PDA

View Full Version : Kinh nghiệm tìm thông tin - AN TOÀN GIAO THÔNG



Chitto
28-06-2008, 00:31
Trước thực tế là có rất nhiều bạn khi đi du lịch có nhu cầu tìm hiểu cách đi du lịch các địa điểm trong (và ngoài) nước, các bạn lên diễn đàn và đặt những câu hỏi chung chung như : "hỏi kinh nghiệm, thông tin đi điểm A, B, C", "hỏi xem đi tỉnh D có gì hay", "xuyên Việt thì nên qua đâu", tớ muốn lập một topic tổng hợp các kinh nghiệm để mọi người chia sẻ.

Topic nhằm tập hợp những định hướng, kinh nghiệm tổng quát cho mọi chuyến đi, bằng các loại phương tiện: xe máy, xe khách, tàu hỏa, máy bay. Từ kinh nghiệm tổng quát cho toàn Việt Nam, cho đến các kinh nghiệm riêng đối với từng người.

Khi có một lượng thông tin nhất định, nếu có thành viên mới cần tìm hiểu cách đi đến một vùng, một miền nào đó, thì có thể đề nghị thành viên đọc các kinh nghiệm tổng quát trước, rồi sau đó nếu có hỏi thì hỏi các câu hỏi cụ thể, tránh các câu hỏi kiểu như trên.


Rất mong mọi người ủng hộ.

Chitto
28-06-2008, 00:37
Dù đi bất cứ đâu, tự đi hay đi theo tour, thì việc tìm hiểu thông tin là thiết yếu.

Nhưng nhiều người lên mạng chỉ đặt một câu hỏi chung "hỏi thông tin về...", khiến người khác không biết trả lời thế nào. Do đó tìm hiểu thông tin, theo tớ cũng cần phải nói cụ thể và chi tiết về cách tìm. Cách tìm là điều quan trọng không chỉ cho một, mà còn nhiều chuyến đi.

Ai đi du lịch nước ngoài cũng biết đến Lonely Planet, nhưng với chính VN thì lại không có thông tin đầy đủ như vậy về du lịch trong nước. Đành phải chấp nhận đi tìm hiểu rồi gom góp thôi.

Theo tôi, tìm hiểu thông tin du lịch trong nước, quan trọng nhất là chính mình tự tìm hiểu trước đã. Sau đó sẽ hỏi chỉ là hỏi thông tin mà mình không thể tìm, hoặc không kiểm chứng, hoặc đối chiếu với người có kinh nghiệm hơn. Khi hỏi, thì nên trình bày cái mình đã tìm hiểu, để mọi người đóng góp, nhận xét, chứ không thể nhờ người khác xây dựng hộ mình, cũng như không cho biết mình định như thế nào.

Theo tôi, tìm hiểu thông tin có thể có các việc sau:
1. Định hướng cơ bản
2. Bản đồ
3. Tìm thông tin trên mạng - đối chiếu bản đồ
4. Lập kế hoạch sơ bộ
5. Tham khảo ý kiến người khác

Nghe thì có vẻ ghê gớm, thực ra cũng không có gì lắm cả. Đặt như vậy để tớ viết về sau cho dễ.

Chitto
28-06-2008, 00:57
Quá nhiều bạn hỏi thông tin nhưng không cho biết định hướng cơ bản, thì không trả lời được.

Định hướng cơ bản gồm những câu hỏi cơ bản cần xác định:
- Thời gian: gồm thời điểm đi, và khoảng thời gian để đi.
- Phương tiện di chuyển
- Nhu cầu về ăn ở: cao cấp, bình dân, hay bờ bụi.
- Chi phí cho phép (chung chung theo kiểu "tiết kiệm" là không trả lời được)

Và một điều quan trọng: Mục đích, sở thích chính.

Tất nhiên ai cũng thích được càng nhiều càng tốt, nhưng phải có mục đích trọng tâm để ưu tiên. Vậy thì phải xác định là thích cái gì trước nhất: phong cảnh thiên nhiên, chốn hoang dã, điểm du lịch, di tích lịch sử, cuộc sống - văn hóa, ẩm thực, hưởng thụ - nghỉ ngơi... Dựa trên mục đích chính đó mà tìm thông tin.

Chitto
28-06-2008, 01:08
Theo tôi, đi du lịch mà không có bản đồ là rất dở.

Tối thiểu là Bản đồ Hành chính Việt Nam, tiếp đó là Bản đồ Đường bộ. Cơ bản thế là đủ.

Khi dự định đến khu vực tỉnh nào, cần xem bản đồ hành chính, trên đó sẽ cho thấy Quốc lộ nào chạy qua khu vực, địa điểm nào. Các huyện, xã nằm ở vị trí nào - có ích cho việc đối chiếu thông tin.

Bản đồ đường bộ có thể không chỉ rõ xã, nhưng có chi tiết km.

Tớ thì thường làm theo cách sau:

- Khi định đi chuyến nào, cung nào, thì photo những trang chứa cung đường của bản đồ đường bộ, nguyên size.

- Sau đó dán các trang photo lại với nhau thành một bản đồ to, dùng bút highlight đánh dấu cung đường dự tính, các điểm dự tính, khoảng cách trên bản đồ. Như thế không cần mang cả quyển bản đồ đường bộ dầy cộp nặng chịch nữa.

- Những thông tin thu thập thêm sẽ được ghi bằng bút chì vào đó, kể cả số điện thoại, địa chỉ. Hoặc số điện thoại, địa chỉ được ghi vào mặt sau của bản đồ. Điểm dự trù ngủ đêm lại cũng được đánh dấu.

- Để đề phòng mất, có thể làm nhiều bản, chia cho người đồng hành, hoặc cất 1 bản trong balô.

- Để tránh rách khi đi nhiều ngày, có thể dùng băng dính dính các mép lại, rồi gập gọn có thể đút vào túi áo, túi quần.

- Nếu đoàn đi xe máy thì mỗi xe có một bản đồ, đánh dấu các điểm cơ bản để có thể theo nhau và chủ động.

Mỗi lần làm bản đồ lộ trình như vậy mất khoảng 1 giờ, nhưng rất tiện cho chuyến đi.

Chitto
28-06-2008, 01:16
Khi dự định đến một tỉnh nào, và muốn tìm hiểu tỉnh đó, cần tìm thông tin chính thức trên các trang du lịch trước.

- Các trang chính thức của các tỉnh đều có phần du lịch, trong đó liệt kê các địa điểm du lịch của tỉnh, từ cấp độ cao đến thấp, cũng như các đặc sản.

- Lựa chọn những điểm du lịch nào theo sở thích và mục đích chính (phong cảnh, hay di tích, hay điểm văn hóa...)

- Các điểm đó đều có thông tin thuộc xã nào, huyện nào. Đối chiếu địa chỉ đó lên bản đồ hành chính hoặc bản đồ đường bộ. Xem các điểm đó có thuận tiện về cung đường, hợp lý về địa điểm không. Nơi nào gần, xa điểm nghỉ chân. Nếu có quá nhiều điểm mà không thể đi thành một vòng tròn thì phải lựa chọn điểm nào ưu tiên.

- Xem khoảng cách và thời gian di chuyển. Một điểm du lịch cách quốc lộ 5km đường cấp phối có thể ngốn khoảng 1,5 - 2 giờ để vào thăm và chụp ảnh.
...

Chitto
28-06-2008, 11:01
Với một bản đồ có đánh dấu các điểm muốn đến theo thứ tự ưu tiên, lên mạng tìm theo các từ khóa để đọc thông tin về các điểm đó.

Công đoạn hỏi những người khác trên các forum, các mạng là công việc cuối trước khi có kế hoạch chi tiết.

Trên thực tế có khi những bài hỏi thông tin được trả lời khá chi tiết bởi những người đi trước, nhưng bài trả lời lại không áp dụng được gì, vì mục đích chính, sở thích, thời gian, phương tiện khác nhau. Nhiều lần tớ thấy bên TTVN, người hỏi chung chung, người trả lời chi tiết cẩn thận về cung đường đi xe máy, nhưng cuối cùng người hỏi lại bảo là đi bằng ôtô khách.

Như thế sẽ rất phí phạm công của cả người hỏi lẫn người trả lời, mà thông tin thu lại sẽ không có gì.

Tóm lại, việc hỏi người khác chỉ nên làm khi chính mình đã thu thập những thông tin nhất định.

greenline
28-06-2008, 13:02
Quá nhiều bạn hỏi thông tin nhưng không cho biết định hướng cơ bản, thì không trả lời được.

Định hướng cơ bản gồm những câu hỏi cơ bản cần xác định:
- Thời gian: gồm thời điểm đi, và khoảng thời gian để đi.


Tớ thì thấy vấn đề mắc ở chỗ này. Khá nhiều bạn băn khoăn không biết là thời gian này đi đâu đi phù hợp, chỗ nào có cái gì hay, cách thức đi, quãng đường, thời gian di chuyển... etc. Tớ cũng bí lắm vụ này. :D Nhớ có lần đi chơi trao đổi với ku win đì sờ mái là hay nhất có topic tập hợp phân loại là mùa gì, đi đâu, cái gì hay,... Ku em ờ ờ gật gật xong hình như sợ mất bản quyền nên chạy mât con mịe hàng lươn. :T :Dam :gun

Tớ thấy bạn Chitto nhiệt tình và đã từng đi nhiều như vậy thì bạn xem có thể điều hành một topic kêu gọi tập hợp kinh nghiệm của mọi người lại được không? Kiểu như tháng 5, tháng 10 thì nên đi xem lúa chín. Địa điểm thì hoặc Quản Bạ Hà Giang, hoặc Sapa, hoặc Văn Chấn Mù Căng Chải, Ý Tý... Phương tiện di chuyển thì kết hợp xe máy + tàu hỏa hoặc ô tô. Quãng đường di chuyển thì trên 1000km, thời gian đi 4, 5 ngày. Đại khái thế. :D

P/s: Tớ nói phét cho vui thôi chứ đóng góp được ít. Vì đi thì ít, mà đi thì toàn lo ăn chơi hưởng thụ đến đâu thì đến nên không nhớ nhiều. Mở topic mới mà tớ không đóng góp được đừng chửi nha. :D

jinxia
29-06-2008, 00:04
Kinh nghiệm là cứ tự đi vài lần rồi khắc sáng mắt ra, chứ khuyên cũng có chịu nghe đâu.

Sau vài lần lúc đấy khắc tự biết cách tìm hiểu, chuẩn bị, phân tích các lời khuyên (tại cũng nhiều lời khuyên chán è)

Cứ coi du lịch như chuyện yêu đương í mà, no pain no gain, hí hí em lại liên tưởng rồi.

come back
30-07-2008, 09:44
Kinh nghiệm là cứ tự đi vài lần rồi khắc sáng mắt ra, chứ khuyên cũng có chịu nghe đâu.

Sau vài lần lúc đấy khắc tự biết cách tìm hiểu, chuẩn bị, phân tích các lời khuyên (tại cũng nhiều lời khuyên chán è)

Cứ coi du lịch như chuyện yêu đương í mà, no pain no gain, hí hí em lại liên tưởng rồi.

Cái này đúng, chuyến kinh lý đất Bắc Hà của em nếu không mượn được áo lạnh người thân chỉ có chết cóng. Dám xem thường mùa đông 10 độ hử. Đi về học được khối kinh nghiệm.

greenline
01-03-2009, 22:28
Nhân chuyện rất buồn bên box Du lịch của TTVN, tớ cũng muốn nói về chuyện chuẩn bị trước khi đi. Điều đầu tiên cần nhất là ý thức tự chuẩn bị cẩn thận và tự bảo vệ mình của tất cả mọi người khi đi chơi. Tất cả các đồ trang bị hay các kinh nghiệm trao đổi không bao giờ là thừa. Đừng chủ quan và phụ thuộc hay đùn đẩy cho ai đó dù có là trưởng đoàn. Sự chuẩn bị cẩn thận và ý thức tự bảo vệ sẽ giúp bạn an toàn khi xách ba lô ra khỏi nhà.

@ bác Pi314, teooc,..: Lần sau phải nhớ chú ý xe cộ và đồ dùng mang theo nhé. :)

@ Admins, mods: Topic này đặc biệt cần thiết ở thông tin và tính nghiêm túc của nó. Do vậy em nghĩ nên dọp dẹp loại bỏ những post không cần thiết để cô đọng và tập trung. :)

vntuyen
04-03-2009, 11:01
Nói thêm về vụ cẩn trọng tránh tai nạn giao thông khi đi phượt.

Hôm nọ chúng tôi đi Y Tý, trời sáng sớm sương rất dày hạn chế tầm nhìn. Đường Tây Bắc thì đèo núi nhiều lại hay sạt lỡ. Vì vậy khuyên các bạn, nhất là các bạn trẻ, hoặc vì nôn nóng, hoặc vì ra oai, hoặc vì nhát ma ôm của mình, mà chạy nhanh quá rất nguy hiểm. Hay ho đâu chưa thấy, lỡ may sẩy chân thì nặng nhẹ gì cũng mệt.

Cứ xem bât cứ thể loại chuyên nghiệp nào, họ cũng đều cẩn thận. Ví dụ leo núi, không chuyên như ta thì cứ leo nên nhiều khi khá nguy hiểm. Còn dân chuyên nghiệp thì họ có đầy đủ dụng cụ đồ nghề, lại được tập luyện chu đáo, nên nhìn thì có vẻ nguy hiểm nhưng thật ra lại rất an toàn. Do vậy, ACE nên có tinh thần phượt chuyên nghiệp trong việc đi lại. Muốn phượt sâu, phượt rộng, phượt lâu thì phải rất lưu ý vấn đề an toàn. Đi đường xa nên có mũ bảo hiểm vừa vặn, thoải mái. Tránh loại mượn tạm cứ 5-7 phút lại phải sửa sửa, chỉnh chỉnh rất nguy hiểm.

Thêm 1 việc nữa là nghe điện thoại. Vừa rồi có ông anh vừa đi vừa nghe, bị giựt điện thoại té đập mặt xuống đường. May là sau khi khâu vá chỉ cần ăn cháo 1 tuần là đi làm lại được.


Tóm lại là;
1. Cẩn thận hàng trắng, đừng ỷ y là sẽ minh oan được
2. Đi đứng cẩn thận, nhất là những khu vực sạt lỡ
3. Đội mũ đúng quy cách (giống tuyên truyền quá)
4. Hạn chế nghe điện thoại trên đường

Chúc mọi người phượt vui, phượt an toàn. :)

NDT
05-03-2009, 05:39
Tớ chạy ô tô gặp khúc sương mù thì luôn để đèn khẩn cấp (emergency lights). Ðèn này màu vàng và chớp liên tục nên nhìn rõ hơn trong sương mù và tạo chú ý nhiều hơn. Xe trước biết có mình phía sau; xe sau biết mình ở phía trước và nhìn đèn chớp chớp để theo sau cho dễ. Nếu có vạch vàng hay vạch trắng trên đường, thì ôm theo đó mà chạy.




(ảnh Internet)

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=45&pictureid=9364




Trong xe nhìn ra chỉ thấy chừng này (ảnh Internet)

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=45&pictureid=9363

barandom
05-03-2009, 20:05
Nói thêm về vụ cẩn trọng tránh tai nạn giao thông khi đi phượt.

Chúc mọi người phượt vui, phượt an toàn. :)

Xin phép tham gia với các bác ít kinh nghiệm đi đường miền Tây Nam Bộ :

1/- Đường miền Tây rất tốt, bằng phẵng không đèo dốc,ngoài Quốc lộ 1A xe cộ dập dìu ra các đường khác tương đối vắng vẽ có thể thoải mái chạy xe không cần tập trung lắm, nhưng phải nhớ 1 điều là khi thấy xuất hiện một chiếc xe thô sơ nào đó do bất cứ ai điều khiển trên đường thì phải đặc biệt chú ý đến nó và giảm tốc độ đến mức có thể vì nó có thể chuyển hướng bất cứ lúc nào và không có gì báo trước cả!

2/- Nếu đi xe 2 bánh trên các tuyến đường tỉnh hoặc đường huyện khi qua cầu dù là đường tốt, cầu rộng đến đâu cũng phải giảm tốc độ vì ngay phía bên kia nơi tiếp giáp giữa mố cầu và đường dẫn có thể sẽ xuất hiện một cái bẫy chết người đang chờ bạn (do đường dẫn nằm trên lớp đất yếu nên lún còn mố cầu thì giữ nguyên vị trí ban đầu, dân địa phương chỉ đắp tạm một đoạn nhỏ để đi qua, phần còn lại là một cái gờ đáng sợ)

3/- Nếu tiếp tục đi sâu vào các đường làng thì sẽ có những cái cầu không có lan can, gặp những cái cầu này thì bất kể nó rộng hẹp thế nào các bạn cũng nên tuân thủ nguyên tắc "một mình ta qua một cầu" , không có gì phải gấp qua cầu cả, một va quẹt nhẹ nhàng trên cầu là đến 80% đưa ta xuống sông. Xuống sông thì lội vào, không đáng sợ lắm nhưng cái sợ nhất là xe sẽ xuống theo mà người thì bao giờ cũng xuống trước! Tui từng chứng kiến một thằng bé khoảng 14-15 tuổi bay xuống sông, cái xe đạp của nó theo sau may mà không trúng nó.

4/-Khi qua các phà lớn (tải trọng 40-200 Tấn – ngày nay khi có cầu Mỹ Thuận và cầu Rạch Miểu thì loại phà này nhiều lắm) thì rất an toàn nhưng có những việc nhỏ cần chú ý khi từ phà lên ponton :
- Nếu có xe tải xuống trước thì mõ bàn phà sẽ nắm ép sát ponton chuyện chẵng có gì .
- Nếu không có xe tải xuống trước (thường xảy ra do xe 02 bánh tranh thủ lên trước khi phà vừa cập ponton) thì sẽ có một cái gờ giữa ponton và mõ bàn phà -> bình thường chỉ gây ra một cái sốc không có gì , nhưng nếu gặp trời mưa dông mặt sông sẽ nổi sóng, những con sóng đó đủ sức nâng chiếc phà lên cao 20-30cm (còn hơn thế nữa nếu đúng hướng gió và trên phà không có xe tải nặng nhiều) và đập mõ bàn phà liên tục lên ponton. Chuyện sẽ cực kỳ nguy hiểm khi xe 02 bánh có 01 bánh nằm trên ponton , bánh còn lại nằm trên mõ phà : xe sẽ bị hất văng hoặc mõ bàn phà sẽ đánh vỡ vụn lốc máy ngay lập tức, chuyện chân cẵng kẹt vào mõ bàn phà thì chẵng dám nói đến nữa.
Do đó khi cho xe lên phải xem xét cẩn thận và đi thật dứt khoát , khi trời mưa phải thật chú ý.

5/- Khi đi xe 04 bánh qua các phà nhỏ (tuy là nhỏ nhưng chở được ô tô) trên sông Tiền và sông Hậu (các phà này không có ponton chỉ có đường dẫn xuống) phải yêu cầu phà nổ máy rồi mới de xuống vì nước sông chảy rất xiết nhất là vào mùa nước nổi sẽ kéo phà ra khỏi đường dẫn và xe sẽ lao xuống sông (các vị trí này nước rất sâu). Tại bến phà chợ Vàm khoảng 15 năm nay đã có 2 lần xe tải lao xuống sông do phà trôi, còn ở bến phà chợ Thủ đã có xe du lịch lao xuống sông làm chết 03 người.

6/- Khi đi xe 02 bánh qua các phà nhỏ (phà không chở ô tô) sẽ có cảnh chen chúc (xem ảnh của honGSonn ở bài Vòng cung Mékong https://www.phuot.vn/showthread.php?t=2112). Chuyện này là chuyện thường ngày,không đi cũng không được vì nếu cứ lựa phà lớn mới qua sông thì còn gì là đi phượt nữa. Lúc đó phải tuyệt đối không mất bình tĩnh dù có ra đến giữa sông mà gặp gió to cũng phải ngồi cho êm đừng quýnh quáng mà toi đấy.

7/- Các cụ ở miền Tây có truyền cho kinh nghiệm rằng : Khi rơi xuống sông thì việc đầu tiên là phải đảm bảo giữ mình nổi được đã sau đó nương theo dòng nước trôi đi để giử sức rồi tìm cách vào bờ sau, không cố lội vào bờ khi chưa đảm bảo rằng mình đủ sức bơi đến đích.

Nếu tui nói có gì sai mong các bác (nhất là các bác ở miền sông nước) góp ý dùm . Cám ơn các bác.

zanghoang
05-03-2009, 21:12
giờ nghe các bác nói em mới thấy mình cũng có phần liều

thi thoảng chạy xe đường quốc lộ hoặc đường nhựa ngon nhưng không có đèn đường em toàn phi tít. nhiều lúc phi xong về nhà nghĩ mới thấy ngại, nhỡ chẳng may có cái xe đạp bất ngờ nhô ra hay thằng cu chạy qua đường, mà thậm chí chỉ là con cún chạy qua đường thì chắc xử lý không kịp...

đi tối em sợ nhất là mấy cái đường quốc lộ vùng xa xa Hà Nội, đường thì ngon nhưng có nhà dân 2 bên đường và tối om om, rất sợ có con cẩu bất thình lình chạy qua đường vì tính em vốn không cẩn thận, hay phi nhanh...

theo em các bác cũng nên lưu ý khi đi dường kiểu đó. em bị 1 vố rồi, hồi còn SV, em đi đường 32 đoạn giữa Thanh Sơn và Thu Cúc, đường rất ngon nhưng tối không có đèn, em thấy đường ngon + vắng là cứ phi vô tư, đến đoạn gần lối rẽ vào rừng Xuân Sơn vướng con chó băng qua đường. hậu quả là con cẩu die ngay tại chỗ, em bị ngã vỡ yếm, 2 tay xước hết. may thế

mihtua
06-03-2009, 10:02
Đi đoạn Thanh Sơn - Thu Cúc buổi tối em thấy cứ ghê ghê thế nào ý, 2 bên đường toàn nhà nhưng vắng tanh vắng ngắt. Đi đường em ngán nhất là tầm 5-7h, lúc đấy là giờ nhập nhoạng gà lên chuồng, tầm nhìn tưởng là xa nhưng thật ra lại ra rất hay bị bất ngờ và phản ứng thường bị chậm.
Về vụ gặp chó chiếc trên đường thì tính ra từ trước đến nay em phang phải 2,3 con chó còn gà thì ... ko tính :D , lúc xác định là ko tránh được chó rồi thì cứ giữ tay tăng ga mà phóng qua thôi chứ phanh là 100% ngã. Đi đường cứ lẩm nhẩm "chó chặn trước, bò chặn sau" mà thỉnh thoảng vẫn gặp những con chó hâm éo tưởng được ý =))

homeless man
08-03-2009, 20:38
- Đoạn đường bị lở, đường chỉ còn rộng có hơn 1m, ở chênh chếch mép đồi có 1 hòn đá nhơ nhỡ. Lối đi cho xe còn rộng tới 50cm, vực bên cạnh đường không sâu lắm, chỉ khoảng 20m. Thoạt trông thì cảm giác đi xe qua một cách ngon lành. Một ông trẻ hăng máu bảo đứa bạn ôm phía sau cứ ngồi yên để phi xe qua, đến đúng chỗ hòn đá, anh ta hơi nhấp phanh để tránh. Bất ngờ chiếc xe "lạng" đi 1 tý. Nếu là đường không có vực thì chắc không sao, đằng này cảm giác cái vực 20m kia nó khiến cho tay lái hơi "mất đà", thế là cả người cả xe nghiêng nghiêng rồi làm cái ....ào .... Kết cục, 1 đứa gẫy tay và 1 đứa dập đầu, giờ vẫn hơi ngơ ngơ ....


Mình cũng chia sẻ với các bạn sự nguy hiểm khi đi trên các con đường núi nhỏ, hẹp và trơn. Các bạn nên nhờ người đỡ đuôi xe và đi bên trái. Trường hợp không đỡ được thì buông xe. Đừng "hi sinh" cùng đồng đội.

Mình còn rất nhiều ảnh các bạn cần chú ý khi đi qua suối, cầu nhỏ, đường nhiều đá để các bạn tham khảo, cẩn thận đối phó khi phượt.

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903086610mjy2yjg2n21767209_1.jpeg

Chúc các bác an toàn khi phượt :gun

homeless man
08-03-2009, 20:50
Khi xe qua suối, nhất là khi nước chảy xiết, xe phải có ít nhất hai người đẩy. Tuyệt đối không chủ quan nước nông mà ngồi trên xe ga to ào qua. đoàn của mình đã có người làm vậy. Khi đến giữa suối gặp hòn đá hộc xe bị đâm gãy cả càng. Xe hỏng gây bao nhiêu phiền toái. Cuộc phượt tí thì bể. Các xe nổ máy qua suối ít nhất cũng bị nước vào máy làm dầu xe đổi mầu trắng như sữa. Nếu không thay ngay, xe rất dễ lột biên.

Ngựa què giữa đường thì còn phượt gì nữa phải không các bác

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903086610zme4mtlmyj1318089.jpeg

Tóm lại, khi qua suối phải xuống xe, tắt máy và có ít nhất hai người đỡ để đảm bảo an toàn =))=))=))

la_palm
09-03-2009, 02:05
E là lính mới nhưng cũng xin chia sẻ 1 điều nhỏ.

Đi Tây Bắc đèo dốc nhiều, lúc thả dốc là sướng lắm, em biết. Nhưng các bác xế đừng vì thế mà để cho xe bon dốc không số nhá (bóp tay côn cắt côn/đạp cần số cắt côn). Chết người đấy!!!

Lý thuyết là lên số nào xuống số đấy, tuy nhiên các xế tùy hoàn cảnh mà áp dụng. Nhưng TUYỆT ĐỐI đừng xuống dốc, đổ đèo không số.

homeless man
09-03-2009, 22:20
Mình tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm khi phượt tại các vùng núi.

Hồi năm ngoái, khi bọn mình đi vào mùa hè. Trời đang nắng đẹp bỗng ào trận mưa. Ối trời ơi! Đang ở trong bản người H'Mông trắng tại Bắc Kạn (Người H'Mông trắng có trang phục khác hoàn toàn với người H'Mông Bắc Hà, Lào Cai...Khi có dịp mình sẽ viết bài riêng về họ) bọn mình bị tắc lại mấy ngày. Đường bị lở đất đá bít gần kín lối đi. Để an toàn bọn mình phải đợi hết mưa mới đi. Đường rất trơn, nhất là nơi có đá sít (đá có thớ dạng vảy). Xe quay bánh khét lẹt mà không sao đi được. Nếu gặp trường hợp này, các bạn cần có một người đẩy, một người kéo bánh trước (nếu cần). Xin đừng chủ quan vì nếu bánh sau quay ngang, người lái có thể ngã và đập đầu vào vách đá, rất nguy hiểm.

Gửi các bạn tấm ảnh của đoàn phượt gặp cảnh đá lở lấp hết đường đi (c)(c)

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903096711m2jhotfhmd1627151.jpeg

Và khi đi được thì phải rất cẩn thận:help
https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903096711zwmzyji0nt1960682.jpeg

greenline
09-03-2009, 22:35
Hồi năm ngoái, khi bọn mình đi vào mùa hè. Trời đang nắng đẹp bỗng ào trận mưa. Để an toàn bọn mình phải đợi hết mưa mới đi. Đường rất trơn, nhất là nơi có đá sít (đá có thớ dạng vảy). Xe quay bánh khét lẹt mà không sao đi được. Nếu gặp trường hợp này, các bạn cần có một người đẩy, một người kéo bánh trước (nếu cần). Xin đừng chủ quan vì nếu bánh sau quay ngang, người lái có thể ngã và đập đầu vào vách đá, rất nguy hiểm.


Thực ra nếu vừa mưa, lại không phải mưa giông, có sấm sét, quãng đường ngắn thì nên chạy luôn. Lý do là trời mưa sẽ cuốn trôi hết đất bùn trên đường, mặt đường khá đồng nhất khiến bánh xe bám ăn đường. Nếu đợi mưa tạnh mới chạy thì đường bị lầy, chưa kể lúc đó nước mưa chảy từ trên cao dồn xuống taluy gây sạt lở nguy hiểm.

Tất nhiên nếu có sấm sét hoặc mưa gió to thì thôi. Chú ý cây đổ nữa. (c)

homeless man
10-03-2009, 15:55
Để chống trơn khi đi vào các đoạn đường đất, bọn mình học được cách làm của dân địa phương rất hay nhé: dùng xích cũ chế ra bộ "guốc" và đeo vào bánh sau xe máy. Mình đã nhìn thấy bọn phượt Tây dùng bộ guốc đinh để đi trên tuyết. Còn bà con vùng sâu, xa thì dùng xích xe máy/đạp cũ. Trông vậy nhưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, họ phượt nhà ta chắc không ai chuẩn bị cái này khi đi phượt cả? Vì cũng không biết có dùng không. Mình thấy, nếu cần có thể thuê lại dân địa phương thì hay hơn nhưng chắc không phải nơi nào cũng có :gun:gun

Vậy nguyên tắc phượt khi gặp đường trơn là đẩy xe-cuốc bộ? Có lâu và vất vả một tý nhưng chắc không văng xuống vực và không văng mạng =))=))

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903106811ndg2zdc2nd1104858.jpeg

https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903106811nzy0ngrhzt933834.jpeg

CVN
17-03-2009, 11:50
Tự lái tự đi đã đành, chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận, lái xe cẩn thận như bên trên ta đã bàn. Ở một hoàn cảnh khác, chúng ta cũng cần nâng cao cảnh giác khi đi xe thuê.

Các loại xe nhiều chỗ đi ở đừong núi đèo dốc thì hệ số an toàn chắc kém hơn các loại xe ô tô ít chỗ rất nhiều. Do vậy khi thuê xe phải chọn xe còn mới và yêu cầu chủ xe/lái xe kiểm tra kỹ các yếu tố an toàn trước khi khởi hành. Tuyệt đối không hời hợt.

Hơn nữa, trình độ và thái độ của lái xe cũng rất quan trọng. Yêu cầu chủ xe điều lái quen lái đường núi, có thể phỏng vấn trực tiếp lái xe để biết được họ có quen lái đường núi không, và đã từng lái cung đường mình định đi chưa. Trên đừong đi, luôn phải quan sát lái xe, nếu thấy lái ẩu, lái không đảm bảo an toàn thì phải yêu cầu dừng xe ngay. Tuyệt đối không được cả nể.

Tuyệt đối không được tùy tiện trao trọn tính mạng của mình cho một tay tài xế mình không có một sự tin tưởng tương đối. Tuyệt đối không phó mặc cho tài xế muốn lái thế nào thì lái.

(Mình nhớ lần thuê xe đi Lũng Cú, mả *** nó, cái xe nó mòn hết phanh, phanh kêu cục cục thế mà cả bọn vẫn cắm mặt mà đi. Ngu hết chỗ nói! Về đến Hà Nội cậu tài xế mới thú nhận "phanh hỏng hết rồi, em thuần túy phanh bằng cách dồn số" (watch). May quá nó còn biết dồn số, không thì... )

Primera
17-03-2009, 19:19
Đi xe máy vùng bắc Hà Tĩnh chú ý trâu bò thả rông trên quốc lộ, gặp "đám này" các bác hết sức cẩn thận. Ngoài ra ý thức tham gia giao thông của một số bà con vô cùng kém, đang đi rẽ không cần xin đường là chuyện thường.


Đám trâu bò thả rông này rất hay đánh rơi "mũ", bé thì bằng cái mũ nồi, lớn thì bằng cái mũ phớt mũ cối, lù lù 1 đống giữa đàng, không tránh thì bẩn hết mà tránh thì rất nguy hiểm !

ltcd1986
22-03-2009, 00:00
Chưa thấy bác nào nói nên em nói tiếp, không thừa. Hiện nay một số bạn trẻ đi phượt mà cứ như là đi đua xe vậy, rất nguy hiểm. Theo kinh nghiệm của em, đi phượt theo đoàn phải chú ý giữ tốc độ đều (thường thì 50-60km/h, nếu đường tốt, thời tiết đẹp. 30-40km/h nếu đường đông và xấu), không nên vội một vài phút mà nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp đó là không nên vượt xe dẫn đầu đoàn, đi sau thì phải cố gắng bám đoàn chứ đừng tách ra đi riêng. Tôn trọng và làm theo chỉ dẫn của trưởng đoàn, vì với trách nhiệm của trưởng đoàn, họ nắm rõ nhất mọi thông tin về cung đường, địa điểm...

Chitto
14-04-2009, 11:30
Tin về tai nạn trên đường Tuyên Quang - Hà Giang nè

http://dantri.com.vn/c20/s20-318953/xe-cho-hon-10-hanh-khach-lao-xuong-vuc.htm

Các bác hay đi cao nguyên Đồng Văn cẩn thận hơn mới được. Thường rất nhiều người, nhiều đoàn cho rằng đoạn này đường tốt, rộng, vắng, dễ đi, dễ chạy nhanh rồi đua nhau phóng cho bằng kịch kim thì thôi. Tai nạn cung đường này không nhiều như cung khác, nhưng cũng có nghiêm trọng rồi đó.

Dạo này thấy nhiều đoàn tổ chức chạy Hà Giang từ chiều, tính là nửa đêm đến Hà Giang, sợ thật.

Audioman71
20-05-2009, 07:41
Chạy những cung đường Tây Bắc nên cẩn thận chuyện còi đèn ,ban ngày còi to ở các khúc cua họ còn nghe thấy chứ còi bé thì khó nói lắm ,ban tối thì đèn phải sáng .
Tay nghề lái xe cũng đòi hỏi ở những cung đường khó này nên đi dứng thật cẩn thận ,nhất là với các bạn chỉ quen đi đường phố .

Hôm 30/4 thấy bà già vợ bảo có mấy bạn HN đi Cát Bà bị va vào nhau ở cái dốc cuối cùng ra cái viềng ,nghe đâu toạch hết X(.

Còi To
07-06-2009, 23:25
Em phát biểu xong các bác có thể bảo em " ăn cháo đá bát" nhưng em nghĩ đọc tham khảo những gì mọi người đã đi đã viết cho "vui" cho biết thêm thôi, còn bảo cứ phải thời gian nào đến đâu xem gì, làm gì, ăn gì xyz thì ....cũng tốt. Em đang nghĩ muốn đi lên vùng núi xem vào mùa lũ có dc gặp lũ ko he he nhưng còn đang nhát chết :D

MANHHUNG
09-06-2009, 10:28
Em phát biểu xong các bác có thể bảo em ..................
Kinh nghiệm của những người đi trước chia sẻ viết ra, như mâm cơm được dọn sẵn, có thể hợp khẩu vị với người này nhưng cũng có thể bạn chẳng muốn “xơi”. Theo tớ, dù “ăn” hay không “ăn”, bạn cứ góp thêm chút “rau", "dưa", "củi", "lửa” cho người đến sau.

overzone01
22-06-2009, 08:19
Đúng đó, kinh nghiệm là để chia sẻ với nhau ;) có thể bạn không cần vì bạn đã có rồi nhưng với những người mới như mình thì rất cần :help
Ai đi du lịch mà không muốn được thoải mái vui vẻ phải không ;) chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ thông tin thì đâu có thừa (beer)

elche
19-09-2009, 01:32
E là lính mới nhưng cũng xin chia sẻ 1 điều nhỏ.

Đi Tây Bắc đèo dốc nhiều, lúc thả dốc là sướng lắm, em biết. Nhưng các bác xế đừng vì thế mà để cho xe bon dốc không số nhá (bóp tay côn cắt côn/đạp cần số cắt côn). Chết người đấy!!!

Lý thuyết là lên số nào xuống số đấy, tuy nhiên các xế tùy hoàn cảnh mà áp dụng. Nhưng TUYỆT ĐỐI đừng xuống dốc, đổ đèo không số.

hồi trước e có đổ đèo Hải Vân kiểu này,gọi là đổ mo, nghĩ lại mới thấy mình chưa tèo là may

greenline
27-11-2009, 11:43
Cho hỏi tí bạn ơi
Còn cách 1 của bạn, bạn chỉ giáo giúp với, nó sẽ đem lại hiệu quả gì ??? Tôi chưa thử cách này bao giờ


Xoa nhẹ một lớp đất bùn lên đèn xe nói nôm na giống như ta tạo một lớp filter màu vàng. Ánh sáng vàng trong sương mù nhìn rõ hơn ánh sáng trắng của đèn xe. :) Đây chỉ là cách tạm thời đối phó khi không có biện pháp nào khác. Còn nếu cẩn thận chuẩn bị trước thì chỉ cần mang theo một miếng đề can trong màu vàng, khi cần thì ta dán vào thôi. (beer)

nuamua
04-02-2010, 22:03
Cá nhân tôi, khi đi đường đèo núi, thì LUÔN LUÔN cố bật đèn xe, kể cả ban ngày (xe Dream).

Đèn trước có tác dụng để người đối diện lưu ý, đèn sau để xe đồng hành nhận ra.

Tất nhiên cũng có lúc quên bật. :D

Em lắm mồm tí: theo em, phượt đường xa thì luôn bật đèn bất kể ngày hay đêm, đường đèo hay đường phẳng, độc hành hay đi đoàn... ạ. Ngoài những lý do an toàn như các bác nói thì còn để xả bớt điện để bảo vệ cái ắc-quy. Đường xa, tốc độ cao liên tục mà không bật đèn để xả bớt thì không ắc-quy nào chịu nổi. Đến lúc cấp thiết mà đèn thì tèo mà còi cũng ngỏm thì toi. Em mất mấy cái ắc-quy mới nhặt được bí kíp này đấy ạh.

greenline
05-02-2010, 10:50
Ngoài những lý do an toàn như các bác nói thì còn để xả bớt điện để bảo vệ cái ắc-quy. Đường xa, tốc độ cao liên tục mà không bật đèn để xả bớt thì không ắc-quy nào chịu nổi. Đến lúc cấp thiết mà đèn thì tèo mà còi cũng ngỏm thì toi. Em mất mấy cái ắc-quy mới nhặt được bí kíp này đấy ạh.

Bạn nên xem lại về tính năng của cục nạp ắc quy để tránh bị hiểu sai như trên. Đồng thời cũng đừng nên nói quá, nói phóng đại về những gì mà mình không chắc chắn như việc mất mấy cái ắc quy. :shrug:

nuamua
05-02-2010, 11:42
Bạn nên xem lại về tính năng của cục nạp ắc quy để tránh bị hiểu sai như trên. Đồng thời cũng đừng nên nói quá, nói phóng đại về những gì mà mình không chắc chắn như việc mất mấy cái ắc quy. :shrug:

May quá, có bác để nhờ vả đây rồi!
Sự tình là dạo trước, cứ mỗi chuyến Nha Trang - SG là hầu như cái ắc-quy em toi ngay hoặc toi sau đó ít lâu. Sau này có hóng hớt được như trên, em làm theo thì tình hình cải thiện hẳn. Em vốn dốt nên nghe sao làm vậy chứ chẳng hiểu ngọn ngành thế nào cả, vẫn ấm ức mãi. Nhờ bác bổ túc cho ít kiến thức về vụ này để bớt lăn tăn ạh. Thank bác!

P/S: em chạy Win 100 ạh, bình ắc-quy có 6V.

greenline
05-02-2010, 16:39
May quá, có bác để nhờ vả đây rồi!
Sự tình là dạo trước, cứ mỗi chuyến Nha Trang - SG là hầu như cái ắc-quy em toi ngay hoặc toi sau đó ít lâu. Sau này có hóng hớt được như trên, em làm theo thì tình hình cải thiện hẳn. Em vốn dốt nên nghe sao làm vậy chứ chẳng hiểu ngọn ngành thế nào cả, vẫn ấm ức mãi. Nhờ bác bổ túc cho ít kiến thức về vụ này để bớt lăn tăn ạh. Thank bác!

P/S: em chạy Win 100 ạh, bình ắc-quy có 6V.

Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mang xe máy ra tiệm đề nghị thay cục nạp ắc quy. Nói một cách đơn giản, cục nạp ắc quy đóng vai trò xạc + đóng/ ngắt. Ắc quy yếu thì đóng mạch để xạc, đầy thì ngắt mạch. Nếu ắc quy hỏng liên tục như bạn nói thì ngay lần thay thứ 2 đã phải đặt câu hỏi về cục xạc.

Dawn
21-02-2010, 12:37
Tớ không biết tin này có nên đăng ở đây không, nhưng không thấy báo nào đăng trong khi nó kinh khủng quá nên post lên đây vậy.
Chúc các bạn đi chơi Tết vui vẻ và an toàn!

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6977.asp

N2M
29-03-2010, 20:31
E cũng xin bon chen 1 tý :D có ng bảo đổ đèo Hải Vân vẫn là muỗi so với mấy đèo ngoài Bắc, sự thật ra sao e k biết, nhưng e từng đổ dốc Cun và đèo Pha-đin rồi nên e nhận xét là phê và sợ :))

Theo kinh nghiệm của riêng e với dốc với đèo thì đi xe máy phải tuyệt đối có đầy đủ gương 2 bên để còn biết nhìn ra sau và thỉnh thoảng đảo mắt ra sau tý, vì bọn xế tải láo lắm, cứ phi ầm ầm mà gần đến mình nó tin cho phát, làm e giật mình tý đâm vào vách núi X(

Khi đổ đèo phê thật nhưng nên đi chầm chậm nhất là những góc cua, ấn còi liên tục và đi xa xa bên phải vực ra 1 tý, để có cái xe máy nào nó đi nhanh mà cua rộng thì mình còn biết đường mà đỡ, chứ đi gần sát mép thì muốn lượn cũng khó.

Đi đường buổi tối vào độ cuối thu chuyển đông nên sắm cho mình cái khẩu trang, kính râm trắng để đề phòng ... thiêu thân :D

Mà đổ đèo ở Cun và Pha-đin e vẫn hãi vụ ô tô nó lượn sát rạt mình, thấy ô tô đằng sau cái, chưa thấy nó còi đòi vượt e đã tự động nhường đường cho nó rồi, và đi cách xa ra vì nó lượn lên trên lại gặp 1 xe đi lên k chịu nhường làm cái xe kia lấn sang cả đường e đang đi, lúc đó e mà đi sau nó chắc e bay xuống vực rồi :(

Đi đường nhớ cẩn thận vụ cài đinh ban ngày k sao chứ ban đêm là mệt đấy :D

Chitto
30-03-2010, 10:11
Khi đổ đèo phê thật nhưng nên đi chầm chậm nhất là những góc cua, ấn còi liên tục và đi xa xa bên phải vực ra 1 tý, để có cái xe máy nào nó đi nhanh mà cua rộng thì mình còn biết đường mà đỡ, chứ đi gần sát mép thì muốn lượn cũng khó...

Tớ cảm tưởng hình như bạn đi còn khá "lấn đường", hay đi vào giữa đường.
Theo tớ thì để đi đèo dốc uốn éo tốt, cũng phải biết "đánh võng, bó vỉa" một chút. Khi gặp cua trái thì không phải cua ngay,
mà lựa thế để nghiêng sang trái một chút, rồi sang phải, rồi sau đó mới cua trái. Như thế có thể đi rất đúng phần đường
của mình, không bao giờ bị lấn ra giữa đường, đồng thời có góc nhìn và góc tránh rất rộng.

Nguyên tắc: Không bao giờ lấn ra quá giữa đường khi đi đèo. Đi trong phạm vi 1/3 phần đường bên phải là tốt nhất.

N2M
31-03-2010, 09:42
Tớ cảm tưởng hình như bạn đi còn khá "lấn đường", hay đi vào giữa đường.
Theo tớ thì để đi đèo dốc uốn éo tốt, cũng phải biết "đánh võng, bó vỉa" một chút. Khi gặp cua trái thì không phải cua ngay,
mà lựa thế để nghiêng sang trái một chút, rồi sang phải, rồi sau đó mới cua trái. Như thế có thể đi rất đúng phần đường
của mình, không bao giờ bị lấn ra giữa đường, đồng thời có góc nhìn và góc tránh rất rộng.

Nguyên tắc: Không bao giờ lấn ra quá giữa đường khi đi đèo. Đi trong phạm vi 1/3 phần đường bên phải là tốt nhất.
Mình mới có đổ đèo có 2 lần nên kinh nghiệm còn non ^^ nên mình đi chậm rề à, và k bao h đi ra giữa đg cũng như đi sát vào bên phải đi đổ đèo. Nhưng kinh nghiệm của các bác đi trc e xin tiếp thu và muốn học hỏi nhiều vì sắp tới mình muốn lành lặn, an toàn trở về nhà sau khi lượn đèo Hải Vân nữa ^^

Nhắc đến Chùa Hương làm mình nhớ đến hôm đi đầu tháng của mình, mình xin cảnh báo với cả nhà mấy vụ sau:
_ Băng đĩa: k nên mua băng đĩa ở đó, mình mua 4 bộ đĩa ở đó về cho bà, sợ đĩa đểu đã thử nghe ở đó nhưng khi về nhà chỉ xem đc đúng 1 tý đoạn đâu còn lại X(
_ Quà: nên mua bên trong, k nên mua bên ngoài, chỗ ngoài cửa ý bán đắt lòi pha ra. Mình mua 1 gói kẹo củ mài ở ngoài 30n, trong khi đó con bé cùng đò mua 35/2g >"< à mà các bác cứ mặc cả nhé, bọn đấy mạnh mồm chứ mặc cả vẫn ok đấy.
_ Hóa vàng, lễ: mỗi lần hóa bọn nó đòi 1.000 >"< k đáng là bao nhưng thu tiền ngay cả vụ này thì :Dam

Chitto
31-03-2010, 10:41
Mình mới có đổ đèo có 2 lần nên kinh nghiệm còn non ^^ nên mình đi chậm rề à, và k bao h đi ra giữa đg cũng như đi sát vào bên phải đi đổ đèo. Nhưng kinh nghiệm của các bác đi trc e xin tiếp thu và muốn học hỏi nhiều vì sắp tới mình muốn lành lặn, an toàn trở về nhà sau khi lượn đèo Hải Vân nữa ^^

Muốn đi đường vòng vèo cho tốt, thì khi cua sang phải, sang trái, không phải là bẻ tay lái, mà là nghiêng người + xe và chỉ bẻ lái một chút thôi, thì xe sẽ tự động cua rất tốt. Khi đi với tốc độ cao mà bẻ tay lái nhiều là ngã ngay.

Nhưng muốn nghiêng sang trái được nhiều, cua được nhiều thì trước đó phải nghiêng sang phải để giữ cân bằng. Nhìn phía sau thì tưởng là nghiêng ngả nguy hiểm nhưng thực ra thế mới ổn định. Còn nếu giảm hẳn tốc độ lại, đi thật chậm thì không nói làm gì, nhưng nhiều khi trên đường không cho phép thế.

greenline
01-04-2010, 11:45
Muốn đi đường vòng vèo cho tốt, thì khi cua sang phải, sang trái, không phải là bẻ tay lái, mà là nghiêng người + xe và chỉ bẻ lái một chút thôi, thì xe sẽ tự động cua rất tốt. Khi đi với tốc độ cao mà bẻ tay lái nhiều là ngã ngay.

Nhưng muốn nghiêng sang trái được nhiều, cua được nhiều thì trước đó phải nghiêng sang phải để giữ cân bằng. Nhìn phía sau thì tưởng là nghiêng ngả nguy hiểm nhưng thực ra thế mới ổn định. Còn nếu giảm hẳn tốc độ lại, đi thật chậm thì không nói làm gì, nhưng nhiều khi trên đường không cho phép thế.

Nghe bạn Chit toi tả nghiêng trái nghiêng phải đánh võng hãi bỏ mi.a. Nói thế này cho nó nhanh:

1. Luôn giữ tầm quan sát xa, đảm bảo phát hiện kịp thời các chướng ngại vật hoặc người/xe đi ngược chiều. Khi gặp đường vắng, cua gấp thì có thể đi giữa đường hoặc lấn đường thoải mái để giữ tầm nhìn xa.

2. Giảm tốc độ khi vào cua, tránh nghiêng xe quá mức.

3. Nguyên tắc là bám lưng bò bụng. Bám lưng khi cua trái, bò bụng khi cua phải.

4. Nếu thích tổ lái kiểu bạn Chit toi thì nên xem cách vào cua của các tay đua ở các giải quốc tế. :LL Giả sử gặp cua phải thì đầu tiên cần lấn trái hết mép đường, đến gần cua thì bắt đầu nghiêng xe bẻ lái sang phải, ôm sát cua. Chú ý thực hiện với tốc độ chậm và nơi không có vực để khỏi lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. :))

5. Đặc biệt chú ý tránh cát trên mặt đường ở nơi cua gấp và đá lăn trên taluy xuống.

thienson
09-04-2010, 09:17
E cũng xin bon chen 1 tý :D có ng bảo đổ đèo Hải Vân vẫn là muỗi so với mấy đèo ngoài Bắc, sự thật ra sao e k biết, nhưng e từng đổ dốc
Cun và đèo Pha-đin rồi nên e nhận xét là phê và sợ :))

Theo kinh nghiệm của riêng e với dốc với đèo thì đi xe máy phải tuyệt đối có đầy đủ gương 2 bên để còn biết nhìn ra sau và thỉnh thoảng đảo mắt ra sau tý, vì bọn xế tải láo lắm, cứ phi ầm ầm mà gần đến mình nó tin cho phát, làm e giật mình tý đâm vào vách núi X(


Khi đổ đèo phê thật nhưng nên đi chầm chậm nhất là những góc cua, ấn còi liên tục và đi xa xa bên phải vực ra 1 tý, để có cái xe máy nào nó đi nhanh mà cua rộng thì mình còn biết đường mà đỡ, chứ đi gần sát mép thì muốn lượn cũng khó.

Đi đường buổi tối vào độ cuối thu chuyển đông nên sắm cho mình cái khẩu trang, kính râm trắng để đề phòng ... thiêu thân :D

Mà đổ đèo ở Cun và Pha-đin e vẫn hãi vụ ô tô nó lượn sát rạt mình, thấy ô tô đằng sau cái, chưa thấy nó còi đòi vượt e đã tự động nhường đường cho nó rồi, và đi cách xa ra vì nó lượn lên trên lại gặp 1 xe đi lên k chịu nhường làm cái xe kia lấn sang cả đường e đang đi, lúc đó e mà đi sau nó chắc e bay xuống vực rồi :(

Đi đường nhớ cẩn thận vụ cài đinh ban ngày k sao chứ ban đêm là mệt đấy :D


Đèo hải vân ngày xưa cũng nguy hiểm vì xe cộ rất nhiều nhưng từ ngày thông hầm thì chỉ còn xe bồn và xe du lịch qua lại nên đường rất vắng nhiều lúc mình chạy từ chân lên đỉnh mà ko gặp 1 mống nào cả.nhưng bạn nói đèo hải vân là muỗi thì mất mặt cho con đèo được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan quá
.

tunbo
09-04-2010, 11:14
Đèo hải vân ngày xưa cũng nguy hiểm vì xe cộ rất nhiều nhưng từ ngày thông hầm thì chỉ còn xe bồn và xe du lịch qua lại nên đường rất vắng nhiều lúc mình chạy từ chân lên đỉnh mà ko gặp 1 mống nào cả.nhưng bạn nói đèo hải vân là muỗi thì mất mặt cho con đèo được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan quá
.

Hải Vân quan, xưa được gọi là Đệ nhất hùng quan.
"Quan" là cái cửa, cái cổng trên đỉnh đèo ấy, chứ không phải "con đèo" mà. Đứng trên đó, thấy núi non trùng điệp, biển cả bao la, thì quả là hùng vĩ.
Còn đèo Hải Vân từ ngày ô tô ít chạy (khi có hầm Hải Vân) thì việc chạy xe máy là đơn giản, không khó, độ nguy hiểm của đường đèo không có gì ghê gớm.

N2M
10-04-2010, 21:12
Đèo hải vân ngày xưa cũng nguy hiểm vì xe cộ rất nhiều nhưng từ ngày thông hầm thì chỉ còn xe bồn và xe du lịch qua lại nên đường rất vắng nhiều lúc mình chạy từ chân lên đỉnh mà ko gặp 1 mống nào cả.nhưng bạn nói đèo hải vân là muỗi thì mất mặt cho con đèo được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất hùng quan quá
.

Bác hiểu sai ý e rồi, e k chê Đèo HV là muỗi :)) mà là e nói về độ đổ đèo cơ, e nghe có mấy bác bảo là: đổ đèo HV k phê = mấy con đèo ngoài Bắc, chứ ai dám chê Đệ nhất hùng quan hả bác, nhìn từ trên đèo HV xuống nhìn cảnh phê chết đi đc. Bác nói thế oan e quá, cuối tháng này e phải tự mình đổ đèo HV xem dốc Kun, đèo Pha-đin và đèo HV cái nào phê hơn :)) Kinh nghiệm đổ đèo các bác truyền lại có ích lắm lắm ạ :)

Vova
14-08-2010, 22:54
Em vừa chạy trên Tam Đảo về, gương bên trái của xe tan tành, thân xe bị móp + mấy vết cào sâu đến lớp thép ở trong. Nguyên nhân là một bạn (là sinh viên nếu như bạn ý nói thật), đèo bạn gái, mắt thì ngắm đỉnh Tam Đảo, vào cua mà vẫn đi vù vù. Cũng may mà em gần như là đứng yên, lúc các bạn ý nhăn nhó đứng lên em thấy nhẹ cả người, ơn Trời là các bạn ý không bị làm sao. Còn phần bạn ý trình bày thế này thế kia, chẳng may không nhìn đường, không có tiền vì đang còn đi học, nói thật là em cũng chẳng biết nói gì, em chẳng hoạnh họe để đòi 100, 200 nghìn được, kiểu gì thì xe sửa cũng đắt hơn thế nhiều. Chỉ có điều em muốn nhắn những bạn hay đó đây, đi xe máy ít nhất là phải cẩn thận bằng, hoặc phải cẩn thận hơn rất nhiều lần so với đi ô tô. Chỉ cần sơ sẩy một chút là các bạn không những gây nguy hiểm cho bản thân, cho người cùng đi, mà làm cho người khác tham gia giao thông cũng bị vạ lây.
Em biết chuyện đi đường, đặc biệt là đi ra ngoài thành phố, là chuyện không thể nói khôn nói dại, người giỏi người kém. Tuy nhiên bất cứ khi nào ra đường cũng tự nhắc là phải chấp hành luật giao thông, phải cẩn thận khi đi lại, chắc là mọi chuyện đáng tiêc sẽ bớt đi nhiều.

Chitto
15-08-2010, 00:19
Tôi muốn tập hợp lại một số kinh nghiệm đi du lịch bằng xe máy, trước đây trên box Du lịch TTVN và ở đây cũng đã rải rác ở nhiều nơi, nhưng không dễ tìm ra. Bạn nào cũng đi rồi cùng giúp tập hợp lại.

Thông thường các topic về kinh nghiệm ít người quan tâm, nhất là các bạn trẻ thì thường càng khuyên hạn chế cái gì thì lại càng làm cho bằng được. Nhưng nếu không viết ra thì rồi cũng quên đi mất.
__________________________________________

Phượt xe máy có đặc thù là độ chủ động rất cao, tính tự do rất lớn, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bậc nhất. Không thể chủ quan chút nào khi đi xe máy. Trên Phượt chưa có sự cố đang tiếc nào cho đến nay, nhưng box Du lịch của TTVN thì đã có nhiều bài học đau xót. Đã có những bạn ra đi mãi mãi, có bạn mất một phần cơ thể, có bạn đã bị liệt vĩnh viễn.

Nhắc lại những kỉ niệm đau đớn không bao giờ là chuyện vui, nhưng nếu không nhắc, có khi nhiều người nghĩ rằng những lời can ngăn, những kinh nghiệm chỉ là rỗi hơi: Bao nhiêu người đi có sao đâu. Thế nhưng khi đi xe máy, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể phải trả giá rất đắt.

Tôi không thể nào quên Kilotu kể việc đi tìm di thể một bạn nữ lần đầu tiên đi Phượt xe máy Cao Bằng đã ra đi ở con suối thế nào. Cũng không thể quên IG_Shit đã cất công đi gặp từng người viết Hợp tuyển Du lịch để nhờ viết tay vào một cuốn những lời động viên, an ủi cho một bạn nữ đi du lịch xe máy đã bị liệt vĩnh viễn thế nào, khi viết vào đó tôi cũng không biết nói điều gì, thực sự chỉ mong không bao giờ phải viết những dòng như thế nữa.

Thôi thì có nhớ được kinh nghiệm nào thì viết ra vậy.

Chitto
15-08-2010, 00:32
Tôi không có nhiều hiểu biết về các loại xe, cũng chỉ là kinh nghiệm từ các chuyến, quan sát các bạn khác, cũng như tập hợp thông tin thôi. Do vậy chỉ dám nói sơ sơ, không thể nói kĩ.

Xe cào cào: loại này phượt vùng núi, offroad thì khỏi nói rồi. Kinh nghiệm dòng này với tôi bằng 0 vì tôi không có !!! Tuy nhiên không nhiều người có cào cào để chạy. Những nhóm đi xe máy gần đây đa số không phải cào cào.

Trước kia tôi có đi xe Win, và cũng Phượt vùng núi bằng Win rồi.
Ưu điểm: gầm cao, tay côn nên lên dốc rất ngon, máy khoẻ, chạy rất sướng. Có đệm tay lái nên lái không đau tay, không mỏi, tư thế ngồi cũng thoải mái, đằng sau lại có chỗ để đồ rộng rãi thoải mái, xe cũng nhẹ, dễ di chuyển.
Nhược điểm là do cao nên trọng tâm cao, nếu không quen đi đường núi, vào cua có thể đổ, ngã. Khi đổ dễ gãy tay côn, dây côn cũng có thể đứt, đứt giữa đường là teo. Lần đi đường gặp bùn lầy, chết máy phải đạp số rất vất vả vì cần số trơn, đồng thời không có yếm nên bùn bắn rất ghê.

Xe Minsk thì kinh nghiệm nhớ đời ở đèo Pha Long, khi một bạn Minsk hỏng xe giữa đèo, phải bỏ xe lại, đi 30km nữa mới đến Mường Khương, sáng hôm sau chở thợ quay lại, mất toi một ngày và hỏng cả kế hoạch vì con xe hỏng. Do đó rất rất không khuyến khích đi xe Minsk.

Theo tôi, với người đi không chuyên, cứ xe nữ, cần số, có đề nổ máy tốt mà đi. Những dòng như Dream đi rất lành, nếu có hỏng cũng dễ chữa. Đi xe nữ thì lưu ý xe mà có yên dốc về phía trước sẽ rất mệt khi đi, vì luôn bị dồn về trước, cho nên xe yên bằng là tốt nhất.

Các nhóm chạy xe máy gần đây đa phần cũng sử dụng xe thông thường là xe nữ, cho nên về sau tôi cũng chú trọng vào loại xe này.

Chitto
15-08-2010, 00:44
Việc này có lẽ viết ra cũng hơi thừa, xe các bạn dùng thì chắc chắn phải lo cho cẩn thận rồi. Tuy nhiên cứ viết vài cái sơ lược cũng không thừa lắm.

Trước khi đi đường dài, cần kiểm tra lại xe cẩn thận, không thể bốc đồng. Đặc biệt là phanh, tiếp đó là cần số, săm lốp, côn (với xe côn), căng xích, đèn.

Có trường hợp cần số vốn đã hơi bị cong, trong quá trình đi bị va chạm, quặp hẳn lại vướng vào hộp số, không thể đạp số, cũng vô cùng tai hại. Xích quá chùng, đi đường đèo dốc gặp hòn đá có thể bẹp hộp số, cũng teo, Phanh không ăn thì thôi khỏi nói rồi. Lốp mà thấy mòn quá cũng đừng tiếc tiền thay.

Nếu có điều kiện thì trước chuyến đi thay dầu. Trường hợp còn tiếc nuối thì sau đến 2 ngày leo những con đèo khủng cũng cần thay dầu cho máy thoáng, đồng thời siết lại các ốc vít, căng xích, phanh, tra dầu mỡ luôn.

Đi đoàn thì phải có người mang bộ đồ vá xe, chắc hẳn rồi. Nhưng cũng cần đề phòng mang thêm cả bugi, và đề phòng nữa là IC.

Một thứ rất cần mang với các xe máy, đó là mang HAI CHÌA KHOÁ XE.

Ngoài chìa khoá dùng liên tục, chìa khoá còn lại cất trong đồ. Những trường hợp thất lạc chìa khoá xe, nếu không có chìa dự phòng thì vô cùng tai hại. Có những lần đoàn chúng tôi đã từng mất vài tiếng đồng hồ vì chuyện như vậy.

(Giấy tờ xe, bằng lái xe là tất nhiên rồi).

Chitto
15-08-2010, 00:58
Cá nhân tôi khi đi Phượt xe máy cùng các xe đồng hành, luôn luôn BẬT ĐÈN vào lúc ban ngày (tối thì tất nhiên rồi).

Bật đèn xe ban ngày có những tác dụng sau:

- Để xe đối diện dễ nhận ra mình, chủ động từ cả hai phía. Đặc biệt khi đường đèo quanh co, xe đối diện có thể nhận ra mình từ xa, hạn chế tối đa tai nạn.

- Để xe đồng hành dễ nhận ra nhau. Xe đằng sau nhìn thấy đèn đỏ xe đằng trước là biết xe đoàn mình, kể cả đi vào khu đô thị cũng không lạc nhau. Đồng thời xe đi phía trước mình nhìn vào gương chiếu hậu, thấy ánh đèn xe là biết xe cùng đoàn ở ngay sau, không cần ngoái lại.

Đèn không phải bật liên tục, mà có những thay đổi:
- Đi buổi tối, nếu đối diện có xe máy thì chuyển từ pha xuống cốt, để không làm chói mắt xe đối diện. Trong đa số các trường hợp, xe máy đối diện không chịu làm thế, nhưng cũng có lúc xe đối diện có ý thức hạ xuống cốt, mình đỡ bị chói. Muốn người khác không làm chói mình, thì mình cũng không nên làm chói người khác. Sau khi qua rồi lại chuyển lên pha.

- Đi ban ngày, nhiều lúc gặp xe đối diện, tôi "chào" bằng cách bật tắt đèn, tạo sự chú ý mạnh hơn từ xe đối diện, càng ít nguy hiểm.

Điều quan trọng nữa (với tôi) khi sử dụng đèn ban ngày và thay đổi đèn, là chính mình giảm sự buồn ngủ. Trong nhiều trường hợp đi đường dài, việc tay trái chuyển pha-cốt, tay phải chuyển bật tắt cũng làm cho mình hoạt động, tránh được sự buồn ngủ.

Trường hợp đi đèo đêm gặp sương mù, có thể dán giấy màu vàng vào pha. Thực ra cái này tôi chưa bao giờ thử, những lần đi gặp sương mù dầy đặc vẫn nhìn được đường, mắt tôi OK.

Chitto
15-08-2010, 01:09
Nhớ những ngày đầu mới chạy xe đèo dốc uốn lượn, tay lái rất cứng, nghĩ lại cũng sợ.

Kinh nghiệm vào cua là phải đi "đánh võng" một chút mới càng ít nguy hiểm. Nếu vào cua bằng cách bẻ tay lái thì rất nhiều khả năng bị đổ xe, hoặc lao ra giữa đường.

Vào cua chủ yếu là nghiêng xe theo cua, tay lái chỉ bẻ rất ít. Nhưng muốn nghiêng xe được theo cua, thì trước đó phải nghiêng xe theo chiều ngược lại, rồi mới ngả sang hướng cần rẽ. Để rẽ phải thì đầu tiên phải hơi ngả sang trái, rồi mới ngả nhiều hơn sang phải và vào cua. Có trường hợp cua quá gấp còn phải "đánh võng" 2 lần rồi mới ngả theo cua.

Luôn cố gắng hết sức để xe không bao giờ vượt quá nửa phần đường của mình, vì rất có thể sau vách núi sẽ có xe khác lao ra. Luôn xác định là đề phòng có cả một xe ôtô có thể chiếm đến 2/3 lòng đường lao tới, mình vẫn phải có vị trí và góc dự tính tốt. Cái này thì chỉ có đi nhiều mà thôi.

Walkman
16-08-2010, 13:57
Luôn cố gắng hết sức để xe không bao giờ vượt quá nửa phần đường của mình, vì rất có thể sau vách núi sẽ có xe khác lao ra. Luôn xác định là đề phòng có cả một xe ôtô có thể chiếm đến 2/3 lòng đường lao tới, mình vẫn phải có vị trí và góc dự tính tốt. Cái này thì chỉ có đi nhiều mà thôi.
Thế nếu thằng lái mà nó lấn hết cả phần đường ngược chiều thì sao anh Tồ?

Chitto
16-08-2010, 14:13
Thế nếu thằng lái mà nó lấn hết cả phần đường ngược chiều thì sao anh Tồ?

Hehe, nếu mình không tránh được thì lúc đó để cho Số Mệnh định đoạt vậy ! Cậu có ý nào hay không?

ollo
16-08-2010, 15:55
Thế nếu thằng lái mà nó lấn hết cả phần đường ngược chiều thì sao anh Tồ?
Đấy là khi làm chủ được tốc độ.
- Chủ động giảm tốc độ, nó vẫn lao lên thì dừng lại, nó vẫn lao lên nữa thì thả xe bỏ của chạy lấy người.Vì khi đó khoảng cách theo chiều ngang giữa 2 xe rất gần, nhiều người vì sợ quá vẫn ngã vào gầm xe ở bánh sau : do lực hút nếu xe ngược chiều chạy tốc độ quá cao, và khoảng cách quá gần. Còn người xuống vệ đường rồi mà xe nó vẫn lao theo tiếp .... thì nhắm mắt mà cầu nguyện thôi ;).

- Đi đường liên huyện, xã, xin vượt ô tô mà nó không cho vượt , tự nhiên nó nhường đường, nếu không quan sát kỹ mà lao lên 99% là có chướng ngại vật hoặc xe ngược chiều.
- Đi đường quốc lộ mà tự nhiên thấy các xe nối đuôi nhau chạy như lạc đà qua sa mạc thì 99% là có bắn tốc độ
- Gặp đường đang làm, đang trải nhựa một bên hoặc một phần, khi chuyển làn không chọn chỗ theo vết bánh xe mọi người đã đi vào đó thì nguy cơ xoè cực cao
- Xe có võng thì nên để ba lô chỗ đó là cân xe nhất, cái dưới để nằm, cái trên để dọc làm chỗ dựa cho ngực, tránh mỏi khi đi đường xa, và khi phanh gấp thì người bay ra phía trước thường kéo theo cả cái balo luôn (nhớ là cái balo trên chủ yếu quần áo nhé, hoặc các thứ mềm, chứ toàn dao kéo hay gì gì trong đó ... thì :shrug: )

trungcao
17-08-2010, 09:29
Em thì cũng có chút kinh nghiệm về phượt xe gắn máy. Tuy nhiên, về áo quần mặc khi đi - thì thấy ít có người nói tới. Ko hiểu sao???
- Thứ nhất: QUẦN. Ngồi xe gắn máy thì quần nên rộng chút - không thì nó cấn "chổ ấy" - trước và sau - đều ko tốt cho sau này :). Quần cũng phải dày chút để chắn gió, nếu có té hay va quẹt cũng đỡ hơn. Cho nên hầu hết mọi người đều chọn quần Jeans. Tuy nhiên em lại ko. Vì 2 cái túi phía sau quần Jean khá dày. Khi ngồi một đoạn ngắn thì ko sao, chứ đi vài ngày...Hic hic...Tối về...mông má sưng cả lên. Liên quan đến vấn đề này, underwear cũng góp phần. Thành ra mọi người nên chọn underwear loại ko có nếp gấp hai bên... Cuối cùng, quần của em chọn là quần Kaki - túi hộp và....no underwear ;). Có nhiều cái tiện, như: nhiều túi nên có thể để nhiều thứ linh tinh, như: điện thoại, bóp, bản đồ, dao xếp,... và cũng khá tiện lợi khi muốn "giải quyết"....he he...
- Thứ hai: ÁO. Nên chọn áo gió - ko thấm nước - cho nên cũng ko bắt bụi, nếu có, chỉ cần...phạch phạch vài cái là xong. Nhưng là loại áo gió bên trong là lớp Jeans hay kaki. Tại sao? Vì khi đi xe máy, với lớp áo cứng cáp vậy, chúng ta sẽ ko bị cảm giác tức ngực, tay áo ko bị bay phạch phạch,...đi nhiều ngày cũng rất mệt. Tuy nhiên việc mua cái áo này cũng hơi khó. Nhưng không phải là ko có. Một option khác là áo da. Tuy nhiên, em ko chọn vì ngày thường ở trong Nam ko thể xài được. Nóng điên mất!!!

Chitto
17-08-2010, 19:01
Tuy nhiên, về áo quần mặc khi đi - thì thấy ít có người nói tới. Ko hiểu sao???

Tôi cũng đang định viết vài dòng về chuyện đồ mặc trên đường đi Phượt xe máy.

Có chuyện cần phải xin lỗi trước các bạn có mặt trong ảnh sau, tôi mạn phép đưa bức ảnh để nhắn gửi nhiều bạn là: Cực kỳ không khuyến khích cách ăn mặc như sau khi đi xe máy:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=40444

Đi xe máy đường xa tuyệt đối không nên mặc quần lửng, quần ngắn. Cần phải có quần dài để bảo vệ chân trong mọi trường hợp. Rất tiếc là TTVN đang đóng để nâng cấp, nên tôi không thể lấy bức ảnh của một thành viên bên đó đã chụp chân của mình sau khi bị ngã thế nào cho mọi người xem.

Không có quần dài bảo vệ, khi ngã rất nguy hiểm. Không chỉ là chuyện bị bóc da lóc thịt bong gân, vì nhiều cú ngã kể cả mặc quần bò vẫn bị xước sát. Nhưng khi có quần dài, độ thương tích giảm đi rất đáng kể. Bên cạnh đó còn một điều quan trọng nữa là khi mặc quần dài có ngã, vết thương hở chỉ tiếp xúc với mặt trong vải quần, sẽ đỡ hơn rất nhiều so với bị phơi ra ngoài và mài xuống đường. Khi không có quần dài bọc ngoài, vết thương hở có thể bị vi khuẩn xâm nhập nhanh chóng, nhiễm trùng, hoại tử, nhiễm độc rất nguy hiểm. Đã có trường hợp phải cưa chân vì vết thương bị nhiễm trùng sau khi chân mài xuống mặt đường đất bụi.

Có người lấy cớ là đi đường có thể gặp mưa nên quần ngắn cho khỏi bị ướt, là ngụy biện. Mưa càng dễ trơn ngã, càng nguy hiểm. Mưa thì mặc quần mưa, chứ không phải để hở chân ra. Bên cạnh đó việc mặc quần lửng khi đi gió lùa rất khó chịu, có khả năng nhiễm lạnh. Quần ướt khó chịu nhưng không nguy hiểm bằng vừa ướt vừa gió lùa.

Còn về chuyện underwear, hơi tế nhị, nhưng tôi thì ra siêu thị mua mấy lố đồ dùng một lần (loại vải chứ đừng loại giấy), rất mỏng và thoáng, mỗi ngày khi thay ra bỏ luôn.

KK172
17-08-2010, 21:12
À, tớ bổ sung tý.

Theo tớ nếu đi xe máy đường dài, nên dùng bọc đầu gối.

Tớ học cái này từ hội Tây bắc và 10 năm nay lúc nào đi xa cũng có bọc đầu gối, nếu ko thì rất khó chịu vì thấy . . lạnh (chắc do ko quen thì cảm giác như vậy), nhưng bọc vào thì yên tâm hẳn.

Quần bò và quần lửng tớ hoàn toàn ko recommend. Lửng thì Chitto nói rồi, tớ chỉ muốn nói kinh nghiệm của tớ là quần bò đi xe mùa đông thực ra rất lạnh (trừ phi có bọc đầu gối ;) ;)). Hơn thế nữa, lội qua sông suối hay gặp mưa cũng lâu khô. Bạn nào vẫn thích quần lửng thì chọn loại có zipper quanh gối có thể bỏ riêng ống ra, lúc nào nghỉ ngơi tháo ống ra 1 lúc thì tha hồ thoáng.

2005 đi Apachải về, qua Mộc châu tớ tranh cầm lái hộ bạn Akolakiukiu và ở 1 chỗ quành, tớ đã đập bạn ấy và cái xe xuống đường, mạnh đến nỗi cái chắn bùn gãy tan tành tành, Akola thì rách xoạc tay áo, còn tớ thì rách quần.

May mà chỗ rách là đầu gối và bên trong đã có cái bọc đầu gối :LL

thienson
18-08-2010, 21:22
Mình cũng hay quan tâm tới vấn đề xe máy nên góp vài ý với anh chị em:
Về các loại xe đi phượt thì theo mình chung qui cũng chỉ có 4 dòng xe thông dụng là:
1.Xe cào cào
2.Xe môtô phân khối lớn mà dân như bọn mình hay gọi là xe to
3.Xe số (bao gồm cả côn tay và côn tự động)
4.Xe tay ga ̣số (tự động)
Riêng xe cào cào thì mình chưa có dịp chạy nên không rõ:),còn 3 loại xe còn lại thì mỗi loại có ưu,khuyết riêng.Nếu phượt đường lộ không phải trèo đèo lội suối hay những vùng heo hút thì xe tay ga vẫn chạy rất tốt.Còn đi đường đèo xe tay ga leo dốc rất khoẻ nhưng xuống dốc thì cực kì vất vả,nguy hiểm ,còn nếu lỡ đi vào những đoạn đường đá cấp phối đang làm hay đường sình lầy thì "thôi rồi Lượm ơi":D.Xe số dòng côn tay thì rất kén người điều khiển và phải có kỹ năng lái xe vững vàng 1 tí mới kết hợp nhuần nhuyễn côn, số được nhưng phải công nhận nó trèo đèo ,lội suối ,băng sình khoẻ phải biết :)).Còn xe số côn tự động thì gần như bất cứ ai biết đi xe máy đều đã ,đang và sẽ đi nên khỏi phải bàn:(.Dòng xe cuối cùng là xe phân khối lớn từ 175cm2 trở lên chỉ dành cho những người vận động viên môtô,những chiếc thấp bé ,nhẹ cân nhất như LA,CB,Rebel...cũng đã nặng trên dưới 200kg rồi ,mấy chiếc này chỉ phượt những cung tầm vài ba trăm km thôi chứ mình nghĩ chả mấy anh chị em trong nhà phượt mình đủ sức ôm mấy em đó mà xuyên Việt được=))nhưng phải công nhận được cưỡi những em đó đi phượt thì cảm giác hoành tráng chả em nào bằng...
Nói tới nói lui cuối cùng mình vẫn vote cho xe số thông dụng như Dream,Wave,Win....Dễ chạy,bền bỉ,nếu rủi ro có sự cố dọc đường thì cũng rất dễ sửa
Còn kĩ năng chạy xe ,những sự chuẩn bị khác ...bác Chitto và anh em nhà phượt ở trên đã góp ý
chuẩn không cần chỉnh rồi.(c)

shogun
18-08-2010, 23:15
Tham gia phong trào tý,
Mình nghỉ chạy xe máy trên đường điều cơ bản nhất là bạn phải làm chủ được tốc độ, cái này tùy vào khả năng của mỗi xế, có người chạy 90km/h nhưng vẫn làm chủ được có người chỉ 50 km thôi. khi vào cua có người chạy 60 km/h vẫn ôm cua cùi chỏ được có người chỉ ôm cua được ở 10, 20 km/h thôi. tất cả việc chạy nhanh hay ôm cua giỏi đều không quan trọng, quan trọng là biết ngưỡng mình ở đâu để làm chủ tốc độ và an toàn trên đường phượt. Khi đi theo đoàn thường tay lái và ngưỡng tốc độ của các xế khác nhau, nếu vì lý do gì đó phải chạy nhanh như vậy các xế có tai lái yếu hơn sẽ vất vã phóng theo, điều này rất nguy hiểm vì dù gì thì an toàn vẫn là trên hết.nên mình khuyên các xế có tay lái yều hơn trong trường hợp đó không nên đu theo, cứ đủng đỉnh chạy rồi sẽ tới.
Khi đi lên những đường đèo, dốc cao các xế nên chú ý phối hợp số và tốc độ cho hợp lý nhằm bảo đảm con ngựa sắt của mình không phải ré to mồm mà thân chẳn nhích. ( với xe số nhé)
Nếu các xế chạy đường dài mà có nhiều dốc, khi xuống dốc các pác nên cắt côn cho xe chạy tự do như vậy sau quản đường dài các pác thấy mình tiếc kiệm được mớ petro ( nếu tay nào tay lái iếu đừng chọn cách này nhé);)
Trên đường phượt nếu gặp đàn bò đi ngược chiều giữa đường thường thì pó tay không biết nó đi thế nào mà tránh, nếu không làm chủ tốc độ xòe là cái chắc. theo kinh nghiệm của mình lúc đó nên nhìn vào lổ tai nó để biết hướng con bò sắp đi, bò thường vãy tai nào thì nó sẽ đi về hướng đó.
Vài lời tham gia cùng các pác cho xum tụ !!!!!!!!!!!!!!

trungcao
20-08-2010, 09:50
Em xin confirm vụ quần lửng...hic hic...Em chơi dại 1 lần lúc phượt cung Đà Lạt - Nha Trang...Haizz...Thực sự thì cũng ko có gì...Vì chạy chậm, thời tiết tốt nên mặc cho thoải mái tí...thế là...quần lửng alehấp...Đến trưa tới Nha Trang, phần dưới bị cháy đỏ au, rát nữa chứ...hic hic...Tội chơi dại...Thế là...chừa ngay...Mà cũng may, ko có chuyện gì xảy ra...ko thì cũng mệt...
Đây...em nó đấy!!!
https://lh3.ggpht.com/_FLMZjsJO7_Q/S-E2511CpdI/AAAAAAAAAKs/saV_NqPFE2g/s640/SDC11586.jpg

Em đang nhờ người mua bộ đồ da, có che đầu gối, cộng vài thứ bảo vệ khác...chứ...đi phong phanh quá...căng thẳng lắm!!!
Em nó đây!!!
https://static.zoovy.com/img/topgearleathers/-/X/xmenf.jpg

Hanoi1111
20-08-2010, 19:59
Em nó đây!!!
https://static.zoovy.com/img/topgearleathers/-/X/xmenf.jpg[/QUOTE]

Bộ quần áo này là niềm mơ ước của em và .....

Còn một thứ nữa rất bình thường, rất thông dụng nhưng rất đáng giá: MŨ BẢO HIỂM.
Em thấy rất nhiều người kể cả các bạn thường xuyên phượt trên mọi nẻo đường bằng xe máy nhưng dùng mũ bảo hiểm loại bình thường, mình nghĩ các bạn đừng nên tiếc mà phải nên mua những loại mũ tốt hoặc loại nửa cằm hoặc che cả cằm.

Hai loại này tuy khó đội nóng bức nhưng rất an toàn do có kính chắn gió, vừa che nắng tốt, che bụi, giảm tiếng ồn và bảo vệ bạn tốt hơn.

Số là thế này vào năm 1999 lúc đó chưa mấy ai biết mũ bảo hiểm là gì, thì em thường xuyên đi công tác nên có đội mũ bảo hộ lao động hôm đó đi quá nhanh đường xấu (đang thi công đá dăm) do vặn quá nhanh khi qua cua gấp không xử lý kịp thế là đi thẳng luôn .... hậu quả xe lao vào đống đá dăm to đùng xe văng ra và đầu em lao thẳng vào đống đá giống như thủ môn dùng đầu đẩy bóng và lộn vài vòng như Formula 1.
Nhưng thật may mắn nhờ có mũ bảo hộ lao động này nên bình an vô sự và hôm nay ngồi ngóng chuyện các bạn.

Khi đi xa các bạn nên chọn loại mũ tốt, tốt nhất nên dùng loại che cả hàm vì thấy nhiều bạn đeo khăn mấy lớp vừa nóng vừa bị hít CO2 nhiều mùa nắng rất khó chịu và mất nhiều thời gian đeo, trời mưa thì không dùng được.
Loại nửa đầu chỉ phù hợp với đi đường ngắn khoảng vài chục đến trăm Km trở lại.
Hãy yêu quý bản thân mình các bạn ơi !!!

trungcao
23-08-2010, 08:32
Vụ nón BH...cũng đang định nói...Mình đi xa thì đem 2 cái...1 cái đồ xộ, che kín cả đầu, khá chắc chắn, để chạy đường trường - ko cảnh đẹp, loại 1/2 đầu để vừa đi vừa ngắm cảnh hoặc để đi loanh quanh... Thành ra, xe em đi là...nhìn như đống bùi nhùi...hia hia...đem theo tùm lum...!!!

langbianoz
24-08-2010, 11:01
Chưa có ai nhắc đến giày nhỉ?!

Giày cũng là 1 phần quan trọng bảo vệ chân khi đi đường. Tốt nhất vẫn là phải mang giày che kín chân. Nhiều khi đi đường có cục đá văng lên đập kịch vào chân, nhỏ nhỏ thôi cũng ê ẩm và ảnh hưởng đến sự an toàn bản thân. Có khi chạy gần vệ đường, cỏ xước, cây quẹt, trầy trụa, cũng nguy hiểm. Mình rất ủng hộ việc đi đường xa phải mang giày bảo vệ chân, không sandal, không dép lê ạ.

https://i387.photobucket.com/albums/oo316/aBuSayeah/DSC_0069.jpg

Như hình trên là phần giày rất ok ạ :)

chumbao
25-08-2010, 12:52
Xin loi vi bo go tren may bi hu minh khong go duoc co dau. Doi giay tren chang Ok ti nao cho viec di xe may dau. Kiem loai chuyen dung ay hoac it ra cung phai cao co. Thang 6 vua roi minh chay Ba Ria ve Sai Gon khi vuot qua 1 chiec xe ben bi hon da tren xe roi xuong vang trung ong quyen, ket qua la phai xoa dau dung mot tuan.

Chitto
27-08-2010, 09:33
Doi giay tren chang Ok ti nao cho viec di xe may dau. Kiem loai chuyen dung ay hoac it ra cung phai cao co. Thang 6 vua roi minh chay Ba Ria ve Sai Gon khi vuot qua 1 chiec xe ben bi hon da tren xe roi xuong vang trung ong quyen, ket qua la phai xoa dau dung mot tuan.

Giày nào là tốt nhất cho đi xe máy thì chắc còn phải bàn luận nhiều. Có cả một topic to đùng chuyên về giày đi phượt rồi. Tuy nhiên rõ ràng là giày là cần thiết, không đi các loại dép.

Đi giày sẽ tránh được các nguy hiểm cho chân khi gặp sự cố và cả những thứ tưởng như không phải sự cố. Cũng đã từng chứng kiến có bạn đi dép khi va chạm bị bật móng chân cái, lúc đầu tưởng như không có gì, nhưng đến ngày thứ hai thì thật là tai họa. Lúc đó có giày cũng không nhét chân vào nổi nữa, và cái ngón chân bị thương dù đã băng bó vẫn phải phơi ra giữa trời, rất đáng sợ.

Nói chung giày không chịu được mưa to, nên cần mua thêm giày nylon để đi khi gặp mưa. Đi theo đoàn thì lần nào cũng được bạn ATM mua giày mưa cho tất cả, nên không lo. Tuy nhiên tôi có lẽ là người dùng giày nylon rất tiết kiệm. Khi gặp mưa đi vào, và nói chung nếu giữ được thì cố giữ cho giày nylon không rách, hết mưa thì tháo ra kẹp vào xe, lúc cần lại dùng. Cho nên có chuyến đi vài ngày, người khác rách 3 đôi thì tôi vẫn còn nguyên đến lúc về mới vứt.

Còn như ví dụ của bạn ở trên về hòn đá rơi từ trên xe tải xuống thì là tai nạn bất khả kháng. Có đi giày to chắc mà đá rơi vào ống quyển thì giày cũng không tác dụng gì.
Hoặc bạn Langbianoz tuy quần bò, đi giày, nhưng áo lại hở nguyên cả đôi tay thế kia, khi đi đường dài cũng không phải là cách làm hay.

Chitto
27-08-2010, 09:42
Nếu các xế chạy đường dài mà có nhiều dốc, khi xuống dốc các pác nên cắt côn cho xe chạy tự do như vậy sau quản đường dài các pác thấy mình tiếc kiệm được mớ petro ( nếu tay nào tay lái iếu đừng chọn cách này nhé)

Tôi không nghĩ đó là điều nên làm, bất kể tay lái yếu hay khỏe. Tiết kiệm một ít xăng chẳng đáng là bao so với giá phải trả khi gặp sự cố. Cắt côn chạy tự do có vẻ sướng thật đó, nhưng độ nguy hiểm cũng tăng lên nhiều.

Giữ số và kìm hãm tốc độ bằng máy, kết hợp với phanh là cách hạn chế tốc độ tốt nhất. Không ai có thể nói hay được về chuyện xuống dốc. Cắt côn mà khi gặp hòn đá giữa đường, phanh có khi quay ngang cả xe ra làm mồi cho xe tải đi sau. Cắt côn mà khi vào số không khớp tốc độ thì phá hộp số luôn.

Nếu có hứng chí cắt côn cho tự do, thì cũng phải chọn khúc đường có độ dốc nhỏ, tương đối thẳng, nhìn được xa, mặt đường tốt. Nói chung không được lạm dụng.

dangkhoaquan
27-08-2010, 09:46
Em xin confirm vụ quần lửng...hic hic...Em chơi dại 1 lần lúc phượt cung Đà Lạt - Nha Trang...Haizz...Thực sự thì cũng ko có gì...Vì chạy chậm, thời tiết tốt nên mặc cho thoải mái tí...thế là...quần lửng alehấp...Đến trưa tới Nha Trang, phần dưới bị cháy đỏ au, rát nữa chứ...hic hic...Tội chơi dại...Thế là...chừa ngay...Mà cũng may, ko có chuyện gì xảy ra...ko thì cũng mệt...
Đây...em nó đấy!!!

Nếu muốn mặc quần lửng đi xe máy vẫn có biện pháp cho bạn
Mua 1 cái quần xe đạp :300k cái / Minh Thị Nghè có bán (sđt và địa chỉ mình sẽ update tối nay) , mỗi tội mặc cái quần này thì hơi sexy.
Mua 1 bộ bọc đầu gối của dân chơi xe đạp hoặc x game : nguyên bộ tay chân 210k.
Vẫn xe máy vô tư và cái quần đi xe đạp lớp mút còn quá tốt, nguyên 2 thứ ngon bổ rẻ này + = 500k
https://i198.photobucket.com/albums/aa228/dangkhoaquan/XE%20DAP/RbWTaLJUSP.jpg

Chitto
27-08-2010, 09:47
Khi đến các điểm dân cư, các thị trấn, muốn tìm chỗ nghỉ ngơi, hoặc chỗ ăn uống, thì kinh nghiệm của tôi là chạy cho đến khi nào thấy cái cột cao nhất thì dừng.

Nhiều nơi từ rìa thị trấn vào giữa rất dài, hoặc thấy biển đề Thị trấn ZZZ 0km, nhưng cũng phải chạy một đoạn xa nữa. Dừng lại ở ngoài rìa ăn uống và nghỉ ngơi có thể rất chán.

Cái cột cao nhất của các thị trấn, thị xã bao giờ cũng là cột của Bưu điện, và Bưu điện thì bao giờ cũng nằm ở trung tâm. Từ trung tâm thích hỏi han, tìm hiểu, chỗ ăn nghỉ, đường đi, hẹn nhau, tìm nhau... cái gì cũng dễ. Kể cả trường hợp phải chạy đêm, thì lấy cái cột trung tâm để tập hợp lại cũng dễ hơn rất nhiều so với các địa điểm khác.

shogun
27-08-2010, 10:23
Tôi không nghĩ đó là điều nên làm, bất kể tay lái yếu hay khỏe. Tiết kiệm một ít xăng chẳng đáng là bao so với giá phải trả khi gặp sự cố. Cắt côn chạy tự do có vẻ sướng thật đó, nhưng độ nguy hiểm cũng tăng lên nhiều.

Giữ số và kìm hãm tốc độ bằng máy, kết hợp với phanh là cách hạn chế tốc độ tốt nhất. Không ai có thể nói hay được về chuyện xuống dốc. Cắt côn mà khi gặp hòn đá giữa đường, phanh có khi quay ngang cả xe ra làm mồi cho xe tải đi sau. Cắt côn mà khi vào số không khớp tốc độ thì phá hộp số luôn.

Nếu có hứng chí cắt côn cho tự do, thì cũng phải chọn khúc đường có độ dốc nhỏ, tương đối thẳng, nhìn được xa, mặt đường tốt. Nói chung không được lạm dụng.

Mình cũng không khuyến khích cách này pác Chitto ạ vì nó gây nguy hiểm cho các xế nếu xử lý không khéo, mình chỉ nêu ra cho mọi người tham khảo vì cách chay xe của mỗi xế cũng khác nhau. nhưng đảm bảo với pác là cảm giác rất phê khi chạy cắt côn thả dốc. Việc giữ số kìm tốc độ bằng máy và phanh thì chính xác không cần chỉnh chỉ mỗi tội là xe lúc này hơi rùng, việc " Cắt côn mà khi vào số không khớp tốc độ thì phá hộp số luôn" thì mình thấy không hẵn vậy vì mình luôn luôn cắt côn ở số 4 ( mình chạy xe Shogun- suzuki, 4 số côn tự động giống xe dream) đây là số cao nhất rồi nên cho dù khi pác thả côn ra ở tốc độ nào vẫn không gây nên phá hộp số.

trungcao
27-08-2010, 11:35
Kinh nghiệm của em khi tới điểm G là vầy: Chạy dạo 1 vòng, nắm tình hình ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn,... Dạo vào hầu hết các khách sạn, dĩ nhiên ưu tiên khách sạn mới xây, lấy giá, thương lượng,...năn nỉ ỉ ôi một hồi rồi quyết định sau cùng.
Tuy nhiên, cũng có lần bị "tổ trác"...hi hi... Bữa đó lên tới Đồng Văn, thị trấn thì cũng ko đông lắm nhưng nhìn cũng ok, thấy vài ks, nhà nghỉ cũng vắng vắng...Yên tâm...Chạy loanh quanh, vô nhà dân bên trong - chủ yếu là em kiếm bản làng để home stay mah -, kiếm chổ ăn,...lúc đi thì cũng thấy vài xe du lịch (chủ yếu là Châu Âu) lượn lờ - biết là có nguy cơ...hết phòng...nhưng ko sợ...Há há... Đi chán chê một hồi, quay lại mấy ks... Bà *** ơi...chổ nào cũng lắc đầu...hic hic...Kêu phải lên Quản Bạ (?) khoảng 50km (?) nữa...hic hic...Mà em cực thích Đồng Văn... Đứng đấy...Lòng băn khoăn...May sao, gặp ông chủ ks tốt bụng, kêu chạy qua cafe Phố 3 Cổ, gặp anh chủ ở đó, nói ảnh giới thiệu,... Chạy qua liền...he he... Hay ko bằng hên... Một trải nghiệm cực kì thú vị... Được làm quen với người dân ở đó, 2 cô bé dân tộtc bán cafe thiệt dễ thương,...cứ hỏi "Anh có bạn gái chưa???"...há há... Nói "có rùi"...2 em lại khen tiếp..."Người xuôi sao thật thà vậy???"....Ha ha... Bữa tối ngủ tại quán cafe chung với anh chủ, kê mấy cái nệm lên cho đỡ lạnh,...blah blah... Cực kì thú vị...Có lẽ là thú vị nhất trong chuyến đi đó của em...Có tấm hình, show-off với mọi người luôn...He he...

Đây, quán cafe duy nhất của Đồng Văn - Em nghĩ nhiều anh em đã tới đây rồi!!!
https://lh5.ggpht.com/_FLMZjsJO7_Q/THc-vVak6mI/AAAAAAAAAiI/yrjJZ3pcITU/s720/IMG_0145.jpg

Bên trong nè! Tối em gom mấy cái nệm lại, kiếm chổ khuất gió... Làm một giấc... Trong cái không gian như vậy... Em thật sự ko muốn ngủ...Ôi!!!... Phiêu diêu...!!!
https://i588.photobucket.com/albums/ss321/caohuutrung/DA%20LAT%20-%20NHA%20TRANG/IMG_0166.jpg

Chitto
01-09-2010, 13:32
Đi phượt xe máy gặp mưa là không may rồi, nhất là mưa trên vùng núi.

Bản thân tôi khá dễ bị nhiễm lạnh, cho nên về đồ tránh mưa thì mang đi đầy đủ. Thường là mang bộ quần áo mưa. Đi giày nylon, ống quần mưa phủ ra ngoài, mặc áo kín tận cổ, đội mũ bảo hiểm có hàm kéo kính xuống là kín mít, yên tâm không sợ ướt.

Cũng có lúc mặc quần mưa và áo mưa mảnh, thường là mùa nóng. Thoải mái hơn nhưng cũng dễ bị ướt hơn khi gió tạt ngang.

Nếu đi vùng núi, trời tối, cảm thấy hơi lạnh bất thường thì cần rất đề phòng gặp mưa. Gặp hơi lạnh bất thường có thể là khi đường vượt qua một khe núi, một đỉnh đèo, một vách đá sang khu vực khí hậu khác. Nhưng nếu không phải như thế thì khả năng gặp mưa là khá lớn. Năm ngoái tôi may mắn khi nhận biết đúng hơi lạnh của cơn mưa khi đang đi buổi tối. Trời tối nhìn lên trời thì không thấy gì, cảm thấy hơi lạnh đến, gọi các xe lại bảo sắp mưa, mọi người không tin, nhưng vừa kịp mặc áo mưa thì 4 phút sau gặp cơn mưa to kinh khủng trên núi.

Gặp mưa to ở đường núi thì nếu có ngôi nhà nào bên đường phải lập tức trú ngay, không được cố chạy. Thường người dân khi làm nhà đã lựa chọn những chỗ tương đối khuất gió, ít khả năng bị sạt lở, do đó vị trí có nhà thường là vị trí an toàn nhất.

Sau cơn mưa to khoảng 0,5 - 1 giờ thì nước suối sẽ dâng lên rất nhanh, do đó nếu gặp ngầm thì phải vô cùng cẩn thận. Cái này bản thân tôi chưa gặp nên cũng không dám nói.

daibangnui
02-09-2010, 22:02
1 kinh nghiệm nho nhỏ cho việc tìm nhà nghỉ: vì đoàn mình thường ko đặt trước nhà nghĩ đi đến đâu mệt thì nghỉ do đó khi đến 1 thị trấn để nghỉ sẽ phân công 1 người đi hỏi ăn 1 người tìm nhà nghỉ..tránh tư tưởng ăn sẵn nhà nghĩ nào càng dễ tìm ven đường quốc lộ thường đắt mà hem đẹp:) mất công 1 tý lang thang tý thường có nhà nghỉ ngon và rẻ:D...nên chọn e nào nhanh nhẹn trông bốp chát đầu gấu tý:D vào đặt phòng sẽ hay có giá rẻ ^^
Khi đi buổi tối người đi đầu nên pha đền cho người đi sau ...đâu có cua trái cua phải thì si nhan bên đó ...còi sẽ là có vật đi qua... và khoảng cách các xe nên cách nhau tầm 5-7m dễ sử lý ...nhiều đoàn đi ko có kinh nghiệm hay đi sát nhau :( lúc có vụ gì thì người sau dễ ảnh hưởng...tới ngã 3 thì có người ở lại đợi người đi sau ...nhưng leader tốt nhất nên đi tiếp cắt cử ai ở lại chờ:d

ollo
02-09-2010, 23:08
- Chọn chỗ ăn, nghỉ: Khi đến một điểm dừng nào đó, chưa có đầu mối trước, thì các xe chia thành nhiều hướng đi tìm, và thường sau nửa tiếng quay lại điểm dừng của cả nhóm để so sánh tiện nghi các nhà nghỉ: Giá, số người ở một phòng, số giường, nóng lạnh, điều hoà, quạt ... Ăn thì bao tiền suất, thực đơn có món gì ... Và chỗ nào xe tải hay dừng ăn nghỉ thì giá cả rất hợp lý, và ngon bổ rẻ
- Khoảng cách giữa các xe, tuỳ theo tốc độ thường thì tầm 60km/h thì các xe chạy cách nhau 60m, 40km/h - 40m. Còn chạy đêm thì xe sau chiếu vùng đèn cốt vào đúng xe trước là vừa đẹp, xe trước dễ quan sát, và giữ cự li hợp lý.
- Hỏi đường: Hỏi đường này đi được những phương tiện gì, và đi mất bao lâu. Chứ còn hỏi có đi được không và bao xa thì vỡ mồm như chơi .
- Khi tới ngã rẽ dẫn đoàn nhất thiết phải dừng lại, đảm bảo cả đoàn đủ người, đúng lối, và sau đó tiếp tục lên dẫn đầu. Khi chưa chắc chắn nhất thết phải hỏi đường vài lần rồi mới cho cả đoàn tăng tốc.

Chitto
03-09-2010, 18:54
và khoảng cách các xe nên cách nhau tầm 5-7m dễ sử lý



- Khoảng cách giữa các xe, tuỳ theo tốc độ thường thì tầm 60km/h thì các xe chạy cách nhau 60m, 40km/h - 40m. Còn chạy đêm thì xe sau chiếu vùng đèn cốt vào đúng xe trước là vừa đẹp, xe trước dễ quan sát, và giữ cự li hợp lý.

Cách 5 - 7m là quá gần, chỉ trong 1 giây là chạy hết khoảng cách đó.

Kinh nghiệm của tôi về khoảng cách thì không phải là mấy mét, vì khi đi làm sao biết được là mấy mét, mà là kinh nghiệm đếm đến ba.

Khi xe trước vượt qua một dấu mốc bên đường (cái cây, cột cây số...) xe đi sau đếm một, hai , ba rồi xe mình đến đúng mốc đó thì là đủ, không nên ít hơn. Khoảng thời gian đó là đủ để xử lý khi có vấn đề gì với xe đi trước. Tất nhiên là đếm một cách bình thường, đừng có đếm như ăn cướp hoặc đếm rề rà mộttttttttttt, haiiiiiiiiiii, (hai rưỡi), baaaaaaa :D

highway1vn
05-09-2010, 20:45
Thực hiện được khoảng cách khi chạy vùng núi không hề đơn giản nên có một bác cầm đầu chạy thật cứng chạy đầu và mọi người chạy sau phải có tinh thần tập thể để giữ đúng khoảng cách và một người chuyên khóa đuôi để có thể đảm bảo đội hình luôn luôn đầy đủ không thất lạc có vấn đề gì sẽ liên lạc nói chung an toàn là trên hết

dangkhoaquan
07-09-2010, 08:42
Xe máy thì em thấy thế này:
- Xuống xe: thường thì lúc xuống xe gần 100% mọi người đều bước chân qua bên trái và đi xuống nhưng chính lúc đó là lúc dễ bị tai nạn nhất. Lúc đó các bạn xế và ôm rất dễ mất tập trung và bị những xe phía sau phóng thẳng lên tông.Nếu cố được thì mọi người cố gắng tấp lên lề hoặc lên hẳn 2 bên vệ đường.
- Khi đi đèo núi những khúc đường dễ bị tai nạn là: ngã 3,4 trước khi lên dốc hoặc sau đỉnh dốc. Thông thường những đoạn đó là lúc các xe tăng tốc độ để lấy đà vượt giốc nên rất dễ không kiểm soát được tốc độ . Các bạn trưởng đoàn và xế khi chọn điểm dừng nên lưu ý đến điều này để tránh những điểu đáng tiếc có thể xáy ra.

greenline
07-09-2010, 13:17
Mình vừa đi đám tang bạn Nguyên mất ở Than Uyên về. Phải nói rằng rất đau lòng khi được nghe kể về những cái chết không đáng có. Điểm lại những vụ mất người trên đường phượt thì thấy những cái chết vì sông suối chiếm tỷ lệ lớn. :( Có 2 vụ diễn ra ở suối ven đường đi là vụ Bản Giốc năm 2008 và Khau Cọ - Than Uyên năm nay. Ở bãi giữa sông Hồng cũng diễn ra một vụ vào năm ngoái. :( ... Để phòng tránh những chuyện đáng tiếc như vậy các bạn cần chú ý:

1. Luôn mang giầy trên đường đi. Giầy phải là loại đế bằng, chắc chắn và có độ bám tốt. Hai bạn nữ bị ngã xuống suối ven đường khi rửa tay đều là do trượt chân.

2. Thật cảnh giác và cẩn thận khi đến gần sông suối, thác nước. Tốt nhất là không nên chơi ở những nơi này. Trong trường hợp cần thiết thì nên đợi đông người và nhờ bạn bè vịn bám chắc vào đá, cây cối rồi hãy leo thác hoặc xuống suối. Chú ý các bãi cát cũng là nơi nguy hiểm, bạn trai mất năm ngoái ở bãi giữa Sông Hồng vì bị sụt cát.

3. Hãy nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm của người đi trước, đặc biệt, hãy học bơi. Biết bơi sẽ làm bạn bình tĩnh hơn, biết cách xử lý khi rơi xuống nước. Hơn nữa, hãy học cách cứu người dưới nước và hô hấp nhân tạo.

4. Đồng ý rằng đi chơi rất vui, rất thích. Không ai có thể ngăn cấm bạn điều gì cả. Nhưng hãy cẩn thận trên đường. Luôn luôn cẩn thận. Nên nhớ rằng sau mỗi sự ra đi là nước mắt, là sự thương tâm của gia đình, của bạn bè.

5. Một lần nữa xin nhắc lại với các bạn trẻ, hãy cẩn trọng trên đường đi. (c)

Chitto
07-09-2010, 19:08
Thứ 2: Cô của Nguyên cho biết bạn chỉ bị thâm tím vài vết bên thái dương còn không hề có nước hoặc dấu hiệu bị ngâm như người chết đuối (cả Hiền cũng vậy), điều này cho thấy đoạn suối ấy nông không nhiều nước lắm nhưng do địa hình quanh co hiểm trở và nhiều đá nên nước chảy xiết khiến các bạn ấy bị chấn thương do va đập và không thể bám víu để dừng lại được.

Nhân đọc đoạn trên, viết cái kinh nghiệm mà tôi luôn cố nhớ khi đi trên xe khách, tàu hỏa... (không phải đi xe máy). Đó là khi gặp bất cứ sự cố gì, thì phải giữ lấy cái đầu trước hết.

Gặp sự cố bất khả kháng, phải chịu va đập, thì cố gắng hết sức để co chân lên, đầu gối lên tai, hai tay ôm chặt lấy đầu, cúi đầu vào giữa lòng, thành vòng cung ôm lấy đầu, và chân tay sẽ hướng về phía trước chịu các va chạm, chấn động. Chân tay gãy có thể chịu được, chứ đầu hoặc cột sống bị va đập thì nguy hiểm hơn nhiều.

Trong trường hợp hai bạn bị trượt, rơi trên khu vực lòng suối ở trên, giả sử cố gắng ôm chặt lấy đầu khi bị rơi thì biết đâu có thể tránh được kết cục đau lòng. Trạng thái co chân tay ôm đầu không hề khó, giống như khi những người không biết nhảy cầu nhảy xuống nước, cũng thường dùng tư thế này, ôm chặt chân tay nhảy như hòn đá xuống. Như thế tránh được va đập một cách tối đa.

Chuyện xảy ra rồi chẳng ai có thể nói hay, nhưng phản xạ ôm chặt đầu có lẽ là cần thiết, kể cả khi đi trên xe khách, những trường hợp xe có va chạm, đâm nhau, bị lật... thì động tác này có lẽ là tốt nhất.

25ltk
07-09-2010, 20:03
Nhân đọc đoạn trên, viết cái kinh nghiệm mà tôi luôn cố nhớ khi đi trên xe khách, tàu hỏa... (không phải đi xe máy). Đó là khi gặp bất cứ sự cố gì, thì phải giữ lấy cái đầu trước hết.

Chuyện xảy ra rồi chẳng ai có thể nói hay, nhưng phản xạ ôm chặt đầu có lẽ là cần thiết, kể cả khi đi trên xe khách, những trường hợp xe có va chạm, đâm nhau, bị lật... thì động tác này có lẽ là tốt nhất.

Chuẩn - Kể cả đi xe máy mà bị ngã cũng thế, hai tay ôm chặt lấy đầu, người cuộn tròn lại sẽ giảm thiếu tối đa các chấn thương. Nhưng phải tập luyện quen để thành bản năng - Muốn vậy thỉnh thoảng phải tập ngã giống như luyện thể lực để đi leo Fan ngày xưa ấy.

Guốc Mộc
08-09-2010, 01:17
Mình cũng không khuyến khích cách này pác Chitto ạ vì nó gây nguy hiểm cho các xế nếu xử lý không khéo, mình chỉ nêu ra cho mọi người tham khảo vì cách chay xe của mỗi xế cũng khác nhau. nhưng đảm bảo với pác là cảm giác rất phê khi chạy cắt côn thả dốc. Việc giữ số kìm tốc độ bằng máy và phanh thì chính xác không cần chỉnh chỉ mỗi tội là xe lúc này hơi rùng, việc " Cắt côn mà khi vào số không khớp tốc độ thì phá hộp số luôn" thì mình thấy không hẵn vậy vì mình luôn luôn cắt côn ở số 4 ( mình chạy xe Shogun- suzuki, 4 số côn tự động giống xe dream) đây là số cao nhất rồi nên cho dù khi pác thả côn ra ở tốc độ nào vẫn không gây nên phá hộp số.

Tôi đồng ý là khi xe xuống dốc mà cắt Côn là Phê thậm chí là mê... mê man bất tỉnh là còn may đấy! Tất cả chúng ta đều không ai muốn mình và mọi người gặp tai nạn phải không??? Nhưng tai nạn vẩn luôn luôn rình rập và xảy ra bất cứ lúc nào... Lý do tại sao??? Tại chúng ta CHỦ QUAN mà thôi !!!
Tôi học được kinh nghiệm của các bác tài chạy Bắc- Nam lâu năm thế này: Khi chạy xe lên dốc đèo bằng số nào thì khi đổ dốc bằng đúng số đó. Tuy xe có vẻ như rất ì... nhưng an toàn là trên hết... Phượt là đi chơi, không phải là đua xe máy xuyên Việt hay bất cứ giải thi đấu nào khác, các Bác cứ từ từ mà tiến. Các Bác có thể tham khảo giải đua xe Đạp công thức 11 tại Đồ Sơn ngày 21_08 vừa qua với lượt chạy xe của bác CVN và đồng đội khi xe vào Khúc Cua trên nền gạch bằng phẳng... Đấy là chưa kể xe có động cơ và đổ dốc...
Hj hj hj em xin dừng ý kiến đóng góp. Chúc các Bác có những chuyến đi An Toàn, Mạnh Khỏe, Vui Vẻ và Bình An Trở Về!!!:)

homeless man
08-09-2010, 01:35
Mình cũng chia sẻ với các bạn sự nguy hiểm khi đi trên các con đường núi nhỏ, hẹp và trơn. Các bạn nên nhờ người đỡ đuôi xe và đi bên trái. Trường hợp không đỡ được thì buông xe. Đừng "hi sinh" cùng đồng đội.

Mình còn rất nhiều ảnh các bạn cần chú ý khi đi qua suối, cầu nhỏ, đường nhiều đá để các bạn tham khảo, cẩn thận đối phó khi phượt.


https://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH200903086610mjy2yjg2n21767209_1.jpeg

Chúc các bác an toàn khi phượt :gun

Sau vụ việc rất đau lòng của hai bạn đồng đạo nhà Dìm hàng, mình sẽ cố gắng chia sẻ nốt những kinh nghiệm mấy năm chinh chiến đường núi của mình để ACE ngõ hầu có thêm tí thông tin, cẩn thận hơn khi đi phượt.

Đất/đá lở (landslide): Hỏi rằng có tránh được không? Xin thưa rất, rất khó vì không thể biết trước. Tuy nhiên mình có mấy kinh nghiệm thế này.
- Nơi có cắm biển nguy hiểm đá lở: là cái biển tam giác có hình đá lở
- Khi trời mưa và sau mưa, nếu thấy mấy cục đá lăn lóc trên đường mà taluy dương cao ngút thì hãy coi chừng;
- Những nơi có vách đá dựng đứng mà đá có nhiều thớ cũng phải cẩn thận.
- Những nơi đường móp vào do đất đá lở, dù đã san gạt đổ đất sang taluy âm lấy đường đi thì cũng là chỗ xung yếu dễ lở tiếp....

Ảnh dưới đây là em vừa đi qua thì tảng đá đổ ầm phát vỡ tan sau lưng. Trời có mưa nhỏ đã mấy ngày qua. Thử hỏi trên con đường nhỏ kia mà ăn phải củ đá lớn nhường đó thì có về được không? Hay là ở nhà cho nó lành:(



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_2191.jpg

Ảnh chụp tại Chân đèo Đán Khao (một con đèo thuôc dãy Tây Côn Lĩnh giữa Túng Sán và Thượng Sơn-Hà Giang)[/I][/CENTER]

nhongnhong
12-09-2010, 10:00
Cảm ơn bà con với nhiều ý kiến hay, mong mọi người, cả lính mới và cũ hãy đọc kỹ để bớt phần chủ quan.

N2M
18-09-2010, 17:22
Đi đường thì trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bình xăng cũng phải đầy. Nếu như đi xa tít tắp mà sợ là không tìm được chỗ đổ xăng thì mình nghĩ nên có bình dự phòng, đặc biệt là đi vào ban đêm. Đi cùng cả đoàn có thể tiếp ứng được = cách rút xăng xe này tiếp cho xe kia, nhưng nếu k đủ thì còn có cái mà đổ. Chứ lần rồi bọn em trên đường từ Tú Lệ về HN đã đổ đầy bình rồi, nhưng đến Sơn Tây thì xe báo vạch đỏ luôn, mà lúc đó là 11h đêm, thử hỏi đào đâu ra cây xăng, các xe khác cùng đoàn cũng cần xăng để về chứ, may mà có cây xăng mở 24/24 nếu k thì đúng là :((

Tommy_ngo
22-09-2010, 01:01
Kinh nghiệm lái xe máy an toàn ban đêm

Biết cách quan sát, tránh nhìn thẳng vào đèn pha xe ngược chiều, bình tĩnh xử lý tình huống… là những kinh nghiệm tưởng như đơn giản mà không phải ai cũng áp dụng tốt khi điều khiển xe máy vào buổi tối.

Đi xe máy trời tối là chuyện thường ngày và dường như là dễ dàng với rất nhiều người. Tuy nhiên, việc lái xe đêm đường dài hoặc trên những đoạn đường lạ, thiếu ánh sáng lại là thử thách không dễ vượt qua nếu thiếu kinh nghiệm. Những bí quyết sau sẽ giúp bạn phần nào trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi điều khiển xe mô tô hoặc xe gắn máy trong điều kiện trời tối.

Mẹo quan sát khi tối trời

Tầm nhìn hạn chế là khó khăn lớn đầu tiên mà người nào cũng gặp khi lái xe môtô buổi tối. Do đó, bạn cần biết cách quan sát đường và những người tham gia giao thông khác trong điều kiện thiếu sáng. Để làm được điều này, bạn nên tránh nhìn thẳng vào đèn pha của các xe đi ngược chiều vì thói quen này có thể khiến bạn bị lóa mắt và trong giây lát có thể không quan sát được các chướng ngại vật trước mắt, dễ dẫn tới tai nạn .

Đèn pha của hầu hết các loại xe máy đều có phạm vi phát sáng hẹp. Vì vậy, việc quan sát chướng ngại vật trên đường không hề dễ dàng. Do đó, vì sự an toàn của chính mình, bạn nên giảm tốc độ, tập trung quan sát đường để có thể dễ dàng xử lý tình huống khi bất ngờ có vật cản.

Đi xe đêm đường trường cần chọn mũ bảo hiểm có kính chắn đổi màu

Nếu phải thường xuyên đi xe máy buổi tối, đặc biệt là đi đường trường, bạn nên chọn mua loại mũ bảo hiểm có kính đổi màu khi đi trong đêm tối. Sử dụng mũ bảo hiểm có kính chắn sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt khỏi các loại côn trùng như bọ, muỗi, thiêu thân… Tuy nhiên, bạn cần tránh dùng mũ có kính chắn tối màu hoặc mờ vì chúng sẽ làm giảm thị lực và khả năng quan sát của bạn. Trong trường hợp này, kính chắn trong suốt hoặc đổi màu là sự lựa chọn tốt nhất dù giá thành có thể sẽ cao hơn.

Sử dụng đồ có màu phản quang

Bên cạnh đèn pha, đèn nhan, những đường viền phản quang trên xe và trên trang phục của bạn cũng cần thiết để giúp người đối diện nhìn thấy bạn rõ hơn trong đêm tối. Điều này sẽ hạn chế đáng kể các trường hợp nguy hiểm khi đèn xe không thật sáng.

Nối đuôi xe trước

Một trong những mẹo thường được sử dụng lái xe ban đêm là bám đuôi xe khác để tận dụng ánh sáng hắt ra từ phía trước. Bằng cách quan sát đèn tín hiệu của xe phía trước, bạn có thể đoán được đoạn đường nào có ổ gà hoặc chướng ngại vật. Tuy nhiên, khi dùng mẹo này bạn nên đi chậm và có khoảng cách an toàn với xe phía trước để có thể kịp thời phanh khi xảy ra tình huống bất ngờ.

Chuyển làn chậm rãi

Do tầm nhìn hạn chế nên bạn cần tránh chuyển làn đường một cách đột ngột. Khi muốn thay đổi làn đường bạn nên giảm tốc độ, xi nhan và chuyển làn chậm rãi. Điều này sẽ giúp bạn báo hiệu cho người khác xử lý tình huống đồng thời cho phép mắt mình làm quen với điều kiện ánh sáng thay đổi. Sau khi sang làn đường mới, bạn nên đợi một vài phút rồi hãy tiếp tục tăng ga.

Bình tĩnh trước mọi tình huống

Lái xe máy dễ bị kích động hơn lái ô tô. Bên cạnh đó, buổi tối thường là thời điểm khá nhạy cảm khi mà nhiều người lên xe sau khi đã uống rượu hoặc lượng testosterone trong cơ thể bắt đầu sản sinh hormone kích thích khiến họ lái nhanh hơn. Do vậy, nếu có bị người khác khiêu khích, bạn cũng nên giữ bình tĩnh và tránh phản ứng tiêu cực bằng cách tăng ga hay lượn lách vì điều đó sẽ gây nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh.

Trích nguồn : VTC.vn

fansi
06-10-2010, 19:52
....Luôn cố gắng hết sức để xe không bao giờ vượt quá nửa phần đường của mình, vì rất có thể sau vách núi sẽ có xe khác lao ra. Luôn xác định là đề phòng có cả một xe ôtô có thể chiếm đến 2/3 lòng đường lao tới, mình vẫn phải có vị trí và góc dự tính tốt. Cái này thì chỉ có đi nhiều mà thôi.

Mình đồng ý về nguyên tắc!
Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhìn thấy hai cua liên tục (ví dụ hình dưới) không có xe đi ngược chiều, thì nên nắn đường đi cho đỡ vòng.
Còn khi bị chắn phía đối diện thì không chỉ đi đúng phần đường mà còn phải còi để báo cho xe (nếu có) đi ngược chiều.
https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/MCC/DSCN9281.jpg

Chitto
11-10-2010, 12:01
Mình đồng ý về nguyên tắc!
Tuy nhiên, nếu bạn có thể nhìn thấy hai cua liên tục (ví dụ hình dưới) không có xe đi ngược chiều, thì nên nắn đường đi cho đỡ vòng.
Còn khi bị chắn phía đối diện thì không chỉ đi đúng phần đường mà còn phải còi để báo cho xe (nếu có) đi ngược chiều.
https://i760.photobucket.com/albums/xx249/fansipan05/MCC/DSCN9281.jpg

Với ảnh trên - theo tôi - vẫn không nên cắt góc.
Ví dụ khi cắt góc, đi lấn đường sang trái để tránh góc cua phải gấp, khi đó xe đi sẽ khá thẳng, khả năng vòng kém hơn là ôm cua phải.
Nếu đúng lúc đó từ phía sau vách taluy kia có một xe khác lao ra thì sao (đâu có thể nhìn thấy trước xe đó). Lúc đó bạn đang bị lấn đường sang phía trái, sẽ rất lúng túng để xử lý: Tiếp tục lao sang vệ đường trái để tránh nạn, hay cố quặt sang phải về phần đường của mình ???

Cho nên cách tốt nhất vẫn là ôm cua theo đúng phần đường của mình, không nên cắt góc lấn đường.

highway1vn
11-10-2010, 12:21
Với ảnh trên - theo tôi - vẫn không nên cắt góc.
Ví dụ khi cắt góc, đi lấn đường sang trái để tránh góc cua phải gấp, khi đó xe đi sẽ khá thẳng, khả năng vòng kém hơn là ôm cua phải.
Nếu đúng lúc đó từ phía sau vách taluy kia có một xe khác lao ra thì sao (đâu có thể nhìn thấy trước xe đó). Lúc đó bạn đang bị lấn đường sang phía trái, sẽ rất lúng túng để xử lý: Tiếp tục lao sang vệ đường trái để tránh nạn, hay cố quặt sang phải về phần đường của mình ???

Cho nên cách tốt nhất vẫn là ôm cua theo đúng phần đường của mình, không nên cắt góc lấn đường.

Đúng rồi tốt nhất vẫn ôm cua theo đúng phần đường và nó sẽ tạo cho bạn một thói quen tốt khi chạy xe

Chitto
15-10-2010, 09:14
Lạc đề tí: có hai clip về đeo dây an toàn khi đi ô tô quá hay


http://www.youtube.com/watch?v=h-8PBx7isoM


http://www.youtube.com/watch?v=HBu55k5Oc4k

Zin79
15-10-2010, 15:07
Với ảnh trên - theo tôi - vẫn không nên cắt góc.
Ví dụ khi cắt góc, đi lấn đường sang trái để tránh góc cua phải gấp, khi đó xe đi sẽ khá thẳng, khả năng vòng kém hơn là ôm cua phải.
Nếu đúng lúc đó từ phía sau vách taluy kia có một xe khác lao ra thì sao (đâu có thể nhìn thấy trước xe đó). Lúc đó bạn đang bị lấn đường sang phía trái, sẽ rất lúng túng để xử lý: Tiếp tục lao sang vệ đường trái để tránh nạn, hay cố quặt sang phải về phần đường của mình ???

Cho nên cách tốt nhất vẫn là ôm cua theo đúng phần đường của mình, không nên cắt góc lấn đường.

Nguyên tắc là nguyên tắc. Chuẩn không cần chỉnh. Nếu cứ đi xe kiểu phá cách, sáng tạo, thì, vào 1 ngày đẹp trời, bạn sẽ gặp bất ngờ và nguy hiểm vì sự chủ quan.

Nói thêm 1 chút về đi ban đêm. Đi đêm lâu sẽ rất mỏi mắt, dẫn đến buồn ngủ, hại thần kinh, dẫn đến phản xạ kém hoặc nhận định tình huống sai lầm, rất có thể sẽ dẫn đến tai nạn.
Kinh nghiệm của tôi để hạn chế tác hại này là: Bám theo 1 xe và bám đuôi họ ở 1 khoảng cách vừa phải. Đèn pha của họ sẽ mở rộng tầm quan sát của mình, đường sẽ nhiều ánh sáng hơn, mắt đỡ phải căng ra trong đêm tối. Và, khi có 1 "người dẫn đường" rồi, mình cũng chỉ nên thu hẹp tầm mắt của mình lại, tức là chỉ bám theo xe trước mắt, không cần phải căng mắt nhìn phía trước làm gì, để đôi mắt mình không phải làm việc quá nhiều. Kinh nghiệm này cũng áp dụng được với đi theo đoàn: xe trước nối xe sau khoảng cách vừa phải, chạy với tốc độ vừa phải để tất cả cùng theo được.

xom2009
18-10-2010, 00:31
Tôi cũng tấy Topic này hữu ích và còn thấy thiếu 1 chi tiết cơ bản dành cho dân phượt chúng ta là:

"Ôm" phải ngả người theo "xế" trong bất cứ hoàn cảnh nào "đúng nghĩa là ôm", vì khi các xế vào cua đường đèo núi liên tục mà xế cừ có ôm ko hiểu ý xế, cứ đảo người ngược với xế thì xe lại cứ chạy thẳng đến miệng vực hoặc đâm vào vách, hoặc bóp phanh thật lực.

Thêm 1 ý kiến là không lên cắt côn thả dốc trừ xe côn tay - để số 2 hoặc 3 cắt côn thả dốc thỉnh thoảng lại mớm côn để giảm tốc độ.
và bác nào nói cực chuẩn là lên dốc số nào thì xuống số đó.

- Các Bạn đi phải chú ý nhìn biển sẽ phán đoán được đường cua kể cả ban đêm.

Đi đoàn đêm lên cố gắng chạy so le 1 chút vừa tăng tầm nhìn cho người trước vừa hạn chế việc lấn đường của các xe đi ngược chiều mà lại không lóa gương.

Bạn nào có các ký hiệu tay của đi xe mô tô load lên để các Bạn khác tham khảo.

Và cuối cùng các Bạn làm xế phải tuyệt đối giữ kỷ luật và duy trì tốc độ theo trưởng đoàn. đổ xăng phải đồng loạt tại các điểm dừng chân, tránh đổ vặt mất thời gian của đoàn và hết xăng vì người tính toán cung đường bao giờ cũng tính luôn khoảng cách để dự phòng xăng.

nguyenhoangha
18-10-2010, 07:42
Đổ xăng không nên bị động, nên tính toán cung đường và lượng xăng còn trong bình để đổ ở những cây xăng bên tay phải tránh sang đường không cần thiết.

Chitto
28-11-2010, 21:12
Tuy nhiên phải nói rằng tôi khá ngạc nhiên vì không hiểu lịch trình như thế nào mà giờ đó (18h) mới đến Cao Phong? Và không hiểu sao tai nạn lại bi thảm thế trong khi đường đoạn đó rất bằng phẳng rộng rãi ???



Cũng vừa định thông báo tin đau buồn này và Cảnh giác tất cả mọi người đi xe máy.

Bạn nữ mới 23 tuổi, đã ra đi mãi mãi.

Có lẽ không phải vô cớ mà đường đoạn ở Cao Phong cắm biển 40km/h từ khá xa, và mọi người thường truyền nhau là công an ở đấy bắn tốc độ rất ác, phải luôn cẩn thận khi qua đoạn đường này. Sự thực là đoạn Cao Phong nếu không phải vì thông tin Công an thì nhiều lần thấy các bạn có vẻ khoái kéo ga tít lên, vì chỗ này thuộc loại rộng rãi bằng phẳng nhất ở cung đi Mộc Châu.

vet_haycuoi
28-11-2010, 22:18
Trời ơi, e vừa định đi Mộc Châu đọc đc tin này cũng phát ớn.

Chitto
29-11-2010, 15:21
Dù có nhiều người cho rằng: Bây giờ là lúc chia buồn, không phải lúc bàn luận về nguyên nhân hay kết luận gì cả, tuy nhiên tôi rất muốn tất cả có trách nhiệm nhìn lại về những chuyện tương tự, để giữ tối đa an toàn cho những người đi sau. Cần rút ra những kinh nghiệm gì, kỹ năng gì để những điều thương tâm không xảy ra nữa? Có một số bạn đã viết tin nhắn cho tôi bàn về điều này, tuy nhiên các bạn chưa muốn viết lên đây, do đó tôi xin tập hợp chút thông tin:

1. Thông tin chính thức là hai bạn bị một người phóng nhanh đi ngược chiều đâm vào, bạn ôm văng ra khỏi xe và đã mất, bạn xế bị gãy hai chân. Người đâm vào là một người đàn ông say rượu, đi với tốc độ nhanh, vượt xe ôtô cùng chiều ông ta - tức là xe ôtô ngược chiều xe hai bạn.
2. Thông tin thêm nói rằng hai bạn đi với tốc độ bình thường, sát lề. Bạn xế bị văng khỏi xe 5-6m. Khi đó trời không sương mù, tầm nhìn rộng. Người đâm vào hai bạn cũng bị gãy hết tay chân và cấp cứu ở viện. Hai bạn không đi cùng nhóm. Nhóm đã đi trước từ chiều, hai người đi sau khá lâu, và chạy đuổi để hội nhóm.

Từ những thông tin hạn chế, rất khó để xác định, tuy vậy, tôi cũng rất mong muốn được hiểu rõ và trả lời với một số điều
(1) Đoạn đường xảy ra tai nạn có nằm trong khu vực giới hạn tốc độ 40km/h ở Cao Phong không (khu giới hạn này rất dài, bao toàn bộ Cao Phong)
(2) Tốc độ đi của hai bạn là bao nhiêu? Nếu nói đi tốc độ bình thường, nếu là 40km/h mà bạn ôm bị văng khỏi xe xa đến thế thì cũng khó
(3) Trường hợp chúng ta đi hoàn toàn đúng luật, nhưng bị người khác (say rượu chẳng hạn) đâm phải, thì cách nào để bảo vệ chính mình tốt nhất
(4) Bạn ôm đã mất do nguyên nhân gì chủ yếu? Va đập đầu, đa chấn thương,...? để giúp cho những người đi sau rèn được phản xạ tốt nhất khi gặp tình huống không may.

Những điều này nghe có vẻ nhẫn tâm, vô tình khi hỏi ở đây, nhưng cũng là đánh động ý thức của tất cả mọi người, cũng như để mỗi người giữ được cho chính mình và người xung quanh an toàn tối đa trên mọi cung đường.

greenline
29-11-2010, 18:10
Theo thông tin chính thức của bạn trưởng nhóm TF thì xe bị nạn đi riêng, xuất phát từ HN lúc 4h chiều và bị nạn vào lúc 6h chiều ở Cao Phong. Nguyên nhân tai nạn là xe của 2 bạn bị xe ngược chiều vượt ô tô lấn trái đâm vào giữa (ngang) xe. Bạn gái (ôm) ngồi sau được đưa vào bệnh viện nhưng không qua khỏi, bạn xế bị gãy đùi một bên, chân còn lại chỉ bị tụ máu.

Như vậy có thể thấy là các bạn đi khá gấp gáp. Chắc ai cũng biết lịch trình đi MC phải xuất phát từ 6, 7h sáng hôm trước và đi về vào trưa hôm sau. Vậy mà 2 bạn trên tận 4h chiều mới đi, vừa muộn vừa cố quá. (NO) Các bạn đi như thế thì 9h tối mới đến MC. Đi tối và gấp trong khi chẳng chơi được gì vì trưa hôm sau đã phải về. Vì thế cũng dễ hiểu là các bạn chạy từ Hà Nội lên tới Cao Phong trong vòng có 2h đồng hồ. (NO) Xe của 2 bạn bị đâm ngang thân vì không tránh kịp. Có thể phỏng đoán nguyên nhân là do tầm quan sát kém (trời tối) và tốc độ nhanh không kịp xử lý. (NO)

Bài học ở đây là đi chơi đừng tách đoàn đi sau, hạn chế đi tối và gấp gáp đuổi theo đoàn. Các bạn ôm cũng nên cẩn thận vì ngồi sau thường bị nặng hơn do bị động hoàn toàn. Nên nhớ đi chơi cũng tùy duyên, đừng cố. :)

thienson
29-11-2010, 19:52
Tôi thấy tai nạn do lý do chủ quan trên đường phần lớn là vì lý do phóng nhanh,vượt ẩu.
Và 1 lý do rất là vô lý nhưng tôi đã thấy nhiều lần là xế và ôm vừa chạy vừa mải mê nói chuyện.Nhiều lúc xế còn quay mặt lại đùa giỡn để xe lấn trái đường đến khi nghe tiếng còi xe vội hoảng hốt phanh gấp rồi tấp vội vào.
Với vụ tai nạn vừa xảy ra như mô tả của bác Greenline tôi nghĩ do phóng nhanh và quan sát kém.
Buổi tối tuy rằng khó quan sát đường hơn ban ngày nhưng bù lại xe đối diện mình bật đèn nên mình rất dễ quan sát hành vi của xe ngược chiều để xử lý.
Còn trường hợp chạy đúng tốc độ,đúng làn đường nhưng xe ngược chiều lao vào xe mình thì với những người có kỹ năng chạy xe bình thường thật khó mà xử lý kịp.Phần lớn chỉ phó thác cho số phận thôi .

SaveLove
29-11-2010, 20:12
Chỉ mong mọi người đi chơi cẩn thận 1 chút
chứ có mấy tháng mà nghe tin dữ 2 lần rồi,sợ :(

quynho1987
04-12-2010, 17:05
Những thông tin mà mọi người post ở đây quả thật rất hữu ích . Em là em bị cái tật : vừa chạy xe vừa ngủ gật !!! Dẫu biết là cực kì nguy hiểm nhưng mà mắt nó cứ nhíu tít lại ...may mà vẫn toàn mạng về tới nhà ( em hay về quê nội - ngoại : Vĩnh Long , Bến Tre lắm ) . Mấy bác chỉ cho em cách khắc phục với ạ !

greenline
29-12-2010, 23:10
Em là em bị cái tật : vừa chạy xe vừa ngủ gật !!! Dẫu biết là cực kì nguy hiểm nhưng mà mắt nó cứ nhíu tít lại ...may mà vẫn toàn mạng về tới nhà

Khi nào buồn ngủ thì nên dừng lại nghỉ, thậm chí kiếm chỗ tranh thủ chợp mắt một lúc rồi đi tiếp. Thà chậm 15 phút, nửa tiếng còn hơn đi nguy hiểm. :)

greenline
02-03-2011, 11:36
Vừa rồi mình bị mất chìa khóa xe máy của WaveS 110, xe lại khóa cổ. :shrug: Cách thức xử lý trong trường hợp này:

1. Tháo mặt nạ và phần vỏ nhựa liên quan.

2. Luồn tô vít tháo 2 ốc gắn ổ khóa vào cổ xe máy. Chú ý là tô vít sẽ bị xiên với ốc cần tháo nên cần tô vít 4 cạnh dài để có lực tay khi tháo. Cần tháo cẩn thận nếu không toét ốc là hết cách.

3. Rút giắc cắm điện nối liền ổ khóa với hệ thống điện, bỏ ổ khóa ra ngoài. Xin một đoạn dây điện để cắm vào 2 lỗ cắm của giắc cắm (còn lại) với nhau. Chú ý là phải chèn chặt 2 đầu dây cắm vào giắc này, lỏng là xe sẽ chết máy bất thình lình khi đang chạy do bị tuột. Nếu không có dây điện thì có thể dùng tạm giấy bạc bao thuốc lá nhét vào. (Tuy nhiên cách này chỉ tạm thời và rất dễ chết máy dọc đường).

4. Lắp hết vỏ nhựa vào, chạy ra cửa hàng sửa xe gần nhất để thay ổ khóa hoặc gắn chặt lại chỗ đấu nối tạm.

Chitto
03-03-2011, 07:11
Vừa rồi mình bị mất chìa khóa xe máy của WaveS 110, xe lại khóa cổ. :shrug: Cách thức xử lý trong trường hợp này:

Hehe, tớ viết ở topic bên kia và một số nơi khác rồi, cách đơn giản nhất với những ai hay đi phượt xe máy là đánh sẵn một bộ chìa nữa, luôn để trong cái túi dành cho các chuyến đi (túi có sẵn các đồ cơ bản, khi đi chỉ cần vơ một cái là xong). Cái vụ này gặp một lần lâu rồi, bị đánh rơi chìa khóa khi chơi chợ, một chú dân tộc nhặt được đòi chuộc 15nghìn, chuộc luôn dù trong túi vẫn có một bộ nữa dự trữ.

greenline
03-03-2011, 11:12
cách đơn giản nhất với những ai hay đi phượt xe máy là đánh sẵn một bộ chìa nữa, luôn để trong cái túi dành cho các chuyến đi (túi có sẵn các đồ cơ bản, khi đi chỉ cần vơ một cái là xong). Cái vụ này gặp một lần lâu rồi, bị đánh rơi chìa khóa khi chơi chợ, một chú dân tộc nhặt được đòi chuộc 15nghìn, chuộc luôn dù trong túi vẫn có một bộ nữa dự trữ.

Nếu là xe của mình thì mang thêm chìa cũng dễ, nhưng xe đi thuê thì cũng chỉ có một cái chìa khóa thôi. Đánh thêm chìa khóa ở những nơi như thị xã miền núi thì hầu như không đánh được chìa khóa từ. Kinh nghiệm tháo khóa này cũng để tham khảo trong trường hợp bất khả kháng thôi. :)

BachYen
18-03-2011, 20:07
Mình cũng có một số kinh nghiệm nhỏ muốn đóng góp cùng mọi người.Theo mình để giữ gìn sức khỏe nên đi ngủ từ khoảng 21h hoặc 22h.Sáng ngủ dậy 4h và xuất phát lúc 4h45.Lúc đó đường vắng và tinh thần tỉnh táo hơn.Với lại trời mát sẽ ít mệt.Chạy đến 8h ăn sáng nơi mới.Nên chọn những quán ăn có nhiều người dân địa phương. Uống đủ nước và ngủ đủ giấc là điều quan trọng cho sức khỏe va cả sự an toàn.

vantruongvpc
28-03-2011, 11:28
Nếu xế và ôm mới biết nhau thì nên làm quen trước, thống nhất ôm vì an toàn chứ không có ý này khác. Vì nhiều đoạn đường xóc, đường dốc, đường cua,... mà chỉ ôm hờ hờ thì không ăn thua, còn nếu ôm nhiệt tình quá thì nhiều người lại hay có đầu óc tưởng bở. Dù có tình ý hay không thì đã là ôm và xế thì cứ phải....thoải mái :) Tất cả cũng chỉ là Safety First!

ừ.. ôm chặt vào thì thì lái nó mới chuẩn và chắc xe.. đừng có ngại

vantruongvpc
28-03-2011, 12:10
Còn trường hợp chạy đúng tốc độ,đúng làn đường nhưng xe ngược chiều lao vào xe mình thì với những người có kỹ năng chạy xe bình thường thật khó mà xử lý kịp.Phần lớn chỉ phó thác cho số phận thôi .
vậy theo các bác nếu quan sát thấy xu hướng xe ngược chiều cứ đâm thẳng vào xe mình mà mình đã sát lề phải (không còn đường tránh) thì mình phải xử lý thế nào? ko lẽ phi xuống ruộng????

cuongnm
29-03-2011, 11:57
vậy theo các bác nếu quan sát thấy xu hướng xe ngược chiều cứ đâm thẳng vào xe mình mà mình đã sát lề phải (không còn đường tránh) thì mình phải xử lý thế nào? ko lẽ phi xuống ruộng????

Nếu đang phóng chậm thì dừng xe nhảy xuống ruộng chứ lao xe xuống ruộng cũng nguy hiểm bác ạ, rồi cố nhìn nhớ cái biển xe nó gọi cho công an thôi.

trungcao
01-04-2011, 09:57
Nếu đang phóng chậm thì dừng xe nhảy xuống ruộng chứ lao xe xuống ruộng cũng nguy hiểm bác ạ, rồi cố nhìn nhớ cái biển xe nó gọi cho công an thôi.

Làm sao mà dừng xe - rồi nhảy xuống kịp hả bác???... Em thì bang luôn xuống ruộng, lộn 1 vòng (nếu chạy nhanh), còn chậm thì cứ bang xong đứng dậy thôi. Bị 2 lần rùi. Một lần đi xe đạp - xe lộn mèo, em phóng ra: thoát. Một lần xe gắn máy, chạy nhanh nên có miếng "khô bò" kỷ niệm... Ha ha... Kinh nghiệm lúc này là lo thân mình trước - "kim thiền thoát xác"...bùng...!!!

Huong-Trang
09-04-2011, 21:50
mình thấy ko nên đi sáng sớm, tốt nhất là sau 6g khi tinh thần đủ tỉnh táo. Ông ngoại mình mất vì đi sớm quá, để cháu trai cầm lái, trong khi cháu mới hai mấy tuổi đầu còn trẻ, còn ham ăn ham ngủ ham chơi nên ko tỉnh táo dễ gây ra tai nạn thương tiếc lắm :(

metal
05-05-2011, 11:05
thường thì mình dậy lúc năm giờ rưỡi và xuất phát lúc 6h. Ngủ phải tròn giấc thì mới đủ tỉnh táo để đi tiếp, cả ôm và xế.
Không nên xuất phát trễ quá, trời nắng nóng, đường đông (nếu nghỉ lại ở thành phố) gây nên cảm giác bức rứt rất khó chịu khi mới bắt đầu hành trình

ColorsOfTheWind
10-06-2011, 08:24
Tình cờ em ghé qua topic: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy (https://www.phuot.vn/threads/10990-Tham-kh%E1%BA%A3o-Quy-%C4%90%E1%BB%8Bnh-cho-c%C3%A1c-chuy%E1%BA%BFn-%C4%91i-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BA%B1ng-xe-m%C3%A1y) thấy mọi người chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm hay, em cũng muốn góp ý cùng nhưng ở khía cạnh khác, đó là update 1 chút theo ngu ý và kinh nghiệm của bản thân em để cho mọi người an toàn hơn trong các chuyến đi...

Trong topic này em xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm của em khi đi trên những cung đường Tây Bắc qua 4 loại đường:
1. Quốc lộ ... ^^!
2. Tỉnh lộ... ^^!
3. Huyện lộ ... ^^!
4. Xã lộ, bản lộ, làng lộ ... ^^!


Hồi nhỏ ông cụ nhà em dạy em đi xe máy bằng cách thế này, đầu tiên cho đi ở sân vận động => Vòng số 8 => đường quốc lộ => đường tỉnh lộ => Đường cấp phối ( đường trải bằng sỏi và đá) => Đường rừng (đường đất rộng khoảng 30-40cm)

Đến thời điểm hiện tại em đã chinh chiến cùng em Jupiter V của em tầm chục vạn km và vẫn chưa ngửi mùi nhựa đường lần nào. Được như vậy nhờ, em có một số kinh nghiệm từ ông già và đại ca em truyền lại như thế này, hi vọng có thể chia sẻ cùng các bác.


Trước tiên kinh nghiệm này của em là do bản thân đúc kết được sau nhiều chuyến "độc hành" và các tiền bối trong gia đình truyền lại, và nó được áp dụng chủ yếu ở các cung đường miền núi.

Đường này em chia làm 4 loại theo ngu ý của em:

Loại 1: "Đường đẹp"

http://www.youtube.com/watch?v=8eDbdfiVZA8
(Video minh họa ạ)

Đặc điểm: Rộng rãi, đoạn đường mới thì phóng rất êm, đường cũ thì xóc, hơi khó tránh ổ gà vì đi tốc độ cao, góc nhìn rộng, ít cua tay áo. Tuy nhiên em cảm giác đi trời mưa đường trơn hơn nhiều so với loại đường thứ 2 bên dưới.

Lưu ý: Với đoạn đường như thế này còn tùy vào mặt đường, thời tiết để đi. Bài viết trên của bác chủ thớt nói về cách đi như thế nào rồi tuy nhiên em bổ sung thêm 1 chút từ ngu ý của bản thân:

Cấm vượt phải vì trong 1 số trường hợp 2 xe tải đi ngược chiều gặp nhau, đúng lúc mình đang vượt phải thì lái xe thà chấp nhận cho anh chàng vượt trái bên hông xuống vực chứ ko thể hôn xe chiều ngược lại được... ^^!

Khi vượt, nếu các bác chú ý thì bên dưới vạch kẻ đường ở Tây Bắc đa số chỉ có 2 loại là " Vạch liền" và " vạch nét đứt" ( mặc dù có rất nhiều loại nhưng em thống kê 2 loại này là chính". Và nếu các bác hay để ý thì vạch nét đứt thường ở đoạn tầm nhìn rộng, vạch liền ở những đoạn cua tầm nhìn ngắn. Vì vậy khi vượt, ngoài việc để ý đằng trước có xe ngược chiều hay ko thì các bác nên để ý cái vạch này 1 chút. Sẽ rất yên tâm đấy ạ...

Khi đi đường vào khu làng bản, xã, hay khu đông dân cư, thấy trẻ con đứng cạnh đường, hoặc chơi ở lề đường, các bác nên giảm tốc và bấm còi, vì em gặp khá nhiều trường hợp các bé mải chơi, nhảy vèo một cái vào đầu xe rồi..

Khi đi đường gặp đoàn trâu, bò, gia súc đang đi ngang đường ( trong trường hợp hi hữu là đoàn súc vật đã tách rộng làm 2 để có lối cho xe đi ) các các chớ nên phóng nhanh. qua đó, giảm tốc tầm 30km/h là đc vì đôi khi bọn nó giật mình nhảy xổ ra là ... bla bla bla... đó..

Đường này rộng nhưng cấm cắt cua, ( cái này chắc các bác cũng hiểu cả: tức là đi vào phần đường của xe đi ngược chiều trong lúc đang vào cua). Nhanh thì nhanh thật nhưng giả sử có xe ô tô đi ngược chiều lại thì...

....


Loại 2: "Đường hơi đẹp" loại này đa số là tỉnh lộ, huyện lộ,

https://cC5.upanh.com/23.470.30526234.FFE0/19082009.jpghttps://cC6.upanh.com/23.470.30526235.yOd0/21112008004.jpg


Đặc điểm: hẹp hơn, ko có vạch kẻ đường, xấu hơn, cua gấp và tầm nhìn thấp hơn, thường xe to sẽ đi vào giữa đường, chỉ khi nào gặp xe đi ngược chiều thì cả 2 cùng lấn ra mép đường để tránh nhau...

Lưu ý: Tất cả các lưu ý của loại 1 kèm thêm 1 số lưu ý khác như

Đường này khá hẹp nên khi gặp xe to đi ngược chiều, em thường giảm tốc gần hết cỡ, tấp vào sát lề đường, đôi khi lên bờ cỏ.. (tránh xe to chẳng xấu mặt nào ^^!)

Đường này, khi vào cua tay áo gấp thường có gương cầu, tuy nhiên do người dân bản địa ko có ý thức nên các loại gương cầu này đa số là cục thủy tin tròn và lổm nhổm những vết đá ném. Kinh nghiệm của em cho thấy là 1 số ít gương nhìn được, nên khi đi đường loại này thì cứ nhìn thấy gương cầu là giảm tốc đã... vì chắc chắn thể nào cua gấp mới lắp gương chứ :D...

Đặc điểm nữa là đường này rất nhiều cát và sỏi nhỏ (do trời mưa cát sỏi trôi theo nước và đọng lại trên mặt đương) ... Các bác đi ô tô thì đỡ lo chứ dân xe máy mà đang vào cua, gặp sỏi và cát nhỏ kiểu này thì khả năng xòe là rất cao... Để tránh trường hợp này thì em chỉ biết là giảm tốc và đi chậm,
Tuy nhiên trong trường hợp các bác đang chuẩn bị vào cua mà thấy cát sỏi & ko kịp phản ứng thì gợi ý ở đây là: " cấm bóp phanh trước, cố gắng ít nghiêng xe càng tốt, và mở rộng cua kèm giảm ga ấn từ từ phanh sau" ( nếu dấn phanh sau thì có trường hợp như kiểu ô tô drift, tuy nhiên sẽ ko drift vòng tròn mà sẽ drift ra taluy)


Đường kiểu này hay có "cống ngầm" ( loại cống mà mua khô nước chảy dưới, mùa lũ nước to nó tràn qua bên trên). Trong trường hợp đi gặp lũ mặt cống sẽ có nhiều đá sỏi, khi dắt xe nếu gặp đá sỏi mà ngiêng xe sẽ bị lũ cuốn đi... và hậu quả thì... ... khủng khiếp lắm ạ... Ở quê em mà có lũ kiểu này thì thường sẽ có người dân bản địa căng dây thừng và có dịch vụ thuê bê xe qua... còn ở nơi khác nếu ko có dịch vụ mà các bác cảm thấy an toàn thì... mong các bác đừng liều... nên đợi 1-2 ngày lũ rút rồi hãy đi tiếp ạ...


Loại 3: Đường đất, cấp phối ( đường bản)

https://img175.imageshack.us/img175/9141/0725141757ma6.jpg
https://img149.imageshack.us/img149/3161/0725142609js6.jpg

Đặc điểm: Thường là đường ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ( các bác tổng hay nói thế...^^!) ... Đường làm bằng cách bạt núi và trải cấp phối... ( em cũng ko rõ lắm nhưng cái cấp phối này đa số là sỏi, đá múc từ suối đổ vào ạ ^^!)

Lưu ý: 2 loại trên trừ 1 số thứ vd như đường này ko có gương cầu, ko có biển báo, cũng chẳng có vạch kẻ đường..

Đi loại đường này thường phải cứng tay, gặp đá, sỏi hay sát mép vực thì cũng phải "có chỗ đứng và cứng chỗ đó ^^!". Nên đi theo những vệt đường sẵn có, đó là những vệt đường đất có nhiều xe qua lại nhưng là trong trường hợp trời nắng đường khô. Trời mưa thì tránh đi vào chỗ có đất, nên đi vào chỗ đá sỏi vì như vậy bám đường hơn, ít bị trơn trượt...( tất nhiên cục nào to quá thì phải tránh ạ^^!)

Nên để số thấp, tà tà mà tiến, trong trường hợp đốc cao vực sâu bác nào yếu tim thì... nên xuống dắt bộ ạ ^^!.


Loại 4: Đường mòn

Đặc điểm: loại này đại loại là đường mà do có xe đi lại nên cỏ chết hết, chỉ để lại 1 khoảng đất = cái rãnh... các bác nào hay đi qua vùng Yên Thế bắc giang thì sẽ rõ nhất loại đường này.

Về lưu ý thì em cũng ko có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên đi trên loại đường này thì phải đặc biệt lưu ý vào mùa mưa, Nhất là xuống dốc, lốp xe ko bám , sơ sểnh 1 cái dễ tèo lắm ^^.

Ở quê em trong trường hợp mà đi vào đoạn đường thế này ông già em hay dùng 1 mẹo, (nhưng em nghĩ nó ko khả thi với dân phượt lắm) đấy là chuẩn bị 1 đoạn xích cỡ vừa để quấn vào lốp xe rồi cứ tằng tằng mà xuống...



Cuối cùng thì em có 1 ngu ý là các bác xài hàng yamaha mà hay đi phượt thì thử nghía qua quả lốp này của em xem có hợp ko?.. Giá em mua ở quê nhà là 150k năm 2007, cái gai ở lốp sâu đến gần 1cm, đi cực bám đường... bây h em nó mòn, xuống thủ đô ăn học mà em ko thể tìm được 1 đôi lốp như thế nữa...nhớ cảnh ngày đầu lắp vào vừa bám đường vừa kêu vuvu đã cả cái tai nữa... bác nào biết ở đâu giới thiệu em với nhá...
https://img362.imageshack.us/img362/6117/0725142633ip7.jpg

" Đừng nhanh vì nhanh một phút mà để đi chậm cả đời" ông già em dạy em như thế từ ngày em bắt đầu biết đi xe máy và em vẫn nhắc nó trong đầu mỗi khi "độc hành" ạ ^^!... .

Cuối cùng, sau topic này em rất mong được các bác chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình để em update thêm các loại đường mới và kinh nghiệm giúp các xế an toàn hơn trong mỗi chuyến đi...



Chúc các bác luôn bình an trên những cung đường ^^!

wiki0209
07-11-2011, 16:47
Là dân phượt chắc chắn k thể thiếu chạy đêm, Có bác nào nhiều kinh nghiệm leo dốc và đổ đèo đêm chỉ giáo giúp em với!!

Lữ khách
30-01-2012, 16:00
vậy theo các bác nếu quan sát thấy xu hướng xe ngược chiều cứ đâm thẳng vào xe mình mà mình đã sát lề phải (không còn đường tránh) thì mình phải xử lý thế nào? ko lẽ phi xuống ruộng????

Bình tĩnh, đạp thắng chân và bóp thắng tay từ từ và khi xe đã chậm đến mức đã kiểm soát được thì thắng cho dừng hẳn xe lại, tuyệt đối không đạp chết thắng vì như thế xe sẽ lật ngay trước khi người ta đụng phải mình. Đồng thời lúc đó, co chân bên trái lên và đặt lên gác-ba-ga phía trước (để phòng trường hợp nó tông bên trái mình thì ít nhất là không bị gãy xương chân trái lúc đó). Giữ chặt tay lái và sẵn sàng cho va chạm. Tính đến khả năng trong đầu là phải bung xe để nhảy xuống ruộng phía bên phải cho an toàn.


Thà chậm một giây trong cuộc sống còn hơn mất cuộc sống trong một giây !!!

Chuẩn. Mình vẫn luôn tâm niệm như thế khi lái xe.

Chia sẻ với cả nhà bài viết "Kinh nghiệm đi xe máy an toàn (http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?31529-Kinh-nghiem-Lam-the-nao-de-di-xe-may-an-toan-trong-noi-thanh)" trên Bkav Forum, có thể có ích cho nhiều bạn chưa có kinh nghiệm đi xe máy.

Lữ khách
30-01-2012, 16:03
Đây là một bài viết rất hữu ích đối với các bạn hay di chuyển bằng xe máy. Mình xin chia sẻ với mọi người, hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ là những "bác tài" tuyệt vời và luôn giữ được an toàn trên đường phố cho mình và mọi người xung quanh.
[/I]

Nguồn: Bkav Forum (http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?31529-Kinh-nghiem-Lam-the-nao-de-di-xe-may-an-toan-trong-noi-thanh)

Đi làm về, đọc báo hôm 12/8/2011 thấy có tin một thanh niên còn rất trẻ chết thảm dưới gầm xe khách ở đường Phạm Hùng, Hà Nội. Thương tâm, đáng thương quá.

Lại va vào xe máy khác, ngã vào ôtô to cán... Những vụ như thế này quá nhiều và tần xuất không giảm, cứ thỉnh thoảng lại cán người và chết, hết Hà Nội lại Đà Nẵng, rồi TP HCM. Đó là những TP lớn họ đưa tin, còn ở tỉnh, ở quốc lộ, không kể hết. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm khi đi xe máy trong thành phố và hy vọng có thể giúp ích cho mọi người.

Có một điểm những người đi xe máy gần như ai cũng biết: Xe máy không vững bằng ôtô và có nguy cơ ngã xe rất cao. Chỉ một va chạm, đặc biệt là vào tay lái bạn đã dễ dàng mất lái và ngã ra đường!

Đúng lúc ôtô từ đằng sau lao đến... Bị cán vào đầu vào người thì mất mạng, vào chân vào tay thì tàn tật suốt đời... Kịch bản đáng sợ này lặp đi lặp lại và nhiều người vẫn thiệt mạng rất thảm thương.

Tuy nhiên ít người nghĩ về vấn đề này một cách đầy đủ. Khi đã đo đường thì cơ hội của bạn chỉ còn là vận may (?)

Vẫn có những người đi xe máy cả đời ít khi gặp tai nạn. Họ quá may mắn? Tôi không tin họ được như vậy hoàn toàn chỉ là may mắn.

Tôi nhớ có lần VnExpress đăng một bài viết nói về nghiên cứu cho thấy những người hay gặp may đều có chung một điểm: họ rất hay quan sát và tìm ra điều gì đó có thể cải thiện tình hình. Có vẻ như họ đã tự tạo ra vận may cho mình.

Ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng bị xe điên đâm thì các trường hợp còn lại đều có thể đã không thiệt mạng nếu họ biết những quy tắc đi xe máy an toàn. Người đi xe máy phải làm mọi điều để:

I. Giảm thiểu xác suất bị xe ôtô cán
II. Giảm thiểu tối đa nguy cơ bị ngã ra đường

Tôi sẽ đi vào từng ý một.
I. Giảm thiểu nguy cơ bị ôtô cán

Ôtô và xe máy ở VN cùng tham gia giao thông trên cùng một đường, đi trên các làn đường dành riêng nếu là đường rộng có phân làn rõ ràng, nếu là đường hẹp thì mặc định xe máy đi phía trong, ôtô đi bên ngoài.

Do đó, sẽ có lúc xe máy của bạn phải đi song song với sườn ôtô. Hoặc sẽ có lúc bạn phải vượt phải ôtô. Các vụ tai nạn bị xe cán phần lớn rơi vào 2 tình huống này.

1. Hạn chế đi song song với sườn ôtô ở khoảng cách gần hơn 3 m

Cần hạn chế tối đa thời gian phải đi song song với sườn ôtô. Đặc biệt là khi đường hẹp, đi song song với sườn ôtô với khoảng cách nhỏ hơn 3m sẽ có nhiều rủi ro. Cách xa sườn ôtô 3 m là quá nhiều? Không xa lắm đâu.

Nếu bạn chứng kiến ai đó bị ngã xe, sẽ thấy thường tư thế nằm sấp, toàn thân nằm dài ra đường tay lao về phía trước, toàn bộ thân người từ mũi tay tới chân dài khoảng 2m, chưa kể do quán tính, khi ngã còn bị trượt đi một đoạn ra giữa đường, nguy cơ bị cán phải rất cao và đặc biệt là đầu và ngực lại ở gần tim đường dễ bị cán nhất .

Có nhiều người "hồn nhiên" đi song song cùng ôtô tải hoặc xe buýt ở khoảng cách chỉ 1 m. Điều này rất mạo hiểm. Chỉ một va chạm với bất cứ thứ gì (bộ hành, xe rác, xe đạp hay chính xe máy đi cùng chiều), va tay lái phía phải dẫn tới tay lái bị quặt đột ngột sang phải, quán tính làm người ngã ra hướng ngược lại bên trái, trượt ra giữa đường, và chắc chắn vừa đẹp vào bánh sau xe ôtô. Không có tài xế nào xử lý kịp tình huống này vì nạn nhân ngã vào bánh xe của họ.

Nếu thấy xe ôtô đang vượt mình, đi chậm hơn để nó vượt qua mình thật nhanh, hạn chế phải đi song song với ôtô. Nếu vì một lý do gì đó, ôtô đi cùng vận tốc với mình thì cần chủ động tăng hoặc giảm tốc độ để vượt qua nó hoặc đi hẳn phía sau nó, không đi song song. Nếu vượt qua nó rồi cũng không nên đi ngay trước mũi xe, nên cách xa mũi xe đó.

2. Hạn chế vượt ôtô hoặc bị ôtô vượt

Đi chậm quá làm cho bạn bị nhiều xe khác (trong đó có ôtô) vượt qua, đi nhanh quá sẽ phải vượt nhiều xe khác. Tốt hơn nên đi với vận tốc chung của dòng người.

Nếu thấy ôtô đằng sau (nhìn gương chiếu hậu), đi sát vào lề phải chủ động đi chậm lại cho nó vượt qua, nó vượt qua rồi bám đuôi kiên nhẫn. Tóm lại giảm thiểu thời gian phải đi song song với thân xe tải hoặc xe buýt.

3. Chỉ vượt khi chắc chắn

Phần lớn các vụ tai nạn khi vượt xe ôtô trong nội thành là các trường hợp đang vượt sườn phải thì va chạm với các phương tiện khác cùng chiều và ngã vào bánh ôtô. Vậy nếu đường quá hẹp và không đảm bảo, hãy kiên nhẫn bám đuôi và chờ đợi chứ đừng vượt.

Tuy nhiên, có lúc xe ôtô tải hoặc xe buýt đi quá chậm, bạn không thể kiên nhẫn hít khói xe, thì trước khi vượt phải chắc chắn không có xe máy nào đang chạy cùng chiều bên phải để tránh trường hợp đang vượt thì va chạm với các đối tượng này.

Đừng vượt phải ôtô cùng lúc với vượt cả xe máy xe đạp bên trong để rơi vào tình trạng kẹp giữa, chỉ một va chạm sẽ không có cơ hội nào cho bạn nữa. Ngoài ra, khi vượt phải phải chắc chắn không có nguy cơ va chạm với các xe từ trong các ngõ lao ra. Các đối tượng bộ hành đi dưới lòng đường cũng phải cẩn thận, va chạm với họ cũng làm bạn ngã xe.

Đã có rất nhiều bài học "chết người" vì vượt không an toàn. Ví dụ đường Lương Thế Vinh (Thanh Xuân), một con đường hẹp chỉ 1 chiều ôtô, nhưng lại là đường toàn xe siêu trường siêu trọng chạy rầm rập suốt ngày. Có thanh niên vì không thể chờ đợi bám đuôi xe container nên đã cố vượt va vào viên gạch ngã vào bánh xe.

Một con đường "tử thần" khác như Kha Vạn Cân ở TP HCM, toàn xe hàng chục tấn chạy cùng xe máy, cũng nho nhỏ kiểu như vậy. Ở những con đường đó lại có rất nhiều ngõ dân sinh và rủi ro xe từ ngõ lao ra rất cao.

Khi bạn vượt xe tải xe buýt ở những con đường hẹp như vậy là quá mạo hiểm. Tất cả chỉ phụ thuộc vào chữ "Nếu": nếu không có xe nào trong ngõ lao ra, nếu không có viên gạch nào giữa đường, nếu không có nắp hố ga nhô cao chìa ra đường, nếu xe tải không lán sang phải, nếu thằng xe máy không chuyển hướng đột ngột...

Đừng đặt tính mạng của mình và người ngồi sau xe mình vào tay người khác! Đừng vượt khi vẫn có chữ "Nếu".

4. Chọn lộ trình an toàn

Đường "an toàn" là những đường không thuộc nhóm đường vành đai, hoặc đường cấm xe tải xe buýt liên tỉnh hoạt động, hoặc đường có mật độ xe buýt nội đô thấp.

Ở HN hoặc tpHCM, để đi từ điểm này đến điểm khác thường có nhiều con đường khác nhau. Khi thời gian dư giả không quá gấp gáp, hãy đi những đường nhỏ "chỉ xe máy với nhau". Nếu bạn có bị ngã xe ở đó, chỉ bị thương chứ không đến nỗi bị xe ôtô cán.

Ví dụ như ở HN: thay vì đi đường Láng, có thể đi đường Nguyên Hồng + Thái Thịnh, thay vì đi Kim Mã, đi Lê Hồng Phong + Đội Cấn. Thay vì đi Xuân Thủy - Cầu Giấy, đi Nguyễn Khánh Toàn + Nguyễn Phong Sắc...

5. Không đi vào sườn ôtô khi nó vào khúc cua

Ôtô dài hơn xe máy rất nhiều, nên khi vào cua, thân xe càng dài càng tạo biên độ gạt rất rộng. Bạn cứ tưởng tượng bánh sau ôtô là tâm quay, và khi ôtô quay vòng nó như cái compa đang quay vậy.

Khi tôi lái ôtô qua khúc cua, nhiều khi phải phanh đứng hẳn xe lại vì có xe máy bon chen vào sườn. Nếu không nhìn gương, xe sẽ quệt vào xe máy và họ sẽ ngã vào gầm.

Rất tiếc đã có những vụ xe máy thì "vô tư không biết", tài xế thì chủ quan khi cua không đá gương kiểm tra sườn xe, nên lại cán người như vụ Xe buýt số 32 cán chết 2 người ở trước cổng Rạp Xiếc TW khi rẽ qua khúc cua vào đường Trần Bình Trọng.

Người lái xe máy nên hiểu về đặc điểm này của ôtô khi rẽ, để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Lữ khách
30-01-2012, 16:05
]II. Giảm thiểu tối đa nguy cơ bị ngã ra đường
[/B]
1. Cầm lái chắc chắn bằng cả 2 tay

Có nhiều người đặc biệt là chị em tay yếu nhưng hay có thói quen đi xe máy 1 tay. Nhớ nắm hơi chặt một tý. Có lần chính tôi bị va quệt với một xe khác (họ va vào tôi) nhưng nhờ cầm tay lái rất chắc nên không bị mất lái và không bị ngã.

Tuyệt đối tránh vừa nghe điện thoại vừa đi xe máy! Khi có điện thoại xi nhan xin đường rồi nhìn gương phải, vào từ từ, dừng xe sát lề, nghe điện thoại đàng hoàng. Nếu đường đông quá hoặc không tiện thì mặc kệ, không nghe, khi nào có cơ hội hãy dừng xe xem ai gọi lỡ, quan trọng thì gọi lại. Không vì 1 phút mà chậm cả đời.

2. Không đi song song với xe máy khác

Đây là thói quen xấu và rất phổ biến ở VN. Nhưng mức độ nghiêm trọng của nó nhiều người không nhận ra hoặc cố tình không hiểu. Cảnh này thường xuyên diễn ra với xe máy đi nội thành và xe đạp ở quốc lộ (giờ hs tan học thậm chí đi hàng 5 hàng 6 trên quốc lộ!)

Không đi song song và nói chuyện với xe máy đi cùng. Không những mất tập trung lái, đi chậm cản trở giao thông, chính người đi hàng đôi hàng ba cũng dễ bị xe cán do đi ra gần giữa tim đường. Bạn còn làm những người khác nguy hiểm vì họ phải vượt bạn trong khi xe máy đi hàng đôi hàng 3 chiếm gần hết làn đường bên phải. Hơn nữa, bạn đang góp phần làm tắc đường.

Tôi tin rằng nếu vì bạn đi hàng đôi hàng 3 và vì va quệt với bạn mà có ai đó bị ngã ra đường xe khác cán thì bạn sẽ thấy ân hận cả đời không thanh thản.

Hãy là những người văn minh. Bạn có thể tụ tập tìm một quán cafe', buôn chuyện chán chê mê mỏi rồi lúc về thì nên bám đuôi nhau về, tập trung lái xe máy an toàn, không đi hàng đôi hàng 3. Nếu cảm thấy cần nói chuyện thì dừng xe nói chán đi rồi đi tiếp.

Thói quen xấu và nguy hiểm này rất phổ biến ở VN và khó có thể thay đổi một sớm một chiều! Người ta tặc lưỡi vì "tôi thấy ai cũng làm thế", rất thiếu ý thức.

3. Nhìn gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu cần lắp đủ cả 2 bên để sử dụng thường xuyên chứ không phải để đối phó với CSGT. Có rất nhiều chị em để gương bên trái để nhìn đường và gương phải để... soi lên mặt. Vốn là người lái ôtô nên tôi cảm thấy như mù dở nếu vớ phải cái xe máy nào không gương. Không chịu nổi cảm giác ra đường và không biết chuyện gì đang diễn ra sau lưng!

Khi đi xe máy cần phải có thói quen nhìn gương chiếu hậu thường xuyên, cứ vài giây lại phải liếc qua một lần. Phải nhìn cả gương trái hoặc gương phải. Cố gắng nhớ thông tin về các xe ở đằng sau: có ôtô không, nếu có xe ôtô thì nó có đi nhanh không, sắp tới gần mình chưa, có xe máy đang vượt bên trái, đang vượt bên phải mình không...

Từ những thông tin qua gương chiếu hậu, bạn sẽ có những phản ứng phù hợp. Nếu bạn nhìn thấy một xe ôtô lớn đang ở đằng sau di chuyển với tốc độ khá cao cần chủ động dẹp vào lề và cho xe đó vượt qua.

Khi bạn định vượt xe khác thì phải nhìn gương chiếu hậu xem có xe khác cũng đang nhăm nhe vượt bạn không để tránh va chạm.

Đang đi gặp chướng ngại vật thì không được đánh lái ra ngoài để tránh, việc đầu tiên phải phanh, cùng lúc nhìn gương chiếu hậu và ngoái đầu (gương chiếu hậu có điểm mù không hoàn toàn bao quát được hết) xem có xe đằng sau đang vượt mình không. Nếu cứ thế đánh lái ra ngoài mà tránh, gặp ôtô thì bạn bị cán chết, gặp xe máy thì cả hai ngã ra đường, sau đó xe khác cán cả 2 bạn.

4. Phanh đúng cách

Có trường hợp không va chạm với ai tự ngã ra đường, đặc biệt là với xe máy có phanh đĩa ở bánh trước. Nguyên nhân thường do phanh chưa đúng kỹ thuật hoặc đĩa hoặc má phanh không tốt dẫn tới bó bánh và trượt ngã.

a. Bảo dưỡng, điều chỉnh má phanh (trước và sau)

Thường xuyên đảm bảo phanh được chỉnh đúng để không bị bó cứng bánh. Cảm nhận khi phanh khoảng 30% biên độ thì má phanh bắt đầu bám và không bị khóa cứng bánh là ổn. Đừng để hơi mớm đã ăn là không tốt, dễ giật mình và bóp quá lực. Nên chọn má phanh chính hãng sẽ giúp phanh trượt đều trên bề mặt đĩa không bị bó khóa cứng bánh (mút phanh)

b. Động tác phanh tay:

Khi đang cầm lái thì nắm bằng cả bàn tay vào tay lái, không xòe 2 hoặc 3 ngón đặt hờ lên tay phanh như nhiều người thường làm. Cầm lái như thế không chắc tay lái.

Khi nào cần phanh, đưa cả bàn tay xòe ra bóp phanh với lực vừa phải. Lực phân bố rất đều và rất có cảm giác tay nhờ bóp phanh bằng cả bàn tay. Những ai đặt hờ 2 ngón khi phanh thường bị thiếu lực nên phanh không hiệu quả và không có nhiều cảm giác tay.

Ai đó sẽ thắc mắc, sao không đặt hờ sẵn 2 hoặc 3 ngón hoặc cả bàn tay lên tay phanh, khi cần phanh gấp phanh cho nhanh? Thời gian đưa bàn tay lên tay phanh chỉ một phần tích tắc, cũng giống như phanh ôtô. Lúc phanh gấp lái xe thả chân ga và đưa sang chân phanh, duy nhất một chân phải nhưng quản lý cả 2 pedals, hoặc ga hoặc phanh tại một thời điểm.

Xe máy cũng vậy, bạn không cần phải để hờ bất cứ ngón tay nào lên tay phanh, cứ nắm cả bàn vào tay lái thật chắc chắn. Phản xạ con người rất nhanh nên thời gian trễ là rất nhỏ, không đáng kể. Vấn đề chỉ là làm sao phanh có cảm giác tay và đừng để bị bó cứng bánh. Nếu bó cứng bánh phải nhả phanh ra rồi lại phanh tiếp đừng giữ chặt liên tục.

c. Phối hợp phanh chân và phanh tay:

Phối hợp phanh chân và phanh tay rất quan trọng. Nó giúp giảm thiểu quãng đường phải phanh rất đáng kể so với việc chỉ phanh 1 bánh trước hoặc sau. Ngoài ra, nguy cơ bị trượt ngã cũng giảm rất rất nhiều.

Khi cần phanh bạn phối hợp cả tay và chân cùng lúc, nhưng lực phanh trước chiếm khoảng 70%, bánh sau chỉ 30%. Khi phanh trọng tâm bị dồn về bánh trước rất nhiều, nên bánh sau giảm độ bám đường và dễ bị trượt quay ngang xe. Do đó, khi phanh phải giữ thân xe và tay lái thẳng tuyệt đối.

Cái này phải luyện nhiều, lúc đầu luôn tự nhắc mình khi phanh phải dùng cả chân và tay cùng lúc, sau một thời gian tự nhiên thành phản xạ, cứ phanh là tay và chân động đậy, tự chúng phối hợp nhịp nhàng cùng lúc mà không phải nghĩ nữa.

Với những xe tay ga hiện đại thường có phanh phức hợp (Combo-Brake), chỉ cần bóp một tay phanh đã có lực phanh phân bổ tự động lên cả 2 bánh trước sau. Tuy nhiên, số lượng xe không có Combo-Brake vẫn chiếm đa số.

d. Tuyệt đối không được phanh và đánh lái cùng một lúc

Khi bất ngờ gặp chướng ngại vật, không được đánh lái và phanh cùng lúc. Trước hết cần bình tĩnh phối hợp phanh chân tay để giảm tốc độ, nếu cần đánh lái để tránh thì phải nhả hoàn toàn phanh rồi tránh. Các quái xế hay đua xe biết rõ nguyên tắc này lắm!

Đang cua mà bạn phanh gấp thì 99% bạn đo đường. Khi đang cua bánh xe rất dễ bị trượt, do đó, nếu cua tránh được thì cố gắng cua và không phanh, nếu xác định không thể cua tránh được chướng ngại vật thì việc đầu tiên phải giữ thẳng lái, giữ thẳng xe (khi cua chúng ta thường hay nghiêng xe để tăng độ bám đường nhưng lúc này cần dựng thẳng xe lên) rồi phanh bằng cả bánh trước và sau.

Chính tôi cách đây khá lâu rồi đi xe máy trời mùa đông mưa phùn đường nhão nhoét như trải mỡ. Đang đi 45km/h (đường qua Hà Đông lên Hòa Bình) mặt đường khá rộng. Đột nhiên có một xe máy khác cùng chiều phía bên trái tôi vượt lên tạt qua cắt mặt rẽ phải vào đường nhánh.

Theo phản xạ tôi ngả xe ôm cua rẽ theo họ để tránh va chạm, khoảng cách ngày càng gần, tôi biết không thể cua theo nổi, lập tức chuyển lại tư thế, giữ thẳng xe, thẳng lái, hướng thẳng vào xe họ, phanh phối hợp cả phanh tay và chân, phanh đĩa ướt trượt nên tôi vẫn va chạm vào xe của gã thanh niên kia. Tuy nhiên nhờ giữ thẳng lái và phối hợp phanh tốt nên may mắn lúc va chạm tốc độ chỉ còn 5km/h nên cuối cùng không ai ngã cả. Cả 4 người đều bình an (xe tôi 2 người, xe gã kia cũng 2 người). Tôi đã rất sợ, nếu xử lý không tốt để ngã xe thì sẽ rất nặng nề với vận tốc 45km/h...

5. Lái xe máy như lái ôtô

- Cố gắng không chuyển làn đột ngột, phải có xi nhan khi muốn chuyển làn, nhìn gương và ngoái đầu (gương có điểm mù không nhìn hết phía sau được) rồi từ từ chuyển làn.

- Đi đúng làn đường, không bon chen vào làn ôtô.

- Có rất nhiều người đi xe máy cứ đèn là... pha. Họ không quan tâm khi nào thì dùng cos khi nào dùng pha (chiếu xa chiếu gần). Mấy ông xe máy tay ga toàn đèn siêu sáng, bật pha xa chiếu thẳng vào mắt nhau. Đi trong nội thành thì phải cụp cái pha xuống, hãy lái xe một cách văn minh.

- Đi đêm gặp xe ôtô để pha xa chói không nhìn thấy gì bạn cần chuyển chế độ pha và cos liên tục (chuyển đèn chiếu xa gần) để nháy đèn vào mắt gã lái xe "láo và vô ý thức". Có thể họ sẽ cụp pha xuống và hắn nghĩ "chắc thằng xe máy là tài xế nên mới ra hiệu kiểu như vậy"

Đó chính là cách lái xe chúng tôi ra hiệu nhắc nhở xe ôtô ngược chiều không chịu cụp pha xuống. Xe máy cũng có thể làm vậy nếu ôtô ngược chiều quên hoặc cố tình quên! Bản thân tôi khi lái ôtô gặp xe máy tôi cũng cụp pha xuống, vì tôi biết cái cảm giác bị pha ôtô chói nó kinh hãi như thế nào, hoàn toàn mù đặc và mất phương hướng.

Tuy nhiên, vẫn không ít người lái xe thiếu ý thức, họ chỉ cụp pha khi gặp ôtô chứ xe máy họ lờ lơ lơ. Gặp trường hợp này thì chịu.

Quá dài rồi, tôi xin dừng bút ở đây.

-----------

Bạn vừa được sếp tăng lương, bạn vừa lấy vợ, bạn vừa mua nhà, bạn vừa đỗ ĐH hay bạn chuẩn bị du lịch châu Âu... cuộc sống còn quá nhiều điều tươi đẹp, vậy mà tất cả có thể chấm hết khi bạn hoặc người thân bị tai nạn.

Bản thân tôi đã được trải nghiệm cuộc sống ở châu Âu, ở đó từ trẻ tới già đều rất có ý thức tự bảo vệ bản thân. Họ không có những hành vi giao thông mạo hiểm như ở VN, do đó số vụ và thiệt hại từ TNGT của họ rất nhỏ so với VN chúng ta.

Hãy cùng nhau hành động để thay đổi, đừng ra đường và cầu mong mình không gặp nạn. Những người lái xe máy: Hãy ra đường với một tầm nhìn mới! Luôn đội mũ bảo hiểm!

Chúc mọi người thượng lộ bình an.

Hoàng Đức

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/t...ong-noi-thanh/

WHITE TIGER
05-03-2012, 09:29
Dạ em là người miền Nam chính gốc chưa 1 lần ra Bắc ah:D. Thế nên lịch trình chỉ làm dựa trên tham khảo là chính ah. Em xin ghi nhận lời khuyên của bác :-).
!!!

Bác định đi bao nhiêu người? Với tốc độ tối đa bạn chỉ nên đi là 60km/h ngoài khu đông dân cư và 40km/h trong khu đông dân cư. Nên trung bình 1h bạn chỉ có thể đi khoảng 40 đến 50km mà thôi,đường đèo thì chỉ khoảng 30km.

Xe chạy đường trường thì xe sau cách xe trước ít nhất 50m cho dù là ô tô hay xe máy đi chăng nữa.Không nên đi so le mà nên đi hàng 1 và đi sát về bên phải phần đường bên phải phần đường cho xe chạy. Cái chạy hàng 1 này có rất nhiều bạn phản đối nhưng với tôi thì tôi khẳng định mình không sai khi khuyên bạn như vậy bởi tôi lái xe khách 16 chỗ. Bởi đa phần nhiều người chạy xe chạy sát nhau quá,chạy quá tốc độ v.v... thế nên các bạn đó ý kiến rất nhiều là nên thế này không nên thế kia khi tham gia giao thông ở nước ta mà chỉ đem các quy tắc ở nước ngoài ra áp đặt triệt để với giao thông tại VN là không thể dùng được.

Tại sao tớ nói đi so le 2 hàng rất nguy hiểm là vì nếu như có xe như xe 16 chỗ như tớ đi chẳng hạn mà trên đường toàn vạch liền thì tớ sẽ bóp còi để cái người chạy bên ngoài dẹp vào trong chứ quyết không chèn vạch liền vì CSGT bắt rất ác các lỗi đè vạch nếu ô tô vi phạm thế nên bạn bên ngoài sẽ bị ép vào trong,khi đó khoảng cách xe trên và xe dưới chỉ còn khoảng cách rất ngắn và rất dễ xảy ra tai nạn.

Ngoài ra không vượt xe ô tô ở trên đèo khi xe đang vào cua, xe tải hạng nặng bới nhất khi xe tải to và nặng đang lên dốc thì chả xe nào dám dừng lại để cho các bạn vượt đâu vì chỉ cần dừng không đúng nơi đúng lúc là xe trôi ngay xuống vực. Nên nếu muốn vượt xe bạn chỉ có thể vượt tại những nơi đường thẳng hoặc đường bằng. Nhiều bạn đi đường chả thèm quan tâm đến những nguy hiểm của người khác mà cứ cố vượt cho nhanh cho sướng thì không nên. Bởi khi bạn vượt mà không chú ý thì những người lái xe khách,xe tải rất khó chịu bởi ví như tớ thì tớ có trọng trách đi an toàn cho mọi người trong xe,xe tải thì cần hàng hóa còn nguyên vẹn nên đừng cố.

Nhanh chậm thì cũng vẫn đến nơi,nhưng đừng cố nhanh 1 giây mà chậm cả đời

buitrongdat
24-08-2013, 21:45
Tớ chạy ô tô gặp khúc sương mù thì luôn để đèn khẩn cấp (emergency lights). Ðèn này màu vàng và chớp liên tục nên nhìn rõ hơn trong sương mù và tạo chú ý nhiều hơn. Xe trước biết có mình phía sau; xe sau biết mình ở phía trước và nhìn đèn chớp chớp để theo sau cho dễ. Nếu có vạch vàng hay vạch trắng trên đường, thì ôm theo đó mà chạy.




(ảnh Internet)

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=45&pictureid=9364




Trong xe nhìn ra chỉ thấy chừng này (ảnh Internet)

https://www.phuot.vn/picture.php?albumid=45&pictureid=9363


Em thấy nhiều bác cũng khuyên bám vạch sơn giữa đường mà đi. Nhưng nếu người đi ngược chiều cũng có suy nghĩ giống mình thì sao hả bác?
Mấy em cub 81 82 cũ nhà em có cái đèn vàng khè nằm dưới đèn dây tóc. Bố em bảo để đi trong sương mù. Nhưng chạy trong HN thì chẳng có sương mù, đi phượt thì em chưa thấy bác nào đi cub. Mấy dòng xe mới thì lại không có đèn sương mù đấy.
Bác cho em hỏi là, đường sương mù vậy thì nên để Cenon hay halogen ạ? (Xe em chiếu gần là Cenon, chếu xa là Cenon ạ).

buitrongdat
24-08-2013, 22:01
Xin phép tham gia với các bác ít kinh nghiệm đi đường miền Tây Nam Bộ :



Thanks bác! Em ở miền đồng bằng nên không thành thạo lắm chuyện sông nước. Bài viết này rất bổ ích cho chuyến xuyên Việt của em thời gian tới.
Một lần nữa gửi lời cám ơn tới bác!!!

buitrongdat
24-08-2013, 22:32
Tớ cảm tưởng hình như bạn đi còn khá "lấn đường", hay đi vào giữa đường.
Theo tớ thì để đi đèo dốc uốn éo tốt, cũng phải biết "đánh võng, bó vỉa" một chút. Khi gặp cua trái thì không phải cua ngay,
mà lựa thế để nghiêng sang trái một chút, rồi sang phải, rồi sau đó mới cua trái. Như thế có thể đi rất đúng phần đường
của mình, không bao giờ bị lấn ra giữa đường, đồng thời có góc nhìn và góc tránh rất rộng.

Nguyên tắc: Không bao giờ lấn ra quá giữa đường khi đi đèo. Đi trong phạm vi 1/3 phần đường bên phải là tốt nhất.

Bác mô tả em vẫn chưa thông lắm. Bác có thể up cái hình cho anh em dễ hiểu không ạ?
Em cũng chạy đường đồi núi và đổ đèo khi đi Tuyên Quang, Yên Bái, rừng Cúc Phương, Loóng Sập - Mộc Châu... rồi. Nhưng vẫn chạy theo bản năng là chính.

buitrongdat
24-08-2013, 22:53
Một thứ rất cần mang với các xe máy, đó là mang HAI CHÌA KHOÁ XE.

(Giấy tờ xe, bằng lái xe là tất nhiên rồi).

Em cũng xin chia sẻ kinh nghiệm của em về cái khóa. Ngoài một bộ khóa (khóa điện và khóa cổ) dùng thường xuyên thì em luôn mang theo 1 bộ sơ cua để trong ví. Khóa điện có phần nhựa dầy, cộm thì các bác có thể đập vỡ phần nhựa đi, khoan 1 lỗ để luồn dây buộc cùng với khóa cổ. Dùng dây nhỏ, nhưng chắc là được. Nhét vào ví rất tiện.
Chẳng phải đi phượt đâu, em gặp rất nhiều trường hợp đi trong thành phố thôi bị mất chìa khóa hay lỡ bỏ trong cốp rồi dập yên rồi.

buitrongdat
24-08-2013, 23:04
Đấy là khi làm chủ được tốc độ.
- Chủ động giảm tốc độ, nó vẫn lao lên thì dừng lại, nó vẫn lao lên nữa thì thả xe bỏ của chạy lấy người.Vì khi đó khoảng cách theo chiều ngang giữa 2 xe rất gần, nhiều người vì sợ quá vẫn ngã vào gầm xe ở bánh sau : do lực hút nếu xe ngược chiều chạy tốc độ quá cao, và khoảng cách quá gần. Còn người xuống vệ đường rồi mà xe nó vẫn lao theo tiếp .... thì nhắm mắt mà cầu nguyện thôi ;).

- Đi đường liên huyện, xã, xin vượt ô tô mà nó không cho vượt , tự nhiên nó nhường đường, nếu không quan sát kỹ mà lao lên 99% là có chướng ngại vật hoặc xe ngược chiều.
- Đi đường quốc lộ mà tự nhiên thấy các xe nối đuôi nhau chạy như lạc đà qua sa mạc thì 99% là có bắn tốc độ
- Gặp đường đang làm, đang trải nhựa một bên hoặc một phần, khi chuyển làn không chọn chỗ theo vết bánh xe mọi người đã đi vào đó thì nguy cơ xoè cực cao
- Xe có võng thì nên để ba lô chỗ đó là cân xe nhất, cái dưới để nằm, cái trên để dọc làm chỗ dựa cho ngực, tránh mỏi khi đi đường xa, và khi phanh gấp thì người bay ra phía trước thường kéo theo cả cái balo luôn (nhớ là cái balo trên chủ yếu quần áo nhé, hoặc các thứ mềm, chứ toàn dao kéo hay gì gì trong đó ... thì :shrug: )

Cái chỗ "võng" của bạn nói mình thường để bộ đồ sửa xe. Kiếm cái hộp nhựa cứng hoặc cắt cái can nhựa 20 lít như của mình, nhét hết đồ sửa xe vào đó, rồi cho vào cái túi nilon to, buộc vào giữa. Cẩn thận thì buộc lại. Nhớ xếp cho hợp lý để đi đỡ sóc, đỡ kêu.
1 ba lô thì người sau đeo. 1 ba lô thì mình để ở trước, ngay trên hộp đồ sửa xe. Đôi khi đi trời lạnh thì mình đeo ngược, dùng balo làm lá chắn luôn.

buitrongdat
24-08-2013, 23:15
À, tớ bổ sung tý.

Theo tớ nếu đi xe máy đường dài, nên dùng bọc đầu gối.

Tớ học cái này từ hội Tây bắc và 10 năm nay lúc nào đi xa cũng có bọc đầu gối, nếu ko thì rất khó chịu vì thấy . . lạnh (chắc do ko quen thì cảm giác như vậy), nhưng bọc vào thì yên tâm hẳn.

Quần bò và quần lửng tớ hoàn toàn ko recommend. Lửng thì Chitto nói rồi, tớ chỉ muốn nói kinh nghiệm của tớ là quần bò đi xe mùa đông thực ra rất lạnh (trừ phi có bọc đầu gối ;) ;)). Hơn thế nữa, lội qua sông suối hay gặp mưa cũng lâu khô. Bạn nào vẫn thích quần lửng thì chọn loại có zipper quanh gối có thể bỏ riêng ống ra, lúc nào nghỉ ngơi tháo ống ra 1 lúc thì tha hồ thoáng.

2005 đi Apachải về, qua Mộc châu tớ tranh cầm lái hộ bạn Akolakiukiu và ở 1 chỗ quành, tớ đã đập bạn ấy và cái xe xuống đường, mạnh đến nỗi cái chắn bùn gãy tan tành tành, Akola thì rách xoạc tay áo, còn tớ thì rách quần.

May mà chỗ rách là đầu gối và bên trong đã có cái bọc đầu gối :LL

Bạn cho mình hỏi chút nhé. Mình cũng định mua bọc gối và khuỷu tay. Theo bạn nên dùng loại che cả ống đồng hay loại thường. Nên mặc trong hay ngoài quần áo. Đi mùa hè thì dễ, chứ mình thấy mùa đống quần áo mặc dầy, nhét vào trong hay ngoài đều khó. Bạn dùng có thấy cản trở động tác không? Cái dây chun cố định thít vào lâu có thấy khó chịu gì không bạn?

buitrongdat
25-08-2013, 00:27
Nguyên tắc là nguyên tắc. Chuẩn không cần chỉnh. Nếu cứ đi xe kiểu phá cách, sáng tạo, thì, vào 1 ngày đẹp trời, bạn sẽ gặp bất ngờ và nguy hiểm vì sự chủ quan.

Nói thêm 1 chút về đi ban đêm. Đi đêm lâu sẽ rất mỏi mắt, dẫn đến buồn ngủ, hại thần kinh, dẫn đến phản xạ kém hoặc nhận định tình huống sai lầm, rất có thể sẽ dẫn đến tai nạn.
Kinh nghiệm của tôi để hạn chế tác hại này là: Bám theo 1 xe và bám đuôi họ ở 1 khoảng cách vừa phải. Đèn pha của họ sẽ mở rộng tầm quan sát của mình, đường sẽ nhiều ánh sáng hơn, mắt đỡ phải căng ra trong đêm tối. Và, khi có 1 "người dẫn đường" rồi, mình cũng chỉ nên thu hẹp tầm mắt của mình lại, tức là chỉ bám theo xe trước mắt, không cần phải căng mắt nhìn phía trước làm gì, để đôi mắt mình không phải làm việc quá nhiều. Kinh nghiệm này cũng áp dụng được với đi theo đoàn: xe trước nối xe sau khoảng cách vừa phải, chạy với tốc độ vừa phải để tất cả cùng theo được.

Cũng chưa chắc đâu bạn ạ. Có lần mình chạy trời tối cũng bám theo 1 em 4 chỗ. Đúng là đi sau mấy em đường sẽ rất sáng. Và do bám đuổi sẽ làm bạn tập trung hơn. Nhưng nếu đường mô, hay ổ gà nắm giữa 2 hàng bánh xe nên không bập bềnh. Mình chạy lên thì thấy cái ổ gà to đùng giữa đường. Nên nếu có bám thì theo mình nên đi so le với nó, dùng đèn của oto để quan quan đường đi của mình. Nếu nó chạy tít quá thì đừng cố đuổi theo.
Đôi khi đi qua giao lộ hay vùng đông dân cư, oto còn là vật cản, gây hạn chế tầm nhìn của bạn.

buitrongdat
25-08-2013, 21:38
Mình cũng hay quan tâm tới vấn đề xe máy nên góp vài ý với anh chị em:
Về các loại xe đi phượt thì theo mình chung qui cũng chỉ có 4 dòng xe thông dụng là:
1.Xe cào cào
2.Xe môtô phân khối lớn mà dân như bọn mình hay gọi là xe to
3.Xe số (bao gồm cả côn tay và côn tự động)
4.Xe tay ga ̣số (tự động)
Riêng xe cào cào thì mình chưa có dịp chạy nên không rõ:),còn 3 loại xe còn lại thì mỗi loại có ưu,khuyết riêng.Nếu phượt đường lộ không phải trèo đèo lội suối hay những vùng heo hút thì xe tay ga vẫn chạy rất tốt.Còn đi đường đèo xe tay ga leo dốc rất khoẻ nhưng xuống dốc thì cực kì vất vả,nguy hiểm ,còn nếu lỡ đi vào những đoạn đường đá cấp phối đang làm hay đường sình lầy thì "thôi rồi Lượm ơi":D.Xe số dòng côn tay thì rất kén người điều khiển và phải có kỹ năng lái xe vững vàng 1 tí mới kết hợp nhuần nhuyễn côn, số được nhưng phải công nhận nó trèo đèo ,lội suối ,băng sình khoẻ phải biết :)).Còn xe số côn tự động thì gần như bất cứ ai biết đi xe máy đều đã ,đang và sẽ đi nên khỏi phải bàn:(.Dòng xe cuối cùng là xe phân khối lớn từ 175cm2 trở lên chỉ dành cho những người vận động viên môtô,những chiếc thấp bé ,nhẹ cân nhất như LA,CB,Rebel...cũng đã nặng trên dưới 200kg rồi ,mấy chiếc này chỉ phượt những cung tầm vài ba trăm km thôi chứ mình nghĩ chả mấy anh chị em trong nhà phượt mình đủ sức ôm mấy em đó mà xuyên Việt được=))nhưng phải công nhận được cưỡi những em đó đi phượt thì cảm giác hoành tráng chả em nào bằng...
Nói tới nói lui cuối cùng mình vẫn vote cho xe số thông dụng như Dream,Wave,Win....Dễ chạy,bền bỉ,nếu rủi ro có sự cố dọc đường thì cũng rất dễ sửa
Còn kĩ năng chạy xe ,những sự chuẩn bị khác ...bác Chitto và anh em nhà phượt ở trên đã góp ý
chuẩn không cần chỉnh rồi.(c)

Cái này là anh em nhà mình thôi bác ạ. :)
Có lần em ngồi nói chuyện với 1 ông người Úc tên Richard, ông này ngoài 60 rồi. Em thấy ông ý đi em Win100, lại gắn giá GPS, đồ buộc chằng chịt lung tung nên hỏi chuyện. Ông ý bảo ông ý đi suốt, tháng nào ông cũng xuyên Việt cả. Cái xe mà ông ý chạy là em Win ạ.
Ông ý kể là ông ý chạy Hà Nội - HCM hay ngược lại phải mất 5 ngày/ lượt. Trong khi bên Úc, ông ý chạy từ nhà ông ý sang nhà anh ông ý với quãng đường sấp sỉ HN - HCM ông ý chỉ mất 2 ngày thôi. Mà bên đấy ông ý chạy 1 em BMW 1000cc bác ạ. :)

ninhtiki
02-09-2013, 02:39
trước đọc trên mạng có dân chơi nào đó chạy pkl từ SG ra HN đến nơi ngất luôn, hình như chỉ trong 1 ngày, có đoạn tốc độ xe lên tới 200 km/h :-ss

Chitto
11-09-2013, 11:20
trước đọc trên mạng có dân chơi nào đó chạy pkl từ SG ra HN đến nơi ngất luôn, hình như chỉ trong 1 ngày, có đoạn tốc độ xe lên tới 200 km/h :-ss

Những trường hợp này không bao giờ được khuyến khích, vì đầu tiên là Vi phạm luật giao thông, sau nữa là trở thành cổ vũ cho kiểu đua đường trường, hoàn toàn ngược với tiêu chí của Phuot.vn.
Chính vì vậy topic liên quan đến chuyện ấy đã được xóa lâu rồi bạn ạ.

Chitto
08-12-2013, 02:13
Lại một chuyện đau lòng nữa: TẠI ĐÂY (https://www.phuot.vn/threads/129866).

Có cách nào để có thể nâng cao ý thức an toàn của các bạn trẻ được không? Chứng kiến những điều thế này không phải chỉ tôi mà chắc chắn rất nhiều người vô cùng đau đớn. Luôn đặt ra câu nói: "Giá mà", nhưng khi nói thế thì đã quá muộn.

Chúng tôi - tạm coi mình là những người đã từng đi từ thời cách đây gần 10 năm - luôn muốn truyền lại những ý thức và kinh nghiệm an toàn giao thông, nhưng các bạn trẻ có muốn tiếp nhận điều đó không. Thấy mất mát mỗi khi nghe tin buồn, và thấy như mình có một phần thiếu sót khi không còn có thể có điều kiện viết nhiều và cảnh báo nhiều hơn nữa.

NSTGioiTinh
04-01-2014, 18:54
Ồ, mình cũng hay được ngồi những xe lớn đi thử, cảm giác cũng khó tả lắm...

Đối với những xe đời mới, hiện đại, lại thiết kế cho việc đi đường trường - touring/ sport touring hay đi khám phá - enduro/ adventurer... thì các tính năng và công nghệ tích hợp trên xe hoàn hảo lắm lắm. Mình mà mặc đầy đủ thì đúng là ai cũng muốn phóng hơn 3 chữ số cả (trong điều kiện cho phép).

Còn một vài anh chị chơi "xe to" từ xưa đến nay vẫn thích "ga vút" vậy thì biết làm sao! Chỉ khổ các bác đi bộ trên đường, tự dưng thấy cứ uỳnh uỳnh sau lưng...

BlackBird
20-04-2014, 18:04
Vì còn quá yêu gia đình, yêu ba mẹ, nên mỗi lần độc hành mắt em láo liên.

Vì còn nhiều nơi chưa đến ở Việt Nam, trên Thế Giới nên sẽ chẳng bao giờ cụm từ "tai nạn giao thông" không ám ảnh tôi trên tay lái.

Vì còn quá yêu thiên nhiên đất cỏ, còn quá yêu biển trời rộng lớn nên tôi sẽ chẳng bao giơ ngừng mĩm cười và giảm tốc độ trước những nguy cơ tai nạn.

Vì ...

Vì ...

Ôm ơi! Em ở đâu :))

Chúc các bác đi đi về về an toàn! Em đã đọc cả thread này mười mấy trang. :D Cảm ơn mọi người rất nhiều. Mạng lag quá không nhấn like đc :)

coldwind1991
29-04-2014, 17:56
Đọc hết 13 trang học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các anh chị. Topic rất hay và bổ ích ạ. Cảm ơn mọi người rất nhiều

duonghai
07-05-2015, 19:54
Đi phượt xe máy gặp mưa là không may rồi, nhất là mưa trên vùng núi.

Bản thân tôi khá dễ bị nhiễm lạnh, cho nên về đồ tránh mưa thì mang đi đầy đủ. Thường là mang bộ quần áo mưa. Đi giày nylon, ống quần mưa phủ ra ngoài, mặc áo kín tận cổ, đội mũ bảo hiểm có hàm kéo kính xuống là kín mít, yên tâm không sợ ướt.

Cũng có lúc mặc quần mưa và áo mưa mảnh, thường là mùa nóng. Thoải mái hơn nhưng cũng dễ bị ướt hơn khi gió tạt ngang.

Nếu đi vùng núi, trời tối, cảm thấy hơi lạnh bất thường thì cần rất đề phòng gặp mưa. Gặp hơi lạnh bất thường có thể là khi đường vượt qua một khe núi, một đỉnh đèo, một vách đá sang khu vực khí hậu khác. Nhưng nếu không phải như thế thì khả năng gặp mưa là khá lớn. Năm ngoái tôi may mắn khi nhận biết đúng hơi lạnh của cơn mưa khi đang đi buổi tối. Trời tối nhìn lên trời thì không thấy gì, cảm thấy hơi lạnh đến, gọi các xe lại bảo sắp mưa, mọi người không tin, nhưng vừa kịp mặc áo mưa thì 4 phút sau gặp cơn mưa to kinh khủng trên núi.

Gặp mưa to ở đường núi thì nếu có ngôi nhà nào bên đường phải lập tức trú ngay, không được cố chạy. Thường người dân khi làm nhà đã lựa chọn những chỗ tương đối khuất gió, ít khả năng bị sạt lở, do đó vị trí có nhà thường là vị trí an toàn nhất.

Sau cơn mưa to khoảng 0,5 - 1 giờ thì nước suối sẽ dâng lên rất nhanh, do đó nếu gặp ngầm thì phải vô cùng cẩn thận. Cái này bản thân tôi chưa gặp nên cũng không dám nói.

Nếu đọc được sớm bài này của bạn Chitto; thì hay biết mấy. Trong năm qua, lần đầu tiên tôi biết và chạy xe gắn máy lên ĐL (lể 30/04/14). Đến Đức Trọng gặp cơn mưa quá lớn mà trời thì đã xế chiều. Nhìn cột km, thấy cũng gần đến TP.ĐL rồi nên chạy đại trong cơn mưa để lên đèo trong đêm. Thật là quá sức nguy hiểm, có lần khi xe khách chạy qua trong vũng nước., tôi đã bị lực hút của xe chút xíu là ngã ra lộ. chạy qua rồi mà vẫn còn giựt mịnh chưa tỉnh. Đến ĐL nếu không nhờ vc chủ ks tốt bụng nhường phòng, thì nội cái lạnh trong lúc dầm mưa nguyên buổi chiều cũng không biết sẽ ra sao! Thật là một bài học trong phương án di chuyển lên vùng cao.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113562&d=1399561302

hoa22065
10-04-2017, 11:51
E là lính mới nhưng cũng xin chia sẻ 1 điều nhỏ.

Đi Tây Bắc đèo dốc nhiều, lúc thả dốc là sướng lắm, em biết. Nhưng các bác xế đừng vì thế mà để cho xe bon dốc không số nhá (bóp tay côn cắt côn/đạp cần số cắt côn). Dễ chết lắm

genyhomes
25-06-2017, 10:49
đi đến đâu cứ người dân ở đó để hỏi. kinh nghiệm của người làng bản sẽ giúp ta đỡ gặp khó kăn

hoanggia19990
05-03-2018, 15:26
Những chia sẻ rất hữu ích