PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Đường xa vạn dặm



homeless man
19-12-2010, 01:27
Lời mở đầu:

Đã lâu chẳng mở thêm topic nào dù hầu như ngày nào cũng vào phượt lướt tiêu đề và thỉnh thoảng mới đọc một bài khi nhìn thấy nick quen, và hiếm khi có bài trao đổi. Các bác có thể hỏi tại sao thế? Không đi phượt nữa ư? Hay Hết yêu phượt rồi chăng? Không, tôi xin nói ngay, tôi vẫn còn yêu Phượt lắm, vẫn đi đều khi có cơ hội và lịch phượt đã kín đến hết năm 2011. Vậy sao không viết bài chia sẻ nữa? Nói thật là tôi rất muốn viết, muốn kể về những khám phá, những trải nghiệm và cảm nhận của mình với các mem cũ và mới nhưng tự nhiên cụt hết cả hứng. Cứ loay hoay chả biết nên bắt đầu bằng chuyến đi nào trước và cách viết như thế nào cho hay, thể hiện như nào cho mới, cho hấp dẫn. Vậy nên cứ đắn đo lần lữa mãi thành ra không viết nữa.

Đến giờ, cũng chưa tìm ra cách thể hiện nào mới, nhưng ngày càng thấy nhiều anh em quen biết không tiếp tục chơi và viết trên diễn đàn nữa, thành ra tôi rất muốn viết tiếp về các chuyến đi của mình để nếu các bác có quay lại diễn đàn thì vẫn thấy có một người quen cũ đang cọc cạch viết bài. Và hơn nữa, viết đại đi sao mà phải xoắn:))(NT)?

--------------------------------------------------------------------


Đường xa vạn dặm là câu chuyện kể về các chuyến độc hành của một tên ham rong chơi, ưa mạo hiểm, thích đến những nơi ít người đến hoặc chưa ai đến thì càng tốt. Hắn rất thích lọ mọ đêm hôm khuya khoắt để thử cảm giác cô đơn khi độc hành. Mà thực sự có phải là độc hành? Đúng ra hắn đi một mình, nghĩa là hắn không đi với ai nhưng thực ra theo nghĩa rộng, hắn đâu có độc hành. Hắn đi với một mớ nhạc Trịnh ngân nga trong đầu, lẩm bẩm trong miệng và chẳng hiểu sao cứ đến những đoạn trường hay hoàn cảnh éo le thì lại vận vào như in. Hắn đi với một mớ hổ lốn các kinh nghiệm cóp nhặt làm thế nào để sống, để tồn tại. Hắn đi với niềm tin hắn là người duy nhất đã từng trải nghiệm trên những con đường khó khăn này. Hắn đi với niềm tin khủng hắn sẽ thu thập được nhiều thứ để viết, để kể, để khoe, để làm hàng với đạo hữu...

Và cuối cùng hắn được gì, thấy gì? Đó là lần bị bắt trên Tây Côn Lĩnh và thấy cái mạng hắn sao mà rẻ, các thứ giấy tờ hắn có chỉ là thứ giấy lộn chả ai tin. Đó là những lần thót tim khi bì bõm trong mưa ướt, nửa đêm một mình một ngựa lần mò trở về nơi tập kết từ cửa khẩu Na Mèo. Chỉ một bụi cây rung lắc hay cánh áo mưa phần phật theo gió phát ra tiếng động cũng làm người gan lì nhất phải giật mình kinh sợ. Là lần hắn lang thang ở Rizal Park-Manila mà chỉ mấy ngày sau ở nơi đó, 8 khách du lịch bị bắn chết sau vụ bắt cóc và giải cứu con tin đẫm máu. Hay đơn giản là thưởng thức mấy bắp ngô nếp trên một con đèo nào đó trên con đường thiên lý mua dây buộc mình. Hay lần hắn bị cả tảng đá to tướng rơi trước mũi xe mà chỉ có may mắn, trời thương khiến hắn đi chậm lại vài giây mới thoát. Chứ mà không, phải rất lâu mới có người biết sự vụ xảy ra trên hẻm núi vắng vẻ này...

homeless man
19-12-2010, 01:37
Có chuyến đi bắt đầu từ Hà Nội, có chuyến đi bắt đầu từ Thanh Hóa nhưng với hắn, chuyến độc hành đầu tiên lại bắt đầu từ Bắc Kạn.

Xuất phát từ Chợ Đồn vào một sáng mây vần vũ với dự báo trời có mưa. Kế hoạch đã lên sao có thể bỏ vì trời mưa cơ chứ. Vậy cần chuẩn bị kỹ một chút là có thể lên đường. Đoạn đầu vẫn là cung đường quen thuộc từ Bằng Lũng vào đến Bản Cậu. Bác nào muốn tham khảo chi tiết có thể tìm trong topic Forester bạn là ai nên hắn không viết lại. Sau, cung đường này cũng đã có nhiều bác đi.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0853.jpg

Cây cầu nhỏ bắc qua suối ở Bản Đồn. Nơi đây thuộc khu vực cấm. Nếu chụp ảnh mà bị phát hiện là lôi thôi to.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0854.jpg

Dòng suối phẳng lặng này vốn được hình thành từ con đập chắn ngang lấy nước phục vụ tưới tiêu.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0865.jpg

Chú ngựa sắt cùng hắn lê lết khắp nơi.

homeless man
20-12-2010, 00:03
Khi phượt một mình, ngoài những khi hỏi đường hay tìm hiểu thông tin từ người địa phương về các địa danh thì phần lớn thời gian phượt, hắn tự nhiên bị hoàn cảnh biến mình thành người câm. Ở những nơi đi qua có phố, có người, câm cũng chả sao vì ít nhiều hắn vẫn tìm được một mối liên hệ với cộng đồng xung quanh. Nhưng ở những nơi đèo heo hút gió, vắng lặng âm u kinh người thì hắn không muốn mình là một tên câm. Như thế càng thêm cô quạnh. Vậy phải làm sao? Lại lẩm bẩm một bài nhạc Trịnh. Hắn không biết các Phượt thủ khác như nào chứ với hắn, nhạc Trịnh rất hợp, cực hợp với những kẻ lang thang độc hành. Nhạc Trịnh thường buồn và đầy thân phận, triết lý thâm sâu nhưng phiêu bồng khiến người mê nhạc phải nhẩn nha suy nghĩ. Có những khi hắn lẩm bẩm một mình lời một bài hát, có khi hát váng lên để tự trấn an mình. Ngoài ra độc hành cũng là cơ hội lớn để độc thoại...



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0859.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0860.jpg

Cánh đồng lúa tại thôn Yên Thượng-Chợ Đồn. Dù ở miền núi, đôi khi cũng có những cánh đồng lúa khá lớn.

Ở miền núi, độ dốc cao nên rất nhiều suối to, suối nhỏ. Có suối có nước chảy quanh năm nhưng có suối chỉ có nước trong mùa mưa hay chỉ có trong vài ngày mùa lũ. Do qua lại vùng này nhiều năm hắn biết khá rõ đường đi lối lại vùng này, cho đến tận Bản Cậu-xã Yên Thịnh. Tuy nhiên đi quá Bản Cậu thì đây là lần đầu vì hắn thường rẽ đi Bản Thi trước.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0866.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0867.jpg

Cầu Bản Cậu bên đường 255 (Ở một số bản đồ khác nó có thể được đánh số là 253)

phuphu
20-12-2010, 11:54
"đường còn dài, còn dài", tiếp tục đi bác!

homeless man
22-12-2010, 22:50
Tại sao lại là Đường xa vạn dặm mà không phải là một cái tên khác. Hắn thử nhẩm lại quãng đường mà hắn đã độc hành xem nó dài cỡ bao xa. Hóa ra nó xa thật, xa về đường đất, xa về không gian và thời gian và quan trọng hơn trên những nẻo đường phiêu du, diệu vợi hắn đã trải nghiệm biết bao tình huống vui, buồn, khám phá và hiểu biết thêm bao nét văn hóa, miền đất, con người mới. Và đó là lý do quan trọng khiến con đường vạn dặm ngày một dài thêm.



...Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về...


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0868.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0869.jpg


Suối bản Cậu, nơi con đường sắt trở quặng đã từng đi bên cạnh


Lần mò lâu ở vùng này hắn biết, bản Cậu là một địa danh khá nổi tiếng trong việc trung chuyển quặng chì kẽm của người Pháp từ đầu thế kỷ trước. Hắn đã có dịp kể kỹ về điều này trên diễn đàn nhưng ở đoạn này cũng nên dừng lại chút để chia sẻ thêm thông chút thông tin mà hắn biết. Trước kia, bản Cậu có hai con đường: Con đường mòn qua đèo Kéo Mác sẽ tiếp tục kể sau đây và con đường sắt trở quặng bằng đầu máy hơi nước.

Trong chuyến xe ngất ngư từ Hà Nội về Bằng Lũng, một may mắn hiếm có khi hắn ngồi bên một bà lang đi bốc thuốc ở Nam Định về. Thực ra là bà mang thuốc do mình bốc cho người cần ở Nam Định. Nhà bà ở bên Linh Phú-Chiêm Hóa-Tuyên Quang nhưng thường sang bán thuốc bên chợ Lương Bằng-Chợ Đồn-Bắc Kạn. Lúc đầu, khi biết về con đường sắt, hắn cứ nghĩ nó sẽ đi song song hay gần con đường mòn 255 để tiện sửa chữa khi cần. Nhưng qua câu chuyện với bà Lang Linh Phú hắn biết con đường sắt kia đi men theo suối Bản Cậu, khi sang Chiêm Hóa nó đi qua các xã Bình Phú, Phú Bình, Tiến Hội để đến Đầm Hồng, một bến thuyền lớn bên sông Gâm. Từ đây, quặng đi theo đường thủy về xuôi-ra Hải Phòng để về Mẫu quốc. Con đường sắt kia đi rất xa con đường mòn và nó còn mãi đến sau giải phóng mới bị phá nhưng giờ chỉ còn rất ít người biết và nhớ đến. Việc hắn gặp được người biết và kể tường tận cho nghe về con đường sắt này âu cũng là một khám phá. Cùng với hệ thống các đường sắt trên núi cao gom quặng về một điểm, sau đó chuyển quặng xuống núi bằng hệ thống cáp treo, con đường sắt dài cả chục cây số men theo suối Bản Cậu là một kỳ công của người Pháp. Tiếc rằng, đến bây giờ không còn chút dấu tích nào. Tuy nhiên con đường mòn thì vẫn còn và bây giờ nó được gọi là tỉnh lộ 255.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0873.jpg

Cầu Bản Cậu. Cầu này do ta xây lại sau này, cách cầu do Pháp xây về phía thượng lưu hơn chục mét.

homeless man
22-12-2010, 23:42
Hắn đi dọc theo con suối, mắt không ngừng kiếm tìm các dấu tích xưa. Ôi thời gian, thời gian chả còn gì. Chỗ nào bên dòng suối kia đã từng là nơi con đường sắt đi qua. Hắn đã từng thấy những trận lũ rừng, biến con suối hiền lành kia thành dòng sông tràn bờ hung hãn cuốn phăng tất cả những gì trên đường đi của nó. Cho nên, con đường sắt kia nếu có còn là còn trong ký ức của những người đã từng thấy hoặc từng biết về nó. Còn hắn, dù không thấy cũng đã mường tượng được phần nào.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0870.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0874.jpg



Dấu vết rõ nét nhất về con đường do Pháp làm là ba cây trụ cầu xây bằng đá hộc còn lại trên suối Bản Cậu. Nhìn các trụ cầu cũng biết trước kia, cầu này làm bằng rầm thép. Sau này ta làm cầu bê tông cốt thép thành ra các trụ cầu này không dùng được nữa đành bỏ. Các rầm sắt chắc đã được thanh lý từ lâu nhưng những cây trụ thì còn mãi. Hắn cứ tỉ mẩn chụp đi chụp lại mấy cái dấu tích này và sợ rằng, nếu không chụp thì sau này có muốn cũng không còn. Chỉ có mấy cái trụ cầu cũ, đã bỏ từ lâu mà sao hắn vẫn thấy bùi ngùi khó tả. Ở đó, không biết bao nhiêu người đã khó nhọc tạo nên. Họ là ai? Họ đã đi đâu? Về đâu? Chỉ có bấy nhiêu thôi mà sao hắn cứ nặng lòng mãi?



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0875.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0876.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0877.jpg

homeless man
23-12-2010, 21:25
Hành trang của hắn cho chuyến độc hành đầu tiên rất đơn giản. Đó là cái ba lô nhỏ với mấy bộ quần áo trong đó có một bộ rằn ri loại cầu vai túi hộp. Nếu diện cả bộ vô trông cũng giống biệt kích Mỹ. Và chính hắn đã phải trả giá vì điểm này (sẽ kể kỹ sau). Ngoài ra có thêm mấy thanh lương khô phòng khi lỡ độ đường. Hắn cũng chả có kinh nghiệm hiểu biết gì về vùng đất hắn định đi. Thôi thì đường ở mồm như các cụ dạy đồng thời không quên mang theo hai cuốn bản đồ: Tập bản đồ hành chính Việt Nam và Tập bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.

Không có lịch trình trước hắn chỉ căn cứ vào bản đồ để đi. Những ngã ba hay tư không có biển chỉ dẫn hắn lại dừng lại hỏi đường. Có chỗ hỏi thì được, chứ vùng giáp biên giới mà hỏi đường thì có nguy cơ được mời về "đồn" liền...

Hắn cũng đã nghe đến con đèo Kéo Mác đã lâu (trong tiếng Tày từ Kéo có nghĩa là Đèo) nhưng khi đến đây, hỏi người dân mới biết đây là con đèo kép. Trước khi lên đến đèo Kéo Mác, có một con đèo thấp hơn gọi là Kéo Điểm. Đoạn này hầu như không có dân ở, heo hút hoang tàn. Chỉ có xe máy (xóc kinh người), xe trâu và xe tải trở gỗ hay đi qua đây còn nói chung chả ai muốn đi qua trừ những tên phượt tử lang thang muốn hành xác.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0879.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0880.jpg


Đoạn đường này xấu quá, chả ai quan tâm đâu đầu tư. Trước kia nó có trải nhựa nhưng chắc là lâu lắm rồi. Giờ thời gian và mưa lũ, có chỗ chả còn tí dấu vết gì đường nhựa, nền còn trơ lại mỗi đất. Có chỗ đường như cái sống trâu nham nhở lở lói. Nói chung, nếu trời không mưa thì cứ đi men theo bờ cỏ cho lành nếu không muốn xóc lộn tùng phèo gan ruột.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0881.jpg

homeless man
23-12-2010, 21:44
Ở vùng núi non việc phân chia địa giới phức tạp hơn ở đồng bằng nhiều. Có một nguyên tắc người ta hay sử dụng là chia theo đỉnh rông. Địa giới sẽ tính từ điểm cao nhất. Đây là lý do tại sao địa phận hành chính hay được đặt tại các đỉnh đèo.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0882.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0883.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0885.jpg

nguoilangbat
24-12-2010, 07:32
8 tháng trước, bọn em có dịp đi lạc vào con đường này, từ Chiêm Hoá chui vào con đèo đầu tiên, đi miệt mài và đếm lùi những cái cột mốc "B.Lung" (khoảng gần 30km). Tới đầu thị trấn Bằng Lũng đổ xăng, nghe theo "tư vấn" của em bán xăng, chui tiếp vào đường đèo, cũng khoảng hơn chục km nữa chứ không chạy qua thị trấn. Ra tới đèo Ba Bồ thì cả lũ hú hét lên như điên.

Thật tình cờ, về cơ quan kể lại thì được biết có hai bạn cùng phòng đã từng xách Dream chạy theo hướng ngược lại, từ Ba Bể sang Chiêm Hoá, trên tuyến đường này vào 1 ngày mưa. Các bạn ấy mất đúng 1 ngày để vượt qua 2 con đèo này. Nghe nói có dân bản địa gọi đây là con đường "dắt trâu".

Bác "Hôm" có ảnh mấy khu mỏ bỏ hoang ở đoạn bản Thi không ạ? Bọn em không chụp được một tấm nào trên cả đoạn đường này.

homeless man
24-12-2010, 08:24
Cuối cùng thì cũng đến được con đèo Kéo Điểm. Nó cách Kéo Mác khoảng 3 km. Lên đến đỉnh đèo, hắn để lại xe đi loanh quanh chụp ảnh. Độc hành có một cái hay là hắn không phải hỏi ý kiến ai, không bị ai thúc ép cũng như phải lo lắng đón ý, chiều ý bạn đồng hành. Thích là dừng lại, bao lâu còn tùy đất, tùy người có đủ hay, đủ đẹp để níu chân hắn hay không.

Trời âm u và đèo hưu quạnh quá, một mình hắn ở đây cũng thấy hơi ngại, hơi sợ tí. Xung quanh vắng lặng cây cối lúp súp cũng chẳng có gì nhiều để ở lại lâu. Sau mấy tấm ảnh ghi lại nơi hắn đã qua, hắn vội vã lên xe đi tiếp.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0887.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0890.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0891.jpg



@Nguoilangbat: Mấy cái mỏ cũ không có trên con đường này. Trên bản đồ từ bản Cậu đi vào nó cách hơn chục cây, lại ở trên núi cao. Người lạ muốn lên không phải dễ. Về cái mỏ này, tôi đã viết khá nhiều. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây:

https://www.phuot.vn/threads/3863-National-Treasure-3-Hành-trình-tìm-vàng-ở-Bản-Thi

homeless man
24-12-2010, 09:00
Trước khi đi, hắn nghĩ giữa hai con đèo này không có người sống. Hóa ra ở đây còn có một bản nhỏ nằm bên đường. Bản này có tên là bản Vay với hơn chục nóc nhà. Bản này thuộc xã Yên Thịnh-Chợ Đồn. Nằm kẹt giữa hai con đèo, dù ở bên tỉnh lộ nhưng bản cũng không phát triển hơn các bản khác là mấy. Phần lớn nhà cửa ở đây cũ kỹ, vách gỗ mái lợp fibro. Nếu lỡ độ đường, các bạn có thể vào tá túc ở được. Dù hắn đi qua đây nhiều lần và chưa thử ở lại nhưng hắn tin là được.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0892.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0893.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0895.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0896.jpg

Ôi đường tỉnh lộ mà xấu quá, xấu quá đi thôi. Chả biết có bác TW nào về đi thử con đường này chia sẻ với bà con không

homeless man
24-12-2010, 09:19
Qua khỏi bản Vay, đường lên Kéo Mác vẫn quanh co, gồ ghề. Hắn đi phượt và tự nói với mình là đi để cảm nhận, vậy thì cố mà đi, mà cảm nhận. Nhưng ở những nơi, những đoạn như này, ngày đầu tiên của chuyến phượt bắt đầu như này, khiến hắn cũng hơi nản. Dù với hắn không phải xa lạ gì với rừng xanh núi đỏ nhưng ấn tượng đầu tiên khiến hắn hơi buồn, hơi thất vọng tý. Hắn đâu biết rằng phía trước còn rất nhiều, rất nhiều điều không như ý mà hắn phải vượt qua phía trước trong ngày đầu tiên:(.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0897.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0899.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0900.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0901.jpg

homeless man
24-12-2010, 09:43
Cuối cùng đèo Kéo Mác cũng hiện ra. Nó không phải là một khe núi hẹp như những con đèo khác mà ta thường thấy. Đây là một khu đất rộng và tương đối bằng phẳng có cắm biển phân chia địa giới Bắc Kạn-Tuyên Quang. Con đường 255 (253) trên địa phận Bắc Kạn kết thúc tại đây. Sang địa phận Tuyên Quang, nó đổi tên thành 187:)). Thực ra, dân địa phương họ cũng chả quan tâm đường này tên gì, số gì. Cứ là đường ấy qua địa phận của mình thì gọi tên theo địa danh ấy, trừ phi là quốc lộ lớn.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0902.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0903.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0904.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0905.jpg

2LúaMiềnTây
24-12-2010, 11:02
Tiếp đi bác, em đang quan tâm và hóng...lời mở đầu của bác sao giống ý em ghê...
Bác đi xe biển số cơ quan ở Bắc Kạn àh? Nếu có thì bác post tiếp cho em xem cái bảng "Địa phận Tuyên Quang" luôn nhé.
Thanks bác.

homeless man
24-12-2010, 11:48
Rừng bên đèo tương đối tươi tốt. Tuy nhiên các ngọn núi phía xa, nhất là núi đất, thì không còn tốt như vậy. Nhiều chỗ nương ót cây mới tái sinh. Nhiều chỗ còn nguyên mảnh nương mới phát. Loanh quanh một lúc rồi hắn cũng hạ sơn. Mò được từ Bằng Lũng đến đây cũng đã mất non 2h. Đi tốc độ chậm quá. Cơ mà chỗ nào cũng dừng, ảnh chụp lia lịa thì có nhanh cũng chả được. Mà tối nay, hắn muốn ngủ lại đâu đó ở Hà Giang nên phải nhanh lên mới được. Trời cũng bắt đầu mưa nặng hạt hơn. Phải xuống núi thôi.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0907.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0908.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0909.jpg



@2LúaMiềnTây: tôi đi qua đây nhiều lần nhưng giờ kiểm tra lại tuyệt nhiên không có cái ảnh chụp biển địa phận Tuyên Quang nào (chỗ khác thì có). Hay nó không có? Thông thường tại điểm phân chia địa phận hành chính luôn có 2 biển đề tên hai tỉnh để gần nhau và ngược chiều nhau:D.

homeless man
24-12-2010, 12:01
Xuống đến chân đèo, trời mưa càng nặng hạt. Bỗng thấy một cây cầu rất đặc biệt. Cầu ở Việt Nam được làm từ đủ thứ, nhưng làm như này thì hắn thấy lần đầu. Hay thật, sáng tạo thật. Cầu tạm như này làm rất nhanh nhưng có vẻ như cây cầu này được làm tạm lâu rồi, mố cầu lở lói hết cả. Bánh xe nghiến lên gáy các cây thép V đều đều như mát-xa vậy. Và có lẽ cái cầu này sẽ còn tồn tại rất lâu nữa.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0910.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0911.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0912.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0913.jpg

homeless man
24-12-2010, 12:19
Ô hô, mưa rồi, mưa to rồi, mưa không thể đi mà không mặc áo mưa được nữa. Hắn phải đứng lại dưới một bụi tre to bên đường để mặc áo mưa. Máy ảnh cũng giấu kín bên trong và giầy cũng chỉ đi một đoạn là ướt hết. Nước qua cổ áo lọt vào bên trong lạnh ngắt giầy thì nước vào ỳ oạp như lội sình. Đi thế này có chán không? Mọi thứ đều nhớp nháp và ẩm ướt. Hắn bọc cái ba lô lép kẹp trong cái áo mưa tiết kiệm và lại lên đường. Hai cái tay áo bay phần phật như đuôi cờ. Phải đi một đoạn khá xa, qua thôn đầu tiên dưới chân đèo hắn mới móc máy ảnh ra chụp những tấm hình dưới đây. Máy ảnh ướt nhẹp, chỉ cố không để nước lọt vào lens để ảnh không bị nhòe. Ô hô, ai tai, đi phượt mà cũng lắm chông gai=)).




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0914.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0915.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0916.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0917.jpg

homeless man
24-12-2010, 14:19
Cuối cùng, hắn cũng đến được ngã ba nối vào đường tỉnh lộ 176 để đi Na Hang. Hắn phải trú dưới một hầm cầu vượt để có thể rút được máy ảnh ra hòng tác nghiệp. Nhờ dừng lại chụp liên lục nên giờ câu chuyện được kể lại cũng sinh động hơn, nhớ được nhiều chuyện hơn và những ký ức, tình cảm xa xưa lại ùa về như mới chỉ diễn ra hôm qua vậy.

Bên cạnh chỗ cây cầu vượt, hắn thấy một lá cờ bay trong mưa và đoán rằng ở đó có một ngồi đình hay chùa. Hắn bỏ xe và chạy ra ngó nghiêng. Ngôi đình nhỏ, lợp lá cọ vắng tanh không một bóng người. Khoảng sân rộng cũng chị có lá rụng giờ mắc mưa như gắn chặt với đất. Cổng cũng được kéo lại bởi mấy cây tre, mà chủ yếu là để chắn bò đi lạc thôi chứ làm sao ngăn được ai. Trong mưa lạnh, cảnh như buồn hơn, lữ khách đường xa không khỏi chạch lòng buồn rơi.



Chiều mưa không có em
Găng mắc mây không buồn trôi...
Trời còn mưa ngất thêm
Cho dài ngày tháng không tên..


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0919.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0920.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0921.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0923.jpg

homeless man
24-12-2010, 15:13
Đường 176 chạy dọc bên bờ sông Gâm lên đến Na Hang thì nhập vào đường 279. Nhờ Thủy điện Na Hang mà con đường này được mở rộng và làm lại to đẹp. Sông Gâm trong buổi sáng mưa, khói sương mù mịt. Nghe tên sông Gâm đã lâu giờ mới thấy. Chỉ không biết tại sao lòng sông nhiều các gò nhỏ thế kia, cây mọc xanh um. Mùa này nước cạn và xanh trong. Nếu được bơi ở đây thì tuyệt.

Ra đến đường lớn, trời lúc tạnh lúc mưa. Vì đi lên Na Hang nên mỗi lần muốn chụp ảnh hắn hoặc phải phi xe sang bên kia đường hoặc vứt xe lại bên này. Để chụp, có khi phải luồn qua rào chắn đường hoặc leo luôn lên cột rào. Dù trời mưa ít người qua lại nhưng hành động của hắn cũng khiến nhiều người chú ý:)).



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0924.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0925.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0926.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0928.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0930.jpg

nguoilangbat
24-12-2010, 18:36
Sông Gâm, của một hành trình chưa kịp đến đã phải trở về...


https://farm6.static.flickr.com/5126/5287284585_9b156e5fca_z.jpg

https://farm6.static.flickr.com/5165/5287284629_c36b78cfd9_z.jpg

Mời bác Hôm lên đường tiếp! Em sẽ tiễn bác xa tới chừng có thể (beer)

homeless man
24-12-2010, 20:27
Sông Gâm trong khói sương mơ màng thêm huyền ảo. Bỗng hiện ra trước mắt hắn giữa dòng sông những mái nhà xù xì di động. Nó là một loại thuyền hay đúng hơn là một loại tầu quốc. Chúng đào xới lòng sông từ bên này sang bên kia sâu đến cả chục mét. Đó là loại tầu đãi vàng sa khoáng trên sông. Cái này hắn chẳng lạ gì và hiểu ra ngay các gò đụn giữa lòng sông là sản phẩm của những cái tầu quốc này.

Dòng sông uốn lượn theo thế núi rất đẹp nhưng nhiều đoạn bị sạt lở do tầu quốc ăn vào hay do nó đổ thải làm thay đổi dòng chảy gây lên. Cứ như này, cộng với việc ngăn nước đập thủy điện trên thượng nguồn không biết dòng sông Gâm này rồi có trở thành một dòng sông chết. Còn đâu những con đò nhỏ dọc ngang điểm xuyết cho bức tranh thủy mặc như bạn nguoilangbat đã từng ghi được ở trên. Vì những lợi ích cá nhân, người ta sẵn sàng phá bỏ những thứ mà tự nhiên phải mất hàng ngàn vạn năm mới tạo được. Thôi thì đành vậy, biết làm sao?





https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0932.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0935.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0937.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0938.jpg

homeless man
24-12-2010, 21:43
Sau hơn ba tiếng kể từ khi xuất phát hắn mới tới được thị trấn Na Hang. Mưa to quá khiến hắn không thể tiếp tục hành trình. Khó khăn lắm mới có thời gian cho chuyến đi này, vậy nên dù biết thời tiết không thuận lợi nhưng hắn vẫn lên đường. Nhưng giờ mưa như đổ nước thế này thì tệ quá. Đã có lúc ý nghĩ quay về lóe trên trong đầu nhưng lại bị gạt đi rất nhanh. Hắn nghĩ những người khác nếu rơi vào hoàn cảnh của hắn sẽ như thế nào? Chắc họ sẽ không quay về vì chút khó khăn như này.

Đến ngã ba cuối thị trấn, hắn phải vào trú mưa trong mái căn nhà là trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Đó là căn nhà cấp 4 cũ kỹ. Hắn kiểm tra hành trang thấy cái ba lô đã ướt hết. Hai cuốn bản đồ cũng thấm nước ở góc và các tờ dính chặt vào nhau. Hắn, lúc ở nơi xuất phát nhìn trên bản đồ thì định đi từ Tuyên Quang sang Hà Giang theo đường 279 để về Việt Quang. Nhưng tất cả những người hắn hỏi đều nói rằng đường 279 đang làm và không thể đi được. Cách nhanh nhất là quay về Chiêm Hóa, qua Quốc lộ 2 để lên Hà Giang. Ô hô, cách đó gấp đôi đường nếu qua ngả đường 279. Và hơn nữa đã đi rồi, hắn không muốn quay lại nữa. Cuối cùng có một anh nói có thể đi đường mòn qua ngả Thượng Lâm sang Hà Giang, nhưng phải vượt đèo Khau Câu. Xin nói lại là đèo Khau Câu, không phải đèo Khau Cọ. Lờ mờ bán tín bán nghi, hắn tiếp tục lên đường sau gần một giờ trú mưa. Và đó là bắt đầu của cung đường khủng mà đến giờ này hắn vẫn tự tin rằng chưa có phượt tử nào từng đi.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0939.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0941.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0943.jpg

homeless man
24-12-2010, 22:01
Na Hang chìm trong mưa, trước khi đi hắn lượn đi lượn lại thị trấn như đèn cù. Lúc ở bên này sông, lúc lại ở bên kia sông để thu vào ống kính nhà máy Thủy điện đã tích nước nhưng chưa chạy thử vì đang hoàn thiện các hạng mục cuối cùng ở hạ lưu. Trời mưa, chả ai buồn canh gác, hắn cứ thoải mái đi, chụp hay len lỏi vào các nơi, thậm chí đến sát buồng để máy phát.

Từ đập nhìn xuống có 3 cây cầu cẩ thảy gồm một cầu bê tông, cầu sắt và cầu treo. Hắn đi vào cây cầu treo và từ đây có thể chụp được hai cây cầu còn lại.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0944.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0946.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0947.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0948.jpg

25ltk
24-12-2010, 22:40
Chính ra lão Hom nên xuất bản tự truyện. Đảm bảo sẽ là bét *** lờ cho dân phượt.

homeless man
24-12-2010, 22:48
Thủy điện Na Hang và nhiều thủy điện khác ở ta khi xây dựng thường có nhiều ý kiến khác nhau về sự ưu tiên trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Ở Na Hang, việc đắp đập tích nước sẽ gây ngập ở thượng lưu làm ảnh hưởng đến các cánh rừng ở đây, tác động xấu đến bảo tồn.

Khu bảo tồn Na Hang nằm tiếp giáp với khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và Vườn quốc gia Ba Bể. Việc đắp đập ngăn nước gây ngập và chia cắt ở thượng lưu ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo tồn.

Và tôi cực kỳ may mắn-hay buồn tủi khi tận mắt chứng kiến điều này khi lần mò ở thượng nguồn sông Gâm.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0951.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0953.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0954.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0955.jpg

homeless man
24-12-2010, 23:53
Hắn cứ nhẩn nha tới lui chụp ảnh nhà máy thủy điện mà không gặp bất cứ ai. Chắc trời mưa mọi người đi uống rượu hết rồi. Ảnh không đẹp do mưa quá. Lần sau hắn quay lại ảnh đẹp hơn nhiều nhưng cái đó kể sau.

Đập đã tích nước từ mùa lũ trước và theo quan sát của hắn là khá đầy, chắc đã gần đạt cao trình thiết kế. Ngấn nước để lại trên các hòn đảo nhỏ cho thấy khi cực điểm, mức nước cao hơn bây giờ vài mét nữa. Chỉ còn một số công trình dưới hạ lưu là còn dang dở và đang tiếp tục thi công.

Thôi để lại những tranh cãi ở đây để tiếp tục đi, muộn quá rồi.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0957.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0960.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0962.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0963.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0964.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0965.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0966.jpg

homeless man
25-12-2010, 00:30
Từ Thị trấn Na Hang hắn qua sông đi một đoạn đường 279. Việc tích nước khiến nhiều con đường giờ nằm dưới mực nước hồ thành ra nhiều đoạn phải đắp cao hoặc mở lối mới trên cao. Các công trình mới hoàn thành đất đỏ au, cỏ chưa kịp mọc. Những đoạn mới làm này rất tốt nhưng nó không kéo dài lâu. Đến ngã ba Nà Cọ (ruộng cọ) hắn đành ngậm ngùi rẽ vào con đường đất. Nhìn sang phía đường 279 đúng là có chỗ đang cầy xới làm lại.

Nhưng quả thật đường đất trời mưa chả thích thú gì, nhưng đã vào đến đây rồi, có hối hận cũng đã muộn rồi;)



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0967.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0968.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0969.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0971.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0972.jpg

homeless man
25-12-2010, 00:56
Ô hô nước đã lên đến đây rồi, cũng phải bắc cầu, xẻ đường mới cho dân đi chứ.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0973.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0974.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0979.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0982.jpg


Bác ơi, cám ơn bác đã động viên. Nếu có chút ít lợi ích cho đồng đạo thì em sẽ cố gắng. Còn những cái khác em chả màng hehe.


Chính ra lão Hom nên xuất bản tự truyện. Đảm bảo sẽ là bét *** lờ cho dân phượt.

nguoilangbat
25-12-2010, 01:06
Ô, bác Hôm đã vội vã rời Na Hang sớm vậy à?


Hồ thuỷ điện chào bác Hôm!

https://farm6.static.flickr.com/5128/5288545830_213d939886_z.jpg

Cây cầu treo gỉ sét chào bác đây!

https://farm6.static.flickr.com/5041/5287943885_35427a9c4a_z.jpg

Người Na Hang tiễn bác nè!

https://farm6.static.flickr.com/5285/5288546194_7bfaf57c42_z.jpg

homeless man
25-12-2010, 01:32
Con đường cũ liên xã đón hắn với cái cột mốc không ai còn nhận ra chức năng của nó là gì. Đường này nối một loạt xã gồm Trùng Khánh-Thượng Lâm-Khuôn Hà-Phúc Yên của Na Hang nhưng thực ra xe ô tô chỉ đến được Thượng Lâm. Hàng ngày có một chuyến xe cóc bất tử (vì nó đi phụ thuộc và số lượng người và hàng trên xe chứ không theo giờ) đi từ đây ra thị trấn huyện lị. Con đường này hoàn toàn bằng đất, giải cấp phối chứ chưa từng được tráng nhựa bao giờ.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0983.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0984.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0985.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0987.jpg

homeless man
25-12-2010, 09:14
Con đường nhầy nhụa và chơn như đổ mỡ. Nhưng đến đoạn ở Thượng Lâm này, hắn tự hào là chưa bị ngã cái nào. Đường dốc lên núi, xung quanh không có dân cư sinh sống. Cả một đoạn dài hầu như không thấy người đi. Thỉnh thoảng có những lối rẽ và hắn muốn hỏi đường nhưng chả có ai. Thôi cứ chọn đường nào to nhất, nhiều vết bánh xe nhất mà đi thì chắc ăn hơn.

Mưa đã ngớt nhưng các con suối bên đường bắt đầu đầy nước và đổ tràn qua đường. Trời vẫn xám xì và cảnh vật buồn bã. Lúc này hắn đã ướt quá rồi nên cũng chẳng cần cởi áo mưa nữa, cứ để vậy đi. Trên con đường hưu quạnh hắn nhớ đến thân phận của kẻ lang thang và thật sự thấm thía với hai chữ lang thang.



Đường về đêm nay vắng tanh
Dạt dào hạt mưa rớt nhanh
Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
Lầy lội qua muôn lối quanh
Gập nghềnh đường đêm tối tăm
Ngập ngừng dừng bên mái tranh...




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0988.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0989.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0991.jpg

https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0992.jpg

homeless man
25-12-2010, 09:51
Hắn đã đi lên đến đỉnh một con đèo với đường đi lượn sát vào váh đá dựng đứng. Chắc chắn xưa kia khi mở con đường này người ta đã phải phá một bên núi để mở đường. Dấu vết là vách đá nham nhở.

Có một người phụ nữ tuổi khó đoán vì chị trông già, gày gò và khắc khổ-Hình ảnh của phần lớn phụ nữ vùng cao-đứng bên đường. Chắc chị đã đi một bộ một đoạn xa lắm và đang đứng thở dưới chân đèo. Hắn không dám đoán tuổi chị này vì quả thực với những người phụ nữ lam lũ họ luôn già trước tuổi. Chị ngập ngừng nửa muốn xin đi nhờ, nửa đắn đo không dám. Hắn nhận ra ngay và dừng lại. Chị nói với hắn muốn đi về Thượng Lâm nhưng đợi xe cóc từ sáng đến giờ chưa thấy. Lúc trước người nhà đèo ra bằng xe máy. Còn bây giờ phải về lại không có xe nên đành đi bộ. Hắn sẵn sàng trở chị đi nhưng cũng nói rõ hắn sẽ vừa đi vừa dừng lại chụp ảnh nên hơi bất tiện. Và chị đồng ý vì cũng chẳng còn lựa chọn nào khác.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0997.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0998.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0999.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1001.jpg

homeless man
25-12-2010, 10:41
Con đèo hắn đang đi có tên là đèo Ái Âu. Hắn cũng chả biết tại sao lại có tên này. Có thể hỏi thêm thông tin về con đèo này từ chị đi nhờ xe nhưng lúc đó, hắn chỉ chú ý đến cảnh xung quanh và chụp ảnh là chính, quên mất cần phải làm gì. Và trên con đường lang thang, hắn còn quên rất nhiều thứ và đó phải chăng là cái duyên, cái nợ để hắn tìm hiểu thêm trong các chuyến đi sau?

Từ đỉnh đèo Ái Âu nhìn xuống phía xa dưới thung lũng có con đường mòn mờ mờ. Đó chính là đường dẫn đến Trung tâm xã Thượng Lâm. Nhìn thì gần thế nhưng để được đó còn rất gian nan. Đường chơn, giờ chở thêm một người lại càng khó đi. Xe trở nặng, lên dốc thì đỡ chứ xuống dốc là thảm họa.





https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1002.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1003.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1004.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1006.jpg

homeless man
25-12-2010, 11:05
Xuống dốc thì phải phanh, mà phanh thì xe quay ngay bởi nền đường toàn đá xít dạng vẩy chơn trượt. Có lúc, hắn phải dừng xe dắt bộ cho an toàn. Rồi hắn cũng đến được con đường mòn mà hắn thấy từ trên núi. Hóa ra, con đường đi giữa một thung lũng đầy ngô. Ngô đã trỗ cờ và sẽ được thu hoạch trong thời gian ngắn nữa.

Đến đầu con đường mòn, người bạn đồng hành của hắn nói đã đến nơi. Chị mời hắn vào nhà chị chơi và ăn cơm. Hắn biết người dân ở đây họ thật thà lắm. Đã mời là mời thật chứ không khách sáo, đãi bôi. Hắn chỉ biết nói lời cám ơn rồi đi chứ làm gì có thời gian mà ở lại chơi. Nếu biết chắc đoạn đường trước mặt sẽ đi đến đâu hắn sẽ chẳng phải lo lắng nhiều. Nhưng trên bản đồ thì không thấy đường, chỉ có một lời chỉ dẫn từ mãi ngoài Thị trấn cánh đây đã mấy chục km thì chắc gì đã đúng.

Với lỗi lo lắng trong lòng, hắn quay quả tiếp tục lên đường.





https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1007.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1008.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1009.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1010.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1011.jpg

homeless man
25-12-2010, 19:51
Từ đỉnh đèo Ái Âu, hắn đã thấy Thượng Lâm nằm trong một thung lũng khá bằng phẳng bao quanh bởi các dãy núi đá vôi. Để vào/ra Thượng Lâm phải qua đèo Ái Âu ở phía Nam và Đèo Cốc Khẻn (gốc nghiến) ở phía Bắc. Do địa thế đặc biệt, lại ở trên cao, thủy điện Na Hang Tuyên Quang đã nhấn chìm một phần diện tích của 12 xã (nằm ở thượng nguồn và các nhánh của sông Gâm) dưới lòng hồ nhưng riêng xã Thượng Lâm vẫn nguyên vẹn.

Hắn nghe người ta kể gái Tày ở Thượng Lâm rất xinh, đặc biệt có làn da mịn màng, tính tình nền nã, duyên dáng, chịu thương chịu khó. Dân vùng này có câu nói: "mận Hồng Thái - gái Thượng Lâm" cũng như người ta nói Chè Thái-Gái Tuyên vậy.

Ngoài ra, sự hiếu khách của người Thượng Lâm cũng được lưu truyền từ xưa. Theo phong tục xưa, khách đến chơi nhà có con gái sau khi cơm rượu no say xong, chủ nhà sẽ mời khách ra uống nước. Trong khi đó, người con gái trải chăn đệm thổ cẩm ra phòng khách rồi nằm vào đó để khách vào ngủ đã có sẵn chăn ấm đệm êm.

Thật lòng, hắn không có ý ở lại đây một đêm để kiểm chứng những điểm trên. Hắn chỉ tình cờ lạc vào đây khi con đường 279 không đi được. Nhưng thực tế có vẻ phũ phàng hơn rất nhiều. Trung tâm xã, ngoài cái phòng khám đa khoa khu vực cho mấy xã xung quanh được xây dựng đàng hoàng, còn lại đều cũ kỹ như tất cả các xã vùng cao mà hắn đã qua. Nếu có cơ hội quay lại, hắn sẽ ở đây lâu hơn để khám phá thêm các nét văn hóa như các câu chuyện kể mà hắn nghe được.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1012.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1014.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1015.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1017.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_1018.jpg

homeless man
25-12-2010, 20:06
Vùng lòng chảo Thượng Lâm được bao bọc bởi những ngọn núi đá kỳ vĩ như một bức tranh sơn thuỷ. Những người già Thượng Lâm vẫn thường kể cho con cháu nghe truyền thuyết 99 ngọn núi phượng hoàng.

Xưa kia, đây là nơi giao hoà giữa trời và đất, sơn thuỷ hữu tình. Vào một ngày kia, có một đàn phượng hoàng chẵn 100 con bay về, mỗi con đậu trên một ngọn núi để làm tổ. Nhưng ở đây chỉ có 99 ngọn. Con cuối cùng lượn mãi không tìm được chỗ đậu bèn bỏ đi. Vậy là cả đàn lại bay theo, để lại dấu tích 99 ngọn núi mang hình dáng chim phượng hoàng, mỗi ngọn có một thế đứng khác nhau tạo thành quần thể núi đá sinh động bao quanh lòng chảo Thượng Lâm trù phú.

Có lẽ, ở vùng núi nhưng lại có nơi đất rộng, bằng phẳng, trồng được nhiều ngô, lúa hơn các xã khác nên từ xưa Thượng Lâm có đời sống tốt hơn chăng? Và hắn tin điều đó là thật. Hắn mê mải chụp các ngọn núi đá bao quanh thung lũng.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1019.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1020.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1021.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1022.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1025.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1026.jpg

homeless man
25-12-2010, 22:37
Hắn hỏi đường sang Hà Giang, mọi người nói phải đi qua Khuôn Hà. Hắn cũng chả biết Khuôn Hà là xã nào vì trên con đường lưu lạc đến đây, hắn cố gắng phải tìm một con đường để ra khỏi nơi này. Chính sự tình cờ không định trước này khiến hắn luôn ở trong trạng thái thấp thỏm, lo âu không yên. Những cái lo lãng xẹt không cần thiết nếu lộ trình được lên trước và không trắc trở. Nhưng bên cạnh đó, những bất ngờ ngẫu hứng không lập trình trước khiến chuyến đi của hắn thú vị thêm rất nhiều, đáng nhớ hơn rất nhiều. Không chỉ có lướt xe, chụp ảnh, hỏi đường...mà nhiều khi phải vận dụng hết các kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết để đưa ra quyết định, để chế ngự các tình cảm đan xen trái ngược. Đây cũng chính là điểm hay (hoặc điểm yếu) của độc hành. Không có ai để chia sẻ, bàn bạc, cổ vũ để lấy lại tự tin, bạn chỉ có thể nhờ cậy vào chính bản thân mình thôi. Và hắn cũng vậy.

Lúc gần ra khỏi Thượng Lâm, hắn gặp một ông cụ đi từ chợ ra. Chắc cụ cũng làm mấy chén rồi lên chân đi đã quýu cả lại. Hắn đề nghị chở cụ về nhà dù cụ nói tự đi được. Cuối cùng, cụ cũng lên xe đi với hắn một đoạn. Đến ngã ba, một đường đi Khuôn Hà, một đường đi Xuân Tiến (là sau này hắn mới biết) thì cũng gần đến nhà cụ. Con dâu cụ chạy ra đưa cụ vào nhà và chỉ đường cho hắn. Đường đi Khuôn Hà rẽ tay trái. Hắn chia tay mấy người dân chất phác và tiếp tục lên đường.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1023.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1024.jpg
Ngã ba đi Khuôn Hà


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1027.jpg

homeless man
25-12-2010, 23:02
Hắn vượt qua Khuôn Hà rất nhanh vì ở đó không phải không có gì đáng xem, đáng nhớ. Đi mãi rồi mà vẫn toàn đường đất. Sốt ruột quá đi. Nhưng thật sự, bất ngờ vẫn nằm ở phía trước.

Có một chi tiết nhỏ ở bức ảnh dưới: hai cái lá cọ để ở cổng trường. Đó là hai cái lá che mưa của học sinh. Hắn đã nhiều lần thấy các em che mưa như vậy, có khi là cái lá khoai môn to. Nhìn rất thương:(.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1028.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1030.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1031.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1032.jpg

homeless man
26-12-2010, 12:06
Ra khỏi trung tâm Khuôn Hà, hắn đến một con đèo (dốc) nhỏ. Dấu vết toang hoang cho thấy con đèo này đã từng bị đá sạt lở và người ta phải đục đá để mở lại đường. Các mảnh đá vụn còn nham nhở rải rác khắp nơi. Đến đây có một ngã ba, một đường đi lên, một đường đi xuống. Cả hai đường đều hoang tàn chả có dấu tích người đi hay cơn mưa đã xóa đi tất cả. Chọn đường nào hắn không biết. Vận dụng mọi hiểu biết mà hắn có cũng không có câu trả lời. Hắn đành dừng xe ngồi đợi.

Một lúc lâu mới có một cô bé học sinh cỡ 13-15 tuổi đi qua. Trông cô bé gày gò và lam lũ với cái cặp sờn lép kẹp trên tay. Hắn đã tưởng có thể hỏi đường cô bé nên cứ nhẩn nha đợi cô bé lại gần. Một phản ứng không ngờ là khi hắn tiến lại gần, cô bé ù té chạy biến vào con đường dốc xuống bên tay phải. Hắn bỗng nhận ra một điều, ở nơi heo hút vắng lặng như này, bất cứ người lạ nào cũng có thể là mối nguy hiểm. Vậy nên ăn mặc thế nào cho hòa đồng với dân địa phương cũng là một kỹ năng cần có để tránh những hiểu lầm, nghi ngại không cần thiết.

Không hỏi được đường, hắn đành đánh liều đi vào con đường lên núi bên trái ngược với đường cô bé vừa bỏ chạy. Và lần này hắn gặp may.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1033.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1034.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1035.jpg

homeless man
26-12-2010, 14:13
Suốt dọc quãng đường còn lại, hắn không hề gặp thêm bất cứ người nào. Con đường liên xã bây giờ vắng lặng đến kinh người. Có chỗ ta-luy âm lở sập đến giữa tim đường khiến nó nhỏ hẹp như con đường mòn trên núi, lối đi của người chăn trâu, bò. Cảnh hoang tàn của con đường chỉ chứng tỏ đã lâu không có ai chăm sóc, ngó ngàng gì đến nó và hiện giờ còn rất ít người qua. Hắn cũng không biết tại sao lượng người qua lại nay gần như không còn và nghĩ chắc đã có đường khác thay thế hoặc hắn đi sai đường. Ý nghĩ đi sai đường làm hắn thêm lo lắng trong khi con đường mòn cứ dốc mãi lên.

Giờ mà phải quay lại thì không biết tính sao. Thôi kệ.





https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1037.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1038.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1039.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1040.jpg

homeless man
26-12-2010, 14:58
Trên đường, hắn bắt gặp một ngôi nhà hoang, mái cọ còn tốt nhưng tường gỗ đã cũ, nhiều chỗ mục mát, trống hoắc trước sau. Căn nhà nằm dưới tán cây, lá phủ không dấu chân người. hắn ngó vào bên trong thấy cỏ rác ngập ngụa. Ngôi nhà hoang, bên con đường hoang khiến người ta phải trờn trợn.

Hắn liên tưởng đến câu chuyện ma Đêm trong căn nhà hoang của Nguyễn Ngọc Ngạn lại thấy càng thêm lạnh người. Giờ này mà chỉ nghe tiếng xột xoạt của lá rừng thôi cũng đã phải bỏ chạy chối chết. Không gian yên ắng lạ lùng. Cũng may, giờ đã hết mưa, trời cũng đỡ âm u. Hắn không sợ ma, không sợ chết. Nhưng giả sử có gì bất chắc gì xảy ra ở đây thì thật không biết xoay xở ra sao? Cái độc hành sẽ trở thành cái tự hành khiến người ta phải cảm thấy nuối tiếc.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1041.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1044.jpg


Cũng may, bên căn nhà hoang có một biển nhỏ đã bị bẻ cong, nhưng những chữ viết trên tấm biển đó còn đọc rất rõ. Nhờ cái thông tin trên tấm biển, bao lo lắng của hắn lúc nãy tan biến hết. Như chết đuối vớ được cọc, hắn biết chắc mình đã đi đúng đường. Nhưng cũng từ thông tin trên đó, hắn thấy buồn cho người dân nơi đây.

Đã có cả một dự án lớn thế kia mà sao bây giờ con đường vẫn còn hoang vắng, chả có ai đi. Cái PMU 18 sau những bí mật trấn động bị phanh phui liệu đã bỏ của chạy lấy người? Hay tiền không được giải ngân nữa vậy nó đi đâu? Hay giờ con đường bị ngập nước (kể sau) thành ra dự án bị đổ bể. Cho đến giờ, ngồi viết những dòng này hắn cũng chẳng biết tại sao. Nhưng hắn biết chắc một điều, người dân ở đây thiệt đơn thiệt kép.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1043.jpg

homeless man
26-12-2010, 15:26
Dòng chữ Công trình đường Khuôn Hà trên tấm biển gỉ ngoét khiến hắn phấn trấn hẳn lên. Cởi bỏ hết lo lắng hắn lại vui vẻ ngó nghiêng xung quanh, chụp những dãy núi mà mây khói còn mù mịt bao phủ. Xa xa phía dưới núi, có một bản nhỏ với những mái nhà rải rác nằm lọt trong thung lũng. Có lẽ để đến đó, phải rẽ vào con đường bên tay phải và đi xuống dốc, nơi cô bé hắn định hỏi đường đã bỏ chạy.

Những ngôi nhà trong thung lũng gợi hắn nhớ đã có những khoảng thời gian hắn sống trong một thung lũng nhỏ giữa rừng. Nơi thời gian như ngừng trôi. Ở đó, cái quý giá nhất là củi để sưởi, đốt suốt đêm. Giờ công việc cuốn hắn đi, có muốn quay lại cũng không phải dễ. Tại sao con người ta cứ phải tuân theo lý trí, không được một lần thoải mái làm theo tình cảm của mình? Phải chăng, những chuyến phượt như này giúp người ta vứt bỏ (trong chốc lát) những vướng bận để được sống đến tận cùng, thật nhất với những tình cảm của mình?



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1045.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1046.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1047.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1052.jpg

homeless man
26-12-2010, 16:54
Vẫn những cung đường uốn lượn theo thế núi, hun hút xa. Có những cung nước chảy tràn mặt đường. Trừ những chuyến offroad khủng với xe chuyên dụng, những cung đường như này cũng chẳng mấy thích thú gì khi đi. Hắn luôn cẩn thận tối đa để không bị ngã, bị văng xuống vực. Tốc độ rất chậm cộng với dừng lại liên tục để chụp ảnh, đã quá trưa hắn vẫn chưa đi hết Khuôn Hà. Bỏ lại sau lưng những dặm dài, những tâm trạng vui buồn đan xen lẫn lộn, hắn vững tâm tiến lên phía trước bất chấp gian nan. Nhưng nếu cứ kéo dài như thế này mãi chắc hắn buồn đến phát điên. Hắn cô đơn quá, hắn muốn làm gì đó để tự an ủi mình...



...Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em
Em đi bỏ lại dặm trường
Ngàn dâu cô quạnh, muôn trùng nhớ thêm...



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1049.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1050.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1051.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1054.jpg

phuphu
26-12-2010, 21:42
đi đến tãn cuối mảnh làng. anh sẽ tìm thấy hàng xóm của mình!
......xin cho bốn mùa đất trời lộng gió, đường trần tôi đi hoa vàng mấy độ..

homeless man
26-12-2010, 21:56
Cuối cùng hắn cũng đến được cuối con đường Khuôn Hà. Đó là con dốc chơn tuột. Chơn đến mức hắn phải xuống dắt xe chứ không thể ngồi trên được. Dưới bến xa xa có một con đò sắt nhưng chẳng có người. Bên cạnh là mấy bè nuôi cá lồng hình như có mấy gia đình sinh sống. Vùng hồ này đột ngột cắt ngang con đường. Và hắn hiểu ra việc ngăn nước ở thủy điện khiến cả một vùng rộng lớn thượng nguồn bị ngập. Con đường này ngày xưa chắc cũng có cái ngầm qua suối là một nhánh của sông Gâm. Nay nó đã biến thành cái hồ rộng.

Đường chả có ai ngoài hắn ra. Nếu đò mà không đi thì biết làm thế nào. Quay lại thì không thể được mà thuê cả chuyến thì không biết phải trả bao nhiêu. Tôi gọi con đò lại, người lái đò loay hoay một lúc mới cho được thuyền ghé sát bến và bắc cầu cho xe máy lên nhưng tôi phải tự đẩy xe. Khó khăn lắm tôi mới đưa được em xế yêu lên thuyền đợi. Sau khi đã yên vị, tôi quay ra chụp ảnh.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1056.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1057.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1058.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1059.jpg

homeless man
26-12-2010, 22:25
Nhìn lại con dốc nhầy nhụa, hắn không tin được là mình đã đẩy xe được qua đó. Ngấn nước ở vách núi cho thấy lúc cao nhất, mực nước dâng hơn bây giờ khoảng 3 mét và phạm vi ngập còn mở rộng hơn bây giờ nhiều.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1060.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1062.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1064.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1066.jpg

nthn1989
26-12-2010, 22:42
Cuối cùng hắn cũng đến được cuối con đường Khuôn Hà. Đó là con dốc chơn tuột. Chơn đến mức hắn phải xuống dắt xe chứ không thể ngồi trên được. Dưới bến xa xa có một con đò sắt nhưng chẳng có người. Bên cạnh là mấy bè nuôi cá lồng hình như có mấy gia đình sinh sống. Vùng hồ này đột ngột cắt ngang con đường. Và hắn hiểu ra việc ngăn nước ở thủy điện khiến cả một vùng rộng lớn thượng nguồn bị ngập. Con đường này ngày xưa chắc cũng có cái ngầm qua suối là một nhánh của sông Gâm. Nay nó đã biến thành cái hồ rộng.


Nhân chuyện con đường bị nhấn chìm bởi hồ thủy điện, bỗng nhớ lại ngày xưa khoảng năm 1990 tôi cũng đã khốn đốn trong cái cảnh này. Trên một góc bản đồ lụm được từ gánh ve chai, con đường tỉnh lộ đi xuyên suốt từ TT Chơn Thành đến tận Tây Ninh . Chắc ăn là đi được nên một mình một xe đi từ Tây Ninh về Chơn Thành nhưng đến TT Dương Minh Châu thì ôi thôi cả một cái hồ rộng lớn đã cắt ngang con đường - cái khái niệm hồ trong đầu lúc đó quá đơn giản chỉ là một ao to cũng có hình tròn tròn . Chính vì cái khái niệm sai lầm đó mà tôi đã cho xe đi theo bờ hồ để vòng sang bờ bên kia !!! Và kết quả là đã đi ngày càng sâu vào vùng rừng cao su của miền Dầu Tiếng, đường đi vắng ngắt , cao su trùng trùng điệp điệp che kín cả bầu trời (không như bây giờ còn có những khoảng trống để nhìn trời cho an tâm) . Hướng của con đường cũng không theo hướng mình định đến. Nhờ trời sau gần 2 tiếng mò mẫm thì cũng đến được TT Trị Tâm (Dầu Tiếng ngày nay). Hỏi đường về Thủ Dầu Một thì nhận được một trận chửi xối xả vì cái tội con gái mà dám băng rừng một mình :(( . Cuối cùng thì về đến nhà (Phú Hòa Đông) nhanh bất ngờ sau khi qua phà Bến Súc . Con đường gần hơn khoảng 60Km !!! . Sau này có đầy đủ bản đồ nhìn lại mới thấy sao ngày ấy khổ thế , chứ con đường từ Dương Minh Châu về đến Thủ Dầu Một có gì khó lắm đâu :). Còn cái hồ Dầu Tiếng thì từ đó nó ăn sâu vào tâm khảm của tôi và rồi số phận đã dung rủi gắn chặt tôi và cái hồ ấy đến nay đã gần 16 năm rồi.

homeless man
26-12-2010, 22:55
Em xế đã khó nhọc chở chủ nhân của nó qua bao chặng đường, giờ lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, nó được nghỉ trong chuyến đi này. Chính trong chuyến đi này, hắn và nó tí nữa thì đi tong khi bị tảng đá to tướng rơi ngay mũi xe. Nhưng đấy là mấy ngày nữa. Còn giờ thì cứ nghỉ ngơi đi.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1067.jpg

homeless man
27-12-2010, 17:47
Hắn chưa bao giờ nghĩ trong chuyến đi này lại được ngồi thuyền, đi trên cái hộ rộng bao ba như này. Nếu chỉ thấy những cảnh như này thì lãng mạn quá. Có khi đi thuyền ra mấy cái đảo giữa hồ mà camping thì còn gì thanh bình bằng. Ngấn nước trên bờ hồ, vách núi cho thấy vùng đất ngập nước đã bị thu hẹp nhiều.

Con thuyền sắt còn mới, cái bến thuyền còn mới, người lái đò còn mới đã cho thấy tất cả những cái này cũng mới bắt đầu kể từ khi Thủy điện na Hang tích nước. Nước dâng cao, người ta có thể dễ dàng ngược sông Gâm lên Bắc Mê hay rẽ vào sông Năng lên thác Đầu Đẳng và từ đó có thể về bến đò Buốc Lốm bên Ba Bể sau khi đi xuyên qua Động Puông. Nhưng nước dâng cao khiến hàng ngàn hộ gia đình mất đất, di chuyển đến nơi tái định cư mới. Mà không phải là tái định cư tại chỗ nhé. Họ phải bỏ làng, xa họ đi rất xa, rất xa. Một trong những nơi đó là Mỹ Bằng-Yên Sơn cách cả sáu bảy chục cây số. Hắn biết điều này vì một cơ duyên khác được đến thăm khu tái định cư này.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1072.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1069.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1070.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1071.jpg

homeless man
27-12-2010, 18:13
Và đây này, sự thật chả mấy vui hiện ra trước mắt hắn. Cả những cánh rừng rộng đã chìm xuống lòng hồ. Đành rằng, tất cả những thứ chúng ta có là kết quả của sự đánh đổi. Có thứ ta nhìn thấy ngay, lượng hóa ngay nhưng có những cái phải rất lâu sau, phải khi trả giá người ta mới thấy được. Chỉ sợ rằng khi đó đã là quá muộn và cái giá phải trả là rất cao.


Những thân cây đã chết khô chân còn dầm trong nước hồ sâu lạnh. Hắn biết, đây chỉ là những cây tạp, chả có giá trị gì nên còn ở đấy. Những cây to, ngon đã được người ta tận thu chạy nước cả rồi. Nhân cơ hội này, còn không biết bao cây nữa "chết oan". Nước lên còn chia cắt hoàn toàn sự di chuyển của các hệ động vật, chia cắt chúng hợp bầy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo tồn. Cái này không phải ai cũng biết. Trong số những người biết, không phải ai cũng quan tâm.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1075.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1078.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1079.jpg

homeless man
27-12-2010, 18:49
Cả con thuyền rộng chỉ có mình hắn đi. Có lẽ hắn là chuyến đầu tiên và là người duy nhất cho đến lúc hắn lên thuyền vì bờ đất nhớp nháp bê bết bùn chỉ có mỗi vết xe của hắn. Trái với nỗi lo của hắn, người lái đò chỉ lấy có 10K đồng cả người và xe. Hình như giá được quy định vậy và người ta tuân theo, không thấy người khác hoàn cảnh mà bắt bí.

Con đò máy chạy rất nhanh, hắn cũng không biết con đường bên kia bờ sẽ đón hắn như nào nhưng giờ được ở đây, trôi đi trên lòng hồ rộng là may rồi dù có hơi buồn vì những thân cây chết khô. Ngày mưa, những đỉnh núi cao vây quanh hồ như tỏa khói. Trời nước mênh mông khiến lòng người cô khách như trùng lại, suy tư đầy tâm trạng.



...Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quên nhà
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ...



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1080.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1085.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1086.jpg

homeless man
27-12-2010, 22:05
Ngay từ trên thuyền nhìn về nơi hắn sẽ lên thấy đường đất mới đào mà thêm rầu lòng. Sẽ lại phải đẩy xe trên các con dốc đất. Hắn bỗng có thêm một điều lo lắng là cứ đi tốc độ như này thì hết xăng cũng chưa chắc đã ra khỏi nơi này. Thuyền cập bến, bùn đất mới đào rất quánh dính chặt vào bánh xe khiến hắn không thể ngồi lên xe mà được. Chỉ còn nước cài số 1 ga thốc lên và đẩy xe. Những chỗ chơn quá, bánh sau quay ngang và xe không tiến được.

Hắn đã vào đường cùng rồi, không còn nước lùi nữa rồi nên đành bấm bụng tiến lên. Đẩy xe một đoạn xa mệt quá hắn lại phải nghỉ, đồng thời chụp ảnh con đường đã đi. Thực ra, nếu trời không mưa thì dù đường xấu, xe vẫn đi tốt. Nhưng hôm nay trời mưa, khiến việc đi lại tự nhiên khó khắn lên rất nhiều. Lốp xe dream nhỏ, độ bám kém mà bùn thì dầy thành ra nhiều đoạn bánh quay tít, máy khét lẹt. Ngày đầu tiên của hành trình đã gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không vì sĩ diện cá nhân hắn đã bỏ cuộc lâu rồi.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1082.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1087.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1090.jpg

homeless man
27-12-2010, 22:53
Vẫn những con đường mòn dưới tán rừng nhưng đã dễ đi hơn.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1088.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1089.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1092.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1093.jpg

homeless man
31-12-2010, 23:22
Giờ thì hắn đang ở trên địa phận xã Phúc Yên. Là phải lúc lâu sau hắn mới biết cái tên này. Nó giống với tên của TP. Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Thế nào lúc đó chả có tâm trí nào mà nhớ, hắn cứ nhầm lung tung cả.

Phía xa, đối diện với con đường mòn hắn đang đi, sườn núi đang được cuốc nham nhở để mở một con đường mới. Có lẽ đó là con đường vòng qua hồ để nối với con đường bên Khuôn Hà, thay cho con đường bị ngập. Khi con đường này hoàn thành thì cung đường mà hắn đi qua đây sẽ trở thành dĩ vãng và sẽ chẳng có ai đi nữa. Vậy cũng hay, có những trải nghiệm sẽ không thử lại được.

Con đường mòn hắn đi dọc theo con suối nhỏ giờ đục ngầu, bị xe tải quần nát bét, đi lại rất khó khăn. Đường xấu cũng chả có gì lạ vì đây toàn đường đất, nay trời mưa thì thành ra khổ sở. Đúng là đi trên đó thì như bị trời đầy vậy. Trải nghiệm cho người ta thêm ý trí và nghị lực để vươn lên để vượt qua những khó khăn tương tự. Nhưng phải rất lâu sau, hắn mới nhận ra điều này.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1094.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1095.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1097.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1098.jpg

homeless man
01-01-2011, 00:05
Đối diện bên kia đường có một rừng cọ, những cây cọ xanh mướt. Hắn đã đến nhiều nơi có cọ nhưng cả một rừng cọ thế này thì đây là lần đầu. Xin kể thêm là cọ có hai loại, cọ xẻ-lá tia sát cuống và rủ xuống. Còn cọ xòe-lá như cái quạt tia lá chỉ tách ra ở đầu lá còn phía cuống dính liền. Những mái nhà vùng này lợp lá cọ nhiều hơn fibro hay tôn.

Vùng đất này là một thung lũng rộng bao quanh bởi núi cao. Dù ruộng lúa chạy dọc theo con suối nhưng xung quanh đây không có nhà. Cả đoạn đường dài hắn chỉ gặp một xe máy đi ngược chiều. Người đàn ông nói có việc phải sang Khuôn Hà gấp. Thương vay cho hoàn cảnh của ông, hắn nói cho ông phải đi nhanh vì nếu con đò hắn sang lúc nãy mà quay về bên kia thì ông ta chẳng có cách nào mà qua được. Hắn tâm trạng cũng như ông ta, nếu không nhanh mà ra khỏi đây thì cũng khốn. Trước mắt, con đường vẫn hun hút xa.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1099.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1101.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1102.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1103.jpg

homeless man
01-01-2011, 00:28
Đáng ra những cái ống cống này phải nằm vào vị trí của nó từ lâu chứ không phải nằm đây cỏ mọc lút thế này. Hắn nghĩ nếu...ô hô, đời làm gì có chữ nếu. Hắn bỗng nhớ câu Ngạn ngữ tiếng Pháp: "Avec un si, on peut mettre Paris dans une bouteille"-Với một chữ nếu, người ta có thể bỏ Paris trong một cái chai.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1104.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1105.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1107.jpg

hd128
01-01-2011, 13:40
Quý nhân, nhà lão Hôm này quả là quý nhân. Đi tới đâu mưa tới đó. Khi nào quê tớ hạn hán thì nhờ lão về gọi mưa nhé. Đọc những tâm sự trăn trở của lão mà thấy mủi lòng cho vùng cao quá. " Sống trên đời cần có một tấm lòng..." Lão đã có điều quý giá đó thì sá gì mấy cái kiểu cách thể hiện cũ mới làm gì cho nhọc. Tới nữa đi ! Chờ hóng chuyện của lão đây. Chà, ước có dịp hội ngộ một lần cho thỏa quá.(beer)
Chúc một năm mới an lành, nhiều chuyến Phượt, nhiều thu hoạch mới.

homeless man
01-01-2011, 16:40
Nhìn trên bản đồ, xã Phúc Yên có hình dài như như củ khoai, với một thung lũng nằm giữa hai dãy núi chạy theo hướng Tây-Bắc thấp dần về phía Khuôn Hà, mà đỉnh núi là địa giới phân chia với hai xã bên cạnh. Vì địa thế như vậy nên ở giữa có một con suối chạy dọc xã. Chỗ này cao, nước sông Gâm không thể lên đến nơi được như dưới Khuôn Hà. Nhờ có con suối mà hai bên ruộng lúa nước cũng nhiều và điều này giúp bà con có thêm nguồn lương thực mà không phụ thuộc nhiều vào rừng.

Việc không đi được đường lớn (279) mà lạc vào con đường đất liên xã này theo chỉ dẫn của dân địa phương có lẽ là một cơ duyên đối với hắn. Nếu đường 279 không sửa không bao giờ hắn dám đi vào nơi này mà không có người dẫn đường. Việc vừa đi vừa mò mẫn, vừa hỏi đường, có khi là đi liều chả biết hỏi ai khiến hắn lưu lạc đến đây và biết thêm bao điều. Có những thứ hắn chỉ nghe nói giờ tận mắt chứng kiến. Có những thứ hắn thấy nhưng không hiểu, sau về suy nghĩ, tìm tòi thêm thấy hiểu biết thêm nhiều. Lúc đi, thời gian ít quá, lượng thông tin tiếp nhận nhiều quá, không xử lý hết. Giờ tham khảo thêm các tài liệu thấy vỡ ra nhiều điều.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1108.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1109.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1110.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1111.jpg


@Bác Hd128: Cám ơn bác động viên với những lời chúc tốt đẹp. Chuyến này em đi, ướt từ đầu đến cuối. Suốt chuyến đi, chưa lúc nào giầy tất em không ướt, không lấm láp bùn đất. Độc hành, lạnh ướt khiến em thêm đồng cảm với bà con vùng cao. Em cố gắng kể lại câu chuyện trên đường đi để ACE thấy hết các khía cạnh hay dở của độc hành. Chúc bác năm mới vạn sự như ý.

homeless man
04-01-2011, 21:41
Đang đi đường đất bỗng có một đoạn đổ bê tông tưởng đường đã ngon, nhưng cũng chỉ đi được một đoạn lại có đường cấp phối rồi cuối cùng lại đường đất. Sao lại như vậy hắn biết rất rõ. Chuyện kể rằng có một xã vùng 3 (xã nghèo diện 135) hàng năm ngân sách cho một khoản đầu tư cơ sở hạ tầng là nửa tỷ. Thế là làm cầu, kéo điện, làm đường...được đoạn nào hay đoạn ấy. Vì không đủ làm cho tốt một lần nên cứ chắp vá bôi bác. Rồi mùa lũ, con đường làm dở dang bị hỏng hoặc gần như hỏng thế là lại làm từ đầu. Tiền cứ chi mà kết quả thì không như mong muốn. Cho nên cứ nghèo mãi


Chuyện thật mà như đùa. Thế nên cái đường Khuôn Hà kia, cái biển đã cắm gỉ ngoét từ lâu mà đường thì chả thấy đâu:(.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1114.jpg

Đây chính là giống cọ xòe



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1115.jpg
Cứ như này đến lúc đường đất cũng chả có mà đi



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1117.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1119.jpg
Trời đã tạnh mưa nhưng nhiều nơi, giờ nước mới chảy tràn ra đường

homeless man
05-01-2011, 05:28
Tiếp tục đi, con đường đất sau mưa vẫn lầy lội và nước suối đục ngầu. Điều đó chỉ thể hiện là quanh đây có chỗ đất bị đào bới. Nhìn mầu nước suối người ta có thể đoán được ở vùng đó rừng có được bảo vệ tốt hay không. Ví dụ, nước mà trong là thảm che phủ tốt, đất ít bị rửa trôi. Những nơi đất trống, đồi núi trọc, nước thường đục và lũ lên rất nhanh. Tuy nhiên, những khi mưa quá lớn, có sạt lở đất cũng làm nước suối đục. Hắn biết chắc chắn con suối đục ngầu kia nguyên nhân là do người ta đang đào bới ở đâu đó trên thượng nguồn.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1120.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1121.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1122.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1123.jpg

phuphu
10-01-2011, 23:47
Viết tiếp nhé bác, em ghiền rồi bác àh!

ViFiMan
12-01-2011, 15:39
Lời mở đầu:

Đã lâu chẳng mở thêm topic nào dù hầu như ngày nào cũng vào phượt lướt tiêu đề và thỉnh thoảng mới đọc một bài khi nhìn thấy nick quen, và hiếm khi có bài trao đổi. Các bác có thể hỏi tại sao thế? Không đi phượt nữa ư? Hay Hết yêu phượt rồi chăng? Không, tôi xin nói ngay, tôi vẫn còn yêu Phượt lắm, vẫn đi đều khi có cơ hội và lịch phượt đã kín đến hết năm 2011. Vậy sao không viết bài chia sẻ nữa? Nói thật là tôi rất muốn viết, muốn kể về những khám phá, những trải nghiệm và cảm nhận của mình với các mem cũ và mới nhưng tự nhiên cụt hết cả hứng. Cứ loay hoay chả biết nên bắt đầu bằng chuyến đi nào trước và cách viết như thế nào cho hay, thể hiện như nào cho mới, cho hấp dẫn. Vậy nên cứ đắn đo lần lữa mãi thành ra không viết nữa.

Đến giờ, cũng chưa tìm ra cách thể hiện nào mới, nhưng ngày càng thấy nhiều anh em quen biết không tiếp tục chơi và viết trên diễn đàn nữa, thành ra tôi rất muốn viết tiếp về các chuyến đi của mình để nếu các bác có quay lại diễn đàn thì vẫn thấy có một người quen cũ đang cọc cạch viết bài. Và hơn nữa, viết đại đi sao mà phải xoắn:))(NT)?

Ơi lão homeless man! Lão không chịu ở nhà thì chịu khó lang thang đi chớ, cái văn của lão cũng dễ xuôi quá, cho spam lôi cái này lên để nhắc nhở lão.

homeless man
16-01-2011, 21:46
Trung tâm xã Phúc Yên chính là bản Bon. Sau bao nhiêu đường đất hắn cũng đến được bản Bon. Nhưng thực sự hắn không có ấn tượng gì với cái bản trung tâm của xã này. Những dãy quán tạm bợ quây lại bằng vải bạt xanh, lợp lá cọ, trên những đám đất mới san còn đỏ au mà giờ xung quanh toàn bùn đất lầy lội. Những người phụ nữ tựa cửa ngơ ngác tay bế con mắt nhìn xa xăm. Ở đây hình như có cả một công trường với xe máy và đất đỏ. Những lán trại và quán xá tạm bợ chắc để phục vụ cho cái công trường làm con đường qua đây. Hắn hỏi một phụ nữ bên đường và biết chắc đây là bản Bon, tức hắn đang đi đúng đường.

Có một cụ già, già lắm đang loạng choạng chống gậy đi từ trên dốc xuống. Cụ già lắm rồi, khuôn mặt nhăn nheo nhưng mặt đỏ bừng. Có lẽ cụ mới bước ra từ bàn rượu. Hắn vội móc máy ảnh chụp nhưng không kịp. Hình ảnh của ông cụ chỉ còn là cái dáng liêu xiêu trong bộ quần áo đen mà giờ phần lớn đã chuyển sang bạc phếch.

Một cảm giác buồn xâm chiếm, dâng lên trong lòng hắn. Không biết cụ già kia có về được đến nhà? Cũng như hắn có ra khỏi nơi này an toàn? Hai hoàn cảnh cũng chả khác nhau và hắn thấy thương ông cụ quá. Và hắn cũng thương cho ngày độc hành đầu tiên của hắn sao mà chắc chở.

Ra khỏi bản Bon, con suối đã trong hơn khung cảnh thanh bình hơn chứ không nham nhở như đoạn đã qua. Những cánh đồng lúa xanh thì con gái. Những vòng cọn nước cũ kỹ nhưng hiền hòa mải miết quay. Dù nước tải rất ít nhưng cứ cần mẫn cả ngày, cả đêm cũng đủ nước cho cánh đồng bên cạnh.

Bỏ lại đằng sau chút mềm lòng thoáng qua, những cảnh đồng quê thanh bình hắn lại quảy quả lên đường.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1125.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1126.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1128.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1129.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1130.jpg

homeless man
16-01-2011, 22:08
Con đường đi nhỏ dần, càng ngày càng nhỏ và cuối cùng chỉ như một vết mòn đủ cho một người đi bộ. Ở bất cứ đâu, con đường này sẽ có thể kết thúc bất cứ lúc nào mà không dẫn bạn đến bất cứ đâu cả. Phía xa, một bản người Tầy nép mình dưới chân núi. Những ngôi nhà sàn của người Tầy rộng thênh thang, là nơi ở, sinh hoạt quây quần của nhiều thế hệ. Hắn cũng đã nhiều lần ở trong những ngôi nhà như vậy ở đâu đó trong những bản nhỏ dưới chân núi. Nên giờ thấy bản nhỏ bên đường hắn thấy thân thương vô cùng.

Và hắn biết, nếu tối nay lỡ độ đường, hắn có thể xin tá túc trong những ngôi nhà như vậy. Nếu được một lần nữa ngủ bên bếp lửa thì thật tuyệt. Và nói chung ở các vùng xa, nếu có lỡ độ đường hãy tìm nhà nào đó mà xin ngủ lại. An toàn hơn rất nhiều là cứ cố đi trong đêm tối hay cắm trại, ngủ lại bên đường.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1131.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1132.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1133.jpg

phuphu
24-01-2011, 22:09
"Dừng bước giang hồ" rồi hả bác home?

homeless man
27-01-2011, 23:37
Hắn lại bận bịu với những chuyến đi mới. Cũng không biết con đường vạn dặm còn đưa hắn đến đâu. Chỉ biết rằng điểm khởi đầu là con đường đất, trời mưa thật không biết có ai còn muốn khám phá. Nhưng cái vệt mờ xa kia mỏng manh như làn sương, mờ nhòa hòa vào núi rừng trùng trùng, xanh ngắt rồi mất hút không dấu vết.

Điều đó chỉ khẳng định thêm một điều nữa nếu chỉ đứng một đầu mà nhìn thôi, người ta sẽ chả biết cái gì ở cuối con đường. Chỉ có đi, đi đến tận cùng của không gian kia, mới có thể mở ra con đường mới.

Vậy, hắn cũng không chần chừ nữa, hắn phải đi đến cuối con đường kia.

Và ngày mai, hắn lại tiếp tục lên đường.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1138.jpg



Topic này tạm dừng vài tuần. Nó sẽ được tiếp tục vào năm mới Tân Mão

phuphu
03-03-2011, 21:00
Anh đi bỏ mặc con đường!

homeless man
03-03-2011, 23:26
anh đi bỏ mặc con đường!


Không, hắn đâu có dễ từ bỏ, vì phượt bụi là nghề của hắn. Bụi không phải vì hắn không có tiền, không phải vì hắn không muốn hưởng thụ mà hắn muốn trải nghiệm những nơi gian khổ nhất đặng cảm nhận những hoàn cảnh mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu, mới có thể chia sẻ phần nào những cảm nhận thực tiễn hòng may ra có ích cho người đi sau.

Cuối con đường là một con dốc nhỏ cắt qua lèn đá dựng đứng. Thôi thì chả có ai, chả có nhà nào xung quanh nữa mà vững tin, mà AQ cho bản thân mình hòng lấy lại cái quyết tâm, cái bất cần để an tâm đi tiếp. Giữa rừng xanh hoang vắng, đường xa bất định, mung lung cần phải có chút gì để bấu víu để tin tưởng. Vậy chỉ có thể tin tửng vào chính mình, cậy nhờ chính mình mà thôi.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1135.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1136.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1137.jpg

phuphu
06-03-2011, 10:49
Dấu chân người vùi quên dưới chân đồi.
Giữa cơn say cười vang một tiếng.
Giữa cơn đau tìm lên ngọn gió đàn ca - cùng mây

phuphu
06-03-2011, 10:51
"Em đang đi theo dấu chân của bác"

namviet
22-04-2011, 15:37
Hoang vu như thế này có thằng nao nó mà chất lột thì Em cũng bỏ xe luôn

Con đường nhầy nhụa và chơn như đổ mỡ. Nhưng đến đoạn ở Thượng Lâm này, hắn tự hào là chưa bị ngã cái nào. Đường dốc lên núi, xung quanh không có dân cư sinh sống. Cả một đoạn dài hầu như không thấy người đi. Thỉnh thoảng có những lối rẽ và hắn muốn hỏi đường nhưng chả có ai. Thôi cứ chọn đường nào to nhất, nhiều vết bánh xe nhất mà đi thì chắc ăn hơn.

Mưa đã ngớt nhưng các con suối bên đường bắt đầu đầy nước và đổ tràn qua đường. Trời vẫn xám xì và cảnh vật buồn bã. Lúc này hắn đã ướt quá rồi nên cũng chẳng cần cởi áo mưa nữa, cứ để vậy đi. Trên con đường hưu quạnh hắn nhớ đến thân phận của kẻ lang thang và thật sự thấm thía với hai chữ lang thang.



Đường về đêm nay vắng tanh
Dạt dào hạt mưa rớt nhanh
Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh
Lầy lội qua muôn lối quanh
Gập nghềnh đường đêm tối tăm
Ngập ngừng dừng bên mái tranh...




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0988.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0989.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0991.jpg

https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P1/IMG_0992.jpg

homeless man
29-04-2011, 23:28
Phía cuối con đường mòn heo hút quanh co là một con dốc nhỏ đầy đá xít, tuy có khó đi nhưng còn hơn đoạn dốc đất trước đó rất nhiều. Lên được đến đây hắn còn chưa hoàn hồn với đoạn dốc đất trước đó. Xe cài số một tốc hết ga còn người thì méo mặt đẩy. Thế mà xe cứ xoay ngang, bánh trước lún sâu vào bùn như đâm đầu xuống đất vậy. Đã phi cả ra sát mép vực, tuy có đỡ chơn hơn nhưng đất lại lún hơn, bánh xe quay tròn mà nhích thật khó khăn. Người thì thở gấp mệt muốn đứt hơi còn xe thì khét lẹt.

Nhìn trước nhìn sau mãi mới có một cậu bé đi học về. Cậu nhìn thấy hắn thì tránh xa và đi rất nhanh. Hắn nhình cậu thèm thuồng vì nếu có thêm một tay đẩy, cái xe này chắc tiến lên dễ hơn. Hắn thì mệt mà cậu bé đi nhanh quá, hết cơ hội nhờ đẩy xe...Phải tự thân vận động thôi. Những lúc bi quan nhất hắn cũng chưa bao giờ nghĩ mình bị giời đầy:)).



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1141.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1143.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1144.jpg


Qua con dốc đá cua tay áo, hắn đi vào một thung lũng với lơ thơ mấy nóc nhà. Đầu bản nhỏ, bên những thân cây đổ chỗ ngã ba, có một bọn trẻ con lam lũ đang chơi đùa. Nhưng khi nhìn thấy hắn, cả lũ trẻ ù té chạy như gặp ma vậy. Với nhiều năm lang thang ở vùng cao, lắm cũng không ngạc nhiên về điều này. Vấn đề là giờ chả còn ai để hỏi đường. Hắn cứ đánh liều rẽ trái sau một hồi quan sát, phán đoán. Và hắn đã đúng.

homeless man
30-04-2011, 00:12
...Một người vào thành phố
Đếm từng bước buồn tênh
Một người vào thành phố
Không còn ai người quen
Người tìm về đồng xanh
Nhưng đồng đã bỏ không
Rồi người bỗng thấy buồn
Bỗng thấy buồn
Rồi chợt nghe xót xa đất mình...




Độc hành trong khung cảnh như này khiến hắn có thể sống thực với chính mình, đối diện với chính mình. Cảm giác buồn mênh mang xâm chiếm tâm hồn khiến hắn lặng đi trước thiên nhiên, phong cảnh xung quanh.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1146.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1147.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1148.jpg

homeless man
21-05-2011, 09:17
Có người hỏi hắn độc hành thâm sơn cùng cốc có sợ không? Sợ chứ sao không! Đó là sợ không vượt qua được chính bản thân mình thôi chứ thực ra những nơi heo hút này ngoại cảnh đâu có gì làm hắn sợ được. Trong bài Thế lộ nan có câu:


Cao sơn lộ hổ chung vô dạng
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.

Vậy là sợ "gian nhân" thôi, những nơi hoang vắng thế này toàn người tốt cả, làm gì có gian nhân vì họ gian với ai cơ chứ? Những nơi phồn hoa đô hội bon chen mới phải đề phòng. Còn những vùng mà hắn qua thì không có chút băn khoăn gì về "nhân gian" cả....


Con đường nhỏ trơ khấc toàn đá lớn đá nhỏ là thứ rất sẵn ở những nơi như thế này. Vốn cho dễ đi, nó cũng đã từng được đắp đất lên mặt. Nhưng giờ mưa xói hết rồi, nên hắn chỉ có thể bò trên con đường này thôi. Con đường nhỏ đi ven suối và đến một vách đá dựng đứng. Chắc xưa kia nó bị nước bào mòn chân nên giờ tạo thành một hàm ếch lớn và con đường mòn có thể đi men vào đó. Đoạn này, mưa không vào được vì vòm đá nhô ra như mái che. Hắn ước ao giá mà cái nơi này gần gần phố thị hay chí ít là đi lại dễ dàng thì sẽ là nơi cắm trại tuyệt vời.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1150.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1149.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1153.jpg

homeless man
21-05-2011, 15:27
Phía sau làng bản đã xa dần, phía trước thì không biết con đường đi còn bao xa. Hắn muốn hỏi thăm đường cho vững dạ đi tiếp mà chẳng gặp ai. Lúc này cũng đã hơn 2h chiều, trời tháng 5 mà vẫn còn âm u lạ. Có đường ắt có người đi và nó phải dẫn đến đâu đó, thôi cứ đi vậy.

Lúc này mưa đã tạnh hẳn. Hắn rất phấn chấn và bỏ áo mưa ra. Cái quần đi mưa giờ bên ngoài đã khô nhưng bên trong lại xũng nước. Hóa ra, mồ hôi không có chỗ thoát đọng nước lại làm cho quần ẩm hết cả. Bỏ được ra chỉ một thoáng là dễ chịu ngay. Từ sáng đến giờ, đôi giày ngâm nước hết khô lại ướt, giờ cũng đã khá hơn.

Hắn vui hơn với khung cảnh xung quanh. Qua con suối trong vắt khi những trận mưa đầu hạ chưa làm vẩn đục, hắn biết khi lũ lên, con đường này sẽ không thể đi lại được. Và bà con phía trong này sẽ bị cô lập với bên ngoài. Nhưng với nền kinh tế tự cung tự cấp, cách biệt với bên ngoài vài tuần chắc cũng không ảnh hưởng nhiều.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1154.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1155.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1156.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1157.jpg

homeless man
21-05-2011, 16:35
Vượt qua một con dốc đất, hắn lọt vào một thung lũng rất dài, nằm kẹt giữa hai dãy núi cao. Đã có dấu hiệu của dân cư với những mái nhà lá cọ và ruộng lúa. Sau này lúc gặp dân ở đây, hắn biết đây là thôn Nà Kiềng, xã Phúc Yên, Huyện Na Hang. Đây là một trong những thôn cực bắc của tỉnh Tuyên Quang.

Hai dãy núi đá, cơ nơi vách dựng đứng, trắng tinh đến rêu cũng chẳng mọc được. Những vách trắng như này tiếng Tày gọi là Đán Khao (Đán là vách núi, Khao là trắng). Có rất nhiều nơi, địa danh lấy luôn là Đán Khao mà hắn đã từng qua. Một nơi ở Hà Quảng-Cao Bằng. Một nơi ở trên dãy Tây Côn Lĩnh mà lần trong chuyến độc hành này hắn cũng từng qua và hút chết.

Rừng núi đá, cây cối tuy không tốt tươi, to lớn nhưng có rất nhiều loài đặc hữu. Tất cả rừng núi đá đều được xếp vào loại xung yếu vì tốc độ tái sinh cực thấp. Nhà cửa quanh đây hầu hết là nứa lá. Muốn có gỗ to, chắc phải đi xa...




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1159.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1161.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1163.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1164.jpg

homeless man
21-05-2011, 19:38
Ở trong thung lũng thì có cái hay là có suối ở giữa và ruộng nước hai (hoặc một) bên. Tuy nhiên, để vào được thung lũng phải đi qua hai đầu đều là những đèo khó đi khiến thung lũng thêm biệt lập, khó tiếp cận. Hầu như phương tiện lớn không vào được đây. Do đó giao thương không thuận lợi. Hắn thấy bà con ở đây trồng được rất nhiều xoan to nhưng phải cắt khúc để bán mà không mang cả cây ra được. Điều đó càng khiến cho cuộc sống thêm cự cung tự cấp.


Rồi trước mắt hắn cũng là ngôi trường cắm bản. Nó gồm mấy lớp tiểu học và mẫu giáo tranh tre cũ kỹ. Thấy người lạ, mọi người lấp ló ra xem nhưng không ai lại gần. Mọi người có vẻ cảnh giác. Chắc chắn rằng rất ít người lạ đến nơi này.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1165.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1166.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1167.jpg

homeless man
21-05-2011, 20:19
Cuối cùng hắn cũng gặp những người dân đầu tiên ở đây. Đó là một anh vừa đi nương về, quần còn xắn cao. Hắn đang chụp ảnh cho anh thì một người phóng xe máy tới. Anh này rất cảnh giác và hỏi hắn là ai, đến đây làm gì, chụp ảnh làm gì với giọng không mấy thân thiện. Hắn rất vui vẻ trao đổi với anh và mời anh chụp ảnh. Cái hay của máy ảnh bây giờ là có thể xem ảnh ngay. Hắn thoải mái đạo diễn để chụp cho anh này tấm ảnh. Cuối cùng bảo anh đứng trên đường nhỏ đi vào khu trường học. Anh xem ảnh thích quá bèn mời về nhà chơi. Giá mà có thời gian, thì về liền chứ, nhưng con đường độc hành còn dài, hắn lại sốt ruột nên chỉ cám ơn.

Hắn có một thói quen là đã hứa gửi ảnh cho ai thì thế nào cũng gửi. Chụp ảnh song thì hì hụi ghi địa chỉ. Hóa ra anh đi xe máy đến sau là phó thôn kiêm công an thôn. Thảo nào, lúc đầu anh cảnh giác thế. Anh phó thôn tên Nguyễn Văn Trường, anh còn cho hắn số điện thoại liên lạc. Anh còn cẩn thận dặn hắn nếu đi mà ai hỏi thì cứ bảo người quen anh Trường. Thế là hắn được bảo lãnh rồi còn gì. Sau khi kết thúc chuyến độc hành, hắn đã gửi ảnh cho hai anh này và tất cả những người hắn chụp và đã hứa gửi.

Quả thật với sự bảo lãnh của anh Trường và hướng dẫn tận tình cho đoạn đường còn lại trên đất Tuyên Quang, hắn rất tự tin tiếp tục lên đường.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1169.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1170.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1171.jpg

homeless man
25-05-2011, 23:48
Hắn lại mải miết đi về phía cuối thung lũng với ngô và lúa xanh mướt bên con đường mòn. Trước mặt chắn ngang một dãy núi cao với con đường đất ngoằn nghèo như sợi chỉ nhỏ lần lần đi lên.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1172.jpg



Những mái nhà lá nép dưới rặng núi dù nhỏ bé nhưng rất nổi bật giữa các mầu xanh núi rừng và nương rãy. Hắn thấy tiếc là đã không có thời gian để ở lại nơi này dù chỉ một đêm theo lời mời của anh Trường. Anh là người Tày và đã sinh sống ở đây nhiều đời. Nếu ở lại, có thể hắn đã có cơ hội biết thêm nhiều điều về cuộc sống và con người nơi thung lũng hẻo lánh xa xôi này.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1173.jpg



Dù không biết con đường sẽ luồn lách như nào để vượt qua rặng núi cao, hắn biết chắc đỉnh giông kia sẽ là đường phân định địa phận tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Nhưng để lên được đến đó còn biết bao nhiêu là đường đất.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1174.jpg

homeless man
18-07-2011, 20:01
Con đường vượt đèo mờ ảo, lẫn vào núi và cỏ. Những đám cỏ xanh ngắt phủ gần hết lối đi. Chỉ những nơi đá lổn nhổn cỏ mới không mọc được làm con đường mờ mờ hiện ra. Hắn tiếp tục đi lên, đi mà không biết phía trước sẽ như thế nào. Chiều cũng đã buông trên vùng núi và người dân cũng đang lục tục quay về, vì từ đây về đến bản dưới thung lũng cũng xa. Độc hành khiến hắn cứ lầm lũi đi.

Khung cảnh xung quanh mới hùng vĩ làm sao. Con đường cứ xuyên qua những hẻm núi mà tiến lên. Chỗ vách đá dựng đứng, chỗ xen núi đất mướt ngô non. Không gian yên ắng và bình lặng đến nao lòng. Khung cảnh khiến gã độc hành muốn đi nhanh hơn, nhanh hơn nữa để ra khỏi thung lũng này.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1175.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1176.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1177.jpg

homeless man
18-07-2011, 21:43
Đến lưng đèo thì hắn gặp một người đàn ông đi chăn bò với cái dao quắn lúc nào cũng lăm lăm trên tay. Nếu là ở phố thì chắc phải bỏ chạy rồi. Nhưng giữa rừng núi mênh mông thế này, hầu như ai cũng có con dao trên tay cả. Hắn biết điều này nên cũng không sợ gì. Hắn dựng xe mon men đến bên người đàn ông hỏi xem ông có thích chụp ảnh không thì làm cho một tấm. Hắn hứa sẽ gửi tấm ảnh này với tấm ảnh của anh Trường trưởng thôn. Vì lẽ đó hắn không hỏi tên ông này. Đứng cạnh con xe yêu quý biển xanh của hắn, người đàn ông trông rất rắn rỏi.

Và ông cũng là người cuối cùng hắn gặp trên đất Tuyên Quang trước khi vượt qua con đèo đất sang bên Hà Giang.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1178.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1179.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P2/IMG_1180.jpg

homeless man
10-01-2012, 00:57
Lên gần đến đỉnh đèo nhìn lại, cảnh vật mới thật bao la, sảng khoái làm sao. Đấy, cái thung lũng kẹt giữa hai dãy núi đá kia là nơi hắn mới đi qua, nơi có những người dân chất phác như anh Trường, nơi có những mái trường vách nứa ẩn dưới bóng cây, bóng núi thâm u. Giờ đứng đây, tuy chưa là điểm cao nhất nhưng cũng đã rất cao rồi, hắn thấy lòng khoan khoái lạ thường. Giữa trời, đất mênh mông, cái thú của độc hành mới thực sự là đê mê khiến con người ta cứ mãi đi tìm dù phải trả giá không ít. Hắn chìm ngập trong thứ cảm xúc miên man không dứt. Chỉ có tiếng chim "bắt cô trói cột" mới có thể kéo hắn về thực tại để vựơt qua đỉnh đèo, để tiếp tục trên con đường gian nan phía trước.

Hắn thầm nhủ cái ngày đầu tiên đi phượt độc hành này bắt đầu đã chẳng dễ dàng gì. Mưa liên tục, đường 279 bị ngập do thủy điện Na Hang và nhiều đoạn đang được làm lại ngổn ngang khiến hắn phải lưu lạc đến đây. Những cung đường sâu hút không bóng người. Những ngã rẽ mờ nhạt không người chỉ lối khiến hắn phải đặt cược cả số phạncuar mình để tìm một lối đi. Giờ lên được đến đayvà có những phút phiêu bồng, âu cũng là cái giá phải trả.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1181.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1182.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1184.jpg

homeless man
10-01-2012, 01:28
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1186.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1187.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1190.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1191.jpg

Đấy, đèo Khau Câu đấy. Con đèo đất nối hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang và cũng là điểm phân chia địa giới hành chính hai tỉnh. Nó hoàn toàn là con đường đất chỉ để đi bộ hoặc xe máy trong những ngày không mưa. Xưa kia, xe cơ giới có thể qua lại được, nhưng vì mật độ qua lại ít nên giờ xuống cấp cũng chả có ai sửa chữa làm gì. Hắn hoàn toàn không không biết trước trên con đường độc hành của mình lại đi qua con đèo này. Âu cũng là cái duyên trên con đương quanh co vạn dặm.

Trời đã về chiều, hắn rất ngạc nhiên khi nghe thấy tiếng loài chim "bắt cô trói cột" ở chính chỗ này. Tiếng chim vọng lại từ bên kia đèo phía Hà Giang. Nhớ lai sự tích của loài chim này khiến tâm trạng của hắn buồn hơn vui. Hắn cứ nghĩ đâu đó phía Nam, nơi rừng Trường Sơn hùng vĩ mới có loại chim này. Và đây cũng là lần đầu tiên hắn nghe được tiếng chim khắc khoải trong chiều mưa. Hắn tự nhủ: này chim, tao cũng như này thôi, đơn côi nơi chốn này. Có thể đây là nhà của mày còn tao chỉ là cô khách qua đường, chỉ đi qua đây và dừng lại chốc lát thôi. Tiếng chim kêu khắc khoải trên đỉnh đèo Khau Câu này chỉ khiến cảnh vật thêm u sầu, Thôi, tao đi đây, chắc sẽ không bao giờ còn có dịp qua nơi này.

Hắn lưu luyến chia tay con đèo tiến về phía Hà Giang.

homeless man
10-01-2012, 01:39
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1192.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1194.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1195.jpg


Sang đến đất Hà Giang cảnh vật hoàn toàn khác. Rừng còn rất nhiều chứ không như bên kia. Cây cối xanh tốt và con đường lẩn quất trong rừng. Điều này làm con đường không kịp khô sau cơn mua dài buổi sáng. Thế nên phải đi rất cẩn thận. Càng phải cẩn thận hơn khi xuống dốc. Tuyệt nhiên không còn gặp ai nữa ở đoạn này. Dù rất muốn hạ sơn thật nhanh, nhưng hắn không thể nào thực hiện được.

homeless man
10-01-2012, 01:49
Con đường xuống núi hầu như không có dấu vết người đi. Đường nhầy nhụa, như bôi mỡ. Xe cứ trực quay ngang mỗi lần nhấn phanh. Cây đổ ngang đường rất nhiều gây tắc đường khiến người ta phải cưa bỏ. Dấu cưa còn mới. Nói dại, nếu bị tắc đường ở đây có lẽ phải bỏ xe mà chạy chứ có ma nào mà nhờ giúp được. Cái lạnh thấm vào người khiến hắn sởn da gà. Đi thôi, phải biến khỏi đây thật nhanh.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1196.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1197.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1198.jpg

homeless man
10-01-2012, 01:54
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1199.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1200.jpg



Trong đám lá dày hắn nhận ra con đường mờ mờ phía dưới, là đích đến của hắn khi xuống núi. Ôi, nhìn thế nhưng còn xa lắm. Giá có cánh mà nhao xuống kia thì còn gì bằng. Nhưng không, giờ hắn phải tha lôi con xe này. Có lúc được nó phục vụ. Giờ phải phục vụ nó. Chỉ có nước xuống xe, dắt bộ, lần mò từng bước một qua con đường đất này. Do sao, được nhìn thấy con đường phía dưới dẫu rằng xa, hắn cũng phấn chấn hơn vì như kẻ đi đêm, thấy ánh sáng cuối đường hầm. Cố lên, nào. Sắp đến nơi rồi.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1201.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1202.jpg

homeless man
10-01-2012, 02:17
Này thì đường này. Đến xe khủng cũng chết chứ đừng nói con dream còi. Được cái em nó nhẹ nên tha lôi cũng không đến nỗi nào. Đúng là lên bờ xuống ruộng mà chả biết kêu ai. Đôi giày đã hơi khô giờ lại nhoe nhoét bùn đất. Bùn đất thì hắn không sợ vì đã quá quen rồi. Nhưng đi chơi mà như đi cày thế này thì thật là...

Chỉ còn nốt đoạn này nữa thôi là ra khỏi con đường rừng này. Phải chăng đây là thử thách cuối cùng? Chả biết nữa. Hắn cư mải miết đi. Đi như quán tính, đi như lên đồng. Thế mới thấy, con đường phượt cũng lắm đoạn trường.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1203.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1206.jpg




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1207.jpg

nikio
13-01-2012, 20:22
khâm phục chặng đường đi của bác HÔM wa' trời luôn ấy ah !!
Bác cho em hỏi chút là xăng xe bác dự trữ thế nào vậy?? Đọc từ đầu đến giờ em không bit' bác HÔM đổ xăng như thế nào? Toàn rừng và đèo thui ah!!

homeless man
14-01-2012, 00:33
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1208.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1210.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1211.jpg

Ra khỏi rừng rồi, thoát cảnh âm u mù tối, bối rối lo âu với con đèo Khau Câu, hắn thẳng tiến. Hai bên đường phơi phới ngô xuân hè đã vào đoạn trổ cờ xanh mướt. Con đường trên núi nhìn nhỏ, mờ như sợi chỉ thì đây đã rất thoáng rộng. Nhưng đời mấy ai học được chữ ngờ. Hắn cũng vậy. Tưởng đường bằng thì phóng được. Ai biết đường đất trời mưa. Nhìn thì là thế chứ rất chơn. Và hắn ngã cú ngã văng xe đi cả chục mét. Một bên để chân quặp chặt vào cần số. Hắn văng đi thiếu nước lăn như bóng. May mà hắn mặc cái quần đi mưa thành ra cứ thế phết mông trên đường nên cũng không bẩn nhiều. Thế rồi cũng lọ mọ dựng xe, sửa chữa qua loa rồi đi tiếp. Phải đến rất lâu sau hắn mới biết đã mất cái áo mưa treo bên sườn xe. Chắc lúc ấy xe văng mạnh quá nên nó bắn vào ruộng ngô. Rõ ràng đã dọn hết đồ trên đường mà có thấy đâu.

Chim sợ cành cong, hắn lại rón rén đi. Một lỗi sợ hãi cứ lớn dần lên trong hắn...

homeless man
14-01-2012, 00:46
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1212.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1213.jpg




Được một hồi đi thì đến trung tâm xã Minh Ngọc. Cái Ủy ban xã trông còn đơn sơ, cũ kỹ hơn cả cái trạm y tế. Nhà cửa chủ yếu là nhà sàn lợp tranh cũ kỹ. Nhìn thì cũng đoán là nhà của người Nùng. Ở cái xã giáp gianh này, đi lại khó khăn nên chắc cũng ít người lạ qua lại. Một người lạ như hắn đi đến đâu cũng gây chú ý cho những người nhìn thấy. Và hắn gặp một đoàn phụ nữ mới đi đám cưới về.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1214.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1215.jpg

homeless man
14-01-2012, 01:01
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1216.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1217.jpg


Hắn chạy theo nói mãi các chị mới đồng ý cho chụp ảnh. Hắn không quên nói rõ là sẽ gửi lại ảnh cho mỗi chị một cái vì nếu gửi một tấm không biết bà con làm thế nào chia nhau. Nhìn kỹ những người vùng cao mới thấy họ bình thản với cuộc sống thế nào dù còn lam lũ. Cuối cùng hắn xin ghi lại tên một chị trong nhóm. Chị này chỉ chị kia ngượng ngịu. Cuối cùng thì hắn cũng có tên của chị Mùng Thị Vi, người Nùng tại Thôn Riềng-Đội 1-Xã Ngọc Minh-Vị Xuyên-Hà Giang. Hóa ra các chị ở ngay chân con đèo Khau Câu, chính là cái thôn hắn bị ngã sau khi vừa xuống núi. Hắn hỏi các chị đường về Vị Xuyên. Nhìn đường các chị chỉ, hắn lại tái mặt. Sợ quá, toàn đất là đất lại bị ô tô quần nát bét nữa. Hắn vội vã chào các chị rồi đi.

homeless man
20-01-2012, 20:36
Hóa ra con đường nát bét ở cái xã vùng cao heo hút của Vị Xuyên này là do quặng. Bà con chỉ có thể làm được cái cầu gỗ nhỏ qua suối để đi lại cho dễ dàng thôi. Còn lại là xe chở quặng lao thẳng xuống suối. Mà quặng làm ra lại xuất thô đi Tầu hết. Từ đây lên Thanh Thủy gần lắm. Hắn thấy trong lòng thật chua xót. Cứ kiểu bóc ngắn cắn dài ăn lạm vào vốn thế này thì không biết tương lai thế nào. Bỗng thấy văng vẳng bên tai:


Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
Một trăm năm nô lệ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của Mẹ, gia tài của mẹ...


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1218.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1219.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1220.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1221.jpg[/CENTER]

homeless man
20-01-2012, 23:07
https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1222.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1223.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1225.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1232.jpg



Nhìn con đường thấy quá thất vọng. Nhầy nhụa, khó đi. Có điều lạ là không có vết xe cơ giới mới. Chỉ có một vệt nhỏ vết xe máy đi lại trên phần đường mòn đất đã khô. Đường vào một xã mà hoang tàn thế này đủ biết mật độ giao thông ở đây ít thế nào, cũng đoán được đời sống giao thương của bà con thế nào. Hai bên đường, nhà dân thưa thớt. Xưa kia, Vị Xuyên là một điểm giao tranh rất ác liệt với Tàu hồi chiến tranh biên giới. Không biết xung đột có đến đây không? Hắn cứ lẩn mẩn nghĩ.

Những con đường đất miền núi mùa mưa thì thôi rồi, hầu như chả mấy người đi lại trừ người bản địa có việc phải đi. Từ sáng đến giờ chưa có cái gì bỏ bụng lại đi liên tục nên hắn muốn thoát ra khỏi con đường buồn tẻ này để kiếm chỗ nghỉ, chỗ ăn, kiếm chỗ để có thể tháo đôi giầy ướt cả ngày khiến đôi chân hắn bợt ra nhợt nhạt. Nhưng con đường vẫn cứ dài mãi, dài mãi. Đường dài hay lòng hắn không yên?

homeless man
20-01-2012, 23:51
Con đường đi qua một cái ngầm tương đối sâu. Để tránh lũ, bà con làm một cái cầu tre cho xe máy và người đi bộ đi. Hắn không biết nên cứ phi xe qua sối. Gì chứ xe qua suối mùa lũ thì hắn quen lắm. Và khi nhìn lên, thấy cây cầu trên đầu. Nước ngập quá bô xe nhưng rất may xe không chết. Không biết nước có vào máy không nữa.

Dọc hai bên đường đi toàn đồi đất nhưng rừng thì đã bị phá hết. Chỉ còn toàn cây bụi lơ thơ và vài vạt keo trồng mới. Men theo các con đồi, con đường đất uốn lượn quanh co. Hắn cố gắng muốn biết đây là địa phận thuộc xã nào. Rất lâu sau mới có người để hỏi. Thì ra đây là địa phận xã Ngọc Linh.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1227.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1228.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1229.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1230.jpg

Dcd
22-01-2012, 03:43
Bác viết hay quá,,, thật đồng cảm, Thật tuyệt vời !

Dù rằng đời lắm phong trần, gập ghềnh phía trước (Xin lỗi e o thuộc lời)
Ta vẫn "Đi tới cuối con đường"
Cám ơn Bác rất nhiều !

Rất mong được đọc tiếp bài viết của Bác.
Thank!

homeless man
24-01-2012, 21:53
Hai bên đường cũng có nhiều cảnh đẹp và những tên thích lang thang độc hành như hắn không thể bỏ qua. Những cảnh vật con người nơi đất mới là những phần thưởng bù đắp cho những vất vả, những cô đơn mà hắn đã phải trải qua. Dù rất lo lắng cho đoạn đường phía trước và trời cũng đã muộn, hắn vẫn cố nhẩn nha vừa đi vừa chụp ảnh. Những ngôi nhà sàn rải rác bên đồi nổi bật giữa mầu xanh của nương lúa, đồi cây mới thấy cuộc sống ở đây thanh bình. Chính vì những điều như thế này mà biết bao nhiêu giang hồ, hiệp khách bỏ phố lên rừng. Giá mà có thời gian, hắn sẽ tìm đến một ngôi nhà sàn xin ở lại một đếm để cảm nhận kỹ càng hơn cuộc sống nơi này. Tiếc là chưa thực hiện được.

Tại sao vậy chứ? Tiêu chí của phượt là đi được nhiều đường đất à? Biết nhiều và hiểu nhiều à? Đi để hoàn thành kế hoạch để đến được càng nhiều nơi càng tốt? Hắn chẳng biết! Chỉ thấy lúc nào thời gian cũng thiếu, cũng thấy tiếc vì chưa làm được điều này điều kia.

Có lẽ cũng không cầu toàn hết được, nhưng dứt khoát trong những chuyến đi mới, phải dự trù và lên kế hoạch cho những đoạn ngẫu hứng, để được đi đến tận cùng của cảm giác.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1233.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1234.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1235.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1236.jpg

homeless man
24-01-2012, 22:12
Con đường hắn đi bỗng biến mất sau lùm cây. Hắn thực sự hoang mang vì trước mặt là con suối sâu, nước chảy xiết. Đường đoạn này lại thụt, bùn đen chứ không vàng như đất đồi thông thường vùng này. Hắn dừng xe lọ mọ tìm đường. Hóa ra đoạn này nước lở gần hết đường, chỉ còn một lối nhỏ lên cây cầu trên vênh qua suối. Có ai tin đây là con đường liên xã?

Hắn chỉ đi qua đây một lần, nếu may mắn có thể đi lại lần nữa, khó một chút, khổ một chút cũng nghĩ chả phải ăn đời ở kiếp nơi đây nên cũng cho là chịu được. Còn người dân ở đây thì sao? Có khi ở mãi thành quen nên cũng chả có ý kiến gì? Vậy nên những con đường như này, nó vẫn mãi như vậy. Không biết đến bao giờ mới có một phép mầu biến nơi đây thành nông thôn mới với điện-đường-trường-trạm cho ra hồn như người ta đang hô hào. Bao giờ cho đến cái ngày mai ấy?




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1238.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1239.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1240.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1241.jpg

homeless man
24-01-2012, 22:35
Có những con đường, khi người ta đi qua không để lại dấu ấn gì. Có những cung đường để lại cho cô khách những hình ảnh không thể nào quên. Đó là sự đan xen giữa những cảnh đẹp khiến người ta mơ màng trong tiềm thức, sự cô đơn hưu quạnh với thực tại phũ phàng. Cũng chả biết hắn vui hay buồn nữa.


...Ta vẫn mong, ta chờ mãi
Trên từng ngày quạnh hưu
Ta vẫn mong, em về đấy
Cho đời vầy cuộc vui...



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1242.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1245.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1246.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1247.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1248.jpg

homeless man
24-01-2012, 22:45
Vẫn những cung đường nhạt nhòa, xa tít, buồn đến nao lòng.



Một mình đi lang thang trong mùa đông rét mướt
Nghe bơ vơ hồn mình lạc loài
Buồn dậy lên trong dung nhan gầy xanh... hằn vết đời mình





https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1249.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1252.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1253.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1254.jpg

homeless man
24-01-2012, 23:02
Cuối cùng, một lần nữa từ trên núi cao, hắn nhìn thấy con đường mờ mời dưới thung lũng. Đó là con đường về huyện lỵ Vị Xuyên. Nhìn thì gần thế chứ thực ra còn bao nhiêu là đường đất.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1255.jpg




Cuối cùng hắn cũng đến được con đường nhind thấy từ trên núi sau khi đổ qua những con dốc lở lói. Con đường này cũng chẳng khá hơn con đường trên núi là mấy, chỗ trơn trượt, chỗ lầy lội kinh người và đặc biệt rất ít người qua lại.


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1256.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1257.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1258.jpg

homeless man
24-01-2012, 23:10
Con đường vào trung tâm xã Ngọc Linh. Theo quy hoạch, trung tâm xã thật hoành tráng và hoàn thành năm 2010. Song lúc hắn đến, ngoài cái biển đã hoàn thành cắm ở đó từ bao giờ, còn lại tất cả vẫn chỉ là con số không: chưa có cài gì giống bản quy hoạch trên giấy kia cả.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1261.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1262.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1264.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1265.jpg

homeless man
24-01-2012, 23:21
Về đến đây hắn không còn biết đi đường nào. Rất may có mấy cô giáo từ ngoài thị trấn vào dạy học, tối nay quay trở ra. Các cô chỉ đường và nói hắn cứ đi theo mấy cô sẽ về được Thị trấn ra quốc lộ. Thế là hắn đi theo. Chính các cô là người ở đây còn kêu trờ về con đường này. Nó ngập nước và bị xe quần nát bét. Hắn cố bám sát các cô nhưng hắn ngã liên tục thành ra bị tụt lại sau. Thôi, dù sao cứ theo hướng đường này đi cũng không lạc được. Thành ra lại túc tắc đi chứ không dám mạo hiểm phóng nhanh.



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1266.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1268.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1269.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1271.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1272.jpg

homeless man
24-01-2012, 23:34
Lê nốt con đường đau khổ, về đến Thị trấn Vị Xuyên lúc trời đã tối lại đói mềm nhưng hắn quyết định chạy một mạch 60km theo quốc lộ 2C về Việt Quang để mai theo đường 279 đi tiếp theo lịch trình. Quốc lộ mới làm lại cực tốt giúp hắn di rất nhanh, bù lại cả ngày trời lặn ngụp trong những đoạn đường núi kinh hoàng.




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1274.jpg



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1275.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1276.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1279.jpg

homeless man
24-01-2012, 23:48
Đến Việt Quang, trời tối hẳn. Cả người và xe đều bê bết đất và ướt át, tê cóng. Ngay gần ngã ba, hắn kiến được phòng trọ trong nhà nghỉ Bốn Liên. Hắn tháo đôi giầy để gột hết bùn đất, để gác lên trường cho ráo nước chứ chả mong là nó sẽ khô vào ngày mai. Phòng hắn trọ cũng không có ghì đặc biệt ngoài tấm poster khá to và gợi cảm.

Chính vì cái poster này mà hắn chú ý hơn đến nhiều mẩu chữ với mầu bút bi và nét chữ khác nhau viết trên tường. Chắc chắn đây là dấu tích để lại của các khách trọ trước hắn. Chẳng khó khăn gì cũng đoán được chủ nhân những dòng chữ kia là ai...



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1281.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1285.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1283.jpg


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1284.jpg

cafe37
26-01-2012, 19:53
Éo, nhìn là biết bác nhỉ :D Chắc khó chịu lắm khi mà độc hành đã buồn :D

homeless man
04-02-2012, 22:01
Tối đó, Việt Quang có đám xiếc rong đến biểu diễn tại thị trấn nên người đi xem rất đông. Bà con tiểu thương đóng cửa nghỉ sớm cả thành ra hắn phải loanh quanh rất lâu mới kiếm được chỗ ăn. Từ sáng đến giờ, xuất phát từ 6h sáng đến 7h tối, chưa có miếng gì vào bụng. Nên giờ có bát cơm hơi nguội lẫn cháy, mấy miếng thịt kho tầu và bát canh cải, hắn đã cảm thấy đời lên hương. Vì mai phải đi sớm nên hắn cũng hỏi luôn bà chủ quán cho bữa sáng hôm sau.

Trở về nhà nghỉ, hắn vội vã tháo bỏ hết giầy vớ, quần bẩn để gột rửa đất. Biết chắc là qua đêm nay cũng chả khô được, nhưng vẫn phải làm để mai trông đỡ bê tha. Do kế hoạch và lịch trình ngày đầu tiên phá sản hoàn toàn nên hắn lo lắng vạch kế hoạch ngày hôm sau. Trong tay hắn có 02 cuốn bản đồ: Bản đồ hành chính và Đường bộ Việt Nam. Có 2 cuốn này trong tay, cộng với đi đâu hỏi đó, thì có thể lần mò khắp nơi được. Sau khi vạch lại lộ trình, hắn thấy yên tâm phần nào.

Ngoài kia, trời mưa rả rích cả đêm. Giấc ngủ của hắn thường xuyên bị ngắt quãng bởi tiếng bánh xe tải siêu trọng trở hàng từ biên giới về do nhà nghỉ ở ngay sát đường. Trong giấc ngủ ngắt quãng, hắn mơ thấy mình đang vi vu ở một phương trời nào đó nơi chỉ có mình hắn tiếp tục trên con đường xa...




https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/0909BKTNYBHGCB/P3/IMG_1286.jpg

TrinhCa
12-02-2012, 15:42
Tuyệt vời.
Cũng thích nhạc Trịnh như bác, cũng hay độc hành, nhưng chưa vượt con đèo to nào cả.
30-4 đang định đi cung Hà Nội - Cao Bằng - Hà Giang, thay đổi không khí, nhưng thấy mình chưa đi cung này bao giờ, nếu độc hành e có phần mạo hiểm?

Khi nào bác hết hứng độc hành thì PM em, em muốn theo chân bác lên vài vùng cao cao. Em có xe, lái cũng thạo, con nhà nông, bơi lội được, cũng không thích đi quá đông người, vì vậy nên chưa vào nhóm nào.

cafedeparis
13-02-2012, 00:13
Bác làm em phục quá. Đôi khi cũng định đi đâu đó, 1 mình, mà nữ nhi ko dám vì trên vai còn có gánh nặng...

homeless man
17-02-2012, 16:59
...Ôm lòng đêm
Nhìn vầng trăng mới về
Nhớ chân giang hồ
Ôi phù du
Từng mùa xuân đã già
Một ngày kia đến bờ
Đời người như gió qua...


Tối đó hắn thấy mình lang thang trên các nẻo đường khói bụi thấy bước chân giang hồ lang thang trong cõi người. Có khi là cõi người đang sống, có khi là cõi của những người đã chết cả trăm năm, ngàn năm mà không rõ chỗ nào hơn chỗ nào.


Có khi lạc vào giữa những tháp cao của những ngôi đền hồi giáo


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_1039.jpg



Có khi là giữa rừng heo hút, bên một cái hang dơi nào đó



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_1641.jpg



Có khi bên bờ núi lửa



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_2777.jpg



Có lúc là hành trình dài qua những thác nước cao vút



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_5702.jpg

homeless man
17-02-2012, 21:15
...Không còn ai
Đường về ôi quá dài
Những đêm xa người
Chén rượu cay
Một đời tôi uống hoài
Trả lại từng tin vui
Cho nhân gian chờ đợi...



Có lúc hắn thấy mình đứng giữa ngã ba đường, cô đơn không biết đi về đâu



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_4485.jpg



Hay ở trong nhà thờ hàng trăm tuổi chỉ có hắn đối diện với chúa



https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_6081.jpg


Hay quỳ mọp bên tấm đá mà theo truyền thuyết, Jesu được tẩm niệm sau khi được hạ xuống từ giá chịu nạn trên đồi Sọ


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_2735.jpg


Hay đơn giản chỉ là lặng lẽ đi trên bờ biển Sabah ngắm hoàng hôn dần buông


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_1824.jpg


Hay vui mừng chạy thoát sang Israel


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_1784.jpg


Sau khi chứng kiến "Mùa xuân Ả-rập" tại Ai cập


https://i1029.photobucket.com/albums/y354/nathinh1/IMG_1477-1.jpg


Nhưng không, sáng hôm sau tỉnh dậy, hắn thấy mình đang cô đơn, trống vắng giữa một ga xép vắng đến rợn người. Chỉ có những tia nắng sớm nhè nhẹ xuyên qua từng đám mây xám trôi vu vơ, bất định. Trong không gian, chỉ có tiếng con trùng từ xa vọng lại xen lẫn tiếng thở dài của hắn. Gió rít từng cơn qua khe vách lạnh lẽo còn hắn thì ngồi im, lắng nghe tiếng trong lành nhất của đất trời. Tiếng chiếc đồng hồ trên tường chậm rãi gõ những tiếng đều đều như nước nhỏ từng giọt, từng giọt, như từng bước chân thơ thẩn của người lữ khách về cõi hư vô. Hắn thấy chuyến đi của mình bắt đầu ở đâu đó trên đất Ấn.

Yamaham
20-02-2012, 11:00
Thương anh quá!

columb
11-04-2012, 09:51
Thích thật ...bác đi nhiều nơi quá ....ao ước

mario9252
11-04-2012, 15:47
Ước gì mình có 1 chuyến giống vậy

NguoiNhaQue66
12-04-2012, 17:38
Thích thật ...bác đi nhiều nơi quá ....ao ước


Ước gì mình có 1 chuyến giống vậy

Thích thì nhích...máu thì làm một chuyến liền đi mấy bác ! Nếu ở SG thì chung quanh tầm 250km có cả khối nơi hằm bà lằng thế này đấy!

phuphu
15-01-2013, 22:43
Vẫn mong bác Home tiếp tục D"đường xa vạn dặm"! chúc bác luon khoẻ!

khoagtvt
26-01-2013, 08:11
Đi Phượt những nơi này thật là hoang vu.

kjc
13-07-2013, 12:40
Co cay cau nhu o HG

baodem1980
15-11-2013, 16:17
Còn tiếp không anh ! Đang hóng !