PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Phong tục tập quán con người Nhật Bản



nguyenducviet260
13-01-2015, 16:49
Mình mới tham gia diễn đàn nên mong muốn đóng góp một số văn hóa và hình ảnh về Nhật Bản mà trong thời gian qua mình tìm hiểu. Mình cũng đã công tác tại gần 20 tỉnh tại Nhật nên bạn nào có thắc mắc gì cứ comment cho mình phía dưới nhé!


Karaoke – Từ Nhật Bản đến trào lưu toàn thế giới

Lần đầu tiên xuất hiên cách đây 20 nǎm ở xã hội Nhật Bản, Karaoke ngày càng phát triển và trở thành phương thức giải trí rất thịnh hành ngày này không chỉ ở Nhật Bản mà trên toàn thế giới.



https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/group-song-901.jpg

Karaoke bắt nguồn từ đâu?


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/shibuya-karaoke-sign-901.jpg
nguồn gốc của Karaoke

Quê hương của từ "カラオケ" (karaoke) là thành phố Kobe - Nhật Bản. Karaoke là từ ghép tiếng Nhật từ "から" bắt nguồn từ từ "空" (kara) có nghĩa là trống rỗng, và おけ (oke) là từ viết tắt của "オーケストラ" ōkesutora hay có nghĩa là ban nhạc. Thường thì một bài hát được thu thanh bao giờ cũng có phần âm và phần nhạc đệm. Karaoke lần đầu tiên được biết đến tại một quầy bar ở thành phố Kobe của Nhật Bản. Theo như một câu chuyện được kể lại rằng, tại quán bar này, trong một buổi biểu diễn, khi cây ghi ta không đến chơi được vì bị ốm hay vì một lý do khác, người chủ quầy đã chuẩn bị những bǎng nhạc thu thanh sẵn và ca sĩ lại hát theo bǎng. Đây chỉ là một câu truyện truyền miệng nhưng đó chính là sự khởi nguồn của karaoke và kể từ đó karaoke đã trở nên phổ biến ở khắp đất nước Nhật Bản. Thuật ngữ karaoke mặc dù được phát âm khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhưng đã được chấp nhận và trở thành ngôn ngữ chung cho khắp các nơi trên thế giới. Từ "karaoke " bây giờ không chỉ nằm trong những cuốn từ điển của Nhật Bản mà còn có mặt trong cuốn từ điển tiếng Anh Oxford được xuất bản mới đây nhất ở Anh - đây là một trong những cuốn từ điển tiếng Anh chuẩn mực và nổi tiếng nhất như một minh chứng rằng từ này đã thực sự trở nên phổ biến trên khắp thế giới.

Trào lưu karaoke mới đến từ phía Tây Nhật Bản


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/shibuya-karaoke-sign-901.jpg

Siêu thị và phòng tắm hơi đầu tiên của Nhật Bản được khai trương tại vùng Kansai - Nhật Bản và khu vực này cũng đã rất thành công trong việc đưa ra các sản phẩm cũng như dịch vụ kinh doanh độc đáo như mỳ ống và vé qua cửa tự động. Đặc biệt, Kobe một trong số những thành phố ở khu vực Kansai, mang dáng vẻ thành thị nhất. Truyền miệng của dân gian Nhật Bản có câu " Thời trang bắt nguồn từKobe ". Thời trang của những người phụ nữ trẻ lần đầu được công nhận lần đầu tiên cũng chính tại Kobe và sau này đã trở nên thịnh hành ở Tokyo. Bởi vậy mà những tạp chí thời trang được phụ nữ Kobe theo dõi sát sao. Kể từ khi bến cảng của thành phố Kobe mở cửa cho việc giao lưu thương mại quốc tế nǎm 1868, thời điểm triều đại Minh Trị chuẩn bị được phục hồi. Kobe đã dẫn đầu trong việc tiếp nhận sự giao lưu quốc tế và nhiều người nước ngoài đã đến sống tại Kobe. Những khu nhà xây theo phong cách Tây nơi phần lớn những người dân phương Tây đã từng sống nằm ở đây, nơi các lễ hội nhạc jazz được tổ chức hàng nǎm chứng tỏ Kobe là thánh địa của những người yêu nhạc jazz.

Sự phát triển của karaoke

Nguời Nhật vốn thích tiệc tùng. Từ xa xưa, tiệc trở nên linh đình khi mà một ai đó cất tiếng hát và những người khác vỗ tay theo làm cho bầu không khí trở nên sôi động, vui vẻ, đầy phấn khích. Người ta không để ý đến việc người hát hát có hay không, thậm chí có những bài hát bị hát sai nhạc điệu nếu như để có việc gào to hơn có thể làm cho bữa tiệc vui nhộn hơn.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/covering-ears-karaoke-901.jpg

Có được bầu không khí và phong tục này đã khiến cho người Nhật Bản trở nên cởi mở hơn khi họ nghe người khác hát và họ cũng thoải mái hát trước đám đông mà không miễn cưỡng hay e ngại. Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích tại sao karaoke lại được chấp nhận rộng rãi ở Nhật Bản.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/no-mic-901.jpg

Karaoke đã ra đời vào thời kỳ cuối của giai đoạn phát triển kinh tế cao cho tới trước khi karaoke ra đời, khách hàng thường nghe những bài hát đang thịnh hành qua sóng phát thanh, yêu cầu những bài hát yêu thích qua điện thoại và các hãng âm nhạc bắt đầu phát các bài hát trên loa phát thanh ra công chúng. Việc thưởng thức dưới dạng này tiếp tục phát triển trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, sẽ thật là không bình thường với nhiều người Nhật Bản thích hát mà chỉ được nghe người khác hát. Sau đó thì karaoke đã xuất hiện trên màn ảnh. Cầm micro trong tay và hát theo giai điệu âm nhạc của "ban nhạc" bạn sẽ cảm thấy mình giống như một ca sĩ chuyên nghiệp. Nếu như bạn được những người khác vỗ tay khen ngợi nhiệt tình, hẳn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều.Karaoke do vậy đã thực sự thúc đẩy sự ham ca hát ở người Nhật Bản. Đối với những người lính, những người luôn phải làm việc trong một môi trường cǎng thẳng thì không có một phương tiện giải trí nào hữu hiệu hơn là hát karaoke. Do vậy mà từ Kobe, karaoke ngay lập tức phổ biến ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản.

Đổi mới công nghệ và những quán Karaoke


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/remote-901.jpg

Mặc dù lúc đầu karaoke chỉ là phương tiện giải trí cho những người làm kinh doanh ở Nhật Bản nhưng nó đã nhanh chóng trở thành phương tiện giải trí rộng khắp nhờ có sự phát triển công nghệ mới và loại hình kinh doanh mới có tên gọi " Các quán karaoke". Đầu tiên karaoke xuất hiện dưới dạng bǎng đã thu thanh sẵn phần nhạc, sau đó chuyển thành đĩa CDs giúp cho việc chọn bài hát trở nên dễ dàng hơn nhiều. Sự phát triển này dẫn đến sự ra đời ở một mức cao hơn đó là có sự xuất hiện của hình ảnh phù hợp với ý nghĩa bài hát, được hiện lên trên cùng với lời bài hát để có thể phù hợp với mọi đối tượng, cả những người không thuộc lời cũng có thể thấy lời hát trên màn ảnh và hát theo.Karaoke đã trở thành một ngành công nghệ giải trí chủ chốt. Karaoke gia đình cũng bắt đầu trở nên phổ biến và thịnh hành và mọi người chỉ ở nhà cũng được giải trí một cách thoải mái. Tuy nhiên, cũng có một trở ngại trong công việc kinh doanh loại hình giải trí này đó là vì hầu hết các ngôi nhà ở Nhật Bản đều nằm san sát nhau và vẫn được xây dựng bằng gỗ, mái che cách âm không tốt, do vậy sẽ gây khó chịu cho những người hàng xóm khi hát karaoke vào buổi tối. Chính vì lý do này mà các doanh nghiệp đã phát triển loại hình mới, đó là các "quán karaoke". Các quán này gồm những phòng biệt lập cách âm chỉ để dành cho việc hát. Người ta đã quảng cáo những quán karaoke này là nơi mà bạn có thể hát từ tận trái tim mình, bằng tất cả lòng nhiệt tình. Quán karaoke đầu tiên xuất hiện vào nǎm 1984 tại một cánh đồng lúc ở vùng quê Okayama, phía tây của vùng Kobe. Nó được xây dựng từ một chiếc ô tô cải tiến.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/07/price-chart-901%20(1).jpg

Kể từ đó, các quán karaoke đã được xây dựng và chiếm khá nhiều diện tích ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. Và ở khu đô thị, các phòngkaraoke cách âm cạnh nhau mọc lên như nấm. Những người đi hátkaraoke chủ yếu là nhân viên vǎn phòng, sinh viên, học sinh và cả những người nội trợ. Các quán karaoke, không chỉ phát triển ở Hàn Quốc, Trung Quốc mà còn ở các nước Đông Nam A', Châu Âu và Mỹ. Do khi hát karaoke lời bài hát sẽ hiện lên màn hình nên nhiều quốc gia đã coi karaoke là phương tiện hữu hiệu trong việc nâng cao tỉ lệ những người biết chữ và nó đã trở thành công cụ giáo dục hữu ích. Có thể nói rằng, karaoke - công nghệ giải trí ra đời trong một hộp đêm tạiKobe nhưng sẽ tiếp tục tạo ra những bước dài trong sự phát triển công nghệ và tính phổ biến trong công chúng. Vì tính đa dạng của các loại hình giải trí từ đĩa, bǎng, đài, TV, con người đã trở nên bị động trong giải trí. Karaoke sẽ góp phần làm thay đổi hình thái này và tạo ra những đóng góp quan trọng trong lịch sử giải trí bằng âm nhạc.

nguyenducviet260
13-01-2015, 16:52
Văn hóa đi tàu điện Nhật Bản

Đối với nhiều nước trên thế giới, tàu điện là phương tiện còn khá lạ lẫm và thậm chí không có ở nhiều quốc gia. Nhưng đối với người dân Nhật Bản, tàu điện là phương tiện đi lại khá phổ biến và thông dụng bởi tính tiện lợi mà chi phí lại rẻ.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/12/v%C4%83n%20h%C3%B3a%20t%C3%A0u%20%C4%91i%E1%BB%87n .jpg

Tại hầu hết các nhà ga, việc bán vé, kiểm soát vé được thực hiện hoàn toàn tự động. Đặc biệt, với việc sử dụng hệ thống thẻ từ, hành khách có thể ra vào ga vô cùng thuận lợi và nhanh chóng. Chỉ có như thế mới đáp ứng nổi lưu lượng hành khách khổng lồ vào giờ cao điểm.

Khi lên tàu điện, mọi người đều xếp thành hai hàng và không được phép chen ngang. Khi tàu điện đến, những người lên tàu đứng nép vào hai bên nhường cho người xuống tàu xuống hết mới lên tàu. Đó được coi là văn hóa khi đi tàu điện của người Nhật. Văn hóa tàu điện của Nhật còn biểu hiện ở cung cách của nhân viên nhà ga và nhân viên hướng dẫn trên tàu. Luôn cúi chào mỗi khi ra vào toa. Quần áo tươm tất, găng tay trắng tinh, làm việc cẩn thận, giúp đỡ hành khách tận tình.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/12/v%C4%83n%20h%C3%B3a%20%C4%91i%20t%C3%A0u%20%C4%91i %E1%BB%87n%20%E1%BB%9F%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3 n.jpg

Trên tất cả các toa tàu đều có ghế dành riêng cho người già và phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ. Khi thấy bất kỳ chiếc xe lăn nào chuẩn bị lên hoặc xuống tàu, đều có nhân viên đến hỗ trợ. Mọi lối lên xuống và ra vào ga đều có ốp gạch nổi để chỉ đường cho người khiếm thị.

Phụ nữ cũng rất được ưu tiên. Hầu hết các chuyến tàu đều có toa dành phục vụ riêng cho phụ nữ vào những khoảng thời gian cao điểm trong ngày.

Tàu điện vào giờ cao điểm rất đông, đông đến nỗi giống như một cái hộp nhồi nhét đầy người. Đứng ở trong đó, bạn có thể bị chen lấn đến không thở nổi, nhưng đó dường như là chuyện bình thường ở Nhật, không ai tức giận hay có thái độ khó chịu cả.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/12/34.jpg

Người Nhật rất biết giữ ý là trên tàu điện thường tránh nghe điện thoại vì nó ảnh hưởng đến những người xung quanh. Do đó, họ chỉ nhắn tin hoặc xem truyền hình qua điện thoại. Nhiều khi đứng trên tàu nhìn cảnh ai cũng chăm chăm vào cái điện thoại cũng hết sức thú vị. Ngoài ra, thời gian trên tàu điện còn được người Nhật sử dụng để tranh thủ đọc sách, báo, trang điểm, thậm chí nhiều doanh nhân còn mang máy tính xách tay để làm việc, tận dụng thời gian rỗi trên tàu.

Tàu điện ở Nhật “cứng nhắc” y như người Nhật về cách bảo đảm giờ giấc luôn chính xác. Tàu chỉ bị chậm trễ hoặc đình trệ trong trường hợp bất thường xảy ra, và trong các trường hợp đó, nhân viên nhà ga sẽ luôn phát thanh xin lỗi hành khách.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/12/maglev-trains.jpg

Tàu điện ở Nhật không chỉ là đặc trưng của sự phát triển công nghệ của nước Nhật, mà còn là nơi có thể quan sát tổng thể văn hóa hiện đại và thói quen sống của người dân Nhật Bản.

nguyenducviet260
14-01-2015, 13:24
Phong tục chào đón năm mới của người Nhật Bản

Tết ở mỗi đất nước đều có những nét tinh hoa và đậm đà chất truyền thống của mỗi dân tộc. Người dân Nhật Bản bắt đầu đón tết từ ngày 01 tháng 01 dương lịch (không có têt âm lịch như người Việt Nam, Trung Quốc) với nhiều phọng tục, tập quán đặc sắc còn được lưu giữ cho đến ngày nay từ những món ăn cho đến các hoạt động ngày Tết.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/akemashite_1.jpg

Trước ngày 31/12 và Omisoka

Omisoka là từ người Nhật dùng để chỉ ngày 31/12. Tháng 12 lúc nào cũng rất tất bật với các công đoạn chuẩn bị đón năm mới. Ở các chợ và cửa hàng, người người sắm sửa đồ Tết. Trong nhà, cả gia đình cùng nhau tổng vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị Osechi và trang hoàng cho ngôi nhà.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/osouji_1.jpg

Osouji - Đợt tổng vệ sinh

Để chào đón các vị thần năm mới đến nhà, nhà cửa phải được vệ sinh sạch sẽ. Ngày xưa, người Nhật thường bắt đầu đợt tổng vệ sinh vào ngày 13/12, còn được gọi là ngày “Susuharai”, nhưng dạo gần đây có nhiều gia đình đợi đến gần ngày 31 mới lên kế hoạch dọn dẹp. Hiện nay, các Thần điện, chùa chiền vẫn tổ chức các buổi lễ Susuharai linh thiêng vào ngày 13.

Trang trí ngày Tết

Sau đợt Osouji, mọi người sẽ trang hoàng nhà cửa, tốt nhất là ngày vào 28 hoặc 30. Bởi vì số 29 trong tiếng Nhật phát âm gần giống với “Nijyu no kurushimi”, tức “Hai lần nỗi đau”, và sẽ rất thất lễ nếu trang trí nhà cửa vào ngày 31 cận sát với ngày Tết, cho nên người Nhật thường tránh trang hoàng vào 2 ngày này.


phong tục năm mới ở Nhật Bản (http://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/kagamimochi.jpg)

Kagamimochi: Mâm bánh dày - Mochi cùng một quả quýt Nhật - Mikan bên trên. Đây là nơi các vị thần trú lại khi đến thăm nhà, được đặt ở nơi trang trọng và xinh đẹp nhất của ngôi nhà.

Kadomatsu: Gồm cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo, được xem là dấu hiệu của Thần linh. Người Nhật trang trí Kadomatsu ngay trước nhà và sử dụng các loài cây mang ý nghĩa phúc lành như thông, tre…

Shimekazari: được trang trí ngay lối vào nhà và bàn thờ, nhằm thể hiện ngôi nhà là nơi linh thiêng và có tác dụng trừ tà.

Nengajo - Thiệp chúc Tết


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/nengajo_1%20(1).jpg

Thiệp chúc Tết cũng được chuẩn bị xong vào tháng 12. Những tấm bưu thiếp có vẽ hình 12 con giáp hoặc in ảnh gia đình, kèm với lời chúc Tết sẽ được gửi đến nhà người thân và những người đã giúp đỡ mình. Gần đây xu hướng gửi thiệp điện tử qua email hay mạng xã hội tăng lên làm số lượng bưu thiếp giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên, một tấm thiệp viết tay bao giờ cũng đem đến cảm giác ấm áp và khiến cho người nhận hân hoan hơn. Những gia đình có tang sẽ không nhận và không gửi tấm Nengajo nào trong vòng 1 năm, trường hợp này được gọi là “Mochu”.

Toshikoshi soba và Joya no Kane

https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/joya_no_kane_1.jpg

Ăn mì trường thọ - Toshikoshi Soba - là một đặc trưng vào đêm Omisoka. Có nhà ăn mì trường thọ trong bữa tối, nhưng cũng có nhà sau khi dùng bữa tối với Sushi, cua hay lẩu Sukiyaki mới thưởng thức Toshikoshi Soba trong tiếng chuông giao thừa - Joya no Kane. Các ngôi chùa ở mỗi địa phương sẽ gióng lên 108 tiếng chuông thánh thót - tượng trưng cho 108 ham muốn trần tục của con người theo cách nghĩ của Phật giáo, từ lúc vừa qua 23 giờ ngày 31, kéo dài đến 0 giờ ngày hôm sau. Các đài truyền hình đều phát sóng sự kiện này nên nếu gần nhà không có ngôi chùa nào, bạn vẫn có thể lắng nghe thời khắc này.

Từ ngày 1/1 - Gantan

Ngày 1/1 được gọi là “Gantan” và là ngày bắt đầu năm mới ở Nhật. Từ ngày 1 đến ngày 3 được gọi là “San ga Nichi” và là ngày nghỉ Tết của nhiều công ty, cửa hàng. Tùy vào từng địa phương mà thời gian kéo dài ngày Tết - còn được gọi là “Matsu no Uchi” - là khác nhau, như Tết ở những vùng gần Tokyo kéo dài đến ngày 7/1, còn những vùng gần Osaka kéo dài đến ngày 15/1. Vật trang trí ngày Tết sẽ được tháo xuống vào ngày cuối cùng của Matsu no Uchi.

“Akemashite omedetou gozaimasu”

Đây là câu chúc mừng năm mới trong tiếng Nhật. Vào sang ngày Gantan, người Nhật sẽ thong thả thưởng thức Osechi và Ozouni. Sau đó, mọi người sẽ cùng về quê thăm gia đình hoặc họp mặt người thân. Kimono thường được mặc trong dịp này nhưng cũng có nhiều người mặc trang phục thường ngày.

https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/hatsumoude_1.jpg

Hatsumoude

Đây là chuyến viếng thăm Thần điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc cho năm đó. Có nhiều người khởi hành từ tối hôm 31 và viếng Thần điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào điện Thần. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “Duyên” hay “May mắn”.

https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/otoshidama_1.jpg

Otoshidama

Đây là tiền lì xì mà người lớn hay cho trẻ nhỏ. Trẻ em rất háo hức với khoản Otoshidama mình sẽ nhận, những gia đình đông con cháu chắc chắn sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể. Nếu tiền lì xì được đựng trong Pochibukuro - phong bao lì xì rất dễ thương với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình - chắc chắn sẽ làm đám trẻ con thích thú.

Hatsuyume

Giấc mơ vào đêm ngày Gantan đến sáng ngày 2 được gọi là “Hatsuyume”. Những điều bạn mơ thấy trong Hatsuyume được cho là sẽ báo trước điềm lành hoặc điềm dữ trong một năm. Nếu mơ thấy “Ichi Fuji Ni Taka San Nasubi”, có nghĩa là “Nhất Phú Sĩ - Nhì đại bàng - Ba cà tím”, thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm. Trong tiếng Nhật, núi Phú Sĩ đồng âm với từ “Trường thọ”, đại bàng là “Thành công” còn cà tím là “Con cháu đầy đàn”.

https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/11/kagami_biraki_1.jpg

Kagamibiraki

Khi các vị Thần ngự trong nhà vào dịp đầu năm, tuyệt đối không được ăn chiếc bánh dày dùng để mời Thần linh - Kagamimochi. Việc thưởng thức Kagamimochi sau khi vị Thần đi khỏi gọi là “Kagamibiraki”. Tùy từng địa phương mà thời gian của Kagamibiraki là khác nhau, nhưng phổ biến nhất là ngày 11/1. Người Nhật cho rằng Thần linh rất ghét những vật nhọn, nên mọi người thường dùng chày gỗ để đập nhỏ bánh dày (lúc này còn cứng) rồi cho vào món súp Ozoni hay Shiruko - món chè đậu đỏ ăn kèm bánh dày. “Vậy là cuối cùng cũng hết Tết rồi nhỉ” là cảm giác khi ăn món ăn này.

Theo Japan (http://japan.net.vn/phong-tuc-chao-don-nam-moi-cua-nguoi-nhat-ban-847.htm)

nguyenducviet260
15-01-2015, 14:59
Vì sao Sushi cá ngừ Nhật Bản là món ăn đắt nhất thế giớiThời gian đăng: 09/01/2015 19:47
Sushi đã từ lâu được coi là món ăn truyền thống và đậm nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Sushi muôn màu muôn sắc, với các món ăn sushi từ bình dân đến siêu đắt đỏ. Trong thế giới của Sushi, thì sushi cá ngừ (Kuro maguro) được xem là một trong những món sushi đắt đỏ nhất thế giới, với mức giá bình thường không dưới 1USD, và có thể lên đến 65 USD nếu như được làm từ những con cá ngừ đặc biệt.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/09/sushi%20c%C3%A1%20ng%E1%BB%AB.jpg

Hàng năm, chợ cá Tsukiji (Tokyo, Nhật Bản) thu hút sự chú ý từ mọi nơi bởi những con cá ngừ vây xanh quý hiếm. Và năm nào kỷ lục mới luôn được xác lập với mức giá hàng tỷ đồng, khiến mỗi lát sushi cá ngừ có thể được bán tới tiền triệu. Điều này cũng khiến nhiều quốc gia có tiềm năng và trữ lượng đánh bắt cá ngừ đại dương lớn, trong đó có Việt Nam, tìm đường đưa sản phẩm của mình sang Nhật với mục tiêu có thể bán được cho những nhà hàng làm sushi.

Trên thực tế, từ ngày xưa giá cá ngừ tại Nhật không phải đắt đỏ như bây giờ. Có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo. Mọi chuyện đổi khác vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/09/moncanhatban.jpg

Với nhu cầu ngày càng tăng, cá ngừ trở thành mục tiêu của những chuyến đi biển dài ngày của các ngư dân khu vực Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. Việc đánh bắt quá mức với niềm tin "đây là nguồn lợi không bao giờ cạn" đã đẩy trữ lượng cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng 30 năm. The Independent dẫn chứng, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/09/Tuna1_682_1433276a.jpg

Trữ lượng giảm khiến ngư dân không còn cách nào khác ngoài việc khai thác những con cá có cân nặng ít, thậm chí chưa đến tuổi sinh sản. Nếu như thời kỳ đầu, cá ngừ vây xanh đánh bắt được có thể đạt kích thước 3m và cân nặng 450 kg, thì ngày nay, những con cá nặng tới 180 kg rất hiếm khi xuất hiện. Ngược lại, cá ngừ vây xanh trọng lượng dưới 36 kg (chưa đủ cân nặng trưởng thành) lại được bán rộng rãi hơn.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/09/sushi-ca-ngu.jpg

Giờ đây, thị trường cá ngừ còn trở thành mục tiêu đầu cơ và lũng đoạn của nhiều tổ chức xã hội đen, khiến giá những con cá ngày càng trở nên đắt đỏ hơn bao giờ hết. Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Theo đó, những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.

nguyenducviet260
16-01-2015, 10:56
Bằng vẻ đẹp từ nghệ thuật xắp đặt và bải trí cũng như sự phong phú vè ý tưởng sáng tạo, con người có thể biến mọi thứ dường như bỏ đi trở thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo, ấn tượng. Hàng năm, tại các vùng nông thôn Nhật Bản ở vùng Kagawa và Niigata, người dân nơi đây đã biến những đống rơm sau khi thu hoạch vụ mùa xong thành những tác phẩm điêu khắc rơm khổng lồ, thu hút nhiều du khách từ khắp nơi đến tham quan và chiêm ngưỡng.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/15/nghe-thuat-rom-2.jpg

Ở những vùng nông nghiệp, sau khi vụ mùa qua đi, người dân thường chất hàng đống đụn rơm ở quanh nhà như những cụm nấm khổng lồ để đốt lấy tro làm phân bón.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/15/rom2.jpg

Dựa theo hình ảnh các con vật vừa có thật vừa hư cấu, lễ hội năm nay đã thu hút rất nhiều du khách các nơi đến tham quan và thậm chí còn chụp ảnh tinh nghịch với những tác phẩm Rơm thú vị.
nghệ thuật tạo hình rơm Nhật Bản

Các tác phẩm điêu khắc này đều được xây dựng chắc chắn như một khu nhà tranh với khung bằng gỗ được dựng kiên cố bên trong nhằm giúp du khách hoàn toàn có thể “tác nghiệp” với những đụn rơm này mà không lo bị đổ vào người.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/15/rom-6.jpg

Có lẽ những vị khách thích thú nhất tại lễ hội này là các em bé nhỏ tuổi. Các bé có thể thích thú chui vào hàm răng của chú cá mập đang lao từ dưới lòng đất lên hay chui vào bụng của chú chuột túi khổng lồ và thậm chí đến chú cún cũng có thể trèo lên mắt Nhân sư ngồi nhìn xung quanh rất thoải mái.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/15/rom-8.jpg

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng với một nền giáo dục thông minh và hiệu quả. Không có gì lạ khi mà ngay cả đến đống rơm bỏ đi cũng được sử dụng lại thành giáo cụ trực quan hết sức độc đáo cho trẻ nhỏ như vậy. Chính từ những chuyến tham quan thú vị như vậy mà trẻ em Nhật luôn được thỏa sức sáng tạo và được phát triển toàn diện ngay từ tấm bé.

Nguồn: Lễ hội rơm độc đáo ở Nigata (http://japan.net.vn/le-hoi-rom-doc-dao-o-nigata-nhat-ban-860.htm)

nguyenducviet260
18-01-2015, 18:44
Không giống như Việt Nam, người Nhật không có khái niệm về ngày Quốc tế thiếu nhi. Người Nhật Bản thường có truyền thống tổ chức lễ hội cho các bé trai và bé gái vào hia ngày khác nhau. Ngày lễ của các bé gái được gọi là lễ Hina Matsuri – Lễ hội búp bê của những bé gái Nhật Bản diễn ra vào ngày 3/3 hàng năm.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/06/pcgrlday.jpg

Nguồn gốc của lễ hội búp bê Hina Matsuri

Từ ngày xưa, người Nhật Bản đã có tập quán làm sach cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào thời điểm giao mùa. Vào ngày nay, người ta làm những con búp bê hình người, Những búp bê này được làm ra để nhận thay cho con người những điều rủi ro hay bệnh tật theo dòng sông trôi đi.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/06/b0186130_20533327.jpg

Phong tục bày búp bê trong lễ Hinamatsuri có từ thời Edo. Trước đây, nhiều người tin rằng những con búp bê có quyền kiểm soát những linh hồn xấu xa và do đó sẽ bảo vệ cho chủ nhân búp bê.

Đôi nét về Búp bê Hina


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/06/8.3.13_bupbe-4.jpg

Trong tiếng Nhật, “Hina” có nghĩa là “búp bê nhỏ”. Đây là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp, là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina là loại búp bê quý giá và đắt tiền nên được các cô gái khi lập gia đình mang theo về nhà chồng như một vật phù hộ may mắn. Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Ở những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/06/le_hoi_.jpg

Tùy vào cách chế tạo mà búp bê Hina được phân thành 2 loại, loại Kimekomi và loại Ishochaku. Kimekomi (木目込み) là loại búp bê mà y phục được làm bằng cách khắc/dán vải trực tiếp vào hình nhân. Còn với loại Ishochaku (衣裳着) thì y phục được làm riêng, sau đó mới mặc vào cho hình nhân. Loại nào cũng có nét đặc trưng riêng và đều được làm hết sức tỉ mỉ, tinh xảo.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/06/42d2a07c9f76f0042efd76257f499973.jpg

Ngoài ra, búp bê Hina còn được phân loại theo số búp bê có trong một bộ. Có 3 bộ búp bê Hina gồm: bộ 2 búp bê, bộ 5 búp bê và bộ từ 7-15 búp bê.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/06/le-hoi-bup-be-hut-hon-cac-be-gai-nhat-ban-13.jpg

Ngày nay, Hina Matsuri trở thành dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về. Hina Matsuri là ngày cầu phúc, may mắn và sức khoẻ đến với các bé gái trong gia đình, trong ngày này người ta dùng búp bê Hina để trang trí trong nhà. Đây cũng là một trong số rất hiếm hoi những ngày trong năm mà các bé gái xứ sở Phù Tang có thể tận hưởng những bữa tiệc dành riêng cho mình.

Xem thêm: Lễ hội búp bê của những bé gái Nhật Bản (http://japan.net.vn/le-hoi-bup-be-cua-nhung-be-gai-nhat-ban-hina-matsuri--822.htm)

Awoan
19-01-2015, 08:23
Chào bạn,

Mình cũng vừa tham gia diễn đàn phượt này.
Mình hiện tại đang sống tại Nhật Bản. Mình thấy bài viết của bạn rất hay, có kèm ảnh nên dễ hiểu. Mình cũng có dự định sẽ viết bài về Nhật Bản như bạn. Nên mình đã bắt đầu viết blog, mặc dù mới và chưa có kinh nghiệm viết nhiều. Nhưng từ lâu mình đã mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm mà mình tích lũy được chứ không phải chỉ lên mạng và học hỏi của người khác theo hướng một chiều.

Thân,
Awoan
http://cungphuotnhatbanbangoto.blogspot.jp/?m=1
https://m.facebook.com/donot.disturb.1?ref=bookmark

Awoan
21-01-2015, 11:30
Những hình này bạn chụp hay sao bạn?

Schumacher
21-01-2015, 11:55
Những hình này bạn chụp hay sao bạn?

Chắc là "Sưu tầm" từ những topic khác thôi bác ạ.

nguyenducviet260
04-02-2015, 11:55
Nhật Bản ngoài những lễ hội truyền thống đặc sắc còn có những lễ hội vô cùng độc đáo mà có lẽ chỉ ở xứ sở hoa anh đào mới có. Đến với Nhật Bản trong thời điểm này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự rực rỡ của thiên đường ánh sáng từ hơn 8 triệu bóng đèn LED đầy màu sắc tại công viên giải trí Nabana no Sato.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-2-5275-1422500127.jpg

Công viên giải trí Nabana no Sato nằm trên đảo Nagashima, thuộc tỉnh Mie, gần Nagoya được thiết kế theo phong cách truyền thống với nhiều giống hoa quý và được biết đến là công viên hoa tuylip nổi tiếng ở Nhật Bản. Nếu ban ngày công viện ngập tràn sắc hoa thì đêm đến cả không gian ngập được bao phủ bởi hàng triệu ánh đèn LED đầy màu sắc.
Được tổ chức thường niên từ năm 2007, lễ hội trang trí đèn mùa đông đã trở thành một trong những sự kiện hấp dẫn nhất ở xứ Phù Tang và được xem là tác phẩm ánh sáng hoành tráng, cầu kỳ nhất Nhật Bản.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-9-7703-1422500127.jpg

Lễ hội diễn ra tới hết tháng 3, hứa hẹn sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ, vượt qua con số một triệu lượt khách vào năm ngoái. Công viên mở cửa các ngày trong tuần từ 9h sáng tới 9h tối, riêng cuối tuần và ngày lễ tới 10h tối. Giá vé vào cửa 17 USD.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-5-1365-1422500127.jpg

Năm nay, có tới 8 triệu bóng đèn LED được chăng trên khu vực rộng hơn 26.000 m2, từ mặt đất, mặt nước đến những ngọn cây, khắp nơi đều lung linh, rực sáng. Hàng triệu bóng đèn còn có thể thay đổi màu sắc hoặc chiếu sáng theo một chủ đề được điều khiển qua hệ thống máy tính.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-6-7663-1422500127.jpg

Công viên Nabana no Sato thu hút khách du lịch chủ yếu nhờ vào những vườn hoa khổng lồ, tuy nhiên vào mùa đông khi hoa tàn nơi đây lại bị lãng quên. Chính vì vậy, để kích cầu du lịch ban quản lý đã nảy ra ý tưởng tận dụng không gian rộng lớn để tổ chức một bữa tiệc ánh sáng có một không hai.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-7-8311-1422500127.jpg

Mỗi năm lễ hội lại mang một chủ đề khác nhau nhằm tạo sự mới mẻ và ngạc nhiên cho du khách. Lễ hội năm 2010 có chủ đề núi Phú Sĩ và biển.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-1-4906-1422500126.jpg


Lễ hội năm nay có chủ đề những đóa hoa mùa đông quy tụ những màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp, với nhiều bóng đèn tạo hình hoa lá đặc sắc.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/01/30/Untitled-10-2117-1422500127.jpg

Vì nằm ở vùng ngoại ô, cách xa những khu đô thị sầm uất nên khách tham quan chủ yếu là người bản địa, du khách nước ngoài vẫn còn hiếm. Tuy nhiên các nhà chức trách tin rằng với quy mô và kinh phí đầu tư lớn, dần dần lễ hội sẽ được lan tỏa được bạn bè trên khắp thế giới biết tới.

Nguồn: Thiên đường ánh sáng ở Nhật Bản (http://japan.net.vn/thien-duong-anh-sang-o-nhat-ban-887.htm)

nguyenducviet260
06-03-2015, 16:53
Đằng sau nghề người mẫu ở Nhật Bản
Trong làng mốt Nhật Bản hiện nay, agejo là tuýp người mẫu chụp ảnh tạp chí mới rộ lên. Đặc trưng của họ là lớp phần dày, đôi mắt đậm, mặc trang phục vừa ngây thơ, vừa gợi cảm.
Agejo được cho là hình mẫu mô phỏng tiếp viên nữ tại các câu lạc bộ đêm ở Nhật (những người hầu rượu nhưng không “đi khách”). Các chân dài này được tạp chí Koakuma Ageha "lăng xê" và trở thành biểu tượng cho một xu hướng thời trang mới. Cuộc sống của những họ là đề tài nóng hổi được báo giới quốc tế rất quan tâm.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-cute-japanese-agejo-models-g2.jpg

Satomi Yakuwa, chân dài độc quyền của tạp chí Koakuma Ageha là nhân vật được chọn cho một phóng sự về đời sống của mẫu agejo. Để trở thành một mẫu độc quyền như Satomi, các cô gái phải có một lượng người hâm mộ đông đảo. Những chân dài như Satomi Yakuwa là nguyên mẫu của các nữ tiếp viên câu lạc bộ đêm ở Nhật.

Không tin vào ê kíp trang điểm

Thông thường, một ê kíp chuyên nghiệp sẽ giúp đỡ mẫu trang điểm, nhưng Satomi lại luôn tự chuẩn bị mọi thứ. Khi được hỏi về chuyện này, Satomi trả lời: “Không bao giờ tôi cho họ đụng vào mặt tôi. Họ không hề biết cách trang điểm kiểu này.” Rất nhiều mẫu agejo như Satomi tự trang điểm vì họ chỉ tin tưởng vào tay nghề của mình.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-1.jpg

Cô chuốt mascara rất dày, đeo vài bộ mi giả, kính giãn tròng siêu lớn màu nâu để khiến đôi mắt có vẻ to, tròn hơn bình thường. Đây là dấu hiệu nhận biết của các cô gái theo phong cách "đàn bà, trẻ thơ" này.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-cute-japanese-agejo-models-g10.jpg

Phần quan trọng nhất của khâu trang điểm kiểu agejo là lớp phấn dày, mái tóc đánh phồng, màu sáng. Sau khi tô điểm nhan sắc, trông Satomi chẳng khác nào một con búp bê.

Điều đáng ngạc nhiên là kính áp tròng của các mẫu tạp chí này đều màu nâu. Khi được hỏi vì sao không chọn xanh lá cây hay xanh da trời, Satomi nói cô không thích vì cho rằng màu xanh có vẻ rất kỳ quái và không thật một chút nào, trong khi đó toàn bộ lớp trang điểm và váy áo của các chân dài agejo cũng không hề có vẻ thực tế.

Bị theo đuổi khi đi làm thêm

Ngoài giờ làm mẫu, Satomi là một tiếp viên nữ thực thụ tại câu lạc bộ đêm. Vì làm việc vất vả, cô luôn về muộn, làm cả chủ nhật và ngáp ngắn ngáp dài trong những lần nghỉ giữa giờ chụp.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-cute-japanese-dokusha-models-i1_0.jpg

Vừa làm một người mẫu agejo, vừa là tiếp viên câu lạc bộ đêm, cô gái trẻ gặp không ít tình huống khó xử. “Đêm qua, có một vị khách khá kỳ quặc bước vào. Ông ta nói đã mua mọi số báo Koakuma Ageha. Ông ấy nhận ra tôi và có thể nói chính xác tôi đã xuất hiện trên những số báo nào từ khi tôi trở thành mẫu độc quyền.”
Thật đáng sợ! Tôi đã cố nhờ người khác tiếp ông ta nhưng vẫn phải ngồi nói chuyện với ông ấy thêm một lúc."


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-cute-japanese-agejo-models-g4.jpg

Năm 19 tuổi, Satomi từng là người mẫu độc quyền trẻ tuổi nhất của tạp chí nhưng giờ đây cô đã 28. Tuổi tác là một vấn đề lớn với mẫu tạp chí như cô vì họ cần có gương mặt trẻ thơ để chụp cùng búp bê, gấu bông.

Nhiều người kỳ thị

Khi đã trở thành mẫu tạp chí nổi tiếng, những cô gái như Satomi có thể ký hợp đồng với nhiều thương hiệu thời trang agejo ở Nhật. Nếu như ở các tạp chí khác, biên tập và stylist sẽ lựa chọn trang phục cho người mẫu thì ở tạp chí Koakuma Ageha, các mẫu agejo có thể thể hiện bản thân bằng việc tự phục sức, trang điểm.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-cute-japanese-agejo-models-g7.jpg

Haruka Noda, một biên tập viên thời trang của tờ Koakuma Ageha cho biết: “Chúng tôi muốn người mẫu giải thích cho độc giả vì lý do gì họ mặc thứ này mà không phải thứ kia, vì vậy tôi yêu cầu mẫu tự đem những trang phục từ thương hiệu mà họ yêu thích tới.”


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/02/04/1415269930-cute-japanese-agejo-models-g11.jpg

Dù vậy, những người làm việc tại tạp chí vẫn theo dõi rất kỹ để xem các agejo dùng bao nhiêu mi giả, đã chuốt masacara và bút vẽ mắt nước đủ dày hay chưa. Khá nổi tiếng trong cộng đồng nhưng họ lại không được thành công và được đón nhận rộng rãi như những người mẫu thông thường. Thậm chí, họ còn bị một số người kỳ thị. Satomi chia sẻ với phóng viên hiện cô vẫn chưa thể thuê nhà do vấp phải vấn đề trên.

Satomi khẳng định cô sẽ không gắn bó với nghề mẫu agejo mãi mãi. “Mơ ước của tôi là trở thành mẹ của 2 đứa trẻ. Tôi chắc chắn sẽ trở lại với phong cách ăn mặc bình thường.”

Nguồn: Đằng sau nghề người mẫu ở Nhật Bản (http://japan.net.vn/dang-sau-nghe-nguoi-mau-o-nhat-ban-894.htm)

nguyenducviet260
22-03-2015, 15:23
Ở Nhật Bản, 15’ là quá xa để đi bộ từ nhà bạn đến một ga tàu, nước miễn phí có ở khắp mọi nơi và đồ đạc gần như không bao giờ có thể thất lạc… Đó là một trong những điểm ưu việt của giao thông nước này.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/03/21/Sotaydulich_San_bay_quoc_te_Kansai_truyen_than_tho ai_thoi_hien_dai_11.jpg

Không cần xe cá nhân

Tại Nhật, giao thông công cộng phát triển đáng kinh ngạc, với các tuyến đường sắt và xe buýt, do Nhà nước và tư nhân cùng xây dựng, trong đó có tuyến JR Japan và tuyến tư nhân Tobu vô cùng nổi tiếng – Tobu cũng chính là nhà đầu tư, rót tiền xây dựng tháp truyền hình Tokyo Skytree được coi là biểu tượng mới của Tokyo. Thường thì 5 – 10′ đi bộ, người ta cũng có thể tìm được một nhà ga, đấy là chưa kể đến những nơi hệ thống giao thông chằng chịt như Tokyo thì chỉ mất từ 2 – 3′.


https://japan.net.vn/images/uploads/2015/03/21/xe-1-5185-1408420174.jpg

Kate (Thượng Hải) – Du học sinh tại trường Nhật Ngữ Chibakousai (Chiba) cho biết, Khi mới đến Nhật, sống tại Kitakoagen – cách ga Shinmatsudo khoảng 15′ đi bộ, thấy đã là gần, nhưng những người Nhật nói rằng, 15′ là một khoảng cách quá xa đối với những ga tàu, thường thì giá cho thuê của những ngôi nhà tại Nhật sẽ phụ thuộc vào việc khoảng cách giữa ngôi nhà và ga tàu là bao xa, càng xa thì giá càng rẻ.

Người dân, khách du lịch có thể mua vé tàu thông qua các hệ thống máy bán vé tự động, hoặc mua thẻ Suica – một loại thẻ thanh toán được chấp nhận hầu hết các phương tiện giao thông công cộng (vé tàu, vé xe buýt…) và có thể mua hàng.

Suica tương tự như một loại tiền dưới hình thức thẻ, bạn có thể nạp tiền vào nó thông qua hệ thống máy ở các nhà ga, nếu mất thẻ coi như bạn mất tiền nếu không kịp làm lại, ai cũng có thể mua Suica mà không cần trình bất cứ giấy tờ nào với giá khoảng 1.500 yên, trong đó có 1.000 yên (khoảng 180.000 đồng) là tiền có sẵn trong tài khoản.

Tàu tại Nhật, chính xác từng phút, bạn có thể nhìn giờ tàu trên bảng thông báo bằng tiếng Nhật, tiếng Anh và thỉnh thoảng có tiếng Hàn Quốc. Bạn cũng có thể tra tàu từ các ứng dụng dành cho smartphone và website để biết giờ tàu, nó rất phù hợp với tính cách của người Nhật – quý trọng thời gian. Nếu bảng thông báo là 3h15′ thì thời gian tàu chạy sẽ rơi vào khoảng 3h15′ – 3h15’30s.

https://japan.net.vn/images/uploads/2015/03/21/duong-f24_zrst.jpg

Xe Buýt, tàu điện hay bất kì phương tiện giao thông nào khác đều có lối đi riêng dành cho người tàn tật. Đối với xe buýt, tài xế sẽ chủ động dừng xe lại, khởi động hệ thống đường tiếp đất dành cho người tàn tật trên xe buýt, hoặc xếp đường ghép thủ công rất lịch sự cho người tàn tật xuống, tiếp theo, họ hỏi xem người tàn tật sẽ xuống ga nào và tuỳ cửa ngồi của khách, nhân viên của nhà ga mà khách hàng xuống sẽ được giúp đỡ y như họ lên.

Trên tất cả các con đường đều có một vệt sơn đường màu vàng rực và có kí hiệu nổi, những người khiếm thị có thể phân biệt đâu là đường dành cho mình, và bị mù cũng có thể đi tàu điện như thường mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác.

Nguyễn Phương (Đại học Meikai – Tokyo) chia sẻ, các nhà ga Nhật và các công viên hầu như đều có các trụ với hai vòi phun nước, một vòi phun thẳng lên trời để bạn có thể uống và một vòi hướng xuống đất để rửa tay.

Nước tại mỗi gia đình cũng giống như nước tại các vòi này, không cần đun sôi mà người ta cứ thế uống mà cũng yên tâm không uống phải nước bẩn. Còn đối với hành lý, bạn yên tâm, nếu có bị mất thì “đen lắm” mới bị mất hẳn và hầu hết các vụ này đều do người nước ngoài tại Nhật nổi lòng tham, còn hầu như khách hàng không động vào, khi tàu đến cuối điểm dừng, nhân viên soát vé sẽ tạm giữ hành lý, thông báo đến hệ thống để khi hành khách liên lạc, họ sẽ được hoàn trả đầy đủ.

Mặc dù, hầu hết người dân Nhật đều sở hữu ô tô riêng, xe máy và cả xe đạp, nhưng đa số người Nhật đều đi tàu điện hàng ngày vì sự tiện lợi. Có thể nói, hệ thống tàu điện đã loại bỏ một cách rất tự nhiên những phương tiện giao thông khác trên đường phố Nhật Bản.

Vài điều lý thú về đường sắt Nhật Bản

Từ rất lâu, Nhật Bản đã xây dựng được hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh tuyệt vời như vậy, mà cột mốc là sự kiện Olympics 1964. Lần đầu tiên, Nhật Bản được chọn làm nơi đăng cai Olympics mùa hè.



https://japan.net.vn/images/uploads/2015/03/21/duong-fe6_vqew.jpg

Olympics là cơ hội để một nước Nhật hoà nhập với thế giới sau khi đem quân đi gây oán khắp Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới lần 2 và kết thức bằng sự thất trận, họ cần xây dựng một tuyến đường sắt để khách du lịch có thể thăm quan các nước Nhật, đặc biệt là vùng cố đô Kyoto, Osaka nằm trên đảo Honsu phía tây nước Nhật, vốn nằm cách xa Tokyo.
khám phá giao thông tại Nhật Bản

Cũng cần nói thêm, không cần đến một sự thảm bại ê chề trước phe đồng minh để Nhật Bản thấy rằng mình còn thua kém nền văn minh phương tây nên mới cần học hỏi.

Từ thế kỉ 19, một học giả vô cùng tiếng tăm với bất cứ người Nhật nào là Fukuzawa Yukichi cùng với nhiều người đồng chí hướng, xây dựng nên thuyết “Thoát Á luận” – có nghĩa là đưa Nhật Bản vươn xa khỏi tầm châu Á, người Nhật thậm chí còn muốn vượt qua nền văn minh của các nước phương tây và họ đã muốn là quyến tâm làm bằng được.

Đó cũng chính là quyết tâm xây dựng nên hệ thống Shinkanshen – một hệ thống tàu siêu tốc vượt qua tất cả các nước khác vào thời điểm nó được ra mắt.

Quãng đường 500km và vận tốc 200km/h khiến các nước phương Tây đầy nghi hoặc, nhưng vào 1/10/1964, Nhật Bản đã khởi hành hành trình Toko – Osaka bằng Shinkanshen, đây là niềm tự hào của nước Nhật Bản.

Trong lịch sử khai sinh ra Shinkanshen, Thống đốc Shinji Sogou – người đã nhìn ra tương lai mới của ngành đường sắt với những chiếc tàu cao tốc trên đường ray khổ 1.435mm mới, thay vì cải tạo hệ thống tàu điện sẵn có trên khổ đưởng ray cũ 1.0677mm được coi là cha đẻ của hệ thống tàu điện này.

Theo Wikipedia, trước khi hệ thống Shinkanshen được hoàn thành, Shinji Sogou bị buộc phải từ chức, do ông bị phát hiện đã cố tình trình dự án xây dựng với chi phí thấp hơn dự tính để được thông qua. Sau đó, Chính phủ Nhật Bản phải bù thêm 380 tỷ yên so với tính toán trước đó.
khám phá giao thông tại Nhật Bản

Mặc dù vậy, người Nhật vẫn biết ơn Shinji Sogou, bởi sau đó những thành công mà hệ thống tàu điện đem lại đã chứng minh rằng ông đúng.

Đường sắt Nhật Bản được coi là hệ thống đường sắt an toàn nhất thế giới, nhưng vẫn có những tai nạn gây chết người. Theo Kyodo News, vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây nhất diễn ra vào ngày 25/4/2005, khiến 55 người thiệt mạng, khi một toa tàu bị trật bánh gần ga Hyogo (Osaka) mà nguyên nhân được xác định là do lái tàu đã điều khiển tàu với vận tốc gấp đôi sự cho phép.

Sống tại Nhật gần 5 năm, Tuấn Phát (Đại học Takushoku – Tokyo) cũng chưa bao giờ thấy tàu điện tại Nhật sai đến 30 giây trong điều kiện bình thường, tàu chỉ chậm tuyến hoặc bị tạm dừng khi có 3 nguyên nhân chính, gió bão, tuyết và có người lao vào đoàn tàu để tự sát.

Bloomberg cho biết, Nhật Bản đang nối lại các cuộc thử nghiệm với các loại tàu đệm khí thế hệ mới, có thể đạt vận tốc lên đến 571km/h và hoàn thành vào năm 2017. Cho dù hiện tại, đường sắt cao tốc Việt Nam mới nhắm đến các đoàn tàu đạt 200km/h vào năm 2020, hướng tới khai thác các tuyến tàu với vận tốc 350km/ trong tương lai, tuy khá khiêm tốn so với các nước khác, nhưng đó cũng là điều cần thiết và thể hiện Chính phủ đã đi đúng hướng, trong việc phát triển một hệ thống giao thông công cộng trong tương lai. Nhất là khi, điều kiện kinh tế của Việt Nam vẫn đang rất nhỏ nhoi, nếu so với các cường quốc về tàu điện như Nhật hay Hàn Quốc.

Xem thêm: Đôi nét thú vị về giao thông Nhật Bản (http://japan.net.vn/doi-net-thu-vi-ve-giao-thong-nhat-ban-956.htm)