PDA

View Full Version : Phòng, chữa Rắn cắn; đối diện Chó sủa



arsenal_love_87
08-04-2008, 16:16
Anh chị đi phượt rừng núi nhiều cho em xin ít KN về cách phòng rắn cắn và cách điều trị. chứ lơ mơ nó oạp cho phát tiêu đời. Rừng sâu lấy đâu bệnh viện:D. thanks

Nghe mấy bác dân tọc bảo ăn linh chi thì rắn sẽ ko lại gần do hơi linh chi phả ra. ko biết đúng ko

mihtua
08-04-2008, 16:24
Tớ chưa gặp con rắn nào cả, không thì bắt về cắt tiết rồi :LL
Những cái này chắc đọc quyển "Sinh tồn nơi hoang dã" là rõ ngay đấy :D
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n2nnnqn31n343tq83a3q3 m3237nvn

bvc
08-04-2008, 21:43
Em chưa bao giờ gặp rắn, nhưng nếu gặp nó thì sao nhể

r0sy
08-04-2008, 22:33
Sưu tầm và tổng hợp :) :

Cách đề phòng rắn cắn

1. Không nên đi trên đống lá cây mục. Không ngồi trong bụi rậm, bụi tre hay cạnh gốc cây, gò mối hoặc nơi có nhiều hang chuột, vì đó là những chỗ thường có rắn độc trú ẩn. Ban đêm, không dùng bàn tay trần quơ cành cây, cỏ khô, rơm khô hoặc lật tảng đá, thân cây đổ hay ném cây vào bụi rậm. Vì đây là nơi rắn trú ẩn săn mồi, nó rất hung dữ sẽ dễ bị rắn cắn.


2. Nọc độc của rắn chết vẫn còn gây nguy hiểm, vì vậy không được sờ vào miệng rắn, đầu rắn, nhất là khi tay chân bị xây xát.


3. Ðêm tối đi phải có đèn và không đi chân trần, nhất là ở nông thôn, vùng rùng núi. Và điều nữa là tuyệt đối không trêu chọc rắn


4. Trong vườn nhà nên trồng một ít cây sả, cây nén... sẽ làm cho rắn sợ không dám đến trú ẩn. Khi đi rùng núi để không gặp các loài rắn độc, cần dùng hùng hoàng và tỏi vo thành viên hay lấy 10 củ nén giã nát trộn với 5 g hùng hoàng cho vào túi vải bỏ vào quần áo hoặc đặt ở nơi nghi ngờ có rắn, chúng sẽ tránh xa.

Toet
08-04-2008, 23:13
Thấy bảo rắn rất kỵ nhợn (heo í ạ). Có người mách em mẹo này: khi đi rừng tay cầm cái đuôi con lợn ve vẩy, rắn hãi lắm.

Em chưa thử nên cũng không biết mẹo này có hiệu nghiệm hay không.
Bác nào thử rồi cho biết kết quả với.

Kận
08-04-2008, 23:36
Em được dậy là nếu đi rừng nên để trong người, tốt nhất là trong xà cạp một mẩu lưu huỳnh (hùng hoàng), đây chính là tử đối đầu của rắn.

Quat
09-04-2008, 06:06
Lấy độc trị độc tức là ăn rắn trước khi để nó cắn =)) =))

zanghoang
16-04-2008, 21:07
lý thuyết mà em đọc được thì cách xử lý ngay khi bị cắn là:

1. xác định là rắn độc hay rắn lành. ( cái này phải là cao thủ, đề nghị bác tìm thầy học thêm )

2. làm mọi cách để hạn chế sự dịch chuyển của nọc rắn trong máu. bác có thể dừng mồm hút máu từ chỗ bị cắn để nhổ ra ( yêu cầu mồm bác không bị nhiệt, bị sưng, bị loét kẻo lại 1 người bị cắn nhưng 2 người bị ngộ độc )

bác nên dùng dao mang theo rạch vết cắn ra để dễ hút máu và nặn, bóp máu ra

buộc garo phía trên vết cắn

3. dùng cây thuốc có thể xung quanh để cầm cự, như các bác đã nói ở trên đấy ạ. trường hợp không biết cây nào là thuốc cây nào không thì các bác cứ việc vơ đại nắm cỏ, nắm lá mà nhai rồi đắp. xứ Nam ta cây nào cũng là cây thuốc cả ( trừ cây lá ngón )

4. nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất

bài học này em học nằm lòng từ khi học cấp II, nhưng chưa sử dụng bao giờ

zanghoang
16-04-2008, 21:09
Thấy bảo rắn rất kỵ nhợn (heo í ạ). Có người mách em mẹo này: khi đi rừng tay cầm cái đuôi con lợn ve vẩy, rắn hãi lắm.


Bác nào thử rồi cho biết kết quả với.

em là em chả tin cái này, rắn thì sợ gì lợn , có mà lợn gọi rắn bằng cụ ấy chứ, con trâu mà dính rắn cắn còn lăn đùng ra nói gì con lợn

có bác nào thử nghiệm đi rồi báo kết quả cho mọi người biết với

Chitto
16-04-2008, 22:30
em là em chả tin cái này, rắn thì sợ gì lợn , có mà lợn gọi rắn bằng cụ ấy chứ, con trâu mà dính rắn cắn còn lăn đùng ra nói gì con lợn

có bác nào thử nghiệm đi rồi báo kết quả cho mọi người biết với

Không thể đưa bằng chứng chính xác lên được, nhưng tớ nhớ là xem tivi về chuyện này rồi. Con lợn đây tất nhiên không phải con lợn nhốt chuồng béo ị di chuyển không nổi, mà là con lợn nhanh nhẹn.

Với con lợn nhà nuôi thả rông, chương trình thế giới động vật quay cảnh lợn và rắn hổ đấu nhau, thì lợn nhảy xung quanh rất nhanh nhẹn, còn rắn dù bành mang chống trả, nhưng lợn nhảy quanh và dẫm chân vào thân rắn, liên tục, rồi khi rắn đang quằn quại thì lao vào tợp luôn đầu trông rất ... chuyên nghiệp.


Ngoài đuôi lợn, đọc trong chuyện nào ngày xưa ý (hình như "Kị sĩ không đầu") thì cowboy còn dùng chiếc dây dài bện bằng lông đuôi ngựa quấn xung quanh mình khi ngủ, vì con rắn sẽ không bao giờ bò ngang qua một sợi dây lông đuôi ngựa. Cái này thì không có kiểm chứng được.

anhminh
17-04-2008, 09:30
lợn ko sợ rắn cắn là do lợn béo :). nọc rắn sẽ bị mỡ lợn đóng cục hay đại loại như thế => ko vấn đề gì!

mihtua
17-04-2008, 09:34
Một câu chuyện thú vị khác, con lợn tuy hiền hòa như vậy nhưng nó lại không sợ một con vật rất dữ. Đó là con rắn. Một con lợn ỉn (lợn con) thấy con rắn vào chuồng lợn, nó đủng đỉnh đến gần con rắn và cắn chết con rắn rồi ăn.

Giải thích hiện tượng này, ông Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết nguồn gốc con lợn ngày nay từ con lợn rừng thuần dưỡng. Do đặc điểm của chúng là sống trong rừng, phải đi xới đất kiếm ăn nên hệ miễn dịch của chúng có thể miễn dịch với nọc độc của rắn.

(st)
http://vietnamnet.vn/khoahoc/trongnuoc/2007/02/665413/
tuy nhiên chuyện cầm đuôi lợn để doạ rắn thì em chưa thấy :D

Chitto
18-04-2008, 00:51
Bản năng của các lòai vật, con người chỉ nhận biết chứ cũng không rõ hết được.

Lợn miễn dịch với nọc rắn, và do đó về bản năng lợn không sợ rắn. Không biết trong bản năng con rắn có "biết" rằng lợn không sợ nọc của nó không, và do đó có sợ lợn không?

Tương tự là con bò cạp, có thể đốt trâu đến chạy điên l oạn, nhưng con gà thì lại xử lý bò cạp ngon ơ.

Havana
22-05-2008, 02:02
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, ngay cả khi xác định bị rắn lành cắn thì bệnh nhân cũng phải được dõi như bị rắn độc cắn, ít nhất là trong 6 giờ đầu.

Đặc biệt khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần cho nạn nhân nằm yên; đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc; rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước. Người nhà nên dùng gạc mát phủ lên vết rắn cắn để giảm đau, sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên băng chặt trên bề mặt vết thương vì có thể gây hoại tử; không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra vì rất dễ gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.

Người nhà cũng cần xác định hoặc miêu tả cụ thể hình dáng loại rắn đã cắn để bệnh viện có thể truyền loại huyết thanh kháng độc phù hợp.

Nguồn: Vnexpress

tucquadimat
31-05-2008, 19:08
Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên băng chặt trên bề mặt vết thương vì có thể gây hoại tử; không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra vì rất dễ gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.
Nguồn: Vnexpress

Cái đoạn này thế thì lạ nhỉ vì các thông tin tớ đọc được lại ngược lại, cần rạch vết thương ra khoảng 1-2cm rồi nặn bớt máu ra, rửa bằng nước xà phòng

Bác nào giải thích xem cái nào đúng nhi?

trieuduong
31-05-2008, 23:27
không nên nặn máu ở vết thương vì làm như thế nọc độc lên tim càng nhanh

DELTATONI
06-08-2008, 14:01
Có thuốc gì bôi để tránh rắn ở rừng không các bác ơi!

vntuyen
06-08-2008, 14:12
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.

Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.

:)

Jack Daniels
07-08-2008, 16:54
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.

Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.

:)
Bác cho em hỏi là đang đi trên rừng bị rắn bợp thì đi lui lại 3 bước theo hướng nào hở bác? :T

vntuyen
07-08-2008, 16:56
Thì lui, tức không rẽ ngang ngửa gì cả cứ đứng im mà lui. Nhưng tớ chưa có thực hành đâu nhá, bạn phải tự cân nhắc. :)

Jack Daniels
08-08-2008, 08:29
Thì lui, tức không rẽ ngang ngửa gì cả cứ đứng im mà lui. Nhưng tớ chưa có thực hành đâu nhá, bạn phải tự cân nhắc. :)
Không rẽ ngang ngửa gì cả cứ đứng im mà lui rồi quờ tay ra đằng sau vớ phải lá gì là bỏ vào mồm nhai nuốt nước rồi lấy bã đắp hở bác. Trúng lá ngón thì đi nhanh nữa bác nhẩy :T

Em tếu táo cho vui thôi bác đừng giận em mà tôi nghịp. =))

vntuyen
08-08-2008, 12:24
Trễ rồi, giận rồi. :(

Tớ thấy giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc thế mà ông trời còn mời xơi lá ngón thì có gì đâu phải phân vân, chấp hành luôn :)

Thieu_iot
08-08-2008, 15:07
Em cực kỳ sợ rắn, chắc chỉ sợ kém sợ mẹ em một tí thôi. Vì sợ nên em tìm hiểu về cái vụ rắn cắn này kỹ lắm.

Để phân biệt thế nào vết răng rắn độc và rắn không độc thì không khó. Rắn độc có hai cái răng nanh to ở hàm trên, cái này chính là kim tiêm thuốc độc - hay còn gọi là móc độc. Rắn không độc thì không có. Vì thế, khi các bác bị rắn cắn (bập bập, nói đổ xuống sông xuống bể) thì chỉ cần xem vết răng thôi. Đây em vẽ đại khái cho các bác hình dung:

https://img363.imageshack.us/img363/2373/daurangranjj9.jpg

Còn về sơ chế, à quên, sơ cứu thì khoa Chống độc bệnh viện Bạch Mai dạy thế này:

* Động viên tinh thần để bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
* Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
* Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
* Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Kỹ thuật băng ép bất động:

* Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
* Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập).
* Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.
* Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay với nẹp.
* Với vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:

+ Băng ép bàn tay, cẳng tay.
+ Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay.
+ Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

* Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
* Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.
* Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: không băng gì hết, khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Lưu ý:

1. KHÔNG sử dụng các biện pháp như garô, rạch, hút nọc hay đắp lá, chườm đá, bôi mayonnaise, vắt chanh, rắc hạt tiêu... vì có thể làm nhiễm trùng, hoại tử vết thương.

2. Nước mình chỉ có vài loại rắn độc đặc trưng thôi, cạp nong cạp nia (đen vàng hoặc đen trắng), hổ mang hổ trâu (mặt bạnh ra, phun phì phì), lục (xanh rợn chân trời)... Mấy con này nhìn qua là thấy ác ngời ngời rồi, các bác mà nhớ cái mặt nó thì tốt, để bác sĩ có hỏi thì khai, đặng bác sĩ còn chọn loại huyết thanh chống độc phù hợp.

Còn phòng rắn cắn thì không khó lắm các bác ạ, em suy từ em mà ra. Vì sợ rắn vãi è nên em đi đâu cũng mắt trước mắt sau rón ra rón rén, từ chối những lời mời chui bụi rậm (dù rất tiếc) và tránh mò mẫm đêm hôm, che chắn kín đáo tay chân đầu cổ, thấy rắn thì bủn rủn chân tay lùi dần hoặc ngất xỉu chứ không xông vào trêu ghẹo... Thế hoá ra lại lành.

come back
09-08-2008, 02:11
hút nọc hay đắp lá

Món hút nọc này thấy trong phim hay làm phải không nhỉ ? Tớ cũng sợ rắn lắm, nhưng thịt thì rất ngon nhé. Rắn lột da xong rồi băm ra, xào chung với ớt cho cay. Ôi giời ơi chạy nước bọt rồi

Ăn thịt rắn góp phần chống bị rắn cắn :D

vntuyen
09-08-2008, 08:53
Rắn nói chung, mà rắn độc nói riêng, khi ăn không nên băm sẽ mất mùi rắn come back à. Rắn hổ mang dùng đúng điệu là moi tim cho chú nào tre trẻ nuốt, huyết pha với rượu trắng (beer), thịt đem bóp gỏi sẽ giữ nguyên vị rắn, cả hơn 500k/kg chứ ít đâu. Xương mang đi chiên dòn còn bộ lòng xào mướp. Cái đuôi nấu cháo nấm. (c)

Còn muốn bằm xúc bánh tráng thì ăn lươn cho rẻ, hoặc cùng lắm hổ hành chứ hổ mang mà đem đi bằm thì tội lắm người ơi. :))

Jack Daniels
09-08-2008, 09:39
Rắn nói chung, mà rắn độc nói riêng, khi ăn không nên băm sẽ mất mùi rắn come back à. Rắn hổ mang dùng đúng điệu là moi tim cho chú nào tre trẻ nuốt, huyết pha với rượu trắng (beer), thịt đem bóp gỏi sẽ giữ nguyên vị rắn, cả hơn 500k/kg chứ ít đâu. Xương mang đi chiên dòn còn bộ lòng xào mướp. Cái đuôi nấu cháo nấm. (c)

Còn muốn bằm xúc bánh tráng thì ăn lươn cho rẻ, hoặc cùng lắm hổ hành chứ hổ mang mà đem đi bằm thì tội lắm người ơi. :))
bác côm bách chắc theo xì tai sông nước nam bộ nên mới chơi chiêu bằm xúc bánh tráng nhỉ. Bằm xào xả ớt rồi xúc bánh tráng chỉ áp dụng với rắn nước hoặc các loại rắn rồng linh tinh thôi bác em ạ. Còn loại hổ mang bành, hổ mang chúa, cạp nong linh ta linh tinh khác thì cứ 7 món mà chiến chứ bằm xúc bánh tráng thì e hơi phí.

Ở Huế cụ thể ở Kim Long còn có 1 hàng thịt rắn chuyên nghiệp. ngoài các món thông dụng như tim rắn uống rượu, rượu mật rắn còn có 1 chiêu nữa là nọc rắn (độc hẳn hoi nhá) pha rượu uống. Em mới thấy chứ chưa thử (em bị đau dạ dày mà, uống vào cũng dễ đi lắm) Giang hồ đồn uống sướng lắm Bác nào thử rồi cần phơm hộ em nhát.

Bác vntuyen : Bác ở đâu để em kính bác (beer)

vntuyen
09-08-2008, 09:55
Mình ở đây nè. He he. Dzô (beer)
Cái vụ nọc rắn nghe cũng lạ nhưng chắc chẳng thử làm gì. Dù biết nọc đi đường máu, chứ đường tiêu hóa thì chẳng ăn thua. :)

come back
10-08-2008, 04:27
Món thịt rắn bằm với ớt em ăn lần đầu nên kết từ đó đến giờ. Kinh nghiệm phải học các bác rồi

Ở SG có quán nào ngon bổ rẻ chất lượng không các bác ? 500k/kg có thể chấp nhận được.

vntuyen
11-08-2008, 09:13
Hehe, quán rắn thì đầy, chỗ nào chả có. Dưới chân cầu SG có quán Cầu mới, ngay Thanh Đa có quán trăn vàng, ở Lý thường Kiệt có quán Hoàng Long, vu vơ các quán khác xơi đỡ hổ hành còn muốn hổ mang phải chờ 1 tiếng để đi mua. Vào quán Nga ở Lê Thánh Tôn có rắn và các loại tetê, tay gấu,....

Đừng nói tớ chỉ nhé. Bọn môi trường lại chụp cho tớ cái mũ phá hoại thì chết. :)

come back
11-08-2008, 15:18
Em vừa hỏi dò được 1 quán nằm trên đường Hồ Văn Huê ngay sau đít tòa nhà Văn phòng quốc hội tại Miền nam. Quán này có cả 33 và rắn.

vntuyen
11-08-2008, 15:24
33 là gì?.

mihtua
11-08-2008, 15:29
33 là gì?.

Là con ba ba =))
Đang từ phòng cách rắn cắn mà lại thành quán nhậu rắn rồi :T :T :T

vntuyen
11-08-2008, 16:25
thế mà tớ không nghĩ ra. đúng là ngôn ngữ mạng.
Vậy chứ đố mihtua tt là gì? không liên quan đến bác SonTT nhé. :)

mihtua
11-08-2008, 16:33
Mới đầu thì em nghĩ đến con khác cơ (NT) sau thì nghĩ đến con tê tê :)) ;)

vntuyen
11-08-2008, 22:01
quá hay, không hổ danh ấy nhất diễn đàn. Mình cũng có dịp được xơi tê tê vài lần. Con này còn gọi là con trúc. Người ta nói bộ vảy con trúc rất tốt, dùng để ngâm rượu trị thấp khớp. Lưu ý khi lấy bộ vảy này phải có 4 cái vảy tam giác ở chân. Nếu không có 4 cái vảy này thì cả bộ coi như bỏ.
Là tớ nghe thế chứ ở nhà đã ngâm 1 bộ 1 năm rồi nhưng mà chả biết làm gì để đấy. :)
PS: vẫn tò mò cái con khác là con gì? (NO)

vntuyen
11-08-2008, 22:02
rồi, biết rồi, con này biết bơi đúng không? =))

mihtua
12-08-2008, 12:39
Con này còn gọi là con trúc. Người ta nói bộ vảy con trúc rất tốt, dùng để ngâm rượu trị thấp khớp. Lưu ý khi lấy bộ vảy này phải có 4 cái vảy tam giác ở chân. Nếu không có 4 cái vảy này thì cả bộ coi như bỏ.
Là tớ nghe thế chứ ở nhà đã ngâm 1 bộ 1 năm rồi nhưng mà chả biết làm gì để đấy. :)


Chẹp, thế chẳng nhẽ cứ phải bị thấp khớp mới dùng được à, phải dùng thường xuyên để phòng tránh thấp khớp chứ , phòng hơn chống mà (c)


rồi, biết rồi, con này biết bơi đúng không? =))

Hay còn gọi là con nn đấy :)) :)) (beer) (beer) (beer)

Jack Daniels
15-08-2008, 18:54
@ bác vntuyen : con tê tê còn có tên khác là trút chứ không phải trúc như bác nói ở trên. Riêng chủng loại ba ba thì theo em là nên cẩn thận vì trong chỗ em làm đã có tiền sử 1 đồng chí lên đường vì ăn ba ba bị tăng xông máu hay còn gọi là tai biến mạch máu não.(NO)

Con tt thì mới đọc em biết ngay là con gì:D nhưng đến con nn thì chịu chết :(

vntuyen
16-08-2008, 07:19
Vậy chắc là trút. Vì mình phát âm trút, trúc, chút, chúc đều như nhau cả mà. :)

Con nn là con này nè :go , ai cũng có hàng tỉ con mà :))

come back
16-08-2008, 11:55
Con nn là con này nè :go , ai cũng có hàng tỉ con mà :))
con này dùng làm gì hả bác ?! chán nhất là nhiều lúc cần thì không có, lúc có lại không cần :D:))

Jack Daniels
18-08-2008, 10:25
Vậy chắc là trút. Vì mình phát âm trút, trúc, chút, chúc đều như nhau cả mà. :)

Con nn là con này nè :go , ai cũng có hàng tỉ con mà :))
A em biết rồi :))

caibang99
12-01-2009, 10:40
Tks, bài quá hay!

zanghoang
12-01-2009, 13:42
hôm rồi em mày mò search ling tinh trên gúc gồ, tình cờ em thấy nguyên 2 trang của topic này nằm trên 1 diễn đàn khác - diễn đàn tư vấn tiêu dùng - đọc mãi mà chả thấy ghi bản quyền của phượt ở đâu cạ.

các bác có thể xem chi tiết ở link: http://www.******************/forum/showthread.php?t=6162&page=2

r0sy
18-03-2009, 21:31
Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó.

Hồi ở VN, dân mình khoái thịt chó nên hiếm thấy các em tung tăng ngoài đường. Đi phượt phẹo thì có zai xế nên cũng chưa thấy xi nhê, chó cử sủa và người cứ phóng vụt qua, thậm chí có bạn còn tung chân suýt đá cho nó một nhát

Nhưng khi em tự thân vận động thì mọi chuyện khác hẳn. Trường em đèo núi quanh co, lại lắm chó hoang. Hai lần rồi, em đang phóng thì nó xồ ra sủa, làm em loáng choáng suýt ngã xe, thất thần hồn. Một lần đang đi nhìn thấy 2 bạn đen lùi lũi từ xa, nghênh ngang giữa đường, 1 bạn nhìn thấy em sủa. Em stop ngay xe lại, lòng dạ hoang mang. Ngay lúc đó thì thấy 1 con scooter khác phóng vèo qua, không hiểu bạn í có lườm gì nó không mà nó sủa đúng 1 nhát xong nhường đường. Rồi nó quay sang sủa tiếp em, lúc này thì cả 2 bạn. Em hèn đành quay xe lại đi đường khác xa ơi là xa.

Một lần phát hiện ra một con đường (có vẻ là) trekking hơi hoang dã gần trường, em hăm hở xông vào thì nghe văng vẳng vài tiếng chó sủa phía trước, thế là cun cút quay đầu lại

Một lần nữa định ra bãi biển tắm nắng. Đã chuẩn bị hết đồ nghề, truyện, vừa dựng xong con xe định đi xuống bãi thì ở đâu 1 bầy chó hoang chạy ra. Chúng nó không sủa, chỉ đứng nhìn em thôi. Em cũng nhìn lại chúng nó, nhưng chân thì chôn 1 chỗ. Chờ vài phút chả có ai xung quanh, mà hai bên cứ đứng nhìn nhau cũng ngại, thế là lại ì ạch quay xe ra về. Em ko đủ can đảm để đi tiếp.

Vì thế ai có mẹo gì giúp em với. Nghe nói là trừng trừng nhìn nó kiểu "tao cóc sợ mày đâu" thì nó sẽ cúp đuôi chạy nhưng em áp dụng rồi, chả con nào chạy cả, em phải chạy thì có.

- Nếu trên đường ta đi có chướng ngại vật là chó đang sủa, thì phải làm gì?
- Trong trường hợp vài con không sủa, cứ đứng nhìn mình thì nên làm gì? Nếu đi tiếp và nó bắt đầu sủa thì xử lý ra sao.
- Còn kinh nghiệm gì nữa các bác chia sẻ?

Ấy là em hỏi trong các trường hợp đơn độc, chứ có nhiều người thì em cũng cóc sợ :D

Em đội ơn cả nhà!

greenline
18-03-2009, 21:56
Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó.



Có câu chó sủa là chó không cắn. :) Cái này là kinh nghiệm của mình vì hồi bé mấy lần bị chó cắn toàn là mấy anh chàng/ cô nàng lẳng lặng mò đến đớp 1 phát. X( Nói chung gặp phải mấy anh chị cẩu có mấy cách:

1. Cứ tự nhiên lừ lừ mà tiến. Tiến đến gần nó khắc lùi lại. Tất nhiên là tiến nhưng phải dè chừng, nó xồ đến thì phải ... tung chân đá ngay. :D Trong trường hợp đi xe máy thì quá dễ, cứ thẳng đường mà chạy. Nên nhớ là lũ chó khá khôn, chỉ cần người có thái độ sợ sệt đi ne né là nó bắt nạt liền.

2. Gặp chó dữ thì lập tức ngồi xuống. Yên tâm là chó thấy người ngồi xuống thì lập tức dè chừng liền. Vớ được hòn đá choảng luôn đảm bảo lũ chó cong đuôi chạy ra xa rồi ... sủa tiếp. :))

3. Thủ theo cây gậy. :))

Trong tất cả mọi trường hợp, tuyệt đối gặp chó không được quay đầu chạy (bộ). Hành động bỏ chạy sẽ kích thích bản năng săn mồi của lũ chó khiến chúng ào lên đuổi theo. Luôn nhớ chiêu ngồi thụp xuống, trong trường hợp nguy hiểm thì lấy tay che đầu/ mặt và thu người gọn lại.

Chú ý là chiêu này chỉ áp dụng với chó ta thôi, áp dụng cho chó tây (đã được huấn luyện) hoặc chó bị bệnh dại thì nó cắn cho má cũng không nhận ra. :))

Nói vậy chứ cứ xông pha đi, chẳng may bị chó cắn thì đi tiêm phòng dại thôi chứ có gì đâu. :D

r0sy
19-03-2009, 10:01
Có câu chó sủa là chó không cắn. :) Cái này là kinh nghiệm của mình vì hồi bé mấy lần bị chó cắn toàn là mấy anh chàng/ cô nàng lẳng lặng mò đến đớp 1 phát. X( Nói chung gặp phải mấy anh chị cẩu có mấy cách:

Nên nhớ là lũ chó khá khôn, chỉ cần người có thái độ sợ sệt đi ne né là nó bắt nạt liền.



Hí hí anh G rỉn bị cắn vào đâu thế :LL

Hồi nhỏ em cũng bị chó cắn 1 lần đâm ra từ đấy sợ, nhìn thấy con nào hiền lành dễ thường thì thích, nhưng con nào hầm hố dọa nạt là lòng dạ hoang mang, mặt mày sợ sệt lén lút rồi. Có lẽ các bạn í nhận thấy nên càng tới tấp hù em hơn.

greenline
19-03-2009, 11:47
Hí hí anh G rỉn bị cắn vào đâu thế :LL

Hồi nhỏ em cũng bị chó cắn 1 lần đâm ra từ đấy sợ, nhìn thấy con nào hiền lành dễ thường thì thích, nhưng con nào hầm hố dọa nạt là lòng dạ hoang mang, mặt mày sợ sệt lén lút rồi. Có lẽ các bạn í nhận thấy nên càng tới tấp hù em hơn.

Hôm nào gặp mình vén cho xem nhá. =)) Hồi nhỏ mình cũng sợ chó vì hôm đấy đang chơi ném bóng sờ cột bị con becgie to đùng nó đuổi tới tận cột điện. :D Hồi đó mình bé tí như con chí, con becgie thì cao ngang vai mình. :(( May mà mình cũng có họ hàng với Tôn Ngộ Không. :))

Thực ra cách đơn giản nhất để không sợ chó là ... nuôi 1 con chó. :)

Bazo
20-03-2009, 00:32
Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó. .........



Nghe chuyện bạn thấy thương quá =)) Trước hồi lượn lờ Mù - Tẩn mình cũng bị chó bên đường rượt 2 lần, một lần trong đêm thấy 2 con mắt sáng rực lao ra đúng lúc đang lên dốc - tưởng dã thú nhưng tăng ga không kịp cứ phải đạp đại một cái thì cậu mới dừng lại gâu gâu, hóa ra là chó. Sáng hôm sau mới cay, đi qua chỗ đó một đoạn có một ông thấy mình đang đi tới liền nằm phục xuống đất dỏng tai, cụp đuôi đúng động tác rình mồi, miaj nó coi mình như hươu rừng lạc ra đường nhựa X(, vừa đi tới là ông ấy bật lên xông ra ngay... mà công nhận bọn cẩu ở MCC to cao thật. Sau vụ đó là mình cứ để săn cái monopod đằng trước xe thì không thấy ông nào gây sự nữa.

Bạn Rot chắc không sẵn monopod thì mình thử hiến kế là mua cái dùi cui điện của TQ ấy, nhỏ thôi chừng bằng cái remote tivi (bỏ túi thoải mái), bấm phát là điện phát toành toạch, tia xanh lè... mấy ông cẩu dù không hiểu gì về điện nhưng chắc cũng phải nể nang vài phần. Cái này dọa chó chán thì mang dọa người cũng rất đại tiện (c)

Hanoi1111
29-08-2009, 22:19
Trong dân gian có một loại cây chữa rắn cắn cây bụi giống như cây chanh cao nhất khoảng 80 cm, lá màu nâu đen hình dáng giống như lá rau răm nhưng dài hơn 3 đến 4 lần, nếu bị rắn cắn lấy 1 nắm 1/2 nhai và nuốt nước, 1/2 đắp lên chỗ rắn cắn sẽ hết ngay.
Nhà em có trồng cây này và nhiều nơi cũng có trồng, không có hình nên không up lên được hẹn sẽ up sau.

ahungxadieu
17-02-2010, 23:36
Theo kinh nghiệm các cụ ở quê mình, khi buổi tối ra khỏi nhà, cầm theo 1 cây roi mây, hay roi trúc, đi chậm chậm thôi, vừa đi vừa vút roi cho nó kêu vút vút... các cụ nói rắn nó sợ âm thanh này, nên từ xa nó đã lãng đi, tuy nhiên mình phải đi chậm chậm thôi, cho nó có thời gian bò tránh đi, và tuyệt đối không bao giờ được xông pha vào bụi rậm, nếu thật sự cần thiết phải xông pha, thì phải từ từ.. từ từ... mắt phải láo liên như mắt rắn, tay lúc nào cùng phải sẵn roi mây, roi trúc dẽo dai, chứ không dùng cây cứng được, khó đánh được nó.
Phải không các huynh??

sami
20-02-2010, 05:42
Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó.

.........!
Đúng như bạn greenline đã bày, chó sủa là chó không cắn. Mình xin bổ sung thêm 1 tý kinh nghiệm để bạn r0sy ngao du cho thoải mái nhé:
1. Giả tảng không quan tâm đến nó, nó sủa cứ làm bộ như không biết gì, việc mình mình làm. Một lát sau nó chán hết sủa và tự lảng đi. Cái này mình đã thực hành với 1 số bầy chó loanh quanh khu Bình Tiên (Ninh Thuận). Mình đến nơi làng chài khi chủ vắng nhà, chó sủa cả bầy inh ỏi nhưng mình ngó lơ, cứ đi lăng quăng như không có nó. Một lúc sau nó chán, chả thèm sủa nữa. Cái này có kể trong topic Hòn Nhọn - Thác Bay - Bình Tiên rồi.

2. Nếu có thể, cố gắng đừng kích động nó kể cả bằng hành động ngồi thụp xuống vác gạch đá choảng lại nó. Chắc chắn bọn nó sẽ bỏ chạy ra xa khi mình ngồi xuống nhưng sẽ sủa dai dẳng hơn nhiều. Và nhất là khi mình bắt đầu di chuyển là nó đuổi theo bụp. Cái này mình bị ở Tà Xùa (Sơn La). Chó của dân tộc Mèo thì rõ là to, nó ra sủa bâng quơ lúc mình chụp đào và chè. Ghét mặt choảng cho nó mấy viên đá, nó chạy tít ra xa, sủa cầm chừng. Vừa leo lên xe máy phi đi, nó rượt cho, chạy té khói, suýt nữa lọt xuống rãnh thoát nước ven đường. Rõ điên cả ruột.

3. Trường hợp con chó cứ đứng nhìn, không sủa thì bạn nên để ý mắt nó. Chó cũng có tình cảm và biểu cảm cả. Nếu con đó mắt đen thui sâu thẳm, nhìn vào chả có cảm tình gì mà đuôi lại cúp xuống thì nên coi chừng, việc mình mình cứ làm nhưng đừng bao giờ quay lưng lại nó quá lâu. Thứ này rất hay cắn lén. Còn con chó nhìn mắt ướt hay hơi nâu nhạt, mặt có vẻ như ngạc nhiên khi thấy mình thì có thể nó đang bị kích thích bởi 1 số khối màu lạ (vd như quần áo bơi, đồ vật có màu sắc sặc sỡ...) thì kệ thây nó. Con này chắc chắn sẽ quan sát mình lâu, nhưng chắc chắn 1 điều là nó sẽ chả làm gì mình.

Còn trường hợp khác, mình chưa gặp, hehe
Thân

HungLVQ
22-02-2010, 22:27
Có thể cây bác nói miền Nam gọi là cây kim vàng. Cây này còn có hoa vàng nữa. Nghe nói trại rắn Đồng Tâm có sử dụng loại cây này.

Các bác cứ search google sẽ có thêm thông tin.

Thân

Hưng


Trong dân gian có một loại cây chữa rắn cắn cây bụi giống như cây chanh cao nhất khoảng 80 cm, lá màu nâu đen hình dáng giống như lá rau răm nhưng dài hơn 3 đến 4 lần, nếu bị rắn cắn lấy 1 nắm 1/2 nhai và nuốt nước, 1/2 đắp lên chỗ rắn cắn sẽ hết ngay.
Nhà em có trồng cây này và nhiều nơi cũng có trồng, không có hình nên không up lên được hẹn sẽ up sau.

BM
23-02-2010, 16:49
@Rắn: kinh nghiệm dân gian áp dụng cho "phượt cảnh" là bỏ một bó sả vào balo hoặc nơi nằm ngủ, rắn sợ mùi tinh dầu sả! Hoặc tân tiến hơn thì thủ sẵn một kit trị rắn cắn, nhưng vấn đề là phải chọn loại Kit nào thông dụng vùng/miền mà chúng ta đi. Đi rừng dùng cây khuya mở đường cũng giúp tránh rắn.
@Chó: xuống Trung Bình Tấn và xuất chiêu Đả Cẩu Bổng!:D

hd128
23-02-2010, 19:47
Tớ thấy Vntuyen, R0sy, ZhangHoang, Thieu Iot (thông minh thế), Sami... là hợp lý.
Kinh nghiệm THỰC TẾ tớ thấy:
Tránh rắn thì phải gây tiếng động, có roi vụt thì tốt nếu không có gì thì đi chậm cố ý dậm chân gây rung động mặt đất để rắn biết đường tránh. Rắn rất tinh với các chấn động, không bị uy hiếp thì nó không chủ động tấn công người. Còn không may bị cắn thì các bạn trên nói rất rõ rồi.
VỚI RẮN ĐÁNH ĐỘNG ĐỂ CHÚNG TRÁNH LÀ KHÔN NGOAN VÀ HIỆU QUẢ NHẤT!(NT)
Chó thì đứng nhìn bình thản thẳng vào mắt nó, tuyệt đối đừng dọa dẫm, hay lo sợ chó nó rất tinh khoản phân biệt ánh mắt đấy. Nó sẽ lảng đi, sủa yếu hơn, thưa dần khi đó bạn cứ từ tốn làm việc mình. Còn chó không sủa thì phải phòng từ đầu. Luôn nhớ phải đề phòng (nhưng chớ để lộ ra cho chúng phát hiện được) đừng quá cả tin, kể cả chó sủa. Có gậy, dùi cui điện càng tốt. Nếu không thì luôn tư thế chuẩn bị ngồi thụp xuống khi chúng xông vào, xòe bàn tay ra che mặt, một tay quờ tìm gậy hoặc gạch đá :gun... Đã đến mức ấy thì phải cực kỳ cảnh giác đi chậm rãi rời khỏi chúng.
KHÔNG SỢ SỆT, KHÔNG KHÍCH ĐỘNG, VÀ LUÔN ĐỀ PHÒNG là những điều cốt yếu để hành sử với các bạn Tuất.

neveralone
24-02-2010, 11:33
Kinh nghiêm phòng rắn cắn và chó cắn của em là:
-Nên mang đầy đủ đồ nghề cần thiết khi đối mặt với 2 loại trên.
-Đối với rắn nên mang theo bột mỳ,sương xông,lá lốt ,ớt gia vị thêm tý rượu nữa thì tuyệt.
-Còn đối với chó thi ngoài giềng ,mẻ mắm tôm,cúc tần,đậu xanh..thêm tý bún nữa thì quá ok.
Lúc đó các bác không còn phải sợ gì nữa.Thôi em té.

duc_bill
26-02-2010, 00:47
Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó.

Hồi ở VN, dân mình khoái thịt chó nên hiếm thấy các em tung tăng ngoài đường. Đi phượt phẹo thì có zai xế nên cũng chưa thấy xi nhê, chó cử sủa và người cứ phóng vụt qua, thậm chí có bạn còn tung chân suýt đá cho nó một nhát

Nhưng khi em tự thân vận động thì mọi chuyện khác hẳn. Trường em đèo núi quanh co, lại lắm chó hoang. Hai lần rồi, em đang phóng thì nó xồ ra sủa, làm em loáng choáng suýt ngã xe, thất thần hồn. Một lần đang đi nhìn thấy 2 bạn đen lùi lũi từ xa, nghênh ngang giữa đường, 1 bạn nhìn thấy em sủa. Em stop ngay xe lại, lòng dạ hoang mang. Ngay lúc đó thì thấy 1 con scooter khác phóng vèo qua, không hiểu bạn í có lườm gì nó không mà nó sủa đúng 1 nhát xong nhường đường. Rồi nó quay sang sủa tiếp em, lúc này thì cả 2 bạn. Em hèn đành quay xe lại đi đường khác xa ơi là xa.

Một lần phát hiện ra một con đường (có vẻ là) trekking hơi hoang dã gần trường, em hăm hở xông vào thì nghe văng vẳng vài tiếng chó sủa phía trước, thế là cun cút quay đầu lại

Một lần nữa định ra bãi biển tắm nắng. Đã chuẩn bị hết đồ nghề, truyện, vừa dựng xong con xe định đi xuống bãi thì ở đâu 1 bầy chó hoang chạy ra. Chúng nó không sủa, chỉ đứng nhìn em thôi. Em cũng nhìn lại chúng nó, nhưng chân thì chôn 1 chỗ. Chờ vài phút chả có ai xung quanh, mà hai bên cứ đứng nhìn nhau cũng ngại, thế là lại ì ạch quay xe ra về. Em ko đủ can đảm để đi tiếp.

Vì thế ai có mẹo gì giúp em với. Nghe nói là trừng trừng nhìn nó kiểu "tao cóc sợ mày đâu" thì nó sẽ cúp đuôi chạy nhưng em áp dụng rồi, chả con nào chạy cả, em phải chạy thì có.

- Nếu trên đường ta đi có chướng ngại vật là chó đang sủa, thì phải làm gì?
- Trong trường hợp vài con không sủa, cứ đứng nhìn mình thì nên làm gì? Nếu đi tiếp và nó bắt đầu sủa thì xử lý ra sao.
- Còn kinh nghiệm gì nữa các bác chia sẻ?

Ấy là em hỏi trong các trường hợp đơn độc, chứ có nhiều người thì em cũng cóc sợ :D

Em đội ơn cả nhà!

-------------
Theo em ây ạ, để đối phó với chó mình cũng nên tìm hiểu một chút về các loại chó và phân biệt chúng, em phân biệt theo chó nhà, chó hoang (loại lang thang cơ nhỡ và loại sống hoang dã trong rừng), và chó được đào tạo nghiệp vụ hẳn hoi (thường các giống chó nước ngoài và chó phú quốc).

Với loài chó nhà thông thường: Các loại chó nuôi trong nhà thường có đặc tính "cắn không sủa mà sủa thì không cắn", thế nên phải đề phòng giống cho ta ( nhất là ở các vùng quê ) nó ở đâu chạy ra đợp cho miếng thì toi. Gặp phải chó sủa, hay phải đối đầu với nó, nói chung ta cứ thấy nó sủa thì quát cho nó phát (to vào), xong thì lờ đi, đừng nhìn vào mắt nó, ngẩng cao đầu. Vì giống chó nhà khi mình đã quát và không chú ý đến nó thì nó cũng không dám ý kiến ý cò gì đâu ạ (vì chịu quát quen rồi mà hờ hờ). Sau đó cứ đi thẳng tới chỗ nó nếu phải đi qua, nó sẽ tự động tránh ra. Nhưng nếu nó là chó đẻ ( bác nhìn phát biết ngay) thì bác chớ dại, vì bản năng chăm con của nó rất tợn, nó sẽ tưởng mình trộm con nó nó cắn luôn đấy ạ, vì thế nên tránh xa ra và tốt nhất là đứng im, rồi lùi ra từ từ, đừng chạy mà nó sẽ đuổi theo cắn.

Với loài chó hoang, nếu các bác gặp trong rừng hoặc nơi hoang dã như bãi biển, thì cũng chú ý quan sát. Nó cũng chỉ là chó nhà thông thường trốn đi chơi (trông nó sạch sẽ hơn) và xử lý như trên là xong. Nếu là chó hoang thật thì bản chất thú hoang rất sợ người, mình đuổi là nó đi thôi, lớn tiếng đuổi, ném đá, hoặc xùy to là nó chạy. Trong trường hợp nó đông quá hoặc tợn quá chủ động tấn công mình, hay nó đi thành đàn ở nơi hoang vu thì lúc đó là lúc đàn chó đi săn mồi, lúc này chỉ có củ đậu bay, nhanh tay kiếm cành cây mà phang và chạy cho nhanh thôi, không thì toi mạng.

Với loại chó tây, hay chó phú quốc, hoặc loại chó nghiệp vụ đã được đào tạo thì chỉ có mấy kiểu. Mình đi vào đất của nhà nó, hoặc nơi nó bảo vệ ( ví như vụ rẫy cà phê trong Lâm Đồng năm 2009), trót gặp nó rồi thì nó sẽ chủ động sủa và tấn công mình. Mình cố gắng đừng làm gì cả, không chạy, đứng im và không nhìn vào mắt nó. Nếu rút lui êm thì từ từ rút, không thì cố gắng đứng im mà đợi chủ nó ra. Loại này nó không sợ gì đâu, chỉ nghe mỗi lệnh chủ và được dạy tấn công người có bài bản, nếu ta đứng im thì nó không làm gì, nếu khác đi em không dám chắc điều gì sẽ xảy ra nhưng em nghĩ sẽ rất tệ.

Hờ hờ, em nghĩ vậy, mong các bác chỉ giáo thêm.:LL :LL

neveralone
26-02-2010, 15:19
Duc Bill :Nếu là chó hoang thật thì bản chất thú hoang rất sợ người....
Nếu chó hoang là chó sói thì tính sao vậy ta...bác có chủ quan quá không vậy.

Red_Dao
05-03-2010, 22:47
Đúng như bạn greenline đã bày, chó sủa là chó không cắn. Mình xin bổ sung thêm 1 tý kinh nghiệm để bạn r0sy ngao du cho thoải mái nhé:
1. Giả tảng không quan tâm đến nó, nó sủa cứ làm bộ như không biết gì, việc mình mình làm. ....

2. Nếu có thể, cố gắng đừng kích động nó kể cả bằng hành động ngồi thụp xuống vác gạch đá choảng lại nó. Chắc chắn bọn nó sẽ bỏ chạy ra xa khi mình ngồi xuống nhưng sẽ sủa dai dẳng hơn nhiều. Và nhất là khi mình bắt đầu di chuyển là nó đuổi theo bụp. .....

3. Trường hợp con chó cứ đứng nhìn, không sủa thì bạn nên để ý mắt nó. Chó cũng có tình cảm và biểu cảm cả. Nếu con đó mắt đen thui sâu thẳm, nhìn vào chả có cảm tình gì mà đuôi lại cúp xuống thì nên coi chừng, việc mình mình cứ làm nhưng đừng bao giờ quay lưng lại nó quá lâu. Thứ này rất hay cắn lén. Còn con chó nhìn mắt ướt hay hơi nâu nhạt, mặt có vẻ như ngạc nhiên .....

Thân

Em rất thương chó nên nhất định ko ăn thịt chó. Vậy mà ko hiểu sao em đi đâu cũng gặp chó, nó ko chỉ sủa inh ỏi mà còn liếm chân em nữa mới sợ.
Em để ý thấy ko biết có phải do S.Gòn có quá trời quán "Cờ tây" hay ko mà dạo sau này ra đường hiếm khi thấy chó chạy rông, cũng ko thấy xe "SBC" như lúc ngày xưa, còn trên đường phượt thì gặp quá trời, nhất là ở Mai Châu, con nào con nấy to cao, chồm lên 1 cái gần tới mặt em
Mỗi lần thấy chó nhào đến sủa là em sợ đến thót tim liền co giò bỏ chạy chứ ko đủ bình tĩnh đứng im hay quan sát xem con đó :mắt đen thui, sâu thẳm.." hay "nâu nhạt" như bác sami bảo.
Sau mấy lần bị chó rượt vì cái tội bỏ chạy. Em nghe lời mẹ, mỗi lần gặp các chú là đứng chôn chân tại chổ. Nhưng hỡi ơi, đứng tại chổ còn sợ hơn cả chạy vì tụi nó cứ liếm chân em, đi vòng quanh rồi lườm lườm nhìn em, cá biệt hôm đi Hội An có 1 chú sau khi sủa, liếm, lườm liếc đã ngoắc đuôi đi theo em.
Trị chó sủa thì các bác đã mách nhiều cách còn chó liếm thì sao ạ? Vì đã nhiều lần em để ý thấy hễ ko chạy thế nào cũng bị liếm, em thì thích mặc váy, sợ ngày xấu trời nó tưởng chân em là xí quách đốp cho 1 cái thì toi..:((

KhungLongCoi
09-03-2010, 17:58
Em rất thương chó nên nhất định ko ăn thịt chó. Vậy mà ko hiểu sao em đi đâu cũng gặp chó, nó ko chỉ sủa inh ỏi mà còn liếm chân em nữa mới sợ.
Em để ý thấy ko biết có phải do S.Gòn có quá trời quán "Cờ tây" hay ko mà dạo sau này ra đường hiếm khi thấy chó chạy rông, cũng ko thấy xe "SBC" như lúc ngày xưa, còn trên đường phượt thì gặp quá trời, nhất là ở Mai Châu, con nào con nấy to cao, chồm lên 1 cái gần tới mặt em
Mỗi lần thấy chó nhào đến sủa là em sợ đến thót tim liền co giò bỏ chạy chứ ko đủ bình tĩnh đứng im hay quan sát xem con đó :mắt đen thui, sâu thẳm.." hay "nâu nhạt" như bác sami bảo.
Sau mấy lần bị chó rượt vì cái tội bỏ chạy. Em nghe lời mẹ, mỗi lần gặp các chú là đứng chôn chân tại chổ. Nhưng hỡi ơi, đứng tại chổ còn sợ hơn cả chạy vì tụi nó cứ liếm chân em, đi vòng quanh rồi lườm lườm nhìn em, cá biệt hôm đi Hội An có 1 chú sau khi sủa, liếm, lườm liếc đã ngoắc đuôi đi theo em.
Trị chó sủa thì các bác đã mách nhiều cách còn chó liếm thì sao ạ? Vì đã nhiều lần em để ý thấy hễ ko chạy thế nào cũng bị liếm, em thì thích mặc váy, sợ ngày xấu trời nó tưởng chân em là xí quách đốp cho 1 cái thì toi..:((

Chó liếm chắc không sao vì khoa học có nói là nước bọt chó có chất sát trùng, hồi nhỏ ai bị trầy tay chân chảy máu thường "bị" tụi bạn khuyên cho chó liếm mau lành. Chỉ sợ chó đi loanh quanh, hửi hửi rồi giơ 1 chân sau lên, lúc đó mới chết .....vì mùi.

Ducko
10-03-2010, 10:14
...có thể nó đang bị kích thích bởi 1 số khối màu lạ (vd như quần áo bơi, đồ vật có màu sắc sặc sỡ...) thì kệ thây nó. ...

Em không có ý kiến gì về các kinh nghiệm đối phó với chó, nhưng theo em biết thì chó mù màu.

dembienlanh
31-03-2010, 16:52
bác cứ đem nhiều xả bỏ quanh chỗ ngủ là rắn nó ko dám mò tới đâu

love_storm_279
31-03-2010, 22:11
bác chuẩn bị 1 mẩu da tê giác to hơn đồng xu,khi nào bị rắn độc cắn thì bác để miếng da vào chỗ bị cắn..da sẽ dính chặt như nam châm cho đến khi hết nọc độc thì nó tự nhả ra..dùng xong bác đem ngâm vào cồn rồi phơi khô để dùng tiếp

vecol
21-04-2010, 17:12
Chó liếm chắc không sao vì khoa học có nói là nước bọt chó có chất sát trùng, hồi nhỏ ai bị trầy tay chân chảy máu thường "bị" tụi bạn khuyên cho chó liếm mau lành. Chỉ sợ chó đi loanh quanh, hửi hửi rồi giơ 1 chân sau lên, lúc đó mới chết .....vì mùi.

Ah uhm gặp chó dại thì nước bọt chó có vi trùng dại nữa. Nhưng chó dại thường ko liếm, cắn thôi ah! :))

vecol
21-04-2010, 17:15
Đúng như bạn greenline đã bày, chó sủa là chó không cắn. Mình xin bổ sung thêm 1 tý kinh nghiệm để bạn r0sy ngao du cho thoải mái nhé:
1. Giả tảng không quan tâm đến nó, nó sủa cứ làm bộ như không biết gì, việc mình mình làm. Một lát sau nó chán hết sủa và tự lảng đi. Cái này mình đã thực hành với 1 số bầy chó loanh quanh khu Bình Tiên (Ninh Thuận). Mình đến nơi làng chài khi chủ vắng nhà, chó sủa cả bầy inh ỏi nhưng mình ngó lơ, cứ đi lăng quăng như không có nó. Một lúc sau nó chán, chả thèm sủa nữa. Cái này có kể trong topic Hòn Nhọn - Thác Bay - Bình Tiên rồi.

2. Nếu có thể, cố gắng đừng kích động nó kể cả bằng hành động ngồi thụp xuống vác gạch đá choảng lại nó. Chắc chắn bọn nó sẽ bỏ chạy ra xa khi mình ngồi xuống nhưng sẽ sủa dai dẳng hơn nhiều. Và nhất là khi mình bắt đầu di chuyển là nó đuổi theo bụp. Cái này mình bị ở Tà Xùa (Sơn La). Chó của dân tộc Mèo thì rõ là to, nó ra sủa bâng quơ lúc mình chụp đào và chè. Ghét mặt choảng cho nó mấy viên đá, nó chạy tít ra xa, sủa cầm chừng. Vừa leo lên xe máy phi đi, nó rượt cho, chạy té khói, suýt nữa lọt xuống rãnh thoát nước ven đường. Rõ điên cả ruột.

3. Trường hợp con chó cứ đứng nhìn, không sủa thì bạn nên để ý mắt nó. Chó cũng có tình cảm và biểu cảm cả. Nếu con đó mắt đen thui sâu thẳm, nhìn vào chả có cảm tình gì mà đuôi lại cúp xuống thì nên coi chừng, việc mình mình cứ làm nhưng đừng bao giờ quay lưng lại nó quá lâu. Thứ này rất hay cắn lén. Còn con chó nhìn mắt ướt hay hơi nâu nhạt, mặt có vẻ như ngạc nhiên khi thấy mình thì có thể nó đang bị kích thích bởi 1 số khối màu lạ (vd như quần áo bơi, đồ vật có màu sắc sặc sỡ...) thì kệ thây nó. Con này chắc chắn sẽ quan sát mình lâu, nhưng chắc chắn 1 điều là nó sẽ chả làm gì mình.

Còn trường hợp khác, mình chưa gặp, hehe
Thân

Chó không phân biệt được màu sắc đâu bạn ạ! TV trắng đen thôi!

highway1vn
21-04-2010, 18:17
Ngoài kinh nghiêm cua sami minh thấy chó cũng rất sợ người trừ mấy loại đã được huấn luyện nhiều khi thấy nó chạy tới mình lại lao về phía nó cho nó sợ mặc dù mình còn sợ hơn hehe. nếu đông quá thì phải chạy thật nhanh chó không đuổi quá 200 m đâu

Chim của trời
27-04-2010, 03:51
@chó: gặp loại này cứ quát thật to, nắn gân nó như bá kiến nắn gân chí phèo í , sau đó tùy cơ mà ứng biến, thường chó hay chú ý đến kích cỡ của đối phương, vì thế ngồi xuống chỉ là biện pháp đối với những con chó nhát gan, với bọn chó dữ thì nó cóc sợ đâu, tốt nhất là khi nó xồ ra thì hơi cúi khom người xuống dạng chân ra và khua tay sao cho trông thật to lớn, đồng thời quát to, là mấy chú phải chùn, kô dám cắn, sau đó thì lựa mà lùi dần ra xa, chó không dám cắn ai nếu ở xa nhà đâu, trừ chó dại :D ( xem đến thượng đế cũng phải cười, loài linh cẩu nó sợ người nào cao hơn 2 lần nó là có thật đấy ) mình bị chó cắn nhiều, rồi nuôi được 2 con chó hung dữ nên cũng kô sợ lắm . Còn đối với chó bécgiê ý, bọn này hung dữ , nếu ở trong nhà nó thì khó tránh khỏi bị nó tợp, tốt nhất là quát to vài cái tên, biết đâu trúng tên nó là nó cũng dịu .còn thấy nó lao vào 1 cách hung hăng thì tốt nhất là quay lưng vào, vì loài này nó hay chồm lên cắn cổ ý, quay lưng vào nó chả biết cắn chỗ nào nên chỉ tợp qua loa thôi, rồi mà chờ chủ nó ra, chủ nó không ra thì đành phải chiến đấu thôi, đấm đá vô tư nó sẽ thua, nhưng ta thiệt . (mình từng bị 1 con bec giê đức lao vào, mình quay lưng lại nó kô biết tợp đâu nên tợp ngang hông, đi 1 miếng cạp quần bò, hú hồn may mà chủ nó ra kịp, loài này tốt nhất đừng có vào nhà nó )
@rắn : không được nặn vết thương, sơ cứu = cách rạch vết thương và dùng miệng hút là chuẩn rồi . tốt nhất là tìm 1 trung tâm y tế gần đấy

dlnguyen
27-04-2010, 18:34
Ở bên Mẹo phượt post rồi, hóa ra vào đây vẫn lại thấy bàn thịt chó với thịt rắn thứ nào ngon hơn, thôi để em góp lại vài nhời

Về chuyện rắn thì nhiều, cách tốt hơn hết là đề phòng...ko để bị nó cắn :)

ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN

Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước... Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:

- Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống
- Dùng cành cây khua khắng vào bụi rặm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây.
- Mang giày ống hoặc mặc quần áo rộng, dài, dày...
- Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó.
- Tìm hiểu các tập tính và biết các phân biệt các loại rắn, nhất là rắn độc.
- Biết các sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn.


Do tác hại khác nhau của nọc độc từng loại rắn, cho nên khi một người bị rắn cắn, các bạn hãy cố gắng xác định đó là loài rắn gì? Độc hay không độc? Nếu là rắn độc thì nó thuộc loại nào?

DỰA VÀO VẾT CẮN

- Rắn độc: rắn độc thường để lại hai vết răng nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, nọc càng ngấm thì càng đau và sưng nhiều, chỗ hai vết nanh bầm tím.
- Rắn không độc: Vết cắn của rắn không độc thì để lại đầu của hai hàm răng, nhưng không thấy dấu của răng nanh, vết cắn chảy máu.

Một loại rắn độc đều có một cấu trúc răng và móc độc khác nhau, cho nên vết cắn để lại trên mình nạn nhân cũng khác nhau, nếu có kinh nghiệm, dựa vào dấu răng, người ta có thể chẩn đoán loại rắn đã cắn.
Ví dụ như dựa vào địa hình, địa thế, triệu chứng:

DỰA VÀO ĐỊA THẾ
Theo tập tính và nơi ở của rắn, chúng ta thường gặp
- Rắn hổ nơi đồi núi, gò đống, bụi rậm, nơi cao ráo... Khi cắn, thường ngóc cao, bành cổ, thở phì phì.
- Rắn mai gầm thường sống nơi ẩm ướt, ban đêm thường kiếm ăn theo bờ ruộng ẩm.
- Rắn lục xanh thường sống nơi bờ cỏ, bụi cây.
- Rắn chàm quạp thường sống ở các vùng đất đỏ, đồn điền cao su, rừng cát ven biển... hay nằm bên lề đường, ban đêm khi gặp người đi ngang thì phóng tới cắn và ngậm rất chặt, phải đá mạnh chân mới văng ra, cắn xong răng còn dính lại. Ban ngày, chàm quạp chỉ cắn khi cần tự vệ, cắn xong là bỏ chạy ngay nên không để lại răng.


DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG CỦA NẠN NHÂN

Thành phần hóa học của mỗi loại nọc rắn khác nhau, do đó tác động sinh học trên cơ thể nạn nhân cũng khác nhau.
Người ta thường phân biệt nọc rắn thành hai nhóm chính

1. Nhóm độc tố máu (hermorragin): Tác động chủ yếu liên hệ tim mạch, gây phân giải hồng cầu, đông máu và chảy máu, làm co huyết quản, gây trụy tim... Gồm nọc của các loài thuộc họ Rắn lục (viperideae),rắn rung chuông (crotalidac)

2. Nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin): Tác động chủ yếu liên hệ thần kinh, hô hấp. Gây liệt tay, liệt cơ hoành, cuối cùng ngạt thở và chết... Gồm các loại Rắn biển (hydrophydac) Rắn hổ (elapidac)


Một số phương pháp cấp cứu khi bị rắn cắn:

CƠ BẢN

Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tĩnh, càng ít cử động chổ bị rắn cắn càng tốt. Nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu điều đó có thể được). Cấp cứu nạn nhân theo trình tự sau:
1- Đặt garrot cách vết cắn 5-10 cm về phía tim. (Để cho máu lưu thông nuôi phần dưới) rồi cột lại.
2- Tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng, nước vôi, nước phèn, nước có chất chua, chất chát, thuốc tím...
3- Dùng dao nhọn, bén sạch, rạch rộng chỗ 2 vết nanh thành 2 hình chữ thập. Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng (nếu miệng không có vết trầy xướt, sâu răng... )
Lưu ý: Nếu vết cắn đã trên 30 phút thì không cần hút, vì không ích lợi gì mà đôi khi còn có hại thêm

Các bạn có thể dùng “cục hút nọc” bào chế từ một miếng sừng hươu nai hầm lâu trong nồi kín, đặt tại vết cắn để trung hòa lượng nọc.
Tác dụng của nọc rắn nhanh chóng và chỉ xảy ra trong môi trường trung tính hay axit, vô hiệu lực trong môi trường kềm. Do đó các chất sau đây có tác dụng làm hư hủy nọc rắn: Cloramin T, thuốc tím, tanin, saponin, papain (trong mủ đu đủ), bromelin (trong quả dứa) than hoạt tính, dịch tụy tang, nước vôi, nước javel...


ĐIỀU TRỊ
- Tiêm huyết thanh kháng nọc (nếu có - mà thường thì khó có ngay )
- Cho nạn nhân uống rượu hội và viên hội. Rượu hội thì cứ 10-30 phút uống một chung. Viên hội thì viên đầu cho nạn nhân nhai ra xác đắp vào vết cắn và ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, liên tiếp trong 3 ngày.
Vì rượu hội là một bài thuốc rất hiệu nghiệm, chữa được hầu hết các loại nọc rắn, các bạn nên chuẩn bị sẵn trước khi đi thám hiểm hay vào những nơi hoang dã


Các vị thuốc tự nhiên, theo kiểu vớ được gì dùng nấy :D

Đắp thuốc tại chỗ:
Dùng các cây cỏ có tanin như: Ổi, Sim, Mua, Lựu, Sung, Trà (chè)

Làm ấm cơ thể:
Bằng các loại cây như: Quế, Gừng, Tía tô, Tỏi, Đại hồi, Đinh Hương, É Tía, Lá Lột, Kinh Giới, Trà Đậm.

Chống co thắt phế quản:
Dùng các cây như; Cà độc dược, Bối mẫu, Bán hạ, Nam Mộc Hương.

Chống đau nhức:
Đắp lại tại chỗ những vị thuốc tươi có chất nhầy như; Bông Bụp; Muồng trâu, Mồng tơi, Bồ ngót, Rau Lang, Nhớt họng gà...

Chống viêm nhiễm về sau:
Lá Móng tay, Phèn đen, Vú bò, Xuyên tâm liên, Cam thảo nam, cỏ Lưỡi rắn, Mần trầu, Nghệ, Vòi voi, Sài đất, Đọt sậy.

Khai thông đường dẫn thoát (gan, mật, ruột)
Hà thủ ô, Muồng trâu, Đại hoàng, Nghề răm, rau Má, rau Sam, cỏ Tranh, Dứa dại, Bìm bìm, Rau Đắng


Em luôn mang theo kim trong hành trang đi bụi,ngoài khâu vá, là đề phòng, trộm vía chưa phải dùng đến cách này :D

THÍCH HUYỆT:
Trường hợp rắn độc cắn vào bàn tay. Làm cho bàn tay và bàn chân sưng phù, càng to... Hãy dùng kim lớn (kim tam lăng hay kim tiêm lớn bằng thép không rỉ) thích cho dịch độc tiết nhanh ra ngoài, tránh gây hoại tử.
- Bàn tay sưng phù thì thích vào huyệt Bát tà (bên tay sưng)
- Bàn chân sưng phù thì thích vào huyệt Bát Phong (bên sưng)

Vị trí huyệt Bát tà: Ở các khe ngón tay trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi tay có 4 huyệt.

Vị trí huyệt Bát Phong: Ở các khe ngón chân bờ trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi chân có 4 huyệt.

Phương pháp thích: Sát trùng kim thích và vùng huyệt. Bàn tay hay bàn chân bên sưng để xuôi. Tay phải cầm kim thích nhanh vào các huyệt định châm, mũi kim hướng lên mu bàn tay hay bàn chân. Tùy theo sưng to hay nhỏ để quyết định thích sâu hay cạn (từ 5-15 mm). Làm cho dịch độc (có thể lẫn cả máu) chảy xuống là được. Sau khi thích xong, dùng tay nhẹ nhàng ép cho dịch chảy xuống. Nếu sau đó, dịch độc tăng làm sưng trở lại thì tiếp tục thích như trên. Một ngày có thể thích 2-3 lần. Sau 1-2 ngày sẽ bớt sưng.
Khi thích huyệt, đồng thời nên cho uống các bài thuốc giải nọc.


CÁC MÔN THUỐC KHÁC

- Nếu giết được con rắn, sau khi đã thực hiện các biện pháp cấp cứu, mổ ruột con rắn lấy gan và mật đắp lên vết cắn, sẽ nhanh chóng giảm đau
- Bắt 7-9 con rệp nuốt sống với nước sôi để nguội, sau 10 phút sẽ giảm đau nhức. Những người đi rừng thường bắt rệp bỏ vào chai nhỏ mang sẵn theo trong mình, nếu bị rắn cắn thì lấy ra uống đồng thời bóp nát vài con rệp bôi vào vết cắn để cấp cứu.
- Dùng dịch âm đạo của phụ nữ bôi lên (Có thể các bạn sẽ cười nhạo hai cách trên đây, nhưng tác giả đã thấy tận mắt trên 3 người được cứu bằng những phương pháp này)
- Tìm một trong những cây sau đây, nhai hay giả với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn: Bồ cu vẽ, Bảy lá một hoa, Chua ngút, rễ và lá Đu đủ, Răm nghề, Cát đằng, ban nhật, Ớt...


Riêng chuyện về chó, em hay mang dao, súng, riềng mẻ và mắm tôm. (c)


Chúc vui và bình an.


Tổng hợp.

Tuanbeo4488
28-04-2010, 18:22
Em ko ngán chó lắm , chó nó mà cắn em , em là em .... cắn lại 1 miếng thịt chó ngay ;) Còn rắn thì em sợ nhất :(

moophat
03-05-2010, 18:40
Xem bài
Đúng như bạn greenline đã bày, chó sủa là chó không cắn. Mình xin bổ sung thêm 1 tý kinh nghiệm để bạn r0sy ngao du cho thoải mái nhé:
1. Giả tảng không quan tâm đến nó, nó sủa cứ làm bộ như không biết gì, việc mình mình làm. Một lát sau nó chán hết sủa và tự lảng đi. Cái này mình đã thực hành với 1 số bầy chó loanh quanh khu Bình Tiên (Ninh Thuận). Mình đến nơi làng chài khi chủ vắng nhà, chó sủa cả bầy inh ỏi nhưng mình ngó lơ, cứ đi lăng quăng như không có nó. Một lúc sau nó chán, chả thèm sủa nữa. Cái này có kể trong topic Hòn Nhọn - Thác Bay - Bình Tiên rồi.

2. Nếu có thể, cố gắng đừng kích động nó kể cả bằng hành động ngồi thụp xuống vác gạch đá choảng lại nó. Chắc chắn bọn nó sẽ bỏ chạy ra xa khi mình ngồi xuống nhưng sẽ sủa dai dẳng hơn nhiều. Và nhất là khi mình bắt đầu di chuyển là nó đuổi theo bụp. Cái này mình bị ở Tà Xùa (Sơn La). Chó của dân tộc Mèo thì rõ là to, nó ra sủa bâng quơ lúc mình chụp đào và chè. Ghét mặt choảng cho nó mấy viên đá, nó chạy tít ra xa, sủa cầm chừng. Vừa leo lên xe máy phi đi, nó rượt cho, chạy té khói, suýt nữa lọt xuống rãnh thoát nước ven đường. Rõ điên cả ruột.

3. Trường hợp con chó cứ đứng nhìn, không sủa thì bạn nên để ý mắt nó. Chó cũng có tình cảm và biểu cảm cả. Nếu con đó mắt đen thui sâu thẳm, nhìn vào chả có cảm tình gì mà đuôi lại cúp xuống thì nên coi chừng, việc mình mình cứ làm nhưng đừng bao giờ quay lưng lại nó quá lâu. Thứ này rất hay cắn lén. Còn con chó nhìn mắt ướt hay hơi nâu nhạt, mặt có vẻ như ngạc nhiên khi thấy mình thì có thể nó đang bị kích thích bởi 1 số khối màu lạ (vd như quần áo bơi, đồ vật có màu sắc sặc sỡ...) thì kệ thây nó. Con này chắc chắn sẽ quan sát mình lâu, nhưng chắc chắn 1 điều là nó sẽ chả làm gì mình.

Còn trường hợp khác, mình chưa gặp, hehe
Thân
Lớp ĐH em mới đi Cúc Phương về,nhân tiện lên đây hỏi chỗ sửa con dao Leatherman vào góp chuyện tí
-Lúc mua vé ở cổng vườn,thấy cái nội quy dài dài chẳng thằng nào thèm đọc,mỗi mình nhớ là ở dòng nội quy cuối có ghi: quý khách vui lòng ko trêu mấy con chó canh ở khung trung tâm + 1 đoạn "tâm tính bất thường,chó rừng,nguy hiểm" gì đấy.
-Đi vào nhận nhà sàn ở,ăn uống,lửa trại bình thường.Chó có 3 con,lúc còn lửa hay đèn thì khá thân thiện,hình như có mấy đứa còn xoa đầu,cho chúng nó ăn.Chính tay em cậy cửa vào chỗ chất củi của khu dịch vụ(thiếu kinh nghiệm, đốt lửa to quá thành ra hết nhanh,túng bấn làm liều.....) mà chúng nó chỉ.... nhìn chứ chả phản ứng gì.:)
-Nửa đêm,2h,em xách đèn pin xuống bốc khoai vùi dưới đống tro lửa trại để sáng ra cả lũ có cái mà ăn(chính tay mình vùi,dặn ko thằng nào đc lấy sớm mới đau......).3 anh ý chạy ra,anh bé nhất xộc ra gần trước mặt mình sủa ầm ầm.Tự nhủ chó sủa thì chả cắn đâu,chắc lọ mọ ban đêm nó bực thôi> định cúi xuống nhặt tiếp.Vừa quay lưng ra lập tức nghe tiếng gầm gừ...... lạnh cả sống lưng,1 con vẫn sủa,nhưng 2 con to nó đứng đằng sau,ko sủa 1 tiếng nào,trợn mắt nhe răng như...... cho sói.:gun
-Nhớ lại cái nội quy,hãi gần chết,từ từ quay đèn pin ra khỏi mắt chúng nó,đi lùi về nhà sàn(may ko vấp chân vỡ đầu.....).Độ 1 tiếng sau kéo 2 3 thằng nữa xuống,thấy chúng nó ngủ mới lò mò ra nhặt động...... khoai than.Chẳng may em làm rơi thanh củi,lần này thì cả 3 con từ từ đứng dậy...... lườm,chẳng anh nào sủa nữa,chỉ 1 anh gầm gừ......Lại tiếp tục bài từ từ đi lùi về,chấp nhận mất ăn.X(

Vậy câu hỏi đặt ra là đã ai gặp phải cái tình huống...... quái đản như thế chưa.Giá kể không có cái dòng nội quy thì bọn em cũng máu liều cầm gậy gộc dao kéo xuống kiếm ăn.Đằng này....... Đem rõ 1 túi khoai to tướng mà sáng ra còn toàn than là than,lại tốn tiền đi ăn sáng,đến nhục.Hi vọng ai biết cách đối phó thể loại này thì chia sẻ để lần sau có gặp em còn đỡ bị mất ăn:help

LinhEvil
04-05-2010, 10:57
Vậy câu hỏi đặt ra là đã ai gặp phải cái tình huống...... quái đản như thế chưa.Giá kể không có cái dòng nội quy thì bọn em cũng máu liều cầm gậy gộc dao kéo xuống kiếm ăn.Đằng này....... Đem rõ 1 túi khoai to tướng mà sáng ra còn toàn than là than,lại tốn tiền đi ăn sáng,đến nhục.Hi vọng ai biết cách đối phó thể loại này thì chia sẻ để lần sau có gặp em còn đỡ bị mất ăn:help

1. Mua cân khoai nướng sẵn từ Hà Nội mang đi!

2. Nếu ko muốn khoai thành than thì đi ăn trộm cũng phải biết mang mướp nướng đi vứt cho chó ăn... ( không có mướp nướng thì xúc xích ĐỨc cũng được ồi)

moophat
04-05-2010, 11:01
2. Nếu ko muốn khoai thành than thì đi ăn trộm cũng phải biết mang mướp nướng đi vứt cho chó ăn... ( không có mướp nướng thì xúc xích ĐỨc cũng được ồi)
Em cũng muốn thử ném cái gì ra cho nó ăn,nhưng khốn nỗi là có xúc xích ,nhưng trước đó lúc đốt lửa cả người và chó phè phỡn ăn hết rồi=))=))

shogun
04-05-2010, 12:22
em là em chả tin cái này, rắn thì sợ gì lợn , có mà lợn gọi rắn bằng cụ ấy chứ, con trâu mà dính rắn cắn còn lăn đùng ra nói gì con lợn

có bác nào thử nghiệm đi rồi báo kết quả cho mọi người biết với

hehehe, cái này lạ à nhe, chưa nghe bao gời dù sống ở quê từ nhỏ. chắc là phải luộc cái đuôi heo đó trước đi đến nơi mà răn không cắn thì ta căn cái đuôi heo ăn mừng hehehe

ollo
07-09-2010, 22:01
http://www.chongdoc.org.vn/chongdoc/content/view/28/41/lang,vn/
Đề phòng rắn cắn
Mặc dù trong hai họ rắn thường gặp ở nước ta, rắn hổ có thể chủ động tấn công người nhưng trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe doạ). Trong lao động để tránh được hoàn toàn không bị rắn cắn là rất khó. Các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn:

*
Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất.
*
Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm.
*
Cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
*
Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.
*
Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không đe doạ rắn, không cầm, không trêu rắn ngay cả khi rắn đã chết. Đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
*
Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.
*
Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.
*
Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình.
*
Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không, nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tuờng xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).
*
Để tránh bị rắn biển cắn, người dân chài không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu. Có thể dễ nhầm lẫn khi phân biệt giữa đầu rắn và đuôi rắn. Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.

ollo
07-09-2010, 22:03
http://www.chongdoc.org.vn/chongdoc/content/view/28/41/lang,vn/
Các thông tin khác có thể có ích với các bạn
1. Rắn độc và rắn không độc:
*
Phân biệt rắn độc và rắn không độc nhiều khi rất khó. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình “khúc vàng khúc đen”), rắn cạp nia (thân mình “khúc trắng khúc đen”), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác).
*
Rắn độc có thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt (một số trường hợp hiếm gặp thì tiêm trực tiếp tĩnh mạch) dẫn nọc độc vào cơ thể nạn nhân. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.
2. Nọc độc:
Thành phần nọc độc: bao gồm rất nhiều chất độc khác nhau.
Số lượng nọc độc được bơm khi bị cắn:
*
Số lượng nọc độc rất thay đổi, tuỳ thuộc nhiều yếu tố: loại rắn, kích cỡ con rắn, mức độ vết thương cơ học, một răng độc hay cả hai cùng xuyên qua da, số nhát cắn. Bản thân con rắn cũng có thể tự kiểm soát việc nọc độc có được tống ra khi cắn hay không. Có không ít các trường hợp bị rắn độc cắn mà số lượng nọc độc được bơm ít, không đủ gây ngộ độc (gọi là “vết cắn khô”). Ví dụ, có tới 30 % trường hợp rắn hổ mang cắn bệnh nhân không có biểu hiện ngộ độc. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên chủ quan.
*
Tuy nhiên rắn độc không bao giờ hết nọc độc, kể cả sau khi đã cắn nhiều lần, rắn cũng không trở nên ít độc hơn sau khi ăn mồi.

3. Nọc rắn xâm nhập vào cơ thể và gây ngộ độc như thế nào ?
*
Trong hầu hết các trường hợp nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường vận chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động. Nếu nạn nhân, đặc biệt vùng cơ thể bị cắn không hạn chế vận động thì nọc sẽ xâm nhập nhanh hơn.
*
Nạn nhân sẽ nhanh chóng bị ngộ độc hơn, ngộ độc nặng hơn nếu: vết thương sâu, nhiều nọc độc, loại rắn độc hơn, cơ thể nhỏ bé, sức khoẻ của nạn nhân đang không tốt và đặc biệt nạn nhân vận động nhiều sau khi bị cắn.
*
Các triệu chứng thường xuất hiện sớm, nhanh chóng và gây nguy hiểm cho nạn nhân, dễ tử vong: biểu hiện về thần kinh (thường là liệt, trước tiên thường là mắt không thể mở to, đau họng, khó nuốt, nói khó, sau đó là khó thở), tim mạch (thường là loạn nhịp tim).

4. Các loại rắn độc thường gặp ở nước ta:

Họ rắn hổ:

*
Rắn hổ mang: rắn hổ mang thường, hổ mang chúa.
*
Rắn cạp nong, cạp nia.
*
Rắn biển.
*
Nguy hiểm thường là do gây liệt (gây khó thở), loạn nhịp tim, tổn thương các cơ, tổn thương vùng vết cắn lan rộng, suy thận.

Họ rắn lục:

*
Rắn lục xanh, rắn choàm quạp.
*
Nguy hiểm thường do làm nạn nhân dễ bị chảy máu, tổn thương vùng vết cắn lan rộng, tổn thương cơ, suy thận.

ollo
07-09-2010, 22:05
http://www.chongdoc.org.vn/chongdoc/content/view/28/41/lang,vn/
Sơ cứu rắn độc cắn:
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
Mục tiêu của sơ cứu:

*
Làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.
*
Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, chữa các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
*
Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu).
*
Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !

Các bước sơ cứu nên làm là:

*
Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
*
Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
*
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
*
Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Kỹ thuật băng ép bất động:

*

Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
*

Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập).
*

Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.
*

Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay với nẹp.
*

Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:

* Băng ép bàn tay, cẳng tay.
* Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay.
* Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

*

Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
*

Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.
*

Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Không sử dụng các biện pháp sau:

Garô:
Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.

Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn:
Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm)

Hút nọc độc:
Không có lợi ích.
Các nhà sản xuất thiết bị hút đặc biệt ủng hộ việc dùng các sản phẩm của họ nhưng không đáng tin cậy. Các thiết bị hút này không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.

Gây điện giật:
Chưa bao giờ được chứng minh có lợi ích. Có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.
Gây điện giật trong sơ cứu rắn cắn mặc dù được các nhà sản xuất thiết bị này ủng hộ nhưng sự thật cũng không đem lại lợi ích.

Chườm đá (chườm lạnh)
Đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại.

Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo:
Không có ích lợi, nếu đắp tại vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân. Nhiều thuốc y học dân tộc dùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân: gây co giật (vì có chứa mã tiền) mặc dù không chữa được liệt, gây đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng (sau đó là mất nước, mất muối, bị sốc) hoặc tắc ruột vì táo bón,…

Sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”
Không có tác dụng.
Cố gắng bắt hoặc giết rắn
Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.
Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn.
Người dân địa phương có thể rất tự tin về các biện pháp chữa trị truyền thống hoặc thuốc dân gian của họ nhưng họ không được phép làm chậm trễ việc sơ cứu và vận chuyển bệnh nhân hoặc làm hại thêm cho bệnh nhân.

ollo
07-09-2010, 22:27
Rắn, chó ... và cả người
Cứ thủ một cây gậy bằng tre đực nhỏ, dài tầm 1.2 m ... lơ tơ mơ là cứ vạng thẳng cánh.
Đi vào rừng, chỗ nào lạ, hoang vu cứ cầm gậy khua trước, nhất là những chỗ nào ẩm ướt, nhiều khe, hốc
Mà đánh rắn phải dùng gậy đàn hồi, và xác định là một đập ăn luôn, chứ gậy sắt, gậy cứng là nó khó dính đòn lắm, và dễ bị khợp lại.

taduong08
17-09-2010, 07:06
"
3. dùng cây thuốc có thể xung quanh để cầm cự, như các bác đã nói ở trên đấy ạ. trường hợp không biết cây nào là thuốc cây nào không thì các bác cứ việc vơ đại nắm cỏ, nắm lá mà nhai rồi đắp. xứ Nam ta cây nào cũng là cây thuốc cả ( trừ cây lá ngón ) "

Lá ngón cũng là thuốc mà nhưng mà là thuốc độc :D, công nhận đi rừng sợ rắn rít lắm nó ngoạp phát là ốm đòn, nhưng theo lý thuyết thì cách hang rắn 7 bước kiểu gì cũng có thuốc chữa...^^

shogun
17-09-2010, 13:22
Dành riêng cho các pác sợ chó,

Em thấy nên mượn cái lọng bắt chó của mấy thằng chó tặc đem theo thì em nghĩ chả có con nào đủ can đảm đứng lại sủa đâu các pác à =)) =))=))

duongmai
17-09-2010, 13:38
Nhà em có ông Bác có cách chứa rắn cắn rất hiệu quả.cách làm như sau:
KHi bị rắn cắn các bạn bình tĩnh không lo sợ.không di chuyển
garo ngăn không cho máu về tim nhanh
rạch vết thương cho máu chảy bớt nhưng không để làm mất máu quá nhiều
dùng cây sau nhai và nuốt nước lấy bã đắp vào vết cắn (mà tớ quên mất tên cây này bạn nào biết chỉ tớ cái ,cây này ở xó nào cũng có )quanh chỗ rắn cắn chắc chỉ cẩn đi 4 bước là lần được
https://ca5.upanh.com/13.428.17651269.bAH0/p1110169.jpg
https://ca6.upanh.com/13.428.17651270.wuR0/p1110167.jpg
rồi sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở ý tế gần nhất.
Mặc dù bác tớ chữa cho rất nhiều người khỏi rồi nhưng bệnh viện vẫn là nhất hihi
chúc các phượt gia an toàn

shogun
17-09-2010, 14:37
Bạn duongmai cho mình hỏi là người bị rắn cắn nhai hả bạn và nhai ở phần nào của cây , thân , lá, hoa hay đào rễ lên nhai vậy . .. cảm ơn

duongmai
18-09-2010, 11:43
Sorry vì không nói rõ .Lấy lá của nó bạn ạ.Tất nhiên là người bị rắn cắn nhai rồi,cây tươi mới có tác dụng mạnh.nếu các bạn đi phượt ở rừng núi thì đừng quên mang theo nhé,các bạn sử dụng cây này sẽ bảo toàn mạng sống 100% lun(bác tớ bảo thế)kể cả bị rắn cắn vào chỗ hiểm.Cây này xó nào cũng có, tụi trẻ con hay lấy hoa của nó đáp nhau vì nó dính vào quần áo.

manchester81
17-01-2011, 23:55
Riêng về phần chó thì e chả bao h sợ bố con con dog nào hết :D

Giống chó là chúa trị cạy gần nhà bao h cũng hùa ra sủa và như trực cắn người nhưng nó chỉ dọa đòn cho người nào yếu bóng vía co giò chạy là y như rằng nó dí theo tợp đít hoặc chân của người đó. Vậy nên khi nó sủa và trực sổ vào cắn mình, cần bình tĩnh vờ ngồi thụt lại rồi vớ hòn gạch or cái gì đó =)) là nó chạy mất dép. Còn ko gạch hay đá thì lấy tạm ... dép hay giầy của mình cũng okie :D.

UAZ_469b
19-01-2011, 08:45
Thần chú Mường trị chó dữ

Bài này em lụm trên mạng, dùng mà không linh cũng đường oán trách giận hờn gì em nhớ :D

Trước nhất các bạn đi vào chơi nhà ai mà các bạn sợ chó dữ, hay các bạn về các làng, mà muốn tránh được cái nạn chó cắn, thì cho dù chó dại mặc dầu cũng không thể nào dám xô vào gần người các bạn được, chỉ dám đứng tận xa mà sủa thôi.

Cách làm : Khi bạn muốn vào nhà ai có chó dữ, ngoảnh mặt về phương Nam, dậm chân trái 3 cái, tay trái bắt quyết Dần " cung Dần " ở ngón tay trái để gần miệng đọc câu thần chú : Phi lùng hố oai, phù mao hổ cái, thiên binh sản chiều đồng lai cẩn ảo, một hơi 3 lần, không được để lưỡi chạm răng khi đọc chú.

Các bạn thử áp dụng xem có linh không nhé.

dovesky
19-01-2011, 11:18
Áp dụng phương pháp của bạn xong chắc đi vô viện pasteur là vừa. Khó nhớ, khó làm, mà lúc gặp chó dữ thì tinh thần chẳng còn đủ để đọc câu thần chú này nữa...^^

Đen
19-01-2011, 11:26
Hic...Bác có bản dịch tiếng Kinh thì cho em xin, chớ lỡ gặp chó Kinh mà lấy thần chú Mường ra niệm hông biết có "ăn đờn" không đây :-)

hoa mua dong
19-01-2011, 11:27
Thần chú Mường trị chó dữ

Bài này em lụm trên mạng, dùng mà không linh cũng đường oán trách giận hờn gì em nhớ :D

Trước nhất các bạn đi vào chơi nhà ai mà các bạn sợ chó dữ, hay các bạn về các làng, mà muốn tránh được cái nạn chó cắn, thì cho dù chó dại mặc dầu cũng không thể nào dám xô vào gần người các bạn được, chỉ dám đứng tận xa mà sủa thôi.

Cách làm : Khi bạn muốn vào nhà ai có chó dữ, ngoảnh mặt về phương Nam, dậm chân trái 3 cái, tay trái bắt quyết Dần " cung Dần " ở ngón tay trái để gần miệng đọc câu thần chú : Phi lùng hố oai, phù mao hổ cái, thiên binh sản chiều đồng lai cẩn ảo, một hơi 3 lần, không được để lưỡi chạm răng khi đọc chú.

Các bạn thử áp dụng xem có linh không nhé.

Hay!!! ^^

Mà em nghĩ có 2 vấn đề ở đây bác ạ

- anh em chủ yếu gặp chó của người kinh, thắc mắc không biết chó ở kinh với chó ở mường có hiểu tiếng nhau không, bác cứ rầm rì tiếng mường nó chẳng hiểu, tức mình nó phập còn ghê hơn ^^

- bác tới nhà người ta, cứ đứng giậm chân giậm cẳng, bốn độn, miệng lẩm bẩm, chó chưa ra cắn, chủ nhà đã vác cây ra đập rồi. Cái này còn ghê hơn chó cắn, hehe

Đề nghị bác thực hành trước và gởi kết quả cho anh em.

trungcao
28-01-2011, 13:20
Hay!!! ^^

Mà em nghĩ có 2 vấn đề ở đây bác ạ

- anh em chủ yếu gặp chó của người kinh, thắc mắc không biết chó ở kinh với chó ở mường có hiểu tiếng nhau không, bác cứ rầm rì tiếng mường nó chẳng hiểu, tức mình nó phập còn ghê hơn ^^

- bác tới nhà người ta, cứ đứng giậm chân giậm cẳng, bốn độn, miệng lẩm bẩm, chó chưa ra cắn, chủ nhà đã vác cây ra đập rồi. Cái này còn ghê hơn chó cắn, hehe

Đề nghị bác thực hành trước và gởi kết quả cho anh em.

Đọc đoạn này em cười muốn vỡ bụng...Giống câu chuyện 1 ông Tây vô miếu cầu nguyện thì lăn đùng ra chết....Vì ông nguyện bằng tiếng Anh nên bị thần vật...Ha ha...

Về rắn thì em ko nhiều kinh nghiệm. Chú yếu là đi cố gắng tạo tiếng động để rắn đi xa. Rắn độc đa phần màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

Về chó thì em cũng hên - xui. Có lúc điên lên em dí tụi nó chạy mất tiêu, nhưng có lúc bị tụi nó dí hụt hơi. Nhưng em chỉ quay đầu chạy khi biết chắc mình chạy thoát, còn lại đa phần "cảnh giác cao độ" khi qua mặt tụi nó. Chân lúc nào cũng thủ - đang đi xe máy nhé. Còn đi bộ thì cuối xuống nhặt càng nhiều đá càng tốt, kiếm thêm cây gậy nữa là ok. Lưu ý là đối với chó ta thôi nhé. Chó Tây thì phải đợi chủ của nó ra mới giải quyết đc. Vì nếu trong một phút "không kiềm chế", mình giáng cho"ẻm" một viên đá - lòi con mắt hay gãy cái răng thì lại phải bỏ tiền ra đền nữa ah.
Good luck to us!!!

Sói xám
23-03-2011, 16:06
Nhà em có ông Bác có cách chứa rắn cắn rất hiệu quả.cách làm như sau:
KHi bị rắn cắn các bạn bình tĩnh không lo sợ.không di chuyển
garo ngăn không cho máu về tim nhanh
rạch vết thương cho máu chảy bớt nhưng không để làm mất máu quá nhiều
dùng cây sau nhai và nuốt nước lấy bã đắp vào vết cắn (mà tớ quên mất tên cây này bạn nào biết chỉ tớ cái ,cây này ở xó nào cũng có )quanh chỗ rắn cắn chắc chỉ cẩn đi 4 bước là lần được
https://ca5.upanh.com/13.428.17651269.bAH0/p1110169.jpg
https://ca6.upanh.com/13.428.17651270.wuR0/p1110167.jpg
rồi sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở ý tế gần nhất.
Mặc dù bác tớ chữa cho rất nhiều người khỏi rồi nhưng bệnh viện vẫn là nhất hihi
chúc các phượt gia an toàn

Đây là cây hoa xuyến chi.

thienson
23-03-2011, 16:16
Theo em trên đường phượt rủi gặp chó dại với rắn độc đuổi cắn mà áp dụng hết cách trên hù nó cũng chẳng ăn thua gì thì cũng đừng nên chạy làm gì.
Vì có chạy cũng bị nó cắn nên kệ nó muốn làm gì thì làm:D


@UAZ_469b:

Em thấy phương pháp của bác có vẻ khả thi nhưng mỗi tội khó nhớ thật.
Em đọc trẹo cả quai hàm mà chả thuộc,hehe.Không khéo lúc gặp nó rối lên thì không gọi:" Vừng ơi mở cửa" mà cứ gọi "Đậu ơi mở cửa" thì chí nguy:D

Advertiser
24-03-2011, 21:14
Nghe các bác nói chuyện vui quá :))
Em xin góp vài í kiến thế này:

1. Tránh rắn:
- Cảnh giác các chỗ bụi rậm, hang hốc tối. Mang theo một cái que dài để xua nó đi là được, mình không trêu chọc bọn nó thì nó cũng chả tốn nọc cho mình đâu :D
- Tránh đi rừng vào ban đêm, là lúc bọn rắn rết đi kiếm mồi. Đêm tối cũng bất lợi cho mình vì khó xoay sở nữa.
- Nếu chả may có gặp bọn nó chặn đường thì thôi mình nhường, đi vòng 1 tí là xong.

2. Chó:
- Tuyệt đối không chạy vì chó to thì chạy ko lại chúng nó, còn chó nhỏ thì .. sợ quái gì nhỉ :))
- Chó nó sủa mình vì mình là người lạ.. Thế thì mình cho nó tí quà là xong phải không các bác ? Cái bánh qui là ổn đấy.

Thường thì em rất sợ rắn (chắc di truyền ;)) ) nên đi vào rừng là cứ phải giày cao cổ với quần dài mới yên tâm. Còn chó thì không hiểu sao lần nào đi cũng gặp 1 con ra chơi với em, làm em cứ thèm :D ...

quinxi
27-03-2011, 00:16
hic, em thấy nhiều con có hù hay xua xua tay như các bác truyền nó vẫn sủa, chỉ chờ nước lao vào mình thôi, giống con nhà bác em, làm đủ mọi cách mà chỉ cần đi 1 bước chân thôi là nó tợp phát vào chân, chả hiểu sao nữa

hector87
14-04-2011, 12:42
Em có nghe bảo (từ 1 bác chuyên nhảy toán của VNCH) nếu bị rắn cắn thì nhai lá khổ qua đắp vào vết thương là hết....không biết có ai thử chưa?

minsk79
15-04-2011, 15:46
Thần chú Mường trị chó dữ

Bài này em lụm trên mạng, dùng mà không linh cũng đường oán trách giận hờn gì em nhớ :D

Trước nhất các bạn đi vào chơi nhà ai mà các bạn sợ chó dữ, hay các bạn về các làng, mà muốn tránh được cái nạn chó cắn, thì cho dù chó dại mặc dầu cũng không thể nào dám xô vào gần người các bạn được, chỉ dám đứng tận xa mà sủa thôi.

Cách làm : Khi bạn muốn vào nhà ai có chó dữ, ngoảnh mặt về phương Nam, dậm chân trái 3 cái, tay trái bắt quyết Dần " cung Dần " ở ngón tay trái để gần miệng đọc câu thần chú : Phi lùng hố oai, phù mao hổ cái, thiên binh sản chiều đồng lai cẩn ảo, một hơi 3 lần, không được để lưỡi chạm răng khi đọc chú.

Các bạn thử áp dụng xem có linh không nhé.

Cách này em đảm bảo là rất linh nghiệm, các Bác không tin à? khi nào lâm trận các Bác ứng dụng xem hiệu quả luôn ( nhưng nhớ là phải đọc hết đấy nhé ). Bởi vì sau khi làm bao nhiêu động tác, và đọc hết mấy câu thần chú ấy mà nó không lao vào cắn mình thì con chó đó chỉ sủa dọa mình thôi. Còn nó lao vào cắn thì do các Bác chưa đọc hết thần chú nên không linh nghiệm=))

cafe37
16-04-2011, 09:16
Các bác làm thử, quay video mẫu lên cho ACE đi.

khongthudao
17-04-2011, 07:32
:D em nhớ hồi trước xuống nhà ông anh quen, nhà ổng phải gọi là một ổ chó :)). Vừa mới bước chân tới cổng là hơn chục con chó nhào ra sủa, mà con nào con nấy dữ như gì á... Lúc đó em đứng tim luôn, nói thiệt ổng mà không ra kịp chắc là em tiu luôn :D. Gì chứ em ghét chó cực kỳ, thích mèo hơn :D.

khongthudao
17-04-2011, 07:34
Em có nghe bảo (từ 1 bác chuyên nhảy toán của VNCH) nếu bị rắn cắn thì nhai lá khổ qua đắp vào vết thương là hết....không biết có ai thử chưa?

Em cũng nghe mấy anh bộ đội (đặc công) nói khi bị rắn cắn người ta lấy nước dừa tiêm vào tĩnh mạch rồi đưa đi cấp cứu. Không biết đúng không nhỉ?

alcatraz00
17-04-2011, 08:33
Em cũng nghe mấy anh bộ đội (đặc công) nói khi bị rắn cắn người ta lấy nước dừa tiêm vào tĩnh mạch rồi đưa đi cấp cứu. Không biết đúng không nhỉ?

Cái này xem phim Thành Long cũng thấy làm đấy.Bác nào biết về vụ này thì giải thích giùm

perfumegirl
17-04-2011, 16:10
Cách này em đảm bảo là rất linh nghiệm, các Bác không tin à? khi nào lâm trận các Bác ứng dụng xem hiệu quả luôn ( nhưng nhớ là phải đọc hết đấy nhé ). Bởi vì sau khi làm bao nhiêu động tác, và đọc hết mấy câu thần chú ấy mà nó không lao vào cắn mình thì con chó đó chỉ sủa dọa mình thôi. Còn nó lao vào cắn thì do các Bác chưa đọc hết thần chú nên không linh nghiệm=))

hjx. nói như bác thì hên xui quá. đứng đó chờ nó cắn, tim cũng muốn rụng ra mất tiêu rùi, miệng lắp bắp, chẳng biết 1 chữ cắn đôi đọc nổi hay, nói chi là nguyên 1 câu :)) gặp chó dữ ai dám hó hé

Hậu Trần
18-04-2011, 08:05
Tẩu vi là thượng sách, thấy con chó to quá thì chạy đến chỗ nào có cục gạch đá hoặc cái que rồi ngồi xuống thôi. Còn chó nhỏ thì chỉ sợ nó cắn trộm thôi

tong thu huong
18-04-2011, 08:59
oái, bác này ko biết là rắn có thị lực rất kém sao mà bảo là "mắt phải láo liên như mắt rắn"?
Theo kinh nghiệm các cụ ở quê mình, khi buổi tối ra khỏi nhà, cầm theo 1 cây roi mây, hay roi trúc, đi chậm chậm thôi, vừa đi vừa vút roi cho nó kêu vút vút... các cụ nói rắn nó sợ âm thanh này, nên từ xa nó đã lãng đi, tuy nhiên mình phải đi chậm chậm thôi, cho nó có thời gian bò tránh đi, và tuyệt đối không bao giờ được xông pha vào bụi rậm, nếu thật sự cần thiết phải xông pha, thì phải từ từ.. từ từ... mắt phải láo liên như mắt rắn, tay lúc nào cùng phải sẵn roi mây, roi trúc dẽo dai, chứ không dùng cây cứng được, khó đánh được nó.
Phải không các huynh??

greenline
18-04-2011, 10:30
Em cũng nghe mấy anh bộ đội (đặc công) nói khi bị rắn cắn người ta lấy nước dừa tiêm vào tĩnh mạch rồi đưa đi cấp cứu. Không biết đúng không nhỉ?

Bị rắn cắn cũng tùy loại, nếu chẳng may bị rắn cạp nong hay hổ mang cắn thì phải mang lên bệnh viện và truyền huyết thanh kháng độc chứ truyền nước dừa thì chết chắc. Người ta lấy nước dừa truyền cho thương bệnh binh là trong trường hợp thiếu thốn dịch truyền gluco.


Tẩu vi là thượng sách, thấy con chó to quá thì chạy đến chỗ nào có cục gạch đá hoặc cái que rồi ngồi xuống thôi. Còn chó nhỏ thì chỉ sợ nó cắn trộm thôi

Thấy chó mà chạy là kích động bản năng săn mồi của nó. Khi đó chỉ sợ chưa kịp chạy đến chỗ có hòn đá hay cái que thì đã bị đợp 1 phát rồi. :)) Đứng yên (hoặc ngồi xuống), nhìn thẳng vào nó và quát thì không sao. :)

MeTung
21-04-2011, 22:38
Em hổng biết rắn sợ gì, nhưng mà bị rắn cắn (nhất là con cạp nong gì đó) thì phải đi cấp cứu liên, mới đây có 1 em bé 9 tuổi bị rắn cắn nửa đêm lúc ngủ, gia đình đưa đi kịp thời mà vẫn còn chưa qua cơn nguy kịch. E hãi con này quá

mr.dajk
25-04-2011, 19:10
Hôm nay vừa bị em này chích ở tay. Đang chơi phải tức tốc chạy về bệnh viện, có điều, vào bv toàn đc đo huyết áp, uống mấy viên kháng sinh, chứ chả có bôi hay chích thuốc gì, tay giờ đang nhức quá :((
https://i325.photobucket.com/albums/k391/dajk9x/IMG_2036.jpg

Có ai biết cách chưa bọ cạp thế nào không :-?

xichlobmt
25-04-2011, 21:01
cái vụ Rắn thì nhiều bác đã nói rồi...
riêng cái khoản Chó thi:
- Chó là loài vật được con người thuần hóa... càng tiếp xúc với loài người thì nó càng nhát... Chó sủa vì nó Sợ, nó cảm giác ko an toàn, nên sủa để gọi đồng minh đến tiếp ứng thôi. Thấy có gì ko ổn là nó sủa . Khi chó gặp người lạ mà ko sủa thì rơi vào 2 trường hợp:
+ nó cảm thấy an toàn, tin tưởng, ko sợ ---> vẩy đuôi như gặp chủ ....
+ nó ko coi ta ra cái đinh gì ----> nó sẵn sàng độp ta 1 phát :help
- Chó được con người thuần hóa, nhưng vẫn còn bản năng hoang dã. mà nguyên tắc vàng của bản năng hoang dã là: con gì bỏ chạy = nó là con mồi ----> dí theo nó mà thịt thôi :D --> đừng bao giờ bỏ chạy cả..
Túm lại:
Chó sợ mình: nó sủa.
Mình sợ chó: nó cắn.
để đối phó với Chó thì chỉ có 2 phương án:
-Làm cho nó tin tưởng mình, cảm thấy an toàn với sự có mặt của mình. nó ko cắn, ko sủa nữa.
- Làm cho nó sợ mình hay ít ra đừng cho nó cảm thấy mình sợ : nghe nó sủa còn hơn bị nó cắn :D.
lưu ý: chó berge (và một vài loài tương tự) thì ít sợ người và thường được huấn luyện để " ko sợ thằng Tây nào cả". " chuông reo là ... :gun:gun:gun"

haquangvu
29-04-2011, 00:10
cái vụ Rắn thì nhiều bác đã nói rồi...
riêng cái khoản Chó thi:
- Chó là loài vật được con người thuần hóa... càng tiếp xúc với loài người thì nó càng nhát... Chó sủa vì nó Sợ, nó cảm giác ko an toàn, nên sủa để gọi đồng minh đến tiếp ứng thôi. Thấy có gì ko ổn là nó sủa . Khi chó gặp người lạ mà ko sủa thì rơi vào 2 trường hợp:
+ nó cảm thấy an toàn, tin tưởng, ko sợ ---> vẩy đuôi như gặp chủ ....
+ nó ko coi ta ra cái đinh gì ----> nó sẵn sàng độp ta 1 phát :help
- Chó được con người thuần hóa, nhưng vẫn còn bản năng hoang dã. mà nguyên tắc vàng của bản năng hoang dã là: con gì bỏ chạy = nó là con mồi ----> dí theo nó mà thịt thôi :D --> đừng bao giờ bỏ chạy cả..
Túm lại:
Chó sợ mình: nó sủa.
Mình sợ chó: nó cắn.
để đối phó với Chó thì chỉ có 2 phương án:
-Làm cho nó tin tưởng mình, cảm thấy an toàn với sự có mặt của mình. nó ko cắn, ko sủa nữa.
- Làm cho nó sợ mình hay ít ra đừng cho nó cảm thấy mình sợ : nghe nó sủa còn hơn bị nó cắn :D.
lưu ý: chó berge (và một vài loài tương tự) thì ít sợ người và thường được huấn luyện để " ko sợ thằng Tây nào cả". " chuông reo là ... :gun:gun:gun"
Thanks bác nhìu, mà e có 1 câu hỏi: Em cực yêu chó, làm sao mình làm thân với mấy con này dc nhỉ? 1 vài con thì e làm dc, mà 1 vài con nó dữ wa. ko dám cắn mình như mình cũng chẳng dám vuốt ve nó :D

khongthudao
02-05-2011, 08:40
[QUOTE=greenline;349658]Bị rắn cắn cũng tùy loại, nếu chẳng may bị rắn cạp nong hay hổ mang cắn thì phải mang lên bệnh viện và truyền huyết thanh kháng độc chứ truyền nước dừa thì chết chắc. Người ta lấy nước dừa truyền cho thương bệnh binh là trong trường hợp thiếu thốn dịch truyền gluco.

Chẹp... nó là về lý thuyết thôi :D. Bởi khi đi phượt toàn là đi trong rừng rú không à, thành ra cần phải biết cách để cầm cự chứ nếu đưa ra trạm xá hay bệnh viện thì nói gì nữa :D, chỉ sợ là không kịp thôi.

dochanhvn
22-05-2011, 08:40
Hôm nay vừa bị em này chích ở tay. Đang chơi phải tức tốc chạy về bệnh viện, có điều, vào bv toàn đc đo huyết áp, uống mấy viên kháng sinh, chứ chả có bôi hay chích thuốc gì, tay giờ đang nhức quá :((
https://i325.photobucket.com/albums/k391/dajk9x/IMG_2036.jpg

Có ai biết cách chưa bọ cạp thế nào không :-?

Cái này chữa không khó đâu.Năm ngoái có lão mua hai đôi bọ cạp định nuôi chơi. Loay hoay thế nào bị con cái mang trứng chích một phát vào tay. Chị bán bọ cạp lôi vào chỗ khuất chữa khỏi liền.

dym2k8
17-06-2011, 21:39
E nghe nói rắn rất kỵ lưu huỳnh, nếu có bột lưu huỳnh thì nên mang theo trong ng

dochanhv
22-06-2011, 05:30
E nghe nói rắn rất kỵ lưu huỳnh, nếu có bột lưu huỳnh thì nên mang theo trong ng

Mình cũng nghe dân gian nói rắn kỵ lưu huỳnh và thích a - ngùy. Nên người ta thường mang diêm mà không mang a-ngùy. Nhưng không phải chữa rắn cắn bằng lưu huỳnh. Mình chưa thấy nói đến bao giờ.

shogun
22-06-2011, 10:24
Các pác có thể mang theo trong người mấy củ tỏi lột võ hoặc 1 ít sả, rắn kỵ mùi của 2 loại này. hơn nửa nếu bắt được chú rắn nào ta có sả làm luôn shehehe =))=))=))

Vinh Pham
19-07-2011, 16:20
cái vụ Rắn thì nhiều bác đã nói rồi...
riêng cái khoản Chó thi:
- Chó là loài vật được con người thuần hóa... càng tiếp xúc với loài người thì nó càng nhát... Chó sủa vì nó Sợ, nó cảm giác ko an toàn, nên sủa để gọi đồng minh đến tiếp ứng thôi. Thấy có gì ko ổn là nó sủa . Khi chó gặp người lạ mà ko sủa thì rơi vào 2 trường hợp:
+ nó cảm thấy an toàn, tin tưởng, ko sợ ---> vẩy đuôi như gặp chủ ....
+ nó ko coi ta ra cái đinh gì ----> nó sẵn sàng độp ta 1 phát :help
- Chó được con người thuần hóa, nhưng vẫn còn bản năng hoang dã. mà nguyên tắc vàng của bản năng hoang dã là: con gì bỏ chạy = nó là con mồi ----> dí theo nó mà thịt thôi :D --> đừng bao giờ bỏ chạy cả..
Túm lại:
Chó sợ mình: nó sủa.
Mình sợ chó: nó cắn.
để đối phó với Chó thì chỉ có 2 phương án:
-Làm cho nó tin tưởng mình, cảm thấy an toàn với sự có mặt của mình. nó ko cắn, ko sủa nữa.
-Làm cho nó sợ mình hay ít ra đừng cho nó cảm thấy mình sợ : nghe nó sủa còn hơn bị nó cắn :D.
lưu ý: chó berge (và một vài loài tương tự) thì ít sợ người và thường được huấn luyện để " ko sợ thằng Tây nào cả". " chuông reo là ... :gun:gun:gun"
Mình cũng từng bị chó cắn nên rất sợ chó nhưng đúng là đợt đó thấy một đàn chó nên sợ quá nên bỏ chạy nên bị nó dí cho cắn một phát.Còn đúng là gặp chó mà mình đứng yên hoặc mình ngồi xuống thì cũng nó cũng không dám đến gần mình, cách này chỉ sự dụng được với chó thường và chưa được huấn luyện. Một vài con khá hung dữ thay vì sủa thì nó lao vào tấn công mình hoặc là rình lén lén vòng ra sau để đợp mình luôn thì không dung cách đó được.Hoặc gặp mấy chú khuyển được huyến luyện nghiệp vụ thì bó tay chịu chói để chủ nó ra giải cứu mình thôi chứ không nên chống cự vì nó được dạy là đè mình xuống và sẽ tấn công nếu gặp phản kháng.

bắp mắm
20-07-2011, 00:56
Nhà em có ông Bác có cách chứa rắn cắn rất hiệu quả.cách làm như sau:
KHi bị rắn cắn các bạn bình tĩnh không lo sợ.không di chuyển
garo ngăn không cho máu về tim nhanh
rạch vết thương cho máu chảy bớt nhưng không để làm mất máu quá nhiều

Theo mình biết thì quan niệm sơ cấp cứu khi bị rắn cắn gần đây có 1 chút thay đổi.
+ Chỉ nên rửa vết thương bằng nước sạch. Càng nhiều nước càng tốt, và không nên tác động vào vết thương ( rạch, nặn, hút độc... làm tổn thương thêm nghiêm trọng )
+ Chỉ nên buộc garo khi bị rắn độc nhóm rắn hổ, cạp nong,... cắn ( tức nhóm rắn có nọc tác động vào hệ thần kinh )
+ Đối với nhóm rắn lục, nọc của nó tác động gây hoại tử vết cắn, nên việc buộc garo là vô ích, và còn gây hại cho vết thương
+ Để vết thương ở vị trí thấp hơn tim và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh xá, cơ sở cấp cứu có điều kiện chữa trị tốt hơn

longngua
22-08-2011, 20:48
"Ðêm tối đi phải có đèn và không đi chân trần, nhất là ở nông thôn, vùng rùng núi. Và điều nữa là tuyệt đối không trêu chọc rắn"
Em có ý kiến về vấn đề dùng đèn pin đi trong đêm tối có khi còn nguy hiểm hơn là không có.Vì có rất nhiều loại rắn thường hay đi theo ánh đèn(như cạp nong,mai gầm,hổ trâu,hổ chúa....)nó sẽ phóng ngay vào ánh đèn,lúc đó sẽ nguy hiểm hơn cho người sử dụng đèn pin.Nếu các bác đi trong rừng đêm tối nên sử dụng 1 cái bật lửa,bật lên đi vài bước rồi bật đi tiếp,nếu sử dụng đèn pin thì cũng nên dùng như thế nhưng phải hạn chế.

thanhvinhcao
26-12-2011, 09:34
Em xin bổ sung là đi rừng đi núi thì đừng có dại mồm mà huýt sáo nhá...

thanhdat2110
27-12-2011, 10:09
Có cái mẹo này khoa học lắm nhé. Là tớ nghĩ thế.
Khi bị rắn cắn, đi lui lại 3 bước, đưa tay ra phía sau vặt lá cây nhai đắp. Tớ giải thích thế này: Trời đất đâu đâu cũng có âm dương đề huề. Nộc con rắn nào thì lá trị nó cũng đâu đấy. Đi lui 3 bước là vừa chỗ con rắn nằm. Còn nếu chụp nhằm con rắn khác thì sorry, ò í e, tận mạng phải chịu.

Mẹo này cũng giống như bị sứa, bị ốc biển thì phi lên bờ chụp vài cái lá nhai đắp.

:)

Hì, mẹo ông bà đã dạy thì ắt chuẩn. Hồi đó học dược liệu cô có giảng qua, nọc rắn thường bản chất là protein, nên khi bị cắn, kiếm được lá nào càng chát càng tốt, càng chát nghĩa là lá chứa nhiều tanin ( mà lúc đó thì cứ quơ đại thôi) nhai rồi đắp vào, tanin trong lá sẽ làm đông tụ protein trong nọc và làm giảm tính độc.

herovdc
27-12-2011, 11:56
Nhân nói chuyện về rắn độc cắn, nhà em nghe nói hạt Đậu Lào trị rắn cắn, thế là nhà em liền nhờ anh Gúc xem hư thực ra sao.
Hóa ra là như này các bác ạ.
Báo Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/Phong-Su/183685/Nghe-An-Nghe-san-ran-doc.html

Báo Lào Cai: http://www.baolaocai.vn/banin.asp?NewsId=15023

Báo Xa lộ tin tức: http://tintuc.xalo.vn/0036587621/Ngoc_ran_tri_bach_benh_tu_dau_ra.html

Nhớ ra hồi còn trong quân ngũ em cũng hay phải lang thang trong rừng và có một cụ già người dân tộc đưa cho mấy hạt để phòng rắn cắn:

https://i652.photobucket.com/albums/uu245/herovdc/L10009161024x768.jpg

Hạt nó cũng nhỏ thôi, như cỡ hộp cao hổ cốt:

https://i652.photobucket.com/albums/uu245/herovdc/L10009151024x768.jpg

Em thấy nếu đúng nó hiệu nghiệm như thế thì anh em đi "Phượt" nơi hoang dã nên kiếm vài hạt Đậu Lào mà phòng thân...

Hà Phương
27-12-2011, 14:49
Chạ hiểu sao cả đoàn đi mà lũ chó cứ nhằm mình mà dọa. :((

heaven
28-12-2011, 12:34
"Ðêm tối đi phải có đèn và không đi chân trần, nhất là ở nông thôn, vùng rùng núi. Và điều nữa là tuyệt đối không trêu chọc rắn"
Em có ý kiến về vấn đề dùng đèn pin đi trong đêm tối có khi còn nguy hiểm hơn là không có.Vì có rất nhiều loại rắn thường hay đi theo ánh đèn(như cạp nong,mai gầm,hổ trâu,hổ chúa....)nó sẽ phóng ngay vào ánh đèn,lúc đó sẽ nguy hiểm hơn cho người sử dụng đèn pin.Nếu các bác đi trong rừng đêm tối nên sử dụng 1 cái bật lửa,bật lên đi vài bước rồi bật đi tiếp,nếu sử dụng đèn pin thì cũng nên dùng như thế nhưng phải hạn chế.
Làm cách dùng bật lửa thì quá bất tiện bác ạ. Dùng đèn pin mà rọi xa xa thì cũng đâu sao đâu... Thà thấy đường đi còn đỡ hơn vấp ngã...
Vả lại bác có nói mấy loại rắn trên phóng vào ánh đèn, thì dùng ánh đèn dụ chúng đi... Cũng được mà !

lamquoctung
29-12-2011, 18:42
Khi bị rắn cắn, phải lập tức thực hiện sơ cấp cứu:
Sơ cứu: thực hiện ngay sau khi bị rắn cắn

- Trấn an tinh thần.

- Bất động chi (bằng thanh nẹp gỗ)

- Băng ép đủ chặt (dùng băng thun giãn).

- Lưu ý: hầu hết mọi cách sơ cứu dân gian (rạch da tại chỗ, nặn bóp, châm chọc xâm tại vết cắn, dùng cục đá đen trị rắn cắn, buột chặt chi, dùng thảo dược, hóa chất, chườm nước đá…) đều không được khuyến khích, vì chúng gây hại hơn là có lợi.

Sau đó:vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế: cố gắng nhanh và an toàn nhất. Nếu có thể nên mang theo con rắn đã cắn nạn nhân, giúp bác sĩ nhận diện được chủng loại rắn, nhưng chú ý có thể vẫn còn nọc độc làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.
~ Vài dòng chia sẻ ~

smokefang
18-01-2012, 14:23
Mình nghĩ phòng bệnh hơn chữa bệnh
+Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp.
+Cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài.
+Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm, và nên có đủ ánh sáng khi đi đêm.
+Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối.
Nói nôm na là mình chỉ một chút cách phòng tránh như vậy vì có lần mình cũng đối mặt với rắn cũng sợ gần chết vì gặp rắn cũng hoảng lắm. Thôi thì an toàn vẫn hơn !

langthang-saigon
26-01-2012, 19:06
Về việc chó dữ: Nếu chó nhỏ và dữ vừa phải thì theo kinh nghiệm của nhiều người là cứ cúi xuống lượm đá hoặc chỉ giả bộ cúi xuống lượm là nó chạy xa liền hà. Cái này tui thử rồi thấy hiệu nghiệm. Nhưng đụng phải chó lớn và dữ như berger thì sao? Tui chưa có dịp thử.

Tuy nhiên có một cách nữa, nếu chó sủa và muốn đuổi theo ta thì ngay lập tức tháo dây nịt ra hoặc nếu không mang giây nịt thì lượm cái gì tương tự như vậy, có thể là sống tàu lá chuối cũ, giây rừng,...cầm để sau lưng giả làm cái đuôi và ta cứ từ từ đường ta ta đi và có cái đuôi đàng sau thì con chó dù dữ cỡ nào cùng chỉ đứng lại xa xa mà sủa thôi, không dám đuổi theo nữa. Cái này tôi đã thử rồi và thấy hiệu nghiệm hoàn toàn, nhưng vẫn chưa có cơ hội thử với chó berger.

Lần đi lang thang ở miệt vườn vùng sâu vùng xa của Tiền Giang, mấy thằng tui bị mấy con chó đuổi theo. Bị chó dí mấy thằng cúi xuống lượm đá-làm gì có đá mà lượm- nó vẫn dí theo, tôi tháo vội dây nịt làm đuôi thì ngay lập tức mấy chú cún đứng ngay lại tại chỗ sủa inh ỏi, hết dám dí theo. Hay thiệt! Có lẽ chó nó sợ con gì có đuôi dài như cọp thì phải. Dù đã được thuần hóa nhưng động vật vẫn có những bản năng từ xa xưa nên có thể là nó sợ con gì có đuôi dài.

langthang-saigon
26-01-2012, 19:15
Về rắn: Thêm ý kiến, khi đi rừng hay chỗ nghi có rắn thì dù ngày hay đêm cũng phải dùng một cây gậy dài khoảng 1m20 dò đường, vừa đi vừa khua phía trước để nếu có rắn nó sẽ bỏ đi. Nói chung là đa số con vật sợ người nên khi có động chúng sẽ tìm cách chuồn đi chổ khác, nên mình dùng gậy khua trước là để đánh động cho nó đi. Chớ có mà bước đại vô chỗ cây cỏ khi chưa dùng giậy khua vô trước! Còn nếu đã lấy gậy đập vô trước rồi mà nó vẫn không đi, đợi mình tới rồi chộp cho mình một cái thì đúng là đã tới lúc,... Chúa "khều rồi".

lancelot
27-01-2012, 19:04
Về chống chó cắn, rắn cắn theo mình cần dựa vào những cách thức đã đc kiểm nghiệm để xử lý thì mới ổn cho mọi tình huống đc.
Có cái site dạy chống chó cắn chuyên nghiệp đây:

http://www.doggonesafe.com/

Đọc kỹ các bạn sẽ biết cách quan sát và đọc "suy nghĩ" của chó và chống cắn hiệu quả.
Mình chỉ xin rút ra đây một chìa khóa cơ bản, quan trọng mà doggonesafe.com hướng dẫn khi đối diện chó sủa: BE A TREE

BE A TREE là sao? Là biến mình thành cây. Chụm 2 chân đứng nghiêm, đan 2 bàn tay và duỗi thẳng cánh tay để sát người, cúi đầu để cằm chạm ngực (ko khom lưng) là đã biến thành cây đối với chó.

Động vật nói chung và chó nói riêng sẽ không tấn công khi nó không cảm thấy nguy hiểm hoặc bị kích động.
Kiên nhẫn làm cây và kệ con chó sủa chỉ khoảng vài phút là nó sẽ bỏ đi.

Cách làm này mình đã dùng thành công nhiều lần, đặc biệt ở bãi giữa sông Hồng, Hà Nội, nơi có địa hình rất rộng,có chạy cũng ko đc...

dochanhv
03-02-2012, 23:53
''
Động vật nói chung và chó nói riêng sẽ không tấn công khi nó không cảm thấy nguy hiểm hoặc bị kích động. ''

Người viết đoạn này chưa gặp chó dữ tợn đúng nghĩa. Mình đã phải hạ một con chó tấn công rất mãnh liệt. Chó nghiệp vụ được huấn luyện kỹ thì chỉ tấn công khi có lệnh và nó không sợ gì kể cả vũ khí hay tiếng nổ. Còn chó ta mà theo đàn mới khó chịu. Tính hoang dã, bầy đàn trỗi dậy nên rất hung hăng. Mình chỉ còn cách dùng bất cứ thứ gì để đánh nhau với ...chó.
Bản năng của chó là hay tấn công vào chân của đối thủ (chó nghiệp vụ thì lao lên cắn cổ, cắn giữ cổ tay nếu ta cầm vũ khí hoặc cắn giữ chân, đè người. Tùy theo mục đích huấn luyện). Khi bị chó ta tấn công nên hạ thấp trọng tâm dùng gậy hoặc vật gì đó che chắn, đánh vào mõm chó. Chó có 3 điểm nhạy cảm khi bị đánh : Mõm, mang tai và ...hòn sướng. Thực tế, đánh nhau với chó cũng phải có '' võ'' và phải tập luyện thường xuyên. Tôi chỉ nêu cách đơn giản tuy hơi thụ động.
Đi đâu thấy con chó lừ lừ bám theo mình (thường chéo sau lúc bên phải lúc bên trái chứ ít khi sau lưng) mõm gằm xuống, mắt lộn lòng trắng thì coi chừng nó cắn trộm.
Người ta cứ nói chó sợ mùi hổ. Cũng tùy thôi. Có con còn xé cả bộ da hổ.
Có lẽ chó sợ nhất là mùi ...chó. Thằng buôn chó chỉ bị chó sửa chứ không bao giờ bị tấn công. Các bạn lấy tí mỡ chó đốt lên. Chó dữ mấy cũng im hơi tìm chỗ rúc. (Trừ chó hàng thịt chó).:D

lga
12-02-2012, 16:12
Mình chia sẻ kinh nghiệm xử lý chó khi đang chạy xe máy:

Hầu hết, và thường thì, chó nhà nghèo, tức chó ta, đi loăng quăng tại các khu dân cư thì nó sẽ không quan tâm đến xe máy đi trên đường lắm. Thậm chí nó còn có thú vui tao nhã là nằm dài ra giữa đường. Với loại chó dũng cảm và gan dạ như vậy, chúng ta nên yêu quý và kính trọng nó bằng cách kệ nó, đi tránh nó ra.

Với chó Tây, đại diện là chó xù Nhật, hoặc chó lai xù Nhật (thường lông nó sẽ ko dài, ko xù), loại này bị nhốt suốt ngày vì chủ sợ mất, nên hầu hết chúng có nhiều uất ức. Nhìn thấy từ xa nên cẩn thận dần đi là vừa. Nếu thấy nó bé thôi thì các bạn vừa chạy xe vừa giơ cao 2 chân lên, bình tĩnh chạy xe không quá nhanh cũng không chậm, đến gần nó thì bất thần bóp một hồi còi (vừa bóp vừa chạy, còi càng to càng hiệu quả), nó sẽ giật mình và bỏ lỡ dịp trêu chọc mình đi. Nếu chó lớn thì kiếm một cái cây dài, nhỏ vừa chạy xe vừa quất vun vút chạy qua là được.

metalik
22-02-2012, 14:08
Em có đọc thấy ở VN mình đã sản xuất đc huyết thanh chống nọc rắn các loại rắn độc hay gặp như lục, cạp nong, hổ mang,... Cho e hỏi là mình có thể mua các loại huyết thanh này ở bên ngoài được k ạ? Nếu người bình thường có thể mua đc thì tốt biết mấy, đi rừng bớt lo.

dung_6990
06-04-2012, 22:55
Điều cần nhất là đi giầy cao, hoặc tất cao.

Wolfén Van
25-04-2012, 11:10
Đối với chó thì các bác cứ lấy hết can đảm dùng chân phang thẳng vào đầu nó ấy :-? em đã từng làm với 1 con Béc-dê bứt xích :-? còn nếu k có máu liều thì cứ cây hoặc gạch mà phang thôi :D

trangthinh
03-05-2012, 15:33
CHỮA RẮN CẮN CỰC HIỆU QUẢ 99,9% , còn 0,1% là may rủi các bác ah:shrug:
-Cầm nọc, không cho nọc chạy vào tim: Khi bị rắn cắn, một mặt garo, một mặt cho nạn nhân uống ngọn ớt chỉ thiên (ớt hiểm) và nhựa xe điều độ bằng hạt ngô. Nhựa xe điếu là 1 loại dịch đọng lại xung quang nơi nỏ điểu cày, dùng thanh kim loại nhỏ ngoáy lấy nhựa này. Thực chất khi uống là ớt chỉ thiên và nhựa xe điếu thì nọc đã không thể chạy vào tim được, sau đó ta mới thực hiện việc cứu chữa bằng các phương pháp sau:
1)Bài 1: Đắp hút nọc
Bài thuốc: Thăng ma + Xương truật + Củ ráy ngứa + vỏ cây thị (ăn trái)
Tất cả đồng lượng, phơi khô, tán nhỏ, bỏ vào hủ cất để dùng lâu dài.
Cách dùng: Khi bị rắn cắn, lấy 1 lượng bột độ bằng hạt đậu phộng, trộn với 1 ít nước sao cho sền sệt, vo viên lại, đắp lên chỗ vết rắn cắn, để im chừng 5 phút, dùng ngón tay búng cho bay viên thuốc ra khỏi chỗ đắp.
Giải thích: Chất bột này sau khi đắp vào vết rắn cắn sẽ hút độc rắn ngược trở ra và thấm vào viên thuốc đắp, ta phải dùng ngón tay, thật khéo léo, búng thật gọn viên thuốc này bay ra khỏi chỗ đắp sau 5 phút, nọc độc sẽ văng mất ra theo viên thuốc. Nếu kĩ hơn thì thao tác thêm 1 lần đắp nữa thì tuyệt nhiên không còn độc rắn, yên tâm ra về
Phương pháp đắp hút nọc này có thể áp dụng cho các loại độc của các loại động vật hay côn trùng khác cắn.

2)Bài 2: Thuốc uống
Nếu sau khi chữa bằng phương pháp 1 mà nạn nhân vẫn chưa hết hẵn, cơ thể vẫn còn bằm tím… ta lấy lá Bồ Cu vẽ, giã nát, lọc với nước cho uống.
Thang thuốc này giúp lọc hoàn toàn nọc độc rắn.
Lá bồ cu vẽ có thể cho uống ngay từ lúc đầu, nọc rắn cũng sẽ tiêu tan. Uống 1 lần chưa hết có thể cho uống làm nhiều lần, nhiều ngày, khi nào bệnh khỏi hẵn.


3)Bài 3: Cấp cứu trong trường hợp nguy kịch, bệnh nhân gần kề cái chết.
Dùng củ Chìa vôi tía, giã nát lấy nước chừng 1 chén con, đổ cho nạn nhân uống, uống xong, nọc độc sẽ được đào thải ra ngoài theo đường đại tiện, tiểu tiện, nôn, mữa… cũng sẽ khỏi.
Nếu bệnh nhân không còn khả năng uống, cơ thể thoi thóp, yếu ớt, không thể đổ thuốc có thể dùng sâm, cạy răng cho uống để cứu tỉnh lại trong vài phút rồi đổ thuốc trên cho uống. Sâm gì cũng cứu được.

trangthinh
03-05-2012, 15:37
Đấy là 1 bài thôi, còn cách khác đơn giản hơn là lấy 1 nắm lá ngổ, hoặc lá húng chanh nhai nuốt lấy nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn thì sẽ hạn chế chất độc vào máu để đồng bọn còn có thời gian khiêng đi bệnh viện.:help

tuicuuthuong
03-05-2012, 16:05
Xử trí rắn cắn thì bước đầu tiên là băng chặt trên chỗ bị cắn khoảng 1,5-2 cm và băng kín hết đoạn chi đó để hạn chế nọc độc lan theo đường máu sau đó mới hút lấy nọc.
Chú ý nếu không biết cách hút nọc rắn thì tốt nhất là đừng hút vì nếu làm rách rộng dập nát vết thương nhiều hơn thì thậm chí nọc sẽ chạy ngấm nhanh hơn. Dùng pittong hút là an toàn nhất. Nếu dùng miệng thì người hút máu độc không được có vết thương ở miệng. Sau khi xử trí thì buộc cố định bất động tay, chân bị thương không được cử động. Cử động nhiều máu độc sẽ về tim nhanh hơn. Ủ ấm và theo dõi mạch, nhịp thở người bị nạn.
Nhưng nếu bị cắn ở bụng, ngực thì không băng chặt được. Chuyển càng nhanh càng tốt về bệnh viện.

tuicuuthuong
04-05-2012, 18:34
Mọi người chú ý là nọc rắn có tác dụng nguy hiểm tức thời nhanh nhất chính là gây rối loạn nhịp tim và ngừng thở do liệt cơ hô hấp. Vậy cần theo dõi người bị rắn cắn. Nếu thấy có hiện tượng đó thì hô hấp nhân tạo ngay.
Ngoài ra nọc rắn có thể gây sưng đau, hoại tử quanh chỗ bị cắn, xuất huyết trong, suy thận, liệt nặng nênc ần chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

conmamen
04-05-2012, 21:29
Mọi người đi rừng còn hay dùng cây thất diệp hay bẩy lá một hoa chữa rắn cắn, cây này dùng để sắc uống hoặc nhai củ hoặc lá đắp vào vết thương chỗ rắn cắn rồi đắp lại (lưu ý cây có độc). Nhà em mấy hôm đi rứng cũng làm vài cây về trồng nhưng xem trừng loại này ko hợp với hà nội nhà mình toàn thấy héo lá

ahungxadieu
28-06-2012, 23:32
Mới có chiêu trị chó mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đó là ...... Đèn pin siêu sáng
Hôm rồi về daknong chơi, chiều tối đi bộ qua ngõ xóm núi, có mấy em cẩu đón đường, tui rút ngay cây đèn pin siêu sáng, bật chế độ flash chớp tắt, rọi thẳng vào nó. Hiệu quả tức thì, lảng đi một nước, vừa đi vừa gừ gừ, nhưng mắt né hẳn khỏi ánh đèn. Thế là tối hôm đó cả bọn có thêm trò chơi là tìm chó để rọi đèn.

tieuvodanh
11-08-2013, 18:16
http://agriviet.com/home/threads/125202-Hat-dau-meo-hat-dau-lao-Loai-thuoc-tri-noc-ran-

Có loại hạt đậu nghe nói có thể mang theo bênh mình để hút hết độc ra... ai biết mua ở đâu xin chỉ dùm. Thanks ace

Còn có nghe nói có hòn đá thần trị rắn cắn
http://vtc.vn/394-367909/phong-su-kham-pha/khong-giai-thich-noi-vien-da-cuu-mang-nguoi-o-thai-binh.htm

buitrongdat
25-08-2013, 14:12
Xin phép cho em tạm vào đây, nhưng rắn thay bằng chó

Em rất thích chó, nhưng cũng sợ chó.

Hồi ở VN, dân mình khoái thịt chó nên hiếm thấy các em tung tăng ngoài đường. Đi phượt phẹo thì có zai xế nên cũng chưa thấy xi nhê, chó cử sủa và người cứ phóng vụt qua, thậm chí có bạn còn tung chân suýt đá cho nó một nhát

Nhưng khi em tự thân vận động thì mọi chuyện khác hẳn. Trường em đèo núi quanh co, lại lắm chó hoang. Hai lần rồi, em đang phóng thì nó xồ ra sủa, làm em loáng choáng suýt ngã xe, thất thần hồn. Một lần đang đi nhìn thấy 2 bạn đen lùi lũi từ xa, nghênh ngang giữa đường, 1 bạn nhìn thấy em sủa. Em stop ngay xe lại, lòng dạ hoang mang. Ngay lúc đó thì thấy 1 con scooter khác phóng vèo qua, không hiểu bạn í có lườm gì nó không mà nó sủa đúng 1 nhát xong nhường đường. Rồi nó quay sang sủa tiếp em, lúc này thì cả 2 bạn. Em hèn đành quay xe lại đi đường khác xa ơi là xa.

Một lần phát hiện ra một con đường (có vẻ là) trekking hơi hoang dã gần trường, em hăm hở xông vào thì nghe văng vẳng vài tiếng chó sủa phía trước, thế là cun cút quay đầu lại

Một lần nữa định ra bãi biển tắm nắng. Đã chuẩn bị hết đồ nghề, truyện, vừa dựng xong con xe định đi xuống bãi thì ở đâu 1 bầy chó hoang chạy ra. Chúng nó không sủa, chỉ đứng nhìn em thôi. Em cũng nhìn lại chúng nó, nhưng chân thì chôn 1 chỗ. Chờ vài phút chả có ai xung quanh, mà hai bên cứ đứng nhìn nhau cũng ngại, thế là lại ì ạch quay xe ra về. Em ko đủ can đảm để đi tiếp.

Vì thế ai có mẹo gì giúp em với. Nghe nói là trừng trừng nhìn nó kiểu "tao cóc sợ mày đâu" thì nó sẽ cúp đuôi chạy nhưng em áp dụng rồi, chả con nào chạy cả, em phải chạy thì có.

- Nếu trên đường ta đi có chướng ngại vật là chó đang sủa, thì phải làm gì?
- Trong trường hợp vài con không sủa, cứ đứng nhìn mình thì nên làm gì? Nếu đi tiếp và nó bắt đầu sủa thì xử lý ra sao.
- Còn kinh nghiệm gì nữa các bác chia sẻ?

Ấy là em hỏi trong các trường hợp đơn độc, chứ có nhiều người thì em cũng cóc sợ :D

Em đội ơn cả nhà!

Dân mình nuôi chó nhiều lắm bạn ạ. Bạn cứ sợ chó vậy thì ở nhà cho lành. Mà có khi bố mẹ bạn vác chó về nuôi thì vui.
Mình học địa học được biết vài câu, muốn chia sẻ với bạn:
"Chó cứ sủa.....
..... và đoàn người cứ đi!"

buitrongdat
25-08-2013, 14:23
Trong tất cả mọi trường hợp, tuyệt đối gặp chó không được quay đầu chạy (bộ). Hành động bỏ chạy sẽ kích thích bản năng săn mồi của lũ chó khiến chúng ào lên đuổi theo. Luôn nhớ chiêu ngồi thụp xuống, trong trường hợp nguy hiểm thì lấy tay che đầu/ mặt và thu người gọn lại.


Hồi lớp 2 mình có qua nhà đứa bạn chơi. Mình đứng ngoài gọi cửa thì có con chó to đùng, chẳng biết là chó ta hay béc de nhảy qua hàng rào phi ra ngoài. Mình thấy em nó to quá nên hoảng loạn, quay đầu chạy thẳng. Tuy mới lớp 2 nhưng được cái chân dài, lại hay chạy thi với lũ bạn nên mình chạy cũng khá, nhưng vẫn nghe thấy tiếng chân nó phía sau. Người dân xung quanh bảo mình ngu, thấy chó thế phải đứng lại, càng chạy nó càng đuổi. Thế là mình phanh lại ngay, và điều gì đến cũng đến. Trời mùa đông, mặc 1 quần đùi và 2 cái quần dài, trong đấy có cái quần bò dầy cộp. Vậy mà mông mình vẫn hằn nguyên vẹn và rất rõ ràng vết răng chó. :(
Giờ đi đâu thấy chó sủa thì mình cứ đứng yên thủ thế, chờ người nhà ra quát chó. Nếu nó có ý định lao tới thì cho nó mấy cước luôn (mình có tý võ vẽ).
Mặc dù cũng rất yêu chó, nhưng người mà tấn công thì mình cũng phải phòng vệ chứ đừng nói là chó.
Cũng may là chưa lần nào phải động thủ.
Tuy nhiên mình thấy cũng hên xui lắm. Vì nhiều nơi mình thấy nhà nào cũng nuôi chó. 1 con sủa thì cả lũ cùng sủa theo. Mình có đối phó được với 1 con, chứ cả đàn nó mà xông ra thì... :-SS

buitrongdat
25-08-2013, 14:53
Ở bên Mẹo phượt post rồi, hóa ra vào đây vẫn lại thấy bàn thịt chó với thịt rắn thứ nào ngon hơn, thôi để em góp lại vài nhời

Về chuyện rắn thì nhiều, cách tốt hơn hết là đề phòng...ko để bị nó cắn :)

ĐỀ PHÒNG RẮN CẮN

Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước... Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:

- Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống
- Dùng cành cây khua khắng vào bụi rặm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây.
- Mang giày ống hoặc mặc quần áo rộng, dài, dày...
- Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó.
- Tìm hiểu các tập tính và biết các phân biệt các loại rắn, nhất là rắn độc.
- Biết các sơ cứu và điều trị khi bị rắn cắn.


Do tác hại khác nhau của nọc độc từng loại rắn, cho nên khi một người bị rắn cắn, các bạn hãy cố gắng xác định đó là loài rắn gì? Độc hay không độc? Nếu là rắn độc thì nó thuộc loại nào?

DỰA VÀO VẾT CẮN

- Rắn độc: rắn độc thường để lại hai vết răng nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, nọc càng ngấm thì càng đau và sưng nhiều, chỗ hai vết nanh bầm tím.
- Rắn không độc: Vết cắn của rắn không độc thì để lại đầu của hai hàm răng, nhưng không thấy dấu của răng nanh, vết cắn chảy máu.

Một loại rắn độc đều có một cấu trúc răng và móc độc khác nhau, cho nên vết cắn để lại trên mình nạn nhân cũng khác nhau, nếu có kinh nghiệm, dựa vào dấu răng, người ta có thể chẩn đoán loại rắn đã cắn.
Ví dụ như dựa vào địa hình, địa thế, triệu chứng:

DỰA VÀO ĐỊA THẾ
Theo tập tính và nơi ở của rắn, chúng ta thường gặp
- Rắn hổ nơi đồi núi, gò đống, bụi rậm, nơi cao ráo... Khi cắn, thường ngóc cao, bành cổ, thở phì phì.
- Rắn mai gầm thường sống nơi ẩm ướt, ban đêm thường kiếm ăn theo bờ ruộng ẩm.
- Rắn lục xanh thường sống nơi bờ cỏ, bụi cây.
- Rắn chàm quạp thường sống ở các vùng đất đỏ, đồn điền cao su, rừng cát ven biển... hay nằm bên lề đường, ban đêm khi gặp người đi ngang thì phóng tới cắn và ngậm rất chặt, phải đá mạnh chân mới văng ra, cắn xong răng còn dính lại. Ban ngày, chàm quạp chỉ cắn khi cần tự vệ, cắn xong là bỏ chạy ngay nên không để lại răng.


DỰA VÀO TRIỆU CHỨNG CỦA NẠN NHÂN

Thành phần hóa học của mỗi loại nọc rắn khác nhau, do đó tác động sinh học trên cơ thể nạn nhân cũng khác nhau.
Người ta thường phân biệt nọc rắn thành hai nhóm chính

1. Nhóm độc tố máu (hermorragin): Tác động chủ yếu liên hệ tim mạch, gây phân giải hồng cầu, đông máu và chảy máu, làm co huyết quản, gây trụy tim... Gồm nọc của các loài thuộc họ Rắn lục (viperideae),rắn rung chuông (crotalidac)

2. Nhóm độc tố thần kinh (neurotoxin): Tác động chủ yếu liên hệ thần kinh, hô hấp. Gây liệt tay, liệt cơ hoành, cuối cùng ngạt thở và chết... Gồm các loại Rắn biển (hydrophydac) Rắn hổ (elapidac)


Một số phương pháp cấp cứu khi bị rắn cắn:

CƠ BẢN

Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tĩnh, càng ít cử động chổ bị rắn cắn càng tốt. Nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu điều đó có thể được). Cấp cứu nạn nhân theo trình tự sau:
1- Đặt garrot cách vết cắn 5-10 cm về phía tim. (Để cho máu lưu thông nuôi phần dưới) rồi cột lại.
2- Tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng, nước vôi, nước phèn, nước có chất chua, chất chát, thuốc tím...
3- Dùng dao nhọn, bén sạch, rạch rộng chỗ 2 vết nanh thành 2 hình chữ thập. Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng (nếu miệng không có vết trầy xướt, sâu răng... )
Lưu ý: Nếu vết cắn đã trên 30 phút thì không cần hút, vì không ích lợi gì mà đôi khi còn có hại thêm

Các bạn có thể dùng “cục hút nọc” bào chế từ một miếng sừng hươu nai hầm lâu trong nồi kín, đặt tại vết cắn để trung hòa lượng nọc.
Tác dụng của nọc rắn nhanh chóng và chỉ xảy ra trong môi trường trung tính hay axit, vô hiệu lực trong môi trường kềm. Do đó các chất sau đây có tác dụng làm hư hủy nọc rắn: Cloramin T, thuốc tím, tanin, saponin, papain (trong mủ đu đủ), bromelin (trong quả dứa) than hoạt tính, dịch tụy tang, nước vôi, nước javel...


ĐIỀU TRỊ
- Tiêm huyết thanh kháng nọc (nếu có - mà thường thì khó có ngay )
- Cho nạn nhân uống rượu hội và viên hội. Rượu hội thì cứ 10-30 phút uống một chung. Viên hội thì viên đầu cho nạn nhân nhai ra xác đắp vào vết cắn và ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, liên tiếp trong 3 ngày.
Vì rượu hội là một bài thuốc rất hiệu nghiệm, chữa được hầu hết các loại nọc rắn, các bạn nên chuẩn bị sẵn trước khi đi thám hiểm hay vào những nơi hoang dã


Các vị thuốc tự nhiên, theo kiểu vớ được gì dùng nấy :D

Đắp thuốc tại chỗ:
Dùng các cây cỏ có tanin như: Ổi, Sim, Mua, Lựu, Sung, Trà (chè)

Làm ấm cơ thể:
Bằng các loại cây như: Quế, Gừng, Tía tô, Tỏi, Đại hồi, Đinh Hương, É Tía, Lá Lột, Kinh Giới, Trà Đậm.

Chống co thắt phế quản:
Dùng các cây như; Cà độc dược, Bối mẫu, Bán hạ, Nam Mộc Hương.

Chống đau nhức:
Đắp lại tại chỗ những vị thuốc tươi có chất nhầy như; Bông Bụp; Muồng trâu, Mồng tơi, Bồ ngót, Rau Lang, Nhớt họng gà...

Chống viêm nhiễm về sau:
Lá Móng tay, Phèn đen, Vú bò, Xuyên tâm liên, Cam thảo nam, cỏ Lưỡi rắn, Mần trầu, Nghệ, Vòi voi, Sài đất, Đọt sậy.

Khai thông đường dẫn thoát (gan, mật, ruột)
Hà thủ ô, Muồng trâu, Đại hoàng, Nghề răm, rau Má, rau Sam, cỏ Tranh, Dứa dại, Bìm bìm, Rau Đắng


Em luôn mang theo kim trong hành trang đi bụi,ngoài khâu vá, là đề phòng, trộm vía chưa phải dùng đến cách này :D

THÍCH HUYỆT:
Trường hợp rắn độc cắn vào bàn tay. Làm cho bàn tay và bàn chân sưng phù, càng to... Hãy dùng kim lớn (kim tam lăng hay kim tiêm lớn bằng thép không rỉ) thích cho dịch độc tiết nhanh ra ngoài, tránh gây hoại tử.
- Bàn tay sưng phù thì thích vào huyệt Bát tà (bên tay sưng)
- Bàn chân sưng phù thì thích vào huyệt Bát Phong (bên sưng)

Vị trí huyệt Bát tà: Ở các khe ngón tay trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi tay có 4 huyệt.

Vị trí huyệt Bát Phong: Ở các khe ngón chân bờ trên chỗ thịt trắng đỏ giao nhau, mỗi chân có 4 huyệt.

Phương pháp thích: Sát trùng kim thích và vùng huyệt. Bàn tay hay bàn chân bên sưng để xuôi. Tay phải cầm kim thích nhanh vào các huyệt định châm, mũi kim hướng lên mu bàn tay hay bàn chân. Tùy theo sưng to hay nhỏ để quyết định thích sâu hay cạn (từ 5-15 mm). Làm cho dịch độc (có thể lẫn cả máu) chảy xuống là được. Sau khi thích xong, dùng tay nhẹ nhàng ép cho dịch chảy xuống. Nếu sau đó, dịch độc tăng làm sưng trở lại thì tiếp tục thích như trên. Một ngày có thể thích 2-3 lần. Sau 1-2 ngày sẽ bớt sưng.
Khi thích huyệt, đồng thời nên cho uống các bài thuốc giải nọc.


CÁC MÔN THUỐC KHÁC

- Nếu giết được con rắn, sau khi đã thực hiện các biện pháp cấp cứu, mổ ruột con rắn lấy gan và mật đắp lên vết cắn, sẽ nhanh chóng giảm đau
- Bắt 7-9 con rệp nuốt sống với nước sôi để nguội, sau 10 phút sẽ giảm đau nhức. Những người đi rừng thường bắt rệp bỏ vào chai nhỏ mang sẵn theo trong mình, nếu bị rắn cắn thì lấy ra uống đồng thời bóp nát vài con rệp bôi vào vết cắn để cấp cứu.
- Dùng dịch âm đạo của phụ nữ bôi lên (Có thể các bạn sẽ cười nhạo hai cách trên đây, nhưng tác giả đã thấy tận mắt trên 3 người được cứu bằng những phương pháp này)
- Tìm một trong những cây sau đây, nhai hay giả với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết cắn: Bồ cu vẽ, Bảy lá một hoa, Chua ngút, rễ và lá Đu đủ, Răm nghề, Cát đằng, ban nhật, Ớt...


Riêng chuyện về chó, em hay mang dao, súng, riềng mẻ và mắm tôm. (c)


Chúc vui và bình an.


Tổng hợp.

Bác copy ở đâu mà dài thế. Đọc mãi chẳng hết nên em chẳng đọc nữa.
Nhưng em có mấy lời thế này ạ:
Sách vở nó phân ra 2 loại độc tố với 2 cái bảng lâm sàng (biểu hiện) khác nhau cho nó vui thôi ạ. Vì thực chất thì 1 em rắn độc có cả 2 độc tố đấy, chẳng qua là cái nào mạnh hơn thôi ạ. Còn bác nói là dựa vào hình dáng, mầu sắc để phân biệt thì em xin thưa là lúc đấy bác chẳng nhìn kịp đâu ạ, hoặc là hoảng loạn, không nhớ nổi; hoặc là vào ban đêm nên không nhìn thấy gì.
Còn cái "CƠ BẢN" của bác thì em xin thưa là trong điều kiện đi phượt, bị rắn cắn thường là đi rừng thì trong tay bác không có nhiều thứ cơ bản đấy đâu ạ.
Còn về cái ĐIỀU TRỊ của bác thì bác nói ra đây thì anh em không hiểu đâu ạ. Thuốc men bác nói thì trong rừng cũng chẳng có đâu ạ, còn về được với nên văn minh thì em sẽ phi thẳng đến viện.
Còn chuyện các cây thuốc thì đúng là rất tiện lợi, vì cây cỏ đâu cũng có. Nhưng mà em học 4 năm YHCT rồi mà chẳng nhớ, chằng phân biệt được hết đống thuốc của bác thì dân thường như các bác nhà mình chịu chết là cái chắc rồi ạ.

Sorry vì em ném hơi nhiều đá!

buitrongdat
25-08-2013, 15:21
http://www.chongdoc.org.vn/chongdoc/content/view/28/41/lang,vn/
Sơ cứu rắn độc cắn:
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
Mục tiêu của sơ cứu:

*
Làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.
*
Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, chữa các triệu chứng nguy hiểm xuất hiện sớm và ngăn chặn các biến chứng trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
*
Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu).
*
Mục tiêu trên hết: không làm gì có hại thêm cho bệnh nhân !

Các bước sơ cứu nên làm là:

*
Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.
*
Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
*
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
*
Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Kỹ thuật băng ép bất động:

*

Dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo vì dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo.
*

Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, còn sờ thấy mạch máu đập).
*

Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.
*

Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay với nẹp.
*

Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:

* Băng ép bàn tay, cẳng tay.
* Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay.
* Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân.

*

Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
*

Vết cắn ở thân mình: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.
*

Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

Không sử dụng các biện pháp sau:

Garô:
Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.

Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn:
Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm)

Hút nọc độc:
Không có lợi ích.
Các nhà sản xuất thiết bị hút đặc biệt ủng hộ việc dùng các sản phẩm của họ nhưng không đáng tin cậy. Các thiết bị hút này không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.

Gây điện giật:
Chưa bao giờ được chứng minh có lợi ích. Có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.
Gây điện giật trong sơ cứu rắn cắn mặc dù được các nhà sản xuất thiết bị này ủng hộ nhưng sự thật cũng không đem lại lợi ích.

Chườm đá (chườm lạnh)
Đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại.

Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo:
Không có ích lợi, nếu đắp tại vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân. Nhiều thuốc y học dân tộc dùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân: gây co giật (vì có chứa mã tiền) mặc dù không chữa được liệt, gây đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng (sau đó là mất nước, mất muối, bị sốc) hoặc tắc ruột vì táo bón,…

Sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”
Không có tác dụng.
Cố gắng bắt hoặc giết rắn
Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.
Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn.
Người dân địa phương có thể rất tự tin về các biện pháp chữa trị truyền thống hoặc thuốc dân gian của họ nhưng họ không được phép làm chậm trễ việc sơ cứu và vận chuyển bệnh nhân hoặc làm hại thêm cho bệnh nhân.

Không biết bạn có trong ngành không hay chỉ sưu tâm thôi.
Link die rồi nên mình không kiểm chứng nguổn gốc bài viết được. Nhưng mình thấy bài viết khá rõ ràng, sáng của. Dân mình có thể áp dụng được.
Tuy nhiên mình xin đính chính một chút như thế này.
Garo: được hiểu là dùng dây chun, dây vải quấn quanh chi thể để ngăn chặn dòng máu. Nó được chia thành 2 loại:
Garo động mạnh: garo chặt đển chặn đường đi của động mạch và tĩnh mạch. Cái này dùng trong các trường hợp chảy máu mà không băng cầm máu được. Tuy nhiên, nếu garo động mạnh thì phải tuân thủ theo nguyên tắc, và phải tháo garo. Trong khuôn khổ bài viết này thì KHÔNG ĐƯỢC GARO ĐỘNG MẠCH vì sẽ làm nặng thêm tình trạng phù nề, tổn thương tại chỗ.
Garo tĩnh mạch: chỉ chèn ép đường đi của tinh mạch, trong khi động mạch vẫn lưu thông được, vẫn đảm bảo cấp máu được choi thể. Cái này thì khuyến cáo NÊN DÙNG CHO MỌI TRƯỜNG HỢP BỊ RẮN ĐỘC, HAY ĐV CÓ ĐỘC KHÁC CẮN. Vì nó vẫn đảm bảo cấp máu nuôi dưỡng chi thể bị garo lại có tác dụng chặn đường đi của tĩnh mạch, ngăn cản chất độc về tim, sẽ phát độc toàn thân.
Cách garo tĩnh mạch: garo chặt --> mất động mạch, sau đó nới dần ra đến khi có mạch là được. Cố định dây garo lại. Vị trí garo trên vết cắn 5 - 10cm.
Đối với tay thì các bạn bắt mạch quay (như trong phim TQ các bác ý hay bắt mạch bệnh nhân). Đối với chân thì bắt mạch mu chân, ở ngay nếp gấp cổ chân. Các bác cứ thử bắt mạch luôn và ngay đi ạ, để khi nào cần thì biết cho đỡ lóng ngóng.

buitrongdat
25-08-2013, 15:33
Bị rắn cắn cũng tùy loại, nếu chẳng may bị rắn cạp nong hay hổ mang cắn thì phải mang lên bệnh viện và truyền huyết thanh kháng độc chứ truyền nước dừa thì chết chắc. Người ta lấy nước dừa truyền cho thương bệnh binh là trong trường hợp thiếu thốn dịch truyền gluco.



Thấy chó mà chạy là kích động bản năng săn mồi của nó. Khi đó chỉ sợ chưa kịp chạy đến chỗ có hòn đá hay cái que thì đã bị đợp 1 phát rồi. :)) Đứng yên (hoặc ngồi xuống), nhìn thẳng vào nó và quát thì không sao. :)

Nước dừa rất tốt, nồng độ và thành phần các chất điện giải gần giống máu người. Đúng là khi thuốc men thiếu thốn thì có thể truyền nước dừa. Đấy là em nghe nói thôi, chứ chưa bao giờ thấy tận mắt bao giờ cả.
Vấn đề là:
1. dừa không phải có sẵn.
2. Muốn tiêm truyền thì phải có đồ nghề.
3. Ngoại trừ các bác nghiện và các bác nghề y ra thì các bác phượt nhà ta không bác nào biết lấy ven cả.

buitrongdat
25-08-2013, 15:35
Hôm nay vừa bị em này chích ở tay. Đang chơi phải tức tốc chạy về bệnh viện, có điều, vào bv toàn đc đo huyết áp, uống mấy viên kháng sinh, chứ chả có bôi hay chích thuốc gì, tay giờ đang nhức quá :((
https://i325.photobucket.com/albums/k391/dajk9x/IMG_2036.jpg

Có ai biết cách chưa bọ cạp thế nào không :-?

Em biết chửa nè. Nhưng bác có còn thở không để em còn chữa. =))

buitrongdat
25-08-2013, 16:15
Em có đọc thấy ở VN mình đã sản xuất đc huyết thanh chống nọc rắn các loại rắn độc hay gặp như lục, cạp nong, hổ mang,... Cho e hỏi là mình có thể mua các loại huyết thanh này ở bên ngoài được k ạ? Nếu người bình thường có thể mua đc thì tốt biết mấy, đi rừng bớt lo.

Đúng là VN mình đã sản xuất được một số huyết thanh kháng nọc rắn rồi bạn nhé.
Huyết thanh kháng nọc rắn được chia làm nhiều loại:
- Đơn giá: chỉ chứa 1 loại huyết thanh kháng 1 loại rắn xác định.
- Đa giá: chứa 2 hay 3 loại huyết thanh kháng 2 hay 3 loại rắn tương ứng.
Việc mua bán thì không khó, nội có, ngoại có. Túm lại là có tiền mua tiên cũng được.
Nhưng vấn đề là:
1. Bạn phải xác định được nhóm rắn độc nào cắn để xác định, chọn loại huyết thanh phù hợp. Nếu bạn không xác định được loại nào, thì bác sỹ sẽ căn cứ loại rắn nào hay lưu hành ở địa phương, và biểu hiện lâm sàng để chọn loại huyết thanh tiêm cho bạn. Có thể phải tiêm nhiều loại nếu không xác định rõ được. :(
2. Các loại huyết thanh đời củ phải bảo quản lạnh. Một số loại đời mới bây giờ được chế tạo dạng bột (đông khô) nên có thế mang đi dễ dàng. (Nó cũng dựa trên phương pháp làm sữa bột ạ).
3. Huyết thanh được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch (tiêm ven). Chắc chẳng mấy bác nhà mình làm được cái này ạ.
4. Do bản chất huyết thanh kháng nọc rắn (hay các loại huyết thanh khác cũng thế) là protein nên nguy cơ gây dị ứng, shock phản vệ là rất cao ạ. Nên cái này chỉ được tiến hành ở các cơ sở y tế. Ít nhất thì cũng phải có hôp chống shock (có thuốc men) và nhân viên y tế được đào tạo bài bản. Không tốt nhất là ở các bệnh viện lớn có máy thở và hồi sức. Vậy nên các bác có bị rắn cắn, được tiêm huyết thanh kháng nọc rắn thì cũng nhanh chóng chuyển lên bệnh viện tuyến trên dể theo dõi và điều trị tiếp ạ.

Còn việc phòng và cấp cứu thì bên trên nhiều bác đã nói rồi, em không nhắc lại nữa.
Theo ý kiến của em, các bác mà bị rắn độc cắn thì cứ xác định đi ạ. Có điều gì cần nói, dặn dò thì nói nhanh kẻo muộn. Vời điều kiện đi phượt, thường là rừng rú, xa trung tâm. Với điều kiện đường xá của mình, giao thông đi lại khó khăn thì các bác có cấp cứu đúng cách, thì đến được viện cũng là quá muộn rồi ạ.
Sống chết có số rồi các bác ạ. Bác nào sợ thì cứ ở nhà cho an toàn. Bác nào không sợ thì cứ đi thôi ạ!

khongthudao
28-08-2013, 10:06
E nghe nói rắn rất kỵ lưu huỳnh, nếu có bột lưu huỳnh thì nên mang theo trong ng

À cái này hôm có đọc hướng dẫn như sau: Giã củ nén rồi để vô trong 1 cái túi, thêm vào khoảng 20 hay 200gr (quên rồi) lưu huỳnh rồi đeo bên người là rắn nó không dám tới gần.

Chung89
25-09-2013, 11:26
Con rắn là động vật máu lạnh, nó nhìn bằng cách phát hiện thân nhiệt...cái đươi lợn làm gì có thân nhiệt mà nó nhìn thấy mà sơn chứ...lúc đấy nó chỉ biết một điều là bạn đang phát ra thân nhiệt nóng, nó phát hiện và cho bạn một nhát vào đâu thì vào thôi...hi.:help
Không thể đưa bằng chứng chính xác lên được, nhưng tớ nhớ là xem tivi về chuyện này rồi. Con lợn đây tất nhiên không phải con lợn nhốt chuồng béo ị di chuyển không nổi, mà là con lợn nhanh nhẹn.

Với con lợn nhà nuôi thả rông, chương trình thế giới động vật quay cảnh lợn và rắn hổ đấu nhau, thì lợn nhảy xung quanh rất nhanh nhẹn, còn rắn dù bành mang chống trả, nhưng lợn nhảy quanh và dẫm chân vào thân rắn, liên tục, rồi khi rắn đang quằn quại thì lao vào tợp luôn đầu trông rất ... chuyên nghiệp.


Ngoài đuôi lợn, đọc trong chuyện nào ngày xưa ý (hình như "Kị sĩ không đầu") thì cowboy còn dùng chiếc dây dài bện bằng lông đuôi ngựa quấn xung quanh mình khi ngủ, vì con rắn sẽ không bao giờ bò ngang qua một sợi dây lông đuôi ngựa. Cái này thì không có kiểm chứng được.

ngohoainam1993
03-11-2013, 10:28
vào đây được 1 vài kinh nghiêm hay :D hu vọng mình gặp thì sử dụng đc

mtuan123
29-11-2013, 09:13
quá hay, không hổ danh ấy nhất diễn đàn. Mình cũng có dịp được xơi tê tê vài lần. Con này còn gọi là con trúc. Người ta nói bộ vảy con trúc rất tốt, dùng để ngâm rượu trị thấp khớp. Lưu ý khi lấy bộ vảy này phải có 4 cái vảy tam giác ở chân. Nếu không có 4 cái vảy này thì cả bộ coi như bỏ.
Là tớ nghe thế chứ ở nhà đã ngâm 1 bộ 1 năm rồi nhưng mà chả biết làm gì để đấy. :)
PS: vẫn tò mò cái con khác là con gì? (NO)

Ôi bác ơi, nghe nói tê tê là động vật quý hiếm đấy, sắp tiệt chủng rồi đấy :(

nguoilun
04-04-2014, 16:02
Theo dân gian thì rắn sợ xả hay hùng hoàng, nếu vào rừng thì nên mang theo 2 loại này rắc xung quanh chỗ ngủ thì rắn ko dám đến.

nguoilun
04-05-2014, 23:53
Nên cầm một cái cây chọt chọt phía trước, đầu nên đội nón, đeo màng trước nhằm tránh cả côn trùng. Nếu có giày cao su thì càng hay.