PDA

View Full Version : Rong chơi Tây Giang – Nam Giang dành cho những kẻ tự kỷ 15 – 18/5/2014



caonguyendom
26-04-2014, 08:22
Nghe về 1 vùng đất, kiếm thông tin …. rất ít, đi và khám phá nét hoang sơ của nó, thật đẹp và quay trở lại vùng đất đã từng đi.

Tối 14/5/2014 => Bay Đà Nẵng
• Ngày 1: Đà Nẵng – Cù lao Chàm (Relax)
Khám phá Cù Lao Chàm
• Ngày 2: Đà Nẵng – Đông Giang – Tây Giang.
Ăn sáng, xuất fát đi P’rao, Đông Giang( Nông trường chè xanh). Ăn trưa tại P’rao, sau đó xuất phát đi Tây Giang. Tối ngủ tại trung tâm huyện Tây Giang, lượn lờ phố núi, cfe, thưởng thức cái lạnh tê tái của phố núi.
• Ngày 3: Trung tâm huyện Tây Giang – thôn Ch’noc, xã Ch’ơm.
Xuất phát đi Ch’noc (Hành trình sẽ có nhiều điều thú vị đây). Tối mình sẽ ngủ ở thôn Ch’noc.
• Ngày 4: Tây Giang – Đông Giang – Nam Giang - Đà Nẵng.
Tham quan thôn làng, ăn sáng xong (nếu có đồ ăn sáng), 9h mình sẽ trở lại huyện Tây Giang. Ăn trưa ở thị trấn P’rao (Đông Giang), sau đó theo đường mòn HCM qua Nam Giang về Đà Nẵng. Ăn tối.
• Ngày 5: Đà Nẵng - Sài Gòn
Khám phá Đà Nẵng (Đèo Hải Vân, Bán đảo Sơn Trà, …… ) Bay Sài gòn

Chi phí: 2.000.000đ/5ngày/1người (Khởi hành từ Đà Nẵng)
Ai join thì cho thông tin nhé hoặc PM mình.

Note:
Dự trù kinh phí nhưng sẽ không thu tiền, đi dến đâu sẽ lo đến đó (ăn bờ ngủ bụi)
Mục đích là rong chơi nên chương trình có thể thay đổi nhưng vẫn đảm bảo thời gian.
Chốt vào ngày 9/5/2014 - 1 mình cũng vẫn đi.

caonguyendom
26-04-2014, 08:40
Sẽ quay trở lại

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112969&d=1398476167
-------------------------------------------------------------------------------------
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112970&d=1398476167
-------------------------------------------------------------------------------------
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112971&d=1398476167
-------------------------------------------------------------------------------------
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112972&d=1398476167
-------------------------------------------------------------------------------------
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112973&d=1398476167
-------------------------------------------------------------------------------------
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112974&d=1398476167
-------------------------------------------------------------------------------------
https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=112968&d=1398476167

cubi99
26-04-2014, 09:59
Đã từng qua Đông giang , Tây giang chưa từng đặt chân tới - Nghe đồn Tây giang có món bùa yêu hấp dẩn quá , định kiếm một tí về bỏ bùa Bx nhà , nhưng không biết thực hư thế nào . Không đi máy bay - Chạy xe máy , đón đoàn ở Thạnh Mỹ được không ? Chuyến về - Ngọc Hồi - làm thử một mình suốt tuyến 14c xem sao !
Cho đặt một chổ nha bạn ! Thấy bạn ở Bình thạnh , tui cũng Bt không biết có gần nhau không ? Hôm nào rảnh , bạn nhín chút thì giờ giao lưu một tí ?

caonguyendom
26-04-2014, 10:45
Đã từng qua Đông giang , Tây giang chưa từng đặt chân tới - Nghe đồn Tây giang có món bùa yêu hấp dẩn quá , định kiếm một tí về bỏ bùa Bx nhà , nhưng không biết thực hư thế nào . Không đi máy bay - Chạy xe máy , đón đoàn ở Thạnh Mỹ được không ? Chuyến về - Ngọc Hồi - làm thử một mình suốt tuyến 14c xem sao !
Cho đặt một chổ nha bạn ! Thấy bạn ở Bình thạnh , tui cũng Bt không biết có gần nhau không ? Hôm nào rảnh , bạn nhín chút thì giờ giao lưu một tí ?

Mình 1 người + 1 ôm (đang kiếm con win), hẹn nhau ở đó vậy. Chi phí tự túc hoàng toàn mà, thêm bạn đồng hành sẽ vui.

Coca36
26-04-2014, 20:51
Lâu lắm rồi em mới thấy có người lên cung đi Tây Giang, cho em nửa gạch ôm nhé, em đi từ Hà Nội.

thucso
27-04-2014, 08:56
Hẹn gặp các bác ở Axan, ở trên này đang bước vào mùa mưa nên thường mưa về chiều, vì đây là khu vực biên giới các bác nên xin phép Đồn BP Axan và Đồn BP Gari.

caonguyendom
28-04-2014, 07:26
Hẹn gặp các bác ở Axan, ở trên này đang bước vào mùa mưa nên thường mưa về chiều, vì đây là khu vực biên giới các bác nên xin phép Đồn BP Axan và Đồn BP Gari.
Mình sẽ xin các thủ tục trước kih xuất phát không thì làm công tác dân vận vậy.


Lâu lắm rồi em mới thấy có người lên cung đi Tây Giang, cho em nửa gạch ôm nhé, em đi từ Hà Nội.
Mỗi người 1 xe nhé để cảm nhận chuyến đi và tất cả cung bật trên đường đi.

caonguyendom
28-04-2014, 12:40
Chuyện 'lạ' người C’Tu Nal
Nhắc đến khu 7, nhiều người sẽ nghĩ đến vùng đất chót vót cao, quanh năm mây phủ tại Quảng Nam, nhưng ít ai biết nơi đây còn ẩn chứa nhiều câu chuyện lạ lùng, thú vị của người C’Tu Nal (C’Tu thượng).

Khu 7 nằm ở độ cao khoảng 1.300 m so với mực nước biển, bao gồm các xã: Tr’Hy, Axan, Ch’Ơm và Gary thuộc H.Tây Giang. Từ lâu, vùng đất này nổi tiếng với địa hình hiểm trở và kỳ vĩ. Mùa khô, để vào khu 7, những tay lái “cứng” phải vã mồ hôi. Đến mùa mưa thì các con đường đất trơn trượt chính là thách thức đáng sợ cho mọi tay lái. Bởi vậy, ai từng đến đây đều thuộc nằm lòng câu nói: Bất đáo khu 7 phi hảo hán.

“Vựa lúa” giữa đại ngàn
Tuy nhiên, sẽ không hoài công khi đặt chân đến thôn Arooih, Ating và G’lao (xã Gary), rồi đứng trước cánh đồng ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Một thứ “hàng hiếm” trên dãy Trường Sơn. Cánh đồng là nguồn cung cấp lương thực lớn nhất của người dân xã Gary với diện tích 50 héc ta. Nhấp chén trà, già A Lăng Pơn (66 tuổi, trú tại thôn Arooih) hể hả khoe: “Cái nghèo còn đó nhưng cái đói thì không. Năm mất mùa, người làng bố vẫn đủ ăn, năm được mùa, cả làng còn dư gạo để bán cho bộ đội biên phòng nữa đấy”.

Nguồn nước không thiếu, đất đai màu mỡ nên bao đời nay, cây lúa cắm xuống đây luôn mọc thẳng, đem đến mùa vàng ấm no dù thời tiết có phần khắc nghiệt. Mùa này, trong thung hẹp cạnh ngọn núi Ahutch, cánh đồng bậc thang kéo dài cả chục héc ta xanh tít tắp. Riah Niêm (26 tuổi) vừa cặm cụi cấy từng “lọn lúa” vừa tâm sự: “Từ nhỏ, tôi đã nằm trên lưng cùng mẹ ra đồng. Cánh đồng mỗi năm dần rộng ra cho đến như bây giờ. Ông bà, cha mẹ luôn dặn tôi rằng, lúa nước là nguồn sống của cả làng nên biết bảo vệ và trông nom thì không bao giờ thiếu thốn”. Còn thiếu tá Phan Văn Thí, Đồn trưởng Đồn biên phòng 651 đóng tại xã Gary, cho biết năm nào, người dân tại 3 thôn cũng dư lúa bán cho đồn.

Bỏ rượu, sắm laptop
Ở Gary không chỉ có sự lạ lùng của thiên nhiên mà con người cũng hình thành những nếp sống “mới lạ”. Với người C’Tu vùng cao, uống rượu rừng là một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, không những uống nhiều mà họ có thể uống cả ngày. Thế nên, “lạ” là bởi trong suy nghĩ người dân cũng như cán bộ đã bắt đầu hình thành văn hóa từ chối rượu bia. Anh Pơ Loong Anh (27 tuổi), cán bộ kế toán xã Gary, không nhớ anh bắt đầu bỏ rượu từ khi nào, chỉ biết rằng nhờ bỏ rượu, tiết kiệm tiền mà anh đã có một chiếc máy tính xách tay mới tinh tươm. “Từ khi bỏ được rượu, mình đã dành dụm và mua được chiếc máy tính 13 triệu đồng đấy. Quá lợi…”, anh nháy mắt.

Xe máy được chuyển đến nhà gươl (nhà làng) giữa làng, toàn bộ chìa khóa xe được treo ngay ngắn trên tường nhà của trưởng thôn. Ai có việc cứ đến nhà trưởng thôn lấy chìa khóa, còn ai có uống rượu có đến năn nỉ lấy chìa khóa cũng chỉ thêm tốn thời gian

Đại úy Trịnh Minh Chúc, Phó bí thư Đảng ủy xã Gary, kể khi mới về làm cán bộ tăng cường, sau mỗi cuộc họp xã lại tổ chức nhậu “giao lưu” tốn kém tiền bạc lẫn thời gian. “Khoảng 3 năm trước, khi có chủ trương cải cách hành chính, tôi đã khởi xướng hạn chế hoặc không tổ chức “phần hội” sau các buổi họp để dành tiền mua máy tính”, đại úy Chúc trải lòng và kể thêm: “Ban đầu cũng có lời ra tiếng vào nhưng dần dần thấy hiệu quả nên anh em ai cũng đồng lòng”. Theo đại úy Chúc, người dân trong xã hằng ngày uống rượu rất nhiều nhưng từ khi thấy cán bộ xã bỏ rượu hoặc từ chối uống rượu, nhiều người đã thay đổi nhận thức. Thậm chí, có người dân tẩy chay rượu.

Từ ngày thực hiện văn hóa từ chối rượu bia, chỉ trong 2 năm, cả xã Gary từ chỗ không có chiếc máy tính nào nay đã có 34 cái. Nhờ đó, trình độ tin học của nhiều người cũng được nâng lên. Giờ nhiều cán bộ C’Tu mở laptop, gắn 3G, mở email chuyển tài liệu đi là “chuyện thường ở huyện”. Bí thư Đảng ủy xã Gary Hồ Xuân Danh cho biết: “Chúng tôi đã làm việc với nhà mạng để kéo một đường cáp, thiết lập mạng wifi riêng cho xã. Chỉ cần có thế, Gary sẽ không còn xa xôi nữa”.

Lễ tết, nộp chìa khóa xe
Những ngày ở khu 7, chúng tôi được nghe câu chuyện khá hy hữu. Đó là “văn hóa” nộp chìa khóa xe máy của người C’Tu tại thôn Arầng 1 (xã Axan) vào mỗi dịp lễ tết. Chúng tôi thắc mắc với trưởng thôn Pơ Loong Za, lễ tết vui vẻ là thế, có cái xe để đi lại mà đem nộp chìa khóa thì lấy gì đi chơi. “Thanh niên cứ phóng xe ầm ầm. Tai nạn nhiều quá. Nhờ giữ chìa khóa mà mỗi dịp lễ tết, bản tôi không có người bị thương, tử vong do tai nạn đấy”. Anh Za nói ngay: “Năm 2008, cả thôn chuyển về đất mới với 231 nhân khẩu (46 hộ dân). Người dân trong thôn sắm được 15 xe máy thì có nhiều nhặn chi, ấy thế mà tai nạn giao thông cứ xảy ra làm khổ cả làng. Tôi mới họp với già làng bàn cách ngừa tai nạn”. Nghe qua cách giữ chìa khóa xe máy vào dịp lễ tết, già làng Pơ Loong Jím (73 tuổi) gật đầu cái rụp.

Nói cho chính xác thì ban đầu là thu toàn bộ chìa khóa xe máy của các hộ dân trong thôn. Cứ đến ngày tết, lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới… trưởng thôn Pơ Loong Za lại đến từng nhà đề nghị người dân giao nộp chìa khóa xe kèm những lời vận động, giải thích mục đích. Sau đó, xe máy được chuyển đến nhà gươl (nhà làng) giữa làng, toàn bộ chìa khóa xe được treo ngay ngắn trên tường nhà của trưởng thôn. Ai có việc cứ đến nhà trưởng thôn lấy chìa khóa, còn ai có uống rượu có đến năn nỉ lấy chìa khóa cũng chỉ thêm tốn thời gian. “Ban đầu, mấy đứa choai choai không đồng tình, bọn nó chửi bố và trưởng thôn Za làm điều bất công. Có bữa tới nhà thu chìa khóa, có người trốn, người cự… Nhưng cái gì cũng có thưởng có phạt chứ”, già làng Jím cười bí hiểm. Theo già Jím, thưởng là tạo điều kiện mỗi khi có chính sách hỗ trợ từ cấp trên cho những hộ dân chấp hành, phạt thì ngược lại. Lâu dần thành lệ, cứ đến lễ, thanh niên trong làng lại chủ động dắt xe vào gươl, khóa cẩn thận rồi đến nhà trưởng thôn nộp chìa khóa. Được trưởng thôn, già làng căn dặn ai cũng vui vẻ, thuận lòng ra về.

Màn sương bạc la đà rơi xuống từng bản làng, mây đục nặng nề trôi, khắp miền Tây Giang đón đợt không khí lạnh đang tràn về. Những điều lạ lùng của khu 7 suy cho cùng chính là biểu hiện của khao khát đổi thay, phát triển. Chúng tôi rời khu 7 mà lòng vấn vương vì sự tò mò. Chắc hẳn, người C’Tu Nal ở khu 7 sẽ còn viết tiếp những điều lạ lùng trong gian khó.

Sưu tầm
Hoàng Sơn

dragon_cat
28-04-2014, 13:46
Em 1 gạch cứng đi ngày 2,3,4 của hành trình . Em ở Đà Nẵng
Trần Kim Nhật .
Số cầm chân 09 không 5 hai một 77 tám 7 .
Hẹn gặp bác ở Đà Nẵng

caonguyendom
28-04-2014, 13:59
Em 1 gạch cứng đi ngày 2,3,4 của hành trình . Em ở Đà Nẵng
Trần Kim Nhật .
Số cầm chân 09 không 5 hai một 77 tám 7 .
Hẹn gặp bác ở Đà Nẵng

Bác có thể thuê dùm mình 1 chiếc win không ???

dragon_cat
28-04-2014, 14:04
Bác có thể thuê dùm mình 1 chiếc win không ???
Ok ! Bác lấy xe ngày 14/5 và trả xe ngày 18/5 ah` ?

dragon_cat
28-04-2014, 14:06
Em chạy Jupiter Mx được không ?

caonguyendom
28-04-2014, 16:44
Ok ! Bác lấy xe ngày 14/5 và trả xe ngày 18/5 ah` ?

Uh, lấy xe ngày 16/5 - trả 19/5/2014.

Coca36
28-04-2014, 22:24
Mình sẽ xin các thủ tục trước kih xuất phát không thì làm công tác dân vận vậy.


Mỗi người 1 xe nhé để cảm nhận chuyến đi và tất cả cung bật trên đường đi.

Hic, em chưa bao giờ tự lái đường dài cả :(

caonguyendom
29-04-2014, 08:03
Hic, em chưa bao giờ tự lái đường dài cả :(

Có thể tập từ từ được mà, hy vọng bữa đó sẽ gặp mặt.

caonguyendom
29-04-2014, 11:05
Cần vài món như sau:
- Túi ngủ ấm
- Tấm lót nilon, tấm cách nhiệt
- Áo mưa bộ + áo mưa balo.
- 2 quần jeans, 1 kaki, 1 quần sọt, 5 áo thun, 1 khoát mỏng dài tay đi nắng và làm áo gió.
- 2 vớ thể thao, 1 vớ chống vắt.
- Mủ bảo hiểm có kính.
- 1 soffel.
- Vài viên paradol, sủi,...... thuốc thông thường.
- 1 máy ảnh du lịch, sẽ kiếm thêm thẻ nhớ.
- 1 máy in hình nhanh dành chụp cho các bé + đầu đọc thẻ.
- 1 bộ đồ sữa xe.

Thiếu gì nữa ta.

caonguyendom
05-05-2014, 11:42
Lên Tây Giang ăn gỏi tr’đin

Đọt non của cây tr’đin có chất dịch có thể chế biến rượu tr’đin. Chỉ cần cho chất dịch thơm, ngọt… từ buồng trái của cây tr’đin lên men với vỏ cây chuồn (apăng) sẽ được loại rượu rất thơm ngon, rượu có vị ngọt, đắng nhẹ, khay khay… làm tê tê đầu lưỡi như “nhấp” sâm banh.

Cây tr’đin còn gọi là tà đin hay đủng đỉnh núi, thường mọc nơi ẩm ướt, râm mát, gần các khe suối trong rừng. Ngoài ra, người Cơ Tu còn trồng cây tr’đin bằng hạt, người có kinh nghiệm thường chọn giống từ cây to, cao, lấy hạt dẹt (hạt cái). Một cây tr’đin cao chừng 10m, có đường kính gốc gần 0,5m, thường ra 4 – 5 buồng trái, một buồng ra hàng ngàn trái, một trái thường 1 – 2 hạt.

Cái đặc sắc thứ hai là phần cổ hũ (đọt non) của cây tr’đin, người Cơ Tu gọi là “lam tr’đin”. Người ta chọn những cây tr’đin mọc dày, không phát triển, chặt lấy đọt, bóc ra lấy phần lõi non của cây. Cổ hũ tr’đin dùng để nướng, chiên, xào, làm gỏi… hoặc nấu, kho với các loại thịt rừng hoặc tôm, cá rất thơm ngon. Trong mâm cơm cúng Yàng và các vị thần linh trong Lễ ăn mừng lúa mới của người Cơ Tu ở Tây Giang (Quảng Nam) luôn có các món lam tavak, lam tr’đin, lam đọt mây (adương) nướng rất thơm ngon. Thông thường, nhà trai mang quà đến nhà gái, thăm sui gia trong những ngày lễ tết của người Cơ Tu, họ thường mang lam tavak, lam tr’đin đến biếu.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113249&d=1399264880
Gỏi tr’đin với mối cánh

Ở vùng núi biên giới giáp với Lào, ở xã Bhalêê (Tây Giang – Quảng Nam) khách đến chơi nhà được thưởng thức món “gỏi tr’đin”. Chủ mang rựa ra vườn rừng chọn một cây tr’đin vừa phải, chặt ngọn, lột bỏ bẹ già, rửa sạch để ráo, xắt chế biến món gỏi (ađiing). Có thể lấy một lon tép khô, khử dầu phụng (thứ thiệt) bỏ vào vài tép tỏi đập dập, khi dầu và tỏi bốc mùi thơm, bỏ tép (tép bắt dưới suối phơi khô) hoặc mối cánh vào khuấy đều, nêm nước mắm, gia vị… sau đó đổ lam tr’đin đã xắt nhỏ vào xoong, đảo nhiều lần cho đều; rải đậu phụng rang (giã dập), rau thơm, ớt, tiêu rừng (amất) vào. Món gỏi này ăn vừa giòn vừa thơm, mát ngọt… “nổi trội” hơn các nguyên liệu khác như tù hủ dừa, cau, chà là… Vừa ăn vừa uống rượu tr’đin thì đúng điệu. Thích thú hơn, dùng bánh tráng nướng vàng ươm để xúc, nhai rôm rả mà nghe thấm đậm hương vị núi rừng đại ngàn Trường Sơn hoang dã.

Theo các già làng, người Cơ Tu sống gần với lam sơn chướng khí nên cũng gặp một số bệnh, tay chân ứ nước (phù), bụng tích nước (cổ trướng), thở khó khăn do bụng tích lớn mà sau này tây y gọi là bệnh viêm cầu thận mãn tính. Đồng bào Cơ Tu khi bị bệnh này thường dùng lam tr’đin nấu canh với một con cá trê vàng, không cho muối, chỉ cho chút ít bột nêm cho dễ ăn hoặc ăn món gỏi tr’đin nêm nếm lạt. Mỗi ngày ăn hai bữa chính, ăn chung với cơm hoặc ăn cơm với gỏi tr’đin nêm lạt. Ăn như vậy liên tục trên nửa tháng thì bệnh sẽ giảm hoặc khỏi. Đây chỉ là cách điều trị theo kinh nghiệm dân gian bản địa, nhưng lam tr’đin cũng chỉ là một loại rau rừng thơm ngon.

cubi99
05-05-2014, 11:58
Caonguyendom ! Em , con người lặn lội sương gió nhiếu sao vẩn giử được dáng vẻ " thư sinh " vậy . ( mới biết trưa 1/5 ở Cà ná ) . Nên chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người đi !

caonguyendom
06-05-2014, 07:52
Caonguyendom ! Em , con người lặn lội sương gió nhiếu sao vẩn giử được dáng vẻ " thư sinh " vậy . ( mới biết trưa 1/5 ở Cà ná ) . Nên chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người đi !

Sao bữa đó không giao lưu nhỉ. Buồn ghê, có gặp ở chuyến này không cubi99 ??

cubi99
07-05-2014, 11:33
Sao bữa đó không giao lưu nhỉ. Buồn ghê, có gặp ở chuyến này không cubi99 ??
Hên - Xui ! thôi em .

caonguyendom
07-05-2014, 11:41
Bảo tồn và phát triển văn hóa Cơ-tu

ở Tây Giang

HUYỆN Tây Giang có trên 95% dân số là đồng bào Cơ-tu, với một kho tàng văn hóa phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Từ khi tái lập huyện đến nay, Đảng bộ, chính quyền, các ngành, đoàn thể và đồng bào đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ-tu trên địa bàn huyện. Trong đó, việc xây dựng mái gươl (thiết chế văn hóa làng Cơ-tu) được đặt lên hàng đầu. Bởi, gươl của người Cơ-tu là linh hồn của người Cơ-tu. Nơi đây vừa lưu giữ nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc vừa diễn ra các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội truyền thống của cộng đồng người Cơ-tu.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=113475&d=1399437647

Toàn huyện có 61/70 gươl thôn, 3 gươl xã. Mái gươl được dựng tuân thủ cấu trúc, ý niệm tâm linh truyền thống của người Cơ-tu. Kinh phí xây dựng mỗi nhà gươl bình quân 150-200 triệu đồng. Đặc biệt là huyện đã đầu tư gần 4 tỷ đồng để xây dựng khu làng văn hóa truyền thống Cơ-tu tại trung tâm xã Atiêng. Ngoài gươl trung tâm làng, còn có 10 moong (nhà truyền thống) do nhân dân 10 xã trong huyện góp công sức xây dựng. Khu làng văn hóa truyền thống còn có “điểm nhấn” là ngôi nhà dài (còn lại duy nhất ở miền núi Quảng Nam, với 40 bếp) được đưa từ Ch'ơm về phục dựng và ngôi nhà mồ với những lối kiến trúc và điêu khắc nguyên bản phong cách Cơ-tu rất đặc sắc. Khu vực làng văn hóa truyền thống tại trung tâm huyện giống như một “bảo tàng” về văn hóa kiến trúc và điêu khắc của người Cơ-tu Tây Giang. Đây không chỉ là nơi dừng chân của du khách, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá văn hóa người Cơ-tu Quảng Nam. Bí thư Huyện ủy Tây Giang Bh'ríu Liếc cho biết: “Văn hóa Cơtu rất đa dạng, phong phú. Trong đó, nghệ thuật điêu khắc cũng đặc sắc như điêu khắc của các dân tộc anh em, đã được phát huy và phát triển tốt. Sau một thời gian tưởng như mai một, khi Tây Giang phát triển phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thì làng văn hóa truyền thống, gươl và nhà mồ điêu khắc gỗ ở trung tâm huyện được khôi phục lại. Công đóng góp của nhiều người, nhưng vai trò lớn nhất là các nghệ nhân là những người uy tín trong cộng đồng. Họ vừa làm vừa hướng dẫn, truyền nghề nghề điêu khắc cho lớp trẻ để góp phần bảo tồn và phát huy tích cực các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ-tu”.

Bên cạnh việc xây dựng mái gươl và các thiết chế văn hóa, huyện Tây Giang cũng chú trọng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể của người Cơ-tu. Trong năm 2009, lần đầu tiên huyện tổ chức lễ hội mừng lúa mới với qui mô toàn huyện. Lễ mừng lúa mới được phục dựng đã tạo ra niềm vui lớn trong các tầng lớp nhân dân ở Tây Giang. Việc sưu tầm các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc, các điệu dân ca, hát lý đã được Trung tâm VHTT huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các địa phương triển khai thường xuyên. Đội cồng chiêng của huyện và các xã được xây dựng với trình độ biểu diễn ngày càng được nâng cao để phục vụ các hoạt động văn hóa - lễ hội tại địa phương. Các ấn phẩm về vùng đất, văn hóa, con người và ngôn ngữ Cơ-tu Tây Giang được xuất bản, nhằm làm cho mỗi người dân Tây Giang thêm yêu mến về quê hương, ý thức về gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa, tình đoàn kết anh em của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện.

Ngoài việc nâng cao cái tâm và tầm của người làm văn hóa, huyện Tây Giang cũng đã phát huy vai trò của già làng, trưởng thôn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Cơ-tu. Toàn huyện có 72 trưởng thôn, già làng có uy tín, đa số là cán bộ nghỉ hưu, đảng viên. Nhiều già làng, trưởng thôn ở Tây Giang còn có đóng góp rất tích cực cho địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những Clâu Nâm, Bhríu Pố, Ker Tíc, Clâu Blao, Alăng Bhuôch… Hầu như tất cả các gươl trên địa bàn huyện Tây Giang đều có sự tham gia đóng góp công sức, trí tuệ của đội ngũ già làng, trưởng thôn. Họ là những người cần cù chịu khó tạo ra các công cụ, nhạc cụ, nghệ thuật điêu khắc, lưu giữ và truyền lại các giá trị văn hóa phi vật thể như nói lý, hát lý, các loại truyện cổ và câu đố của dân tộc Cơ-tu…

Cùng với việc xây dựng mái gươl, nhà làng truyền thống, văn hóa phi vật thể của đồng bào Cơ-tu, huyện Tây Giang đã thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của địa phương để thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Những năm qua, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: ngày hội đại đoàn kết, chợ ẩm thực Cơ-tu, ngày hội văn hóa Cơ-tu tại Đà Nẵng, về thăm khu địa đạo Axòo… Những hoạt động ấy góp phần tích cực trong việc “quảng bá” văn hóa, vùng đất và con người Tây Giang.

Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn xác định văn hóa Cơ-tu là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Nghị quyết về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ-tu được ban hành thể hiện quyết tâm đó. Nghị quyết chỉ rõ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: gươl, làng truyền thống, các lễ hội mừng lúa mới, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực truyền thống, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, nghệ thuật biểu diễn các loại nhạc cụ, nói lý, hát lý, hát giao duyên, nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ hoa văn... Nhấn mạnh tập trung xây dựng con người Cơ-tu trong giai đoạn mới. Bản sắc văn hóa là vốn quý của người Cơ-tu, được truyền từ đời này qua đời khác, đã và đang được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Tây Giang./.

dragon_cat
07-05-2014, 14:23
Sorry Caonguyen_Dom
15-18 mình có 3 cái đám cưới nên mình xin được rút gach.
Nếu bạn chưa có xe Win thì mình sẽ tìm chỗ thuê dùm bạn , mình đã tham khảo vài cửa hàng nhưng ma không thấy cho thuê xe Win .

caonguyendom
07-05-2014, 14:32
Sorry Caonguyen_Dom
15-18 mình có 3 cái đám cưới nên mình xin được rút gach.
Nếu bạn chưa có xe Win thì mình sẽ tìm chỗ thuê dùm bạn , mình đã tham khảo vài cửa hàng nhưng mà không thấy cho thuê xe Win .
Pác giúp dùm mình 1 con win100 nhé.

caonguyendom
08-05-2014, 09:49
Tình hình là đã có con win100, giờ tuyển ôm cho em nó.

mrquicuong
09-05-2014, 09:30
Bác ơi, book vé máy bay tối 14-5 ra Đà Nẵng hết bao nhiêu vậy bác?

Cảm ơn bác.

caonguyendom
09-05-2014, 09:41
Bác ơi, book vé máy bay tối 14-5 ra Đà Nẵng hết bao nhiêu vậy bác?

Em ở Tây Ninh, nếu dc thì e ra máy bay chung với bác luôn.

Không thì chiều 14 em đi xe đò ra sáng 15 gặp bác tại ĐN.

Số dt của em: 0988540230- Cường.

Cảm ơn bác.

Vé máy bay 2t2 khứ hồi pác ah, nếu đi được thì alo sớm nhé

mrquicuong
09-05-2014, 10:02
Để em báo nghỉ với sếp. Sẽ trả lời lại bác trong tối nay.

Theo dự tính, em sẽ đi xe khách ra Đà Nẵng. Sáng 15 gặp bác ngoài đó.
Rồi đi chung. Tùy tình hình nếu còn dư tiền thì book vé bay từ ĐN-SG với bác.

Nếu bác biết hãng xe nào chạy từ SG ra ĐN trong đêm thì giới thiệu em vơi.

Cảm ơn bác.

caonguyendom
09-05-2014, 10:17
Để em báo nghỉ với sếp. Sẽ trả lời lại bác trong tối nay.

Theo dự tính, em sẽ đi xe khách ra Đà Nẵng. Sáng 15 gặp bác ngoài đó.
Rồi đi chung. Tùy tình hình nếu còn dư tiền thì book vé bay từ ĐN-SG với bác.

Nếu bác biết hãng xe nào chạy từ SG ra ĐN trong đêm thì giới thiệu em vơi.

Cảm ơn bác.

Sáng 15/5 sẽ đi Cù Lao Chàm pác nhé, nên thu xếp ra sớm. Pác có thể tham khoả các nhà xe http://www.vietcaretravel.net/xe-o-to/tim-xe-tai-mien-trung/tuyen-xe-mien-trung/181-cac-xe-khach-chat-luong-cao-di-da-nang.html.
Note: Nếu ok, pác cho mình gởi cái chân máy chụp hình.

Cập nhật lịch trình:
Chiều 14/5/2014 => Bay Đà Nẵng chuyến 14:15 – 15:35 => đi về Hội An (nhận phòng Hội An)
• Ngày 1: Đà Nẵng – Cù lao Chàm
Khám phá Cù Lao Chàm (ngủ Đà Nẵng or Hội An)
• Ngày 2: Đà Nẵng – Đông Giang – Tây Giang.
Ăn sáng, xuất fát đi P’rao, Đông Giang( Nông trường chè xanh). Ăn trưa tại P’rao, sau đó xuất phát đi Tây Giang. Tối ngủ tại trung tâm huyện Tây Giang, lượn lờ phố núi, cfe, thưởng thức cái lạnh tê tái của phố núi.
• Ngày 3: Trung tâm huyện Tây Giang – thôn Ch’noc, xã Ch’ơm.
Xuất phát đi Ch’noc (Hành trình sẽ có nhiều điều thú vị đây). Tối mình sẽ ngủ ở thôn Ch’noc.
• Ngày 4: Tây Giang – Đông Giang – Nam Giang - Đà Nẵng.
Tham quan thôn làng, ăn sáng xong (nếu có đồ ăn sáng), 9h mình sẽ trở lại huyện Tây Giang. Ăn trưa ở thị trấn P’rao (Đông Giang), sau đó theo đường mòn HCM qua Nam Giang về Đà Nẵng. Ăn tối. (Nhận phòng Đà Nẵng)
• Ngày 5: Đà Nẵng - Sài Gòn
Khám phá Đà Nẵng (Đèo Hải Vân, Bán đảo Sơn Trà, ……) Bay Sài gòn 18:25 – 19:45

mrquicuong
09-05-2014, 12:47
Bác ơi. chiều thứ 7 hoặc trong ngày CN mình có đi gần nhà thờ nào không bác.

Em đi lễ chủ nhật.

caonguyendom
10-05-2014, 08:31
Đã có 2 xế:
@ caonguyen_dom (Tphcm)
@ mrquicuong (Tây Ninh)

Tuyển ôm không nhỉ ???

mrquicuong
10-05-2014, 08:52
Đã đặt vé. Hẹn gặp các bác ở Đà Nẵng tối thứ 4 14-05.

mrquicuong
10-05-2014, 09:33
Đã có 2 xế:
@ caonguyen_dom (Tphcm)
@ mrquicuong (Tây Ninh)

Tuyển ôm không nhỉ ???

Đông thì vui hơn bác nhỉ.

HMN89
11-05-2014, 10:10
em mới đi clc về, bác cần thông tin thì báo em nhé!
cung này hay thật trùng dịp sinh nhật mình hỏng biết đi đâu, có thể jion cung vào ngày 2,3,4.
vì đông giang_tây giang mình đi rồi nên sẽ quay lại, có nam giang là chưa nên rất tò mò.
mình ở đn, cho mình xin ké 1 chân nhé.

mrquicuong
11-05-2014, 15:22
em mới đi clc về, bác cần thông tin thì báo em nhé!
cung này hay thật trùng dịp sinh nhật mình hỏng biết đi đâu, có thể jion cung vào ngày 2,3,4.
vì đông giang_tây giang mình đi rồi nên sẽ quay lại, có nam giang là chưa nên rất tò mò.
mình ở đn, cho mình xin ké 1 chân nhé.
Bác để lại sdt có gì anh em dễ liên lạc bác.

HMN89
12-05-2014, 08:07
Bác để lại sdt có gì anh em dễ liên lạc bác.

bác liên lạc với em qua fb: hong my ngo, số cầm tay:0934876894

mrquicuong
12-05-2014, 08:12
bác liên lạc với em qua fb: hong my ngo, số cầm tay:0934876894

OK bac, ra ĐN e sẽ liên lạc.

caonguyendom
12-05-2014, 09:29
em mới đi clc về, bác cần thông tin thì báo em nhé!
cung này hay thật trùng dịp sinh nhật mình hỏng biết đi đâu, có thể jion cung vào ngày 2,3,4.
vì đông giang_tây giang mình đi rồi nên sẽ quay lại, có nam giang là chưa nên rất tò mò.
mình ở đn, cho mình xin ké 1 chân nhé.

Tối 14/5 khả năng ở đà nẵng rất cao nên nếu được chúng ta sẽ gia lưu trước khi đi nhé.

mrquicuong
12-05-2014, 15:30
Tối 14/5 khả năng ở đà nẵng rất cao nên nếu được chúng ta sẽ gia lưu trước khi đi nhé.

Vậy quyết định ở ĐN tối thứ 4 đi bác. Em ghé Núi Thành Quảng Nam rồi chiều thứ 4 bắt xe ra ĐN.

caonguyendom
13-05-2014, 08:42
Tình hình là:
Cứng: 4 gạch: 2 sài gòn + 1 tây ninh + 1 đà nẵng
Mềm: 2 gạch đà nẵng

caonguyendom
13-05-2014, 08:55
Vậy quyết định ở ĐN tối thứ 4 đi bác. Em ghé Núi Thành Quảng Nam rồi chiều thứ 4 bắt xe ra ĐN.

Pác cứ ghé đó và theo như mình thống nhất, trước khi đi gọi cho mình mình sẽ báo là mình sẽ ở Hội An hay Đà Nẵng, nhé.

nhatlinhqn91
15-05-2014, 14:47
Anh chị đi xong về làm 1 bài cho em biết thêm về cung này nhé.
Em cũng đang định đi cung này mà chưa có thông tin gì nhiều.
Mong anh chị nhiệt tình giúp đỡ.

Shadowed
15-05-2014, 16:36
Đã từng qua Đông giang , Tây giang chưa từng đặt chân tới - Nghe đồn Tây giang có món bùa yêu hấp dẩn quá , định kiếm một tí về bỏ bùa Bx nhà , nhưng không biết thực hư thế nào . Không đi máy bay - Chạy xe máy , đón đoàn ở Thạnh Mỹ được không ? Chuyến về - Ngọc Hồi - làm thử một mình suốt tuyến 14c xem sao !
Cho đặt một chổ nha bạn ! Thấy bạn ở Bình thạnh , tui cũng Bt không biết có gần nhau không ? Hôm nào rảnh , bạn nhín chút thì giờ giao lưu một tí ?


Bác Đức phen này kiếm giúp em lá bùa yêu với nhé.... em đang ế chỏng chơ đây, thanks bác :)

Lamnd
16-05-2014, 10:40
Mình đã đi cung này đầu năm 2013, không biết bây giờ tình hình đường xá có tốt hơn không nhưng mình chia sẻ lại lịch trình để các bạn có thêm thông tin để tính:

1. Từ Prao tới trung tâm huyện Tây GIang bọn mình đi từ sáng khoảng 11-12h tới nơi, đường thì đẹp không vấn đề gì, thăm thú ở đây ăn trưa xong đi vào đến Axan đường vẫn ok khoảng 4PM tới Axan và có vào xin phép đồn biên phòng Axan mất khoảng 30-45'. Sau đó Axan vào Ch'om thì đường khủng khiếp lắm, bùn đất lầy lội, nếu các bạn trang bị được xích bám thì đi nhanh hơn. Từ Axan vào Ch'om chắc chỉ khoảng 20-30km thôi nhưng bọn mình mất 4 -5 tiếng để đi, khoảng 9h-10hPM bọn mình mới dến Ch'om và xin vào ngủ nhờ tại trạm biên phòng Bản K'noc (thuộc DBP Gari). Đáng lẽ phải xin phép ở DBP Gari nhưng vì quá mệt và trời tối nên hôm sau các chú ý cho qua , chứ quay lại Gari thì rất mệt.

2. Sáng hôm sau chơi tại bản K'noc và lên cột cờ biên giới Việt Lào đến khoảng 10-11AM bọn mình xuất phát quay lại trung tâm Tây Giang đúng 4.00PM, vừa đói vừa mệt lả.

Lên đó các bạn xin uống rượu Tr'Đin nhé , đặc sản đó hehe

Vậy nên các bạn nên chuẩn bị sẵn đèn pin soi đường buổi tối, dây kéo xe đồ sửa xe, đồ ăn trên đường, quần áo đủ ấm (trời khá lạnh khoảng 15oC đợt mình đi tháng 1/2013). Xe cộ nên chọn xe ngon chút chứ xe lởm khởm đi vaò đấy là khóc tiếng mán luôn đó. Đợt đó bọn mình đi 3 xe, đều là Wave và Sirrious, may kiếm đc xe ngon đi về tã luôn xe của họ.

Chúc các bạn đi an toàn và vui vẻ.