PDA

View Full Version : Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật



Chugiahy
31-07-2014, 08:26
Brief về chuyến đi bụi như điện xẹt vừa rồi mình vừa thực hiện trên đất Nepal và India.
Bên dưới là lịch trình cơ bản nhóm mình gồm 4 Mems vừa mới thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/7/2014 đến 15/7/2014.
Nói chung, đây là chương trình đi bụi kiểu cưỡi gió bắt mây, đi còn hơn ăn cướp nữa, :Dít thời gian lại tham nơi đến, nên có thể coi là cưởi tên lửa ngắm hoa.=))

1/7: Bay từ Sài Gòn qua KL, Malaysia, lưu đêm ở KL

2/7: Bay từ KL qua Kathmandu, thủ đô của Nepal, lưu đêm ở Kathmandu

3/7: tham quan thung lũng Kathmandu, lưu đêm Kathmandu

4/7: đón xe bus đi Pokhara (gần 8 tiếng), lưu đêm Pokhara

5/7: dạo chơi Pokhara, chơi các trò chơi mạo hiểm, lưu đêm Pokhara

6/7: đón bus từ Pokhara đi Lumbini (8,5 tiếng), Lưu đêm trên đường vượt
biên giới Nepal - India

7/7: đón xe lửa từ Gorakhpur đi Lumbini (8 tiếng), lưu đêm Lumbini

8/7: tham quan Lumbini, tối khuya thuê car đi Varanasi (ngủ trên xe)

9/7: tham quan Varanasi, tối đón train đi Agra (dự định ngủ trên xe lửa), ai dè bể tour do missed train. đành phải thuê private car đi Agra trong đêm (10 tiếng)

10/7: tham quan Taj Mahal. lưu đêm Agra

11/7: tham quan buổi sáng ở Agra, chiếu thuê car đi về Delhi (3 tiếng), lưu đêm Delhi.

12/7: Tham quan Delhi, lưu đêm Delhi

13/7: đáp chuyến bay từ Delhi đi Bangalore (2 tiếng 45 phút), lưu đêm Bangalore.

14/7: tham quan Bangalore, nữa đêm đáp chuyến bay về KL, Malaysia (4,5 - 5 tiếng)

15/7: sáng đáp KL, đón MRT đi Putrajaya, tham quan buối sáng, trưa quay về sân bay KL đáp chuyến bay về XÌ GÒN.

Home Sweet Home

Nhóm 4 người, tính tổng chi phí cho 15 ngày đi cho một người là 1200$ ăn xài + 530$ vé máy bay. Tổng chi phí đâu đó khoảng 1750$, chưa kể quà lưu niệm hay shopping.
từ mai sẽ úp lên thông tin chi tiết cho mọi người theo dõi và rút kinh nghiệm nếu có ý định đi bụi Nepal, India.

G9 all. To be continued....

Chugiahy
31-07-2014, 17:21
Bụi Nepal - India

Và thế là giờ xuất phát cho chuyến đi đầy mong đợi cũng đã đến. Hôm nay, 1/7/2014, nhóm tụi mình gồm 4 mems (3b-1g) với các ngành nghề khác nhau đã hẹn nhau đi khám phá vùng đất mới - vùng đất của Đức Phật và các vị thần và cũng là nơi được mệnh danh là nóc nhà thế giới - đỉnh Everest và dãy linh sơn HY MÃ LẠP SƠN.
Kỳ thực, nhóm chúng tôi với sự chuẩn bị ban đầu gồm có 5 thành viên - 3 nam & 2 nữ. Tuy nhiên, vào phút cuối thì 1 trong 2 thành viên nữ đành phải tiếc nuối huỷ bỏ chuyến đi cùng nhóm do bận công việc riêng đột xuất. Thôi đành phải chờ đến dịp khác để khám phá 2 đất nước đầy mê hoặc này.
Và rồi, nhóm còn lại 4 thành viên tiếp tục hành trình đã vạch ra. LÊN ĐƯỜNG!!!

Lộ trình đi của chúng tôi ngược với các lộ trình truyền thống mà nhiều người đã từng trải nghiệm. Thay vì bay từ Sài gòn đền Bangkok, rồi tiếp tục bay tới Ấn độ - New Dehli. Sau đó đi Agra - Varanansi - Bodh Gaya - Lumbini - Kathmandu rồi sau đó đáp chuyến bay về Bangkok - Sài Gòn, thì nhóm chúng tôi quyết định đi ngược với lộ trình trên và đổi nước quá cảnh. Dưới đây là lộ trình tham khảo mà nhóm chúng tôi vạch ra cho chuyến đi của mình với tiêu chí ít thời gian, khám phá trọn vẹn.

1/7/2014: đáp chuyến bay SG - KL, ở 1 đêm ở KL để chờ chuyến bay tiếp theo vào ngày hôm sau, do Airasia chỉ có chuyến bay đến Kathmandu vào lúc 11:50 am mỗi ngày.

Với tâm trạng háo hức khám phá miền đất linh thiêng đầy lạ lẫm, chúng tôi lên đường. Sau 1 tiếng 45 phút bay từ Sài Gòn, chúng tôi đã đặt chân lên xứ sở dầu cọ (được biết Malaysia là đất nước xuất khẩu dầu cọ thứ nhứt trên thế giới nên từ trên máy bay trước khi hạ cánh xuống sân bay KLIA2 chúng tôi đã thấy bạt ngàn các cánh rừng cọ mà ban đầu tôi thầm nghĩ đó là Bến Tre xứ dừa của Việt Nam mình).
Mà thôi xin cả nhà cho mình bỏ qua khúc dạo Malaysia, để đi vào trognj tâm Nepal – India hen. Do Malaysia - KL chỉ là 1 stopover trong lịch trình, nên tụi mình chỉ dành 1 đêm để khám phá thành phố này.

2/7/2014: rời KL đến Kathmandu, thủ đô hiện thời của Nepal.
Sáng sớm cả đám đã phải lục đục sửa soạn ăn sáng để ra sân bay cho kịp chuyển. Sau mọi thủ tục, nhóm chúng tôi đã vào cổng đợi để lên đường qua Nepal. Và lúc này, những tưởng tượng về Nepal, một quốc gia huyền bí lại ẩn hiện trong đầu óc tôi.
Chuyến bay từ KL qua Kathmandu kéo dài tầm 4 tiếng rưỡi.
Có nhiều đường bay đến với Kathmandu từ ĐNA chẳng hạn bay từ Bangkok, Singapore hay từ Yangon hoặc KL. Theo tìm hiểu thì hầu như dân bụi thường bay tới kathmandu từ Bangkok. Sau 1 thời gian tìm kiếm giá tốt, chúng tôi chọn chặng KL - KTM vì chi phí thấp nhất (120$).

P/S: bà kon nào biết cách attach hình vào bài viết trên diễn đàng chỉ mình với, như thế này thì không share được gì rùi.

phuongthuthuy
01-08-2014, 09:24
Chugiahy vào mục tạo album, upload hình vào, rồi sau đó vào bài viết chọn nơi cần post hình click vào biểu tượng chèn hình phía trên sẽ xuất hiện 1 ô, Chugiahy cứ copy past link vào đó là xong.

Chugiahy
01-08-2014, 11:58
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7463_zps1903b83d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7463_zps1903b83d.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7469_zps24914606.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7469_zps24914606.jpg.html)

Đang loay hoay mần thủ tục thi bị chụp lén, quay qua đứng hình keke. Nói chung, quầy check-in của Airasia khá dễ tìm ở KLIA2 và mọi thủ tục hoàn thành nhanh chóng. Thui, Lên đường.
Sau giấc ngủ tầm 4 tiếng trên máy bay, chợt tỉnh giấc thì đã sắp đáp sân bay Tribhuvan – Kathmandu. Mà phải nói, mấy cố tiếp viên người Nepal của AirAsia chặng KL – KMT đẹp dã man lại dễ thương nữa chớ.
2h30pm: máy bay đáp xuống sân bay Tribhuvan.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0836_zpse9598321.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0836_zpse9598321.jpg.html)

Phía dưới là thung lũng Kathmandu đó cả nhà, nhìn nó giống giống cảm giác đầu tiên đáp sân bay Yagon, Myanmar – 2007.

Nói thiệt là trước giờ mình đi khá nhiều sân bay mà chưa thấy sân bay nào nhỏ và hơi hơi dơ và cùn như sân bay Tribhuvan này á. Bonus cả nhà them vài tấm bên trong nha.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0837_zpsb3d4612c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0837_zpsb3d4612c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7477_zpsedb440ee.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7477_zpsedb440ee.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7479_zpsf9ee675d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7479_zpsf9ee675d.jpg.html)

Đây là cận cảnh con xe trung chuyển trong sân bay nè. vừa thả khách xuống là nó chạy liền vả lại mấy anh lính nói đi nhanh, ko kịp chụp toàn cảnh.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7481_zps2ae14e35.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7481_zps2ae14e35.jpg.html)

Lối dẫn vào cổng hải quan, mới đàu nhìn khá sạch sẽ tinh tươm. Mà hả, càng tiếp lối càng thấy khác, càng lúc càng dơ hơn.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7484_zpsc83e38ad.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7484_zpsc83e38ad.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7485_zpsfa8c6c91.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7485_zpsfa8c6c91.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0649_zps8fe86283.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0649_zps8fe86283.jpg.html)

Ngay lối vào, tự sướng phát nà. Đó là 4 con mắm Sài Gòn mới đặt chân lên xứ Nepal.

Chugiahy
01-08-2014, 20:13
Lối vào nhìn có vẻ rất tinh tươm các bạn à. Tuy nhiên, càng đi sâu vào càng nhếch nhát nha.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7487_zps621afe99.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7487_zps621afe99.jpg.html)

Sau khi mọi người đã vào bên trong, mình còn nán lại để chụp cái này để cho thấy swj tinh tướm ngăn nắp này.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0643_zps14974312.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0643_zps14974312.jpg.html)

Không ngờ ở cái xứ tách biệt này, ngta cũng quan tâm tới World Cup và bóng đá hen. Từ cái bảng này bạn chỉ cần quẹo trái là tới quầy làm thủ tục hải quan và đăng ký VOA.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0648_zps7edfcd8a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0648_zps7edfcd8a.jpg.html)

Đứa bạn trong nhóm cũng táy máy chân tay chụp hình lia lịa để rồi 1 phút lơ đãng đưa ống kính vào quầy cảnh sát anh ninh ngay công vào khu vực hải quan. Zậy là anh chàng bị chặn lại và ... điều tra. nào là đến từ đâu, làm gì, tại sao chụp hình ổng??? nó quíu quá nói tiếng Anh hông được luôn. :gun Lát sau mình quay lại thấy anh bạn gặp vấn đề, tụi mình giải thích với anh cảnh sát là đâu có chụp gì đâu hông tin mở ra xem nà? ... sau một hồi giải thích hông biết ổng có hiểu mình nói gì hông mà chỉ ra hiệu " hey, hok chụp lung tung nhen cưng!!" cái quầy này nè!

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0650_zps874bd1c9.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0650_zps874bd1c9.jpg.html)

Từ đây quẹo trái là tới khu vực điền form xin Visa on Arrival

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0651_zpsb6fa2266.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0651_zpsb6fa2266.jpg.html)

Bên góc trái của hình các bạn thấy nhóm người đang loay hoay hông? Đó là nơi người ta đặt form xin Visa đó. lấy mỗi người mỗi bản và điền form sau đó chỉ cần đính kèm 1 hình 4x6 là ok, có thể tới xếp hàng ngay quầy thu lệ phí Visa. Lưu ý là tùy theo số ngày lưu trú, phí Visa cũng thay đổi nha. và có hai ba quầy đóng tiền. các bạn nếu tq 15 ngày thì xếp hàng ở quầy của mình, đừng xếp hàng nhầm những hàng khác coi chừng mất phí lãng xẹt nha.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0653_zpsdbf1cbe7.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0653_zpsdbf1cbe7.jpg.html)

Bên dưới là 2 form nhập cảnh nha các bạn. mình chỉ cần điền cái form lớn màu trằng thôi, cái kia đựoc phát trên máy bay, dành cho những khách đã có Visa trước khi tới Nepal. khi điền chỉ cần điền cái lớn nha.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/imagejpg1_zpsa419a07b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/imagejpg1_zpsa419a07b.jpg.html)

À, lưu ý là đổi tiền luôn ở sân bay nha bạn. tranh thủ đổi sau khi điền xong form Visa luôn cũng được. ngay kế bên có cái quầy money ex, tiện quá trời luôn mà còn có máy lạnh. nên đổi lúc này cho khỏe. chứ lát ra ngoài bạn phải lỉnh kỉnh hành lý, đổi tới lui cũng hơi phiền. nên làm trong này lát khỏe hơn.

Mình đi vào tháng 7 nên là mùa thấp điểm, không phải đợi lâu. các bạn đi mùa cao điểm thì lưu ý, sau khi xuống máy bay thì chạy nhanh tới lấy cái form điền liền trong 30 giây rùi đóng tiền lẹ khỏi phải chờ hen. chớ lần đầu tới Nepal mùa cao điểm thì chờ làm visa chỉ có khóc tiếnh Miên thôi.

ah, phải nói tới cái Visa Nepal nữa. (lười quá, côpy tu bài của mình bên FB qa :)))

Với du khách nước ngoài và Việt Nam, chúng ta phải xin visa Nepal khi đáp sân bay vì ở Việt Nam vẫn chưa có Đại Sứ Quán Nepal. Thủ tục xin visa on arrival khá đơn giản và gọn lẹ. Chỉ cần điền thông tin cá nhân vào form xin thị thực để sẵn ở 1 góc ở sân bay như mình nói ở trên. Sau khi điền form xong thì chỉ cần kẹp theo 1 hình 4x6 theo cùng, rồi xếp hàng ở quầy Visa fee collection counter. Cũng khá nhiều người nước ngoài như tụi mình phải xin visa như thế nên chúng tôi phải đợi khoảng 20 phút để đến lượt đóng phí visa rồi lấy hoá đơn đóng tiền, lại chạy qua quầy hải quan kế bên để làm thủ tục thông quan. Chi phí Visa vào Nepal cũng không quá cao tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú. Cụ thể là 15$/15 ngày, 25$/1 tháng, 45$/3 tháng (chỉ nhớ man mán, các bạn check lại nha). Visa Nepal là một trong những visa xấu nhất mà tôi từng được cấp. Tờ Visa nhìn giống như 1 tờ giấy dùng làm bìa sách mà Việt Nam xài thời 1990. Nhìn Visa ta có thể đoán được phần nào trình độ phát triển của đất nước này. Khi làm thủ tục thông quan, tôi để ý là họ không dùng máy vi tính để nhập thông tin, mà tất cả các thao tác đều được thực hiện bằng tay. Thậm chí thông tin trên visa cũng được điền bằng tay.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/mxcp10525882_10152508246143898_7716585644478130393 _n_zps5aecb75b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/mxcp10525882_10152508246143898_7716585644478130393 _n_zps5aecb75b.jpg.html)

Chugiahy
01-08-2014, 20:22
Hải quan của Nepal khá thân thiện và dễ bắt chuyện. Thông quan xong, tụi mình đi xuống cầu thang bộ chuyển xuống băng chuyền hành lý. Cũng từ đây, mình cảm nhận được cái nóng khô của mái nhà thế giới vì từ đoạn này của sân bay tới cửa ra ko có máy lạnh.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0661_zps80c44ef0.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0661_zps80c44ef0.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0666_zpseea615c4.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0666_zpseea615c4.jpg.html)

mình đã cố tình đếm xem có bao nhiêu băng chuyền hành ký ở sân bay quốc tế này để ước lượng xem khối lượng chuyên chở của sân bay này. Thì hơi thất vọng là toàn bộ sân bay chỉ có 5 băng chuyền trong đó có 2 băng đang được sửa chữa.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0664_zps57f86710.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0664_zps57f86710.jpg.html)


Sân bay bám đầy bụi, kiến trúc nghèo nàn, đơn điệu phản ánh phần nào sự lạc hậu của đất nước này. Sau khi lấy hành lý cho qua máy soi an ninh, cả bọn mới quyết định đi đổi tiền Nepal Rupee để tiêu xài ăn chơi. 1 $ = 90 NR. Mình đưa họ tiền 100$ mới cong, nhận lại là một xấp tiền cũ mèm đến độ không thể cũ hơn.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7503_zps09971bec.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7503_zps09971bec.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7501_zps72dab476.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7501_zps72dab476.jpg.html)

Chưa kịp ra khỏi cổng sân bay, tụi mình liền bị bao vây bởi rất nhiều tài xế taxi lẫn tuk tuk. Người đầu tiên đưa ra đề nghị 300NR để đưa chúng tôi về khách sạn. Thật ra, sân bay cách trung tâm thành phố khu Thamel khoảng 5km thôi. Người thứ hai đưa giá 100 NR, người thứ 3 đưa giá 200 NR. Nói chung là tình hình khá là lộn xộn nhưng cả đám cũng kịp nhẫm xem giá có hợp lý không. Rốt cuộc giá cả họ đưa ra lại qua thấp so với mình mong đợi. Vậy là quyết định chọn anh đưa giá 200 NR.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7504_zpsb94e898c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7504_zpsb94e898c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7506_zps97f9dac0.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7506_zps97f9dac0.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7508_zps5e3bf916.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7508_zps5e3bf916.jpg.html)

Chiếc xe taxi đưa cả bọn vào trung tâm thành phố là một chiếc xe đã qua không biết bao nhiêu đời chủ. Chiếc xe vừa đủ chỗ cho 5 người kể cả anh tài xế và đống hành lý 4 valy và 2 túi xách cỡ trung. Cũng may là 4 đứa đều khiêm tốn về cân nặng nên chiếc xe có thể lăn bánh. Cái nóng 46 độ C lúc 3:00 chiều cộng với sự ngột ngạt của chiếc xe không máy lạnh càng làm mong muốn về nhanh tới khách sạn càng tăng cao. Ở sân bay, không thể kiếm được một chiếc xe đời mới nào, không xe nào có hệ thống máy lạnh. Có rất nhiều xe quanh sân bay, tuy nhiên hầu hết là xe cỗ lỗ xỉ được nhập vào từ các nước khác. Trên quảng đường về trung tâm, mình không thấy được bất kỳ chiếc xe đời mới nào. NÓNG QUÁ, BỤI QUÁ, DƠ QUÁ là mấy từ để cảm thán cảm xúc của mình lúc bấy giờ.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7532_zpsb6bfbedd.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7532_zpsb6bfbedd.jpg.html)

Kathmandu hiện ra trong mắt mình là một thanh phố còn đang mơ ngủ trong giấc mộng dài. Cố gắng phóng tầm mắt thật xa và thật rộng để có thể với tới một căn nhà hay một toà nhà mang hơi thở hiện đại, nhưng kết quả là con số không. Tất cả ngôi nhà trông nhếch nhát, cũ kỹ với màu vôi đỏ càng làm tăng thêm cái nóng ở đây. Nhìn quang cảnh ở đây, trong tôi gợi lên hình ảnh Việt Nam mình thời tôi còn nhỏ xíu, thời hậu bao cấp.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7513_zps62f9fc8c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7513_zps62f9fc8c.jpg.html)

Sau 40 phút thì tới khách sạn. Và anh tài xế lại đòi 500 NR. Ok, 500 thì 500 nhưng phải nói cho anh ta biết về sự rõ ràng và tính trung thực. Anh ta nói là, thông lệ là sau khi đưa khách về khách sạn, thì khách sạn phải trả cho cánh tài xế 1 khoảng tiền nữa. Nhưng do tụi mình đặt khách sạn qua Agoda nên ko có việc khách sạn trả 1 phần phí. Cuối cùng nhóm đồng ý trả 500 NR. Một ấn tượng hem tốt lắm khi mới đặt chân vào thành phố

Chugiahy
03-08-2014, 16:40
Bụi Nepal & India

Chiếc xe ngột ngạt cũ kỹ càng đem lại cho mình cảm giác của sự xa cách nơi xứ người. Xe chạy qua nhiều cung đường hẹp đầy bụi và rác. Kathmandu hiện ra trước mắt là một anh chàng bụi bặm, nghèo nàn, chậm chạp nhưng đầy mê hoặc và cuốn hút. Thành phố này mang đến cho du khách một cảm giác vừa gần vừa xa, vừa thân quen lại có một chút xa lạ. Đoạn từ sân bay tiếp dẫn vào trung tâm thành phố khá nghèo nàn. Các phương tiện đi lại của người dân cho thấy rõ sự kém phát triển của đất nước bị tách biệt với thế giới bên ngoài bởi các ranh giới tự nhiên. Người dân thường chủ yếu sử dụng xe gắn máy, đa số là các dòng xe như Minsk do địa hình đồi núi chiếm đa số. Giá xe máy ở đây tầm khoảng 1000$, rẽ hơn khá nhiều so với Việt Nam với cùng loại xe. Phương tiện công cộng chủ yếu là xe tuk tuk, xe bus không có AC, trông rất tồi tàn, cũ nát và hành khách có thể ngồi trên nóc xe hoặc bám theo xe đem lại cho tôi cảm giác về một Việt Nam thập niên 90.

xin lỗi bà kon, mình cụp ảnh xấu qá

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0842_zpsfc850b87.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0842_zpsfc850b87.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0843_zpsd35b0bb7.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0843_zpsd35b0bb7.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7548_zps5c987b35.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7548_zps5c987b35.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7517_zpsb059958a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7517_zpsb059958a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7518_zpsa76da978.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7518_zpsa76da978.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7527_zpsfd7b1470.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7527_zpsfd7b1470.jpg.html)

Con đường dẫn đến khách sạn khá nhỏ nhưng rất sầm uất với lượng xe cộ dày rất đông. Con đường chỉ có 2 làn xe không có lối cho người đi bộ. Dọc hai bên đường là các cửa hàng bán quà lưu niệm cho khách nước ngoài, bày la liệt các loại hàng thủ công chỉ có ở Nepal. Các sản phẩm ở đây cũng khá tương đồng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được bán ở khu phố Tây Sài Gòn hay chợ Bến Thành. Tôi bị thu hút đặc biệt bởi các cửa hàng bán mặt nạ được chạm khắc bằng gỗ với các gam màu nóng nổi bật.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0670_zps316ce9c2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0670_zps316ce9c2.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0671_zps27738e11.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0671_zps27738e11.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0672_zpsec393ff9.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0672_zpsec393ff9.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7566_zpsae6111e7.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7566_zpsae6111e7.jpg.html)

Sau 40 phút, cả nhóm cũng vào được trung tâm thành phố. Khách sạn tụi mình đặt là một khách sạn nhỏ nằm lọt thỏm ở trung tâm thủ đô Kathmandu, khu Thamel. Khách sạn khá sạch sẽ và gọn gàng, tốt hơn những gì mình mong đợi với mức giá tương đối thấp, 9$ cho 1 phòng 2 giường (Norling guesthouse). Bên dưới có cả nhà hàng tinh tươm, sạch sẽ và cả 1 cửa hàng bánh ngọt khá ngon nữa. cả đám khá hài lòng với trang thiết bị cũng như vi trí của khách sạn. Mọi thứ tới thời điểm này trông vẫn khá ổn.

Chugiahy
03-08-2014, 17:24
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7567_zps43b78cea.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7567_zps43b78cea.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7568_zps2922323c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7568_zps2922323c.jpg.html)

Sau khi nhận phòng, tụi mình liền xuống ăn trưa do chưa có gì trong bụng từ khi lên máy bay ở Malaysia. Bữa ăn rất ngon miệng. Cả nhóm gọi 5 món cho cả nhóm trong đó chỉ gọi duy nhất 1 món cà ri gà Nepal để thưởng thức hương vị ẩm thực Nepal. Còn lại toàn là các món khá quen thuộc kiểu Tàu, kiểu Tây... không dám mạo hiểm gọi các món ăn Nepal cho cả bữa ăn vì sợ không hợp khẩu vị. Mình cho rằng đó là quyết đinh sáng suốt. Cuối bữa ăn, cả đám dùng hết 4 món Tây Tàu một cách ngon lành, duy món cari thì còn lại khá nhiều do vẫn chưa quen với các món ăn nặng mùi và nhiều gia vị ở Nepal.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0791_zps8877753a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0791_zps8877753a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0669_zpscd0768f0.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0669_zpscd0768f0.jpg.html)

Biết là không có nhiều thời gian để khám phá Kathmandu, cả nhóm tranh thủ thời gian đến mức có thể để dạo quanh thành phố sau bữa ăn.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0792_zpscf959bf2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0792_zpscf959bf2.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7569_zps8eddf47f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7569_zps8eddf47f.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0793_zpsf5d45795.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0793_zpsf5d45795.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0794_zps73b27c30.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0794_zps73b27c30.jpg.html)
Bên này có vẻ như người dân họ rất thích ăn hạt nên đi lòng vòng thấy khá nhiều xe đẩy hàng rong như vậy nà.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7578_zps5189f331.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7578_zps5189f331.jpg.html)

Đi bộ quanh khu Thamel cũng là một trải nghiệm rất thú vị. Người dân ở đây rất thuần hậu và dễ mến. Trông mọi người ở cái thủ đô bị cô lập này không có vẽ gì là bạn rộn lắm so với các cư dân thành thị ở các thành phố khác mà tôi đã từng có dịp đặt chân tới. Có lẽ do chưa bị du lịch hoá quá mức chăng?
Khách sạn nằm khá gần Durbar Square, một điểm du lịch rất nổi tiếng của kathmandu. Durbar trong tiếng Nepal có nghĩa là hoàng cung. Nơi đây từng là cung điện lộng lẫy của vua xứ Nepal. Cả nhóm đi về hướng Durbar Square thì lạc đường. Hỏi người dân xung quanh thì hầu như hông ai biết Tiếng Anh. May mắn đang hỏi thăm có chú này biết tiếng Anh nên mới mò ra được khu vực Hoàng cung Durbar Square.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7576_zpsd79c40b7.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7576_zpsd79c40b7.jpg.html)

Chugiahy
03-08-2014, 18:30
Toàn bộ khu phức hợp được thiết kế rất hài hoà với nhiều toà nhà hình tháp chồng lên nhau. Kiến trúc tiêu biểu của Nepal là kiểu tháp chồng tháp. Các chi tiết được trang trí bới bàn tay điệu nghệ của các nhà điêu khắc tài hoa của Nepal thời xưa. Du khách như lạc vào một vương quốc thời trung cổ ở xứ địa linh Hy Mã Lạp Sơn này. Càng ngắm Durbar Square, ta càng phải khâm phục sức sáng tạo và óc thẩm mỹ của người xưa.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0690_zps028e8a5c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0690_zps028e8a5c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0696_zps8e73a0ac.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0696_zps8e73a0ac.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0693_zpseac01906.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0693_zpseac01906.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7591_zpsc5fa8637.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7591_zpsc5fa8637.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0799_zps541e9ff1.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0799_zps541e9ff1.jpg.html)
Mấy anh lính ở đây hiền dễ sợ mặc dù lúc nào cũng lăm lăm cây súng trên tay. Mấy anh này gác cổng vào bảo tàng hoàng cung. Tụi mình hông vào được do lúc tới đây đã 6h tối. bên này mùa hè 7 8 giờ tối trời mới bắt đầu sụp tối.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0800_zps3831377c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0800_zps3831377c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0802_zpsabedcebf.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0802_zpsabedcebf.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0811_zps9b97ede8.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0811_zps9b97ede8.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7610_zps1113d879.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7610_zps1113d879.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0807_zpsd7ff1bc5.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0807_zpsd7ff1bc5.jpg.html)

Chugiahy
03-08-2014, 18:51
Sau khi tham quan toàn bộ khu vực này, chúng tôi mới biết là đây không phải là Durbar Square duy nhất ở Kathmandu. Trong thung lũng Kathmandu thật ra có khá nhiều thành phố lớn bên cạnh thành phố thủ đô hiện tại kathmandu. 2 thành phố khác cũng khá lớn cách trung tâm thành phố Kathmandu không xa là Patan và Bhaktapur. Và cả ba thành phố nói trên trong thung lũng kathmandu đều có cho mình một khu vực hoàng cung hay còn gọi là Durbar Square. Nghĩa là hai thành phố Patan và Kathmandu từng là thủ đô của Nepal. Và tất nhiên ở mỗi cố đô đều có một thành trì bảo vệ vương quốc của họ đó là Durbar Square. Để tìm hiểu thêm về Kathmandu, ta có thể tham khảo link sau:

http://en.m.wikipedia.org/wiki/Kathmandu

Mặc dù không muốn rời bỏ khu vực hoàng cung, cả nhóm phải tranh thủ đi thăm một ngôi chùa được mệnh danh là đệ nhât linh thiêng của thủ đô kathmandu, ngôi chùa khỉ hay còn gọi là chùa Swayambhunath. Chỉ cách trung tâm khoảng 5km về phía Tây thành phố. tụi mình bắt một chiếc taxi địa phương trông rất bụi bặm như thể cả thập niên không được lau rửa. Chiếc taxi ộp ẹp, nóng bức đưa 4 đứa qua các đoạn đường khá tối (ở đây, ngoại từ 3 trục đường trung tâm, không một con đường nào được thắp sáng bởi các trụ đèn đường. Bên cạnh đó, có lẽ do giá điện cao, hay nhà nước không sản xuất đủ điện cho nhu cầu người dân mà người Kathmandu rất hạn chế trong việc sử dụng điện thắp sáng. Mỗi nhà chỉ thắp mỗi một hoặc 2 bóng đèn huỳnh quang nhìn có vẽ gì đó rất huyền hoặc và tăm tối) để đến với ngôi chùa khỉ. Sau gần 25 phút chúng tôi cũng đã đến được chân ngọn đồi dẫn đến ngôi chùa khỉ. Tiếc một nỗi là khi tới chân núi thì trời đã sụp tối, không nhìn rõ hướng đi lên chùa. Chùa nằm trên đĩnh một ngọn đồi nên phải leo khoảng 350 bậc thang mới tới đỉnh. Quyết định leo lên núi vì đằng nào mình cũng đã đi gần 6000 km để tới đây, không lẽ lại bỏ qua ngôi chùa này, mặc dù cả nhóm khá mệt vì nhiệt độ 45 độ C của Kathmandu. Lối lên chùa đang được sửa chữa, khó leo lên nếu không chịu quan sát kỹ. Sau gần 15 phút cả nhóm lên được đến nơi và oà.... Một khung cảnh rất đẹp. Màn đêm của kathmandu buông xuống, phủ khắp thành phố. Nhìn từ trên cao xuống, kathmandu khoác lên 1 vẽ đẹp huyền ảo khó diễn tả được bằng lời. Cả nhóm đều thốt lên " đáng bỏ công để leo lên". Kathmandu phía dưới trông như hàng ngàn con đom đóm, đang cố xua tan màn đêm u tịch của thành phố này.

Do tối quá, mà chùa lại không thắp sáng đèn, nên tụi mình không chụp được hình . Mạn phép mượn 1 số ảnh trên google nha.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/Swayambhunath-v14_zpsdbf8225c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/Swayambhunath-v14_zpsdbf8225c.jpg.html)

video bên dưới miêu tả cảnh chợ xế chiều ở trung tâm, kế bên khu Durbar Square

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/th_MVI_7615_zpsc4203f29.mp4 (http://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/MVI_7615_zpsc4203f29.mp4)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/300px-SwayambhunathAtNight_zpscf4d1720.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/300px-SwayambhunathAtNight_zpscf4d1720.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/swayambhunath-temple_zps8820d7e8.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/swayambhunath-temple_zps8820d7e8.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/Navesh_Chitrakar_6_zpsa76ca571.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/Navesh_Chitrakar_6_zpsa76ca571.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/41592124_zps90705cc9.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/41592124_zps90705cc9.jpg.html)


Đi 1 vòng quanh chùa, mnhf thấy có khá nhiều người dân địa phương đang đọc kinh niệm phật, một số thì đang hành thiền. Điều này làm cho không khí của ngôi chùa càng trang nghiêm hơn. Lâu lâu, không khí tĩnh lặng của toàn bộ khu chùa bị phá vỡ bởi vô số các chú khỉ nghịch ngợm xung quanh. Đàn khỉ rất hiếu động khi thấy chúng tôi, các vị khách không mời mà đến giữa khoảng không gian u tịch này. Ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng theo kiểu Tây Tạng. Nghe nói đây là một trong những ngôi chùa mang ảnh hưởng mạnh bởi phật giáo tây tạng. Kathmandu cũng là nơi cư ngụ của một lượng khá đông người Tây Tạng tha hương sau khi tây tạng bị trung quốc kiểm soát vào năm 1959. Cộng đồng người Tạng đã biến nơi này thành nơi sinh hoạt tâm linh và cũng là nơi mà họ có thể bắt gặp hình ảnh cố hương của mình khi tha hương cầu thực. Ta có thể xem thêm thông tin của ngôi chùa theo link sau:

http://en.m.wikipedia.org/wiki/Swayambhunath

Cứ ngỡ vào giờ này, nhóm mình là các vị khách vãng lai cuối cùng viếng thăm ngôi chùa. Nhưng trên đường đi xuống xe, mình bắt gặp 1 nữ du khách đến từ Paris đang leo bộ lên viếng cảnh chùa. Sau một lúc trò chuyện, cô cho biết là rất thích tham quan các ngôi chùa của xứ Nepal. Nhưng cô lại ngại đám đông du khách vào ban ngày nên mới đi chùa vàng thời điểm chạng vạng tối để tận hưởng không khí trang nghiêm của ngôi chùa.
Lên taxi về lại khách sạn, tắm rữa rồi lại lật đật kiếm đồ ăn tối. Sau lại tranh thủ dạo phố đêm Kathmandu. Đêm kathmandu buồn và thanh vắng. Thành phố như chìm vào giấc ngủ mặc dù đó mới 10:30 tối. Chỉ lát đát vài cửa hàng lụa Kashmere còn mở cố gắng đón các vị khách cuối cùng của một ngày dài. Rất đổi ngạc nhiên rằng, hầu hết các cửa hang đều đóng cửa sớm nhưng các night clubs hay bars lại mở cửa đến tận qua nữa đêm với tiếng nhạc sập xình. Thì ra đêm Kathmandu là thế. Trong tĩnh có động trong động có tĩnh. Mặc dù được khuyến cáo không nên ra khỏi khách sạn quá nữa đêm, nhưng tôi quyết định đi dạo quanh thành phố để thoả óc tò mò về thành phố xa lạ này. Mà thiệt ngộ, một cảm giác an bình khi tản bộ quanh các khu phố đóng cửa lúc nữa đêm.
Đêm đầu tiên ở kathmandu thật thoải mái, nhẹ nhàng ...

Chugiahy
03-08-2014, 21:20
Bụi Nepal India ..
Ngày thứ 2 trên đất Nepal
Giấc ngủ đầu tiên trên đất Nepal ngon dễ sợ, đến nổi hông nghe cả tiếng đồng hồ báo thức luôn. Cả đám cứ ỷ y, phòng này ngủ quên thì phòng kia dậy đánh thức, ai dè ngủ quên hết cả đám.
9h sáng lật đật dậy ăn sáng. quyết định hok ăn sáng ở khách sạn, cả bọn đi loanh quanh kiếm chút gì đó nạp năng lượng. Hỏi qua lễ tân KS thì được nói là xung quanh có nhiều lắm, yên tâm đi. Mà ôi thôi, đi cả 10 phút chả thấy gì, do ngta còn đang ngủ. Phải nói là dân Nepal ngta ngủ rất sớm mà được cái là dậy rất là ....trễ. 9h30 tối là thấy thành phố đóng cửa còn 9h sáng vẫn chả thấy mấy cửa hàng mở cửa.
cuối cùng sau 10' mới thấy được cái bảng hiệu nhà hàng kiêm motel. Thui lở ùi, vô đại luôn. Cái ấn tượng đầu tiên là cái mùi j đó, hok diễn tả được đâu, phải ở đó mới biết làm mình có cảm giác dợn dợn. Nói chung là cái mùi đặc trưng ở mấy xứ cari này. Định bỏ cuộc nhịn ăn sáng, mà tụi kia nó nói đói quá nên thui vô ăn đại.
Lối lên nhà hàng tôi tối như dẫn khách vào đường hầm tối tăm, ẩm thấp lại bốc mùi nữa chớ. Bước lên tới nhà hàng thì cả đám định quay đi nhưng thui, sáng sớm ngta mới mở cửa làm vậy dễ bị ăn đạn lắm. Ngậm ngùi kiếm 1 chỗ vừa có chút ánh sáng vừa có chút không gian thoang thoáng để quên bớt cái mùi không được hoan nghênh kia.
Cái menu nhìn cũng phong phú nhưng có cái cảm giác không sành sạch cho lắm. E dè kêu vài món. Mỗi đứa mỗi món. Mình thì kêu cái Pizza, mà nói thiệt là chỉ nuốt được 1/10 cái Pizza của nó. chả hiểu sao? Pizza cũng có mùi cà ri và mấy cái mùi không thể nuốt nổi nếu mình chưa quen. Thui kệ lát đi lòng vòng mua vài trái cây ăn đở đói cũng xong.
lần lữa mãi tới tận 10h sáng mới xuất phát đi tham quan KTM, chạy xuống lòng đường đón mấy chiếc taxi. Nhớ là hôm qua có anh giám đốc công ty du lịch trong khách sạn cho cho giá thuê xe AC nguyên ngày 8 tiếng tầm 80$, nên mình cũng có cái để so sánh và trả giá chút đỉnh. Cuối cùng thoả thuận với anh tài xế nói được chút xíu tiếng Anh nhưng phải kiên nhẫn tý mới hiểu được sơ sơ ảnh nói gì. Do bắt vài chiếc taxi mà toàn mấy bác tài xế lớn tuối lại hok nói được j chút tiếng Anh. Hỏi đi tới mấy điểm tham quan cũng hok biết nữa. Giá thoả thuận là khoảng 25$ để tham quan Patan (cách KTM 5km), Bhaktapur (15km) và Bordanath, Pashupatinath temple luôn trong 1 ngày. Mà xe hông máy lạnh nha pà kon. 80$ của khách sạn thì có máy lạnh. nói chung là tiền nào của đó. Nhưng đi 1 lúc mới thấy tiếc nuối không sử dụng xe khách sạn bới vì trời càng lúc càng nóng. Sáng 9h thì nhiệ độ chỉ tầm 29 độ C thấy có vẻ êm êm, sau đó tăng dần lên tới cuối ngày là 45-46 độ C. và về đêm thì mát mẻ lắm chỉ khoảng 25-27 độ thôi. Có 1 cái an ủi nhẹ là anh tài xế quá nhiệt tình. Ảnh nói quá trời, ảnh giới thiệu quá trời luôn mà hok hiểu ảnh nói j hết trơn trọi. Nhưng cũng vui vui vì cái phong thái của ảnh. Mình không hiểu anh ta muốn nói gì nhưng cảm kích thực sự các sự hiếu khách của ảnh.

pig4eyes
13-08-2014, 08:36
bài viết khá hay... không biết còn nửa không bạn!!! :v

Chugiahy
13-08-2014, 16:22
Tks bạn, mấy hổm rày mình hơi bận tý việc. Hôm nào tranh thủ up tiếp

Chugiahy
15-08-2014, 14:02
Ngày thứ 2 trên xứ Nepal

Cả nhóm xuất phát đi Patan hay còn gọi là Lalitpur cách KTM 5km trước.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0812_zps5c92b9cd.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0812_zps5c92b9cd.jpg.html)

Patan, tên chính thức là Lalitpur cách trung tâm KTM 5km về hướng Nam. Là một trong 3 thành phố chính ở thung lủng KTM, Nepal. TP này nổi tiếng là trung tâm văn hoá nghệ thuật và kiến trúc với các công tình bằng gỗ được chạm khắc rất tinh tế, bên cạnh các tháp thờ điển hình Nepal. Patan còn được gọi là thành phố của các lễ hội đầy màu sắc, thành phố của các buổi đại yến của các công trình kiến trúc bậc thầy với các bức tượng và phù điêu làm bằng kim loại và đá.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0813_zps9403ee5f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0813_zps9403ee5f.jpg.html)

Dân số của thành phố vào năm 2011 là 226,728 người. Thành phố nằm lọt thỏm giữa thung lũng KTM, bên bờ Nam của dòng sông thiêng Bagmati chia cắt thành phố này với phần phía Bắc và Tây của thung lũng.
Người ta cho rằng thành phố được thành lập vào thế kỷ thứ 3 trước CN bởi triều đại Kirat sau đó được mở rộng hơn vào thế kỷ thứ 6 bởi triều đại Licchavis và mở rộng hơn nữa vào thời trung cổ bởi triều đại Mallas.

Có rất nhiều truyền thuyết về tên gọi của thành phố Patan này. Truyền thuyết được biết đến rộng rãi nhất giải thích rằng xưa kia ở giữa thung lũng KTM đã tồn tại 3 vương quốc nhỏ tồn tài thành bình. bổng nhiên xảy ra một trân hạn hán khủng khiếp kéo dài trong nhiều thập niên làm cho mọi vật trở nên tiêu điều và đói khát. Lúc bấy giờ, có 1 nhóm 3 người dân làm đại diện cho 3 vương quốc này đã đi đến Kamaru Kamachhya, ở Assam, India để thỉnh cầu vị thần Rato Machhindranath tới thung lủng KTM gọi mưa để cứu vớt mùa màng, chúng sanh. Một trong ba người này tên Lalit là một nông dân đã cõng thần Rato Machhindranath từ Assam đến Patan và ban mưa cho vương quốc. Nhờ vào công đức của mình, tên của Lalit đã được người dân đặt tên cho thành phố. Pur có ghĩa là thị trấn hay thành phố. Vào thàng 5 hàng năm, Lễ hội Bunga Dyah Jatra được tổ chức ở Patan nhằm tôn vinh vị thần mưa Rato Machhindranath. Trong lễ hội, bức tượng của vị thần mưa Rato Machhindranath được đặt trên 1 xe ngựa và được diễu hành quanh các con đường trong thành phố nhằm ban cho mọi người hạnh phúc và oọt vụ mùa bội thu.
người ta nói rằng Lalitpur được thành lập vào năm 299 bởi hoàng đế Veer Deva. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự nhất trí haonf toàn của các độc giả về giả thiết rằng Patan từng là một thành phố phát triển và hoàn thiện trong thời cổ đại. Nhiều tài liệu lịch sử cổ xưa ghi chép rằng Patan là thành phố cổ xưa nhất trong thung lủng KTM. Theo biên niên sử rất cổ Kirat, Patan được thành lập bởi các vị vua Kirat rất lâu trước khi triều đại Licchavi đến thung lủng KTM. Theo biên niên sử này, thủ đô cổ nhất được biết đến của triều đại Kirat là Thankot. KTM, thủ đô hiện tại có lẽ đã được dời từ Thankot đến Patan sau khi vị vua Kirati Yalamber lên nắm quyền vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

Tên được người bản xứ KTM hay dùng nhất cho Patan là Yala. Người ta kể rằng vua Yalamber hay Yellung Hang đã đặt tên thành phố theo tên của mình và xưa kia thành phố cổ này được biết đến là Yala. năm 1768, Lalitpur được sát nhập vào vương quốc Gorkha bới vua Prithvi Narayan trong trận chiến Lalitpur.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0697_zpsb8a5cc96.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0697_zpsb8a5cc96.jpg.html)

Patan là thành phố khá lớn. Ở đây cũng có một công trình phức hợp tuơng tự ở Kathmandu. Đó là khu phức hợp Durbar Square hay còn gọi là khu hoàng cung. Khu phức hợp bao gồm rất nhiều tòa tháp thờ các vị thần Ấn Độ Giáo như Siva, Krishna... Tháp thờ cao nhất và đẹp nhất khu vực này là tháp thờ nữ thần Krishna, một vị nữ thần đầy quyền năng của Ấn Giáo. Vào mỗi năm tại khu vực này đều có các lễ hội lớn nhằm tôn thờ vị nữ thần này. Trong các lễ hội này, người dân Nepal hay người Ấn giáo nói chung sẽ thực hiện các lễ hiến tế dâng cúng nữ thần, dùng máu tươi của các con vật được hiến tế như dê, gà... Để xin nữ thần biến nguyện vọng của họ thành hiện thực. Đối với cộng đồng cư dân địa phương, nữ thần Krishna được xem là vị thàn quyền năng nhất và cũng là vị thần khát máu nhất. Tục kể rằng một khi nữ thần nổi giận thì trời long đất lỡ, mọi thứ sẽ bị hủy diệt. Nhưng ngài cũng có một trái tim nồng hậu và vị tha. Do đó người Nepal thường cầu xin phước lành, may mắn và sức khỏe... Tuy nhiên đi cùng với các điều khấn nguyện là các vật tế thần...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0701_zpsadc63d87.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0701_zpsadc63d87.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0702_zps93a4073a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0702_zps93a4073a.jpg.html)

Đây là khu vực sinh hoạt văn hóa tâm linh, cũng là khu vực nghĩ ngơi thư giãn của người địa phương. Khu vực này được Unesco công nhận là di sản thế giới nên được bảo vệ và gìn giữ khá tốt và sạch sẽ.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0703_zps60bf8d76.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0703_zps60bf8d76.jpg.html)

Cây cột đá ở phía sau đưuọc gọi là trụ đá Asoka hay còn gọi là trụ đá vua A Dục. Tương truyền rằng vào năm 250 trước CN, Vua Asoka (A Dục) đã đến thành phố Patan để thăm con gái của ngài, tên Charumati. Trong chuyến viếng thăm này, ngài đã cho xây dựng tổng cộng 5 trụ đá ở thành phố. trong đó 4 cột được xây ngoài bao quanh cây trụ trung tâm mà ta thấy. 5 trụ này là tượng trưng cho banh xe luân hồi. Hiện tại trụ Asoka trung tâm vẫn tồn tại hiên ngang giữa trung tâm khu hoàng cung Durbar Square của Patan.
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0706_zps40ea32e3.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0706_zps40ea32e3.jpg.html)

Do nhóm mình không có nhiều thời gian tham quan thung lũng Kathmandu nên phải tranh thủ đi nhanh đẻ xem đủ mọi thứ. Nếu các bạn có nhiều thời gian hơn thì theo mình, bạn nên dành ít nhất nữa ngày hoặc 1 ngày trọn vẹn để dạo bước quanh các đền tháp và khu phố cổ Patan và để cảm nhận nhịp sống cũng như hơi thở của một thành phố trầm mặc này.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1443_zps17d1b9cb.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_1443_zps17d1b9cb.jpg.html)

Hiện nay, trong khắp thành phố vẫn còn khoảng 1200 ngôi chùa và các công trình phật giáo với quy mô khác nhau. Durbar Square của thành phố Patan là một trong bảy khu di sản được UNESCO công nhận ở thung lũng KTM vào năm 1979. Nhìn chung, các công trình và di sản của thành phố được gìn giữ và bảo vệ rất tốt.
.
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0736_zpsbc01ff0c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0736_zpsbc01ff0c.jpg.html)

Trên các tháp thờ, có rất nhiều phú điêu và các bức gỗ được cẩn rất chi tiết và đậm chất Nepal. Kèm theo đó là các tháp thờ được trang trí với các bảng đồng. Nghe nói người Nepal có kỹ thuật chế tác đồ đồng thuộc hàng bậc nhất của nhân loại. Hiện nay họ vẫn còn gìn giữ các kỹ thuật truyền thống này nên khi đi quanh các phố ta không khó bắt gặp nhiều cửa hàng bày bán các vật dụng kim khí...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0731_zps857bb6d1.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0731_zps857bb6d1.jpg.html)

Chugiahy
15-08-2014, 14:05
Khi tham quan Kathmandu, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người có diện mạo lạ mắt và kì dị. Bên dưới là hình ảnh của một vị Sadhu. Hầu hết các vị Sadhu ở Nepal đều đến từ Ấn Độ. Có nhiều bạn thắc mắc rằng Sadhu là ai và có vai trò gì trong xã hội Nepal?
thì theo mình biết: Sadhu được người Ấn Độ Và Nepal cho là hiện thân thiêng liêng của con người, là ánh sáng và sự giác ngộ giúp con người giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

Ở Nepal và Ấn Độ, Ấn Độ Giáo đóng một vài trò rất quan trong trong đời sống xã hội. họ tin vào sự hiện diễn của muôn triệu vị thần, trong đó, theo quan niệm của người Ấn Giáo, Đức Phật cũng là một trong triệu triệu vị thần mà họ tôn thờ. Họ coi việc lễ bái, thờ phụng thần thánh là việc thường ngày. Người ta thường nói, người Ấn và Nepal nghèo về vật chất nhưng giàu có về tâm linh. Đức tin trong mỗi người rất sâu sắc.

Trong quan niệm Ấn Độ giáo, trời, đất, mấy núi, sông suối, đá, cây cỏ đều ẩn chứa sự thiêng liêng, đều là các hóa thân của thần linh. Tương tự như một số loài động vật như: bò, khỉ, voi, công, cá… Người Ấn Giáo tin vào hàng triệu vị thần linh. Vị thần này là hoá thân của vị thần kia. một vị thần có thể có nhiều hoá thân. Thật là bình thường khi một người Nepal không thể nhớ hết tên của các vị thần mà họ thờ phụng.

Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi con người cũng có thể trở thành thánh. Và những thánh nhân Ấn Độ và Nepal không ai khác chính là các Sadhu.

Với người Hindu, sự giác ngộ là mục tiêu cao nhất trong cuộc đời. Một người được giác ngộ, đồng nghĩa với cuộc đời của người đó có ý nghĩa và đáng sống hơn.

Một người bình thường, sẽ cần đến nhiều lần đầu thai chuyển thế để có thể đạt đến ngưỡng thông tuệ, hòa làm một với đấng tối cao, để có thể nhìn thấy thần linh.

Tuy nhiên, từ thời xa xưa đã có những người (thường là đàn ông) đi theo những con đường tắt để có thể giác ngộ, thay vì phải trải qua nhiều kiếp luân hồi. Họ chính là Sadhu.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7705_zps28499493.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7705_zps28499493.jpg.html)

Sadhu, tạm dịch là Tu sĩ khổ hạnh. Họ là những đạo sĩ yoga tu hành khất thực, từ bỏ mọi thú vui trần tục, quy ẩn trong các hang động, rừng rậm, hoặc những ngôi đền trên khắp các vùng thuộc Ấn Độ và Nepal.

Những Sadhu đã tồn tại từ hàng ngàn năm về trước, đến này còn khoảng 4-5 triệu người.
Cách tu hành của Sadhu không nhất thiết giống nhau. Có người quy ẩn ở trong rừng sâu, trên núi vắng để tìm kiếm sự thanh tịnh nhằm giúp họ tiến nhanh hơn trên con đường tìm tháy sự giác ngộ. họ thường chỉ uống nước, ăn cây cỏ, trái cây (thường cố gắng ăn thật ít), có người có thể đi bộ với một tay giơ trong không trung trong một thập kỷ, có người dành thời gian hút charas (loại thuốc hút làm từ cần sa), có người ngồi thiền, thực hành Yoga... chỉ với một mục đích tối thượng là SỰ GIẢI THOÁT.

Sadhu thường mặc đồ có màu nâu, vàng nhạt, biểu tượng cho sự hi sinh, quên mình và xa rời thế tục.

Thường ngày, họ sống bên lề xã hội, không có nghĩa vụ phải làm việc và dành phần lớn thời gian tôn thờ vị thần họ đã chọn. Một số người thi hành những nghi lễ phép thuật nhằm... liên lạc với thần linh.

Ngoài ra, một số Sadhu tha phương chữa trị cho cộng đồng, loại bỏ "mắt quỷ" hoặc ban phước lành cho mọi người, tác hợp những cặp đôi tiến tới hôn nhân.
Những thánh nhân khác thực hiện những động tác yoga với cường độ mạnh kèm thiền định nhằm nâng cao năng lượng tinh thần và tiếp thu được những kiến thức thần bí.

Với họ, yoga được cho là sự tập luyện giữ thăng bằng cho cơ thể, kết hợp với cách thở, sự tập trung tư tưởng, niềm tin vào đấng siêu nhiên.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0831_zpsfe0e4068.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0831_zpsfe0e4068.jpg.html)

Tín đồ tôn thờ Sadhu cho rằng, chỉ cần ngắm nhìn họ đã có thể nhận được những tia năng lượng tinh thần. Tín đồ quyên góp mọi nhu yếu phẩm dâng lên thánh nhân, cũng như dâng lên Chúa trời và tin rằng sẽ được ban phước lành.

Phong tục này đã có từ xưa trong xã hội Ấn Độ, nhằm hỗ trợ những con người của thần linh.

Với những vị Sadhu thật sự, tài năng , họ đã được tôn thờ như những vị thánh sống. Tuy nhiên, cũng có nhiều người giả dạng Sadhu và xin tiền, lừa đảo lòng tin của người dân và khách du lịch.
theo như mình cảm nhận thì vị sadhu bên trên không phải là một chân Sadhu. Nếu các bạn để ý, hãy nhìn bàn tay phải của ổng. đó là động tác đòi tiền người chụp hình ổng. khi mình chụp hình này, ổng nhìn về mình và đòi tiền....
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0740_zps6fa48a5b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0740_zps6fa48a5b.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0746_zpsd8ac62c9.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0746_zpsd8ac62c9.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0814_zps5fec1091.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0814_zps5fec1091.jpg.html)

trước cổng vào khu Durbar Square ở Patan, có rất nhiều các Shop lưu niệm bày bán ngoài trời. Nếu các bạn có ý định mua quà lưu niệm thì mình nghĩ đây là nơi đáng mua. tuy nhiên bạn cần trả giá thật nhiều hen. ngta nói tahcsh khủng lắm. tụi mình trả giá tới hơn 70% luôn á. Nghĩa là nếu họ đưa giá 100 NR thì bạn nên trả 30 NR thôi.
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1404_zpsd604ec32.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_1404_zpsd604ec32.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0890_zpseb90ba3d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0890_zpseb90ba3d.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0891_zpsae2e7436.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0891_zpsae2e7436.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0892_zps36aa0a3c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0892_zps36aa0a3c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0894_zpsae3a7d34.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0894_zpsae3a7d34.jpg.html)

pig4eyes
17-08-2014, 11:21
tiếp đi bạn... mình đang hóng.... đang tính đi chổ này, nên thu thập thông tin...:v

tonphan
17-08-2014, 16:11
Bạn ơi cho mình hỏi từ Indi qua Nepal có cần phải xin Visa ko vậy bạn? Hoặc từ SG qua Ìndia mình làm visa arival luôn ah?

Chugiahy
18-08-2014, 23:06
Từ India qua Nepal, người Việt phải xin visa on arrival, ko được miễn đâu bạn hen.

Từ Sài Gòn đi India thì người việt nam xin dc VOA nhưng phải nhập cảnh ở 4 sân bay lớn nhất thôi bao gồm sân bay Delhi, Mumbai, Chennai và Kolkata. Nhưng chỉ xin được visa loại single (một lần) và có thời hạn 30 ngày, giá 60 USD. Còn bạn nào muốn đi India bằng đường bộ thì Bắt buộc phải xin Visa ờ Việt Nam!. Bạn ghé qua lãnh sự quán India góc nguyễn đình chiểu- phạm ngọc thạch, chi phí thấp hơn.
http://india-consulate.org.vn/v/vi/13#

Ah, nhưng bạn phải điền form xin visa India thông qua trang web của lãnh sự đã. Sau đó họ sẽ cấp phát cho bạn 1 mã visa rồi bạn in form visa đã hoàn thiện ra. Đem kèm vài tấm ảnh 4x4 tới lãnh sự quán. Trong 1 tuần bạn có thể lấy visa.
1 lưu ý là lãnh sự chỉ cấp visa 3 - 7 ngày trước ngày đi thui. Nên khi bạn làm visa trước 1 tháng trước chuyến đi thì họ sẽ giữ PP lại rồi hẹn tới gần ngày đi mới cấp visa và trả PP lại. Hơi bất tiện nếu bạn cần đi công tác nc ngoài trong khoảng giữa này.

Visa india dễ xin lắm. Bạn khỏi phải lo j hết. Có 1 cái lằng nhằng là nhiều bạn ko điền form xin visa trực tuyến dc. Nên cũng hơi bực mình vì sự hại điện này. Chúc bạn đi vui vẽ

To bạn pig4... Cám ơn bạn. Nếu có khuất mắt j trong việc lên plan cho cho chuyến Nepal india bạn có thể inbox mình. Nếu biết thì mình gỡ rối dùm bạn cho. ^^
Mấy hôm rầy bận quá, hok kịp viết bài nên hok cập nhật được. Sang tuần quỡn tý làm nốt topic này luôn.

hoangvanphuong75
19-08-2014, 07:29
Thông tin người Việt không được VOA là bạn hỏi trực tiếp lãnh sự hay lấy tại đâu vậy. Còn nếu Sg-Bangkok, rồi Bangkok-India. Hay Sg-KL rồi KL-India vé rời thì sao, cụ thể bay airasia.

Chugiahy
19-08-2014, 10:18
Người Việt xin được VOA tại các sân bay lớn thôi. Lần trước mình đi Ấn Độ đặt vé AirAsia từ KL qua Bangalore thì họ nói ko cấp visa cho người Việt tại Sân bay này. nên mình fai làm visa ở Sài gòn.

Bạn có thể bay tới India bằng nhiều tuyến bay mà. Nhưng chặng Bangkok - Del thì phổ biến nhẩt. nhưng nếu bạn muốn đi hành hương xứ phật thì nên bay từ KL - Kolkata. từ Kolkata bạn có thể đi tham quan Bohd Gaya rồi đi hết mấy khu vực hành hương luôn. sau cùng tới Dehli đáp máy bay về lại KL hoặc BK tuỳ bạn.
Mình thì thích đi chặng từ KL hơn. tại chặng BK - Dehli luôn đông khách. và giá vé thường mắc hơn đi từ KL.

Chugiahy
19-08-2014, 11:45
Bên dưới là cổng chính để đi vào ngôi chùa Vàng - golden Pagda, chỉ cách khu Durbar Square tầm 300m. Ngồi chùa này chính là tinh hoa của nghệ thuật chế tác kim loại (chủ yếu bằng đồng và vàng) của Nepal.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1407_zps57ff8bcc.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_1407_zps57ff8bcc.jpg.html)

Ngôi chùa trở nên lộng lẫy với số lượng lớn các hoạ tiết trang trí và các bức tượng, phú điêu bằng Vàng và bạc.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0896_zps833dba21.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0896_zps833dba21.jpg.html)

phí vào cổng là 50 NR.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0898_zps1f66e3b0.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0898_zps1f66e3b0.jpg.html)

Đây là một trong những ngôi chùa Phật Giáo nổi tiếng ở Patan, được xây dựng vào đầu thế kỹ XIV với 5 tầng lầu. Bề ngang của chùa khá hẹp, tuy nhiên càng đi sâu vào thì chùa càng rộng. Trong này, các bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều tuyệt tác nghệ thuật Nepal.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0900_zps4eeefa4f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0900_zps4eeefa4f.jpg.html)

Có nhiều hiện vật có từ thời tiền sử cũng được trang trí trong chùa.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1409_zps1ce09ce8.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_1409_zps1ce09ce8.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0903_zps0f11e1de.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0903_zps0f11e1de.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0904_zpsb10a6770.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0904_zpsb10a6770.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7667_zps2436d3e1.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7667_zps2436d3e1.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7665_zps886a036d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7665_zps886a036d.jpg.html)

phuongthuthuy
19-08-2014, 12:13
Những chi tiết điêu khắc của chùa này có vẻ tinh xảo quá nhỉ?

Longhe
19-08-2014, 13:12
Báo chí đưa tin nhiều vụ bê bối của đàn ông Ấn làm mình cũng nhát tay, nhưng xem ra nếu chon đi chỗ trung tâm đông người thì cũng kg thành vấn đề nhỉ :)

Chugiahy
19-08-2014, 14:43
Báo chí đôi lúc làm quá. Vã lại vừa rồi mấy vụ xảy ra liên tuc được đăng càng làm mọi người hoang mang hơn. Chớ India vẫn bình thường như mọi nơi mà. Nhưng theo cảm nhận cá nhân, mình thích Nepal hơn. Mình nhận được sự hiếu khách của người nepal nhiều hơn. Mình thấy người India ma lanh hơn. Người Nepal hiền lành và rất thuần hậu.

Chugiahy
19-08-2014, 18:15
Sau khi tham quan chùa Vàng, cả nhóm quay lại xe đi về Thành phố lớn còn lại - Bhaktapur. Cách KTM 13 km, cách Patan 14 km. Từ Patan tới Bhaktapur mất khoảng 30 phút đi xe.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7669_zps35c4c9b0.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7669_zps35c4c9b0.jpg.html)

Đường đi về Bhaktapur khá vắng vẽ vào giữa trưa do trời nắng nóng kinhg khủng. lúc này tầm 12h30, nhiệt độ bên ngoài là 45 độ C, độ ẩm khoảng 80%. Nóng dã man con ngan luôn.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7677_zps1145cb2d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7677_zps1145cb2d.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7675_zpsfe2c34bf.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7675_zpsfe2c34bf.jpg.html)

Đây là cổng vào Khu Durbar Square của Bhaktapur. Quầy bán vé vào cổng nằm bên trái ảnh.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7680_zps8348448a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7680_zps8348448a.jpg.html)

Bhaktapur được biết đến như là "thành phố của những người mộ đạo", "viên ngọc văn hoá vô giá" hay "di sản Sống" của Nepal. Đây là một trong 3 thành phố hoàng gia ở thung lủng KTM. Bhaktapur vẫn còn lưu giữ lại rất nhiều các đền tháp, hầu hết có màu nâu đỏ với các cột gỗ được chạm khắc tinh tế. Bên cạnh đó còn có các đền chùa, các dinh thự trang trí bởi các bức phù điều được chạm khắc tinh tế, mái mạ vàng và các khoảng sân rộng rãi.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7684_zpscd38771f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7684_zpscd38771f.jpg.html)

Bhaktapur nằm trên con đường thương mại cổ giữa Tây tạng và Ấn Độ. Thành phố được bao bọc bởi các ngọn núi xung quanh, đối diện với dãy linh sơn Hy Mã Lạp.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7685_zps80b58b8c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7685_zps80b58b8c.jpg.html)

khu vực bên trong trung tâm Durbar.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7687_zpsffadea87.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7687_zpsffadea87.jpg.html)

Về mặt lịch sử, Bhaktapur được thành lập vào thế kỷ thứ 12 bới vua Ananda Malla. Bhaktapur là thủ đô của vương quốc Malla hùng mạnh cho tới thế kỷ 15. Malla là vương quốc độc lập cho tới thế kỷ thứ 18.

Ba vị vua Malla cuối cùng trị vì Bhaktapur là Jitamitra Malla, Bhupatindra Malla và Ranjit Malla. Ba vị vua này đã cho xây dựng hầu hết các dinh thự và đền chùa ở khu vực Durbar Square.

Năm 1744, Prithvi Narayan Shah, hậu duệ của Dravya Shah, người đã lập nên triểu đại Gorkha, đã bắt đầu cuộc hành quân chinh phục thung lủng KTM, chiếm đóng và thống nhất toàn bộ khu vực thung lủng gồm ba thành phố lớn KTM, Patan, Bhaktapur và các thành phố làng mạc nhỏ khác.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7690_zps4932dc74.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7690_zps4932dc74.jpg.html)

Sau thời kỳ bất ổn và các cuộc binh biến đẩm máu vào năm 1846, Jang Bahadur Kunwar Ranaji đã kiểm soát toàn bộ Nepal. triều đại Rana của ông đã trị vì Nepal đến năm 1951 khi ma đảng Congress -tạm dịch là đảng quốc hội thành lập nên chính phủ mới. vào năm 1960, vua Mahendra nắm quyền kiểm soát đất nước, ban lệnh cấm các đảng phái chính trị và thực hiện các cuộc cải cách ruộng đất. Rói loạn chính trị tiếp diễn đến hơn nữa cuối thế kỷ 20.

1934, Một trận động đất kinh hoàng đã phá huỷ hơn 2000 ngôi nhà và gây hư hại nặng nề cho hơn 2000 ngôi nhà khác. hơn 1000 người chết trong trận động đất này. Việc tu sửa các công trình đền chùa đã được thực hiện trong nhiều năm với nổ lực giúp đở của Tây Đức vào cuối thập niên 1980 và Mỹ trong thập niêm 1990.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7693_zpsa32a872e.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7693_zpsa32a872e.jpg.html)

Nhìn rất ngăn nắp, sách sẽ hen và có rất nhiều khu khách đến tham quan. trong đó chủ yếu là khách Trung Hoa.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7694_zpse1e62fa4.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7694_zpse1e62fa4.jpg.html)

Chugiahy
19-08-2014, 18:30
Về mặt văn hoá:
Bhaktapur được điểm xuyết với nhiều công trình tôn giáo, nghệ thuật mang nặng ảnh hưởng của Phật Giáo và Ấn Giáo. Mặc dù, đại đa số người Nepal theo Ấn Giáo nhưng trong toàn khu vực có 19 tu viện và chùa Phật Giáo bên cạnh các đền thờ Ấn giáo, tôn thờ các vị thần như Shiva, Krishna...
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7706_zps18bec2ae.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7706_zps18bec2ae.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7707_zps5c617c44.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7707_zps5c617c44.jpg.html)

Đặc biệt, trong khu vực Durbar Square, có 1 tháp thờ Ấn Giáo thể hiện tín ngưỡng phồn thực của cư dân bản địa. Các chi tiết, hoạ tiết bằng gỗ được trang trí xung quanh thể hiện đời sống tình dục của cộng đồng địa phương. Có các chi tiết thể hiện các hoạt động giao hợp... đại khái như Kama sutra.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7708_zps850a9b7d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7708_zps850a9b7d.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7709_zpsbb8985b5.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7709_zpsbb8985b5.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7710_zps59c705fd.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7710_zps59c705fd.jpg.html)

Đây là ngôi đền Nyatpol (hay Nyatapola) tôn thờ nữ thần Lakshmi. Lakshmi là một nữ thần Ấn Độ giáo, tượng trung cho sự giàu có, thịnh vượng (cả về vật chất lẫn tinh thần), vận may và sắc đẹp. Nàng chính là vợ thần Vishnu. Còn được gọi là Mahalakshmi, nữ thần được mọi người tin rằng sẽ mang đến may mắn và đưa những người sùng đạo thoát khỏi cảnh cơ cực và những nỗi phiền muộn về tiền bạc. Những hình tượng tương đồng của Lakshmi cũng được tìm thấy trong các di tích đạo Jaina.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7712_zps44d3dd36.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7712_zps44d3dd36.jpg.html)

Ngồi đền được xây dựng vào năm 1702 với 5 tầng lầu. Đây chính là ngôi đền thápcao nhất Nepal. các cột kèo, cửa chính, cửa sổ ... được trang trí bới các bức chạm khắc gỗ tinh tế hài hoà thể hiện hình ảnh các vị thần. cổng chính dẫn lên bệ tháp đền thờ được bày trí với các cặp đô vật, voi, sư tử và sư tử đầu chim - chinthe và bộ tượng 2 nữ thần.
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7714_zps4e8293ad.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7714_zps4e8293ad.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7715_zps87831ac9.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7715_zps87831ac9.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7716_zps82d89554.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7716_zps82d89554.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7718_zps1f0ae58f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7718_zps1f0ae58f.jpg.html)

Chugiahy
19-08-2014, 18:35
Đây là khu vực quảng trường DATTATREYA. Đây là nơi toạ lạc của các tu viện Ấn Giáo, đền đài và bảo tàng của Bhaktapur.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7722_zps7a61078a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7722_zps7a61078a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7719_zpsd2408f2f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7719_zpsd2408f2f.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7723_zps94155fc6.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7723_zps94155fc6.jpg.html)

Bên trên là đền Dattatreya 3 tầng lầu. bên trong có các bức tượng thờ bộ ba vị thần tối cao của Ấn Giáo: Brahma, Víhnu và Shiva. Ngồi đền được xây dựng bởi vua Yaksha Malla vào năm 1428. Người ta kể rằng toàn bộ ngôi đền được xây dựng bằng gỗ được xẻ từ chỉ 1 cây cổ thụ duy nhất. tương tự như các đền thờ khác, xung quanh đền thờ này cũng có những phù điêu trang trí tinh xảo.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7731_zps26a77c69.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7731_zps26a77c69.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7732_zps98a30595.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7732_zps98a30595.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7733_zps37a1c3d0.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7733_zps37a1c3d0.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7741_zpsf911fbed.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7741_zpsf911fbed.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7818_zpsbc46a70e.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7818_zpsbc46a70e.jpg.html)

thật ra, nhóm mình chỉ mất 2,5 tiếng đồng hồ để tham quan Bhaktapur. Nếu có thời gian các bạn nên dành trọn một ngày hoặc hơn để cso thể lang thang dạo phố ở đây. bên cạnh cách đền chùa, bảo tàng và cung điện, ở đay còn có các làng nghề thủ công truyền thồng như làm gạch, làm đồ gốm ...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7816_zpsd581a4a4.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7816_zpsd581a4a4.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7820_zps446fd35f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7820_zps446fd35f.jpg.html)

Chugiahy
22-08-2014, 17:49
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7813_zps2111e687.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7813_zps2111e687.jpg.html)

các nữ sinh đi học về ...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7754_zps250174d5.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7754_zps250174d5.jpg.html)

phố xá Bhaktapur...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7746_zps65028f15.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7746_zps65028f15.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7748_zps57195482.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7748_zps57195482.jpg.html)

xung quanh khu phố Bhaktapur, có rất nhiều shop lưu niệm, giá cả khá tốt. Ý mình là giá khả rẻ so với Việt Nam tuy nhiên bạn cũng nên trả giá hen. tụi mình thường trả giá xuống tới 60 - 70 % luôn áh.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7757_zps783dabae.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7757_zps783dabae.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7765_zps24ac3c51.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7765_zps24ac3c51.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7772_zps99e93bfd.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7772_zps99e93bfd.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7774_zpsec038317.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7774_zpsec038317.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/imagejpg1_zps20172b8a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/imagejpg1_zps20172b8a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7810_zps5e05dcec.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7810_zps5e05dcec.jpg.html)

Chugiahy
22-08-2014, 20:14
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7826_zps5236013a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7826_zps5236013a.jpg.html)

Bhaktapur nhìn từ lầu 4 của nhà hàng kế bên Durba Square.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7827_zps65c3dd59.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7827_zps65c3dd59.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7829_zps135984b2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7829_zps135984b2.jpg.html)

Lang thang vòng quanh Bhaktapur thì nhìn laj đồng hồ đã là 1h45'. Bụng cũng hơi đoi đói nên cả nhóm kéo nhau đi ăn. Lúc nãy đi quanh khu vực mình để ý thấy có cái nhà hàng cao cao, nằm ngoài khuôn viên Durbar Square. Nên cả đám kéo nhau lên đó liền.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7830_zpse5539827.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7830_zpse5539827.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7831_zpsdda75c38.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7831_zpsdda75c38.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7832_zps5a2c12d5.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7832_zps5a2c12d5.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7833_zps1bb247ae.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7833_zps1bb247ae.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7834_zps98c9d17c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7834_zps98c9d17c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7835_zps333212dd.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7835_zps333212dd.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7836_zps2e6268bb.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7836_zps2e6268bb.jpg.html)

Chugiahy
22-08-2014, 21:57
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7838_zps3997a9f8.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7838_zps3997a9f8.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7839-Copy_zps498dd830.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7839-Copy_zps498dd830.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7840_zps0d412e4d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7840_zps0d412e4d.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7844_zps2bf216d1.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7844_zps2bf216d1.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7845_zps11318378.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7845_zps11318378.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7846_zps01c7e1ef.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7846_zps01c7e1ef.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7850_zps3032c8a4.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7850_zps3032c8a4.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7851_zps9c63caf2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7851_zps9c63caf2.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7852_zpse88c2f4b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7852_zpse88c2f4b.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7853_zpsd11e244b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7853_zpsd11e244b.jpg.html)

Chugiahy
22-08-2014, 22:04
Chi tiết các chạm khắc thể hiện tính ngưỡng phồn thực trên một tháp thờ Ấn Giáo

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7855_zpsb7eaac7a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7855_zpsb7eaac7a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7856_zpsc743dc67.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7856_zpsc743dc67.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7857_zps037f5412.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7857_zps037f5412.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7858_zpsd0982117.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7858_zpsd0982117.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7859_zps213b1d3c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7859_zps213b1d3c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7860_zps5314df66.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7860_zps5314df66.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7861_zps1b9a524b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7861_zps1b9a524b.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7862_zpsf002793e.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7862_zpsf002793e.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7647_zpsa00aa3e1.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7647_zpsa00aa3e1.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7648_zps6d8eb692.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7648_zps6d8eb692.jpg.html)

Chugiahy
22-08-2014, 22:25
Làng gồm kế bên trung tâm Durbar Square

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7784_zpsd96e86a7.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7784_zpsd96e86a7.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7789_zps2382c62c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7789_zps2382c62c.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7801_zps09babe60.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7801_zps09babe60.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7791_zps5a1d1e76.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7791_zps5a1d1e76.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7792_zpsd68f656a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7792_zpsd68f656a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7795_zpsf607edcb.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7795_zpsf607edcb.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7799_zps2ca5535e.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7799_zps2ca5535e.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7800_zps8901a886.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7800_zps8901a886.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7804_zps33aa3e92.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7804_zps33aa3e92.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7805_zpsb0eadef7.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7805_zpsb0eadef7.jpg.html)

Chugiahy
22-08-2014, 23:19
Ăn trưa xong, cả nhóm lên xa tiếp tục tham quan đến Pashupatinath. Đền này nằm cách KTM khoảng 5 Km về hướng Đông Bắc, khá gần sân bay Tribhuvan. Từ Bhaktapur, tụi mình đi tới đền Pashupatinath mất tầm 30 phút cho 10 km. Trời nóng quá xá nên lên xe thì mạnh đưá nào đứa đó ngủ. Hông nhớ 2 bên đường có gì, chỉ nhớ là vừa ngủ vừa đổ mồ hôi ròng ròng. Do tụi mình thuê xe hông có máy lạnh. Thật ra ở KTM cũng rất khó để mà tìm ra 1 chiếc xe du lịch có máy lạnh. Hôm trước, cái anh giám đốc bán tour bên khách sạn có nói giá thuê xe AC cho cả ngày giá 80 $ nhưng tụi mình hok thuê. Ăn sáng ra xong bắt trúng chiếc taxi này, hôk máy lạnh. Tới lúc này mới tiếc là hok chịu đặt xe từ KS cho khoẻ và mát ... ^^

Pashupatinath là Ngôi đền Hindu linh thiêng nhất Nepal và là một trong những thánh địa tôn thờ thần Shiva lớn nhẩt. Ngôi đền toạ lạc bên bở sông Bagmati, Dòng sông thiêng được xem là sông Hằng của người dân KTM.. Đối với người dân KTM, dòng sông Bagmati là nơi họ sinh ra và cũng là nơi mà họ về với sông mẹ khi từ giả cõi đời này. Nên cũng thật bình thường để bắt gặp hình ảnh một người nào đó khi qua được sẽ được đem thiêu xác ở bên bờ sông.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/e8492ea0-d8a4-4bf4-b2a0-9c2bc5cd61fd_zps0244b79b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/e8492ea0-d8a4-4bf4-b2a0-9c2bc5cd61fd_zps0244b79b.jpg.html)

Ngôi đền cũng thờ quốc thần, thần Pashupatinath. toàn bộ khuôn viên đền thờ được UNESCO công nhận là di sản thế giới. toàn bộ khuôn viên đền là một phức hợp bao gồm các đền thờ, nơi tĩnh tu, các pho tượng, các tác phẩm chạm khắc, được xây dựng qua vài thế kỷ dọc bờ sông linh thiêng Bagmati. Đền Pashupatinath cũng là 1 trong 7 nhóm đền thờ trong thung lũng KTM được công nhận bởi UNESCO.

Đền Pashupatinath là một trong 275 đền Shiva lớn nhất châu lục. Trong suốt chiều dài lịch sử, chỉ có những người sỉnh ra từ gia đình theo đạo Ấn mới được phép bước vào đền. những người ngoài Ấn giáo chỉ được phép nhìn vào ngôi đền từ bờ bên kia sông. Hoặc nếu đi vào lối khác, thì chỉ được phép đứng ngay ngoài cổng chính nhìn vào thôi. tuy nhiên cũng có vài ngoại lệ. nhưng nhóm mình lại không thuộc nhóm ngoại lệ này. buồn tý xíu.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7868_zps449106ea.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7868_zps449106ea.jpg.html)

Dọc bên bờ sông là nơi người ta thiêu xác người chết. ngộ lắm nghe, ở bên này khi một người chết, người đó ngay tức thì được đưa tới bên bờ sông Bagmati (càng nhanh càng tốt). Họ không cử hành tang lễ tại nhà như mình. mọi thư đều diễn ra bên bờ sông. Nhóm mình vừa tới thì thấy có chiếc xe nhỏ, chở xác một người đàn ông tầm 60 tuổi mới qua đời. Ông này lập tực được chở bằng xe tới gần bờ sông, sau đó ngta khiêng xác trên một cái kiệu đơn gian. Và rồi người ta đặt xác người quá cố trên bờ sông. Bà con họ hàng, người thân bạn bè lúc này sẽ làm những nghi thức cầu nguyện cho người chết. mọi thứ nhìn rất đơn giản các bạn à. Bạn bè, người thân sẽ đi xuống GHAT (là bờ sông, nhưng bờ sông này được xây dựng thêm các bậc thang nhỏ để ngta có thể bước lên xuống dễ dàng. GHAT là nơi mà các lễ hội Ấn giáo được thực hiện), và dùng 2 bàn tay hứng một ít nước sông Bagmati. rồi dùng nước sông vẫy lên thân người chết để tiễn đưa họ về cõi vĩnh hằng kèm theo những lời cầu nguyện cho sự bình yên. Các hình bên dười mình sẽ up theo thứ tụtwe khi xe tới cho tới khi thiêu nha.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7956_zps8668fd2c.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7956_zps8668fd2c.jpg.html)

người ta vừa chở xác người chết tới bên sông Bagmati.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7957_zps3559d911.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7957_zps3559d911.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7958_zpsedccc1d6.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7958_zpsedccc1d6.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/f8cbea36-9f65-4798-89d2-bdc1e480a4dd_zps87326ac2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/f8cbea36-9f65-4798-89d2-bdc1e480a4dd_zps87326ac2.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7962_zps8d9a1523.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7962_zps8d9a1523.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7963_zps6bda75e5.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7963_zps6bda75e5.jpg.html)

Sau khi được đặt trên bờ sông, người thân sẽ chuẩn bị nghi thức đưa người quá cố về cõi vĩnh hằng. Người ta sẽ di dời xác người chết xuống rất gần nước sông, ngay tắm Sheet trắng đang được chuẩn bị.
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7874_zpsb9e939f1.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7874_zpsb9e939f1.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/th_IMG_1468_zpsb39ad05e.mp4 (http://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1468_zpsb39ad05e.mp4)

Click vào hình trên để xem Video.

Chugiahy
23-08-2014, 00:33
Người thân và bạn bè của người quá cố đang ngồi bên bậc thầm của GHAT khóc thương người chết. Người ta đang trang điểm và sửa soạn cho người quá cố ...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7878_zps34deeaa5.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7878_zps34deeaa5.jpg.html)

sau đó, họ khiên xác của người quá cố xuống gần với sông Bagmati và bà con họ hàng bắt đầu cầu nguyện cho ngồi quá cố.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7879_zpsf189d805.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7879_zpsf189d805.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7881_zpsa2975daa.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7881_zpsa2975daa.jpg.html)

Lúc này, người thân bạn bè bắt đầu xuống sông cầu nguyện và chia tay người đã khuất.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7883_zps55edd58d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7883_zps55edd58d.jpg.html)

Mới các bạn xem Video sau. Bạn nào xài IPAD thì coi ok. còn máy tính thì mình chịu do mình quay = IPAD, mà quay ngược. hôk biết chỉnh lại thế nào hết - up đại cho mọi người coi qua.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/th_IMG_0756_zpsdfc22fe0.mp4 (http://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0756_zpsdfc22fe0.mp4)

Sau cùng là chuẩn bị thiêu... người được thiêu chỉ được quấn quanh người bới các tấm vải. Hoàn toàn không có áo quan như mình. họ chỉ chất củi bên bục thiêu. châm lửa và thiêu thôi.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7976_zpsb03e2a3a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7976_zpsb03e2a3a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7982_zpsb2defae4.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7982_zpsb2defae4.jpg.html)

Đây là khu vực thiêu xác có mái che được dùng chủ yếu khi trời mưa. còn hôm trời nắng đẹp họ sẽ thiêu người chết ở bục thiêu nào cũng được.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7973_zps0886b404.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7973_zps0886b404.jpg.html)

Quang cảnh sau khi thiêu gần xong ... khi thiêu, tro cốt sẽ được thả xuống dòng sông thiêng ...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7972_zpsfb530d66.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7972_zpsfb530d66.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7870_zpsdf2de096.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7870_zpsdf2de096.jpg.html)

Chugiahy
23-08-2014, 12:16
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0767_zpsa3d41d4b.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0767_zpsa3d41d4b.jpg.html)

Đến Pashupatinath là ngôi đền Ấn giáo cổ nhẩt trong thung lũng KTM. Người ta không biết ngôi đền được xây chính xác vào thời gian nào. Nhưng theo các sử thi Nepal như Mahatmaya và Himvatkhanda thì cho rằng ngôi đền được xây vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Ngôi đền vẫn còn lưu giữ rất nhiều các biểu tượng linh thiêng của thân Shiva như các bộ Linga - Yoni... có rất nhiều truyền thuyết giải thích cho việc xây dựng ngôi đền Pashupatinath ở vị trí hiện nay. Theo truyền thuyết BÒ THẦN, có lần thần Shiva đã hoá thân thành 1 chú linh dương, đang đùa giỡn với các vị thần khác trong cánh rừng sâu nằm bên bờ đông của sông linh Bagmati. Các vị thần này trong lúc đùa giỡn với thần Shiva đã nắm chặt sừng của chú linh dương và vô tình làm gãy Sừng. Chiếc sừng bị gãy đưuọc người dân sau đó tôn thờ như một linh vật tượng trưng Linga. Sau một thời gian, không hiểu tại sao chiếc sừng đưuọc mang đi chôn xuống đất, sau đó bị mất. Một hôm nọ, có một người chăn gia súc đang thả bò ở đây đã thấy một sự việc lạ lùng đang diễn ra. Một chú bò trong đang bổng nhiên dùng sữa của nó tưới uớt một khoảnh đất nhỏ. Thấy lạ anh ta bèn đào sâu xuống thì phát hiện ra chiếc sừng đã từng bị mất tích. người dân cho rằng nơi đây là vùng đất linh. Và tiến hành xây dựng ngôi đền này nhằm tôn vinh sức mạnh và long ngưỡng mộ đối với thần Shiva.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1415_zpsf24ea421.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_1415_zpsf24ea421.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_1508_zpsb716ef10.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_1508_zpsb716ef10.jpg.html)

Ngôi đền được xây mới lại vào thế kỷ 17 bởi vua Bhupatindra Malla khi ngôi đền củ bị huỷ hoài mởi mối mọt. Rất nhiều các ngôi đền lớn nhỏ khác ưưuọc xây mới xung quanh ngôi đền chính 2 tầng này. Các vị tu sĩ Ấn giáo ở đây đều có nguồn gốc từ Ấn Độ. Những tu sĩ này đã đến đây từ hơn 350 năm trước. Các tu sĩ hiện tại là hậu duệ của những người Ấn Độ di cư đến đây. Họ có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh ở KTM. vị tu sĩ chủ trì của đền này chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến thần linh và tôn giáo của Vua Nepal mà thôi. Người thường rất khó có cơ hội tiếp xúc với vị chủ trì này.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0773_zps57dff308.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0773_zps57dff308.jpg.html)

Cái ông Sadhu kia đang giơ tày đòi tiền kìa. Ai chụp hình là ổng đòi tiền. hic

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0771_zps115b4b14.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0771_zps115b4b14.jpg.html)

Hình dưới là Viện dưỡng lão. Đây là nơi những người già vô gia cư được săn sóc. Ngộ là không được chụp hình trong khuôn viên viện. Khi vào trong, toàn thấy những người rất lớn tuổi, họ ngồi, nằm tán dóc với nhau không hà. Nhìn họ cứ buồn buồn làm sao á. Viện dưỡng lão này đựuoc nhà nước bảo hộ.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_0790_zpscf0bc7d8.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_0790_zpscf0bc7d8.jpg.html)

cổng vào đền

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7914_zps5447ec00.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7914_zps5447ec00.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7926_zpse944e884.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7926_zpse944e884.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7935_zpsa0cf35b2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7935_zpsa0cf35b2.jpg.html)

đây là cổng vào đền. nhưng người ngoại đạo không thể vào trong. nhiệt độ lúc này các bạn thấy trên bảng đo nhiệt bên trên.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7931_zpseec431b2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7931_zpseec431b2.jpg.html)

Chugiahy
23-08-2014, 12:28
https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7936_zps075c571d.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7936_zps075c571d.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7930_zps5bc2efa2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7930_zps5bc2efa2.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7929_zpseca45a96.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7929_zpseca45a96.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7924_zps0abc590f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7924_zps0abc590f.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7864_zps2fcfcaeb.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7864_zps2fcfcaeb.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7985_zps2700d1fc.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7985_zps2700d1fc.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7944_zps77dab3da.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7944_zps77dab3da.jpg.html)

Bò được thả rong, đi khắp phố phường...

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7969_zps6f93c82e.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7969_zps6f93c82e.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7977_zps300e91bf.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7977_zps300e91bf.jpg.html)

đây là chiếc taxi tụi mình đi trong ngày

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7983_zps347d7857.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7983_zps347d7857.jpg.html)

redfox86
23-08-2014, 15:18
Visa và tiền Nepal có vẻ hơi xấu :D

Chugiahy
23-08-2014, 21:49
Hi hi, Cái Visa của Nepal thì phải nói là xấu nhất mình từng thấy. Còn tiền thì ôi thôi, củ gì đâu luôn. mấy Tờ tiền mình chụp là mới nhất ùi đó. còn khi mua bán, họ đưa lại tiền thôi kinh khủng lắm kìa.

Chugiahy
23-08-2014, 22:16
Cuối cùng, tụi mình đi tham quan ngôi chùa Tây Tạng Boudhanath, cách Pashupatinath 3 km. ngồi chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 5, cũng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979 cùng với 6 di tích khác ở KTM.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_7998_zpsba335fc2.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_7998_zpsba335fc2.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8042_zpscd5b619f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8042_zpscd5b619f.jpg.html)



Boudhanath còn có các tên gọi khác là Boudha, Bouddhanath hay Baudhanath hoặc the Khāsa Caitya, là một ngôi chùa tháp có hình thù giống một cái chuông lớn được úp ngược ở Kathmandu, Nepal. Chùa nằm ở vùng ngoại ô cách trung tâm thành phố KTM khoảng 11km về hướng đông bắc. Đây là ngôi chùa có đồ hình mạn đà la lớn nhất Nepal.

Ngôi chùa này thống trị bầu trời xung quanh bởi độ cao của tháp. Đây là một trong những ngôi chùa tháp cổ nhất thế giới. Năm 1979, Boudhanath trở thành di sản thế giới được Unesco công nhận. Cùng với Sưayambhunath, Boudhanath là một trong những điểm thu hút nhiều du khách nhất KTM.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8011_zps7e090bdb.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8011_zps7e090bdb.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8010_zps0c2d6808.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8010_zps0c2d6808.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8012_zps99546430.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8012_zps99546430.jpg.html)

Ngôi chùa nằm trên con đường thương mại cổ bắt đầu từ Tây Tạng nối tới Patan rồi KTM. Các nhà buôn Tây Tạng trên con đường thuơng mại cổ này đã đi ngang qua và ghé lại nghỉ ngơi và cầu nguyện ở nơi này qua nhiều thế kỷ. Khi người tỵ nạn Tây Tạng đến. Nepal vào thập niên 1950, nhiều người trong số họ đã quyết định sinh sống quanh Boudhanath. Ngôi chùa cũng còn lưu giữ nhiều xá lợi của Đức phật kassapa.

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8013_zps03842c2a.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8013_zps03842c2a.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8017_zps55c38b23.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8017_zps55c38b23.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8020_zpsa0f79c17.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8020_zpsa0f79c17.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8041_zpse7367b7f.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8041_zpse7367b7f.jpg.html)

https://i24.photobucket.com/albums/c26/tho_chu2003/IMG_8033_zpsc53eeb8e.jpg (http://s24.photobucket.com/user/tho_chu2003/media/IMG_8033_zpsc53eeb8e.jpg.html)

DocHanh
29-08-2014, 13:53
Bạn chủ thớt xem lại link up hình xem, link ngủm hết rồi.

mcyojen
30-08-2014, 12:24
Hình die hết rồi bác chủ ơi...

pig4eyes
19-09-2014, 17:22
theo mình tìm hiểu thì bên Nel ăn uống với chổ ở cũng rẽ phải ko bạn??!!!

Chugiahy
20-09-2014, 13:44
khách sạn tầm 10 $ , ăn uống tầm 3 - 5 $/ bữa bạn à. Ở Kathmandu tụi mình đánh giá cao cái Norling Guesthouse, giá rẽ, sạch sẽ, ngay trung tâm Thamel. khách sạn này phục vụ ăn uống ngon lắm. nói thật là ở Nepal mình chỉ ăn ngon ở cái nhà hàng này. còn lại thì tạm ok. nhưng dù sao ăn uống xứ này cũng ko đến nôi nào nếu so với INDA hay BURMA.

pig4eyes
20-09-2014, 22:46
mình cũng tính đi... mà thấy vé máy bay chát quá... ==!

Chugiahy
20-09-2014, 22:53
ủa? VÉ CHỈ TẦM 200$ 1 CHIỀU THÔI MÀ BẠN? ĐI AIRASIA ĐI, TỪ kl QUA kATHMANDU LUÔN.

pig4eyes
22-09-2014, 21:22
bạn còn nhớ giá vé từng chặn ko??!!!

Chugiahy
23-09-2014, 17:39
KUL - KTM : 770$/4 người

SG - KUL: 85$/1 người (hơi mắc hơn bình thường) bạn có thể tiết kiệm chỗ này

Bangalore (INDIA) - KUL: 37256 INR = 611$ / 4 người

KUL - SG: 263$/4 người

hientravel86
12-04-2016, 09:59
Dear Anh!

Ạnh có thể gửi cho e hình của những tờ form nhập cảnh ở Nepal và tờ form khai xin visa arival được không ?

Hình anh up lên e ko xem được. A gửi dùm e qua email: [email protected] nhé

Mong nhận được hình gửi từ anh.