PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Một vòng Cù lao Giêng, An Giang – Nơi đất lành chim đậu



khongthudao
08-07-2014, 09:58
Gởi các bạn bài viết về An Giang quê mình :).

Nằm giữa con sông Tiền hiền hòa cuộn chảy, Cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới, An Giang, với lịch sử khai phá hơn 300 năm, nổi lên như một hòn đảo xanh mát cây trái, cư dân hiền hòa, mến khách. Ngoài ra, nơi đây còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, đặc sắc với những công trình kiến trúc tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng độc đáo.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7641.jpg?resize=620%2C414
Bến đò Nhà Thờ, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới, nối liền Chợ Mới với cù lao Giêng

Tọa lạc gần đầu trên của cù lao là chùa Thành Hoa (còn có tên khác là Chùa Đạo Nằm với truyền thuyết về tôn sư khai đạo “Cửu niên diện bích” với cách tu nằm ). Không gian chùa yên tĩnh, trầm mặc, mát mẽ với những nhà giảng, chánh điện, ao sen, tháp mộ cổ kính khiến lữ khách như lạc vào một cõi riêng, tách biệt hẳn với nhịp sống đời thường ngoài kia. Đặc biệt tháp mộ của tôn sư với kiến trúc độc đáo, nổi bật sắc màu của Phật giáo, với dãy trường lang bao quanh làm bằng gốm sứ Biên Hòa với họa tiết Long, Lân, Quy, Phụng được sắp đặt xen kẽ, hài hòa.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7594.jpg?resize=620%2C926
Tháp mộ sư ông Chùa Thành Hoa, cù lao giêng.

http://i1.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7609.jpg?resize=620%2C414
Chánh điện Chùa Thành Hoa, cù lao giêng.

http://i1.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7591.jpg?resize=620%2C414
Vườn kiểng sân sau chùa.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_76021.jpg?resize=620%2C926
Trường lang quanh tháp mộ.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2104.jpg?resize=620%2C414
Gian thờ bên trong chùa.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2077.jpg?resize=620%2C414
Tượng Tứ linh trên trường lang tháp mộ sư ông.

http://i1.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2065.jpg?resize=620%2C414
Sen trong hồ sân sau chùa.

Là nơi sớm có sự xuất hiện của các nhà truyền giáo phương Tây vào đầu thế kỷ 18 ( trốn tránh sự cấm đoán Thiên chúa giáo của nhà Nguyễn) nên nơi đây sớm có những công trình kiến trúc đạo Thiên Chúa được xây dựng, tiêu biểu là thánh đường cù lao Giêng, được xem là nhà thờ cổ nhất Nam Bộ, được xây ròng rã hơn 12 năm mới hoàn thành. Thánh đường được xây dựng theo kiến trúc phương Tây uy nghi và cổ kính với tháp chuông cao, các ô cửa nhỏ trên tháp, hệ thống cột đỡ trang trí họa tiết La Mã, tất cả được gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn một thế kỉ tồn tại.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7613.jpg?resize=620%2C926
Thánh đường cù lao Giêng.

khongthudao
08-07-2014, 10:00
http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7610.jpg?resize=620%2C926
Thánh đường cù lao Giêng.

Không xa thánh đường Cù lao Giêng là nhà thờ Franxicô và tu viện dòng nữ tu Chúa Quan Phòng, được xây dựng cùng thời với thánh đường, vẫn còn khá nguyên vẹn và cổ kính, tạo nên quần thể kiến trúc tôn giáo độc đáo giữa miền sông nước miền Tây. Xung quanh là những ngôi nhà xưa với kiến trúc Pháp càng làm tăng thêm nét cổ kính và bình yên của chốn này.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_1696.jpg?resize=620%2C414
Tu viện dòng nữ tu Chúa Quan Phòng, cù lao Giêng.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_1671.jpg?resize=620%2C926
Tu viện dòng nữ tu Chúa Quan Phòng, cù lao Giêng.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_1291.jpg?resize=620%2C414
Nhà thờ thánh Franxicô, cù lao Giêng.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7627.jpg?resize=620%2C414
Nhà thờ Rạch Sâu, xã Bình Phước Xuân.

Nằm ở mặt bên kia của cù lao, thuộc xã Mỹ Hiệp, Chợ Mới là chùa Bà Vú (Chùa Phước Minh) nằm khuất sau dòng kênh hiền hòa, cây cối xanh mát, uy nghi với tháp cửu trùng cao vút cạnh cổng chùa cổ kính nằm trên con đường làng nhỏ xinh. Hãy bước vào chùa thắp nén nhang và lắng nghe sự tích về sư cô trụ trì của chùa với tấm lòng từ bi, yêu thương người dân và con trẻ trong vùng để thêm yêu con người và vùng đất này.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7636.jpg?resize=620%2C926
Chùa Bà Vú (Phước Minh Tự)

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7637.jpg?resize=620%2C926
Cổng chùa cũ nằm giữa con đường làng xanh mát.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_7632.jpg?resize=620%2C926
Những hoa văn trên cổng chùa cổ.

Trên con đường trở về Tấn Mỹ, xuyên qua những ngã ba kênh, những lối nhỏ băng qua những vườn cây trái, rau màu đủ loại, ta đến với đình cổ Tấn Mỹ. Lúc chúng tôi đến, ngôi đình đang được trùng tu, nhưng tôi cũng kịp ghi lại những hình ảnh mang dáng dấp xưa cũ của ngôi đình này.

http://i1.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2033.jpg?resize=620%2C414
Đình thần Tấn Mỹ.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2040.jpg?resize=620%2C414
Hành lang dọc theo sân đình

khongthudao
08-07-2014, 10:03
http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2043.jpg?resize=620%2C414
Hành lang dọc theo sân đình.

http://i0.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2049.jpg?resize=620%2C414
Mái che dọc theo các lối đi nối giữa các gian nhà.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_2051.jpg?resize=620%2C926
Mọi thứ đang xuống cấp, và đình đang bước vào đợt trùng tu lớn.

Còn nhiều lắm những công trình, những câu chuyện về đất và người của cù lao này, xin hẹn lại ở một bài viết khác, trên đây chỉ là vài nét phác thảo để giới thiệu với bạn một điểm đến bình yên của miền tây. Chiều qua đò Rạch Sâu để trở về phố thị, dưới cảnh hoàng hôn man mác, tôi thấy nao nao lòng, như nghe văng vẳng đâu đây câu hát ” Quê tôi ai cũng có một dòng sông quê nhà …” của cố nhạc sĩ Hoàng Hiệp, nói về quê ông cũng là chính nơi này, cái xứ sở đã sinh ra bao bậc anh tài cho quê hương, đất nước. Rồi đây, những nhịp cầu sẽ vươn mình qua sông nối liền cù lao với phố huyện nhộn nhịp, cuộc sống rồi sẽ đổi thay, nhưng có lẽ vùng quê này sẽ mãi còn lưu tồn những giá trị, truyền thống, bản sắc văn hóa truyền lại cho đời sau, để màu xanh và những tiếng chuông chiều mãi ngân vang nối liền quá khứ với tương lai.

http://i2.wp.com/www.thichladi.com/wp-content/uploads/2014/07/DSC_8091.jpg?resize=620%2C414
Chiều buông trên sông Tiền, cửa vàm bến đò Rạch Sâu

Xem thêm bài Tháng 7 về Bảy Núi, An Giang (http://www.thichladi.com/thang-7-ve-bay-nui-giang/)