PDA

View Full Version : Leo Phan Xi Phăng (20/05-24/05) -Tuyển Trưởng đoàn



dunghavms
15-04-2011, 18:40
Chào các bạn!

Ước muốn và quyết tâm chinh phục Fan - Nóc nhà Đông Dương đã nung nấu trong mình rất lâu rồi.
Mình mở Topic mời mọi người cùng sở thích tham gia vào cuối tháng 05. Vì sợ sang tháng 06 bắt đầu mùa mưa leo Fan sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, muốn đi vào ngày thường để tránh đông đúc. Đi vào ngày lễ như 30-04 rất đông đoàn leo Fan sẽ rất sô bồ và nhốn nháo.

Vì lần đầu tiên leo Fan nên mình chọn Cung đường nhẹ nhàng là Đi Trạm Tôn - Về Sín Chải (3 ngày - 2 đêm).

Lịch trình dự kiến sẽ như sau:

Cung đường: Trạm Tôn - Fanxipan - Đồi chè cổ thụ - Sín Chải (3 ngày/2 đêm)
I. Thời gian và lịch trình
- Ngày 20/05(thứ 6): Khoảng 20h00 - 20h30, xuất phát từ Ga Hàng Cỏ.
- Ngày 21/05 (thứ 7): 06h có mặt tại Ga Lào Cai, xe đón đoàn về Sa Pa. Về nhà nghỉ để vệ sinh cá nhân, chuẩn bị hành trang, gửi đồ, ăn sáng. 08h xe đưa đoàn tới Trạm Tôn và bắt đầu leo núi. Tối nghỉ đêm tại độ cao 2800m.
- Ngày 22/5 (Chủ nhật): Tiếp tục hành trình và chinh phục đỉnh Fan. Xuống núi rồi nghỉ đêm tại đồi Chè cổ để nhâm nhi rượu Sơn trà nhắm với lợn bản nướng tự xẻo cùng các món rau nấm đặc sản của Sa Pa và thưởng thức nước trà nghìn năm tuổi.
- Ngày 23/5 (thứ 2): Thưởng thức ly trà cổ sau bữa sáng rồi xuống núi theo lối Sín Chải về Sa Pa tắm giặt và tham quan chợ, nhà thờ đá rồi ăn tối để 18h lên xe về Hà Nội. Khoảng 6h00 ngày 24/5 sẽ có mặt tại Hà Nội để đi làm bình thường. (nghỉ làm mất ngày thứ 2)

II. Chi phí dự kiến
Sau khi tìm hiểu về giá cả của một số công ty tour, mức tăng giá vé của VQG Hoàng Liên, sự trượt giá của thị trường hiện nay mình dự kiến chi phí của chuyến đi khoảng 2.460k/người, bao gồm:
- Vé xe khứ hồi (Hà Nội-Sa Pa-Hà Nội): 260k/lượt x 2= 560k/người
- Tiền tour 1800k/người gồm: Một lợn bản nướng nguyên con, túi ngủ + lều trại sạch sẽ, vé và thủ tục hành chính, porter nhiệt tình và biết nấu ăn, thuốc y tế cho đoàn, phòng gửi đồ và vệ sinh cá nhân, xe đưa đến điểm leo núi và đón về khách sạn
- Tiền mua đồ chung 100k/người: ăn sáng tại Sa Pa, găng tay, xà cạp chống vắt, ủng nilon, bánh kẹo...
Chúng ta đi với mục đích du xuân hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, thưởng thức món ăn dân dã trên núi và chinh phục Fan nên cần an toàn-dịch vụ tốt-ăn uống đảm bảo để có sức leo núi và ngắm cảnh, vì vậy yêu cầu về dịch vụ cũng cao hơn và giá cả chúng ta cũng chấp nhận lên chút so với các đoàn khác. Ngoài ra mỗi bạn chuẩn bị thêm 100-200k để liên hoan tại Sa Pa.
Cảm ơn bạn doquyendo về thông tin chuyến đi của bạn.

Mong mọi người cùng tham gia và cho ý kiến cho một chuyến đi thành công!

Contact mình qua:
YM: [email protected]
Facebook: [email protected]
MB: 093.44.55.000

deptrainhatlang
15-04-2011, 19:48
Khi nào bạn đi mình xin một chỗ nhé.

kẻ lữ hành
15-04-2011, 21:38
tớ xin một viên gạch

Hậu Trần
16-04-2011, 19:01
:D chưa đủ sức khỏe chưa dám đi

nguyenducx
20-04-2011, 11:13
theo mình nghĩ bạn cứ làm trưởng đoàn đi, nói trưởng đoàn cho oai thế thôi.
vừa rồi mình cũng leo fan dịp giỗ tổ, đi 1 mình hẳn hoi nhé, đi và về từ Trạm tôn sáng lên chiều xuống ,mà có vấn đề gì đâu, bạn cứ chuẩn bị đồ đoàn nhiều quá cũng ko tốt đâu, chỉ cần những thứ thiết yếu thôi.
nếu bạn đi 1 mình thì cứ pm mình, sẵn sàng giúp đỡ về thông tin bất kỳ lúc nào.
Nguyễn Quang Đức 0915130599.
yahoo : guiltysoul_mit

ps: leo fan sức khỏe ko phải là tất cả. có 2 thứ cần nhất: quyết tâm và sức bền.

Scarlett_2312
20-04-2011, 22:13
mình đặt 1 chỗ nhé. bạn có nick mình rồi có j cứ pm nhé:D

dunghavms
20-04-2011, 22:30
@deptrainhatlang;kẻ lữ hành: 2 bạn muốn tham gia cùng thì cho pm lại mình nick và số liên lạc để tiện liên hệ nhé. (mình còn lên danh sách đặt tour)
@nguyenducx: Thanks bạn nhé. Okie, mình sẽ làm trưởng đoàn. Cần thông tin mình sẽ liên hệ bạn. Bạn lên và xuống trong ngày cơ à, khỏe thế. Nhưng mình muốn đi tour và ngủ đêm lại trên núi cũng sẽ rất thú vị.
@Scarlett: Welcome U!

dunghavms
20-04-2011, 23:57
Tập luyện thể lực trước khi đi:

Rất nhiều người, nhiều nhóm đưa ra những bài tập thể lực, gồm đi bộ, chạy bộ, đi núi Nùng, hoặc mệt hơn nữa là leo Ba Vì để cho quen đi. Rất tốt, nhưng với người lười thì xa xỉ quá. Ngược lại có người chả tập gì cả, cũng là không nên.

Dẫu sao cũng không thể chủ quan, và vì thế, có một cách tập đơn giản, tốn ít thời gian hơn, và cũng đỡ được khá nhiều cho đôi chân. Chỉ gồm có 2 động tác chính và phải tập 1 - 2 tuần trước khi đi:

1. Đứng lên ngồi xuống:

- Đeo trên vai balô nặng khoảng 4kg, bằng trọng lượng sẽ phải mang khi đi Fan, có đai thắt chặt quanh bụng, đứng lên ngồi xuống liên tục cho đến khi chân mỏi nhừ ra không làm được nữa. Nghỉ một lúc, làm lại cho đến khi mỏi. Mỗi ngày chỉ mất 10 - 15 phút cho bài tập này.

- Lưu ý: khi đứng lên đồng thời kiễng trên đầu mũi chân, hít vào; khi ngồi xuống hạ gót chân sát đất, thở ra. Để giữ thăng bằng có thể đặt tay lên một chỗ cao ngang bụng như bàn ăn, tủ tường, mắt nhìn lên một vị trí cao hơn đầu. Tuyệt đối không dùng tay trợ giúp cho chân.

- Bài tập này có tác dụng phá cơ chân, trong khoảng 4-5 ngày đầu sau khi tập, cơ chân căng đến nỗi mỗi bước đi, lên xuống cầu thang đều rất đau. Nhưng đảm bảo khi leo núi không bị chuột rút, không lo đau chân. Bằng chứng là 4 ngày leo Fan, tớ thấy chân cẳng rất luôn bình thường, chẳng hề có cảm giác khác lạ.

- Lưu ý: phải tập sớm, trước ít nhất 10 ngày, để đến gần khi đi cơ chân đã hết đau, nếu tập muộn quá
cơ chân đau thì khó mà leo được.

2. Kiễng chân:

- Lấy một cuốn sách / tập sách, hay vật cứng gì đó cao khoảng 10cm, để cạnh tủ, bàn, kệ tivi. Đứng mũi chân lên đó, gót sát đất. Kiễng lên cao hết mức có thể, rồi hạ gót xuống gần sát đất, lại kiễng lên, liên tục cho đến khi mỏi không làm được nữa thì nghỉ một lúc rồi làm lại. Mỗi ngày cũng chỉ cần 5-10 phút.

- Lưu ý: có thể để tay lên vị trí thuận tiện để giữ thăng bằng, khi kiễng lên hít vào, hạ xuống thở ra. Có thể thay đổi vị trí chân: song song với nhau, gót quay ra ngoài, gót quay vào trong.

- Bài tập này khiến cho cơ ở gan bàn chân quen với việc đi bằng mũi, dễ cho việc leo lên, không bị chuột rút. Đồng thời việc xoay các tư thế chân giúp cho khi lên xuống dẫm lên các hòn đá nhỏ không bị trẹo chân, đau chân do tư thế không thẳng bàn chân.

dunghavms
21-04-2011, 00:24
Đồ dùng cá nhân

1. Trang phục

a. Giầy

Nếu có điều kiện bạn nên mua loại giầy trekking chuyên dụng thoáng khí, có cổ cao giúp bảo vệ mắt cá và cố định khớp cổ chân, đế mềm và có nhiều gai giúp độ bám tốt, chống trơn trượt, chống nước.
Giầy bộ đội là lựa chọn số 02, rẻ, bền, độ bám rất cao. Khi mua giầy lưu ý nên mua rộng thêm 1 số vì bạn sẽ phải đeo thêm nhiều lớp tất.
- Địa chỉ tham khảo giày bộ đội: cửa hàng giới thiệu sản phẩm Công ty 26 - 14 Lý Nam Đế (hàng chuẩn), Các cửa hàng ở Lê Duẩn (chất lượng khó kiểm soát)
Giá cả: khoảng 80,000đ (giá mới cập nhật tháng 04-2011)

b. Quần

- Ngoài đồ đang mặc khi leo, nên mang theo trong ba lô từ 1-2 quần (tùy nhu cầu)
- Quần rộng và dài vừa phải.
- Quần có thể đeo thắt lưng (dây nịt)
- Đũng (đáy quần) và đầu gối thoải mái để dễ di chuyển.
- Tốt nhất là quần hộp, có nhiều túi bên ngoài để đựng các vật dụng nhỏ, máy ảnh ?
- Ko nên mặc quần bò bó hay quần vải mỏng, quần cạp trễ.

c. Áo

- Ngoài áo đang mặc khi leo, nên mang theo trong ba lô từ 1-2 áo (tuỳ nhu cầu)
- Áo nên là áo phông (áo thun) dài tay, thoáng khí
- Áo ấm rất quan trọng để có thể ngủ ngon giấc.Tùy theo mỗi người, để giữ ấm, có thể mang theo:
+ 1 áo 3 lớp thích hợp nhất là leo vào mùa đông (nhưng thường nặng) hoặc
+ 1 áo len giữ ấm bên trong kèm áo gió khoác ngoài (cách này linh hoạt hơn hơn: ban ngày khi dừng lại nghỉ thì khoác áo gió, ban đêm mặc thêm áo len và áo gió bên ngoài giữ ấm)
- Không nên mặc áo quá dầy và khó cởi bỏ
-Chuẩn bị thêm áo phông đỏ Quốc Kỳ để chụp ảnh khi lên tới đỉnh.

c. Mũ:

- Vào mùa hè nên dùng mũ rộng vành giúp che nắng và chống lá cây và bụi rơi vào mặt, có thể dùng mũ tai bèo (mua ở Lê Duẩn; 14 Lý Nam Đế) hoặc
- Vào mùa đông có thể dùng mũ bộ đội biên phòng che tai (mua ở Lê Duẩn; 14 Lý Nam Đế)

d. Áo mưa: RẤT QUAN TRỌNG, YÊU CẦU PHẢI CÓ

- Bạn có thể sử dụng bộ quần áo đi mưa (quần riêng, áo riêng), chống mưa, chống gió tốt và bền nhưng rất nặng.
- Khuyến nghị nên mua khoảng 03 áo mưa nylon mỏng, nhẹ để giảm bớt khối lượng cho chiếc ba lô phải đeo.

e. Khăn quàng cổ:

- Khăn nhẹ quấn quanh cổ khi leo để tránh lạnh và có thể lau mồ hôi. Khuyến nghị dùng khăn Dằn.

f. Tất:

- Tất thường: Từ 3-4 đôi tất, mềm dễ thấm mồ hôi và nên giữ một đôi tất sạch để giữ ấm chân khi ngủ.
- Tất chống vắt: loại của bộ đội 1-2 đôi (mua ở Lê Duẩn)
- Tất (ủng) nylon: từ 2-3 đôi (mua ở siêu thị Fivimart)

Cách đi tất: bạn đi tất thường rồi tiếp theo đi tất chống vắt bên ngoài (có thể bỏ ống quần vào trong tất chống vắt rồi buộc túm lại). Tất nylon chỉ dùng khi trời mưa.

g. Găng tay:

- Găng tay bảo hộ có chấm nhựa ở lòng bàn tay từ 1-2 đôi (mua ở Yết Kiêu).

h. Bọc đầu gối, mắt cá chân:

- Bạn có thể mua thêm bọc đầu gối, mắt cá chân, cổ tay giúp cố định các khớp, tránh giãn cơ, bong gân (mua tại các cửa hàng thể thao ở Trịnh Hoài Đức)

i. Dép lê nhẹ:

Dùng vào những lúc nghỉ buổi tối trong lúc giày và tất ướt chưa hong khô kịp.

2. Ba lô:

- Ba lô dung tích khoảng 20-50 lít, chứa khoảng 5-10kg đồ dùng (Hạn chế cân nặng vừa phải ~7kg. Không nên trông đợi Porter mang ba lô cho mình vì Porter sẽ không đi cùng bạn, họ sẽ gùi đồ và chạy rất nhanh đến các điểm cần đến và chờ đoàn ở đó.)
- Có thép hoặc nhựa giằng thẳng đứng từ vai đến quai bụng. Cách bằng lưới giữa lưng với ba lô. Mục đích để thoáng khí và giảm đau vai.
- Có quai đeo chắc chắn, bản rộng
- Nhất thiết phải có đai hông. Có thể thêm đai ngực và đệm vai.
- Có chống nước càng tốt, không thì bạn chia đồ vào các túi nylon buộc lại trước khi cho tất cả vào balô.
- Bên hông có chỗ đựng nước và một ít đồ lặt vặt hay sử dụng như: thức ăn nhẹ, khăn giấy, thuốc ?
- Nhãn hiệu thông thường là The Noth Face. Không có hiệu cũng không sao miễn là thấy thoải mái.
- Địa chỉ tham khảo: Cửa hàng Hưng Thịnh khu Bờ Hồ (đường Đinh Tiên Hoàng)

Giá cả: khoảng 120,000 đến 200,000đ

Không nên:
- Mang balô quá to so với người bạn
- Quá nặng
- Mang quá nhiều quần áo và đồ ăn

3. Đồ ăn uống:
- Socolar thỏi rất giàu calo, giúp bạn bù năng lượng rất nhanh trong suốt chuyến đi.
- Phomát sợi ( khô, dễ mang, dễ ăn)
- Kẹo cao su (dùng thay kem đánh răng)
- Hộp sữa tươi có đường loại bé - 2 hộp/ngày. Nên mang 4 hộp cho 2 ngày đầu.
- Nước uống: Mỗi người nên luôn mang theo 2 chai nước loại 0.5L, sau khi dùng hết có thể dùng để lấy nước suối. Vào buổi sáng trước khi lên đường bạn nên pha vào nước một chút đường glucose để uống khi di chuyển (đường glucose giúp bù năng lượng và giảm hiện tượng choáng hoặc tức ngực). Ngoaif ra bạn cũng có thể pha nước chanh + một chút muối để uống cũng rất tốt.

Không nên:
- Không nên ăn bánh kẹo vì sẽ rất khát nước
- Không nên ăn kẹo cao su vì gây mệt (chỉ dùng để ăn vệ sinh sinh răng miệng vào buổi sáng thay đánh răng)
- Mang đồ ăn quá nhiều.

4. Các vật dụng cá nhân khác

- Máy ảnh, pin, thẻ nhớ. Nên mang máy ảnh số dạng Point & Shot nhỏ gọn dễ lấy ra cất vào, tốt nhất là các loại sử dụng pin thông dụng. Đối với các máy ảnh số D-SLR có thể không hoạt động hoặc không ổn định do độ ẩm cao. Độ ẩm cao cũng gây tác động không tốt đối với các ống kính (lens).
- Điện thoại di động sạc đầy pin trước khi đi. Trên đường đi (thỉnh thoảng) và đỉnh 3143m vẫn có sóng.
- Những thuốc đặc dụng cho bản thân ngoài các thuốc chuẩn bị chung của cả đoàn.
- Salon Gel hoặc Deep Heat để xoa bắp chân chống mỏi cơ vào buổi tối.
- Miếng dán tạo nhiệt để giữ ấm nên dán vào gan bàn chân cho dễ ngủ.
- Khăn mặt (có thể dùng khăn ướt thay thế)
- Kem đánh răng, bàn chải (Có lẽ chỉ cần kẹo cao su không cần quá sạch sẽ)
- Giấy vệ sinh hoặc/và khăn ướt (lau gì cũng được từ rửa mặt đến vệ sinh)
- Các túi nylon để chia đồ thành các túi nhỏ giúp chống nước và giúp bạn phần loại quần áo sạch bẩn, hoặc dễ dàng lấy đồ cần lấy một cách nhanh chóng.
- Đèn pin nhỏ dùng buổi tối khi sinh hoạt, đi vệ sinh hoặc để soi đường đi do một lý do nào đó không thể đến kịp chỗ nghỉ trước khi trời tối. Bạn nên mua đèn pin Trung Quốc loại đeo trên đầu, bóng là đèn led, dùng pin AA, có 2 chế độ sáng thường và chớp nháy (mua ở chợ Đồng Xuân).
- Máy nghe nhạc số
- Một con dao đa năng Thụy Sỹ nếu có.
- Ngoài ra các bạn nữ có thể mang thêm kem dưỡng da, chống nắng,...

* Tốt nhất là trước khi đi bạn nên xem dự báo thời tiết và hỏi trước người hướng dẫn về thời tiết hiện tại để chuẩn bị đồ (đặc biệt là quần áo) cho phù hợp, không thiếu không thừa.

Vinh Pham
21-04-2011, 08:47
theo mình nghĩ bạn cứ làm trưởng đoàn đi, nói trưởng đoàn cho oai thế thôi.
vừa rồi mình cũng leo fan dịp giỗ tổ, đi 1 mình hẳn hoi nhé, đi và về từ Trạm tôn sáng lên chiều xuống ,mà có vấn đề gì đâu, bạn cứ chuẩn bị đồ đoàn nhiều quá cũng ko tốt đâu, chỉ cần những thứ thiết yếu thôi.
nếu bạn đi 1 mình thì cứ pm mình, sẵn sàng giúp đỡ về thông tin bất kỳ lúc nào.
Nguyễn Quang Đức 0915130599.
yahoo : guiltysoul_mit

ps: leo fan sức khỏe ko phải là tất cả. có 2 thứ cần nhất: quyết tâm và sức bền.

Mình xin lỗi bạn trước nếu có gì mạo phạm nhé.
Bạn biết đường trạm tôm trên phượt mệnh danh là đường dành cho người già và trẻ nhỏ + phụ nữ có thai.
Và theo mình nếu đi Fan thì bạn nên đầu tư vào những cũng đường khó để cảm nhận hết được chuyến đi chứ đi trạm tôm bạn chả có được gì sau chuyến đi cả.

nguyenducx
21-04-2011, 20:09
Mình xin lỗi bạn trước nếu có gì mạo phạm nhé.
Bạn biết đường trạm tôm trên phượt mệnh danh là đường dành cho người già và trẻ nhỏ + phụ nữ có thai.
Và theo mình nếu đi Fan thì bạn nên đầu tư vào những cũng đường khó để cảm nhận hết được chuyến đi chứ đi trạm tôm bạn chả có được gì sau chuyến đi cả.

Biết là thế bạn ạ.
nhưng hôm đó mình ko đi theo tour, nên phải tự chuẩn bị tất cả từ mua vé, thuê porter và đồ ăn cho cả 2. Chi phí lớn hơn mức dự định ban đầu nên mình ko mang đủ,đành phải lên theo đường trạm tôn.
Đúng như bạn nói, đi leo fan phải đi mấy cung khó mới hay.
sau này mình sẽ đi lại Cát Cát - Sín Chải.

muangau1610
22-04-2011, 18:33
minh khoai vu nay lam...nhung con cho lich hoc da.hi

nhocku
06-05-2011, 22:50
em cũng mún đi lắm. nhưng lúc đó em đang thi. khi nào có dịp đi lên faxi nữa thì gọi em nha

UMOVE
06-05-2011, 23:18
Đóng góp với các mem chút thông tin về fan
Mong những thông tin này giúp ích các bạn

Tất tật những gì cần biết trước khi leo Phansipan

Cẩm nang chinh phục đỉnh Phan Si Păng do Umove tổng hợp và viết theo kinh nghiệm thức tế của những chuyến đi đã thực hiện cho thành viên

Hướng dẫn lựa chọn tuyến đường, thời gian, trang thiết bị, xử lý các tình huống có thể xảy ra và tập luyện thể lực cho chuyến chinh phục đỉnh Phan Si Păng
Phan Xi Păng hay Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "Nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây bắc Việt Nam. Theo tiếng của người H’mông núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Với các “phượt thủ” Việt Nam có lẽ cái tên ngắn gọn Fan là thân thuộc hơn cả.
Phan Si Păng từ lâu đã là điểm hẹn và niềm khao khát chinh phục của rất nhiều người yêu thích khám phá thiên nhiên. Đã có nhiều người viết về hành trình leo Fan dựa trên những kinh nghiệm thực tế của bản thân và đã cung cấp rất nhiều kiến thức cho những người lần đầu tiên chinh phục ngọn núi hùng vĩ này. Tuy nhiên các bài viết chia sẻ kinh nghiệm đa phần mang tính mô tả về hành trình chứ chưa cung cấp cho những người muốn leo Fan một sự hưỡng dẫn đầy đủ để có thể thực hiện một chuyến chinh phục Phan Si Păng thành công. Bài viết này của Umove sẽ cung cấp cho các “phượt thủ” muốn leo Phan Si Păng những kiến thức cần thiết nhất để chuẩn bị cho chuyến chinh phục của mình.

Về căn bản trước khi leo Phan Si Păng các phượt thủ cần phải quan tấm đến những kiến thức sau:
1, Lựa chọn tuyến leo núi phù hợp
2, Thời gian leo núi
3, Trang thiết bị phục vụ chuyến đi
4, Tập luyện thể lực trước chuyến đi
5, Mua dịch vụ trọn gói vs Thuê 1 hưỡng dẫn viên vs Tự mình làm tất cả
6, Những tình huống thường xẩy ra trong khi leo núi và cách xử lý
7, Chung tay bảo vệ môi trường sinh thái của Phan Si Păng: Do & Don’

Phần 1. Lựa chọn tuyến leo núi phù hợp
Có 3 tuyến leo Fan phổ biến nhất là: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn (Cổng Trời)
Đây là tên của các điểm xuất phát và kết thúc của những hành trình leo núi. Các địa điểm này nằm ở các khu vực khác nhau dưới chân núi và ở các độ cao cũng tương đối khác nhau. Mỗi tuyến leo núi có độ dài và độ khó khác nhau vì vậy phượt thủ cần phải cân nhắc việc lựa chọn tuyến leo núi cho phù hợp với thời gian và sức khỏe của mình. Dưới đây là đặc điểm của mỗi tuyến leo núi.

Tuyến Cát Cát - Trạm Tôn (hoặc Sín Chải):
Xuất phát: Cát Cát
Kết thúc: Trạm Tôn hoặc Sín Chải
Thời gian leo: thông thường là 4 ngày
Lịch trình căn bản:
Ngày 1: Leo từ Cát Cát đến 2300m. Ngủ trại đêm thứ nhất
Ngày 2: Leo lên đến 2900m. Xuống đến 2700m. Ngủ trại đêm thứ hai
Ngày 3: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2000m. Ngủ trại đêm thứ ba (có thể ngủ tại lán kiểm lâm ở độ cao 2200m)
Ngày 4: Xuống đến Trạm Tôn hoặc Sín Chải. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 13h – 14h

Xuất phát ở thung lũng Cát Cát (làng Cát Cát), cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 3km và có độ cao so với mặt nước biển là 1245m. Cát Cát là tuyến dài nhất cũng là tuyến có độ dốc lớn nhất. Đây được đánh giá là tuyến tuyến leo Fan thú vị nhất bởi cảnh quan và địa hình đa dạng nhất trong cả 3 tuyến cộng với hành trình đi từ điểm đầu đến điểm cuối không hề bi lặp lại một đoạn nào. Tuyến leo núi này phù hợp nếu bạn có thời gian và sức khỏe đáp ứng với yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8hr (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1hr) hay những cuốc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút)

Tuyến Trạm Tôn - Sín Chải: bao gồm hai lựa chọn
Xuất phát: Trạm Tôn hoặc Sín Chải
Kết thúc: Sín Chải hoặc Trạm Tôn
Thời gian leo: thông thường là 3 ngày

Lịch trình phổ biến:
Trạm Tôn – Sín Chải
Ngày 1: Leo từ Trạm Tôn đến 2900m. Ngủ trại đêm thứ nhất (hoặc lán kiểm lâm)
Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ hai (hoặc lán kiểm lâm)
Ngày 3: Từ 2200m xuống Sín Chải. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 14h

Sín Chải – Trạm Tôn
Ngày 1: Leo từ Sín Chải đến 2400m. Ngủ trại đêm thứ nhất
Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống đến 2200m. Ngủ trại đêm thứ hai (hoặc lán Việt Hùng)
Ngày 3: Từ 2200m xuống Trạm Tôn. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 13h

Sín Chải có độ cao so với mặt nước biển là 1260m, cách trung tâm thị trấn Sapa 5km. Tuyến Sín Chải – Trạm Tôn được ít người lựa chọn hơn tuyến Trạm Tôn – Sín Chải vì có độ dốc cao hơn. Tuyến Sín Chải cũng có cảnh quan tương đối đa dạng tuy nhiên so với tuyến Cát Cát thì ngoài đặc điểm thời gian chinh phục ngắn hơn 1 ngày còn có một đặc điểm khác là đoạn từ độ cao khoảng 2100 đến đỉnh Fan sẽ phải lặp lại khi leo xuống. Với nhưng đặc điểm đó tuyến này phù hợp cho các phượt thủ không có nhiều thời gian và có thể lực đáp ứng được yêu cầu mỗi ngày trung bình leo núi khoảng 8hr (không bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa (khoảng 1hr) hay những cuốc nghỉ ngắn khoảng 7-10 phút)

Tuyến Trạm Tôn:
Xuất phát: Trạm Tôn
Kết thúc: Trạm Tôn
Thời gian leo: thông thường là 2 ngày, có thể thực hiện trong 1 ngày với những người có sức khỏe rất tốt.

Lịch trình căn bản:
Ngày 1: Leo từ Trạm Tôn đến 2900m. Ngủ trại đêm thứ nhất
Ngày 2: Lên đến đỉnh 3143m. Xuống Trạm Tôn. Xe đón đưa về Sapa.
Ghi chú: về đến Sapa khoảng 14h

Tuyến Trạm Tôn là tuyến có nhiều người chọn nhất vì thời gian chinh phục ngắn và đòi hỏi về thể lực không cao như hai tuyến kia. Trạm Tôn có độ cao so với mặt nước biển là 1900m. Tuyến leo núi này có cùng 1 đường lên và xuống vi vậy không có sự đa dạng về cảnh quan nhiều như hai tuyến kia. Tuyến Trạm Tôn phù hợp với những người bị hạn chế về thời gian và có mức độ thể lực trung bình.

Trên đây chỉ là lịch trình xuất phát tại Sapa, để đến được Sapa chúng ta sẽ phải đi tầu đêm từ Hà Nội để sáng ngày hôm sau có mặt ở Lào Cai. Từ Lào Cai đến Sapa đi mất 1h bằng ô tô. Có thể dễ dàng bắt xe đi Sapa ở ga Lào Cai.
Sau khi kết thúc hành trình leo núi các bạn có thể đi tầu đêm về Hà Nội ngay trong ngày hoặc ở lại Sapa 1 ngày nữa để hồi phục sức khỏe trong không khi mát mẻ của vùng cao.
Tầu đêm đi Lào Cai một ngày có 4 chuyến. Tầu Lào Cai về Hà Nội một ngày có 3 chuyến. Thông thường chiều đi lên Lào Cai rất đông vào các tối thứ 5, thứ 6 còn chiều về Hà Nội thường rất đông vào tối Chủ Nhật. Bạn có thể mua vé trực tiếp tại ga Hà Nội hoặc gọi điện đặt vé với các tầu ngủ đêm sau:

Tulico http://www.tulicotrain.com/
ET-Pumkin: http://www.et-pumpkin.com/
Phansipan Express
Phương Bắc
...
Cũng có thể gọi điện trực tiếp đến một công ty du lich nội địa để đặt vé tầu.

UMOVE
06-05-2011, 23:20
Trang thiết bị phục vụ chuyến chinh phục Fanxipan
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một danh sách những đồ dùng cần thiết cho chuyến chinh phục Fan của bạn. Việc lựa chọn đồ gì để đem theo phụ thuộc và độ dài của hành trình, số lượng người trong đoàn và cách thức tổ chức chuyến đi. Nếu bạn dùng dich vụ của một công ty du lịch địa phương thì công ty đó đã chuẩn bị một số trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi và bố trí porter mang đồ cho bạn. Nếu bạn chỉ thuê 1 người hướng dẫn để dẫn đường thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị nhiều đồ hơn và sẽ phải tự mang nhiều hơn. Nếu bạn tự mình khám phá thì bạn sẽ phải cân nhắc giữa việc mang những thứ thiết yếu nhất cho nhẹ và mang đầy đủ nhất nhưng nặng.

1. Những đồ thiết yếu:
Giầy leo núi: loại cao cổ, chống nước (waterproof), đế cao su không quá cứng, có nhiều gai và có ma sát tốt.

Áo mưa: tốt nhất là có loại áo khoác chuyên dụng vừa là áo ấm vừa chống nước, các hãng sản xuất trang phục thể thao và dã ngoại như Northface, Eastpak, Columbia,…đều có loại áo này. Lưu ý là phải có cả quần chống nước nếu bạn dùng loại áo khoác này chống mưa.
Nếu không có áo mưa bộ như trên thì có thể dung loại áo mưa trùm kín người để che được balo sau lưng. Tuy nhiên nếu mặc áo mưa này thi khó di chuyển hơn.

Balo: tốt nhất là balo chống nước hoặc có áo mưa trùm balo đi kèm. Dung tích tùy thuộc vào độ dài hành trình và số lượng đồ dùng mang theo.

Túi cứu thương cá nhân: loại cơ bản dùng cho cá nhân có kích thước nhỏ gọn. Các loại thuốc và dụng cụ y tế cần có bao gồm:
+ thuốc giảm sốt
+ thuốc tiêu chảy
+ thuốc bôi chống côn trùng đốt
+ thuốc sát trùng
+ dầu nóng/dầu gió
+ băng ego các cỡ
+ bông y tế
+ kéo y tế
+ băng dính y tế
+ gạc tiệt trùng
+ băng co dãn (dành cho trường hợp bị bong gân).
Lưu ý: tất cả các loại thuốc và dụng cụ y tế cần phải để trong túi nilon bên trong túi cứ thương để tránh nước ngấm vào.

Đèn pin: nên mua loại đèn pin nhỏ và có khả năng chống nước. Đèn pin to sẽ làm cho hành lý của bạn năng hơn.
Lưu ý: nên có khoảng it nhất 1 đôi pin dự phòng cho mỗi ngày leo núi.

Dao/dụng cụ đa năng: một con dao nhíp nhỏ hoặc một bộ dụng cụ đa năng sẽ là rất cần thiết khi bạn leo núi và cắm trại qua đêm. Tuy nhiên không nên mang thứ quá to và nặng.

Quần áo: Vì thời tiết trên Phansipang luôn lạnh nên cần phải có áo khoác ấm và tốt nhất là loại chống nước. Trên thị trường hiên có loại áo sử dụng công nghệ Gotex chống nước và rất ấm nhưng vẫn thoáng khí (breathable). Dưới đây là gợi ý cho số lượng quần áo mang theo tùy thuộc vào số ngày leo núi:
+ 2 ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó cao cổ bằng nỉ hoặc len, 2 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 2 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 2 quần lót.
+ 3-4ngày: 1 áo khoác ấm (jacket), 1 áo bó sát cao cổ bằng nỉ hoặc len, 3 quần dài (tốt nhất là chất liệu gotex), 3 áo lót cộc tay hoặc dài tay, 3 quần lót.
Lưu ý: Các phượt thủ là nữ có thể điều chỉnh số lượng quần lót và áo lót phù hợp với yêu cầu vệ sinh cá nhân của mình.
Vào thời điểm lạnh nhất cần mang theo cả quần bó sát mặc bên trong (loại Dệt Kim Đông Xuân vẫn bán), mũ len trùm tai và găng tay dày.

GPS: nếu bạn tự mình leo Fan thì tốt nhất là nên có người bạn đồng hành tin cậy là GPS với bản đồ leo Fan, nó sẽ giúp bạn tìm đường đi dễ hơn.

2, Những trang thiết bị cắm trại:
Nếu chuyến chinh phục của bạn do một công ty du lịch địa phương tổ chức thì những trang thiết bị này sẽ được công ty đó trang bị cho bạn. Nếu bạn tự tổ chức bạn sẽ cần phải mua hoặc thuê những đồ sau:

Lều: có nhiều loại lều cho số lượng người khác nhau như lều cho 2 người, 3 người,…thậm chí có lều cho nhóm 12 người và nhiều hơn. Khi mua hoặc thuê lều bạn cần lưu ý những chi tiết sau:
- Lều phải chống nước
- Có lỗ thông hơi
- Dễ tháo lắp và có thể dựng trên mọi địa hình. Một số loại lều chuyên dụng tương đối phức tạp khi lắp gép và chỉ cắm được trên nền đất ví phải đóng cọc căng dây.
- Cửa lều có thêm một lớp màn chống muỗi
- Đáy lều bằng bạt dày và chống nước để tránh bị thủng, rách khi dựng lều trên bệ mặt có đá nhọn hoặc cây gai.
- Cọc lều tốt nhất là loại làm bằng cacbon tổng hợp vì chịu lực và chịu uốn tốt hơn cọc lều bằng nhôm.

Đệm hơi: là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Đệm hơi phải cách nhiệt, chống nước và có van tốt chống xì hơi. Đệm hơi giúp cho bạn không bị đau lưng vì bề mặt không bằng phẳng của điểm cắm trại và quan trọng hơn là giúp bạn không bi lạnh lưng do khí lạnh từ dưới đất (khí lạnh có thể làm bạn bị viêm phổi). Loại đêm hơi tốt cần phải nhẹ, mỏng nhưng cách nhiệt tốt. Trên thi trường hiện có loại đệm hơi có lớp cách nhiệt ở giữa và có van bơm tự động, khi mở van không khi tự chui vào các khoang khí nhỏ bên trong.

Túi ngủ: Đây cũng là vật dụng không thể thiếu khi cắm trại trên núi. Có nhiều loại túi ngủ dành cho các khoảng nhiệt độ khác nhau từ 20oC đến -20oC. Khi mua túi ngủ cần phải biết túi ngủ đó sử dụng cho khoảng nhiệt độ bao nhiêu. Với Fan thì túi ngủ thích hợp nhất trong thời điểm lạnh nhất là từ 10oC đến -5oC.

Đồ dùng nấu ăn: Thông thường khi tổ chức các chuyến chinh phục Fan bạn sẽ cần người địa phương dẫn đường và nấu ăn. Tuy nhiên nếu bạn muốn có trải nghiệm thực sự khác biệt, bạn có thể tự nấu ăn. Khi đó bạn sẽ phải chuẩn bị các đồ nấu ăn như sau: Xong, bát, đĩa, thìa, dĩa,… Tiêu chí cho việc chon các đồ này là gọn, nhẹ và đa năng. Một thiết bị khác không thể thiếu là bếp, bạn có 2 lựa chon sau:
+ Dùng 3 hòn đá chụm vào nhau và nhặt củi đốt lửa làm bếp, nếu dùng cách này phải thật cẩn thận kiểm soát ngọn lửa tránh để lửa cháy lan ra gây cháy rừng. Nếu dự định nấu ăn kiểu này bạn cần chuẩn bị một chai dầu hỏa hoặc xăng để mồi lửa.
Lưu ý: nếu trời mưa to bạn sẽ gặp khó khăn thực sự với việc kiếm củi đốt lửa.
+ Dùng bếp ga du lịch (loại thông thường hoặc chuyên dụng): với cách này ban không sợ mưa gió nhưng hành trang của bạn sẽ nặng hơn.

Đồ ăn: Nếu sử dụng dich vụ của công ty du lịch ban sẽ không phải lo về việc nấu ăn hay chuẩn bị đồ ăn cho chuyến leo núi vì những công ty tổ chức leo Fan chuyên nghiêp biêt cách để lo cho bạn có cơm ngon canh ngọt canh ngọt tất cả các bữa. Bữa sáng thông thường là mỳ tôm trứng, bữa trưa là đồ nguội còn bữa tối bạn có rất nhiều đồ ăn nóng sốt như thịt lợn rang, nem rán, khoai tây chiên, rau xáo thịt,…
Nếu muốn tự mình nấu ăn và chuẩn bị đồ ăn mang theo ban cần phải tính toán số lương thực, thực phẩm mỗi người trong đoàn cần tiêu thụ cho mỗi bữa. Nên mua những đồ khô và đồ hộp. Đồ tươi chỉ có thể mang trong ngày đầu tiên và phải được sơ chế để tránh ôi thiu.

3. Những trang thiết bị không phải là tối quan trọng nhưng cũng khá cần thiết:
Gậy leo núi: giúp bạn đi nhanh hơn và cân bằng hơn. Gậy leo núi thường làm bằng hợp kim có thể kéo dài và thu ngắn lại. Bên trong gậy có lò xo để tăng độ nhún và chịu lực khi leo núi.

Xà cạp (Gaiter): xà cạp chống gai hoặc cành cây cào vào phần từ đầu gối đến cổ chân của bạn. Xà cạp còn giúp nước mưa hoặc sương trên lá cây không làm ướt quần và chảy vào bên trong giầy của bạn. Loại xà xạp dầy còn chống rắn cắn.

Găng tay: Ngoài loại găng tay giữ ấm khi thời tiết lạnh giá. Bạn có thể sẽ cần găng tay mỏng hơn và có các hạt cao su trên bề mặt ngón tay giúp tăng độ bám khi leo qua những rễ cây hoặc đá rêu trơn.

Túi khô: là loại làm bằng chất liệu không thấm nước, khi gập miệng túi lại thì không lo nước ngấm vào. Túi khô có thể dùng để đựng đồ điện tử như máy ảnh, điên thoại di động,… hoặc giấy tờ tùy thân.

Máy ảnh: tùy thuộc bạn là nhiếp ảnh gia hay chỉ chụp ky niệm. Máy ảnh cần phải thuốc hút ẩm trong túi đựng máy để giảm thiểu tác hại của độ ẩm cao lên ống kính và các mạch điên tử.

Điện thoại di dộng: sẽ rất cần thiết để gọi lực lượng cứu trợ nếu có gì không hay xảy ra. Trong các nhà cung cấp mạng di động hiên tại Viettel có sóng mạnh nhất trên núi.

4. Những đồ dùng khác có thể mang theo:
Ống nhòm, la bàn, thực phẩm chức năng hoặc thực phẩm mang lại năng lượng tức thì cho cơ thể, máy bộ đàm (1 cặp hoặc nhiều hơn tùy vào số lượng người), thuốc hoặc máy lọc nước, xẻng quân dụng (có thể gập lại), xô đựng nước dã ngoại (có thể gập lại rất gọn), kem chống năng.

jimmy_vu
08-05-2011, 18:42
nhớ lại hồi đó đoàn mình leo sín chải - trạm tôn 2 ngày 1 đêm vô tư, vấn đề sức khỏe thì các bạn chả phải lo đâu, giờ leo cũng đơn giản thôi. lịch trình hoàn toàn có thể rút ngắn được, và chú ý là phải có leader thật kinh nghiệm đấy, nhớ lại hồi đó do mải pose hình đoàn mình leo tối hơn 7h mới lên đến lán 2800, giờ vẫn còn hãi. Chúc may mắn!

diepphan90
09-05-2011, 00:27
Hic hic... Không có ai làm trưởng đoàn nhỉ? Hic hic...

dunghavms
09-05-2011, 07:37
Do topic này ít người đăng ký nên mình đã join nhóm khác rồi.
Nhóm mình đã fix lịch leo Fan vào cuối tuần này ngày 13/05-16/05.

Chốt danh sách vào ngày thứ 3, 09/05. Bạn nào muốn join thì call mình nhé.

Regard

Lantrailt
11-05-2011, 13:12
Mình xin lỗi bạn trước nếu có gì mạo phạm nhé.
Bạn biết đường trạm tôm trên phượt mệnh danh là đường dành cho người già và trẻ nhỏ + phụ nữ có thai.
Và theo mình nếu đi Fan thì bạn nên đầu tư vào những cũng đường khó để cảm nhận hết được chuyến đi chứ đi trạm tôm bạn chả có được gì sau chuyến đi cả.

Thực ra mình nghĩ, mỗi người có 1 mục tiêu cho mình, mỗi người 1 cách nhìn nhận vấn đề bạn ạ.
Mục tiêu cuối cùng vẫn là đỉnh Fan, có nhiều cách để thực hiện nó đúng không nào???
Có nhiều bạn trẻ chọn những con đường khó để...thể hiện mình, thử sức của mình
Có những bạn phượt lại chọn những đường có cảnh đẹp để thưởng thức, nghỉ ngơi....

dunghavms
17-05-2011, 07:15
Đoàn mình gồm 15 thành viên. Xuất phát vào thứ 6 ngày 13. Hành trình 2 ngày 1 đêm, kết thúc thành công 18h chiều 15/05/2011.

Off topic!