PDA

View Full Version : Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014



Mèo Bay
14-07-2014, 19:47
Nhóm mình đã hoàn tất chuyến 12 ngày trên đất Tây Tạng và trở về TP.HCM ngày 05/7 vừa rồi. Đi TQ trong hoàn cảnh Hải Dương 981 vẫn cắm rễ ở Biển Đông đã làm cho nhiều người "có một sự quan ngại không hề nhẹ", đã vậy lại còn đi Tây Tạng nữa, điều đó có thể làm cho các vị phụ mẫu ở nhà lên cơn tai biến :D Tuy nhiên mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Trong đó, một phần không nhỏ là nhờ vào năng lực hổ báo của "người cầm lái vĩ đại" Kevinauto :D

Bỏ qua những xung đột hai bên về vấn đề biển đảo, với vị trí địa lý "núi liền núi, sông liền sông", TQ thật sự là một điểm đến không tệ chút nào: thiên nhiên rộng lớn đa dạng, cảnh quan đặc sắc, di tích lịch sử văn hóa phong phú và cũng là nơi mua sắm rất tuyệt.

Điều đó tuy đúng với các tỉnh, thành và khu tự trị khác nhưng không đúng với Tây Tạng. Đi Tây Tạng không dễ - rào cản đầu tiên là thời gian: không thể đi Tây Tạng một cách tương đối tử tế (cho dù chỉ một vùng - phổ biến như Lhasa và vùng Trung Tây Tạng chẳng hạn) cũng không tốn ít hơn 10 ngày được, chưa tính không ai có thể trong 24h mà từ TP.HCM phi thăng tới xứ đó nổi.

Rào cản thứ hai là giấy má phức tạp: câu chuyện xin permit luôn là vấn đề gây đau tim cho các nhóm đi Tây Tạng: sau khi xin được visa TQ và gửi tiền deposit cho travel agency xong mới nói đến chuyện xin permit; nếu không xin được, hoặc trên xứ đó bất ngờ có biến cố gì đó, nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa Tây Tạng với khách nước ngoài thì khả năng khóc ra tiếng Mán là rất cao :D.

Rào cản kế tiếp là tiền - tuy vấn đề này có thể giải quyết bằng nhiều cách nên có vẻ đơn giản hơn (đi làm kiếm tiền, nhận tài trợ của thân nhân, vay ngân hàng...) nhưng cũng khá đau đớn: nếu những nơi khác ở TQ, chỉ cần 500Y/ ngày là tha hồ xông xênh nhưng ở Tây Tạng, con số đó ít nhất cũng phải 1000Y/ ngày. Lên xứ ấy buộc phải đi với công ty du lịch, không có chuyện đi bụi, không có chuyện ngủ dorm hay couchsurfing gì cả. Dĩ nhiên các travel agency có thể cung cấp dịch vụ giá rẻ (thậm chí siêu rẻ) tỉ lệ thuận với chất lượng (dĩ nhiên :D) thì thiên nhiên Tây Tạng cũng đủ khắc nghiệt để không có nhiều người có thể chịu đựng điều đó được.

Trong hoàn cảnh đó, đoàn Kevinauto đã có một chuyến đi - tuy lịch trình rất cơ bản - nhưng cũng có những chỗ độc đáo nhất định, vậy sao không làm hồi ức cho bằng chị bằng em nhỉ? :D

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/10154953_10201695932669269_2144863451_n.jpg

Chào mừng các bạn đến với hồi ức của bọn mình! :) :) :)

Mèo Bay
14-07-2014, 20:37
Đi Tây Tạng rồi, bọn mình mới thật sự tin vào chuyện "Vạn sự tùy duyên". Ý tưởng đi Tây Tạng đã được bạn Kevinauto nêu ra từ đầu năm 2012 nhưng khi đó duyên chưa tới nên kế hoạch chưa thực hiện được, bọn mình phải thay bằng chuyến Quảng Tây-Hồ Nam.

Đến đầu năm 2014, đề tài Tây Tạng lại được hâm nóng lại, và có lẽ duyên đã tới nên mọi chuyện có vẻ xuôi chèo mát mái hơn: trang FB "Tìm lại bầu trời" của nhóm tuy có hạn chế nhưng vẫn có hơn 100 người tham gia hóng hớt về chuyến đi và có hơn một tá mem đăng ký tham gia. Tuy vậy câu chuyện "vạn sự tùy duyên" vẫn tiếp diễn: có mem bất ngờ phát bệnh nặng, có mem có việc nhà đột xuất, có mem không thể thu xếp được công việc... lại có những mem mới xin tham gia vào giờ chót... Túm lại là: những người đi được thực sự là những người có duyên với xứ này :)

Sau khi hòm hòm số nhân sự đăng ký, cũng như xây dựng được lịch trình cơ bản, bạn Mèo Bay đã tiến hành liên hệ với nhà tour Tibet Kawa Karpo International Adventure (tiền thân của nó là Tibet F.I.T) vốn được bà con trên phuot.vn nhiệt liệt recomment. Không biết các nhóm khác thương thảo ra sao chứ bạn Mèo gặp khá nhiều gay go, trong khoảng 3 tháng hai bên gửi cho nhau hơn 70 cái mail, có lúc bạn Mèo còn bị bác Lhakpa mắng mỏ "Sao mày muốn nhiều thứ thế mà lại muốn rẻ nữa là sao?"

Cuối cùng, giá cả được thỏa thuận là: 960$/ khách cho nhóm 10 người. Di chuyển bằng xe bus 20 chỗ, ở KS 2* trở lên, ăn ngày 3 bữa - riêng bữa trưa và bữa tối định mức 40Y/ người/ bữa. Nhà tour chịu toàn bộ phí tham quan, phí permit, hướng dẫn viên nói tiếng Anh, nước uống trong các bữa ăn, bảo hiểm du lịch nội địa (nhưng loại trừ trách nhiệm trong trường hợp khách bị AMS). Giá này còn kèm thêm một khoản đặc biệt là một bữa ăn sáng buffet tại resort 5* St.Regis sang trọng nhất Lhasa và là một trong mười bốn khách sạn đẹp nhất thế giới mà trang Wacy bầu chọn.

Có 3 trường hợp bọn mình phải trả thêm tiền: chuyến đi tới Yumbulakang của 7 bạn trong nhóm vốn không có trong lịch trình đã thỏa thuận, bữa ăn lẩu bò Yak (bọn mình phải phụ thêm 350Y vì món đó quá đắt tiền) và buổi viếng thăm trại nuôi và nhân giống chó Ngao Tây Tạng qui mô nhất toàn xứ Tây Tạng (vé 60Y/ người nhưng thoả thuận được với trại 500Y/ 10 vé). Còn ngoài ra bọn mình không phải bỏ ra một xu nhỏ nào khác. Riêng đêm ở Shigatse còn được ở KS 4* nữa cơ :D

Bọn mình hài lòng với giá cả và chất lượng dịch vụ của Tibet Kawa Karpo. Đúng là họ làm ăn rất tử tế. Các bữa ăn là do mình tự gọi thức ăn, có những hôm do nhóm hơi mệt hoặc đồ ăn ở quán/ nhà hàng không có nhiều món nên mình không dùng hết định mức 400Y/ bữa. Thế là hôm sau, lấy lý do "Sợ mọi người đã đi mệt nên cần có cơm ăn ngay" ku hướng dẫn viên đặt sẵn bữa ăn có hàng chục món ở KS để bù lại.

Bạn hướng dẫn viên tên Kunchok Thubten (bọn mình toàn gọi bạn ấy là Kool" rất chịu khó và nhiệt tình, bác tài cũng vậy, rất vui vẻ; bác ta nhại tiếng Việt rất nhanh, có thể nói được cả tràng (dù chả hiểu gì :D).

https://scontent-b-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/10551115_689479184422911_4078001833910859650_n.jpg
Bạn Kunchok mặc áo carô, còn bạn kia hẳn nhiều bạn cũng quen biết - chính là bạn tuhailanha đấy!

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10377245_689498431087653_8984437819110847389_n.jpg
Bác tài mặc áo đen, còn cái bạn múa lửa bên cạnh kia vẫn là tuhailanha :D

Thật sự là có duyên, chúng tôi mới có thể tập hợp được 10 mem cùng đi Tây Tạng, có duyên chúng tôi mới đặt chân lên vùng đất đặc biệt này, mới gặp được những người xa lạ đáng mến như Lhakpa Tsering, Kunchok, bác tài...

Vấn đề vé máy bay cũng chiếm rất nhiều tâm tư của bạn Kevinauto. Sau khi suy tính, bạn ấy quyết định sẽ mua vé đoàn của hãng Sichuan Airlines. Tuy như vậy sẽ không thể về đường Nepal được (vé đoàn chỉ bán khứ hồi) nhưng bù lại giá chỉ có 720USD/ khách với lộ trình: SGN-NNG-CTU-LXA-CTU-NNG-SGN. Một thuận lợi khác là Sichuan có đại lý chính thức ở TP.HCM nên việc thanh toán rất dễ dàng, đồng thời thời gian transit ở Nam Ninh chỉ có 45' chứ không phải là đến mấy giờ đồng hồ như khi bay với các hãng khác. Cũng có góp ý này khác do dịp đó VNA bán vé HAN-CTU giá khuyến mãi rất rẻ nhưng đến khi họ đột ngột thông báo cắt đường bay đó, nhiều người mới thấy bạn Kevin sáng suốt: rẻ chưa chắc là tốt...

Như vậy, ngay cả việc chọn hãng hàng không cũng là vạn sự tùy duyên đấy :D

medieu8x
14-07-2014, 21:25
Hay quá bạn ơi, mình cũng hóng hớt thông tin của đoàn trên fb, cũng muốn đu đeo theo nhưng ko có nhiều thời gian như thế... :((...mới đọc khúc dạo đầu thôi mà đã thấy cuồng chân rồi! Có gì bạn chia sẻ thông tin với nhà tour nội địa Tibet cho mình với!
Cảm ơn bạn!

yeu-tu-do
14-07-2014, 21:52
Nữa nữa đi chủ thớt. Hóng hóng bài viết mới

Mèo Bay
14-07-2014, 22:58
Làm lịch trình là một vấn đề quan trọng, một phần thành công của chuyến đi là ở đó. Các điểm đến thưa quá dĩ nhiên không tốt nhưng dày quá cũng không tốt. Lịch trình vất vả quá thì khó hoàn thành, mà đơn giản quá thì dễ gây nhàm chán.

Bạn Mèo Bay vốn học khoa Địa lý nên không bao giờ quên qui tắc "Các chuyến đi luôn bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ". Do đó khi vừa manh nha ý tưởng tái lập kế hoạch Tây Tạng, bạn Kevinauto và bạn Mèo đã tiến hành sưu tầm bản đồ về Tây Tạng. Tuy sưu tầm được rất nhiều, kể cả đọc được tiếng TQ nhưng bạn Mèo vẫn thích cái lược đồ này nhất. Các bạn xem sẽ biết ngay tại sao :D Lịch trình của nhóm được xây dựng trên cơ sở của lược đồ này.

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/1920197_541689159277997_1065572735_n.jpg

Vấn đề đầu tiên của việc lập lịch trình là chọn tiêu chí của chuyến đi. Bọn mình chọn sự an toàn và sức khỏe cho mọi người trong nhóm làm hàng đầu. Do đó, lịch trình kéo dài tới 12 ngày nhưng số điểm đến ít hơn các đoàn khác cùng thời gian, những địa điểm đường xá vất vả khó đi hoặc có khả năng phát sinh chứng AMS như Rongbuk, EBC bị loại trừ. Đi Kailash cũng là mong ước của nhiều mem trong nhóm nhưng không phải ai cũng có thể thu xếp được trên 20 ngày nghỉ liên tục và 3000USD để thực hiện. Vì vậy nên thôi, biết đủ là đủ mà :D

Hai ngày đầu của chuyến đi hầu như không có hoạt động gì đáng kể, ngày thứ 3 mới đi loanh quanh Lhasa, ngày thứ 4 mới đi ra vùng ngoại vi Lhasa. Như vậy để mọi người có thời gian quen với sự thay đổi về khí áp, hạn chế tối đa khả năng bị AMS. Chắc chắn có bạn sẽ nói "Rõ phí của, đến những hai ngày ăn không ở không" nhưng nói thật là nhóm chúng tôi có đến 6 nữ mà chỉ có một người (là vận động viên nhảy dù) là thật sự hổ báo thôi. Vì vậy, chúng tôi cũng có một chút thiếu tự tin khi biết nhiều người (đàn ông thanh niên hẳn hoi) mà vẫn bị AMS lên bờ xuống ruộng, thậm chí tốn những món tiền không nhỏ để thuê xe cấp tốc hạ độ cao hay đuổi theo đoàn sau khi nằm viện. Thực tế đã cho thấy tính toán của bạn Kevinauto không hề sai: cả đoàn tuy có đến 5 bạn nữ yểu điệu thuc nữ nhưng không có ai bị AMS cả (tuy cũng có vài người phải uống thêm Gao Yuan Kang), kể cả bạn Mèo Bay vừa bị đau phổi, vừa bị hen, vừa có vấn đề về tim.

Việc chọn thời gian để đi cũng quan trọng, lúc đầu nhóm định đi vào tháng 9, 10 như hầu hết các nhóm khác nhưng do một số bạn vướng việc nọ việc kia, cộng với việc bạn Mèo Bay nghiên cứu biểu đồ khí hậu Tây Tạng thấy thời điểm mùa hè (sau ngày Hạ chí 21/6) cũng không có gì phải phàn nàn:

https://www.tibettravel.org/uploads/allimg/121108/1-12110Q1322E15.jpg

Lịch trình cụ thể của nhóm như sau:

-Ngày 1 (22/6): đáp máy bay từ Thành Đô đến Lhasa. Máy bay hạ cánh lúc 8.10AM. 7 bạn trong nhóm đi Yumbulakang, 3 bạn còn lại (do không đủ tự tin về sức khỏe khi đặt chân xuống Tây Tạng) về Lhasa nghỉ ngơi.

-Ngày 2 (23/6): buổi sáng đi ăn sáng ở St. Regis, sau đó đi cung điện mùa hè Norbulingka. Buổi chiều đi đền Jokhang.

-Ngày 3 (24/6): buổi sáng đi tu viện Deprung, chiều đi Potala lúc 3.00PM.

-Ngày 4 (25/6): sáng đi tu viên Ganden, chiều đi tu viện Sera.

-Ngày 5 (26/6): bắt đầu rời Lhasa: sáng đi thăm trại nhân giống chó Ngao Tạng, trưa đi hồ Yamdrok, chiều đi băng hà Karola. Tối ngủ lại Gyantse.

-Ngày 6 (27/6): sáng đi thăm quần thể tu viện Palkhor, tháp Kumbum và pháo đài, trưa ăn trưa và nghỉ tránh nắng ở Shigatse, xế chiều di chuyển đến thị trấn nhỏ Sakya. Tối ngủ lại Sakya.

-Ngày 7 (28/6): sáng thăm tu viện Sakya, sau đó di chuyển đi New Tingri (Shegar). Tối ngủ lại Shegar.

-Ngày 8 (29/6): sáng đi Old Tingri. Bạn Kunchok quả quyết là ở Old Tingri cũng có một địa điểm nếu trời quang vẫn có thể nhìn thấy đỉnh Everest, không cần phải đi Rongbuk hay EBC. Chiều mọi người về đi thăm một tu viện bé tí nhưng rất xinh trên đỉnh đồi gần khách sạn. Tối vẫn ngủ ở Shegar.

-Ngày 9 (30/6): di chuyển về Shigatse. Nhân lúc về Shigatse sớm, mọi người đề nghị đi thăm tu viên Tashilungpo luôn (thay vì để sáng mai) để mai có thể về Lhasa sớm (để còn đi mua quà cáp :D). Tối ngủ lại Shigatse.

-Ngày 10 (01/7): từ Shigatse di chuyển về Lhasa. Buổi chiều mọi người càn quét khu Bakhor để mua sắm.

-Ngày 11 (02/7): sáng đi hồ Namtso. Chiều tối về lại Lhasa thu xếp hành lý quà cáp.

-Ngày 12 (03/7); chào từ biệt bạn Kunchok, bác tài và Tây Tạng ra sân bay Gonga về lại Thành Đô.

Do lịch trình khá thưa nên ở mỗi địa điểm (trừ điện Potala) đoàn có dư dả thời gian để thăm thú cũng như các thành viên không cần phải vắt kiệt sức lực cho những chuyến marathon trọn vòng khora quanh các tu viên mênh mang đại hải hay các điểm đến trên đỉnh đồi đỉnh núi; cũng dồi dào thời gian cho việc chụp choẹt đủ thể loại ảnh ọt :D

Mèo Bay
15-07-2014, 00:12
Khi chuẩn bị cho chuyến đi, bạn Kevin đã gặp gỡ nhiều bạn đã đi Tây Tạng để thu thập kinh nghiệm; các bạn khác cũng tận dụng các mối quan hệ để hóng hớt thêm. Những thông tin thu thâp được sau khi xử lý sẽ biến thành những thông báo để mọi người chuẩn bị cho chuyến đi được chu đáo hơn.

Một vấn đề được quan tâm hàng đầu là chứng AMS vốn đe dọa những kẻ cả đời sống ở vùng đồng bằng như chúng ta-nhất là bạn Mèo Bay vì bạn ấy vừa bị đau phổi, vừa bị hen. Bạn Mèo Bay đã thu thập gần 20 bài viết về chứng AMS và tiến hành dịch ra tiếng Việt. Bạn Mèo cũng làm cho cô em gái làm dược sĩ bên Mỹ tốn vố số tiền điện thoại quốc tế để tư vấn tỉ mỉ về các thứ thuốc men cơ bản dùng cho chứng AMS (Acetazolamide, Dexamethazone). Những thông tin cần thiết lập tức được phổ biến để mọi người chuẩn bị thực hiên.

Trong các tài liệu có đề cập tới việc uống viên Rhodiola như một cách phòng ngừa hiệu quả AMS nên bạn Kevin đã nhờ một người bạn đi Đà Nẵng thu gom gần chục chai thuốc này (ở TP.HCM không có ai bán thứ này cả, ít nhất là bác Gúc bảo thế). Cái loại "thần dược" ấy đây:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10411387_10202025520908769_2543390321489895095_n.j pg

Trong tài liệu bảo lên Tây Tạng phải đảm bảo nguồn năng lượng từ chất bột đường chiếm đến 70-80%. Thế là bạn nào cũng vào siêu thị đẩy ra hàng xe đồ ngọt. Có điều đồ ngọt loại gì thì phụ thuộc vào thói quen của mỗi người. Bạn tuhailanha có vẻ đem ít nhất (vì vali bạn ấy hơi bé) nhưng cũng được bằng này:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10425409_680201462017350_5162789292962977465_n.jpg

Nếu xét hết 10 người, số sô cô la Snicker cỡ lớn mà mọi người đem theo nếu không được đến 200 thỏi thì cũng ngoài 100 thỏi cơ đấy!

Đồ dùng mang theo cũng vậy, thôi thì đa dạng khỏi nói. Bạn Mèo Bay không quên tha theo một cái ấm điện, một cái sấy tóc, một cái bình lưỡng tính 1l của Thermos và cả một cái gậy trek :D

Mọi người cũng vũ trang đến tận răng các loại thuốc nhưng không sao đua với bạn Mèo Bay được. Số thuốc bạn ấy đen theo chiếm hết 1/2 cái ba lô 65l, đủ để bạn ấy bị phiền hà với các thể loại an ninh sân bay và hải quan. Thế mà bạn ấy vẫn sởn sơ, vì sao thế? Vì bạn ấy để toàn bộ số thuốc đó nguyên niêm trong chai, hộp, lọ, có đủ đơn thuốc kèm theo (lột ra tiết kiệm được ối chỗ và giảm được rất khá trọng lượng nhưng bạn ấy không dám). Mỗi bữa (ngày 3 bữa) bạn Mèo Bay uống ngần này thuốc và thực phẩm chức năng, quả là đủ để dọa ngất bất cứ người nào hơi yếu bóng vía nhỉ? :D

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10537422_608156949297884_7220942459480125973_n.jpg

Bạn Kevinauto không ngừng theo dõi thời tiết Tây Tạng để thông báo cho mọi người đem theo trang phục phù hợp; vì vậy có hôm đoàn gặp phải một trận sương muối trắng đồi trắng núi nhưng không có ai phải cuống cuồng chạy đi mua đồ ấm cả.

Vấn đề mua bảo hiểm cũng rất được quan tâm, dù biết trên Tây Tạng không có chuyện bảo lãnh thanh toán viện phí như một số nơi khác nhưng bạn Kevin vẫn quyết định mua bảo hiểm du lịch quốc tế hạng Premium (mức cao nhất của bảo hiểm du lịch) của AIG. Tuy cả đoàn không xảy ra bất kỳ sự cố nào có thể claim được tiền bảo hiểm nhưng không ai thấy tiếc món tiền hơn 50$/ người đã bỏ ra để mua bảo hiểm cả.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10401621_10202112839731685_2725630036635737356_n.j pg
Chồng bì thư đó là thẻ bảo hiểm và thông tin bảo hiểm du lịch, còn tập tiền đó là tiền thanh toán cho đại lý của Sichuan Airlines.

Bạn Kevin cũng không quên cho in cái banner (vốn là cover của trang FB của nhóm) mang theo để khi chụp ảnh chung cả nhóm thì giăng ra, pro chưa nào??? :)

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/10463957_10202156913193494_5754577292253218326_n.j pg?oh=0ad7d4d4bd7af3ef482efdf1a1ae1116&oe=544F7F54&__gda__=1413529387_c07beacf4dcbc47be9e5cdd7532071f 1

Trước ngày đi, bạn Mèo Bay còn sưu tầm một tập tài liệu về các điểm đến trong lịch trình của nhóm, có đầy đủ hình ảnh; bạn Kevin đem in màu và đóng thành hai tập; bạn tuhailanha mỗi buổi sẽ đọc bài về điểm đến sắp tới cho mọi người cùng nghe khi ngồi xe. Sao lại phải mất công thế khi đã thuê HDV nói tiếng Anh? Dù tiếng Anh của bạn tốt mấy đi nữa thì việc nghe được những vấn đề loằng ngoằng về Phật giáo, văn hóa, lịch sử Tây Tạng hay những cái tên Tây Tạng đọc trẹo lưỡi không hề đơn giản; vả lại đến nơi mỗi người đổ đi một hướng, có mấy ai bấu theo HDV để nghe cho thật thủng đâu. Thế nên có hai quyển thông tin, mọi người chuyền nhau xem và nghe đọc lại một lần trước khi đến. Nhờ đó ai cũng nắm được thông tin cơ bản của nơi mình đến; nếu không, tình trạng ù ù cạc cạc hoàn toàn là possible :D

Thời điểm uống các loại thuốc men phòng ngừa AMS cũng được leader nhắc nhở chu đáo: khi nào thì bắt đầu uống Rhodiola và Hoạt huyết dưỡng não, khi nào thì bắt đầu uống Acetazolamide và Dexamethazone.

Các bạn có thấy choáng không? Đoàn chưa đi được mét nào mà đã xoắn như thế đấy :D

MrMilan
15-07-2014, 08:57
Đoàn chị chuẩn bị cẩn thận quá, đúng là có chị Mèo làm hậu cần có khác

Mèo Bay
15-07-2014, 19:19
Buổi sáng rời khỏi Thành Đô, thủ phủ của đất Thục xưa tiễn chúng tôi bằng trận mưa đêm rả rích. Nếu không có sự giúp đỡ tận tình của anh Kiên, một người bạn đang học nghiên cứu sinh ở đây, chúng tôi khó mà bắt được 3 chiếc taxi vào lúc 4h sáng.

Khi lên máy bay, mọi người quá ngạc nhiên khi chiếc máy bay cỡ lớn (3 dãy 2-4-2 ghế) chật ních cả khách. Yên vị xong, ăn xong bữa sáng đạm bạc của hãng hàng không cung cấp chúng tôi vẫn thấy bồn chồn - không phải vì sắp đặt chân lên Tây Tạng, hoàn thành ước nguyện bấy lâu - mà vì hồi hộp vì không biết lát nữa đặt chân xuống Gongga, mình có bị AMS không. Khổ thế cơ đấy!

Trong khi các bạn khác trổ tài chụp ảnh xuyên qua các tầng mây:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/10360834_1530532890500362_5007176817912587692_n.jp g

Thì bạn Mèo Bay tập trung vào bài tập hít thở dành cho người bị hen. Máy bay đã đáp xuống, mọi người lục tục bước xuống. Wow wow wow! Không có bạn nào đau đầu choáng váng hay xây xẩm chóng mặt buồn nôn gì cả! Hura... bước đầu thế là ổn... mọi người đã có chút tự tin vì thấy các thứ thuốc men có vẻ có hiệu quả. Bạn Kevin phải cầm permit và 10 quyển hộ chiếu của cả nhóm vào phòng riêng làm việc với nhân viên an ninh. Có "một sự căng thẳng nhẹ" trong tim mỗi người. Tuy nhiên mọi việc cũng thông suốt cả, anh Kevin tươi cười bước ra.

Ngoài cửa ga không thấy có ai cả, bạn Mèo Bay gọi điện cho Lhakpa Tsering, anh í bảo người đi đón không được vào trong, bảo mọi người cứ đẩy hành lý ra. Bên ngoài Lhakpa đợi sẵn với 2 lái xe, 1 guide, 1 xe bus 20 chỗ và 1 Land Cruise. Có 2 xe vì nhóm sẽ chia làm 2: 7 bạn hổ báo thì đi Tsedang để thăm tu viện Yumbulakang, 3 bạn èo uột không đủ tự tin thì về Lhasa. Chỉ có thế mà phát sinh 2 tờ permit khác nhau: 1 tờ cho 7 người với hoạt động của ngày 1 là đi Tsedang rồi mới về Lhasa, 1 tờ cho 3 người thì hoạt động của ngày 1 là về ngay Lhasa; từ ngày 2 hoạt động của 2 nhóm mới giống nhau.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10492269_1530533387166979_2518946230962323174_n.jp g

Mọi người rất phấn khích khi được choàng khăn Kata, sau đó nhanh nhẹn chia ra hai nhóm lên xe của mình. Trên xe, Lhakpa cho chúng tôi biết trên xe có khách nước ngoài luôn phải có HDV có thẻ đi cùng. Vì cậu Kunchok đã đi theo nhóm kia nên anh ấy phải hộ tống chúng tôi (Mèo Bay, Cún GC, Song Uyển) về Lhasa.

Đường cao tốc từ Gongga về Lhasa thật tuyệt, cảnh hai bên đường khá đẹp, có điều bạn Mèo Bay có chút ngạc nhiên: sao mà đồi núi lại trụi lủi thế này?

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/q72/s720x720/10366071_1530533450500306_9127121221041673118_n.jp g?oh=b8c055266d299d640b500a75ca25e93a&oe=5447352B&__gda__=1414928100_ead73db65809281ad9770e3eb0b9c46 9

Khách sạn Cool Yak mà đoàn sẽ ở 6 đêm rất ổn: nằm trên con đường nhỏ cách khu Bakhor chỉ 2-300m, đường phố không đông không thưa, hai bên toàn là cửa hàng buôn bán các thứ phục vụ khách du lịch: đồ outdoor, thuốc men, đồ lưu niệm, quán trà...

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/q71/s720x720/1926681_1530533873833597_4928222190188319524_n.jpg
Con đường trước khách sạn

Cool Yak chỉ là một khách sạn nhỏ, nằm trong một ngõ hẹp nhưng ấm cúng, sạch đẹp.

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/q71/s720x720/10464122_1530533980500253_6554260952808961130_n.jp g
Tiền sảnh khách sạn Cool Yak

Dọc giếng trời ở giữa sảnh là tấm Thangka cực lớn theo từ tầng 3 xuống đến tầng 1:

https://scontent-b-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/p480x480/10532876_1530534007166917_5282433767254672938_n.jp g

Bạn Mèo sau này có hỏi một cậu bán hàng vui vẻ xởi lởi là Thangka có đắt không? Cậu ta bảo đắt kinh lắm. Vậy cái tấm Thangka theo suốt mấy tầng lầu kia hẳn là cả đống tiền nhỉ?

Tuy nhiên, tấm Thangka chỉ thu hút được bạn Mèo Bay bởi độ lớn của nó còn thực ra bạn Mèo lại đặc biệt chú ý đến bức tranh vẽ con quỷ nữ Srinmo treo đằng sau quầy lễ tân:

https://cdn5.agoda.net/hotelimages/295/295145/295145_120110131256_STD.JPG

https://img259.imageshack.us/img259/3678/khachsan3.jpg

Truyền thuyết nói rằng thế đất của Tây Tạng có hình con quỷ nữ mà họ gọi là Srinmo. Để trấn yểm nó, nhiều đền chùa, tu viện đã được xây tại các vị trí trọng yếu trên cơ thể con quỷ. Trong đó, đền Jokhang nằm ngay vị trí tim con quỷ. Ngày xưa nơi đó là cái hồ, công chúa Văn Thành đã ném một cái nhẫn xuống đó trể trấn áp nó và cho lấp cái hồ để xây đền Jokhang lên trên. Sau này ku Kunchok giải thích thêm "Cái hồ là trái tim, nước hồ là máu; nếu máu bị rút cạn (lấp hồ) thì con quỷ làm sao sống được nữa". Nghe hấp dẫn nhỉ?

Bạn Mèo Bay và hai bạn kia được nhận phòng ở tầng 2. Mọi chuyện vẫn ổn cho tới khi bạn Mèo bước lên cầu thang. Chỉ có 5 bậc thang mà bạn Mèo đã thấy ngực mình thắt lại, hai chân nặng như đá. Ôi ôi ôi, trái tim bạn Mèo rơi tọt xuống bao tử: như vậy chả lẽ cả 11 ngày sắp tới bạn Mèo sẽ đi tham quan các nơi bằng niềm tin à? :(

Bước vào phòng, thấy có ấm điện, việc đầu tiên là tráng ấm và đun ngay một ấm nước. Nhờ chăm nấu nước mà 12 ngày ở Tây Tạng, bạn Mèo và bạn Cún gần như không tốn tiền mua nước uống (ngày uống 4l nước, mua nước đóng chai tốn cả đống tiền ấy chứ). Phòng có 2 giường. Ga giường trắng muốt, chăn bông rất mềm, nhẹ. Chỉ rửa ráy qua loa, hai bạn Mèo và Cún phi ngay lên giường. Sáng nay 3h sáng đã phải dậy chuẩn bị ra sân bay nên giờ cái giường chính là cõi thiên đường bằng bông mà bạn Mèo và bạn Cún đang mong mỏi :D

Mèo Bay
16-07-2014, 01:07
12 giờ trưa, báo thức của điện thoại reo, đã đến giờ đi ăn trưa với anh Lhakpa. Cả ba bạn xuống sảnh đã thấy anh Lhakpa tươi cười đợi sẳn. Sau giấc ngủ cấp tốc dài 2h, bạn Mèo đã thấy ngực và chân mình nhẹ hơn. Cảm ơn Chúa đã thương xót con! :)

Anh Lhakpa hỏi muốn ăn thức ăn gì, bọn mình bảo muốn nếm thử thức ăn Tây Tạng. Đến một nhà hàng nhỏ gần đó, bạn Mèo không chọn món ăn mà đề nghị anh Lhakpa chọn vài món ăn Tạng mà anh í thích. Anh í xù xì gì đó bằng tiếng Tạng với cô bé phục vụ. 15 phút sau đồ ăn đã được đưa ra thế này:

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/l/t1.0-9/10464316_1530533930500258_3891687564073398122_n.jp g

Ôi ôi, sao mà phí thế, có nhõn 3 kẻ thân thể mỏng dính với một ông tuy có hơi to nhưng lại ăn chay mà gọi ra bằng đó thức ăn cơ à? Để bạn Mèo kể ra nhé: khoai tây nghiền vo viên rán, bánh bột rán (thay cho bánh mì), thịt bò Yak xào ớt, thịt bò Yak áp chảo, bắp xào Trường Thọ (sau này bạn Mèo đọc thực đơn thấy ghi thế), súp lơ trắng và xanh xào nấm đông cô, cải thìa xào, canh rau. Thức uống là trà bơ.

Anh Lhakpa bảo tháng này là tháng 4 (theo lịch Tây Tạng), là tháng rất quan trọng với người Tạng vì Phật đản sinh, lập đạo tràng giảng đạo và nhập Niết Bàn cũng đều trong tháng 4 cả nên trong tháng này hầu hết người Tạng đều ăn chay và đi hành hương. Bọn mình nhanh nhẹn nếm thử các món. Đúng là anh Lhakpa khéo chọn, đồ ăn ngon, rất dễ ăn.

Trong các món đó, món ngon nhất chính là món bắp xào Trường Thọ:

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/q71/s720x720/10527887_1530533933833591_9009958857128643426_n.jp g

Món này rất đơn giản: bắp ngọt, đậu Hà Lan và một loại hạt màu nâu đỏ xào chung với nhau. Cái hạt nâu đỏ ấy tuyệt ngon. Bạn Mèo không bỏ qua bèn hỏi ngay đó là hạt gì? Anh Lhakpa bảo đó là một loại hạt hái trên núi, hơi hiếm và hơi đắt nhưng rất bổ, nhất là bổ phối. Bạn Mèo nghe thấy mắt sáng như sao :D nhưng quá tội là cái tên nó rất khó nghe nên anh Lhakpa nhắc tới mấy lần mà tung tẩy một hồi bạn Mèo lại quên béng đi mất. Sau này bạn Mèo cố ý đi các hàng đồ khô để tìm nhưng có đủ thứ hạt khác chứ không có cái hạt thần kỳ ấy. Các nhà hàng quán ăn khác cũng có món bắp xào nhưng không chỗ nào có bỏ cái hạt nâu nâu đó cả. Bạn Mèo về đến nhà vẫn còn tiếc mấy cái hạt ấy đấy!

Anh Lhakpa chỉ ăn bánh bột rán, khoai viên và súp lơ xào (ăn chay mà). Ba đứa bọn mình cố lắm cũng không ăn hết tới một nửa số thức ăn đó, ngại quá nhưng no quá, đành chịu thôi.

Quay về KS, 3 kẻ èo uột lại đi ngủ tiếp tập 2. Tập này mới dày dặn đây: được ngủ cho đến khi nhóm đi Yumbulakang về thì sẽ cùng đi ăn tối. Căng da bụng, chùng da mắt; cả 3 lê về phòng và vẫn thấy cái giường thật là quyến rũ :D

Chưa đến 7h, nghe tiếng bạn tuhailanha inh ỏi; bạn Mèo tung chăn chạy ra, định là xem có ai chết không thì giúp khiêng xác vào :D Không ngờ thấy cả nhóm 7 người đều tươi roi rói, ồn ả náo nhiệt còn hơn cả đám mổ bò :D

Ngày đầu tiên bình an thế là quá ngon rồi!

(Phần về Yumbulakang ngày mai tiếp nhé! :D)

tuhailanha
16-07-2014, 05:35
Tát nước theo mưa ngay cho bà con chóng luôn mặt mày không kịp trở tay - say xẩm mặt mày kiểu như bị AMS như chúng ta bị ở trên đất Tạng 12 ngày bổ sung cho chị Mèo Bay phần thông tin Yambulakang
Đầu tiên là ra mắt đầy đủ bộ sậu "nam thanh nữ tú" của đoàn Kevinauto và lưu ý mọi người là đặc biệt cẩn thận là "10 người như 1" toàn dân "bán trời không văn tự" nhìn mặt xinh xinh thế chứ nguy hiểm lắm nguy hiểm lắm - chớ có dại mà lại gần nhé

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116762&d=1405584459

Đất Tạng đón chúng tôi với thời tiết không thể đẹp hơn - mọi người ngất ngây với khung cảnh nhìn thấy từ trên máy bay và gần như quên hết mọi mệt mỏi , ai cũng phấn khích với sự tiếp đón nồng nhiệt của nhà Tour,mọi lo âu về AMS biến mất hoàn toàn bằng những hành động tinh nghịch của mọi người

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116713&d=1405424691

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116709&d=1405424691

Rất nhanh chóng theo đúng thỏa thuận từ trước đoàn chia ra làm 2 - 1 hướng về Yambulakang còn 1 hướng về Lhasa - cái vẫy tay qua khung cửa chúc may mắn cứ như đoạn phim như mới hôm qua nhớ lắm ai ơi

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116715&d=1405424691

Chiếc xe 20 chỗ bắt đầu bon bon lên đường với sự trăn trở của bản thân mình về "bác tài" - chuyến đi dài ngày này thành công hay không ít nhiều là do bác - hình ảnh đầu tiên mình chụp bác khiến mình vô cùng thoải mái về tính tình của bác,phải nói mình rất ưng luôn í - bao nhiêu nét đẹp của dân Tạng nó lồ lộ luôn
Cũng nói luôn cảm giác của bản thân 1 ít - trước giờ gần như mình không đi theo Tour là mấy vì vậy cái tình cảm dành cho guide có vẻ không nồng thắm cho lắm (chắc tại dốt TA) mình lại thừong vui vẻ với dạng bình dân hơn ( cánh lái xe) thôi thì Guide được chị Mèo săn đón thì mình săn đón lái xe luôn cho đủ bộ - chúng nó khỏi có đường chạy với đoàn chúng mình luôn hehe

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116714&d=1405424691

Đoàn có 7 người hướng về cố đô Tsedang nơi có cung điện đầu tiên Yambulakang,cái nắng nhẹ đầu hè khiến mọi người không khỏi trầm trồ khung cảnh trên đường đi trải dài hơn 100km - thay đổi nhận thức đầu tiên của mình đất Tạng chính là sự xinh đẹp ở cái vùng đất "cao kều" được bao bọc bởi những ngọn núi chọc trời - dĩ nhiên không quên làm mình làm mẩy với nhau trên xe trong sự loi nhoi

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116717&d=1405424957

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116718&d=1405424957

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116716&d=1405424957

tuhailanha
16-07-2014, 06:14
Hành trình tới Yambulagang chắc sẽ không có theo với lịch trình - nó xuất hiện nhờ vào cái sự ít có tò mò của bản thân mình về cái hình pháo đài ở khu vực ngược lại hoàn toàn hướng đi về Lhasa từ sân bay.
Cung đường 100km chứng kiến không ít bi hài kịch của nhóm 7 ngừoi trong đoàn mà có thể miêu tả qua 2 tấm hình đại diện

Đồng chí trưởng đoàn hạnh phúc ghi lại khoảnh khắc đáng iu - cả đoàn ai cũng phấn khích kiểu này
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116710&d=1405424691

Bữa trưa đỉnh cao tại Tsedang - ám ảnh về đồ ăn nước ngoài và nay xuất hiện món mới - sữa chua ^^ ai đi nhớ thử
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116712&d=1405424691

Mặc dù với kinh nghiệm dày dạn sa trường nhưng mình cũng quá ư bất ngờ về món sữa chua này ,chua còn hơn chanh - muốn ăn gần hết nó cả nhóm 7 người cùng 1 lọ đường hì hục 10 phút và kể từ đó nó không còn nằm trong đầu mọi người trừ mình.Mình còn chơi ngu với nó 1 lần cùng trái cây (cũng gọi là ăn dc)

Mãi sau gần 3h di chuyển cho 100km cuối cùng yambulagang xuất hiện loáng thoáng qua khung cửa khi bầu trời xám xịt,mưa lâm râm khiến vẻ đẹp của nó giảm bớt nhưng vẫn đó kiêu kì và ngang tàng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116719&d=1405424957

Yumbulagang là một pháo đài cổ ở huyện Naidong County, gần Tsedang . Nằm trên đỉnh núi, cao chót vót và nổi bật Yumbulagang trông giống như một lô cốt. "Yumbu" có nghĩa là con nai nữ ,"Lagang" có nghĩa là cung điện thiêng liêng. Khoảng 400 mét về phía đông bắc từ núi, có một mùa xuân không ngừng trôi chảy được gọi là "Geer mùa xuân". Người dân địa phương tin rằng mùa xuân có thể chữa bất kỳ bệnh tật, vì vậy hầu hết những người đến với Yumbulagang để thờ phượng sẽ đến đây để uống nước và tắm trong đó.

Yumbulagang, còn được gọi là "cung điện của người mẹ và con trai", được tính là tòa nhà đầu tiên ở Tây Tạng, với một lịch sử hơn 2.000 năm. Người ta nói rằng nó được xây dựng cho Nyatri Tsanpo, nhà vua Tây Tạng đầu tiên, các tín hữu Bon trong thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Sau đó, nó đã trở thành cung điện mùa hè của Songtsen Gampo và công chúa Văn Thành. Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã thay đổi nó đến tu viện của Cựu-vàng Hat Sect (Kadamspa).

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116725&d=1405507269

Để thăm pháo đài bạn có 2 lựa chọn là : đi bộ hoặc cưỡi ngựa
-Đi bộ : mất tầm 30ph cho đi lên và 20 phút đi xuống và mất 5 tệ tiền nước :))
-Cưỡi ngựa : nhanh,khoẻ người lại vui giá 25 tệ 2 chiều
Thực tế mình có lời khuyên cho những ai tham quan du lịch - các bạn nên ủng hộ các dịch vụ của dân địa phương,nguồn sống của họ là đây và trả 1 mức giá vừa phải hợp lí cho đôi bên nha (dan địa phương nha-ko phải dân buôn)

Để sau đó thu hoạch niềm vui nhỏ nhoi ấy trong kí ức - vui lắm
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116726&d=1405507269

minh3331984
16-07-2014, 13:37
Đọc thấy hấp dẫn với những kiến thức quá.

neveralone
16-07-2014, 16:07
Tây Tạng,niềm mơ ước của tôi,thanks bạn Mèo bay đã chia sẻ những thông tin bổ ích và giá trị.

tuhailanha
16-07-2014, 18:12
Yambulagang khi lên đến nơi lại càng thêm đẹp - lungta thì phấp phới từ nơi này qua tận mút đầu núi bên kia

[ Lungta có liên quan đến năng lượng tích cực hoặc 'lực' và với 'may mắn'. Nó là cả Điều phục của cái ác và chiếc xe của sự giác ngộ .
Biểu tượng lungta thường được mô tả trên lá cờ cầu nguyện , được bay để tạo công đức và tăng một của lực lượng cuộc sống. Lá cờ cầu nguyện Lungta thường hiển thị một con hổ , một con sư tử tuyết , một garuda , và một con rồng , (các bốn dignities ) với một lungta ở trung tâm.
Hổ, sư tử tuyết, garuda, và con rồng là biểu tượng cổ xưa của những phẩm chất của lungta có nguồn gốc với trước Phật giáo Tây Tạng và truyền thống chiêm tinh Trung Quốc. Nói chung, họ tượng trưng cho sự không sợ hãi và khả năng phục hồi của lungta.

Ở một mức độ sâu hơn, các lungta và bốn dignities tượng trưng cho lối chơi của năm yếu tố , trong đó có tất cả các hiện tượng được hình thành. Các lungta tượng trưng cho không gian, mặt đất của tất cả các biểu hiện; trên thực tế, trong các văn bản chiêm tinh phổi ta đôi khi đánh vần ཀློང་རྟ་, longta, 'ngựa của không gian. Con hổ tượng trưng cho yếu tố gió; con sư tử tuyết, trái đất; garuda, hỏa hoạn; và con rồng, nước.
Theo truyền thống, chúng được thiết lập trong cấu hình tương tự như năm phần mạn đà la được sử dụng cho năm gia đình Phật , như có thể thấy trong lungta lá cờ cầu nguyện ]

Từ đây bạn có thể bao quát hết tầm nhìn cả khu vực rộng lớn,hỏi sao người ta lại chọn làm cung điện - cái nào ở đất tạng cũng thế cả ,cheo leo hiểm trở dễ thủ khó công - bởi vậy chị mèo hiến kế là chỉ cần bao vây cắt đứt nguồn nước là xong ^^ (chị quá khổng minh luôn)
Để dành cho các vùng đất sau nên tạm thời yambulagang kết thúc bằng loạt hình ưng í nhất - mọi người cùng xem cho vui

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116728&d=1405507269

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116729&d=1405507269

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116727&d=1405507269

Trên đường về Guide Kun ghé cho chúng tôi một tu viện đang tu sửa khá bề thế ở khu vực "vùng xa vùng sâu" này - tuy nhiên do ngấm mệt nên mọi người hơi hời hợt.Mình thì tranh thủ chộp một vài khoảnh khắc ở đây khá ưng ý

Chó vùng cao toàn ngủ li bì - thiến chắc cũng không biết
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116730&d=1405507269

Chắc iu nhau quá mà dầu ăn trưởng đoàn Kevin giấu dùng riêng
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116731&d=1405507269

Nếu bạn muốn cảm nhận con người ở bất kì đâu - hãy nhìn cách họ cười với mình
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116732&d=1405509598

Mèo Bay
16-07-2014, 22:29
Mình luôn bảo Yumbulakang trông giống như cái tổ chim đại bàng, các bạn có đồng ý với mình không?

Để tiện so sánh, có ảnh tổ chim đại bàng để đối chứng đây:D

https://www.stephenfischerphotography.com/potw/2012/Eagles_nest_9550_800.JPG

Ở châu Âu thời xưa cũng có nhiều lâu đài chon von trên đỉnh núi như thế:

https://www.historyfish.net/images/castles/eu_lichtenstein.jpg

Những nơi đó dễ thủ khó công, có những góc chết mà một người giữ, hàng trăm người không tấn công lên được. Có điều ở đời được nọ mất kia: trên những đỉnh núi thắt thẻo như thế, nguồn nước hẳn là thứ rất xa xỉ :D

Nếu muốn đối thủ chết nhanh thì triệt nguồn nước, nếu muốn chết chậm thì triệt nguồn lương thảo. Nếu muốn đối thù nước mắt nước mũi dầm dề, ho khù khụ thì lựa hướng gió đốt lửa hun khói :D

He he, mọi người thấy bạn Mèo Bay có bá đạo không? :D

Mèo Bay
17-07-2014, 00:59
Resort St.Regis Lhasa được trang Waycy bầu chọn là một trong những khách sạn đẹp nhất thế giới:

https://waycy.com/wp-content/uploads/2014/02/TIBET-ST.-REGIS-LHASA-RESORT.jpg

Nó cũng nổi danh nhờ có cái bể bơi lát bằng vàng 24K:

https://www.cpp-luxury.com/wp-content/uploads/2013/09/St-Regis-Lhasa-Resort.jpg

Khi biết được thông tin này bạn Kevin đã nghĩ ngay đến chuyện đến tham quan cái nơi đặc sắc này một chuyến. Khổ nỗi resort 5* không phải là cái chợ, ai muốn ra vào cũng được. Bạn Mèo bèn hiến kế "Hay bọn mình đến đó ăn buffet sáng đi". Ý tưởng đó không tệ nhưng giá cả của nó có hơi chát: nhà tour tính giá bữa ăn đó 30$/ em :D

Nếu ai đã từng đi Tây Tạng bạn mới biết để duy trì một cảnh quan xanh mượt như ở St.Regis là việc không hề đơn giản:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10547411_10202295879707570_181355428632902679_n.jp g

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10424331_10202295881067604_2884154222933777667_n.j pg

Nội thất rất đẹp, đậm chất Tây Tạng:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/q71/s720x720/10436168_10202174270467415_8227362425400543384_n.j pg

Nói chung mọi thứ đều rất tuyệt. Chỉ hiềm nỗi bữa buffet chỉ cỡ như buffet của KS 4* ở nơi khác thôi. Có lẽ nên thông cảm với khu nghỉ dưỡng trên nóc nhà thế giới: việc supply lương thực thực phẩm lên xứ đó chắc chắn không dễ dàng và không rẻ như ở Hongkong, Singapore, Bangkok...

Ảnh món ăn mình sử dụng quyền yêu cầu trợ giúp từ các bạn trong nhóm, sẽ bổ sung sau nhé :D

Bonus ảnh bông hồng Tây Tạng bạn Kevinauto chụp ở St.Regis :)

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/10509630_10202295880387587_7967525207955619095_n.j pg

Những ngày sau đi thêm nhiều nơi khác bọn mình mới khẳng định một điều: đất Tây Tạng khắc nghiệt cằn cỗi là thế nhưng hoa hồng trồng trên xứ đó vừa to vừa đẹp, lại rất sai bông.

tuhailanha
17-07-2014, 13:52
Em xin bổ sung vài hình ảnh ăn uống sang chảnh - theo em với mặt bằng vật giá thi giá này ăn được-em uống 4 ly nc ép coi như gỡ cho chị mèo hehe

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116753&d=1405579170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116751&d=1405579170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116752&d=1405579170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116750&d=1405579170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116749&d=1405579170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116747&d=1405579170

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116748&d=1405579170

tuhailanha
17-07-2014, 13:59
Về phần trang trí không phải bàn quá chuẩn,ko rườm rà gây nhức mắt.View đẹp

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116760&d=1405579407

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116757&d=1405579407

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116756&d=1405579407

Đây là tấm hình mình ưng ý nhất - một sự giao thoa nhẹ về tôn giáo tại đất Tạng
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116754&d=1405579407

View khá ổn nếu trời không âm u
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116755&d=1405579407

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116759&d=1405579407

Tuan-VM
17-07-2014, 14:33
Chuyến đi được đoàn chuẩn bị kỹ lưỡng thích ghê, hình ảnh chụp đẹp nữa. Bữa ăn buffet mà để dành gần ngày về khi đã hơi ngán các món Tạng chắc sướng rên luôn - Mừng các bạn đã có chuyến đi mơ ước nhé.

Mèo Bay
17-07-2014, 18:55
Nếu có ai hỏi: trên Tây Tạng nơi nào hoa cỏ tốt tươi nhất? Không chỉ bọn mình mà ai đã từng đặt chân lên xứ ấy đều sẽ bảo: chính là cung điện mùa hè Norbulingka.

Sau này khi đi tham quan điện Potala, mình bảo ở đó không có sinh khí gì cả, giống như nhà hoang chết chủ; bạn tuhailanha thì bảo Potala giống cái xác chết chưa chôn. Trong hoàn cảnh đó, Norbulingka cũng là cung điện cũ của Dalai Lama XIV nhưng vẫn có chút sức sống, có chút sinh động - có lẽ là do lũ hoa cỏ đem lại.

https://thanglongtour.com/Portals/0/UltraMediaGallery/661/200/10.Cung%20dien%20Norbulingka.jpg

Norbulingka được xây dựng khoảng 100 năm sau khi cung điện Potala được xây dựng, bắt đầu từ năm 1755 dưới thời Kelsang Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ 7) và hoàn thành vào năm 1783 dưới thời Jampel Gyatso (Đạt Lai Lạt Ma thứ 8). Cung điện được bổ sung và mở rộng đáng kể vào thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và 14. Nơi đây ghi dấu các sự kiện lịch sử mang tính chất chính trị của Tây Tạng. Norbulingka được coi như là nơi cư trú mùa hè truyền thống của các Đạt Lai Lạt Ma từ năm 1780 cho đến năm 1959 (khi Đạt Lai Lạt Ma 14 lưu vong).

Norbulingka có diện tích khoảng 36ha và được coi là khu vườn lớn nhất ở Tây Tạng. Ở độ cao 3.650m, Norbulingka tự hào là "khu vườn cao nhất" trên thế giới, là thế giới của hoa hồng, dã yến thảo, cúc vạn thọ, và các hàng các loại thảo mộc và thực vật quý hiếm. Nơi đây có một bộ sưu tập lớn về đèn chùm Ý, bức bích họa Ajanta, thảm Tây Tạng và nhiều hiện vật khác.

Không biết các đoàn khác đi vào những mùa khác (mùa thu, mùa đông) thì Norbulingka trông thế nào, chứ lúc bọn mình đi thì nó bộc lộ toàn bộ sức sống của cỏ hoa ở thời điểm cuối xuân đầu hè:

Này là những cây cổ thụ trên thảm cỏ xanh mượt:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10410120_10202301264562188_6206313769183256005_n.j pg

Này là những bông Pensee tươi tắn:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10463987_10202301264882196_8501828699400941777_n.j pg

Này là lồng đèn và dạ yến thảo khoe sắc:

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/p480x480/10464279_10202301265682216_5785456742951456850_n.j pg?oh=7b9181c9e1628e48923e010efba0a7cd&oe=5441DD27&__gda__=1413781297_586f28983844a2436f84ce3fa3aef5b d

Này là mõm sói đủ các màu:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/t1.0-9/p480x480/10473419_10202301267082251_5289723450452358100_n.j pg

Này là đình tạ, hồ nước:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/p480x480/10487411_10202301267682266_3201108807274637065_n.j pg

Trong Norbulingka có 4 tòa điện chính, đoàn mình đến thăm điện Kelsang Phodrong và điện Takten Migyur Phodrong. Điện Kelsang được đặt theo tên của Đạt lai lạt ma VII Kelsang Gyatso. Điện khá khỏ, bên trong bên ngoài không có gì đặc biệt:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/t1.0-9/p480x480/10402046_10202301265082201_1601081075134952901_n.j pg

Điều rất đặc biệt là trên đầu tường vây ngoài điện có một con Ngao Tạng canh gác. Con Ngao này rất xoàng, thuộc giống Do-khyi (hổ đầu). Đó là con Ngao Tạng duy nhất mà mình thấy ở Tây Tạng. Hóa ra ngay trên xứ sở của mình nhưng không có mấy người Tạng nuôi nổi con Ngao Tạng.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/10440641_10202301266722242_234854318411202592_n.jp g
Chó Ngao trên mái nhà ở điện Kelsang

Trong mục viết về cung Norbulingka trên trang Wikipedia, em chó "Guard dog on Norbulingka wall" lại là em khác, có lẽ là người tiền nhiệm của em hiện tại:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f1/Guard_dog_on_Norbulingka_wall.JPG

Nuôi chó trên mái nhà, một nét lạ lẫm của Norbulingka nhỉ?

Mèo Bay
17-07-2014, 18:56
Nơi đẹp nhất trong Norbulingka là điện Takten Migyur, do chíng Đạt lai lạt ma XIV cho xây dựng năm 1954. Điện này có chu vi rất lớn, bên ngoài bao bọc bằng lớp tường vây màu vàng sậm:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/t1.0-9/p480x480/10492495_10202301268042275_3090034052310556591_n.j pg

Sau cổng lớn là lối đi dài có hàng trúc u nhã, bên trái là hoa viên có hồ nước, đình tạ, cầu đá và một điện thờ Phật nhỏ:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10537882_10202301267962273_2770051476499445437_n.j pg

Bên phải là điện Takkten Migyur:

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/p480x480/1924347_10202301267362258_2015575987387490110_n.jp g

Đây chính là nơi ở cuối cùng của Đạt lai lạt ma XIV và năm 1959 ông cũng trốn đi từ nơi đây bằng cách cải trang làm một vệ binh trong cung để theo phiên đổi gác lọt ra ngoài. Bước vào bên trong, bạn Mèo thấy rất cảm khái, mọi thứ còn nguyên (hay có vẻ là như thế) cứ như chủ nhân vừa đi đâu đó chứ không phải là đã vắng mặt gần 60 năm và có lẽ không có ngày trở về chốn xưa.

Cậu guide chỉ cho mình một căn phòng nhỏ, nhỏ đến mức không biết có nên gọi là căn phòng không nữa. Bên trong có một trường kỷ hẹp và một ban thờ cũng rất nhỏ hẹp. Cậu ấy bảo đó là phòng ngủ của ngài Đạt lai lạt ma. Không ngờ khi đó Đạt lai lạt ma là cậu thanh niên chỉ hơn 20 tuổi, đứng trên đỉnh cao quyền lực mà cuộc sống lại đơn sơ như thế. Trên võng cửa ngoài phòng có treo một bức tranh nhỏ vẽ ba con mèo con đang chơi đùa. Bạn Mèo hỏi cậu guide: thế đức Đạt lai lạt ma ngài yêu mèo lắm sao mà có bức tranh mèo treo ở đây? Cậu ấy trả lời: đúng vậy, ngài rất thích mèo nên mới bảo treo bức tranh đó ở đây. Một người vĩ đại vẫn có thể có những thú vui rất bình thường, điều đó không làm cho người đó kém cỏi đi mà càng nâng người đó lên cao hơn: một người rất bình thường nhưng đã làm được những điều to lớn; chứ một người vĩ đại mà làm những điều to lớn thì lại quá bình thường, đâu có gì để nói nữa - đúng không nào?

Norbulingka nhìn qua rất đẹp, rất tươi tắn; toàn xứ Tây Tạng không có nơi nào được như thế. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, các thứ hoa cỏ sặc sỡ đó đều trồng trong chậu và được đưa đến sắp xếp thành hình dáng; trông hời hợt và giả tạo sao sao ấy; có lẽ cũng không khác mấy với sự phồn thịnh và hiện đại của một Lhasa mới với các trung tâm thương mại và những tòa nhà cao tầng nhiều như nấm.

P/S: bonus tấm ảnh mà bạn Kevinauto ưng ý nhất trong vô vàn hoa cỏ ở Norbulingka, bạn ấy đặt tên cho nó là "Để gió cuốn đi".

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/10553405_10202301265762218_1937606979341426906_n.j pg

minh3331984
17-07-2014, 19:26
Thấy một phong cách Nhật Bản trong Khu nghỉ dưỡng Thụy Cát

Mèo Bay
19-07-2014, 00:37
Hic, đặt cái title nghe cho hấp dẫn thôi, thực ra là nắng rát như bào!

Ở Norbulingka bà con trong đoàn bị thu hút bới liễu xanh hoa đỏ mà quên bén mất thời gian.

Điểm đến kế tiếp là Bào tàng Tây Tạng. Bảo tàng này là một dự án tiêu tốn nhiều triệu dollar, nằm ngay gần điện Potala với phong cách kiến trúc pha trộng giữa truyền thống Tây Tạng và hiện đại. Bảo tàng gồm 3 khu chính: nhà triển lãm chính, vườn văn hóa Tây Tạng và khu hành chính. Sảnh triển lãm rộng hơn 10,000 m2, trưng bày các hiện vật từ thời tiền sử, các thời kỳ lịch sử của Tây Tạng cũng như văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán của người Tạng.

Đáng tiếc là khi đến nơi, bảo tàng lại đóng cửa; vì vậy chỉ có thể nhìn nó từ bên ngoài:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10518651_10202312594285424_3815773086980474164_n.j pg

Vì nhà tour thông báo rằng vé tham quan Potala chỉ đặt được vào xuất 3.00PM ngày mai, thế là mọi người quyết định đi thăm đền Jokhhang.

Jokhang là nơi thiêng liêng nhất đối với người Tây Tạng. Nhiều người đã đi bộ hàng tháng hay nhiều tháng từ quê nhà về hành hương Jokhang, còn những người đi bằng phương thức tam bộ nhất bái thì thời gian đó có khi phải tính bằng năm. Tương truyền rằng Jokhang được xây ngay đúng vị trí trái tim của con nữ quỷ Srinmo để phong ấn quyền năng của nó. Trước Jokhang là quảng trường rộng mênh mông. Đầu quảng trường có tượng con bò Yak vàng chóe:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/10513324_608140675966178_7508457009415933981_n.jpg

Để vào khu Bakhor và đền Jokhang có rất nhiều ngõ ngách nhưng ngõ nào cũng có chốt cảnh sát canh giữ, mỗi góc quảng trường đều có đồn cảnh sát. Khách đi qua phải cho hành lý vào máy soi, tất cả bật lửa gaz và diêm đều bị tịch thu. Nghe giang hồ đồn rằng làm thế để hạn chế tối đa việc người Tạng vào khu này để tự thiêu. Trên các mái nhà quanh khu Bakhor đều có cảnh sát chìm mặc thường phục đứng giám sát. Vì vậy bạn Mèo thề rằng khu Bakhor và đền Jokhang là nơi an toàn nhất thế giới đối với du khách: nếu bạn đứng giữa khu đó quạc mồm ra gào lên, bất kể là "Help me!" hay "Jiu ming a!" thậm chí là "Cứu tôi với!" đi nữa thì không có đến 30 thì cũng phải có đến mười mấy hai mươi tay cảnh sát chìm nổi đổ tới. Có lúc đầu đường bên kia quảng trường còn đậu sẵn cả xe chở phạm nữa cơ, sợ chưa?

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/p480x480/10448781_10202312594725435_2448298202432681162_n.j pg
Quảng trường trước đền Jokhang, nắng mờ cả mắt

Trước đền có một căn hầm nửa nổi nữa chìm, đó là xưởng làm nến của nhà đền. Bên hông đền có một nơi luôn có rất đông người hành hương làm lễ ngũ thể nhập địa bái vọng vào trong đền:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/p480x480/10547529_10202312595685459_4596663103742641455_n.j pg?oh=81a98e8d6db27174bd6ee31e56ee750c&oe=543604DA

Bao quanh khuôn viên Jokhang là con đường để người hành hương đi Khora theo chiều kim đồng hồ.

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/10553529_10202312596925490_6840226531703617975_n.j pg

Mọi người đi rất trật tự, chả ai nói chuyện hay cười đùa. Họ tay lần chuỗi hay quay chuyển kinh luân, miệng rì rầm đọc kinh:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/t1.0-9/10494751_690715214299308_589789552141294266_n.jpg

Trên con đường này có thể thấy những người đi khora theo phương thức tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa. Có người đi 3 bước thì lễ ngũ thể nhập địa đủ 4 hướng; có người tàn tật cũng làm hành lễ ngũ thể nhập địa nhanh như máy:

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/p480x480/10500261_10202312598205522_6986293888212689831_n.j pg?oh=0e04e5381d0c4229a9feededd1914f26&oe=54568582&__gda__=1414257465_dca90dc454366d5d5072cba4f740eaf b

Trong khu Bakhor có một bảo tàng nhỏ:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/10553544_10202312597365501_7833431861337902635_n.j pg

Dù đọc chữ chẳng chữ chuộc nhưng bạn Mèo và bạn Kevin vẫn lập tức tóm ngay được đuôi của con chuột cống: nó được lập ra để chứng minh rằng Tây Tạng đã có quan hệ chặt chẽ với TQ từ nhiều triều đại trước và đến thời Mãn Thanh thì triều đình đã thiết lập sự quản lý về hành chính ở xứ này; thế nên chuyện ngày nay TQ có tiếp tục quản lý vùng đất này cũng là chuyện thiên kinh địa nghĩa, không có cái gì gọi là "xâm lược" ở đây cả, không giống như luận điệu của các thế lực thù địch vẫn tuyên truyền. Cái này nghe quen quá nhỉ?

Quanh Bakhor và vô vàn các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quần áo, mũ mãng, pháp khí, tranh Thangka, tượng Phật, đồ trang sức... Đồ mới, đồ cổ, đồ giả cổ... gỉ gì gi đều có. Có điều giá cả thì vô chừng, bị chém nặng hay nhẹ là tùy vào kinh nghiệm giang hồ của mỗi người nhưng không thể tránh khỏi chuyện bị chém, trừ khi bạn không mua gì cả.

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/p480x480/10403297_10202312596125470_6658379606512250220_n.j pg

Bạn tuhailanha luôn có những bức ảnh quá độc: bạn ấy leo lên tận mái nhà của đền Jokhang cơ đấy:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/10488144_690034114367418_6467901153781908113_n.jpg

Còn bạn ấy đã làm điều đó như thế nào thì bạn ấy sẽ giải thích cặn kẽ sau. Mọi người hãy đợi đấy!

tuhailanha
19-07-2014, 02:20
JoKhang - Đại Chiêu Tự

Đại chiêu tự (Jokhang tempel) là ngôi chùa theo Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000 thuộc Lhasa, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Barkhor. Đối với người Tây Tạng đó là ngôi chùa linh thiêng nhất nước và là nơi diễn ra ngày hội chùa Đại Chiêu lớn nhất của người Tạng . Chùa do vua Tùng Tán Cán Bố xây vào thế kỷ thứ 7 (năm 647)

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116810&d=1405742755

Vì là chùa linh thiêng nhất và lâu đời nhất trong Lhasa, Jokhang Temple có lượng người hành hương cũng như khách du lịch tứ phương đông, sức chen lấn cũng không kém gì hội chùa chiền của nước ta! Chỉ khác là không ai mang lễ vật hương hoa; riêng người Tạng thì mỗi bước đi đều lẩm nhẩm câu kinh Phạn-Tạng

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116827&d=1405743203

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116825&d=1405742961

Nếu nhắm mắt mà tưởng tượng, người ta có thể nghe thấy bài ca tôn giáo nghìn lời hoà chung đang ngân nga dưới mái chùa Đại Chiêu trong ánh nắng vàng tưởng chừng như vô tận của Lhasa; bài ca đó thay tiếng trống chiêng, thay âm chuông mõ, cứ ngân nga nhịp nhàng đều đặn, mới đó mà đã cả hơn ngàn năm rồi ... ai cũng để lại Jokhang một chút hồng trần và mang đi một phần thanh tịnh ...

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116826&d=1405743203

Tôi thích cái không khí tĩnh lặng chỉ sột soạt tiếng của các động tác quỳ bái ngũ thể nhập địa đầy mê hoặc và hết đỗi thành kính của dân Tạng.Với bản thân tôi nghĩ nó là "món ăn" ngon nhất trên bàn tiệc đầy thịnh soạn mang tên Tây Tạng - hạnh phúc và thầm cười mỗi khi chứng kiến 1 em bé Tang thực hiện lễ nghi này bởi nó thể hiện sức sống tinh thần mãnh liệt của những người con đất Tạng trước sự xâm lấn văn hoá ồ ạt của người Hán

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116829&d=1405743203

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116828&d=1405743203

tuhailanha
19-07-2014, 11:52
Ngay trước cửa Jokhang Temple là 2 cây cột lớn quấn kỳ ngũ sắc của Phật giáo. Những nơi nào có 2 cột lớn như vậy là biểu trưng thánh địa được Phật giáo hộ trì, bên trong sẽ thờ tượng Đức Phật cùng chư vị Bồ Tát và các Hộ Pháp nhà Phật.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116816&d=1405742755

Thực ra ban đầu chùa được vua dựng để thờ tượng Phật mà công chúa Nepal Ba Lợi Khố Cơ mang vào Tây Tạng, nhưng sau tượng này được chuyển sang Tiểu Chiêu Tự còn Đại Chiêu Tự lúc đó bắt đầu thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thập Nhị Tuế Đẳng (Twelve-years old Shakyamuni, hay Jowo Rinpoche) do công chúa Đường quốc Văn Thành mang vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7.
Bước vào sân chùa Đại Chiêu, du khách sẽ bị cuốn hút bởi sự trang nghiêm toát lên từ kiến trúc rực rỡ pha trộn tinh hoa Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, và cả nhà Đường của Trung Hoa.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116814&d=1405742755

Ấn tượng nhất trong muôn vàn kiến trúc Tạng chính là những khung cửa sổ đầy hoa tràn ngập sức sống
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116812&d=1405742755

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116815&d=1405742755

Trước cửa của chính điện Jokhang là tấm màn che lớn có hình ảnh quen thuộc của Phật giáo: Bánh Xe Pháp Luân - tượng trưng cho Phật giáo muôn đời (Buddhism Forever), 2 con hươu trong truyền thuyết Phật Thích Ca thuyết giảng nơi vườn Lộc Uyển (Sarnath), và ngoài cùng là tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) nơi Đức Phật giác ngộ và giải thoát.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116830&d=1405746657

Chùa Đại Chiêu xây theo hướng Tây, cao 4 tầng và rộng tổng cộng 25km2; bên trong chùa ngoài tượng Đức Phật Thích Ca dát vàng được bảo vệ cẩn mật, còn có các bức tượng và gian điện thờ sư tổ Hoàng Mạo Giáo - đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) cùng các đại đệ tử, tượng các Tạng Vương Thổ Phồn

Hình toàn chụp lén thôi vì bên trong đền cấm chụp nên chất lượng không như ý
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116820&d=1405742890

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116822&d=1405742890

Ánh sáng bên trong chùa lấy ánh sáng tự nhiên là chính, kết hợp với những ngọn đèn nến làm từ mỡ bò Yak khiến màu sắc bên trong chùa thêm ảo diệu. Khác với chùa của Trung Quốc hay Việt Nam, các chùa ở Tây Tạng không nghi ngút khói hương, thay vào đó là mùi nồng nồng của mỡ bò bởi theo người Tạng, mỡ bò Yak khi đốt không tạo ra khói nhờ đó không gây hư hại đến các bức tượng hay tranh thangka treo trong chùa, ngược lại, mỡ bò Yak như phủ một lớp bóng đặc trưng lên các pho tượng. Những người hành hương mộ đạo khi vào lễ bái các tu viện và chùa chiền đều không quên mang theo một chiếc phích nhỏ chứa mỡ bò Yak mà họ sẽ thành kính rót vào các lư đèn như một sự dâng hiến nhỏ vinh danh Phật pháp

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116821&d=1405742890

tuhailanha
19-07-2014, 14:29
View trên cao ở Jokhang thì khỏi phải chê - mò mẫm theo dòng người du khách là lên tới sân thượng

Potala hùng vĩ sừng sững kiêu hùng trong nắng mưa - chưa đến Ai cập nhưng gọi nó là kim tự tháp "Tạng" có ổn ko nhỉ :))
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116818&d=1405742890

Xung quanh thật bất ngờ là nguyên 1 trung đội quân đội đang rèn luyện thể lưc
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116819&d=1405742890

Ở quanh Jokhang tất cả các cứ điểm quan trọng từ trên cao đều có các lính canh gác để nắm bắt mọi động tĩnh của mọi người - vì đơn giản ở đây là địa điểm thích hợp nhất để nếu có muốn bạo động ôn hòa ( cách tôi gọi về việc tự thiêu) gây đựoc chú ý nhất

Đây là tấm ảnh ưng ý nhất ngày 2 - nó may mắn được che đi lá quốc kì trung quốc từ góc nhìn phù hợp - rùng mình trứoc cái đẹp này
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116817&d=1405742890


Lạm bàn ý kiến cá nhân
May mắn được đi và chụp lén được một số ảnh bên trong khu vực cấm - điều đọng lại và nó ám ảnh luôn trong tâm trí tôi suốt những ngày còn lại khi đến các tu viện khác - không rõ đây là điều bình thường trong văn hóa Tạng trước đây hay không - các bạn xem hình sẽ rõ
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116823&d=1405742890

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=116824&d=1405742961

Các núi tiền NDT ở ngay trước mặt các nhà sư được cho bởi khách thập phuơng,họ cầu đạo??? Và được chấp thuận.... Tôi thấy ở đây là sự tầm thường,thâm tâm cảm thấy buồn cho xứ đạo mơ ước của hàng triệu người
Việt nam cũng thế - mua thần bán thánh trong mọi dịp lễ - bởi vậy tôi không thích đi chùa vào dịp lễ
Nếu so sánh với Myanmar thì Tây Tạng thua đứt mọi khoản trong cách hướng đạo - tôi thích những bữa cơm chay đầy nhân văn bên myanmar - các thùng công đức không quá lộ liễu và các nhà sư luôn có nụ cừoi đầy thiện cảm

Và từ đó ưu tiên của tôi khong còn là bước vào trong các tu viện nữa - không phải là gửi gắm tinh thần vào sự vô hồn ở đó - mà thay vào đó là khung cảnh hùng vĩ của nó và thần thái của những người con Tạng mộ đạo - cảm thấy thật sự thất vọng và tự nghĩ có phải ngừoi Hán đồng hóa văn hóa Tạng không hay chính họ tự đồng hóa mình trong sự cám dỗ

Tôi không hề có một miếng bùa vắt vai để tặng người thân cũng như các đồ vật xinh xắn được trấn yểm bởi các sư đơn giản vì tôi đánh giá nó vô hồn ( đụng chạm vô số ngừoi trong đoàn) - nhớ mãi một vòng tay đựoc một dalatlatma ở shangrila tặng mà trân trọng - ở len lỏi đâu đó vẫn có gì đó vĩ đại

Mèo Bay
20-07-2014, 21:55
Khi ngồi xe từ sân bay về thành phố, sau khi qua trạm kiểm soát ở ngoại vi Lhasa, anh Lhakpa có chỉ cho chúng tôi một quần thể tu viện trên lưng chừng núi và bảo "Tu viên Deprung đấy!". Bạn Mèo nhìn một cụm lô xô giống như đồ chơi lego nghĩ "Không phải thế chứ, sao mà to vậy! Dễ thường đi đủ một vòng có khi rụng chân mất!".

Tu viện Deprung nằm trên núi Gambo Utse, cách vùng ngoại ô thủ phủ Lhasa khoảng 5km về phía Tây, nơi đây đã từng là một trong ba tu viện lớn có tầm ảnh hưởng rộng nhất trên đất Tây Tạng. Tu viện Drepung được thành lập vào năm 1416 bởi một trong số những đệ tử của Đại sư Tông Khách Ba (Tsongkapa), ngài Jamyang Choge Palden Tashi (1397-1449). Tu viện này đã từng là nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến khi Cung Potala được xây dựng lại vào thế kỷ 17. Ngày nay, tuy Deprung không còn huy hoàng như thuở xưa nhưng vãn luôn đứng đầu danh sách các tu viện "phải đến" trong chương trình của mọi đoàn khách đến Lhasa.

Nằm trên lưng chừng núi, từ Deprung có thể nhìn thấy toàn cảnh thung lũng Lhasa:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/t1.0-9/10559693_10202318275587453_7608285591087032000_n.j pg
Lhasa là thành phố trên núi cao, liệu có cần quá nhiều nhà cao tầng như thế không?

Sau khi trèo lên một đoạn dốc cao, đỉnh núi với những bức Thangka khổng lồ vẽ trực tiếp trên đá hiện ra:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xfp1/v/t1.0-9/p480x480/10462851_10202318276347472_4374540611374137733_n.j pg?oh=67b055604403e4a0afb6723bd44d70ca&oe=543B193C

Cái mặt phẳng màu xám đen phía bên phải những tảng đá vẽ Thangka là nơi để treo bức Thangka vĩ đại khi cử hành lễ hội Shoton. Không dễ gì để đến được đây vào dịp lễ hội đó, cũng như có đến được cũng không dễ gì để mấy kẻ xương mỏng thịt mềm như bạn Mèo và đồng bọn chen lấn với cả vạn người để vào xem tận mắt, thôi thì xem ảnh do bác Gúc cung cấp vậy:

https://static.panoramio.com/photos/large/19546045.jpg

Nghe nói trong tòa điện này, những cửa sổ che màn màu vàng là nơi ngài Đạt lai lạt ma XIV đã từng ở khi ngài tu học ở đây:

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10552477_10202318275707456_8697924094226947858_n.j pg

Khách tham quan chỉ được đi theo một lộ trình nhất định nên số nơi có thể đến được trong cái quần thể to lớn đó không nhiều. Đi sâu vào bên trong có những khoảng sân có cây xanh. Những tòa điện sâu nhất dựa lưng vào núi:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/p480x480/10561534_10202318276667480_2490893286525485583_n.j pg

Bên trong, những lối đi làm bằng đá mài màu vàng nâu cho thấy nó là của tân tạo chứ không phải là "original" :D

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10422001_10202318277387498_7529777335643375677_n.j pg

Cũng phải thôi, qua bao nhiêu giông tố, bao kỳ biến động, có mấy tu viện nào ở Tây Tạng còn nguyên vẹn đâu.

https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/p480x480/10552357_10202318279427549_1869221226203125246_n.j pg
Toà điện cao nhất, ở ngoài rìa bên phải của quần thể tu viện

Lối xuống nhỏ hẹp, quanh co. Sự vắng vẻ, tĩnh lặng của nó đọng lại trong lòng người đi những cảm xúc thật khác lạ:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/p480x480/10502129_10202318279307546_2874429711210764801_n.j pg?oh=3de2454f99a4b6e240f0de883d36c5ee&oe=544615C2&__gda__=1413944125_ff4f1fee2787f05e72a5dc3dfe506b6 a

Sau khi tập hợp đủ cả đoàn, mọi người đi ăn cơm ở một quán ăn bình dân dành cho khách hành hương. Hic, nhờ thế mới biết thức ăn Tây Tạng original là thế nào: bánh momo nhân thịt bò băm trộn bắp cải mặn còn hơn cả thịt kho!

Cũng tại quán này, các bạn cùng đi mới được biết toilet kiểu "traditonal" của xứ Tây Tạng nó như thế nào. Có một sự chấn động tâm lý không hề nhẹ dù ai cũng được những người đã đi Tây Tạng cảnh báo rồi. Riêng bạn Mèo thì không sốc mấy, vì bạn Mèo đã sử dụng toilet của nhà chùa từ lúc nãy rồi. Tại sao bạn Mèo lại không bị sốc nhỉ? Đầu tiên vì bạn Mèo có định lực khá tốt, nhưng quan trọng hơn cả là bạn Mèo bị hen, thường xuyên phải tập hít thở theo phương pháp hô hấp dành cho người bị hen (chủ yếu thở qua miệng) nên không thấy mùi mẽ gì đáng kể.

P/S: bonus thêm một tấm ảnh mà bạn Kevin chụp được ở Deprung, bạn ấy đặt tên là "Cánh chim tự do" - như lời chúc một tương lai tốt lành cho người Tây Tạng.

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/p480x480/10500351_10202318276907486_1236108609315259607_n.j pg

-songuyen-
20-07-2014, 23:53
Chị Mèo và Tu Hài ráng lênn... vừa đọc vừa mường tượng lại chuyến đi thấy thương quá

Mèo Bay
21-07-2014, 01:52
Cung Potala, biểu tượng của Lhasa nói riêng và xứ Tây Tạng nói chung, là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Cung Potala được vua Tùng Tán Cán Bố cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành. Tòa kiến trúc này tồn tại mãi cho đến thế kỷ thứ 17 mới được Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại.

Cung điện mới xây dựng gồm có hai phần chính đó là Hồng Cung và Bạch Cung. Bạch Cung (Potrang Karpo) được xây dựng từ năm 1645, hoàn thành năm 1648, sau đó, trong khoảng năm 1690 đến năm 1694, Hồng Cung (Potrang Marpo) mới được xây dựng thêm. Công trình kiến trúc đồ sộ này đã đòi hỏi sự lao động miệt mài của hơn 7000 công nhân và 1500 thợ thủ công cùng các nghệ sĩ. Đến năm 1922, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 lại tiếp tục cho cải tạo lại nhiều nhà nguyện và điện thờ chính ở Bạch Cung và xây dựng thêm hai tháp thờ mới ở Hồng Cung. Vào năm 1959, cung Potala đã bị hư hại nhẹ và vào những năm 1960 đến 1970, nhờ sự can thiệp cá nhân của Thủ tướng Chu Ân Lai, Cung Potala đã may mắn thoát khỏi số phận bị tàn phá giống như các công trình kiến trúc Tôn giáo khác trên đất Tây Tạng, và được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Rất nhiều người cho là cung Potala chính là cái đinh của chuyến thăm Tây Tạng, riêng bạn Mèo và đồng bọn đề xuất bà con xem xét lại một tí. Chuyến tham quan cung Potala là sự hành xác khủng khiếp nhất trong suốt cả chuyến đi của đoàn. Vé vào Potala đắt đến kinh hoàng: 200Y/ pax. Mà không phải muốn mua lúc nào cũng được. Họ bán vé theo xuất: cứ 20' thì bán 100 vé. Vì vậy, nhà tour phải đăng ký để mua vé từ mấy ngày trước. Gần đến giờ khách phải đến xếp hàng để đợi đến lượt. Nhà tour chỉ đặt được vé xuất 3.00PM. Đó là một buổi nắng đến choáng váng, nắng rát như bào (dù không quá nóng, nóng nữa chắc cả đám chết hết rồi!).

Đầu tiên là đi bộ từ cổng vào nơi đăng ký khách đoàn kiêm kiểm soát, đoạn đường này dài sơ sơ chừng 1km thôi. Từ cửa kiểm soát trở đi, phải tuân thủ đủ thứ qui định:

- Thời gian chuyến tham quan được giới hạn trong vòng 1 giờ.
- Không mang bất kỳ loại chất lỏng nào bao gồm cả đồ uống và nước khoáng.
- Không đội mũ hoặc đeo kính mát.
- Không hút thuốc trong phòng.
- Không chụp ảnh trong cung điện (chỉ được chụp ảnh bên ngoài)
- Không bước vào những khu vực bị cấm.

Sau đó đi bộ tiếp tầm 500m nữa để vào khu vực chờ đợi. Thấy Bạch Cung cao vòi vọi, mọi người có một sự phấn khích không nhỏ:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/p480x480/10525877_10202324133293892_2411745648079106028_n.j pg?oh=5ec2ff38ba0c5280c91f1453ee64a036&oe=5447BC54&__gda__=1414403755_c3559a475e88137bd24a6ad106cb641 8

Tuy nhiên cảm giác đó chỉ tồn tại cho tới khi bị phơi như phơi cá khô. Ở khu vực chờ đợi, may mà có một cái mái vẩy bé teo, tạo ra cái bóng mát bé tẹo để mọi người nấp vào, không thì chết khô rồi:

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/1457765_686393714731458_1248690452493772522_n.jpg

Dưới ánh nắng rát rạt, mọi người bắt đầu khát nước dù đã nốc no nước trước khi qua cửa kiểm soát rồi. Thế mà nỗi khổ ải mới chỉ bắt đầu. Sau khi chờ gần nửa giờ, đoàn người bắt đầu được cho di chuyển. Thấy mấy trăm bậc thang thăm thẳm dưới ánh nắng rát rạt, mọi người bắt đầu choáng. Những kẻ yếu ớt dặt dẹo như bạn Mèo mồm ngậm tăm cắm cúi lê đi, không dám tung tẩy gì cả:

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10505434_10202324133413895_619075834681868402_n.jp g

Tuy rất mệt, cứ đi được mấy bậc là phải dừng lại thở dốc nhưng cuối cùng, đích đến đã hiện ra:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/p480x480/10527899_10202324134373919_4042752892964834520_n.j pg

Có một cô gái, có lẽ là người TQ, quá đuối sức đã gần như ngất xỉu, sau khi hồi tỉnh, cô ấy lê từng bước, vừa đi vừa khóc rưng rức. Bước qua khung cửa có treo rèm đen, mọi người mới biết là mình còn sống. Cậu HDV cấp tốc đi mua nước ướp lạnh phát cho mỗi người một chai, không thì có án mạng chứ chả chơi! Sau khoảng sân trời nắng điên đảo là cánh cửa nách đi vào Bạch Cung, chuyến marathon tham quan Potala bắt đầu từ đây:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/10530903_10202324133893907_8825985798091571135_n.j pg

Bên trong nội điện, cấm tiệt chụp hình, khách bị buộc đi theo lộ trình định sẵn. Hic, vào đây mới biết tại sao nhiều đời Đạt lai lạt ma tuy đạo hạnh cao thâm mà lại không có tuổi thọ: các ngài ở một nơi ẩm ướt, ngột ngạt và ảm đạm như thế cơ mà. Tòa Bạch Cung và Hồng Cung thật sự rất to lớn nhưng nói theo thuật ngữ của ngành xây dựng thì độ thông thủy của nó nhỏ đến đáng thương: trần rất thấp, phòng rất nhỏ, cửa sổ cửa cái rất bé, hành lang rất chật. HDV bảo nếu không bé như thế mùa đông không thể sưởi ấm được.

Khách tham quan cắn đuôi nhau đi dọc các hành lang chật chội, thận trọng bước lên những bậc thang gỗ bọc thép lá bóng lộn vì hàng triệu bước chân, vội vội vàng vàng dí mắt vào những khung cửa hẹp để xem các bức tượng, các bảo tháp bằng vàng ròng khảm ngọc quí đựng xá lợi của các vị Đạt lai lạt ma. Thỉnh thoảng hiện tượng ùn tắc giao thông lại xảy ra do có hướng dẫn viên đứng lại để thuyết minh và khách vây quanh để nghe. Thôi thì tiếng Hán, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp... đủ cả.

Dù các bảo vật của Potala vẫn được giữ gần như nguyên vẹn trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa do có sự bảo trợ đặc biệt của thủ tướng Ch Ân Lai nhưng không biết có phải bạn Mèo quen nhìn thấy các thứ vàng ngọc lấp lánh dưới ánh đèn halogen trong các cửa hàng vàng bạc đá quí hay không mà sao thấy các bảo vật của Potala cũ kỹ, bụi bặm, u ám quá. Bạn Mèo nói đùa: "có lẽ nên buôn mười tấn thuốc đánh bóng kim loại lên bán cho ban quản lý Potala để họ đánh các thứ bảo vật cho bóng đẹp một chút".

Mọi người vừa đi vừa liếc đồng hồ. Hôm trước bạn Mèo có hỏi anh Lhakpa: nếu khách không đảm bảo hoàn tất chuyến tham quan trong 1h thì sẽ bị sao? Anh Lhakpa trả lời: khách sẽ không bị sao cả nhưng công ty du lịch sẽ bị. Nếu vi phạm về thời gian có thể bị cắt không cho mua vé tham quan nữa. Thật là khổ cả khách lẫn công ty du lịch lẫn những người quản lý Potala. Nhưng nếu không làm như thế thì biết xử lý lượng khách đông hơn quân Nguyên như thế nào bây giờ.

Còn chưa đầy 5' nữa hết giờ thì mọi người lục tục xuất hiện ở cửa ra. Bạn Mèo chạy ra cửa vội vàng hít thở mấy hơi không khí trong lành. Hic, nhà cửa chật chội ngột ngạt lại đầy mùi nhang khói, tẹo nữa là lên cơn hen rồi!

Mọi người phi ra lối xuống và đối diện với mấy trăm bậc thang đầy nắng:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/t1.0-9/p480x480/10543641_10202324135693952_8648715212949906598_n.j pg

Nhưng lượt xuống dễ dàng hơn nhiều, mọi người đều nhanh như sóc! Trên đoạn đường ra bà con thấy choáng với cảnh cứ cách tầm 10m lại có một tổ cảnh sát 3 người: 1 người mang trường côn, 1 người mang tiểu liên bá gấp, 1 người mang dùi cui và khiên; cả ba đứng dựa lưng vào nhau, quan sát cẩn thận mọi người qua lại. Dĩ nhiên không thể làm chuyện cấm kị là chụp hình cảnh sát nên bạn Kevin bèn chụp hình Lục tự đại minh chú viết trên bức tường cạnh lối ra, đối diện với nhóm cảnh sát :D

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10521972_10202324135053936_620133757558542672_n.jp g

Xem xong bài này, hẳn các bạn cũng hiểu tại sao bạn Mèo nói Potala như nhà hoang chết chủ, còn bạn tuhailanha lại bảo nó trông như cái xác chết chưa chôn rồi đấy.

P/S: ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Potala, có mấy thứ bên ngoài không đâu có bán như thẻ đánh dấu sách, sách ảnh... Bạn Mèo có mua một quyển sách ảnh Tibet Scenery giá 100Y, người bán cẩn thận đóng con dấu lưu niệm của Potala vào trang đầu và bảo "mày có thể mua sách này ở nơi khác nhưng họ không có con dấu này để đóng cho mày đâu".

-songuyen-
21-07-2014, 16:51
Lúc ra khỏi Potala, em cảm giác như bị lừa. Thất vọng tràn trề cái màn dòng người rồng rắn nối đuôi nhau. Đi toàn nhìn mông người đi trước và nhìn đường cho khỏi vấp té chứ ko enjoy được gì nhiều. Lúc cuối hành trình, Kun chạy tất tả đi nộp cái gì đó, chứng mình là đủ 10 đã ra...nhưng em ko nhớ lúc đó có ai đến đếm người không. Trước khi đi em ôm mộng đi lòng vòng Potala, kiếm các góc đẹp đẹp (dĩ nhiên là ở nhữgn chỗ người ta cho phép). Ai dè :))

nhtphong
22-07-2014, 08:44
https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/t1.0-9/10559693_10202318275587453_7608285591087032000_n.j pg
Thêm 1 vùng đất sắp bị đô thị hoá.
Không biết Lhasa còn giữ dc cái riêng của mình được bao lâu nữa đây.

Cám ơn bài viết của thớt

Mèo Bay
24-07-2014, 20:13
Đến sáng ngày thứ 4, cả đoàn mới chính thức đi ra khỏi Lhasa, đến thăm tu viện Ganden. Tu viện Ganden nằm ở phía Đông Lhasa, cách Lhasa tầm 50km. Cung đường đến đó nằm dọc sông Kyi Chu (thường gọi là sông Lhasa) khá nên thơ, dù có một số đoạn đang sửa chữa nên hơi xấu.

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/10553317_665065016904341_1549712160051907606_n.jpg

Tu viện Ganden là một trong những đại tu viện Phật giáo đầu tiên và lớn nhất ở Tây Tạng. Tu viện được thành lập vào đầu thế kỷ 15 (năm 1409) bởi Đại sư Tsongkhapa (Tông Khách Ba) - nhà cải cách lừng danh của Phật giáo Tây Tạng. Tsongkhapa là người sáng lập tông phái Cách Lỗ với một trong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng và cũng là người xây dựng những tu viện quan trọng tại Tây Tạng như: Drepung, Sera và Ganden.

Mọi người rất phấn khích vì trong tài liệu nói rằng đường lên Ganden "đẹp như mơ". Quả là như mơ thật, con đường nhỏ chỉ vừa hai chiếc xe tránh nhau mà có đến mấy chục khúc quanh:

https://scontent-a-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/10396284_667954706615372_7758525879383700622_n.jpg ?oh=7592062d68a93d36d77ef5e8ef2e7c08&oe=543A387F

Cả đoàn không ai có được tấm ảnh có tầm nhìn toàn cảnh về con đường nên bạn Mèo mượn của bác Gúc một cái cho bà con dễ hình dung:

https://scontent-a-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/t1.0-9/10501662_614821258631453_1941634860487438640_n.jpg
Con đường này sẽ làm các bạn tín đồ của đạo Say xe choáng váng tối tăm mặt mũi đấy!

Cuối con đường, tu viện Ganden hiện ra trên đầu núi:

https://scontent-b-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10347564_10202340937593989_6467040586356445281_n.j pg?oh=1ca57f6233fb6f1977f252a06d126d69&oe=5437368F

Lên đây, bà con trong đoàn mới thấy một hiện tượng đặc biệt: lừa đi xin ăn. Lũ lừa (có chủ hẳn hoi) cứ thấy có khách xuống xe là lò dò tới tỏ vẻ xin xỏ:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10371539_10202340937353983_1999681019037912890_n.j pg

Ai cũng quen với cảnh chó mèo ở nhà xin ăn trèo trẹo nhưng lừa thì xin ăn gì? Sau khi suy nghĩ, bạn Mèo bèn bảo "Nó xin đồ ngọt đấy!". He he, như đúng rồi luôn: con lừa vui vẻ xơi ngon lành miếng bánh xốp Kitkat ngọt đứt lưỡi. Sau này, trên đường đi, bạn Mèo thấy những đứa trẻ người Tạng nhem nhuốc, đưa tay xin "Tangwei" (đồ ngọt-như bánh kẹo...vv). Cuộc sống hiện đại với cơn ác mộng về chứng tiểu đường type II đã làm chúng ta săm soi lượng đường trong từng lon nước, từng cái bánh; làm chúng ta phải ăn kiêng, phải dùng đường giả... trong khi đó ở nhiều nơi khác, một cái bánh ngọt, một chiếc kẹo... lại là cả một ước mơ...

Trên con đường từ bãi đỗ xe đi bộ vào tu viện, bạn Mèo thấy một cảnh tượng hãi hùng: bên đường có một cái lò, người ta vứt vào đó những cành lá nhỏ, rắc lên đó một thứ bột - thế là khói bốc lên mù mịt. Cạnh cái lò người ta bán từng túi lớn thứ cành cây đó, mỗi túi có kèm một gói nhỏ bột trăng trắng. Nghe nói khi làn khói đó bay lên, người ta sẽ đọc những lời cầu nguyện và gió sẽ đưa chúng lên cõi Chư thiên, tới tai các đấng tối cao. Tại sao bạn Mèo lại hãi hùng về cái cảnh tượng có ý nghĩa đẹp đẽ đó thế? Hic, bạn ấy bị hen mà!

Cố nín thở chạy qua đám khói, leo lên mấy chục bậc thang dốc ngược, cảnh tượng làm cả đoàn kinh hoàng hơn nữa: một đồn cảnh sát to vật vã! Các chú cảnh sát trẻ đang tập bài tập chống bạo động với khiên và dùi cui. Họ vui vẻ cho các bạn trẻ đến gần xem họ tập, sờ soạng khiên, dùi cui của họ; có người tỏ vẻ ái ngại khi thấy con mèo già hen đang ôm ngực thở không ra hơi. He he, thế mà cả đoàn không ai dám chụp hình họ cả!

Đi qua đồn cảnh sát thì tới một doanh trại quân đội còn to hơn cả đồn cảnh sát. Hic, trên quả núi này gần như không có nhà dân, vậy hai đơn vị đó chỉ để canh chừng cái tu viện có mấy trăm nhà sư thôi à? Rõ phí nhỉ?

Rẽ khỏi cái doanh trại, một hình ảnh tự do, phóng khoáng hiện ra:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/p480x480/1661788_10202340937913997_4120883820499236893_n.jp g

Bầu trời xanh, những áng mây trắng tự tại, những lá cờ lungta phất phới... thật trái ngược với sự nặng nề, ngột ngạt của trại lính và tiếng hô xung sát khi tập luyện của đám cảnh sát.

Làm một vòng Kora quanh Ganden không hề đơn giản, cạnh một cái lò lớn sơn vôi trắng (để hóa cái gì không rõ) là con đường mòn cho vòng Kora ôm trọn cả quả núi chứa tu viện Ganden!

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/p480x480/10530706_10202340937633990_6494494871543273053_n.j pg

Cả đoàn chỉ có 2 thành viên đi trọn một vòng, con đường vào ngày thường ít có khách hành hương nên khá vắng vẻ:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/10389716_667460596664783_3935291657874545013_n.jpg ?oh=4f87daf21d9d73aa26e6e9fbf55c0230&oe=54599F54&__gda__=1413897534_4a3942d09b8988efa741970654ac54c 2

https://scontent-a-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/q72/s720x720/10530736_666623406748502_2541877852391297242_n.jpg

Làm hết một vòng quanh núi mới có thể tiến vào quần thể nhà cửa của tu viện.

Bạn Mèo không đủ sức để làm một vòng như thế, bạn ấy đứng trên đầu núi ngắm nghía địa thế:

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/10455452_10202340938354008_757154484391118822_n.jp g

(Mọi người có thấy tòa nhà rất to kiểu Tạng nằm ở bên trái tiền cảnh không? Đó là doanh trại quân đội chứ không phải là khách sạn đâu!)

Sau đó bạn Mèo tìm con đường đi vào toà điện màu đỏ thẫm nóc vàng ở trung tâm của quần thể. Nhiều người nhìn bạn ấy với vẻ kỳ cục. Sao thế nhỉ? Vì bạn ấy đi ngược đường! Người ta đi Kora theo chiều kim đồng hồ, con đường bạn ấy đi vào là đường người ta đi ra!

Nhìn bề ngoài như thế nhưng bên trong, nhiều nhà cửa dường như không có hoặc có rất ít người ở. Có lẽ đúng như tài liệu nói, ở đây hiện tại có không tới 200 nhà sư so với con số trên 2000 vào năm 1959!

Bạn Mèo một mình thơ thẩn quanh khu có tòa điện màu đỏ lộng lẫy đó, sau đó bước vào một tòa điện khác bên cạnh cũng khá đẹp và hoàn toàn vắng vẻ. Từ cánh phải của tòa điện, bạn Mèo lại thấy một đồn cảnh sát khác - tuy nhỏ hơn và có một chú cảnh sát đang đứng chăm chú nhìn qua bên này! Hic. Bạn Mèo bước vào một cánh cửa nách. Có một lạtma đang ngủ gật trên tràng kỷ. Khi bước ra, bạn Mèo thấy một mảnh giấy cũ đã ố gần hết chữ dán ở cạnh cửa, viết tiếng Tạng và tiếng Hán. Tiếng Tạng dĩ nhiên bạn Mèo không biết đọc, tiếng Hán cũng mờ gần hết, chữ còn lại có thể đọc được là 20元 (20 nhân dân tệ). Chắc đó là lệ phí cho một lần xin lễ. Hu hu, có lẽ nào hai chữ "tùy tâm" lại không tồn tại được ở cửa Phật hay sao!

Không ai trong đoàn có thể có một tấm ảnh toàn cảnh tử tế tòa điện màu đỏ thẫm vì có một đám mấy chục người chiếm khoảng sân trước điện cả buổi trời để giảng đạo và làm lễ gì đó.

Túm lại có thể kết luận: chuyến đi Ganden không được thành công như mong đợi, chỉ vớt lại được ấn tượng về con đường quanh co đúng là đẹp như mơ và mấy con lừa ăn xin đồ ngọt thôi.

Mèo Bay
27-07-2014, 00:29
Sau khi rời Ganden, đoàn quay về Lhasa để ăn trưa. Trên đường về, mọi người nhìn thấy mấy trại nuôi chó Ngao Tạng nên mới nảy ra ý nghĩ đi tham quan trại Ngao Tạng. Bạn Mèo đề xuất ý kiến, cậu Kunchok sau khi suy nghĩ bèn trả lời: có một trại lớn nằm trên đường chúng ta sẽ đi qua ngày mai nhưng họ thu tiền tham quan đấy. Bạn Mèo lập tức đồng ý ngay: OK, chúng tôi sẽ trả tiền tham quan cho họ. He he, thế là mai được thêm một món "độc" :D

Về Lhasa, cả đoàn vào ăn cơm ở một quán nhỏ của người Tạng. Quán sạch sẽ, thức ăn ngon và là nơi nấu ăn ít mặn nhất trong các quán Tạng mà cả đoàn đã đến trong 12 ngày ở Tây Tạng. Cơ mà được này mất kia: nhà quán làm thức ăn chậm kinh khủng :D

Tu viện Sera nằm ở một quận ven của Lhasa, cách khu trung tâm chỉ vài km - là một trong những tu viện lớn của Tây Tạng, đại diện cho dòng phái Cách Lỗ. Tu viện Sera được Thích Ca Dã Hiệp (Jamchen Choje Sakya Yeshe) xây dựng vào năm 1419 theo yêu cầu của thầy ông là Đại sư Tông Khách Ba. Thích Ca Dã Hiệp là một trong tám đại đệ tử Đại sư Tông Khách Ba, được Đại sư rất yêu quý. Ngài là người đã được mời sang làm cố vấn cho Hoàng đế Trung Hoa (Minh Thành Tổ) thay mặt cho Đại sư Tông Khách Ba và trở thành người thầy truyền bá rộng rãi Phật pháp ở Trung Quốc. Đến khi trở về Lhasa, Thích Ca Dã Hiệp đã được Hoàng đế dâng tặng rất nhiều vật phẩm quý báu như bộ kinh Tangyur (kinh nói về những lời dạy của Đức Phật) được Hoàng đế ấn tống, tượng 18 vị La Hán hay tượng Phật bằng gỗ đàn hương…Những vật phẩm này cùng với bức tượng Hayagriva, đã trở thành báu vật của tu viện Sera.

Tuy có danh tiếng nhưng Sera không rộng lớn, không có một rừng nhà cửa như Deprung hay Ganden nên việc thăm viếng các nơi cũng dễ dàng hơn. Bước qua đại môn vàng son lộng lẫy mới tỉnh tình tinh, mọi người thấy tưng tức mắt với một cái stupa cũng mới tỉnh tình tinh làm bằng đá xám:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/10553605_10202363413155864_6032990987332428174_n.j pg

Tuy chưa đi nhiều nơi ở Tây Tạng nhưng ít nhiều gì mọi người cũng đã từng thấy không ít stupa hình tròn, sơn vôi trắng ở Shangri-La, ở Myanmar... Chi phí để xây nên cái stupa dở vuông dở tròn bằng đá này hẳn là đắt đỏ hơn hẳn stupa đắp bằng xi măng sơn vôi nhưng lại trông quái đản hơn là trang trọng. Cậu HDV bảo đó là của dâng cúng của ai đó chứ không phải của nhà chùa tự xây. Hóa ra tận trên Tây Tạng cũng có những kẻ lắm tiền thiếu thẩm mĩ dâng vào nhà chùa những thứ kệch cỡm chứ đâu riêng gì bên ta mới có món đó.

Con đường đi vào bên trong tu viện khá đẹp với hai hàng cây:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/p480x480/10556297_10202363413915883_4793275378340522601_n.j pg

Cơ mà đá lát đường là đá cưa, tố cáo rằng con đường là đồ tân tạo (vì Sera cũng đã bị tàn phá rất nặng - sau này mới xây dựng lại). Có lẽ Sera là tu viện khá hiếm hoi có con đường chính rất dễ đi vì không có độ dốc. Những kẻ dặt dẹo như bạn Mèo Bay rất thích điều này!

Bên trong tu viên Sera chỉ có hai tòa điện lớn.

https://scontent-a-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/t1.0-9/p480x480/10377008_10202363413435871_4236936030781817882_n.j pg

Bên trong tòa điện này có điện thờ với nhiều tượng Phật lớn nhưng điểm thu hút đông khác hành hương lại là một cái khám thờ bị che chắn kín mít, muốn chiêm ngưỡng bức tượng để trong đó, khách phải cúi đầu xuống, thò vào cái khe hẹp bên dưới chân cái khám thờ rồi lé mắt nhìn lên. Trong đó thờ vị Phật đầu ngựa rất được người Tạng tôn sùng. Gọi là Phật đầu ngựa nhưng tượng ngài cũng có đầu như người nhưng trên cái mũ có gắn một cái đầu ngựa. Những người khách hành hương dâng cũng cho Phật sữa tươi. Một vị lạtma vừa rưới sữa tín đồ dâng cúng lên một cái đĩa sâu, vừa đọc kinh rì rầm. Bạn Kunchok bảo vị Phật đầu ngựa này bảo trợ cho trẻ em, nhất là các bé trai. He he, thảo nào bạn Mèo thấy người hành hương đến đây ai cũng bế theo trẻ con chưa đầy năm, hóa ra là để cầu phước cho chúng. Khi ra bên ngoài, bạn Kun chỉ những đứa bé có vết nhọ bôi trên mũi: đó là nhọ lấy từ ban thờ của ngài Phật đầu ngựa, người ta bôi để lấy khước cho bọn trẻ. Vì hai mấy năm trước, bạn Kevin cũng là một bé trai còn ẵm ngữa nên giờ bạn ấy cũng muốn có một vết nhọ như thế; vì vậy, bạn Kun phải trình bày riêng với vị lạtma để ông ấy quệt cho cái cậu bé cao gần mét tám nặng 90 cân đó một vết :D

Điểm thu hút nhất của Sera chính là những buổi tranh luận về phật pháp của các nhà sư trẻ đang tu học tại đây. Họ chia thành từng nhóm tranh luận trong khoảnh sân trải đá răm đầy bóng cây:

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10563225_10202363414075887_6338531556572672320_n.j pg

Nhóm nào đi đến đây cũng đều có rất nhiều ảnh về hoạt động đặc biệt này. Và ở đây khách tham quan tự do quay phim chụp hình. Nghe bạn Kevin bảo mọi nhóm đến Sera, dù buổi sáng hay chiều đều có ảnh về buổi tranh luận sinh động của các nhà sư trẻ, bạn Mèo hơi lăn tăn. Chẳng gì bạn Mèo cũng có nhiều năm kiếm tiền đi du lịch bằng nghề dạy học nên rất rõ vai trò của phương pháp thảo luận trong việc dạy và học bất cứ thứ tri thức nào. Bạn Mèo cũng biết có 2 cách cơ bản để giải quyết các "công án" về thiền và phật pháp là chiêm nghiệm và tranh luận. Do đó, bạn Mèo để khá nhiều thời gian ngồi quan sát các nhà sư, theo cái kiểu giống như đi dự giờ dạy mẫu của các đồng nghiệp. Cũng giống như buổi học bình thường, không phải mọi học sinh đều tích cực, chủ động như nhau thì các nhà sư cũng thế.

Nhóm phía bên phải trong ảnh là nhóm tích cực nhất, người tích cực nhất trong nhóm là nhà sư trẻ cao gầy đứng ngoài cùng. Thầy ta vỗ đùi đen đét, đập tay bôm bốp, dí tay vào trán, thộp áo các thầy khác trong nhóm để gây áp lực buộc họ phải cấp tốc "nôn" ra ý kiến. Khi có ai đó nói sai, nói hớ thì cả nhóm lại cười sảng khoái. Ngoài ra còn một, hai nhóm nữa cũng khá tích cực; còn lại các nhóm khác hoặc ầu ơ cho có hoặc ngồi không hoặc thì thầm nói chuyện riêng hay lấy tay vạch vạch xuống đất, vê vê vạt áo.

Bạn Mèo lăn tăn: không biết đây là hoạt động thực hay hoạt động "sân khấu hóa" để thu hút khách thập phương của nhà chùa? Vì thảo luận có là phương pháp rất tốt đi nữa thì cũng không thể thay thế cho các phương pháp học tập khác được. Có lẽ nào họ sáng tranh luận đến trưa, trưa tranh luận tới chiều nên ai đến giờ nào cũng có ảnh đặc sắc mang về?

Rời khỏi sân tranh luận, mọi người sang viếng tòa điện thứ hai:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10565271_10202363414595900_8293162848405204140_n.j pg

Điện này nằm gần chân núi, bên trong không có gì đặc sắc vì là của phục chế.

Cơn mưa lâm thâm giục mọi người nhanh chóng ra xe. Buổi chiều nay thu hoạch hơi kém, số lượng và chất lượng ảnh chụp được có phần èo uột. Chỉ có hai người có của mang về: bạn Kevin có vết nhọ trên mũi và bạn Mèo có mối lăn tăn trong bụng.

Mèo Bay
28-07-2014, 23:28
Chó ngao Tây Tạng (Tibetan Mastiff) khá xa lạ với nhiều người, nhưng với một số bạn trong nhóm của Kevin thì ngao Tạng cũng "bình thường thôi" vì họ đã từng ngắm nghía, sờ soạng, chụp ảnh với chú chó Ngao Tạng tên Đông Đông ngay tại TP.HCM trong dịp Dogshow năm 2011. Còn đối với bạn Mèo, ngao Tạng là niềm đam mê của bạn ấy đấy! Thế nên chuyến tham quan trại ngao Tạng thật sự rất được mọi người trông đợi.

Hôm đi Ganden, mọi người đã thấy vài trại ngao Tạng ở ven đường, cơ mà lều lán tồi tàn quá, trông cứ như là trại nuôi vịt ấy! Nhưng trại hôm nay mọi người ghé thăm hoàn toàn khác. Đường đi đến đây rất thuận lợi, nằm ngay ngã ba giao giữa đường đi Shigatse và đường cao tốc đi sân bay Gongga.

Trại có bảng hiệu rất hoành tráng và rất kín cổng cao tường, dù ngao Tạng không phải là thứ dễ trộm cướp:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/10525633_614378672009045_8094372187799491665_n.jpg ?oh=f53a166ce4c2c68f0e5b4929a6877059&oe=544CD48E&__gda__=1412772406_041ac6ba495124b9455666aa8098c06 a

Sau khi gọi cửa, người quản lý trại ra tiếp và ra giá: tham quan 60Y/ khách. Bạn Kevin bèn trả giá: thế 10 người 500Y được không? Họ đồng ý và mời vào, sau khi thu đủ tiền liền phát tận tay mỗi người một cái vé in rất cẩn thận, ghi rõ giá vé 60yuan.

Trại này có tên gọi đầy đủ là "Trại nuôi và nhân giống chó Tây Tạng thuần chủng Thánh Thiên". Các trại nuôi ngao Tạng, hay lũ chó ngao Tạng cũng thế, đều có những cái tên rất khủng, rất phô trương! Theo thông tin trên vé, thì trại Thánh Thiên là trại nuôi và nhân giống ngao Tạng được thành lập sớm nhất (từ năm 1996) và là trại to nhất của toàn xứ Tây Tạng. Với những hiểu biết của bản thân về chó ngao Tạng cùng với việc tham quan thực tế ở trại, bạn Mèo tin rằng điều họ nói là có cơ sở.

Trại Thánh Thiên này có qui mô rất lớn, xây dựng qui củ, khá khoa học, vệ sinh cũng rất tốt. Khu trại có hình chữ Quốc 国 quay ngang. Mặt trước là cổng vào, mặt đáy là khu chó cái và chó choai, cánh bên phải là khu chó con, cạnh trái là khu chó lớn (khả năng là chó tồn kho phải nuôi báo cô) Ở giữa có 4 lô: 1 dãy nhà điều hành, hai dãy chuồng chó siêu sao của trại (chuồng có nền cao hàng mét), hai dãy chuồng chó lớn khác giáp lưng vào nhau. Mỗi chuồng rộng khoảng 4m2, có một hộp đúc bằng xi măng, có một cửa nhỏ làm chỗ tránh mưa gió cho chó.

Nhìn chung chó ở đây rất to, chó đực tầm >70kg, chó cái nhỏ con và trông ít bắt mắt hơn. Chó ở đây chia thành 4 giống: đại sư đầu, tiều sư đầu, trường mao đại sư đầu, hổ đầu.

Từ cổng vào đã thấy dãy chuồng cao, show up các ngôi sao của trại:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/p480x480/10562986_614390112007901_6988884039488199425_n.jpg

Dãy này nuôi khoảng chục con chó đực, con nào con nấy như con gấu:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/p480x480/10425144_614382922008620_7762596057200196428_n.jpg ?oh=2b9d6983468a51c1aedc29d306eb815b&oe=54344A0D&__gda__=1413888688_e7fb96995f6fa6aff074ad3c9ca06d3 0
Em này tên Thiên Vương, 3 tuổi, nặng 80kg, thuộc giống Tiểu sư tử đầu.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/1908375_614383862008526_4556207844580636362_n.jpg
Em này tên Ngưu Quỷ Vương, 2 tuổi, nặng 85kg, thuộc giống Trường mao đại sư đầu.

Dãy chuồng chó cái đơn sơ hơn, lũ chó cái xấu hơn, cũng lành tính và ít to mồm hơn đám chó đực (cái này hơi khác loài người nhỉ?)

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/p480x480/10502254_614387888674790_1349560283269600147_n.jpg ?oh=4431c6455973f094e67dc57ee5ac7a66&oe=54347FB8&__gda__=1413533926_0aa4f610d6d945252c482182a306b02 b

Toàn khu trại được xây dựng rất tốt, bố trí khá khoa học, thông thoáng, vệ sinh. Giữa các dãy chuồng có trồng cây xanh:

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10553535_614389525341293_8949331690447750667_n.jpg

Trong trại có vài con ngao Tạng trắng muốt, dân chơi ngao gọi là Tuyết Ngao. Cơ mà Tuyết Ngao tuy đẹp nhưng không hợp với tiêu chuẩn (tiêu chuẩn ngao Tạng không chấp nhận lông trắng) nên trại có mấy trăm con chó mà chỉ có mấy con Tuyết Ngao. Khu trong còn một dãy "biệt thự" dành cho các ngôi sao hạng A. Em này là ngôi sao "đỉnh của đỉnh", ở ngay đầu dãy; tên là Kim Bá Chủ, thuộc giống Tiểu sư đầu. Em nó mới có một tuổi mà đã nặng 75kg, đúng là "anh hùng xuất thiếu niên" nhỉ?

https://scontent-a-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/t1.0-9/p480x480/10526047_614405782006334_4873115317911179609_n.jpg

Khu nuôi chó con khá rộng, và tách biệt, chỉ thông với khu nuôi chó cái ở một lối hẹp. Chó con đủ lứa tuổi, đông như quân Nguyên:

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10525693_614420988671480_6493172851835197120_n.jpg

Nhà trại cho khách tiếp xúc với những con chó đặc biệt thân thiện (điều này rất trái với tính cách chung của lũ ngao Tạng) để chụp ảnh:

https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/47574_695563990481097_4691337938963955690_n.jpg
Bạn tuhailanha đang ra sức "tán tỉnh" một em ngao của trại, có lẽ muốn dụ dỗ em nó theo bạn ấy đi chu du lấy bốn biển là nhà

Bạn Mèo dám khiêu chiến với con ngao Tạng bị nhốt trong chuồng:

https://scontent-a-kul.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/10517507_608142765965969_8578901634469064483_n.jpg

nhưng lại là người cuối cùng chụp ảnh với "Hoa hậu thân thiên" của trại Thánh Thiên, vừa ngồi cách ra một khoảng vừa có bộ mặt rất khó coi. Tại sao lại như thế nhỉ? Vì bạn Mèo biết rõ một con ngao Tạng có thể đánh thắng hai con chó sói, còn hai con ngao Tạng thì xé xác được một con gấu. Hoa hậu "Kim Tinh" này nặng sơ sơ có hơn 70kg thôi, trong khi bạn Mèo có 45kg thì làm gì mà bạn ấy lại không căng thẳng cho được!

Mèo Bay
01-08-2014, 22:50
Yamdrok là một điểm đến rất thành công của nhóm Kevinauto: thời tiết hôm ấy thật đẹp, nắng vàng rực, mây trắng phau và bầu trời thì xanh thăm thẳm... Mọi người hết sức cao hứng với vụ mùa ảnh đẹp hết sức bội thu.

Hồ Yamdrok cách Gyantse 90km về phía tây, cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng khoảng hơn 100km về phía đông bắc. Theo thần thoại địa phương, hồ Yamdok là do một nữ thần biến thành. Nằm ở độ cao 4.441m, Yamdrok được coi là một trong bốn hồ nước thiêng nhất toàn Tây Tạng (Lhama Latso, Namtso, Manasarovar, Yamdrok). Để đến với Yamdrok phải vượt qua con đèo Khamba-La cao 4794m quanh co uốn lượn rất ngoạn mục. Sau khi qua đèo, mặt nước bát ngát của Yamdrok mở ra một màu xanh biếc làm mọi người vô cùng phấn khích!

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/t1.0-9/10593169_10202389341044045_8999778830508990921_n.j pg

Ở điểm dừng chân ven hồ, khách tham quan khá đông; dân địa phương cung cấp đủ thứ dịch vụ nhưng không xảy ra cảnh hỗn độn. Dịch vụ phổ biến nhất là cho thuê bò yak, dê con, chó ngao Tạng... để chụp ảnh. Chả ai tiếc 10Y để chụp một loạt ảnh với con bò yak đầy màu sắc:

https://scontent-b-nrt.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/p480x480/1551661_10202389341164048_9005733744288633319_n.jp g

Hay bế con dê bé như con mèo với giá 5Y...

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/10550947_608141695966076_3923935399305164257_n.jpg ?oh=d096fda9902ff0954bba6d82d461946d&oe=545A1EDE&__gda__=1413260212_73b99512f6069ea9fb36850fb93f54c 4

... và rồi phải rời đi trong sự nuối tiếc:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10556479_10202389343084096_5376639793886053236_n.j pg

Đi dần về phía Karola Glacier đã bắt đầu thấy thấp thoáng những đỉnh núi phủ tuyết vĩnh cửu trắng xóa:

https://scontent-b-nrt.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/t1.0-9/10514637_669343086476534_684867810394639950_n.jpg

Buổi chiều, mọi người được bonus một cảnh tượng ngọan mục: một cánh đồng cải dầu đang trổ hoa rực rỡ dưới chân những ngọn núi khô khan trơ trụi. Vì cả đám chưa ai được đi La Bình, nên vớ được cánh đồng hoa cải này ai nấy ra sức bấm máy:

https://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/10557160_668397123237797_885069735203929634_n.jpg

Ở đây có thể thấy rõ sự tương phản giữa quang cảnh khô cằn, trơ trụi và cánh đồng tươi tốt. Đúng là có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10268514_10202395367674707_2360437267455942203_n.j pg

Nếu không phải do nắng quá to không thể phơi mặt ra lâu được thì không biết khi nào mọi người mới chịu rời đi.

Gần đến khu vực Karola Glacier, trời chuyển sang âm u và bắt đầu có mưa lâm thâm. Ai cũng lo ngại vì nếu trời mưa thì kế hoạch tham quan băng hà có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, chỉ vượt qua vài đoạn đường đèo dốc, khí hậu đã biến chuyển rất nhanh. Băng hà trên đèo Karola hiện ra với màu trắng nhức mắt:

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/p480x480/10174916_10202395366794685_1502690346141168438_n.j pg?oh=839e6dad3ec2b768d8542a6bcd43aad4&oe=544F6C9B&__gda__=1414316576_04c7b318bff7bb9dc1caa91eecedb3d e

Sông băng Karola (Karola Glacier) là một trong ba dòng sông băng chính của Tây Tạng. Nó nằm trên ranh giới giữa Langkatse và Gyantse, cách Gyantse khoảng 71km. Sông băng Karola nằm ở phía bắc của đỉnh núi chính Karola, cao 5.560m trên mực nước biển, chiếm diện tích 9,4km². Điều đáng buồn là hiện nay, sông băng Karola phải chịu chung số phận với các sông băng khác trên thế giới: tốc độ tan băng ngày càng tăng nên diện tích và độ dày của lớp băng tuyết ngày càng teo tóp.

Vì điểm dừng chân ở Karola có độ cao 5020m nên khi bước xuống xe mọi người đều thấy có một chút "nghẹn ngào" trong ngực. Phải mất vài phút để cân bằng lại hơi thở và nhịp tim mới có thể đi tiếp.Địa điểm này chống chỉ định mọi thể loại phấn khích, manh động nhé!

Ở đây có một tấm bảng quảng cáo:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10530753_605399946240251_6746002678562381763_n.jpg

Hơi quá lời nhỉ? Vì Karola còn chưa phải là con đèo cao nhất Tây Tạng, nói gì đến cao nhất thế giới. Ngoài việc có thể vào đây ăn uống để tự lập một kỉ lục nho nhỏ cho bản thân, các bạn còn có thể ghé vào cái toilet 100% đúng kiểu truyền thống của Tây tạng ở gần đó để trải nghiệm cảm giác "xả nước cứu thân" ở độ cao > 5000m xem có gì khác biệt hay không :-)

Rời Karola, xe chạy thẳng về Gyantse - một thành phố bé nhỏ, hiền hòa với quần thể tu viện Palkhor, Kumbum và Dzong danh tiếng, hứa hẹn nhiều điều kỳ thú. Sự phấn khích chỉ mới bắt đầu mà thôi!

tuhailanha
03-08-2014, 16:46
Tuyệt quá chị ơi

pxkien
03-08-2014, 20:42
Đọc liền một mạch 4 pages. Chị Mèo viết mê hoặc quá! Sao lại có thể vừa chi tiết, vừa biểu cảm đến như vậy nhỉ.
Và photos minh họa cũng rất tuyệt

bad
03-08-2014, 22:20
Thế anh pxkien đã đặt chân tới đây chưa? Kế hoạch của anh thế nào đây :))

minh3331984
05-08-2014, 12:33
Ở đây có một tấm bảng quảng cáo:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10530753_605399946240251_6746002678562381763_n.jpg

!

Cảnh đẹp quá.Cái bảng quảng cáo quán ăn chắc ý của người chủ so sánh độ cao của các quán ăn trên thế giới quá.

Mèo Bay
06-08-2014, 01:02
Do mải mê với nhiều cảnh quan kỳ thú dọc đường nên đến chiều muộn đoàn mới đến được Gyantse - chiều muộn là tính theo đồng hồ chứ trời vẫn còn sáng trưng, nắng vẫn còn vàng rộm trên đầu núi. Gyantse tiếng là thành phố lớn thứ 3 ở Tây Tạng nhưng có những nét hiền hòa, dung dị riêng chứ không nhộn nhạo, phô trương với những trung tâm thương mại xa hoa, những nhà cao tầng san sát như Lhasa hay Shigatse. Thành phố chào đón khách phương xa bằng hình ảnh pháo đài Gyantse Dzong ngạo nghễ trong bóng chiều. Mọi người liền ủ mưu sau khi ăn cơm chiều sẽ đến gần đó để ngắm nó cho tận tường.

Sau bữa cơm khá ngon ở nhà hàng Ba con mắt, đồng hồ đã chỉ quá số tám nhưng trời vẫn còn sáng nên kế hoạch liền được thực thi. Ngắm Gyantse Dzong từ xa xa thì dễ nhưng không được tới gần vì khu vực quanh đó đang sửa chữa, người ta không cho vào. Đêm ở Gyantse hơi quạnh quẽ, hay ít nhất là khu vực khách sạn nơi đoàn ở là thế; có lẽ ở đây ít du khách (khách thường chỉ ngủ ở đây có một đêm) nên các loại hình dịch vụ ít ỏi hơn ở Lhasa.

Sáng hôm sau, nắng vàng ươm như mật, hứa hẹn một ngày đẹp trời. Cả đoàn hồ hởi đi tham quan quần thể tu viện Palkhor và tháp Kumbum. Hóa ra không phải đi xa, chỉ rẽ vài con đường là đã đến rồi. Nếu có những tấm ảnh chụp toàn cảnh Gyantse (Hic, của vay không có văn tự từ bác Gúc đấy!) - dù không hiểu biết nhiều về thuật phong thủy cũng có thể thấy được sự đặc biệt của quần thể Palkhor:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/10402081_621352851311627_5605976148681354290_n.jpg

Giữa thung lũng Gyantse rộng lớn và tương đối bằng phẳng nổi lên một dãy núi thấp hình vòng cung, trông giống như một con rồng đang nằm ngủ. Quần thể Palkhor nằm tựa lưng vào bụng của con rồng đó, bốn bề có tường thành cao bảo vệ. Nếu đứng trên đỉnh cao của Kumbum sẽ thấy cánh bên trái của cánh cung dãy núi đang liền lạc bỗng hơi chùng xuống một chút, trông như cổ của con rồng rồi cao vút lên thành cái đầu rồng. Cái sừng trên đầu rồng chính là pháo đài Gyantse Dzong:

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/983779_621354387978140_8204237875190717069_n.jpg?o h=052fd556f5640ee8457eed8b71e58b5e&oe=54397C4E&__gda__=1415002786_8104e2238014b11ee8057dfd868a64f b

Không cần biết binh pháp cũng biết đây là địa thế dụng binh rất tuyệt vời. Pháo đài Gyantse án ngữ cao điểm cao nhất, cùng với pháo đài trên lưng núi phía sau Palkhor tạo thành thế ỷ dốc có khả năng khống chế cả thung lũng rộng lớn.

Hôm đoàn đến Palkhor chính là ngày cuối cùng của tháng Tư theo lịch Tây Tạng - tháng linh thiêng nhất của người Tạng - nên tu viện có rất đông khách hành hương. Những người già da nâu nhăn nheo như vỏ cây khô, những đứa bé lem luốc, những người đàn ông khắc khổ, những người đàn bà lam lũ... tập trung ở những góc khuất trong khuôn viên. Họ để những gùi, túi, bọc hành lý nghèo khổ vào một chỗ rồi tỏa đi làm một vòng Khora quanh khuôn viên tu viện. Không ít người đi Khora bằng phương thức tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa:

https://scontent-a-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/t1.0-9/1919623_10202419743244081_2858044448272285026_n.jp g

Tu viện Palkhor rất đặc biệt vì đây là nơi tu hành của 3 hệ phái Phật giáo khác nhau bao gồm: phái Sakyapa, Kadampa và Gelugpa. Các hệ phái này cùng chia sẻ một chánh điện và các phòng nghiên cứu Phật giáo. Trong lịch sử Tây Tạng, đã có những tranh cãi giữa 3 hệ phái nói trên. Nhưng kể từ khi Tu viện Palkhor được thành lập cách đây gần 600 năm, 3 hệ phái đã cùng tồn tại dựa trên tôn giáo chung của họ cũng như trên những học thuyết khác nhau. Nhờ vậy họ đã tạo cho tu viện Palkhor trở thành một nơi thân thuộc và bình yên. Như vậy có thể coi Palkhor là biểu tượng của "Vạn pháp qui tông" nhỉ?

Điểm thu hút nhất của Palkhor chính là tháp Kumbum:

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10340147_10202419739483987_7356687120284632613_n.j pg

Kumbum nổi tiếng với linh tháp lớn nhất và kiến trúc độc đáo nhất Tây Tạng, một công trình mà không nơi nào ở Tây Tạng có được. Kumbum có thể coi như một đồ hình Mandala khổng lồ, thể hiện thế giới quan của người Tây Tạng : vũ trụ được cấu thành từ 5 yếu tố: đất, nước, lửa, khí và thức. Phần dưới của Kumbum hình vuông, có 5 tầng - tượng trưng cho đất. Phần kế tiếp có hình trụ, tượng trưng cho nước; vì tầng này có vẽ 4 đôi mắt Phật trên võng cửa của bốn cánh cửa mở ra bốn hướng nên người ta bảo nước này chính là nước mắt của Bồ tát chảy vì chúng sinh. Tầng kế tiếp hình nón tượng trưng cho lửa. Tầng cao hơn nữa giống như hai cái đĩa để ngửa, tượng trưng cho khí (gió). Trên cùng là một kết cấu nhọn bằng kim loại tượng trưng cho thức. Đầu nhọn của kết cấu này nói lên rằng "Thức" là một thứ không có kích thước, không có hình thù vì nó là giao điểm giữa thế giới vật chất với thế giới tâm linh. Vì vậy, Người Tây Tạng quan niệm đi một vòng Kumbum từ dưới lên trên là đi một vòng từ vòng tử sinh luân hồi đến Niết bàn.

Trong 9 tầng tháp Kumbum có 77 gian thờ với vô số tượng, tranh vẽ Phật, các vị Bồ Tát, hộ pháp, tiên nữ... Bạn Mèo và bạn Kevin cẩn thận trèo lên những bậc thang khá cao trên chiếc cầu thang nhỏ hẹp không có tay vịn lên các tầng trên của Kumbum để chiêm ngưỡng các tác phẩm kỳ diệu đó. Bạn Mèo vô cùng ngưỡng mộ bốn bức tượng Tara:

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/p480x480/10402038_10202419741004025_4290454071080779501_n.j pg
Xích Đa La (Kurukulla) ở phương Tây: biểu thị cho sức mạnh tình yêu từ Tārā nguyên thủy, tinh thần phấn chấn, đời sống khổ hạnh.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/t1.0-9/p480x480/10410663_10202419741364034_241947265763525589_n.jp g
Hoàng Đa La (Bhrkuti) ở phương Nam: biểu thị cho tinh thần thuần khiết, giác ngộ tâm linh.

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t1.0-9/p480x480/10516685_10202419741484037_8145764705624286240_n.j pg?oh=8d1b04e6d459d220ab53a126bac4c2a9&oe=5456BF1B&__gda__=1414398477_dab4af4f3fb4152c33e2604e4f72fb3 b
Thanh Đa La (Syama-Tārā) ở phương Bắc là Tārā nguyên thủy: biểu thị cho tính sẵn sàng cứu khổ phò nguy, chuyển 5 giác quan thành phương tiện thiện xảo, chuyển khổ hạnh thành giải thoát.

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/p480x480/16679_10202419741164029_5761861786197408490_n.jpg? oh=5f0ceaee0bf1ed03c2e069a66cccb1ad&oe=5434DD70&__gda__=1414901337_5783cbe430a3365b54f3a3c420a6ec1 3
Lam Đa La (Ekajata hay Ugra-Tārā) ở phương Đông: biểu thị cho tinh thần sung mãn, tâm tỉnh thức.

Sao mà các bức tượng lại đẹp đến thế - và bạn Mèo cũng không quên lăn lăn: làm sao người ta có thể đưa những bức tượng to lớn đó lên tầng 4 khá nhỏ hẹp của tháp với phương tiện thô sơ của mấy trăm năm trước?

Điều rất đáng tiếc là tháp Kumbum đang được trùng tu, tầng hình trụ tượng trưng cho nước, có đôi mắt Phật vẽ trên võng cửa bị giàn giáo bao bọc. Hết tầng 4, thấy người ta bịt luôn lối lên trên bạn Mèo và bạn Kevin có chút bâng khuâng: nếu đi hết 9 tầng tháp là đi từ địa ngục đến Niết Bàn, giờ chỉ đi được có 4 tầng... vậy liệu có phải là chỉ mới đến cõi súc sinh hay ngạ quỉ gì không nhỉ?

Trên Kumbum rất yên tĩnh, chỉ có vài người khách bước khẽ, miệng rì rầm đọc kinh nho nhỏ nên có thể nghe rõ tiếng chim câu kêu gù gù. Ở đây có rất nhiều chim câu:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/10590615_10202419741044026_7995737734973452817_n.j pg

Hi vọng chúng luôn là biểu tượng cho hòa bình và tự do cho mọi người - nhất là những người Tạng quần áo lầm bụi đang hành lễ tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa bên dưới sân kia.

Rời Gyantse, con đường đẹp đẽ trải dài trong nắng vàng rực:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/v/t1.0-9/p480x480/10402820_10202419743364084_8921418946070173211_n.j pg?oh=292c4080090fbcb7ff45393c7469d086&oe=54399762&__gda__=1415038780_beaab7d98b544e56a08be4b670cb691 9

cũng không đủ kéo mọi người ra khỏi những ấn tượng mà những bức tượng và những tấm bích họa ở Palkhor và Kumbum đã đem lại.

tuhailanha
11-08-2014, 14:16
Như một món ăn tinh thần - chương trình giải trí sau thời sự hàng ngày là quảng cáo ^^
Món quảng cáo trên hy vọng làm ngon miệng quý khách vì nó không có trong thực đơn (ngon dở cũng có mà nuốt nhé)

Việc di chuyển đến Old Tingri thuận lợi nên đoàn có mặt ở khách sạn khoảng 3h chiều - theo thói quen thường lệ khi ở quê nhà thường là sau khi ních một bụng no căng thì hay đi ngủ cho nó khỏe nhưng đúng là đi chơi có khác,mỗi khi no bụng là lại nghĩ ra toàn trò quái đản cho chân tay nó đỡ ngứa
Sau khi sốc lại tinh thần cả đoàn sau chặng đường dài may mắn tuyển được 4 tinh binh tinh nghich tinh quái và tinh tướng mỗi đứa 10 phân vẹn 20 chúng tôi bắt đầu lang thang kiếm việc để phá

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117910&d=1407740994

Dưới cái nắng xanh ngắt của mùa hạ,chút gió hiu hiu lạnh của vùng cao trên 4000m,chúng tôi nhanh chóng lạng vài vòng đến khu vực đông người của thị trấn (cách khách sạn 50m :3) - đây là nơi tập chung của đa phần dân bán hàng rong cho khách du lịch di chuyển đến vùng này để hoạc chinh phuc EBC hoặc di chuyển đến Katmandu (Nepal)
Trời mùa hạ trong vắt gió hiu hiu lòng lãng tử bồi hồi nhớ lại năm xưa đã chinh phục trên những con ngựa sắt khắp mọi miền Đông Nam Á ,phải chăng nên thử tại đây ??

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117911&d=1407740994

Thế là cả hội bu đen bu đỏ dùng hết tiếng Anh đến ít tiếng Hoa vốn có để thuơng lượng với các lái buôn trẻ tuổi nhằm mục đích chinh phục mottj tu viện vô danh nào đó ko nằm trong tuyến điểm du lịch nằm cách đó khoảng 5km
Rõ là chán ngán với tu viện mà lại cũng mò đi tu viện,quả là cái xứ khỉ ho cò gáy này,ngoài tu viện chắc chỉ có phơi nắng ngắm núi nhìn đồi thôi quá - thôi đành nhắm mắt đưa tay chứ không giờ về nhà nằm nệm thì chắc chết đi cho xong - thôi thì đi một ngày đàng học một sàng khôn

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117923&d=1407742043

Chốt giá thành công theo giá trần là 50 tệ cho 1 xe máy - chùng tôi nhanh chóng kiếm được 3 xe để mau chóng lên đường cho kịp giờ - thiên binh thiên tướng kéo nhau rồng rắn trong trạng thái phấn khích như thể đi tìm kho báu
Mặt mày phởn chí vô cùng ai dè họa ở trước mặt mà nào đâu có hay - trong họa có phúc,phúc này thì nhớ đến kiếp sau.ơn trời

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117924&d=1407742261

Đoàn 3 con chim én đi trước khá xa thì xe chở 2 đại bàng mới xuất phát,đi tầm 50m là thấy kì kì rồi,gắng thêm 50m thì ôi thôi,xe bể con mẹ nó bánh rồi-giờ phải làm sao?- tui nhảy xuống xe và rủ bà chị bỏ nó ở đó luôn rồi nói chị đi bộ lên trên rùi tính tiếp,có em ở đây chị chớ có lo - mình kiếm xe khác đi tiếp vậy
Lang thang đựoc hơn 100m thì phát hiện ra 1 chỗ sửa xe đông đen là xe,lủi thủi nhào dzô kiếm ăn với hy vọng kiém cho mình 1 cậu xe ôm để mau chóng dí theo đàm chim sẻ 3 con ăn thịt cho bằng được í mà ^^
Chả biết ai làm chủ luôn,lòng vòng đứng chờ cậu kia sửa xe cho khách rùi mới nói chuyện cho tiện

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117912&d=1407740994

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117913&d=1407740994

Tranh thủ chờ đợi phóng tác vài cơ bida thất truyền trên nền nhạc Tibet thuần túy Ohm ma ni pad me hum - đường cơ có vẻ ảo diệu hơn hẳn - cảm thấy chí ít văn minh nhân loại cũng mang đến đây cái gọi là giải trí thuần túy cho người dân (chứ ko ko biết họ giải trí kiểu gì) - nhân đây mình cũng thấy hay hay vì hình như bida lỗ là phương tiện giải trí phổ biến của ngừoi Tạng hay sao í - Lukla (nepal) cũng toàn bida lỗ thôi
May mà mình khong thử lên mượn cái bàn máy may ở trên kia chứ ko có khi là có cả sản phẩm mang về nhà tặng anh em chiến hữu rồi - cảm thấy tiếc tiếc

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117914&d=1407740994

Và giở khóc giở cười với màn thuê xe đỉnh cao chủ yếu bằng tay và chân đầy tính nghệ thuật có một không hai độc quyền có thể mô tả ngắn ngon như sau
Đại bàng đực : ê ku,tao cần 1 chiếc xe đủ khỏe chở 2 đứa tao vào trong kia
Cừu non đực : tao ko hiểu mày nói gì cả - nói tiếng tạng đi
Đại bàng đực : uhm mày đợi tao tí,tao sổ ra cả tràng cho mày coi (khua tay múa chân chỉ trò 4 phưong 80 hướng )
Cừu non đực : à hiểu rồi,muốn đi vào trong kia chứ gì
Đại bàng đực : đúng rồi - phải nói là ng tạng chúng mày rất thông minh ,móc túi lấy đủ 50 tệ dúi vào tay nó chỉ tới chỉ lui (khứ hồi í)
Cừu non đực : đợi tao đi lấy chìa khóa nha ku
Đại bàng đực : dạ em sẽ chờ anh - mà chả biết cái tu viện nó ở đâu nhỉ :((

Thế là anh í lấy ra chùm chìa khóa định mệnh :))) và thẩy vào mặt cái bụp - thằng ku chưa kịp hiểu gì thì nó chỉ chỏ vào cái bình xăng í như là đưa tiền cho tao đổ xăng - *** mày ông chơi luôn đưa tiền tuơi trước luôn - vừa đưa tiền xong nó quay lưng đi phó mặc cho mình với cái xe từ trên trời rơi xuống
Vãi linh hồn chỉ thì ra chỉ với 50 tệ nó giao luôn cho mình chiếc xe với đủ xăng chạy le te - chú mày quá hào phóng với anh rồi hehe , cảm thấy hạnh phúc dâng trào mà xe cộ chưa biết ra sao nhắm mắt tính tiếp vậy

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=117925&d=1407742261

Bởi vậy người ta mới nói nuôi quân 3 năm dùng trong 1 giờ - đi lang thang 3 năm chút ít kinh nhiệm gom góp cái nghề múa chân khua tay chí ít phát huy tác dụng đưa chúng ta đến bến bờ hạnh phúc
Đúng là trong họa có phúc trong phúc còn cả 1 đống họa luôn mà không rõ kìa

Mời quý vị theo dõi bản tin quảng cáo sau ít phút nữa :
TIBET ngoại truyện phần 2 : Lưu lạc chốn nhân gian - duyên kiếp tiền định

Mèo Bay
12-08-2014, 02:51
@ bạn tuhailanha: cảm ơn bạn Tu Hài đã ra tay tương trợ; mấy hôm nay bạn Mèo bị chó cắn què tay không viết lách được gì cả.

Giờ thì tạm ổn rùi, lại bắt đầu nào!

Khi cả đoàn rời khỏi Palkhor, kim đồng hồ đã nhích qua số 11, nắng vàng rực, con đường đi Shigatse đẹp như dải lụa mượt mà.

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/t1.0-9/10917_10202419743764094_4652568088873574964_n.jpg

Sau khi ăn trưa, mọi người phải đi tìm một quán cà phê để tránh nắng và dùng chùa wifi trong khi đợi bạn Kunchok đi trình permit vào vùng Shigatse. Gần 4.00PM mới có thể khởi hành đi tiếp. Khi Mặt trời sắp xuống núi thì xe rẽ vào một con đường bé teo, để đến một thị trấn bé tẹo tên là Sakya. Khách sạn mà đoàn ở nhìn bên ngoài rất bình thường nhưng vào trong mới biết nó rất là to, khá sang; trên hành lang lót thảm dày cả đốt tay. Ở cái xứ khỉ ho cò gáy này mà trong phòng KS vẫn có đủ bồn tắm, nước nóng lạnh, khăn, lược, xà bông, dầu gội... rất đầy đủ. Phòng ăn rất sang, bạn Kun đã đặt trước một bữa ăn hơn 10 món vì sợ đoàn đến muộn phải đợi làm cơm thì mọi người đói. Yêu bạn í ghê luôn!

Sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng là chương trình thăm tu viện Sakya ở ngay gần sát khách sạn. Chính vì vậy mà các bạn Kawa Karpo (F.I.T) đã xếp cho đoàn ở lại đây chứ không phải ở Lhatse.

Tu viện Sakya được thành lập vào thế kỷ 11 và là tu viện chính của giáo phái Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng. Tu viện được thiết kế xây dựng theo bố cục thành lũy, pháo đài và được bao quanh bởi một con hào. Công trình này xây dựng bắt đầu vào năm 1268 và được dẫn dắt bởi Benqen Sagya Sangbo đệ tử của Choygal Phakpa, là hậu duệ thứ năm của phái Sakyapa.

So với các tu viện khác, Sakya có vẻ nhỏ hơn, không có trùng trùng nhà cửa, không có đường dốc trập trùng, cũng chả có cây cối gì cả. Thế mà ở đó lại là nơi có một trong những tòa nhà ấn tượng nhất xứ Tây Tạng.

Trông bên ngoài ngôi điện Lakhang Chenmo này không có gì là nổi bật:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/p480x480/10574458_10202422140704016_4397763424376235361_n.j pg

thế mà bên trong lại hết sức rộng lớn, với những tượng Phật vô cùng đẹp đẽ, xán lạn, rực rỡ ánh vàng. Ôi sao mà đẹp thế, mà lộng lẫy đến thế chứ! Thật quá khác với những bức tượng, những bảo tháp bằng vàng thật nhưng âm u tăm tối ở Potala. Bạn Mèo mê mẩn nhìn mãi và thấy rất tiếc vì không được chụp ảnh ở đây. Khi về , bạn Mèo phải đào bới lục lọi mãi trong kho tàng của bác Gúc mới tìm được một tấm ảnh - hóa ra thiên hạ cũng chẳng có mấy người chụp được ảnh cái điện thờ lộng lẫy này:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/t1.0-9/10514672_624814690965443_5028943072871140431_n.jpg

Nhưng điều kỳ diệu không chỉ ở tiền điện mà còn ở hậu điện: Sakya là nơi lưu trữ thư tịch kinh điển Phật giáo lớn nhất Tây Tạng. Toàn bộ bức tường đằng sau điện thờ lớn là một giá sách khổng lồ:

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/10505330_624814480965464_9195514314989765391_n.jpg

Bác Wiki bảo bức tường đó dài 60m, cao 10m, chứa hơn 84.000 quyển sách; chủ yếu là kinh điển Phật giáo nhưng cũng có không ít sách cổ tiếng Tạng về văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, toán học, nghệ thuật... Bạn Kun bảo bình thường những quyển sách đó được chất ngay ngắn trên giá và gần như không có ai động vào (vì người ta đã có bản sao) nhưng nếu có một vài quyển sách tự nhiên thòi ra ngoài thì đó là điềm xấu, báo hiệu sắp có những điều không hay xảy ra.

Trong ngôi điện này:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/t1.0-9/10406533_10202422140544012_772320041740101877_n.jp g

có để những bảo tháp lớn chứa xá lợi của các vị cao tăng, dọc tường để những bó lớn dài dặc bọc vải bạt - đó chính là những bức thangka lâu đời rất có danh giá của nhà chùa.

Trong sân có một cái giếng:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/t1.0-9/p480x480/10525797_10202422142384058_226730606069684695_n.jp g

Ở nơi núi cao mà có nước tụ là điểm rất tốt về phong thủy đấy!

Ở Sakya có một địa điểm rất hấp dẫn, gọi là "Nấc thang lên thiên giới" cũng chả sai, nó ở đây này:

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xaf1/t1.0-9/p480x480/10563022_10202422142104051_4060823033479641722_n.j pg

Bên trong cánh cửa nhỏ đó là một cầu thang cao khoảng 3-4 tầng lầu, thẳng tắp, dốc đứng không có chiếu nghỉ, và được bọc thép lá; bao nhiêu người dẫm qua đến bóng lộn lên.

https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfa1/t1.0-9/p480x480/1924352_10202422145344132_5287884756480497491_n.jp g

Người ta bảo rằng nếu hai tay bạn cầm hai quả trứng sống, chỉ trong một hơi thở mà chạy lên hết được cầu thang đó rồi quay xuống mà hai quả trứng vẫn còn nguyên vẹn thì nguyện ước gì bạn đang để trong tâm sẽ được trở thành hiện thực. Hic, cả đoàn chỉ có mấy người dám trèo lên (dĩ nhiên bạn Mèo không có tham gia) mà ai nấy đều thở hồng hộc khi đến đỉnh; làm gì còn nghĩ đến chuyện nguyện ước mới chả trứng gà hay trứng vịt!

Lúc mọi người trèo thang lên thiên đường, bạn Mèo thơ thẩn bên ngoài và thấy khá lăn tăn về cặp sư tử đá này:

https://scontent-b-sin.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t1.0-9/q83/p480x480/10487477_10202422142264055_5087942038823694648_n.j pg

vì hình dong của chúng chả có tí mùi Tạng nào cả. Khi về nhà xem lại ảnh, bạn Mèo mới đọc kỹ dòng chữ khắc dưới bệ tượng; thì ra... dòng chữ đó là "Thượng Hải đệ tứ phê viện Tạng cán bộ tặng" (Đoàn cán bộ Thượng Hải lần thứ tư chi viện cho Tây Tạng tặng). Nhờ bác Gúc mới biết cái đoàn cán bộ đó chỉ có nhõn 50 vị - thế mà họ có thể cúng chùa được một đôi sư tử đá không phải hàng Made in Tây Tạng; kể ra cũng giàu có gớm!

Mọi người trèo lên thiên đường chán lại trèo lên vòng thành bao quanh tu viện, trèo đến tận nóc nhà luôn, thật là quá ghê gớm! Đến lúc lụi hụi trèo xuống được thì cũng đã gần trưa. Bạn Kun cũng không hối thúc gì cả vì quãng đường di chuyển hôm nay không dài mấy, chỉ đến Shegar (New Tingri) thôi.

P/S: theo bạn Mèo và nhiều bạn khác trong đoàn, toilet ở Sakya là nặng mùi nhất trong tất cả các toilet 100% truyền thống Tây tạng mà cả nhóm đã sử dụng qua trong 12 ngày ở xứ này. Vậy bạn nào có tinh thần lực hơi thấp thì cẩn thận nhé :D

Coxanh
23-08-2014, 15:13
Hóng...,đợi các bạn viết tiếp.

Mèo Bay
24-08-2014, 19:15
Cảm ơn bạn Coxanh đã quan tâm đến topic của bọn mình. Gần đây bạn Mèo bị ốm nên topic phải tạm ngưng. Khi nào ốm dậy, bạn í nhất định sẽ tiếp tục đi đến nơi về đến chốn :)

MeoMip
30-09-2014, 13:22
Ở Tây Tạng chẳng qua bốn năm ngày, lại cảm thấy đã trải một đời. Có những nơi chính là như vậy, sau khi đến, dường như đã tìm được kiếp trước và đời này, dù chỉ là gặp gỡ ngắn ngủi, cũng khó quên được!
Bài viết của chị tuyệt lắm. Chóng khỏe để chia sẽ tiếp chị nhá :)