PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Cát bụi Rajasthan



gianker
05-01-2011, 22:29
Cát bụi Rajasthan

Sinh ra từ cát bụi, và rồi trở về lại với cát bụi…




https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK301.jpg

Cát bụi ở đây, có thể hiểu là cát từ vùng sa mạc Thar Desert rộng lớn ở phía Tây, hàng năm vào mùa nóng thổi theo từng đợt gió vào khắp Delhi, tạo ra bụi bặm luôn dấy lên từ những bước chân đi ở từng con đường Rajasthan. Và cũng có thể hiểu đó là quá khứ lừng lẫy của để chế Mughal, một trong những triều đại rực rỡ của lịch sử Ấn Độ.

Quay trở lại lịch sử, với 2 từ Mughal, hay còn gọi là Mongul, Mongol, Moal, Tartar, Mông Cổ, đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người, với lãnh thổ kéo dài từ Châu Á đến tận Châu Âu. Vậy, người Mông Cổ thì có liên quan gì đến vùng Rajasthan, vùng của những người Raiput anh dũng và kiêu hùng với niềm tin tuyệt đối từ đạo Hindu đến từ phía Nam lục địa Ấn Độ. Có thể Thành Cát Tư Hãn, sau khi chiếm Trung Hoa Đại Lục, đánh đổ mọi sự chống cự ở Trung Á, kiểm soát con đường tơ lụa và chiếm đến miền Trung Pakistan hiện tại (với trung tâm là thành phố Lahore, cổng thành Đỏ Red Fort ở Delhi ngày nay quay hướng về nơi này), thì dừng lại, vì nhiệt độ đã trở lên quá nóng so với người Mông Cổ. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, các hậu duệ của ông vẫn tiếp tục đánh chiếm và thực hiện tư tưởng cả thế giới thành một của ông, với sự đánh bại đế chế Ba Tư (Persia), tiến quân vào Ai Cập và vào Châu Âu. Lúc này, Ấn Độ vẫn chưa thuộc đế chế Mông Cổ. Ba trăm năm sau, các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau khi tạo dựng triều đại vững chắc của mình ở Trung Á bắt đầu tiến đánh Ấn Độ. Năm 1526, sau chiến thắng trước quân Ấn tại Delhi, Babur lên ngôi hoàng đế và bắt đầu mở ra một đế chế Mughal rực rỡ trong lịch sử Ấn Độ.

Các triều đại Mughal với sự cải đạo sang đạo Islam (Muslim) đã tạo ra các công trình vĩ đại trong lịch sử nhân loại với kiến trúc Muslim làm nền móng. Hoàng đế Humayun (con trai của Babur) sau khi chết đã được vợ mình xây dựng nên Lăng mộ Humayun Tomb ở Dehli bởi những người thợ đến từ Ba Tư . Lăng mộ này là nền móng về mặt kiến trúc cho Taj Mahal được xây dựng bởi dòng dõi của ông sau này.

Tiếp đến triều đại của vua Akbar, con trai của Humayun. Có thể nói, Akbar là vị vua lừng lẫy nhất trong tất cả các vị vua của đế chế Mughal, với sự bành trướng rộng khắp miền Bắc Ấn. Rajasthan, vùng đất của những người Rajput, lúc này là sự cát cứ, phân chia quyền lực và chiến tranh liên miên của những vị vua từng vùng, với hệ thống thành lũy được xây dựng vô số, tương ứng với từng vùng đất. Chính sự giành giật lẫn nhau đó của các vương quốc nhỏ đó là điểm yếu để Vua Akbar lợi dụng. Với sự đàn áp, đánh chiếm và liên minh riêng với từng thủ lĩnh của từng vương quốc (Akbar có 3 người vợ, một theo đạo Hindu, một theo Islam và một theo Thiên chúa), mà dần dần, vua Akbar thống nhất toàn vùng Rajasthan và phía Bắc Ấn Độ. Quân đội anh dũng và kiêu hùng của những người Rajput sau này trở thành cánh tay phải của ông trong các cuộc đánh chiếm các vùng đất tiếp theo ở phía tây và đông. Khi Delhi ở quá xa, Vua Akbar cho xây dựng và chuyển kinh đô về Agra (Agra Fort) và đời đô về Fatebur Sikri vào năm 1571 sau khi ông được tiên đoán là sẽ có con. Từ một vùng đất hoang vu còn nhiều dã thú, Fatephur Sikri đã nhanh chóng biến thành một thành phố tráng lệ với nhũng cung điện, hồ nước nhân tạo, đài phun nước,… hết sức lộng lẫy. Tuy nhiên năm 1585 Akbar lại dời thiên đô về Lahore. Cuối cùng vào năm 1599 cung đình Mughal lại quay về Agra và Akbar định cư ở đó cho đến khi qua đời.

Cháu của vua Akbar là vua Shah Jahan, sau này đã xây dựng nên một trong những kỳ quan của thế giới, Lăng mộ Taj Mahal để tiếc thương cho người vợ của mình. Cố cung Red Fort xưa kia của ông cha vô tình lại là nơi giam giữ ông, bởi chính con trai của mình.. và ông sẽ không bao giờ tiếp tục ý định xây thêm một Black Tal Mahal cho riêng mình ở phía bên kia bờ sông, đối diện với Taj Mahal..

Có vẻ như có quá nhiều lịch sử quá nhỉ! Thư giãn nào, đã đến lúc để nói thêm một chút về chuyến đi lần này, và tất cả những gì sẽ có trong topic này lại liên quan đến phần lịch sử trên. Gần nửa tháng cho một chuyến đi đến một số nơi ở bang Rajasthan là quá ít, thường thì sẽ phải mất hơn 1 tháng đến vài tháng để hiểu hết những gì nơi này. Rất muốn đi thêm nhiều nhiều nơi khác nữa ở Rajasthan, song do không có nhiều thời gian, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, nên trong topic này sẽ nói thêm về một số điểm sau:

I. Jodhpur – Thực sự là thành phố màu xanh (Blue City ) với pháo đài Mehrangart oai hùng

II. Bikaner – Sa mạc, nghệ thuật và thiên đường của những con chuột

III. Jaipur – Pink City, không hẳn vậy, và Amber Fort tuyệt vời.

IV. Agra – nơi không có trần gian, chỉ có thiên đường và địa ngục

V. Delhi – Cũ hay mới, chọn nơi nào?

Chiếc máy ảnh số mang đi trong chuyến này vừa mang ra chụp được 2 cái thì hỏng, chỉ còn chút ảnh máy film, chắc sẽ rất ít và không thật đẹp, nhưng hy vọng mọi người sẽ thích.

gianker
07-01-2011, 21:26
https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India-BW/india27.jpg


Đối với tôi, nhắc đến 2 từ Ấn Độ, đó là một thứ gì đó xa xăm, mơ hồ và dường như ko thể với tới… Trong tôi vẫn chỉ là những hiểu biết ngây ngô trong tuổi thơ về Ấn Độ. Đó là những bức tranh treo tường hình những đứa bé Ấn da tím, da vàng, đeo trên người những đồ trang sức hết sức tinh xảo (sau này mới biết là những vị thần trong Hindu giáo) thời trước, đó là bộ phim chiếu trên tivi ngày mùng 2 Tết năm 1988 nói về một cậu bé bị lạc trong rừng già Ấn Độ và được sự che chở của thần Rắn hổ mang, đó là một vài bộ phim Ấn mà diễn viên suốt ngày hát từ đầu đến cuối phim với nội dung hết sức lâm ly, đó là con mắt thứ ba, hay nốt ruồi Ấn Độ, trên trán các phụ nữ Ấn… Tất cả chỉ có thế. Những cảm nhận ngây ngô.

Sau này khi Tal Mahal được công nhận là kỳ quan thế giới, thông tin về Ấn Độ trở nên đại chúng và dễ dàng tiếp cận hơn, nhưng sự thực là cả một nền văn minh này không chỉ riêng có Tal Mahal… mà còn có rất, rất nhiều điều phải tìm hiểu ở đất nước rộng lớn này.

Đọc lại hành trình của các bạn đi trước thấy mê mệt với một loạt các điểm từ Tây sang Đông, Nam lên Bắc, nhưng do thời gian có hạn nên chuyến đi lần này của tôi tập trung chính vào bang Rajasthan, phía bắc Ấn Độ, với 5 thành phố chính, mà mỗi thành phố lại mang một nét riêng, không thành phố nào giống một thành phố nào. Bang Rajasthan, được gọi là vùng đất của các bậc Vương giả. Thật đúng! Không sai chút nào. Sự cát cứ của mỗi vị vua ở mỗi vùng đã biến mỗi thành phố dừng chân là một pháo đài, một cung điện, một thành phố người, chợ tấp nập… với sự hòa hợp và yêu thiên nhiên, động vật đáng quý của những người dân tôn thời Hindu (Ấn Độ giáo) và sùng đạo Muslim sống xen kẽ lẫn nhau này.

Và vì thế, lần đầu tiên đặt chân đến Ấn Độ, tôi không thể bỏ qua Rajasthan…

gianker
08-01-2011, 16:26
Jodhpur – Blue City

Blue City, khi đọc ra 2 từ này, ít ai nghĩ đến nghĩa đen của nó.. mà thường nghĩ đến nghĩa bóng, dạng tính từ.. Blue City, thành phố buồn, có lẽ thế. Hay như một bản nhạc tên Blue City của Three Blind Mice cũng nhiều âm điệu man mác không kém.. Nhưng khi đến Jodhpur, bạn sẽ thấy đích thực một Blue City là thế nào. Một thành phố màu xanh đích thực.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/Jodhpur201.jpg

Không phải tự nhiên mà Jodhpur là nơi mà tôi muốn chia sẻ đầu tiên. Mấy ngày ở nơi này thật là tuyệt vời… Tất cả đều dung dị, thật thà, tử tế, nó khác xa với những thủ đoạn lừa đảo ở Agra, hay sự nhếch nhác đáng lo sợ ở Jaipur. Ở nơi đây, bạn có thể hoàn toàn yên tâm thư giãn, với những gì dường như là nhiệt tình, thoải mái nhất của cả chuyến đi này.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/Jodhpur204.jpg

Ngồi café, thực ra là ngồi uống “Chai” - trà sữa nóng trên tầng mái của khách sạn, ngắm cả thành phố xung quanh từ khi mặt trời lên, bên cạnh là pháo đài Mehrangart hùng dũng, tâm hồn như thư thái và nhẹ nhàng hơn… Đâu đó tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa phường những bản nhạc riêng của người Ấn, âm thanh như rõ ràng đến mức khiến ta có cảm giác như cả thành phố đều nghe thấy. Một cách chào đón tuyệt vời và mấy kẻ lữ khách dường như lúc nào cũng tràn ngập niềm vui trong thư giãn.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/Jodhpur202.jpg

gianker
09-01-2011, 00:10
Một góc Blue City,

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv506.jpg

Những ngày đông, thành phố ngập trong sương. Mọi hoạt động của thành phố bắt đầu diễn ra từ 10h sáng đến tối. Chỉ qua trưa, nắng mới tràn ngập…


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv207.jpg

Thành phố bao xung quanh một trung tâm duy nhất, đó là pháo đào Mehrangart hùng dũng.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv604.jpg

gianker
09-01-2011, 12:30
Những góc khác của Jodhpur


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv1003.jpg

Đây là khu Oldtown với nhiều ngôi nhà cổ có tuổi hơn 200 năm, xen lẫn là những ngôi nhà mới. Nếu để ý thì các ngôi nhà mới do điều kiện kinh tế còn thấp, nên người dân vẫn để nguyên gạch và không sơn màu gì cả, hoặc sơn màu khác. Màu sắc ưa thích của vùng này là màu nâu đỏ, cả khu phố mới toàn một màu nâu đỏ.

Khách sạn chúng tôi ở Jodhpur lần này là Hare Krishina, cũng là một ngôi nhà 225 năm tuổi được cải tạo lại. Các vị chủ nhà rất nhiệt tình, thoải mái, và hiếm khi tôi có cảm giác là mình đang ở khách sạn. Từ phòng đến nhà hàng, chỗ ngồi trên tầng thượng, bạn có thể nằm, ngồi ngả ngốn, nhâm nhi thoải mái. Hơn nữa là chi phí rất hợp lý, từ 250 – 500 Rupee/ phòng, tính ra khoảng từ 125k – 250k vnd. Khách sạn này nằm gần nhất ở vị trí sát chân pháo đài Mehrangart, nên việc đi lại và khám phá Oldtown dễ dàng hơn. Có nhiều khách sạn khác cũng hay, để sau thì tôi nói rõ hơn. Việc định hướng ở Oldtown rất đơn giản, tất cả tập trung vào Clock Tower ở chợ Sandar Market. Và dễ nhất là nhìn về hướng Pháo đài Mehrangart.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP518.jpg

Đây là khu Oldtown ở cửa thành phía bên trái của pháo đài (Victory Gate - Lohapol), và gần như nguyên vẹn. Từ cửa chợ trở ra ngoài Oldtown là khu phố mới, trên đường đi Cung điện Umaid Bhawan.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv1006.jpg

machoangphuong
09-01-2011, 22:28
Rất hay...Ấn Độ đúng là phần lớn của diệu kỳ Châu Á! Thêm ảnh và bài viết đi anh.

Nhiều câu hỏi muốn đặt ra quá ... thôi đành tự mình tìm hiểu thêm vậy ! Ảnh lạ thật là lạ :D

gianker
10-01-2011, 21:29
Cuộc sống thường ngày ở Jodhpur, ảnh này bạn có thể thấy những người phụ nữ Ấn theo 2 đạo Hindu và Muslim khác nhau..


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP416.jpg

Trẻ em

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP101.jpg

(trong topic này thì mình hay dùng từ Muslim (Islam) chứ ít khi gọi là đạo Hồi, vì tên gọi đạo Hồi ko chính xác, vì những người Trung Á khi xưa sau khi bị Mông Cổ chiếm thì bị cải đạo sang Muslim bởi các triều đại Mông Cổ, họ đi xuống các vùng đất phía Nam và trong các món ăn thì ấn tượng nhất là nồng mùi Hồi, vì thế nên hay gọi là người Hồi và đạo của họ là đạo Hồi giáo, nhưng sự thực là những người Trung Á này chỉ là một phần rất nhỏ của trong các tín đồ Muslim. Nếu có gì sai thì các bạn chỉ bảo giúp nhé… )

gianker
11-01-2011, 20:26
Jodhpur là thành phố cửa ngõ để đi vào vùng sa mạc Thar Desert khá rộng lớn, đi sâu hơn nữa là thành phố Jaisalmer, hay còn được gọi là Yellow City nằm trong vùng sa mạc là biên giới với Pakistan hiện nay. Thành phố được xây dựng năm 1459 với tư cách là thủ phủ của vùng Marwar, với người đứng đầu là Rao Jodha, thủ lĩnh của những người Jajput. Bao quanh thành phố là hệ thống tường thành dài khoảng 10km ( mà hiện tại, bạn chỉ có thể thấy khoảng vài ba km gần sát pháo đài, và vài ba km xa xa khỏi thành phố) với 8 cửa thành chính và vô số tháp canh. Sau đó gần 100 năm, sự tàn phá và mở rộng đế chế của triều đại Mughal diễn ra mạnh mẽ, từ Dehli đến vùng sa mạc Thar, cùng với sự bành trướng đó là sự kháng cự không mệt mỏi từ Jodhpur. Có nhiều câu chuyện được kể lại về sự anh dũng của những thần dân và thủ lĩnh Rajput trước nguy cơ cai trị và áp đặt của các nhà vua Mughal. Qua 3 triều đại, từ vua Babur đến Humayun và cuối cùng là vua Akbar, thì sự liên minh giữa đế chế Mughal và Jodhpur mới được thành lập. Sự liên minh diễn ra trên cơ sở lễ cưới của vua Akbar với một người thân thuộc gia đình người thủ lĩnh Jodhpur. Sự tự do của Jodhpur từ đây đã chấm dứt, khi Akbar thay đổi vị thế trung tâm của Jodhpur về thành phố Ajmer cách đó khoảng 150km, và từ đây Jodhpur trở thành một cánh tay phải cho công cuộc mở rộng bờ cõi của ông, với hệ thống thành quách, vũ khí, và đặc biệt là khả năng chiến đấu dũng mãnh của những người Rajput hung hăng. Quan hệ của Jodhpur với mọi triều đại Mughal về sau rất tốt, cho đến khi bị hủy bỏ ở đời vua Aurangzeb, con trai của nhà vua Shah Jahan, người đã xây dựng nên Tal Mahal kỳ tích.

Tại sao những ngôi nhà ở thành phố này lại sơn màu xanh? Một câu hỏi rất cơ bản, phải không ạ, nhưng câu trả lời như nào là tùy thuộc vào các bạn nhé.. ;)


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP108.jpg

Cánh cổng với bức tranh tường vẽ bằng sơn dầu

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP107.jpg

Và Blue hơn…

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP109.jpg

gianker
11-01-2011, 21:48
Tháp đồng hồ - Clock Tower - ở chính giữa chợ Sardar

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP420.jpg

Bò tung tăng ở khắp nơi

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP424.jpg

Chúng ta chơi ở chợ trước đã … rồi sau đó sẽ đi lên pháo đài Mehrangart

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP417.jpg

gianker
12-01-2011, 21:04
https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv603.jpg

Từ trước chuyến đi này, tôi đã có ý định tìm lại một chiếc Vespa để đi, nhưng đành từ bỏ ý định sau khi trở về vì, ở mình một chiếc xe zin rất đáng quý, nhưng ở India thì vespa zin nhiều lắm lắm, từ Standard, Sprint, Super… đến các loại mới sau này. Ở đâu cũng thấy vespa, vespa khắp mọi nơi, từ đô thị đến nông thôn, và xe ba bánh kiểu như Lambretta ( Tuk tuk, auto-rickshaw) hay còn gọi là xe lam. Ko giống như vespa đẹp đẽ, bóng bảy và yêu kiều như ở Việt Nam, Vespa ở đây xù xì, phai bạc và nhuốm màu thời gian. Đơn giản, Vespa chỉ là một phương tiện để đi lại.



https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP423.jpg


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP422.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP419.jpg

gianker
12-01-2011, 21:38
https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP302.jpg

Đêm thứ hai ở Jodhpur, sau khi café chán chê ở một quán ấm cúng gần phía Hotel Haveli, chúng tôi dạo bộ trên đường về khách sạn. Bên đường là một cửa hàng nhỏ bán đồ nữ trang với bếp than hồng rực. Trời bắt đầu lất phất mưa và một số cửa hàng đã đóng cửa. Bên cạnh bếp lửa đó là một que sắt được bọc xung quanh bởi một nắm chất dẻo màu hồng rất đẹp. Người thợ hơ que sắt trên vào lửa và lăn nhẹ để tạo thành những que chất dẻo dài như que kem. Sau đó nối chúng lại thành những chiếc vòng. Sau khi nối xong, anh cầm lên và thả ngay xuống đất, chiếc vòng vỡ vụn.

Người thợ và là chủ cửa hàng này năm trước còn tha phương cầu thực ở Dubai, làm thợ xây để kiếm sống theo kiểu xuất khẩu lao động. Nhưng năm nay, anh trở về với gia đình mình và quản lý cửa hàng này, kiêm công việc tạo mẫu các kiểu vòng.. Ở Ấn Độ, một bộ vòng thường gồm 8 cái, và đó là biểu tượng cho sự may mắn. Bạn có thể ghép các màu lại với nhau, miễn là có 8 hoặc 16 cái. Ngồi nói chuyện với anh, anh cho biết là nguyên liệu làm ra những chiếc vòng này là nhựa cây.. Do không biết tên tiếng Anh của cây để lấy nhựa, nên anh vẽ ra hình chiếc lá của nó, hình chiếc lá nhang nhác như hình trái tim, và ở Ấn thì chắc chắn đó là cây bồ đề. Nhựa cây bồ đề được dùng để sản xuất vô vàn chiếc vòng như này. Nhựa sau khi được lấy thì được trộn với màu, hơ nóng, sau đó được dát mỏng và nối với nhau thành các hình tròn, tất nhiên sẽ rất dễ vỡ, như lúc anh thả các chiếc vòng thô xuống đất. Chiếc vòng thô sẽ được bọc bằng một lõi thép/đồng bên trong, và bên ngoài thì trang trí, tạo mẫu như nào là tùy người thợ.

Trong căn cửa hàng nhỏ bé, anh rất ngạc nhiên khi biết chúng tôi là người Việt Nam, bởi vì trong thời gian làm việc ở Dubai, anh làm việc dưới quyền của cấp trên là người Việt Nam. Anh lục tìm lại trong ngăn tủ những tờ 1000vnd, 20000vnd và cho chúng tôi xem… Tiếp đó anh tự đếm bằng tiếng Việt từ một cho đến mười, những từ mà anh biết khi làm việc cùng những người Việt Nam xa xứ, rồi tiếp theo là câu chuyện những người Việt ăn thịt con mà kêu meo meo bên đó như nào… Cởi mở, anh còn sẵn sàng giảm giá một khoản lớn cho những chiếc vòng mà chúng tôi mua. Đối với mấy đứa tôi, đó thật là một sự ngạc nhiên và hào hứng trong một tối lất phất mưa ở Jodhpur.

Những chiếc vòng được bán ở chợ và trông hàng chợ rất nhiều so với những chiếc vòng trong cửa hàng.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP425.jpg

gianker
13-01-2011, 18:25
Theo mẹ bán hàng ở chợ

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP426.jpg
( Nhìn em bé này giống Black gớm :)) :)) )

Cửa hàng đồ đan lát

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP432.jpg

Da giày

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP415.jpg

gianker
13-01-2011, 19:01
Đi lên pháo đài Mehrangart

Người chủ khách sạn nhiệt tình chỉ cho chúng tôi con đường đi bộ để lên đến cổng vào của pháo đài Mehrangart hùng dũng.. Đi qua 2 lần rẽ trong những con ngõ nhỏ với những căn nhà đầy màu sắc, chúng tôi leo từng bậc trên con dốc thẳng đến pháo đài, nơi mà tôi hết sức ấn tượng trong những tìm hiểu từ trước chuyến đi.


Trên con đường đó, tôi bắt gặp

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP106.jpg

Các em nhỏ

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP110.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP104.jpg

Thanh niên

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP111.jpg

gianker
13-01-2011, 19:10
Những chiếc cổng như này có vô số ở Jodhpur

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP103.jpg

Với những bức tranh

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur/JP112.jpg

gianker
13-01-2011, 19:12
Trên con đường dốc đi bộ lên thành, sóc chơi đùa thoả thích

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran02.jpg

Chim sẻ từng đàn kêu ríu rít

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran03.jpg

Và một góc Mehrangart đã hiện ra

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv205.jpg

gianker
14-01-2011, 20:59
Một khung cảnh trước Mehrangart

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv202.jpg

gianker
15-01-2011, 22:53
Toàn bộ pháo đài đều được xây dựng bằng đá đỏ sẵn có ở vùng này

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv204.jpg

Một đền thờ nhỏ trước cổng thành

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran04.jpg

Lạc đà

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv203.jpg

gianker
15-01-2011, 22:58
Sau khi mua vé, những chiếc máy hướng dẫn Audio Guide, như kiểu chiếc MP3, được phát cho mỗi người trong chúng tôi. Chiếc máy khá hay, với khoảng gần chục thứ tiếng được lập trình sẵn. Chúng tôi chọn English để nghe với chiếc máy này. Ở mỗi điểm tham quan đều được đánh số thứ tự, và căn cứ theo các số đó mà bấm nút trên máy để nghe giới thiệu.. Âm nhạc trong các chương trình giới thiệu khá đặc biệt, thi thoảng lại gầm lên những tiếng đại bác như trong các cuộc chiến từ xa xưa vọng về.


Con đường đi lên phía trên pháo đài đã ở phía trước

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran06.jpg

Một đền thờ Hindu nhỏ phía bên trong cổng

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran07.jpg

Đi tiếp

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran12.jpg

gianker
23-01-2011, 20:31
Cổng chính dẫn tới con dốc đi lên cung điện

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv1205.jpg

Rất đông người lên pháo đài

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran09.jpg

Những nhạc công chơi nhạc dân gian trên đường

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran14.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran10.jpg

bluesky85
24-01-2011, 14:35
Màu film cũ kỹ nhìn iu quá nhỉ?! Đôi khi hỏng máy ảnh số mà lại hay đấy bác ạ... ^^

gianker
24-01-2011, 19:35
Hihi, đôi khi trong cái rủi lại có cái may.. ;)

Cắt mạch Jodhpur bằng cảm nhận riêng này vậy:


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv306.jpg
Các món ăn chay Ấn: bánh nướng Chapati, sốt masala Cà ri, cà chua, cơm rang và trà sữa 'Chai'

Ăn chay hay không ăn chay ( Vegetarian or Non-vegetarian )

Từ ăn chay …

Trên chuyến bay từ Kuala Lumpur đến Delhi, khi nhìn vào thực đơn, thấy có các món chay và món bình thường, tôi cũng thấy chẳng có gì khác biệt lắm về sự phân biệt này. Nếu như ở Việt Nam, về ẩm thực, để phân biệt thì mọi người ta hay nói “người ăn bình thường” và “người ăn chay”, điều đó chứng tỏ những người ăn chay chỉ là số ít, và thậm chí rất ít so với số lượng người thường. Nhưng ở nơi này, thì cách phân biệt lại là “Người ăn chay” và “người không ăn chay”, và như thế, số lượng người không ăn chay, người thường, hay người ăn thịt lại là phần rất nhỏ. Tôi đã được trải nghiệm thế nào là ăn chay, với 2 ngày đầu tiên và cuối cùng với vài miếng thịt gà, và tất cả những ngày còn lại trong hành trình nửa tháng đều là ăn chay.

Những ngày ở Jodhpur, khi đó, trong tâm niệm tôi vẫn đinh ninh là tất cả người dân Ấn đều ăn uống, ăn nhiều thịt giống ở Việt Nam mình, nên cũng không chú ý lắm về cách chế biến thực phẩm của họ. Có lần, đi qua một cửa hàng “bánh rán”, khi thấy những chiếc bánh bột được rán có hình chiếc đùi gà, và tôi vẫn chắc mẩm rằng: “ở đây ai cũng bán đùi gà rán với lườn gà rán tẩm bột như này thì KFC mà bán ở đây thì có mà sập tiệm”. Tôi kể chuyện này với những người bạn đồng hành, và họ phản đối và cho rằng đó không phải là một chiếc đùi gà. Tranh cãi một hồi, tôi quyết định tìm đến một cửa hàng bánh gần đó, mà mua ngay một chiếc bánh có hình đùi gà. Cắn một miếng, chưa thấy thịt đâu cả, cắn miếng nữa thấy hơi cay. Thêm một miếng, cay không chịu được. Thì ra bên trong chiếc bánh là một quả ớt xanh dài khoảng 10cm và không có một miếng thịt nào cả. Tất cả các loại bánh khác cũng thế, bánh khoai lang, bánh nghệ, bánh hành, … tất cả đều là rau quả, thực vật đều được tẩm bột rán. Sau này, khi về Bikaner, lúc đi dạo quanh khu phố cổ, thấy cả một gia đình quây quần ngồi chế biến đồ ăn cho năm mới, người thì rán bánh, người thì gọt khoai tây, người thì cạo nghệ, người nhặt hành, … Tôi mới tin tuyệt đối về sự ăn chay và những người Vegetarian này.

Tất cả những loại dầu thực vật để rán những chiếc bánh đó được chiết xuất từ cải vàng. Những cánh đồng hoa cải vàng, giống như cải vàng từng khoanh được trồng bên Bắc Ninh, trải dài hàng trăm cây số. Nơi đâu cũng thấy sự hiện diện của loại cây này. Từ những hoa văn trong lăng mộ Tal Mahal, đến hoa văn trên tường ở Jodhpur, hay trong những bức tranh tỉ mỉ ở thành phố sa mạc Bikaner. Rõ ràng, đây là một loại cây rất quan trọng.

… đến động vật ở khắp mọi nơi

Trước chuyến đi, tôi có đọc vài trang đầu trong cuốn sách Mùi hương trầm của tác giả Nguyễn Tường Bách, một thương gia người Việt sống và làm việc ở Đức và sang Ấn Độ để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Cuốn sách được viết lại trong thời gian tác giả ở Ấn Độ với sự diễn giải tuyệt vời về đạo Phật, những gì còn sót lại của Phật Giáo ở đất nước Tây Trúc này. Ngày nay, Phật giáo chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tôn giáo nước này, chủ yếu là Phật Giáo Tây Tạng ở ven dãy núi Hymalaya. Ấn Độ ngày nay là của Hindu, của Muslim, của Sikh,… Nhưng những tư tưởng chống sát sinh của Phật Giáo vẫn được lan truyền qua hàng chục thế kỷ. Một bằng chứng dễ dàng được kiểm nghiệm là những người ăn chay và sự hiện diện của các loại động vật trong cuộc sống con người. Nếu lang thang ở một thành phố, bạn sẽ tranh đường đi với bò, bạn sẽ luôn ngoái đầu nhìn lên từng đàn bồ câu bay nháo nhác, cu gáy cúc cù cu, liếc mắt về đàn quạ kêu liên hồi, hay chơi đùa thỏa thích cùng lũ chim sẻ, hay đám sóc ven đường… Động vật ở khắp mọi nơi, các cây non được bảo vệ xung quanh bằng đá chắc chắc. Một sự hài hòa với thiên nhiên tuyệt vời. Khoảng hơn chục năm trước, tôi còn thấy ở xung quanh khu phố nhà mình, từng đàn bồ câu bay rộn ràng trên những con đường, chó chạy tung tăng khắp đường, gà tre vẫn bới đất tìm giun… Nhưng hiện tại, bất cứ con vật nào mà xảy chân ra đường là bị bắt, bị thịt với vô số quán nhậu chuyên thịt đặc sản. Không biết có phải vì đã lâu không thấy nhiều động vật, mà tôi cảm thấy rất thoải mái với thiên nhiên nơi này. Ở Việt Nam, thật khó và hầu như không thể chụp ảnh từng đàn chim với chiếc ống kính góc rộng 35mm, vì bạn phải đứng rất sát đàn chim đó, khoảng từ 1-2 mét. Nhưng ở đây, tôi đã dễ dàng chụp được, tôi như được sống với thiên nhiên, thiên nhiên không trốn chạy, không sợ hãi, thiên nhiên mở rộng tiếp đón tôi.

Lại nói về ăn chay, ở mình thì ăn chay, tất nhiên là ăn thực vật, nhưng tất cả các món ăn đều được làm giống các món thịt. Nào là thịt lợn, thịt bò, thịt gà được làm từ các loại đậu, măng khô, đậu phụ rán, hay cái cánh gà với xương làm bằng cùi dừa già, trứng bằng đâu giã, mỡ thay bằng cùi bưởi… rất nhiều hương vị để làm giống như thật. Tất cả các món đều làm giả và giống các món thịt càng thật, từ hình dáng đến hương vị thì càng xuất sắc. Nhưng ở đất nước này, chay là chay, và thịt là thịt. Không có sự bắt chước nào cả. Một là ăn chay, và hai là không ăn chay. Ngay đến khi ở bếp một một ngôi nhà theo kiểu homestay, chúng tôi đã được gia chủ căn dặn rất kỹ là muốn tự nấu cũng được, nhưng đừng dính những thức ăn có thịt đến bếp. Họ không muốn tâm hồn bị dính dáng đến sự sự sát sinh này.

Chúng ta ăn chay, nhưng tâm ăn không chay. Ngay đến bản thân tôi, sau hơn chục ngày hừng hực thèm thịt và ăn những món chay no căng cả bụng mà không cảm thấy vị gì. Tôi mới nhận ra, tôi là một người ăn thịt, và tôi là một thành phần hủy hoại cuộc sống thiên nhiên xung quanh mình.

yilka
24-01-2011, 22:36
Em vô duyên cắt mạch bác gianker vài phút về cái vụ món ăn xíu, mong bác ko phiền :D vì làm cho cty Ấn Độ và làm việc ở Malaysia thời gian dài nên e đâm ra nghiện thể loại cơm Ấn, nhất là Bắc Ấn. Nghe bác viết về món ăn tự nhiên thấy nhột nhạt trong ng, nếu bác gianker ghé Sài Gòn thì dịp nào đó a e ta đi ăn món Ấn :D sẽ đàm đạo trực tiếp khi ... ăn luôn (e cũng ko phải ng ăn chay), gọi chicken butter masala ăn với biryani rice và lady-finger masala, nhấm nháp thêm mango lassie nữa thì tuyệt cú ... ực ực ...

gianker
25-01-2011, 08:44
Hi Yilka, nhất định rồi ;). Khi nào vào SG thì tớ alo nhé. Tớ cũng thích ăn các món này, đặc biệt là khoản cơm rang các vị khác nhau, hơn đứt cơm rang Dương Châu và các loại cơm rang nhà mình về vị, các món Masala sốt các loại ăn kèm cũng ngon tuyệt... Nói ra lại thấy nhớ. Mình chỉ ăn được duy nhất một lần món sữa chua trắng trắng, tên Ấn gọi là gì ko nhớ nữa, kèm bánh nướng. Cũng khá ngon. Đặc biệt giờ vẫn nhớ vị chanh, chanh ở đó rất thơm và chua hơn nhà mình, nhưng chua dịu dịu, rất dễ chịu.

gianker
26-01-2011, 19:34
Đến gần lối vào chính

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran01.jpg

Mehrangart - Citadel of the Sun

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv501.jpg

Bên trên tường thành

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jodhpur120/Jodhpurv1002.jpg

gianker
28-01-2011, 20:48
Kiến trúc đặc trưng của Jodhpur

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran19.jpg

Rất nhiều chi tiết, và tất cả đều được chạm khắc từ đá…

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Mehran16.jpg

Các khẩu thần công là hỏa lực chính trong các cuộc chiến đấu xưa kia

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv504.jpg

Khu chứa nước cạn bên trên pháo đài

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Mehrangart/Jodhpurv505.jpg

gianker
28-02-2011, 14:22
Tạm chia tay Mehrangarh, ta đến với một pháo đài khác cũng đẹp không kém.


Jaipur, Pink City! không hẳn vậy và Amber Fort tuyệt vời.

Tuyệt vời! Amber Fort!

Nếu như chỉ cho tôi chọn một pháo đài đẹp nhất trong 5 pháo đài của chuyến đi này:

Amber Fort ở Jaipur
Agra Fort ở Agra
Red Fort ở Delhi
Mehrangart Fort ở Jodhpur
và Junagart Fort ở Bikaner

tôi thích nhất Mehrangarh Fort kiêu hùng và Amber Fort, nhưng tôi lại nghiêng về Amber Fort phần nhiều, vì cái ánh nắng đẹp mê hồn với hệ thống hồ tuyệt đẹp trước pháo đài. Nó khác hẳn với không khí sương sương ở Mehrangarh.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber104.jpg

Amber Fort, hay còn gọi là Amer Fort, là nơi đầu tiên giúp chúng tôi tìm lại được cảm giác thoải mái và thích thú với chuyến đi của mình, mà trước đó đều là khó chịu, lừa đảo, cáu gắt, bẩn thỉu. Pháo đài Amber cách thành Jaipur khoảng 10km đi lên núi. Xung quanh pháo đài này gồm 2 pháo đài khác, mà từ Amber có thể nhìn thấy được, đó là Nahargart và Jaigard, với hệ thống tường thành bao phủ trên khắp ngọn núi. Một bữa tiệc của ánh nắng đã đón chúng tôi khi bước chân đến con đường ven hồ dẫn đến thành. Một người đàn ông với chiếc kèn điều khiển chú rắn hổ mang lắc lư bên cạnh đường. Từng đàn voi đều bước đi lên thành, trên những bậc thang lớn, có lẽ chỉ sải chân những chú voi mới bước đủ.

Pháo đài Amber được xây dựng năm 1592 bởi Man Singh, một tổng tư lệnh thuộc quân đội của vua Akbar. Một Amber Fort rộng lớn, nguy nga và đồ sộ, với kiến trúc biệt hoàn toàn so với những pháo đài gần đó, hay khác hẳn màu với thành cổ Pink City. Amber Fort khác hẳn Mehrangarh Fort và tất cả các pháo đài khác. Bên trong pháo đài là một hệ thống đồ sộ các phòng, đại sảnh, vườn cảnh và tháp canh với góc nhìn rộng lớn. Ở Amber Fort, ta như có thể thấy cả bầu trời.

gianker
28-02-2011, 14:23
Cảnh đầu tiên khi bắt đầu bước vào cửa

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120406.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber106.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber110.jpg

gianker
28-02-2011, 14:25
Bên trong đại sảnh

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber121.jpg

Đường dẫn lên pháo đài bên ngoài

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber107.jpg

gianker
28-02-2011, 14:27
Người quản tượng

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber115.jpg

Góc khác

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber114.jpg

Sảnh rộng lắm, tiếc là máy ảnh ko thu hết vào được.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber208.jpg

thangdong
28-02-2011, 16:30
Góp thêm 1 tấm về Amber Fort nè


https://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/185702_10150417176520147_589665146_17417997_501067 7_n.jpg

gianker
28-02-2011, 16:41
Hay quá! Ban Thangdong post cùng mình đi ;)



Cậu bé đi cùng ông tham quan Amber

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120301.jpg

học sinh xếp hàng vào tham quan

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120204.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120404.jpg

Bên ngoài pháo đài chiều về
http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120405.jpg

Cổng chính đi lên điện, với phù điêu và trang trí với phần lớn đá ốp được vẽ và kính dán tường.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120202.jpg

thangdong
01-03-2011, 12:27
Đường lên Amber Fort
https://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/181574_10150417172735147_589665146_17417939_112406 _n.jpg

Chính giữa Amber Fort
https://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/182773_10150417171570147_589665146_17417926_200130 3_n.jpg

Light show at Amber Fort
https://a6.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183413_10150417181300147_589665146_17418070_290419 0_n.jpg

thangdong
01-03-2011, 17:15
Góp thêm với bác gianker vài tấm về Jodhpur


Hoàng hôn Blue City
https://a2.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183779_10150415960960147_589665146_17398978_287415 1_n.jpg

Lối vào Mehragarh
https://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183379_10150415967780147_589665146_17399052_436660 5_n.jpg

Bạt ngàn hoa Sarso
https://a3.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/182845_10150415960115147_589665146_17398960_146740 0_n.jpg

gianker
02-03-2011, 08:29
Tấm hoàng hôn với mặt trời ở Jodhpur đẹp quá, vừa thấy xanh của blue city, vừa thấy đỏ hồng của mặt trời sa mạc... Đúng như cảnh vật vùng cửa ngõ sa mạc này. ;) nhưng tấm hồng ở giữa bác thangdong chỉnh màu lên khiếp quá. ;)

thangdong
02-03-2011, 12:59
Chỉnh WB để giảm contrast giữa wall & sky thôi bác :)

gianker
02-03-2011, 14:20
Hi hi, chắc do tại em hay thích ảnh tự nhiên như cảnh vật vốn có nên sự khác lạ thị giác nhiều quá đâm ra thấy thế nào ý.



Thằng gù ở pháo đài Amber. Chết cười với ông gù này, đang đi lang thang một mình, ông lỏi ngoắc tay và bảo đi theo, và nói sẽ chỉ cho một chỗ có view đẹp nhất ở trên đỉnh. Cứ đi theo, và lên đến nơi, hoá ra mình đã đi qua chỗ này rồi. Tưởng thật thà và tốt bụng, ai dè cũng đề nghị một chút phí dẫn đường :lol:


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120305.jpg

Bên trong

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120307.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120309.jpg

thangdong
02-03-2011, 15:23
Thực ra trong lòng Amber Fort ko đẹp, thua xa Mehragarh. Kiến trúc trong lòng Amber Fort khá đơn giản và hơi thô. Nhưng dù sao thì cũng vẫn rất hoành tráng, nhất là từ đây nhìn ra xung quanh rất sướng


Phía trước Amber Fort
https://s-hphotos-ash4.fbcdn.net/183207_10150417171350147_589665146_17417924_118803 0_n.jpg

Phía sau Amber Fort - Jaigarh Fort
https://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/183125_10150417186835147_589665146_17418118_767923 _n.jpg

Nhưng dù sao em vẫn thích Mehragarh hơn, đúng nghĩa một pháo đài cổ của vùng Rajasthan.
https://a1.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/184801_10150415960935147_589665146_17398977_311461 3_n.jpg

gianker
04-03-2011, 20:53
Mình thích Amber hơn bởi khoảng sảnh rộng trong pháo đài, không gian rộng rãi, mới cả có hồ nước nhìn phong thủy hữu tình hơn. Bao xung quanh Amber là một quần thể nhiều pháo đài khác nữa. Còn Mehrangarh thì quá hùng dũng mà át đi vẻ lãng mạn của một lâu đài.


Dạo bước nốt trong thành

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120203.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120206.jpg

Xin chào Amber, xin chào những chú voi... Chúng tôi quay trở lại Jaipur - thành phố được gọi là Pink City... Thành phố Hồng.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber120403.jpg

gianker
04-03-2011, 20:56
Jaipur - Pink City, Không hẳn thế!

Từ Agra …

Pink City, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ là Thành phố màu hồng, đúng nghĩa như dịch ra từ Pink City, nhưng nếu hiểu “Hồng” theo nghĩa Hồng Hà – Sông Hồng – Red River thì Pink ở đây nghĩa là đỏ, nâu đỏ,.. và cách hiểu đó có vẻ như là đúng nhất với Pink City.

Như dự định ban đầu, chúng tôi sẽ bắt chuyến tàu tối từ Agra đến Jaipur, vé tàu đã được đặt và tất cả đã sẵn sàng. Nhưng ngay hôm đầu tiên ở Agra, một tin không vui chút nào đã ập đến khi tất cả mọi người ở Agra, từ chủ khách sạn, các phòng vé, nhà ga Agra,… đều báo là mọi chuyến tàu từ Agra đến Jaipur đều bị hủy bỏ, vì một vụ bạo động lớn ở một thị trấn nằm giữa chặng đường. Đi đâu hỏi cũng được câu trả lời là Impossible, nơi thì bảo đi Bus được, người thì bảo phải đi Taxi, và cẩn thận đi đường bị ném đá, mọi đường ray tàu hỏa đã bị lấp đá. Và như theo những thông tin trên báo về sự khủng bố đánh bom diễn ra, và nhìn đội ngũ bảo vệ lúc nào cũng lăm lăm súng thật ở Agra khiến tôi thêm hoang mang. Đi Jaipur hay là không đi? Liệu đến Jaipur được thì thành phố tiếp theo liệu có đi được?


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Agra604.jpg
Một góc Agra với Tal Mahal

Agra cách Jaipur khoảng 250km, và ở Ấn thì đi tàu một cách di chuyển tốt nhất, khôn ngoan nhất. Cùng với những rắc rối với sự lừa đảo của đám cò mồi mà tôi gặp trước đó ở Agra, ít nhất là 3 lần bị lừa, mà hơn nữa, những người lừa mình lại là những người mình tin nhất. Đó là một ông già gần 70 tuổi, một cậu thanh niên lái taxi rất nhiệt tình… tất cả đã mang lại một ấn tượng rất xấu về những ngày đầu ở Ấn Độ. Một chuyến xe đêm được nhanh chóng quyết định, vé tàu bị vứt đi mà không hoàn được tiền. Và lại một lần bị lừa nữa khi mua vé bus. Đại lý vé nói: “xe Vip nhất, tất cả là khách du lịch, không có một người Ấn nào.. Yên tâm đi.. Cứ đến đây rồi chúng tôi sẽ đưa các bạn ra xe. Nhớ đến đúng giờ”. Và giá vé cũng Vip. Vâng, yên tâm, tất nhiên những người lạc quan nhất đều có quyền yên tâm. Nhưng mọi việc xảy ra lại không như vậy, đúng giờ chúng tôi đến nơi, và không ai dẫn ra bến xe cả. Người lái xe tuktuk được thể lại vòi thêm 50 Rupies để chở chúng tôi ra địa điểm đón xe ngay gần đó. Lại tiền, lúc nào cũng vòi tiền, mấy ngày ở Agra mà chúng tôi đã chán ngấy. Đến nơi, tôi nháo nhác mắt tìm Bến xe và cái xe Vip mà chúng tôi đã mua vé. Tất cả chỉ là đám bụi mù và một đống người cuốn đầy vải quanh người ngồi la liệt ở lề đường trong cái lạnh kinh người. Bến xe là đây sao, một người đàn ông với một cái bàn ngồi bán vé ở ven đường, và rất lạnh lùng khi chúng tôi hỏi liệu đây có phải là đúng là nơi để chờ xe. Chiếc xe bus cũng tệ không kém. Nhưng đối với một backpacker người Pháp duy nhất cùng mấy đứa bọn tôi trong hơn 50 Ấn người chờ ở bến, thì đó được coi như là một cái bus tốt nhất. Đối với cậu người Pháp này, anh ta bĩu môi: “Các bạn mới chỉ ở đây vài ngày và chưa biết nhiều đâu. Tôi đã ở gần một tháng, và they try to Fool me everytime, all about money…”. Anh ta làm vài ngụm rượu trước khi bước lên chiếc bus này cùng chúng tôi với mục đích để ngủ ngay lập tức.

Theo trên vé, xe chạy 21h, đến 22h hơn thì mới thấy xe đến. Sắp xếp, chờ khách, đổi khách và đuổi một số người bị trùng vé xuống, hơn 23h thì xe mới bắt đầu lăn bánh. Chúng tôi lại lang thang không một chiếc bus và hy vọng may mắn rằng chuyến xe này sẽ không gặp vấn đề gì trên đường với vụ bạo động kể trên. Chiếc xe phải đi theo đường vòng để tránh đường cấm khá nhiều và đường thì nhỏ, xóc kinh khủng. Chiếc kính xe thì lại rung và đập liên hồi tạo ra một sự hỗn loạn trong cái bóng đêm đen kịt. Chợp mắt được một lúc. Trong chiếc xe bus vẫn lầm lì tiến lên trong cái bóng tối vô mang, xung quanh tôi, trên sàn xe la liệt những người. Chiếc sleeper bed bên cạnh lẽ ra dành cho một người, nhưng đã có 3,4 người chen chúc ở đó. Tôi yên vị với chiếc ghế ngồi của mình và không thể chợp mắt nổi. Xung quanh vẫn là con đường nhỏ với hàng dài xe tải đang xếp hàng đi qua con đường vòng để tránh bạo động. Khi nào trời mới sáng?


...đến Jaipur.

Gần 5h30 sáng, xe đến bến, trời vẫn tối như mực. Từng cơn gió lạnh tê người vẫn từng đợt ào thổi. Và cái bến xe này cũng rất nhộn nhạo, cũng ở ven đường, nhưng Jaipur là một thành phố lớn nên chúng tôi thấy an tâm hơn. Như mọi khi, đám cò mồi, xe tuktuk, taxi lao vào mời mọc, và đã quá cảnh giác, chúng tôi bỏ ngoài tai tất cả. Nhìn bản đồ, bến xe này cách nhà ga khoảng 2km, tất cả quyết định đi bộ đến đó.

Khung cảnh khu từ bến nơi chúng tôi xuống đến ga tàu cũng đáng lo sợ không kém. Tất cả đều nhếch nhác. Một người đàn ông sẵn sàng chỉ và dẫn chúng tôi tìm khách sạn, và qua hàng loạt khách sạn đã kín người vì rất nhiều hành khách phải ở lại vì bạo động, với giá 10 Rupies (khoảng 5000 vnd). Chúng tôi càng hoang mang với câu hỏi, liệu với mức sống và sự nghèo đói kinh khủng như này thì những điều gì sẽ xảy ra sắp tới với sự an toàn của chúng tôi. Nhưng may thay, mấy tiếng thất thểu trên đường lúc rạng sáng này lại là những ấn tượng xấu sau cùng mà chúng tôi gặp ở Ấn Độ.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber101.jpg
Sáng sớm lang thang ở đường phố gần nhà ga Jaipur

Hơn 10h sáng, chúng tôi bắt đầu vào Pink City… Cái ánh nắng mặt trời như sưởi ấm tất cả, như bỏ lại sự mệt mỏi, chúng tôi như được lấy lại nguồn năng lượng mới. Cổng thành Pink City xuất hiện từ xa với màu nâu đỏ, hơn pha da cam nhẹ nhẹ… Những con phố lúc nào cũng sầm uất và nhung nhúc người đi lại, tuktuk, richshaw, bò và từng đàn chim lại nhao nhác vỗ cánh. Ngồi trên tuktuk, tôi có thể dễ dàng nhận ra trên đường đi, đây là khách sạn Hawal Mawal với kiến trúc riêng biệt rất nổi tiếng. Từng dãy nhà với kiến trúc riêng biệt của Pink City, nơi nào cũng nhang nhác như nhau, tất cả đều là nơi buôn bán tấp nập. Mọi ấn tượng xấu của những ngày trước của chúng tôi đã bị xoa tan với không khí nơi đây.. Một thành phố, một khu thành cổ hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn, một cung điện nằm giữa lòng hồ, mọi hoạt động diễn ra ồn ào, kinh doanh buôn bán sầm uất, và tất nhiên mọi người như cho phép chúng tôi hòa mình vào cuộc sống như những người bản địa. Chúng tôi đã lấy lại được niềm tin tốt đẹp về một nền văn minh của nhân loại.

thangdong
07-03-2011, 20:08
Công nhận màu film nhìn hay thật ;)

Tiếp tục góp với bác 1 tấm về Jaipur


Một góc Pink City nhìn từ Hawa Mahal (Palace Of The Wind)
https://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/182070_10150417176890147_589665146_17418004_280757 1_n.jpg

gianker
10-03-2011, 12:39
Xem lại link ảnh, bác Thangdong ơi,

Vừa đến cổng thành, xe tuktuk bị công an bắt ngay do chở quá người. Bác tài nhanh tay đút lót, mất khoảng 100 rupie ~ 50 nghìn đồng. Cả chặng còn bị tuýt 2 phát nữa, nhưng đã có phiếu nộp phạt rồi nên công an bỏ qua. :D


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Amber/Amber102.jpg

Một trong rất nhiều cổng thành

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur120502.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur120503.jpg

gianker
10-03-2011, 12:40
Loạt ảnh Nắng chiều Pink City

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur104.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur212.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur105.jpg

gianker
10-03-2011, 12:41
Nắng chiều

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur112.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur203.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur217.jpg

thangdong
11-03-2011, 10:12
Bác xui nên bị phạt thôi, chứ bọn em 5 anh em trên một chiếc xe tăng vẫn vi vu vô tư :D

Em ko có chụp journal nên ko share cùng bác đc, khi nào bác post hình mấy cái attraction thì em góp vui tiếp ;)

gianker
12-03-2011, 18:07
Bác xui nên bị phạt thôi, chứ bọn em 5 anh em trên một chiếc xe tăng vẫn vi vu vô tư :D Em ko có chụp journal nên ko share cùng bác đc, khi nào bác post hình mấy cái attraction thì em góp vui tiếp ;)

Bác cứ post đi.. Em cũng chỉ thấy gì chụp nấy thôi. ;) Bác tài bị phạt, cuối cùng thì mình cũng bồi dưỡng thêm cho bác ý chỗ tiền phạt đó, và cho thêm cả tiền đổ xăng giữa đường. :D




Bên ngoài khách sạn Hawal Mawal ở khu trung tâm với kiến trúc rất nổi tiếng

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur120402.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur120405.jpg

gianker
12-03-2011, 18:08
Phố phường tầng tầng lớp lớp ở Jaipur

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur115.jpg

thangdong
12-03-2011, 22:59
TIếp tục góp vui bằng vài tấm về Hawa Mahal :D


Bên ngoài cung điện
https://a7.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash1/180520_10150417176770147_589665146_17417999_394762 _n.jpg

Phía trong cung điện
https://a8.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/180637_10150417177010147_589665146_17418006_952587 _n.jpg

gianker
08-07-2011, 19:35
Theo xe Tuktuk

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur218.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur207.jpg

gianker
08-07-2011, 19:36
Phố phường Pink City

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur219.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur213.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur215.jpg

gianker
08-07-2011, 19:37
Phố phường, phường phố

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur204.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur114.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur206.jpg

gianker
08-07-2011, 19:38
Ông già Cam

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur120505.jpg

gianker
08-07-2011, 19:39
Trong khu City Palace

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur111.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur110.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur108.jpg

gianker
08-07-2011, 19:41
Hồ lớn ngoài thành

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur120501.jpg

gianker
08-07-2011, 19:42
Hàng rong ở Jaipur, hàng được trang trí rất bắt mắt

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur102.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur107.jpg

gianker
08-07-2011, 19:43
người phu xe

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur106.jpg

ngõ phố
http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur118.jpg

gianker
08-07-2011, 19:44
Trong phố

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur208.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur209.jpg

gianker
08-07-2011, 19:45
Ai sơn thành phố màu hồng?

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur222.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur223.jpg

gianker
08-07-2011, 19:46
Lại tạm biệt Jaipur, tôi vác ba lô tiếp tục lên đường, và hẹn sau này vào dịp lễ hội Voi, và nếu như có điều kiện, tôi sẽ quay lại nơi này một lần nữa...

Chiều ở ga Jaipur


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur210.jpg

lilypham
09-07-2011, 19:35
He he. Em vừa đi Ấn về mà đọc bài bác viết em có cảm giác cứ như chưa từng đặt chân tới Ấn. Hình bác chụp đẹp thiệt. Cứ mờ mờ ảo ảo. Chắc tại sương đông. Trái ngược với cảm nhận của bác (thích Jodhpur). Hôm đầu tiên đến đấy em tưởng phát điên. Nắng nóng. Cáu gắt. Gió từ sa mạc thổi vào làm hầm hập cả phòng khách sạn. (Em tiếc tiền ko dám ở phòng AC). Người dân ít biết nói tiếng anh. Bảo mấy bác xế chở đi chỗ này thì họ toàn chở đi chỗ đâu đâu. Thèm đồ ăn Việt mà ko có suốt ngày phải nhai mấy cái bánh bột mì chấm cái sốt gì xanh xanh đỏ đỏ. Tức mình ra chợ mua 3 quả dưa hấu về phòng ăn bổ ra thì nhạt như nước ao lại phải bỏ đi. Em thích Jaipur hơn! Anyway, bác viết bài hay quá. Ủng hộ bác ra bài ngày càng nhanh, càng nhiều để anh chị em được mở rộng tầm nhiền, hiểu hơn về đất nước Ấn Độ cũng như bang Rajasthan.

gianker
10-07-2011, 14:03
Thank bạn Lily. Chắc do tớ đi vào mùa đông nên mát mẻ hơn. Chứ ở Bikaner nóng cũng ác lắm.



Đường đến Bikaner


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK316.jpg


Chúng tôi đến Bikaner vào lúc tối muộn cùng với những tiếng còi xe với nhịp điệu giống hệt như những tiếng kèn kiểu trumpet mà tôi nghe được trong một buổi đi đón dâu ở Jodhpur trước đó. Đường nhỏ và vênh, nhiều lúc cảm giác người bay sang một bên rồi lại quay trở lại vị trí cũ trên chiếc bus Booja. Từ Jodhpur, chiếc xe chạy dọc theo con đường xuyên sa mạc để đi đến Bikaner... Cảnh vật lúc nào cũng thế, toàn cát, cây bụi và mặt trời đỏ rực kéo theo một hoàng hôn chưa bao giờ đỏ đến thế.

Đã gần nửa tháng ở vùng Rajasthan này, mỗi người trong chúng tôi đã không còn lạ lẫm và đã lấy lại sức. Chiếc xe đỗ bên đường khoảng chục phút để hành khách xuống nghỉ ngơi một chút ven đường... Và đúng là ko còn lạ lẫm, mấy đứa tôi xuống vội và tự thưởng cho mình một cốc trà sữa 8 rupies để đỡ đi cái lạnh tối sa mạc. Kèm theo là một túi bánh rán nhân hành kiểu chay mang lên xe để ăn dần. Chiếc xe vẫn chạy, vẫn chạy, bỏ lại đằng sau đám bụi mù mịt.

Và rồi chiếc xe bus liên tỉnh đã đến Bikaner, vội ôm lấy đồ đạc và mấy đứa bước khẩn trương xuống trong khi vẫn còn đang ngái ngủ... Bikaner là đây sao! Có khác gì một điểm dừng chân ven đường. Vẫn những cảnh tượng và con người như dọc đường, bụi mù, trời thì giá lạnh. Đây không có vẻ gì là một thành phố. Chúng tôi tự nghĩ trong đầu.. Nhưng mọi thứ đã bị bóng đêm che lấp hết cả... Ngày hôm sau, khi nắng sa mạc lên từ rất sớm, và khá bất ngờ vì trước đó tôi gặp toàn trời mù, chúng tôi mới thực sự thấy Bikaner là thế nào.

Lại nói về cái nắng và nóng ở Bikaner, khi mặt trời lên, trời rất ấm và đến trưa chiều thì nắng rát, nắng nóng. Nếu không che khoảng vài phút thì da có cảm giác bị cháy bất cứ lúc nào. Nhưng khi chiều tối về, trời gió rất lạnh và buốt. Đúng là sa mạc mùa lạnh.

gianker
10-07-2011, 14:07
Bikaner là một thành phố sa mạc, và nếu như chỉ với những thông tin trên internet thì chắc chắn chúng tôi sẽ bỏ qua thành phố này... Vì đây không phải là một thành phố du lịch. Nhưng vì một vài lý do book vé trước khi lên đường, tôi lại chuyển hướng sang thành phố này. Và thật ăn may, nơi này có quá nhiều thứ để khám phá, từ sa mạc, nghệ thuật và khu phố cổ. Thành phố này không phải điểm du lịch, nên tất cả mọi thứ ở thành phố này phơi bày ra hết, ko lạ lẫm, không che giấu và tự nhiên như nó vốn có.


Người phụ nữ ở vùng ven thành phố

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK301-1.jpg

Đối với người phụ nữ Ấn, một bộ vòng thường gồm 8 cái, đó là biểu tượng của sự may mắn. Nhìn vào đôi tay người phụ nữ này, mỗi bên có bốn chiếc và phải chăng khi cuộc sống đã quá khổ cực thì niềm tin vào sự may mắn cũng như được chia ra, chia ra để tiện làm lụng kiếm sống. Ảnh này chụp vào giữa trưa ở con đương xuyên sa mạc, một nhóm người phụ nữ đi kiếm và đội củi mang về nhà. Có người phụ nữ khác còn đội cả 1 cây gỗ to, mà lúc nhấc lên phải nhờ 3 người nữa nâng giúp để đặt lên đầu.

gianker
10-07-2011, 14:10
Cây cối cũng ngả đi vì nóng

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK313.jpg

Anh cảnh sát giao thông trực ở ngã ba đường

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK314.jpg

gianker
10-07-2011, 14:13
Ông lão ở Bikaner

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK605.jpg

gianker
11-07-2011, 19:33
Chiều ở vùng sa mạc ven Bikaner

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK320.jpg

gianker
11-07-2011, 19:34
Những con lạc đà giống Bikanery

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK318.jpg

gianker
11-07-2011, 19:36
Quay lại khu phố cổ ở Bikaner, cả khu phố ngang dọc những dãy nhà phố có kiến trúc rất đặc trưng và riêng có.

Những ngôi nhà ở Bikaner

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK417.jpg

gianker
11-07-2011, 19:38
Xanh

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK105.jpg

Đỏ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK409.jpg

Vàng

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK103.jpg

và còn nhiều màu khác nữa...

anvietnam
12-07-2011, 11:51
Ảnh đẹp quá, thích cái màu của quá khứ như thế này. Chụp phim đó hả bác? :)

gianker
12-07-2011, 12:17
Thank bác Anvietnam đã xem. Tất cả ảnh trong topic này đều chụp bằng film 135 và film 120.


những cánh cửa và kiến trúc rất độc đáo ở thành phố này, có cảm giác như không ngôi nhà nào giống ngôi nhà nào

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK101.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK104.jpg


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK102.jpg

gianker
12-07-2011, 12:20
Cùng như nhau, nhưng lại khác nhau

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK405.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK406.jpg

gianker
12-07-2011, 19:36
Một màu xanh nhạt

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK607.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK402.jpg

gianker
12-07-2011, 19:37
Cuộc sống vẫn diễn ra thường nhật

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK401.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK407.jpg

gianker
12-07-2011, 19:40
Một mình lang thang trong khu old city, trong khi các bạn còn mải mê đi chợ... Từ chiều

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK403.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK108.jpg

đến khi trời nhá nhem tối ở gần ngôi đền đầu thành phố

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK420.jpg

gianker
12-07-2011, 21:55
Một gia đình và họ hàng nấu cỗ ở ven đường

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK414.jpg

với nguyên liệu chính để nấu những món chay... Phần lớn được bọc bột rán và số ít củ được hấp luộc.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK412.jpg

gianker
12-07-2011, 21:57
Sau khi củ quả được tẩm bột, rồi rán. Mình được mời một cái bánh rán nhân hành, ngồi nói chuyện một lúc định đi thì họ giữ lại để mời một món đặc biệt nấu sắp chín... Chờ mãi, chờ mãi, định đứng dậy mấy lần thì họ lại giữ ở lại. Đó là món khoai tây hấp, chấm một loại bột gia vị riêng và đây là món rất ngon đối với họ.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK411.jpg

hai cậu bé này có sở thích sưu tập tiền cổ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK413.jpg

gianker
12-07-2011, 22:01
2 cậu bé tốt bụng, cởi mở chỉ đường và dẫn mình đến các ngôi đền nhỏ trên đường đi và cuối cùng là đến ngôi đền Jain ở cuối thành phố. Lúc trở về nhà khách sạn thì trời đã tối. Ngôi đền này cấm chụp ảnh, nên ko được cái nào, mới lại trời nhá nhem tối rồi, chụp cũng ko lên được.

Trong lúc quay lại tìm đường về nhà/khách sạn của Mr. Gouri, một thanh niên khá năng động khi là người đầu tiên dùng chính ngôi nhà mới xây hình ống của mình để làm homestay. Các email liên lạc với anh, sau này mới biết anh dùng internet ở một cửa hàng gần chợ, cách nhà anh gần 1 km.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK421.jpg

gianker
12-07-2011, 22:04
Đời thường ở Bikaner

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK106.jpg

2 thế hệ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK107.jpg

gianker
12-07-2011, 22:05
Ông lão lái xe tuktuk

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK110.jpg

Người bán bông ven đường

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK419.jpg

gianker
12-07-2011, 22:09
Bên khung cửa sổ

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK410.jpg

homeless man
12-07-2011, 22:21
http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK412.jpg

Nhìn đĩa hành trảng bự tím kia em nhớ món Dal fried và Chapati ăn ở Rajasthan-Thực ra đây là một bang rất rộng lớn chứ không phải tên một thành phố. Cái củ hành tây kia rất khác mình nhá. Nhỏ, không hăng và có vị ngọt và thường hay ăn sống. Hành cắt ra vắt ít chanh lên ăn cùng các món chính coi như salat. Nói chung, người mình đi Ấn lâu quá về thường mắc hội chứng thèm thịt vì đồ ăn Ấn toàn rau là rau.

Hồi bên đó, có bạn kể với em chính phủ một bang ở Ấn tí đổ vì hành lên giá. Với người Ấn, hành là thứ không thể thiếu=))

gianker
13-07-2011, 12:08
Nhìn đĩa hành trảng bự tím kia em nhớ món Dal fried và Chapati ăn ở Rajasthan-Thực ra đây là một bang rất rộng lớn chứ không phải tên một thành phố. Cái củ hành tây kia rất khác mình nhá. Nhỏ, không hăng và có vị ngọt và thường hay ăn sống. Hành cắt ra vắt ít chanh lên ăn cùng các món chính coi như salat. Nói chung, người mình đi Ấn lâu quá về thường mắc hội chứng thèm thịt vì đồ ăn Ấn toàn rau là rau.


Em tưởng món salat là dùng hành trắng to hơn chứ, như hành tây ở mình ý. Trộn với các loại rau củ khác rồi vắt chanh lên. Riêng quả chanh thì mùi rất thơm, và rất chua nhưng dịu dịu. Nói đến món salas này lại nhớ lúc ăn chui ăn lủi hộp thịt bò xót lại :D do hội chứng thèm thịt. Dù đã chọn hộp có nhãn ko có hình con bò và ko có chứ Beef, nhưng lúc ăn vẫn phải ăn giấu ăn diếm vì phần lớn ở thành phố Bikaner đều ăn chay hết, tìm mãi tiệm ăn có bán thịt xung quanh khu chợ chính đều ko có.

gianker
13-07-2011, 12:20
Như những ngày trước đó ở Jodhpur, những ngày lạnh này thì sau khoảng 8h thì mặt trời mới lên và trời sương nhẹ, sau trưa thì mới nắng rõ ràng. Chúng tôi trễ nải ngủ cố một chút với ý nghĩ đó. Nhưng mặt trời Bikaner đã chói chang tự lúc nào. Nắng to và mạnh, chiếu rực qua cửa sổ phòng từ sớm và luồng ánh sáng đó đã kéo chúng tôi khỏi giường. Bữa sáng nhanh gọn với bánh chapati và một ấm lớn trà sữa 'chai" như thường lệ. Chúng tôi bắt đầu đi đến Junagarh. Pháo đài này nằm ở trung tâm thành phố Bikaner... một pháo đài sản sinh ra nhiều trường phái nghệ thuật rất đặc sắc riêng có của Bikaner, mà tiêu biểu nhất là Hội họa miniature và những bức tranh tường.


bên ngoài Junagarh

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna308.jpg

gianker
13-07-2011, 12:22
Junagarh, ngoài

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK12006.jpg

và trong

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK12001.jpg

gianker
14-07-2011, 20:28
Kiến trúc cửa sổ đặc trưng của vùng Rajasthan

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna222.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna213.jpg

gianker
14-07-2011, 20:29
Vật liệu chính vẫn là đá

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna104.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna107.jpg

gianker
14-07-2011, 20:30
Các chi tiết

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna109.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna108.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna106.jpg

gianker
14-07-2011, 20:31
Cổng phụ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna307.jpg

Trên tầng cao

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna212.jpg

gianker
14-07-2011, 20:34
Cột, trụ và phù điêu

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna113.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna114.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna115.jpg

gianker
14-07-2011, 20:36
Những cánh cổng và cửa sổ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna117.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna226.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna305.jpg

Hoa văn châu âu ở tầng trên cùng, khi nhà vua cuối cùng theo học Tiến sĩ ở Anh và trang trí lại tầng này.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna219.jpg

tracyowen
16-07-2011, 02:29
Bác Homeless nói đúng về vụ hành đó bác Gianker, hành ăn salad ( hay gọi la green salad trên các bảng thực đơn) là vài lát hành tím, vị ngọt k hăng thậm chí k cần vắt chanh, cùng với vài lát dưa chuột nhiều ruột, cà chua xắt lát. Ấn Độ ăn chay nhưng rau lại rất ít chủng loại, quanh đi quẩn lại toàn củ chứ k có rau xanh, ban đầu nghe bác Homeless nói em lại tưởng là có nhiều rau để ăn nên k quá lo ngại về món Ấn, song em đã lầm, sau chuyến đi Ấn thì bên cạnh hội chứng thèm thịt là hội chứng thèm rau xanh có lá. Chẳng thế mà khi về đến Malay mắt chúng em sáng hơn sao khi thấy các cửa hàng đồ ăn có rau xanh ở KLCC, cho dù chế biến chẳng ngon lành gì nhưng cũng đủ khiến chúng em thấy hồ hởi lắm.
À, hội chứng thèm thịt của em đang trừ ... thịt gà nhé, vì suốt chục ngày ròng rã toàn gà là gà, chắc về Vn em kiêng gà cả tháng mất.

gianker
18-07-2011, 17:10
@tracy: hì hì, thôi thì hành nào cũng đều là hành.. :) :))


Tường được vẽ và trang trí ở mọi ngóc ngách

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna203.jpg


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna202.jpg

gianker
18-07-2011, 17:11
Phòng và hoa văn trang trí

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna204.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna205.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna116.jpg

gianker
18-07-2011, 17:12
Hoa văn nhiều quá, hoa hết cả mắt :D Đi cafe thư giãn nào

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna224.jpg

gianker
18-07-2011, 17:14
Dạo chơi nốt ở Junagarh rồi lấy xe đi ra vùng ven


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna215.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna216.jpg

xe xịn nào

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Junagart/Juna306.jpg

gianker
18-07-2011, 17:15
Theo xe đến thị trấn Deshnok cách Bikaner khoảng vài chục km, nơi có một ngôi đền khá đặc biệt.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok502.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok503.jpg

Ảnh này thì mọi người có đoán ra ở ngôi đền này có điều gì đặc biệt không ạ :D

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok517.jpg

June
18-07-2011, 21:45
Thế Gianker có diễm phúc được bạn gặm nhấm nào chạy qua chân hay nhìn thấy con nào màu trắng không :P

inthenowhere
20-07-2011, 16:06
Bên Ấn này thấy cứ bửn bửn thế nào ấy nhỉ. Mấy chốn này chắc mình chịu, ko dám đi

gianker
20-07-2011, 17:17
@June: Chân miềng cũng như chân người khác, hội nó chèn ép leo trèo nhiều lắm. Lại còn phải bỏ giầy ở ngoài, đi chân đất vào nữa hic hic :)) Nhưng tìm mãi chả thấy con nào màu trắng, tuyền đen hết, nhưng bết lại, thấy rõ cả da trắng :))

@nowhere: hí hí, nếu buổi tối ko đèn mà đi đường thì mới sợ.. bom khắp nơi, dẫm phải là chuyện thường ở huyện :))



Bên trong ngôi đền

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok510.jpg

vẫn có nhiều đức tin

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok602.jpg

gianker
20-07-2011, 17:19
Bên ngoài ngôi đền

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok616.jpg

Sân trong, các lưới thép này làm để chống các loại chim, đặc biệt là bồ câu, vào trong đền.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok608.jpg

gianker
20-07-2011, 17:21
Deshnok, thật khó hình dung ở một nơi nào đó trên trái đất, khi cái nghèo, cái đói còn bủa vây mọi nơi, con người không có thức ăn, mà những con chuột vẫn có thể được ăn chơi phè phỡn. Bởi vì những con chuột đó ở nơi này theo truyền thuyết là linh hồn của những người con của những người kể chuyện "story teller". Ở mình thì không thấy có những người kể chuyện, căn dặn và lưu truyền, dạy bảo cho con cháu, để gìn giữ những giá trị tốt đẹp và lưu truyền cho muôn đời. Nhưng nơi này, những người kể chuyện rất đáng được kính trọng. Và theo truyền thuyết, một mâu thuẫn xảy ra khi linh hồn một người con trai của một người kể chuyện không được hồi sinh, với lời hứa suông của Thần Chết ( God of Dealth). Mọi linh hồn đều xuống địa ngục và chịu sự cai quản của Thần Chết. Nhưng sau này, tất cả những linh hồn những người con trai của người kể chuyện đều được biến thành chuột. Đó là một sỉ nhục lại với cách hành xử của vị thần này. Và đó là lý do tại sao, nơi đây, Deshnok lại là nơi tuyệt vời nhất đối với những con chuột.

Một chút truyền thuyết từ xưa kể lại, nhưng ngôi đền được làm bằng đá trắng và chạm khắc rất công phu này không chỉ có thế. Và vì một lý do nào đó, dòng người vẫn đổ về đây nườm nượp để cầu xin mọi thứ.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok507.jpg

gianker
21-07-2011, 12:02
Chụp bằng ống 35mm nên toàn phải dí sát vào, hic hic...


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok506.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok511.jpg

gianker
21-07-2011, 12:03
Chuột ở mọi nơi trong đền


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok512.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok614.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok613.jpg

gianker
21-07-2011, 12:04
Ống 35mm em dí sát, nhưng vẫn chưa là gì so với bạn đổ sữa này... Ngồi một lúc trong đền, thấy có bác này đến đổ thêm sữa và tiện thể chấm bàn tay xuống chảo sửa này, lấy một ít vuốt lên tóc, số còn lại thì nếm vào miệng. Thấy vẻ mặt rất mãn nguyện... chứng tỏ, con người rất hòa quyện với thiên nhiên. :D


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok606.jpg

gianker
21-07-2011, 12:05
Ngoài chuột thì không khí trong đền rất linh, mọi người xếp hàng để được ban phát lộc


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok601.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok603.jpg

gianker
21-07-2011, 12:06
Thày

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok516.jpg

dòng người xin lộc

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok604.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok605.jpg

gianker
21-07-2011, 12:08
Ai làm việc của người nấy

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok609.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok509.jpg

còn những con chuột no say rồi lăn ra ngủ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok515.jpg

Dòng người vẫn cứ đổ về một đông

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Deshnok/Deshnok617.jpg

gianker
26-07-2011, 16:18
Sau khi bàn chân (đi tất) dính đầy thức ăn cho chuột ( cũng như phần lớn các ngôi đền khác, người vào đền thì phải bỏ giày dép ở ngoài) và dính đầy mùi chuột. :D, tôi quay trở về Bikaner, dọc đường vẫn đầy cát và nắng tràn trề.


quả này chụp qua kính ô tô nên xanh ngắt

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK603.jpg

quả này dính chút kính

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK601.jpg

quả này thì bụp thẳng

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK602.jpg

gianker
26-07-2011, 16:26
Về đến Bikaner, xe đỗ ngay ở khu chợ chính, khu chợ bán đủ mọi thứ mà một ngày mấy đứa đi bộ mấy lần qua đây để tìm ăn. Khách sạn ở homestay là nhà anh Youri, một chàng trai khá tiến bộ ở thành phố này khi dùng căn nhà đang ở của mình để cho khách thuê phòng ở, tự đi học tiếng Anh, tự vào internet để tự quảng cáo cho chính mình. Ở căn nhà này, cảm giác y sì ở VN, ngôi nhà hình ống mặt tiền khoảng 4m, cũng chia 2 phòng, cầu thang ở giữa. Ăn ở nhà Youri được một buổi đành phải bỏ, bởi vì mẹ anh, cũng như vợ anh, nấu ăn không ngon cho lắm :) Nên đành đi bộ xuyên chợ để đến một quán ăn có tiếng ở gần đây. Mấy lần ăn thì thấy quán lúc nào cũng đông. Cả thành phố phần lớn đều là người ăn chay, nên tất nhiên món ăn cũng chay. Lúc này cảm giác thèm thịt luôn xừng xực, nhưng tìm mãi mà cả thành phố chả thấy nơi nào bán thịt cả. Nên đành ăn chay, bụng thì no mà chả cảm thấy vị gì, nhưng cảm giác thấy ngon hơn ở nhà anh Youri một chút.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK606.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK609.jpg

gianker
26-07-2011, 16:31
Cổng chính chợ. Đi qua cổng này một đoạn là đến khu nhà ngoài thành.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK608.jpg

Bên ngoài đường, nắng vẫn tràn đầy

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK423.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK422.jpg

gianker
26-07-2011, 16:33
Nghệ thuật Tranh vẽ Miniature của Bikaner

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK424.jpg

đây là nhà của anh Shiv Swami, người được ghi vào sách kỷ lục thế giới vào năm 2002 và 2003 về vẽ những bức tranh có chi tiết nhỏ nhất.: http://www.bikanerminiaturearts.com/artist.asp

và đây là ảnh Mr. Shiv

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK425.jpg

gianker
26-07-2011, 16:35
Nghệ thuật tranh Miniature, các bức tranh được vẽ ở từng chi tiết rất nhỏ, cực tiểu, để tạo thành một bức tranh lớn có dải màu rộng.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK508.jpg

Như bức này, thường là sẽ dùng kính lúp để nhìn chi tiết của nó... Chi tiết càng nhỏ thì mức độ dịu và chuyển màu càng tự nhiên.

Cái này minh họa dễ hiểu hơn. Trên móng tay này sẽ vẽ mấy con chim, mấy con lạc đà và một ngôi đền gì đó.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK509.jpg

gianker
26-07-2011, 16:45
Chất liệu và màu sắc các loại tranh này đều lấy từ tự nhiên, khiến mình nghĩ tới dòng tranh Đông Hồ nhà mình, và thấy kết cấu, bố cục tranh có phần nào giống giống! Chiếc bút vẽ được làm từ lông sóc để tạo ra những nét vẽ siêu siêu nhỏ.. Nhưng trong khi tranh Đông Hồ do nhiều khuôn màu tạo ra và mảng khối nhiều, thì những bức tranh Bikaner này lại đối lập với những chi tiết được tạo ra bởi những nét vẽ siêu nhỏ và không biết mất bao nhiêu thời gian mới vẽ xong một bức.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK501.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK502.jpg

gianker
26-07-2011, 16:48
bàn vẽ và với điều kiện như này thì đôi mắt những họa sĩ tinh đến mức nào.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK503.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK504.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK505.jpg

gianker
26-07-2011, 16:51
những bức tranh mua làm kỷ niệm, với chất giấy cổ là những bản hợp đồng mua bán từ những năm 40. Sau khi ở đây và nghĩ lại những bức tranh khổ lớn được treo trong pháo đài Junagarh, thì thấy một bức tranh đúng là một tác phẩm để đời, cả về khía cạnh nghệ thuật và thời gian.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK512.jpg

gianker
27-07-2011, 19:50
xin chào Bikaner, chúng tôi ra ga tàu khi chiều chưa tắt...

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK317.jpg

Xin chào Junagarh

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK12005.jpg

gianker
27-07-2011, 19:51
Nhà ga Bikaner

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK617.jpg

gianker
27-07-2011, 19:55
Trong khi chờ tàu

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK616.jpg

Nhà ga Bikaner sạch sẽ nhất trong vài cái nhà ga ở Ấn đã đã từng qua...


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK612.jpg

Nắng

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK611.jpg

gianker
27-07-2011, 19:56
Sleeper class

http://farm3.static.flickr.com/2724/5739404255_35cd18f5d0_b.jpg

gianker
27-07-2011, 19:57
Lên tàu từ chiều,

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/BK308.jpg

đến khi đỏ rực

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Bikaner/Dl01.jpg

Tạm biệt Bikaner.

thanh_vinh
29-07-2011, 21:13
Trong khu City Palace

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur111.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur110.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Jaipur/Jaipur108.jpg
Kết nhất ảnh này

gianker
30-07-2011, 09:41
Thank bạn đã xem.


DELHI CŨ và MỚI

Ngồi chờ gần 2 tiếng trên máy bay ở Kuala Lumpur và được cảnh báo về khả năng delayed dài dài mà không biết có chuyện gì.. Nhưng ơn trời, chiếc máy bay vẫn cất cánh. Hóa ra mấy ngày vừa qua, sân bay New Delhi phải tạm dừng tất cả các chuyến bay vì sương mù và thành phố này phải hứng chịu một đợt lạnh kỷ lục từ trước đến này. Đến sân bay vào lúc nửa đêm, và khách sạn lại quên ko cho người đón, mấy đứa gọi điện đi gọi điện lại và quyết định ra quầy mua vé taxi trả trước. Cảm giác lần đầu đến Delhi thật hãi. Lên xe taxi cũ cũ loảng xoảng mới thấy, vì gương chỉ có một ở bên phải mà bị vỡ, trời thì sương mù mit, và lái xe nghịch chiều. Ngồi ghế đầu nhìn đường, nhiều lúc theo phản xạ là mình rẽ vào lề đường bên phải để tránh, nhưng thấy đối đầu cả cái xe ngược chiều vun vút phi tới... :D nghĩ thầm: "May mà mình ko lái"


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/DL106.jpg

sân bay quốc tế Dehli mới xây dựng rất rộng và đẹp.

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/DL101.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/DL102.jpg

gianker
30-07-2011, 09:43
Cuộc sống thường ngày ở Old Delhi

người đàn ông này bán món trứng kẹp bánh mỳ, chứ không phải bánh mỳ kẹp trứng.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl16.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl14.jpg

gianker
30-07-2011, 09:46
Vào những ngày lạnh nào, đi vào khu Old Delhi với cảnh tượng nhung nhúc những khúc vải quấn quanh mình...và vỉa hè là giường, là chiếu, là bàn kiếm cơm, là cuộc sống của rất nhiều người dân nghèo.


9h sáng tại phố Chandhi Kwok

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl19.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl05.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl03.jpg

gianker
30-07-2011, 09:48
Phố là nhà, nhà là phố

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl11.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl10.jpg

Đứa trẻ sơ sinh trong bọc chăn này chắc 1,2 tuần tuổi

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl12.jpg

gianker
30-07-2011, 09:50
Mấy ảnh này xem ko thích thú mấy :D , nhưng đúng là thực tế.


http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl13.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl17.jpg

gianker
30-07-2011, 09:52
Xung quanh khu chợ

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl06.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl09.jpg

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl04.jpg

gianker
31-07-2011, 21:56
Old Dehli

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl25.jpg

lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhạo

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl24.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl23.jpg

gianker
31-07-2011, 22:00
Cuộc sống trên hè phố

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl18.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl20.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl26.jpg

gianker
31-07-2011, 22:04
Còn sót lại một cuộn BW, mấy tháng sau mới làm được.


Sưởi

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-01.jpg

gianker
03-08-2011, 16:02
Em bé

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-08.jpg

gianker
03-08-2011, 16:03
Những người bán hàng ở chợ

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-02.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-07.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-05.jpg

yilka
05-08-2011, 11:53
Delhi Delhi, e ghé thành phố này cũng đã 3 lần mà chả lần nào chụp đc 1 tấm ra hồn, nản ghê, giờ ngồi xem ảnh a chụp vậy :D lại máy cơ nữa chứ :D a rửa thêm ra nhé ^^

gianker
09-08-2011, 17:04
Hi hi, thank Yilka. Chụp chơi thôi nên thế nào cũng được.

Delhi là cũ và mới, là đối lập hoàn toàn.

Trong khu New Dehli và Lăng mộ Humanyun thì rất đẹp và sạch sẽ.



https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-24.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-23.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-22.jpg

gianker
09-08-2011, 17:06
Khu vườn ở Qila

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-14.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-13.jpg

gianker
09-08-2011, 17:11
Trong Red Fort ở Dehli...

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi1-05b.jpg

đến ngoài sở thú

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi2-02.jpg

Một thánh đường ít người qua lại

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi2-07.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi2-06.jpg

cristal
11-08-2011, 20:56
Tớ cũng vừa đi Rajasthan nhưng chỉ đi được Jaisalmer, Pushkar, Jaipur, chưa đến Deshnok. Tận mắt chứng kiến đám chuột uống sữa , ăn no ngủ say phè phỡn hẳn ấn tượng lắm nhỉ :)

thaongoc2010
16-08-2011, 18:55
Các hình ảnh và bài viết của bạn gianker rất hay. Nhưng với cái tên tiêu đề "Cát bụi Rajasthan " ban đầu mình cứ nghĩ bạn sẽ viết về vùng biển có cát trải dài chứ:D:D

gianker
20-09-2011, 20:04
@crystal: nhìn thấy chuột đầy rẫy như thế thì chỉ có mình tớ vào, còn các bạn nữ thì ở ngoài hết vì sợ. ;)

@thaongoc: giật tít ý mà :)) :))

tiếp ở Dehli,

Khu Lăng mộ Humayun, nền móng của Tal Mahal sau này.



https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-20.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-21.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/Indibw/20110426-19.jpg

gianker
20-09-2011, 20:20
Trong khu Red Fort, nếu đã đi Agra Fort và Fatepur Sikri rồi thì thấy Red Fort ở Dehli không còn nhiều thứ để xem.


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/Dl07.jpg

Purana Qila

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi2-04.jpg

Humanyun Tomb

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi2-01.jpg

gianker
20-09-2011, 20:23
Xe công

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi1-06.jpg

Jama Masjid ở Delhi

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi1-02.jpg

Indian Gate

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/delhi1-01.jpg

gianker
20-09-2011, 20:26
Chào Delhi, chúng tôi ra ga tàu khi trời còn chưa sáng để đi Agra.

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/DL107.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Dehli/DL109.jpg

gianker
20-09-2011, 20:38
Agra đối lập

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Tal105.jpg

Agra, khi nhắc đến tên thành phố này, tôi hoàn toàn mù tịt. Nhưng nếu nhắc đến Tal Mahal, tôi không thể nói là tôi không biết. Nếu không biết thì quả thực là một sự xấu hổ với hiểu biết của mình. Agra, nơi e ấp một kỳ quan thế giới ngay trong lòng mình. Agra, một thành phố xưa kia đã từng là thủ phủ của đế chế Mughal to lớn, là nơi để nhà vua Shan Jahan xây dựng nên một trong những lăng mộ tuyệt đẹp nhất trên thế gian, Agra còn vững chãi với Red Fort chắc chắn, với hệ thống thánh đường quanh khắp thành phố với dòng sông Yamuna lững lờ chảy với thời gian ngay sát Tal. Agra là nơi sản sinh và nuôi dưỡng Tal Mahal, Agra lẫy lừng của ngày xưa. Nhưng hiện tại, chính Tal Mahal giờ lại là nguồn sống bao bọc lấy một Agra nghèo đói, hắc ám và ô nhiễm. Agra với sự thất bại của một thành phố công nghiệp đã để lại rất nhiều hậu quả xót xa cho những người dân nơi đây, khi bên này sông là một kỳ quan thế giới, ai cũng phải trầm trồ thán phục, với tất cả những gì được coi là trong trắng, đẹp đẽ, tình cảm nhất… nhưng trái ngược, phía bên kia bờ sông là vô vàn cuộc sống nhớp nháp, dơ dáy, đói khổ, bụi bặm.

Tôi vẫn nhớ như in những hình ảnh lúc đi bộ dọc con đường bên kia bờ sông đối diện Tal Mahal, đi bộ qua cầu để về khách sạn nằm sát Tal. Vẫn còn đó những gương mặt hốc hác với đôi mắt trắng hẳn như lồi ra, tay chân bẩn thỉu đen sì, quần áo cũng rách rưới ko kém của những đứa trẻ ngồi bên lề đường. Những người lớn cũng trong tình trạng tương tự. Cả con đường dài hơn 4km run lên vì bụi bặm. Nhìn quang cảnh xung quanh, tôi thậm chí còn không nghĩ rằng xa xa kia là những ngôi nhà, chỉ là vài miếng vải bạt, vài cục gạch với ít lửa, con người nhếch nhác, bao xung quanh toàn rác, một thứ rác rưởi chen ngập dòng sông Yamuna đen kịt, nơi lũ quạ coi là nhà của mình. Cả không gian ngập ngụa với một mùi cơ bản, mùi xú uế. Một gánh xe bán bánh bột đậu xanh chợt đỗ trước một khu nhà ổ chuột, hầu như tất cả mọi người đều chạy tới, chen lấn, xô đẩy để mua một nắm bột đậu ươn ướt, lọt thỏm trong cái đĩa được uốn từ lá bồ đề. Trông ai cũng hạnh phúc, từ già đến trẻ, hạnh phúc vì lâu lắm mới có một người bán bánh dạo đi qua. Trên bầu trời và những rặng cây ven đường, quạ vẫn bay rợp và kêu không rứt…

gianker
29-09-2011, 15:13
Người đàn ông ở Agra

http://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Agra501.jpg

gianker
29-09-2011, 15:17
Tal, phóng khoáng và bụi bặm

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Tal106.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Tal103.jpg

gianker
29-09-2011, 15:19
Nhìn lên trên

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Agra507.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Agra506.jpg

gianker
29-09-2011, 15:20
Một trong hai thánh đường Hồi Giáo bên cạnh Lăng Mộ Tal Mahal

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Ag410.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Ag411.jpg

gianker
29-09-2011, 15:21
Tal đẹp, lộng lẫy, ai cũng phải ngước nhìn thật lâu.

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Ag403.jpg

thangdong
30-09-2011, 16:15
Màu film của bác lên trông lạ thật ;)

Góp vui thêm vài hình ảnh về Taj Mahal


Bình minh Taj Mahal
https://farm6.static.flickr.com/5253/5475566470_0e5368dfe3_z.jpg

Phản chiếu
https://farm6.static.flickr.com/5057/5475568316_5498eba7ac_z.jpg

gianker
04-10-2011, 12:19
Bác Thangdong post tiếp đi :)


https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Ag407.jpg

nhìn như mô hình :)

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Ag409.jpg

gianker
04-10-2011, 12:21
bên trong và bên ngoài Tal đối lập hoàn toàn

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Agra509.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Agra508.jpg

gianker
04-10-2011, 12:23
Phía bên kia nhìn về từ chiều muộn

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Tal101.jpg

chính diện lúc sớm

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Tal/Ag402.jpg

gianker
04-10-2011, 12:25
Một góc khác, như cảnh quay trong Triệu phú Ổ chuột.

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Agra604.jpg

kiến trúc nhà dân xung quanh

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Agra522.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Agra504.jpg

gianker
04-10-2011, 12:27
cuộc sống thường ngày

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Ag102.jpg

https://i83.photobucket.com/albums/j319/giankert/India%202011/India%20Color/Agra/Ag108.jpg

gianker
10-10-2011, 21:36
Đường phố ở Agra

https://farm7.static.flickr.com/6240/6216785253_968dfdd686_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6164/6216785249_21d90d05f1_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6058/6216785247_f229265652_z.jpg

gianker
10-10-2011, 21:38
bên ngoài Red Fort

https://farm7.static.flickr.com/6041/6216791315_7d68e0056b_z.jpg


Nhà ga Agra

https://farm7.static.flickr.com/6175/6216791305_c83329ab58_z.jpg

gianker
10-10-2011, 21:43
Tường thành Red Fort

https://farm7.static.flickr.com/6101/6216791321_fa9026b1e9_z.jpg

Quả thật, khi vào Red Fort, hầu như không chụp được kiểu nào ra hồn. Vì bao quanh là cả một không gian mênh mông, rộng lớn, tường thành, tháp, gác... với những chi tiết, hoa văn được chạm trổ ở bất kỳ góc nhỏ nào. Mà khi chụp lên chỉ lấy được một góc nhỏ ti hí. Ai cũng phải choáng ngợp về mức độ tinh vi và cầu kỳ chạm khắc đá, không chỉ ở Agra, mà ở bất kỳ nơi nào khác.


https://farm7.static.flickr.com/6119/6217314942_7c420bdef0_z.jpg

gianker
10-10-2011, 21:46
Một góc nhỏ của Agra Red Fort

https://farm7.static.flickr.com/6041/6216793457_eea09e67f2_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6041/6216793453_82775cce61_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6154/6216793443_ec691aa35c_z.jpg

gianker
10-10-2011, 21:49
Bên trong cổng này, một phần của Agra Fort được dùng làm khu quân sự.

https://farm7.static.flickr.com/6153/6216791327_ccb153ecaf_z.jpg

Đi lạc vì mải chụp bạn này ;)

https://farm7.static.flickr.com/6153/6216793471_d3ecedb2e2_z.jpg

gianker
10-10-2011, 21:53
Kiến trúc đá ở mọi ngóc ngách.

https://farm7.static.flickr.com/6166/6216793467_2be1d8d64e_z.jpg

Tầng trên cùng của pháo đài, ở góc phải ảnh này là phòng giam lỏng nhà vua Shan. Từ nơi này, ngày đêm ông vẫn nhìn về lăng mộ người vợ yêu của mình, Tal Mahal, cách đó vài cây số.

https://farm7.static.flickr.com/6050/6216793465_9607f8224b_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:05
Xin chào Red Fort, xin chào đám đông du khách náo nhiệt, ta lại quay về khách sạn.

https://farm7.static.flickr.com/6104/6216791317_69042b2fe3_z.jpg

về với đường phố Agra, mà lần đầu tiên bước chân đến, du khách rất dễ bị sốc.

https://farm7.static.flickr.com/6173/6216785263_e695477b90_z.jpg

Những du khách thường ái ngại trước đám cò mồi ở mọi thứ, taxi, xe lam, vé xe, xe tàu, hàng lưu niệm, dẫn tour... nhưng không quá đáng đến mức như việc tháo cả 4 bánh xe ô tô trong Triệu phú ổ chuột. Tất cả đều vì tiền, dù ít hay nhiều thì lừa khách được chút nào hay chút nấy. Ái ngại với cái sự bẩn, và ái ngại với phân, phân của mọi thứ con ở mọi ngõ ngách, ghê người ở cái toilet công cộng, từ người, chó, mèo, bò, chim, gà, dê. Chúng nhiều đến nỗi, nếu bạn đi đường vào buổi tối và thiếu ánh sáng, sẽ là một kỳ công nếu bạn có thể tránh được và ko dẫm vào đống nào. Và chả nhẽ mình lại giơ cái máy ảnh lên để chụp cảnh khi dẫm phải những thứ ấy. Nhưng với người bản địa, mọi thứ như chuyện thường ngày ở huyện, ở thành phố du lịch nổi tiếng này, mọi thứ đơn giản, nhẹ như không như việc con dê này nằm điệu.


https://farm7.static.flickr.com/6056/6216791303_2243836cdd_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:12
Mọi thứ như một mớ hỗn độn ở Agra với chúng tôi. Và nhất là khi nghe tin bạo loạn và mọi ngả đường tàu hỏa đi từ Agra đều phải chờ đợi cho đến khi bạo loạn đi qua. Biết đến bao giờ để chúng tôi tiếp tục lên đường...


https://farm7.static.flickr.com/6116/6216915079_d0b2d5958d_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6161/6217445444_d7623f35ba_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:19
City of Tal, 2 cực của sự đối lập, đen và trắng, giàu và nghèo, cung điện và khu ổ chuột, vương giả và dân đen...


https://farm7.static.flickr.com/6162/6217445436_413af7912a_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6157/6217363226_f4807183e9_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:33
Bên trong là tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời, bên ngoài tường thành, cách đó chỉ vài mét lại là những thứ ở dưới đáy. Thật là không thể hiểu nổi.


Rác, toilet công cộng là nguồn thức ăn của những con ăn thừa. Và toát ra xung quanh là hỗn hợp mùi không cần phải nói.

https://farm7.static.flickr.com/6172/6230562495_8b49b6760c_z.jpg

Đường phố là nhà

https://farm7.static.flickr.com/6110/6230562505_0c8f88f86c_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:36
Cái lạnh kỷ lục trong nhiều năm ở vùng này càng làm cho cuộc sống người dân có vẻ như tiêu điều hơn.

https://farm7.static.flickr.com/6054/6230562487_cd6acd0b35_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6211/6217445438_2b6e67e864_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:38
https://farm7.static.flickr.com/6108/6230562513_8108d4c03b_z.jpg

Em bé theo ông đi bán trà sữa.

https://farm7.static.flickr.com/6231/6217445442_af02e4f623_z.jpg

gianker
10-10-2011, 22:42
Bên trong Tal, một ngày mới bắt đầu bằng một sáng đông lạnh cóng và sương mờ.

https://farm7.static.flickr.com/6050/6217363216_30846b8012_z.jpg

DK Nguyen
30-10-2011, 13:56
Cảm ơn những bức hình quá đẹp và những câu chuyện về "Cát Bụi Rajasthan " của anh... Rajasthan thẳng tiến nào :)

gianker
04-11-2011, 10:58
@ DKNGuyen: Hi bạn, chúc bạn có một chuyến đi ưng ý. ;)

Fatepur Sikri, lại thêm một tuyệt tác kiến trúc đá nữa... Con người ta trở nên nhỏ bé lại rất nhiều khi đứng trước các công trình thế này. Thật không hiểu nổi là tại sao họ lại có thể xây được những tuyệt tác như vậy. Nhiều lúc dạo bước trong Fatepur, ta có cảm giác là có thể bay lên bất cứ lúc nào. Cả thánh đường tràn ngập trong nắng chiều cuối ngày, mà chỉ cần giơ tay lên, tâm hồn bạn sẽ được nâng lên, bay bổng trong cái không gian đóng mở mông lung này.



https://farm7.static.flickr.com/6223/6217348086_96f2e561c3_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6165/6216833307_b5508f9969_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6039/6217345714_56eb04cba6_z.jpg

gianker
04-11-2011, 11:03
Fatepur đầy ắp những lời nguyện cầu, những bản nhạc hay những công việc thường ngày

https://farm7.static.flickr.com/6155/6217345720_5633b93a8c_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6093/6216833295_c71b53ff22_z.jpg

https://farm7.static.flickr.com/6041/6216815569_8f2e9502de_z.jpg

Chie Hat Tieu
08-11-2011, 12:06
E thích câu chuyện bác kể, những tấm hình bác chụp và cả cách bác post bài nữa. Có cái gì đó hoài cổ, giản dị, lặng lẽ, chậm rãi... như cách bác cảm nhận cuộc sống và con người tại Ấn. Làm cho e thấy yêu thích, ngưỡng mộ, và mong muốn 1 ngày nào đó, cũng đc trải nghiệm những thứ b đã trải nghiệm trong chuyến đi này

LinhEvil
24-11-2011, 10:43
Ô lâu lâu đọc lại topic này lại thấy thích bạn Giangker thế không biết nữa....

datsx
30-11-2011, 08:42
bạn janker cho mình xin lịch trình đi của các bạn đc ko. đầu năm sau mình cũng đi ấn

gianker
30-11-2011, 20:49
Trước mình đi Delhi, Agra, Jaipur, Jodhpur, Bikaner... Nhẽ ra còn muốn đi nhiều nữa, nhưng thời gian ko cho phép. Tranh thủ chỉ được chút đó.



https://farm7.staticflickr.com/6119/6217345706_e61478ede9_z.jpg

gianker
01-12-2011, 10:50
Bên trong Thánh đường

https://farm7.staticflickr.com/6037/6216815565_d627b5b3eb_z.jpg

https://farm7.staticflickr.com/6172/6216833313_9892438866_z.jpg

Các em bé Ấn được đánh mắt đen mà mê đi được.

https://farm7.staticflickr.com/6106/6216833319_615406e57f_z.jpg

Phan An
03-01-2012, 06:14
# 7@ Theo mình, Muslim (Islam) được dịch là Đạo Hồi, hay Hồi giáo không phải vì các món ăn nồng mùi hồi mà vì dịch qua tiếng Tàu, vì đấy là đạo của những người Hồi hột ở phía Nam Trung Quốc...

tuti88
30-07-2013, 16:24
Vô tình thấy được bài chia sẻ của bác chủ thớt, nhìn những tấm hình mà anh Gianker up lên làm em nhớ India da diết. India có ý nghĩa vô cùng lớn với em. Đầu tháng 3/2012 em đã có chuyến đi 45 ngày đến India, qua các thành phố (theo trình tự lịch trình) Mumbai - Arangabad - Ellora - Bangalore - Mysore - Madurai - Rameswaram - Trichy - Chennai - Kolkata - Darjeeling - Bodhgaya - Varanasi - Agra - Jaipur - Udaipur - Jaisalmer - Đến chỗ này thì chịu hết nổi cái nóng India, quyết định thay đổi kế hoạch ban đầu, bắt xe lửa đến Johpur, ở một ngày, chờ đến đêm thì bắt xe lửa về lại Jaipur, đáp chuyến bay sớm tại sân bay Jaipur, về sân bay Mumbai, và đáp chuyến bay đến Kerala - lên bus về Fort Kochi (nơi đây chả khác gì khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long ở mình) - Sau 4 ngày tự thưởng cho mình ở đó thì đáp chuyến bay về Delhi (quá cảnh Mumbai). Ở Delhi 3 ngày thì e về nước trong sự tiếc nuối và nhớ thương India vô hạn :) Hành trình tuyệt vời nhất trong đời em cho đến lúc này. Sau này chắc chắn sẽ còn nhiều chuyến đi nữa nhưng India mãi là có vị trí không bao giờ có thể thay thế được :)
Một lần nữa cảm ơn anh nhiều vì những bức ảnh tuyệt đẹp. Em cũng có mấy trăm Gb hình đây ạ ^^

le.186
13-08-2013, 17:25
Cảm ơn chủ thớt về bài chia sẻ này. Mặc dù bị nhiều bạn bè ngăn cản (trừ gia đình), cộng với những thông tin không mấy tốt đẹp về tính hình xã hội bên Ấn gần đây như: không an toàn với phụ nữ, hiếp dâm, bạo lực, lừa đảo, dơ,...nhưng quan điểm mình vẫn như chủ thớt, Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, đáng để đến và như bạn mình nói: Ấn Độ làm thay đổi nhân sinh quan của bạn ấy... n lí do nữa, trong đó có cả lý do rất riêng tư :) mình sẽ đến đây. Và mình chẳng cần biết chuyện gì có thể xảy ra khi một mình lang thang ở Ấn, chỉ biết là hôm nay mình đã có vé để đến nơi mình muốn đến.

Sau này mình cũng sẽ cố gắng như gianker làm một bài cái thread như vậy về những miền đất mình đã đến ở Ấn Độ. Cám ơn bạn lần nữa (kiss)

gianker
16-08-2013, 10:44
Cám ơn bạn Tuti88 và Le.186 đã khích lệ. Sắp tới mình cũng đi một chuyến nữa, từ bắc sang Đông, cho nốt những gì còn vương vấn chưa đi kịp lần trước. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và may mắn.

Bạn Tuti88 post bài và hình lên cho mọi người xem đi, nghe hành trình của bạn thấy hấp dẫn quá.

gianker
23-10-2013, 12:37
Vậy là sau gần 3 năm ngắt quãng, chúng tôi lại có dịp quay lại Ấn Độ để đi nốt những vùng mà lần trước đi Rajasthan không có thời gian ghé thăm. Đó là những điểm trong các bang Jammu&Kashmir, quay lại Amritsar ở bang Punjab, rồi xuôi xuống phía dưới ghé Gwalior bang Madhya Pradesh, và sang phía đông về Varanasi, Uttar Pradesh. Cuối cùng về Kolkata.



https://farm8.staticflickr.com/7299/10394572173_74262e4277_z.jpg


Như vậy là chuyến đi đã kết thúc. Ngồi trước mặt hiện tại vẫn là chiếc máy tính quen thuộc, những mẩu note, những chiếc bút vứt chỏng chơ với vô số công việc đang chờ cần giải quyết. Chiếc rèm trước mặt vẫn rủ xuống như mọi khi chắn đi thứ ánh sáng yếu ớt trong cái không gian ảm đạm thành thị một ngày trước khi gió mùa về. Nhìn lớp không khí Hà Nội từ trên cao lúc nào cũng mù mù, đặc quánh, đầy ẩm ướt, chợt nhớ đến những cơn mưa đá bất chợt trong cái nắng rát da những ngày qua ở thung lũng Indus, Leh Ladakh.

Chúng tôi hẹn nhau một đêm cuối tháng 9 ở Bangkok trước khi lên đường bay sang Delhi trong đêm và sau đó bắt chuyến bay nối tiếp hơn 1 giờ lên sân bay Kushok Bakula Rimpochee ở Leh, thủ phủ Ladakh, bang Jammu & Kashmir, Ấn Độ. Chắc cũng không cần nói nhiều thêm về cách đi và cách di chuyển ra sao, cũng như thông tin cụ thể về từng điểm ở Ladakh vì chỉ cần google là sẽ tìm ra được hướng dẫn của bạn Yilka đi năm trước vào mùa xuân. Quang cảnh Ladakh nhìn trên cao từ trên máy bay giúp chúng tôi ai nấy đều tỉnh hết cả người sau khi khá mệt với thời gian di chuyển khá dài và mất ngủ. Sân bay Leh nhỏ bé và đơn giản, thủ tục nhập cảnh cũng vô cùng nhanh và thân thiện, khác hẳn ở những nơi khác. Lúc này xung quanh chúng tôi chỉ còn bầu trời, nắng và gió. Mỗi người tự do đáp lại sự chào đón của Leh theo những cách khác nhau của riêng mình. Mọi người thì đang xúm xít chụp ảnh. Người thì tự thưởng cho mình một điếu thuốc như mọi khi, nhưng không giống như ở nơi khác, ở nơi đây, Leh, nằm ở độ cao khoảng 3500m so với mực nước biển thì từng hơi thuốc giống như giọt nước tràn ly, như vô vàn con những con dao nhỏ li ti đang tìm cách đục khoét từng khoang phổi rồi khiến nó cảm giác như vỡ tung trong từng hơi thở. Ở độ cao này và không khí thiếu ôxi trầm trọng khiến 6/8 thành viên trong nhóm chúng tôi nằm bẹp cả ngày đêm. Đầu thì nhức, trán và sống mũi thì co giật liên hồi. Ngủ và ngủ, ngủ ngày rồi đến ngủ đêm, liền một mạch cho đến khi bạn không thể chợp mắt thêm nữa vì đã ngủ quá nhiều thì là lúc cơ thể bạn đã bước đầu làm quen với lượng ôxi ít ỏi trong không khí. Chỉ còn tôi và bạn Lapalm thì ít bị ảnh hưởng hơn, tận dụng thời gian buổi chiều trong một ngày nắng đẹp tuyệt vời ở Leh để sục sạo đường phố và tìm 4 chiếc xe máy để sử dụng trong những ngày tiếp theo.

gianker
25-10-2013, 16:42
Silver Cloud Guesthouse là nơi mà chúng tôi lựa chọn trong những ngày ở Leh. Guesthouse này nằm cách khu trung tâm Leh khoảng 1.5 – 2km, nếu để đi bộ thì khá là xa, nhưng với những chiếc xe máy mới có thì đó không phải là vấn đề với chúng tôi. Silver Clould nằm gần phía Shanti Stupa, len theo đường chính nhỏ, kiểu đường điển hình ở Leh với những hàng cây bắt đầu đổ vàng hai bên ven đường. Từ đây có thể đi tắt theo đường làng lên đường chính đi đèo Khardung. Phòng ốc gọn gàng, sạch sẽ và ấn tượng nhất là có ban công tuyệt đẹp nhìn ra khu vườn rộng rãi trông nhiều hoa trước mặt. Có một cây táo trĩu quả trên đường vào, mà ông Sonam, người chủ luôn vui vẻ với nụ cười thường trực của guesthouse này nói với chúng tôi rằng có thể hái ăn bao nhiêu tùy thích. Khác hẳn với không khí ồn ào, bụi bặm và đầy khói xe ở khu trung tâm, cảm giác trở về Silver Clould với không gian yên tĩnh sau từng ngày khám phá mệt mỏi thật tuyệt vời.


https://farm6.staticflickr.com/5502/10312305076_bf544f7f91_z.jpg
Ông Sonam áo trắng trên một góc nhỏ của ban công chung ở Silver Cloud

Chiều hôm đầu đặt chân đến Leh, sau một hồi ở nhà thuốc để mua bình ôxi và một số thuốc dùng ngay cho các thành viên đang bị sock độ cao, 2 người chúng tôi đi bộ xuôi dốc ở khu trung tâm để tìm kiếm phương tiện đi lại. Qua nhiều cửa hàng, hỏi han dân bản địa và cuối cùng, chúng tôi kiếm được 4 chiếc xe máy Royal Enfield ưng ý: 3 chiếc Classic 350 và 1 chiếc Bullet 350. Việc làm quen với mấy con la già Royal Enfield 1988 này không hồi hộp bằng việc tập lái xe trái đường. Nhớ lần đầu đến Delhi trong đêm mấy năm trước, đi vào trung tâm trong đêm bằng chiếc taxi với chiếc gương bên phải bị vỡ, tài xế chỉ dùng gương chiếu hậu trong xe. Mỗi lần có xe đi ngược chiều và phóng nhanh là tôi lại có phản ứng là ngoặt tay lái sang phải. Đó là phản ứng hoàn toàn đúng để tấp vào lề đường nếu ở Việt Nam, nhưng với việc lái xe bên trái đường, điều đó nghĩa là đâm trực diện vào xe đi ngược chiều. Cảm giác đầu tiên làm quen với việc lái xe trái đường thật thấp thỏm. Chúng tôi lái xe làm một vòng quanh Leh để tìm trạm đổ xăng, và chỉ cần một chốc là thuộc đường ở Leh. Xe đã có và mọi thứ sẵn sàng cho hành trình ngày tiếp theo.


https://farm8.staticflickr.com/7300/10394428446_71ebc65282_z.jpg
Một chiều thảnh thơi phóng xe


https://farm4.staticflickr.com/3766/10346668945_ee23ed74e4_z.jpg
Đường đi Basgo nhìn từ phía người ngồi sau xe

gianker
22-11-2013, 15:40
Thời tiết những ngày cuối tháng 9 thật đỏng đảnh. Mưa nắng thất thường. Mới hôm trước trời còn cao trong xanh, nắng vàng cả buổi chiều như mật ong, ấy thế mà đến sáng hôm sau thì mưa rả rích mất cả buổi. Trời đất xầm xì, xám xịt. Nếu di chuyển bên dưới thung lũng chạy dọc theo sông Indus thì không vấn đề gì, nhưng nếu vượt qua mấy đỉnh núi tuyết để đến các thung lũng khác thì thời tiết thất thường sẽ rất nguy hiểm. Chúng tôi đã phải bỏ ý định vượt đèo Khardung bằng xe máy lần đầu tiên, vì không phải vì tuyết rơi, mà là tuyết bay ngang vì bão bắt đầu ở điểm South Pulu lên đến đỉnh. Nhưng nói gì thì nói, thời tiết ở Leh vẫn tuyệt đẹp. Suốt ngày chỉ thấy bầu trời và ánh nắng.

Mây đen và trời sắp mưa ở phía Spituk

http://farm6.staticflickr.com/5534/10790045315_5d2aa7970d_z.jpg

Sông Indus nhìn từ phía chạy ngược lại từ Hemis

http://farm8.staticflickr.com/7442/10762228564_4e05b9a5ae_z.jpg

Hemis Village nằm trên vách núi. Đường vào Hemis khá hiểm hóc, vì không những tu viện khác, tu viện Hemis ẩn mình và nằm trên vách núi. Chúng tôi chạy xe dọc theo phía bên kia dòng sông và sau khi lạc đường vài ba lần vì một số đoạn đường bị xuống cấp, rất xấu. Đến cách Hemis vài trăm mét mà còn nhìn mãi chả thấy Tu viện đâu và thầm nghĩ chắc lại đi nhầm đường.

http://farm6.staticflickr.com/5489/10762247235_9221d692a1_z.jpg

metalic
22-11-2013, 16:26
Nhớ quá những ngày thu Ladakh. Nhóm mình cũng vừa trãi qua những ngày cuối tháng 9 ở đây.

gianker
25-11-2013, 09:06
Bọn mình ở Leh từ 27/9, có xe máy nên suốt ngày lượn ở khu trung tâm. Nhóm bác Metalic đi ngày nào mà sao ko gặp nhỉ?

gianker
28-11-2013, 16:47
Vượt đèo Khardung

Đèo Khardung, hay như dân bản địa gọi là Khardung-La ( La nghĩa là đèo, núi) thuộc dãy Himalaya, vùng tiểu Tây Tạng - Ladakh, thuộc bang Jammu&Kashmir, biên giới Ấn Độ với Tibet và Trung Á. Ngày đầu tiên của tháng 10/2013, chúng tôi vượt ngọn đèo này để sang thung lũng Nubra. Như trên biển ở trên đỉnh đèo thì ghi Khardung cao 18380 ft, khoảng 5602m, nhưng thực tế cao bao nhiêu theo máy GPS là khoảng 5300 như một số thông tin đâu đó, thì cũng chẳng quan trọng. Chính là phải vượt được qua nó để sang bên kia phía Nubra Valley để tiếp tục hành trình. Cứ ngỡ như đèo giống như đèo ở Việt Nam, ai dè!!

Ở đoạn giữa con đường như trong ảnh là một khu nhà, đó là điểm kiểm tra giấy phép ( permit) của những người đi qua đèo. Điểm kiểm tra quân sự này là South Pulu, cách thị trấn Leh khoảng 25-30km đường đèo ngoằn nghèo. Để vượt qua Khardung, mọi gian nan bắt đầu từ đây.

http://farm8.staticflickr.com/7410/11029493333_b19a1ebbd5_z.jpg

Hàng dài xe tải quân sự xếp hàng ở South Pulu chờ đến giờ mở cửa và cho phép đi trên con đường vượt Khardung. Giờ cho phép đi: sáng trước 10.00am và chiều sau 3.00pm.

http://farm4.staticflickr.com/3759/11029416196_f83d151501_z.jpg

Hình như việc vượt qua Khardung có dấu hiệu không suôn sẻ ngay từ đâu. Giấy phép làm xong thì bị mất, lại mất thời gian làm lại. Ngày đầu tiên thì đến điểm South Pulu thì gặp bão tuyết, mà đây là ở rìa phía dưới, tuyết không còn rơi thẳng và đẹp đẽ như hình dung, mà tuyết bay ngang, song song với mặt đấy. Gió tạt mạnh, nhiệt độ giảm đột ngột đến nỗi lạnh, xòe bàn tay ra móng tay tím tái lại như người chết. Ngay phía dưới mà còn như này, mà đi tiếp lên đỉnh thì chắc chết. Nhìn từ dưới lên đỉnh thấy đã hãi, vậy là lại quay lại Leh để hy vọng hôm sau thời tiết đẹp.

Bữa trưa của chúng tôi hôm đầu đến South Pulu. Phía sau là đỉnh Khardung.

http://farm8.staticflickr.com/7347/11029280075_0d0150432a_z.jpg

Con la già Royal Enfiled Classic 350pk - 1988 nặng chịch mà chúng tôi sử dụng. Cả người, cả xe và cả đồ thì nặng từ 300-350 kgs, nhưng thực tế đi trên đường đầy tuyết và đóng băng vượt Khardung, xe vẫn bị đổ liên tục.

http://farm8.staticflickr.com/7318/11029410256_71d66482be_z.jpg

http://farm8.staticflickr.com/7423/11096089236_986e78e860_z.jpg

Chitto
28-11-2013, 19:33
Quá tuyệt Gianker à!

Nghe mọi người nói về chuyến đi của Gianker mà cũng thấy run rẩy trong từng tế bào. Tự do là thế này chứ còn gì !

gianker
29-11-2013, 10:24
Quá tuyệt Gianker à!

Nghe mọi người nói về chuyến đi của Gianker mà cũng thấy run rẩy trong từng tế bào. Tự do là thế này chứ còn gì !

Í, cụ Chit với các bạn khác vừa đi Tibet mới là tự do tuyệt đối chứ! Thời gian dông dài thoải mái, em vài năm rồi mới sắp xếp được một chuyến. Chuyện vượt đèo là ở vào thế bắt buộc rồi, vì lúc ở giữa đèo, việc quay lại và đi tiếp hoàn toàn như nhau, nên phải cố vượt qua. Nếu biết trước như thế thì đã không đi hoặc sẽ tìm phương án khác. Vì cứ nghĩ như đèo ở VN hi hi :)

gianker
29-11-2013, 10:37
Đoạn đường tiếp theo sau khi qua South Pulu.

http://farm3.staticflickr.com/2826/11029458444_3921568f9f_z.jpg

Chờ mất gần nửa tiếng để dọn đường, sau khi đá rơi. Lúc này các thành viên trong nhóm lần đầu nhìn thấy tuyết, thích lắm. Nghịch ngợm đủ trò, cười tươi lớ phớ. Để rồi sau đó, cứ thấy tuyết là tránh xa. Tuyết chảy ra thành nước, tràn ra đường đất làm đường trơn, tuyết ngấm vào trong giày rồi đóng băng trong đó, tuyết nén chặt vào mặt đường thành băng, làm đường trơn trượt, đi bộ không đã ngã vài lần. Cách để không bị ngã khi đi bộ ở đường tuyết đóng thành băng là đi vào men đường, dẫm vào tuyết mới rơi, đi thế thì không trơn, nhưng tuyết lại len lỏi vào trong giày, làm ướt tất và lại đóng băng.

http://farm4.staticflickr.com/3699/11029397936_d7f338b212_z.jpg

Trại của những người công nhân/bộ đội làm nhiệm vụ bảo dưỡng đường trên đèo. "Julley" là câu cửa miệng của người dân Ladakh, Julley có nghĩa là chào, hỏi thăm, chúc điều tốt, may mắn... Có nhiều trại của những người phu đường ở sườn bên kia của Khardung, nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo con đường thông suốt. Mỗi lần đi qua một trại thì hầu hết những người công nhân đều giơ tay chào chúng tôi "Julley", phần nào vực lại tinh thần rệu rã.

http://farm8.staticflickr.com/7324/11029431194_ac1f22b08c_z.jpg

Những chiếc xe đồng hành gặp trên đường

http://farm3.staticflickr.com/2861/11029542075_8a89c6e7cb_z.jpg

gianker
29-11-2013, 10:47
Độ cao đến đây khoảng gần 5000m, sức lực và tinh thần bắt đầu suy kiệt do thiếu oxy, đường trơn, tắc đường và đặc biệt là không biết điều gì sẽ xảy ra sau khúc ngoặt kia. Không biết còn bao xa nữa thì sẽ đến đỉnh và con đường đi xuống thì thế nào. Hỏi những xe cùng bị tắc đường thì có người nói 15km mới đến đỉnh, người khác lại bảo sắp đến rồi. Đường trơn trượt như thế thì việc xuống đèo sẽ rất nguy hiểm. Ngay việc đi lên đến đây đã thấy mệt mỏi lắm rồi. Ngay sát đường là vực, đường lại trơn, mà ngã xuống thì khỏi phải tìm cho mất công, vì ko thể tìm.

http://farm4.staticflickr.com/3799/11029725293_cb64b2ca11_z.jpg

Nhìn lại phía sau

http://farm3.staticflickr.com/2875/11029657894_df6260ef45_z.jpg

Gần đến đỉnh khoảng 5-10 km thì gặp tắc đường. Đúng là không thể tin nổi khi ở con đường đèo ở độ cao như thế này mà gặp tắc đường!

http://farm6.staticflickr.com/5499/11029484465_7e8e44386c_z.jpg

Nhưng thực tế là như vậy. Thứ nhất là do hàng dài xe tải quân sự, thường một đoàn từ 20-30 xe nối đuôi nhau. Ở đoạn đường này, cả đoàn xe phải dừng lại để buộc xích vào bánh xe. Mục đích là để tạo ma sát khi đi trên đường đóng băng. Thứ hai là do hàng xe đi theo chiều ngược lại. Rất mới thời gian để 2 xe tránh nhau trên con đường đèo vừa nhỏ, vừa trơn và không có gì trợ giúp. Chuyện buộc xích vào bánh này thì bác Backpacker, Yilka và các bác khác đã chụp lại và post năm trước rồi.

http://farm4.staticflickr.com/3695/11029636714_5308c71cf0_z.jpg

http://farm4.staticflickr.com/3683/11029464545_68d60bf1c6_z.jpg

Thiên Di
29-11-2013, 15:17
Enfield Bullet khoe dáng ở Khardung La trông chất quá gianker!

Mà lái Bullet có thoải mái không?

sbn
29-11-2013, 16:00
Tiếp tục hóng cái hành trình này. Hôm qua vừa buôn với Langthang là vẫn chưa đến nhà nghe nhạc hóng chuyện được, sốt cả ruột, he he. Mấy cái đen trắng trông thích nhỉ. Vụ quàng dây xích quanh bánh xe được các bạn xe máy nhà mình học tập triệt để khi đi vào vùng đất lầy và trơn. Còn vụ đường đóng băng trơn trượt thì bọn chị chứng kiến và đau tim gần chết khi đợt rồi đi gặp tuyết giữa tháng 6 trên đèo ấy. Xe bọn chị bánh mòn vẹt nên đi nó cứ trượt sang 1 phía, chả dám ngồi trên xe nữa dù không có quần áo rét và bị ngấm tuyết lạnh chết người.

gianker
02-12-2013, 16:01
Enfield Bullet khoe dáng ở Khardung La trông chất quá gianker!

Mà lái Bullet có thoải mái không?

Bác Thiên Di tinh mắt thế. Hi hi. Cái xe ở đoạn ăn trưa thì là Bullet. Bọn em có 4 xe thì 2 là Classic 350, 1 Bullet và 1 Electra. Bullet đi khỏe hơn Classic vì ra đời sau, nhưng về thiết kế và tư thế ngồi lái thì classic vẫn hơn. Classic vẫn là Classic.

gianker
02-12-2013, 16:07
Tiếp tục hóng cái hành trình này. Hôm qua vừa buôn với Langthang là vẫn chưa đến nhà nghe nhạc hóng chuyện được, sốt cả ruột, he he. Mấy cái đen trắng trông thích nhỉ. Vụ quàng dây xích quanh bánh xe được các bạn xe máy nhà mình học tập triệt để khi đi vào vùng đất lầy và trơn. Còn vụ đường đóng băng trơn trượt thì bọn chị chứng kiến và đau tim gần chết khi đợt rồi đi gặp tuyết giữa tháng 6 trên đèo ấy. Xe bọn chị bánh mòn vẹt nên đi nó cứ trượt sang 1 phía, chả dám ngồi trên xe nữa dù không có quần áo rét và bị ngấm tuyết lạnh chết người.

đen trắng là em chụp bằng film delta 100 đấy, máy point&shoot Klasse. May mà có máy này giắt ở thắt lưng, ko thì về cũng chả có ảnh nào. Rất nhiều lúc sẵn máy chỉ việc bấm mà cũng chán chả thèm bấm vì mệt. Máy to thì vứt trong ba lô, chưa mở khóa lần nào. Quả đi xe trong bị trượt đúng là đau tim. Sau khi bị ngã xe thì em ko lái nữa vì ko còn tinh thần. Một bạn khác ngồi trên xe và đi cực kỳ chậm, lúc xuống đèo thì bị trôi theo đường băng. Không thể kiểm soát được. May là có ô tô tải quân sự đứng phía ngoài, nên xe bị trôi vào trong gầm. Không có xe tải thì cái xe máy đó xuống vực rồi. Nghĩ lại vẫn hãi.

sbn
02-12-2013, 16:22
Kinh nghiệm rồi, đi dài và xa mà cứ tham vác máy cuối cùng cũng chả dùng mấy mà mất công ôm khư khư và bảo quản. Trừ phi ngồi vắt vẻo trên ô tô có đứa khác nó lái mình đi, chỉ việc đến nơi nào thích thì dưỡn dẹo bước xuống chụp thôi. Còn ko cứ máy gọn nhẹ và tiện lợi mà chụp cho lành. Lại có quả chết hụt đấy nữa á, nghe gớm thế, hóng vụ này nhể

gianker
02-12-2013, 16:25
Càng đi, quang cảnh xung quanh vẫn nhảy nhót, do đường xóc và do tinh thần ngày càng suy sụp.

http://farm3.staticflickr.com/2819/11029457185_7934801ca5_z.jpg

Sau khúc ngoặt kia là đến đỉnh. Đi qua rồi mới biết, thực sự là lúc đi không có thông tin thì tinh thần hoảng loạn vì không biết bao giờ mới hết tắc đường và đường trơn trượt). Đường vẫn tắc.

http://farm8.staticflickr.com/7364/11029767134_3a9b454bc2_z.jpg

Hàng dài xe phía sau. Cảm giác len qua từng xe thật khó tả. Bình thường ở dưới thung lũng thì ko vấn đề gì. Bên Ấn lái xe nghịch đường, đi lên là đi bên trái, là sát mép vực. Nếu ko muốn bị ngửi khói diesel trong lúc chờ tắc thì đành phải len qua những chiếc xe tải phía trước. Mà len thì chỉ có cách len bên trái mép đường sát vực, thi thoảng ko có xe ngược chiều thì lên bên phải phía núi. Xe thì nặng, máy thì yếu, đường lại trơn. Giờ vẫn không hiểu nổi tại sao lúc đó là len qua được.

http://farm8.staticflickr.com/7298/11029708936_5d0f1863c0_z.jpg

gianker
02-12-2013, 16:32
Kinh nghiệm rồi, đi dài và xa mà cứ tham vác máy cuối cùng cũng chả dùng mấy mà mất công ôm khư khư và bảo quản. Trừ phi ngồi vắt vẻo trên ô tô có đứa khác nó lái mình đi, chỉ việc đến nơi nào thích thì dưỡn dẹo bước xuống chụp thôi. Còn ko cứ máy gọn nhẹ và tiện lợi mà chụp cho lành. Lại có quả chết hụt đấy nữa á, nghe gớm thế, hóng vụ này nhể

Mấy hôm trước thì em vẫn mang balo cũng vượt đèo đi Likir. Thấy hoàn toàn bình thường. Lúc từ Leh đến South Pulu thì vẫn bình thường. Ai dè từ điểm đó lên trên mới khổ. Nếu biết trước là thế thì không những là ko mang balo, mà em cũng chả đi luôn.

nhungnguyen0000
02-12-2013, 16:40
Cái này là ở đâu thế bác

gianker
02-12-2013, 16:45
Nếu như không gặp tắc đường, và không phải ngửi nhiều khói xe thải ra từ dầu diesel thì có lẽ việc vượt đèo sẽ nhanh hơn. Nhưng ở độ cao này, oxy thiếu trầm trọng, đầu đau nhức, trán giật liên hồi, hơi quá sức là mệt, thậm chí quát to cũng mệt. Lại phải đứng im thở 5-10 phút để nghỉ. Nhưng hàng dài xe tải tắc đường vẫn thải ra một đống khói diesel, đã thiếu oxy mà còn lại phải hít khói diesel. Xe thì trơn trượt đổ liên xoạch xoạch, việc dựng được chiếc xe lên xong là kiệt sức.

http://farm8.staticflickr.com/7311/11029801763_91a02b41db_z.jpg

Một chiếc xe tải quân đội và tài xế. Do quen đường nên họ lái rất cứng và hầu như ko để cho chết máy, vì với nhiệt độ lạnh thế này ( dưới 0 độ) mà chết máy thì khởi động lại máy diesel thì rất khó khăn.

http://farm6.staticflickr.com/5545/11029749414_d28766beb2_z.jpg

Bên trên đường là đá. Đá có thể rơi bất cứ lúc nào. Những viên đá được xếp trên đường như là một dấu hiệu từ những người đi trước gửi đến những người đi sau trên đường, rằng con đường vẫn đi được và hãy tiếp tục đi và vượt qua trên con đường đó. Nhưng ở điểm này thì nhìn những viên đá được xếp lên nhau khiến ta hình dung về việc đá rơi nhiều hơn do không còn tinh thần.

http://farm6.staticflickr.com/5545/11029690906_3667d71c13_z.jpg

Chặng đường bỏ lại

http://farm6.staticflickr.com/5502/11029785373_652555e6f8_z.jpg

metalic
04-12-2013, 12:47
Nhóm mình ở Leh từ 22-29/9, thường thì buổi chiều về tụi mình mới có mặt ở Leh. Giá gặp được các bạn thì vui biết mấy. Thật sự khâm phục các bạn đã đi xe máy thăm thú Ladakh, mình ngồi ở trên xe, kẹt xe vài tiếng ở đỉnh đèo mà ...sắp ngất.Hic, ko ngờ đường đi gian nan đến vậy.

sbn
05-12-2013, 13:01
Chặng đường bỏ lại

http://farm6.staticflickr.com/5502/11029785373_652555e6f8_z.jpg

Cái này ấn tượng nhỉ. Đúng là có đi có biết có cảm, bị chặn mất đường về mới thấy đôi khi phải vượt qua chính mình. Cũng là một lần nhớ mãi, cũng là một câu chuyện để ghi vào đời mình.

gianker
06-12-2013, 14:49
Nhóm mình ở Leh từ 22-29/9, thường thì buổi chiều về tụi mình mới có mặt ở Leh. Giá gặp được các bạn thì vui biết mấy. Thật sự khâm phục các bạn đã đi xe máy thăm thú Ladakh, mình ngồi ở trên xe, kẹt xe vài tiếng ở đỉnh đèo mà ...sắp ngất.Hic, ko ngờ đường đi gian nan đến vậy.

Thì đều chiều tối mới về Leh mà bác Metalic. Tiếc nhỉ. Có sáng em lang thang ở gần Mosque gặp mấy bạn Nhật hay Hàn gì đó, ko biết phải nhóm bác không?

gianker
06-12-2013, 14:52
Cái này ấn tượng nhỉ. Đúng là có đi có biết có cảm, bị chặn mất đường về mới thấy đôi khi phải vượt qua chính mình. Cũng là một lần nhớ mãi, cũng là một câu chuyện để ghi vào đời mình.

Chưa có trong một ngày nào mà nhiều cảm xúc như vậy chị Sbn ạ :)

gianker
06-12-2013, 15:00
Bắt đầu chạm chân đến đỉnh. Góc nhìn từ đỉnh, đường lên là từ phía bên trái sau khúc ngoặt.

http://farm4.staticflickr.com/3699/11029575365_7bf2cd350b_z.jpg

Bên trên đỉnh là một khu nhà, chính là cứu trợ y tế cho những người bị sốc độ cao. Có cả đền thờ, trại quân đội, nơi nghỉ uống nước... Những chiếc mũ lông cừu chúng tôi mua tại Leh. Ấm và tốt cực kỳ. Đi xe máy khỏi cần đội mũ bảo hiểm. Mà ở Leh, con người luôn thật thà và hiền lành. Ngay đến cảnh sát cũng hiền lành. Và hình như cũng không có luật phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

http://farm8.staticflickr.com/7378/11029798475_b628e34f82_z.jpg

Đỉnh Khardung - 18380ft, ở độ cao khoảng 5602m.

http://farm8.staticflickr.com/7336/11029938624_31ee7d709c_z.jpg

Bầu trời là giới hạn - Sky is the limit. Niềm tự hào của các bạn Ấn. Không phải tự hào thì cũng cố mà vượt qua, vì phía bên kia là khu vực tranh chấp biên giới với Trung Quốc, nên việc giữ con đường này để tiếp trợ đồ và vũ khí cho quân đội là rất cần thiết. Đó là lý do mà hàng ngày vẫn có hàng mấy chục chiếc tải quân đội đi lại.

http://farm8.staticflickr.com/7388/11029981203_ba9bddf2d0_z.jpg

gianker
06-12-2013, 15:06
Một đền thờ nhỏ trên đỉnh. Con đường bị tuyết phủ, người người, xe xe đi lại làm tuyết bị ép xuống. Đóng thành băng trên mặt. Đi bộ không mà cũng phải chập chững, thế mà vẫn ngã.

http://farm8.staticflickr.com/7402/11080100333_271209786c_z.jpg

từ con đường trên đỉnh thì đi bộ cầu thang thì mới lên đến ngọn.

http://farm3.staticflickr.com/2834/11079971456_fb5b479d28_z.jpg

http://farm6.staticflickr.com/5521/11079987344_a2d63e80e2_z.jpg

gianker
06-12-2013, 15:58
Từ đây đi xuống thì một là hết sức, hai là hết tinh thần và ba là chả muốn gì nữa. Chỉ muốn thoát ra cho thật nhanh, nên ko chụp lại được cái ảnh nào. Đường vẫn trơn mà xe nặng, đổ liên tùng tục. Sau một hai, lần xe đổ, 3,4 người chúng tôi lại chung tay dựng lại chiếc xe. Dựng xong, ngồi phịch xuống đường thở. Thở hắt. Không chỉ 1 cái xe đổ, mà 4 cái xe cứ liên tiếp trượt trên băng và đổ. Cũng may lúc đi xuống, đi đúng đường là đi bên trái, phía vách núi. Chứ nếu mà đường ở phía vách vực thì chắc là vứt luôn xe ở đấy. Ai muốn làm gì thì làm. Việc kiệt sức về thể chất không mệt mỏi bằng việc kiệt quệ về tinh thần. Ở trên độ cao này, người ta còn suy nghĩ được như bình thường. Anh em trên còn cãi chửi nhau loạn cả lên. Tôi thì thấy rùng mình khi nhìn xuống vực bên cạnh, mà ngay trước đó là những cái trượt chân khi đi bộ từng bước. Và nghĩ đến việc nếu như có chuyện không hay xảy ra. Các thành viên trong đoàn hầu hết là đi theo tôi, cũng chả quan tâm đến hành trình và đi như nào, có người ra đến sân bay còn chả thèm mang theo cái vé nào. Nếu như xảy ra điều gì không hay, nghĩ đến cảnh vợ con, người thân thành viên đến hỏi: "Anh ơi, chồng em đâu rồi?" hay "Em ơi, các con chị vẫn chờ bố nó về" thì biết trả lời như thế nào.

Nhưng việc có đoàn xe tải quân sự đi cùng trong lúc tắc đường và cả lúc xuống đèo cũng có cái may. Đó là khi xe bị trượt, bóp phanh đứng im mà vẫn từ từ trôi ra giữa đường. Trôi thẳng vào bánh xe, gầm xe tải thì dừng lại. Nếu không có những chiếc xe tải này thì trôi xuống vực là chắc chắn. Chúng tôi còn nhờ được những người lính Ấn giúp dựng hộ xe, và đạp nổ xe. Ở trên độ cao này, ngay đến việc nói to đã thấy mệt, thì việc đạp khởi động xe thì còn tốn sức hơn nữa. Mới đầu, những người lính này tưởng chúng tôi là người trung quốc, ánh mắt họ chả quan tâm và nhìn với thái độ khinh khỉnh. Xe đổ, mấy đứa xin họ giúp để dựng xe dậy mà vẫn không thèm đoái hoài. Sau mới nhớ đến chuyện ông chủ khách sạn với câu: "phắc kinh chai nà" mà ông chủ người Ladakh nói với tâm trạng rất vui vẻ và đến ảnh Đại Lai Lạt Ma được treo ở các tu viện dưới Leh, chúng tôi mới nói to: "Chúng tao là người Việt Nam, và phắc kinh Chai nà". Thái độ của họ thay đổi ngay lập tức, lại vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn cách đi bộ sao cho khỏi trượt. Và dắt xe máy đi xuống hộ một đoạn.

http://farm4.staticflickr.com/3708/11029873996_44085631ee_z.jpg


Sau khi xuống đỉnh được gần 1km thì thấy thành viên trẻ nhất đoàn gọi với lên: "Anh ơi, xe em bị đứt dây số rồi". Trong đầu nghĩ thầm "bỏ mẹ rồi, thế này còn đi gì nữa". Các thành viên khác cũng bàn tán: " Xe này thì làm éo gì có dây số, hay là lên đây thiếu ô xi bị thần kinh mẹ nó rồi". Đúng là đứt dây thật, nhưng là đứt dây côn. Đồ sửa và đồ thay thế thì không có. Mặt ai người nấy ngẵn tũn cả lại. Tôi thì chả biết nói gì, đúng là lần đầu tiên khi xe bị hỏng mà chả có một mảy may phản ứng gì. Xe được dựng lại và sau một hồi rút dây côn, tháo vỏ và bắt lại, và điều khiển tạm bằng tay, vẫn không thể đi được. Cách này nếu ở dưới đường bằng thì vẫn có thể điều khiển được. Ở trên độ cao và đường trơn như này thì đúng là không thể khắc phục tạm được. Chiếc xe bị bỏ lại ngay mép núi, vùi cùng trong tuyết. Và phải nhớ rõ điểm vứt xe lại vì qua đêm tuyết sẽ rơi dầy, bao phủ và làm mất dấu. 2 xe kẹp ba tiếp tục xuống đèo. Xe kẹp ba của tôi xuống trước được dưới điểm North Pulu, điểm check permit ở phía bên kia của Khardung. Bên dưới nắng lại ấm và chúng tôi nằm vật ra đường để nghỉ. Anh lính Ấn đến và hỏi để kiểm tra giấy phép, tôi cũng trả lời chán nản: " mày chờ tao một lúc, tao nghĩ đã, tao quá mệt rồi". Sau khi làm xong thủ tục, chờ mãi mà không thấy xe còn lại đâu. Chúng tôi quay ngược trở lại để tìm thì thấy mấy người đang đi bộ lững thững. Hóa ra từ lúc kẹp ba, đi được một đoạn thì lốp bị hết hơi, không đi được.

North Pulu, phía dưới bên phải là chúng tôi đang nghỉ.

http://farm8.staticflickr.com/7335/11078822845_94201aab8f_z.jpg

Xuống điểm North Pulu, 4 xe 8 người mà 2 xe bị hỏng. Hỏi những người ở đấy từ bộ độ, đến cánh tài xế nơi để sửa, họ đều bảo phải về Diskit. Mà Diskit cách đây gần 70km đường đèo. Thôi, thế thì đi éo gì nữa. Nubra Valley đẹp đến cỡ nào thì cũng chả cũng vứt *** nó đi. Tìm cách nào để quay lại Leh, chứ ở đây xong đến ngày mai, ngày kia thời tiết xấu, bão và mưa tuyết xậm xì thì hỏng hết, và phải tìm cách để lấy lại chiếc xe bị vứt lại trên đỉnh.

Cửa hàng duy nhất bán đồ ăn và chúng tôi cũng chả ai còn tình thần muốn ăn. Giờ chỉ nghĩ tìm cách nào để quay lại Leh.

http://farm4.staticflickr.com/3799/11078926124_a4e196b8cd_z.jpg

metalic
07-12-2013, 13:28
Thì đều chiều tối mới về Leh mà bác Metalic. Tiếc nhỉ. Có sáng em lang thang ở gần Mosque gặp mấy bạn Nhật hay Hàn gì đó, ko biết phải nhóm bác không?

Nhóm mình thường đi cùng với 1-2 bạn Nhật, thường vào buổi tối, duy có ngày 29.9 là tụi mình ở Leh cả ngày.Mà bác đi Nubra valley hôm nào mà tuyết rơi dày vậy? hôm nhóm mình đi khoảng 25-26.9 thì đường vẫn bình thường, vẫn có tuyết nhưng ít. Thật là hiểu cảm giác của các bác khi phải vượt qua con đường đèo trong thời tiết như thế này.

triton
09-12-2013, 13:48
Quả là khâm phục các Bác.
Đọc mà thấy rợn tóc gáy vì nguy hiểm và rất rất thú vị

anvietnam
10-12-2013, 16:31
Máy ảnh phim chụp ra đẹp quá. Thích cái màu hoài cổ như vậy. Bài viết cũng giản dị và chân thực, gần gũi như ảnh. Cảm ơn tác giả.

gianker
11-12-2013, 10:56
Nhóm mình thường đi cùng với 1-2 bạn Nhật, thường vào buổi tối, duy có ngày 29.9 là tụi mình ở Leh cả ngày.Mà bác đi Nubra valley hôm nào mà tuyết rơi dày vậy? hôm nhóm mình đi khoảng 25-26.9 thì đường vẫn bình thường, vẫn có tuyết nhưng ít. Thật là hiểu cảm giác của các bác khi phải vượt qua con đường đèo trong thời tiết như thế này.

Bọn mình đi Khardung khoảng đầu tháng 10, ko nhớ rõ ngày, khoảng 1-2/10 gì đó. Giờ nhìn lại mới thấy đúng là điếc nên mới không sợ súng. Nếu có chuyện gì xảy ra thì ám ảnh cả đời. Hi hi.

gianker
11-12-2013, 11:32
Thank bạn Triton va Anvietnam.


Đến điểm North Pulu, và sau khi đã tụ lại đủ người. 4 xe thì 2 cái hỏng. Chúng tôi bắt đầu tìm cách quay trở lại Leh, nghĩ đến cảnh làm thế nào lại vượt lại đỉnh đèo Khardung một lần nữa đã thấy ớn. Vào lúc này đã đầu giờ chiều, cũng giống như phía South Pulu, giờ xe cơ giới được đi lên đèo là 15.00, nhưng bên bộ đội thường du di cho đi trước nửa tiếng. Những hàng dài xe quân sự, xe tải, xe con... vẫn xếp hàng chờ đợi. Trong dãy hàng này, có khoảng 1 cái xe tải quân đội và 2 chiếc xe tải cỡ nhỏ không chở đồ đạc gì với cái thùng sau trống không. Và việc của chúng tôi là làm sao thuyết phục được những người lái xe đồng ý để chở chúng tôi và những chiếc xe bị hỏng. Xe tải quân đội thì vừa mở miệng là thấy thái độ cứng rắn của viên sĩ quan, coi như là chắc chắn không. Còn lại 2 xe tải cỡ nhỏ, lái xe người Ladakhi này nhẹ nhàng, hiễn lành và dễ mến hơn hẳn, và sau khi nói chuyện và thấy có khả năng, họ đồng ý chở chúng tôi quay lại Leh. Chỗ ngồi trong xe thì không còn, và muốn vượt Khardung lần thứ 2 trong ngày để quay lại Leh, chúng tôi chỉ còn cách là ngồi xe thùng xe với một đống chuồng gà.

Hàng xe chờ ở North Pulu

http://farm6.staticflickr.com/5540/11318442664_75d3da1e46_z.jpg

Chiếc to này thì không nhận

http://farm6.staticflickr.com/5498/11318355435_68f7692542_z.jpg

Chiếc xe tải nhỏ này đồng ý, người tài xế đòi 7000 rupies. Ở nơi khỉ ho cò gáy và khắc nghiệt này, trời thì đã về chiều, dù là 2000 rupie hay đến 20.000 rupie thì chúng tôi vẫn đồng ý để quay lại Leh. Nếu ở lại North Pulu trong điều kiện thế này thì chắc không ai chịu nổi.

http://farm4.staticflickr.com/3688/11078825695_65f8b7da48_z.jpg

Chúng lại quay trở lại đỉnh Khardung lần thứ 2 trong một ngày, nhưng lần này là ngồi sau thùng xe tải. Trên đường quay lại còn phải lấy lại chiếc xe bị bỏ lại. Ngồi trên thùng xe một chỗ khư khư, không vận động mạnh như lúc đi xe máy, càng khiến cái lạnh thấm vào người. Đôi giày đi dẫm nước, nước ngấm vào trong giày và đóng lại thành băng.

http://farm6.staticflickr.com/5549/11318445724_60d5990f0a_z.jpg

Ngồi chung với chuồng gà đầy mùi hôi nhưng ko còn cách nào khác. Lúc về vẫn gặp tắc đường đoạn gần đỉnh.

http://farm6.staticflickr.com/5508/11318471596_f0209daa92_z.jpg

Chiếc xe chạy từ North Pulu khoảng 15h mà mãi đến gần 20h mới về đến Leh. Về đến Leh, ai đấy đều hứng khởi trở lại, thở phào nhẹ nhõm. Thuốc lá, hút tẩu, bia bọt lại bày ra để chúc và chia sẻ lẫn nhau sau một ngày đầy cảm xúc khi ăn tối ở Chopstick. Bữa ăn đầu tiên sau bữa sáng. Nhớ lại ngày đầu đến Leh, ai nấy đều shock vì thiếu oxi và không dám hút một hơi thuốc nào. Nhưng bây giờ, sau khi vượt Khardung 2 lần trong một ngày và chẳng còn gì để mất, cảm giác độ cao và thở ở Leh lúc này thấy chẳng khác gì đang ở Hà Nội, chúng tôi lại nhậu nhẹt tưng bừng.

gianker
23-12-2013, 16:47
Lỡ mất Nubra Valley, thế là lại có tha hồ thời gian lang thang từng hẻm, từng ngõ ở thung lũng Indus.

Lại trên đường

http://farm4.staticflickr.com/3818/10312061113_fba2c207fa_z.jpg

Cảnh trên đường

http://farm8.staticflickr.com/7403/10312859404_39eae5a003_z.jpg

Alchi khuất trong khe núi

http://farm3.staticflickr.com/2838/10312897346_90fdf72d1f_z.jpg

gianker
23-12-2013, 16:51
ở mình có Lũng Pô thì ở đây có Lũng Chậu, nơi 2 con sông gặp gỡ nhau :))

http://farm3.staticflickr.com/2833/10346752176_868117722d_z.jpg

Dòng sông Dâu Quế từ trên cao, nhìn như Nho Quế ở Đồng Văn ;)

http://farm6.staticflickr.com/5529/10346684794_9d1aaa55b7_z.jpg

Đi lạc đường, đi mãi ko đến được Likir, đường cũng ngoằn nghèo và cua tay áo như ở Đồng Văn, nhưng lại có góc nhìn khác về tu viện Likir

http://farm8.staticflickr.com/7353/10385104003_1f50b582d6_z.jpg

sbn
25-12-2013, 14:09
Thấy không, đi khắp nơi rồi cũng giống như quê mình=))=)). Dưng ở một quy mô và tầm vóc khác hẳn nhỉ ;)

gianker
09-02-2014, 18:53
Ra Tết mới có thời gian thảnh thơi, nhớ lại chuyến đi vừa rồi để post tiếp thì dường như mỡ, hành, bánh chưng làm cho lú lẫn hết cả. Chỉ nhớ những con đường là điều cơ bản nhất dẫn đến mọi nơi.

Đường đi Khardung La

http://farm3.staticflickr.com/2863/10292942993_402b909d85_z.jpg

Đường đi Nimmu

http://farm8.staticflickr.com/7370/10346618195_8c076d2c70_z.jpg

Đường đi Thikksey

http://farm6.staticflickr.com/5515/10394218574_d381fe2133_z.jpg

gianker
09-02-2014, 19:05
Mọi con đường đều dẫn đến các tu viện


Tu viện Thikksey

http://farm8.staticflickr.com/7439/10311582796_6c156f3b3a_z.jpg

Tu viện Shey

http://farm4.staticflickr.com/3814/10312385836_d4ba9815f8_z.jpg

Tu viện Stok

http://farm6.staticflickr.com/5507/10347047686_4f22a3f8a1_z.jpg

Tu viện Likir

http://farm8.staticflickr.com/7353/10385104003_1f50b582d6_z.jpg

Tu viện Basgo

http://farm3.staticflickr.com/2848/10313146683_f132f5810e_z.jpg

Tu viện Spituk

http://farm6.staticflickr.com/5522/10796048484_3a4cf9ac31_z.jpg

Tu viện Matho

http://farm8.staticflickr.com/7444/10773233754_301fac9112_z.jpg

Tu viện Stakna

http://farm6.staticflickr.com/5516/10772464845_b19d66a8ef_z.jpg

Totto-chan
10-02-2014, 00:29
Không cần đàn hay, chỉ cần chụp ảnh đẹp là khối em theo anh nhỉ -:P

Trandieuanhbk
12-02-2014, 11:05
Mọi người đợi bài bạn khá lâu. Nếu có hứng thú bạn viết tiếp nhé. Nếu không thì post ảnh với vài hàng chú thích cũng hay. Ảnh bạn đẹp lắm.

oOwindOo
08-03-2014, 14:53
chào bạn, mình rất thích chuyến đi của bạn, bạn có thể chia sẻ thông tin giúp mình ko (cách thức đi, xin visa, lịch trình,chi phí ...)
inbox giúp mình nhen, thanks

gianker
14-03-2014, 15:43
Vẫn còn nhiều điều để nói về Leh, về Ladakh, nhưng trong cái cảnh mưa phùn ẩm ướt, nhớp nháp, dinh dính của Hà Nội cả tháng qua thì chả còn chút gì để nhớ về vùng Tiểu Tây Tạng này. Hẹn đế khất khi khác sẽ quay lại mạch viết về Leh.


Varanasi


Nếu như xem ảnh John Ramsden chụp Hà Nội trong những năm 80 thì thấy Hà Nội hiện tại chả còn gì.

Nhưng khi xem ảnh Henri Cartier Bresson chụp Ấn Độ trong những năm 50 thì nhìn lại ảnh với thực tế thì có rất ít sự thay đổi. Trong các thành phố của Ấn thì Varanasi là thành lâu đời nhất, cổ nhất, cổ đến nỗi mà Hemingway viết rằng Varanasi là thành phố cổ nhất trong các loại cổ, cũ nhất trong các loại cũ và dường như không có nơi nào khác cổ hơn. Điều đó đúng, nhưng đối một du khách ngoại lai như tôi đến Varanasi lại có nhiều ý nghĩ nhỏ nhen hơn.



http://farm3.staticflickr.com/2874/10414494655_d26d6724ee_z.jpg

Varanasi, holi city, hay được coi là thành phố thánh thần của các bạn Ấn theo đạo Hindu, nhưng đối với tôi, ấn tượng mạnh nhất về thành phố này là bẩn. Chưa ở đâu trên đất Ấn mà lại bẩn như ở Varanasi, nếu so sánh với hơn khoảng hơn chục thành phố mà tôi đã từng đi qua, lớn có, nhỏ có, nông thôn có, thành thị có. Bẩn đến nỗi một anh bạn đồng hành trong nhóm chúng tôi bị shock, dành cả 3 ngày ở nguyên trong khách sạn mà không bước chân ra ngoài một bước nào, ngoài 1 lần lên thuyền từ bến dưới sông của khách sạn. Có thể nói rất nhiều về cái sự bẩn này ở Varanasi, có thể nhiều người khác cũng giống như tôi là khi ấn tượng bị mạnh thêm khi lần đầu ở đầu bước vào khu phố cổ Varanasi, một khu phố nhỏ, ngõ nhỏ, ngách nhỏ và ngóc nhỏ gấp 70 lần khu ngõ chợ Khâm Thiên. Hầu hết khách sạn ngon bổ rẻ thì lại nằm sát sông, thế nên phải đi bộ, kéo lê theo hành lý, vali nặng trịch từ đường cái, qua một loạt những con ngõ nhỏ la liệt những phân. Nào là phân bò, loại này là chủ yếu, kèo thêm thứ chất lỏng tong tỏng hòa cùng với phân, lênh láng khắp ngõ. Mà ngõ nào rộng rãi cho cam, toàn hơn 1 mét, chỗ nào rộng rãi thì được 3 mét. Bởi vì cái sự hẹp của cơ man ngõ, nên đám bò bụng to đùng, ăn toàn rác, nên phân chúng thải ra cũng nặng mùi như phân con người, đám bò nằm, sát mình trong cái đám lênh láng đồ thải của nó, đứng hiên ngang giữa đường. Muốn đi tiếp thì phải vượt qua đám bò. Vượt được thì phải có lòng dũng cảm và gan dạ không sợ bẩn. Khách du lịch vẫn tiếp bước, đành vận dụng hết mọi thành công lực để phi nhanh qua khe hẹp giữa tường và bò để lại. Nhưng nhiều khi có võ phi qua cũng vẫn bị dính chưởng, vì cái đuôi. Cái đuôi bò là một thứ vũ khí rất lợi hại, chúng ngâm trong cái đám lênh láng kia, vẩy đi vẩy lại, nước lênh láng theo đó bắn ra tung tóe. Thi thoảng lại quay đuôi, gạt đuôi thành một vòng tròn mà ở cái ngõ hẹp này thì có cánh bay qua vẫn cứ dính. Dính một đống thứ vào người, vào áo, vào quần. Mà ở Ấn, hay ở tại Varanasi này thì bò ở khắp mọi nơi. Vượt hết được chốt này thành công, cười thầm tưởng thế là xong nhưng đi tiếp thì lại gặp chốt khác. Thế nên, tôi vẫn cho rằng, nếu bạn chưa dẫm phải phân thì nghĩa là bạn chưa đến Ấn Độ, mà áo bạn chưa bị quệt phân bò thì nghĩa là bạn chưa đến Varanasi. Ai mà không dám hy sinh tấm thân trong trắng của mình thì đành vòng lại và đi đường khác, mà ở cái khu nhà cửa san sát, ngõ nhỏ, phố nhỏ này, nhớ được đường thì đúng là thiên tài. Nói thế thì đúng là báng bổ cho những con bò, loài gia súc được sùng kính nhất ở Ấn Độ, nhưng bọn tôi nói vui với nhau rằng bọn tôi có một ý nghĩ nho nhỏ là chỉ muốn ban đêm biến thành ninja để xiên hết lũ bò này đi. Nhưng sự thật đúng là như vậy, nhất là khi trong cái nắng trưa nóng nực, tha lô mấy chục cân vali qua hàng km đường ngõ ngoằn nghèo, và bị bẩn như thế, không thể không văng ra một câu chửi, ko còn là chửi thầm. Đấy là chưa kể việc phải nhìn vào bộ phận có chức năng thải ra của một vài con bò bị bệnh lở loét ở chỗ đó. Do vô tình như cái sự vô tình này khiến du khách bị ám ảnh mãi. Kinh tởm hơn gấp bội phần cái đám lênh láng giữa ngõ. Nó cứ đập vào mắt, khoảng cách có khi chỉ chừng chưa đến nửa mét. Không nhìn thì không đi được, vì phải né, mà nhìn vào thì thấy nôn ọe, ngay một đống bầy nhày lở loét chất thải, ruồi muỗi bay nhặng xị. Ấn tượng ban đầu về Varanasi của tôi mạnh như thế. Thực sự xin lỗi người đọc thì những dòng không được hay ho như các bài viết vẫn hay ca ngợi Varanasi, nhưng đó là sự thật, mình là người ngoại đạo, không thể cảm thấy như bay bổng như một tín đồ Hindu ở một thành phố thánh thần trong khi bàn chân, quần áo thấm đẫm chất thải.



http://farm8.staticflickr.com/7341/10450374026_33d2400d86_z.jpg

Đấy là bẩn do đám bò, còn lại thì là do đám động vật khác và là do con người. Chuyện bẩn đó như chuyện thường ngày ở huyện và ở khắp nơi Ấn thì ko có gì để nói tiếp. Thường thì du khách sẽ bị cảm thấy sa sẩm trong ngày đầu tiên ở Varanasi. Có một điều tôi vẫn thắc mắc là không hiểu người Varanasi, hay những người dân Ấn khác đến Varanasi có cảm giác bẩn không? Đi quanh nhưng con phố, như nói ở trên là bẩn rồi, nhưng ở ngay trên những con ngõ nhỏ đó, ngay dưới hiên, hay dưới bậc cửa lòi ra, có khoảng trống là có người nằm ngay ở đó. Cái hốc nhỏ đó thuộc về họ. Không phải chỉ ở 1 chỗ, mà la liệt dọc nhiều con ngõ. Chất thải thì vẫn lênh láng. Nhưng khu khiến tôi có cảm giác kinh sợ nhất là ngay dưới hầm đi đến Nepal Temple, trong cái ngõ tối tăm, ẩm thấp, ướt áp, hai bên hành lang nhô cao sát vào tường là một cái giường ngủ tập thể trải dài cho rất nhiều người. Từ người già đến trẻ em. Có thể họ là những người vô gia cư. Nhung nhúc người trong cái hầm hôi hám. Nước cống rò rỉ lênh láng. Trong cái cảnh tượng đối với tôi là không thể chịu được đó, ngay trên dãy hành lang, tôi lại bị ấn tượng bởi cánh tay che chở của một người đàn ông với một cháu bé khoảng 5,6 tuổi đang ngủ. Đó có thể là con ông ta, hoặc cháu ông ta, nhưng ngay tại nơi cảm tưởng như ngộp thở này, người ta vẫn đùm bọc, bảo vệ và chở che cho nhau trong từng giấc ngủ. Liệu có phải tính nhân văn ấy giữ Varanasi trở thành thành phố thánh thần trong hàng nghìn năm.