PDA

View Full Version : Tham khảo: Quy Định cho các chuyến đi đường trường bằng xe máy



wit_eyes
08-09-2010, 17:44
Đối với dân phượt, các hành trình “bụi” chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, nên 1 quy định về việc tổ chức nhóm và đi lại bằng loại phương tiện này thiết nghĩ là rất cần thiết để đảm bảo cho thành công của chuyến đi – an toàn và đúng giờ.

Mình lập topic về nội quy đi đường này, và đưa lên tất cả những gì đã đúc kết, tổng hợp được từ kinh nghiệm của bản thân qua các chuyến đi, cũng như tham khảo của rất nhiều các bài viết của các đàn anh đi trước để mọi người cùng đọc và thảo luận, đóng góp những ý kiến cũng như kinh nghiệm bổ ích để hoàn thiện bản nội quy này cho các anh em phượt cùng tham khảo và sử dụng

Xin mạn phép và cảm ơn các tác giả nếu thấy có phần nào đó quen quen :)

wit_eyes
08-09-2010, 17:50
Điều đầu tiên khi sử dụng xe máy lưu thông trên đường là bạn phải có giấy phép lái xe theo đúng loại xe mà mình đang sử dụng , phải có Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe đó. Và bắt buộc phải đội nón bảo hiểm cho người ngồi trên xe.

Quy định đi đường

1 Chốt và dẫn đoàn làm gì?

Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn: về nguyên tắc, dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Còn chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau.

- Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ anh em cùng rẽ. Trong trường hợp dừng trời tối, anh chị em dừng lại thì bật xi nhan phải để các xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc join đoàn (nếu là thành viên) hay né ra chỗ khác mà không cán phải chúng ta. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho anh chị em dừng, nghỉ; căn tầm xăng; chọn chỗ rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý đường, biển báo. Biển báo hạn chế tốc độ
- Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu


2 Xế ôm lưu ý gì?

- Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến chiếc xe yêu quý của mình

- Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60km/h) đảm bảo an toàn.

- Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn - khoảng 20m - tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa. Tưởng tượng như vết chân các bác để lại trên cát ấy, . Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách là thế này. Mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và thằng đằng sau cũng đi đúng theo mình.

- Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe

- Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các ÔM sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với ÔM của leader hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế các ôm lưu ý có số của tất cả các ôm khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các xế cũng cần chỉ đạo các ôm quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

- Xế cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với Ôm cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn

- Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu

- Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.

- Qua ngã ba ngã tư ko thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.

3 Không phạm cấm kị


- Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn, trừ khi đang đà lên dốc, nhưng sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước.

- Tuyệt đối không được tách đoàn

- Tuyệt đối không được lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường

- Các vấn đề cư xử, hành xử với dân địa phương, mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người khác.

- Không uống nhiều bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi (đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo


4 Vượt oto

- Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, ta ko biết đằng trước có xe ngược chiều gì. Nếu cố vượt thì xác suất gặp tai nạn là cực kỳ cao.

- Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy.

- Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.

- Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Ko thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường.

- Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu loại xe này phóng nhanh thì chập nhận đi đằng sau.

- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh. Nhiều xe điên đi lấn hết đường và ko thèm tránh ai cả.

5 . Đi đường đèo dốc :

- Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

- Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click...), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

- Cách nhau tối thiểu 10m, nếu ko sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ. Nhất là khi xuống dốc.

- Khi lên dốc, nếu vít ga ko thấy gì là do máy quá nóng. Phải dừng lại, nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối ko phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.

- Các xe phổ thông, đời ko quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau ko khét. Khi xuống dốc khói xe ko khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bình thường. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ ko phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) thì phải dừng lại xem xét)

- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cần bóp kết hợp hai phanh, đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

- Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

Cuối cùng, mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về...

CVN
09-09-2010, 09:18
Những quy định như thế này rất hữu ích cho các bạn phượt theo đoàn, bằng phương tiện tự túc. Diễn đàn khuyến khích cách thành viên tham gia hệ thống hóa những mẹo/chỉ dẫn/kinh nghiệm... trôi nổi khắp nơi thành những topic cô đọng và hữu ích như thế này!

greenline
09-09-2010, 11:03
Bạn wit_eyes tổng kết khá ổn nhưng thiếu phần xe chốt. Các xe áp chốt phải chú ý quan sát (*) lẫn nhau chứ có nhiều trường hợp chốt bị tụt lại mà đoàn không biết. Ví dụ như trường hợp xe áp chốt/ xe chốt hỏng hoặc có việc gì phải dừng lại. Kết quả là chốt tụt đoàn xa, chẳng may đoàn phát hiện ra đúng chỗ không có sóng điện thoại thì hết phim. :shrug: Hoặc trường hợp khác là xe chốt vượt xe áp chốt mà không biết, xe áp chốt lại quay lại đi tìm xe đã vượt mình ... :LL Việc tụt đoàn dẫn tới chuyện chạy tốc độ cao để đuổi theo và đã có trường hợp xảy ra tai nạn với xe chốt đoàn. :(

(*) Việc quan sát xe trong đoàn phân biệt ra ngày và đêm:

1. Ban ngày thì cả đoàn nên bật đèn xe để nhìn qua gương chiếu hậu là thấy từ xa. Xe dẫn đoàn thỉnh thoảng cũng phải quan sát xem có đủ xe không (tránh xe trong đoàn tụt hậu mà không biết).

2. Ban đêm thì đoàn nên đi chậm lại, khoảng cách giữa các xe gần nhau. Nên dán đề can phản quang ở mặt nạ xe máy và đằng sau mũ bảo hiểm để đoàn dễ nhận biết nhau. Đặc biệt các xe phải nhớ vị trí và thỉnh thoảng phải tập trung quan sát điểm danh lẫn nhau. :)

3. Các xe đi nửa cuối đoàn khi vượt nhau phải ra hiệu để nhận biết vị trí của nhau. Hai xe áp chốt và xe chốt phải thường xuyên quan sát lẫn nhau.

CVN
09-09-2010, 11:37
Mình nghĩ các nhóm phượt có tổ chức thì nên mua bộ đàm. Ít nhất cần có 2 cái, dành cho xe dẫn và xe chốt.

ga_ri
09-09-2010, 12:09
- Khi xuống đèo vào cua nên mở hết cua, tránh bó vỉa đề phòng xe lên đèo ngược chiều

- Khi lên đèo vào cua nên bó vỉa sát vách núi, tránh mở hết cua đề phòng xe xuống đèo ngược chiều

co_mem
13-09-2010, 22:13
Mình thấy đa phần là các bạn ÔM không quan tâm lắm đến các vấn đề đi lại trên đường, hầu hết là phó thác cho XẾ trong khi việc đi lại cẩn thận đảm bảo an toàn cho cả 2 và cả nhóm.

Với kinh nghiệm làm ôm ko pro lắm mình chia sẻ mấy điều

- Các bạn ôm thường ngại ngồi sát xế điều đó làm xế khó điều khiển xe, do đó khuyến cáo đã là Ôm thì phải ôm :D

- Khi đi mình thường đeo găng tay sợi trắng mặc dù mình ko phải lái, lý do là để dễ nhìn lúc ra hiệu cho các xe đằng sau và nếu ko may ngã sẽ giảm thương tích ở tay.

- Khi xe vào đoạn cua hoặc đường xóc, cần giảm tốc độ ôm vẫy tay ra hiệu cho các xe sau bằng cách giơ tay vẫy, lòng bàn tay hướng xuống mặt đường


Tránh trường hợp ôm thì ung dung ngắm trời ngắm đất rồi thi thoảng vỗ vai xế chỉ cái này cái kia đẹp, trong khi xế tay vai mỏi nhừ đang cắm mặt xuống đường...
Nói chung đi đường Ôm nên chia sẻ với xế chứ ko nên phó mặc.

P/S riêng xế: Khi buộc đồ cứ căn chỗ ngồi sao cho ôm có muốn ngồi dịch ra sau cũng ko được vì vướng đồ :D

P/S riêng ôm: Xế mà mệt buồn ngủ thì cứ tai xế mà hát tình ca, đảm bảo tay lái xế sẽ lụa hơn rất nhiều ;)

nbt74
03-10-2010, 12:41
Em nghĩa nếu đi cả đoàn thì đóng tiền may cái băng roll màu đỏ có phù hiệu như mấy cô người mẫu cho dễ nhận ra nhau

Mr Stone
20-10-2010, 12:59
Đọc cũng thấy rất bổ ích, tks mọi người nhiều. (c)
tiện thể tui cũng xin góp tí này nữa, (kinh nghiệm xương máu đúc kết mà ra đây): khi đi đường đêm (khi đã giữ đúng khoảng cách các xe) thì nên hướng theo vạch trắng bên đường, điểm đó cách rìa khoảng 1m, rất an toàn, theo tui để ý thì đó là điểm an toàn nhất trên đường khi mà tầm nhìn bị hạn chế. (ít bị ổ gà, ổ trâu chẳng han...)
Chúc mọi người lên đường chân cứng đá mềm. (BB)

nuamua
08-12-2010, 17:53
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.

nguyen
09-12-2010, 16:27
Bác nuamua nhất định ở trong Nam rồi, ngoài Bắc thực tế phần lớn làm gì có làn đường nào dành cho ô tô, làn nào dành cho xe máy :)). Trên đường nhỏ, đường to, quanh co hay thẳng tắp (trừ đường cao tốc phân định rõ ràng ) hiếm khi em dám vượt phải. Thứ nhất nó hạn chế tầm nhìn, thứ 2 nguy cơ mấy anh ô tô bất ngờ ép cho lên lề là đương nhiên không phải nói....làn nào cũng là của các anh ấy trên đường ngoài này tất cả đều chạy thế này. Nói chung tính em không bạo gan thường trước khi muốn vượt thì chạy chậm lại sau đít các anh ô tô , ngó sau rồi lấn qua trái thò đầu ra ngó trước, thấy xa xa ổn, không có xe ngược quá gần, không có đường cong... còi, về số tít qua "anh ấy" thật nhanh, còn không thì túc tắc đi hít bụi sau. Hãi với các anh xe ô tô lắm lắm.

xf4
13-12-2010, 16:16
Mình xin bổ xung 02 vụ thực tế bản thân.

1. Lấy đà lên dốc cao bằng số 4:
Xe tốt, chạy bon, đường nhựa thì dốc cao vẫn lấy đà lên được. Khi đã lên rồi thì rất ngại đạp số lùi vì mất đà.
Hậu quả: Khi gặp sự cố xe không có lực để phi ra, tránh.
Thực tế: Xe WareAlpha, đoạn Bình lư về Sapa. Gặp xe tải đổ dốc bó cua sát mình. Xế gãy tay, ôm nứt bánh chè.

2. Đường thẳng, mượt, chạy nhanh mà đèn pha sáng yếu:
Xe ngược chiều ở xa không phát hiện được mình đang chạy 80km/h
Hậu quả: Xe ngược chiều không nhường đường.
Thực tế: Đường 1 đoạn Thanh hóa giáp Nghệ an. Xe Dream Thái cũ. Gặp xe chở gạch bất ngờ quay ngang đường (quay rất kiên quyết, bất ngờ, ngay trước mũi). Xế và ôm sây xát nhẹ do văng ra xa. Xe thành bánh đa dưới bánh xe tải chở gạch

Chu6CuChi
19-12-2010, 13:43
Đề nghị để khỏi bị mất dấu thì xe đi đầu và xe cuối nên có cây cờ để mọi người nhận dạng theo dể dàng, nếu đi đông mỗi xe dán ký hiệu gì đó trên ống nhúng hoặc dè xe để dể nhận nhau :)

TAW
21-12-2010, 11:14
1. Ban ngày thì cả đoàn nên bật đèn xe để nhìn qua gương chiếu hậu là thấy từ xa. Xe dẫn đoàn thỉnh thoảng cũng phải quan sát xem có đủ xe không (tránh xe trong đoàn tụt hậu mà không biết)

Cái này trong luật giao thông có cấm không nhỉ? Hôm bữa em chạy ban ngày bật đèn bị mấy anh giao thông gọi vào nhắc nhở đấy :D

zeroandone
28-12-2010, 11:01
Cái này trong luật giao thông có cấm không nhỉ? Hôm bữa em chạy ban ngày bật đèn bị mấy anh giao thông gọi vào nhắc nhở đấy :D

Hề hề, lão anh trai thằng bạn cùng lớp em là CSGT đây, ổng đi SH, dù đi ngày hay đêm em đều thấy ổng bật đèn xe hết. Như thế chắc không có luật cấm bật đèn ban ngày đâu ạ.
Ps: Trong Sài Gòn không biết thế nào, chứ ở Hà Nội em thấy hiện tượng các "ông trẻ" đi SH bật pha xa ban ngày là phổ biến lắm.....

adg
30-12-2010, 07:50
Em xin góp cái này (nếu có rồi thì Mod giúp giùm)
- Đi xe máy nhớ cẩn thận vụ chìa khóa xe, khi tắt máy xe để đi đâu đó chơi thì nên bỏ chìa vào ngăn nhỏ của balo chứ đừng theo thói quen mà bỏ vô túi quần (lỡ có tắm suối hay leo trèo nhảy nhót thì chìa khóa lọt ra lúc nào không hay).
- Đừng để chìa khóa trơn, nên móc thêm cái gì đó vào để dễ tìm khi lỡ bị lọt.
- Nên đem thêm 1 chìa sơ cua cho chắc ăn! :D

Còn cái này thì em chưa nghĩ ra: nên móc vào chìa cái móc khóa nặng hay nhẹ, thí dụ lọt xuống nước cho chìm xuống đáy (hơi khó tìm) luôn hay nổi lên (nếu lọt suối, nổi thì sẽ bị trôi đi mất).

Chim của trời
05-01-2011, 01:11
Em xin có ý kiến, ko bít đã có bác nào đóng góp chưa.
Rằng thì là , đoàn đi đông nên buộc theo 1 lá cờ nhỏ , để người trong đoàn dễ nhận ra nhau từ xa , chứ chạy dọc đường hay bị nhầm quân mình với quân khác lắm , đang đi tầm 60km/h thấy xa xa có thằng dừng lại, ko bít nó là quân địch hay quân mình, cứ phải giảm tốc với lại căng mắt ra để nhìn, rất bất tiện .
Thêm nữa ( cái này anh bạn CSGT của mình có trao đổi vui ) , nên trang bị đề can phản quang, 1 gắn trước xe, 1 gắn mũ BH , cái này chạy trời tối cực kỳ hiệu quả, thứ nhất là vì mắt người rất nhạy cảm với ánh sáng phản quang, nên các xe khác có thể phát hiện từ xa. giảm thiểu va chạm . Thứ 2 là vì cái đề can phản quang nó giống như của CSGT nên chạy trời tối các bác xe tải cũng có phần yếu vía mà nể sợ . ko lo bác nào lấn tuyến, ép xe ... kinh nghiệm cho thấy, các tài xế xe tải, xe hơi và xe gắn máy, hễ thấy đề can phản quang nhấp nháy là cứ lảng lảng ra xa chút . tránh CSGT chẳng xấu mặt nào mà .
Thực tế, em thấy có bác A Fang và chú Hoàng Linh DIM vận dụng thường xuyên và rất hiệu quả .
E xin hết, Tks cả nhà ạ !

tan218ntl
14-01-2011, 14:45
Việc ôm cua dù xuống dốc, lên dốc hay ở đoạn đường bằng phẳng không dốc nên chú ý giãm tốc độ, nhất là ở những cua gắt (cùi chỏ, vuông góc..) Tất nhiên ở những chổ này mặt đường luôn có độ nghiêng hướng về tâm, nếu không giãm tốc độ sẽ bị lực ly tâm bắn ra ngoài và đối diện với xe ngược chiều hoặc trượt ra ngoài văng xuống vực thì tìm xác không ra đâu. Thực tế có những trường hợp bị rơi xuống vực do không giãm tốc khi đi vào cua, khi vào cua không có cách gì lấy xe hướng vào trong nổi và rơi xuống vực , đến khi số trẻ chăn bò phát hiện thì xác đã thối rữa.

tiennguyen
19-01-2011, 22:10
Mình góp 1 chút kinh nghiệm chạy xe máy đường trường dịp lễ, đặc biệt là lễ Tết (những dịp này, ace Phượt mình bon bon nhiều).
Trên nhiều cung đường, ví dụ như quốc lộ 14, đoạn Đồng Xoài - Gia Nghĩa, vài trăm km đường chỉ có 2 làn, rất hẹp. Những ngày lễ Tết, xe khách nhiều và đua vượt mặt như điên. Nhất là xế xe khách, nhì là xế xe tải, coi mạng ngươì như cỏ rác! Khi phía trước có dấu hiệu 2 xe lớn đang đua vượt mặt, xe sau đang tăng tốc vượt xe trước, bạn phải hết sức cảnh giác, giảm tốc độ ngay và đi sát vào mép đường bên phải. Trường hợp này xảy ra rất nhiều. Có nhiều lúc, ngay sau khi trải qua những tình huống đó, mình dừng xe lại hoàn toàn để bình tâm, và nhận thấy chưa bao giờ mạng sống của mình mong manh đến thế!

vantruongvpc
25-01-2011, 22:20
mời các bác đọc thêm nè: rất bổ ích đâý ạ
http://motohanoi.vn/forum/showthread.php?t=3344

vantruongvpc
25-01-2011, 22:49
kỹ năng di chuyển nhóm nè:
http://nhatrangmoto.com/showthread.php?t=1590&pagenumber=
hiệu lệnh khi đi theo đoàn:
http://www.honda67vn.com/forum/showthread.php?t=3369

tan218ntl
26-01-2011, 22:39
Mình góp 1 chút kinh nghiệm chạy xe máy đường trường dịp lễ, đặc biệt là lễ Tết (những dịp này, ace Phượt mình bon bon nhiều).
Trên nhiều cung đường, ví dụ như quốc lộ 14, đoạn Đồng Xoài - Gia Nghĩa, vài trăm km đường chỉ có 2 làn, rất hẹp. Những ngày lễ Tết, xe khách nhiều và đua vượt mặt như điên. Nhất là xế xe khách, nhì là xế xe tải, coi mạng ngươì như cỏ rác! Khi phía trước có dấu hiệu 2 xe lớn đang đua vượt mặt, xe sau đang tăng tốc vượt xe trước, bạn phải hết sức cảnh giác, giảm tốc độ ngay và đi sát vào mép đường bên phải. Trường hợp này xảy ra rất nhiều. Có nhiều lúc, ngay sau khi trải qua những tình huống đó, mình dừng xe lại hoàn toàn để bình tâm, và nhận thấy chưa bao giờ mạng sống của mình mong manh đến thế!

Phải nói rằng tôi suýt mất mạng một lần trên cung đường QL14, khi đối diện tôi là chiếc xe khách ngược chiều vượt qua một xe khách cùng chiều với nó, lấn trái và hầu như nó không cần biết xe đối diện với nó, tôi chạy nhanh vào lề thắng lại, chiếc xe khách chạy qua tôi mà nghe tiếng gió quật mạnh vào mặt, và nếu có gương soi thì chắc chắn mặt tôi lúc đó không còn một giọt máu. Đây là bài học kinh nghiệm cho tôi trên đường trường, tránh voi chẳng hổ mặt nào, mạng sống của mình là trên hết, mình cứ nghĩ rằng mình đi đúng phần đường của mình việc lấn trái và gây tai nạn cho người khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, xin thưa, lúc đó chúng ta cũng không còn trên đời để chứng kiến nó chịu trách nhiệm trước pháp luật đâu bạn ạ. Đúng mạng sống của mình thật mong manh, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Tiền lương của tài xế xe khách không cao, mình cảm tấy tội nghiệp cho những bác tài khi bị CSGT thổi phạt, nhưng khi nhớ đến chuyện này, mô phật tôi lạy trời cho CSGT quan tâm đến nó nhiều hơn.

minhtoanhut
16-02-2011, 20:46
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.

Đã đi phượt thì chủ yếu dân miền bắc đi các cung đường trung du miền núi nênkhông có làn ôtô xe máy như đường cao tốc đâu. Có nơi đường chỉ đủ vượt nhau, thậm chí vượt là phải lấn qua đường ngược chiều nên vượt "trái" và đi vào vùng gương hậu của ôtô là chính xác. Lái ôtô khi họ không vượt ai thì họ chỉ quan sát gương trái của họ là chính. Việc vượt phải bạn có thể trả giá đắt ngay tức khắc.

minhtoanhut
16-02-2011, 20:52
Mình xin bổ xung 02 vụ thực tế bản thân.

1. Lấy đà lên dốc cao bằng số 4:
Xe tốt, chạy bon, đường nhựa thì dốc cao vẫn lấy đà lên được. Khi đã lên rồi thì rất ngại đạp số lùi vì mất đà.
Hậu quả: Khi gặp sự cố xe không có lực để phi ra, tránh.
Thực tế: Xe WareAlpha, đoạn Bình lư về Sapa. Gặp xe tải đổ dốc bó cua sát mình. Xế gãy tay, ôm nứt bánh chè.

2. Đường thẳng, mượt, chạy nhanh mà đèn pha sáng yếu:
Xe ngược chiều ở xa không phát hiện được mình đang chạy 80km/h
Hậu quả: Xe ngược chiều không nhường đường.
Thực tế: Đường 1 đoạn Thanh hóa giáp Nghệ an. Xe Dream Thái cũ. Gặp xe chở gạch bất ngờ quay ngang đường (quay rất kiên quyết, bất ngờ, ngay trước mũi). Xế và ôm sây xát nhẹ do văng ra xa. Xe thành bánh đa dưới bánh xe tải chở gạch

Việc chạy 80km/h với xe máy rất nguy hiểm. Các bạn đi xa, đi nhiều người chỉ nên đi tối đa 55-60km/h ở các đoạn đường đẹp thôi.

minhtoanhut
16-02-2011, 20:54
Hề hề, lão anh trai thằng bạn cùng lớp em là CSGT đây, ổng đi SH, dù đi ngày hay đêm em đều thấy ổng bật đèn xe hết. Như thế chắc không có luật cấm bật đèn ban ngày đâu ạ.
Ps: Trong Sài Gòn không biết thế nào, chứ ở Hà Nội em thấy hiện tượng các "ông trẻ" đi SH bật pha xa ban ngày là phổ biến lắm.....

Gớm các ông trẻ SH ở HN là bố của cả CSGT rồi chúng còn sợ ai. Chúng không đội mũ, vượt đèn đỏ, kẹp 3 chạy nhan nhản kia kìa.

minhtoanhut
16-02-2011, 20:59
đúng rồi, ôm mà ngồi hông chịu ôm thì xế cũng mất tập trung. Vì chỉ lo không biết tới đích rồi mà không thấy ôm đâu thì gay.

Có lần đi với cô bé, chỉ là bạn nên nó không chịu ôm. Không hề động chạm vào mình nên cứ lên 60km/h chạy vù vù ( đường núi gió nhiều ) thấy nhẹ tênh cứ như nó bay ra khỏi xe rồi ấy. Với lại ngồi xa nếu là người nặng thì sẽ lắc đuôi xe, khó lái.

caibang99
28-02-2011, 11:25
Việc lên xuống đèo cần phải đi đúng làn là quan trọng nhất. Đặc biệt giảm tốc độ khi vào cua. Mở hết cua thì đi sướng thôi chứ ko an toàn.

- Khi xuống đèo vào cua nên mở hết cua, tránh bó vỉa đề phòng xe lên đèo ngược chiều

- Khi lên đèo vào cua nên bó vỉa sát vách núi, tránh mở hết cua đề phòng xe xuống đèo ngược chiều

caibang99
28-02-2011, 11:32
Thế đường ko có vạch thì sao?
Các cụ có câu " trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen" . Nếu đi ban đêm trời mưa thì phải cẩn thận chỗ vũng nước (màu trắng) và nếu ban ngày mà trời nắng thì ban đêm vũng nước sẽ là màu đen.
Một kinh nghiệm của tôi nữa là nếu ko phản xạ kịp để tránh thì tốt nhất là tăng tốc để vượt qua .. híc, ko biết thế có hợp lý ko nữa nhưng tôi toàn làm thế.


Đọc cũng thấy rất bổ ích, tks mọi người nhiều. (c)
tiện thể tui cũng xin góp tí này nữa, (kinh nghiệm xương máu đúc kết mà ra đây): khi đi đường đêm (khi đã giữ đúng khoảng cách các xe) thì nên hướng theo vạch trắng bên đường, điểm đó cách rìa khoảng 1m, rất an toàn, theo tui để ý thì đó là điểm an toàn nhất trên đường khi mà tầm nhìn bị hạn chế. (ít bị ổ gà, ổ trâu chẳng han...)
Chúc mọi người lên đường chân cứng đá mềm. (BB)

PuQu24
28-02-2011, 23:13
Nhiều lúc chúng ta đã rất cận trọng chú ý, nhưng vẫn có nhiều lý do tai nạn bất ngờ có thể xảy ra, vì vậy mong những ai thích đi phượt cả ngàn cây thì phải biết ứng phó tại mỗi thời điểm (ban ngày hay ban đêm), tại mỗi con đường (rộng hay hẹp, khúc cua, dốc...) khác nhau sao cho hợp lý nhất. Chúc cả nhà phượt gặp nhiều may mắn, thượng lộ bình an trong các cuộc hành trình sắp và sẽ đi trong cuộc đời ^^

usb1bit
06-03-2011, 17:02
Em rất like câu này: "Ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về..." Thật là thấm

dungndait
27-03-2011, 15:23
Có rất nhiều bài viết bổ ích và thực sự rất quan trọng cho những chuyến đi xa. Xin cảm ơn tất cả!

Nhân đây mình cũng xin đóng góp một ý kiến rút ra từ kinh nghiệm của chính bản thân mình đó là: Không dừng đỗ xe khi ngay trước mặt bạn có đoạn cua trái (không cần là cua gấp). Vì khi đó, dù bạn có tấp vào lề đường rồi thì vẫn có thể có xế nào đó đi ngược chiều, do không làm chủ tốc độ, ôm cua không hết nên nhằm thẳng bạn mà xông tới. Mình đã phải trả giá bằng mười mấy mũi khâu ở chân vì vụ này rồi.

Về chuyện vượt trái, vượt phải thì chắc tùy theo từng trường hợp thôi. Cá nhân mình hiếm khi mình vượt trái cả, vì dù đường có nhỏ thì vẫn thường có làn dành cho xe thô sơ (khoảng 2m gì đó) và mình thường đi vào làn đó khi vượt oto. Dĩ nhiên là trước khi vượt, dù là trái hay phải thì cũng cần quan sát kỹ rồi mới quyết định vượt khi đã đủ an toàn.

Namir
07-04-2011, 15:39
Cái này trong luật giao thông có cấm không nhỉ? Hôm bữa em chạy ban ngày bật đèn bị mấy anh giao thông gọi vào nhắc nhở đấy :D

Nhắc nhở có thể là vì bạn bật fa. Lưu ý trong khu dân cư thì chỉ được phép mở đèn cos thôi (bật fa sẽ chiếu làm chói mắt xe đi ngược chiều).

Còn việc mở đèn ban ngày thì xin thưa rằng ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH (nhất là khi đi đường xa lộ). Vì sao?

1: xe khác sẽ dễ dàng nhìn thấy xe bạn hơn nếu bạn mở đèn (cho dù là ngược chiều hoặc cùng chiều - nhìn wa kiếng chiếu hậu). điều này sẽ giúp họ tránh xe bạn tốt hơn.

2: Tốt cho bình và sạc : trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, hệ thống điện của xe sẽ tốt hơn nếu bạn mở đèn (sẽ giúp hạn chế bị phù bình) - đặc biệt là đối với những dòng xe nhập khẩu từ nước ngoài và những xe đời mới ráp tại VN. Những xe nhập khẩu từ nước ngoài vốn không có công tắc đèn (đèn mở suốt 24/24), hệ thống điện đóm đã được canh chỉnh đúng với mức tiêu thụ điện khi có đèn, khi về VN (nhất là phía trong Nam), người mua xe thường chế thêm công tắc đèn để có thể tắt ban ngày, và việc làm này vô tình làm dư điện khi xe đang vận hành. điện sinh ra không có chỗ thoát, lâu ngày sẽ làm phù bình. để hạn chế việc phù bình, nhiều người gắn thêm tụ sứ (tụ sứ sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu thụ điện năng dư thừa). Việc bình và sạc dễ bị phù, hư là nỗi đau đời của rất nhiều người sử dụng những loại xe ga lớn như SH, Dylan...

3: khi di chuyển theo nhóm, việc mở đèn sẽ giúp bạn bè của mình dễ nhận ra mình cho dù ở xa hay gần (khi ở xa tít phía sau thì chỉ cần liếc kính chiếu hậu là đã thấy ánh đèn rồi - còn nếu ở phía trước thì đèn hiệu ở đuôi xe cũng sáng - hiệu quả tương tự)

Khi đi đường dài, lượng điện sản sinh ra lớn hơn khi đi trong nội thành nên việc mở đèn là 1 cách thể hiện tình yêu của bạn với con xế của mình. Vừa giúp xe tốt hơn lại có thể giúp an toàn hơn cho mình khi di chuyển, lại có thể giúp bạn bè di chuyển đồng bộ hơn. Toàn là tốt chứ không hại.

Nói tới vấn đề đèn, mình vẫn chưa thấy ai đề cập tới việc đá đèn. đá đèn thường được mấy anh xe 4 bánh (hoặc lớn hơn) sử dụng nhưng xe máy sử dụng cũng tốt chán. Vậy đá đèn là gì?

đá đèn là hành động chuyển từ chế độ cos sang pha rồi chuyển lại cos ngay (hoặc ngược lại - nhưng nên để mặc định là cos - vì nếu bật fa thì sẽ làm chói mắt người khác - không tốt). Vậy khi nào thì đá đèn ?

1: Khi xin đường để vượt. trước khi vượt xe thì kết hợp đá đèn (có thể đá 1,2 lần liên tiếp để thu hút chú ý) rồi xi nhan theo phía muốn vượt (cách này thường áp dụng để vượt xe lớn). Nếu xe mình muốn vượt chủ động nhường đường thì ok tiến lên bác tài. còn nếu họ không cho thì đợi đến khi thuận tiện thực hiện lại việc xin đường.

2: khi cần thông báo 1 điều gì đó cho xe khác biết. Cái này thì bà con xe lớn khi đi ngược chiều hay làm với nhau - báo có hugo ở trên hay không :D

3: kêu gọi bạn bè phía trên

đá đèn thường đi chung với 1 hành động khác. VD xin đường thì đá đèn + xi nhan, báo hugo thì đá đèn + ra dấu tay, kêu bạn bè thì đá đèn + bóp kèn

Sẽ có câu hỏi rằng tại sao kêu bạn bè phải đá đèn nữa, bóp kèn là đủ rồi mà. Xin thưa rằng nếu khoảng cách xa quá bóp kèn không nghe được (gió + khoảng cách xa sẽ làm giảm khả năng nghe ngóng) thì ánh sáng là cứu cánh lớn nhất nếu muốn thông báo 1 điều gì đó cho bạn mà không muốn dừng lại để gọi đt. Cách này rất hiệu quả nếu những xe đi chung hiểu ý nhau.


------------------------

Ngoài ra còn 1 lưu ý mà mình không thấy ai nhắc đó là kiếng (gương) chiếu hậu.

Vì lý do vướng víu (hoặc có nhiều người cho rằng xấu) mà bỏ đi 2 kiếng zin theo xe hoặc gắn 1 cái kiếng bé tẹo tèo teo bên trái làm kiểng. Có thể đi trong nội thành bạn có thể không nghĩ tới kiếng chiếu hậu, nhưng khi đi đường trường cái kiếng có thể là vật nằm giữa sự sống và cái chết của bạn (và của cả ôm ngồi đằng sau bạn).

Bạn không thể nào nhìn rõ ràng phía sau bạn được nếu không xài kiếng. Xin đừng nói rằng có thể quay lại nhìn - vì hành động quay lại vừa mất nhiều thời gian hơn việc liếc qua kiếng, vừa không rõ ràng như khi nhìn vô kiếng. Và có những khoảnh khắc chỉ cần chậm 1 tí xíu bạn sẽ hối hận suốt đời. đơn cử như việc vượt xe : ngoài việc đá đèn, xi nhan ra thì bạn nghĩ sao nếu đằng sau lưng bạn cũng có 1 xe khác cũng đang vượt xe bạn? Việc lách ra bất chợt sẽ khiến xe phía sau bạn không lách kịp, và tai nạn có thể xảy ra. Tai nạn trên làn đường của xe khác là 1 điều vô cùng nghiệm trọng.

Ngoài ra kiếng cũng là 1 dụng cụ rất tốt để bạn theo dõi tình hình bạn bè mình phía sau. Kiếng chiếu hậu + đèn xe của bạn bè phía sau sẽ giúp bạn theo dõi 1 cách tốt nhất. Người dẫn đoàn nên lưu ý chi tiết này.

Thực tế là ngay cả trong nội thành cũng đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc mà vốn có thể tránh được nếu lái xe chịu nhìn kiếng chiếu hậu 1 tí.

Còn 1 điều cũng quan trọng không kém dành cho cặp kiếng xe : Hiện nay nhiều đoạn đường quốc lộ đã thực hiện việc phạt xe không gắn đủ 2 kiếng loại lớn (nhất là đoạn đường đi đà Lạt). Yêu cầu là phải đầy đủ 2 kiếng và phải đủ lớn (như kiếng zin theo xe là ok, chứ kiếng trái tim hay chiếc lá be bé gì gì cũng bị chém tuốt). Phạt kiếng thì nhẹ thôi (tầm 200k) nhưng cũng đủ làm mất vui và đôi khi kéo thêm tội khác mà kết quả là chuyến đi không trọn vẹn.

Vậy thì ngoài hành trang đầy đủ, tại sao mỗi người, mỗi đoàn lại không chuẩn bị thêm những kiến thức cần thiết để có thể có những chuyến đi thật vui, thật bổ ích, thật hoàn hảo?

Vài lời dài dòng, hy vọng mọi người sẽ có thêm 1 vài kinh nghiệm đi đường.

hanhks
13-04-2011, 00:00
Đã đi phượt thì chủ yếu dân miền bắc đi các cung đường trung du miền núi nênkhông có làn ôtô xe máy như đường cao tốc đâu. Có nơi đường chỉ đủ vượt nhau, thậm chí vượt là phải lấn qua đường ngược chiều nên vượt "trái" và đi vào vùng gương hậu của ôtô là chính xác. Lái ôtô khi họ không vượt ai thì họ chỉ quan sát gương trái của họ là chính. Việc vượt phải bạn có thể trả giá đắt ngay tức khắc.

Đó là kinh nghiệm và nguyên tắc chung khi bạn chạy xe. Không có quy định không được vượt phải, nhưng trường hợp như sau tuyệt đối mình sẽ không bao giờ vượt phải:
- Đường nhỏ, bên phải đường rất xấu.
- Bên phải đường có chướng ngại vật phân cách mặt đường và lề đường, bạn nào hay đi đường từ Hà Nam về Nam Định thì có thể thấy rõ các bục bê tông chắn bên phải đường.
- Vượt phải các xe tải lớn 3 4 chân, xe siêu trường, siêu trọng.

Mình thì không thể quên một lần về Thái Binh đoạn đường từ Phủ Lý - Nam Định chạy sau một xe 3 chân, một xe máy vượt phải xe tải lớn, do đường nhỏ, không quan sát gương hậu bên phải, tài xế xe tải chạy đánh võng một chút và đuôi xe tải ép sát vào lề đường có một xe máy đang vượt, bên phải đường là các bục bê tông, người điều khiển xe máy kia đã phải hốt hoảng và đã phải cho xe cố lách vào giữa hay cục bên tông, xe va chạm vào đó, xế bung cả móng chân, nhưng may mà còn thoát được bánh sau xe tải.

Nhưng vượt trái cũng không phải lúc nào cũng tốt: Theo mình thấy tuyệt đối không vượt trái nhất là với các xe tải lớn khi xe vào chỗ quay đầu, vào bùng binh. Tại những vị trí này việc vượt trái là cực kỳ nguy hiểm, khi xe dài đánh lái các xe nhỏ phía trái sẽ bị ép sát vào trong.

Du5ik
13-04-2011, 08:53
Về vấn đề nhận biết đoàn em có ý kiến thế này ạ.
https://www.thethaohainam.com/webcms/uploads/image/ao%20tap%20bong%20da%20mau%20xanh%20chuoi%20dam.jp g
https://www.thethaohainam.com/webcms/uploads/image/ao%20tap%20bong%20da%20mau%20vang%20cam%20nhat.jpg
những chiếc áo này rất rộng mặc thoả mái + màu sắc rất dễ phát hiện + giá có 20 -25k
Em nghĩ đoàn nên làm cho mỗi thành viên 1 áo ngoài như này để nhận biết đoàn dễ hơn =)). Tất nhiên là cùng 1 màu ạ =))

Namir
13-04-2011, 14:48
Để nhận biết nhau thì chỉ cần dán decal phản quang vô áo hoặc nón thôi, chứ mặc áo kiểu này để đi đường thì xin lỗi cho mình kiếu. Xấu không tả được -.-

ga_ri
01-05-2011, 17:15
Mình xin bổ xung 02 vụ thực tế bản thân.

1. Lấy đà lên dốc cao bằng số 4:
Xe tốt, chạy bon, đường nhựa thì dốc cao vẫn lấy đà lên được. Khi đã lên rồi thì rất ngại đạp số lùi vì mất đà.
Hậu quả: Khi gặp sự cố xe không có lực để phi ra, tránh.
Thực tế: Xe WareAlpha, đoạn Bình lư về Sapa. Gặp xe tải đổ dốc bó cua sát mình. Xế gãy tay, ôm nứt bánh chè.



Khi gặp dốc không quanh co, quan sát được đỉnh dốc sắp lên mới có thể tăng tốc lấy đà bằng số 4.

Khi gặp dốc quanh co, ko quan sát được đỉnh dốc sắp lên thì tăng tốc bằng số 4 rất nguy hiểm. Tối ưu nhất là về số 2 từ chân dốc đi từ từ lên, khi có đà chuyển sang số 3, vẫn đang lên dốc ko nên sang số 4.

huydn
04-06-2011, 00:05
Mình thấy còn 1 vấn đề khi đi cũng quan trọng nữa là nếu xe sau mệt hoặc chưa đủ cứng ko bám được đoàn thì cứ tà tà mà đi, có tụt lại thì chốt sẽ đi cùng, đến chỗ rẽ thì đoàn sẽ chờ ở đó, tuyệt đối ko nên cố gắng đuổi theo các xe đi trước, đi cố rất nguy hiểm. Còn mệt thì nghỉ lại tại chỗ nào đó rồi alo cho ôm của trưởng đoàn để thông báo để đoàn trước đến điểm tập kết trước chờ (nếu gần), còn không thì cũng dừng lại để chờ.

dochanhvn
05-06-2011, 23:35
Tên topic :'' Quy định....bằng xe máy'' mà không thấy nói đến việc bắt buộc xế phải có ''giấy phép lái xe''( mô-tô, xe máy) của sở GTCC cấp. He ! He ! Đấy cũng chỉ là cái giấy về mặt pháp lý để ta lưu hành xe thôi. Cần nhất vẫn là trình độ hiểu biết luật giao thông đường bộ của xế để thể hiện kỹ năng tay lái. Bây giờ mà đưa bảng hệ thống biển báo, vạch kẻ đường hỏi các xế, khối ông không biết nội dung của chúng.
Đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ là do người tham gia giao thông vi phạm luật gây nên.

dochanhvn
05-06-2011, 23:56
Đã đi phượt thì chủ yếu dân miền bắc đi các cung đường trung du miền núi nênkhông có làn ôtô xe máy như đường cao tốc đâu. Có nơi đường chỉ đủ vượt nhau, thậm chí vượt là phải lấn qua đường ngược chiều nên vượt "trái" và đi vào vùng gương hậu của ôtô là chính xác. Lái ôtô khi họ không vượt ai thì họ chỉ quan sát gương trái của họ là chính. Việc vượt phải bạn có thể trả giá đắt ngay tức khắc.

Tuyệt đối không được vượt ô tô nếu họ không có dấu hiệu cho phép vượt. Trong trường hợp cụ thể bắt buộc phải vượt bên phải ô tô. Ta phải kết hợp dùng đèn pha-cốt, đèn xi nhan, còi thậm chí vật cầm tay (ôm có thể cầm khăn, áo... ) ra hiệu cho lái xe ô tô biết. Khi ô tô xi nhan trái, giảm tốc và nhường đường bên phải thì mình mới được vượt.

anhchinhs
28-06-2011, 01:14
Mình nghĩ các nhóm phượt có tổ chức thì nên mua bộ đàm. Ít nhất cần có 2 cái, dành cho xe dẫn và xe chốt.

Đại gia. Chắc chỉ có dân moto chuyên nghiệp mới làm được như thế. Mình có thể hoàn toàn khắc phục được điều đó mà không cần đến bộ đàm.
- Dẫn đoàn: Cần 1 người nhanh nhẹn, trách nhiệm, tinh mắt, hiểu biết địa lý nữa thì càng tốt.
- Chốt đoàn: Cần 1 người có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm sửa xe và quan trọng là phải là người điềm đạm, không bị cuốn theo toàn đoàn.
Người dẫn đoàn phải đi xe với tốc độ vừa đủ, phải chạy ở tốc độ cảm thấy an toàn cho bản thân và cho các xe đi sau. Trong khi đi, xe đằng trước phải nhìn thấy xe đằng sau, nếu không thấy phải đi chậm lại để chờ, khi đi chậm 1 lúc không thấy thì hãy quay lại. Cứ như thế từ xe dẫn đoàn hay xe chốt đoàn vẫn liên hệ đuợc với nhau qua các xe trung gian và dễ dàng kiểm soát được tốc độ. Khi có sự cố thì các xe trước sẽ kịp thời quay lại mà chẳng cần phải liên lạc qua bộ đàm hay điện thoại.
Trong trường hợp ban ngày, khi có sự cố phía trước, người dẫn đoàn sẽ giơ cao tay báo hiệu cho xe đằng sau, và lần lượt các xe báo hiệu cho nhau đến xe chốt đoàn.
Trong trường hợp ban đêm có thể dùng xi nhan để báo hiệu giảm tốc độ, ngoài ra còn có thể dùng phanh và đèn hậu để báo hiệu cho xe đằng sau. Khi có sự cố xảy ra, phải tắt ngay đèn pha và bật xi nhan để xe trước không thấy đèn sẽ chờ và quay lại. Xe sau thấy xi nhan sẽ giảm tốc độ và dừng.
Việc dán đề can hay treo cờ, buộc dây v.v.. là rất quan trọng. Khi đi trong thành phố hoặc khu đông dân cư rất dễ bị lạc nhau => chậm tiến độ của đoàn.
Đi đường đèo, khi vào cua phải đi trong phạm vi phần đường của mình. Tránh lấn vạch khi vào cua, cố gắng cua sát vào lề đường bên phải theo hướng mình đang đi.
Ngoài ra còn 1 số vấn đề linh tinh nữa là đồ đạc phải gọn nhẹ hay xe cộ phải được kiểm tra trước khi lên đường hay quần áo bảo hộ nọ kia v.v...
Đây là 1 số kinh nghiệm của bản thân, nếu min mod nào thấy đúng thì edit thêm. Nhưng nói thật với các bạn là bạn nào mới đi mà đi với mấy bọn già già đi lâu năm, đố các bạn thấy giống cái quy định này. Nói chung càng già càng đổ đốn'=))

dangzupu
05-07-2011, 09:35
Tại sao xuống dốc không được cắt côn vậy mấy Bro?

pdakit
05-07-2011, 22:06
Tại sao xuống dốc không được cắt côn vậy mấy Bro?

Khi xuống dốc nếu cắt côn thì xe sẽ không có sức máy kéo lại nên sẽ trôi theo quán tính. Tốc độ càng lúc càng tăng nhanh dần nên khi có sự cố sẽ nguy hiểm hơn. Bạn cứ thử cảm giác vào tầng hầm của bãi giữ xe đi, nếu lúc đó cắt côn thì sẽ thấy cái cảm giác nó nguy hiểm thế nào; còn khi vẫn để côn, về số thì có cảm giác làm chủ tốt tốc độ và tình huống tốt hơn.

Hải Uyên Trùm
05-07-2011, 23:11
Mình chỉ lo nhất vụ lên, xuống đèo gặp phải mấy khúc ôm cua mà đường đèo thì nhỏ xíu xiu, lỡ gặp mấy tay lái ô tô cũng đang ngẩn ngơ ngắm trời ngắm biển, là rồi đời (gặp mấy lần rùi nhà, may mà đời còn..hên). Còn cái vụ bó vỉa, sát viả gì đấy, là sao ta, mình ko rành thuật ngữ lắm. Các bạn có thể giải thích dùm được không? Cám ơn.

linhatm
06-07-2011, 17:17
Và nếu đoàn đi ít người, điện thoại di động phải có GPS, map đầy đủ.

giamaham
16-07-2011, 12:32
Theo mình các Phượt tử nếu dùng xe phổ thông thì nên độ lại đèn cho sáng, đi đêm cực kỳ tiện, đèn nguyên bản của xe sáng k tốt lắm, chạy đêm khoảng 60-70km hơi khó quan sát,
Hậu quả: Tớ 1 lần phi vào đống rơm khi tranh 1 con trâu lúc trời nhập nhoạng tối(lúc này chạy xe khó chịu nhất)

vantruongvpc
21-08-2011, 17:08
Hôm nay mới đi có 1 cung ngắn tí tẹo SG---Tây Ninh --->> núi Bà-->>SG nhưng có một số lwu ý sau với ACE
Mặc dù cái này ko mới (thậm chí biết rồi, khổ lắm nói mãi):
Mấy xe hay đi phố, xe ko guơng chiếu hậu (hoặc có mà ko phát huy tác dụng), khi đi đường trường nên thay "gương chiếu hậu" sáng, rõ nét, góc nhìn càng rộng càng tốt
....
Mấy cái khác nói sau..... giờ đi ngủ đã, mỏi chân rồi:))

THIEN.AGRI
22-08-2011, 10:20
Mình nghĩ Mode nên tổng hợp lại ý kiến của các member thành 1 bài cho tiện

Juju07
22-08-2011, 21:58
Hi pakon, lính mới ra lò đêêyy,
Đang lang thang tìm hiểu chuyến đi sắp tới của mình đi Phong nha, đi solo nên cũng hơi lo lắng, vô tình dẫn đến trang web này và đọc những lời tâm huyết dặn dò của Gà Trưởng thấy cảm động quá, đặc biết là lời kết "trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về... ", ui sao mà cảm xúc dễ sợ nên gia nhập binh đoàn luôn, dẫu chắc khó có cơ hội đi xe máy cùng đoàn vì cv khá là bận, ... nhưng biết đâu đấy. Gà Trưởng chu đáo quá nên cho mình cùng tham gia diễn đàn nhé. Chúc pakon vui.

Mình sẽ mò mẫn lần nữa cho thông tin chuyến đi của mình, nếu bí quá mình sẽ nhờ pakon giúp đỡ, vui lòng chỉ giáo nhé. Thanks :-)

DÂN ĐI - Cuộc đời là những chuyến đi ... không có hồi dứt

dreamii7x19
23-08-2011, 10:41
Cảm ơn anh chị em trong phuot.com.Quả là những thông tin bổ ích.
Em đang ở Đà Nẵng,muốn kiếm ít kinh nghiệm để đi về ĐakLak đây.Toàn phải đi một mình ngợp quá.
Hôm trước đi về tránh cái xe tải nên đâm vào cái ổ gà,thay nguyên luôn bộ săm và lốp.
Đi đường đèo đèn tối quá đi mất,tốc độ như rùa bò.Đi buổi tối nên toàn sợ bị cướp.
Đi từ 6h sáng,về nhà là 1h30 sáng hôm sau,ặc ặc,kinh quá.
Đọc xong các bài ở phuot.com rut ra được nhiều kinh nghiệm xương máu quá.
Cảm ơn anh em lần nữa.
-------
Mà anh em trong diễn đàn hay đi phượt bằng xe gì vậy?Hình như toàn phân khối lớn hay sao vậy?

chakal
24-08-2011, 20:03
Kính chào các bạn, những chỉ dẫn trên đây quá bổ ích không chỉ cho người đi trong đội hình mà cho cả từng các nhân.
Một số các bạn còn phân vân sao không thả dốc bằng số “không”, lý do có vài bạn đã nêu.
Tôi chỉ xin bổ sung : khi vận tố xe cao hơn tình huống cho phép, bạn về số cuối cũng rất khó và việc rà thắng dẫn tới bố thắng bị “chai”. Khi này thì bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi , khỏi cần miêu tả.
Từ khi tôi biết “chạy xe” cho đến khi được học thực sự lái xe mới được thầy cho biết về kỹ thuật thắng (phanh xe) theo các bước:
1. Ngớt ga . 2. Nhấn hay bóp phanh từ từ , không cắt côn ( Ambraya), 3. Nếu đi tiếp : cắt côn, vô số thích hợp với ga tương ứng (cái này đòi hỏi nghệ thuật), thêm vào đó nhả côn từ từ (vê côn) để các bánh răng “ăn ngọt”. Nếu phải dừng lại : Chỉ cắt côn khi xe sắp dừng.
Hầu hết các “Xế thủ ” cắt côn khi dùng thắng. Nghe như trên có vẻ vô lý, nhưng bạn đi xe máy với côn tự động thì các bước trên hoàn toàn tự động , trừ trường hợp “nhảy số” khi trả số (ví dụ từ số 4 về số 2; hoặc 3 về 2 ) thì không phù hợp với các xe côn tự động thôi.
Trên là cách thắng xe phù hợp với đường phẳng.
Khi lên xuống đèo thì các bạn đã cho nhiều kinh nghiệm quá bổ ích : các xe xài cu-roa thật không thích hợp cho việc đổ đèo (không có nghĩa là không an toàn).
Khi đổ đèo với xe có bộ côn tự động, tốt nhất là bạn nên quan sát tình hình , xuống đèo với số mà bạn phải “leo lên” bằng số đó . Cụ thể nếu bạn lên đèo khúc này bằng số 3 (không tính đến trớn) thì xuống cũng bằng số 3. Việc này giảm tải cho bộ má phanh (bố thắng ) của các bạn. Tuy bộ lá côn (bố nồi ) có thêm tải nhưng vẫn trong khoảng an toàn vì được nằm trong nhớt và các bộ phanh xe cũng chia bớt áp lực, so với lúc lên dốc thì lá côn vẫn còn được dễ chịu hơn.
Chịu khó một chút, việc lên xuống đèo đỏi hỏi bạn làm chủ được tốc độ mới đem lại cảm hứng chứ không phải là lên xuống với tốc độ nhanh nhất mới là giỏi. Nếu lên hay xuống đèo mà đem lại những cú “thót tim “, cho dù bạn may mắn được an toàn, thì chuyến “phượt” chắc khó gọi là mỹ mãn được.
Cám ơn các bạn đã đọc bài của mình.

WHITE TIGER
05-09-2011, 00:50
Có những điều cần phải ghi nhớ và phải tuân thủ mọi quy tắc khi đi trên đường nhất là khi vượt xe ô tô.Tớ vừa đi Hà Giang từ mùng 1 đến mùng 4 tháng 9 về và tớ thấy nhưng quy tắc tối cần thiết khi đi đường đèo được phổ biến trước khi đi nhưng thấy tận mắt những người bỏ ngoài tai các quy tắc như vậy thật quá mạo hiểm.Không nói thì không thể chịu được khi các trưởng đoàn không siết chặt quân kỷ khi những người phía sau phá vỡ các quy tắc an toàn.Sơ sơ như chuyến đi vừa rồi thấy những lỗi sau

_Đổ đèo:nhiều xe tớ thấy xuống đèo đèn luôn đỏ,đỏ từ khi đổ dốc đoạn đèo đến hết đoạn ngoặt gấp
_Dừng xe:có nhiều người tôi thấy trong chuyến đi này dừng xe nghi và sửa xe ngay khúc cua ngoặt gấp.Đỗ dừng xe ngược chiều với phần đường
_Chạy xe:Chạy đuổi nhau,xe sau cách xe trước có khi còn dưới 10 mét
_Không quan sát tín hiệu đèn của ô tô.Cái này bắt buộc phải phổ biến cho mọi người khi vượt xe.Khi thấy ô tô xi nhan trái thì vượt phải,xi nhan phải thì vượt trái.Còn bật 2 đèn là xe báo đang có nguy hiểm,cái này phải chú ý và đừng có cố nháy còi đèn xin vượt khi thấy xi nhan 2 bên bật.Có nhiều người rất không hiểu tín hiệu khi xe bật để cảnh báo
_Không nên cố chạy nhiều nơi để lấy thành tích.Bởi hôm trước khi bọn tớ đến nơi và khi 11h đêm về nhà nghỉ ngủ thì có 1 đoàn đến nhận phòng
_Vượt xe:không bao giờ được nối đuôi nhau vượt xe ô tô nhất là đang ở đường xấu và dốc.Chuyến đi này tôi đã chạy như phá chiếc 16 chỗ của tôi chỉ để đè 1 đoàn không cho đoàn đó vượt lên chỉ vì vượt xe không an toàn.Lý do rất đơn giản chỉ vì người dẫn đoàn vừa vượt lên trên còn chưa sang lại phần đường thì đã thấy ông thứ 2 theo sau ở ngay cạch cửa xe rồi.Khoảng cách 2 xe máy chỉ có gần 3 mét.Đội đó đã bỏ quy tắc 2 giây và khoảng cách tối thiểu.Đè đoàn đó không cho vượt từ Cán Tỷ đến Tam Sơn nhất quyết không cho vượt vì chạy xe quá ẩu.Tớ đã đè đoàn đó để đoàn đó không thể đi nhanh được,không phải vì tính hơn thua mà vì đường xấu,đường xóc mà đoàn cố chạy như chạy đua,phóng nhanh và vượt ẩu.Còn nếu bạn nào đi xe máy mà nói chạy như thế là bình thường thì khi nào bạn lái ô tô và bạn thấy 1 đoàn xe đi như thế thì bạn sẽ thấy nguy hiểm đến thế nào.Chưa bao giờ tôi chạy xe mà người ngồi trong bị xóc đến như vậy nhưng phải làm như vậy.Trưởng đoàn,chốt đoàn không lo nhưng đối với những người mới chạy và những ôm phía sau thì không phải ai cũng giỏi

Điều tớ mong 1 trưởng đoàn phải là người tuân thủ quy tắc 1 cách tuyệt đối và cũng phải bắt những xế phía sau phải thuộc các quy tắc an toàn 1 cách triệt để.Giúp mọi người đi đến nơi về đến chốn

Cung đường thì đừng có cố tham chạy để lấy thành tích.Hãy tính toán những điểm đến mà phân bổ sức chạy

Còn nữa nhưng bức xúc vì những thành viên đi xe máy đi ẩu quá nên viết ra luôn,không đến lúc quên lại không viết đươc

twanjung
06-09-2011, 17:28
Topic đã khá lâu & dài, nhưng e vẫn muốn góp ý điều này mà ko biết đã có ai nói chưa; theo e thì có vật tối cần thiết trên xe cần có và chú ý nhất trong các chuyến đi:
- Gương xe
- Phanh
Phanh thì chắc xe nào cũng có, nhưng Gương thì lại rất ít người để ý hoặc ko biết cách sử dụng, sợ vướng. Gương xe ngoài quan sát đường khi đi thì còn là vật mà theo e bất cứ Dẫn đoàn nào cũng nên có :))

vietthuong
19-09-2011, 10:11
Có Bác nào chia sẻ cho AE "ngôn ngữ tay" của các bác tài không? Bởi em thấy họ tránh công an với chốt bắn tốc độ rất tốt!

cuibapdidulich
19-09-2011, 10:58
Cám ơn Bác đã mang đến cho ACE phượt nhà ta thêm kinh nghiệm đi phượt bằng xe máy.Em là 1 người rất mê xe máy nên lâu lâu là cứ cùng em nó lên đường rày đây mai đó nên cũng có tí kinh nghiệm .Các bác đi xe máy nhớ thêm kinh nghiệm là tự thay ruột và vá ruột nha,như em có 2 chuyến đi nhớ đời luôn ,chuyến đó đang leo đèo mà bể bánh xe ,mà xung quanh không có ai vá xe hết ,thôi rồi tía ơi,đẩy bộ gần mấy cây số thấy nhà dân xin vô tá túc và hỏi thăm chỗ vá xe thì biết thông tin là không có chỗ nào vá xe gần đây ,phải nhờ người đi kêu mấy ông thợ vá xe lại..hic hic.Còn chuyến đi thứ 2 cũng bị bể bánh xe ,vá xong chạy ,rồi bể tiếp thay ruột mới bị chém 1 nhát thấu xương ...hic hic.Từ đó đi đâu em cũng thủ theo trong người các ruột xe và 1 ống bơm để bơm chạy đỡ,nếu không muốn bị mất tiền oan mang,và đặc biệt là cung đường đi về các tỉnh miền Đông ,xe máy bể ruột như ăn cơm bữa.
Còn về phần tránh mấy anh CSGT thì em có kinh nghiệm là đến gần địa phận tỉnh nào cứ quan sát người dân địa phương ở đó đi xe máy như thế nào thì mình cứ đi như người ta là êm đềm và tốt đẹp.

calien
20-09-2011, 16:33
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.
Bạn này chắc chắn chưa có bằng lái xe hoặc nếu có thì bằng lái này có vấn đề, hi,hi... Luật giao thông quy định ở trên đường không phân chia làn đường dành riêng cho các loại xe thì khi vượt xe khác phải vượt bên trái (tất nhiên phải đảm bảo các đk an toàn khác nữa),vượt bên phải bị ép xuống ruộng hay vô nhà dân thậm chí chết thì ráng chịu.He,he.... Đường bộ ở nước ta hầu hết là đi chung,không phân làn chỉ trừ vài đường cao tốc và đường lớn trong thành phố.

WHITE TIGER
27-09-2011, 00:47
Có Bác nào chia sẽ cho AE "ngôn ngử tay" của Bác Tài kg? Bởi Em thấy họ tránh công an với chốt Bắn Tốc độ rất tốt?

Mua ô tô mà đi là sẽ có người nói cho.Còn đi xe máy thì hỏi bằng niềm tin.Hỏi chỉ để biết phía trước có hay không mà thôi.Chứ còn đã bắn thì CSGT có bao giờ mặc quần áo CSGT đứng chụp đâu

vinhmapbi
27-09-2011, 20:08
Tại sao xuống dốc không được cắt côn vậy mấy Bro?

Cắt côn gây mất đi lực thắng của động cơ, giảm đi việc giữ tốc độ ổn định khi xuống dốc.

vinhmapbi
27-09-2011, 20:12
Thế đường ko có vạch thì sao?
Các cụ có câu " trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen" . Nếu đi ban đêm trời mưa thì phải cẩn thận chỗ vũng nước (màu trắng) và nếu ban ngày mà trời nắng thì ban đêm vũng nước sẽ là màu đen.
Một kinh nghiệm của tôi nữa là nếu ko phản xạ kịp để tránh thì tốt nhất là tăng tốc để vượt qua .. híc, ko biết thế có hợp lý ko nữa nhưng tôi toàn làm thế.

+1 việc đi trời tối, mưa, trên đường có vũng nước(cả ban ngày) nên giảm tốc & chọn đường tránh những vũng nước.(k cần tránh xa, đi về gần bên lề vũng nước là được.)
//Tùy trong những trường hợp cụ thể mà lên tránh hay vượt.

vinhmapbi
27-09-2011, 20:52
Thấy có nhiều kinh nghiệm & những lưu ý đáng kể cho ace Phượt, nhận thấy là mọi người mới chú ý phần lưỡi mà chưa nói đến cái chuôi. Đó là về xe máy. Điều tối quan trọng trước khi đi xa là việc kiểm tra xe trước khi đi.
Câu hỏi đặt ra là cần kiểm tra những gì? À, Tất cả mọi thứ.
Cơ bản nhất phải biết được đó là :
- Phanh xe : gồm phanh trước & phanh sau, đối với phanh sau xem lại chân phanh đạp có vừa chân k?hay sâu quá?hay chặt quá? thì nên chỉnh lại. Tốt nhất là nên vừa chân phanh của mình. Tiếp là phanh trước, với phanh cơ tương tự, phanh đĩa cũng như vậy và lưu ý thêm là nhìn vào vạch dầu trong hộp dầu để nhận biết thêm có nên thay má phanh hay chưa?
- Đèn xe : chú ý kiểm tra hệ thống dàn đèn trên xe gồm đèn pha-cốt, đèn xi-nhan, đèn sau, đèn màn hình hiển thị.
- Lốp xe : chú ý áp suất lốp(độ căng) & bề mặt lốp. Nếu bề mặt lốp mòn quá thì nên thay mới sẽ hiệu quả tốt trong những trường hợp phanh cũng như độ bám đường.
- Còi : kêu được hay không? kêu to hay nhỏ?
- Gương : là 2 gương chiếu hậu, nên dùng cả 2 gương & k sử dụng bất cứ gương thời trang nào. Và nhớ xoay gương sao cho có thể nhìn được gần như toàn bộ không gian đằng sau xe(Là 2 bên xe).
- Chấn giảm xóc :Đó là 2 bộ giảm xóc trước & sau của bánh trước & sau bánh xe. Xem có hoạt động tốt không? Chú ý ở đây là độ tải trọng khi lai vật(người).

1 chút nói ngoài:
- Mũ BH : phần này là ngoài, không liên quan đến xe nhưng là vật tối cần thiết. Nên chọn loại mũ có kính, có khung đỡ quai hàm(Loại kín đầu đó!). --> Nhớ là loại tốt, giúp tránh va chạm làm tổn thương sọ, quai hàm, tổn thương tai, mũi, răng,...
- Quần áo : Nên chọn quần áo sáng màu, có vạch phản quang, mặc đơn giản, k mặc bó, vừa sát người, tránh mặc rộng thùng thình. Mặc quần áo dài tay, nên chọn quần áo dày 1 chút như quần bò khi đi đường nếu có xảy ra sự cố ngã xe, sẽ giúp giảm thiểu tổn thương và sức phá hoại trên bề mặt da.
- Giày : nên đi giày, đi vừa chân, thoải mái.
- Găng tay : nên đeo găng tay trắng để dễ nhận biết cho người ngoài vào ban đêm, giúp giảm thiểu tổn thương ở bàn tay.
- Bộ đỡ : cái này chưa được rõ tên gốc lắm, nó là những đồ thể thao dành cho những môn thể thao nguy hiểm, được bọc lót vào các vùng khuỷu của tay, chân, giúp tránh hay làm giảm chấn thương vùng khuỷu.

Sơ ý qua là như thế. Mong mọi người có thể đóng góp thêm!
// @ chủ thớt : bro xem thấy thông tin nào hữu ích thì đưa lên #1 cho ace dễ theo dõi nhé!

hoangbazen83
30-09-2011, 11:21
Quy định chặn dừng xe của CSGT khi tuần tra kiểm soát:

- Khi CSGT chặn dừng xe kiểm tra phải sử dụng gậy điều khiển giao thông, còi để dừng xe, không được sử dụng đèn pin làm tín hiệu chặn dừng...

- Chỉ có CSGT mới được quyền ra hiệu lệnh chặn dừng xe kiểm tra (nếu có phối hợp với các lực lượng khác thì lực lượng CSGT cũng phải là người chặn dừng xe).

- Khi chặn dừng xe, xe ôtô - môtô CSGT phải đứng trước đầu xe vi phạm.

- CSGT không được chặn dừng xe hai chiều, nhất là đường có dải phân cách, không được chặn dừng cùng lúc ba xe để kiểm tra, CSGT phải đến xe kiểm tra lỗi vi phạm để xử lý, không được ngồi trên xe.

- Quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến quốc lộ, CSGT phải liên tục di chuyển tuần tra suốt tuyến; không được lập chốt để chặn dừng xe kiểm tra...

(Theo Quyết định 1404/QĐ-BCA ngày 15-11-2007 của Bộ trưởng Bộ Công an)

freeze_love
17-11-2011, 19:12
Em cũng rất thích đi Phượt. Từ TpHCM về quê (Năm Căn - Cà Mau) bằng xe máy 1 mình buồn và mệt kinh khủng. Đi nguyên đoàn vậy thì vui hơn nhiều. Các anh có kinh nghiệm j riêng chia sẻ cho tụi em học hỏi. hihi
p/s: Em mới là SV năm 2 xa nhà thôi ạ, ko có kinh nghiệm phược :-s

Nguyễn Phúc Ấn
21-11-2011, 17:48
Xin góp thêm 1 ý trong phần vưọt oto :
Khi vượt trái oto ngoài việc sử dụng đẽn xi nhan trái,còi thì nên báo cho xe oto cùng chiều xin vượt bằng cách nhá đèn pha để thông báo ( vì còi xe máy nhỏ + cửa kính oto kín nên đôi lúc khg nghe được còi)

lalamanz
26-11-2011, 01:32
Em cũng rất thích đi Phượt. Từ TpHCM về quê (Năm Căn - Cà Mau) bằng xe máy 1 mình buồn và mệt kinh khủng. Đi nguyên đoàn vậy thì vui hơn nhiều. Các anh có kinh nghiệm j riêng chia sẻ cho tụi em học hỏi. hihi
p/s: Em mới là SV năm 2 xa nhà thôi ạ, ko có kinh nghiệm phược :-s

Bạn có thể tham gia vào team mình đê, đc ~ 10-15 xe rồi, moto phân khối lớn, phân khối nhỏ đều có ;)) tham gia vào đi chung cho vui, mình tên Duy, 23t, sđt: 0902 707 899

Các bác cho e hỏi, hiện e đang kiếm bộ đàm cho team, cần cho xe dẫn đoàn, xe chốt đoàn, và 2 xe chạy cơ động, ko biết loại nào tốt, có bác nào đã xài qua những loại nào có thể cho e ít info đc ko ? Em xin cảm ơn ạ. Em ở tp. HCM.

vandat_gl
25-12-2011, 00:08
Bài viết rất bổ ích. Tiện thể em hỏi tý. Quốc Lộ 1A có một làn đường nhỏ phía trong cùng khoảng 3m, đó là làn đường dành cho xe máy à? Em nghĩ làn đó là dùng cho xe thô sơ, xe đạp.... và các xe gặp sự cố. bản thân em khi vượt xe mà vượt bên phải (làn đừong trong cùng) thì em lại thấy bất an hơn.

WHITE TIGER
25-01-2012, 19:22
Bài viết rất bổ ích. Tiện thể em hỏi tý. Quốc Lộ 1A có một làn đường nhỏ phía trong cùng khoảng 3m, đó là làn đường dành cho xe máy à? Em nghĩ làn đó là dùng cho xe thô sơ, xe đạp.... và các xe gặp sự cố. bản thân em khi vượt xe mà vượt bên phải (làn đừong trong cùng) thì em lại thấy bất an hơn.

Bạn nói QL 1A nhưng đoạn nào.Cả QL 1A dài hơn 2301km đấy bạn

visser_ba
27-01-2012, 15:37
cái này thì pak chạy xe tải hoặc xe 45 chỗ thì mới nhìn được thôi, chứ chạy xe con với xe máy thì ko nhìn được tay của các bác tài đâu =)), hiệu lệnh thì cũng đơn giản ý mà. Có loại bằng đèn hoặc bằng tay, pak thích loại nào

Runner
01-02-2012, 12:19
Đi xe máy có nên đi giày bình thường không các bác?

Có lần mình đi liên tục có 100km mà cứ khúc mưa, khúc nắng, nước vào chân khó chịu kinh khủng.

Các bác có kinh nghiệm vụ này giúp mình với nhé.

Thanks.

Lữ khách
01-02-2012, 17:39
Đi xe máy có nên đi giày bình thường không các bác?

Có lần mình đi liên tục có 100km mà cứ khúc mưa, khúc nắng, nước vào chân khó chịu kinh khủng.

Các bác có kinh nghiệm vụ này giúp mình với nhé.

Thanks.

Mình cũng hay đi đoạn đường dài, mà vào mùa mưa mang giày chạy xe khó chịu lắm. Chạy tí là cả giày nước, tới lúc hết mưa rồi thì càng khó chịu hơn. Quan trọng là nếu chân ngâm nước lâu quá sẽ bị nhiễm lạnh => cảm ngay.

Bởi vậy mùa mưa chạy xe tốt hơn là mang dép quai hậu, và mang theo một đôi giày để đến nơi thì mang. Kinh nghiệm cho thấy loại dép quai hậu của Biti's vừa nhẹ, vừa gọn vừa bền.

visser_ba
07-02-2012, 00:23
Bác làm đôi ủng tầm 60k, chạy mưa nắng chấp hết ^^, chạy dép bitis dại mồm có mà xòe ở đường thì cũng mệt đấy. Em đi 3-4 ngày mưa liên tục, chạy ủng chân vẫn ấm mà ko bị nước vào tí nào

Joammy 1080
10-02-2012, 17:06
Quy định rất chuẩn nhưng mình thấy nên bổ sung thêm. Qua nhiều lần phượt, mình thấy các xe nên quan sát lẫn nhau qua gương chiếu hậu. Nếu thấy xe chạy sau mình khuất gương (tụt hậu thì nên giảm tốc độ chờ bạn). Bạn không nên cố bám xe dẫn đoàn mà cả đoàn sẽ quan sát nhau qua gương chiếu hậu, thứ tự từ trên xuống dưới và cả đoàn sẽ luôn giữ được cự ly với nhau. Khỏi sợ xe cuối bị bỏ rơi.

conmacodon
20-02-2012, 22:37
khi gặp các bác bồ nông ăn tạp thì ban đêm mở xi nhan tạo hiệu tấp vào lề, còn ban ngày thì mở đèn lớn phía trước. Có như vậy các thành viên phượt mới tránh các tình trạng cháy túi vì lí do vô lí. Mà nếu được các thành viên Phượt yêu dấu nên cùng nhau gắn thêm cái đèn Led xíu xiu màu xanh lá, khi cần ra hiệu ban đêm, an toàn cho cả cộng đồng phượt chúng ta.
Cùng nhau chúng ta có thể làm tất cả.

Joammy 1080
27-02-2012, 11:55
Đi xe máy đường dài, đặc biệt vào mùa mưa, bác nên đi ủng cao su. Loại này rất thuận tiện, giữ ấm chân và ống chân khi chạy xe. Lại nữa, khi bác muốn chụp hình thì địa hình phức tạp thế nào (kể cả lội xuống ruộng) vẫn vô tư. :D

vntuyen
04-03-2012, 20:38
Chán nhất là Ôm không lo ôm mà chỉ toàn lo ngủ, lâu lâu giật phát làm xế loạng choạng, báo hại xế 1 tay ga 1 tay choàng ra sau để lên đùi Ôm để ôm khỏi ngủ :))

dochanhv
14-03-2012, 03:37
Các bác nói đều đúng cả. Em có tí kinh nghiệm các bác tham khảo chơi :
- Xe gì thì cũng phải đầy đủ hệ thống an toàn, hệ thống tín hiệu. Kỹ năng phải được rèn luyện thật nhuần nhuyễn. Những cú láng, vỉa , phanh quay xe rất quan trọng. Nhiều khi nhờ kỹ năng cộng với sự tỉnh táo nhanh nhạy xử lý mà thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.
- Đi đường đèo dốc quanh co tuyệt đối không được lấn đường khi chưa chắc không có chướng ngại. Luôn đi đúng phần đường của mình. Nếu bác nào đã đi đèo trên giáp biêp phía Bắc, thấy ĐỒNG BÀO họ đi như thế nào. Đa số là WIN tàu, chở tới 3 bao phân đạm mà phóng ào ào. Âý vậy mà ít xảy ra tai nạn. Em để ý thì thấy họ đi rất đúng tuyến, ít khi láng ra giữa. Cứ như đi theo đường ray vậy. Các bác cứ tưởng tượng khi vào cua gắt bị khuất tầm nhìn. Mình đang thốc ga, mở cua sang trái để lên cho nhẹ xe mà một chú xe WIN sầm sầm nhằm thằng vào mình đổ dốc...Lại nữa, các đường tiểu mạch thường bất đồng mức với đường cái và bị che khuất bởi vách núi, bụi cây. Các chú trong bản lao ra đúng theo phần đường của họ mà mình lại lấn trái thì khó tránh va chạm.
- Mỗi khi vào cua gắt nhất là khi đổ dốc phải thật cẩn thận vì góc cua thường dồn đọng những hạt đá nhỏ đã bị chà sát tròn cạnh. Chúng thường gây trượt lốp mất lái. Nhẹ thì trầy xước, nặng thì toi hẳn.
- Đi đêm nên tạo thói quyen quan sát đường từ xa. Luôn dùng đèn Fa, Cos để quan sát. Lợi dụng đèn xe ngược chiều để quan sát đoạn đường phía trước : Khi có xe ngược chiều, giảm ga, bật đèn Cos. Nhìn khoảng đường phía trước do xe ngược chiều chiếu sáng để phát hiện chướng ngại vật trước khi vào tầm mắt bị chóa đèn. Nếu thấy nguy hiểm nên dừng xe bên lề đường. Trường hợp tai nạn do chóa đèn thường xuyên xảy ra nhất là khi xe ngược chiều đèn sáng hơn lại bật Fa. Các bác lưu ý, khi xe mình lên dốc thì luôn chủ động bật đèn Cos nếu không, xe xuống dốc bị chóa mắt gây tan nạn. .
- Lợi dụng đèn xe đi trước và đèn xe đi sau. Trước mình có chiếc xe, tranh thủ quan sát đường từ xa bằng ánh sáng đèn trước để chủ động xử lý. Sau mình có xe thì cũng có tác dụng tuy không bằng xe trước. Chính vì vậy, khi phượt theo đoàn ta đi tập trung, đúng khoảng cách rất có lợi cho quan sát đường. ( khoảng cách : - Tùy theo tốc độ, địa hình mà đi cho hợp lí, an toàn ).

Chúng em đi đêm tốc độ chừng 40km/h.Với khoảng cách này là hợp lý. Vừa an toàn lại vừa sáng.

http://nj0.upanh.com/b6.s13.d5/25c8457781e4cfd80446c7c05c528aa5_42034960.dsc08519 .jpg (http://www.upanh.com/dsc08519_upanh/v/frbf0sbu2lw.htm)

CHÚNG TA LUÔN NHỚ RẰNG CÓ GIỎI ĐẾN MẤY THÌ CŨNG CÓ LÚC MÌNH SƠ XUẤT. CHỈ KHI THỰC HIỆN NGIÊM CHỈNH LUẬT GIAO THÔNG THÌ MỚI TRÁNH ĐƯỢC TAI NẠN.

Shion Uzuki
25-03-2012, 09:25
Làm ơn cho Shion em hỏi, tại em không biết nên post vào đâu nên gửi đại ở đây, mong mod thông cảm. Em có nghe cánh tài xế Bắc - Nam nói họ hay đi về ngang đoạn Thanh Hóa & Nghệ An, thường xuyên bị tụi cô hồn ném đá xe khách, chận xe để....vác mã tấu lên cướp :(. Nếu đi phượt bằng xe máy ngang đó thì có sao không các bác, em nghe mà cũng ớn quá, tại chưa đi ra Bắc bao giờ. Đang định trong năm có thời gian rảnh thì làm 1 chuyến xuyên Việt bằng xe máy, mà giờ nghe vậy cũng ghê quá, tại hôm rồi thằng bạn đi Bắc về cũng nói y chang vậy :(.

gavangnhuy93
03-04-2012, 23:12
Những quy định như thế này rất hữu ích cho các bạn phượt theo đoàn, bằng phương tiện tự túc. Diễn đàn khuyến khích cách thành viên tham gia hệ thống hóa những mẹo/chỉ dẫn/kinh nghiệm... trôi nổi khắp nơi thành những topic cô đọng và hữu ích như thế này!

E đi PCx thì đi leo đồi đc k ạ :-/

Joammy 1080
05-04-2012, 22:42
Một số loại xe không thể tắt pha mà bác. Hồi trước em chạy con CD125, cũng không có công tắc tắt đèn pha. Xe đời mới, chỉ có dòng sản xuất cho thị trường Việt Nam mới có công tắc tắt đèn pha thôi.

Ngọc Ka Ka
12-04-2012, 21:48
Các bác đi trời nóng tuyệt đối không uống các loại nước ngọt. Hãy mang theo nước chè xanh, giải khát, giải nhiệt đều rất tốt và tránh cơn buồn ngủ

vantruongvpc
13-04-2012, 14:36
Làm ơn cho Shion em hỏi, tại em không biết nên post vào đâu nên gửi đại ở đây, mong mod thông cảm. Em có nghe cánh tài xế Bắc - Nam nói họ hay đi về ngang đoạn Thanh Hóa & Nghệ An, thường xuyên bị tụi cô hồn ném đá xe khách, chận xe để....vác mã tấu lên cướp :(. Nếu đi phượt bằng xe máy ngang đó thì có sao không các bác, em nghe mà cũng ớn quá, tại chưa đi ra Bắc bao giờ. Đang định trong năm có thời gian rảnh thì làm 1 chuyến xuyên Việt bằng xe máy, mà giờ nghe vậy cũng ghê quá, tại hôm rồi thằng bạn đi Bắc về cũng nói y chang vậy :(.
Đi = xe bình dân thì mới sợ... bạn cứ làm e moto, hay cào cào... ( như chị này nè, chúng có chặn lại thì bảo: Chị chỉ có người ko thôi.... các chú có rùng thì rùng=)))
http://pkl.vn/forum/threads/6731-Nh%E1%BB%9D-anh-em-t%C6%B0-v%E1%BA%A5n-gi%C3%BAp-ch%E1%BB%8B-Tina-%C4%91i-xuy%C3%AAn-vi%E1%BB%87t
http://pkl.vn/forum/threads/7310-ki%E1%BA%BFm-xe-cho-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-ch%C3%A2n-v%E1%BB%ABa-v%E1%BB%ABa

qwerty68
17-04-2012, 17:33
Một kinh nghiệm mà mình vừa phải trả giá bằng máu và xe hôm qua đó là:
Hôm qua bọn mình đi từ Ba Vì qua Vĩnh Phúc qua phà Vĩnh Thịnh, tiếp đến đi quốc lộ 2C. Con đường này toàn ổ gà, ổ voi. Mình đang đi thì loạng choạng tay lái và bị ngã. Người một nơi xe một nẻo. Đứng dậy thì hóa ra đi vào vũng dầu nhớt xe tải chảy ra đường. Kết quả, xe xước một nửa phải, xế là mình thì đa chấn thuơng cả người. May ôm nhảy kịp nên không sao. Vậy kinh nghiệm là nên thỉnh thoảng để ý mặt đường, vì có những vết nhớt rất bé nhưng lại đặc biệt nguy hiểm

Shion Uzuki
18-04-2012, 12:10
Đi = xe bình dân thì mới sợ... bạn cứ làm e moto, hay cào cào... ( như chị này nè, chúng có chặn lại thì bảo: Chị chỉ có người ko thôi.... các chú có rùng thì rùng=)))
http://pkl.vn/forum/threads/6731-Nh%E1%BB%9D-anh-em-t%C6%B0-v%E1%BA%A5n-gi%C3%BAp-ch%E1%BB%8B-Tina-%C4%91i-xuy%C3%AAn-vi%E1%BB%87t
http://pkl.vn/forum/threads/7310-ki%E1%BA%BFm-xe-cho-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-ch%C3%A2n-v%E1%BB%ABa-v%E1%BB%ABa

Mình chỉ đi Wave Nice 110 thôi bạn à, nên cũng chả biết thế nào. Đang định trong năm nay hoặc năm sau sẽ đi, mà nghe ớn quá. Ai có kinh nghiệm về vấn đề này thì chỉ giúp mình với, cảm ơn nhiều!

vantruongvpc
22-04-2012, 01:11
Mình chỉ đi Wave Nice 110 thôi bạn à, nên cũng chả biết thế nào. Đang định trong năm nay hoặc năm sau sẽ đi, mà nghe ớn quá. Ai có kinh nghiệm về vấn đề này thì chỉ giúp mình với, cảm ơn nhiều!

Nói thế thôi... Chứ đi >= 2 xe thì cũng chả sợ mấy đâu bạn ạ!
Tour dài như vậy quan trọng là Sức khoẻ, Thời gian và Tiền bạc. Sau đó là bạn chọn cung đường/chặng hợp lý là chiến thôi.
(gần tới SG nhớ alo ae ra đón nhé....(beer))

@stedboy: bạn Shion muốn nhờ ẻm "mặt quỷ" 1k trong avatar của bác dẫn đoàn kìa(NT):gun

Ha khau
26-04-2012, 10:08
Đúng phải có quy định và nghiêm chỉnh chấp hành mới đảm bảo an toàn. người viết đã có nhiều kinh nhiệm hay.

Shion Uzuki
27-04-2012, 11:26
Nói thế thôi... Chứ đi >= 2 xe thì cũng chả sợ mấy đâu bạn ạ!
Tour dài như vậy quan trọng là Sức khoẻ, Thời gian và Tiền bạc. Sau đó là bạn chọn cung đường/chặng hợp lý là chiến thôi.
(gần tới SG nhớ alo ae ra đón nhé....(beer))

@stedboy: bạn Shion muốn nhờ ẻm "mặt quỷ" 1k trong avatar của bác dẫn đoàn kìa(NT):gun
Hông tới 2 xe đâu bác ơi, mình chỉ đi 1 xe mình à, 2 thằng 1 xe. Hồi trước miền Tây, Tây Nguyên đi hết rồi. Giờ đang tính đi ra miền Trung miền Bắc cho biết :D.

mrdanlibra
07-05-2012, 17:06
Mình chỉ có một ý nhỏ là nên dán đề can phản quang trước và sau xe để cả đoàn dễ nhận ra nhau. Trên đó chỉ cần ghi số thứ tự xe (hoặc có thể thêm gì đó, tất nhiên nên ưu tiên mỗi cái số to cho dễ nhìn qua gương chiếu hậu). Và quy định đi theo thứ tự, xe 1 dãn đầu, xe 2 theo sau, tiếp là xe 3, .... như thế (ôm) xe 1 chỉ cần quan sát xe 2, (xế) xe 2 theo xe 1 và (ôm) quan sát xe 3,....xe chốt đoàn chỉ cần theo xe áp chốt, và (ôm) xe áp chốt sẽ quan sát xem xe chốt có bị bỏ lại không. (mọi người hiểu k nhở!). Tuân thủ đi theo thứ tự sẽ rất dễ cho trưởng đoàn trong việc quản lý, và các thành viên tự quản lý nhau trong suốt hành trình.
Mình nhớ hồi học cấp III phải sắp hàng theo thứ tự trong danh sách sổ đầu bài, mình k nhớ thứ tự, cứ tìm thằng đứng trước mình mà đứng sau nó là ok, và thằng đứng sau mình cũng thế.
Nhưng may mà hồi đó nhớ luôn cái thằng đứng trước cái thằng đứng trước mình chứ k có hôm cái thằng đứng trước mình nó ốm nghỉ thì mình k biết đứng đâu. (hại não quá!)
Hé hé!

tungleanh
18-05-2012, 10:44
Phận chốt đoàn là cái phận hẩm hiu, rất cần các bé "bánh bèo" năng động đi cùng, không thì rất dễ bị tự kỉ =]]

B. Nguyen
13-06-2012, 10:03
Cám ơn mọi người chia sẻ, mình góp thêm 1 chút
Tips cho nhóm 2 xe:
Vì thông thường nhóm chạy 2 xe luôn đi chung ko phân biệt người dẫn hay không ai xung thì đi trước kéo tinh thần người đi sau.
Nên hay xảy ra trường hợp người chạy trước vượt trái ở các đoạn dốc, khúc quanh hoặc khuất, trong khi xe ngược chiều đang tới và sẽ không đủ thời gian và khoảng cách cho xe sau cùng vượt.
Kinh nghiệm bản thân:
khi lên đèo chuối người đi trước đã quyết định vượt trái trước khi tới đỉnh dốc ở vận tốc cao thì gặp xe xuống lúc này không kịp ra tín hiệu cho xe em.
Em theo quán tính vượt trái theo luôn vì nghĩ là bác kia chạy thì đã an toàn, tới đuôi xe khách thì xe đi trước e đột ngột lạng sang phải
Chiếc camry bạc lộ ra với vận tốc cũng cao ( chắc nó chỉ nghĩ có 1 xe vượt thôi)
Em thắng gấp (ko sang phai dc vì xe khách ở đó rồi) nó thắng gấp lạng vào trong phía đồi bánh trước và bánh sau trật ra khỏi đường nhựa
Em may mắn ko sao >"< tưởng là xa cha rồi =((
Thiếu điều quỳ lạy xin lỗi trong khi xe trước thì vẫn chạy bơn bơn ko để ý

Các bạn đi nhóm 2 xe nên đã thông tư tưởng vụ này
người dẫn và cả người sau cần tập trung tỉnh táo và suy nghĩ cho cả bản thân và những người đi cùng

happydoremon
20-06-2012, 16:55
Mình chỉ có một ý nhỏ là nên dán đề can phản quang trước và sau xe để cả đoàn dễ nhận ra nhau. Trên đó chỉ cần ghi số thứ tự xe (hoặc có thể thêm gì đó, tất nhiên nên ưu tiên mỗi cái số to cho dễ nhìn qua gương chiếu hậu). Và quy định đi theo thứ tự, xe 1 dãn đầu, xe 2 theo sau, tiếp là xe 3, .... như thế (ôm) xe 1 chỉ cần quan sát xe 2, (xế) xe 2 theo xe 1 và (ôm) quan sát xe 3,....xe chốt đoàn chỉ cần theo xe áp chốt, và (ôm) xe áp chốt sẽ quan sát xem xe chốt có bị bỏ lại không. (mọi người hiểu k nhở!). Tuân thủ đi theo thứ tự sẽ rất dễ cho trưởng đoàn trong việc quản lý, và các thành viên tự quản lý nhau trong suốt hành trình.
Hé hé!

Nếu có dán phải dán ngược chữ thì nhìn qua gương chiếu hậu mới đọc được. Kiểu như chữ AMBULANCE trên đầu xe cấp cứu ấy.

guity_x7
24-06-2012, 16:03
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.
bạn này chỉ nói đựoc 1 ý đó là đi đường cao tốc , quốc lộ mà kô nói đến đường đồi núi , dốc cao nhiều đường cua ngoặt.
nếu chúng ta đi đường đồi núi thì vẫn có thể vượt Oto mà phải vượt bên trái . lựa đoạn đường thẳng kô có nhiều xe tránh nhau thì chúng ta có thể vượt. (*) Lưu ý : vì đường đèo dốc như các tỉnh phía TÂY BẮC rất nhiều xe Quặng rất to và Nặng , đi thì rất chậm và bụi . nếu chúng ta kô chọn phương pháp vượt bên trái thì đảm bảo xẽ hít bụi hoặc vượt bên phải xẽ bị lao xuống vực hoặc đâm vào tả li vì xe chở Quặng Quá to :D

KeLangThang1011
26-06-2012, 22:51
em là mem mới,đọc xong 9 trang nhức cả mắt các bác ạh :LL

JennyVu
27-06-2012, 20:37
hihi, nghe đã thấy thú vị lắm rồi. Chưa bg làm xế và làm ôm nên lần này quyết tâm làm mới được:))

HCMC
28-06-2012, 16:56
Nhiều bác rất có kinh nghiệm trong việc "Vượt" xe và Phượt, chia sẽ những kinh nghiệm "Vượt" và Phượt rất bỗ ích.
Giúp cho các ACE Phượt sau có thêm nhiều kinh nghiệm cho những lần "Vượt" và Phượt sau này.
Thanks all. (beer)

jindowin
09-07-2012, 11:41
Thanks các bác. Theo ý em sao khi đi đoàn ta ko phân công người đi sau phải tuân thủ nguyên tắc, khoản cách,theo dõi... người đi trước đó. Giống như xếp hàng vậy, hàng dọc thì nhìn trước để làm chuẩn, hàng ngang thì nhìn bên phải làm chuẩn..Như thế sẽ đảm bảo cho cả đoàn, ko nhất thiết 1 2 người phải lo cho cả đoàn thì ko xuể đâu.
Thích câu "Ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe..." của bác chủ. Có rất nhiều người sống trong 1 xã hội nhưng quên câu này rồi bác ạh.

Gaukaka
09-07-2012, 20:36
Có điều này e thấy ko biết là có hợp lí ko nữa
Những chuyến phượt mà đi về đêm ( ví dụ như đợt off sn diễn đàn tới đây) thì mỗi xe có nên có 4 tấm dán phản quang dính vào xe ko ạ.
-1 cái đầu xe
- 2 cái hông xe
- 1 cái ở đít xe
Tối kiến của e ^^!

quanghaith2
13-07-2012, 18:58
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.

Vượt xe oto hay bất cứ phương tiện gì trên đường cũng phải vượt trái nhé bạn, luật giao thông rồi, mà vượt như này an toàn hơn, vượt phải mà gặp ổ gà hoặc chướng ngại vật trên đường là tèo đó.

Khi vượt phải quan sát xem có xe ngược chiều không, nếu có xe ngược chiều là xe máy thì vượt, nếu xe khác to hơn thì ko vượt mà phải giảm tốc độ chờ xe ngược chiều đi qua rồi mới vượt lại. Chỉ vượt ở đoạn đường thẳng, không vượt ở khúc cua.

MMaximums
19-07-2012, 14:08
Đi đường sợ nhất là buồn ngủ...nếu ngủ gật ,chỉ có trời cứu!Sợ nhì người khác đâm vào mình...còn tùy tình huống và phản xạ mỗi người ,chưa chắc đã chết!sợ ba là hứng chí đi ẩu...coi thường sự an toàn của mình và người khác!

thienson
19-07-2012, 19:42
Vượt xe oto hay bất cứ phương tiện gì trên đường cũng phải vượt trái nhé bạn, luật giao thông rồi, mà vượt như này an toàn hơn, vượt phải mà gặp ổ gà hoặc chướng ngại vật trên đường là tèo đó.

Khi vượt phải quan sát xem có xe ngược chiều không, nếu có xe ngược chiều là xe máy thì vượt, nếu xe khác to hơn thì ko vượt mà phải giảm tốc độ chờ xe ngược chiều đi qua rồi mới vượt lại. Chỉ vượt ở đoạn đường thẳng, không vượt ở khúc cua.

Luật qui định vượt trái là vượt trái trong làn đường dành cho loại phương tiện mình đang sử dụng hoặc với các đường không có dải phân cách mềm, không có vạch kẻ phân làn đường.

Chứ phải đâu lúc nào muốn vượt thì cứ bên trái mà vượt? Ví dụ với đường có kẻ vạch phân làn mà bác vượt trái lấn qua làn đường dành riêng cho oto thì rõ ràng là bác sai luật rồi còn gì?

laodocvat
23-07-2012, 11:24
Mình hay đi phượt 1 mình, đọc xong mục này là muốn đi nhiều mình cho có cảm giác :L
Hy vọng sẽ có dịp chung vui với anh em.

Pluto
26-07-2012, 15:32
Cảm ơn các bác nhiều, em xin phép copy các nội dung liên quan phù hợp với xe đạp để đưa sang diễn đàn chuyên phượt bằng xe đạp nhé :)

bidaika
31-07-2012, 22:47
Cảm ơn bạn đã chỉ cho mình biết thêm những quy định rất hữu ích.Chúc bạn sẽ có những chuyến đi phượt đầy thú vị cùng anh em.

vns_hl
12-08-2012, 23:58
thank mod!!

anlongno1
15-08-2012, 14:26
Rất bổ ích chủ thớt và mọi người ah.
Hi vọng tất cả những xế đều đọc được Topic này.
Anh em bàn luận luôn xế mà buồn ngủ phải như thế nào?
Có cách nào không buồn ngủ không?
Hehe

minhtoanhut
16-08-2012, 12:13
Luật qui định vượt trái là vượt trái trong làn đường dành cho loại phương tiện mình đang sử dụng hoặc với các đường không có dải phân cách mềm, không có vạch kẻ phân làn đường.

Chứ phải đâu lúc nào muốn vượt thì cứ bên trái mà vượt? Ví dụ với đường có kẻ vạch phân làn mà bác vượt trái lấn qua làn đường dành riêng cho oto thì rõ ràng là bác sai luật rồi còn gì?

Ý của các bác nói CHỈ VƯỢT TRÁI tức là dành cho đường ngoài đô thị, đường chỉ có 2 làn ( 1 xuôi 1 ngược ), vì sao lại thế ư, vì đã gọi là PHƯỢT và VƯỢT thì chỉ có ở đường đó mà thôi. Khi đã vào đường phân làn rõ ràng ( ở thành phố lớn ) thì làm gì còn đất, tốc độ và xe to để mà phải lưu ý mấy điều đó ( khi ở thành phố thì cứ đúng làn mà đi thôi )

carat
23-08-2012, 15:31
Em chỉ lăn tăn ở mục 4 - Vượt ô tô. Bạn chủ topic khuyên chỉ được phép vượt trái ô tô. Em hoang mang quá! Ô tô nó có làn đường của nó bên ngoài, xe máy có làn đường xe máy bên trong. Phần đường ai nấy đi, trừ những trường hợp đặc biệt. Đi ra làn đường ô tô thì xe máy sai rành rành vì lấn tuyến, lắm lúc xui xẻo còn bị các anh CSGT thổi phạt. Thế mà còn vượt trái thì ắt hẳn lấn hẳn sang làn đường ngược chiều, chỉ nghĩ đến đó thì em đã rợn da gà vì sợ!
Theo em nếu là xe máy thì cứ làn trong mà đi, ngay cả khi vượt ô tô. Vì bản chất đó không phải là vượt mà chẳng qua ta đi xe máy trong làn đường của ta với tốc độ cao hơn xe ô tô đi ở làn ngoài. "Vượt" xe khác chỉ áp dụng cho các phương tiện cùng loại. Thực tế trên đường, chẳng mấy khi ô tô đi vào làn đường xe máy, trừ khi dừng đậu, đón trả khách hoặc nhường cho ô tô khác vượt.
Ngày trước, khi còn thường xuyên đu bám ca-bin xe tải trong các chuyến hàng, em được nghe nhiều tiếng chửi thề từ các bác tài mỗi khi có xe máy vượt trái, nhiều bác độc mồm còn bảo muốn ép quách nó vào dải phân cách hoặc xe ngược chiều cho bõ ghét... Cái này chắc nhờ thêm bác giặc lái Voòng Ngẩu Pín vào minh xác thêm!
Thực tế bản thân trên đường thì em toàn "vượt" phải ô tô, trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải vượt trái. Và đến giờ này vẫn chưa có pha giật gân nào đáng kể.
Chỉ là lắm mồm vài câu, nhờ các lão làng vào chỉ dạy thêm cho vỡ vạc ạh!
Nói thêm 1 tí, trong hoàn cảnh bình thường, dù cho vượt trái hay vượt phải thì hành động vượt của ta phần lớn cũng là sai luật vì quy định tốc độ tối đa của xe máy thường là bằng hoặc thấp hơn tốc dộ tối đa của ô tô, nói chung.


Chủ top viết rất rõ mà "Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy." Trường hợp bạn nói là có làn đường phân định làn đường cho xe máy, xe đạp vạnh sơn liền màu trắng rộng 20cm ( cái này chỉ có ở đường lớn thôi ) Còn đường nhỏ thì chỉ có vạch sơn đứt đoạn màu trắng tỉ lệ 1:3 rộng 10cm ở giữa đường thôi ( phân định 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau), khi đấy bạn muốn vượt bất kì xe nào cũng phải vượt bên trái, có hoặc không phải lấn đường nhưng thường là phải lấn đường vì đường nhỏ.

gapro
23-08-2012, 16:55
Đầu tiên xin cám ơn các bác đã chia sẻ kinh nghiệm đi đường cho mọi người! Bản thân em cũng có tham gia vài chuyến (ngắn thì dăm ba trăm cây số, dài cũng hơn 1000 cây) tuy chưa thể nói là có kinh nghiệm nhưng những quy tắc mà các bác viết ra bọn em cũng nắm khá chắc và tuân thủ, tuy nhiên có 1 vấn đề nho nhỏ mà em xin mọi người và các bác có kinh nghiệm giúp cho. Trong mỗi cuộc Phượt thì nhiều ôm không chịu ôm nhưng lại hay ngủ :D, lắm lúc giật mình khiến xế cũng hốt cả hền :( . Xin các bác ngâm cứu và có thể cho anh em 1 số giải pháp cho vấn đề này. Có 1 thành viên trong nhóm em đưa ra đề xuất sử dụng thắt lưng quân dụng (loại thắt lưng dã chiến, rộng bản rất dày và dài) để cột chặt xế với ôm. Nhưng xét ra thì như thế vừa nguy hiểm vừa khiến cho ôm có tâm lý không thoải mái. Vậy còn có cách nào khắc phục mà vẹn cả đôi đường được không? Mong tin các bác!

WHITE TIGER
04-09-2012, 09:40
Trước khi đi xe máy đi những nơi xa,đi chơi,đi du lịch nói như vậy cũng là nói giảm nói tránh cái từ PHƯỢT.Các bạn còn trẻ,hăng máu còn cao,nhưng đã có tuổi thì sẽ suy nghĩ sẽ khác đấy.Lúc trẻ thì máu me đi càng nhiều càng tốt,còn đã có tuổi,có gia đình rồi thì đi ngắn,đi ô tô cho nó lành(Chính những người trong box du lịch nói đấy nhé)

Thứ nhất đi xe máy : không phải ai cũng là lái cứng,có thể chạy xe liên tục cả ngày.Ôm cũng không phải lúc nào cũng thức để ngắm đường,để nói chuyện khi đường đi quá dài.Chạy quá dài,quá nhiều còn làm cả 2 dễ buồn ngủ

Thứ 2 là cung đường : Nhiều bạn lên cung đường để lấy thành tích,cóp nhặt cũng đường của những ông xế khủng rồi đăng lại cho những tay mơ tham gia cùng là điều không nên.Người khỏe thì không sao,người yếu thì nhiều trăng sao lắm.Nếu đi 2 ngày 2 đêm thì cũng chỉ nên đi những cung dưới 600km,3 ngày 2 đêm thì cung khoảng 800 hoặc 4 ngày thì cung khoảng 1000km là phù hợp với sức khỏe và có thời gian để đi chơi.Tiếp theo là tính toán cung đường như thế nào cho phù hợp.Đường trường thì 300km không là vấn đề gì nhưng nếu đi những nơi đèo núi quanh co nguy hiểm thì đừng đếm của trong lỗ.Tính thời gian đi đường trường hết bao nhiêu thời gian là tính đường đèo núi bấy nhiêu thời gian.Tiếp theo là phải xem bản đồ để biết chính xác mình phải qua những chỗ nào từ việc kết hợp từ bản đồ giao thông đường bộ với vietbando.com để biết được những địa điểm nơi đến để không phải đi đường vòng

Xe máy : Luôn phải bảo dưỡng trước khi đi những cung xa.Nếu đi đèo núi cao tuyệt đối không được đi xe ga.Xe hơi kém hoặc côn kém cũng nên thay trước khi đi.Nếu cố đi với xe yếu hoặc bộ côn có vấn đề thì khi về tiền sửa nguyên toàn bộ bộ côn cũng mất hơn 2 củ trở lên.Khi đi theo đoàn cấm đi so le đi song song.Tôi nói đi nói lại rất nhiều lần là đừng có đem lý thuyết ở nước ngoài ra áp dụng ở VN(xem những bài trước của tôi).Cấm vượt xe ô tô khi ô tô đang lấy đà lên dốc,cấm đi sau đít xe tải,xe khách hoặc bất kỳ xe gì to và chiếm hết tầm nhìn.Cấm vượt khi các xe khác đang ôm cua,chú ý xi nhan ô tô và tín hiệu tay của lái xe,cấm vượt và cấm vượt phải trên đèo.Khoảng cách tối thiểu khi đi vận tốc tối đa 60km/h là 50 mét.Tốc độ đi trong nội thị,khu đông dân cư là 40km/h và ngoài khu đông dân cư là 60km/h

Lần sau nhớ ra gì lại viết tiếp.Nhưng đừng có nói tôi chém gió mà nhầm.Tôi lái xe khách thế nên luôn nhìn thấy những gì dễ xảy ra nguy hiểm đối với xung quanh ntn.Còn chừng nào ai vẫn con nghi ngờ tôi chém gió thì nên tự lái ô tô là sẽ biết tôi nói đúng hay sai

giangnt
12-09-2012, 17:18
Đọc xong hết 11 trang thấy vỡ ra nhiều điều. Cảm ơn tất cả các bác nha. Với kinh nghiệm mỗi ngày đi khoảng 100 km trên quốc lộ 1 em có chút ý mọn chia sẻ với anh em:
1. Xe khách:
Chánh voi chẳng xấu mặt nào các bác nhé. Các tình huống bất ngờ có thể sảy ra bất cứ lúc nào. VD như: bị tạt đầu, hôn đít hay dính vật thể lạ bay ra từ trong xe như túi nôn, vỏ lon, vỏ hoa quả, hay nước bọt… có thể phi xuống đầu anh em mình bất cứ lúc nào. Mình gặp rồi nhé.
2. Xúc vật:
Chó, lợn, bò, dê… có thể phi thẳng vào ta bất cứ lúc nào các bác chú ý nhé. Mình cũng suýt die vì 1 chú cẩu cảm tử rồi ạ
3. Xe chở hàng:
So với xe khách thì điềm đạm và tôn trọng luật hơn. Nhưng coi chừng hàng hoá của các bác này có thể phi thẳng vào người ta nhé. Em đã bị nguyên 1 quả dưa hấu lăn thẳng về xe mình may mà phanh kịp không thì bây giờ ăn dưa trên lóc tủ rồi ạ
4. Xe máy:
Vâng ạ, đừng nghĩ đi sát lề đường là đã an toàn nha. 1 chú xe máy đi ngược chiều xuất hiện trước mắt ta bất cứ lúc nào ạ. Em cũng va chạm vài lần rồi. Đồng chí đó còn chửi em mù à mới tức chứ.
5. Một điều nữa là đi xa các bác nhớ mang theo nước nha. Để uống và để rửa mặt khi mình cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ. Cái này đơn giản mà quan trọng lắm nhé.
6. Các ôm cũng chú ý nha. Thi thoảng phải chuyện trò cùng xế. Để làm gì ạ, gió hiu hiu mây nhè nhẹ, nắng vàng, đồng xanh… rất dễ khiến cho xế rơi vào trạng thái lim dim vô thức. Nhiệm vụ của ôm là phải giúp xế tỉnh táo ngay nha. Cứ hỏi bất cứ thứ gì miễn là kéo xế trở về với thực tại nhé.
Em có một số ý kiến trải nghiệm qua thực tế khi rong ruổi trên đường cao tốc. Chúc cả nha ta chân cứng đá mềm nha.
AN TOÀN LÀ BẠN-SĨ DIỆN LÀ THÙ

dhcuong
18-09-2012, 17:45
Bác nói chuẩn. E vừa đi miền Bắc - HCM về cho thấy, đoạn từ Hà Tĩnh - TP HCM (QL1A), xe máy luôn chạy làn trong cùng bên phải (hình như là làn dừng đỗ khẩn cấp), hiếm khi xe máy chạy ra nogài,ô tô gần như không bao giờ đi vào trong đó, ngay cả khi tắc đường ở Quảng Bình, thì lái o to cũng ko lấn vào trong (như miền Bắc). Vượt phải cực đơn giản, nhưng đường không lớn, vượt trái lại là cả vấn đề..

boyxda
30-09-2012, 23:50
Không biết trong topic này đã có ai nói về vấn đề giữ môi trường của anh em chúng ta chưa. Nhưng có lẽ chủ topic cũng nên đề cập thêm vấn đề này vào nhé! Vì những địa điểm anh em mình tới đều thấy xuất hiện những loại rác do dân phượt chúng ta để lại và mình rất không vui khi thấy những thứ này, nào là túi nilong, chai nước...Mong cả nhà chú ý việc giữ gìn vệ sinh cho những địa điểm mà chúng ta đã tới.

trangiap96
05-10-2012, 23:19
thông tin hay quá,mình đã đi nhiều tỉnh tây bắc rổi,nhưng mà toàn phượt 1 mình bằng xe máy thôi,mong rằng có 1 dịp được đi phượt theo đoàn 0949880688 đang làm Cục Bản Đồ Bộ TMT đang công tác ỏ yên bái,bạn nào tổ chức đi tây bắc nhớ alo mình nha

peccovn
07-10-2012, 17:27
Đọc bài của bạn rất hay và rất hữu ích cho những nhóm đi phượt xe máy. Mình trước giờ chưa tham gia phượt xe máy trên diễn đàn này bao giờ.
Có 1 lần định tham gia chuyến xuyên việt từ Sài gòn ra Tây Bắc, nhưng thấy mấy phượt gia ra giá 400- 500km/ngày thì mình rút lui có trật tự :D
Mình cũng đi xe máy vài lần với bạn, chuyến xa nhất chừng 1000km thôi, nhưng do là bạn đi cùng nhau nên rất vui, trò chuyện rôm rã trên đường đi nên không có mệt lắm. Vã lại, chạy chừng 70-100km thì dừng lại xả xăng, đổ xăng hoặc tiếp nước hehe. Và quãng đường đi trong ngày cũng không quá dài chừng 200-300km mà thôi.
Mong rằng các nhóm phượt xe máy nên áp dụng những lời khuyên của chủ topic, để có chuyến đi vui vẽ & trọn vẹn.

mrdanlibra
08-10-2012, 15:55
Nếu có dán phải dán ngược chữ thì nhìn qua gương chiếu hậu mới đọc được. Kiểu như chữ AMBULANCE trên đầu xe cấp cứu ấy.

Cái này thì dễ mà! toàn mắt siêu tỏ, đọc ngược đọc xuôi gì cũng biết tuốt, mà ôm thì cần gì nhìn chiếu hậu! :))

trungcoby
18-10-2012, 12:48
Thank Bác chủ thớt. Những điều này là không thừa với những Newmember như mình

thantienmvt
28-10-2012, 04:18
Có bác nào từng solo 1 mình 1 ngựa xông pha, chia sẻ kinh nghiệm cho em. Em cũng có chút máu me phượt nên cũng đôi ba lần chạy solo Lai Châu <-> Hà Nội( em nhà LC nhưng làm việc HN).
Có vài việc em thường làm trước chuyến đi là bảo dưỡng toàn bộ xe trước ngày khởi hành 1 tuần để test xe. Chuẩn bị các dụng cụ để khắc phục sự cố dọc đường. Các trang bị và đồ dùng cho chuyến đi thì như các bác đã nói ở trên. Nhưng 1 thứ khác luôn là vật bất ly thân của em là bật lửa, và 1 con dao( dao gia dụng nhọn đầu và có thể chặt được cây) đặt ở vị trí dễ trưng dụng nhất.
Cung đường dài mọi thứ đều có thể sảy ra. Chúng ta luôn phải chuẩn bị và sãn sàng cho những tình huống xấu nhất.

WHITE TIGER
05-11-2012, 07:53
Đọc bài của bạn rất hay và rất hữu ích cho những nhóm đi phượt xe máy. Mình trước giờ chưa tham gia phượt xe máy trên diễn đàn này bao giờ.
Có 1 lần định tham gia chuyến xuyên việt từ Sài gòn ra Tây Bắc, nhưng thấy mấy phượt gia ra giá 400- 500km/ngày thì mình rút lui có trật tự :D
Mình cũng đi xe máy vài lần với bạn, chuyến xa nhất chừng 1000km thôi, nhưng do là bạn đi cùng nhau nên rất vui, trò chuyện rôm rã trên đường đi nên không có mệt lắm. Vã lại, chạy chừng 70-100km thì dừng lại xả xăng, đổ xăng hoặc tiếp nước hehe. Và quãng đường đi trong ngày cũng không quá dài chừng 200-300km mà thôi.
Mong rằng các nhóm phượt xe máy nên áp dụng những lời khuyên của chủ topic, để có chuyến đi vui vẽ & trọn vẹn.


Bác rất đúng khi dừng,1 ngày chạy 400 đến 500km đi đông tây bắc thì chỉ ngồi xe ngắm cảnh mà thôi.Đường trường thì chạy còn được,chứ đèo núi thì lại các hồn

Matitivb
08-11-2012, 12:08
Sắp tới chắc các bác phải đổi lại thành "Luật" chứ "Qui định" thì chưa đủ đô :D Hiện nay phong trào phượt đang phát triển mạnh mà. Nhưng nhiều người ý thức tập thể, ý thức xã hội rất kém, nên fải có luật thì mới ổn :P

trieuphiyen
08-11-2012, 13:54
- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

- Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

Cuối cùng, mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về...

trước giờ em toàn cắt côn để xe trôi tự do khi xuống dốc hik... cứ đinh ninh trong đầ là phanh thì phải cắt côn ^^ giờ mới biết :D

minabe
10-11-2012, 11:13
Rất bổ ích chủ thớt và mọi người ah.
Hi vọng tất cả những xế đều đọc được Topic này.
Anh em bàn luận luôn xế mà buồn ngủ phải như thế nào?
Có cách nào không buồn ngủ không?
Hehe
Theo mình thì đã buồn ngủ thì nên dừng lại đâu đó ngủ 1-2 tiếng, tỉnh đi tiếp.
Mình đã bị tình trạng vừa lái xe vừa ngủ rồi, thỉnh thoảng lại giật mình 1 cái, thoát chết cũng là may mắn lắm rồi.
Cho nên dù đi theo đoàn hay 1 mình thì nên:
1. Cố gắng ngủ đủ từ hôm trc.
2. Đang đi mà buồn ngủ quá thì sắp xếp ngủ lại, về sau còn hơn là về theo hướng // với mặt đất.

WHITE TIGER
13-11-2012, 18:46
Vừa đi Hà Giang về lại gặp 1 việc mà những ai lái xe đi xa,đường dài nên tránh,vì đây là lần thứ 2 bị phải việc này.
Giấc ngủ đêm,1 tiếng ngủ đêm bằng 2 tiếng ngủ ngày,ngủ đêm ít đến ban ngày rất buồn ngủ nếu đêm lại ngủ muộn.Từ chuyến HG hôm vừa rồi các bạn nếu có đi và nếu có ngủ ở nhà sàn chung với đoàn khác các bạn nên chú ý về nghỉ ngơi tránh làm phiền đoàn khác ngủ sớm,hoặc đoàn khác đang ngủ.Đêm thứ 7 vừa rồi bọn tớ bị lỡ nên ngủ tại CAFE PHỐ CỔ.Đoàn 11h rưỡi,12h kém đã đi ngủ rồi,mới gần 4h30 thì 1 nhóm cũng ngủ tại quán đã dậy,nói chuyện bô bô rồi còn bật nhạc.Mình chỉ nói 2 câu rất nhẹ nhàng:các bạn làm ơn tắt nhạc đi,giờ mới có hơn 4h thôi.Chả thấy phản ứng gì thì 1 người ở phòng bên gắt lên:DCM thằng nào bật nhạc tắt đi cho bố mày ngủ thì lúc bấy giờ mới trả lời :nói nhẹ nhàng cần gì phải chửi.Thế đó,làm phiền người chung quanh,nói nhẹ không nghe đến khi có người chửi mới phản ứng.Ai đời,trời hơn 4h sáng,mưa gió và chắc chắn có sương mù thì lại dậy đi chụp ảnh.Pó tay,giấc ngủ đêm rất quan trọng,thứ nhất là để phục hồi cơ thể sau chuyến hành trình dài,thứ 2 không buồn ngủ khi đi ban ngày.Ngoài ra lên vùng cao,ban đêm nhiệt độ hạ thấp cho dù là mua hè cũng dễ cảm lạnh.Lấy ví dụ cái đoàn đi 50 người đi Hà Giang vừa rồi.Phải nói là lead ngu số 1 luôn
https://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/11/39222/50-nguoi-phuot-xe-may-dem-len-ha-giang-4.jpg

Đường QL chia 2 làn,bạn lead cho ngủ ngay tại đường cua của 1 nhánh đường,nếu bạn nào hay lái ô tô chắc chắn hiểu được cái vạch trắng kẻ đường như thế hay kẻ ở những đoạn nào.Trời lạnh mà nằm đường ngủ QL thế này ngủ không những bị mất năng lượng mà còn mất giấc ngủ vì ngủ không sâu.Mong rằng các bạn trước khi đi nên tự tìm hiểu lịch trình,tránh việc ngủ bờ ngủ bụi như vậy

alo_trungtuyen
13-11-2012, 22:36
Vừa đi Hà Giang về lại gặp 1 việc mà những ai lái xe đi xa,đường dài nên tránh,vì đây là lần thứ 2 bị phải việc này.
Giấc ngủ đêm,1 tiếng ngủ đêm bằng 2 tiếng ngủ ngày,ngủ đêm ít đến ban ngày rất buồn ngủ nếu đêm lại ngủ muộn.Từ chuyến HG hôm vừa rồi các bạn nếu có đi và nếu có ngủ ở nhà sàn chung với đoàn khác các bạn nên chú ý về nghỉ ngơi tránh làm phiền đoàn khác ngủ sớm,hoặc đoàn khác đang ngủ.Đêm thứ 7 vừa rồi bọn tớ bị lỡ nên ngủ tại CAFE PHỐ CỔ.Đoàn 11h rưỡi,12h kém đã đi ngủ rồi,mới gần 4h30 thì 1 nhóm cũng ngủ tại quán đã dậy,nói chuyện bô bô rồi còn bật nhạc.Mình chỉ nói 2 câu rất nhẹ nhàng:các bạn làm ơn tắt nhạc đi,giờ mới có hơn 4h thôi.Chả thấy phản ứng gì thì 1 người ở phòng bên gắt lên:DCM thằng nào bật nhạc tắt đi cho bố mày ngủ thì lúc bấy giờ mới trả lời :nói nhẹ nhàng cần gì phải chửi.Thế đó,làm phiền người chung quanh,nói nhẹ không nghe đến khi có người chửi mới phản ứng.Ai đời,trời hơn 4h sáng,mưa gió và chắc chắn có sương mù thì lại dậy đi chụp ảnh.Pó tay,giấc ngủ đêm rất quan trọng,thứ nhất là để phục hồi cơ thể sau chuyến hành trình dài,thứ 2 không buồn ngủ khi đi ban ngày.Ngoài ra lên vùng cao,ban đêm nhiệt độ hạ thấp cho dù là mua hè cũng dễ cảm lạnh.Lấy ví dụ cái đoàn đi 50 người đi Hà Giang vừa rồi.Phải nói là lead ngu số 1 luôn
https://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/11/39222/50-nguoi-phuot-xe-may-dem-len-ha-giang-4.jpg

Đường QL chia 2 làn,bạn lead cho ngủ ngay tại đường cua của 1 nhánh đường,nếu bạn nào hay lái ô tô chắc chắn hiểu được cái vạch trắng kẻ đường như thế hay kẻ ở những đoạn nào.Trời lạnh mà nằm đường ngủ QL thế này ngủ không những bị mất năng lượng mà còn mất giấc ngủ vì ngủ không sâu.Mong rằng các bạn trước khi đi nên tự tìm hiểu lịch trình,tránh việc ngủ bờ ngủ bụi như vậy

Thêm nữa với những vụ lùm xùm trên Facebook về các Phượt tử không có ý thức xã hội, gây phản cảm và bức xúc cho người dân, nơi mà các Phượt tử ý thức kém đi qua.

Đề nghị các bạn đã, đang, và sẽ đi Phượt, nên nâng cao ý thức tự giác, vào tôn trọng nơi các bạn đến và bảo vệ môi trường, đừng quệt 1 vết mực đen lên chữ PHƯỢT !!

Thân mến,

lamdamtrau
16-11-2012, 10:26
Em xin bổ xung 1 đoạn tài liệu ngăn ngắn của các bạn biker Mẽo cho các Bác tham khảo.

Nguồn: Motorcycle Safety Foundation

http://msf-usa.org/downloads/Group_Ride.pdf


Tập trung: tới vị trí tập trung đúng giờ và đã đổ trước đầy bình xăng nhớt
Họp thống nhất trước chuyến đi: Thảo luận về đường đi, các điểm nghỉ, đổ xăng trên đường và các tín hiệu tay khi điều khiển xe (xem hình bên dưới). Bố trí người dẫn đoàn và chốt đoàn. Hai người này phải là người lái xe kinh nghiệm, hiểu biết rõ về cách thức vận hành của đoàn đi. Dẫn đoàn phải nắm rõ kỹ năng của các thành viên trong đoàn cũng như đội hình di chuyển
Số thành viên trong đoàn phải ở mức kiểm soát được, lý tưởng là từ 5 – 7 xe. Cần thiết có thể chia thành các nhóm nhỏ nhưng mỗi nhóm phải có dẫn đoàn và chốt đoàn.
Mỗi nhóm phải có ít nhất 1 thành viên mang điện thoại, túi cứu thương, đò sửa chữa dự phòng để đề phòng các việc có thể xảy ra.
Đội hình: Đi theo đội hình so le và đảm bảo cự ly đủ cho anh em có thể xử lý tình huống. Đi hàng 1 khi ôm cua, đường xâu, khi vào hoặc rời đường cao tốc.
Tuyệt đối tránh đi hàng 2.
Thường xuyên kiểm tra người đi phía sau qua gương chiếu hậu. Nếu thấy người đi sau mất dấu, lập tức giảm tốc độ để người đi sau có thể bắt theo đoàn. Nếu tất cả đoàn tuan theo điều này thì đội hình và cự ly được đảm bảo, không có tình trạng an hem phải tăng tốc đuổi theo đoàn.
Nếu bạn bị mất dấu của đoàn, cứ bình tĩnh, giữ nguyên tốc độ và chắc chắn rằng những người trong đoàn ở trên sẽ theo đúng kế hoạch đứng chờ bạn ở phía trước

lamdamtrau
16-11-2012, 10:33
Dừng xe: Cánh tay thẳng, hướng xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra phía sau

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Stop.jpg

Giảm tốc: Giơ ngang cánh tay, hạ lòng bàn tay xuống đùi.

http://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Slowdown.jpg

Tăng tốc: hất lòng bàn tay về phía trước

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Speedup.jpg

Đổi vị trí số 1: Hướng lòng bàn tay và ngón trỏ về phía trước, xoay cánh tay từ sau tới trước.

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Youlead.jpg

lamdamtrau
16-11-2012, 10:35
Lên đường

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Followme.jpg

Chạy đội hình đơn

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Singlefile.jpg

Chạy đội hình so le

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Doublefile.jpg

Có chướng ngại vật: tùy bên trái hay bên phải mà dùng tay hoặc chân

https://i91.photobucket.com/albums/k310/lamcaumoi/Hazardinroadway.jpg

alo_trungtuyen
19-11-2012, 23:11
@Lamdamtrau: Mấy cái thao tác này cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Đi trên đường, khó mà thực hiện được và ko phải ai cũng hiểu.

minhtoan
24-11-2012, 00:13
Nhó em sắp lên đường rồi,bác cho em hỏi cái phản quang đấy mua ở đâu ạ.
Thank bác nhé!

lamdamtrau
02-12-2012, 11:38
@Lamdamtrau: Mấy cái thao tác này cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Đi trên đường, khó mà thực hiện được và ko phải ai cũng hiểu.

Lý thuyết là do con người tạo ra và kỷ luật là do con người nghiêm chỉnh thực hiện.
Hiểu được hay không là do có đọc kỹ và phổ biến cho cả đoàn hay không.

Dzuis
05-12-2012, 22:59
Mình thấy đa phần là các bạn ÔM không quan tâm lắm đến các vấn đề đi lại trên đường, hầu hết là phó thác cho XẾ trong khi việc đi lại cẩn thận đảm bảo an toàn cho cả 2 và cả nhóm.

Với kinh nghiệm làm ôm ko pro lắm mình chia sẻ mấy điều

- Các bạn ôm thường ngại ngồi sát xế điều đó làm xế khó điều khiển xe, do đó khuyến cáo đã là Ôm thì phải ôm :D

- Khi đi mình thường đeo găng tay sợi trắng mặc dù mình ko phải lái, lý do là để dễ nhìn lúc ra hiệu cho các xe đằng sau và nếu ko may ngã sẽ giảm thương tích ở tay.

- Khi xe vào đoạn cua hoặc đường xóc, cần giảm tốc độ ôm vẫy tay ra hiệu cho các xe sau bằng cách giơ tay vẫy, lòng bàn tay hướng xuống mặt đường


Tránh trường hợp ôm thì ung dung ngắm trời ngắm đất rồi thi thoảng vỗ vai xế chỉ cái này cái kia đẹp, trong khi xế tay vai mỏi nhừ đang cắm mặt xuống đường...
Nói chung đi đường Ôm nên chia sẻ với xế chứ ko nên phó mặc.

P/S riêng xế: Khi buộc đồ cứ căn chỗ ngồi sao cho ôm có muốn ngồi dịch ra sau cũng ko được vì vướng đồ :D

P/S riêng ôm: Xế mà mệt buồn ngủ thì cứ tai xế mà hát tình ca, đảm bảo tay lái xế sẽ lụa hơn rất nhiều ;)

Xế mà mệt buồn ngủ thì cứ tai xế mà hát tình ca, đảm bảo... có khả năng cao lên mây cả ôm lẫn xế... :LL :D

WHITE TIGER
11-12-2012, 03:53
@Lamdamtrau: Mấy cái thao tác này cũng chỉ là lý thuyết mà thôi. Đi trên đường, khó mà thực hiện được và ko phải ai cũng hiểu.

Chỉ cần sử dụng 2 động tác 1 là vỗ xuống báo giảm tốc độ và 2 là vỗ vào người để báo đi gọn vào.Còn lại chả nhớ hết đâu,đến cái sơ đẳng là tốc độc tối đa còn chả nhớ thì nói gì đến nhiều thao tác

Phoenix
21-01-2013, 08:40
các bác cho em hỏi, xe em thỉnh thoảng lên dốc mà về số 2 số 3 rồi mà vặn hết ga cũng chỉ được 20km là sao vậy, có phải do nóng máy ko ạ

h4b0n9
25-01-2013, 20:15
các bác cho em hỏi, xe em thỉnh thoảng lên dốc mà về số 2 số 3 rồi mà vặn hết ga cũng chỉ được 20km là sao vậy, có phải do nóng máy ko ạ

Theo như mặt công-tơ trên xe dream của mình thì tốc độ tối đa khi đi số 2 là 40 còn số 3 là 70..làm gì có chuyện về số 2-3 mà chỉ lên đc 20, mình đi những dốc 10% vẫn lên đc 60-70 bt

WHITE TIGER
09-02-2013, 21:16
các bác cho em hỏi, xe em thỉnh thoảng lên dốc mà về số 2 số 3 rồi mà vặn hết ga cũng chỉ được 20km là sao vậy, có phải do nóng máy ko ạ

Lên dốc chở nặng số không phù hợp thì như vậy chứ còn sao.Ngoài ra côn mòn và bát côn mòn cũng làm xe ỳ ạch và nhanh nóng máy

Phoenix
25-02-2013, 09:03
Lên dốc chở nặng số không phù hợp thì như vậy chứ còn sao.Ngoài ra côn mòn và bát côn mòn cũng làm xe ỳ ạch và nhanh nóng máy
cảm ơn bác rất nhiều ạ, tình hình như xe em thì chỉ cần thay côn với bát côn là nó ngon ạ

Andong
05-03-2013, 17:35
Với em, khi đi ở cung phía Bắc, cần cẩn thận:
1. Dân địa phương xuống dốc rất nhanh nhất là khi họ bó vỉa chiếm hết phần đường khi chúng ta lên dốc (tôi đã chứng kiến 3 lần tai nạn khi xe máy địa phương chạy từ trên xuống va vào ô tô cùng đoàn)
2. Dân địa phương có tập quán uống rượu và phóng nhanh, nên để ý các ngày có lễ hội, phiên chợ
3. Các vùng có cửa khẩu, có mỏ thường kèm theo các xe siêu trường, siêu trọng, gặp hôm mưa rất dễ mất phanh. Nên giữ khoảng cách cần thiết với những xe này (tuyệt đối nhường đường khi cần).
4. Vùng núi thường kèm theo lũ quét, đá lở. Cần dừng lại ngay khi bạn cảm thấy thời tiết có vấn đề. Xe của các bác dù có khỏe tới đâu cũng không bao giờ thắng nổi sức cản của gió và nước khi ông trời nổi giận.
5. Tuyệt đối dừng trước các biển cấm, đi chậm gần các biển báo.
Việc sử dụng bộ đàm là cần thiết nhưng không nhất thiết vì một cặp đàm bây giờ cũng cả vài triệu bạc, rất tốn kém. Nếu đoàn chỉ vài xe thì không cần thiết. Ngoài ra, trong phần lớn các máy Nokia có chế độ PTT (Push To Talk) có chức năng như đàm, nên có thể tận dụng được .
Em mới vào, nói gì không phải các Cụ thông c

Cọp mập
18-03-2013, 16:11
Lý thuyết là do con người tạo ra và kỷ luật là do con người nghiêm chỉnh thực hiện.
Hiểu được hay không là do có đọc kỹ và phổ biến cho cả đoàn hay không.

Với mình, mình sẽ không nói những động tác này là lý thuyết, vì thật ra nó hữu dụng. Nhưng mình sẽ nói là nó không phù hợp, vì 1 số động tác không có tính trực quan (động tác không dễ liên tưởng đến hành động cần phải làm). Chẳng hạn những động tác phải dang chân, ...

Đó là lý do mà đoàn mình (mình là người dẫn đoàn) dù đã tham khảo nhiều động tác này, nhưng mình vẫn chọn lọc 1 số động tác có tính trực quan tốt và tự tạo ra thêm 1 số động tác riêng mà các thành viên trong đoàn để có thể dễ dàng hiểu với nhau và phù hợp với cung đường VN. Ngoài ra tất cả động tác của nhóm mình đều sử dụng tay là chủ yếu vì dùng chân như 1 số chỉ dẫn ở trên là vô cùng bất tiện.

WHITE TIGER
03-04-2013, 23:22
cảm ơn bác rất nhiều ạ, tình hình như xe em thì chỉ cần thay côn với bát côn là nó ngon ạ

Xem bát con có bị mòn thành rãnh không,nếu mòn thành rãnh thì nên thay cả bát côn.Còn không thì chỉ thay lá côn thôi

minabe
06-04-2013, 15:26
Việc sử dụng bộ đàm là cần thiết nhưng không nhất thiết vì một cặp đàm bây giờ cũng cả vài triệu bạc, rất tốn kém. Nếu đoàn chỉ vài xe thì không cần thiết. Ngoài ra, trong phần lớn các máy Nokia có chế độ PTT (Push To Talk) có chức năng như đàm, nên có thể tận dụng được .
Em mới vào, nói gì không phải các Cụ thông c
chế độ này sd ntn bạn ơi, trc mình dùng 6233 thấy có nhưng ko hiểu dùng ntn ?



Theo như mặt công-tơ trên xe dream của mình thì tốc độ tối đa khi đi số 2 là 40 còn số 3 là 70..làm gì có chuyện về số 2-3 mà chỉ lên đc 20, mình đi những dốc 10% vẫn lên đc 60-70 bt
bạn leo dốc 10% mà lên đc tốc độ này thì bái phục :) ( với xe số thường nhé).
Có thể do đoạn dốc bạn đi ngắn nên đồng hồ chưa kịp giảm :D

chaunguyenguide
11-04-2013, 10:56
hiện có bán áo phản quang đó, mua cả đoàn mặc đồng bbooj vừa dễ nhận biết vừa an toàn mà không nóng nưc gì!

phanchotan
12-04-2013, 21:13
Mình xin góp 1 ý nhỏ là xe dẫn và xe chốt nên có 1 cờ màu đỏ ( hoặc trắng+vàng ) , cờ có thêu biểu tượng '' Phượt '' ( hai dấu chân ) và có chữ www.phuot.vn ... và có thể là nhóm phượt đó ở tỉnh thành nào thì nên ghi vào phần dưới cùng của lá cờ ( ví dụ PHUỌT TP Hồ Chí Minh hoặc là Phuọt Tuyên quang Bắc giang v.v...hay là một cờ hiệu nào đó gần giống các đoàn đua để các thành viên dể dàng nhận thấy .

lquang2410
22-04-2013, 12:48
- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.



Đọc đoạn này ko rõ bác chủ có gõ nhầm từ "Cầm" và từ "cần" ko ? Đề nghị sửa lại ko dễ gây hiểu nhầm với từ Cấm

thienson
22-04-2013, 14:33
Đọc đoạn này ko rõ bác chủ có gõ nhầm từ "Cầm" và từ "cần" ko ? Đề nghị sửa lại ko dễ gây hiểu nhầm với từ Cấm

Cảm ơn bạn lquang2410 đã phát hiện :). Đúng là bạn chủ topic đã gõ nhầm! Tôi đã sửa lại từ cầm -> cần cho nó rõ nghĩa hơn.

ngocvu411
28-04-2013, 21:23
đi đường quan trọng nhất là ôm phải ôm sát đi sẽ rất thoải mái và ôm cua rất chắc... các mẹ đi toàn ngồi xa đi rất sợ nhất là xuống dốc và lên dốc

ooohmygod
03-05-2013, 03:30
đi đường quan trọng nhất là ôm phải ôm sát đi sẽ rất thoải mái và ôm cua rất chắc...
Bạn nói vậy sai rồi,nếu xuống dốc mà ôm sát thì bạn xế sẽ phải chống đỡ lực rất lớn từ phía ôm xô vào,làm cho tay bạn phải gồng lên để chống đỡ sẽ rất khó cho việc sử lý vào cua.tư thế tốt nhất là ôm ngồi sát nhưng 2 tay sẽ chống vào đùi của ôm hoạc vào đùi của xế.Như vậy khi lên hay xuống dốc sẽ không bị xô và dồn lực vào xế tạo cảm giác thoải mái cho xế xử lý các tình huống.

vipplayer
04-05-2013, 18:46
Box này rất hữu ích với người lần đầu đi phượt bằng xe máy như tôi. Vế mục xuống dốc sử dụng phanh số, tối thấy rất hay và nên học hỏi, nhưng về mục vượt ô tô, các bác nên xem lại vì không phải ai cũng có gan vượt ô tô khi đi đường trường. Có nhiều người ko dám vượt vì sợ (chả rõ họ sợ cái gì):D

vipplayer
04-05-2013, 18:50
Về phần ôm thì tôi góp ý thế này: các Ôm nên ngồi tư thế thoải mái, đừng có vặn vẹo người khi rẽ trái hoặc rẽ phải.

ooohmygod
06-05-2013, 22:50
Thường với các mem mới khi đi thường sẽ có lead dẫn đường nên khi đi trên đường các bạn tuyệt đối không tách đoàn và chú ý đến các ký,ám hiệu của lead (cái này hiện rất ít đoàn thực hiện) khi đó bạn sẽ vượt qua các ngã tư,vật cản,ô tô...1 cách dễ dàng.
Nói đơn thân như đoàn mình đi đều hướng dẫn cho các thành viên về các ám hiệu trên đường,nên việc di chuyển tang tốc của bọn mình đều thực hiện rất tốt và an toàn.Nhiều khi các xe tải ngìn thấy đoàn di chuyển ra ám hiệu còn đỗ hản lại và cho đoàn vượt đó.
Nếu các bạn quan tâm mình sẽ post 1 số hình ảnh về ám hiệu trên đường để các bạn có thể áp dụng,sẽ rất hữu hiệu đó.

TourCoTo
15-07-2013, 21:04
Bài viết khá đầy đủ và rất cần thiết. Qua bài viết mọi người cũng dễ hiểu nhau hơn, có ý thức hơn khi đi cùng đoàn!

tan218ntl
10-08-2013, 19:51
Cứ chạy một khoảng rồi thắng gấp, hoặc lạng lách 1 phát thì ôm sẽ sát vào ngay thôi, chứ cắm đầu cắm cổ chạy đến nơi không còn ôm phía sau thì hỏng hết

tan218ntl
11-08-2013, 10:22
Chán nhất là Ôm không lo ôm mà chỉ toàn lo ngủ, lâu lâu giật phát làm xế loạng choạng, báo hại xế 1 tay ga 1 tay choàng ra sau để lên đùi Ôm để ôm khỏi ngủ :))
Thỉnh thoảng thắng gấp một phát hoặc lạng 1 phát thì tỉnh ngủ và ôm vào ngay, chứ choàng tay ra sau để tay lên đùi của ôm, mất tập trung nguy hiểm lắm.

Ngọc Ka Ka
11-08-2013, 13:21
Trích "Cẩm nang phượt theo cách của bạn"

3. Trên đường phượt

Đây là giai đoạn thú vị và gian nan đồng thời trải nghiệm nhất của chuyến đi. Do đó các bạn cần phải hết sức tuân thủ những nội quy, quy tắc sau đây:

a. Đối với xế:

- Hãy bình tĩnh, thả lỏng tinh thần và lái xe cẩn thận. Trên đường đi, tuyệt đối không được uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác (trừ thuốc lá, cà phê, nước chè).
- Đến điểm tập kết đúng giờ, nhận cờ hiệu cột chặt vào tay gương bên phải, dán phản quang vào đuôi xe và sau mũ bảo hiểm.
- Mặc quần áo đủ rộng, đảm bảo sự thoải mái khi điều khiển phương tiện. Đội mũ bảo hiểm đúng cách và sử dụng loại mũ có chất lượng (Tuyệt đối đội loại mũ kém chất lượng chỉ để chống đối cảnh sát giao thông).
- Sử dụng giáp bảo vệ khửu tay và đầu gối, nếu mũ bảo hiểm của bạn không có kính chắn gió thì bắt buộc bạn phải đeo kính chống bụi, chống gió nhằm bảo vệ đôi mắt của bạn.
- Khi vào khúc cua, hay đường xấu, bạn phải hết sức cẩn thật, áp dụng cách thức lái xe an toàn (Cách thức này nhà sản xuất xe máy thường tặng kèm khi bạn mua xe mới). Tuyệt đối không được phóng nhanh, vượt ẩu. Đoàn đi nhanh, bạn cũng phải đi nhanh và ngược lại, thấy xe trước chạy chậm, bạn cũng phải điều khiển chậm lại. Tuyệt đối không được chạy trước leader, trường hợp do quán tính xe bạn vượt trước thì phải vượt thật nhanh, sau đó bạn giảm tốc độ để leader vượt lên.
- Tuyệt đối không được đi hàng ngang, đánh võng. Khi xe của bạn gặp sự cố, cần liên lạc ngay với xe an ninh đoàn hoặc xe chốt giữa để kịp thời báo cho leader điều chỉnh hành trình.
- Nên tạo không khí vui vẻ, tình cảm với ôm của mình.

b. Đối với ôm:

Người ngồi sau xe máy gọi là ôm, thường là nữ. Việc ngồi đúng cách, biết hài hòa với bạn đồng hành không phải bạn ôm mới tham gia phượt nào cũng làm được. Do đó các bạn ôm cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Cần giữ mối quan hệ tốt nhất với bạn đồng hành, nên nói chuyện, kể chuyện, hát hò cho xế nghe nhằm tránh buồn ngủ cho cả hai. Luôn có sự hỏi han, động viên, khích lệ xế khéo léo và kịp thời.
- Mang đầy đủ giấy tờ tùy thân, tới điểm xuất phát đúng giờ. Nhận miếng phản quang và dán lên sau mũ bảo hiểm. Không dùng mũ kém chất lượng, nếu mũ bảo hiểm không có kính chắn gió thì bạn phải đeo kính bảo vệ.
- Cần xác định, người đèo mình là 1 người bạn phượt chứ không phải anh xe ôm. Làm thế nào đó để cả hai đều có sự hứng thú, tạo ấn tượng tốt về nhau, và cả chuyến đi.
- Tuyệt đối không càu nhàu, chì chiết, so sánh trình độ tay lái của bạn đồng hành với xế khác. Không bám vào vai hoặc hai tay của xế, như thế rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn.
- Ngồi sao cho cân xe, tuyệt đối không được ngồi cách xa xế. Những đoạn đường cua, đường offroad phải ôm qua bụng xế và nghiêng người theo xế để tạo sự cân bằng cho xe. Vấn đề này tuy đơn giản nhưng không phải bạn ôm nào cũng thực hiện được vì ngại ngùng, sợ hiểu lầm… Nên nhớ rằng, bạn hãy ôm xế vì sự an toàn của cả hai.

buitrongdat
25-08-2013, 23:02
Nhắc nhở có thể là vì bạn bật fa. Lưu ý trong khu dân cư thì chỉ được phép mở đèn cos thôi (bật fa sẽ chiếu làm chói mắt xe đi ngược chiều).

.............................

Vài lời dài dòng, hy vọng mọi người sẽ có thêm 1 vài kinh nghiệm đi đường.

Cám ơn bài vết của bác, rất hay, rất rõ ràng.
Qua bài viết, em thực sự cảm thông với mấy bác đi xe ga đắt tiền. Ok, các bác cứ bật đèn thoải mái! Nhưng các bác cũng làm ơn cảm thông với những người tham gia giao thông khác, nhất là những người lắp gương đầy đủ như em.
Đi trong thành phố, ở cự ly gần, nhất là tắc đường hay dừng đèn đỏ. Việc xe to để pha (chiếu xa) không chỉ gây kó chịu với người đi ngược chiều đâu ạ. Thi thoảng nó còn hắt vào gương chiếu hậu của xe cùng chiều và dội thẳng vào mắt họ. Trời tối mà bị mậy thực sự rất khó chịu. Em toàn phải xoay gương đi, hoặc lấy tay che gương trái. Khi thoát được các bác y mới dám chỉnh lại gương.

buitrongdat
26-08-2013, 17:01
Chỉ cần sử dụng 2 động tác 1 là vỗ xuống báo giảm tốc độ và 2 là vỗ vào người để báo đi gọn vào.Còn lại chả nhớ hết đâu,đến cái sơ đẳng là tốc độc tối đa còn chả nhớ thì nói gì đến nhiều thao tác

Đúng là bình thường không dùng mấy ký hiệu này nên mợi người không biết hoặc không nhớ.
Theo em thì nếu nhóm nào hay đi với nhau thì hiểu nhau rồi, nên rất dễ hiểu nhau.
Còn nếu đi nhóm lạ, thì leader nên thống nhất một số ký hiệu khi off và kiểm tra lại trước khi đi ạ.

Hồi năm 2008 lớp em có tổ chức đi HN - Ao vua bằng xe máy. 20 xe, chia làm 4 tốp. Vì đi đông, thiếu xế nam nhiều xe 2 bạn nữ phải thay nhau làm xế. Chị em ít đi, lại chẳng mấy khi chạy ra đường lớn nên thiếu kinh nghiệm.
Lúc đó có xe tải đi trước chở đất cát rất bụi, các bạn ý không dám vượt. Mà đi sau bụi nhiều rất khó chịu, cố đi chậm lại cũng không ăn thua gì. Em có phi lên, quan sát rồi xin vượt. Khi em thấy vượt được liền ra dấu cho xe bạn ý vượt lên ngon lành.

Còn về tốc độ thì đúng là nhiều bạn phóng khiếp thật. Bản thân em nhiều khi cũng phóng nhanh, nhưng hầu như không vượt ẩu. :|
Em nghĩ nhanh chậm là tùy theo từng người, cơ bản là làm chủ được tốc độ, và xử lý được các tình huống bất ngờ là được ạ.

buitrongdat
26-08-2013, 17:09
Theo như mặt công-tơ trên xe dream của mình thì tốc độ tối đa khi đi số 2 là 40 còn số 3 là 70..làm gì có chuyện về số 2-3 mà chỉ lên đc 20, mình đi những dốc 10% vẫn lên đc 60-70 bt

Theo mình cái ghi trên công tơ mét là tốc độ tối đa thi bạn đi số đó.
Ví dụ như của bạn thì bạn đi số 2 thì đi tốc độ tối đa chỉ 40km, nếu bạn định phóng nhanh hơn thì phải vào số 3....


Mình đi cũng không để ý tới độ dốc của đường là bao nhiêu. Em Wave 100cc của mình, có đoạn đi: tải trọng khoảng 130kg, xe có đà, đi số 2 vít hết ga cũng chỉ 40 - 45km/h thôi. Ví dụ dôc Kun đoạn Hòa Bình đi Mộc Châu, hay đường lên cửa khẩu Loóng Sập ở Mộc Châu.

buitrongdat
26-08-2013, 17:27
hiện có bán áo phản quang đó, mua cả đoàn mặc đồng bbooj vừa dễ nhận biết vừa an toàn mà không nóng nưc gì!

Mình thấy mấy cái áo phản quang đó có tác dụng thật. Nhưng mà bảo đi đâu cũng phải mặc cái áo đấy thì mình nghĩ không nhiều người tán thành đâu.
Mình đang dán vào mũ bảo hiểm: trước và sau; dán vào xe: chắn bùn trước, đuôi sau, 2 bên là ổn rồi.
Mình đang nghiên cứu quấn vào gương và vào tay nắm đuôi xe nữa.

buitrongdat
26-08-2013, 18:19
Mình xin góp 1 ý nhỏ là xe dẫn và xe chốt nên có 1 cờ màu đỏ ( hoặc trắng+vàng ) , cờ có thêu biểu tượng '' Phượt '' ( hai dấu chân ) và có chữ www.phuot.vn ... và có thể là nhóm phượt đó ở tỉnh thành nào thì nên ghi vào phần dưới cùng của lá cờ ( ví dụ PHUỌT TP Hồ Chí Minh hoặc là Phuọt Tuyên quang Bắc giang v.v...hay là một cờ hiệu nào đó gần giống các đoàn đua để các thành viên dể dàng nhận thấy .

Mình thấy chỉ gắn cờ khi có vụ gì to to, được nhà phượt tổ chức quy mổ, có quản lý nghiêm chỉnh. Còn đi chơi bình thường mà gắn cờ thì không nên vì:
1. Đấy là hình thức quảng bá xấu về hình ảnh của Phượt! Vì sao ư? Có phải bác nào ngồi lên xe cũng chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông, đi xe nghiêm chỉnh đâu ạ. Thêm nữa, đi đông không tránh khỏi có những người có những lời ăn tiếng nói không được đẹp. Chưa kể nhiều bác cũng không được văn minh lắm: vứt rác ra đường, tè đường.... Bản thân em nhiều khi không nhịn được cũng đành tạch lưỡi. :(
2. Về vị trí gắn cờ: ngoại trừ các bác đi moto, có gắn cán cờ thì em không nói. Đa số xe của anh em nhà mình thì:
- Gắn trước vào gương: phóng nhanh, nó cứ bay phựt phựt rất khó chịu.
- Gắn sau vào cuối yên xe: các ôm nhà mình chiều cao trung bình 1m60, nên việc trèo lên xe là rất khó khăn.

Nhưng em cũng công nhận với bác là gắn cờ vào, đi ban ngày rất dễ phát hiện đoàn nhà mình.
Em xin chia sẻ với các bác một số hình ảnh đoàn em đi 20 xe cũng đú đởn gắn cờ ạ. :)

https://docs.google.com/file/d/0B9fwMsfmpz2Oc0UwZlVBSFQ3Szg/edit?usp=sharing

https://docs.google.com/file/d/0B9fwMsfmpz2OR3VwU0J4T2NrQTA/edit?usp=sharing

https://docs.google.com/file/d/0B9fwMsfmpz2OaU8zMWhFNVVvV1E/edit?usp=sharing

https://docs.google.com/file/d/0B9fwMsfmpz2OZThkblluNVNrTEk/edit?usp=sharing

PS: em gắn ảnh nhưng nó không hiện lên, nên đành để links. :(

WHITE TIGER
04-09-2013, 00:30
Tớ vừa đi Y Tý về bằng ô tô.Cũng phải nói các phượt thủ bây giờ chả thể coi mạng sống của mình và người ngồi sau ra sao khi chạy đua với cả xe khách trong kỳ nghỉ lễ vừa rồi.Ô tô thì chạy 80 mà không thể vượt được đòan chạy EXCITER mà thậm chí còn được vượt vèo vèo qua mặt từ Cổ Tiết về Sơn Tây vừa qua.Đi hàng 2 trên đường,thậm chí còn cố vượt để thành hàng 3,xe trước xe sau thậm chí không tới 7 mét.Thậm chí các tín hiệu bằng chân và bằng tay liệu người sau có kịp phản ứng khi thấy ổ gà,ổ voi hay ổ trâu hay không.Ôi giờ đến chịu với các bạn trẻ trâu.Chưa ngồi ô tô,chưa bị tai nạn thì quả là phải bái phục các yêng hùng xa lộ

Rangkhenh52
24-09-2013, 23:38
cực kỳ hữu ích, e chưa đi phượt xe máy bao giờ nhưng đọc rồi mới thấy ,cái gì cũng có quy tắc của nó,k thể vì 1 phút bốc đồng mà làm đau lòng người thân yêu.

chumbao
04-10-2013, 14:44
Khi đi bằng xe máy qua các con suối, các bạn nên thận trọng. Có những con suối rất nhỏ, chưa tới 2m ngang nhưng lòng suối có thể chứa đá rất to mà không thấy được. Cán lên những hòn đá như vậy sẽ khiến xe bị lật ngang ngay. Năm 2012, mình đã bị ngã như thế đoạn từ Pắc Ma sang Mù Cả, thiệt hại mất khoảng chục triệu cho bộ máy ảnh + xe bị nước vào bình xăng chính, may mà mang xăng dự phòng chứ không là ngủ trong rừng luôn rồi.

dinhngo
08-10-2013, 10:55
Mình có lưu ý với các bạn phượt xe máy đi miền Tây là tình hình bắn tốc độ rất gắt gao bất kể ngày hay đêm, và 5 - 10km là có một điểm bắn. cho nên cần giử đúng tốc độ để khỏi bị phạt rất lôi thôi, thậm chí bị giử xe không tiếp tục hành trình được.

tukhongdenchin
18-10-2013, 11:15
chào mọi người mình có đi phượt bằng xe máy hai lần. đi từ hà nội-điện biên. 1 lần đi xe honda RSX và lần thứ hai đi yamaha LX 135c
tuyến đường này mình đi toàn đèo dốc nguy hiểm. nhưng mình thấy ý kiến cho rằng:
Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click...), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.
là chưa hợp lý, mình cảm thấy đi xe ga cũng rất tốt, mình hoàn toàn có thể vượt đèo xuống đèo một cách đơn giản, xe đi rất thích. không cần phải về số lên số như xe số, hệ thống phanh trên xe ga cũng an toàn hơn xe số. trong trường hợp vượt đèo xe số rất khó vượt và xe số thường không đầm nên khi xuống đèo hoặc gặp gió to rất khó điều khiển.
còn nếu các bạn lo lắng việc đi xe ga tốn xăng thì bạn bạn cũng không phải lo lắng nhiều mình đi cùng đường hà nộ-điện biên
là một trong những cung đường khó đi nhất việt nam nhưng đi xe LX135 cũng chỉ mất khoảng 1lit/60km, đây là kinh nghiệm thực tế của mình.

habeo111111
20-10-2013, 20:57
bạn ơi, xe ga mà đổ đèo tầm 10km nguy hiểm lắm, cháy phanh như chơi

juric
28-10-2013, 11:48
Theo kinh nghiệm của mình, khi đi đường đêm tốt nhất là chạy với tốc độ tối đa khoảng 40-50 km/h là ổn( nếu đường vắng xe tải, xe khách). Chạy khoảng 1-1.5 h thì nghỉ 10-15 p.

kidinftu
12-11-2013, 22:47
Mình cũng thích đi đây đi đó, đi cũng được kha khá. Nhưng mình vẫn thắc mắc một vài điểm, mong bạn nào có kinh nghiệm chia xẻ cùng với mình và mọi người nhé.

1. Là có nên nghe nhạc với headphone (đặc biệt là in-ear) khi di chuyển hay ko? Vì bạn mình nói khỉ nó đi thì thường nghe nhạc mới tập trung lái đc (mình thì nghĩ, khi nghe nhạc thì sẽ ko bị các âm thanh khác làm ảnh hưởng?) nhưng như thế thì rất ghê trên những tuyến đồi đèo??? Mình nên nghe hay ko nghe?

2. Khi đi nhiều chuyến, có cần thiết phải có sự nói chuyện giữa xế và ôm hay ko? vì nhiều lúc đi đường toàn trung bình với tốc độ 60km/h (có những lúc sẽ cao hơn) gió vù vù, nói chuyện thì phải nói to, nên khi nói chuyện thì sẽ ko tập trung được, rồi kết quả thì ... :-w ??? nên hay ko nên đây mọi người?

rockportcity
13-11-2013, 00:20
Mình cũng thích đi đây đi đó, đi cũng được kha khá. Nhưng mình vẫn thắc mắc một vài điểm, mong bạn nào có kinh nghiệm chia xẻ cùng với mình và mọi người nhé.

1. Là có nên nghe nhạc với headphone (đặc biệt là in-ear) khi di chuyển hay ko? Vì bạn mình nói khỉ nó đi thì thường nghe nhạc mới tập trung lái đc (mình thì nghĩ, khi nghe nhạc thì sẽ ko bị các âm thanh khác làm ảnh hưởng?) nhưng như thế thì rất ghê trên những tuyến đồi đèo??? Mình nên nghe hay ko nghe?

2. Khi đi nhiều chuyến, có cần thiết phải có sự nói chuyện giữa xế và ôm hay ko? vì nhiều lúc đi đường toàn trung bình với tốc độ 60km/h (có những lúc sẽ cao hơn) gió vù vù, nói chuyện thì phải nói to, nên khi nói chuyện thì sẽ ko tập trung được, rồi kết quả thì ... :-w ??? nên hay ko nên đây mọi người?


Tuyệt đối không nghe nhạc = headphone trong lúc lái xe. Trên đường có rất nhiều tình huống nguy hiểm cần phải nhận biết được âm thanh để xử lý. vd
- Bạn đang cản đường của xe đi sau, nhất là ô tô, họ sẽ còi để báo bạn nhường đường cho họ vượt.
- Vào khúc cua khuất, xe ở phía sau khúc cua sẽ đánh còi để bạn biết là có xe đi ngược chiều.
- Đi đường vắng, hai bên đường khuất tầm nhìn, có thể có xe lao từ ngõ ra, ở nông thôn họ chả biết còi là cái quái gì đâu, cứ thế mà phi ra đường lớn. Trong trường hợp này phải nghe được tiếng máy mà còn xử lý.
- ...

thêm nữa là nghe nhạc thì kiểu gì thì kiểu cũng bị phân tâm vào bài nhạc, mà khi đi đường thì nguyên tắc đầu tiên là luôn phải tập trung 100% vào việc lái xe

aircom
13-11-2013, 17:26
Bạn nói vậy sai rồi,nếu xuống dốc mà ôm sát thì bạn xế sẽ phải chống đỡ lực rất lớn từ phía ôm xô vào,làm cho tay bạn phải gồng lên để chống đỡ sẽ rất khó cho việc sử lý vào cua.tư thế tốt nhất là ôm ngồi sát nhưng 2 tay sẽ chống vào đùi của ôm hoạc vào đùi của xế.Như vậy khi lên hay xuống dốc sẽ không bị xô và dồn lực vào xế tạo cảm giác thoải mái cho xế xử lý các tình huống.

xin bổ sung thêm chút về lúc xuống dốc: cần yêu cầu ôm ngồi sát với xế, nhưng hai tay chống vào đùi của ôm hay xế như bác ooohmygod nói, và lúc này ôm cũng nên kẹp chặt hai đùi vào thân xe để chống bị trượt (mông-điểm ngồi, người) lên đầu xe, xô xế.

WHITE TIGER
29-11-2013, 18:07
Mình cũng thích đi đây đi đó, đi cũng được kha khá. Nhưng mình vẫn thắc mắc một vài điểm, mong bạn nào có kinh nghiệm chia xẻ cùng với mình và mọi người nhé.

1. Là có nên nghe nhạc với headphone (đặc biệt là in-ear) khi di chuyển hay ko? Vì bạn mình nói khỉ nó đi thì thường nghe nhạc mới tập trung lái đc (mình thì nghĩ, khi nghe nhạc thì sẽ ko bị các âm thanh khác làm ảnh hưởng?) nhưng như thế thì rất ghê trên những tuyến đồi đèo??? Mình nên nghe hay ko nghe?

2. Khi đi nhiều chuyến, có cần thiết phải có sự nói chuyện giữa xế và ôm hay ko? vì nhiều lúc đi đường toàn trung bình với tốc độ 60km/h (có những lúc sẽ cao hơn) gió vù vù, nói chuyện thì phải nói to, nên khi nói chuyện thì sẽ ko tập trung được, rồi kết quả thì ... :-w ??? nên hay ko nên đây mọi người?

Có biết tại sao ra luật cấm nghe điện thoại,cấm nghe nhạc khi điều khiển xe máy chưa.Giờ này mà còn hỏi câu đó thì đến buồn




là một trong những cung đường khó đi nhất việt nam nhưng đi xe LX135 cũng chỉ mất khoảng 1lit/60km, đây là kinh nghiệm thực tế của mình.


Đường này có gì khó đâu,Dốc Cun thì mở rộng,Thung Khe đường ngon,Pha Đin đường mới,khó gì nhỉ.Hơi khó thì cứ phải Hà Giang-Đồng Văn-Lũng Cú hay là đi Y TÝ

Zaipo
30-11-2013, 13:15
Anh Quang Anh là chuyên gia nói chuyện cộc cằn với đàn ông con giai nhá. Cứ trả lời bạn ý nhẹ nhàng xem nào.
...
Thiết nghĩ các bạn không nên nghe nhạc khi đi xe, thích thì tự hát i ỉ hoặc bắt ôm hát ông ổng cho vui thôi, chứ nghe nhạc không nghe được tiếng động xung quanh thì nguy lắm. Thêm nữa, tỉ dụ như đi buổi tối, có xe đi trước gặp sự cố hoặc dừng nghỉ, đứng chờ, bạn chạy ngang qua người ta gọi ầm ĩ những bạn cũng chả biết vì đang mải phiêu trên những phím đàn, bản nhạc.
Còn nói chuyện với ôm thì tùy bạn chứ, làm khỉ gì có quy định nào về việc đó, mà việc gì phải quy định. Bạn chém tốt, kiến thức nhiều, nói chuyện duyên hay bạn ôm cũng hay chuyện, nhí nhảnh thì cứ thế mà chém. Mà nhớ là đeo khẩu trang hoặc khăn nhé. Không phải chuyện hôi miệng hay cao hứng văng nước miếng, mà là để cho gió không vào khoang miệng gây viêm họng thôi.

WHITE TIGER
11-12-2013, 12:29
Anh Quang Anh là chuyên gia nói chuyện cộc cằn với đàn ông con giai nhá. Cứ trả lời bạn ý nhẹ nhàng xem nào.
...
Thiết nghĩ các bạn không nên nghe nhạc khi đi xe, thích thì tự hát i ỉ hoặc bắt ôm hát ông ổng cho vui thôi, chứ nghe nhạc không nghe được tiếng động xung quanh thì nguy lắm. Thêm nữa, tỉ dụ như đi buổi tối, có xe đi trước gặp sự cố hoặc dừng nghỉ, đứng chờ, bạn chạy ngang qua người ta gọi ầm ĩ những bạn cũng chả biết vì đang mải phiêu trên những phím đàn, bản nhạc.
Còn nói chuyện với ôm thì tùy bạn chứ, làm khỉ gì có quy định nào về việc đó, mà việc gì phải quy định. Bạn chém tốt, kiến thức nhiều, nói chuyện duyên hay bạn ôm cũng hay chuyện, nhí nhảnh thì cứ thế mà chém. Mà nhớ là đeo khẩu trang hoặc khăn nhé. Không phải chuyện hôi miệng hay cao hứng văng nước miếng, mà là để cho gió không vào khoang miệng gây viêm họng thôi.


Chú nói nhầm,anh nói như vậy cho cả hai giới chứ chả phải nam cộc cằn còn nữ nhẹ nhàng.Đúng thì khen,thì like,sai là chửi ngay.Đứa biết sai là nó im,còn đứa biết sai còn cố cãi lại bằng mọi giá thì đấy là đứa không đáng tin tưởng.Vì những đứa biết mình sai nhưng sẽ không bao giờ chịu sửa mà vẫn võ ngực nói mình đúng theo ý kiến cá nhân bản thân.Đó mới là đứa nguy hại cho mọi người xung quanh.Nên người ta nói,cái độ tuổi hăng máu,dễ gặp tai nạn nhất là tuổi từ 18 đến 25.Mà theo chuyên gia nói,phần lớn tai nạn đều do cái con ngồi sau chứ không phải do thằng cầm lái phía trước

NSTGioiTinh
04-01-2014, 18:45
Mình cũng thi thoảng hay đi đây đi đó, cũng gặp nhiều trường hợp mọi người đeo tai nghe khi đi đường. Hôm trước cũng vậy, đi cùng mấy bạn lên Ba Vì, có một bác đeo tai nghe dẫn đường. Đi mà cảm giác như bác ý bị say tốc độ, cứ úp hết bên này sang bên kia, không để ý đến mọi người trong đoàn.

Nghĩ giờ mà vẫn thấy cảm giác thế nào ý, khó tả!

huy_bac_ty
06-03-2014, 15:45
Mình đi xe Vision, đang tính làm chuyến Sài Gòn - Đà Lạt, cua về ghé Phan Rang, không biết có ổn không, thấy hơi lo lo :(
cứ đi bình thường ko sao đâu bạn. thằng bạn mỉnh nó đi AB mà vẫn bào tuốt :)) vừa đi vừa ngỉ tầm 8 tiếng là tới àh. topic mình đi bằng xe máy gửi bạn tham khảo
https://www.phuot.vn/threads/138871-Ph%C6%B0%E1%BB%A3t-%C4%90%C3%A0-L%E1%BA%A1t-D

HoNguyenTenCuong
17-04-2014, 17:12
Tuyệt đối không nghe nhạc = headphone trong lúc lái xe. Trên đường có rất nhiều tình huống nguy hiểm cần phải nhận biết được âm thanh để xử lý. vd
- Bạn đang cản đường của xe đi sau, nhất là ô tô, họ sẽ còi để báo bạn nhường đường cho họ vượt.
- Vào khúc cua khuất, xe ở phía sau khúc cua sẽ đánh còi để bạn biết là có xe đi ngược chiều.
- Đi đường vắng, hai bên đường khuất tầm nhìn, có thể có xe lao từ ngõ ra, ở nông thôn họ chả biết còi là cái quái gì đâu, cứ thế mà phi ra đường lớn. Trong trường hợp này phải nghe được tiếng máy mà còn xử lý.
- ...

thêm nữa là nghe nhạc thì kiểu gì thì kiểu cũng bị phân tâm vào bài nhạc, mà khi đi đường thì nguyên tắc đầu tiên là luôn phải tập trung 100% vào việc lái xe
Chuyện chạy xe ko nên đeo tai nghe để nghe nhạc thì là đúng, riêng mình thì vẫn đeo tai nghe nhưng ko phải để nghe nhạc mà là để nhỡ có ai trong đoàn gọi điện thì còn nghe luôn được, đặc biệt khi chạy xe côn thì khó mà 1 tay thao tác, mình chạy ex côn luôn phải để như thế để tay ko phải cầm đt, nhưng đeo kiểu vậy ko nên dùng loại in ear, in ear ấn vô thì đúng là tịt tai đeo lun chứ đừng nói đến có nhạc.Mình đeo như thế xe đoàn chạy sau vẫn nghe bình thường đc nhé

vile144
05-05-2014, 12:22
Cung Y Tý vừa rồi chạy đường 70 nhiều xe công quá. Đoạn cua mà nhiều lúc 2 xe công ngược chiều nhau vẫn phóng như điên, có lúc cua sang hết phần đường mình Em và ôm hút chết ở một đoạn cua, dù đường không đến mức như nách áo, xe cont cua sát tận phần đường của em, xe em xòe xuống mương, may sao chỗ mương đó toàn đất (vì bê tông đã bung từ lúc nào). Ôm kêu đau mà em hoảng quá :( từ đoạn đó lên Lao Cai không dám phóng nhanh, cả lúc về chạy đường vắng cũng k dám kéo ga như khi chạy một mình :(

Các bác đi đường 70 cẩn thận nhé! Mong các chú làm đường mau xong cái cao tốc Hà Nội - Lao Cai cho xe cont nó đi cái :|

ORION
18-08-2014, 00:25
Cho mình hỏi về vấn đề giấy tờ xe :

Vốn là mình định đi cung SG - Phan Thiết - Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt. Xe của bạn mình yếu nên bạn này định mượn xe một người bạn khác để đi cho an tâm. Giấy tờ xe mượn này đầy đủ carvet, bảo hiểm, bạn mình có bằng lái. Cho mình hỏi như thế có vấn đề gì không khi trường hợp gặp phải hugo , ai có kinh nghiệm chia sẽ nhé ^^"

Star-sokind
19-12-2014, 23:02
woa... thật là bổ ích cho mỗi chuyến đi!thank you bà con

huyenceo
15-01-2015, 16:06
Lần em vs mấy bạn cùng lớp đi xe máy lên tam đảo, hôm đó trời mưa phùn, đường trơn, trời toàn sương mù :((
Em đi đã thấy sợ, vậy mà trên đường còn gặp mấy bạn nữ đèo, thấy sợ thay cho họ.

anhtuan279
17-01-2015, 09:47
bài viết rất hữu ích cho anh em :)

Kaneki
13-04-2015, 07:52
đã từng đi qua đèo An Khê, kinh nghiệm nhớ đời là phải giảm tốc độ khi xuống đèo, đi ôm cua hết cỡ.. không thì xe ngược chiều nó cán chết. :( xém thì chết ở đó. kinh hồn bạt vía :(

hedaica
14-04-2015, 03:57
Em xin góp cái này (nếu có rồi thì Mod giúp giùm)
- Đi xe máy nhớ cẩn thận vụ chìa khóa xe, khi tắt máy xe để đi đâu đó chơi thì nên bỏ chìa vào ngăn nhỏ của balo chứ đừng theo thói quen mà bỏ vô túi quần (lỡ có tắm suối hay leo trèo nhảy nhót thì chìa khóa lọt ra lúc nào không hay).
- Đừng để chìa khóa trơn, nên móc thêm cái gì đó vào để dễ tìm khi lỡ bị lọt.
- Nên đem thêm 1 chìa sơ cua cho chắc ăn! :D

Còn cái này thì em chưa nghĩ ra: nên móc vào chìa cái móc khóa nặng hay nhẹ, thí dụ lọt xuống nước cho chìm xuống đáy (hơi khó tìm) luôn hay nổi lên (nếu lọt suối, nổi thì sẽ bị trôi đi mất).

Mình nghĩ nên để cái gì nhẹ thôi :D , nếu nặng quá lúc chạy dể rớt khóa ( đối với xe bị khóa lỏng )

KoPan
14-04-2015, 04:32
đã từng đi qua đèo An Khê, kinh nghiệm nhớ đời là phải giảm tốc độ khi xuống đèo, đi ôm cua hết cỡ.. không thì xe ngược chiều nó cán chết. :( xém thì chết ở đó. kinh hồn bạt vía :(

Và cũng nhớ là ko dc rà thắng liên tục, rất dễ ăn hết bố thắng, hoặc sôi dầu thắng, bị bó thắng, rất nguy hiểm khi đổ đèo :P, chủ yếu dùng thắng số để ghì xe lại, ôm cua luôn hướng tầm mắt về phía xa, trước khi vào cua là giảm tốc chứ ko đợi đang trong cua mới giảm/thắng

tuoidabuon1992
19-04-2015, 21:33
Dẫn đoàn và chốt đoàn mỗi xe treo một lá cờ tổ quốc, nhằm nhận được sự ưu tiên của các phương tiện khi lưu thông trên các cung đường

eden_nguyen
21-04-2015, 17:57
Topic nhiều ý kiến chia sẻ rất bổ ích ,đọc xong nay mai ra đường cũng có ít kinh nghiệm ,hihi

crystal_90
23-05-2015, 13:05
e mới tham gia diễn đàn, đọc cái này bổ ích ghê.

CANDY0125
12-06-2015, 18:49
đọc bài này mới ngố ra là hóa ra "ôm" cũng lắm điều cần học hỏi nhỉ :)

thanhnq
18-06-2015, 11:15
Hay, quá hữu ích cho những người mới như tôi, cám ơn nhiều.

Duc_Jerry
26-08-2015, 16:49
Quy định đi đường ( Hài VUI )

1 Chốt và dẫn đoàn làm gì?

Phải đi sau đoàn cách 200mét

- Xe dẫn đoàn thì phải đi trước 1 ngày để rãi đinh suốt chặng đường đi=))
- Chốt đoàn phải đi phía sau cách 200mét dẫn dắt cả đoàn đi theo tuyến mà xe dẫn đoàn đã rãi sẵn đinh:)).


2 Xế ôm lưu ý gì?

- Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: xe còn chạy được nên phá cho nát để tiện mua xe mới đi tiếp.

- Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 1 mét là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60km/h) đảm bảo tai nạn.

- Khi chạy tối, tốc độ sẽ tăng và các xe có thể đi gần nhau hơn để cảm giác an toàn khi qua đường tối - có thể đi hàng 5 - 6 - tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi đánh võng với nhau ( nhưng không cách quá xa. Tưởng tượng như vết di chuyển của con rắn để lại trên cát ấy, . Lợi ích của việc đi đánh võng với nhau để các xe có thể né tránh khi gặp mình, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau có thể tránh an toàn. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và thằng đằng sau cũng đi đúng theo mình.

- Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe

- Dọc đường đi, khi xe nào bị CA bắt thì có thể tẩu thoát một cách nhanh chống

- Xế cẩn thận, lạng lách ẩu sẽ làm cho nhóm có ý chí quyết thắng trong tuyến đường hơn.

- Đến chỗ rẽ, phải vược trước lẫn nhau, để khống chế các xe phía ngược lại không đi được tránh được tình trạng ùm tắt giao thông.

- Qua ngã ba ngã tư xe dẫn đầu phải vọt thật nhanh để các xế sau không tìm thấy được mình.

4 Vượt oto

- cứ vượt khi nào bạn thích, và vược là phải lên ga tốc độ có bao nhiêu cứ lên hết để tránh trường hợp không vược được hửi khói đằng sau.

- Bật xi nhan liên tục, nhá còi liên tục và di chuyển nhanh để xe khác né mình khi gặp mình

- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải dùng cây đập mạnh vào đầu nó rồi bảo nó " Ngu " để nó hú hồn không dám làm bậy.

5 . Đi đường đèo dốc :

- Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

- Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click...), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

- khoảng cách tối thiểu hầu như không có khoảng cách nào, nếu ko thì cứ hút mạnh vào xe khác để xe khác ngã nhường đường cho mình.

- Khi lên dốc, phải đi chậm chậm tránh được những người đi trước hú ga lên và mình hít phải khói ngộ độc, khi lên ga mà không thấy vọt, dừng lại đổ nước lạnh cho máy nguội bớt rồi đi tiếp, vừa đi vừa dùng nước xịt vào để máy nguội hơn, bảo đảm an toàn.

- Các xe phổ thông, đời ko quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau ko khét. Khi xuống dốc khói xe ko khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bất thường có thể gây cháy nổ ta nên vứt bỏ dọc đường đi. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ ko phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) đây là điều rất bình thường.

- Khi xuống dốc pải CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. điều này làm chúng ta giảm nguyên liệu xăng xe.

Hài thôi... ai làm theo được thì có khả năng làm Nghệ sĩ càng cao .....Mưahaaaa

longsu
27-10-2015, 10:41
"trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về..."
câu chốt của bạn rất ý nghĩa.

remy_martin
29-10-2015, 22:42
Lâu xem lại vẫn thấy hay :)

WHITE TIGER
09-11-2015, 13:25
Xin các bạn chú ý đọc lại mọi hướng dẫn trước khi đi.Hà Giang hay các cung đường đèo núi đông tây bắc mùa này đông hội đi xe máy,hết vượt phải lại vượt ở khúc cua,bám sát nhau quá gần thậm chí không đủ khoảng cách để ô tô vượt lên.Chú ý dùm,nên đọc kỹ mọi hướng dẫn để đoàn đi và về an toàn

lambarca
04-01-2016, 11:09
Cảnh báo tình trạng các đoàn PHƯỢT chạy quá tốc độ gây tai nạn và bị tai nạn
Tầm 18h30 tối qua 03/01 trên đường từ Hòa Bình về Hà Nội - địa phận Lương Sơn, 1 đoàn "PHƯỢT" tầm chục xe (có thể hơn), áo phản quang, bám nhau với tốc độ cao nhưng khoảng cách không đủ và đã xảy ra tai nạn. Thông tin được kể lại, tai nạn là do 1 người đi bộ khi đi sang đường đã bị 1 xe đâm vào. Người đi bộ thì nằm dưới xe, còn 1 xe - có thể là xe đi sau k tránh được thì bị văng sang phía bên phía làn đối diện. Thông tin cụ thể chắc phải để thành viên đoàn bị tai nạn lên tiếng.
Về con đường: ai đã chạy đường 6 thì đều biết rằng đoạn đường từ Hòa Bình về HN có 1 đoạn rất dài trên đường không hề có điện chiếu sáng, hoàn toàn phải chạy bằng đèn xe máy và đèn ô tô.
Về tốc độ: E chạy với tốc độ 50km/h nhưng bị cả đoàn đấy bỏ xa 1 cách nhanh chóng- e dự là tốc độ đoàn đấy nối đuôi nhau phải tầm 60-70km/h.
Về khoảng cách: E phải công nhận là các bạn ý bám đuôi nhau như đoàn tàu hỏa, các xe cách nhau chắc nhiều thì được 5-7m. Thế nên với tốc độ 70 thì bố bảo không tránh nhau được.
Qua câu chuyện em chứng kiến tận mắt tối qua,rất mong các bạn sẽ an toàn hơn trên các cung đường.
1. Tuân thủ quy định về tốc độ.
2. Luôn đảm bảo an toàn khoảng cách giữa các xe trên đường.

Hãy nhớ: Bố mẹ và người thân đang chờ các bạn ở nhà.

tuyentran_92
23-01-2016, 09:40
nhiều cái cần học quá. cái này đi trong thành phố cũng cần chứ không nói đến đi phượt nữa

Phuongtab
24-02-2016, 15:22
Cảm ơn topic rất bổ ích ạ.
Em có ý kiến nhỏ cho phần qua đèo như thế này: Trên đèo, đoàn cần giữ được khoảng cách an toàn với các xe tải lớn; khi leo đèo, không nên chạy sau xe tải lớn, nếu có nên giữ khoảng cách với xe tối thiểu 20m; khi xuống đèo không nên chạy trước các xe tải lớn, nếu thấy xe không giữ được khoảng cách an toàn với xe phía sau nên chủ động xi nhan và áp sát cho xe sau vượt. đấy là ít kinh nghiệm đi đèo của em ạ, mong các bác góp ý ạ

HVN
30-04-2016, 09:51
Rất cám ơn những kinh nghiệm quý giá trên các cung đường từ các bạn.
Many thanks.

WHITE TIGER
03-05-2016, 20:22
Cảm ơn topic rất bổ ích ạ.
Em có ý kiến nhỏ cho phần qua đèo như thế này: Trên đèo, đoàn cần giữ được khoảng cách an toàn với các xe tải lớn; khi leo đèo, không nên chạy sau xe tải lớn, nếu có nên giữ khoảng cách với xe tối thiểu 20m; khi xuống đèo không nên chạy trước các xe tải lớn, nếu thấy xe không giữ được khoảng cách an toàn với xe phía sau nên chủ động xi nhan và áp sát cho xe sau vượt. đấy là ít kinh nghiệm đi đèo của em ạ, mong các bác góp ý ạ

Ý thức chú rất tốt,anh like chú.Tuổi trẻ càng cần lo cho mạng mình để còn chơi dài.Nhanh 1 giây có khi chậm cả đời.Anh lái ô tô phản xạ rất nhanh mà anh còn bị tai nạn khi chạy 30km/h

thienson2404
17-05-2016, 10:04
Đây đúng là bài viết có ích nhất em từng đọc .Những người chưa đi phượt như e lần nào cần phải có những bài viết như thế này dài dài.

thanhdao
27-06-2016, 10:26
Theo mình, anh em xế hạn chế giơ tay chào nhau, vì rất dễ mất lái, nguy hiểm cho tất cả mọi người. Ôm chào là được rồi.

Chúc anh em vui vẻ

levanphuc
23-09-2016, 15:05
Đi phượt là một trào lưu mạnh mẽ được đông đảo mọi người đặc biệt là giới trẻ hưởng ứng. Phượt như một đam mê để khám phá các vùng đất mới lạ. Đi phượt sử dụng hoàn toàn xe máy để di chuyển, đi đến mọi vùng miền, kể cả những nơi có địa hình hiểm trở. Một chuyến đi phượt có thể phải đi đến vài trăm cây số là chuyện bình thường. Chính vì thế mà để bảo vệ cơ thể tốt nhất thì giáp bảo hộ là sự lựa chọn hàng đầu và không thể bỏ qua. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giáp (http://lopbop.com/san-pham/giap), mỗi loại đều có đặc điểm, tính năng khác nhau. Để chọn được giáp ưng ý nhất, bạn phải quan tâm đến cách nhận biết các loại giáp bảo hộ cần phải biết.

Nguồn: http://lopbop.com/tin-tuc/toi-yeu-cai-trai-dat-nay/cach-nhan-biet-cac-loai-giap-bao-ho-can-phai-biet

hoa22065
10-04-2017, 11:48
Em rất like câu này: "Ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe...Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về..." Thật là thấm

tronghoa111
15-06-2018, 16:00
Rất cảm ơn chủ post đã chia sẽ ạ. Mình cũng được vài chuyến hành trình đều thuận lợi cả, nhưng đọc bài mới thấy còn nhiều thiếu sót quá. Ngẫm lại chắc do lần trước mình may mắn :D