PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Bình bịch trên nóc nhà thế giới



tabalo
29-03-2011, 13:19
Bình bịch trên nóc nhà thế giới!

----------

Mình viết và up bài này để xin cảm ơn các bạn đi trước đã tỉ mỉ chỉ dẫn trong các topic trước về Nepal. (Bài này cũng chia sẻ trên box dulich, không biết có sao không?)

----------


…Trong những dịp lang thang trước đây trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, cứ mỗi lần ngắm những dặng núi tuyết mênh mông cao vút nơi đường chân trời phía Tây, tôi đều tự hỏi, đằng sau dãy núi cao vút – nóc nhà thế giới ấy là gì? Liệu có phải một Shangri-La – miền thiên đường?

Shangri-La của người Trung quốc mà tôi đã đến, đẹp thì cũng đẹp, lạ thì cũng lạ, và cũng đôi lúc nhớ nhớ về nó, nhưng hẳn không thể là Shangrila theo đúng nghĩa của nó. Người Tạng nơi Trung hoa vẫn đâu đó một nỗi buồn thăm thẳm, nhìn về dãy núi cao tít đằng kia, đau đáu như thể thiên đường của họ đã ở đâu đó chứ không phải là cái tên đặt trên bản đồ du lịch...

… Câu trả lời đang được mở ra đây. Vẫn dãy núi cao ấy, thậm chí còn nhìn thấy đỉnh đen sẫm cao nhất của Everest hiện ra trong ô cửa nhỏ bé của máy bay. Độ cao đang ngang ngang với Everest đằng kia, tuy thế, lần này dặng núi cao không nằm phía Tây xa xa đường chân trời mà ở ngay đây - Đông Bắc – tôi đã ở bên kia của dãy núi. Nhìn xuống dưới, thung lũng Kathmandu mờ mờ ẩn ẩn trong làn sương mờ hay làn bụi bặm nổi tiếng. Shangri-La ở đây sao?

Hành trình Nepal mà Taybacgroup đã lên lịch từ sau Tết 2009 hóa ra khá là trắc trở. Từ kế hoạch ban đầu với 8 người tham gia, vì đủ loại lý do giờ chỉ còn có 2 người. Nhưng rút cuộc thì 2 người vẫn đủ thành một đội có tiền đội – hậu đội, dù tiền đội lái xe và hậu đội ngồi sau xe, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch khám phá đất nước nhỏ bé nhưng cao vút này bằng xe máy.

So với chuyến cào cào Mông cổ năm ngoái, chuyến này chúng tôi cũng gặp khá nhiều thuận lợi, đó là đã có rất nhiều bạn đi Nepal và viết lại khá cặn kẽ và chi tiết. Hơn nữa, đất nước này kiếm ngoại tệ nhờ du lịch nên dịch vụ cũng sẵn. Tuy thế, cũng chưa có bạn nào đi vòng quanh Nepal bằng xe máy nên cũng phải lập kế hoạch cẩn thận.

Nepal là điểm-đến-trên-đường của hầu hết các du khách Việt Nam. Thường là một hành trình Tây tạng về qua Nepal, hoặc là Ấn độ vòng lên Nepal.

Chúng tôi thi không thế, quyết dành 2 tuần chỉ lang thang ở đây và coi nó là một đích đến chứ không chỉ là một điểm ghé qua. 10 năm trước, tán gẫu với mấy chú Tây lang thang vòng quanh thế giới, chúng đã tấm tắc khen Nepal như một trong những điểm đến đẹp nhất thất giới. Thật vậy sao? Muốn biết thì tự mình phải nhìn tận mắt!

----------

Bộ quần áo xe máy mang cờ Việt nam và Nepal

https://lh4.googleusercontent.com/_iOzlnbBBOCI/TYrccIiNwhI/AAAAAAAABpY/g4AbgZQiL_I/s512/P1010680.JPG

Đường chân trời xa xa... Nóc nhà thế giới bồng bềnh trong mây, liệu dưới lớp mây dầy đặc kia có phải là một "Shangrila"?

https://lh5.googleusercontent.com/_iOzlnbBBOCI/TYrdaj8slKI/AAAAAAAABqA/qZN0M0I-BXE/s640/P1010709%20%5B800x600%5D.JPG

yilka
29-03-2011, 14:22
Đón chờ bài viết của bạn tabalo, cuối cùng cũng đã lên phượt ^^ sắp tới mình cũng phấn đấu theo tinh thần của bạn hoàn thành nốt mấy bài về Nepal. Mình thấy càng nhiều chia sẻ càng tốt chứ, góc nhìn sẽ đa chiều hơn, và đặc biệt chưa (hoặc giả có nhưng chưa post) có ai đi Nepal bằng xe máy cả :D

P.S: áo của bạn hình như mang theo rồi thêu cờ ở Thamel đúng ko nhỉ :D mấy miếng cờ đó họ có đủ cả, chất liệu dày và tốt, đường may rất khá, mình cũng ưng lắm, thế mà lúc về lại quên ko mua 1 cái áo thêu đôi mắt Phật và cờ nước bạn, giờ nghĩ lại vẫn tiếc ...

tabalo
28-02-2012, 13:11
Thấy Yilka viết nhiều quá, nợ bài này chưa hoàn thành nốt, thôi cố trong tháng 3 này là xong nhé.

Chào Hymalaya.

Rời khỏi sân bay Bangkok đẹp như khách sạn 5 sao, Thái airway đưa chúng tôi 3 tiếng bay trên những vùng đất trơ trọi của Myanmar, những vùng biển xanh óng ả của Ấn độ. Rồi rặng Himalaya hiện ra dưới cánh máy bay mà đỉnh Everest là một trong những đỉnh núi lô xô dưới kia chỉ hơn kém nhau khoảng 1mm trong ống kính máy ảnh của chúng tôi. Đỉnh núi mà bao nhiêu nhà leo núi chuyên nghiệp và không chuyên đã ám ảnh với giấc mơ chinh phục tới mức cứ 5 người leo lên đến đỉnh thì 1 một người phải bỏ mạng. Tôi đọc lại câu chuyện của một chàng ba-lô người Việt đã tiếc không bỏ ra 160 USD bay vòng quay đỉnh núi và hẹn rằng mình nhất định phải bay trên đỉnh núi này như chúng tôi đã bay trên Grand Caynon ở bang Arizona khi đến Mỹ. Đó là cách tốt nhất để chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất thế giới 8848m khi mình chưa thể chinh phục bằng chân.

(Từ Việt nam có thể nhiều hành trình tới Kathmandu nhưng tính đi tính lại, chúng tôi vẫn chọn ThaiAirway. Tuy đắt hơn chừng 100 USD nhưng đổi lại, đặt vé đổi chuyến đều dễ dàng, đơn giản, giờ bay cũng khá phù hợp. Vé máy bay là chi phí lớn nhất trong chuyến đi này, khoảng 800 USD
Hà nội – Bangkok 20.30 – BKK – Kath 10.30 hôm sau.
Có những chặng bay sau tới Kath
Hanoi - BKK - từ đây đi bằng TG hàng ngày , Nepal Airlines - thứ 2-4-6, hoặc đi tiếp qua India ( Transit Delhi hoặc Kolkata ...transit mất chắc thêm ngày nữa
Hanoi - Hong Kong , HK - Kath ,Nepal airlines, tuần 2 chuyến
HN-KL, KL-Kath, Nepal Airlines )

Khác xa với sân bay Thái lan hiện đại và mới tinh khôi, sân bay Kathmandu nhỏ hơn. Số máy bay lớn đậu trên sân bay chỉ khoảng chục cái (tiếc là chưa thấy màu xanh quen thuộc của Vietnam Airlines). Có vài chục cái trực thăng và máy bay cỡ nhỏ của các hãng bay phục vụ du khách chinh phục Everest bằng mắt. Nhà ga sân bay Kathmandu là một ngôi nhà cao 2 tầng xây bằng gạch mầu nhựa thông, không trát vữa. Kiến trúc nặng nề khiến ta dễ liên tưởng đến một tòa án hay một nhà tù.Tường gạch được làm bóng. Ưu điểm của sân bay này là họ tuân theo cách xây dựng truyền thống của Nepal với tường gạch trần trụi sau này chúng tôi gặp lại rất nhiều trên đường đi khám phá Nepal. Xe bus đưa chúng tôi chạy qua sân bay một chút xíu và dừng lại cạnh một đống gạch ngổn ngang. Nếu không có biển Immigration bên cạnh khó có thể nghĩ rằng nơi đó là lối vào làm thủ tục nhập cảnh.

Khách du lịch xếp hàng dài chờ xin visa. Dù không đông khách du lịch lắm nhưng thủ tục hải quan làm rất chậm. Thỉnh thoảng mấy chị nhân viên lại đưa chen ngang hồ sơ của khách quen vì thế càng chậm hơn. Visa cửa khẩu đơn giản và dễ dàng như bán vé xem phim ở trung tâm chiếu phim quốc gia, 25 USD cho visa 15 ngày trở xuống, 35 USD cho visa 3 tháng – bác nhân viên - trông chả có vẻ gì là nhân viên công lực gác cổng quốc gia mà giống ông bảo vệ ở trường Tiểu học – dán cho một cái tem vào hộ chiếu rồi khóat tay, xong rồi – làm mình ngẩn ra. Vợ mình tranh thủ đi trước đã nhập cảnh xong từ lúc nào mà hộ chiếu và visa của vợ mình vẫn đang cầm đây. Cứ lừ lừ đi qua cửa nhập cảnh cũng chả chú nào hỏi gì! Hôm về còn buồn cười hơn, đang đứng xếp hàng để làm xuất cảnh tự dưng thấy một gia đình Tây vợ chồng con cái tay xách nách mang đi ngược từ khu cách ly – tức là đã xuất cảnh rồi ra ngoài xếp hàng lại. Té ra là gia đình này thấy cửa chả có ai gác đi vào tận trong mới hoảng hồn nhận ra là sắp đến cửa ra máy bay rồi – cũng chả ai buồn hỏi gì nữa.

Đi sang khu lấy hành lý mới ngộ. Cả đoàn đi lòng vòng nhìn qua cửa kính thấy đồ của mình mà chả biết cửa đâu để mà qua. Té ra cái cửa nó bé tí như cửa ra vào nội bộ của nhân viên. Ai cũng phải ngớ người ra khi được chỉ qua cái cửa tò vò ấy, về sau, mới biết cửa bé tí là lối kiến trúc của người Nepal. Nhà ga sân bay thật nhỏ, chỉ có 2-3 đường nhận hành lý. Nhà vệ sinh cũng nhỏ và không thật sạch sẽ lắm. Bắt đầu thấy mùi dầu hồi đặc trưng của người Nepal và Ấn độ.

Máy bay nhỏ tí này sắp leo Everest đấy:

https://lh6.googleusercontent.com/-niDpWVmfXQM/T0xlK8myCcI/AAAAAAAABr4/j0HlVSW30YU/s640/P1030515.JPG?gl=US

Còn máy kéo là để kéo cho máy bay cất cánh

https://lh4.googleusercontent.com/-L-WorzDBXDc/T0xlM-RsvAI/AAAAAAAABr8/gnlaAe-QAic/s640/P1030520.JPG?gl=US

Mình thì lụi cụi kéo đồ cho cả chuyến đi của hai vợ chồng bằng xe cút kít, sân bay bé tẹo teo.

https://lh5.googleusercontent.com/-U3GkTJWBNTw/T0xlKS33pTI/AAAAAAAABrs/b1-Z4opDtyE/s512/P1010720.JPG?gl=US

----

Yilka ơi cờ trên áo gắn ở VN mang qua đấy.

tabalo
29-02-2012, 11:32
Dải mờ mờ của ở thung lũng Kathmandu mà từ trên cao nhìn xuống đã nhìn thấy thật ra là tập hợp của khói, sương, bụi – đặc sản mà du khách đến Kathmandu đều không thể không nhận ra. Ra khỏi máy bay là đã cảm thấy ngay cái màn khí đùng đục ấy rồi.

Đón chúng tôi ở cửa sân bay là chủ nhà nghỉ Avalon, người được anh bạn đến Nepal tháng trước giới thiệu là rất nhiệt tình. … Đi cùng là anh chàng lái xe tóc xoăn, râu quai nón, da mầu xám chì, có vẻ mặt đặc trưng thanh tú, mũi cao, dài của người Nepal và người Ấn độ. Anh chàng dùng một ngón tay móc vào cái lỗ trước đây từng là ổ khóa, nhấc cốp xe lên giúp chúng tôi cất hành lý, rồi đập phành phạch mấy phát vào cửa xe nhưng cậy mãi không ra nên hai vợ chồng đành chui qua một bên cửa. May mà chạy mùa này khô ráo chứ không phải đi mua áo mưa.

Người chủ khách sạn đeo lên cổ chúng tôi hai vòng hoa cúc vạn thọ với lời chào mừng đến Nepal. Mùi hoa vạn thọ theo chúng tôi suốt con đường rong ruổi trên chiếc xe cũ, cánh cửa long xòng xọc. Xe này không ai dám chạy ở Việt Nam vì ngượng chết!

Con đường từ sân bay chạy về Kathmandu chưa đầy 20km dọc qua những con đường đầy bụi, đầy xe máy phân khối lớn và xe ô tô cũ. Rất nhiều người dân Nepal lên xuống những chiếc xe khách tróc sơn, cửa ra vào hoen gỉ. Nó gợi nhớ cho tôi những chiếc xe khách vô cùng cũ kỹ những năm 80 ở Việt Nam.

Kathmandu cũng giống Hà nội ở chỗ là một thành phố xây dựng. Ở đâu cũng thấy gạch cũ gạch mới xếp hàng đống. Cát chất đống và bay khắp nơi. Đường khấp khểnh ổ gà, ổ voi, ổ trâu. Nhưng phải nói Kathmandu bụi hơn và lộn xộn hơn nhiều. Nepal cũng giống Ấn độ, theo giao thông của người Anh là đi bên trái đường. Người lái ô tô thì ngồi bên phải. Hoàn toàn ngược với Việt Nam.

Từ sân bay về trung tâm thành phố chỉ chừng dăm cây, đường đặc xe, người, khói, bụi. Dân ta cũng chả có lạ gì lắm với cảnh kẹt xe tắc đường ở các đường phố chính Hà nội hay TP HCM. Nhưng rõ ràng cảnh đông đúc ở đây vẫn mang một sắc thái khác biệt mà khó có thể diễn tả ngay từ những giây phút đầu. Có thể phải đến lúc sắp về tôi mới cắt nghĩa được cái cảm giác đông đặc ấy là gì.

Ngòai đường vành đai Kathmandu còn có hai làn đường, phần trong thành phố hầu hết đường rất nhỏ hẹp. Những con đường lớn trong phố cũng chỉ to bằng những con phố nhỏ của ta, hai bên đường chẳng có vỉa hè gì hết, nên chỉ cần một vài người loẹt quẹt qua đường là cũng tạo được một đám bụi rồi. Đôi ba chỗ một đám khói vẩn vơ bốc lên. Đã đọc trước các topic bên phượt nên nhìn đám khói nào cũng tưởng tượng ra đám khói hỏa táng…thành phố mịt mờ trong bụi khói, những đám người trông tôi tối với làn da sẫm màu, chả lẽ Miền thiên đường phía chân trời Hy Mã Lạp sơn là đây sao?

Ấn tượng đầu tiên về Kathmandu quả cũng chưa dễ chịu lắm, may mà cũng đã chuẩn bị tinh thần ít nhiều. Tuy thế, đổi lại là cảm giác bí ẩn hơi đượm màu bi ai của thành phố cũng ít nhiều kích thích trí tò mò, khác hẳn với cảm giác thanh mới của chuyến Mông cổ năm trước.



-----------


Toàn cảnh thung lũng Kathmandu, đằng sau đường chân trời mờ mờ phía xa là dãy Hymalaya, giờ đã bị làn sương bụi che kín.

https://lh3.googleusercontent.com/--TUmfczipnM/T02dow9CTII/AAAAAAAABuw/YMyufEVqnjM/s640/P1030873.JPG?gl=US

chen giữa nhà còn thấy những đám ruộng bậc thang nhỏ xíu

https://lh6.googleusercontent.com/-vJFJ5FhIAS0/T02d6PsYG2I/AAAAAAAABu0/neCdOsYwNO4/s640/P1030865.JPG?gl=US

Còn lại là sự đông đúc chật chội của những cư dân ở miền thiên đường.

https://lh3.googleusercontent.com/-_QHHURrjapU/T02eHf2MiRI/AAAAAAAABu4/avLR01SkU4o/s640/P1030723.JPG?gl=US

Đường phố không vỉa hè

https://lh6.googleusercontent.com/-PE6Q_I0E9Js/T02cqtFavZI/AAAAAAAABus/7sBbsmzmh9A/s512/P1010793.JPG?gl=US

Xe vận tải hành khách

https://lh5.googleusercontent.com/-ySmCBmh1g64/T02cNMkfglI/AAAAAAAABuo/TtnttQlX1-Y/s640/P1010828.JPG?gl=US

và hàng hóa.

https://lh3.googleusercontent.com/-tjj8GfdzHZE/T02b_KrV-9I/AAAAAAAABuk/nouKB7LgYIQ/s640/P1010801.JPG?gl=US

Xe bus đây

https://lh4.googleusercontent.com/-se5G9xlM1-A/T02b8zwbf3I/AAAAAAAABug/kPxB9eQgTT4/s640/P1010803.JPG?gl=US

homeless man
29-02-2012, 13:12
Còn máy kéo là để kéo cho máy bay cất cánh
https://lh4.googleusercontent.com/-L-WorzDBXDc/T0xlM-RsvAI/AAAAAAAABr8/gnlaAe-QAic/s640/P1030520.JPG?gl=US


Không bác ạ. Cái máy cày này để kéo các xe Trolley (tiếng Việt em trả biết nói thế nào) dùng chở hành lý móc từ thân máy bay ra để mang vào băng tải trả khách. Nhiều chỗ, các bạn Nepal còn đẩy tay cái xe này. Khi mưa cũng không buồn phủ cho tấm bạt mà cứ để hành lý ướt nhẹp.

Lót dép ngồi nghe bác kể để hy vọng lần sau quay lại còn học tập. Nhìn bộ quần áo thì là bác phi cả xe lên chứ không như ai đó thuê người vác xe lên núi rồi về claim "kỷ lục" ạ.

tabalo
01-03-2012, 17:57
Hành trình

Nepal là một nước khá nhỏ, diện tích bằng nửa nước ta, theo chiều bắc nam khá hẹp, chỉ chừng chưa tới 200 km, còn theo chiều đông tây cũng không quá 800 km. Hẹp vậy nhưng Nepal lại có những vùng khí hậu khá đặc biệt. Tòan bộ Nepal chia thành 3 dải khí hậu đều nhau.

Vùng đồng bằng hẹp chỉ rộng chừng 20-30 km chạy dọc theo biên giới Ấn độ, khí hậu khá đặc trưng của miền nhiệt đới, ẩm ướt, rừng rậm rịt, chỉ có độ cao chừng hơn 200m. Ở đây có 2 địa danh khá nổi tiếng, một địa danh mà người Nepal rất tự hào là nơi sinh ra của Đức Phật – Lumbini, nằm cách biên giới Ấn độ chừng 20km, điểm còn lại là một khu bảo tồn thiên nhiên của đất nước này – rừng quốc gia Chitwan – nơi bạn có thể cưỡi voi xem tê giác.

Đi lên phía bắc của dải đồng bằng nhỏ hẹp này chỉ chừng vài ba chục cây số là những dãy núi thấp cao chỉ hơn 2000 mét, xen lẫn là những tiểu cao nguyên và thung lũng nhỏ. Nơi đây có hai điểm du lịch và cũng là hai thành phố quan trọng của Nepal. Đó là thung lũng Kathmandu và phía tây của thung lũng này, cách chừng 200 km là một thànhphố nhỏ xinh xắn – Pokhara. Kathmandu hấp dẫn bởi những quần thể kiến trúc cổ nổi tiếng chạm khắc tinh xảo còn Pokhara thì là một thành phố nhỏ nằm sát cạnh dãy núi tuyết – điểm đến của dân chơi outdoor.

Nếu bước chân ngay tới dải đồng bằng và khu vực “ trung du” này, du khách chắc chả bao giờ nghĩ là mình đang ở nóc nhà thế giới. Bởi nó chả khác gì những vùng đồi núi trập trùng nhấp nhô mà bạn có thể thấy ở những nước như Việt Nam ta. Thế mà chỉ dịch lên phía bắc thêm mươi cây nữa, là những dãy núi tuyết khổng lồ cao tới trên 5000 m của dãy Hymalaya. Nepal có những vùng leo núi và trekking mà dân leo núi thường thích, đó là các khu vực công viên quốc gia Sagarmantha – nơi có đỉnh Everest trứ danh nằm cách Kathmandu chừng 150 km về phía Đông bắc, khu công viên quốc gia Langtang nằm bắc Kathmandu 50 km và công viên Anapurna nằm ở phía Tây chừng 200km.

Nepal nằm kẹp giữa hai đất nước khổng lồ cả về dân số, lãnh thổ lẫn văn hóa, phía bắc là Trung quốc và phía nam là Ấn độ. Tuy thế, hầu hết ảnh hưởng văn hóa, lối sống và kinh tế đều từ Ấn độ đến. Phần vì cách cả dãy núi Hymalaya cao ngất và cao nguyên Tây Tạng rộng lớn, phần vì chủng tộc và huyết thống Nepal gần gũi với người Ấn hơn. Thế nhưng sự đa dạng về địa hình và khí hậu của đất nước này khiến du khách không thể không kinh ngạc.

Toàn bộ hành trình vòng quanh những điểm du lịch đặc sắc của Nepal thung lũng Kathmandu - thung lũng kiến trúc, Pokhara - cao nguyên với những núi tuyết, Lum bi ni - đất Phật và Chitwan – rừng nhiệt đới cũng chỉ ngót nghét 1500 km. Do vậy, phương tiện mà chúng tôi nghĩ ngay từ khi lập lịch trình đi Nepal sẽ lại là xe máy.

Tóm tắt lại, Nepal có những điểm nhấn chính sau :

Thung lũng Kathmandu với các thành phố cổ - kiến trúc tinh xảo như ở Kathmandu, Bhaktapur và Patan.

Pokhara, nằm chân dãy núi tuyết – là trung tâm du lịch outdoor như trekking (dân Tây đi trek ở đây còn nhiều hơn mạn núi Everest).

Lumbini, nơi sinh của Đức Phật

Chitwan, khu bảo tồn thiên nhiên ở dẻo đồng bằng hẹp phía Nam

Ngoài ra, còn một hành trình khét tiếng nữa là trekking các dãy núi tuyết mà đặc biệt là Everest, tuy thế, đó sẽ là một hành trình khác chứ không phải là đích đến của chúng tôi trong chuyến đi này.

----------

Nepal có cánh đồng hoa cải

https://lh6.googleusercontent.com/--w7H-74Uiaw/T09NyiqsoaI/AAAAAAAABv8/qTmRdI5dhZQ/s640/P1030190.JPG

Cảnh giống Gia lâm quê ta:

https://lh4.googleusercontent.com/-zRPVSnhSwCE/T09N1FFwh7I/AAAAAAAABwM/2-A0QjXR9WU/s640/P1030433.JPG

Nhưng mà là dưới chân Hymalaya:

https://lh3.googleusercontent.com/-4Lmu5kaODyE/T09Nw8hwv7I/AAAAAAAABvs/LipZEZPmJws/s640/P1020714.JPG

Nơi tàu lá chuối phất phơ bên núi tuyết:

https://lh4.googleusercontent.com/-WHVPwDi54Zc/T09Nu_EJnoI/AAAAAAAABvY/j4NPAJY0giY/s640/P1020558.JPG

Lại có nắng và gió miền nhiệt đới:

https://lh5.googleusercontent.com/-WroospAcoo8/T09NzQqEmHI/AAAAAAAABwE/T42kducX-bU/s640/P1030362.JPG

Những con thác bí hiểm

https://lh6.googleusercontent.com/-LKqxNiNJI4E/T09Nwf6hrPI/AAAAAAAABv0/uh5yrOCGJvo/s512/P1020673.JPG

và những con người thần bí:

https://lh6.googleusercontent.com/-J0DaXDTFLaI/T02eOci3rGI/AAAAAAAABu8/z_2o_frCM_Q/s512/P1030717.JPG

tabalo
06-03-2012, 09:00
Phương tiện

Khám phá đất nước trên nóc nhà thế giới bằng xe máy rất thuận tiện. Xe máy là phương tiện khá sẵn và được người Nepal sử dụng nhiều như ở ta.

Hầu hết bạn gặp trên đường sẽ là những chiếc xe Ấn độ Pulsa và Trung quốc. Các nhãn hiệu Nhật như Honda, Yamaha sản xuất ở Ấn độ - Trung quốc cũng có nhưng ít. Nhưng rất ít xe nữ mà phần lớn là xe nam phân khối lớn từ 125 đến 220. Xe ở đây bao giờ cũng có lưới chắn phía bên trái vì chị em ngồi sau váy áo lòe xòe khỏi bị cuốn vào bánh xe.

Trước chuyến đi, chúng tôi đã liên lạc với các cửa hàng cho thuê xe máy và nhận được những chỉ dẫn chi tiết và tận tình. Giá thuê xe cũng rẻ, từ 10 – 15 USD / ngày tùy loại xe. Xe Ấn độ khá tốt và có khắp nơi nên được khuyên dùng so với xe Trung quốc. Xe cào cào Nhật thì hiếm và hầu hết là cũ kỹ, do vậy cũng không được tin cậy cho lắm. Trên đường cũng gặp nhiều xe cào cào trông hoành tráng phết- xe Đài loan – nhưng chỉ 150 cc nên hơi yếu nếu bạn tính đi leo núi nhiều, mà cái này thì sẽ là chủ yếu ở Nepal, đất nước đồi núi.
Rút kinh nghiệm từ lần đi Mông cổ, lần này chúng tôi cũng mang hầu hết đồ xe máy, kể cả mũ bảo hiểm có cằm từ Việt nam. Dù Nepal là một đất nước xe máy và cũng khá đủ đồ, nhưng thôi, cứ mang đồ mình đi, dùng quen rồi, vả lại cũng chả mất thời gian mua mua sắm sắm đồ xe máy làm gì. Giống lần trước, xách mũ bảo hiểm, khoác quần áo xe máy nặng trịch lên máy bay của Thai airway làm cả du khách đi Thái lẫn tiếp viên cứ trố mắt ra nhìn. Đám xuất khẩu lao động nhà mình thì xì xầm – anh chị này cẩn thận thật, đi máy bay vẫn đội mũ bảo hiểm!

Cũng ít du khách chạy xe máy đường dài như chúng tôi. Hầu hết họ chỉ thuê xe chạy loanh quanh các thành phố hơn là chạy một lượt hết tuyến. Có lẽ Tây cũng ngại chuyện chạy mùa đông gió rét. Mình thì thấy cũng chả bằng những chuyến chạy Tết rét mướt ở Tây bắc ta. Vả lại, mang đủ đồ thì cũng không lo lắm. Mùa này là mùa đông khô ráo, nhiệt độ hàng ngày khoảng 15-20 độ, đêm xuống tới 2-3 độ.
Việc đầu tiên sau khi kiếm được khách sạn ở Kathmandu là lang thang vào khu Thamel tìm xe máy. Thamel là khu trung tâm, như kiểu Hàng ngang Hàng Bạc. Có khá nhiều điểm cho thuê xe máy ở đây nhưng bạn cần kiểm tra xe kỹ để đảm bảo hành trình của mình. Chúng tôi mò được Pheasant transportation service ( cũng được LP giới thiệu ) và vô cùng may mắn vớ được một con Pulsa 220 cc của Ấn độ, vừa mới mua từ cửa hàng về. Ram, tay chủ cửa hàng, cũng khóai trá khi có khách Việt thuê hẳn 10 ngày nên giảm giá còn 12 $ ( 900 ruppee ) một ngày cho con xe mới cứng. Hắn còn hào hứng vác mấy bức ảnh thuở còn trẻ con cho Tây thuê xe đạp địa hình kiếm tiền lẻ, vậy mà cũng tới 20 năm rồi, giờ hắn vẫn cho thuê xe nhưng là xe máy. Nhưng Ram tự hào lắm về cơ ngơi của mình. Đôi lúc, không chỉ ngồi chờ khách đến thuê xe, Ram cũng vác đàn xe đủ loại Pulsa, cào cào Nhật, xe Tầu ra tổ chức tour xe máy cho Tây đi vòng quanh Nepal. Chỉ có điều là vì phần lớn xe cho thuê đi loanh quanh thành phố nên không có giá đèo hàng đủ to để chở đống đồ vật vã nên lại phải bắt Ram thửa cho cái giá đèo hàng mới thuê.

Việc khám phá đất nước này bằng xe máy vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Bạn tha hồ tự do lang thang mà chả phụ thuộc vào bất kỳ ai và phương tiện nào. Thời gian cũng thảnh thơi. Nếu đi lại bằng xe khách thì trông cũng mệt, vì đường xá nhỏ bé, xe cộ nhiều, cũ kỹ, bẩn và hôi hám, trông cứ như xe khách ở ta 20 năm trước, nên chỗ ngồi tốt nhất trên xe là ở trên nóc. Quãng đường thì không quá xa, khoảng cách các điểm xa nhất cũng chỉ đôi trăm cây số. Nhiều bình luận của các bạn đã đi trước thì có vẻ hơi “kinh hoàng” với giao thông ở đây. Còn chúng tôi thì thấy khá thoải mái vì dân Nepal đi lại loạn xạ có khi còn chẳng bằng mình nên nửa ngày quen với hệ thống giao thông đi bên trái là ổn ngay. Mặt khác, thành thạo sử dụng bản đồ & GPS dẫn đường ( không có loại bản đồ digital kiểu Vietmap nhé ) giúp chúng tôi khá nhiều trong việc vạch đường đi trong một thành phố loằng ngoằng như Kathmandu. Vẫn dùng Nokia E71 từ lần đi Mông cổ, bản đồ các loại thì lấy trên mạng, calib cẩn thận là ổn, chúng tôi yên tâm khám phá Nepal.

Có một kinh nghiệm nhỏ để quen với lái xe bên trái, ngay từ khi bắt đầu đi bộ ở Kathmandu, bạn đã đi bên trái như họ chỉ nửa buổi là thấy quen ngay.

Chuẩn bị như thế đã là tạm đủ, chúng tôi bước vào chuyến hành trình với một niềm háo hức với miền đất mới, một chút rụt rè của người xứ lạ, một phần lãng mạn của một cặp đôi và thêm một tí e ngại do chỉ đi có một mình.

Chúng tôi theo hành trình các bạn đi trước đã thực hiện, duy chỉ có khác về phương tiện. Cũng không phải kể lại chi tiết những cảnh đẹp trên đường mà các bạn đã viết rất kỹ. Xin kể lại những lát cắt về cuộc sống và con người Nepal mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc.


Với xe máy, chúng tôi có thể lang thang mọi ngõ ngách của đất nước Nepal

https://lh3.googleusercontent.com/-L3XJ7QITFVg/T1VoLcsMhSI/AAAAAAAABw8/6MYVePSXbbI/s640/P1020004.JPG?gl=US

Nơi có những công trình kiến trúc cổ tinh xảo và quyến rũ.

https://lh5.googleusercontent.com/-6kV9Nwb68ZI/T1VoMi_RO7I/AAAAAAAABxE/mFSd9Vl6iYE/s512/P1020057.JPG?gl=US

Trên đỉnh Nagarkot thơ mộng

https://lh5.googleusercontent.com/-PLwSiWZS1qQ/T1VoGuI9sbI/AAAAAAAABwg/LlcrtBqOXN0/s640/P1010949.JPG?gl=US

những xóm làng yên bình

https://lh4.googleusercontent.com/-9qrsDDj5Lfg/T1VoJ20fIsI/AAAAAAAABw0/yF8ZzYs4-us/s640/3.JPG?gl=US

và ngọt ngào

https://lh5.googleusercontent.com/-oekzCo6ZkGw/T1VoVSoWn9I/AAAAAAAABx0/ow5juzo1O-8/s640/P1020281.JPG?gl=US

đến Gurkha, nơi căn cứ của những người Maoist với những áp phích trên tường cổ động cho chủ nghĩa Mao

https://lh6.googleusercontent.com/-cQBxxBp8Pq0/T1VoWqCWwKI/AAAAAAAAByA/RdwTKOjj8oo/s640/P1020321.JPG?gl=US

nhìn về dặng núi tuyết xa xa

https://lh5.googleusercontent.com/-rabnOZKblCU/T1VoXpKR8tI/AAAAAAAAByE/p5yKqci4WUE/s512/P1020350.JPG?gl=US

tabalo
08-03-2012, 11:43
dừng chân trên con đường trà từ Trung Hoa sang Ấn độ xưa kia

https://lh5.googleusercontent.com/-LZ7GtNy87PY/T1VoYrMZbCI/AAAAAAAAByM/CjQpydbZ8cc/s640/P1020358.JPG?gl=US

dọc dãy Hymalaya huyền thoại

https://lh6.googleusercontent.com/-_P6ik_0o2R8/T1VobOtAO3I/AAAAAAAAByg/0IaA9vj3msQ/s640/P1020343.JPG?gl=US

ảnh xe máy tiếp theo:

https://lh5.googleusercontent.com/-yN5BQ7GX3aY/T1VocBTnHKI/AAAAAAAAByk/lTyZYdTAOQc/s640/P1020676.JPG?gl=US

có những bạn đồng hành: Xe Daelim Hàn quốc - xe này xưa từng bán ở VN, nay thì mất tăm rồi

https://lh6.googleusercontent.com/-LgkqIfNHRD0/T1VoZ34Rs4I/AAAAAAAAByY/P9-58WoyCsQ/s640/P1020441.JPG?gl=US

hay Suzuki 125

https://lh5.googleusercontent.com/-d_nt9ZM0JUg/T1VodNXzhqI/AAAAAAAABys/aL7DodOv-Tw/s640/P1020680.JPG?gl=US

Xe cào cào Taiwan

https://lh5.googleusercontent.com/-t_vIBES1ErU/T1VokciK68I/AAAAAAAABzU/RSfEQL8wIuQ/s640/P1020850.JPG?gl=US

xe anh chạy từ Kathmandu xuống cơ à?

https://lh4.googleusercontent.com/-MoDVdVTpFPQ/T1Vof2E7C2I/AAAAAAAABy0/-eREl6pjijI/s640/P1020701.JPG?gl=US

tabalo
09-03-2012, 18:46
Kathmandu hiện đại: nghèo và kiến trúc đơn giản

Cảm nhận đầu tiên về thủ đô của Nepal là nghèo, bụi và kiến trúc không đẹp. Xe chạy qua trụ sở Bộ Giáo dục là một khu nhà tồi tàn, tấm biển cũ kỹ. Bộ Ngoại giao ở ngay gần kề cũng cũ kỹ, được bao quanh bằng tường gạch chạy dài cả một mặt phố. Lâu đài hoàng gia Nepal là ngôi nhà có tường sơn trắng và rào bằng hàng rào sắt trông khá nặng nề. Tường tróc sơn nhiều chỗ và cũng đầy dấu thời gian. Hàng người dài xếp hàng vào thăm lâu đài dưới ánh nắng rực rỡ của một ngày mùa đông ấm áp.

Khi xe vào khu trung tâm, chúng tôi rất thích những ngôi nhà của người dân Nepal. Đất Nepal không đắt nên nhà nào cũng rộng. Mặt tiền thường 10-12m. Mặt tiền tầng 1 thường bằng cửa gỗ, không hề có vách. Nó gợi nhớ đến những ngôi nhà nông thôn bắc bộ với cửa gỗ mở thông thoáng hay những quán hàng trên phố Quan Thánh xưa. Cửa gỗ sơn mầu xanh lơ hoặc mầu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Bên trong những căn nhà gỗ người ta bán hàng tạp hóa. Lủng lẳng những nải chuối và những miếng bí đỏ được treo lên bán. Tầng 2 có vách tường và nhiều cửa sổ lấy ánh nắng. Nhiều phụ nữ Nepal lúi húi phơi những bộ quần áo và khăn quàng bên cửa sổ. Những ngôi nhà hiện đại hơn thì có cửa kính để bầy hàng và cửa kéo như ở các thành phố khác. Nhìn chung Kathmandu khiến ta liên tưởng đến những thị trấn, thị tứ nhỏ miền núi phía Bắc.

Hầu hết các ngôi nhà dù mới dù cũ, truyền thống hay hiện đại đều có những dải hoa vạn thọ được treo như cách hồi nhỏ chúng ta hay treo những dây xúc xích bằng giấy mầu. Hoa đều đã héo thành mầu nâu. Dường như chúng được treo vào dịp lễ hội tháng 10 cách đây ba tháng. Cửa sổ các ngôi nhà ở Nepal đều bằng gỗ hoặc khung gỗ lắp kính. Nepal không có cửa chớp như cách của chúng ta học được từ người Pháp để giữ ấm và làm mát nhà. Vì thế những căn nhà Nepal khá lạnh lẽo ở bên trong.

Leo lên tầng thượng của nhà khách Avalon, ta thấy ngợp ngời những căn nhà 4-5 tầng một kiểu đơn giản như nhau, để ở hơn là để đẹp. Tầng thượng có lẽ là nơi rất quan trọng đối với những ngôi nhà người Nepal. Nam giới ngồi uống trà hay thưởng rượu. Phụ nữ trẻ con ngồi túm năm tụm ba sưởi nắng và tán chuyện. Sân thượng cũng được làm chỗ giặt giũ. Quần áo trải trên nền sân thượng, xát xà phòng bánh như kiểu giặt chung ở máy nước công cộng mà người Nepal đã quen từ nhiều năm nay. Rồi quần áo được phơi tung bay trên sân thượng, lại phấp phới những mảng mầu đỏ sậm hay rực rỡ tạo thêm mầu sắc cho thành phố này. Có lẽ ở Kathmandu nhà cao tầng nhiều nên khó có thể nhìn thấy mầu xanh như Hà nội mỗi lần leo lên sân thượng. Nhìn từ trên cao xuống Kathmandu không có những ban công đầy hoa như Paris, mái trắng cong mềm như Lệ Giang*, cây xanh như Hà nội nhưng bù lại bóng những phụ nữ Nepal mềm mại trong những bộ sa-ri ngay cả khi làm việc nhà và lũ trẻ lũn cũn đi lại trên những ban công trần trụi không có hàng rào xung quanh cũng làm thủ đô của đất nước 28 triệu dân nay có một vẻ riêng.


Sân thượng là nơi sinh hoạt riêng tư của mỗi gia đình:

https://lh5.googleusercontent.com/-yhpAA76_5SI/T1uGS-AWZLI/AAAAAAAAB14/amGbcKPA20A/s640/P1010722.JPG

vì ra phố thì lấy đâu ra chỗ:

https://lh4.googleusercontent.com/-udxSfEVb5n0/T1uGjAh4OlI/AAAAAAAAB3o/xLdDfdjJt_Y/s640/P1010795.JPG

đến giặt giũ còn phải chung chạ thế này:

https://lh6.googleusercontent.com/-tGmX-K93GO8/T1uGhjU8WFI/AAAAAAAAB3g/VNgAz3S2dAk/s640/P1010786.JPG

Cafe internet thì nhỏ xíu trên tầng 2

https://lh4.googleusercontent.com/-cHRqBC-u8RI/T1uGgjvudQI/AAAAAAAAB3Y/dGZiABan7yE/s512/P1010738.JPG

Đường phố nhỏ, tạp nham, bụi bặm ... chả khác gì ta

https://lh5.googleusercontent.com/-R9WvbVf93OU/T1uGXCAN4VI/AAAAAAAAB2Y/HTmJ4UEWVEo/s640/P1010812.JPG

Bệnh viện

https://lh5.googleusercontent.com/-nrShB9sSfII/T1uGWZr4mRI/AAAAAAAAB2Q/SLS37xkVoMY/s640/P1010855.JPG

và trường học

https://lh6.googleusercontent.com/-rQ2cGvKkEf0/T1uGYIpCSRI/AAAAAAAAB2g/MFglh6Wyg0E/s512/P1010863.JPG

tabalo
11-03-2012, 00:09
thương nghiệp:

https://lh4.googleusercontent.com/-5Oxj1JmdgMo/T1uGaBYQ_uI/AAAAAAAAB2o/S7mImLmyKhQ/s640/P1010901.JPG

và công nghiệp:

https://lh4.googleusercontent.com/-hD__y7NAukU/T1uGTpQyb2I/AAAAAAAAB2A/3HmVXv1Xaaw/s640/P1010821.JPG

vì đi bằng xe máy, chúng tôi có dịp đi lại khắp hang cùng ngõ hẻm ở thung lũng Kathmandu, nhà máy nhìn thấy nhiều nhất là đây, nhà máy gạch, thậm chí lúc đầu chúng tôi còn vô cùng ngạc nhiên sao lắm nhà máy gạch thế:

https://lh6.googleusercontent.com/-85HQlmjpZdI/T1uGVBSym9I/AAAAAAAAB2M/iT_SKkE4wMs/s640/P1010826.JPG

a, ngày mai tớ thi lấy bằng, thế đã chống trượt chưa

https://lh4.googleusercontent.com/-d6lraWk26AU/T1uGfYUzcgI/AAAAAAAAB3Q/sqZYym2MhJ0/s640/P1020256.JPG

tabalo
11-03-2012, 21:21
Kathmandu cổ xưa: giàu và kiến trúc mỹ lệ

Nếu bạn bất ngờ rơi tõm từ trên máy bay xuống những thành cổ trong thung lũng Kathmandu như Bhaktapur, Patan hay khu Durba Square ở thành phố Kathmandu, bạn có thể chết ngất vì choáng ngợp – cảm giác của bạn giống như trong các phim viễn tưởng, khi cỗ máy thời gian giúp bạn lùi lại vài trăm năm.

Trên một diện tích rộng lớn, mỗi thành cổ chứa đựng trong nó là đầy ắp các công trình kiến trúc xưa của người Nepal. Những công trình này, bất luận từ một chất liệu nào, có thể là gạch, là gỗ, là đá, là sắt thép hay có lẽ cả bê tông, người Nepal đều biến thành một biểu tượng về nghệ thuật. Dù là một nghệ sỹ, một người yêu thích nghệ thuật hoặc cũng chả cần yêu thích nghệ thuật mà là kỹ thuật, bạn đều có thể bị thôi miên với vẻ quyến rũ từ những đường nét duyên dáng, cầu kỳ và tinh xảo trên mỗi góc nhà, mái cong, đường chạm.

Nepal là một quốc gia đa tôn giáo với sự hiện diện của Hindu giáo, Phật giáo, đạo Hồi và Phật giáo Tây Tạng. Sự pha trộn của tôn giáo được thể hiện qua những bàn tay khéo léo của người Nepal, thông qua các công trình kiến trúc. Những tích trong sử thi Ấn độ như Mahabharata và Ramayana , các nhân vật trong Hindu giáo như thần Brahma, Vishnu, Shiva… đều được chạm khắc một cách tỉ mẩn xung quanh các cung điện ngôi đền, các ngôi chùa, bảo tháp. Với Ấn giáo, dù là bất kỳ chi phái khác nhau nào thì đều có chung một điểm là tôn thờ thánh tượng. Thế nên, từ mỗi vương triều, mỗi vùng đất, mỗi dòng tộc và mỗi cá nhân đều tìm thấy sự bình yên và thịnh vượng trong việc dựng tượng xây đền. Và cũng thế nên, giờ đây nhân loại có một trong những vùng đất mỹ miều bậc nhất về nghệ thuật điêu khắc.

Không chỉ các vị thần của Hindu giáo được hình tượng hóa qua các bức tượng, ngay cả sinh thực khí Linga và Yoni cũng được thờ ở khắp nơi. Có thể là một nơi mà người dân đang chắp tay khấn khứa, hay nằm giữa một khu dân cư. Linga cũng có thể là một thứ mà trẻ con trèo lên chơi hàng ngày và cũng có thể là một thứ để người ta cầu nguyện. Linga đứng một mình sừng sững và cũng có một vườn linga đứng xếp hàng như đang chờ đến lượt. Hơn cả thế, trên một vài ngôi đền, là những chạm khắc ấn tượng và sinh động nguyên cả bộ Kamasutra. Gần đó, lại có thể nhìn thấy những bảo tháp màu trắng của Mật Tông Tây Tạng.

Được xây dựng rải rác trong rất nhiều thế kỷ từ trước công nguyên, trải qua những thăng trầm của lịch sử, và những cuộc chinh phục giữa các tiểu vương quốc, may mắn thay, và cũng kỳ diệu thay, hầu hết các công trình này đều không bị hủy hoại bởi sự tàn phá của con người. Chính thế mà hôm nay, ta được lạc vào không gian cổ xưa.

Điều thú vị là không gian ấy dường như không bị hiện đại hóa. Trong di tích Unesco, lại là những tòa nhà của người dân sinh sống, và trong những tòa nhà ấy, lại có thể nhìn thấy những di tích xưa. Những tòa nhà ngang dọc như ma trận, nơi mà lọt vào thì bạn như còn giữ nguyên cảm giác của những thế kỷ trước. Tối, ánh đèn vàng vọt, không gian như lắng đọng. Những người dân lặng lờ. Những ngõ nhỏ, hẹp, cao vút với những bức tường nhà hai bên – tưởng như là cụt - ở nơi tối tăm nhất của con ngõ lại bừng lên, dẫn bạn sang một con ngõ khác, rộng dần ra rồi tới một khoảnh sân khác hẳn. Hoang mang không biết đang ở đâu, bạn đành bước đại vào con ngõ khác của cái sân này, rồi con ngõ hun hút ấy lại dích dắc, vòng vèo, tối mịt mùng, lên xuống những bậc thang của một tòa nhà, tới một cái sân khác nữa, rộng không kém. Cứ loanh qua loanh quanh trong ngõ rồi sân, sân rồi ngõ, bạn không cần ra khỏi phố mà đi đến tận đầu kia của thành phố.

Sự ngạc nhiên trước những công trình tuyệt mỹ của du khách không làm cư dân của các thành phố phải xúc động. Nó đương nhiên là thế. Những người thợ đang chạm đồng, chạm gỗ vẫn đang làm những công việc tỉ mẩn của cha, của ông họ bao đời. Cũng chả có nhiều những công cụ hay phương tiện hiện đại hiện diện nơi đây. Đá ấy, gỗ ấy, đồng ấy, mấy trăm trước, cụ tổ họ làm thế nào thì bây giờ họ vẫn làm thế. Vẫn những đồ trang trí ở nhà, đồ gia dụng, đồ thờ cúng, giờ có thêm công năng là đồ lưu niệm của du khách.

Nói có đến cả trăm lời cũng chả đủ, chụp có đến cả ngàn ảnh vẫn không thừa, bạn hãy đến một lần, đẫm mình vào không gian xưa của Nepal và tự cảm nhận.

----
Thung lũng Kathmandu đây:

Nơi cũ và mới không phủ định nhau

https://lh4.googleusercontent.com/-aovLDFG-Rj8/T1uNX-6ZNtI/AAAAAAAAB4A/hU9eNJrhpR8/s640/P1010869.JPG

Nơi xe máy có thể luồn lách vào cuộc sống của hàng trăm năm nay

https://lh5.googleusercontent.com/-XnT3Wmx3CrY/T1uNKj1jrMI/AAAAAAAAB3w/lsPEgzs652k/s512/P1010874.JPG

Nơi một cánh cổng tráng lệ :

https://lh6.googleusercontent.com/-HaVGJYmjwkU/T1yVtNjti0I/AAAAAAAAB5M/O7c6OZ03Y_k/s512/P1020156.JPG

có thể dẫn đễn những cảnh đời cực nhọc

https://lh6.googleusercontent.com/-x6kLYyDilH4/T1yV6zeKwPI/AAAAAAAAB6g/Bk4Piq_7U6c/s640/P1020180.JPG

và một con ngõ nhỏ hẹp

https://lh6.googleusercontent.com/-e1aan8t59vs/T1yVx1O2L8I/AAAAAAAAB5U/KFiDAP5Dq_8/s512/P1020146.JPG

lại mở ra một quảng trường hoành tráng:

https://lh3.googleusercontent.com/-vh8bJRpQhJ8/T1yZF9bvuVI/AAAAAAAAB6M/p31Csv-m-ts/s640/P1030788.JPG

tabalo
12-03-2012, 09:17
Nơi một vách nhà dịu dàng quyến rũ
https://lh5.googleusercontent.com/-jX4v0TriO2I/T1yYYsCqGUI/AAAAAAAAB6E/Q4JtjVvh0hw/s512/P1030500.JPG

xen lẫn trong quyền uy mạnh mẽ
https://lh3.googleusercontent.com/-J69vYctz6sw/T1yVdT0pGCI/AAAAAAAAB48/96MqGekZJ_8/s512/P1020084.JPG

Những đường nét tinh xảo mỹ miều
https://lh3.googleusercontent.com/-iVRWPBzxEw8/T1yVHbR9CsI/AAAAAAAAB4s/3qGO66I1GOw/s512/P1020040.JPG

chỉ bằng sự khéo léo của đôi bàn tay
https://lh6.googleusercontent.com/-LhLmVPEku8Y/T1yUz_lWYoI/AAAAAAAAB4c/Z_zfU2HbBoQ/s512/P1020019.JPG

nơi một vé bay lên Everest
https://lh4.googleusercontent.com/-49DjxuZQ1Jc/T1yZoQrG21I/AAAAAAAAB6c/gZiCV5VSHeQ/s640/P1030644.JPG

có thể đổi một cái ô tô
https://lh3.googleusercontent.com/-DI6iCAk5f_A/T1yWDGWibkI/AAAAAAAAB5k/hurIsNafofA/s640/P1020219.JPG

tabalo
12-03-2012, 09:18
nơi Phật giáo chính thống xen lẫn Mật tông bí hiểm
https://lh4.googleusercontent.com/-yWykDozQcGw/T1yX9_z03GI/AAAAAAAAB58/h0ti2ljcIZs/s512/P1030700.JPG

Nơi xe máy có thể dựng dưới phù điêu Kamasutra
https://lh6.googleusercontent.com/--2RZh2H8WWQ/T1yXZmCf4zI/AAAAAAAAB50/Bi91mddmz3k/s512/P1030827.JPG

thì trẻ con cũng có thể cưỡi lên di tích
https://lh4.googleusercontent.com/-UyTqAgoEPLo/T1yf8XeqJgI/AAAAAAAAB6o/FwIfaBIZ5kE/s640/P1020116.JPG

tabalo
15-03-2012, 18:27
THAMEL

Shopping nhé!

Đến Kathmandu nhất định phải đi qua Thamel, giống như đến Hà nội phải rẽ khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào hay vào Sài gòn phải ngang qua Nguyễn Huệ, Đồng Khởi. Mặt tiền của Thamel được nối liền bằng những cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ leo núi. Đồ leo núi ở đây khá rẻ và đẹp. Áo khoác, quần 3 lớp, áo nỉ leo núi, kính râm, găng tay… Ngoài hãng The North Face là thương hiệu rất phổ biến ở đây và trên toàn thế giới thì Thamel có nhiều nhãn hiệu Mamut. Bọn con trai qua đây mắt mũi sáng ngời, lần giở những món đồ và mơ mộng đến những chuyến đi có thể sử dụng những món đồ dã ngoại này.

Con gái thì cẩn thận kẻo sa đà vào những cửa hàng len casmier được dệt bằng lông dê nhẹ tênh và mịn mượt. Có hàng trăm mầu khăn để lựa chọn. Cẩn thận các bác bán hàng Nepal mặt rất hiền lành thường nói gấp đôi hay ba giá. Chất liệu casmier được dệt thành áo len đơn mầu, cổ tim, cài một hàng khuy phía trước. Cũng có khi nó được cách điệu thành một chiếc khăn áo choàng mềm mại. Phối hợp với một dây đeo kết bằng những quả bông len tròn nhỏ như quả nho có nhắc lại mầu khăn thì thật mốt. Có thể lựa chọn những sản phẩm khác từ lông con bò yak chỉ có ở những vùng núi tuyết như Tây Tạng, Nepal hay Ấn độ... Những cái biển đề “100 Yak Wool” hay “Baby Yak Wool” luôn có một sự hấp dẫn đặc biệt đối với tôi. Khăn hay áo này thường dầy và nặng hơn casmier nhưng phối mầu phá cách, trẻ trung và hiện đại hơn. Ai thích đồ len thì đây là thiên đường để mua sắm. Con trai hay mặc áo len nhiều mầu, có túi và có mũ. Có rất nhiều size khác nhau từ nhỏ 6 tháng đến 60 tuổi. Bọn con gái chắc khó rời được những cửa hàng bán găng tay len, mũ len, tất len, xà-cạp (bó bắp chân) len nhiều mầu rực rỡ và phối mầu rất đẹp. Con trai cũng có nhiều mũ len sặc sỡ được làm như mũ phi công có hai miếng che tai hình tam giác và một cái dây len chừng 20-25 cm thả dài lủng lẳng. Đôi khi họ khâu thêm hai cái tai và mũi thành chú hổ hay chú mèo nghịch ngợm. Mấy anh chàng bán cam bán táo và mấy anh tây tóc vàng rất thích đội chiếc mũ đặc trưng của Nepal này.

Hàng thổ cẩm Nepal rất giống của Ấn độ. Những chiếc thảm thêu và đính cườm đủ mầu lấp lánh khêu gợi như những vũ nữ. Khăn trải bàn vẽ hình hoa quả và thức ăn. Vỏ gối tựa đẹp như những họa phẩm và có hàng nghìn kiểu khác nhau khiến người mua hoa cả mắt. Cái nào cũng đẹp đến nỗi hàng trăm lần đầu tôi lởn vởn gắn chúng với những cái ghế ở nhà. Rồi những cái mặt nạ gỗ nhiều mầu hay đơn mầu, tươi cười hay giận giữ cũng được cũng tôi hình dung sẽ thế nào nếu chúng lọt vào bộ sưu tập mặt nạ trên tường của nhà tôi. Đồ trang sức bạc và vàng cũng rất nhiều kiểu. Đồ đá quý cũng vậy. Thỉnh thoảng có anh chàng Nepal với chiếc mũ phi công sặc sỡ tiến lại kéo lên một bản nhạc du dương từ chiếc đàn nhỏ dài 30-40cm được đẽo từ gỗ, gắn dây đàn bằng cước. Cho dù bạn có dặn lòng đừng mua gì cả chắc cũng không thể không hỏi giá. Bắt đầu luôn bằng 2000 rupi (600k tiền Việt). Bạn hãy mặc cả xuống… nhé. Khoảng 6km đường ngang ngõ dọc quần áo, giầy dép, túi, đồ lưu niệm làm bạn không bao giờ chán nếu bạn không nghĩ đến việc phải xách đồ hay tiết kiệm tiền.
Thamel có nhiều hàng quán và có nhiều khách sạn, nhà khách đẹp trong khu phố. Chúng tôi mê mải bước và trước mặt là JàTrà, một quán nhỏ nằm trong một cái ngõ nhỏ. Đi qua quán đó lại thấy một phòng tranh cá nhân. Qua phòng tranh cá nhân là một ngôi nhà 100 tuổi không người ở. Phía sau ngôi nhà là cái sân đầy hoa. Qua cái sân đầy hoa là một cái sân đầy hoa khác. Mầu hoa trạng nguyên đỏ rực rỡ như lôi cuốn chúng tôi tiến vào. Thoáng một cái có một bóng áo đen xuyên qua sân rồi lại mất hút. Cái ngõ như không có tận cùng. Cứ hết nhà này lại có nhà khác, sân này lại đến sân khác. Rồi một phụ nữ trạc 50 tuổi tiến ra. Tóc chị xoăn và đen óng ả. Tà áo đen điểm xuyết vài bông hoa màu đỏ. Khăn cũng vậy. Chỉ có đôi dép nhựa to đùng như dép đàn ông mầu đen là không hợp gì với người phụ nữ trông có vẻ rất quyền lực này. Chị nói chị dậy Yoga ở JàTrà. Chúng tôi có thể tập bất cứ lúc nào. Có nhiều kiểu Yoga để chọn: Yoga chữa bệnh, yoga thông thường… Trời lạnh 10 đến 15 độ nên dù lời mời chào có quyến rũ cũng không thắng nổi việc chúng tôi ngại phải cởi mấy cái áo dầy cộp để thử yoga.

Nhiều quán hàng hấp dẫn khác. Hàng thì lấp lánh ánh đèn mầu, hàng thì ấm áp ánh nến, hàng thì có anh chàng đứng gác điển trai trong bộ đồng phục mầu tím than làm cho bạn càng rối lên chẳng biết neo mình lại chốn nào.

Dựa trên những gì chúng tôi thấy thì chúng tôi tạm thời đánh giá là đàn ông Nepal khá là chăm chỉ. Họ đạp xích lô, lái taxi, bán hoa quả rong, bán rau và hầu hết những người bán hàng vải vóc, đồ lưu niệm ở Thamel là đàn ông chứ không phải phụ nữ như Hà nội. Bạn sẽ không thấy những người chị quẩy gánh hàng rong nặng trịch khiến du khách phương Tây phải ái ngại như ở Việt Nam đâu. Và tôi cũng thường thấy người phụ nữ Nepal lúi húi giặt giũ, nấu nướng ở nhà hay bế con đi đến bệnh viện. Có thể do việc nhà ở Nepal chiếm nhiều thời gian hoặc cuộc sống của người dân nơi đây còn rất truyền thống nên cách phân công công việc trong gia đình của họ cũng khác.

tabalo
16-03-2012, 23:56
Thamel sớm tinh mơ. Những cửa hàng dọn dẹp chuẩn bị cho một ngày mới. Lúc này là lúc duy nhất thấy Thamel sạch sẽ.

https://lh3.googleusercontent.com/-ylLNeUjOaOo/T2NkT13subI/AAAAAAAAB7c/wnZlRTvBwBY/s512/P1010768.JPG?gl=US

ấm áp - rực rỡ - sắc màu của Thamel

https://lh6.googleusercontent.com/-J8zfe7fsLtE/T2NkQKOyz2I/AAAAAAAAB7U/4D0d7LRqh6M/s640/P1010766.JPG?gl=US

và những tấm vải treo tường xinh xắn, ngộ nghĩnh. Những gối đặt đệm hay giường dễ thương. Chúng tôi đã mang những tấm gối này về Việt nam

https://lh4.googleusercontent.com/-cg7EoN7K0rk/T2NkOnV6hyI/AAAAAAAAB7M/FOlUMfnrZH0/s512/P1010765.JPG?gl=US

rồi lại mang từ VN sang tận Úc

https://lh6.googleusercontent.com/-NuyJe9fyEI4/T2NmmU21yPI/AAAAAAAAB8s/mhqszqN_sTE/s640/photo.JPG?gl=US

mê hoặc các em gái với đồ Cashmere , pashmina còn mịn hơn cả da của chính các nàng

https://lh4.googleusercontent.com/-atBcqp7pOOk/T2NkM1kd6TI/AAAAAAAAB7E/iq_ZSrInr2A/s640/P1010763.JPG?gl=US

Chuẩn bị mở hàng

https://lh5.googleusercontent.com/-MicMSi0omUI/T2NkVNzdV_I/AAAAAAAAB7k/8-0hLgmyCvg/s512/P1010769.JPG?gl=US

bán đủ loại sách về Nepal

https://lh4.googleusercontent.com/-6flgdOlcdAs/T2NkXGaQV4I/AAAAAAAAB7s/COsze-7QTUk/s512/P1010770.JPG?gl=US

tabalo
16-03-2012, 23:57
Những đồ đá đúc này có lẽ nhập từ Trung quốc - nhưng đồ đồng là do dân Nepal làm.

https://lh5.googleusercontent.com/-uAkjKz5qu7A/T2Nka5fevUI/AAAAAAAAB78/mSs31crR8aY/s640/P1010773.JPG?gl=US

Sự pha trộn giữa Phật giáo và Ấn giáo:

https://lh3.googleusercontent.com/-xMgkO36uDLk/T2NkcMUPt7I/AAAAAAAAB8E/Cfzx3G_ZGPA/s640/P1010916.JPG?gl=US

Không có ranh giới giữa đồ lưu niệm và đồ tôn giáo

https://lh5.googleusercontent.com/-DLOK9jU-38c/T2Nkd_ey8vI/AAAAAAAAB8M/Mtuj4HG6F3E/s512/P1010917.JPG?gl=US

Giày dép cũng màu sắc

https://lh3.googleusercontent.com/-uyjwWtmz7Rw/T2NkfLpnDTI/AAAAAAAAB8U/b7qmu5PGHaU/s512/P1010918.JPG?gl=US

chẳng kém những con rối trong các sử thi

https://lh6.googleusercontent.com/-SWQ4cd6lMOU/T2NsCShp6wI/AAAAAAAAB80/v7df5-fafQ8/s640/P1020124.JPG?gl=US

tabalo
18-03-2012, 23:03
Một cuộc sống khác

Bên cạnh Thamel cho du khách là Thamel của người Nepal. Chỉ 15 phút bạn dứt khỏi cơn đói mua sắm là bạn đã lần theo những ngõ dài khấp khểnh gạch đá nơi cuộc sống thật của người dân thủ đô nghèo được phơi bầy. Họ có những khu nhà ở như những khu chung cư tập thể của chúng ta. Tuy nhiên không phải mỗi gia đình một căn hộ mà mỗi gia đình một ngôi nhà cao 4-5 tầng. Khoảng 6 đến 8 ngôi nhà quây vào nhau và chung nhau một khoảng sân rộng. Tại sân có một khu thờ cúng nhỏ thường là các tượng thần nhỏ được rỏ phẩm mầu đỏ lên đầu. Mọi người cúng bái, nói chuyện, phơi nắng, phơi quần áo, phơi nghệ… ở sân chung. Các khu nhà này thường thông với những ngôi nhà khác bằng một lối đi có mái che. Những lối đi sấp bóng râm, thấp thoáng những tà áo sa-rông mầu đỏ của phụ nữ Nepal hoặc trống không một khoảng quyến rũ bước chân khám phá của du khách. Cứ lối nhỏ nọ rẽ sang lối nhỏ kia đến khi lạc bước.

Mặt tiền các phố cũng vẫn là những quán hàng. Không diêm dúa mầu mè kiểu khách du lịch mà thực dụng là đồ ăn thức uống hàng ngày của người dân. Chúng tôi cực kỳ ấn tượng bởi những phản thịt lợn. Những con lợn được bôi phẩm đỏ từ đầu đến chân trông xa như những phản thịt quay làm tôi thèm quay quắt một miếng da lợn giòn tan. Đến gần mới biết là thịt sống. Trên phản thịt chình ình một cái thủ lợn mõm dài, con nào con đó có bờm xám cao ngồng ngang ngược. Chồng tôi nói đùa chắc là lợn rừng. Các thủ lợn trừng mắt cho dù bị chặt làm đôi dưới bàn tay của các anh chàng đồ tể. Thịt được xẻ ra và bán từng miếng nhỏ. Bì lợn không dầy mà cũng không thật mỏng. Cũng có những hàng thịt mà da chúng không được bôi đỏ. Người Nepal bán cả lòng già, gan phổi như cách chúng ta bán ở chợ, trên cùng một phản thịt. Nhìn sơ sơ thì hàng thịt nhiều áp đảo hơn hàng rau. Thỉnh thoảng lắm mới nhìn thấy hàng cá tươi. Những con cá giống cá trôi của mình được xếp chồng trên mặt bàn chứ không bơi tung tăng trong chậu đâu nhé. Cảm quan nhận xét thì chúng khá là tươi. Một phần vì thời tiết ở đây lạnh. Ngoài ra cũng không thấy ruồi quây quần bên phản thịt cá như chợ quê chúng mình. Hàng rau bán nhiều cà chua nhỏ chưa chin kỹ, ớt xanh ớt đỏ, bắp cải, hoa lơ, rau cải và củ cải. Họ có cả rau ngải cứu. Nhìn chung rau ở đây cằn hơn rau ở Việt Nam.

Tôi đã sống ở Hà nội những năm 70. Tôi đã trải qua những ngày tháng đất nước nghèo khi hầu hết các gia đình ở Thủ đô chả có của nả gì trong nhà. Tuy thế, tôi vẫn thấy thương cảm khi đi vào những con phố nghèo ở Kathmandu. Những ngôi nhà tường gạch trần trụi là cách xây dựng phổ biến ở đây. Mỗi ngôi nhà đều cao chừng 3 tầng nhưng mỗi tầng đều thấp bé. Hầu hết các ngôi nhà đều cũ kỹ, tường gạch nghiêng lún và bị ăn mòn. Rác rưởi trong các khu dân cư càng lộ ra một thủ đô đẹp nhưng nghèo. Năm 2005 GDP theo sức mua của Nepal là 1400 đô la (Việt Nam hơn 5000 đô). Những nhà tôi vào thăm đều tối tăm, nhất là trong tình trạng thiếu điện phổ biến ở đất nước 28 triệu dân này.

Một em gái Nepal mời chúng tôi vào nhà. Cúi đầu chui qua cửa ra vào nhỏ xíu được che bằng miếng rèm vải cũ, chúng tôi bước vào căn nhà 8m2 của em. Nhà có hai chiếc giường nhỏ như hai chiếc giường đơn. Có vài cái chăn bông kiểu cũ bông đã vón cục. Chăn không có vỏ và đen bẩn như lâu lắm không được giặt. Hai chị em nằm một giường, kề ngay giường của cha mẹ. Quần áo chẳng có rương tủ để vương vãi trong nhà. Toàn quần áo cũ. Trong nhà chỉ có vài cái bát đũa chai lọ lung tung. Vật dụng đắt giá nhất trong nhà dường như là chiếc bếp đun ga. Thức ăn chủ đạo là vài quả trứng gà để trên bệ bếp.

Chúng tôi cũng đến thăm vài gia đình Nepal khác và hầu hết họ đều có cuộc sống đơn giản như vậy.

tabalo
19-03-2012, 14:13
Thịt - tại sao lại phải để một ít lông gáy nhỉ ?

https://lh4.googleusercontent.com/-pgSEyeyoM4c/T2NkJlnarhI/AAAAAAAAB60/35q8X_G6FJo/s640/P1010723.JPG?gl=US

Cá - có vẻ là đồ hiếm trên xứ miền cao này

https://lh3.googleusercontent.com/-rK-11g8d6sY/T2YTZH2ENoI/AAAAAAAAB9A/JcI6cKhEdtI/s512/P1010740%2520-%2520Copy.JPG?gl=US

Chúng tôi đã đến những khách sạn lộng lẫy dành cho du khách

https://lh4.googleusercontent.com/-1CouXH_wAUs/T2YTiMTdE0I/AAAAAAAAB90/r6gBId_-1Po/s640/P1010983.JPG?gl=US

và thăm những căn phòng nhỏ xíu 8 m2 cho cả một gia đình ( những căn nhà như thế này là rất phổ biến )

https://lh5.googleusercontent.com/-4x3HEr3pXUY/T2YTogn0PmI/AAAAAAAAB-Y/TMAJg9N9geQ/s640/P1020150.JPG?gl=US

những căn phòng ấy ở tòa nhà có chiều cao mỗi tầng chừng 1,8-2 mét. Cả tòa nhà 4 tầng chỉ cao chừng 7-8 mét, bằng 2,5 tầng của một ngôi nhà bất kỳ ở ta.

https://lh4.googleusercontent.com/-UiNuwFdhu2s/T2YTjzvmpLI/AAAAAAAAB98/Uki6gRJhuN8/s512/P1020027.JPG?gl=US

muốn vào cửa nhà thì phải cúi lom khom:

https://lh5.googleusercontent.com/-wcIq3O1X85Y/T1yVmDb0LZI/AAAAAAAAB5E/5GvAkfugcAw/s512/P1020152.JPG?gl=US

tabalo
19-03-2012, 14:16
Ăn một bữa sáng lèo tèo hết 10 USD

https://lh5.googleusercontent.com/-LIC5P0dlxjk/T2YTpgEYDEI/AAAAAAAAB-c/hdYnN1rCSVs/s640/P1020265.JPG?gl=US

đương nhiên phải ở những Restaurant thế này:

https://lh5.googleusercontent.com/-6JETAY-5qsA/T2YTlK2-pAI/AAAAAAAAB-E/8qYc0FXfbcI/s512/P1020066.JPG?gl=US

cũng với 10 USD ấy, có thể ăn cả vài tuần những món mà người dân Nepal hay ăn:

https://lh6.googleusercontent.com/-x7J3gr7CEMY/T2YTb-koq5I/AAAAAAAAB9M/KvWPPU06wN0/s640/P1010839.JPG?gl=US

ở những quán dành cho dân địa phương:

https://lh4.googleusercontent.com/-XRqADlCNAOQ/T2YTfVfQEEI/AAAAAAAAB9k/eb42FZdtlYE/s640/P1010919.JPG?gl=US

tham gia vào những lễ hội đầy màu sắc:

https://lh4.googleusercontent.com/-2Vx9xOT46i0/T2YTm-bKgxI/AAAAAAAAB-M/MqmxxXoQKNY/s640/P1020101.JPG?gl=US

và cũng có những lúc nhảy múa với những đám hát hò vui vẻ trong xóm:

https://lh4.googleusercontent.com/-lyqlw5H7SP0/T2YTaW3QzaI/AAAAAAAAB9I/t9TlfqswxXE/s640/P1010742.JPG?gl=US

tabalo
19-03-2012, 14:19
lang thang ở những cửa hàng không bán đồ lưu niệm

https://lh6.googleusercontent.com/-mieAxAn_SRU/T2YTeTUSy1I/AAAAAAAAB9g/-MYTFDdPixk/s640/P1010898.JPG?gl=US

truyện trò với những cặp mắt thăm thẳm:

https://lh6.googleusercontent.com/-NLcXDXXKsSA/T2YTdP5bhaI/AAAAAAAAB9U/iOiPsoKUgMQ/s640/P1010896.JPG?gl=US

ngước lên những đỉnh cao vòi vọi

https://lh5.googleusercontent.com/-jsM4MMUz6fk/T2YTvZ3RapI/AAAAAAAAB_E/h_6qAOnxC2k/s640/P1030558.JPG?gl=US

ngạc nhiên với một nhà ga sân bay .... giống hệt cái trạm chờ xe bus :

https://lh3.googleusercontent.com/-lv09Zl4IBJ0/T2YTtomCX1I/AAAAAAAAB-0/_66sP2m6p5s/s640/P1020426.JPG?gl=US

Đó là Nepal: Sân bay của cái nhà ga ấy đây:

https://lh6.googleusercontent.com/-5JXfDNDa_ko/T2YTumctpfI/AAAAAAAAB-8/nWr_rVutDvU/s640/P1020429.JPG?gl=US

tabalo
20-03-2012, 21:38
Rác và âm nhạc

Chợ chiều khá là nhộn nhịp. Rác. Rác tung tóe khắp nơi. Cả Kathmandu như một bãi rác khổng lồ. Rác từ chợ, rác đến cửa nhà, trong sân, rác ở các khu tượng đài, rác che cả những cái biển chứng nhận “World Heritage” của Unesco. Vỏ trái cây, cuộng rau, túi nilon, giấy vung vãi.

Trời ập tối. Thỉnh thoảng có đám thanh niên gom rác thành đống to, đốt lên để sưởi ấm. Lũ chó nằm vòng ngoài hưởng hơi nóng. Những người bán hàng vội vàng đẩy những xe hàng cồng kềnh, đè lên rác đi về những ngõ rác trong buổi tối lạnh lẽo để kịp nấu cơm và ăn cơm trước khi điện bị cắt lúc 11h. Cho dù chưa bị cắt điện thì Kathmandu vẫn thật tối tăm. Durba square (Quảng trường lâu đài) Kathmandu với xung quanh là biển chứng nhận của Unesco buồn bã nằm trong bóng tối. Trung tâm của quảng trường mọi người túm tụm quanh những quầy hàng bán thịt lợn, thịt gà, khoai nướng hay hàng xúc xích rán và bánh bột rán gọi là sên (nghe từa tựa như là shane hay sale trong tiếng Anh). Những người Nepali cầu phúc đi quanh đền thờ nhỏ treo những hàng chuông, chạm vào chúng để chúng rung lên và đánh lên hai ba tiếng chuông ở cái chuông lớn nhất.

Chúng tôi rẽ vào một cái ngõ nhỏ. Bất ngờ một cái sân rất rộng mở ra trước mắt. Xung quanh có đến 20-30 tòa nhà khác nhau. Ở giữa là một đền thờ mầu trắng. Tiếng nhạc réo rắt trong bóng tối nhá nhem. Hóa ra một gia đình người Nepal cùng những người bạn của mình đang chơi nhạc và nhảy múa. Người đàn ông chủ nhà bé nhỏ, ngà ngà say ra mời chúng tôi uống rượu. Chị vợ quấn sa rông mầu đỏ, lấp lánh kim tuyến vàng, đỏ chói vệt tika trên trán, rót rượu cho chúng tôi từ một cái ché mầu vàng. Rượu ngon nhưng thật sự nặng. Chúng tôi nhấp môi để vui lòng ông bà chủ. Ban nhạc là 8-9 người đàn ông đánh trống gỗ nhỏ bằng tay, vài cái kèn nhỏ bằng kim loại. Mấy người đàn ông trung niên đeo vòng hoa cúc vạn thọ trên cổ quay mặt vào ban nhạc nhún nhẩy. Họ kéo tôi vào đám đông. Điệu múa khá đơn giản. Đánh hông sang phải hai cái, sang trái hai cái, chân trái bước lên trước chân phải, chân phải bước lên trước chân trái, hai tay hướng lên trời múa hai lần rồi lại đổi bên. Tiết tấu nhạc chầm chậm nên bắt nhịp cũng dễ. Có một anh chàng gầy gò tóc dài mặc quần bò, trông như mấy chàng họa sĩ ở nhà mình thỉnh thoảng cũng múa solo một đoạn. Rồi một bác chừng ngoài tuổi 60 đội một cái mũ len lỗi mốt cũng đánh hông và múa nhịp nhàng. Anh chủ nhà biết chúng tôi là người Việt Nam thì hào hứng lắm cứ nhắc đi nhắc lại “We are a family” (chúng ta là một gia đình). Họ nói năm nào họ cũng tổ chức liên hoan như thế này và mời chúng tôi ngày mai lại tới.

Rời đám đông náo nhiệt chúng tôi liêu xiêu ra phố, trong đầu vẫn ngân vang giai điệu lúc nãy. Tôi cứ thán phục rằng mỗi khu nhà có một cái sân như vậy thật là tốt. Việt Nam mình mãi sau này mới bổ sung nhà văn hóa nhưng vì là một sự bổ sung muộn màng nên không gian sinh họat chung cũng không thể tốt như thế này. Tôi nhớ đến những ngày ở Hà nội xưa mỗi khu nhà biệt thự đều có sân hay khu tập thể cũng có sân để tụ tập. Tôi cũng nhớ những buổi tối ít ánh điện dưới nhà bố mẹ khi tụ tập với lũ trẻ hàng xóm trên những cái sân bê tông thật gần bầu trời đầy sao. Sau này nếu người dân Nepal giầu lên, họ có đánh mất những cái sân chung này. Và nếu mất những cái sân chung liệu có làm Nepal mất đi sự quyến rũ?

9h tối ở Kathmandu là lúc những người dân Nepal nghèo đi bới những đống rác để nhặt vỏ chai lọ, những cái túi nilon… Mỗi người vác một cái bao tải dứa lủng lẳng trên vai. Bên cạnh một đống lửa rác, một đứa bé quay lại thấy chồng tôi cầm cái bánh pút-đinh thì sáng mắt lên và sau tích tắc miệng xin tay cầm, chiếc bánh đã gắn trên miệng của cậu bé. Cứ lấy chuyện rác và thằng bé nhặt rác để thấy là người dân ở đây nghèo hơn mình rất nhiều. Chúng tôi đều thấy hạnh phúc vì nước mình đã qua những thời điểm khó khăn và cuộc sống vật chất ngày nay đã tốt hơn rất nhiều.

Hôm sau Ram (người chủ cho thuê xe) cho tôi biết họ cũng có người dọn rác của chính phủ. Họ làm việc vào 7h sáng. Mỗi cửa hàng nộp 500 rupi (15.000đ) một tháng. Đó là lý do buổi sáng sớm là lúc duy nhất Kathmandu có vẻ sạch sẽ. Tuy vậy thành phố lại không có sự màu mè, sặc sỡ khi các cửa hàng còn chưa mở, đóng lại sự giầu có nhất định nằm trên những món hàng chưa được trả giá của các tiểu thương.

HUYEN VO
21-03-2012, 19:49
Tabalo cho biết ăn ở tại Kathmandu ra sao?? Muốn ở tại các tu viện có phải xin phép không ? Mình định ở tại Kathmandu 1 tuần .. Bạn tư vấn giúp

tabalo
21-03-2012, 21:50
Chào bạn Huyen Vo,

Ở Kathmandu, bạn có thể tìm Hotel Horizon, tel 4248738, giá 10 $ phòng Twin, ( đẩy giường thành double. ). Ks này có một khoảnh sân cỏ trông rất yêu - nhìn ra một tòa nhà rất đẹp của Hotel Nirvana - ( bạn lấy Guidebook LP bản đồ Thamel có nó đấy, KS này nằm sâu trong ngõ nhưng chỉ 3 bước là ra đến phố to )

Phần ăn thì post sau mình sẽ kể chuyện ăn nhé.

KS ở Nepal thì khó khăn nhất là nước nóng, do tình trạng mất điện triền miên - do vậy thường chỉ có vào buổi tối trước khi mất điện. Những ks có nước nóng thường xuyên giá khá đắt. Nhưng bạn có thể xin vài phích nước nóng

Về phần ở tu viện thì có lẽ không có hạn chế gì cả. Bạn cứ xin visa thông thường ( max 150 ngày là OK ). Lúc mình vào thấy có cái form dành cho khách đi chùa chiền nhưng mình không để ý lắm

tabalo
21-03-2012, 21:52
Dù nhà cửa còn chật hẹp xiêu vẹo

https://lh6.googleusercontent.com/-ogHSJzyrsok/T2mdFocma3I/AAAAAAAACBc/kpEQi5emnA8/s512/P1010730.JPG

Nhưng vẫn phải có một khoảnh sân ở giữa

https://lh4.googleusercontent.com/-KXUGNBZjobw/T2mdHmXkYFI/AAAAAAAACBk/90mO0Jn-l0E/s512/P1010728.JPG

Để các bà còn sưởi nắng - hồi tưởng một thời xuân sắc

https://lh4.googleusercontent.com/-YZKLExO3m_M/T2meaCRG_hI/AAAAAAAACB0/uUDceKHduVI/s512/P1010877.JPG

Còn các ông thì tụ tập --- Chém gió về lúc trẻ trai - ( sau này phuot.vn cũng cần có chỗ cho anh em mình lụ khụ ngồi chém gió nhỉ )

https://lh4.googleusercontent.com/-V4RbyeGor04/T2mekrY0VGI/AAAAAAAACCE/l2FIOxlYTvg/s640/P1010870.JPG

Để em bé bú tí mẹ và thêm vitamin D

https://lh4.googleusercontent.com/-6ErAgP-kE_s/T2mef7YPAvI/AAAAAAAACB8/P-oZDu8tHHQ/s640/P1010881.JPG

Để lập nơi thờ tự

https://lh4.googleusercontent.com/-Y13lISc-Mg8/T2me2SnxFwI/AAAAAAAACCM/DxRloGuWJms/s512/P1010913.JPG

tabalo
21-03-2012, 21:53
Tối thì đàn ca sáo nhị

https://lh5.googleusercontent.com/-rdJtBl6ZYE4/T2mdPGD7SaI/AAAAAAAACBs/tPzUvLyhOAU/s640/P1010741.JPG

Ngày thì thể dục thể thao

https://lh6.googleusercontent.com/-K6Jbfer7qDs/T2mfElCCOUI/AAAAAAAACCU/Bzb6peCoJJQ/s640/P1020042.JPG

Nuôi cừu

https://lh6.googleusercontent.com/-z-tDlhy48Pk/T2mfKqNyReI/AAAAAAAACCc/xtf8tGRu7WQ/s512/P1020051.JPG

Làm gốm

https://lh4.googleusercontent.com/-FZMeVDJkqOY/T2mfZEcu5FI/AAAAAAAACCk/EpCJsA-45jM/s640/P1020126.JPG

Và mở quán bán hàng cho Tây

https://lh5.googleusercontent.com/-56UTKTZQOQc/T2mfm2JMHWI/AAAAAAAACCs/Edaw1QW2Ai0/s640/P1020192.JPG

tabalo
24-03-2012, 18:29
Ẩm thực Nepal

Bạn đi Nepal thì thử đồ ăn này nhé. Nếu bạn chưa có cơ hội đi Nepal thì công thức nấu ăn sau đây đảm bảo giúp bạn thành một đầu bếp Nepal.

Thử đồ ăn địa phương là điều mà du khách nên làm. Vì vậy buổi tối đầu tiên chúng tôi đã vào một cái quán nhỏ chỉ vì dòng chữ Typical Nepali Dishes (món ăn Nepal đích thực). Tiếc là họ không có đồ ăn này trong hôm đó. Chúng tôi đến quán Yak restaurant hy vọng được ăn thịt bò Yak (một loại bò chỉ có ở vùng núi cao với bộ lông dài và dầy để giữ ấm). Tôi chọn món ăn Tây tạng thịt bò với nấm và thịt bò với khoai tây. Tôi chọn thêm món ăn Ấn độ là món cà ri các loại rau. Tôi cũng gọi bia nóng Tây tạng (Tibetan hot beer). Thứ đồ ăn uống Nepal duy nhất tôi có thể gọi là món trà Nepal (Nepali Tea).

Bia nóng Tây tạng được đưa ra trong một cái cốc gỗ 0,75lít, đổ gần đầy một loại hạt nhỏ như hạt kê mầu nâu. Anh phục vụ rót nước nóng vào đó và để lại phích cho chúng tôi uống hết lại rót tiếp. Nó giông giống nếp cẩm. Rồi lại thấy nó giống bỗng rượu hơn (loại bỗng rượu cất bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp khi cất xong rượu còn bã rượu người ta làm giấm bỗng để nấu chua hoặc để nấu cám lợn).

Trà Nepal là loại trà được pha với sữa. Bạn có thể cho thêm đường nhiều ít tùy ý. Lần đầu uống trà tại quán Yak tôi thấy không ngon nhưng sau này Nepali Tea thực sự là món khoái khẩu của chúng tôi.

Món thịt bò nấm rất dễ nấu. Bạn cũng có thể nấu ở nhà. Đó là canh thịt bò thái nhỏ như ta thái thịt bò để xào, nấu với miến và nấm rơm tươi, thêm chút gia vị của người Nepal tương tự như gia vị của người Ấn độ. Canh khoai cũng như vậy. Khi đói thì ăn với cơm trắng thật ngon. Tôi có gọi món momo là bánh bao của Nepal nhưng chẳng ăn hết vì bánh bao không nhân thật đơn điệu. Món cà-ri Ấn độ thì thật ấn tượng. Các loại rau gồm hoa lơ, bắp cải, đậu cô ve xanh, ớt xanh, hành tây, cà chua… nấu với cà ri và một chút ớt bột.
Lưu ý với ai định đi Nepal nên nhớ mỗi khi chuẩn bị đói phải đi ăn ngay vì cần ít nhất 30 đến 45 phút tính từ khi bạn gọi món đến khi được ăn. Lần đầu phải chờ đợi chúng tôi sốt ruột lắm. Sau rồi quen đi, luôn chuẩn bị một việc gì đó để làm như đọc sách hay post ảnh lên face book mỗi khi ngồi chờ cơm.

Bữa đầu tiên chúng tôi ăn hết 550 rupi (160.000 đồng).

Hai lần sau ở quán Palace Restaurant và Vishnu Corner Restaurant ngay ở khu Durba Square của Bhaktapur thì chúng tôi đã lên được một thực đơn hoàn chỉnh cho món ăn Napoli.

Khai vị: Xúp cà chua. Cà chua xay nhuyễn nấu cho thêm chút đường và muối và chút ớt bột.
Món chính: Một đĩa cơm trắng với một chút rau cải xào không hoặc với cà chua. Một miếng cá ướp muối rán giòn. Một bát cà ri gà nóng hổi (thịt gà chặt miếng vừa ăn, hành tây, bắp cải thái nhỏ nấu với cà ri và ớt bột). Một bát súp đậu xanh (đậu xanh nguyên hạt xay vỡ ninh nhừ như ta nấu chè, bỏ chút muối).
Tráng miệng: Sữa chua Nepal dê hoặc bò (cực kỳ ngon)

Đồ ăn này uống kèm 1 chai bia địa phương 650ml Everest và trà sữa Nepal thì đảm bảo ăn xong no say đến nỗi muốn đi ngủ ngay lập tức.
Đây là những quán sang ở Nepal nên mỗi suất ăn khoảng 450-650 rupi (130-200.000đ) chưa kể đồ uống. Vẫn rẻ đúng không các bạn?

Cách làm trà sữa thật đơn giản: Đun sữa không đường lên, cho thêm trà vào đun khoảng 5-10 phút. Ai thích thì cho thêm đường. Giá cả tùy quán. Rẻ nhất là quán cóc 10 rupi (3.000đ) nhưng ngon cực kỳ, đắt nhất là ở khách sạn trên núi 90 rupi (27.000đ). Nhiều nhất là big pot (bình to) ở quán Vishnu Corner chắc đến cả lít uống mãi mới hết. Vì thế nếu lần sau có ai hỏi gọi loại pot nào bạn cứ bắt đầu bằng small port (bình nhỏ) cho chắc.

Người dân địa phương hay ăn vặt món rau trộn bột mì rán, bánh như kiểu bánh gối nhân đậu và khoai tây, bánh gần giống bánh nhúng có mật. Há cảo nhân thịt lợn băm và bắp cải cũng rất phổ biến. Có một loại bánh kiểu bánh gối nhưng vỏ mỏng tang, nhỏ như bánh rán ở Việt nam, khi ăn người bán trộn nhân là khoai nghiền với chút đậu chút thịt xay. Các loại hạt rang bao gồm ngô, lạc, đậu hà lan, đậu tương… cũng được rang bán ngay trên phố. Tất cả các đồ ăn này đều rẻ. Có khoảng 6000 đến 10000đồng nhà mình là ăn được.
Ngoài ra nếu bạn thích phục vụ cả nhà món ăn sáng phương tây kiểu Nepal thì có thể làm theo công thức sau: bánh mì nướng, bacon (thịt dọi) rán hoặc bít tết bò hoặc xúc xích, trứng ốp lếp, cà chua rán, khoai tây luộc sơ, trộn chút húng lìu và cà-ri xào lại cháy cạnh cho thêm mấy miếng ớt xanh Đà lạt và vài lát hành tây cùng chiên chin lên. Thêm một cốc trà sữa và bật điều hòa lạnh 19 độ là bạn đã ở Nepal rồi.

Sau này đi xa hơn và thỉnh thoảng vào những cái quán của người dân địa phương trên đường thấy họ hay bán hai món là momo (sủi cảo) và chowmein (mì xào). Mì xào Nepal thật dễ làm. Đây là công thức cho 2 đĩa mì xào nếu bạn thích nấu ăn ở nhà: 3 lạng bắp cải, ½ củ hành tây, 2 lạng thịt gà đã lọc xương, gia vị, 5 thìa ớt bột, 2 quả ớt tươi. Phi nóng dầu cho thịt gà đã thái nhỏ vào xào. Thịt chín cho tiếp bắp cải và hành tây thái chỉ, ớt xắt hạt lựu cho vào xào tái. Rắc 5-6 thìa ớt bột. Cho mì đã ngâm mềm vào đảo đều. Cho thêm gia vị và dầu hào. Gắp ra ăn nóng. Món này ăn hơi cay nhưng khá ngon. Bạn có thể mạnh dạn đổi món bằng cách gọi chowmein với mutton (thịt cừu) hoặc buff (thịt trâu). Ba loại thịt này đều ngon. Chỉ món thịt lợn thì tôi không thật sự thấy thích vì lợn ở đây vị hôi hôi chứ không thơm như thịt ở nhà mình. Trong khi đó mutton (thịt cừu) lại rất mềm, ngon và không hôi.

Thực đơn của người Nepal có món Thukpa tôi tra mãi từ điển tiến Anh không có. Mãi sau mới biết đây là món mì nấu kiểu Tây tạng. Mì nấu với các loại rau như đậu cô-ve, bắp cải, cà rốt, thịt gà, cừu hoặc bò.

Thú thật là mỗi ngày chúng tôi chỉ ăn 1-2 bữa món Nepal hoặc Ấn độ, còn lại phải ăn kèm đồ ăn Hàn quốc, Italia, Trung quốc và thức ăn Âu-Mỹ mà người Nepal gọi là “continental food”. Đầu bếp của Peace Dragon Lodge (một khách sạn nhỏ ngay trên đường đến World Peace Pagoda ở Pokhara – thành phố lớn thứ hai của Nepal) nơi chúng tôi ở lại một đêm phục vụ những món ăn rất ngon. Món súp kem gà nấm rất ngon. Món cà ri không bị đậm quá. Món bánh crep nhân chuối và mật ong cực kỳ ngon. Bữa sáng thì có cháo yến mạch vô cùng thanh nhã. Có lẽ do bà chủ khách sạn là người Anh đã chót đem lòng yêu Nepal tới mức sang đây chung tiền xây nhà nghỉ đã chăm chút các phòng sạch, đẹp ấm cúng và ăn uống rất tinh tế.

tabalo
25-03-2012, 18:42
Bia Tây tạng: cứ đổ nước nóng và cắm ống hút vào- uống cả ngày

https://lh5.googleusercontent.com/-GId0mG7jXXc/T27jNZ0BRrI/AAAAAAAACGE/_jzzJgQXDUA/s512/P1010734.JPG?gl=US

Bia Nepal, nhiều loại, ngon nhất có : Nepal Ice, Gorkha, Everest - chỉ có chai to cỡ 0.65 chứ không có 0.33 hay 0.5 như mình- giá chai này chừng từ 50-80 000 đ - tốn nhiều tiền nhất trong một bữa ăn

https://lh5.googleusercontent.com/-CXQzf63fnWQ/T27jHdgp_XI/AAAAAAAACFc/JxN3BCYyrvU/s640/P1020851.JPG?gl=US

Momo và Chowmein là những món ăn phổ biến địa phương ( sủi cảo và mì xào ) :

https://lh4.googleusercontent.com/-XLjIX4Eee4s/T27jGAs9BaI/AAAAAAAACFU/FhyP7kbi4nE/s640/P1020643.JPG?gl=US

Ngoài ra, sữa chua là món ngon tuyệt không thể bỏ qua ở Nepal :

https://lh3.googleusercontent.com/-zyMu1r7Ddr8/T27jAX7TnPI/AAAAAAAACE8/7fuDkvwodjs/s640/P1020171.JPG?gl=US

cũng khá phổ thông: trong một suất ăn thông thường có một chút sữa chua ăn cùng món chính

https://lh5.googleusercontent.com/-LVZf3hCtDhs/T27jBmQEa4I/AAAAAAAACFE/iORyIfiSmDw/s640/P1020231.JPG?gl=US

trà sữa cũng là món nhấm nháp trong cái lạnh hanh hanh của mùa đông trên Hymalaya

https://lh3.googleusercontent.com/-uMGAqB-3jCw/T27jCs_iIAI/AAAAAAAACFM/c50CnedRY30/s640/P1020262.JPG?gl=US

tabalo
25-03-2012, 18:42
Có thể thử một ít đồ tây với bánh mỳ bơ tỏi :

https://lh4.googleusercontent.com/-sOMo0I5bKuA/T27jIq837zI/AAAAAAAACFk/7uPjm52GMJw/s640/P1020854.JPG?gl=US

hoặc gà rán và bánh crep

https://lh6.googleusercontent.com/-IQvjaCBb2nQ/T27jLEeru9I/AAAAAAAACF0/QZN5VcXNwVY/s640/P1030387.JPG?gl=US

Hamburger thì quá tệ:

https://lh5.googleusercontent.com/-fKzd311unvc/T27jMJDytgI/AAAAAAAACF8/Ut6jPkmycrs/s512/P1030761.JPG?gl=US

nhưng pizza thì tạm ổn:

https://lh6.googleusercontent.com/-oGIn4nV3JWA/T27jQj7Fo5I/AAAAAAAACGc/6EXZmwR5I-s/s640/P1020440.JPG?gl=US

có cả món Hàn quốc. _ bạn sẽ thấy rất nhiều nến trong ảnh các bữa ăn của chúng tôi - không phải là quán sang thắp nến nhé, mà là vì Nepal rất hay mất điện nên phải thắp nến

https://lh6.googleusercontent.com/-yL0f0Xdx49I/T27jTPZTXNI/AAAAAAAACGs/K2govuF8GuQ/s640/P1020469.JPG?gl=US

và Nem Việt Nam là một trong những món đắt nhất

https://lh6.googleusercontent.com/-mFXiNorBIw8/T27jRueBOgI/AAAAAAAACGk/Hrl1_dNTOtA/s640/P1020468.JPG?gl=US

ăn vặt với bánh nhúng và các thể loại khác ở các quán bên đường:

https://lh3.googleusercontent.com/-QawpHoWK6do/T27jVXMHeqI/AAAAAAAACG8/Z43r4jvvD3A/s640/P1030705.JPG?gl=US

tabalo
25-03-2012, 18:43
có lúc phải ăn trong nhà nghỉ tồi tàn bụi bặm ở một thị trấn nhỏ bên đường

https://lh4.googleusercontent.com/-ca_R5UrCObU/T27jOX-8Z0I/AAAAAAAACGM/ibIkHR71Nig/s512/P1020352.JPG?gl=US

nhưng nhiều khi được ngồi trên một quán sang trọng nhìn thẳng lên núi tuyết

https://lh5.googleusercontent.com/-6C8Wi2TXfpg/T27jUEgq0JI/AAAAAAAACG0/F9VyAz_Px2I/s640/P1020979.JPG?gl=US

leonardo_neu
29-03-2012, 21:44
Chuyến đi quá hấp dẫn. Vì thật vui khi thấy món ăn VN là đắt nhất! ^^

tabalo
30-03-2012, 23:13
Người Nepal

Nepal là một xứ nhỏ xíu với chừng hơn 20 triệu dân. Nhưng cũng khối chuyện để kể về các dòng người ở đây.
Trước hết là người Gurkha –

Gurkha là một xóm nhỏ xíu trên núi cao nằm giữa con đường từ Kathmandu đi Pokhara. Nơi đây từng là một “cố đô” của một vương triều – gọi cho hoành tráng vậy chứ mỗi vương triều ở Nepal cai quản một vùng đất rộng cỡ bằng một quận huyện ở ta. Như cái thung lũng Kathmandu nhỏ như lòng chảo Điện biên mà từng có được tới 3 vương triều tranh giành ảnh hưởng và việc thống nhất cái thung lũng này cũng tốn tới mấy thế kỷ. Thế nên đừng tưởng tượng là Gurkha nó phải giống như Huế nhé!

Gurkha không nổi tiếng vì là cố đô, mà Gurkha nổi tiếng vì là gốc gác của một đạo binh – lính Gurkha. Lính Gurkha dũng mãnh và can trường, cuộc chiến đấu đấu chống lại người Anh của họ đầu thế kỷ 19 đã khiến chính những người Anh này phải cảm phục và sau đó, thu phục thành một trong những lực lượng thiện chiến nhất của quân đội Anh cho đến tận ngày nay. Ngay ở gần Pokhara hiện tại vẫn còn có trại lính Anh và trại lính Ấn độ, là nơi mà hàng năm quân đội Anh đến tuyển lính cho lữ đoàn Gurkha của mình. Việc tuyển cũng đơn giản nhưng khắt khe theo lối truyền thống của người Nepal, thanh niên phải trải qua những bài test thể lực và ý chí như mang vác 25 cân chạy leo núi tới 5 cây số, chỉ những người về nhất được lựa chọn. Ở một đất nước mà lương tháng trung bình quy ra tiền Việt chỉ chừng 600 -700 000 đ thì mức thu nhập cả ngàn bảng Anh khi phục vụ trong quân đội quả là hấp dẫn, chưa kể chế độ hưu trí và khả năng nhập tịch Anh quốc khiến cho mỗi mùa tuyển binh như một ngày hội của trai tráng, cộng thêm vào một lễ hội trong vô vàn lễ hội của người Népal.

Người Gurkha cũng lập cho mình một bảo tàng nho nhỏ nằm ở phía Bắc Pokhara. Người bảo vệ bảo tàng, cũng là một tay lính hồi hương, dẫn chúng tôi lang thang qua những căn phòng lặng như tờ, trưng bày những chiến tích, binh khí và các trận đánh mà ở đó có sự hiện diện của người lính Gurkha. Người lính Gurkha có mặt trên nhiều chiến trường trên khắp thế giới từ đóng quân tại Afghnistan cho đến làm cảnh sát ở Singapore. Lính Gurkha có một câu nói nổi tiếng dũng mãnh : Thà chết còn hơn hèn nhát - với câu nói này mà một chiến binh Gurkha, Dip Prasad Pun một mình chống lại và đẩy lùi cuộc tấn công của 30 lính Taliban - Afghanistan hồi cuối năm 2010 và được thưởng huân chương của quân đội Anh.

tabalo
02-04-2012, 05:30
Lá cờ có hai con dao Gurkha bắt chéo, biểu tượng sự can trường của chiến binh Gurkha. Biểu tượng này đã xuất hiện trên cờ của nhiều lực lượng trên thế giới:

https://lh3.googleusercontent.com/-7MXpFcOW19E/T3iEV4r3d5I/AAAAAAAACIY/VFpXkO9CoCU/s640/P1020686.JPG?gl=US

Hình ảnh trong bảo tàng Gurkha

https://lh5.googleusercontent.com/-Ml37ULOQmuI/T3iEWkLi4WI/AAAAAAAACIc/D205Ba8RGoI/s512/P1020687.JPG?gl=US

và lão chiến binh về hưu

https://lh6.googleusercontent.com/-LJZ7zFssOKM/T3iEYc882_I/AAAAAAAACIk/3y1ZiAQZ4IE/s640/P1020688.JPG?gl=US [/SIZE]

tabalo
02-04-2012, 05:34
Chúng tôi lên thị trấn Gurkha nhỏ với một nỗi niềm tò mò về quê hương của những người chiến binh dũng cảm- trên con đường khoảng 40 km nối từ quốc lộ lên thị trấn nhỏ xíu nằm ở rìa dãy Hymalaya này – vào lúc trời đã ngả sang chiều. Trên con đường vắng vẻ và hiu hắt, dăm cây số lại gặp một trạm cảnh sát với một toán lính nai nịt đầy đủ, súng ống lăm lăm. Mọi chiếc xe do người Nepal lái qua đều được kiểm tra cẩn thận và lục soát kỹ càng. Không chỉ thế, thi thoảng lại có một trạm cơ động. Nếu qua trạm kiểm soát đầu chỉ có cảm giác tò mò thì cứ những trạm sau sự tò mò dần giảm bớt và thay vào là nỗi âu lo thường trực. Những người lính Nepal khi thấy dán cờ Việt nam trên mũi xe và mũ, lại còn cả trên ngực áo - một bên kia là cờ Nepal – thì khá lịch sự trỏ đường mà không kiểm tra kiểm soát và dặn dò gì. Nhưng không vì thế mà chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn – vì chỉ có hai vợ chồng, đi lên đây cứ như lên vùng khủng bố hay đang có binh biến gì đó - Chợt nhớ chuyện các bạn của mình đi Tibet về qua Nepal năm 2006 gặp đúng lúc có binh biến, giới nghiêm, súng đạn, giết chóc …làm tới 20 000 người Nepal tử nạn... làm cho không khí khá nặng nề. Cuối cùng cũng không nhịn được phải nhè một sĩ quan có vẻ cởi mở nhất để hỏi binh tình.

…Gurkha hả , e e e hèm, bọn mày lên đó phải cẩn thận nhé, tối đừng có lang thang, vào khách sạn thì hỏi han cho kỹ nhé, tốt nhất là ở nhà nào có khách nước ngoài…mà nhớ đến trạm cảnh sát cuối cùng, chỗ có cái barie thì vào khai báo để còn biết đường… nói đoạn, sỹ quan sốc lại súng cho gọn gàng, khoát tay cho chúng tôi qua.

Ù hết cả tai, định bảo sỹ quan là thôi dặn dò kỹ thế thì để tao quay về - thế ở Gurkha có cái gì mà canh gác kinh thế -
Ơ thế mày không biết là trên đó là căn cứ của quân Maoist à – năm trước oánh nhau ùng oàng với quân chính phủ - giờ là đỡ rồi đấy, còn mỗi ở đây chứ trước tụi nó tràn ngập dưới Kathmandu, bọn mày mà ở đó hồi đấy thì có mà đi bằng mắt …
Giật thót cả mình, chạy tới hơn 30 cây đường núi rồi mà giờ nó nói thế - hay quay về nhỉ ? chứ lên kia mà cứ súng súng ống ống thế kia nghe cũng hơi hãi.

Ơ thế Maoist là phiến quân gì nhỉ ? Mao thì chắc là Bác Mao rồi, ist thì là ist – nghĩa là chủ nghĩa Mao – nghĩa là Cộng sản chứ gì? Thế thì khỏi lo rồi, mình đồng chí mà – Tìm xem trong người có cái gì đo đỏ không - để mà chuẩn bị nếu các đồng chí Maoist Nepal có hỏi thì có đường mà trả lời – may quá lại có lá cờ dán trên xe, trên mũ và trên ngực áo – lá cờ đỏ sao vàng- thế là hy vọng có lá bùa để lên rồi.
…..

Ngược với cảm giác hồi hộp âu lo suốt trên quãng đường đi, Gurkha đón chúng tôi với một vẻ hờ hững – khác với các thị trấn du lịch khác khi có khách nước ngoài ghé qua. Những gì để ta biết là khu vực này là căn cứ của chủ nghĩa Maoist chỉ là một vài tấm pano và áp phích tuyên truyền về đại hội Đảng năm nay được tổ chức ở Gurkha. Đã từng là một lực lượng đối lập có hoặc bán vũ trang chống lại chính phủ hoàng gia theo một phương thức bạo lực dẫn đến những xung đột gần như là nội chiến trong những năm 2000, giờ đây, Maoist hiền hoà hơn nhiều. Có thể những cải cách chính trị sâu sắc - khiến từ một nước quân chủ lập hiến chuyển sang chính thể cộng hoà vào năm 2008 đã thoả mãn một phần những ước muốn của những người Maoist – dù rằng hiện tại vị trí chính trị trên chính trường Nepal của họ là khá hạn chế - tuy thế, họ hẳn phải thấy rằng đất nước cần du lịch hơn là súng đạn.

Cũng không thấy những chiến binh Gurkha tương lai có vẻ dữ tợn hay can trường gì hơn những người anh em Nepal khác. Đi lại ngoài đường cũng vẫn là những thanh niên Nepal hiền lành, có một vẻ nhẫn nại và cam chịu. Những em bé cũng nhí nhảnh hồn nhiên, nhảy nhót tung tăng quanh thị trấn. Một vài điểm du lịch và góc phố cổ có quán và cửa hàng du lịch để phục vụ du khách là những gì có vẻ là thú vị nhất ở đây – đương nhiên không thể so với không gian thấm đẫm văn hoá ở Kathmandu. Không khí xung quanh tuy không có gì là đe doạ nhưng lại ngấm ngầm một sự đề phòng không thoải mái với người lạ. Lượn vài vòng quanh thị trấn, chụp vài bức ảnh, và không quên mua một con dao Gurkha, chúng tôi quyết định không ngủ lại mà chạy tiếp luôn, dù trời bắt đầu xâm xẩm…

tabalo
02-04-2012, 05:53
thị trấn Gurkha nằm sát chân dãy Hymalaya.

https://lh6.googleusercontent.com/-ETUXX_Wl6fk/T3jZMAL5CTI/AAAAAAAACQY/I4XqTG5TTa0/s640/P1020343.JPG?gl=US

Những toán cảnh sát chống bạo động vũ trang đầy đủ trên đường:

https://lh6.googleusercontent.com/-rcySwjdk5og/T3iEuR2IywI/AAAAAAAACKs/JnKC3rFYKno/s640/P1020996.JPG?gl=US

khắp nơi:

https://lh3.googleusercontent.com/-lCYepVcMxzM/T3iEU85TcGI/AAAAAAAACIQ/fYuZKWEFUlc/s640/P1020644.JPG?gl=US

thị trấn lặng lẽ như mọi nơi khác

https://lh6.googleusercontent.com/-U0s94Bw-dyA/T3jYRoWfRPI/AAAAAAAACQA/jQwgaOby5YY/s640/P1020314.JPG?gl=US

là căn cứ của chủ nghĩa Maoist - Áp phích cổ động Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8

https://lh4.googleusercontent.com/-7_9KpjeBC_M/T3iEQ0hMOCI/AAAAAAAACH0/WX_dnmLgtuA/s640/P1020325.JPG?gl=US

đây là chiến binh dũng mãnh trong tương lai:

https://lh5.googleusercontent.com/-H8D1QsCbPwM/T3iEPQZ3LrI/AAAAAAAACHs/Ipag7ZPIQzE/s512/P1020315.JPG?gl=US

còn bây giờ, sự dũng mãnh của họ thể hiện trên nóc xe. Xe chúng tôi đuổi theo chiếc xe này với tốc độ khoảng 55 km

https://lh5.googleusercontent.com/-UGmKED9Nu-E/T3jYoqLeVwI/AAAAAAAACQI/jShluHqiolo/s512/P1020310.JPG?gl=US

tabalo
22-04-2012, 14:37
Mấy tuần vừa rồi đi vắng mất, xin tiếp tục chuyến đi của chúng tôi:

--------------------

Những chú tiểu nhỏ và người tị nạn tuổi trung niên

Vào thăm một ngôi chùa nằm ở phía Bắc Pokhara, chúng tôi gặp các chú tiểu nhỏ 8-12 tuổi đang vừa đọc sách vừa phơi nắng. Tiếp chúng tôi là nhà sư trụ trì của chùa, nói tiếng Anh cực kỳ lưu loát. Chùa đang được xây mới trên nền đất cũ. Bên trong, những người thợ đang sửa sang những bức tượng. Nhà sư hy vọng với chùa mới sẽ thu hút được nhiều khách thập phương tới thăm chùa. Sư dắt chúng tôi ra sau nhà nơi các chú tiểu lớn hơn đang đọc kinh. Hàng chục chú tiểu ngồi trên đất, miệng đọc lớn và lặp đi lặp lại những câu kinh. Các chú tiểu phần lớn là con nhà nghèo, được gửi vào chùa. Như vậy nhà không phải nuôi cơm, các chú lại được học hành. Sau này sẽ vào các chùa ở Nepal hoặc các chùa các nước khác. Một số chú tiểu khác thì đi làm thầy giáo tiếp tục dậy cho các trẻ em các vùng. “Thậm chí một số em giỏi có thể sang các chùa ởTây tạng”- sư trụ trì nói. Các chú tiểu trông đều rắn rỏi, mạnh khỏe. Sân chùa rực rỡ mầu đỏ nâu của những chiếc áo tu hành và tiếng cười lích rich của lũ trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn đã phải xa gia đình, gánh vác trọng trách đạo-đời. Chúng tôi công đức cho chùa một chút tiền nhỏ và chia tay nhà sư cùng các chú tiểu.

Cách chùa chừng 2km là làng tị nạn (refugee village) của những người Tây Tạng đã chạy sang Nepal từ năm 1959 sau cuộc nổi dậy bất thành chống lại ách cai trị của Trung quốc. (Hiện nay ở Nepal đang có chừng 20.000 người lưu vong Tây Tạng). Chúng tôi đi lang thang trong ngôi làng nhỏ, giản dị hơn những ngôi làng của người Nepal. Từ phía những ô cửa nhỏ, có vài cặp mắt nghi ngại dõi theo chúng tôi. Ngoài rìa làng, chúng tôi thấy một xưởng dệt thảm thì rẽ vào thăm. Đón chúng tôi là một người đàn ông nhỏ nhắn sinh năm 1965. Anh giới thiệu cho chúng tôi thấy những tấm thảm được dệt tại Nepal tuyệt đẹp theo đúng cách dệt thảm truyền thống của người Tạng. Những tấm thảm đã từng được bán rất nhiều vào những năm trước với giá tốt (tới trăm đô một mét vuông thảm) thì này trở nên ế ẩm khi tình trạng suy thoái kinh tế diễn ra ngày càng trầm trọng. Các du khách giầu có đến từ châu Âu cũng đã phải tự cai thú vui mua sắm tốn kém. Xưởng dệt với hàng chục khung dệt nằm im lìm. Chỉ có một người phụ nữ đang dệt những miếng buộc tay sặc sỡ nhỏ nhỏ.

Tsondu Tharchin cho biết họ là những người Tây Tạng di cư sang đây. Bố mẹ đã sinh anh trên đất Nepal nhưng anh không có hộ chiếu của nước nào. Anh không phải người Trung Quốc cũng không phải người Nepal – anh là người Tây Tạng – nhưng không có chính phủ Tây tạng để cấp hộ chiếu cho anh. Chính phủ Nepal cấp cho những người tị nạn như anh một cuốn sổ chứng nhận tên, tuổi, nơi sinh sống. Cả đời họ loanh quanh ở trong làng này, chưa biết đến thủ đô Kathmandu lại càng không biết quê hương Tây Tạng của mình vì không thể có hộ chiếu để xuất cảnh – cũng chả biết là về Tây tạng thì với anh là đi ra nước ngoài hay về nước? Sổ chứng nhận này phải được chứng nhận lại hàng năm. Nó rất quý báu đối với anh và anh phải giữ gìn cẩn thận. Tsondu và những người làng của anh cũng không thể đi học ở ngoài hay làm việc ở các thành phố khác. Chính phủ Nepal có tổ chức các lớp học cho con cái những người tị nạn và những người lớn thì đi làm loanh quanh những hàng ăn gần làng với mức lương khiêm tốn.

Trong nhà người tị nạn có treo cờ Tây tạng cũ và ảnh của nhà lãnh đạo tinh thần của người dân lưu vong Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bản thân những người dân tị nạn này cũng tự cảm thấy tương lai của họ thật ảm đạm. Chúng tôi cho anh xem tấm hộ chiếu của mình. Tự thấy ái ngại cho anh là chúng tôi được đi quá nhiều nơi còn anh thì chưa bao giờ bước chân xa hơn làng tị nạn của mình. Chúng tôi cũng chụp ảnh cuốn sổ chứng nhận của anh và ra về lòng man mác buồn vì những số phận con người.

Phía ngoài làng, các chị phụ nữ bán những món đồ lưu niệm rẻ tiền. Họ chèo kéo chúng tôi mua mỗi hàng một ít. Chúng tôi mua vì thương cảm hơn là vì cần phải mua. Sau này khi về Việt Nam, đọc những tin tức người lưu vong Tây Tạng ở Nepal tự thiêu để phản đối chính sách của Trung quốc thì chúng tôi cứ hình dung ra khuôn mặt trầm buồn của anh. Dù vậy, chúng tôi cũng hiểu chính phủ Nepal khó có lựa chọn nào khác ngoài việc trấn áp các cuộc biểu tình để tôn trọng quyết định ủng hộ chính sách chỉ có một nước Trung quốc. Lịch sử, chính trị và số phận con người. Vẫn biết là “được làm vua, thua làm giặc” nhưng khi mình gặp những số phận cụ thể, mình khó mà dùng lý trí để soi xét được.

Ở nơi nào đó, phía bắc dãy Hymalaya, thuộc về lãnh thổ Trung quốc, cũng có hàng trăm ngàn người Tạng đang sống. Họ dường như vẫn dõi về phía Tây Nam, nơi đức Đạt Lai Lạt Ma đang cư ngụ, với những cặp mắt thẳm buồn. Nhưng liệu họ có biết rằng, bên kia dãy Hymalaya, không thể là một nơi có Shangri-la.

-----------

Những chú tiểu nhỏ gốc Tạng

https://lh4.googleusercontent.com/-oNxyaveR0mc/T3iEaDDbusI/AAAAAAAACIw/I_8eDow5p-E/s640/P1020698.JPG?gl=US

học bài ở chân núi Hymalaya

https://lh6.googleusercontent.com/-dcDwokSyG94/T3iEbZK0DtI/AAAAAAAACI0/hw4pud_XBkQ/s640/P1020708.JPG?gl=US

và chơi cùng nhau:

https://lh3.googleusercontent.com/-Mk5ZL3gnepI/T3iEclaM2cI/AAAAAAAACI8/QMVxJ9GUh2U/s640/P1020731.JPG?gl=US

Có lẽ, chúng cũng không thật sự biết lá cờ treo trong phòng của mỗi ngôi nhà Tây Tạng ở đây có ý nghĩa gì!


https://lh3.googleusercontent.com/-2rVgfu2tBOQ/T3iEd4wrALI/AAAAAAAACJE/SUVcBOLiGjo/s640/P1020735.JPG?gl=US

Chắc là tấm thảm Tây tạng mà cha mẹ dệt hàng ngày gần gũi hơn

https://lh5.googleusercontent.com/-0_hwtkXmt0E/T3iEfXOjC1I/AAAAAAAACJM/mouHzI7kCB4/s640/P1020736.JPG?gl=US

tabalo
22-04-2012, 14:38
Tsondu Tharchin có lẽ hiểu rõ sự đời hơn

https://lh6.googleusercontent.com/-k_uP0vQ2tSw/T3iEgvxjXZI/AAAAAAAACJU/PzrlSbEWeZA/s512/P1020754.JPG?gl=US

anh sinh ra ở nơi đây, nhưng không thật sự thuộc về nơi nào

https://lh3.googleusercontent.com/-iYYmqw36Ir8/T3iEiKJieoI/AAAAAAAACJc/QoHg1aqr6Lk/s640/P1020758.JPG?gl=US

thế còn cụ già, nhà cụ ở đâu, Tây Tạng hay Nepal ?

https://lh5.googleusercontent.com/-Lcr1agRSA8o/T3iEjfwP8OI/AAAAAAAACJk/ijDwbJGrgqM/s640/P1020765.JPG?gl=US

motdoidirong
23-04-2012, 13:43
@ tabalo, tôi chen ngang tý, chia sẻ hình ảnh về lá cờ Tây Tạng & ý nghĩa (lược dịch từ đây và tham khảo các nguồn khác trên net).



https://i1118.photobucket.com/albums/k615/motdoidirong5/DSCN6156-1.jpg


https://i1118.photobucket.com/albums/k615/motdoidirong5/DSCN6157-1.jpg
Lá cờ Tây Tạng.


Ý nghĩa của lá cờ Tây Tạng.
Tam giác trắng ở trung tâm tượng trưng cho ngọn núi tuyết, cũng là biểu tượng của Tây Tạng, thường được biết đến là vùng đất của những núi tuyết trắng.

Sáu tia màu đỏ tượng trưng cho 6 bộ tộc chính của Tây Tạng từ thuở khai thiên lập địa.

Sáu tia màu đỏ và sáu tia màu xanh đậm tương ứng tượng trưng cho hai vị thần bảo hộ của Tây Tạng.

Mặt trời vàng tỏa sáng tượng trưng cho quyền được bình đẳng về tự do, tâm linh,… của Tây Tạng.

Tư thế hiên ngang của hai sư tử tuyết tượng trưng thế lực thiêng liêng & thế tục của Tây Tạng.

Ba viên ngọc được hai sư tử nâng cao tượng trưng cho sự tôn kính của người Tây Tạng với Phật, Pháp, Tăng.
Vòng tròn có 3 màu lượn xoáy vào nhau tượng trưng cho sự tự nguyện tuân theo 10 đức tính cao quý và 16 chế độ ứng nhân xử thế.

Băng viền màu vàng 3 cạnh quanh lá cờ tượng trưng sự phát triển không ngừng, không biên giới của Phật giáo Tây Tạng (cạnh không có đường viền tượng trưng cho sự cởi mở, hướng đến những người không theo đạo Phật).



https://i1118.photobucket.com/albums/k615/motdoidirong5/DSCN6143-1.jpg
Lá cờ Tây Tạng ở Delhi, chắc một ngày nào đã lâu lắm. (Cổng Red Fort xa xa phía sau)


https://i1118.photobucket.com/albums/k615/motdoidirong5/DSCN5664-1.jpg
Và một chiều tháng Mười, 2011 ở Dharamshala.


Tôi nhớ hôm gặp một bạn trẻ Tây Tạng lưu vong trên chuyến xe từ Delhi đi Manali, nơi bạn đang học một lớp vẽ tranh Thangka. Chỉ gặp trên xe, nói chuyện không nhiều. Nhưng sau đó mấy hôm, trong một lần nhắn tin hỏi han, bạn trả lời “tôi đang trên đường đến chùa để cầu nguyện, và tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”. Vậy thôi, để tôi ân hận ray rứt nhiều ngày sau, vì lời hứa đến thăm trường bạn, nhưng rồi tôi đã không đến được.


**********************************


https://i1118.photobucket.com/albums/k615/motdoidirong5/PB081016-1.jpg
Bia Gorkha đây! Chẹp chẹp….



P/S: Bạn đến Gorkha có uống bia Gorkha, bia của những chiến binh anh dũng Gorkha?

tabalo
24-04-2012, 10:27
Cảm ơn bạn. Nhìn những lá cờ Tibet rải rác khắp chốn... phần lớn thêm chữ "Free Tibet - giải phóng Tibet", và những cảnh dân lưu vong, cũng ngậm ngùi, nhưng vận đổi sao dời, có lẽ khó có dịp nào đó, lá cờ này còn có thể bay lại trên quê hương của nó.

Bia Gurkha là một trong số nhiều bia ở Nepal, dù nó không phải ngon nhất. Có các bia như Everest ngon hơn. Tuy nhiên, vì cái nhãn của nó nên chúng tôi đã thử vài lần.

Aromatic-grass
26-04-2012, 09:43
Mình cũng đi Nepal rồi nhưng không cảm nhận sâu lắng như thế. Hay quá ! Tiếp đi bác tabalo ơi.

tabalo
26-04-2012, 14:21
Những người Nepal bình thường

Suốt “ chặng đường gió bụi “ dọc ngang Nepal, chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những người dân bình thường.

Đó là những hàng dài người đang xếp xung quanh trụ sở Bộ Ngoại Giao mà chúng tôi gặp từ tờ mờ sáng, lúc trên đường ra sân bay. Dòng người trông lam lũ ấy đang chờ để đến lượt cấp “ thị thực xuất cảnh” – đi xuất khẩu lao động. Biết là xuất khẩu lao động thì ở đâu cũng vất vả - ngay cả Việt nam ta, nhưng nhìn cái dòng người lầm lũi nhích từng bước để xin cái quyền được ra nước ngoài làm việc, cũng cảm thấy nghèn nghẹn thế nào! Nepal còn đang quản lý chặt chẽ việc ra nước ngoài như ta cách đây hai mươi năm. Người Nepal phải được phép – và cái phép ấy cũng có giới hạn trong một số nước – chứ không phải như người Việt hiện nay không phải xin phép. Dòng người ấy là một phần rất nhỏ trong số ngót một triệu người Nepal đang làm việc ở nước ngoài, kiếm được 3,5 tỉ đô la hàng năm cho quốc gia. Nhưng hãy tính xem, nếu 1 triệu người ấy xếp hàng vòng quanh bộ ngoại giao để xin phép, thì sẽ có tới hàng trăm vòng!

Đó là Ram, người chủ cửa hàng cho thuê xe. Từ một chú oắt con bán dạo bưu thiếp, rồi cho thuê xe đạp, sau hai mươi năm, Ram đã trở thành một ông chủ nhỏ của một cửa hàng xe máy với 5-7 con xe Ấn độ, Trung quốc cho Tây thuê. Cửa hàng cũng có một xưởng nho nhỏ để bảo dưỡng xe. Hình ảnh của Ram cũng là điển hình cho sự thành công của một lớp thanh niên trưởng thành ở đô thị và kịp bắt nhịp với những giao lưu kinh tế quốc tế – Tây ba lô! Nhưng cả nền kinh tế của Nepal hình như dừng ở chỗ đó. Không thấy những công sở văn phòng của các hãng nước ngoài, nhà máy công xưởng nơi những người trẻ tuổi miệt mài làm việc – như đã nói trên, nhà máy mà chúng tôi thấy nhiều nhất là nhà máy gạch! Và nếu thế thì câu chuyện thành công của chắc hẳn là một ước mơ của rất nhiều thanh niên khác. Nếu quả thế thật thì chắc chắn là một câu chuyện buồn của một trong những đất nước nghèo nhất thế giới, và cũng là một trong những đất nước đẹp nhất thế giới.

Đó cũng là Sik, người trực khách sạn – gần World Peace Pagoda. Sik đã từng làm việc ở Malaysia gần 5 năm và bây giờ hồi hương để lấy vợ. Sik rất nhiệt tình, giúp chúng tôi từng li từng tí, khuân vác đồ đạc lên cả một con dốc dài. Và lương của Sik - ở một trong hai thành phố lớn nhất Nepal – cũng chỉ khoảng 25-30 đô la Mỹ - tương đương 650 000 đồng. Sik không chỉ một mình, anh còn lo cho cả vợ và đứa con bằng đồng tiền ít ỏi ấy. Sik cười hiền lành và cho rằng mình còn may chán vì được ăn miễn phí ở khách sạn nên toàn bộ số tiền kiếm được, anh đem hết về cho vợ!

Sik kể, cuộc sống của người Nepal không có gì thay đổi trong 20 năm qua. Vẫn nhà cửa vậy, tiền kiếm cũng thế. Đó là điều đáng buồn. Nepal nghèo giống mình khoảng 30 năm trước. Nhưng bây giờ, nhiều người Việt nam bình thường như chúng tôi đã có thể đi sang Nepal, những người Việt Nam giàu có thì có máy bay và và xe Lamborgini, thì ở đây, có một chiếc xe cỡ Kia Morning thì cũng tương tự như ở ta chạy xe BMW. Sik chắc trạc tuổi tôi, và bây giờ, uống một tách café tan G7 mà chúng tôi mời, anh nói chưa bao giờ được uống café ngon thế. Nepal cũng trồng một ít trà và café, nhưng những loại ngon nhất thì xuất đi hết rồi, café bán cho người Nepal dở ẹt…từ lúc đó, chúng tôi không uống G7 nữa, mà để dành mời những người Nepal mà chúng tôi gặp trên đường!

seonhatnghe
03-05-2012, 17:21
Cứ mối lần xem tt là mình có cảm giác về với nguồn gốc loài người! Thật đẹp và hùng vĩ.

tabalo
08-05-2012, 12:29
Hup lại là một thanh niên nhanh nhẹn, láu lỉnh. Hup đang điều hành một văn phòng du lịch ở Chitwan. Đến nhà Hup chơi, một gia đình nhà nông điển hình và khá giống với ở quê ta. Bà nội phúc hậu trông cháu cho bố mẹ nó đi làm. Hup đã ra nước ngoài đến 2 lần - Ấn độ và ngạc nhiên khi thấy chúng tôi đã đi rất nhiều nước, dù bố mẹ Hup có đến vài ba cái nhà to vật giữa thị trấn, dùng làm khách sạn mini. Hup vào đời hướng dẫn từ năm 12 tuổi, đến năm 18 y tích được 1000 đô la Mỹ và xin thêm bố mẹ 1000 nữa để đi Ấn độ du lịch. Xuống sân bay Calcuta, Hup vẫy một cái taxi, 45 phút sau, y có mặt giữa một khu xa xôi của thành phố rộng bát ngát, gã tài xế mở cốp – chĩa vào mặt y một họng súng đen ngòm – 2000 đô la bay mất ngay trong những giây phút đầu tiên xuất cảnh. Hup phải làm quần quật thêm 3 tháng để đủ tiền vé hồi hương – mà vé từ Calcuta về Kathmandu chỉ loanh quanh 100 đô la thôi nhé. Nhưng sau năm ấy, Hup lại để dành được ít tiền, quyết đi Ấn độ tìm cơ hội thêm một lần nữa. Lần này, xuống sân bay, việc đầu tiên là Hup bỏ ra 100 đô la, mua một khẩu súng lận lưng. Từ bấy giờ, đi taxi lần nào y cũng vén áo lên cho tài xem trước. Nhưng Hup thấy chả ở đâu bằng quê mình, nên tiêu sạch tiền để dành được, rồi về quê mở văn phòng du lịch.

Có những người, dưới con mắt du khách có thể là dị thường, nhưng với người Nepal, lại được coi là bình thường. Đó là những du sỹ. Chúng ta có thể gặp họ ở bất kỳ đâu trên đất nước Nepal, và ngay bìa của quyển Lonely Planet Guide book, cũng có hình ảnh của người “ lữ hành kỳ dị “ này. Du sỹ trông hình dáng cổ quái, tóc tết, da dẻ bóng lên vì nắng, vì gió và bụi đường. Du sỹ đi lang thang khắp nơi, không chỉ Nepal mà cả Ấn độ và bất kỳ quốc gia nào họ có thể đi, miễn là đừng hỏi hộ chiếu với visa. Khác với các loại tây ta ba lô với đồ đạc lỉnh kỉnh, du sỹ không có gia tài gì cả, dù chỉ là một cái ba lô lép kẹp. Lẹp kẹp đôi dép, áo quần thì dị dạng và còn bẩn thỉu, tóc tai bù xù, bết lại vì chả bao giờ tắm rửa, mặt được bôi những vệt phẩm màu rực rỡ, du sỹ tỏa ra một mùi hương đặc trưng trên mỗi bước đi, trộn lẫn giữa mùi mồ hôi, mùi ghét cáu bẩn, mùi dầu hồi, mùi ngai ngái. Có những du sỹ còn phủ lên mình một lớp bột trắng lốp, nhưng vẫn không che được mầu da đen bóng. Khi gặp một du sỹ, hầu hết du khách nước ngoài đều có một vẻ e ngại do hình dung quái dị, nhưng người Nepal lại luôn luôn kính trọng và tôn quý họ. Du sỹ đã bước ra khỏi cuộc sống vật chất thông thường và giờ đây, họ đang bước trên con đường vô tận của kiếp luân hồi, vượt xa khỏi nhưng khuôn khổ vật chất của người bình thường, chính là cái đích hướng tới của hầu hết những người Nepal theo Ấn giáo hay Phật giáo, vì thế nên sự kính trọng đối với những người này là một sự hiển nhiên.

tabalo
09-05-2012, 13:06
Con trai, liệu con có cần chiếc xe cồng kềnh cùng đồ đạc lỉnh kỉnh ấy để đi tìm Shangri - la không?

https://lh6.googleusercontent.com/-I86OuUfcYok/T1VoxyvJFOI/AAAAAAAAB0k/VxQZvG81uog/s512/P1030453.JPG

Con hãy nhìn xem, phương tiện vật chất nào có thể theo kịp tốc độ của tinh thần ?

https://lh5.googleusercontent.com/-FJlp9ZPJIlM/T1Vo0PCPSzI/AAAAAAAAB04/9OiQs4Fqlbo/s512/P1030469.JPG

Đừng hỏi ta con đường đến với chân trời ấy:

https://lh3.googleusercontent.com/-5h9wCeJ5Evw/T3iE08wP69I/AAAAAAAACLc/35UiC5PqkXg/s512/P1030478.JPG

Hãy ngước lên và con sẽ nhìn thấy con đường ấy - nơi bắt đầu phải từ trái tim con.

https://lh4.googleusercontent.com/-PKIJPmdQ3wU/T1VojS99BcI/AAAAAAAABzQ/Q4J-iNk1ki8/s640/P1020812.JPG

Chiếc xe, dòng sông, dãy núi mênh mang hay đám hỏa thiêu sẽ là phương tiện mang chúng ta lên miền thiên đường? Hay là tất cả?

https://lh5.googleusercontent.com/-OpfAn694vNY/T3iEl065lXI/AAAAAAAACJ0/LECX8qyO2GU/s640/P1020838.JPG

tabalo
11-05-2012, 12:27
Thoạt nhìn, người Nepal có vẻ bề ngoài cam chịu. Họ dường như không mong muốn vươn lên khỏi cuộc sống trông-có-vẻ bần hàn hiện tại. Họ cũng không hăng say lao động và tạo ra một xã hội cạnh tranh. Cuộc sống bình lặng thế là đủ - bên cạnh sự bình yên muôn thuở của các dãy núi. Điều này khiến chúng ta không khỏi day dứt và phần nào – có ý trách móc. Trách vì sao Nepal nghèo, trách vì sao dân Nepal không có vẻ chăm chỉ. Nhưng có lẽ chúng ta đã lầm. Ở nơi nóc nhà thế giới này, phải chăng vai trò và sự tồn tại của con người chỉ như là những bậc thang để bước tới một thế giới xa hơn, đẹp hơn, huyền diệu hơn – nơi mà cái từ Shangri – La, miền thiên đường, chắc cũng không thể diễn tả được đầy đủ. Thế nên, kiếp này chỉ là một bước đệm tạm thời để chờ luân hồi tới kiếp sau. Và người Nepal cũng vì thế, chẳng cần đến những thứ phù phiếm vật chất theo phương cách phương Tây – để mà phải cạnh tranh, chiến đấu mất còn… với những đồng loại khác. Ăn vừa đủ, mặc vừa đủ, còn lại là nguyện cầu và hội hè, ca hát, mặc cho thế giới bên ngoài đảo điên vì dầu lửa, vì vàng, vì đất đai. Liệu thế có phải là Shangri La?

...Có những người, không biết có nên gọi là người Nepal không? Họ là những người phương Tây, vì yêu thích đất này mà quyết định tới định cư ở Nepal. Họ là Juliet, quyết bán sạch sẽ nhà cửa ở Thụy sỹ để mở một khách sạn nho nhỏ nhìn thẳng ra dãy Hymalaya, Juliet chừng 60, rất nhanh nhẹn, tự lái một con xe pickup đời ơ kìa xuống thành phố đón khách ở bến xe, và chở rau dưa thịt thà cho khách sạn chót vót trên núi của mình. Juliet cũng hồn nhiên như một cô bé tuổi teen, tán chuyện đủ loại với khách phương xa, chăm sóc khách từng tí như người nhà, và đặc biệt là giữ khách sạn xinh xắn, sạch sẽ, gọn gàng hơn hẳn những khách sạn khác của người Nepal, dù cũng chỉ là những nhà nghỉ cùng cấp như nhau. Họ cũng là John, một tay ưa chèo thuyền, vạ vật ở đây dăm năm trời, điều hành một tour thuyền bè dọc những dòng sông tung bọt ở chân núi Hymalaya. Nhưng một năm, John cũng chỉ làm chừng dăm tháng. Những tháng còn lại, sông lạnh băng, khách chả chơi thuyền. John loanh quanh văn phòng của mình cùng đống thuyền bè, lau chùi sạch sẽ chờ mùa sau và chờ cơ hội để truyền cảm hứng của những dòng chảy Hymalaya với những tay chèo từ khắp nơi trên thế giới. Những con người bình dị ấy, với tình yêu của mình với xứ sở này đã rời xa quê hương để cùng chia sẻ một cuộc sống khó khăn của những người dân bản địa. Và trong những người ấy, cũng có một người đồng hương của chúng ta, thầy Huyền Diệu, người đã xây nên ngôi chùa Việt ở chính nơi Đức Phật sinh ra. Nhưng chuyện của thầy sẽ là một chủ đề hoàn toàn khác...

Trong mắt chúng tôi, những người nước ngoài ấy cũng là một Nepaless.

tabalo
11-05-2012, 13:19
ở đâu, phụ nữ cũng vất vả, từ những việc nhà

https://lh5.googleusercontent.com/-rf8HHmnCsCI/T3iESaZjpyI/AAAAAAAACH8/Bosrhzj-t_A/s512/P1020366.JPG

đến việc đồng áng

https://lh3.googleusercontent.com/-TVApkd3rhwA/T2avGxu9AzI/AAAAAAAACBA/sdp2BQ6Gylk/s640/P1010960.JPG

Tất cả không phải " trên đôi vai gầy " như ở ta, mà có lẽ phải là " trên cái cổ cứng "

https://lh5.googleusercontent.com/-_fASIKOdciQ/T2avAoTUW-I/AAAAAAAACAI/wWbCkEpCvmE/s512/P1020360.JPG

Những giây phút thảnh thơi thì họ phải làm đẹp

https://lh5.googleusercontent.com/-I2gbmqEZohk/T2au63-XM8I/AAAAAAAAB_U/-aS3-QsdCdw/s512/P1010857.JPG

để còn quyến rũ đàn ông:

https://lh3.googleusercontent.com/-Wazq03FdYMk/T3iENBUqXeI/AAAAAAAACHc/0L5K71OiwiY/s512/P1010928.JPG

và bảo vệ họ trước sự ngọt ngào chết người của những người phụ nữ đẹp khác

https://lh4.googleusercontent.com/-810qvGYl8KY/T2avFY_I5nI/AAAAAAAACA8/0rAkUnSf7C8/s512/P1030846.JPG

tabalo
12-05-2012, 17:59
Những người làm Nepal trở nên nổi tiếng

Không phải là những chiến binh Gurkha to lớn dũng cảm, cũng không phải những người Tây Tạng buồn bã, cũng không phải những người thợ Nepal khéo tay, hay những người Phật giáo khiêm nhường– với tự hào quê hương của Đức Phật.

Đó là những người bé nhỏ, lưng hơi còng, da ngăm ngăm đen - tộc người Sherpa sống trên những làng vắt vẻo của dãy núi Hymalaya. Họ không phải là những nhân vật tên tuổi như sir Edmund Hillary, người đầu tiên leo lên Everest hay bất kỳ nhà leo núi nào. Họ cũng có những cái tên như Tenzing Norgay, người cùng với Hillary leo lên Everest đầu tiên. Nhưng hầu như không mấy ai nhớ được tên họ mà chỉ nói gọn lại là những người Sherpa, mà tên họ hầu hết cũng là Sherpa . Những con số thống kê vĩ thanh như có khoảng hơn 2000 người lên đến đỉnh – không nói đến rằng để có 2000 người lên đỉnh này thì cần tới hàng chục nghìn lượt người Sherpa giúp đỡ. Cái tên Sherpa gắn liền với Everest từ khi sự chinh phục đỉnh núi trở thành mục tiêu của nhiều người trên thế giới - bắt đầu từ những năm 1920 và người Sherpa có lẽ không nghĩ rằng chính họ mới làm cho đất nước Nepal trở nên nổi tiếng. Giờ đây, cái tên Sherpa đồng nghĩa với leo núi Everest, với sự dũng cảm, với sự tận tuỵ thầm lặng đầy hy sinh cho những thành tích vẻ vang của các đoàn thám hiểm. Khác với hầu hết các sự phô trương hào nhoáng thành tích của các đoàn thám hiểm, hầu hết các kỷ lục lặng lẽ của người Sherpa không được chính họ nhắc đến. Họ chỉ coi việc leo núi như một trong những công việc tốt mà thôi. Bạn có thể lang thang ở một trong những con hẻm màu sắc và đầy rác ở Kathmandu, gặp một lão ngăm ngăm mảnh mảnh, tán phét với lão một cách đầy hứng khởi về các nơi bạn đã đến trên thế giới, nói với lão với vẻ hơi hơi kẻ cả của những tay lãng du mà không hề biết rằng bạn vừa nói chuyện với Apa Sherpa, người đã leo tới 21 lần lên đỉnh Everest ( tính tới mùa leo núi 2011 )

Tôi đã gặp những người Sherpa như vậy, nhưng không phải ở nơi cao tít trên núi, mà là ở Bảo tàng Núi Quốc tế ở Pokhara. Nói là bảo tàng quốc tế nhưng nó chủ yếu là về dãy núi Hymalaya và Everest. Để có tính quốc tế, nó có thêm một vài dữ liệu và hiện vật liên quan đến núi Fuji, và một vài núi cao ở Đài Loan, Trung quốc.

Bảo tàng này do người Nhật và chính Apa Sherpa cùng thu thập tư liệu và xây dựng nên. Nằm trên một khoảnh đất rộng, bảo tàng lưu trữ khá nhiều hiện vật về trong các chuyến thám hiểm. Bạn có thể nhìn thấy những vật dụng để leo núi xuyên suốt qua thế kỷ, những bộ trang phục đơn giản hồi đầu thế kỷ - mức độ cũng chỉ giông giống như bà con Hà nội ta ăn mặc vào tiết Đại Hàn, hay những đôi giày có khi trông còn không ngon bằng đôi giày đi xe cào cào mùa đông của nhóm Tây bắc. Cũng có vô vàn các móc leo núi và hàng chục bình ga, bình ôxy đã bị vứt lại trên núi cao. Những bức ảnh panorama, các bản đồ hành trình, lều trại túi ngủ treo trên vách giúp ta có một hình dung tổng thể những chặng hành trình khó khăn, mạo hiểm để chinh phục đỉnh cao của thế giới. Đằng sau bảo tàng là một căn nhà nhỏ cho chính những người Sherpa sinh sống, một vài người trong số họ đã từng theo các đoàn thám hiểm chinh phục Everest, giờ đây, họ tìm được việc tốt hơn, trông nom bảo tàng và làm cho nó có khí chất của những người leo núi.

tabalo
16-05-2012, 10:51
Một số hiện vật trong bảo tàng núi quốc tế: ( đây là những hiện vật thật đươc lấy về từ đỉnh núi sau các chiến dịch dọn rác trên Everest:

Những nút dây và móc sắt đã dùng trên hành trình

https://lh3.googleusercontent.com/-4P15XHfp09g/T3iEoGpCwnI/AAAAAAAACKE/wZHEPYrRsQg/s640/P1020880.JPG?gl=US

Bình ga các loại, mỗi khi vứt đi một bình ga cũ, liệu có ai nghĩ rằng nó sẽ góp phần vào việc làm Everest thành một bãi rác lớn?

https://lh5.googleusercontent.com/-9-npWNIwLjc/T3iErMPA6sI/AAAAAAAACKU/JHHkbR_OkSc/s640/P1020892.JPG?gl=US

Và bình ô xy chất đống trong một góc, vài năm trước, ai đã ngậm vào cái van của bình này - liệu có phải Hillary? , để chống chọi với độ cao kinh người, để trèo lên đỉnh núi, để sống sót mà trở về. Vài ai đã đã cố hút cạn giọt ô xy cuối cùng trước khi thúc thủ trước sự nghiệt ngã của thiên nhiên?

https://lh4.googleusercontent.com/-UHGf4Q7xoi4/T3iEr7RwEYI/AAAAAAAACKc/B1SXITgHcXQ/s512/P1020893.JPG?gl=US

tabalo
17-05-2012, 15:28
Kể chuyện người Nepal chán chê rồi, bây giờ mình chuyển sang chuyện thú:

Nepal hoang dã

Bạn hứa hẹn sẽ được đi voi ngắm thú hoang, đi xe jeep tìm hổ và khi bạn đến thì sự thật còn hơn thế, voi hoang hàng đêm đến ăn chuối ngay cạnh cửa sổ khách sạn của bạn và thỉnh thoảng tê giác một sừng lang thang ngay ngoài cổng. Đó là thị trấn Sauraha thuộc rừng quốc gia Chitwan (đọc là Chi-tuân) của Nepal.

Chúng tôi đến Sauraha vào 5 giờ chiều khi nắng mùa đông đã nhạt trên khu rừng. Khách sạn chúng tôi là Lama Lord ở ngay bìa rừng, gần bờ sông. Anh chủ khách sạn với gương mặt góc cạnh huyền bí của người Tharu dẫn chồng tôi ra sau vườn chuối chỉ vào đám chuối vừa bị voi rừng giẫm nát đêm qua. Mấy buồng chuối xanh còn vương vãi trên đất. Thân chuối trắng nõn bầm giập. Hup, chàng hướng dẫn viên kiêm nhân viên văn phòng Kingfisher Jungle Treking Tour, 24 tuổi, cho chúng tôi biết con voi đực có thói quen đến ăn chuối của các nhà dân vào ban đêm và tìm voi cái là các con voi nhà vốn trước là voi rừng đã được thuần chủng. Vì thế anh khuyên chúng tôi không nên ở ngoài vào đêm muộn và hôm sau anh sẽ đón chúng tôi bằng xe jeep thay vì chúng tôi phải lái xe đi vào sáng sớm rất không an toàn.

Từ lúc đó trong đầu óc chúng tôi vương vất nỗi sợ hãi về chú voi hoang xuất hiện bất kỳ lúc nào trên con đường chúng tôi phải trở về từ văn phòng của Hup. Phải cẩn thận hỏi voi thường đến ăn chuối lúc mấy giờ. Liệu 9h nó đã đi ăn chưa? Hup nói ngay: “Ồ, rất khó nói về một con voi hoang và thói quen của nó. Có thể là 9h tối, 10h tối thậm chí là 12 đêm. Cách đây khoảng một tháng, vào lúc xẩm tối, con tê giác 1 sừng còn đi qua ngay cửa văn phòng này.” Chúng tôi nhảy lùi trở lại hỏi: “Ngay trước cửa này ý hả?” Chúng tôi len lén nhìn ra cửa, bóng đen nào đi qua cũng nghĩ là voi hay tê giác.

Hup còn kể hiện nay có 4 hay 5 con voi thường vào làng để tìm thức ăn và tìm bạn gái vì tháng 1 tháng 2 là mùa tìm bạn tình của chúng. Mấy con voi này không thể tranh chấp với những con voi đầu đàn khác trong rừng sở hữu voi cái trong đàn vì thế phải tìm những con voi nhà. Cách đây vài năm, trong số các con voi hay vào làng có một con rất hung dữ và cũng rất háu gái (voi gái chứ không phải người gái). Nó rất dễ bị kích đông. Nó thường dùng vòi quật tan những cái bóng đèn vì không thích ánh sáng nhân tạo. Nó còn đạp các cửa sổ và giết chết hai người. Dân làng đã giết nó để tránh hậu họa. Thế liệu bức tường chắn trong khách sạn có đủ chắc chắn không? Hup nói nếu con voi thực sự muốn phá thì bức tường đó thật chẳng nghĩa lý gì.

Chúng tôi lập tức hủy kế hoạch lang thang tối muộn đi mua sắm bằng việc về nhà tắm nước nóng, đóng chặt cửa và đi ngủ sớm.

tabalo
17-05-2012, 23:11
Nhà nghỉ ở bìa rừng - gọi thế cho oai chứ đi vào trung tâm thị trấn mất chỉ 500 m. Ngay đằng sau là rặng chuối...

https://lh5.googleusercontent.com/-4-s03P4Dcsw/T7TAyGCcXlI/AAAAAAAACRQ/iccMzag5w3E/s640/P1030393.JPG?gl=US

Cửa sổ kính ngăn cách chúng tôi với mấy cây chuối mà hàng đêm, voi rừng vẫn về chén chuối.

https://lh5.googleusercontent.com/-mspfh8jaEH8/T7TAvXAj1TI/AAAAAAAACRI/L6O-_qQ5SJA/s512/P1030391.JPG?gl=US

Loạt soạt cả đêm, sáng hôm sau ra sau vườn... Voi đạp đổ bao nhiêu là chuối

https://lh3.googleusercontent.com/-j3WsUQYwuC8/T3iJMQzB1LI/AAAAAAAACMY/VeHPf2kBbgw/s640/P1030178.JPG?gl=US

Còn đây là gara voi. Mỗi nhà nuôi voi có tới dăm chú, nhà nhiều có khi chục chú. Voi ở đây nhiều và tiện dụng, chở khách, đi rừng, kéo gỗ, tải đồ nặng... tất tật là voi.

https://lh3.googleusercontent.com/-_TOcTtuO3kM/T7Uhsh4TVWI/AAAAAAAACR0/kW3Z-22KGzc/s640/P1030182.JPG?gl=US

em voi này ở rừng mới về nhà được vài năm. Xưa, ở buôn Đôn chắc cũng thế, tiếc rằng, voi bản Đôn giờ bé, cằn cỗi, buồn nản và chờ đến ngày bị tuyệt diệt. Còn ở đây, voi vẫn sinh trưởng, phát triển hàng bao năm nay, phục vụ dân bản địa lẫn khách du lịch. Các em voi đực thì còn nguyên ngà lẫn lông đuôi.

https://lh3.googleusercontent.com/-gI1l1cSPqnE/T7S__wmrvAI/AAAAAAAACQ4/02J-Uhe7MLI/s640/P1030183.JPG?gl=US


Còn giữa thị trấn, ngay chỗ tôi đang đứng, tháng trước, tê giác đủng đỉnh đi dạo vào lúc sẩm tối, may mà tuần này chắc nó thích đi dạo rừng hơn là dạo phố, không thì chả hớn hở mà chụp ảnh được. Mai sẽ tha hồ xem tê giác dạo rừng nhé.

https://lh4.googleusercontent.com/-VTTXfoFY3jU/T7S_5fhmD-I/AAAAAAAACQw/lQtYBCKYHM4/s640/P1030171.JPG?gl=US

tabalo
18-05-2012, 12:14
Vừa bước ra khỏi cửa, chúng tôi suýt va phải con voi. Tim như nhảy dựng ra ngoài. Con voi phải cao đến 2.5 m vì tôi phải ngước lên nhìn mới thấy. Cái vòi chảy gần sát xuống đất, lất phất mầu đỏ trên cái vòi mầu xám. Hai cái tai như hai cái quạt nan quật đi quật lại. Phản xạ đầu tiên là lùi nhanh trở lại cửa. Chúng tôi tua lại thật nhanh những lời dặn của Hup nếu không may gặp voi phải làm gì. Thứ nhất phải chạy thật nhanh. Nếu đi xe máy kịp quay xe thì quay lại chạy. Tuy nhiên khó mà xoay xở được với chiếc xe Pulsar 220cc nặng trịch và đường quá nhỏ để quay xe. Vì thế vứt xe chạy thật nhanh luôn là thượng sách khi gặp voi. Nhưng nói thật, với bộ quần áo xe máy dày cộp, nhảy ra khỏi xe cũng chả kịp khi mà con voi chỉ cần quơ cái vòi ngoằng ngoẵng cũng tóm gọn cả xe lẫn người. Con voi cứ lừng lững tiến lại gần kệ cho hai kẻ lặng ngắt ngây người trên chiếc Pulsa nhỏ bé kia!

Bước chân lừng lững của con voi chỉ một bước nữa là giẫm bẹp chiếc xe, đầu con voi lúc lắc đe dọa, vòi nó cũng đung đưa chuẩn bị đánh bay những vật cản trên đường nó đi…thót tim chờ xem nó làm gì…nó bước dịch tránh sang bên đường. Lúc lắc trên đầu chú voi là một bác nài voi già mặt đầy nếp nhăn như những nếp nhăn trên da chú voi khỏe mạnh. Té ra nó là một con voi nhà to đùng. Tôi còn kịp nhìn thấy cái đuôi của chú voi dài cả mét đong đưa ngay sát mũi. Sau này có dịp nhìn kỹ hơn tôi thấy các chú voi Nepal dũng mãnh cao như gấp đôi voi bản Đôn ở Việt Nam. Người nuôi voi thường trang trí cho các chú voi những vệt mầu chấm đỏ trắng trên vòi voi và diềm tai của các chú voi. Voi được dùng để chở gỗ, chở người đi rừng.

Chúng tôi ra về, ngủ chập chờn trong nỗi lo sợ voi sẽ đến bất kỳ lúc nào.

tabalo
18-05-2012, 13:19
Em voi nhỏ nhắn xinh xắn đi dạo phố về, em này voi cái, nếu may mắn, một em voi này có thể mang về cho chủ 20-30 đô la một ngày - là một khoản tiền khá lớn ở Nepal.

https://lh3.googleusercontent.com/-o781NnU6a6A/T7XmFSAw-wI/AAAAAAAACSA/8LJMaRBieHA/s640/P1030382.JPG?gl=US

Còn em này thì lớn hơn và là voi đực - có cái cặp ngà nhu nhú ra. Ngà voi cũng như răng thôi, chả có gì đến mức phải quá quý đến phải giết con voi để lấy ngà.

https://lh3.googleusercontent.com/-LOAE-q7hMKw/T7XmGWG4FJI/AAAAAAAACSE/hiGX0DO7rKI/s640/P1030383.JPG?gl=US

Còn đây là đàn voi trong rừng - không phải phục vụ khách du lịch mà để đi rừng. Hai voi cái, một voi đực đang tha những cây gỗ nặng trịch về nhà

https://lh5.googleusercontent.com/-TDubJycA7v8/T3iJmgJu4GI/AAAAAAAACNw/1LpX9yfvFLg/s640/P1030273.JPG?gl=US

Lại có một em voi con lũn cũn chạy theo mẹ, xinh như con cún. Thấy người đi ngược chiều, em cũng rụt rè khép nép chạy nấp sau lưng mẹ mà không biết rằng mình là ... voi!

https://lh6.googleusercontent.com/-cnxppngjnWk/T3iJqLQlSRI/AAAAAAAACOA/XHdTF0a9CRo/s640/P1030276.JPG?gl=US

Voi bố với cặp ngà gộc đây ! hiếm khi được nhìn voi tha gỗ về nhà nhỉ ?

https://lh5.googleusercontent.com/-XbdCF6vMWDY/T3iJoQmnluI/AAAAAAAACN4/xxFbBIvqhnA/s640/P1030279.JPG?gl=US

Những người quản tượng đây ... họ là lính biên phòng canh giữ cánh rừng giáp biên này. Từ đây, sang biên giới Ấn độ, đường chim bay chừng 20km. Đi trong cánh rừng rậm rạp, đầy thú dữ này, phương tiện hữu hiệu nhất là voi. Xa xưa, Tây nguyên ta cũng thế.

https://lh5.googleusercontent.com/-SDnM2yB8XSs/T3iJkGzcz5I/AAAAAAAACNo/_OiNDDei7r4/s640/P1030275.JPG?gl=US

tabalo
05-06-2012, 15:10
Gặp Tê Giác một sừng

Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm. Sương còn giăng mờ mịt trong vườn. 7h xe đến đón mà trời còn đầy sương, tang tảng sáng như 5h ở nhà mình. Xe jeep đón một đôi du khách người Balan và 5-6 người khách Nepal khác. Trong khi đợi xe, Hup chỉ cho chúng tôi Văn phòng du lịch của rừng quốc gia nơi Hup đến từ 5h30 sáng để mua vé. “Một sáng khi tôi đạp xe đến chỗ bán vé, tôi đụng ngay một chú tê giác” – Hup kể. “Con tê giác đi lừng lững giữa phố nhưng tôi không trông thấy do trời quá tối. Tôi quẳng ngay xe đạp xuống và ba chân bốn cẳng chạy. Con tê giác nghe tiếng xe đạp đổ thì chạy lại nơi phát ra tiếng động. Nó hít hít cái xe của tôi, đá cho cái xe một cái rồi đi tiếp.” Chuyện của Hup thật ăn nhập với buổi sáng mờ sương. Chúng tôi cứ hồi hộp mỗi khi có bất kỳ chuyển động nào trong đám sương kia nhưng cho đến khi vào đến rừng chúng tôi không gặp con tê giác đang dạo phố nào.

Lonely planet tiết lộ một bí kíp là bọn tê giác này có cặp mắt rất kém. Vì thế khi gặp tê giác, nếu có cái cây dễ leo nào bạn hãy leo tót lên đó. Nếu không có cây, có thể áp dụng chiến thuật chạy theo đường dích dắc. Trên đường chạy hãy ném lại vài thứ gì đó để tê giác ngửi và tấn công đồ vật đó. Tuy nhiên tác giả của lời khuyên cũng thành thật thú nhận nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Chắc hẳn chú này chỉ chuyên khuyên chứ cũng chưa bao giờ đụng tê giác trong rừng…Vì thế chuyến đi voi ngắm rừng của chúng tôi nhuốm đầy mầu huyền bí và hoang dại trong khao khát có thể chạm trán với 1 trong 500 con tê giác còn sống tại rừng quốc gia Chitwan này.

Đàn voi đủng đỉnh – cứ một chú lại cõng theo 4 khách du lịch và một nài – chậm rãi bước vào rừng. Rừng sớm đẫm hơi sương. Các bác nài đi vòng quanh theo một cung đường bán kính chỉ chừng vài cây. Kinh nghiệm từ hồi đi xem thú hoang ở châu Phi và Úc cho thấy rằng phải đi thật sớm khi mặt trời mới ló rạng – chính là lúc hầu hết bọn thú đi ăn nhiều nhất. Khi nắng lên rồi, sáng rõ mặt thì nhiều loài lại rúc về ổ để ngủ. Thế nên chúng tôi nhất định đi chuyến đầu tiên trong rừng dù lúc này sương mù mịt cũng khó nhìn xa. Những khoảng trống sương tan dần, nơi đó lấp loáng trong sương là những đàn công loách choách, gà rừng lúc cúc… Một vài con nai ngái ngủ nhưng cảnh giác. Chuyến đi hơi đơn điệu trong cái lặng thinh của rừng rậm cho đến lúc nài voi phất cây gậy ra hiệu cho nhau. Đàn voi rẽ làm đôi khép thành một vòng tròn kẹp hai chú tê giác ở giữa. May mắn được nhìn thấy tận mắt những chú tê giác da gấp nếp mốc meo, mắt tròn lên nhìn đám khách tò mò… Tê giác cũng có vẻ hiền và ngại va chạm, nhất là thấy những thớt voi to đùng đoàng nên hai chú này chỉ tìm cách lỉnh lỉnh ra khỏi vòng vây voi. Chừng thế là đủ, các bác nài lại phất gậy ra hiệu, mở đường thóat cho hai chú về với cuộc sống thầm lặng của mình. Chuyến đi thành công ngoài dự tính nên đoàn voi lại đủng đỉnh về sớm hơn so với chương trình.

tabalo
06-06-2012, 11:47
---

Những đoàn khách du lịch cưỡi voi đi xem Tê giác:

https://lh4.googleusercontent.com/-I7v28Ls8_I0/T3iJGJp_HtI/AAAAAAAACL4/m3LC49GbI6Y/s640/P1030122.JPG?gl=US

Công này, nhiều như gà luôn:

https://lh3.googleusercontent.com/-nmUPKTuhr5s/T3iJJZ5ZVBI/AAAAAAAACMQ/y95TerCZFTk/s640/P1030163.JPG?gl=US

Lợn rừng lấp ló sau gốc cây, quả này mà có bác tù trưởng hay bác Du già thì tha hồ.

https://lh3.googleusercontent.com/-W5MYAapz32w/T3iJRx3HrZI/AAAAAAAACMo/Dk0OmotdKDg/s640/P1030222.JPG?gl=US

Hươu nai cũng nhiều:

https://lh4.googleusercontent.com/-0-EdIIt0hEg/T3iJr7Kc6dI/AAAAAAAACOI/b_j3xhJxH-A/s640/P1030296.JPG?gl=US

Và đây là con tê giác, may mà ngồi trên lưng voi chứ đi trekking trong rừng này thì cũng sợ vãi.

https://lh5.googleusercontent.com/-0qKXd86rCAg/T3iJHet7suI/AAAAAAAACMA/HDM9iTSG5WI/s640/P1030138.JPG?gl=US

Thêm hai chú nữa:

https://lh6.googleusercontent.com/-ZS1LER7O2-4/T3iJIXUE5BI/AAAAAAAACMI/NmwVvPM53VE/s640/P1030146.JPG?gl=US

tabalo
07-06-2012, 09:04
Khác với chuyến đi buổi sáng bằng voi chỉ trong một bán kính ngắn chừng vài cây số, chuyến buổi chiều bằng xe jeep chạy dọc sông vào rừng tới hơn 40 km. Qua sông, không một phương tiện nào được vào rừng ngoài xe của ban quản lý. Dọc đường đi là những trảng cỏ rộng, tê giác và thú hoang các loại đi xuyên ngang dọc tạo thành những đường hầm. Vết chân có nhiều nhưng chưa thấy tê giác nữa. Với chúng tôi thì thế là ổn rồi vì sáng đã nhìn thấy tê giác. Còn buổi chiều, chúng tôi mong nhìn thấy hổ. Với hơn 100 cá thể còn đang lảng vảng trong khu rừng này, Hup thì thào, mình có thể thấy hổ bất kỳ lúc nào. Và hắn còn khẳng định là nếu đi vào buổi sáng thì gần như chắc chắn nhìn thấy hổ - đơn giản vì mùa này lạnh, sáng nào hổ cũng đi dạo trên đường cho ấm người – chả biết hắn nói thật hay nhìn thấy vẻ ngây ngây của đám khách du lịch nên nổ chơi. Thôi kệ, cũng phải để cho dân của di sản thế giới tự hào tí ti chứ.

Xe đang bon bon trên đường, Hup thì tha hồ phét lác về thú hoang các loại và tập tính của chúng, bác tài bỗng phanh khựng lại, quay lại trao đổi vài câu với Hup. Y nhảyphắt xuống đường, nhớn nhác nhìn quanh mặc cho bọn khách tò mò láo liên. Chừng không có gì, y dõng dạc – vừa có con hổ đi qua đây! Cả bọn ồ lên nghi hoặc những cũng vội vàng lôi máy ảnh ra rình sẵn. Hup trỏ trên đường những vết chân hổ hình bông hoa còn in hằn sắc nét trên cát cỡ bằng cái chén. Hổ thật rồi. Mà bác tài này cũng tinh mắt thật – đang lái xe cỡ 20 km / giờ mà nhìn thấy được cái vết chân hổ tít lề đường bên kia. Hup xem kỹ vết chân hổ và khẳng định, nó chỉ đi qua đây chừng vài phút trước, vì nó dẫm đè lên vết bánh xe của chiếc xe đi trước, khởi hành trước chúng tôi chừng mươi phút. Con hổ này nặng chừng 40-50 cân, chắc đi kiếm mồi sáng, nói đoạn, y ngắt lời, nheo nheo cặp mắt ranh mãnh, kệ bọn du khách nghệt mặt.

Mục đích của chuyến đi buổi sáng có thể nói là cũng đạt được phần nào. Tuy không thấy hổ nhưng cũng nhìn thấy những dấu hiệu gần gũi và trực tiếp của nó. Không khí trên xe nhẹ hẳn xuống.

tabalo
09-06-2012, 01:07
Chiều, khám phá trong rừng bằng xe jeep của bql. Qua sông là không có xe cộ gì nữa

https://lh6.googleusercontent.com/-ofEJgGVXUfY/T3iJblBrPtI/AAAAAAAACNI/GnqCPyT6iy4/s512/P1030245.JPG?gl=US

Con đường mòn hun hút dưới bóng cây:

https://lh4.googleusercontent.com/-6avV7dIh68Q/T3iJiARzgaI/AAAAAAAACNg/H2khhi9nLVY/s512/P1030244.JPG?gl=US

Công nhảy ra chặn xe đi nhờ! nó mà biết là trên xe có mấy người VIệt ta thì chắc chạy mất dép!!!

https://lh6.googleusercontent.com/-5Er_t3wCI0s/T3iJy_IqXuI/AAAAAAAACOg/tfpFzuHBUdY/s640/P1030312.JPG?gl=US

Đôi lúc phải vượt suối. Rừng xung quanh đây có rất nhiều hổ, tê giác, voi . Chạy con xe jeep nhỏ xíu này mà dính bọn thú hoang thì chắc ta thành mồi. Lúc ấy người Nepal sẽ nói, à, số mày phải để cho hổ xơi.

https://lh5.googleusercontent.com/-XHERwZSpLvA/T3iJf_jtcfI/AAAAAAAACNY/n-JvUZ9Hn-A/s640/P1030270.JPG?gl=US

Có ai nhìn ra vết chân hổ đè lên vết xe đi trước không? Mình nghi hổ đang núp ngay ở bụi cây bên cạnh :

https://lh6.googleusercontent.com/-umltfBSkrkg/T3iJZcK83rI/AAAAAAAACNA/z2guB_OqAww/s512/P1030241.JPG?gl=US

tabalo
09-06-2012, 01:14
Dọc đường qua nhiều con hồ hay khúc sông – có rất nhiều cá sấu lang thang nằm phơi nắng. Ở Chitwan cũng nhìn thấy một loài cá sấu khá là đặc biệt và đang có nguy cơ tuyệt chủng - cá sấu Ấn độ / Gharial – mình cá sấu nhưng mõm lại dài ngoằng như mỏ chim- đúng ra là nó giống như mỏ một con thằn lằn thời trung cổ. Loài này đang trên bờ tuyệt chủng trên toàn tiểu lục địa Ấn độ nên người ta phải nuôi cẩn thận và nhân giống trong một cái trại nằm giữa rừng.

Trên đường về, may mắn lại đến lần thứ hai với chúng tôi khi xe đang đi thì bên đường xồ ra hai mẹ con tê giác. Tê giác nuôi con rất dữ nên Hup rất thận trọng khi tiếp cận mẹ con nhà này. Hắn dặn lái xe nổ máy - sẵn sàng té, còn du khách thì ngồi co tít chân trên thùng xe. Còn y thận trọng quan sát, chỉ cho du khách chụp ảnh thật nhanh. Thật ra, con tê giác to đùng nặng vài tấn kia mà tấn công chiếc xe thì không tương xứng, chắc chỉ một húc là con xe jeep mỏng mảnh kia cũng bẹp như gián. Nhưng may mà mẹ con nhà kia chắc cũng không thích thú gì việc gây hấn với cái bọn "quái thú" đi xe jeep kia nên đủng đỉnh lách vào rừng, tê mẹ còn khéo léo che chắn cho tê con rồi mới lặc lè lên đường

Tuy tê giác và thú hoang cũng khá nhiều nhưng quả thật nhìn thấy chúng cũng cần may mắn và có một chút “duyên “. Vì đi cùng đoàn nhưng chỉ mỗi xe của tôi là nhìn thấy nhiều thú. Hai chiếc xe chạy trước và sau chỉ cách chúng tôi vài phút nhưng khi về đến bến, các bạn ngồi xe đó đều than thở chả nhìn thấy con gì.n

tabalo
09-06-2012, 09:59
Đi qua mấy hồ nước lớn. Cá sấu lổm ngổm phơi nắng:

https://lh3.googleusercontent.com/-Jx2wpAcDtj8/T3iJWbml5aI/AAAAAAAACM4/8_hZcKNI46o/s512/P1030236.JPG?gl=US

CÒn đây là con Gharila, loài sấu Ấn độ đang trên bờ tuyệt chủng. Trông nó quái dị không? chân có màng để bơi, mỏ nhọn nhưng nhỏ nên chỉ bắt được cá mà không bắt được thú lớn như cá sấu thường :

https://lh4.googleusercontent.com/-3ArQQ2UOctA/T3iJdg_FEdI/AAAAAAAACNQ/rndPAajSLwg/s640/P1030255.JPG?gl=US

Hai mẹ con tê giác

https://lh5.googleusercontent.com/-39ONjOyN1HU/T3iJwGqoFjI/AAAAAAAACOY/xXR98MCKlsc/s640/P1030307.JPG?gl=US

Trời bắt đầu ngả nắng chiều, trong rừng sẽ tối rất nhanh nên phải ra trước khi tắt nắng

https://lh6.googleusercontent.com/-HErEDEHFOws/T3iJ0vgnCJI/AAAAAAAACOo/MFlCgcnWMPs/s512/P1030313.JPG?gl=US

Đã về đến thị trấn. Bên kia sông là rừng, lúc này yên ắng vì các xe chở khách thăm rừng đã về hết. Người lính biên phòng đứng gác ở sông, đảm báo không còn ai lai vãng ở khu vực biên giới và rừng rậm đầy thú dữ khi đêm xuống. Trên đường, chúng tôi cũng phải ghé qua trình báo ở một số các trạm gác trong rừng.

https://lh5.googleusercontent.com/-7uIVVbEaZ_A/T3iJ2NWQ0TI/AAAAAAAACOw/XqXwQfUU1Z0/s640/P1030376.JPG?gl=US

tabalo
10-06-2012, 16:37
Ngoài tuyến đi theo hành trình trong vườn chỉ được đi theo xe jeep và voi của ban quản lý rừng – để đảm bảo an toàn và sự yên tĩnh cần thiết cho thú, có một số tuyến mà bạn có thể tự đi lấy nhưng phải tự chịu trách nhiệm về an toàn của mình. Tuyến dễ dàng nhất là tuyến đi qua 20000 hồ - đúng là 20 nghìn hồ. Nhìn bản đồ thì làm quái gì mà được hai mươi nghìn nhỉ? Tôi hỏi kỹ càng – nhưng được khẳng định là thế - và cũng nói thêm là nói vậy thôi. Sớm tinh mơ hôm sau, rời Chitwan khi trời còn tang tảng, chúng tôi vác xe chạy theo tuyến này. Con đường xuyên qua làng mạc còn đang ngái ngủ. Cảnh sắc ở đây thì giống hệt như làng quê Việt Nam . Cửa rừng có một trạm gác của quân đội, qua đó, chúng tôi phải trình báo để chính quyền còn quản lý và cứu hộ khi cần thiết. Khác với hôm qua, khi được bảo vệ bới voi hay trên xe jeep, hôm nay, chúng tôi đi một mình trên con đường vắng ngắt, nơi mà mấy chú lính gác cửa rừng nói một cách tỉnh bơ- có cả tê giác lẫn hổ trong cánh rừng này .

Con đường cứ hun hút và cô độc cắt ngang cánh rừng già. Tuy vậy, ngược chiều thi thoảng có một dân địa phương đi xe đạp làm chúng tôi cũng vơi bớt nỗi lo. Nếu có thú dữ thì mấy bác này cũng phải ù té từ lâu chứ nhất định không đủng đỉnh thế. Nhưng nhỡ tê giác nó quen mùi cà ri của các bác rồi mà ghét mùi nước mắm của mình thì chắc cũng toi. Nhưng thôi, sống chết có số. không gặp tê giác thì cũng may, vì mình nhìn thấy hôm qua rồi, còn hôm nay chỉ muốn có cảm giác trong rừng già thế nào thôi. Cứ phập phập phồng phồng thế rồi cũng xuyên qua được khu 20 nghìn hồ, Gọi vậy nhưng nó đúng ra là một khu đầm lớn mà mỗi vũng người ta gọi là một cái hồ - đếm thế thì có mà tới hàng chục ngàn cũng chả sai. Thú ở khu vực này chủ yếu là các loài chim và hươu nai. Chả thấy tê gì cả, đúng là mấy bạn lính dọa mình cho có cảm giác thôi. Nhưng thật sự là cảm giác lang thang trong rừng vắng một mình với đàn tê giác lẩn quất cũng run ra phết. Và chợt lại thấy mấy vết chân hoa nho nhỏ để lại trên cát. Rừng vắng tanh, lành lạnh.

tabalo
10-06-2012, 16:51
Con đường tự đi bằng xe máy xuyên rừng già. Không mấy ai qua lại con đường này. Hai bên là những bụi cây rậm rạp mà từ đó, tê giác có thể phi ra bất kỳ lúc nào!?

https://lh6.googleusercontent.com/-WcgBaZGLHs8/T3iJ4BGlbCI/AAAAAAAACO4/G38uVJ6B52I/s512/P1030403.JPG?gl=US

Có con khỉ ngồi vắt vẻo trên cây ngó xuống: " ê bọn kia, đi nhầm đường rồi, đây là đất của tao"

https://lh6.googleusercontent.com/-xqyTxol-uXM/T3iJuR6ovTI/AAAAAAAACOQ/REwqt2PxOPE/s512/P1030295.JPG?gl=US

Còn bên kia cái ngòi nho nhỏ là lãnh địa của tê giác. Xe máy này không phải là đối thủ của nó, nếu gặp thì bóp còi, bật pha cho nó chói mắt có khi nó sợ nó chạy.

https://lh4.googleusercontent.com/-W72frF0aXRY/T7TBsrYNu9I/AAAAAAAACRg/EP1ppkYO94A/s640/P1030423.JPG?gl=US

May không có tê giác mà gặp cả một bầy hươu:

https://lh4.googleusercontent.com/-5Iy7fQ8pa0Y/T3iJ6HsL94I/AAAAAAAACPA/wSxITM2ar-c/s640/P1030407.JPG?gl=US

và một lão lụ khụ:

https://lh5.googleusercontent.com/-lRWXkoOmrTI/T3iJ92_9N3I/AAAAAAAACPQ/8mRfAe6XD4I/s512/P1030419.JPG?gl=US

Còn vết chân con gì đây? thần hồn nát thần tính nhìn gì cũng ra vết chân hổ:

https://lh5.googleusercontent.com/-GODUIBAeQHk/T3iJ8Jb0ibI/AAAAAAAACPI/wntKAvfr9o8/s640/P1030411.JPG?gl=US

tabalo
11-06-2012, 23:39
Trekking trên Hymalaya – ngắm nhìn Everest.

Hết chuyện ở Chitwan, giờ đến chuyện chúng tôi " leo Everest":

Nếu bạn không có thời gian , tiền bạc hay sức khỏe để leo Everest, hãy chinh phục đỉnh núi cao bằng “ air trekking “ cùng chúng tôi! Một trong những quảng cáo hấp dẫn cho chuyến bay ngắm Everest!

Có 4-5 hãng bay hàng ngày hành trình này, chở hàng chục du khách mỗi ngày lên Everest, để thỏa mãn cảm giác gần nhất với cực thứ ba của thế giới. Chúng tôi là một trong số họ.

Đường lên Everest theo cách này khá đơn giản, các đại lý du lịch ở Thamel quảng cáo đầy rẫy các chuyến đi, phần phức tạp nhất là thò tay vào túi rút ra 160 USD cho mỗi người. Tán phét ở mấy đại lý hòng kiếm chuyến bay rẻ nhất, đúng là mấy chú hướng dẫn, thích bán cho hãng nào thì dìm hàng hãng kia, nào là máy bay cũ hơn, nào là tiếp viên không hiểu biết bằng, rồi thì hãng này chưa từng rơi máy bay bao giờ !!!

Có an toàn không nhỉ ? Hầu hết các du khách đều hỏi câu đó trước khi mua vé bay. Yên tâm đi, máy bay của hãng này mới, phi công giỏi, lại có bảo hiểm nữa, sợ gì! Ừ sợ gì, nhưng mà năm nào chả có chuyến bay lên Everest gặp nạn. Năm vừa rồi, có chuyến chở du khách lên Lukla, mặt đất báo phi công quay lại vì mây mù không hạ cánh được, phi công người Sherpa làu bàu: ngày nào tao chả hạ cánh ở cái sân bay này 2 lần, cần quái gì mặt đất hướng dẫn. Thế là chàng phi công lãng tử hạ cánh, chàng tính lệch chỉ có 3 mét độ cao, nhưng tiếc thay lại là 3 mét âm, lao thẳng vào vách núi, nên lịch sử sân bay nguy hiểm nhất thế giới này lại ghi thêm một tai nạn nữa cho mình.

Sân bay Kathmandu 6 giờ sáng. Nhà ga nội địa trông y như cái bến xe khách đường dài, chen chúc một vài đám khách nội địa. Nhiều thị trấn xa xôi của Nepal chỉ có thể lên bằng đường bay. Do vậy, có rất nhiều hãng nội địa chuyên bay các chặng này với những máy bay cánh quạt cỡ nhỏ như xe buýt, chở chừng 30 khách. Hôm nay, có vài chuyến sáng phải hoãn vì dành máy bay cho bọn Everest Air Trekking, đơn giản vì vé của bọn khách nước ngoài đắt gấp đôi vé người bản địa.

Giờ bay lên Everest cũng không cố định. Du khách được yêu cầu có mặt thật sớm ở sân bay và chờ. Chờ gì? Thì cứ chờ thôi, lúc nào trên kia nó thấy đỉnh núi đèm đẹp thì nó cho bay lên. Thế chúng mày đi ngắm núi hay ngắm mây? Bố khỉ , tao đi Trekking ! Air trekking.

Cùng lúc tiếng khởi động của 4-5 máy bay rì rì. Sắp được bay rồi. Thời tiết đẹp lên, 4 hãng cùng cho khách lên Everest. Từng chiếc máy bay chuẩn bị cất cánh, cách nhau chừng 10 phút.

Thành phố nằm gọn trong thung lũng Kathmandu, vây quanh là những dãy núi chỉ chừng 2000 m, nhưng tai hại là những dãy núi này chắn hết các tầm nhìn để có thể ngắm núi tuyết Hymalaya, thật ra chỉ cách Kathmandu khoảng 20 km về phía bắc. Thế nên, chỉ cất cánh cao lên chừng 200 mét là đã nhìn thấy tràn ngập tuyết trắng ở phương Bắc rồi.

Em tiếp viên lần lượt đến từng ghế, chỉ dẫn cho các dãy núi chót vót, các đỉnh núi đang từ từ trôi qua cửa máy bay. Những đỉnh núi cao hơn 7000 mét ngay phía bắc Kathmandu rồi bắt đầu vào các đỉnh núi cao trên 8000 mét quanh khu vực núi Everest. Nhưng tôi chẳng mấy chú ý vào những đỉnh núi ấy, mà tò mò cố nhìn qua đằng sau nhưng đỉnh núi cao ngất trời. Nơi đó, sáng lóa một vùng đất mênh mang, một vùng cao nguyên phẳng phiu và huyền bí, cao nguyên Tây Tạng. Ô hay, lạ thật, trước, khi còn những phía đông bắc của dãy núi này thì ta cứ cố tình tìm kiếm và tưởng tượng về mặt Tây Nam của nó, còn giờ đây, khi đang ở nơi đó, thì ta lại dõi theo sang vùng xa xôi phía bên kia. Hẳn là “ đứng núi này trông núi nọ”.

Máy bay nghiêng cánh. Đã đến điểm xa nhất của hành trình, và Everest ở ngay bên cạnh. Ở góc nhìn này, Everest trông có vẻ rụt rè và khiêm tốn. Hai ngọn núi bên cạnh, Lhotse và Makalu, thấp hơn Everest 300-400 mét trông còn hoành tráng hơn. Nếu không được chỉ rõ, có lẽ hầu hết du khách đã lầm với Everest. Qua đi những giây trầm trồ ban đầu, giờ đây họ đều lơ đãng nhìn qua khung cửa máy bay, chuyến trekking này quá đơn giản. Dường như không ai để ý rằng, dưới khung cửa máy bay kia khoảng vài ngàn mét, đã, đang và sẽ có những dòng người dũng cảm, cần mẫn, đi từng bước với tốc độ 1 bước 1 phút để chinh phục đỉnh núi, thì trên này, chúng tôi cũng “ lên núi “ với tốc độ 500 km một giờ. Liệu, phía dưới kia, có ai đó đang tuyệt vọng vật lộn với bão tuyết, với độ cao rợn người, với nhiệt độ âm hàng chục độ, đối mặt giữa sự sống và cái chết, cô đơn trên con đường của mình, ngửa mặt lên trời, nhìn theo một cánh máy bay, mong được là một trong những hành khách trên đó – như trong các cuốn sách chinh phục Everest như “Đỉnh cao nghiệt ngã”, “ Tan biến”… mà hẳn là những tay ưa phiêu lưu mạo hiểm phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Và liệu, trong đám mờ mờ dưới kia, có đang những Vũ Thanh Minh, Dutchta, Yilka, Backpacker, Rosy… hay ai đó nhà mình đang bải hoải với hội chứng độ cao, đau đầu, nôn mửa thậm chí có thể nguy hiểm tới mạng sống?

Còn giờ đây, những lữ khách lơ đãng của chúng ta đang nhìn qua cửa sổ, ngắm nghía đỉnh cực huy hoàng của trái đất ở một góc nhìn an toàn, ấm áp, tiện nghi, trong đầu chắc không thoáng qua một chút nào những hình ảnh chết chóc, những câu chuyện sinh tồn đầy hoang dại đang xảy ra ở dưới kia, chỉ cho nhau một đám trắng mờ mờ trên vách núi xa, đồ rằng có một vụ lở tuyết hay bão tuyết nơi đó.

Thế thôi!

tabalo
12-06-2012, 00:15
Sân bay nội địa như bến xe khách đường dài:

https://lh6.googleusercontent.com/-7Ha0Qo2t2lA/T9YhQDc7SdI/AAAAAAAACSY/aLN3jNacjx8/s640/P1030506.JPG?gl=US

Trên cao có mấy chú bồ câu đang ngái ngủ

https://lh4.googleusercontent.com/-M0INO1iHGco/T9YhbPX5C7I/AAAAAAAACUA/xMutchE9vVg/s512/P1030508.JPG?gl=US

Có nhiều hãng hàng không nội địa, mang những tên hết sức địa phương như:

Yeti Air : Hàng không “ người tuyết Hy mã lạp sơn “
Tara air: hàng không “ nữ thần Tara “ hay là hàng không “ Đa la bồ tát “
Nepal airlines
Agni : hàng không” thần lửa Agni “
và : Ladies : chắc là hàng không quý bà?

https://lh3.googleusercontent.com/-26I8wTIi62o/T9YhRyWl2hI/AAAAAAAACSk/5ASKlxZO-Xs/s512/P1030510.JPG?gl=US

Sita Air: hàng không “ nàng Sita “
Guna Air:
Budda Air và
Ladies với biểu tượng mặc váy ,

thế thì nó không thể là hàng không được, chả lẽ logo của hãng hàng không nó lại giống cái biểu tượng trên toilet. Hay là cửa ra máy bay cũng là cửa đi toilet?

https://lh4.googleusercontent.com/-zBjNUSrt7PI/T9YhS4uiFxI/AAAAAAAACSs/xDqdKHz1zeE/s512/P1030514.JPG?gl=US

Bên kia cũng có
Gent : Thế thì không phải là hàng không quý ông rồi, 2 cửa, một cửa Ladies, một cửa Gent, chắc chắn nó phải là toilet:

https://lh4.googleusercontent.com/-utG5y4itPOE/T9YhRAy5_bI/AAAAAAAACSc/3yNqOUSHqQE/s512/P1030511.JPG?gl=US

Trật lấc. Khi xếp hàng ra máy bay mới biết, té ra là nó có cửa nam riêng, cửa nữ riêng ... chắc để tiện kiểm tra.

tabalo
13-06-2012, 00:08
Nhiều hãng hàng không sẵn sàng giúp bạn leo Everest:

https://lh3.googleusercontent.com/-L1JJz3Vqlo8/T9YhaQCDeEI/AAAAAAAACT4/vPf4SWMnnSs/s640/P1030517.JPG?gl=US

Bên trong máy bay leo Everest: mỗi hàng ghế có 3 ghế với cửa sổ rộng rãi, ai cũng có thể ngắm nhìn ra ngoài

https://lh3.googleusercontent.com/-DIGA55SvTQk/T9YhThzS2OI/AAAAAAAACS0/v-TBXEmi_vs/s512/P1030521.JPG?gl=US

Bên trong buồng lái đơn giản:

https://lh5.googleusercontent.com/-Guw-ci3Pt7c/T9YhZK5SCrI/AAAAAAAACTw/qvq_0F5qS04/s640/P1030557.JPG?gl=US

Chỉ cất cánh vài phút là đã nhìn thấy Hymalaya

https://lh4.googleusercontent.com/-ELyHR-CFa34/T9YhWCYVeMI/AAAAAAAACTM/xC4J5VSp-CE/s640/P1030537.JPG?gl=US

tabalo
13-06-2012, 00:10
Bay chừng hơn 30 phút, Everest đã hiện ra trong khung cửa của phi công

https://lh6.googleusercontent.com/-RQemWsruWwM/T9YhVXq25pI/AAAAAAAACTE/Zt_L8_SHsao/s640/P1030558.JPG?gl=US

và sau đó là của chúng tôi, cách chừng 10 km, như nhìn thấy cả những người đang cặm cụi leo

https://lh4.googleusercontent.com/-fMTvBC1ZoQE/T9YhXsTbNkI/AAAAAAAACTc/fQe61MkhQM4/s640/P1030575.JPG?gl=US

tiếp tục với những đỉnh núi cao ngất trên 7000 mét.

https://lh3.googleusercontent.com/-2zjn5LGquio/T9YhYVFvbrI/AAAAAAAACTk/Hb-QqQ87j3I/s640/P1030534.JPG?gl=US

Vòng chán vài bận rồi cũng tới lúc hạ cánh, các bạn Tây bên cạnh vòng tay ăn mừng ( không biết vì leo Everest hay vì xuống đất an toàn ? )

https://lh5.googleusercontent.com/-6XtR56W_t4I/T9YhW0njG4I/AAAAAAAACTU/-VhHd710Y8o/s640/P1030643.JPG?gl=US

tabalo
13-06-2012, 14:01
...9 tháng sau chuyến đi Nepal, gia đình tôi có cơ duyên bắt đầu một hành trình mới trên xứ sở Kangaroo tươi đẹp. Những bài viết về Nepal mà tôi và vợ đã cùng nhau viết trên những đỉnh núi ngọt ngào và tráng lệ của dãy Hymalaya, trong những tán rừng Chitwan rậm rạp và ẩm ướt, dưới những bức phù điêu hoan lạc Kamasutra ở Patan vẫn còn đang dang dở, bị cuốn mất bởi những bộn bề và hành trình khác của cuộc sống.

Dạo bước trên thảm cỏ xanh mượt ở thành phố Brisbane, một hình ảnh quen thuộc bỗng dưng tràn về. Không thể thế, chả lẽ ở cái thành phố hiện đại và đầy chất phương Tây này lại có thể có… một ngôi chùa Nepal. Mà nó lại nằm ở một trong những chỗ đẹp nhất của thành phố - South Bank Park. Không thể lẫn vào đâu. Dáng ấy, mái ấy, gỗ ấy, chạm ấy, nó là chùa Nepal – được chính những người thợ Nepal dựng nên trong kỳ World Expo 1988 ở Brisbane. Kỷ niệm còn tươi mới tràn về, và cảm giác day dứt của việc chưa hoàn thành những bài viết, có lỗi với những người bạn đã chia sẻ thông tin, với những cảm xúc của chính mình ở Nepal, và vì thế, chúng tôi đã hoàn thành bài viết này, ngay trên đất Úc, để chuẩn bị cho một hành trình mới, đầy chất Úc.


Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn theo dõi hành trình của chúng tôi và đã like/thank. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm nguồn cảm hứng cho chuyến khám phá của mình. Cảm ơn các bạn Backpacker, ylka và các bạn khác đã chia sẻ thông tin trên diễn đàn mà qua đó, chúng tôi đã có một hành trình thú vị

-----

Ngôi chùa Nepal giữa thành phố Brisbane, Australia:

https://lh5.googleusercontent.com/-pb8JLHYXe0M/T9g44qk-xmI/AAAAAAAACWE/WdCycNed-JM/s720/IMG_7303.JPG?gl=US

Chúng tôi đã cùng nhau viết về hành trình của mình - viết ở trong một quán nhỏ :

https://lh4.googleusercontent.com/-s9TWOD8OEuM/T9g4u_4A_YI/AAAAAAAACUo/8QQ_8U0RiW4/s640/P1010924.JPG?gl=US

viết trên đỉnh Nagarkot nhỏ nhắn và ngọt ngào

https://lh4.googleusercontent.com/-I001JtIMthk/T9g4vkJhn9I/AAAAAAAACUw/239lpRZwYhw/s512/P1010951.JPG?gl=US

Viết trong lúc thưởng thức những ly trà sữa Nepal

https://lh5.googleusercontent.com/-3L92nCcFv-A/T9g4y25FZyI/AAAAAAAACVQ/eL2vxZeHea8/s640/P1020262.JPG?gl=US

Viết trong không gian hoành tráng của Hy mã lạp sơn

https://lh6.googleusercontent.com/-OJSMHK-9Dgw/T9g4zqbb10I/AAAAAAAACVU/cMpuKWyzo6Q/s640/P1020540.JPG?gl=US

Hay dưới ngọn đèn leo lét trong rừng rậm Chiwan

https://lh5.googleusercontent.com/-PR4ej6qLHks/T9g41MzsBZI/AAAAAAAACVk/422VqWItXkM/s640/P1030385.JPG?gl=US

tabalo
17-06-2012, 16:04
Mình đã kết thúc bài viết này, nhưng trước khi gói ghém kỹ nó lại, có hai tin, một tin vui và một tin buồn cho các bạn sắp sửa đi Nepal. Như thông lệ, tin vui sẽ đến trước:

Sex ở Nepal. Là một đất nước Phật giáo, Hindu giáo, chuyện sex hiện nay khá là khó nói đến. Trên phố, hiếm thấy hình ảnh những em gái ăn mặc sexy, mà hầu hết là là những mảnh sari quấn kín mít, hoặc là lối quần áo Tây nhưng cũng khá là kín đáo. Cả đất nước Nepal trông cứ trầm buồn chứ không có màu rực lửa của những đất nước mà mỗi đường cong được được hãnh diện trưng ra. Vậy có chuyện gì để nói đến Sex đây:

Trước hết Kamasutra. Như hầu hết những nơi ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo Ấn độ, Kamasutra có thể nhìn thấy ở nhiều nơi công cộng, trên các đền đài…

----

Ngôi đền Kamasutra, nơi thanh niên hay tụ tập chém gió:

https://lh6.googleusercontent.com/-eEP42YerV3w/T92aazAlMKI/AAAAAAAACbA/um0Zb88-aX8/s512/P1030809.JPG?gl=US

và tình tự :

https://lh3.googleusercontent.com/-69i8rSN7JOw/T92ZkWAYpNI/AAAAAAAACaI/3h46HWJs7sc/s512/P1030830.JPG?gl=US

Góc khác của ngôi đền, một em gái xinh đẹp đang mải tán chuyện với người yêu:

https://lh4.googleusercontent.com/-Dw0dEcDxt70/T92aMb0ROWI/AAAAAAAACaY/3-c09kNynBA/s512/P1030839.JPG?gl=US

Đối diện, một đám các chàng trai đang đắm đuối ngắm em:

https://lh3.googleusercontent.com/-67thxxGbV4U/T92aL-3eg5I/AAAAAAAACaQ/IbrimPkYmzE/s640/P1030836.JPG?gl=US

Cử một cậu mạnh dạn nhất ra làm quen:

https://lh3.googleusercontent.com/-_aZpSJEC6vI/T92aNL8ZOlI/AAAAAAAACag/5cV7Kvd6qrI/s640/P1030841.JPG?gl=US

Ê, nhìn này, em gái cho tao ngồi cạnh rồi nhé:

https://lh6.googleusercontent.com/-VizEeOTB2Gk/T92aNqR2vFI/AAAAAAAACao/azyCpfQAJrQ/s640/P1030842.JPG?gl=US

Dù em ấy vẫn đang mê mải tán chuyện, nhưng thế là thành công rồi nhé:

https://lh4.googleusercontent.com/-WP_TVP-UKog/T92aPQUxHQI/AAAAAAAACa4/pVBSoCoXJ_w/s640/P1030844.JPG?gl=US

tabalo
17-06-2012, 16:29
Trên đầu các chàng các nàng, các thế hệ cụ kỵ vẫn đang tình tự hàng trăm năm nay:

https://lh4.googleusercontent.com/-BZQTnOgy9Ig/T9g43prdkEI/AAAAAAAACV8/wJfhZ4SkdFg/s512/P1030802.JPG?gl=US

Có cả quần hôn nữa:

https://lh5.googleusercontent.com/-Dgp_-8gcVqQ/T9g41pD6JFI/AAAAAAAACVo/GlDo68hYrnI/s512/P1030797.JPG?gl=US

Oral:

https://lh6.googleusercontent.com/-T48RfAEBHxY/T9g42tq__zI/AAAAAAAACV4/q8MWtTQ2yWw/s512/P1030798.JPG?gl=US

Cách đó nửa vòng trái đất, tại ngôi chùa Nepal, Brisbane, Australia, Kamasutra cũng là một mẫu mực văn hóa mà người Nepal muốn công bố với thế giới:

https://lh6.googleusercontent.com/-E8yqIX5ZW8Y/T9g45KNVTXI/AAAAAAAACWU/u80f8Y-5nu8/s512/IMG_7309.JPG?gl=US

Dù đường nét kém tinh xảo so với cố quốc:

https://lh5.googleusercontent.com/-nqCDIc-lsWM/T9g465e5oUI/AAAAAAAACWY/K5STwxPEris/s512/IMG_7314.JPG?gl=US

Nhưng hình khối thì không thể chê vào đâu được:

https://lh6.googleusercontent.com/--46dhpb_rTk/T9g47gkDy1I/AAAAAAAACWc/P6liYjRLtew/s720/IMG_7306.JPG?gl=US

tabalo
17-06-2012, 16:31
Có lẽ, cảm hứng của những bức phù điêu Kamasutra là từ đây:

https://lh4.googleusercontent.com/-5UwB6-SreFU/T92WdVEdnrI/AAAAAAAACZU/bjPSUybfkzU/s640/prerana_shrestha_1388014731.jpg?gl=US

Và đây nữa chăng:

https://lh5.googleusercontent.com/-4gjUhIfGkek/T92WfkhVg1I/AAAAAAAACZs/32dfAD_aQKs/s512/laa1173227357s.jpg?gl=US

Những cô gái Nepal đời thường:

https://lh6.googleusercontent.com/-LOzHXd7zReo/T92We4FpIyI/AAAAAAAACZk/IOjNiSP_62w/s500/nep6.jpg?gl=US

tabalo
18-06-2012, 10:49
Để đối phó với tình trang bị nữ giới thống trị về mặt sex, đàn ông chỉ còn phương cách cuối cùng là dùng ngôn ngữ của tôn giáo và kiến trúc : Linga và Yoni, đương nhiên là Linga phải nằm trên! Có thể thấy Linga ở khắp nơi - nhìn vẻ bề ngoài của Linga và mức độ được chăm sóc, cũng biết cân bằng âm dương ở nơi này:

https://lh3.googleusercontent.com/-lC4wqURGBaA/T9g4uAZmbYI/AAAAAAAACUk/v4D824YW-ZM/s512/P1020041.JPG?gl=US

Dù được bảo vệ cẩn thận, nhưng Linga ở đây trông có vẻ cũng có một đời sống bão táp !!!

https://lh4.googleusercontent.com/-Y1l3jDqGO00/T9g4wLK3NuI/AAAAAAAACU4/hxzQsGHowMo/s512/P1020119.JPG?gl=US

Còn Linga ở Restaurant này thì rất phồn thực và no đủ :

https://lh6.googleusercontent.com/-7KvBqW1hBcA/T9g4xJXdo2I/AAAAAAAACVE/cFMqqYm9-ns/s512/P1020204.JPG?gl=US

Tuy thế không hoành tráng bằng ở đây là một vườn Linga, từ Linga chúa ở ngôi cao nhất đến bọn lít nhít mới nhu nhú!

https://lh4.googleusercontent.com/-C8SYpmNmUMA/T9g4ySDuUdI/AAAAAAAACVI/hJTSGSTKqo0/s512/P1020225.JPG?gl=US

tabalo
18-06-2012, 21:28
Sau tin vui là đến dấu lặng buồn:

Sau 4 năm tạm ổn định chính trị, mùa hè năm nay, chính trường Nepal lại dậy sóng với việc đấu tranh giữa các phe phái chính trị, quân đội cũng được trưng dụng để ngăn cản biểu tình:

https://lh5.googleusercontent.com/-adMveoVTuMY/T92k1tutcWI/AAAAAAAACbM/kn9rJkwXspM/s500/THT483B529B_27thaerialview.jpg?gl=US

Những vòng dây thép gai đã xuất hiện trên phố

https://lh6.googleusercontent.com/-b1FOhc1JnAo/T92k_V7H_8I/AAAAAAAACbU/AY_ubrKGAR8/s440/THT73A03EB8_police-stand-gaurd-nayabaneshwor.jpg?gl=US

và tình trạng ngăn sông cấm chợ:

https://lh6.googleusercontent.com/-zFBJzqTAkQU/T92lSIGIXjI/AAAAAAAACbc/14XELGCmrFQ/s640/bandh%2520o%2520kathmandu%252015-5.jpg?gl=US

Bạo lực cũng tái diễn, tuy ở mức độ đơn giản

https://lh3.googleusercontent.com/-u5W4e-rTpHg/T92lorRDIsI/AAAAAAAACcE/ImeGHjtuLA8/s500/THTDE443265_21stbiker.jpg?gl=US

Nhưng cũng dễ dàng bùng phát, phải nhớ lại, hàng chục nghìn người Nepal đã mất mạng trong những năm bạo lực, từ 2006-2008.

https://lh3.googleusercontent.com/-C8JMF7TstlU/T92lXjAHg6I/AAAAAAAACbk/xkFR7MHJLs0/s640/bandh%2520ngay%252022-05.jpg?gl=US

Liệu có phải là chiếc Pulsa mà chúng tôi đã chạy?

https://lh5.googleusercontent.com/-D8zAKIpqAlI/T92lehLt61I/AAAAAAAACb0/f5hlDk05ouM/s640/xe%2520phong%2520vien%2520bi%2520dot%2520ngay%2520 21-05.jpg?gl=US

Câu chuyện của chúng tôi dừng lại ở đây. Chúc những người Nepal hiền hòa mến khách mau chóng vượt qua những khó khăn hiện tại, và chúng ta lại lên đường đến với vùng đất nóc nhà thế giới.

tabalo
23-07-2012, 10:35
AA bay đi Nepal cuối năm này các bạn, vé đang pro rẻ : cả nhà lên nóc nhà thế giới thôi:

AirAsia X Brings You to Nepal

Kuala Lumpur Kathmandu

ALL-IN FARE FROM USD 135

Book now till 22 May 2013 Travel from 4 Sep 2012 - 22 May 2013

likemoon
23-07-2012, 12:23
Giá này là giá 1 chiều à anh, khứ hồi em thấy toàn trên 300 usd?

tabalo
23-07-2012, 13:40
Đúng rồi em, bình thươgnf mà bay HN-BKK_Kath toàn tới 700-800 USD

bidaika
07-08-2012, 22:45
Một chuyến phượt thật thú vị và nhiều trải nghiệm.Cảm ơn bác đã chia sẻ cho anh em phượt những hình ảnh thật mộc mạc và đẹp như vậy.Chúc bác có thêm những chuyến phượt xa và đã hơn nữa!

vinastarair
19-04-2014, 22:44
chuyến đi của bạn thật thú vị và rất lãng mạn với hai người