PDA

View Full Version : 75 ngày “Con đường lịch sử Việt Nam” 06 – 08/2009



Đương Phan
21-11-2010, 16:17
Đã hơn một năm trôi qua từ khi tôi đi chuyến hành trình này. Phần vì lười, phần vì lu bu quá, nên đến bây giờ mới chịu ghi lại nhật ký hành trình.

Nghĩ cũng lạ, tạo nick Phuot, hay vô coi, tham khảo, học hỏi nhiều cung đường của các bạn trên đây, thế mà chưa lần nào mở topic chia sẻ, chắc do làm biếng quá!

“Hãy đi sẽ được, hãy gõ cửa, cửa sẽ mở cho…” lời của người xưa ngẫm sao cũng thấy đúng.

Các bạn hãy cùng tôi, mở lòng mình ra, pha ly cà phê, đốt điếu thuốc, cùng với tấm bản đồ Việt Nam mà khám phá đất nước mình xinh đẹp biết bao nhiêu.

Những hồi ức dưới đây chỉ là một cách nhìn của một cá nhân, chắc chắn sẽ có rất nhiều chi tiết bất cập, thiếu sót. Đối với những bậc lão thành trên Phuot, mình rất mong “… nghiêng tai nghe dạy, chắp tay đứng hầu”.


Bản đồ hành trình"

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/vn-bandotunhien.jpg


Đại Nam nhất thống toàn đồ (1834)

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DaiNamthongnhattoando.jpg


Để các bạn có 1 cái nhìn toàn cảnh hơn, tôi xin đưa chi tiết hành trình theo kế hoạch. Tất nhiên trong một đoạn đường dài, sẽ có những lúc ta ko đi theo đúng kế hoạch được, những phần ấy tôi sẽ kể cho các bạn sau.


Chương trình gồm các cung đường:

CHẶNG I: ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH Khởi Hành 11/06/09 ( 17 ngày, 2090km )
» Chương trình 1: Đường Hồ Chí Minh " Chiến Thắng Phước Long - Buôn Ma Thuột"
( 3 ngày, 450km )
» Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"
( 3 ngày, 470km )
» Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh " Tiếng Đàn Ta Lư"
( 3 ngày, 240km )
» Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
( 4 ngày, 540km )
» Chương trình 5: Đường Hồ Chí Minh " Hoa Lưu - Thăng Long - Hà Nội "
( 4 ngày, 390km )

CHẶNG II : VÒNG CUNG ĐÔNG BẮC TÂY BẮC : KHỞI HÀNH 29/06/09 ( 19 ngày, 2580km )
» Chương trình 6: Vòng Cung Đông Bắc - Tây Bắc " Việc Bắc"
( 4 ngày, 470km )
» Chương trình 7: Cao Nguyên Đồng Văn " Con Đường Hạnh Phúc "
( 4 ngày, 595km )
» Chương trình 8: Vòng Cung Tây Bắc " Chinh Phục Dãy Hoàng Liên Sơn "
( 4 ngày, 540km )
» Chương trình 9: Vòng Cung Tây Bắc " Chiến Thắng Điện Biên Phủ"
( 4 ngày, 640km )
» Chương trình 10: Đồng Bằng Sông Hồng" Đất Tổ Vua Hùng"
( 3 ngày, 335km )

CHẶNG III: ĐƯỜNG VEN BIỂN "MŨI SA VĨ - ĐÀ NẴNG" KhỞI HÀNH 18/07/09
» Chương trình 11: Đường Ven Biển " Ải Chi Lăng"
( 3 ngày, 320km )
» Chương trình 12 : Đường Ven Biển " Bạch Đằng Giang"
( 3 ngày, 280km )
» Chương trình 13: Đường Ven Biển " Xô Viết Nghệ Tĩnh"
( 3 ngày, 330km )
» Chương trình 14: Đường Ven Biển " Sông Gianh - Sông Bến Hải"
( 3 ngày, 385km )
» Chương trình 15 : Đường Ven Biển " Di sản Thế Giới Miền Trung "
( 4 ngày, 170km )

CHẶNG IV : ĐÀ NẴNG - TP HỒ CHÍ MINH KHỞI HÀNH 04/08/09
» Chương trình 16: Đường Ven Biển " Phong Trào Tây Sơn"
( 3 ngày, 325km )
» Chương trình 17: Đường Ven Biển " Điểm Cực Đông "
( 4 ngày, 395km )
» Chương trình 18: Đường Ven Biển " Miền Đông Nam Bộ "
( 5 ngày, 555km )

CHẶNG V : ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG KHỞI HÀNH : 15/08/09
» Chương trình 19: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đồng Tháp Mười"
( 3 ngày, 255km )
» Chương trình 20: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đất Mũi Cà Mau"
( 4 ngày, 340km )
» Chương trình 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Quê Hương Đồng Khởi"
( 4 ngày, 440km )

Đương Phan
21-11-2010, 18:08
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT:


Chương trình 1: Đường Hồ Chí Minh " Chiến Thắng Phước Long - Buôn Ma Thuột" ~ 450 Km
> TP HCM - PHƯỚC LONG
6h00 khởi hành, ăn sáng tại Thủ Dầu Một. Tham quan Căn Cứ Tà Thiết ( bộ chỉ huy chiến dịch HCM)Nhà Giao Tế Chính Phủ Cách Mạng - Bảo tàng Lộc Ninh. Ăn trưa Lộc Ninh - kho xăng dầu trên đường Hồ Chí Minh. Ăn chiều, nghỉ đêm khách sạn.

> PHƯỚC LONG - BUÔN MA THUỘT
Ăn sáng 7h00 khởi hành, đến Kiến Đức đi đường biên giới tham quan HỒ Doãn Văn ( Nông Trường TNXP). Ăn trưa tại Đắk Mil tham quan thác Dray Sap - Thác Gia Long . Ăn chiều nghỉ đêm khách sạn.

> BUÔN MA THUỘT - BẢN ĐÔN
Ăn sáng tham quan Bảo Tàng Dân Tộc - Bảo Tàng Buôn Ma Thuột( xem sa bàn chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột 1975). Ăn trưa tai Tp Buôn Ma Thuột, khởi hành vào Bản Đôn - Tham quan VQG Yok Đôn. Ăn chiều đêm giao lưu và xem chương trình biểu diễn Cồng Chiêng, ngủ nhà dài khu sinh thái.

Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo" ~ 470 Km

> BẢN ĐÔN - KON TUM
Ăn sáng 7h00 khởi hành, đi tỉnh lộ qua Ea Sup tham quan Tháp Chàm Yang Prong - Tp PleiKu. Ăn trưa - Biển Hồ - Nhà Thờ Gỗ - Cầu Treo - Nhà Đày Kom Tum. Ăn chiều & sinh hoạt đoàn , nghỉ đêm khách sạn.

> KON TUM - ĐĂK GLEI
Ăn sáng 7h00 khởi hành. Đắc Tô - Tân cảnh - Sân bay phượng Hoàng - Cao điểm 601- Ngã ba Biên Giới Việt - Lào - Campodia.- Cửa khẩu Bờ Y ( Việt - Lào ). Ăn trưa, ăn chiều nghỉ đêm tại khách sạn.

> ĐĂK GLEI - THẠNH MỸ
7h00 khởi hành vượt đèo Lò Xo ( dài 30km) tham quan làng Ngọc Linh. Ăn trưa tại Khâm Đức ( kho vàng Việt Nam) Bến Giằng - Ngầm Xơi - chiều đến Thạnh Mỹ. Ăn chiều nghỉ đêm khách sạn,.


Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh " Tiếng Đàn Ta Lư" ~ 240 Km
> THẠNH MỸ - A LƯỚI
7h00 khởi hành ( đường vắng , đèo dốc liên tục) tham quan thị tứ Prao. Ăn trưa dã ngoại tại Hầm A Roàng 1 - Làng Đồng Bào Dân Tộc Tà Ơi, đến thị trấn A Lưới ăn chiều đêm giao lưu với Anh Hùng LLVT Hồ A Vai & Kan Lịch. Nghỉ đêm ở nhà khách Ủy Ban.

> A LƯỚI - LAO BẢO
7h00 khởi hành, Qua Đồi Thịt Băm dừng chân trên đèo Pê Ke tắm suối - Làng dân tộc Pa Cô - Cầu treo Đăkrong (km0 quốc lộ 14) Sân bay Tà Cơn ( tập đoàn căn cứ Khe Sanh). Ăn trưa thị trấn Khe Sanh - Làng Vây - Nhà Đày Lao Bảo. Ăn chiều , nghỉ đêm khách sạn.

> LAO BẢO -
Ăn sáng, tham quan Trung Tâm Thương Mại Lao Bảo, tham quan nước bạn Lào ( cả ngày ) - chiều về Lao Bảo - Ăn chiều tối sinh hoạt giao lưu với Thanh Niên.


Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP" ~ 540 Km

> LAO BẢO - PHONG NHA
Con đường hoang vắng nhất trng cả hành trình !
7h00 khởi hành, đến Khe Sanh đi đường Tây Trường Sơn, tham bộ đội biên phòng làng Ho - đứng trên dãy Hoàng Liên sơn ngắm nhìn dòng sông Long đại - Kiến Giang - Đồng Hới ( điểm hẹp nhất Việt Nam ~ 45 Km ). Ăn trưa dã ngoại. Chiều đến ngã Tư Trạ Ang - Bến Phà Xuân Sơn. Ăn chiều giao lưu với cựu TNXP & nhân viên VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Nghỉ đêm khách sạn.

> PHONG NHA -
Tham quan động Phong Nha ( Di sản thiên nhiên thế giới) Viếng hang động những cô gái TNXP đã hy sinh trên đường 20 Quyết Thắng . Ăn trưa dã ngoại. Chiều đến suối Mộc tắm suối. Ăn chiều , tối sinh hoạt đoàn.

> PHONG NHA - ĐỒNG LỘC
Khởi hành sớm, ăn sáng trên đường tham quan sân bay dã chiến Gát - Làng đồng bào Rục. ăn trưa Hương Khê, chiều đến Đồng Lộc, tham quan Bảo tàng TNXP viếng mộ 10 Cô Gái TNXP tại ngã ba Đồng Lộc. Ăn chiều & giao lưu với Thanh Niên. Nghỉ đêm tại nhà dân.

> ĐỒNG LỘC - TÂN KỲ
7h00 khởi hành - Làng Sen - Làng Hoàng Trù ( Quê hương Chủ Tịch Hồ CHí Minh ) Viếng mộ Bà Hoàng Thị Loan ( Thân Mẫu Bác Hồ). Ăn trưa tham quan Đô Lương. Đến Tân Kỳ tham quan Km0 đường Hồ Chí Minh. Ăn chiều tối giao lưu với Thanh Niên, nghỉ đêm tại khách sạn.


Chương trình 5: Đường Hồ Chí Minh " Hoa Lưu - Thăng Long - Hà Nội " ~ 390 Km

> TÂN KỲ - NINH BÌNH
7h00 khởi hành, đi trên con đường có nhiều nông trường trồng mía ( tỉnh Thanh Hóa) tham quan thị trấn Lam Sơn & Lam Kinh. Ăn trưa tham quan suối cá Thần ( Cẩm Thủy ) - Thành Nhà Hồ - chiều đến Ninh Bình, ăn chiều tối giao lưu với Thanh niên , nghỉ đêm khách sạn.

> NINH BÌNH -
Tham quan Cố Đô Hoa Lưu ( Kinh Đô Nước Đại Cồ Việt - Đại Việt Thế Kỷ thứ 10 ) Tam Cốc - Bích Động - Du Lịch Tràng An. Ăn trưa tham quan Nhà Thờ Phát Diệm, ăn chiều & sinh hoạt đoàn, nghỉ đêm ở khách sạn.

> NINH BÌNH - HÀ NỘI
7h00 khởi hành, tham quan Phố Hiến ( Hưng Yên ) , ăn trưa đến Hà Nội tham quan Văng Miếu Quốc Tử Giám - Hồ Gươm. Ăn chiều & đêm giao lưu với Thanh Niên Hà Nội, nghỉ đêm khách sạn.

> HÀ NỘI -
7h00 Viếng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ Tịch - Nhà sàn Bác Hồ - Quảng Trường Ba Đình - Hoàng Thành Thăng Long - Chùa Trấn Quốc, ăn trưa tham quan Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam - Phố Khâm Thiên - Làng nghề Lụa Hà Đông. Ăn chiều dạo 36 phố phường Hà Nội, nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 6: Vòng Cung Đông Bắc - Tây Bắc " Việc Bắc" ~ 470 Km

> HÀ NỘI - TUYÊN QUANG
7h00 khởi hành, Thành Cổ Loa - Đền Sóc Sơn - Tp Thái Nguyên. Ăn trưa đến Tân Trào tham quan Lán Nà Lừa - Cây Đa Tân Trào Đình Tân Trào - Đình Hồng Thái ( Tân Trào được xem là Thủ Đô Cách Mạng trong khởi nghĩa giành chính quyền 1945) - Thành Nhà Mạc - Ăn chiều giao lưu với Thanh Niên, nghỉ đêm khách sạn.

> TUYÊN QUANG - HỒ BA BỂ
7h00 khởi hành, tham quan chợ Đồn - đi thuyền tham quan Hồ Ba Bể, ăn trưa chiều tham quan VQG Ba Bể & Bản Đồng Bào Tày. Ăn chiều đêm giao lưu văn nghệ với đồng bào Tày, ngủ nhà dài trong bản.

> HỒ BA BỂ - CAO BẰNG
7h00 khởi hành - vượt đèo Gió - đèo Cao BẮc - đèo Tài HỒ Sìn - Làng Nà Mạ - Mộ anh Kim Đồng - Hang Pác Bó ( nơi Chủ Tịch Hồ CHí Minh sống và làm việc khi trở về VIệt Nam ). Ăn trưa & giao lưu với Thanh Niên huyện Hà Quảng, chiều đến thị xã Cao Bằng , ăn chiều nghỉ đêm khách sạn.

> CAO BẰNG -
Ăn sáng tham quan Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao. Ăn trưa trở về Cao Bằng, ăn chiều tối sinh hoạt đoàn.


Chương trình 7: Cao Nguyên Đồng Văn " Con Đường Hạnh Phúc " ~ 595 Km

> CAO BẰNG - BẮC MÊ
7h00 khởi hành, tham quan Rừng Trần Hưng Đạo, ăn trưa tại Bảo Lạc. Chiều đến Bắc Mê, ăn chiều. Tối sinh hoạt đoàn & giao lưu với thanh niên, nghỉ nhà trọ.

> BẮC MÊ - ĐỒNG VĂN
Khởi hành sớm, ăn sáng tại Bắc Giang Vượt đèo Pắc Sum ( nguy hiểm & tuyệt đẹp ) tham quan Côổng Trời Quản Bạ - Viếng Nghĩa Trang TNXP tại Yên Minh ( TNXP đã hy sinh khi làm con đường hạnh phúc Hà Giang - Cao Bằng ) Ăn trưa tham quan Nhà Họ Vương ( Vua Mèo ) đến Đồng Văn, ăn chiều, nghỉ đêm khách sạn.

> ĐỒNG VĂN -
Ăn sáng - tham quan Cửa Khẩu Phó Bảng ( Việt - Trung ) Cột Cờ Lũng Cú ( điểm Cực Bắc ) Giao Lưu Bộ Đội Biên Phòng, ăn trưa tại Lũng Cú & trở lại Đồng Văn, ăn chiều đêm giao lưu với Thanh Niên.

> ĐỒNG VĂN - HÀ GIANG
7h00 khởi hành, vượt đèo Mã Phì Lèng tham quan thị trấn Mèo Vạc Làng nghề Dệt - May Thổ Cẩm. Ăn trưa tại Yên Minh , đến thị xã Hà Giang, ăn chiều. Tối sinh hoạt đoàn nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 8: Vòng Cung Tây Bắc " Chinh Phục Dãy Hoàng Liên Sơn " ~ 540 Km

> HÀ GIANG - YÊN BÁI
Khởi hành sớm - ăn sáng tại Vĩnh Tuy - Đến Lục Yên - tham quan Chợ bán Đá Quí, ăn trưa chiều đến Yên Bái, tham quan thị xã, ăn chiều . Tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn

> YÊN BÁI - MÙ CĂNG CHẢI
"Con đường có nhiều cánh đồng bậc thang đẹp nhất"
7h00 khởi hành, tham quan thị xã Nghĩa Lộ - suối nước nóng Cò Cọi. Ăn trưa tại Tú Lệ, chiều đến Mù Căng Chải tham quan bản đồng bào H' Mong . Ăn chiều , tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm nhà Khách Ủy Ban Huyện.

> MÙ CĂNG CHẢI - SAPA
7h00 khởi hành, Thị Trấn Than Uyên - Vượt Đèo Hoàng Liên Sơn, tham quan Thác Bạc, đến thị trấn Sapa - thma quan Đỉnh Núi Hàm Rồng. Ăn chiều dạo phố, nghỉ đêm khách sạn.

> SAPA -
Ăn sáng - Bản Tả Phìn ( đồng bào dao ) - Bãi Đá Cổ, Bản Cát Cát ( đồg bào H' Mong ) hoặc tham quan Hà Khẩu ( Trung Quốc ) - Dạo Phố. Đêm giao lưu với Thanh Niên & xem biểu diễn nhạc cụ dân tộc.


Chương trình 9: Vòng Cung Tây Bắc " Chiến Thắng Điện Biên Phủ" ~ 640 Km

> SAPA - ĐIỆN BIÊN PHỦ
khởi hành sớm - vượt đèo Hoàng Liên Sơn - Ăn sáng tại Lai Châu - ăn trưa tại Mường Lay. Chiều đến Tp Điện Biên Phủ - Ăn chiều tối sinh hoạt đoàn & giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> ĐIỆN BIÊN PHỦ -
Ăn sáng tham quan bảo tàng Điện Biên - Đồi A 1 - Viếng Nghĩa Trang A 1 - Hầm Tướng Đờ - Cát . Ăn trưa đi Mường Phăng tham quan BCH chiến dịch Điện Biên Phủ - Hầm Tướng Võ Nguyên Giáp - Bản đồng bào Thái . Ăn chiều tối sinh hoạt đoàn.

> ĐIỆN BIÊN PHỦ - SƠN LA
7h00 khởi hành - Tuần Giáo - Vượt đèo Pha Đin - Đèo Sơn La. Đến Sơn La, ăn trưa tham quan Nhà Đày Sơn La . Ăn chiều nghỉ đêm khách sạn.

> SƠN LA - MAI CHÂU
7h00 khởi hành - đến Thuận Châu - Mộc Châu ăn trưa. Đến Mai Châu Tham quan Bản Đồng Bào Thái . Ăn chiều , tối giao lưu & xem biểu diễn Xòe Thái, ngủ Nhà Dài tại Bản Lác.



(Cont...)

Đương Phan
21-11-2010, 18:26
(Cont...)


Chương trình 10: Đồng Bằng Sông Hồng" Đất Tổ Vua Hùng" ~ 335 Km


> MAI CHÂU - BA VÌ
7h00 khởi hành, tham quan Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình. Ăn trưa chiều đến Núi Ba Vì - tham quan Đền Thờ Tản Viên. Đền Thờ Bác Hồ trên đỉnh Núi Ba Vì, ăn chiều nghỉ đêm tại Nhà Khách Vườn Quốc Gia Ba Vì.

> BA VÌ - ĐỀN HÙNG
7h00 khởi hành, Viếng Đền Hùng - Đền Mẫu Âu Cơ, ăn trưa. Chiều tham quan Tp Việt Trì - Ăn chiều tối sinh hoạt đoàn & giao lưu với Thanh Niên - Nghỉ khách sạn.

> ĐỀN HÙNG - CÔN SƠN
7h00 khởi hành, tham quan Đền Đô ( Từ Sơn) Bảo Tàng Kinh Bắc - Ăn trưa đến Côn Sơn tham quan đền Thờ Nguyễn Trãi ( Danh nhân Văn Hóa Thế Giới ) - Đền Kiếp Bạc ( Thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Danh Tướng Thế Giới ) - Ăn Chiều - Sinh Hoạt đoàn , nghỉ đêm Khách sạn.


Chương trình 11: Đường Ven Biển " Ải Chi Lăng" ~ 320 Km


> CÔN SƠN - LẠNG SƠN
7h00 khởi hành - Ải Chi Lăng ( Quỷ Môn Quan ) - Núi Mã Yên. Đến Đồng Đăng , Cửa khẩu Hữu Nghị (Ải Nam Quan ) Km0 Quốc Lộ 1A - Chợ Đồng Đăng. Ăn trưa - Thành Nhà Mạc - Động Tam Thanh - Nàng Tô Thị - Chợ Kỳ Lừa - Chợ Đông Kinh. Ăn chiều, tối giao lưu với Thanh Niên - nghỉ đêm khách sạn.

> LẠNG SƠN - MÓNG CÁI
7h00 khởi hành, tham quan Đỉnh Mẫu Sơn , ăn trưa tại Tiên Yên chiều đến Móng Cái, tham quan Trung Tâm Thương Mại. Ăn chiều, tối dạo phố - nghỉ đêm khách sạn.

> MÓNG CÁI -
Ăn sáng tham quan Mũi Ngọc - Biễn Trà Cổ - Mũi Sa Vĩ ( điểm đầu bời biển VN) - giao lưu Bộ Đội Biên Phòng. Ăn trưa chiều tham quan Đông Hưng Trung Quốc ( tự túc chi phí) - trở về Móng Cái, ăn chiều tối sinh hoạt đoàn.


Chương trình 12 : Đường Ven Biển " Bạch Đằng Giang" ~ 280 Km


> MÓNG CÁI - HẠ LONG
7h00 khởi hành, đến Cửa Ông, tham quan di tích bến Vân Đồn ( Cái Rồng ) ăn trưa tại Vân Đồn - Hòn Gai - Cầu Treo Bãi Cháy. Ăn chiều - tối giao lưu với thanh niên , nghỉ đêm tại khách sạn.

> HẠ LONG ( nghỉ đêm trên thuyển) -
Ăn sáng - đi thuyền tham quan Vịnh Hạ Long : Hang dấu Gỗ - Động Thiên Cung - Hòn Gà Chọi - Bãi Tắm Ti Tốp - hang Sửng Sốt , ăn trưa & chiều trên thuyền, ngủ trên thuyền.

> HẠ LONG - HẢI PHÒNG
Ăn sáng trên thuyền - trở về Bãi Cháy - khởi hành . tham quan bãi Cọc Bạch Đằng - Đền Vua Bà - Phà Rừng - Sông Bạch Đằng - Biển Đồ Sơn. Ăn trưa chiều tham quan Tp Hải Phòng, Ăn chiều - Giao Lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 13: Đường Ven Biển " Xô Viết Nghệ Tĩnh" ~ 330 Km

> HẢI PHÒNG - THANH HÓA

7h00 khởi hành, tham quan thị xã Thái Bình - Nam Định - Làng nghề trạm khắc gỗ - Cố Đô Hoa Lư ( Kinh Đô nước Đại Cồ VIệt - Đại Việt thế kỷ thứ 10 ). Ăn trưa tại Ninh Bình - đến Thanh Hóa , tham quan Cầu Hàm Rồng - Tượng đài Lê Thái Tổ - biển Sầm Sơn. Ăn chiều dạo phố, nghỉ đêm khách sạn ( Tp Thanh Hóa hoặc biển Sầm Sơn )

> THANH HÓA - VINH
7h00 khởi hành, tham quan đền thờ Bà Triệu - Đền Cuông ( thờ An Dương Vương ) đến biển Cửa Lò, ăn trưa - tắm biển . Ăn chiều nghỉ đêm khách sạn ( Tp Vinh hoặc Cửa Lò )

> VINH -
Ăn sáng, tham quan Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tỉnh - nam Đàn ( quê hương Bác Hồ ) - Viếng Mộ Bà Hoàng Thị Loan ( thân mẫu Chủ Tịch Hồ Chí Minh ) - Ăn trưa tham quan Khu Di Tích Nguyễn Du ( Đại Thi Hào Thế Giới ). Đêm giao lưu với thanh niên.


Chương trình 14: Đường Ven Biển " Sông Gianh - Sông Bến Hải" ~ 385 Km

> VINH - SÔNG GIANH

7h00 khởi hành, tham quan Đèo Con & tắm biển - tham quan Hoành Sơn Quan ( Đèo Ngang ) - cầu Sông Gianh - Ăn trưa chiều đi thuyền tham quan Sông Gianh - Làng nghề. Ăn chiều & tối giao lưu với thanh niên , nghỉ đêm nhà trọ.

> SÔNG GIANH - ĐỒNG HỚI
7h00 khởi hành, tham quan biển Đá Nhảy hoặc Động Phong Nha. Đến thị xã Đồng Hới, tham quan Quảng Bình Quan - Làng Mẹ Suốt - tắm biển Nhật Lệ - Ăn chiều & đêm giao lưu với thanh niên - Nghỉ đêm tại khách sạn.

> ĐỒNG HỚI - QUẢNG TRỊ
Trên đường đi đến Quảng Trị đoàn ghé tham quan các điểm, Địa Đạo Vĩnh Mốc ( làng chiến đấu xây dựng dưới lòng đất ) - Cửa Tùng, tắm biển - tham quan Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải - Viếng Nghĩ Trang Liệt Sĩ Trường Sơn - chợ Đông Hà - đến Quãng Trị tham quan Cổ Thành. Tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 15 : Đường Ven Biển " Di sản Thế Giới Miền Trung " ~ 170 Km

> QUẢNG TRỊ - HUẾ

7h00 khởi hành trên đường đoàn tham quan thánh địa La Vang - Chùa Thiên Mụ - Đại Nội Huế. Tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> HUẾ -
Ăn sáng - tham quan Lăng Vua : Tự Đức - Minh Mạng - Khải Định - Đền Công Chúa Huyền Trân, chiều tham quan Nhà Vườn - biển Thuận An, tối đi thuyền trên sông Hương nghe hò Huế.

> HUẾ - ĐÀ NẴNG
Khởi hành sớm - tham quan " Thiên hạ đệ nhất hùng quan" trên đỉnh đèo Hải Vân, tham quan Bán Đảo Sơn Trà & tắm biển. Chiều tham quan bảo tàng Chăm - Ngũ Hành Sơn . Đêm giao lưu với thanh niên , nghỉ đêm khách sạn.

> ĐÀ NẴNG -
Ăn sáng - tham quan Thánh Địa Mỹ Sơn - biển Cửa Đại - Phố Cổ Hội An, tối sinh hoạt nghỉ đêm khách sạn ( khách có thể chọn chương trình đi tham quan cù lao Chàm)


Chương trình 16: Đường Ven Biển " Phong Trào Tây Sơn" ~ 325 Km

> ĐÀ NẴNG - QUẢNG NGÃI

Trên đường đi đoàn tham quan Dung Quất, đến Quảng Ngãi tham quan Núi Thiên Ấn - Làng Mỹ Lai - biển Mỹ Khê, ăn chiều sinh hoạt đoàn nghỉ đêm khách sạn.

> QUẢNG NGÃI - QUI NHƠN
7h00 khởi hành tham quan thị trấn Tam Quan đi đường ven biển đến Qui Nhơn. Chiều viếng mộ Hàn Mạc Tử - thăm trại Qui Hòa - bải tắm Hoàng Hâu . Tối giao lưu vời thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> QUI NHƠN -
Ăn sáng - đi Tây Sơn, tham quan bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung xem biểu diễn võ & trống trận Tây Sơn - tham quan khu sinh thái Hầm Hô, tối sinh hoạt đoàn nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 17: Đường Ven Biển " Điểm Cực Đông " ~ 395 Km

> QUI NHƠN - ĐẠI LÃNH
Khởi hành sớm, ăn sáng tại Sông Cầu tham quan Gành Đá Dĩa, ăn trưa tại Tuy Hòa đi đường ven biển Vũng Rô - tham quan ngọn Hải Đăng Mũi Đại Lãnh ( điểm cực đông) vượt đèo Cả đến biển Đại Lãnh, ăn chiều tối sinh hoạt đoàn - nghỉ lều tại khu du lịch Đại Lãnh.

> ĐẠI LÃNH - NHA TRANG
7h00 khởi hành đến Nha Trang chiều viếng mộ bác sĩ Yersin . Tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> NHA TRANG - ĐÀ LẠT
Ăn sáng - đi thuyền tham quan Hòn tằm - Hòn Mun, trở về đất liền ăn trưa. Khởi hành đến Đà Lạt dừng chân trên đỉnh đèo Hòn Giao, ăn chiều dạo phố - nghỉ đêm khách sạn

> ĐÀ LẠT -
Ăn sáng - tham quan Núi Langbiang - Thung Lũng Tình Yêu. Ăn trưa - tham quan Thác Datanla - Thiền Viện Trúc Lâm - Hồ Tuyền Lâm. Ăn chiều - Tối giao lưu với thanh niên.



Chương trình 18: Đường Ven Biển " Miền Đông Nam Bộ " ~ 555 Km

> ĐÀ LẠT - PHAN RANG
7h00 khởi hành , đi quốc lộ 27 - đèo Dran - đèo Ngoạn Mục - đến thị xã Tháp Chàm tham quan Tháp Chàm Poklonggarai - Ăn trưa tại thị xã Phan Rang. Chiều tham quan ruộng trồng Nho - Làng Gốm Bàu Trúc - biển Ninh Chữ , tắm biển. Ăn chiều, tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> PHAN RANG - PHAN THIẾT
Ăn sáng - 7h00 khởi hành, tham quan biển Cà Ná - Cổ Thạch, ăn trưa tại chợ Lầu. Đến Lương Sơn đi con đường ven biển thamquan Bàu sen - Hòn Rơm tắm biển. Ăn chiều & sinh hoạt đoàn. Nghỉ Lều tại khu dã ngoại Hòn Rơm.

> PHAN THIẾT - VŨNG TÀU
7h00 khởi hành, tham quan Hải Đăng Mũi Kê Gà - Dinh Tầy Thím, suối nóng Bình Châu. Ăn trưa tại Long Hải, đến Vũng Tàu tắm biển. Ăn chiều, tối giao lưu với thanh niên.

> TP HỒ CHÍ MINH -
Ăn sáng, tham quan Dinh Thống Nhất - Bảo tàng Thành Phố Hồ Chí Minh - Khu Đô Thị Phú Mỹ Hưng. Ăn trưa , tham quan khu chợ Lớn - Đấm sen , ăn chiều. Tối dạo khu trung tâm Nguyễn Huệ - Lê Lợi.

> VŨNG TÀU - TP HỒ CHÍ MINH
7h00 khởi hành, tham quan Tp Vũng Tàu - Ngọn Hải Đăng - Thị Xã Bà Rịa, ăn trưa tại Long Thành - chiều đến Tp Hồ Chí Minh, tham quan chợ Bến Thành. Ăn chiếu tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.


(Cont...)

Đương Phan
21-11-2010, 18:36
(Cont...)


Chương trình 19: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đồng Tháp Mười" ~ 255 Km

> TP HỒ CHÍ MINH - CAO LÃNH
7h0 khởi hành, tham quan Xẻo Quít , ăn trưa chiều đến Cao Lãnh, Viếng Mộ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sa81d ( Thân sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh ) - Ăn chiếu - tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> CAO LÃNH -
Ăn sáng , tham quan Tràm Chim Tam Nông - Gáo Giồng - Gò Tháp ( cả ngày ) - chiều về Cao Lãnh, ăn chiều tối sinh hoạt đoàn.

> CAO LÃNH - CHÂU ĐỐC
Ăn sáng - 7 h00 khởi hành, tham quan thị xã Long Xuyên - đến Châu Đốc tham quan di tích Núi Sam . Ăn chiều, tối giao lưu với thanh niên - nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 20: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đất Mũi Cà Mau" ~ 340 Km

> CHÂU ĐỐC - HÀ TIÊN
7h00 khởi hành đi Tịnh Biên - Đồi ức Dụp ( Tri Tôn) - Ăn trưa , tham quan Hòn Chông - Chùa Hang. Chiều đến Thị Trấn Hà Tiên, ăn chiều tối dạo phố, nghỉ đêm khách sạn.

> HÀ TIÊN -
Ăn sáng - viếng tham Lăng mạc Cữu ( Khai Quốc Công Thần) tham quan Thạch Động - biển Mũi Nai dùng cơm trưa - tham quan khu Đá Dựng, ăn chiều tối giao lưu với thanh niên.

> HÀ TIÊN - MŨI CÀ MAU
Khởi hành sớm - Ăn sáng tại Hòn Đất, viếng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Ăn trưa tại Vĩnh Thuận đến thị xã Cà Mau - đi thuyền cao tốc vào Mũi Cà Mau. Tham quan đất Mũi, ăn chiều tối giao lưu với thanh niên. Nghỉ đêm khu sinh thái ( nhà tập thể )

> MŨI CÀ MAU - CÀ MAU
Ăn sáng - đi thuyền tham quan Rừng U Minh - Năm Căn, ăn trưa - chiều về lại Cà Mau. Ăn chiều & sinh hoạt đoàn. Nghỉ đêm khách sạn.


Chương trình 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Quê Hương Đồng Khởi" ~ 440 Km

> CÀ MAU - CẦN THƠ
7h00 khởi hành, tham quan nhà Công Tử Bạc Liêu - Chùa đất Sét ( thị xã Sóc Trăng ) ăn trưa. Đến Cần Thơ tham quan nhà vườn Mỹ Khách, ăn chiều tối giao lưu với thanh niên, nghỉ đêm khách sạn.

> CẦN THƠ - TRÀ VINH
Dậy sớm đi chợ Nỗi Cái răng - Ăn sáng khởi hành đi Trà Vinh - tham quan thị xã Vĩnh Long, đến Trà Vinh ăn trưa chiều tham quan thị xã & làng đồng bảo Khmer. Ăn chiều tối giao lưu với thanh niên. Nghỉ đêm nhà dân ( homestay)

> TRÀ VINH - BẾN TRE
Khởi hành đi đường tỉnh lộ - đi thuyền qua Mỏ Cày & Bế Tre ) - Viếng Mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu. Ăn trưa chiều đi thuyền tha quan Cồn Phụng - di tích Đạo Dừa - tham quan làng nghề thủ công - Nhà Vườn. Tối giao lưu với cụ chiến binh & Thanh niên. Nghỉ đêm nhà dân ( homestay)

> BẾN TRE - TP HỒ CHÍ MINH
7h00 khởi hành, viếng đền Thờ Trương Công Định ( Bình tây Đại Nguyên Soái ) tại Gò Công - biển Tân Thành, chiều đến Tp Hồ Chí Minh. Ăn chiều sinh hoạt đoàn - chia tay ! Nghỉ đêm tại khách sạn.

Sáng ngày 76 tiễn khách ( trước 12h00) - Kết Thúc Tour.



Các bạn có thể tham khảo thêm trên trang web: dulichxeganmay.com.vn

Chương trình được viết bởi anh Đào Kim Trang, giám đốc công ty du lịch Lĩnh Nam, một công ty chuyên về tổ chức du lịch xe gắn máy tại Sài Gòn. Anh Trang cũng tham gia hành trình này.

Đương Phan
22-11-2010, 01:59
Ngày 01: (11/06/2009) Những cảm xúc đầu tiên

Tiêu, 6h kém 15 rồi! Tối hôm qua chuẩn bị thế nào mà tôi lại quên vặn đồng hồ, khi xong hết tất cả cũng đã 6h, lật đật chạy từ Gò Vấp ra Q.1

6h30, “mình là người tới trễ nhất sao trời, cũng không trễ lắm, hú hồn!”
Chúng tôi có mặt đầy đủ tại khu vực tượng đài Bác Hồ, trước UBND thành phố. Hình như đã thành một thông lệ, đa phần những chuyến đi xa, mọi người đều đến khu vực này để bắt đầu hành trình của mình.

Bạn bè, người thân đến chia tay – tiễn đưa – Chụp hình quay phim lưu niệm …
Vậy là chúng tôi lên đường !

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02329.jpg

Một xe 7 chỗ ( 3 người – Tài xế + 1 Khách ( 60 tuổi ) + Hướng dẫn )
Hai xe gắn máy ( 1 khách Nữ ( 24 tuổi ) chạy suốt 75 ngày + 1 Hướng dẫn )
Đoàn đi có Nam, có Nữ - có xe gắn máy, xe hơi – có người cao tuổi & nhỏ tuổi.

Điểm đến ngày đầu tiên là Thị Xã Gia Nghĩa ( Đắc Nông ) 220 km

Trước khi khởi hành, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về khu vực này nhé.

Nếu bạn đến Sài Gòn, ở nhà bạn bè hay bà con, mà lại nghe rủ: “ Ê, đi Sài Gòn chơi hôn!” thì cũng đừng lấy làm lạ. Sài Gòn không những chỉ một thành phố, mà còn chỉ khu trung tâm của tp ấy. Nơi chúng tôi đang đứng đây, chính là khu vực trung tâm. Bức tượng "Bác Hồ với thiếu nhi" được sáng tác bởi nhà điêu khắc Diệp Minh Châu; đặt trong vườn hoa trước cửa UBND TPHCM đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Hồ Chủ tịch (19/5/1990), vật liệu làm bằng đồng đỏ, cao 3m (kể cả bệ hoa cương). UBND TP, trước năm 75 gọi là tòa Đô Chính Sài Gòn, trước nữa là Dinh xã Tây.

7h, chúng tôi khởi hành. Thẳng theo con đường Nguyễn Thị Minh Khai qua cầu Thị Nghè, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh qua cầu Bình Triệu vào QL.13 đến ngã 4 Bình Phước.

Đoạn đường này nếu các bạn đi vào buổi chiều, tầm 4h rưỡi, 5h thì ôi thôi, quả là một cực hình, đặc biệt nếu có một cơn mưa Sài Gòn “chợt đến, chợt đi..” nữa thì… Giờ tan tầm, xe cộ đông đúc, đường xá chật chội, lại thêm chắn đường cho xe lửa đi qua – hết nhúc nhích, triều cường vượt đỉnh, xe nào xe nấy đều ngập đến yên, mưa run lập cập! Thế là Sài Gòn lại có thêm những điều ta nhớ khi phải xa thành phố này.

Qua cầu Vĩnh Bình, vào địa phận tỉnh Bình Dương

Sao QL.13 ở đây lại rộng thế, xe chạy băng băng, đường tốt. Tầm 10 năm trước thôi, nghe đến Bình Dương, Thủ dầu Một thấy nó xa xôi quá, mà giờ đây, Bình Dương phát triển cực kỳ. Năm 2011, thị xã Thủ Dầu Một sẽ trở thành thành phố, hai huyện Thuận An, Dĩ An sẽ là thị xã, KCN và đô thị Mỹ Phước đã liền mạch với thành phố mới Bình Dương và thành phố Thủ Dầu Một, tạo tiền đề cho thành phố Thủ Dầu Một trở thành thành phố loại II vào năm 2015 và tỉnh Bình Dương trở thành thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Thật mừng cho Bình Dương nhưng có một chút buồn cho Sài Gòn. Sau này khi sân bay dời về Long Thành, sẽ tạo bệ phóng cho toàn khu vực Biên Hòa, Bình Dương phát triền. Đúng là đã có tất cả: thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Lúc ấy không biết ai sẽ phát triển nhất nước đây, thành phố mới Bình Dương hay thành phố cũ với một tư duy cũ: Tp.HCM?

Lang mang một chút ngoài đề hầu chuyện cùng các bạn. đến ngã 4 Sở Sao, chúng tôi dừng lại ăn sáng.

Tại ngã 4 này, nếu các bạn rẽ trái, theo con đường TL.744 ven con sông Sài Gòn sẽ đến hồ Dầu Tiếng, qua Tây Ninh đi Dương Minh Châu, núi Bà Đen, Tòa Thánh, về lại Sài Gòn theo QL.22. Đoạn đường dễ đi, vắng xe, đẹp, thích hợp với các chuyến hành trình ngắn ngày vào dịp cuối tuần.

Cũng tại ngã 4 đây, nếu các bạn đi thằng khoảng 2km, sẽ đến KDL khá nổi tiếng hiện nay: Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến nằm bên tay trái, có cổng chào và đường vào khá hoành tráng.

Còn chúng tôi thì rẽ phải, theo TL.741 để tiếp tục cuộc hành trình.

Trong khoảng 200m từ ngã 4 Sở Sao về Tl.741, có khá nhiều hàng quán bán thức ăn, nước ven đường, nơi đây các xe khách khu vực Tây Nguyên, Bù Đăng cũng hay tấp bắt khách, trả khách . Chúng tôi tấp vào một chỗ, giá cũng bình dân 15k/tô, ly café 6k. Theo mình, nếu các bạn muốn uống café, thì hay nhất là đến môt quán chuyên bán nước, ko kết hợp cùng hàng ăn. Vì đa phần các nơi bán thức ăn và nước chung đều pha café ko ngon. Nếu uống các loại nước ngọt thì ko thành vấn đề.

Bữa ăn đầu tiên chúng tôi ăn cùng nhau, cũng còn một số không tự nhiên lắm, nhưng dần dần, tất cả đều xóa nhòa mọi khoảng cách, thật sự trở thành người một nhà.

Các thành viên đầu tiên trên chặng đường Trướng Sơn

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02338.jpg


Từ trái qua: anh Huệ: tài xế lái chiếc Captiva 7 chỗ, phải nói là tay lái của anh quá chuẩn, các cung đường Đông Bắc, Tây Bắc mà chạy vi vu.

Vũ Hồng Anh: "Cô gái nhỏ và một vòng đất nước" nổi tiếng nhất đoàn:D http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/331030/Co-gai-nho-va-mot-vong-dat-nuoc.html

Chú Sơn: khá chịu chơi, nhậu phải nói là kinh, già nhất đoàn, 60 mùa xuân. Có bạn nào ở Thanh Đa chắc biết nhà hàng hồ bơi Gấu Misa ở Bình Quới lúc trước, chuyên trị về gấu, cá sấu.

Anh Đào Kim Trang: chuyên gia du khảo hàng đầu của giới du lịch, bạn nào sinh họat về đoàn đội chắc biết đến tên anh.

"em" áo màu đỏ: bồ của Hồng Anh. "em" áo đen: bạn gái mình!


Cũng có một "em" khá xinh đi theo, nhờ "em" ấy mà chuyến đi đỡ nặng nhọc về hành lý:

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02534.jpg

thienson
22-11-2010, 06:46
Ôi đọc cái Plan chương trình thấy hoành tráng qúa!Nhưng mà đi theo tour hả bác?
Nhìn cái dòng chữ trên bửng xe của Hồng Anh em nể qúa đi mất:D
Viết tiếp đi bác,em đang chờ xem ...

nguyễn oanh
22-11-2010, 14:42
Bác ở bên Lĩnh Nam làm tour này phải không .Nhờ Xem báo tuổi trẻ năm ngoái chuyến của Bác và bạn nữ này mà bọn em dùng từ là nóng máu lập tức lên cho chuyến xuyên Việt bằng đường Trường sơn và dọc biển miền trung.

Đương Phan
22-11-2010, 15:20
@ thienson: chương trình này do công ty Lĩnh Nam tổ chức, mình đi theo với nhiệm vụ chốt đoàn thôi. Tổ chức một hành trình xe máy dài ngày như thế rất khó, giá cả cũng không phải là rẻ, lại kén khách. Cám ơn bạn đã theo dõi topic.

@ nguyễn oanh: đúng rồi bạn ah, mình ở bên ấy. Chuyến xuyên Việt đg Trường Sơn và ven biển miền Trung có gì hay không, chia sẻ với :D. Chúc Vui!



Ngày 01: (tiếp...)

Ngày đầu tiên theo kế hoạch dự tính sẽ đi Phước Long, nhưng có một chút thay đổi, chúng tôi quyết định ko ngủ tại Phước Long nữa, mà sẽ dừng chân ở Gia Nghĩa.

Theo TL.741, đoạn đường từ Sở Sao đến ngã 3 vòng xoay khoảng 25km đường khá xấu, đang mở rộng nâng cấp. Hồi tôi đi lại con đường này khoảng tháng 5/2010 vẫn chưa làm xong, các bạn đi cẩn thận tránh ổ voi, ổ gà và xe khách. Các nhà xe CLC như Mai Linh, Samco đi Buôn ma Thuột thường đi thẳng QL.13, đến ngã tư Chơn Thành rẽ phải thẳng đg QL.14 luôn, ko đi đg 741 vì xấu, dù gần hơn.

Đến ngả 3 vòng xoay, các bạn nhớ chú ý, có 2 đường tẻ, một hướng chỉ đi Tân Uyên (thẳng), một hướng chỉ đi Bình Phước (trái)), bạn quẹo trái.

Đoạn đến cầu Phước Hòa, phía bên tay phải, có một cây cầu cũ khá đẹp, nằm trơ trọi trên dòng sông Bé: cầu Sông Bé cũ.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02332-1.jpg

Năm 1976, khi hợp nhất 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long, Phước Long, một tỉnh mới ra đời, được đặt tên là Sông Bé. Có thể nói, việc đặt tên như thế khá hợp lý, vì con sông Bé toàn bộ đều chảy qua địa phận tỉnh này.

Là ranh giới tự nhiên giữa VN và Campuchia, khu vực vườn quốc gia Bù Gia Mập, sông Bé có tên là Prêk Dak Huôt, chảy qua địa phận Phước Long tên gọi Dak Huýt, vào sâu trong nội địa được gọi là Sông Bé, đổ vào hồ Trị An, hợp dòng nước với sông Đồng Nai, Nhà Bè đổ ra cửa Soi Rạp.

Năm 1997, Sông Bé lại tách làm 2 tỉnh cho đến hiện nay: Bình Dương và Bình Phước. trong đó Bình Dương có địa giới giống tỉnh Bình Dương cũ, còn Bình Phước có địa giới bao gồm Bình Long và Phước Long cũ.

Dòng sông Bé mang đỏ nặng phù sa đã nuôi dưỡng bao thế hệ vùng đất này, từ “người đẹp Bình Dương” đến chủ tịch nước đương thời Nguyễn Minh Triết, cũng như sự đổi thay, phát triển ngày càng mạnh mẽ của Bình Dương, Bình Phước – cái nôi vùng đất cổ Đông Nam Bộ.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/causongbe.jpg

Là một minh chứng hùng hồn cho sự hình dung và tưởng tượng về chiến tranh, một vết tích chiến tranh khá lãng mạn, dù buồn!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/csb.jpg

Cầu có bề ngang hơi nhỏ, có kiến trúc đặc trưng của các cây cầu xây từ Pháp, gãy dở dang trông cứ trầm trầm u tịch. Con đường nhỏ dẫn vào cầu sao mà hoang vắng quá, cỏ mọc xanh um, những hàng cây cao vút, hai mố cầu ngạo nghễ như nhìn những mảnh đời vụt trôi trên vòng đời hối hả!

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến TX. Đồng Xoài. Đoạn đường 741 giờ đây khá tốt, rộng, có con lươn chính giữa, các bạn có hể chạy thoải mái, nhưng nhớ những biển báo giới hạn tốc độ khi đến gần khu vực đông dân cư. Dọc hai bên đường thỉnh thoảng có những đoạn rừng cao su mát rượi, café võng cho những lãng tử nghỉ ngơi trên con đường thiên lý.

Đến TX Đồng Xoài, gặp vòng xoay hay ngã 4 lớn, các bạn cứ theo tay phải mà đi, sẽ ra được QL.14, ko chắc nữa có thể hỏi người dân. Coop.Mart cũng đã mở siêu thị ở đây, gần khu vực chợ Đồng Xoài.

Tiếp tục QL.14 thẳng tiến nào.

Nghĩa trang liệt sĩ Đồng Xoài

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02344.jpg

Đương Phan
22-11-2010, 21:06
Ngày 01: (tiếp...)


Tản mạn về tên gọi

Đồng Xoài, tên ấy nên hiểu như thế nào, là cánh đồng có trồng nhiều cây xoài chăng, như vùng đất Trảng Bàng, Gò Dầu, Gò Vấp…?

Được hiểu là:
”Trước đây, trong thời gian Pháp đô hộ nước ta - Đôn Luân (ĐX ngày nay) là 1 quận của Tỉnh Phước Long (chế độ cũ), tỉnh Thủ Biên (Pháp).
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tại ngã tư đường 14 và DT.741 có một đồn lính đóng quân, ở đây là một vị trí chiến lược về quân sự, nên đã được xây dựng một đồn lớn, trước đồn này có 1 cây Xoài rất lớn nên được tạm gọi chi khu Đôn Luân là Đồn Xoài, sau này, do mình đọc trại đi thành Đồng Xoài, chứ thực ra ĐX làm gì có nhiều xoài.”

hay như một bạn đã lý giải vui rằng:
“Ngày xửa ngày xưa, xưa lắm rồi, xưa ơi là xưa, xưa rất là xưa...
...xưa đến nỗi mà trẻ con không biết tới, người già không nhớ nổi...
Nhà nhà nuôi chó, người người nuôi chó, bỏi vì người ta khoái ăn thịt chó lắm, mà thịt chó lại có món rượu nho rất tuyệt. Có một cánh đồng trồng rất nhiều riềng, tất nhiên riềng để ăn thịt chó , và ngày nay nơi đó có tên gọi là Phú Riềng(PL-BP)
Gần đó, cũng xuất hiện cánh đồng trồng rất nhiều nho, để làm rượu uống rất nổi tiếng, và bây giờ nó là Bù Nho(thuộc Phước Long - BP).
Xung quanh đó là những khu vực trồng trái cây, quanh năm trĩu quả, nào là Na(Bù Na - Bù Đăng), Xoài(Đồng Xoài)....
=> Cái tên Đồng Xoài là do cánh đồng trồng toàn là xoài, ai đi qua bẻ vài trái mang về nên bây giờ nó hết rồi, còn lại vài cây nhỏ lắm. Để nhớ tới khi xưa, vua Hùng đã đặt tên cho cái cánh đồng nhỏ bé đó là Đồng Xoài.
Khà khà!!!”

Thật sự vẫn ko ai biết chính xác được, cũng như tên gọi Thủ Dầu Một vậy http://namkyluctinh.org/a-lichsu/minhchau-thudaumot.pdf

Các tên gọi địa danh, vẫn mãi là một phần bí ẩn trong lịch sử, nó tồn tại như một minh chứng hùng hồn cho sự đa dạng của tiếng Việt thân yêu!



Cách Đồng Xoài khoảng 50 km, Bù Dăng ~ 7km, các bạn nhớ chú ý ngã 3 khá lớn nằm bên tay trái – ngã 3 Minh Hưng. Con đường này các bạn chạy vô khoảng 8km sẽ đến một địa danh nổi tiếng: Sóc Bom Bo, với bài hát khá quen thuộc “ tiếng chày trên sóc Bom Bo” của nhạc sĩ Xuân Hồng.

Đường vào vắng, đẹp, cũng nhớ chú ý đến thanh niên chạy xe máy khá ẩu, điểm đến đầu tiên là sóc 1. Tôi có chạy vô đấy 1 lần, khoảng tháng 5/2010, quả thật ko nhận ra phun, sóc gì nữa. Nhà cửa đều giống như những ngôi nhà bình thường trên QL.14, có lẽ họ đã bị “kinh” hóa hết rồi, đâu rồi những tiếng chày trên sóc Bom Bo nữa. Có lẽ các thôn 2-3 nằm sâu vào bên trong một chút, cách đây độ 20 km sẽ giữ được chút nào “tiếng chày giã gạo” của người dân tộc Stiêng chăng.

Chúng tôi dừng chân ăn trưa tại chợ Bù Đăng, nằm ngay trung tâm thị trấn( vào chợ ăn thì có nhiều món, giá bình dân và có dịp khám phá những món ăn dân dã địa phương ). Sau bữa ăn, đoàn lên đỉnh dốc Bù Đăng, nằm nghỉ tại quán Cà phê DakWoa. 14h30 tiếp tục hành trine. Quán café đỉnh dốc Bù Đăng giờ ko còn nữa, cách khoảng nửa năm, khu vực này đang được nâng cấp, đường xá mở rộng, đã ko còn những vòng cung uốn lượn ngày xưa. An toàn hơn, rộng rãi hơn mà sao vẫn cảm thấy mất mát điều gì…

Chúng tôi đến địa phận Đăk Nông

Từ đây, đi khoảng 20km, các bạn sẽ đến địa phận TT. Kiến Đức. Lúc chúng tôi đến, khu vực này đang sửa chữa đường xá, khá bụi và khó đi, bây giờ thì cơ bản đã hoàn thành, rộng, khang trang.

Cầu vồng sau cơn mưa tại Kiến Đức
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02363.jpg


Ngay đoạn ngã 3 vào chợ Kiến Đức, có một con đg khác lớn phía bên trái, các bạn nhớ chú ý, đó là đg TL.686 đi ra Ql.14C đi ngang qua h. Tuy Đức. Từ ngã 3 Kiến Đức đến ngã 3 vành đai biên giới khoảng 50km, đường đẹp, vắng. Dọc đường có nông trường Hồ Dzoãn Văn khá nổi tiếng, là nơi tập trung cải tạo cho các bạn làm lại cuộc đời.

Từ ngã 3 biên giới rẽ phải chạy khoảng 25km sẽ ra QL.14, rẽ trái để tiếp tục đến Tp.BMT. Đoạn đường này rất vắng, ít người qua lại, có trạm kiểm lâm, là đường vành đai biên giới. Đi con đường này, các bạn cứ để ý bên tay trái – phía Campuchia, rừng rậm còn rất nhiều, có thể nói là dầy đặc. còn phía bên phải củ VN uh, cũng còn, nhưng chỉ là 1 hàng cây nằm sát mặt đg, còn phía trong đã bị phá hết lấy gỗ, làm nương rẫy. đg cũng có xe khách chạy, loại 25 chỗ, đặc biệt nhớ chú ý những ổ voi to tùng nằm choáng hết 4/5 mặt đường. Khi đến khu vực trung tâm huyện Tuy Đức trên đg 686, các bạn nhớ đổ xăng để khám phá cung đường này.

Chúng tôi tiếp tục đến TX. Gia Nghĩa. TX đang xây dựng lại, khá bụi, đất đá ngổn ngang, mỗi lần lên BMT là ớn đoạn qua Gia Nghĩa nhất, sau này khi xây dựng xong thì TX. Gia Nghĩa quá chuẩn rồi :).

Nơi chúng tôi sẽ nghỉ đêm là ks Trường Giang, một khách sạn cách QL.14 khoảng 5km, khá đẹp và sạch sẽ, nằm trên một quả đồi nho nhò.

Khung cảnh nhìn từ của sồ ks
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/kstruonghai.jpg


Món vịt cỏ, kế bên ks vô tình thấy được món này, khá ngon, thêm vài ly rượu nữa thì quả là: "tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu";)
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02369.jpg


Gia Nghĩa về đêm
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02373.jpg


Đến đây tôi xin kết thúc nhật ký hành trình của ngày đầu tiên từ Sài Gòn - Gia Nghĩa. Nhận xét chung về cung đường này là dễ đi, khoảng cách ngằn, dân cư sống hai bên đường khá đông, nhiều chỗ sửa xe, cây xăng, thích hợp cho các bạn khi bắt đầu một chuyến hành trình dài.


Làm thử cái google map của ngày đầu tiên Sài Gòn - Gia Nghĩa
<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?f=q&amp;source=s_q&amp;hl=en&amp;geocode=&amp;mrt=realestate&amp;ie =UTF8&amp;hq=&amp;hnear=&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495a55365431d22a17&amp;ll=11.161306,106.779492&amp;spn= 0.769985,0.289378&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?f=q&amp;source=embed&amp;hl=en&amp;geocode=&amp;mrt=realestate&amp; ie=UTF8&amp;hq=&amp;hnear=&amp;msa=0&amp;msid=10454522273144011969 1.000495a55365431d22a17&amp;ll=11.161306,106.779492&amp;sp n=0.769985,0.289378&amp;t=h" style="color:#0000FF;text-align:left">ngay 01/75 Saigon - Gia Nghĩa</a> in a larger map</small>

Phù! Loay hoay mãi giờ mới làm xong :(

thienson
22-11-2010, 21:57
Đúng là không dễ tổ chức được tour du lịch bằng xe máy dài ngày như thế này!Vì không có được mấy người đủ thời gian và tiền bạc:D để tham gia.
Nhưng sao em thấy trong Plan cứ tối tối lại tổ chức giao lưu với thanh niên.Em không hiểu thanh niên này là thanh niên nào??Ở đâu ra??

Đương Phan
23-11-2010, 13:30
@ thienson: vì anh Trang làm bên đoàn đội, với lại vào năm 1992, anh cùng thành đoàn tổ chức chuyến xe đạp vượt Trường Sơn thăm Điện Biên Phủ, nên anh có rất nhiều bạn bè trên những cung đường này, do đó anh cũng muốn giao lưu với các bạn bè cũ cho chuyến đi thêm sôi động thêm. Nhưng chuyến đi thật sự giao lưu cũng ít thôi, đa phần vì cả ngày tham quan rồi, tối về ks mệt quá chỉ muốn ngủ lấy sức mai đi tiếp




Ngày 02: Gia Nghĩa – Đak Lak ~ 130km "có cái nắng, có cái gió, có cái đó... người ơi!"

Trước khi khởi hành chuyến đi ngày mới, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về Đak Nông nhé!

Đak Nông có nghĩa là gì? Theo tiếng Mnông-Stiêng thì:
Dak, dăk: nước (water), dòng nước chảy, suối sông (watercourse), đất nước (country)
Phnông, P'nông, M'nông, Mơnông: người (người Mơnông tự xưng họ là NGƯỜI, còn các tộc khác không phải là Mơnông tức không phải người....giống hệt người Eskimô tự gọi họ là INUIT và cho tất cả các tộc khác là Quỷ)
(Tuy nhiên trong tiếng Khmer, láng giềng của người Mơnông thì Phunông, Mơnông có nghĩa là NGƯỜI RỪNG, hay MỌI RỢ)
Vậy Dak Nông : vùng ĐẤT (nước, lãnh thổ) của CON NGƯỜI (Mơnông)
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,40239,42881,quote=1

Đak Nông gồm gần như toàn bộ tỉnh Quảng Đức trước kia.
Năm 1976, hai tỉnh Quảng Đức, Đăk Lăk nhập lại thành một tỉnh, gọi chung là Đăk Lăk. Đến năm 2004, tách ra làm 2 tỉnh cho đến hiện nay: Đăk Nông và Đăk Lăk. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%AFk_N%C3%B4ng


Ngày hôm nay, chúng tôi đi BMT, quãng đường ngắn, sẽ dừng chân ăn trưa tại DraySap, tham quan, chiều về Tp. BMT.


2 chiến mã sau ngày đầu tiên đã có áo mới
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/26849_1446380279036_1219046193_2261637_4384203_n.j pg


ảnh chụp buổi sáng ngay tại điểm tối hôm qua
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/26849_1446380319037_1219046193_2261638_1231079_n.j pg


Vì anh Trang và chú Sơn bận gặp bạn, tôi và Hồng Anh khởi hành trước


Kiếm gì bỏ bụng đã: Bún bò Huế tại chợ Gia Nghĩa

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/26849_1446380359038_1219046193_2261639_5872104_n.j pg


Gia Nghĩa trên con đường phát triển

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/26849_1446380399039_1219046193_2261640_374041_n.jp g



Phá núi làm đường
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02375.jpg


Cách Gia Nghĩa khoảng 30km, các bạn sẽ đến khu vực rừng thông khá mát mẻ, có các quán nước mắc võng ngay đấy, nếu bạn nào chạy thẳng từ Saigon – BMT có thể dừng đấy nghì ngơi trước khi đến với Tp cao nguyên.


Hồ ven quốc lộ
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/36473_1524945723123_1219046193_2466582_3907390_n.j pg


Đến địa phận thị trấn Đăk Song, nhớ chú ý đường rẽ phải, con đường này sẽ đưa các bạn đến ngã 3 Đức Mạnh, cách Đăk Mil khoảng 7 km về hướng bắc. Đường vắng, ven theo những con đồi trồng café, sắn, khá đẹp. Đây cũng là con đg QL. 14 cũ, thỉnh thoảng mình cũng thấy xe khách chạy truyến SG – BMT chạy cung đường này để tránh những đoạn đg xấu tại ĐăkMil, cũng như rút ngắn được khoảng 15km, các bạn cứ theo con đường trải nhựa lớn mà đi, ko sợ lạc .


Chúng tôi tiếp tục đi thẳng để đến TT.ĐăkMil. Đón chúng tôi tại ĐăkMil là một con thuyền lẻ loi trên bờ hồ, đẹp đến nao lòng.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02382.jpg

Đường xá tại đây cũng đang được sửa sang lại. Tiếp tục hành trinh đến EaT’ling, quẹo phải tham quan thác Dray Sap, Gia Long.

Đương Phan
23-11-2010, 15:07
Ngày 02: (tiếp...)


Thác Đray Sáp:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1c_%C4%90ray_S%C3%A1p


Đường vào thác:
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02422.jpg


Để vào, các bạn theo con đường rẽ phải tại TT. EaT’ling. Vào cổng mua vé khoảng 10k cho 2 cụm thách Đray Sáp, Gia Long.

Qua cổng, đi thêm một đoạn nữa sẽ bắt gặp bảng chỉ dẫn, rẽ trái vô Đray Sáp, đi thẳng đến Gia Long, chúng tôi rẽ trái tham quan Đray Sáp trước.

Đến nơi, các bạn phải gởi xe để đi bộ vào trong.


Ngay cổng chào này có một quán ăn phía bên phải bức hình, các bạn có thể dừng đấy ăn trưa, uống nước nghỉ ngơi. Chúng tôi đặt cơm trưa ở đây, cũng khá ngon, 30k/phần. Trong khi chờ làm thức ăn, chúng tôi đi tham quan.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02414.jpg


Vượt rừng
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02385.jpg


Một góc cổ thụ
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02389.jpg


Đây, Đray Sáp!
Trên
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02390.jpg


Dưới
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02402-1.jpg


Tạo dáng
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02398-1.jpg

Đương Phan
23-11-2010, 15:31
Ngày 02: (tiếp...)


Cảnh rừng
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02404.jpg


Cầu treo
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02407.jpg


Trên cầu
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02410.jpg


Nhìn về thác
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02408.jpg



Tham quan xong Đray Sáp, chúng tôi quay lại dùng cơm trưa, nghỉ ngơi chút rồi tham quan thác Gia Long
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1c_Gia_Long


Đường đến thác
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02415.jpg


Cuối đường
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02417.jpg


Xa xa
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02419-1.jpg

bluesky85
23-11-2010, 15:50
Cám ơn bác dandiscover! Topic rất nhiều thông tin bổ ích về lộ trình và các điểm đến. Hy vọng bác tiếp tục viết nốt tất cả các chặng đường cho anh em phượt tiện bề tham khảo lộ trình!!!

Đương Phan
23-11-2010, 18:26
@ Bluesky85: Cám ơn bạn đã động viên. Quả thật hành trình 75 ngày này có quá nhiều thông tin, quá nhiều cung đường, không biết mình có thể post được tất cả hay ko, nhưng sẽ cố gắng hết sức, không bắt đầu làm sao có kết thúc, phải ko nào! Tiến độ post bài sẽ hơi chậm, vì mình muốn đầy đủ thông tin mới đưa lên. Hy vọng sẽ hoàn thành bài viết để các bạn có một cái nhìn tổng quát hơn khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.



Ngày 02: (Tiếp...)


Tham quan xong thác Gia Long, chúng tôi quay lại TT.EaT'ling để tiếp tục đến với Tp.BMT.


Đến cầu Serepôk, ranh giới giữa 2 tỉnh Đăk Nông, Đăk Lak
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02426.jpg


Dòng sông Serepôk

Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km[1], trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02423.jpg

Dòng sông có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Serepôk là một trong những đường giao thương quan trọng trong vùng. Người Lào và Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên.
Người Lào khi đến đây buôn bán đã định cư ở đây rất đông, góp phần xây dựng lên một Bản Đôn nổi tiếng với những bản sắc văn hóa đặc trưng như hôm nay.


Qua cầu, chúng tôi đã đến địa phận của tỉnh Đăk Lăk

Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía Bắc giáp Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp Đăk Nông, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km.
Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km, ngoài ra còn có TX. Buôn Hồ và 13 huyện.

Địa hình
Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1.000-1.200 m, trong đó có đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m, Chư H’mu 2.051 m, Chư Dê 1.793 m, Chư Yang Pel 1.600 m.
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả.

Lịch sử:
Tỉnh Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.
Năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Năm 1976, gộp hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, Đăk Lăk có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai-Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai-Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đắk Lắk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông.

Tên gọi
Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học. Sau đây là một số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Dak Lak... Theo quy định hiện tại của Chính phủ Việt Nam, địa danh này được viết là Đắk Lắk.

Diện tích: khoảng 13.000 km²
Dân số: 01/04/2009 là 1.728.380 người người, mật độ dân số 132 người/km2, trong đó:
* Nam: 873.654 người
* Nữ: 854.726 người
Đắk Lắk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc bản địa chính.
Mã điện thoại: 0500 - biển số xe: 47

Từ cầu Serepôk, đi khoảng 15km, chúng tôi vào trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột

Tp. Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 7 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Ngày 27/11/2009 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận số 60-KL/TW về việc xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương trước năm 2020

Tên gọi:
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột (A ma là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Lịch sử:
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột.
Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, năm 2005 là đô thị loại 2 và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại 1.

Diện tích, dân số:
Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.
Dân số toàn thành phố là 340.000 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.


Nơi chúng tôi dừng chân đêm nay là nhà nghỉ Yok Đôn
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/26849_1446380639045_1219046193_2261644_1224890_n.j pg


Bảng giá phòng
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/26849_1446380679046_1219046193_2261645_1076880_n.j pg


Kết thúc ngày thứ 2 của cuộc hành trình. Buổi tối các bạn có thể đi dạo quanh Tp, dùng bữa tối tại khu vực chợ BMT cũ, uống cafe khu vực đường Phan Châu Trinh, Lê Thánh Tông, làng cafe Trung Nguyên. Cũng đừng bỏ qua món sinh tố bơ khác ngon của vùng đất Tây Nguyên này.

Nhận xét cung đường Gia Nghĩa - BMT: đg phong cảnh xung quanh khá đẹp, chính thức bước vào khu vực vùng cao Tây Nguyên. Tại các thị trấn đếu có các cây xăng lớn. Đg xấu, ổ gà nhiều tại các khu vực: giữa Đăk Song và Đăk Mil, TT.Đăk Mil, đoạn giữa Đăk Mil - EaT'ling, khoảng 10km từ cầu Serepôk đến Tp.BMT. Nếu các bạn đi con đg từ Đăk Song - Đức Mạnh (QL.14 cũ) nhớ đổ xăng trước ở Đăk Song.


Google Map ngày 02: Gia Nghĩa - Buôn Ma Thuột
<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495b5873cd1ecddcdb&amp;ll=12.343492,107.826093&amp;spn= 0.691871,0.466066&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495b5873cd1ecddcdb&amp;ll=12.343492,107.826093&amp;spn= 0.691871,0.466066&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">ngay 02/75: Gia Nghĩa - BMT</a> in a larger map</small>



p/s: Để đường link dẫn đến Wiki, sao tôi thấy khô khan và xa cách quá, thôi vậy từ đây, tôi sẽ post luôn các xuất xứ, tên gọi của những nơi đã đến, các bạn mà muốn tham khảo kỹ hơn, vui lòng google nha.

Đương Phan
24-11-2010, 15:45
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..."

Chương trình ngày hôm nay, buổi sáng chúng tôi đi tham quan hồ Lăk, Biệt Điện, Buôn Jun. Chiều tham quan một số điểm ở BMT, Buôn Đôn.

Sáng, chúng tôi đi sớm, vì thêm điểm Hồ Lăk với khoảng cách ~110km cho cả đi lẫn về.


Đường thênh thang, vắng bóng người buổi ban mai.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay022.jpg


Đường đến Hồ Lăk dễ đi, có bảng chỉ dẫn. Từ nhà nghỉ Yok Đôn, chúng tôi đi thẳng hướng Bắc khoảng 2km, gặp bùng binh rẻ phải, đi thẳng khoảng 4km đụng ngã 3 có bảng chỉ dẫn: phía bên trái là QL.26 qua đèo Phượng Hoàng đến với phố biển Nha Trang, còn nếu đi thẳng theo QL.27 sẽ đi Đà Lạt. Chúng tôi theo con đường QL.27 này.


Lúc đầu đg còn tốt, lúc sau xấu dần, bụi bay mù mịt.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay023.jpg


Con đường nói chung vắng, một số đoạn đang sữa chữa, trên đường mình cũng thấy cổng vào vườn quốc gia Chư Yan Sin. Cảnh quan thật đẹp khi các bạn đứng nhìn trên đỉnh đèo Giang Sơn và đèo Lăk.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay024.jpg


Hồng Anh đâu rùi!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay02.jpg


Cuối cùng chúng tôi cũng đến Biệt Điệt Bảo Đại
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02434-1.jpg


Đồ ăn đã chuẩn bị trước, dọn ra thôi, thử xem cảm giác làm vua như thế nào, khi xưa vua Bảo Đại chắc cũng ở chỗ này ngồi ăn sáng, uống cafe ngắm toàn cảnh hồ Lăk nhỉ!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02433.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02429.jpg

Đương Phan
25-11-2010, 01:50
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp...)


Hồ Lăk nhìn từ Biệt Điện, phía dười bức hình là đường lên.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02431.jpg


Biệt Điện Bảo Đại:

Cách trung tâm Buôn Ma Thuột 52km về hướng đông nam, trung tâm Du lịch Hồ Lăk và Lăk Resort khoảng 200m, chúng ta men theo con đường xoắn ốc với những rừng thông và bóng cây Kơnia cổ thụ quanh năm xanh ngát là tới Biệt Điện Bảo Đại.

Biệt Điện Bảo Đại (người dân địa phương xưa kia còn gọi là Dinh Bảo Đại) nằm trong quần thể di tích danh thắng Hồ Lăk tọa lạc trên ngọn đồi cao 200m so với mặt nước hồ Lăk, 600m so với mặt nước biển - nơi đây Vua Bảo Đại – vị Vua cuối cùng của triều đình Nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1949 để làm nơi dừng chân khi lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát, ngắm cảnh và săn bắt.

Đứng trên Dinh Bảo Đại, ta sẽ quan sát toàn cảnh hồ Lăk được bao bọc bởi thị trấn Liên Sơn, các buôn MNông, cánh đồng lúa hay dãy núi Voi, Chư Yang Sin … Đặc biệt hơn, chính là không khí thiên nhiên trong lành, mát dịu trên đồi cao, nghe tiếng chim hót vọng xen lẫn với hương hoa của núi rừng Tây Nguyên như mùi hoa sữa, hoa đại, hoa bằng lăng trong dịp nở … Nơi đây còn thấy những dáng cây cổ thụ, đặc biệt là thân cây hoa sữa to mà Bảo Đại đã mang từ Hà Nội vào trồng thử nghiệm để sánh với bóng cây Kơnia huyền thoại trên Tây Nguyên đại ngàn mà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác bài “Bóng cây Kơnia” đến nổi “Bóng ngả che ngực em, về nhớ anh không ngủ” hay “Mẹ hỏi cây Kơnia, rễ mày uống nước đâu, uống nước nguồn miền Bắc” … Xung quanh không gian Biệt Điện Bảo Đại, cũng giống như những Biệt Điện khác tại Đà lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hay Đồ Sơn, rất nhiều những gốc cây hoa sứ cổ thụ hay còn gọi là hoa đại mà Vua Bảo Đại rất yêu thích sắc và hương của loại hoa đặc biệt này.

Sau khi được giao nhận trùng tu để sử dụng làm nơi di tích và kinh doanh du lịch, Công ty Cổ phần du lịch Daklak đã đầu tư đúng mức và giữ nguyên hiện trạng (vì sau năm 1975 nơi đây không có cơ quan địa phương nào bảo vệ và săn sóc nên đã tàn phế mãi đến năm 2001). Khi trùng tu vào năm 2001 đến tháng 09/2004 ngôi Biệt Điện này được đưa vào sử dụng để làm nơi nghỉ dưỡng và ăn uống, giải khát. Sau hơn 55 năm nơi đây đã, đang và sẽ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Biệt Điện Bảo Đại được thiết kế 06 phòng ngủ tiêu chuẩn quốc tế hướng ra mặt hồ Lăk, đặc biệt Phòng Vua lộng lẫy và sang trọng để đáp ứng cho những du khách trong và ngòai nước. Biệt điện Bảo Đại còn có 02 nhà hàng mini với các món ăn Âu – Á và đặc sản địa phương nổi tiếng hồ Lăk như cơm lam (cơm được nấu trong ống tre), gà nướng muối ớt sả, chả cá thát lát chiên, heo đồng bào quay, cá bống trứng hồ Lăk kho, canh cà đắng vv…

Vào buổi hoàng hôn hay bình minh, được ngồi trên ghế nhâm nhi ly cà phê nổi tiếng Buôn Ma Thuột, thả hồn theo phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây và những tách trà xanh thơm sẽ mang lại cảm giác thư thỏai và quyến luyến mỗi lần lên Tây Nguyên và đến Cao Nguyên Daklak


Rời Biệt Điện Bào Đại, chúng tôi quay lại theo đường ven bờ hồ đến với điểm tiếp theo: Buôn Jun.


Đường vào Buôn Jun cong cong quẹo quẹo, đôi lúc có cả những đồng lúa xanh rì
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay025.jpg


Buôn Jun

Nằm cạnh hồ Lăk, buôn Jun của người M’Nông R’Lăm là một buôn lớn với hơn 30 nóc nhà. Khác với người M’Nông Gar thường ở nhà trệt, người M’Nông R’Lăm ở nhà sàn dài như người Ê Đê. Kỹ thuật xây dựng nhà sàn dài của người M’Nông còn ở trình độ thô sơ, chủ yếu là buộc và ngàm. Vào căn nhà dài của họ, chúng ta sẽ không thấy bóng dáng một cây đinh và cảm nhận ngay sự mát mẻ, thoáng khí từ các vật dụng xây dựng như: tre, nứa, tranh,... mang lại.

“Jun” theo tiếng M’Nông là nhô ra. Gọi buôn Jun, vì đấy là một buôn làng nhô hẳn ra mặt nước hồ Lăk xanh ngắt. Đến buôn Jun, điều thú vị nhất là được bơi thuyền độc mộc hay cưỡi voi trên hồ Lăk.


Cổng chào
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay027.jpg


Nhà Dài
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02439.jpg


Cưỡi voi trên hồ Lăk
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02441-1.jpg



Hồ Lăk:
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.

Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông

Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.
Trước đây, ở hồ Lắk còn thấy có cả cá sấu Xiêm, một loài cá sấu nước ngọt nhỏ

Truyền thuyết của người M'nông kể rằng: "…Có một thuở lâu lắm rồi đã xảy ra cuộc chiến quyết liệt giữa thần nước và thần lửa, kéo dài nhiều mùa rẫy. Sau khi thần lửa chiến thắng, buôn làng của những người M'nông chìm trong một cuộc đại hạn chưa từng có, kéo dài nhiều năm, người chết khô thây đầy đường, tiếng kêu gào ai oán dậy trời. Thế rồi một chàng trai M'nông được sinh ra trong rừng ở phía thượng nguồn, từ một cuộc tình vụng trộm giữa một sơn nữ M'nông với thần lửa, quyết chuộc tội cho mẹ bằng cách ra đi tìm nguồn nước cứu dân làng. Sau nhiều ngày đêm vượt qua nhiều núi non hiểm trở đầy thú dữ, một lần khi ngồi nghỉ chàng chợt thấy một chú lươn nhỏ nằm kẹt trong khe đá chờ chết khô. Sau khi chàng trai cứu lươn thoát nạn, lươn dẫn chàng theo cho đến khi gặp một hồ nước mênh mông, đó là hồ Lak và vùng Lak ngày nay..." (Lak - tiếng M'nông có nghĩa là nước)


Thuyền độc mộc
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0210.jpg


Xa thẳm
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay026.jpg


Ở khu vực hồ Lăk này, có 1 resort khá lớn tên Lak Resort, các bạn thể thể đặt ăn trưa ở đấy, phong cảnh đẹp, nhà hàng nhô ra khỏi mặt hồ, có điều giá cả khá mắc.

Chúng tôi quay trở lại Tp.BMT, ăn trưa, nghỉ ngơi chút để chiều đi tham quan tiếp. Đoạn đến gần BMT chạy cẩn thận, mình xém bị bắn tốc độ ngay đó, hên mà thoát được!

Đương Phan
25-11-2010, 03:41
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp...)

Ven đường hồ Lăk, tôi bắt gặp một cây bị đốt nham nhở phần gốc. Thật lạ, dù đã mất 2/3 gốc cây, thế nhưng cây vẫn đứng hiên ngang, cành lá xum xuê, tươi tốt như thường. Trông nó mà ngẫm đến ta...!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02443.jpg


Buổi trưa, nghỉ ngơi một chút ở ks, chúng tôi tham quan Sa Bàn chiến thắng chiến dịch Buôn MA Thuột, thế nhưng đến nơi thấy cửa đóng im lìm, thì ra ngày thứ 7 nơi đây không mở cửa, lạ nhỉ!

Nơi này đóng thì ta đi nơi khác vậy, chúng tôi đến Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, nằm tại số 4 đường Nguyễn Du ( nay là số 02 đường Y ngông ) thành phố Buôn Ma Thuột. May quá, cửa đang mở!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02455.jpg


Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk

Lịch sử

Năm 1926 ngôi nhà được xây dựng bằng gạch,vôi kiên cố,hoàn thành năm 1927.Khu nhà trước đây là biệt điện của vua Bảo Đại lúc đương vị và trước nữa là Tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, năm 1950 được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, khi Buôn Ma Thuột được đặt trong vùng đất Tây nguyên Hoàng triều Cương thổ.

Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam. Sau năm 1975 một phần tòa nhà được sử dụng làm nhà khách,một phần làm bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây nguyên.

Hiện vật trưng bày

Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét

* thành phần A- Phòng 1 : trưng bày trang phục các dân tộc
* thành phần B- Phòng 2 : trưng bày mô hình nhà krông,các bộ ché rượu
* thành phần C- Phòng 3 : trưng bày thuyền độc mộc,khung dệt
* thành phần A- Phòng 4 : các dụng cụ săn bắt voi và quần áo bằng vỏ cây
* thành phần B- Phòng 5 : dụng cụ âm nhạc dân tộc


Giá vé khoảng 2k/người, thuê người thuyết minh hình như là 20k.

Đại sảnh, cặp ngà voi lớn quá - nghe nói là của vua Bảo Đại đặt tại phòng khách cũng ở ngôi nhà này lúc trước.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02454.jpg



Thuyết minh
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0214.jpg



Nếu muốn tiếp tục tham quan khu vực Tp. Buôn Ma Thuột có rất nhiều điểm cho các bạn lựa chọn ngoài 2 địa điểm trên:

Các điểm di tích lịch sử cách ngã 6 trung tâm một bán kính không quá 2 km là:
Đình Lạc Giao
Chùa Sắc tứ Khải Đoan
Nhà đày Buôn Ma Thuột
Toà Giám mục tại Đắk Lắk...

Cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông đầy bản sắc họăc ngắm cây Kơ nia cổ thụ giữa lòng thành phố (trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm ngay) sát Ngã 6 Ban Mê...
Ngoài ra còn có thể chọn việc thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê tại các quán có phong cách Tây nguyên như Cà phê Pơ lang, Cà phê Thung lũng hồng, Cà phê Chuông đá, Quán Văn...


Ngã 6 Ban Mê
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/800px-Bun_Ma_Thut_city_square.jpg

Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của các con đường trung tâm thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.



Cây Kơ nia cổ thụ
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/caykonia.jpg

Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.

Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.



Rời bảo tàng, chúng tôi theo con đg Phan Bội Châu thẳng tiến đến Buôn Đôn ~ 50km, trời nắng gắt, tấp vô làm ly nước mía ven đg giá 4k/ly.


Các bạn vào Buôn Đôn lần đầu, mà ko có người dẫn đường, rất có thể sẽ nhầm lẫn ở khu vực này. Hiện nay, thương hiệu du lịch Buôn Đôn có khá nhiều đơn vị khai thác. Nếu các bạn muốn đến nơi lâu đời nhất, nổi tiếng nhất thì cứ hỏi KDL có nhà sàn cổ 100 tuổi là được.

Chúng tôi thì vào KDL của Công ty Du lịch sinh thái Bản Đôn. Từ Trung tâm huyện Buôn Đôn đi vào khoảng 15km, rẽ tay trái chừng 500m bạn sẽ gặp trước tiên, đây là công ty đang khai thác Làng đảo Bản Đôn và thác Bảy Nhánh.


Đường vào KDL
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0211.jpg

Đương Phan
25-11-2010, 12:58
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp...)


Thác ghềnh
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0217.jpg


Cầu treo
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0216.jpg


Ngà đâu, lông đuôi đâu...
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0218.jpg


Cảnh và người
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02472.jpg


Khu vực này khá hoang sơ, trong lành, ko xô bồ như KDL chính. Chúng tôi lấy xe máy dạo một vòng Buôn Đôn trước khi về lại KDL tắm suối, ăn tối.


Dọc đường đi, chúng tôi bắt gặp nhà ông A Ma Công, khá nổi tiếng ở vùng đất này, nơi đây có bán các loại thuốc ngâm rượu, thuốc gia truyền.


Bảng hiệu
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0220.jpg


Ngôi nhà sàn
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay0221.jpg


Khu vực Buôn Đôn có khá nhiều KDL
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02457.jpg

Đương Phan
26-11-2010, 01:04
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp theo và hết)


Bản Đôn

Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn

Bản Đôn là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cũng được nhiều người trên thế giới biết đến như là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Bản Đôn trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Hiện tại, Bản Đôn chỉ còn là một địa điểm du lịch nằm trên địa bàn xã EaWer, huyện Buôn Đôn của Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc.

Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Cư dân Bản Đôn ngày nay vẫn còn thông thạo tiếng Lào và tiếng Thái Lan, Cư dân có sự lai tạp giữa người Êđê bản địa và người Nam Lào.

Hiện tại, Bản Đôn chính là cách gọi chung để chỉ hệ thống cụm du lịch của huyện Buôn Đôn gồm các khu du lịch thác Bảy Nhánh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu du lịch Cầu treo, hồ Đăk Min, vườn cảnh Trohbư...

Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông, thác Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi gần đó là Tháp chàm Yang Prong - Ea Súp. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.



Buổi tối, chúng tôi cùng giao lưu sinh hoạt lửa trại với một đoàn khách cũng đi du lịch nơi này.


Ban nhạc
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02483.jpg


Nổi lửa lên nào
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02485.jpg


Cùng uống.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02489.jpg


Chú Sơn say vì men rượu hay men tình đây ^^
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02491.jpg


1..2..3..dzô..
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02480.jpg


Lóc cóc.. lóc cóc...ai.. ăn mì gõ hôn..!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02505.jpg



Theo dự tính là chúng tôi sẽ ngủ lại Buôn Đôn, ngày mai đi các con đường tỉnh lộ đển với Kon Tum ; nhưng mấy bữa nay mưa nhiều quá, đường thì toàn là đất đỏ, ko biết chiếc 7 chỗ có đi được ko. Chúng tôi quyết định quay về lại BMT trong đêm, mai đi theo QL.14 cho chắc ăn. Đây cũng là chuyến đi đêm đầu tiên của cuộc hành trình.

Cung đường ngày hôm nay chỉ trong phạm vi tình Đăk Lăk, thế nhựng chúng tôi cũng đã di chuyển ~ 220km. Những đểm đến rất đẹp, thật ko thể bỏ qua nếu có dịp đến với vùng đất cao nguyên này.



Google map ngày 03: BMT - Hồ Lăk - Bản Đôn
<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495d901cd62e92d7a7&amp;t=h&amp;ll=12.648594,107.983836&amp; spn=0.478967,0.399778&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495d901cd62e92d7a7&amp;t=h&amp;ll=12.648594,107.983836&amp; spn=0.478967,0.399778&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">ngày 03: BMT - hồ Lăk - Bản Đôn</a> in a larger map</small>

Đương Phan
26-11-2010, 02:43
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km )


Lên đường, QL.14 thằng tiến
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/Ngay041.jpg


Nhửng cánh rừng cao su xanh ngắt
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay042.jpg


Thu hoạch mủ cao su
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay043.jpg


Đường vào TX. Buôn Hô
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay044.jpg


Thị xã Buôn Hồ

Buôn Hồ là thị xã thuộc tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo nghị định số 07 NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ CHXHCN Việt Nam.

Trước năm 1975, tên gọi là quận Buôn Hồ.

Đất nông nghiệp trồng chủ yếu cây cà phê.

Buôn Hồ cách Buôn Ma Thuột 40km về phía Bắc, nằm trên đường quốc lộ 14 - trục giao thông xuyên suốt Tây Nguyên, được xây dựng nhằm mục đích trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đăk Lăk sau này, khi Thành phố Buôn Ma Thuột được nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương. Diện tích: 282,05 km2 Dân số: 101.554 người Mật độ: 360 người/km2.


Chúng tôi gặp người bạn sống ở đây, uống ly cafe, nói chuyện chút rồi lên đường.


Qua địa phận Đăk Lăk, Chúng tối đến với Gia Lai.



Tượng đài ngay ngã 3 Phù Đổng
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay045.jpg


Ks Hoàng Anh Gia Lai nằm ngay tại khu vực này.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay046.jpg

Đương Phan
26-11-2010, 12:58
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km ) (tiếp...)



Gia Lai:

Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trước đây là một phần của tỉnh Gia Lai-Kon Tum.

Vị trí địa lý
Diện tích 15.536,92 km². Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

Sông ngòi
Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.

Hành chính
Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện, Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo.

Dân số
Dân số tỉnh Gia Lai 1.272.792 người (điều tra dân số 01/04/2009) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường...

Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn, Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên.

Đất đai
Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.Đồng thời các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai như Phú Thiện, Tx Ayunpa, Iapa, Krông pa là vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên.

Du lịch
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...
Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; quê hương của anh hùng Núp; các địa danh Pleime, Che reo...
Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ...

Số xe: 81

Bây giờ nhắc đến Gia Lai, người ta thường hay nghĩ ngay đến tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng như đội bóng cùng tên khá nổi tiếng của bầu Đức.

Gia Lai là tên gọi của một dân tộc trong cộng đồng dân tọc thiểu số VN. Tên gọi khác: Gia Rai, Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor. Dân số khoảng 240.000 người. Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc.

Truyền thuyết tên gọi PleiKu:
Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số là những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưởng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không khỏe nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Sau đó người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei là một cái làng, Ku là người em. Pleiku nghĩa là làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với địa danh nay suốt bao năm tháng qua.



Một điểm khá thú vị, không thế bỏ qua khi bạn đến với phố núi: thắng cảnh Biển Hồ
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/DSC02538.jpg


Biển Hồ

Hồ T’nưng, hay Biển Hồ, là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là hồ nước ngọt quan trọng cấp nước cho thành phố này. Biển Hồ Tơ Nưng còn gọi là hồ Ea Nueng.

Theo các nhà khoa học thì hồ T'Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Hồ có hình bầu dục, sâu 20-30 m, với diện tích 230 ha. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Hồ T'Nưng là một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Nguyên, khi gió to thường có sóng lớn nên mới gọi là biển hồ. Còn người địa phương gọi là T'Nưng, có nghĩa là "biển trên núi".

Những ngày có mưa lớn, hàng trăm con suối đổ về đây và nước biển hồ dâng lên lai láng. Thuyền độc mộc là phương tiện đi lại duy nhất và thuận tiện nhất trên mặt hồ. Nhiều buôn làng của người Ba Na, người Gia Rai sống trên bờ hồ, ngoài săn bắn, hái lượm, làm nương rẫy còn sống bằng nghề đánh bắt cá.

Truyền thuyết của người Gia Rai:

Ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Yang) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phò trợ. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này. Cũng từ đó, người Gia Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T'Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.

T'nưng có nghĩa là biển trên núi.


Từ thành phố Pleiku theo quốc lộ 14 đi về thị xã Kon Tum, khi đến km 7 - ngay ngã tư có bùng binh, cách cổng chào Tp. Pleiku khoảng 1km về hướng nam, các bạn rẽ về tay phải, khoảng 5km thấy cái cổng khá lớn nằm bên trái, rẽ vào, theo con đường nhỏ dẫn đến hồ - chú ý ko có bảng chỉ dẫn, các bạn có thể hỏi thăm người dân.


Cổng vào Biển Hồ, 2 bên đường có các quá cafe võng khá mát.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/DSC02540.jpg


Đường vào nhìn từ nhà vọng cảnh
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay048.jpg


Một góc biển hồ
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay049.jpg


Xung quanh con đường vào hồ là những hàng thông xanh ngắt
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay047.jpg


Thuyền trên hồ
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0410.jpg


Đài vọng cảnh nhìn từ nhà máy bơm nước
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0411.jpg

Đương Phan
26-11-2010, 14:54
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km ) (tiếp theo và hết)


Chúng tôi ăn trưa tại Biển Hồ (cơm hộp mua sẵn ở Tp. Pleiku), mắc võng đu đưa ngắm cảnh.

Trời bớt nắng, tiếp tục cuộc hành trình, tạm biệt "đôi mắt Pleuku" để đến Kon Tum.


Đường xa
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0413.jpg


KonTum kia rồi.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/DSC02544.jpg


KON TUM

Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

Tên gọi

Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn.

Địa lý
Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong đó:
* Đất ở: 3.332 ha
* Đất nông nghiệp: 92.352 ha
* Đất lâm nghiệp: 606.669 ha
* Đất chuyên dùng: 12.253 ha
* Đất chưa sử dụng: 246.844 ha.

Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam.

Phía bắc tỉnh là khối núi Ngọc Linh có độ cao trong khoảng 800-1.200 m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2.596 m, Ngọc Phan 2.251 m, Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m, Kon Krông 1.330 m.

Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên.

Phía nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô và Đắk Bla bồi đắp.

Cực nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW.

Hành chính

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:thành phố Kon Tum và 8 huyện.
Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc.

Khí hậu

Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến các nơi đạt 22 – 23 độ C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78 – 87%. Lượng mưa trung bình 1.730 – 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 – 90% lượng mưa cả năm.

Dân cư

Dân số: 430.037 người, trong đó số nam: 218.375 người; số nữ: 211.662 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009).
Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na 12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai 5,1%...

Lịch sử

Tuy vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Trà Bàn, lập phủ Quy Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây chưa hề có hệ thống hành chính, mà chế độ "già làng" vẫn tiếp tục tồn tại.

Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công sứ Attôpư (Attopeu) ở Lào, đến
năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công sứ Quy Nhơn. Viên Đại lý là một linh mục người Pháp, tên là P. Vialleton, vốn là cha xứ ở đây từ trước.

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Kon Tum được thành lập

Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc mới được tái lập, tách ra khỏi tỉnh Kon Tum.

Từ năm 1976 đến năm 1991, tỉnh Kon Tum sáp nhập với Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 ngày 12 tháng 8 năm 1991 đã chia lại tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.


Kontum là thị xã duy nhất vùng Tây Nguyên nằm trên một thung lũng do con sông tạo nên. Dòng sông Đăk Bla dài khoảng 150 km bắt nguồn từ ba con sông nhỏ xuất phát ở phía bắc huyện Kon Plong uốn khúc ôm trọn thị xã Kontum, rồi chảy về phía Tây hợp với sông Krong poko thành sông Sê San, chảy xuống Tây Nam qua Campuchia gặp sông Srêpok đổ vào sông Mêkông tại Strung Trêng. Vì thế người dân nơi đây gọi nó là con sông chảy ngược.

Đăk Bla còn được giải thích nghĩa là dòng sông ăn thịt người, mình cũng ko hiểu tại sao nó được đặt tên như thế, hay bởi vì vào những mùa mưa lũ, con sông Đăk Bla hiền hòa bỗng trở nên hung dữ chăng!


Chụp từ cầu ĐăkBla. Tòa nhà lớn là ks Đông Dương bên đường Bạch Đằng, bờ kè và dòng sông ĐăkBla. Chụp cảnh hoàng hôn tại đây cũng rất tuyệt.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0414.jpg


"Tút" lại em nó thôi.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0416.jpg


Trời KonTum đổ cơn mưa chiều, đôi bạn trẻ tay cầm dù đi trên con đường vắng.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0420.jpg


"Một chút Kon Tum" - thơ Tạ Văn Sỹ:

Bởi lần đầu anh đến quê em
Em đưa anh xem phố yên lành
KT nhỏ bởi lòng thung nhỏ
Chầm chậm thôi vội bước chi nhanh

Anh thấy không phố bốn bề xanh
Rừng vây quanh núi cũng vây quanh
Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược
con nước trôi về phía thác ghềnh

ôi những con đường nối phố với rừng
Để thiên nhiên gần quá đỗi gần
Như núi Ngọc Linh cao ngất tầng mây
Người ở đây hồn người rất rộng.

Đi cùng em mối vài con dốc
Đã gì đâu mà anh mỏi chân
Mai tam biệt anh về phố lớn
Mang theo về một chút Kontum.



Đường ngoại ô
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0417.jpg


Buổi tối, chúng tôi được người bạn của chú Sơn, làm bên sở Du Lịch tỉnh chiêu đãi các món đặc sản cao nguyên.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay04BMT%20%20KonTum/ngay0421.jpg

Đêm nay chúng tôi nghỉ tại nhà khách Quang Trung - 168 Bà Triệu, Tp. Kon Tum.

Đương Phan
26-11-2010, 15:44
Vừa thưởng thức vừa xem google map nha!


MỘT CHÚT KON TUM - Nhạc: Ngọc Minh. Lời thơ: Tạ Văn Sỹ

http://www.youtube.com/watch?v=iR18i6HHfE0


Đoạn đg hôm nay dễ đi, vắng, phong cảnh xung quanh cũng ko có gì nổi bật, nắng, đất đai trơ trọi vì bị tàn phá nhiều quá, nhất là đoạn ranh giới giữa Đăk Lăk - Gia Lai.

Các bạn chú ý đoạn vô gần Tp.PleiKu, đg nhỏ mà xe cộ khá đông, xe tải rất nhiều, chạy cẩn thận.

Đoạn đến gần Tp. Kon Tum đang sữa chữa, đg xấu, đang làm thêm cây cầu Đăk Bla mới song song cây cũ. Tp.KonTum cũng đang sửa đoạn QL.14 đi qua.


Google map Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km )
<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495e33911cab0d5ae8&amp;ll=13.519848,108.123168&amp;spn= 1.661396,0.266726&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 000495e33911cab0d5ae8&amp;ll=13.519848,108.123168&amp;spn= 1.661396,0.266726&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">Ngày 04 - BMT - Kon Tum</a> in a larger map</small>

greendragon
26-11-2010, 18:29
Thật là hâm mộ bác quá :x

Đương Phan
26-11-2010, 18:50
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km )


06h, trời mưa... Ngồi uống cafe gần sông Đăk Bla ngắm phong cảnh cũng khá thú vị.

Chúng tôi trả phòng. Ngày hôm nay sáng tham quan các điểm ở Tp. Kon Tum, Đến Plây Kần them quan cửa khẩu Bờ Y, nghỉ đêm ở Đăk Glei.


Điểm chúng tôi đến đầu tiên tham quan ở Tp.Kon Tum này là cầu treo Konklor
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/caukonlor.jpg


Cầu treo Konklor

Là một chiếc cầu treo khá hiện đại với bê tông cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp Cao Nguyên. Cầu treo KonKlor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla – huyền thoại những dòng sông chảy ngược về tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Ialy, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.



Kế cầu treo là ngôi nhà rông văn hóa xã Konklor, được xem là đẹp nhất Tây Nguyên

Hình mình chụp vào buổi sáng hôm đó.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02555.jpg


Có đâu ngờ đó là lần cuối tôi được thấy hình ảnh của căn nhà rông đẹp nhất tây nguyên này.

Hình ngôi nhà vào 05/2010, khi nhà rông bị cháy.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/chaynharong.jpg

Sự kiện đau buồn ấy:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/377703/Chay-nha-rong-lon-nhat-Kon-Tum.html

Và thủ phạm...
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/377804/Kon-Tum-hoc-sinh-lop-9%C2%A0dot-nha-rong-Tay-nguyen%C2%A0.html


Ôi, chỉ một giây nông nỗi... Hồi tôi quay lại vùng đất này, đầu tháng 05/2010, nhà rông vẫn chưa bị cháy, đâu ngờ chỉ mấy ngày sau đã xảy ra, biết vậy lúc ấy đã chạy vô tham quan lần nữa rồi!

Không chia tay cái cũ, cái mới sao đến được, nhỉ! Chắc chắn ngôi nhà rông mới này sẽ đẹp hơn, được giữ gìn tốt hơn, tiếp tục là điểm tham quan đáng tự hào của phố núi Kon Tum.
http://www.baomoi.com/Info/Xay-dung-lai-nha-Rong-Kon-Klor-o-Tay-Nguyen/148/5162594.epi


Lang mang một chút về ngôi nhà rông Konklor, mời các bạn quay lại chuyến hành trình nhé.


Ngôi nhà rông tuyệt đẹp ấy là nhà công cộng của người Ba Na. Nhà rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.

Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Trước đây khi chế độ gia đình lớn còn thịnh hành, ở vùng người Ba Na sinh sống thường có những căn nhà dài hàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay chế độ gia đình lớn không còn nữa, mô hình các gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là phổ biến. Nhà sàn thường dài từ 7m đến 15m, rộng từ 3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m

Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tìm được ở nhiều địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na với những đặc điểm đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na là nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum - dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy theo địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước cửa nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng". Khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn.

Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, bên ngoài buộc rất cầu kỳ như là một lớp trang trí.

Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Có làm vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng đơn giản.


Tiếp tục, chúng tôi tham quan Tòa tổng Giám Mục KonTum
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/toagiammuc1.jpg


Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc Phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập vào năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giáo sĩ người Pháp Martial Jannin Phước.
Bên trong Tòa Giám Mục còn có một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mang nội dung khái quát quá trình hình thành và phát triển đạo thiên chúa giáo từ năm 1848 đến nay.
Tòa Giám mục là một thế giới tĩnh lặng, lưu trữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của vùng đất Kon Tum, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/toagiammuc2.jpg


Con đường dẫn vào Tòa Tổng Giám Mục.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/toagiammuc3.jpg

Đương Phan
26-11-2010, 20:07
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Điểm tiếp theo cũng gần đấy là Nhà Thờ Gỗ.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/nhathogo1.jpg


Nhà Thờ Gỗ

Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum có tên gọi gần gũi hơn là Nhà thờ gỗ, từ lâu đã trở thành niềm tự hào của những người con Tây Nguyên.

Ngay từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Qua những con đường nhỏ giữa lòng thị xã, tản bộ trên đường Nguyễn Huệ, du khách bước vào giáo đường thênh thang và cảm giác đầu tiên là thấy mình thật nhỏ bé bên hàng cột gỗ hai người ôm không xuể giờ đã ngả màu đen bóng.

Nhà thờ gỗ do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, hoàn thành năm 1918, tọa lạc giữa trung tâm thị xã Kon Tum. Công trình này được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây theo phương pháp thủ công với kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana, là sự giao thoa giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.

Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, thật đáng khâm phục là gần một thế kỷ trôi qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự xuống cấp. Đó là chưa kể những dãy ghế gỗ sắp thẳng tăm tắp bên trong cũng góp phần tạo chiều sâu cho không gian thêm trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh.
Kiến trúc nhà thờ gỗ được kết hợp giữa
phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana

Đến với nhà thờ, du khách được chiêm ngưỡng bề dày của nền văn hóa Tây Nguyên được tái hiện qua khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết bởi những bức tượng làm bằng rễ cây, hoa văn nghệ thuật chạm trổ độc đáo tạo nét trang nghiêm, huyền bí nhưng hết sức gần gũi pha lẫn đường nét phóng khoáng trên cung thánh nhà thờ, trên hệ thống gỗ và rui mè... mang đậm bản sắc văn hóa cũng như chất đại ngàn của người Tây Nguyên, hồn hậu và khỏe khoắn.


Bên trong thánh đường.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/nhathogo2.jpg


Được xây chủ yếu bằng gỗ cà chít, nhà thờ là một công trình khép kín gồm thánh đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, có tác dụng lấy ánh sáng và tạo thêm vẻ tráng lệ cho thánh đường. Nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng bao người không chỉ vì bố cục của nó được sắp xếp hài hòa, kiến trúc của nó lộng lẫy mà cái đẹp nơi đây được tôn thêm nhiều bởi nhà thờ luôn biết nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may mắn. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa đón khách tham quan. Được uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.



Chính diện.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02558.jpg


Trong khuôn viên.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02567.jpg


Rời Nhà Thờ Gỗ, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình của minh.

Trên một hành trình dài khám phá, chúng ta qua biết bao nhiêu vùng đất, dân tộc, tín ngưỡng. Các bạn có tin vào một điều gì đấy ko, như một tâm linh nào đó để chúng ta cảm thấy an toàn hơn, mạnh mẽ hơn? Con đường Trường Sơn đoạn QL.14 này, có 2 điểm mà các bạn nên thắp một nén hương, một lời cầu nguyện cho lòng tin về một chuyến đi an toàn, đó là điểm tưởng niệm các cựu chiến binh bị tai nạn tại đèo Lò Xo và điểm thứ 2: Dốc Đầu Lâu.

Cách Thành phố Kon Tum chừng hơn 15 cây số về phía bắc, Dốc Đầu Lâu nghe tên thôi đã biết ác liệt thế nào.


Dốc Đầu Lâu hay còn gọi là Cao Điểm 601.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02570.jpg


Ngày xưa người Ba Na bản địa vùng này gọi địa danh đó là K’Rang Loong Phă, (nghĩa là dốc có nhiều cây gỗ Trắc ;Loong phă là gỗ trắc) và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của VNCH trên đồi K’Rang Loong Phă.

Địa danh nầy được hình thành khoảng từ sau 1972 khi quận lị ĐăkTô đã đã được giải phóng đến sau ngày ký Hiệp định Pa ri khu vực Điểm cao 601, là vùng tranh chấp dữ dội . Tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh gay gắt quyết liệt.

Trước đây xung quanh là những ngôi mộ đá, cho đến đầu năm 1972, điểm cao vẫn là một chốt điểm quân sự quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa, gồm có trận địa pháo binh và xe tăng được bố trí trên hai mỏm đồi hình yên ngựa.

Phía Bắc có đồn Bảo an Hà Mòn do tiểu đoàn Bảo an số 23 đóng giữ có xe thiết giáp tăng cường. Phía Nam có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3, trận địa pháo lớn, xe tăng, xe bọc thép chốt giữ. Ngoài ra còn có các trận địa pháo, đồn Bảo an của QL VNCH ở rải rác chung quannh.

Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng, chiếm được điểm cao 601 là khống chế được phần lớn thị xã Kon Tum cũng như toàn bộ vùng Đăk Tô – Tân Cảnh. Chiếm được Điểm cao 601 là làm chủ được hoàn toàn con đường chiến lược 14, đoạn phía bắc Tây Nguyên. Nhận rõ được tầm quan trọng của Điểm cao 601, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam quyết tâm đánh chiếm, về phía Quân Lực VNCH cố trấn giữ .

Tháng 4 năm 1972 trên đường triệt thoái về cố thủ Kontum, Quận lực VNCH bị phục kích tại đây, tất cả lực lượng bị tiêu tán sạch, chỉ sóng sót vài chục người . Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), những xác chết chỉ còn trơ lại đầu lâu và xương cốt. Người qua lại đây, tự ý gom nhặt, đem lên đỉnh dốc chất thành từng đống rồi nhặt những cục đá xung quanh kè lại để không bị mưa gió cuốn trôi, nên người ta gọi đó là dốc Đầu lâu.


Dốc Đầu Lâu nhìn từ dưới lên ( Hướng từ Tp Kontum lên thị trấn Đăk Hà ) - Trên đỉnh phía bên trái bức hình, các bạn ngước trên đồi cao sẽ thấy cột mốc Cao Điểm 601, còn bên phải đối diện là am thờ.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/docdaulau2.jpg


Các bạn có thể tưởng tượng được, cuộc chiến năm xưa diễn ra ác liệt đến thế nào. Vì đây là cửa ngõ quan trọng để tiến vào Tây Nguyên, lại bao quát toàn cảnh Tp. Kon Tum, nên Cao Điểm 601 là điểm bắt buộc phải chiếm lấy của cả 2 bên. Nếu phía VNCH chiếm được, thì bên Quân Đội Nhân Dân Việt Nam quyết tâm giành lại, việc này liên tục diễn ra, mà ở trên đồi cao, khi bị bao vây phía dưới thì chạy đâu bây giờ! Từng lớp, từng lớp người như thế đã ngã xuống...


Am thờ.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02572.jpg

Đối diện biểu tượng Cao Điểm 601, có một cái am nho nhỏ, lặng lẽ đứng bên vệ đường.

Sao am lại gãy vỡ thế kia, hình như khối đất trong am đã thấm đẫm biết bao nhiêu xương máu dân tộc.

"Đồng sanh lạc quốc", thật thâm thúy biết bao. Tất cả đã qua đi, tất cả đã được hàn gắn, nhưng vết cắt quá sâu cũng để lại một vết sẹo khó phai mờ...

Xung quanh địa danh này, người dân ở đây lưu truyền nhiêu câu chuyện hư thực: có một người đàn ông có vóc dáng lùn và thường đi chiếc hon đa 67 nên người dân ở đây gọi ông với biệt danh “ông hon đa 67” “ông lùn 67” đi buôn bán ở miệt trên hàng ngày khi về ngang qua đây thường dừng lại gom nhặt đầu lâu , hài cốt chất thành đống lấy đá đè lên rồi thắp nhang , có thể là do ông thương cảm tình đồng loại, và cầu mong các vong hồn đó phù hộ cho Việc làm ăn,buôn bán.

Có người lại kể ông ta lên đây nhặt phế liệu chiến tranh, nghe nói ông trúng lớn vì nhặt được nhiều đồ trang sức ,vàng ,tiền ,và đô-la còn sót lại nên bỏ công thu gom các hài cốt ,chất thành những ngôi mộ đá.Có người ngờ rằng ông là một trong những người lính VNCH may mắn sống sót trong trận giao tranh hai ngày hai đêm với quân Giải phóng .

Còn nhiều lời đồn đại ma mị li kỳ khác nữa, thực hư không biết thế nào ,nhưng ít lâu sau tại đỉnh Dốc Đầu Lâu xuất hiện một cái am thờ, có tấm bia khắc 4 chữ “Đồng sanh lạc quốc”, nghe kể “ông lùn 67” cho xe chở gạch, cát xi măng lên xây cái am này và từ khi xây xong am đến nay, mọi người không ai còn gặp mặt ông ta nữa. Cái am nầy nghe đồn rất thiêng, dân làm ăn buôn bán và cánh lái xe khi ngang qua đều xuống thắp nhang cúng lễ. Điều lạ là đã có nhiều vụ lật xe ở đây nhưng hình như không gây chết người nào.

Giờ đây Dốc Đầu Lâu ,điểm cao 601 đã được UBND tỉnh Kon Tum xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Khu vực nầy đã nằm trong quy hoạch của huyện và của tỉnh về một vùng sinh thái văn hóa và phát triển kinh tế nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua.

Đương Phan
27-11-2010, 01:09
Nãn! Cặm cuội mấy tiếng đồng hồ, làm xong cái hành trình ở Đăk Tô, bấm gởi bài, tự nhiên kêu đăng nhập lại -> mất luôn bài viết. Xong phim!!!

=))=))=))

Đương Phan
27-11-2010, 02:07
Làm lại!


Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)



Rời khỏi dốc Đầu Lâu, chúng tôi đi tiếp khoảng 7km đến với tt.Đăk Hà.

Thị trấn này cũng khá sầm uất, nằm bên con đường QL, nổi tiếng với thương hiệu cà phê Đăk Hà.

Các bạn chú ý gần cuối thị trấn, chỗ hết con lươn chính giữa hay có các "anh hùng núp" tập kích, đoạn này mình cứ nghĩ là hết địa phận đông dân cư, chạy 50lm/h, thế là ale hấp, "vô đây em", hết 100k cho 2 xe. Đây cũng là lần bị phát đầu tiên và cuối cùng của 2 xe máy trong suốt chuyến hành trình (biết khôn rồi ^^). Các bạn qua đoạn đường này nhớ chú ý nhá.


Rời khỏi địa phận Đăk Hả, chúng tôi đến với TT. Đăk Tô


Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02577.jpg


Chiếc xe tăng 377.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02580.jpg


Có một câu chuyện thú vị xung quanh chiếc xe tăng này mà chắc ít bạn biết:

Nhạc sĩ Doãn Nho, có lần ông kể rằng: “Mình hay đọc lắm, ngay cả thời bom đạn việc đọc mình cũng không sao nhãng. Một lần đọc bài Năm anh em trên một chiếc xe tăng thấy ý tứ của nó hay quá, hợp lòng mình quá thế là mình đặt bút ngay, hy vọng thêm cho nó một sức phổ biến nữa ngoài ngôn ngữ thơ. Lúc đó tác giả bài thơ đâu đã ký tên Hữu Thỉnh. Sau này, bài hát vang tới tai nhà thơ trẻ lính tăng ấy, và mãi rồi mình và Hữu Thỉnh mới gặp nhau... Không chỉ trong chiến trận, trong cuộc sống, sự đồng lòng đồng chí là rất quan trọng, rất thú vị, thơ Hữu Thỉnh đã nói lên điều đó. Bạn hát đi, sẽ thấy một triết lý sống đáng trân trọng, sẽ thấy các từ năm và một (chung/ riêng. Cá nhân/ tập thể...) được nhắc đi nhắc lại hết sức có duyên và đầy cảm động...”.


và bài hát ấy có tên gọi: "5 anh em trên một chiếc xe tăng"

http://www.youtube.com/watch?v=wyJBZG61JMU


Bài hát này đã đi theo bao thế hệ thanh niên VN, trong những buổi sinh hoạt dã ngoại, lửa trại, sinh hoạt đoàn đội...


Những anh hùng đã thổi hồn cho bài hát.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02579.jpg



Nằm trên cửa ngõ vào Tây Nguyên, Đăk Tô được biết đến trong chiến tranh VN với nhiều trận đánh, trong đó có 2 trận đáng chú ý nhất là:

Trận Đắk Tô năm 1967, là một trận đụng độ trực tiếp giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ, diễn ra ngày 3 ÷ 22 tháng 11 năm 1967, tại cứ điểm E42 (còn gọi là đồi Charlie) gần quốc lộ 14, thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc địa bàn thị trấn Đắk Tô huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum...
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_%C4%90%E1%BA%AFk_T%C3%B4,_1967


Trận Đắk Tô - Tân Cảnh năm 1972, là trận đánh diễn ra tại Bắc Tây Nguyên trong năm 1972 giữa các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam/Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Xuân Hè 1972.

Lúc ấy, Đế quốc Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng tập đoàn phòng ngự Đắk Tô - Tân Cảnh có quy mô lớn ở Bắc Tây Nguyên và đã từng tuyên bố:"Bao giờ nước sông Pô Kô chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh được Đắk Tô - Tân Cảnh"
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_Kontum

Thế dòng sông Pô Kô có chảy ngược ko, thật sự là có!

Pô Kô là một con sông ở phía tây tỉnh Kon Tum. Nó là một phụ lưu của sông Sê San.

Pô Kô bắt nguồn từ vùng núi ở huyện Đắk Glei, chảy theo hướng Bắc - Nam qua huyện Ngọc Hồi, đổi hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Đắk Tô, đổi hướng Bắc - Nam làm thành ranh giới tự nhiên giữa Đắk Tô với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với thành phố Kon Tum rồi hợp với sông dak Bla tạo thành sông Sê San.

Và dòng sông Sê San này chảy ngược!

Trên sông Sê San có thủy điện Yaly.

Trên địa phận huyện Đắk Glei, sông còn có tên dak Pô Kô, và đoạn gần chỗ hợp lưu với dak Bla, sông còn có tên krong Pô Kô.

Bài hát Người lái đò trên sông Pô Kô (nhạc Cầm Phong, lời thơ Mai Trang) mở đầu bằng "Hỡi Pô Kô ơi! Dòng sông mênh mông. Đôi bờ cây xanh biếc, nước chảy xiết sâu thẳm."



Một địa danh khác cũng nổi tiếng ko kém: đồi Charlie

Vị trí đỉnh đồi Charlie có cao độ xấp xỉ 900m so với mực nước biển, do vị trí điêm cao đột xuất, từ đây có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, đỉnh đồi từng được quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng Hòa sử dụng để xây dựng một cứ điểm quân sự để kiểm soát cả một vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương.
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93i_Charlie


Nổi tiếng với bài hát: "Người ở lại Charlie"

http://www.youtube.com/watch?v=FAebo3laIgk



Và cả chất Dioxin.
http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2004/thang11/25201/



Vùng đất này thật lạ, ko chỉ có 3 bài hát được nhiều người biết đến qua bao thế hệ, Đăk Tô - Tân Cảnh còn có:

Sâm NGọc Linh, một trong những loại sâm tốt nhất thế giới
http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2m_Ng%E1%BB%8Dc_Linh

Đỉnh núi Ngọc Linh huyền bí với độ cao 2.589m - cao nhất miền nam.
http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368839&ChannelID=89



Nhân tiện, có bạn nào đã leo núi, hay có thông tin gì về việc chinh phục đỉnh Ngọc Linh này, xin vui lòng liên lạc với mình. Mình đã hỏi nhiều người, kể cả thổ địa nhưng chẳng có thông tin gì cả, chỉ biết là muốn vào phải có thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của tỉnh, chắc sợ ăn trộm sâm @@, xin cảm ơn rất nhiều!!! Các bạn có thể liên lạc ở topic này hoặc nhắn tin qua gmail: [email protected]



Nhà Rông
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02584.jpg


Anh Trang đang thuyết minh về chiến dịch.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02590.jpg

hoaxoantrang
27-11-2010, 03:39
Nãn! Cặm cuội mấy tiếng đồng hồ, làm xong cái hành trình ở Đăk Tô, bấm gởi bài, tự nhiên kêu đăng nhập lại -> mất luôn bài viết. Xong phim!!!

=))=))=))

Em nghĩ là khi 1 user đăng nhập trong 1 thời gian đủ dài nhất định nào đó mà ko phát sinh 1 session mới thì server tự kill session cũ .Điều này tất cả các diễn đàn đều áp dụng.Vì vậy bác nên hạn chế viết bài online mà có lẽ nên viết trên trình soạn thảo văn bản (word...) sau đó đăng nhập vào và post .Hoặc có thể viết online nhưng phải lưu lại trước khi post, nếu bị out thì bài sẽ không mất.
Bác viết hay lắm, mong bác có thật nhiều cảm xúc để tiếp tục viết cho mọi người cùng xem bác nhé.
Thanks bác!



Nhân tiện, có bạn nào đã leo núi, hay có thông tin gì về việc chinh phục đỉnh Ngọc Linh này, xin vui lòng liên lạc với mình. Mình đã hỏi nhiều người, kể cả thổ địa nhưng chẳng có thông tin gì cả, chỉ biết là muốn vào phải có thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của tỉnh, chắc sợ ăn trộm sâm @@, xin cảm ơn rất nhiều!!! Các bạn có thể liên lạc ở topic này hoặc nhắn tin qua gmail: [email protected]


Nhân tiện nhà mình có cái topic này (https://www.phuot.vn/threads/13436-Kinh-nghi%E1%BB%87m-v%C3%A0-th%C3%B4ng-tin-chinh-ph%E1%BB%A5c-n%C3%BAi-Ng%E1%BB%8Dc-Linh!?p=287166#post287166) , bác theo dõi vấn đề bác đang quan tâm nhé.

Đương Phan
27-11-2010, 04:41
@ hoaxoantrang: cám ơn bác nhé, mình cũng ít post bài trên các diễn đàn nên cũng ko biết. Cám ơn lần nữa vì lời khen của bác ^^.


Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Nhí nhố tí rồi lên đường nào.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02594.jpg


Bùn ngủ quá, thôi để mai pót tiếp vậy!



Giống hôn! (^^)
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/trendg.jpg

Đương Phan
27-11-2010, 14:42
Tiếp nào...


Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Từ ngã 3 Đăk Tô, chúng tôi rẽ trái tiếp theo đường Trường Sơn đến với TT. Plây Kần. Đoạn đường ~ 20 km, đến gần Plây Kần qua một con đèo nho nhỏ, nói chung đoạn đường khá tốt.


Vì nằm tại khu vực ngã 3 biên giới VN - Lào - Cam, TT. Plây Kần khá phát triển, có thể nói chỉ sau Tp. Kon Tom. TT. được mệnh danh là TT. Đông Dương này là nơi bắt đầu của con đường QL. 14C huyền thoại, con đường ven biên giới song song với QL.14. Ngoài ra cửa khẩu Bờ Y chỉ cách tt. 20 km theo QL.40 cũng là một tiền đề cho khu vực phát triển.


Đường phố Plây Kần.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02599.jpg


Plây Kần có khá nhiều khách sạn hiện đại nằm dọc theo QL, khu vực trung tâm là chợ, ngã 4 vô cửa khẩu Bờ y. Các bạn có thể mướn ks ngần đấy, tối đi bộ dạo vòng quanh tt. cảm nhận hương vị núi rừng trường sơn, cửa ngõ Tây Nguyên cũng như cảnh tấp nập của một tt. ven biên giới.

Ly cafe ở đây thật đậm đặc. Một buổi tối tháng 05, có dịp ngủ lại đêm ở đây, tôi ngồi chờ cafe chảy hết đúng 45', cafe rất ngon, đậm đà. Với những bác nào thích nhìn cafe chảy, ngồi suy ngẫm chuyện đời thì quả là lý tưởng.



https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02627.jpg


Chúng tôi dừng chân ở quán cafe cóc ngay tại ngã 4 vô Bờ Y, mua mấy hộp cơm ở chợ Plây Kần, ngồi ăn trưa ngắm người qua lại.


Từ hướng Đăk Tô đi lên, gặp ngã tư lớn, nếu các bạn đi thẳng sẽ ra của khẩu Bờ Y, quẹo trái là đi QL.14C, quẹo phải sẽ tiếp tục QL.14 ra Đăk Glei, Quảng Nam.

Trong bức hình tôi chụp từ hướng QL.14C nhìn ra.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02598.jpg


Nghỉ ngơi chút, chúng tôi theo QL.40 khoảng 20km đến với Cửa Khầu Quốc Tế Bờ Y.


Đường vào cửa khẩu lúc đầu nhỏ, chỉ bằng 1/2 con đường trung tâm của Plây Kần, vô một đoạn đg mở ra khá lớn, vắng bóng xe cộ.

Vắng đến nỗi cứ vô tư chụp hình.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02624.jpg


Khu vực xây dựng nhà tái định cư.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02619.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02620.jpg


Gần tới cửa khẩu, các bạn sẽ gặp một bùng binh ngã 3 lớn, tiếp tục rẽ phải, qua trạm thu phí sẽ đến Bờ Y. Còn nếu đi cập theo bên trái, là ra một điểm khá nổi tiếng: cột mốc biên giới 3 nước Đông Dương. Vì mấy hôm nay trời đổ mưa, với lại nhìn lên trời mây đen vần vũ, mà đường vào cột mốc là đường đất đỏ, gặp mưa nữa thì tiêu, nên chúng tôi quyết định ko tham quan cột mốc ngã ba biên giới này, chỉ đến Bờ Y thôi, chừa lại để lần sau còn đi nữa chứ!

Bùng binh rẽ phải ra Bờ Y - chỗ cái bảng màu đỏ ấy, theo trái đi cột mốc ngã 3 biên giới.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/cuakhauboy.jpg


Các bạn có thể tham khảo bài viết của các bạn trên đây về cột mốc Đông Dương này, khá chi tiết.

nguyenhoangha
28-11-2010, 07:42
Chúc các bác chuyến đi vui vẻ.Có nhiểu hfnh ảnh đẹp.

Đương Phan
28-11-2010, 12:59
@ nguyenhoangha và các bạn: Theo mình nghĩ, tất cả những gì thuộc về lịch sử đều đáng được trân trọng. Nhìn một chút về quá khứ để hướng tới hiện tại và tương lai.

Những bình luận, suy nghĩ của mình khi được được chia sẻ đều đứng ở góc độ của một thế hệ đi sau, ko dám nói nhiều về những bậc cha ông, những tiền bối đi trước.

Những vấn đề khác thuộc về các nhà chuyên môn, mình chỉ muốn truyền đạt đến các bạn những cảnh đẹp, những truyền thuyết, những địa danh, cũng như các sự kiện liên quan đến nơi mà mình đã đi qua; để các bạn thấy đất nước mình xinh đẹp biết bao, anh hùng biết mấy, và để khi có ai hỏi bạn là người nước nào, mình được tự hào mà nói rằng: "TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM"


Hy vọng các bạn hiểu và vấn đề này mình xin được kết thúc ở đây!

Chúc các bạn vui và có nhiều chuyến đi hơn nữa!(BB)

Đương Phan
28-11-2010, 20:58
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)




Từ ngã 3 trạm thu phí, chúng tôi đi khoảng 5km đến cửa khẩu.


Cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02609.jpg


Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được thành lập và tổ chức hoạt động theo Quyết định 217/2005/QT –TTg. Là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Theo trang web chính của cửa khẩu, Bờ Y có 3 ưu thế để phát triển:

1.Nằm ở ngã 3 biên giới Việt - Lào - Cam.
2.Có đường giao thông thuận lợi.
3.Có tiềm năng kinh tế lớn mạnh, nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên khoáng sản và du lịch phong phú,
http://www.byzvietnam.com/index.php?do=mpage&id=169


Chúng tôi vào trong cửa khẩu tham quan chút, sảnh khá rộng, cũng có bán hàng lưu niệm, rượu ngoại - so ra mắc hơn Lao Bảo nhiều.


Vắng lặng.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02612.jpg


Luật!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/cuakhauboy1.jpg



Chào đón chúng tôi ko phải những đòan xe tải chở hàng hóa, hay những dòng xe khách , mà là hàng đoàn xe chở gỗ nối đuôi nhay từ Lào qua cửa khẩu về VN!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02614.jpg



Cận cảnh
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02618.jpg


Cái vụ gỗ giếc này nói hoài nói mãi quá nhiều trên mạng, đến nỗi báo chí nước ngoài cũng đã lên tiếng, các bạn có thể tìm hiểu thêm. Tiền là tiên là phật, nhỉ

Khu vực này vẫn chưa phát triển, nhiều dự án đang được thiết lập, chỉ có một khu thương mại,cây xăng khá lớn ở đấy; so với Lao Bảo hay Mộc Bài thì hàng hóa khá ít, có vẻ cũ kỹ, giá cả so ra cũng ko rẻ hơn là mấy.



Khu thương mại.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/DSC02603.jpg



So ra với những tiềm năng mà trang web của cửa khẩu công bố, Bờ Y vẫn chưa phát triển đúng như mong muốn, có lẽ vẫn đang ở dạng "tiềm ẩn", chờ một cú hích nào đó chăng!

Đương Phan
29-11-2010, 02:13
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Rời khỏi Bờ Y, chúng tôi quay lại Plây Kần, nghỉ ngơi một chút rồi khởi hành, chính thức bước vào đường Trường Sơn.


Chuẩn bị nào, thêm lá cờ nữa cho lên tinh thần (^^)
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02628.jpg


Tại sao lại là "chính thức", ko phải mấy ngày hôm nay đều đi trên đường Trường Sơn sao? Thưa ko! Đoạn QL.14 từ Ngọc Hồi xuôi vào trong nam này, phải gọi là những dãy núi đồi trọc thì đúng hơn, tất cả đã bị tàn phá gần hết. Chỉ còn lác đác vài nơi có quy hoạch làm vườn quốc gia thì còn giữ lại đc. Cũng may là khu vực này có rừng núi Ngok Linh, rừng cấm quốc gia nên mới có thể còn chút cây xanh, bóng mát.

Nếu muốn thật sự đắm mình vào đường Trường Sơn năm xưa, theo tôi nghĩ chỉ còn từ đoạn Thạnh Mỹ - Quảng Nam lên Khe Sanh - Quảng Trị, tây Trường Sơn đến Phong Nha - Quảng Bình là còn tương đối toàn vẹn nhất.


Hãy xem năm xưa, ông cha ta đã "Bước chân trên dãy Trường Sơn" như thế nào nhé!

http://www.youtube.com/watch?v=7zPT3rR3HAs


Dãy núi Trường Sơn

Là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Tiếng Lào gọi nó là Phu Luông.

Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.

Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.

Trường Sơn Bắc kéo dài từ điểm khởi đầu đến đèo Hải Vân - ranh giới giữa Huế và Đà Nẵng.

Trường Sơn Nam bắt đầu từ dãy núi Ngok Linh - núi Bạch Mã tới cực nam Trung Bộ, cụ thề là Mũi Dinh - Sơn Hải - Ninh Thuận.


Chúng tôi đang đi trên điểm khởi đầu của dải Trường Sơn Nam ấy.


Đường Trường Sơn bây giờ quá đẹp và dễ đi, đâu còn "...xưa, Trường Sơn rừng vắng, núi mù sương..."
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02632.jpg


Có nhiều bản đồng bào, mỗi bản có nhà rông văn hóa rất to, dựng trên đồi cao…
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02630.jpg


Chúng tôi đã đi "Bên dòng sông Pô Kô"...
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02633.jpg


Thỉnh thoảng bắt gặp những bờ kè bằng đá giữ cho đất không trôi xuống mặt đường.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/trendg-1.jpg


16h, chúng tôi đến Đăk Glei, một thị trấn yên bình nằm bên thượng nguồn dòng sông Pô Kô.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02649.jpg

Đương Phan
29-11-2010, 03:06
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)



Nơi chúng tôi nghỉ đêm nay là nhà trọ Tây Nguyên nằm gần cuối thị trấn.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/nhanghitaynguyen.jpg


Trời còn sớm, mấy anh em rủ nhau leo lên ngọn đồi thông đối diện nhà nghỉ, đồi khá dốc, trần trật mãi cũng lên được lưng chừng đồi.


Từ đây ngắm nhìn toàn cảnh Đăk Glei khá đẹp.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/canhtrendoi2-1.jpg


Thị trấn nằm trong thung lũng hẹp, chung quanh là đồi Thông, một dòng suối nhỏ chảy qua thị trấn là đầu nguồn của dòng sông Pôco. Đăk Glei điểm tiếp giáp dãy Trường Sơn...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/canhtrendoi.jpg


Chúng tôi cũng ra bên bờ suối nhỏ ấy, suối khá cạn chỉ đứng tới đầu gối. Thật ko nghĩ rằng, đây là điểm khởi đầu của con sông Pô Kô hùng vĩ, dòng sông Pô Kô huyền thoại...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/suoisaunhanghi.jpg


Anh Trang nhớ lại, thời anh cùng thành Đoàn đi xe đạp vượt Trường Sơn năm xưa...

"Năm 1991 chúng tôi đến Đăk Glei, dự tính nghỉ 1 đêm và đi đến Khâm Đức, nhưng đường đèo Lò Xo lúc lúc đó đã hóa rừng. Chúng tôi phải nghỉ thêm một đêm nữa chờ các bạn thanh niên đi mở đường qua Quảng Nam…Khi tạm biệt các bạn thanh niên tại ranh giới hai tỉnh, chúng tôi cũng không thể đến Khâm Đức trong ngày hôm đó vì phải dẫn bộ đi suốt 40 km, dưới cơn mưa tầm tả, đường lầy lội … một đêm ngủ trong rừng…"

Phong cảnh thật nên thơ, hữu tình quá!. Chúng tôi ngồi đấy ngắm buổi chiều tà. Xa xa, đỉnh Ngok Linh hùng vĩ, như người cha nhìn xuống đàn con nhỏ bé cứ bước đi mãi ko về. Ngok Linh ơi, khi nào con sẽ được đứng bên cạnh Người!...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/suoisaunhanghi2.jpg

Đương Phan
29-11-2010, 11:49
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp theo và hết)


Về nhà trọ, bà chủ nhà tiếp thị sâm Ngọc Linh, cũng chẳng biết thật giả, 3 tr 1 kg sâm tươi, sâm khô khoảng 10 tr. Bây giờ giá của nó lên cao như giá vàng vây!


Đây, hình em nó đây, lúc đầu háo hức lắm, khi xem sao thấy nó giả giả sao ấy!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02650.jpg


Bà chủ cũng tiếp thị bao tử nhím, nghe nói cái này ngâm rượu uống là bổ lắm, cũng chẳng biết thực hư thế nào, nên cũng chỉ xem thôi, chẳng mua gì!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/Ngay%2005%20Kontum%20Dakglei/DSC02651.jpg



Google map ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Bờ Y - Đăk Glei ( 165 km )

<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 0004961f1aff070b417a5&amp;ll=14.718161,107.799408&amp;spn= 0.74787,0.471606&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 0004961f1aff070b417a5&amp;ll=14.718161,107.799408&amp;spn= 0.74787,0.471606&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">Ngay 05: Kontum - Đăk Glei</a> in a larger map</small>

Đương Phan
29-11-2010, 14:56
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km )


Buổi sáng hôm nay chúng tôi sẽ tham quan ngục Đăk Glei (ngục Tố Hữu).


Trả phòng rồi khởi hành nào.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02662.jpg


Bắt đầu vào khu vực đèo Lò Xo.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02659.jpg


Đi khoảng 10 km có đường rẽ vào Ngok Linh, ngọn núi cao nhất miền nam, nơi có sâm Ngok Linh rất nổi tiếng… nơi có ngục Đăk Glei.


Ngã rẽ phải theo TL.673.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02667.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02666.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02664.jpg



Đèo Lò Xo nhìn từ TL.673, con đường nhỏ cắt ngang ở phía trên bức hình chính là đường lên.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873176335_1219046193_2351918_968248_n.jp g


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483871216286_1219046193_2351880_345401_n.jp g

Đương Phan
29-11-2010, 16:06
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Đường vào vườn Quốc gia Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) là tỉnh lộ 673, bắt đầu từ ngả ba Đăk Tả mạn chân đèo Lò Xo trên đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14 cũ) rẽ nhánh vào.

Đường cấp 4 miền núi rộng 6 mét, mặt đường thảm nhựa 3,5 mét, dài 39,6 cây số (tính đến trung tâm xã Ngọc Linh) quanh co đèo dốc chập chùng, khánh thành ngày 31-5-2006. Có nhiều đoạn vì kết cấu địa chất địa tầng không thể thảm nhựa được nên phải xử lý bằng bê tông xi măng.

Công trình này được chính phủ Kuweit tài trợ 7.333.000 đôla trong tổng số kinh phí 97,83 tỉ đồng. Phần còn lại là từ vốn đối ứng của Chính phủ.



https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02673.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873216336_1219046193_2351919_5398231_n.j pg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483871056282_1219046193_2351876_4491853_n.j pg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873496343_1219046193_2351924_4993503_n.j pg


Đi một đoạn, chúng tôi gặp một ngã 3 có bảng chỉ dẫn, rẽ trái theo đường đất đỏ vào ngục Tố Hữu, đi thẳng xuống dốc là vào xã Ngok Linh.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873296338_1219046193_2351920_1573946_n.j pg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02674.jpg


Xã Ngọc Linh, thuộc vùng núi NgoK Linh được biết đến khá nhiều trong nền văn học nước nhà. Là nơi bảo bọc những văn nghệ sĩ ưu tú để từ đây phát tích ra những tác phẩm nổi tiếng như "Tiếng hát đi đày", "Bài ca chim Chơ-rao", "Bóng cây Kơ-nia"... và cũng là nơi ngã xuống bi tráng của những con người làm nên những trang văn bất hủ, như Nguyễn Mỹ, Ngọc Anh...

Trong đó, "Rừng Xà Nu" là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất. Gần nửa thế kỷ qua, truyện ngắn “Rừng xà nu” như một nỗi ám ảnh người đọc, người học (trích giảng ở chương trình Ngữ văn lớp 12). Nó ám ảnh từ cảnh sắc đến con người, từ sức sống đến tinh thần chiến đấu ngoan cường giữa chốn ngàn xanh. Truyện lấy bối cảnh vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum, nơi nhà văn đã từng tham gia hoạt động cách mạng.
http://ficland.info/tin-trong-nuoc/800-ve-lai-rung-xa-nu.html


Với thế điệp trùng núi non hiểm trở, trầm mặc ngàn năm, nên Ngọc Linh ẩn chứa lắm điều nhuốm màu kỳ bí, kiểu... truyện đường rừng!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02685.jpg


Những chuyện kể về các thợ sơn tràng một đi không trở lại, những tốp người tìm trầm, tìm sâm mất tích bí hiểm đến khó tin, những người lạ vào đây mắc phải những căn bệnh vô phương cứu chữa do "ma rừng" hoặc bị Yàng trừng phạt!... Chuyện thung lũng Ngọc Rêu giữa bốn bề vách núi được mệnh danh "Hẻm núi chết" là một ví dụ! Bà con ở đây đã từng chứng kiến và kể lại nhiều vụ máy bay rơi mà không hiểu nguyên do, cũng không bao giờ tìm thấy xác, nhất là vào thời kỳ chiến tranh, kể cả máy bay nước ngoài! Các phi công gọi nơi này bằng cái tên "Vùng xoáy lạ"! Nói theo ngôn ngữ chuyên nghiệp nghề bay thì là vùng gió thăng giáng bất thường, có thể quật rơi máy bay khi bay vào khu vực. Các phi công có kinh nghiệm, khi qua vùng này đều tìm đường bay vòng, tránh xa "Hẻm núi chết".

Cũng nơi đây trên trăm năm trước có chuyện lạ đời: Tên trung úy lính viễn chinh Pháp Mayréna, người gốc đảo Corse đồng hương đại đế Napoléon, đã bằng vào những thủ thuật xảo trá khuất phục bà con bản địa, tự dựng ra một "Vương quốc Xê Đăng" (vùng Đăk Tô, Tu Mơ Rông ngày nay) lấy "Đế hiệu" Marie Đệ nhất, "trị vì" được 2 năm, từ 1896 đến 1898 thì bị Công sứ Quy Nhơn Boulloche theo lệnh Chính phủ Pháp đến giải tán, nhân chuyến hắn trở về mẫu quốc để yêu sách với triều đình Đại Pháp!
http://tavansy.vnweblogs.com/archives/7975/20100622

Đương Phan
29-11-2010, 16:52
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)



Chúng tôi rẽ trái theo con đường đất đỏ vào ngục Đăk Glei.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873456342_1219046193_2351923_5011885_n.j pg


"...Đường lên xứ lạ Kon Tum
Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao
Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều ríu rít, ai nào kêu ai ?...
(Tiếng hát đi đày - Tố Hữu)


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02705.jpg


Đi môt đoạn, có một con suối chảy qua, gầm đá khá nhiều, chiếc Captiva ko thể đi được nữa. Thế là chúng tôi để xe đấy, tiếp tục xe máy tiến về Ngục Tố Hữu.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873336339_1219046193_2351921_7867944_n.j pg


Vượt ghềnh.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02698.jpg


Đi một chút, gặp mấy ngôi nhà nhỏ ven đường của đồng bào.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02679.jpg


Chiếc "gậy" Trường Sơn!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02684.jpg


Chụp hình giao lưu.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02681.jpg

Đương Phan
30-11-2010, 02:42
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Từ khu nhà đồng bào, chúng tôi đi khoảng 3km đến ngục Đăk Glei.


Đoạn đường đi khá nhỏ, tuyệt đẹp, hai bên là những rừng cây.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02688.jpg


Thỉnh thoảng có con suối nhỏ tràn ra mặt đường.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02687.jpg




"...Đường lên Đăk Xút, Đăk Pao
Đèo leo ngọn thác cầu treo mặt ghềnh
Đìu hiu mấy ải đồn canh..." ("Tiếng hát đi đày" - Tố Hữu")


Ngục Đăk Glei gắn liền với một người nổi tiếng là nhà thơ Tố Hữu! Tại đây nhà thơ đã làm cú vượt ngục ngoạn mục để tiếp tục hoạt động cách mạng. Do vậy người Kon Tum vẫn quen gọi nơi này là ngục Tố Hữu. Thậm chí đoạn đường đèo dốc vào nhà Ngục cũng được gọi luôn là dốc Tố Hữu!



Ngục Đăk Glei đây rồi!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02697.jpg


Chụp hình thôi...
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02694.jpg


Ai cũng vui, cũng đều tự hào rằng mình đã đến được nơi đây, đến với Ngục Đăk Glei nổi tiếng và nằm sâu hun hút này.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02695.jpg


Thế nhưng sau này, khi về tham khào thêm về ngục Đăk Glei, thì có một chi tiết đáng chú ý:

Theo tập "Hồ sơ khảo sát Di tích Lịch sử Ngục Đăk Glei" lập ngày 19-10-1991 ghi: -" Trên đỉnh đồi là một dãy nhà gồm 4 phòng hiện nay tường đá vẫn còn rất chắc, phía trước cách 20m là một dãy nhà nhỏ hơn được ngăn làm đôi, có một số người biết không chính xác nên nhầm tưởng khu này là nhà tù Đăk Glei, nhưng thực chất đây là đồn Đăk Glei"! Và: -"Theo bác Lê Văn Hiến kể lại thì dãy nhà nhỏ phía trước một bên là bếp, phần còn lại là bốt gác. Còn dãy nhà lớn phòng phía phải của dãy nhà là phòng vợ chồng tên đồn trưởng BêLiôNơ. Phòng thứ hai là nơi để tài liệu và làm việc của tên đồn trưởng. Phòng thứ ba là nơi tập trung tụi lính. Còn phòng thứ tư là nơi lính ở". Như vậy thì đích thực đây là Đồn chứ không phải Ngục!...
http://tavansy.vnweblogs.com/archives/7975/201007

Vậy, vị trí đặt tấm bia này là Đồn Đăk Glei, ko phải ngục uh? Ngục Đăk Glei, Căng an trí và Đồn binh Pháp là 3 cơ sở khác nhau nằm chung trong một cự ly gần!


Nhà bếp.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02693.jpg


Lúc ấy tôi nào biết, mà thường kẻ ko biết là ko có tội nhỉ! Cứ nghĩ chỗ đặt tấm bia di tích thì chắc chắn là đúng rồi. Thôi, cứ nghĩ đây là công sức mà ông cha ta đã xây dựng nên, và cũng có thêm một lý do để ta trở lại vùng đất này.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02690.jpg

Đương Phan
01-12-2010, 01:31
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Chúng tôi tạm biệt ngục Đăk Glei, quay lại chỗ có dòng suối lúc vào.

Lúc đi chắc do háo hức muôn đến ngục quá, mà ko để ý. Thì ra tại đây còn có một cái thủy điện nho nhỏ, dùng sức nước của dòng suối này.


Người ta gọi đó là thủy điện ko cần hồ chừa.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02700.jpg


Tận dụng tối đa lực dòng chảy của các con suối, con sông nhỏ ở những vùng có độ cao để đưa nước đổ thẳng vào tuabin máy phát điện là mấu chốt công nghệ của mô hình thủy điện không hồ chứa.


Đường dẫn nước vào tua bin.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02701.jpg


Tuabin máy phát điện.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02703.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02704.jpg


Mô hình này rất thích hợp cho những vùng sâu không có điều kiện sử dụng mạng lưới điện quốc gia, đầu tư ban đầu không nhiều nhưng hiệu quả lại rất lớn.

Quả thật so với việc xây dựng một thủy điện bình thường, thủy điện ko hồ chứa có rất nhiều ưu điểm: vốn đầu tư ban đầu ko lớn, ko phải mất nhiều quỹ đất cho việc đào hồ. Ko có các vấn đề môi trường, lắng đọng phù sa, tác động địa chấn… do đào hồ, đắp đập trái với quy luật tự nhiên.

Thủy điện không hồ chứa là cách giải quyết tốt nhất giữa vấn đề môi trường và phát triển bởi nó vẫn bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên, người dân không phải chặt phá rừng, dọn nương rẫy để lấy đất đào hồ.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Thuy-dien-khong-can-ho-chua/10732384/188/


Lên đường quay lại đèo Lò Xo nào!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02706.jpg


Từ ngã 3 QL.14 vô Ngọc Linh, chúng tôi tiếp tục hành trình về phương Bắc...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02727.jpg

Đương Phan
03-12-2010, 19:20
Mình có dự định quay lại Plây Kần theo đường 14C vào đầu năm 2011, bạn nào có hứng thú mời đi chung cho vui :)


https://www.phuot.vn/threads/13744-Cung-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-14C-huy%E1%BB%81n-tho%E1%BA%A1i-Kh%E1%BA%A3o-s%C3%A1t-n%C3%BAi-Ngok-Linh-%2805-01-2011-20-01-2011%29



Thân!

congtroi2010
03-12-2010, 22:15
nhìn vào bản quy hạch của bạn mình lể quá! mình cũng có mơ ước như bạn , vừa rồi mình đã đi được 1 tí nho nhỏ trong mơ đó là đã tới :cột cờ lũng cú _ha giang . mình đi 1 mình hơi buồn! và có bạn là xe MINKS CŨNG KHÁ ĐẸP.bạn có thể xem nó ở phần: xuyên việt/ xuyên việt cuối năm
tới đây mình đi đất mũi,để được ôm nó
khi nào vào tới tp HCM thì mình rất cần tới sự giú của các bạn ở trong đó!
và cho mình đăng ký đi cùng 69 ngày còn lại của bạn nhé!:gun

congtroi2010
03-12-2010, 22:34
sống là phải đi , đi để biết là mình đang sống

Đương Phan
04-12-2010, 02:24
@ congtroi2010: vậy là bác chuẩn bị vào Đất Mũi ah, miền Tây đẹp lắm bác ơi; cái đẹp của sông nước, dân dã, mộc mạc, chân thành! Có khi bác đến lại ko muôn về đấy. Chúc bác chuyến đi thành công và khám phá thêm nhiều điều thú vị!



Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)



Đoàn tiếp tục vượt đèo Lò Xo trong thời tiết mát mẻ.

Nếu muốn dễ hình dung, bạn hãy tháo cây viết bấm ra, rút đi phần lõi bên trong sẽ thấy phần lo xo, vâng, đèo Lò Xo được đặt tên cũng vì thế, quanh co uốn lượn như lò xo vậy.


Đến khu vực dốc Măng Khênh, một điểm đen trên đường, điểm dốc này đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Một trong những vụ ấy: 29 cựu chiến binh đã mất khi tham quan lại chiến trường xưa năm 2005...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02711.jpg


Lúc chúng tôi đến, lại có hêm một tai nan mới, một xe tải chở xi măng vừa lọt xuống vực, dấu vết vẫn còn mới nguyên, chiếc xe tải còn ở bên dưới...
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/loxo.jpg


Cạnh đấy khoảng 10m là miếu thờ 29 cựu chiến binh...
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02712.jpg


Vụ tai nạn thương tâm này được nhắc đến khá nhiều, các bạn có thể kiếm trên google, mình ko muốn nhắc lại. Bao nhiêu bom đạn kẻ thù đã ko làm gì được các cụ, thế nhưng khi về lại chiến trường xưa, lại phải chịu bỏ mình, tiếc lắm thay!...

Chúng tôi thắp hương cho các cụ và mong rằng các cụ phù hộ cho những người qua đèo Lò Xo được an toàn, cũng như chuyến đi của đoàn được thuận lợi. Đôi khi có những lòng tin làm cho ta vững tin thêm trong cuộc sống.


Lúc ấy, quả thật tôi ko nghĩ rằng sao đoạn này nguy hiểm quá vậy, chắc chắn các bác tài sẽ để ý, thế sao tai nạn vẫn liên tục diễn ra? Nhưng đấy là do tôi đi từ Nam ra, đang leo lên dốc; cho đến khi tôi đi theo hướng ngược lại, từ Bắc vào Nam...

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra đối với tôi, làm tôi nhớ mãi.

Vào một đêm đầu tháng 05/2010, tôi đi từ Khe Sanh vẫn theo QL.14 này đến Đăk Hà. Lúc ấy trời đã tối, muốn vượt đèo Lò Xo trước khi trời tối vẫn ko kịp. Trời mưa rả rít, cơn mưa Trường Sơn dai dẳng đã mấy giờ đồng hồ, ko lớn lắm, nhưng vẫn đủ gây ra những vụ trôi đất xuống mặt đường. Các bạn đã biết đấy, đất đỏ bazan trơn đến thế nào. Trên đèo thỉnh thoảng có những đèn giao thông bao hiệu màu vàng nhấp nháy. Đến đỉnh đèo, tiếp tục đổ dốc, từng khúc cua uốn lượn chạy qua.

Đến tận bây giờ khi kể lại các bạn nghe, tôi vẫn còn cảm xúc! Ko biết sao lúc ấy, tôi vẫn linh cảm có điều gì, ko rõ ràng, thấy nao nao trong lòng. Tôi vẫn nhớ chạy khá chậm, cẩn thận mò mẫm trong đêm. Bỗng, tôi đạp thắng trong vô thức, bánh xe thắng rít lại, rồi trước mặt là một đống đất đỏ nhão nhoẹt do mưa làm trôi xuống mặt đường, cạnh bên là một cành cây khá to! Tôi vội bẻ tay lái sang trái tránh cành cây ấy, rồi đột nhiên, con đường bẻ ngoặt 90 độ qua phải. Ko dám xài thắng trước, cài số khựng máy cấp tốc, 2 chân cà xuống mặt đường. Cũng may tôi chạy chậm, đống đất ấy cũng ko lớn, chỉ 1 đoạn thôi. Xe dựng lại giữa tim đường, tim đập thình thịch! Đường vắng tanh ko một bóng người, tôi chợt nhớ, quay đầu nhìn lại bên trái, miếu thờ 29 cựu chiến binh vẫn còn những đốm nhang lập lòe...

Từ hướng bắc, khi đổ dốc về nam, con đường khá dễ đi, quanh co lượn lờ như ru ngủ, làm ta có cảm giác an toàn. Nhưng đến đoạn dốc này, lại đột ngột xuống dốc, rồi lại quay ngoắt về phải mà ko báo trước. Đối với những tài xế ko quen đường, ỉ y ko cảnh giác thì...

Các bạn nhớ chú ý khi vào khu vực này nhé, có những bài học ko bao giờ cũ!

nguyễn oanh
04-12-2010, 09:28
Cám ơn bác đã cho mình nhìn lại những con đường đã qua của dãy Trường sơn.Có cơ hội sẽ đi lại nơi này.

Đương Phan
04-12-2010, 12:18
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)



Chúng tôi tiếp tục hành trình trong cái se lạnh của đèo Lò Xo. Đường đèo rất đẹp, hai bên đường cây cối tươi tốt xanh um, đây là khu vực của vườn quốc gia Ngok Linh.

http://www.vnppa.org.vn/?m=news&a=page_newsdetail&newsid=1765&levelone=145&lang=vi


Thỉnh thoảng có những dòng suối mát, những cung đường uốn lượn, cầu vượt cong cong, tạo nên vẻ đẹp khó vai của vùng đất này.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02720.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02717.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02728.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02729.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02730.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02735.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02740.jpg


Thế nhưng, vào chuyến đi 04/2010, ngay thời điểm mùa khô đang trên đỉnh điểm, tôi chạy qua vùng đất này. Tiếp đón tôi ko còn là cảnh vật xưa nữa, mà là những đám cháy rừng lớn nhỏ!

Các bạn có thể tưởng tượng đc ko, gần 1 chục đám cháy khác nhau. Tôi đi ngang qua mà hơi nóng phả vào mặt, tàn tro bay lượn đầy trời. Khói đâu mà nhiều thế, ko phải là sương mù giăng giăng nữa. Những tiếng nổ tách tách khô khan của gỗ khi cháy làm tôi liên tưởng đến vụ án nổi tiêng "Cung đàn sau cuối" với vị thám tử lừng danh Sherlock Holmes !

Ôi! Rừng xanh...

Đương Phan
04-12-2010, 16:17
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Vẫn tiếp tục đoạn đường đèo Lò Xo


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02736.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02739.jpg


Bỗng thấy 2 thanh niên đồng bào dắt bộ trên đường; thôi rồi, thủng bánh. Đoạn đổ dốc đèo Lò Xo này lấy đâu ra chỗ sửa xe, thế là chúng tôi dừng lại, lấy đồ nghề ra vá xe dùm họ. Giúp đỡ nhau trên đường thiên lý ấy mà!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02743.jpg


Lại tiếp tục lên đường

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02746.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02744.jpg

Đương Phan
09-12-2010, 21:19
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Trong giới phu đường còn đồn đại câu chuyện có thật, khi xây dựng đường Hồ Chí Minh tại đèo Lò Xo trên dãy Trường Sơn, một lính lái xe xúc đã bị ông ba mươi án ngữ ngay dưới chân cabin xe. Suốt đêm người và hổ rình nhau. Đến gần sáng, anh lái xe mới dám bật đèn pha, rú máy báo đồng đội đến cứu. Thấy động, con hổ mới rút vào rừng!

Đèo lo xo không dốc nhưng lái xe thường chủ quan , có những khúc cua rất nguy hiểm vì rào chắn thấp và vực sâu,đi qua đó toàn là nhang và dấu vết của tai nạn trước đó, mật độ lưu thông ít, nên thường xe qua đèo với tốc độ cao

Xuống chân đèo Lò Xo, thấy một quán ăn bên phải, khá đông xe khách, xe tải; chúng tôi dừng chân ăn trưa, quên mất quán tên gì, ăn cũng khá ngon, giá cả chấp nhận đc, mát mẻ.


Dùng cơm trưa xong, lại tiếp tục lên đường.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02749.jpg


Điểm tiếp theo chào đón chúng tôi là Khâm Đức cách đây ~ 30km.


Đã có những lời đồn đại về một thị trấn vàng, phảng phất không khí lạnh lùng, kiêu bạc đầy nghi hoặc như các thị trấn giang hồ dọc miền viễn Tây trong truyện của Jack London, đã khiến nhiều người e ngại lẫn tò mò tìm gặp...
http://baoquangnam.com.vn/du-lich/20/9250-thi-tran-giang-ho.html


Đầu thị trấn chúng tôi bắt gặp tấm biển của ks Khâm Đức.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02753.jpg


Con đường trung tâm thị trấn khá rộng rãi với 4 làn xe có dải phân cách.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02754.jpg


Giữa những năm 1990, Khâm Đức từng sục sôi bởi cơn lốc vàng. Hàng vạn nhân mạng với giấc mộng vàng đã đến Khâm Đức, chọn nơi này để nghỉ chân trước khi như con thiêu thân, lao vào bãi vàng Phước Thành. Khâm Đức là nơi án ngữ duy nhất con đường độc đạo vào bãi vàng Phước Thành và vì thế, nó cũng là nơi lắm kẻ bạt mạng, trở ra từ bãi vàng, vét cạn những vụn vàng cám, lao vào các cuộc trác táng, đỏ đen. Đây là thời kỳ vừa đen tối vừa huy hoàng của Khâm Đức...
http://www.mientrung.com/content/view/598/127/

Nếu như Khâm Đức được xem là "xứ vàng" của cả nước, thì xã Phước Thành - một xã miền núi cách Khâm Đức ~ 50km về hướng đông nam, được xem là trung tâm của "xứ vàng" ấy.
http://vietinfo.eu/tin-viet-nam/vang-va-mau--ky-1-nhap-bai.html

Còn với những người con của Khâm Đức, vùng đất quê hương này đang đổi thay từng ngày, từng giờ. Cuộc sống càng lúc càng tốt đẹp hơn, xứng đang là thủ phủ Tây Đô của Quảng Nam trong những năm sắp đến.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02755.jpg

Nói đến Phước Sơn, trước đây, ai cũng nghĩ đó là một mãnh đất lắm vàng, kèm theo nhiều tệ nạn xã hội và những cảnh chém giết nơi rừng sâu hoang vắng...Vâng! suy nghĩ đó chỉ đúng một phần trong giai đoạn từ năm 1997 trở về trước. Còn bây giờ, Phước Sơn đang được nhắc đến như một mãnh đất giàu tiềm năng, là nhân tố đóng vai trò hạt nhân, là động lực phát triển cho toàn bộ vùng phía Tây-Nam của tỉnh..
http://vn.360plus.yahoo.com/unknown_alone.li/article?mid=17


Tượng đài chiến thắng Khâm Đức.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02758.jpg


Rời Khâm Đức, chúng tôi lại tiếp tục hành trình.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02763.jpg

Đương Phan
09-12-2010, 22:03
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Đoạn đường vắng vẻ, khá tốt.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02770.jpg


Trời mây sông nước,
quanh co uốn lượn,
phong cảnh hữu tình,
tìm người tri kỷ! (^^)
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02781.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02775.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02788.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02790.jpg


Nằm ngay cạnh đường Hồ Chí Minh tại Km 283, cách Khâm Đức khoảng 20km, có một cây cầu - cầu Thác Nước, bắc qua một ngọn thác khá đẹp. Nhìn từ xa trông Thác Nước như một bức rèm thưa lúc ẩn lúc hiện giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02792.jpg


Thác có độ cao khoảng 20 m, Thác Nước còn có tên gọi khác là Thác Bà Hoàng Mô Ních. Tương truyền, đây là nơi bà Hoàng Mô Ních từng tắm tiên! Tiếc là do thời gian quá gấp, Hồng Anh trong đoàn không thể sắm vai bà Hoàng như xưa! (Có bạn nào biết về bà hoàng này chỉ mình với, hỏi thầy gúc gồ mãi ko ra!)


Chụp hình chung với các bạn thanh niên đi chơi ở đây - chắc là thanh niên đồng bào.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02796.jpg


Nơi đây đưa vào khai thác du lịch rất hấp dẫn với loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, dã ngoại.

Thác Nước hiện nay được rất nhiều khách đường xa dừng chân nghỉ ngơi, chụp hình rất thú vị. Hiện nay đã có Công ty TNHH Thanh Nhàn đầu tư khai thác bước đầu đã thu hút được khách lưu trú, và xe ô tô đường dài dừng chân nghỉ ngơi.

Đương Phan
09-12-2010, 23:09
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Xin phép được mượn lời của bác Thienson, một phuot Quảng Nam và bác Chito để nói về vùng đất này. Hình ảnh minh họa: đoạn đường từ cầu Thác Nước đến Cầu Xơi.


Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say....

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02798.jpg

Quê hương tôi Quảng Nam yêu thương, nơi có dòng sông Thu Bồn hiền hòa uốn quanh co ôm lấy những làng quê đất Quảng. Nơi có con sông Vu Gia cuộn trào thác chảy.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02799.jpg

Quê tôi đó Quảng Nam yên bình nơi Phố Hội, sông Hoài, vinh danh di sản thế giới, Thánh địa Mỹ Sơn huyền bí với bao chuyện kể. Nhưng Quảng Nam không chỉ có thế, không chỉ nổi tiếng với 2 di sản văn hóa thế giới là địa điểm mà bất kỳ du khách quốc tế nào đến Việt Nam đều muốn một lần đặt chân đến, mà hãy đến quê tôi bạn sẽ thấy, nhiều hơn thế:

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02807.jpg

Đó là những cung đường uốn lượn với mênh mông gió bao la núi rừng và rất rất nhiều nữa những cảnh đẹp, những di tích mà nếu bạn là dân Phượt chắc chắn bạn sẽ thấy ngạc nhiên và thích thú.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02809.jpg

Đất Quảng quê tôi nơi có Núi cao, sông dài, ruộng lúa rì rào ..., biển rộng bao la .Và đặc biệt hơn nữa đó là bạn sẽ được gặp người dân quê tôi chất phát thật thà, nồng hậu và mến khách...
https://www.phuot.vn/threads/13594-Nh%E1%BB%AFng-cung-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-X%E1%BB%A9-Qu%E1%BA%A3ng


Và lời bác Chitto:

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02812.jpg

Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.

Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02821.jpg

Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.
https://www.phuot.vn/threads/316-X%E1%BB%A9-Qu%E1%BA%A3ng

Đương Phan
10-12-2010, 00:15
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)



Tản mạn một chút về dòng sông...


Từ Khâm Đức đến Thạnh Mỹ, chắc có lẽ hành trình phải đổi lại là "bên dòng sông Vu Gia" mới đúng!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02822.jpg

Đoạn đường tuyệt đẹp này chính là cặp theo bên dòng sông Cái, thượng nguồn của con sông Vu Gia, rồi hợp vờí sông Tranh tạo nên dòng sông Thu Bồn nổi tiếng, đổ ra cửa Đại, hòa dòng nước vào biển Đông.

Thu Bồn đã đi vào thơ ca, đi vào cuộc sống của bao người con dân đất Quảng; nơi nuôi dưỡng 2 di sản văn hóa thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn cùng Phố cổ Hội An...


Vùng rừng núi Ngok Linh thật kỳ lạ, đã ban tặng cho con người biết bao sản vật. Ngoài dược liệu sâm và quế ra, đây còn là thượng nguồn của các dòng sông nổi tiếng:

Sông Pô Kô, thượng nguồn dòng Sê San, con sông chảy ngược, nơi có thủy điện YaLy hùng vỹ...

Sông Thu Bồn, dòng sông di sản...

Sông Trà Bồng, Trà Khúc của vùng đất Quảng Ngãi...

Và có thể là cả dòng sông Côn, dòng sông nuôi dưỡng vị Anh hùng Áo Vải, của kinh đô Trà Bàn, và nơi yên nghỉ của "Kẻ mua trăng"...

Thế nhưng sao cuộc sống ở những vùng ấy sao cứ khốn khó quá... năm nào cũng vậy, những thông tin lũ lụt cứ tới tấp truyền về. Phải chăng đây là cơn thịnh nộ của thiên nhiên, của sự phá rừng, của những nhà máy thủy điện ko ngừng mọc lên!

"Núi Ngọc Linh như dáng Cha
Sông ĐắkBla như dòng sữa Mẹ"

Có người cha, người mẹ nào ko yêu thương con cái bao giờ. Có trễ quá chăng khi muốn quay về bên vòng tay của cha mẹ? Ko bao giờ là trễ cả. Ôi thiên nhiên, hãy kính trọng Người, và Người sẽ yêu thương, đền đáp chúng ta xứng đáng...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02823.jpg

Đương Phan
10-12-2010, 01:21
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


Từ cầu Xơi, các bạn nhớ chú ý Ngầm Xơi cách khoảng 1km về hướng Bắc, có con đường cũ bên hông cầu đến đấy, hoặc các bạn qua cầu theo đg 14, chạy chậm nhớ để ý bên tay trái, sẽ thấy được di tích cũ.


Ảnh chụp từ cầu Xơi.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02825.jpg


Ngầm Xơi, tên quả thật ấn tượng. Trước kia khi muốn vượt sông qua đây, đều phải đi qua ngầm này. Mùa khô ko nói, mùa mưa lũ thì thôi rồi! Ngầm Xơi với bãi đá lổn nhổn như chông, lũ về dâng ào ạt cuốn phăng mọi thứ. Không cầu, không thuyền bè, không phương tiện nào có thể vượt qua. Tên được đặt cũng vì lý do ấy.

Khi thực hiện đường dây 500kv Bắc - Nam, Ngầm Xơi cũng đã gây nên bao khó khăn cho những anh em xây dựng công trình.
http://on-ap.net/TD07/124/485/gap-ghenh-cung-duong-tren-khong.html


Cung đường lại nối tiếp cung đường.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02830.jpg


Đi một chút, chúng tôi ngang qua Bến Giằng, có con đường QL.14D đi biên giới Việt - Lào.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02831.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02832.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02834.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02833.jpg


Rẽ trái, đi khoảng 75km theo QL.14D sẽ đến cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oóc. Cửa khẩu này đã được chính phủ nâng lên thành cửa khẩu chính và đang được đầu tư xây dựng Khu Kinh tế - Thương mại trên diện tích 3.100 hecta với nguồn vốn dự kiến khoảng 1.000 tỉ mỗi năm, đến năm 2010.

Đây là con đường ngắn nhất từ khu vực Nam Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu này về các tỉnh và các khu kinh tế trong khu vực của Việt Nam như cảng Đà Nẵng, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất…
http://www.lukhach24h.com/listing/dac-oc.html


Bến Giằng nổi tiếng với những trận đánh lịch sử:
http://baoquangnam.com.vn/phong-su-ky-su/44/17593-truong-son-dau-an-quang-nam-bai-2-tren-qtuyen-luaq-truong-son.html


Tiếp tục đi về tt. Thạnh Mỹ.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02838.jpg

Đương Phan
10-12-2010, 01:45
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo...)


16h, chúng tôi đến Thạnh Mỹ.

Vừa vào nhà nghỉ Đông Trường Sơn là mưa… thật may!

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/30730_1483873776350_1219046193_2351930_2037024_n.j pg


Bữa ăn tối tại chợ Thành Mỹ, cháo gà, bánh đa, bánh mì… bán khá rẻ.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02843.jpg


Về nhà nghỉ, lại được bà chủ tặng trái mít ướt, xử luôn! Đúng là mít ướt ăn ko ngon bằng mít ráo, chỉ hợp với xay sinh tố thôi :(

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02851.jpg


Tối gặp các thành viên CLB xe 67 vừa đi “ Hành Trình Phương Bắc” 23 ngày, cũng ở nhà nghỉ này. Trò chuyện rất vui. Các bạn ấy vừa đi chuyến chinh phục Apachai về, toàn hình độc, cảnh vác xe qua suối, sa lầy,... hâm mộ thiệt! (c)

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay%2006%20dak%20glei%20%20%20nguc%20%20%20thanh% 20my/DSC02853.jpg

Đương Phan
10-12-2010, 13:31
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 6, thứ ba 16/6/2009, lộ trình: ĐăkGlei - Ngục Tố Hữu - Thạnh Mỹ ( 120 km ) (tiếp theo và hết)


Con đường từ Đăk Glei - Thành Mỹ khá tốt, phong cảnh đẹp.

Qua đèo Lò Xo nhớ chú ý, cẩn thận ko lúc nào thửa cả.

Nhớ đổ xăng trước khi đi ở Đăk Glei, Khâm Đức

673 vô ngục Tố Hữu đg xấu, ko có cây xăng, tiệm sửa xe.

Đoạn đèo Lò Xo, Khâm Đức - Thành Mỹ khá vắng, nhớ chú ý xe cộ, xăng nhớt.



Google map ngày 06: Đăk Glei - Thành Mỹ

<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 0004970786d77a57e7e57&amp;ll=15.424158,107.854156&amp;spn= 0.663917,0.239639&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691. 0004970786d77a57e7e57&amp;ll=15.424158,107.854156&amp;spn= 0.663917,0.239639&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">Ngay 06: Đak Glei - Thành Mỹ</a> in a larger map</small>

Đương Phan
10-12-2010, 23:49
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"


Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km )


Sáng, chúng tôi dậy sớm chia tay với các bạn CLB xe 67 về Sài Gòn.


Những chiếc 67 oai hùng.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523805614621_1219046193_2464147_6390177_n.j pg


Chụp hình lưu niệm trước lúc chia tay.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02854.jpg


Chúng tôi ra chợ ăn sáng & mua thức ăn bữa trưa, dự tính sẽ dừng lại hầm A Roàng ăn trưa. Ra chợ Thạnh Mỹ, tôi mua thêm 1 Bếp gas du lịch và 4 bình gas, cùng 5 ly nhựa, muỗng, đũa, cafe, nói chung là những vật dụng cần thiết cho kiểu dã ngoại. Mọi người cũng đã bàn bạc và nhất trí, nên có những buổi ăn uống tiết kiệm một chút!

Quả thật bếp gas này đã ko phụ lòng mong mỏi, là người bạn đg thân thiết với chúng tôi trong suốt cuộc hành trình, những lúc trên đường ko có hàng quán gì; hay trên đỉnh một con đèo tuyệt đẹp, chợt nổi máu phiêu bồng, muốn uống một tách cafe, đốt điếu thuốc, vỗ về mây...!!!


Mọi người nhâm nhi ly cafe sáng, ngắm cuộc sống Thạnh Mỹ.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02858.jpg


Chuẩn bị lên đường.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02859.jpg


Thạnh Mỹ là huyện lỵ của h. Nam Giang, một huyện phía tây của tỉnh Quảng Nam.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02860.jpg


Có con đường QL.14B đi Vĩnh Điện, Hội An; QL.14D qua Lào. Đây là con đường ngắn nhất từ Lào đến cửa biển Đà Nẵng.

Thạnh Mỹ cũng là điểm khởi đầu của con đường QL. Trường Sơn Đông (http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/56/57/57/83538/Default.aspx), "đường băng" cất cánh cho kinh tế của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên...


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02861.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02866.jpg

Đương Phan
11-12-2010, 01:05
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"


Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo...)


Qua Cầu, chúng tôi tiếp tục đường Trường Sơn.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02868.jpg


Con đường đoạn này khá đẹp, đèo dốc quanh co liên tục,

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02871.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02876.jpg


Đường vắng & thường hay bị lở đường.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02879.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02880.jpg


Qua đèo A Sờ - A Tép này khoảng từ 40 - 50 km mới có làng & thị tứ (Prao)

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02882.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02883.jpg

Đương Phan
11-12-2010, 01:33
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"


Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo...)


Đến ngã 3 đường rẽ vào thủy điện A Vương (http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/7/230849/), lần đầu tiên một nhà máy thủy điện có công suất lớn được các kỹ sư Việt Nam khảo sát, thiết kế, thi công và vận hành.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02884.jpg


Đây là nhà máy thuỷ điện (http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30538&cn_id=419932) lớn đầu tiên ở tỉnh Quảng Nam nằm trên sông A Vương và sông Bung, có công suất 210 MW, trong đó mỗi tổ máy 105 MW, với sản lượng điện hàng năm là 815 triệu KWh, được xây dựng tại huyện Tây Giang và Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02886.jpg


Vào đợt lũ lịch sử 2009, A Vương cũng đã gây ra nhiều tranh cãi (http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/342895/Tranh-luan-%E2%80%9Cnay-lua%E2%80%9D-viec-A-Vuong-xa-lu.html). Đã có tổng cộng gần 150 triệu m3 nước được xả về hạ lưu đúng vào thời điểm lũ ở hạ lưu đang lên, do đó nhiều làng mạc ở Đại Lộc (Quảng Nam) bị chìm sâu trong lũ, có nơi vượt đỉnh lũ mọi năm lên gần 1,5m nước.


Lại tiếp tục lên đường.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02889.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02891.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02893.jpg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/DSC02894.jpg


Thị tứ đầu tiên trên quãng đường ~ 60km đèo dốc này là TT.Prao (h.Động Giang).

nguyenhoangha
11-04-2011, 20:28
Sao lâu rồi không thấy topic này hoạt động vậy bạn???

linhnam
26-04-2011, 12:27
Bạn ơi, sao không viết tiếp đi! Ngóng tin lâu lắm nè...
nick của mình trùng với công ty bạn tham gia hành trình đó - nhưng ý nghĩa của nick mình là : Lĩnh Nam là một trong những tên gọi của việt nam mình thời khai sơ đó! mình rất thích quyển "Lĩnh Nam chích quái"
ngóng tin!
ah! Mình mới vào đường dẫn cty đó! thấy tháng sau lại Xuyên việt - gần như y nguyên chuyến bạn đã đi! Ấn tượng thật! Chắc bạn lại tham gia?

Đương Phan
08-05-2011, 13:35
A long time...

Coming soon!

Lý do là máy dính virut, del hết hình, h phải lọ mọ đi xin lại, thấy cũng nãn nãn...

Hy vọng có thể hoàn thành topic mà mình lập ra.

Thanks về những lời động viên của các bạn!

Chúc các bạn vui, khỏe.

Hãy đi, nếu có thể! (^^)

Đương Phan
20-09-2011, 17:11
...Tiếp!!!


Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"

Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo...)


Nhà máy thủy điện Zahung
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523806334639_1219046193_2464161_2250199_n.j pg

Đây là một trong những công trình thủy điện nằm trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn.
Theo thiết kế, thủy điện Zahung có công suất 30 MW, bao gồm 2 tổ máy, điện lượng trung bình hằng năm 124 triệu KWh. Công trình có tổng mức đầu tư 550 tỉ đồng.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/36473_1524305747124_1219046193_2465220_5013298_n.j pg

Thị trấn Prao thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Trước đây là huyện Hiên, ngày 20 tháng 6 năm 2003, theo nghị định số 72/2003/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam, huyện Hiên được chia tách thành các huyện Đông Giang và Tây Giang.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523806374640_1219046193_2464162_7133160_n.j pg
Nhà rông ven đường.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523808614696_1219046193_2464182_7107517_n.j pg
Trên cầu treo.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523809054707_1219046193_2464192_6847552_n.j pg
Lở đường khu vực đèo Bà Lệch.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523808974705_1219046193_2464190_1760932_n.j pg
Đến hầm A Roàng 2, chúng tôi dừng chân ăn trưa dã ngoại với thức ăn hộp, bánh mỳ mua lúc đầu. Ngay đấy có một đường ống dẫn nước suối, rất mát và sạch. Lều bạt, áo mưa cứ trải ra bên lề đường. Đã có bếp gas mini, thế là lại có thêm tách cafe nhâm nhi trên đỉnh Trường Sơn này.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523808934704_1219046193_2464189_4326559_n.j pg

NguoiNhaQue66
20-09-2011, 18:18
Tiếp bác à...

Đương Phan
20-09-2011, 18:21
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"
Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo...)


Nhí nhảnh tí rồi lên đường nào:
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523808894703_1219046193_2464188_651848_n.jp g


Hầm A Roàng 2 nhìn từ hướng bắc lên
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523809014706_1219046193_2464191_2001751_n.j pg


Hầm A Roàng 1
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523810574745_1219046193_2464211_746887_n.jp g


Ven đường
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523808774700_1219046193_2464186_5169231_n.j pg


Chúng tôi đến A Lưới lúc 15h.

A Lưới là một thị tứ khá sầm uất trên đường Trường Sơn. Nhìn xung quanh thị trấn này như là một thung lũng rộng, được bao quanh bốn phía là đồi núi.
A Lưới có đường QL.49 về kinh thành Huế, là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên-Huế, tiếp giáp với Lào ở phía Tây.
A Lưới là mảnh đất có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Tà Ôi, Vân Kiều, Cơ Tu, Pakô...


Chợ A Lưới
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523811294763_1219046193_2464218_5709348_n.j pg


Tiếp giáp với Quảng Trị, gần với vĩ tuyến 17, A Lưới được xem như một trong những chiến trường ác liệt nhất.
Các địa danh được biết đến ở A Lưới trong Chiến tranh Việt Nam gồm: đèo Mẹ Ơi, suối Máu, đồi A Bia (người Mỹ gọi là Hamburger Hill - đồi Thịt Băm, nơi xảy ra trận Đồi Thịt Băm)...


Trong đó, nổi tiếng nhất có lẽ là Hamburger Hill (Đồi Thịt Băm).

Poster 1 bộ phim về trận đánh
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/hamburgerhillbd2d.jpg

Trận Đồi Thịt Băm là tên gọi của trận chiến giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân lực Hoa Kỳ từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 năm 1969. Trận chiến nổ ra khi Hoa Kỳ tập trung lực lượng gần 2.000 quân dưới sự yểm trợ mạnh của hoả lực phi pháo để đánh chiếm quả đồi (núi A Bia, phía Mỹ gọi là Cao điểm 937) do đối phương chiếm giữ.

Trận đánh diễn ra chủ yếu bằng bộ binh, với việc quân Mỹ leo lên đồi cao tấn công quân Giải phóng cũng ra sức cố thủ. Dù được yểm trợ mạnh bởi pháo binh và không quân, các cuộc tấn công của Mỹ đã nhiều lần đẩy lùi bởi thời tiết, tai nạn, và đặc biệt là sự phòng ngự có hiệu quả cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngọn đồi này sau trận đánh đã được lính Mỹ gọi là "Đồi Thịt Băm" - Hamburger Hill, như một cách thể hiện độ khốc liệt và thương vong cao của lính Mỹ. Theo Samuel Zaffiri, tác giả của cuốn Hamburger Hill, quân Mỹ đã chiếm được ngọn đồi sau 10 ngày chiến đấu với số thương vong lên tới 72 người chết và 372 bị thương, nhưng đã phải bỏ vị trí này một tháng sau đó. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_%C4%90%E1%BB%93i_Th%E1%BB%8Bt_B%C4%83 m

Đồi Thị Băm nằm ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới. Hiện nay đã đầu tư một tuyến đường khá rộng dẫn đến chân núi. Từ đây, chinh phục 853 bậc cấp với chiều dài 1.567m sẽ lên đến đỉnh. http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=406063&ChannelID=100

Vị trí Hamburger Hill trên google map.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/hamburgerhill.jpg


Theo Lịch trình, chúng tôi dự định gặp gỡ AHLLVT người dân tộc Pakô Hồ A Vai, nữ anh hùng Hồ Kan Lịch. Đáng tiếc là không thể gặp được. Chúng tôi quyết định đi tiếp về Lao Bảo nghỉ đêm.

langhe
20-09-2011, 18:54
Chuyến đi lịch sử (c)(c)(c)(c). Cảm phục cô gái này quá!!! Sức khỏe phải nói là phi thường.

Đương Phan
20-09-2011, 22:32
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"
Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo...)


Chặng tiếp theo từ A Lưới đi ĐăK’rông đường tương đối đẹp và vắng vẻ, đẹp nhất là đoạn đi qua đèo Pê Ke, phải nói sao nhỉ, chắc có lẽ phải để bạn đến tận nơi mà cảm nhận.

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523828215186_1219046193_2464258_3818950_n.j pg

Đèo Pê Ke là ranh giới tự nhiên giữa dãy Trường Sơn Đông với khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, là nơi phát nguồn của các con sông Ô Lâu, Thạch Hãn, sông Bồ...Nơi đây mỗi khi buổi sớm hoặc lúc hoàng hôn mây mờ trắng xoá cùng với sương núi đã tạo nên một khoảng không gian bềnh bồng trông đẹp mắt.

Đèo Pê Ke dài 8km, có độ dốc 10% với hệ động thực vật phong phú, là hệ thống giao thông quan trọng đến với huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị.

Khu vực đèo Pêke nằm trong khung màu đỏ.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/gmdeopeke.jpg


Chúng tôi tiếp tục men theo con sông Đăkrông để ra đường 9, Khe Sanh. Đường đi đẹp quá, một bên là vực sâu nước chảy, bên là vách núi cheo leo dựng đứng...

https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523806014631_1219046193_2464153_1131094_n.j pg

Những km dần dần trôi qua, đón chúng tôi là điểm đầu tiên của QL.14, cầu treo Đăkrông.

Phiêu!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523811454767_1219046193_2464221_5314248_n.j pg

Những năm 1972 - 1975, một chiếc cầu sắt được bộ đội bắc qua sông, nối thông tuyến vận tải quan trọng cho chiến trường miền Nam. Sau ngày tổ quốc thống nhất, được sự giúp đỡ của nước bạn Cuba, một cầu treo dài 100m, rộng 6m thay thế cầu sắt. Năm 2000 cầu được xây dựng lại thay thế cho cây cầu cũ đã bị sập.

Cầu Đăkrông nhìn từ google map.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/gmcaudakrong.jpg

Khu vực cũng là nơi hợp nhất giữa 2 con sông, sông Rào Quán của h. Hướng Hóa cùng sông Đăkrông h. Đăkrông, hình thành nên dòng Thạch Hãn qua Tp. Quảng Trị, Đông Hà đổ ra cửa Việt.

Tại vùng đất này cũng là nơi khởi nguồn của một tình khúc:
"Nơi chiến khu này khi xưa có anh du kích yêu một nàng sơn nữ đẹp nhất vùng. Nàng cũng chính là một nữ giao liên. Và trong một trận chốt chặn giặc trên đường số 9, anh đã anh dũng hy sinh.
Lúc bấy giờ, nhạc sĩ Trần Hoàn là cán bộ tuyên huấn của chiến khu. Cảm xúc trước mối tình nơi sơn cước ấy đã khiến ông sáng tác nên một tình khúc tuyệt vời, đấy chính là "Sơn nữ ca": "Sơn nữ ơi... Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây... Sơn nữ ơi, đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương...".

Sơn nữ ca


http://www.youtube.com/watch?v=LMA6-vVEEE8


Thiếu nữ Vân Kiều.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/thieunuapakovankieu.jpg

Một đêm trong rừng núi
Có anh lữ khách nhìn trời xa xa ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng.
Một đêm trong rừng vắng
Có cô sơn nữ miệng cười khúc khích ngắm anh lữ khách rồi lòng bâng khuâng.
Một đêm trong rừng núi
Có anh lữ khách nhìn trời xa xa biết đâu sơn nữ nhìn mình đăm đăm.
...

Ôi! Chết mất!!!

code_fantasy
21-09-2011, 14:12
dành thời gian kể tiếp nha Bro, chuyến đi thật "đáng" đồng tiền bát gạo quá, mình cũng từng ước mơ được 1 lần đi cung này, có bác nào đứng ra anh em mình làm 1 chuyến tới chiến trường xưa ko nhỉ?

code_fantasy
21-09-2011, 14:16
hâm mộ cô bé trong đaòn vô cùng! đường xa vạn dặm mà nhất định không lên 4 chổ , chỉ thỏa chí phiêu bồng bằng con ngựa Wave S.
khuôn mặt thật dễ thương, nhưng ý chí và tinh thần cô ấy mới phi thường làm sao! khuôn mặt cô ấy thật rạng rở và thõa mãn trong mỗi bưc hình. phải là 1 người đam mê Phượt lắm....thật đáng ngã mũ!!! Đàn bà dễ có mấy ai...

code_fantasy
21-09-2011, 14:37
https://media.photobucket.com/image/weather/black955tiger/PYRENEES%202011/IMG_2860CHASINGWEATHER.jpg?o=13

con duong huyen thoai

Đương Phan
24-09-2011, 16:22
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"
Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo và hết)


Lại phiêu!
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523811494768_1219046193_2464222_8091414_n.j pg


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523811654772_1219046193_2464225_2049400_n.j pg
"Cầu Đăkrông
Đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn - Đoạn Đăkrông đi A Lưới được xây dựng năm 1973, cuối năm 1974 đưa vào sử dụng, phục vụ chiến dịch Tây Nguyên và tổng tiến công mùa xuân 1975."

Tại đây có quán cafe ven đường khá thoáng và đẹp, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi, ngắm phong cảnh khu vực này.


https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523811734774_1219046193_2464226_7680907_n.j pg

Chúng tôi rẽ trái, tiếp tục lên Khe Sanh đến Lao Bảo nghỉ đêm. Đoạn đường ~ 35km.

Trời tối dần, đường đẹp và vắng quá, thỉnh thoảng có vài chiếc xe khách, xe chở hàng ngược xuôi.

Khe Sanh chào đón chúng tôi bằng một con đèo nhỏ nhưng không kém phần dốc và nguy hiểm.

Đến ngã ba Tây Trường Sơn - Khe Sanh trời đã chạng vạng, chúng tôi dừng chân chụp vội vài bức hình rồi lại lên đường.

Tượng đài chiến thắng Khe Sanh tại khu vực ngã ba.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523828695198_1219046193_2464265_2228044_n.j pg

Khe Sanh là một vùng đất đỏ Bazan cao hơn mặt nước biển 400 m. Thị trấn này là huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, một huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông.

Nếu không có chiến tranh Việt Nam, có lẽ Khe Sanh chỉ biết đến như một vùng đất đẹp và trong lành, điểm đến của những kẻ thích khám phá, có nhiều dân tộc sinh sống và là một thị trấn phải đi qua nếu muốn đến của khẩu Lao Bảo thuộc biên giới Việt - Lào.

Thế nhưng chiến tranh xảy ra, Khe Sanh được cả thế giới biết đến như là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai" hay là chốn "địa ngục trần gian" theo cách nghĩ của lính Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ qua trận đánh Khe Sanh 1968 lịch sử.

Hoàng hôn trên hồ Khe Sanh.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523828855202_1219046193_2464268_5111070_n.j pg


Thị trần này hôm nay thật yên bình, đường xá, nhà cửa rồi các khách sạn sang trọng lần lượt mọc lên, mức sống người dân dần cải thiện. Cuộc sống cứ tiếp diễn để sau này, khi nhắc đến Khe Sanh người ta không chỉ nghĩ đó là vùng đất của chiến tranh, của "địa ngục trấn gian" mà là một thị trấn kinh tế phát triển, cùng với Lao Bảo là những điểm không thể không ghé thăm khi du khách đến với Trường Sơn - Quảng Trị.

Thị trấn Lao Bảo có khá nhiều khách sạn, cao cấp có mà bình dân cũng có, nơi chúng tôi ở khi đến đây là ks. Bảo Sơn và thật lạ, cơn mưa lớn lại đổ xuống, ông trời có lẽ đã ưu ái cho những đứa con miền Nam chăng? Đồng hồ chỉ 18h.

Khách sạn Bảo Sơn, hình chụp ngày hôm sau.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/ksbaosonlaobao.jpg


Lao Bảo về đêm, nhìn từ cửa sổ khách sạn.
https://i579.photobucket.com/albums/ss240/dandiscover/ngay07%20thanhmy%20lao%20bao/37457_1523807694673_1219046193_2464172_825456_n.jp g

Đương Phan
26-09-2011, 18:34
Chỗ làm google map hành trình ngày 07: Thạnh Mỹ - Lao Bảo.

Đương Phan
26-09-2011, 20:41
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"
Ngày 08, thứ năm 18/6/2009, lộ trình: tham quan Lao Bảo.

Ngày hôm nay có thể nói là một ngày xả hơi, thư giãn của các thành viên trong đoàn, các điểm tham quan đều giới hạn trong khu vực tt. Lao Bảo.

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là nhà tù Lao Bảo. Vị trí của nhà tù khá dễ tìm, từ ks chúng tôi quay lại đường 9 hướng về Khe Sanh, qua khỏi hồ nước công viên khoảng 1km là thấy tấm bảng rẽ phải đi nhà tù Lao Bảo.

https://lh5.googleusercontent.com/-2hxXwWr4prE/ToBqD1QZLQI/AAAAAAAAATY/66vo0nCwJ30/s640/vi%252520tri%252520nha%252520tu%252520lb.JPG

Đi được 2kn, nằm cuối con đường mang tên nhà cách mạng Lê Thế Tiết, di tích nhà tù Lao Bảo hiện ra bên trái chúng tôi với rừng cây ngô đồng xanh ngắt rợp bóng.

Vào thời phong kiến nhà Nguyễn, nơi đây là một đồn trấn thủ ở ải biên thùy, trấn giữ một phần bờ cõi phía Tây của lãnh thổ Đại Nam. Trước đó là vùng rừng núi chập chùng, hiểm trở, xa dân cư, thường biết đến là chốn “rừng thiêng, nước độc” Nhà tù Lao Bảo được khởi công xây dựng vào năm 1908 trên một khu đất rộng chừng 10ha, hoàn toàn biệt lập với các khu vực khác để giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung là thường phạm và những người yêu nước chống Pháp theo các phong trào Cần Vương, Văn Thân. Sau 1929-1930, nhà đày được mở rộng để giam tù cộng sản.

https://lh4.googleusercontent.com/-jPLrLe8PmdI/Tn9tNQhTUFI/AAAAAAAAAF4/ETSXVs0bFoc/s640/DSC02921.JPG

Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà tù một bạn HDV địa phương, người con của vùng đất Quảng Trị.
Các bạn theo dõi chuyến đi của chúng tôi chắc cũng có thắc mắc, tại sao một đoàn có mấy người thôi, mà lại có 2 HDV dẫn đoàn rồi, cần gì kêu thêm HDV nữa?
Xin thưa, các bạn thử nghĩ xem, vừa tham quan, lại được nghe chính người dân bản địa kể về di tích lịch sử của quê hương mình cùng một niềm tự hào và một giọng vùng miền đặc sắc thì còn gì bằng! Với lại so với HDV dẫn đoàn, HDV tại điểm có phần kém hơn về kiến thức tổng quát. Nhưng HDV tại điểm lại có được nhiều lợi thế để phát triển bài thuyết minh của mình cho hoàn hảo hơn, đặc sắc hơn mà không một HVD dẫn đoàn nào có thể làm được. Thêm một lý do nho nhỏ nữa là cùng làm nghề với nhau, cũng nên có qua có lại để cuộc sống ae tốt hơn một chút, có cái để mà uống cafe, nhậu nhẹt!
Đó là lý do vì sao tại hầu hết điểm đến, chúng tôi đều cố gắng thuê một HDV tại điểm.

Đôi lời hầu chuyện cùng các bạn, chúng ta tiếp tục quay lại nhà tù Lao bảo.

https://lh6.googleusercontent.com/-vsA6vDKCh3Y/Tn95-d-dIZI/AAAAAAAAAGw/lM-9_WixNnk/s640/DSC08499.JPG

https://lh4.googleusercontent.com/-mkrM-1z2vgs/Tn9ozI6sXMI/AAAAAAAAAFM/vOKq8IGmfvw/s640/DSC02911.JPG

Trong chiến tranh Đông Dương, nhà tù Lao Bảo giữ một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương, thực dân Pháp dùng nơi đây để giam cầm những người bản xứ chống lại họ, những người cộng sản hoạt động ở Quảng Trị như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Trần Hoành, Lê Thế Hiếu, Trần Ngang, Đoàn Lân, Trần Công Ái..., miền Trung Việt Nam như Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, thậm chí còn giam giữ cả những người Lào.

https://lh6.googleusercontent.com/-jtFKwueG_7s/Tn9oJH4CflI/AAAAAAAAAFI/jqkYtrhMgbc/s640/DSC02909.JPG

"Cùng với Sơn La, Buôn Mê Thuột, Côn Đảo… nhà đày Lao Bảo là một nhà tù nổi tiếng ác độc, được xây dựng ở vùng rừng núi heo hút, đầy muỗi sốt rét ác tính, ở miền Tây Quảng Trị, thực tế đã là mồ chôn hàng nghìn người cách mạng bất khuất. Song với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, nhà đày Lao Bảo đã trở thành nơi nung nấu lòng yêu nước thiết tha, rèn luyện ý chí kiên cường của các chiến sĩ Cộng sản." - Nhà thơ Tố Hữu.

https://lh3.googleusercontent.com/-s-QwUTdb9OQ/Tn9o5a72BxI/AAAAAAAAAFQ/lOZJ3h6NisU/s640/DSC02912.JPG

Năm 1995, ngành Văn hóa – Thông tin đã cho mở đường, dựng một đài chứng tích nằm cạnh lao C, một đàn âm hồn để tưởng niệm những người đã chết, một nhà bia tưởng niệm Hồ Bá Kiện, người chỉ huy cuộc bạo động năm 1915.

Đến năm 2000, trong chương trình tôn tạo di tích, một cụm tượng đài tương đối quy mô đã được đầu tư xây dựng cùng với việc quy hoạch lại khuôn viên, xây nhà đón tiếp, tổ chức trưng bày bổ sung nhằm mục đích việc góp phần "giáo dục truyền thống" và "đạo đức cách mạng" cho các đối tượng thanh thiếu niên.

https://lh5.googleusercontent.com/-ThQ1qIcm3v4/Tn9pX7-CqvI/AAAAAAAAAFU/_F31Vtb1MIc/s640/DSC02914.JPG

Đương Phan
26-09-2011, 21:26
Nhà tù Lao Bảo(tt)


Tuy vậy, trong thời gian gần đây, khu di tích này đã có dấu hiệu xuống cấp khá nghiêm trọng, các ghi nhận gần đây cho thấy di tích lịch sử này có khả năng sẽ trở thành một phế tích.

Những năm 1960 của Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã biến nơi đây thành cơ sở cách mạng của quân đội trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (năm 1967).
Để đập tan ổ cứ điểm này và tiêu diệt lực lượng bộ đội đang ẩn náu ở nơi đây, Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân hùng hậu ném bom đánh sập gần như toàn bộ Nhà tù Lao Bảo và không để lại một dấu tích nào.

https://lh3.googleusercontent.com/-cOUaOZR9ztc/Tn9tuscJqII/AAAAAAAAAF8/S6HvSXZoz5Q/s640/DSC02918.JPG

https://lh6.googleusercontent.com/-d3YKMM6XKEQ/Tn9ssOJiJdI/AAAAAAAAAFw/z-R6Z4tTJYs/s640/DSC02919.JPG

Tại đây thực dân Pháp đã dùng những hình phạt dã man thời Trung cổ như gông, cùm, xiềng xích cùng với chế độ cai trị hà khắc tàn bạo nhất để đàn áp và giết hại các lực lượng yêu nước và cộng sản.
Theo số liệu thống kê chưa được đầy đủ từ khi lập nhà tù Lao Bảo cho đến tháng 3 năm 1945, đã có hàng ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giam giữ tại đây, trong đó có trên 350 là tù nhân chính trị bị lưu đày, nhiều đảng viên Cộng sản đã chết vì không chịu nổi những đòn tra tấn của lực lượng hỏi cung.

https://lh5.googleusercontent.com/-Y44mtUsm51c/Tn9shLixKJI/AAAAAAAAAFs/OdxP9Lm86P4/s640/DSC02917.JPG

https://lh6.googleusercontent.com/-jU8ZgYSbmYg/Tn9qK20PgdI/AAAAAAAAAFc/qFoAE3_STlY/s640/DSC02915.JPG

Sau này có lẽ nhà tù Lao Bảo cũng giống như ngục Đăkglei chăng, hoang tàn, đổ nát. Mọi người sẽ biết đến Lao Bảo như một địa điểm của lịch sử, của phế tích và của những cây ngô đồng vươn cao trên vùng đất biên cương này.

https://lh4.googleusercontent.com/-G0Jpvcz-ly0/Tn95_tlWlKI/AAAAAAAAAG0/PZfHK-pQ1wA/s640/DSC08500.JPG

Đương Phan
26-09-2011, 23:32
Tham quan cửa khẩu Lao Bảo.

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là cửa khẩu Lao Bảo.

Trên hình, cửa khẩu nằm ở khung màu đỏ, trung tâm thương mại Lao Bảo trong khung vàng, khung màu cam là trung tâm Thiên Niên Kỷ.
https://lh3.googleusercontent.com/-6nwWTXS7HKg/ToCbUrzE2uI/AAAAAAAAAnA/mUQUxWeAi0Q/s640/gm%252520cua%252520khau%252520lb.jpg


Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc tt.Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào, hai khu này là một nút quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

https://lh6.googleusercontent.com/-XoZUmFGk0wk/Tn94Gt04eSI/AAAAAAAAAGY/8H04lnI0a9c/s640/DSC02933.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-SVCti4dq2SM/Tn94HC74v6I/AAAAAAAAAGg/mLaj0gaMVu0/s640/DSC02934.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-4A4ydW9QIJw/Tn97vgjCSnI/AAAAAAAAAG4/I9D5nlqn85A/s640/DSC08510.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-p3i15Uk6tVg/Tn95CCJ8hhI/AAAAAAAAAGk/B1IkbeN9kb0/s640/DSC02941.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-xO3bnybDM5w/Tn94HKR9YAI/AAAAAAAAAGc/cDqMKs4oKlo/s640/DSC02939.JPG

NguoiNhaQue66
27-09-2011, 00:00
Bác viết nhỏ giọt quá, làm em thèm càng thêm thèm...

Đương Phan
27-09-2011, 00:26
Tham quan khu kinh tế Lao Bảo.


https://lh6.googleusercontent.com/-pHSuD2AmpjE/Tn9uuDn6-2I/AAAAAAAAAGI/-961GXNWSIw/s640/DSC02923.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-VUZmTsdFPWU/Tn95EMmr20I/AAAAAAAAAGo/GyjMwVeBmgo/s640/DSC02943.JPG


Làm ly chè nào!
https://lh3.googleusercontent.com/-8VQcOl93dlg/Tn9vTP4TraI/AAAAAAAAAGU/NzIgeMCyR3w/s640/DSC02931.JPG


Có rất nhiều hàng miễn thuế, các loại hàng xuất xứ từ Mã Lai, Tháo, Trung Quốc,...

https://lh4.googleusercontent.com/-REh0GnrE6Xc/Tn95S635ATI/AAAAAAAAAGs/axf8eXkjTTQ/s640/DSC02944.JPG


Chúng tôi cũng mua một số thứ dành cho chuyến đi, ăn trưa tại Thiên Niên Kỷ.

https://lh4.googleusercontent.com/-whXc9IJrc5c/Tn99EWWbrOI/AAAAAAAAAHI/wSc3CLfA_tU/s640/DSC08512.JPG


Rượu giá rẻ là thế mạnh của Lao Bảo trước đây, nhưng nay số quầy rượu không tăng lên so với các hàng khác. Trên kệ có đầy đủ các nhãn mác rượu ngoại với giá thấp hơn siêu thị lớn đến 25%, nhưng cánh du khách nam ngần ngại trước thông tin rượu dỏm, có người mua chút đỉnh về làm quà.
Nhưng gần đây cơ quan quản lý thị trường phát hiện những lô hàng Trung Quốc kém chất lượng.
Do dư luận khách phản ánh mua nhằm nhiều hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là hàng hóa mỹ phẩm như xà phòng, kem dưỡng da nên Ban quản lý chợ họp bà con tiểu thương khuyến cáo, đồng thời cố gắng kiểm soát xuất xứ hàng để bảo vệ thương hiệu “chợ du lịch Lao Bảo”.

Trong một quán cafe.
https://lh3.googleusercontent.com/-9h2Bm0FHLLM/Tn9-YKSrdzI/AAAAAAAAAHQ/oiJjlKHH4Ak/s640/DSC08517.JPG


Ngoài ra, với những ai ít nhiều hiểu về Lao Bảo, đây còn là con đường của các ngân hàng di động, của những đoàn quân Min - khờ ( xe minks), đoàn quân chân đất (cửu vạn) vận chuyển thuốc Jet, rượu ngoại, hàng "tươi sống" (các loại thú rừng từ Lào sang), gỗ (các loại gỗ quý cũng từ Lào qua).

Có thể nói, Lao Bảo nhộn nhịp ngày đêm là vì vậy. Đây cũng được xem là vùng đất dễ sống, dễ kiếm tiền, có mức sống cao hơn các nơi khác tại vùng đất Quảng Trị này và cũng là một điểm đến lý tưởng cho những ai có giấc mộng làm giàu nhưng không kém phần liều lĩnh.


https://lh6.googleusercontent.com/-PG1FNTA4FRM/Tn9-b1VTVAI/AAAAAAAAAHY/V73b_wdnBCE/s640/DSC08522.JPG

Một góc nhìn Lao Bảo về đêm, trông yên bình thế nhưng khi màn đêm buông xuống, đây đó tại vùng ven biên giới này sẽ lại bắt đầu cuộc chiến giữa buôn lậu - hải quan, giữa được - mất, giữa giàu - nghèo và giữa sự sống cùng cái chết!

Đương Phan
27-09-2011, 01:12
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn.

Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ lên Phong Nha theo đường Trường Sơn nhánh tây, con đường này tuyệt đẹp, ít người đi và rất hoang vắng, ai cũng háo hức lên đường.


Đón chào chúng tôi là một ngày đầy nắng, báo hiệu trước một chuyến đi tuyệt vời.
https://lh4.googleusercontent.com/-mNqbVUkdq1g/ToBqnQwyE6I/AAAAAAAAATs/a5SVjXcZ5Yg/s640/DSC08527.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-k8yWQ1H8L_U/ToBqo1y3vdI/AAAAAAAAATw/XR6s2qNv1pY/s640/DSC08526.JPG


Cười cái nào!
https://lh4.googleusercontent.com/-K-pIZRqwIRc/Tn-Ca-vJntI/AAAAAAAAAJ4/zymUcOqM0SU/s640/DSC02945.JPG


Lên đường.

Đi được khoảng 12km, chúng tôi đến Làng Vây nằm ở bên trái, có con đường nhỏ chạy vào.

Đị điểm này nổi tiếng với trận Tà Mây - Làng Vây là một trận đánh then chốt trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, diễn ra vào đêm ngày 6 tháng 2, rạng sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968. Đây là trận đánh đầu tiên có sự tham gia của binh chủng tăng thiết giáp - Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam.


Chiếc PT-76
https://lh6.googleusercontent.com/-njQV-56U-iM/ToBrXn5no_I/AAAAAAAAAUA/yFdS0povt9M/s640/DSC08533.JPG

PT-76, viết tắt của (Плавающий Танк/Plavajuschij Tank trong tiếng Nga) là kí hiệu loại xe tăng lội nước hạng nhẹ của quân đội Xô Viết nặng khoảng 14 tấn. Xe tăng PT-76 được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu thập niên 1950, và sớm trở thành mẫu xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Xô Viết và những lực lượng quân sự thuộc khối Hiệp ước Warszawa. PT-76 cũng được xuất khẩu rộng rãi đến các nước đồng minh khác của Liên Xô như Bắc Việt Nam, Iraq, Bắc Triều Tiên và Cuba. Có hơn 25 nước sử dụng PT-76.


Theo tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, để tiến công cứ điểm này, họ đã huy động lực lượng gồm Trung đoàn 24 bộ binh, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 675 pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội đặc công, 1 đại đội súng máy phòng không, 1 trung đội súng phun lửa. Đặc biệt, có sự tham gia của 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp. Đó là Tiểu đoàn 198 Trung đoàn 203 QĐNDVN sử dụng 16 xe tăng PT-76 (nhưng chỉ có 14 chiếc tham gia trận đánh này do 2 chiếc bị hỏng giữa đường hành quân).

Các bạn có thể tưởng tượng được, một chiếc nặng 14 tấn, có 16 chiếc vị chi là 224 tấn, được rã ra từng bộ phận. Từ Làng Ho - một làng dân tộc trên đường Tây Trường Sơn, điểm tập kết của bộ đội trước khi vượt vĩ tuyến 17, vận chuyển bằng sức người đến đây, ráp lại thế mà chỉ có 2 chiếc hỏng, tham chiến 14 chiếc.

Ôi, ý chí! Thế thì đừng hỏi tại sao VNCH lại thua. Trong thời gian này các tướng lĩnh ấy làm gì? Đấu đá, bè phái, tham nhũng, ai cũng chỉ chăm bẵm cho chức quyền của mình...


Xung phong!
https://lh4.googleusercontent.com/-Bj84mkLFrEg/ToBrOKEXK1I/AAAAAAAAAT4/ZG1_LFiGJxY/s640/DSC08532.JPG


Trận đánh bắt đầu lúc 23 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2. Sau khi pháo binh bắn chế áp, bộ binh, đặc công và xe tăng của QĐNDVN tiến công cứ điểm từ 3 hướng: nam, tây bắc, và đông bắc. Đến 1 giờ 5 phút ngày 7 tháng 2, họ chiếm được khu trung tâm. Quân Mĩ và VNCH cố chống cự bằng súng chống tăng M-72, nhưng đa số hơn 100 quả đạn hoặc bắn trượt, hoặc văng ra khi gặp vỏ giáp nghiêng của xe PT-76. Vũ khí hiệu quả nhất là 2 khẩu DKZ 106,7mm thì chỉ bắn hạ được 3 xe tăng trước khi bị phá hủy.


https://lh5.googleusercontent.com/-lWJIl1ubvv8/Tn-Hb8gK0pI/AAAAAAAAAvo/8dcGtYC3IMo/s640/DSC02964.JPG


Từ 3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, họ đã chiếm xong hầu hết các khu vực và bắt đầu truy quét quân địch ở các hầm ngầm, công sự. Đến 10 giờ cùng ngày, QĐNDVN đã làm chủ cứ điểm Làng Vây.

Sự xuất hiện của xe tăng QĐNDVN đã gây bất ngờ cho đối phương. Được xe tăng che chắn, các đợt tấn công đột phá của bộ binh QĐNDVN diễn ra nhanh chóng với thương vong khá thấp. Trong trận đánh này, phần lớn lực lượng quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Chỉ có một số ít lính Mỹ chạy thoát được tới căn cứ Khe Sanh dưới sự yểm trợ của không quân. Đặc biệt, ảnh hưởng tâm lý của trận đánh lớn tới mức những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa và quân Hoàng gia Lào chạy thoát về được Khe Sanh đã bị lính Mỹ tước vũ khí và giam lại để đề phòng nội gián của QĐNDVN trà trộn vào phá hoại.


Năm anh em trên 1 chiếc xe tăng.
https://lh5.googleusercontent.com/-7bsU2dfuf5E/Tn-CUSCIrLI/AAAAAAAAAJw/FP0c9zualVA/s640/DSC02947.JPG

Để chụp được tấm này, trong vòng 10s tôi phải chạy kịp từ chỗ xe máy lên xe tăng, rồi phải nhoẻn miệng cười như không có gì xảy ra nữa!

Đương Phan
27-09-2011, 02:40
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


Khu vực Khe Sanh, Lao Bào đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Tôi đã từng ở đây khoảng nửa năm, cùng ăn, cùng ở với người bản địa.

Cùng lên rãy hái sắn (khoai mì), khi về nếu không muốn gánh thì chỉ có xe đạp thồ một người dẫn, một người vịn mà thôi. Khi nào có được trâu kéo thì mừng hết lớn!

Nhớ lúc khi qua cầu bên suối, cây cầu chỉ là 2 tấm sắt bắt qua. Thấy cô bé gánh tưởng nhẹ, ra vẻ ta đây gánh giúp mà nào có được đâu, làm em cười khì rồi gánh băng băng qua bên kia cầu!

Lại nhớ những ngày bên máy xay sắn của chú Sinh, mấy đứa ngồi cạo vỏ. Sao mấy đứa em gọt thoan thoắt thế kia, mình lọng cọng mãi mới được 1 củ, mà hình như phần vỏ thì ít, mà gọt phần thịt thì nhiều!

Nhớ những lần bắt cá với người dân tộc. Họ hay lắm, cầm cái chài đứng trên cầu nhìn xuống, cứ đứng như thế, rồi bất chợt vung chài xuống, ko có dây kéo lại, lội xuống kéo lên, thế mà trong đó là con cá trắm nặng khoảng 2 ký. Chẳng bù với dân mình cứ lấy bình acquy mà tận diệt.

Nhớ những buổi chiều đi cắm câu dọc bờ suối LaLa, khi về nhà xem lại chân mình cả 4-5 con vắt béo ngậy. Hôm sau đi gỡ câu, quá trời là lươn, lại được một nồi cháo lươn thơm phức.

Nhớ mấy từ vùng quê mình không hiểu, nào là dấp (dơ), bổ (té), rồi mấy đứa bạn rủ đi đập trắc (oánh lộn), rồi đi cua gái nữa. Lạ một điều là đi đến nhà bạn gái mà không có rủ đi đâu hết, 2 thằng cứ đực mặt ra, ngồi nói chuyện bâng quơ mấy cầu, uống hết bình nước chè xanh, mấy cái bánh rồi phủi đít đi về!

Nhớ lắm những đêm tháo nước ao cá, mấy đứa nằm trong rẫy tuốt trên đồi, đốt 1 đống củi, rồi bắt cá lên nướng, trộm vài trái bắp, cùng một ít rượu Tân Long thế mà ngồi suốt đêm tới sáng.

Ôi! chú Sinh, chú Nguyện, Tí, Đen, Long, bé Kiều, bé Nhỏ,... không biết mọi người giờ cuộc sống ra sao!

...

Lúc ấy phần vì đi theo đoàn, phần cũng đã gặp nhau cách đó không lâu lắm, nên tôi không ghé Tân Lập thăm người quen mà chạy thẳng về Khe Sanh. Nhưng buổi tối ở Lao Bảo nếu muốn tôi cũng có thể chạy về được. Có lẽ thời gian làm cho chúng ta có bao điều tiếc nuối!


http://www.youtube.com/watch?v=EfJGBOi4EEA&feature=related


Lên đường.
https://lh3.googleusercontent.com/-uj4XZuEZPDE/Tn-CYzB010I/AAAAAAAAAJ0/Zoqj5UFrDfA/s640/DSC02951.JPG


Cổng chào tại Khe Sanh.
https://lh3.googleusercontent.com/-gwEwT_CBI4Y/Tn-DTBKvB-I/AAAAAAAAAJ8/cMUth3hldio/s640/DSC02952.JPG


Khe Sanh là một thung lũng với đường kính khoảng 10km, bốn bề bao bọc là rừng núi trùng điệp, giữa lòng thung lũng có một dòng khe chảy qua tên gọi là Khe Sanh, Khe Sanh là một vùng đất đỏ bazan phì nhiêu như ở cao nguyên Pleiku, Komtum, có những đồi chè, rẫy cà phê xanh tươi bạt ngàn.


Khách sạn Thái Ninh 3 sao tại khu vực trung tâm Khe Sanh.
https://lh6.googleusercontent.com/-xy-Ki10Mtos/Tn-AE_F7H2I/AAAAAAAAAIA/IWGIMR9ZKE4/s400/DSC01729.JPG


Trước 1975 Khe Sanh được coi là vùng đất tử, bom đạn và người nằm xuống rất nhiều. Sau 1975 bà con ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong Quảng Trị đi kinh tế mới ở đây ... bà con đã biến những đồi lau sậy thành những nương rẫy, biến thung lũng sình lầy thành những miếng ruộng bậc thang. Khe Sanh ngày ngày biến đổi, những ngôi nhà xây khang trang thay dần cho những nhà tranh vách đất, đường nhựa thay dần cho những con đường đất đỏ trơn trượt khi mưa xuống, con cháu được cắp sách đến trường rồi tung bay ra xã hội, bôn ba ở khắp bốn miền.

Đến chợ Khe Sanh, chúng tôi ghé vào tham quan, sẵn đó mua thức ăn sáng.

https://lh4.googleusercontent.com/-QpGxIXqSiOo/ToBr5dSWnGI/AAAAAAAAAUI/Z9VORs8Nl-E/s640/DSC08534.JPG


Sữa đậu nành.
https://lh6.googleusercontent.com/-waHO0pXWbt8/Tn-DitCIGJI/AAAAAAAAAKA/X9SKsWCBvVY/s640/DSC02954.JPG


Bánh ướt.
https://lh5.googleusercontent.com/-qn0gDFFbnXo/Tn-DrYHEcFI/AAAAAAAAAKE/e888eKoIlTw/s640/DSC02955.JPG

code_fantasy
28-09-2011, 08:57
vậy là hết sao Bác? phải về tới SG mới là the End chứ? phát huy truyền thống Cách Mang quyết chiến Quyết thắng, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khằn nào cũng vượt qua...viết tiếp nha Bác...toàn những tu liệu và hình ảnh mà mình lần đầu được biết ...Cám ơn Bác nhiều nhiều...

thanh_vinh
29-09-2011, 10:23
hâm mộ cô bé trong đaòn vô cùng! đường xa vạn dặm mà nhất định không lên 4 chổ , chỉ thỏa chí phiêu bồng bằng con ngựa Wave S.
khuôn mặt thật dễ thương, nhưng ý chí và tinh thần cô ấy mới phi thường làm sao! khuôn mặt cô ấy thật rạng rở và thõa mãn trong mỗi bưc hình. phải là 1 người đam mê Phượt lắm....thật đáng ngã mũ!!! Đàn bà dễ có mấy ai...

Ê ê. người ta là con gái chứ không phải đàn bà nha chú. Trứng vịt lộn kiểu này chết con người ta=))

thanh_vinh
29-09-2011, 10:37
Bánh ướt.
https://lh5.googleusercontent.com/-qn0gDFFbnXo/Tn-DrYHEcFI/AAAAAAAAAKE/e888eKoIlTw/s640/DSC02955.JPG[/QUOTE]

Tội ngiệp cô bé mê phượt quá. bữa ra đi trắng trẻo là thế giờ về đen thùi lùi. Nhưng vẫn tươi cười như ai chứ bộ:L

lolo
29-09-2011, 11:20
Chương trình quả thật quá dài nhưng có nhiều thông tin hay để tham khảo. Thank bạn dadiscover đã cố gắng ghi chép - nhớ lại và post cho các member xem.

Đương Phan
29-09-2011, 23:53
Chưa hết đâu các bác ơi, đi trọn 75 ngày lận, mới có 9 ngày, vậy khoảng 1/9 đoạn đường ah:(

Tôi hiện tại cũng không rảnh lắm, nên ra bài tiếp hơi chậm, mong các bác thông cảm, cố gắng sẽ hoàn thành.

Với tình hình gần cả năm trời mà mới được có 9 ngày, với tốc độ này tôi nghi topic này sẽ lập kỷ lục mới trên phượt quá!



Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


Đến ngã 3 Khe Sanh - Tây Trường Sơn nơi có đài chiến thắng Khe Sanh, chúng tôi rẽ trái tiếp tục hành trình của mình.

Đi được khoảng vài km, các bạn sẽ thấy tấm biển chỉ dẫn vào sân banh Tà Cơn, bảo tàng đường 9 - Khe Sanh nằm bên phải.


https://lh4.googleusercontent.com/-IPrHEuGQltE/Tn-F_QqjwVI/AAAAAAAAAKI/C-D_jMGLuD0/s640/DSC02958.JPG


Đường vào vừa đủ chiếc xe 45 chỗ, khá nên thơ với hai hàng hoa dại xung quanh.

https://lh6.googleusercontent.com/-uozErRvL1C8/Tn-GAiOgf8I/AAAAAAAAAKQ/Y8e0jWD4xWs/s640/DSC02959.JPG


Vào liên hệ với bảo tàng, sẽ có thuyết minh viên hướng dẫn bạn tham quan.


https://lh4.googleusercontent.com/-MUMy6jzCqb4/Tn-LAw0ptKI/AAAAAAAAAK8/34_e6MkMbZE/s640/DSC02977.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 00:23
Vì "Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh" rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc chiến tranh Việt nam, nên tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để nói về chiến dịch này.


Trong bài diễn văn tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã nhắc đến Khe Sanh như một hành động vinh danh những người Mỹ hy sinh vì nước.

“Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh ở những nơi như Concord và Gettysburg; Normandy và Khe Sanh”.

Vì sao hai tiếng Khe Sanh lại được ông Obama nhắc đến như vậy?

Vì đây là địa điểm nổi tiếng trên toàn thế giới, nơi có trận đánh rất quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.


https://lh4.googleusercontent.com/-ZF5islyVYyk/Tn-GAIUoXnI/AAAAAAAAAKM/chkal7QcdKA/s640/DSC02961.JPG


Chiến dịch này được mệnh danh là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai", giữa hai trận đánh có khá nhiều điểm tương đồng:

- Thứ nhất, cả Khe Sanh và Điện Biên Phủ đều tiếp giáp với biên giới Việt - Lào. Khe Sanh cách biên giới Việt - Lào chừng 20km, còn Điện Biên Phủ chỉ cách khoảng 8km.

- Điểm tương đồng thứ hai là địa hình đều hiểm trở, khó tiếp cận. Chỉ có thể tiếp cận Điện Biên Phủ bằng đường không. Đối với Khe Sanh, ngoài việc tiếp cận bằng đường không, còn có thêm cách tiếp cận bằng đường bộ thông qua con đường 9.

- Về tính chất của cả hai trận đánh lúc bấy giờ đã trở thành tâm điểm chú ý của báo chí và các cơ quan công luận khác.

- Trong cả hai trường hợp, quân đội phương Tây đều bị quân VN bao vây và dường như có ý định tiến hành một trận đánh quyết định. Song ở Khe Sanh có vẻ khác, ý đồ của QDNDVN không rõ ràng lắm. Các cuộc tiến công Khe Sanh là một phần của chiến lược rộng lớn hơn thể hiện trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Và về mặt chiến thuật, quân Mỹ có nhiều ưu thế mà quân Pháp không có là vũ khí và các phương tiện quân sự hiện đại hơn rất nhiều.


https://lh6.googleusercontent.com/-8iAEf5Fv_6U/Tn-HQ4WTKoI/AAAAAAAAAKU/lq-v_KDmSlU/s640/DSC02963.JPG


Theo Hoa Kì chiến dịch diễn ra trong suốt 77 ngày từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1968. Tuy nhiên đối với QDNDVN thì đây chỉ là giai đoạn 1 của chiến dịch, giai đoạn 2 kéo dài từ 9-4 đến 25-7, tổng cộng 2 giai đoạn kéo dài 170 ngày, kết thúc khi lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Khe Sanh, đánh dấu sự cáo chung của Hàng rào điện tử McNamara.


https://lh6.googleusercontent.com/-AL045il7mw8/ToBr_i4PlqI/AAAAAAAAAUM/PPOEOoy2jKI/s640/DSC08536.JPG


Hàng rào điện tử McNamara.

Từ năm 1962, quân Mỹ và quân Sài Gòn xây một căn cứ không quân - lục quân ở đây, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Sau thất bại trong mùa khô 1965 -1966, Mc Namara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nảy ra ý định thiết lập một phòng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải để ngăn chặn đối phương. Ý tưởng của Mc Namara đã được 47 nhà khoa học tài ba nhất nước Mỹ tổ chức nghiên cứu thực thi. Sau ba tháng nghiên cứu, hội đồng khoa học dưới sự điều khiển của Mc Namara đã vạch ra một kế hoạch với tham vọng lớn:


https://lh6.googleusercontent.com/-6eKX3pEJOGs/Tn-L1zSzHrI/AAAAAAAAALA/XjM3379n-Z8/s640/DSC02978.JPG


- Phòng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20km, từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100km chạy song song với sông Bến Hải từ biển Đông đến Sê Pôn (Lào) trong đó hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500m sẽ được san bằng như một sân bóng.

- Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1 tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đoàn.

- Bố trí một hệ thống công sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố, hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều lớp bom mìn đủ kiểu: mìn định hướng, mìn đĩa, mìn lá, mìn clây-mo, mìn chiếu sáng, lựu đạn nổ tức thì (Mỹ dự kiến sử dụng 20 triệu quả mìn và 25 triệu quả bom cỡ nhỏ). Đặc biệt phòng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "cây nhiệt đới", “máy thông minh", “máy phát hiện hơi người". Đây là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ 15 ngày, 3 tháng, hoặc 6 tháng thay pin một lần.


https://lh5.googleusercontent.com/-HWaVspm_3Rs/Tn-IMcKkTAI/AAAAAAAAAKg/HYefbmlaE3o/s640/DSC02967.JPG


Căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm của hệ thống hàng rào điện tử trên. Do đó, Khe Sanh- Quảng Trị được Mỹ xây dựng một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn.

Cụm cứ điểm Tà Cơn là cái lõi của tập đoàn phòng ngự Khe Sanh của Mỹ, có chiều dài khoảng 5 km, rộng khoảng 3 km, có một đường băng dã chiến dài khoảng hơn 3.000 m đảm bảo hoạt động của máy bay C-130 và một số trực thăng vũ trang. Hệ thống công sự, vật cản được xây dựng kiên cố và liên hoàn; công sự chiến đấu bằng bê tông đúc sẵn, hố chiến đấu cá nhân có nắp bằng bao cát, một số lô cốt bằng bê tông, hầm ngầm, hệ thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn; xung quanh bao bọc từ 6 đến 10 hàng rào giây thép gai các loại, các bãi mìn dày đặc, xen kẽ rải cây nhiệt đới (loại thu tin điện tử) khắp các nơi.


https://lh3.googleusercontent.com/-Zmti_3yndBM/ToSlhg5kBSI/AAAAAAAAAv4/exSw3wRB06s/s640/gm%252520san%252520bay%252520tacon.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 01:04
"Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh" (tt và hết)

Binh lực các bên:


Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324B và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324B và 325 đi chiến trường khác).
Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị,
1 đoàn và 5 đại đội đặc công,
5 trung đoàn pháo binh (16, 45, 84 và 204),
3 trung đoàn pháo phòng không,
1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp (16 xe tăng hạng nhẹ PT-76),
1 tiểu đoàn thông tin,
1 tiểu đoàn trinh sát,
1 tiểu đoàn hoá học,
1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh,
1 đại đội súng phun lửa,
6 tiểu đoàn vận tải và lực lượng vũ trang các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá.

Tổng cộng lực lượng trên toàn tuyến có khoảng 40 ngàn quân. Trong đó sư đoàn 304 và sư đoàn 325 (tổng cộng khoảng 17.000 quân) thực hiện bao vây Khe Sanh, còn các sư đoàn 320 và 324 thực hiện cắt đường 9, chặn quân tiếp viện của Mỹ. Các lực lượng vũ trang địa phương thực hiện đánh tập kích diệt các đoàn vận tải, tiêu hao sinh lực địch.


https://lh6.googleusercontent.com/-YauzSmKP9fY/ToBseAP5DzI/AAAAAAAAAUQ/AedFktlPD18/s640/DSC08537.JPG


Quân đội Hoa Kỳ
Có khoảng 45.000 quân trên toàn tuyến (trong đó có 28.000 quân Mỹ), gồm
3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 3;
4 tiểu đoàn tàu tuần tra và vận tải (5, 10, 53 và 301),
9 tiểu đoàn pháo binh,
3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá trình phòng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau.
Riêng ở Khe Sanh, Mỹ có 3 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 26, 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9 TQLC Mỹ, Sở chỉ huy chiến dịch lưu động - FOB-3 của Lục quân Mỹ (588 lính),
1 tiểu đoàn pháo 155 ly,
1 đại đội xe tăng,
1 đại đội chống tăng,
Tiểu đoàn 37 Biệt động quân VNCH, 1 đội thám báo 300 lính, tổng cộng 6.680 lính.


https://lh6.googleusercontent.com/-GVrwVH76TlM/Tn-K-KU2YXI/AAAAAAAAAK4/YuRgWUEyySU/s640/DSC02976.JPG


Từ tháng 4 khi Mỹ mở Chiến dịch Pegasus huy động thêm Sư đoàn kỵ binh không vận 1 của Mỹ, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 26 TQLC Mĩ, Chiến đoàn dù 3 VNCH cùng nhiều đơn vị biệt động quân và bảo an, tổng cộng 20.000 quân yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo.

Bên cạnh đó, Chiến dịch Niagra và Chiến dịch Arc Light để hỗ trợ không quân cho Khe Sanh cũng thu hút một lực lượng hùng hậu: 3.300 trực thăng (nhiều hơn số trực thăng chiến đấu của 3 nước Anh, Pháp, Đức cộng lại), không quân Mỹ đã xuất kích 24.000 lần chiếc kể cả máy bay chiến lược B-52, trút hơn 110.000 tấn bom các loại (gấp 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và bằng lượng bom ném xuống Nhật suốt cả năm 1945).

Bảo đảm kỹ thuật - hậu cần cho Khe Sanh, bao gồm tải thương bằng trực thăng (MediVac); và phương thức tiếp tế LAPES (thả dù ở độ cao tầm thấp) thực hiện bởi một cầu hàng không hiện đại, qui mô khổng lồ trên các máy bay trọng tải lớn C-130. Mỹ có thể đáp ứng cho Khe Sanh tới 600 tấn hàng tiếp tế/ngày (trong khi Pháp chỉ cung cấp được cho Điện Biên Phủ 100 tấn). Từ 19 đến 25 tháng Giêng, một hệ thống cảm biến điện tử hiện đại mang bí hiệu Muscle Shoals cũng được triển khai quanh Khe Sanh để hỗ trợ cho các hệ thống trinh sát đường không và trên bộ.


https://lh3.googleusercontent.com/-aog1GZeRZbk/Tn-JmorhFeI/AAAAAAAAAKs/q8Apzz1zMn4/s640/DSC02974.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-f4McOt9R5MU/Tn-JeLAJ33I/AAAAAAAAAKo/tq0Y2BECvvI/s640/DSC02972.JPG


Quân đội Hoa Kỳ ở Khe Sanh được yểm trợ hỏa lực bởi những vũ khí tân kỳ nhất thời đó. Các tổ hợp ra-đa phản pháo mới như SKY SPOT; 16 bộ pháo tự hành trên xe xích “Vua Chiến trường” 175mm bố trí tại trại Carol ở gần Cam Lộ và trận địa trên đỉnh Rockpile, 18 lựu pháo 105mm, 8 lựu pháo 155mm tại các căn cứ pháo binh tại Quảng Trị, pháo yểm trợ tầm trung từ trận địa bắc đèo Hải Vân… Được đặc biệt tin tưởng còn có đạn pháo 105mm COFAM (Combined Ordinance Fragmentary Antipersonnel Munition) nổ từng tràng trên cao, văng vô vàn mảnh bao phủ một tầm sát thương rộng lớn, giống như bom bi; cũng như đạn pháo “tổ ong” (flechettes), khi nổ bắn ra muôn vàn mũi tên thép trong một hình nón 30 độ, rất hữu hiệu chống bộ binh…


https://lh5.googleusercontent.com/-VnO8elPjGPE/Tn-Hh5qCKmI/AAAAAAAAAKc/iiXK5UfcK8U/s640/DSC02965.JPG


Diễn biến chính:

Quân đội Nhân dân Việt Nam chia chiến dịch ra làm 4 giai đoạn:

Đợt 1 (20/1-7/2), Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quận lỵ Hướng Hoá và cứ điểm Huội San (xem trận Huội San, 24-1-1968), diệt cứ điểm Làng Vây (xem trận Làng Vây, 6-7/2/1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Lu đến biên giới Việt - Lào

Đợt 2 (8/2-31/3): phát triển lên vây lấn và pháo kích căn cứ Khe Sanh suốt 50 ngày đêm; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng Đông Quốc lộ 1.

Đợt 3 (1-30/4): đánh quân Mỹ ứng cứu trong chiến dịch Pegasus, giải toả, giữ vững các khu vực làng Khoai, Cu Bốc, các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9.

Đợt 4 (8/5-15/7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh quân Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh.
(Tham khảo chi tiết tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng _9_-_Khe_Sanh#.C4.90i.E1.BB.87n_Bi.C3.AAn_Ph.E1.BB.A7_ th.E1.BB.A9_hai).



Không giống như một số trận đánh khác, Khe Sanh đã chiếm được chú ý của truyền thông đại chúng và công luận ở Mỹ.
25 phần trăm thời lượng phim chiếu trên chương trình truyền hình buổi tối trong tháng 2 và tháng 3 năm 1968 tường thuật tình hình ở Khe Sanh.
Riêng kênh CBS, tỷ lệ này là 50 phần trăm. Viện Gallup đưa ra số liệu, cứ 5 người thì 1 vừa chuyển từ lập trường ủng hộ sang chống chiến tranh trong khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3.
Vì thế, "cách tốt nhất để làm cho Khe Sanh khỏi gây ảnh hưởng xấu đối với công chúng Mỹ là bỏ căn cứ này”. Vậy là, Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.


https://lh6.googleusercontent.com/-Sca0_3yBrgs/Tn-M8P86U3I/AAAAAAAAALM/9YQMlgtTFZI/s640/DSC02983.JPG


Đây là lần đầu tiên QĐNDVN dàn quân ở cấp sư đoàn đối mặt với quân Mĩ. Tuy phải chịu nhiều thương vong do hỏa lực cực mạnh của Mĩ, đặc biệt là bom B-52 rải thảm, song họ cũng gây thiệt hại nặng tương đương cho các lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của Hoa Kì là Thủy quân Lục chiến và quân biệt kích CIDG. Đây là thành tích đáng khích lệ đối với QĐNDVN, khi họ là bên tấn công và hoàn toàn lép vế về hỏa lực.

Với việc Mĩ bỏ Khe Sanh, Hàng rào điện tử McNamara coi như cáo chung. Kế hoạch chiến lược mà Mĩ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh coi như phá sản. Từ đây về sau, không còn căn cứ nào có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường cùng dòng hàng đưa ra tiền tuyến. Do đó có thể nói Trận Khe Sanh là bàn đạp cho các chiến dịch lớn của QĐNDVN sau này (chiến dịch Hạ Lào, chiến dịch Hè 1972...), và cuối cùng là chiến dịch quyết định 1975.
...



Thời gian đã qua đi, nhắc lại quá khứ để hướng đến hiện tại và tương lai, Việt Nam chúng ta bây giờ mở cửa ra toàn thế giới, giao thiệp với bạn bè khắp năm châu. Những ký ức chiến tranh ấy dần dần được khép lại, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển toàn thịnh cho dân tộc, như cái bắt tay đầy hữu hảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara tại Nhà khách Chính phủ ngày 23/6/1997.


https://lh5.googleusercontent.com/-Z0ZhdRAFCoE/ToSxNtpaqWI/AAAAAAAAAwA/k7GOBJK79A8/s400/bat%252520tay%252520lich%252520su.jpg


Nguồn: tổng hợp trên các web.

Đương Phan
30-09-2011, 15:33
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


Tham quan xong, sẵn đấy có văn phòng anh HD, chúng tôi vào giao lưu nói chuyện cùng ăn sáng luôn, với những thứ đã mua ở chợ Khe Sanh lúc sáng.


https://lh6.googleusercontent.com/-CTaWTy3nRXQ/ToBsm3pSLgI/AAAAAAAAAUY/6p34ONQSgcI/s640/DSC08540.JPG


Nạp năng lượng rồi lên đường nào, đoạn đường tây Trường Sơn này khá nhỏ, được đổ bằng bê tông, có thể nói vửa cho 2 chiếc 45 chỗ tránh nhau.


https://lh6.googleusercontent.com/-4NMP-vIc7Lo/Tn-NMfedS-I/AAAAAAAAALU/SMgiGGTL9EE/s640/DSC02987.JPG


Bắt đầu đến đoạn đường của các con đèo, đèo Sa Mù đón chào chúng tôi trong không khí mát lạnh của buổi sáng, Vì con đèo này luôn có sương mù giăng giăng bao phủ nên nó được gọi là Sa Mù.


Đèo Sa Mù có chiều dài 20km.


https://lh5.googleusercontent.com/-Gvf11wxcO_o/Tn-NzS1o5TI/AAAAAAAAALc/roTgooinMi4/s640/DSC02990.JPG


Có khá nhiều khu vực sạt lở được làm lại.

https://lh3.googleusercontent.com/-XBatztUkQG0/Tn-Pb1Zk0lI/AAAAAAAAALg/7PTng-76_3o/s640/DSC02991.JPG


Được làm thành từng tầng giống như ruộng bậc thang, con đường bằng đá nhỏ giống như cầu thang kia là nơi để thoát nước.

https://lh3.googleusercontent.com/-YnXN7Gqkz0s/Tn-PeHKfDZI/AAAAAAAAALo/zCvUj60lMZA/s640/DSC02993.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-dZEoK2fAbi4/Tn-QXljA8LI/AAAAAAAAALs/NpO8YtAWRZg/s640/DSC02996.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/--cYlYX9Xnt4/ToBtGutUELI/AAAAAAAAAUg/zWJFwcgCshE/s640/DSC08541.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 15:45
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


https://lh5.googleusercontent.com/-JlH6h2O8KPY/Tn-QsSzMOUI/AAAAAAAAAL0/enK-DHylxoc/s640/DSC03002.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-_BEf1Fu4H6g/Tn-RN5P6K6I/AAAAAAAAAL4/v_uGWhIMKmc/s640/DSC03005.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-5lZ7nmAhP1o/Tn-RdJFtNKI/AAAAAAAAAL8/icTRf6NSAjo/s640/DSC03006.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-fr6BfQ65Tn0/Tn-SQM0RD6I/AAAAAAAAAMI/JvN0dJXM9YM/s640/DSC03008.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-6SSJtPGLBR0/Tn-SPzSZ68I/AAAAAAAAAME/iY8ducEVBCE/s640/DSC03011.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-FERO99yFSM4/Tn-SQjtP2lI/AAAAAAAAAMM/LO6It5sq1gE/s640/DSC03014.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-dtiB9XmqNns/Tn-TAITtKII/AAAAAAAAAMQ/ca01y_GS71w/s640/DSC03015.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 15:51
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


https://lh6.googleusercontent.com/-Qm9g9eMsTTs/Tn-AOE_GC0I/AAAAAAAAAIc/QurEFoz19OI/s400/DSC01739.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-1n6WVMNKt9g/Tn-AVQnjFqI/AAAAAAAAAI0/lB14QATlfC4/s400/DSC01750.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-LHC19Jbi2TI/Tn-TGUcGbPI/AAAAAAAAAMU/1kpIkvX2D_M/s640/DSC03016.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-GAGHf5Ia_vo/Tn-TVrJINBI/AAAAAAAAAMY/7Vr311AYRd0/s640/DSC03019.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-SoShH1KAyuU/Tn-UBVMmKWI/AAAAAAAAAMc/cQokMHfwZi8/s640/DSC03021.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-E2ZE6WWKLkA/Tn-UQIK5apI/AAAAAAAAAMk/Puk2QFyHQFs/s640/DSC03022.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-cVsgkrjjinU/Tn-U1hywP_I/AAAAAAAAAMo/qksBnO4jLKo/s640/DSC03023.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 15:57
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


https://lh6.googleusercontent.com/-Kavn9aieezo/ToBtOhofziI/AAAAAAAAAUk/MH518nvvBQk/s640/DSC08543.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-hadUTRXASlc/Tn-VEpasU3I/AAAAAAAAAMw/MZ6fKkVkOlg/s640/DSC03025.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-Zo3U_jVJ28o/Tn-VoWDZpWI/AAAAAAAAAM0/qRF70TI0xe8/s640/DSC03027.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-eox4i65TrFM/Tn-V9lPoHwI/AAAAAAAAAM4/fCJbL-ACXQY/s640/DSC03028.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-WiHgiudDWsk/Tn-V_XQukEI/AAAAAAAAAM8/sy9Cpanf850/s640/DSC03030.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-cL8OGn4jBnk/Tn-W5fmGacI/AAAAAAAAANE/chDscgW88U8/s640/DSC03033.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-9UJtIGKaB3w/Tn-XFpBCZOI/AAAAAAAAANI/ThxKDgBMfxA/s640/DSC03035.JPG


Hết đèo Sa Mù, Yeah!

Đương Phan
30-09-2011, 16:13
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)



https://lh4.googleusercontent.com/-zkwbXCA4b74/Tn-XiTdriVI/AAAAAAAAANM/v-uXV_J5Y4w/s640/DSC03036.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-YXpAafutH2U/Tn-Xs2p-XeI/AAAAAAAAANQ/o8Offxvw_I0/s640/DSC03040.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-loanzoMCxnM/Tn-YMaffdPI/AAAAAAAAANU/qjhPDej22Og/s640/DSC03041.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-n7Q3b5Bmlqk/Tn-Yb_q009I/AAAAAAAAANY/jT43zJyNDhA/s640/DSC03043.JPG


Thỉnh thoảng gặp đồng bào dân tộc bên đường.
https://lh3.googleusercontent.com/-vsVPuThZykU/Tn-YhS3WJgI/AAAAAAAAANc/wrHHisHSO6w/s640/DSC03044.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-WuZtAmLuPQE/Tn-aIvnAS8I/AAAAAAAAANo/zzxRy3bs1fY/s640/DSC03045.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-aHF0gba9L-Q/Tn-bE3d3IUI/AAAAAAAAANs/H3AJW0mtr0M/s640/DSC03048.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 16:23
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)



https://lh3.googleusercontent.com/-pRbfB7UFGp0/Tn-aFNQnWAI/AAAAAAAAANg/m5lZUJX0_Rw/s640/DSC03046.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-4QpCVzYNtKc/Tn-aHN-y60I/AAAAAAAAANk/5S-mSlp15GU/s640/DSC03047.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-1QyvLJnHf7Q/Tn-bQPGBc7I/AAAAAAAAAN0/4QWkccIKTTE/s640/DSC03049.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-mV1GN98RdE8/Tn-cM-kOf9I/AAAAAAAAAN8/cTYwxhA9zmU/s640/DSC03051.JPG


Bản Ho, địa điểm tập kết của quân đội Trường Sơn năm xưa.
https://lh6.googleusercontent.com/-kq7FVF24P80/Tn-AYLiGByI/AAAAAAAAAI8/H3cQ90xNCJY/s400/DSC01756.JPG


https://lh4.googleusercontent.com/-ZPiiDt-btrE/Tn-AaOIUE7I/AAAAAAAAAJA/ic694_3bozc/s400/DSC01759.JPG


Thỉnh thoảng bắt gặp các nhà rông khá đẹp.

https://lh5.googleusercontent.com/-iLJBWcwlSaw/Tn-Ab5emXmI/AAAAAAAAAJE/N9MRjYqzd8w/s400/DSC01760.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 16:34
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)



https://lh6.googleusercontent.com/-PcpbUEK9UNs/Tn-bJZp9ZiI/AAAAAAAAANw/3WzNi61hbto/s640/DSC03050.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-Ff75T2lzM-U/Tn-cKLoycpI/AAAAAAAAAN4/5vqDkTAL4mQ/s640/DSC03053.JPG


Kế bên là biên giới.
https://lh5.googleusercontent.com/-Vvm2z51EO7A/Tn-dVdvUqdI/AAAAAAAAAOI/N3Isq2ZqEsI/s640/DSC03056.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-EwYTGZZuSk8/Tn-ddT1YVVI/AAAAAAAAAOM/r5A_zOGEe_0/s640/DSC03057.JPG


Các vòng cua khá gắt.
https://lh5.googleusercontent.com/-pEPV2Gr3QzY/Tn-enWz04dI/AAAAAAAAAOU/JoQ0W-vMTXU/s640/DSC03060.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-3HurhBOJafU/Tn-ezkhzxDI/AAAAAAAAAOY/NoEjDl1mqSE/s640/DSC03061.JPG


Bãi Đạn!
https://lh3.googleusercontent.com/-u6b-xz0H5tg/Tn-e_SjqZeI/AAAAAAAAAOc/qUS-GtHt2kE/s640/DSC03062.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 16:47
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


Bên dòng thác nhỏ.
https://lh3.googleusercontent.com/-DwLdihkwadY/Tn-lPKpTSgI/AAAAAAAAAOs/656LkWJEfHU/s640/DSC03063.JPG


Cầu vồng dưới màn nước. Chiếc cầu vồng này lần đầu tiên tôi nhìn thấy, gói gọn trong màn nước mờ của dòng suối nhỏ, đẹp biết bao!
https://lh6.googleusercontent.com/-6QLIQSZEdv8/Tn-lOi3cdSI/AAAAAAAAAOo/9JCGCH4Kqn0/s640/DSC03065.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-eZPJEx1CZII/Tn-mTvx_16I/AAAAAAAAAO0/YO2dhYyV6Fs/s640/DSC03068.JPG


Cây với màu sắc khá lạ so với xung quanh.
https://lh5.googleusercontent.com/-isb8JtQ3oKw/Tn-mUgdzVGI/AAAAAAAAAO4/Jyy_h9dOKm0/s640/DSC03070.JPG


Cây và người.
https://lh4.googleusercontent.com/-bz4k31F17M0/Tn-ndCAAleI/AAAAAAAAAO8/W45wLs_yMMU/s640/DSC03071.JPG


Cầu khỉ và "con khỉ"!
https://lh6.googleusercontent.com/-gDVH_oHTGIw/Tn-nyoXcnfI/AAAAAAAAAPE/QufyCRIxGgM/s640/DSC03073.JPG


Hình chụp cho thấy độ cong của cầu.
https://lh3.googleusercontent.com/-w-KWETIso5Y/Tn-ntbhWvlI/AAAAAAAAAPA/MEio7yOAQkU/s640/DSC03074.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 16:59
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


Bức tranh phong thủy.
https://lh3.googleusercontent.com/-n8vReXFZoPA/Tn-oi8jgTdI/AAAAAAAAAPI/-GbWfHYnWgo/s640/DSC03075.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-ZfUS35ssIF0/Tn-qClsQ3CI/AAAAAAAAAPY/FsSgc4amtj4/s640/DSC03079.JPG


Đường ngang nối giữa Tây - Đông Trường Sơn.
https://lh5.googleusercontent.com/-V2SLpjHBB8Y/Tn-qKfzU05I/AAAAAAAAAPc/kpiWbsCO8M4/s640/DSC03080.JPG


Dừng lại tại một bia di tích.
https://lh3.googleusercontent.com/-cjPwf9pySXE/Tn-rd_wwutI/AAAAAAAAAPg/xvuQ0aN-5M0/s640/DSC03081.JPG]


https://lh6.googleusercontent.com/-sxCLz_hHRZM/Tn-rxoTMOCI/AAAAAAAAAPk/Z_cRT-2ohX4/s640/DSC03082.JPG


Đẹp! Chắc tại do hoa đẹp!
https://lh5.googleusercontent.com/-XEaDbP0BgQA/Tn-stNWxNmI/AAAAAAAAAPs/MIzrrJLjzOc/s640/DSC03085.JPG


Hù.
https://lh3.googleusercontent.com/-VEy_y5QBYQ4/Tn-syN-HRQI/AAAAAAAAAPw/M-V4lrMJRxw/s640/DSC03087.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 17:22
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


https://lh6.googleusercontent.com/-jRspiQ3KTNI/ToBf8VRQAaI/AAAAAAAAAQA/M4SjVl5UA-g/s640/DSC03089.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-DHlM7kmfCOc/ToBf78CzF2I/AAAAAAAAAP8/7L--f6uSnSc/s640/DSC03091.JPG


https://lh6.googleusercontent.com/-Vi2HzDlczpI/ToBghcZQSII/AAAAAAAAAQQ/8Z3ncscy4Ws/s640/DSC03093.JPG


Các bạn có thể thấy 2 rãnh thoát nước khá sâu ven đường. Điều này khá nguy hiểm nếu bạn chạy nhanh, chủ quan không ôm hết cua khi quẹo thì rất có khả năng lọt xuống rãnh ngó trời mây!
https://lh6.googleusercontent.com/-AOsz6nYETWw/ToBgckJrgfI/AAAAAAAAAQI/b_OFdx5h5-M/s640/DSC03092.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-iShOa9XpRM0/ToBgfDi4O4I/AAAAAAAAAQM/kuNYHKP-8KA/s640/DSC03094.JPG


https://lh5.googleusercontent.com/-OqNzdHm497M/ToBhAOyoyRI/AAAAAAAAAQU/UVr9Y2Rv30E/s640/DSC03096.JPG


https://lh3.googleusercontent.com/-rcdHxvbkiIg/ToBhCYWRkaI/AAAAAAAAAQY/zZ_3VqcvwCA/s640/DSC03097.JPG

code_fantasy
30-09-2011, 17:35
rất cám ơn Bác về những tu liệu, hình ảnh ...về Trường Sơn, rất huyền thoại và huyền bí nữa...những tư liệu về những năm tháng khốc liệt ở Khe sanh, Đường 9... của Bác rất đáng xem...cảnh đẹp, và những con người khám phá mới đáng nể làm sao...trường sơn ơi... thèm 1 lần được vuốt ve, và ôm ấp Trường Sơn...

code_fantasy
30-09-2011, 17:38
mình muốn khám phá trường sơn bắt đầu từ đoạn Kom Tum tới Quảng Trị...mong được bác dành chút thời gian chỉ giáo về lộ trình, những điểm cần đến, Nhà nghỉ khách sạn, chi Phí...cám ơn bác lam lắm...

Đương Phan
30-09-2011, 18:17
mình muốn khám phá trường sơn bắt đầu từ đoạn Kom Tum tới Quảng Trị...mong được bác dành chút thời gian chỉ giáo về lộ trình, những điểm cần đến, Nhà nghỉ khách sạn, chi Phí...cám ơn bác lam lắm...

Bác có thể nói rõ hơn không, như dự định đi bằng phương tiện gì, bao nhiêu ngày, khoảng thời gian nào đi, mấy người, kinh phí dự trù, thích tham quan nhiều hay ít, nghỉ ngơi hay khám phá,...?

Mình thì ko dám dùng từ "chỉ giáo", chỉ sẽ đưa một số ý kiến cho bạn tham khảo thôi.

Thân!

Đương Phan
30-09-2011, 18:32
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)



https://lh6.googleusercontent.com/-WdzBXhClfg0/ToBhm2mqCKI/AAAAAAAAAQk/fbpXsrqXG1M/s640/DSC03100.JPG



https://lh5.googleusercontent.com/-MMmnBt810Es/ToBhqwZBgEI/AAAAAAAAAQo/eGxLvDDDtiA/s640/DSC03101.JPG



https://lh3.googleusercontent.com/-5d97Z_ukWM8/ToBiJVbdwkI/AAAAAAAAAQs/0Z2V-SPwt20/s640/DSC03102.JPG



https://lh3.googleusercontent.com/-TWvjoXw1U28/ToBiKmhk0sI/AAAAAAAAAQw/ISUUeHkxVMU/s640/DSC03103.JPG



https://lh4.googleusercontent.com/-_EZDAT9Jog0/ToBiTkR5HKI/AAAAAAAAAQ0/Kq5hygv9Tm4/s640/DSC03105.JPG



https://lh3.googleusercontent.com/-WjX92L-Kipw/ToBirD_mSAI/AAAAAAAAAQ8/jAWNi7H8tdc/s640/DSC03107.JPG



https://lh4.googleusercontent.com/-wIxJHqXme8s/ToBixq956fI/AAAAAAAAARA/tNPSZSr-24I/s640/DSC03111.JPG

Đương Phan
30-09-2011, 18:46
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)



https://lh4.googleusercontent.com/-92o1HDAy__I/ToBi_gQ94-I/AAAAAAAAARE/htl9dEk9IPo/s800/DSC03112.JPG



https://lh3.googleusercontent.com/-B8knefKt56Y/ToBjQGn-KnI/AAAAAAAAARI/JOM-FsrMfTs/s800/DSC03113.JPG

Đoạn đèo Khu Đăng dài 10km thuộc địa phận xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đèo này cũng thấp, dễ đi.



https://lh4.googleusercontent.com/-5QOE4h2OVko/ToBjXpTRUQI/AAAAAAAAARM/ij59M60j30c/s800/DSC03115.JPG
Con đường nằm cheo leo vách núi.



https://lh5.googleusercontent.com/-RlIadd4BsGo/ToBjihbWEcI/AAAAAAAAARQ/E7cnYjaQXCo/s800/DSC03117.JPG
Sông Long Đại, đoạn đầu nguồn trước khi ra biển Đông bằng cửa Nhật Lệ tại Đồng Hới.



https://lh6.googleusercontent.com/-udVy2ShDMhI/ToBjzYrItaI/AAAAAAAAARY/xCGixkAh52s/s800/DSC03121.JPG
Khói do đốt rẫy.



https://lh4.googleusercontent.com/-RcNS6vT5mdw/ToBj2Oz7r7I/AAAAAAAAARg/pW1V43D47T4/s800/DSC03122.JPG


Qua đèo Khu Đăng, chúng tôi đến điểm dân cư có thể nói là đông nhất trên toàn tuyến Tây Trường Sơn này, đó là xã Trường Sơn, h. Quảng Ninh, Quảng Bình. Bao gồm 2 thôn, thôn đầu tiên Long Sơn, sau là Hồng Sơn. nằm dưới một thung lũng hẹp tuyệt đẹp, chúng tôi dừng lại ăn trưa tại quán cà phê bên đường ( lấy bếp ga nấu nước & ăn mì gói )


https://lh5.googleusercontent.com/-5Fu0I-Dw_Fo/ToWzS2agQOI/AAAAAAAAAwc/2-JDhOK3-fQ/s800/th%2525C3%2525B4n1.x.ts.jpg
Thôn Long Sơn, xã Trường Sơn.


Trước khi đi chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn 1 bình xăng dự trữ nhưng có lẽ không cần thiết lắm, ở đây có bán đủ thứ: xăng lẻ (mắc hơn khoảng 4-5k), cafe, quán ăn.