PDA

View Full Version : [Chia sẻ] Malay - Brunei - Sing - Indo: Ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa Bali



PeterPan
20-11-2010, 15:45
Khi Sir Charles Spencer Chaplin cùng gia đình tới Bali hồi đầu thế kỷ trước, hòn đảo ở nam bán cầu ấy mới chỉ là một điểm đến thu hút chừng 1000 khách du lịch mỗi năm. Gần 100 năm sau, Bali đã là một điểm sáng chói lòa trên bản đồ du lịch thế giới khi thiên đường biển đảo này thu hút tới 2 triệu lượt khách du lịch theo số liệu của năm 2008. Nhắc tới Indonesia là nhắc tới Bali. Nói đến Bali là nói đến một thiên đường có sức hút rất khó cưỡng lại với dân du lịch toàn cầu.

Một sáng đầu Đông khi những cơn gió lạnh rủ nhau ùa về Hà Nội, PeterPan lại khăn gói lên đường với đích đến là Bali. Những tấm vé giá rẻ của Air Asia đã được đặt trước... 8 tháng, để sau đó là quãng thời gian háo hức chuẩn bị, và thậm chí có những khi đã tưởng rằng chẳng thể lên đường vì đủ thứ lý do khác nhau. Bởi vậy, lên đường đúng hẹn đã là một may mắn đầu tiên.

Đó là một hành trình dài ngày nhất và xa xôi nhất của riêng PeterPan. Bali là điểm nhấn và cũng là nơi được mong chờ nhất. Tuy nhiên, trước khi được nối gót "anh hề Charlot" để ngất ngây theo nhịp Kecak trong mùa mưa ở Bali, bước chân của PeterPan sẽ ghi dấu tại Kuala Lumpur, Brunei, Melaka và Singapore. Topic này sẽ tiếp tục là một topic chia sẻ thông tin theo dạng nhật ký giống như những topic trước đây của PeterPan, hy vọng sẽ giúp thêm cho các bạn những thông tin tham khảo hữu ích trước những chuyến đi trong tương lai.


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/7952fe87.jpg

PeterPan
20-11-2010, 15:48
https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/19728554.jpg

Lịch trình chi tiết 15 ngày qua 4 nước Đông Nam Á

Ngày 1:
Sáng: bay Hà Nội - Kuala Lumpur (KL).
Chiều: về nhận phòng tại khách sạn Alamanda tại Chinatown.
Tối: đi ngắm tháp đôi Petronas lung linh trong đêm.

Ngày 2:
Sáng: dậy sớm để đi xếp hàng mua vé lên Sky Bridge của tháp đôi Petronas, đi thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia.
Chiều: lên Sky Bridge, đi chơi vườn chim Kuala Lumpur (Bird Park).
Tối: lên tháp truyền hình Merana (Kuala Lumpur Tower).

Ngày 3:
Sáng: tranh thủ đi thăm đền Sri Mahamariamman rồi ra sân bay LCCT.
Trưa: bay Kuala Lumpur - Brunei.
Chiều: chiêm ngưỡng nhà thờ Hồi giáo Omar Ali Saifuddien, ngắm hoàng hôn mê đắm trên sông Brunei.
Tối: nhận phòng tại hostel Pusat Belia.

Ngày 4:
Sáng: dạo chơi làng nổi Kampong Ayer, ghé qua nhà thờ Hồi giáo Jame'Asr Hassanil Bolkiah, liếc qua Hoàng cung Brunei (Istana Nurul Iman).
Chiều: đáp máy bay ngược trở lại KL.
Tối: quay về nhận đồ đã gửi và tiếp tục thuê phòng ở khách sạn Alamanda.

Ngày 5:
Sáng: đi Putrajaya, dạo chơi và đội nắng ở trung tâm hành chính mới của Malaysia.
Chiều: chiêm ngưỡng nhà thờ Hồi giáo Putra.
Tối: trở lại KL, tranh thủ tới Bukit Jalil mua vé để hôm sau đi Melaka (Malacca).

Ngày 6:
Sáng: bỏ Genting để tránh biển người trong dịp lễ Deepavali (Diwali), làm 1 vòng KL bằng xe hop on hop off (đánh dấu 16/22 điểm của hành trình).
Chiều: lên xe đi Melaka.
Tối: tới Melaka, nhận phòng tại hostel Ringo's Foyer và Kititto, dạo phố đêm Melaka.

Ngày 7:
Sáng: dạo Chinatown để lướt qua đền Cheng Hoon Teng, nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling, đền Sri Poyyatha Vinayagar Moorthi, Bảo tàng Văn hóa Cheng Ho, thăm quảng trường thành phố với tòa nhà Stadthuys, nhà thờ Christ, đài phun nước, bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học, dự buổi lễ nhà thờ sáng Chủ Nhật của giáo dân người Hoa, ăn trưa hoành tráng tại nhà hàng Harper bên sông Melaka.
Chiều: tranh thủ tới Melaka Sentral mua vé để hôm sau đi Singapore, trở lại trung tâm thành phố để thăm bảo tàng thuyền buồm, ngắm toàn cảnh Melaka từ độ cao 80m của tháp Taming Sari.
Tối: đi thuyền dọc sông để ngắm đôi bờ dòng Melaka, về Kititto xem Liverpool làm gỏi Chelsea qua Sopcast.

Ngày 8:
Sáng: dậy sớm để khởi hành đi Singapore, chia tay Melaka khi thành phố này đang náo nức chờ đón chuyến thăm của Tổng thống Áo Heinz Fischer, giữa trưa tới nơi và về nhận phòng tại Pacific Mansion ở khu Orchard.
Chiều: đi chơi ở vịnh Marina, ngắm tượng Merlion, nhà hát Esplanade, đu quay Singapore Flyer.
Tối: trèo lên tầng thượng tháp 1 của tòa nhà Marina Bay Sands để ngắm Singapore về đêm từ Skypark.

Ngày 9:
Sáng: làm 1 vòng quanh Singapore bằng xe hop on hop off của hãng Hoppers, lượn 1 góc của Botanic Garden.
Chiều: về Chinatown để ghé qua nhà thờ Hồi giáo Jamae, đền Sri Mariamman, chùa xá lợi răng Phật.
Tối: ra Sentosa đi dạo bãi biển Siloso, chiêm ngưỡng tượng Merlion khổng lồ, đánh dấu trường quay Universal, xem nhạc nước Song of the Sea.

Ngày 10:
Sáng: bay Singapore - Bali, nối gót Barack Obama thăm Indonesia.
Chiều: tranh thủ đi ngắm đền Ulu Watu trong ánh hoàng hôn, xem show Kecak vô cùng ấn tượng.
Tối: về nhận phòng tại Tune Hotel ở Kuta.

Ngày 11:
Sáng: đi thuyền vượt sông Ayung ở gần Ubud để trải nghiệm chút Amazon giữa lòng Bali.
Chiều: trở lại Kuta và chuyển sang khách sạn Sari Jaya Cottages.
Tối: đi dạo biển Kuta, ngắm mảnh trăng khuyết mùng 6.

Ngày 12:
Sáng: thuê xe trọn gói đi thăm các đền Tanah Lot và Taman Ayun.
Trưa: ăn tại một quán ven đường có view tuyệt đẹp nhìn ra một thung lũng ruộng bậc thang xanh mê mải.
Chiều: chiêm ngưỡng đền Ulun Danu bên bờ hồ Beratan, tạt qua thác Gitgit, sau đó tới Lovina, nhận phòng ở khách sạn Parma có view nhìn ra bờ biển không thể đẹp hơn.
Tối: đi chơi ở khu tượng đài cá heo ở Lovina, đặt tour đi xem cá heo vào sáng sớm hôm sau, ăn đồ địa phương.

Ngày 13:
Sáng: dậy từ sớm tinh mơ, lên thuyền đi "săn" cá heo, lần đầu tiên được tận mắt thấy những vũ điệu của loài động vật vào loại thông minh nhất trong thế giới tự nhiên.
Trưa: ăn tại một nhà hàng tại Kintamani có view trọn cả núi lửa Batur và hồ nước tuyệt đẹp cùng tên.
Chiều: thăm đền Besakih - ngôi đền Mẹ trên đảo Bali với thế tựa lưng vào núi Agung cao nhất đảo (3142m, kém Fansipan của chúng ta đúng 1m).
Tối: về đến Ubud, nhận phòng ở khách sạn Lecuk Inn, đi xem show diễn Legong dance với đoạn kết là một màn Kecak.

Ngày 14:
Sáng: làm 1 vòng thành phố vườn Ubud với những con dốc lãng mạn một cách... quá đáng, tạt qua bảo tàng Blanco, ngắm cảnh đền Gunung Lebah, trú mưa ở quán Cafe Lotus và Cung điện Ubud.
Trưa: thưởng thức món lợn quay Babi Culing trứ danh của Ubud tại quán ăn mang phong cách... cơm bụi Việt Nam.
Chiều: thuê xe chạy thẳng về sân bay Ngurah Rai.
Tối: đáp chuyến bay về KL.

Ngày 15:
Sáng: bay từ KL về Hà Nội, kết thúc chuyến đi.

Chi phí:
- Vé máy bay: 195$ cho 6 chặng bay của Air Asia.
- Ăn, ở, đi lại, mua sắm...: khoảng 550$.
- Các chi phí khách sạn, di chuyển, vé thắng cảnh sẽ nói rõ hơn trong phần sau của topic.

PeterPan
20-11-2010, 15:52
Hành trình đặt vé

Giấc mơ làm 1 vòng Đông Nam Á trên những cánh bay của Air Asia đã đến với PeterPan trong câu chuyện trao đổi cùng một người bạn trong chuyến đi Cửu Trại Câu. Mới đầu, mục tiêu lớn được đặt ra là chinh phục Kinabalu - ngọn núi cao 4096m, cao nhất Malaysia và xếp thứ 10 về độ cao ở khu vực Đông Nam Á (tham khảo thêm tại đây (http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Southeast_Asian_mountains)). Khoảng thời gian mong muốn được ấn định là cuối tháng 04/2010.

Tuy nhiên, nhiều thay đổi trong suốt thời gian chuẩn bị và rình vé rẻ đã khiến lịch trình của PeterPan phải điều chỉnh theo. Đầu tiên, việc chinh phục đỉnh Kinabalu được tạm gác lại để dành cho một chuyến đi khác (hy vọng là trong tương lai gần). Thứ hai, khoảng thời gian của chuyến đi được lùi xuống tháng 11/2010 sau một đêm thức trắng để rình vé rẻ của Air Asia. Đó là một đêm đáng nhớ khi PeterPan lần đầu làm quen với việc đặt vé máy bay trực tuyến, vừa lên lịch trình cấp tốc vừa căn theo đó để đặt vé. Cuối cùng, 6 chặng bay ngang dọc Đông Nam Á đã được đặt thành công mỹ mãn, hơn 11.000km di chuyển với chỉ 195$, thật không còn mong gì hơn thế.

Cũng từ lần đặt vé thành công này, PeterPan đã vững dạ để đặt tiếp một đợt vé rẻ nữa và chắc sẽ còn gắn bó lâu dài với bạn Air Asia dễ thương trong những hành trình sau này.

Không còn Kinabalu trong lịch trình, Bali đương nhiên là điểm đến được mong chờ nhất.


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/5f8afd5f.jpg

taro_misaki
22-11-2010, 20:36
Uổng quá, hụt mất Kinabalu hen. Nhg cũng đang mong chờ viết tiếp về Bali đây peter ơi ;)

PeterPan
23-11-2010, 14:30
@taro_misaki: Mình để dành Kinabalu cho một hành trình khác bạn ạ :), mình sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về Bali theo những gì mình biết để góp phần giúp bạn có chuyến đi như ý.
----------------------------------------------------------------------------------
Selamat petang, Malaysia!

Nói về Malaysia, có cuốn sách đã đúc kết như sau: "Đó là vùng đất có thể có những trận mưa khiến nước ngập đường phố chỉ trong 1 giờ và mọi thứ lại có thể trở nên khô ráo chỉ ngay trong 1 giờ đồng hồ tiếp theo. Đó là đất nước có những loại cây kỳ lạ có thể nuốt gọn những chú chuột tội nghiệp, có những loài cá biết.... đi, những chiếc lá có thể.... nhảy và những bông hoa còn to hơn cả một trái bóng hoặc thậm chí hơn thế nữa (miễn là bạn có thể tìm ra chúng)."

Tất nhiên, câu nói đó chỉ là một lát cắt đặc tả phần nào về Malaysia - một đất nước không chỉ đa dạng về tự nhiên mà còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều tôn giáo, nhiều ngôn ngữ và nhiều số phận con người... Một đất nước chính thức có tên đầy đủ trên bản đồ thế giới hiện đại chỉ từ năm 1963 nhưng lại là nơi có những cánh rừng nguyên sinh tới 130 triệu năm tuổi, có thương cảng đánh dấu sự giao thương giữa 2 lục địa Âu - Á và có đội tuyển bóng đá đã nẫng mất tấm huy chương vàng môn bóng đá nam SEA Games 25 ngay trên tay của thầy trò HLV Henrique Calisto.

Một đất nước như thế quả là một điểm khởi đầu lý thú trong hành trình của PeterPan.

Tấm vé giá rẻ khứ hồi Hà Nội - Kuala Lumpur được đặt xong hồi tháng 03/2010 nhưng sự háo hức khám phá Malaysia đã nhen nhóm trong PeterPan từ rất lâu. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước (nghe xa xôi dữ), sau một chuyến đi của một người thân trong gia đình, PeterPan được biết đến Malaysia qua hình ảnh tòa tháp đôi sừng sững, một sân bay quốc tế nghe nói một trời một vực so với Nội Bài quê mình hay những người phụ nữ bít bùng kín mít mỗi khi ra đường (dù ở đó không có con đường bụi bặm nào mang tên Nguyễn Trãi, Giải Phóng hay 32 như Hà Nội).

Thế mà cũng phải mất tới hơn 10 năm mới có cơ hội được kiểm chứng những gì nghe được và đọc được về Malaysia nhờ đợt Big Sale của Air Asia. Ấn tượng đầu tiên với Air Asia khá tốt: bay đúng giờ, tiếp viên nhiệt tình, máy bay sạch sẽ, có lẽ cũng chỉ cần đến thế với một hãng hàng không giá rẻ. Những bỡ ngỡ trong lần đầu đáp một chuyến bay quốc tế nhanh chóng qua đi để nhường chỗ cho cơn buồn ngủ ập đến chớp nhoáng ngay khi máy bay ổn định độ cao. Thế rồi, chẳng mấy chốc đã thấy Kuala Lumpur dưới cánh bay.

Selamat petang, Malaysia! Chào Malaysia!

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/lcct1.jpg
Ga hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier Terminal - LCCT) - nơi PeterPan trở đi trở lại nhiều lần trong suốt hành trình.

PeterPan
23-11-2010, 14:55
Skybus tuyến KL Sentral <-> LCCT

Có 2 cách mua vé để đi từ LCCT về bến KL Sentral (bến trung tâm của Kuala Lumpur và là đầu mối của nhiều loại phương tiện di chuyển khác nhau).

Cách 1: Mua vé trực tiếp tại LCCT, giá vé 9 RM/người.

Cách 2: Đặt trước ngay khi đặt vé tới LCCT, khoảng hơn 6 RM/người. Bạn chỉ cần đưa cho nhân viên của Air Asia tờ booking, họ sẽ kiểm tra nội dung booking có phần đặt vé Skybus hay chưa rồi đưa cho bạn 1 loại vé dành riêng cho những người đặt qua mạng trước.

Xe chạy thẳng 1 lèo từ LCCT về KL Sentral hoặc theo chiều ngược lại trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Đường đẹp, cảnh vật 2 bên đường cũng nhẹ nhàng, quay đi quay lại đã thấy tháp đôi Petronas thấp thoáng ở cuối chân trời.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/lcct2.jpg
Xe Skybus tuyến KL Sentral - LCCT.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/lcct3.jpg
Bên trong xe Skybus.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur1.jpg
Sau gần 1 giờ xe chạy, tháp đôi Petronas và tháp Kuala Lumpur đã xuất hiện ở phía cuối đường chân trời.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur2.jpg
Đích đến là bến KL Sentral.

PeterPan
23-11-2010, 15:52
KL Sentral và hệ thống giao thông của Kuala Lumpur

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur3.jpg
Một góc bến KL Sentral.

KL Sentral là bến trung tâm của thành phố Kuala Lumpur. Muốn đi tới đâu thì xuất phát từ đây đều tiện vì có rất nhiều lựa chọn. Ngoài bus và taxi đã quen thuộc rồi, bạn có thể sử dụng các loại phương tiện di chuyển khác như monorail, tàu cao tốc hay tàu điện nội đô. Bạn chỉ cần chú ý ga xuất phát và ga bạn muốn đến, từ đó căn theo các line có màu khác nhau để đi cho đúng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/Kuala-Lumpur-Transit-Map.gif
Chú ý: bản đồ bố trí các line không tuân theo khoảng cách thực tế về địa lý, tức là bạn không thể dùng bản đồ này để ứng với các địa điểm trên bản đồ thông thường.

Ví dụ:

- Từ bến KL Sentral, bạn muốn về Chinatown thì sẽ phải đi tàu theo line màu xanh lá cây về bến Pasar Seni, sau đó đi bộ 1 quãng ngắn là tới nơi. Line này có tên Kelana Jaya.
- Từ bến KL Sentral, muốn đi Putrajaya, bạn sẽ đi theo line màu đen có tên KLIA Ekspres/Transit. Đây là line có tàu cao tốc nên thời gian di chuyển được rút ngắn.
- Từ bến KL Sentral, muốn ra bến Bukit Jalil để mua vé đi Malacca, bạn sẽ phải đi theo line màu xanh lá cây Kelana Jaya để tới ga trung chuyển Masjid Jamek, sau đó đổi qua line màu vàng Ampang/Sri Petaling (dân bản địa hay gọi line này là Star) để chạy tới ga trung chuyển Chan Sow Lin rồi đổi hướng đi tàu tới Sri Petaling. Một cách khác là cũng đi line màu đen KLIA Ekspres/Transit tới ga trung chuyển Bandar Tasik Selatan để chuyển qua line màu vàng Ampang/Sri Petaling. Cách thứ ba là sử dụng line màu xanh nước biển KTM Seremban/Rawang, cụ thể như thế nào thì bạn thử căn theo bản đồ ở trên để làm quen nhé.

PeterPan cũng gặp chút bỡ ngỡ khi làm quen với hệ thống giao thông công cộng này và có thể nhiều bạn khác cũng vậy. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, nhỡ có đi nhầm hoặc quá vài ga cũng không sao đâu, bạn cứ bình tĩnh nhìn lại bản đồ hoặc hỏi thêm người đi đường thì chắc chắn sẽ tới được đích cần đến.

dinhnguyen
23-11-2010, 20:36
Bạn ơi KLIA Ekspres là tàu tốc hành non-stop nối liền KL centre và KLIA nên bạn sẽ không xuống được ga Putrajaya đâu! (tham khảo link nha: http://www.kliaekspres.com/erlsb/KLIAEkspres/tabid/90/Default.aspx).

Selamat Datang chứ không phải Selamat Petang!

PeterPan
23-11-2010, 20:59
Chào bạn dinhnguyen,

Mình đã đi KLIA Transit tới Putrajaya với giá vé 9,5 RM. Không rõ bạn đi khi nào mà không xuống được Putrajaya, bạn có thể xem bản đồ ở trên mình đưa, sẽ thấy Putrajaya là ga thứ hai sau khi ra khỏi KL Sentral, trên line màu đen KLIA Ekspres/Transit. Mình có xem link bạn đưa thì đó là KLIA Eskpres, mình đi KLIA Transit, 2 loại hình này chung line màu đen và gọi chung là KLIA Ekspres/Transit.

Selamat datang là Welcome, mình tới Malaysia nên dùng câu này chắc không hợp phải không bạn. Selamat petang là Good afternoon, mình tới Kuala Lumpur vào buổi chiều nên dùng câu này chắc không sai, bạn nhỉ?

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và góp ý!

dinhnguyen
23-11-2010, 21:55
Mình đi KLIA Ekspres hằng ngày đâu có tới được Putrajaya đâu! Hi hi

Đồng ý Selamat Petang!

PeterPan
23-11-2010, 22:03
Đây chính là link mà bạn gửi cho mình, chỉ khác là chọn vào mục KLIA Transit thôi, bạn đọc kỹ nhé:
http://www.kliaekspres.com/erlsb/KLIATransit/tabid/96/Default.aspx


KLIA Transit is a rapid transit service designed specially for commuters and airport personnel. Just like KLIA Ekspres, this train service shares the same tracks as the KLIA Ekspres connecting KLIA and Kuala Lumpur city centre. KLIA Transit however makes 3 quick intermediate stops along key townships - Bandar Tasik Selatan, Putrajaya & Cyberjaya and Salak Tinggi.

dinhnguyen
23-11-2010, 22:52
Bài viết của bạn hứa hẹn sẽ rất hay, mình không có ý làm loãng. Chỉ lưu ý là nếu đi KLIA Ekspres sẽ không tới được Putrajaya đâu. Vì trên bản đồ 2 line đó trùng nhau nên e rằng sẽ có sự nhầm lẫn. Mình chưa bao giờ nói rằng đi KLIA Transit sẽ không đến được Putrajaya.

Thôi, không quấy rầy bạn nữa.

PeterPan
24-11-2010, 00:30
@dinhnguyen: Cảm ơn bạn đã theo dõi topic và góp ý kiến :).
----------------------------------------------------------------------------------
Khách sạn Alamanda

Trước khi sang Kuala Lumpur, PeterPan đã đặt khách sạn Alamanda thông qua trang agoda.vn. Với hầu bao vừa phải, PeterPan chọn Alamanda vì đó là khách sạn duy nhất ở mức hơn 400k tiền Việt một phòng đôi mà không phải sử dụng phòng tắm chung (tất nhiên, chỉ xét trong số những khách sạn được agoda.vn liệt kê).

Lúc đặt cũng hơi lo vì xem qua ảnh trên agoda.vn thì thấy khách sạn hơi cũ. Tuy nhiên, khi tới nơi thì yên tâm hơn. Có lẽ Alamanda vừa có một cuộc chỉnh trang nhan sắc nên nhìn thật thấy mới mẻ, sạch sẽ và tạo cảm giác yên tâm. Đây là khách sạn của người Ấn nằm trên phố Petaling ở khu Chinatown. Trong 4 ngày lưu lại đây, PeterPan có 2 ngày ở tầng 6, 2 ngày ở tầng 4, và chất lượng phòng của tầng 6 tốt hơn nhiều so với tầng 4 (một số phòng bị hỏng đường ống nước). Các bạn đi sau này lưu ý thông tin này nhé.

Khách sạn Alamanda có vị trí khá hay, phía sau là một khoảng sân rộng, sáng sáng có một cụ ông ngồi bẻ bánh mỳ cho một đàn chim bồ câu và vài chú quạ nữa. Từ Alamanda cũng có thể nhìn thấy đền Sri Mahamariamman - một điểm must-see theo gợi ý của Lonely Planet. Từ Alamanda, đi bộ tới ngôi đền này chỉ chưa đầy 5 phút.

Một số thông tin về khách sạn Alamanda để các bạn tham khảo:
Địa chỉ: Số 85, phố Petaling, Chinatown.
Website: www.alamandahotels.com
Mail: [email protected]

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/alamanda1.jpg
Khách sạn Alamanda, đây là mặt quay ra khoảng sân rộng phía sau.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/alamanda2.jpg
Toàn cảnh khách sạn Alamanda.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/alamanda3.jpg
Phòng nào cũng có mũi tên chỉ về hướng Tây - hướng tới thánh địa Mecca - để những người theo đạo Hồi nhìn về phía đó mỗi khi cầu nguyện.

PeterPan
24-11-2010, 03:09
Lang thang đêm Kuala Lumpur

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/chinatown1.jpg
Phố Petaling, xương sống của khu Chinatown.

Nhận phòng ở Alamanda xong thì cũng đến giờ ăn tối, PeterPan tranh thủ lượn ra phố Petaling để lót dạ rồi vác máy ảnh lang thang đêm Kuala Lumpur. Từ Chinatown ra KLCC (Kuala Lumpur City Centre) khoảng 2 km theo đường chim bay, PeterPan cứ nhẩn nha nhắm theo hướng của Kuala Lumpur Tower và Petronas Twin Tower mà đi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur4.jpg

Đó là một buổi tối mát mẻ và dễ chịu. Đoạn đường thú vị nhất là khi đi dọc phố Raja Chulan, hai làn xe chạy ào ào nhưng không có cảm giác căng thẳng và bụi bặm. Bất ngờ thú vị đầu tiên là khi sang đường, một chiếc xe từ xa trờ tới rồi từ từ giảm tốc độ, hai người trong xe đồng loạt vẫy tay mời PeterPan đi qua. Trời ơi, người Kuala Lumpur dễ thương vậy sao?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur5.jpg
Lướt qua tháp Kuala Lumpur, xa xa là tháp đôi Petronas.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur6.jpg
Quán cafe Việt Nam ngay gần chân tháp đôi Petronas.

Cứ lang thang như thế rồi cũng tới tháp đôi Petronas...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur7.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur8.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur9.jpg

PeterPan
24-11-2010, 15:16
Xếp hàng MUA vé lên Skybridge

Giống như hầu hết những khách du lịch lần đầu đặt chân tới Kuala Lumpur, PeterPan cũng đưa việc lên Skybridge nối giữa 2 tòa tháp đôi Petronas vào lịch trình. Trước khi lên đường, những thông tin từ các bạn đi trước đều khẳng định vé lên Skybridge được phát miễn phí. Lonely Planet cũng khẳng định mỗi ngày sẽ có 1640 vé free để lên Skybridge, miễn là bạn có thể xếp hàng càng sớm càng tốt trước khi vé được phát ra từ khoảng 08h30 sáng.

Tuy nhiên, khi PeterPan tới tháp đôi Petronas vào sáng ngày thứ hai của hành trình, đã có chút thay đổi. Việc đi thang máy qua 41 tầng của tháp đôi để lên Skybridge không còn là miễn phí nữa kể từ 01/10/2010. Thay vào đó, bạn sẽ phải lựa chọn các gói (package) tùy theo nhu cầu:

- Gói 1: Chỉ lên Skybridge, giá vé 10 RM/người lớn, 3 RM/trẻ em.
- Gói 2: Lên Skybridge và đài quan sát (Observation Deck), giá vé 40 RM/người lớn, 20 RM/trẻ em.
- Gói 3 (Premium): Lên Skybridge + đài quan sát + dùng bữa tại Malaysian Petroleum Club, giá vé 200 RM/người kèm bữa trưa, nếu dùng món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, hoặc ăn đồ Tây thì giá vé là 350 RM/người. Gói này phải đặt trước 1 tuần.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower2.jpg
Bảng giới thiệu và niêm yết giá các gói lên Skybridge.

Tất nhiên, PeterPan chọn gói 1. Tua nhanh tới đoạn chọn gói nào để lên Skybridge thì nghe có vẻ nhẹ nhàng chứ kỳ thực cũng khá vất vả. PeterPan tới khu vực xếp hàng chờ mua vé lúc 06h40 mà đã có khá nhiều người đang ở đó. Khoảng hơn 2 tiếng sau, hàng lang đã nhốn nháo hơn rất nhiều.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower3.jpg
Không còn 1 chỗ trống.

Tới 09h00, hàng người xếp theo kiểu ziczac chẳng còn chừa ra một khoảng trống nào nữa. Lúc này sẽ có một người đi phát cho từng người khách đang xếp hàng 1 tấm phiếu với với nội dung về số vé (mỗi người được mua tối đa 5 vé), quốc tịch... Tấm phiếu này sẽ giúp việc mua vé nhanh hơn chút ít khi mỗi người tới lượt của mình.

Phải tới 09h40, tức là 3 tiếng sau khi bắt đầu "đặt gạch", PeterPan mới mua được tấm vé của gói 1 (package 1). Cũng là một lần thử cho biết cảm giác chờ đợi để lên Skybridge.

PeterPan
25-11-2010, 02:05
Bảo tàng Quốc gia Malaysia

PeterPan chọn lên Skybridge lúc 13h00 (lúc đó trời nắng, đỡ mù hơn buổi sáng), vì thế trống ra khoảng thời gian từ sau khi mua được vé. Không có sở thích mua sắm nên ở lại tháp đôi cũng phí thời gian, PeterPan tranh thủ về KL Sentral bằng line màu xanh Kelana Jaya rồi từ đó đi bộ qua Bảo tàng Quốc gia Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara3.jpg
Bảo tàng chỉ cách bến KL Sentral chừng 10 phút đi bộ. Nguồn: www.muziumnegara.gov.my

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara1.jpg
Bảo tàng Quốc gia Malaysia (National Museum - Muzium Negara).

Vé vào bảo tàng là 2 RM/người lớn, miễn phí cho học sinh các trường của Malaysia (với điều kiện là phải đi theo đoàn và mặc đồng phục). Bảo tàng này được xây dựng vào năm 1962 và chính thức khánh thành vào ngày 31/08/1963. Bảo tàng có 2 tầng trưng bày chia làm 4 khu tương ứng với các nội dung khác nhau gồm:

- Khu A: Thời tiền sử
- Khu B: Vương quốc Malay
- Khu C: Thời kỳ thuộc địa
- Khu D: Malaysia ngày nay

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara2.jpg
Cổng chính dẫn vào bảo tàng.

PeterPan chỉ có chưa đầy 2 tiếng tại bảo tàng nên chẳng khác nào "cưỡi ngựa xem hiện vật". Bảo tàng thực sự thú vị vì có cách sắp xếp khá khoa học cùng những chú thích, minh họa dễ hiểu và sinh động. Nếu bạn là người quan tâm tới lịch sử nói chung và lịch sử của Malaysia nói riêng, Bảo tàng Quốc gia Malaysia là một điểm không thể bỏ qua.

PeterPan
25-11-2010, 14:25
Bảo tàng Quốc gia Malaysia (tiếp)

Để xem kỹ và hiểu được rõ ràng các khu trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia Malaysia, có lẽ phải cần ít nhất là nửa ngày tỉ mẩn ngắm nghía. Trong khoảng 2 tiếng ở đây, PeterPan chỉ kịp dạo 1 vòng để xem hết 1 lượt các khu trưng bày, nhưng như thế cũng chỉ đủ để có một cái nhìn hết sức sơ lược. Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu về lịch sử của Malaysia, hãy chủ động dành một khoảng thời gian phù hợp để tham quan bảo tàng này, không nên đưa nó vào lịch trình theo kiểu lấp chỗ trống giống như PeterPan.

Vài hình ảnh về Bảo tàng Quốc gia Malaysia:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara4.jpg
Các em học sinh háo hức vào tham quan bảo tàng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara7.jpg
Sảnh lớn giữa các khu của bảo tàng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara5.jpg
Khu tái hiện thời tiền sử.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara6.jpg
Bản đồ con đường giao thương Á - Âu thời xưa.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara8.jpg
Cảnh công nhân cạo mủ cao su trong khu trưng bày tái hiện thời kỳ thuộc địa.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara9.jpg
Một công nhân đang tước vỏ dừa (?).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/muziumnegara10.jpg
Chiếc đầu máy xe lửa ở khu trưng bày ngoài trời.

PeterPan
26-11-2010, 01:51
Petronas Twin Tower và Skybridge

PeterPan trở lại KLCC để chuẩn bị lên Skybridge khi đồng hồ đã chỉ qua 12 giờ trưa. Sau khi tranh thủ đổi thêm Ringit ở tầng 1 của tháp đôi (có một số quầy đổi tiền tỉ giá khá tốt, bạn có thể tham khảo 1 lượt để chọn), PeterPan về tới khu vực hành lang dẫn vào thang máy lên Skybridge thì cũng vừa kịp còn thời gian để ăn trưa. Tuy nhiên, khuyến cáo các bạn không nên ăn cơm hộp của cửa hàng nhỏ đối diện khu phòng chờ lên Skybridge. Thức ăn không hợp khẩu vị của người Việt, nói chung là không ngon mà tính ra lại khá đắt. Một suất khoảng 7 RM, tính ra gần 50k tiền Việt.

Háo hức mãi rồi cũng tới lúc được lên Skybridge. Mỗi lượt lên Skybridge chỉ khoảng 40 người và mỗi người có khoảng 15 phút để kịp đi qua đi lại trên chiếc cầu độc đáo nối giữa 2 tòa tháp đôi. PeterPan cũng chỉ kịp chụp vài kiểu ảnh trước khi anh chàng nhân viên lịch sự thông báo giờ tham quan đã hết. Hình như chả được đến 15 phút, chừng 10 phút là cùng, có lẽ mới được khoảng 7-8 RM thôi chứ chưa hết 10 RM đã bỏ ra mua vé.

Cái cầu sắt đã khiến PeterPan mất hơn 3 tiếng chầu trực để mua vé lên cho bằng được ấy cũng mang nhiều chi tiết thú vị. Cây cầu ở giữa tầng 41 và 42 của 2 tòa tháp sừng sững này là cây cầu 2 nhịp ở độ cao nhất trên thế giới. Với độ cao 170m, cây cầu ngạo nghễ ấy dài 58m và nặng tới 750 tấn - một khối sắp thép đồ sộ giữa không gian. Một điều đặc biệt nữa đó là cây cầu không được thiết kế cố định với 2 tòa tháp mà có độ trượt ra và vào để hạn chế tác động của những cơn gió lớn trên cao.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower6.jpg
Skybridge nối liền 2 tòa tháp đôi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower4.jpg
3 tiếng chờ đợi đổi lại là 15 phút đi qua đi lại trên Skybridge.

PeterPan
26-11-2010, 04:18
Petronas Twin Tower và Skybridge (tiếp)

Trong 15 phút ít ỏi trên Skybridge, PeterPan chỉ kịp chụp vài bức ảnh mang tính... lưu niệm. Đúng là chết cái tội bon chen, xếp hàng chán chê rồi bỏ ra 10 RM để vù lên độ cao 170m, chụp vài kiểu ảnh rồi lại tất tả đi xuống. Những kiểu ảnh chụp vội qua những tấm kính loang loáng thật may là cũng không đến nỗi nào.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower8.jpg
Tòa nhà trụ sở của Public Bank - ngân hàng nội địa lớn nhất Malaysia hiện nay tính theo vốn góp của các cổ đông.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower7.jpg
Ngay chân tháp đôi là công viên KLCC, tòa nhà chạy bao 2 góc công viên là trung tâm hội nghị Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower5.jpg
Khoảng sân phía sau tháp đôi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower9.jpg
Theo PeterPan, view từ Skybridge không đẹp vì bị hạn chế bởi cái khung là 2 toà tháp đôi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower10.jpg
Thôi thì lên 1 lần cho biết, view đẹp thì đành chờ khi lên tháp Kuala Lumpur vậy.

PeterPan
26-11-2010, 18:04
Petronas Twin Tower và Skybridge (tiếp)

Tháp đôi Petronas chính là biểu tượng của một Malaysia hiện đại, là niềm tự hào của một quốc gia Hồi giáo với gần 30 triệu dân này. Tòa tháp đôi là một khối kiến trúc cao 452m và được xây dựng trong suốt 3 năm (từ 1995 tới 1998). Mang hình dáng mô phỏng từ ngôi sao 8 cánh - biểu tượng của đạo Hồi, Petronas Twin Tower thực sự là một điểm nhấn nổi bật trong tất cả những bức ảnh chụp toàn cảnh thủ đô Kuala Lumpur.

Vẫn giữ kỷ lục là tòa tháp đôi cao nhất thế giới sau khi mất danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới về tay tháp Taipei 101, Petronas Twin Tower cũng đồng thời là một ví dụ vô cùng thú vị về một thế giới phẳng trong thời đại toàn cầu hóa.

Những bản vẽ thiết kế công trình vĩ đại này được thành hình bởi kiến trúc sư người Argentine, Cesar Pelli và cộng sự của ông, Djay Cerico. Nhưng không chỉ 2 công dân Argentine này mới xứng đáng được người Malaysia biết ơn. Bộ ba kỹ sư người Haiti là Domo Obiasse, Aris Battista và Princess D Battista chính là những người có công tạo nên bộ khung kết cấu của tòa tháp đôi.

Chưa hết, mỗi tòa tháp đôi lại được thi công bởi những công ty xây dựng đến từ các quốc gia khác nhau. Tòa tháp 1 (Kinetic 1) được thi công bởi công ty Hazama Corporation của Nhật Bản trong khi tòa tháp 2 (Kinetic 2) là phần việc của 2 nhà thầu Hàn Quốc là Samsung C&T và Kukdong Engineering & Construction (nhà thầu này còn bao luôn việc xây dựng và lắp đặt Skybridge). Có một chi tiết thú vị đó là tiến độ xây dựng của 2 tòa tháp là ngang nhau trong thời gian đầu. Tuy nhiên, người Hàn Quốc đã thắng người Nhật Bản trong cuộc đua tiến độ và tòa tháp 2 trở thành tòa kiến trúc cao nhất thế giới khi tòa tháp 1 còn đang dang dở.

Niềm tự hào của người Malaysia được hình thành từ bàn tay của những người ngoại quốc đến từ khắp nơi trên thế giới. Đó là ví dụ tiêu biểu của "một thế giới ngày càng phẳng".

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower12.jpg
Petronas Twin Tower và các tòa nhà cao ngất trời khác. Nguồn: wikipedia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower13.jpg
Một bảng so sánh khác với cả những công trình từ cổ chí kim. Nguồn: wikipedia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower16.jpg
Hình vẽ ngôi sao 8 cánh của đạo Hồi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower11.jpg
Tháp đôi với góc nhìn từ tổ hợp mua sắm Suria KLCC.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower14.jpg
Nét kiến trúc độc đáo của Petronas Twin Tower.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower15.jpg
Tháp đôi Petronas nhìn từ tháp truyền hình Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/twintower17.jpg
Petronas Twin Tower.

PeterPan
27-11-2010, 01:57
KL Bird Park

Rời Petronas Twin Tower sau bữa trưa lần 2 tại Food Court ở tầng 4 của Suria KLCC, PeterPan quyết định đổi gió bằng việc tới thăm Vườn chim Kuala Lumpur (KL Bird Park). Đây cũng là điểm đầu tiên trong hành trình mà chiếc "thẻ sinh viên quốc tế" của PeterPan phát huy tác dụng.

Theo thông tin của Lonely Planet, giá vé vào KL Bird Park là 39 RM/người lớn, 29 RM/trẻ em. Tuy nhiên, thông tin này đã lạc hậu. Giá hiện tại là 45 RM/người lớn, 35 RM/trẻ em và có ưu tiên cho "sinh viên quốc tế". Nở một nụ cười thật tươi và hồn nhiên hết sức với cô nhân viên bán vé người Hồi giáo, PeterPan mạnh dạn hỏi về chuyện giảm giá cho "sinh viên quốc tế". Rất từ tốn và bĩnh tĩnh, cô gái kín mít từ đầu đến chân chỉ hở mỗi mặt ấy chỉ tay xuống dòng chữ: Children/ 35 RM. Thế có nghĩa là "sinh viên quốc tế" thì sẽ được tính theo mức giá dành cho trẻ em. Một kinh nghiệm cho các bạn đi sau này nhé :D.

KL Bird Park là vườn chim vào loại lớn nhất thế giới. Tại đây có hơn 200 loài chim khác nhau với số lượng cá thể lên tới hơn 5000 con. Các loài chim ở KL Bird Park đến từ khắp mọi miền của Malaysia và nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết diện tích khoảng 16 ha của KL Bird Park được bao phủ bởi những tấm lưới khổng lồ. Chính điều này đã tạo cho các cá thể trong vườn chim có được một môi trường thoáng đãng và tự do đi lại cũng như sải cánh thoải mái như trong điều kiện tự nhiên.

Chỉ cách trung tâm Kuala Lumpur chừng 10 phút đi xe, KL Bird Park là một điểm đến thú vị với rất nhiều du khách và nên có trong lịch trình của những ai lần đầu tới Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark1.jpg
Bản đồ khu vực KL Bird Park và các thông tin liên quan. Nguồn: www.klbirdpark.com, click vào đây (http://klbirdpark.com/images/KL_Bird_Park_Map.pdf) để xem kích thước gốc.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark2.jpg
Sơ đồ chi tiết các khu vực trong KL Bird Park. Nguồn: www.klbirdpark.com, click vào đây (http://klbirdpark.com/images/BP_Map_08.jpg) để xem kích thước gốc.

PeterPan
27-11-2010, 02:44
KL Bird Park (tiếp)

KL Bird Park có 4 khu vực chính (xem sơ đồ ở post trước) nhưng PeterPan chỉ đi khu 1, 3 và 4. Các lối đi trong KL Bird Park được thiết kế xen giữa các khu vực một cách hợp lý để du khách không có cảm giác nhàm chán và luôn thấy đủ thú vị để tiếp tục chuyến dạo chơi của mình.

Tả nhiều e rằng dài dòng, đi tham quan vườn chim thì minh họa bằng ảnh là sinh động và dễ hiểu hơn cả. Sau đây là show diễn của các cá thể tại KL Bird Park:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark3.jpg
Một em vẹt "mắt đen, mỏ đỏ". Sau khi đẩy cánh cửa sắt có chăng lưới rất kỹ, du khách sẽ gặp các em vẹt như thế này trước tiên.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark4.jpg
Sau khu của các em vẹt là khu của các em cò trắng đủ loại khác nhau. Em này trông cô đơn ghê.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark5.jpg
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng".

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark6.jpg
Soi gần một em cò trắng muốt.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark7.jpg
Em cò này đang tung tăng đi phơi nắng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark8.jpg
Theo sau em cò trắng là một em mà PeterPan không biết tên.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark9.jpg
Một loại côn trùng rất kỳ dị mà PeterPan không biết tên chính xác. Chúng cứ bay thành từng cụm như thế này nhìn khá vui mắt.

PeterPan
27-11-2010, 03:43
KL Bird Park (tiếp)

Khác với hầu hết các loài chim khác được đi lại tự do trong "cái chuồng lớn" mang tên KL Bird Park, loài diều lửa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Di%E1%BB%81u_l%E1%BB%ADa) (Brahmany Kite) thuộc bộ chim cắt lại được "đặc cách" ở trong những chiếc chuồng hẹp. Diều lửa là loại chim ăn thịt nên việc cách ly chúng với những loài khác trong KL Bird Park là bắt buộc.

Tìm hiểu thêm về loài diều lửa này cũng thấy khá thú vị. Loài chim có sải cánh rộng này là một biểu tượng của đảo Langkawi (phía Tây Bắc của bán đảo Malaysia, gần biên giới với Thái Lan). Cái tên Langkawi cũng được đặt theo loài diều lửa, chữ "lang" là từ chữ "helang" có nghĩa là đại bàng hay chim diều, chữ "kawi" có nghĩa là màu nâu lửa. Còn nữa, diều lửa là linh vật chính chức của thủ đô Jakarta, Indonesia. Tại Ấn Độ, diều lửa chính là loài chim thần Garuda gắn liền với vị thần Vishnu.

Vậy mà, tại vườn chim vào loại lớn nhất thế giới, những chú diều lửa lại ủ rũ trong những chiếc chuồng sắt cách biệt thay vì kiêu hãnh sải cánh giữa không trung. Giá PeterPan mà có tài làm thơ thì cũng tức cảnh sinh tình và nhả chữ ngay được rồi, chí ít cũng phải có một tác phẩm kiểu như "Nhớ rừng" của cụ Thế Lữ...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark16.jpg
Bức tượng diều lửa tung cánh giữa trời xanh Langkawi. Ảnh: Internet.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark17.jpg
Chim thần Garuda và thần Vishnu trong quan niệm của người Ấn Độ. Ảnh: Internet.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark10.jpg
Vậy mà, ở KL Bird Park chỉ là "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt".

PeterPan
27-11-2010, 03:56
KL Bird Park (tiếp)

Chia tay những chú diều lửa ủ rũ, PeterPan đến khu của những anh, chị công và được xem một "hoạt cảnh" khá thú vị ở đây.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark12.jpg
Chàng công bảnh bao đang nghển cổ "tìm mồi" trong buổi chiều đầy nắng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark14.jpg
Mắt chàng ánh lên sự tinh quái, một con mồi nào đó đã vào tầm ngắm?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark13.jpg
Chàng ngay lập tức xòe bộ lông vũ - một tuyệt chiêu của công trống.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark15.jpg
Trời, hóa ra, chàng công bảnh chọe không chỉ nhắm tới 1 mà những 2 "con mồi", thật là éo le. Ảnh: lampx

PeterPan
27-11-2010, 16:18
KL Bird Park (tiếp)

Ngay bên cạnh "sân khấu" của các bạn công là khu cư ngụ của một đàn hồng hạc. Trong khi một "hoạt cảnh" éo le đang diễn ra giữa các bạn công, đàn hồng hạc lại tỏ ra chẳng mấy bận tậm và hầu như án binh bất động, chí ít là trong suốt thời gian PeterPan nhìn thấy chúng.

Điểm thú vị nhất của loài hồng hạc chính là thế đứng trên 1 chân của chúng. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều thời gian để tìm câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: Vì sao loài hồng hạc lại thích đứng trên 1 chân? Một số nhà khoa học Mỹ tin rằng họ đã có câu trả lời khi tuyên bố rằng hồng hạc có kiểu đứng độc đáo như vậy là vì chúng muốn có sự tuần hoàn máu tốt hơn đồng thời điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, một số nhà khoa học khác lại cho rằng hồng hạc cũng giống với một số loài khác có khả năng chỉ hoạt động một nửa cơ thể, phần còn lại rơi vào trạng thái... ngủ.

Những con hồng hạc mà PeterPan nhìn thấy ở KL Bird Park hầu hết đều trong trạng thái đứng trên 1 chân, chân còn lại co lên còn đầu thì ngoẹo hẳn về phía sau để gác lên phần thân. Thoạt nhìn, chúng giống như đang ngủ vậy.

Và ở đây cũng có một "hoạt cảnh"...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark18.jpg
Cả đàn hồng hạc con thức, con "ngủ".

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark19.jpg
Một kẻ lạ mặt bất ngờ xuất hiện.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark20.jpg
Trong khi nhiều bạn hồng hạc đang "ngủ say"...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark21.jpg
... kẻ lạ mặt bắt đầu sục sạo.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark22.jpg
Một con hồng hạc có lẽ được giao nhiệm vụ cảnh giới cho cả đàn nhưng nó lại không nhận ra sự xuất hiện của kẻ lạ mặt kia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark23.jpg
Kẻ lạ mặt: "Cả nhà cả cửa sao chả có cái gì giá trị nhỉ?"

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark24.jpg
Thế nên, kẻ lạ mặt rút sớm cho lành.

PeterPan
28-11-2010, 02:24
KL Bird Park (tiếp)

Bạn sẽ khó có cảm giác nhàm chán khi dạo chơi ở KL Bird Park. Khi đã cảm thấy quen với những cá thể biết bay, bạn sẽ được ngắm nhìn những cá thể biết... bơi. Một hồ nước hình tròn cùng một thác nước nhân tạo được khéo léo đưa vào một khu chuồng chim, giúp khách du lịch có những giây phút "đổi gió".

Cạnh hồ nước có một máy bán thức ăn khô tự động, chỉ cần bỏ tiền xu vào, bạn sẽ nhận được vài gói thức ăn khô. Cá ở đây đã được hình thành phản xạ có điều kiện từ lâu, vì thế bạn chỉ cần rắc thức ăn khô là chúng sẽ rủ nhau bâu kín trong nháy mắt. Nhưng lũ cá này cũng rất văn minh và có tổ chức. Khác với cảnh những con cá to bằng bắp tay của những lực sỹ thể hình tranh nhau mồi khô mà PeterPan vẫn thấy ở Trung Quốc, cá ở Malaysia biết nhường nhịn nhau hơn. Chúng cứ tuần tự nối đuôi nhau bơi thành một vòng tròn để rồi con nào cũng có phần mồi khô. Đó là một cảnh tượng thật thú vị.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark26.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark27.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark28.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark29.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark30.jpg

PeterPan
28-11-2010, 02:48
KL Bird Park (tiếp)

Hàng xóm thân thiết của các bạn cá văn minh kể trên là những chú vịt Carolina đầy màu sắc. Đây là loài vịt có xuất xứ từ Bắc Mỹ (còn có tên khác là vịt Wood). Vịt Carolina là một loài vật dễ thương và màu sắc của chúng khiến rất nhiều du khách bị thu hút.

Và chính cái vẻ ngoài đẹp đẽ ấy đã từng làm hại vịt Carolina. Vào cuối thế kỷ 19, số lượng vịt Carolina trong tự nhiên giảm mạnh một phần vì môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn hơn là vì sự săn bắn vô tội vạ của con người. Những tay thợ săn ở Bắc Mỹ hạ gục những con vịt Carolina để lấy thịt và sau đó gửi bộ lông vũ tuyệt đẹp của chúng sang Châu Âu để phục vụ thị trường mũ của các quý bà.

Đầu thế kỷ 20, số lượng vịt Carolina trở nên vô cùng ít ỏi. Chúng có lẽ đã tiệt chủng nếu con người không kịp thức tỉnh với những biện pháp khẩn cấp. Những con vịt Carolina dần xuất hiện nhiều trở lại trong những năm 20 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, cũng phải tới khoảng 7 năm gần đây, số lượng vịt Carolina mới thực sự tăng mạnh. Hiện nay, mỗi thợ săn ở Bắc Mỹ chỉ được phép bắn 2-3 con vịt Carolina mỗi ngày. Đó là một biện pháp để hài hòa giữa nhu cầu của con người và sự sống còn của loài chim nước có vẻ ngoài vô cùng sặc sỡ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark25.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark33.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark34.jpg

dulichmientay
28-11-2010, 08:36
Đọc bài bạn viết thật thú vị , mình có đi xem bird park chắc cũng là cưỡi ngựa xem hoa , cám ơn bạn vì nhiều thông tin bổ ích và thực tế :)

PeterPan
28-11-2010, 22:09
KL Bird Park (tiếp)

Vịt Carolina có thể khiến người ta thích thú bởi vẻ ngoài bắt mắt của nó. Những con công có thể khiến bạn bật cười với màn "tay ba" hay trầm trồ bởi bộ lông vũ sặc sỡ. Những con hồng hạc với thế đứng 1 chân độc đáo cũng có thể khiến bạn dành nhiều thời gian để nhìn ngắm. Tuy nhiên, chẳng có loài chim nào ở KL Bird Park sánh được với chim mỏ sừng (hornbill).

Không phải ngẫu nhiên mà chim mỏ sừng được chọn là biểu tượng của KL Bird Park. Đây là loại chim phân bố khá rộng tại các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Châu Phi, Châu Á và một phần của Châu Đại Dương. Chim mỏ sừng có tới 55 loại khác nhau và mỗi loại lại mang một dáng vẻ riêng bên cạnh đặc điểm chung nhất là cái mỏ cong.

Ở một quốc gia nhiệt đới như Malaysia, chim mỏ sừng phân bố tại công viên quốc gia Taman Negara, Fraser's Hill, Langkawi, công viên quốc gia Gunung Mulu, Kinabatangan, thung lũng Sabah's Danum và công viên quốc gia Mount Kinabalu. Ở KL Bird Park, chim mỏ sừng được ưu ái dành riêng cho một khu vực khá rộng lớn nằm ở đoạn giữa khu 3 và khu 4.

PeterPan "chạm trán" với các bạn chim mỏ sừng khi vào quán Hornbill (nằm trọn trong khu dành riêng cho chim mỏ sừng). Quán cafe này có một ban công rất tuyệt với view nhìn ra cả một không gian xanh phía trước, ở đó có những cánh bay của chim mỏ sừng. Và một trong số đó đã sà xuống ngay gần bàn của PeterPan...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark35.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark36.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark37.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark38.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark39.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark40.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark41.jpg

PeterPan
29-11-2010, 00:22
KL Bird Park (tiếp)

Điểm đáng chú ý cuối cùng trong chuyến dạo chơi của PeterPan tại KL Bird Park là khu chuồng vẹt. Ở đó có đủ loại vẹt khác nhau. Từ những con vẹt có kích cỡ nhỏ bé khá quen mắt cho tới những con vẹt to đùng được nhốt trong những cái chuồng riêng. Bọn vẹt nhỏ được tự do bay nhảy ngay trên lối đi dành cho du khách. Chúng rất dạn người và sẵn sàng sà vào tay bạn để ăn một mẩu bánh hay một thứ quả gì đó.

Nốt vài bức ảnh ở khu chuồng vẹt trước khi chia tay KL Bird Park:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark42.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark43.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark44.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark45.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark46.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark47.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/birdpark48.jpg

PeterPan
29-11-2010, 01:14
Tháp Kuala Lumpur

Từ KL Bird Park, PeterPan đi taxi về tháp Kuala Lumpur. Để đi taxi ở một số nơi như tháp đôi Petronas hay KL Bird Park, bạn sẽ phải mua coupon với mức giá cố định cho các tuyến định sẵn. Ví dụ, từ KL Bird Park đi taxi về tháp Kuala Lumpur hết 18 RM theo giá ghi trên coupon.

Tháp Kuala Lumpur (Kuala Lumpur Tower, Merana Kuala Lumpur hay tháp truyền hình Kuala Lumpur) được khánh thành vào năm 1996 sau 5 năm xây dựng. Chiều cao tính cả anten của tháp là 421 m trong khi độ cao tính tới tầng cao nhất là 335 m. Ngoài chức năng là một tháp truyền hình, tháp Kuala Lumpur còn được sử dụng làm nơi quan sát kỳ trăng để đánh dấu sự bắt đầu của các tháng đạo Hồi như Ramadan, Syawal và Zulhijjah.

Cùng với tháp đôi Petronas, tháp Kuala Lumpur thực sự là một biểu tượng của Kuala Lumpur nói riêng và của Malaysia nói chung.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kualalumpur4.jpg
Bản đồ khu vực tháp đôi Petronas và tháp Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower1.jpg
KL Tower trong so sánh với các tháp truyền hình khác trên thế giới. Nguồn: wikipedia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower3.jpg
Tháp Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower11.jpg
Dưới chân KL Tower.

PeterPan
29-11-2010, 02:05
Tháp Kuala Lumpur (tiếp)

Mức vé thấp nhất tại tháp Kuala Lumpur là 38 RM/người lớn và 28 RM/ trẻ em ("thẻ sinh viên quốc tế" không có giá trị ở đây). Với 38 RM bỏ ra, bạn sẽ được lên đài quan sát để ngắm toàn cảnh Kuala Lumpur, vào xem vườn thú ở chân tháp với rất nhiều loài động vật độc đáo, cưỡi ngựa chụp ảnh (sẽ được đi 2 vòng nếu cân nặng của bạn nhỏ hơn 50kg) và thử cảm giác của một tay đua với máy giả lập xe đua công thức 1. Nếu bạn có hầu bao rủng rỉnh, bạn cũng có thể mua vé kèm theo một bữa ăn tối tại nhà hàng ở tầng trên của đài quan sát. PeterPan không nhớ chính xác, có lẽ giá vào khoảng hơn 150 RM/người.

PeterPan tới KL Tower khi trời chạng vạng và đã được ngắm một cảnh hoàng hôn khá thú vị từ độ cao 276 m của đài quan sát, sau đó là một Kuala Lumpur lung linh ánh đèn trong đêm.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower2.jpg
Tòa nhà có hình dáng như một quả tên lửa hướng lên bầu trời là trụ sở của ngân hàng Maybank. Phía trái khung hình và gần tòa nhà có mái hình tròn là sân vận động Merdeka - nơi đội U22 Việt Nam từng thắng chủ nhà Malaysia để giành Merdeka Cup vào năm 2008.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower4.jpg
Những mảng xanh xen kẽ những khối bê tông chọc trời.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower6.jpg
Từ góc nhìn này không thể thấy Skybridge của tháp đôi Petronas.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower7.jpg
Ở góc nhìn này, có thể dễ dàng nhìn thấy thánh đường quốc gia Malaysia (gồm 1 tháp cao và tòa nhà có mái màu xanh). Ở xa phía sau là tòa tháp Telecom.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower8.jpg
Cột cờ 100m (cao nhất thế giới) đánh dấu ngày Malaysia giành được độc lập (31/08/1957).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower9.jpg
Hoàng hôn Kuaka Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower10.jpg
Kuala Lumpur về đêm.

PeterPan
30-11-2010, 21:59
Tháp Kuala Lumpur (tiếp)

Rời tháp Kuala Lumpur, PeterPan tạt qua khu trưng bày các loại động vật khá độc đáo. Bản chỉ việc chìa tấm vé đã mua với giá 38 RM khi vào KL Tower, nhân viên ở đó sẽ đưa qua máy quét là xong. Khu trưng bày không lớn lắm nhưng lại tập trung rất nhiều loài lạ mắt, từ rắn rết cho tới tắc kè, từ khỉ cho tới những con chuột bé xíu. Thực sự, có một số loài PeterPan mới nhìn thấy lần đầu tiên luôn. Nếu ghé thăm tham tháp Kuala Lumpur, bạn rất nên dành chút thời gian tạt qua khu trưng bày này để xem cho biết.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower15.jpg
Lối vào khu trưng bày.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower12.jpg
2 trong số rất nhiều con kỳ đà ở khu trưng bày.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower13.jpg
Một loài khỉ nhỏ xíu mà PeterPan chưa bao giờ được thấy trước khi tới đây.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower14.jpg
Một chú chuột không có lông, thay vào đó là lớp da nhẵn nhụi.

Hai tiết mục tiếp theo là cưỡi ngựa chụp ảnh và trò chơi giả lập đua xe công thức 1 (đều dùng chung tấm vé 38 RM kể trên). Vụ cưỡi ngựa chụp ảnh thì hơi bị bôi bác. Các bạn nữ nhẹ hơn 50 kg sẽ được ngồi trên ngựa và được nài ngựa giúp đi vòng vòng quanh một khoảng sân nhỏ. Các bạn nam thì chỉ được lên ngựa, pose vài tư thế và... chỉ có thế. Tiết mục trò chơi giả lập đua xe công thức 1 thì thú vị hơn chút xíu, tuy nhiên, với khoảng 10 phút vừa làm quen với máy vừa chơi thì chỉ có tính chất... giết thời gian mà thôi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kltower16.jpg
Những mô hình giả lập đua xe công thức 1.

PeterPan
30-11-2010, 22:22
Ông lão và đàn chim bồ câu

Sáng sáng, ở khoảng sân rộng phía sau khách sạn Alamanda, có một ông lão nhàn tản ngồi bẻ từng mẩu bánh mì để cho đàn chim bồ câu (cũng có thêm vài chú quạ đi lạc nữa). Tranh thủ buổi sáng rảnh rỗi trong ngày thứ 3 của hành trình, PeterPan đã lặng lẽ quan sát cảnh tượng thú vị này.

Ông lão chẳng cần quan tâm tới điều gì khác ngoài đàn chim bồ câu (chẳng rõ là của ông, do ông nuôi hay là lũ chim sinh sống tự nhiên rồi quen mùi bánh mì mà ngày ngày tìm đến). Lũ chim bồ câu như những đứa trẻ đang được ông lão chăm chút. Chúng cứ quấn lấy xung quanh ông lão như lũ con nhỏ bên người cha già.

Thế rồi, chốc chốc, đàn chim lại tung cánh bay rợp cả một khoảng sân. Tiếng đập cánh của chúng làm xao động buổi sáng trong vắt tưởng như không thể có ở một chốn ồn ã, náo nhiệt như Chinatown.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/oldman1.jpg
Ông lão nhàn tản bên đàn chim bồ câu.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/oldman2.jpg
Cẩn thận bẻ từng miếng bánh mì cho "đàn con nhỏ".

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/oldman6.jpg
Đàn bồ câu quá dạn người đến nỗi tiếng bước chân của PeterPan cũng chẳng khiến chúng mảy may quan tâm.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/oldman5.jpg
Lũ chim bồ câu đang "nghỉ giữa hiệp" sau khi ních đẫy bánh mì.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/oldman3.jpg
Thế rồi chúng "vút bay"...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/oldman4.jpg
... và tung cánh trên bầu trời xanh.

PeterPan
01-12-2010, 00:58
Đền Sri Mahamariamman

Một trong những điểm tại Chinatown được Lonely Planet đánh giá cao và giới thiệu với dân du lịch là đền Sri Mahamariamman. Được xây dựng vào năm 1873, ngôi đền 137 năm tuổi này chính là đền thờ Hindu lâu đời và giá trị nhất tại Kuala Lumpur.

Gắn liền với một giai đoạn lịch sử của Kuala Lumpur nói riêng và Malaysia nói chung, đền Sri Mahamariamman cũng trải qua không ít thăng trầm. Năm 1873, ngôi đền này được K. Thamboosamy Pillai khởi công xây dựng tại vị trí gần ga xe lửa Kuala Lumpur với mục đích ban đầu chỉ đơn giản là để dùng làm một đền thờ riêng cho gia đình ông.

8 năm sau, đền Sri Mahamariamman được chuyển về vị trí như hiện nay (nằm trên phố Tun H.S. Lee). Vào năm 1887, đền bị kéo sập và thế vào khoảng trống còn lại là một bức tường gạch. Cuối những năm 20 của thế kỷ trước, nhà Pillai quyết định trao quyền quản lý đền cho một hội đồng gồm những người có đủ độ tin cậy.

Tuy nhiên, phải tới năm 1968, bức tường gạch kể trên mới bị phá đi để mở lại lối vào ngôi đền. Kể từ đó, đền Sri Mahamariamman mang kiến trúc như hiện nay. Điểm nhấn của ngôi đền là cổng vào dạng tháp (gopuram) với rất nhiều bức tượng mang phong cách Nam Ấn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple2.jpg
Từ khách sạn Alamanda tới đền Sri Mahamariamman chỉ mất chưa đầy 5 phút đi bộ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple3.jpg
Cổng đền dạng tháp gopuram.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple4.jpg
Những bức tượng nhiều màu sắc của đền Sri Mahamariamman.

PeterPan
01-12-2010, 02:22
Đền Sri Mahamariamman (tiếp)

Đền Sri Mahamariamman gồm có 4 phần: tòa cổng 5 tầng dạng tháp (gopuram), điện thờ chính, cỗ xe ngựa bạc và tòa nhà Bangunan Mariamman.

Gopuram 5 tầng là kiến trúc đáng chú ý nhất và cũng đạt độ cao lớn nhất của đền Sri Mahamariamman. Với chiều cao 22,9 m, tòa cổng có dạng kim tự tháp cụt chóp này nổi bật với 228 bức tượng các vị thần của đạo Hindu. Tất cả những bức tượng sống động này đều được chế tác bởi những thợ thủ công đến từ Nam Ấn Độ. Đền Sri Mahamariamman được xây dựng mô phỏng theo hình dáng của một người nằm ngửa mặt lên trời, đầu quay về phía Đông, chân hướng về phía Tây. Gopuram 5 tầng chính là đôi chân của cơ thể ấy. Bước qua gopuram là bước qua ngưỡng cửa giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple5.jpg
Dãy nhà đối diện đền Sri Mahamariamman bị trống ra một khoảng ứng với gopuram.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple6.jpg
Những bức tượng nhiều màu sắc trên gopuram.

Nếu gopuram là chân thì điện thờ chính của đền Sri Mahamariamman là đầu. Điện thờ được lát đá màu đỏ và có không gian rộng mở với rất nhiều họa tiết hoa văn đa dạng về màu sắc, hình dáng. Điện thờ được chia làm nhiều gian thờ khác nhau với trung tâm là chính điện thờ nữ thần Sri Maha Mariamman. Những người Ấn Độ tha hương coi nữ thần Sri Maha Mariamman là người bảo vệ cho họ ở nơi đất khách, quê người.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple8.jpg
Điện thờ chính của đền Sri Mahamariamman.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple9.jpg
Một thầy tu đang lau rửa chính điện thờ nữ thần Sri Maha Mariamman.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple10.jpg
Điện thờ chính sáng bừng trong nắng sớm.

Không hiểu vì sao PeterPan không nhìn thấy cỗ xe ngựa bạc - điểm đáng chú ý thứ ba trong đền Sri Mahamariamman. Cỗ xe ngựa quay về hướng động Batu (cũng do K. Thamboosamy Pillai tìm ra) là một phần không thể thiếu của lễ hội Thaipusam hàng năm. Nó được làm tại Ấn Độ với 12 phần khác nhau rồi được vận chuyển bằng đường biển sang Malaysia trước khi được lắp ráp hoàn chỉnh. Được chế tác năm 1893, cỗ xe ngựa cao tới 6,5 m này tiêu tốn tới 350.000 RM và 350 kg bạc.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple7.jpg
Cỗ xe ngựa trên gopuram có lẽ được mô phỏng theo cỗ xe ngựa bạc cao 6,5 m ở trong khuôn viên đền.

Kiến trúc đáng chú ý thứ tư của đền Sri Mahamariamman là Bangunan Mariamman. Đây là một tòa nhà 6 tầng với ngân sách xây dựng lên tới 13 triệu RM. Tọa lạc ở phía sau đền Sri Mahamariamman, tòa nhà Bangunan Mariamman là nơi ở và làm việc của các thành viên hội đồng quản lý đền Sri Mahamariamman.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple1.jpg
Đền Sri Mahamariamman nhìn từ ô cửa sổ của khách sạn Alamanda. Phía sau đền là tòa nhà Bangunan Mariamman.

PeterPan
01-12-2010, 02:33
Đền Sri Mahamariamman (tiếp)

Để vào được đền Sri Mahamariamman, du khách sẽ phải bỏ lại giầy dép ở một quầy nhỏ phía ngoài với giá 50 sen (0,5 RM) cho công trông giữ. Trước khi bước chân qua cổng chính, du khách sẽ được một người đàn ông chấm một chấm nhỏ bằng bột đỏ vào trán rồi nhận từ tay người này một túi nylon nhỏ có sữa dê. PeterPan cũng không phải là ngoại lệ.

Đặt những bước chân trần vào khoảng sân phía trong đền, PeterPan thấy mình như đang ở... Ấn Độ. Đó là một không gian tôn giáo đậm đặc và vô cùng đặc trưng. Mùi hương trầm phảng phất nhưng cũng đủ đánh động khách phương xa rằng họ đã đặt chân vào một chốn thâm nghiêm.

Theo chân những người Ấn đi lễ buổi sáng, PeterPan bước vào điện thờ chính của đền Sri Mahamariamman. Túi sữa dê trên tay PeterPan sau đó được chuyển cho một thầy tu Hindu như một lễ vật cúng dường. Lẳng lặng chọn cho mình một góc khuất trong điện thờ, PeterPan nhàn tản ngồi ngắm nhìn những con người đang sống hết mình với đức tin của họ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/sritemple11.jpg

Rời đền Sri Mahamariamman với những ấn tượng đầu tiên về đạo Hindu, PeterPan gói ghém đồ đạc rồi nhanh chóng di chuyển tới LCCT (ga hàng không giá rẻ của Air Asia). Tạm chia tay với Malaysia để ghé qua Brunei, một đất nước nhỏ bé nhưng không kém phần thú vị...

PeterPan
02-12-2010, 13:10
24 giờ ở Brunei

Với PeterPan, Brunei luôn gợi nên những tò mò. Một quốc gia nhỏ bé chỉ có diện tích khoảng 5.765 km2 nhưng lại có thu nhập bình quân đầu người lên tới 25.386 USD theo số liệu của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) trong năm 2009. Một đất nước chỉ có chưa đầy 400.000 dân nhưng lại có thủ đô sở hữu cái tên vào loại dài nhất thế giới (bạn hãy thử nhớ và viết ra ngay mà không cần tới Google nhé).

Bởi vậy, Brunei đã xuất hiện trong lịch trình của PeterPan như một điểm đến không thể bỏ qua. Đó là một cuộc khám phá chỉ gói gọn trong 24 giờ đồng hồ nhưng hứa hẹn những điều thú vị hơn rất nhiều những thông tin từ những trang sách.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/mapklbrunei.jpg
Sơ đồ chặng bay Kuala Lumpur - Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei1.jpg
Tạm biệt Kuala Lumpur, sẽ trở lại sau 24 giờ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei2.jpg
Những hòn đảo nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Borneo.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei3.jpg
Đã tới đảo Borneo - đảo lớn thứ ba trên hành tinh. Dòng sông đổ ra biển lớn kia vẫn thuộc lãnh thổ Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei4.jpg
Nhưng dòng nước nhỏ bên trái này đã thuộc Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei5.jpg
Sân bay Brunei khá nhỏ nhưng sạch sẽ và hiện đại.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei6.jpg
Brunei Darussalam.

PeterPan
03-12-2010, 01:47
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Ngày 21/06/1521, hải đoàn của nhà hàng hải vĩ đại Ferdinand Magellan (http://en.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_Magellan) đã cập bến Brunei. Nhật ký hải trình ghi lại rằng Magellan cùng các thủy thủ của ông được một hoa tiêu có tên là Moro dẫn đường và họ đã lưu lại ở Brunei tới 35 ngày. Lúc bấy giờ, Brunei đã là một thương cảng sôi động trên tuyến đường giao thương giữa Trung Quốc với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng như những xứ sở xa xôi tận trời Âu. Người Brunei thậm chí còn khiến thủy thủ đoàn của Magellan phải ghen tị khi họ phô trương thanh thế bằng màn trình diễn của những thớt voi đã thuần hóa hay khẩu đội súng thần công lên tới 62 khẩu (gấp 5 lần so với khẩu đội trên những chiếc thuyền của Magellan). Chưa hết, những vị khách tới từ Châu Âu còn phải trầm trồ khi được chiêm ngưỡng những món đồ sứ tinh xảo vốn chưa được phổ biến rộng rãi ở lục địa già, hay những chiếc kính đeo mắt mà dân tóc vàng mắt xanh vẫn còn ít được thấy.

489 năm sau, PeterPan nối gót Magellan đặt chân tới Brunei trong một ngày nắng đẹp đầu tháng 11. Không có được quỹ thời gian tới 35 ngày như nhà hàng hải vĩ đại, PeterPan chỉ có vỏn vẹn 24 giờ để khám phá đất nước nhỏ bé song lại có một lịch sử vô cùng thăng trầm, biên động. Thế nhưng, chừng đó cũng là tạm đủ để có một cái nhìn khái quát về Brunei - một quốc gia hùng mạnh từ thế kỷ 14 tới thế kỷ 16 (lãnh thổ bao gồm cả phía Nam của Philippines cũng như các bang Sarawak và Sabah của Malaysia ngày nay).

Chẳng rõ Magellan và thủy thủ đoàn của ông đã lưu lại Brunei trong điều kiện như thế nào suốt 35 ngày, ngay trên thuyền của họ hay trong những tòa điện lộng lẫy? Với PeterPan, việc tìm 1 chỗ nghỉ lại tại Brunei bị giới hạn bởi hầu bao khiêm tốn. Các khách sạn tầm tầm ở đất nước này thường có giá từ 40-50 $ Brunei trở lên ($ Brunei ngang $ Sing, bằng khoảng hơn 15.000 VND). Sau thời gian tìm hiểu và sàng lọc các phương án, lựa chọn phù hợp nhất (với túi tiền) là Pusat Belia. Đây là một trung tâm thể thao của thủ đô Bandar Seri Begawan nhưng được trưng dụng làm nơi tá túc của dân du lịch bụi từ lâu nay. Giá thì đủ mềm để PeterPan không còn phải lăn tăn gì nữa: 10$ Brunei/người trong phòng dorm 4 giường (2 giường 2 tầng).

Tạm gọi Pusat Belia là 1 hostel vì nó hội tụ khá đầy đủ các đặc điểm thường thấy của 1 hostel. Khu vệ sinh dùng chung (ở ngoài phòng và trong 1 khu riêng) khá sạch sẽ, phòng dorm rộng, đầy đủ chăn gối và đệm. Thủ tục check in cũng rất đơn giản: chỉ việc khai một tờ khai rồi trả 10$ Brunei/người là được trao chìa khóa (lúc trả phòng chỉ việc bỏ vào một chiếc hòm nhỏ gần quầy lễ tân). Trước khi đi, PeterPan được nhắc về việc Pusat Belia chia 2 khu nam và nữ riêng do Brunei là một quốc gia Hồi giao khá khắt khe. Tuy nhiên, người quản lý ở đây đã linh động cho cả đoàn của PeterPan ở chung 1 phòng, 4 người và 2 giường dorm 2 tầng, thật không còn gì tiện bằng.

Yên tâm về 1 đêm không quá đắt đỏ ở Brunei, PeterPan nhẹ nhõm vác máy ảnh đi "săn" hoàng hôn sắp buông ở nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei7.jpg
Xe buýt màu tím ở Brunei, mỗi lượt đi tốn 1$ Brunei/người. Ra khỏi sân bay, chỉ việc bắt bất cứ xe buýt màu tím nào (y như bắt xe khách ở Việt Nam) là đều có thể về tới trung tâm thủ đô. Không nên đi taxi vì vừa ít xe và lại vừa đắt (thậm chí là rất, rất đắt). Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei8.jpg
Hostel Pusat Belia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei9.jpg
Nội thất 1 căn phòng điển hình ở Pusat Belia. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei10.jpg
Bể bơi với giá 1$ Brunei/người, bơi thoải mái từ 9 giờ sáng tới 7 giờ tối. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei11.jpg
Biển thông báo này khiến vài người trong đoàn lo âu, nhưng rồi mọi chuyện cũng được thu xếp ổn thỏa. Ảnh: lampx.

PeterPan
03-12-2010, 18:02
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien

Trên 1 hòn đảo to to (Borneo) có một quốc gia nhỏ nhỏ (Brunei), trong quốc gia nhỏ nhỏ này có những mỏ dầu với trữ lượng to to, những mỏ dầu với trữ lượng to to ấy lại nuôi sống một dân số nhỏ nhỏ, một dân số nhỏ nhỏ ấy lại sở hữu những khoản thu nhập to to (GDP tính theo sức mua tương đương xếp thứ 5 trên thế giới theo thống kê năm 2009 của IMF), những khoản thu nhập to to ấy chỉ dùng để mua những chiếc xe nhỏ nhỏ (ở Brunei ít thấy các loại xe cỡ lớn, chủ yếu là xe nhỏ), và rồi những chiếc xe nhỏ nhỏ ấy giúp người dân Brunei tới những nhà thờ Hồi giáo to to mỗi khi cần cầu nguyện.

Dẫn dắt dài dòng thế chẳng qua là để kể với các bạn rằng điểm tham quan đầu tiên của PeterPan tại Brunei là nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien (lấy theo tên của vị quốc vương thứ 28 và là người cha quá cố của quốc vương hiện nay, Hassanal Bolkiah). Đây là một nhà thờ mang kiến trúc Hồi giáo hiện đại với những đường nét kiến trúc Mughal pha trộn với phong cách kiến trúc Italia.

PeterPan tới đây khi cuối chiều, nắng rất vàng, trời rất xanh và mây rất trắng. Còn tuyệt hơn nữa khi công sức mai phục và chờ đợi đã giúp PeterPan "săn" được một cảnh hoàng hôn huy hoàng trên sông Brunei trong tiếng kinh cầu nguyện phát ra từ nhà thờ Sultan Omar Ali Saifuddien. Đó là những khoảnh khắc khiến bạn mất hết cảm giác về không gian và thời gian.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei12.jpg
Bản đồ trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei13.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien chỉ cách Pusat Belia chừng hơn 10 phút đi bộ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei14.jpg
Nhà thờ nằm ven bờ sông Brunei và được bao quanh bởi những hàng cây cao vút.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei15.jpg
Một khung hình như trong chuyện cổ tích.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei16.jpg
Sultan Omar Ali Saifuddien là một trong những nhà thờ Hồi giáo đẹp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cũng là điểm tham quan chính ở Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei17.jpg
Tòa tháp này được coi là kiến trúc cao nhất tại Bandar Seri Begawan. Đi thang máy lên tầng cao nhất, bạn sẽ có view tuyệt đẹp ra khắp thủ đô của Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei18.jpg
Hiệu ứng góc rộng làm tòa kiến trúc hơi xô nghiêng, nhìn lại thêm muôn phần kỳ bí...

khi3mkp
03-12-2010, 20:23
Bác có thể cho em thêm vài thông tin về "Pusat Belia" được không chẳng hạn như em book online được không? Và thủ tục có dễ dàng không, em sẽ ở đó 3 ngày mục tiêu là khám phá hết đất nước Brunei.

PeterPan
03-12-2010, 20:49
Chào khi3mkp,

Trước khi đi, PeterPan có được bác dangkhoaquan và bác homelessman tư vấn thông tin về Pusat Belia như sau:
Mail: [email protected]; [email protected]
Tel/mobile: +67322223936/2222900
Nhân đây cũng xin cảm ơn bác dangkhoaquan và bác homelessman :).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei19.jpg
Hostel Pusat Belia. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei20.jpg
Khu nhà mà PeterPan đã ở trong đêm duy nhất ở Brunei. Ảnh: lampx.

Hai bác ấy có nói là đã đặt được qua mail trong chuyến đi hồi tháng 04/2010. PeterPan cũng thử mail nhưng không thấy trả lời, sau đó thử nhắn tin vào số điện thoại kể trên cũng không thấy động tĩnh, chắc thiếu điều gọi điện nữa thôi. Tuy nhiên, đúng như bác dangkhoaquan và bác homelessman chia sẻ, phòng ở Pusat Belia khá sẵn, hầu như tới lúc nào cũng có phòng để lựa chọn. Nhóm của PeterPan không gặp khó khăn gì dù tới đó mới làm thủ tục nhận phòng. Vì thế, nếu bác khi3mkp không đặt được trước thì cũng không lo lắm đâu.

Nói chung, PeterPan hài lòng với hostel Pusat Belia. Theo Lonely Planet thì đây là hostel rẻ nhất tại Brunei, chỉ 10$ Brunei/người/đêm. Các điều kiện khác như phòng ốc, vệ sinh, an ninh, tiện đường giao thông đều ổn cả.

Chúc bác khi3mkp có chuyến đi như ý nhé :).

taro_misaki
03-12-2010, 22:55
Cám ơn bài viết chi tiết của bạn nhé. Mình vẫn tiếp tục chờ Bali ;) À, cho mình hỏi là dùng bằng lái của VN mình qua Bali thuê xe máy đc ko thế ? Hồi tớ đi Langkawi thì vẫn thuê đc bình thường. Cám ơn nhé

tracyowen
05-12-2010, 00:20
Hi Peter Pan:
Mình chưa có ý định đi Brunei trước bài viết này của bạn, nhưng sau khi đọc đến đây thì cũng rất muốn ghé qua vì mình cũng đang lên kế hoạch đi Bali. Bài viết của bạn rất chi tiết, giàu cảm xúc và có rất nhiều thông tin hữu ích để tham khảo. Bạn viết tiếp nhanh nhanh nhé, thanks!
Cho mình hỏi chút, đi Brunei có cần visa không nhỉ? Thủ tục hải quan, sân bay các thứ có phức tạp ko?có cần giấy tờ gì thêm ko? Độ an toàn ở Brunei? Thói quen giao tiếp nếu mình phải hỏi đường hay ăn uống... nói chung càng nhiều thông tin càng tốt, kể cả những điều nhỏ nhất.Mình chưa search thêm thông tin, nhưng nếu được thì bạn có thể recommend thêm 1 số nơi must see khác nhé. Thanks nhiều.

PeterPan
05-12-2010, 02:01
@taro_misaki: Về nguyên tắc, muốn thuê xe máy hoặc ô tô để đi thì phải có bằng lái quốc tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng có loại bằng này. Trên thực tế, mình biết các bạn đi Bali vẫn thuê xe máy đi được bình thường dù chỉ có bằng lái Việt Nam. Tất nhiên, nên chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó với các trường hợp bất ngờ. Có bạn đã bị cảnh sát Indonesia chặn xe tại Bali để hỏi giấy tờ, nhưng vì có khả năng ứng biến nên cũng qua trót lọt.

Chắc cũng còn khá lâu nữa mình mới viết tới Bali. Có gì bạn cứ PM nick Yahoo cho mình nhé, trao đổi luôn qua đó cho tiện :-).

@tracyowen: Các câu trả lời cho những câu hỏi của bạn như sau:
- Đi Brunei không cần Visa bạn ạ. Người Việt Nam mang hộ chiếu phổ thông còn thời hạn trên 6 tháng có thể vào Brunei mà không cần Visa, thời hạn lưu trú là 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trong khu vực Đông Nam Á, trừ Myanmar vẫn còn phải xin Visa và Đông Timor thì mình chưa có thông tin, tất cả các nước còn lại đều miễn Visa cho công dân Việt Nam nhập cảnh và lưu trú trong số ngày nhất định tùy theo quy định của mỗi nước.
- Brunei an toàn, yên bình và văn minh. Khi bạn qua đường, hãy yên tâm vì dòng xe sẽ đi chậm lại để nhường cho bạn. Tuy nhiên, Brunei là một quốc gia Hồi giáo nên cũng cần chú ý một số điều như ăn mặc đúng mực khi vào các nhà thờ Hồi giáo...
- Nhất thời mình mới chỉ ghi ra được một số thông tin như vậy, mình sẽ dần dần chia sẻ tiếp trong các bài viết tiếp theo.
----------------------------------------------------------------------------------
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien (tiếp)

Được xây dựng trên một hồ nước nhân tạo, Sultan Omar Ali Saifuddien được nối với làng nổi Kampong Ayer và bờ sông Brunei bằng những cây cầu có thiết kế thanh thoát. Cả quần thể kiến trúc nhân tạo và tự nhiên ấy tạo nên một cảnh quan diễm lệ hiếm có cho nhà thờ Hồi giáo được xây dựng từ năm 1958 với chi phí lên tới 5 triệu USD.

Là công trình gắn liền với vị quốc vương thứ 28 của Brunei, nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien cũng thể hiện rõ nét tính độc tôn đặc trưng của một hoàng tộc có thời gian trị vì vương quốc vào loại lâu nhất tại khu vực Đông Nam Á (suốt 605 năm qua). Để giữ cho tòa tháp 44 m luôn là kiến trúc đạt độ cao lớn nhất tại trung tâm của thủ đô Bandar Seri Begawan, quốc vương Brunei đã ra lệnh cho Ngân hàng Hồi giáo Brunei phải bỏ tầng chóp của tòa nhà trụ sở chính và tất nhiên ngân hàng này không dám bất tuân thượng lệnh.

Theo thông tin mà PeterPan có được trước chuyến đi, nhà thờ mở cửa từ 8 giờ sáng tới 8 giờ 30 tối hàng ngày và những người không theo đạo Hồi vẫn có thể vào tham quan. Tuy nhiên, PeterPan đã không kịp vào tham quan phía trong nhà thờ và cũng lỡ mất cơ hội lên tòa tháp cao 44m để ngắm toàn cảnh thủ đô Bandar Seri Begawan. Lý do của việc này xin được nói ở post tiếp theo...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei22.jpg
Tòa kiến trúc Sultan Omar Ali Saifuddien với góc nhìn từ cây cầu trên hồ nước nhân tạo.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei23.jpg
Một khung hình làm PeterPan chợt nhớ tới những câu chuyện về xứ sở Ba Tư.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei24.jpg
PeterPan có thể ngồi hàng giờ chỉ để ngắm khung hình lạ này.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei25.jpg
Ánh nắng cuối ngày khiến dát thêm một lớp vàng nữa trên mái chóp.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei26.jpg
Cửa sau của nhà thờ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei27.jpg
Khu bể nước ở phía sau nhà thờ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei28.jpg
Một người dân Brunei chuẩn bị vào lễ cầu nguyện.

khi3mkp
05-12-2010, 17:32
HI PeterPan: cảm ơn bạn về những thông tin reply. Bạn có thể cho mình thêm thông tin để lên plan cho 3 ngày ở đó được không, cảm ơn ;)
@tracyowen: qua năm mình sẽ đi Brunei vì thế nếu bạn có cùng ý định thì welcome. Hiện tại mình đang lên thông tin chi tiết cho chuyến đi.

PeterPan
06-12-2010, 00:17
@khi3mkp: Cá nhân mình thấy ở Brunei 3 ngày thì hơi nhiều. Mình chỉ ở Brunei 24 giờ và thấy như vậy là tạm đủ, có thể cũng tùy gu của mỗi người. Bạn cứ dựa theo lịch trình 1 ngày của mình rồi phát triển thêm ra nhé. Ngoài ra, có thể nghiên cứu thông tin của Lonely Planet để tiện sắp xếp lịch sao cho phù hợp. Brunei bé xíu, bạn nghiên cứu bản đồ một chút là ra hết thôi.
-------------------------------------------------------------------------------------
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien (tiếp)

Sau gần 2 tiếng kiên trì rình ở sân sau của nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien, PeterPan cuối cùng đã "săn" được một cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp. Suốt 2 giờ ấy, bầu trời Brunei cứ từ từ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ, một quá trình vô cùng kỳ thú và PeterPan thật may mắn vì không bỏ sót một giây nào. Cả một đường chân trời đỏ rực hắt lên những đám mây vần vũ tạo nên những sắc màu tưởng như chỉ có thể có được nhờ... Photoshop.

Sau khi bấm máy liên hồi trong những phút đầu, PeterPan dành phần trọn khoảng thời gian còn lại để lặng lẽ ngắm nhìn một cảnh tượng mà có lẽ chưa bao giờ được thấy trước đây và chắc hẳn còn lâu nữa mới được thấy lại. Trong không gian tưởng như không có thật ấy, tiếng kinh cầu nguyện phát ra từ nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien càng khiến không khí trở nên đặc quánh chất... Brunei.

Đó là khoảng thời gian đáng giá tới từng giây và PeterPan không hề tiếc nuối vì mải "săn" hoàng hôn mà lỡ mất cơ hội vào thăm phía trong nhà thờ Sultan Omar Ali Saifuddien.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei29.jpg
Bầu trời dần dần đổi màu khi hoàng hôn đến gần.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei30.jpg
Những sắc màu rất... ảo.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei31.jpg
Ánh chiều tà kéo đến, một ngày sắp qua.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei32.jpg
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"
Trích bài "Chiều tối" - Hồ Chí Minh.

https://farm6.static.flickr.com/5081/5233508583_46129bd693_b.jpg
Hoàng hôn trên sông Brunei.

PeterPan
07-12-2010, 01:05
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien (tiếp)

Khi những tia nắng cuối ngày khuất hẳn phía đường chân trời, đó là lúc thủ đô Bandar Seri Begawan lên đèn. Thành phố này chỉ có khoảng 140.000 dân nên tầm 7 giờ tối là đã vắng hoe. Chỗ nhiều người qua lại nhất lại không phải là các quán ăn hay các cửa hàng mà là lối vào các nhà thờ Hồi giáo. Sau một ngày làm việc, có lẽ người dân Brunei đều muốn tranh thủ chút thời gian buổi tối để sống với đức tin của họ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei33.jpg
Những ô cửa sổ đã sáng đèn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei34.jpg
Đèn đã sáng và trời vẫn... xanh.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei35.jpg
Mây trắng trên trời đêm Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei36.jpg
Người dân Brunei tới buổi lễ cầu nguyện tối.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei37.jpg
Rực rỡ soi bóng nước.

Thấm mệt sau 1 ngày di chuyển và dạo chơi tưng bừng, PeterPan rẽ vào khu phố trung tâm mua sắm của thủ đô Bandar Seri Begawan để kiếm đồ lót dạ. Khu phố này ở ngay đối diện nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien nhưng gần như không có một bóng người lai vãng trừ một kẻ lang thang lọ mọ như PeterPan.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei38.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien nhìn từ con đường chạy dọc khu phố thương mại ở phía đối diện.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei39.jpg
Bữa tối chớp nhoáng sau một ngày lang thang từ Kuala Lumpur tới Bandar Seri Begawan.

3 ngày đầu tiên của hành trình đã trôi qua với rất nhiều điều kỳ thú, nhưng phía trước vẫn còn rất nhiều điểm đến hứa hẹn nhiều thú vị. Gần nhất sẽ là làng nổi Kampong Ayer trong buổi sáng thứ 4 của chuyến đi...

homeless man
07-12-2010, 11:06
Chúc mừng Peterpan có chuyến đi thành công(wait).

Nhìn lại Brunei thấy yêu quá cơ. Tớ post ké mấy tấm ảnh phố đêm. Chả biết lúc nào quay lại được:(. Với dân đi bụi thì 24h là đủ, nhưng thật ra lúc về rồi lại thấy nếu ở thêm được 01 ngày thì khỏi phải thòm thèm. Tiếc quá tiếc quá.



https://i880.photobucket.com/albums/ac4/nathinh2/Day3/IMG_0677.jpg


https://i880.photobucket.com/albums/ac4/nathinh2/Day3/IMG_0670.jpg


https://i880.photobucket.com/albums/ac4/nathinh2/Day3/IMG_0696.jpg

tracyowen
08-12-2010, 09:58
@Peter Pan: cảm ơn bạn đã trả lời, vẫn chờ đợi những bài viết tiếp theo của bạn.
@Peter Pan và Homeless man: Ảnh của các bạn chụp đều rất đẹp, mình ước được đến đó 1 lần. Sợ rằng 24h không đủ và sẽ còn thòm thèm như bạn homeless nên khoảng 2~3 ngày thì chắc ko nuối tiếc mấy, vì có khi trong đời ngừoi chưa chắc có nhiều lần ta trở lại được những nơi ta đã từng đi qua. Chờ thêm thông tin của các bạn để bọn mình được tham khảo thêm nhiều điều.

@khi3mkp: bạn contact mình để cho biết lịch trình cụ thể nhé, mình sẽ sắp xếp và tìm hiểu thêm để cùng join với bạn :) (check pm)

PeterPan
08-12-2010, 19:42
@tracyowen: 24 giờ thì có thể thòm thèm thật nhưng ở tới 2-3 ngày thì e là lại chuyển sang... ngán đó bạn :). Hơn nữa, chi phí ăn ở và đi lại ở Brunei rất đắt, những điểm must-see cũng không nhiều. Nếu bạn muốn xông xênh thời gian thì 2 ngày cũng được chứ 3 ngày thì mình e là bạn sẽ có nguyên 1 ngày để đếm lùi thời gian tới lúc bay tiếp đấy :D. Tất nhiên, đó là ý kiến cá nhân của mình, bạn cứ cân nhắc nhé.

@homelessman: Em cũng góp với bác 2 tấm hình em chụp vội vào buổi sáng, khung hình hơi lộn xộn vì vừa đi vừa chụp, vừa tìm chỗ ăn sáng :D.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei40.jpg
Sáng sớm ở Bandar Seri Begawan, trời xanh ngăn ngắt.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei41.jpg
Khung hình gần giống khung hình của bác homelessman.

PeterPan
08-12-2010, 23:04
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Brunei nhỏ bé, Brunei trong lành, Brunei sạch sẽ, Brunei vắng vẻ và Brunei bình yên. Đó là những gì bạn có thể cảm nhận khi được đón một ngày mới ở đất nước này. Trời xanh ngăn ngắt, không khí trong vắt. Đường phố thông thoáng, tịnh không có một tiếng còi xe.

7 giờ sáng, đường phố vẫn vắng hoe, thảng hoặc mới có một chiếc xe chạy qua. Ngay cả những con phố có nhiều văn phòng hay ngân hàng cũng không có cảnh người chen người như thường thấy ở ta. Brunei vắng vẻ và yên bình quá đỗi với một người tới từ một thành phố bụi bặm và ồn ào như PeterPan.

Mất gần 10 phút đi bộ ngược trở lại hướng nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien, PeterPan mới tới được khu dân cư đầu tiên với những hình ảnh và âm thanh đặc trưng cho một ngày mới. Tạt vào một quán ăn bên đường, PeterPan gọi 1 món bánh nhân thịt bò khá ngon. Chiếc bánh to đùng, ăn sáng mà no tới trưa luôn.

Bụng no căng, chân nhẹ nhàng rảo bước tới Kampong Ayer...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei42.jpg
Yên bình quá...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei43.jpg
Những cô gái đạo Hồi trong quán ăn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei44.jpg
Món bánh nhân thịt bò này rất ngon, các bạn đi sau này rất nên thử qua.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei45.jpg
Làm thêm 1 cốc cam vắt kiểu Brunei là no căng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei46.jpg
Quán ăn này chỉ cách Kampong Ayer 5 phút đi bộ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei47.jpg
Một con phố đỡ... vắng vẻ ở Bandar Seri Begawan.

PeterPan
09-12-2010, 00:26
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Làng nổi Kampong Ayer

Brunei có diện tích khoảng 5.765 km2, tức là xếp thứ 172 về diện tích trong tổng số 232 quốc gia trên thế giới (theo thống kê của wikipedia). Tuy nhiên, đất nước nhỏ bé này vẫn có thể tự hào vì ngoài thu nhập bình quân đầu người vào hàng khủng thì họ còn có Kampong Ayer - làng nổi lớn nhất thế giới đã có lịch sử phát triển suốt 1.300 năm qua.

Trải dài 8 km trên sông Brunei, Kampong Ayer là nơi cư ngụ của gần 40.000 người dân, tức là khoảng 10% dân số của cả nước Brunei. Làng nổi này là sự kết hợp chằng chịt của một mạng lưới các luồng lạch, những cây cầu và những ngôi nhà gỗ mang nhiều màu sắc đa dạng. Kampong Ayer như một thành phố thu nhỏ và có cả đồn cảnh sát, trạm xăng, trường học, bệnh viện, đồn cứu hỏa, nhà thờ Hồi giáo, tất cả đều nổi trên mặt sông Brunei.

Lịch sự tồn tại và phát triển của làng nổi Kampong Ayer gắn liền với lịch sử của Brunei suốt 1.300 năm qua. Khi cùng Ferdinand Magellan tới Brunei vào năm 1521, học giả người Italia Antonio Pigafetta đã phấn khích trước Kampong Ayer đến nỗi gọi đây là "Venice của phương Đông". Ngày nay, rất nhiều hiện vật về một thời hoàng kim ngày nào của Kampong Ayer vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Brunei.

Để đi dạo 1 vòng làng nổi Kampong Ayer, cách tốt nhất và... duy nhất là đi trên những chiếc taxi nước (water taxi). Sau một hồi mặc cả tưng bừng với đủ mọi phương án để đối phó với một bạn Brunei rất ranh ma, nhóm của PeterPan cũng chốt được mức giá 15$ Brunei để 4 người có thể dạo chơi Kampong Ayer trong 1 giờ đồng hồ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei48.jpg
Tượng đài biểu tượng của làng nổi Kampong Ayer bên bờ sông Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei49.jpg
Những chiếc taxi nước đang chờ khách.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei50.jpg
Chuẩn bị xuất phát...

Tommy_ngo
09-12-2010, 00:45
Đêm hôm vẫn lọ mọ chờ Bác post bài , bụng đói mồm khát nước . Đọc bài của Bác chỉ ước ao được ăn chung miếng bánh làm 1 hơi hết cốc nước cam , sóng ở sông sao to thế ? Em thích những nơi yên lành để cảm nhận hương vị cuộc sống của mỗi nước mình đến (beer)

tracyowen
09-12-2010, 01:45
Thanks Peter Pan đã góp ý, nhưng mình đã chốt hạ 2,5 ngày cho Brunei, có lẽ chỉ có 1 lần trong đời tới đó nên cho dư dả 1 chút để cảm nhận rõ hơn. Vé mình cũng đã book xong rồi, vậy nên vẫn đợi tiếp các điểm must see và gợi ý khác của bạn :)

PeterPan
09-12-2010, 09:46
@Tommy_ngo: Hi bác, vậy bác phải làm 1 chuyến Brunei, chắc chắn bác sẽ thấy rất tuyệt :). Cảm ơn bác đã theo dõi topic của PeterPan nha :).

@tracyowen: Mình có thấy bạn đặt một số câu hỏi trong topic của bác dangkhoaquan như sau:



1. Xe từ sân bay Brunei về KS tại Brunei là mình tự thuê? hay là book khách sạn thì họ có xe đến tận nơi đón? và nếu phải thuê thì mong bạn cho biết giá cả cụ thể nhé. Cái hostel ở Brunei ấy có cần book trước từ lâu ko nhỉ, vì mình thấy Peter Pan có kể là đến đó book cũng được, do nhiều lần email và nhắn tin điện thoại cho họ ko thành. Nếu ko book trước chắc ko có xe đón tại sân bay nhỉ !!!
2. Có bạn gái nào đó hỏi về các tục lệ , văn hóa cho trang phục của các bạn gái (hì, không biết 2 bạn có bít không :))
3. Mình hỏi thêm là không biết cái hoàng cung Brunei í có được bon chen vào xem k nhỉ? và các danh thắng các bạn đi qua thì vé vào cửa thế nào?


Mình thấy đây cũng là boăn khoăn chung của những bạn đang tìm hiểu về Brunei nên mạn phép đưa về topic của mình và trả lời gộp luôn.

Bác dangkhoaquan cũng trả lời bạn rồi, mình chỉ nói thêm chút thôi:

1. Về xe từ sân bay vào trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan, như mình đã nói ở đây (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page4#39), bạn có thể bắt bất cứ xe buýt màu tím nào từ sân bay là có thể vào tới trung tâm. Xe buýt ở Brunei được cái giống Việt Nam, không cần đứng đúng bến, chỉ cần đứng ở vỉa hè rồi ra hiệu là xe sẽ tấp vào cho mình lên. Rất nên đi xe buýt và rất không nên đi taxi. Chiều từ sân bay về thì không cần hỏi nhiều, cứ lên xe là về tới trung tâm. Chiều từ trung tâm ra sân bay thì có các xe 23, 24, 36, 38 và 57.

2. Các bạn nữ nên mặc trang phục đúng mực khi vào các nhà thờ Hồi giáo, còn khi đi lại trên phố hoặc vào các khu vui chơi, mua sắm thì có thể thoải mái hơn 1 chút. Sự khắt khe trong ăn mặc nhắm vào người theo đạo Hồi nhiều hơn, tuy nhiên, du khách nước ngoài như chúng ta cứ để ý cẩn thận cho yên tâm.

3. Hoàng cung Brunei không mở cửa cho du khách vào tham quan, trừ đợt lễ Hari Raya trong cuối tháng Ramadan. Quốc vương Brunei sẽ mở cửa cho du khách vào tham quan hoàng cung trong 3 ngày của tháng 9 hàng năm và đó là cơ hội duy nhất với những người không thuộc hoàng tộc.

Mình thấy bạn tracyowen đang tích cực tìm kiếm thông tin về Brunei. Để tiết kiệm thời gian và cũng tăng hiệu quả, bạn có thể chủ động nghiên cứu qua Lonely Planet cũng như một số cuốn sách du lịch khác. Sau đó, khi bạn đã xây dựng được lịch trình mong muốn, mình và những người đã có kinh nghiệm với Brunei sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.

Chúc tracyowen có chuyến đi như ý :).

tracyowen
09-12-2010, 14:16
Mình đã xem 2 phần trả lời ở 2 bên Topic, đúng là mình đang tìm hiểu thông tin cho chuyến đi vào năm sau,vì Brunei dường như không nhiều dân phượt mình đến nên các phần chia sẻ trên diễn đàn không nhiều.Mình ko có Lonely Planet nên sẽ search thêm thông tin khác. 2,5 ngày thì những chia sẻ của các bạn cũng đủ cho mình rồi :)
Hoàng cung mở vào tháng 9 thì ko ngó nghiêng được roài, thế là ko biết nhà ông vua giàu sụ ấy như thế nào rồi, cũng chẳng tòm tem chiêm ngưỡng được công chúa hoàng tử luôn :))

PeterPan
09-12-2010, 14:42
@Tommy_ngo: Lúc sáng quên chưa trả lời bác vụ sóng to. Nguyên nhân là do những chiếc taxi nước phi vù vù, phóng ầm ầm nên tạo sóng lớn như thế bác ạ. Các bạn Brunei nói chung là rất tổ lái. Khi đi với du khách thì họ còn tiết chế, lái khá cẩn thận. Lúc không có khách, họ phóng như bay luôn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei51.jpg
Đây là một ví dụ về tổ lái kiểu Brunei. Một điều đặc biệt nữa đó là mỗi chiếc taxi nước ở đây đều mang một tên gọi riêng với những màu sắc khác nhau. Rất nhiều trong số này mang tên các đội bóng nổi tiếng như M.U, Real Madrid... Tiếc là PeterPan không kịp chụp lại để minh họa cho mọi người cùng xem.

@tracyowen: Bạn bấm vào đây (http://www.mediafire.com/?zuvxbo41gyv918r) để dowload Lonely Planet Malaysia - Singapore - Brunei nhé. Đây là bản 2007, bạn có thể vào trang lonelyplanet.com, tìm đến bản mới nhất (2010), rồi load file cập nhật về là ok.

tracyowen
09-12-2010, 16:38
Thanks Peter Pan nhiều, mình đã load về, sẽ ngâm cứu dần dần cho đến khi đi. :)
(Trước giờ đều ngại đụng đến LP vì... ngại đọc tiếng Anh lắm, đọc tí là... buồn ngủ. :( )

lctarch
09-12-2010, 23:20
Cho mình hỏi, nếu transit ở sân bay của Jakarta trong 6 tiếng đồng hồ (đến JKT lúc 23h20 và chuyến đi Bali vào 6h20), không biết có chỗ nào để nằm nghỉ - ngủ được không?

PeterPan
10-12-2010, 23:36
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Làng nổi Kampong Ayer (tiếp)

Chẳng rõ khi Antonio Pigafetta tới Kampong Ayer vào năm 1521 thì khu làng nổi này lộng lẫy và nguy nga tới mức nào khiến vị học giả người Italia phải so sánh với thành Venice ở quê nhà xa xôi của ông. PeterPan cũng cố tìm những đường nét nào đó đủ để gợi lên dáng hình của một "Venice Phương Đông" nhưng... thất bại. Theo góc nhìn của cá nhân PeterPan, Kampong Ayer phiên bản 2010 chỉ có điểm chung duy nhất với Venice là cùng nổi trên mặt nước, còn lại thì một bên là trời, một bên là vực (đâu là trời, đâu là vực thì các bạn tự chọn nha).

Nói thế không phải là dìm Kampong Ayer mà chỉ muốn tránh cho các bạn việc hình dung thiếu chính xác về làng nổi này khi nghe qua cụm từ "Venice của Phương Đông". Không lộng lẫy, tráng lệ và lãng mạn đậm chất Nam Âu như Venice, làng nổi Kampong Ayer mộc mạc, giản dị và chân chất hơn nhiều, thậm chí, nó mang những nét lam lũ mà thoạt nhìn bạn khó có thể tưởng tượng đó là một phần của đất nước Brunei giàu có.

Nhưng đừng vội thất vọng nếu bạn mong đợi được ngắm nhìn những công trình nguy nga và hoành tráng. Trong suốt chuyến ghé thăm Kampong Ayer, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng một số công trình kiến trúc nổi bật của Brunei mà PeterPan sẽ liệt kê sau đây:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei52.jpg
Xa xa là nhà thờ Hồi giáo Kampong Tamoi - kiến trúc tôn giáo lớn nhất của khu làng nổi Kampong Ayer.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei53.jpg
Kampong Tamoi ở góc nhìn gần hơn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei54.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien ở góc nhìn ngược với hướng mà PeterPan đã được thấy cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trong ngày hôm trước.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei55.jpg
Một góc nhìn lạ với sự tương phản miễn bình luận.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei56.jpg
Một kiến trúc mà PeterPan không rõ tên gọi cũng như mục đích sử dụng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei57.jpg
Hoàng cung Brunei ở góc nhìn... khả dĩ nhất đối với các du khách. Lý do vì sao sẽ được nói rõ ở phần sau của topic.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei58.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Kampong Ayer.

PeterPan
10-12-2010, 23:37
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Làng nổi Kampong Ayer (tiếp)

Chùm ảnh làng nổi Kampong Ayer:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei59.jpg
Và đây, làng nổi lớn nhất thế giới, Kampong Ayer.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei60.jpg
Các ngôi nhà ở Kampong Ayer đều ở cao hơn mặt nước chừng hơn 1 m như thế này.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei61.jpg
Chiếc taxi nước lướt ngang qua một trường học. Để đáp ứng như cầu học tập của cộng đồng dân cư khoảng 40.000 người, có rất nhiều trường học như thế này nằm rải rác khắp Kampong Ayer.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei62.jpg
Một khung hình quen quen là...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei63.jpg
Kampong Ayer được chia làm 6 khu vực khác nhau. Để đi lại giữa các khu vực ấy, người dân ở Kampong Ayer có thể lựa chọn taxi nước hoặc những cây cầu đơn giản như trong hình...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei64.jpg
... hoặc cũng có thể lái ô tô qua những cây cầu kiên cố như hình trên.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei65.jpg
Một Kampong Ayer lam lũ...

PeterPan
10-12-2010, 23:44
@tracyowen: Bạn cứ xem thêm để có thông tin, nếu boăn khoăn gì, bạn cứ PM cho mình, mình sẽ giải thích cho bạn theo những gì mình biết nhé :).

@lctarch: Bạn có khoảng gần 7 tiếng giữa 2 chuyến bay, nhưng kỳ thực thì sẽ không ngủ được cả đêm đó đâu. Vì tầm 03h30 là bạn đã phải chuẩn bị làm thủ tục check in cho chuyến bay Jakarta - Bali rồi, bạn chú ý điều này nhé.

Mình chưa có kinh nghiệm ngủ lại ở sân bay tại Jakarta. Tuy nhiên, mình đã ở tình huống giống bạn trong chuyến đi vừa qua. Mình tới Kuala Lumpur lúc gần 00h00 và phải bay về Hà Nội lúc 06h20. Giải pháp mình chọn là vào quán ăn nhanh McDonald để gọi đồ ăn và tranh thủ nghỉ lại ở đó. Sau đó, chừng 03h30, mình làm thủ tục check in và ra khu vực cửa dẫn ra máy bay về Hà Nội để đợi ở đó, nói chung là tranh thủ nghỉ ngơi thôi vì rất khó ngủ. Tại mình cũng chưa quen ngủ sân bay chứ thấy nhiều người cũng ngủ la liệt khắp nơi.

Chắc sân bay ở Jakarta cũng không khác ga hàng không giá rẻ LCCT ở Kuala Lumpur đâu, bạn cứ tham khảo cách của mình xem nhé. Chúc bạn có chuyến đi an toàn và như ý!

PeterPan
11-12-2010, 00:10
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Làng nổi Kampong Ayer (tiếp)

Là một làng nổi, Kampong Ayer đương nhiên có những phương tiện giao thông đặc thù và đáng chú ý nhất tất nhiên phải là những chiếc taxi nước (water taxi). Bên cạnh việc phục vụ du khách tham quan Kampong Ayer, những chiếc taxi nước còn là phương tiện để những người dân sống trên những ngôi nhà nổi có thể vào bờ để đi vui chơi, mua sắm hay đơn giản hơn là đi cầu nguyện.

Gọi là taxi nước nhưng lại hơi lai... xe buýt. Nói thế là vì ở khắp làng nổi Kampong Ayer có rất nhiều các bến để những chiếc taxi có thể tấp vào đón khách.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei66.jpg
Hai phụ nữ đạo Hồi đang vẫy tay chào chúng tôi. Họ đang chờ taxi nước để lên bờ đi mua sắm?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei67.jpg
Một bến taxi nước gần nhà thờ Hồi giáo Kampong Tamoi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei68.jpg
Đôi khi, bến taxi nước có thể là nơi để người dân tụ tập tán gẫu hay đơn giản hơn, là nơi để... câu cá.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei69.jpg
Một bến taxi nước với nền phía sau là hoàng cung Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei70.jpg
Đây là bến taxi nước cuối cùng mà chúng tôi đi qua trước khi kết thúc chuyến du ngoạn ở Kampong Ayer.

tracyowen
11-12-2010, 02:05
Thanks bạn Bluesky85 đã edit bài giúp mình, thanks bạn PeterPan đã nhắc nhở về nội quy của diễn đàn :).
@PeterPan: Mình sẽ dần nghiên cứu quyển LP bạn cung cấp, và hy vọng sau đó sẽ cho ra được một lịch trình ưng ý.Cho mình hỏi thêm chút là tại làng nổi Kampong Ayer này thì chỉ cưỡi taxi nước ngó nghiêng thế này thôi à? Vì mình thấy bạn bảo cũng có các bến như xe bus, vậy mình có được phép lên bờ không? Giá taxi nước mà bạn mặc cả được là 15$B cho cả 4 người trên 1 chiếc phải không?
Cảm ơn bạn luôn phúc đáp nhanh chóng và đúng thông tin mình quan tâm, sẽ luôn theo dõi các bài viết tiếp theo của bạn.

PeterPan
11-12-2010, 17:44
@tracyowen: Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei nhỏ xíu bạn ạ, bạn đi theo lộ trình 1,6 km trong 2 giờ mà Lonely Planet gợi ý là đã có thể đi được hầu hết điểm must-see rồi. Ngoài ra, tùy thông tin của LP hay những thông tin bạn tìm được thì có thể đi thêm một số nơi khác ở gần thủ đô.

Về việc đi thăm làng nổi Kampong Ayer bằng taxi nước thì thế này: Bọn mình trả 15$ Brunei cho 4 người đi chơi trong 1 giờ đồng hồ, điều này mình đã nói rõ ở trang trước. Đi thăm làng nổi thì dùng taxi nước có lẽ là phương án tốt và phù hợp nhất. Người lái chiếc taxi nước đồng thời đóng vai trò làm hướng dẫn viên du lịch, vừa đi anh ta vừa giới thiệu cho bọn mình về khu làng nổi này cũng như đưa thêm thông tin về các công trình kiến trúc liên quan.

Các bến như xe buýt đó thì bọn mình không lên, vì bọn mình đi taxi nước trong 1 giờ đồng hồ là vừa đủ đi hết 1 vòng khu làng nổi rồi. Theo mình hiểu, các bến này chủ yếu là để phục vụ người dân địa phương. Khách du lịch có thể dừng ở các bến này để lên tham quan các khu nhà nhưng tất nhiên khi đó sẽ tốn nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc tốn thêm tiền. Kỳ thực thì mình thấy các khu nhà nổi này ngắm qua bên ngoài là cũng ổn rồi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei71.jpg
Bạn tài xế taxi nước kiêm hướng dẫn viên du lịch của bọn mình. Ảnh: lampx.

PeterPan
11-12-2010, 18:27
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Làng nổi Kampong Ayer (tiếp)

Nốt một vài ảnh về khu làng nổi lớn nhất thế giới:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei72.jpg
Hệ thống dây điện giúp Kampong gần hơn với đời sống văn minh bên ngoài. Ở khu làng nổi này, những tiện nghi như máy điều hòa nhiệt độ, truyền hình vệ tinh, mạng Internet... đều được cung cấp đầy đủ nhờ mạng lưới điện ổn định.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei73.jpg
Theo lời bạn tài xế taxi nước, mỏm đá này là mũi của một con tàu sau bao năm bể dâu biến đổi mà tạo thành. Nó gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết mà đại khái là liên quan tới khu làng nổi Kampong Ayer. Kỳ thực là PeterPan không nghe kịp hết đoạn này vì bạn ý "bắn súng máy" nhanh quá.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei74.jpg
Đây có lẽ là một trong những đường ống cung cấp nước sạch cho khu làng nổi?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei76.jpg
Một góc vắng lặng của Kampong Ayer. Trong 1 giờ đồng hồ dạo chơi ở đây, chúng tôi hiếm khi nhìn thấy người dân địa phương hay một sinh hoạt đời thường nào đó của họ. Bạn tài xế taxi nước giải thích rằng người dân Brunei làm việc từ thứ Hai tới thứ Năm hàng tuần, còn lại là ngày nghỉ. Chúng tôi tới đây vào thứ Năm, là ngày đi làm, không lẽ người dân ở Kampong Ayer giờ đã lên bờ làm việc gần hết?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei75.jpg
Một cây xăng luôn tấp nập các chiếc taxi nước ra vào.

PeterPan
11-12-2010, 19:29
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Nhà thờ Hồi giáo Jame'Asr Hassanil Bolkiah

Nếu nhà thờ Hồi giáo Sultan Omar Ali Saifuddien được đánh giá là công trình tôn giáo có vị trí và cảnh quan vào loại đẹp nhất tại Brunei thì nhà thờ Hồi giáo Jame'Asr Hassanil Bolkiah lại là tòa kiến trúc tôn giáo lớn nhất của đất nước nhỏ bé này. Để thăm quan nhà thờ này, có lẽ phải dành vài giờ đồng hồ mới có thể tạm hài lòng. Tuy nhiên, PeterPan tới đây vào cuối buổi sáng, trời nắng như đổ lửa. Hơn nữa, giờ phải ra sân bay cũng không còn xa. Bởi vậy, dù rất tiếc nhưng PeterPan chỉ kịp lưu lại vài hình ảnh của Jame'Asr Hassanil Bolkiah chứ không được thảnh thơi như khi thăm thú Sultan Omar Ali Saifuddien vào chiều hôm trước.

Tọa lạc ở khu Kampong Kiarong (vì thế còn có tên là nhà thờ Hồi giáo Kiarong), nhà thờ Hồi giáo Jame'Asr Hassanil Bolkiah được xây dựng trong dịp lễ kỷ niệm bạc (tròn 25 năm trị vì) của Quốc vương Hassanal Bolkiah. Nhà thờ này nằm trên đường tới trung tâm mua sắm Gadong và cách trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan chừng 2,5 km.

Từ khu trung tâm, bạn có thể bắt xe buýt số 1 hoặc 22 là tới được Jame'Asr Hassanil Bolkiah. Nhóm của PeterPan đã sai lầm khi gọi taxi mà quên không ngó lại cuốn Lonely Planet. Kết quả là 4 người phải trả 40$ Brunei cho chuyến đi khứ hồi từ trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan tới Jame'Asr Hassanil Bolkiah. Đây là mức giá đắt và đáng ra có thể tiết kiệm hơn nếu chúng tôi tỉnh táo hơn (lúc đó mệt quá vì trời nắng gắt). Các bạn đi sau này chú ý nhé, nếu có thể di chuyển bằng xe buýt thì nên ưu tiên phương tiện này, bất quá thì mới tính tới taxi.

Chùm ảnh nhà thờ Hồi giáo Jame'Asr Hassanil Bolkiah:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei77.jpg
Jame'Asr Hassanil Bolkiah từ từ hiện ra...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei78.jpg
Nếu không có những chiếc xe hơi, đây sẽ là một khung hình cổ tích. Nhà thờ này là một công trình ấn tượng của Bandar Seri Begawan và đặc biệt lung linh vào buổi tối.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei79.jpg
Kiến trúc tháp phổ biến trong những công trình tôn giáo ở Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei82.jpg
Những ngôi sao tám cánh tạo cảm giác nhà thờ đang hút người ta lại gần nó.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei83.jpg
Góc vườn nhỏ bên cạnh nhà thờ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei81.jpg
Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất của Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei80.jpg
Tại sao tên nhà thờ Hồi giáo này lại là Jame'Asr Hassanil Bolkiah trong khi tên của vị Quốc vương đang trị vì Brunei là Hassanal Bolkiah? Câu hỏi đó đã được đặt ra với nhiều người dân Brunei nhưng không ai biết tại sao...

PeterPan
16-12-2010, 02:23
24 giờ ở Brunei (tiếp)

Tạt qua Cung điện Istana Nurul Iman

Nói là tạt qua bởi vì đúng là... tạt qua. Như đã đề cập ở phần trước (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page7#61) của topic, Hoàng cung Brunei (cách gọi quen thuộc hơn của Cung điện Istana Nurul Iman) không mở cửa cho dân thường vào tham quan trong hầu hết các ngày trong năm, trừ 3 ngày cuối lễ Hari Raya trong tháng 9 hàng năm.

Hoàng gia Brunei quá cẩn thận trong việc che chắn kỹ lưỡng cuộc sống của hoàng tộc khỏi sự nhòm ngó của thường dân và du khách. Trên sông Brunei, một hàng cây xanh mướt được dùng làm lá chắn tự nhiên khiến mọi ý định ngắm Hoàng cung trong chuyến đi thăm làng nổi Kampong Ayer đều phá sản hoàn toàn. Trên cạn, cánh cổng sắt cùng 2 bạn cảnh sát khiến các du khách bị chặn lại khi còn cách Hoàng cung cả trăm mét. Phía trong khoảng sân rộng sau cánh cổng sắt cao vút là... một hàng cây nữa và vài bạn lính gác nữa trong trang phục truyền thống của Brunei.

Hãy nghe Lonely Planet nói về Hoàng cung Brunei: "Cách tốt nhất để biết được chính xác độ hoành tráng của một công trình kiến trúc là đếm cho hết số phòng tắm ở đó. Theo tiêu chí này, Hoàng cung Brunei chính là cung điện để ở lớn nhất thế giới bởi nó có tới 257 phòng tắm lớn nhỏ các loại". Và công trình nguy nga tráng lệ được xây dựng để làm nơi ở của Quốc vương Hassanal Bolkiah đã tiêu tốn tới 350 triệu USD với 1788 phòng các loại (gấp 4 lần cung điện Versailles của Pháp và gấp 3 lần cung điện Buckingham của Anh).

Bởi thế, Hoàng cung Brunei xứng đáng là một điểm tham quan phải có trong lịch trình của bạn, miễn là bạn đến... đúng thời điểm đã được nêu ở trên :D. Nếu bạn tới vào những ngày còn lại trong năm (giống như PeterPan và các bạn cùng đi), tốt nhất là cũng không cần ghé qua để chụp vài cái ảnh cho thỏa sự hiếu kỳ làm gì (vì thật ra sẽ chỉ chụp được cái cổng sắt, vài chú lính gác và cùng lắm là cái biển có dòng chữ "Istana Nurul Iman"). PeterPan đã làm "chuột bạch" rồi và các bạn đi sau này không cần phải làm như thế nữa :)).

Có những cách tốt hơn để có thể ngắm nhìn kiến trúc bên ngoài của Hoàng cung Brunei. Đầu tiên, trong chuyến dạo chơi làng nổi Kampong Ayer, bạn có thể thỏa thuận với bạn tài xế taxi nước để tới Pulau Ranggu vào cuối buổi chiều. Đây là thời điểm được đánh giá là đẹp nhất trong ngày vì bạn vừa có thể ngắm hoàng hôn vừa có thể làm quen với những chú khỉ vòi (proboscis monkey (http://en.wikipedia.org/wiki/Proboscis_Monkey)) - một sinh vật đặc trưng của Brunei - lại vừa có thể ngắm Hoàng cung lung linh khi đêm xuống. Một cách khác để ngắm nhìn Hoàng cung Brunei là tận dụng view từ công viên Taman Persiaran Damuan.

Do đã thấy đủ với 24 giờ khám phá Brunei, PeterPan và các bạn cùng đi không thử 2 cách kể trên nữa, để dành cho các bạn đi sau vậy :D.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei84.jpg
May có cái ảnh này để chứng thực là đã... tạt qua Hoàng cung Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei85.jpg
Sau cánh cổng sắt này, phải đi khá xa nữa mới vào tới gần Hoàng cung.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei87.jpg
Xa xa phía sau cánh cổng sắt là những bốt canh với những chú lính trong trang phục truyền thống của Brunei.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei86.jpg
Toàn cảnh Hoàng cung Brunei, dòng nước phía sau là sông Brunei. Ảnh chụp từ máy bay.

PeterPan
17-12-2010, 01:05
24 giờ ở Brunei (tiếp)

10 điều nên biết khi tới Brunei

1. Brunei là quốc gia đạo Hồi vào loại khắt khe nhất ở khu vực Đông Nam Á, bạn hãy chú ý cách ăn mặc cho đúng mực, đặc biệt là khi vào tham quan các nhà thờ Hồi giáo.

2. Ngay khi ra khỏi sân bay quốc tế Brunei, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một quầy Tourist Information. Hãy dành vài phút ghé qua đó để trao đổi với nhân viên trực quầy để có thêm thông tin cần thiết. Chính nhờ trao đổi với nhân viên trực quầy mà PeterPan chỉ mất chưa tới 5 phút là đã bắt được xe buýt về trung tâm thủ đô Bandar Seri Begawan.

3. Đồng $ Brunei có giá trị tương đương với đồng $ Sing và 2 loại tiền này có thể sử dụng thay thế cho nhau tại Brunei (tại Singapore thì không).

4. Người Brunei nói tiếng Anh rất tốt và vì thế giao tiếp không phải là một trở ngại đối với du khách nước ngoài.

5. Đừng nghĩ tới taxi nếu bạn không có một hầu bao rủng rỉnh. Xe buýt ở Brunei khá sẵn, có thể bắt xe ở bất cứ điểm nào miễn là nơi đó có tuyến xe buýt chạy qua (không cần phải chờ ở bến).

6. Các nhà thờ Hồi giáo tại Brunei không cho du khách vào tham quan trong giờ cầu nguyện. Các khung thời gian dành cho du khách là 08h00 - 11h00, 13h30 - 15h00 và 16h00 tới 17h30.

7. Buôn bán bia rượu và các đồ uống có cồn khác bị cấm tuyệt đối ở Brunei. Ngay cả hành vi uống rượu ở nơi công cộng cũng bị cấm. Chẳng thế mà đội tuyển bóng đá Brunei đã từ chối tham gia giải vô địch Đông Nam Á trong nhiều kỳ liên tiếp chỉ vì giải đấu này có nhà tài trợ chính là hãng... bia Tiger (giờ đây Suzuki đã thay Tiger nhưng đội tuyển Brunei lại bị FIFA... cấm thi đấu).

8. Đừng nhìn chằm chằm vào các phụ nữ đội khăn choàng kín mít hay thậm chí là có những hành vi khiếm nhã, bạn sẽ phải trả những cái giá rất đắt. Nếu bị bắt vì những hành vi có tính chất quấy rối, người phạm tội có thể bị bỏ tù 10 năm và nộp phạt tới 30.000 $ Brunei.

9. Địa chỉ Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei:

Address: No. 9, Spg 148-3, Jalan Telanai, Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam
Tel: (+673) 265 1580/1587/1560
Fax: (+673)265 1574
Email: [email protected].
Website: http://www.vietnamembassy-brunei.org

10. Hãy nhớ để dành ra 12$ Brunei để đóng thuế sân bay khi rời khỏi đất nước này.

10 điều kể trên chỉ là những đúc kết của cá nhân PeterPan sau 24 giờ ghé qua Brunei. Con số 10 chỉ mang tính chất tương đối. Với mỗi người, những điều nên biết có thể nhiều hơn hoặc thậm chí ít hơn. Để có thêm nhiều thông tin cho kế hoạch chuẩn bị trước chuyến đi tới Brunei trong tương lai, bạn có thể tham khảo thêm link này (http://www.vietnamembassy-brunei.org).


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei6.jpg

trekasia
18-12-2010, 20:12
24 giờ ở Brunei (tiếp)

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/brunei48.jpg
Tượng đài biểu tượng của làng nổi Kampong Ayer bên bờ sông Brunei.



Đây là quà tặng của quốc dân Brunei tặng quốc vương nhân ngày sinh nhật của ông. Trên tấm biển gần tượng đài có ghi rõ như vậy PP à.

PeterPan
18-12-2010, 23:55
@trekasia: Cảm ơn bạn đã bổ sung giúp :). PeterPan có thấy tấm biển nhưng không đọc được. Vì thấy nó ở gần làng nổi nên mới đoán như đã ghi dưới ảnh. Vừa rồi xem lại ảnh chụp tấm biển toàn chữ Brunei thì có thấy đề tên vị Quốc vương Hassanal Bolkiah, có lẽ bạn nói đúng.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghé thăm Putrajaya

Theo lịch trình ban đầu, chúng tôi sẽ dành ngày thứ 5 của chuyến đi để khám phá cao nguyên Genting. Tuy nhiên, sau khi từ Brunei về lại Kuala Lumpur, cả nhóm quyết định đổi thành đi Putrajaya (http://en.wikipedia.org/wiki/Putrajaya) trước để tránh dòng người ùn ùn đổ về Genting nhân dịp nghỉ lễ Deepavali - một ngày lễ lớn của người Malaysia.

Từ bến KL Sentral, PeterPan mua vé 9,5 RM để đi KLIA Transit tới Putrajaya. KLIA Transit là loại hình tàu cao tốc chạy tuyến KL Sentral tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA), trên đường sẽ dừng ở 3 bến lần lượt là Bandar Tasik Selatan, Putrajaya và Salak Tinggi. KLIA Transit ở chung line với KLIA Ekspres, loại hình tàu cao tốc chạy thẳng tuyến KL Sentral tới sân bay quốc tế Kuala Lumpur và không dừng ở ga nào. Vì thế, trên bản đồ hệ thống giao thông công cộng của Kuala Lumpur, 2 loại hình này được ghi chung và có chung màu line với tên gọi KLIA Ekspres/Transit.

Putrajaya cách Kuala Lumpur khoảng 25 km nhưng chúng tôi hầu như không kịp nhận ra khoảng cách ấy bởi tàu chạy quá... nhanh. Chỉ kịp nói vài câu chuyện không đầu không cuối thì đã thấy tàu vào tới bến Putrajaya Sentral.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya5.jpg
Bản đồ Putrajaya. Nguồn: Google.

Được khởi công xây dựng từ năm 1995 và cơ bản hoàn thành 6 năm sau đó, Putrajaya là trung tâm hành chính liên bang mới của Malaysia (tên thành phố được lấy theo tên của vị Thủ tướng đầu tiên, Tunku Abdul Rahman Putra). Nếu Kuala Lumpur gắn liền với bề dày lịch sử của Malaysia thì Putrajaya chính là hình ảnh đại diện cho một nước Malaysia hiện đại và mới mẻ.

Nếu bạn tới Putrajaya vào thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần, bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào tour tham quan miễn phí với lịch trình lần lượt đi qua các công trình nổi bật của thành phố như phủ Thủ tướng, nhà thờ Hồi giáo Putra, công viên Putra Perdana, cầu Bakti, công viên Warisan Pertanian, trung tâm hội nghị quốc tế Putrajaya, đại lộ Perdana, cầu Wawasan, dinh Thủ tướng và vườn bách thảo. PeterPan tới đây vào thứ Sáu nên không đi tour miễn phí kể trên được.

Nếu bạn tới Putrajaya vào ngày thường giống như PeterPan, bạn sẽ có 2 lựa chọn để di chuyển trong thành phố này đó là đi taxi và đi xe buýt. Taxi ở Putrajaya khá hiếm hoi và chỉ tập trung nhiều ở bến Putrajaya Sentral, trung tâm mua sắm Alamanda hay khu quảng trường trung tâm Putra. Bởi vậy, PeterPan chọn xe buýt vì vừa rẻ (chỉ 0,5 RM/người/lượt) lại vừa tiện (xe buýt chạy liên tục và hầu như không có cảnh chen chúc ở trên xe).

Từ bến Putrajaya Sentral, bạn lên các xe buýt đi thẳng vào khu quảng trường trung tâm và bắt đầu chuyến tham quan từ đây. Nhất thời PeterPan không nhớ chính xác số của các xe buýt chạy thẳng tuyến Putrajaya Sentral tới quảng trường Putra nên sẽ cập nhật sau. Bạn cũng có thể hỏi được thông tin này từ quầy thông tin du lịch ở ngay lối ra của bến Putrajaya Sentral.

https://farm6.static.flickr.com/5085/5256211363_7f1e6b8961_b.jpg
Quảng trường trung tâm Putra, tấm hình chắc sẽ đẹp hơn nếu vòng tròn trung tâm không bị quây lại làm công trường. Kiến trúc lớn bên trái là nhà thờ Hồi giáo Putra, kiến trúc lớn còn lại là phủ Thủ tướng Malaysia.

PeterPan
22-12-2010, 01:46
Ghé thăm Putrajaya (tiếp)

Với 38% diện tích được dành cho cây cối và hồ nước, Putrajaya thực sự là một thành phố xanh. Cả thành phố giống như một công viên với những cảnh quan mát mắt. Những khối bê tông trở nên mềm mại hơn khi nằm xen kẽ trong những mảng màu xanh. Không chỉ xanh, Putrajaya còn rất sạch. Có cảm giác nhân viên môi trường đô thị ở Putrajaya còn... đông hơn người dân.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya6.jpg
Phủ Thủ tướng được lấp đầy bởi những mảng xanh.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya8.jpg
Những hàng cây như thế này là hình ảnh quen thuộc ở Putrajaya.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya10.jpg
Một công nhân đang... thổi lá. Anh ta tỉ mỉ đến nỗi ngay cả lá rơi trên thảm cỏ cũng được thổi sạch bằng chiếc máy thổi cực mạnh chứ chưa nói đến lá rơi trên đường đi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya11.jpg
Đất lành, ... thằn lằn đậu.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya9.jpg
Một trung tâm hành chính mang dáng dấp của một công viên lớn.

https://farm6.static.flickr.com/5083/5271650106_bcc62582b1_b.jpg
Một góc thành phố xanh Putrajaya, thấp thoáng phía xa là tòa tháp và mái vòm của nhà thờ Hồi giáo Putra.

PeterPan
22-12-2010, 01:47
Ghé thăm Putrajaya (tiếp)

Nhà thờ Hồi giáo Putra

Ở vị trí trung tâm của thành phố xanh, nhà thờ Hồi giáo Putra và quảng trường cùng tên chính là trái tim của Putrajaya. Quảng trường thì đã bị quây kín nên PeterPan không có cách nào vào tham quan, đành hài lòng với việc ghé vào nhà thờ Hồi giáo Putra. Chỉ hơi tiếc một chút vì đã tới đây trễ khoảng 10 phút, nếu không đã kịp giờ tham quan dành cho người không theo đạo Hồi.

Nhà thờ Putra là một công trình nguy nga, tráng lệ và nổi bật với những mái vòm bằng đá granite có hoa văn trang trí màu hồng. Tòa kiến trúc tôn giáo này có thể là nơi cầu nguyện của 15.000 người cùng lúc - tức là bằng khoảng 1/2 dân số của thành phố. Mang những đường nét gợi nhớ đến nhà thờ Hồi giáo King Hassan ở Morocco (Ma Rốc), nhà thờ Hồi giáo Putra bao gồm 3 phần chính là điện cầu nguyện, khoảng sân lớn còn được gọi là Sahn và hệ thống những phòng chức năng được lắp các trang thiết bị phục vụ việc học tập của những người theo đạo Hồi.

Điểm nhấn kiến trúc của nhà thờ này là tòa tháp cao 116 m. Mang ảnh hưởng từ kiến trúc của nhà thờ Hồi giáo Sheikh Omar ở Baghdad (Iraq), tòa tháp 5 tầng (tượng trưng cho 5 cột trụ của đạo Hồi) chính là công trình đạt độ cao lớn nhất ở Putrajaya.

Với những du khách lần đầu tới Putrajaya, nhà thờ Hồi giáo Putra là một điểm tham quan không thể bỏ qua.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya7.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Putra.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya13.jpg
Tòa tháp cao 116 m.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya14.jpg
Cổng chính dẫn vào nhà thờ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya15.jpg
Vòm cổng hoành tráng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya16.jpg
Các ngày trong tuần từ thứ Bảy tới thứ Năm, lịch tham quan của người không theo đạo Hồi là 09h00 - 12h30, 14h00 - 16h00 và 17h30 - 18h00. Riêng thứ Sáu sẽ chỉ có 2 khung giờ 15h00 - 16h00 và 17h30 - 18h00.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya17.jpg
Điện cầu nguyện ở ngay trước mặt mà không thể vào được, thật đáng tiếc...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya18.jpg
Hẹn 1 lần khác vậy!

PeterPan
22-12-2010, 01:50
Ghé thăm Putrajaya (tiếp)

Thành phố Putrajaya được chia làm 20 khu (precinct) rải rác quanh hồ nước cùng tên và để tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện giữa những khu vực quanh một mặt nước có diện tích 650 ha, người ta đã xây những cây cầu không chỉ kiên cố mà còn có giá trị thẩm mỹ cao.

Cây cầu đáng chú ý đầu tiên là cầu Putra. Nối liền khu 1 và khu 2 của thành phố, cây cầu dài 435 m này chính là phần quan trọng trên con đường nối liền quảng trường trung tâm Putra và đại lộ Perdana - đại lộ dài nhất của thành phố Putrajaya. Cầu Putra có thiết kế 2 tầng và được lấy cảm hứng từ cây cầu nổi tiếng Khaju ở Isfahan (https://www.phuot.vn/threads/2126-Iran/page2#18), Iran. Điểm thu hút đặt biệt nhất của cây cầu này là 4 trụ cầu hình bát giác được thiết kế đồng thời là những đài quan sát để từ đó có thể ngắm cảnh hồ Putrajaya.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya19.jpg
Cầu Putra.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya22.jpg
Gần hơn 1 chút.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya23.jpg
Từ cầu Putra tới nhà thờ cùng tên chỉ mất vài phút đi bộ.

Cây cầu độc đáo thứ hai mang tên Seri Wawasan. Nằm ở phía Tây của thành phố Putrajaya, cầu Seri Wawasan là nét gạch nối liền khu 2 và khu 8. Đây là một trong số những cây cầu dây cáp đẹp nhất Malaysia hiện nay và cũng được xây dựng bằng công nghệ tiên tiến bậc nhất. Toàn bộ kiến trúc của cây cầu làm toát lên hình ảnh của một chiếc thuyền buồm đang lướt băng băng trên sóng nước nhờ những cơn gió lớn thổi trên hồ Putrajaya.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya21.jpg
Cây cầu Seri Wawasan độc đáo.

Không có kiến trúc độc đáo bằng 2 cây cầu kể trên nhưng cầu Seri Bakti nối liền khu 1 và khu 16 cũng đáng được nhắc tới. Cây cầu dài 270 m này có những trạm nghỉ được thiết kế theo kiến trúc đạo Hồi và đó thực sự là những nơi trú ẩn quí giá của PeterPan và các bạn trên đường đi tới quán ăn trong cái nắng vỡ đầu lúc giữa trưa.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya20.jpg
Cầu Seri Bakti trong góc nhìn thẳng...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/putrajaya24.jpg
... và góc nhìn từ xa.

PeterPan
24-12-2010, 02:05
Mua vé đi Malacca

Chuyến dạo chơi Putrajaya khiến chúng tôi mất sức nhiều hơn những gì có thể tưởng tượng trước khi tới đây. Đi giữa thành phố rộng lớn trong cái nắng như đổ lửa và lại thêm sự cộng dồn của cả mấy ngày trước đó nữa nên mọi người đều cảm thấy khá mệt mỏi. Sẽ càng phá sức nếu cố đi cao nguyên Genting trong ngày tiếp theo (ngày cao điểm của dịp nghỉ lễ Deepavali) nên tất cả thống nhất sẽ bỏ điểm đến này khỏi lịch trình. Ngày thứ sáu trong hành trình sẽ là một ngày nghỉ ngơi và tự do dạo chơi quanh Kuala Lumpur để chiều tối cả đoàn sẽ tới Malacca - một điểm đến thú vị của chuyến đi lần này.

Nhưng vé xe đi Malacca không có bán tại KL Sentral và đó là lý do khiến PeterPan có 1 buổi tối đánh vật với các line tàu của Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/Kuala-Lumpur-Transit-Map.gif

Để mua vé xe Kuala Lumpur - Malacca (Melaka), bạn phải tới bến Bukit Jalil (ở ngay gần sân vận động khổng lồ cùng tên - nơi đội tuyển Việt Nam của chúng ta mới đây đã thúc thủ 0-2 trước đội chủ nhà Malaysia). Cách đi như sau (theo hình vẽ ở trên):

- Từ KL Sentral, bạn đi line màu xanh lá cây Kelana Jaya (còn có tên khác là line Putra) tới bến trung chuyển Majid Jamek (đoạn này PeterPan lên nhầm tàu nên thay vì tới bến Masjid Jamek trong chốc lát thì lại bị đi ngược về bến cuối Kelana Jaya, kết quả là lại mất công xuống tàu để vòng lại). Sau đó, bạn đổi qua line màu vàng Ampang/Sri Petalling (còn có tên khác là line Star, các nhân viên quầy Tourist Information ở KL Sentral hướng dẫn PeterPan theo tên này). Tới bến trung chuyển Chan Sow Lin, bạn xuống tàu và đây là điểm bạn cần chú ý nhất. Tàu chạy trên line Star có đặc điểm là sẽ hiện tên bến cuối ở bảng điện tử trên toa đầu máy và bạn chỉ cần căn theo điều này để bắt cho đúng tàu bạn cần lên. Ví dụ, bạn cần tới Bukit Jalil thì phải bắt tàu có dòng chữ Sri Petalling vì tàu này chạy tới bến cuối là Sri Petalling và trên đường có chạy qua bến Bukit Jalil. Những điều này đều có thể nhìn ra rất dễ dàng trên bản đồ nhưng để theo đó đi cho đúng ngay lần đầu tiên thì e rằng không phải ai cũng làm được ngay. PeterPan chính là một ví dụ như thế. Trước khi nhận ra cách nhận biết đơn giản để đi cho đúng tàu, PeterPan mất khá nhiều thời gian để hỏi thăm người dân bản địa. Cuối cùng thì cũng đến nơi sau khi khá mất thời gian, âu cũng là một kinh nghiệm.

- Một cách khác để đi từ KL Sentral tới Bukit Jalil là bạn mua vé KLIA Transit để đi line màu đen KLIA Eksres/KLIA Transit. Khi đi tới bến trung chuyển Bandar Tasik Selatan thì xuống tàu để đổi qua line màu vàng Star như đã nói ở trên. Ưu điểm của các này là nhanh và đỡ phức tạp hơn nhưng đồng thời cũng đắt hơn (do vé tàu cao tốc KLIA Transit đắt hơn vé tàu thường). PeterPan và các bạn đáng ra đã có thể tận dụng chiều về từ Putrajaya để ghé qua Bukik Jalil theo cách này nhưng khi đó tất cả đều mệt phờ nên chỉ nhận ra khi đã về tới khách sạn :D.

- Cách thứ 3 để đi từ KL Sentral tới Bukit Jalil là mua vé line màu xanh nước biển KTM Serenbang - Rawang, tới bến trung chuyển Bandar Tasik Selatan thì xuống tàu để đổi qua line màu vàng Star.

Vé Kuala Lumpur - Malacca ở thời điểm PeterPan đi có giá là 13 RM/người. Xe rất sẵn vì có rất nhiều hãng xe với nhiều đầu xe chạy liên tiếp trong ngày. Bạn chỉ cần bước chân vào bến Bukit Jalil là sẽ có ngay vài bạn "cò" tiếp cận để chào mời. Bạn cứ theo chân họ vào khu vực bán vé để khảo giá, tuy nhiên, PeterPan thấy rằng không có chênh lệch về giá giữa các đại lý. Bạn tiện chân tới đại lý nào thì mua ở đó luôn cũng được.

Tối hôm đó là tối cuối cùng của chúng tôi tại Kuala Lumpur. Cả đoàn ăn tối khi đã gần nửa.... đêm rồi quáng quàng dạo phố đêm Chinatown để chọn vội vài món đồ lưu niệm nhỏ cho người ở nhà. Ngày mai chúng tôi sẽ tới Malacca - thành phố Di sản Thế giới theo đánh giá của UNESCO.

PeterPan
24-12-2010, 02:07
Một vòng Kuala Lumpur bằng xe hop-on hop-off

Chỉ còn 1 buổi sáng để khám phá nốt Kuala Lumpur, PeterPan quyết định đi 1 vòng thành phố này bằng xe hop-on hop-off. Đây là một loại hình xe tour du lịch trọn gói khá thú vị và phù hợp với những người tham lam kiểu như... PeterPan. Một vòng khép kín của tour tham quan Kuala Lumpur bằng xe buýt 2 tầng hop-on hop-off có tổng cộng 22 bến, đi qua 42 điểm nổi bật của thành phố và khoảng 100 khách sạn nổi tiếng khác nhau. Nói chung, nếu chọn xe hop-on hop-off, du khách sẽ có một cách đơn giản và thuận tiện để có một cái nhìn khái quát về thủ đô Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff1.jpg (http://www.myhoponhopoff.com/images/mapbig.png)
Bản đồ tour du lịch bằng xe hop-on hop-off (click vào ảnh để xem kích thước gốc).

Vé xe hop-on hop-off là 38 RM/người lớn, 17 RM/trẻ em và... sinh viên. Tất nhiên, PeterPan có "thẻ sinh viên quốc tế" nên mua được vé với giá 17 RM. Chỉ cần lên xe, chìa thẻ ra cho nhân viên soát vé, bạn ấy liếc nhìn trong giây lát rồi mỉm cười bán vé, dễ hơn ăn kẹo và tiết kiệm được 21 RM (khoảng 55%). Vé này có giá trị trong vòng 24 giờ. Ví dụ: PeterPan mua vé lúc 10 giờ sáng hôm nay thì 10 giờ sáng hôm sau vé sẽ hết hạn.

Nếu chọn ghế ngồi trong xe, bạn có thể sử dụng các tai nghe đặt ở trước mặt để nghe thuyết minh về các địa điểm nổi tiếng của Kuala Lumpur. Trên xe cũng có sẵn wifi miễn phí nếu bạn đột nhiên muốn hỏi Google hoặc Wikipedia về những điểm đến trong hành trình. Nếu chọn ghế ngồi ngoài trời, bạn sẽ có view rộng để ngắm nhìn đường phố Kuala Lumpur. Hôm đó là một ngày mát trời và PeterPan chẳng mất nhiều thời gian để chọn ghế ngồi ngoài trời ở tầng 2 phía đuôi xe.

Trong hơn 3 tiếng dạo chơi bằng xe hop-on hop-off, PeterPan kịp đi hết 17/22 bến của hành trình. PeterPan đã tới một số điểm tham quan trong hành trình trong những ngày đầu ở Kuala Lumpur nên chuyến đi dạo quanh thành phố bằng xe hop-on hop-off giống như một chuyến tổng kết nốt những điểm còn sót. Cũng là một cách hay để giết thời gian trong khi chờ tới giờ ra bến Bukit Jalili để đi Malacca - điểm đến thú vị tiếp theo của hành trình tới 4 nước Đông Nam Á lần này của PeterPan.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff2.jpg
Sau khi ghé qua SVĐ Merdeka, PeterPan bắt monorail để đi ra KLCC rồi từ đó bắt đầu tour hop-on hop-off.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff3.jpg
Một cái ảnh hơi lạc đề một chút được chụp gần KLCC: sạp báo bên đường, người mua tự lấy báo rồi để lại tiền, miễn bình luận và so sánh :-D.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff5.jpg
Một chiếc xe buýt 2 tầng của tour hop-on hop-off.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff4.jpg
Chuyến khám phá một vòng Kuala Lumpur bằng hop-on hop-off bắt đầu...

PeterPan
24-12-2010, 02:14
Một vòng Kuala Lumpur bằng xe hop-on hop-off (tiếp)

Hop-on hop-off nôm na có nghĩa là đi lên, đi xuống. Suốt hành trình xe chạy qua 22 bến, du khách có thể lên xuống bao nhiêu lần cũng được, miễn là vẫn trong thời hạn 24 giờ hiệu lực của tấm vé. PeterPan thì chỉ ngồi trên xe ngắm cảnh là chính, các bến ứng với các điểm tham quan nổi bật của Kuala Lumpur cứ dần dần trôi qua.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff9.jpg
1. Tháp đôi Petronas (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page2#18) (bến 1) và Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur (bến 4).
2. Tháp Kuala Lumpur (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page4#31) (bến 2).
3. Trung tâm văn hóa nghề thủ công (bến 5).
4. Tòa nhà tổ hợp Dayabumi (gần Chinatown).
5. Chinatown (bến 8).
6. Hoàng cung Malaysia (bến 10).
7. Khách sạn 5 sao Hilton và Le Meridien (đối diện KL Sentral (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali#7), bến 11).
8. Bảo tàng Quốc gia Malaysia (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page2#16) (bến 12).
9. Vườn lan Kuala Lumpur và vườn chim Kuala Lumpur (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page3#21) (bến 14).
10. Nhà thờ Thánh Andrews (gần Chinatown).
11. Dòng chữ Malaysia - Kuala Lumpur kết bằng hoa ở gần Bảo tàng Quốc gia.
12. Ga xe lửa Kuala Lumpur (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page8#79) (bến 15).

Trong suốt tour đi ngắm cảnh Kuala Lumpur trên chiếc xe buýt 2 tầng, PeterPan chỉ có 2 lần xuống xe. Lần đầu là ở bến 2 tại tháp Kuala Lumpur để vào hỏi tung tích chiếc chân máy ảnh để quên ở đây từ ngày thứ 2 của hành trình (đáng tiếc là nó đã bật vô âm tín, nhắc đến lại thấy xót ruột) và lần thứ hai là ở bến 16 tại nhà thờ Hồi giáo quốc gia.

So với các nhà thờ Hồi giáo lớn ở Brunei hay nhà thờ Hồi giáo Putra ở Putrajaya, nhà thờ Hồi giáo quốc gia Malaysia chỉ là một cái bóng mờ nhạt. Nó kém hẳn về độ hoành tráng, sự lộng lẫy hay đơn giản nhất là về vị trí đắc địa. Tuy nhiên, nó lại có giá trị lịch sử không thể thay thế trong đời sống tôn giáo của Malaysia - một đất nước có 60,4% dân số theo đạo Hồi.

Tọa lạc giữa một khu đất rộng 53.000 m2, nhà thờ Hồi giáo quốc gia Malaysia có thể là nơi cầu nguyện của 15.000 người cùng một thời điểm. Sau khi được thiết kế bởi bộ ba kiến trúc sư Howard Ashley (Anh), Hisham Albakri (Malaysia) và Baharuddin Kassim (Malaysia), nhà thờ này được khởi công xây dựng vào năm 1965 trên nền cũ của nhà thờ Venning Road Brethren Gospel Hall. Đây là một công trình mang những đường nét kiến trúc hiện đại và mang tính biểu tượng cao cho một đất nước mới giành được độc lập trước đó 8 năm.

Điểm nhấn của nhà thờ này là tòa tháp cao 73 m và phần mái có dạng ngôi sao 18 cánh của khu điện cầu nguyện. Người ta nói rằng nếu mái của khu điện cầu nguyện giống như một chiếc ô đang xòe ra thì tòa tháp ở bên cạnh lại giống một chiếc ô đã xếp lại, tất cả tạo nên một không gian tương phản. Nhiều người cũng cho rằng 18 cánh sao kể trên tượng trưng cho 13 bang của Malaysia và 5 cột trụ chính của đạo Hồi nhưng kiến trúc sư Hisham Albakri phủ nhận điều này.

Ban đầu, nhà thờ này được đề xuất mang tên Tunku Abdul Rahman Putra Al-Haj - vị thủ tướng đầu tiên của Malaysia (mà chính thành phố Putrajaya sau này được lấy theo tên của ông) - để ghi nhận những nỗ lực của vị cựu nguyên thủ này trong việc giành lại độc lập cho Malaysia. Tuy nhiên, Tunku đã từ chối vinh dự này và đặt tên nhà thờ là Masjid Negara (nhà thờ Hồi giáo quốc gia) để đánh dấu việc nhân dân Malaysia giành lại được độc lập mà không phải đổ máu.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff10.jpg
Nhà thờ Hồi giáo quốc gia Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff11.jpg
Tòa tháp cao 73 m.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff12.jpg
PeterPan rất có "duyên" với các khung giờ mà người không theo đạo Hồi không được vào phía trong các nhà thờ Hồi giáo.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff13.jpg
Khoảng sân rộng của nhà thờ hướng ra tổ hợp Dayabumi, tháp Kuala Lumpur và tòa nhà trụ sở ngân hàng Maybank.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/klhoponhopoff14.jpg
Toàn cảnh mặt tiền của nhà thờ Hồi giáo Malaysia.

PeterPan
25-12-2010, 17:04
Tạm biệt Kuala Lumpur

Rời nhà thờ Hồi giáo quốc gia, PeterPan cuốc bộ thẳng hướng bến Masjid Jamek để từ đó đi tàu theo line Kelana Jaya về bến Pasar Seni (Chinatown). Đoạn đường đi hết khoảng 1 giờ đồng hồ này lần lượt đi qua một số công trình đáng chú ý của Kuala Lumpur.

Đầu tiên là nhà ga xe lửa Kuala Lumpur (http://en.wikipedia.org/wiki/Kuala_Lumpur_Railway_Station). Được hoàn thành vào năm 1910, nhà ga này là đầu mối xe lửa lớn của thủ đô Kuala Lumpur trước khi bến trung tâm KL Sentral ra đời vào năm 2001. Đây là một công trình kiến trúc nổi bật với những đường nét pha trộn giữa phong cách phương Đông và phương Tây.

https://farm6.static.flickr.com/5289/5288567658_a521f9bf59_b.jpg
Nhà ga xe lửa Kuala Lumpur.

Đối diện với nhà ga xe lửa Kuala Lumpur là tòa nhà trụ sở Đường sắt Malaysia (http://en.wikipedia.org/wiki/Keretapi_Tanah_Melayu) - một công trình tiêu tốn tới 780.422 USD khi được hoàn tất vào tháng 11/1917. Cùng với công trình nhà ga xe lửa Kuala Lumpur, tòa nhà trụ sở Đường sắt Malaysia tạo nên một không gian kiến trúc rất đặc trưng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/railway2.jpg
Tòa nhà trụ sở Đường sắt Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/railway3.jpg
Một góc khác của tòa nhà.

Cách không xa nhà thờ Hồi giáo quốc gia, nhà ga xe lửa Kuala Lumpur và tòa nhà trụ sở Đường sắt Malaysia là tòa nhà tổ hợp Dayabumi (http://en.wikipedia.org/wiki/Dayabumi_Complex) - một trong những cao ốc nhiều tuổi nhất tại Kuala Lumpur. Được thiết kế cách điệu theo hình ngôi sao tám cánh của đạo Hồi, tòa nhà này khiến du khách không khỏi trầm trồ vì vẻ đẹp vượt thời gian của nó.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/dayabumi.jpg
Tòa nhà tổ hợp Dayabumi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/flag.jpg
Cột cờ Malaysia và bảo tàng may mặc Malaysia (http://www.jmm.gov.my/en/museum/national-textiles-museum) (góc phải khung hình).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/flag2.jpg
Căn mãi mới được tấm hình quốc kỳ Malaysia tung bay trên nền trời xanh và mây trắng, giữa quảng trường Merdeka (http://en.wikipedia.org/wiki/Dataran_Merdeka) rộng lớn.

Trước khi về tới bến Masjid Jamek, PeterPan đi qua nhà thờ Hồi giáo Jamek (http://en.wikipedia.org/wiki/Masjid_Jamek) - nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất tại thủ đô Kuala Lumpur. Nhà thờ Jamek nằm ở nơi hợp lưu của sông Klang và sông Gombak, nơi được tương truyền là có người sinh sống đầu tiên tại Kuala Lumpur. Trước khi có nhà thờ Hồi giáo quốc gia, nhà thờ Jamek là nhà thờ Hồi giáo chính của thủ đô Kuala Lumpur.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/masjidjamek.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Jamek.

Vậy là, sau 5 ngày lang thang Kuala Lumpur, Peter Pan sẽ tạm biệt thành phố này để tới Malacca - một điểm đến thú vị khác. Hẹn gặp lại Kuala Lumpur trong chuyến ghé qua chớp nhoáng ở ngày cuối cùng của hành trình trước khi về Hà Nội.

PeterPan
25-12-2010, 18:44
Visit Malacca means visit Malaysia!

PeterPan và các bạn mất 1 tiếng để di chuyển từ bến Pasar Seni (Chinatown) tới bến Buki Jalil để lên xe khách đi Malacca. Chúng tôi có vé khởi hành lúc 17h30, tuy nhiên, do ra sớm và kịp lên xe chuyến 16h30 nên chúng tôi được nhà xe ưu tiên cho đi sớm hơn 1 tiếng đồng hồ so với dự kiến. Thật là quá tiện, nhất là khi chưa biết làm gì tại bến Bukit Jalil - một bến xe chỉ đáng xách dép cho bến trung tâm KL Sentral (hãy nghĩ về bến Giáp Bát hay Mỹ Đình của Hà Nội, bạn sẽ phần nào hình dung ra bến Bukit Jalil).

Nhưng đời không như là mơ và có mấy ai biết được hết chữ ngờ. Chúng tôi cứ nghĩ rằng được khởi hành sớm 1 tiếng đồng hồ thì sẽ đến Malacca sớm và có nhiều thời gian để dạo chơi tại đó nhưng sự thể thì ngược lại hoàn toàn. Xe chạy bon bon trên đường cao tốc và mọi chuyện diễn ra êm đẹp cho tới trước khi xe rẽ vào một bến nhỏ. Một số khách ngồi ở các hàng ghế đầu lục tục xuống xe và tai hại thay trong số đó có 2 người bạn của PeterPan. Chẳng hiểu họ trao đổi với tài xế thế nào mà khăng khăng khẳng định đã tới Malacca và nhất quyết xuống xe, báo hại PeterPan phải khuân đồ chạy theo để rồi 1 lúc sau phát hiện ra bến xe nhỏ này vẫn còn cách Malacca ngót nghét... 40 km.

Chúng tôi bất đắc dĩ bị chôn chân ở bến xe nhỏ đó trong hơn 1 giờ đồng hồ tiếp theo để đợi xe khách khác đi vào Malacca. Tuy nhiên, chiếc xe đó vẫn "bóng chim, tăm cá". Cuối cùng, cả đoàn quyết định thuê 1 chiếc taxi của một bạn tài xế người Malaysia có thân hình như một võ sĩ sumo (đến giờ PeterPan vẫn chưa thôi thắc mắc rằng làm thế nào bạn ý chui lọt vào cái taxi bé tí và cũ kỹ) sau khi trao đổi và nhận được sự tư vấn của 2 chị công nhân người Việt Nam vô tình gặp tại bến xép đó. May mà gặp 2 chị đồng hương nên sự chờ đợi cũng bớt mệt mỏi hơn. Hai chị vừa đi chợ về, tay xách nách mang, miệng không ngớt xuýt xoa vì làm việc ở Malaysia dễ kiếm tiền lắm, làm việc tay chân thôi mà tháng hơn chục triệu, đủ tiền dành dụm và gửi về cho gia đình.

40 km từ bến xép đó vào tới Malacca là một cung đường đẹp và nó phần nào giúp chúng tôi xua đi sự thất vọng vì một sự cố không đáng có khi lịch trình đang ngon trớn. Chiếc taxi khi thì chạy xen giữa những hàng cây hút tầm mắt, khi lại băng ngang những đồng cỏ, lúc lại rẽ qua những khu dân cư đông đúc. Đón chúng tôi trước cửa ngõ Malacca là một cảnh tượng khó quên: cầu vồng kép xuất hiện sau cơn mưa cuối chiều đẹp đến nao lòng mà tiếc thay tay máy run run của PeterPan chẳng kịp ghi lại thành một tấm ảnh rõ nét.

Khi trời vừa sập tối, PeterPan và các bạn vào tới thành phố Malacca. Điểm dừng chân đầu tiên là khu Chinatown - nơi PeterPan đã đặt trước hostel Ringo's Foyer qua mail. Hostel này có ông chủ người gốc Hoa nói tiếng Anh tốt và khá thân thiện. Nhưng (vâng, lại là nhưng), một chút ngúng nguẩy vớ vẩn vì phòng có phòng tắm đã hết, chỉ còn phòng phải dùng phòng tắm ở khu sử dụng chung khiến chúng tôi mất thêm thời gian tìm kiếm, để rồi khi trở lại Ringo's Foyer thì chỉ còn 1 phòng duy nhất. Thật may là sát cạnh Ringo's Foyer có hostel Kititto khá ổn và vẫn còn 1 phòng 3 giường, chúng tôi đành chia ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm ở 1 hostel.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/rainbowmalacca.jpg
Cầu vồng trước cửa ngõ Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/ringofoyer.jpg
Hostel Ringo's Foyer (http://www.ringosfoyer.com.my/rfjs/index.htm).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kititto2.jpg
Hostel Kititto chỉ cách Ringo's Foyer vài số nhà. Chủ của hostel này là vợ chồng anh Ken, người gốc Hoa nói tiếng Anh tốt. Chiếc xe nhỏ trong khung hình là của vợ chồng Ken và anh ấy cũng dùng chính chiếc xe này để đưa chúng tôi ra bến Malacca Sentral trong buổi sáng thứ 8 của hành trình - một cử chỉ khiến PeterPan và các bạn rất cảm kích.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/kititto.jpg
Hostel Kititto khá ấm cúng, điều kiện phòng cũng ổn, sạch sẽ, wifi miễn phí... Giá: 45 RM/phòng 3 giường, phòng tắm dùng chung (nhưng PeterPan không bao giờ phải xếp hàng cả :D).
Thông tin của Kititto như sau:
Địa chỉ: 50A, Jalan Portugis, 75200, Melaka.
Tel: (60) 6 281 1105
Mobile: (60) 16 366 4077
Email: [email protected]
Web: kititto.com

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/ringofoyer2.jpg
Chiếc xe của ông chủ hostel Ringo's Foyer và dòng chữ khẩu hiệu "Visit Malacca means visit Malaysia". "Du lịch Malacca là du lịch Malaysia", để thử xem sao...

PeterPan
25-12-2010, 23:44
Dạo phố đêm Malacca

Malacca (Melaka) là một đô thị cổ, tuổi đời đã lên tới hơn 600 năm. Malacca có nét gì đó giống Hội An, cũng là những dãy nhà nhỏ với những nét xưa cũ, cũng là những con đường nhỏ xen giữa những dãy phố liêu xiêu, cũng là một con sông dịu dàng vắt ngang thành phố và đặc biệt nhất, cũng là một thương cảng quan trọng từng một thời là điểm đến của những thương thuyền lớn nhỏ từ khắp chốn trên địa cầu. Với vị trí đặc biệt án ngữ điểm huyết mạch của con đường giao thương Á - Âu - Phi, Malacca không chỉ là một thương cảng sầm uất trong quá khứ mà còn đồng thời là một thành phố có sự giao thoa mạnh mẽ giữa nhiều nền văn hóa, nhiều sắc tộc, nhiều ngôn ngữ... Một thành phố như vậy tự nó đã là một bảo tàng sống, tự nó đã cũng đã có một đời sống riêng biệt và câu nói "Du lịch Malacca là du lịch Malaysia" cũng không hẳn là quá ngoa ngôn.

PeterPan có ngày thứ 7 trong hành trình là một ngày trọn vẹn để khám phá Malacca, ngoài ra thì có thêm được buổi tối thứ 6 của chuyến đi là chút thời gian làm quen với thành phố này. Nhiều người nói rằng Malacca chỉ là một điểm dừng chân trên tuyến đường Kuala Lumpur - Singapore và chỉ cần dành 1 ngày ở đây là đủ. Cá nhân PeterPan cũng đã nghĩ thế cho tới trước buổi tối đầu tiên ở Malacca. Với PeterPan, đó là một thành phố lung linh đầy màu sắc và có đủ sự sôi động với những người ưa náo nhiệt nhưng cũng chẳng thiếu những nét nhẹ nhàng, trầm ngâm với những người ưa sự bình lặng. Malacca có đủ những điều hấp dẫn để bạn nên lưu lại đó chí ít là 2 ngày trọn vẹn.

Và đây là buổi tối đầu tiên của PeterPan tại Malacca:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca3.jpg
Phố đêm Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca4.jpg
Sông Malacca lấp loáng ánh đèn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca5.jpg
Cột mốc đặt ở trung tâm thành phố Malacca đánh dấu khoảng cách từ đây tới những thành phố lớn trên thế giới cũng như một số địa danh khác của Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca6.jpg
Quảng trường Stadthuys - một biểu tượng của Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca7.jpg
Tháp Taming Sari - một điểm nhấn thú vị của Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca8.jpg
Nếu PeterPan không nhớ nhầm thì đây chính là cây cầu cuối cùng mà sông Malacca chảy qua trước khi đổ ra Ấn Độ Dương bao la.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca9.jpg
Bảo tàng thuyền buồm.

PeterPan
09-01-2011, 19:18
Dạo phố đêm Malacca (tiếp)

Trái tim của khu Chinatown tại Malacca là phố Hang Jebat. Vào tối thứ Sáu và thứ Bảy hàng tuần, con phố này trở thành chợ đêm Jonker Walk sôi động, náo nhiệt và đầy màu sắc. Bạn sẽ thấy những nét đặc trưng nhất của một cộng đồng Hoa kiều chỉ với vài bước chân đi hết một lượt chợ đêm. Không chỉ là những gian hàng với đủ loại sản phẩm đa dạng, Jonker Walk còn là một không gian văn hóa của những người gốc Hoa mà điểm nhấn chính là sân khấu ca nhạc theo phong cách "cây nhà, lá vườn".

PeterPan tới Malacca vào tối thứ Bảy và đã được cảm nhận không khí ấy với phần mở đầu là một suất cơm gà rất ngon. Đây là món ăn mà bạn rất nên thử khi tới Malacca, ngon và hợp khẩu vị người Việt nói chung. Với riêng PeterPan, suất cơm gà nóng hổi đã giúp lấy lại rất nhiều sức lực sau một ngày di chuyển liên tục.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca27.jpg
Một quầy bán cơm gà của người gốc Hoa. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca26.jpg
Hàng quán trong chợ đêm Jonker Walk. Ảnh: lampx.

Malacca có rất nhiều đặc sản và một trong số đó là xe xích lô. Những người dân Malacca khéo tay và thừa sự sáng tạo đã biến những chiếc xe xích lô trở thành những bình hoa di động bởi những sắc màu rực rỡ, những ngọn đèn giăng mắc, đan cài tỉ mỉ. Trong đêm tối, những chiếc xích lô xuôi ngược trên những con phố của Malacca để đưa du khách đi dạo quanh "thành phố di sản" của Malaysia bằng một cách thật độc đáo.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca28.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca29.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca30.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca31.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca32.jpg

PeterPan
09-01-2011, 19:38
Ăn món Tàu trong phố người Hoa

Nằm chen giữa hostel Ringo's Foyer và hostel Kititto là một quán ăn với các món ăn sáng đặc trưng của người Hoa. Chủ quán này là một anh giai dễ thương - người đã bắt chuyện với PeterPan và các bạn trong buổi tối hôm trước khi chúng tôi còn đang lơ ngơ tìm hostel.

PeterPan không biết tên tất cả các món ăn mà hầu hết được hấp bằng những chiếc xửng to đùng, nhưng có một kết luận chung là: NGON. Các món bánh đa dạng thực sự ngon ngay từ hình thức cho tới "nội dung". Mải thưởng thức, PeterPan và các bạn chẳng kịp chụp lại hết những món bánh ấy. Những hình được đưa sau đây mang tính chất minh họa...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca22.jpg
Quán ăn sáng Zhen Xiang Yuan.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca20.jpg
Quán ăn ở sát vách Ringo's Foyer.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca21.jpg
Các cụ đang vừa thưởng trà, vừa đọc báo, thật là tao nhã.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca23.jpg
Một món bánh nhân thịt rất ngon.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca25.jpg
Đây là món bánh bao (?) trong chiếc xửng hấp to đùng.

Ảnh: lampx.

PeterPan
09-01-2011, 20:44
Đền Cheng Hoon Teng

Trên đường dạo một lượt từ Chinatown ra quảng trường Stadthuys, PeterPan lướt qua khá nhiều điểm tham quan nổi bật của Malacca. Đầu tiên là đền Cheng Hoon Teng - ngôi đền cổ nhất của thành phố (366 năm tuổi) và là nơi thờ cúng lớn nhất tại Malacca của cộng đồng người gốc Hoa tới từ Phúc Kiến.

Tên gọi của ngôi đền rộng 4.600m2 dịch nghĩa nôm na là đền Mây Xanh - một cái tên gợi nên cảm giác bay bổng, nhẹ bẫng. Đền thờ Quán Thế Âm Bồ tát này được khởi công xây dựng vào năm 1645 bởi tướng Lee Wei King. Trong khi đó, điện thờ chính được xây dựng sau đó 59 năm bởi tướng Chan Ki Lock rồi được làm lại vào năm 1801 bởi tướng Chua Su Cheong.

Điểm đặc biệt dễ nhận thấy đầu tiên của đền Cheng Hoon Teng là hai cột cờ màu đỏ cao tới 7m được bố trí đối xứng ngay phía sau cổng chính. Đền Cheng Hoon Teng là một tổ hợp kiến trúc được xây dựng tuân theo những nguyên tắc phong thủy chặt chẽ. Nằm ở một khu đất có địa thế cao, ngôi đền cũng cách không xa sông Malacca.

Với PeterPan, điểm đặc biệt nhất của đền Cheng Hoon Teng là những bức tượng sống động được dùng để trang trí trên phần mái của ngôi đền. Đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật có hồn mà những người nghệ nhân đã dày công tạo ra.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca17.jpg
Đền Cheng Hoon Teng nhìn từ bên ngoài, 2 cột cờ màu đỏ nổi bật trên nền trời xanh.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca14.jpg
Điện thờ chính của đền Cheng Hoon Teng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca16.jpg
Những bức tượng nhiều màu sắc trên phần mái của đền...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca15.jpg
... luôn khiến du khách phải dành thời gian ngắm nhìn.

Cận cảnh các bức tượng:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca19.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca18.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca33.jpg
Ảnh: lampx.

zhou
09-01-2011, 21:55
PeterPan ăn nhiều ốc nên mãi vẫn ở Melaka :-).
Trời lạnh , Tớ ké một Melaka ngày thường , cũng rẽ ngang trước khi đi Bali , lại còn đi Melaka một mình nhé !!Một Melaka bị lãng quên.

Tôi đã quyết định đến Melaka một mình trong hành trình một cách chóng vánh , đó là một quyết định dứt khoát và không hề có một chút lưỡng lự nào thoáng qua, Tự gật đầu với mình và hăng hái lên đường.

Chuyến xe bus thả tôi xuống Christ Church rồi vội vã phóng mất hút vào cuối con đường , Tôi mới chợt nhận ra mình đang đứng ở trung tâm Melaka ,thành phố đã lên đèn, trăng mười bốn treo lơ lửng trên mái nhà mà tiếng chim hót vẫn ríu rít , làm tôi chợt nghĩ rằng ở thành phố này ....chơi sang , cài cả loa vào bụi cây rồi mở đĩa chim hót cho vui ..,chứ thời buổi này chim ở đâu ra mà lắm thế , hi hi nhưng sự thật là bọn chim thật đang ríu rít tìm chỗ ngủ trên những tán cây và hát vang trời , Tự nhiên thấy bình yên lạ.

Cảm giác bình yên bỗng biến thành ngạc nhiên khi tôi đi theo chỉ dẫn để tìm nhà trọ ngay gần đường Jonker, Oái , người ở đây biến đi đâu hết vậy ta ? mới tầm 8h tối mà đường phố đã không một bóng người , các cửa hiệu đều đóng im ỉm , yên tĩnh đến độ tôi dường như nghe rõ được tiếng bước chân và nhịp tim mình đập thình thịch.

Melaka là một thương cảng chính dọc đường buôn bán hương liệu của các tầu buôn trung quốc , Bồ đào nha , Hà lan . Từng là thuộc địa của Bồ đào nha trong hơn một thế kỷ vì thế phố cổ Melaka vẫn còn lưu lại nhiều nét kiến trúc Châu âu với những ngôi nhà mái vòm , trần cao và khoảng sân rộng mở , Tuy nhiên các con phố lại mang trong mình nét đăc trưng Trung quốc với những cửa hiệu của những dòng họ thương nhân Hoa kiều có lịch sử hàng trăm năm ở thương cảng này.

Ngày mai là rằm tháng 7, Ngày xá tội vong nhân , Người trung quốc quan niệm là ngày của quỷ vì thế nhà nào cũng tắt điện đi ngủ sớm , Jim - anh chủ nhà trọ đẹp trai giải thích cho tôi hiểu và không tránh khỏi ngạc nhiên khi gặp tôi , một cô gái Việt Nam _ nói_tiếng _trung_ quốc, đi du lịch môt mình đến đây , hóa ra chỉ có tôi là chả biết gì cứ như một con quỷ lần mò ngoài phố và lẩm bẩm ...Người đi đâu hết cả roài ....

Melaka ngày rằm tháng 7 .

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3625.jpg

Sáng tôi dậy sớm và theo chân người dân địa phương đi lễ chùa . Nhà trọ tôi ở nằm trong khu phố cổ , bình yên , đẹp và thân quen lạ kỳ , mùi hương hoa thoang thoảng trong không gian , nhưng không phải là mùi hoa mà là mùi hương thắp lên từ các ngôi chùa tầu ngày rằm tháng 7 . Có lẽ vì Melaka từng là thương cảng lớn nên rất giống với Hội An . Hội An nhỏ nhắn dịu dàng thân thiện còn Melaka ngày giữa tuần dường như thiếu đi sữc sống.

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3627.jpg

Tôi đi bộ ra phía quảng trường tối qua , các khu phố cổ không chật hẹp cũng chẳng phủ đầy rêu vắng bóng người , thi thoảng một chiếc xe ô tô phóng vụt qua rồi mọi thứ lại rơi vào yên tĩnh , bọn quạ đen vây trên nóc nhà một người Hoa bán thịt lợn, Oa con quạ đen gớm ghiếc chỉ có trong chuyện ở Việt Nam sẽ được thấy rất nhiều ở Malaysia , ngay cả ở Kul . thề đấy !

Phố nằm bên bờ sông ..( Chỗ này mà không nói thì đố ai bảo ở bên Tây hí hí )

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3650.jpg

Khu trung tâm có nhiều người nhất chừng vài chục khách du lịch là cột đồng hồ, nhà thờ Christ Church, Stadthuys từng là nơi ở của thống đốc Hà Lan , có cả biểu tượng cối xay gió , nay là bảo tàng lịch sử Các tour đến Melaca thường chỉ thả khách xuống đây, mọi người lục tục chụp ảnh rồi lại leo lên xe và biến mất. Sự ồn ào, náo nhiệt thoáng chốc nhường lại cho không khí trầm buồn với tiếng xe hơi thi thoảng lại chạy vụt qua .

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3662.jpg

Tôi đi bộ khắp các con phố , đi dọc bờ sông vào tất cả các bảo tàng , những người coi giữ bảo tàng vẫn còn ngái ngủ dù mặt trời đã lên cao , chẳng có mấy khách du lịch để mà bán vé vì thế tôi cứ nhẹ nhàng đi vào rồi lại đi ra , hông mất đồng tiền vé nào luôn ... Melaka và tôi dường như đã bị thế giới lãng quên .

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3688.jpg

Thế nhưng kỳ lạ thay là tôi không thấy buồn , chỉ thấy lòng thanh bình quá dỗi .
Pháo đài Famosa do người Bồ Đào Nha xây dựng, đã bị phá huỷ khi người Hà Lan xâm lược Melaka , và giờ chỉ còn di tích tường thành còn sót lại.

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3674.jpg

Khu phố mới ....

https://i28.photobucket.com/albums/c236/mimi_26807/bali%20_%20Malai/IMG_3696.jpg

PeterPan
09-01-2011, 22:44
Nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling

Cách đền Cheng Hoon Teng chẳng bao xa là nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling. Ra đời vào năm 1748, Kampung Kling mang phong cách kiến trúc Sumatra và sự cộng hưởng từ phong cách kiến trúc của những ngôi đền Hindu trên đảo Bali (Indonesia). Điểm đặc biệt của nhà thờ Hồi giáo này là màu trắng tinh khôi và tòa tháp cao có thể được nhìn thấy từ khi còn cách vài ngã tư.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca35.jpg
Nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling với tòa tháp đặc trưng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca34.jpg
Toàn cảnh Kampung Kling nhìn từ phía ngoài.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca36.jpg
Khuôn viên của Kampung Kling.

Đền Sri Poyyatha Vinayaga Moorthy

Rảo thêm vài bước chân sau khi rời nhà thờ Hồi giáo Kampung Kling, PeterPan tới trước đền Sri Poyyatha Vinayaga Moorthy - đền thờ Hindu lâu đời nhất tại Malaysia. Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1781 bởi Thavinayagar Chitty (một thủ lĩnh người Chitty). Ngôi đền có cái tên dài và khó nhớ này thờ thần voi Ganesha (Vinayaga).

PeterPan tới đây đúng vào giờ đi lễ buổi sáng của những người gốc Ấn. Một mùi hương đặc trưng giống như ở đền Sri Mahamariamman khiến PeterPan cứ lưu luyến mãi như gặp lại một người bạn cũ, đôi chân cứ do dự mãi rồi mới bước tiếp được.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca37.jpg
Đền Sri Poyyatha Vinayaga Moorthy, một khung hình như được chụp ở Ấn Độ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca38.jpg
Cửa đền rộng mở cho những người Ấn đi lễ buổi sáng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca39.jpg
Kiến trúc tháp gopuram đặc trưng của một ngôi đền Hindu. Gopuram này không thể so sánh với gopuram ở đền Sri Mahamariamman (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page4#35) tại Kuala Lumpur.

PeterPan
09-01-2011, 23:44
Khu Chinatown tập trung rất nhiều công trình tôn giáo và văn hóa khác nhau. Vì thế, chỉ trong khoảng hơn 1 giờ thảnh thơi đi dạo ở đây, PeterPan đã ghé qua được hàng loạt điểm tham quan được Lonely Planet coi là must-see.

Sau những Cheng Hoon Teng, Kampung Kling và Sri Poyyatha Vinayaga Moorthy là Bảo tàng Văn hóa Trịnh Hòa:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca43.jpg
PeterPan sẽ nói rõ hơn về nhân vật Trịnh Hòa trong phần sau của topic này.

Bên cạnh những điểm mà Lonely Planet giới thiệu, PeterPan cũng ghé qua những điểm ít nổi tiếng hơn một chút:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca40.jpg
Ngôi chùa ở khung hình gần giống với ảnh chụp của Ms Zhou.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca41.jpg
Một ngôi đền (hay chùa?) không rõ tên.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca13.jpg
Một ngôi đền (hay chùa?) không rõ tên khác ở đối diện đền Cheng Hoon Teng.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca42.jpg
Một góc phố gợi nhớ về Hội An, ở cuối con đường kia là ngã rẽ gần ra tới quảng trường Stadthuys.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca44.jpg
Và Malacca cũng có... tắc đường (tất nhiên là trong thoáng chốc thôi).

yilka
09-01-2011, 23:54
Cảm ơn PP và zhou, lâu lâu lại ngắm Melaka, đô thị này cổ mà ko cổ, sức sống rất tốt, văn hóa thâm sâu, người dân hiền lành, phố phường vừa sạch vừa sang, cảm giác an toàn và (có phần) vương giả ^^ dịp ở KL Yilka ko ghé nhiều, nhưng vẫn ấn tượng nhất với Melaka trong các tp ở Malaysia :)

taro_misaki
10-01-2011, 08:19
Bạn Peter Pan viết chi tiết quá, tớ xin copy về làm tư liệu nhé. Sắp tới tớ cũng cố trải nghiệm Kota Kinabalu xem thế nào ?

PeterPan
11-01-2011, 00:45
@Ms Zhou: Tiếp đi chị ơi :-D.

@yilka: Tớ cũng rất kết Malacca, ngày rưỡi ở đó vẫn thấy chưa đủ. Lần sau có dịp trở lại sẽ ở lâu hơn, sẽ từ từ cảm nhận để ngấm lâu hơn...

@taro_misaki: Bạn leo Kinabalu về rồi chia sẻ kinh nghiệm với mình nhé :-).
-------------------------------------------------------------------------------------
Những sắc màu Malacca

Với PeterPan, Malacca đầy màu sắc và tràn cảm xúc. Chỉ cần dạo một vòng Chinatown, bạn cũng có thể thấy hầu như đầy đủ những sắc màu đặc trưng của đô thị này. Những sắc màu ấy làm nên một Malacca sống động.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca45.jpg
Những chiếc sticker bằng sứ với chủ đề chính là các điểm đặc trưng của Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca46.jpg
Một cửa hàng bán bưu thiếp và các loại sticker. Ảnh: lampx

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca47.jpg
Những chiếc mặt nã gỗ loại nhỏ... Ảnh: lampx

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca51.jpg
... và loại to nhìn rất "hoang dã". Ảnh: lampx

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca48.jpg
Những gallery như thế này có thể thấy nhan nhản khắp khu Chinatown. Ảnh: lampx

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca49.jpg
Một quầy giải khát lưu động. Ảnh: lampx

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca50.jpg
Một cửa hàng quần áo. Ảnh: lampx

PeterPan
11-01-2011, 00:46
Những sắc màu Malacca (tiếp)

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca52.jpg
Một chậu hoa được trang trí vui mắt. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca53.jpg
Phố nhỏ liêu xiêu bằng... sứ. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca54.jpg
Một cửa hàng trưng bày và bán những sản phẩm gốm sứ. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca55.jpg
Lụa Kashmir (?). Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca57.jpg
Những đôi guốc rất.... duyên. Ảnh: Sweetiury.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca58.jpg
"Graffiti kiểu Malacca". Ảnh: Sweetiury.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca59.jpg
Hoa súng (?). Ảnh: Sweetiury.

PeterPan
11-01-2011, 00:46
Những sắc màu Malacca (tiếp)

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca56.jpg
Một quảng cáo cho ngành cao su Malaysia :-D?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca60.jpg
Một gallery rực rỡ... Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca63.jpg
... với những bức tranh càng xem càng... không hiểu. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca65.jpg
Yin Yang Paintings. Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca61.jpg
Một phiên bản của "to be or not to be". Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca62.jpg
Một câu hỏi lớn không lời đáp? Ảnh: lampx.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca64.jpg
Đi qua bức tượng gỗ kỳ dị này là tới ngã rẽ ra quảng trường Stadthuys. Ảnh: lampx.

PeterPan
15-01-2011, 21:39
Quảng trường Stadthuys

Với tất cả những lợi thế về địa lý và sự hội tụ văn hóa lâu dài, Malacca giống như một cô gái đẹp và vì thế cũng lắm truân chuyên. Trong suốt một thời gian dài, thành phố này đã lần lượt được đặt dưới sự kiểm soát của Bồ Đào Nha, rồi Hà Lan và sau này nữa là Anh. Tuy nhiên, tạm đặt sang một bên những tác động tiêu cực đối với một vùng đất bị ngoại bang xâm chiếm, việc liên tục là thuộc địa của các cường quốc trên thế giới cũng góp một phần vào sự đa dạng văn hóa của Malacca.

Một trong những ví dụ tiêu biểu cho nhận định kể trên là những nét kiến trúc thuộc địa vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay mà quảng trường Stadthuys là nổi bật nhất. Sau khi hất cẳng người Bồ Đào Nha khỏi Malacca vào năm 1641, người Hà Lan bắt đầu cho xây dựng các công trình lớn để phục vụ việc vận hành bộ máy cai trị thuộc địa. Tòa nhà Stadthuys (theo tiếng Hà Lan có nghĩa là "tòa thị chính"), nhà thờ Tin Lành Christ hay tháp đồng hồ Tan Beng Swee là những công trình đã được người Hà Lan xây dựng nên để tạo thành một khu vực mà ngày nay được gọi là quảng trưởng Stadthuys hay quảng trường Đỏ.

Quảng trường Stadthuys là một biểu tượng của Malacca với những công trình mang tính biểu trưng cao như kể trên. Ngày nay, một phần của tòa nhà Stadthuys được sử dụng làm bảo tàng Malacca, nhà thờ Christ vẫn là nơi lui tới của cộng đồng dân cư theo đạo Tin Lành còn tháp đồng hồ Tan Beng Swee cùng đài phun nước gần đó vẫn luôn là những nơi mà du khách tới Malacca không thể không ghé qua. Những công trình ấy đã đứng sừng sững ở trung tâm Malacca hàng trăm năm và chắc hẳn sẽ còn tiếp tục "sống" cùng Malacca lâu dài.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca66.jpg
Bản đồ Malacca.

https://farm6.static.flickr.com/5168/5290325109_2a326714f8_b.jpg
Quảng trường Stadthuys.

https://farm6.static.flickr.com/5247/5290325271_c8e76c8886_b.jpg
Một góc khác của quảng trường Đỏ chụp từ ban công tòa nhà Stadthuys.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca67.jpg
Tháp đồng hồ Tan Beng Swee.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca68.jpg
Đài phun nước.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca69.jpg
Nhà thờ Tin Lành Christ. PeterPan đã được cảm nhận không khí trang nghiêm và thành kính trong một buổi đi lễ nhà thờ sáng Chủ Nhật của cộng đồng người gốc Hoa tại Malacca.

celeron
16-01-2011, 02:55
Malacca đúng là nên ghé qua thật mình chia sẻ một vài hình ảnh cho vui.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/celeron1.jpg
Đường phố chậm rãi

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/celeron2.jpg
Từ cửa sổ khách sạn là tòa nhà cao cao đằng sau mình phát hiện đằng sau siêu thị Carrefour có một bãi cỏ rất đẹp buổi chiều mang đồ ăn hoa quả ra ngồi.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/celeron3.jpg
Đây là trong nhà thờ hồi giáo cấm vào nhưng vẫn cố mở cửa vào chụp ảnh

Thanks chủ topic đọc biết được nhiều thông tin thêm quá chờ thêm bài mới của anh về Bali.

PeterPan
01-03-2011, 00:59
Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca

Nằm trọn vẹn bên trong của tòa nhà Stadthuys, bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca chính là điểm đến không thể bỏ qua với những ai hay lọ mọ tìm tòi. PeterPan cũng không phải là ngoại lệ. Với chiếc "thẻ sinh viên quốc tế", PeterPan mua được vé dành cho sinh viên với giá 2 RM, rẻ hơn giá gốc 3 RM.

Với khoảng 1 giờ rưỡi, PeterPan đi được hết 1 lượt của bảo tàng. Khoảng thời gian đó là chưa đủ để hiểu và ngấm tất cả những gì được nhìn thấy trong bảo tàng nhưng có lẽ cũng là vừa đủ để có cái nhìn sơ lược về một Malacca - thành phố di sản của Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca70.jpg
Lồng kính bảo vệ các tầng khai quật hiện vật.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca71.jpg
Những thời kỳ là thuộc địa của Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca72.jpg
Đồ sứ...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca73.jpg
... theo chân người Hoa tới Malacca nhiều thế kỷ trước.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca74.jpg
Vũ khí thô sơ...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca75.jpg
... và "hiện đại".

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca76.jpg
Bác nào mê súng ống thì hẳn sẽ thấy thú vị khi tham quan gian trưng bày các loại súng cổ này.

PeterPan
01-03-2011, 00:59
Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca (tiếp)

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca77.jpg
Những bộ trang phục truyền thống.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca78.jpg
Bộ đồ máy ảnh này phải chăng là "hàng khủng" một thời?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca79.jpg
Cảnh một nghi thức truyền thống với các nhân vật tượng sáp.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca80.jpg
Các dân tộc ở Malacca trong trang phục truyền thống.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca81.jpg
Mô hình một ngôi nhà của người dân Malacca cách đây nhiều thế kỷ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca82.jpg
Một góc khác của ngôi nhà.

PeterPan
01-03-2011, 01:00
Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca (tiếp)

Gian trưng bày tái hiện cuộc sống đời thường của một Malacca nhiều năm về trước.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca83.jpg
Một bức tranh tường được khéo léo kết hợp với mô hình chiếc cầu để tạo nên một góc trưng bày lạ mắt.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca84.jpg
"Chiếc bàn 3D" và "khung cảnh 2D" ở phía sau được kết hợp để đánh lừa thị giác của người xem.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca85.jpg
Ở sạp báo này, đâu là 2D, đâu là 3D?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca87.jpg
Một quán ăn được tái hiện bằng sự kết hợp tương tự.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca86.jpg
Những người thợ làm bánh.

PeterPan
01-03-2011, 01:00
Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca (tiếp)

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca88.jpg
Đây có lẽ là cảnh lá cờ Anh chuẩn bị được hạ xuống, đánh dấu sự khởi đầu cho nền độc lập của Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca89.jpg
Tấm pano lớn tóm tắt những mốc lịch sử đáng nhớ của Malaysia.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca90.jpg
Bức tranh tái hiện cửa sông Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca91.jpg
Sa bàn tái hiện Malacca thời còn là một pháo đài kiên cố.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca92.jpg
Tòa nhà Stadthuys và nhà thờ Christ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca93.jpg
Có 3 sa bàn như thế này đại diện cho các thời kỳ là thuộc địa của Malacca.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca94.jpg
Khu quảng trường Stadthuys với hình ảnh gần giống như ngày nay.

PeterPan
01-03-2011, 01:00
Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca (tiếp)

Trịnh Hòa - nhà hàng hải đã tới Malacca vào thế kỷ 15 - được ưu ái dành riêng một khu trưng bày với rất nhiều hiện vật và tranh ảnh liên quan. Thông tin về Trịnh Hòa có thể xem thêm tại đây (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_H%C3%B2a).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca95.jpg
Bức tranh tái hiện cảnh Trịnh Hòa chuẩn bị cùng đoàn thuyền của mình rời Trung Hoa. Cuốn sách có tên "1421 - The Year China discovered the World" ở phía dưới bên phải chính là một tác phẩm của Gavin Menzies nói về giả thiết Trịnh Hòa thậm chí đã tìm ra Châu Mỹ trước cả Christopher Columbus.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca96.jpg
Bức tượng Trịnh Hòa và mô hình những chiếc thuyền buồm trong hải đoàn của ông.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca97.jpg
Trịnh Hòa không chỉ là một nhà hàng hải lớn mà còn là một nhân vật được lấy làm đề tài cho rất nhiều giai thoại và thậm chí đã đi vào phim ảnh.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca98.jpg
Theo các nguồn sử liệu, hạm đội của Trịnh Hòa lên tới 30.000 người và khoảng 300 chiếc thuyền buồm.

PeterPan
01-03-2011, 15:50
Bảo tàng Lịch sử và Dân tộc học Malacca (tiếp)

Gian trưng bày các loại tiền cổ:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca99.jpg
Tiền bằng đá, mang hình những con rùa, các kích cỡ ứng với các giá trị khác nhau.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca100.jpg
Không chỉ có tiền rùa, thậm chí có cả tiền cá sấu.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca101.jpg
Và đủ các loài vật quen thuộc với đời sống của con người như cá, gà, cua...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca102.jpg
Những đồng xu hình tròn với thiết kế mang dáng dấp gần giống với tiền xu ngày nay.

Ảnh: Sweetiury.

Banker
01-03-2011, 16:10
Tuần trước tớ cũng vừa ở Malacca về nhân chuyến công tác tại Malai. Ở Malacca mình thích nhất là cái bảo tàng là nguyên một chiếc thuyền buồm. Phải tận mắt chứng kiến mới thấy khâm phục sao người xưa có thể đóng được những con tàu to và đẹp thế. Thứ 2 là ngôi làng bên cạnh sông Malacca, ngồi trên Mô norail ngắm từ trên cao, chao ôi sao mà nó đẹp và bình yên thế !! Chắc bác chủ thớt có ghé qua chỗ đó và có nhiều ảnh đẹp để up lên cho mọi người cũng xem. Mình cũng chụp được một số ảnh nhưng bận quá chưa thể up lên được, khi nào rảnh sẽ phụ họa thêm. Kính bác.

PeterPan
01-03-2011, 22:25
@Banker: PeterPan có vào Bảo tàng Thuyền Buồm bác ạ, quả thật là rất thú vị. Còn vụ đi monorail thì PeterPan chưa đi nên không thấy ngôi làng bên cạnh sông Malacca. Khi nào rảnh, bác chia sẻ hình ảnh cho PeterPan và mọi người cùng xem nhé bác :).
----------------------------------------------------------------------------------
Vài hình ảnh góp nhặt chẳng theo một chủ đề nào:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca104.jpg
Quán Harper's bên sông Malacca có lẽ là một trong những quán có vị trí đẹp nhất trong thành phố. Cũng vì thế mà mấy cái bụng đói meo đã truyền chỉ thị cho những đôi chân mạnh dạn bước vào quán nhanh đến nỗi chẳng đôi mắt nào kịp ngó bảng thực đơn được đặt ở cửa. Thế là chúng tôi có một bữa trưa hoành tráng đến tỉnh cả người (vì đắt quá mà :D).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca105.jpg
Một đoạn tường thành được phục chế để phục vụ du lịch.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca106.jpg
Bức phù điêu này mô tả sự tích giải thích nguồn gốc ra đời của cái tên Malacca (hay Melaka). Parameswara (http://en.wikipedia.org/wiki/Parameswara_%28sultan%29) đang ngồi dưới một gốc cây Pokok Melaka (http://en.wikipedia.org/wiki/Phyllanthus_emblica) (cây lý gai) bên dòng sông để theo dõi cảnh một trong những chú chó săn của ông bị ngã xuống nước sau khi lĩnh đủ cú đá mạnh của một con hươu. Sau này, Parameswara đặt tên vương triều của ông là Melaka theo tên của loài cây đã tỏa bóng mát để ông có thể thảnh thơi ngồi nhìn cảnh tượng thú vị kể trên. Parameswara là quốc vương đầu tiên của vương quốc Melaka vang bóng một thời.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca107.jpg
Bánh xe nước bên sông Malacca.

PeterPan
01-03-2011, 22:27
Các phương tiện di chuyển tại Malacca

Các điểm tham quan chính của Malacca tập trung chủ yếu quanh khu vực quảng trường Stadthuys và không quá khó khăn cho du khách để dạo bộ một vòng qua hầu hết những điểm must-see. Tuy nhiên, nếu muốn di chuyển xa hơn (ví dụ như tới bến Malacca Sentral để mua vé tới những nơi khác), bạn phải tính đến phương án di chuyển khác. Tại Malacca, bạn có thể lựa chọn những phương tiện như sau:

- Taxi: Ở Malacca có taxi nhưng không nhiều. PeterPan đã thử chờ taxi trong khoảng 30 phút nhưng không thành. Những chiếc taxi hiếm hoi xuất hiện đều có khách.

- Xích lô: Trong lúc PeterPan thử chờ taxi, có vài bác xích lô tạt qua hỏi han rất niềm nở. Thế nhưng, đi xích lô lòng vòng trong khu trung tâm còn được chứ để đi xa hơn thì khá mất thời gian vì tốc độ di chuyển chậm. Hơn nữa, các bạn xích lô cũng hay hét giá.

- Buýt: Đây là phương tiện nên được tính đến nếu bạn muốn di chuyển xa. Tại Malacca có thể lựa chọn 2 loạt hình xe buýt như sau:
+ Xe buýt Panorama Malacca: Đây là loại hình xe buýt phục vụ du lịch theo phong cách hop-on hop-off (https://www.phuot.vn/threads/13269-Ngất-ngây-theo-nhịp-Kecak-trong-mùa-mưa-Bali/page8#77) giống như ở Kuala Lumpur. Có 2 loại xe Panorama Malacca. Loại thứ nhất là xe 2 tầng: màu đỏ, giá vé 5 RM/người, chạy từ 09h00 tới 20h30, đi qua 13 điểm tham quan chính của Malacca. Loại thứ hai là xe 1 tầng: màu xanh da trời, giá vé 2 RM/người, chạy từ 07h00 tới 21h30, đi qua 23 bến khác nhau của thành phố Malacca. Cả 2 loại xe này đều có tần suất chạy là 30-45 phút/chuyến và vé mua 1 lần có giá trị sử dụng trong cả ngày. Đặc biệt, vé của xe màu đỏ có thể dùng được để đi xe màu xanh (nhưng ngược lại thì không).
+ Xe buýt thường: Xe có màu xanh lá cây và bao gồm một số tuyến chính như xe số 17, 18, 19 và 50. Giá vé là 1,50 RM/người. PeterPan đã đi xe số 17 từ Bảo tàng Thuyền Buồm ra Malacca Sentral, nói chung là tiện và rẻ.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca103.jpg
Bản đồ hoạt động của xe Panorama Malacca.

PeterPan
02-03-2011, 02:14
Món ngon ở Malacca

Malacca có rất nhiều món ăn ngon đủ để người kén ăn nhất cũng phải tấm tắc khen. Danh sách những món ngon có kể cả ngày cũng không hết, nổi bật nhất là mì laksa (http://en.wikipedia.org/wiki/Laksa), nem rán popiah (http://en.wikipedia.org/wiki/Popiah), chè bánh lọt cendol (http://en.wikipedia.org/wiki/Cendol), bánh tart dứa Nyonya (http://kwongfeimind.blogspot.com/2008/12/lucy-wee-nyonya-pineapple-tarts-house.html), cơm viên gà kiểu Phúc Kiến hoặc Hải Nam, đầu cá hầm Assam (http://en.wikipedia.org/wiki/Asam_Pedas), thịt xiên nướng satay celup (http://mybalo.com/malacca/Quan-Ban-Lee-Hiang.html), cà ri gà (devil curry (http://en.wikipedia.org/wiki/Devil%27s_curry))...

Trong gần 2 ngày ít ỏi ở Malacca với chỉ 1 ngày trọn vẹn để ăn và chơi, PeterPan chỉ kịp thử món bánh tart và cơm gà viên. Nhưng có lẽ chừng đó cũng là tạm đủ vì đó thực sự là những món khoái khẩu rất nên được du khách thử chí ít là một lần khi tới Malacca. Bạn không tin ư? Hãy tới Malacca và tự mình cảm nhận nhé :).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca109.jpg
Dù không được nếm thử đúng loại bánh tart dứa Nyonya trứ danh nhưng PeterPan vẫn hài lòng với món bánh tart trứng trong khu Chinatown. Vừa ăn bánh vừa trốn bên dưới một mái hiên nhà để tránh cơn mưa nhỏ bất chợt, đó là một kỷ niệm ngọt ngào theo đúng nghĩa đen và rất khó quên.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca110.jpg
Quán cơm gà viên bắt mắt từ bên ngoài với những quảng cáo vui nhộn.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca111.jpg
Thịt gà được chặt thành miếng và bày gọn gàng kèm với giá đỗ, dưa chuột, cà chua.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca112.jpg
Cơm được viên tròn, thoạt nhìn cứ tưởng là bánh bao.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca113.jpg
Và đây là bữa tối thịnh soạn của chúng tôi.

PeterPan
03-03-2011, 12:29
Bảo tàng Hàng hải

Bảo tàng Hàng hải (dân du lịch vẫn quen gọi là Bảo tàng Thuyền Buồm) nằm sát bờ sông Malacca và là một trong những điểm tham quan chính của thành phố. Toàn bộ bảo tàng mang dáng dấp một chiếc thuyền buồm vốn được dựng lại theo nguyên mẫu của Flora de La Mar - một con chiếc thuyền của Bồ Đào Nha bị chìm gần bờ biển Malacca mang theo rất nhiều của cải.

Sau 4 năm xây dựng, Bảo tàng Hàng hải được chính thức mở cửa vào ngày 13/06/1994 với sự góp mặt của nguyên Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad. Cao 34m, dài 36m và rộng 8m, Bảo tàng Hàng hải là nơi giúp du khách có thể hình dung về một Malacca với vị trí chiến lược trên con đường thông thương qua các đại dương trong suốt lịch sử hàng trăm năm qua.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca108.jpg
Bảo tàng Hàng hải.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca114.jpg
Cảnh thủy thủ đoàn mang các vật phẩm lên bờ để trao đổi với dân Malacca bản địa.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca115.jpg
Lại là những đồng tiền cổ, trong đó có cả các loại tiền cá sấu và rùa như đã nói ở phần trước của topic.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca116.jpg
Tấm biển liệt kê các loại tiền hiện đang lưu hành trên thế giới, đồng 500k của Việt Nam ở góc phía trên bên phải.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca119.jpg
Cầu thang xoắn dẫn từ tầng trưng bày thứ nhất xuống tầng trưng bày thứ hai.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca117.jpg
Những chiếc rương chứa vàng bạc, châu báu?

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca118.jpg
Cảnh người dân địa phương đón đoàn thuyền của các thương nhân.

PeterPan
03-03-2011, 12:29
Tháp Taming Sari

Để ngắm toàn cảnh Malacca, không có lựa chọn nào tốt hơn việc mua vé (20 RM/người lớn, 10 RM/trẻ em) để lên tháp Taming Sari (http://www.menaratamingsari.com). Với chiều cao cột chính là 110m và chiều cao tối đa của khoang ngắm cảnh là 80m, tháp Taming Sari là kiểu tháp Gyro (http://en.wikipedia.org/wiki/Gyro_Tower) có khả năng giúp du khách có góc nhìn 360 độ với việc xoay tròn trong khoảng 10 phút. Từ độ cao lý tưởng ấy, bạn sẽ được nhìn ngắm hầu hết các điểm tham quan nổi bật của Malacca. Vào buổi tối, khi thành phố lên đèn, view từ tháp Taming Sari giúp bạn có một cảm nhận khác về một Malacca với sự hòa quyện của cũ (những khu nhà thấp tầng như Chinatown...) và mới (khu nhà hiện đại sát bờ Ấn Độ Dương...).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca120.jpg
Tháp Taming Sari có tên trong sách "Kỷ lục Malaysia" ở hạng mục "tháp Gyro xoay đầu tiên".

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca121.jpg
Khoang ngắm cảnh của tháp có sức chứa tối đa là 66 người.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca122.jpg
Malacca hiện đại với những tòa cao ốc...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca123.jpg
... và trung tâm mua sắm Melaka Megamall.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca124.jpg
Còn đây là Malacca "cũ kỹ" bên dòng sông cùng tên.

https://farm6.static.flickr.com/5281/5291962737_e69a4704a8_b.jpg
Qua nốt cây cầu này, sông Malacca sẽ hòa mình vào Ấn Độ Dương.

https://farm6.static.flickr.com/5206/5290282395_56ddf6010b_b.jpg
Chút ánh sáng cuối cùng trên bầu trời Malacca...

PeterPan
03-03-2011, 13:18
Đi thuyền trên sông Malacca

Chúng tôi kết thúc 1 ngày trọn vẹn khám phá Malacca bằng chuyến đi thuyền ngắm cảnh 2 bên bờ dòng Malacca (giá vé 10 RM/người). Đó là những phút thư giãn nhẹ nhàng để chuẩn bị cho chặng di chuyển tiếp theo từ Malacca tới Singapore trong ngày hôm sau.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca125.jpg
Giống quá dáng hình Hội An...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca131.jpg
Tối Chủ Nhật, thuyền du lịch nào cũng chật kín khách du lịch.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca126.jpg
Đu quay Melaka Flyer.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca127.jpg
Đây là loại monorail mà bác Banker đã nhắc tới ở phần trước của topic.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca128.jpg
Thấp thoáng nhà thờ St. Francis Xavier.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca129.jpg
Bánh xe nước.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca130.jpg
Ánh đèn giăng mắc gần bến tàu du lịch.

tixt_forever
15-03-2011, 17:49
'PeterPan rất có "duyên" với các khung giờ mà người không theo đạo Hồi không được vào phía trong các nhà thờ Hồi giáo.'

Ồ, mình cũng vậy, 2 lần thử thì toàn vào hoặc là trái ngày hoặc là trái giờ. Một lần đã đi lén sang cửa khác, trùm khăn cho giống hồi giáo (:D) nhưng lên được 2 phút là bị đuổi xuống liền. Mà nam tới nhà thờ hồi giáo dễ hơn nữ đấy, các bạn nữ nếu định tham quan nhà thờ nào ở KL nhớ ăn mặc nghiêm túc, không mặc áo không có tay nhé. Đến như cái Putrajaya Mosque bình thường chỉ có nam giới (hồi giáo) mới được vào dự các buổi cầu kinh, nữ giới đạo hồi không được coi trọng bằng, có vào cũng phải vào cửa khác.

lilac
16-03-2011, 09:48
Ôi, Malacca của bác thật thú vị với xe buyt 2 tầng. Cháu thì lại thích vi vu trên những chiếc xe đạp. Đạp xe qua những ngõ ngách cũ kĩ của con phố Jonker nhộn nhạo đêm cuối tuần & bình yên buổi sớm mai thật thú vị.
Cảm ơn những chia sẻ của bác. Nhớ Malacca....

NHCR
18-03-2011, 20:31
Peterpan ơi, đi Bali 1/12/2011 thì đi hãng nào được bác, đi thẳng luôn hay phải ghé ở đâu ko, em chưa đi qua Bali lần nào mà cũng ít nghe thông tin hướng dẫn về nó nữa. Bác giúp dùm ạ. Thanks bác lắm lắm

PeterPan
19-03-2011, 11:50
@tixt_forever: Đúng là không có duyên bạn ạ, đành phải chờ lần sau thôi. Bạn có chuyện gì vui ở Kuala Lumpur hay Putrajaya thì chia sẻ cùng PeterPan và mọi người nhé :).

@lilac: PeterPan không đi xe buýt 2 tầng ở Malacca đâu :D, chỉ đi xe buýt thường ra Malacca Sentral để mua vé xe khách đi Singapore thôi. PeterPan sẽ còn trở lại Malacca, và lần tới sẽ đi bằng xe đạp giống như bạn để dạo quanh thành phố thú vị này, một cách thật thư thái. Bạn lilac rảnh thì kể chuyện Malacca và post hình cho PeterPan cùng mọi người xem với nhé :).

@NHCR: Theo PeterPan, bạn có một số cách sau để tới Bali:
- Nếu bạn đi từ Hà Nội: Bay Hà Nội - Kuala Lumpur hoặc Hà Nội - Bangkok của Air Asia hoặc Vietnam Airlines. Sau đó bay Kuala Lumpur - Bali hoặc Bangkok - Bali của Air Asia. Có một cách khác là bay Hà Nội - Singapore của Tiger Airways rồi bay tiếp Singapore - Bali của Air Asia.

- Nếu bạn đi từ Sài Gòn: Bay Sài Gòn - Kuala Lumpur (hoặc Bangkok, hoặc Jakarta) của Air Asia, sau đó bay tiếp Bali cũng của Air Asia nốt.

Nói chung, bạn nên vào website của một số hãng hàng không để tham khảo lịch bay để rồi từ đó chọn ra lịch phù hợp nhất với thời gian và túi tiền của bạn. Những phương án trên mình đưa ra cho bạn mang tính tham khảo, có thể còn những phương án khác nữa, bạn tìm thêm xem nhé.

Trên diễn đàn cũng có một số topic về Bali rồi, bạn sử dụng chức năng tìm kiếm là thấy ngay. Đợt này mình đang bận quá, chưa tập trung viết tiếp được. Sẽ cố gắng tiếp tục topic và hoàn thành nó giống như các topic khác mình đã viết. Nếu cần thêm thông tin gì về Bali, bạn có thể gửi PM cho mình nhé.

nguahoang_levan
16-12-2011, 10:05
Sao không thấy có bài viết về chuyến đi Sing của Peter Pan nhỉ :-|

hoangvanphuong75
17-12-2011, 11:16
@KL thay đổi nhanh. Bây giờ có 2 loại. Chạy suốt và stop ở nhiều chặng trong đó có Putra. Mắc wa ko có người đi thì thay đổi, just simple, còn tên gọi thì để nhận biết và quản lý.

hoangvanphuong75
17-12-2011, 12:55
@Bus đi cities của Malay đều xuất bến tại BX chính Pudu trừ khi đi Sarawak & Borneo thì bay. Tuy nhiên vẫn có
nơi tập kết như nhà xe Thành Bưởi SG. Vd xe ở B. Bintang , ga xe lửa cũ KL...
@Ictarch: SB Jakarta terminal mà Air Asia đi không cho phép bạn ở trong, đêm các shop đều closed. Bảo vệ SB mời all ra ngoài SB. Ngoài đó có ghế ngồi đến sáng, bù lại thoáng. Bạn check terminals khác xem có
ngồi KFC được ko. Di chuyển hơi xa, bất tiện.

alita_chip31
17-12-2011, 19:17
Cám ơn bài viết rất chi tiết và nhiều thông tin của Mod Peter Pan. Sau này đi KL và Malacca khỏi cần mua Lonely Planet :)

JustinLee
17-12-2011, 19:41
@PeterPan:
Giá vé từ Mekala qua Sing bao nhiêu zậy anh? Và a đi Bus nào thế?
Còn từ KL - Batu Caves - Genting thì đi như thế nào vậy anh?

hoangvanphuong75
26-12-2011, 11:47
@justinlee: từ Sentral Malacca có bus đi Sing và đi biên giới Johor, bến xe Lar
kin. Từ Larkin có public bus qua Sing đó là cách đi bụi nhất. Còn price thì goo
gle là ra. Giá same same với what you see. Muốn giá chuẩn thì đặt online biết bao nhiêu liền.
Đi Batu Cave thì ra KL sentral hỏi có train đi và điểm dừng cuối là Batu Cave. Nếu ngại xa mà đang ở Chinatown thì ra Pasar Seni đón cái train này từ KL sentral đi ngang qua đây. Pasar Seni gần China Town và gần old KL market (giống chợ Bến Thành).
Đi Genting thì ra BX trung tâm Pudu gần China Town và B. Bintang.

PeterPan
26-12-2011, 21:55
@JustinLee: Vé Melaka đi Singapore tôi mua ở bến Melaka Sentral, giá khi đó (tháng 11/2010) là 22 Ringit/người. Có rất nhiều hãng xe khác nhau tại Melaka Sentral, bạn đi một vòng lựa hãng xe nào có giá vé và khung giờ chạy phù hợp thì mua thôi.

Tôi chưa đi Kuala Lumpur - Batu Caves - Genting, nên không có câu trả lời cho bạn. Bạn hỏi Google nhé.

kris17
23-02-2012, 21:56
PeterPan anh rãnh rổi viết tiếp Singapore và Bali đi ạ , đọc bài của anh chắc đỡ phải mua Lonely Planet nghiền ngẫm cho khổ ( vì là tiếng anh ) :D

PeterPan
27-02-2012, 16:48
@kris17: Mình bận quá, mãi chưa viết tiếp được, sẽ cố gắng thu xếp để tiếp tục topic sớm. Cảm xúc và ký ức cũng bị rơi rụng ít nhiều rồi, nhưng sẽ cố gắng chia sẻ phần còn lại của chuyến đi, ít nhất là bằng những hình ảnh.

Ngoài Singapore - Bali, vẫn còn topic Quế Lâm - Nam Ninh và topic Campuchia đang dang dở...

PeterPan
07-04-2012, 14:03
Lâu lắm rồi tôi mới thu xếp được thời gian viết tiếp và viết nốt topic này. Xin được nói luôn rằng các thông tin chia sẻ có thể chỉ còn mang tính chất tham khảo, độ cập nhật không dám đảm bảo vì cũng hơn một năm trôi qua rồi. Vì thế, những thông tin (đặc biệt là giá phương tiện di chuyển, phòng khách sạn) xin được hiểu là giá của thời điểm cuối năm 2010.

Các mảnh ký ức về chuyến đi cũng thất lạc mất đôi phần. Topic sẽ được tiếp tục với nội dung thiên về ảnh, nhưng nếu cần thông tin gì, các bạn cứ hỏi, tôi sẽ trả lời theo những gì tôi biết.
================================================== =======================================

Sáng sớm ngày 8/11/2011, cả nhóm chúng tôi dậy sớm để rời Malacca đi Singapore. Anh chủ hostel Kititto nhiệt tình làm 2 lượt xe đưa 4 người chúng tôi ra bến Malacca Sentral. Chia tay nhau tại bến xe, tôi vẫn nhớ mãi nụ cười hiền lành của Ken.

Chúng tôi đi xe khách với giá 22 RM/người (giá cuối năm 2010). Xe khách rộng rãi, sạch sẽ, chạy trên đường cao tốc êm ru. Xuất phát lúc 6 giờ, chúng tôi ngồi xe khoảng 4 tiếng thì tới cửa khẩu Malaysia - Singapore. Có đôi chút lo lắng cho hai bạn gái đi cùng vì nghe nói hải quan Singapore soi khá kỹ những cô gái mang hộ chiếu Việt Nam. Tuy nhiên, cả nhóm đều xuất cảnh khỏi Malaysia và nhập cảnh vào Singapore khá nhanh chóng.

Ấn tượng đầu tiên về Singapore là văn minh, sạch sẽ, ngăn nắp, hiện đại,.... (còn kha khá mỹ từ nữa, nhưng thôi, chừng đó cũng là tạm đủ rồi).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca132.jpg
Chiếc xe khách tuyến Malacca - Singapore.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca134.jpg
Cây cầu nối Malaysia và quốc đảo Singapore.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca135.jpg
Cổng dẫn vào khu vực làm thủ tục nhập cảnh Singapore.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/malacca133.jpg
Chào mừng tới Singapore.

PeterPan
07-04-2012, 14:30
Chúng tôi đến Singapore vào buổi trưa. Trời nhiều mây, khá nóng. Việc đầu tiên phải làm sau khi xuống xe là gọi điện cho em Vân Anh, chủ căn hộ homestay mà chúng tôi đã book một phòng từ trước. Nhóm chúng tôi chọn phòng Big Master với giá 70$ Singapore/ngày, thêm một người thì cộng thêm 15$. Việc thanh toán đặt phòng được thực hiện thông qua chuyển khoản và tài khoản thẻ HSBC của mẹ em Vân Anh. Thời điểm đó, em Vân Anh khá bận. Việc liên lạc mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, chúng tôi hài lòng với căn phòng thuê tại Pacific Mansion, River valley close. Phòng rộng rãi, khu vệ sinh riêng biệt và sạch sẽ.

Chi tiết về căn hộ như sau (tôi copy lại nội dung mà em Vân Anh gửi cho tôi hồi tháng 10/2011):


2. River Valley Close - Orchard

Add: 16 River Valley Close, Pacific Mansion

Nằm tại vị trí centre nên rất thuận tiện cho việc đi lại ( shopping, thăm quan):

- Từ khu nhà đi bộ 500m tới Orchard Rd ( Orchard Central, The Center Point, Orchard Plaza, Orchard Point….)

- Đi bộ 10 phút ra MRT Somerset (khoảng 400m)

- Khu nhà gần siêu thị FairPrice,

- Rất nhiều quán ăn trên Killiney Rd (con phố famous nhất bên Sing về đồ ăn sáng, các cửa hàng mở cửa rất sớm)

- Khu nhà rất gần Robertson Quay, Singapore River

- Đi bộ 15 phút tới Clark Quay (Central)

Ngoài ra gần nhà có một số tuyến xe bus tới 1 số địa điểm:

Bus 32: Tới Clark Quay, Funan, Penisula,Bugis, GeyLang….

Bus 54: Tới Clark Quay, China Town…

Bus: 139: Tới SimLim, Little India, Mustafa Center….

Bus 195: Tới IKEA (317 Alexandra Rd)…..



Nói chung là rất tiện lợi về mặt địa lý.

Phòng:

- 1 big master (bathroom trong phòng, phòng này rất rộng có thể ở 6,7 người rất thoải mái): 80 SGD/night/2người

- 1 master room (có bathroom bên trong phòng) : 70 SGD/night/2 người

- 1 common room ( bathroom ngoài phòng) : 60 SGD/night/2 người

( các phòng đều có điều hòa, cửa sổ thoáng mát), xem hình minh họa

Thêm người: 15 SGD/người

Khách có thể sử dụng mọi đồ đạc trong nhà:

- máy giặt tủ lạnh,lò vi sóng, tivi, bếp nấu nướng, bàn là….free nhé)

- Wifi free

- Khu nhà có Bể bơi đẹp ( bơi thoải mái, free nhé)

- bên canh hồ bơi có các bếp nướng, bàn ghế ( có thể tổ chức BBQ)

- Phòng tập, sân chơi trẻ em

- Security trực 24/24 ( đi chơi tới 2,3 giờ sáng về cũng ko vấn đề)

View hình : http://gs176.photobucket.com/groups/w166/ML8EPL4WJK/


Các phòng đều có aircon và bathroom trong phòng, Có bếp chung với đầy đủ dụng cụ nấu nướng, internet free.

Tôi không rõ hiện em Vân Anh còn cho thuê phòng homestay nữa hay không, các bạn có thể tham khảo thông tin và liên lạc với em Vân Anh theo địa chỉ mail house_rental_sg[a]yahoo.com.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-1.jpg
Bể bơi trong khu căn hộ Pacific Mansion.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-27.jpg
Mỗi nhóm thuê căn hộ sẽ được giao một thẻ từ dùng để mở cửa vào khu nhà. An ninh tại đây nhìn chung là tốt, có bảo vệ gác ở cổng chính. Đi đêm, về muộn không phải là vấn đề to tát, chỉ cần đi nhẹ, nói khẽ để tránh làm phiền người khác.

PeterPan
07-04-2012, 14:49
https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-2.jpg
Bản đồ hệ thống tàu điện ngầm ở Singapore. Nguồn: Internet

Bữa ăn đầu tiên của chúng tôi tại Singapore là tại một quán ăn của người Ấn. Cơm gà cà ri Ấn Độ khá ngon, đặc biệt là với những cái dạ dày trống không vừa trải qua khoảng 6 tiếng đồng hồ trên xe.

Căn hộ chúng tôi thuê gần phố mua sắm nổi tiếng Orchard và ga tàu điện ngầm Sommerset. Từ căn hộ đi bộ ra ga Sommerset khoảng 10 phút. Tại đây, mỗi người chúng tôi mua một thẻ EZ Link với giá 12$/người. Thẻ này dùng cho tất cả các chặng di chuyển bằng tàu điện ngầm, xe buýt và cả monorail (tàu điện một ray) đi Sentosa. Thẻ của tôi thấy ghi thời hạn tới năm 2016, không rõ nếu từ giờ tới đó đi tiếp thì có sử dụng được hay không.

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là vịnh Marina. Từ bến Sommerset, chỉ mất chừng chưa tới 5 phút để tới bến Marina Bay. Chúng tôi dành cả buổi chiều để đi dạo ở bờ vịnh có những công trình nhân tạo độc đáo và đẹp mắt bậc nhất tại Singapore.

https://farm4.staticflickr.com/3138/5730232743_4c29046ac5_o.jpg
Bức ảnh rất nhiều trong một, từ trái qua lần lượt là:
1. Cầu Esplanade
2. Nhà hát Esplanade.
3. Đu quay Singapore Flyer.
4. Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật (hình bông sen trắng).
5. Tòa nhà Marina Bay Sands.
6. Tượng sư tử Merlion trong công viên cùng tên.
...

PeterPan
26-05-2012, 23:03
Từ bến tàu điện ngầm Sommerset, chúng tôi đi theo line màu đỏ qua 5 bến để tới bến Marina Bay (bến cuối cùng). Thời tiết ngày hôm đó không thuận lợi. Trời nhiều mây và âm u, khiến cảnh vịnh Marina không được đẹp như chúng tôi tưởng tượng trước chuyến đi.

Từ chiều đến tối, 4 người chúng tôi dạo một vòng quanh vịnh Marina và ghé qua hầu hết các điểm must-see.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-3.jpg
Nhiều công trình nổi bật tại vịnh Marina cùng xuất hiện trong một khung hình.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-4.jpg
Tòa nhà Marina Bay Sands, một biểu tượng mới của Singapore.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/marina-bay-sands-render.jpg
Hình vẽ mô tả công trình quanh Marina Bay Sands. Nguồn: Internet

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-5.jpg
Một chiếc xe buýt hai tầng dành cho city tour.

Vài hình rộng rộng chút về các góc khác nhau của vịnh Marina:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-6.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-7.jpg


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-8.jpg

PeterPan
26-05-2012, 23:35
Cây cầu dẫn vào tòa nhà Marina Bay Sands:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-9.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-10.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-11.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-12.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-13.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-14.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-15.jpg

PeterPan
27-05-2012, 00:02
Dạo chơi trong Marina Bay Sands:

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-16.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-17.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-18.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-19.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-20.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-21.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-22.jpg

PeterPan
27-05-2012, 14:25
Marina Bay Sands quả thật sang trọng tới từng milimet. Từng chi tiết đều được chăm chút cẩn thận. Một ví dụ nhỏ để thấy sự tươm tất của tòa nhà tổ hợp này là khu vực WC ở tầng trệt. Tất cả các khu WC đều có nhân viên phục vụ đứng phát khăn và hướng dẫn có khách (kể cả chỉ là khách tham quan, không nghỉ tại khách sạn trong tòa nhà). WC sạch đến mức có lẽ không thể sạch hơn. Nhạc du dương đến nỗi bạn có lẽ chẳng thể ngay lập tức nghĩ ra một lý do nào đó để bước chân đi. Tất nhiên, vì là trong WC, tôi không chụp lại bức ảnh nào cả.

Nói chung, Marina Bay Sands hoàn hảo từ những điều nhỏ nhất.

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-23.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-24.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-25.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-26.jpg

PeterPan
27-05-2012, 14:53
Vé lên Sky Park, khu vực ngắm cảnh trên "chiếc thuyền" nối giữa 3 khối nhà của Marina Bay Sands, có giá 20 SGD (thời điểm tháng 11/2010). Sau khi mua vé, bạn sẽ được đi bằng thang máy lên Sky Park. Tại đây có dịch vụ chụp ảnh, tuy nhiên không nên thử vì rất đắt. Nhóm chúng tôi dạo quanh Sky Park và tự chụp hình cho nhau. Đó là một buổi tối thú vị.

Bầu trời u ám và nhiều mây vào buổi chiều được thay thế bằng những ngôi nhà với đèn điện sáng trưng nhiều màu sắc. Trầm trồ và thán phục có lẽ là quá thừa thãi vào lúc này, tôi chỉ nhớ rằng cách đây chừng hơn nửa thế kỷ, Singapore khác rất xa những gì tôi đang thấy...

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-28.jpg



https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-29.jpg



https://farm7.staticflickr.com/6132/6026015664_ceb3756f55_b.jpg

PeterPan
27-05-2012, 20:41
Hippo tour (hop on hop off)

Sáng ngày thứ 9 của hành trình, Singapore đãi chúng tôi bằng một cơn mưa rả rích từ sáng sớm cho tới buổi chiều. Sau khi ngủ nướng thêm một chút so với mọi ngày, chúng tôi ra bến Sommerset để đi tàu điện ngầm tới bến Marina Bay. Chúng tôi đi bộ lên gần cầu Esplanade để bắt xe buýt Hippo tour, một dạng xe buýt 2 tầng hop on hop off. Giá trọn gói trong 24h là 23 SGD (thời điểm tháng 11/2010). Chiếc xe sẽ chạy một lượt vòng quanh các điểm must-see của Singapore.

Sau khi bắt được xe buýt và đi một hồi, chúng tôi mới "phát hiện" ra một bến lớn tập trung các loại xe buýt tham quan Singapore ở ngay dưới chân Singapore Flyer (đu quay Singapore). Bạn chỉ việc tìm đến đây là có thể thoải mái lựa chọn rất nhiều loại xe buýt đi vòng quanh Singapore để tham quan các điểm must-see tùy theo nhu cầu của bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm về Hippo tour tại đây (http://www.ducktours.com.sg/sp.php).

https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-30.jpg
Nơi bán vé các city tour bằng xe buýt, bằng thuyền và cả xe lội nước.


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-31.jpg
Chiếc xe buýt Hippo tour.


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-32.jpg
Xe buýt vào ra nườm nượp dưới chân Singapore Flyer.


https://i939.photobucket.com/albums/ad235/seatour/singapore-33.jpg
Một chiếc xe buýt city tour.

Xem thêm bản đồ Hippo tour tại đây (http://4.bp.blogspot.com/-QSUlj_KZcpA/TbfFQ5E5vUI/AAAAAAAAAfc/nCcZpN9DJRQ/s1600/map_hippo.jpg).

JustinLee
13-11-2012, 00:49
Anh PP ơi! Sao dừng rồi... Em đang hóng chỗ Bali >"< Viết tiếp đi anh

zanyminh
22-01-2013, 13:36
Hóng hớt bài bali của mod peterpan, vì mình thấy anh viết cái gì cũng hay và chi tiết hơn. Rất là mong hành trình BALI.

@ BinhSangLy : Ku tháng 9/2013 này đi Bali hông ? Anh em chúng mình đi chung thì còn gì bằng. Hi.

rongruoi
24-01-2013, 09:55
Mình tính đi Brunei, các bạn có thể chia sẻ chút thông tin giúp mình không?

PeterPan
24-01-2013, 10:19
@JustinLee và zanyminh: Hơn hai năm đã qua sau chuyến đi, cảm xúc và ký ức đã bị rơi rụng nhiều, công việc và cuộc sống thì mỗi lúc một hối hả. PeterPan sẽ cố gắng dành thời gian viết tiếp topic. Nếu cần tư vấn gì cụ thể về Bali, hai bạn có thể gửi PM cho tôi nhé.

@rongruoi: Bạn có thể xem lại phần chia sẻ về Brunei ở đầu topic nhé. Nếu cần hỏi thêm gì, bạn có thể gửi PM cho tôi, hoặc đặt câu hỏi trong topic phù hợp ở subbox Thông tin du lịch Châu Á.

shine^^=
04-04-2013, 16:21
Mình sẽ đi Bali để trăng mật, hehe.

Im_traveler
25-03-2014, 13:01
Pusatbelia đúng là không book trước được, gửi mail không thấy trả lời gì cả. Hôm mình đến, thì chẳng còn phòng :(. Theo thông tin họ chia sẻ thỉ Pusat belia fully book đến hết tháng 9 năm nay do dành phòng cho các vận động viên.

Giá hostel ở Brunei đắt kinh, ở dom tầm 30$ Brunei, còn phòng riêng thì đến tận 50$ Brunei :D

[QUOTE=PeterPan;290784]Chào khi3mkp,

Trước khi đi, PeterPan có được bác dangkhoaquan và bác homelessman tư vấn thông tin về Pusat Belia như sau:
Mail: [email protected]; [email protected]
Tel/mobile: +67322223936/2222900
Nhân đây cũng xin cảm ơn bác dangkhoaquan và bác homelessman :).

Nói chung, PeterPan hài lòng với hostel Pusat Belia. Theo Lonely Planet thì đây là hostel rẻ nhất tại Brunei, chỉ 10$ Brunei/người/đêm. Các điều kiện khác như phòng ốc, vệ sinh, an ninh, tiện đường giao thông đều ổn cả.

diladencr7
25-03-2014, 21:24
Oánh dấu tham khảo thôi,tks thớt nhiều

CaVicu
06-04-2014, 15:09
Đợi phần Bali của bác Peter mà lâu quá à...Hic hic hic

duongvannam
26-06-2015, 19:40
1. Các bạn ơi, mình sắp ở Brunei ngày 6,7,8 tháng 7 năm 2015. Mà giờ kiếm cái hostel giá 10 đô mà không liên lạc được với nó. Mình lo lắng quá các bạn ơi!
2. Đi xe bus từ sân bay về khách sạn như thế nào các bạn? Chuyến xe đó có sơ đồ để biết mà đi tham quan không ạ?
3. Ăn uống bên đó có mắc không ạ? Có KFC hay gì để ăn không ạ?

XIn chân thành cám ơn!

duongvannam
27-06-2015, 14:33
các bác cho em hỏi là nếu chúng em mang liều trại qua ngủ hay ngủ tại sân bay Brunei liệu có ổn không ạ? Xin cám ơn!

duongvannam
28-06-2015, 08:39
1. Các bạn ơi, mình sắp ở Brunei ngày 6,7,8 tháng 7 năm 2015. Mà giờ kiếm cái hostel giá 10 đô mà không liên lạc được với nó. Mình lo lắng quá các bạn ơi!
2. Đi xe bus từ sân bay về khách sạn như thế nào các bạn? Chuyến xe đó có sơ đồ để biết mà đi tham quan không ạ?
3. Ăn uống bên đó có mắc không ạ? Có KFC hay gì để ăn không ạ?

XIn chân thành cám ơn!

mong các bác hướng dẫn. Xin cám ơn!

duongvannam
01-07-2015, 22:51
cho em hỏi là đi chơi trong Brunei thì đi bus bắt chuyến nào ạ? Em không biết kiếm bản đồ đâu ra hết. Xin cám ơn