PDA

View Full Version : Bài ca không quên!



susu
21-02-2011, 13:42
Anh ở Lào Cai,
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Tháng Hai, mùa này con nước,
Lắng phù sa in bóng đôi bờ!

Những ngày này, địa danh A Mú Sung được nhắc đến nhiều hơn, biết đến nhiều hơn trên khắp Việt Nam tôi.
Không từ những trang tin mạng về những chuyến đi, không từ 1 bài hát thân thuộc đến nao lòng về nơi đầu nguồn con nước đỏ…
Nơi ấy, được gọi lên cùng tiếng nghẹn ngào nức nở!
Nơi ấy, có một người vừa gửi lại cuộc đời này hơi thở - gửi lại máu xương anh nơi biên cương đất mẹ còn chưa nguôi bóng dáng giặc thù!

TRẦN VĂN DUẨN!
Xin được gọi tên anh với ngàn lời tiếc thương, trân trọng!!!
Xin được gửi tới gia đình anh những sẻ chia sâu sắc cho nỗi đau, mất mát lớn lao này!!!

****

Đêm 16/02, khi nhận tin báo có một chiếc thuyền “lạ” xâm nhập trái phép đường phân thuỷ của biên giới. Trung Uý Trần Văn Duẩn - Đội trưởng Đội vũ trang đồn Biên phòng A Mú Sung lập tức đến hiện trường.
Anh đã huy động lực lượng dân quân địa phương cùng chặn đuổi chiếc thuyền “lạ”.

Trong lúc vây bắt đối tượng, Trung uý Trần Văn Duẩn đã bị ngã xuống sông và gặp nạn do nước xiết chảy mạnh!

***

Sinh năm 1982 ở đội 1, xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định - Anh ra đi ở tuổi 29, để lại người vợ trẻ - cô giáo Nguyễn Vân Chi và bé Bảo Nam mới chỉ đang bập bẹ biết gọi “Bố, Bố!!!”


Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh!

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=52914&d=1298267804
(Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy.
Em ra sông chắc em sẽ thấy.
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa Đông!

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình.
Khi Tổ Quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc,
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt.
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông!
(Thơ: Dương Soái)


Sẽ còn mãi tên anh như màu nước đầu nguồn ngàn đời nay bồi đắp đất Quê hương thêm xanh!
Sẽ còn mãi bài ca không quên về những người con Việt Nam anh dũng nơi biên cương - giữa thời bình vẫn đêm ngày dâng hiến tuổi xuân, chắc tay súng, vững lòng tin canh giữ đất trời Tổ Quốc !!

battramdao
21-02-2011, 14:17
"Chúng tôi chợt nhớ tấm hình chụp bia tưởng niệm các chiến sĩ đồn A Mú Sung trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc hơn 30 năm trước. Trên tấm bia đó có khắc tên 30 người lính, hầu hết hi sinh ngày 17-2-1979, nhưng cuối tấm bia có tên năm người lính hi sinh vào ngày 17-2-1984. Và có ngẫu nhiên không, khi ngày Duẩn hi sinh cũng là một ngày như thế, đêm 16 rạng ngày 17-2-2011.
Rồi đây trên tấm bia ấy sẽ khắc thêm tên của người đội trưởng trinh sát biên phòng của đồn A Mú Sung - trung úy Trần Văn Duẩn".

Ngày 12-2 chúng tôi vừa đi qua A Mú Sung - Lũng Pô, thì ngày 17-2 anh đã hi sinh. Mong anh an nghỉ nơi chín suối, chúng tôi sẽ mãi nhớ ơn anh.

GENTA
21-02-2011, 21:53
Thật xúc động!

favourite
21-02-2011, 23:52
Xin gửi nén nhang tiễn biệt ANH https://ttvnol.com/images/smilies/12.gif

https://xahoimang.com/images/articles/2009_03/5559/u24_nhang.jpg

saobang2011
22-02-2011, 09:54
Xin sẻ chia nỗi đau cùng gia đình anh.

trungtaymo
22-02-2011, 17:04
"...Một ba lô cây súng trên vai, người chiến sĩ quen với gian lao, ngày dài đêm thâu vẫn có những người lính trẻ, nặng tình quê hương canh giữ miền đất mẹ..."
Gửi tới anh lời nguyện cầu về nơi cực lạc...

Archer
22-02-2011, 18:54
Gửi em ở cuối sông Hồng
Thơ: DƯơng Soái - Nhạc: Thuận Yến
Trình bày: Tiến Thành - Thanh Hoa


http://www.youtube.com/watch?v=Lr1mORvorc4

Ối_zời_ơi
22-02-2011, 19:35
Tặng anh:


Hát mãi khúc quân hành.

Đời mình là một khúc quân hành, là bài ca chiến sĩ
Ta ca vang triền miên qua tháng ngày
lượn bay trên núi đồi biên cương đến nơi đảo xa

Mãi trong lòng chúng ta ca bài ca người lính
Mãi trong lòng chúng ta vẫn hát khúc quân hành ca

Dù rằng đời ta thích hoa hồng
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng
Ta yêu sao làng quê non nước mình
Tình quê hương vút thanh âm khúc quân hành ca

Chitto
22-02-2011, 21:44
Không thể nhớ nổi ngày đến với Lũng Pô, chúng tôi có gặp Anh hay không.

Nhưng chúng tôi sẽ luôn nhớ mãi những người lính biên phòng suốt dọc chiều dài biên giới Tổ quốc.

Và Anh là một trong số đó.

Cầu mong anh được bình yên, và nếu có thể, hãy phù hộ những đồng đội của mình trong cuộc chiến có và không có tiếng súng ở nơi ấy.

kinh_van
23-02-2011, 09:29
Thành kính phân ưu.
Mong gia đình anh sẽ vượt qua nỗi đau này.

ollo
23-02-2011, 10:57
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Chieu-Bien-Gioi-Trong-Tan/IWZ9ZI9A.html

Chiều Biên Giới

Chiều biên giới em ơi Có nơi nào xanh hơn Như chồi non cỏ biếc Như rừng cây của lá như tình yêu đôi ta Chiều biên giới em ơi Có nơi nào cao hơn Như đầu sông đầu suối Như đầu mây đầu gió như trời quê biên cương Em ơi có ( ư ) nơi nào hơn chiều biên giới khi mùa hoa đào nở , khi mùa sở ra cây , lúa lượn bậc thang mây mù tỏa ngát hương bay Chiều biên giới em ơi ! Nhớ bao điều thân thương Đôi ta cùng chiến hào , tình yêu đẹp tiếng hát giữ đất trời ( ư ) quê ta Em ơi ! Giữa ( ư ) nông trường lộng gió , tình gắn bó nghe cuộc đời say nồng hư trời rộng mênh mông ánh chiều tà bâng khuâng một lời hát đang dâng Chiều biên giới em ơi Nhớ bao điều thân thương Đôi ta cùng chung chiến hào , tình yêu đẹp tiếng hát giữ đất trời ( ư ) quê ta

hd128
24-02-2011, 16:11
Thành kính nghiêng mình trước linh hồn anh. Xin chia buồn cùng gia quyến. Tôi lại nhớ những ngày tháng 2 năm 79...

Archer
24-02-2011, 21:56
NGƯỜI CON ANH HÙNG CỦA ĐẤT BIỂN


Nguyễn Minh


Từ chiều hôm trước đã có nhiều dấu hiệu báo trước sắp xảy ra một trận đánh lớn. Đồng chí Vượng, cửa hàng trưởng cửa hàng Pò Hèn nói với Hoàng Thị Hồng Chiêm :
- Giặc sắp đánh đấy. Cháu tính kĩ đi, cái gì cần thiết thì để lại, cái gì chuyển được xuống Tràng Vinh thì cho bốc ngay chiều nay.
- Vâng ạ !
Chiêm trả lời đồng chí Vượng và trong giây lát cô đã tính toán xong những việc cần kíp phải làm trước.
Chiêm nhanh chóng sơ tán được một số mặt hàng tránh xa chỗ cũ, nơi mà cấo trên cho biết là địch có thể đánh sang. Trời tối, Chiếm và các đồng chí Vượng, Thắng, chủ tịch xã, Định y sĩ ở lại trong cửa hàng để ngày mai chuyển tiếp hàng hoá. Đêm ấy, khi đi ngủ Chiêm không quên đặt khẩu súng đã lắp sẵn đạn bên cạnh mình. Đó cũng là tác phong sẵn sàng chiến đáu đã trở thành thói quen của Chiêm. Từ khi được cấp trên thông báo bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, tinh thần sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ Móng Cái rất cao. Cũng như chị em khác, đi đâu, Chiêm đều giắt bao đạn, lựu đạn, mang theo súng.
Sáng sớm ngày 17-2, hàng loạt đạn pháo của giặc Trung Quốc từ bên kia biên giới bắn dồn dập sang Pò Hèn, Thán Phún. Chúng bắn vào các điểm cao, vào những nơi chúng nghi là có nhân dân và bộ đội. Những mảnh đạn bay xoèn xoẹt, đập vào vách núi, cắm vào hàng cây ven đường. Nhiều quả đạn pháo nổ ngay trước sân nhà ở. Nhìn xuống chân đồi, Chiêm đã thấy lố nhố lũ giặc Trung Quốc được bọn phản động người Hoa dẫn đường. Trong đêm, bọn này đã lén lút theo các khe hẻm mò vào đây, Chiêm quay vội vào nhà.
Trong cuộc hội ý chớp nhoáng dưới 1 chiếc hầm chữ V, có nắp dày, làm ở góc nàh, Hoàng Thị Hồng Chiêm, một tay cầm 2 quả lựu đạn, một tay cầm khẩu CKC, nói :
- Bọn lính Trung Quốc tràn sang rồi. Giặc đang định bao vây cửa hàng. Bác Vượng và các anh vượt ra trước, em ở lại yểm hộ.
Thấy mọi người phân vân, Chiêm càng quả quyết hơn :
- Chúng ta có ít súng, nhiều người ở lại là không có lwọi đâu. Em đánh được mà !
Chiêm là một chiến sĩ của trung đoàn 8 làm đường Ba Chẽ, chuyển về cửa hàng Pò Hèn tháng 5-1975. Vì vậy đồng chí Vượng rất tin Chiêm. Anh đồng ý để Chiêm ở lại yểm hộ cho 3 người ra trước.
Chiêm nói :
- Bây giờ thế này, em sẽ ném 1 quả lựu đạn vào đám đông quân giặc. Lợi dụng lúc chúng nằm xuống tránh đạn, 3 anh vọt ra ngoài.
Không chờ mọi người bàn bạc thêm, Chiêm đã mở lựu đạn, rút dây. Lựu đạn xì khói. Chiêm nói như ra lệnh :
- Các đồng chí ra theo hướng lựu đạn !
Chiêm ném lựu đạn. một tiếng nổ rất đanh, rất vang. Nhiều tên lính sơn cước bị mảnh lựu đạn cắm vào mặt, vào bụng. Địch hoảng sợ liền tản ra, nằm sát xuống đất. 3 người vọt ra khỏi nhà, chạy ra phía sau.
Nghe tiếng chân người, địch biết là bị lừa, chúng lồm cồm bò dậy, bắn theo.
Địch hò nhau tiến về phía căn nhà. Chúng đông quá mà Chiêm chỉ còn 1 quả lựu đạn với khẩu súng có vẻn vẹn 10 viên đạn lắp sẵn.
Bọn giặc đã đến gần lắm rồi. Chiêm vung mạnh tay ném quả lựu đạn còn lại vào tốp giặc. Lựu đnạ nổ, bọn giặc lại nằm xuống. Chiêm xách súng chạy qua hướng lựu đnạ vừa nổ, vọt lên đồi, nơi có trận địa chốt của đồn công an nhân dân vũ trang số 209, cách cửa hàng của Chiêm khoảng 100m. Đạn của giặc bắn theo chiu chíu.
Sắp tới trận địa của công an vũ trang, Chiêm thấy 2 người trên đồn chạy xuống, hét to :
- Chị Chiêm, địch tiến công mạnh. Chị đừng lên !
- Nó tiến công mạnh, tôi phải cùng các đồng chí chiến đấu !
Khi Chiêm lên đến nơi thì gặp bác Vượng, Thắng và Định cũng đang chiến đấu ở đó. gặp đại đội phó Hoạ, Chiêm nói vội :
- Anh Hoạt ơi, anh phân việc cho em đi !
- Cô Chiêm ! Cô lên thật đúng lúc, Lượng đang nhắc cô bên kia !
Đại đội phó Hoạ đang chỉ huy anh em chiến đấu, nhưng khi nghe tiếng Chiêm báo cáo, vẫn dành cho cô gái một câu nói vui như thế.
Chiêm và Lượng đã quen nhau qua những buổi tập bóng chuyền, tập biểu diễn văn nghệ. Hạ sĩ Bùi Anh Lượng có tiếng là cây đập tốt trong đội bóng chuyền của đồn công an. Trong đêm liên hoan văn nghệ, Lượng và Chiêm cùng hát bài "Trước ngày hội bắn".
Tình yêu đã đến với họ và anh em trên đồn công an vũ trang đã coi Chiêm như người nhà.


Đại đội phó Hoạ giao nhiệm vụ cho Chiêm tiếp đạn tới các hướng chiến đâu và băng bó cho anh em bị thương để đưa về tuyến sau. Quần sắn cao, tóc búi gọn, Hoàng Thị Hồng chiêm xông xáo và vác đạn đến các hưóng chiến đấu. Khi vác đạn tới công sự hướng nam, Chiêm đến bên cạnh Khổng Tiến Dũng nói :
- Dũng bắn, để chị ném lựu đạn !
Dũng và Chiêm đã anh dũng chiến đấu chặn địch ở một hướng đẩy lùi 3 đợt tiến công của địch.
Chiêm cơ động đến một đoạn hào phía trước, gặp 2 chiến sĩ bị thương nặng, Chiêm dìu 2 người vào hầm kèo. Vừa quay ra, Chiêm gặp 1 toán giặc nhảy xuống hào. Chúng định bắt sống Chiêm, Chiêm nép mình vào một góc hào, bình tĩnh giương súng, bóp cò. 4 tên đi đầu bị trúng đạn, chết gục. Những tên đi sau không dám hung hăng nhảy xuống hào nữa. Nhưng từ một hướng khác, bọn giặc lại bất ngờ lao lên. Thấy ở đây chỉ có 1 tay súng đánh trả, và lại alf tay súng con gái, bọn giặc liền lên tiếng gọi hàng. Chiêm thét to :
- Hàng này !
Quả lựu đạn vút đi từ tay Chiêm. 2 tên giặc chết gục. Chiêm bị thương vào tay trái, máu nhuộm đỏ cánh áo. Mừng từ phía trái đường hào chạy tới. Mặc dù bị thương, cả 2 người vẫn nổ súng đánh chặn giặc.
Không thấy Chiêm tiếp đạn cho mình, Khổng tiến dũng nóng ruột chạy đi tìm. Gặp Chiêm bị thuwong, Dũng xé áo mình băng cho chị. Chiêm nói :
- Dũng đến băng cho anh Mừng trước. Anh ấy bị thương nặng hơn chị. Ta chiến đấu đến cùng, Dũng ạ !
Qua nhiều đợt tiến công liên tục không chiếm được đỉnh Pò hèn, giặc liền nã tới tấp đạn pháo 130 ly và cối 82 ly vào trận địa của ta. Nhiều đoạn hào giao thông bị sụt lở, những mảnh đạn pháo cày tung đất đá. Quân giặc xốc lại lực lượng, mở đợt tấn công mới. Những tên chỉ huy cầm súng ngắn, phất cờ thúc lính liều lĩnh xông lên.
Cuộc chiến đáu tiếp theo vô cùng gay go và ác liệt. Một số chiến sĩ bị thương. Địch đến gần, các chiến sĩ dùng võ thuật và lưỡi lê đánh địch.
Đang chiến đấu, Chiêm nghe Hoàng Tiến Cờ gọi :
- Chị Chiêm, anh Hoạ hi sinh rồi !
Chiêm chạy đến hầm, nơi anh Hoạ được đồng đội mang vào. Chiêm nâng 2 cánh tay anh, đặt lên ngực rồi phủ tấm chăn lên người anh.
Nghe tiếng giặc la hét, Chiêm lao ra khỏi hầm, ráng sức ném liền 2 quả lựu đạn vào toán giặc. Chiêm bị thương lần thứ 2. Đạn găm trúng chân, Chiêm lảo đảo ngã xuống thành hào. Một lần nữa, Khổng Tiến Dũng lại lao đến băng cho Chiêm và đưa Chiêm vào hầm. Nghe Dũng báo cáo súng CKC của chiêm đã hết đạn, đồng chí Chuyên, người được cử thay thế Hoạ chỉ huy liền chạy vào hầm gặp Chiêm nhưng chiêm đã ra ngoài công sự để quan sát tình hình địch. Chuyên trao khẩu súng ngắn của Hoạ cho Chiêm :
- Súng của Hoạ đây, chị chiến đấu để trả thù cho Hoạt !
Chiêm cầm khẩu K54 trở lại vị trí chiến đấu. Lợi dụng thành hào, chiêm bình tĩnh ngắm bắn từng tên giặc. Phía trái, Chuyên đang chiến đấu rất anh dũng, vừa tiêu diệt địch ở hướng anh, vừa bắn hỗ trợ cho Chiêm.
Bọn giặc vẫn liều lĩnh xông tới, chúng bắn trung liên quét mặt đồi. Chiêm lại bị thương rất nặng ở cột sống. Chị ngã xuống và không bao giờ tỉnh dậy nữa. Chiếc áo màu vàng nhạt, điểm hoa tím mà chị vẫn thích mặc đã nhuốm đỏ.
Hoàng Thị Hồng Chiêm, cô gái đẹp nết đẹp người ấy đã anh dũng hi sinh trên mảnh đất biên giới thiêng liêng của Tổ quốc khi bước vào tuổi 25. Bà con huyện Hải Ninh gọi Hoàng Thị Hồng Chiêm là Người con gái anh hùng của đất biển, còn các chiến sĩ công an nhân dân vũ trang đồn biên phòng Pò Hèn thì gọi Hoàng Thị Hồng Chiêm là đồng đội anh hùng của chúng tôi.

redmoon
25-02-2011, 09:37
Linh hồn anh giờ đã hòa quyện với núi sông, cầu cho nơi biên cương luôn được yên bình.

sser1981go
27-02-2011, 12:47
home war in Vietnam. I'm cry:(

qgnv
02-03-2011, 15:06
"Chúng tôi chợt nhớ tấm hình chụp bia tưởng niệm các chiến sĩ đồn A Mú Sung trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc hơn 30 năm trước. Trên tấm bia đó có khắc tên 30 người lính, hầu hết hi sinh ngày 17-2-1979, nhưng cuối tấm bia có tên năm người lính hi sinh vào ngày 17-2-1984. Và có ngẫu nhiên không, khi ngày Duẩn hi sinh cũng là một ngày như thế, đêm 16 rạng ngày 17-2-2011.
Rồi đây trên tấm bia ấy sẽ khắc thêm tên của người đội trưởng trinh sát biên phòng của đồn A Mú Sung - trung úy Trần Văn Duẩn".

Ngày 12-2 chúng tôi vừa đi qua A Mú Sung - Lũng Pô, thì ngày 17-2 anh đã hi sinh. Mong anh an nghỉ nơi chín suối, chúng tôi sẽ mãi nhớ ơn anh.

Tấm bia này đặt ở trong Đồn Biên phòng đó hả Bác?

favourite
23-03-2011, 00:34
Mãi đến hôm nay, chúng tôi mới có dịp ghé qua Lũng Pô, vào thăm nhà anh Trần Văn Duẩn, các thành viên trong đoàn đã thắp nén nhang tưởng nhớ anh và gửi chút lòng thành của tập thể box Du Lịch F233 đến chị Vân Chi, mẹ của cháu Bảo Nam

https://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/189049_10150113511126491_704841490_7144190_7460616 _n.jpg

Mong anh yên nghỉ và phù hộ cho gia đình nhỏ bé của anh... Anh sẽ luôn sống trong lòng những người đồng đội, những người đang hàng ngày chắc tay súng để bảo vệ mảnh đất biên cương.

https://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/199389_10150113504371491_704841490_7144145_4044551 _n.jpg

Chị Vân Chi và bé Bảo Nam, con trai duy nhất của anh Duẩn...

Thực sự xót xa... thương quá... bé mới được 15 tháng...

Khi nhìn thấy bé Bảo Nam, ánh mắt của bé... thật ko có gì có thể diễn tả được. Từ khi bố mất, bé chẳng chịu theo ai, chỉ bám lấy mẹ... thoáng nhìn thấy chú bộ đội nào cũng ngoái theo tưởng bố... thương lắm...

Sẽ có ngày chúng tôi trở lại nơi đây...

Từ nay về sau mong rằng có đoàn nào lên Lũng Pô nếu có điều kiện thì ghé qua nhà anh Duẩn thắp cho anh nén nhang và hỏi thăm vợ con anh nhé.

Nhà của chị Vân Chi và bé Bảo Nam nằm ngay trên dốc, cách cột mốc 92(1) có vài trăm mét thôi.

favourite
23-03-2011, 00:41
Tấm bia này đặt ở trong Đồn Biên phòng đó hả Bác?

Ở ngoài đồn biên phòng bạn à, bia tưởng niệm các anh nằm trên 1 ngọn đồi cao, phía bên trái đồn

https://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/189990_10150113512361491_704841490_7144210_3990664 _n.jpg

Bia tưởng niệm các chiến sĩ đồn A Mú Sung trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc từ hơn 30 năm trước - Đa phần hy sinh trong chiến tranh Biên giới 1979

24 liệt sỹ hy sinh ngày 17/2/1979 và 4 liệt sỹ hy sinh ngày 17/2/1984

2 liệt sỹ hy sinh ngày 6/5/1985 và ngày 4/7/1994

Đau xót làm sao, sắp có 1 cái tên nữa được khắc thêm vào tấm bia này - Anh Duẩn đã hi sinh đêm 16 rạng ngày 17-2-2011...

Giật mình tự hỏi cái ngày 17/2 ấy tại sao cứ đeo bám mảnh đất biên cương này dai dẳng đến vậy ??