PDA

View Full Version : Hà Giang du ký



WildCactus
31-08-2010, 23:39
Nhà họ Vương

Lối rẽ xuống xã Sà Phìn, nơi ngôi nhà cổ của vua Mèo ở đó khá gần với lối rẽ lên đỉnh Lũng Cú, lúc chúng tôi rẽ vào nhà Vương chắc cũng khoảng 5:30 chiều, ra tiếp chúng tôi một cô gái trông khá xinh, chúng tôi vào mua vé tham quan và nhờ cô ấy giới thiệu, lúc này cô ấy đang nấu nướng ở nhà sau nên bảo chúng tôi chờ một chút, chúng tôi cứ tưởng cô ấy không giúp nên cứ ngồi chờ, một lúc sau cô ấy ra mở cửa cho chúng tôi vào. Quả thực chúng tôi cũng hơi lạ vì từ lúc lên Hà Giang tới giờ toàn thấy người dân tộc là chủ yếu, vào đây bỗng gặp một cô gái cũng khá bắt mắt, ăn mặc kiểu người kinh, thế là 2 cái máy tán bắt đầu hoạt động, “Anh không ngờ trên này lại có người xinh thế nhỉ, màu áo sao hợp với da thế, em có phải người kinh không, em là hoa hậu khu Đồng Văn à…???” hàng loạt câu hỏi tán tỉnh được 2 gã Đông Gioăng đặt ra không ngớt, đi đến bậc cửa chúng tôi xin được chụp ảnh với cô ấy, cô ấy nhận lời

Cây Sa Mộc, trồng thành hàng trước cửa nhà Vương, thẳng tắp, rất ít là, là giống lá thông. Cây này được trồng xung quanh nhà Vương, khi đứng từ trên núi nhìn xuống, chúng che khuất hoàn toàn nhà Vương, có lẽ người trồng cũng có chủ ý vậy.

https://farm5.static.flickr.com/4052/4416670284_9e1d39ef8e_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2801/4415922955_29f2e06d1b_b.jpg

Gọi là “nhà Vương” bởi nó như một “pháo đài” của bang tá Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Nó độc đáo ở chỗ khu nhà này được xây dựng trên mảnh đất có địa thế “đắc địa” tuyệt hảo. Giữa thung lũng của “cao nguyên đá” Đồng Văn nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là “thần Kim Quy. Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi, hai mâm xôi ấy tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no. Sau nhà là một dãy núi sừng sững như bức tường thành vòng cung ôm lấy dinh thự. Vương Chính Đức, sinh năm 1865 tại xã Sà Phìn, vốn là người có uy tín nhất trong vùng nên đầu thế kỷ XX được Pháp phong là “Bang tá” (Vua Mèo) cai quản cả vùng Đồng Văn rộng lớn. Năm 1920, Vương Chính Đức cho xây dựng tòa nhà như hiện nay.

Vương Chính Đức đã cho thuê thầy địa lý và nhà thiết kế Tàu sang để xây dựng ngôi nhà này, nhà được xây dựng trên vị trí quả đồi có hình mai rùa, nhìn về hướng nam. Tổ hợp tòa nhà chính hợp thành chữ Mục, theo kiểu kiến trúc dinh thự Trung Hoa. Khu dinh thự đá được kết cấu theo 3 lớp cao dần vào trong gồm tiền dinh trung và hạ dinh. Hai góc trong cùng xây 2 lô cốt bằng đá xanh. Toàn bộ khu dinh thự dài 46 mét, ngang 22 mét, cao 10 mét gồm 4 ngang, 6 nhà dọc tất cả đều xây 2 tầng gồm 64 buồng. Tường được trình bằng đất sét. Móng nhà làm bằng đá, bên trong ghép ván, cột kèo bằng gỗ, sàn lát ván gỗ, mái lợp ngói máng, hiên nhà lợp ngói ống trang trí hoa văn chữ “thọ”. Công trình này là tổ hợp giao thoa của nhiều nền văn hóa, nhiều phong cách kiến trúc, trong đó nổi lên sự giao thoa kiến trúc Hoa Nam – Mông (dân tộc Mông) và một chút ít kiến trúc châu Âu. Vật liệu để xây dựng tòa nhà này chủ yếu là gỗ thông đá (gỗ thông mọc trên đá) và đá xanh được khai thác quanh vùng. Ngói trang trí là ngói ống mua từ Trung Quốc. Tòa nhà tốn tới 15 vạn đồng bạc trắng, dựng trong ba năm mới hoàn thành, hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam (Trung Quốc) và những tốp thợ giỏi nhất người Mông.

Một số dụng cụ sinh hoạt của dân tộc Mông, góc trái dưới là cái chậu rửa chân, rất nhỏ vì trên vùng cao nước rất thiếu thốn, chủ yếu lấy nước từ nguồn nước mưa:

https://farm5.static.flickr.com/4005/4415924463_cc855987e3_b.jpg

Đây là cái làm ngói của người Mông:

https://farm5.static.flickr.com/4056/4415925469_5306d10652_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2648/4415925809_dd4a49a9df_b.jpg

Thông thường khi vào làm việc hoặc tiếp kiến với “Vua Mèo” Vương Chính Đức, các Tổng giáp, Lý trưởng, Mã phài… đến cổng sẽ có người dắt ngựa và mời vào phòng khách uống nước tại hai chiếc bàn, mỗi bàn có tám ghế vuông. Sở dĩ mỗi bàn có tám chiếc ghế vì theo phong tục của người Mông khi chết phải có tám người khiêng:

https://farm5.static.flickr.com/4027/4415926189_5f5ac77e66_b.jpg

WildCactus
31-08-2010, 23:41
Tessssssssssssssssssssssssst

WildCactus
31-08-2010, 23:48
Khu trung dinh:

https://farm3.static.flickr.com/2692/4415926637_c074d421c9_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4011/4415973691_ec50b02507_b.jpg

Bức trướng có nội dung “Biên chính khả phong”:

https://farm5.static.flickr.com/4055/4416741324_157b667ae1_b.jpg

Kệ đá hình hoa anh túc, văn hóa Hà Giang thời đó hút thuốc phiện nhiều, bản thân ông cũng hút và buôn bán thuốc phiện, Vương Chính Đức giàu sụ do buôn bán hàng hóa đặc biệt này. Sà Phìn chính là nơi trung chuyển thứ cơm đen từ tam giác vàng Miến Điện với vùng Vân Nam Trung Hoa sang Đông Dương:

https://farm4.static.flickr.com/3541/3510091410_04ae3b626b_o.jpg

Kèo gỗ hình hoa anh túc:


Bục gỗ này nằm ở lối ra vào nhà, nơi Vương Chí Đức chặt đầu những người không tuân lệnh, được đặt ngay lối ra vào cũng nhằm để răn đe những gia nhân hoặc những người ra vào tòa nhà này:

https://farm5.static.flickr.com/4056/4415975891_3343273659_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4042/4415976635_36b0c05a3f_b.jpg

Toàn bộ những gian nhà trong được chia làm nhiều phòng nhỏ, phòng chính được dành cho Vương Chí Đức và ba người vợ của ông cùng các con trai, con gái, người giúp việc và lính gác. Trong khuôn viên có kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí và những vật dụng sinh hoạt

https://farm3.static.flickr.com/2722/4415977369_4050dfede0_b.jpg

WildCactus
31-08-2010, 23:50
Một chiếc lò sưởi được xây dựng theo kiểu lò sưởi châu Âu:

https://farm5.static.flickr.com/4012/4415982939_7a20435926_b.jpg

Phòng ở của con cháu và người giúp việc:

https://farm5.static.flickr.com/4036/4415983837_277ab3264f_b.jpg

Vương Chí Sình chụp ảnh với bác Mười:

https://farm3.static.flickr.com/2802/4415984291_99815b3f4c_b.jpg

WildCactus
31-08-2010, 23:56
Vương Chính Đức có 3 bà vợ. Bà cả hơn ông 14 tuổi, bà này được ông tin yêu nên cho quản lý kho thuốc phiện. Thời này dân chúng nộp thuế bằng thuốc phiện, vua Mông cất vào kho rồi xuất sang Pháp, Tàu, hoặc bán ngược xuống dưới xuôi. Bà cả có 2 con là ông Vương Chí Tinh và ông Vương Chí Sình (Vương Chí Thành). Ông Vương Chí Tinh đi du học Pháp, sau về ở nhà Vương tại Phố Bảng.

Bà thứ hai không có con trai nên không được chụp ảnh ở ảnh dưới, bà được giao quản lý kho lương thực của gia đình.

Bà thứ ba có con trai là ông Vương Chí Chư. Bà có bố là người Quảng Đông, mẹ là người Hải Phòng, nổi tiếng thông minh, nói tiếng Pháp rất giỏi. Bà được giao quản lý toàn bộ mọi việc trong nhà, nghĩa là mặc dù là bà ba, vẫn quản cả hai bà trên.

Ông Vương Chí Chư là con thứ ba, ông này là người đầu tiên biết sửa xe máy tại Hà Giang, cháu nội của ông Chư hiện làm hướng dẫn viên du lịch tại khu này. Ông Chư mất năm 1974.

Con cháu nhà họ Vương sau này còn có ông Vương Quỳnh Sơn (con ông Vương Chí Tinh), nhiều năm làm ĐBQH đồng thời công tác tai Ủy ban Dân tộc, ông mới mất ngày 31/12/2008. Con ông Sình là Vương Đình Thọ hồi chiến tranh biên giới đã di cư sang Canada, hiện con cháu vẫn sống bên đó.

Khi Vương Chính Đức già yếu đã giao lại quyền hành cho con trai là Vương Chí Sình.

Bàn thờ gia tiên:

https://farm5.static.flickr.com/4072/4416751050_eb26b1ecce_b.jpg

Đặc biệt là chiếc bể tắm bằng đá của ông Vương, được đẽo gọt từ đá nguyên khối để chứa sữa dê cho ông tắm:

https://farm5.static.flickr.com/4044/4416761346_15cb6f096a_b.jpg

Lan can hoa sắt được ông đặt mua từ Pháp về:

https://farm5.static.flickr.com/4029/4416761834_82f157f126_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2749/4416762324_39b58b4506_b.jpg

Kho chứa thuốc phiện:

https://farm5.static.flickr.com/4064/4415994973_9440164779_b.jpg

Bố trí đường đi lại giữa các gian nhà, lên xuống các lầu rất thuận tiện, người nọ không bị người kia cản lối đi:

https://farm5.static.flickr.com/4029/4415997185_bd6f68ec12_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:00
Đá dùng làm nhà ở đây được đẽo bằng tay, không như bây giờ các viên đá thường được sẻ bằng máy, rất dày chứng tỏ độ công phu khi xây dựng ngôi nhà:

https://farm5.static.flickr.com/4059/4416763574_ac73e7c540_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4062/4416777142_895d800734_b.jpg

Các lỗ châu mai được trổ ra ngoài để phòng khi có chiến sự, gác này luôn có lính tuần tra canh gác:

https://farm5.static.flickr.com/4066/4416011825_d9a002a643_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4021/4416012447_7ed3ae00ee_b.jpg

Hậu dinh:

https://farm3.static.flickr.com/2691/4416777568_1b4ddcef31_b.jpg

Bộ bàn ghế được mua dưới Hà Nội:

https://farm5.static.flickr.com/4072/4415998097_3f88105ff2_b.jpg

Áo chấn thủ và thanh gươm được Bác Hồ trao tặng Vương Chí Sình:

https://farm5.static.flickr.com/4065/4416011019_d3c04f0f8b_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:04
Bàn làm việc tiếp khách của nhà Vương:

https://farm5.static.flickr.com/4017/4416012589_abab1d3499_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2737/4416778224_4812db452b_b.jpg

Bếp sưởi:

https://farm3.static.flickr.com/2757/4416778366_5abcd225c5_b.jpg

Kho vũ khí:

https://farm5.static.flickr.com/4058/4416013049_84c5695dc3_b.jpg

Nhìn ra chuồng nuôi gấu:

https://farm5.static.flickr.com/4019/4416778782_253f4cf9a4_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4031/4416779074_e6f6991ef5_b.jpg

Hoa văn trên tường:

https://farm5.static.flickr.com/4006/4418814766_10d94fcc62_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:08
Tường bao quanh nhà:

https://farm3.static.flickr.com/2692/4418817410_9d9a188eed_b.jpg

Bể hứng nước mưa bằng đá:

https://farm5.static.flickr.com/4047/4418051509_71352b5ce3_b.jpg

Hệ thống máng dẫn nước mưa xuống bể đá:

https://farm5.static.flickr.com/4002/4418052249_43e0de166d_b.jpg

Nhà này có một số con cháu nhà Vương ở đây trông nom nhà:

https://farm3.static.flickr.com/2678/4418817994_7ca2bfab08_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4046/4418822718_8f85dfa130_b.jpg

Bên cạnh bể đá có một vườn rau nhỏ của cô hướng dẫn:

https://farm5.static.flickr.com/4004/4418054937_9ce82a15ee_b.jpg

Nhà này thì quên mất rồi :oops: :mrgreen:

https://farm5.static.flickr.com/4034/4418821838_625dbbb6a4_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:13
Chuồng gấu:

https://farm3.static.flickr.com/2723/4418055985_9aefc5740f_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4034/4418056285_ec2662900b_b.jpg


Ông Vương Chí Sình có lẽ là người nổi tiếng nhất, năm 1945, sau cách mạng, bác Hồ ta cho người mời ông Chí Đức đi theo cách mạng, do tuổi cao sức yếu, ông không đi được nên cử con trai thứ hai đi thay. Ông Vương Chí Sình lần đầu găp Bác Hồ, thấy Bác để râu dài, trông lại hơi gày gò nên chào bằng cụ. Bác hỏi lại: “Thế ông năm nay bao nhiêu tuổi?”, Vương Chí Sình đáp lời: “Tôi tuổi Hợi”, còn hơn cả tuổi Bác Hồ. Sau, hai cụ này kết nghĩa anh em, cụ Hồ đặt cho cụ Vương cái tên Vương Chí Thành. Cụ Vương Chí Sình làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn đến năm 1960 thì về Hà Nội làm ở Ban Dân tộc của Quốc hội, đến năm 1962 thì cụ mất. Cụ cũng là Đại biểu QH hai khóa I (46-60) và II (60-64), được Bác tặng cho tám chữ vàng “Tận trung báo quốc – Bất thụ nô lệ”.
Trước thi hài cụ được chuyển về an táng tại Phó Bảng, đến năm 2003, gia đình mới bốc cụ về chôn trước nhà Vương hiện nay.

Mộ của Vương Chí Sình:

https://farm3.static.flickr.com/2714/4418823766_31bd2c445e_b.jpg

Hay là thế mà qua mấy cuộc chiến tranh, nhiều công trình kiến trúc quanh đó bị tan hoang, nhưng nhà Vương vẫn còn đó, không một mảnh bom, viên đạn nào rơi vào. Có ý kiến cho rằng nhà Vương nằm giữa thung lũng nhỏ, xung quanh là núi đá cao lừng lững trập trùng. Pháo đạn bay cầu vồng chứ không bay thẳng. Bắn bao nhiêu đạn cũng thế, hoặc mắc cả vào dãy núi bên này hoặc vọt sang tận vách núi bên kia.

Năm 1993, khu nhà Vương được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Toàn bộ con cháu dòng họ Vương hiện vẫn sinh sống quây quần quanh khu nhà Vương và được giao đảm nhận việc trông nom duy tu, bảo dưỡng, làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách tham quan khu di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo này.

Thông tin thêm:
http://dddn.com.vn/36712cat128/tu-ma-ph … 1-tuoi.htm
http://www.baobacgiang.com.vn/271/32749.bgo

Sau khi tham quan xong khu nhà, chúng tôi trở về phòng để đồ, cô gái hướng dẫn pha nước mời chúng tôi, máy tán kia lại bắt đầu phát hỏa, hỏi han em học ở đâu, nhà ở đâu, trông em không giống người Hà Giang… một lúc sau, chúng tôi mới biết ở đây có nhà cho khách du lịch nghỉ trọ, chúng tôi xin phép được nghỉ lại nhà Vương đêm nay, cô ấy ra ngoài bàn bạc với người nhà họ Vương và nhận lời, chúng tôi nhờ cô ấy nấu cơm luôn cho chúng tôi ăn, không ngờ cô gái đó lại tốt tính đến như vậy, thế là hắn và cô ấy đi chợ mua đồ ăn thêm, mình ngồi lại trông đồ nghỉ ngơi, lúc này dưới sân chợ có vài đứa trẻ đang nghịch ngợm, mình xuống đó chơi tí xem sao, bọn chúng đang nghịch những con rơi mà chúng bắt được, mấy con rơi đó đã chết rồi mà chúng cứ tung lên trời một cách thích thú, cứ như là các con rơi đó đang còn sống, những tiếng cười thích thú vang khắp sân chợ

https://farm3.static.flickr.com/2775/4418824132_cf86b88a6f_b.jpg


Bữa cơm loáng cái đã xong, 2 đĩa cá biển, một đĩa rau luộc và lạc rang, ở trên này miền núi không nuôi được cá như đồng bằng nên chủ yếu là cá biển đông lạnh, chợ nào vùng cao cũng thấy có cửa hàng cá đông lạnh, bữa cơm đơn sơ mà ngon tuyệt, cái đĩa rau bé xíu mà chả ai ăn mấy, chắc vì nó bé quá, mình cả hắn rất khoái món lạc rang muối, chỉ sài mỗi món đó là chủ yếu.

Cô gái tên Duyên, trước học ở trường dưới Tuyên Quang, mới tốt nghiệp được 2 năm, cô ấy nhận là người Mông, tôi nghe giọng cô ấy lơ lớ tiếng Kinh nhất là những từ có dấu ngã, trước được Sở Văn Hóa tỉnh cử về thị trấn Đồng Văn hướng dẫn ở khu phố cổ, mới được chuyển về nhà Vương này. Qua mấy câu chuyện với cô ấy tôi mới biết trên này cũng nhiều người Kinh từ dưới xuôi lên, người thì làm biên phòng, y tế, giáo viên, công nhân… Giáo viên lên đây theo diện cắm bản, rất thiếu thốn và buồn, những ngày đầu họ lên khóc sướt mướt, cả ngày không có tiếng người, thường phải vận động học sinh đi học rất vất vả, họ thường phải cắm bản từ 3 đến 10 năm mới được về dưới xuôi, và cũng còn tùy thuộc vào quan hệ nữa, nhưng ở lâu họ hay có với cái tình với mảnh đất này, yêu thương học sinh ở đây lắm, có những người đã ở lại đây sinh sống. Tôi hỏi cô ấy về chuyện chồng con về sau thế nào, chẳng lẽ lấy người dân tộc? Cô ấy có vẻ chưa bận tâm lắm về chuyện này, kệ đến đâu thì đến, mà trên này cũng có người kinh mà, họ thường tìm đến nhau, ngay ở gần nhà Vương cũng có mấy cô giáo cắm bản ở đó, tối thường qua đó chơi.

Bữa cơm đã xong, chúng tôi ra phòng ngoài uống nước, người dân trên này thường đi ngủ sớm và qua câu chuyện cũng biết Duyên hay đi ngủ lúc …8 giờ tối nên chúng tôi xin phép lên nhà đi nghỉ, khu nhà Vương lúc này tối tăm, phải dùng đèn pin mới nhìn được đường, vì hồi chiều có nghe chuyện ông vua Mèo chặt đầu người hầu ở ngay lối ra vào nhà và xung quanh nhà cũng toàn mộ nhà họ Vương nên cũng thấy rờn rợn. Phòng ngủ chúng tôi nằm ngay trên tầng 2, còn người nhà Vương nằm ngay tầng 1, có đủ cả nệm, cả chăn nhưng chăn hôi rình, mình phải mang chăn của mình ra đắp phần phía trên, còn phía dưới bụng dùng chăn của họ

https://farm3.static.flickr.com/2786/4418058501_e5dc627ecd_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4023/4418824964_50c3537bd6_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4033/4418059303_27173da3ba_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:26
Chợ Sà Phìn

Tiếng gà gáy sáng đã làm mình tỉnh giấc, nhìn điện thoại mới có 5 giờ sáng, sao tiếng gà gáy và khung cảnh ở đây giống như ở dưới đồng bằng Bắc Bộ nhỉ, cảm giác như đang ở quê nội. Oài, mình mẩy hơi đau do 2 ngày trước ngồi xe máy liên tục nhưng không mệt như ngày đầu tiên. Gọi hắn dậy bây giờ thì hơi sớm quá, thôi, mình dậy gói gém đồ đạc trước rồi gọi hắn dậy sau. Thế là hôm nay mình sẽ lên được đích rồi, cột cờ Lũng Cú, nơi hắn ước ao lên bằng được trong ngày hôm qua.
Sau khi gói gém đồ xong mình gọi hắn dậy, hôm nay phải đi sớm vì chương trình hôm nay khá nặng, đó là vượt cung đường Mậu Duệ – Du Già, cung đường khét tiếng mà mọi dân phượt đều mệnh danh cung này là cung khủng nhất của khu vực Đông, Tây Bắc. Hai thằng rón rén xuống dưới cầu thang để ra ngoài, người nhà Vương vẫn đang ngủ, mở nhẹ then cài.

Ngoài trời mờ mờ sáng, mưa lất phất bay, dưới chợ Sà Phìn đã có lác đác người đến họp chợ, hôm nay là ngày chợ phiên, chợ phiên ở đây không giống như những phiên chợ khác ở Hà Giang, chợ Đồng Văn chỉ họp vào ngày chủ nhật thôi, giống như các chợ dưới xuôi. Người ta gọi chợ Sà Phìn này là chợ lùi, vì họp chợ lùi so với ngày họp tuần trước 1 ngày, tuần trước họp vào thứ tư rồi, hôm nay thứ năm sẽ là ngày họp của tuần này.

Hai thằng xếp hành lý ở bên ngoài phòng tiếp khách của nhà Vương, hắn đi đánh răng rửa mặt, mình tranh thủ xuống làm vài kiểu ảnh rồi vệ sinh sau:

https://farm5.static.flickr.com/4050/4418059595_b4fd69ec2b_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4029/4418059787_1f7cf3fb99_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4021/4418060119_f7716da375_b.jpg

Chụp đến mấy bà này thì mấy bà hét toáng lên: “mất tiền đấy”, kaka, hài quá, mình mỉm cười, vẫn kiểu không thích chụp ảnh của người dân tộc và pha ít “kinh hóa” nhưng đã chụp mất rùi:

https://farm3.static.flickr.com/2682/4418826486_712a3e8dc2_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4037/4418060699_9e89c87013_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4007/4418061343_52778fa727_b.jpg

Một pác dân toọc kéo tay tôi ra hiệu chụp ảnh pác đó, xế là mìn chụp cho pác một pô, pác ới xán lại kéo máy ảnh để xem hình pác, có vẻ đã chụp như xế này một vài lần rùi, ra điều rất thích thú khi nhìn thấy mình trong camera:

https://farm5.static.flickr.com/4061/4418826980_f4e9ec5459_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:29
Mấy anh chồng sau khi chở hàng hóa và vợ đến chợ, mặc cho vợ sắp đồ, tranh thủ ra nghỉ ngơi:

https://farm5.static.flickr.com/4055/4418061627_c2ee496a79_b.jpg

Quay lại thì hắn đã vệ sinh xong, mình tranh thủ đánh răng rửa mặt luôn. Trời vẫn còn tối, em Duyên nói em ấy thường dậy vào 8 giờ sáng nên không dám gọi em ấy dậy, 2 thằng lượn lờ quanh vùng một tí vừa giết thời gian vừa tham quan luôn, lúc này đã có một ô tô chở hàng dưới xuôi lên đây, chợ bắt đầu đông dần:

https://farm5.static.flickr.com/4015/4418061819_7a4ddd5474_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2677/4418828066_8d9d31306a_b.jpg

Nhà có mái ngói hình hoa anh túc:

https://farm5.static.flickr.com/4010/4418828624_e852a0aebe_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:31
Thiếu nữ Mông đi họp chợ, trang phục của họ rất sặc sỡ:

https://farm5.static.flickr.com/4038/4418829754_306b5334f6_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2763/4418064489_29fc78155d_b.jpg

Có lẽ đây là 2 vợ chồng, 2 người đèo nhau đi chợ bằng xe máy, trên vùng cao họ thường lấy nhau cỡ khoảng tuổi mười mấy thôi:

https://farm5.static.flickr.com/4012/4418830120_431c38b916_b.jpg

2 thằng lang thang về lúc đó mới gần 6:30, hắn quyết định gọi em Duyên dậy, mời em đi ăn sáng, em nhận lời cả chợ có vài quán phở nhưng em ấy bảo đừng ăn phở của người dân tộc, có một quán của người kinh góc kia sạch sẽ hơn. Sau khi ăn xong mình có mua cho em một chai nước rửa bát để cảm ơn em ấy đã giúp đỡ cho 2 thằng tá túc đêm qua, uống nước hàn huyên chia tay một lúc và chúng tôi rời Sà Phìn vào lúc gần 7 giờ sáng.

WildCactus
01-09-2010, 00:38
Cột cờ Lũng Cú

Hôm qua hắn cầm lái suốt để cho mình còn rảnh rang tác nghiệp ảnh ọt, hôm nay mình mới được cầm lái trên cao nguyên đá, ra khỏi Sà Phìn một đoạn là có lối rẽ lên Lũng Cú luôn, trời lúc này sương mù dày đặc, mưa phùn, trên đường có rất nhiều người dân tộc lũ lượt đi họp chợ, chợ phiên hôm nay trùng với ngày lễ 30/4 nên có vẻ họ ăn mặc đẹp hơn, màu sắc sặc sỡ hơn. Cảm giác vừa từ thung lũng đã lên độ cao ngất ngây ngay đã làm mình hơi sờ sợ độ cao khi nhìn xuống vực, phải mất khoảng 2 km thì mới quen dần độ cao. ,mới đầu còn không dám nhìn xuống dưới, chỉ nhìn vào đường đang đi, nhưng tự nhủ mình phải nhìn vào những gì mình sợ thì mới hết sợ được, thi thoảng đến những đoạn đường đẹp thì mình chủ động nhìn xuống dưới thung lũng sâu hoắm, càng nhìn càng thấy quen dần, rồi làm chủ được nó, thung lũng không làm mình sợ nữa. Lúc này đi như người dân tộc rồi, đường lên Lũng Cú dốc khá lớn, có những chỗ đi số 1 mà máy cứ ì ra.

Liếc qua GPS đã thấy gần đến Cột Cờ rồi, trời sương mù dày đặc nên không nhìn thấy cột cờ từ phía xa xa, gần đây có trạm biên phòng và làng bản, nhà trẻ có cả ghế đu quay, chắc được tổ chức nào đó tài trợ rồi. Thêm vài con dốc nữa chúng tôi lên tới cột cờ. Đã đến nơi rồi, cảm giác đặt chân đến cực Bắc của tổ quốc khó tả, tâm lý 2 thằng lúc này phấn khích, đã có 3 cậu thiếu niên dân tộc đang chơi ở đó, chuẩn bị leo lên cột cờ nhưng không biết để đồ ở dưới có an toàn không với mấy cậu choai choai này, hắn gọi cho Duyên hỏi xem có để đồ ở dưới an toàn không, được confirm là OK nên chúng tôi rỡ chân máy ảnh ra và chụp ảnh, chuẩn bị leo lên cột cờ:

https://farm5.static.flickr.com/4019/4418065591_4b21b3bc18_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2772/4418831284_cf51407ab7_o.jpg

Mình bé tí dưới tấm cờ rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em:

https://farm5.static.flickr.com/4026/4418834082_c272c53002_b.jpg

Bồng tripod trên vai, hân hoan vì đã trinh phục cực Bắc của tổ quốc:

https://farm3.static.flickr.com/2691/4418069217_e6a4a96024_b.jpg


Hình ảnh Lũng Cú trên GPS:

https://farm5.static.flickr.com/4061/4492066262_42766e6afb_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4051/4491428161_2875d5a567_b.jpg

Thực ra cột cờ chỉ là biểu tượng của cực Bắc nước Việt Nam thôi chứ thực ra còn cách xa cực Bắc khoảng 20km nữa, đi sâu lên trên còn vài cái làng của người dân tộc Lô Lô nữa thì mới tới vành đai biên giới.

Xuống phía dưới chuẩn bị buộc lại đồ đạc để đi về thì mấy em người Mông bắt đầu mè nheo xin tiền “Anh cho 2000 để mua bút”, nghe có vẻ cũng có lý, thế là mình rút tiền ra cho với hy vọng các em mua bút thật, “anh ơi, bọn em có 3 đứa cơ mà”, thế là mình lại phải rút tiền ra cho thêm với những lời rặn là nhớ không được đem tiền chơi bi-a nhé, mua bút chì thôi, lần sau anh đến còn cho chứ nếu hư anh bảo các cô chú đến đây không cho em tiền đâu.

WildCactus
01-09-2010, 00:50
Chợ Đồng Văn

Chúng tôi rời Lũng Cú lòng đầy mãn nguyện, thảnh thơi khi mục đích chính đã hoàn thành xong, bây giờ chúng tôi sẽ tạt qua Đồng Văn rồi sẽ chinh phục cung Du Già, dự kiến sẽ ăn cơm trưa tại Mèo Vạc.

Đi khoảng nửa tiếng sau chúng tôi tới Đồng Văn, loanh quanh tìm khu phố cổ Đồng Văn, dựng xe trước cửa một quán cafe trong một ngôi nhà cổ, định vào đó làm một cốc cafe vừa kết hợp nghỉ ngơi rồi đi luôn, nhưng những ngôi nhà, kiến trúc cổ ở đây đã lôi cuốn mình đi hết chỗ này đến chỗ khác, chụp và chụp, sao những ngôi nhà ở đây có sức cuốn hút kỳ lạ đối với mình thế nhỉ?! Đến kỳ lạ:

Chợ Đồng Văn, một kiến trúc cổ do người Pháp xây dựng trong khoảng thời gian từ 1925- 1928, sự kết hợp của kiến trúc Mông-Hoa và kiến trúc Ba Rốc của châu Âu đã làm nên một Đồng Văn tuyệt đẹp, là nơi giao thương của đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao, Kinh… Chợ họp vào ngày chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm, những dãy cột đá ba bốn người ôm được đục đẽo rất đẹp. Công trình chợ Đồng Văn với kết cấu hình chữ U thật tráng lệ:

https://farm3.static.flickr.com/2763/4491500161_9ee81159fd_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4067/4491430051_715c3dcb82_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2713/4491430567_2eef11cd9b_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4045/4491431439_0a8741f49a_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4059/4491431995_a52727233b_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4058/4492071642_6370bb65db_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2677/4492072486_9ed05ee523_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 00:55
https://farm5.static.flickr.com/4019/4492145964_fef4a474e9_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2796/4491501945_f9b5d654a8_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4055/4491434205_392b2786ef_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4072/4491434617_b090458145_b.jpg

Bán thịt lợn, thịt ngựa:

https://farm3.static.flickr.com/2699/4492084236_8a0573f1ae_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2702/4491491363_5c4036b165_b.jpg

Quán rượu ngô:

https://farm5.static.flickr.com/4001/4492132176_3a3aedb4af_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 01:01
Và nhiều thứ khác:

https://farm5.static.flickr.com/4044/4491491861_c5457614de_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2742/4491492691_a3bb69296f_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4050/4492131840_5488266702_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2801/4492135760_4ba8649382_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2751/4492137546_1857d69885_b.jpg

Có cả cá tươi nữa, hỏi bà bán cá mới biết cá được nuôi ngay trên Hà Giang

https://farm3.static.flickr.com/2697/4492134696_19fca5bd70_b.jpg

Món thắng cố chợ Đồng Văn cũng không đến nỗi nào, mình cứ tưởng phải khó ăn lắm, món mình ăn thử thực ra là những phần gân và thịt bò luộc lên, họ thái nhỏ cho vào bát và chan nước luộc vào, nếu ai thích ăn mặn thì cho thêm muối, giá 10K/lạng. Món thắng cố nguyên bản phải là thịt ngựa, sau khi bán hết các phần thịt đi thì những phần như ruột, dạ dày… họ sẽ dùng nấu thắng cố, thắng cố chúng tôi ăn thử hôm đó được làm từ thịt bò:

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên (Wikipedia)

https://farm5.static.flickr.com/4053/4491447199_647a69caee_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 01:03
Cái đầu bò đang được cạo lông để cho vào nồi thắng cố

https://farm5.static.flickr.com/4021/4491446007_c0592dd7a6_b.jpg

Thịt và xương được vớt ra một cái rổ ... "mốc trắng", ở dưới xuôi chắc mình không dám ăn

https://farm5.static.flickr.com/4043/4491446847_b745034944_b.jpg

Bác chủ đang nấu thắng cố

https://farm5.static.flickr.com/4033/4491444835_8a77c58e4b_b.jpg

thái...

https://farm5.static.flickr.com/4063/4491500851_5f64ff67bd_b.jpg

Ăn thắng cố bằng bát nhựa và muôi gỗ, thực ra gọi là thắng cố chứ mình gọi là “thịt bò luộc có chan canh” thì đúng hơn, mình về nhà mua cân thịt bò về luộc, thái nhỏ rồi chan nước luộc vào, cho tí muối vào gọi là thắng cố ngay :mrgreen:

https://farm5.static.flickr.com/4042/4492139518_db5544413a_b.jpg

Một số xe biển Hà Nội cũng lên đây chơi

https://farm5.static.flickr.com/4053/4491494735_5c6d1c1fc9_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2707/4491498235_8d11d80cc7_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 01:08
Cafe Phố Cổ

Sau khi ăn thắng cố xong, chúng tôi quay lại quán cafe cổ để nghỉ ngơi nhâm nhi cốc cafe, quán này mở ngay trong một ngôi nhà cổ ở Đồng Văn, có lối kiến trúc giống nhà Vương, cũng giếng trời ở giữa, 2 tầng, mái ngói…:

https://farm3.static.flickr.com/2684/4491508293_7174e1b120_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4045/4492141282_3a969bd446_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2779/4491503431_3001c98826_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2724/4491504361_645a8431a6_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4060/4492143494_55f776c171_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4053/4492147982_5412389d94_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 01:13
Tầng trên gác có trải sẵn những tấm đệm để cho khách du lịch thuê, những tấm đệm nằm san sát nhau rất hợp với những nhóm lớn đến thuê ở tập thể

https://farm5.static.flickr.com/4065/4492144020_6e43fd2ff3_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4070/4491506283_d4732845f5_b.jpg

Kệ đá hình hoa anh túc, thường thấy ở các kiến trúc ở Hà Giang

https://farm5.static.flickr.com/4005/4491510471_ef52105ed9_b.jpg

Giếng trời

https://farm5.static.flickr.com/4021/4491506875_67aea79796_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2741/4492150366_7710c7e434_b.jpg

WildCactus
01-09-2010, 01:18
Cafe ở đây uống cũng được, không đến nỗi nào, mình cứ nghĩ là tệ lắm, câu chuyện dở dang giữa hắn và anh chủ quán đã cuốn hút tôi, anh kể:”Trước đây ở khu Đồng Văn này có nhiều nhà cổ lắm, nhưng nhà nước mình không có chính sách gì bảo tồn giữ gìn nên người dân đã phá đi xây nhà mới hết rồi, giờ chỉ còn vài cái thôi, tiếc quá, nhà họ bị dột, xuống cấp nên họ cố giữ cũng không được nữa, chỗ đầu kia có một cái nhà cổ mới rỡ để xây mới, tiếc ơi là tiếc, nếu chính sách của nhà nước mà rót xuống đây, quan tâm hơn thì chỉ cần đưa cho họ vài triệu là họ giữ nguyên lại nhà, hoặc chính sách nếu ai muốn xây nhà thì phải đi chỗ khác chẳng hạn, không được phá rỡ nhà cổ thì bây giờ Đồng Văn đẹp biết bao.”

Anh lại kể tiếp:” Bọn em mới sửa lại cái nhà này đấy chứ, sau khi tham khảo rất nhiều em mới quyết định chọn phương án sửa chữa làm sao mà không ảnh hưởng tới nét cổ của ngôi nhà, bọn em chỉ dùng máy doa hết các thanh gỗ thôi chứ không can thiệp vào ngôi nhà, phần nhà vệ sinh em tính mãi mới đưa được cái nhà vệ sinh cơi nới khuất ra sân sau để đảm bảo không nhìn thấy những thứ hiện đại trong không gian này. Các anh ở Hà Nội lên cũng thấy tiếc lắm, tiếc cho Đồng Văn cổ kính. Kiến trúc của nhà này cũng hay lắm, em đơn cử như cái rãnh thoát nước ở sân này chẳng hạn, chỉ một cái lỗ thoát nhỏ thôi mà không bao giờ bị ngập, em cũng chẳng biết nước nó thoát đi đâu nữa nhưng qua những trận mưa lớn thì chưa bao gờ bị ngập cả” lúc này tôi ra ngoài nhìn cái rãnh đó và cửa thoat nước, đúng thật, hay thật:

Rãnh thoat nước được ghép bằng các tấm đá lớn được đục đẽo bằng tay:

https://farm5.static.flickr.com/4015/4491511159_a95dbf5c09_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4035/4491511583_e906799a68_b.jpg

“Em trước là dân buôn bạc, nhà em ở dưới thị xã Hà Giang cơ, em chỉ cần nhìn bạc, mài xuống đất và ngửi là biết biết được loại bạc thấp, trung hay cao, nhiều khi còn bịp người dân tộc ấy chứ, có những đồng bạc hoa xòe ngày xưa của Pháp họ cũng đi bán, ngày trước có một chợ chuyên buôn bán vòng bạc, đồ bạc ở phía trên kia nhưng bây giờ không còn nữa, sau này bọn Trung Quốc nó cũng sang mua bạc của người dân tộc, bọn nó khôn lắm, mình không ăn được với nó. Ngày xưa ở trên này hay lắm, buổi sáng sớm khi người dân tộc đi chợ, ánh sáng lấp lánh từ chiếc vòng bạc trên cổ tạo thành những dòng lấp lánh đi từ các ngả trên núi đi xuống trông rất đẹp, thực ra họp chợ cũng không phải đơn thuần chỉ là mua bán mà là một hình thức sinh hoạt văn hóa, người dân đi chợ tiêu hết đồng tiền cuối cùng của một tuần sau đó tuần sau lại kiếm tiếp, phong cách sống giống như người miền Nam ấy, sau khi mua sắm họ ăn thắng cố, mèn mén, uống rượu họ nhảy múa, hát hò, thổi khèn, đến say sỉn nằm la liệt ở chợ ấy, ngày xưa họ chủ yếu là đi ngựa nên ở dưới chợ có các cọc buộc ngựa nhưng giờ họ đi xe máy nên bỏ hết các cọc đó rồi” câu chuyện của anh ấy cuốn hút chúng tôi làm tôi phải thay đổi ý định chỉ ngồi ở quán khoảng 10 phút rồi đi luôn, thôi, mình ở lại nghe anh ấy kể chuyện rồi đi muộn một tí cũng được, lúc này anh lại kể tiếp câu chuyện: “người dân tộc khi say họ thường ngủ nên trên đường em thường thấy hình ảnh chồng say, vợ ngồi che ô cho chồng hàng giờ liền bên đường đợi đến khi chồng tỉnh mới về. Anh em đi xe ô tô phải chú ý khi trời sương mù, nhìn thấy hình đen đen như phân trâu thì phải tránh, đó là cái mũ nồi của người dân tộc, có nhiều trường hợp phọt cả óc lên cây rồi đấy. Nhiều khi người vợ còn cho chồng cầm đuôi ngựa cho ngựa kéo về” lúc này anh ấy cũng mô tả cứ như người say thật, 2 tay vờ cầm lấy đuôi ngựa, 2 chân bước như đang say để làm thêm phần sống động cho câu chuyện “còn vợ lững thững theo sau” anh kể tiếp và những câu chuyện về những dự định của anh về ngôi nhà cổ và về Đồng Văn đã cuốn hút chúng tôi gần 1 giờ đồng hồ, đã đến 12 giờ trưa, chúng tôi quyết định rời Đồng Văn cho kịp lịch trình mặc dù vẫn muốn ở lại thêm 1 giờ nữa, chúng tôi chào anh và hẹn gặp lại vào thời gian tới, ra đi thật lưu luyến, cảm ơn anh đã thổi hồn vào quán cafe của anh, vào Đồng Văn, vào Hà Giang. Anh đã giúp cho chuyến đi của chúng tôi nhiều ý nghĩa hơn.

WildCactus
01-09-2010, 01:26
Mậu Duệ - Du Già

Mưa cứ rơi chúng tôi vẫn cứ đi, con đường ngoắt ngéo dẫn chúng tôi qua những nẻo đường chênh vênh khúc khỉu, đèo Mã Pì Lèng rồi đến Mèo Vạc, Mèo Vạc quả là một thị trấn sầm uất hơn so với các thị trấn khác, ở đây có công nghiệp khai thác quặng nữa nên dân ở đây giàu hơn các huyện khác, rồi Lũng Phìn, Sủng Trai, đoạn từ Sủng Trai đến Mậu Duệ bắt đầu dốc xuống, những con dốc với độ dốc cao đã làm cho chúng tôi ù hết tai, tai nổ lép bép do áp suất thay đổi đột ngột, cảm giác như máy bay đang hạ cánh, nói với nhau phải hét to lên người kia mới nghe được, khi sắp tới Mậu Duệ chúng tôi dừng lại để đổ xăng, trạm xăng duy nhất ở đây trước lối rẽ vào đường đi Du Già, xuống xe mà đầu vẫn chưa hết ong ong, tranh thủ nghỉ ngơi một tí trước khi đương đầu với khó khăn mới, oài, lúc này 2 thằng cũng mệt rồi, mặt tái bợt ra, ngồi lâu cũng mỏi hết cả lưng, người ngợm nữa. Nhưng tinh thần lúc này vẫn hăng, vẫn còn quán tính chạy xe trưa tới giờ, lúc này đã gần 2 giờ chiều rồi, đổ xăng xong chúng tôi lại phi tiếp đi, mải mê đi nên bị vượt quá lối rẽ đi Du Già mất 2km, hỏi han người đi đường xong thì quay lại, trời bắt đầu hửng một chút nắng, đã mấy ngày nay mưa rồi, chắc từ bây giờ trời sẽ không mưa nữa, thời tiết đẹp làm mình rất phấn khích, đường vào Du Già cũng toàn làm đá cấp phối, mình đi ầm ầm với tốc độ 20km/h, cảm giác như đi đua đường trường vậy, nếu đường cứ như thế này thì cũng chẳng có gì là xấu lắm, đi được 1 đoạn thì đến đoạn đường nhựa đang làm giở, thấy thích quá, tưởng cung Du Già thế nào.

https://farm5.static.flickr.com/4050/4492154266_50d25af516_b.jpg

https://farm3.static.flickr.com/2772/4491516319_feab53435d_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4009/4492286730_6003076bfa_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4060/4492287122_58aab1981a_b.jpg

Đi được hơn 20km trời lại bắt đầu mưa phùn, ẩm ướt, chán quá, đường bắt đầu trơn, khó đi nhưng do hiện giờ toàn lên dốc lên cũng dễ đi hơn, thường thì lên dốc dễ hơn xuống dốc. Càng đi đường bắt đầu có bùn, đường ướt và có bùn rất chơn, mình vừa nói với hắn là các đoàn trước đi đường này toàn bị ngã mấy lần do đường trơn, mình thì chưa bị phát nào, hắn nói đừng có nói trước, thế là đi được thêm một đoạn nữa thì bị xòe thật, đúng là không nói trước được điều gì cả, mặc dù xe đi rất chậm rồi, cú ngã này làm vỡ một bên đèn xinh nhan, cong chân phanh, may mà tay đeo găng tay nên chống tay xuống đường đá không bị xây sát gì hết, chân bị xước nhẹ ở cổ chân trái. Thế là mất thành tích đi Du Già không bị ngã rồi, thôi, phải đi cẩn thận hơn mới được, đi được khoảng 200m nữa thì lại xòe phát nữa, thế là mình chuyển tay lái cho hắn, kể ra hắn cũng đi cẩn thận hơn mình nhiều nhưng dường như cung đường này bắt nạt cả hắn nữa, hắn xòe một phát nhẹ, nhưng xe không sao.

Một số ảnh của cung đường xấu này

https://farm3.static.flickr.com/2730/4492154864_18f6a25510_b.jpg

https://farm5.static.flickr.com/4040/4491646975_e35366fc6f_b.jpg

Sau mấy phát xòe chúng tôi nghiệm ra một điều, khi xòe cố gắng xòe sang phía bên trái để tránh bỏng bô và nếu có vấn đề gì về chân trái thì vẫn có thể đi được.

Hắn bắt đầu kêu mỏi tay, không mỏi tay sao được khi đường vừa sóc, tay lái phải ghìm xuống mỗi khi xuống dốc, vừa phanh, vừa lách bùn chậm chạp… đi mãi mới được gần chục cây số, tốc độ lúc này chỉ khoảng 5 đến 7km/h thôi. Đi được vài km nữa thì nhìn thấy dưới thung lũng những dải đường màu trắng, chắc là đường nhựa đây, cả 2 thấy phấn khởi trong lòng, sắp qua đoạn khổ ải rồi, cố lên.

Trông đoạn đường đó cứ tưởng là ngay dưới chân núi mà chúng tôi đi mãi chưa tới, nhìn cách khoảng chúng tôi 1km đường chim bay thôi nhưng chúng tôi phải đi tới vài cây số mới tới đoạn đường trắng đó, chúng tôi đã bị đánh lừa bởi ảo giác, đoạn đường đó cũng toàn đá cấp phối như trước nhưng đá ở đây mà trắng, nhưng dù sao cũng vẫn hạnh phúc hơn đoạn trước vì đoạn này ít bùn hơn. Tôi gọi những đoạn đường như thế này là “đoạn đường hạnh phúc”, troài, sao không hạnh phúc được khi tốc độ đi trên đoạn này >10km/h, lúc này khi xe chạy được >10km/h sao cảm thấy xe chạy nhanh thế, hắn vút sang số 2 đi phăm phăm leo qua những con đường đá lởm chởm để hòng chạy đua với thời gian trước khi trời tối, cũng may là có GPS nên chúng tôi còn biết được mình đi được bao nhiêu phần đường rồi chứ không thì chẳng biết được mình đi đến đâu rồi, tâm lý chắc sẽ bị hoang mang trong khi trời bắt đầu chạng vạng.

Đi thêm vài km nữa chúng tôi bắt đầu nhìn thấy thị trấn Du Già, thị trấn này khá bé nhỏ so với sự tưởng tượng của tôi, ở đây họ đang làm đường của thị trấn, trên này đường nhựa cho các thị trấn họ làm rất rộng để dự phòng cho tương lai, đỡ phải mở đường lần nữa. Chúng tôi tạt vào một quán sửa xe để bẻ lại chân phanh và chân đỡ đã bị cong sau cú xòe đầu tiên, anh thanh niên khá nhiệt tình với chúng tôi khi nhìn thấy bộ dạng của chúng tôi chắc từ xa tới, anh đã không lấy tiền sửa xe của chúng tôi, chắc nhìn thấy chúng tôi nhếch nhác như lũ tàn quân thất trận trở về, xe máy dính đầy bùn, mặt mày mệt mỏi, vẻ mặt ái ngại của anh ta cũng nói lên rằng, cung đường phía trước vẫn còn gian nan và xa xôi nữa.

WildCactus
01-09-2010, 01:27
Đúng là thị trấn heo hút, ở đây nhà cửa vẫn lạc hậu hơn so với một số thị trấn có đường giao thông thuận lợi đi qua như ở Đồng Văn chẳng hạn, vẫn nhà gỗ lụp sụp nhưng khá bất ngờ với tôi là ở đây có phòng khám tư chuyên về thai sản. Chúng tôi đi đến một quầy bán xăng lẻ để đổ đầy xăng, lúc này xăng còn mấy vạch nhưng cứ phải cẩn trọng, leo núi xuống đèo, rà phanh nhiều, ga nhiều nên có mấy chúc km thôi mà bình xăng đã cạn hẳn mặc dù đã đổ đầy bình ở Mậu Duệ. Lúc này hắn kêu đói, mà đói cũng đúng khi sáng ra hắn chỉ làm … nửa tô phở, rồi đến chợ Đồng Văn làm … mấy miếng thắng cố luộc, chúng tôi tạt vào quán tạp hóa kế bên, mua một hộp bánh Chocopie, mỗi thằng làm vài cái lót dạ, hỏi chị chủ quán đi tới Bắc Mê hết bao lâu, chị nói nếu chị đi mất khoảng tiếng rưỡi, nếu đến thị xã Hà Giang khoảng 2 tiếng thôi, trùi,mình đi nửa đường có vài chục km mà mất đến tận 4 giờ đồng hồ rùi, chị này chạy phê thế, đúng là dân bản địa có khác, chúng tôi cảm ơn chị rồi lên đường ngay cho kịp trời tối, lúc này đã gần 6 giờ tối, trời bắt đầu chạng vạng.

Con đường chúng tôi đi lúc này lúc thì rải đá cấp phối màu xanh, lúc thì màu trắng, lúc thì trộn cả xanh lẫn trắng, lúc nào mà đi vào đường trắng thì dễ nhìn đường, lúc vào chỗ đá xanh đen thì khó hơn, sương mù bắt đầu dăng đầy đường trời tối ập xuống, bật đèn pha lên thì khó nhìn đường vì bị sương mù làm tán xạ ánh sáng đèn pha nên phải tắt đèn, sử dụng ánh chút ánh sáng yếu ớt còn lại của ban ngày, một lúc sau thì trời tối không thể đi được nữa, chúng tôi quyết định dừng lại lấy đèn pin ra để soi đường xem có dễ đi không, loay hoay dưới trời tối đen cởi đồ, móc mãi mới thấy được đèn pin và pin, lắp pin vào rồi sao nó không sáng nhỉ, lại loay hoay tiếp để tìm pin dự phòng, tìm một lúc lâu mới thấy, lắp vào, may quá đèn pin đã sáng, chỉ sợ mấy viên pin Tàu tậm tịt thì gay go, chằng đồ vào và lên xe tiếp, tôi cầm đèn pin chiếu từ trên đầu hắn xuống đường, dường như cũng không có gì hơn cả, thôi cứ bật đèn pha vậy.

Lúc này đèn pha chỉ có thể giúp nhìn thấy mờ mờ mọi thứ trước mặt thôi vì có chiếu sáng thì cũng bị sương mù cản lại, thực ra nó chỉ giúp chúng tôi nhìn thấy mấy mét trước mặt là tốt lắm rồi, thế là đủ, tầm nhìn như vậy là đủ để dò dẫm đi rồi, tôi phải dùng đèn pin chiếu sang bên cạnh cho hắn xác định được bên nào là núi, bên nào là vực. Đi được vài km nữa gặp một cái cầu làm bằng gỗ bắc qua, không phi qua được rồi, chẳng biết sau một đoạn cầu nó thế nào, tôi xuống làm tiến trạm, OK, cầu ngắn, tôi cầm đèn pin chiếu xuống cầu để cho hắn nhìn rõ hơn và làm tiêu để cho hắn phóng xe qua. Lúc này GPS đã hết hẳn pin rồi, chẳng biết còn cách Bắc Mê bao xa nữa, thi thoảng đi vài km tôi lại bật GPS lên để dùng nốt chút pin hồi lại xem đến đâu, bật được vài lần thì không làm cách đấy được nữa.

Đoạn đường này cứ đi khoảng nửa tiếng thì gặp 1 xe máy đi ngược lại, mỗi lần thấy xe thì mình có phần yên tâm hơn một chút, trên vùng cao họ thường chỉ đi xe Win của Trung Quốc thôi, còn ở huyện thì họ hay dùng xe Serius, xe này leo đèo khá tốt, còn đi trên những còn đường vừa dốc vừa đá như thế này thì chỉ có xe Win là thích hợp, đi qua một số nơi thấy ánh điện của người dân mờ mờ ven đường thì biết rằng khu vực này là khu dân cư, còn lại chắc toàn núi và vực thôi. Lúc này đường không còn nhiều bùn như trước nữa, vận tốc đi đạt tới >10km/h, chắc chỗ này còn cách Bắc Mê khoảng 30km nữa thôi, tôi ước đoán. Bỗng nhìn thấy một xe máy phía trước, chúng tôi phóng lên và hỏi:”Anh ơi, từ đây xuống Bắc Mê còn bao xa?”, một giọng trả lời xấc xược:”Xuống huyện á, biết *** được” thế là thằng oắt con đó vượt lên, ánh dao sáng loáng từ chiếc dao to như dao thái phở dắt sau lưng nó phản chiếu lại từ ánh đèn pha của chúng tôi làm 2 thằng giật mình, vớ vẩn nó là cướp cũng lên, tâm trạng lo sợ bắt đầu, ở giữa nơi khỉ ho cò gáy này, không một ngôi nhà nào cả, nó mà làm gì thì chẳng ai biết cả, hắn dừng lại để tôi lấy con dao Mỹ của tôi ra để phòng thân, hắn cũng có một con dao bổ hoa quả, dắt ở ba lô để trước xe. Đi được một đoạn không thấy ánh đèn pha của thằng oắt con đó đâu nữa, cũng hơi run, chỉ sợ nó nấp ở đâu đó nhảy ra thì toi, 2 thằng làm lại tư tưởng, nếu nó tấn công thì chắc là một là nó sống, 2 là mình sống, không còn con đường nào khác, trong đầu mình mường tượng ra cảnh nó tấn công, không biết mình sẽ làm gì nhỉ, chưa bao giờ cầm dao chém nhau với ai cả, run run. Đi thêm đoạn nữa, dường như hắn vẫn chưa yên tâm, tính toán thế nào đó hắn dừng xe lại, bảo tôi xuống nhổ một cái cọc gỗ ven đường, chắc sợ mấy con dao nhỏ bé không đọ lại cái dao thái phở to đùng của nó đây. “Ông trước học ông Sao đã học đến phần gậy chưa?” tôi hỏi hắn. “Thì cứ đánh bừa thôi, bài vở gì” hắn trả lời. Đi được một vài km nữa lại thấy ánh đèn pha của thằng oắt con đó, chúng tôi đi chậm lại làm sao cứ đi sau nó một đoạn là được, thi thoảng ánh đèn pha của thằng cu đó lại tối dần sau đó lại sáng trở lại, hay lúc đó nó xuống dốc nó cắt côn nên ánh pha bị tối hay sao nhỉ, một lúc sau nó lại tăng tốc vụt mất, chỉ còn lại chúng tôi với sự bất an, tôi thấy ghét thằng ôn con ấy thế, nó làm hỏng mất chuyến đi của mình, lúc này thấy chán chường, đã mệt thì chớ, lại còn thêm cái vụ này nữa. Tôi an ủi mình có lẽ qua vụ này nó cũng làm cho chuyến đi của mình thêm một chút gia vị, có khi hay hơn cũng nên, AQ đến thế là cùng.

WildCactus
01-09-2010, 01:29
Đi được vài km nữa lại thấy ánh đèn của thằng oắt con đó, mình lại đi chậm sau nó một quãng, kệ, cho nó đi trước, 2 thằng bàn nhau không biết nếu đánh nhau giữa chỗ vắng vẻ này thì sao nhỉ, mình đánh được nó thì cũng không thích, nó đánh được mình thì cũng không ổn, đến trường hợp mình oánh chết nó giữa đường thì sao nhỉ, mình chạy mất chẳng ai mà biết được. Bao nhiêu tình huống được đặt ra để đối phó với nó, hắn dường như vẫn chưa yên tâm, xe lại dừng lại, một chiếc gậy nữa lại được nhặt lên, có một chiếc xe máy chạy ngược chiều kìa, mình phải dấu gậy sang phía bên kia cho người ta đỡ sợ, như mình. Đi thêm vài km nữa thì thằng oắt con đó dừng hẳn, 2 thằng vội vàng vượt qua, tăng tốc, lao nhanh vun vút chạy như ma đuổi, chắc thằng oắt con đó cũng nhìn thấy cái gậy của mình sau khi xe chúng tôi vượt qua. Chạy thật nhanh để không cho nó cơ hội đuổi kịp, thi thoảng hắn vẫn phải theo dõi qua gương và tôi cũng phải ngoái lại xem nhỡ đâu nó tắt đèn pha xe và đuổi theo chúng tôi thì chết.

Lúc này xe chạy khoảng 20km/h, cảm giác xe đi rất nhanh nhưng thực tế thì vận tốc rất thấp. Một lúc sau chúng tôi qua một cái xóm nhỏ, dừng lại hỏi người ven đường xem xuống Bắc Mê còn bao xa, xác định còn khoảng 10km nữa là ra đường nhựa rồi, mừng quá, chúng tôi đi tiếp. Đi mãi rồi cũng tới đường nhựa, cảm giác như được ra vùng an toàn, mật độ xe qua lại nhiều hơn. Lúc này cảm giác bất an đã qua, nhưng gậy vẫn giữ, hắn nói khi nào gần tới Bắc Mê hẵng vứt gậy đi, từ chỗ ra tới đường nhựa tới Bắc Mê còn khoảng 20 km nữa, nhiều lúc bảo thêm 100km nữa thấy bình thường, gần gần mà sao hôm nay mỗi chục km lại xa thế, đi lâu thế, có 20km thôi mà đi mãi mới hết 1 km, đếm từng cột cây số trên đường.

Đi mãi rồi cũng đến nơi. Thị trân Bắc Mê lúc này vắng vẻ, có lẽ do trời mưa và lúc này đã là 9 giờ rưỡi tối rồi. Xe đi chậm lại ngó nghiêng xem có nhà nghỉ nào không, hắn có điện thoại, mình nhấc máy nghe, không có ai nói cả, úp máy, một lúc sau lại đổ chuông, vợ hắn gọi, hỏi các anh đi sao các anh đi một mạch, chẳng nhớ gì tới vợ con cả, chắc giận rồi đây, tôi đành phải nói dối là bọn tôi đang đi ăn tối cho em ấy đỡ lo, tí nữa anh Quỳnh sẽ gọi lại nhé. Cuối cùng cũng tìm thấy nhà nghỉ, vào sân nhà nghỉ hạ đồ xuống, hắn vào làm thủ tục thuê phòng, lúc này mình tranh thủ gọi điện về nhà cho vợ yên tâm hơn. Hắn ra khoe gặp mấy ông ở chỗ Đồng Văn, hỏi chúng mày đi đâu giờ này mới tới đây, chúng em đi Du Già, mấy ông ấy trợn mắt lắc đầu. Hihi.

https://farm3.static.flickr.com/2721/4492287748_3caf434868_b.jpg

Hai thằng lục tục kéo đồ về phòng, phòng nghỉ trên vùng núi công nhận tồi tàn quá, nhếch nhác, bẩn thỉu, thôi, đi bụi thì ở tạm là OK rồi, trước mình còn định home stay ở nhà dân tộc nữa, may mà không ở nhé, chắc cả đêm mình không ngủ được mất, vừa hôi vừa bẩn. Hai thằng vệ sinh xong thì đi ăn, đi bộ gần 1 km mới có một quán ăn đêm, vừa đói vừa mệt, không biết mai mệt thế này có còn đi được nữa không đây. Ăn xong 2 thằng trở về nhà nghỉ, hắn đi mát xa vì cả ngày hôm nay mỏi mệt đau nhừ hết tay và người rồi, tôi về phòng nghỉ luôn, một lúc sau thấy hắn về luôn, trên đó không có dịch vụ mát xa, chỉ có dịch vụ gái thôi, đi qua thấy một đôi đang hành sự bên trong, đành phải đi về vậy. Hắn lại đi giặt giũ, tôi thì lên giường nghỉ luôn một lúc sau thì cũng tạm biệt một ngày kinh hoàng. Khò khò.

hoangbazen83
01-09-2010, 08:07
Mình cũng sắp đi chinh phục cực Bắc của tổ quốc đây, cám ơn bạn đã cho cái nhìn mới trước khi minh đi. Hihi 1h ngày hôm nay mình lên đường rồi, đúng 2-9 mình sẽ có mặt trên cột cờ Lũng Cú. Viết hồi ức tiếp nha bạn. Thân

iem_thik...
01-09-2010, 08:24
Em cũng chuẩn bị chinh phục HG, rất cảm ơn các anh báo trước cho em 1 chút về đường Mậu Duệ-Du Già, đoàn em hỏi nhưng mà chẳng có ai mới đi đường này về nên không biết có dễ đi không :) :) :)
p/s: em háo hức quá, mong nhanh đến chiều để trải nghiệm cảm giác của mọi người ah :) :) :)
Khi về cũng xin bon chen viết thêm chút về hồi ức HG của các bậc tiền bối ^^

battramdao
01-09-2010, 10:18
Em cũng chuẩn bị chinh phục HG, rất cảm ơn các anh báo trước cho em 1 chút về đường Mậu Duệ-Du Già, đoàn em hỏi nhưng mà chẳng có ai mới đi đường này về nên không biết có dễ đi không :) :) :)
p/s: em háo hức quá, mong nhanh đến chiều để trải nghiệm cảm giác của mọi người ah :) :) :)
Khi về cũng xin bon chen viết thêm chút về hồi ức HG của các bậc tiền bối ^^

Đường từ Mậu Duệ đến Du Già đi quá tốt luôn, cảnh cũng rất đẹp. Trên đường nhớ rẽ qua thung lũng Đường Thượng, cảnh cực kỳ đẹp và đáng yêu. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây:

https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà-Giang-Cao-Bằng-những-cung-đường-tình-yêu-x/page11

pucca3006
01-09-2010, 11:08
1 hồi ký hay quá hay, em cũng sắp đi rùi, hi vọng sẽ có 1 chuyến đi du kí giống 2 bác, mong quá đi, thanks 2 bác nhìu! :D

iem_thik...
01-09-2010, 13:38
Đường từ Mậu Duệ đến Du Già đi quá tốt luôn, cảnh cũng rất đẹp. Trên đường nhớ rẽ qua thung lũng Đường Thượng, cảnh cực kỳ đẹp và đáng yêu. Bạn có thể tham khảo thêm ở đây:

https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà-Giang-Cao-Bằng-những-cung-đường-tình-yêu-x/page11

ui, đường đẹp quá, thế là em khỏi lo rồi, Thanks bác nhiệt tình nhé :) :) :)

nguyenha_hal
03-09-2010, 14:05
Mình cũng đã làm một chuyến HG vào tháng 5 vừa rồi...vẫn còn nhiều cảm xúc lắm :X

WildCactus
21-06-2011, 22:17
“Ông thích đi đường đẹp hay là đường có cảnh đẹp” hắn hỏi, thì đi đường nào đẹp vẫn hơn, thế là 2 đứa quyết định đi đường Tam Dương, Sơn Dương đến Tuyên Quang. “Đi đường 2 thì đẹp hơn, đường có từ thời Pháp nhưng đông đúc xe cộ, đi đường Tam Dương đường nhỏ hơn, vắng hơn nhưng cảnh thì đẹp hơn” hắn nói.

Đến địa phận thành phố Vĩnh Yên, mình xuống xe làm vài kiểu ảnh, hắn tủm tỉm cười “chỗ này có gì mà phải chụp ảnh, ông đúng là ít đi, chỗ này cách Hà Nội một đoạn, chẳng có gì mà chụp cả”, “thì mình cứ chụp những nơi mình qua làm kỷ niệm, vừa giải lao luôn” tôi trả lời.

https://farm5.static.flickr.com/4015/4415881025_6fc98e4c3c_b.jpg
https://farm5.static.flickr.com/4006/4416647962_73a055d151_b.jpg
https://farm3.static.flickr.com/2796/4415881497_d3c260962f_b.jpg
https://farm3.static.flickr.com/2694/4415881737_fdeb96722b_b.jpg

Nhà em Hạnh trước cũng ở đất Vĩnh Yên này, vì trường của bố mẹ em Hạnh trước ở đây, mãi sau mới chuyển lên Hà Nội, chỗ này là bệnh viện 109 (không biết mình nhớ chính xác không :D), chỗ kia là có binh đoàn tên lửa, xa xa có mấy trạm rada, qua lỗi rẽ Tam Dương một đoạn hắn xuống mua thêm chai nước, mình lại biết thêm chuyện về nước đóng chai và nước khoáng, thường thì nước tinh khiết và nước khoáng bằng giá tiền nhau, nhưng người mua thường mua nước tinh khiết thôi mà không để ý đến nước khoáng, nước khoáng có bổ xung một số vi chất cho cơ thể, khà khà, cái này mình cũng không biết nốt. Có đi mới biết mình là gà công nghiệp bị nhốt trong chuồng, chẳng biết gì trời đất cả.

Con đường cứ êm ả qua các vùng trung du, cảm giác đi qua các đồng lúa, đồi thật là tuyệt, mình rất phấn chấn, cảm giác thật là sung sướng, hắn cứ tủm tỉm cười, thực ra những chỗ này hắn đã đi qua vài lần qua mấy lần công tác hoặc đi chơi thời còn sinh viên nên hắn đã quen.

Đến gần địa phận Sơn Dương gặp mấy cái ổ gà làm bật tung cái lò xo chân chống, lóc cóc quay lại mấy chục mét nhặt lại cái lò xo, chắc không ổn vì cái lò xo này đã bị rơi ra mấy lần rồi, phải tìm giải pháp khác, tạm thời cất lò xo vào trong cốp xe, vào nhà dân bên đường hỏi nhưng không có ai ra tiếp, tìm loanh quanh và thấy một sợi dây, thôi, buộc tạm rồi đến Sơn Dương xin dây thép sau vậy, thế là lại đi tiếp.

WildCactus
21-06-2011, 22:18
Qua đoạn đèo Khun Do, thấy một em rất xinh ngồi bên vệ đường “sao thế nhỉ, giữa đường lại có một em xinh thế ngồi ở vệ đường vắng vẻ?!” mình ngoái đầu lại nhìn, “hàng đấy, lên tí nữa là có mấy cái nhà nghỉ” hắn trả lời. “Hàng ở đây chỉ khoảng 100 đến 200K thôi, có những cái nhà phía bên ngoài trông rất bình thường, nhưng bên trong có mấy tầng hầm chứa gái ở dưới, còn ở trên là tiếp khách, chủ yếu là tiếp khách quen vì bên ngoài không để biển gì cả” thế là chủ đề gái mú được bắt đầu, “ông có chơi gái thì phải chọn em nào da nhẵn, bóng, người ấm là được, đừng chọn đứa tay chân lạnh, da trắng bủng, những đứa đó chắc bị bệnh đấy” mình chỉ biết gật gù “à thế à” rồi câu chuyện lại liên miên tiếp khi đi qua một cái trại giam ở gần Sơn Dương, ” Trước tôi đi công tác ở vùng này, có một trại cải tạo phạm nhân nữ, có một ông hỏi có muốn dùng hàng 10 năm chưa sài không? Bọn công nhân hồi đó tranh nhau chiếc xe máy đi xuống trại, còn đánh nhau nữa chứ, sau chúng nó chán, chẳng đứa nào muốn đi nữa, có ông anh già sau khi về còn không đạp nổ nổi xe máy nữa” khakha, vui quá, nhiều chuyện đời nghe hay, vui thật nhưng bụng 2 thằng bắt đầu đói, mới đầu định ăn trưa ở Sơn Dương nhưng không thấy có quán nào ra hồn cả, quyết tâm dấn đến Tuyên Quang ăn trưa luôn một thể.

https://farm5.static.flickr.com/4035/4416648648_99f3da5074_b.jpg
https://farm5.static.flickr.com/4006/4416648928_24c9bd1172_b.jpg
https://farm3.static.flickr.com/2730/4415882591_754d47e4fa_b.jpg
https://farm5.static.flickr.com/4063/4416649396_3b3fd6b178_b.jpg

Khi đi qua Bình Ca, cả 2 cùng nhớ về đoạn thơ hồi học phổ thông có nói đến bến nước Bình Ca, trong tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca

13:30PM: Thành phố Tuyên Quang vắng vẻ, trời mưa phùn, thành phố không có mấy bóng người như ở dưới Hà Nội, cảnh thật thanh bình, con sông Lô chảy qua trông thật thơ mộng, con sông Lô đã đi vào nhiều áng văn thơ và cả bài hát nữa, “Chảy đi sông ơi! Chảy đi sông ơi! Ơi con sông trôi suốt muôn đời…”, dòng sông Lô dữ dằn trong những mùa lũ, nhưng lại trở lên hiền hòa, đầy chất trữ tình soi bóng rừng hoa ban, hoa mận khi mùa xuân về.

Chúng tôi dạt vào một quán cơm ven đường, rửa ráy tay chân, đi suốt từ sáng tới giờ xuống xe cũng thấy khá mệt, ăn xong cũng gần 2 giờ, xin bác chủ quán một sợi dây điện để cột lại cái chân chống cuộc hành trình lại tiếp tục, trời vẫn mưa lâm tâm, ngày một nặng hạt, không lười được nữa, 2 đứa xuống mặc áo mưa, bộ áo mưa của mình hắn mặc, còn mình mặc áo mưa trùm đầu, đến 6PM mới đến Hà Giang, chúng tôi quyết định dấn tới Quản Bạ trước đêm nay, cả 2 đều rét, ướt hết quần, bộ áo mưa của hắn cũng không ngăn nổi những dòng nước mưa chảy ngược vào bên trong làm ướt hết áo, chảy xuống quần. Đường tới Quản Bạ trời tối đen, 2 bên đường bắt đầu xuất hiện những dãy núi khổng lồ sừng sững trông rất sợ, bắt đầu rẽ vào những con dốc, thực ra đoạn từ Hà Giang đến Quản Bạ mình đã không nghiên cứu kỹ, đoạn này vượt qua đèo Thẩm Mã là lên tới Cổng Trời Quản Bạ, nơi tiếp giáp giữa trời và đất, rất đẹp, mình chỉ nhớ mang máng cô bé ở cơ quan có nói với mình là chỗ Cổng Trời đi nguy hiểm, nhưng mà cô ấy chẳng thấy nguy hiểm tí gì cả. Đúng thật, sau khi đến được Quản Bạ mình mới biết được mình vừa vượt qua chỗ đó, cũng không thấy gì nguy hiểm cả.

Càng leo đèo sương mù ngày càng dày đặc hơn, che khuất tầm nhìn của chúng tôi, từ 100m, 50m và ngày càng khó nhìn, những lúc đang đi thì một làn mây mù ùa tới, chúng tôi như ngộp thở, mất phương hướng khi tầm nhìn bỗng nhiên bị che mất, hơi loạng choạng trong suy nghĩ, lúc này xe dò dẫm leo đèo với vận tốc 5km/h, 2 bên đường trời tối đen, chẳng nhìn thấy gì ngoài những ánh đèn xe máy, ôtô từ phía xa xa cứ từ từ đi lên đi xuống.

https://farm5.static.flickr.com/4031/4416649478_5dc815d6d7_b.jpg

Píp píp, “Anh đi theo xe em nhé, đèn anh như thế này không đi được đâu”, một cậu thanh niên vượt qua chúng tôi kêu lên, như người chết đuối vớ phải cọc rêu, chúng tôi vội tăng tốc lao theo xe của cậu ấy với vận tốc 15km/h, “anh tắt đèn của anh đi, đèn của anh không rót khó đi lắm”, chúng tôi tắt đèn pha đi, đúng là dễ nhìn hơn thật, chúng tôi đi theo ánh đèn xe máy của cậu ấy phía trước, ánh đèn len lỏi trong sương mù dày đặc, cậu ấy vừa bật đèn pha vừa đánh xi nhan sang bên trái để leo đèo, thêm một kinh nghiệm leo đèo trời mù sương, xe của cậu ấy là Serius, đèn pha rọi sát ngay phía trước mũi xe, xe của tôi không rọi như vậy, chỉ chiếu ra phía rất xa cộng với sương mù nên rất khó nhìn đường, xe serius leo đèo thích thật, xe Suzuki của mình leo đèo vừa yếu vừa ì ạch.
“Em là dân ở đây à?” hắn hỏi, “không, em là người Phú Thọ lên đây làm công trình cho các huyện, ông chủ có mối quan hệ làm các công trình ở đây nên em làm ở đây được mấy năm rồi, xe của anh đèn pha như thế này không đi được đâu”.

Đường dốc càng ngày càng ngoằn ngèo, khúc khỉu, độ dốc lớn, nhiều lúc đi số 1 máy vẫn cứ ì ra, nhiều lúc thấy các xe tải đi ngược chiều họ xuống dốc cứ ầm ầm ấy, thấy phê lòi mắt, chắc hẳn họ phải rất quen cung đường này rồi, đi được gần nửa tiếng thì trời đỡ sương mù hẳn, cũng sắp tới Quản Bạ, tôi hỏi “thế ở Quản Bạ có nhà nghỉ nào được không em?”, “nhà nghỉ Tam Sơn là tốt nhất anh ạ, để em dẫn anh qua đó”, đi được khoảng 10km nữa thì đến Quản Bạ, nhà nghỉ Tam Sơn nằm ngay đầu Quản Bạ, chào tạm biệt và cám ơn cậu thanh niên đó, cậu ấy vút theo làn sương mỏng đi về phía trước, còn chúng tôi rẽ vào nhà nghỉ Tam Sơn, một anh lễ tân chuẩn bị đi ngủ, mặc quần đùi đi ra, chúng tôi hỏi còn phòng không, anh ấy nói hết phòng rồi, “quái lạ, hôm nay đã đến 30/4 đâu mà phòng full hết nhỉ ?!” tôi lẩm bẩm, đang định quay xe để rẽ vào sâu trong thị trấn tìm nhà nghỉ thì anh bảo vệ chợt nhớ ra còn một phòng tầng 3, mừng thầm trong bụng, may quá, không biết tìm nhà nghỉ ở đâu. 2 thằng để xe ngoài sân, nhận chìa khóa phòng rồi lục tục kéo nhau lên phòng, phải công nhận hotel trên vùng cao chán thật, tiện nghi tồi tàn,

https://farm3.static.flickr.com/2799/4416650508_bb1524babb_b.jpg

Lúc này 2 thằng cũng mệt lắm rồi, theo kinh nghiệm của dân phượt ngày đầu tiên là ngày mệt nhất, đúng thật, mình nghĩ quả này chắc mai không đi được rồi, mệt rã rời, 2 thằng quăng đồ đạc một chỗ, thay quần áo khô và phơi phóng quần áo ướt, bật điều hòa lạnh cho quần áo nhanh khô, sau đó 2 thằng kéo nhau xuống thị trấn ăn, không biết giờ này còn quán nào mở cửa không, xuống nhà gặp mấy chị bóng chuyền ở dưới nhà và một số khách du lịch Tây cũng phượt xe máy giống mình, chẳng trách hotel hôm nay bị full, hỏi mấy chị gái thuộc đội bóng rổ nào, mấy chị gái ra vẻ bí mật không trả lời, thôi kệ.

Đi một quãng cũng gặp một quán cơm vẫn còn mở cửa, trong quán có 2 người khách du lịch người nước ngoài đang ăn, chúng tôi gọi mấy món ăn, trong lúc ăn 2 đứa bàn nhau nếu mai trời mưa chắc ở lại Quản Bạ 1 hôm chờ mưa tạnh chứ mưa thế này đi chán lắm, chẳng ngắm được cảnh gì cả, bà chủ quán nói mai có trận chung kết bóng rổ ở huyện, có thuê cả một cầu thủ nổi tiếng trong đội tuyển quốc gia về thi đấu nữa, thôi, mai chúng ta nghỉ ở đây xem thi đấu bóng nhé.
Rồi 2 đứa trở về khách sạn, tôi lên giường ngủ luôn, lấy thêm chăn dự của mình đắp thêm cho đỡ lạnh, hắn đi phơi phóng đồ bị ướt. “Ông ơi! Ông ơi!” không thấy tiếng trả lời lại, hắn lại mỉm cười.