PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Nhật ký hành trình Nước Mỹ bằng xe gắn máy



Pages : [1] 2

HDD82
01-11-2014, 16:59
Chào các Bạn/Anh/Chị,

Ông bà ta có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đối với nhiều người thì câu nói đó đúng, riêng tôi thì mỗi một cuộc hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một sự tỉnh ngộ. Và khi vẫn chưa thấy điểm dừng của sự khám phá, để lấp đầy khoảng trống đó tôi lại lên đường.

HDD82 thấy rằng các chuyến đi đã làm thay đổi mình nhiều hơn tưởng tượng. Các cuộc hành trình không còn là những cuộc phiêu lưu “điên khùng” nhằm chứng tỏ bản thân với mọi người nữa. Hơn hết là hành trình quay về khám phá con người thật sự, khả năng và bản lĩnh thật sự của mình…

Có rất nhiều cách để đi từ điểm A đến điểm B, khoảng cách giữa hai điểm không quan trọng, đi xa hay đi nhiều không quan trọng, quan trọng là bản thân học được những gì, tiến được bao xa trên con đường Chân, Thiện, Mỹ.

Cuối cùng, HDD82 lấy lại câu kết trong bài “Nhật ký hành trình Trung Quốc - Tây Tạng bằng xe gắn máy” rằng: Có những người đi để khẳng định bản thân, có những người đi để tìm hiểu thế giới xung quanh, cũng có những người đi chỉ vì được đi. Bằng cách kể lại chi tiết chuyến đi này, tôi hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều bạn mạnh dạn lên đường khám phá thế giới xung quanh bằng xe gắn máy, một thế giới tuyệt vời ở bên ngoài đang chờ đón bạn chiêm ngưỡng, đừng ngần ngại những gì bạn chưa biết, chưa nắm rõ...

“Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi,
Trái tim không hề vương vấn
Như mây bay gió thổi
Anh bước theo số phận của mình,
Cần gì phải có một lý do
Chỉ một tiếng hô thôi “Lên Đường”!!!”

Topic “Nhật ký hành trình Nước Mỹ bằng xe gắn máy” xin được phép ra đời.

HDD82
01-11-2014, 17:01
Câu chuyện tôi đã chia sẻ trên diễn đàn suvietnam, nhưng lần này HDD82 sẽ chỉnh sửa bổ sung thêm nội dung một số chi tiết, thông tin đường đi cũng như các câu chuyện trên hành trình, mà lần trước vì lý do khách quan và chủ quan mà tôi không kịp kể hết.

Những topic đi xe máy trước, HDD82 thường bắt đầu ngay vào cuộc hành trình, chia sẻ với các bạn những hình ảnh và cảm xúc ngay trên đường đi. Lần này xin được có trường hợp ngoại lệ.

Lý do là HDD82 sẽ có thời gian dừng chân ở Nước Mỹ đủ lâu để có thể chia sẻ với các bạn một chút hiểu biết của mình về lịch sử, khí hậu, địa lý, văn hóa, các bộ lạc người da đỏ v.v... Và những chuyện lặt vặt khác. Rồi cuối cùng HDD82 mới hy vọng rằng mình đủ may mắn để có thể biến ước mơ đi xe gắn máy ở Mỹ thành sự thật.

Kể từ chuyến đi Tây Tạng, tôi thấy rằng sự hiểu biết về địa lý, văn hóa các vùng đất mới sẽ giúp chuyến đi khám phá thú vị hơn một chút. Tuy vậy tôi cũng không rời xa quan điểm rằng trải nghiệm thực sự chỉ đến khi chúng ta dám xông ra ngoài cái vòng tròn vật chất an toàn, tiện nghi, và thoải mái do chính bản thân và suy nghĩ hạn hẹp của mình tạo nên...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/unnamed_zpsb674cd19.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/unnamed_zpsb674cd19.jpg.html)

Che Guevara trên chiếc xe đạp gắn động cơ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/CheOnBike1950_zpsc6f3c285.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/CheOnBike1950_zpsc6f3c285.jpg.html)

HDD82
01-11-2014, 17:14
Dường như ai cũng có mong ước được đi Mỹ, được một lần đến Mỹ theo bất cứ hình thức gì cũng được. Nhưng nhiều khi mong ước đó ngay lập tức bị suy nghĩ lý tính đè bẹp: Tiền đâu? Đi bằng cách nào? Ai sẽ giúp đỡ? Thông tin ở đâu? Thủ tục như thế nào? v.v... Cú đấm knock-out chí mạng vào ước mơ bé bỏng tội nghiệp đó vẫn là… Tiền đâu?

Tuy nhiên ông bà ta có câu “Cùng tắc biến, biến tắc thông”. Tiền mình không có nhưng người khác có! Bản thân chúng ta không thể trang trải được chi phí thì có những tổ chức khác sẵn sàng cấp chi phí cho bạn đi Mỹ. Ý tôi muốn nói đó là con đường tìm học bổng!

Thông tin một học bổng ngắn học đi học tại Mỹ do Bộ ngoại giao Mỹ đài thọ chính là ánh sáng, lời giải cho bài toán của HDD82. Còn gì hấp dẫn hơn khi toàn bộ chi phí vé máy bay đi về, tiền ăn uống, đi lại, tiền tiêu xài đều được cấp, hơn nữa bạn không phải mất công xin visa khi nhân viên Lãnh sự sẽ liên hệ hướng dẫn tường tận tình cách làm visa cho bạn? Rồi giúp bạn mang theo giấy tờ dẫn bạn vượt qua hàng dài người xếp hàng phỏng vấn visa?

Có câu “Giang hồ hiểm ác”! Cơ hội thì ít, mà những người cơ hội thì nhiều. Hàng ngàn hồ sơ học bổng may ra chỉ được vài suất. Cụ thể là có 14 suất học bổng cho các 05 nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam. Hằng hà sa số người cơ hội nhăm nhe miếng thịt đó. Xác suất rất thấp nhưng đó lại là con đường duy nhất mà HDD82 tìm thấy lúc này! Vậy phải làm sao?

Nỗ lực chuẩn bị hồ sơ. Nỗ lực hết sức mình trong mọi việc và âm thầm nuôi hy vọng!

Biết đâu “Chó ngáp phải ruồi”? Rồi hy vọng tăng lên khi nhận được tin hồ sơ được qua vòng một. Rồi lại hồi hộp chuẩn bị. Rồi hy vọng lại tăng thêm khi nhận được tin hồ sơ qua vòng hai. Rồi lại nỗ lực, rồi tin vui đến lần ba... Rồi mọi chuyện cứ thế tiếp diễn…

Lý Tiểu Long: ”Đối với tôi, thất bại chỉ có ý nghĩa tạm thời. Thất bại chỉ đơn giản cho tôi thấy rằng mình đang làm sai cái gì đó; Thất bại là con đường dẫn tới thành công và sự thật”

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/1377986_10153313350055634_1910465033_n_zps009cfe96 .jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/1377986_10153313350055634_1910465033_n_zps009cfe96 .jpg.html)

HDD82
01-11-2014, 17:16
Thời gian trôi quá nhanh khi mà thoáng chốc quê nhà đã ở xa tít bên kia nửa vòng Trái Đất, tôi đã đặt chân đến nước Mỹ với 13 bạn trong chương trình.

Nơi tôi đang đứng đây: Thành phố Missoula, bang Montana, Mỹ!

Bang Montana có diện tích thuộc hàng lớn ở Mỹ nhưng dân số chưa tới 1 triệu người. Mật độ dân số (số người trên một đơn vị diện tích) của Montana chỉ… 07 người/ dặm vuông. So sánh với Việt Nam có mật độ 672 người/dặm vuông tức là đông đúc hơn gấp gần 700 lần.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/1181px-Montana_in_United_Statessvg_zpsfe696f72.png (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/1181px-Montana_in_United_Statessvg_zpsfe696f72.png.html)

Thành phố Missoula, thuộc bang Montana nhìn trên bản đồ chỉ như một đốm trắng trên mình một chú chó đốm. Bên trong cái đốm trắng nhỏ xíu đó là hơn 100 ngàn người, hầu hết là người Mỹ da trắng (chiếm 90%) và người Mỹ da đỏ bản xứ (chiếm 6%), phần còn lại là Mỹ da đen và Châu Á, Latinh… Nói một cách văn vẻ thì thành phố duyên dáng này rất “thuần chất Mỹ” với tính cách thật thà, chất phác, đôn hậu.
Một sự khởi đầu thuận lợi… ;)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10258473_10152335026012900_495588921395378544_o_zp s21e38167.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10258473_10152335026012900_495588921395378544_o_zp s21e38167.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10321052_687774477945912_2733920712357478055_o_zps 8bc6b15d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10321052_687774477945912_2733920712357478055_o_zps 8bc6b15d.jpg.html)

HDD82
01-11-2014, 17:21
Một thông tin khiến phái nam cảm thấy thiệt thòi là trong 14 bạn ở năm quốc gia thì chỉ có… 4 người là nam giới. Trái đất tồn tại đầy rẫy sự bất công khi trong đoàn Việt Nam chỉ có đúng một nam giới. Nụ cười như được mùa của những chị “phái yếu” trong đoàn… Các bạn đến từ Lào, Thái Lan, và Myanmar.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10277939_10100213459767149_4145927662827253562_n_z ps0d2e6e37.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10277939_10100213459767149_4145927662827253562_n_z ps0d2e6e37.jpg.html)

Còn 04 tay "cao bồi" trong đoàn thì cười như mếu…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/photo2_zps33eb0b89.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/photo2_zps33eb0b89.jpg.html)

Nghĩ đến Mỹ hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu của nhiều người đó là “Chủ nghĩa cá nhân”, “Chủ nghĩa vật chất”. “Cá nhân” hay “tập thể” thì HDD82 không có ý kiến vì chưa có đầy đủ trải nghiệm, nhưng thức ăn thì ở Mỹ đúng là nhiều thật. Và người Mỹ cũng rất thích ăn nhiều.

Nền văn hóa nào cũng coi trọng chuyện ăn. Ăn là một thú vui lành mạnh nhất trong các thú vui. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao chúng ta không ăn uống một cách vui vẻ? Nhất là khi ta phải trải qua một chặng bay dài 27 tiếng qua Hàn Quốc – Detroit – Salt Lake – Missoula để được ăn?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1509279_10100212890148669_3875561594645239622_n_zp s70bfbeda.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1509279_10100212890148669_3875561594645239622_n_zp s70bfbeda.jpg.html)

Đôi khi ngoài mặt thì cười mà trong trong lòng buồn rười rượi vì PHẢI ăn…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2281_zpsb450605f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2281_zpsb450605f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4374_zpsdfdb816a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4374_zpsdfdb816a.jpg.html)

HDD82
01-11-2014, 17:24
Thường trong các topic nước ngoài thì các cụm từ mỹ miều như thiên đường hạ giới, viên ngọc bích, viên kim cương, hòn ngọc viễn Tây... được tuôn ra xối xả nhiều hơn hẳn các topic du lịch trong nước. Tuy nhiên đối với tôi, mỗi thành phố đều có vẻ đẹp riêng của nó, không phải chỉ ở nước ngoài, mà ngay ở Việt Nam. Mỗi thành phố nhỏ và lớn, nước ngoài và trong nước đều có điểm gì đó để chúng ta khám phá, và khen ngợi.

Missoula cũng có núi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2298_zpsd2be17ec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2298_zpsd2be17ec.jpg.html)

Có sông…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10272667_687774437945916_1468213818618566076_o_zps 574b2cd7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10272667_687774437945916_1468213818618566076_o_zps 574b2cd7.jpg.html)

Có cây, có cối...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4305_zps9b0bffde.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4305_zps9b0bffde.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/img_8886_zpsc21db4fb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/img_8886_zpsc21db4fb.jpg.html)

Và những lâu đài cổ trong khuôn viên Đại học… (Chữ M màu trắng trên sườn đồi phía sau tòa lâu đài là chữ cái đầu tiên của Missoula)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1658269_10152335025512900_3621975829622640536_o_zp sa16a8cc3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1658269_10152335025512900_3621975829622640536_o_zp sa16a8cc3.jpg.html)

Nhưng có một tay đến từ Châu Á không chỉ ngắm cây, ngắm cối, ngắm núi, ngắm sông, mà hắn còn đang ngắm một thứ khác…

HDD82
01-11-2014, 20:11
Trong cơn gió lạnh buốt của tiết trời đầu xuân tại thành phố phương Bắc nước Mỹ, một tay Châu Á lặng lẽ rời khách sạn mà cả đoàn đang cư ngụ, 13 người bạn đồng hành vẫn còn đang mê mệt trong giấc ngủ sau chuyến hành trình dài và cơ thể bị ảnh hưởng bởi chênh lệch múi giờ. Tay Châu Á liếc mắt nhìn bầu trời đầy mây đen u ám, tay giữ chặt bộ quần áo mỏng manh trước những cơn gió lạnh. Nhiệt độ ngoài trời hôm đó khoảng 7 độ. Cùng khoảng nhiệt độ đó nhưng tại Thành phố Stockholm, Thụy Điển hắn từng học đâu có lạnh thấu xương đến vậy nhỉ? Hắn lắc đầu cảm thấy không thoải mái trong cơn gió lạnh, rồi nhằm hướng bờ sông trước khách sạn thẳng bước.

Tại một nhà trọ cách đó không xa có một tay người Mỹ đang chờ sẵn với một phi vụ giao dịch nóng bỏng. Người bán cần bán gấp, còn người mua cũng rất muốn mua. Vật trao đổi ở đây chính là một chú ngựa sắt, chú là niềm hy vọng, mơ ước của HDD82 vì nếu không có chú thì topic này chỉ có thể là “Nhật ký hành trình nước Mỹ” mà thôi.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/DSC02678_zps3df747a8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/DSC02678_zps3df747a8.jpg.html)

- “Xin chào”. Hắn mở miệng trước với nụ cười toe toét trên mặt.
- “Xin chào”. Tay người Mỹ béo mập, để ria mép, niềm nở đáp lại.
- “Tao là Dong”. “Tao là Mark”
- “Xe của mày đâu?” Tôi đi thẳng ngay vào đề.

Mark chỉ cho tôi thấy con ngựa sắt màu đỏ đang dựng trong góc nhà. “Tao dựng xe ở đó 04 năm không chạy rồi. Không biết bây giờ nó có hoạt động okie không nữa vì tao thấy bánh sau bị kẹt cứng rồi”.

- “Mày có thể sửa chiếc xe này không?”. Tôi lắc đầu thất vọng, quan sát chiếc xe vẻ ngoài còn còn mới nhưng không nổ máy đang dựng ở một góc.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140504-00673_zps097e2354.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140504-00673_zps097e2354.jpg.html)

Vì lần đầu tiên trong đời thấy một chiếc xe đạp gắn động cơ gắn máy hai thì như thế này nên tôi không biết nó hoạt động ra sao, và làm sao để khởi động máy.

Một tay thanh niên nhà hàng xóm thấy vậy đi ra, tỏ vẻ am hiểu động cơ và máy móc. Hắn khoát tay: “Để đó cho tao. Tao có thể nổ máy chiếc xe này”. Tôi và Mark nhìn nhau. “Okie, vậy làm đi. Tao sẽ trả mày tiền”, Mark nói.

Tay thanh niên quả không bốc phét, sau khi đổ xăng + nhớt vào bình và hì hục một hồi tay thanh niên da trắng Mỹ cũng làm chiếc xe sau đó nổ máy. Hắn còn leo lên hướng dẫn cho tôi cách sử dụng một cách nhiệt tình...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140504-00671_zpsb93e4a43.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140504-00671_zpsb93e4a43.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140504-00674_zps1d94c5df.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140504-00674_zps1d94c5df.jpg.html)

Tôi leo lên xe chạy thử một vòng xem như thế nào: khung sườn không chắc chắn. Nếu so với chiếc Magna 750cc ở nhà thì cảm giác giống như chuyển từ cưỡi voi sang cưỡi lừa vậy. Tiếp nữa là xe không có phanh tay, chỉ có phanh bằng chân. Nhiều bộ phận bị lỏng ốc vít, và quan trọng nhất là lúc khởi động phải cong đít lên đạp một lúc để xe có trớn rồi lên ga - thả côn để xe nổ máy. Coi bộ khá đơn giản nhưng nếu có thêm hành lý thì sao?

Thấy tôi có vẻ đắn đo, Mark lên tiếng “Mày vẫn muốn lấy chiếc xe này đấy chứ?”
- “Okie”. Tôi trả lời chắc nịch và nhớ lại sự tư vấn của Bác quân sư rau76
- “Okie.” Mark tay bắt mặt mừng hớn hở, khuyến mãi cho tôi thêm một chiếc khóa xe bằng xích sắt to đùng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140504-00672_zpsd1fc9f0f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140504-00672_zpsd1fc9f0f.jpg.html)

Thế rồi ở một thành phố xa xôi miền Bắc nước Mỹ, rất gần với biên giới Canada, có nhiều người đi bộ hai ven đường hoảng loạn nhảy tránh ra một bên khi thấy một tay Châu Á mặt mũi đỏ gay vì lạnh, tay chân loạng choạng đang cố hết sức điều khiển chiếc xe đạp có gắn động cơ bé xíu.

Nói gì thì nói, lần đầu tự mình lái xe trên một đất nước xa lạ vẫn mang lại nhiều cảm xúc: hồi hộp, lo sợ, căng thẳng, phấn khích nhưng trên hết vẫn là cảm giác tự do và phiêu lưu.

HDD82
02-11-2014, 16:27
http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/DSC02678_zps3df747a8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/DSC02678_zps3df747a8.jpg.html)

Chiếc xe đạp gắn động cơ hai thì 49ccm, nhìn sơ qua đơn giản nhưng thật ra mang ý tưởng rất lớn, ít nhất đối với HDD82 và Rau76.

Chúng tôi đều nhất trí sau một chầu cafe Bụi rằng, nếu chiếc xe có thể thực hiện được chuyến hành trình xuyên nước Mỹ thì thật sự mở ra một hướng mới trong du lịch xe máy ở nước ngoài. Vì xe gắn động cơ có dung tích nhỏ hơn 50cc, và là loại xe có kèm bàn đạp, nên được xem là một kiểu xe đạp mà thôi. Như vậy người mua không cần phải đăng ký phương tiện, không cần bằng lái xe, không cần mua bảo hiểm v.v... để được lưu thông trên đường.

Những yếu tố vừa kể ở trên đủ làm nản lòng không biết bao nhiêu chiến sỹ lăm le ý tưởng xe máy nước ngoài đó chứ. Bài toán đã được giải quyết sẽ khuyến khích nhiều anh em lên đường khám phá nước ngoài hơn?

Mặt khác, sau khi kết thúc chuyến đi, chúng tôi tin rằng có thể tháo rời các chi tiết xe như động cơ, khung sườn... đóng vali xách về nước dễ dàng, và gọn nhẹ. Còn xác xe thì có thể để lại mà không thấy tiếc lắm, vì chi phí rẻ. Rồi sau đó? Chúng tôi có thể mang vali đó du lịch đến các nước khác nhau, tìm một chiếc xe đạp bất kỳ, gắn động cơ đó lên và... chạy! Vừa đơn giản vừa tiết kiệm chi phí !

Ý tưởng khi HDD82 ở Việt Nam là vậy, để biến thành thực tế tại Mỹ tốn thời gian và rất nhiều nỗ lực. Như vậy các bạn cũng hiểu hơn HDD82 cảm thấy phấn khích như thế nào khi ngồi chiếc xe trông bề ngoài hết sức đơn sơ này dạo quanh Missoula.

HDD82
02-11-2014, 16:33
Đương nhiên, đây là chương trình học nên nhiệm vụ chính của chúng tôi hằng ngày vẫn là đến lớp học về kinh tế, về quản lý, về giao tiếp kinh doanh, về sự đa dạng văn hóa, về mọi thứ. Tuy nhiên, không phải là kiểu học nhồi nhét kiến thức lý thuyết mà những người làm chương trình đã có sự kết hợp khéo léo giữa:

Từ những buổi học trong lớp…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2276_zpsd13f704a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2276_zpsd13f704a.jpg.html)

Đến những buổi học dã ngoại ngoài trời…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4170_zps047ea496.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4170_zps047ea496.jpg.html)

Từ những thầy giáo dạy là người Mỹ, đến những thầy giáo người Mỹ gốc Ấn Độ, Hongkong. Có người có phương pháp giảng dạy giao tiếp tích cực, có người chỉ ngồi một chỗ dạy theo kiểu truyền thống. Về mặt kỹ thuật thì có người dạy hay, có người dạy chưa hay lắm so với các giảng viên VN tôi biết.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10298562_688708567852503_8788304156558361964_o_zps eddba489.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10298562_688708567852503_8788304156558361964_o_zps eddba489.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1619235_10100213961656359_6269199089437538310_n_zp sae82b1a3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1619235_10100213961656359_6269199089437538310_n_zp sae82b1a3.jpg.html)

Nhưng có một điểm chung: họ thích và khuyến khích người học đặt câu hỏi. Câu hỏi càng khó, càng đi sâu vào vấn đề càng được tán dương. Nhược điểm ở đây là người học có thể giơ tay hỏi bất kỳ lúc nào nên nội dung đôi khi bị dàn trải và lan man. Tuy vậy, thời gian lên lớp chỉ chiếm phần nhỏ, thời gian tự học ở nhà mới là chính. Người dạy đóng vai trò hướng dẫn, trả lời thắc mắc của người học hơn là nhồi nhét kiến thức.

Sinh viên Việt Nam không hề thua sinh viên các nước ở tính cần cù, chịu khó, thông minh. Nhưng tại sao các tố chất tốt đó chưa phát huy hết tác dụng để giúp chúng ta thoát nghèo? Bỏ qua các yếu tố vật chất, phải chăng cách học khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi có quá khó để thực hiện ở VN?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10246652_10100213961631409_5337548472457350_n_zpsd 059a56f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10246652_10100213961631409_5337548472457350_n_zpsd 059a56f.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 16:35
Đi nhiều, thấy nhiều, biết nhiều thì càng... khổ nhiều! Sở dĩ đứa con nít vui vẻ cả ngày vì nó chỉ biết thế giới này là cái xe oto đồ chơi, mảnh sân bé xíu trước nhà, hoặc ai đối với nó cũng là bạn. Người lớn càng trưởng thành càng ít cười đùa vui vẻ vô tư, vì họ biết nhiều (thường là mặt trái), trải nghiệm nhiều và ... đa nghi nhiều!

Cạm bẫy "Biết nhiều, khổ nhiều" này có thể vượt qua nếu chúng ta biết buông bỏ bớt những cái không cần thiết. Giống như một người lữ hành không thể đi xa với cả đống hành lý lỉnh kỉnh trên lưng, chỉ bằng cách giữ lại những cái thật sự cần thiết, buông bỏ những trải nghiệm vô ích, đôi chân người lữ hành mới luôn nhẹ nhàng.

Phải chăng khả năng chỉ phát huy tối đa khi chúng ta được trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản nhất? Hơn là nhồi nhét mang vác cả đống? Học tích phân, vi phân, đạo hàm, phương trình bậc cao nhiều để làm gì? Hãy học những thứ nhẹ nhàng phù hợp với khả năng mình nhất. Hãy luôn luôn đặt những câu hỏi đúng, và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống!


https://www.youtube.com/watch?v=x_W15-9q-2U&feature=youtu.be

HDD82
02-11-2014, 16:40
Wild Wild West – Miền Tây Hoang Dã, các bộ phim cao bồi miền Tây thường cos các câu chuyện về người người da đỏ và da trắng. Người da trắng đầu tiên đến Châu Mỹ ở Bờ Đông, khi khai phá lãnh thổ ra hướng Tây phải băng qua nhiều khu vực có người da đỏ và thường xảy ra chiến tranh. Người da đỏ sức mạnh và dũng cảm thì có thừa nhưng vũ khí thô sơ phải chịu kết cục bi thảm trước súng ống của người da trắng.

Người da đỏ là thổ dân có mặt tại Châu Mỹ hàng nghìn năm, trong khi Christoper Columbus tìm ra Châu Mỹ mới cách đây hơn 500 năm. Với sự trợ giúp đắc lực của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự khôn lanh, người da trắng dần thu hẹp lãnh thổ của người da đỏ. Hậu quả là hiện nay, người da đỏ chỉ sinh sống tại những khu vực được Chính phủ bảo vệ. Trong các khu vực đó họ được quyền tự chủ săn bắn, câu cá, đặt luật lệ riêng, có tổ chức riêng…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4391_zps574fc2ac.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4391_zps574fc2ac.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4427_zps864700f2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4427_zps864700f2.jpg.html)

Hình ảnh các thủ lĩnh da đỏ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/indian-6_zps28666404.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/indian-6_zps28666404.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 16:41
Chương trình đưa chúng tôi đến thăm thị trấn Flathead, cách Missoula khoảng 100km về phía Bắc, như là một phần của học tập dã ngoại. Thị trấn Flathead (Cái đầu trọc) là nơi có nhiều bộ lạc da đỏ - Indian American - định cư trong các khu vực được Chính phủ bảo vệ.

Gặp gỡ với những người trong tổ chức của người thổ dân da đỏ. Có thể thấy những khoảng xanh lá cây trên bản đồ phía sau lưng bà đang nói chuyện là các khu vực sinh sống của họ, đa phần là đồi núi.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4347_zps88d0c2c4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4347_zps88d0c2c4.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4348_zpsa4d1efb8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4348_zpsa4d1efb8.jpg.html)

Với tính tình thẳng thắn, bộc trực, và đi vào vấn đề, người Mỹ nói chung thường không ngại nói thẳng, và trực tiếp trả lời vào câu hỏi. Các câu hỏi và câu trả lời nếu được phân loại vào hàng "nhạy cảm", "tế nhị" ở các nước khác thì cũng chỉ là "bình thường như.. cân đường, hộp sữa" ở đây. Chương trình cũng sắp xếp cho chúng tôi gặp gỡ trực tiếp với những người dân bản địa, và thông tin thu được cũng đủ để chúng tôi thấy rằng câu chuyện công bằng quyền lợi, nghĩa vụ thật sự là câu chuyện dài và phức tạp... Và có lẽ tôi không muốn trình bày ở đây! :lol:

Gặp gỡ với người địa phương:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4432_zpscd7513f7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4432_zpscd7513f7.jpg.html)

Nơi làm việc Hội đồng chính phủ địa phương:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4314_zpsf748ce69.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4314_zpsf748ce69.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4355_zpsac1ff63f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4355_zpsac1ff63f.jpg.html)

Khác với hình ảnh người da đỏ trên lưng ngựa trong các bộ phim, họ bây giờ đi oto, chăn nuôi hàng bầy trâu bò, có trường lớp riêng, có công ty quy mô lớn.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4313_zps4af91b0f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4313_zps4af91b0f.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 16:42
Tại một nhà hàng ở Flathead, một người đàn ông lớn tuổi người địa phương tới bắt chuyện với chúng tôi. Một đoàn người Châu Á tại thị trấn nhỏ phía Bắc nước Mỹ, giáp biên giới Canada này là một chuyện lạ... Sau đôi câu xã giao với chúng tôi, ông ngỏ ý tặng cho chúng tôi vài con cá mà ông vừa mua được tại siêu thị gần đó. "Cá ngon lắm, tao mua về để dành đấy", ông nói rồi hoa múa chân làm điệu bộ rằng chúng tôi đừng nên khách sáo tiếp nhận món quà của ông.

Trong khi trưởng đoàn và mọi người lịch sự từ chối lời đề nghị của ông rồi tiếp tục bữa ăn trưa, có một tay Châu Á lẳng lặng theo ông ra bãi xe xem các chú cá và cũng là xem lòng hiếu khách của người dân địa phương, đây chính là buổi "chiếu phim" thú vị hơn nhiều các bộ phim đã được đạo diễn từ trước…

- Mày đến từ đâu?
- Việt Nam.
- Ồ, Việt Nam à? Tao đã từng tới VN rồi đấy…
- Thế à? Mày thấy Việt nam ntn? Rồi câu chuyện chúng tôi cứ thế tiếp diễn...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4379_zps8061ff7e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4379_zps8061ff7e.jpg.html)

Món quà của người đàn ông địa phương hiếu khách: (rất tiếc tôi phải từ chối vì khách sạn không có chỗ để nấu nướng...)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4378_zpsdf4a306f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4378_zpsdf4a306f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4380_zpsa63a6d1e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4380_zpsa63a6d1e.jpg.html)

Tôi mời ông tới thăm Việt Nam vào một ngày nào đó, ông cười phá lên chỉ vào cái chân cà nhắc vì chiến tranh Việt nam rồi chúng tôi chia tay... Tạm biệt, hẹn gặp lại...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4384_zps761e09f2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4384_zps761e09f2.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 17:22
Công viên quốc gia Glacier National Park tại bang Montana nằm trên khu vực biên giới giữa Mỹ - Canada. Công viên có diện tích trên 4.000 km2, gồm một bộ phận của dãy núi Rocky Moutain. Dãy núi Rocky Moutain là dãy núi hùng vĩ cắt ngang toàn bộ nước Mỹ, qua tận Canada, được hình thành từ sự dịch chuyển của các mảng lục địa 170 triệu năm về trước.

Dấu sao vàng trên bản đồ là Công viên Glacier NP.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/locator_glacier_zpsd73ccfcb.gif (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/locator_glacier_zpsd73ccfcb.gif.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4778_zps095f301d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4778_zps095f301d.jpg.html)

Công viên đầu tiên là nơi định cư của người Mỹ thổ dân. Trước khi người Châu Âu hiện diện, đây là khu vực cai quản của hai bộ lạc Blackfeet (Bàn chân đen) phía Đông, và Flathead (Cái đầu trọc) phía Tây.

Trên đường đi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4704_zpscd6fc79b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4704_zpscd6fc79b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4715_zps3483303e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4715_zps3483303e.jpg.html)

HDD82 đã chia sẻ trong topic “Nhật ký hành trình Trung Quốc – Tây Tạng bằng xe gắn máy” một lần leo lên một Glacier – Sông băng vĩnh cữu tại tỉnh Vân Nam. Đó là sông băng vĩnh cữu có vĩ độ thấp nhất mà bạn có thể nhìn thấy trên trái đất. Còn tại công viên Glacier National Park, có 25 sông băng vĩnh cữu. Số lượng đã suy giảm nghiêm trọng nếu so với 150 sông băng giữa thế kỷ 19.

Thời tiết lạnh dưới 10 độ C và bầu trời u ám tại công viên Glacier National Park, thời điểm này vẫn còn khá lạnh và khách du lịch còn ít do hầu hết các đường vào công viên đang còn đóng cửa.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4773_zps9587c481.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4773_zps9587c481.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4802_zps8621f1f2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4802_zps8621f1f2.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 17:27
Xe oto chở chúng tôi vừa tới công viên Glacier National Park, mọi người nháo nhào chạy ùa ra khỏi oto để chụp ảnh. Rồi thì đủ kiểu tư thế chụp ảnh hài hước: Người thì làm dáng uốn lượn, người thì gắng đưa khuôn mặt mình vào khung cảnh sao cho vừa đầy đủ mặt vừa được nhiều khung cảnh nhất, người thì ôm nhau hò hét phấn khích tột độ... Nhưng phấn khích kiểu gì thì kiểu, nhất quyết không ai chịu bước ra ngoài bán kính 30m kể từ vị trí chiếc xe oto đang đỗ. Mặc kệ xung quanh hấp dẫn như thế nào, cứ vòng tròn 30m quanh chiếc oto chụp ảnh rồi ngay lập tức post lên chia sẻ FB mà không ai chịu đi xa hơn. Tại sao? Tôi không thể giải thích được!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4785_zps82872904.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4785_zps82872904.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4782_zps385b7d84.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4782_zps385b7d84.jpg.html)

Ngồi chờ chán chê cả tiếng đồng hồ lâu vẫn không thấy ai chbowuowcs ra ngoài vòng tròn 30m, thôi thì...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4865_zpsea037a0b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4865_zpsea037a0b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4882_zps7a23a4db.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4882_zps7a23a4db.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4833_zps2d09064e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4833_zps2d09064e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4816_zps4e9a4866.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4816_zps4e9a4866.jpg.html)

Đi theo đoàn đông người không tạo cho HDD82 cảm giác hứng thú khám phá. Tiếng ồn ào huyên náo đã phá hỏng mất bức tranh mặt nước phẳng lặng, bầu trời xanh thăm thẳm và tiếng gió xôn xao yên bình của Bà mẹ Thiên nhiên...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4875_zps178f9694.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4875_zps178f9694.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4886_zps385d5de4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4886_zps385d5de4.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 17:28
Thêm một tấm hình...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4934_zpsb7de307c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4934_zpsb7de307c.jpg.html)

Khung cảnh thì đẹp nhưng so sánh cảm xúc với lần cắm trại ở Na Uy trong "Nhật ký Châu Âu bằng xe gắn máy", khi yên tĩnh tận hưởng cảm xúc cạnh hồ nước phẳng lặng, bên tô mì tôm trứng và chiếc lều cắm trại thì quả thua xa...

Hồ nước tại Na Uy:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3253_zpsbc14b284.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3253_zpsbc14b284.jpg.html)

Cắm trại bên cạnh hồ nước:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3255_zpsf67b8fbb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3255_zpsf67b8fbb.jpg.html)

HDD82
02-11-2014, 17:30
Trường học là quan trọng nhưng trường học không thể dạy con người ta tất cả mọi thứ, và không ai có thể ngồi trong ghế nhà trường mãi. Còn trường đời sớm hay muộn ai cũng phải học. Trường đời bắt đầu dạy học với chiếc xe đạp gắn động cơ của hắn.

Vâng! Dù đã khóa cẩn thận trước tiền sảnh khách sạn với chiếc khóa bằng xích sắt to đùng, những người bạn Mỹ đáng mến vẫn có cách làm cho chiếc xe của tôi “biến mất không tăm hơi” một cách nhanh nhất.

Ở Việt Nam, khách sạn lớn thường có bảo vệ và có nhiệm vụ giữ tài sản cho khách. Nhưng ở đây thì “hồn ai nấy giữ”. Chiếc khóa vòng sắt to đùng không giúp ích được gì nhiều… hic…

Cô nhân viên khách sạn trợn tròn mắt ngạc nhiên khi nghe tôi báo mất xe, rồi cô giúp tôi gọi điện cho cảnh sát. Trách nhiệm của khách sạn vậy là hết! Bây giờ là nhiệm vụ của cảnh sát…

- Alo? Sở cảnh sát phải không?
- Đúng rồi. Tao có thể giúp gì được mày?
- Chiếc xe của tao vừa bị mất cắp…
- Tên? Địa chỉ? Bị mất khi nào?

Và …
“Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo
Ô hay, trời không nín gió cho ngày chị sinh
Ngày chị sinh, trời cho làm thơ
Cho nét buồn vui bốn mùa trăn trở…”

So sánh với thành phố Stockholm Thụy Điển chẳng hạn, chiếc xe Suzuki màu xanh của tôi để ngoài trời ký túc xá hơn nửa năm trời không ai đụng chạm tới thì… ;(

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2502_zpsebae7cd1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2502_zpsebae7cd1.jpg.html)

... Bó tay!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4404_zps555968ad.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4404_zps555968ad.jpg.html)

HDD82
03-11-2014, 20:18
Mất xe thì buồn, nhưng buồn thì hằng ngày ba buổi vẫn phải cố ăn. Vì khách sạn chúng tôi ở được chương trình đặt luôn suất ăn nên không ai phải nấu nướng, chỉ tập trung vào học thôi. Được phục vụ như vậy thì sướng nhưng bù lại món ăn Phương Tây ăn liên tục gây cảm giác khá ngán. Đôi khi nhìn dĩa thức ăn dọn ra cả dĩa vầy (vì người Mỹ ăn rất nhiều) mà lẩm nhẩm trong bụng câu: "Ăn để sống, không phải sống để ăn"...

Pizza:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140504-00681_zps44e80ef7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140504-00681_zps44e80ef7.jpg.html)

Một món ăn kiểu Mexico gói trộn thành một khối rất nhiều thịt... Ngán! ;(

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140514-00711_zps6da98d6e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140514-00711_zps6da98d6e.jpg.html)

Các buổi truyền tải kiến thức về quản lý, kinh doanh, marketing, tài chính... được diễn ra lúc thì tại những khách sạn sang trọng với các chính khách, tại các câu lạc bộ doanh nhân, lúc thì học với các thầy cô giáo vui tính và dễ mến từ nhiều quốc gia khác nhau. Một điểm chung dễ nhận thấy là phần thảo luận đặt câu hỏi luôn sôi nổi và nhiều tiếng cười nhất. Mỗi người nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Tại sao? Vì mỗi người có kinh nghiệm sống khác nhau, trí thông minh khác nhau, và xuất phát từ nền văn hóa khác nhau, nên cách nhìn vấn đề thường sẽ khác biệt.

Thầy giáo trẻ tuổi này có phương pháp dạy học bằng cách hỏi - đáp khá cởi mở và lí thú:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10339670_636311149777161_8271490295510360434_n_zps eeffebb1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10339670_636311149777161_8271490295510360434_n_zps eeffebb1.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1554381_10204067355714107_1470666333859674779_n_zp s66a9e771.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1554381_10204067355714107_1470666333859674779_n_zp s66a9e771.jpg.html)

Chẳng phải vậy mà các cuộc đối thoại ngoại giao diễn ra liên tục khắp nơi trên thế giới giữa các nước, các tổ chức. Bằng cách đối thoại hỏi - đáp, chúng ta có sự hiểu biết lẫn nhau. Người Mỹ và Phương Tây quan niệm rằng: Càng hỏi đáp nhiều càng tiến gần hơn tới sự thật. Bởi vậy sinh viên hỏi thầy giáo, người nghe hỏi người diễn thuyết, người dân hỏi Tổng thống, v.v... Khác hẳn với quan niệm Phương Đông rằng sự thật, chân lý luôn ở nằm trong sách vở giáo khoa, hoặc những bậc lão thành đáng trọng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140506-00691_zps9b7acfc6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140506-00691_zps9b7acfc6.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140507-00695_zpsfe150054.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140507-00695_zpsfe150054.jpg.html)

HDD82
03-11-2014, 20:30
Theo chương trình học được bố trí từ trước, chỉ vài ngày sau khi mất xe, đoàn sinh viên chúng tôi được dịp có ghé thăm trụ sở chính quyền Missoula đồng thời là hội sở cảnh sát thành phố. Cả đoàn có dịp giao lưu với Ông Mayor – giữ chức vụ đại loại như cảnh sát trưởng. Ông Mayor có dáng vẻ bề ngoài đồ sộ như một sumo Nhật Bản, gương mặt thì ngược lại: rất trẻ con. Mayor có phong thái trò chuyện hay đùa theo kiểu Mỹ luôn người đối diện phải cười ngặt nghẽo và cảm thấy rất thoải mái. Nói chung, tôi học thấy người Mỹ có cách nói chuyện tếu tếu rất riêng biệt, và gương mặt của họ trong khi pha trò cũng khá tỉnh quẹo.

Chợt tôi nghĩ rằng: Mỗi ngày ở trụ sở cảnh sát họ phải tiếp hàng trăm cuộc điện thoại, nào là trộm xe, ăn cắp, giết người, đánh nhau v.v… thế thì hồ sơ báo cáo mất xe đạp của mình chừng nào mới được xử lý đây? Tại sao mình không thử nói ra với Ông Mayor? Nghĩ là làm! Sau cuộc gặp gỡ với Ông Mayor, HDD82 cố nặn ra bộ mặt rầu rĩ ngồi nán lại một chút để xin trình bày về hoàn cảnh đáng thương của mình...

Mayor nghe xong câu chuyện của tôi đôi mắt trợn tròn lên như viên bi, gương mặt trẻ con từ từ chuyển sang màu đỏ ửng tức giận đập bàn “Rầm” một cái rồi phán: “Chuyện này thật xấu hổ. Không thể như thế được!”. Tôi đã chuẩn bị trước tờ giấy nhỏ có ghi số hồ sơ của mình dúi vào tay Mayor, "Đây là số hồ sơ của tao". “Được rồi. Tao có 02 cảnh sát phụ tá đắc lực giúp tao ở đây. Mày cứ đưa hồ sơ đây cho tao”. Mayor nói chắc như đinh đóng cột, đồng thời vỗ vai tôi động viên.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10311359_10100213103346419_3658059481837828158_n_z ps51ed9aa0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10311359_10100213103346419_3658059481837828158_n_z ps51ed9aa0.jpg.html)

Tôi cảm ơn rối rít, xong chạy ra ngoài phòng họp hòa vào “đội hình” chụp ảnh lưu niệm đang chờ sẵn từ trước, thầm hy vọng Ông Mayor này đừng bận rốn quá mà quên những gì đã nói… ;)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10256964_10100213103471169_8284140871570714075_n_z psd6624fc6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10256964_10100213103471169_8284140871570714075_n_z psd6624fc6.jpg.html)

Thế rồi mỗi buổi sáng người ta lại thấy một tay Châu Á thức dậy liền chạy ra bãi xe đạp trước khách sạn nhìn ngó một hồi… Không thấy chiếc xe màu đỏ của hắn đâu! Không hy vọng… Ngó nghiêng một hồi xong hắn mới ủ rũ đến trường...

Vâng, đó là trường đời! Ước mơ đi xe máy ở Mỹ đâu phải dễ đạt được? Dù bạn có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa để được học bổng đến đây, dù bạn có xoay sở thế nào đi chăng nữa thì vẫn luôn xuất hiện những trở ngại …

Lý Tiểu Long: “Hãy tin tôi, rằng trên con đường đạt thành tựu luôn luôn có các chướng ngại, lớn hay nhỏ. Và PHẢN ỨNG của bạn đối với chướng ngại gặp phải mới là điều quan trọng, không phải bản thân chướng ngại đó.”

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/3674_10152780012930634_1002908357_n_zpsc8b78b6e.jp g (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/3674_10152780012930634_1002908357_n_zpsc8b78b6e.jp g.html)

HDD82
03-11-2014, 20:46
Chúng ta ai cũng được học khái niệm về Tư bản. Tư bản là “tiền làm ra tiền”, tiêu một đồng họ tính toán một đồng, tiêu hai đồng họ tính toán hai đồng chứ không có chuyện lãng phí. Câu hỏi đặt ra là: Bộ ngoại giao Mỹ cấp học bổng cho chúng tôi - 15 thanh niên của 05 nước Asian - qua đây có phải là một sự lãng phí của người Mỹ? Nên nhớ tiền học bổng này là tiền thuế của người dân Mỹ.

Hay đặt câu hỏi ngược lại: Người Mỹ được gì khi trao học bổng cho chúng tôi? Chắc chắn rồi. Đó nhất định phải là sự tương tác hai chiều, cả hai bên cùng có lợi. Sự có mặt của chúng tôi đã làm tăng sự đa dạng, phong phú về văn hóa xã hội nơi đây. Đó cũng là lý do mà trong suốt quá trình học, chúng tôi được đưa đi gặp gỡ với nhiều tổ chức, với nhiều người - nhiều người chưa hiểu rõ về Asian - để giới thiệu văn hóa của chúng tôi cho người bản xứ.

Tại sao giao lưu, đa dạng văn hóa lại quan trọng?

Nhà bác học Charles Darwin đưa ra thuyết tiến hóa chứng minh rằng mọi loài trên Trái Đất đều phát triển tiến hóa theo thời gian, sự đa dạng sinh học giúp đẩy nhanh quá trình tiến hóa này. Phong phú đa dạng thì phát triển nhanh, rực rỡ. Đóng cửa tuyệt giao thì trì trệ, kém phát triển!

Cứ lấy Tp. Hồ Chí Minh làm ví dụ. Tp. Hồ Chí Minh là thành phố phát triển nhất nước Việt Nam, và cũng là Tp có sự đa dạng về văn hóa, giao lưu, trao thương mạnh mẽ nhất. Và con sông Mekong đầu nguồn tại Vân Nam, Trung Quốc? Nếu không có sự “giao lưu”, không chịu tiếp nhận luồng nước từ nhiều con sông, con suối nhỏ dọc đường đi thì liệu Mekong có trở thành sông Cửu Long hùng tráng tại VN không? Và còn nhiều nhiều ví dụ khác nữa. HDD82 xin trích dẫn lại đây hình ảnh đầu nguồn sông Mêkong tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_1723_zpsaa51cb40.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_1723_zpsaa51cb40.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_1743_zps04c73113.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_1743_zps04c73113.jpg.html)

Ở đâu đóng cửa không giao lưu, ở đó trì trệ kém phát triển. Không chỉ là tổ chức, trường đại học, xã hội mà ngay bản thân mỗi người cũng bị ảnh hưởng bởi lý thuyết này. Nếu đầu óc chúng ta “đóng” không chịu tiếp thu các luồng tư tưởng, suy nghĩ mới tức là đã kết liễu sự phát triển của chính mình.

Lý Tiểu Long: “Kiến thức đem lại sức mạnh, nhưng tính cách mới đem lại sự tôn trọng”.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/Hong_kong_bruce_lee_statue_zps1c992e43.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/Hong_kong_bruce_lee_statue_zps1c992e43.jpg.html)

HDD82
03-11-2014, 20:53
Một phần chương trình học của tôi ở Mỹ là đến ở chung với một gia đình người Mỹ trong hai tuần để hiểu hơn về văn hóa, lối sống, sinh hoạt hằng ngày, suy nghĩ của người Mỹ. Tiến sỹ Joe Fanguy - Đại Học Montana - là chủ nhà của tôi. Ngoài chủ nhà Joe giúp tôi hòa nhập nhanh trong môi trường gia đình, còn có chị Kari - vợ Tiến sỹ Joe, bé Emmy 8 tuổi, bé Preston 5 tuổi, bé Madelynn 3 tuổi, bé Ethan … 03 tháng tuổi cùng chú chó Sweepi dễ thương.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2307_zps43f23015.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2307_zps43f23015.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2311_zps01c6044f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2311_zps01c6044f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2314_zps45464c7e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2314_zps45464c7e.jpg.html)

Cười nào...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2309_zpsbec8a547.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2309_zpsbec8a547.jpg.html)

Ới, đừng khóc nhé...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140517-00749_zps5a398b56.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140517-00749_zps5a398b56.jpg.html)

HDD82
03-11-2014, 21:05
Những lo lắng, căng thẳng đan xen hồi hộp khi lần đầu tiên sinh hoạt trong một gia đình người Mỹ nhanh chóng biến mất nhường chỗ cho cảm giác thoải mái khi vợ chồng Joe chu đáo với HDD82 đến từng chi tiết nhỏ. Căn phòng của tôi được bố trí dưới tầng trệt, đồng thời cũng là tầng hầm, của gia đình họ. Căn phòng đã được sửa sang sạch đẹp trước khi tôi đến. Giường nệm trắng tinh phẳng phiu thơm tho, kèm với giỏ thức ăn ngon lành và chiếc thiệp chúc mừng dễ thương: "Chào Mr. Ho!"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2299_zpsb2451528.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2299_zpsb2451528.jpg.html)

Vốn không tài giỏi gì ở cái khoản mua quà cáp tặng cho người khác, HDD82 lựa chọn in ra các tấm hình về Việt Nam tập hợp theo các chủ đề như Trang phục VN, Thức ăn VN, Sinh hoạt đời thường, Thành phố, Lãnh tụ Hồ Chí Mình, Võ Nguyên Giáp... thành 1 album gửi tặng vợ chồng Tiến sỹ Joe Fanguy. Món quà nhỏ bé thật bất ngờ lại được gia đình Joe hỏi han sôi nổi không ngớt. Đối với bọn trẻ, tôi thật sự là người ngoài hành tinh với chúng: Chúng chưa bao giờ giao tiếp với một người Châu Á. Mọi nhất cử nhất động của tôi đều được chúng quan sát không sót. Bé Melodynn cứ chạy theo tôi luôn miệng "Chú này mắc cười quá à!", "Chú này mắc cười quá à!"...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140512-00703_zps32f05cca.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140512-00703_zps32f05cca.jpg.html)

"Nhập gia tùy tục", phần lớn các bữa ăn tôi để cho gia đình Tiến sỹ Joe chuẩn bị. Đây cũng là cách để tôi hiểu hơn tập tục văn hóa, cuộc sống bình thường của người Mỹ. Đôi khi vào một ngày đẹp trời tôi lại "liều" đem hết tuyệt kỹ nấu nướng ra chế biến được vài món như súp gà thập cẩm, rau luộc, thịt kho, cá kho mời bọn trẻ và gia đình TS. Joe ăn. Khỏi phải nói cả gia đình với mười con mắt ngạc nhiên thấy HDD82 ăn cá mà nhai xương rau ráu. hehe. Gì chứ cá là khoái khẩu của chàng rồi. Các bé thấy tôi sử dụng đôi đũa một cách thành thục cũng ngạc nhiên lắm. Gì thì gì, tôi là người ngoài hành tinh với chúng mà lị... ;)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140517-00745_zpsdbc68958.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140517-00745_zpsdbc68958.jpg.html)

Ăn tối xong thường chúng tôi đi dạo quanh mảnh vườn và khu đồi trước nhà Joe:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140513-00704_zps44999d7a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140513-00704_zps44999d7a.jpg.html)

... cùng chú chó Sweeppi dễ mến

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140525-00778_zps0fe69323.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140525-00778_zps0fe69323.jpg.html)

Thỉnh thoảng vài chú nai mon men ra con suối nhỏ trước nhà Joe uống nước, và kiếm thức ăn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2300_zps4d557d01.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2300_zps4d557d01.jpg.html)

Preston đi học buổi sáng. "Hello Mr. Ho" xong là cậu chạy tuốt ra chiếc xe buýt màu vàng đang chờ trước cổng đến trường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140513-00703_zpsfc72f1d9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140513-00703_zpsfc72f1d9.jpg.html)

HDD82
04-11-2014, 20:35
Các công ty có quy mô vừa và nhỏ là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế của mọi quốc gia. Đối với bang Montana thì công ty quy mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn, đa số.

Một phần nội dung tôi muốn tìm hiểu khi qua Mỹ là: Trường Đại học và Doanh nghiệp có mối quan hệ như thế nào tại Mỹ?

Để trả lời cho câu hỏi này, Tiến sỹ Joe Fanguy thu xếp cho HDD82 được tham dự làm giám khảo tại cuộc thi "Business Planning - John Roffatto" (Tạm dịch: Kế hoạch kinh doanh - John Roffatto) dành cho sinh viên ĐH Montana. Cuộc thi John Roffatto được tổ chức thường niên từ rất lâu, cuộc thi có nhiều sinh viên học MBA Trường Montana lọt vào vòng chung kết. Là cuộc thi được tổ chức bài bản, có uy tín với giá trị giải thưởng lớn: Giải nhất $10,000 - con số khá lớn với hầu hết sinh viên - nên khỏi phải nói không khí cuộc thi hào hứng cỡ nào.

Trước một ngày diễn ra cuộc thi, có một bữa tiệc nhỏ dành cho các nhà tài trợ và ban giám khảo. Phần lớn các mạnh thường quân là những người có uy tín trong xã hội. Buổi tiệc được tổ chức tại một quán ăn nhỏ. Joe chia sẻ với tôi: “Năm ngoái, có sinh viên lên thi run quá bật khóc tại sân khấu luôn đấy”, hehe…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140514-00707_zpsf6b2cf6d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140514-00707_zpsf6b2cf6d.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140514-00708_zpsf8a542fd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140514-00708_zpsf8a542fd.jpg.html)

Nói chung người Mỹ ở bang Montana là những người xuề xòa, dễ mến và thân thiện. Nếu các bạn để ý trong các bức ảnh thì quần bò, áo phông là trang phục thường ngày, kể cả đi tiệc của họ. Mọi người không quá coi trọng bề ngoài của một người mà đánh giá, hơn thế nữa họ lại rất hiếu kỳ với các nền văn hóa khác và cực kỳ vui tính. Nếu không vậy thì tay Châu Á lôi thôi lếch thếch cả tuần liền toàn độc một kiểu quần bò và một kiểu áo khoác này chắc không có cơ hội... :)

Các em gái tóc vàng xinh tươi phục vụ trà nước:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140514-00709_zpsd82e98d9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140514-00709_zpsd82e98d9.jpg.html)

HDD82
04-11-2014, 20:48
Bắt đầu vào thi!!!

Các ý tưởng kinh doanh được các nhóm đã vượt qua vòng sơ loại trình bày trước hội đồng giám khảo tại Trường ĐH Montana. Các ý tưởng kinh doanh của các nhóm rất độc đáo: Người thì có ý tưởng mở quán café, người lại cố gắng khai thác ứng dụng kỹ thuật vào thực tế, người lại muốn cung cấp thực phẩm sạch, kẻ muốn mở trường huấn luyện phi công, v.v... Ai cũng hùng hồn thuyết trình tự tin như là tấm séc $10.000 đã nằm trong túi mình rồi…

Vòng sơ loại trước hội đồng giám khảo tại khán phòng nhỏ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140515-00715_zpsaea3a2b2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140515-00715_zpsaea3a2b2.jpg.html)

Vòng sơ loại thứ hai có vẻ căng thẳng hơn khi một số đội đã bị loại. Kết thúc một bài thuyết trình là hàng loạt cánh tay giơ lên để đặt câu hỏi cho thí sinh, người Mỹ tạo cho tôi ấn tượng hết sức thuyết phục về một môi trường dân chủ. Phần họp kín của BGK cũng không ngoại lệ, mọi người không phân biệt thứ bậc tranh nhau giơ tay phát biểu, các ý kiến rất thẳng thắn và hoàn toàn không câu nệ hình thức, thứ bậc, giới tính...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140515-00714_zpsb0cd4740.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140515-00714_zpsb0cd4740.jpg.html)

Vì là giám khảo nên vài em sinh viên muốn chụp hình chung, em nào xinh mới có cơ hội… (đùa tí) :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2284_zps136ee7af.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2284_zps136ee7af.jpg.html)

Sau ba vòng loại căng thẳng diễn ra từ 7h sáng đến tận hơn 8h tối, cuộc thi đến hồi công bố kết quả. Người thắng cuộc thì cười hớn hở, kẻ không được xứng tên thì thất thần, có em gái tóc vàng còn len lén lau nước mắt...

Giải nhì $5.000 thuộc về hai bạn Trung Quốc đang học MBA tại đây:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140515-00719_zpsa54557d4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140515-00719_zpsa54557d4.jpg.html)

Giải nhất $10.000 hoàn toàn xứng đáng thuộc về nhóm bạn trẻ ĐH Montana:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140515-00720_zpsb40dd52d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140515-00720_zpsb40dd52d.jpg.html)

Thực tế mà nói, các sinh viên MBA Mỹ không quá nổi bật trong kỹ thuật thuyết trình so với các bạn sinh viên BKhoa là bao. Câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu tôi là: Sự khác biệt nào ở các sinh viên đã tạo nên xã hội Mỹ như ngày nay?

HDD82
04-11-2014, 20:53
Vài ngày sau cuộc thi, tôi cùng Tiến sỹ Joe cùng lai rai vai chai bia với người đoạt giải nhất. Là anh chàng râu quai nón mặc bộ comple màu sáng màu ở hình trên. Anh trông thật bảnh trai, phong thái cực kỳ tự tin, nhưng trò chuyện cũng rất khiêm tốn. Nói chung, sinh viên Mỹ có đầu óc ứng dụng cao. Người học chủ động nắm lấy kiến thức hơn VN rất nhiều. Hầu hết sinh viên đều chịu khó đi làm thêm hè, chịu va vấp thực tế để tích lũy kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140522-00764_zpsc1c54637.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140522-00764_zpsc1c54637.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140522-00765_zps7175d5f5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140522-00765_zps7175d5f5.jpg.html)

Giữa doanh nghiệp và trường Đại học có mối quan hệ thật sự chặt chẽ. Không có chuyện trường ĐH cứ mạnh ai nấy đào tạo sinh viên, còn DN mạnh ai nấy đào tạo lại nhân viên tuyển dụng. Mà như vậy thì mỗi nhân viên muốn làm được việc thì DN phải đào tào lại tối thiểu 03 tháng, tốn bao nhiêu chi phí. Cả xã hội cứ như vậy là một sự lãng phí cực lớn.

Nếu mối người trong chúng ta ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế để tạo ra một sự thay đổi tích cực thì sao? Cả xã hội Mỹ làm vậy thì mỗi năm họ có hàng trăm triệu sự đổi mới, chẳng trách mà họ là cường quốc trên Thế giới.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140522-00766_zps7047c0b2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140522-00766_zps7047c0b2.jpg.html)

HDD82
04-11-2014, 21:13
Ngoài lề chút... ĐH Montan có căngtin nhỏ bán món Phở, khỏi nói là HDD82 tôi vui mừng như thế nào khi được ăn tô Phở sau nhiều tuần liền chỉ biết có bánh mì, pizza, bơ, sữa và các món Mỹ...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140513-00705_zpsc76fddfd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140513-00705_zpsc76fddfd.jpg.html)

Một số bạn trong chương trình chê món phở này dở, chê thịt bò dai, chê thiếu rau... Nhưng có hề chi... Tuyệt vời món ăn Việt Nam! :D

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140513-00706_zps2825bc96.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140513-00706_zps2825bc96.jpg.html)

Và tuyệt vời không kém là khi chơi đùa với lũ trẻ nhà Joe, dần dần tôi cũng học được cách làm sao để hòa đồng với chúng, để chúng dạy cho các trò chơi, và làm sao để suy nghĩ như chúng đang suy nghĩ.

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140519-00761_zpsf1200e19.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140519-00761_zpsf1200e19.jpg.html)

Đã ăn cơm là không có xem tivi ! Cả nhà cùng ngồi vào bàn và tuyệt đối không có phàn nàn khi "thưởng thức" món cơm Việt Nam do Mr. Ho nấu... :D

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140517-00747_zps94626f68.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140517-00747_zps94626f68.jpg.html)

Ơ ờ... Tại sao cháu không được ăn cơm của Mr. Ho?

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140517-00753_zps68d51f1e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140517-00753_zps68d51f1e.jpg.html)

HDD82
05-11-2014, 17:10
Dân gian Việt Nam có câu:

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng”

“Tương phùng tương ngộ” là tên bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh. Tương phùng, tương ngộ đều có nghĩa là gặp nhau.

Cách xa nữa vòng Trái Đất, ở tít bên kia bờ Thái Bình Dương, HDD82 có dịp “tương ngộ, tương phùng” với người bạn cũ - đó thảo nguyên xanh mênh mông và đỉnh núi trắng tuyết phủ! Tôi giật mình khi đoàn chúng tôi đi ngang qua vùng đất tại Bang Montana có khung cảnh yên bình quá giống Tây Tạng.

Thảo nguyên xanh trong chuyến xe máy lần trước:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_1944_zpsa3637f12.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_1944_zpsa3637f12.jpg.html)

Tại địa danh mang tên "Temple of Thousand Budda" (Ngôi đền 1000 bức tượng Phật), HDD82 được gặp gỡ với Lạt ma Gochen Tulku Sangngag Rinpoche. Lạt ma sống trong một ngôi nhà đơn sơ tại đây và ngài đang cất công xây dựng một ngôi đền gồm 1000 bức tượng phật với sự giúp đỡ của rất nhiều người dân địa phương. Khi chúng tôi tới, có nhiều tình nguyện viên đang lao động, trong đó có nhiều người trẻ tuổi làm tôi hết sức ngưỡng mộ. Đó là lúc tôi nhận ra văn hóa tình nguyện của người Mỹ.

Bang Montana với phong cảnh nên thơ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4559_zpsdad8af4d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4559_zpsdad8af4d.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4539_zpsc4ec8cb7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4539_zpsc4ec8cb7.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4590_zps12dc6814.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4590_zps12dc6814.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4503_zpsa9542317.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4503_zpsa9542317.jpg.html)

HDD82
05-11-2014, 17:19
Chúng tôi được kể rằng trong một chuyến du hành thuyết pháp đi ngang đây, Lạt ma cảm thấy quá nhớ quê nhà trước khung cảnh này. Vài năm sau, ngài quay trở lại cùng với một vài đệ tử dựng lên một túp lều nhỏ và dành toàn bộ tâm huyết xây dựng ngôi đền 1000 bức tượng Phật. Người dân địa phương lúc đầu còn chưa hiểu hành động của ngài, nhưng sau đó họ đã cảm thông và tình nguyện cùng chung tay dựng xây ngôi đền.

Theo HDD82, ngôi đền không chỉ là sự thể hiện Phật giáo Tây Tạng, mà còn là đại diện cho sự đa dạng văn hóa của bang Montana nói riêng và Nước Mỹ nói chung.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/Untitled_zpse30c9c4d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/Untitled_zpse30c9c4d.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4593_zps92deac56.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4593_zps92deac56.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4506_zps070ae287.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4506_zps070ae287.jpg.html)

HDD82
05-11-2014, 17:31
Người dân ở đây chấp nhận nhiều người thuộc nhiều chủng tộc, tín ngưỡng và văn hóa. Tôi trò chuyện với một vài tình nguyện viên với thắc mắc: Tại sao họ tình nguyện xây dựng ngôi đền Phật giáo này? Mặc dù hầu hết là Thiên Chúa Giáo và kiến thức Phật giáo của họ cũng không nhiều cho lắm. Sau buổi trò chuyện tôi mới "ngộ" ra rằng: Kiến thức không quan trọng, quan trọng là hành động và tình yêu thương! Kiến thức chất đống trong đầu để mà làm gì nếu không hành động? Chúng ta thích tranh luận hơn thua, thích chứng tỏ mình hiểu biết, rốt cuộc để làm gì?

Thể hiện bằng hành động thiết thực chẳng cần hình thức bên ngoài, chỉ cần tấm lòng rộng mở bao dung là đủ! Phật cũng chỉ dạy chúng sinh đến vậy mà thôi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4534_zpsc637ed09.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4534_zpsc637ed09.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4547_zps40ce166a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4547_zps40ce166a.jpg.html)

HDD82
05-11-2014, 17:44
“Của đi thay người”, khoảng thời gian ngắn sau khi mất xe đạp tôi đã cảm thấy bình thường trở lại. Tuy nhiên, thời tiết bắt đầu chuyển xấu làm tôi rất phiền lòng, buổi sáng mùa xuân lạnh run cầm cập dù có khi mặc tới ba cái áo ấm. Rồi chuyện tồi tệ nhất xảy ra: Tuyết rơi!

Tuyết rơi, ngồi trong nhà đã thấy run cầm cập huống hồ chạy xe ngoài đường? Nội tâm thì nhiệt huyết có thừa, nhưng “Thiên chưa thời, địa chưa lợi, nhân chưa hòa”. Ngẫm nghĩ lại thấy bản thân đã nỗ lực biết bao nhiêu để đạt học bổng, có học bổng rồi đâu phải ai cũng ủng hộ? Bắt đầu đi giải trình xin phép: Đi đâu? Đi Mỹ à? Làm gì? Rồi nhiều việc khác… Qua đến Mỹ mua được chiếc xe thì bị ăn trộm mất, thời tiết thì quá lạnh…

Ôi... Chợt nhớ bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ:

“ Gặm một mối u sầu trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua…
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa…
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi”


https://www.youtube.com/watch?v=WBi1Vqr-wYg&feature=youtu.be

Tình cảnh bây giờ rất giống với lúc trước khi tôi lên đường ở Thụy Điển, lòng người thì háo hức lên đường, mà thời tiết thì không ủng hộ. Không có gì tệ đối với người đi xe máy bằng tuyết rơi... Nhẫn nại, nhẫn nại và nhẫn nại !

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_3000_zps03f9eeea.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_3000_zps03f9eeea.jpg.html)

HDD82
06-11-2014, 19:59
Nền giáo dục Mỹ được đánh giá rất cao, đó là chuyện không ai có thể phủ nhận, chẳng vậy mà trăm nghìn người từ khắp nơi trên Thế giới đến đây du học. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi người Mỹ họ đánh giá nền giáo dục của họ như thế nào?

Tiến sĩ Joe cho rằng ông không tin hệ thống giáo dục Mỹ giúp con ông phát huy hết tiềm năng và năng khiếu của chúng. Nhất là hệ thống trường cấp 1 và 2. Vì vậy ông cùng vợ có quyết định tương đối khó hiểu (đối với tôi lúc đó) là cho toàn bộ các con ông sẽ tự học ở nhà (gọi là Home-school). Chị Kari, vợ Joe, là mẹ và là cô giáo dạy học cho cả 04 đứa trẻ tại nhà.

Tự học ở nhà và không phải đến trường! Mỗi năm bọn trẻ phải trải qua một vài bài test của Chính phủ để đảm bảo rằng chúng được cha mẹ dạy các kiến thức cơ bản như Toán, Lịch sử, Văn học v.v... tương đương với bọn trẻ ở trường học. Sau này tôi mới biết có nhiều gia đình tương tự Joe ở Tp. Missoula, các bà mẹ kiểu này thường gặp nhau chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con cái và các vấn đề phát sinh với bọn trẻ.

Nhiều người VN muốn con cái được hưởng nền giáo dục Mỹ và không tiếc tiền để được đi Mỹ. Còn bản thân chính nhiều người Mỹ lại phủ định điều đó và cho con ở nhà. Bạn có thấy mâu thuẫn không? Mà dạy con ở nhà thì ở Việt Nam cũng dạy được, đâu cần phải đi đâu xa xôi?

Đôi khi sự thật và chân lý nằm ngay trong nhà chúng ta mà chúng ta cứ mãi tìm kiếm ở đâu đó nữa vòng trái đất...

Cùng gia đình Tiến sĩ Joe đi dạo vào một ngày đẹp trời.


https://www.youtube.com/watch?v=-_-SRELiDKo&feature=youtu.be

HDD82
06-11-2014, 20:17
Tình nguyện là hoạt động khá sâu rộng và phổ biến trong xã hội Mỹ. Không phân biệt lứa tuổi và giới tính, mọi người đều tham gia làm tình nguyện không ít thì nhiều. Rất nhiều bạn sinh viên tôi gặp dành mỗi ngày trong tuần để lao động tình nguyện. "Tư bản", "Cá nhân chủ nghĩa" mà lại tình nguyện giúp đỡ cộng đồng nhiều như vậy? Câu hỏi này tôi rất lấy làm thắc mắc...

Khi lao động tình nguyện, HDD82 thấy rằng tạm thời cái Tôi của mỗi người bị cái Chúng Ta lấn át, mỗi người không còn suy nghĩ về bản thân nhiều nữa mà biết quan tâm tới người khác. Và những hoạt động như vậy sẽ làm tăng giá trị mỗi cá nhân.

Giá trị của mỗi cá nhân không phải là giá trị tài sản vật chất như nhà cửa, xe hơi, tài khoản NH... anh ta sở hữu. Mà là những đóng góp của anh đối với cộng đồng.

"Người thầy tốt nhất là người thầy thực tế", chương trình tổ chức cho chúng tôi tới thăm tổ chức tình nguyện Ngân hàng Thực phẩm (Food Bank) để mọi người có cơ hội hiểu văn hóa tình nguyện ở Missoula. Food Bank là một siêu thị thức ăn miễn phí dành cho những người nghèo, cần giúp đỡ trong xã hội. Mỗi công dân đều có cơ hội lấy đồ ăn miễn phí 02 lần/tháng, thực phẩm thiết yếu như gạo, trứng, thịt, sữa v.v... thậm chí có cả thực phẩm cho chó mèo. Toàn bộ nhân viên làm việc ở đây đều là các tình nguyện viên địa phương.

Bắt đầu... Chúng tôi ai cũng hăng hái tham gia công việc. Chúng tôi chia nhóm: Nhóm thì đóng gói thức ăn, chia nhỏ thức ăn chó mèo vào các bịch nilong. Tuy là thức ăn chó mèo nhưng cũng phải vệ sinh an toàn thực phẩm không thua gì dành cho người cả (rửa tay xà phòng, đeo bao tay) mới ghê...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1509112_10100215310109049_6032402562230781834_n_zp s7aac6d03.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1509112_10100215310109049_6032402562230781834_n_zp s7aac6d03.jpg.html)

Nhóm thì đóng gói thực phẩm:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10262227_10100215310024219_118701181187328085_n_zp s9433bb40.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10262227_10100215310024219_118701181187328085_n_zp s9433bb40.jpg.html)

Mô hình hoạt động Food Bank thực sự là mô hình, cách làm hay mà nếu mỗi quốc gia đều có thì thật là tuyệt vời!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1907320_10100215309989289_5427601921402747782_n_zp sc453fa68.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1907320_10100215309989289_5427601921402747782_n_zp sc453fa68.jpg.html)

HDD82
06-11-2014, 20:25
Chúng tôi còn tới tìm hiểu mô hình hoạt động của các công ty ươm giống cây xanh, với nhiệm vụ là cải tạo môi trường do Chính quyền địa phương lập nên. Rõ ràng các hoạt động khai thác khoáng sản, hoặc các thiên tai như cháy rừng sẽ gây các hậu quả xấu tới môi trường. Nhiệm vụ của các công ty này là ươm trồng, và chọn giống một số loại cây xanh. Họ chăm sóc cây trong nhà kính vào mùa đông rất cẩn thận trước khi trồng chúng trở lại thiên nhiên vào mùa hè. Thời gian nuôi dưỡng trong nhà kính của cây có thể lên tới 9-10 tháng.

Ngoài vấn đề tiền thu nhập, niềm vui trong công việc của cái anh chàng bề ngoài có vẻ khô khan này là giáo dục cho con cái của anh biết bảo vệ môi trường, và nhìn thấy những mảng màu xanh của rừng ngày càng nhiều hơn trên quê hương anh.

Nhìn chiều dài rễ cây để dự báo thời điểm khi nào có thể mang chúng ra trồng trong tự nhiên:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10175055_10100215217290059_90015668025716950_n_zps ce193f8f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10175055_10100215217290059_90015668025716950_n_zps ce193f8f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4472_zps8eb21e9f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4472_zps8eb21e9f.jpg.html)

Nhưng công ty bảo vệ môi trường kiểu như thế này và ý thức gìn giữ môi trường cho thế hệ sau của người Mỹ rất đáng để chúng tôi học tập:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4458_zps46dee06f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4458_zps46dee06f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4461_zps7db2e56a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4461_zps7db2e56a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4481_zps97a18aa1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4481_zps97a18aa1.jpg.html)

Phát triển bền vững, mầm xanh phải được gìn giữ cho thế hệ mai sau.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_4465_zpsa407b4f0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_4465_zpsa407b4f0.jpg.html)

HDD82
06-11-2014, 20:33
Các câu chuyện vĩ mô như là tình nguyện cộng đồng, bảo vệ môi trường, hòa bình thế giới v.v... đã chia sẻ xong rồi, bây giờ quay qua các chuyện vi mô. Các bữa ăn ở Mỹ thực sự vẫn là thử thách với HDD82! Nói ra thì nhiều người cười bể bụng cho là tôi bị hâm hâm, được qua Mỹ ở khách sạn 4 sao với giá phòng hơn $100/ngày, ăn uống theo tiêu chuẩn ngon của Mỹ, mà thèm các món ăn Việt Nam quá trời.

Có ai thấy hấp dẫn không???

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140528-00782_zps4cfef241.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140528-00782_zps4cfef241.jpg.html)

Tô mì gói cuối cùng... Bò bít tết có thể ăn không hết, nhưng mì tôm là dứt khoát... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140528-00781_zps9a424773.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140528-00781_zps9a424773.jpg.html)

Lâu lâu mới vào bếp kho được miếng thịt heo, có vị nước kho mặn mặn ăn chung với cơm thật là hạnh phúc...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140516-00722_zpsbbbcda39.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140516-00722_zpsbbbcda39.jpg.html)

Thời gian rãnh rỗi tại nhà Tiến sĩ Joe tôi dạy cho bọn trẻ nhà Joe các từ Việt Nam thông dụng như "Xin chào", "Cảm ơn", giới thiệu về món ăn, bài hát thiếu nhi và đặc biệt là giao thông VN! Mắt chúng tròn xoe ngạc nhiên... Khỏi phải nói! Đối với chúng, tôi vẫn là người tới từ một hành tinh khác! :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/Untitled_zpsc4259eef.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/Untitled_zpsc4259eef.jpg.html)

HDD82
08-11-2014, 11:05
Vài tuần đã trôi qua từ khi bị mất xe và tình hình không có tiến triển: không có bất cứ tin tức gì từ cảnh sát địa phương. HDD82 xác định hy vọng đã không còn... Nhưng ông bà có câu: "Thua keo này bày keo khác", không lẽ qua tới đây rồi mà bỏ cuộc sao? Tôi nung nấu kế hoạch kiếm chiếc xe đạp khác để chờ thời cơ lên đường.

Lần này, HDD82 gặp một ông lão địa phương, ông đang rao bán chiếc xe đạp gắn động cơ y chang chiếc trước của tôi. Trò chuyện với ông lão tôi vỡ ra nhiều điều: Việc tháo lắp chiếc xe khá đơn giản, chỉ cần hơn 10 dụng cụ cơ khí là xong. Tuy vậy, vấn đề lo ngại của tôi là động cơ 50cc hai thì quá yếu. Tôi thử và chiếc xe quá yếu đến độ không thể vượt con dốc cỡ 5%. Chưa kể khối lượng hành lý mang theo nữa chứ, vậy làm sao mà đi??? Dù tôi có thể đạp, nhưng thử đạp qua một ngọn đồi nhỏ mà người tôi đã mồ hôi mồ kê đầm đìa, xe không có nhiều tầng dĩa và líp nên đạp rất mệt. Cái này mà thêm hành lý nữa thì... :(

Không khả thi rồi!!! Chia tay ông lão mà trong bụng rối bời... Lên đường bằng cách nào đây? Làm sao đây???

Chiếc xe đạp của ông lão:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/00L0L_hx3zgwwtFTi_600x450_zpscc79b5d1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/00L0L_hx3zgwwtFTi_600x450_zpscc79b5d1.jpg.html)

HDD82
08-11-2014, 11:39
Lòng rối bời... Mua xe máy thì tài chính không cho phép, giấy phép lái xe không có, mua xe đi nữa mà không sang tên được cũng không ổn, không có bảo hiểm, lỡ cảnh sát dừng lại dọc đường thì làm sao? Hàng trăm câu hỏi quay cuồng trong trí óc...

Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến một buổi sáng CN tôi thức dậy trên chiếc giường nhỏ tại nhà Tiến sỹ Joe, chợt nhớ lại thời điểm buổi sáng trước chuyến đi Châu Âu xe máy nhiều năm trước, lúc đó cũng đang ở trên chiếc giường như vầy, trong kí túc xá ở Tp. Stockholm. Tâm trạng lúc đó thật háo hức và phấn khích. Cũng đâu có bằng lái xe máy, đâu có bảo hiểm xe máy, đâu có bảo hiểm du lịch, đâu có biết đường xá gì đâu mà sao háo hức đến thế!

Phải chăng đam mê lên đường bấy lâu nay đã bị sự sợ hãi vùi tắt???

Sáng hôm đó Joe rủ tôi đi Nhà thờ cùng gia đình ông, vì gia đình Joe theo Thiên Chúa Giáo. Tôi không thích đi lắm nhưng cũng muốn thử cho biết. Một chị tóc vàng trẻ trung đứng ngay cửa nhà thờ dúi cho tôi một tờ giấy nhỏ, tờ giấy ghi các lời dạy của Chúa và vài nội dung lặt vặt khác... Tôi liếc nhìn... Dòng chữ màu vàng in đậm... “You do what you believe, and you believe what you do” – “Bạn làm những gì mà bạn tin tưởng. Và bạn tin tưởng những gì bạn làm” làm tôi bừng tỉnh hẳn.

Đúng rồi! Đã bao lâu nay tôi quá tập trung vào chuyện phương tiện xe cộ và các vấn đề bên ngoài mà quên đi phần quan trọng nhất -Niềm tin và Sự tin tưởng.

Trong tất cả các chuyến đi trước đây, tinh thần mới là yếu tố quyết định mà? Đã bao lâu rồi tôi để những lo lắng lấn át niềm vui lên đường?

“Bạn phải khao khát, khao khát thật sự như một đứa trẻ khát sữa mẹ”. (Kinh thánh, dòng…)

Im lặng…

Đúng! Khao khát lên đường của tôi đâu? Cái thời xông pha xe máy trên các nẻo đường đâu? Tinh thần tôi sao bạc nhược thế này?

Khoảnh khắc nhận ra khuyết điểm đó giống như khoảnh khắc chiếc bugi phóng ra các tia lửa điện làm nổ máy động cơ... Vâng! Mọi người đều có các nút thắt tinh thần cần tháo gỡ, tôi hy vọng rằng các bạn sẽ làm được điều đó để mạnh dạn lên đường khám phá thế giới xung quanh.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140523-00768_zps8a6b5403.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140523-00768_zps8a6b5403.jpg.html)

HDD82
08-11-2014, 11:50
"Cùng tắc biến, biến tắc thông". Khi tinh thần đã thông suốt thì mọi chuyện đều suôn sẻ! Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau đó tôi đã cùng chiến mã mới trên đoạn đường đất đỏ xuyên khu rừng nhỏ tại Missoula... Mục đích là kiểm tra thử chiến mã già nua này. Chiếc xe Honda được sản xuất năm 1970, ngót nghét 45 tuổi và là chiếc xe cổ nhất tôi từng lái. Nhiều người nhìn chiếc xe xong sẽ lắc đầu cho rằng nó có giá trị đồ cổ hơn là giá trị di chuyển cho chuyến đi dài. Nhưng họ không biết rằng động cơ lên đường của chủ nhân nó thì không hề thua kém bất cứ chiếc BMW 1200GS, Harley Davidson nào!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2327_zpsc08836b9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2327_zpsc08836b9.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2330_zps9d5570bb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2330_zps9d5570bb.jpg.html)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2329_zps8540949a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2329_zps8540949a.jpg.html)

Cảm giác ngồi trên chiến mã thật tự do và sảng khoái!!!

Đường rừng vắng vẻ và ngôi mộ nhỏ bên đường nhắc nhở kẻ lữ hành rằng: xe máy luôn đi kèm với sự mạo hiểm...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2328_zps46bf2405.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2328_zps46bf2405.jpg.html)

Còn tiếp...

HDD82
09-11-2014, 21:45
Thời gian thấm thoát thoi đưa, hai tuần ở homestay tại nhà Tiến sỹ Joe thế rồi cũng kết thúc. Hai tuần không nhiều nhưng cũng đủ để chúng tôi hiểu được cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người bản xứ thật khác xa với các bộ phim chiếu rạp, hay các siêu phẩm bom tấn Holywood mà tôi đã xem. Nếu có một bộ phim mô tả đúng nhất cuộc sống của người dân ở đây, tôi không do dự mà chọn bộ phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”.

Một điều đáng nói là người Mỹ ở Montana nói chung cũng chỉ biết Việt Nam qua các cuộc chiến tranh mà thôi. Hình ảnh Việt Nam gắn liền với chiến tranh và sự hy sinh mất mát của cả hai phía... Bởi vậy, chương trình này quý ở chỗ giúp cho hai bên có cơ hội hiểu nhau hơn.

Trước khi chia tay các gia đình homestay, chương trình tổ chức một buổi tiệc nhỏ ngoài trời cho tất cả mọi người. Địa điểm tại một ngôi biệt thự bằng gỗ trên một hòn đảo nhỏ nằm giữa hồ Salmon Lake, cách Tp. Missoula hơn hai giờ chạy xe oto. Ánh mặt trời phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng, ngôi biệt thự được làm bằng loại gỗ rất chắc chắn, nội thất bên trong hiện đại, thức ăn thì lại tuyệt vời.

Khung cảnh hồ nước phẳng lặng gợi cảm giác êm đềm và thanh bình

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10333691_10152335028242900_429789119410349111_o_zp s3566f3c7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10333691_10152335028242900_429789119410349111_o_zp s3566f3c7.jpg.html)

Mọi người hồ hởi tham gia các trò chơi dưới nước và chụp ảnh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10368822_1483357581899305_7127017536030288856_o_zp se68203f5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10368822_1483357581899305_7127017536030288856_o_zp se68203f5.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10443015_1483357481899315_1662188625408848541_o_zp sf091279f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10443015_1483357481899315_1662188625408848541_o_zp sf091279f.jpg.html)

Nụ cười của những người làm các công việc bình thường lúc nào cũng rạng rỡ trong các tấm hình. Đối với họ thì các câu hỏi kiểu như: "Ồ, chiếc áo của anh đẹp quá. Chúng ta chụp hình chung nhé?" luôn được chào đón nồng nhiệt... :D

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10348677_1483357665232630_2789662030719082523_o_zp sad0c7f41.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10348677_1483357665232630_2789662030719082523_o_zp sad0c7f41.jpg.html)

Nhưng cảm xúc sắp đến giờ chia tay khiến bầu không khí về cuối trở nên trầm lắng... Tiếng cười nói dần ít đi... Ai nói người Mỹ sống không tình cảm? Bờ hồ buổi chiều xuân hôm đó đã chứng kiến không ít nước mắt rơi.. Nước mắt chia ly!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10397032_1483357378565992_3358270037598493365_o_zp s7b860347.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10397032_1483357378565992_3358270037598493365_o_zp s7b860347.jpg.html)

Tôi cũng tạm biệt gia đình Tiến sỹ Joe, những cái bắt tay, những cái ôm chặt và lũ trẻ cứ quấn quít... Hình ảnh cả gia đình Joe đứng vẫy vẫy trong chiếc kính chiếu hậu xe hơi bé tí vẫn còn mãi trong trái tim tôi... Nụ cười trước khi lên đường đến thủ đô Washington D.C.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2324_zps69bea382.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2324_zps69bea382.jpg.html)

HDD82
09-11-2014, 21:53
Thủ đô Washington D.C. là trụ sở của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - nơi cấp học bổng cho không chỉ 14 người đến từ 5 nước Đông Nam Á chúng tôi mà còn hơn 200 bạn đến từ hơn 40 nước trên Thế giới. Ngoài chương trình Economic Empowerment Program - EEP 2014 này, Bộ ngoại giao Mỹ còn có nhiều chương trình khác nữa. Bởi vì hơn 200 người này học tập rải rác khắp các bang của Mỹ, nên tuần học tập tại Washington D.C là lúc để tất cả chúng tôi làm quen và kết nối với nhau.

Hoa Kỳ mà tổ chức chương trình thì khỏi phải nói, mọi thứ đều theo kế hoạch và gần như hoàn hảo. Chúng tôi chẳng phải lo nghĩ gì cả, cứ khách sạn bốn sao trung tâm Washington D.C. mà ở, nhà hàng mà ăn, tiền tiêu vặt mà xài thoải mái... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2342_zpsb56abc7e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2342_zpsb56abc7e.jpg.html)

HDD82
09-11-2014, 21:57
Thủ đô Washington D.C. có vị trí địa lý thuộc bờ Đông Nước Mỹ, còn bang Montana ở bờ Tây. Chênh lệch múi giờ giữa hai nơi là 02 tiếng. Thời gian bay khoảng chừng 7-9 tiếng và chuyển máy bay một vài lần.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/washington-dc-map_zpsb45e8116.gif (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/washington-dc-map_zpsb45e8116.gif.html)

Washington D.C. tạo cho tôi ấn tượng đây là thành phố xanh sạch, kiến trúc tổng thể rất hài hòa với nhiều khoảng không gian trống để người dân và du khách vui chơi, không có nhiều nhà cao tầng, nhà chọc trời. Nhịp sống ở đây cũng tương đối yên bình, thư giãn.

Đi dạo lòng vòng có thể thấy hoa được trồng nhiều theo luống trên vỉa hè và chăm chút cẩn thận:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7114_zpsccfe417d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7114_zpsccfe417d.jpg.html)

Thỉnh thoảng bắt gặp vài quầy bán hàng rong:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7116_zpse4f3726f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7116_zpse4f3726f.jpg.html)

Khách du lịch:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_8283_zpsb6a06a5c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_8283_zpsb6a06a5c.jpg.html)

Hình như đây là ngày hội dành cho người đồng tính? Tôi cũng không chắc. Chỉ thấy đoàn người dài diễu hành hò reo không ngớt trên trục đường chính, vừa đi vừa tiếng nhạc xập xình, đoàn người liệng các chuỗi vòng nhiều màu sắc đỏ trắng sặc sỡ vào đám đông đứng hóng hớt hai bên đường. Bang Montana không chấp nhận đám cưới đồng tính, nhưng tại Washington D.C thì hoàn toàn hợp pháp:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_8286_zps8f4ddafd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_8286_zps8f4ddafd.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_8288_zpsa4701c56.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_8288_zpsa4701c56.jpg.html)

Người da màu tham gia đông vui. Họ đa phần rất vui tính. Những tài xế taxi, quét dọn đường phố, bảo vệ, tiếp tân khách sạn ở Washington D.C đều thấy người da màu:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_8295_zps299cdcff.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_8295_zps299cdcff.jpg.html)

HDD82
09-11-2014, 21:59
Các tòa nhà, lâu đài kiến trúc đặc sắc kết hợp với khoảng không gian xanh cho du khách, điều này làm tôi liên tưởng tới thủ đô Berlin, Đức:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_8285_zps0fccdb72.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_8285_zps0fccdb72.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_8284_zps37b8106c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_8284_zps37b8106c.jpg.html)

HDD82
09-11-2014, 22:02
Từ khách sạn Marriot nơi chúng tôi ở đi bộ khoảng 20p là tới Nhà Trắng - White House. Nhà Trắng thì ai cũng biết là văn phòng làm việc của TT. Barack Obama. Số lượng khách du lịch tại đây không nhiều và cũng không quá náo nhiệt như tôi tưởng tượng. Nhà Trắng nhìn sơ qua cũng không có gì quá đặc biệt, thậm chí không hoành tráng bằng Dinh Độc Lập Sài Gòn :D. Nếu TT. Obama không làm việc và phát biểu trên vô tuyến Thế giới ở đây thì chắc không có ai ghé thăm hết...

Bà con đua nhau tạo dáng chụp hình ngoài hàng rào trước Nhà Trắng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2334_zps6d7fa5ec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2334_zps6d7fa5ec.jpg.html)

Quang cảnh phía trước White House:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2336_zpse32c096a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2336_zpse32c096a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2338_zps333f132d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2338_zps333f132d.jpg.html)

Phía trước Nhà Trắng không xa, lũ trẻ em đang vui chơi trên bãi cỏ xanh rì. Tôi cũng tranh thủ nằm ngả lưng trên bãi cỏ một chút rồi chợt nghĩ: "Ở Nhà Trắng chưa chắc sướng bằng ở đây". hehe. :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2340_zps87ff9f34.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2340_zps87ff9f34.jpg.html)

HDD82
09-11-2014, 22:07
Cả nhóm có một ngày nghỉ ngơi thăm thú Washington D.C:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10338836_647574905317452_1376884612197280088_n_zps a9e6c9de.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10338836_647574905317452_1376884612197280088_n_zps a9e6c9de.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7119_zps1075fc6c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7119_zps1075fc6c.jpg.html)

Trên đường phố thủ đô:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/photo13_zps90a98427.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/photo13_zps90a98427.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 21:39
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có 52 bang, mỗi bang đều có các Nghị sỹ đại diện tại Quốc Hội. Tùy vào dân số tại bang mà số lượng nghị sỹ của bang đó nhiều hay ít. Bang Montana chỉ có hơn một triệu dân nên có hai nghị sỹ đại diện tại thủ đô Washington D.C. Chương trình tổ chức cho chúng tôi tới thăm Quốc Hội Hoa Kỳ và đối thoại với ngài nghị sỹ bang Montana.
Quốc Hội Mỹ cách không xa Nhà Trắng là bao. Nhìn từ xa tòa nhà trông khá bề thế với kiến trúc hình vòm đặc sắc, đây cũng là một biểu tượng của Nước Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7773_zpsf262d748.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7773_zpsf262d748.jpg.html)

Buổi sáng hôm đó trời đẹp và trong xanh, vì đây là cuộc gặp quan trọng nên ai cũng diện trang phục comple, cà-ra-vát và chuẩn bị sẵn nhiều câu hỏi để trao đổi với ngài Thượng Nghị Sỹ. Trước khi đi, chúng tôi được dặn dò trước là chỉ nên mang theo túi nhỏ, đồ đạc phải hết sức gọn vì an ninh tại Quốc hội rất gắt gao (đương nhiên là vậy rồi).

Các bạn Myanmar và Campuchia làm dáng chụp hình. Anh chàng thấp đậm đứng giữa, mặt trông rất hình sự vì chàng ta làm trợ lý cho Bộ trưởng Tài Chính Myanmar, không bao giờ chụp hình mà chàng ta hé răng ra cười lấy một tí... Đúng là "Lạnh như tiền" :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7766_zps9456a9bd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7766_zps9456a9bd.jpg.html)

Tòa nhà Quốc hội thấp thoáng giữa một rừng màu xanh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7425_zps60f25fd9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7425_zps60f25fd9.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 21:46
Cả đoàn bắt đầu vào trong Quốc Hội. Ập vào mắt chúng tôi là hàng đoàn khách du lịch đang xếp hàng rồng rắn... Nói chung không phải ai, kể cả người Mỹ, cũng đã có dịp vào đây tham quan, nên toàn bộ gương mặt tôi gặp buổi sáng đó đều rất háo hức:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7665_zpsee719f35.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7665_zpsee719f35.jpg.html)

Chúng tôi là khách mời của Thượng nghị sỹ Bang Montana nên có anh chàng trẻ tuổi trợ lý ra dẫn đi tham quan. Anh chàng yêu cầu mọi người phải đeo bảng tên và phù hiệu:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7689_zps182666ef.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7689_zps182666ef.jpg.html)

Bên trong Quốc hội...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7681_zpsbeff51b5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7681_zpsbeff51b5.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7667_zps4fc96ebe.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7667_zps4fc96ebe.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 21:49
Bắt đầu đi vào khu vực tham quan là các gian phòng có bức tượng của các Tổng thống Mỹ. Kiến trúc bên trong tòa nhà rất cầu kỳ, phức tạp và đẹp mắt. Đá trang trí, vật liệu xây dựng v.v... nghe nói được vận chuyển về từ nhiều vùng miền khác nhau tại Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7727_zpsbac92815.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7727_zpsbac92815.jpg.html)

Cái vòm trắng khổng lồ nhìn từ bên trong... Để hiểu hết ý nghĩa của các bức tượng và tranh trang trí có lẽ đối với tôi phải mất cả tháng, hơn nữa trí nhớ của HDD82 cũng không tốt lắm, chỉ nhớ đại khái là có liên quan đến lịch sử. Thôi chỉ có thể chia sẻ với các bác những hình ảnh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7704_zpscf1239d4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7704_zpscf1239d4.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7697_zps32ee3900.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7697_zps32ee3900.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 21:51
Tách ra khỏi đoàn khách du lịch đông đúc, chúng tôi bắt đầu đi vào con đường hầm ngầm dưới lòng đất. Bên dưới Quốc Hội là một công trình hầm ngầm khổng lồ, cách mặt đất chắc khoảng chục mét. An ninh thắt chặt gắt gao. Thỉnh thoảng con đường lại hé lộ ra chút ánh sáng, chúng tôi ngước nhìn lên bên trên...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7655_zpsaf45471e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7655_zpsaf45471e.jpg.html)

Đưới hầm có nhiều rất phòng làm việc nhỏ, không biết trong này có phòng làm việc của CIA không? Họ mà biết mình ngó nghiêng chụp hình này coi chừng bị chặn lại hỏi??? Nói vậy thôi, chứ anh chàng dẫn đoàn cứ vô tư dẫn chúng tôi qua các trạm an ninh và cười nhăm nhở "Chụp hình thoải mái". Có những đoạn phải đi bằng tàu điện ngầm. Có lẽ những người làm việc trong này là những nhân vật chóp bu trong xã hội Mỹ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7650_zps5d4d3c7c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7650_zps5d4d3c7c.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7638_zpsb3be7051.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7638_zpsb3be7051.jpg.html)

Lại một khoảng hở nhìn lên mặt đất:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7660_zps393c437a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7660_zps393c437a.jpg.html)

Trong đường hầm này nếu ai bận mà xe điện chưa tới phục vụ kịp thì có thể bấm chuông:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7649_zpsee47038f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7649_zpsee47038f.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 21:54
"Cứ chụp hình thoải mái, ai có mang theo chất lỏng hay kem dưỡng da gì thì đưa tao giữ. Tụi mày qua kiểm soát an ninh xong tao sẽ đưa lại nhé!". Anh chàng trợ lý cười nham nhở và rất tâm lý... Các chị em trong đoàn chỉ chờ có thế... Các loại kem dưỡng da, dưỡng môi, dưỡng mắt, dưỡng tóc, dưỡng răng v.v... được gom lại thành một đống cao như núi. Anh chàng cười hề hề thản nhiên nhét tất cả vào áo vest rồi đi qua kiểm tra an ninh...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7637_zps73df50b1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7637_zps73df50b1.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 22:00
Phù... cuối cùng cũng tới được điểm hẹn với ngài Thượng nghị sỹ. Ngoài ra còn có đại diện Bộ ngoại giao Mỹ là đơn vị tổ chức chương trình.

Ngài đại diện Bộ ngoại giao:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7626_zps22dcc257.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7626_zps22dcc257.jpg.html)

Các bạn trong đoàn hăm hở chụp hình:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7633_zpsd537a088.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7633_zpsd537a088.jpg.html)

Thượng nghị sỹ rồi cũng xuất hiện. Ngài là một người đàn ông vui tính và rất dễ mến. Ông lắng nghe và hỏi han tất cả chúng tôi từng người một, ai có thắc mắc thầm kín gì cứ việc nói... Nói đùa vậy thôi, chứ ai mà chẳng ca ngợi chương trình, ca ngợi Nước Mỹ hết lời. hehe.

Thượng nghị sỹ bang Montana! Làm đến chức vụ như Ngài mà vẫn giữ được sự thân thiện, cởi mở và biết lắng nghe kể ra cũng không nhiều. (Không chỉ tại nước Mỹ mà còn là bất cứ đâu). Dẫu biết rằng: Không có chúng tôi - những người dân bình thường - bầu cho ngài, thì làm gì có ngài như ngày nay? Nhưng nói thì dễ, làm được mới khó!!!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7616_zpsee1cfe0f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7616_zpsee1cfe0f.jpg.html)

Sau khi lắng nghe hết các ý kiến của chúng tôi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10293569_1483745545193842_2969996274542255911_o_zp s586f7eeb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10293569_1483745545193842_2969996274542255911_o_zp s586f7eeb.jpg.html)

... Đến phần chụp ảnh lưu niệm:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/060414-19794-0017-jf_zps6c4116a6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/060414-19794-0017-jf_zps6c4116a6.jpg.html)

Lâu lâu ghé cái mặt mình vô tí, chụp ảnh tập thể hoài... (các bác thông cảm xí! :D ). Nhìn chung, xã hội Mỹ là xã hội trọng dụng những người có năng lực. Không nói ai cũng biết, những phát minh sáng tạo làm thay đổi cả thế giới như Iphone, Ipad, Computer v.v.. đều ở Mỹ. Sở dĩ người năng lực có đất dụng võ vì văn hóa Mỹ nhìn thấy người giỏi như là nhân tố thúc đẩy xã hội tiến lên. Ganh ghét và đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng không đâu người năng lực được tôn trọng và được tự do phát huy khả năng như ở đây!

Không phải HDD82 nói vậy để đề cao bản thân mình. Đừng hiểu lầm! Nhưng tại sao những người giỏi ở Việt Nam bị "đập te tua", bị "dìm hàng té tát" lại được Mỹ mời sang dự hội nghị, cấp học bổng vào thẳng Đại học?

Người năng lực ở Việt Nam có phải hiếm không? Người Việt Nam không sáng tạo? Họ được đối xử ra sao? Tại sao Việt Nam cứ mãi lận đận là nước đang phát triển? Có đúng như một nhận xét: "Tại vì chúng ta ích kỷ"?

Và quan trọng nhất là: Thái độ của bạn như thế nào?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10314649_1483358288565901_188497949994161947_n_zps 3d554e9a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10314649_1483358288565901_188497949994161947_n_zps 3d554e9a.jpg.html)

HDD82
10-11-2014, 22:06
Bắt tay những người nổi tiếng thì ai cũng muốn. Chụp hình với họ xong post lên FB thì ai cũng muốn. Nghe bạn bè khen ngợi tung hô mình thì ai cũng muốn. Tại sao? Vì cái TÔI của chúng ta khi đó được vuốt ve, mơn trớn!

Bắt tay với những người lao động bình thường thì không ai muốn. Chụp hình với họ xong post lên FB cũng không ai muốn. Nghe bạn bè chê bai cũng không ai muốn. Tại sao? Vì cái TÔI lúc này không được thỏa mãn.

Chung quy lại cũng vì cái TÔI mà ra. Theo HDD82, giá trị của mỗi người không tăng thêm khi bắt tay những người nổi tiếng. Ngược lại, trong mắt những người lao động bình thường, khi được bạn hỏi han quan tâm bắt tay đề nghị chụp ảnh, dù trong một góc khuất tối của căn phòng, và bức ảnh không lấy gì làm hoành tráng, mà nụ cười của họ vẫn luôn luôn rạng rỡ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/photo15_zpsdf00c701.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/photo15_zpsdf00c701.jpg.html)

HDK
12-11-2014, 09:09
Thanks bạn đã chia sẻ chuyến đi rất thú vị. Sắp tới mình cũng quay lại những nơi mà bạn giới thiệu, nhưng có lẽ phải đi bằng xe hơi chứ không đủ sức đi xe gắn máy nhứ bạn. Chúc bạn có chuyến đi thú vị và chia sẻ cho mọi người kinh nghiệm cùng các tấm hình thú vị

HDD82
12-11-2014, 17:31
Điều kỳ lạ nhất mà HDD82 thấy tại Washington D.C. là các bảo tàng đều miễn phí vào cửa. Thường tại các nước Châu Âu, Úc và nhiều Tp ở Mỹ có vé vào cổng rất cao. Riêng tại đây là hoàn toàn tự do. Bảo tàng về Người Da Đỏ, Bảo tàng tự nhiên, Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Không gian và Máy bay... rất hoành tráng và nườm nượp người vào tham quan. Những ai yêu thích tìm hiểu bảo tàng chắc phải dành cả tuần lễ khám phá mới hết, vì quy mô của nhiều bảo tàng khá lớn.

Lấy ví dụ về Bảo tàng Không gian và Máy bay là nơi trưng bày về lịch sử phát triển các loại máy bay, mô hình thực tế về tên lửa Appollo đưa người lên mặt trăng, áo quần của các phi hành gia vũ trụ, các khoang phi thuyền đưa phi hành gia trở về trái đất, robot thám hiểm mặt trăng và sao Hỏa, máy bay sử dụng trong Thế chiến 1 và 2 v.v...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2344_zpsa6769b65.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2344_zpsa6769b65.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2349_zps17aa86d4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2349_zps17aa86d4.jpg.html)

Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân của Liên Xô và Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2345_zps636fc97d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2345_zps636fc97d.jpg.html)

Chúng nằm trong Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân ký giữa Nga - Mỹ và bị loại bỏ bớt:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2348_zps0e7149f6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2348_zps0e7149f6.jpg.html)

Robot thám hiểm bề mặt các hành tinh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2346_zps937d6cad.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2346_zps937d6cad.jpg.html)

Một góc nhìn khác của bảo tàng...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2350_zps8680c84a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2350_zps8680c84a.jpg.html)

Áo quần và các loại thiết bị sinh hoạt mà các phi hành gia sử dụng trên Trạm vũ trụ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140608-00839_zpsf736aa76.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140608-00839_zpsf736aa76.jpg.html)

HDD82
12-11-2014, 17:34
Khách sạn Marriott có bức tranh rất ấn tượng, đó là bức tranh này... Thoạt nhìn liếc qua thì dễ lầm tưởng đây là bức tranh tầm thường, nhưng quan sát kỹ mới thấy sự độc đáo và sức sáng tạo của tác giả. Vật liệu bức tranh rất đơn giản: giấy, bút chì và mấy cái đinh sắt! Nhưng rất ấn tượng! Vậy mới biết sáng tạo đơn giản mới khó, phức tạp thì dễ! :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140603-00805_zps41b77e44.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140603-00805_zps41b77e44.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140603-00806_zpsd6789371.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140603-00806_zpsd6789371.jpg.html)

HDD82
12-11-2014, 17:56
HDD82 không muốn đi sâu vào các vấn đề lĩnh vực chuyên môn học hành. Điều tôi muốn chia sẻ đó là để tham gia chương trình này, ngoài kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ thì quan trọng là có đầu óc cởi mở tiếp thu cái mới, và nhất là tôn trọng suy nghĩ của người khác.

Yêu cầu không có gì quá cao siêu!

Nhưng vậy thôi chứ không phải người nào cũng sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến mới, góc nhìn mới, cách làm mới , v.v... một cách tích cực từ những người khác!

Trong cùng một nền văn hóa, mọi người đã rất khác nhau rồi. Huống hồ chương trình này tập hợp nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Nếu không tôn trọng người khác thì xung đột rất dễ xảy ra. Vấn đề là: "Bạn xem xét sự khác biệt trong suy nghĩ, văn hóa v.v... như là điều tốt hay không tốt?"

Thứ hai, tôn trọng người khác nghĩa là thấy mặt tốt, mặt tích cực của mỗi người để từ đó học hỏi. Đừng có thấy mặt xấu của họ để phê phán, chỉ trích hoài. Khi chúng ta thấy ai cũng hay, cũng giỏi hơn mình hết thì lúc nào tâm trạng cũng vui vẻ thoải mái. Còn cứ thấy mặt dở của người ta hoài thì còn học hỏi gì người ta được nữa? Lúc đó sẽ sinh ra chán đời, hay chê bai...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7788_zpse76d2f35.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7788_zpse76d2f35.jpg.html)

Hội thảo xong ăn cơm, ăn cơm xong hội thảo tiếp...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7781_zps5e3d8c01.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7781_zps5e3d8c01.jpg.html)

Không khí học hỏi rất cởi mở. Mọi người đều hăng hái giơ tay thắc mắc với diễn giả. Không có câu hỏi nào bị chê là dở, là vớ vẩn. (Giống như tôi từng là nạn nhân nhiều lần ở VN :D ).

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7782_zps0a13328e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7782_zps0a13328e.jpg.html)

HDD82
12-11-2014, 18:08
Trong số hàng trăm người tham dự, có khoảng 50 người được chọn thuyết trình về dự án mà mình đang làm tại địa phương để chia sẻ trong chương trình. HDD82 may mắn được chọn là một trong số đó. Dự án của tôi chỉ là sự giúp đỡ nhỏ bé cho các bệnh nhân ung thư tại BV Ung thư Đà Nẵng.

Dự án "Một bức tranh - Nhiều hy vọng" sẽ mang các bức tranh được vẽ bởi các sinh viên, cùng sự hỗ trợ tài chính từ các công ty cá nhân, và trang trí tại BV Ung thư Đà Nẵng. Nơi bệnh nhân rất cần sự hỗ trợ về tinh thần nhiều như thuốc men vậy.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/HoDuongDong-PosterShow_zps095b5b05.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/HoDuongDong-PosterShow_zps095b5b05.jpg.html)

Lý Tiểu Long: "Kiến thức không là chưa đủ, chúng ta phải áp dụng. Ý chí không là chưa đủ, bạn phải hành động."

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/2353_zps3a63bf31.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/2353_zps3a63bf31.jpg.html)

Có lẽ bạn sẽ thấy HDD82 tôi thích chụp ảnh với các "doanh nhân", "yếu khách"...:D. "Doanh nhân" ở đây là chị dọn phòng khách sạn với 40 năm trong nghề. Chị là người Mỹ nhập cư với vốn tiếng Anh bập bõm nhưng nuôi dạy 03 người con thành đạt. Công việc nặng nhọc và lại thường không được nghỉ cuối tuần. Có điều đáng chú ý là ở Mỹ cha mẹ về hưu vẫn lao động và không ở chung với con cái. Hay nói chính xác hơn là họ tự lập và không thích ở chung. Tôi tặng chị một móc khóa nhỏ làm quà và đề nghị chụp hình chung kỷ niệm. Khỏi phải nói nụ cười của chị rạng rỡ như thế nào... Và từ đó mỗi khi thấy tôi từ xa là chị đã hô lên: "Hello, my friend!".

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2341_zps18e84069.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2341_zps18e84069.jpg.html)

HDD82
12-11-2014, 18:19
Ngoại trừ Lầu Năm Góc nằm hơi xa Nhà Trắng, còn lại những Bộ ngoại giao, Ngân hàng, Quốc Hội, Văn phòng Phó Tổng thống v.v... đều bố trí nằm gần Nhà Trắng. Bộ ngoại giao Mỹ là một tòa nhà nhìn bên ngoài không có vẻ gì là hiện đại và hoành tráng cả, chỉ khi thấy có các cảnh sát súng ống đầy mình, đeo kính râm đứng canh gác tại mỗi ngã tư là gợi cho người ta cảm giác mình đang đi vào khu vực an ninh gắt gao...

Bà con bắt đầu xếp hàng dài chờ kiểm tra an ninh trước khi vào dự hội nghị tại Bộ ngoại giao Mỹ. Da vàng, da trắng, da đen, da nâu không phân biệt, phải trình Hộ chiếu và qua máy quét an ninh. Nói nghiêm túc vậy thôi chứ các anh cảnh sát Mỹ đứng gác ở đây thỉnh thoảng cũng nở nụ cười khá là thân thiện.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7908_zps1a9ba4b4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7908_zps1a9ba4b4.jpg.html)

Rồng rắn chờ qua kiểm tra an ninh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7909_zps1a916781.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7909_zps1a916781.jpg.html)

Vào bên trong Bộ ngoại giao:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140605-00826_zps0fa14027.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140605-00826_zps0fa14027.jpg.html)

Hội trường lớn Bộ ngoại giao Mỹ... Cờ xí rợp trời...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7910_zpsb55c651a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7910_zpsb55c651a.jpg.html)

Khán phòng điện đóm sáng trưng...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7937_zps27fba854.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7937_zps27fba854.jpg.html)

Và như thường lệ bà con đua nhau chụp hình... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7911_zps904c6846.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7911_zps904c6846.jpg.html)

Ngoại trừ một tên đang nhăn nhó...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7920_zps427813d3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7920_zps427813d3.jpg.html)

Bắt đầu hội thảo!

Sáu vị Giáo sư, mỗi vị phụ trách chính sách đối ngoại của Mỹ tại một khu vực trên thế giới như Châu Mỹ latinh, Châu Phi, Châu Âu, Châu Á bước lên diễn đàn. Sau khi mỗi vị nêu quan điểm của Chính phủ Mỹ, những người tham gia đặt câu hỏi về các vấn đề vĩ mô toàn cầu như: Vai trò của Mỹ trong giải quyết xung đột trên thế giới, chống đói nghèo, quốc tế hóa v.v... và v.v...

Tất nhiên HDD82 không đi vào vấn đề này vì ngoài chủ đề của topic. Chỉ muốn chia sẻ rằng sự hỏi đáp - thảo luận trực tiếp và thẳng thắn trong các cuộc họp là một phần của văn hóa Mỹ!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7939_zps1ea65929.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7939_zps1ea65929.jpg.html)

HDD82
12-11-2014, 18:24
- Alo? Cho tôi gặp Ngài Tổng thống?
- Tổng thống nghe đây !
- Anh coi như thế nào nhé, tình hình biển Đông căng thẳng rồi đấy!!!
- Anh cứ yên tâm. Để đó em lo...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7928_zps1d75982a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7928_zps1d75982a.jpg.html)

HDD82
12-11-2014, 18:29
Những vấn đề vĩ mô tầm cỡ thế giới thu hút sự quan tâm của đa số người tham dự, tuy nhiên cũng có một số không cưỡng lại được những vấn đề nhỏ nhặt vi mô như: "Vai trò của Nước Mỹ trong chống lại cơn buồn ngủ của Thế giới?"

Này thì ngủ kiểu Châu Á...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7944_zps71f9a5a8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7944_zps71f9a5a8.jpg.html)

Này thì ngủ kiểu Nga, Trung Đông...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7942_zpsd61a3f32.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7942_zpsd61a3f32.jpg.html)

Này thì ngủ kiểu Châu Âu... Trực tiếp luôn! :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140605-00830_zpsf319399e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140605-00830_zpsf319399e.jpg.html)

Ây dà... Oải quá!!! Ra ngoài trời hít thở không khí trong lành tí nào...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7946_zpsa6b6e745.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7946_zpsa6b6e745.jpg.html)

... Một, hai, ba...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7949_zps55576971.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7949_zps55576971.jpg.html)

... bốn... Hít thở, hít thở, hít thở...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_7950_zps88c0d1e6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_7950_zps88c0d1e6.jpg.html)

NhatviD
13-11-2014, 19:36
Cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin cũng như hình ảnh về Montana.

Đọc topic này làm mình nhớ đến cuốn chuyện học hồi năm lớp 11 "Montana 1948" của Larry Watson. Cuốn sách viết về bi kịch của một gia đình ở một thị trấn nhỏ thuộc mien Đông Montana dưới cái nhìn của cậu bé 12t David Hayden. Cũng từng cơn gió thốc, các đồng cỏ mênh mông, những người da màu thiểu số...nhưng chuyện xảy ra vào mùa hè nên đọc không thấy vẻ xanh tươi mà xơ xác. Và hình như mẹ của cậu bé đến từ North Dakota, tiểu bang giáp ranh với Montana.

HDD82
13-11-2014, 20:32
Chương trình có sắp xếp cho chúng tôi một buổi ăn trưa gặp gỡ với đại diện Đại sứ quán của các nước có thành viên tham dự. Mỗi bàn ăn là thành viên một nước và đại diện sứ quán nước đó. Đại diện Sứ quán của rất nhiều nước có mặt hỏi han , nói chuyện với công dân nước mình. Trừ Việt Nam là không có ai tới…

Các bạn Thái Lan, Myanmar cười tươi roi rói với các đại diện Sứ quán...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/10372065_10100229712785969_2862814188466674818_n_z psd4dda22e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/10372065_10100229712785969_2862814188466674818_n_z psd4dda22e.jpg.html)

Riêng bàn Việt Nam thì... :) Mấy chị em đành “tự xử”…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/1493429_10204305225257691_1886040891449965378_o_zp s11f164f7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/1493429_10204305225257691_1886040891449965378_o_zp s11f164f7.jpg.html)

Chợt tôi nhìn thấy một bác thợ ảnh già từ đầu tiệc tới giờ cứ đi quanh các bàn tiệc chụp ảnh. Khi mọi người đã ăn uống và chụp hình xong thì bác mới gác máy ảnh xuống và lấy cho mình một dĩa thức ăn. Tôi ngồi xuống làm quen với người đàn ông luống tuổi có gương mặt góc cạnh, đôi mắt sắc lẹm ẩn dưới hàng lông mày bạc... Vâng! Một cựu nhân viên Bộ ngoại giao Mỹ khi về hưu dù sao bề ngoài cũng khác với bình thường. Quan trọng là câu chuyện mà ông chia sẻ với tôi thú vị hơn hàng chục lần những câu chuyện xã giao trong bữa tiệc vốn dĩ hay bắt đầu bằng chữ TÔI "Tôi là ... Tôi đến từ... Tôi làm việc tại... Sở thích tôi là..." chán ngấy.

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_7894_zpsd477d129.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_7894_zpsd477d129.jpg.html)

HDD82
13-11-2014, 20:45
“Bữa tiệc nào cũng phải đến lúc tàn, cuộc gặp nào cũng phải đến lúc chia tay”!

Khách sạn Marriott hoa lệ tại thủ đô Washington D.C sáng hôm đó chứng kiến cảnh chia ly mùi mẫn. Người thì ôm ghì lấy bạn sụt sùi trước khi bay về nước, kẻ thì thề non hẹn biển hẹn ngày tái… xuất, người lưu luyến chụp tấm ảnh cuối cùng với bạn bè, tiếc nuối những tháng ngày mua sắm thả phanh, kẻ lại đứng thất thần với hàng đống vali hành lý mấy chục ký lô không biết làm sao để chở về nước???

Trong khung cảnh hỗn độn đó, có một tay Châu Á lặng lẽ lách người qua khỏi đoàn người đang nhốn nháo. Balo trên vai, hắn bước ra khỏi khách sạn ngước nhìn bầu trời... Bầu trời trong xanh! Không khí mát mẻ dễ chịu. Hắn hít một hơi thật sâu căng tràn lồng ngực. Trong người cảm thấy nhộn nhạo khó tả... Dường như tim đang đập nhanh và máu đang đưa oxy tới từng tế bào...

Cuối cùng thì tự do thật sự cũng đã tới… Bầu trời trước mặt hắn đã là bầu trời tự do!!!

Rời khách sạn, hắn nhắm hướng xe buýt đi New York thẳng tiến...

Và đây, New York!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2354_zps244433f9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2354_zps244433f9.jpg.html)

HDD82
13-11-2014, 21:06
Chiếc xe buýt dừng lại tại New York, mọi người lục tục xuống xe trong một buổi sáng âm u và lạnh. Tay Châu Á bước xuống xe nhìn trời, hắn khẽ lắc đầu, rõ ràng không khí ấm áp tại Washington D.C vẫn thoải mái hơn ở đây nhiều. Co ro trong chiếc thun mỏng, bụng đói lép kẹp, đôi dép dưới chân bắt đầu lạnh buốt, chiếc túi xách lệch xệch trên vai, hắn bước đi dưới trời mưa...

... tìm đường ra hòn đảo có bức tượng Nữ Thần Tự Do.

Đầu tiên là phải nghiên cứu cho bằng được hệ thống xe bus. Đi xe bus không bao giờ là việc dễ dàng, kể cả với người bản xứ! Người đàn ông đeo kính cận nhỏ con, chiếc quần dường như quá rộng khiến anh liên tục phải đưa tay kéo quần vui vẻ giải thích giúp tôi thông tin về các điểm đến.

- Mày đi đâu?
- Tao muốn tới bến phà ra tượng Nữ Thần.
- Vậy mày nên đi tuyến bus M20. Nhưng mày có thẻ xe bus không đấy?
- Tao không có.
- Thế mày có tiền xu để mua vé không?
Tôi lục ví tiền. "Tao cũng không có."
"Vậy thôi, mày nên đi tàu điện ngầm đi." Nói rồi anh ta chỉ cho tôi thấy trạm xe điện ngầm cách đó không xa.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2353_zps40fa21ac.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2353_zps40fa21ac.jpg.html)

Tìm được tàu điện ngầm rồi mua vé cũng không hề đơn giản. Vấn đề là hàng trăm người đang xếp hàng dài dằng dặc và cái máy bán vé tự động đối với tôi như là một bài toán đánh đố... Sau một hồi vò đầu bứt tai và với ánh mắt sốt ruột của đoàn người phía sau HDD82 cũng mua được một vé tàu. Lên tàu! Thật lạ... Thành phố hiện đại nhất Thế giới mà hệ thống tàu điện ngầm ở New York lại thuộc loại cổ xưa nhất.

New York:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2356_zps79d45a5f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2356_zps79d45a5f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2362_zps65b09199.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2362_zps65b09199.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2359_zps5862b0a5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2359_zps5862b0a5.jpg.html)

Và đây rồi, tượng Nữ Thần Tự Do!

Mặt sau của bức tượng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2357_zps6d4092c3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2357_zps6d4092c3.jpg.html)

HDD82
13-11-2014, 21:14
Biểu tượng tự do thể hiện qua việc tay phải của Nữ thần giơ cao ngọn đuốc một cách dứt khoát mạnh mẽ, tay trái Nữ Thần ôm chặt quyển Bản tuyên ngôn của nước Mỹ, dưới chân là một chiếc xích sắt to đùng đã bị chặt đứt, và Nữ Thần đội trên đầu vương miện có bảy cánh, tượng trưng cho bảy châu lục trên Thế Giới.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2366_zps42840584.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2366_zps42840584.jpg.html)

Phần bên trong có kết cấu khung thép được kiến trúc sư Eiffel thiết kế, phần áo bức tượng được làm từ các tấm đồng lấy từ mỏ đồng ở Nauy. Có lẽ vì sự ăn mòn hóa học của đồng trong tự nhiên mà bức tượng có màu xanh lam chăng?

Bên trên có Nữ Thần Tự Do:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2370_zps1ced82dd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2370_zps1ced82dd.jpg.html)

Bên dưới có Nữ Thần Sắc Đẹp... ;)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2372_zps57b0482e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2372_zps57b0482e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2374_zps1f397c33.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2374_zps1f397c33.jpg.html)

Và dàn đồng ca thánh thót từ các nữ sinh trung học, bài hát ca ngợi Tự Do:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2376_zps3171f0a0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2376_zps3171f0a0.jpg.html)

HDD82
13-11-2014, 21:15
Và thế là...

"Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi
Trái tim không niềm vương vấn, như mây bay gió thổi
Anh bước theo số phận của mình,
Cần gì phải có một lý do?
Chỉ cần một tiếng hô thôi: Lên đường nào!!!"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2368_zps7e22bc80.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2368_zps7e22bc80.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2384_zps03577d7c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2384_zps03577d7c.jpg.html)

HDD82
15-11-2014, 11:18
Từ thủ đô Washington D.C, tôi bắt chuyến bay của hãng United Airlines về trở lại Tp. Missoula, nơi chú ngựa sắt đang sẵn sàng chờ chủ nhân lăn bánh.

Bước xuống sân bay Missoula vắng vẻ vào buổi chiều âm u gió lạnh, thật ấm áp biết bao khi gặp lại Tiến sỹ Joe. Trước khi lên đường đi Washington D.C, tiến sỹ Joe ngỏ ý mời tôi ở lại nhà ông cùng với lũ trẻ thêm vài ngày để tôi có thời gian chuẩn bị, và đương nhiên là tôi ngay lập tức nhận lời. Nghỉ ngơi một ngày cho lại sức, tôi bắt đầu sắp xếp lại đồ đạc, mua thêm một số vật dụng cần thiết, trong đó có một can xăng dự trữ và một bình xịt hơi cay chống gấu.

Vâng, HDD82 đã ở đây đủ lâu để hiểu mật độ dân cư thưa thớt và thiên nhiên hoang dã ở Mỹ là như thế nào.Gấu có thể bắt gặp trong rừng bất cứ lúc nào, nên tốt hơn hết là phải thủ sẵn chai xịt để không phải làm bạn với gấu... Các đồ đạc mang theo cũng không có gì nhiều nhưng khi chất lên chiếc xe máy thì... trời ơi... tội nghiệp chiếc xe 90cc với đống hành lý quá. Nào áo vest, nào giày hội nghị, nào sách vở, nào tài liệu... chất đầy vali. Không rõ có sách hướng dẫn du lịch nào trên thế giới liệt kê các món đồ kể trên vào đồ nghề đi xe máy hay không???

Trước khi lên đường, một chuyện xảy ra: Vợ chồng tiến sỹ Joe nhất quyết không đồng ý cho tôi đi xe máy từ đây vào rừng! Lý do là trước khi vào rừng phải băng qua một đoạn 20km đường cao tốc và theo vợ chồng Joe thì việc này quá nguy hiểm.

Sau một hồi tranh luận, kết quả là chiếc xe máy của tôi phải chịu thua nằm yên vị bên trong chiếc oto Land Cruiser của tiến sỹ Joe như thế này... :)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140612-00847_zps116890d1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140612-00847_zps116890d1.jpg.html)

HDD82
15-11-2014, 11:37
Chặng đường 20km trên đường cao tốc dường như quá ngắn... Cả hai chúng tôi đều trầm ngâm. Tôi cảm thấy dường như chuyến đi xe máy của mình đã làm sống lại một thời quá khứ nổi loạn bốc đồng của Joe. Anh từng là một chàng trai nổi loạn để tóc dài, mê nhạc rock và ham vui. Thế rồi sự ra đi đột ngột của bố Joe đã làm thay đổi nhân sinh quan của anh về cuộc đời. Và nhất là sau khi gặp gỡ với Kari, vợ anh, Joe đã quyết định thay đổi để trở thành người đàn ông chính chắn, thành đạt, là cha của bốn đứa trẻ như bây giờ.

Dường như quá khứ của Joe có lúc thức tỉnh khi anh hăm hở đòi song hành cùng tôi trên một đoạn đường. Điều này khiến cho Kari không hài lòng nhắc nhở: "Joe, anh đã có gia đình, gia đình chúng ta là năm thành viên đấy nhé!". "Anh chỉ nói đùa thôi mà!" Joe cười trả lời với Kari nhưng tôi thấy trong ánh mắt của anh ẩn chứa một suy nghĩ khác...

Cuối cùng rồi cũng đến lúc chia tay. Tôi và Joe ôm chặt lấy nhau khi tôi đã cột xong hành lý và nổ máy... "Dong, gia đình chúng tao sẽ cầu nguyện cho mày được an toàn. Lái xe cẩn thận nhé!".

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140612-00848_zps16e04c9d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140612-00848_zps16e04c9d.jpg.html)

HDD82
15-11-2014, 12:23
Thoáng chốc mà bạn bè, trường học đã ở sau lưng, trước mặt đã là bụi đường... Từ cao tốc 90 tôi rẽ vào con đường xuyên rừng màu xanh trên bản đồ, xuôi xuống phía Nam...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/Untitled_zps01926328.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/Untitled_zps01926328.jpg.html)

Những người có đầu óc lãng mạn có thể xem đây là chuyến đi của một kẻ có máu phiêu lưu. Những người có đầu óc khoa học có thể xem đây là chuyến đi của một kẻ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Có lẽ tôi nằm đâu đó giữa hai thái cực trên.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2385_zpsdeeeabea.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2385_zpsdeeeabea.jpg.html)

Không như chuyến đi Châu Âu, HDD82 thường bắt đầu bằng “Chặng 1: Điểm A – Điểm B : xxx km”, hoặc Trung Quốc thì “Ngày 1: Thị trấn A – Thị trấn B: xxx km”, lần này cho phép tôi được ngoại lệ.

Lý do? Google không vẽ được đường đi trong các công viên quốc gia, và quan trọng hơn HDD82 cho rằng bản thân điểm đến bây giờ đã không còn quan trọng như trước nữa. Câu nói "Điểm đến không thật sự quan trọng" thì ai cũng biết, nhưng đối với một người chậm hiểu như tôi thì đến tận bây giờ tôi mới bắt đầu hiểu được ý nghĩa của nó.

Từ Missoula – bang Montana, tôi theo đường Rook Creek Road xuôi theo hướng Nam qua rừng quốc gia … hướng đến Công viên quốc gia Yellowstone. Hết đường Rook Creek Road rẽ qua mấy con đường nữa để tới thị trấn Anaconda. Mãi sau này tôi mới biết, những con đường mòn, đường đất thường có chữ “Creek” ở giữa. Chẳng hạn: Rook Creek Road, Blacktail Creek Road, Whitetail Creek Road, v.v…

HDD82
15-11-2014, 12:33
Không hiểu thời tiết thay đổi thế nào mà từ nắng ấm khá đẹp ở Missoula, bầu trời chuyển lạnh và âm u dần khi càng xuống phía Nam. (Đáng lý ra càng xuống phía Nam nhiệt độ càng cao). Gần tới thị trấn Anaconda, thỉnh thoảng HDD82 còn bắt gặp vài đống tuyết nhỏ còn sót lại từ mùa đông.

Thời tiết thì lạnh, nhưng thiên nhiên thì mướt màu xanh đẹp vô cùng. Đói bụng... Tôi mở hành lý lấy hộp cơm nấu sẵn từ trước và ngồi bên con suối nhỏ róc rách này thưởng thức.

Bữa cơm chẳng nhiều nhặn gì đối với nhiều người nhưng được nêm nếp thêm gia vị đói cồn cào và trong khung cảnh thanh bình thì thật tuyệt vời. Và uớc mơ nhỏ nhoi của tôi là được ăn bữa cơm như thế này trên đât Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2387_zps0faa114d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2387_zps0faa114d.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2386_zpsc9bd8dbb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2386_zpsc9bd8dbb.jpg.html)

Những người nông dân thỉnh thoảng bắt gặp trên đường rất thân thiện, họ thường ngồi trong xe oto giơ tay lên vẫy trước. Còn lúc mấy đứa con nít còn chạy lại vẫy tay với một tay Châu Á lạ mặt, rồi gương mặt chúng sáng lên khi thấy tôi giơ tay đáp lại “tín hiệu” của chúng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2390_zps05f43e69.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2390_zps05f43e69.jpg.html)

HDD82
15-11-2014, 13:09
Trong công viên có nhiều khu cắm trại "dã chiến" dành cho người vào rừng câu cá, săn bắn. Dã chiến tức là chỉ có khoảnh đất nhỏ để cắm lều hoặc đậu xe, vòi nước nhỏ và toalet. Hết! Không điện đóm, không bếp núc, không tắm rửa. Giờ tôi mới biết cắm trại tại Châu Âu sướng hơn gấp trăm lần.

Ngủ đêm tại khu cắm trại không thích bằng ngủ đêm tại một con suối nhỏ ven đường. Đằng nào cũng không có điện đóm và không có người... hehe. Tôi tìm được một vị trí lý tưởng cạnh con suối. Tuy nhiên gió ở đây thổi quá mạnh, mạnh đến mức không tài nào dựng lều được, thế là tôi phải cắm trại trong bụi khuất sau các lùm cây.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2392_zps77acb8ca.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2392_zps77acb8ca.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2388_zps0d5e40c9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2388_zps0d5e40c9.jpg.html)

Thêm một bữa cơm tuyệt vời trong cái lạnh Phương Bắc...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140613-00851_zpsc04229fc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140613-00851_zpsc04229fc.jpg.html)

HDD82
15-11-2014, 13:22
Cắm trại trong rừng, mặc dù không có ai kiểm soát, nhưng chúng ta cần ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường và không sử dụng các chất tẩy rửa như nước rửa chén. Nước ở các con suối nhỏ rất sạch, có thể dùng để nấu cơm hoặc uống trực tiếp (nhưng tôi thường dùng để nấu cơm hơn). Sau khi ăn nếu muốn rửa chén bát, chỉ cần bốc một nắm bùn sỏi ở cạnh bờ suối cho vào nồi kỳ cọ một lúc là xoong nồi sẽ sạch boong. Còn bất đắc dĩ đánh răng hay rửa tay thì chúng ta nên làm ở cách xa bờ suối để bảo vệ các loài cá và sinh vật ở dưới suối.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140613-00849_zpsc1aa7361.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140613-00849_zpsc1aa7361.jpg.html)

Tranh thủ lúc trời còn nắng, HDD82 quăng cần câu cá thử vận may... Tất nhiên là tôi không bắt được con cá nào :D nhưng câu cá kết hợp với đi xe máy quả là ý tưởng không tồi!

Đến giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh chuyến đi xe máy tại CH Séc thấy ông lão ngồi câu cá trên bờ hồ nước trong phẳng lặng này... Trong hành trình, rất nhiều lần tôi đi qua các con suối, bờ sông, tại sao không dừng lại để câu cá?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3618_zpsb316941e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3618_zpsb316941e.jpg.html)

Ngồi chờ hoài mà không có con nào cắn câu, tôi chui vào lều ngủ sớm để sẵn sàng cho "cuộc chiến" với cái lạnh giá ban đêm. Khi ánh mặt trời vừa rút là cái lạnh như một con bạch tuộc bò ra khỏi hang ngay. Rất nhiều lần tôi đã chiến đấu với con bạch tuộc này nên tâm trạng rất thoải mái. :)

Đêm hôm đó tôi tỉnh giấc vì những tiếng "bộp, bộp" quen thuộc: Đó là tiếng những giọt nước mưa rơi vào lều... Mưa! Đã bao lâu tôi mới có lại cảm giác ngủ trong lều dưới trời mưa? Thật sảng khoái!

Chợt nhớ lại cảm xúc lần đầu tiên ngủ trong lều trong chuyến đi Châu Âu 2011 tại Thụy Điển... Đó là thời điểm HDD82 nhận ra mình yêu chiếc lều hơn trăm lần các khách sạn 4 sao tại thủ đô Washington D.C hoa lệ...

Thụy Điển 2011:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_3147_zps67d24258.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_3147_zps67d24258.jpg.html)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_3146_zpsebe47b92.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_3146_zpsebe47b92.jpg.html)

HDD82
17-11-2014, 20:41
Khoảng thời gian từ 3h sáng là lúc con bạch tuộc mang tên RÉT săn mồi ráo riết nhất. Những cái vòi bạch tuộc luồn qua từng khe hở nhỏ trên người tôi mà đốt, mà chích nên hầu như không thể ngủ. Nhưng nhờ vậy mà HDD82 biết được giá trị của ánh mặt trời buổi bình mình... Điều giá trị này không một khách sạn nào có thể mang tới cho bạn được !

Sau khi nấu cho mình bữa ăn nhanh, tôi thu xếp hành lý chất lên con ngựa già và tiếp tục lên đường... Con đường gập ghềnh sỏi đá, lổn nhổn ổ voi ổ gà hóa ra lại hợp với chú ngựa già Honda Trail 90cc này. Chú cứ bền bỉ cõng chủ nhân trên lưng thẳng tiền về phía trước, để lại phía sau chủ nhân một vệt bụi đỏ cuốn bay trong gió...

Honda trail 1970 vốn được hãng Honda Nhật Bản chế tạo cho Chính phủ Mỹ dùng riêng cho lực lượng bảo vệ rừng, kiểm lâm nên dù không nhanh nhưng được cái bền bỉ. Chú có hai chế độ lái: Chế độ High và Low dùng khi chạy đường rừng và đường bình thường. Nếu không có hai chế độ này thì HDD82 thật cũng chẳng biết làm sao để lái đi đến chỗ cắm trại ban đêm được, vì tôi phải vòng vèo lái ra khỏi đường cái đâm thẳng vào các bụi cây rậm rì khá xa...

Đường ở Mỹ mà cứ ngỡ như ở... Mỹ Khê vậy:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2394_zps2f0610dc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2394_zps2f0610dc.jpg.html)

Những anh chàng cao bồi thứ thiệt! Đây là anh chàng chăn bò duy nhất tôi gặp ở bang Montana và cũng là suốt hành trình sau này. Có lẽ các anh cao bồi chỉ còn tồn tại nhiều trên phim ảnh hơn ngoài đời thực:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2399_zps58631f91.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2399_zps58631f91.jpg.html)

Lái xe đâm xuyên qua đàn bò này cũng thú vị nhưng không lấy gì bảo đảm cho lắm... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2398_zpsd95b2bd2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2398_zpsd95b2bd2.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2397_zpsef5283ba.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2397_zpsef5283ba.jpg.html)

Trên đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2395_zps1b88d621.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2395_zps1b88d621.jpg.html)

HDK
17-11-2014, 20:54
Một chuyến đi thật thú vị. Nhưng có lẽ mình chỉ dùng xe hơi phượt Mỹ thôi chứ không xài được xe máy như chủ thớt vì lạnh và mệt lắm. Cho hỏi chủ thớt mua các đồ cắm trại như bếp ga, bình ga, nồi niêu xoong chảo, lều, chăn... mua ở đâu? VN hay ở Mỹ, nếu ở Mỹ thì mua ở đâu thuận lợi, giá hợp lý? còn thực phẩm mỳ, thịt cá nữa? GPS dẫn đường thì dùng điện thoại hay loai nào vây?

HDD82
17-11-2014, 20:56
Không ai chú ý đến những đám mây đen trên bầu trời hơn những tay lái moto. Đám mây đen nặng trĩu báo hiệu cơn mưa ở phía trước và không giống các đám mưa giông bình thường ở Việt Nam, chúng mang tới cái lạnh cắt da cắt thịt. Càng tê tái hơn nữa khi bữa ăn sáng nay không lấy nhì nhiều cho lắm...

Những đống tuyết còn chưa kịp tan hết dọc hai bên đường, gió thổi tay chân lạnh buốt:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2453_zps9acad917.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2453_zps9acad917.jpg.html)

Khi cơ thể không chịu nổi cái lạnh cả ngày trời, cơ bắp thì bắt đầu giật giật một cách mất kiểm soát mà trước mặt không thấy có tín hiệu thị trấn làng mạc nào cả, HDD82 đành lái xe ra khỏi con đường rừng và tìm cho mình một chỗ cắm trại qua đêm. Lần này tôi lại gặp may, vị trí cắm lều nằm nằm cách xa đường đường chính, khuất sau lùm cây che chắn bớt gió, và quan trọng nhất là gần một con suối nhỏ nên có thể tận dụng nấu nước uống:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2400_zpseaa5276a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2400_zpseaa5276a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2401_zps5f0d1e96.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2401_zps5f0d1e96.jpg.html)

Nước suối ở đây lạnh buốt như nước đá, khi tôi múc lên một ngụm cho vào miệng thì răng lạnh buốt. Bầu trời thì âm u không lấy gì lạc quan cho lắm?!! Và nhất là các tấm biển cảnh báo "Cẩn thận: Có gấu" cắm rải rác dọc đường cứ ám ảnh trong tâm trí. Vâng! Trong rừng quốc gia ở Mỹ, ngoài hươu nai, hươu sừng tấm thì gấu cũng là một "đặc sản" khiến cho tay moto vốn thường hay nghĩ ngợi như tôi đây phải luôn cầm sẵn một bình xịt gấu trong tay.

Lời khuyên của các chuyên gia để đối phó với gấu là luôn để thức ăn cách xa lều, tốt nhất là treo thức ăn lên cành cây cao. Sau khi nấu cho mình buổi ăn tối xong, tôi đem mớ thức ăn thừa tìm một cành cây cách xa lều treo lên tạm. Hic... hy vọng trời lạnh thế này gấu vẫn còn ngủ đông chưa thức giấc... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2402_zps8b398373.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2402_zps8b398373.jpg.html)

HDD82
17-11-2014, 21:02
Thanks bác HDK. Các món đồ bác kể trên tôi mang từ Việt Nam qua. Chỉ trừ cái bình ga là mua ở siêu thị với giá hơn 10 đô/bình. Thực phẩm thì tôi ghé các siêu thị dọc đường và cũng không quan tâm tới giá cả lắm, vì mỗi lần chỉ mua ít, mua nhiều không có tủ lạnh để chưa. GPS thì tôi có điện thoại Blackberry mang từ VN qua mới biết không bỏ sim Mỹ được nên chỉ dùng bản đồ giấy.

HDD82
17-11-2014, 21:29
Buổi sáng đó tôi thức dậy và bàng hoàng nhận ra tuyết đang rơi xung quanh lều. Tôi dụi mắt mấy lần ngỡ mình nằm mơ... Tuyết rơi ư??? Gân sáng sớm tôi cảm thấy rất lạnh nhưng không nghĩ có tuyết ! Không, từng bông tuyết trắng bay phất phơ trong gió và tan ra trên mặt lạnh buốt.

"Không hay rồi. Không hay rồi. Phải lên đường gấp thôi". Tôi nghĩ bụng rồi kiểm tra điện thoại và máy ảnh. Màn hình chúng đều đen ngòm vì đã hết pin từ thuở nào nên tôi không chụp được tấm hình băng phủ lên chiếc lều một lớp mỏng. Ngay cả ngủ ở độ cao 4.000m trong chuyến đi Tây Tạng cũng chưa lạnh đến mức độ chết người thế này!!!

Lật đật nấu cho mình tô mì tôm sáng, nước nóng làm cho đầu óc tôi suy nghĩ thông suốt hơn. Tôi ra kiểm tra tình trạng của chú chiến mã. "Mày đừng có ngủ tại đây nghe chiến mã, mày phải nổ máy nhé". Cầu thì cầu vậy nhưng cho dù tôi có còng lưng lên đạp toát mồ hôi, chú vẫn không nổ máy. "Gay go rồi", chết máy ở giữa rừng thế này không phải cảnh tượng lãng mạn gì cho lắm... Quay lại ăn hết tô mì tôm rồi lại thử vận may. "Brừm..." Chiến mã Honda cất tiếng rên nhè nhẹ vậy thôi mà cũng đủ làm cảm xúc trong tôi bật tung sung sướng "Lên đường!!!".

Sau nhiều lần đi ra khỏi rừng, vào thị trấn mua đồ ăn, rồi lại đi vào rừng (trên bản đồ là đường Blacktail Rook Creek, từ Tp. Dilon), thì chuyện gì đến cũng đến: TÔI BỊ LẠC ĐƯỜNG!!! Trời lạnh, mắt nhắm mắt mở vì mệt mỏi nên thay vì đi tới West Yellowstone, là cái vòng tròn ở bên dưới, tôi lại rẽ nhầm sang đường 87 rồi đường 287 đến thị trấn Virgina City, là cái vòng tròn bên trên. Như vậy là tôi đi xuống phía Nam, xong rồi rẽ nhầm sang hướng Bắc trở lại gần điểm khởi đầu... _*_

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140625-00889_zpsf455dfe1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140625-00889_zpsf455dfe1.jpg.html)

Đói bụng, mệt nhoài tôi ghé vào một nhà hàng tại một thị trấn nhỏ gọi món ăn trưa. Cô gái phục vụ tóc vàng óng ả, dáng người phốp pháp bước ra nhìn tôi xong một lượt hốt hoảng hỏi "Xin chào. Mày không sao chứ?". Tôi liếc mình trong gương... "Cô bé hốt hoảng cũng đúng, đến mình còn nhìn không ra!". Tôi đáp: "Tao không sao. Trời lạnh quá! Mày cho tao món gì ăn mà có nước nóng nóng ấy. Đừng lấy nước uống lạnh nhé, cho tao ly nước nóng". "Okie! Chờ tao tí". Xong cô nhanh nhạy chạy vào trong bếp...

Sau bữa ăn có súp nóng và kiểm tra lại bản đồ tôi mới biết mình đã bị lạc khá xa, chán nản quá tôi ngồi thừ nhìn trời không thiết tha làm gì...

Ngồi một lúc, tôi quyết định kiểu gì cũng phải nghỉ qua đêm nay ở đây. Tôi chạy lòng vòng trong thị trấn tìm chỗ cắm trại nhưng không thấy. Tôi vào các motel thì hết phòng. Ai cũng bảo hết phòng vì thị trấn hôm đó có một buổi lễ gì đó của các cựu chiến binh. Tôi hỏi một chị trong khách sạn: "Thế mày biết chỗ nào cắm trại qua đêm gần đây nhất không?". "Có! Mày cứ chạy lên con dốc đằng kia nhé, khoảng 16 miles nữa là tới, gần lắm". Chị hồn nhiên trả lời mà không biết rằng quãng đường lên dốc 16 miles với chiếc Honda 90cc của tôi là hơn hai tiếng đồng hồ vật vã trên đường...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2406_zpsf873c664.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2406_zpsf873c664.jpg.html)

Phù... Cuối cùng cũng tìm được chỗ cắm trại! Nhưng cái giá bà chủ khu cắm trại đưa ra khá chát. Có lẽ là mắc nhất trong tất cả các khu cắm trại tôi từng biết. Cắm trại với lều tự trang bị: $25/đêm. Cắm trại trong cái lều màu trắng như này: $30/đêm. Nhìn bầu trời trong xanh nhưng từng cơn gió lạnh buốt thấu tim can, tôi chọn cái túp lều màu trắng nhìn như kiểu của thổ dân da đỏ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2405_zpsc9681154.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2405_zpsc9681154.jpg.html)

Nấu nướng trong lều và nghỉ ngơi hồi phục sức lực...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2403_zps02bba311.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2403_zps02bba311.jpg.html)

HDD82
17-11-2014, 21:36
Đừng nhìn trời trong xanh vậy mà tưởng... bở! "Thời tiết ở Mỹ thật khó lường". Tôi ngẫm nghĩ khi chứng kiến cảnh mưa tuyết, mà là mưa đá ầm ầm đổ xuống thung lũng khu cắm trại. Bầu trời đang trong xanh như vậy mà chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi đã thay đổi 360 độ. Thế rồi mọi người trong khu cắm trại thấy một tay Châu Á chui ra từ chiếc lều màu trắng chạy với tốc độ không thua vận động viên điền kinh Johnson của Mỹ bay vào nhà tắm dưới cảnh tượng thời tiết không lấy gì làm vui vẻ lắm... :D


https://www.youtube.com/watch?v=DvSZOwh-ZTM&feature=youtu.be

Nhưng mọi người không biết rằng: Khao khát lên đường của hắn thì vẫn như ngày đầu. "Khao khát lên đường như một đứa bé khát sữa mẹ!"


https://www.youtube.com/watch?v=0VrbpA44TrM&feature=youtu.be

HDD82
17-11-2014, 21:47
Sau một ngày dừng tại nơi cắm trại, lương thực của tôi mang theo đã hết. "Mày muốn mua thức ăn thì chạy tới thị trấn kế tiếp nhé, cách đây 14 miles", bà chủ khu cắm trại nói. Ở đây, vì dân số ít và các thị trấn cách nhau khá xa nên mỗi nhà đều phải có oto để lái hàng chục, hàng trăm mile mua lương thực, đồ dùng hàng ngày. Trên đường chạy đi mua thức ăn tôi bắt gặp một người đang đạp xe đạp ngược chiều, kiểu xe đạp nằm và hai chân đưa về trước đạp khá lạ mắt. Nhìn kiểu hành lý và cách thức di chuyển tôi biết chắc người này đạp xe đường dài. Khi hai xe đấu đầu nhau trên đường tôi giơ tay trái lên "chào". Người này cũng chào lại. Xong tôi dừng xe và quay lại nhìn, thấy bên kia đường người này cũng vừa dừng xe và quay lại nhìn tôi.

- Chiếc xe đạp của mày trông lạ mắt quá! Tôi bắt đầu câu chuyện...
- Tao mua trên craiglist. Xong tao tự phục chế nó đấy.
- Ồ! Tao là Dong. Rất vui được gặp mày! Thế mày đi đâu?
- Tao là John William. Tao đang đạp xe xuyên nước Mỹ, từ Bờ Tây sang Bờ Đông. Rất vui được gặp mày!

Các bạn đều biết là các bang ở nước Mỹ nhiều bang có diện tích bằng cả nước VN. Đạp xe đạp xuyên Việt đối với tôi đã là kỳ tích rồi, đằng này còn đạp xe xuyên Mỹ... Khủng khiếp! Trời đang lạnh ngắt mà mồ hôi John ứa ra ròng ròng trên trán, tôi biết ông đang rất gắng sức với cơ thể già nua của mình.

- Dong. Mày đi xe máy à? John hỏi và hiếu kỳ quan sát chiếc xe của tôi. Mày từ bang Montana?
- Đúng rồi. Xe máy của tao đấy!

Những kẻ đi một mình thường có chung sự cô đơn, phải đối diện với cái lạnh, cái mệt, lạc đường và vất vả tìm chỗ nghỉ ban đêm nên rất dễ thông cảm với nhau!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2411_zpsa381dff9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2411_zpsa381dff9.jpg.html)

Hết câu chuyện trên đường lại tới lý do lên đường. Ông già John năm nay 64 tuổi, là giáo viên về hưu và yêu thích xe đạp. Ông có 02 con và người vợ luôn luôn ủng hộ ông lên đường thực hiện ước mơ. 64 tuổi! Cơ thể vẫn cường tráng. Tôi thầm khâm phục. Phía trước chiếc xe đạp của John là địa chỉ website: dailyaudiobible.com.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2410_zps60982126.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2410_zps60982126.jpg.html)

Khi chúng tôi vẫn đang trò chuyện sôi nổi thì một cặp đôi trẻ đi xe oto dừng lại. Người chồng mở cửa xe ra kêu toáng lên "Anh biết mà, Mary! Anh biết ngay là ông ấy mà!". Thì ra câu chuyện đạp xe của John đã được nhiều người đi đường tường thuật trên dailyaudiobible.com. Cả hai chạy lại chỗ chúng tôi và người chồng tên Michael luôn miệng đặt câu hỏi về chuyến đi tới John và cả với tôi.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2412_zps284d6234.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2412_zps284d6234.jpg.html)

John quay sang tôi: "Dong. Tao cô đơn trên đường quá. Mày là người đầu tiên dừng xe tao lại đấy! Chuyến đi của mày cũng thú vị đấy nhé, Dong. Cố lên nhé" Khi chúng tôi chụp ảnh lưu niệm, John vòng tay qua vai tôi siết chặt, bạn có thể thấy rõ trong bức ảnh bên dưới bàn tay của ông siết chặt vai tôi. Cái siết chặt đậm tình hữu nghị nhất trong suốt hành trình của tôi trên đất Mỹ.

Và hai kẻ lữ hành cô độc siết chặt vai trong thời tiết giá lạnh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2413_zpsa38b2df0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2413_zpsa38b2df0.jpg.html)

"John, nếu mày không tìm được chỗ ngủ tối nay thì quay lại đây nhé. Chiếc lều của tao đủ cho 02 người đấy!". Tôi nói động viên John. "Okie. Cẩn thận trên đường nhé, Dong". Khi tôi đang chuẩn bị lên xe nổ máy thì John gọi tôi lại nói chầm chậm với tôi câu này:

Nguyên văn của John: "Dong, we usually regret about what we didn't do, than what we did". (Chúng ta thường hối tiếc cái mà mình không làm, hơn là cái mình làm)

Còn Micheal kéo cả bốn chúng tôi lại quây thành vòng tròn rồi Micheal bắt đầu đọc câu cảm ơn Chúa trời, đại loại là: "Cảm ơn Chúa đã cho chúng con gặp nhau. Cảm ơn Chúa đã ban cho chúng con cuộc sống tươi đẹp này, v.v...". "Amen". Cả bốn chúng tôi đồng thanh rồi mỗi người lại tiếp tục con đường riêng của mình...

HDD82 và những người bạn trên đất Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2418_zpsf92c492c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2418_zpsf92c492c.jpg.html)

V1nc3nt
18-11-2014, 06:06
Nguyên văn của John: "Dong, we usually regret about what we didn't do, than what we did".

Tuyệt vời quá anh ơi. Cố gắng giữ gìn sức khỏe anh nhé. Em cũng đang bụi bên này nhưng hành trình em nhẹ nhàng và cũng sắp kết thúc rồi. Chúc mọi điều tốt lành đến với hành trình của anh

HDK
18-11-2014, 08:41
Cám ơn bạn đã chia sẻ. Một chuyến đi thật tuyệt vời. Năm tới mình cũng muốn thử nghiệm cắm trại khoảng 1 tuần ở các công viên quốc gia miền Tây US gần las vegas, tất nhiên chỉ bằng ô tô chứ không được xe máy như bạn này. Chỉ mỗi ngại mang lỉnh kỉnh các thứ lều, chăn, màn, nồi, bếp ga , đèn led sạc, từ VN qua US, mà mua ở US sợ không dễ tìm. Đặc biệt là bếp ga mang từ VN mua bình ga US không biết có vừa không? thực phẩm thì mua tại các thị trấn xung quanh vừa đủ vì không có tủ lạnh. Còn chuyện tắm, điện sạc pin cho các thiết bị điện tử cũng có ở khu cắm trại? Lều thì mua lều eurika sợi thủy tinh tự dựng khoảng 2kg, không cần đóng cọc, dựng lều.

HDD82
19-11-2014, 14:44
@Bác HDK: Bác cứ mạnh dạn lên đường cắm trại đi, chuẩn bị như vậy là chu đáo lắm rồi. Lều thủy tinh tự dựng nữa thì tốt quá và em cũng chưa nhìn thấy nó bao giờ.

Virgina City là thị trấn nhỏ nhưng khá duyên dáng với những căn nhà nhỏ kiểu miền Tây hoang dã, các quán rượu và cửa hàng trang trí phong cách cổ xưa.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2421_zps9b07692a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2421_zps9b07692a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2422_zpsd7e9e3fa.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2422_zpsd7e9e3fa.jpg.html)

HDD82
19-11-2014, 15:17
Sáng hôm sau tôi thu dọn hành lý để tiếp tục lên đường, cố gắng trì hoãn thêm vài tiếng đồng hồ cho tới buổi trưa để mong thời tiết ấm hơn nhưng rồi cũng không có tia nắng ấm nào cả. Bầu trời tối xầm chực chờ mưa.

Ông chủ khu cắm trại thấy tôi loáy hoáy thu dọn lên đường thì tỏ ra khá ái ngại, ông hỏi han tôi đủ chuyện rồi còn chui vào tận lều xách hành lý ra xe giùm tôi. Thời tiết lạnh quá! Thấy ông lo lắng cho mình như vậy, tôi đành giả vờ nói cứng “Ông biết đấy, tôi đâu thể mong thời tiết lúc nào cũng tốt được. Như vậy là không thực tế! Hơn nữa thời tiết xấu cho tôi biết giá trị của thời tiết tốt, đúng không?”, rồi cố nặn ra cho mình một nụ cười méo xệch. “Ờ, mày nói cũng đúng! Nhưng đi đường cẩn thận nhé, Dong!”. “Okie”.

Rời khu cắm trại tại Virgina, theo đường 287 hướng mũi tên để tới West Yellowstone:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140625-00889_zpsf455dfe1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140625-00889_zpsf455dfe1.jpg.html)

Trên đường tới West Yellowstone, thời tiết xấu dần. Lúc thì mưa, lúc lại tạnh tới cả năm, sáu lần. Chân tay tôi cứ thế ướt sũng, lạnh buốt… HDD82 cứ thế gồng mình đi dưới mưa, dưới hàng đoàn xe oto đang hối hả tới khu du lịch nổi tiếng của Mỹ, Yellowstone…

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2427_zps073e8ffa.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2427_zps073e8ffa.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2424_zps65c6ab91.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2424_zps65c6ab91.jpg.html)

"Trời không mưa, anh vẫn mặc áo mưa"... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2425_zpsf07a34e9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2425_zpsf07a34e9.jpg.html)

HDD82
19-11-2014, 15:31
Gần tới West Yellowstone, đôi mắt mờ mờ của tôi thấy một chấm nhỏ đang đạp xe từ xa. “John!!!” Tôi la to lên khi chạy ngang qua. John cũng la to: “Dong, tao thấy mày từ xa rồi”. Thật sự tôi không ngờ là John còn nhớ tên tôi sau buổi gặp gỡ chớp nhoáng hôm qua.

Chúng tôi ai nấy cũng phấn khởi hẳn lên. Rồi John rên rỉ: “Xe của tao bị gãy cái yên rồi”, nói xong cả hai chúng tôi dừng xe lại bên đường xem xét hiện trạng. Yên xe đã bị gãy khiến Joe phải rất vất vả ngồi thẳng lưng! John lôi trong túi đồ nghề nhỏ xíu ra vài cái khóa rồi bắt đầu tháo hành lý ra khỏi xe. Tôi đứng bên cạnh coi ông có cần giúp gì rồi cũng phụ một tay, vừa đứng tôi vừa nhảy lò cò xoa tay cho ấm hơn. “Trông mày lạnh quá, Dong”. John cũng không khá gì hơn, ngón tay ông run rẩy tháo mấy con vít mãi không xong. “Trời lạnh làm mọi chuyện khó khăn hơn hả?”, John bật cười nói.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2429_zpsdc4ea297.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2429_zpsdc4ea297.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2428_zpsdab46d8b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2428_zpsdab46d8b.jpg.html)

Khi chúng tôi đang sửa xe thì vợ John alo. Chẳng là vợ John hỗ trợ thông tin đường đi cho John và giúp ông tìm các nhà trọ giá rẻ để ngủ. Các bạn biết đây, nhà trọ tại các khu du lịch rất đắt đỏ: $100/ ngày là bình thường trong mùa cao điểm. Hơn nữa, các nhà trọ có kiểu giường tầng ký túc xá (vốn rất phổ biến tại Châu Âu hay Châu Úc) thì lại rất khó tìm ở Mỹ. Người Mỹ thích độc lập riêng tư nên họ thường thuê phòng riêng hơn hay sao? Tôi cũng không rõ...

John quay sang tôi hỏi “Dong, mày ở nhà trọ nào?”. “Madison”, tôi trả lời. John nhìn tôi cười “Mày biết gì không? Vợ tao vừa gọi điện thông báo đã đặt chỗ cho tao tại Madison.” Tôi trố mắt lên không tin nổi chuyện này!!! Cả mấy chục nhà trọ tại West Yellostone sao có chuyện trùng hợp vậy?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2430_zps243a8ec2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2430_zps243a8ec2.jpg.html)

Chúng tôi vừa tới nhà trọ vừa kịp lúc trời đổ mưa tuyết ầm ầm, từng cục băng lớn rớt từ trên trời xuống như gửi thông điệp rằng: "Dong, mày hãy còn gặp may đấy!".

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2431_zpsb4044ac9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2431_zpsb4044ac9.jpg.html)

HDD82
19-11-2014, 15:52
Hôm đó chúng tôi cùng đi ăn tối, tôi cố gắng tìm một món cơm nhưng không thấy nên đành phải ăn đồ Tây, John thì gọi cho mình một dĩa to tướng. Trò chuyện với John tôi hiểu được nhiều về văn hóa trường học Mỹ vì John là giáo viên.

- Mày biết không? Tao dạy môn Giáo dục giới tính cho học sinh đấy. John nói
- Ồ thú vị nhỉ.
- Thú vị hơn nữa là tao lên lớp dạy Giáo dục giới tính, còn đứa con gái của tao thì chưa bao giờ nói chuyện với bố về đề tài này cả.

Cả hai chúng tôi phá lên cười khiến mọi người trong quán liếc nhìn không hiểu có chuyện gì vui thể?

Nhưng rồi điều khung khiếp không may ập đến với John. Sáng hôm sau ông lên cơn đau tim! Từ West Yellowstone, xe cấp cứu chở ông lên thành phố Idaho cách mấy trăm miles khẩn cấp ngay trong sáng. Ông đã đạp xe cả quãng đường dài dưới thời tiết khắc nghiệt. Ông đã cố gắng hết sức và trái tim già nua của ông không chịu nổi cường độ vận động cao như vậy. Rất may là John được cấp cứu kịp thời nhưng ước mơ đạp xe xuyên Mỹ của John đã kết thúc theo cách như vậy...

Bạn biết đấy, mọi chuyện đều có thể xảy ra! Và khi tôi chia sẻ với các bạn từ đầu topic rằng "Tôi thật sự không biết cuộc hành trình của mình sẽ kết thúc lúc nào", ý tôi muốn nói rằng: "Tôi thực sự hiểu ý nghĩa câu nói đó!"

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2436_zps4a999e33.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2436_zps4a999e33.jpg.html)

me_bush2013
19-11-2014, 16:15
Bài viết rất hay, cảm xúc, ngắn gọn, đọc dễ hiểu và kèm ảnh sinh động. Thật cảm phục Mr ĐÔNG.!
Tuổi trẻ dám nghỉ dám làm có khác...
Chúc Đông nhiều sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc nhé!
Post tiếp bài nữa đi...Hóng xem tiếp nè.:)

HDD82
19-11-2014, 16:18
Cùng phòng với tôi là ông Craig, một cựu chiến binh Việt Nam, 74 tuổi, phi công về hưu, đang trên đường đạp xe xuyên nước Mỹ. Craig là phi công lái máy bay trinh thám trong chiến tranh VN. Khi tôi thắc mắc "Máy bay trinh thám là gì?", Craig mô tả đó là loại máy bay có 04 cánh quạt quay bằng tuốc-bin phản lực. "Tao không có ném bom đất nước mày đâu! Nhiệm vụ của tao là chở theo một đội kỹ thuật có trang bị các thiết bị thu tín hiệu radio trên đường mòn Hồ Chí Minh. Tao chỉ bay lòng vòng trên trời thôi, không như những đứa lái máy bay ném bom...". Craig nói rồi phủi phủi tay ra hiệu ông rất ghét nhiệm vụ đó.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2432_zps1a607a28.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2432_zps1a607a28.jpg.html)

Cảm nhận tổng quan của HDD82 là người Mỹ rất cởi mở trao đổi những vấn đề mang tính riêng tư như gia đình, con cái, sự nghiệp, v..v... Họ thường không ngại bày tỏ chính kiến về các vấn đề chính trị, thậm chí cả tôn giáo. Còn với người Châu Âu rất ít khi họ nói chuyện về các chủ đề này.

- Vậy lái máy bay có khó không? Tôi hỏi.
- Nói chung là mày được đào tạo để làm việc đó nên cũng không khó lắm.
- Tại sao ông lại tham gia quân đội? Đôi khi tôi không đi thẳng ngay vào vấn đề mình quan tâm nhất, mà đặt vài câu hỏi chung chung, rồi giả vờ vu vơ phóng câu hỏi ngay vào trọng tâm.
- Hồi đó những ai không vào học Đại học, Cao đẳng sẽ phải đi lính. Kể cả đi học rồi mày vẫn có tên trong danh sách "quay xổ số" đi lính.
- Quay xổ số à?
- Đúng rồi. Tên của mỗi người được viết trên một tờ giấy. Chính phủ sẽ tổ chức quay xổ số, nếu bốc trúng tên ai thì người đó phải tham gia quân đội.

Cảm nhận của HDD82 là chẳng ai thích chiến tranh! Người VN hay người Mỹ! Craig kể về kỷ niệm lần hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng, và câu chuyện cứ thế lan man sang chuyện gia đình, chính trị, và tôn giáo...

- Dong, mày ăn chuối không? Craig lôi trái chuối từ trong cặp xe đạp nhỏ xíu ra đưa cho tôi. Đương nhiên tôi không từ chối.

Craig lấy bánh ngọt ném cho lũ quạ trên đường phố. Khi lũ quạ hoảng sợ bay đi mất, ông lượm lại cái bánh trên đường đặt lên một chỗ cao ráo rồi mới đi tiếp...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2433_zps75edaec3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2433_zps75edaec3.jpg.html)

HDD82
19-11-2014, 16:25
Thời tiết những ngày sau tuyết rơi ầm ầm, những đám mây đen kịt che kín cả bầu trời thả những bông tuyết xuống West Yellowstone. Rất bất ngờ Craig mời tôi đi ăn tối tại nhà hàng China Fun Restaurant (tại đây có rất nhiều khách du lịch TQ và nhà hàng TQ). Trong khi trò chuyện, Craig mới nói ông là tác giả của ba quyển sách: một là tiểu thuyết viễn tưởng, hai quyển về nhận thức và tâm linh, đang bán trên Amazon. "Hèn gì, ngôn ngữ của ông này bác học quá". Tôi thầm nghĩ.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2434_zps16fbfc72.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2434_zps16fbfc72.jpg.html)

Rồi lần đầu tiên HDD82 mới nghe được chính từ một người Mỹ những triết lý của Phật Giáo. Bạn biết đấy, có nhiều khái niệm Phật Giáo người Châu Á dễ cảm thụ được, nhưng người Mỹ cảm thấy rất khó hiểu. Chẳng hạn như "Giữ tâm trí tĩnh lặng". Trong văn hóa Mỹ, những người được đánh giá cao là phải có đầu óc luôn luôn vận động, phải năng nổ. Họ phải đặt câu hỏi, phải thắc mắc, phải phản biện lại thông tin mình nhận được, và phải thể hiện chính kiến, v.v... Rất ít khi tôi thấy hai người Mỹ đi với nhau mà im lặng. Nếu đi một mình thì họ cũng giữ cho mình luôn bận rộn bằng âm nhạc, sách báo, tivi hoặc đại loại vậy. Cho nên tôi rất ngạc nhiên nghe Craig giải thích tầm quan trọng của việc thiền và giữ tâm trí tĩnh lặng.

- "Guru". Craig nói.
- Guru là gì?
- Đó là người thầy của tao người Ấn Độ. Vị thầy này tao gặp ở New York đã giải thích cho tao những khái niệm Phật giáo đầu tiên.

Craig nói rồi lấy trong hành lý ra hai quyển sách nhỏ bằng ngôn ngữ Ấn Độ. Ông giải thích: Quyển nhỏ này để thiền 30p mỗi buổi sáng. Quyển này đọc khi có thời gian rãnh.

- Đạp xe đạp cũng là cách để tao tập thiền. Đạp được hai vòng thì hít hít vào như thế này... Hai vòng tiếp theo thì thở ra như thế này... Craig minh họa bằng cách hoa tay múa chân.

Craig và đôi bạn trẻ trong nhà hàng. Đôi bạn gương mặt lộ rõ sự mệt mỏi vì đạp xe trong thời tiết xấu. Tối hôm trước họ buộc phải thuê một phòng giá rất cao để ngủ qua đêm nên họ trông khá buồn... :(

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2435_zps8f72aff6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2435_zps8f72aff6.jpg.html)

Gặp được những người bạn như John và Craig trên đường thì thật không uổng phí!

Rồi Craig tiếp tục lên đường hiện thực hóa ước mơ từ thời trai trẻ của ông: Đạp xe từ Bờ Tây sang Bờ Đông...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140618-00861_zpsa53d5883.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140618-00861_zpsa53d5883.jpg.html)

Còn tôi thì chờ thêm một ngày nữa cho thời tiết ấm hơn rồi đi xe máy vào Công viên quốc gia Yellowstone tiếp tục xuôi xuống phía Nam.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2441_zps7604f03f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2441_zps7604f03f.jpg.html)

HDD82
19-11-2014, 16:31
Nằm rải rác hai bên đường đi là các cột khói bốc cao nghi ngút thể hiện đây là khu vực núi lửa đang hoạt động. Giữa trời rét buốt mà nhìn cảnh hơi nước bốc hơi nghi ngút, khi lại gần hơn nó tỏa ra sức nóng hầm hập. Kỳ lạ! Cảnh tượng thật vô cùng kỳ thú!

Xa xa trong hình là các cột hơi nước bốc lên từ lòng đất:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2442_zps91a6c911.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2442_zps91a6c911.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2441_zps8d36aa18.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2441_zps8d36aa18.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2444_zpsf85563bc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2444_zpsf85563bc.jpg.html)

HDD82
19-11-2014, 16:39
Cả khu vực rộng lớn là nơi núi lửa hoạt động mãnh liệt. Các hợp chất kim loại trong lòng Trái Đất phun trào lên tạo nên các con suối với màu sắc kỳ lạ:

https://farm6.staticflickr.com/5514/14551393331_e43facacc8_c.jpg (https://flic.kr/p/oaRGgV)

https://farm6.staticflickr.com/5037/14574890683_8716a9deec_c.jpg (https://flic.kr/p/ocW8dF)

https://farm3.staticflickr.com/2899/14368341867_12a5609ae5_c.jpg (https://flic.kr/p/nTFvsc)

HDD82
19-11-2014, 16:46
Chiến mã Honda Trail 90 trên đường. Hành lý lỉnh kỉnh nào sách vở, giấy bút, chứng chỉ, giày, đồ nấu nướng bếp núc, đồ nghề sửa xe v.v.. chật ních trong cái balo màu đỏ buộc lòng tôi phải cột chai nước suối to đùng lủng lẳng ở bên xe. Nhìn có vẻ không được chuyên nghiệp lắm thì phải? :)

Có lẽ "phượt" là từ dùng cho những người chuyên nghiệp, chỉn chu còn tôi không dám dùng từ đó trong các bài viết của mình. Và đây... "Bụi đời Chợ Lớn" đến từ Việt Nam:

https://farm4.staticflickr.com/3894/14553909212_ed34c90dfc_c.jpg (https://flic.kr/p/ob5Aab)

HDK
19-11-2014, 21:09
Hay thật đấy. mình cũng thích trải nghiệm như bạn. Cám ơn bạn đã chia sẻ nhé. Chúc chuyến đi vui vẻ.

HDD82
20-11-2014, 17:25
Từ công viên Yellowstone tôi xuôi xuống phía Nam tiếp tục đi vào công viên Teton National Park.

Trên đường tôi bắt gặp hai anh chàng người Mỹ đang đạp xe đạp cùng chiều và là hai người đạp xe duy nhất tôi gặp trong công viên. "Mày tới từ đâu?". "Việt Nam!". "Việt Nam à?". "Đúng vậy!". Hai người thấy mặt mũi tôi tím ngắt thấy ớn nên sau một hồi xã giao họ lục lục trong túi lấy ra một gói nhỏ đưa cho tôi. "Gói gì vậy?". "Đây là gói nhiệt giữ ấm cơ thể. Mày xé gói này ra rồi nhét cái bịch này vào trong tất hay găng tay. Khoảng 30p sau nó sẽ nóng lên và mày sẽ thấy ấm hơn. Hiệu quả lắm!". Tôi cảm ơn hai anh chàng rối rít. Đúng là "nắng hạn gặp mưa rào", đang gặp lạnh mà được cái này thì còn gì bằng...

Và tôi chỉ còn biết cảm ơn lòng tốt của những người bạn Mỹ!

Hai anh chàng xe đạp sau đó giúp tôi chụp tấm hình này. Cái bụng tôi trong hình phình ra như cái trống vì tôi lấy chiếc áo mưa nhét vào bên trong, như vậy khi chạy xe gió không thổi ép áo khoác chặt vào người và có tác dụng giữ ấm đáng kể.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2463_zps04790662.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2463_zps04790662.jpg.html)

Tôi hỏi: "Thế tối nay mày ngủ đâu?". "Tụi tao dự định ngủ ở chỗ cắm trại". Rồi hai anh bạn cho tôi xem tấm bản đồ bên dưới, trên bản đồ có ký hiệu rất nhiều hình tam giác màu đen là khu cắm trại. Thực tế là suốt đoạn đường sau đó tôi không hề thấy có khu cắm trại nào như trên bản đồ mô tả. Thật tiếc là hai anh bạn đã dùng bản đồ cũ chưa cập nhật, hoặc các khu cắm trại chưa mở cửa vào thời điểm này.

Đến tận bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc: "Liệu hai anh có tìm được chỗ ngủ qua đêm trong công viên dưới thời tiết buốt giá hay không?". "Dù gì thì họ cũng đi hai người. Mà hai người thì chắc chắn xử lý tình huống tốt hơn một người". Tôi đành tự an ủi mình như vậy và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2462_zpse8d03d86.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2462_zpse8d03d86.jpg.html)

Hồ nước Jackson Lake đẹp như tranh vẽ nhưng buốt giá...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2464_zps626cf97f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2464_zps626cf97f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2466_zpsfcd64f3a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2466_zpsfcd64f3a.jpg.html)

HDD82
20-11-2014, 17:29
Công viên quốc gia Teton National Park với con đường uốn lượn quanh các đỉnh núi trắng tuyết phủ, bầu trời trong xanh rải rác vài cụm mây. Đây xứng đáng là một con đường không thể bỏ qua với những ai yêu thích xe gắn máy:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2459_zpsced2bda0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2459_zpsced2bda0.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2458_zps1156ffb1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2458_zps1156ffb1.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2471_zps943c23e1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2471_zps943c23e1.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2477_zps3d7f22d0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2477_zps3d7f22d0.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2468_zps197978dc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2468_zps197978dc.jpg.html)

HDD82
20-11-2014, 17:46
Vài chiếc xe oto đỗ xịch lại bên đường và từng tốp người túa ra thơm tho sạch sẽ. Gương mặt ai cũng hồ hởi, hân hoan trước khung cảnh hùng vĩ... Vài người lấy mấy ảnh ra chụp và ngạc nhiên thấy một tay Châu Á đang ngồi bên đường nhai chậm rãi những thìa cơm cho bữa trưa muộn.

Họ nhìn hắn. Hắn cũng nhìn họ. Ai nấy đều vội vã và không ai dừng xe lại quá 15p để chụp hình rồi phóng đi. Tại sao phải vội vã vậy? Tôi không rõ lắm. Có lẽ là thời tiết lạnh quá khiến họ phải nhanh chóng chui vào xe oto. Còn tôi thì khác, tại sao bạn phải vội vã khi đã chạy hàng nghin kilomet đường để được chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên này?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2472_zps80d1bb3e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2472_zps80d1bb3e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2476_zpsc82155b7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2476_zpsc82155b7.jpg.html)

Bữa cơm này đối với nhiều người có lẽ không ra gì: Miếng thịt kho bị thiếu nước mắm nên nhạt nhẽo, thiếu màu xanh của rau, cơm lại còn bị sượng do chiếc bếp dã chiến nhỏ rất khó để nấu chín cơm, thời tiết lạnh lại càng làm cho những hạt cơm trở nên khô và cứng - giống như ăn cơm để trong tủ lạnh... nhưng với tôi, đó là một trong những bữa ăn tuyệt vời nhất! Đơn giản vì ước mơ của tôi là ăn một bữa ăn Việt Nam như vậy bên thiên nhiên của Nước Mỹ!!!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140619-00863_zps7326bda9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140619-00863_zps7326bda9.jpg.html)

HDK
20-11-2014, 21:02
Cảnh đẹp quá, hè tới mình đến California chắc không đi đến đây được vì từ Los, SAN hay LAS đến đây khá xa. Nhưng đi giữa trời mùa đông mà ngủ cắm trại qua đêm cũng thật lạnh, khó khăn lắm. Bạn có mang chăn dày đi không? có đủ ấm chứ? cố gắng giữ sức khỏe nhé

tranqhuyvn
21-11-2014, 13:03
Một chuyến đi thật lạ, rất cảm phục tinh thần dám nghĩ dám làm của anh. Chúc anh nhiều sức khỏe và hóng xem các post tiếp theo của anh.

HDD82
21-11-2014, 16:14
@Bác HDK: Khoảng cách địa lý tuy có xa thật nhưng bác nên đến Yellowstone chơi vì cảnh rất đẹp. Ngủ ngoài trời thì lạnh thật nhưng cảm xúc gấp trăm lần ngủ khách sạn, em chỉ mang theo túi ngủ loại nhỏ vừa đút vào vali. Chăn bông thì đương nhiên không thể mang theo vì hành lý có hạn. Chuyến đi của em đã kết thúc và muốn chia sẻ chút thông tin + cảm xúc để mọi người mạnh dạn lên đường thôi ạ. Vì chúng ta thường để suy nghĩ rụt rè cũng như việc thiếu thông tin lấn át mất niềm vui lên đường khám phá.

HDK
21-11-2014, 16:25
@Bác HDK: Khoảng cách địa lý tuy có xa thật nhưng bác nên đến Yellowstone chơi vì cảnh rất đẹp. Ngủ ngoài trời thì lạnh thật nhưng cảm xúc gấp trăm lần ngủ khách sạn, em chỉ mang theo túi ngủ loại nhỏ vừa đút vào vali. Chăn bông thì đương nhiên không thể mang theo vì hành lý có hạn. Chuyến đi của em đã kết thúc và muốn chia sẻ chút thông tin + cảm xúc để mọi người mạnh dạn lên đường thôi ạ. Vì chúng ta thường để suy nghĩ rụt rè cũng như việc thiếu thông tin lấn át mất niềm vui lên đường khám phá.
Cám ơn bạn đã chia sẻ. Mình cũng từng qua US và châu ÂU nhiều lần giống bạn nhưng chưa có dịp đi khám phá thiên nhiên cắm trại, nên cùng thực sự là thấy ngưỡng mộ bạn, dù sorry tuổi đời mình chắc lớn hơn bạn, nhưng chưa chắc đã trải nhiệm nhiều hơn bạn, đặc biệt là những vụ cắm trại thế này. Đúng là chúng ta đi để trải nghiệm, và hãy mạnh dan lên! Hãy lên đường, tất cả ở phía trước, cho dù tuổi nào đi nữa. Thanks !

HDD82
21-11-2014, 16:26
@bác HDK: Tinh thần của bác rất giống với tinh thần của một người tự do phiêu lưu.

Xuôi theo đường 89 xuống phía Nam tôi tới thị trấn Jackson, nhưng HDD82 không thể dừng tại thị trấn Jackson dù trời đã nhá nhem tối vì ở đó không có khu cắm trại nào.

Tôi có một quy định đặt ra là sẽ ngủ tại bất cứ khu cắm trại nào từ 4h chiều. Vì tôi thấy rất áp lực chạy xe máy buổi tối đường vắng ở một xứ xa lạ một mình, nhất là với ánh sáng leo lét từ đèn pha nhỏ xíu của chiếc xe, trộm cướp thì không ngại mà ngại xe oto họ không thấy mình mà tông vào thì toi... chiếc xe oto. :D

Nếu tối quá không tìm được khu cắm trại thì có thể ngủ trong rừng. Nhưng phải tìm ra cho được nước uống. Nếu có một con suối thì tuyệt vời nhất, bằng không thì... nhịn khát.

Đến gần thị trấn rất nhỏ có tên Alpine, tôi theo bảng chỉ dẫn tìm được một khu cắm trại nằm dưới một thung lũng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140702-00905_zpsbaf98ec6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140702-00905_zpsbaf98ec6.jpg.html)

Hoa vàng nở rộ dọc đường đi:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2480_zpsf24d96a3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2480_zpsf24d96a3.jpg.html)

HDD82
21-11-2014, 16:41
Các khu cắm trại ở Mỹ đa số chỉ cung cấp nước uống và toalet - là nhu cầu tối thiểu, còn lại không có điện đóm hoặc tắm rửa gì cả, internet càng không và sóng điện thoại cũng không nốt.

Việc đăng ký ngủ qua đêm rất đơn giản: Chỉ cần cho tiền vào phong bì theo đúng giá cả quy định tại từng khu cắm trại, ghi tên mình vào phong bì, bỏ phong bì vào thùng, và cầm miếng giấy ghi tên mình ghim tại vị trí đặt lều. Thế là xong! Tất cả hoàn toàn tự giác! Với một số khu cắm trại lớn hơn thì sẽ có người quản lý, gọi là "Camp Host". Người quản lý khu cắm trại của tôi là anh Ceasar, một anh chàng đeo kính cận trạc 45 tuổi trông bề ngoài trí thức, vừa nói chuyện với tôi anh vừa tranh thủ dọn dẹp quanh khu vực lều tôi ngủ.

"- Em nên cẩn thận với thức ăn nhé, vì khu vực này ban đêm rất nhiều gấu. Gấu có thể đánh hơi thức ăn thừa cả dặm và mò tới đấy". Ceasar nhắc nhở tôi. "Thức ăn, kem đánh răng, thậm chí cả xà phòng v.v... em nên cho vào đây." Nói rồi anh chỉ cho tôi thấy một thùng sắt kích thưởng khoảng 1mx0.3m, có khóa bằng xích sắt to bản nằm trong góc. Cái hòm này thì yên tâm với gấu rồi đây. Tôi nghĩ.

Thấy anh một tay vừa cầm xẻng xúc mấy cục than bẩn một tay cầm túi đựng rác có vẻ lóng ngóng, HDD82 chạy tới giúp anh giữ cái túi rác. Ceaser nhìn tôi hơi ngạc nhiên và chút bối rối... Xong xuôi anh nói:

- Khu cắm trại có củi để đốt sưởi buổi tối. Nếu em cần thì nói anh biết nhé.
- Giá cả như thế nào? Tôi hỏi.
- $6/ bao. Đủ cho em đốt tới đêm khuya.
- Ồ, vậy em lấy một bao.

Chúng tôi đi tới kho chứa củi đốt, vừa đi vừa trò chuyện... Ceasar làm quản lý khu cắm trại cùng với người vợ sinh hoạt trong một nhà xe lưu động. Họ có một người con trai gia nhập quân đội Mỹ (anh nói về người con với giọng rất tự hào). Rồi thật ngạc nhiên, Ceasar cũng làm trong lĩnh vực Quản lý dự án, anh xây dựng nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các ngôi nhà gỗ trong vùng. Và thế là câu chuyện cứ thế diễn ra...

- Ồ, bao củi to thật, $6 là quá rẻ. Tôi nhìn bao củi to bằng cả người ôm và bất giác thốt lên.

Ceasar nhìn tôi có vẻ hài lòng! Tôi đoán vì nhiều người cắm trại chê $6 là mắc mà dùng củi kiếm trong rừng để đốt, loại củi này thường bị ẩm và cháy không hết làm Ceasar phải dọn dẹp vệ sinh vất vả nên vô tình câu nói của tôi khiến anh hài lòng. "Tôi xách bao củi này về lều, xong tôi quay lại trả tiền cho mày nhé". Tôi nói.

Khi tôi quay trở lại với 6 đôla trên tay thì tự dưng Ceasar đột ngột đổi ý: "Thôi không cần tiền đâu Đông. Vợ mình ở trong xe nói không cần trả tiền đâu. Dong cứ giữ củi lấy mà đốt." Khoát tay, Ceasar chỉ vào trong xe ra hiệu rằng vợ anh đang ở trong đó. Nói xong anh xắn tay giúp tôi nhóm lửa. Đầu tiên là anh dùng rìu chẻ nhỏ một thanh củi ra, xếp chúng xung quanh hai thanh củi lớn, rồi anh dùng giấy, diêm và hợp chất dễ cháy màu đỏ để nhóm lửa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140619-00864_zps3e225c1a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140619-00864_zps3e225c1a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140619-00865_zpsa1e4996e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140619-00865_zpsa1e4996e.jpg.html)

Ngọn lửa đã hình thành:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140619-00866_zps5c15d590.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140619-00866_zps5c15d590.jpg.html)

HDD82
21-11-2014, 16:51
Ngọn lửa đã cháy, tôi cảm ơn anh thật nhiều và bắt tay đầu chuẩn bị bữa ăn tối. Đột nhiên Ceasar hỏi:

- Thế Dong đã có gì ăn tối chưa?
Tôi nhớ mình vẫn còn chút thức ăn buổi trưa còn dư nên thành thật trả lời:
- Mình còn một chút thức ăn lúc trưa. Như vậy là okie.
- Chắc chứ? Ceasar nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi.
- Chắc! Miệng tôi trả lời nhưng ánh mắt dường như phản bội lại lời nói...

Thế rồi khi tôi đang ngồi nhai các hột cơm đã trở nên cứng trong tiết trời lạnh giá thì Ceasar từ đâu xuất hiện chạy phằm phằm lại.

"Này Đông, vợ mình cho em thức ăn này. Đây là súp nóng nhé, đây là ít thịt hun khói do vợ mình làm hôm qua nhé, đây là khoai lang do chính tay mình nướng nhé, còn đây là vài quả mận để tráng miệng." Anh nói một thôi một hồi rồi không cho tôi kịp cảm ơn, anh dúi tất cả vào tay tôi rồi nhanh chóng chạy đi. Tôi xúc động quá nên lúng túng một lúc không biết nên ăn món nào trước?!! Lại còn khoai lang nướng! Đúng là món mình thích!

Ceasar đưa tôi các món ăn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140619-00867_zps5f349f87.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140619-00867_zps5f349f87.jpg.html)

Tôi định bụng sáng mai sẽ cảm ơn vợ Ceasar đàng hoàng trước khi đi. "Tại sao chưa gặp mình mà vợ anh ấy đã tốt bụng như vậy?". Tôi trăn trở và cái đầu óc chậm chạp của tôi mãi mới tìm ra câu trả lời: "À! Chắc Ceasar không muốn mình phải cảm ơn anh ta nhiều nên anh giả vờ nói như vậy thôi..."

Khuya đó, tôi đốt lửa trại đến nửa đêm để sưởi ấm. Rừng khuya sương xuống lạnh làm tôi càng lúc càng phải nhích lại gần ngọn lửa. Một cơn gió to thổi tới làm ngọn lửa tám vào mặt rát rát. Một tay giữ cho ngọn lửa luôn cháy, một tay tôi giữ chắc bình xịt gấu hơi cay... Vâng! Trong bóng đêm, mọi thứ đều trông có vẻ huyền bí và đáng sợ hơn. Trí tưởng tượng hình dung ra mọi đốm sáng lấp lánh trong rừng đều là đôi mắt gấu, tai tôi dỏng lên lắng nghe mọi âm thanh trong rừng một cách cảnh giác... Tuy nhiên bầu trời đêm hàng ngàn vì sao lấp lánh thì tuyệt đẹp. :)

Tôi cứ ngồi cạnh ngọn lửa sưởi ấm cho tới quá nửa đêm. Khi quăng thanh củi cuối cùng vào ngọn lửa cũng là lúc tôi chui vào lều ngủ. Hơi nóng ngọn lửa vẫn lưu giữ lại trên quần áo khi tôi rúc vào lều. Đầu óc suy nghĩ vẩn vơ về những người bạn Mỹ... Đêm đó là một trong những đêm lạnh giá nhất đời tôi nhưng lại ấm áp tình người !

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140619-00870_zpsd12f5093.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140619-00870_zpsd12f5093.jpg.html)

HDD82
21-11-2014, 17:01
Sáng đó, khi tôi đang nấu bửa ăn sáng và thu xếp hành lý thì một cặp vợ chồng về hưu đi du lịch bằng xe caravan đi tới hỏi:
- Mày ngủ trong lều bé xíu này mà không đóng băng à? Đó là cách hỏi hóm hỉnh của người Mỹ.
- Nói chung cũng không tới nổi nào. Tôi cố gắng trả lời vui vẻ rồi hỏi lại. "Mày ngủ trong xe oto kia thì không bị đóng băng chứ?"

Ông già béo mập cười sảng khoái rồi mời tôi cốc trà nóng. "Mày đi đâu?" "Mày làm gì?" "Mày chạy với chiếc xe bé xíu này à?"... hàng loạt câu hỏi. Rồi bà vợ lò đầu ra khỏi xe hỏi tôi: "Mày dùng trà kiểu gì? Có đường hay không có đường?". Đối với tôi thì có trà một ly trà nóng sau một đêm lạnh lẽo vậy là tuyệt vời rồi, cần gì hơn nữa? Nghĩ vậy nên tôi trả lời nhanh "Cảm ơn mày, không đường nhé!"

Rồi hai vợ chồng già lôi tôi tới cạnh bờ sông chỉ cho tôi thấy một tổ chim đại bàng trên một cành cây ở phía kia bờ sông khu cắm trại. "Chim đại bàng con đang ở trong tổ, còn chim mẹ đang ở kìa kìa.". Ông già giơ tay chỉ chỉ về phía khu rừng. Đương nhiên là tôi không thấy gì cả nên họ đưa ống nhòm để tôi quan sát rồi hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng ống nhòm.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2487_zps6cfcb654.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2487_zps6cfcb654.jpg.html)

- Máy ảnh của mày đâu? Mày nên chụp lại cảnh này! Ông già mạnh dạn đề xuất.
- Máy ảnh tao hết pin rồi, trời lạnh nên nó nhanh hết pin quá. Tôi nói.

Thấy tôi sử dụng giống máy ảnh là Canon SX10 nên bà vợ chui vào trong xe lấy ra bốn viên pin mới dúi vào tay tôi. "Mày cứ giữ lấy mà chụp ảnh"...

Nhờ ly trà nóng và những viên pin của người bạn Mỹ nên HDD82 mới chụp được cảnh chú đại bàng đầu bạc đang chăm con trong tổ này. Đây là loại đại bàng biểu tượng cho nước Mỹ. Ai cũng biết biểu tượng nước Mỹ là hình con chim đại bàng (đôi khi gọi là chim diều hâu - nghe không thiện cảm lắm). Đầu và đuôi của chúng phủ màu trắng toát, còn toàn thân đen tuyền...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_1481_zps4dce5db9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_1481_zps4dce5db9.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2483_zpsaf5cbacc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2483_zpsaf5cbacc.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2491_zps88ae11bd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2491_zps88ae11bd.jpg.html)

HDD82
21-11-2014, 17:03
Xa xa bên kia bờ suối có hai chú hươu con đang nhởn nhơ gặm cỏ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2490_zpsc7b81930.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2490_zpsc7b81930.jpg.html)

Và chim đại bàng biểu tượng Nước Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2489_zpsce45a757.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2489_zpsce45a757.jpg.html)

HDD82
21-11-2014, 17:09
Người Mỹ không đánh giá tôi qua dáng vẻ bề ngoài. Nếu không thế thì tay Châu Á suốt hành trình chỉ độc một kiểu quần áo và chiếc xe máy cà rịch cà tàng này đã không có cơ hội đứng ở đây rồi...

HDD82 cùng những người bạn trên hành trình:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140620-00874_zpsa9d544bc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140620-00874_zpsa9d544bc.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140620-00873_zps7e3edf31.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140620-00873_zps7e3edf31.jpg.html)

HDD82
21-11-2014, 17:11
Bình nước tòng teng bên hông, bình xăng dự trữ đong đưa dưới yên xe và chiếc bơm dã chiến luôn sẵn sàng... Tôi cùng chú chiến mã già tiếp tục lên đường...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2492_zps5558ced7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2492_zps5558ced7.jpg.html)

"Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc
Và đường về nhà còn xa lắm, xa lắm..."

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/unnamed_zpsb674cd19.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/unnamed_zpsb674cd19.jpg.html)

HDK
21-11-2014, 18:37
https://wetrek.vn/san-pham/leu-doi-eureka-outwell.htmMình rất thích topic của bạn. Đây là link cái lều Eureka Outwell lều đôi cho đi phượt nhẹ nhàng khoảng 2kg http://wetrek.vn/san-pham/leu-doi-eureka-outwell.htm
https://www.phuot.vn/threads/131804-Th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-L%E1%BB%81u-Du-L%E1%BB%8Bch-Euruka-Gi%C3%A1-T%E1%BB%91t-Nh%E1%BA%A5t-Th%E1%BB%8B-Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-%28-2-16p-%29
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122640&d=1416570702
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122639&d=1416570688

Tphat2009
22-11-2014, 00:07
Khuya đó, tôi đốt lửa trại đến nửa đêm để sưởi ấm. Rừng khuya sương xuống lạnh làm tôi càng lúc càng phải nhích lại gần ngọn lửa. Một cơn gió to thổi tới làm ngọn lửa tám vào mặt rát rát. Một tay giữ cho ngọn lửa luôn cháy, một tay tôi giữ chắc bình xịt gấu hơi cay... Vâng! Trong bóng đêm, mọi thứ đều trông có vẻ huyền bí và đáng sợ hơn. Trí tưởng tượng hình dung ra mọi đốm sáng lấp lánh trong rừng đều là đôi mắt gấu, tai tôi dỏng lên lắng nghe mọi âm thanh trong rừng một cách cảnh giác... Tuy nhiên bầu trời đêm hàng ngàn vì sao lấp lánh thì tuyệt đẹp. :)

Tôi cứ ngồi cạnh ngọn lửa sưởi ấm cho tới quá nửa đêm. Khi quăng thanh củi cuối cùng vào ngọn lửa cũng là lúc tôi chui vào lều ngủ. Hơi nóng ngọn lửa vẫn lưu giữ lại trên quần áo khi tôi rúc vào lều. Đầu óc suy nghĩ vẩn vơ về những người bạn Mỹ... Đêm đó là một trong những đêm lạnh giá nhất đời tôi nhưng lại ấm áp tình người !



Chuyến đi quá hay. Hy vọng bác đã rời xa khu vực đó vì thấy bão tuyết xuống vùng đó rồi.

Bác nên tìm hiểu về các loại gấu nơi cắm trại (hỏi mấy người ở vùng đó, tốt nhất là mấy người Park Ranger). Tùy loại gấu mà đối phó.

Loại gấu đen (thật ra nó cũng có mầu nâu như vùng miền tây, nhưng tên là "đen") thì nếu bị tấn công là phải chơi lại. Loại này thì tớ thường hay đặt một đống đá và trái thông ngay cửa lều, nếu nó đến gần thì lây chọi.

http://www.washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/2014/09/23/how-to-best-survive-a-black-bear-attack/


Còn loại gấu "nâu" (brown và grizzly) thi họ nói là giả chết. Loại này giết chết vài người tại Yellowstone rồi. Tớ chưa gặp loại này.

http://wildernessarena.com/dangers/animals/other-dangerous-animals/bear-danger-and-defense-against-attack


Còn bình xịt gấu thì có chỗ cấm không cho đem vô (như yosemite). Bác nên hỏi trước.

Bác đã kiếm ra nước mắm chưa ? :)

Tphat2009
22-11-2014, 00:13
@Bác HDK: Khoảng cách địa lý tuy có xa thật nhưng bác nên đến Yellowstone chơi vì cảnh rất đẹp. Ngủ ngoài trời thì lạnh thật nhưng cảm xúc gấp trăm lần ngủ khách sạn, em chỉ mang theo túi ngủ loại nhỏ vừa đút vào vali. Chăn bông thì đương nhiên không thể mang theo vì hành lý có hạn. Chuyến đi của em đã kết thúc và muốn chia sẻ chút thông tin + cảm xúc để mọi người mạnh dạn lên đường thôi ạ. Vì chúng ta thường để suy nghĩ rụt rè cũng như việc thiếu thông tin lấn át mất niềm vui lên đường khám phá.

Đọc không kỹ, vẫn tưởng bác vẫn còn trên yên ngựa sắt.

Audioman71
22-11-2014, 06:11
Hay thật đấy. mình cũng thích trải nghiệm như bạn. Cám ơn bạn đã chia sẻ nhé. Chúc chuyến đi vui vẻ.

Mình cũng có dự định chạy xe xuyên CA nhưng chưa lên được lịch ,thấy bạn chạy được em này là yên tâm rồi ,vào cao tốc có vấn đề gì không bạn ???

Audioman71
22-11-2014, 13:19
Một chuyến đi thật thú vị. Nhưng có lẽ mình chỉ dùng xe hơi phượt Mỹ thôi chứ không xài được xe máy như chủ thớt vì lạnh và mệt lắm. Cho hỏi chủ thớt mua các đồ cắm trại như bếp ga, bình ga, nồi niêu xoong chảo, lều, chăn... mua ở đâu? VN hay ở Mỹ, nếu ở Mỹ thì mua ở đâu thuận lợi, giá hợp lý? còn thực phẩm mỳ, thịt cá nữa? GPS dẫn đường thì dùng điện thoại hay loai nào vây?

HDK
Các đồ Phượt bên Mỹ bán rất nhiều tai các cửa hàng Outdoor hoặc BJ Walmart ...

HDK
22-11-2014, 17:47
HDK
Các đồ Phượt bên Mỹ bán rất nhiều tai các cửa hàng Outdoor hoặc BJ Walmart ...
Cám ơn bạn audioman71 đã chia sẻ, có lẽ bạn này cũng có 1 số sở thích hơi giống mình là phượt và âm thanh hình ảnh. Mình cũng có kiểm tra trên site của walmart thì thấy những đồ này cũng có nhưng không có sẵn để mình đến lấy đi luôn, mà phải chờ họ ship về nơi ở, trong khi chúng ta đã đi thì lang thang trên đường có ở đâu lâu dài, đặc biệt nếu mua sẽ mua ở Las Vegas hoặc Los Angeles cho tiện. Lần trước qua Mỹ mình chỉ để ý mấy đồ điện tử ở Best buy, Apple Store hay Costco, Fry's hoặc ship từ Amazon. Còn nữa là vấn đề sạc pin cho đồ điện tử như điện thoại, máy tính, ipad thì không biết chỗ cắm trại có không? Hay là mua bộ chuyển sạc từ nguồn ô tô. Cả nước uống, tắm giặt nữa.

Audioman71
22-11-2014, 18:02
Cám ơn bạn audioman71 đã chia sẻ, có lẽ bạn này cũng có 1 số sở thích hơi giống mình là phượt và âm thanh hình ảnh. Mình cũng có kiểm tra trên site của walmart thì thấy những đồ này cũng có nhưng không có sẵn để mình đến lấy đi luôn, mà phải chờ họ ship về nơi ở, trong khi chúng ta đã đi thì lang thang trên đường có ở đâu lâu dài, đặc biệt nếu mua sẽ mua ở Las Vegas hoặc Los Angeles cho tiện. Lần trước qua Mỹ mình chỉ để ý mấy đồ điện tử ở Best buy, Apple Store hay Costco, Fry's hoặc ship từ Amazon. Còn nữa là vấn đề sạc pin cho đồ điện tử như điện thoại, máy tính, ipad thì không biết chỗ cắm trại có không? Hay là mua bộ chuyển sạc từ nguồn ô tô. Cả nước uống, tắm giặt nữa.

Các điểm dành cho cắm trại thì đầy đủ điện nước ... tối rảnh mình kiếm cái ảnh chụp khu đó ở Texas lên

HDD82
22-11-2014, 18:07
Bác Tphat2009 chắc là người thường du lịch cắm trại, bác cứ thoải mái chia sẻ kinh nghiệm cắm trại ở đây vì các topic đi du lịch ngủ khách sạn hoặc shopping tại các Tp lớn thì nhiều, chứ có mấy topic nói về vấn đề này đâu. Từ những kinh nghiệm đó sẽ làm nhiều anh em mạnh dạn hơn, chẳng hạn bác HDK cũng bắt đầu thích đi cắm trại rồi đấy, đảm bảo là bác HDK sẽ tạm biệt ngủ trong khách sạn luôn trừ trường hợp bất khả kháng thôi... hehe.

HDD82
22-11-2014, 19:52
Trên đường đi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2494_zps228e7e1d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2494_zps228e7e1d.jpg.html)

Nền nông nghiệp:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2498_zpsfe241363.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2498_zpsfe241363.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2496_zpsfaaae6c4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2496_zpsfaaae6c4.jpg.html)

Hoa vàng nở rực cả một ngọn đồi trên đường đi qua các công viên quốc gia:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2501_zpsc188bad3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2501_zpsc188bad3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2502_zps93c78b90.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2502_zps93c78b90.jpg.html)

HDD82
22-11-2014, 20:29
Đường đi đa số qua các thị trấn rất nhỏ, như thị trấn Etna này vỏn vẹn có 164 người. Với các thị trấn lớn hơn một chút thì có cây xăng ở đầu thị trấn hoặc các nhà hàng, khá hơn nữa thì nhà trọ giá rẻ. Dân Mỹ canh tác sản xuất nông nghiệp trên các thửa đất rộng lớn và phì nhiêu. Nhẩm tính và so sánh với Việt Nam, có thể nói rằng năng suất lao động của họ gấp hàng chục lần cao hơn, chưa kể giá trị thị trường sản phẩm nông sản cũng rất cao... Làm ăn manh mún nhỏ lẻ như chúng ta hiện nay rất khó để cạnh tranh !

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2499_zps0995b011.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2499_zps0995b011.jpg.html)

Đường xá thưa thớt xe cộ quá nên giả sử xe có bị trục trặc gì thì phải tự mình khắc phục lấy thôi. Tôi cũng hơi chột dạ khi nghĩ tới điều đó, vì đồ nghề sửa xe mang theo không đủ, nhất là lốp xe thủng thì phải tháo hết hành lý xuống cũng khá mất thời gian... :) Thỉnh thoảng tôi bắt gặp vài tay lái Harley Davidson cáu cạnh hàng nghìn phân khối, hoặc BMW1200GS đời mới chạy từ xa tới, mang theo cái vẫy tay chào kiểu dân moto bất kể bạn đang chạy chiếc xe gì đi chăng nữa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2497_zpsd13f6508.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2497_zpsd13f6508.jpg.html)

HDD82
22-11-2014, 20:48
Trên đường tới bờ hồ Bear Lake, bang Utah, HDD82 dừng xe tại một siêu thị dọc đường để mua chút thức ăn. Trời khá nắng nên tôi ngồi tại siêu thị mà ăn cơm luôn. Vừa ăn tôi vừa quan sát một anh chàng bước tới chiếc xe của tôi, anh nhìn biển số xe bang Montana xong lại quan sát đống hành lý tò mò, tôi bèn lại gần bắt chuyện...

- Xin chào! Tôi nói.
- Xin chào. Ngày tao còn bé cũng có một chiếc xe như thế này đấy. Anh nói.

Ông bà có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện" còn ở đây "Chiếc xe là đầu câu chuyện" :D Anh là tài xế xe tải chở Coca-coca tới siêu thị này. Từng là người thích xe gắn máy, anh hỏi han tôi vài điều rồi rất ngạc nhiên anh mời tôi về nhà chơi.

- Nhà mày ở thị trấn nào? Tôi hỏi rồi chỉ tay trên tấm bản đồ.
- Ở đây này...

Rất tiếc là nhà anh ở cách xa quãng đường dự kiến của tôi nên tôi đành từ chối. Nhưng nhìn vào đôi mắt và cái cách anh trò chuyện, tôi biết rằng đó là một lời mời rất chân thành từ một anh tài xế thân thiện và tốt bụng... Và chính những điều giản dị đó làm bạn thêm vững tay lái trên những con đường phía trước:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140620-00876_zpsed757114.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140620-00876_zpsed757114.jpg.html)

HDD82
22-11-2014, 21:03
Hồ Bear Lake, bang Utah như một viên ngọc xanh biếc lạc vào một sa mạc khô cằn. Thời tiết nóng hầm hập chỉ trong vòng một ngày làm tôi thấy sốc thật sự. Mới đây còn co ro trong tuyết lạnh mà bây giờ tôi như người ngoài hành tinh với quần áo ấm ba bốn lớp đứng sững giữa biển người đang mặc bikini tắm biển... Bạn có thể tưởng tượng được không?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2506_zpsbe7323f3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2506_zpsbe7323f3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2503_zps68182724.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2503_zps68182724.jpg.html)

Biển người mặc bikini như đang ở khu vực nhiệt đới nào đó...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2505_zps327f0c7e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2505_zps327f0c7e.jpg.html)

HDD82
22-11-2014, 21:12
Tôi cũng muốn nhảy xuống hồ tắm mà khu cắm trại này không có phòng tắm nước ngọt nên đành chịu. Giá thì $18 đô/ ngày mà còn không có bếp núc để nấu nướng. Mức già này tương đương với hai ngày cắm trại ở Châu Âu với wifi tiện nghi, và một ngày motel tại Úc chứ không phải chơi.

Đến giờ nay tôi mới thật sự hiểu được cách du lịch của Người Mỹ: Đi xe rơ-móc kéo theo ngôi nhà với đầy đủ tiện nghi, họ nhảy xuống tắm xong lên bờ nằm phơi nắng, chui vào xe tắm gội rồi nấu nướng ăn uống phởn phơ, đủ thứ thức ăn bày la liệt trên bàn, bia bọt chảy tràn... Hic... Chỉ vài bước chân mà tồn tại hai thế giới khác biệt... tôi chạy sang lều bên cạnh nhờ sạc pin điện thoại, dựng lều giữa cái nắng chang chang xong nấu cho mình bữa ăn nhỏ rồi chạy xe vòng quanh hồ, trước khi chui vào lều trốn cái nắng như thiêu như đốt... :D

Du lịch "bụi" kiểu Việt Nam:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140620-00877_zps0cefe6c6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140620-00877_zps0cefe6c6.jpg.html)

Và du lịch "bụi" kiểu Mỹ: :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140621-00879_zps495b3751.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140621-00879_zps495b3751.jpg.html)

HDD82
22-11-2014, 21:25
Chuyến đi từ Bắc xuống Nam thật sự tôi đang chạy dọc theo dãy núi Rocky Mountains, hay gọi đơn giản là Rockies. Rocky Mountains là một hệ thống dãy núi chính khổng lồ nằm ở miền Tây khu vực Bắc Mỹ, trải dài hơn 3,000 miles (hơn 4,800km) từ Canada đến tận bang New Mexico phía Nam nước Mỹ.

Chặng đường tôi đang đi theo một số sách du lịch, như Lonely Planet, gọi tên là "Continental Divide" (tạm dịch "Chia nửa lục địa"). Sở dĩ như vậy vì vùng đất ở giữa nước Mỹ là một khu vực hoàn toàn bằng phẳng, và dãy Rocky Mountains (giống dãy Alps ở Châu Âu) chia cắt lục địa làm hai phần rõ rệt: Đông và Tây. Các dòng sông xuất phát từ phía Tây của Rockies chảy về Thái Bình Dương. Ngược lại, các dòng sông xuất phát từ phía Đông sẽ hòa vào các con sông chính như Colorado, Missisispi chảy về Đại Tây Dương.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/89926-004-55A9C5F4_zps663a740f.gif (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/89926-004-55A9C5F4_zps663a740f.gif.html)

Trong chuyến đi Châu Âu HDD82 đã dẹp qua một bên tất cả các kế hoạch lập sẵn để đi theo vẻ đẹp của dãy Alps thì bây giờ trái tim tôi hướng đến dãy Rocky Mountains. Bắt chước phong tục của dân địa phương chiến mã Honda Trail 90 bây giờ đã được đặt tên: Rocky Mountains.

Vẻ đẹp của dãy Alps với sức hút như một thỏi nam châm tới trái tim kẻ lữ hành:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_4111_zpsecc5626e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_4111_zpsecc5626e.jpg.html)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_4134_zpsa27c4e4b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_4134_zpsa27c4e4b.jpg.html)

Và giờ đây là dãy Rocky Mountains:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2527_zpscc394149.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2527_zpscc394149.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2530_zps5d7f4936.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2530_zps5d7f4936.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2531_zps79c62459.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2531_zps79c62459.jpg.html)

HDD82
22-11-2014, 21:31
Chiến mã Rocky Mountains gầm rú đến tội nghiệp cõng theo chủ nhân và đống hành lý lỉnh kỉnh, với tốc độ rùa bò 10-15 miles/giờ khi leo dốc, mất hơn nữa ngày trời để tới đỉnh núi có độ cao hơn 10,700 feets này. Đây là độ cao lớn nhất trong suốt cuộc hành trình của tôi. Đương nhiên là con số này chẳng có ý nghĩa gì với những chiếc oto hay moto phân khối lớn, nhưng là chiến thắng thực sự đối với chúng tôi. Tôi không thể ngờ rằng chiếc xe 45 tuổi lại có thể hoàn thành được nhiệm vụ leo dốc với hơn 100kg trên lưng, và ngay bản thân tôi cũng không nắm rõ điểm đến nữa, đôi khi cứ nhìn bản đồ mà đi thôi...

Từ nắng chang chang đổ lửa ở vùng hồ Bear Lake đến đỉnh núi lại thấy tuyết trắng phủ đầy, gió lạnh buốt thấu. Hai thái cực hoàn toàn khác nhau của thời tiết mà người lái moto phải đối diện trong một ngày.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2532_zps88fb5cd6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2532_zps88fb5cd6.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2521_zps6e537173.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2521_zps6e537173.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2522_zpse13e412b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2522_zpse13e412b.jpg.html)

HDD82 trên một nẻo đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2516_zpsd0ba22ce.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2516_zpsd0ba22ce.jpg.html)

HDK
22-11-2014, 21:36
Bác Tphat2009 chắc là người thường du lịch cắm trại, bác cứ thoải mái chia sẻ kinh nghiệm cắm trại ở đây vì các topic đi du lịch ngủ khách sạn hoặc shopping tại các Tp lớn thì nhiều, chứ có mấy topic nói về vấn đề này đâu. Từ những kinh nghiệm đó sẽ làm nhiều anh em mạnh dạn hơn, chẳng hạn bác HDK cũng bắt đầu thích đi cắm trại rồi đấy, đảm bảo là bác HDK sẽ tạm biệt ngủ trong khách sạn luôn trừ trường hợp bất khả kháng thôi... hehe.
Quả thực mình cũng lần đầu tiên cắm trại kiểu này, nhưng thấy bạn HDD82 và 1 số anh em đã đi, tôi cũng thấy rất thích đi kiểu này, dù có lẽ sẽ phải chuẩn bị đồ nghề kỹ một chút từ lều trại, túi chăn, bếp, nồi, đồ ăn, nước uống... cho đến sạc đồ điện tử, điện thoại, máy ảnh, laptop từ nguồn 12 VDC của ô tô. Mình đã lập nhóm khoảng 5-6 bạn, hè 2015 sẽ qua các công viên quốc gia của Mỹ ở miền Tây gần Las Vegas, Los A và San Franciscokhu Grand Canyon, Zion Park, Yosemite Park.. trải nghiệm cảnh đẹp, có cắm trại ngủ đêm. Đang cân nhắc có đến Yellowstone như HDD82 không vì từ Las Vegas đến đó cũng mất khoảng 800-900 miles/1 ngày đi

HDD82
22-11-2014, 21:45
Hành trình đến thời điểm này của tôi cũng gọi là tương đối... phải đến lúc dừng lại nghỉ ngơi một chút để cảm ơn đến những người bạn tuyệt vời: Người bạn đã tặng tôi đôi ủng moto trong suốt hành trình. Đôi ủng tôi từng mang trong "Ký sự Đông Dương - phần 2" như một kỷ vật từ người bạn xấu số, đến nay đôi ủng vẫn theo tôi trên mọi kilomet nẻo đường.

Người bạn đã cho tôi mượn chiếc mũ bảo hiểm full-faceđỏ trắng như trong hình. Vâng! Có thể giá trị vật chất của nó không lớn nhưng tình cảm thì lại không thể đong đếm được. Các bạn biết đấy, nếu không có chiếc mũ từ Việt Nam này thì tôi e rằng mình thậm chí chẳng đi nổi một kilomet.

Chiếc bơm dã chiến màu xanh, các đồ nghề sửa xe và vài dụng cụ lặt vặt khác cũng đều nhờ anh em ở VN giúp đỡ, cũng như những lời chúc động viên của các thành viên SMC, người bạn, người yêu, gia đinh dành cho HDD82! Xin chân thành cảm ơn!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2511_zps034875a3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2511_zps034875a3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2517_zps46156909.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2517_zps46156909.jpg.html)

... và những chia sẻ trong chuyến đi này là một cách tôi trả nợ lại cuộc sống... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2513_zps56b43fc6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2513_zps56b43fc6.jpg.html)

Còn tiếp...

diboduoimua
22-11-2014, 22:06
1 hành trình rất thú vị. Cảm ơn chủ topic về những chia sẻ...

HDD82
23-11-2014, 17:21
Trước khi đi Mỹ tôi đọc và rất thích quyển "Điệp viên hoàn hảo X6" trong đó khắc họa chân dung vị tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Trong thời gian vị tướng Phạm Xuân Ẩn học ngành báo chí ở Mỹ, ông đã mua một chiếc oto và lái xe qua nhiều bang nước Mỹ khởi đầu từ những năm 60 thế kỉ trước. Quyển sách đưa tới rất nhiều cảm xúc, cũng như lời tâm sự của vị tướng rằng quãng thời gian đó là lúc ông cảm thấy tự do nhất cuộc đời.

Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, nếu ai đã xem phỏng vấn của ông trong chương trình "Người đương thời", đều thấy ông là người khiêm tốn và có phong cách trò chuyện hài hước. Tôi thích nhiều đoạn nữa trong quyển sách trên, đồng thời vẫn nhớ đoạn kể ông đã nhận được sự giúp đỡ như thế nào từ người dân địa phương trong hành trình của mình. Theo tôi, có lẽ ông là người Việt Nam đầu tiên đi du lịch oto xuyên nước Mỹ.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/117311_12_zpsd187d8db.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/117311_12_zpsd187d8db.jpg.html)

HDD82
23-11-2014, 17:43
Từ Bear Lake, tôi khởi hành đi xuống phía Nam, tới gần thị trấn Springville:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/2_zpsc69824b2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/2_zpsc69824b2.jpg.html)

Thực tế không trùng với lý thuyết đường đi ở trên. Khi băng qua gần thành phố Salt Lake city, một thành phố lớn của Mỹ, nơi giao cắt với nhiều xa lộ cao tốc, để tới Springville tôi dính phải một sai lầm tai hại. Tôi bị lạc vào một mê cung xa lộ cao tốc mà nếu không có may mắn và kinh nghiệm chạy xe máy trong chuyến đi Châu Âu thì HDD82 đã chẳng còn ngồi đây mà viết bài...

Hàng nghìn chiếc xe nối đuôi như một bầy voi lao tới chú thỏ con Honda Trail 90cc, sợ nhất là các bác xe tải. Xe tải ở Mỹ thì ai cũng biết nó to đến cỡ nào liên tục làm tay lái tôi chao đảo hết sức nguy hiểm. Ngoài việc đi nép sát vào lề đường và hy vọng con đường sẽ mau kết thúc thì tôi cũng chẳng còn nhiều việc để làm...

Rất may là tôi thoát ra được khỏi con đường xa lộ nguy hiểm và dừng lại tại một siêu thị kiếm cái gì ăn tĩnh tâm... Tìm được siêu thị như siêu thị Smith này là cả niềm vui vì có bán rất nhiều thứ, tuy nhiên tôi rất hay bị lạc đường nên thường hài lòng với các siêu thị cạnh đường đi hơn:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140621-00881_zpscfa2d3a8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140621-00881_zpscfa2d3a8.jpg.html)

HDD82
23-11-2014, 18:03
Tới được gần thị trấn Springville dưới tâm trạng bất an khi trời đã tối, HDD82 hỏi đường đến khu cắm trại. Vấn đề ở Mỹ là không có nhiều người đi bộ ngoài đường giờ này, ai cũng ở trong các tòa nhà hoặc ngồi trên oto nên muốn gặp người để hỏi cũng không có. HDD82 phải dừng xe tại một trạm xăng và hỏi một ông già vừa mở cửa bước ra.

"Khu cắm trại à? À, để tao xem... Mày đi hết con đường này rẽ trái, xong tới cạnh nhà thờ rẽ phải, chạy tới ngã tư đèn đỏ thì rẽ phải... sẽ tới". Ông già tầm 70 tuổi dáng hơi gầy gò nhìn tấm bản đồ tôi chìa ra trước mặt rồi chỉ trỏ. "Nhưng mày gặp rắc rối rồi, có một trạm sửa chữa và mày phải đi đường vòng. Mày phải rẻ trái cách đây hai ngã tư, sau đó rẽ phải tại khu trường học, rẽ trái tiếp tại khu nhà thờ, rồi chạy thẳng, rồi...". Cảm thấy hoa mắt chóng mặt, tôi đành lên tiếng: "Được rồi, cảm ơn ông nhé", và chạy khỏi cây xăng vào bóng tối đang dần buông.

Khu cắm trại này nằm trên con đường nhỏ chạy thẳng vào khu rừng. Khi tôi tới được đến nơi thì thấy đó là nơi hoang phế, hoàn toàn không có ai cả. Tôi đành lái xe tới một công viên cạnh đó có rất nhiều người đang cắm trại cuối tuần và hỏi vài người ở đó rằng liệu tôi có thể dựng lều ngủ qua đêm được không? Một số nhìn tôi có vẻ thông cảm, có người từ chối khéo bằng cách chỉ cho tôi con đường nhỏ tìm gặp người có thẩm quyền ở đâu đó...

Tôi đành nổ máy xe chạy ra khỏi công viên!

Hết xăng! Trời sụp tối... HDD82 cố chạy thêm 20km nữa mà vẫn không thấy chỗ nào có thể cắm trại. Tôi đành quay trở lại công viên lần thứ hai, lần này quyết tâm tìm bằng được ai ở đó để nói chuyện. Sau khi hỏi han, vài người chỉ cho tôi tới gặp một ông lớn tuổi đang lúi húi đẩy chiếc xe kút kít - là người quản lý ở đây.

"Thưa ông!" Tôi mở lời. "Tôi là người đi du lịch ngang qua đây, tôi đang tìm một chỗ để cắm trại qua đêm, sáng sớm mai tôi sẽ lên đường. Những người đáng mến ở đằng kia cho tôi hay rằng tôi phải đăng ký và trả tiền trước mới được ở trong công viên. Tôi không biết điều đó! Tôi muốn gặp ai đó để trả tiền ngủ tại đây. Liệu ông có thể giúp tôi được không?"

Ông già dáng người cao lớn, với cái đầu hói gần hết và cái bụng quá khổ nhìn tôi một lúc rồi vỗ "bốp" một phát vào vai tôi. "Đừng lo về vấn đề đó anh bạn trẻ!" Ông cười. "Mày cứ đặt chiếc lều mày ngay cạnh chỗ tao đây. Đây này..." Ông lấy tay chỉ chỉ về phía dưới một gốc cây, và dường như thấu hiểu hết nổi niềm của tôi, ông nói thêm: "Nếu bất cứ ai có phàn nàn gì, mày cứ đến gặp tao."

Và nấu bữa ăn tối muộn sau một ngày đường có quá nhiều khó khăn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2534_zpseb3f8aea.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2534_zpseb3f8aea.jpg.html)

HDD82
23-11-2014, 18:12
Khi tôi đang xì xụp ăn tối dưới gốc cây, vừa ăn vừa dựng lều thì ông già lúc nãy bước tới hỏi:

- Này Dong, chiếc xe của mày đăng ký biển số Montana. Phải chăng mày chạy từ Montana tới đây à?
- Đúng vậy, thưa ông. Tôi đứng thẳng lưng và dùng từ "Sir" (Ngài) trả lời.
- Thế mày ăn tối như vậy đã đủ chưa? Ông liếc mắt về phía tô cơm của tôi hỏi.
- Đủ rồi, thưa ông.

Ông lại tiếp: "Thế này nhé Dong, sáng ngày mai toàn bộ mọi người trong công viên sẽ có một buổi tiệc. Tất cả sẽ ăn sáng cùng nhau. Có thịt hun khói nhé, có bánh ngọt nhé, có trứng chiên nhé, có thức uống... Mày tham gia cùng chúng tao luôn nhé!". Khi tôi đang há hốc miệng chưa kịp trả lời thì ông lại vỗ cái "Bốp" vào vai tôi rồi kết luận luôn: "Nếu có ai phàn nàn hoặc nói gì, mày cứ tới gặp tao". :)

Thật xúc động và khó quên lòng tốt của ông!!!

Đêm đó chui vào lều ngủ mà tôi cứ thắc mắc: "Nếu tại Việt Nam, có người ngoại quốc tới đề nghị tôi giống như tôi đề nghị ông, liệu tôi có hành động giống như ông không?", "Chúng ta có sẵn lòng giúp đỡ người khác, những người hoàn toàn xa lạ, một cách thật tâm không?"

Buổi sáng hôm sau tại công viên...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2535_zps3a271de8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2535_zps3a271de8.jpg.html)

Chiến mã Rocky đang nằm chờ chủ nhân:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2536_zps7e1f486f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2536_zps7e1f486f.jpg.html)

HDD82
23-11-2014, 18:24
Khi tham dự buổi tiệc tôi mới biết đây là ngày hội tập hợp tất cả những người là bà con, cùng chung dòng họ huyết thống lại gặp gỡ giao lưu. Dòng họ gì thì tôi không nhớ rõ, nhưng buổi tiệc kiểu này đã tổ chức hơn 70 năm nay rồi, và mỗi năm tổ chức một lần. Không ngạc nhiên khi tôi gặp nhiều người lớn tuổi là cựu chiến binh Việt Nam, bởi vậy nên khi biết tôi đến từ Việt Nam một số tỏ ra không thân thiện cho lắm...

Thế giới không có gì là hoàn hảo. Tôi không thể mong muốn tất cả mọi người đều tốt được! Những ai tốt với mình thì mình tới nói chuyện giao lưu với họ thôi... Nghĩ vậy tôi tới gần ông già hôm qua. Ông đang làm món trứng ốp la và xúc xích nướng phục vụ mọi người. Dường như ông là một đầu bếp có hạng. Thấy tôi lại gần với cái dĩa trên tay, ông nói:

- Dong, mày ăn gì?
- Cho tao một thanh xúc xích!

Ông gắp cho tôi hai thanh xúc xích nóng hổi. Xong nhìn tôi... ba thanh xúc xích... Không những vậy, các đầu bếp khác cũng gắp cho tôi rất nhiều thức ăn. Đáp lại tôi ăn uống nhiệt tình hết mức có thể... đồng thời không quên chụp bức ảnh lưu niệm với ông già người Mỹ tốt bụng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00883_zpsad5331bf.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00883_zpsad5331bf.jpg.html)

Chia tay những người bạn trong công viên Springville và tiếp tục lên đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00882_zps1b117b2a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00882_zps1b117b2a.jpg.html)

HDD82
23-11-2014, 18:28
Những khó khăn, thử thách, rủi ro chỉ làm khát vọng lên đường càng thêm sục sôi...

"Tôi không biết sứ mệnh của mình là gì nhưng tôi biết rằng tôi sẽ luôn đi theo tiếng gọi của những con đường và đứng về phía những con người bị bất công. Tôi biết điều này và tôi cảm giác rõ như điều đó được in trên nền trời đêm - như là sứ mệnh vốn thuộc về tôi. Tôi biết rằng tôi sẽ vượt lên trên những lời nói giả dối, những chủ nghĩa giáo điều, cầm lấy vũ khí, vượt ra khỏi lộ trình qui ước và những lối mòn, những rào cản và tiến lên." (Che Guevara)

Thị trấn Springville vào buổi sáng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2537_zps3148e44a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2537_zps3148e44a.jpg.html)

Trên đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2542_zps15234216.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2542_zps15234216.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2547_zpscadca3da.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2547_zpscadca3da.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2544_zpse11b423a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2544_zpse11b423a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2540_zps6f353338.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2540_zps6f353338.jpg.html)

Các chú ngựa thảnh thơi gặm cỏ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2553_zps4e1c76ec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2553_zps4e1c76ec.jpg.html)

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên xanh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2549_zps1da16144.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2549_zps1da16144.jpg.html)

Thiên nhiên:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2546_zps6dd27da8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2546_zps6dd27da8.jpg.html)

HDD82
23-11-2014, 18:29
Bạn có nhìn thấy sự khác biệt trong những bức hình lần này?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2554_zpse74e5fdd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2554_zpse74e5fdd.jpg.html)

Vâng, tôi đang trên đường tới một trong những kì quan thiên nhiên vĩ đại nhất của Thế giới... Tất cả chỉ là mới bắt đầu!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2555_zpsf6a6ba4c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2555_zpsf6a6ba4c.jpg.html)

Đón xem hồi sau sẽ rõ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2594_zpsdf04ebdf.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2594_zpsdf04ebdf.jpg.html)

HDK
23-11-2014, 22:10
Các điểm dành cho cắm trại thì đầy đủ điện nước ... tối rảnh mình kiếm cái ảnh chụp khu đó ở Texas lên
Bạn post cho mình cái hình ảnh điện nước và củi nấu nướng với. Mình đang lo chuyện này không có. Thanks

HDD82
24-11-2014, 20:04
Cắm trại tại hồ cá Fish Lake:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2590_zps6d82b637.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2590_zps6d82b637.jpg.html)

Fish Lake là hồ nước được tạo thành từ băng tan trên đỉnh núi cao hơn 8,000 feet. Đây là khu vực vốn sinh sống của người da đỏ, sau đó một người đàn ông da trắng mua lại vào những năm 1900.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2588_zpsa957ef5a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2588_zpsa957ef5a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2591_zps19d999d2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2591_zps19d999d2.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:13
Các khu cắm trại cạnh hồ nước luôn là ưu tiên hàng đầu của HDD82, cắm trại bên các hồ nước luôn mang lại cảm giác thư thái và yên bình. Mỗi lần hướng đến một khu cắm trại ven hồ nước, tôi chẳng có cảm giác lo lắng bất an không tìm được chổ ngũ. Dù khu cắm trại có đóng cửa đi chăng nữa, kiểu gì cũng sẽ tìm được chổ nào đó để ngủ...

Mang tâm trạng thoải mái đến với khu cắm trại tại Fish Lake (tạm dịch: Hồ cá), tôi hồ hởi đến chào một nhóm người lớn tuổi đang nấu nướng bửa tối tại khu cắm trại:

- Xin chào! Miệng hắn cười toe toét.
- Xin chào anh bạn trẻ! Một ông già đáp lại.
- Khu cắm trại ở đây đẹp quá! Các ông có thể giúp tôi đổi tiền lẻ hay không?

Như tôi đã chia sẻ với các bạn, các khu cắm trại ở Mỹ bạn phải tự giác bỏ tiền vào các phong bì và nhét các phong bì vào thùng. Bạn phải bỏ đúng số tiền quy định (chẳng hạn: $12/đêm, $18/đêm) và như vậy tiền lẻ phải sẵn sàng vì nhét vào phong bì rồi thì không có ai thối tiền lại cho bạn cả.

- Mày yên tâm! Vợ tao sẽ lo cho mày. Một người khác nói.
- Cảm ơn ông.

Mùi thức ăn bay thoang thoảng trong gió xông lên mũi thơm phức và làm cái dạ dày tôi réo sùng sục... Trong lúc chờ người phụ nữ là quản lý khu trại đổi tiền lẻ, mắt tôi dính chặt vào nào khoai tây, nào thịt nướng, nào bánh mì... Hấp dẫn quá đi mất.

- Mày chạy chiếc xe bé xíu đó từ Montana đến đây à? Ông già áo vàng hỏi tôi.
- Đúng rồi. Ông biết đấy, nó đòi hỏi một chút kiên nhẫn. với tốc độ tối đa 30miles/ giờ.
- 30 miles/ giờ? Ông già cười khùng khục. Cách đây 40 năm, bố tao từng mua cho tao chiếc xe đó đấy.

Tôi chỉ chờ có thể để bắt đầu câu chuyện... Cuối cùng điều tôi mong đợi nhất cũng đến...
- Dong, mày có gì ăn tối chưa? Tao có chút thức ăn, mày tham gia luôn nhé.

Người Mỹ có cách nói chuyện tếu táo rất riêng, và nếu bạn biết cách nói chuyện tếu cùng họ, vui vẻ cùng họ và cố gắng giữ thái độ bàng quang bất cần thức ăn thì khả năng được mời ăn là rất cao... :))

Và tôi thoải mái lấp đầy cái dạ dày cả ngày đói meo bằng buổi tối tuyệt vời bên những người bạn mới Mỹ. Ông già béo mập tên Glen, người vợ tóc đỏ tên Barbara.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00884_zps749ef0f7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00884_zps749ef0f7.jpg.html)

Glen đang nấu ăn bằng cái nồi sắt to đùng trong vỉa than nóng rực. Cách nấu thức ăn này độc đáo ở chỗ thùng sắt sẽ gia nhiệt thức ăn từ dưới lên trên và trên xuống dưới, thức ăn chín đều và hương vị đậm đà, nồi sắt cũng giữ nhiệt cho thức ăn được nóng lâu.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00886_zpse73b79ec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00886_zpse73b79ec.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00885_zps8180ee88.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00885_zps8180ee88.jpg.html)

Tuyệt vời... Dường như vận may của tôi vẫn chưa hết... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00889_zps24f35ed7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00889_zps24f35ed7.jpg.html)

Ăn kèm thịt xông khói trong khung cảnh thiên nhiên yên bình với những người bạn Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00890_zpsd318dd31.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00890_zpsd318dd31.jpg.html)

Bên cạnh chú chim mình đen đầu vàng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00887_zps010cf502.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00887_zps010cf502.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:18
Glen - ông già râu bạc, bụng bia trong hình - là cựu chiến binh Việt Nam. Không giống như những người khác tôi đã gặp, Glen bị thương nặng trong chiến tranh. Từ đầu buổi ăn tôi thấy Glen là người trầm tính ít nói, nhưng ông vô tình thốt lên từ "Thành cổ Quảng Trị" rồi lắc lắc đầu trầm ngâm: "Rất nhiều người hy sinh" là đủ để tôi biết rằng ông từng can dự rất sâu vào chiến tranh Việt Nam. Bạn thấy đấy, một người lính bị thương vì bom đạn mời một người VN thế hệ trẻ ăn tối!!? Tôi không biết bạn suy nghĩ gì, nhưng chắc chắn Glen phải có lòng vị tha...

Sau khi giải ngũ vì bị thương, Glen làm việc ba mươi mấy năm cho một công ty viễn thông cùng với Bob. Glen và Bob gặp nhau trong công việc mấy mươi năm và trở thành thân thiết. Khi về hưu, Glen làm việc tại khu cắm trại cùng với vợ là Barbara. Tính cách tương phản với Glen, Bob là người thích nói nhiều và cởi mở, như vậy là rất hợp với tôi... :) Biết Bob là người thích câu cá, tôi xin ông cho đi câu cá cùng vào buổi sáng ngày hôm sau.

- Okie. Bob vui vẻ nói. Tao sẽ chuẩn bị cần câu của tao cho mày sử dụng. Thế mày có mũ chưa? Ngày mai trời nắng đấy.
- Tao không có mũ.
- Thế mày có kính râm chưa? Vì nắng phản chiếu lên mặt nước sẽ chói mắt đấy.
- Tao không có kính râm.
- Không sao. Tao sẽ chuẩn bị luôn cho mày. Ngày mai đúng 8h chúng ta lên đường nhé.
- Okie, Bob. Tôi đáp.

Đúng hẹn! Sáng hôm sau, Bob chở tôi trên chiếc xe oto 4x4 mới cáu cạnh kéo theo chiếc thuyền cano màu xanh ông vừa mua $30,000 đi câu cá tại hồ Fish Lake.

Bob hạ thủy cano xuống nước:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2584_zps293f6bbd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2584_zps293f6bbd.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2583_zps7884a779.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2583_zps7884a779.jpg.html)

Bob chở tôi đến cửa hàng gần đó mua Chứng chỉ câu cá $12, để được phép "hành nghề". Và thế là chúng tôi ra hồ trong buổi sáng thời tiết lạnh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2563_zpsfe01da9e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2563_zpsfe01da9e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2559_zpsf3bafe68.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2559_zpsf3bafe68.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2570_zpsf1dba19a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2570_zpsf1dba19a.jpg.html)

Và buông cần câu ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2568_zps9c6f3935.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2568_zps9c6f3935.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:20
Cảm giác câu cá vừa hồi hộp vừa thích thú. Vốn là người trưởng thành từ nghèo khó và phải câu cá từ lúc còn nhỏ để giúp gia đình cải thiện bửa ăn, Bob chia sẻ với tôi không những kinh nghiệm sống mà còn kinh nghiệm câu cá. Chúng tôi cứ thế lênh đênh trên thuyền dưới bầu trời trong xanh, nói chuyện đủ thứ và... chú cá đầu tiên cắn câu... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2573_zps53e176f3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2573_zps53e176f3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2571_zps87d8818c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2571_zps87d8818c.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2574_zpsa41fab48.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2574_zpsa41fab48.jpg.html)

Bob và chú cá vùng hồ Fish Lake:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2576_zps1147eba7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2576_zps1147eba7.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:22
Cá liên tục cắn câu... Chú cá thứ ba. Sướng!!!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2580_zps50dba071.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2580_zps50dba071.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2578_zpse16ba692.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2578_zpse16ba692.jpg.html)

Nước ở dưới hồ cực kỳ lạnh giá vì là tuyết tan từ đỉnh núi. Thịt của các chú cá ở đây rất chắc, màu đỏ giống như cá hồi và đặc biệt mùi của chúng không tanh như cá ở vùng nước ấm khác:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2575_zps6ed96478.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2575_zps6ed96478.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2577_zps96afc2b2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2577_zps96afc2b2.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:26
Như tôi đã chia sẻ với các bạn, người Mỹ có đầu óc khá cởi mở chia sẻ suy nghĩ về các vấn đề riêng tư như gia đình, thu nhập, các khoản đầu tư v.v... Đúng như bác trala nói: Bob là người đàn ông thông minh! Bob chỉ cho tôi thấy cách ông đạt được "Giấc mơ Mỹ": một vài căn nhà rộng có vườn, oto xịn đắt tiền, cano + thuyền câu cá, thu nhập khá như thế nào. HDD82 nói "một vài căn nhà" vì Bob sống ở Las Vegas từ nhỏ và có nhà riêng. Nhưng ông thường trốn cái nắng nóng lên tới 40 độ C vào mùa hè ở Las Vegas bằng cách du ngoạn câu cá ở Fish Lake khoảng sáu tháng/ năm. Ngạc nhiên là Bob không có bằng Đại Học, ông chia sẻ rằng cả hai người con trai của ông cũng không có bằng cấp nhưng họ có công ty riêng và kiếm được nhiều tiền.

"Mày nhìn bàn tay tao này". Bob cho tôi thấy đôi bàn tay với những ngón tay to thô kệch và chai sạn. "Tao từng lao động rất nặng đấy. Nhiều người nhìn vào những thứ tao đang có và cho rằng tao là người may mắn. Họ không biết tao phải lao động cật lực như thế nào". Bob thoáng trầm ngâm.

Hai người đàn ông, một Việt Nam - một Mỹ, một trẻ - một già, tình cờ gặp nhau tại một khu cắm trại ở miền Trung nước Mỹ, cảm thấy suy nghĩ tương đồng. Bob tỉ mỉ hướng dẫn HDD82 cách quăng cần câu, cách cột dây cước, cách chế biến cá...

Sau khi có tối đa số cá được phép câu trong ngày là bốn con, chúng tôi nhổ neo về lại khu cắm trại:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2582_zps5255937b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2582_zps5255937b.jpg.html)

Kéo thuyền lên bờ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2585_zpsc827c62d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2585_zpsc827c62d.jpg.html)

Và ước mơ nhỏ nhoi của tôi là được ăn một tô canh chua Việt Nam giữa khung cảnh thiên nhiên yên bình Mỹ... Thịt chú cá hồ Fish Lake lạnh buốt này ngọt lịm tê đầu lưỡi, vị béo đậm đà không bao giờ quên được!!!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2587_zpsb1271fc2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2587_zpsb1271fc2.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:40
Khâu ăn uống đã giải quyết xong, còn khâu tắm giặt thì căng như dây đàn. Đã một tuần rồi... vẫn không có chỗ cắm trại nào có chỗ tắm. Giờ sao đây? Ông bà có câu: "Cùng tắc biến, biến tắc thông"... Nửa đêm hôm đó có một bóng đen chạy vun vút vào toalet với khăn tắm và một cái ca đựng nước trên tay. Nước trong toalet là nước sạch lấy từ đỉnh núi, có thể uống được, nhưng lạnh khủng khiếp... 5p sau, bóng đen lại biến mất vào cái lều bé xíu giữa hồ... Hà, dù sao cũng được gọi là tắm...

Phơi đồ đạc trước lều như thế này không được "chuyên nghiệp" lắm... Nhưng đó là một phần của cuộc sống ! :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2592_zpsb3b35dc5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2592_zpsb3b35dc5.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:43
Sáng hôm tôi lên đường, Glen - cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam - một người vốn ít nói chúc tôi lên đường bình an và cùng với vợ Barbara chụp ảnh lưu niệm. Glen ôm tôi vỗ vai với một cử chỉ hơi đột ngột mà HDD82 không ngờ tới nên bị húc nhẹ cằm vào vai Glen. Thấy tôi lui cui dọn đồ, Glen hăm hở lấy cái bình nước cột ở bên hông xe ra châm thêm nước vào. Nhưng mắt ông kém quá nên vô tình làm gãy cái móc treo bình nước, thế là từ đây trở đi tôi không còn treo bình nước ở bên hông xe được nữa... :))

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2616_zpsee07a498.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2616_zpsee07a498.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2617_zps315e689f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2617_zps315e689f.jpg.html)

Từ Fish Lake (là dấu tròn giữa bản đồ), tôi xuôi xuống phía Nam tiếp tục khám phá các khu rừng quốc gia (là những nơi có vị trí màu xanh trên bản đồ)...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3163_zpsb262de4a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3163_zpsb262de4a.jpg.html)

HDD82
24-11-2014, 20:45
Bạn có bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong những bức ảnh?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2627_zpsfa4f24a2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2627_zpsfa4f24a2.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2624_zps53be1d31.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2624_zps53be1d31.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2625_zps2a719685.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2625_zps2a719685.jpg.html)

Tất cả chỉ mới là khởi đầu...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2629_zps19c761b9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2629_zps19c761b9.jpg.html)

Tphat2009
25-11-2014, 00:21
Bạn post cho mình cái hình ảnh điện nước và củi nấu nướng với. Mình đang lo chuyện này không có. Thanks


Trả lời giùm cho bác Audioman71 nhá.

Chỗ nấu nướng thì thường thấy nhất là loại "vòng lửa" (fire ring). Thường thì có 3 loại chính.

1. Tại các khu cắm trại thì họ làm bằng sắt và trên thì có thêm vỉ sắt để nướng thịt. Loại này dùng than, củi. Đây là loại dùng trong các vường quốc gia.

2. Đối với bãi biển chỗ ngồi ngắm biển thì bằng xi măng. Loại tại bãi biển (chỗ cát) thì chính là để sưởi ấm ban đem và chém gió. Vì dùng chính là lửa trại cho nên củi là tốt nhất. Lối đốt này kêu là bonfire.

3. Tại các công viên nhỏ cho đi picnic thì thường là loại vuông (không kêu là fire ring mà kêu là BBQ). Loại này chỉ dùng than chứ khó dùng củi lắm. Loại này có chân cao chứ không nằm trên mặt đất, nên dễ đứng nướng thịt hơn loại số 1.


Vậy mình có quyền đem lò BBQ để nướng thịt của mình đi không ? Tùy, đa số tớ thấy họ cho phép đem vô. Tuy nhiên một số nhỏ không cho phép vì lý do làm cháy rừng. Tốt nhất là hỏi họ.



Tại các vườn quốc gia thì thường là một lô cắm trại có bàn, tủ đựng đồ ăn, và chỗ nấu. Và mỗi lô thường có cột gỗ sơn mầu nâu có số lô.

https://farm8.staticflickr.com/7556/15676509859_f9fd578d19_c.jpg

Loại cần đặt chỗ thì không nói tới nhá. Trong hình trên là loại đến trước lấy trước (first come, first serve). Các bác nhìn kỹ thì sẽ thấy trên cái cột gỗ có cục đá không (cạnh lò lửa). Họ dùng để đánh dấu là đã được đăng ký rồi. Phía dưới hòn đá là giấy chứng nhận đã trả tiền rồi.


Tớ thì chơi nguyên cục đá lên trên thùng đồ ăn (hình dưới), và tờ giấy thì cột ngay vào khoá cửa thùng. Lối của tớ thì dễ thấy hơn và không bị bà con mở tủ để coi có ai lấy chỗ chưa vì nhiều khi họ không nhìn thấy hòn đá trên cái cột gỗ (trong hình trên).

https://farm8.staticflickr.com/7563/15242866003_10291cefa3_c.jpg

Đối với những khu cắm trại chung (nhiều nhóm vô một lô) thì tờ giấy chứng nhận phải cột vào cửa lều, và thùng đựng đồ ăn, lò lửa sẽ phải sài chung.


Những người làm trong trại họ biết, cho nên họ đi qua là biết trả tiền hay chưa. Chưa bao giờ bị hỏi han này nọ hết. Tớ bị hỏi là toàn những lúc đi vô rừng vì nhiều tay "bựa" không có giấy phép mà vẫn đi vô. Những loại giấy này rất khó lấy cho backpacking. Nhưng các bác không đi mấy thứ đó nên miễn bàn.

Tphat2009
25-11-2014, 01:03
Còn đốt lửa trong rừng thì sao ? Dĩ nhiên là tuỳ rồi. Vì trên cao cây cối khó mọc cho nên họ không cho đốt lửa (vì cây khô sẽ rã ra thành phân cho các cây khác).

Những chỗ như Yosemite thì không cho mình tự "xây" thêm các chỗ đốt lửa. Mình muốn đốt thì phải đi kiếm những chỗ đã có rồi.

Vì muốn đốt lửa nên tụi tớ cho một nhóm đi trước tìm "vòng lửa" rồi quay lại dẫn đường cho nhóm sau tới.

https://farm8.staticflickr.com/7475/15676744667_11109710dc.jpg

Luật là:

Không được đốt rác trong đó (nhất là giấy đi cầu, dĩ nhiên rồi).

Phải ngồi canh lửa chứ không bỏ đi chụp hình chỗ khác.

Phải dập tắt thật kỹ.

Chỉ dùng củi khô nằm dưới đất, chứ không được đem cưa búa ra đốt cây khô mà vẫn còn đứng.


Các bác có thấy hòn đá mỏng bên trái không? Nó dùng để phản xạ hơi nóng qua bên phải. Tại có sẵn ngay đó nên tớ dựng nó lên thôi, chứ họ không cho phép đi vác đá chỗ khác tới "củng cố" thêm lò lửa.

Tphat2009
25-11-2014, 01:10
Trong các khu cắm trại "tập thể" thì cũng giống như các chỗ khác thôi.

Thường thì họ cho vài thùng đựng đồ ăn và thêm vài cái bàn. Lò lửa thì chỗ này phải dùng chung.

https://farm8.staticflickr.com/7471/15247614244_b5a905f3c0_c.jpg



Mấy hòn đá họ xếp là để cho biết ranh giới chỗ nào được dựng lều, chỗ nào là đường đi.

Vì tập thể cho nên đi đông người có thể bị xé lẻ ra (6 người một lô tại chỗ này).

Vì chỗ này rất đông nên họ chỉ cho 7 ngày mỗi lần, và 30 ngày trong 1 năm.

Tuy nhiên lâu lâu có mấy đứa bựa ở trên cả tháng luôn. Vì ở lậu cho nên tụi nó phải đi xin ở "trọ". Tuy nhiên chẳng ai nói gì hết nếu không phá làng phá xóm.

Tphat2009
25-11-2014, 01:24
Bác HDK có hỏi về mùng mền phải không ?

Tớ đi cắm trại gần như 99.9 % là dùng túi ngủ. Mền thì dĩ nhiên là thoải mái hơn vì trở mình dễ và nó rộng rãi hơn.

Tuy nhiên túi ngủ gọn hơn, nhất là loại có túi ép (compression sack).

Các bác phải tự kiếm coi cơ thể mình chịu được lạnh cỡ nào, và tính đi mùa nào.

Trời ấm (hè) thì tớ dùng túi 11C (bên trái). Nếu tối lạnh quá thì chơi thêm cái áo và vớ.

Trời tuyết thì tớ dùng túi 0F (bên phải). Cả 2 loại đều là loại xác ướp. Túi 0F này mua tại Big-5 chừng 30 USD. Túi này đối với muà hè thì hơi quá ấm. Chỉ cần mở bung nó ra, rồi đắp như mền thôi.


https://farm9.staticflickr.com/8601/15240253054_2a3b94de9e_c.jpg


Loại vuông thì rộng rãi hơn loại xác ướp, nhưng không trùm đầu được. Cái này không rõ bao nhiêu độ, nhưng tớ dùng trong muà hè và muà thu (bên trái).

https://farm8.staticflickr.com/7542/15675168440_1f9f5cbafc_c.jpg


Về mầu sắc thì tớ lựa các mầu thật "chói" đối với lá rừng. Lý do là có thể dùng nó làm tín hiệu cho người khác thấy.

HDK
25-11-2014, 08:35
Bác HDK có hỏi về mùng mền phải không ?

Tớ đi cắm trại gần như 99.9 % là dùng túi ngủ. Mền thì dĩ nhiên là thoải mái hơn vì trở mình dễ và nó rộng rãi hơn.

Tuy nhiên túi ngủ gọn hơn, nhất là loại có túi ép (compression sack).

Các bác phải tự kiếm coi cơ thể mình chịu được lạnh cỡ nào, và tính đi mùa nào.

Trời ấm (hè) thì tớ dùng túi 11C (bên trái). Nếu tối lạnh quá thì chơi thêm cái áo và vớ.

Trời tuyết thì tớ dùng túi 0F (bên phải). Cả 2 loại đều là loại xác ướp. Túi 0F này mua tại Big-5 chừng 30 USD. Túi này đối với muà hè thì hơi quá ấm. Chỉ cần mở bung nó ra, rồi đắp như mền thôi.


https://farm9.staticflickr.com/8601/15240253054_2a3b94de9e_c.jpg


Loại vuông thì rộng rãi hơn loại xác ướp, nhưng không trùm đầu được. Cái này không rõ bao nhiêu độ, nhưng tớ dùng trong muà hè và muà thu (bên trái).

https://farm8.staticflickr.com/7542/15675168440_1f9f5cbafc_c.jpg


Về mầu sắc thì tớ lựa các mầu thật "chói" đối với lá rừng. Lý do là có thể dùng nó làm tín hiệu cho người khác thấy.

Đúng là mình cũng đang quan tâm vụ túi ngủ, mình sẽ đi tháng 5 chắc đầu hè rồi nhiệt độ khu miền Tây khoảng 10-20 độ C. Có lẽ sẽ chọn cái túi 11C bên trái cho gọn nhẹ, mua luôn ở siêu thị US cho đỡ mang đi. Một vấn đề nữa là ở khu cắm trại có điện sạc pin cho điện thoại, máy tính, máy ảnh? còn toilet và tắm, giặt có tính phí chắc có? Còn bếp ga du lịch mini mua ở VN loại này https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122727&d=1416879764 có bình ga mua ở US được không? https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122729&d=1416880516

Hoặc mua luôn bếp gas ở US cho nhẹ, nhưng chỉ ngại là ở walmart không thấy có sẵn cho pick up
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122730&d=1416880516
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122728&d=1416880516

HDD82
25-11-2014, 09:26
Các đồ dùng bác HDK liệt kê đó có thể mua ở siêu thị Mỹ rất dễ dàng, theo em thì loại nào cũng được không quan trọng lắm vì với oto vấn đề không gian chứa đồ không đáng ngại. Vấn đề điện, nước, sạc pin tại các khu cắm trại bình thường đều có cả bác ạ. Tắm rửa thì có khu có, khu không, nhưng đi chơi mà, bẩn bẩn tí nó mới vui... Chúc bác chuẩn bị tốt trước chuyến đi. :)

HDK
25-11-2014, 10:47
Các đồ dùng bác HDK liệt kê đó có thể mua ở siêu thị Mỹ rất dễ dàng, theo em thì loại nào cũng được không quan trọng lắm vì với oto vấn đề không gian chứa đồ không đáng ngại. Vấn đề điện, nước, sạc pin tại các khu cắm trại bình thường đều có cả bác ạ. Tắm rửa thì có khu có, khu không, nhưng đi chơi mà, bẩn bẩn tí nó mới vui... Chúc bác chuẩn bị tốt trước chuyến đi. :)

Thanks. Vì sắp tới nhóm mình có 1 số bạn nữ cùng đi. Các bạn ấy ngại đi 3-4 ngày không tắm mà lại ngủ chung lều thì sợ mùi ... thơm quyến rũ (: . Đồ đạc thì tính qua miền Tây sẽ mua ở Los Angeles hay Las Vegas ở mấy siêu thị như walmart, Costco. Tuy nhiên vì sợ không có sẵn nên có thể mua từ VN đem qua thì lỉnh kỉnh quá. Có điện thì ổn rồi, sẽ có thể liên lạc qua SIM US kèm data 4G, sạc pin máy ảnh, tablet, điện thoai..

HDD82
25-11-2014, 13:56
Dân moto Mỹ rất thân thiện: Khi chạy cắt mặt nhau, hầu hết đều giơ tay "chào" theo kiểu dân moto - bàn tay trái xòe ra, song song với mặt đường. Harley Davidson là vua khi đa số tôi thấy đều là Harley. Đôi khi cả đoàn Harley với tiếng pô nổ ầm ầm như sấm rền phóng vèo qua, không mũ bảo hiểm, không đồ bảo hộ tai nạn, chỉ quần bò với kính đen. Ai cũng biết là ở Mỹ ngay cả đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe oto thì người ngồi sau cũng phải thắt dây bảo hiểm, còn dân moto thì... :) Vậy mới biết cảm giác tự do khi phóng Harley trên đường.

Khi tôi dừng đổ xăng tại một trạm dọc đường thì anh chàng chạy chiếc Goldwing 1800 tới bắt chuyện.

- Xin chào. Ngày xửa ngày xưa, tức là ba bốn chục năm về trước, tao cũng có chiếc xe như mày. Rồi sao: "Mày chạy chiếc này từ bang Montana đến đây à?". "Tốc độ tối đa chiếc xe này là bao nhiêu?". "Sao hành lý của mày nhìn buồn cười quá vậy?" Người Mỹ có đầu óc tò mò hơn hẳn các dân tộc khác...

- Hành lý tao buồn cười à? Tôi hỏi lại.
- Đúng rồi. Cái valy kéo màu đỏ này tao chỉ vốn thấy đựng hành lý ở sân bay, giờ mới thấy có đứa cột lên xe moto...
- Ờ. Tôi cũng công nhận và cười xòa.

Anh chàng trông rất chuyên nghiệp với áo phản quang, mũ bảo hiểm xịn, giày moto, Honda Goldwing 1800 được mệnh danh "Vua đường trường" nữa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2618_zpsfa71f0c9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2618_zpsfa71f0c9.jpg.html)

Nhưng lạ thay... Ông cứ đứng tay thì cầm quyển bản đồ, tay thì ve vuốt ngắm chiếc Honda Trail 90 mãi. Bà vợ đang chuẩn bị đi vội chạy tới nói: "Ông ngồi lên yên luôn đi, tôi chụp hình cho". Thế là ông chồng khoái trá phóng lên xe tôi chụp ảnh.

Ở phía dưới chân ông chồng, là một hòn đá nhỏ. Hòn đá giúp chiếc xe không bị nghiêng về bên trái làm đổ hành lý. Và tôi phải làm sao kê chân chống xe lên mỗi khi đổ xăng. Ông chồng sau khi cười tươi chụp hình xong thì loay hoay lấy chân trái đá đá, di di hòn đá vào cái chân chống hoài mà không tài nào dựng xe lại như cũ được. Tôi đành phải chạy lại giúp... :D

- Mày thấy thế nào? Cảm giác hồi hộp lúc dựng xe chứ hả? Tôi cười hỏi.
- Đúng thế! Anh chàng trả lời và lau mồ hôi trán...
- Mày làm sao có cảm giác đó trên chiếc Goldwing ! Tôi nói đùa... "Đúng thế". Và chúng tôi cùng phá lên cười trước khi chia tay. :))

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2619_zps00838e38.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2619_zps00838e38.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 14:14
Đường đi nắng như đổ lửa và tôi đang đi vào một sa mạc rộng lớn. Bang Utal nổi tiếng với các cung đường đẹp cho dân moto. Nhất là "dân chơi" moto 90cc phân khối này... Bù lại, đi chậm đưa tôi cơ hội hòa mình vào thiên nhiên xung quanh nhiều hơn. Giống một bộ phim chiếu chậm về miền Tây hoang dã, tôi cứ thỏa thê thưởng thức cảnh hoang sơ trên hàng trăm kilomet đường...

Chỉ có Mỹ, Úc và Tây Tạng mới có những con đường mà bạn cảm tưởng kéo dài tới vô tận...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2630_zpsf64a675a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2630_zpsf64a675a.jpg.html)

Thỏa thích dừng xe bất cứ lúc nào muốn...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2638_zps7bb0da9d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2638_zps7bb0da9d.jpg.html)

...lang thang ngắm hoa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2634_zpse2df0573.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2634_zpse2df0573.jpg.html)

... ngắm núi...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2620_zps33fa79a0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2620_zps33fa79a0.jpg.html)

Mệt thì dừng lại nghỉ. Đói thì dừng lại ăn...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2632_zps86463138.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2632_zps86463138.jpg.html)

Bạn còn mong muốn gì hơn?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2635_zps27c97893.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2635_zps27c97893.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 14:30
Chuyện rằng tại một vùng đất xa xôi hẻo lánh có vị tù trưởng đang căn dặn các trai tráng trong bộ lạc của mình:

- Các ngươi chuẩn bị đi xa, dấn thân vào cuộc đời. Trong hành trang lên đường của các ngươi, ta tặng cho các người sáu chữ. Chỉ cần các ngươi có sáu chữ của ta là đủ sống cho cả cuộc đời. Trước hết ta cho mỗi người một tờ giấy, viết ba chữ trước, các người ra đi, sau khi trở về ta cho ba chữ nữa.

Cánh trai tráng nhận lấy một tờ giấy nhỏ, tỏa ra khắp đất trời bốn biển. Họ đã trải qua bao vinh nhục gian lao, bao thời khắc nguy hiểm. Nhưng tất cả đều vượt qua được mỗi khi nhìn thấy ba chữ được viết một cách đơn giản:

"ĐỪNG SỢ HÃI !"
"Don't be afraid !"

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2643_zps6bb9ef02.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2643_zps6bb9ef02.jpg.html)

Ba mươi năm sau, đám trai tráng ra đi ngày nào đúng hẹn quay trở về bộ lạc xưa. Họ đã đi tỏa đi khắp bốn phương thực hiện giấc mơ lúc trẻ của mình. Họ ngước mắt nhìn nhau: Người gương mặt khắc khổ thể hiện nét phong trần gió sương, kẻ lưng còng tóc bạc vẫn còn vất vả mưu sinh, cũng có người đạt được chút thành tựu trong cuộc sống.

Tất cả tụ tập trước mặt vị tù trưởng giờ đã là ông cụ già da nhăn nheo. Cụ chậm rãi lấy trong chiếc hộp gỗ quý ra tờ giấy đưa cho bọn họ. Tờ giấy có ba chữ viết đơn giản:

"ĐỪNG HỐI HẬN !"
"Don't regret !"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2646_zpsac4e0094.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2646_zpsac4e0094.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 14:36
"Đừng sợ hãi. Đừng hối hận"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2649_zps2aebc38f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2649_zps2aebc38f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2653_zps18c0355b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2653_zps18c0355b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2650_zpscfbc2f8c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2650_zpscfbc2f8c.jpg.html)

Uớc mơ nhỏ nhoi của tôi là một lần thưởng thức trái cây trên những con đường nước Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2641_zpsfdf116ed.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2641_zpsfdf116ed.jpg.html)

Hãy mạnh dạn lên đường và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc ! :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2645_zps9d65effc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2645_zps9d65effc.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 20:32
Cây mọc từ trong các kẽ đá:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2652_zpsf168c179.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2652_zpsf168c179.jpg.html)

Một bước là xuống vực:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2656_zps41143656.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2656_zps41143656.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 20:44
Chuyện kể rằng, trong một khu rừng nọ có ba chú sóc sống với nhau trong một cái tổ nhỏ. Thời tiết mùa đông ở trong rừng rất khắc nghiệt nên vào mùa hè ba chú sóc phải ra ngoài kiếm thức ăn dự trữ thêm. Chú sóc thứ nhất làm việc quần quật siêng năng tha về tổ nào là lông chim, lá cây khô, rơm rạ để sưởi ấm vào mùa đông. Chú sóc thứ hai cũng đầu tắt mặt tối kiếm trái cây, lá non, các loại quả để dành. Còn chú sóc thứ ba? Chú vừa làm vừa tranh thủ những lúc nghĩ ngơi thơ thẩn ngắm trời, ngắm cỏ cây hoa lá ngoài bìa rừng, trên cánh đồng có khi phải đến tối mới mò về tổ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2659_zps2c04e368.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2659_zps2c04e368.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2663_zpsb36be16d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2663_zpsb36be16d.jpg.html)

Hai chú sóc đầu tiên cảm thấy không hài lòng. Tại sao chúng làm việc chăm chỉ vậy mà anh sóc kia lại đi chơi? Thế là chúng mắng chú sóc thứ ba kia một trận: "Này, anh phải làm việc siêng năng vào, nếu không mùa đông tới thì có mà đói nhăn răng đấy? Đừng có chơi bời vớ vẩn nữa!". Đáp lại lời trách móc, chú sóc chỉ im lặng...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2716_zps28c06743.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2716_zps28c06743.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2667_zps5ccb0ae7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2667_zps5ccb0ae7.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:00
Sau đó, khi mùa đông đến, cả ba chú sóc đều nằm náu mình trong cái tổ nhỏ hẹp. Chúng không thiếu thốn thức ăn và có đầy đủ mọi thứ chúng cần để sưởi ấm, nhưng cả ngày chúng không có chuyện gì để nói với nhau. Dần dần, sự nhàm chán cũng đến, chúng không biết làm gì để giết thời gian.

Lúc này chú sóc thứ ba mới bắt đầu kể chuyện cho hai chú sóc kia nghe: Rằng chú đã gặp chú nhím ngoài bìa rừng như thế nào, hai đứa đã rủ nhau tắm suối vui vẻ ra sao, rằng chú đã gặp một cậu bé trên cánh đồng vào một buổi chiều, chú thấy cậu bé kia đùa giỡn với ba mẹ như thế nào. Chú kể cho hai chú sóc kia nghe các bài hát từ các loài chim mà chú nghe được...

Chỉ đến lúc ấy hai người bạn của chú mới nhận ra rằng chú sóc này đã thu nhặt ánh nắng mặt trời để giúp chúng sưởi ấm qua mùa đông... Nếu không có những câu chuyện phiêu lưu, cuộc đời thật nhàm chán!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2661_zpsfc2ccaf6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2661_zpsfc2ccaf6.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2669_zpse8d7fc3e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2669_zpse8d7fc3e.jpg.html)

Hãy đi và cảm nhận thế giới khi chúng ta còn trẻ, còn sức khỏe. Đừng để khi mùa đông cuộc đời kéo tới, lúc đó chúng ta có muốn xông pha thì cũng đã rất khó khăn... Đừng du lịch chỉ để tận hưởng tiện nghi vật chất phù phiếm, hãy du lịch dấn thân và khám phá thế giới theo cách riêng của bạn!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2670_zpsc2418ff1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2670_zpsc2418ff1.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:16
Có câu "Châu về hợp phố": Cũng giống như lần ở Hy Lạp, hẳn các bạn còn nhớ HDD82 gặp anh chàng người Đức trên một đoạn đường đèo, lần này cũng vậy, HDD82 gặp một anh chàng trẻ tuổi người Mỹ đang chạy chiếc KTM touring mới cứng. Thấy tôi dừng xe ngồi nghỉ dưới bóng râm, anh chàng cũng dừng xe lại bắt chuyện.

- Xin chào! Tao là Mike.
- Xin chào! Tao là Dong, đến từ Việt Nam.

Mike tỏ ra thích thú với chiếc bơm xe đạp màu xanh, cái biển số bang Montana và đống hành lý của tôi. Dưới thời tiết khắc nghiệt nắng nóng và trong không gian hiu quạnh như thế này dường như con người ta trở nên cởi mở và quan tâm đến nhau hơn. Mike xuất thân từ nông dân, là người làm nông chính hiệu, anh đam mê moto và đã lên đường được ... ba ngày. Ba ngày trên chiếc moto đời mới và hành lý gọn nhẹ thì chắc chẳng có nhiều việc để lo lắng... :)

- Mày đi được bao lâu rồi? Mike hỏi.
- Gần ba tuần rồi. Tôi trả lời.
- Ồ. Trên chiếc xe sản xuất năm 1970 này à?
- Đúng vậy.
- Thế nếu xe mày thủng lốp hoặc hư hỏng trên đường thì sao?
- Tao sẽ cố gắng hết sức để tự sửa... Giọng nói tôi cố tỏ ra cứng cỏi nhưng trong thâm tâm nghĩ rằng nếu thủng lốp xe trên con đường vầy thì đúng là tai họa. Nhất là lượng nước uống mang theo chẳng còn bao nhiêu...

Mike còn thắc mắc thêm nhiều câu hỏi với tôi nữa rồi tự nhiên anh trầm ngâm: "Your story makes us more humble" (Câu chuyện của mày làm tao thấy khiêm tốn hơn).

Tôi chia sẻ topic này không nhằm chứng tỏ bản thân hoặc đại loại vậy, xin đừng hiểu lầm! Và HDD82 thấy có hai đức tính quan trọng nhất mà sở hữu nó bạn có thể đi khắp Thế giới, kết giao với đủ mọi hạng người và luôn luôn được chào đón, đó là Khiêm tốn và Tôn trọng.

Khi khiêm tốn bạn sẽ biết cách lắng nghe người khác một cách chân thành, và khi tôn trọng bạn cũng sẽ biết cách nói một cách chân thành.

Đi nhiều, biết nhiều, kiến thức nhiều càng dễ rơi vào bẫy huênh hoang và tự cho mình hơn thiên hạ. Mà đã tự cho mình hơn người khác rồi thì còn gì để học hỏi nữa? Trong tất cả các chuyến đi moto mà tôi đã chia sẻ với các bạn, những lần được mời ăn, mời ở lại ngủ hầu như tôi chẳng có quà cáp gì cho vị chủ nhà. Công việc quan trọng nhất của HDD82 đó là lắng nghe một cách chăm chú và cố gắng hiểu vị chủ nhà. Nói hay và nói chân thành là quan trọng, nhưng lắng nghe còn quan trọng hơn! Chẳng vậy mà con người ta sinh ra vốn chỉ có một cái miệng để nói và hai lỗ tai để lắng nghe đó sao?

Người Mỹ, theo tôi, là những người rất tôn trọng sự khác biệt và khiêm tốn học hỏi. Vậy cho nên họ mới trở thành cường quốc!

Và đây, Mike, đến từ Los Angeles Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2657_zpsf52e2e54.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2657_zpsf52e2e54.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:18
Trên đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2666_zps1c180643.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2666_zps1c180643.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:24
Đêm đó tôi dừng chân tại một khu cắm trại bên dưới khe núi đá, nơi có rừng cây xanh tươi tốt như ốc đảo giữa sa mạc mà tôi đã chia sẻ tại các bức ảnh ở trên. Sau khi tự nấu cho mình một bửa ăn tương đối đủ chất, và mang theo 2 lít nước uống cho khoảng nửa ngày, tôi đi bộ 10km dưới khe núi đá bắt đầu tìm hiểu địa chất khu vực này...

Xuất phát từ con đường nhỏ dưới khe núi:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2672_zpsf63ab18a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2672_zpsf63ab18a.jpg.html)

Nhìn từ dưới hẻm núi nhìn lên trên đỉnh thấy thật khác lạ đẹp mắt:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2678_zps8538e96d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2678_zps8538e96d.jpg.html)

Chống lại thời tiết nắng hạn, những hạt cây tạo vỏ bọc rất dày, cứng để hạn chế thoát hơi nước. Tôi thử lấy móng tay ấn vào nhưng phải nói là hạt cây này rất cứng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2676_zps6963ab10.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2676_zps6963ab10.jpg.html)

Lấp ló nụ hoa xương rồng khoe sắc hồng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2681_zpsc5437856.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2681_zpsc5437856.jpg.html)

Ở đâu có nước, ở đó có sự sống:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2680_zps5533ae7d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2680_zps5533ae7d.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:29
Giơ tay bốc lên một tảng đất... Thật sự đây là đất sét, chúng rất khô, nặng và cứng. Thậm chí là cứng như đá. Tôi thử lấy nước đổ lên tảng đất sét này nhưng chúng không hút nước và chẳng mềm hơn là bao.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2684_zps9280ad73.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2684_zps9280ad73.jpg.html)

Chính nước (chủ yếu là nước mưa trong các cơn giông mùa hè) là tác nhân chính bào mòn, khoét sâu vào đá núi trong hàng triệu năm. Sau đó gió kế tục công việc của nước mở rộng ra các khe nứt và dần dần tạo thành hẻm núi. Một người dành hết cả trăm năm đời mình ngồi đục đẽo cũng không thể tạo được dù chỉ là một phần triệu triệu những gì thiên nhiên đã làm nơi đây:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2679_zpsc8a19470.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2679_zpsc8a19470.jpg.html)

Những vết cắt cắt vào đá sâu, nhỏ, đều và chạy song song lạ mắt:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2689_zpsb786061a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2689_zpsb786061a.jpg.html)

Vô số những hang động hình thù kỳ quái:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2673_zpsae42251e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2673_zpsae42251e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2675_zps37d74742.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2675_zps37d74742.jpg.html)

Và những vách núi đá cao sừng sững bị bào mòn thật ngoạn mục!!! Nếu bạn để ý những cái cây be bé trên đỉnh núi, mà thật sự chúng không bé chút nào, sẽ hình dung rõ hơn chiều cao các vách núi đá nơi đây:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2701_zps6e825f5d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2701_zps6e825f5d.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:32
http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2702_zps6b31e5a9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2702_zps6b31e5a9.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2703_zps906ed3dc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2703_zps906ed3dc.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2704_zpsb8d6066d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2704_zpsb8d6066d.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:36
Lại một bông hoa xương rồng khoe sắc vàng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2693_zps389d5b78.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2693_zps389d5b78.jpg.html)

Tôi cứ thế ngẩn ngơ đi giữa hẻm núi quên hết thời gian...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2692_zps7670b11b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2692_zps7670b11b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2696_zpsbb0ef3f3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2696_zpsbb0ef3f3.jpg.html)

Tự nhiên nghe tiếng gì sột sột dưới chân??? Không lẽ chân mình dẫm phải cái gì sao??? Cúi nhìn xuống thì hỡi ôi, chiếc giày moto đã đầu hàng thời tiết nắng nóng và há mõm đòi ăn từ thuở nào. "Đế đi đường đế, gót đi đường gót". Giày bị hư nên chân toàn phải bước cà lết cà lết, ngay cả cái nón đội đầu cũng không có nên phải mang luôn cái áo khoác dày có mũ che mưa che nắng, hai tay thì cầm can nhựa đựng nước hai lít và máy ảnh. Những người du lịch "chiên nghịp" ở đây thì nào oto, nào giày Adidas Nike xịn, nào kem chống nắng, balo nước quấn quanh hông với vòi nước đưa ngang miệng, hành lý đầy thức ăn...

Nhưng nào ai đặt ra điều kiện gì để thưởng thức thiên nhiên?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2683_zpsba9afadb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2683_zpsba9afadb.jpg.html)

Và thủ phạm gây ra "tội ác" tuyệt vời này là đây:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2705_zps7af3d3d1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2705_zps7af3d3d1.jpg.html)

Một thác nước đẹp cuối con đường mòn. Dưới hồ là các chú cá tung tăng bơi lội. Tôi cởi bung quần áo định bay mình xuống tắm... Nhưng ý tưởng lãng mạn nhanh chóng bị dập tắt ngay khi đầu ngón chân út vừa chạm vào mặt nước: Nước lạnh ngắt! Đành tiếc hùi hụi thu dọn quần áo, chụp ảnh rồi... ra về! :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2710_zpsbe4108b6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2710_zpsbe4108b6.jpg.html)

HDD82
25-11-2014, 21:39
Không lời.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2687_zps66ad5fd1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2687_zps66ad5fd1.jpg.html)

Tphat2009
26-11-2014, 00:07
Đúng là mình cũng đang quan tâm vụ túi ngủ, mình sẽ đi tháng 5 chắc đầu hè rồi nhiệt độ khu miền Tây khoảng 10-20 độ C. Có lẽ sẽ chọn cái túi 11C bên trái cho gọn nhẹ, mua luôn ở siêu thị US cho đỡ mang đi. Một vấn đề nữa là ở khu cắm trại có điện sạc pin cho điện thoại, máy tính, máy ảnh? còn toilet và tắm, giặt có tính phí chắc có? Còn bếp ga du lịch mini mua ở VN loại này https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122727&d=1416879764 có bình ga mua ở US được không? https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122729&d=1416880516

Hoặc mua luôn bếp gas ở US cho nhẹ, nhưng chỉ ngại là ở walmart không thấy có sẵn cho pick up
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122730&d=1416880516
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=122728&d=1416880516


Loại bình ga nấu lẩu đó thì rất thịnh hành trong các chợ Á Đông. Tớ mới mua loại 4-pack tại chợ Đại Hàn 3.99 USD. Một bình là 8oz.

Tớ không nhớ Walmart có bán loại này hay không.


Cái bếp dưới cùng của bác thì tiện cho ít người thôi (1-2). Lý do là nó quá nhỏ cho nồi lớn. Loại này không có phần giảm áp xuất cho nên bác muốn kho thịt thì sẽ khó mà làm vì nó phun lửa như hoả tiễn.

Cái bếp lẩu thì có hệ giảm áp cho nên sẽ tiện hơn và sẽ nấu nồi lớn hơn được. Cái tiện nữa là bác có thể nướng bánh mỳ lát hay bánh bagel đựợc (hình dưới)



https://farm3.staticflickr.com/2898/14050191032_52b4a3039d_b.jpg




Chợ Costco thì bác phải là thành viên mới mua đồ được. Đồ cắm trại của họ ít lắm, chừng vài loại lều và toàn là loại to thôi. Bình ga thì loại bình to như trong video dưới. Tớ không dùng thứ này nên không rõ mắc rẻ ra sao, nhưng biết nó rất nặng so với 2 cái bình nhỏ kia. Tại Costco thì họ bán 6-pack (nếu không nhớ lầm). Tại Walmart và Big-5 thì họ có bán lẻ.


https://www.youtube.com/watch?v=XWmQYYhTFCg


Loại bình ga lẩu kêu là CB gas canister. Bác coi lại bếp VN có phải loại này không.

Loại bình cho bếp dưới của bác là loại van kêu là Lindal Valve

Tphat2009
26-11-2014, 00:14
Các khu cắm trại cạnh hồ nước luôn là ưu tiên hàng đầu của HDD82, cắm trại bên các hồ nước luôn mang lại cảm giác thư thái và yên bình. Mỗi lần hướng đến một khu cắm trại ven hồ nước, tôi chẳng có cảm giác lo lắng bất an không tìm được chổ ngũ. Dù khu cắm trại có đóng cửa đi chăng nữa, kiểu gì cũng sẽ tìm được chổ nào đó để ngủ...

Mang tâm trạng thoải mái đến với khu cắm trại tại Fish Lake (tạm dịch: Hồ cá), tôi hồ hởi đến chào một nhóm người lớn tuổi đang nấu nướng bửa tối tại khu cắm trại:

- Xin chào! Miệng hắn cười toe toét.
- Xin chào anh bạn trẻ! Một ông già đáp lại.
- Khu cắm trại ở đây đẹp quá! Các ông có thể giúp tôi đổi tiền lẻ hay không?

Như tôi đã chia sẻ với các bạn, các khu cắm trại ở Mỹ bạn phải tự giác bỏ tiền vào các phong bì và nhét các phong bì vào thùng. Bạn phải bỏ đúng số tiền quy định (chẳng hạn: $12/đêm, $18/đêm) và như vậy tiền lẻ phải sẵn sàng vì nhét vào phong bì rồi thì không có ai thối tiền lại cho bạn cả.

- Mày yên tâm! Vợ tao sẽ lo cho mày. Một người khác nói.
- Cảm ơn ông.

Mùi thức ăn bay thoang thoảng trong gió xông lên mũi thơm phức và làm cái dạ dày tôi réo sùng sục... Trong lúc chờ người phụ nữ là quản lý khu trại đổi tiền lẻ, mắt tôi dính chặt vào nào khoai tây, nào thịt nướng, nào bánh mì... Hấp dẫn quá đi mất.

- Mày chạy chiếc xe bé xíu đó từ Montana đến đây à? Ông già áo vàng hỏi tôi.
- Đúng rồi. Ông biết đấy, nó đòi hỏi một chút kiên nhẫn. với tốc độ tối đa 30miles/ giờ.
- 30 miles/ giờ? Ông già cười khùng khục. Cách đây 40 năm, bố tao từng mua cho tao chiếc xe đó đấy.

Tôi chỉ chờ có thể để bắt đầu câu chuyện... Cuối cùng điều tôi mong đợi nhất cũng đến...
- Dong, mày có gì ăn tối chưa? Tao có chút thức ăn, mày tham gia luôn nhé.

Người Mỹ có cách nói chuyện tếu táo rất riêng, và nếu bạn biết cách nói chuyện tếu cùng họ, vui vẻ cùng họ và cố gắng giữ thái độ bàng quang bất cần thức ăn thì khả năng được mời ăn là rất cao... :))

Và tôi thoải mái lấp đầy cái dạ dày cả ngày đói meo bằng buổi tối tuyệt vời bên những người bạn mới Mỹ. Ông già béo mập tên Glen, người vợ tóc đỏ tên Barbara.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00884_zps749ef0f7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00884_zps749ef0f7.jpg.html)

Glen đang nấu ăn bằng cái nồi sắt to đùng trong vỉa than nóng rực. Cách nấu thức ăn này độc đáo ở chỗ thùng sắt sẽ gia nhiệt thức ăn từ dưới lên trên và trên xuống dưới, thức ăn chín đều và hương vị đậm đà, nồi sắt cũng giữ nhiệt cho thức ăn được nóng lâu.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00886_zpse73b79ec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00886_zpse73b79ec.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00885_zps8180ee88.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00885_zps8180ee88.jpg.html)

Tuyệt vời... Dường như vận may của tôi vẫn chưa hết... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00889_zps24f35ed7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00889_zps24f35ed7.jpg.html)

Ăn kèm thịt xông khói trong khung cảnh thiên nhiên yên bình với những người bạn Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140622-00890_zpsd318dd31.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140622-00890_zpsd318dd31.jpg.html)




Cái đó là nồi gang. Nó rất nổi tiếng tại Mỹ. Kêu là Dutch Oven. Thường hay được viết tắt là DOs.

Loại đó dùng để nấu ngoài trời vì bác thấy cái nắp vung nó có thành cao chung quanh không ? Họ làm vậy để mình có thể bỏ than lên trên mà nấu (như hầm stew, nướng bánh). Và đít nồi thì có 3 chân đứng để còn nhét than phía dưới.

Nồi này hay một cái là có thể chồng vài cái nồi lên nhau và nấu cùng lúc. Tức là than trện nắp nồi dưới sẽ nấu cái nồi nằm trên.

Tphat2009
26-11-2014, 00:19
Chính nước (chủ yếu là nước mưa trong các cơn giông mùa hè) là tác nhân chính bào mòn, khoét sâu vào đá núi trong hàng triệu năm. Sau đó gió kế tục công việc của nước mở rộng ra các khe nứt và dần dần tạo thành hẻm núi. Một người dành hết cả trăm năm đời mình ngồi đục đẽo cũng không thể tạo được dù chỉ là một phần triệu triệu những gì thiên nhiên đã làm nơi đây:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2679_zpsc8a19470.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2679_zpsc8a19470.jpg.html)





Cảnh quá đẹp.

Muà đông là tớ né, không đi dưới mấy cái tấm đá đó. Lý do là nước mưa vô kẽ đá rồi sẽ đông lại. Vì nước đá nở ra khi đông lạnh cho nên đá sẽ bị nứt và rơi xuống.

HDD82
26-11-2014, 19:41
Vì mải vui dưới hẻm núi đá khi HDD82 về tới khu cắm trại thì trời đã nhá nhem tối. Thường chất lượng các bửa ăn tỉ lệ nghịch với vẻ hoang sơ trên đường đi. Đơn giản vì đường đi lúc này chỉ chạy qua các thị trấn nhỏ quá nên rất ít nhà hàng hay siêu thị để tôi mua thức ăn. Hơn nữa thời tiết nắng nóng tôi không thể mua rau xanh nhét vào balo mà đi được vì sẽ nát mất. Cho nên phổ biến vẫn là đồ hộp và mì tôm...

Trời tối và không có đèn pin nên tôi phải cậy nhờ vào ánh sáng từ chiếc đèn đốt bằng khí gas của một cặp đôi trạc 30-40 tuổi ở lều bên cạnh, họ đang đọc sách và nói chuyện sau bửa ăn tối. Thấy tôi hí huáy trong bóng tôi nấu nướng, người phụ nữ tóc vàng dáng người cao, hơi mập, cầm chiếc đèn tới nói với tôi:

- Mày cần đèn không? Tao cho mày mượn đèn để nấu ăn nhé?

Tôi cảm thấy ái ngại hết sức vì tôi thấy rõ bạn trai chị ta đang ngồi đọc sách với giọng rất to dưới chiếc đèn... Tôi vội từ chối: "Ôiiii, tao không cần đâu. Tao vẫn okie. Cảm ơn mày nhé!"

Người phụ nữ quay về nhưng được nửa đường thì chị quay lại nói: "Tao đặt chiếc đèn ở giữa lều của tao và lều mày. Thế nhé!" Rồi không cần "tham khảo" ý kiến tôi, chị ta đặt ngay chiếc đèn xuống dưới đất...

Hành động của chị làm tôi rất cảm kích! Nấu nướng xong tôi bưng tô cơm qua lều hai người bắt chuyện... Hai anh chị này lại là nhà thơ! Nhà thơ? Đúng vậy. Nhà thơ! Bà chị biết tới năm thứ tiếng, và là giáo viên. Anh bạn của chị người Texas lôi từ trong balo ra cho tôi xem gần mười mấy quyển tập thơ của các nước khác nhau và thao thao bất tuyệt rất nhiều chuyện, tôi để ý thì ra khi nãy anh ta đang đọc thơ. Hai người đúng là cặp đôi thú vị. Họ vừa uống rượu, vừa ngâm thơ, vừa ngắm trăng sao (bầu trời đêm ở đây với cả triệu vì sao rất đẹp), họ cười đùa suốt, lại còn không quên để ý đến tay hàng xóm... :mrgreen:

Anh chàng Texas đột nhiên hỏi:

- Tao muốn tìm hiểu thơ Việt Nam. VN mày có thơ gì giới thiệu cho tao với?

Rồi cả hai người lấy bút chì và giấy viết ra nhìn tôi chờ đợi, sẵn sàng ghi chép. Thái độ nghiêm túc của họ tự nhiên làm tôi hơi bối rối và phải suy nghĩ một lúc:

- Nếu mày muốn hiểu người VN thì nên đọc thơ Hồ Chí Minh! Mày biết Hồ Chí Minh chứ? Thời còn đi học, tất cả người VN đều được học "Nhật ký trong tù" do Hồ Chí Minh sáng tác. Thế nên tao nghĩ là tụi mày nên đọc quyển thơ đó!

Và HDD82 lại lên đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2719_zpsa15c0930.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2719_zpsa15c0930.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2722_zps057920c5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2722_zps057920c5.jpg.html)

Có người đo hành trình của mình bằng tổng số kilomet. Có người lại đo hành trình bằng số ngày đi trên đường, số lượng các điểm đến. Cũng có người đo chuyến đi của mình qua các câu chuyện và sự trải nghiệm...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2724_zpsefde1d8c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2724_zpsefde1d8c.jpg.html)

HDD82
26-11-2014, 20:59
Vào một buổi chiều nắng nóng, tôi cùng chiến mã tới công viên quốc gia Bryce Canyon N.P.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2726_zps0a535ba1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2726_zps0a535ba1.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2728_zpsdb2aff27.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2728_zpsdb2aff27.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2736_zps0e20a6f4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2736_zps0e20a6f4.jpg.html)

Nhìn vào hình ảnh các bạn có thể hình dung địa chất của cả khu vực rộng rằng hàng nghìn km2 phía Nam bang Utah này đặc biệt như thế nào. Hàng loạt Công viên quốc gia, hàng trăm hẻm núi đá bị ăn mòn (gọi là canyon) trải dài khắp đường đi...

Không có tham vọng mô tả toàn bộ những gì mình thấy trên hàng trăm kilomet đường đi chỉ qua vài bức ảnh, tôi chỉ có thể khuyến khích các bạn hãy lên đường...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2741_zps9c449a36.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2741_zps9c449a36.jpg.html)

Các nhà khoa học lý giải cho hiện tượng kỳ thú này như sau:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2729_zps210101e3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2729_zps210101e3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2740_zps753d848d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2740_zps753d848d.jpg.html)

HDD82
26-11-2014, 21:02
Em gái xinh tươi với làn da trắng mịn, hương nước hoa thơm thoang thoảng như thổi một làn gió mát mẻ vào khung cảnh khô cằn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2738_zpsb5b0890a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2738_zpsb5b0890a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2739_zps137edd1a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2739_zps137edd1a.jpg.html)

Còn tay moto mặt mũi đen thui cháy xém, áo quần độc một kiểu quê mùa này đương nhiên chẳng mấy ai ưa!!! Kệ! :)) Đôi giày moto cao cổ đã thay bằng đôi giày mới toanh còn thơm mùi xi từ các cuộc họp ở thủ đô Washington D.C.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2730_zpsefd1a6b9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2730_zpsefd1a6b9.jpg.html)

HDD82
26-11-2014, 21:14
Ai cho rằng chỉ cần ăn uống qua loa vẫn có thể thưởng ngoạn, riêng HDD82 cho rằng điều đó chỉ đúng nếu bạn chỉ đi vài ngày hoặc một tuần. Còn những chuyến đi dài hơi mà ăn uống qua loa liên tục thì không thể chịu nổi, dù cơ thể thanh niên trai tráng đi nữa cũng xuống sức nhanh chóng!

Những siêu thị lớn như Wal-Mart hay Smith là nơi tuyệt vời để bổ sung vitamin với rau xanh, thịt, thậm chí cả cá, kem tươi. Còn các thị trấn nhỏ thì siêu thị tổng hợp với các phần salad bán sẵn cũng tốt. Đương nhiên nếu "rủng rỉnh" thì có thể ghé nhà hàng gọi món, nhưng việc đọc hiểu thực đơn không hề đơn giản, việc gọi "nhầm" món ăn rồi ăn không được cũng là chuyện bình thường!

Buổi trưa, khi tôi đang ngồi ăn cơm dưới mái hiên ở siêu thị phía sau tấm ảnh bên dưới thì một ông già bề ngoài lãng tử, phong lưu, đầu tóc bạc phơ, diện tấm áo cộc giữa trời nắng chang chang, cưỡi chiếc Harley Davidson hầm hố có cắm cờ không rõ là quốc kỳ của nước nào dừng lại...

- Xin chào! Ông già mở lời. Mày chạy chiếc xe máy từ Montana tới đây à?

Tôi đặt hộp cơm xuống và quan sát kỹ hơn ông già cùng chiếc xe. Quái lạ! Trời nắng gần 40 độ C mà ông lão cột theo chiếc chăn bông to đùng ở yên xe để làm gì vậy? Lại còn chiếc gối bông nữa? Đi du lịch kiểu gì hay quá vậy???

Sau vài câu xã giao thông thường, ông già đưa tôi một name card màu mè, nói: "Tao có cửa hàng moto ở thị trấn này. Tụi tao chuyên cẩu xe, kéo xe, sửa xe moto. Nếu xe mày... chết máy dọc đường thì alo cho tao nhé. Riêng xe của mày, tao có nhiều phụ tùng thay thế lắm!" Nói rồi lão ngó nghiêng chiếc xe tôi mỉm cười. Có thể ông ngầm tính toán xác suất có thêm khách hàng mới chắc cũng khá cao chăng??!

Nhìn ông, tôi chợt nhớ tới nhân vật Thiết chưởng thủy thượng phiêu - Cừu Thiên Nhận trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điệu, Kim Dung. Cừu Thiên Nhận hai tay xách hai thùng nước lướt đi nhẹ nhàng trên mặt nước làm thiên hạ nhầm tưởng mình có khing công tuyệt đỉnh. Thực ra ông lão Cừu Thiên Nhận đã đóng sẵn các cọc gỗ dưới nước rồi... :D Ông nhìn xa cũng ra dáng lãng tử mà lại gần thì... tiền bạc quá. hehe.

"Cừu Thiên Nhận" dặn đi dặn lại tôi đừng để mất name card của ông, rồi hứng chí lên ông nói:

- Dong, tao tặng cho mày cái này nhé. "Cái gì thế?", tôi hỏi.

Ông lão chỉ cho tôi thấy cái móc khóa xe ông: Đó là miếng thép hình chữ thập nhỏ, được mài phẳng hai mặt và có hoa văn khá đẹp mắt.

- Ồ, nó có ý nghĩa là gì vậy?
- Warrior. Giọng "Cừu Thiên Nhận" đột nhiên gầm gừ. Hai tay nắm lại thành quả đấm to đùng.
- Là gì?
- Chiến binh!!!

Tôi cảm ơn ông và nhận lấy miếng thép chữ thập, mà trong lòng thật không dám nhận cái chữ "Chiến binh" tí nào... Và đây, "Thiết chưởng thủy thượng phiêu" phiên bản U.S.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2720_zps72b1d69f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2720_zps72b1d69f.jpg.html)

Món quà ông lão đi xe máy chở tấm chăn bông giữa trời nắng gửi tặng tôi:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_3195_zps8413a336.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_3195_zps8413a336.jpg.html)

HDD82
26-11-2014, 21:20
Cắm trại! Nụ cười rất thỏa mãn vì tôi tình cờ tìm được khu cắm trại có... nhà tắm. Phải mười ngày kể từ sau thị trấn West Yellowstone nơi gặp ông già John tôi mới lại được hưởng niềm vui tưởng chừng như đơn giản nhất của một con người... :D

Ăn đồ hộp nhiều thật sự không tốt cho sức khỏe. Sau chuyến Châu Âu tôi đã biết việc này. Nhưng biết làm sao được?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2743_zpsa541a98d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2743_zpsa541a98d.jpg.html)

Cắm trại và ngủ trong lều luôn là cách tuyệt vời nhất để gần gũi thiên nhiên...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140625-00886_zps98e5257d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140625-00886_zps98e5257d.jpg.html)

Những con vật ngộ nghĩnh cạnh lều:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140625-00887_zpse54b7be0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140625-00887_zpse54b7be0.jpg.html)

Và hôm sau HDD82 tiếp tục lên đường xuống phía Nam tới bang Arizona, nơi có Hẻm núi vĩ đại Grand Canyon:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2745_zps08933640.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2745_zps08933640.jpg.html)

Và những gì hùng vĩ nhất của nước Mỹ vẫn còn đang ở phía trước:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2746_zps1664eb0d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2746_zps1664eb0d.jpg.html)

Đón xem hồi sau sẽ rõ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2597_zpseabab70b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2597_zpseabab70b.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 20:13
Bang Utah đã ở sau lưng...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2748_zpsdde2e012.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2748_zpsdde2e012.jpg.html)

... còn trước mặt là cơn bão cát sa mạc mang theo hơi nóng bỏng rát...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2749_zps78b91ffd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2749_zps78b91ffd.jpg.html)

Ở đây tôi mới hiểu phần nào phóng sự trên tivi về những cơn lốc xoáy ở Mỹ, dưới điều kiện thời tiết cực đoan có thể gây nguy hiểm cho người nào vô phước nằm trên đường đi của nó. Nhìn bầu trời đầy mây âm u hứa hẹn điều gì tốt đẹp ở phía trước mà lòng tôi thấy hơi nao núng, đường xá vắng bóng xe cộ quá, cơ thể thì đã thấm mệt với hàng nghìn kilomet đường. Không lẽ quay đầu tìm đường khác?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2750_zpsa9f7599a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2750_zpsa9f7599a.jpg.html)

Trong thời khắc cảm thấy nao núng đó, tôi chợt nhớ tới những nhân vật như Quách Tĩnh, Dương Quá trong tiểu thuyết Kim Dung. Bản lĩnh bộc lộ ở chỗ: "Càng rơi vào cảnh hiểm nguy rối loạn, càng giữ bình tĩnh". Nghĩ vậy tôi hít một hơi thật sâu, tay trái vuốt vuốt an ủi chú chiến mã Honda 90cc và cũng là an ủi cho mình, rồi cúi rạp người xuống tăng tốc lao về phía trước...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2751_zps668ae33c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2751_zps668ae33c.jpg.html)

Đường đi sau đó toàn là lên dốc cao. Quái lạ !!! Tại sao lại lên dốc khi mình sắp tới Grand Canyon?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2753_zpsb10b3eb0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2753_zpsb10b3eb0.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 20:16
Đường càng lúc càng lên cao, nhiệt độ càng lúc càng xuống thấp! 6,500 feet. 7,000 feet. 8,000 feet. Tôi cứ thế ì ạch trên đường cùng chiến mã. Lên tới độ cao 8,840 feet thì trời sập tối, đường tới khu cắm trại chẳng thấy đâu, mà gió thì bắt đầu chuyển sang lạnh thấu xương!!! Thời tiết kiểu quái gì thế này?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2761_zps193597ba.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2761_zps193597ba.jpg.html)

Khung cảnh hai bên đường vắng vẻ, âm u. Những rừng cây cháy đen thui trơ trụi cứ trải dài dường như vô tận, rải rác những biển báo bò rừng, hươu, nai gợi cảm giác càng cô độc hơn...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2759_zps57e8d57a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2759_zps57e8d57a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2758_zps4953ab47.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2758_zps4953ab47.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 20:35
Nói qua một chút về vị trí địa lý của Hẻm núi vĩ đại - Grand Canyon: Trong Tiếng Anh, "Grand" có nghĩa là hùng vĩ, to lớn. "Canyon" có nghĩa là hẻm núi. Grand Canyon nằm ở phía bắc bang Arizona. Bang Arizona là bang phía Nam nước Mỹ, tiếp giáp biên giới Mexico. Grand Caynon có hình dạng uốn lượn như con rắn chạy dài hàng trăm km theo trục Đông - Tây. Muốn đến Grand Canyon có hai cách: Tiếp cận từ Khu phía Bắc và Khu phía Nam của Grand Canyon.

Khu phía Bắc Grand Canyon (gọi là North Rim, Bờ Bắc) tiếp giáp bang Utah, đường xá xa xôi cách trở, giao thông không thuận tiện với các Tp lớn nên khá ít khách du lịch ghé tới. Khu phía Nam Grand Canyon (gọi là South Rim, Bờ Nam), ngược lại, có vị trí địa lý gần với các thành phố du lịch nổi như như Las Vegas, giao thông rất thuận lợi, thậm chí có tuyến xe bus và tàu lửa miễn phí cho khách du lịch, nên rất đông khách du lịch ghé tăm. Ước tính chỉ 10% khách du lịch tới Grand Caynon từ Bờ Bắc, còn lại 90% ghé Bờ Nam.

Để so sánh, Bờ Bắc Grand Canyon giống Đường mòn Hồ Chí Minh của Việt Nam, xa xôi, hẻo lánh, giao thông không thuận tiện nên ít khách du lịch. Còn Bờ Nam giống Đường Quốc lộ 1A dân cư nhộn nhịp, nhiều khách du lịch, kết nối với nhiều thành phố...

North Rim - Bờ Bắc - là phần khu vực phía trên, còn South Rim - Bờ Nam - là khu vực phía dưới ở hình... Grand Canyon chạy dài từ Đông sang Tây, cũng là theo hướng chảy của con sông Colorado.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3088_zps36f9b79b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3088_zps36f9b79b.jpg.html)

Tôi đang tiếp cận Grand Canyon theo hướng Bắc - từ bang Utah đi xuống Arizona, và trên đường tới North Rim qua các thị trấn như Kanab, Fredonia, và Jacob Lake theo đường liên bang số 89. Vì biết mình đang tiếp cận khu vực hẻo lánh nên tôi mua thật nhiều đồ ăn dự trữ ít nhất trong 2-3 ngày nhét đầy trong balo và còn thêm một bao nilong màu trắng cột ở phía ngoài xe. Nước nôi cũng dự trữ đủ. Tất cả đã sẵn sàng...

Bản đồ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140716-00908_zpsc3cdf2b8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140716-00908_zpsc3cdf2b8.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 20:50
Lê lết chịu trận những cơn gió mạnh lạnh buốt để khi tới khu cắm trại Bờ Bắc chỉ để buồn rầu thấy dòng chữ "Khu cắm trại đã hết chỗ". Hết chỗ? Đúng vậy! Các bạn biết đấy, những khu cắm trại gần địa điểm tham quan ở Mỹ đôi khi phải đặt chỗ trước nhiều tháng trời.

Tôi đành lội xe ngược trở ra tìm khu cắm trại khác! Hic... Trời tối dần... Thời tiết như đang thử thách lòng người. Dự định cắm trại trong rừng nhưng cảm thấy không an toàn. Nhất là cái bình xịt hơi cay gấu đã quẳng đi từ lúc nào!!? Còn gió ở độ cao 8,800 feet không phải đùa chơi chơi! Tôi phải hỏi thăm đường tới khu cắm trại khác cách Bờ Bắc khoảng 5 miles... May mắn là khu cắm trại này còn nhiều chỗ trống...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140629-00898_zpsf10fa748.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140629-00898_zpsf10fa748.jpg.html)

Tìm cho mình một chỗ cắm trại và nấu ăn bữa tối xong thì cũng là lúc tôi nằm lăn ra ngủ say như chết. Nằm ngủ mà bên tai vẫn nghe tiếng gió giật "rầm, rầm" quật chiếc lều của tôi nghiêng ngã. Gió rít tạo ra những âm thanh kỳ lạ trong rừng, như một đoàn kỵ mã đang phi nước đại trong rừng vậy...

Nấu ăn ngay trong lều... :D Sơ sót một tí là cháy lều như chơi. Nhưng biết làm sao được? Nội quy khu cắm trại không cho phép đốt lửa ngoài trời dưới bất cứ hình thức nào (vì họ đề phòng cháy rừng). Mà có cho đốt lửa cũng không thể dưới điều kiện thời tiết gió to này.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2763_zps0824ac8e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2763_zps0824ac8e.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 20:55
Sáng hôm sau, việc đầu tiên khi mở mắt là mở lều ngước mắt nhìn trời để ... kiểm tra thời tiết! Kỳ lạ thay, cả bầu trời mây hôm qua đã bị một bàn tay vô hình nào đó quét đi mất để lộ ra bầu trời xanh trong vắt tuyệt đẹp. Thời tiết thật tuyệt vời! Tôi háo hức nấu cho mình bửa ăn sáng qua loa rồi vội vàng chạy xe vào khu Bờ Bắc chính thức đặt chân tới Hẻm núi vĩ đại - Grand Canyon.

Và đây... Công viên quốc gia Grand Canyon N.P:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2764_zps2b39d42c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2764_zps2b39d42c.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2765_zps0ab850f3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2765_zps0ab850f3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2769_zps92b7068e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2769_zps92b7068e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2776_zps83a56e27.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2776_zps83a56e27.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 20:58
Khung cảnh như vậy thì con người còn biết nói gì hơn??? Mọi ngôn từ đều trở nên vô nghĩa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2775_zps9587a7d6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2775_zps9587a7d6.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2777_zps3aaa17e3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2777_zps3aaa17e3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2780_zps6d8d330a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2780_zps6d8d330a.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2784_zpsb39b05a3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2784_zpsb39b05a3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2785_zps6b0ca522.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2785_zps6b0ca522.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 21:01
Bright Angel Point là một điểm quan sát Grand Caynon rất đẹp.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2774_zps25df6da0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2774_zps25df6da0.jpg.html)

Đi bộ ra ngoài khu vực hàng rào dành cho khách tham quan, tôi theo con đường mòn dài vài kilomet vòng quanh đỉnh núi. Cây cối trên đỉnh núi um tùm, rất nhiều cây cổ thụ... Thấp thoáng xa xa sau các rừng cây là ước mơ đối với rất nhiều người trên Thế giới, kể cả người Mỹ: "Một lần đặt chân tới Grand Canyon!"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2782_zpsab0942c7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2782_zpsab0942c7.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2778_zps035efdaa.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2778_zps035efdaa.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2779_zps06b733a1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2779_zps06b733a1.jpg.html)

HDD82
27-11-2014, 21:03
Thấp thoáng đâu đó trong hình là chiếc giày còn thơm mùi xi:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2770_zpsa91a9cd2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2770_zpsa91a9cd2.jpg.html)

Lại một chiếc giày nữa:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2771_zpsaef14d09.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2771_zpsaef14d09.jpg.html)

Và ước mơ của tôi là mang đôi giày này tới Grand Canyon... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2767_zps1e964861.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2767_zps1e964861.jpg.html)

volty
28-11-2014, 09:31
Tuyệt vời, rất tuyệt vời Đông ạ. Cảm ơn cậu thật nhiều

phamhv
28-11-2014, 13:42
Chuyến đi tuyệt với. Tháng 1 sắp tới mình đang có 5 ngày rảnh ở LA chưa biết làm gì đây!

HDK
28-11-2014, 13:43
Cái bếp ga của bạn HDD82 cũng là bếp ga du lịch, có thể gắn liền với bình ga 16oz , trông rất chông chênh, mà không có điều áp. Sao bạn không mua bếp ga giống bếp ga nấu lẩu mà các quán ở VN hay để đun lẩu nhỉ?

HDD82
28-11-2014, 20:36
@bác HDK: Cảm ơn bác HDK đã gợi ý. Lần sau có điều kiện em sẽ nấu lẩu... ;)

HDD82
28-11-2014, 21:21
Thời gian tại Bờ Bắc Grand Canyon, tôi nhận được email xấu từ ông già Craig. Bạn còn nhớ ông Craig? Đó là ông già tôi gặp tại West Yellowstone với ước mơ đạp xe xuyên nước Mỹ. Sau khi chúng tôi ai đi đường nấy, ông thỉnh thoảng viết email cho tôi kể về những chuyện xảy ra trên đường đi...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20140618-00861_zpsc024a008.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20140618-00861_zpsc024a008.jpg.html)

Tin tức lần này không tốt: Ông bị tai nạn trên một đoạn đường xấu do bị tác động bởi chiếc oto đi cùng chiều. Bạn biết đấy, oto ở Mỹ chạy với tốc độ rất cao, và khi băng ngang qua bạn có thể khiến tay lái xe bị chao đảo nếu là xe tải cỡ lớn, tôi từng bị nhiều lần như vậy và phải hết sức cẩn thận. Riêng ông Craig thì không được may mắn như thế, ông bị gãy xương bánh chè và phải nhập viện để mổ cấp cứu...

Hình ảnh về một đoạn đường xấu mà ông Craig chia sẻ với tôi:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/unnamed1_zps447b42a5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/unnamed1_zps447b42a5.jpg.html)

"Ông già gân" Craig chụp hình trước khi lên bàn mổ tại bệnh viện... Ông có lần nói rằng mình không sợ chết khi được hỏi về việc ông có sợ chết không. "Nhiều người bằng tuổi tao sợ chết, nhưng tao thì không". Ông trả lời chắc nịch. "Nếu tao bị gì đó mà phải nằm liệt một chỗ, tao sẽ yêu cầu cái chết ân huệ chứ không muốn liên lụy tới người khác". Khi chụp tấm hình này ông viết trong thư rằng hy vọng mình sẽ tiếp tục lên đường sớm. Nhưng không may là sau phẩu thuật ông bị nhiễm trùng máu. Một loại virus nào đó thường sống dai dẳng trong môi trường bệnh viện Mỹ đã xâm nhập vào máu và các bác sỹ yêu cầu ông phải nghỉ ngơi và điều trị kháng sinh...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/unnamed_zps2fffdca8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/unnamed_zps2fffdca8.jpg.html)

Và thế là cuộc phiêu lưu của "ông già gân" Craig đã kết thúc! Tôi rất buồn khi biết ông không thể hiện thực hóa giấc mơ thời trẻ...

Sức khỏe mang đến một đặc quyền mà hầu hết mọi người không nhận ra... Cho đến khi sắp lìa đời cũng là lúc người ta ao ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân, chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn. Hãy thực hiện các ước mơ khi bạn còn sức khỏe!

HDD82
28-11-2014, 21:28
Từ khu cắm trại tôi chạy xe khoảng hơn 5 miles nữa mới tới trạm soát vé, từ trạm soát vé chạy thêm 14 miles nữa mới tới các điểm quan sát Grand Canyon.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2873_zps7ab6d770.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2873_zps7ab6d770.jpg.html)

Trạm soát vé là cái chòi nhỏ ở đằng xa:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2874_zps5ab13eae.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2874_zps5ab13eae.jpg.html)

Đường đi vào các điểm tham quan tương đối vắng vẻ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2875_zpsae3a9644.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2875_zpsae3a9644.jpg.html)

HDD82
28-11-2014, 21:33
...Vắng vẻ tới mức độ nào thì đây: Cả đàn bò rừng ung dung gặm cỏ trên độ cao hơn 8,800 feet ngay trước mũi xe tôi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2787_zpsec9abde5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2787_zpsec9abde5.jpg.html)

Đàn bò rừng này có một số con non mới sinh nên chúng khá manh động, tôi không dám lại quá gần để chụp ảnh và chiếc xe luôn trong tư thế sẵn sàng nổ máy... bỏ chạy! Mà không chắc tốc độ chiếc xe có thắng tốc độ đàn bò hay không??? :))

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2788_zps319bc615.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2788_zps319bc615.jpg.html)

HDD82
28-11-2014, 21:41
Điểm quan sát Grand Canyon mang tên Point Imperial:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2824_zps357c9732.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2824_zps357c9732.jpg.html)

Mọi ngôn từ đều bất lực trước vẻ đẹp của tự nhiên! Các bạn đã cùng tôi trải qua hàng nghìn kilomet đường và bây giờ là lúc để những bức hình lên tiếng...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2807_zpsce2e20ce.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2807_zpsce2e20ce.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2804_zps4d1cbfec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2804_zps4d1cbfec.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2802_zpsf867ea1f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2802_zpsf867ea1f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2814_zpsf4223772.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2814_zpsf4223772.jpg.html)

HDD82
28-11-2014, 21:48
Được đến thăm Grand Caynon đã sung sướng rồi. Được khám phá những con đường mòn vắng vẻ vòng quanh các hẻm núi còn sung sướng hơn. Chiến mã Honda Trail được trở về đúng với tên gọi của nó, "trail" nghĩa là đường mòn, đường rừng. Chú hăm hở cùng HDD82 len lỏi qua các con đường nhỏ vắt qua các hẻm núi đá...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2792_zps9890c71b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2792_zps9890c71b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2793_zpsead48162.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2793_zpsead48162.jpg.html)

Những đóa hoa đỏ, trắng, tím, vàng khoe sắc khắp nơi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2795_zpsc654aa87.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2795_zpsc654aa87.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2794_zps5d718368.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2794_zps5d718368.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2806_zpsd36411d1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2806_zpsd36411d1.jpg.html)

Cảnh hoang sơ, đẹp vô cùng!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2805_zps3d7784a4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2805_zps3d7784a4.jpg.html)

HDD82
28-11-2014, 22:04
Giống như một cô gái đẹp chỉ một mình bạn được chiêm ngưỡng...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2803_zpsc8ee469e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2803_zpsc8ee469e.jpg.html)

... không phải chen lấn, xô đẩy, không ồn ào, nhộn nhạo...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2799_zps45c6146d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2799_zps45c6146d.jpg.html)

... dần dần tôi cảm thấy tâm hồn mình hòa mình vào thiên nhiên hàng triệu năm tại Grand Canyon...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2798_zpsd9ecc069.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2798_zpsd9ecc069.jpg.html)

... Thiên nhiên hàng triệu năm yên lặng hùng vĩ, cuộc đời vài chục năm như một hạt cát lại đầy bon chen! Sự tương phản khủng khiếp ấy đủ làm cho mọi tâm hồn nhạy cảm đều trở nên tê tái sầu bi... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2818_zps0d21bf77.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2818_zps0d21bf77.jpg.html)

HDD82
28-11-2014, 22:26
Hòa mình vào thiên nhiên là khái niệm quá xa xỉ trong xã hội hiện nay. Tiện nghi vật chất đã tách chúng ta ra khỏi sự biến động bốn mùa tự nhiên: mùa hè thì có điều hòa máy lạnh trong nhà cả ngày, mùa đông thì máy sưởi ấm, ra đường thì áo quần che chắn từ đầu tới chân... Dần dần chúng ta mất đi cảm xúc khi chứng kiến thiên nhiên giao mùa. Con người tại các thành phố lớn lại càng ngại sự tác động của thời tiết lên cơ thể. Ngay cả khi đi du lịch thì phải cũng cố gắng mang tiện nghi vật chất theo bên mình càng nhiều càng tốt. Đi du lịch ở đây đã mang ý nghĩa làm sao đến nơi thoải mái nhất, nhanh nhất, an toàn nhất, chứ không phải du lịch dấn thân. Liệu điều đó có nên chăng?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2817_zpse1de1ee3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2817_zpse1de1ee3.jpg.html)

Tại sao không để tự nhiên tác động lên cơ thể chúng ta giống như tổ tiên ông cha hàng ngàn năm qua đã như thế? Cát bụi có làm bạn khó chịu, nắng có khiến làn da rám nắng, mưa đem tới cái lạnh tê buốt chân tay... Thiên nhiên sẽ làm cơ thể bạn vấy bẩn, nhưng lại có tác dụng gội rửa tâm hồn...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2819_zps8fc05f7f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2819_zps8fc05f7f.jpg.html)

Từ Bờ Bắc nhìn qua Bờ Nam...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2822_zpsc35be16b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2822_zpsc35be16b.jpg.html)

HDD82
28-11-2014, 22:35
Sau một ngày tại Grand Canyon, HDD82 trở về khu cắm trại và thấy chiếc lều như bị bẹp dúm dưới những con gió giật. Tôi chui vào lều kiểm tra đồ đạc trong lều còn nguyên vẹn không? Tất cả vẫn còn nguyên xi! Nhưng nhiệt độ bên trong lều thì có lẽ phải tới 40 độ C, mặc dù bên ngoài gió thổi rất mạnh. Chiếc lều bị bẹp dúm một bên dưới sức đẩy của gió:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2962_zps0a7b8cb0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2962_zps0a7b8cb0.jpg.html)

Tôi chui vào lều nấu bữa ăn tối và vẫn như mọi khi việc nấu ăn phải thực hiện hết sức "bí mật" vì toàn bộ khu cắm trại đang đặt dưới tình trạng cháy rừng mức cao nhất (mức Extreme) và không ai được phép nấu nướng ngoài trời. Một vấn đề nảy sinh: Miếng thịt bò mua hôm trước để dành trong balo đã hơi bốc mùi vì để trong lều nhiệt độ cao. Có dấu hiệu thịt bò bị phân hủy! Tôi đắn đo suy tính: Vứt đi thì coi như hai ngày tới không có thịt để ăn, mà nấu như vậy ăn thì... :)

Trong chiếc lều nhỏ có một tay Châu Á đang âm thầm nấu nướng cho ước mơ xuyên Nước Mỹ bằng xe gắn máy. Mặc dù miếng thịt bò có hơi thiu, chiếc lều thì làm bằng vật liệu dễ cháy và ngồi ăn trong lều cũng giống như vừa ăn vừa xông hơi, nhưng tay Châu Á cảm nhận rõ rệt rằng không gì có thể ngăn cản được ước mơ của hắn.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140627-00890_zpsd30116c0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140627-00890_zpsd30116c0.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 20:15
Các anh hàng xóm đô con trong khu cắm trại:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2872_zps09c7384a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2872_zps09c7384a.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 20:20
Một đêm ngon giấc dưới bầu trời triệu triệu vì sao sáng lấp lánh (bầu trời đêm trên độ cao như thế này luôn rất rực rỡ), tôi thức dậy khi mặt trời đã lên cao. Chui ra khỏi lều thì toàn bộ khu cắm trại đã vắng tanh vì mọi người đã lái xe vào Grand Canyon từ sớm. Việc đầu tiên sau khi đánh răng rửa mặt là tôi chạy tới nơi người quản lý khu cắm trại sinh hoạt để nhờ... sạc pin rồi mới đi nấu ăn sáng. Đương nhiên là mọi hoạt động nấu nướng vẫn phải diễn ra "bí mật" trong lều...

Người quản lý khu cắm trại gọi là Campground Host. Thường họ rất vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ bạn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140629-00896_zps09db0a9c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140629-00896_zps09db0a9c.jpg.html)

Cắm trại:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140629-00898_zps942a14f4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140629-00898_zps942a14f4.jpg.html)

Có nấu nướng và rửa bát mới thấy công việc của người nội trợ rất vất vả. Lụi hụi nấu xong bữa sáng và bữa trưa cũng phải mất hết hơn hai tiếng đồng hồ... Xách hành lý mang theo suất cơm trưa và một chai nước to đùng, tôi hăm hở lái xe vào Grand Canyon.

Kế hoạch hôm nay của tôi là đi bộ xuống hẻm Grand Canyon càng sâu càng tốt. Có một con đường thám hiểm nhỏ (gọi là North Kaibab Trail) xuất từ đỉnh núi xuống tận đáy vực nơi sông Colorado đang chảy.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2825_zps462e6665.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2825_zps462e6665.jpg.html)

Chiều dài con đường từ đỉnh núi xuống đáy vực là 23km. Toàn bộ thông tin về đường đi cũng như lời khuyên cho những ai muốn thám hiểm Grand Canyon bằng con đường này đều được cung cấp trên tấm bảng nhỏ cắm ngay trước con đường:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2827_zps7096636d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2827_zps7096636d.jpg.html)

Khi tôi cùng chiến mã tới được điểm đi xuống Grand Canyon thì thấy mọi người đang... đi từ đường mòn đi lên??! Tôi ngạc nhiên hỏi một anh chàng điển trai thông tin về đường đi, anh chàng cho biết mình xuất phát từ sớm tinh mơ để tránh thời tiết nóng và đã tới được điểm dừng chân gần nhất Supai Tunnel (hơn 2km) và đành phải leo lên vì quá nóng. Người ta đã leo lên xong đời nào còn tôi mới đang chuẩn bị đi xuống! Hic... "Hot, hot" (Nóng), anh chàng này cứ luôn miệng nói và tay thì chỉ xuống con đường mòn...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2826_zps801d0de9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2826_zps801d0de9.jpg.html)

- Thế mày định leo xuống tới vị trí nào? Anh chàng tò mò nhìn tôi hỏi.
- Tao không biết nữa... Thế mấy tiếng đồng hồ thì mày đi tới? Tôi thắc mắc.
- Khoảng gần hai tiếng!

Tôi nhìn hành lý gọn nhẹ và đôi giày thể thao Nike của anh và ước lượng với "đôi giày thể thao đánh xi" của mình chắc phải mất gấp đôi thời gian là cỡ bốn tiếng. "Bốn tiếng thì vẫn còn sớm chán!" Tôi nghĩ. "Chắc mình sẽ leo xuống xa hơn anh chàng này". Tôi hạ quyết tâm. Nhưng quyết định như vậy dường như hơi sớm...

Thông tin đường đi:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2828_zps49bcfbd4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2828_zps49bcfbd4.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 20:25
Những người thám hiểm thường hay mắc lỗi lầm này: Đánh giá quá thấp thiên nhiên và đánh giá quá cao bản thân mình! Đương nhiên ai đã đến đây mà không muốn leo xuống tận đáy vực? Nhưng rõ ràng giữa thực tế và mong muốn có khoảng cách! Khoảng cách đó rộng hay hẹp là do sự chuẩn bị của mỗi người.

Đang hăm hở chuẩn bị chạy xuống thám hiểm đường mòn thì tôi thấy một nhóm người đi tới với hành lý rất chuyên nghiệp: nào là balo leo núi, nào là giày leo núi xịn, nào là mũ nón trùm kín mít, nào là nước uống tăng lực, nào là gậy leo núi, chưa kể cả đoàn còn có hai hướng dẫn viên dẫn đường v.v... Nhiêu đó cũng đủ cảnh tỉnh tôi rằng mình đã đánh giá quá thấp Grand Canyon khi quyết định cuốc bộ xa hơn 2km với chiếc áo khoác chuyên đi moto, balo học sinh cấp ba, "giày thể thao đánh xi" trong các cuộc họp tại Washington D.C và hộp cơm trưa khiêm tốn... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140627-00897_zps5e1d20e9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140627-00897_zps5e1d20e9.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140627-00898_zps1c2559f0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140627-00898_zps1c2559f0.jpg.html)

Chuyên nghiệp như Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140627-00899_zpsde67fab6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140627-00899_zpsde67fab6.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 20:27
Bắt đầu...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2829_zps655bdc2c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2829_zps655bdc2c.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2830_zpsbe6911ff.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2830_zpsbe6911ff.jpg.html)

Khung cảnh...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2837_zpse0995b00.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2837_zpse0995b00.jpg.html)

Bạn có để ý con đường mòn bé xíu trong ảnh?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2842_zpsec621c13.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2842_zpsec621c13.jpg.html)

Tiếp tục đi xuống con đường mòn đó... Đất cát dần chuyển sang màu đỏ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2846_zps815c013e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2846_zps815c013e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2843_zps52bab7b6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2843_zps52bab7b6.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2849_zps14b29938.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2849_zps14b29938.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 20:34
Ở đây có cả dịch vụ cho thuê súc vật cưỡi cho đỡ mệt... Bạn biết đấy, trong 100 du khách ghé Grand Canyon thì 90 người ghé Bờ Nam vì đường xá thuận tiện, chỉ 10 người ghé Bờ Bắc - North Rim (nguồn: http://www.nps.gov). Và trong 10 khách ghé Bờ Bắc đó , 90% chỉ loanh quanh trong bán kính 200m gần khu vực bãi đậu xe oto vì sợ nắng và đa số đi về trong ngày, 10% chọn đi bộ thám hiểm xuống Grand Canyon. Trong số 10% "đi bộ" khám phá đó, một số không nhỏ là "đi bộ" trên lưng súc vật cưỡi... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2833_zps6f062f5a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2833_zps6f062f5a.jpg.html)

Bụi bay mù mịt dưới chân các con vật:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2836_zps93d8aae5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2836_zps93d8aae5.jpg.html)

Bạn có thấy sinh vật nào trong ảnh?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2851_zps9982d792.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2851_zps9982d792.jpg.html)

Nó đây...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2854_zps0c1a43e5.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2854_zps0c1a43e5.jpg.html)

Bạn có thấy "sinh vật" nào trong ảnh?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2870_zpsc86742a7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2870_zpsc86742a7.jpg.html)

"Nó" đây... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2871_zps5a29e56e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2871_zps5a29e56e.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 20:59
Trong lúc nghỉ chân dọc đường, tôi bắt gặp và nói chuyện với hai chàng trai trẻ trạc 23-24 tuổi, một đến từ Texas mặc áo đen sọc vui tính, một đến từ Utah mặc áo trắng. Họ tranh thủ vài ngày nghỉ phép đi máy bay tới Grand Canyon để thỏa mãn mong ước một lần đi bộ xuống đáy vực! Sau một ngày đi xuống và nghỉ đêm ở dưới vực thì họ bắt đầu leo từ sáng sớm và chúng tôi tình cờ gặp nhau trên đường.

Khi gặp nhau, tôi thấy hai anh chàng đang lê từng bước như nặng cả ngàn cân, trông họ cực kỳ mệt mỏi và cứ 10p lại dừng chân nghỉ một lần... Tôi đi bộ một mình cũng cảm thấy hơi buồn, vả lại tốc độ di chuyển của hai anh chàng cũng phù hợp, nên tôi trò chuyện và nhập bọn với họ cho thêm phần vui vẻ.

Câu chuyện cũng không có gì đáng nói nếu trong một lần dừng chân, anh chàng áo đen Texas không đột nhiên đổ gục xuống. Cả hai chúng tôi đều chạy lại: "Joe, mày không sao chứ?". Joe lấy tay ôm đầu ra vẻ kiệt sức, lúc đầu Joe còn ậm ừ trả lời được vài câu, lúc sau mặt cậu tái nhợt và không đứng dậy nổi. "Joe bị tụt đường huyết rồi !". Tôi và anh chàng áo trắng nhìn nhau...

Tôi lấy hai cái bánh quy còn lại trong túi xách đưa cho Joe: "Mày ăn cái bánh này cho có chút đường". Joe gật đầu và cầm bánh cố gắng ăn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2862_zpsdd0e2059.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2862_zpsdd0e2059.jpg.html)

Tình hình sau đó không khá hơn, Joe hơn 30p mà không ăn hết nửa cái bánh. Mặt cậu ta càng lúc càng tái nhợt, cậu than chóng mặt, hơi thở hổn hển và cuối cùng nằm dưới đường không nhúc nhích nổi:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2861_zps3d2d84bd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2861_zps3d2d84bd.jpg.html)

Một vài người đi ngang qua hỏi han chúng tôi và họ đưa cho Joe một số bánh cũng như muối hòa tan để ăn, nhưng Joe vẫn nằm im... Hơn một tiếng đồng hồ sau Joe mới ngồi dậy được. Tôi giúp Joe mang balo và hành lý. Nhưng đi thêm được chừng 5p thì Joe kiệt sức ngồi bệt xuống... Anh chàng áo trắng đành dừng một người quản lý Grand Canyon đang dẫn một đoàn súc vật chở khách du lịch đi xuống:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2831_zpsb3eb58e9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2831_zpsb3eb58e9.jpg.html)

Anh nhờ ông quản lý gọi cấp cứu vì điện thoại ở đây không có sóng tín hiệu. Ông quản lý lấy bộ đàm gọi cho người điều hành ở trên "điều" một con la xuống chở Joe lên, giá cả $100. Ông cũng cho Joe một gói muối + vitamin màu xanh hòa tan vào nước uống. Joe mệt mỏi mở gói muối ra uống:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2865_zpsa32302d6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2865_zpsa32302d6.jpg.html)

HDD82
01-12-2014, 21:02
Gói muối dường như có tác dụng và làm Joe tỉnh táo hơn. Rất may là sức khỏe của Joe sau đó okie. Nhưng bạn thấy đấy, một thanh niên trẻ khỏe, chỉ mới một ngày trên đường, chưa phải nhịn đói nhịn khát lần nào, chuẩn bị hành lý kĩ càng, thế mà đã bị Grand Canyon vắt kiệt sức khi leo lên!

Con người không bao giờ được xem thường Hẻm núi vĩ đại Grand Canyon:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2864_zps9da496b9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2864_zps9da496b9.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2866_zps7e9bf0da.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2866_zps7e9bf0da.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2859_zps9960943f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2859_zps9960943f.jpg.html)

Còn tôi thì không bao giờ dám xem thường đôi giày "thể thao đánh xi" Made in Vietnam này. :) Chấm hết một ngày khám phá Grand Canyon!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2863_zps1dc5a1a9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2863_zps1dc5a1a9.jpg.html)

HDD82
03-12-2014, 17:00
Trở về khu cắm trại, lương thực của tôi đã gần như cạn kiệt. Chỉ còn vài thứ có thể ăn được. Trong Grand Canyon Bờ Bắc có một khu cắm trại rất lớn và giá cả thì rất đắt đỏ. Chẳng hạn: một gói mì tôm bé xíu khoảng $2, một cái bánh sandwich nhỏ bằng bàn tay $7, đồ hộp giá cũng ngất ngưỡng. Gạo nấu cơm và rau xanh mà còn không có, nói chi tới nước mắm là thứ cả tháng nay tôi chưa được nếm. Người Mỹ không ăn rau nấu chín mấy như người Việt Nam, hơn nữa ai cũng xác định tham quan khu vực "khỉ ho cò gáy" này 1- 2 ngày chứ không ở lâu, nên tôi hiểu họ không bán là hợp lý.

Đêm đó, sau bữa ăn tối đạm bạc, rửa đóng chén bát chất núi trong lều và trò chuyện với người quản lý khu trại xong, tôi về lều ngồi trong bóng tối tĩnh mịch xem lại những hình ảnh về Grand Canyon, bầu trời đêm vạn vì sao lấp lánh và giọng ca Hương Lan ngọt ngào vang lên bài "Đất Nước"... Tâm hồn thư thái. Vâng! Đi du lịch độc hành cũng có cái hay riêng của nó khi bạn có những phút giây dành riêng cho mình. Rồi lý trí mách bảo tôi rằng đã tới lúc mình phải tiếp tục lên đường... Con đường lại vẫy gọi!

Lý trí thì muốn lên đường mà dường như vẫn còn cái gì đó lưu luyến... Grand Canyon hùng vĩ hàng trăm dặm đâu phải chỉ vài ngày là xong? Giống như Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc vậy, Vạn Lý dài hàng trăm cây số và nằm rải rác khắp nơi xung quanh Bắc Kinh, nếu muốn có vài tấm hình để đưa lên với bạn bè rằng "Bất đáo Trường Thành phi hảo hán" thì chỉ cần vài tiếng, nhưng những gì tuyệt vời nhất phải nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh nhất.

Vạn Lý Trường Thành cho những người thích sự nhanh chóng... Cứ cáp treo mà lên thôi:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_1801_zpsbdc800ec.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_1801_zpsbdc800ec.jpg.html)

... và cho những người thích sự chậm rãi...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_1970_zps43fb9010.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_1970_zps43fb9010.jpg.html)

Và tôi quyết định ở lại Bờ Bắc tiếp tục tìm hiểu Grand Canyon!

HDD82
03-12-2014, 18:36
Một số bạn bè đọc "Nhật ký hành trình" các chuyến đi tôi và nói rằng tôi miêu tả mọi chuyện lại nghe "đơn giản" quá. Mọi thứ đều có vẻ suôn sẻ và dường như không có gì phải lo lắng. Trong khi một số bạn bè tôi chuẩn bị hành lý cho chuyến đi vài trăm kilomet gần nhà đã có hầm bà lằng thứ để lo: Xe hư, thủng xăm, đứt dây côn, bể bạc đạn, chết bugi, cháy đèn, hết xăng v.v... và v.v... thế là họ mang theo cả trăm thứ trong hành lý, nào là cờ lê, mỏ lết, kìm, khóa, lắc-lê, lốp dự phòng, nhớt, xăng dự trữ ...

Lo lắng là tâm lý bình thường trước mỗi chuyến đi, dài hay ngắn... Những ai mê truyện kiếm hiệp Kim Dung đều nhận thấy cốt truyện chung kể về những nhân vật mới bước chân vào giang hồ thường trang bị cho mình những thanh bảo kiếm sắc bén, chém sắt như chém bùn khắp nơi không có địch thủ và biểu diễn với dáng vẻ phong nhã, như bay như múa. Kiếm sắc ở đây tượng trưng cho chiếc xe đời mời, hiện đại, đồ nghề tối tân và trang phục bảo hộ đầy đủ, bảo hiểm từ đầu xuống gót chân.

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_1054_zpsd29771ee.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_1054_zpsd29771ee.jpg.html)

Nhưng qua thời gian, trải qua nhiều trận quyết đấu, anh dần thuần thục các kỹ năng. Nếu muốn thực sự muốn sống một cuộc đời kiếm sĩ, và trở thành một tay kiếm có chút tên tuổi nào đó, thanh kiếm mà anh sử dụng có lẽ chỉ là một thanh kiếm cùn mà anh không buồn mài sắc. Chiếc xe cồng kềnh hiện đại hôm nào là vật bất ly thân thì giờ dần trở thành gánh nặng, nó ngăn cản bạn khám phá các cung đường bùn đất, bạn phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ, sợ mất trộm, không được phép ngủ trong rừng, sợ té xe v.v... và v.v... Một chiếc xe cổ lổ sĩ sản xuất năm 1982 không cần bảo trì sửa chữa gì vẫn đủ sức mang bạn tới đỉnh núi Alps.

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_4142_zps4eac1a43.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_4142_zps4eac1a43.jpg.html)

Qua thời gian, khi kỹ năng và kinh nghiệm dần trở nên phong phú và vững chắc hơn anh mới nhận thấy rằng chất lượng của thanh kim loại lúc đầu không còn quan trọng nữa. Nhưng muốn thực sự hiểu được giá trị của kỹ năng và kinh nghiệm, anh phải rèn luyện bằng sự chuyên chú. Không phải bằng lời nói, cũng không phải lý thuyết sách vở...

Xe hư, không có đủ dụng cụ để sửa xe, thì có thể gọi người tới giúp đỡ...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20130717-00413_zps3eaad8e7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20130717-00413_zps3eaad8e7.jpg.html)

... nếu không được nữa thì ...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20130717-00417_zpsbfccb64c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20130717-00417_zpsbfccb64c.jpg.html)

Xe bị mắc kẹt trong vũng bùn giữa một nơi vắng vẻ, không có dụng cụ, không có người giúp đỡ...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20130725-00440_zpsc89dfd82.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20130725-00440_zpsc89dfd82.jpg.html)

... thì phải tự thân vận động thôi...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/Untitled2_zpse5e6a940.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/Untitled2_zpse5e6a940.jpg.html)

Nếu một người chăm chú rèn luyện kỹ năng qua thực tế, dần dà anh ta sẽ thấy rằng những thứ thuộc về bên ngoài không quan trọng bằng những thứ thuộc về bản thân anh ta. Những cao thủ trong kiếm hiệp Kim Dung có người đạt đến trạng thái cao nhất - đó là Độc cô cầu bại. Nhân vật Độc cô cầu bại không mang vũ khí nào cả, mọi kỹ năng kiếm thuật của anh đã hòa vào trong tâm hồn và tâm trí anh qua những năm tháng tập luyện miệt mài, và anh ta - theo Kim Dung mô tả - có thể tạo ra một thanh kiếm chỉ bằng cách duỗi cánh tay của mình ra.

Một lần nữa bạn phải tự thân vận động: té xe, tai nạn, trầy da chảy máu, cảnh sát hỏi thăm, thất lạc hành lý v.v... đều là các cơ hội để phát triển kỹ năng và kinh nghiệm. Những chuyến đi xe máy là để truy rèn nội tâm mỗi người, nâng cao sự chững chạc và trưởng thành. Hãy chia sẻ lại các kinh nghiệm đó, nhưng đừng xa vào cái bẫy huênh hoang khoác lác muốn đánh bóng sĩ diện bản thân...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20130804-00496_zpscfa1946b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20130804-00496_zpscfa1946b.jpg.html)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20130803-00454_zps30d4c655.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20130803-00454_zps30d4c655.jpg.html)

Một phần trong các chuyến đi là bạn có cơ hội gặp gỡ với những người giỏi hơn và khiêm tốn hơn. Điều đó khiến chúng ta "tỉnh ngộ" lại để trở nên khiêm tốn, nhã nhặn hơn và cái tôi dần được bào mòn thấp xuống... Còn nếu không thì các chuyến đi dần trở thành đề tài để khoe khoang chiến tích hơn là để phát triển nội tâm như cái nghĩa đẹp nhất của nó.

Không lời:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2891_zps506652d9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2891_zps506652d9.jpg.html)

HDD82
03-12-2014, 18:50
http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2877_zpsf3d6072d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2877_zpsf3d6072d.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2888_zpsbbed427a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2888_zpsbbed427a.jpg.html)

Khoảng 1,100 đến 800 năm trước, những người thổ dân đã sinh sống dọc theo sông Colorado dưới đáy vực này, họ trồng trọt săn bắn và hái lượm trong khoảng 05 thế hệ trước khi buộc phải di cư đi nơi khác. Lý do họ di cư thì có lẽ do khí hậu thay đổi, lượng nước càng lúc càng ít hơn và không thuận lợi cho việc trồng trọt.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2880_zps17537383.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2880_zps17537383.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2883_zps51632030.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2883_zps51632030.jpg.html)

HDD82
03-12-2014, 18:51
http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2885_zps2609beba.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2885_zps2609beba.jpg.html)

Bạn có để ý thấy dường như đường chân trời trong bức ảnh này bị cong?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2889_zpsec9d7b9f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2889_zpsec9d7b9f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2890_zpsda4bff4b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2890_zpsda4bff4b.jpg.html)

letrungbk45
03-12-2014, 20:21
Bạn có những trải nghiệm thật thú vị! Mình thích kiểu đi này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

HDK
03-12-2014, 22:45
Bạn có những trải nghiệm thật thú vị! Mình thích kiểu đi này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Đi kiểu này rất thích mà, tuy hơi mệt chút. Cho hỏi chủ thớt đi vào mùa đông vừa rồi? chuyến đi bao lâu? ước gì mình rảnh cả tháng để phượt Mỹ như thế này.

HDD82
04-12-2014, 17:25
Chuyến đi xe máy của em chỉ có 1 tháng thôi, cũng không nhiều, còn tổng cộng chuyến đi thì hơn hai tháng, từ đầu tháng 05 đến tháng 07/2014.

HDD82
04-12-2014, 17:57
Những bài thơ đã đọc, những câu chuyện đã nghe sẽ chẳng bao giờ được hiểu hết nếu người đọc không hòa vào cảnh thiên nhiên giống như tác giả đã chia sẻ. Chẳng hạn, bài "Lâm giang viên" của Dương Thận là bài mở đầu cho bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa ai mà không biết? Nhưng khi "chiếu kiến" sống Trường Giang cuồn cuộn trước mắt, bài thơ mới đi vào lòng người...

"Cổn cổn Trường Giang đông thệ thủy
Lãng hoa đào tận anh hùng
Thị phi thành bại chuyển đầu không
Thanh sơn y cựu tại
Kỷ độ tịch dương hồng"

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_1502_zps1829117d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_1502_zps1829117d.jpg.html)

"Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thị phi thành bại theo dòng nước
Cơ đồ sừng sững bỗng tay không"

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_1507_zpsfa0a454f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_1507_zpsfa0a454f.jpg.html)

"Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian."

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2900_zpsc8193f6e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2900_zpsc8193f6e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2897_zpsa6c9710d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2897_zpsa6c9710d.jpg.html)

"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non." (Hồ Chí Minh)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2905_zpsfb721765.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2905_zpsfb721765.jpg.html)

HDD82
04-12-2014, 18:05
Bà soát vé tại cổng kiểm soát:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140629-00899_zps5e278f9f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140629-00899_zps5e278f9f.jpg.html)

Ngày nào bà cũng thấy tay Châu Á chạy chiếc moto vào Grand Canyon nên bà vẫy tay: "Mày thì khỏi đưa vé, tao nhớ cái mặt mày rồi". :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140629-00900_zpsfdc4869b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140629-00900_zpsfdc4869b.jpg.html)

HDD82
04-12-2014, 18:13
Tiếp tục một ngày nữa tại Bờ Bắc Grand Canyon:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2908_zps323d7464.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2908_zps323d7464.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2904_zps86fffcda.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2904_zps86fffcda.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2906_zps036d77a6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2906_zps036d77a6.jpg.html)

Các loại thực vật:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2910_zps74ad09ea.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2910_zps74ad09ea.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2911_zps74283937.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2911_zps74283937.jpg.html)

HDD82
04-12-2014, 18:35
Luôn luôn như vậy, luôn giống nhau trong mọi cuộc hành trình, khi đơn độc chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, tôi chỉ còn biết thở dài cho cuộc đời còn lắm bon chen danh lợi phù du... Chừng nào con người còn mắc kẹt trong bốn bức tường trong các thành phố lớn, trước mặt đầy bụi mờ khói ô nhiễm, chừng đó họ còn tranh đấu cho những thứ nhỏ nhoi.

Vách núi đá dựng đứng của thiên nhiên triệu năm, hàng đàn cá voi lưng gù di cư từ phía Bắc xuống phía Nam như một bộ phim National Geographic ngay trước mắt...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2021_zps4594f048.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2021_zps4594f048.jpg.html)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2064_zps7aefbc89.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2064_zps7aefbc89.jpg.html)

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2083_zpsd97377b0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2083_zpsd97377b0.jpg.html)

... chỉ còn biết thở dài copy thô thiển vài bài thơ của các đại thi hào để diễn tả ý mình...

"Sinh giả vi quá khách,
Tử giả vi quy nhân.
Thiên địa nhất nghịch lữ,
Đồng bi vạn cổ trần."

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2912_zps37227f98.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2912_zps37227f98.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2913_zps97fce5bc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2913_zps97fce5bc.jpg.html)

"Sống là khách qua đường
Chết là về cố hương
Trời đất là quán trọ
Bụi muôn đời xót thương" (Lý Bạch)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2939_zpsdaf232c3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2939_zpsdaf232c3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2933_zpsffd1e1fc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2933_zpsffd1e1fc.jpg.html)

HDD82
04-12-2014, 18:42
"Live to Ride - Ride to Live" phiên bản Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2949_zpsaa774752.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2949_zpsaa774752.jpg.html)

"Sống để Đi - Đi để Sống" phiên bản Việt Nam :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2950_zpse2cc979d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2950_zpse2cc979d.jpg.html)

HDK
04-12-2014, 20:18
Cảnh tượng thật là hùng vĩ. Mấy lời trong phim Thủy hử đưa vào đây cũng thấy hợp!

HDD82
07-12-2014, 21:36
Một vài hình ảnh cuối cùng về Bờ Bắc - North Rim:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2955_zpse8c462c2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2955_zpse8c462c2.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2958_zps8716f6ce.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2958_zps8716f6ce.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2957_zps40a15c17.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2957_zps40a15c17.jpg.html)

HDD82
07-12-2014, 21:42
Khi không còn bất cứ thứ gì có thể ăn được trong balo ngoài... gói bột nêm, HDD82 đành nhổ neo rời Bắc Grand Canyon.

Trước khi đi tôi muốn gặp và cảm ơn người quản lý khu cắm trại - Tim. Tim là người quản lý đầy trách nhiệm, đôi khi đêm khuya tôi vẫn thấy Tim chạy xe đi kiểm tra xung quanh. Tim gọi những bạn trẻ đi xe oto trong khu cắm trại là "kids", còn gọi tôi là "young man".

Tôi tìm thấy Tim đang vệ sinh dọn dẹp toalet khu cắm trại. Toalet ở tất cả khu cắm trại Mỹ là dạng toalet tự hoại. Đó là cái hố lớn đựng tất cả "sản phẩm" của con người, và không dội nước sau khi sử dụng. Tôi từng bị sốc khi lần đầu tiên thấy nó, kinh khủng... Bạn có thể nhìn thấy tận đáy của cái hố, bao nhiêu "sản phẩm" cứ nằm đó... :) Thế rồi chúng tôi đứng nói chuyện với nhau cạnh toalet trong khi Tim đang làm việc. Quan sát Tim làm việc phải nói rằng khó kiếm đâu ra người đàn ông nào tỉ mỉ như Tim. Toalet khu cắm trại mà Tim làm như thể bàn làm việc của mình. Sau hàng loạt công đoạn và gần chục chai xịt hóa chất toalet trở nên sạch boong... thơm tho... Thật khâm phục! Tôi chợt nghĩ rằng ở Mỹ hay ở đâu cũng vậy, nếu ai cũng làm tốt công việc của mình một cách cẩn thận, trách nhiệm thì xã hội sẽ tốt đẹp bao nhiêu!

Và đây: Tim!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2963_zpsb009cb2a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2963_zpsb009cb2a.jpg.html)

Biển báo chỉ đường ra các điểm tham quan tại North Rim:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2961_zps89a4d133.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2961_zps89a4d133.jpg.html)

Tôi chia tay Tim chạy xe ra thị trấn Jacob Lake:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2960_zps7302b54f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2960_zps7302b54f.jpg.html)

Tìm được một chổ cắm trại tại Jacob Lake, tôi nấu cho mình bữa tối trong lều với lương thực mua được . Ăn xong bữa tối, lần đầu tiên trong suốt hành trình tôi cảm thấy mình có dấu hiệu bị ốm. Bị ốm dọc đường thì không hay rồi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2964_zpsd8a69ac4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2964_zpsd8a69ac4.jpg.html)

Bổ sung cho cơ thể thêm vitamin C... Thấy đỡ hơn một chút! Thế rồi tôi lại cùng chiến mã Rocky Mountain lên đường mà không hề biết rằng một sa mạc rộng lớn đang chờ đón chúng tôi ở phía trước... Sa mạc Arizona!

HDD82
07-12-2014, 22:18
Từ North Rim, HDD82 theo đường 67 chạy ngược ra Bắc tới Jacob Lake, theo đường 89 chạy theo hướng Đông rồi ngoặt xuống Nam qua một vùng sa mạc rộng lớn (trên bản đồ là khu vực Echo Cliffs) theo hướng mũi tên trên bản đồ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140716-00908_zpsccce3512.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140716-00908_zpsccce3512.jpg.html)

Lần đầu tiên trong đời, tôi mới biết thế nào là sa mạc... Nếu các bạn còn nhớ, đoạn cuối của hành trình Trung Quốc - Tây Tạng HDD82 có tới khu vực có địa hình giống sa mạc. Nhưng đó là giống thôi. Còn đây là sa mạc thật sự! Không khí nóng đến tức ngực và độ ẩm không khí thấp đến nổi mồ hôi lập tức bay hơi ngay khi thoát ra khỏi lỗ chân lông. Đến đây mới thật từng giọt nước uống quý biết bao. Hơn hai lít nước uống lúc này quý như vàng. Con đường nhựa tưởng chừng dài tít tắp, dưới ánh mặt trời chói chang làm hoa mắt, gây ảo giác...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2972_zps035e6d68.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2972_zps035e6d68.jpg.html)

Những bụi cây hiếm hoi mọc hai bên đường. Chiếc xe Honda cứ chầm chậm chở chủ nhân băng qua sa mạc, khung cảnh như những thước phim quay chậm trong một bộ phim cao bồi Viễn Tây nào đó:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2969_zpsf7e1d0da.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2969_zpsf7e1d0da.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2971_zps98b10765.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2971_zps98b10765.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2970_zps9b340322.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2970_zps9b340322.jpg.html)

Nhiệt độ lúc này có lẽ khoảng 40 độ C, và nếu xe có bị xịt lốp hay chết máy trên sa mạc thì thật sự là gay go. Chiếc xe như có bạn nhận xét thấy là sên quá chùng đáng lẽ phải thay. Máy móc cũng đã "tã" từ lâu. Cam, cò khua rào rào như mưa đá. Người đã gần kiệt sức, chiếc xe cũng chả hơn gì. Dưới chân nhựa đường tan chảy dưới sức nặng của đống hành lý cồng kềnh và tuyệt nhiên không có hình bóng của chiếc moto nào khác...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2973_zps0710911e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2973_zps0710911e.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2991_zps4d97c5b4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2991_zps4d97c5b4.jpg.html)

HDD82
07-12-2014, 22:19
Những người sinh sống ở đây phần lớn là thổ dân? Thỉnh thoảng gặp trên đường tôi thấy họ có nét hao hao giống người Mexico. Hoặc có thể họ là thổ dân da đỏ? Lâu lâu con đường mới dẫn đến một vài nơi có dấu hiệu làng mạc.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2979_zps700e0b46.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2979_zps700e0b46.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2978_zps535f4002.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2978_zps535f4002.jpg.html)

Sông Colorado:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2974_zpsca35fa75.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2974_zpsca35fa75.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2975_zps2b5c2380.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2975_zps2b5c2380.jpg.html)

HDD82
07-12-2014, 22:20
Các cây xăng dọc đường là nơi dừng chân duy nhất để nghỉ ngơi ăn trưa. Tôi vào một cây xăng mua thức ăn, và thêm nước uống. Khu vực này cũng khá gần ngã ba rẽ đi Tp. Tuba và trên đường tới Grand Canyon nên nhiều xe oto chở khách du lịch tấp lại. Khách du lịch cứ vào ra tiệm tạp hóa bên trong cây xăng trong khi có tay Châu Á đang tranh thủ ăn... Đột nhiên thì một phụ nữ du lịch Trung Quốc chạy xồng xộc từ ngoài oto vào hỏi cô bé bán hàng một câu mà tôi còn nhớ mãi: "Ở đây có ... Internet không?". Miếng bánh mì vừa nuốt xuống cổ họng chực phọt ra... Câu hỏi hay thật ! Internet nào giữa sa mạc hoang vu mà đến sóng điện thoại còn không có này... :)

Cây xăng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG-20140630-00901_zps04579444.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG-20140630-00901_zps04579444.jpg.html)

Ngã ba đường rẽ đi Tp. Tuba... Xe cộ bắt đầu đông đúc như là dấu hiệu của thành phố...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2984_zps194afeaa.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2984_zps194afeaa.jpg.html)

... Nhưng tôi không đi thành phố Tuba mà lại hướng về phía Nam...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2981_zpsdb5a186e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2981_zpsdb5a186e.jpg.html)

... hướng về nơi địa hình có các "dấu hiệu" quen thuộc...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2990_zpsff95b183.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2990_zpsff95b183.jpg.html)

... Vâng! Đó là con đường dẫn tới Bờ Nam Grand Canyon - South Rim...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2986_zpsaf01f838.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2986_zpsaf01f838.jpg.html)

HDD82
07-12-2014, 22:30
Và:

"Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc
Và đường về nhà còn xa lắm, xa lắm..."

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/luckyluke08_zps362166c9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/luckyluke08_zps362166c9.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 20:26
Bờ Bắc và Bờ Nam của Grand Canyon có gì khác nhau?

Con sông Colorado qua hàng triệu năm đã bào mòn Grand Caynon với chiều sâu khoảng 1 mile (1.6km) tính từ đỉnh cho tới vị trí thấp nhất là sông Colorado. Nước là tác nhân chính làm thay đổi hình thù của Grand Canyon cho đến tận ngày nay. Bờ Bắc - North Rim - cao hơn Bờ Nam - South Rim - khoảng 1200 feet và có bề rộng bào mòn khoảng hơn 7 miles (11km) tính từ tâm là sông Colorado, trong khi Bờ Nam dốc đứng hơn và có bề rộng bào mòn chỉ hơn 3 miles (5km). Bởi vì Bờ Bắc cao hơn nên nhận được lượng mưa và tuyết lớn gấp đôi Bờ Nam. Mỗi năm Bờ Bắc bị bao phủ bởi khoảng 4m tuyết vào mùa đông... Do đó trong các bức hình ở trên các bạn đã thấy đồi núi nhấp nhô trùng trùng điệp điệp trải rộng vô cùng đẹp mắt khi quan sát Grand Canyon từ Bờ Bắc.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2923_zpsc21ae4b1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2923_zpsc21ae4b1.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 20:29
Bờ Nam - South Rim thấp hơn Bờ Bắc khoảng vài trăm mét và do đó khí hậu nóng nực hơn, lượng nước mưa và tuyết nhận được mỗi năm ít hơn, cây cối kém tươi tốt hơn, nhưng lại... đông khách du lịch hơn! :D HDD82 may mắn tìm được một chỗ trong khu cắm trại cạnh Desert View. Desert View nằm ở góc ngoài cùng tay phải của hình:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3029_zps8ddbae9a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3029_zps8ddbae9a.jpg.html)

Ổn định chỗ ở và nấu ăn xong, tôi bắt đầu đi dạo quanh khu Desert View. Hàng đoàn khách du lịch từ những chiếc xe bus to lớn túa ra, hàng trăm chiếc oto mang biển kiểm soát khắp mọi nơi trên nước Mỹ đậu kín bãi đỗ xe tạo cảm giác tôi đang lạc vào một thành phố nào đó:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2992_zpsa2d3b800.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2992_zpsa2d3b800.jpg.html)

Khái niệm "công bằng" rất đậm nét trong văn hóa Mỹ. Xe máy cũng chiếm một chỗ đậu xe thoải mái "công bằng" như xe hơi... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2993_zps5037443e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2993_zps5037443e.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 20:44
Hàng đoàn, hàng đoàn khách du lịch khắp nơi trên Thế giới đổ về. Tôi nhớ lại khung cảnh yên bình tại Bờ Bắc mà ao ước Bờ Nam có thể bớt xô bồ hơn... Những guồng chân vội vã của khách tham quan... Họ dừng lại 30s để chụp ảnh... đi tiếp... 30s dừng lại để chụp ảnh... đi tiếp... Tiếng ồn ào huyên náo khắp nơi, mọi người chen lấn chụp ảnh cho kịp giờ lên xe bus...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2994_zpsf2c17203.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2994_zpsf2c17203.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3006_zpsde6f35b1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3006_zpsde6f35b1.jpg.html)

Khung cảnh bờ Nam từ điểm quan sát Desert View:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3000_zpsd1b0614b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3000_zpsd1b0614b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3001_zps15f8c580.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3001_zps15f8c580.jpg.html)

Giống như nhiều chuyến đi khác khi mà cảm xúc bị sự xô bồ lấn át, HDD82 nhanh chóng chụp vài kiểu ảnh rồi rời đi...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3010_zps95c416d8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3010_zps95c416d8.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 20:51
Sau khi nấu cho mình bữa tối tại khu cắm trại, tôi uể oải ngồi trước lều quan sát sinh hoạt của những người cắm trại xung quanh: Một anh chàng nghệ sĩ tóc dài đang nằm nghe nhạc rap trong xe oto, một cặp đôi trẻ ôm nhau cười khúc khích trong chiếc lều gần chiếc oto BMW đời mới cáu cạnh, một em gái xinh đẹp đang chạy bộ tập thể dục với chiếc máy theo dõi nhịp tim đeo trên bắp tay...

Gần lều của tôi là một anh chàng đang lúi húi dựng trại bên chiếc Harley Davidson. Tôi lững thững vẫy tay tới làm quen với anh. Đầu tiên là chuyện xe cộ để xóa bỏ cảm giác bỡ ngỡ. "Ồ, chiếc Harley của mày đẹp quá, mày từ đâu tới?". Rồi chỉ một thời gian ngắn - một đặc trưng của cách giao tiếp Mỹ: nhanh, thẳng thắn, đi ngay vào vấn đề - chúng tôi thành bạn bè... :D Anh chàng cũng đi moto một mình nên giữa hai chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng, chuyện cứ thể nổ rang như pháo nổ...

Anh chàng có cách nói chuyện hóm hỉnh vui nhộn tên Gadzon, người Canada. Anh chàng đang pha trò tiếu lâm khi tôi chụp ảnh:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3017_zpsa3efe62a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3017_zpsa3efe62a.jpg.html)

"Gadzon, cười chụp ảnh nào!"...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3018_zpse894e952.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3018_zpse894e952.jpg.html)

.. và thành bạn bè... :)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3019_zps804bc868.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3019_zps804bc868.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 21:06
Theo tôi, những người đi du lịch một mình thường có xu hướng cởi mở với môi trường xung quanh. Họ sẵn sàng giao tiếp với những người bạn mới gặp và ở tâm trạng luôn muốn kết bạn để chia sẻ nỗi cô đơn...

Đêm hôm đó, cảm thấy khó ngủ vì những tiếng cười khúc khích, những âm thanh "nhạy cảm" cứ không ngừng phát ra từ chiếc lều có đôi bạn trẻ với chiếc BMW :D tôi rúc đầu ra khỏi lều ngắm bầu trời đêm Grand Canyon đầy sao. Hàng triệu triệu ngôi sao đẹp tuyệt vời! Gần sáng khi những âm thanh xung quanh đã yên ắng hơn, tôi rúc đầu vào trong lều làm một giấc tới sáng... :))

Khi thức dậy vào buổi sáng sớm (như mọi khi, sáng sớm với tôi là khi cả khu cắm đã đi gần hết), nấu ăn sáng xong và bắt đầu ra khỏi lều cũng là lúc mặt trời đã lên cao. HDD82 bắt đầu một ngày nữa tại Grand Canyon:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3026_zps3c173002.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3026_zps3c173002.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3030_zpse1e450cb.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3030_zpse1e450cb.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3022_zps7fe6e72c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3022_zps7fe6e72c.jpg.html)

Thời tiết hôm đó nắng đẹp, điều kiện lý tưởng để chụp hình. Rất nhiều nhiếp ảnh gia với hàng đống trang thiết bị máy ảnh tối tân rời oto xuống đang tác nghiệp, chiếc máy ảnh Canon đời Napoleon của tôi đương nhiên không thể so sánh... :))

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3032_zpsc954a6c8.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3032_zpsc954a6c8.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 21:25
http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3054_zpsc229a6ac.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3054_zpsc229a6ac.jpg.html)

Mọi người đang cúi mặt xuống nhìn hẻm núi, còn tôi ngửa mặt lên trời ngắm chú chim đại bàng đang tung cánh trên bầu trời xanh biếc.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2713_zps70d8a932.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2713_zps70d8a932.jpg.html)

Một chú chim ngoài trời phải tự mình tìm kiếm lương thực, tự mình xây tổ và chống chọi với các kẻ ăn thịt khác nhưng nó lại được tung bay cả một khoảng trời rộng lớn. Nó sung sướng hơn với sự tự do và phiêu lưu của mình hơn là con chim trong lồng vốn chẳng có gì ngoài tiện nghi. Cái lồng chim làm cho cuộc sống con chim trở nên nhàn hạ, nó chẳng phải lo lắng về thức ăn, lạnh lẽo hay những sự nguy hiểm. Nhưng chẳng có gì đáng thèm muốn ở một con chim như vậy!

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2715_zps4d5f6dd6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2715_zps4d5f6dd6.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 21:34
"Ai đứng như dáng dừa"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3056_zps79b8b4b1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3056_zps79b8b4b1.jpg.html)

"Chú này mắc cười ghê!!!"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3065_zpsf82a37e0.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3065_zpsf82a37e0.jpg.html)

... "Ai đứng như dáng dừa, tóc dài bay trong gió" mới là đây::D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3073_zpsbe9fdfb7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3073_zpsbe9fdfb7.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 21:40
http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3036_zpsd23afa3f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3036_zpsd23afa3f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3043_zps1fbbc123.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3043_zps1fbbc123.jpg.html)

"Tóc dài bay trong gió" chơi dại leo xuống vách đá, và kết quả là như thế này đây...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3076_zpsf60bf908.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3076_zpsf60bf908.jpg.html)

HDD82
08-12-2014, 21:51
"Dung nhan" khi còn ở Thủ đô Washington D.C...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/photo24_zps4ee02677.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/photo24_zps4ee02677.jpg.html)

...Và "nhan sắc" bị hủy hoại trầm trọng do ham chơi... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3068_zpsfb9e317e.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3068_zpsfb9e317e.jpg.html)

HDK
08-12-2014, 22:04
HDD82 có tính được tổng khoảng cách di chuyển bằng xe máy trên đất Mỹ là bao xa? cỡ 2000miles / 1 tháng

Audioman71
09-12-2014, 05:42
Khu này mình cũng đến đầu năm 2012

https://static.panoramio.com/photos/large/78508308.jpg

HDD82
10-12-2014, 18:12
Khu du lịch ở Bờ Nam quá đông đúc và hiện đại đã đẩy tôi rời xa nơi này sớm hơn. Không muốn ngủ đêm tại khu vực này, tôi chạy xe ra khỏi Bờ Nam và tìm được khu cắm trại xơ xác, tiều tụy, giá cắt cỏ nhưng được cái có Internet.

Lúc HDD82 dựng lều xong cũng là lúc trời đổ mưa giông rầm rầm, đây là cơn mưa đầu tiên tôi gặp ở bang Arizona, từng giọt mưa to tướng từ trên trời rơi xuống va độp độp vào mặt đất làm bắn bùn đất đầy lên lều. Tuy nhiên tôi không lấy đó làm phiền lòng! Mưa là dấu hiệu tốt với tôi, với thiên nhiên khô cằn ở đây, và với nhiều loài vật khác trong khu cắm trại...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3093_zps1edd141d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3093_zps1edd141d.jpg.html)

Trong lúc tôi đang ngồi ngắm trời ngắm đất thì giật mình thấy một chú hươu sừng tấm tự nhiên lù lù xuất hiện ngay cạnh. Chú hiền từ đưa cái lưỡi dài ra nhá các đám cỏ xanh vừa đâm chồi sau con mưa... HDD82 cứ theo chú hươu cho đến khi chú khuất sau bóng đêm trong khu rừng phía trước...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3095_zpsa3b405c3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3095_zpsa3b405c3.jpg.html)

... Và tôi đứng trong bóng đêm tĩnh mịch lắng nghe tiếng nói của trái tim và cả lý trí của mình rằng: Có lẽ đã đến lúc mình phải dừng lại! Tôi đã gặp quá nhiều may mắn khi không gặp bất cứ sự cố gì nghiêm trọng trên hành trình, không như Ông Joe, và Craig, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình và bây giờ là lúc tôi nên dừng lại...

HDD82
10-12-2014, 18:15
Lời kết:

Hẻm núi vĩ đại Grand Canyon là điểm tham quan cuối cùng bằng xe gắn máy của tôi! Từ Grand Canyon tôi tiếp tục xuôi xuống phía Nam tới Thành phố Flagstaff, bang Arizona. Chặng đường từ South Rim tới Flagstaff tôi không có hình ảnh gì để chia sẻ với các bạn cả. Tại Flagstaff, tôi quyết định dừng chuyến hành trình của mình ở đây... Xe vẫn còn nổ máy chạy được, người vẫn còn sức khỏe lên đường, nhưng trái tim mách bảo với tôi rằng "Đã đến lúc mình phải dừng lại" !

Khi ngồi sưởi ấm bên đống lửa tại khu cắm trại, nơi tôi được người quản lý khu trại giúp đốt lửa, giúp cho thức ăn, và được cặp vợ chồng già chỉ cho thấy chú chim đại bàng biểu tượng nước Mỹ. Vâng! Ngồi sưởi ấm bên đốm lửa, đêm đó tôi chiêm nghiệm lại những việc xảy ra và đã quyết định rằng nếu Ông Trời phù hộ cho tôi an toàn, tôi sẽ quyên tặng chiếc xe gắn máy này cho tổ chức "Make A Wish" (Ước một điều ước).

Make A Wish là một tổ chức từ thiện giúp đỡ cho trẻ em nghèo Mỹ. Tôi coi đó là một cách để trả bớt món nợ ân tình với người dân ở đây. Nhưng mong ước ấy của tôi đã không được thực hiện... Dù đã gọi điện thoại hẹn trước với người của tổ chức Make A Wish nhưng họ đã không tới nhận chiếc xe. Tôi gọi điện hàng giờ cho những người trực tổng đài, nhẫn nại trả lời hàng loạt câu hỏi, lập đi lập lại rằng mình có hẹn với người của tổ chức họ hàng chục lần đến khi điện thoại không còn một xu... Vẫn không có kết quả!

Một lữ khách giữa thành phố xa lạ, đông đúc ngồi buồn bã nhìn chiếc Honda tội nghiệp: Có lẽ số phận của chiếc Honda Trail 90 cũng giống số phận chiến Suzuki GS550 ở Athen, Hy Lạp trong chuyến đi Châu Âu...

Lang thang cùng đống hành lý rồi tôi tìm được bến xe tại Flagstaff, tôi nhảy lên một chiếc xe bus đi Las Vegas... Rồi người tôi lả đi trên xe bus không còn cảm giác gì nữa, có lẽ tôi đã đẩy cơ thể mình đến mức giới hạn...

Chiếc xe bus lắc lư đưa hồi ức của tôi đi từ thành phố Missoula, bang Montana...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/MT_27775_zps46bbea89.gif (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/MT_27775_zps46bbea89.gif.html)

... tới thành phố Flagstaff, bang Arizona...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/AZ_11187_zps3a56b7b6.gif (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/AZ_11187_zps3a56b7b6.gif.html)

Vâng! Chỉ có may mắn mới giúp tôi thực hiện được ước mơ Nước Mỹ bằng xe gắn máy.

HDD82
10-12-2014, 20:55
Các bạn còn nhớ Bob? Bob là người đàn ông đã chở tôi câu cá trên bờ hồ Fish Lake lần trước...

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG_2576_zps661b8f4a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG_2576_zps661b8f4a.jpg.html)

Buổi sáng đó khi chúng tôi đang trò chuyện sôi nổi được một lúc lâu, Bob đột nhiên hơi trầm ngâm rồi dứt khoát nhìn thẳng vào mắt tôi hỏi:

- Dong, mày nói với tao là mày đi du lịch không có kế hoạch gì cụ thể đúng không?
- Đúng rồi. Tôi đáp.
- Vậy tại sao mày không đi Las Vegas?
- Las Vegas à?
- Đúng thế.

Rồi Bob tiếp: "Tao có chia sẻ qua điện thoại với bạn gái tao về câu chuyện mày. Bạn gái tao có nhờ nói giùm là cô ấy muốn mời mày tới Las Vegas. Cô ấy đang sống với người cháu ở Las Vegas."

Thấy gương mặt tôi ngạc nhiên, Bob tiếp: "Mày thắc mắc tại sao cô ấy chưa gặp mày mà đã mời về nhà chơi, đúng không?". "Cô ấy là thế! Đã nói là sẽ làm. Mày yên tâm là bạn gái tao sẽ đón mày tại sân bay Las Vegas, đưa mày đi chơi thành phố, cho mày ở nhà cô ấy trong một phòng riêng. Mày thấy thế nào?"

Và đương nhiên là tôi đồng ý ! :)

Thật là sảng khoái khi dừng chân tại bến xe ở một thành phố rộng lớn như Las Vegas và biết rằng sẽ có người tới đón mình... Chiếc xe bus dừng lại tại trạm Las Vegas vào lúc gần nữa đêm. Tôi bước xuống xe và ngay lập tức cảm thấy hơi nóng hầm hập của sa mạc. Nóng!

"Dong, có phải mày là Dong không?". Một người phụ nữ tóc vàng dáng người cao to bước tới tôi. "Đúng rồi, tao Dong đây. Mày là Sue, bạn gái của Bob à?".

Chúng tôi gần như bắt đầu câu chuyện mà không có sự rụt rè nào. Sue đưa tôi lên xe dạo một vòng thành phố và mời tôi ăn tối tại một nhà hàng trong sòng bài. Vì đã từng giao tiếp nhiều và hiểu phong cách của người Mỹ nên tôi với Sue khá thoải mái.

"Sue, tại sao mày cho tao ở tại nhà mày trong khi chúng ta chưa gặp nhau lần nào?". Tôi hỏi sau khi Sue đưa tôi đi ăn tối, và Sue giành trả tiền. "Tại Bob nói với tao rằng mày là người tốt". Sue nói. "Và tao đang trông nom hai đứa cháu ngoại đang nghỉ hè ở nhà. Tao cũng muốn mày chơi với chúng và giới thiệu văn hóa Việt Nam với chúng".

Người tốt thì HDD82 không dám nhận. Chứ chơi với trẻ em Mỹ thì tôi cũng đã có chút kinh nghiệm rồi... :))

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3133_zps26333810.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3133_zps26333810.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3134_zps55560c37.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3134_zps55560c37.jpg.html)

Cô bé cháu gái của Sue rất dễ thương. Cô bé lúc đầu cũng rụt rè vì lần đầu tiên tiếp xúc với người Châu Á, dần dà tôi lấy được cảm tình của bọn trẻ và thoải mái chơi đùa cùng chúng.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3135_zps8bea4d63.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3135_zps8bea4d63.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3136_zpsb17e6eab.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3136_zpsb17e6eab.jpg.html)

HDD82
10-12-2014, 21:01
Sue là một phụ nữ cá tính mạnh mẽ kiểu đàn ông và tự lập. Sue về hưu được vài năm nay sau khi nghỉ làm tài xế đường dài cho hãng vận tải UPS. Tại Las Vegas, Sue tính tình yêu thích động vật và thiên nhiên, có một khu vườn khá lớn trồng rau và nuôi rất nhiều động vật, có các chú chó rất dễ thương.

Tôi chắc rằng Las Vegas - kinh đô cờ bạc của Thế giới - là điều ai cũng biết. Las Vegas với những khu vui chơi giải trí bậc nhất Thế giới, những tòa nhà sang trọng, những sòng bài mênh mông, những cô gái và chàng trai sexy đủ màu da, đủ quốc tịch, đủ thể loại cao, gầy, ốm, mập, da đen, da vàng, da trắng, da nâu... là điều ai cũng biết.

Nhưng hình ảnh về Sue, về cô cháu gái người Mỹ cho gà ăn sau vườn nhà như thế này tại Las Vegas thì không phải ai cũng biết... :D

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3107_zps143c277b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3107_zps143c277b.jpg.html)

Cục ta, cục tác:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3106_zpsa5b81252.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3106_zpsa5b81252.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3099_zps8c2390e9.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3099_zps8c2390e9.jpg.html)

Nụ cười trẻ thơ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3105_zps5d2dcd35.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3105_zps5d2dcd35.jpg.html)

Thu hoạch trứng gà kiểu Mỹ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3113_zps2fa4e50d.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3113_zps2fa4e50d.jpg.html)

HDD82
10-12-2014, 21:04
Không những nuôi đàn gà hơn 20 con...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3111_zpsaaacee5f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3111_zpsaaacee5f.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3110_zps2929a8b2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3110_zps2929a8b2.jpg.html)

... mà nhà Sue còn có thỏ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3109_zps64c094b7.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3109_zps64c094b7.jpg.html)

... rùa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3098_zps3d7ca985.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3098_zps3d7ca985.jpg.html)

... giun...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3101_zpsff5c8af6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3101_zpsff5c8af6.jpg.html)

... dê...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3125_zps3a9b19cd.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3125_zps3a9b19cd.jpg.html)

... ngựa... Vâng, Những hình ảnh này là tại Las Vegas! :)


http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3129_zps8d0ad87c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3129_zps8d0ad87c.jpg.html)

Chú ngựa dễ thương bị chủ đối xử tệ bạc nên Hiệp hội súc vật mang con vật tội nghiệp này đến Sue nhờ chăm sóc. Ngoan nào... ngoan nào...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3131_zps946b6063.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3131_zps946b6063.jpg.html)

HDD82
10-12-2014, 21:11
Kinh đô cờ bạc Las Vegas là đây sao?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3119_zps172c28c1.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3119_zps172c28c1.jpg.html)

Cờ bạc và giải trí Las Vegas là khái niệm của khách du lịch! Còn với người dân địa phương thì họ vẫn yêu vẫn sống cuộc sống bình thường giống mọi người dân Mỹ khác...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3121_zps27df3f00.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3121_zps27df3f00.jpg.html)

"Brừm...Brừm". "Dong, qua trái, qua phải". Tôi cứ thế cùng Sue trải nghiệm các công việc đồng áng, từ đó hiểu thêm về suy nghĩ và tính cách đáng yêu của người Mỹ. Nếu bạn, bạn có chấp nhận mời một người lạ mặt tới nhà mình như Sue đã làm với tôi không?

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3120_zps8877de4a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3120_zps8877de4a.jpg.html)

HDD82
10-12-2014, 21:28
Sue có một con gái và một con trai. Cả hai đều đã trưởng thành và sống độc lập cũng tại Tp. Las Vegas. Hôm nọ tôi tình cờ nghe người con gái hỏi Sue "Tại sao mẹ mời một người Châu Á lạ mặt tới nhà mình?". Sue một mực khẳng định tôi là người tốt, và bằng chứng là tôi chơi rất vui với hai cháu ngoại của bà.

Muốn phá tan định kiến của con gái Sue về người Châu Á, tôi mời cả gia đình đi ăn trưa tại một nhà hàng trong thành phố. Chúng tôi cùng tới một nhà hàng sushi Nhật Bản sang trọng và chúng tôi có một buổi trưa tuyệt vời cùng với bọn trẻ. Sau đó, cô con gái của Sue thân mật với tôi hơn, cô còn mời tôi sang nhà cô chơi và đi ăn tiệc nướng ngoài trời cùng bạn trai mới của cô, nhưng rất tiếc tôi phải từ chối vì bận công việc đồng áng cùng Sue... :)

Tôi cũng tranh thủ giới thiệu về văn hóa Việt Nam tới những người hàng xóm của Sue, trước đây họ chỉ nói chuyện chút ít với người VN tại các tiệm làm móng tay (nail), thì bây giờ hiểu rõ về VN hơn. Chúng tôi thường cùng nhau ăn tối hoặc uống cafe, trao đổi quan điểm về mọi vấn đề để rồi cùng rút ra kết luận rằng: Người Việt Nam, người Mỹ hay bất cứ người nào trên Thế giới cũng đều có rất nhiều điểm tương đồng!

Và lần đầu tiên Sue tạo điều kiện cho tôi được cưỡi ngựa! Cô con gái Sue đang đóng yên ngựa lên mình chú ngựa nâu...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3138_zps10f0de1c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3138_zps10f0de1c.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3139_zps16ec9309.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3139_zps16ec9309.jpg.html)

Tôi thấy quý chú ngựa màu trắng và quyết định chọn cưỡi chú:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3137_zps49a53886.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3137_zps49a53886.jpg.html)

Cô bé rất háo hức cưỡi ngựa từ đêm hôm trước nhưng đúng lúc chuẩn bị xong xuôi thì cô bé bật khóc...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3144_zpse6d27eca.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3144_zpse6d27eca.jpg.html)

Thì ra cô bé cảm thấy tội nghiệp chú ngựa quá. Cô sợ chú ngựa bị đau...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3143_zpsef6e0a38.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3143_zpsef6e0a38.jpg.html)

Dỗ dành cô bé mãi không được, chúng tôi đành để cô bé vào nhà! Rồi... lên ngựa...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3150_zpsa3d6488b.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3150_zpsa3d6488b.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3148_zps3dc35e53.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3148_zps3dc35e53.jpg.html)

Hí, hí, hí... Bây giờ tôi đã trông giống anh chàng cao bồi Lucky Luke hơn? Nhưng có cưỡi ngựa mới thấy không dễ chịu chút nào, cái mông sau một hồi cưỡi ngựa là ê ẩm, chú ngựa mình mẩy cũng ướt đẫm mồ hôi dưới cái nóng mùa hè Las Vegas ...

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_3154_zpsb7fb273a.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_3154_zpsb7fb273a.jpg.html)

HDD82
10-12-2014, 21:37
Rồi cũng tới lúc chia tay Sue...

Buổi sáng sớm tinh mơ tôi ra sân bay đi Los Angeles, Sue dậy từ thật sớm nấu nướng chuẩn bị cho tôi một bữa ăn sáng ngon và thịnh soạn nhất tôi từng biết và đưa tôi ra sân bay. Tôi chạy ra sau vườn nhìn lần cuối lũ chó, mèo, thỏ, dê, ngựa đang ngoan ngoãn trong chuồng rồi lên xe đi...

Và những cái ôm thật chặt với Sue, những tình cảm khó diễn tả hết bằng lời giữa hai người trước xa lạ nay trở thành bạn bè.

Còn tại Thành phố Los Angeles, chính phủ Mỹ đã dành sẵn chiếc vé máy bay khứ hồi trong chương trình học bổng để bay về Việt Nam...

Tạm biệt Nước Mỹ tôi còn biết nói gì đây ngoài những lời cảm ơn? Cảm ơn những người đã trao cho tôi học bổng, chính phủ Mỹ, những người bạn trên đường, bạn bè, bằng hữu, gia đình, người yêu, và tất cả những người đã giúp đỡ động viên tôi trên con đường thực hiện ước mơ xuyên nước Mỹ bằng xe gắn máy!

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng ưu tiên sự tiện nghi và an toàn. Điều đó là bình thường. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng nên thoát ra khỏi cái vòng tròn tiện nghi và an toàn mình tự tạo ra để khám phá thế giới xung quanh. Hãy mạnh dạn thực hiện ước mơ, hãy khám phá thế giới xung quanh, hãy sống theo như câu nói của Muhammad Ali nói với người thân của mình trong thời khắc lâm bệnh rằng: "Đừng khóc cho tôi, tôi không cảm thấy đau đớn gì cả. Tôi thấy thanh thản lắm, tôi đã làm được tất cả những gì mình muốn trong cuộc đời này rồi..."

Sống Để Đi ! Live To Ride !

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/IMG_2333_zps314d7f1c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/IMG_2333_zps314d7f1c.jpg.html)

Hết !

HDK
10-12-2014, 22:09
Chuyến đi của bạn thật tuyệt và cảm nhận được nhiều về thiên nhiên, đất nước con người Mỹ. Mình cũng rất muốn có thời gian để đi như bạn. Chúc bạn vui, và chia sẻ thêm với mọi người về những chuyến đi!

volty
11-12-2014, 10:34
Cảm ơn bạn Đông ạh

hamacon
11-12-2014, 13:57
Thread của bạn quá ư là nhiều cảm xúc. Chúc HDD82 luôn vui và an lành

doun
11-12-2014, 19:03
Cám ơn Mr. Ho. Cám ơn một số câu trích dẫn của bạn.

HDD82
11-12-2014, 19:58
Thread của bạn quá ư là nhiều cảm xúc. Chúc HDD82 luôn vui và an lành
Cảm xúc thật phải là cảm xúc không chỉnh sửa... Dù sao mình cũng đọc được rồi bác hamacon nhé! ;)

hamacon
11-12-2014, 21:03
Cảm xúc thật phải là cảm xúc không chỉnh sửa... Dù sao mình cũng đọc được rồi bác hamacon nhé! ;)

Rất vui vì HDD82 đã đọc được những dòng trước đó, bởi vì đó đúng là cảm xúc chân thực nhất ;) Đã có rất nhiều giai đoạn trong cuộc sống của mình cần có 1 liều doping tinh thần, mình lôi hết bài của HDD82 ra đọc lại, kể cả có 1 thời gian dài phải theo dõi qua hội Su vì bên này chưa có bài... 1 lời khó nói hết thật. Mong các bài tiếp theo nhé bạn :)

HDD82
11-12-2014, 22:09
@hamacon: bạn có dự định chỉnh sửa bài viết trên nữa không đây??? "Hà mã con" mà sao nhút nhát dzữ... hehe.

HDD82
11-12-2014, 22:16
Câu chuyện hậu chuyến đi:

Trong các bài viết HDD82 chia sẻ với các Anh Chị và các bạn trong topic Nước Mỹ, không biết ai còn nhớ không? Rằng một nét văn hóa hay của người Mỹ là văn hóa tình nguyện. Tình nguyện ở đây là làm các công việc giúp đỡ cộng đồng. Rất nhiều người Mỹ làm từ thiện, từ người trẻ đến người già về hưu, từ đàn ông cho tới phụ nữ. Văn hóa tình nguyện là lý do chúng ta thấy có những bác sỹ Mỹ sẵn sàng đồng ý ở lại tâm dịch Ebola khi dịch Ebola bùng phát ở Châu Phi để giúp đỡ các bệnh nhân. Để rồi sau đó chính họ cũng bị nhiễm căn bệnh không có thuốc chữa này và phải chia lìa thế gian, để lại gia đình, vợ con... Câu chuyện cảm động này từng được chia sẻ trên nhiều trang mạng.

Người bình thường ai cũng có công việc + gia đình với trăm ngàn thứ lo lắng mỗi ngày nên dành chút ít thời gian làm việc vì mục tiêu cộng đồng thật là khó. "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Suốt ngày chê bai VN hoài (gần như đây là một trào lưu, rất nhiều người nhìn thấy mặt hạn chế tiêu cực của xã hội để rồi suốt ngày chê bai phê phán) mà bản thân lại không hành động gì thì cũng không hay lắm...

Dự án "Một bức tranh - Nhiều hy vọng" phát động cuộc thi sáng tác tranh và nhiếp ảnh từ cộng đồng, từ sinh viên. Người tham gia chỉ phải gửi lõi tranh và/hoặc file mềm ảnh tới ban tổ chức. Chúng tôi sẽ có nhiệm vụ tìm nhà tài trợ để làm khung tranh và/hoặc in ảnh các tác phẩm đạt yêu cầu trang trí tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng.

Ai phải từng nằm điều trị nội trú trong bệnh viện đều hiểu cảm giác cô sầu, hiu quạnh và buồn tẻ của bốn bức tường trắng lạnh lẽo... Bác Hồ từng viết trong Nhật ký trong tù rằng "Một ngày trong tù bằng thiên thụ tại ngoại". Còn ở tại nhiều bệnh viện Việt Nam "Một ngày trong bệnh viện bằng bách thu ở ngoài".

Không ai muốn nằm trong bệnh viện, không ai muốn sinh hoạt trong môi trường đó khi mà vấn đề chữa bệnh tâm lý còn chưa được đánh giá đúng mức tại VN. Đối với bệnh nhân ung thư, tâm lý lại càng đóng vai trò quan trọng, quan trọng không kém thuốc chữa bệnh kê toa, đối với hiệu quả điều trị. Thử hỏi nằm trong bốn bức tường trắng lạnh lẽo đó, người khỏe mạnh có bị bệnh không? Huống hồ gì người bệnh nặng như bệnh ung thư...

Đây là dự án mà tôi đã trình bày tại Thủ đô Washington D.C:

https://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10269337_10152231309184217_1999809038878986965_o_z psb3b6b332.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10269337_10152231309184217_1999809038878986965_o_z psb3b6b332.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/USA/HoDuongDong-PosterShow_zps095b5b05.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/USA/HoDuongDong-PosterShow_zps095b5b05.jpg.html)

HDD82
11-12-2014, 22:18
Qua chuyến đi Mỹ mà tôi đã chia sẻ với các bạn, HDD82 đã thay đổi sâu sắc suy nghĩ của mình về hoạt động cộng đồng. Và tôi cũng muốn mọi người xung quanh dần dần thay đổi. Điều đó không phải dễ!

Hãy để tôi chia sẻ với các bạn câu chuyện sau đây:

Năm 2013, trong chuyến đi Lào lần đầu tiên HDD82 gặp gỡ Maya Sato - một họa sỹ vẽ tranh Nhật Bản. Câu chuyện này tôi đã chia sẻ trong "Ký sự Đông Dương - Phần 2". Sau đó Maya Sato quay trở lại thăm Việt Nam và có đến Đà Nẵng, hình ảnh này tôi cũng đã chia sẻ trong topic trên để giúp giải tỏa phần nào thắc mắc của một số độc giả cho rằng câu chuyện về Maya Sato là câu chuyện trên phim ảnh... :)

Thật không may, thưa quý vị và các bạn! Cách đây vài tuần khi topic này ra đời, và khi dự án "Một bức tranh - Nhiều hy vọng" khởi phát, tôi nói chuyện với Maya trên Facebook mới ngỡ ngàng biết rằng cô mắc bệnh ung thư. Căn bệnh ung thư phát hiện từ tháng 06/2014 và cô đã phải trải qua 02 lần phẩu thuật và nhiều lần xạ trị tại Nhật Bản. Cuộc chiến tại bệnh viện khiến sức khỏe của cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với tuổi đời còn rất trẻ, thật không thể tưởng tượng nổi cảm xúc của Maya như thế nào khi nhận được thông tin mắc bệnh ung thư như vậy...

Có một câu chuyện xưa kể rằng có một ông vua đứng trên đỉnh núi nhìn xuống con sông nước xanh biếc tấp nập thuyền bè qua lại. Vị vua quay qua hỏi một vị trụ trì ngôi chùa trên núi: "Chẳng hay hàng ngày có bao nhiêu chiếc thuyền bè qua lại trên sông này?". Vị sư trầm ngâm chốc lát rồi trả lời: "Chỉ có hai chiếc mà thôi !". Nhà vua ngạc nhiên quá đỗi "Chỉ có hai chiếc thôi sao?". "Đúng vậy! Một chiếc là Danh, một chiếc là Lợi". Mọi hoạt động hàng ngày của con người trong xã hội đều bị chi phối bởi hai chữ Danh - Lợi. Ai ai cũng thấy Danh thì chạy tới, thấy Lợi thì giành phần. Chẳng phải vậy sao?

Quay trở lại câu chuyện của Maya Sato: Trong thời gian điều trị bệnh ung thư phải nằm bệnh viện, mặc dù tại bệnh viện một nước tiên tiến như Nhật Bản, cô đã hiểu được tầm quan trọng của tinh thần đối với bệnh nhân. Không ngần ngại, cô đã đồng ý tặng bức tranh mà cô vẽ với tiêu đề là "Bước về phía trước" cho dự án, với lời nhắn nhủ rằng các bệnh nhân Việt Nam hãy cố lên, hãy bước về phía trước với tương lai tươi sáng. Một người Nhật Bản mới thăm đất nước Việt Nam có một lần mà đã có hành động như vậy, còn chúng ta những người Việt Nam thì sao???

Đây là ức tranh Maya gửi cho chương trình:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10649659_641577012626512_1573908682807886692_n_zps d6971800.jpg

Maya tại Đà Nẵng năm 2013:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/IMG-20130303-00289_zps718822d2.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/IMG-20130303-00289_zps718822d2.jpg.html)

Giúp người cũng là đã tự giúp mình! Mỗi lần cầm bút vẽ tranh cho bệnh nhân ung thư Việt Nam, Maya lại thấy có thêm sức lực yêu đời hơn... Đó là lý do tác phẩm thứ hai cô đang hoàn thiện, với hình tượng người phụ nữ đang nhìn ra bầu trời hướng ra ngoài cửa sổ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/1555496_648611385256408_2097344409605497363_n_zps9 40b952b.jpg

Câu chuyện đầy tính nhân văn của một họa sĩ Nhật Bản vẽ tranh cho bệnh nhân Việt Nam đã nhận được nhiều sự đồng cảm và chia sẻ trên Facebook của chương trình. Báo Đà Nẵng, đã có bài viết về sự kiện này gửi đến các độc giả:

http://baodanang.vn/channel/5399/201410/mot-buc-tranh-nhieu-hy-vong-2364903/

HDD82
11-12-2014, 22:21
Chúng ta có sức khỏe, chúng ta có may mắn đi du lịch, chúng ta được thưởng thức nhiều cảnh đẹp... Đó là niềm mơ ước với mọi bệnh nhân ung thư! Tại sao chúng ta lại cất những tấm hình đó trong laptop của mình mà không chia sẻ nó? May ra những hình ảnh của bạn có thể giúp đỡ các bệnh nhân đang ngày đêm điều trị trong một không gian lạnh lẽo...

Một số tác phẩm chương trình nhận được:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10428120_651498184967728_6206539875033628469_o_zps 563b3442.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10428120_651498184967728_6206539875033628469_o_zps 563b3442.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10538668_651243008326579_7921968087942454935_o_zps 30c61079.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10538668_651243008326579_7921968087942454935_o_zps 30c61079.jpg.html)

Một diễn đàn suốt năm này qua năm khác chỉ quanh quẩn các chuyến đi du lịch, thăm thú cảnh đẹp, chia sẻ kinh nghiệm v.v... sẽ chỉ mãi là một diễn đàn tầm thường. Cũng giống như một người suốt thời gian cuộc đời mình bị dẫn dắt bởi hai chữ Danh - Lợi mà tâm trí và hành động chưa bao giờ vì cộng đồng thì tầm vóc người đó cũng quá đỗi tầm thường. Cho dù anh ta có giàu đó đến mấy đi chăng nữa thì khi chết đi cũng đâu có mấy ai quan tâm? Bởi vì anh ta chỉ biết sống cho bản thân mình!

Xin đừng hiểu lầm rằng HDD82 chỉ đang "quảng bá" và kêu gọi sự góp sức cho dự án này. Tôi viết bài này với mong muốn rằng trong tương lai sẽ có nhiều người tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng tại địa phương, khu vực mình sinh sống hơn nữa. Thậm chí nếu kết hợp với các chuyến đi xe máy đến các vùng sâu, vùng xa giúp đỡ bà con dân tộc ở đó thì thật là tuyệt vời! Và cuối cùng là nếu suy nghĩ của bạn bắt đầu thay đổi, hãy giúp người khác thay đổi theo để dần tạo nên không gian văn hóa tình nguyện trong cộng đồng. Dẫu biết rằng để thay đổi suy nghĩ là không dễ chút nào... :)

Nằm trong khuôn khổ dự án "Một bức tranh - Nhiều hy vọng", chúng tôi cũng tổ chức cùng sinh viên ĐHBK cắt cỏ những ngày cuối tuần tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/1836656_646658215451725_878272589725809481_o_zps27 0adbf3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/1836656_646658215451725_878272589725809481_o_zps27 0adbf3.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10644618_646658218785058_472289956799648103_o_zps3 3eafc25.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10644618_646658218785058_472289956799648103_o_zps3 3eafc25.jpg.html)

Băng-rôn của dự án tại BV Ung thư:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10704368_640160462768167_6098689709079983433_o_zps 65a0fcb3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10704368_640160462768167_6098689709079983433_o_zps 65a0fcb3.jpg.html)

Góp chút sức lực nhỏ bé vì môi trường sạch đẹp tại BV:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10712995_646656908785189_7556995518127578077_n_zps 3fef18b3.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10712995_646656908785189_7556995518127578077_n_zps 3fef18b3.jpg.html)

HDD82
11-12-2014, 22:29
Trước đó các thành viên dự án đã khảo sát thực tế Bệnh viện Ung thư và gặp gỡ trao đổi với BS. Nguyễn Hữu Toàn - PGĐ Bệnh viện về địa điểm treo tranh ảnh, cũng như tính khả thi của dự án:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10649676_634890019961878_6239668815432945987_n_zps 8fad28a4.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10649676_634890019961878_6239668815432945987_n_zps 8fad28a4.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10687047_634890719961808_250232295247865647_n_zps7 a40ebdc.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10687047_634890719961808_250232295247865647_n_zps7 a40ebdc.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10015164_603391659748878_1547684286_n_zps41ae057f. jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10015164_603391659748878_1547684286_n_zps41ae057f. jpg.html)

HDD82
11-12-2014, 22:30
Trong tuần vừa rồi, những người làm dự án tình nguyện chúng tôi tới thăm Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, Tp. Đà Nẵng. Đây là ngôi trường học tập rèn luyện của các em nhỏ không may bị các khiếm khuyết cơ thể... Các em có thể không sánh được với người bình thường về sức khỏe, nhưng tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ bệnh nhân ung thư của các em, và cả các thầy cô giáo tại đây, khiến chúng tôi hết sức xúc động!

Vâng! Đây không phải là những bức tranh vẽ bình thường, mà các em đã tận dụng những tờ lịch cũ, bằng sự khéo léo và miệt mài trong công việc cắt dán, đã tạo nên như hạt giấy nhỏ, rồi từ hàng trăm hạt giấy nhỏ nhiều màu sắc đó, các em ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh với chủ đề đơn giản, mộc mạc như một lời nhắn nhủ gửi tới các bệnh nhân ung thư. Để có một tác phẩm như vậy, có khi phải mất hàng tuần làm việc miệt mài...

Từ những tờ lịch cũ:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10714165_661761677274712_6259140959158193495_o_zps 309f289f.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10714165_661761677274712_6259140959158193495_o_zps 309f289f.jpg.html)

Vo viên thành những hạt giấy rất khéo léo:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/1412674_661761587274721_1798039066738428334_o_zps0 a587cf6.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/1412674_661761587274721_1798039066738428334_o_zps0 a587cf6.jpg.html)

Một bức tranh nhỏ, nhưng là công sức của cả tập thể lớn:

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10700498_661761583941388_9134251828192554976_o_zps 00e2a243.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10700498_661761583941388_9134251828192554976_o_zps 00e2a243.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10453057_661761310608082_6012756667774167276_o_zps d51d4693.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10453057_661761310608082_6012756667774167276_o_zps d51d4693.jpg.html)

Chúng tôi thử bắt chước làm nhưng không ai trong chúng tôi làm được dù chỉ một phần nhỏ... Vâng! Một họa sỹ vẽ một bức tranh có thể chỉ mất 01 ngày. Còn đằng này... 02 tác phẩm tranh ghép hạt và 01 bức tranh vẽ màu mà chúng tôi nhận được từ Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu thật sự khiến mọi người xúc động.

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10750481_661760983941448_7256548316578484635_o_zps e9b7929c.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10750481_661760983941448_7256548316578484635_o_zps e9b7929c.jpg.html)

Chia tay các em, mỗi người trong dự án chúng tôi như được tiếp thêm sức lực và niềm tin cho chặng đường tình nguyện dài phía trước...

Trong tuần vừa qua, dự án tiếp tục nhận được những tác phẩm tranh từ các bạn trẻ khắp nơi trên Tp. Đà Nẵng, kèm theo những lời tâm sự rất giản dị như ""Với mong muốn đóng góp công sức chung tay cùng ban tổ chức chương trình nói riêng và các chương trình từ thiện nói chung. Tôi xin đóng góp sản phẩm cá nhân cho chương trình. Chúc thành công!"

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/10604504_663315097119370_3619778965500678556_o_zps c2ed2086.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/10604504_663315097119370_3619778965500678556_o_zps c2ed2086.jpg.html)

http://i276.photobucket.com/albums/kk35/HDD82/1658241_663315073786039_68369589116823833_o_zps8ce 64018.jpg (http://s276.photobucket.com/user/HDD82/media/1658241_663315073786039_68369589116823833_o_zps8ce 64018.jpg.html)

tonytrinh N Hợp
29-12-2014, 18:59
Đọc hai đêm mới hết topic này. Một chuyến đi thật tuyệt vời, hình ảnh đẹp và cách dẫn chuyện dễ hiểu. Tôi rất thích những chuyến đi, những trải nghiệm và chia sẻ của bạn.Cám ơn bạn rất nhiều.

HDD82
12-02-2015, 18:14
Sau các chuyến đi với mục đích ban đầu là đi chơi, cuối cùng lại thay đổi suy nghĩ rất nhiều. Cuộc sống đã mang tới cho HDD82 niềm vui + vận may được đi đây đó, và tôi phải làm điều gì đó mang lại niềm vui cho cộng đồng xung quanh tôi đang sống...

Đem những hình ảnh đẹp bạn chụp được trên đường thiên lý vào bệnh viện, mang đến những bức tranh về thiên nhiên để làm đẹp không gian bệnh viện. Hãy chung tay giúp đỡ tinh thần các bệnh nhân không may mắn!

Bởi vì không ai có thể nói trước được tương lai... Bạn còn sức khỏe nên bạn còn nhiều mơ ước, nhưng với bệnh nhân ung thư mơ ước của họ chỉ có một.. Hãy làm gì đó để xoa dịu nỗi đau...

https://www.facebook.com/BucTranhHyVong


https://www.youtube.com/watch?v=q6c2nWEGxJk&ab_channel=Ph%E1%BA%A1mTh%C3%A1iHo%C3%A0ng

Chúc mừng năm mới vạn sự như ý tới mọi người!

HDD82
23-04-2015, 11:13
Chào các Bạn,

Mục đích chung của mỗi chuyến đi - dù bằng bất cứ phương tiện và loại hình gì - là hoàn thiện bản thân để trở nên tốt hơn. Sau đó là đóng góp một phần nhỏ hỗ trợ cộng đồng, giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Mỗi người cùng làm một việc nhỏ sẽ dần tạo nên văn hóa tình nguyện tốt đẹp tại Việt Nam!

https://www.facebook.com/BucTranhHyVong


https://www.youtube.com/watch?v=OkRO0uSxFhE


https://www.youtube.com/watch?v=aegHkTTx9zM

HDD82
31-05-2015, 08:56
Điểm cuối của các cuộc hành trình là gì? Điều gì còn đọng lại sau các chuyến đi? Ngoài các tầm hình đẹp, câu chuyện hay để kể, thì suy cho cùng mỗi người cũng cần có suy nghĩ mình nên làm gì đó cho cộng đồng và xã hội...


https://www.youtube.com/watch?v=7VxYP5IiFmc

HDK
01-06-2015, 13:59
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.. Chúc mừng bạn đã có thành công của chuyến đi và có những trải nghiệm hay, nhiều điều học hỏi, khám phá mới mẻ, tự nhận thức cũng như áp dụng vào cuộc sống, công việc tốt hơn. Mà không chỉ dừng lai cảm nhận, khám phá về cảnh đẹp, con người, văn hóa của miền đất đã đi qua!