lại có một lớp tường ở giữa nữa. Trong đó ngày nay còn lại hai tượng đá, và nổi tiếng nhất là Cổng Mặt trời (Sun-gate). Khu này tượng trưng cho Mặt đất, kích thước khoảng 120x130m.

Phía bên phải Kalasasaya là một hố đào sâu xuống đất khoảng 3m, xung quanh ghép đá. Chính giữa hố cũng có một cột đá cao. Hố này tượng trưng cho địa ngục, kích thước khoảng 28x26m.

Ngày nay đồi Akapana đã bị hủy hoại rất nhiều, vì các tường xây gạch đã bị hỏng. Còn khu Kalasasaya với các khối đá lớn vẫn còn nguyên vẹn.

https://farm5.staticflickr.com/4293/35758533892_4da3e91996_c.jpg

Chitto
15-07-2017, 09:28
Bước vào khu di tích, từ xa đã thấy quả đồi Akapana:

https://farm5.staticflickr.com/4276/34857500171_d35de20bea_c.jpg

Trên đỉnh quả đồi này có khối đá lớn nhất khu di tích, nặng đến 65 tấn. Nhưng chúng tôi đã không đi lên xem được hết.

Những tảng đá rải rác từ bên ngoài, được thu nhặt lại trong quá trình khảo sát. Hãy để ý các khối đá này: chúng được tạo tác rất chính xác với các mặt, các cạnh vuông góc với nhau hoàn hảo, rất sắc cạnh và phẳng gần như tuyệt đối, tạo thành nhưng khớp nối chính xác. Mà chúng được tạo ra từ cách đây gần 2000 năm, với công cụ là đồ đồng, và đây là loại đá cực kỳ cứng, đến nỗi sau 2000 năm đá gần như không bị hủy hoại mấy.

Khối đá dựng đứng kia có một lỗ tròn cũng rất hoàn hảo. Công dụng của nó để làm gì thì cũng chưa được kết luận.

https://farm5.staticflickr.com/4220/34949732276_08712bcf5a_c.jpg

Ngọn đồi Akapana với phần tường đá ở chân còn lại.

https://farm5.staticflickr.com/4219/34857511081_790bd4799b_c.jpg

Chitto
15-07-2017, 10:02
Rồi chúng tôi đến gần đền Kalasasaya, khu đền có tường vây quanh bằng những khối đá lớn. Kalasasaya trong tiếng Quechua nghĩa là "Dựng bằng đá"

https://farm5.staticflickr.com/4201/34146732904_9fae25d5c1_c.jpg

Mặt trước của đền, có thể thấy rõ hai phần tường: Phần nhô ra phía trước được làm hoàn hảo với các khối đá nhẵn lỳ phẳng phiu, mặt tường hơi dốc vào trong; và phần lùi vào được làm kém hơn, tường thẳng đứng. Tường phần này có những tảng đá khổng lồ để nguyên khối, xen vào đó là các tảng đá nhỏ hơn.

Bức tường phía trước là một tuyệt tác nếu so với tuổi đời của nó: gần 2000 năm. Có 10 khối đá rất lớn cao 3-4m (không đều nhau) được mài phẳng các mặt, dựng hơi nghiêng vào trong. Và giữa chúng là các khối đá khác được ghép kín khít tuyệt đối, tạo thành một mặt phẳng hoàn hảo, đến mức các nhà kĩ thuật phải kinh ngạc: Độ phẳng này với kỹ thuật hiện đại cũng không dễ làm được, nhất là với loại đá cứng đến thế này.

https://farm5.staticflickr.com/4202/34179119683_8096ec1fa4_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4249/34179119853_7123097f6a_c.jpg

Hai phía của tường đá là hai phần thấp hơn, có máng thoát nước từ bên trong, vì bên trong nền được đổ cao ngang với phần tường thấp này. Có thể thấy phần mặt trước được làm rất chính xác, còn hai bên thì đá không được phẳng như vậy. Mặt trước tường đá quay ra phía Tây, chắc có vai trò rất quan trọng trong nghi lễ của người Tinawaku.

https://farm5.staticflickr.com/4273/34179119553_4878574d7b_c.jpg

Chitto
15-07-2017, 10:26
Theo suy đoán của các nhà khảo cổ, đền Apakana trên đồi cao dành cho các tư tế, thì khu Kalasasaya dành cho dân chúng tụ tập, nền đền tạo thành khoảng không gian rộng và phẳng.

Trong nhiều thế kỷ, các di vật trong nền đó đã bị di dời đi nhiều lần, thậm chí bị lấy đi, nên ngày nay rất khó suy đoán về vị trí gốc cũng như chức năng chính xác của nó.

Có hai pho tượng hiện đặt ở hai góc của nền đền Kalasasaya, HDV giới thiệu đó là tượng của thần Viracocha, được tạc từ khối đá nguyên. Một pho chôn chân dưới đất, một pho được đặt trên một nền đá. Cũng có thể đó là tượng của vị Đại tư tế. Tay của tượng cầm hai vật thiêng liêng: tay trái cầm 1 cái cốc cao tượng trưng cho nước thiêng, tay phải 1 cây gậy ngắn tượng trưng cho quyền lực, hoặc một vị thần khác. Trên thân tượng có rất nhiều các hình biểu tượng, mà nhiều nhất là hình con cá, tượng trưng cho hồ Titicaca.

Tượng chân chôn trong đất:

https://farm5.staticflickr.com/4203/34857510641_63f782ef7e_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4268/34857499781_16d057b627_c.jpg


Tượng đặt trên nền là thần Viracocha

https://farm5.staticflickr.com/4195/34989746325_c2c8a7db85_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4274/34857499191_cf1f4dbf51_c.jpg

rodavnk
15-07-2017, 23:24
đẹp quá cũng ước muốn một lần đến đây

Chitto
17-07-2017, 17:50
Di tích được nói đến nhiều nhất ở Tiwanaku có lẽ là "cổng Mặt trời" (Gate of the Sun). Đây là một cổng được tạc từ một tảng đá nguyên khối từ rất lâu, ước chừng 1500 năm trước. Cổng thực ra không lớn lắm, chỉ cao 3m và ngang 4m, lối đi chỉ vừa một người đi lọt.

Cổng nổi tiếng vì hình điêu khắc trên đó: được cho là tượng trưng cho kiến thức thiên văn, thời tiết của người Tiwanaku.

https://farm5.staticflickr.com/4199/34601894930_b38bd90630_c.jpg

Khi người châu Âu tìm đến đây, họ thấy cổng đã bị vỡ làm đôi: một vết vỡ chéo làm hai phần nghiêng vào nhau, muốn đổ. Về sau người ta đã gác lại hai phần dựa vào nhau và cổng còn đứng như đến nay.

https://farm5.staticflickr.com/4276/34949728316_8f94a24f4b_c.jpg

Phía trên cổng, chính giữa là hình một vị thần, có thể là thần Mặt Trời, hoặc thần Vũ trụ Viracocha (cái tên này của người Inca về sau). Xung quanh chia làm 3 hàng, gồm 48 ô vuông, mà người ta phân tích ra là có 32 hình mặt người và 16 hình đầu chim kền kền (condor).

Lúc này HDV nói nhiều lắm về ý nghĩa của các hình, và con số của các hình, nào là 12 hình hàng dưới tượng trưng cho 12 tháng, 30 hình tượng trưng cho 30 ngày trong một tháng... Tuy nhiên phải nói thật là tôi thấy những con số đó được đưa vào một cách cũng khá là tương đối. Có vẻ như các hình được khắc trên đó vẫn còn thiếu, vì ở cuối hàng có những hình còn có một nửa hoặc chưa hoàn chỉnh thì đã "hết đá". Phải chăng cổng này còn gắn kết với những công trình nào đó nữa đã hoàn toàn biến mất, và vì thế có thể người ta cũng chưa biết hết các ý nghĩa của các biểu tượng, hoặc đơn giản các biểu tượng chỉ có tính trang trí, sự gán ghép ý nghĩa cũng chỉ là suy luận mà thôi.

Dẫu sao đây cũng là di tích có tính biểu tượng cho một nền văn minh đã mất.

Ảnh chụp rõ hơn, ảnh trên mạng (http://nmai.si.edu/inkaroad/ancestors/beginningsoftheroad/tiwanaku.html), lúc chúng tôi đến ngược nắng nên không chụp chi tiết được thế này

https://farm5.staticflickr.com/4312/35846467811_4b004a3ba6_c.jpg

Chitto
17-07-2017, 18:05
Giữa sân còn có một bàn thờ bằng đá

https://farm5.staticflickr.com/4228/34989746025_918ed20b00_c.jpg

Có hai vòng tường đá và một số tượng đá còn sót lại, đều mang ý nghĩa thờ cúng. Những cột đá không phải là tượng thần, mà chỉ có một số biểu tượng

https://farm5.staticflickr.com/4226/34179112603_d7e29b4a60_c.jpg


Xung quanh là tường đá, có những tảng đá cao hơn nhô lên. Số cột đá cũng có ý nghĩa thiên văn nhất định, mà giờ tôi quên hết rồi.

Chitto
18-07-2017, 00:31
Mặt sau của đền Kalasasaya là một cổng đá chữ nhật với những bậc thang được đẽo gọt cẩn thận, hai bên có các trụ đá cao trấn giữ. Từ đây nhìn xuống một nền hố được đào sâu xuống mặt đất khoảng gần 3m, nơi tượng trưng cho địa ngục.

https://farm5.staticflickr.com/4227/34857498001_e13226bf39_c.jpg


Phần đền này giống như một bể bơi vậy, bốn phía xây đá thẳng đứng, cao bằng mặt đất và chỉ có một lối xuống. Ở giữa là một ô vuông có 3 cột đá, cây cột cao nhất gọi là cột Bennert, có khắc các hình bàn tay ôm lấy nhau, cao 7,5m. Có người cho rằng đây là biểu tượng cho thần Đất mẹ Pachamama. Tuy nhiên Pachamama là tên gọi của thời đại Inca, còn người thời Tiwanaku thờ ai, và tên là gì thì luôn là bí ẩn.

https://farm5.staticflickr.com/4244/34179118223_88ec354497_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4219/34179118133_e671fc092a_c.jpg

Chitto
18-07-2017, 08:39
Điều lạ lùng nhất chính là các bức tường vây quanh ngôi đền nửa chìm này: được dựng bằng đá, và xen vào đá là 175 khuôn mặt nhô ra nhăn nhó. Các khuôn mặt đá này không cái nào giống cái nào cả về kích thước lẫn cách thể hiện. Cứ như những người thợ đã lấy ngẫu nhiên các hòn đá và khắc gì họ thích lên trên đó. Có cái đội mũ, có cái không, thậm chí chúng không giống mặt người bình thường, và có thuyết cho rằng đó là khuôn mặt của người từ hành tinh khác.


https://farm5.staticflickr.com/4196/34179112353_222e2f0213_c.jpg

Qua thời gian nhiều thế kỷ, các hòn đá nhô ra bị bào mòn nhiều, nên nhiều mặt đã không còn nguyên dạng

https://farm5.staticflickr.com/4225/34826169522_5ce13fdaf3_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4274/34601890540_79e7b58f41_c.jpg

Chitto
18-07-2017, 08:46
Các khuôn mặt bị bào mòn, nhìn trực diện có khi rất khác với nhìn nghiêng, lúc rõ lúc mờ, lúc ẩn lúc hiện. Nếu nhìn thẳng có thể chúng sẽ chìm vào đá, khuất đi trong những bóng hình khác. Nhưng khi nhìn nghiêng chúng sẽ nổi ra rõ mồn một, như đang trò chuyện với nhau, rì rầm kể lại quá khứ một thời xa lắm.

Chẳng có khuôn mặt nào tươi vui, chúng đều thể hiện sự ngạc nhiên, buồn khổ, giận dữ, chịu đựng. Giống như những người bị chôn chặt vào tường chỉ còn lộ đầu ra vậy.

Những khuôn mặt này là của ai, phải chăng ngày xưa có một giống người đã nổi dậy chống lại uy quyền của các vị thần, và rồi chúng bị giam vào bốn bức tường này, toàn bộ thân thể bị chìm sâu, chỉ có cái đầu là nhô ra để chứng kiến thời gian dổi thay. Tất cả chúng đều hướng vào khối đá ở chính giữa, như bị khối đá đó trấn áp, phong ấn. Chúng cầu nguyện van xin, hay chúng căm hờn giận dữ, hay đau đớn tủi nhục, nào ai biết.

Tôi tưởng tượng nếu vào một đêm trăng có nhiều mây, khi ánh trăng thỉnh thoảng lộ ra rồi lại khuất đi, bước vào khu đền này, chắc có thể nghe được tiếng thở, tiếng nói, cái cựa quậy nhọc nhằn của hàng trăm con người đá bị chôn chặt trong các bức tường, chịu khổ đau và dằn vặt.



https://farm5.staticflickr.com/4228/34179112063_90f843aea0_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4268/34179117623_e3a2648133_c.jpg

Chitto
26-07-2017, 23:16
Nhìn từ ngôi đền chìm lên phía đền nổi ở trên

https://farm5.staticflickr.com/4197/34179117823_9e0189ec28_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4227/34857498001_e13226bf39_c.jpg


Ngôi đền Kalasasaya bốn phía là những khối đá rất lớn xen kẽ các tảng đá nhỏ hơn. Mỗi cạnh dài có 12 khối đá lớn, được cho là tính toán theo thiên văn và tương ứng với 12 tháng trong năm. Còn vô số các chi tiết khác nữa mang tính khoa học, mà giờ tôi cũng quên bớt rồi

Có những máng thoát nước được làm rất khoa học để nước không làm hỏng tường đá cũng như nền đất của đền. Tôi chỉ thắc mắc là không biết khi mưa nhiều thì cái đền nửa chìm kia có biến thành một bể nước lớn không, khi tất cả nước mưa đều dồn vào đó?

https://farm5.staticflickr.com/4252/34179111893_18662eace8_c.jpg

Chitto
26-07-2017, 23:32
Cách không xa Tiwanaku là khu Pumapunku. Puma là con báo, Punku là tòa cổng, nên Pumapunku là "cổng báo". Đây là cái tên Inca của công trình cổ đại trước thời Inca rất lâu.

Người Inca tôn sùng 3 con vật: Con kền kền làm chủ bầu trời, con báo làm chủ mặt đất, con rắn là bên dưới lòng đất. Họ cũng gọi phế tích ngôi đền theo tên loài báo, có lẽ vì trong tâm trí của họ, ngôi đền này dựng trên mặt đất nên người Inca đặt như vậy.

Khu phế tích này không quá lớn, nhưng trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của khảo cổ học: Nó được tạo ra để làm gì, tôn thờ vị thần nào hay có mục đích nào khác? Tại sao lại có những cấu trúc kì lạ như vậy ở đây, và kĩ thuật nào đã được sử dụng để tạo tác những khối đá kì lạ đến như vậy?

Ngay thời đại xây dựng của Pumapunku cũng không được thống nhất. Có thuyết nói là khoảng năm 500, có thuyết nói xa xưa hơn nữa.

Ở Pumapunku có khối đá lớn nhất dài hơn 7m, ngang 5m, dầy 1m và nặng đến nặng đến 130 tấn. Làm sao người cổ có thể di chuyến những khối đá lớn như vậy từ mỏ đá cách đến 10km, khi mà họ không có bánh xe, cùng lắm chỉ là các cây gỗ.

Bên cạnh đó, các khối đá ở Pumapunku được tạo tác vô cùng chính xác mà chỉ có thể hoàn thành với kỹ thuật rất cao. Có những hình chữ H bằng đá, các rãnh sâu thẳng với các lỗ rất nhỏ nhưng cực kỳ thẳng và xuyên qua đá cứng; những lỗ tròn tuyệt đối và nhẵn thín; các lỗ mộng hình ngôi sao, hình đa giác rất sắc cạnh trên đá cứng.

Nếu chỉ là những lỗ đục xuyên hoàn toàn qua đá thì còn có thể dễ hiểu hơn, còn ở đây lại chỉ là những lỗ hõm, mà các góc vuông tuyệt đối là điều cực kỳ khó làm ngay cả với các lưỡi mài, lưỡi dao hiện đại. Hãy tưởng tượng bạn phải đục vào đá một hốc vuông hoàn toàn, thì góc chỗ ba mặt phẳng chạm nhau làm thế nào để chính xác? Ngay cả các lưỡi cưa cũng không làmd được, chỉ có thể dùng tia laze hoặc các công nghệ cực kỳ hiện đại mà thôi.


Pumapunku với khối đá cực lớn ở giữa

https://farm5.staticflickr.com/4199/34826167362_7495871c13_c.jpg


Các nền đá nằm rải rác, ngày nay không thể biết nguyên bản ra sao, và không thể phục chế.

https://farm5.staticflickr.com/4224/34826167442_84f9f82dbb_c.jpg

Chitto
26-07-2017, 23:34
Các khối đá rải rác

https://farm5.staticflickr.com/4245/34179114933_9133d442ec_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4201/34179114733_9dc69aee58_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4225/34179115023_677a7135b4_c.jpg

Chitto
26-07-2017, 23:50
Chính vì sự chính xác đến kì lạ của các khối đá được tạo tác từ hàng nghìn năm trước ở Pumapunku, mà có nhiều người cho rằng người cổ đại đã phải có một công nghệ, kỹ thuật vô cùng cao, rất có thể đến từ người hành tinh khác. Và như vậy Pumapunku có thể là một điểm đánh dấu có ý nghĩa nào đó với nền văn minh ngoài hành tinh.

Tương tự, các hình vẽ khổng lồ trên sa mạc Nazca ở Peru cũng được cho là có thể đến từ nền văn minh ngoài trái đất.

Một số các hình tạc khắc vô cùng chính xác và tinh xảo từ hàng nghìn năm trước ở Pumapunku:

https://farm5.staticflickr.com/4320/36013409762_875ff5e546_c.jpg

Chitto
26-07-2017, 23:57
Chúng tôi rời Tiwanaku - Pumapunku khi chiều đã buông.

Đường về lại mênh mông theo dãy Andes. Từ nghìn năm xưa, khi những người cổ đại đã từng đến đây, bước đi, khai phá mảnh đất này, và để lại các di tích, chắc họ cũng đã từng đứng ngắm rặng núi xa phủ tuyết như chúng tôi bây giờ.

Nền văn minh Tiwanaku đã lùi vào dĩ vãng. Điều gì đã hủy diệt họ, khiến họ rời đi và không tiếp tục xây dựng nên những công trình kì lạ như thế nữa? Phải chăng khi các vị thần từ trời đã bay đi, khi mà thời tiết mùa màng không còn như trước, họ đã phải xa rời mảnh đất này...


https://farm5.staticflickr.com/4244/34826165352_439c03737f_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4221/34179114283_efb6e9d429_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4224/34826165232_4d4610803b_c.jpg

Chitto
27-07-2017, 00:00
Chúng tôi về lại La Paz khi hoàng hôn đã buông. Nhờ xe chở cả đoàn nên dừng lại ở chợ và mua được rau thịt.

Tối hôm đó chúng tôi đem số mì chũ mang từ nhà đi nấu một bữa no căng và hợp khẩu vị. Hotel này có bếp để nấu ăn, tuy không rộng rãi nhưng ấm cúng.

Vậy là kết thúc ngày thứ 13. Ngày mai chúng tôi sẽ rời Bolivia, một đất nước mà lúc đầu tưởng rằng không quá đặc biệt, hóa ra lại là nơi đem lại nhiều cảm xúc nhất trong cả chuyến đi.

https://farm5.staticflickr.com/4273/34179111263_ac7977f13f_c.jpg

Chitto
27-07-2017, 00:27
Ngày 14.

Buổi sáng chúng tôi chờ xe đã đặt đón từ khách sạn để đi Cochacabana bên bờ hồ Titicaca.

Hồ Titicaca là hồ nước ngọt cao nhất thế giới, ở độ cao gần 4000m. Diện tích hồ là hơn 8000km2, tức là rộng ngang với diện tích Hà Nội sau khi đã sát nhập Hà Tây. Đây là hồ rộng nhất Nam Mỹ, nằm giữa Bolivia và Peru.

Hồ không chỉ là nguồn sống quan trọng của hàng triệu cư dân quanh đó từ hàng nghìn năm, là một môi trường sinh thái quan trọng, mà còn có vai trò vô cùng thiêng liêng trong tâm linh của người dân Nam Mỹ.

Tên hồ Titicaca do người TBN ghi lại, có nhiều cách giải thích, trong đó cách được chấp nhận nhiều nhất mang nghĩa là "Con báo màu tối". Người Inca tôn thờ con báo như là hiện thân của các vị thần, và hồ này cũng được coi là một con báo khổng lồ.

Theo truyền thuyết cổ đại của người dân bản địa, hồ Titicaca là trung tâm thế giới. Vị thần Viracocha tạo ra thế giới, lấy hồ làm trung tâm. Đầu tiên thần tạo ra giống khổng lồ bằng đá, sau đó lại hủy diệt đi. Thần tạo ra con người, nhưng rồi lại làm một trận hồng thủy để diệt hết, chỉ để lại 2 người sống sót, và là thủy tổ của loài người ngày nay. Truyền thuyết này không tương đồng với rất nhiều huyền thoại khác.

Từ hai hòn đảo giữa hồ, Viracocha tạo ra hai vị thần là Mặt Trời và Mặt Trăng, đều sáng rực rỡ. Thần Mặt Inti Trời ghen tức với ánh sáng của Mặt Trăng nên đã ném bùn tro vào Mặt Trăng, nên Mặt Trăng bị mờ đi và yếu hơn, nên ban đêm tối hơn ban ngày. Mồ hôi của Mặt Trời tạo thành vàng, và nước mắt Mặt Trăng tạo thành bạc. Hai hòn đảo Mặt Trời và Mặt Trăng giữa hồ trở thành hai nơi rất thiêng liêng.

Người Inca đã tiếp nhận niềm tin này, và tạo dựng tôn giáo của họ, và có 4 vị thần quan trọng nhất: Viracocha là Thần tạo dựng thế giới, Nữ thần Cochamama là Đất mẹ, thần Mặt trời và Mặt trăng. Họ cũng cho rằng vị vua Inca đầu tiên Manco Capac được thần Mặt trời Inti vớt lên từ đáy hồ Titicaca, và đặt làm vua của cả vùng đất này.

Ngày thứ 14, chúng tôi rời La Paz trong thời tiết ảm đạm, mây mù mịt, chứ không nắng rực rỡ như hôm qua. Thần Mặt trời có vẻ không vui lắm khi chúng tôi rời Thủ đô thì phải.

https://farm5.staticflickr.com/4290/35910697305_477ac47080_c.jpg

Rồi chúng tôi thấy hồ Titicaca từ xa

https://farm5.staticflickr.com/4218/35101772383_099a93b336_c.jpg

Chitto
27-07-2017, 00:45
Xe chở chúng tôi đến một bến phà, nơi có hai bán đảo nhô ra gần nhau, chia hồ Titicaca làm hai phần, phía Bắc rộng hơn, và phía Nam nhỏ hơn. Cả hai bên bến đều thuộc Bolivia.

https://farm5.staticflickr.com/4231/35910697155_104841193b_c.jpg

Thị trấn bên kia hồ

https://farm5.staticflickr.com/4312/35910697065_169630a1e2_c.jpg

Cano chở người, và "phà" để chở xe ô tô

https://farm5.staticflickr.com/4308/35101772073_e3f77d5c0f_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4307/35101771983_2a67b2663f_c.jpg

Chitto
28-07-2017, 17:46
Những người dân bán hàng bên bến phà, chúng tôi cũng mua mấy thứ hạt ăn chơi.

https://farm5.staticflickr.com/4236/35101771903_580a0670f5_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4308/35910696625_b3fcbd5953_c.jpg


Có đôi chú llama rất dễ thương bên cạnh cái ghế hình chiếc thuyền bằng sậy

https://farm5.staticflickr.com/4256/35101772193_fb7e04429d_c.jpg

Chitto
28-07-2017, 17:47
Con đường lại chạy men bên hồ để đến thị trấn Copacabana

https://farm5.staticflickr.com/4217/35741082172_c335b7ddf7_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4298/35741081932_60441c227c_c.jpg

Chitto
28-07-2017, 17:58
Copacabana là một thị trấn nằm bên hồ Titicaca, là một điểm du lịch có tiếng ven hồ.

Tên gọi này được cho là từ tên vị thần Sinh sôi, Phì nhiêu, thần làm cho đất đai màu mỡ Kotakawana. Đây là vị thần vừa nam vừa nữ, vì vậy mới đem lại sự sinh sôi nảy nở. Thần cũng được sinh ra từ hồ Titicaca, và thị trấn này là nơi có đền thờ thần.

Những người TBN khi xâm chiếm đã gọi tên thị trấn theo vị thần nơi đây, phiên âm thành Copacabana. Ngôi đền thờ bị phá bỏ để dựng lên nhà thờ, mang tên Đức Mẹ. Nhà thờ nơi đây được coi là thiêng liêng, và cũng là điểm hành hương của những người mộ đạo, và được phong Vương cung thánh đường (basilica).

Chúng tôi đến thị trấn khi đã sang chiều, sau khi lấy phòng nghỉ thì nắng đang rực lên sau cơn mưa.

Từ cửa sổ trên tầng hostel, ngôi thánh đường quét vôi trắng nổi bật lên ở phía xa.

https://farm5.staticflickr.com/4280/35741081772_8e5124f84b_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4295/35741081612_4a51234c7f_c.jpg


Ở bên gần hồ là một ngọn đồi cao mà người Bolivia theo Công giáo, coi ngọn đồi đó giống như đồi Calvary (đồi Sọ, nơi chúa Jesus bị đóng đinh) nên hành hương về đây cúng tế.


https://farm5.staticflickr.com/4214/35522764560_7a8b6b20ba_c.jpg

Chitto
28-07-2017, 18:19
Buổi chiều, chúng tôi lang thang trong thị trấn, có vẻ không phải mùa du lịch nên vắng vẻ và bình yên. Những áng mây chiều kéo từ núi về phía hồ, tối sẫm một góc.

https://farm5.staticflickr.com/4217/35741081382_2d66f4bfe3_c.jpg

Nhà thờ Copacabana được dựng trên một đồi thấp giữa thị trấn, trên nền một bàn thờ thần cổ của người Inca. Đây là nơi linh thiêng bậc nhất của Bolivia, nơi có hai ngôi đền thờ quan trọng trong tín ngưỡng Inca và Kito giáo.

Đức mẹ là Thánh quan thầy của Bolivia, và nhà thờ được dựng từ thế kỷ 16 này cũng mang tên Vương cung thánh đường Đức Mẹ Copacabana, nên rất được tôn sùng.

Đi vào nhà thờ Trắng, nơi có sân rộng và những công trình với kiến trúc rất đẹp. Cổng bên chóp tam giác và mái vòm khảm gạch men xanh

https://farm5.staticflickr.com/4260/35522764430_6687e084b4_z.jpg

Ba cây thánh giá dưới một mái vòm trắng. Ba cây thập giá tượng trưng cho khi Jesus bị đóng đinh, thì hai bên trái phải cũng có hai tử tội bị đóng lên thập giá. Một người đã cười nhạo, còn một người đã tin theo Jesus và được lên thiên đường. Cây thập giá của Jesus ở giữa cao nhất.

https://farm5.staticflickr.com/4325/35741081122_552bbf56d6_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4216/35741080852_29a5c38149_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4313/35870242736_5dd78ba74d_c.jpg

Chitto
28-07-2017, 18:20
Bên trong lại là những tuyệt tác bằng gỗ.

Nhà thờ được dựng từ thế kỉ 16, trong đó có bức tượng Đức Mẹ Copacabana được coi là linh thiêng bậc nhất của Bolivia. Bức tượng được đeo các trang sức vàng bạc từ nhiều thế kỷ trước. Năm 2013 kẻ trộm đột nhập và lấy cắp các trang sức bằng vàng bạc, nên pho tượng gốc được cất kĩ, chỉ còn lại phiên bản ở bàn thờ chính.

Khu vực này cấm chụp ảnh, nên những bức ảnh này là chụp lén.

https://farm5.staticflickr.com/4303/35741080252_cd2470d126_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4218/35741080562_8e7c057bf4_c.jpg

Chitto
30-07-2017, 14:45
Buổi trưa chúng tôi ăn ngay gần chỗ nghỉ. Đây là thị trấn du lịch nên có các quán ăn và giá cả cũng hợp lý.

Sau khi thăm nhà thờ, lại lang thang ra phía bờ hồ Titicaca. Thị trấn này là nơi có các tour đi đảo Mặt Trời, Mặt Trăng, là những nơi thiêng liêng của người Inca. Tuy nhiên thời gian chúng tôi không phù hợp (Chiều hôm trước đến, trưa hôm sau đi) và trong lịch trình có đảo Taquila nên đành bỏ qua hai hòn đảo quan trọng này.

Chiều trong thị trấn, vắng vẻ, bình yên.

Cạnh nhà thờ là một quảng trường nhỏ, có những giống cây mà cành thì chi chít dày đặc:

https://farm5.staticflickr.com/4242/35101770803_1d2b85f47a_c.jpg

Một căn nhà cũ, với khung cửa đá rất đẹp. Ngày xưa chắc đây cũng phải là của nhà nào giàu có lắm

https://farm5.staticflickr.com/4241/35522763400_6dd6589032_c.jpg

Một khu nhà đang xây kiểu phong cách cổ tích, không biết sẽ là khách sạn hay gì đây?

https://farm5.staticflickr.com/4208/35522763200_6c9c9bd7ab_c.jpg

.
.
.
Và buổi chiều, nhìn về phía hồ thì rất là buồn

https://farm5.staticflickr.com/4206/35101770663_7602a0301f_z.jpg

Chitto
30-07-2017, 15:01
Toàn cảnh bến thuyền của Copacabana, có rất nhiều cano, và những thuyền dành cho du khách. Trông cũng không khác gì bến đậu thuyền của một nước phát triển, chỉ có những chiếc cầu cảng là đóng bằng gỗ ọp ẹp, treo đầy lốp xe...

https://farm5.staticflickr.com/4301/35522763090_14e0674d75_b.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4216/35522762840_1442e8666c_c.jpg


Đó là buổi tối khiến tôi có nhiều cảm xúc buồn nhất. Trong khi bạn đồng hành đã đi về, tôi ra một cầu thuyền và ngồi tại đó, không biết bao lâu. Có lẽ 1 hoặc 2 giờ. Từ đó nhìn ra hồ đang tối sẫm lại, về phía bờ đang lên đèn. Một mình, tách biệt khỏi cả hai thứ đó. Lấy cuốn sổ nhỏ và bút chì ra viết. Bóng tối nên không nhìn thấy gì, cứ viết theo thói quen, theo cảm nhận trên trang giấy mà thôi.

"Đang ngồi trên cầu thuyền ra hồ Titicaca trong chiều tắt dần. Buồn thê lương, với không gian đọng lại, chỉ còn ta với ta. Lúc này thấy nhớ tất cả. Dường như tất cả mọi ngày dồn lại nơi đây. Có ai không, lạnh, nhưng tự tại. Chỉ mình mình, hiểu, thậm chí không hiểu mình muốn gì....

...Giá mà thời gian dừng lại mãi thế này. Để không còn phải suy nghĩ, không còn phải ưu tư lo lắng, không còn phải yêu thương oán giận, không còn phải chờ đợi, không còn hạnh phúc, không còn khổ đau, không còn nỗi nhớ, không còn mai sau."


https://farm5.staticflickr.com/4279/35741078842_cd8acee66e_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4292/35101770223_1235e64a38_c.jpg

Chitto
30-07-2017, 15:07
Buổi tối chúng tôi tản mạn ăn theo ý mình, giờ tôi cũng không nhớ nổi là ăn gì nữa.

Chiều rồi tối xuống khá lạnh, gió thổi từ hồ và độ cao 4000m làm chúng tôi phải khoác áo đội mũ đầy đủ.

Ở gần bến xe là một khu bán đồ ăn đêm, với mấy món bánh gì đó, trứng tráng nữa. Chúng tôi cũng thử mỗi người một ít. Là lạ nhưng không ngon lắm. Nhìn thấy có cả quán ăn Thái ở đây nữa, nên hẹn trưa mai sẽ ra đây ăn.

Rồi thấy mấy bà bán đồ nướng đêm, tôi nhớ ra vẫn còn mấy con mực. Câu chuyện nướng mực bị cháy ở Rio lại trở thành chủ đề để cười rôm rả. Tôi chạy về lấy mực khô ra. Nhưng vì bất đồng ngôn ngữ, chúng tôi không thể nào diễn tả cho bà bán hàng ý muốn: thuê cái bếp để nướng đồ của mình.
Sau may có một ông già quét vệ sinh đứng cạnh có biết chút tiếng Anh, thế là nhờ ông nói hộ. Lúc đầu bà bán tưởng chúng tôi muốn dùng cái chảo của bà, nên giãy nảy lên ý rằng không được rán đồ của chúng mày trên chảo của tao. Sau phải dùng đủ mọi cách thể hiện mới thuyết phục được.

Thế hí húi nướng mực, khi được thì chia cho bà bán cùng ông già đã giúp. Họ nếm thử rồi thể hiện thích thú, nhưng tôi đoán là họ cũng chẳng thấy ngon gì đâu. Có phải ai cũng nhai được mực khô nhà ta đâu.

Nướng hết chỗ mực rồi mua bia đem về phòng. Tối đó chúng tôi có một bữa nhắm xa quê nhớ nhà !!!

https://farm5.staticflickr.com/4325/35101770093_319cddfa97_c.jpg

Chitto
02-08-2017, 09:00
Sáng hôm sau, mọi người lang thang trong thị trấn, đi dạo ven bờ hồ.

Còn tôi trèo lên đỉnh đồi Calvary, vì từ đây có thể nhìn ra toàn cảnh hồ Titicaca.

Có hai đường lên, một từ ven hồ một từ trung tâm thị trấn. Tôi đi theo đường từ ven hồ.

https://farm5.staticflickr.com/4232/35101769543_4a0c06a0de_c.jpg

Hai con đường rồi cũng lên cùng một điểm là cây thập giá bằng đá. Từ đây leo bậc thang, và được coi như diễn tả lại hành trình khổ nạn của Chúa Jesus. Đầu đường là bức tượng Chúa vác thập giá, đằng sau là nhìn xuống hồ

https://farm5.staticflickr.com/4322/35741076962_874f212b35_c.jpg

Có những góc ngồi nhìn ra hồ tuyệt đẹp, điểm hoa vàng

https://farm5.staticflickr.com/4318/35910693585_0e13f8758d_c.jpg

Chitto
02-08-2017, 09:03
Hoa vàng hồ xanh thẫm dưới nắng của ngày mới

https://farm5.staticflickr.com/4282/35779106091_b64b3ca446_c.jpg

Bậc thềm với cây thập giá này đánh dấu điểm cao nhất của đồi. Từ đây còn một đoạn nữa là nhìn ra toàn cảnh hồ. Phía sau là một loạt các bàn thờ tưởng niệm Jesus. Cũng có quá nhiều người "đánh dấu" lên cái tượng đài này

https://farm5.staticflickr.com/4320/35522759910_42f6ff3995_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4253/35741076502_6b7e6b78aa_c.jpg

Chitto
02-08-2017, 09:07
Toàn cảnh hồ khi đứng trên đỉnh đồi Calvary

https://farm5.staticflickr.com/4302/35741076052_b70780c5bd_b.jpg

Mỏm đá cao cuối cùng của đồi

https://farm5.staticflickr.com/4217/35779111031_01a1f1f344_c.jpg

Con người nhỏ bé trước thiên nhiên

https://farm5.staticflickr.com/4215/35779110771_d118e316f1_c.jpg

Tôi cũng muốn có ai đó chụp cho mình thế này mà không có ai cả, mà cũng không thích nhờ

https://farm5.staticflickr.com/4293/35779110851_6349b27353_c.jpg

Nên đành tự sướng thế này vậy

https://farm5.staticflickr.com/4284/35741076452_c8b28760c1_c.jpg

Chitto
02-08-2017, 09:22
Một người phụ nữ làm đỏm để chồng chụp ảnh, bà cười rất rạng rỡ, và hơi xấu hổ một chút khi thấy tôi cũng muốn chụp bà. Nhưng bà cũng rất vui vẻ cười khi tôi cười chào, và xổ ra một tràng thứ tiếng tôi chiụ chết, là tiếng Quechua chứ không phải tiếng TBN - mà tiếng TBN tôi cũng chịu.

https://farm5.staticflickr.com/4315/35779110711_0267cfb4b3_c.jpg


Gần đỉnh đồi có mấy sạp bán hàng, họ chưa mở hết có lẽ vì buổi sáng ít khách, chiều mới đông hơn.

Và đây là những thứ họ bán: Những căn nhà giấy màu sắc sặc sỡ xinh xinh, rất đẹp. Lúc đầu tôi nghĩ là đồ thủ công cho trẻ con chơi cơ.

https://farm5.staticflickr.com/4208/35779110611_855bb5aeff_z.jpg

Nhưng nhìn lại kĩ hơn mới thấy còn rất nhiều tiền giấy in ! Hóa ra đây là đồ vàng mã và tiền âm phủ, dùng cho cầu cúng và đốt cho người chết. Tập tục y như nhà mình vậy. Tôi xem những người đang "hóa vàng" thì họ cũng đốt hàng tập tiền mã này.

https://farm5.staticflickr.com/4259/35522757840_1e77023610_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4297/35910685505_51359ab2b2_z.jpg

Chitto
06-08-2017, 20:54
Tôi nhìn lại lần cuối đỉnh đồi Calvary. Cũng như tất cả các điểm đến trong hành trình này, không biết có bao giờ quay lại nữa không. Nếu có quay lại đây, chắc tôi cũng đã lười và ko dễ để trèo lên các bậc đá đó nữa. Tôi cũng không có đức tin Kito để có thể hành hương lên đây lần nữa.

https://farm5.staticflickr.com/4297/35522757510_bf3ff8d67d_c.jpg

Và nhìn mặt hồ từ trên cao lần cuối

https://farm5.staticflickr.com/4278/35779110351_5f99a194f3_c.jpg

Thị trấn Copacabana với nhà thờ Trắng ở giữa

https://farm5.staticflickr.com/4290/35522757690_7e61df0df3_c.jpg

Chitto
06-08-2017, 20:59
Trưa đó chúng tôi ăn ở quán Thái gần chỗ xe sẽ đón. Kéo hết đồ đạc ra đây, chúng tôi ăn cũng vội vã vì không có nhiều thời gian.

Tuy thế vẫn còn thời gian, tôi đổi hết tiền của cả đoàn sang tiền Perú, vì từ đây sẽ không dùng đến tiền Bolivia nữa.

1h chiều xe chạy, chẳng mấy chốc đưa chúng tôi đến biên giới Bolivia - Peru.

Đây là cái cổng ngăn cách giữa hai nước. Cái cổng vòm đá này là đặc trưng kiến trúc của vùng này. Sang bên Peru gặp nhiều hơn.

https://farm5.staticflickr.com/4253/35522749320_454444aa30_c.jpg


Sát biên giới là một nhà thờ nhỏ, chúng tôi không vào. Vậy là từ biệt đất nước Bolivia tươi đẹp. Trong hành trình ban đầu chúng tôi không nghĩ Bolivia thú vị đến vậy, nhưng đi rồi mới biết nơi đây để lại quá nhiều cảm xúc và kỉ niệm.

https://farm5.staticflickr.com/4258/35522757210_fda6eba4b3_c.jpg

Chitto
06-08-2017, 21:02
Chào mừng đến với Perú úúúúúúúúúúúúúúú !!!

Cái biểu tượng Peru với chữ P xoáy tít kia gặp ở khắp đất nước này

https://farm5.staticflickr.com/4390/36258470532_1793a17b75_c.jpg


Nhìn lại Bolivia bên kia biên giới

https://farm5.staticflickr.com/4329/35522757030_bf90138c08_c.jpg

Chitto
07-08-2017, 22:37
Ngày thứ 15 của hành trình, chúng tôi đã sang đất Peru.

Peru đón chào với khung cảnh bình yên

https://farm5.staticflickr.com/4307/35910691615_310e70e62b_c.jpg


Nhưng lại cũng rộn ràng cùa một đám hội làng, hay là đám vui gì đó không biết nữa. Có cả sân khấu ca nhạc nha

https://farm5.staticflickr.com/4210/35522756550_77a80c73d0_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4301/35522749720_b213967268_c.jpg

Chitto
07-08-2017, 23:07
Xe dừng lại tại Puno, môt thành phố đông đúc bên bờ hồ Titicaca. Cũng phải lóc cóc khá lâu chúng tôi mới đến được nhà nghỉ đã đặt trước. Chỗ này trong ngõ hơi tối tăm, lại đúng lúc cơn mưa nên nước lênh láng khắp ngõ.

Nhà không được sạch lắm, có bếp, là nơi buổi tối chúng tôi sẽ phải làm bữa đánh chén.

Thế là tong tả ra chợ ở cách đó không xa. Trên đường ra chợ thấy cả cửa hàng điện thoại di động, có cả lịch của Viettel ở đó, vì Viettel đang liên kết và làm ăn ở đây.

Chợ Puno, rau củ thịt thà đủ cả.

https://farm5.staticflickr.com/4277/35910691525_bfa5c504bc_c.jpg


Trước lối vào chợ là bàn thờ Chúa màu sắc rực rỡ và nến cháy ngày đêm

https://farm5.staticflickr.com/4301/35779109821_54b94316c5_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4281/35522748820_2190d98057_z.jpg


Tối đó chúng tôi đánh vật với cái bếp, vì thiếu đồ dùng, thiếu nồi, bát đĩa. Nhưng dù sao cũng được một bữa ăn ngon lành với hương vị quen thuộc. Trời vẫn mưa nên ăn xong chẳng còn biết làm gì ngoài tắm rửa rồi đi ngủ sớm. Mấy cái khóa cửa phòng ở đây rất khó mở, làm mọi người đánh vật mãi...

Giấc ngủ đến ngon lành, ngày mai sẽ đi thăm hồ Titicaca...

Chitto
08-08-2017, 23:23
Ngày thứ 16

Sáng chưa đến 7h xe đã gom để ra bến tàu. Chúng tôi đặt trước một tour đi hồ Titicaca trong ngày hôm nay. Trong đoàn đi có một số sinh viên từ Nhật, một số người Âu, và Nam Mỹ. HDV người Quechua hướng dẫn cách nói một số câu bản ngữ, nhưng tôi vốn rất dốt ngoại ngữ nên mù tịt không theo được.

Thuyền rời bến Puno, rẽ sóng đi ra hồ, để đến thăm một trong những điều thú vị nhất: các đảo nổi Uros.

Uros là các đảo nổi bồng bềnh được tết bằng cây sậy của hồ Titicaca. Người Quechua từ hàng trăm năm trước đã biết bứt các cây sậy tươi, để nó khô rồi xếp chồng lên nhau tạo thành những bè lớn, dày khoảng 2m, kích thước mỗi chiều hàng chục mét. Các bè như vậy chịu được sóng của hồ, và có thể trôi nổi. Họ thường cắm những cây gỗ ở chỗ nước nông và neo bè lại. Trên bè họ dựng lều cũng bằng sậy, sinh hoạt ngay tại đó.

Hiện nay trên hồ có khoảng hơn 50 đảo, trong đó chỉ có một số dành cho du lịch, còn lại cắm sào ở khu vực khác, không tiếp đón du khách.

Mỗi thuyền du lịch thường cộng tác với một vài đảo nổi quen thuộc, đưa khách đến đó. Có những đảo lớn cho khách nghỉ lại qua đêm, dạng homestay. Các đảo nhỏ chỉ đến thăm rồi về.

Rời Puno trong buổi sáng mù mưa

https://farm5.staticflickr.com/4262/35522756210_d8ae2f8201_c.jpg

Bè sậy đơn sơ

https://farm5.staticflickr.com/4237/35779109731_589b8a4567_c.jpg

Còn đằng kia là cả một quần thể bè nổi làm du lịch: quạt gió tạo điện, mái tôn, bể nước...

https://farm5.staticflickr.com/4310/35779105321_ae0e72e093_c.jpg

Chitto
08-08-2017, 23:25
Hai bè nổi trên mặt hồ

https://farm5.staticflickr.com/4324/35522755720_14b3c1548d_c.jpg

Neo vào cây cọc cắm xuốngd đáy hồ

https://farm5.staticflickr.com/4305/35522748210_a35d0c411d_c.jpg

Trên bè, những cây sậy vẫn đang sinh trưởng

https://farm5.staticflickr.com/4208/35741073452_88c0194507_c.jpg

Một cái chòi quan sát tạo hình con chim rất hay

https://farm5.staticflickr.com/4208/35910691335_887a6b878b_c.jpg

Chitto
08-08-2017, 23:29
Thuyền chúng tôi ghé vào đảo này tham quan. Trên đảo có cả tấm năng lượng mặt trời.

https://farm5.staticflickr.com/4257/35779109331_2958731828_c.jpg


Mỗi đảo nổi - bè sậy nhỏ thường là một gia đình sinh sống, có vài túp lều và các vận dụng thiết yếu. Ngày nay thì không thể thiếu chỗ ngồi cho du khách và chỗ bán đồ lưu niệm.

Bà chủ nhà giới thiệu thao thao bất tuyệt bằng tiếng TBN, và HDV dịch ra tiếng Anh. Bà nói về cách làm các bè sậy, chế tác các con thuyền, hình đầu thú ở mỗi đầu thuyền, cách bắn súng săn chim, bắt cả, làm bếp, nấu nướng....

https://farm5.staticflickr.com/4254/35779105151_e33f819549_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4302/35779109291_7b80b31be2_c.jpg


https://farm5.staticflickr.com/4296/35779109021_4b28665b59_c.jpg

Chitto
14-08-2017, 19:50
Tuy không lên được đảo Mặt trời, Mặt trăng, nhưng chúng tôi dành thời gian ghé thăm đảo Taquile nằm ở giữa hồ Titicaca.

Hòn đảo nhỏ nhưng trên đó có đầy đủ các đặc trưng của người Quechua: nông nghiệp, chăn nuôi, nghề dệt, thủ công nghiệp. Chúng tôi đã có một buổi đi bộ trong cái nắng trên độ cao 4000m, băng ngang qua đảo từ bến thuyền đầu này sang đầu kia.

Đảo Taquile từ đằng xa

https://farm5.staticflickr.com/4280/35779105011_ae955a4515_c.jpg

Cập bến và đi bộ dọc theo con đường lát đá trên đảo

https://farm5.staticflickr.com/4321/35779108961_56e4e062da_c.jpg

Những cánh cổng đá ở đây được làm rất khéo, chỉ là một vòm đá mỏng, điểm hình những đầu người Quechua đội mũ

https://farm5.staticflickr.com/4212/35779104901_6a0e242cb8_z.jpg

Chitto
14-08-2017, 19:52
Đường đá đi men qua cá sườn đồi trồng cây, được ngăn bởi các bờ rào đá, đôi lúc khiến tôi nhớ đến Hà Giang...

Thỉnh thoảng có một đàn cừu được thả bên đường, có người ngồi trông. Chỉ không thích là khi giơ máy chụp ảnh thì họ lại giơ tay xin tiền, cảm giác bị thương mại quá mức

https://farm5.staticflickr.com/4258/35522754970_ecb3968a1b_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4266/35522747760_f8a330083c_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4253/35741067432_86a94f7b7c_c.jpg

ThuanRon
16-08-2017, 17:16
Rất cám ơn bài viết của chủ topic. Em đang đợi bài viết từng ngày để còn lần theo footprint cho chuyến đi của em sắp tới :D

Chitto
20-08-2017, 19:43
Sau một hồi lang thang thì chúng tôi đến quảng trường ở giữa đảo. Nơi đây có một nhà thờ và một số tòa nhà công cộng. Đây là nơi diễn ra các lễ hội của đảo, nơi bán hàng, và là nơi du khách nghỉ ngơi.

Từ đây nhìn xuống mặt hồ xanh ngắt bên dưới và bờ hồ bên kia, cũng thuộc Peru.

Lối vào quảng trường

https://farm5.staticflickr.com/4298/35522754430_a7eb617179_z.jpg

Quảng trường với hai cổng vòm bằng đá:

https://farm5.staticflickr.com/4232/35522754170_95b4fbcd36_c.jpg


Có một cái cột đánh dấu khoảng cách đến những nơi nổi tiếng khác trên thế giới và hướng đến đó. Cái kiểu này nhiều nơi có rồi. Hồi trước tôi cũng làm cho cái quán cafe một cái cột thế này.

https://farm5.staticflickr.com/4217/35522754320_06b09edef8_z.jpg

Chitto
20-08-2017, 19:47
Trưa, chúng tôi ghé một nhà hàng dành cho du khách, do nhà tour dẫn đến. Tiền ăn không nằm trong tiền tour, và mỗi người tự chọn một trong số 3 lựa chọn ở đây.

Trong lúc đó có một chàng trai Quechua biểu diễn các nhạc cụ truyền thống ở đây và hát mấy bài hát dân ca. Mọi người vui vẻ nghỉ ngơi, vì trời cũng khá nắng và nóng.

https://farm5.staticflickr.com/4278/35779108121_0cec418d8e_z.jpg

Từ căn nhà nơi ngồi ăn nhìn xuống làng, cảnh bình yên dễ chịu

https://farm5.staticflickr.com/4280/35522753800_2c91891dcd_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4328/35910683455_4ccd0c3356_z.jpg

Chiếc vòi nước cũng có một anh Quechua đứng gác thế này

https://farm5.staticflickr.com/4233/35910689105_953f0dd25e_z.jpg

Chitto
20-08-2017, 19:50
Đã đến lúc chúng tôi rời khỏi hòn đảo xinh đẹp giữa lòng hồ Titicaca, trở về với Puno và với hành trình còn tiếp tục trước mắt.

Từ trên làng, men theo các bậc đá, qua một cổng vòm đá, chúng tôi đi xuống bến thuyền ở bên kia hòn đảo so với bến thuyền lúc trước.

https://farm5.staticflickr.com/4311/35741071822_ab94f9571d_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4317/35910688885_a53d8d0051_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4208/35522746990_c9659aba79_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4209/35522753230_9eed12f479_c.jpg

Chitto
20-08-2017, 19:59
Chiều về trên hồ Titicaca, và con thuyền đưa chúng tôi quay lại Puno, lần cuối bồng bềnh trên mặt hồ huyền thoại.

Những lớp sóng do tàu tạo ra rẽ sang hai bên, lan mãi ra xa. Có lúc vượt qua những con thuyền nhỏ của người dân, khiến nó tròng trành. Những lớp lau dập dờn lùi lại, hồ dần lùi lại cho thành phố hiện ra rõ hơn, xấu xí hơn...

https://farm5.staticflickr.com/4304/35522753120_2439c8d72e_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4216/35522753040_c6920b2406_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4325/35910683115_9682d50de7_c.jpg

Chitto
23-08-2017, 23:38
Những con thuyền và đảo sậy lùi lại phía sau, thuyền quay về bến, bên bờ có một sinh hoạt cộng đồng gì đó có vẻ rất vui vẻ, mua bán, trò chuyện, tươi cười... và một lũ trẻ chơi bóng nhảy cẫng lên chào chúng tôi. Những hình ảnh cuối về hồ Titicaca trong tôi là vậy

https://farm5.staticflickr.com/4299/35910688065_54f0ce1186_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4215/35910682925_f3d7ca09bd_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4285/35522752520_1463f66e86_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4292/35910687655_0c8fcb09c8_c.jpg

Chitto
23-08-2017, 23:40
Bên bờ là ngọn hải đăng duy nhất mà chúng tôi nhìn thấy. Ờ mà phải gọi đó là "hồ đăng" chứ nhỉ. Ở đây có phải biển đâu.

Cây "hồ đăng" cũng là một điểm nhấn của thành phố Puno, vì đây là thành phố lớn nhất ven hồ, cũng là thủ phủ của vùng Puno rộng lớn của đất nước Peru.

https://farm5.staticflickr.com/4293/35910682695_d72960313d_c.jpg

Chitto
23-08-2017, 23:45
Buổi tối cuối ở Puno, chúng tôi lang thang trong thành phố, sau khi ghé một quán Tàu ăn cơm rang (thừa quá nửa).

Thành phố thuộc địa của Tây Ban Nha nên có những tượng đài, và các quảng trường phía trước các nhà thờ. Cảm giác lang thang tại một thành phố xa lạ, những người với ngôn ngữ khác, văn hóa khác, càng làm mình thấy hiểu hơn giá trị cuộc sống này. Hãy cứ sống đi, mỗi ngày đều là ngày mới. Đừng so sánh so kè gì nhiều. Người ta vẫn hạnh phúc theo mỗi cách riêng, đâu cần phải nghe người khác đánh giá mới thấy vui?

https://farm5.staticflickr.com/4320/35522752060_5e1af51f32_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4208/35910687365_9fb29c0639_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4207/35522746300_de176ffc32_z.jpg

Chitto
23-08-2017, 23:46
https://farm5.staticflickr.com/4298/35522746270_3110c743dd_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4316/35910687055_feba60d4c2_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4307/35522746140_9cde7fe152_z.jpg

Chitto
23-08-2017, 23:51
Con phố đi bộ của Puno vắng vẻ trong một buổi tối mùa đông ở độ cao 4000m này.

Chúng tôi dạo một lúc, mua một vài đồ lưu niệm nhỏ nhỏ, có người mua được khăn len dệt từ lông llama. Tôi cũng mua một món đồ lưu niệm ở đây.


https://farm5.staticflickr.com/4208/35910686795_db7988735e_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4302/35870242946_7b21a8e483_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4265/35910682385_16b49fb4f7_z.jpg

Trai_lang
08-09-2017, 20:25
tiếp đi bác............đang hóng :D:D:D

Chitto
10-09-2017, 01:33
Ngày thứ 17

Sáng dậy sớm pack đồ, ăn sáng đồ còn từ tối hôm trước. Chúng tôi ra taxi đi Juliaca, một thành phố nhỏ cách Puno một giờ đi xe. Nhưng lái xe không biết đường nên đi lòng vòng mãi mới đến nơi.

Sân bay Juliaca bé tí, còn không có màn hình chiếu các chuyến bay nữa. Chuyến bay từ Juliaca đến Cusco chỉ khoảng 1 giờ, chuyến bay ngắn của hàng không Peru không cho ăn gì ngoài hai cái kẹo !

Chỉ một tẹo là hạ cánh xuống sân bay, rồi lại đi taxi về hostel đã đặt. Đó là một ngôi nhà 3 tầng mà chủ là một người phụ nữ vui vẻ phúc hậu. Bà quản lý nhà và cùng chung với một người khác, nhưng bà ở đây là chính. Ngoài cổng luôn khóa nhưng nhấn chuông là có người mở.

Chúng tôi lấy một phòng 5 trên tầng cho nữ và một phòng 4 cho nam ở ngay tầng 1, bên cạnh quầy tiếp tân. Bà chủ nhà rất nhiệt tình chỉ dẫn: nào là nơi ăn, nơi có cửa hàng giặt, đường đi lối lại...

Lúc đến nơi cũng đã chiều, chúng tôi ra quán ăn Tàu đánh chén một bữa...

Chitto
29-09-2017, 18:10
Chúng tôi đã đi trên vùng đất của đế quốc Inca từ lâu rồi, từ tận Boliviar kia. Nhưng từ đây trở đi, hành trình mới gắn với dấu tích Inca rõ nét. Vì thế để hiểu hơn về hành trình, có lẽ cũng nên nói sơ lược về lịch sử của nền văn minh này.

Từ rất lâu rồi trên vùng đất Nam Mỹ, dọc dãy Andes đã có nhiều bộ tộc sinh sống, và có lúc thành lập được những vương quốc có khả năng tập trung dân cư cao, tạo tác các công trình lớn, như Tiwanaku, Pumapunku mà chúng tôi đã từng đến thăm.

Tuy nhiên đến thế kỷ 15 thì một thể chế mới lớn mạnh hơn tất cả, bao trùm toàn bộ vùng dãy Andes và để lại vô số thành quả trong xây dựng, khoa học, y tế, chế tác, thiên văn, toán học,...., chỉ trừ chữ viết: nền văn minh của đế chế Inca.

Trong số rất nhiều ngôn ngữ của các bộ tộc ở vùng Andes, ngôn ngữ Quechua phổ biến hơn cả, và nhiều bộ tộc sử dụng nó như ngôn ngữ chính thức, Quechua là cách gọi chung của những người cùng nói thứ ngôn ngữ này. Như vậy những "người Quechua" không nhất thiết cùng dân tộc, nhưng có chung ngôn ngữ, và có trước Inca rất lâu.

Trong tiếng Quechua, Inca có nghĩa là "thủ lĩnh", "vua" thực tế không dùng để chỉ đế quốc nói chung, mà chỉ là nhóm người thống trị, tức là bộ tộc của vị vua mà thôi. Nhưng người TBN khi xâm chiếm Nam Mỹ đã dùng từ này để chỉ cả đế quốc, và dần trở thành chính thống.

Người Quechua, Inca không có chữ viết, nên những gì người TBN dùng gọi họ, trở thành chính thống như thế đó.

Chitto
29-09-2017, 18:55
Nền văn minh quanh dãy Andes được coi là nền văn minh thuần khiết, không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nền văn minh nào khác, có lẽ bởi sự biệt lập về địa lý của vùng này.

Từ thế kỷ 12, 13, có một bộ tộc định cư tại thung lũng mà sau này mang tên Cusco, và phát triển lên thành một lãnh địa với khoảng hơn 10 nghìn dân. Vào khoảng năm 1438, thủ lĩnh của bộ tộc vùng Cusco nổi lên lãnh đạo quân đội chiếm lĩnh các vùng đất xung quanh, và nhanh chóng thống trị cả một vùng đất rộng lớn. Vị thủ lĩnh đó tên là Pachacuti, và được gọi là Sapa Inca (sapa = tối cao, Inca = thủ lĩnh). Pachacuti được cọi là vị Vua chính thức đầu tiên của đế chế. Bộ tộc vùng Cusco của ông được người dân tôn trọng gọi là Inca.

Trong thời kỳ bành trướng mở rộng, từ vùng Cusco, đế chế lan nhanh ra khắp dãy Andes, và vào thời kỳ đỉnh cao có đến hơn 10 triệu dân.

Các vị Sapa Inca - nắm quyền thực tế - lần lượt là:
1. Pachacuti (1438 - 1471): vua lập quốc, xây dựng Cusco và Machupichu
2. Túpac Inca Yupanqui (1471 - 1493): xây dựng Choquequirao
3. Huayna Cápac (1493 - 1525)
4. Huascár : (1525 - 1532) con cả của Huaya Cápac, làm vua ở Cusco, bị em trai giết
5. Tópa Huallpa: (1525 - 1533) con thứ của Huaya Cápac, chiếm ngôi của anh, bị người TBN giết

Sau đó người TBN thống trị, nhưng một hậu duệ Inca trốn đi và cố giữ một thời gian nữa

6. Tópa Huallpa (1533) xây dựng Vilcabamba

Sau đó người TBN lập lên 4 vị Sapa Inca bù nhìn để dễ cai trị, từ 1533 đến 1572 thì chấm dứt.

Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các vị vua chúa trên đời, muốn được thể hiện rằng mình chính thống, và có dòng dõi từ thần thánh, các vị Sapa Inca tạo dựng lên một huyền thoại về dòng dõi của mình, coi mình là thần thánh.
Theo huyền thoại đó thì vị Sapa Inca đầu tiên là Manco Cápac, là con trai Thần Mặt trời Inti.

Và như thế dòng dõi của các Sapa Inca là:

00. Viracocha: Thần Sáng tạo thế giới: tạo ra Mặt trời - Mặt trăng
0. Inti: Thần Mặt trời
1. Manco Cápac : con trai thần Mặt trời, lấy Mama Ocllo là con gái thần Mặt trăng
2. Sinchi Roca
3. Lloque Yunpanqui
4. Mayta Cápac
5. Cápac Yupanqui
6. Inca Roca
7. Yahuár Huacác
8. Viracocha (1410 - 1438)
9. Pachacuti
10. Túpac Inca
11. Huayna Cápac
12. Huascár
13. Atahualpa

Như vậy 7 vị vua đầu là huyền thoại, vị thứ 8 là cha của Pachacuti, là thủ lĩnh bộ tộc thực sự, được con trai - sau khi trở thành Sapa Inca - tôn phong lên, với tên gọi giống như Thần sáng tạo. Có lẽ đây là một cách để tôn vinh mình giống như thần Mặt trời vậy.

Như vậy người Inca tôn sùng Các vị thần, và coi Manco Cápac là vị vua đầu tiên trong huyền thoại. Còn vua thực tế đầu tiên là Pachacuti.

Lịch sử thực sự của đế chế Inca chỉ có khoảng 100 năm, từ 1438 đến 1533, nhưng lịch sử tiền Inca được lấy về từ thế kỷ 12.

Chitto
29-09-2017, 19:08
Từ vị vua đầu tiên đến vị vua cuối, đế chế Inca không ngừng được mở rộng thêm.

Tên trong tiếng Quechua của đế quốc này là Tawantinsuyu, nghĩa Bốn vùng đất, là bốn vùng lãnh thổ mà mà các Sapa Inca chiếm được. Bốn vùng này có góc chung duy nhất chính là thành phố Cusco - thủ đô của đế chế, cũng là nơi phát tích của đế chế.

Những người từ bộ tộc vùng Cusco đầu tiên của Sapa Inca được gọi là người Inca để phân biệt với người khác trong cùng đế quốc nhưng không cùng bộ tộc với vua. Tuy nhiên sau này chữ Inca được người TBN dùng chung cho cả đế quốc.

Trên bản đồ, điểm chụm của 4 màu (4 vùng đất) chính là thủ đô Cusco - cái rốn của thế giới.

https://farm5.staticflickr.com/4380/36680318404_b45f248622.jpg

Trên khắp đế quốc, một hệ thống đường sá được phát triển mạnh, nhưng chỉ là đường núi và do người chạy bộ, không dùng bánh xe, không dùng xe, và cũng không cưỡi súc vật để di chuyển.

Để thêm chi tiết, có thể đọc thêm các topic này:

Đi tìm đế chế đã mất - trang 11: https://www.phuot.vn/threads/326837/page11
Classic Inca Trail to Machu Picchu – Hành Trình Theo Chân Người Inca Xưa: https://www.phuot.vn/threads/342887

Chitto
29-09-2017, 22:00
Cusco là thành phố cổ nhất của Nam Mỹ, nằm ở độ cao 3400m. Một số nguồn nói rằng nơi này đã có người định cư từ 3000 năm trước, khảo cổ cho thấy các dấu tích định cư khoảng những năm 800.

Đến thể kỷ 12 - tương ứng với thời gian của vị vua huyền thoại Manco Cápac - thì Cusco trở thành một thành phố trung tâm của bộ tộc người sống quanh đó.

Cái tên Cusco nhiều cách giải thích. Có cách cho rằng đó là từ "Qosqo" trong tiếng Quechua nghĩa là cái Rốn, vì đây được coi là rốn của thế giới. Cũng có thuyết cho đó là từ "qusqu wanka" nghĩa là tảng đá của con cú, vì theo huyền thoại thì một vị á thần con của Mặt trời đã hóa thành con cú bay từ hồ Titicaca đến đây và hóa đá, dẫn đường cho Manco Cápac xây dựng thành phố.

Như vậy từ thế kỷ 12, Cusco đã là một khu dân cư tập trung. Và đến thời kỳ đế quốc Inca hình thành, Cusco là thủ đô của đế quốc, là trung tâm thế giới của người Inca, là nơi bốn vùng đất cùng tụ về. Cusco được cho là có hình con báo, con vật thần thánh. Ngôi đền thờ ở Cusco là quan trọng nhất, và cung điện các vị vua Inca cũng được xây dựng tại đây.

Trong 100 năm của đế chế Inca, Cusco là thành phố rất giàu có với rất nhiều vàng được sử dụng để trang trí trong các đền đài, cung điện. Sau sự kiện vua Atahualpa bị người TBN bắt và đòi chuộc bằng một căn phòng lớn đổ đầy đồ chế tác bằng vàng (ngập vàng cho đến bằng chiều cao mà tay của Atahualpa có thể với đến), và việc người TBN chiếm thành phố, thì vàng ở đây đã bị mang về châu Âu.

Người TBN quy hoạch lại thành phố, và xây dựng các công trình theo kiến trúc thuộc địa. Đền thờ chính bị chiếm làm nhà thờ, các tòa nhà mới xây trên nền các kiến trúc Inca. Nhiều con phố mới được quy hoạch, nhưng nhiều phố cũ vẫn được sử dụng.

Ngày nay Cusco là thủ đô lịch sử của Peru, là điểm buộc phải đến nếu muốn đến Machupichu, là thành phố di sản thế giới.

Chitto
29-09-2017, 22:04
Sau khi nhận phòng và nghỉ ngơi, chúng tôi đi bộ vào trung tâm thành phố. Khu bên ngoài này cũng bình thường, chưa có gì đặc sắc.

Dọc đường có một tượng đài ông nào đó người Châu Âu....

https://farm5.staticflickr.com/4405/36933036816_32e99f7782_c.jpg

Chúng tôi ấn tượng với cột đèn đường với biển chỉ dẫn được làm bằng sắt này: nó rất cầu kỳ và đẹp. Các cột đèn đường ở đây đều thế cả.

https://farm5.staticflickr.com/4430/37121748795_81170fd63c_z.jpg

Và ấn tượng với cả cô cảnh sát giao thông này nữa. Đến nỗi đồng chí này phải giả vờ hỏi đường để được đứng gần chụp ảnh một cách rất tự nhiên !!

https://farm5.staticflickr.com/4425/36979926241_2e29f96f9c_z.jpg

Chitto
29-09-2017, 22:10
Cái cổng đá chắn ngang đường này trở thành điểm đánh dấu mốc với chúng tôi rằng sắp trở về chỗ nghỉ: chúng tôi ở đây đến 4 đêm trong hành trình, ngôi nhà thân thiện, và thành phố đặc biệt không thể nào quên.

https://farm5.staticflickr.com/4405/36951113072_b724fff03d_c.jpg

Con đường dẫn vào trung tâm thành phố lát đá kiểu châu Âu cổ. Hai bên là các tòa nhà dựng trên móng đá từ hàng trăm năm trước. Nhìn vào trong, đây đều là các ngôi nhà cổ, nhưng được xây dựng rất chắc chắn vì nơi đây thường có động đất.

https://farm5.staticflickr.com/4355/36933036446_99f1614ed9_c.jpg


Đường dẫn đến một quảng trường nhó, cách quảng trường chính chưa đến trăm mét. Có thể thấy xa xa là triền đồi cao hơn, nơi được coi là đầu của con báo tạo nên hình dáng thành phố.

https://farm5.staticflickr.com/4353/36979926021_21e22c558d_c.jpg

Chitto
29-09-2017, 22:37
Có thể bắt gặp những khối nhà cổ ở đây còn giữ lại các dấu tích của người Inca. Ngôi nhà kia còn một khung cửa đá từ hơn 500 năm trước. Ngày xưa đó có thể là một công trình rất lớn, vì khung cửa khá cao, được ghép bởi những tảng đá xếp mạch thẳng và rất khít. Người Inca là những bậc thầy về xếp đá để chống lại động đất. Các bức tường, công trình đều có tường hơi thu vào khi lên trên, tạo độ vững chắc và khó đổ hơn.

https://farm5.staticflickr.com/4423/36979925831_71a129e3b8_c.jpg

Kiến trúc TBN vùng gần châu Phi có các ban công nhô ra ngoài khá đặc trưng.

https://farm5.staticflickr.com/4427/36951111372_cec827d230_c.jpg

Lại một quảng trường nhỏ nữa cạnh hai quảng trường kia

https://farm5.staticflickr.com/4401/36951110402_fc64496c19_c.jpg

Chitto
29-09-2017, 22:51
Chúng tôi đến làm việc với nhà tour đã liên lạc từ trước, về tour đi Machupichu.

Muốn đến Machupichu bắt buộc phải qua Cusco. Đây là nơi gần nhất có sân bay. Từ Cusco đi Machupichu có hai cách: phổ thông là đi bằng phương tiện giao thông đến chân núi Machu; và trekking đi đường núi và đến Machupichu từ trên núi. Nhưng dù đi theo cách nào thì cũng phải đi đến Ollantaytambo bằng đường bộ. Từ Ollantaytambo ai leo núi sẽ leo, ai không leo thì đi tàu hỏa dọc theo dòng sông. Một ngày có hai chuyến tàu lúc 8h sáng và 9h tối.

Việc di chuyển và lưu trú không đơn giản, nên chúng tôi quyết định mua tour. Với việc đi Machupichu trekking thì bắt buộc phải mua tour thì mới được cấp giấy phép. Đi cách phổ thông thì đa số cũng mua tour để có thể mua được vé tàu hỏa. Chúng tôi cũng đặt trước từ ở nhà và đến đây để xác nhận, và thanh toán tiền.

Theo kế hoạch, ngày đầu tiên chúng tôi ở Cusco, sáng ngày thứ hai đi Machupichu, ngủ đêm ở thị trấn dưới chân núi, ngày thứ ba lên Machu và trở về Cusco buổi chiều. Ngày thứ tư chơi quanh Cusco, ngày thứ năm rời đi Lima. Câu chuyện hay ho bắt đầu từ đây.

Con phố nơi nhà tour đặt văn phòng:

https://farm5.staticflickr.com/4362/36308991523_661dcd7d8f_c.jpg

Từ đây nhìn ra nhà thờ lớn và cổ nhất của Cusco:

https://farm5.staticflickr.com/4380/36308992243_dec4094e70_c.jpg

Chiếc xe chở du khách được thiêt kế giống như toa tàu điện

https://farm5.staticflickr.com/4387/36308948533_e6ef039ba2_c.jpg

Chitto
05-10-2017, 18:56
Việc gặp nhà tour mở đầu cho một chuỗi sự việc nho nhỏ đáng nhớ với chúng tôi.

Theo như kế hoạch đặt tour thông thường, 6h sáng hôm sau xe của nhà tour sẽ đón chúng tôi tại hostel và đưa đến trụ sở của PeruTrain, là công ty nhà nước, là đầu mối của tất cả những người đi Machupichu đường bộ. Tại đây sẽ có xe loại 50 chỗ chở đến Ollantaytampo, mất khoảng 1 giờ. Từ Ollantaytampo đón tàu hỏa lúc 8h sáng đi Machupichu.

Tuy nhiên mấy ngày này đã nảy sinh một sự kiện: đó là người dân bên đường quốc lộ từ Cusco đi Ollantaytampo biểu tình chống chính phủ, phản đối chính sách. Họ đã phong tỏa con đường bộ đến Ollantaytampo vào ban ngày, nên các xe to không thể đi được. Vì thế để tránh việc người dân chặn đường, Perutrain yêu cầu các chuyến xe từ Cusco phải xuất phát từ 3 rưỡi sáng, cố gắng đến sớm hơn trước giờ dân chặn đường.

Vậy là sáng hôm sau chúng tôi phải dậy và rời hostel từ 3 giờ sáng.

Sau khi trả tiền, nhận thông tin, kiểm đồ ăn, chúng tôi lại tiếp tục lang thang trung tâm Cusco.

https://farm5.staticflickr.com/4378/37121740625_abb10fafe6_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4393/36979924661_79467a453b_c.jpg

Chitto
05-10-2017, 19:21
Đi một chút là chúng tôi đến Quảng trường trung tâm của Cusco, nơi đẹp nhất và tập trung các công trình quan trọng nhất, cũng như đông du khách đi dạo nhất.

Xưa kia dưới thời đế chế Inca, quảng trường trung tâm gọi là Haukaypata, nơi cung vua Inca xây xung quanh. Người TBN khi xâm chiếm đã quy hoạch lại. Người TBN đã xây dựng tòa nhà thờ đầu tiên trên vị trí của cung vua Viracocha (cha của Pachacuti) - nhà thờ Triunfo (Iglesia del Triunfo) năm 1539, tức là 6 năm sau khi chiếm được thành phố. Sau này nhà thờ Chính tòa được dựng bên cạnh nhà thờ đầu tiên đó.

Lúc chúng tôi đến nơi trời sắp mưa

https://farm5.staticflickr.com/4417/37121740405_217d79355d_c.jpg

Bên trái là nhà thờ Chính tòa - Vương cung thánh đường Đức Mẹ thăng thiên, và bên phải là nhà thờ Cộng đoàn Chúa (Iglesia de la Compañía de Jesús)

https://farm5.staticflickr.com/4354/36308948213_9e6bb1885f_c.jpg


https://farm5.staticflickr.com/4372/36979924361_b2061710f3_c.jpg

Chitto
05-10-2017, 19:32
Do đã chiều nên chúng tôi chỉ đi dạo trung tâm ngắm cảnh. Lúc này tự do mỗi người một nơi. Hẹn tối quay về hostel và đi ăn tối ở quán.

https://farm5.staticflickr.com/4435/36979924161_4756cd2334_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4335/36308988513_f2454abe7d_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4395/37121737545_5bda025468_c.jpg

Chitto
05-10-2017, 20:16
Buổi tối lại lang thang ở quảng trường chính. Quanh quảng trường có nhiều quán cafe, quán ăn đẹp.

https://farm5.staticflickr.com/4356/36285830614_6935673c18_c.jpg

Giữa quảng trường là đài phun nước với bức tượng Pachacuti - vị vua lập quốc của đế chế Inca - đứng hiên ngang. Đằng sau là bóng của tòa nhà thờ châu Âu lừng lững...

https://farm5.staticflickr.com/4348/36979923861_e4f0a6684e_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4410/37121736605_0bb544881a_c.jpg

Không gian rất bình yên, không ồn ào, trời lành lạnh, dễ chịu lắm.

Chitto
05-10-2017, 20:18
https://farm5.staticflickr.com/4334/36724792650_79bdcd9026_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4403/36979969291_79d64bb78b_c.jpg

Chúng tôi về đi ngủ sớm để mai còn dậy sớm. Chuẩn bị các đồ mang theo cho 2 ngày...

Chitto
07-10-2017, 16:04
Đêm đó chúng tôi ngủ sớm để dậy sớm, từ 2h30 sáng đã dậy đánh răng rửa mặt rồi.

Machupichu là đích đến quan trọng bậc nhất của chuyến đi này, nên không ai muốn để lỡ điều gì cả.

3h sáng, xe 12 chỗ của nhà tour đến đón chúng tôi, một anh chàng nhân viên đếm đủ số người, rồi xe chạy đến nhà trạm của Peru Train, nơi có 4-5 xe lớn loại 50 chỗ chờ sẵn để khởi hành đi Ollantaytampo. Tất cả đều là du khách quốc tế đã mua tour của các hãng nhỏ, hoặc tự liên hệ và đến đó. Chúng tôi lên một xe, theo thói quen, tôi ngồi ở gần cuối xe, và ngủ gà ngủ gật.

Xe khởi hành ngay trong đêm tối, nối đuôi nhau chạy khá nhanh. Chỉ một chốc sau là tôi ngủ thiếp đi, cũng như hầu hết mọi người trên xe.

Khoảng 4h rưỡi, tôi bị đánh thức dậy bởi tiếng ồn ào trên xe. Tất cả mọi người đều đã thức dậy, còn xe đã dừng từ lúc nào. Tôi ngủ say quá nên không biết lúc xe dừng, bạn đồng hành có người đã đứng cả dậy và nhìn mặt ngơ ngác. Tôi nhìn ra ngoài kính xe và hiểu ra: Hai bên đường rất đông người dân đang vung tay vung chân nói những gì đó. Ánh đèn pin của họ loang loáng, và dưới đường là những tảng đá lớn được lăn ra để chặn xe. Còn có mấy con bò rất to cũng được lôi ra để chặn xe.

Thì ra những người dân biểu tình đã quyết tâm hơn. Nếu như ngày hôm qua họ chặn xe từ lúc 5h sáng, thì hôm nay họ đã chặn sớm hơn, mà có thể là thức thâu đêm. Mới 4 rưỡi mà đã đầy người là người. Họ nhất quyết không cho một xe nào đi qua con đường đó, mà đây là đường lớn duy nhất đến Ollantaytampo, xe loại 50 chỗ không còn đường nào khác để đi.

Sau đến gần 1 giờ dừng lại và công ty đàm phán, tài xế năn nỉ đủ thứ, tình hình không sáng hơn, mà còn tệ đi khi người dân kéo ra ngày một đông hơn, và hò hét ầm ĩ hơn. Tình hình sẽ phải quay về Cusco.

Lúc này trên xe mọi người đều rất hoang mang, bối rối. Một người đàn ông cạnh tôi nói rằng ông chỉ còn đúng hôm nay và ngày mai ở Peru và đã đặt vé về Canada, nếu không đi được thì mục đích chuyến đi của ông đổ cả.

Chúng tôi cũng lo lắng. Thậm chí có một thành viên lo việc lên lịch trình còn nghĩ chuyện sẽ phải tìm điểm nào khác để thay thế. Nhưng tôi thì nói kiên quyết, nhất quyết phải đi, cách nào cũng phải đi. Dù chỉ đi trong một ngày, leo lên trong một giờ cũng phải đi. Điều may mắn là chúng tôi còn 3 ngày, nên nếu bị dừng lại 1 ngày thì vẫn đủ thời gian.

Thế rồi các chuyến xe chở du khách lần lượt quay lại Cusco trong tâm trạng nặng trĩu của hành khách. Trao đổi râm ran nhưng xem ra không có kế hoạch nào khả thi.

Xe quay lại Cusco, chúng tôi thấy rõ tinh thần trách nhiệm của nhân viên công ty Peru Train, khi họ khuân hết tất cả các ghế băng bên trong tòa nhà ra ngoài cho khách ngồi. Có những người công ty tour biết tin đã đưa xe đến đón, có người lần lượt tản đi, nhưng còn rất nhiều người ở đó bàn tán và bực bội.

Nhân viên công ty lại là người đi giải thích rất tận tình, và đặc biệt họ còn gặp từng nhóm khách hỏi xem có giúp gì được không, có ai cần điện thoại để gọi đi đâu không.

Chúng tôi nhờ nhân viên Peru Train gọi điện cho nhà tour, gọi mãi không được. Mãi sau mới có anh chàng nhân viên lúc sáng trả lời, nói là giám đốc đang vắng, không có đó giải quyết. Chúng tôi bực bội nói ầm lên là anh phải đưa xe đến đón chúng tôi, để có câu trả lời rõ ràng hỗ trợ thế nào chứ !!!

Trong khi những người khác dần tản vê, thì chúng tôi vẫn "bơ vơ" ở trạm xe. Chờ rất lâu không thấy nhà tour đâu. Nhân viên nhà xe cũng gọi giúp dễ đến gần chục cuộc điện thoại.

Cuối cùng, lúc gần 9h sáng thì chiếc xe 12 chỗ của nhà tour với anh chàng kia cũng chạy đến. Anh ta phân bua là tình huống bất khả kháng, chúng tao cũng không thể làm gì khác được, giám đốc cũng đang bận này nọ, tao sẽ đưa bọn mày về hostel rồi tính phương án khác.

Lúc đó chúng tôi đã bàn nhau và quyết là phải làm tới cùng. Chúng tôi được biết nhà tàu Peru Train đã thông báo cho tất cả các nhà tour từ cả tuần là các tour đi Machupichu có thể bị đóng, nên các nhà tour phải cảnh báo khách. Thế nhưng chúng tôi không nhận được cảnh báo gì cả, thậm chí hôm qua nhà tour vẫn còn nói chắc chắn đi được, đã đặt khách sạn cho chúng tôi và mua vé Machupichu cho tất cả rồi.

Với lý do không được báo trước, chúng tôi nói sẽ quay lại trụ sở công ty tour chứ không về hostel, quyết tâm yêu cầu giám đốc giải quyết. Anh chàng kia thì khổ sở nói là giám đốc không có ở đó, chúng tôi hỏi bao giờ về, anh ta nói không biết. Chúng tôi bảo kiểu gì cũng về công ty, chờ bằng được thì thôi, cuối cùng anh ta phải đồng ý.

Vì công ty tour là nơi cuối cùng chúng tôi có thể bám lấy để đi Machupichu lúc này, các phương án khác đã tính nát rồi không được, nên phải làm găng.

Cũng vì chuyện làm căng hay là ôn hòa, mà có mâu thuẫn trong nhóm, đó là chuyện riêng.

Còn lúc này, chúng tôi lên xe quay về nhà tour....

Chitto
07-10-2017, 16:10
Anh chàng nhân viên thì nói là giờ cũng có thể còn phương án khác là chúng tôi thuê riêng xe khác đi vòng đường núi, có thể đến Ollantaytampo, nhưng mỗi người sẽ phải mất thêm 50usd.

Thế là cả đám ầm ầm lên là không được, không chấp nhận phương án đó, nếu có đi thì nhà tour phải trả tiền xe đó, còn chúng tôi đã trả đủ tiền tour từ Cusco và về lại Cusco, hợp đồng rõ ràng... Cứ thế hai bên găng nhau.

Quay lại nhà tour, cả đám chiếm hết mấy cái ghế, và ngồi chờ giám đốc. Có người thì đoán giám đốc đang trốn đâu đó, hi vọng chúng tôi không làm căng và có thể giải quyết bằng cách xoa dịu hoặc thế nào đó.

Trong lúc chờ giám đốc thì bỗng ngoài phố ồn ào hết cả lên. Thì ra đoàn biểu tình kéo về Cusco đang đi diễu qua khắp các phố hô khẩu hiệu, trương biểu ngữ. Nhân viên nhà tour bảo chúng tôi vào trong, đóng cửa lại vì lo họ có thể gây khó gì đó.

https://farm5.staticflickr.com/4396/36308949933_8a0a4c7271.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4360/36308940923_6134d75e49_c.jpg

Chitto
07-10-2017, 16:21
Chờ đến 11 giờ thì giám đốc tour đến. Đó là một phụ nữ trẻ người châu Âu.

Chúng tôi phân định một người sẽ đàm phán chính, hai người hỗ trợ, còn mọi người khác sẽ im lặng nghe và ghi nhận. Để đảm bảo, còn quyết định ghi âm và quay lại quá trình trao đổi, để đề phòng bên tour không thực hiện đúng.

Thực ra giám đốc cũng khá là linh hoạt, hiểu biết, nên sau một hồi thảo luận cũng nghiêm trọng, cuối cùng chúng tôi đạt được thỏa thuận, có ba phương án theo mức độ ưu tiên:

1. Nhà tour bố trí xe để chúng tôi đi trong chiều tối hôm đó, thay vì đi chuyến tàu sáng 8h thì sẽ đi chuyến tàu tối 9h đến Machupichu, khách sạn đã đặt vẫn giữ nguyên, chúng tôi bị phí mất nửa ngày đáng ra chơi ở chân núi Machupichu thì nay không có. Phương án này không mất thêm chi phí nào cả, nhà tour bố trí xe.

2. Nếu chuyến xe tối vẫn không thể đến được chuyến tàu 9h tối thì phải về lại Cusco, lùi lịch trình 1 ngày, hôm sau mới lại đi. Phương án này chúng tôi phải bỏ thêm tiền khách sạn cho đêm sau, vì họ đã đặt không thể hủy. Vé tàu, vé Machu có thể dời ngày nhưng khách sạn thì không.

3. Nếu ngày hôm sau vẫn không thể đi được, thì nhà tour trả lại tiền, trừ tiền khách sạn. Chúng tôi xui xẻo không đi được, nhà tour cũng mất chi phí các chuyến xe chở chúng tôi đi về, cả hai bên cùng chia sẻ.

Chúng tôi yêu cầu giám đốc viết tay ba phương án ra giấy, và ký tên đóng dấu vào làm bằng chứng.

Đàm phán xong đã qua trưa. Xe đưa chúng tôi về hostel. Nghe kể lại mọi chuyện, bà chủ nhà vui vẻ mời vào. Nếu chiều nay đi được chúng tôi không phải trả tiền phòng đêm, nếu không thì trả thêm 1 đêm. Hostel cũng không đông khách nên không lo chuyện đó.

Vậy là có cả buổi chiều lại đi chơi, và chờ đến 6h sẽ tiếp tục hành trình.

Chitto
09-10-2017, 21:24
Nơi đầu tiên phải đến thăm ở Cusco có lẽ là Coricancha (Qorikancha), đền thờ quan trọng nhất của đế chế Inca, trái tim tâm linh của Cusco, hoàng gia, và đế quốc.

Vị vua khai quốc Pachacuti đã xây khu đền để thờ thần Mặt trời Inti, và sau đó thờ thêm các thần Sáng tạo, thần Đất mẹ, và thần Mặt trăng. Nhưng thần Mặt trời - tổ tiên của vua Inca vẫn là đối tượng được tôn sùng nhất. Ngôi đền thực chất cũng không lớn, chỉ là bốn ngôi nhà một tầng xây bằng đá quây hình chữ nhật, trên lợp mái rơm. Các tòa nhà đá này được làm rất kỹ lưỡng bởi các tảng đá rất cứng, ghép rất khít và được mài phẳng. Xung quanh bốn ngôi nhà có một bức tường cao bao lại.

Điều ấn tượng của ngôi đền được ghi lại là nó được dát bằng vàng: tường ngoài được dát vàng trên đỉnh và mặt trong, các ngôi nhà cũng dát vàng, bàn thờ dát vàng... Tuy nhiên vàng này đã phải dỡ đi để chuộc mạng vua Inca, và sau đó người TBN cướp nốt.

Sau khi chiếm được Cusco, người TBN sử dụng đá của bức tường ngoài và một số tòa nhà để làm móng dựng lên nhà thờ thánh Domingo. May mắn là một tòa nhà - thờ thần Inti và một phần bức tường bao vẫn còn lại đến ngày nay, để người ta có thể hình dung chi tiết về công trình xưa.

Nhà thờ Santa Domingo ngày nay, trên nền ngôi đền Corichanca, có thể thấy một phần bức tường gốc ngày xưa có màu đen đậm hơn ở bên trái

https://farm5.staticflickr.com/4418/36979969171_4e8693b099_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4433/36308985413_3924d72b6d_c.jpg

Chitto
09-10-2017, 21:27
Một số dấu vết hệ thống thoát nước của ngôi đền từ thời xưa

https://farm5.staticflickr.com/4421/36979923221_1947325f93_z.jpg

Bức tường nguyên bản ngày xưa của người Inca, những tảng đá được ghép rất chắc chắn và khít. Nên nhớ rằng khu vực này thường xuyên xảy ra động đất, nên bức tường đứng vững sau gần 600 năm thế này là không hề dễ dàng.

https://farm5.staticflickr.com/4397/36285826554_62d6db0a98_z.jpg

Chitto
09-10-2017, 21:34
Những tảng đá dưới chân tường nhà thờ kia vốn là từ ngôi đền cũ

https://farm5.staticflickr.com/4401/36308946083_ee2491cb13_c.jpg

Để vào thăm nhà thờ, phải mua vé. Sau này chúng tôi mới biết rằng ở vùng Cusco có một loại vé combo, đi 10 điểm di tích nổi tiếng với giá rẻ hơn so với mua vé lẻ tại từng điểm, và đặc biệt loại vé combo này có thể được giảm 1/2 nếu có thẻ sinh viên quốc tế. Sau trong nhóm có 5 người mua được vé này, nhưng đã lỡ mua vé Corichanca và nhà thờ Chính tòa rồi.

Bên trong nhà thờ

https://farm5.staticflickr.com/4346/36308984183_0b0e9a8095_c.jpg

Và ngoài hành lang

https://farm5.staticflickr.com/4405/36979968151_7df086a45d_c.jpg

Chitto
09-10-2017, 21:38
Nhưng cái mọi người quan tâm nhất nằm ở một hành lang lớn của nhà thờ: Tòa nhà của đền thờ thần Inti từ thời Inca

https://farm5.staticflickr.com/4368/36951097272_5dc6b8052b_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4396/36308945803_039a4afa06_c.jpg

Chitto
09-10-2017, 21:39
Gian thờ chính, có một bàn thờ nhỏ bằng đá đặt ở giữa:

https://farm5.staticflickr.com/4336/36979967751_611f99ebb9_c.jpg

Và mô phỏng thời còn chưa bị cướp phá thì gian thờ này như thế này:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/06/Corigold.jpg/640px-Corigold.jpg

Chitto
09-10-2017, 21:43
Một gia đình bản địa đang xem mô hình của ngôi đền thuở xưa: Ngôi đền được lợp bằng rơm, quy mô không lớn lắm, có thể thấy qua kích thước các tòa nhà nguyên bản.

https://farm5.staticflickr.com/4378/36308982273_6a0613f749_c.jpg

Những ô cửa được làm chính xác thẳng hàng nhau, nên có thể nhìn xuyên qua toàn bộ dãy nhà.

https://farm5.staticflickr.com/4405/36308983933_4d7898fe12_z.jpg

Một khung cửa còn lại, nhìn sang nhà thờ dựng sau này

https://farm5.staticflickr.com/4372/36979967561_e0c8fa2067_z.jpg

Chitto
09-10-2017, 22:00
Người Inca thờ các vị thần của họ tại những nơi thuận tiện: có thể là một ngôi nhà, ngôi đền, một quảng trường, hoặc đơn giản là một tảng đá lớn, một nguồn nước, một vách núi thẳng. Mỗi nơi thờ cúng như vậy gọi là waka. Trong thành phố Cusco có 16 waka như vậy.

Theo quan niệm của người Inca, tất cả các waka đều nằm trên những đường thẳng vô hình đồng quy tại Coricancha, gọi là seqe. Từ Coricancha tỏa đi các seqe. Người TBN khi chiếm được đế quốc đã liệt kê 328 waka, nằm trên 41 seqe. Mỗi seqe có từ 3 đến 15 waka.

Một số nhà khoa học cho rằng hệ thống seqe và waka chính là quan sát thiên văn của người Inca, mỗi waka là một điểm quan sat, và số waka gần bằng số ngày trong năm.

Đế quốc bao gồm 4 vùng. Có ba vùng có 9 đường seqe, và vùng Kuntisuyu có 14 đường seqe.

Bức tranh treo trên tường nhà thờ mô tả bốn vùng:

- Màu cam là Chinchaysuyu
- Màu vàng là Antisuyu
- Màu lục là Qollansuyu
- Màu đỏ là Kuntisuyu

https://farm5.staticflickr.com/4369/36979922731_06c9938600_z.jpg

Chitto
09-10-2017, 22:08
Nhìn lên bầu trời đêm, dòng Ngân hàng lấp lánh vắt ngang, người Inca tưởng tượng ra các hình ảnh khác nhau.

Đám tối giữa Ngân hà được tưởng tượng từ trái qua phải gồm: một người chăn gia súc, một con cáo, một con llama con, con llama mẹ, một con gà, một con ếch, và một con rắn nước.

https://farm5.staticflickr.com/4427/36979962161_5340853c9b_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4347/36724783390_a725384834_z.jpg

Chitto
10-10-2017, 23:18
Phần còn lại của bức tường đền thờ xưa

https://farm5.staticflickr.com/4348/36308944693_41373ccf12_c.jpg

Sau nhiều lần bị động đất ảnh hưởng, các tảng đá không còn hoàn toàn khít như xưa

https://farm5.staticflickr.com/4385/36979961851_783bbbfa6b_c.jpg

Nhưng vẫn còn rất chắc chắn

https://farm5.staticflickr.com/4380/36979961281_11fabbf22c_c.jpg

Chitto
12-10-2017, 19:37
Bên ngoài nhà thờ có mấy người phụ nữ mặt đồ truyền thống ngồi bên con llama được trang trí rất đẹp. Họ ngồi đó cho du khách chụp ảnh cùng lấy tiền.

https://farm5.staticflickr.com/4391/36979960431_e77b93b15f_z.jpg

Chúng tôi lại đến quảng trường trung tâm, nơi nhìn lên phía quả đồi - đầu của con báo.

https://farm5.staticflickr.com/4358/36979960031_bd5791f368_c.jpg

Chitto
16-10-2017, 22:02
Nhà thờ chính tòa Cusco - Nhà thờ Đức mẹ đồng trinh Thăng thiên là công trình Kito giáo lớn nhất ở đây, được dựng ở quảng trường trung tâm. Trước kia ở đây có tòa cung điện của vua Inca, sau đó người TBN xây một nhà thờ nhỏ trên đó, tiếp đó lại xây nhà thờ lớn hơn bên cạnh.

Tòa nhà thờ dựng từ năm 1559, đến năm 1654 mới xong, tức là gần 100 năm. Hầu hết các tảng đá để xây nhà thờ được lấy từ pháo đài - và là đàn tế Saqsaywaman ở ngọn đồi phía trên thành phố. Người TBN đã lấy những tảng đá thiêng liêng nhất của đàn tế để xây nhà thờ. Tuy nhiên vì Saqsaywaman quá vĩ đại nên chỉ những tảng đá nhỏ mới bị lấy đi, còn các tảng lớn hơn vẫn còn nguyên vẹn tại chỗ. Quảng trường trung tâm Cusco của người Inca được trải đầy cát, cũng mang ý nghĩa thiêng liêng đối với người Inca, nên người TBN đã cố tình xúc hết cát ở đây để trộn vữa xây nhà thờ. Như vậy thực dân TBN đã lấy những gì thiêng nhất của người Inca đem vào tòa nhà thờ này.

Bàn thờ chính của nhà thờ được làm bằng gỗ dát vàng. Rồi sau đó lại được làm một bàn thờ mới đúc bằng bạc, trở thành báu vật quý giá nhất của nhà thờ. Khắp nơi là các tác phẩm điêu khắc gỗ, tranh vẽ trang trí, đồ vàng bạc được tạo tác trong mấy trăm năm.

Vào nhà thờ phải mua vé, và không được chụp ảnh. Cũng phải xin lỗi những người trông nhà thờ, tôi đã chụp một số ảnh bên trong, nhờ đó mới có cái để giới thiệu ở đây.

Cánh hai bên của nhà thờ

https://farm5.staticflickr.com/4387/37121721045_c8f43e6146_z.jpg

Hai bên là các bàn thờ riêng, được bảo vệ bằng các cửa gỗ cao chót vót

https://farm5.staticflickr.com/4364/36979957581_e7f3a05972_c.jpg

Chitto
16-10-2017, 22:29
Ở giữa có một gian là nơi các trợ tế ngồi đọc kinh hoặc hát thánh ca, dành riêng cho những tu sĩ. Những mảng chạm khắc gỗ ở đây rất đẹp.

https://farm5.staticflickr.com/4430/36308969283_526332a278_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4426/37121719525_ff6c552c6f_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4373/36979922081_23d63c55c8_c.jpg

Chitto
16-10-2017, 22:36
Bàn thờ chính được đúc bằng bạc, nặng 1,25 tấn do giám mục của vùng có mỏ bạc cung tiến cách đây hơn 200 năm.

https://farm5.staticflickr.com/4413/37121718665_e9d78f03aa_c.jpg

Gian giữa của nhà thờ

https://farm5.staticflickr.com/4376/36308967813_166ae09e98_z.jpg

Trong này còn vô số báu vật, hơn 300 bức tranh quý. Nói chung đây là một kho tàng và một bảo tàng lịch sử tôn giáo.

Chitto
16-10-2017, 22:47
Ngay sát nhà thờ chính là nhà thờ Triunfo, là nhà thờ đầu tiên của Cusco, được xây trên cung vua Inca xưa. Giờ hai nhà thờ thông nhau, và nhà thờ cổ hơn chỉ còn là một phần phụ của nhà thờ chính.

https://farm5.staticflickr.com/4338/36979921801_0b0569548d_c.jpg

Bên kia lại một nhà thờ nữa

https://farm5.staticflickr.com/4366/37121717315_48d1432d2a_c.jpg

Quảng trường nhìn về phía núi

https://farm5.staticflickr.com/4387/36308943313_6cd2af8453_c.jpg

Chitto
17-10-2017, 21:05
Lại lang thang ở quảng trường và khu vực xung quanh

https://farm5.staticflickr.com/4429/36979949241_6382be3e73_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4413/36979944891_25f8f7bf7a_c.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4361/36308963723_f3c17a2f8a_c.jpg