PDA

View Full Version : Câu chuyện rừng già



CVN
29-04-2008, 14:47
Gửi cả nhà một bài ký sự của một tác giả nữ về một chuyến khảo sát xuất phát từ Khau Cọ. Người thật việc thật nhé! Bạn Phượt này có Imim, Hoaha và Black biết đấy.

Bạn ấy dồng ý để bài ký sự này được post lên 4rum này, mong bạn ấy sớm đăng ký nick.

Mình chỉ là người post thôi, tất cả các tràng pháo tay là giành cho tác giả! Do đó xin các bạn ĐỪNG CLICK VÀO NÚT CẢM ƠN TRONG CÁC POST SAU ĐÂY CỦA CVN.

PS: thank you imim!

CVN
29-04-2008, 14:49
CÂU CHUYỆN RỪNG GIÀ
(Điều tra giám sát Vượn Đen Tuyền khu bảo tồn Hoàng Liên –Văn Bàn)
(Từ 08-13 tháng 9/2006 tại Nậm Xé)


https://www.phuot.vn/imagehosting/84816d304c681c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11044)


https://www.phuot.vn/imagehosting/84816d314cfd36.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11045)



https://www.phuot.vn/imagehosting/84816d32102980.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11046)

CVN
29-04-2008, 14:50
Không biết từ khi nào tôi đã ấp ủ những chuyến phiêu lưu vào sâu trong rừng già, thiên nhiên và động vật hoang dã đã luôn thú hút sự quan tâm của tôi đến hết mình, chả thế mà tôi thường xuyên chỉ xem có 3 kênh quốc tế về thiên nhiên và động vật trong khi ti vi nhà tôi có thể xem tới 61 kênh. Cái máu giang hồ vặt đã nhiễm vào tôi lúc nào không hay chỉ biết mỗi lần xem 1 chương trình về động vật hoang dã, về những chuyến đi rừng, những lần lặn biển, những phiêu lưu mạo hiểm và mong muốn khám phá của các nhà sinh học đã khiến tôi vô cùng ái mộ nghề bảo tồn thiên nhiên.

Tôi thực sự muốn phát triển sở thích của mình thành nghề chuyên nghiệp, điều này đến gần đây tôi mới định dạng rõ nét, con người tôi, cá tính tôi cũng không còn phù hợp với công việc chỉ kiếm tiền để sống mà không thực sự tận hưởng cuộc sống. Thế rồi sự quan tâm hết mực của tôi cũng được đền đáp, tôi bắt đầu làm cho tổ chức Bảo Tồn Động Thực Vật Hoang Dã Quốc Tế (Fauna & Flora International_ FFI) từ cuối tháng 12 năm 2005, tôi háo hức mong đợi 1 đợt điều tra sinh học của dự án HLS về bất cứ một loại động vật gì nhưng miễn là đi rừng và là những cánh rừng già thực sự.

Cuối cùng cái ngày tôi mong đợi cũng đã đến, Vượn Đen Tuyền là chủ thể của đợt điều tra mà tôi may mắn được tham gia.Trước khi đi điều tra trên thực địa tôi được tham gia một khoá tập huấn về điều tra về Vượn đen tuyền và được anh em trong nhóm tuần tra bảo vệ rừng (CBMG) chia sẻ kinh nghiệm đi rừng của họ. Bản thân các anh cũng từng là những thợ săn lão luyện nhất trong bản.
Đây là đợt tập huấn thú vị nhất mà tôi từng được tham dự. Tên gọi là Vượn Đen Tuyền đấy nhưng chỉ con đực mới có mầu đen tuyền, nó có 1 cái mào lông trên đầu giống mốt tóc quả chôm chôm, khuôn mặt trông rất nam tính?? con cái có màu vàng như lông con gà con, lông quanh mắt có màu nâu đen trông ngộ nghĩnh và dễ mến như 1 cô nàng gấu trúc.

Để nghe và xác định được tiếng vượn hót, nghiên cứu viên phải dậy từ 4h sáng và phải trèo lên tới điểm nghe là điểm cao nhất trên đỉnh núi trước khi mặt trời mọc để có thể quan sát và nghe được từ 4 phía. Khi ánh nắng đầu tiên mang tới khu rừng những tia nắng ấm áp, đó cũng là thời điểm vượn hót, vượn chỉ hót khi trời nắng. Tiếng vượn hót có 3 ý nghĩa; tiếng hót cảnh báo khu vực chiếm cứ của cả đàn, tiếng hót biểu hiện sự gắn bó hữu cơ trong gia đình và tiếng hót tìm bạn đời, khi hót, con đực 1 tay bám 1 cành cây, vừa đung đưa thân mình vừa hót, còn con cái vừa hót vừa chuyền hết cành này sang cành khác, xung quanh những tán cây phía dưới con đực. Nếu ai đã từng có dịp quan sát những cặp vượn hót tìm bạn đời mới thấy được cách bày tỏ tình yêu của loài vật trong tự nhiên mới khoáng đạt, hồn nhiên và đầy phấn khích.. Khi tập huấn viên giải thích đến đó, các anh thợ săn mới à lên 1 tiếng..”đúng thế! cứ như là con cái phát điên lên vì tiếng hót mời gọi của con đực..” !

CVN
29-04-2008, 14:50
Cơ chế ghép đôi của loài vượn đen tuyền thông qua nhận mùi để tránh cận huyết. Các cá thể cùng gia đình có mùi giống nhau, khi tách 1 cá thể cái, 1 cá thể đực cùng đàn ra 2 khu rừng cách xa nhau, khoảng cách và thời gian dù có lâu đến mấy, có xa đến mấy những cá thể đó vẫn nhận ra nhau khi có cơ hội xum họp, và chúng không bao giờ ghép đôi. Con người chúng ta thì khác, con người đã đánh mất bản năng nhận mùi tự nhiên vốn có từ xa xưa nên đã có không ít những sự kết đôi nhầm lẫn đáng tiếc giữa anh em cùng huyết thống.

Loài vượn được coi là loại linh trưởng có chỉ số IQ xếp sau..loài người, vô cùng thông minh và hiếu động! những người đi săn vượn chủ yếu là người H’mông – họ được coi là những tay thợ săn không bao giờ làm phí 1 viên đạn nào. Chính vì bản tính hiếu động... giống tôi nên loại vượn đen tuyền cũng hay bị thu hút bởi những gì hay hay, lạ mắt! Thoạt tiên khi đi săn, người H’mông mặc quần áo truyền thống của họ có màu đen họ bắt chước tiếng vượn để thu hút đàn vượn lại gần rồi bắn, dần dà loài vượn rất sợ màu đen. Thế rồi những tay thợ săn biết được điều đó, họ lại mặc quần áo có mầu sặc sỡ, lũ vượn thấy…hay hay cũng xán lại
xem rồi lại bị bắn, vượn đâm ra sợ màu sặc sỡ. Khi mấy ông thợ săn chả mặc gì nữa và nhào lộn trên đất, múa may quay cuồng, vượn lại đến xem, thế rồi vượn lại bị bắn, vượn đâm ra sợ người không mặc quần áo. Bí quá mấy ông thợ săn lần này cũng không mặc gì nhưng lấy than vẽ vằn vện lên người để thu hút đàn vượn.. Cứ như thế quần thể đàn vượn đen tuyền ở VN dần dần biến mất, trong sách đỏ VN cũng như thế giới vượn đen tuyền ban đầu được xác định ở mức độ tổn thương và bây giờ là mức độ cực kì nguy cấp. (trên thế giới vượn đen tuyền chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn – Việt Nam và Vân Nam – Trung Quốc). Khi bẫy vượn, nếu bắt được con cái, thế nào thợ săn cũng nhử được con đực tới để bắt cả cặp, còn nếu bắt được con đực, con cái sẽ không tới.

Anh Đạt –Tập huấn viên về linh trưởng và là trưởng nhóm nghiên cứu đợt này, anh là một người có thâm niên sống với..vượn nhiều hơn là sống với vợ, 1 năm không dưới 6 tháng anh lọ mọ ở trong rừng. Trong lĩnh vực bảo tồn anh là một trong số rất ít các chuyên gia về linh trưởng ở VN còn gắn bó với công việc thực địa một cách say sưa nhưng cũng đầy những thử thách và cả những rủi ro cho tính mạng.

CVN
29-04-2008, 14:50
Nhắc đến các quy tắc nhóm công tác điều tra, giám sát đàn vượn, chúng tôi được nhắc nhở không nên sử dụng tất cả các loại hoá mỹ phẩm có mùi như xà phòng, dầu gội đầu, dầu thơm v.v.. và đặc biệt là tránh..tắm! quần áo càng..hôi càng tốt?? (như mùi người H’mông là tốt rồi, tôi đoán vậy). Anh Đạt giải thích về thính giác nhạy bén của các loài vật khi phát hiện ra mùi lạ, người ta khó tiếp cận được động vật hoang dã là do con người không còn mùi của tự nhiên, thế nên trong thời gian quan sát ở 1 khu vực nào đó anh lưu ý mọi người cố gắng …không tắm cho tới khi di chuyển tới 1 khu vực nghiên cứu khác, và khuyến khích chúng tôi để mùi của mình… càng tự nhiên càng hay!. Tôi cũng hơi băn khoăn về quy định này chỉ vì tôi mang theo 1 cái túi trống cơm to tướng với đầy đủ các loại mỹ phẩm lỉnh kỉnh và các loại thuốc trống muỗi, côn trùng có mùi, không lẽ tôi không được sử dụng! Tôi tặc lưỡi..thôi thì ..1 tuần không tắm, không thay quần áo có là gì, (thực tình chỉ cần đến ngày thứ 2 không tắm là tôi khắc bốc mùi..tự nhiên ngay thôi mà).

Tôi háo hức với chuyến đi này kể từ ngày tôi được biết về nó đã hai tháng nay, tôi mua mua sắm sắm, gói gói ghém ghém hành lý tư trang cho chuyến đi cũng từ 2 tháng trước, thế nên cái ba lô kiểu backpacker to bằng cả người tôi đầy ắp những đồ lỉnh kỉnh mà tôi dự định mang theo, dễ chừng đến 23 kg. Khi nhìn thấy tôi ỳ ạch vác cái ba lô trên vai, anh Đạt chỉ buông 1 câu “ cô mang ngần ấy hành lý thì chỉ cần leo dốc 100 mét đầu tiên cô sẽ có ý định chia tay ngay với đoàn”. Tôi băn khoăn lắm! nhìn hành lý của cậu Oánh (cán bộ sinh học) và anh Đạt chỉ vẻn vẹn 1 cái ba lô nhỏ gọn chừng 10 kg trong khi thời gian hai người sẽ ở lại trong rừng gấp 3 lần tôi, tôi quyết định bỏ lại 1 số. Soạn tới soạn lui tôi cũng bỏ lại được chừng 7 kg. Ngày mai cuộc hành trình vào rừng già mới thực sự bắt đầu, khu vực mà anh em chúng tôi đến điều tra là khu bảo tồn Hoàng Liên –Văn Bàn, trải dài trong 2 xã - Nâm Xây và Nậm Xé, tổng diện tích khu bảo tồn xấp xỉ 23,000 héc ta. Điểm đến đầu tiên của nhóm công tác thuộc xã Nậm Xé nằm về hướng Đông Bắc, tiếp giáp với Phan Xi Phăng. Lần điều tra vượn đen tuyền cũng của FFI cách đây 5 năm đã xác định khu vực Đông Bắc Nậm Xé chỉ còn lại 2 đến 3 đàn, và có 14 đàn cả thảy sống dải dác trên địa bàn 2 xã. Nhiệm vụ của anh em chúng tôi lần này đến điều tra lại xem lũ vượn còn đó hay đã mất. Tuy nhiên điều tôi thực sự băn khoăn khi hỏi anh Lý A Lử – một thợ săn giỏi nhất bản Nậm Xi Tan- anh đã từng đi săn ở khu vực chúng tôi sẽ tới, anh Lử cho biết khu vực đó là địa điểm cao nhất trong khu bảo tồn Hoàng Liên – Văn Bàn, có đỉnh cao trên 2900 mét, đường rất dốc, đi mất khoảng hai ngày và vừa đi vừa định hướng... Đến bây giờ - 1 đêm trước khi lên đường, tôi thực sự băn khoăn liệu sức khoẻ tôi có cho phép để “đánh đu” cùng 8 anh thợ rừng và 2 cán bộ sinh học lão luyện hay không? liệu tôi có gây phiền toái gì cho anh em không? Tôi tự hứa với mình sẽ hạn chế tối đa việc làm phiền tới anh em, tới lộ trình và công việc của cả đoàn. Tôi hít một hơi thật sâu để trấn an mình, chắc đêm nay tôi sẽ không thể ngon giấc vì có nhiều điều còn băn khoăn lắm trong khi tôi rất cần 1 giấc ngủ sâu để sáng mai tỉnh dậy khoan khoái và thấy sẵn sàng hơn, tôi đành nhờ đến 1 viên thuốc an thần để chìm vào giấc ngủ.

CVN
29-04-2008, 16:34
3 anh em chúng tôi xuất phát từ thị trấn huyện Văn Bàn lúc 7h sáng, qua chợ, chúng tôi mua thêm một ít thịt và rau xanh, Oánh nhờ bà bán thịt ướp nhiều giềng và muối để bảo quản thịt được lâu. Các anh em trong nhóm CBMG đã quay về nhà từ tối hôm qua để chuẩn bị hành lý, chúng tôi hẹn nhau trên trạm kiểm lâm đèo Khau Co. Mất gần 2 tiếng chiếc xe U Oát mới ì ạch đưa chúng tôi qua 1 chặng đường chừng 40 km đến UBND xã Nậm Xé, một số anh em đã tập trung ở đó. Anh Bàn Xuân Nhỉ, người Dao – trưởng nhóm CBMG xã Nậm Xé đang chạy đôn chạy đáo đi tìm người dẫn đường và mang vác hành lý, tối qua anh đã nhờ được 2 người, nhưng đến sáng nay khi trên đường lên xã, 2 anh khi đi qua bên kia con suối rồi lại bị vợ chạy theo gọi lại vì một lí do lãng xẹt –trưởng thôn không đồng ý cho đi, ở miền núi, quyền của trưởng thôn cũng tương đương với già làng như ở Tây Nguyên.

Anh Đạt tỏ rõ lo lắng khi không có người theo gánh vác đỡ cho anh em phần hành lý và đi trước để phát đường, anh nói từng đấy lương thực, lều bạt, nồi niêu bát đĩa, các dụng cụ điều tra mang theo và cả 10 lít rượu nữa, nếu chia ra cho 8 người thì mỗi người phải mang vác tới 30 kg. Địa hình nhiều dốc như vậy, trời lại mưa,2 ngày chưa chắc đã tới nơi mà anh em rồi sẽ mệt mỏi, chán nản, thôi thì không có người dẫn đường cố gắng tìm xem còn anh nào nhà quanh đây mà chưa lên nương thì nhờ các anh ấy đi cùng mang vác đồ giúp đoàn.
Đi chừng 2 km, trước mắt chúng tôi hiện ra một bản làng phía bên kia con suối, bản có tên là Nậm Xi Tan, cả bản có 12 nếp nhà, anh Nhỉ nhẩy xuống xe và chạy tới 1 mái tranh đơn sơ bên cạnh đường nhất, vào đến nhà, may mắn chúng tôi còn gặp cả nhà. Chủ nhà là anh Tiến, một người bà con của anh Nhỉ, đang mài dao để chuẩn bị đi nương, sau 1 hồi thuyết phục anh Tiến cũng đồng ý theo chúng tôi. Anh Nhỉ khấp khởi chạy tiếp sang bên kia suối, sau 15 phút anh quay về và mang theo anh Thọ, cũng là một người bà con. Chúng tôi, 7 người cả thảy, nhét chặt lên con xe U Oát và tiến dần đến đèo Khau Co. Anh Đạt có vẻ tiếc rẻ khi thấy anh Nhỉ nói lại, anh không mua kịp 1 con chó để mang theo, đến cuối đợt nghiên cứu sẽ liên hoan, tôi thì khấp khởi mừng thầm, nếu các anh có mang theo 1 con chó, thế nào tôi cũng tìm cách đánh tháo cho nó.

CVN
29-04-2008, 16:35
Thứ 6, ngày 08 tháng 9/2006 (tiếp)

10h chúng tôi lên tới trạm kiểm lâm đèo Khau Co, cách đây tròn 1 tháng tôi cũng đến nghỉ nhờ 1 đêm ở trạm này, hôm đó công việc làm với xã kết thúc muộn nên không kịp về thị trấn, 2 cậu kiểm lâm còn trẻ tuổi đưa tôi lên. Khi đến nơi anh Tân trạm phó đang ngồi ngủ gật bên chiếc đài bán dẫn chỉ còn tiếng rè rè, 7h 30 tối trạm không có điện, anh Tân không khỏi ngạc nhiên vì buổi tối ở trạm chả bao giờ có bóng dáng của chị em phụ nữ. Có mình tôi là nữ nên tôi cố gắng tỏ ra tự nhiên, tôi xông vào bếp nhóm củi nấu cơm tối, vừa làm vừa nói chuyện rổn rảng để anh em bớt đi cái cảm giác phải ái ngại cho tôi. Trong trạm khi đó còn có 1 người nữa, anh Gím, trạm phó trạm kiểm lâm Than Uyên, anh say rượu từ dưới Than Uyên nhưng vẫn đi xe máy lên Khau Co để lấy chiếc áo bỏ quên, lên tới trạm anh kêu mệt nên đi nằm. Anh Gím nằm im ở gian nhà trong, tối hôm đó mấy anh ra gian lán canh ngủ để dành cho tôi 1 cái giường kín gió bên trong. Nửa đêm về sáng anh Gím trở mình nhiều và rên lên từng hồi, sáng ra mọi người phát hiện anh đã cấm khẩu, đưa anh về trạm Than Uyên lúc 8h sáng hôm sau, đang đi dọc đường thì anh Gím mất…
Hôm nay trước cửa trạm Khâu Co, tất cả đoàn 11 anh em đã có mặt đầy đủ, các anh khuân hết đồ đạc hành lý trên xe xuống và chia lương thực, hành lý đều cho cả đoàn, mỗi anh 1 cái bao tải và tự biên tự diễn cái bao tải đó thành 1 cái balô để có thể khoác được trên vai. Anh thì dùng dây vải, anh thì dùng cây giang cây nứa, mỗi anh mang chừng 20kg, riêng có mình tôi là nữ nên được ưu tiên chỉ cần quan tâm tới cái balo của mình. Tôi lễ mễ vác cái ba lô của mình xuống và trịnh trọng đặt ngay trước cửa trạm. Anh Nhỉ thấy cái ba lô to vật vã của tôi trông có vẻ rất..tây balô, anh tò mò ra đeo thử, chắc trong đời anh chưa nhìn thấy cái balô nào to vật vã đến như vậy.Anh chẳng nói chẳng rằng, đặt cái balô xuống rồi mới thủng thẳng nói ”.. khoảng 17-18 kg, sức như anh mang từng này cũng xịt ra khói nói gì một cô gái thành phố..” anh Đạt nghe thấy thế bèn hỏi tôi xem tôi mang những gì nhiều nhất, tôi nói chủ yếu là quần áo và lương thực “..Giời ạ! Cô có được tắm đâu mà cô mang theo nhiều quần áo làm gì, lên cao trời rất lạnh, đi mệt, mồ hôi có thì nghỉ 1 lúc sẽ se lại, không phải thay quần áo, lạnh quá thì đốt lửa. Nếu cô không quá kĩ tính, anh em ăn gì cô ăn cái nấy thì bỏ lại đồ ăn đi, chỉ mang những đồ ăn nhẹ nhiều đạm ..” anh Đạt nói. Tôi không ý kiến gì thêm, len lén bê cái balô vào trong trạm, xin anh Tân 1 cái túi nilon, tôi kì cạch soạn đồ bỏ lại 1 lần nữa, lần này tôi mang theo đúng 2 bộ quần áo mùa thu, 1 bộ đã mặc trên người và 1 cái áo khoác chống nước, cái lều, túi ngủ,1 cái chăn mỏng, áo mưa, máy ảnh, 2 cái đèn pin, thuốc thang và một số đồ ăn nhẹ. Này thì kẹo, này thì mì, này thì bánh, quần áo và cả một cái ca inox khá nặng có thể vừa đun nước vừa dùng làm bát, tôi quẳng vào túi nilon không mảy may tiếc nuối. Nhấc cái balô lên, nhẹ hơn khoảng chừng 5 kg. Cũng không ai thử vác cái balô của tôi lên để xem sức tôi có cõng nổi khi leo dốc không, tất cả các anh em ai nấy đều đã sẵn sàng lên đường.
Hôm nay trời mưa lây phây và nhiều gió, bầu trời không một chút nắng, anh Nhỉ lưu ý cả đoàn lên bỏ quần vào trong tất và buộc chặt lại, ẩm ướt như thế này có nhiều vắt, đặc biệt là vắt xanh, loại vắt này mà cắn rất khó cầm máu. Vắt xanh có thể bật được lên cả cổ, mặt, tai nhất là khi đi qua các bụi cây xoà vào mặt. Người đi đầu sẽ tránh được vắt, thấy động, vắt mới bật nhảy vào người, thế nên khả năng bị vắt cắn là từ người thứ 3 trở đi.

CVN
29-04-2008, 16:36
Thứ 6, ngày 08 tháng 9/2006 (tiếp)

Đúng 10h30 chúng tôi xuất phát, tôi nai nịt balô gọn gàng vào người, bước chân đầu tiên tôi đặt chân vào rừng là dốc, càng đi dốc càng đứng, đầu tiên tôi còn đi, chỉ qua được khoảng 25, 30 mét đầu tiên tôi bắt đầu bò bằng cả ..4 chân, dốc đến nỗi đầu người này đội phải mông người kia, cả đoàn người chậm chạp bò lên dốc. anh Lử - người có kinh nghiệm về khu rừng này, anh đi đầu tiên để dẫn đường và phát lối đi cho cả nhóm. Tuổi anh Lử đã nhầng nhầng nhưng bước chân anh rất vững chãi và nhanh lẹ như 1 con báo, anh đi trước và leo lên 1 chỗ có thể đứng được, anh nói vọng xuống, đoạn dốc này chừng 1 cây số và mất khoảng 1 tiếng leo lên, anh Đạt đi gần tôi vừa thở vừa nói đứt quãng “.. dốc này dễ chừng 60, 70 độ …” lúc đó tôi bắt đầu thấy ù tai, mồ hôi chảy từ đỉnh đầu xuống, tim đập nhanh đến cả 100 nhịp/1 phút. Tôi há miệng ra thở để lấy được oxy nhiều nhất vì tim của tôi vốn đã..không thích chạy chậm. Thiếu oxy tim phải làm việc nhiều hơn, dễ chừng tôi lăn từ đây xuống thì làm hỏng hết cả chuyến đi ngay từ phút đầu. Đoạn dốc nhiều cây bụi, cỏ tranh, nứa và cả vắt, tôi phải vịn vào các đám bụi, đám cỏ tranh để lấy đà đu mình lên. Lúc này tôi mới thấy cái balô mới nặng làm sao, có những lúc cảm tưởng tôi mà ngửa người ra sau 1 chút là cái balô sẽ lôi tuột tôi xuống dốc. Càng ngày tôi càng tụt lại phía sau cả đoàn, giờ tôi không còn nghĩ gì đến vắt, đến rắn nữa, vắt có cắn thì tôi cũng mặc kệ, các bụi cây đầy vắt là vắt nhưng cứ tóm được cây nào chắc chắc để đu người lên được là tôi tóm.
Các anh em trong đoàn nhìn thấy tôi bò lên 1 cách đà đẫn ai cũng ái ngại nhưng không phải là lúc các anh em tỏ ra galăng với phụ nữ cho dù tôi là thành viên nữ duy nhất trong đoàn bởi hành lý trên vai họ cũng trở lên quá tải với con dốc này. Một anh nói đứt quãng “ lên đầu dốc.. em chia bớt hành lý ra cho mọi nguời.., còn nhiều đoạn cũng dốc như thế này đấy..” Một ý nghĩ bỏ cuộc thoáng qua đầu khi tôi mới bắt đầu cuộc hành trình chưa được 30 phút. Tôi nghĩ tôi cứ đi, ít ra phải giữ chút sĩ diện, cho đến lúc không đi được nữa thì tìm cho tôi 1 nương thảo quả có lán., tôi sẽ nghỉ ngơi và nhờ 1 người đi làm thảo quả đưa tôi về. Đang nghĩ đến đó, thấy anh Lử nói mọi người tìm 1 chỗ có thể hạ hành lý và dừng chân nghỉ ngơi chừng 5 phút, cả đoàn dừng lại và tôi giải thoát mình khỏi cái balô đáng ghét kia, tôi đã nghĩ giá mình có thể quẳng nó đi được. Anh Đạt hỏi tôi có sao không? tôi chỉ dám nói..” đúng là leo dốc phải vác theo cái balô này thì mệt thật..” Đúng lúc đó có hai người Đàn ông H’mông xuất hiện, họ cũng đang bò lên dốc, tôi nảy ra ý định thuê họ vác hành lý cho tôi. Anh Nhỉ cất tiếng hỏi vì đó là 2 người cùng bản anh, anh đề nghị thuê họ mang hành lý cho tôi lên, tôi chỉ thấy họ 1 mực lắc đầu quầy quậy..”chịu thôi, cái này thì chịu thôi..” tôi chỉ kịp vớt vát..”Balô trông to thế nhưng chỉ khoảng hơn 10 kg thôi anh ạ..” Họ chẳng nói chẳng rằng, cứ lầm lũi đi qua chúng tôi. Đã thế cậu Oánh lại đế thêm 1 câu..”em đã bảo chị rồi mà..”Anh Nhỉ đành động viên lên tới chỗ nghỉ trưa nấu cơm, mọi người sẽ chia nhau mang giúp tôi.

CVN
29-04-2008, 16:36
Thứ 6, ngày 08 tháng 9/2006 (tiếp)

Mọi người lại lục đục lên đường, cái balô 12 kg giờ nó phải nặng gấp đôi chứ chả đùa, anh Nhỉ biết ý tôi mệt nên tụt lại phía sau để đỡ nếu tôi có bị ngã, tôi vừa đi vừa nghỉ, tôi tụt lại hẳn phía sau. Leo dốc khoảng 1 tiếng đồng hồ trong trạng thái muốn quay về như thế, cuối cùng chúng tôi đến 1 đoạn bằng phẳng hơn, tôi thấy mình vẫn chưa lăn ra đất là may lắm rồi. Cả đoàn đi ngang qua 1 nương thảo quả, có 1 cái lán có nghĩa là có nước. Lúc đó gần 12 giờ trưa, anh Đạt ra hiệu cả đoàn dừng lại để nấu cơm trưa, tôi chỉ đợi có thế và vứt bịch cái balô xuống đất, 2 anh hậu cần – anh Thọ, anh Tiến lấy gạo đi thổi cơm. Tôi để ngửa cái balô ra và nằm lên nghỉ. Chứng kiến anh em với hơn 20 kg hành lý trên vai leo ngược dốc, ai cũng thở bằng tai, tôi thấy băn khoăn nếu tôi chất thêm đồ đạc của mình vào đôi vai của họ tôi thấy không đành lòng. Mọi người ngồi bàn tán về cái dốc, Oánh lôi 1 trái lựu trong túi ra, trái lựu đó là tôi gửi vào balô Oánh và nói đùa “ lên tới nơi cắm trại thì quả lựu này đắt giá phải biết!” 1 trái lựu mà tôi chia được làm 11 phần cho 11 anh em, mỗi người 1 tí nhưng ai cũng vui vẻ nhận và ăn rất ngon lành.

Anh em đang ngồi bỗng nhiên tôi thấy xuất hiện rất nhiều ong, có 2 loại, ong vàng to bằng ngón tay út của tôi và một loại ong muỗi. Anh Đạt nói “bọn ong này đi kiếm muối đấy! Mọi người ra nhiều mồ hôi cũng là ra nhiều muối, ong nó đến xin anh em tí muối, cẩn thận với loại ong vàng, loại này đốt chỗ nào thịt thối chỗ đó. Anh đã từng bị đốt, mình chả bao giờ biết khóc là gì mà khi bị ong vàng đốt khóc như cha chết”. Ong muỗi đúng là cũng nhỏ như con muỗi, nó thích nhất muối từ hốc mắt, bình thường nó lấy muối từ hốc mắt các con vật sống trong rừng, chắc nó lầm tưởng chúng tôi cũng là một con gì đó….Tôi tháo giầy ra, vài con vắt lăn lông lốc ra khỏi giầy mà chưa kịp làm gì tôi vì không tìm thấy chỗ nào hở mà cắn. Mấy anh cũng gỡ ra được vài con vắt, lại còn vê vê tròn lại rồi mới búng đi! nhìn vắt lúc này tôi mới thấy khiếp.
Chừng 30 phút nồi cơm nghi ngút khói được bẳng xuống đất. Bữa trưa đầu tiên trong rừng đơn giản chỉ có cơm và 1 ít thịt kho, tôi mệt nhưng không đói, Oánh mua nhầm phải loại gạo bị ngập nước lúc ngả bông nên nồi cơm trông chả hấp dẫn tí nào, hạt cơm to bằng con nhộng và rời rạc. Tôi ăn 2 bát, các anh nói phải tối muộn mới tới chỗ hạ trại ngủ đêm nay nên ăn thêm kẻo dọc đường lại đói, tôi cố làm thêm nửa bát nữa. Oánh nói với tôi balô cậu ấy nhẹ hơn của tôi chừng 4 kg, tôi sẽ đeo balô của cậu ấy, tôi đồng ý ngay, giải pháp này có vẻ đỡ làm phiền đến anh em nhiều nhất. 1h30 anh em chúng tôi đã sẵn sàng lên đường, sau bữa trưa, tôi uống thêm 1/2 viên Nvonc- 1 dạng “đôphing leo núi” mà trước khi lên đường tôi đã làm 1 viên, sau hơn 1 tiếng nghỉ trưa tôi thấy đã khá hơn.
Men theo 1 con đường mòn của dân đi làm thảo quả, rồi ngang qua 1 khe núi khá bằng phẳng, chúng tôi bất ngờ gặp một rừng tre xanh mơn man, tre thẳng tăm tắp, cây nào cây nấy đua nhau vươn cao. “Đất chật người đông” nên rừng tre dày đặc, không một ánh nắng nào có thể xuyên qua tán lá của rừng tre, anh Đạt nói rừng tre là sinh cảnh của các loài lông vũ như công và trĩ. Bây giờ thì lại toàn đi xuống dốc, nghe xa xa có tiếng suối reo. Cứ thế, len lỏi qua rừng tre xanh mướt chừng 40 phút chúng tôi đến bên bờ suối. Cứ gặp suối cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị lại leo dốc, chúng tôi dừng chân bên suối nghỉ ngơi để lấy sức cho 1 con dốc mới, đoạn dốc này không khủng khiếp như đoạn đốc đầu tiên nhưng lối đi thì rậm rạp, phía dưới chân chúng tôi là các tầng cây leo đan vào nhau chằng chịt. Chúng tôi bước đi trên những mỏm đá nhô lên khỏi tầng cây đó. Lối mòn gập ghềnh lên xuống, cũng có đoạn phải đu bám vào cây mới leo được lên nhưng dốc không đến nỗi quá dài, và có những đoạn chùn gối vì dốc xuống quá sâu và trơn. Giờ cái balô trên vai không còn nặng như trước nữa nên tôi vừa đi vừa được ngắm cảnh núi non, suối thác, càng đi những khu rừng hiện ra trước mắt tôi thật hùng vĩ và còn nguyên cái vẻ hoang sơ của rừng già. Có đoạn cả đoàn phải leo qua 1 sườn núi có nhiều cây Dẻ Đấu, mua này là mùa quả chín nên dễ dàng quan sát lũ sóc chuyền cành hái quả chén và gặm cây làm rơi những mảnh gỗ nhỏ trắng ngà ngà suốt dọc đường.

CVN
29-04-2008, 16:37
Thứ 6, ngày 08 tháng 9/2006 (tiếp)

4h chiều chúng tôi nghỉ chân tại 1 lán thảo quả của người H’mông nằm lưng chừng núi, gần 1 ngày trèo đèo lội suối lúc này tôi cũng đã thấm mệt, cả đoàn cũng mệt nên phải dừng chân nghỉ nhiều hơn. Có đoạn đường mòn khá quang đãng, ánh nắng có thể lọt tới nơi, những chỗ đó thường có rắn ra phơi nắng. Quả là có rắn thật, con rắn sặc sỡ với viền trắng viền đỏ dưới bụng, nằm hiền lành trên đường chúng tôi đi, con rắn đó có tên là Rắn Khiếm Đuôi Đỏ, anh Đạt đã kịp thời thông tin cho tôi biết. Tôi rất sợ rắn nhưng đi cùng nhiều anh em thợ rừng đã trấn an tôi được rất nhiều. Anh Lử trên đời không biết sợ cái gì mà vẫn phải kiêng nể rắn rừng. Anh nói “..cứ hễ gặp 1 con rắn ngay sau đó thế nào cũng gặp cả bầy rắn, có lần đi rừng 1 mình, đang đi nghe thấy ‘phập’ 1 cái, quay lại thấy 1 con rẵn đã cắm sâu nanh của nó vào giầy của mình, may thay bữa đó anh đi giày của bộ đội, con rắn to hơn cổ tay, màu xam xám, đầu bẹt. Thấy rắn mình cũng hoảng chạy được vài bước vẫn thấy con rắn lủng lẳng ở đế giầy, lúc đó mình mới nhận ra nó cắn vào đế cao su quá sâu đến nỗi nó không nhả ra được..”. Bữa tối hôm đó anh được một bữa tươm tất ra trò, tiếc là không còn rượu nhắm.
Cứ gặp 1 con suối lớn là chúng tôi dừng lại lấy nước uống và rửa mặt nghỉ ngơi, 4h30h chiều trong rừng già, trời đã chạng vạng hoàng hôn, anh Lử sốt sắng động viên cả đoàn để sớm lên đường tới lán của anh trước khi trời tối. Lán của anh Lử nằm trong nương thảo quả, với anh mất khoảng 6 tiếng đi bộ từ dưới lên nếu không mang theo nhiều hành lý. Với đoàn đông như chúng tôi, anh ước tính chừng 8 tiếng sẽ đến lán của anh.. Đoạn đường càng đi càng lên dốc, tôi lại thấy mệt như lúc leo đoạn dốc ban đầu, mồ hôi rơi lã chã ướt đầm cả áo. Sợ trời tối nên ai nấy đều tăng tốc, tôi có mệt lắm cũng phải cố mà rảo bước theo vì sợ bị tụt lại phía sau trong cái bóng tối của rừng già bắt đầu phủ xuống khu rừng. Khoảng 5h30 khu rừng đã không còn 1 bóng nắng, chúng tôi đi trên lưng chừng núi nhưng nghe thấy tiếng suối reo dưới thung lũng rất rõ. Đi được 1 đoạn cậu nhất thấy 1 bóng người cởi trần, độc 1 cái quần lưng lửng đầu gối, nhảy qua nhảy lại trên những phiến đá dưới suối, nhanh thoăn thoắt như 1 con sóc, 1 lúc sau tôi mới biết đó là anh trai của anh Lử.. Thường thì anh Tráng ở dưới thôn nhưng mùa thu hoạch thảo quả sắp đến, anh lên đây để canh nương và thu hoạch. Anh Lử nói chuyện suối này rất nhiều cá gọi là cá chày suối, có con to đến 4 kg, chỉ bắt được cá vào lúc chạng vạng tối. Câu loại cá này không cần lưỡi câu, chỉ cần buộc con giun vào đầu thả xuống nước mà nhấc lên, cá cắn mồi rất chặt. Anh kể có lần anh làm 1 chùm mồi, câu được những 7 con. Những nguời đi làm thảo quả ở đây không ai mang theo thức ăn ngoài gạo và muối, tất cả các nguồn thực phẩm khác họ đều dựa vào rừng.
Nhìn thấy anh trai anh Lử dưới suối là tôi khấp khởi nghĩ bụng sắp tới nơi rồi, trời bắt đầu tối, tôi không còn nhìn thấy đường dưới chân mình, tôi đi theo quán tính và bước chân nhanh theo người đi trước. Anh Lử nói còn khoảng 600 mét, leo lên lưng núi phía kia là tới lán của anh, ấy vậy mà 600 mét cuối cùng của anh Lử sao mà xa thế, lúc đầu tôi còn bước đi hăng hái, càng đi dốc càng cao mà mãi chưa nhìn thấy cái lán nào, Cậu Thăng thấy tôi có vẻ không trèo lên nổi nữa bèn gỡ cái balô ra khỏi lưng tôi và đeo balô ra phía trước. Không còn hành lý nhưng tôi vẫn là người đi cuối cùng, cây gậy mang theo giờ cũng thấy nó nặng làm sao, duới gan bàn chân tôi tê tê giật giật, không còn cảm giác. Đoạn dốc 600 mét của anh Lử cuối cùng rồi cũng sắp hết, tôi đã nhìn thấy 1 căn lều phủ bạt xanh, phía trước lều là một đám rau cải xanh, xu xu và các loại rau sống, tôi gắng gượng leo lên. Còn chừng 10 mét nữa là tới lều tôi ngội phịch xuống đất. Anh em đã lên tới nơi, cậu Thăng thấy tôi ngồi trên tảng đá phía dưới liền chạy xuống đông viên tôi lên thế nhưng câu đầu tiên cậu ta nói lại khiến tôi càng thêm mệt mỏi thất vọng.. “ đây là lán của anh Tráng, anh trai anh Lử, lán của anh Lử cách đây “chỉ” 300 mét thôi”. Tôi bắt đầu…ăn vạ, tôi nói là tôi không đi nữa, cho tôi nghỉ lại ở lán anh Tráng cũng được, lúc này trời đã tối hẳn, mọi người lại khoác hành lý lên vai, tôi biết là tôi không thể ngồi đây ăn vạ được nữa tôi lại tiếp tục lần mò theo các anh cho kịp. May thay đoạn đường từ lán anh Tráng đến lán anh Lử không còn nhiều dốc nữa, chúng tôi len lỏi qua nương thảo quả, lúc thì tôi dẵm vào bùn nước, có lúc dẵm xuống cả khe suối, lúc thì dẵm phải cái cây mục chắn ngang đường và tôi lăn ra ngã, kiểu ngã trông cũng rất..ăn vạ. Bước chân tôi đi liêu xiêu trệu trạo trong nương thảo quả nhưng rồi thấy anh em dừng lại tôi biết là chúng tôi đã tới lán anh Lử, lúc đó là 7h kém 5. Điều đó có nghĩa là chúng tôi đã giữ được cuộc hành trình ngày đầu tiên đúng như dự kiến.
Việc đầu tiên là tôi lăn ra đống hành lý để ngả lưng và nhắm mắt lại, toàn thân rã rời nhưng đầu óc lại rất tỉnh táo. Anh em hỏi han xem tôi có mệt không nhưng vì đã đến nơi rồi nên tôi cố gắng tỏ ra với mọi người là tôi còn mệt tí chút để mọi người đỡ lo lắng. Lán anh Lử là lán xa nhất so với lán của người dân dưới bản, anh làm lán xa như vậy cũng là để tiện việc đi săn. Lán chỉ dùng cho mục đích xấy thảo quả và thịt thú rừng nên rất đơn sơ, 2 phía dựng vào vách đá, phần còn lại anh đan bằng tre nứa và phủ 1 tấm bạt xanh còn mới. Anh em trong đoàn mọi người tập trung vào lo cho bữa tối, tôi nghỉ 1 lúc rồi lần mò ra suối, úp mặt xuống trong làn nước mát lạnh,uống đến đâu thấy dịu người đi đến đó, tôi thấy dễ chiu hơn rất nhiều, quay lại lán, 1 bữa cơm nấu vội cũng đã sẵn sàng. Bây giờ tôi mới thực sự đói, tôi chén 3 bát cơm, ăn với lạc rang và thịt kho và 1 ít đậu đũa. Anh em vừa ăn vừa uống rượu mừng cho không có bất trắc nào xảy ra trên đường đi, mừng cho tôi đến nơi mà vẫn nở được nụ cười. Tôi xin 1 ấm nước nóng để ngâm chân nhưng khốn nỗi lại không có chậu, 1 lúc tôi thấy anh Lử vác từ dưới suối lên 1 “cái chậu” hình chữ nhật, được khoét ra từ 1 đoạn cây, anh Nhỉ cẩn thận pha nước và muối vào chậu, nhúng tay kiểm tra xem có nóng quá không rồi mới bảo tôi ngâm chân, tôi lấy làm cảm động lắm. Tôi biết nếu tôi không ngâm chân và massage chân tối nay, thì chặng đường ngày mai tới khu vực có vượn sẽ còn mệt mỏi hơn cả hôm nay, biết thế nên tôi chăm sóc cho đôi chân rất kĩ.
Các anh đốt một đống lửa to trước lán, ai nấy đều mệt, sau bữa cơm, anh em đã lục đục đi chuẩn bị chỗ ngủ. Trong lán rộng chừng 5 m vuông, chỗ của tôi “lịch sự” nhất, đó là 1 cái chõng bằng nứa anh Lử đã làm dễ đến cả năm nay, tôi vừa dẵm 1 chân lên thì hơn 1 nửa chỗ nữa gãy ra làm đôi. Các anh chặt cho tôi 1 nắm lá thảo quả và dương xỉ để lót phía dưới, tôi dải 1 lớp áo mưa lên và đến cái túi ngủ, mấy anh con trai thì lót lá rồi phủ 1 lớp bạt nằm ngủ ở dưới đất, 4 anh leo lên chỗ sấy thảo quả. Đêm nay, sau 1 ngày đi rừng vất vả, ai nấy đều dễ dàng vùi sâu vào giấc ngủ. Cái chõng của anh Lử đã được tôi gia cố thêm khá nhiều lá cây mà vẫn cứ lồi lõm gồ ghề, tôi trằn trọc 1 lúc rồi cũng chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Trước khi ngủ tôi vẫn không quên treo cái đèn pin lên mái lán, tôi rất sợ bóng đêm.

wild_honey
02-05-2008, 17:21
Thứ 7, ngày 09 tháng 9/2006

Nửa đêm về sáng, một cơn mưa rừng xuất hiện, mưa rơi lộp độp trên các phiến lá rồi rơi xuống tấm bạt phủ lán, từ 4 phía tôi chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi. Tôi thức dậy từ sớm nhưng vẫn nằm yên trong cái tổ tò vò của mình, tôi nằm gần 1 tảng đá nên nước từ trên tảng đá chảy xuống chỗ tôi nghe rất rõ. 2 anh nuôi được dặn dò từ tối hôm trước là sẽ ăn cơm sớm, khoảng 7 giờ lại lên đường. Trời chưa sáng các anh đã phải dậy, loay hoay 1 hồi tôi nghe thấy tiếng nứa nổ kêu lép bép và thấy ánh lửa ấm áp lại bập bùng trước cửa lều. Mọi người trong lều đều cựa mình, khoảng 6h tất cả anh em đều đã dậy làm vệ sinh, 6 rưỡi các anh hậu cần đã đánh vật xong với nồi cơm dưới trời mưa, chúng tôi ăn sáng trong lều. Lạ thay sáng nay tôi thấy rất khoan khoái, tôi đã nghĩ khi tỉnh dậy chân tôi sẽ không nhấc lên nổi ấy vậy mà cái sự đau đớn tôi tưởng tượng ra gần như biến mất! Thay vào đó, 2 bả vai và hai cánh tay tôi lai đau nhừ, tôi đoán là vì cả ngày leo dốc và đeo balô, trong khi phải vịn cây lấy đà đu mình lên để vượt qua những con dốc dựng đứng nên vai và tay mới đau đến như vậy. Các anh đi rừng đã quen có nói lại rằng mới đi rừng ngày đầu tiên bao giờ cũng mệt, ngày thứ 2 bắt đầu quen và dần dần sẽ không còn thấy mệt nữa, tôi cũng hi vọng là như vậy.

Đã 8h sáng mưa vẫn không ngớt, đoạn đường trước mắt sẽ khó khăn hơn vì không có đường mòn, mà từ lán anh Lử đến chỗ chúng tôi sẽ dừng chân để quan sát đàn vượn cũng mất cả ngày đường. Anh Đạt băn khoăn trời mưa to như vậy đường đi sẽ rất khó khăn. Vậy là chúng tôi quyết định sẽ khởi hành khi trời tạnh mưa. Căn lều lại chìm vào sự im ắng, chỉ còn tiếng mưa rơi, chúng tôi lại làm thêm giấc nữa. 10h tôi nghe thấy có tiếng chim hót lảnh lót trên tán cây ngay cạnh lều, thò đầu ra khỏi túi ngủ, tôi đã cảm nhận ngay 1 tia nắng ấm áp xuyên qua tấm liếp và mùi nồng nồng ngai ngái của tầng thảm mục ẩm ướt khi gặp ánh nắng mặt trời. Anh Đạt khua các anh em dậy, chúng tôi gói gém hành lý và xuất phát lúc 10h30.

Đoạn dốc phía trước không kém gì đoạn dốc đầu tiên, bước chân đầu tiên cũng là dốc, ngọn núi này cao nên chúng tôi không đi theo dông núi mà đi cắt chéo theo sườn núi lên, độ dốc khoảng 70 độ ấy vậy mà tôi không cảm thấy nhọc nhằn như leo con dốc đầu tiên ngày hôm qua. ở đây tầng thảm mục rất dầy, các rễ cây trồi ngang ra, vô tình tạo thành những bậc đi, lối đi ở đây không có nhiều cây bụi, chúng tôi cứ nhằm rễ cây mà bước tới, dẫm chân vào thảm mục không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra vì rất dễ bi trượt chân và không tạo được đà bước tiếp mà phía dưới là thung lũng sâu. Khu rừng này rất nhiều cây to, chúng tôi đu mình vào thân cây để lấy đà lên dốc. Hành quân theo kiểu.. đu cây khoảng nửa tiếng thì gặp một dông núi, độ dốc cũng giảm đi. Con đường trước mắt vẫn gập ghềnh lên xuống, chốc chốc lại gặp một đoạn bằng phẳng như có lối mòn. Sau 2 tiếng hết leo dốc lại tụt dốc gần như không nghỉ, chúng tôi vẫn chưa vượt qua được đỉnh núi để sang phía bên kia., cả đoàn dừng lại nghỉ trưa, bữa trưa hôm nay chúng tôi chỉ có lương khô và nước khe. Tôi mang theo 1 ít xúc xích, tôi chia cho anh em mỗi người một chiếc, vậy là hành lý của tôi đã giảm đi chút ít. Sau bữa trưa chúng tôi mới phát hiện ra xung quanh chỗ mình ngồi có rất nhiều dấu vết của thú ăn thịt nhỏ. Buổi chiều chúng tôi hành quân qua 1 thảm rừng rất đẹp, tầng cao nhất vẫn là các cây cổ thụ, tầng trung bình là rừng trúc gai. Rừng trúc gai chỉ xuất hiện từ độ cao 2200 mét trở đi, rừng trúc gai là nguồn cung cấp thức ăn cho rất nhiều loài động vật, đi xuyên qua rừng thấy những ngọn măng bị gặm nham nhở, ngọn thì do con Căng (khỉ mặt đỏ) ăn, ngọn thì hoẵng ăn, ngọn thì có dấu hiệu của lợn rừng, của lửng lợn. Trên tầng lá của rừng trúc gai cũng là nhà của các loại gà lôi, gà so, tiện thể chúng tôi cũng hái ít măng cho nữa tối nay.

Vượt qua rừng trúc gai dịu mắt chúng tôi đi lạc vào rừng Dẻ, mới đi được vài bước các anh đã phát hiện ra 1 cây dẻ có dấu vết của gấu, nó trèo lên cây bẻ một ít cành và lót 1 chỗ ngồi đàng hoàng rồi mới ăn hạt dẻ. Hôm nay, tôi mới thấy mình tận hưởng vẻ đẹp của khu rừng hơn rất nhiều so với ngày hôm qua, vượt qua 1 ngọn núi khác không mấy khó khăn, anh Đạt và Oánh khẳng định khu rừng kiểu này chính là khu sinh cảnh của loài vượn, nhiều cây to, tán rộng và nhiều loại quả rừng, dưới đất chỗ nào cũng có dấu hiệu của các loại quả rừng đang gặm dở, mùa này là mùa trám, nên chỗ nào cũng thấy trám rụng. Chúng tôi đang tiến sâu hơn vào rừng già và rất gần với dãy Phan Xi Phăng, càng lên cao tầng thảm mục càng dày, cắm sâu cây gậy tôi mang theo xuống tầng thảm mục đó, 2/3 cây gậy bị nuốt chửng, cành cây cũng vậy, trông thì to đấy nhưng có nhiều loại cây, rêu sống gá trên thân cành, nó phải to hơn gấp 3 lần so với lõi cành.

wild_honey
02-05-2008, 17:22
Mải ngắm cảnh đẹp tôi bị tụt lại phía sau cùng với Oánh, do không có đường mòn vừa đi chúng tôi vừa tìm dấu chân của các anh. Lọ mọ tìm dấu chân các anh khoảng 20 phút tôi mới nghe thấy tiếng các anh nói ở đằng xa, tôi hăm hở bước tới. Chả mấy chốc chúng tôi đã vượt qua được đỉnh núi có độ cao 2300 mét và bắt đầu tụt xuống 1 thung lũng, anh Đạt ra hiệu cả đoàn dừng lại, theo anh Lử cách đây không xa những tay thợ rừng vẫn nghe thấy tiếng vuợn hót từ tháng 2 vừa rồi. Nơi chúng tôi đứng là điểm cao nhất trong thung lũng hình yên ngựa giữa 2 đỉnh núi, có 1 bãi đất bằng phẳng và lý tưởng để cắm trại. Vấn đề bây giờ là đi tìm nguồn nước, thoáng 1 cái tôi đã không thấy anh Lử đâu. Trong khi đợi anh Lử đi tìm nguồn nước, anh em chúng tôi dừng chân, 1 anh trong đoàn có điều gì đó phân vân. Anh nói với chúng tôi, nếu anh nhớ không nhầm thì cái thung lũng yên ngựa này, chính cái chỗ chúng tôi đang đứng có một nhóm thợ săn đã ở đây và họ kể về nó như một cái thung lũng có ma. Nào thì đang đêm đốt lửa ngọn lửa bị cắt ra làm đôi mà phần trên lửa vẫn cháy bùng bùng, rồi thì ma dấu đồ của anh em thợ săn, đêm để đồ chỗ này, sáng ra lại thấy ở chỗ khác, nửa đêm nghe thấy tiếng vó ngựa phi nước đại…Nghe đến đây tôi lạnh hết cả xương sống, tôi nằng nặc đòi anh Đạt tìm chỗ khác để cắm trại, thấy tôi sợ mọi người lại càng xúm vào trêu tôi đến lúc tôi phải gắt lên mọi người mới nhận ra là tôi sợ ma thật. Anh Đạt giải thích để trấn an tôi rằng không có gì khó lí giải về mấy hiện tượng đó, vì là điểm cánh cung cao nhất trong thung lũng, thung lũng này lại nằm trên cao, điểm giao nhau cao nhất giữa hai quả núi nên luồng gió chạy qua đây rất mạnh vì từ 2 phía không có núi nào chắn…Sau chừng 10 phút Anh Lử quay lên, anh nói tìm được một mạch nước nhỏ cách đây chừng 100 mét, anh Lử nói phía duới có chỗ hạ trại đẹp hơn và gần nguồn nước hơn, anh em đồng ý ngay. Đi xuống thung lũng về phía Tây Bắc quả là có một chỗ cũng khá bằng phẳng, nằm ngay dưới phiến đá nghiêng 50 độ, chúng tôi quyết định dừng chân và làm lán, lúc đó khoảng 3h chiều. Tôi chọn chỗ bằng phẳng sát dưới chân phiến đá làm chỗ căng lều, tôi hăm hở nhổ cỏ và nhặt lá cây mục quanh chỗ đó, vừa nhổ 1 cái cây lên, tôi làm bung ra 1 tổ sâu, sâu nhỏ bằng que tăm có mầu nâu nâu và quấn vào nhau thành búi, khiếp quá! tôi quẳng cả gậy mà chạy. Anh Tiến xán lại gần, anh bới hết đất chỗ đất có tổ sâu, một anh nói đấy là 1 loại bọ ăn xác thối, chắc chắn ở dưới đó có con gì chết nó mới ở đó. Anh Tiến lại đế thêm “.. bầy giờ mà bới thêm tí nữa thế nào cũng có 1 nắm tóc rồi đến 1 cái đầu lâu..” Tôi gắt lên “. .đừng nói nữa, để em chuyển ra chỗ khác..” thấy tôi có vẻ sợ thực sự anh Tiến lặng thinh. Anh nói để anh đào hết chỗ bọ này rồi lấy lửa đốt một lượt là em cứ yên tâm. Tôi ngồi thu lu trên 1 mỏm đá quan sát anh Tiến đào đất rồi mang hết chỗ bọ đi rồi đốt 1 đống lửa to chỗ tôi định dựng lều. Cậu Nhất rất thật thà nói với tôi trong khi tôi vẫn còn chưa hết choáng váng về cái vụ bọ ăn xác thối đó..” chỗ sát chân vách đá trông đất lì như vậy chắc chắn là đường đi của rắn hoặc chuột..” Tôi vùng vằng nói mọi người đừng có doạ tôi nữa..” em dựng lều xa ra 1 chút, có lửa, rắn cũng không dám đi qua đâu nên đừng lo..” anh Nhỉ nói.
Trong khi mọi người dựng lán, tôi vẫn quyết định dựng lều của mình trên nền đất đó vì các anh chọn chỗ làm bếp lửa ngay trước cửa lều, tôi chạy đi cắt ít lá dương xỉ để lót cho bằng phẳng rồi mới dựng lều. Em Tiến, cậu em trẻ nhất trong đoàn, ít nói nhưng có nụ cười rất ấm áp xoa dịu tôi “ ở đây chị tha hồ mà xem Sóc, xem Cầy bay, quanh đây có rát nhiều quả cây bị sóc gặm giở...” Thấy các anh em xăm xăm đi chặt cây làm lán, anh Đạt nhắc nhở anh em hạn chế tối đa việc chặt cây mà hãy tận dụng những cây có sẵn và vách đá làm điểm tựa để dựng lán. Ngay từ việc làm lán, các anh thợ rừng đã quen với việc chặt phá và săn bắn, đã nhận ra phần nào ý tứ của chúng tôi về việc khai thác rừng bền vững. 4h anh em chúng tôi làm xong lều lán, vậy là từ bây giờ tôi chính thức ở riêng trong căn lều xinh xắn của mình chừng 5 ngày trong 1 thung lũng nhiều hoa quả, nhiều sóc, nhiều trúc gai và có tới 10 anh..bảo vệ (nói vậy thôi, mọi người vẫn thích doạ dẫm tôi thì phải…), giờ thì tôi không sợ sâu, cũng không sợ rắn nữa nhưng vẫn có gì đó ám ảnh trong tâm trí tôi về câu đùa của anh Tiến, mãi mà không dứt ra được.
Trời đã về chiều, tôi ngồi cạnh bên bếp lửa, hơi từ nồi cơm bắt đầu toả ra bùi bùi ngan ngát. Bữa tối được chuẩn bị khá sớm vì hôm nay anh em chúng tôi đi nhanh hơn dự kiến. Ai cũng thấy đói, cái bánh lương khô, 1 cái xúc xích cho bữa trưa không thấm vào đâu. Trời càng về chiều càng lạnh hơn, tiếng chim chiều về tổ nghe xào xạc khiến cho khu rừng thêm phần quạnh vắng, hoang vu, gió rừng chạy trên các phiến lá tạo ra thứ âm thanh có lúc ầm ào như thác đổ, lúc thì luồn vào khắp bụi cây, tiếng nói lẫn tiếng gió nghe loáng thoáng, lao xao. Mải mê nói chuyện, thấy trời đã xẩm tối, anh em đã chuẩn bị gần xong, ngó đồng hồ mới có 5h30 vậy mà ai cũng nghĩ đã gần 7h, 1 bữa tối ra trò sau 2 ngày lọ mọ ăn ở tạm bợ trong rừng. Mỗi người nhận được chỉ tiêu 1 bát rượu, và tôi cũng không phải là trường hợp ngoại trừ.Chúng tôi làm bàn ăn bằng trúc gai hẳn hoi, bữa tối có măng rừng luộc, lúc ăn thử tôi thấy nhặng nhặng đắng, kinh nghiệm khử vị đắng của măng là cho 1 nắm lá tre hoặc trúc vào luộc cùng, anh Thọ nói chuyện và thoăn thoắt chạy đi hái 1 nắm lá. Măng luộc, măng xào, thịt kho, cá khô.. bất cứ nấu món gì các anh cũng cho thảo quả vào cho ấm bụng, nào ai dám mơ tưởng một bữa tối trong rừng thịnh soạn hơn thế!

Bữa tối rôm rả với câu chuyện về khu rừng này của anh Lử, người anh cả của đoàn.Với mỗi người H’mông, con dao đi rừng là thứ quan trọng nhất, anh Lử có 1 con dao mà lưỡi dao đã mòn vẹt đến gần sống dao.. anh Đạt hỏi “con dao này chắc già hơn bác Lử rồi chứ..” Anh Lử nói “ mới khoảng mười mấy năm thôi, mình luyện con dao này từ nhíp ô tô, bây giờ không kiếm được thép tốt nên mình vẫn dùng con dao này..” trong đoàn mỗi anh có 1 con dao như vậy, một vật dụng bất ly thân mỗi khi đi rừng. Câu chuyện về ông Hầu A Trúng làm bữa tối của chúng tôi thêm phần rôm rả, “ ..ông Trúng là người giỏi nhất trong làng đấy! ông có 13 đứa con mà vẫn có tiền hút thuốc phiện, bà vợ giỏi giang, khoẻ như con trâu cày..”
Chúng tôi đang vui vẻ chuyện trò bỗng nghe 1 tiếng súng nổ bên kia núi, giáp Sapa.. rồi tiếng súng thứ 2, thứ 3.. anh Lử kể ở bên đó có 2 bố con nhà thợ săn từ Hâu Mít sang, tên là Kểnh thì phải, họ sống dưới chân dãy Fan Xi Phăng phía giáp Văn Bàn đã 10 năm rồi, săn bắn tất cả các loại thú trong khu rừng này, rất ít người gặp bố con ông ấy, anh Lử cũng chỉ nghe nói chứ chưa gặp họ lần nào.Vì họ bên Hâu Mít sang đất Nậm Xé săn bắn là phạm pháp nên họ lủi nhanh như con thú. Khu vực đó vừa giáp Lai Châu, vừa giáp Sapa nên thú bị săn lùng nhiều, ở đấy có 1 khe nằm giữa 2 đỉnh núi, thường là đường di chuyển của động vật từ bên này sang bên kia núi, bố con nhà ông Kểnh hay rình để bắn thú ở đó. Bố con nó cứ ở mãi trong rừng như thế, lúc nào hết dầu hết muối nó mang thịt rừng sấy xuống chợ đổi muối, đổi dầu...”. Tôi hỏi anh Lử, anh Đạt liệu có thể sang bên đó hỏi thông tin về đàn vượn được không, anh Lử nói là cũng không chắc “..đi bộ mất khoảng 3 đến 4 tiếng, có điều khi đã sống trong rừng và đi săn, lúc nó ở chỗ này lúc nó ở chỗ khác, không chắc đã gặp được, nếu đi vào ban đêm thì chắc hơn…”. Theo kinh nghiệm của anh Đạt, những chỗ có tiếng súng như thế chắc chắn vượn sẽ không ở và có lẽ cũng không còn vượn. Sự xuất hiện của súng săn khiến đàn vượn không còn hay hót như trước nữa.Tuy nhiên vượn hót là để giao tiếp, nó không thể không hót quá 5 ngày khi trời xấu, kể cả buổi chiều mới có nắng nó vẫn hót, nếu đôi vượn 1 con bị bắn chết thì con kia vẫn hót, thậm chí nó còn hót nhiều hơn để đi tìm lại bạn mình.

wild_honey
02-05-2008, 17:23
(tiếp)
Câu chuyện càng về khuy càng thêm phần rôm rả, các anh em đã từng là thợ săn bắt chước tiếng của nhiều loại linh trưởng và đố anh Đạt phân biệt được, cả khu rừng náo động bởi tiếng các loài linh trưởng, loài chim, loài thú mà các anh bắt chước. Anh Đạt giải thích một lúc rồi ngắt lời mọi người vì anh em quá cao hứng làm ầm ĩ cả khu rừng. Giờ thì chúng tôi ngồi yên lặng nghe anh Đạt phân công công việc cho ngày mai. Công việc được phân công như sau;
Cả đoàn chúng tôi chia làm 2 nhóm, tôi xin đi theo nhóm anh Đạt vì có cả anh Lử đi cùng, 4h30 sáng tất cả anh em xuất phát tại lều, nhóm chúng tôi sẽ leo lên đỉnh núi phía bên trái giáp với Fanxipăng, đi về phía Đông Bắc, điểm đó sẽ nghe tốt hơn nhưng khó đi hơn vì đỉnh cao và nhiều dốc, leo khoảng 50 phút sẽ tới đỉnh, anh Lử dẫn đường vừa đi vừa phát đường. Nhóm Oánh sẽ đi ngọn núi phía bên tay phải mà chiều nay chúng tôi đã leo qua. Anh Đạt cũng dặn dò 2 anh nuôi nếu trời nắng ấm thì nấu cơm lúc 10h, trời u ám có mưa thì 11h hẵng nấu, vì vượn chỉ hót khi trời có nắng.Anh Đạt kể có lần đi điều tra phải ngồi trên đỉnh núi cả sáng để đợi trời quang mây tạnh, bữa đó trời mưa, mọi người chuẩn bị về thì trời hửng nắng, lúc đó là 1h, vượn mới bắt đầu hót. Anh Đạt cũng nhắc lại nguyên tắc tuyệt đối trật tự để lắng nghe và thu nhận âm thanh từ mọi phía rồi phân loại. Trên đường về anh em để ý hái rau rừng cải thiện bữa cơm. Anh Thọ đề nghị anh sẽ đi hái nấm nhưng tôi phản đối ngay, anh Đạt cũng không ủng hộ đề nghị này, nấm rừng thì nhiều vô kể, nhiều loại trông từa tựa như nhau, không ai dám chắc chắn là sẽ không hái phải nấm độc. Anh Nhỉ nhìn lên trời rồi lại nhìn bếp lửa và nói “ hi vọng sáng mai trời sẽ đẹp, hướng gió thổi từ trên xuống thì sẽ có 1 ngày quang mây..” Thì ra anh nhìn hướng khói bếp bay xuống phía dưới thung lũng nên anh đoán được cơn gió lành từ phía nam đang thổi tới.

Trong rừng bóng tối đổ sập xuống rất nhanh, ban đêm cây cối có vẻ như xít lại và đan các tán lá vào nhau, đêm nay là 17 âm lịch, tôi đã hi vọng chuyến đi này đúng vào tuần trăng và tôi sẽ được tận hưởng ánh trăng rừng. Thật buồn hôm nay thời tiết vẫn ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên của mùa khô, cả ban ngày mà cũng hiếm khi nhìn thấy có ánh nắng.
Cậu Oánh nhắc mọi người mang lương thực vào trong lán, Anh Nhỉ bê can rượu đặt vào phía chân vách đá, cậu Nhất lên tiếng “đúng đấy! Cất rượu vào đấy là đúng, để ngoài này nhờ cành cây rơi vào làm thủng chẳng khác gì nước mắt chảy ra..”. Bây giờ ngồi quan sát lán tôi mới nhận ra lán chúng tôi chưa hẳn là đã nằm trong 1 vị trí thuận lợi, lán nằm trên đoạn dốc xuống của thung lũng, nếu có mưa to thì đây sẽ là đoạn dốc xuống đầu tiên bị nước đổ từ 2 ngọn núi xuống và tràn qua. Tôi tỏ ý băn khoăn của mình, anh Quang, thành viên nhiều tuổi thứ 2 trong đoàn có nói chiều nay anh đã đào 1 con rãnh phía trên lều của chúng tôi. Vị trí chỗ tôi nằm tưởng là tránh được mưa nhưng sẽ là chỗ đón nước từ trên vách đá chảy xuống đầu tiên. Tôi dừng bút, nhìn các gương mặt bình thản của các anh em, người thì uống trà, người thì thu vén chỗ nằm cho đêm nay. Những gương mặt bình thản đã khiến tôi thấy vững tâm hơn để qua đêm thứ 2 trong 1 thung lũng không có dấu chân người lui tới.
Anh em đã rục rịch vào trong lán, tôi nhờ cậu Lý A Tiến, cậu em trẻ nhất đoàn khơi bếp lửa trước cửa lều của tôi và cho thêm mấy cây củi to để lửa đượm suốt đêm, 2 ngày mải hành quân nên tôi chưa có dịp nào nói chuyện với Tiến, hỏi chuyện tôi mới biết cậu là nguời H’mông xanh duy nhất trong đoàn. Tính cậu bẽn lẽn như con gái, người nhỏ con vậy mà 2 ngày vừa rồi Tiến gùi bao tải hành lý nặng nhất, 15 kg gạo, 10 lít rượu và tư trang hành lý. Bao tải cậu gùi lại không có dây vải để đeo, cậu dùng cây giang cây nứa làm dây gùi tải hàng. Nhìn cậu em tôi thấy thật ái ngại vì chúng tôi phải đợi khi kí hợp đồng chính thức với nhóm CBMG lúc đó các anh em mới được cung cấp ba lô và thiết bị đi rừng. Nghe bố tôi kể lại, người H’mông xanh có xuất xứ từ một dân tộc của Nhật Bản, tôi lân la hỏi Tiến, Tiến cũng nói cách đây hơn 1 thế kỉ, khi nước Nhật có chiến tranh, rất nhiều người bỏ chạy vào rừng, mỗi người chạy một ngả,họ chết dần chết mòn, những người sống sót họ cứ đi mãi, đi mãi, đầu tiên họ qua Mông Cổ, rồi vào Trung Quốc, 1 nhóm đến được Việt Nam, đầu tiên họ ở ý Tý thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai,có 2 người sống ở Sapa. Giờ họ không còn nữa, họ chết đi cũng không để lại dấu tích về người Mông Xanh ở Sapa, còn 1 nhóm 7 người lưu lạc đến đất Nậm Xé, 7 người thành 3 gia đình, họ sinh con đẻ cái ở mảnh đất này, ban đầu chỉ lấy người trong cùng cộng đồng. Bây giờ thì khác, người Mông xanh lấy người Mán, người Thái rất nhiều. Cách đây 20 năm, chính phủ Nhật Bản đến thăm Nậm Xé, họ xác định qua văn hoá và chữ viết, họ nghiên cứu về công cụ làm việc và họ xác định nguồn gốc Nhật Bàn cho người Mông Xanh, Chính phủ Nhật đầu tư cơ sở hạ tầng cho cộng đồng người Mông Xanh, họ về xây cầu, làm đường xá..Họ đầu tư khá nhiều khiến cho Nậm Xé giờ đã khá hơn.

Tiến kể chuyện cậu là số ít những người trong thôn cố theo học hết lớp 12, ước mơ của cậu là được học trung cấp về tài chính vậy mà khi có giấy báo nhập học, gia đình không có tiền cậu đành ngậm ngùi để năm khác, năm nay cậu sẽ cố đi làm thuê kiếm tiền để theo đuổi ước mơ của mình. Thời gian Tiến đi học trung học gia đình em cũng vất vả lắm mới nuôi em hết cấp 3, cậu kể những buổi được nghỉ, cậu lao về nhà đi làm thuê, đi lấy giềng bán để đỡ đần cho gia đình. Có những lúc hết gạo hết tiền, vì thương gia đình cậu không dám về…tôi thấy mắt Tiến rưng rưng tôi không dám hỏi thêm gì nữa.

wild_honey
02-05-2008, 17:24
Mỗi một con người trong số anh em chúng tôi ngồi đây đều có một số phận, anh thì cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng nên phải đi ở cho người Mông người Thái, anh thì còn nhớ ngày hôm trước được mẹ vẫn cõng mình trên lưng, đến ngày hôm sau và nhiều hôm sau nữa mãi mà không thấy mẹ về để được cõng.., tôi thấy chạnh lòng, cứ như mình có điều gì đó không phải với anh em. Trong khi tôi có quá nhiều điều chưa hài lòng về cuộc sống của mình thì cuộc sống của những con người thuần hậu nơi núi rừng này, ước mơ của họ thật mộc mạc, họ mơ con cái họ được học hành, họ mong đàn gia súc không bị dịch bệnh, họ mơ có thể bán thảo quả được giá và mơ một lần được về HN, họ sẽ đến thăm lăng Bác, có anh nghĩ chắc chẳng bao giờ ước mơ đó trở thành hiện thực … Từ tối hôm qua đến nay, sau mỗi câu chuyện với một người, tôi chỉ muốn mình có thể làm ngay cái gì đó cho họ. Giữa núi rừng này tôi có thể làm được gì, tôi chỉ biết mình nên cư xử dịu dàng với các anh và luôn cười để ít nhất tôi cũng thấy tôi đã làm được điều gì đó. Tôi nói với Oánh giữ lại số công tác phí của tôi và chia lại cho anh em, chuyến đi vất vả này dự án có trả họ gấp nhiều lần hơn nữa cũng không thể so sánh với tấm lòng, sự nhiệt tình của anh em lo lắng cho công việc của đoàn…

Tôi nghe lỏm các anh đang bàn tán về 1 loại rắn gì đó, màu đỏ, sặc sỡ, sống gần suối, cứ đụng vào là nó đứt ra làm 3, 4 đoạn. Rồi cả loại rắn sống ở 1 thung lũng cách đây không xa, độ ẩm nơi đó rất cao, loại rắn to bằng cổ tay di chuyển bằng cách quăng mình như người lia 1 khúc gỗ, thì ra loại rắn đó có tên là rắn lục núi – anh Đạt giải thích. 8 rưỡi tối, sương xuống nhiều hơn, ngoài trời bắt đầu lạnh, anh em lục tục kéo nhau vào lán chuẩn bị chỗ ngủ. Tôi cời đống lửa trước lều cho cháy to hơn rồi mới chui vào lều. Anh em vẫn hàn huyên tâm sự về hoàn cảnh mỗi người. Tôi nhận ra các anh em ở đây ai cũng lấy vợ trước 20 tuổi. Duy nhất có anh Nhỉ 21 tuổi mới lấy vợ, Anh Lử lấy vợ từ lúc 14 tuổi, bầy giờ anh 42 tuổi và có tới 6 đứa con.

wild_honey
02-05-2008, 17:26
Tôi nằm trong chiếc lều xinh xắn của mình, phía trên tôi là một vách đá nghiêng và tán cây rừng dày đặc lá, trước cửa lều là một đống lửa, quanh tôi có anh em. Bóng đêm trùm lên chúng tôi, tôi không dám tưởng tượng nhiều về những gì ngoài căn lều tôi đang nằm, nhưng cái cảm giác mình bé nhỏ giữa cái âm u nhiều tầng nhiều lớp của rừng già khiến tôi có cảm giác mình đang nằm dưới đáy 1 cái loa khổng lồ và sâu hun hút, càng trên miệng loa, càng mênh mang bao la, tầm mắt không thể kiểm soát. Đôi khi tôi thấy lạnh xương sống vì câu đùa của anh Tiến chiều nay..” biết đâu đào lên tí nữa lại thấy có nắm tóc..” tôi xoay người nằm nghiêng để bớt đi cái ớn lạnh đang chạy dọc sống lưng. Đã có tiếng thở đều đều, anh Đạt mở chiếc đài bán dẫn, một câu chuyện về tình yêu, tôi nghe câu được câu chăng. Không hiểu sao cái u tịch, cái tĩnh lặng của rừng già về đêm, thỉnh thoảng một cơn gió mạnh chạy ào trên tán cây vẫn chưa đẩy tôi tới mức độ tưởng tượng cực điểm cho tới khi cái tiếng rè rè phát ra từ cái đài bán dẫn của anh Đạt thì tôi mới mường tượng ra hết sự cô đơn, sự bé nhỏ của anh em chúng tôi giữa bóng đêm đặc quánh của khu rừng già rộng mênh mang này. Anh Đạt thấy tôi cựa mình nhiều, anh nói vọng sang không biết để động viên khuyến khích hay anh khen tôi thực sự, anh nói “..những phụ nữ là chuyên gia sinh học ở VN hiếm người đi được như cô đấy, đằng này cô lại là cán bộ văn phòng, anh đi quen còn thấy nhiều khi đuối sức, thế mà cô vẫn vác theo được cái balô. Trước đây, phụ nữ đã từng đi rừng ở Quảng Nam cùng anh chỉ có cô Lucy, to khoẻ thế, không phải mang hành lý, mà vẫn phải người đẩy, người kéo, cô ấy khóc giữa rừng vì làm phiền nhiều người quá! Sau chuyến đi này cô có thể tự hào với toàn thể dân bảo tồn FFI, WWF, đến được đây, anh thấy cô vẫn cười được là tốt rồi..”! Thú thực là tôi cũng giấu đi nhiều cái nhọc nhằn trên đường đi để anh em không phải lo lắng quá cho tôi, có những lúc tôi cảm tưởng tôi không thể nhấc chân đi nổi, đôi vai trĩu nặng, hai tay rã rời, chưa bao giờ tôi có mồ hôi chảy từ đỉnh đầu xuống, chảy cả vào mắt làm cay xè, tôi trượt ngã rất nhiều nhưng vẫn nhăn nhở cười để anh em cảm thấy tôi vẫn bình an. Tôi không nghĩ nhiều đến việc để tự hào với FFI, tôi thấy tự hào với chính tôi còn ý nghĩa hơn nhiều, tôi có cảm tưởng chuyến đi này sẽ là chuyến đi ấn tượng nhất mà tôi đã và sẽ có.
Sáng sớm ngày mai, buổi sáng đầu tiên tôi sẽ được tham gia công tác chuyên môn, tôi miên man tưởng tượng về hành trình lên điểm cao nhất để nghe được tiếng vượn hót, tôi tượng về một lối đi do anh em chúng tôi tự tạo ra, khu rừng này bất cứ nơi nào có dâu chân của của anh em chúng tôi đi qua, chỗ đó sẽ có một tuyến nghiên cứu được vẽ mới trên bản đồ bảo tồn của FFI. Sáng mai hẳn sẽ là một buổi sáng rất thú vị, giờ thì tôi cần ngủ một giấc thật ngon để đủ sức khoẻ leo núi và tận hưởng một ban mai an lành trên đỉnh núi.

SonTT
02-05-2008, 17:27
Cưng có tẹo ảnh nào hông? Up minh họa đi cho nó xôm :)

wild_honey
02-05-2008, 17:28
Chủ Nhật, ngày 10/9 năm 2006

4h sáng, tôi thấy căn lều của tôi ánh lên 1 màu lửa ấm áp, 2 anh nuôi đang chuẩn bị nấu an sáng, tối qua anh Thọ ngủ ngoài trời bên bếp lửa, thỉnh thoảng thức đậy cời lửa cho lán chúng tôi được ấm áp.
2 đêm ngủ rừng, đêm thứ nhất nghe mưa rừng rơi trên các phiến lá thảo quả, đêm thứ 2 nằm nghe những cơn gió chạy trên tấm thảm lá trên các ngọn cây cao, cứ ầm ào như một dòng nước khổng lồ đang đổ về thung lũng, và nữa, cả tiếng quả rơi mà bọn sóc ăn đêm thả lộp bộp trên mái lều… Tôi ngủ không được ngon lắm, cái túi ngủ có thể giữ ấm trong khoảng 10 độ mà càng gần về sáng tôi chả thấy thấm tháp gì. Nhiệt độ trên độ cao 2300 mét vào ban đêm có thể dưới 10 độ. Ngủ không ngon nhưng tâm trạng rất phấn khích cho chuyến hành quân lên núi sáng nay, tôi chợt nhớ cần phải uống 1 viên “doping leo núi”. Anh Đạt nhắc nhở mọi người mặc áo ấm, lên trên đỉnh không có chỗ trú tránh gió nên gió rất mạnh và lạnh. Tôi đã lường trước việc này nhưng khi bị yêu cầu bỏ lại đồ đạc, tôi bỏ quần áo ấm lại là chủ yếu, may mà tôi vẫn còn giữ lại cái áo khoác chống nước. Tôi nai nịt gọn gàng, khoác trên vai cái máy ảnh, mang theo đèn pin và 1 ít lương khô. Tôi có 2 cái đèn pin ánh sáng trắng, tôi tặng anh Lử 1 cái vì đèn của anh tối om om trong khi anh lại là người dẫn đường. 1 bát mỳ tôm và 1 bát nước chè nóng hổi khiến tôi sảng khoái và tỉnh táo hẳn. Khi khu rừng còn chưa thức giấc, bóng đêm vẫn chưa lui anh em chúng tôi đã sẵn sàng lên đường.

Anh Lử đi đầu để phát cây bụi tạo một con đường để chúng tối tiến bước, tôi không nhìn thấy gì ngoài ánh đèn pin loang loáng, điểm nghe vượn hôm nay đã được anh Lử, anh Đạt xác định từ tối hôm qua. Chúng tôi đi ngược lên đoạn yên ngựa giữa 2 thung lũng, khi đến đây tôi chợt nhận ra đây chính là nơi các anh bàn tán về hiện tượng ma rừng, tôi thoáng nghĩ tới nhưng vội gạt đi để kịp theo bước các anh. Nhóm chúng tôi bao gồm anh Lử, Đạt, Nhất, Tiến và tôi. Tôi nói anh Nhỉ “ anh đi sau em nhé, mọi người leo nhanh lên trước em không kịp mà bị lạc đường, mò mẫm trong bóng đêm thì em chết ngất..” . Anh Nhỉ vui vẻ nhận lời và khoác hộ tôi cái máy ảnh, anh vừa đi vừa nói..” đêm qua có 1 đôi hoẵng về rất gần lán, nó kêu oắc oắc suốt đêm làm anh thức dậy mấy lần..”.
Đường leo lên đỉnh là một vách núi chừng 60 đến 70 độ, anh Đạt nhắc anh em cẩn thận vì tầng thảm mục trên này dày, tôi cắm cây gậy xuống để lấy đà đi, có những lúc thảm mục gần như nuốt chửng cây gậy của tôi. Càng đi đường càng dốc, thỉnh thoảng chúng tôi dừng lại chờ anh Lử phát đường, lúc tôi đi được bằng 2 chân, lúc lại bò lại bám bằng ..4 chân. Tôi không có cảm tình với cái bóng đêm vẫn sền sệt quanh tôi, người đi sau phải nhanh chân để bước vào chỗ chân người đi trước vừa nhấc lên, thế nên không thể chần chừ 1 bước mà lạc mất dấu chân các anh trong bóng đêm, thành thử cứ vớ được cái gì có thể tóm được 2 bên lối đi để tôi có thể đu mình lên là tôi tóm để đi cho kịp. Qua đoạn dốc nhất, tôi bị lỡ nhịp bước vào dấu chân anh đi trước, tối cuống cuồng vớ vội 1 cái cây gần đấy để đu mình lên, chẳng may tôi vớ phải 1 cây mục, cái cây gẫy làm đôi, mất đà, người tôi trượt xuống phía dưới. Theo quán tính tôi chộp vội một cái cây khác để không bị trượt xuống vực, tay phải vẫn cầm đèn pin, cả bàn tay trái đưa ra rất nhanh để túm lấy 1 cái cây khác, tôi đu được vào 1 cái cây nhưng đầu gối đập vào 1 phiến đá. Do tôi vung tay ra quá nhanh nên ngón trỏ và ngón giữa chộp vào 1 vách đá trước khi chạm tay tới cái cây, đầu các ngón tay trỏ và ngón giữa tứa máu. Hoàn hồn, anh Nhỉ 1 tay bám vào 1 thân cây, tay kia đỡ tôi lên. Vừa lên tới chỗ có thể đặt chân được, chúng tội vội vã trèo lên tiếp, không kịp soi đèn xem cái thung lũng ấy sâu cỡ nào. Mấy người đi trước không biết tôi bị ngã nên không đợi, càng bò lên cao cây bụi cây gai càng nhiều, cây leo thỉnh thoảng giữ chân tôi lại cứ như có người kéo chân mình xuống, 2 anh em chúng tôi cứ rúc cả vào bụi mà đi. 1 lúc sau chúng tôi đến 1 chỗ bằng phẳng hơn, các anh đang đợi chúng tôi ở đó. Anh Lử tiếp tục phát đường, anh chỉ phát những bụi cây to, bụi nhỏ chúng tôi lấy 2 tay rẽ bụi ra mà đi, cứ thế khoảng 40 phút chúng tôi luồn lách qua các bụi cây, luồn lách trong bóng đêm, giờ thì chúng tôi sắp leo lên tới đỉnh núi. 5h15 phút, trời tang tảng sáng, tôi không cần đến đèn pin nữa. Lúc này chúng tôi mới phát hiện ra xung quanh rất nhiều dấu vết của lợn rừng, của cầy vằn còn rất mới, chúng ủi đất ăn giun, ăn côn trùng…thấy động nên chúng đã bỏ đi.

wild_honey
02-05-2008, 17:29
5h30 chúng tôi đã tới điểm cao nhất của ngọn núi, độ cao 2480 mét (theo GPS), trên đỉnh núi lại rất bằng phẳng, ở độ cao như thế không có cây to, chỉ có các cây bụi gai và loài đỗ quyên chịu rét chịu gió. Mải miết đi đến giờ tôi mới nhận ra về hướng đông bắc đỉnh Phan Xi Păng sừng sững đang còn ngái ngủ, mây ở bốn phía bốc từ dưới thung lũng bốc lên khiến tôi có cảm giác bồng bềnh như tiên giới. Khoảng 10 phút sau, 1 tia nắng đầu tiên vượt qua đỉnh Fan xi Făng mang hơi ấm ban mai đến chỗ chúng tôi. Tôi mải mê chụp ảnh, mọi người ai nấy giữ im lặng, thu mình vào 1 đám bụi cây để tránh cơn gió lạnh buổi sớm. Phía Đông Bắc là Phan xi Phăng, chếch về phía tây bắc là Núi Hoàng Liên nằm trên địa phận tỉnh Lai Châu, “Một điểm nghe vượn và ngắm phong cảnh không thể tốt hơn được nữa” anh Đạt nói, tôi đang mải ghi chép thấy anh Đạt ra hiệu mọi người lắng nghe và hướng tai về đỉnh núi chóp đá phía Tây Bắc, đấy là 1 đỉnh có độ cao trên 2800 mét. Từ xa chúng tôi nghe vọng lại tiếng “ chút chút” dài, chúng tôi nghe chừng 2 phút, anh Đạt xác định đây là tiếng gà xo chứ không phải tiếng vuợn. Hôm nay hướng gió thổi từ Bắc đến Nam nên việc xác định tiếng hót của đàn vượn sẽ gặp khó khăn hơn là có hướng gió thổi chiều ngược lại, nếu thuận gió chúng tôi có thể nghe vượn hót cách chừng 5km đường chim bay.

Lẫn trong tiếng suối reo, tiếng chim hót, tiếng gà rừng, tiếng hoẵng kêu mà anh Đạt vẫn xác định được từng loài một, 6h tiếng súng đầu tiên vang lên từ phía tây bắc Phan Xi Păng. Người H’mông đã nổ phát súng nào là trúng phát đó. Vậy là một con thú thuộc về rừng già đã bị giết. Anh Lử nói ..” bố con nhà ông Kểnh sống và đi săn trong bán kính phải vài ngìn héc ta, không ai làm gì được bố con nhà ông ấy, thậm chí kiểm lâm cũng khó có thể tới nơi..”.
6h10, cả khu rừng thức dậy, tiếng các loài chim đua nhau hót liu riu khắp nơi. Hôm nay trời nhiều mây nên cả khu rừng thức dậy muộn. Anh Đạt hót bắt chước tiếng vượn để anh em chúng tôi phân biệt rõ tiếng vượn giữa cái náo động của khu rừng lúc bình minh.

6h30 1 tiếng súng khác lại vang lên, ngay sau đó là 1 tiếng súng nữa về hướng đông Bắc, anh Đạt tỏ vẻ băn khoăn thực sự ra mặt ..”có tiếng súng ở nhiều nơi thế này, chưa chắc vượn đã hót..”. 6h50, phát súng thứ tư vang lên vẫn từ hướng Đông Bắc, tôi tỏ vẻ thất vọng, anh Đạt cũng nhíu mày. Thấy vậy anh Nhỉ rất nhạy cảm xoa dịu chúng tôi..” bọn này mà bắt được, cho nó phát súng kíp..” anh Lử rất hồn nhiên đế theo 1 câu..” tội phạm bắt tội phạm..” nói rồi anh mới chợt nhớ ra vai trò của các anh bây giờ không còn là thợ săn nữa, tham gia vào nhóm CBMG các anh có quyền can thiệp thu súng của mấy tay thợ săn. Thấy mình lỡ lời, anh Lử cũng vội chống chế..” mùa này sắp đến vụ gặt, thợ săn bên Sapa cũng sắp phải về, rừng sẽ yên ắng hơn nhưng nói thật lúc hết mùa gặt, họ quay lại thì tiếng súng trong rừng lại đùng đùng, nhiều như là đánh nhau với TQ..” Mải ghi chép tôi không để ý, tôi nghe loáng thoáng rất có thể ngọn núi phía Tây Nam còn vượn, nghe 2 lần kêu nhưng chưa chắc lắm, tiếng vượn cũng giống tiếng Trĩ Sao Cổ Hung lắm!
7h, lại 1 tiếng súng từ phía Fanxi Făng dội lên, thật là buồn khi tiếng vượn thì chả thấy đâu, từ sáng đến giờ chỉ thấy đùng đùng tiếng súng. Chúng tôi ngồi đây, lặng lẽ trên đỉnh núi đã hơn 1 tiếng đồng hồ, không 1 dấu hiệu của tiếng vượn hót, anh Đạt nói khẽ “..điều tra vượn hơi ‘boring’ 1 chút, vì chỉ có thể nghe được nó hót nhiều nhất vào lúc bình minh, vượn khó có thể tiếp cận bằng mắt thường vì nó sống trên cây rất cao trong khi số đàn vượn còn lại ở khu rừng không còn nhiều. Khác hẳn với điều tra đa dạng sinh học, gặp bất cứ dấu hiệu gì về có động vật là dừng lại để tìm kiếm, cứ thế nhởn nha trong rừng cả ngày, không bó buộc về tính thời điểm, khoảng cách và độ cao..” Tôi nhớ Oánh có nhắc về đợt điều tra đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh vào tháng 11 ở Mường La, tôi sẽ cố gắng thu xếp để tham gia được chuyến điều tra đó.

Mải mê ghi chép giờ tôi mới quan sát cặn kẽ khu rừng dưới chân mình, khu rừng này quả là nhiều sóc. Một cặp sóc xanh cách chỗ tôi không xa cứ hồn nhiên nhảy nhót cứ như thể là không có chúng tôi ở đó. Trời càng rõ, xung quanh tôi cơ man nào là hoa đỗ quyên các loại, có loại nụ đã chúm chím, có loại nụ còn tí xíu, sang tháng 10, cả khu rừng sẽ rất rực rỡ vì đâu đâu cũng có đỗ quyên.

wild_honey
02-05-2008, 17:29
Anh Đạt đưa ống nhòm lên hướng về Đông Bắc Fan Xi Phăng, lưng chừng núi là 1 nương ngô mờ mờ, “ nương ngô của cha con thợ săn người Hâu Mít Than Uyên đấy ..” anh Lử nói, “ nương ngô đấy là một cái bẫy chứ không phải người ta trồng để lấy bắp, những thân cây ngô non non tơ là thức ăn ưa thích của các loại khỉ, nai, hoẵng, lợn rừng..” Một cái bẫy trông có vẻ vô tình và mơn mởn nhưng hẳn là có không ít những con thú ngây ngô, hiền lành đã bỏ mạng vì nó. Chỉ với 2 người H’mông và vài cái bẫy bằng những cây ngô, 2 bố con hợ săn đó làm cả khu rừng bị kiệt quệ các loài động vật hoang dã một cách dễ dàng, trong đó có cả loài quý hiếm như loài vượn đen tuyền. “..Làm bảo tồn ở VN là một thách thức vô cùng lớn, mà văn hoá tàn sát và thiếu trân trọng thiên nhiên là thách thức chủ yếu. Làm bảo tồn là tham vọng làm thay đổi cả một nền văn hoá, con người cứ nghiễm nhiên cho mình cái quyền hưởng thụ, tàn sát thiên nhiên mà không có ý thức bảo vệ..” anh Đạt nói nhỏ nhưng rất đanh.

Càng quan sát chúng tôi phát hiện càng nhiều nương ngô và cả nương thuốc phiện được trồng rất kín đáo, đúng là trồng thuốc phiện ở đây thì các cơ quan có trách nhiệm cũng phải bó tay. Ngồi một lúc lâu, không thấy còn có tiếng súng nào nữa, sau màn chào buổi sáng của các loại chim loài thú, của tiếng súng, khu rừng dần trở lại yên tĩnh. Chưa khi nào tôi có 1 buổi sớm mai ngồi lắng các giác quan như 1 vị thiền sư trên đỉnh núi, bốn bề tĩnh lặng, bốn bề chỉ nghe thấy tiếng thác đổ, tiếng suối reo. Tôi ngồi quan sát những đám mây chợt đến, chợt đi, có lúc mây tràn từ bên kia núi sang, lúc thì từ dưới thung lũng bốc lên, một cảnh đẹp khôn tả. Hôm nay ánh nắng ban mai yếu ớt, chúng tôi sẽ cố nán lại đến trưa với hi vọng trời sáng hơn, không còn tiếng súng sẽ được nghe vượn hót. Anh Đạt cho chúng tôi xem mấy cuốn sách về đa dạng sinh học ở VN và ĐNA, các anh xúm lại để xác định xem các anh đã gặp những loại gì trong khu rừng này mà cuốn sách cũng có, hãi nhất vẫn là các loài rắn.

10h trời không sáng sủa hơn, anh em chúng tôi lục đục kéo về theo một hướng khác. Chúng tôi đi qua 1 khu rừng trúc gai, có rất nhiều dấu chân mới của hoẵng, tôi nhặt 1 cái lông đuôi của gà lôi mang về làm kỉ niệm. Đi gần đến lán, tôi thấy tiếng các anh nói chuyện lao xao, thì ra đêm qua còn có gia đình nhà lợn rừng đến thăm anh em chúng tôi, chúng ủi đất cách lán chúng tôi chừng 15 mét. Vượn thì không thấy nhưng anh em nhóm Oánh thấy cầy vằn và sóc nhiều lắm! Cậu Nhất nói chuyện vào rừng đúng mùa giao phối của lũ sóc thì nghe chúng nó làm ầm ĩ cả khu rừng, 1 con cái có tới cả chục con đực chạy vờn theo, rất náo loạn.

wild_honey
02-05-2008, 17:30
Chúng tôi ăn bữa trưa khá sớm, chúng tôi bàn nhau sang “thăm” bố con nhà thợ săn người Hâu Mít, trước hết là hỏi thăm về đàn vượn sống ở khu rừng này, sau là thu súng của bố con ông ấy và cảnh cáo. Cũng may trong đoàn có anh Nhỉ, cậu Nhất là công an Viên của xã. Đứng về mặt hành chính các anh ấy có đủ thẩm quyền thu súng và cảnh cáo 2 tay thợ săn này, tuy nhiên cũng cần lường trước tới vấn đề chúng tôi không ai mang theo vũ khí gì cả, cần thiết phải đề phòng vì họ có súng, có cơ hội thì mới hành động.
12h30 mọi người lại rục rịch lên đường, chính tôi là người đầu tiên hăm hở đề xuất đi “thăm” bố con nhà thợ săn, nhưng cú ngã ban sáng khiến chân tôi giờ vẫn hơi tập tễnh nên tôi quyết định ở lại, chuyện bắt bớ cũng tôi cũng thấy ớn lắm. Mọi người lên đường, ở lán còn lại tôi và 2 anh nuôi, tôi ngủ một giấc rất ngon lành, có vẻ như ngủ ban ngày tôi ít có cơ hội tưởng tượng hơn so với ngủ ban đêm, thế nên tôi ngủ cũng say hơn. Tỉnh dậy đã là 3h chiều, tôi đi vơ vẩn trong khu rừng, có nhiều cây dẻ, cây trám già nhiều quả với nhiều cây nhỏ đang mọc xung quanh trông uy nghi như một lão làng đông con đông cháu. Chiều vàng mặc sức toả nắng, cây cối im lìm, cả khu rừng chìm trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối, không hiểu lũ sóc đi đâu mà tôi không thấy 1 con nào, tôi trèo lên tảng đá ngay trên phía lều của tôi ngồi quan sát rừng chiều. Đến 4h30 phía dưới thung lũng nghe có tiếng nói, các anh đi “thăm” bố con nhà thợ săn đã về. Tội chạy xuống phía dưới đón đầu các anh để hỏi han tình hình, chiều nay các anh phát hiện ra 1 lối mòn của thợ săn đi về hướng Fan Xi Phăng, có đường đi mà không phải gùi theo hành lý nên các anh đi phăm phăm như chạy. Cậu Tiến nói hôm nay tôi có đi cũng không theo nổi tốc độ của các anh. Trên đường đi các anh gặp một loại rắn lạ mà ngay cả anh Đạt cũng không nhớ ra nổi nó là loại rắn gì, nghe mô tả, con rắn khá to, thân mốc mốc và có màu như màu của lá cây rừng chết. Mọi người còn gặp một loại Sóc đen quý hiếm, có lông má màu đỏ, nặng chừng 3 cân. Còn bọn sóc nâu thì nhiều lắm. Chúng biết dự trữ thực phẩm rất tốt, cứ gần cây dẻ thế nào cũng có sóc. Nếu mò ra được tổ của nó thì kiếm được 3,4 kg hạt dẻ là bình thường. Loại Cầy hôi thấy động cũng xì mùi hôi ra đến khiếp, có anh nói đùa..”bữa nào săn được cầy hôi mà ăn, về nhà ôm vợ, vợ cũng hôi đến cả tuần..” Riêng loài Hoẵng rất khó săn, có dấu vết mới đi theo cả ngày cũng không bắt được. Anh Lử ví von..” con Hoẵng nó đi nhẹ nhàng như con trai H’mông đi tìm con gái cướp về nhà..”.

Các anh đi theo lối mòn của thợ săn sang phía Sa pa, hướng về phía mấy nương ngô, nương thuốc phiện mà anh Đạt phát hiện sáng nay. Mọi người đi qua 4 cái lán, có cái còn nguyên than ấm, và lá cây lót chỗ nằm còn mới, có cái đã lâu không có người ở. Mọi người đi mãi mà không tới được cái nương ngô vì càng ngày càng khó xác định vị trí và mất phương hướng. Ngay cạnh lán là một con suối, anh em lúc băng qua suối phát hiện ra dấu vết máu, lần theo vết máu các anh nhìn thấy chỗ làm thịt thú rừng của mấy tay thợ săn. Đến giờ anh em đã xác định được là có nhiều thợ săn hơn mọi người tưởng, có điều thợ săn là người nơi khác sang nên mới hay di chuyển nhiều và tới đâu thì làm lán ở đấy. Tại hiện trường còn 3 bộ dương vật và ruột của 1 loài linh trưởng mới bị làm thịt và các miếng chai ở mông bị bỏ lại, anh Đạt cắt 1 phần về phân tích AND để khẳng định loài, mọi người càng có thêm lý do để tìm cho bằng được bố con nhà ông Kiểng. Đi đã 2 tiếng mà không thấy dấu vết gì, mọi người xục xạo từng khe nước nhỏ, dễ tìm thấy dấu hiệu của thợ săn nhất, trên con đường đi tới 1 nương, anh em bất ngờ gặp 1 cái bẫy dành cho người người bằng súng kíp cài ngay trên lối mòn, thường thị bọn thợ săn khi có việc xuống núi chúng sẽ gài súng gần lán kiểu như thế để cảnh cáo người lạ mò vào lán, anh Lử ra hiệu mọi người dừng lại để quan sát, chắc đám thợ săn đã đánh hơi được có người lạ vào rừng. Gần đó có một đám nương rau và 1 cái lán nhưng cái lán lại có vẻ đã lâu không có người ở, anh em dừng lại và quan sát hồi lâu, thấy không có dấu hiệu gì có thể gặp được mấy tay thợ săn mà nếu có gặp được không ai đoán trước liệu có nguy hiểm gì trước mắt. Trời đã về chiều, mấy anh em quyết định quay về, và không quên nhảy vào nương rau hái nắm lá rau bí và 2 quả bí to bằng cái bát con mang về cho bữa tối. Mọi người bàn tán về những cái bẫy bằng nương ngô, những cái bẫy có thể bắt được cả đàn khỉ. Loài khỉ khi một con trong bầy bị sập bẫy, các con khác sẽ ra sức giải thoát nên thợ săn thường làm bẫy gần nhau, lúc đó cả bầy sẽ mắc bẫy

wild_honey
02-05-2008, 17:36
Cưng có tẹo ảnh nào hông? Up minh họa đi cho nó xôm :)

Úi chà, chào ông anh! hôm nay số "cô Tỉ" hơi bị "đào hoa" của ló! có anson hỏi thăm, lại có bác hoaha đánh dây thép! chậc chậc, em nó cứ gọi là vui như tết. Em đang lục tìm lại ảnh, bác đợi em tí! :D

baxu
02-05-2008, 18:06
Ôi, không ngờ cô Tỉ lổi tiếng nhỉ, ai cũng biết.

Trên này, đi bộ chị khâm phục nhất cô Tỉ, đi xe đạp phục nhất em Roxy, mà cả 2 lại con văn hay nữa chứ.

Ko lăn lộn vất vả như 2 em này, nhưng tác phong lãnh đạo thì chị khâm phục nhất bạn Imim:))

CVN
02-05-2008, 18:34
Ái chà không ngờ bạn Mật ong rừng lại là người nổi tiếng như cồn thế! Tiếc quá, hôm qua lỡ dịp diện kiến các bạn ở phố cổ HA.

nguyen
03-05-2008, 10:59
Úi chà, chào ông anh! hôm nay số "cô Tỉ" hơi bị "đào hoa" của ló! có anson hỏi thăm, lại có bác hoaha đánh dây thép! chậc chậc, em nó cứ gọi là vui như tết. Em đang lục tìm lại ảnh, bác đợi em tí! :D

....một câu chuyện thật sự ấn tượng (c) (c) TFS!

wild_honey
03-05-2008, 12:20
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481bf518bcb5a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11234)

wild_honey
03-05-2008, 12:37
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481bf9eb5f7dd.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11236)

wild_honey
03-05-2008, 12:43
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481bfb5f087ea.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11237)

wild_honey
03-05-2008, 13:12
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481c01dd36d4a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11239)

wild_honey
03-05-2008, 14:21
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481c122278283.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11240)

wild_honey
03-05-2008, 14:43
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481c1796a2397.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11242)

wild_honey
03-05-2008, 14:48
( tiếp theo)

Vừa đến lán, các anh lăn ra nghỉ, anh Lử nhỏ nguời và đi dai sức nhất vừa đến lán cũng nằm vật ra, 2 ngày đi đường liên tục khiến “con báo” của rừng già đã thấm mệt. Tôi rất ấn tượng với nụ cười hồn hậu của anh Lử, câu chuyện anh kể rất giản dị nhưng lối ví von của anh khiến chúng tôi không thể không đổ người cười nghiêng ngả. Có lần anh hỏi tôi về mấy cô gái H’mông bên Sapa lấy chồng tây, tôi thành thật kể, anh Đạt trêu “nếu con gái H’mông đã lấy chồng tây rồi mà bị chồng tây bỏ thì con trai H’mông có lấy làm vợ nữa không?”. Anh Lử vừa tủm tỉm cười vừa nói “ thằng con gái đó nó giống con Tô Zô Ta (toyota), nó chở thằng tây xì lồ to thì xe nó chóng hỏng, nó chở con trai H’mông thì không hỏng, thằng tây nó bỏ rồi, không thằng con trai H,mông nào lại thích cái thằng xe hỏng nữa..” rồi tiếng cười của anh lại vang lên vừa hồn nhiên vừa ấm áp.
5h30 chiều chúng tôi đã xơi bữa tối, món rau bí được chúng tôi giải quyết nhanh gọn nhất., thịt mang theo không còn, chúng tôi bắt đầu ăn sang đồ hộp. Giờ này đàn sóc đi kiếm ăn sau 1 ngày cũng đã chở về, cành lá lại lao xao. Chúng tôi đang ngồi ăn mà cũng phải dè chừng không bọn sóc thả quả từ trên cây không may mà trúng đầu, thế nào cung có cái bướu to bằng quả trứng, quả cây ăn giở chúng thả xuống rơi vào nồi niêu cứ coong coong.
Trong bữa ăn Oánh ra nghị quyết, tối nay mỗi anh em phải đóng góp 1 truyện ma, đặc biệt là ma rừng cho nó thêm phần thi vị, mọi người hưởng ứng ngay còn tôi cứ làm thinh, cái đầu khéo tưởng tượng của tôi cũng đủ làm khổ tôi nhiều lắm rồi, tối nào cũng như tối nào, tôi không ngủ được chỉ vì sợ ma...do tôi tưởng ra.
Anh em bắt đầu kể chuyện ma, đầu tiên là câu chuyện ma ở núi Tà Dung, anh em nói ở đó có 1 cái hang, những ngày giở mưa giở nắng, xẩm xẩm tối là ma về nhiều nhất. Ma là đốm lửa xanh bập bùng di chuyển..Anh Tiến có lần đi soi cá gần đấy, bó đóm Anh mang theo khi dụi vào một bụi lá khô, đóm tắt bỗng thấy những đám ma lửa tương tự xuất hiện, xanh lét, di chuyển trên bề mặt tầng thảm mục thoắt ẩn thoắt hiện, chuyến đấy về anh ốm 1 trận rụng cả tóc …Anh Đạt giải thích đó là khí Metan, do tầng thảm mục tạo ra… Lần lượt mỗi người 1 câu chuyện, có câu chuyện đã được anh Anh đạt giải thích về những phản ứng hoá học ngẫu nhiên trong thiên nhiên rồi mà các anh vẫn khẳng định là ma 100%. Câu chuyện của các anh kể ngày càng thêm rùng rợn, tôi không có ý định ghi chép nữa, càng ghi, càng phải tưởng tượng ra đến phát lạnh cả người. Chỉ thoáng đưa mắt nhìn vào bóng đêm và tán cây rừng xung quanh chúng tôi, tôi đã tưởng tưởng ra bóng đêm và những tán cây ma quái, những con mắt đang tròng chọc chúng tôi, rừng ban ngày cũng như đêm vẫn yên bình là thế, vậy mà tôi lại vô cớ đến thế… Tôi không góp chuyện gì, cứ cố gắng giải cho nó có vẻ có khoa học để bớt đi cái cảm giác sợ hãi, thế nhưng dù sợ đến mấy tôi không thể không ghi lại câu chuyện anh Đạt kể, câu chuyện đáng sợ nhất, hấp dẫn nhất nhưng cũng đáng tin nhất. (tôi thực sự tin có 1 cuộc sống sau cái chết sau khi nghe câu chuyện về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và một số tư liệu khác).

wild_honey
03-05-2008, 14:49
Anh kể một lần anh đi điều tra sinh học tại một đia danh có tên là A Vương ở Quảng Nam, cả đoàn đi có 5 người, Anh Đạt, Hùng Kiểm Lâm huyện, có 3 anh người dân tộc Cà Tu đi cùng, trong đó 1 anh đi dẫn đường, 2 anh khuân vác kiêm làm hậu cần.

Sau 2 đêm ở trong rừng 2 anh hậu cần cứ nằng nặc đòi anh Đạt cho về vì đêm nào các anh cũng bị ma đến dựng dậy và trêu, không tài nào ngủ được, khuyên thế nào thi khuyên, các anh ấy vẫn một mực đòi về. Anh Đạt đành động viên anh dẫn đường ở lại giúp đoàn công tác và trả anh cao gấp 3 lần, anh dẫn đường tên là A Vước, 1 chàng trai cao lớn, vạm vỡ khoẻ mạnh nhất trong bản, A Vước tính tình hiền lành và đặc biệt có đôi mắt rất trong sáng, A Vước nhận lời ở lại với các anh. Sau bữa trưa ngày thứ 3, trong khi anh Hùng và anh Đạt ngồi trong lán nghỉ trưa, A Vước đi lấy nước dưới khe, từ Lán nhìn ra anh Đạt thấy A Vước đứng im lặng, chăm chăm nhìn vào 1 thứ gì đó, hướng mắt về phía thung lũng, anh nghĩ chắc A Vước nhìn thấy con gì. A Vước cứ đứng như thế chừng 15 phút và bắt đầu nói chuyện bằng tiếng Cà Tu, anh Đạt ngạc nhiên vì giữa rừng sâu núi thẳm đi cả vài ngày đường mới tới nơi thế này thì làm gì có ..ma nào mò vào. A Vước cứ nói chuyện, anh Đạt cứ băn khoăn, anh Đạt cất tiếng hỏi.. “A Vước nói chuyện với ai đấy”, câu hỏi được nhắc lại tới lần thứ 3 A Vước mới trả lời.. “có 4 người mặc mặc quần áo lính..” anh Đạt chạy ra khỏi lán xuống chỗ A Vước đứng ngó một hồi mà không thấy ai trong khi đó A Vước vẫn tiếp tục nói chuyện bằng tiếng Cà Tu. Anh Đạt quay sang nói với A Vước ..”Anh có thấy ai đâu..” ..” có 4 nguời anh ạ, anh Sinh còn đeo một cuộn dây điện, anh kia tên là…” Anh Đạt nghĩ “à, chắc là hội làm điện thế 500kv”..A Vuớc vẫn tiếp tục nói, anh Đạt tiếp tục nhìn mà không thấy ai.. Trong 1 giây khắc anh Đạt lạnh hết sống lưng khi thoáng nghĩ có thể A Vước bị ma làm. Lúc đó anh Hùng trong lán cũng chạy ra, vài giây sau A Vước đổ gục xuống đất như một cây chuối và bắt đầu vật vã quằn quại trên đất, răng và hai tay cào mạnh xuống đất, máu từ các móng tay tứa ra ròng ròng, có móng bị bật ngửa, Miệng A Vước có lúc cắn chặt các rễ cây lúc thì cà răng xuống đất, máu me từ mồm chảy ra quễ quãi, hai mắt trợn ngược, vằn lên những tia máu, A Vước quần nát khu vực xung quanh. Anh Đạt thoáng có suy nghĩ có thể cậu ta bi động kinh. 2 anh thanh niên khoẻ mạnh như anh Hùng, anh Đạt mà không tài nào giữ nổi tay chân A Vước, thỉnh thoảng A Vuớc quắc mắt trợn trừng nhìn 2 anh 1 cách man dại, và hằn thù.. Anh Đạt lần đầu tiên nhìn thấy 1 anh mắt khiếp đảm như thế, mỗi lần gặp phải ánh mắt A Vước nhìn anh chằm chằm, anh Đạt không tả nổi cảm giác lạnh buốt ở sống lưng, “..ánh mắt đầy những tia nhìn hằn học như có thể giết chết được những người yếu bòng vía” anh Đạt nói.

Sau 1 5 phút vật lộn 2 anh lôi được A Vước vào lán, toàn thân A Vước xây xước những vết máu nhưng vẫn chưa thôi giãy dụa, anh mắt vẫn chưa hết man dại, anh Hùng lấy 1 bát nước giải, 2 anh vật lộn rất lâu mới gang mồm A Vước để đổ vào, A Vước dúm người lại. Ngay sau đó Anh Hùng lấy nhọ nồi ở một cái niêu gần đó vẽ lên trán A Vước dấu thập ngoặc, anh Hùng vẽ đến đâu, A Vước giật người lên ở chỗ đó, mỗi lần vẽ là A Vước 1 lần giật nẩy mình lên, ngay sau đó A Vước rúm lại và chùng xuống. Anh Đạt nửa tin nửa ngờ A Vước bị ma làm, 2 anh quyết định chia sẽ hành lý để đưa A Vước về. Anh Hùng đeo cho A Vước 1 cái nồi và bỏ vào đó 1 cục đá, A Vước đi đến đâu, cái nồi kêu lắc cắc đến đó. Anh Đạt nói “ A Vước lúc đó là người khác hẳn, ánh mắt man dại, thỉnh thoảng bật lên 1 câu bằng tiếng Cà Tu..”Anh Hùng nói anh Đạt đi giải vào 1 cái khăn rồi buộc vào tay mình, Anh Hùng đi trước dẫn đuờng, anh Đạt áp tải A Vước, vừa đi A Vước vừa quay lại phía sau nói lảm nhảm và cứ hễ xảy anh Đạt ra là A Vước chạy ngược lại, lúc đó anh Đạt tin là A Vước bị ma làm, anh chỉ biết nhặt vài hòn đá ném vu vơ lại phía sau. Cứ lúc nào A Vước muốn vùng ra chạy khỏi sự giám sát của Anh Đạt, anh Đạt lại giơ cánh tay buộc cái khăn có tẩm nước giải, ánh mắt A Vước lại cụp xuống, sợ sệt, người rúm vào.. Vừa đi vừa trông chừng A Vước nên Anh Đạt bị tụt lại sau anh Hùng khá xa, trời càng ngày càng tối, thỉnh thoảng A Vước lại vằng lên, anh Đạt phải tè thêm lần nữa vào cái khăn rồi giơ lên, anh mắt A Vước lại vội nhìn sang hướng khác. Khoảng 8h tối các anh ra khỏi rừng và đặt chân xuống đường mòn Hồ Chí Minh, lúc này A Vước có vẻ tỉnh táo hơn nhưng vẫn gằm mặt bước đi.

Về đến bản của A Vước trời đã về khuya, 2 anh đưa A Vước qua nhà bí thư Xã để hỏi thăm liệu A Vước có tiền xử về bệnh động kinh không, bí thư nói..” A Vước nó là thanh niên, là con thú khoẻ nhất trong buôn, nó không hề có một thứ bệnh gì..” lúc đó con trai bí thư đưa A Vước về nhà. 2 anh hỏi bác tiếp về khu rừng, bác bí thư hỏi các anh đã đến khu nào, khi được biết các anh đến khu rừng đầu nguồn suối A Vương lúc đó các anh mới được hay những người can đảm nhất trong buôn cũng chưa ai dám vào khu rừng đó, người ta gọi là rừng ma, trước đây cũng có người bị hiện tượng như A Vước. Chỗ đó có một tiểu đoàn bị một toán biệt kích giết chết ở đó, nghe nói cái chết các anh rất thương tâm. Sau đó một nhóm cán bộ vượt rừng bằng xe cũng bị trúng bom. Từ bấy, đầu nguồn suối A Vương không ai còn dám tợi

Sau này anh Đạt ngồi viết lại câu chuyện ma anh gặp trong rừng và viết thư gửi cho các đồng nghiệp làm sinh học ở khắp nơi với tựa đề là “unbelievable story” có đồng nghiệp cũng chia sẻ với anh về những kinh nghiêm tương tự, cũng có người không tin. Tiện kể những câu chuyện về Tây Nguyên, anh Đạt nói tiếp ..” trong 1 gia đình khi có nhiều trẻ em chết đến lần thứ 3, người ta sẽ không chôn đứa trẻ đó mà sẽ mang ra suối thả. Lần đó anh đi công tác trong Tây nguyên, anh em mang theo 1 con chó để cuối đợt nghiên cứu làm một bữa liên hoan. Một buổi chiều, con chó mang về một cách tay trẻ con, nó gặm đã nham nhở, ban đầu các anh ngạc nhiên tại sao giữa rừng sâu lại có người chết, nghe các anh em trong buôn kể lại thì mới biết cái lệ của buôn là như thế…

wild_honey
03-05-2008, 14:50
Đêm nay, biết trước là tôi không ngủ được, bình thường tôi không uống được trà vì hay mất ngủ, còn ở đây, các anh em cứ nấu là thả nắm lá chè vào, không muốn nhưng vẫn phải uống cả ngày. Tôi rỉ tai anh Lử ..” tối nay anh đốt lửa và ngủ trước cửa lều em nhé!” Anh Lử vui vẻ nhận lời rồi lặng lẽ đi chặt một nắm lá về lót để ngủ bên đống lửa trước cửa lều tôi, tôi thấy yên tâm hơn nhiều, trong số các anh em đi rừng cùng chúng tôi lần này, anh Lử luôn khiến tôi yên tâm nhất về những kinh nghiệm ở rừng của anh, để chắc chắn ngủ được, tôi còn làm thêm viên thuốc ngủ. 4h30 sáng mai, chúng tôi lại mò mẫm trong bóng tối tìm đường đến 1 khu rừng khác. Anh em ai nấy đều trở về chỗ ngủ của mình, đêm nay mọi người ai nấy đều nằm sát vào nhau, phần vì đêm lạnh, phần vì sợ ma sau câu chuyện anh Đạt kể, nhất là mấy cậu trẻ tuổi. Chỗ chúng tôi làm lán có độ cao trên 2200 mét, trời đêm gần sáng nhiệt độ còn khoảng 10độ. Vào lán rồi mà các anh không ngới kể chuyện ma, tôi không thể nghe thêm được nữa đành lôi MP3 ra nghe, trên mái lán thỉnh thoảng lại nghe tiếng quả rơi lộp bộp.

Tôi rất sợ cái mà mọi người người gọi là ma, vậy mà lúc này, trong rừng già, ngồi ngoài lều bên bếp lửa, tôi đốt thêm vài cành củi khô, đối diện với tôi là anh Lử đang loay hoay dọn chỗ cho mình, phía trên đầu là tầng cây lá đan xít vào nhau như một cái chảo bóng đêm úp xuống chúng tôi, lúc đó đầu óc tôi lại ráo hoảnh, tỉnh táo, và căng ra như đã sẵn sàng đón nhận điều khiếp sợ nhất có thể xảy tới (mà tôi chót tưởng tượng ra). Dường như trong các hoàn cảnh như vậy tôi lại càngbình tĩnh, tỉnh táo, tôi nghĩ đêm nay các anh kể chuyện ma rừng không phải để hù doạ gì tôi mà đơn giản những câu chuyện đó càng làm tăng thêm cái bí hiểm của đêm rừng già. Tôi tự an ủi mình chưa ai đặt chân đến đây, nó đơn giản là một khu rừng già hiền lành, và sẽ không có..ma nào dựng tôi dậy lúc nửa đêm như trong câu chuyện của anh Đạt. Thuốc ngủ có vẻ đã ngấm, một kiểu “ cưỡng bức ngủ” cần thiết để tôi không tỉnh giấc giữa đêm, lúc đó cũng là lúc cái đầu khéo tưởng tượng của tôi làm việc nhiều nhất. Tôi mặc tất cả quần áo mang theo để tránh cái rét đêm nay và cũng để có một giấc ngủ ngon nhất.

wild_honey
03-05-2008, 21:28
Mỗi anh em trong đoàn nhận " nghị quyết" phải uống hết 1 bát rượu.Gần đến cuối cuộc hành trình rượu còn lại rất ít, tất cả chúng tôi dành cho anh Lử. Có rượu, những câu chuyện anh Lử kể luôn rôm rả và thú vị..

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481c7540cc06b.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11247)

wild_honey
03-05-2008, 21:32
Thứ 2 ngày 11 tháng 9.

Đêm qua tôi thức giấc 1 đôi lần nhưng không đáng kể, lều tôi dựng ở vị trí hơi dốc nên lúc nào tỉnh dậy lại thấy mình nằm sát mép lều. Câu chuyện anh Đạt kể khiến tôi có mộng mị đôi chút, lúc đókhoảng 2h sáng tôi thấy như có người cù cù vào chân, tôi co mình lại như con tôm, mơ mơ màng màng 1 lúc lại thiếp đi. Gần sáng tôi ngủ 1 mạch cho tới khi anh Đạt lớn tiếng gọi tôi mới tỉnh, anh em đã dậy cả, ngó đồng hồ mới biết tôi dậy muộn 15 phút, đã 4h15. Trời càng về sáng càng giá, giấc ngủ anh em cũng chập chờn. Đêm qua trước khi đi ngủ anh Thọ đã đốt 1 thêm đống lửa to ngay canh lều để phòng..ma và chống rét. Tôi bò ra khỏi lều đã thấy nồi mỳ tôm nghi ngút khói ngay trước mặt, 25 phút sau mọi người đã sẵn sàng, tôi cũng chỉ vội chén 1 bát mì con con.

Điểm nghe vượn hôm nay nằm ở cung núi phía Tây, leo khoảng 30-40 phút, tôi đi cùng nhóm anh Đạt, anh Quan, cậu Nhất và em Tiến. Ngọn núi hôm nay chúng tôi đi không dốc như hôm qua, trên đường đi anh Đạt hỏi ..” tối qua cô có nghe thấy gì không..” Tôi chột dạ chắc là lại định doạ ma mình đây vì hướng chúng tôi đang đi sắp tới cái thung lũng yên ngựa..”tối qua lại là cặp hoẵng hôm trước về ngay cạnh lều, cả đêm kêu như thế mà cô không nghe thấy gì à..” Anh Đạt nói ..”Hoẵng ngửi thấy mùi khói, nó hay tìm đến những chỗ có củi cháy để ăn muối từ than củi..” Vừa đi vừa mò mẫm đường và bình luận về loài hoẵng, chẳng mấy chốc chúng tôi đã trèo lên tới đỉnh.

Anh em chúng tôi đi loanh quanh 1 lúc tìm chỗ lý tưởng nhất cho buổi quan sát hôm nay, chúng tôi di chuyển rất nhẹ nhàng vì khu rừng sắp thức dậy, 15 phút sau tia nắng đầu tiên trong ngày tràn qua Fanxipang và đến chỗ chúng tôi. Khi nắng sớm chan hoà khắp khu rừng cũng là lúc tôi quan sát cái thung lũng dưới chân tôi được rõ nhất. Một buổi sáng mùa thu đặc trưng trong rừng không thể đẹp hơn, thung lũng nối giữa Fanxipang và Phìn Hò lúc này giống như một cái chảo nắng vàng khổng lồ lóng lánh những lá cây còn thẫm sương đêm, mỗi khi một cơn gió thổi qua, cái chảo lá ấy lại loang loáng, sánh lên một màu vàng óng ả, mướt mát và bóng bẩy, những tia nắng nào đã lọt qua được kẽ lá là đổ ập ánh nắng xuống tận cùng, tới tầng thảm mục êm ái của lá rừng khô…Tôi quên hẳn mất nhiệm vụ lên đây để nghe vuợn hót chứ không phải để tận hưởng một mùa thu nên các giác quan đang tập trung say cảnh đẹp mà quên mất mọi người đã di tản mỗi người 1 chỗ. Tôi một mình ngồi trên 1 cây cổ thụ đổ đã mục, ngay sau chỗ tôi ngồi là một cây bụi nhưng rất to, lá cây nhỏ xíu nhưng dày dặn, chỗ đó là nhà của 7 con sóc nâu, chúng cũng dậy sớm để..tắm nắng (tôi đoán vậy). Chúng ra khỏi tổ và bắt đầu nhảy nhót trên cành, chúng ngạc nhiên khi phát hiện ra “1 sinh vật lạ” đang ngồi im ngắm chúng, lũ sóc không hề sợ hãi, có lẽ chúng chưa nhìn thấy loài người bao giờ nên chưa một ai lấy mất vẻ vô tư của chúng. Cả bầy sóc rủ nhau chạy vòng quanh thân cây kêu chút chít, đến gần chỗ tôi nhất chúng sững lại nhìn tôi một hồi lâu rồi cả bầy lại ríu rít vừa chuyền cành vừa ăn lá. Lũ sóc ăn sáng bằng loại lá cây mà chúng làm tổ trên đó, lá cây bé tí xíu như cái cúc áo, bất giác tôi đứng dậy, với tay hái và lá và.. nhấm nháp giống bọn chúng, không có vị gì đặc biệt, hơi ngai ngái, chan chát.. lúc đó cả bầy sóc lại chuyền cành lên cao.
Cả khu rừng ngập tràn trong tiếng chim, tiếng thú, hôm nay là ngày đẹp trời nhất trong những ngày anh em chúng tôi ở rừng, hi vọng tôi có thể nghe được tiếng vượn hót. Tôi lững thững đi trong rừng, vừa đi vừa hái những ngọn măng trúc non bân bấn, Nhất tìm được 1 chỗ ngồi trên cây cao, cậu ta ngôi thu lu, gật gù trong 1 hốc cây, có lẽ là cái tổ của con gì đó bỏ đã lâu, tôi không đành phá vỡ những âm thanh tự nhiên của khu rừng nên lúc đi qua tôi không hỏi chuyện cậu ấy.

wild_honey
03-05-2008, 21:33
Đi xuống phía bên kia núi tôi nghe lao xao tiếng anh Quan anh Đạt, tiến lại gần, tôi thấy anh Quan cầm thứ gì đó trên tay như 1 đoạn dây thép, hỏi chuyện anh Đạt nói “đấy là một loại bẫy gấu, rừng này nhiều hạt dẻ nên gấu sẽ hay lui tới. Hội thợ săn đã mò tới khu rừng này, cô đi lại phải để ý không dính bẫy..” . Tôi bất giác nghĩ đến cái bẫy sắt có thể đi toi cả bàn chân nếu càng giãy dụa. “.. sáng nay đi tha thẩn ngắm cảnh rừng, không để ý dưới đất may mà không bị dính bẫy..” tôi thoáng nghĩ. Anh Đạt rầu rầu nói tiếp..” chưa sáng ra đã nghe tiếng súng đì đoàng, vượn nào dám hót..” tôi ngạc nhiên vì tôi chẳng nghe thấy tiếng súng nào, anh Đạt chỉ tay về hướng Tây Bắc, vẫn là lán của bố con người Hâu Mít, tôi nghệt ra một lúc và cũng thấy thất vọng vì tiếng súng đã lấy mất cơ hội tôi có thể nghe vượn hót. Anh Đạt an ủi..”trời đẹp thế này, khi nào yên yên tiếng súng vượn lại hót, cô yên tâm nếu rừng này còn nó sẽ hót, chỉ sợ súng đoàng đoàng suốt như vậy chả con nào thoát khỏi tay bố con thợ săn đó..”.
Nói đến đây tôi lại hăm hở bàn kế hoạch với anh Đạt chiều nay lại tiếp tục đi tìm bố con thợ săn, chúng tôi lôi ống nhòm và la bàn ra quan sát để định hướng nơi có tiếng súng của bố con thợ săn tốt hơn. Buổi sáng mai hi vọng sẽ là một buổi sáng yên lành, không tiếng súng, ít ra như thế tôi mới có cơ hội nghe vượn hót.

Trong khoảng 3 tiếng buổi sáng sớm, 14 phát súng quá đủ để làm hỏng một ngày đẹp trời. Một ngày đẹp trời cũng đồng nghĩa với việc một ngày đi săn hiệu quả, các con thú hiền lành cứ say sưa mà tận hưởng nắng ấm với trời xanh rồi bị hạ gục lúc nào không hay. Sau mỗi tiếng súng, khu rừng lại im bặt tiếng các loài chim, loài thú kêu, chỉ có những cơn gió là không sợ súng nên vẫn thổi vu vu, vẫn làm các tán cây xào xạc, thứ âm thanh duy nhất còn lại trong rừng. 10h30 phút, mà tiếng súng vẫn thỉnh thoảng vang lên, anh Đạt ra hiệu cho anh em ra về, ăn trưa sớm và rồi lại “lên đường đi tìm bố con nhà ..Biladen” tình cờ hôm nay đúng là ngày 11/9.

wild_honey
03-05-2008, 21:44
Chúng tôi ăn qua quít bữa trưa rồi nghỉ ngơi lấy sức, buổi chiều nay hứa hẹn nhiều sự kiện vì các anh em ai cũng quyết tâm tìm cho ra 2 tay thợ săn đó. Qua 12h, Anh Lử, anh Đạt, anh Nhỉ, cậu Tiến và tôi lên đường, hôm nay chúng tôi đi nhóm nhỏ hơn, tránh gây ra nhiều tiếng động để bố con nhà thợ săn chuồn mất. Chúng tôi cứ nhằm hướng có đỉnh núi 2800 mét mà bước tới, đi chừng 10 phút, băng qua con suối đầu tiên, chúng tôi gặp một cái lán còn than hồng, gọi là lán nhưng thực chất là một hốc đá có thể ngủ được, phía bên ngoài là một dàn xấy bằng tre để sấy thịt thú, lục lọi 1 lúc anh Nhỉ phát hiện 1 bộ dương vật cũng của 1 loài linh trưởng đã được sấy khô, anh Đạt nhận dạng và nói rất có thể là của loài vượn đen tuyền, anh lại cắt 1 mẩu đem về phân tích AND.

Tôi không tưởng tượng hết được những khó khăn trên đường đi nhưng đã chót đâm lao..và một buổi chiều hành quân vất vả mới thực sự bắt đầu.
Chuyến hành quân chiều nay không mang theo hành lý, không có vũ khí trong tay, nếu “may mắn” gặp bọn họ chúng tôi cũng đặt mục đích hỏi thông tin về đàn vượn đen tuyền là trên hết, sau đó nếu hoàn cảnh thuận lợi thì các anh em mới được phép hành động. Nhẹ gánh hành lý nên dù là trèo lên cao hay tụt xuống thung lũng chúng tôi lao đi như tên bắn. Ban đầu khi quan sát từ xa chúng tôi đã xác định được vị trí nơi cần đến, ấy vậy mà trên đường đi nhiều lần chúng tôi cũng mất phương hướng, khi đó lại phải nhờ vào kinh nghiệm đi rừng của anh Cả Lử. Đi chừng hơn 2 tiếng, lúc thì men theo đường mòn của thợ săn, lúc thì mất dấu, chúng tôi cứ phát cây mà đi. Anh em chúng tôi đã đi qua 5 cái lán mà không tìm ra dấu hiệu nào có thể gặp 2 tay thợ săn, quanh lán có nhiều dấu chân hoẵng tìm tới những đống than còn sót lại để ăn muối. Chúng tôi đã leo tới lưng núi có đỉnh 2800, đi ngang vài khe nước gần lán vẫn phát hiện ra những thứ thợ săn bỏ lại sau khi giết thịt 1 con thú. Khoảng2h30, trèo lên đã cao mà chúng tôi chưa phát hiện thêm một manh mối tin cậy nào có thể túm được ông thợ săn. Dãy núi này quả là còn nhiều thú, chỗ nào cũng có dấu hiệu vết chân hoặc đoạn thân cây gần gốc mòn vẹt, dính lông vì thú qua lại và cọ lưng gãi ngứa.


1 bộ dương vật của Vượn Đen Tuyền ( black crested gibbon), những tay thợ săn thường giữ lại sau khi giết con thú! tất nhiên khi đã xấy khô, nó được quẳng vào bầu rượu, rượu này ngâm xong rồi để làm gì thì không bít :D ...

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481c79292472c.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11248)

wild_honey
04-05-2008, 17:09
Chúng tôi dừng chân trên 1 dông núi nghỉ ngơi sau 1 chặng đường dài để rồi tiếp tục tụt xuống dưới thung lũng, ngay lúc đó 2 phát súng liền nhau vọng lại, cách chúng tôi không quá xa, anh Lử chạy ngược lên dông núi, anh Đạt gọi với theo..” khi chúng nó săn chúng nó di chuyển nhanh lắm, anh tới chỗ vừa rồi có tiếng súng thì chúng nó đã đi được cả cây số, tốt nhất là tìm thêm xem có cái lán nào còn mới nhất quanh đây, đến đó ta đợi chúng về rồi “làm thịt”.

5 anh em chúng tôi lụt xuống 1 thung lũng có nương thảo quả với hi vọng là của bố con tay thợ săn kia, đường đi ngày càng khó hơn, lúc thì ép mình lách qua khe đá, lúc thì lom khom bò qua những cái hang thông lên trên, những cái hang đó cũng là chỗ ngủ đêm của bọn thợ săn nhưng không có cái hang nào còn dấu hiệu mới sử dụng. 3hchúng tôi đến nương thảo quả còn mới dấu vết người đi nhưng lại không thấy cái lán nào, anh Lử đi quanh quất để tìm dấu hiệu đường mòn và phát cây đi tiếp nhưng anh Đạt kêu mọi người dừng lại hội ý xem tiếp tục đi lùng hay phải tìm đường về vì chúng tôi đã đi được 3 tiếng, giờ thì đi tìm vượn còn dễ hơn đi tìm bố con ông thợ săn. Anh Lử có ý kiến chúng tôi đi về nhưng đi theo lối có khả năng vẫn gặp được bọn thợ săn, anh vừa nói vừa chỉ tay lên ngọn núi trước mặt. Anh giải thích ban nãy chúng tôi đi vòng lưng chừng núi nên đường đi dài hơn, giờ ta đi qua đỉnh có khă năng gặp thợ săn dễ hơn, tụt xuống bên kia núi rồi đi theo suối sẽ về được lán. Anh Đạt không chắc lắm với quyết định của anh Lử nhưng thấy thái độ khảng khái của 1 con người cách đây hơn 1 tuần vẫn còn là một anh thợ săn lẫy lừng nhất trong bản mà bây giờ hành vi của anh đã hoàn toàn đối lập nên chúng tôi đồng tình đi theo anh Lử.

Nơi sấy thịt thú rừng trong lán của tay thợ săn
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481d8a989a5ea.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11279)

wild_honey
05-05-2008, 08:15
Lại dốc, đường về chào đón chúng tôi bằng một con dốc không thể dốc hơn, anh Lử đi trước lăm lăm phát đường, đi được 1 đoạn, rồi cũng đến lúc con dao của anh Lử có vẻ không phát huy với các loại cây leo chằng chịt và rất dai, anh Lử giắt dao vào máng tre đeo ngang hông bắt đầu đu mình lên thân cây leo vắt ngang, không nói không rằng, chúng tôi ai nấy làm theo. Chúng tôi đi bồng bềnh trên tầng cây leo như đi trên võng, vừa đi vừa vươn ra phía trước để túm lấy 1 thân cây mà dấn bước.

Cứ thế chúng tôi đi trong trạng thái..đong đưa, rồi cũng đến lúc tôi không giữ được thăng bằng vì tôi không phải là con nhà xiếc, khi mất đà bám vào 1 thân cây trước mặt, tôi ngã lưng vào tầng cây leo chằng chịt, nguời đung đưa cứ như được nằm trên võng. Cú ngã đấy là cú ngã êm ái nhất trong cả chuyến đi, êm ái đến nỗi ngã xuống rồi mà tôi tiếp tục nằm yên trong thế ngã đó và cười 1 tràng thật ròn rã. Quả thật cả chiều nay không có lúc nào tôi thấy được xả hơi như lúc này, tôi nằm vắt vẻo trên đám cây rừng, hai anh đi trước thấy tôi cười cũng dừng lại cười. Ngày cạnh chỗ tôi ngã có rất nhiều quả thồm lồm đã chín, quả chỉ nhỉnh hơn hạt cơm 1 tí nhưng trông thấy là muốn ăn ngay rồi. Anh Đạt nói..” cô ăn khoảng 50 quả như thế là ngang ăn một miếng sâm..” Được thể tôi tuốt cả cành quả bỏ vào mồm nhai, chả cần biết là còn xanh hay đã chính. Vị quả thồm lồm rất ngon và thơm, đang say sưa ăn, các anh lại giục giã lên đường, chặng tiếp theo để leo lên tới đỉnh là chặng khó khăn nhất vì dốc núi gần như dựng đứng, đó là mỏm đá trên đỉnh. Chúng tôi tiếp tục bám cây leo lên, qua được chặng đường đó tôi mới phát hiện cái máy ảnh mang theo người đã rơi mất nắp đậy và miếng đệm cao su chỗ ngắm chụp.

Những tưởng là khi lên tới đỉnh núi chúng tôi sẽ thấy ngọn núi nơi chúng tôi làm lán, ấy vậy mà trước mặt chúng tôi lại là một đỉnh núi khác. Anh Lử có vẻ hơi bối rối “ mình cứ tưởng đi qua núi này sẽ nhìn thấy núi của mình ..” anh nói gì đó tôi nghe câu được câu chăng. Giờ thì lại một đỉnh núi khác, không còn ai nhớ tới mục đích đi truy tìm bố con nhà..Biladen nữa nhưng quả là chuyến hành quân chiều nay của anh em chúng tôi cũng chẳng khác nào đội biệt kích đi lùng Biladen. Tôi xem đồng hồ, 4h35, không phải quá muộn nhưng vì chúng tôi đi trong rừng nên khi trời nhá nhem thì bóng tối sầm sập đổ xuống nhanh lắm. Anh Đạt tỏ ý băn khoăn sợ chúng tôi không về được tới lán trước khi trời tối, anh quay sang hỏi Tiến “ em mang theo bao nhiêu thanh luơng khô?” Tiến nói còn 6 thanh, anh Đạt nói thêm “nếu trời tối mình chưa về đến nơi và chỉ có mình và Thuỷ mang theo đèn pin, có khả năng đến đâu trời tối thì phải ở lại. Mình đang không biết mình ở đâu mà đi đêm dính bẫy thì nguy hiểm lắm..” chúng tôi ai cũng im lặng, tôi thì lo lắng ra mặt nhưng không nói gì, tôi cũng ngại tôi nói thêm điều gì nữa lại khiến anh Lử áy náy. Anh Đạt quay sang hỏi tôi.. “tối lạnh cô có chịu được không? nếu không tìm thấy đường về thì tìm 1 cái lán, đốt 1 đống lửa là khắc ngủ được ..” Anh Lử đã đi cách chúng tôi 1 đoạn để phát đường gần nhất sang quả núi trước mặt, chúng tôi cũng vội rảo bước theo, anh đã nói “ không lo, kiểu gì cũng kịp về ăn cơm tối..”, và tôi vẫn tin là như thế. Giờ thì anh không nói, chúng tôi cũng không ai nói chỉ có đôi chân và cái đầu còn làm việc, thỉnh thoảng mệt anh Lử dừng lại chặt vội cái ống tre làm điếu cày hút lấy bình tĩnh mà tính tiếp, tôi cho anh đến giọt nước cuối cùng trong chai nước mang theo để anh đổ vào ống điếu. Chúng tôi nghỉ ngơi bên 1 cây cổ thụ già, thân cây trơn bóng như bôi một lớp mỡ “ở bản anh mọi người gọi cây này là cây khỉ khóc vì cây này trơn lắm khỉ cũng không trèo lên được..” anh Nhỉ nói, chúng tôi ai cũng cố gắng nở một nụ cười động viên nhau.

Tranh thủ " thai nghén" Câu Chuyện Rừng Già trong lúc đi tìm bố con tay thợ săn! :D

https://www.phuot.vn/imagehosting/194648211bf302dcc.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11548)

imim
05-05-2008, 10:11
Ái chà không ngờ bạn Mật ong rừng lại là người nổi tiếng như cồn thế! Tiếc quá, hôm qua lỡ dịp diện kiến các bạn ở phố cổ HA.

Không có vấn đề gì, khi nào cần gặp mặt bác cứ liên hệ với em. Baxu và Wild_honey là 2 trong số các Ipper phượt thủ, nằm trong đường dây hàng tuyển do em giới thiệu, chèo kéo, dẫn mối(NT) Chuyên cung cấp các "hồi ức" đặc biệt, hót (lần sau đề nghị các bác phải (beer) em vì việc này) (em ko nhận bảo kê bác tinh tinh hoàng đâu nhá)

=))

PS: Chân rung các vị này đã được post trộm đâu đó trong forum, có điều họ có thể chưa phát hiện ra thôi (wait)

wild_honey
05-05-2008, 14:15
Chúng tôi lại nhanh chóng lên đường. Cũng không mất nhiều thời gian để chúng tôi qua được ngọn núi trước mặt., con dốc xuống ngọn núi này cũng dễ ngã, tôi cứ nhằm gốc cây để dẵm. Có thêm 1 tiếng súng cũng gần chúng tôi lắm nhưng ai cũng mải miết leo xuống nên không ai dừng lại bình luận điều gì. “ phía cuối con dốc là suối” anh Lử nói, chúng tôi đi gần như chạy để đến suối một cách nhanh nhất, mồ hôi ra nhiều khiến cổ họng khô cong, giờ tôi chỉ thèm nước.

Xuống đến suối tôi úp mặt xuống uống nước 1 trận thoả cơn khát chứ không kịp vục nước vào tay để uống, nước mát lạnh khiến tôi tỉnh táo hẳn, quay ra thấy anh em ai cũng đang say sưa uống nước như những con hươu hiền lành… Đoạn đường tiếp theo chúng tôi đi men theo suối, 2 bên bờ suối cây cối quang đãng hơn nên những ánh nắng chiều còn sót lại xiên xiên soi xuống đáy nước trông thật đẹp mắt. Một con suối mơ trong rừng thu vắng, hẳn là sẽ có nhiều nguời còn thấy rung cảm hơn nữa với bài “Suối Mơ” của Văn Cao khi một lần được chiêm ngưỡng hoàng hôn về bên dòng suối trong rừng vào một ngày chớm thu. Dòng suối vắng dấu chân người qua, rêu và cây rủ 2 bên suối lẫn vào cái vẻ mượt mà của dòng nước trông thật thi vị, trong 1 hoàn cảnh khác hẳn là tôi đã có 1 áng thơ.. Tôi đang tận hưởng dòng suối mát lạnh thì lại nghe tiếng anh Lử nói..”đáng nhẽ mình rẽ tay trái rồi tụt xuống thì gần lán hơn..” anh Đạt chắc không còn bình tĩnh nữa nên nói 1 câu có vẻ trách móc..” em nói rồi, nếu anh không chắc mình quay về đường cũ cũng được..” Anh Đạt quay sang bảo tôi..”mình đi theo chữ L Thuỷ ạ, nếu có nhanh cũng phải hơn 2 tiếng nữa..”
Lúc này đã 5h, anh Lử không nói, vừa đi vừa nhảy thoăn thoắt trên các tảng đá, tôi nhìn thấy cũng hãi lắm và đá phủ rêu, rất trơn. Cả đoàn lại hối hả lên đường, càng đi anh Lử không nhận ra đoạn suối có đúng là sẽ chảy về phía thung lũng mà anh em chúng tôi dựng lán gần đó không. Ai trong đoàn cũng lo lắng, anh Lử thì bối rối vì cả đoàn trông chờ vào anh, có lúc anh đã mất bình tĩnh đến mức anh nói cả đoàn dừng lại để anh trèo lên 1 đoạn núi, định hướng lại để tìm hướng đi tắt. Đi dưới tán cây mà không có đường mòn, khó mà xác định đúng hướng, lúc đó anh Nhỉ có sáng kiến lấy lá thổi xem các anh em ở lán có nghe được không, nếu nghe được họ sẽ thổi lại để mình biết hướng, trước đây khi đi săn các anh cũng hay làm như thế. Nhưng rồi sáng kiến của anh Nhỉ có vẻ không có kết quả, sau 3 hồi gọi bằng lá mà không thấy ai đáp lời, thiết bị định vị của anh Đạt dường như không hoạt động trong không gian đặc kín cây cối này, anh sốt sắng lôi ra mấy lần mà không lần nào bắt được tín hiệu từ vệ tinh, nếu anh bật từ chiều thì có thể có lúc máy còn thu được tín hiệu.

Xin lỗi pà con, tư thế uống nước k được đẹp lắm nhưng vẻ đẹp của con suối "mơ" này không thể phủ nhận
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481eb392b9b2e.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11353)

Coi77! nhìn thấy suối mơ chắc lên cơn vật " thuỷ sinh" rồi phải không? Chậc! kể ra mà lúc đó ong rảnh tay k bận viết "tờ ruyện" thì ong cũng chiếu cố lấy về cho Còi vài cục đá có rêu...chẹp! cứ gọi là rêu hàng độc thiên hạ không ai có nhá! :LL

zanghoang
05-05-2008, 21:39
Ms mật ong rừng!

chị làm ơn up trọn vẹn câu chuyện của chị luôn đi, dạo này chị up chậm quá, em đang máu đọc, chị cứ nhả từng tí một làm em thèm

em thử search câu chuyện của chị nhưng có vẻ như chuyện này không được chị up lên blog hay 1 trang nào đó nên không tìm được, chắc chị vừa nhớ vừa viết nên lâu...

r0sy
05-05-2008, 22:20
Em cũng thèm, hôm nay ngồi há mồm đọc 1 lèo thì bị đứt :D

Em bổ sung 1 tí là chị Mật ong có thể post vào giờ nghỉ trưa hoặc sau giờ làm việc, chứ ko em cứ vào hóng, chả làm ăn được gì chịp chịp :D (wait)

imim
05-05-2008, 22:38
Ms mật ong rừng!

chị làm ơn up trọn vẹn câu chuyện của chị luôn đi, dạo này chị up chậm quá, em đang máu đọc, chị cứ nhả từng tí một làm em thèm

em thử search câu chuyện của chị nhưng có vẻ như chuyện này không được chị up lên blog hay 1 trang nào đó nên không tìm được, chắc chị vừa nhớ vừa viết nên lâu...

Hàng độc, sợt làm sao được mà sợt chứ. Hàng hiểm, cứ chịu khó kiên nhẫn. Mình đọc mấy lần rồi mà đọc lại vẫn còn thấy phê.

Nhưng mà túm lại nằm nhà xem du lịch qua màn ảnh nhỏ, kết hợp với đọc hồi ức cuả các bạn vẫn sướng hơn (NT). Mình là mình chả thế đâu :))

zanghoang
05-05-2008, 22:49
vừa đọc cái " xe đạp leo Tây " của chị rosy xong, sướng vì được leo 1 mạch, còn cái này cũng hay nhưng cứ đang lên thì lại bị tụt xuống, chán nhể

dưng mà em thấy có vẻ ảnh ọt hơi ít chị mật ong nhể

đêm hôm kìa đọc xong quả truyện ma của chị em mất ngủ luôn, hay. em đề nghị lập topic " chuyện ma nhặt dọc đường " đê, trên bước đường lang thang có sưu tầm được quả ma nào thì các bác cứ nhét cả vào đấy cho em mất ngủ một thể nhá

wild_honey
06-05-2008, 08:34
Ms mật ong rừng!

chị làm ơn up trọn vẹn câu chuyện của chị luôn đi, dạo này chị up chậm quá, em đang máu đọc, chị cứ nhả từng tí một làm em thèm

em thử search câu chuyện của chị nhưng có vẻ như chuyện này không được chị up lên blog hay 1 trang nào đó nên không tìm được, chắc chị vừa nhớ vừa viết nên lâu...

===============================

ô, hàng độc phải măm từ từ không ngộ độc thì chít em ạ! Cái vụ ảnh ọt ít cũng có lý do của nó! lúc đi rừng chị mới vội sắm con máy, chưa kịp nghiên cứu chụp chiếc tí gì thì lôi tuột em nó vào rừng rồi cứ hả hê mà toạch toạch không đợi máy focus kịp. thế nên trời sáng hẳn hoi mà ảnh chụp cứ mờ mờ huyền bí, out nét tơi bời ( tiếc :( ) nên chả dám post nhiệu sợ bị chê low tech. ( Của đáng tội, Ong ở với bác Lử lâu ngày nên từ low tech giờ lại thành " no tech" roài).
Post tiếp đây! Đa tạ đa tạ bà con cô bác họ hàng gần xa đã tới quan tâm và chia sẻ. Trong lúc......có gì sai sót.... lượng thứ! lượng thứ!

wild_honey
06-05-2008, 08:36
Cuối cùng thì anh Đạt, anh Lử vẫn quyết định chúng tôi đi theo suối, không ai đợi được ai, thế nên tôi cũng nhanh chân theo các anh. Ban đầu tôi còn men theo suối cùng anh Đạt, chẳng bao lâu tôi bị rớt lại phía sau, tôi đâm liều vừa đi vừa nhảy trên các tảng đá cho nhanh. Vừa nhảy được vài bước tôi đã ngã dúi dụi, ướt gần hết, được thể, tôi cứ lội dưới suối mà đi, ngã thêm vài ba lần nữa tôi cũng chẳng kịp xem mình có đau ở chỗ nào không, vậy mà tôi vẫn rớt lại sau cùng. Tôi thấy các anh em đã dừng lại phía trước và đang trao đổi gì đó, khi tôi mò tới nơi tôi mới nhận ra cái thác nước ngay dưới chân các anh, thác nước này không cao lắm.

Anh Đạt thấy tôi ướt hết mới hay từ nãy đến giờ tôi nhảy đá và cứ bước bừa đi dưới lòng suối. Anh Đạt vừa nói vừa vén lưng áo lên và chỉ cho tôi “.. cô xem đây này, đây là vết sẹo lần trước anh làm cho bọn WWF, đi suối bị trơn ngã về trật hai đĩa đệm, tốn tiền tốn của mà không được nó bồi thuờng đồng nào, cô nên đi lại cho nó cẩn thận..” tôi nhìn vết sẹo dài khoảng 15 phân như 1 con rết to bằng ngón tay cái bám vào thắt lưng anh mà thấy cũng hãi.

Giờ thì tôi không nhảy được trên đá mà phải men theo 2 ven suối, xuống hết đoạn thác tôi mừng rơn vì thấy một khu rất bằng phẳng, lùm lùm cây bụi trước mắt. Vừa tụt xuống, bước chân đầu tiên tới vùng đất bằng phẳng lại khiến tôi bị thụt, đôi giày biến mất khỏi mặt đất, tôi ngẩng lên thấy các anh chân rẽ ngang các cây bụi ra và dẵm lên để đi, hoá ra khu này nằm ở chân thác, quanh năm có nước và lại nhiều lá khô mục nên nó giống kiểu 1 dạng đầm lầy. Trời chạng vạng tối, kéo được đôi giày ra khỏi chỗ lầy tôi ngã dúi ra đằng trước, ngay tức thì tôi cũng giữ được thăng bằng để theo kịp các anh. Các anh đi trước tôi cứ mải miết nên quên mất cô em lần đầu tiên vào rừng và không biết phải xử lý tình huống như thế nào, đi khoảng 500 mét chúng tôi thoát khỏi cái vũng lầy lội đó. Anh Lử đã dần nhận ra con suối quen, 1 con đường mòn đã mờ dấu vết mà trước đây người H’mông vẫn đi tắt sang Sapa.

6h kém 20, trời đã tắt nắng hẳn mà đoạn đường trước mặt còn khá dài, tuy nhiên giờ thì chắc chắn cứ men theo suối chúng tôi sẽ tới được lán, vả lại đi theo suối cũng tránh gặp bẫy nhiều hơn. Chặng cuối ai cũng gấp gáp, 6h10 đoạn suối quen thuộc đã hiện ra trước mắt, ai nấy thở phào nhẹ nhõm, tôi đùa anh Lử “chuyến này về để em viết thư cho tổng thống Mỹ mời anh sang để tìm Biladen, em với anh chia nhau mỗi người vài triệu đô anh khỏi phải đi làm thảo quả..” cái lán đầu tiên trên đường đi chúng tôi gặp giờ ở ngay trước mắt, anh Lử đến đó trước ngồi đợi chúng tôi và đã kịp chặt một ống trúc làm điếu cày. Chặng đường vừa qua ai cũng đi quá sức cho phép nên khi biết đã tìm được đường về tới lán anh em đi chậm lại vì đã thấm cái mệt, cả hành trình vất vả là thế tôi vẫn theo kịp các anh, ấy vậy mà còn 20 phút đi bộ là tới lán, đường không quá dốc mà tôi đi cứ lờ vờ, đi 1 tí tôi lại dừng để nghỉ, mọi người đi trước, anh Nhỉ đi theo tôi để động viên, 7hkém 25 tôi cũng mò về được tới lán.

wild_honey
06-05-2008, 08:48
Anh em xúm lại hỏi chuyến đi có kết quả gì không anh Nhỉ vui miệng nói.. “Không tìm thấy được 2 bố con nhưng còn may là vẫn tìm được đường về với 2 mẹ con ..” Tôi thì không còn hơi sức để nói đùa, cái giầy vẫn õng nước cứ mút chặt vào chân, lôi được giầy được tất ra tôi mới thấy cả 10 ngón chân trắng bợt, đầu ngón chân tù lại, mất hết cảm giác và rất khó cử động. Hong chân bên bếp lửa hồi lâu, tôi đứng dậy lại thấy lưng đau, tay đau, khắp mình mẩy đau mà chả biết cụ thể nó đau ở chỗ nào. Lạ thay những chỗ đi vội mặc cho ngã nước, mặc cho gai cào lúc đó không thấy đau đớn gì thế bây giờ sao mà nó đau đến thế! Các anh em cũng hỏi thăm động viên, anh Lử thêm vào một câu..” cô Thuỷ đi giỏi hơn thằng con gái H’mông dưới bản rồi đấy..” tôi không thể không cười đáp lại lời khen của anh mặc dầu tôi cũng biết nụ cười của tôi khi đấy trông rất méo mó.

Trong rừng ăn uống tưng bừng...

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946482119c59ba4a.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11542)

Cơm tối đã được dọn sẵn, anh em hò nhau ăn tối để nghỉ ngơi, mặc dù hôm nay anh Lử dẫn chúng tôi đi lạc đường nhưng không ai có thể phủ nhận sự nhanh nhẹn của anh. Phường thợ săn trong bàn nể nhất anh em nhà Ông Tráng Ông Lử, “anh Lử chạy trong rừng nhanh như một con hổ, anh đã đi săn bao giờ cũng có thú lớn mang về..” anh Tiến-anh nuôi, được coi là người vô tư nhất trong đoàn cao giọng kể hào hứng về anh Lử khi chúng tôi bàn tán phục tài đi rừng của anh. Tôi quan sát thấy Anh Lử không nói gì trước lời khen của anh Tiến, anh có vẻ ngại ngùng khi mọi người cao hứng kể về thành tích săn bắn của mình trước đây nhưng bây giờ anh đang làm cho nhóm bảo vệ rừng.. câu chuyện của anh Tiến vẫn tiếp tục..” có lần đi săn cùng ông ấy mình vừa gác súng vục tay xuống múc nước uống, quay lên ông Lử đã đi xa được cả km rồi, ông đi săn không bao giờ đi theo đường mòn, không cần phát đường, cây cối rậm rạp ông Lử vẫn chui qua, 2 anh em nhà ông Lử chỉ cần 1 con chó săn, ông ấy đi rừng về thế nào cũng bắt được thú..”.

Thế là kế hoạch mặc 1 bộ quần áo tới cuối đợt công tác của tôi không thực hiện được, cái quần tôi đang mặc bê bết bùn nên không thể cứ thế mà chui vào túi ngủ, riêng đôi giày kiểu gì cũng phải hong khô không ngày mai không có gì để đi. Sáng mai nếu không nghe thấy vượn hót chúng tôi sẽ phải chia tay với khu rừng này, điểm nghe nhóm chúng tôi sẽ tới vào ngày mai là điểm gần Fanxipăng nhất. Mặc dù còn rất mệt nhưng tôi sẽ cố gắng 1 lần nữa để có cơ hội nghe vượn hót. Anh Đạt nói “nếu ngày mai cũng đẹp trời như hôm nay mà không nghe thấy vượn hót thì trưa mai ta sẽ rút. Sau bữa tối mọi người vẫn còn mải chuyện trò về chuyến đi chiều này còn tôi thì đã thấm mệt, tối nay chui vào túi ngủ là tôi sẽ khò được ngay, ma có đến khênh đi tôi cũng mặc kệ.

wild_honey
06-05-2008, 09:33
Thứ 3, ngày 5 (12 tháng 9)

Nhịp điệu một ngày mới bắt đầu ở rừng tôi đã thấy quen quen: ánh lửa_chuyện trò_mùi mỳ tôm và hành quân lúc trời còn tối, hôm nay chúng tôi leo lên đỉnh 2400 mét - đỉnh gần Fanxipang nhất, ở đây không đỉnh núi nào có tên nên chúng tôi đặt tên các ngọn núi theo độ cao. Chúng tôi đi tắt qua rừng trúc gai và đi xiên xiên hướng lên điểm cao nhất, anh Đạt nhắc nhở phải đi bám sát nhau để tránh bẫy, buổi chiều đầu tiên khi các anh đi tìm bố con ông thợ săn các anh đã đi qua núi này và phát hiện có rất nhiều bẫy, mọi người gỡ được 1 số rồi nhưng không có nghĩa là đã hết hẳn. 2 buổi sáng sớm lần mò trong bóng đêm để lên tới điểm nghe vượn hót khiến tôi đã quen quen với những con dốc cao, thung lũng sâu, và cảnh giác với những bất trắc có thể xảy đến.

Ngọn núi này khá đặc biệt vì bên kia đỉnh cao nhất là vách đá dựng đứng, càng lên cao, cây bụi dần dần thay thế các loại cây gỗ to, cây bụi thường có bộ rễ rất lớn nhưng thân cây lại không to lắm so với bộ rễ đồ sộ của nó, rễ cây lan khắp nơi như những ngón tay gầy guộc ôm riết vào các phiến đá để vươn tới những khe có đất lấy dưỡng chất và bám trụ. Có những rễ bám vào đá nhưng thân đua ra ngoài vách đá, dẵm vào rễ cây để đi thì mỗi bước chân là một bước rung rinh. Có những thân cây trở lên quá nặng với bộ rễ, khi có gió lớn và nước cả cây sẽ bật gốc. Đứng từ trên cao nhìn xuống những bộ rễ cây mới bị quật ngửa vì mùa báo khắc nghiệt vừa qua, nằm chổng ngược rễ lên, loe ra những cái rễ vòi, ngọn cây cắm xuống dưới thung lũng trông cứ như là 1 vụ nhảy xuống thung lũng tự sát tập thể. Đứng ở đây mỏm cao nhất Fanxipang trông rất gần, gần đến nỗi tôi có cảm tưởng chỗ tôi đang đứng cao ngang tầm với Fanxipang. “Tính theo đường chim bay có vẻ gần là thế nhưng để tới Fanxipang mất trọn 1 ngày” , anh Lử cho biết.

Như mọi buổi sáng, chúng tôi đón bình minh trên đỉnh cao nhất của ngọn núi và lắng tai nghe vượn hót, và rồi anh em chúng tôi lại thất vọng vì những tiếng súng, vì không có thêm một dấu hiệu nào sót lại về đàn vượn ở quanh đây. Đã 3 ngày trời nắng đẹp, dù có tiếng súng, nhưng nếu quả thật còn vượn nó vẫn sẽ hót. Tôi cố gắng chấp nhận sự thực là lần này đi tôi không còn cơ hội tiếp xúc với đàn vượn. Phía núi bên Nậm Xây được coi là còn lại nhiều vượn nhất, cả thảy có 12 đàn, sau 5 năm liệu chúng còn đó hay cũng vĩnh viễn biến mất như lũ vượn ở khu rừng này. Anh em trong nhóm CBMG cũng tỏ vẻ sự thất vọng ra mặt bởi trách nhiệm chính của các anh là giám sát, bảo vệ đàn vượn còn lại. 1/3 cuộc hành trình đi tìm đàn vượn của chúng tôi sắp qua đi, 2/3 chặng đường còn lại nếu không còn tìm thấy đàn vượn, điều đó cũng có nghĩa phần lớn số anh em ở đây sẽ không có cơ hội làm việc cho dự án nữa. Họ lo lắng thực sự, tôi cũng thấy bồn chồn trong lòng, cả khu rừng quanh đây không có ngọn núi nào chúng tôi chưa đi qua, không có cái lán nào chúng tôi chưa tới, vậy mà vượn không tìm được, bố con tay thợ săn ở đâu đó trong rừng chúng tôi cũng không tìm ra, mọi cố gắng, mọi vất vả trên đường đi, mọi nguy hiểm đã xảy đến chúng tôi đều vượt qua. Vậy đấy! chưa một kết quả gì.

wild_honey
06-05-2008, 09:38
Anh Đạt và anh Lử đang bàn bạc phương án " tác chiến" để túm cổ bố con tay thợ săn
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481fc3ca4eb49.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11411)

Cách chỗ chúng tôi quan sát không xa chếch về hướng Đông 1 tiếng súng vang lên rất đanh, anh Đạt ra hiệu mọi người giữ im lặng để nghe xem nếu có tiếng súng nữa chúng tôi sẽ xác định chính xác tiếng súng phát ra từ khu vực nào rồi chia nhóm ra làm 2, đi theo thế gọng kìm để túm bằng được tay thợ săn đó, anh em ai cũng quyết tâm. Chúng tôi còn gọi đùa là chiến dịch Hồ Chí Minh thế gọng kìm, 1 nhóm đi theo hướng Đông Bắc, một nhóm đi theo hướng chếch sang phía Tây Bắc, nếu không phát hiện được thì cứ tụt xuống núi mà đi, thế nào cũng gặp đoạn suối hôm qua, từ đó đi về lán gần hơn là đi ngược lại. Mọi người thì bàn tán, còn tôi nghe đến chuyện đi vây bắt tim tôi đập thình thịch, cứ như là tay thợ săn đã ở rất gần rồi và anh em đã sẵn sàng vào cuộc, các anh có vây bắt tay thợ săn bây giờ chắc chắn tôi sẽ phải ở lại đây rồi tự tìm đường về. Hôm trước tôi và Oánh lạc đường chừng 20 phút tôi đã thấy hoảng lắm rồi, rừng thì rộng, chỗ nào cũng giống chỗ nào, đi 1 lúc cứ tưởng bị lạc về chỗ cũ nhưng lại không phải. Tôi miên man nghĩ liệu tôi có tự tìm đường về lán được không, sáng sớm nay khi đi trời còn tối nên tôi không thể nhớ bất cứ dấu hiệu gì trên lối đi để quay về. Tôi không dám tỏ ra mình đang sợ và lại làm phiền đến anh em, trái lại, tôi nói rất quả quyết rằng mọi người cứ đi, tôi sẽ tự tìm được đường về. Tôi quay sang hỏi anh Lử “sáng nay đi anh có phát nhiều cây không? em định cứ theo dấu cây anh phát làm đường đi để đi về lán”, anh Lử có phát nhưng chủ yếu là đoạn rừng trúc gai, tôi còn băn khoăn lắm..

Chúng tôi lặng yên hồi lâu nhưng không nghe có thêm một tiếng súng nào nữa, tôi thấy có vẻ như có 1 con đường mòn đi xuống phía đông của ngọn núi, tôi đi men theo lối mòn ngắm nghía khu rừng nhưng cũng rất thận trọng vì sợ dính bẫy. Quả thật có nhiều chỗ thợ săn đánh dấu là có bẫy, cứ dưới mỗi 1 cái cây bị vạc 1 đoạn dài chừng 40 cm được làm dấu bằng những chữ thập là ở đó có 1 cái bẫy. Sáng nay đi sớm chúng tôi cũng đi qua đoạn này nhưng vì trời tối nên không ai nhận ra, con đường mòn đó vượt qua 1 khe núi, thường cũng là tuyến mà các loại thú vượt từ bên này núi sang bên kia núi để kiếm ăn.

Lang thang 1 lúc tôi quay lại, lúc đó tôi mới biết anh Đạt đã có một quyết định, anh có 1 thiết bị như 1 ống sáo nhỏ bằng ngón tay làm từ kim loại có thể thổi bắt chước tiếng Vượn hót. 1 mũi tên 3 mục đích, 1 là anh muốn anh em được thực tập xác định góc phương vị và hướng của nơi phát ra tiếng vượn hót để phát hiện và ghi chép, 2 nếu còn vượn trong bán kính 5km vuông, nó sẽ hót trả lời để xác định lãnh thổ nó chiếm cứ, 3 là thu hút những tay thợ săn mò lên chỗ chúng tôi. Giờ thì anh em tản ra, mỗi nhóm 1 điểm chốt, dễ quan sát nếu tay thợ săn nghe thấy tiếng vượn và mò lên. Anh Đạt, anh Lử ra 1 điểm khác để bắt chước tiếng vượn hót, tôi cũng xin đi theo 2 anh.

hoaha
06-05-2008, 10:31
Hàng độc, sợt làm sao được mà sợt chứ. Hàng hiểm, cứ chịu khó kiên nhẫn. Mình đọc mấy lần rồi mà đọc lại vẫn còn thấy phê.

Nhưng mà túm lại nằm nhà xem du lịch qua màn ảnh nhỏ, kết hợp với đọc hồi ức cuả các bạn vẫn sướng hơn (NT). Mình là mình chả thế đâu :))

Em nông dân, cần gì cứ "sợt" tác giả cho nó nhanh! (c)

wild_honey
06-05-2008, 12:08
Anh Đạt bắt đầu hót giả tiếng vượn, đầu tiên là con vượn đực đầu đàn, rồi đến con vượn cái và cuối cùng là con vượn con, có lúc anh pha tiếng hót của cả 3 con, chúng tôi di chuyển quanh mỏm núi để giả tiếng hót. Anh Đạt thổi 3 lần cả thảy, quả đúng là tiếng hót của con cái nghe thật phấn khích và có phần man dại.. tuy nhiên không có 1 tiếng hót nào đáp lại.

Sau chừng nửa tiếng vừa di chuyển vừa hót giả tiếng vượn, 3 anh em chúng tôi thận trọng quay về lối cũ, vừa đi đầu óc vừa căng ra quan sát. Tôi cũng kịp tưởng tượng đến tình huống nhóm 3 anh em chúng tôi mà gặp mấy tay thợ săn ở đây thì sao nhỉ? Chắc chỉ dám hỏi thông tin về đàn vượn chứ bắt họ thì không nổi.

Một buổi sáng qua đi, vượn không thấy mà thợ săn cũng không thấy, quá trưa chúng tôi lục tục kéo nhau xuống núi. Về đến lán, điều khác biệt đầu tiên chúng tôi nhận thấy là một tảng đá nằm chềnh ềnh đúng chỗ anh Nhỉ ngủ đêm qua, ai cũng sợ, may mà nó không lăn xuống đêm qua không thì... Nghe anh Thọ kể, có 1 cây khô phía trên vách đá có gió mạnh nên bị gãy, rơi vào phiến đá này, phiến đá lăn ầm ầm xuống phía lán, anh Thọ lúc đó đang nấu cơm gần đó, may mà tránh kịp…
Cơm canh đã bày ra sẵn nhưng có vẻ nguội lạnh vì anh em xuống trễ hơn mọi khi, ai cũng mừng cho anh Nhỉ vì cái cây khô không gãy xuống đêm qua. Trước khi ăn cơm tôi đã tranh thủ dọn dẹp qua lều của tôi để sau bữa trưa nay anh em chúng tôi lại hành quân và dự định dừng chân nghỉ đêm tại lán thảo quả của anh Lử. Trong bữa cơm anh Đạt hỏi cả nhóm có cảm nghĩ của mọi người về đợt điều tra và có thể khẳng định không còn một đàn vượn nào sót lại ở khu rừng này chưa? Tôi không tin là còn vượn, Oánh cũng không tin là còn thế nhưng các anh vẫn tỏ vẻ băn khoăn rằng có thể vẫn còn. Anh Đạt nói rất khảng khái..” nếu trong đoàn còn bất cứ băn khoăn gì về đàn vượn vẫn sống quanh đây thì ta chưa thể về, tôi muốn mọi người phải có cơ sở chắc chắn nhất rồi hãy khẳng định là còn hay không? nếu đã có anh em băn khoăn vẫn còn, ta sẽ ở lại thêm ngày nữa để khẳng định chắc chắn điều mọi người còn băn khoăn, tôi không muốn khi về dưới kia rồi người thì nói có, người thì nói không...” Cả nhóm lặng thinh không ai nói một lời, không khí bữa cơm khá nặng nề, anh Đạt kể thêm về mấy tình hưống anh đã gặp khi mọi người khẳng định không thì nó lại có và ngược lại..Anh Đạt nói biết đâu đấy ngày mai mình lên đỉnh núi hôm nay lại túm được mấy tay thợ săn đi rình bắn vượn.

Bữa trưa thứ năm trong rừng, anh Đạt tranh thủ phổ biến cách quan sát và nghe Vượn cho lần thực tập buổi chiều
https://www.phuot.vn/imagehosting/1946481fe955b5c21.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11447)

wild_honey
06-05-2008, 14:07
Một buổi chiều tự do, tôi ngủ để lấy sức cho chuyến hành quân ngày mai, mấy anh em trong nhóm vẫn tiếp tục leo lên núi để thực tập phương pháp nghe và quan sát cho nhuần nhuyễn. Bữa tối nay anh Thọ kiếm đâu được ít rau chua về nấu cá hộp, mới nghe anh nói tôi đã thèm lắm rồi, con gái hay thích ăn đồ chua vậy mà cả tuần nay tôi phải nhịn. Mấy hôm ở rừng bữa tối hôm nay tôi chén cũng nhiều nhất, nồi canh cá hộp nấu rau chua hết veo, có bao nhiêu rượu anh em đem ra tổng kết hết.

Mấy ngày leo núi không có thời gian ngủ trưa mà sáng nào cũng phải dậy sớm nên sau bữa tối ai nấy đều chui vào lều nằm, tôi bật MP3 to để anh cũng được nghe, cậu Tiến yêu cầu tôi hát 1 bài tiếng Anh cho cả nhà.. thế là “.. I am glad the day I found you, I want to stay around you..” – một bài tôi suốt ngày ỉ ôi hát mà không biết chán. Đêm nay là đêm cuối cùng chúng tôi còn ở gần nhau trong khu rừng này, anh Đạt hỏi thăm hoàn cảnh mọi người rồi lân la hỏi đến chuyện tình yêu tình báo của các anh.
Câu chuyện về người Dao có tục lệ..được vợ lấy từ rất sớm, người H’mông đi cướp vợ còn người Dao, phụ nữ lại đi tìm chồng. Cậu Nhất kể có con bé trong bản 11 tuổi đã thích theo giai, mới tí tuổi nó đã vấn tóc cao lên, 13 tuổi nó đã có con. Thường thì các anh trai bản tuổi thanh niên nhầng nhầng sẽ chọn 1 bản gần đó có nhiều cô gái đẹp, chàng ta đi làm rừng về kiếm cớ đến ngủ nhờ 1 người quen ở bản đó, tối đến các cô gái của bản, dù đã quen biết hay chưa quen biết sẽ đến cạy cửa buồng của chàng trai để xem mặt và tâm sự. Nếu họ ưng nhau sau một vài lần cô gái sẽ ở lại cùng chàng trai, cứ thế, gái bản này sẽ lấy các chàng trai bản khác. Anh Quang nói, ngày trước khi anh đến ngủ ở bản bên, con gái đến, bật diêm xem mặt khiến anh xém cả da mặt.. Tình yêu của họ cứ hồn nhiên như cây cỏ, không tính toán, không có bố mẹ ngăn cấm, lúc nào thấy ưng nhau thì về báo cáo trước 1 năm mới được cưới, khi đó cô gái chỉ có mỗi việc là ở nhà dệt vải, thêu áo cho bản thân cô và cho gia đình mới.

Cậu Nhất đang ngâm nga 1 bài hát bằng tiếng Dao, giai điệu nghe nao nao buồn, tôi hỏi với sang hỏi Nhất về nội dung bài hát, Nhất nói “nhớ con quá em hát bài hát ru con của người Dao..”, năm nay Nhất mới bước sang tuổi 23, vợ cậu mới sinh con trai được mấy tháng. Tiếng hát của Nhất khiến ai cũng trạnh lòng nhớ nhà, nhớ vợ con. Anh Đạt nói “mai xuống núi, nhà anh em nào gần Nậm Xi Tan thì cứ chạy ù về thăm vợ con 1 tí cho đỡ nhớ rồi lại đi.. ”, ai cũng lặng thinh, nửa muốn về thăm vợ con nhưng được ít thời gian, nửa muốn ở lại tối mai quây quần cùng anh em tại nhà anh Lử vì hôm sau lại sớm lên đường. Cả đoàn có tôi, Tiến và Oánh là chưa có gia đình, mọi người hỏi tôi đi xa thường nhớ ai, thú thực là tôi hay đi xa, sống xa bố mẹ đã lâu, bạn trai không có, tôi nằm nghĩ lại không biết mình có nhớ ai không nhỉ? Tôi cũng thấy chạnh lòng vì không...nghĩ ra ai để nhớ!

Tiếng rè rè từ cái đài bán dẫn của anh Đạt lại cất lên, câu chuyện về hoàn cảnh của từng người cũng thưa dần, có anh đã thở đều đều, ngày mai, sau 1 buổi sáng quan sát trên núi, nếu anh em khẳng định 100% không còn con vượn nào ở khu vực này chúng tôi sẽ dời đi sớm và cố gắng đến được bản Nậm Xi Tan truớc khi trời tối, Nậm Xi Tan là gần bìa rừng nhất, nhà anh Lử cũng ở đó. Ngày kia anh em lại tiếp tục hành trình sang dãy núi còn lại nằm trên đất Nậm Xé và Nậm Xây, còn tôi phải chia tay mọi người, quay về Sapa bởi còn nhiều việc đang còn dang dở. Không được đi tiếp cùng anh em để nghe vượn hót, để được chinh phục những đỉnh cao tôi lấy làm tiếc lắm, tôi tự an ủi mình vì từ giờ đến tháng 6/2007, tháng nào anh em cũng đi 1 chuyến, khi đó tôi muốn tham gia nữa cũng chưa muộn.

wild_honey
07-05-2008, 09:39
Khi không có " gi lét" thì các bác giai nên làm gì?(NT)
Anh Nhỉ nhà ta có cách cạo râu...cần cấp bằng sáng chế gấp gấp! Anh dùng một mảnh nứa, chẻ mỏng hình răng lược ( càng mỏng thì hiệu quả làm sạch râu ria càng cao thì phải). Anh Nhỉ để mảnh nứa sát vào cằm rồi uốn cong, râu ria cứ gọi là đứt phừn phựt! 100% lìa khỏi cằm!

https://www.phuot.vn/imagehosting/19464821131b68b01.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11538)

( xin lỗi, lại out nét)

wild_honey
07-05-2008, 10:11
Thứ 4 ngày13 tháng 9/2006.

Sáng nay tôi không tham gia buổi quan sát cuối cùng trên núi cùng anh em, tôi ở lại lều để giữ sức và chăm sóc cho đôi chân, hôm nay hứa hẹn một ngày hành quân sẽ mệt mỏi. Tối qua chúng tôi bàn nhau sẽ quay về đường cũ, đến đoạn gần khu rừng tre hôm đầu tiên chúng tôi gặp có một đoạn rẽ đi tắt về bản Nậm Xi Tan, chúng tôi sẽ đi theo đường đó. Anh Lử nói nếu tích cực đi khoảng 5h chiều sẽ ra được khỏi rừng.

Buổi sáng cuối cùng trên núi, không còn một chút hi vọng nào có thể nghe thấy tiếng vượn hót, 8h30, các anh em đã về tới lán, 2 anh nuôi vẫn chuẩn bị bữa trưa, tổng kết mọi thứ chúng tôi mang theo, những anh em khác đi dỡ lều và thu vén hành lý. Bữa trưa nhanh chóng, 9h30 hành lý được san đều cho mọi người, lúc về không phải gùi theo lương thực nên ai cũng nhẹ gánh, anh Nhỉ tình nguyện vác giúp tôi cá balô. Trước khi đi anh Tiến không quên dập bếp lửa và nhắc nhở mọi người cời xới đám cỏ chúng tôi lấy về lót chỗ nằm, anh Tiến nói phải cời lên không cái hồn mình cứ quanh quẩn ở đây, về nhà rồi mà hồn vẫn cứ ở lại trong rừng.

9h15 chúng tôi lên đường, đoạn đường về dốc xuống là chủ yếu nên ai cũng mang theo một cái gậy để chống trượt, trời nắng, lối đi khô ráo, ai nấy rảo bước rất nhanh. Hôm đi chỉ thèm được đi dốc xuống nhưng hôm nay khi về nhiều dốc xuống mới thấy chân đau, gối chùn, xuống dốc tôi ngã còn nhiều hơn là lên dốc nhưng rất may lần nào tôi cũng bám được vào cây. Cái chai đựng nước tôi mang theo không hiểu thế nào mà ngày cuối lại tìm không thấy, thế nên cứ đến con suối nào tôi lại tranh thủ uống nước. 1 nhóm gồm 4 anh đi trước rất nhanh, các anh muốn về sớm đoảng qua nhà xem có chuyện gì rồi buổi tối vẫn quay về tập trung ở nhà anh Lử, các anh đi trước mang theo lương khô còn lại của cả đoàn. Đến gần giữa trưa khoảng cách giữa 2 nhóm cách nhau khá xa, nhóm chúng tôi 6 người băn khoăn sợ các anh quên mất mình đang mang bữa trưa của cả đoàn thì khốn. Đi chừng 3 tiếng tôi bị trượt chân ngã 1 cú rất mạnh, cái đầu gối kêu “khục” 1 cái, rồi đau như muốn rời ra. Cách đây 3 năm tôi bị ngã xe máy, đầu gối bên phải từ bấy cũng có vẫn đề, cứ vận động mạnh nó kêu “khục” như muốn trật ra. Mỗi lần như thế tôi phải ngồi im 15 phút không cử động rồi mới đi lại được bình thường. Tôi nói với cả đoàn đi chậm lại 1 chút để đợi tôi, cái chân chưa kịp hồi phục mà tôi vẫn phải sải bước theo các anh, tôi bước tấp tểnh, bước cao bước thấp và dồn trọng lượng cơ thể vào chân trái, mọi người đi vẫn nhanh nên tôi bị tụt lại sau cùng, mỗi lúc phải xuống dốc với cái chân đau rất khó, tay chống gậy, tay bám cây mới tụt được xuống. Cái đầu gối cứ trong trạng thái đau âm ỷ mãi không đỡ, có lẽ vì mấy ngày nay tôi đi nhiều quá nên đã đến lúc nó lăn ra “ăn vạ” mất rồi. Đi thêm 1 tiếng nữa mà không thấy con suối nào, tôi lại đang khát nước khô cổ. Đang lúc muốn đi nhanh để tìm suối uống nước vậy mà chân lại đau, tôi gọi với anh Lử đi chậm lại, dọc đường đi tìm chỗ nào có lán thảo quả, chỗ đó sẽ có khe nước, mọi người cũng giảm tốc độ để đợi tôi. Đến được lán thảo quả ai nấy đều mệt, chui vào lán để tránh cái nắng giữa trưa, cái khe nước gần lán bé quá, nếu vục tay xuống nước sẽ bị vẩn đục, tôi hái 1 cái lá rồi múc nước uống thoả thuê tôi mới nhường chỗ cho Oánh. “Em cần ít nhất 15 phút để cho cái đầu gối đỡ đau hẳn rồi mới tiếp tục lên đường được” tôi nói, mọi người cũng tranh thủ dựa lưng vào vách lán chợp mắt và thư giãn cái lưng, đôi chân.

Nghỉ ngơi bên lán thảo quả

https://www.phuot.vn/imagehosting/194648211eb86482d.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11549)

wild_honey
07-05-2008, 11:05
Cảm thấy đầu gối đã đỡ đau tôi giục anh em dậy lên đường, từ lán thảo quả đi chừng 30 phút tới 1 con suối nhiều đá lớn, anh em đi nhóm trước để lại 6 thanh lương khô cho 6 anh em chúng tôi trên 1 hòn đá ngang suối, cũng đã quá 12h, ai cũng đói, mọi người dừng chân bên bờ suối để nghỉ ngơi và ăn lương khô. Lần đầu tiên ăn luơng khô tôi thấy ngon như vậy, vừa ăn vừa múc nước suối uống, chả mấy chốc thanh lương khô đã nằm gọn trong bụng, bây giờ mà có thanh nữa tôi cũng chén nhanh gọn. Cả tuần trời không được tắm gội nhìn thấy suối tôi thèm tắm lắm nhưng lại bất tiện vì có mình tôi là nữ, tôi lôi dầu ra gội đầu, mấy anh cũng gội theo. Nước mát, vục cả đầu xuống nước gội tỉnh cả người, đầu nhẹ bẫng, anh Đạt biến đi đâu 1 lúc, quay về thấy thông báo anh đã tắm xong. Trời còn nắng, sau màn tắm táp chúng tôi vẫn nán lại bên bờ suối ngồi chuyện trò, anh Lử rất cao hứng kể chuyện “thằng con gái Thái ở Tú Lệ đi tắm suối, vừa tắm vừa quấn váy cao dần lên, 1 lúc đã thấy váy nằm ở trên đầu, mông trắng bốp..” nói xong anh cười cười giòn tan. Tôi nói đùa với anh Lử “em phải thu âm lại tiếng cười của anh mất thôi, nghe anh cười em thấy xả láng lắm!” đúng là tôi chỉ nhớ đến gương mặt của ai đó khi họ đang cười, nụ cười hồn hậu, sảng khoái của anh Lử có ý nghĩa hơn cả trăm thang thuốc bổ chứ chả đùa.

Phút nghỉ ngơi bên đầu nguồn con suối Hô Nậm Mu

https://www.phuot.vn/imagehosting/194648212a486758e.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11560)

wild_honey
07-05-2008, 11:59
Anh Tiến

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946482133bb08d21.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11564)


tiếp tục hành quân

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946482134154e1c9.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11565)

Lại nghỉ

https://www.phuot.vn/imagehosting/19464821352e14400.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11566)

Lại hành quân

https://www.phuot.vn/imagehosting/19464821355683da7.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11567)

và lại nghỉ

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946482135f06982d.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11568)

Chỗ này chúng tôi phát hiện ra dấu vết của gấu nên anh em dừng lại " hóng hớt" anh Đạt đang xác định dấu vết của loại gấu gì

wild_honey
07-05-2008, 14:52
Hơn 1 tiếng nghỉ bên suối, giờ cũng đã đến lúc chúng tôi phải lên đường nếu không đến bản trời sẽ tối. Đi mãi đến 3h hơn rừng tre đã hiện ra trước mắt, đường đi qua rừng tre là đoạn đường dốc lên dài nhất trong cả cuộc hành trình, tuy nhiên, dốc thì dốc nhưng vẫn có đoạn bằng phẳng để nghỉ ngơi lấy sức. Vượt qua đoạn rừng tre chúng tôi bắt đầu đi theo lối mới, đoạn rừng này ít cây to, nhiều cỏ gianh và độ nghiêng dốc xuống rất kinh khủng, đấy là lí do tại sao khi đi lên anh Lử không dắt chúng tôi đi qua lối tắt này vì lúc đi nó sẽ là con dốc lên cao nhất và dài nhất.

Không có cây to nên nắng ở khu đồi gianh rất gay gắt, tôi lại khát nước mà đồi gianh thì kiếm đâu ra nước, dốc xuống khiến cho cái đầu gối lại ì ra không muốn bước. Tôi đà đẫn đi xuống, vừa đói, vừa khát vừa nóng và mệt khiến tôi đi trong trạng thái bồng bềnh không còn tỉnh táo, cỏ gianh sắc, cứa vào chỗ nào buốt chỗ đó. Anh Đạt vừa đi vừa nói chuyện để tôi được tỉnh táo, chắc nhìn tôi đi lẹo dẹo như thế anh cũng đoán ra tôi đã rất mệt. Có đoạn dốc quá anh Nhỉ phải đưa gậy ra để tôi bám vào mới xuống được. Tôi đi lờ vờ trước mọi người nên hạn chế tốc độ của anh em, tôi nói Anh Lử, Tiến, và anh Nhỉ cứ đi trước, kiểu gì tôi cũng mò được tới bản vì có đường mòn.
3 anh rảo bước đi trước, 3 anh em còn lại vừa đi vừa nghỉ, đi hết đồi cỏ ranh chúng tôi nhìn xa xa có nhiều lùm cây như cây bụi, khi lại gần tôi phát hiện ra một bãi đất rộng có rất nhiều táo mèo và ổi mọc hoang, mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy quả ổi chín căng mọng đầu tiên. Dốc là thế! ấy vậy mà tôi cứ chạy phăm phăm không hề ngã, anh Đạt với Oánh cũng chạy theo. 3 anh em đu lên cây ổi, thân to cỡ cổ chân tôi, vừa hái vừa ăn nhồm nhoàm “trong đời chưa lần nào ăn ổi lại thấy ngon đến thế!”anh Đạt nói, những quả ổi găng vàng ruộm trĩu chịt trên cành, tôi ăn liền 1 lúc cả chục quả. Thế rồi những quả trong tầm tay với cũng hết dần, tôi vẫn chưa thấy đã, anh Đạt và Oánh cũng vậy, anh Đạt lấy cây gậy mang theo khều 1 cành xuống thấp rồi đu mình lên để vịn cây xuống, Oánh hái quả, tôi chỉ có việc mang mũ ra đựng. Lấy đầy 1 mũ ổi, anh em chúng tôi mang nhau xuống gốc cây táo mèo ngồi ăn hồn nhiên như 1 lũ trẻ con, ăn cho thoả thuê rồi mới đi tiếp, mấy cây táo mèo quả bé tí xíu nên tôi chả thèm để mắt tới.

wild_honey
08-05-2008, 09:06
Phía duới chân núi phía xa kia là bản Nậm Xi Tan, con suối trong vắt chảy qua giữa bản, từ đây tôi có thể nhìn thấy bọn trẻ trong bản đang đùa nghịch bên suối. Thèm tắm quá, tôi đi như chạy để nhảy xuống suối tắm, chỉ kịp vứt túi đồ lên bờ, quần áo nguyên như thế tôi chạy ào xuống suối, trời đã về chiều, nước suối lạnh ngắt, tôi rét run lên 1 lúc rồi cũng quen. Hôm nay tôi quyết định đãi bọn cá suối 1 “món ăn” bằng mồ hôi, bằng sự nhọc nhằn dọc đường đi mà suốt tuần qua tôi tích tụ đuợc mang về đây để “biếu” chúng nó.

Nhóm anh em về trước bây giờ cũng mới ra suối tắm, tôi phì cười khi thấy anh Lử cọ cọ lưng vào đá để kì, động tác của anh tự nhiên giống như mấy con hươu con hoẵng cọ lưng vào cây khi bị ngứa. Có bao nhiêu trẻ con trong bản chúng kéo nhau hết ra suối xem người lạ, chúng rụt rè như những con thỏ rừng, ban đầu còn nem nép vào tảng đá, lấp ló những gương mặt ngơ ngác và nhọ nhem để quan sát chúng tôi, tôi vẫy tay gọi mấy đứa đến để cho ổi, một đứa, hai đứa, rồi cả đám xúm vào chỗ tôi để lấy ổi và lại tản đi rất nhanh. Có đứa lấy được ổi xong, cắp đứa em nhỏ vào nách, nhảy thoăn thoắt trên những tảng đá để sang bờ suối bên kia, cứ như 1 lũ khỉ con tinh nghịch..
Bây giờ tôi mới có cơ hội ngắm nghía mình 1 chút, khắp mình mẩy chỗ nào cũng có vết bầm tím, 2 ống chân cơ man nào là..hoa cà, ngâm mình dưới nước, cảm giác ê ẩm khắp người thật nhanh tan biến, tôi thấy đầu óc lại tỉnh táo, tinh thần phấn chấn chỉ có đôi chân và lưng còn đau, tối nay tôi sẽ nấu 1 bữa tươi ra trò mời các anh em để bù đắp những ngày ở rừng vất vả…

wild_honey
08-05-2008, 09:08
Chuyến đi đầu tiên vào sâu trong rừng già với vai trò như 1 thành viên nhóm CBMG, một tuần trong rừng đã qua đi, những điều lắng lại trong tâm tưởng tôi về công việc của một cán bộ sinh học, một nhà bảo tồn thiên nhiên quả là có vô vàn thách thức! nếu không có những đam mê hẳn là không thể theo đuổi một công việc đòi hỏi nhiều hi sinh và cả những rủi ro có thể xảy đến cho tính mạng. Đối với phụ nữ, làm nghề bảo tồn lại càng là một sự đánh đổi không dễ lấy lại, sức khoẻ, tuổi tác, gia đình và các mối quan hệ.. Tôi không có ý định trở thành một nhà nghiên cứu sinh học chuyên nghiệp nhưng dù là bất cứ công việc gì trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã, tôi vẫn sẽ tiếp tục say sưa, tiếp tục đam mê vì ít nhất nếu tôi còn ham muốn với rừng già, cơ hội còn rất nhiều và Tôi_Lại_ Đi!

wild_honey
08-05-2008, 09:45
11 anh em trong đoàn điều tra, từ bên trái sang; Anh Đạt, Anh Tiến, Anh Nhỉ, Anh Lử, Em Quan, Em Nhất, Em Tiến, Oánh, anh Quang, Anh Thọ và Ong ở giữa.

https://www.phuot.vn/imagehosting/1946482268498ffae.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=11686)

r0sy
08-05-2008, 18:36
Câu chuyện rất hấp dẫn và người kể chuyện thì em phục sát đất (wait)

Chúc chị Ong có thêm nhiều chuyến đi ý nghĩa, rồi về lại kể cho bà con nghe :D

bk2
10-05-2008, 16:51
thế ai chụp ảnh hả chị????

x-death
10-05-2008, 20:44
Rất khâm phục trước hành trình đầy ý nghĩa của chị!

ndda84
20-05-2008, 10:38
không có hình minh hoạ, chắc ít ng đọc bài này quá

Ducko
20-05-2008, 13:19
không có hình minh hoạ, chắc ít ng đọc bài này quá

Có rất nhiều người đọc bài này, có thể thấy qua các lần cảm ơn trong bài. Không có hình minh hoạ nhiều nhưng từng câu từng chữ còn thể hiện sinh động gấp nhiều lần một bức ảnh chết. Rất ít người post bài xen vào là vì mọi người tôn trọng tác giả, muốn giữ cho mạch câu chuyện được liền lạc.

Duck

baxu
20-05-2008, 13:43
Đúng rồi. Lần đầu tiên mình đọc câu chuyện này là bản Word, in ra giấy, chẳng có cái hình nào, thế mà đọc 1 lèo sảng khoái đến 2h sáng.

Tiếc là cô Tỉ bây giờ chuyển địa bàn từ rừng xuống biển, đêm đêm lại mải mê giao lưu dưới nước, ko có thời gian viết bài.

nguyen
20-05-2008, 14:08
...lần trước ép hoaha lấy bằng được bản word xong em cũng làm 1 mạch đến 1 h và nảy ra luôn ý là mua 1 quả 300mm 2.8... nếu chị H_Bee có nhu cầu em sắn sàng làm tình nguyện viên nhé... bài này rất tuyệt (c) (c) (c)

imim
20-05-2008, 14:55
Câu chuyện rất hấp dẫn và người kể chuyện thì em phục sát đất (wait)

Chúc chị Ong có thêm nhiều chuyến đi ý nghĩa, rồi về lại kể cho bà con nghe :D

Vớ vẩn, rosy chúc "cô Tỉ" cái khác đi. Cái này thì phải khuyên răn chứ ko nên chúc thêm, rõ chửa? :LL

r0sy
20-05-2008, 23:56
Chị imim không thấy em chúc vậy được tác giả cảm ơn à hí hí :D, chứng tỏ trúng tâm nguyện của chị Ong

Chị Ong cứ làm vài câu chuyện rừng già nữa rồi em chúc như ý chị imim nhé :L

@ndda84: ko hiểu bạn này đã đọc hết bài chưa mà phát biểu thế này nhỉ X(

wild_honey
26-05-2008, 14:58
Vớ vẩn, rosy chúc "cô Tỉ" cái khác đi. Cái này thì phải khuyên răn chứ ko nên chúc thêm, rõ chửa? :LL

Hĩ hĩ, imim hiểu " cô Tỉ" lắm lắm nên mới khuyên em rosy chúc "cô Tỉ " cái khác! ừ thì trúng tâm nguyện thật nhưng rosy không biết " cô Tỉ" nhà ta bị cái tội..máu lửa dễ nổi lên lắm! cứ được động viên khích lệ thì mấy bữa bạn imim lại phải khăn gói vào rừng tìm cô tỉ trên cây cũng nên :D

Thì đấy!có ông bạn kể chuyện ở bển nọ có đám zai rừng không thích mặc quần mà cứ toòng teng đeo cái ống quả bầu... chẹp! rõ khổ!! khổ ở cái chỗ máu và lửa nổi lên rồi mà chửa được đi, chửa làm ăn được gì thì chân tay nó ngứa ngáy, nó bứt dứt! (lúc này nhỡ mà em rosy nhảy vào động viên thì cô tỉ có mà "tăng xông" chứ đùa à!)

Người đời đôi khi thích nằm khểnh, vểnh râu ở nhà đi du lịch qua màn ảnh nhỏ để...tự sướng, rồi cũng thoả nhãn ấy thế nhưng "cô Tỉ" nhà ta mới chỉ nghe kể thôi mà đã dứt tóc bứt tai, nhều nhễu kể lể rồi lại làm khổ các bạn,rồi lại mang tội lôi kéo imim. Mà nào có phải lần nào cũng đi được đâu cơ chứ! ôi! lại đấm ngực, lại than giời thôi!

baxu
26-05-2008, 15:05
Cô Tỉ rủ ai lại đi rủ bạn imim thì cả đời dứt tóc, đấm ngực, than giời là đúng rồi, nhé!

wild_honey
26-05-2008, 15:23
Cô Tỉ rủ ai lại đi rủ bạn imim thì cả đời dứt tóc, đấm ngực, than giời là đúng rồi, nhé!

ơ, trên site bađô khâm phục nhất tác phong lãnh đạo của bạn imim, em cũng thế!khâm phục lắm nhé!thế nên đi đâu có bạn ý thì em lấy làm yên tâm vô cùng! bađô chưa biết đấy thôi, câu mà imim hay nói với "cô Tỉ" nhất là " kìm chế! kìm chế.." nhờ bạn ý mà đến giờ "cô Tỉ "không bị bơ lơ :S! chứ còn đấm ngực than giời là thường xuyên, phình phường rồi nhé!

baxu
26-05-2008, 15:47
ơ, trên site bađô khâm phục nhất tác phong lãnh đạo của bạn imim, em cũng thế!khâm phục lắm nhé!thế nên đi đâu có bạn ý thì em lấy làm yên tâm vô cùng! bađô chưa biết đấy thôi, câu mà imim hay nói với "cô Tỉ" nhất là " kìm chế! kìm chế.." nhờ bạn ý mà đến giờ "cô Tỉ "không bị bơ lơ :S! chứ còn đấm ngực than giời là thường xuyên, phình phường rồi nhé!

Ừ nhỉ, mình quên, mình quên, baxu chứ bađô cũng xin đấm ngực vài phát tạ lỗi với bạn imim.

Vụ rừng rú đeo ống thì cứ từ từ nào, đừng có máu bốc lên não thế, kìm chế, kìm chế, nhé :))

wild_honey
26-05-2008, 15:47
...lần trước ép hoaha lấy bằng được bản word xong em cũng làm 1 mạch đến 1 h và nảy ra luôn ý là mua 1 quả 300mm 2.8... nếu chị H_Bee có nhu cầu em sắn sàng làm tình nguyện viên nhé... bài này rất tuyệt (c) (c) (c)

ôi! bạn Nguyen làm Ong cảm động rơi rớt nước mắt! bạn ép hoaha có phải dùng đến vũ lực không? may mà bạn lấy được rồi chứ nếu bạn cần dùng đến vũ lực thì cứ bảo mình 1 câu! mình sẽ giúp:susel:
Nếu quả đúng là đọc xong chuyện rừng già của Ong mà bạn đi sắm luôn em lens 300mm 2.8 thì Ong cho bạn biết cũng sau khi đọc bài của bạn ong đã kịp thiết lập quan hệ với liên minh lái buôn máy ảnh + lens, vụ này chia chác thành công cứ yên tâm sẽ có khí thế viết thêm vài chuyện về rừng già rừng non rừng trồng các loại!

Còn cái vụ tình nguyện viên thì bạn cứ tự nhiên, hị hị mình thích làm mẫu trong rừng lắm! :LL mà sao bạn hỏi mình có nhu cầu.. mà bạn có thể đáp ứng được nhu cầu gì nhỉ? :D

r0sy
26-05-2008, 22:26
Chị em có vẻ bức xúc vụ đeo ống quá nhỉ, có bác nào xung phong đeo ống cho chị em đỡ phải sang tít tận Papua New Guinea ko :D

Anh Già
26-05-2008, 23:12
Bạn Nguyên đã ráng làm cái ống to dư lày thì nhu cầu nào của Ong mà chả đáp ứng được , ống của mấy chú Papuase kia nhằm nhò gì? :D


https://media.the-digital-picture.com/Images/Pic/Canon-EF-300mm-f-2.8.0-L-IS-USM-Lens.jpg

baxu
26-05-2008, 23:23
Chị em có vẻ bức xúc vụ đeo ống quá nhỉ, có bác nào xung phong đeo ống cho chị em đỡ phải sang tít tận Papua New Guinea ko :D

Bác này có được không?

https://www.phuot.vn/imagehosting/1791483ae2a4ddc64.jpg (https://www.phuot.vn/vbimghost.php?do=displayimg&imgid=12629)

Nhân tiện có khách hàng tiềm năng chính thức đánh tiếng qua EmGià, muốn tỏ cái sự hâm mộ AnhGià, bạn Net xem thế nào kết hợp làm ăn nhỉ. Bên bạn có cung, bên mình có cầu, tổ chức mang AnhGià về VN, cùng em r0sy đưa lên điểm, lên chốt, cởi áo da, cho mọc râu, đeo ống, đảm bảo ăn khách.

Ngó 50k, chụp hình ko sờ 70k, chụp hình có sờ (đứng cạnh) 100k, tiếp đến XYZ thì bạn Net nghiên cứu thêm :)

r0sy
26-05-2008, 23:43
Em đồng í :))

Chị baxu và em mở dịch vụ môi giới nhỉ

"Ngó 50k, chụp hình ko sờ 70k, chụp hình có sờ (đứng cạnh) 100k, tiếp đến XYZ thì bạn Net nghiên cứu thêm"

Cái này phải bổ sung, nhỡ đâu có bạn nào ko thích chụp hình nhưng thích sờ thì sao :D :

Giá sờ
5s: 50k
15s: 100k
30s: 200k
1 phút: 500k
1 tiếng: bỏ tay ra sờ gì mà lâu thế, cho ng khác còn sờ nữa chứ :T

Anh Già
26-05-2008, 23:52
Gớm tàn nhẫn quá cơ Em Già và cô Roxy !:T =)) Anh Già ko để triển lãm nhá , mà để chuyên sản xuất F1 xịn !:LL

baxu
27-05-2008, 00:09
Gớm tàn nhẫn quá cơ Em Già và cô Roxy !:T =)) Anh Già ko để triển lãm nhá , mà để chuyên sản xuất F1 xịn !:LL

r0sy em đâu, em làm ngay cho chị cái price list F1 nhé, ngay đấy, khách chờ lâu quá rồi!

r0sy
27-05-2008, 01:01
Có ngay có ngay...

Mỗi lần khách sờ xong và có nhu cầu F1 thì ban môi giới sẽ đáp ứng luoônnnn

Dịch vụ F1
(Được khuyến mãi sờ miễn phí)

Dịch vụ F1 được áp dụng cho mọi quý bà quý cô ở mọi lứa tuổi có thể sinh đẻ được và mong ngóng một đứa con vui vầy cho đoạn tháng ngày

DỊch vụ F1 sẽ được sử dụng tối đa là 3 lần, mỗi lần không quá 3 tiếng và không được lặp lại trong 3 ngày liên tiếp

Giá cả phải chăng, phục vụ tại nhà, tận tình chu đáo và bí mật :)

Giá cả thì PM, hí hí

PS. Cơ mà đấy mới chỉ nghe bác Net quảng cáo về bác Anh Già, chị Baxu có cần check chất lượng trước ko :D? Chúng ta làm ăn uy tín mà...

baxu
27-05-2008, 01:26
Check à, check chứ, ko thì biết ăn nói thế nào với khách.

Mà cái mặt bác Net trông cũng việt gian ú ớ lắm, chị nghi có khả năng mông hàng, hy vọng lần đầu làm ăn, bác í cũng lấy cái tiếng đi lại.

Chết thật, Anh Già hot quá, có khi phải lập topic riêng cho cái đường dây giao hàng nóng này, kẻo lại nhảm topic rừng của cô Tỉ.

Anh Già
27-05-2008, 02:40
Em Già đang ở nước nào nhỉ? Mật thư anh cái số phone để tổ chức check hàng ngay nhá, để rồi Roxy còn quảng cáo hàng tiếp ! Nét sẽ phụ trách việc mua vé máy bay !:D

wild_honey
27-05-2008, 09:09
ô hay! các chị các em nhà ta định làm nhái hàng chỉ để cắt cơn vật cho " cô Tỉ" hay định làm ăn nhớn mà chửa chi đã quảng cáo rùm beng lên!
Cái vụ quotation F0, F1 gì đó, em nghi lắm! hình như có vụ làm ăn phi pháp ở đây, hôm trước lại nghe baxu rỉ tai đang điều hành đường dây này đường dây nọ! chắc định khai thác không thương tiếc nguồn hàng nên mới chào giá rộng rãi như thế! chẹp! ít nhiều các chị các em cũng phải check capacity của nguồn hàng đã chứ!
BTW, làm gì thì làm! check gì thì check! không mau mau mà lại để " cô Tỉ" khăn gói sang bển nọ thì khốn! hàng lại ế chổng mông ra đấy à!:LL

nguyen
27-05-2008, 10:10
ôi! bạn Nguyen làm Ong cảm động rơi rớt nước mắt! bạn ép hoaha có phải dùng đến vũ lực không? may mà bạn lấy được rồi chứ nếu bạn cần dùng đến vũ lực thì cứ bảo mình 1 câu! mình sẽ giúp:susel:
Nếu quả đúng là đọc xong chuyện rừng già của Ong mà bạn đi sắm luôn em lens 300mm 2.8 thì Ong cho bạn biết cũng sau khi đọc bài của bạn ong đã kịp thiết lập quan hệ với liên minh lái buôn máy ảnh + lens, vụ này chia chác thành công cứ yên tâm sẽ có khí thế viết thêm vài chuyện về rừng già rừng non rừng trồng các loại!

Còn cái vụ tình nguyện viên thì bạn cứ tự nhiên, hị hị mình thích làm mẫu trong rừng lắm! :LL mà sao bạn hỏi mình có nhu cầu.. mà bạn có thể đáp ứng được nhu cầu gì nhỉ? :D

..chị đừng lo, em ko chụp được mẫu đâu mấy lần chụp cho bạn chúng nó toàn đòi thêm tiền.. :)..ý em là nếu chị có nhu cầu chụp chim, khỉ hay vượn vvvv mà ko có người em sẵn sàng tình nguyện ạ... cứ ới em nghiêm túc đấy :L

TÍM
27-05-2008, 11:49
Bắt đầu từ post 70 thì cả làng bò lạc, cho đến post 86 thì hình như ko còn ở Việt nam nữa mà đã dắt díu nhau đi tít sang tận trời Canada. Khâm phục các bạn quá!!!

Cô Tỷ mở topic lặn đêm đi chứ nhỉ? Hay kể tiếp những câu chuyện rừng già Trường Sơn???

wild_honey
28-05-2008, 14:25
Bắt đầu từ post 70 thì cả làng bò lạc, cho đến post 86 thì hình như ko còn ở Việt nam nữa mà đã dắt díu nhau đi tít sang tận trời Canada. Khâm phục các bạn quá!!!

Cô Tỷ mở topic lặn đêm đi chứ nhỉ? Hay kể tiếp những câu chuyện rừng già Trường Sơn???

Thôi trên rừng mãi rồi, cũng hết sĩ quách, hết chữ! giờ tớ xuống biển! ít lâu nữa biển...hết cá,có khi tớ lại làm cái topic chim trời! dưới này ngột ngạt quá! :D :D :D

Anh Già
28-05-2008, 15:43
Ong , Ong cho anh hỏi câu bức xúc cuối ở đây : chuyến vừa rồi em đi ko tìm được vượn hót , nhưng bây giờ tình hình vượn ở mấy vùng quanh đấy thế nào? Có còn vượn hót nữa ko hay tuyệt chủng cả rồi?

wild_honey
28-05-2008, 16:30
Ong , Ong cho anh hỏi câu bức xúc cuối ở đây : chuyến vừa rồi em đi ko tìm được vượn hót , nhưng bây giờ tình hình vượn ở mấy vùng quanh đấy thế nào? Có còn vượn hót nữa ko hay tuyệt chủng cả rồi?

Đúng là lần đầu em đi, chờ mỏi cả cổ, hoa cả mắt mà chả thấy anh vượn đực véo von gọi chị vượn cái lần nào cả anh ạ. Tuy nhiên sau này em có đi thêm vài bận nữa khu vực xung quanh vẫn còn tuy không nhiều. Quần thể lớn nhất còn lại nằm ở khu bảo tồn Loài Sinh Cảnh Mù Căng Chải! (hị hị, nói là Mù Căng Chải nhưng anh ở giời tây thì làm sao mà anh tưởng tượng ra nó ở đâu cơ chứ). Mấy lần sau đi lại tự nhiên k thấy háo hức, k còn máu viết như lần đầu nên đến giờ trên giang hồ em chưa rì pọt lại để thông báo rừng nhà ta vẫn còn vượn. Giờ xuống biển rồi thỉnh thoảng lại đâm nhớ các bạn vượn, đành lôi bọn đệ tử ra, bắt nó trèo lên cây vừa hú vừa gãi nách. hị hị..cũng đỡ nhớ rừng! :D

Anh Già
28-05-2008, 17:05
Đúng là lần đầu em đi, chờ mỏi cả cổ, hoa cả mắt mà chả thấy anh vượn đực véo von gọi chị vượn cái lần nào cả anh ạ. Tuy nhiên sau này em có đi thêm vài bận nữa khu vực xung quanh vẫn còn tuy không nhiều. Quần thể lớn nhất còn lại nằm ở khu bảo tồn Loài Sinh Cảnh Mù Căng Chải! (hị hị, nói là Mù Căng Chải nhưng anh ở giời tây thì làm sao mà anh tưởng tượng ra nó ở đâu cơ chứ). Mấy lần sau đi lại tự nhiên k thấy háo hức, k còn máu viết như lần đầu nên đến giờ trên giang hồ em chưa rì pọt lại để thông báo rừng nhà ta vẫn còn vượn. Giờ xuống biển rồi thỉnh thoảng lại đâm nhớ các bạn vượn, đành lôi bọn đệ tử ra, bắt nó trèo lên cây vừa hú vừa gãi nách. hị hị..cũng đỡ nhớ rừng! :D

Cũng may là rừng nhà ta còn mấy con chim kêu vượn hót chứ tuyệt chủng cả rồi thì tiếc thật. Nhưng cứ cái đà săn bắn kiểu này chắc cũng chả mấy nỗi nữa.:(
Anh biết Mù Căng Chải chứ Ong , chỉ ko biết khu bảo tồn nằm ở đâu thôi , tháng 10 năm ngoái anh có làm 1 chuyến Nghĩa Lộ -MCC- Ô Quy Hồ -Sapa-Mường Khương do bác Tinh Hoàn nhà ta dẫn đầu , cùng với Cao Sản , Nhựa , YMĐ đủ cả. Chắc lần sau có dịp đi nữa thì thể nào cũng mò vào nghe vượn hót. Mà vượn hót ra sao em làm bài rì pọt đi chứ. Mà làm sao em tài thế , bắt được người ta leo cây thì là chuyện thường ngày của gái rồi ;) nhưng mà bắt vừa ngồi trên cây vừa hú vừa gãi nách thì quả là quá siêu !(c) Sâu luôn vụ đấy đi em !:LL

imim
30-05-2008, 09:24
Check à, check chứ, ko thì biết ăn nói thế nào với khách.

Mà cái mặt bác Net trông cũng việt gian ú ớ lắm, chị nghi có khả năng mông hàng, hy vọng lần đầu làm ăn, bác í cũng lấy cái tiếng đi lại.

Chết thật, Anh Già hot quá, có khi phải lập topic riêng cho cái đường dây giao hàng nóng này, kẻo lại nhảm topic rừng của cô Tỉ.

Cảnh báo về một chiêu thức phỉnh phờ mới trên mạng

Vừa qua, các cơ quan chức năng đã đập tan một số trang web lừa đảo qua mạng như Investcolony, giao dịch vàng qua mạng... Đến nay, lại xuất hiện một chiêu thức mới gạ gẫm F0, F1 do một số đối tượng nước ngoài (baxu badong, già trẻ, goắc giếc) cấu kết với một số đối tượng trong nước (rosy roxì). Chiêu thức này cũng đánh vào tâm lý cả tin, dễ bị kích động của một số phượt nữ khi gần đây khi thấy zai giang hồ hàng ngon.

Qua điều tra sơ bộ, đối tượng AG chưa có trong hồ sơ lưu của Interpol, nhưng trông hàng bóng nhộn, tẻ tung như vậy, cớ sao lại được gọi là Già? Vậy, câu hỏi đặt ra là: cái gì ở đây Già? chất lượng có luôn đi cùng mẫu mã không? Có thể, AG cũng chỉ là nạn nhân do Xu và Sy gạ gẫm tham gia làm chim mồi, tiền mất không thu được, mà lại tật mang,...inh... inh hao tổn (tờ có 1 chữ t, bờ có 1 chữ bờ).

Tuy nhiên, vẫn có 1 phần lớn bộ phận dân chúng khá cả tin, hành động theo cảm tính, tâm lý đám đông. Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, từ sự vỡ bong bóng nhà đất tại Hoa kỳ, xì sang châu Âu, câu sang Châu Á, đá vào Việt Nam, phần lớn những người bị thiệt hại là do thiếu phân tích, cảm tính, liều. Kể cả ngân hàng hàng đầu Thuỵ sĩ UBS (Used to Be Smart) cũng không tránh khỏi hệ luỵ này.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang vào cuộc. Để đảm bảo quyền lợi khách hàng muốn là được, ước là trúng, dự kiến, sẽ yêu cầu Xu + sy cung cấp ảnh chụp 4 chiều, giấy xác nhận của Hiệp hội... ửa... ẻ thế giới về chất lượng dịch vụ cung cấp.

Từ nay cho đến lúc có kết luận chính thức, đề nghị các chị em phượt hãy hết sức khôn ngoan, đừng tự nguỵ biện, ru ngủ rằng "được thì được, không thì cũng coi như tập thể dục" để tạo cơ hội cho băng đảng xu sy trục lợi.

Khi chưa có chế tài và quy định về khung giá, đề nghị nhà sy giảm giá các dịch vụ để góp phần vào công cuộc chống lạm phát chung của cả nước và thế giới.

Nhà Ong: tập trung ngay vào topic lặn biển đê.

PS: Các min mod chuyển các post này sang mục mua mua bán bán cho hợp, nhỉ?

Anton TRAN
30-05-2008, 10:03
Cười nhất là câu :""được thì được, không thì cũng coi như tập thể dục" mà đối với nó là :"Không biết mình chạy thế này có nhanh quá không?" !
( FYI: Câu trên là suy nghĩ của gà trống khi đuổi theo gà mái, câu dưới là tâm sự của gà mái khi bị gà trống đuổi ).

imim
30-05-2008, 10:21
Cười nhất là câu :""được thì được, không thì cũng coi như tập thể dục" mà đối với nó là :"Không biết mình chạy thế này có nhanh quá không?" !
( FYI: Câu trên là suy nghĩ của gà trống khi đuổi theo gà mái, câu dưới là tâm sự của gà mái khi bị gà trống đuổi ).

Ai không biết câu chuyện của bác Anton đề nghị giơ tay ;)

r0sy
30-05-2008, 11:36
Chị imim quên mất bác Lét rồi, em và chị xu chỉ là môi giới, chứ nguồn hàng là do bác Lét cung mà. Đề nghị bác Lét còn gì của Anh Già thì sâu hết ra đi ạ, chúng ta làm ăn cực kỳ uy tín nhỉ :D

baxu
30-05-2008, 12:15
[QUOTE=imim;42069]

Khi chưa có chế tài và quy định về khung giá, đề nghị nhà sy giảm giá các dịch vụ để góp phần vào công cuộc chống lạm phát chung của cả nước và thế giới.

QUOTE]

Hiện nay, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, kinh tế dịch vụ VN phát triển chóng mặt, kèm theo đó là sự ra đời của các công ty PR nhao nhao như nấm sau mưa.

Bên cạnh các công ty PR làm ăn đứng đắn, nỗ lực tìm tòi nhằm tạo ra những sản phẩm sáng tạo phục vụ khách hàng, truyền đạt thông tin đến quảng đại người dân, còn có rất rất nhiều những công ty PR, nhà báo thiếu đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng thế mạnh truyền thông để khai thác thông tin bất lợi cho doanh nghiệp, gây hoang mang người dân. Đó chỉ là bề nổi. Một bộ phận người dân trung thực tưởng rằng đó là tự do ngôn luận, là thông tin đa chiều. Nhưng họ đã quá ngây thơ khi không nhìn thấy mặt tối của vấn đề, cái mà chúng tôi tạm gọi là "media mafia" - nay đã không còn mới lạ ở VN.

Bởi, sau 1, 2 bài báo đơn lẻ hoặc một chuỗi các bài báo đánh hội đồng với những thông tin bất lợi, các nhà báo hoặc các công ty PR thiếu đạo đức nghề nghiệp này lại trâng tráo tìm đến DN, đề nghị mức giá cho cái gọi là cải chính thông tin, hay to tát hơn có thể nâng cấp thành "crisis management".

DN tất nhiên không có lựa chọn nào khác là ngậm bồ hòn bắt tay với các đối tượng táng tận lương tâm này. Lại 1 loạt các bài báo mới ra đời, "cải chính" khéo léo hoặc bốc thơm DN. Họ là những người có nghề, nên thông tin cải chính thường nghe rất khách quan và không bốc mùi PR.

Người cuối cùng chịu thiệt là những người dân vô tội, nạn nhân của mafia thông tin.

Sống và làm theo báo chí!

P.S: r0sy em, mật thư giảm giá ngay cho nhà imim (hoặc nếu đối tượng rắn quá, em miễn phí luôn đi), bịt miệng ngay trước khi các đối tượng phụ nữ khác cùng nhao vào đánh hội đồng, đưa tin xấu, gây hoang mang cho khách hàng. Tin chị đi, sau khi đã sử dụng mở hàng miễn phí AG của chúng ta, chính imim sẽ là công cụ quảng cáo đắc lực và to mồm nhất! Các bà các chị sẽ bấn loạn làm theo imim, khỏi cần mấy cái giấy chứng nhận nhảm của hiệp hội quốc tế về ửa ẻ nữa nhé!

Trong cái rủi có cái hay, lạc quan đi em Sy, đến imim còn lên tiếng đòi quyền lợi thì em biết là AG của chúng ta hot đến mức nào rồi đấy!

Anton TRAN
30-05-2008, 17:51
Ai không biết câu chuyện của bác Anton đề nghị giơ tay ;)

Gucgồ mãi mới ra đấy, chứ đang rao hàng lại tập thể dục, tớ có kết nối được đâu ?!:LL
:L

r0sy
30-05-2008, 22:57
Chết thật, tôpic về Anh Già hot kinh, có lẽ nhờ bác mod nào move sang mục khác ko làm ảnh hưởng đến tôpic của chị Ong nhỉ

Title thì có thể là "Anh Già và dịch vụ F1" hoặc "Anh Già Fan cờ lắp" hoặc "Anh Già - không thử sao biết"... tuỳ mod ạ :D

Nhân đây, chúng em chân thành mời chị imim và em thichdulich làm 2 khách hàng danh dự thử miễn phí ạ, âu cũng là quảng cáo cho chúng em (c)

Chitto
31-05-2008, 10:29
Nàng Ong có muốn tách bớt một ít tò tí te te tò tí te với Anh Già sang một topic riêng, gọi là "Topic ngoại truyện" không nhỉ ?

Em r0sy đã có ý kiến rồi đấy, sang đấy mọi người bình đẳng cạnh tranh AG, chứ ở sân nhà thế này nàng Ong lợi thế quá em í không chịu được.

wild_honey
31-05-2008, 12:14
Nàng Ong có muốn tách bớt một ít tò tí te te tò tí te với Anh Già sang một topic riêng, gọi là "Topic ngoại truyện" không nhỉ ?

Em r0sy đã có ý kiến rồi đấy, sang đấy mọi người bình đẳng cạnh tranh AG, chứ ở sân nhà thế này nàng Ong lợi thế quá em í không chịu được.

Gượm đã! tách là tách thế lào! đang thấy thiên hạ đồn thổi có vụ khuyến mại khuyến miếc, thử hàng thử hiếc miễn phí gì đấy đấy! từ từ cho em nghe ngóng tình hình cái đã..

Em thì em nghĩ rặt đã là đồ khuyến mại, không biết giời tây của các bác thế nào chứ ở VN á, toàn là đồ dùng 1 lần rồi hỏng, hỏng nặng, không thể sửa chữa, cũng k thể tái chế dùng sang mục đích khác được. Âu cũng là cái...liễn! của bền tại người! dịch vụ F1 có khả thi được hay không, trăm sự nhờ nhà imim..:))

medi
01-06-2008, 13:16
Cô Tỉ viết thật hay về 1 chuyến đi rất hấp dẫn Tôi thích nhất bức ảnh chụp vị trí những cái bẫy Nhìn nó, người ta liên tưởng đến 1 cái nghĩa địa - 1 cái nghĩa địa của những con thú chết bởi bàn tay con người trong rừng hoang !

imim
04-06-2008, 10:15
Gượm đã! tách là tách thế lào! đang thấy thiên hạ đồn thổi có vụ khuyến mại khuyến miếc, thử hàng thử hiếc miễn phí gì đấy đấy! từ từ cho em nghe ngóng tình hình cái đã..

Em thì em nghĩ rặt đã là đồ khuyến mại, không biết giời tây của các bác thế nào chứ ở VN á, toàn là đồ dùng 1 lần rồi hỏng, hỏng nặng, không thể sửa chữa, cũng k thể tái chế dùng sang mục đích khác được. Âu cũng là cái...liễn! của bền tại người! dịch vụ F1 có khả thi được hay không, trăm sự nhờ nhà imim..:))

Vớ vẩn! Không có Giấy chứng nhận của Hiệp hội ửa ẻ thế giới, rứt khoát là Bà để bà ngửi chứ bà không xơi, nhá. :shrug:

AG chàng hỡi (wait) , không phải em không tin vào khả năng của chàng hay muốn dìm hàng gì đâu, nhưng không đồng tình với bè lũ xu sy trục lợi bất chính nên em quyết làm cho ra nhẽ chàng nhá.

Anh Già
04-06-2008, 14:43
Thôi chết , thôi chết , đã định làm ra nhẽ thì imim chỉ cho anh xem cái Hiệp hội ửa ẻ nó ở đâu vậy? Hay chính hội trưởng là nàng imim thì chúng mình cùng bàn tiếp , quyết ko để chỉ riêng bè lũ sushi trục lợi nàng nhỉ? :D

phongvu
03-07-2008, 01:26
Xin phép tác giả wild_honey cho tôi copy hành trình của chị sang diễn đàn Vespaviet.com.
Đọc hành trình của chị không thể dứt ra được và rất muốn chia sẻ với những người bạn thích du lịch trong diễn đàn Vespaviet. Nếu chị không cho phép tôi sẽ dừng lại (tất nhiên mong chị đồng ý vì...tôi lỡ copy 1 đoạn rồi).
Cảm ơn chị nhiều,

wild_honey
03-07-2008, 09:15
Xin phép tác giả wild_honey cho tôi copy hành trình của chị sang diễn đàn Vespaviet.com.
Đọc hành trình của chị không thể dứt ra được và rất muốn chia sẻ với những người bạn thích du lịch trong diễn đàn Vespaviet. Nếu chị không cho phép tôi sẽ dừng lại (tất nhiên mong chị đồng ý vì...tôi lỡ copy 1 đoạn rồi).
Cảm ơn chị nhiều,

ô!Bạn cứ tự nhiên! chuyện cây nhà lá...rừng ý mà. Tớ được cái dễ tính, ai xin cũng cho tuốt tuột! Gì chứ cứ thêm fan là tớ thít cực! :D.

30 tháng 4 vừa rồi tớ cũng vinh hạnh được diện kiến các bạn vét sờ pa ở Huế. Chỉ dám đứng từ xa mà thầm ngưỡng mộ thôi! Từ bận ấy về nhà tớ cứ chiêm bao được chu du cùng các bạn nhưng gia tài có mỗi 1 con wave giẻ rách cú đỉn nên ngậm ngùi nhìn theo các bạn vè vè lượn qua.

phongvu
03-07-2008, 10:52
Cảm ơn chị đã cho phép, tôi cũng rất thích đi rừng. Nhớ lại cách đây mấy năm tôi cũng có 1 chuyến đi gian khổ gần như chị trên huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (tôi là kỹ sư địa chất, công việc điều tra địa chất trong rừng cũng gần giống các nhà sinh học), nhưng hồi ức của tôi thì... chịu ko thể viết đc. Đọc hành trình của chị thấy hay quá, tiếc là hết hơi sớm, mong sớm được đọc những chuyến đi tiếp của chị...

Dịp 30.4 chúng tôi có hội quân Vespa PX toàn quốc trong Huế, bắt đầu từ 2 đầu SG và HN chúng tôi đi theo đường HCM vào gặp nhau ở nghĩa trang Trường Sơn cùng thắp hương các anh hùng tử sĩ rồi kéo nhau về Huế (khi nào có thời gian sẽ khoe với chị và mọi người chuyến đi đó).
Chúng tôi cũng hay đi lang thang bằng Vespa, xa có gần có (đang thai nghén 1 chuyến đi Lào bằng Vespa)...
Tháng 7 này chúng tôi có chương trình đi Cát Bà 2 ngày bằng Vespa, nếu chị muốn cảm giác vè vè cùng vespa thì chúng tôi rất hân hạnh được có chị đi cùng:
http://www.vespaviet.com/forums/thread/66982.aspx

L00s3r
28-07-2008, 15:25
Thứ 6, ngày 08 tháng 9/2006 (tiếp)

Anh Lử nói chuyện suối này rất nhiều cá gọi là cá chày suối, có con to đến 4 kg, chỉ bắt được cá vào lúc chạng vạng tối. Câu loại cá này không cần lưỡi câu, chỉ cần buộc con giun vào đầu thả xuống nước mà nhấc lên, cá cắn mồi rất chặt. Anh kể có lần anh làm 1 chùm mồi, câu được những 7 con. Những nguời đi làm thảo quả ở đây không ai mang theo thức ăn ngoài gạo và muối, tất cả các nguồn thực phẩm khác họ đều dựa vào rừng.


Tặng bác Wild_Honey cảnh này cho đỡ nhớ cá suối nhé!
https://img523.imageshack.us/img523/5559/img00168za6.jpg

duturi
08-11-2010, 15:30
Chào các huynh,

Không ngờ có cái topic này.

Mình vừa đi rừng về xong. Cá thì chắc chắn là rất chi là nhiều, nhiều đến mức không cần phải nói nhiều.
Còn có việc muốn trình bày với các ace là mình có thấy rất chi là nhiều cây thông (loại thông lá dẹt) mọc ở độ cao khoảng 1500m đến 2400m. Cây rất to, đường kính gốc có thể trên 1m và chiều cao thì trên 100m là thường.

Với kiến thức vô cùng hạn hẹp của mình thì mình đoán bọn này chắc trên 1000 năm tuổi.
Nếu ai có mối để nghiên cứu nhóm cây rừng này, mình xin đi về vùng đấy một lần nữa.

summer_summer
26-08-2011, 15:06
Lúc đầu đọc mà cứ muốn hoa cả mắt lên vì toàn chữ là chữ, nhưng không thể nào ngưng đọc được. Cứ mong đến khúc cuối sẽ được nghe chị tả tiếng vượn hót như thế nào.... Bài viết quá hay, em khâm phục tác giả vô cùng.:D

cafe37
14-11-2011, 22:12
Để ít hôm nữa học đòi viết tiếp part 2 cho cái này. Nhiều khi muốn viết 1 chút cảm nhận dưới con mắt của 1 thợ săn rừng già nhưng không muốn nói nhiều hoặc cũng do không có nhiều ảnh nên chưa viết. Trong 3 tháng nữa sẽ hoàn thiện 1 pic với ý tưởng " ngang dọc rừng già". :D
Chờ nhé. Có lẽ nó sẽ giống cái nhìn của 2 cha con thợ săn vượn ấy. Những gã ấy đánh hơi nhanh lắm và lủi thì cực nhanh.

CASANOVA_hp
24-01-2013, 00:55
Như đọc truyện vậy..... văn hay và cuốn hút.

triton
16-02-2013, 07:10
Rất khâm phục bạn ONG

_badboy_
16-06-2013, 18:48
Hay! Rất có nội dung, cảm ơn bạn....

binhttq1
28-06-2013, 13:09
Quá thú vị...quá tuyệt vời !!!

nguyenthihuyen
12-07-2013, 13:47
Tổng chào cả nhà.

ngohoainam1993
30-10-2013, 16:36
hay thiệt không biết còn tiếp không đọc 1 loạt hết luôn :D

hippysl
06-03-2014, 15:38
Hờ hờ, em đăng kí nick cũng chỉ để thanks chị Mật Ong rừng vì bài viết quá hay, đọc những dòng chị viết cứ tưởng tượng ra khu rừng già!

Hiếu Fullface
11-03-2014, 09:31
Like cho tác giả bài viết "CÂU CHUYỆN RỪNG GIÀ"

falconx
22-06-2014, 15:32
Từ những năm 2006. Đã 8 năm là gần chục năm rồi. Lói văn rất hay. Like mạnh

emnho
26-06-2014, 11:40
Cho em xin phép coppy về máy đọc dần ạ!