PDA

View Full Version : Cambodia vui nhộn - B4QL’s Nét Tốp Mo Đồ mùa thứ 1



toanhoang
12-05-2014, 20:28
Phần 01: Lịch trình và lập nhóm

Lâu lâu mới lại đến dịp nghỉ lễ dài ngày 30/04 - 01/05, dân tình cố nghỉ phép thêm đôi ba ngày thôi, mà làm được một chuyến hành trình lên đến 09 ngày liên tục. Đã có thiên thời nay chỉ thiếu địa lợi (đi đâu?) và nhân hoà (đi với ai?) nữa là hoàn hảo.

Từ một topic rủ rê trên phuot.vn (https://www.phuot.vn/threads/139964-T%E1%BB%AB-Siem-Riep-huy%E1%BB%81n-b%C3%AD-%C4%91%E1%BA%BFn-Koh-Rong-Saloem-xinh-%C4%91%E1%BA%B9p-27-04-04-05-2014), sau nhiều thay đổi về nhân sự, nhóm chúng tôi đã lên đường với 8 người, đến từ nhiều nơi, từ Nam ra Bắc: leader người An Giang - một cán bộ ngân hàng, 03 nhân miền Nam đang sống làm việc tại Sài Gòn (trong đó có một logisticman gốc Hải Phòng, một kiến trúc sư bạn học cấp 3 với leader, một chuyên viên ngôn ngữ Sài Gòn xịn), 04 nhân miền Bắc nhưng 03 ngưới sống làm việc tại Hà Nội (01 CV QHTD - chuyên viên quan hệ tín dụng chứ không phải …, 01 kiểm toán viên, 01 kỹ sư cấp nước nhưng không thoát nước và 01 nhiếp ảnh gia với nghề tay phải là cán bộ ngân hàng mảng thẩm định đang làm việc tại Đà Lạt). Note: Lúc đầu thì nhóm không tuyển nữ, do có 3 bạn nữ của leader chắc chắn tham gia, nhưng nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã xin rút gạch, thế là cô CV QHTD đã tham gia nhóm như một định mệnh, và sau này nhóm chúng tôi mới phát hiện được cô ấy thuộc diện khó đào tạo, haizz

Qua chuyến đi, mỗi người đều được phát hiện có tài năng riêng, thế là từ 1 nhóm bình thường, chúng tôi đã nhanh chóng thành lập 1 ekip mà gọi zui là ekip Nét Tốp Mo Đồ mùa thứ 1 với Bộ 4 Quyền lực gồm: leader, tôi, bé 12 tuổi và thánh nam Mario (có đôi chút họ hàng với thánh nữ Maria). Tạm một tấm tự sướng của B4QL tại Bayon (làm lấy khí thế cho mùa sau - dự tại Bali) để thêm chút gạch đá…

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113771&d=1399898776

Ekip đã hình thành, thế là bắt đầu quay lại “địa lợi”. Có nhiều người hỏi vui leader như thế này: “Cam có gì đặc biệt mà đi chơi hoài ở bển vậy, đi tận 3 lần mà không thấy chán ah, kiểu này chắc là mê anh Cam nào rồi?” – Uh thì, chắc là mê anh Cam thiệt rồi, hay đơn giản chỉ là mỗi thời điểm và mỗi người sẽ có trải nghiệm khác nhau ở cùng 1 nơi, quan trọng là bạn đi với ai và bạn muốn tìm cảm giác gì ở nơi đó.

Đã xong phần giới thiệu về sự ra đời của ekip, giờ đến phần chính là kể về chuyến đi thôi nào. Sau nhiều cân nhắc và thay đổi, điều chỉnh theo tình hình thực tế trên tinh thần đi đến cùng, ăn đến hết tiền, chơi đến hết mình (ban đầu tôi dự là sẽ chia tay nhóm sớm để về HCM lang thang nốt chờ chuyến bay, nhưng sau cảm cái tinh thần của ekip lần này mà mạo hiểm đi đến điểm dừng chân cuối cùng, rồi mới tách đoàn về sớm, chỉ vừa khít lịch bay), lịch trình cụ thể của nhóm như sau:

• Tổng thời gian: 08 ngày 07 đêm (từ hừng đông ngày 27/04 đến chạng vạng ngày 04/05)

• Hành trình: HCM - Phnompenh – Siem Reap – Sihanouk Villes – Korong Island – Korong Saloem Island (Sacaren Bay) – Sihanouk Villes - HCM

• Phương tiện di chuyển: xe bus đêm giữa các thành phố trong hành trình và tuktuk giữa các điểm trong cùng một thành phố

• Lưu trú: hostel và guesthouse (ưu tiên những nơi gần các trung tâm vui chơi, giải trí hoặc các điểm nút giao thong)

(Phương tiện di chuyển và địa điểm nghỉ ngơi sẽ được phân tích chi tiết trong các phần sau)

• Chi tiết:

Ngày 01: 27/04 xuất phát từ 05h sang bằng xe bus từ HCM – Phnompenh
Dự là 12h có mặt tại Phnompenh, gửi hành lý tại hostel rồi ăn trưa và bắt đầu hành trình chớp nhoáng thăm thú Phnompenh (Chùa Wat Phnom, Bảo tàng diệt chủng - Gemnocide Musem, Quần thể Cung điện hoàng gia - Royal Palace, Tổ hợp Casino, khách sạn, nhà hàng Naga World) ăn tối, trở lại hostel vệ sinh cá nhân, thanh toán tiền sử dụng không gian chung (không thuê bed dorm) và sau đó đi bus đêm lúc 11h00 đến Siem Reap.

Ngày 02: 28/04 có mặt tại Siem Reap khoảng 6h sáng
Dự là ngày này sẽ đi thăm Sông ngàn Linga (cách Siem Reap vài chục km) rồi sau đó về check in khách sạn và để dành buổi chiều tối khám phá cuộc sống của Siem Reap (đặc biệt là ẩm thực và night life), quan trọng là nghỉ ngơi để lấy sức ngày hôm sau đi thăm quần thể Angkor - Angkor Archaeological Park.

Ngày 03: 29/04 khởi hành đi Angkor Wat từ 05h sáng để ngắm bình minh và dự là kết thúc lúc 06h chiều sau khi đã bật khóc với hoàng hôn Angkor Wat (sự tích “bực” khóc sẽ bật mí trong bài).
Cuối ngày sẽ lên đường đi bus đêm để di chuyển đến Sihanouk Villes lúc 08h30.

Ngày 04: 30/04 với tinh thần ngày tết độc lập, team sẽ xõa tại Sihanouk Villes với hải sản và pháo bông.
Xe bus dừng tại bến xe Sihanouk Ville lúc 8h sáng, team di chuyển về nhận phòng tại khách sạn rồi bắt đầu nghỉ ngơi dưỡng sức với hành trình khám phá thành phố biển này đến đêm (các bãi biển, các quán ăn hải sản ven biển và dự trù cho một dạ tiệc pháo bông nhân ngày 30/04).

Ngày 05: 01/05 tinh thần ngày Quốc tế lao động bất diệt nên là cả nhóm di chuyển đến đảo Korong để tận hưởng tái tạo sức lao động sau một năm cày cuốc bán sức lao động cho giới chủ.
Fast boat xuất phát tại cảng lúc 9h và cập bến Korong Island lúc 11h theo lịch trình. Team sẽ check-in Coco Bungalow Resort (ngay tại cầu cảng để tiết kiệm công di chuyển) và tận hưởng nắng vàng, cát trắng, gió biển đến tận đêm và kỷ niệm 01/05 bằng một bữa hải sản túy lúy.

Ngày 06: 02/05 xuất phát đến Korong Samloem Island lúc 10h sáng và đến nơi lúc 11h30 theo lịch trình. Tại đây biển đẹp hơn, cát trắng hơn và người cũng mát mắt hơn.

Ngày 07: 03/05 lên đường trở lại Sihanouk Villes lúc 15h chiều và sẽ có một buổi tối xả hơi cuối cùng tại Sihanouk Villes (dự là sẽ tham gia pool party tại Utopia Bar).

Ngày 08: 04/05 cuối của hành trình và chỉ dành cho di chuyển về lại Sài Gòn.

Xin thêm đôi hình ảnh về êkíp để kết phần 01 và chờ đợi phần sau:

Leader Suân Lan và nhiếp ảnh gia Milo: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113784&d=1399900646

Tôi (chém nhẹ tay:D) https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113776&d=1399898998

Bé 12 tuổi Đyhi Mạnh Cường: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113772&d=1399898856

Thánh nam Mario Đức Phạm Ozawa: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113778&d=1399899755

Chân dài QHTD Hoàng Thùy Thảo Nguyễn: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113774&d=1399898998

Phó nháy hậu kỳ 1: Kim Tantan https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113781&d=1399899755

Phó nháy hậu kỳ 2: Vũ Nguyên: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113780&d=1399899755

Ekip season 01: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113775&d=1399898998

Ducpham4790
12-05-2014, 21:02
Ekip toàn dị nhân, đi mà cười từ đầu đến cuối :)) Có bé 12 tuổi đi cùng nên toàn đc free water =))

tieulong327
21-05-2014, 13:43
Dạo này tác giả chắc hơi bận nên chưa viết tiếp được nhỉ? Hy vọng phần 2 sẽ có nhiều hình ảnh đẹp về Cam và thông tin chi tiết hơn về chuyến đi (beer)

lebich
21-05-2014, 13:45
Hihi, hay quá... Đi phượt với nhiều người như vậy cũng vui quá. Đợi phần 2 nha!

Ducpham4790
21-05-2014, 17:33
Nhà ngôn ngữ học chia sẻ với các bác vài câu tiếng Miên sau chuyến đi này học được keke (c)
- Xin chào : Sua sờ đây
- Tạm biệt: Lia săn hai
- Cảm ơn: Ớ cùn
- Xin lỗi: Sâm tuộp
- Có: Bạt
- Không: Tê
- Em đẹp lắm e ơi: Nẹ chia sờ rây sa ạt ( Các bác cứ thử đi nhé hị hị)
- Anh yêu em: Boong Sờ rong lanh on
- La ó: tốt quá
- Nhột quá: Chắc cơ lệt ( mấy câu này đi massage thì đảm bảo quá chuẩn đi, hị hị)
- Trư: đau
- Tít tít: nhè nhẹ
- Thờ ruôn: Mạnh lên
- Miên a room: ôi phê lòi =))
Chúc các bác thành công keke (beer)

toanhoang
29-05-2014, 13:10
Phần 2: Một vòng Phnompenh

Như đã trình bày bên trên, lịch trình của nhóm bắt đầu từ Sài Gòn, các thành viên của nhóm đều được trưởng nhóm thông tin cụ thể về phương tiện di chuyển của ngày đầu tiên, thời gian, địa điểm tập trung trước cả tháng trời và xác nhận í ới trước 1 tuần nên nói chung tất cả đều chủ động thu xếp được công việc để di chuyển tụ về Sài Gòn trước đó 1 ngày (26/04/2014). Sau phần 1 hơi nhí nhố thì từ phần 2 trở đi, topic sẽ cố gắng đề cao tính thông tin theo kiểu cầm tay chỉ việc, góp ý để cả nhà cùng nhau chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Cụ thể luôn, mỗi phần sẽ gồm 3 mục nhỏ: đi như thế nào, ở đâu, đi đâu và ăn gì.

Đi như thế nào?

Phương tiện di chuyển đến Cam tiện nhất và rẻ nhất từ Sài Gòn tất nhiên là xe đò. Lượn một vòng các topic đi Cam các bạn sẽ thấy có những bài viết đã phân tích rất chi tiết các nhà xe, ưu điểm – nhược điểm (bản thân leader của nhóm cũng đã đi Cam nhiều lần nên các bài viết này cũng như kinh nghiệm thực tế về mấy hãng xe này đã thuộc lòng  nhóm tin tưởng trao gửi niềm tin tuyệt đối chuyện đặt xe), phần này xin không nêu lại mà đi thẳng vào chi tiết hành trình của nhóm rồi mới đưa ra nhận xét.

- Nhà xe lựa chọn: Hoàng Gia – địa chỉ: số 09 – Đặng Thái Thân (nói bên hông của Bệnh viện Y dược thành phố cho nó dễ tìm, bữa đó nói đến phố này mà các bác xe ôm , taxi ngơ ngác, bó tay)

- Đánh giá chung:

Nhược điểm: địa điểm đón của xe hơi hạn chế (chỉ có một điểm đón ở số 09 Đặng Thái Thân mà không có điểm đón ở khu phố Tây); địa điểm trả khách của Hoàng Gia cũng không nằm ở ngay khu Riverside như mấy nhà xe gốc Cam (ví như Virak, Giant Ibis) nên xác định là nếu các bạn lưu trú ở khách sạn nào khu Riverside thì phải chi thêm ít lộ phí cho mấy bác tuk tuk. Ngoài ra, xe để hàng hóa đầy khoảng không dưới ghế ngồi nên bạn nào chân dài thích duỗi chân thì hơi bất tiện.

Ưu điểm:

+ giá cả phải chăng 190k/ người và không có tăng giá dịp cao điểm (đợt 30/04 dân tình nghỉ dài ngày nên các nhà xe tăng giá và chất lượng phục vụ cũng có thể sẽ tỷ lệ nghịch theo, cung ít hơn cầu mà). Đến hôm đi thì cũng không rõ là những người mua sát ngày phải trả bao nhiêu nhưng lúc ở Cam có nghe thấy mấy bạn Tây nói chuyện là họ chỉ mua vé trước 1 ngày, đi 1 vòng hỏi các nhà vé khu Phạm Ngũ Lão, chỗ nào cũng quát $22.

+ chất lượng xe: nhìn chung là sạch sẽ, máy lạnh chạy êm, ghế ngồi thoải mái, không thấy có dấu hiệu rách rưới và lỏng lẻo, nhân viên lịch sự, xe có phục vụ khăn lạnh và nước uống, ti vi LCD trình chiếu liên tục giúp hành khách giết thời gian hiệu quả (ngộ nghĩnh ở chỗ trên suốt hành trình từ Sài Gòn đến Mộc Bài xe toàn bật nhạc Cam, trong khi đã lên đến đất bạn thì quay ra chiếu phim kiếm hiệp Trung Quốc lồng tiếng Việt).

+ dịch vụ tại các cửa khẩu: (cái này là điểm cộng tiếp cho nhà xe Hoàng Gia), không ai trên xe phải bước xuống cầm theo hộ chiếu để đi đến các cửa làm thủ tục ở cả bên biên giới Việt Nam hay Cam cả. Nhà xe thu hộ chiếu và làm gọn nhẹ hết. Việc của hành khách là xách theo hành lý ở các check-point và xếp hàng đợi gọi tên, chạy lên cầm hộ chiếu đã đóng dấu, đi tiếp qua cửa của 1 chú biên phòng nghía qua nữa là xong. Do nhóm khởi hành chuyến 5h sáng nên đến cửa khẩu Mộc Bài là vừa đúng giờ mở cửa, cũng chưa có nhiều người di chuyển, 20’ là xong ở cả hai bên cửa khẩu. (Trước khi đi có nghe vụ 20k lệ phí ở cửa khẩu nhưng tuyệt cả đi và về nhóm đều không thấy có hiện tượng này, chắc do nhà xe đã làm luật trước, giá vé đã bao gồm trong đó hết cả)

+ chạy đúng giờ dù đủ khách hay không: cái này là đánh giá cao nhất vì lịch trình chốt rồi mà nhà xe dở chứng chờ đủ khách mới chạy là thôi xong. Thành viên Tân Tân tới muộn 5’ mà đã phải bắt xe ôm rượt theo xe. 11h20 là cả đoàn có mặt tại Phnompenh. Coi như khởi đầu suôn sẻ do lịch trình dự tính khá khớp.

Ở đâu?

Như lịch trình bên trên đã nêu thì nhóm không có lưu lại qua đêm ở Phnompenh nên thay vì thuê bed dorm, nhóm chỉ trả tiền để sử dụng không gian chung, nhà tắm của hostel coi như lấy một điểm dừng chân, nghỉ ngơi hóng chút điều hóa trong cái nắng ghê người trên 40 độ C đất bạn.

Trước khi đi trưởng nhóm đã liên hệ qua facebook và chốt điểm dừng chân tại One Stop Hostel cho cả nhóm. Địa chỉ của hostel là No.85, Sisowath Quay, Wat Phnom, Daun Penh, Phnom Penh (cách điểm trả khách của Hoàng Gia khoảng 2km nên thành ra nhóm thuê tuk tuk di chuyện chớp mắt đã thấy tới – 2$/ xe/ 4 người) và theo thỏa thuận với anh quản lý hostel người Nhật tên Ryota thì giá là 2$/người cho việc sử dụng không gian chung và nhà tắm trong ngày hôm đó.

Đánh giá về khách sạn một chút:

Nhược điểm: tính đến thời điểm hiện tại thì không thấy có gì đáng chê trách ở hostel nên phần nhược điểm này xin để không và cũng coi như là một vote mạnh để bà con đến Phnompenh ưu tiên cân nhắc lưu trú.

Ưu điểm:

+ hostel mới xây, nhân viên thân thiện, tiếng Anh rất trôi chảy, nhất là anh Ryota – người Nhật mà nói tiếng Anh lưu loát và không có âm tà tà tề tề như mấy bác Nhật kinh điển, lại có phần xinh xắn nên Hoàng Thùy trong nhóm cứ xoắn xít hỏi chuyện, được cái anh này cũng nhiệt tình nên cũng chịu khó trả lời.

+ cung cấp thông tin cho khách cũng đầy đủ, đồng thời hostel cũng là đại lý bán vé cho các nhà xe của Cam luôn nên là bạn chỉ cần nêu yêu cầu và sẽ được cung cấp thông tin rất chi tiết, có cả catalogue về lịch trình, hình ảnh minh họa cho bạn lựa chọn.

+ địa điểm quá ưu việt do ở ngay khu Riverside, không gian của phố Tây nhộn nhịp, khoảng cách đến chợ đêm hay đến trạm xe di chuyển đến các hành trình khác là rất gần (cách khoảng 50m là bến của 2 nhà xe Virak và Giant Ibis nên nếu các bạn lựa chọn di chuyển với 2 nhà xe này thì hostel này là một sự lựa chọn hoàn hảo).

+ giá cả: cả nhóm đã chuẩn bị sẵn quỹ 2$/người để trả khi chuẩn bị di chuyển đến bến xe nhưng bất ngờ là các bạn lễ tân lại trả lời là FREE - NO CHARGE nên cả nhà đâm ra phấn khởi sau 1 ngày mệt lử vì nóng và nhiều chuyện bực mình (sẽ kể sau). Nguyên nhân thì không rõ do policy của hostel thế hay là do vì nhóm cũng book dorm ở One Stop Hostel Siem Reap nên thành ra các bạn ấy hỗ trợ không charge thêm ở Phnompenh???!!! Nhưng dù sao thì vẫn like mạnh hostel này (người Việt mà, thích những gì free).

Đi đâu?

Phnompenh nhìn chung là cũng không phải một thành phố có nhiều di tích hay thắng cảnh đặc sắc gì nên dượt qua một vòng cũng chỉ mất một buổi chiều là đủ. Nhóm đã quyết định lựa chọn 4 điểm: Wat Phnom – Bảo tàng diệt chủng – Cung điện hoàng gia – Tổ hợp Naga World (có một công trình là Victory Monument thì nhóm chỉ đi qua do nó nằm ở một ngã tư đường, nắng soi tứ bề nên quyết định không nhảy xuống pose hình kỷ niệm nữa).

Phương tiện di chuyển thì nhóm bị bủa vây ngay cửa khách sạn bởi các bác tuk tuk với nụ cười trên môi mời chào rất nhiệt tình (sau mới biết là nụ cười tráo trở). Sau khi nói tới lịch trình dự tính và số lượng người của nhóm di chuyển. Ban đầu họ ra giá 16$, sau khi màng cả thì chốt được 2 xe cho 8 người với giá là 9$/ xe và 18$/ 2 xe (nhóm đã hỏi đi hỏi lại là giá đó cho 1 xe hay 2 xe và được trả lời là: ok. 9$ and that’s for 2, tính ra cũng hợp lý do kinh nghiệm của các nhóm đi trước là thuê 1 xe nguyên ngày từ bình minh đến hoàng hôn max cũng chỉ 20$, nhóm mình đi nửa ngày thì 9$ là hợp lý). An cái tâm nên nhảy lên xe và bắt đầu. (Nhưng không có gì là đơn giản như ta tưởng, sự tráo trở của 2 ông tuk tuk này sẽ được kể ở đoạn sau)

Mapping cái lịch trình của nhóm: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114656&d=1401338871

Và sự hớn hở: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114664&d=1401343402
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114665&d=1401343402

(Còn tiếp) ...

toanhoang
29-05-2014, 13:13
Phần 2 (Tiếp theo)

Điểm đến đầu tiên: chùa Wat Phnom. (Các bạn research là cũng ra được lịch sử của chùa này luôn, xin không nhai lại) giá vè vào cửa là 2$ nếu bạn là người nước ngoài, nếu bạn là người bản địa thì vẫn free. Lưu ý giữ lại vé vì đi lại loăng quăng trong khuôn viên chùa sẽ…liên tục có người hỏi vé bạn (cái này hơi phiền, có lẽ do không gian chùa mở ra nhiều hướng nên đến khi đi ra phía khác phía mua vé, bảo vệ thấy mình lạ mặt là bị hỏi luôn). Chùa được xây dựng trên mọt quả đồi và ở sườn của đồi người ta đã cho xây dựng một chiếc đồng hồ khổng lồ (đồng hồ thật, có kim giờ, kim phút hẳn hoi). Đến chùa mà không chụp hình với đồng hồ này là coi như mất 90% giá trị chuyến đi (chém tý).

Mario phấn khởi ở cổng chùa: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114659&d=1401339114

Milo cũng phấn khởi ở bên đồng hồ: https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114660&d=1401339114

Điểm đến tiếp theo: Bảo tàng diệt chủng (Tuol Sleng Genocide Museum). Cái này thì hơi rung rợn, không phải bởi các vật phẩm trưng bày mà nằm ở không gian. Cảm giác tù túng, chết choc toát lền từ từng gian phòng, từng bức tường, các lối lên cầu thang và hơn hết là từ những cánh cửa khép hờ lờ mờ tranh tối tránh sáng ở các góc tầng. Nhóm không chụp ảnh lưu lại, một phần vì cũng không có cảm hứng chụp, phần vì cũng đề phòng chụp phải thừ gì đó không nên chụp. Giá vé vào cửa cũng là 2$/ người (không discount cho dù đoàn đông hay đi lẻ người nhé).

Ngay ngoài cổng có 1 chị bán chè, đủ loại, đồng giá 2000 Riel (0.5$/người), hương vị hệt như của Việt Nam nên cả nhà an tâm thưởng thức, có thể chọn là thêm sữa hay không, nhiều đã hay ít đá và thường là tự tra thêm, cả nhà nhẹ tay cho người ta còn làm ăn. No bụng, giải khát là cả nhóm lại leo lên tuk tuk chờ sẵn bên ngoài đến điểm tiếp theo.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114663&d=1401343402

Trên đường đến Hoàng Cung thì nhóm có đi qua Victory monument nhưng nắng lúc đó vẫn còn rất gắt nên nhóm hò nhau hẹn tối qua đó chụp ảnh cho mát (và sau đó thì quên luôn…)

Điểm đến tiếp theo: Hoàng Cung (Royal Palace & Silver Pagoda). Cập nhật giá cả cho mọi người là 6.5$/người dù bạn có mang theo máy ảnh hay không mang theo máy ảnh. Trang phục vào hoàng cung cũng có bảng chỉ dẫn hình ảnh chi tiết được hay không được (cái này áp dụng cho chị em – không mặc trang phục sát nách hay váy không được ngắn trên đầu gối) nên cả nhà cũng lưu ý. Nhóm đang lơ ngơ xếp hàng mua vé thì một chú Hướng dẫn viên xuất hiện và đề nghị làn tour guide dẫn cả nhóm làm một vòng Hoàng cung với giá 10$ cho cả đoàn. Điều đặc biệt là chú này nói tiếng Việt chuẩn như người Hà Nội, chuẩn đến shock luôn, không nhìn thì cứ nghĩ là tiếng của một chú đồng hương nào. Sau một hồi trình bày hoàn cảnh của một đoàn sinh viên nghèo vượt khó, nhịn ăn, nhịn mặc lên đường tìm đến Cam để tìm hiểu văn hóa trên tinh thần học hỏi + tiết kiệm thì chú đã đồng ý dẫn nhóm đi 1 vòng với giá 6$. Chốt giá. Chú cũng chạy vào mua vé và đồng thời dẫn cả nhóm vào trong trót lọt mặc dù Hoàng Thùy chân hơi dài nên cái váy thành ra trên đầu gối.

Thành thật thì có người giới thiệu vẫn hơn, hiểu được ối thứ về lịch sử, các kiến trúc đặc trưng cũng như các lịch sử gắn liền với các công trình kiến trúc. Tiêu biểu là việc nhóm được nhắc nhở rất rõ chỗ nào được chụp ảnh, chỗ nào không đồng thời giác ngộ được chuyện chiếc ngai vàng trong chính điện chỉ được sử dụng hạn chế trong ngày đăng cơ của Nhà vua, đại lệ thành hôn của Nhà vua còn lại thì các công việc lâm triều trịnh trọng cũng đều được thực hiện với việc an tọa trên bảo tọa nhỏ phía trước. Hay một chi tiết khác là trần của chính điện được vẽ bằng mực gốc Ấn Độ vô cùng đặc biệt nên cực bền màu và không bao giờ có mạng nhện hay thạch sung bỏ loe nghoe (Chính điện không được chụp hình nhóe cả nhà)…Sau khi đã giới thiệu hết các điểm chính yếu của tổng quan hoàng cung, chính điện, chú dẫn cả nhóm đi một lượt các tòa nhà kế tiếp (thực tế là nơi trưng bày trang phục và các hiện vật hoàng gia khác).

Trong quần thể Hoàng Cung có một ngôi chùa không thể không ghé qua đó là chùa bạc (do nền của ngôi chùa hoàn toàn được làm bằng bạc). Trong chùa có bức tượng phật dát vàng nhìn vô cùng uy nghi và linh thiêng (trong chùa cũng không được chụp ảnh nốt). Cả nhà nên cân nhắc khấn vái cầu cho chuyến đi suôn sẻ thuận lợi, linh lắm lắm đó.

Phía trước chùa là một khoảng sân rộng có bức tượng nhà vua (tên chi quên rồi nhưng trông cũng hoành tráng) và một loạt các lăng tẩm xây dựng để an táng nhà vua và hoàng hậu. Kiến trúc 7 tầng và bằng đá trạm trổ rất cầu kỳ. May mà có tour guide chứ không nhóm lại đinh ninh rằng đây là mấy cái tháp…trang trí cho quần thể Hoàng Cung…Trong khuôn viên cũng có 1 mô hình thu nhỏ toàn cảnh Angkor Wat – niềm tự hào của nhân dân Campuchia. Các bạn nên tranh thủ chụp hình, hoàng hôn đổ xuống mô hình trông tuy không bật khóc nhưng mà cũng có phần cảm thán…

Một vài hình ảnh minh họa tại những nơi có thể chụp ảnh được:

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114657&d=1401338991

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114661&d=1401339114

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114662&d=1401339114

Tớ vẫn còn lưu sđt của chú tour guide này: (+85)5977230063 tên chú là Sam Kheam là người của Hoàng Cung luôn. Các hướng dẫn viên là người của Hoàng Cung sẽ mặc trang phục thay đổi theo ngày mang 7 màu sắc tượng trưng tương ứng với quy tắc hoàng gia. Ngày hôm đó là Chủ nhật nên màu đỏ là màu được áp dụng. Đây cũng là điểm phân biệt các tour guide của Hoàng Cung với các tour guide dẫn khách đoàn khác.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114666&d=1401343402

Ra khỏi Hoàng Cung thì trời cũng xế bóng, tính chạy xuôi lên đến cái quảng trường đuổi chym một chút nhưng còn một điểm nữa nên nhóm quyết định bỏ qua chym để đi đến Tổ hợp Nagaworld.

(Còn tiếp)...

toanhoang
29-05-2014, 13:15
Phần 2 - Tiếp theo và hêt:D

Điểm thăm quan cuối cùng: Tổ hợp song bài và nhà hàng, khách sạn Nagaworld. Cảm xúc đầu tiên là quy mô khá hoành tráng nhưng nói thật là cứ cảm giác không liên quan lắm đến bối cảnh xung quanh do vẻ hiện đại có phần phô trương của nó – nhìn kết cấu bên ngoài có chút gì đó giống Central Wrold của BKK…Trước khi thả cả nhóm xuống cửa vào tổ hợp, tuk tuk có chở cả nhóm đi 1 vòng quanh quanh khu vực này, rất nhiều công trình đang xây dựng, hơi hướng tây tàu lẫn lộn, có cả một sê ry những conference hall để tổ chức đám cưới, tiệc, hội nghị được đánh số alphabet dài dằng dặc, café, restaurant cũng nhiều, sân bãi cũng rộng nên hội nhóm tổ lái mô tô khủng tụ tập diễu hành cũng no mắt.

Cây đô la (nhành cây treo toàn tờ 1$ và 5$) - một trong những khu vực hiếm hoi cho chụp ảnh và có cái đáng chụp ảnh:
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=114658&d=1401339005

Quay lại địa điểm thăm quan nhé. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân vào trong sảnh Nagaworld là …mát. Không gian đập ngay vào mắt là các máy lô tô và những con người say sưa với trò đỏ đen. Đi sâu vào phía trong là một Casino chính hiệu với kiến trúc trần 3D thay đổi theo thời gian, cũng có hoàng hôn, bình minh như thật. Khu vực này vào cửa tự do nhưng cấm chụp ảnh. Vì mấy chai nước miễn phí nên nhóm có đi ra đi vô mấy lần nhưng nhìn mấy ảnh bảo vệ đâm lê nên không ai dám mạnh dạn giơ máy ảnh ra pose hình! Dạo mát một lúc là cơn đói kéo đến. Cả nhóm quyết định quay trở ra và đi ăn tối rồi về hostel nghỉ ngơi, tắm rửa chờ chuyến đi buổi tối (đã book và thanh toán cho hostel chuyến 11h30 đếm đến Siem Reap).

Giờ mới tới đoạn củ chuối trong ngày đầu tiên trên đất Cam. Khoan hãy nói đến đoạn ăn gì. Kết thúc hành trình thì đến màn thanh toán. Cả nhóm dừng chân ở chợ đêm định dạo 1 vòng rồi đi bộ về cho xuôi cơm nên quyết định là giải tán cho mấy bác tuk tuk vì nghĩ là họ cũng đã đủ “nhiệt tình” với nhóm suốt hành trình rồi. Ai dè đến lúc thanh toán, 2 ông tuk tuk nằng nặc khẳng định là 18$/ xe và rằng do chúng tôi là người Châu Á nên mới có giá đó và đủ thữ lằng nhằng. Giữa cổng chợ đêm, giữa một lũ tuk tuk, không tiện đôi co và cũng cảm thấy cái mác Việt Nam trên trán cũng là một yếu thế (như lời chú tour guide có nói thì cẩn thận không thừa, nhiều thành phần kỳ thị người Việt kinh khủng!!!), cả nhóm ok giá đó và đề nghị 2 người họ chở 4 anh em trong đoàn về tới khách sạn rồi mới trả tiền, mục đích để tránh cái chỗ ô hợp, tạp nham thành phần. Về đến khách sạn, thủ quỹ thanh toán sòng phẳng cho 2 người theo đúng cái giá họ phát ra ban đầu 16$ + 2$ tiền boa do lỡ nói với họ lúc họ đứng đợi nhóm ăn tối. Quan trọng là, trên đường đi, thấy 2 bác này nhiệt tình và đinh ninh là lấy giá quá rẻ 9$/xe, tội nghiệp 2 bác phải đợi mình ăn tối xong thì mới đi ăn nên nhóm đã thống nhất tip thêm cho mỗi bác 2$. Lúc ăn tối xong, bước ra nhìn thấy 2 bác nói "I am hungry" lại càng thấy thương, nên định xuống tới chợ đêm xong sẽ tip thêm cho 1$ nữa. Ai ngờ, khi tới chợ đêm thì 2 bác từ người quá tốt trong mắt mình bỗng nhiên lại biến thành 2 gã cáo già tráo trở vô cùng, haizz.....một sự hụt hẫng k hề nhẹ.

34$ và một cục tức to đùng sau một ngày đội nắng mệt mỏi nhưng tính ra để mua 1 bài học thì cũng chẳng đắt!!!. Nhóm sau này trên hành trình cũng đâm ra cảnh giác và tuyệt đã không có chuyện tương tự lặp lại.

Ăn gì?

Một đặc điểm chung của các quán ăn từ bình dân đến sang chảnh ở khu Riverside là hầu hết đều thấy serve 3 thực đơn: Cam – Thái – Châu Âu để thực khách tiện lựa chọn (LIKE mạnh vì không có dính tới tàu khựa ở đây). Cũng không cầu kỳ chuyện ăn uống lắm nhưng tiêu chí là phải no cái bụng thì mới chắc cái chân được nên nhóm cũng chịu khó ních cho chắc dạ trong những lần nghỉ ăn.

Buổi trưa thì nhóm chọn một quán ăn địa phương ngay gần khách sạn (ra cửa rẽ phải và rẽ phải tiếp, đi bộ vài bước là thấy. tên quán là MAK MAK. Đồ ăn đơn giản, có nhiều món kinh điển của Việt Nam dễ ăn như trứng rán, thịt kho nên thành ra bữa ăn đầu tiên trên đất bạn của nhóm cũng chưa có nhiều chất Cam lắm. Nhưng xét cho cùng sau 1 hành trình 7 tiếng từ sáng sớm (nhiều bạn chưa kịp ăn sáng) thì một bữa ăn thân thuộc, dễ ăn lại hóa hữu hiệu. Giá cả cũng bình dân, cả nhóm ăn hết 20$ mà cũng kễnh ễnh bụng (~2-2.5$/ đĩa), đó là còn mua thêm nước và trà chanh – dạng C2 (~1$/chai) để mang theo. Đói quá nên không ai màng chụp ảnh lại làm tư liệu viết bài. Nhưng an tâm là quanh quanh One Stop Hostel có nhiều quán cơm bình dân để cả nhà lựa chọn. Thấy khó thì hỏi Ryota-san, anh này sẽ chỉ cho nhiệt tình. Mà cái quán cơm bình dân mà cũng có wifi free mới choáng, cái này hơn hẳn VN!!!=))

Buổi tối thì như bên trên mình có đề cập, do đã tê chân đi bộ nên sau khi ra khỏi Nagaworld là cả nhóm đói hoa mắt. Quyết định sang chảnh chút nên cả nhóm đã dừng chân tại một khu phố gần chợ đêm có view ra bờ song luôn (thực ra là mấy ông tuk tuk chở đến rồi dừng lại cho nhóm đi chọn một vòng qua việc nhìn mấy cái menu để ở ngoài cửa). Sau nhiều cân nhắc, nhóm vào 1 nhà hàng có cái tên rất Cam để mục đích thưởng thức món Cam bù lại bữa trưa: KHMER SARAVAN – No. 325 Sisowath Quay – cùng trục đường với khách sạn luôn. Thực đơn quán điển hình cũng có món Cam, món Thái và món Tây để khách lựa chọn. Giá món ăn giao động từ 0.5$ (1 dĩa cơm trắng - rice plate) đến mức “phổ thông” là 4$ món Cam (Khmer Curry) và 5$ món Tây (Bolognais Pasta, Cheese burger) - và cũng có những món vài chục $ (là những gì thì ko nhớ nổi do quá mắc mà bỏ qua luôn).;)

Xong ngày đầu tiên, vui vẻ là cảm giác chung, thêm chút nóng đầu cuối ngày nhưng nói chung không có gì là hoàn hảo cả. Nhóm quay lại khách sạn nghỉ ngơi, tắm rửa và thu dọn đồ đi bộ ra bến xe của Giant Ibis cách đó 50m để lên đường đến Siem Reap. Chi tiết về hành trình từ khi lên xe đến các chặng ở thành phố hút khách bậc nhất Campuchia này sẽ được cập nhật ở phần 3 nhoé.

utnixyz
30-05-2014, 16:46
Cho tip phan 3 ha...(beer)

kanko_09
31-05-2014, 11:41
Bài viết của bạn rất hay. Cho mình hỏi 1 số thông tin về Siemriep: giá vé từ PP - SR khoảng bao nhiêu?giờ đi - giờ đến?các hãng xe?ở Siemriep bao xe tuk tuk khoảng 1 ngày thì trả bao nhiêu thì ổn? giá thuê xe đạp/ xe máy 1 ngày khoảng bao nhiêu?
Mình đang rất cần thông tin này. Bất ngờ đọc được bài này, nên qua kinh nghiệm của bạn, mong bạn chia sẻ. Tks bạn.:D

dyhi
03-06-2014, 10:36
Phần 2 ngoại truyện - Giant Ibis Night Bus, xin 1 chuyến xe thiên đường đến Seam Riep
Tối ngày 26, đoàn người trở về từ chợ đêm sau 1 ngày rủ rượi dưới cái nắng gay gắt của ngày hè tháng 4. Sự mệt mỏi hòa vào nỗi oán khí vẫn chưa vơi vì bị 2 lão tuk tuk lật lộng giá cả.
Trên căn gác của One Step Hostel, ekip bơ phờ lặng lẽ thay nhau dùng nhà tắm, lướt facebook, tranh thủ 1 giấc ngủ ngắn… rồi lại rộn ràng như hội khi tìm thấy đĩa film không dành cho trẻ vị thành niên của khách sạn. Xem film, chuẩn bị hành lý và chờ đến 10PM30 xuất phát ra bến xe Giant Ibis Transport, tiếp tục hành trình trên chuyến bus đêm.
Giant Ibis Transport, điểm cộng của du lịch Cambodia
Trong số tất cả các dịch vụ di chuyển tại Camboda, Giant Ibis Transport là sự lựa chọn sáng suốt, khôn ngoan và làm thỏa mãn được cả ekip. Night Bus của hãng xe này vốn nhận được nhiều feedback tốt từ các trang web của cộng đồng phuot, khách Tây ở khu Đề Thám cũng rất tin dùng. Di chuyển bằng night bus là 1 giải pháp tốt để tiết kiệm thời gian và tiền phòng 1 đêm. Nhưng nó chỉ lý tưởng khi hội đủ các yếu tố: an toàn và thoải mái. Giant Ibis có được điều đó.
Vé đã được book trước tại One Stop Hostel đúng giá niêm yết trên website. Thủ tục đơn giản và nhanh gọn, nhân viên thân thiện và nhiệt tình, nói tiếng Anh tốt, dáng đẹp tựa tiếp viên hàng không. Máy điều hòa mát rượi, giường nằm rộng êm, chăn bông đủ ấm, toilet sạch sẽ ko mùi. Một số thông tin về Night Bus Phnom Penh – Siem Reap:
• Departure time: 23:00
• Arrival time: about 06:30
• Price: 15$
• Bed: 182 x 60 cm
• Phnom Penh Station and Office (Departure/arrival): #3, Street 106 (nằm gần Night Market, bên phần đường đối diện Riverfront, cách One Stop Hostel 1 phút đi bộ)
• Tel: +(855)(0)23-999333
• Website: www.giantibis.com (http://www.giantibis.com/)
Con xe thì quá ngon nhưng đường sá thì quá hãi: dằn + sốc. trước khi xuất phát, nhân viên của giant Ibis đã rất cẩn thận check seat belt của từng hành khách, thoạt đầu thấy cũng hơi dư thừa. Xe chuyển bánh hơn 30 phút, bộ giao thông cầu đường Cambodia đã khuyến mãi 1 suất body massage cho toàn bộ hành khách trên xe. Trong giấc ngủ ngoan, thi thoảng lại nghe thấy những tiếng ầm ầm như xe gặp tai nạn. Sáng mai thức giấc, biết rằng đó là những cú ngã từ giường trên của hành khách trên xe.
Night bus của Giant Ibis đã mang lại cho nhóm 1 ấn tượng tốt về night bus service của Cambodia. Nhưng trái ngược với chuyến xe thiên đường đi Seam Riep, chúng tôi đã phải trải qua 1 đêm sóng gió & bão táp trên chuyến xe đêm của thằng Virak (gọi bình dân là Vi Rác).

toanhoang
03-06-2014, 16:03
@kanko_09: Giá vé từ PP-SR thì tùy thuộc vào hãng xe bạn lựa chọn mà giá cả sẽ chênh lệch đôi chút. Tuy nhiên, sau khi review chán chê các comment trên mạng về các nhà xe thì nhóm chọn Giant Ibis, giá là 15$/ người. Giá này bạn nên so sánh giữa mua qua đại lý (các hostel) hay mua trực tiếp để có giá tốt nhé. Mình thấy giá trên mạng và mua qua hostel là như nhau nên mua qua hostel luôn cho tiện. Cảm giác sau khi di chuyển là cực hài lòng (Pé Dyhi đã có bài ngoại truyện rồi, bạn tham khảo nhé).

Ở SR thì bọn mình thuê tuk tuk 20$/ngay/xe chạy từ 5h sáng đến 6h tối để đi thăm Angkor. Còn việc thuê xe đạp và xe máy thì ko vì book One stop Hostel cách Pub Street có vài bước đi bộ. tuy nhiên, hôm đó có hỏi giá thuê xe đạp là từ 3$ - 6$/ xe (cũng chưa nhìn thấy xe để biết sự khắc biệt) còn xe máy là từ ~10$/ xe xăng tự đổ thì phải. Bạn có thể tham khảo giá tại các khách sạn luôn.

Cần thêm thông tin gì thì inbox mình nhé.

toanhoang
18-06-2014, 16:26
Phần 3: Khám phá Siem Reap – ngày thứ 1

Tiếp nối câu chuyện ở phần 2, cả nhóm khăn gói chào tạm biệt One Stop Hostel Phnompenh để cuốc bộ đến bến xe của Giant Ibis cách đó không xa.Trước khi đi thì bạn supervisor của hostel có chạy lên hỏi tên của trưởng nhóm để liên hệ với One Stop Hostel tại Siem Reap trước cho tuk tuk ra đón. Buồn cười là cả nhóm, do cái đầu vẫn nóng và tinh thần cảnh giác “quá” độ nên vừa nghe thấy bạn supervisor nhắc đến 2 từ tuk tuk là đã nhao nhao lên xua tay không cần vì cứ nghĩ là bạn ấy hỏi để gọi tuk tuk đưa cả nhóm ra bến xe “Gần thế thì không cần đâu!”. Đến khi hiểu ra đó là tuk tuk pick up free của khách sạn tại Siem Reap thì ai cũng lăn lóc ra cười.

10h30 – nhóm có mặt tại bến xe của Giant Ibis (ra khỏi hostel, rẽ trái và cứ thế đi thẳng đến khi thấy nhà xe to đùng với nào là xe, là hàng hóa, là người), xe đã bắt đầu đón khách. Nhóm vừa mới cất đồ vô cốp xe xong chuẩn bị lên xe thì thấy bạn lễ tân Hostel người Cam hớt hải chạy đến. Hóa ra là một bạn nữ trong nhóm quên cái mũ ở khách sạn, làm cả nhóm hú hồn tưởng họ đổi ý đòi charge phí… Thấy khách sạn này không có điểm nào để chê cả.

Xe lăn bánh đúng 11h và cuộc hành trình mới bắt đầu.

Đi như thế nào?

Như phần trên có đề cập qua, mỗi hostel đều là các đại lý bán vé cho các nhà xe, giá cả theo mình thấy thì có thể cao hơn 1$ (chắc là hoa hồng môi giới) nhưng cũng có khi bằng đúng giá niêm yết của nhà xe (chắc là có chiết khẩu riêng). Cả nhà lưu ý điểm này để so sánh, nếu mua trực tiếp với mua qua khách sạn là như nhau thì mua ủng hộ cho khách sạn, đỡ mất công đi tìm nhà xe mua vé.

Riêng về phương tiện di chuyển từ PP đến Siem Reap thì nhóm có thấy 2 bảng giá của 2 nhà xe Virak và Giant Ibis đều có chuyến xe đêm, giá cả thì Giant Ibis đắt hơn 3$ (15$) trong khi xe cùng giờ cùng tuyến của Virak chỉ có 12$. Giá vé ban ngày cũng thấp hơn giá vé đi đêm tương ứng 1$ -2$ tùy nhà xe nhé. Nhóm quyết định chọn Giant Ibis do trưởng nhóm – với kinh nghiệm 3 lần đi Cam đã chia sẻ là Virak là nỗi ác mộng, hình ảnh quảng cáo một đằng, xe thực tế một nẻo chỉ được cái khai thác lâu năm rồi nên số lượng xe nhiều hơn, các tuyến đa dạng hơn và giờ khởi hành cũng linh hoạt hơn cho khách lựa chọn. Sau khi đặt chân lên xe và trải qua 1 đêm với Giant Ibis mới thấy 15$ là đáng giá. Xin tổng kết lại theo format đánh giá phần 2 để cả nhà tham khảo:

Nhược điểm: số giờ xuất phát/ ngày đến Siem Reap không nhiều bằng Virak, giá vé cũng cao hơn 3$ và thoạt nghe quảng cáo thì rõ là “the same” – cũng là có giường nằm, có toilet inside.

Ưu điểm: cái này thì nhiều do trải qua rồi so sánh nên viết ra được cho công bằng

+ Chất lượng xe: xe mới coong, bố trí rất thoải mái về giường nằm: dưới chân mỗi hành khách có 1 hốc riêng để vứt dầy dép (lên các xe khách của Cam tuyến dài thường phải bỏ dép, các bạn sẽ được phát túi nilon để đựng), phần hốc này chính là do đầu của ghế trước kê cao lên tạo thành (không như Virak, phần ghế đằng trước cũng kê cao lên nhưng nhà xe không tạo thành hốc nhựa để khách cho chân vào, chân mình cứ thế đút tuột vào gầm ghế trên, chíu khọ vô cùng), ghế nằm không quá cứng, lại có gối đầu và chăn + dây an toàn như đi máy bay. Bố trí ghế trong xe cũng thoáng hơn, 1 bên 2 giường, bên còn lại chỉ có 1 giường (không như Virak 2 bên đều là 2 giường khiến cho không gian chen chúc, cựa mình cũng khó); xe có toilet inside và không hề có mùi (Virak thì quảng cáo thế nhưng vào tuyệt có thấy đâu…), xe có wifi 5 vạch (cái này hơn đứt Virak quảng cáo láo và cũng hơn đứt VN). Đặc biệt hơn nữa là mỗi bên ghế đều có ổ cắm để cắm sạc, đèn nhỏ và quạt điều hòa cũng được bố trí để không xả thẳng vào mặt khách (Virak thì chắc xe cũ hơn nên điều hòa hỏng tùm lum, đèn thì cái xịt cái nhập nhờ, đường chờ điều hòa có khi còn hỏng nước chảy tong tong).

(Nguồn internet nhưng nói chung là sát với thực tế) https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=115787&d=1403083359

+Phong cách phục vụ: xe có bạn phụ xe như tiếp viên hàng không, lăn bánh là bắt đầu phát nước, khăn lạnh rồi giới thiệu 1 tràng bằng 2 thứ tiếng Khmer và tiếng Anh (đại loại là welcome note thôi) sau đó đi kiểm tra một lượt để thắt dây an toàn cho hành khách. Đường xa lại sóc nên đêm ngủ mà không cẩn thận là lăn rơi tùm lum (cái này Virak không có).

+Hơn hết là từ cái chất lượng xe và chất lượng phục vụ mà hành khách có cảm giác an toàn. Đặt lung xuống là ngủ được luôn, còn thao thức thì đã có wifi để lướt web, facebook cho đỡ tủi. Riêng yếu tố thoải mái thì có lẽ anh em sẽ đánh giá cao hơn chị em, chị em trong đoàn sau đó vẫn kêu là sóc quá không ngủ nổi; nhưng mà thiết nghĩ chắc là sóc do hạ tầng đường xá mới có đến vậy chứ đâu có do xe.

Chốt lại là hành trình PP đến Siem Reap thì nên chọn Giant Ibis, bỏ thêm 3$ để có cảm giác an toàn, thoải mái thì không đắt chút nào. Đúng 6h35’ là xe đến bến dừng ở Siem Reap, cũng không rõ là cách khu trung tâm phố Tây Pub Street chính xác mấy km do sáng sớm ai cũng còn ngái ngủ hoặc ê ẩm sau 1 chuyến hành trình đêm và hơn hết là đc ngồi tuk tuk free :D về khách sạn (quan tâm làm gì). Nhưng theo một bạn trong đoàn thì khoảng 2, 3km thôi vì ngồi tuk tuk cũng tầm 15’.

Ở đâu?

One Stop Hostel là sự lựa chọn của nhóm ngay từ đầu và chưa bao giờ thấy tiếc. Như trên đã đề cập, xe đến nơi thì đã có 2 bác tuk tuk chờ sẵn giơ biển tên thủ quỹ của nhóm rồi. Ai cũng ngái ngủ nên trèo lên xe luôn. Pé 12 tuổi vẫn cảnh giác tính hỏi là cái này có chắc free không nhưng sau đó thấy ai cũng lơ đơ nên không thấy pé hỏi nữa, đi về cho nhanh?! Liên quan đến khách sạn thì xin có đôi dòng đánh giá như sau:

Nhược điểm: đến khi về đến nhà rồi vẫn không moi móc được nhược điểm gì.

Ưu điểm (cả đống):

+ Vị trí: địa chỉ của One Stop Hostel Siem Reap là #342, Sivatha Blvd, đối diện luôn Pub Street, đi bộ sang bên đường là tới. Chưa kể hằng hà sa số các dịch vụ khác cũng với tay là tới: cửa vào khách sạn kẹp giữa 1 cửa hàng tạp hóa (Max mart – tên sao giá cả vậy nhưng mà độ tiện dụng thì không thể chối cãi) và 1 cửa hàng bán kính mắt và lẫn cả với điện thoại, sim card, sửa chữa điện tử); trước mặt khách sạn (như hình minh họa bên dưới) về chiều có 1 quán cơm bình dân khá rẻ (đâu có tầm $1.5 - $2/ xuất) và mở đến khuya. Toàn bộ không gian tầng 2 trở lên thì là của khách sạn nhé. Đi dọc đường Sivatha cũng có nhiều cửa hàng massage và quán ăn giá cả theo nhóm thấy là chấp nhận được và sau khi thử thì thấy xứng đáng với đồng tiền bát gạo.

(Nguồn internet)

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=115786&d=1403083131

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=115785&d=1403083131

+ Cơ sở vật chất: khách sạn cũng mới xây cùng thời điểm với hostel ở trên Siem Reap nên là cái gì trông cũng mới. Không gian chung ở địa chỉ Siem Reap thì rất rộng rãi nên kê được nhiều bàn ghế hơn – tha hồ tám chờ đến h check in. Do diện tích rộng hơn nên nhà tắm ở mỗi tầng cũng rộng hơn. Trong lúc chờ check-in nhóm đã tranh thủ tắm táp gột rửa mệt mỏi bụi đường. Thoải mái và phấn khởi! Nhóm đi 8 người, vừa đẹp một phòng 08-bed dorm nên đâm ra không còn gì tự do thoải mái hơn, đồ đạc vô tư để, giường vô tư chọn, điều hòa vô tư điều chỉnh cho đến khi tất cả các giường nằm đều thấy mát mới thôi. Chăn ấm, nệm êm, ga trắng tinh (kiểu các bạn Nhật làm chủ có khác, gọn gang ngăn nắp lắm lắm!). Chỉ lưu ý nhỏ là mỗi người sẽ vẫn có 1 tủ để đồ (khá to) nên các bạn nhớ cho các đồ giá trị vào đó khóa lại, chìa khóa sẽ được phát khi các bạn nhận phòng và bàn giao khi trả phòng, mất là đền tiền thôi. Khách sạn chỉ có 2 tầng còn không gian tầng 3 là kiểu free terrace cho dân tình hút thuốc và tâm tình (nóng quá nên thành thứ nhóm cũng không lên được xem nó rô măng tíc đến thế nào.

+Thái độ phục vụ: Cô bé người Cam lễ tân thì có thể nghe hiểu tiếng Việt vì có thời gian học bên Sài Gòn đâm ra cũng rất support trả lời lại bằng tiếng…Anh. Thông tin về các chuyến xe, di chuyển hay điểm đến du lịch tất tật có thể hỏi các bạn lễ tân được. Anh supervisor người Nhật ở đây thì nói tiếng Anh không lưu loát như Ryota-san nhưng mà rất niềm nở, thấy là cười (không hiểu vì sao?!).

+Giá cả: 7$/ bed dorm, bọn mình thuê cả phòng 8 người là 56$ (cái này giá fix nên pé 12 tuổi cũng không màng cả xuống được). Giá này là phải chăng với chất lượng nêu trên rồi.

Tựu chung lại là, đến PP hay SR thì bọn mình đều vote cho One Stop Hostel.

(Còn tiếp)

thainguu
24-06-2014, 02:43
Nhà ngôn ngữ học chia sẻ với các bác vài câu tiếng Miên sau chuyến đi này học được keke (c)
- Xin chào : Sua sờ đây
- Tạm biệt: Lia săn hai
....

Ko nói là ko chấp nhận được, cái thể loại khinh bỉ dân tộc thế này sao mod ko ban đi cho rồi, cẩn thẩn khi dùng từ khinh bỉ dân tộc Khmer nhé, đừng trách sau lại bị người ta đánh rồi nói kinh dị. Làm mất hứng đọc bài viết!

Mr Thang
25-06-2014, 20:10
Bạn chủ topic chưa cho ra phần tiếp theo nhỉ (beer)
Tiếp đê bạn ơi...

toanhoang
29-06-2014, 23:47
Ko nói là ko chấp nhận được, cái thể loại khinh bỉ dân tộc thế này sao mod ko ban đi cho rồi, cẩn thẩn khi dùng từ khinh bỉ dân tộc Khmer nhé, đừng trách sau lại bị người ta đánh rồi nói kinh dị. Làm mất hứng đọc bài viết!

@thainguu: Không hiểu ý của bạn này vì theo từ điển wikipedia thì : Tiếng Khmer (ភាសាខ្មែរ/Phát âm: Cơ-mai) hay còn gọi là Tiếng Miên hay tiếng Mên, là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Campuchia. Có gì miệt thị ở đây hả bạn?

toanhoang
29-06-2014, 23:54
Bạn chủ topic chưa cho ra phần tiếp theo nhỉ (beer)
Tiếp đê bạn ơi...

Có đây, có đây...

tieulong327
30-06-2014, 22:17
Ko nói là ko chấp nhận được, cái thể loại khinh bỉ dân tộc thế này sao mod ko ban đi cho rồi, cẩn thẩn khi dùng từ khinh bỉ dân tộc Khmer nhé, đừng trách sau lại bị người ta đánh rồi nói kinh dị. Làm mất hứng đọc bài viết!

Mượn lại câu nói của bạn "không nói là không chấp nhận được", mình nghĩ bạn đã dùng từ với bạn kia có phần hơi nặng lời, chưa biết bạn ấy có phải cố ý hay đơn giản là bạn ấy không hề có ý gì cả vì không thông hiểu từ ngữ như bạn, mà bạn đã nói người khác là "cái thể loại này nọ...." và đòi đánh nữa chứ, mình đọc mà cũng có chút buồn cười, nếu bạn ấy có ý miệt thị này nọ thì đã không học các câu thông dụng mà các bạn Cam đã dạy cho bạn ấy.Mình nghĩ nếu bạn biết vì sao mình không nên gọi các bạn bên Cam là Miên thì bạn nói ra cho bạn ấy biết để mà tránh dùng từ sai là được rồi.
Mình cũng có tìm hiểu một chút về từ tiếng Miên như sau:
- Người Việt gọi Miên: Thời mở cõi, người Việt vào làm ăn vùng rừng núi miền tây, cứ chỗ đất trũng là khai khẩn, người Khmer thì thích ở vùng gò cao, người Kinh đến hỏi mượn dụng cụ, người Khmer trả lời Mien là có, ót mien là không có, riết rồi quen gọi những người Khmer là Mien. Tiếng Khmer, chữ mien cũng có nghĩa quả nhãn, chẳng có tính khinh miệt đâu. Tuy nhiên nay không nên dùng chữ này nữa.
- Theo phiên âm tiếng Hán của người TQ thì Cambodia là Cao Miên, Myanmar là Miến Điện,từ Miên có thể gọi tắt từ Cao Miên.
- Như bạn @toanhoang nói theo từ điển wikipedia thì : Tiếng Khmer (ភាសាខ្មែរ/Phát âm: Cơ-mai) hay còn gọi là Tiếng Miên hay tiếng Mên, là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Campuchia, không có ý gì là miệt thị.
Một chút góp ý, hy vọng không làm loãng topic của bạn @toanhoang. Ngóng phần tiếp theo của bạn (beer)

teddoan
22-07-2014, 13:20
sao mãi không thấy bài tiếp theo thớt ơi nôn quá, tháng sau mình cũng đi Siem Reap

shimizu_chan
23-07-2014, 10:50
Chủ thớt cho mình hỏi mấy câu không liên quan tí :)) Có cần phải đổi sang tiền Camp không hay cứ xách $ sang đó mà vung thôi? :))) Thanks.

Ducpham4790
23-07-2014, 10:55
Ko nói là ko chấp nhận được, cái thể loại khinh bỉ dân tộc thế này sao mod ko ban đi cho rồi, cẩn thẩn khi dùng từ khinh bỉ dân tộc Khmer nhé, đừng trách sau lại bị người ta đánh rồi nói kinh dị. Làm mất hứng đọc bài viết!

Này bạn, mình nên học cách tôn trọng đồng bào, dân tộc của mình trước bạn rồi hẵng dạy người cách tôn trọng các dân tộc khác nhé. Như vậy mới đúng trình tự nha bạn, chứ kém thông mà làm nhảy cóc, bỏ bước thì khó thành người lắm.
Tặng bạn bức hình cho mở mang 1 tí tri thức nhé
https://img2.news.zing.vn/2013/05/19/2-6.jpg
Sợ bạn khó đánh vần để mình viết rõ cho nha: CÁC DÂN TỘC VIỆT - MIÊN - LÀO ĐOÀN KẾT MUÔN NĂM!

Ducpham4790
23-07-2014, 10:57
Bạn ơi Cam bị dollar hóa nhé, vì vậy ko cần đổi tiền gì cả, cứ dùng tiền đô bình thường nha bạn. Chỉ có dưới 1 đô thì ng ta mới dùng tiền Cam thôi. 4000 tiền cam = 1 đô.