PDA

View Full Version : [Tổng hợp] Chinh phục vùng hoang vu



columb
18-04-2011, 12:01
Tình hình là em có chuyến chinh phục đỉnh núi Hòn Bà Nha Trang trong 2 ngày nhằm vào mục đích sưu tầm côn trùng. Nhưng hiện có dắt thêm 2 nghiên cứu sinh nên đang lo.
Vì kĩ năng và vật dụng của họ ko đầy đủ nên tình hình em phải lo hết nên đang khuất mắt việc ngủ lại trong rừng vì ko có vỏng cá nhân nên phải dựng trại. Nên rất mong mọi người góp ý.

Chứ em thì quen đi 1 mình rồi nên hơi lo về việc này. vì phải đèo theo 2 người nữa.

Hiện trang bị của em gồm những thứ sau:
Cá nhân:
Quần đi rừng Coleman, áo đi rừng Kolon Sport, Mũ tai bèo Colombia, Balo Badland Hunter 2800+,Giày boots Salomon, dép Crocs, Dao tông rèn, lê rèn, Cà mèn-xoong quân dụng Us, bi đông quân dụng 1l và 2l,La bàn bản đồ Coleman.

Ăn uống:
Bình chứa nước lớn 5l coleman, Bếp ga du lịch +3 bình ga Naminlux, 3kg củi, 5 đèn cầy, 1 magize bolock.
3 kg gạo , 6 trứng gà, 1kg gà cấp đông (bỏ trong túi giữ nhiệt coleman), 1 lạng trà, 6 goí cafe . 20g muối, 20g tiêu, 10 trái ớt , 100ml dầu ăn. 3 củ hành

Ngủ:
tăng 2 tấm 2x2m, tấm lót cao su 2 tấm 2 x1m,mùng, túi ngủ , gối hơi.

Thiết bị nghiên cứu:

Máy ảnh kiêm máy quay Fuji Hs11 24-720mm + thẻ 8g + chân quay, pin chính 8 viên sạc Sanyo, pin giả.
Đèn tròn 35w , màng trắng, 3 bìnhAC quy 12v 7a 20h - Panasonic.

Dụng cụ bắc nhốt.

Dụng cụ ăn chơi:
CD player Sony (em chạy Acquy)

Dụng cụ linh tinh:
Dây thừng 10mm - 10m , móc an toàn 10 cái, chuông báo động 20 cái, Dây cước dăng báo động 100m, Dây cột chịu lực 20m.
Đồ vá xe lưu động.
Thuốc và các loại dụng cụ sơ chế.
băng vệ sinh phụ nữ mini để lót giày.

Hiện là chỉ có vậy chưa biết đủ thiếu thế nào. Ai có kinh nghiệm nhiều trong việc điều hành chăm lo, nuôi quân, và đi rừng nguyên sinh nhiều góp ý dùm.

phuonggeo
18-04-2011, 17:16
Ngu ý của em là dư lày:
Cá nhân: bác xem có mua được túi nước có ống hút để balo là tiện nhất, ko thì mua chai nước khoáng lớn đem theo sẽ tiện và nhẹ hơn dùng bi-đông (bác có cà-mèn nấu ăn là đủ rồi).
Ăn uống: bỏ bình chứa nước, thay bằng túi nylon lớn để chứa nước tại basecamp (nếu mua được drybag cỡ lớn thì càng tốt), bỏ bếp ga du lịch, bỏ củi, bỏ đèn cầy. Nấu ăn trong rừng nên tự đốt sẽ giản tiện hơn. Sử dụng đèn cá nhân để sinh hoạt lúc trời tối (flash light hoặc headlamp).
Ngủ: bác thử mua hoặc thuê lều sẽ tốt hơn. Nếu dựng lán thì nên mua thêm tăng để che.
Khác: dùng mấy cái MP3 player coi bộ tiện hơn CD player.
_____________
Để dễ dàng hoạt động hơn thì bác nên thuê thổ dân ở đó làm anh nuôi vì họ sẽ thuộc rừng, biết điểm nghỉ tốt hơn. Còn ko thì vào rừng cứ chọn chỗ cao nhưng bằng phẳng, ko cách xa nguồn nước mà dựng basecamp thôi.
Về khoản ăn, em thấy đi 2 ngày thì tiện nhất cứ mì tôm + thịt lợn + rau củ. Mang theo ít sữa đặc có đường để tẩm bổ. Ngoài 3 bữa chính nên mang theo ít đồ ăn vặt giàu năng lượng như hoa quả khô, phô mai... vì hoạt động liên tục rất mau mất sức, cần được bổ sung kịp thời.

dovesky
18-04-2011, 17:37
Chào bạn !

Đi rừng đòi hỏi phải chuẩn bị thật kỹ trước khi bước vào bắt đầu hành trình nhất là những khu rừng còn hoang sơ và ít người lui tới.

Về phần đồ dùng cá nhân của bạn thì quá tốt rồi không cần bàn thêm nữa. Về phần ăn uống thì mình có một số gợi thêm cho bạn nhé: bạn vào rừng thì nên mang theo đồ ăn đóng hộp cho tiện và nhiều chủng loại cho bạn thay đổi nữa, đem theo gà cấp đông thì phải luôn giữ lạnh, mất công chế biến... bạn nên mang theo một số loại thức ăn nhanh như phô mai, sô cô la, xúc xích... nó rất tiện lợi lúc di chuyển trong rừng và mau chóng bổ sung năng lượng cho bạn. Nếu đem theo trứng thì cũng mất công bảo quản, tốt nhất là bạn nên luộc chín rồi đem theo. Bạn nên có thêm một chút rau, quả nếu đi dài ngày trong rừng để bổ sung chất xơ cho cơ thể nếu không có nguy cơ bạn bị táo bón đó. Bạn có thể học nhận diện một số loại nấm mọc sẵn trong rừng để dùng cho tiện. Trong rừng vấn đề nước uống cũng rất quan trọng, có thể dùng nước suối để uống nhưng theo mình biết thì những rừng có gỗ quý, rễ thường tiết ra chất độc, theo các mạch nước và chảy vào suối, sẽ rất nguy hiểm cho cơ thể nếu dùng dài ngày, tốt nhất bạn nên đun sôi trước khi dùng hoặc đem theo dụng cụ khử nước cấp tốc. Bạn nên đem theo nhiều muối để bổ sung khoáng cho cơ thể, khi đi dài ngày thường cơ bắp sẽ đau nhức, căng cơ, mau chóng mệt mỏi có khi nguyên nhân là cơ thể thiếu muối khoáng.

Về phần lều trại thì bạn có ba người, đem theo lều nhỏ dành cho 2-3 người là tiện lợi nhất, bạn chỉ cần đem theo một tấm tăng, khi dựng lều bạn căng tăng bên trên thì không sợ mưa lớn.

Đem theo một số loại thuốc dùng cho trường hợp khẩn cấp, một số loại thuốc cơ bản như cảm sốt, nhức đầu, thuốc sát trùng, băng gạc... Công việc chủ yếu của bạn để vào rừng là bắt côn trùng, có một số loại côn trùng có độc nên bạn nên đem theo một số thuốc chống nọc độc của côn trùng, đem theo huyết thanh chống từng loại thì càng tốt hoặc bạn cũng có thể học một số bài thuốc dân gian dùng lá cây cỏ cũng tốt. Khi bắt côn trùng bạn nên đeo bao tay cao su cho an toàn.

Vấn đề nuôi quân thì cũng đơn giản thôi, bạn cứ chia đều vật dụng cho mọi người...làm việc thì cắt cử mỗi người một việc. Nếu nấu cơm thì bạn có thể nấu nhiều một chút, khi ăn không hết bạn cho vào bi đông nén chặt lại, có thể dùng cả ngày mà không sợ hư và đỡ mất công nấu nướng nhiều lần.

Mình có một số góp ý thế thôi, chúc bạn có một chuyến đi thành công!

columb
18-04-2011, 21:53
Lời đầu tiên mình cảm ơn tất cả các góp ý của các bạn ^^

Qua góp ý mình có một số chỉnh sửa như thế này:

Mình sẽ chuyển từ bình đựng nước cứng 5l sang túi đựng nước vô định hình ( Túi ni long lồng trong túi vải chống thấm , chiều mình đi may 1 túi bố 2 lớp , lớp ngoài cắt từ cái áo jean, lớp trong là vải chống thấm 1600D, rồi mình cho bịch ny long nước vào )
Về phần củi thì đang lữa lự vì mùa này chính xác khoảng trung tuần tháng 5 thì rừng thường xuyên mưa nên mình sợ ko đốt được ....cái này bị rồi nên hơi ngại. Đốt lửa nhằm để sưởi vì thời tiết khá lạnh và tránh thú thôi ( nhưng ngại nhất ông rắn cứ thấy lửa là sáp vào ngồi chung cho ấm - ai biết cách trị bày luôn nghe)
Củng liên quan đến phần này mình sợ trời mưa nên mới đèo theo bếp ga ....vì nếu mưa xuống thì khó mồi lửa đc.
Về phần đèn cầy mình muốn nhóm lửa nhanh hơn vì vùng rừng này các cây dạng có nhựa mủ mình thấy ít nên mang theo ....trước đi rừng Đà lạt thì ko cần mang theo vì nhựa thông đầy.
Em định dựng láng chứ ko thuê lều nên đang lo về khoảng này ai có kinh nghiệm dựng láng rất mong đc chia sẻ, em thì chỉ đưa ra 1 số yếu tố sau để mọi người dễ góp ý là :
- Địa điểm tránh đc thú ăn đêm và người ăn đêm ...nếu đi 1 mình thường em ngủ trên cây hay trên vách đá, thú thì ko sợ lắm vì dù jì nó là thú với lại tiệt chủng hết rồi ^^ nhưng người thì hay đi đêm và hay chôm đồ và rất khó xử lý...cái này em đã gặp, hôm em ngủ ở núi Cù hin , có người đi đêm ( dân lấy gỗ - hay săn thú jì đó ) vướng bẫy báo động ...em ở trên vách đá nên họ ko biết nhưng nếu ko thì ko biết sử trí ra sao nên em ngại gặp người - về bẩy thì đặt như thế này cước 0.2 1 đầu cố định 1 đầu buộc vào dây thun treo lục lạc đặt ở ví ngược lại hướng mình nằm , chiều cao bẩy 30 cm , đi ngang vướng chân dây đứt làm lục lạc kêu.
- vì trời mưa nên làm láng như thế nào để tránh nước lĩnh bĩnh.
- các loại côn trùng bò dưới đất và rắn nên tránh làm sao .....em thường rải muối hột xung quanh và phun thuốc diệt côn trùng vào vùng lá ủ xung quanh.

Như góp ý mình sẽ thêm phần rau củ quả vào thực đơn và ưu tiên đồ hộp tại thích ăn kiểu rừng nên mới ý định mang theo gà ...về phần giữ lạnh mình thấy hộp xốp đựng kem giữ lạnh tốt mình thường bỏ vào đó rồi cho vào túi giữ nhiệt coleman thấy hiệu quả trong giữ nhiệt. Theo góp ý thì mình sẽ làm sẳn , ướp sẳn và cấp đông lên chỉ mở ra nấu thôi.
Về phần nước chắc phải mang theo vì đa phần rừng Vn các loại cây đều cho ra mủ gây độc cho nước , kinh nghiệm thì các loại cây sống ven suối đều có mủ trắng như sanh , si , da , bồ đề đều chảy mủ độc ....một cách tự vệ của cây , nên mình ngại việc uống nước rừng trừ trường hợp bắc buộc hix.
mình sẻ mang theo viên khoáng, viên sủi để bổ sung.
Mang theo phô mai, bơ đậu phọng để cung cấp năng lượng dọc đường
Trứng thì có dụng cụ mang trứng rồi nên không lo lắm
một vấn đề nữa là sao phân biệt nấm ...nghe thiên hạ chết vì nấm nhiều quá ...hix


Ah còn vấn đề vắt nửa , ko phải chuyện đi ...mà lúc ngủ đó .....mong các bạn góp ý nhiều nhiều nghe .....thân

dovesky
19-04-2011, 10:04
Nấm thì có một số loại thông dụng và dễ gặp như nấm mèo, nấm đông cô, nấm bào ngư, nấm rơm. Trong rừng ẩm ướt nấm mọc rất nhiều và đây cũng là nguồn thức ăn rất bổ dưỡng.
Bạn có thể tham khảo ở đây http://saobacdau.com.vn/new/index.php?page=show&id=280.

Dựng lán thì bạn nên dựng chỗ thoáng mát, rộng rãi có thể quan sát được bốn phía. Nếu sợ vắt bám lúc ngủ thì bạn nên mắc võng trong lán để ngủ chứ không nên nằm dưới nền đất, tại chỗ dựng lán bạn dọn dẹp sạch sẽ, vắt sẽ hết cơ hội tới, khi dựng lán xong bạn đào một rãnh nước vòng theo chu vi của lán và để đường thoát nước ở vị trí thấp khi có mưa nước sẽ theo đường mương này và thoát ra ngoài không chảy vào phần trong lán của mình.... Trong box này có một bài dạy về cách dựng lán trong rừng bạn vào ô "hỏi phượt" để tìm lại bài đó nhé.

rainynguy3n
19-04-2011, 12:00
Hi... nhiều kiến thức quá ^^ nôn nao nôn nao tới mùa hè để đi du lịch quá :)
Cảm ơn mọi người, không phải chủ topic cũng không đủ kiến thức để trả lời cho bạn chủ topic ^^ chỉ vô đọc ké & góp nhặt chút kiến thức cho những chuyến đi sắp tới của mình :)

columb
19-04-2011, 15:37
Hihi cảm ơn về những góp ý
Nhưng mình sẽ nói không với nấm vì câu nói này " Không có công thức tuyệt đối nào để phân biệt nấm độc và nấm ko độc "...nếu có mình sẽ mua nấm siêu thị ...cho chắc
Về phần lán đang nghiên cứu ....
mọi người góp ý nha .

phuonggeo
19-04-2011, 23:22
Tốt nhất là với 2 ngày thì bác ko nên kiếm nấm trong rừng làm gì, thay vào đấy là dùng rau rừng: rau tàu bay, lá lốt, lá giang, lá sấu, môn rừng... sẽ vừa miệng và an toàn hơn. Nhất là lá giang, lá sấu nấu canh chua thịt hộp thì bá cháy, còn chân chim hơ lửa cuộn thịt nướng chấm muối hột dằm ớt chanh thì ... tốn rượu đừng hỏi =P~
Như em góp ý ở trên là nếu kiếm được chỗ cắm trại gần sông, suối thì có thể tăng gia thêm cá tươi nữa. Chỉ cần cuộn cước, lưỡi câu móc tí mỡ sống hoặc côn trùng, cần thì kiếm vài cái cành thẳng một chút là câu được ngay. Buổi tối nếu thích hoang dã thì xách đèn pin đi soi ếch hoặc tôm cua cá, rất thú :D
Thế nên đồ ăn chính của nhóm bác nên mang là gạo và mì (ăn sáng), muối mắm ớt và ít thịt tươi hoặc thịt hộp là ok.

Nước uống cũng ko cần mang nhiều. Trừ khi nước quá đục thì phải lọc, còn thì bác cứ đun sôi, bỏ chè đen vào đợi một lúc là ổn. Sang hơn tí thì bỏ vài gói lipton, xong pha thêm sữa (em đã dùng nước đọng, nước vũng có cả nòng nọc bơi tung tăng, đun sôi lên ăn uống thoải mái, chả ốm đau gì). Nếu muốn uống "sống" thì dùng thuốc iod (iodine liquid), nhỏ 3 giọt mỗi lít, đợi 30' rồi uống.
_________________
Về khoản ở
Nếu bác là người thích bảo vệ môi trường, yêu cây như vợ con, thì mang lều bạt, tăng võng vào rừng tìm bãi đất thưa cây rồi dọn sạch, xong dựng lên ở là được.
Còn theo kiểu thợ rừng, bác chặt 4 cây to cỡ bắp tay, đẽo nhọn một đầu rồi đóng xuống đất. Dùng dây buộc cây nhỏ hơn lên trên là được cái khung lán. Xong lợp tăng lên trên, nhớ lợp dốc để thoát nước (sương hoặc mưa). Cuối cùng là mắc võng. Ở giữa có khoảng trống có thể nhóm lửa nấu ăn và giữ ấm đêm khuya đi ngủ. Tất nhiên là xung quang cũng phát quang dọn dẹp rồi, ko lo rắn rít hay sên vắt gì đâu (nếu có rắn bác dùng dao đập đầu rồi xiên que đem nướng cho em).

Cách nhóm lửa khi trời mưa:
Cần thiết nhất trong trò này là bác phải có một thứ gì dễ cháy, bốc to và nhất là phải khô. Vô địch ở đây là giấy báo và giấy vệ sinh.
Sau đó kiếm củi rừng, ướt tí cũng được. Cành to xếp trên, cành nhỏ xếp dưới và đan vào nhau.
Nhét giấy xuống dưới cùng, sau đấy đốt.
Ban đầu do củi ướt nên sẽ rất khói, bác chịu khó thổi để giữ lửa, cũng là để hong cho củi khô. Lúc sau đống lửa sẽ cháy đượm ngay thôi :D

columb
21-04-2011, 22:58
https://farm6.static.flickr.com/5225/5640910140_e239f03386_b.jpg

Về lịch trình trên 2 ngày có đủ ko rất mong đc góp ý.
7h00 xuất phát.
10h30 đến Điểm xuất phát vào rừng ( vận tốc đi 50km/h với quốc lộ 1 -24km, 35km/h với đường liên thôn 6km. 20km với đường đèo 32km dốc 30độ.)
Điểm đến 1870m tại vị trí 5 mất 1h.
Hạ trại lúc 12h.
--------> thời gian trên có nhanh quá không vậy .
Địa hình theo bản đồ Địa hình tương đối bằng phẳng ,có trảng cỏ ở khu vực Trạm nghiên cứu . Phần rừng cây tương đối cao 15-20m , Rừng rậm do địa hình Đất bằng mưa nhiều và nhiệt độ đạt mức trung bình 18-20 độ xuống 15 độ về đêm có sương mù từ khoảng 4-5h chiều, 4-7h sáng .
Vị trí 5 có địa hình thung lủng là nơi giao của 2 loại địa hình khả năng gặp thú lớn.
Giữa vị trí 4 và vị trí 6 nên chọn vị trí nào mọi người góp ý .
Vị trí 5 nằm trong thung lủng nên sẽ tránh gió . Hướng đi trên bản đồ là hướng Nam.

Một số lo ngại:
- Mấy h trời tối.
- mấy h là ko nên di chuyển ra khoải rừng.
- Việc đi về lúc 10h30 sáng hôm sau có gấp không.
- Bình thường người đi rừng mất 1h đi 2.5km nếu mang ít hành lý hay ko mang, ở đây 1 người mang khoảng 10kg, ko đường mòn , thì có thể đi 2.5km/h ko .
- Vì định vị bằng La bàn và bản đồ +kinh nghiệm ko biết có đạt 2.5km/h để ra khỏi rừng ko ?
- Mình đang lo vì trong nhóm thì chỉ có mình là trang bị đủ kỷ năng nhất thôi.
- nếu ra về lúc 10h30 lý thuyết sẽ ra khỏi rừng lúc 12h00 bạn thấy có ổn ko.
- có ý kiến nêu ra nên về vào lúc 6h sáng hôm sau tức là ở lại rừng 1 đêm nữa.
- theo khảo sát monter vùng này là heo rừng khổng lồ ^^ con bị Heracles chém đó ^^ làm sao tránh các bạn.

columb
22-04-2011, 08:37
Trả lời 1 bạn hỏi mình qua inbox mình trả lời đây để mọi người rõ luôn:
sử dụng la bàn để đi đúng đường:
Việc có 1 định vị thì không phải ai củng có, cách sử dụng củng như hạn chế sử dụng tại vietnam do bản đồ địa hình 1/500 hay 1/2000 tại Vietnam ko có nhiều , và khả năng định vị thiếu chính xác , lệch khoảng 20-50m. Các bản đồ địa hình thường do Us sản xuất từ 1963-1967 lại Vietnam nên đã có thay đổi nhiều.
Nên thường dùng bản đồ và la bàn.
Mẹo khi chọn la bàn :
Hiện trên thị trường có vô vàn kiểu la bàn nhưng đa phần các bạn chọn các kiểu la bàn hầm hố nhưng kém hiệu quả trong việc đi rừng. Mình đề xuất dùng la bàn bản đồ của coleman.
1- có thước căn tỷ lệ và vẻ lại đường đi.
2- La bàn dạng kim nên độ chính xác cao. Các la bàn bằng dĩa quay hay bán trên thị trường rất khó để xác định vị trí đúng do không đọc được thông số chính xác ở điều kiện thiếu sáng , do chử nhỏ , kim thì to, kính lúp khó xem, mà lệch khoảng 1 độ thì đi lệch đến đâu thì ko biết . Nên ưu tiên la bàn dùng kim quay độc lập.
3- Thương hiệu , và độ bền chấp nhận.

Cách dùng la bàn:
Nhiều người nói rồi nên mình chỉ chốt 1 vài ý:
-Trong rừng chân luôn mất cân bằng do chân thấp chân cao ( địa hình ) nên có xu hướng tự cân bằng nên sẽ đi vòng tròn.
-1800 bước chân tương đương với 1km.
- Vận tốc trung bình 2-2.5km/h
- khi xác định được điểm đứng và điểm đến ta vẽ trục tọa độ với tâm 0 là điểm xuất phát ox là bắc ...tương tự các hướng còn lại.
- Vẽ đường thẳng từ 2 điểm .
- Quay góc 0 độ trên la bàn về kim bắc. xác định lệch góc của đường thẳng qua 2 điểm với trục 0xy.
----> Bây h thì đi ....15 phút đi thì dừng lại xem đã bị lệch bao nhiêu , ước quảng đường qua bước chân và xác định vị trí, trả hướng đi lại cho đúng với kim la bàn bắc chỉ 0 độ.
chú ý mục tiêu đến là vị trí có bán kính ít nhất 300m nhận dạn chứ mà đi tìm chấm hay vị trí bất kỳ thì em thua.
Mọi người xem cho ý kiến cái vụ đi chinh phục của em nghe.

columb
22-04-2011, 23:11
Phối cảnh tý cái lều của em:
mới lắp xong , hoàn toàn may thủ công kích thước như trong hình. hihi...nhẹ nhỏm
https://farm6.static.flickr.com/5070/5643770508_531e68b99a_b.jpg
Mọi người góp ý ....dựng tạm nên hơi xấu...render lâu nên lười ... kích thước ổn chưa vậy mọi người.

columb
02-05-2011, 00:49
chào mọi người !
Hôm nay mới lệch đến nơi có sóng điện thoại nên viết bài 1 tý.
Tình hình là chỉ có 2 người là em và bác Takashi miyagawa thôi ....bạn nghiên cứu sinh kia ko kịp chuyến bay nên lỗi hẹn.
Rừng ko mưa nhưng ko khí loãng, độ ẩm cao và lạnh.
Tình hình là ngày hôm qua có lạc đến 3h trong rừng. mệt phê phê cả người.
Hôm nay em chưa viết bài về Hòn Bà chỉ chia sẽ với các anh em một xíu về công tác chuẩn bị chuyến đi Rừng thôi.

Phượt là từ chung riêng về việc đi rừng như em xếp nó sang dạng tìm tòi nghiên cứu khám phá và lấy tư liệu nên công tác chuẩn bị và thời gian lưu trú trong rừng tương đối lâu và khó khăn hơn các dạng đi chinh phục ( đi tới nơi chơi , nghỉ ngơi rồi về ) bởi các lý do sau:
- Các nơi nghiên cứu đa phần thuộc các địa hình phức tạp , hoang sơ và chả biết cái jì đang chờ ta trong đó .
- Không có người vận chuyển nên trọng lượng trung bình mang vác của 1 cá nhân ở khoảng 30-40kg.
- Không có dẫn đường nên tự thân vận động.
- Thời gian tìm tòi, sưu tầm , ghi chép dữ liệu lâu nên vấn đề sinh hoạt ăn uống ...cá nhân phải đảm bảo đc sức khỏe cho việc tồn tại
.....

Nên em mạo mụi chia sẽ một số thông tin hi vọng bổ ích cho mọi người : ( viết rất lang mang ...nghỉ ra jì viết nấy nên mọi người thông cảm )- có jì cần bổ sung rất mong góp ý.

1- Quần áo:
là thứ dính lên ngiười bảo vệ cơ thể trước môi trường , hạn chế các tổn thương do tức động từ môi trường nên nó rất quan trọng nên em đề xuất như thế này .
Quần vào những ngày nắng ko mưa, địa hình ít sông suối nên chọn các loại quần jean với ống rộng thoải mái (tránh các loại body fix) bởi tính năng bền ưu việc thích hợp cho việc lăn lộn ở mọi nơi từ rừng găng , quýt đến rừng lồ ôn , trảng nứa , tranh ........ống tương đối dài qua bàn chân rồi tém ống quần lại. Vào ngày mưa hay địa hình có nước thì quần jean là sai lầm bởi tính ngậm nước khó khô của nó dễ gây các bệnh về da ....lúc này các quần với công nghệ Waterproof , 3m , nano là sự lựa chọn .....các quần chống nước hoàn toàn rất khó chị bởi vì nó kín thành ra sẽ hấp ủ cơ thể ....nên chọn các dạng mau khô như 3m kết hợp với bề mặt nano giúp nước chỉ chảy khi tiếp xúc bề mặt quần , chất liệu có thành phần cotton thông thoáng ...tuy ước chút xíu nhưng thoải mái có 1 số loại chỉ chống nước tại điểm ấy nửa ......hihi cái này rất nhiều loại để bạn tham khảo .

Về áo thì theo mình nên mặt 1 áo trong với chất liệu vải 100% cotton hút mồ hôi bên ngoài mặt 1 áo có bề mặt bền và chống nước , trời mưa hay nắng củng vậy thứ nhất nó giúp vượt chướng ngại vật nếu trời mưa nó giúp giữ ấm cơ thể và tránh nước, ngày hè nó tránh mất nước và làm mát cơ thể. Có 2 loại chống nước chúng đều chống 100% nhưng 1 loại có bề mặt trơ 100% nước như áo mưa vậy , 1 loại bị thấm bề mặt ( nên chọn loại này - ý kiến của em )

2- Ba lô
là thứ tải toàn bộ đồ cho cả chuyến đi , khi đi rừng chúng ta bị bận 2 tay nên mọi thứ đều chất trong ba lô nên nó rất quan trọng và tiêu chí chọn ba lô như sau :
- chất liệu bề với sợi vải lớn và khả năng chống nước cao , những loại tốt thường có 2 lớp , lớp ngoài là vải với sợi lớn bền và lớp trong để tránh nước 100% ...( defend ++2 ^^) cái mối may đều dán nhiệt kín bưng.
- Dây khóa kéo tốt ưu tiên các loại ép nhiệt các loại phổ thông như YKK...
- Các Pat lớn chắc chắn và có tiếng kêu thanh khi nhấn vào ...các loại phổ thông như woo jin...
- lót đáy dày ---> đây củng chính là đặc điểm phân biệt thật giả của balô
- dây nhợ quanh ba lô để mở rộng các vật dụng đính kèm càng nhiều càng tốt
- gân trợ lực trên dây đeo
- đai bụng lớn
- không kém phần quan trọng đó là khung đở lưng ....( có thể nói là quan trọng nhất )
- các phụ kiện kèm theo như còi , miếng phản quang ....
chú ý: ko nên chọn các loại fix laptop và các loại balô du lịch , các thương hiệu lớn rất hay bị làm giả , may lại ....giá nếu thấp hơn 500 thì nên xem lại rất nhiều thứ ...một balô chuyên để đi dạng này có giá từ 1.5-3tr cho 1balô.... các bạn nếu khéo tay có thể mua 1 balô du lịch tốt rồi mod thêm dây nhợ để cột đồ ....
Vì vác 40kg không phải balô nào củng chịu đc .

3- mũ:
nên chọn loại có khả năng che gáy và 2 bên cổ chất liệu mỏng thoáng , các loại dày đội lâu dễ bị nấm da đầu , có đệm thấp mồ hôi, dây móc chống bay mũ ( ko phải dây quàn cổ - gây khó chịu)

4- giày:
Các loại giày đi phượt thì muôn trùng nhiều hãng nên em chỉ chú ý 1 số điểm :
- các thương hiệu thời trang như adidas, nike ....ko phải là sự lựa chọn ngay cả với các phiên bản như And-1, Y-3...của nó vì thời hạn sử dụng có 2 năm là bị lão hóa ....nhưng nếu ai ko tiếc tiền thì vẫn sài đc nhưng nên chọn dòng running và với đế mud face fix ...có thể chon Asic ....ưu điểm củng dòng này là nhẹ, thoáng ...đi cứ như đi chân không chỉ có hạn chế là có HẠN SỬ DỤNG ...hix
- Các loại giày đi bộ kiểu giày ba-ta nên chon Fred perry cá nhân em thấy đây là loại ba-ta siêu bền với đế khủng nhất ....hiện đôi cổ nhất vẩn đang đi có niên đại từ 2006 mà chưa có đấu hiệu về hưu.....
- Các thương hiệu trâu bò đã từng thử là caterpillar và columbia...riêng salomon thì hơi thất vọng vì có tình trạng xuống cấp mặt dù có ngày sản xuất khá gần 4/2010 nếu tính sơ so chỉ mới khoảng 100km đổ lại ....nhưng có anh Nhật đi đôi hiệu này bảo 7 năm mới hư ...nên đang có ý định mang giày đi đến store để hỏi.
Về chỉ tiêu chất lượng :
- có bề mặt bền và chống nước.
- có đế dày và gai nhiều ...ưu tiên loại có móc thép nếu địa hình phức tạp.
- Có phần mu dày cứng bảo vệ mủi chân.
- nên chọn loại cổ cao hơn mắt cá chân .
- bên trong giày thông thoáng .

5- mắt kính
- mắt kính khổ lớn
- gọng nhẹ chống rỉ
- tròng chống Uv , nước , khúc xạ .
- Ưu tiên các loại tròng đổi màu .

6- Phụ kiện kèm theo:
- quẹt lửa nhưng nếu thích hoang sơ thì dùng thanh magiê nhưng nên mang theo bông chứ mấy ngọn núi cao mà tìm thứ ghì nó bén lửa đc thì căng thẳng.....
- la bàn : như bài trước nói
- đèn pin loại siêu sáng , nhỏ gọn và tiện việc thay nguồn cung cấp pin aaa lẫn pin dung lượng cao
- bếp :
- bếp ga du lịch 1 bình ga nấu đc 4 bữa ăn
- bếp dầu thì vô tư ....1l không biết nấu bao nhiêu bữa.
- nấu bằng củi không khuyến khích , đen nồi khó vệ sinh, lâu, dễ gây cháy rừng, 1 số khu vực cấm đốt lửa .....
-dao cá nhân dùng cắt gọt
-dao phạt rừng dài khoảng 40-50cm bao gồm cáng , sống dao dày khoảng 2.5-3mm , làm bằng thép cứng ( mang nhíp xe đi rèn là tốt nhất )
- xẻng , có nhiều xẻng đa năng trừ loại của quân đội đa phần đều ko bền với đất núi dùng để san lấp mặt bằng trại láng và đào hố chôn ... hay đào làm bếp
- bi đông nước ...nên chọn các loại làm bằng nhôm vừa nhẹ vừa bền và có thể đun nấu trực tiếp, các loại của US là tốt nhất , bi đông của China hay của QĐVN thường ko đa dụng
- xoong nồi - đũa , chén , thìa ....
- sổ tay và bút ghi chép


7- Thiết bị giải trí và chụp hình
- Máy chụp hình + thẻ nhớ +pin và pin giả ( để lấy nguồn từ acquy) ---> nên chọn loại máy all in 1 ....như fuji Hs11 của em , trước hay mang con Nikon D90 nhưng nhược điểm là quá cồng kềnh ( body + lend macro +lend tele + Filters + chân máy ...= rất nặng) và pin mắt tiền nên ko dám mua nhiều để dự phòng ....ưu điểm em Hs11 là ống kính 28-720mm khoải lăn tăng vụ chụp chim cò bươm bướm xa gần jì làm ráo , quay HD chấp nhận đc , Pin dùng pin AA, mua 3 bộ là chụp cháy máy không ngừng nghỉ cho đến khi hết 3 thẻ 8g ở mức 5mb ~10.000 tấm.

- giải trí đa phương tiện ,em psp kham vụ này tốt + loa ngoài + thẹ + bộ chuyển nguồn ac quy hix....tối mở phim chưởng hay chơi game 1 bình 500 là xem được 10 đêm (2h/đêm ) , không mở nhạc không thì chắc ~ 20 ngày là có (2h/ngày ) ...các bạn khỉ chắc thuộc luôn lời bài hát ...^^

- chíu sáng nên sài led thôi

- cuối cùng vẩn là ac quy nên chon panasonic bền và lưu điện tốt. thường đi mang theo khoảng 3-4 bình sài mệt nghỉ , lưu ý , bình nào sài việc đó , các bình với cho chạy các thiết bị cần điện nhiều sau khi íu thì chuyển sang cho đèn chíu sáng.

-- bộ chuyển đổi 12v sang 3.7 và 5v có rắc cắm đa dạng.

- Pin năng lượng mặt trời

Tạm thời viết đến đây ....mai về có jì up hình lên .......
Ah sẳn tiện viết về thực đơn của 2 bữa nay :
- 4kg bầu
- 3kg gạo
- 1 con gà 2.4kg nấu xả ( nấu sẳn)
- 1/2kg cá nục kho sẳn.
- 1kg khoai lang.
- 1kg cá kèo khô
- 1 chai dầu tường an nhỏ
- 1 chai tương ớt chinsu
- 1 hủ chao
- muối + tiêu +1 trái chanh
- 6 gói mỳ tôm
- 10 trứng gà.
- 10lit nước
^^
thôi đi ngủ đây ....hi vọng bấn sent nó gởi lên nhanh , soạn bài bấm muốn gãy tay .....sóng có 1 nấc ko biết có đến nơi không.

homeless man
02-05-2011, 08:52
Tớ xin chia sẻ vài kinh nghiệm:

Vì là nghiên cứu lên thời gian đừng cố định trước, có khi nhiều thứ để xem có khi đi qua cũng chẳng có gì mấy giá trị nên riêng về khoản này, nên rộng rãi chút.

Để nghiên cứu, các bạn đừng mang theo nhiều đồ ngoài những thứ cần cho nghiên cứu (trang thiết bị quan sát, thu hình, lưu tiêu bản...) và chút đồ ăn tối thiểu trong ngày. Các bạn hạ trại và để lại đồ ở Trạm nghiên cứu như trong ảnh. Đi về các điểm chỉ cần ít đồ ăn nhẹ và nước trong ngày. Chiều về trạm sẽ ăn/uống nạp năng lượng sau. Theo kinh nghiệm của tớ, nếu rừng không đường mòn, cây dây leo nhiều, địa hình khó đi... việc duy trì tốc độ 1/2 bình thường là khó. Ngoài ra còn tùy phương pháp nghiên cứu (theo điểm mấu hay theo băng...) các bạn còn mất thêm nhiều thời gian trong quá trình đi.

Người ta nói về rừng sao phải mang theo củi? Đừng lo củi ướt. Bọn tớ đã từng bị 3 ngày mưa liên tục trong rừng mà vẫn có củi nấu ăn đàng hoàng. Nếu trời mưa, bạn chọn các tay củi đường kính 4-8 cm, loại còn chắc chứ đừng lấy loại mục. Về đẽo bỏ lớp ướt bên ngoài, sau đó chẻ ra, bên trong khô nguyên và đốt cháy bình thường. Chỉ mất công chút lúc đầu. Tất nhiên khi có lửa thì hong thêm các cây khác...

Với 2 ngày trong rừng (rất ngắn so với các chuyến nghiên cứu thực địa), nếu là tớ chỉ cần chút đồ ăn (đồ khô), nước uống và một bộ tăng võng là OK. Sau khi thành công trở về, thịt gà hay ngả cả con lợn tên lửa mừng chiến thắng cũng chưa muộn. Trong thứ các bạn liệt kê, ngoài những thứ phục vụ nghiên cứu mình không có ý kiến, còn lại theo mình là quá nhiều, không cần thiết. Đây là đi nghiên cứu, không phải picnic.

Theo bản đồ địa hình mà bạn đưa lên đây thì đây là một đỉnh cao trên 1500 m nên chắc chắn không có suối (có thể có các vũng nước đọng trong khe...) nên vấn đề nước đặc biệt quan trọng. Có lẽ bạn cần quan tâm nhiều đến vấn đề này.

Còn về vắt thì rất nan giải. Bạn có thể mang thuốc bôi, xịt... nhưng đi lâu trong rừng nhất là gặp mưa thì cũng giảm tác dụng. Tuy nhiên bạn đừng lo quá. Không phải rừng nào cũng có vắt, nhất là ở đỉnh núi cao thường khô và ít động vật qua lại.

Chúc bạn có chuyến nghiên cứu thành công.

columb
02-05-2011, 23:49
Đây là bản đồ đường đi vẻ lại của em:
Hix rừng đẹp hoang sơ và nhiều thứ nguy hiểm em chỉ khuyến cáo như thế này:
- Vào rừng nên xin phép với cán bộ chuyên trách --> tránh bị tịch thu đồ hay những chuyện khó sử như bị áp giải ra khỏi rừng.
- Rừng này cấm đốt lửa trong rừng nên vui lòng mang bếp ga.
- có thú lớn, dữ nên ban đêm cẩn thận ....có bác gấu teddy hay đi lang thang.
- địa hình phức tạp nên rời đường mòn có thể bị lạc, khu vực gần suối có sạt lở.
--------> tóm lại là nên xin phép và có người dẫn đường thì mới vào rừng.
Bản đồ các loại gặp đc đây :
https://farm6.static.flickr.com/5065/5680046947_b36a4bc50e_b.jpg
còn hình 2 anh em lang thang đây :
em cao 1m71 mà đứng đến tại anh Nhật Bổn ( ai bảo nhật lùn)^^
https://farm6.static.flickr.com/5226/5680619168_ff2c97d76a_b.jpg
Còn cái này là em tháo banh cái máy lọc nước sơ chế của anh Takashi miyagawa, nay bàn giao cho anh em nghiên cứu, nâng cấp và ứng dụng nó cho việc lọc nước rừng:
Cái lỏi lọc thì ra ngoài tiệm mua cái lõi lọc của bình nước là đc có mấy chục K thôi , của anh bạn kia là lọc nano jì đó....mình ko nên đua đòi , còn cái than hoạt tính ảnh đề xuất nên sài loại y tế như chú thích trên hình:
khéo tay hay làm nghe^^ cái vỏ lấy cái ống PVC 160mm là ok roài ....
https://farm6.static.flickr.com/5182/5680608406_3c4c2bd048_z.jpg

còn hình từ từ tại xuống trạm nên hơi mệt ....^^ anh em có hỏi hang góp ý gì thì cứ tự nhiên nha .....
Thank mọi người góp ý ...h mới biết cách chọn củi ở rừng ...kiến thức vô bờ bến quá ...^^

columb
06-05-2011, 17:04
Bận túi bụi nên chưa up đc hình
Up tạm cái này cần thiết cho anh em đi chơi Nha Trang nè ( cái này thiết kế xong nhưng bị sếp chê nên ghét up lên đây lum ) hihi
https://farm6.static.flickr.com/5021/5692993016_c3a965d4a7_b.jpg

Các quán ăn hải sản ngon ở Nha Trang:
- Quán SeaFood 46 Nguyễn Thị Minh Khai
- Quán hải sản số 6 Ngô Sỹ Liên
- Quán Hoa Biển ngay bùng binh phía bắc cầu Trần Phú
- Quán Biển Hồng phía bắc cầu Trần Phú
- Quán cá nướng A Thành 33 Trịnh Phong
- Quán Thiên Nhiên trên đường Phạm Văn Đồng (dưới chân cầu vượt)
- Quán Cầu mới trong bãi dài
- Quán Mãi Xanh 52 Đống Đa
- Quán Hoa Biển bên làng chài đảo Trí Nguyên (hơi bị đắt)
- Quán Tân Vườn phố 08 Hùng Vương
- Quán Cát Trắng 32 Nhị Hà
- Các quán phía bắc cầu Trần Phú xung quanh trục đường Tháp Bà & Bờ Kè bán rất nhiều loại hải sản nhất là các loại ốc.

Bún cá dằm - chả cá - sứa:
- Quán bún lá Ninh Hòa số 2 Lãn Ông gần chợ đầm
- Quán bún lá Cây Bàng Ninh Hòa số 6 đường Hàn Thuyên
- Quán bún cá Đức B8 Phan Bội Châu
- Quán bún cá 87 Yersin
- Quán bún cá ở 23A Yết Kiêu

Bánh canh:
- Quán bánh canh Bà Thừa 55 Yersin
- Quán bánh canh Phúc 53 Vân Đồn
- Quán bánh canh 2 cá Nguyễn THị Minh Khai
- Quán bánh canh cô Hà 14 Phan Chu Trinh
- Quán bánh canh cô Lộc 30 Phan Chu Trinh
- Quán bánh canh số 4 Trần Thị Tính
- Quán bánh canh 42 Phan Đình Phùng
- Quán bánh canh ngay ngã 3 Thống Nhất + Bà Triệu
- Quán bánh canh Nguyên Loan + Bún cá 123 Ngô Gia Tự
- Quán bánh canh 37 Huỳnh Thúc Kháng
- Quán bánh canh cua biển Phương Hạnh nằm ở A12 - Hoàng Hoa Thám
- Quán bánh canh 05/14 Tô Hiến Thành

Nem nướng - nem chua - chả lụa:
- Quán Nem 25 Lê Hồng Phong
- Quán Nem Đặnh Văn Quyên 16B Lãn Ông
- Quán Nem Nhã Trang 39 Nguyễn Thị Minh Khai
- Quán Nem Nhã Trang ngay chân cầu Bóng
- Quán Nem Ngọc Tiên 59 Lê Thành Phương
- Quầy Nem nướng cuỗn sẵn 50 Thống Nhất
- Quầy nem nướng cuỗn sẵn 178 Thông Nhất

Phở (các quán phở này đều bán trên 20 năm rồi):
- Phở 63 Lê Thành Phương (đối diện nhà văn hóa thiếu nhi)
- Phở 70 Bạch Đằng
- Phở Hồng 40 Lê Thánh Tôn (ngã tư Tô Hiến Thành + Lê Thánh Tôn)
- Phở Lý Thánh Tôn (ngay bên hông trường Phương Sài) bán ban đêm
- Phở Tân Thành (ngay ngã ba Trần Quý Cáp + Lê Thành Phương)
- Phở “Số 1” nằm ngay đường Lý Thánh Tôn đối diện chùa Nghĩa Phương
- Phở 34 Nguyễn Thái Học (chợ Đầm)
- Phở Gà 129 Lê Hồng Phong (gần ngã 3 Vân Đồn + Lê Hồng Phong)
- Phở Gân 25 Phạm Hồng Thái (đối diện trường Tàu)
- Phở Bò gìò số 9 Tăng bặt Hổ

Mì Quảng - Cơm hến - Bún hến:
- Mì Quảng Nam Trần Văn Ơn
- Mì Quảng , Cơm , Bún hến 127 Hồng Bàng
- Mì Quảng 78 Đống Đa , ngay ngã ba Đống Đa với Tô Hiến Thành
- Mì Quảng 81 Bạch Đằng (không phải quán 81c nhé)
- Mì quảng Đá bạc 34 đường 2-4 (Vĩnh Phước)
- Cơm hến & bún hến 04 Bùi Thị Xuân

Hủ Tiếu:
- Hủ tiếu khô Hải 44 đường Lê Quý Đôn
- Hủ tiếu Nam Vang 20 Lý Tự Trọng
- Hủ tiếu 79 Nguyễn Bỉnh Khiêm đối diện nhà hàng Lạc cảnh

Mì - Hoàn thắn:
- Mì Đức Hưng số 3 đường Hàng Cá
- Mì Sanh Ký 39 Thống Nhất
- Mì Lợi Ký 30 đường 2/4
- Mì Hòa Hòa số 2 đường Hai Bà Trưng

Cơm:
- Cơm Việt Nam 23 Hoàng Văn THụ
- Cơm Bình Minh 64 Hoàng Văn Thụ
- Cơm 22 Thái Nguyên

Bún Bò:
- Bún bò O Thi đường Phan Chu Trinh
- Bún bò số 10 57 Lê Thành Phương
- Bún bò Nam Giao 07 Thống Nhất
- Bún bò 15B Hoàng Hoa Thám
- Bún bò 63 Tô Hiến Thành
- Bún bò Kim Vui 15 Lê Thánh Tôn
- Bún bò ngay thư viện thành phố đường Lý Thánh Tôn ...
- Bún bò 15/6 Hoàng Hoa Thám
- Bún bò 100 Ngô Gia Tự
- Bún bò 18 Hàn Thuyên
- Bún bò 116 Bạch Đằng với Ngô Đức Kế
- Bún bò 31 Phạm Hồng Thái (đối diện trường Tàu)

Bún riêu:
- Bún riêu số 01 Huỳnh Thúc Kháng (ngay ngã ba)
- Bún riêu 87 đường Hoàng Văn Thụ
- Bún riêu 116 Bạch Đằng với Ngô Đức Kế

Bún ốc :
- Quán bún ốc 65 Yersin ngay ngã tư Yersin với Lê Thành Phương

Bánh mì :
- Thiên Hòa, Lý Thánh Tôn
- Bánh mì Ba Lẹ:
+ Quang Trung (bên cạnh siêu thi Điện thoại TVT)
+ Trên đường Thống Nhất (đối diện lầu 7)
+ Ngay Ngân Hàng Phương Đông 100 Lê Thành Phương
- Bánh mì đầu đường Núi Một
- Bánh mì Phan Chu Trinh (trước cổng Hoa Đà)
- Bánh mì chả Nguyên Hương (nhiều chỗ bán)
- Bánh mì dưới dốc đường Lê Lợi (chợ đầm)
- Bánh mì heo quay trước nhà số 87 Huỳnh Thúc Kháng (không phải tủ bán phá lấu ngay ngã tư nhé)
- Bánh mì heo quay đương số 8 chợ Bình Tân

Bánh xèo mực (mực ống tươi con nhỏ)
- Xuống khu vực cảng cá cuối đường Võ Thị Sáu - Bình Tân (buổi sáng)
- Khu vực đường Tháp Bà + Bờ Kè phía bắc cầu Trần phú (bán sáng - chiều)

Bánh căn Trứng - thịt bò - Mực:
- Quán đối diện xéo Trường Tiểu Học Phương Sài trên Lý Thánh Tôn (Chỉ bán buổi tối)
- Đầu đường 2 - 4 bán buổi tối (ngay cử hàng điện tử Vi-P)
- Ngay ngã 3 Lê Thánh Tôn với Nguyễn Thiện Thuật ,ngay hẻm xóm nhà cháy (cô này đã được tham gia chương trình “Vượt Lên Chính Mình”)

Cháo lòng heo:
- Quán Hồng Gấm 11B Pasteur
- Quán 46 Trần Nhật Duật - ngã 3 Trần Nhật Duật + Hương Giang (buổi sáng)
- Quán 50 Thống Nhất (buổi sáng)
- Quán tại 15F Tô Hiệu - Bình Tân
- Quán 148 Võ Trứ ngay ngã tư Tô Hiến Thành + Ngô Thời Nhiệm với Võ Trứ

Phở Bắc:
- Phở Bắc Hải trên đường Quang Trung đối diện bệnh viện đa khoa Khánh Hòa
- Phở Bắc Hải trên đường Trần Phú (khu chợ đêm)
- Phở Hồng Giang ngã Tư Hoàng Hoa Thám + Nguyễn Chánh ..
- Phở Hương Bắc 109 đường Nguyễn Thiện Thuật sát quán nhậu Bình Dương ...
- Phở Thìn 78 đường 2-4 Vĩnh Hải

Bún Chả - Bún thịt nướng hương vị Bắc - Bún thang - Bún Mọc - Miến:
- Quán bún chả - bánh đa cua - miến 116 Hồng Bàng
- Quán bún chả - bún thịt nướng 07 Hàn Thuyên (ngay sân Tennis liên đoàn)
- Quán bún chả 62 Trần Nguyên Hãn
- Quán Bún Thang - Bún Mọc - Bún chả - Nem cua bể .... 50 Nguyễn Thị Minh Khai

Cơm Tấm:
- Tiệm cơm tấm Trung (trường Tàu) trên đường Lý Tự Trọng


Bánh cuốn:
Số 1/39 Trần Quang Khải có tiệm Bánh Cuốn - Cà Cuống - Hà Nội :

Bánh Hỏi - Bánh Bèo:
- Quán ngay ngã Tư Bạch Đằng với Ngô Đức Kế
- Quán ngay ngã 3 Huỳnh Thúc Kháng với Hoa Lư

Cơm chay:
- Quán cơm chay Cô Tấm Hồng Bàng (ngã tư Hồng Bàng + Trần Nguyên Hãn
- Quán cơm chay Cô Tấm 5 đường Lạc Long Quân
- Quán Thiên ý nằm ngay góc đường Yersin và Bà Triệu
- Quán Chay Bồ Đề - nằm trên đường Huỳnh Khúc Kháng
- Quán Cơm chay Hoa Đăng - 45 Dã Tượng

Bún thịt nướng:
- Quán bún thịt nướng 163 Hoàng Văn Thụ
- Quán bún thịt nướng , xào 3 Cô Bắc - Huỳnh Thúc Kháng

Thịt dê:
- Dê Lai
+ Ngay Cây Xăng dầu 591 Lê Hồng Phong bên hông có đường Phòng Không (số 51)
+ 212 Dã Tượng - Bình Tân
- Dê Ninh Bình 177 Điện Biên Phủ
- Dê Đồng Nội 326/17 Lê Hồng Phong
- Dê Nhất Ly 53 Mê Linh và các món khác .

Thịt rừng:
- Quán Quê Hương ngay ngã ban Điện Biên Phủ với 2/4 - Vĩnh Hải
- Quán Hương Quê trên đường Điện Biên Phủ (gần bến xe phía bắc)
- Quán Đồng Xanh trên hương lộ 45 - Vĩnh Ngọc

Thịt rắn :
- Quán Sáu Lượng gần câu đâu đôi ...
- Quán rắn 9 Nghĩa ngay cầu Ông Bộ

Gà:
- Gà Ngon trên đường Đồng Nai
- Gà Phượng Đường Kho cảng Bình Tân (ngay công viên Dã Tượng)
- Gà Huỳnh Lai sô 4 Phan Chu Trinh
- Quán Sáu Trình trên đường Sông Lư
- Quán Cơm gà & Phở gà 75 Ngô Gia Tự
- Quán cơm Gà 06 Trần Bình Trọng
- Cơm gà Trâm Anh 8A đường Bà Triệu
- Cơm gà + bít tếc Hai Chùa số 9A đường Tô Vĩnh diện

Vịt:
- Quán vịt 26 Hàn Thuyên
- Quán 141 Xôi xéo vịt ngã 3 Tô Hiến Thành + Lê Quý Đôn (39 Lê Quý Đôn)
- Quán 141 Xôi xéo vịt 88 Nguyễn Thị Minh Khai
- Quán vịt Âu Cơ 54 Nguyễn Thị Minh Khai (chi nhánh)
- Quán vịt Âu Cơ số 6 Lạc Long Quân
- Quán vịt Hùng trên đường 23/10 (gần cầu Dứa)
- Quán vịt 50 Thống Nhất
- Quán vịt Hùng đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai (ngay góc Tôn Đản)
- Quán vịt Khánh Trang đường Nguyễn Trãi

Bò:
- Bò Lạc cảnh 44 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nổi tiếng mấy chục năm nay , còn tiếng với món Chả tôm quấn mía nướng và lươn đùm)
- Bò Năm Quý trên Hương Lộ 14 - Vĩnh Ngọc
- Lẩu bò Cây Mận trên đường Nguyễn Công Trứ
- Lẩu bò 39B Lê Hồng Phong
- Bò kho bánh mì 5 Tăng Bặt Hổ

Bê thui :
- Quán bê thui 111 Nguyễn Thị Minh Khai
Cà Phê :
- Paramount 58 Trần Phú
- GMC trên đường Phạm Văn Đồng
- MC trên đường Phạm Văn Đồng với Mai Xuân Thưởng
- Cà Phê 4 mùa cả 3 lô trên đường Trần Phú (nguyên chất từ xưa giờ theo phong cách 4 mùa)
- Cà Phê Hoàng Tuấn ngay ngã ba Trần Phú với Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Cafe Hòn Kiến 56 Đống Đa.
- Cafe Phú Sĩ
- Cafe Tuổi Ngọc Pro
- Cafe Tuổi Ngọc B&W
- Cafe cafe Katelyn

dochanhvn
19-05-2011, 23:23
Lời đầu tiên mình cảm ơn tất cả các góp ý của các bạn ^^

Qua góp ý mình có một số chỉnh sửa như thế này:


một vấn đề nữa là sao phân biệt nấm ...nghe thiên hạ chết vì nấm nhiều quá ...hix


Ah còn vấn đề vắt nửa , ko phải chuyện đi ...mà lúc ngủ đó .....mong các bạn góp ý nhiều nhiều nghe .....thân

Em khuyên bác tuyệt đối không ăn nấm rừng. Người ta nói nấm màu nâu, trắng không độc là hoàn toàn sai. Giống nấm không độc nhưng mọc trên chỗ có độc (gỗ,lá , xác động vật chứa độc, rãi nhớt trùng thú chứa độc vương lên...) sẽ sinh độc. Cùng ăn một nồi nấm có người bị ngộ độc, có người không bị. Cùng một gốc cây, một giống nấm, một người ăn. Hôm trước ăn không bị, hôm sau ăn bị đau bụng dữ dội. '' Vừa đi mô-tô vừa bắn pháo hoa '' mất nước cấp đến trụy mạch. May gặp người tộc Nùng biết thuốc chữa cho thoát chết.
Nếu bác máu xơi món nấm rừng thì chọn nấm màu nâu sáng mọc từ đất. Mũ còn hình trứng còn nguyên vẹn, không có dấu vết của động vật. Nấm có mùi man mát của nấm. Nếu có mùi hôi, mùi hăng hắc thì bỏ ngay.

https://farm3.anhso.net/upload/20110519/22/o/anhso-225623_DSC05349.jpg

Lấy nấm về cho vào chỗ tối xem có phát sáng không. Nếu có phát sáng là lân tinh phải bỏ ngay.
Cắt chân nấm, rửa sạch. Đun nấu chín kỹ.
Trường hợp bị ngộ độc nấm lấy phân người đốt tồn tính nghiền nhỏ pha nước cho uống .

Đối với vắt, trước đây em dùng bồ hóng rắc quanh lều trại ( đào 2 rãnh cách nhau 50 cm rộng 7 cm, sâu 2cm ), hoặc pha nước quyét lên cây chỗ buộc dây võng là yên tâm. Bây giờ có thuốc xịt, thuốc mỡ chống côn trùng dùng tiện hơn nhiều.