PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Tiền Giang-miền sông nước



danngoc
07-05-2011, 13:19
Được mấy ngày nghỉ lễ, nhà tớ đi chơi. Vừa đi biển rồi nên lần này đi Miền Tây cho lạ, ra mua vé Phương Trang là đi thôi.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2147.jpg
Hôm nay mùng 2, trên bến có nhiều cô tấm về thăm nhà


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2148.jpg

danngoc
07-05-2011, 13:20
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2151.jpg
Giống như mọi chuyến xe đò từ miền trung tới tận cùng miền tây (thậm chí miền bắc), TV trên xe mở ra rả những DVD sặc mùi chống (+), lời lẽ và trình độ nghe bắt mệt.

http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2152.jpg
Nhưng nhà dân vẫn nghiêm chỉnh treo cờ ngày lễ.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2160.jpg
Thị trấn Mỹ Tho: dân xứ này rất nghiêm túc chấp hành dừng xe khi đèn đỏ.

danngoc
07-05-2011, 13:21
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2164.jpg
Dân tình tụ tập cà phê buổi sáng ngày nghỉ lễ 2-5


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2168.jpg
Đi mua vé tàu du lịch sông


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2169.jpg
Cũng như bất cứ thị trấn thành phố nào ở VN, ở đây có tượng Đức Thánh Trần, có điều không hiểu ngài chỉ tay xuống đất, quay lưng về sông là ý làm sao.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2171.jpg
Mỹ Tho có 4 cái cồn giữa sông, đặt tên theo Long Ly Quy Phụng.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2173.jpg
Cô hướng dẫn viên, rất đặc trưng miền tây, tức là tuy lanh lợi sắc sảo nhưng vẫn chất phác đơn giản.

Nhói
07-05-2011, 15:54
Tớ mà biết bác chủ sớm thì vui biết mấy, tớ cũng "phọt phẹt" đến vùng này, nhưng ở tới 3 ngày 2 đêm, đi hết chín cửa sông và 10 tỉnh thành. Tiếc quá nhẩy.

danngoc
07-05-2011, 16:48
Đúng là chị em miền tây rất đáng yêu


Tớ đi vội vàng, nhưng đúng là ở đây rất đã.

danngoc
07-05-2011, 16:49
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2177.jpg
Nhà bè nuôi cá


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2178.jpg
Ghe câu mực. Điều đáng chú ý ở đây là ghe không vẽ cặp mắt như hầu hết ghe thuyền từ Trung Nam Bộ xuống Hà Tiên. Việc khai nhãn cho ghe thuyền có lẽ là tục của người Quảng Châu.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2179.jpg
Ở xứ này nhà cửa xây sát và nằm ngay dưới cả đường điện cao thế, không tuân theo quy định quốc gia.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2180.jpg
Cầu dây văng Mỹ Tho


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2181.jpg

danngoc
07-05-2011, 16:50
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2183.jpg
Thuyền cập vào Cồn Thới Sơn-tức Cồn Phụng. Cồn này có di tích Đạo Dừa nhưng cô tourguide không tới mà đưa đến lò kẹo dừa.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2188.jpg
Nạo dừa


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2184.jpg
Quấy kẹo


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2189.jpg
Cắt


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2186.jpg
Vô bao


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2190.jpg
Sản phẩm

danngoc
07-05-2011, 16:51
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2191.jpg
Đi uống trà mật ong. Đậm chất trình diễn.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2194.jpg
Con đường bán hàng lưu niệm, toàn đồ Tàu, hệt như Chợ Bến Thành, Melaka hay Nha Trang.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2195.jpg
Có cả cái sừng tê vĩ đại nè, ghê chưa.

danngoc
07-05-2011, 16:52
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2202.jpg
Sau đó là vô "Vườn trái cây".


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2203.jpg
Nghe hát vọng cổ. Nói chung tổ chức khá tốt và lịch sự. Khách ăn trái cây uống nước thoải mái, không mua hàng không bị gây khó dễ, chủ hàng vẫn tươi cười, không cò kè.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2201.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2197.jpg

danngoc
07-05-2011, 16:54
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2205.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2209.jpg
Đi xuồng ra thuyền lớn.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2206.jpg
Cô gái chèo xuồng liên tục kể lể hoàn cảnh gia đình khó khăn, tới mức bực cả mình.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2214.jpg
Mỗi khi giơ máy chụp là họ lại nài "Bồi dưỡng 100 ngàn nghe", không biết đùa hay thật


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2216.jpg
Thế này là mấy lần "bồi dưỡng" rồi đây

danngoc
08-05-2011, 15:00
Lên xe đi Cái Bè

http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2220.jpg
Chụp ảnh cưới dưới chân cầu vượt


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2223.jpg
Cái Bè. Lên thuyền đi về nhà cổ.

danngoc
08-05-2011, 15:01
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2226.jpg
Nhà cổ kết hợp nhà nghỉ. Ngôi nhà xây năm 1938.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2228.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2232.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2240.jpg
Trong sân có vườn cây ăn trái


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2241.jpg
Có dàn loa công suất lớn để khách làm party. Có wifi miễn phí cho khách ở lại.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2244.jpg
Bàn ăn giữa vườn, cạnh đó có mấy lavabo rửa tay.

danngoc
08-05-2011, 15:01
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2246.jpg
Ghé vào bến


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2249.jpg
Để vào một trong những nhà cổ đẹp nhất vùng này.

danngoc
08-05-2011, 15:03
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2267.jpg
Mặt tiền nhà chính của gia đình ông Kiệt. Tuy nhiên mặt tiền nằm hơi xiên so với rạch, có lẽ do muốn quay nhà về hướng chính Nam. Theo lời chủ nhà, cơ ngơi gia đình này thời Pháp là khoảng 300 ha (theo tôi là họ nói hơi quá), nhưng tiêu tán dần sau hai cuộc cải cách ruộng đất năm 1945 và 1976. Nhìn chung, các nhà cổ vùng này có 2 loại: loại nhà gỗ và loại nhà xây. Nhà gỗ chủ yếu làm khoảng 1920-1930s, nhưng có nhà làm từ cuối thế kỷ 19. Nhà xây kiểu Pháp (nhưng nội thất và bài thiết kiểu Việt) chủ yếu những năm 1930, đúng vào thời kỳ mà công cuộc khai thác Nam Kỳ đang nở hoa thời Khải Định. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1930, là một thời kỳ mà kinh tế thuộc địa phát triển rực rỡ. Dân Pháp mẫu quốc được sang Nam Kỳ là như đến thiên đường.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2278.jpg
Ta thấy hàng hiên được ngăn nắng bằng các cọc gỗ, đồng thời là cửa ra vào. Đặc là lối đặc trưng vùng này.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2280.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2266.jpg
Trước nhà chính là tấm bình phong theo truyền thống (không phải là hàng rào), nhưng làm theo phong cách Pháp tân kỳ.

danngoc
08-05-2011, 15:04
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2286.jpg
Nhà phụ thì đơn giản thôi


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2276.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2277.jpg
Bệ rộng cá tai tượng để làm món cho khách


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2268.jpg
Khách dùng bữa giữa vườn cây trái


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2284.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2285.jpg
Khá lịch sự và sạch


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2275.jpg
Nhưng không rẻ chút nào. Một tour nếu nghỉ đêm lại thì 50-60 USD/ đêm có ăn sáng. Một bữa ăn khoảng 200 ngàn/người. Nếu so với ly cà phê ở chợ Cái Bè 7 ngàn thì là khá đắt.Nhưng với khách nước ngoài thì là chấp nhận được. Chủ nhà có mối dẫn khách riêng, không thông qua du lịch tỉnh, và không muốn nhận khách Việt vì rõ ràng làm thế không có lợi. Nhân viên phục vụ lịch sự và có đào tạo bài bản vì họ hành xử chuyên nghiệp nhã nhặn với khách, biết dùng tiếng Anh và không bao giờ cầm tay vào thức ăn.

danngoc
08-05-2011, 15:04
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2290.jpg
Nhìn ra hiên. Chú ý cái kẻ trang trí không gắn vào hệ cột chịu lực.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2281.jpg
Ngay cửa vào có treo lá bùa, thẻ vàng thẻ bạc, cau và túi muối.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2283.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2272.jpg
Các chi tiết được làm lại trùng tu nhiều.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2271.jpg
Kết cấu gỗ được đặt trên đế cột và cách ly với nền nhà để tránh mối mọt.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2269.jpg

danngoc
08-05-2011, 15:05
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2289.jpg
Bằng khen của tỉnh


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2288.jpg]
Các cậu chủ dòng họ này cũng tiêu tán tài sản nhiều qua cờ bạc, đá gà và đá cá. Trên ảnh là thú chơi cá chọi.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2291.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2292.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2287.jpg
Cối xay bột để đổ bánh xèo.

gã khờ
08-05-2011, 17:57
Bác ơi, xin lỗi bác vì em xen ngang nhé.
Bài viết của bác rất chi tiết, hình ảnh sắc nét. Nhưng có nhiều thông tin bị lệch quá, mong bác xem xét mà sửa lại kẻo dân tình la oai oái đó.
- Bác viết "Thị trấn Mỹ Tho", nhưng Mỹ Tho đã là thành phố cấp 2 thuộc tỉnh Tiền Giang từ năm 2005. Bác hạ cấp như thế dân tình người ta không hài lòng đâu ạ.
- Bác viết "cầu dây văng Mỹ Tho". Cây cầu ấy là cầu Rạch Miễu, bắc từ Tiền Giang qua Bến Tre đấy bác ạ. Không có cầu dây văng Mỹ Tho đâu ợ.
- Bác viết "...cồn Thới Sơn - tức cồn Phụng". Dạ, không phải đâu ạ. Cồn Thời Sơn tức cồn Lân, còn cồn Phụng thì vẫn là cồn Phụng. Ngay trong bản đồ mà bác có đưa lên cũng thể hiện rất rõ ràng điều đó.
- Bộ vách nhà cổ mà bác có chụp hình ấy, người Nam Bộ gọi là "vách bổ kho" với bộ song thưa di động cực kỳ độc đáo. "Vách bổ kho" khiến nhà luôn kín đáo khi nhìn từ ngoài vào, nhưng lại cực kỳ thoáng đãng ở bên trong. Hơn nữa, nó có thể tháo dời ra để xếp vào một góc mỗi khi nhà có tiệc tùng cần có không gian thoáng rộng. Em đã được sờ vào bộ vách kiểu ấy ở "Vân Đường" của cụ Vương Hồng Sển.
Có gì mong bác bỏ qua nhé.

danngoc
08-05-2011, 18:15
Cám ơn bạn nhiều nhé, tui lần đầu tới đây nên viết sai nhiều, bạn chỉnh giùm tui nhe.

danngoc
08-05-2011, 18:23
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2262.jpg
Bàn thờ chính


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2263.jpg
Bức tranh cũ từ thời Pháp, lấy phong cách hơi Tây và nội dung phong cảnh cũng rất Tây, thể hiện một quan niệm về thẩm mỹ và phong cách sống.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2301.jpg
Một bức vẽ khác trên vách gỗ


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2264.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2296.jpg

danngoc
08-05-2011, 18:26
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2299.jpg
Cẩn xà cừ rất công phu


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2297.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2298.jpg
Bộ cửa vào gian thờ chính rất thô sơ, có lẽ đã bị tháo mất trong thời loạn lạc và thay bằng một bộ mới hợp thời hơn.

danngoc
08-05-2011, 18:28
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2321.jpg
Đi tiếp dọc con đường ven rạch nay đã được lát bê tông. Người địa phương phóng xe máy ào ào dọc đường. Thấy khách du lịch là giơ tay vẫy và hello. Rất thân thiện. Cây trái xum xuê. Đặc biệt là nhà nào cũng ráng có trồng mấy cây hoa kiểng.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2322.jpg
Nhưng có lẽ hình ảnh một ngôi nhà sung túc và thành đạt nay đã thay đổi. Nhà gạch hay bê tông dù sao cũng rẻ hơn, tiện lợi và dễ làm hơn. Chưa kể trông cũng giống trên thành phố hơn.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2323.jpg
Còn bằng không thì thế này.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2324.jpg
Cò đất cũng xuất hiện ở đây


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2325.jpg
Những cầu bê tông ở đây giới hạn thời gian đi ghe xuồng: khi nước lên thì thuyền không chui qua cầu được, nước xuống thấp thì không vô được kênh.

danngoc
08-05-2011, 18:29
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2326.jpg
Rẽ vào một lối đi cách nhà ông Kiệt ở trên khoảng chừng 500 m, là một ngôi nhà khác, cũng làm khoảng 1930.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2330.jpg
Khác hẳn với phong cách khôn khéo, ranh mãnh của chủ nhà đầu tiên, vợ chồng gia đình này rất chất phác, rụt rè. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là tất cả bọn họ đều có liên hệ với các công ty du lịch dẫn khách tới theo tour tham quan nhà cổ. Ngay trong nhà cũng có tủ kem giữ lạnh trái cây.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2332.jpg
Cũng cấu trúc nhà chính là 7 gian 2 chái. Đặc biệt khác nhà miền bắc là kiểu trùng thiềm điệp ốc - nối mái và gian nhà cao rộng hơn nhiều (có thể miền bắc nghèo hơn và bão lũ dữ dội nên nhà không thể cao được). Có lẽ học từ các nhóm thợ Huế vào đây kiếm sống, chủ yếu tập trung ở Long An. Nghề trạm lộng và cẩn xà cừ Long An khá nổi tiếng.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2333.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2334.jpg
Cũng kiển hội họa mang phong cách Tây.

danngoc
08-05-2011, 18:31
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2336.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2339.jpg
Cẩn xà cừ theo các tích trong truyện Tàu như Thuyết Đường, La Thông Tảo Bắc, Tam Quốc Chí v.v.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2337.jpg

danngoc
08-05-2011, 18:32
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2357.jpg
Chân cột. Thời Minh Mệnh, phong tục người Việt được các văn bản chính thức của vua gọi là Hán tục, Hán nhân, Hán phong, Hán phục... để phân biệt với đám di, man, rợ xung quanh và phân biệt với đám Minh nhân (người Tàu phù nhà Minh) và Thanh nhân (người Tàu thờ nhà Thanh)! (theo Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng - Choi Byung Wook, NXB Thế Giới 2011)


Trong lịch sử chưa có vùng đất nào lạ kỳ như Đồng bằng sông Cửu Long, hay gọi là Miền Tây. Ở đây, địa chủ cần tá điền hơn là tá điền cần địa chủ. Có thể hiểu hơn qua một số truyện ngắn của Sơn Nam: nếu địa chủ không biết điều, người làm mướn bỏ đi nơi khác thoải mái hơn. Theo họ, có ruộng là phiền, là vất vả, cực khổ, thay vì thế là đi làm mướn sướng hơn. Vì thế địa chủ tích tụ ruộng nhiều vô kể. Sau 2 tháng ở Nam Bộ, Trương Đăng Quế ngán ngẩm kết luận: "Chẳng còn bất cứ mảnh đất cắm dùi nào cho người nghèo vì người giàu đã chiếm toàn bộ". Tất nhiên, còn do việc ẩn lậu ruộng, ruộng của người này nhờ người khác đứng tên để trốn thuế. Cảnh trốn thuế, trốn đinh, trống lính, trốn nghĩa vụ là phổ biến. Năm 1836, tỷ lệ công điền được đăng ký ở Nam Bộ chỉ chiếm 3,58%, so với ở Bình Định khoảng 10%!

Năm 1836, vua Minh Mệnh cho tiến hành đạc điền - tức một công cuộc cải cách ruộng đất. Mục tiêu ban đầu của nó là: phân chia lại ruộng đất cho công bằng, vì công điền sẽ được vua chia cho người nghèo để "ai cũng có đất lao động". Nhưng ngay từ đầu, trong các quan thực hiện đã có ý kiến khác, theo họ một số trí thức thì muốn nhưng nhiều người dân thì không muốn. Cuối cùng, mặc dù nhiều quan lại phản đối, bản thân Minh Mệnh đã chuyển sang ủng hộ tư hữu và tích tụ ruộng đất, nhằm tăng số công điền rút ra từ ruộng tư ấy, và ngài phản đứng ra kiềm chế bớt nhiệt tình của các quan! Đối với ngài, "lẽ tự nhiên, người giàu cấp ruộng, người nghèo cấp công". Nếu không, vua sợ rằng ruộng ở Nam Bộ sẽ bị bỏ hoang, không được cày cấy vì người muốn tổ chức khai thác (người giàu) thì không có ruộng, còn người nghèo thì lẩn trốn. Từ đó, riêng tỉnh Gia Định, có 6.000-7.000 mẫu công điền được lập từ 600-700 địa chủ.


(cần nói thêm là khi người Pháp vào Nam Bộ, họ gọi Sài Gòn theo tên gọi của người Khmer là Tai Gon-rừng cây gòn, trong khi Hán nhân lại gọi là Gia Định. Tên gọi Sài Gòn hoàn toàn không được người iệt sử dụng trước đó).


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2340.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2341.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2342.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2344.jpg

danngoc
08-05-2011, 18:33
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2346.jpg
Ông chủ nhà. Để ý đôi bàn tay thô sù của người lao động. Khuôn mặt có nét của người Hoa hơn là Khmer.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2347.jpg
Vườn trước nhà trồng hoa trông khá phong lưu.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2348.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2349.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2350.jpg

danngoc
08-05-2011, 18:34
Có thể xem ý kiến bà chủ nhà cổ dưới đây:


http://www.youtube.com/watch?v=zYNfDKPaIME

danngoc
08-05-2011, 18:36
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2359.jpg
Các con kênh ở đây giống như các đường lớn trên Sài Gòn: bà con quay nhà ra kênh cho vui, nhìn ngắm cảnh ngựa xe tấp nập, áo quần như nêm. Hàng quán cũng chủ yếu quay ra kênh.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2360.jpg
Có nhà còn xây hẳn ban công chồm ra kênh ngồi hóng mát.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2361.jpg
Có người đánh giá Nhà thờ Cái Bè là đẹp nhất ở Miền Tây

danngoc
08-05-2011, 18:37
Báo chí hay viết về những làng nổi, không có hộ khẩu vì họ sống như dân Digan ở Châu Âu: lang thang trên thuyền, thích chỗ nào thì ở lại một thời gian rồi đi tiếp.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2365.jpg
Thuyền là nhà, buổi sáng leo lên be súc miệng đánh răng, buổi trưa cả nhà lên mui lật mái ra ngồi ăn cơm, buổi chiều lên mui nhậu cho mát. Nếu cần vào xóm thì có con xuồng nhỏ dắt theo cùng.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2367.jpg
Nhà nào giàu hơn thì thế này

danngoc
08-05-2011, 18:38
Ghe gia đình đậu ra giữa ngã ba sông, chở theo sản vật mua gom trong xóm hoặc do họ tự sản xuất được, chờ ghe lớn của thương lái đầu mối mua gom hàng hóa tới lấy. Ghe bán món nào thì treo món đó lên cái cọc tre để thương lái biết đặng tới mua.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2371.jpg



http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2375.jpg


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2377.jpg
Trên ghe còn có chậu cây kiểng và đôi khi cả thùng đất trồng rau sạch.

danngoc
08-05-2011, 18:39
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2380.jpg
Thị xã Cái Bè về chiều với rừng ăngten


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2385.jpg
Ăn bữa chiều


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2388.jpg
Dáng hiên ngang trên vỏ lãi


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2383.jpg
Cửa hàng bán tre


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2386.jpg
Cửa hàng bán chậu kiểng


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2389.jpg
Trại cưa hay trại hòm cũng quay ra mặt sông, giống như dân miền Đông quay ra mặt lộ. Không thể thiếu cái ngu thứ ba "Ở đời có bốn cái ngu; Làm mai-Gánh nợ-Gác cu-Cầm chầu"


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2391.jpg
Gỗ của trại cưa. Do không thấy vùng này có gỗ tốt nên tôi cho rằng ngay từ ngày xưa, thời vua Nguyễn, gỗ làm nhà là phải buôn từ rừng Campuchia qua. Ngày nay người ta gọi là buôn lậu gỗ: các ghe thường kéo gỗ từ rừng Campuchia đằng sau, thả ngập dưới nước cho lục bình phủ lên.

danngoc
09-05-2011, 09:30
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2403.jpg
Sáng sớm đón bình minh - không có tiếng gà gáy như thường nghĩ, không có tiếng côn trùng, chỉ có mùi hương nhẹ của nguyệt quế, mùi mưa mát mát và ánh bình minh rạng rỡ.

danngoc
09-05-2011, 09:36
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2407.jpg
Tất cả dậy sớm để xem sinh hoạt chợ nổi buổi sáng.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2412.jpg
Đò ngang buổi sớm


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2411.jpg
Mặt trời mọc ngã ba sông


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2415.jpg
Vỏ lãi đi chợ


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2414.jpg

thafnhan
15-05-2011, 14:21
Bác ơi, xin lỗi bác vì em xen ngang nhé.
Bài viết của bác rất chi tiết, hình ảnh sắc nét. Nhưng có nhiều thông tin bị lệch quá, mong bác xem xét mà sửa lại kẻo dân tình la oai oái đó.
- Bác viết "Thị trấn Mỹ Tho", nhưng Mỹ Tho đã là thành phố cấp 2 thuộc tỉnh Tiền Giang từ năm 2005. Bác hạ cấp như thế dân tình người ta không hài lòng đâu ạ.
- Bác viết "cầu dây văng Mỹ Tho". Cây cầu ấy là cầu Rạch Miễu, bắc từ Tiền Giang qua Bến Tre đấy bác ạ. Không có cầu dây văng Mỹ Tho đâu ợ.
- Bác viết "...cồn Thới Sơn - tức cồn Phụng". Dạ, không phải đâu ạ. Cồn Thời Sơn tức cồn Lân, còn cồn Phụng thì vẫn là cồn Phụng. Ngay trong bản đồ mà bác có đưa lên cũng thể hiện rất rõ ràng điều đó.
- Bộ vách nhà cổ mà bác có chụp hình ấy, người Nam Bộ gọi là "vách bổ kho" với bộ song thưa di động cực kỳ độc đáo. "Vách bổ kho" khiến nhà luôn kín đáo khi nhìn từ ngoài vào, nhưng lại cực kỳ thoáng đãng ở bên trong. Hơn nữa, nó có thể tháo dời ra để xếp vào một góc mỗi khi nhà có tiệc tùng cần có không gian thoáng rộng. Em đã được sờ vào bộ vách kiểu ấy ở "Vân Đường" của cụ Vương Hồng Sển.
Có gì mong bác bỏ qua nhé.

Bác đã nói hết những gì em muốn nói và còn nhiều hơn nữa ạ. Xin hết

trantin84
15-05-2011, 15:25
Báo chí hay viết về những làng nổi, không có hộ khẩu vì họ sống như dân Digan ở Châu Âu: lang thang trên thuyền, thích chỗ nào thì ở lại một thời gian rồi đi tiếp.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2365.jpg
Thuyền là nhà, buổi sáng leo lên be súc miệng đánh răng, buổi trưa cả nhà lên mui lật mái ra ngồi ăn cơm, buổi chiều lên mui nhậu cho mát. Nếu cần vào xóm thì có con xuồng nhỏ dắt theo cùng.

Những ghe tàu là từ các địa phương lân cận đến bán hàng trong vài ngày rồi về, họ cũng có nhà có vườn và có hộ khẩu. Khi cắm đậu ghe tàu, họ cũng cần khai báo Tạm trú với chính quyền địa phương, để đơn giản chuyện này, có 1 chiếc tàu sắt nhỏ neo ở trong bờ, bác nào tinh ý sẽ thấy.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2367.jpg
Nhà nào giàu hơn thì thế này

Còn cái thuyền có mái nan cong kia là tàu du lịch hạng sang, không phải tàu của người dân buôn hàng.


http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2380.jpg
Thị xã Cái Bè về chiều với rừng ăngten

Bác lại thăng cấp. Thị trấn Cái Bè hiện nay là huyện lị của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2389.jpg
Trại cưa hay trại hòm cũng quay ra mặt sông, giống như dân miền Đông quay ra mặt lộ. Không thể thiếu cái ngu thứ ba "Ở đời có bốn cái ngu; Làm mai-Gánh nợ-Gác cu-Cầm chầu"

Em cứ tưởng gác cu là phải mang co cu trống ra đồng rồi chui vào bụi rậm nào đó, vậy mới gọi là ngu. Chứ thú "chơi chim" vầy thì sướng chết, ngu chỗ nào?

http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2391.jpg
Gỗ của trại cưa. Do không thấy vùng này có gỗ tốt nên tôi cho rằng ngay từ ngày xưa, thời vua Nguyễn, gỗ làm nhà là phải buôn từ rừng Campuchia qua. Ngày nay người ta gọi là buôn lậu gỗ: các ghe thường kéo gỗ từ rừng Campuchia đằng sau, thả ngập dưới nước cho lục bình phủ lên.

Gỗ được thả dưới nước và kéo đi để lợi về công và phản lực thôi. Một số cặp gỗ vào 2 bên mạn để thăng bằng. Nhưng hình ảnh này ngày nay cũng không còn. Nếu buôn lậu mà chỉ nguỵ trang kiểu đó thì cụt vốn sớm. Bây giờ người ta buôn gỗ dễ hơn: "trả tiền" và chở gỗ công khai đi thôi.

Ngoài ra bảo quản gỗ dưới nước tốt hơn bảo quản trên cạn.

danngoc
15-05-2011, 17:05
Cám ơn các bác. Em là người cưỡi ngựa xem hoa, chắc chắn là không có nhiều thông tin. Dù vậy, em mạnh dạn phát biểu nhận xét của em, có gì các bác sửa cho em và các bạn khác hiểu thêm. Thông tin một số em không đi cùng thổ địa nên có thể sai, những chỗ nào em tham khảo sách vở thì em ghi rõ.

@bác trantin84: cái vụ thị trấn-thị xã là do em không để ý, đừng giận nhe. Còn 4 cái ngu là câu vè dân gian, em không bịa thêm tý nào, :Dam

Mossa
16-05-2011, 18:12
Mình là người Thành Phố Mỹ Tho.

Đã nhiều lần định viết một bài tổng hợp về Mỹ Tho cũng như Tiền Giang nhưng rồi lại thôi!
Giờ đọc topic này thấy danngoc cảm nhận về quê mình hay quá! :D
Chờ bài viết tiếp theo của bạn ^^

danngoc
17-05-2011, 15:51
Sáng sớm đi xem sinh hoạt vùng sông nước

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2421.jpg

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2423.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2424.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2427.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2428.jpg

danngoc
17-05-2011, 15:54
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2429.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2434.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2433.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2432.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2430.jpg

danngoc
17-05-2011, 16:07
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2435.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2437.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2442.jpg
Ở vùng này cũng có chợ tình: có ba ngày hàng năm nước sông hạ xuống nổi lên một doi đất. Trai gái trong vùng kéo ra đây vui chơi, giỡn hớt, chọc ghẹo, làm quen nhau và quan hệ với nhau thoải mái. Lần nào nghe nói cũng có đánh lộn và có khi chết người. Cho nên, chợ tình không phải là đặc quyền của riêng vùng nào, và có lẽ, cũng không phải là đặc quyền của riêng thanh nam thanh nữ.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2451.jpg
Sáng sớm, hơn 6h một chút nhưng đã có thuyền buôn bán nhỏ đi phục vụ cho các ghe-nhà ở: họ bán đồ ăn sáng, cà phê thuốc lá v.v. Nếu so với cảnh Hà Nội vắng tanh lúc 6h sáng thì rõ ràng nếp sinh hoạt ở đây có phần sôi động hơn.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2452.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2460.jpg

danngoc
17-05-2011, 16:09
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2459.jpg
Ông lão chèo xuồng...


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2453.jpg
... chở bà cụ bán cháo lòng.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2456.jpg
10 ngàn/1 tô


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2457.jpg

danngoc
17-05-2011, 16:12
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2462.jpg
Bà cụ chèo xuồng bán giải khát


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2463.jpg
Mời mọc em mua thuốc lá khi nghĩ em là người Nhật

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2464.jpg
Và vừa cười tươi vừa lườm rất tinh quái khi nhận ra mình nhầm


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2465.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2467.jpg

danngoc
20-05-2011, 10:05
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2523.jpg
Vách bổ kho - cám ơn bác gì ở trên nhắc tớ nhé.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2526.jpg
Chốt chống trộm

danngoc
20-05-2011, 10:08
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2469.jpg
Dịch vụ xăng dầu


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2531.jpg
Rau quả bán lẻ được trưng bày sản phẩm ngay ngoài cửa nhà, dọc theo con đường nhỏ tráng bê tông ven kênh.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2481.jpg
Con đường tuy nhỏ nhưng mọi người đi lại cũng rất thường xuyên

danngoc
20-05-2011, 10:21
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2541.jpg
Cây đèn ngoài vườn từ thời Pháp


Tiếp tục đi sâu dọc theo rạch.

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2557.jpg
Cầu khỉ vùng sông nước, dân địa phương chạy xe máy qua cầu tỉnh queo, bái phục!


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2553.jpg
Điểm xay xát gạo. Vỏ trấu là sản phẩm quan trọng phục vụ việc sản xuất gạch ở vùng này. Cứ 10 thuyền vỏ trấu thì làm được 1 mẻ gạch.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2470.jpg
Lúc đầu tớ cứ tưởng đây là thuyền chở gạo, hóa ra là chở vỏ trấu


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2478.jpg

Chitto
20-05-2011, 22:58
[COLOR="olive"]rại cưa hay trại hòm cũng quay ra mặt sông, giống như dân miền Đông quay ra mặt lộ. Không thể thiếu cái ngu thứ ba "Ở đời có bốn cái ngu; Làm mai-Gánh nợ-Gác cu-Cầm chầu"

Em cứ tưởng gác cu là phải mang co cu trống ra đồng rồi chui vào bụi rậm nào đó, vậy mới gọi là ngu. Chứ thú "chơi chim" vầy thì sướng chết, ngu chỗ nào?



@bác trantin84: cái vụ thị trấn-thị xã là do em không để ý, đừng giận nhe. Còn 4 cái ngu là câu vè dân gian, em không bịa thêm tý nào, :Dam

Thì đúng là câu đó là của dân gian, bác có bịa thêm đâu. Có điều cái ngu của "Gác cu" là nói đến việc đánh bẫy chim cu gáy ở ngoài đồng chứ không phải thú nuôi chim kiểng.

Để đánh bẫy cu gáy, người ta chăng lưới, rồi lấy một số con chim mồi thả vào giữa. Chim mồi bị buộc chân, hoặc là đã bị khâu hai mí mắt lại với nhau để không nhìn được, do đó chỉ bay lên bay xuống trong khoảng lưới. Chim trời thấy tưởng là nơi an toàn có thức ăn, sà xuống. Khi đó người "gác cu" phải nhanh tay hạ cần cho lưới ụp xuống để bắt. Người "gác cu" chỉ là người ngồi canh, không phải chủ lưới, không phải chủ chim mồi, do đó nếu có bắt được chim thì cũng chẳng được trả phần là bao nhiêu, mà có khi cả ngày ngồi vêu không được cái gì, nếu mất chim mồi lại còn phải đền. Bởi thế mới bị coi là ngu.

danngoc
21-05-2011, 06:14
Thì tớ thấy có cu mà, thề!

danngoc
21-05-2011, 09:41
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2474.jpg
Dàn rộng cá, có tường vây và dàn mướp cho mát cá.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2518.jpg
Cây bông gòn


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2517.jpg
Thuyền du lịch


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2485.jpg
Khu mộ xây những năm 1930


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2520.jpg
Một ngôi nhà cổ được con cháu sửa lại nhưng không ở mà chỉ đề thờ cúng ông bà.

danngoc
21-05-2011, 09:47
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2559.jpg
Trên khúc kênh này có tới hơn chục lò gạch san sát nhau - có lẽ là xóm làm gạch.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2561.jpg
Vỏ trấu được chuyển lên lò.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2562.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2563.jpg
Theo ảnh chụp này thì có lẽ họ không trộn vỏ trấu với than và bùn thành bánh, mà trộn đều thành hỗn hợp rồi đốt trực tiếp


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2564.jpg
Không những ghe lớn tới chở gạch đi, mà gạch còn được bán lẻ thành từng xuồng thế này để về sửa nhà


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2567.jpg

ktmart
21-05-2011, 11:23
Mình cũng muốn về Miền Tây một lần cho biết nhưng mình ở Hà Nội :D

quynhhuong0106
21-05-2011, 18:22
Em Mong một ngày được đi chợ nổi và chén đã miệt vườn, chắc khi nào gradute em sẽ đi 1 chuyến bụi ^ ^

danngoc
23-05-2011, 15:59
Thuyền chạy tới một ngã ba sông. Giống như một nút giao lộ tại một thị trấn, ngã ba sông này là nơi tập trung nhiều cửa hàng bán liếp tranh, mái tranh, cây tre, gạch làm nhà và các hàng hóa khác.

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2568.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2569.jpg
Thuyền len lỏi sâu thêm vào rạch. Bắt đầu có cái cảm giác của người thực dân đi xuồng dọc các con sông bí hiểm vùng Amazon, mặc dù ít nguy hiểm hơn nhưng độ háo hức thì cũng khá cao. Chốc chốc tài ghe lại dừng thuyền, cho chân vịt quay ngược chiều để xả bớt lục bình quấn vào chân vịt. Tuy thưa dân hơn, nhưng trước nhà nào cũng có bến thuyền, có dàn chậu kiểng, có trồng một loại cây có hoa tím hồng nhưng hình thù giống như hoa phượng, bông rơi lả tả nhìn rất thích.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2570.jpg
Vịt bơi rông. Ở cái xứ này, vịt không nuôi chuồng như miền bắc, mà thả rông cho ăn thóa ngoài ruộng. Cho nên mới có cảnh trong Cánh đồng bất tận, cha con lang thang trên ghe bầu với đàn vịt. Thấy chỗ nào có ruộng lúa thì thả vịt cho đi ăn thóc vụng, và cũng chẳng ai ngăn: trời đất là của chung, ai thấy trước người ấy lượm. Nhân đây xin nói thêm cảm nhận cá nhân tớ về Cánh đồng bất tận: đúng là bài văn của người mới tập viết văn. Mặc dù cũng đủ tứ đủ ý, nhưng nỗ lực của tác giả nhằm Nam Cao hóa cảnh sông nước miền Tây là hơi sống sượng và mang tính tưởng tượng suông của trí thức tiểu tư sản. Thực ra, dân miền Tây họ đơn giản hơn nhiều, gái trẻ có bị chọc một cái thì cũng như chim trời cá nước, buồn đấy mà quên đấy, có đâu mà sướt mướt lâm ly như phim đâu?!

danngoc
23-05-2011, 16:10
Thuyền cặp bờ và mọi người ghé vào ngôi nhà cổ mà theo tớ là đẹp nhất trong chuyến đi này.

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2572.jpg
Mặt tiền 3 gian 2 chái. Cần để ý là nhà vùng này không bị giới hạn xây dựng như ở miền bắc. Ở Bắc, nhà nhỏ, thấp, ít gian (tối đa là 3 gian 2 chái, trong khi ở đây có những nhà 5-7 gian) do giới hạn phong kiến xưa kia, vả lại điều kiện kinh tế không cho phép. Nét baroque của mặt tiền nhà này, phảng phất nét kiến trúc baroque của Lăng Khải Định, và xây dựng cũng cùng thời kỳ. Chủ nhà có lẽ là người khá tao nhã, với dàn phong lan khá lớn phía bên tay phải bức ảnh.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2577.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2578.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2575.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2574.jpg

thienphong2704
25-05-2011, 17:39
Định vào chỉnh mí chỗ bác viết sai mà có bạn nói rùi, hí hì, bài bác hay qua, em cũng dân Mỹ Tho mà cũng chưa từng thấy những góc đẹp của nơi mình ở.

Đương Phan
26-05-2011, 20:29
Cô gái chèo xuồng liên tục kể lể hoàn cảnh gia đình khó khăn, tới mức bực cả mình.

Mỗi khi giơ máy chụp là họ lại nài "Bồi dưỡng 100 ngàn nghe", không biết đùa hay thật

Thế này là mấy lần "bồi dưỡng" rồi đây




Khác hẳn với phong cách khôn khéo, ranh mãnh của chủ nhà đầu tiên, vợ chồng gia đình này rất chất phác, rụt rè. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là tất cả bọn họ đều có liên hệ với các công ty du lịch dẫn khách tới theo tour tham quan nhà cổ. Ngay trong nhà cũng có tủ kem giữ lạnh trái cây.





Nhân đây xin nói thêm cảm nhận cá nhân tớ về Cánh đồng bất tận: đúng là bài văn của người mới tập viết văn. Mặc dù cũng đủ tứ đủ ý, nhưng nỗ lực của tác giả nhằm Nam Cao hóa cảnh sông nước miền Tây là hơi sống sượng và mang tính tưởng tượng suông của trí thức tiểu tư sản. Thực ra, dân miền Tây họ đơn giản hơn nhiều, gái trẻ có bị chọc một cái thì cũng như chim trời cá nước, buồn đấy mà quên đấy, có đâu mà sướt mướt lâm ly như phim đâu?!



Hình của bạn chụp rất đẹp, miền tây tôi cũng đi nhiều, mà tiếc là cũng không có nhiều hình đẹp như bạn.


Quả thật, nếu đó là những suy nghĩ của bạn về người miền tây, tôi xin nói lại một chút!

Tôi nghĩ chắc có lẽ bạn không phải là người miền tây, cũng chưa từng sống ở đây, chưa được ăn ngủ, trò chuyện tâm tình, được trải lòng mình cùng các chiến hữu bên ly rượu nhạt, cùng với mồi là một mớ cá sặc, một trái xoài chua hay mấy trái mận hái vội trong vườn!

Người miền tây họ chất phác lắm bạn à! Những lời của bác chủ nhà kia nói, cũng là đặc tính của người miền tây, nghĩ gì nói đó, không để trong bụng, nói rồi lại quên. Nếu họ thích bạn, họ cảm nhận được tấm lòng của bạn đối với họ, họ sẽ cư xử với bạn hệt như một người con trong gia đình. Còn không, thì xin lỗi, dù bạn là đại gia, ông này bà nọ đi chăng nữa, mối quan hệ thuần túy chỉ là làm ăn, gặp đó quên đó.

Theo bạn, thế nào là "tri thức tiểu tư sản", thế nào là "dân miền Tây họ đơn giản hơn nhiều, gái trẻ có bị chọc một cái thì cũng như chim trời cá nước, buồn đấy mà quên đấy, có đâu mà sướt mướt lâm ly như phim đâu?!"

Hay là bạn nghĩ, các cô gái massage, mại dâm, đa phần là người miền tây, nên gái miền tây rất là dễ dãi, tha hồ mà quen, tha hồ mà "chọc"?

Bạn suy nghĩ như thế, tôi xin lỗi, rất là thiển cận, rất sai lầm. Hãy đặt trường hợp mình là họ, bạn có muốn như thế ko? Trước khi phát biểu một vấn đề gì, xin bạn hãy nghĩ kỹ đã! Tại sao họ lại phải như thế, tại sao gia đình họ ko lo cho họ học hành, có một việc làm tốt, một việc làm mà theo mọi người gọi là "sạch"? Cây trái chín đầy vườn, sao họ lại ko hái, mà để rụng ngập sân thế kia? Muốn đi làm, khu công nghiệp đâu? đường xá đâu mà đi? Hay sáng sáng chèo ghe bán mấy trái mận, trái ổi mà ai cũng có đấy, kiếm mấy đồng tiền lẻ mà mình biết chắc rằng ko đủ xoay sở cho cuộc sống gia đình?

Nói nhiều cũng thế thôi! Suy nghĩ của bạn, hay bất kỳ ai, tôi không thay đổi được. Đối với tôi, khi tôi đến một nơi nào đó, tôi đều trải lòng mình ra, đặt mình như họ, và cảm nhận - tất cả hỉ nộ ái ố của đời thường. Mục đích - không phải là điểm đến, mà là những trãi nghiệm trên đường chúng ta đi!

Xin lỗi bạn nếu những lời này làm bạn phiền lòng, bởi vì tôi tự hào là một người miền tây, và những lời này, nếu có thể làm cho các bạn hiểu một chút về người miền tây, tôi đã hạnh phúc lắm rồi!

Miền nam, miền trung, miền bắc. Ôi, thực dân pháp, tụi bay thật là độc ác!!!

danngoc
27-05-2011, 06:07
Mình xin lỗi là viết chưa rõ nên bạn hiểu nhầm, tuy vậy, mình cũng hiểu dân miền tây tương đối và hoàn toàn không có ý hạ thấp. Nếu bạn đọc kỹ, sẽ thấy mình viết rất cởi mở và cố gắng nhận xét khách quan nhất. Đừng vì bảo vệ tính địa phương mà nóng quá mất hay.

Nói về tính chất phác: bạn đúng, và mình cũng nhận xét thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng chất phác, mức độ chất phác khác nhau, và tùy thời điểm. Ý kiến của người địa phương như thế nào, mình hoàn toàn không có nhận xét gì, sao bạn lại phản đối? Bạn nghĩ mình không hiểu họ, sao mình lại chụp những tấm ảnh như vậy? Chán bạn thật rồi.

MÌnh hỏi bạn xem Cánh đồng bất tận chưa? Bạn cảm nhận thế nào? Bạn xem rồi có cái cảm giác ủy mị như xem phim Đài Loan không? HÌnh như là có? Chắc hẳn thực tế không phải vậy đúng không? Tiểu tư sản là đó. MÌnh chỉ nói, thực ra cuộc sống miền tây giản dị, không sướt mướt, có đau, có khổ thì cũng quên ngay, sao bạn lại lôi gái mại dâm vào đây??? MÌnh không đồng cảm với tác giả CĐBT, mình có quyền nêu ra đây không?

Mình hơi buồn khi một số bạn đọc vội, rồi kết luận này nọ, chỉ là do địa phương chủ nghĩa. Nếu là người thực sự thích đi, và đi nhiều, có lẽ các bạn đã bớt tính bảo thủ và cởi mở hơn.

Đương Phan
27-05-2011, 16:03
@ danngoc:

Chắc có lẽ là do mình đọc vội, nên không thể hiểu hết những ý trong lời bạn nói, mà cũng có lẽ là do đi còn ít, vẫn còn bảo thủ và địa phương quá chăng! :(

Những lời mình nói, bạn hãy xem là một ý kiến cá nhân thôi, đừng để trong lòng.

Mình tự hào là một con dân Tiền Giang, thế nhưng có lập topic nào về vùng đất này đâu. Bây giờ bạn đã bỏ công đi, rồi lại giới thiệu cho các bạn biết về nơi này, không cỗ vũ thôi chứ mà lại ý kiến ý cò này nọ, thật là không phải với bạn!

Thôi, bỏ qua hết đi, đừng làm chuyện đó mất vui. Mời bạn hãy tiếp tục với những bức ảnh, các trãi nghiệm thú vị về "Tiền Giang - miền sông nước"(c)

danngoc
27-05-2011, 16:24
Thực ra tui cám ơn bạn, vì ý kiến của bạn khiến tui phải xem kỹ lại post của mình có gì khiến bạn hiểu nhầm. Thực lòng, trong bài viết chỉ muốn nêu ra những cái đẹp, lạ, nhưng cũng cả những điều chưa hay, cốt để miền tây tốt đẹp hơn, hoàn toàn không có ý khinh khi chê bai. Tất nhiên, do tui không phải dân miệt này nên nhiều cái cưỡi ngựa xem hoa không hiểu hết. Chính vì vậy tui mạnh dạn post lên để các bạn góp ý, qua đó tui hiểu thêm. Nhưng phản ứng thái quá, tất tui cũng ngại... mong góp ý mà lại nhận toàn củ đậu thì ... chết em.

Từ từ tui post tiếp, bữa nay tài khoản photobucket báo full rồi.

P/S: trí thức tiểu tư sản ở đây, có nghĩa là ngồi một chỗ tưởng tượng tùm lum, thiếu thực tế khách quan :Dam Thiếu thực tế khách quan cũng có thể là có kinh nghiệm địa phương như tác giả CĐBT, nhưng lại không hiểu nơi khác ra sao nên lại suy tưởng tùm lum, hay do hysteria, hay do mặc cảm Freud mà phóng tác hehehe

meonho09
30-05-2011, 17:26
Miền Tây gạo trắng nước trong, con gái trông thật dịu dàng

danngoc
30-05-2011, 18:59
Con gái miền tây nè:

https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2689.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/IMG_2691.jpg

trantuan2050
31-05-2011, 20:20
Mình là dân Long An , định vài ngày nữa đi tiền trạm ở Cái Bè trước để biết những phong cảnh , vườn trái cây , đường xá ... trước khi dẫn bạn gái từ Đà Lạt xuống chơi , lỡ hứa với nàng rồi ... mới đầu định dẫn nàng về mấy 4 Cồn chơi nhưng lần trước đi giống như những gì bạn danngoc đã mô tả nên rút kinh nghiệm ... ai đời HDV nói cho đi vườn trái cây mà dắt vào nhà đem ra mấy miếng xoài , mận , khóm ngồi ăn rồi coi đó là đã vào vườn trái cây . Nãn , còn đi Cồn Thới Sơn thì thấy cũng bình thường không có gì hấp dẫn , nên lần này quyết định đi Cái Bè , xong qua Bến TRe chơi . Nhưng cũng cảm ơn bạn danngoc đã giới thiệu những điểm tham quan ở Cái Bè trước để vài ngày nữa mình đi được rút ngắn thời gian tìm kiếm.

danngoc
01-06-2011, 10:13
@Danngoc: bạn đã là "Phượt gia" thì chắc đã đi nhiều lắm rồi, nhưng nhiều bao nhiêu cho đủ? Có lẽ bạn đã đến miền Tây lần đầu tiên trong một tour du lịch, và chỉ đi qua TP. Mỹ Tho và H. Cái Bè. Một vài địa phương, một vài con người và một vài tác phẩm thì không thể đại diện cho toàn cục. Phần đông những người không biết miền Tây thì lại nghĩ miền Tây đâu đâu cũng vậy, ruộng lúa, đường nông thôn hay kênh rạch? Tôi không bao giờ đôi co với họ, bởi chỉ có người đi mới là người cảm nhận sâu sắc nhất. Được đi là cơ hội của mỗi phượt tử, bạn không đi thì aẽ không bao giờ biết, và đã tự từ chối quyền "phượt" của mình. Mong bạn tiếp tục chia xẽ những chuyến đi. Nếu bạn xem lại và sửa một chỗ chưa chính xác thì topic này sẽ giá trị hơn và sẽ là một kỉ niệm đẹp của bạn.

p/s: cái film CĐBT hay thì cũng có hay, nhưng chỉ là một vài mảnh đời, vậy mà tới giờ ai cũng mang nó ra để mường tượt tới miền Tây :)) Công nghệ điện ảnh chả tới đâu, nhưng công nghệ PR thì số 1.

Bác à, tui biết mình không có khả năng viết cho chuẩn chu, nhưng không vì thế mà bác chụp mũ tui là kênh kiệu như vậy. Chín người mười ý, bởi vậy tui chẳng buồn bạn Dandiscover hiểu nhầm, nhưng tui phản đối suy nghĩ bảo thủ không muốn phê phán những gì chưa chuẩn của xứ sở mình. Vì thế tui luôn viết bài với nội dung "đi nhiều nữa, cởi mở hơn nữa, vô tư hơn nữa" và "Đả đảo bảo thủ, tự do tư tưởng muôn năm!". Nếu bác suy luận câu viết của tui mà cho tui hợm hĩnh là kẻ đi nhiều biết nhiều thì thật đáng tiếc lắm đấy. Tui càng đi nhiều thì càng thấy kiến thức hạn hẹp, bài viết của tui cũng có nội dung ấy mà?!! Thôi mà bác là mod, hy vọng bác lớn tuổi nên điềm tĩnh mà hiểu tui thôi. Nói nặng nhau vậy, tui hỏng thích.

Bài tui viết có chỗ nào nói CĐBT là chuẩn để tui nhận xét về miền tây đâu hè? Nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng, cho đến này đây là bộ phim giàu hỉnh ảnh sinh động và hiện thực nhất về miền tây của chúng ta (mặc dù như tui đã viết thì thực tế miền tây không phải hoàn toàn như suy nghĩ của tác giả) nên tui lấy làm ví dụ về một cách nhận xét về miền tây thôi. Bác có suy nghĩ gì về điều này không? Chẳng phải tui đang cố gắng để mọi người hiểu thêm về miền tây sao?

trantin84
02-06-2011, 16:45
@Danngoc: có lẽ anh đã hiểu lầm. Xin lỗi anh, mình sẽ tự xoá bài viết trên.

danngoc
03-06-2011, 08:41
Vậy bác xóa giùm mấy bài quote của tui nhe, tui cũng xin lỗi vì hay viết lung tung. Cám ơn bác nhiều.

conlele
04-06-2011, 12:25
P/S: trí thức tiểu tư sản ở đây, có nghĩa là ngồi một chỗ tưởng tượng tùm lum, thiếu thực tế khách quan :Dam Thiếu thực tế khách quan cũng có thể là có kinh nghiệm địa phương như tác giả CĐBT, nhưng lại không hiểu nơi khác ra sao nên lại suy tưởng tùm lum, hay do hysteria, hay do mặc cảm Freud mà phóng tác hehehe

@danngoc: đi miền Tây, lại đi bằng Tour mà lại phán rằng tác giả của Cánh đồng bất tận là "trí thức tiểu tư sản, ngồi một chỗ tưởng tượng tùm lum". Quả thiệt là gan của bạn lớn quá, lớn lắm!

Những gì bạn thấy, bạn cảm, bạn nhận trên đây mới chỉ là một bề nổi, lớp váng bên trên cùng của miền Tây mà thôi.

Hy vọng rằng có một ngày bạn tới với miền Tây không phải bằng tour, không phải với vai trò của một người khách du lịch, bạn sẽ cảm một miền Tây khác: dữ dội, khốc liệt, nghèo khổ hơn nhiều, nhưng chứa chan tình cảm của người miền Tây, và dĩ nhiên cũng không tránh khỏi va chạm với: côn đồ, lừa đảo, rượu chè... ở đâu cũng có cả.

P/S: À mà phim "Cánh đồng bất tận" khác với truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" lắm à nha! Từ bộ phim "uỷ mị ướt át kiểu Đài Loan" rồi quay sang kết luận nhà văn viết truyện là tiểu tư sản trí thức, hic..hic.. hổng biết bạn hiểu sự khác nhau giữa: nhà văn, biên kịch, kịch bản, đạo diễn?

danngoc
04-06-2011, 18:56
Em có đi tour đâu bác? Mà bác là dân miền tây mà cũng đồng cảm với NNT thì chưa đúng chất miền tây rồi. Dân miền tây là cái bác tài dùng chân lái thuyền giữa sông kia kìa, là người nông dân thích làm mướn nhưng tự do hơn là làm địa chủ mà phải gắn chặt với ruộng kia, miền tây là những người đi xe khach cùng em, không quen không biết nhưng bắt chuyện thật nhẹ nhàng vui vẻ... miền tây là nhẹ dạ, vô tư, đơn giản nhưng cũng sâu sắc như cụ Sơn Nam. Em nhứt định không chịu cái cô NNT viết truyện ngắn muốn mô tả miền tây đầy đau khổ, bất công, bởi vì dù có như vậy thật thì dân miền tây cũng chấp nhận một cách giản dị. Trí thức TTS là thế.

cafe-sang
05-06-2011, 22:19
Phải như chuyến đi này có mình mình sẽ ca cổ là hay biết mấy

danngoc
08-06-2011, 14:16
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2579.jpg
Trang trí bên trong quả là tuyệt tác, kết hợp Đông-Tây.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2582.jpg
Bàn trang điểm và tranh trang trí trên tường chắc phải do tay nghệ nhân, chứ thợ vẽ ngày nay không thể khóe tay đến vậy được. Đến cái đầu cửa giả cũng có motif riêng, tuy Tây nhưng vẫn hài hòa với phần chạm khắc gỗ kiểu ta bên gian trong. Tuy gạch vữa nay đã có phần mục nát, nhưng sắc màu vẽ trên tường vẫn tươi mới.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2584.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2588.jpg
Motif trên gỗ không cứng nhắc cũ kỹ, mà có chỗ tây hóa nhiều: ví dụ như chỗ này - chi tiết cái quả mướp đắng (khổ qua) là khá độc đáo.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2584.jpg
Cách thức chạm lộng tinh vi ở chỗ: nếu như chạm lộng như ngày nay chỉ có thể xem là 2D (2 chiều, trên mặt phẳng) thì chạm lộng thời ấy là chạm-lộng-đục-trổ, tức là một điêu khắc 3D rất kỳ công, đều tăm tắp, tỷ lệ đường nét rất chuẩn mực, đẹp mắt. Cẩn xá cừ cũng vậy: thợ chọn từng miếng xà cừ với màu sắc hình dáng phù hợp để gắn lên rất sâu, chắc chắn chứ không dán bừa như ngày nay.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2589.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2590.jpg
Tủ sách bên trong với các sách về giải phẫu, bách khoa ngành y, các loài nấm, thực vật học v.v. chứng tỏ trong nhà có người học nghề y.

danngoc
08-06-2011, 14:25
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2591.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2607.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2608.jpg
Thật đáng tiếc, kết cấu gỗ nhiều chỗ đã bị mối xông, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất chóng hỏng. Với khí hậu như ở miền tây, mối là một hiểm họa cho nhà cổ, nhưng hiểm họa con người cũng đáng kể: nhiều nhà cổ đã bị gỡ bán sạch sẽ. Ở Nhật, các chuyên gia cho hay người Nhật cổ thường lót các tấm chì dưới đế cột để chống mối xông - mối không cắn thủng nổi miếng chì. Nhưng cách này thật khó áp dụng ở Việt Nam.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2623.jpg
Một chỗ mối xông khác


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2616.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2627.jpg
Bác chủ nhà

danngoc
08-06-2011, 14:28
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2624.jpg
Cái ghế bành chạm trổ và cẩn gỗ


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2626.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2640.jpg
Chân bàn con chạm sư tử kiểu tây

danngoc
08-06-2011, 14:31
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2638.jpg
Lưỡng long chầu bàn trà


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2636.jpg
Đèn chùm thủy tinh màu


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2631.jpg
Một bộ tứ linh xếp theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ: Long - Lân - Quy - Phụng


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2632.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2633.jpg
Có mạ vàng


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2637.jpg
Nhà sau và vườn thì chỉ thế này thôi

danngoc
08-06-2011, 14:41
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2656.jpg
Bếp tách riêng


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2660.jpg
Các dụng cụ làm bếp, trong đó có cái chà chảo bẹ dừa, cây quậy cám heo bằng thân dừa, cái cặp nồi, cái ống đồng để thổi bếp v.v. là những thứ ở thành phố đã thất truyền.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2661.jpg
Con rết dài hai tấc đang phơi cho khô


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2651.jpg
Chuyên gia Nhật đang giám định đồ sứ


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2654.jpg
Căn cứ theo ấn triện dưới đáy và nước men, cũng như họa tiết hoa văn...


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2657.jpg
... thì nửa trên là đồ sứ Nhật làm vào cuối thế kỷ 18, nửa dưới là đồ sứ Trung Hoa (chủ nhà nói mua từ triều đình Huế) làm đầu thế kỷ 19


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2659.jpg
Cái tô làm thời Pháp, đầu thế kỷ 20


Em hơi lảng ra, vì đồ cổ có âm khí.

danngoc
08-06-2011, 14:49
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2663.jpg
Một người đi đặt trúm lươn


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2664.jpg
Ngôi nhà mơ ước của nhiều người miền sông nước ngày nay


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2665.jpg
Túp lều vàng ngày xưa với cây bằng lăng trên bến sông.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2667.jpg
Bè cá lồng

danngoc
08-06-2011, 14:52
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2669.jpg
Trên bờ sông Tiền, người ta làm nhiều cách để lấn sông. Ví dụ như cách này: đóng cọc dừa để lục bình dạt vào, kéo theo rác rến. Sau đó đổ cát lên lấn sông.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2670.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2673.jpg
Xuất hiện trước mũi ghe một khu resort 5 sao, với các căn nhà nghỉ được thiết kế từ nước ngoài, có gắn máy lạnh, có tủ đá...


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2675.jpg
Có khu nhà giải trí với bar và sàn nhảy


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2672.jpg

danngoc
08-06-2011, 14:54
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2680.jpg
Cạnh đó là chiếc tàu du lịch Người Tình (L'amant)


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2685.jpg
Và các cư dân đáng yêu của sông Tiền


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2676.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2689.jpg


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2691.jpg


En Fin

soicodoc
09-06-2011, 11:42
phải qoánh dấu lại để hôm nào đi hhiihih, cam on chu theat nhiều về thông tin bổ ích nhé

gã khờ
09-06-2011, 17:04
https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2608.jpg
Thật đáng tiếc, kết cấu gỗ nhiều chỗ đã bị mối xông, nếu không xử lý kịp thời sẽ rất chóng hỏng. Với khí hậu như ở miền tây, mối là một hiểm họa cho nhà cổ, nhưng hiểm họa con người cũng đáng kể: nhiều nhà cổ đã bị gỡ bán sạch sẽ. Ở Nhật, các chuyên gia cho hay người Nhật cổ thường lót các tấm chì dưới đế cột để chống mối xông - mối không cắn thủng nổi miếng chì. Nhưng cách này thật khó áp dụng ở Việt Nam.


https://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2623.jpg
Một chỗ mối xông khác
Bác ạ! Em đã cũng từng được tới lui nhiều ngôi nhà như thế này, kết hợp sách vở thì em biết được:
- Những cột gỗ trong các ngôi nhà ấy thường là "thiết mộc", loại gỗ không dễ gì mối mọt có thể phá được.
- Ngay từ ngàn xưa, cha ông ta khi làm nhà đã biết cách chống mối mọt (dân tộc nào cũng thế, chỉ là cách thức khác nhau). Cha ông ta kê cột nhà lên tảng đá xanh, đôi khi được trạm trổ rất tinh xảo - nếu là nhà giàu, dinh thự.
http://www.livecantho.com/images/stories/audio/livecantho_langcolongan.jpg
Cột nhà được kê lên tảng đá ("Nhà trăm cột" - Long An ), hình sưu tầm.
Nếu nhìn kỹ hình trên, bác sẽ thấy cột tròn đặt trên đá vuông. Đấy là triết lý âm - dương được ứng dụng trong dân gian. Cột tròn (dương) đặt trên đá vuông (âm), âm - dương hòa hợp như thế thì vững bền, trường tồn. Triết học Việt đấy ạ.
- Em cho rằng, ngôi nhà bác đang đề cập đã trùng tu nhiều lần, và trong đó không ít lần nâng nền nhà. Vì theo hình ở dưới, chân cột đã không còn thấy đá tảng (người Nam bộ gọi là "cục táng"). Ngưỡng cửa đã liền với nền nhà, đây là điều cấm kỵ làm nhà (ngày trước).
http://i878.photobucket.com/albums/ab349/dan_lythe/Cai%20Be%202%20va%203-5-2011/IMG_2344.jpg

danngoc
09-06-2011, 17:08
Thực ra là cách kê cột trên đá xanh ta cũng học của TQ thôi, và ở đâu cũng thấy dùng cách này. Còn thiết mộc hay gì đi nữa gặp mối xông cũng toi, nó xông cả tường gạch xi măng mà bác. Tất nhiên, vấn đề của những ngôi nhà này không chỉ là chuyện mối xông, cũng không thể giải quyết từ cái nền. Em không phải chuyên môn bảo tồn nên cũng không có ý kiến được.

khanhvu
12-06-2011, 21:18
Đọc thread này nhớ miền Tây quá (lúc nhỏ mình có một thời gian sống ở miền Tây). Mặc dù có vài điểm chủ thread chưa cảm nhận hết về miền Tây (điều này không thể nào tránh khỏi) nhưng thread chứa khá nhiều thông tin và cuốn hút...

Hoàng Quý Phi
28-09-2011, 05:16
Yêu topic của chị lắm m những hình ảnh rất chân thật và sống động , và yêu sông nước , cảnh vật , con người miền Tây nữa.
I love you.

eagleda
28-09-2011, 19:34
Mỹ Tho là thành phố đô thị loại II rồi đấy bạn, không phải là thị trấn đâu. Ngày xưa ở toàn miền Tây chỉ có Mỹ Tho và Cần Thơ là thành phố thôi. Thành phố Mỹ Tho đã hình thành và phát triển hơn 300 năm rồi. Miền nam khi xưa chỉ có một trường trung học (nay là trường Phổ thông trung học Nguyễn Đình Chiểu) là nơi đào tạo những nhân tài của đất nước thời ấy. Mỹ Tho xưa có tuyến xe lửa từ Sàigòn đi về, nhà ga ngày nay gần khách sạn 30/4 (khu vực mua vé đi du lịch sông nước). Dù sao cũng cám ơn bạn nhé.

ku kòy
28-09-2011, 20:24
Đang hóng hớt những hình ảnh của anh danngoc, rất có hồn và cảm xúc :D.
Chắc chắn, du khách trước khi muốn tìm hiểu về vùng đặc thù sông nước Tiền Giang sẽ rất cảm ơn những thông tin bổ ích của anh. Đặc biệt là cuộc sống của người gốc Khơ-me, Hoa ... hay như lịch sử nơi đây (c).

linhngoc
03-10-2011, 09:59
Mình thìch topic của bạn, bạn tuy không phải dân miền tây mà cũng không khác họ là mấy, hảo sảng,phóng khoáng nghĩ gì, cảm thấy thế nào thì viết ấy . theo ý mình thì những gì là suy nghĩ cãm nhận riêng bạn nên hành văn đễ người đọc hiễu rõ là ý của riêng bạn ( có thể là chưa hoàn toàn đúng,hoặc có bất đồng ý kiến khác,và đó là suy nghĩ chứ không phải định kiến),còn những gì trích dẫn thì nên tra cứu thận trọng từ các nguồn tin cậy, và gi rõ nguồn trích ( để có gì còn có người chịu trách nhiệm chung hiii). mình cũng như bạn vậy, cũng khoái đi và viết, và cũng không thích kiễu cường độ thái quá của CĐBT.
chúc bạn vui, khỏe,đi nhiều viết hay.
Linh Ngọc

metalman
04-10-2011, 17:30
Bạn chụp ảnh đẹp và rất chi tiết :)

Maya 80
02-06-2012, 15:45
ban oi, neu duoc cho minh hoi dia chi nha co ma ban cho la dep nhat trong chuyen di nay duoc ko?Cam on ban

danngoc
02-06-2012, 16:37
Mình chỉ biết tên chủ nhà (đã ghi rồi đó), chứ không biết địa chỉ bạn ơi.

Mun_crazy
06-06-2012, 13:42
Đã từng đi Tiền Giang, nhưng chưa đc kỹ như danngoc, đọc bài này thấy có lại động lực, chắc lại phải xách balô lên thôi. Miền Tây thẳng tiến!!!!
Cảm ơn danngoc, dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng bài viết của bạn rất có giá trị và cho thấy bạn là ng rất có lòng.