PDA

View Full Version : Du Xuân - Đón tết (Đồng Tháp - Cần Thơ)



caonguyendom
09-01-2014, 07:54
Lịch trình: Du Xuân - Đón tết
Ngày 01:
+ 6g45: tập trung điểm danh chân cầu Bình Điền
+ 7g: xuất phát về Xẻo Quýt – 8g ăn sáng ở Hủ Tíu Sa Tế ngon nhất Mỹ Tho
+ 10g: Tham quan Khu căn cứ Xẻo Quýt - Ăn trưa tại ẩm thực đồng quê (tự túc) – tham quan vườn hoa Tân Qui Đông – Tham quan và chụp hình Lò Gạch – Tham quan chụp hình chùa Phước Kiểng.
+ 17g30: Ngắm Hoàng Hôn trên cầu Cần Thơ.
+ 19g00: Ăn đặt sản Cần Thơ - Vịt nấu chao – nghỉ ngơi, dạo phố… Giao lưu anh em nhà Phượt Cần Thơ (nếu có thể).
Ngày 02:
+ 5g00: Tham quan chợ nổi Cái Răng - Ăn sáng
+ 7g00: Tham quan nhà vườn tiêu biểu của Cần Thơ (Thưởng thức trái cây, câu cá, thưởng thức món ngon nhà vườn,….)
+ 13g30: SG thẳng tiến.

Tham khảo: https://www.phuot.vn/threads/133732-%C4%90%C3%B3n-t%E1%BA%BFt-Gi%C3%A1p-Ng%E1%BB%8D-2014-L%C3%80NG-HOA-T%C3%82N-QUI-%C4%90%C3%94NG-CH%E1%BB%A2-HOA-C%C3%81I-R%C4%82NG-18-19-1-2014
Sau khi đi về sẽ cập nhật hình ảnh nhé các bạn.

Các điểm nhấn trong chuyến đi:
Làng hoa Tân Qui Đông.
Chùa Phước Kiển.
Chợ nỗi Cái Răng (Chuyên Hoa Tết).

caonguyendom
09-01-2014, 07:59
LÀNG HOA TÂN QUI ĐÔNG (SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP)

Nằm về phía bờ Nam sông Tiền cạnh vành đai tuyến tỉnh lộ 848 thuộc thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp, làng hoa Tân Qui Đông hay còn được biết đến với tên gọi làng hoa Sa Đéc là một làng nghề truyền thống với lịch sử thăng trầm cả trăm năm. Nơi đây khắp bốn mùa được bao phủ bởi những thảm hoa rực rỡ đủ muôn hồng nghìn tía khiến khách đến thăm thú ngỡ như lạc vào một thế giới của sắc màu với những hương thơm thanh cao và quyến rũ…

THĂNG TRẦM MỘT LÀNG HOA
Nép mình bên dòng nước sông Tiền quanh năm gió lộng, làng hoa Tân Qui Đông tuy không phải là kỳ tích của thiên nhiên nhưng nhờ niềm đam mê lẫn tình yêu hoa kiểng của nhiều thế hệ nghệ nhân, lại được kết tinh bởi thổ nhưỡng và nguồn nước trĩu nặng phù sa như dòng sữa Mẹ ươm mầm nuôi dưỡng, đã trở thành vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đất Nam bộ.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108214&d=1389162184

Nguyên làng hoa được hình thành trên địa bàn xã Tân Qui Đông từ những năm đầu thế kỷ XX. Thoạt đầu, một vài hộ nơi đây trồng hoa chỉ để trang trí và biếu tặng nhau trong những dịp tết đến Xuân về. Dần dần, số hộ trồng hoa đã tăng lên và mục đích kinh doanh cũng được xác định. Cho đến nay, số hộ trồng hoa đã phát triển đến hàng ngàn, trong đó có hơn 1.500 hộ trồng chuyên nghiệp với hơn 1.000 chủng loại hoa kiểng khác nhau và địa bàn trồng hoa cũng lan rộng ra các khóm Sa Nhiên, Tân Qui Tây, Tân Khánh Đông, phường 3 (thị xã Sa Đéc), xã Tân Mỹ (huyện Lấp Vò)…, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp công nhận làng nghề truyền thống.

Nếu trước đây làng hoa kiểng Tân Qui Đông chỉ sản xuất theo “vết hằn kinh nghiệm” với phương thức “cha truyền con nối” và do chưa được đầu tư đúng mức đã phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thì ngày nay bước vào thời hội nhập, khi cơ hội tiếp cận và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, làng hoa đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, bổ sung nhiều loài hoa qúy hiếm và mới lạ, xây dựng trung tâm lai tạo nhân giống cấy mô, lập chợ đầu mối để tiêu thụ hoa kiểng… Những yếu tố này đã góp phần tích cực đưa làng hoa khởi sắc bước vào thời hoàng kim…

Tuy chỉ với khoảng 300ha đất nhưng hoa kiểng đã mang lại cho thị xã Sa Đéc sự thịnh vượng vượt bậc, với doanh thu năm 2006 đạt 29 tỉ đồng, năm 2007 đạt 42 tỉ đồng và đến năm 2012 đã lên đến trên 115 tỉ… Có điều tổng giá trị sản xuất tăng nhanh phi mã cũng bao hàm những yếu tố bất cập có nguy cơ đẩy làng hoa vào con đường tự đánh mất chính mình. (!)

Tân Qui Đông từ lâu đã trở thành một địa danh khá quen thuộc với khách sành điệu trong giới nghệ thuật chơi hoa kiểng, và sản phẩm hoa kiểng với thương hiệu “Sa Đéc” đi đến đâu cũng được đón nhận cách trọng thị, cho dù ở trong hay ngoài nước. Điều này chứng tỏ nghệ thuật ở Tân Qui Đông đã có bề dày truyền thống và được tín nhiệm của đông đảo khách hàng…

NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU
Từ lâu nghề trồng hoa kiểng trên thế giới đã được xếp vào loại nghệ thuật độc đáo mang nhiều tính nhân văn, một nỗ lực bổ sung nhằm tái tạo phần nào thiên nhiên bị con người tàn phá. Tại miền Nam Việt Nam ngay từ những năm 1930, khi nhắc đến khái niệm “văn minh miệt vườn”, nhiều người đã biết liên hệ đến nghệ thuật trồng hoa kiểng của miệt Tân Qui Đông như một hình thái độc đáo của nền văn minh sông nước.

Điểm đặc biệt so với những nơi khác, hoa ở Tân Qui Đông được đặt trên những giàn cao để tận dụng nguồn nước lên từ những con rạch nhỏ. Theo giải thích của một chủ vựa hoa, do hoa Tết phải xuống giống từ giữa năm, lúc đang vào mùa nước nổi nên nhà vườn phải lập giàn để đưa hoa lên cao. Lâu rồi thành lệ, những giống hoa gieo vào vụ tiếp sau cũng được cho lên giàn. Hình ảnh người trồng hoa đứng trên những con thuyền lướt nhẹ để chăm sóc hay thu hoạch bên những giàn hoa đã trở thành vẻ đẹp sông nước rất dung dị chỉ có ở làng hoa Tân Qui Đông, tuy vậy đằng sau đó là cả một tình cảnh éo le khi người trồng hoa luôn phải lội nước hay bùn sình để chăm bón cho từng luống hoa…

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108213&d=1389162184

Tân Qui Đông không chỉ được biết đến về hoa mà còn rất nổi tiếng bởi các loài cây kiểng, trong đó có Vạn niên Tùng là loại cây thời thượng được giới nhà vườn dí dỏm xếp vào hàng “đại đế” của các loài hoa kiểng ở đất phương Nam. Từ các loại Sơn Tùng, Ngọa Tùng, Tùng Hổ phách, Tùng Nhật Bản… đến Kim quýt, Nguyệt quới, Mai vàng, Mai chiếu thủy…, các nghệ nhân Tân Qui Đông đã không ngừng sáng tạo để hình thành các thế phu thê, mẹ bồng con, thác đổ, nghinh phong… mà mỗi thế cây dáng đứng tuy rất giản dị đời thường nhưng lại hàm chứa nhiều tính nghệ thuật, chuyển tải cả một triết lý, những truyền thuyết hay cảm nghiệm sâu xa về cuộc đời…

Với kinh nghiệm truyền thừa cả trăm năm, hoa kiểng Tân Qui Đông ngày nay không chỉ có mặt ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn đến cả Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, một số tỉnh phía Bắc thậm chí cả trong các lễ hội của thành phố hoa Đà Lạt… Hoa kiểng Tân Qui Đông còn vinh dự có mặt tại một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia…

LÀNG HOA - ĐIỂM ĐẾN NGẬP TRÀN SẮC XUÂN
Theo quy luật của tự nhiên, mỗi khi Xuân về là muôn hoa đua nở. Ở làng hoa kiểng Tân Qui Đông, do người dân trồng hoa quanh năm nên cả bốn mùa đều mang đậm sắc Xuân. Đặc biệt vào dịp gần Tết Nguyên đán, trên khắp mọi nẽo đường nơi đây đều ngập tràn muôn hoa.

Đến làng hoa Tân Qui Đông vào những ngày cận Tết, du khách sẽ tận mắt chứng kiến “trăm hoa đua nở” đúng như cách mà nhiều người vẫn ví von về vùng đất này. Nhiều loại hoa phục vụ Tết như Cúc Mâm xôi, Cúc Đài Loan, Cúc Tiger, Hồng Tam muội, Hồng nhung, Vạn thọ… cùng các loại kiểng như Mai vàng, Mai chiếu thủy, Tùng Nhật, Trang, Thược dược, Kim phát tài, bông Giấy, Vạn lộc, Phú qúy, Thịnh vượng, Hòn ngọc viễn Đông… Không phải không có lý khi có người cho rằng Tân Qui Đông là nơi mùa Xuân đến sớm nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu có dịp được thả bộ dọc theo bờ sông Tiền, men theo đường tỉnh lộ 848 hoặc Lê Lợi, Sa Nhiên - Cai Dao, Sa nhiên - Ông Thung, du khách sẽ được chiêm ngắm không chỉ làng hoa hay vườn hoa mà cả một rừng hoa với đủ kỳ hoa dị thảo đua nhau khoe sắc. Riêng con đường “Vườn Hồng” từ bờ sông Tiền chạy ra sông Sa Đéc là vương quốc của hoa Hồng với trên 50 giống Hồng lộng lẫy kiêu sa, đặc biệt có loại Hồng xanh rất kỳ lạ, qua bàn tay chăm sóc thuần hóa của các nghệ nhân Tân Qui Đông đang ngày ngày ra hoa làm đẹp cho đời…

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108215&d=1389162184

Mỗi năm, làng hoa kiểng Tân Qui Đông đón tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn. Du khách đến đây ngoài việc mãn nhãn với các loài hoa đa dạng và phong phú, còn cảm thấy thích thú khi được nghe các nghệ nhân giới thiệu về đặc điểm, xuất xứ, ý nghĩa và giá trị tinh thần lẫn kinh tế của từng loại hoa. Hiện nay làng hoa Tân Qui Đông đã trở thành một thương hiệu du lịch, một điểm đến khá lý tưởng cho khách du lịch cả trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến với đồng bằng sông Cửu Long…
STNet

caonguyendom
09-01-2014, 08:06
Chùa Phước Kiểng

Chùa Sen lạ, chùa Sen Vua, là tên dân gian thường nói về ngôi chùa Phước Kiểng Tự thuộc xã Hòa Tân, huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Ngôi chùa này có khuôn viên không lớn cũng không bé, nằm ngoảnh mặt ra hướng bờ sông, nổi danh bởi những chuyện kỳ lạ về một loài sen, về rùa và cả chim hạc…

Từ cầu Mỹ Thuận,đi theo tuyến quốc lộ 80 khoảng 18km là đến chợ Nha Mân. Bạn rẽ trái, đi con đường ven sông đến cột mốc Km 10, rẽ phải qua 1 cây cầu gỗ bắc qua sông, sau đó rẽ trái đi thêm khoảng 500m là đến cổng chùa Phước Kiểng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108216&d=1389162184

Thời chiến tranh, chùa Phước Kiểng đã nhiều lần bị ném bom, đặc biệt năm 1966, bom Mỹ đã làm sập hoàn toàn ngôi chùa, trước và sau chùa hiện vẫn còn nhiều hố bom. Sau đó, ngôi chùa được xây dựng lại bằng tre và lá. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiến trúc chùa giờ không còn đặc sắc. Nhưng trong chùa vẫn còn một loại thực vật rất hiếm ở Việt Nam và cả các nước Đông Nam Á, đó là lá sen vua. Sen Vua được phát hiện trong một hố bom của chùa vào năm 1992 và nó phát triển cho đến ngày nay. Loài sen này lá to như nong phơi lúa, người nặng dưới 60kg có thể đứng lên dễ dàng mà không bị chìm.

Sen vua, hay còn gọi là sen Victoria regia, là một trong những loại thực vật khá lạ mắt. Có nguồn gốc từ Amazone xa xôi, thoạt nhìn, sen vua cũng na ná như cây hoa súng thường, nhưng được phóng đại lên hết cỡ. Đường kính lá sen vua có thể đạt đến 2 mét.

Vào những ngày nước nổi, sen được “uống nước” nhiều nên phát triển rất tốt, có thể đạt đường kính khoảng hơn 3 mét. Cạnh lá uốn cong lên khoảng 2 cm, trông giống như một cái chậu lớn. Mặt trên lá sen nhẵn bóng, màu lục nhạt. Mặt dưới, khi còn non, màu đỏ tươi và khi già thì đỏ sậm với những đường gân to vững chắc và có rất nhiều gai nhọn. Chính nhờ bộ gai nhọn như chiếc áo bảo vệ nên lá sen không bị các động vật sống dưới nước tấn công.

Hoa sen vua rất đẹp và rất to, bên ngoài màu đỏ thắm, trong màu trắng tuyết. Cũng có nhiều bông sen chỉ một màu trắng hoặc đỏ. Tối đến, sen nở rất đẹp, đến sáng hôm sau, khi mặt trời ló dạng thì bông sen cụp lại như ngủ, chiều lại nở ra. Cứ như thế, khoảng ba ngày thì hoa sen mới tàn hẳn.

Sau khi hoa tàn, gương sen rủ xuống, kết hạt trong nước. Hạt sen chỉ to bằng hạt đậu ván, nhưng mọc rất nhanh. Mùa xuân gieo hạt, sau 4 – 6 tháng đã ra hoa. Hạt sen ăn ngon và cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bộ rễ của sen vua rất phát triển, nhưng không có ngó nên sen vua không phát triển nhiều như súng nhà. Muốn nhân giống sen vua phải dùng đến hạt sen.

Không chỉ thu hút du khách bởi loài sen lạ, trong Phước Kiểng Tự còn thờ một con rùa. Theo lời sư trụ trì thì đó là con rùa rất chung thủy và có lòng hướng Phật. Con rùa đã chết vài năm trước, nhưng được sư trụ trì giữ xác khô và để trong tủ kính cho khách du lịch dễ dàng chiêm ngưỡng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108217&d=1389162184

Được biết, vào năm 1948, một người bạn đã mang con quy đến chùa tặng sư. Lúc đó, sư còn là một chú tiểu. Lúc chưa vào chùa thì thức ăn của con rùa là ốc, cá… Nhưng từ khi vào sống cùng sư thì con quy ăn chay, và chỉ ăn toàn trái cây như mít, táo, chuối, xoài…

Lúc nào, con rùa cũng quanh quẩn bên sư. Hễ sư tụng kinh thì con quy cũng nằm một bên lim dim như đang tụng. Sư thấy thế nên đã khắc lên mai nó mấy chữ “Phúc Kiểng tự Hòa Tân, vào chùa năm 1948”. Đến nay, những chữ ấy vẫn còn nguyên trên lưng “ cụ rùa” .

Năm 1966, khi chùa Phước Kiển bị ném bom, con rùa bị lạc. Một người dân ở cách chùa khoảng hơn 20 km bắt lại được và nuôi tại nhà, rồi khoan lỗ trên mai con rùa và cho khóa bằng dây xích sắt. Nhưng sau đó, con rùa đã thoát được và tìm về chùa. Từ đó, lúc nào rùa cũng quẩn quanh bên sư trụ trì, không đi đâu xa.

Năm 1999, trong chùa Phước Kiểng lại xuất hiện một con hạc, lúc nào con hạc cũng quanh quẩn trong khuôn viên và rất thích chơi cùng rùa. Chim hạc hay đậu trên lưng cụ rùa để đùa. Nhưng sau đó, chính quyền địa phương đưa ý kiến bắt chim hạc về khu bảo tồn vì đó là động vật hoang dã. Từ đó về sau, người ta không thấy chim hạc xuất hiện nữa. Sau khi chim hạc bay đi, cụ rùa cũng qua đời. Sư trụ trì tiếc cả hai con vật thông linh, bèn ướp xác rùa và đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 - 29/7/2002.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108261&d=1389229572

Hai linh vật mất đi, Phước Kiểng tự giờ chỉ còn lại loài sen lạ. Mà sen, thì hiện tại cũng đang bị tấn công bởi ốc bươu vàng. Tiếc thay, chuyện bảo vệ sen dường như chưa được mọi người nghĩ là việc chung mà chỉ là việc riêng của chùa.Thiết nghĩ, đây là một trong những loại sen quý nhất nước ta tính đến thời điểm hiện tại,chúng rất cần được chăm bón và nhân rộng thêm ở nhiều nơi.
STNet

caonguyendom
09-01-2014, 08:10
Chợ nổi Cái Răng

Cùng với chợ Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Khác hẳn những chợ bình thường khác, chợ nổi được nhóm họp trên thuyền và tàu khoảng 2 giờ (từ 6 giờ đến 8 giờ sáng). Đây là một trong hai chợ lớn giao thương chủ yếu là mua và bán sỉ các loại trái cây và nông thổ sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108218&d=1389162184

Trong những ngày Tết Bính Tuất này, nhất là từ ngày 23 Tết đến ngày 29 Tết, chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp người và thuyền hàng hóa trên sông. Mỗi ngày, chợ đón trên dưới 1.500 lượt tàu thuyền họp chợ, trao đổi buôn bán đủ các loại hoa, cây trái, rau quả… đặc sản miệt vườn. Đứng trên cầu Cái Răng nhìn xuống phía nam sông Cần Thơ, chợ Cái Răng nhóm họp dài hơn nửa cây số, có chỗ phình ra gần hết mặt sông, trông như những mâm hoa trái khổng lồ đủ các sắc màu rực rỡ trong nắng xuân trên sông Cần Thơ. Đáng chú ý, nhiều loại tàu thuyền sức chứa từ 3 tấn đến 12 tấn chở đầy dừa tươi, dưa hấu xanh, bưởi quýt, hoa cúc vàng, hành tây, mận đỏ, bắp cải, củ cải trắng… từ các nơi họp về. Ai bán loại gì thì cắm một cái sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm mình muốn bán lên cái sào đó để mời gọi bạn hàng hay còn gọi là "bẹo hàng”. Do vậy, chợ không có tiếng rao hàng như các chợ trên bờ, mà có rao thì tiếng sóng, tiếng máy nổ của tàu cũng làm át đi. Ngồi trên xuồng chèo, xuồng máy để đi chợ nổi trong mấy ngày Tết, chỉ cần trông “cây bẹo hàng” là có thể cập xuồng đúng thuyền hàng cần mua. Trên bờ có hàng gì thì chợ nổi cũng có từng ấy, không thiếu thứ chi.

Anh Huỳnh Văn Tài, cán bộ quản lý chợ nổi Cái Răng nhận xét: năm nay hàng hóa khá phong phú, chợ nổi nhóm họp sung túc lắm, giá cả không tăng mấy so với ngày thường.

Còn anh Dương Văn Nho, người chuyên buôn khóm từ Kiên Giang đến cho biết: Khóm mua tại rẫy 1.400 đồng, bán sỉ tại chợ 1.700 đồng/kg, chỉ trong buổi sáng ghe khóm 6 tấn của anh đã bán hết sạch, anh nán lại mua ít hàng “khô” để về quê làm bữa cơm cúng rước ông bà, tổ tiên chiều 29 Tết (anh giải thích chả là Tết năm nay 29 Tết tức là 30 Tết đó sao).

Mấy ngày áp Tết, tại chợ nổi Cái Răng có một lượng lớn ghe bầu ở các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh đến neo đậu mua buôn theo kiểu thu gom để chở hàng cung cấp cho các chợ đầu mối các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc đưa cả sang Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngược lại, cũng từ chợ nổi này những ghe bầu chuyến về chở đầy các mặt hàng nhu yếu phẩm cung cấp lại cho bà con miệt vườn trong dịp Tết như xăng dầu, vải vóc, quần áo may sẵn, giày dép, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo...

Đi chợ nổi Cái Răng ngày xuân, chúng tôi thích nhất là thỉnh thoảng bắt gặp hình thức giao hàng độc đáo của dân thương hồ: người bán đứng trên thuyền hàng gieo từng cặp khóm, cặp dưa cho người mua dưới thuyền đưa hai tay bắt lấy, từng cặp nhịp nhàng trông rất điệu nghệ và không hề sơ xuất. Hình ảnh này khiến cho rất nhiều du thuyền của khách du lịch len lỏi vào sát thuyền hàng để ngắm xem, chụp ảnh rất thích thú và giữ chân họ lâu hơn. Không chỉ các thuyền buôn nhóm chợ trên sông, mà chợ nổi ngày xuân còn có cả các loại xuồng bán hàng rong phục vụ ăn uống giải khát như phở, hủ tiếu, bánh mì thịt, cà phê, kem... thậm chí có cả những "quán nhậu nổi" trên mui thuyền lớn để các ông chủ miệt đồng quê ngồi giữa bốn bề hoa trái mà tranh thủ "lai rai" trong lúc chờ mối lái đến giao hoặc nhận hàng.

https://www.phuot.vn/attachment.php?attachmentid=108219&d=1389162184

Chính vì những nét độc đáo như thế mà nhiều nhiều đoàn khách từ phía Bắc hoặc khách nước ngoài khi đến Cần Thơ đều không quên chọn thêm tua đi tham quan chợ nổi. Ðến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng thì coi như chưa đến vùng đất Tây Ðô; bởi lẽ như nhiều cho rằng: chợ là hình ảnh thu nhỏ về kinh tế xã hội của vùng đất đó.
STNet