PDA

View Full Version : Chuyến đi ngày cuối tuần (từ Hà Nội)



Pages : [1] 2 3

paper
22-08-2010, 16:57
Chào,

Mình dự định đi lòng vòng Hà Nội vào mỗi 01 ngày cuối tuần, mỗi tuần một địa điểm. Tìm hiểu vài điều muốn tìm hiểu, thăm thú các nơi thú vị và chụp ảnh các chỗ thấy hay.
Đi vào sáng sớm và về vào chiều muộn. Mọi người sẽ tự lo packed lunch (no alcohol or beer, pls!), chuẩn bị phương tiện đi lại phù hợp và các đồ đạc cần thiết khác cho cá nhân.
Hiện bọn mình chỉ có 2 người, mời mọi người đi chung cho vui (nhất là các bạn nữ nhé :) ) Mỗi chuyến đi sẽ dưới 10 người.

Đây là chuyến đi cho tuần tới, t7 28/8
Phương tiện: Xe máy
Điểm đến: Chùa Kiến Sơ - nơi khởi nguồn dòng thiền Vô Ngôn Thông

Chùa Kiến Sơ tọa lạc cạnh đền Phù Đổng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975. Chùa do Thiền sư Cảm Thành khởi dựng vào những năm đầu thế kỷ thứ IX và là nơi khởi phát của Thiền phái Vô Ngôn Thông, cũng là nơi tu hành của nhiều bậc danh tăng nổi tiếng trong lịch sử: các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Cảm Thành, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân…

https://www.video4viet.com/news/2008/05/13/images/5HBULB_kienso.jpg

Theo sách Thiền uyển tập anh, bấy giờ có một vị phú hào ở hương Phù Đổng, người họ Nguyễn kính mộ việc trì giới đức hạnh cao cả của sư Lập Đức, tự nguyện cúng gia trạch để làm chùa, mời sư đến trụ trì. Ban đầu sư từ chối, nhưng đêm ấy sư chiêm bao thấy thần nhân đến bảo: "Nếu làm theo chí nguyện của nhà họ Nguyễn thì chỉ chừng vài năm sẽ gặp được vận lớn". Vì thế sư bèn nhận lời, đến hương Phù Đổng lập chùa, chính là chùa Kiến Sơ ngày nay, sau này pháp danh của sư Lập Đức được đổi tên là Cảm Thành.

Thiền uyển tập anh chép: "Tháng Chín năm Canh Tý niên hiệu Đường Nguyên Hòa thứ 15 (820), sư (tức Thiền sư Vô Ngôn Thông) đến chùa Kiến Sơ. Ngoài hai bữa cơm cháo, suốt ngày sư chỉ ngồi quay mặt vào tường, không nói một lời, chuyên chú tu tập thiền định làm vui. Suốt mấy năm liền như thế nên người ngoài không ai biết sư, chỉ có sư trụ trì chùa là Cảm Thành hết lòng kính cẩn hầu hạ. Cảm Thành gần gũi bên cạnh sư để học hỏi những điều cơ vi huyền diệu, hiểu rõ yếu chỉ của Thiền tông". Vào ngày 12 tháng Giêng năm Bính Ngọ niên hiệu Bảo Lịch thứ 2 thời thuộc Đường (826), Ngài Vô Ngôn Thông gọi sư Cảm Thành đến truyền bảo: "Ngày trước Tổ ta là Nam Nhạc Hoài Nhượng thiền sư, khi quy tịch có đọc bài kệ rằng: Nhất thiết chư pháp/Giai tòng tâm sinh/Tâm vô sở sinh/Pháp vô sở trụ/Nhược đạt tâm địa/Sở tác vô ngại/Phi ngộ thượng căn/Thận vật khinh hứa. (Tất cả các pháp/Đều từ tâm sinh/Tâm không chỗ sinh/Pháp không chỗ trụ/Nếu đạt đất lòng/Làm gì chẳng ngại/Không gặp thượng căn/Cẩn thận chớ nói)". Mặc dù vẫn đang khỏe mạnh, nhưng nói xong thì Thiền sư Vô Ngôn Thông chắp tay thu thần thị tịch.

Từ đó, Thiền phái Vô Ngôn Thông ra đời, chủ trương đốn ngộ, trao đổi truyền bá đạo pháp không dùng nhiều lời nhưng người nghe vẫn thông (hiểu) được. Vào năm Canh Thìn, niên hiệu Hàm Thông thứ nhất thời Đường (860), sư Cảm Thành không bệnh mà nhập diệt, truyền trao y bát cho Thiền sư Đa Bảo. Đến thế kỷ XI-XIV, từ phái Vô Ngôn Thông phát triển thành một nền thiền học Việt Nam vô cùng rực rỡ, mỗi nhà sư đều trở thành những thi sĩ.

https://i389.photobucket.com/albums/oo337/dongtahdsu/tamquanchuakienso.jpg

Kiến trúc chùa Kiến Sơ ngày nay khá bề thế. Cổng tam quan 5 gian chồng diêm 2 tầng, dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng. Chùa chính theo kiểu nội công ngoại quốc như nhiều ngôi chùa cổ thường thấy ở Bắc Bộ. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ tạc thô sơ, tuổi ít nhất 400 năm. Ni sư Thích Đàm Truyền, trụ trì chùa cho biết: "Tôi về trụ trì chùa từ năm 1971 đã thấy khánh đá bị vứt nằm chỏng chơ trong nhà Tổ, cột treo khánh bị gãy hết cả. Mãi tới cách đây 10 năm, nhà chùa mới xây mới 2 cột trụ phía trước tiền đường, rồi đem khánh đá ra treo".

Gây ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa động liên hoàn bằng đất thó, tuổi hơn 200 năm. Đây là tác phẩm động Cửu Long nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm gồm 5 tòa động liên hoàn. Hai bên hông gồm: động tội tái hiện tích truyện Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ Ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục; và động Tây Du Ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Ba tòa động chính đều có vòm là những mây, rồng xoắn xuýt tạo thành, ngự trên mây có rất nhiều chư Phật, Bồ tát, A Di Đà và các thần tướng nhà trời. Nếu như trung tâm của các tòa Cửu Long bao giờ cũng là Đức Thích Ca sơ sinh, nhưng ở các tòa động nơi đây đã được biến thể khác biệt. Trung tâm của động bên trái là Ngài Đạt Ma tay cầm một chiếc hài; ở tòa động bên phải là Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.

Trong chùa còn bảo lưu được hệ thống tượng Phật cổ phong phú, bài trí thành 7 lớp tượng. Trong cùng của chánh điện có bàn thờ xây cao áp vào vách, bên trên tọa lạc bộ Tam thế Phật, niên đại thế kỷ XVII. Bộ tượng Tam thế được tạo tác khá giống nhau, tóc xoắn ốc, mặt tròn đầy phúc hậu ngồi trong tư thế tham thiền nhập định trên 3 tòa sen. Áo tượng nhiều nếp gấp chồng lên nhau, phủ kín lòng đùi. Bộ Tam thế được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thếp vàng. Tòa sen không có đế bệ (có lẽ đã bị mất) hiện đã bong tróc hết sơn, kết cấu với 3 tầng cánh sen úp. Phật điện được đặt tách rời ra phía trước khỏi bộ Tam thế, với 6 lớp thứ tự từ trên xuống dưới: hàng thứ 1 là tượng A Di Đà; hàng thứ 2 gồm 5 pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa); hàng thứ 3 là pho Quan Âm Nam Hải; Đức Thích Ca niêm hoa tôn trí ở hàng thứ tư; kế đến tượng Ngọc Hoàng; dưới cùng có tòa Cửu Long.

Bên trong Thượng điện, thẳng hàng với 5 vị Diêm vương phía bên phải, có các pho tượng vô cùng giá trị: tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng vua Lý Công Uẩn và thân mẫu của nhà vua. Thiền sư Vô Ngôn Thông với thân hình mập mạp, đầu trần để lộ lớp tóc đen rất mỏng, tai to, mũi rộng, trên mép có hàng ria con kiến. Ngài mặc 2 chiếc áo: áo lót bên trong chỉ từ bụng trở xuống, để hở toàn bộ mảng ngực trần; áo khoác ngoài với rất nhiều nếu gấp uốn lượn đăng đối. Chân Ngài xếp bằng tròn, tay để trên đùi trái, tay phải cầm phất trần.

https://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20100801/chua3.jpg

Tượng Lý Thái Tổ tạc dáng một ông vua ngồi trên ghế, mình mặc áo long bào, đầu đội mũ miện, chân đi hài, hai tay nâng ngọc khuê ngang ngực. Ông Nguyễn Quang Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đổng cho biết, người dân ở đây còn truyền tụng nhau sự tích về vua Lý Công Uẩn.

Tương truyền vào thời Tiền Lê, có câu sấm nói rằng một người họ Lý dưới chân có chữ Vương sau này sẽ thay thế họ Lê, vua Lê Đại Hành bèn truy tìm người như vậy để giết đi. Bởi dưới chân Lý Công Uẩn có chữ Vương, nên ông phải tìm về chùa Phù Đổng lẩn trốn để khỏi bị phát hiện. Bấy giờ truyền thừa dòng thiền Vô Ngôn Thông là Đa Bảo đã giấu kín Công Uẩn trong một cái hang bí mật dưới điện Phật. Lấy lý do người tu hành theo thiền phái này là phải học hạnh im lặng (vô ngôn) nên quan quân đến hỏi câu gì sư cũng không nói. Một đêm, Công Uẩn đang ngủ say trong hầm thì mơ thấy một người hiện lên, tự xưng Thánh Gióng là Thành hoàng của làng Phù Đổng. Thánh Gióng nói cho Công Uẩn biết rằng sau này sẽ thành đại sự và Thánh đọc cho câu sấm: "Nhất bát công đức thủy/Tùy duyên hóa thế gian/Quang Quang trùng chúc chiếu/Một ảnh nhật đăng san". Lúc đó, Công Uẩn không hiểu bài sấm này nói gì, nhưng vài trăm năm sau dân gian đã giải được nghĩa rằng, bài thơ dự báo nhà Lý truyền được 8 đời, và sẽ kết thúc vào thời một vị vua có chữ Nhật ở trên chữ Sơn (tức vua Lý Huệ Tông tên là Sảm).

Ngay sau khi Công Uẩn lên ngôi vua và dời đô về Thăng Long, nhà vua đã cho trùng tu chùa Kiến Sơ và xây dựng đền Phù Đổng cạnh đó để tôn thờ Đức Thánh Gióng. Vua cũng nhiều lần đến thăm chùa, và mời Thiền sư Đa Bảo về Thăng Long bàn luận. Như vậy có thể nhận định rằng, truyền thuyết Thánh Gióng ra đời từ thời sư Đa Bảo, được vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Đại vương, đến đời Trần được tôn vinh thành một vị thiên tướng thời Hùng Vương.

Nguồn bài viết: Chương Phượng - Báo Giác ngộ
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tham khảo thêm về dòng thiền Vô Ngôn Thông tại: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/sach/121-truyn-thng-sinh-ng-ca-thin-tp-ii/575-tts-quyn-02-chng-02-2-3-thin-phai-vo-ngon-thong?showall=1

phuvuong41
24-08-2010, 21:52
1 ý tưởng rất hay :D...add FB chị mong 1 ngày đc join nhé; )

huongxoxocool
24-08-2010, 21:55
em vẫn mong có ngày đc hưởng trọn không khí đêm HN

môicong
24-08-2010, 22:11
FB chị nhiều người quen của đoàn phượt nhà em thế nhỉ? :D

Vivian_Tiêu
25-08-2010, 07:30
mình sắp ra Hà Nội, nhưng ngày 29 (CN) mới có mặt ở thủ đô lận,28 còn kẹt ở Hạ Long, ko kịp chuyến đi của mọi người rồi. Cho mình hỏi đi Chùa Kiến sơ chỉ trong 1 ngày thôi à.

tieu co nuong
25-08-2010, 08:48
Hay quá, em cũng rất muốn đc đi loanh quanh Hà Nội, hoặc đi ngay trong Hà Nội vào mỗi cuối tuần, nhưng thường CN em bận, nếu tuần nào cũng đc đc thứ 7 thì thích quá :D Cho em đăng kí 1 chân nữ nhé!

bonnehn
25-08-2010, 11:00
Cho mình tham gia với nhé , cuối tuần mình cũng hay đi các làng nghề chụp lắm :)

YM. hoanganh79pt

lamer
25-08-2010, 11:12
Thông tin về chuyến đi rất chi tiết chị paper ạ. Em cũng muốn join lắm nhưng T7 28/8 này em lại phải care 1 cái hội thảo quốc tế, buồn thật.
Tuần sau em lại trên đường phiêu du cung đường Hà Giang, lại thêm 1 tuần lỡ hẹn :(.
Hẹn chị tuần sau nữa em sẽ xin được join cùng đoàn.
Chúc chị và các bạn có một chuyến đi thật vui cuối tuần này :)

benhatnha
25-08-2010, 11:20
Chị ơi , bé nhất nhà đi với ^^! Làm thế nào để join đi cùng được hả chị?

Hoàng Phong
25-08-2010, 11:58
Ý kiến hay quá chị ơi. Toàn mem mới. Lập nhóm phượt tử cho bọn em nâng cấp với. :)

paper
25-08-2010, 12:10
@phuvuong: ^^

@huongxo: Hôm nào đó sẽ phát huy ý tưởng của em nhé :)

@moicong: Là chị hỏi han thông tin để (chị) đi chơi đấy. Chứ chưa đi đc cùng các bạn đó bao giờ đâu :))

@vivan: Đúng rồi, hihi. Rất tiếc ko đc đi cùng bạn đợt này :(

@tieu co nuong: Tức là t7 này tham gia nhé? :)

@bonne: Hôm nào cùng đi làng nghề nhé. Hẹn gặp t7 ;)

@lamer: Đành đợi vài tuần sau gặp lamer vậy :)

@benhatnha: Bé xem tiếp ở đây ^^

1. Hôm đó mình có thể đi thêm (một chút thôi) chùa Non Nước ở cạnh đó, cũng là chùa thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông do nhà sư Ngô Chân Lưu (hiệu là Khuông Việt, 933-1011) là Tổ thứ 5 của dòng thiền này lập ra (chùa Kiến Sơ là nơi tu hành của Tổ đời thứ 1 và 2 của dòng thiền này.

2. Bạn nào biết gần khu vực này có chỗ nào thiên nhiên sông nước để ngồi chơi thì gợi ý nhé.

3. Ai tham gia có thể đọc trước về chùa Kiến Sơ và dòng thiền của họ, khi đến nơi sẽ thấy thú vị hơn nhé.
Mình post một vài đoạn sau, cũng dễ đọc:

THIỀN NGỮ VÀ HÌNH ẢNH THI CA

Thiền sư thường dùng những hình ảnh cụ thể làm phượng tiện đưa người hành giả đến sự đạt ngộ. Khi Vô Ngôn Thông được người ta hỏi về thiền và thiền sư, ông đãim lặng lấy tay chỉ vào gôc một gốc cây thoan lư. Thiền và Thiền sư trong lĩnh vực đàm luận chỉ có thể là những khái niệm trừu tượng; gốc cây thoan lư là một hình ảnh cụ thể của thực tại; nếu nhìn thấy gốc cây thoan lư trong chính thực tại của nó là đã thâm nhập thế giới Thiền và trở thành thiền sư. Các thiền sư bao giờ cũng muốn đưa học trò của mình vào thế giới suy luận trừu tượng.

Khi Nam Tuyền hỏi Triệu Châu (hai vị thiền sư Trung Hoa thuộc thế kỷ thứ chín) về chủ ý của Bồ Ðề Ðạt Ma khi qua Trung Hoa, Triệu Châu cũng chỉ ra ngoài sân và nói: “Nhìn cây tùng ở ngoài sân”. Thiền học, vì vậy rất gần với thi ca ở chỗ chú trọng tới hình ảnh mà xem thường những khái niệm trừu tượng. Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào suy luận siêu hình thì thiền không còn có gì là thiền. Cho nên ta không lấy làm lạ khi thấy có những thiền sư dùng những câu thơ làm lời thiền ngữ. Một thiền sư có tâm hồn thi sĩ tự khắc diễn tả thực chứng bằng thi ca và hướng dẫn thiền giả bằng những hình ảnh thi ca.

Thiền sư Tuyết Ðậu (980-1052) ở Trung Hoa là một thi sĩ bậc lớn trong thiền môn. Ông là người đã dựng nen truyền thống lấy hình ảnh thi ca làm thiền ngữ. Sự xuất hiện tại Việt Nam năm 1969 của thiền sư Thảo Ðường, đệ tử thiền sư Tuyết Ðậu, đã khiến cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Ðường, đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu, đã khiến cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Ðường đã mang qua Việt Nam các tác phẩm của Tuyết Ðậu vốn đã thấm nhuằn tính chất thi ca, vì trong thiền phái Vô Ngôn Thông, nhiều thiền sư như Minh Trí (mất 1190) và Quảng Nghiêm (mất 1190) rất hâm mộ Tuyết Ðậu Ngữ Lục.

Tuy nhiên, trước mắt thiền sư Thảo Ðường, tại Việt Nam có thiền sư Thiền Lão cũng đã dùng hình ảnh thi ca làm thiền ngữ. Thiền sư Thiền Lão (mất 1073) ở chùa Trùng Minh, núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, về sau có về núi Từ Sơn dạy học, học chúng quy tụ có hơn một ngàn người. Vua Lý Thái Tông có vào núi thăm thiền sư. Sau đây là cuộc đối thoại giữa hai người:

Vua: Ngài ở đây bao lâu rồi?

Thiền Lão:

Sống trong giờ hiện tại
Ai hay năm tháng xưa?
Ðãn tri kim nhật nguyệt
Hà thức cựu xuân thu)

Vua: Ngài làm gì hàng ngày ở đây?

Thiền lão:

Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân)
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân)

https://langmai.org/images/stories/hinhanh/Khoatu/Monastic_Retreat_2010/28.%20Happiness%20is%20here%20and%20now.jpg

Vua: Như vậy ý chỉ là gì, xin ngài cho biết?

Thiền lão: Nói nhiều lời, sợ sau này bất lợi.

Những câu thơ mà Thiền Lão đọc ở đây không phải chỉ là những câu thơ, mà còn là những câu thoại đầu, những lời thiền sư nhằm đánh thức sự tỉnh ngộ thiền giả. Vua Lý Thái Tông, sau hai câu thiền ngữ, không hiểu được chủ ý của thiền sư và đã hỏi lại. Chính vì tính chất thoại đầu của các câu thơ mà thiền sư đã đáp: chừng đó lời đã quá đủ, nhà vua chỉ cần tham cứu cho kỹ, nói thêm thì câu sau chỉ bất lợi (từ đa vô hậu ích).

Vị thiền sư thi sĩ tài ba nhất của thiền phái Vô Ngôn Thông là thiền sư Viên Chiếu (998-1090). Ông họ Mai, tên là Trực, con anh bà Linh Cảm Thái Hậu. Ông rất am tường về pháp tam quán của kinh Viên Giác. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói ông thâm đắc “ngôn ngữ tam muội”; các thiền ngữ của ông xuất phát từ thực chứng sâu xa về thiền. Ông là tác giả những cuốn:
Tán Viên Giác Kinh
Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Ðạo Trường
Tham Ðồ Hiển Quyết
Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn

Cuốn Dược sư Thập nhị nguyện văn được vua Lý Nhân Tông sai sứ thần đem sang tặng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Tống giao sách này cho các thiền sư chùa Tướng Quốc xem và bảo có chỗ nào đáng sửa chữa thì sửa chữa lại. Các vị này xem xong thì tâu vua: “Ðây là đấng hóa thân đại sĩ ra đời ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi không dám thêm bớt gì nữa”. Vua Tống liền cho sao một bản, còn bản chính thì trả lại Lý Nhân Tông với những lời khen ngợi. Sau đây là một số thiền ngữ có tính thi ca còn được chép lại trong Thuyền Uyển Tập Anh, có lẽ là những gì còn lại trong tập Tham đồ Hiển Quyết, một tác phẩm ghi lại những đề án thiền học. Một vài câu vấn đáp:

Hỏi: Phật và Thánh khác nhau chỗ nào

Ðáp: Cúc trùng dương dưới dậu
Oanh thục khí đầu cành
(Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh)
Hỏi: Kẻ học nhân chưa hiểu xin thầy dạy lại

Ðáp: Ngày quạ vàng chiếu sáng
Ðêm thỏ ngọc sáng soi
(Trú tắc kim vô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh)

Hỏi: Ðã nhận được yếu chỉ
Nhưng huyền cơ ra sao

Ðáp: Nước đã đầy bình vạc, chân vô ý
Vấp ngã một lần hối được sao?
(Bất thận hủy bàn kinh mãn xứ
Nhất tao sa điệt hối hà chi?)


Muốn dìm cho sóng chết
Ai hay thân tự trầm
(Mạc quán giang ba nịch
Thân lai khước tự trầm)

Hỏi: Bồ Ðề Ðạt Ma ở núi Thiếu Thất hành đạo đạt đến chỗ huyền diệu sâu thẳm: từ xưa đến nay ai là kẻ thừa kế xứng đáng nhất?

Ðáp: Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt
Ðất hiểm phân ranh có núi sông
(U minh càn tượng nhân ô, thố
khuất khúc khôn duy vị nhạc, hoài)
Hỏi: Thế nào là con đường đưa đến căn nguyên của đại đạo?

Ðáp: Cỏ mạch đứng bờ cao gió dữ
Nước nhà thời loạn biết trung lương
Hỏi: Tất cả mọi chúng sinh từ đâu tới và sẽ đi về đâu.

Ðáp: Rùa mù xuyên vách đá
Rùa què leo núi cao
(Manh quy xuyên thạch bích
Bì miết thướng cao sơn)
Hỏi: Người ta nói: khóm trúc xanh xanh kia là chân như. Vậy công dụng của chân như là gì?

Ðáp: Ðưa người xa ngàn dặm
Cười tặng một bình trà
(Tặng quân thiên lý viễn
Tiểu bá nhất bình trà)

Thiền sư Trí Bảo (mất 1190), một thiền sư sống khổ hạnh có đức khiêm nhượng lớn, mỗi khi có người trêu chọc thường chắp hai tay lại, cũng là một thiền sư hay dùng thiền ngữ thi ca. Ông thường ra tay bắc cầu sửa đường mỗi khi gặp đường hư đường lở. Trong khi đàm luận với thầy là Ðạo Huệ, ông đã dùng những câu sau đây:

Không nhờ gió cuốn mây trôi hết
Màu xanh sao tỏ một trời thu?
(Bất nhân phong quyện phù vân tận
tranh kiến thanh thiên vạn lý thu)
và:

Quen biết đầy thiên hạ
Tri âm được mấy người?
(Tương thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỳ nhân?)

Thiền sư Tịnh Không (mất 1170) chuyên tu hạnh đầu đà, mỗi lần nhập định lâu tới năm bảy ngày. Có một lần kẻ trộm tới, ông chỉ vào thùng phước sương cho kẻ kia lấy tiền. Ðây cũng là một thiền sư thi sĩ. Người ta hỏi Phật là gì, ông đáp:

Nhật nguyệt trời cao soi mọi cõi
Ai hay mây khói phủ non sông
(Nhật nguyệt lệ tam thiên hàm trân sát
Thùy tri vân tụ lạc sơn hà?)
Người kia hỏi: “Làm thế nào mà hiểu?”

Ông đáp: Mục đồng ngủ mãi lưng trâu nọ
Câu chuyện anh hùng biết được sao?
(Mục đồng kỳ quán ngọ ngưu bối
Sĩ hữu anh hùng khoa đắc y)

Hỏi: Ý chỉ của Tổ truyền khác với ý chỉ của giáo lý ở chỗ nào?

Ðáp: Chư hầu vạn nẽo đều xuôi khuyết

(Vạn lý thê hàng giai triều khuyết)

Hỏi: Hòa thượng có sở đắc đặc biệt tại sao không nói cho chúng con nghe?

Ðáp: Ông thổi lửa, tôi vo gạo.
Ông khất thực tôi mang bình
Ai có phụ ai đâu
Một hôm ông họp chúng lại đọc một bài thơ sau đây:
Trên không manh ngói che
Dưới không đất cắm dùi
Kẻ mặc áo lạ tới
Người xách gậy tìm lại
Khi hành động xúc tiếp
Như rồng nhảy đớp mồi

(Thượng vô phiến ngõa già
Hạ vô trác chùy địa
Hoặc dị phục trực nghệ
Hoặc sách trượng nhi chí
Ðộng chuyển xúc xử gian
Tự long được thị thôn
Có một vị tăng bước ra hỏi: “Ngài có cái gì thế?”

Ông cười:

Ngày ngày đi hái củi
Kho lúa vẫn còn rồng

(Nhật nhật khứ hoặch hòa
Thời thời không thương lẫm!)

Trích từ: Việt Nam Phật giáo Sử luận (tập I) của GS Nguyễn Lang

phanhanh87
25-08-2010, 14:07
Mình đăng kí 1 slot bên ttvnol rồi nhá. Mình tên Hạnh. sdd:0914787709. Rất mong đây là chuyến phượt đáng nhớ đầu tiền của mỉnh với cả nhà .

paper
25-08-2010, 21:18
Tiếp về chùa Kiến Sơ và thiền phái Vô Ngôn Thông nhen :))
Phần dưới đây rất là thú vị. Trích từ Truyền thống sinh động của thiền tập, quyển 02.

VÔ NGÔN THÔNG SANG VIỆT NAM

Khi qua Việt Nam thầy tới một ngôi chùa gọi là chùa Kiến Sơ. Thấy ngôi chùa này dễ thương, nên thầy ở lại, nhưng thầy cũng chẳng nói tôi là thiền sư, nếu mấy anh muốn học thì tôi sẽ dạy, nếu mấy anh muốn chương trình bốn năm thì tôi sẽ cho chương trình bốn năm! Thầy chẳng nói gì cả! Nhưng cái phong thái của thầy rất đẹp cho nên ai cũng muốn thầy ở lại. Tuy ở lại nhưng thầy không nói gì hết, thầy ngồi thiền rất nhiều, và khi ngồi thì thầy chỉ nhìn vào vách tường mà thôi.

https://1872.img.pp.sohu.com.cn/images/blog/2009/3/11/1/1/1209bcf8125g215.jpg

Chùa Kiến Sơ thuộc làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lúc đó chùa cũng mới được thành lập, và thầy trụ trì là thầy Lập Đức, có nghĩa là lập chí để xây dựng đức độ của mình. Thầy Lập Đức là một thầy có bồ đề tâm rất lớn, có chí khí tu học rất lớn. Một người họ Lý (trong sách ghi là họ Nguyễn, nhưng thật ra là họ Lý, vì sau khi nhà Trần cướp ngôi nhà Lý thì bắt tất cả mọi người họ Lý đổi thành họ Nguyễn, vì lý do kỵ húy[1]. Thành ra trong sách này chép là họ Nguyễn), có cái nhà rất đẹp và phát tâm biến nhà mình thành một ngôi chùa, tại vì khu đất rất đẹp. Sau khi biến nhà mình thành một ngôi phạm vũ, nguy nga thì Nguyễn mới tới cầu thầy Lập Đức về trụ trì. Thầy nói: Tôi đâu phải sinh ra để làm trụ trì? Tôi không thích trụ trì.

Có những người như vậy. Họ rất sợ làm trụ trì. Chúng ta nhớ thầy Đại Sáng của phái Tào Động bên Quảng Đông, qua truyền giới ở Thừa Thiên và Quảng Nam. Hồi thầy đó làm trụ trì thì chùa rất giàu, và thầy rất bận rộn. Một hôm có một nhóm văn nghệ sĩ đến thăm chùa, thầy than phiền: Tôi sao bận rộn nhiều công việc quá! Thì có một chàng thi sĩ nói: Thầy bận rộn vậy tại sao thầy không đi xuất gia đi! Rõ ràng thầy đã là một vị đại Hòa thượng, đã làm trụ trì một ngôi chùa rất lớn, mà còn nói người ta bận rộn vậy tại sao không xuất gia đi! Ông nhà văn đó tuy chưa được truyền đăng nhưng đích thực là một thiền sư. Xuất gia có nghĩa là có sự thảnh thơi, cho nên có một số người không ưa làm trụ trì là vì vậy.

Hồi còn ở Việt Nam tôi rất thích sự kiện là tôi không làm trụ trì. Tại vì đi đến chùa nào cũng được tiếp đón như một ông hoàng tử, rất là sướng, mà khỏi phải lo chùa, khỏi phải lo gì hết. Đi tới đâu cũng sướng thì tại sao mình phải dấn thân vào con đường khổ cực làm trụ trì làm gì?

Thầy Lập Đức có lẽ cũng có cùng tư tưởng. Nhưng mấy đêm sau thì thầy nằm mơ một giấc mơ rất là lạ lùng. Có một nhân vật hiện ra trong giấc mơ và nói rằng: Thầy nên nhận làm trụ trì chùa đó đi, tại vì sau này chùa sẽ trở nên một trung tâm tỏa chiếu hào quang cả nước. Khi thức dậy, thầy tin ở giấc mộng đó cho nên thầy nhận lời làm trụ trì và thầy tụ tập một số người xuất gia để tu học. Chính ngôi chùa đó là nơi thầy Vô Ngôn Thông tìm tới. Có lẽ thầy Lập Đức cũng còn trẻ, cũng không vướng víu vào chuyện chùa chiền. Vì vậy cho nên thầy Vô Ngôn Thông tới và trong vòng hai năm trời thầy không giảng dạy gì cả, thầy chỉ sống trong chúng và ngồi thiền mà thôi.

Thầy Lập Đức lại có nhận xét rất tinh vi. Thầy nói đây là một vị cao tăng. cho nên thầy tiếp đãi vị cao tăng đó với tất cả tấm thịnh tình của một người tri kỷ. Vì vậy mà đến năm thứ ba thì thầy Vô Ngôn Thông bắt đầu nói chuyện và dạy cho thầy này. Sau đó thì thầy Vô Ngôn Thông truyền pháp cho thầy Lập Đức, rồi đặt tên lại cho thầy là Cảm Thành, tại vì thầy Vô Ngôn Thông cảm tấm lòng rất thành khẩn của thầy Lập Đức.

TỔ THỨ II CỦA THIỀN PHÁI VÔ NGÔN THÔNG

Vì vậy mà thiền sư Cảm Thành là thế hệ thứ hai của thiền phái Vô Ngôn Thông. Hôm nay chúng ta nên đọc bài kệ truyền đăng của thầy Vô Ngôn Thông truyền cho thầy Cảm Thành. Bài kệ của thầy Vô Ngôn Thông làm mỗi câu gồm bốn chữ:

Chư phương hạo hạo, có nghĩa là mọi phía nó rộng rãi, nó lồng lộng (hạo hạo).

Vọng tự huyên truyền, vọng tức là dối, không thật. Huyên truyền là đồn đãi những tin thất thiệt. Bốn phương lồng lộng, mặc sức tuyên truyền.

Vị ngô thỉ tổ - Thân tự Tây thiên. Tuyên truyền rằng vị tổ đầu tiên của chúng ta là ở bên Tây thiên, tức bên Tây Trúc, bên Ấn Độ. Bản thân của người đó ở bên Ấn Độ.

Truyền pháp nhãn tạng - Viết vị chi "thiền", vị tổ đó đã truyền cho cái pháp gọi là nhãn tạng, và cái pháp đó được gọi là thiền. Mình thấy vị thiền sư này cũng ghê lắm, cho rằng chuyện thiền tông đã truyền qua 28 vị tổ, từ Bồ-Đề Đạt-Ma cho đến Huệ Khả, Tăng Xán..., chỉ là "huyên truyền". Nghe thì nghe thôi chứ đừng tin quá! Tin quá thì bị lầm! Mình thấy ngay trong mấy câu đầu mà thiền sư Vô Ngôn Thông đã có cái khí phách, cái ngôn ngữ khác người.

Nghe người ta nói lại là thầy Bồ-Đề Đạt-Ma đem chánh pháp nhãn tạng của Bụt mà truyền sang Trung Quốc, và câu chuyện đầu tiên mà thiền môn dùng là câu chuyện kể rằng có một hôm Bụt đứng ở trong hội Linh Sơn, cầm một cái bông và mỉm cười, không nói gì cả. Ngài im lặng thật lâu và mọi người đang nát óc suy nghĩ coi thử ngài muốn nói gì, thì tự nhiên ngài mỉm cười. Ngài mỉm cười là vì trong đại chúng có một người đang mỉm cười. Người đó là Ma Ha Ca Diếp.

Chuyện này không có trong kinh. Chuyện này được ghi chép trong một cuốn sách thuộc về luận mà không có trong kinh Nam tông cũng như Bắc tông. Thành ra huyên truyền có thể là đúng! Rồi khi BuÏt mỉm cười thì Bụt mới nhìn ngài Ca Diếp và nói: Ta có chánh pháp nhãn tạng. Niết bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, bây giờ ta trao cho Ca Diếp. Không lý đức Thế Tôn mà dùng nhiều danh từ quá như vậy? Thường thường ngôn ngữ của đức Thế Tôn rất là đơn giản. Cho nên cũng có thể chuyện này là huyên truyền.

Câu nói đó nó chính thức công nhận Ca Diếp là sơ tổ của thiền tông. Thầy Vô Ngôn Thông là một người đã đắc đạo thật, đã thấy được sự thật. Thầy cho những chuyện này không đáng để cho mình bám vào. Có cũng được mà không cũng được! Đó chỉ là phương tiện thôi, cho nên thầy nói rằng những chuyện đó có thể là tương truyền đặt ra, đừng kẹt vào những chuyện đó.

Thành ra khi thầy nói tới nhãn tạng tức là thầy nói về thiền, và thầy nói với một tâm trạng rất tự do. Cái đó người ta gọi là "thiền", Viết vị chi "thiền". Thầy còn tiếp tục giọng đó trong những câu sau:

Nhất hoa ngũ diệp - Chủng tử miên miên, có nghĩa là một bông hoa có năm cánh và hạt giống của bông hoa đó nó sẽ kéo dài mãi về tương lai. Miên miên nghĩa là nó kéo dài dài về tương lai.

Câu này nhắc lại truyền thuyết về thầy Bồ-Đề Đạt-Ma, thầy tiên đoán rằng sau này sẽ có một bông hoa thiền nở ở Trung Quốc, và bông hoa đó sẽ có năm cánh, tức là năm phái thiền (Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Vân Môn, và Quy Ngưỡng).

Thầy Vô Ngôn Thông dạy thầy Ngưỡng Sơn. Thầy Ngưỡng Sơn có liên hệ với thầy Quy Sơn, và sau đó thành lập một phái thiền gọi là Phật Quy Ngưỡng. Ở Việt Nam hai phái này có nhiều người theo.

Tiềm phù mật ngữ - Thiên vạn hữu duyên. Mật ngữ tức là những lời nói có tính cách bí hiểm. Ví dụ như "Sư chú đang làm gì đó?" "Dạ con đang thở". Những câu đối đáp đó thì chỉ có thầy với trò hiểu được. Người ngoài nghe thì có thể họ không hiểu. Mình đang xắt cà rốt mà sao nói là mình đang thở? Ngôn ngữ đó có khi ăn khớp với nhau, có sự cảm thông. Ngôn ngữ đó có khi nó cũng trật chìa, thầy trò không cảm thông nhau được. Loại ngôn ngữ đó trong thiền môn gọi là một loại mật ngữ.

Có một lần tôi tham dự một cuộc diễn hành tại Philadelphia để chống bỏ bom ở Việt Nam. Lúc đó tôi đi đầu cuộc biểu tình. Có một nhà báo đến hỏi: Thầy là người Nam hay người Bắc? Trong ý của ông ta, người Nam là chống Cộng, còn người Bắc thì chống Mỹ. Mình đâu phải chống Cộng sản, mà mình cũng không chống Mỹ, cho nên tôi nói: Tôi là người Trung. Thành ra ông kia cụt hứng, tại vì ông không tưởng tượng được có thứ người gọi là người Trung. Một là anh chống Cộng, hai là anh theo Cộng chứ làm gì mà có thứ lưng chừng?

https://i389.photobucket.com/albums/oo337/dongtahdsu/khanhdachuakienso.jpg

Chúng ta đọc thêm hai câu nữa.

Hàm vị tâm tông,
Thanh tịnh bản nhiên.
Hàm là đều. Đều được gọi là tông phái của trái tim. Tất cả những điều đó, những điều gọi là truyền pháp nhãn tạng; thiền; nhất hoa ngũ diệp; chủng tử miên miên; tiềm phù mật ngữ; thiên vạn ứng duyên v.v... Tất cả những cái đó đều được gọi là tông phái của trái tim.

Quý vị cũng biết rằng "Tâm tông" là tên của thiền tông. Thiền tông có thể gọi là Tâm tông, tức là truyền thống trong đó ông thầy lấy trái tim của mình mà in lên trái tim của học trò, và ghi lại một dấu ấn trên đó. Học trò tiếp nhận xong thì phải làm sao để truyền lại dấu ấn đó trên trái tim của người học trò của mình. Làm được là khi trái tim không bị bao plastic!

Thanh tịnh bản nhiên, và sự thanh tịnh đó vốn là sẵn có chứ không phải mình đạt được.

Vậy thì ở thế kỷ thứ 9, chúng ta đã dùng danh từ Tâm Tông rồi, tiếng Anh gọi là The School of the Heart. Tại vì truyền đạt lại (transformation) bằng trái tim chứ không phải truyền lại bằng các phương tiện khác.

Sau đây là những lời kế tiếp của thầy Vô Ngôn Thông:

Tây thiên thử độ,
Thử độ Tây Thiên,
Cổ kim Nhật Nguyệt,
Cổ kim sơn xuyên.

Ấn Độ là đâu? Ấn Độ là đây. Bụt là đâu? Bụt là đây. Thầy Vô Ngôn Thông muốn phá cái ý niệm không gian và thời gian. Tại sao? Tại vì người ta có khuynh hướng vướng vào những sự kiện lịch sử, vướng vào ngôn từ và ý niệm. Có thể chúng ta bỏ phí gần hết cuộc đời chúng ta vào sự nghiên cứu và tìm hiểu những cái không quan trọng lắm. Chúng ta tìm hiểu thầy Ca Diếp làm gì, thầy A Nan làm gì, 28 vị tổ bên kia làm gì, thầy Bồ-Đề Đạt-Ma làm gì, thầy Huệ Khả làm gì? Đó là những điều mà nhiều người trong chúng ta đang làm bây giờ.

bonnehn
26-08-2010, 10:03
Đọc đoạn này mềnh cứ tưởng hiệp khách qua đường ý :) mà bác post thời gian và địa điểm hẹn nhau ở đâu hôm T7 đi nhá. chúc ace vui vẻ :)


Tiếp về chùa Kiến Sơ và thiền phái Vô Ngôn Thông nhen :))


VÔ NGÔN THÔNG SANG VIỆT NAM

Khi qua Việt Nam thầy tới một ngôi chùa gọi là chùa Kiến Sơ. Thấy ngôi chùa này dễ thương, nên thầy ở lại, nhưng thầy cũng chẳng nói tôi là thiền sư, nếu mấy anh muốn học thì tôi sẽ dạy, nếu mấy anh muốn chương trình bốn năm thì tôi sẽ cho chương trình bốn năm! Thầy chẳng nói gì cả! Nhưng cái phong thái của thầy rất đẹp cho nên ai cũng muốn thầy ở lại. Tuy ở lại nhưng thầy không nói gì hết, thầy ngồi thiền rất nhiều, và khi ngồi thì thầy chỉ nhìn vào vách tường mà thôi.

paper
26-08-2010, 15:16
Danh sách đi như dưới đây nhé
(chưa kể... tớ)

Tên Nick E-mail ĐT
1 tieu co nuong
2 bonnehn  [email protected]
3 benhatnha 
4 Hoàng Phong 
5 proud_wolfly [email protected] 090-462-4444
6 Phan Thị Thuý Hạnh  phanhanh87/vjtzinol [email protected] 0914787709 
7 roymakay2002
8 lananh08
9 thangsla [email protected] o98865432o 
10 kiendtkavana [email protected] 094 678 8678 
11 nt
12 postman98
13 ngoc phamgia

Closed!

Tập trung tại: Nhà hát Lớn (trước cửa)
Bắt đầu đi: 7h30 (mọi người đến sớm trước 15-20' để làm quen và chuẩn bị nhé). Đúng 7h30 sẽ đi, bạn nào đến muộn (nếu có) tự đi theo sau đó nhé :) (nếu ko biết đường thì gọi điện tới 1 trong các số ở trên)
Chuẩn bị: Mọi người tự chuẩn bị phương tiện đi lại, mang theo đồ uống và packed lunch. Và các chuẩn bị khác nếu bạn thấy cần.

Có một vài cái notes nho nhỏ:
1. Tớ ko đảm bảo đây sẽ là một chuyến đi thú vị (điều đó ko phụ thuộc vào mình tớ). Mọi người phải tự chăm sóc cho bản thân mình trong chuyến đi, và vì đi theo đoàn nên các bạn sẽ thân thiện, tôn trọng các quy định về thời gian và các vấn đề chung liên quan nhé. Cảm ơn.
2. Rất mong đây sẽ là một healthy trip: No gambling, no drunk (và giảm thiểu lượng rác thải nữa :) Thay vào đó, khi rảnh rỗi, có bạn nào biết sử dụng một loại nhạc cụ nào đó và có thể mang đi chơi ko? (nhà tớ có vài thứ nhưng tớ ko biết chơi)
3. Chúng ta có thể ăn chung và làm quen. Tớ sẽ mang một tấm nilon sạch hoặc là một ít báo khổ lớn. Vì vậy, thay vì packed lunch cho riêng bạn, bạn có thể bring a plate nhé (và nhớ kèm theo dụng cụ để "xử lí" món thức ăn đó nếu cần, ví dụ dao cắt, gọt...).

Người Hàn (c) thì đem cái ở dưới
https://chowtimes.com/wp-content/uploads/2006/05/IMG_4939_edited-1.jpg

Người Việt có thể chuẩn bị cái này
https://www.ninhbinhtourism.com.vn:8080/uploads/News/pic/small_1226303983.nv.jpg

Lựa chọn khác có thể là
https://phunudep.com.vn/UserFile/News/633987533568993418/man400.jpg

Khác nữa thì tùy.

Hẹn gặp sáng t7
(BB)

môicong
26-08-2010, 15:20
Chúc mọi người đi vui vẻ nha.Mà quanh Hà Nội mới có xe bus đi loanh quanh Hn đấy.Mọi người thử xem xao.15k/1 người

paper
26-08-2010, 16:07
Topic tương tự cũng có ở đây nhé http://ttvnol.com/forum/f_233/1255641/trang-3.ttvn

UMOVE
26-08-2010, 16:48
Chúc ngộ, tâm thông. Bạn nào có bí quyết ngồi thiền cho thụ giáo với.

paper
26-08-2010, 20:14
Danh sách đi đã ĐÓNG rồi nhé.
Có rất nhiều lựa chọn khác cho các bạn, và nếu chúng ta có duyên gặp nhau, thì sẽ vẫn gặp nhau ở nơi... khác.
Tớ ko cập nhật lại và trả lời thêm nữa nhé. Cảm ơn.

ruoipt
26-08-2010, 20:14
Chúc mọi người vui vẻ nhé!

lamer
27-08-2010, 23:31
Mưa suốt thế này không biết mai cả đoàn sẽ thế nào đây.
Mong rằng mai trời tạnh để cả đoàn đi thật vui và ý nghĩa nhé :x

paper
28-08-2010, 09:14
Mưa lắm, các bạn ạ. Nước các sông đã lên cao.

Tớ vẫn đang ăn sáng và uống nước và... (từ gần 7h đến giờ :)))

Chúng mình sẽ tạm delay cho đến khi thời tiết có đổi khác và có thông báo ở đây nhé.

Chúc t7 vui vẻ :)

lamer
28-08-2010, 10:39
Úi, rốt cuôc là mọi người không tập trung đi được ạ. Tình hình thế nào hả chị paper :D

bonnehn
28-08-2010, 11:57
Sáng mưa kinh quá, giờ trời rất là đẹp, nếu chiều nay đi có vẻ hợp lý hơn này.
nếu đi sms cho mình số 0906005779 nhé, chiều mình hay ngồi ở cafe bệt ở Tạ hiền :)

paper
28-08-2010, 13:24
Salut,

Hết mưa là nắng hửng lên thôi!

Bạn nào vẫn chưa có kế hoạch gì thêm thì 2h30 khởi hành từ Nhà hát Lớn nhé (mọi người đến sớm 10-15'' để làm quen nhé :))
Cuối buổi chiều chúng ta sẽ ngắm hoàng hôn ven sông Đuống.
Bạn nào đến muộn hơn tự đi theo sau nhé.

Tớ chuẩn bị đi đây. Hẹn gặp các bạn ở đó.

tungtora
28-08-2010, 16:00
ui, ko bít topic này từ sớm, tiếc quá, tuần này lỡ hẹn, lần sau có kế hoạch gì thì chị thông báo cả bên FB nhé, e add rồi, nice to join :)

tieu co nuong
28-08-2010, 18:20
Hi chị, sáng nay mưa quá thế là em theo bố về quê thăm ông bà. Hx, em cũng kô đọc đc topic chị post lúc chiều, mà có về chắc cũng kô kịp. Chị ơi tuần sau thì em kô tham gia đc nhưng tuần sau nữa thì chị nhắn em với nhé, em muốn đi loanh quanh HN lắm, có gì chị add email em khi forward email cho cả group đc kô ạ? Email của em: [email protected]. Cảm ơn chị nhiều!

paper
28-08-2010, 22:28
Vì ko được chia sẻ sau chuyến đi vào phần Tìm bạn... này, xin xem ở dưới nhé:
http://ttvnol.com/forum/f_233/1255641/trang-6.ttvn

Nhờ mod giữ tiếp topic này để cho các chuyến đi sau. Cảm ơn :)

lamer
29-08-2010, 00:26
Thực ra hôm nay vẫn có thể thực hiện được chuyến đi, vì mọi người đăng ký đi nhưng lại không thể hiện sự nhiệt tình cao độ mà thôi. Những thời điểm khác thì tạnh mưa, không biết chị paper đã liên lạc và tập trung đi được hành trình hôm nay và xem được hoàng hôn không nữa, hihi

tungtora
29-08-2010, 04:00
thông tin cho các chuyến đi sau chị thông báo trên đây và cả trên FB chị nhé, tks chị :D

paper
29-08-2010, 23:30
Vì mấy ngày tới sẽ ko ol được, đây là thông tin (sớm) cho chuyến đi sau hơn 1 tuần nữa.
Chúng mình cùng đi nhé ;)

Chuyến đi vào t7 11/9 (4/8 Âm lịch)
Đi vào sáng sớm và về vào chiều muộn. Mọi người sẽ tự lo packed lunch (no alcohol or beer, pls!), chuẩn bị phương tiện đi lại phù hợp và các đồ đạc cần thiết khác cho cá nhân.
Phương tiện: Xe máy

Điểm đến: Chợ Chuông và lân cận
Gặp nhau tại: Cổng trường ĐH KH Xã hội và Nhân văn (đường Nguyễn Trãi). Khởi hành lúc 6h00, vì vậy mọi người sẽ đến sớm 15-20' như lần trước để chuẩn bị trước khi đi. Ai đến sau tự đi theo sau nhé :)

Vài thứ về chợ Chuông:
Cách Hà Nội khoảng 20km, phiên chợ nón làng Chuông (Chợ Chuông), xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Tây, họp sáu phiên mỗi tháng vào các ngày 4, 10, 14, 10, 24 và 30 (âm lịch). Nếu muốn về chơi phiên chợ đặc biệt này, bạn chỉ có thể đi từ thật sớm, vì chợ bắt đầu lúc sớm hơn 6g và kết thúc gần 9g sáng.

Chợ Chuông cơ man nón là nón. Người đứng, kẻ ngồi, qua lại trao đổi mua bán, sỉ hoặc lẻ rất rộn ràng.

Chợ phân thành từng khu: ngoài nón thành phẩm còn có hẳn khu bán nguyên liệu làm nón như mo cau lót nón, lá làm nón, dây chằm nón, thanh tre vót sẵn làm vành nón…

Ấn tượng nhất là cổng tam quan với giác chuông của ngôi chùa Quang Minh tự ngay giữa chợ. Bạn có thể leo lên gác chuông này để quan sát chợ từ trên cao.

https://chuyentrang.tuoitre.vn/TheThao/ImageView.aspx?ThumbnailID=263953
Chợ cơ man nón với rộn ràng kẻ bán, người mua...

https://chuyentrang.tuoitre.vn/TheThao/ImageView.aspx?ThumbnailID=263954
Phiên chợ diễn ra nhanh nên có khi người bán không cần tìm một chỗ ngồi mà có thể đội lên đầu để đi bán vòng quanh chợ

https://chuyentrang.tuoitre.vn/TheThao/ImageView.aspx?ThumbnailID=263955
Những thanh tre và chỉ để làm vành và chằm nón lá

https://chuyentrang.tuoitre.vn/TheThao/ImageView.aspx?ThumbnailID=263957
Ở chợ người bán nguyên liệu làm vành nón còn có thể mang tre ra vót tại chỗ. Vừa vót vừa bán

Nguồn bài và ảnh: MINH PHÚC - Tuổi trẻ online

1. Có bạn nào quen biết (cá nhân) với một vài gia đình làm nón ở đây ko? Nếu ko chúng mình sẽ vẫn vào đc, chỉ là phải tìm và hỏi nhà.
2. Bạn nào hứng thú tìm thêm giúp mọi người vài tư liệu về nghề làm nón và phiên chợ này để post lên đây nhé :)
3. Đây là vài hình ảnh trong chuyến đi chùa Kiến Sơ, ghi chú trong đó vì là tế nhị cho nên tớ cũng ko muốn share nhiều: http://www.facebook.com/notes.php?id=553822304#!/note.php?note_id=467882220790

phanhanh87
30-08-2010, 11:41
Bạn ơi tên trong facebook của bạn là gì thế ạ, mình không xem được ảnh ạ.

bonnehn
30-08-2010, 15:26
Làng chuông đẹp đấy, Chợ phiên cũng được, nhưng phải đi vào mấy nhà làm lâu năm mới có bài để viết được được bạn Paper ạ :D, bài trên Fb hay đấy , thanks

Có mấy cái ảnh hôm đi Chùa Kiến Sơ post cho vui cửa vui nhà :) còn nữa nhưng chưa đi tráng film được :D



https://i998.photobucket.com/albums/af101/bonnehn/13-2.jpg



https://i998.photobucket.com/albums/af101/bonnehn/14-2.jpg

paper
31-08-2010, 15:27
Ko thấy bạn nào post giúp thông tin về nghề nón lên đây.... Cần tìm hiểu trc khi đi mà :)

https://langmai.org/images/stories/hinhanh/SinhHoat/Di_gap_mua_Xuan/12.%20Ngam%20hoa%20Mai%20tai%20Xom%20Moi.jpg

Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.
……..
Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?

https://langmai.org/images/stories/bn%20nhau%20tnh%20ch%20em.jpg

Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô.Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.

Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.

Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,,

Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.

Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.

Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong

Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.

https://t3.gstatic.com/images?q=tbn:780TfqgyqC_9rM:http://www.langmai.org/images/stories/hinhanh/Khoatu/Youth_retreat_2009/16.%20Hien%20tai%20tuyet%20voi.jpg&t=1

Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.

(st)

paper
31-08-2010, 15:35
Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa.

Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng ào Thịnh vào 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

Theo sự phát triển của lịch sử qua các thời đại, nón cũng có nhiều biến đổi về kiểu dáng và chất liệu. Lúc đầu khi chưa có dụng cụ để khâu thắt, nón được tết đan. Còn loại nón khâu như ngày nay xuất hiện phải nhờ đến sự ra đời của chiếc kim, tức là vào thời kỳ người ta chế luyện được sắt (khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên).

Theo lời các cụ, trước kia người ta phân thành 3 loại nón cổ có tên gọi nón mười (hay nón ba tầm), nón nhỡ và nón đầu. Nhìn chung nón cổ vành rộng, tròn, phẳng như cái mâm. Ở vành ngoài cùng có đường viền quanh làm cho nón có hình dáng giống như cái chiêng. Giữa lòng có đính một vòng nhỏ đan bằng giang vừa đủ ôm khít đầu người đội. Nón ba tầm có vành rộng nhất. Phụ nữ thời xưa thường đội nón này đi chơi hội hay lên chùa. Nón đấu là loại nhỏ nhất và đường viền thành vòng quanh cũng thấp nhất. Trước kia người ta còn phân loại nón theo đẳng cấp của người chủ sở hữu nón. Các loại nón dành cho ông già, có loại cho nhà giàu và hàng nhà quan, nón cho trẻ em, nón cho lính tráng, nón nhà sư...

Ở Việt Nam, cả hai miền Bắc, Trung, Nam đều có những vùng làm nón nổi tiếng và mỗi loại nón ở từng địa phương đều mang sắc thái riêng. Nón Lai Châu của đồng bào Thái; nón Cao Bằng của đồng bào Tày sơn đỏ; nón Thanh Hoá có 16-20 vành; nón Ba ồn (Quảng Bình) mỏng nhẹ và giáng thanh thoát; nón Gò Găng (Bình ịnh); nón Huế nhẹ nhàng, thanh mỏng nhờ lót bằng lá mỏng; nón làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây) là loại nón bền đẹp vào loại nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

https://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/10/10/1223624959.img.jpg

Nguyên liệu làm nón không phức tạp. Ở nơi nào cũng vậy, muốn làm được một chiếc nón phải dùng lá của một loại cọ nhỏ mọc hoang, dùng sợi nón - một loại sợi rất dai lấy từ bẹ cây móc (ngày nay người ta thường dùng sợi chỉ nilon) và tre. Tàu lá nón khi đem về vẫn còn xanh răn reo, được đem là bằng cách dùng một miếng sắt được đốt nóng, đặt lá lên dùng nắm dẻ vuốt cho phẳng. Lửa phải vừa độ, nếu nóng quá thì bị ròn, vàng cháy, nguội quá lá chỉ phẳng lúc đầu, sau lại răn như cũ. Người ta đốt diêm sinh hơ cho lá trắng ra, đồng thời tránh cho lá khỏi mốc.

Tre chọn ống dài vuốt nhọn, gác lên dàn bếp hong khói chống mối mọt, dùng làm vòng nón. Nón Chuông có 16 lớp vòng. Con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều năm, cho đến nay đã trở thành một nguyên tắc không thay đổi. Chúng đã tạo cho những chiếc nón Chuông có được dáng thanh tú, không quá cũn cỡn, không xùm xụp. Nhưng vẻ đẹp của chiếc nón chủ yếu nhờ vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ tạo nên. Người thợ khâu nón được ví như người thợ thêu.

Vòng tre được đặt lên khuôn sẵn, lá xếp lên khuôn xong là đến công việc của người khâu. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Muốn khâu cho liên tục thì gần hết sợi nọ phải nối tiếp sợi kia. Và cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã thành hình.

https://us.images.yume.vn/blog/200903/05/10658821236235351.jpg

Trong lúc khâu nón, các cô gái làng Chuông thường không quên tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. ơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ Chuông. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón.

Các cô gái Việt Nam chăm chút chiếc nón như một vật trang sức, đôi khi là vật để trao đổi tâm tư tình cảm của riêng mình. Người ta gắn lên đỉnh của lòng nón một mảnh gương tròn nho nhỏ để các cô gái làm duyên kín đáo. Công phu nhất là vừa vẽ chìm dưới lớp lá nón những hoa văn vui mắt, hay những hình ảnh bụi tre, đồng lúa, những câu thơ trữ tình, phải soi lên nắng mới thấy được gọi là nón bài thơ.

Chiếc nón Việt Nam được làm ra để che mưa, che nắng. Nó là người bạn thuỷ chung của những con người lao động một nắng hai sương. Nhưng công dụng của nó không dừng lại ở đấy, nó đã trở thành một phần cuộc sống của người Việt Nam. Trên đường xa nắng gắt hay những phút nghỉ ngơi khi làm đồng, ngồi bên rặng tre cô gái có thể dùng nón quạt cho ráo mồ hôi. Bên giếng nước trong, giữa cơn khát cháy cổ, nón có thể trở thành chiếc cốc vại khổng lồ bất đắc dĩ, hay có thể thay chiếc chậu vục nước mà áp mặt vào đó cho giải bớt nhiệt.

https://snv.hue.gov.vn/portal/UploadFiles/snv.hue.gov.vn/TinTuc/tin_tuc__thoi_su/image/8-400.jpg

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái người Kinh với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của phụ nữ Việt Nam. Với khúc hát quan họ Bắc Ninh, chàng trai và cô gái hát đối giao duyên, cô gái bao giờ cũng cầm trên tay chiếc nón ba tầm, nó giúp cô giấu khuôn mặt ửng hồng của mình khi chàng trai hát những lời bóng gió xa xôi về mối tình của chàng, thảng hoặc khi cô muốn kín đáo ngắm khuôn mặt bạn tình của mình mà không muốn để cho chàng biết.
Nón chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón trắng, đó chính là tín hiệu Việt Nam.

(st)

paper
31-08-2010, 15:37
Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa thuộc huyện Thanh Oai, Hà Tây, có một ngôi làng chuyên nghề làm nón - làng Chuông. Nón làng Chuông nổi tiếng từ cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ trang sức cho các bà, các chị, nhất là những thiếu nữ. Đến nay, những nét đẹp đó vẫn còn được gìn giữ như một biểu tượng văn hoá đặc sắc của người Việt Nam nói chung và người dân làng Chuông nói riêng.

Ai bảo nghề làm nón nhàn hạ?

Xã Phương Trung nằm cách Hà Nội hơn 20km là một vùng đất vốn dĩ khô cằn nên từ lâu, dân làng đã làm thêm nghề phụ. Nghề làm nón lá đã trở thành một trong những nghề truyền thống khá thành đạt. Nón lá nơi đây nổi tiếng dày, bền chắc và mũi đều, mềm mại. Nhưng để có được một chiếc nón ưng ý như thế người dân đã phải trải qua rất nhiều bước công phu.

Nón được làm từ lá lụi Quảng Bình, đòi hỏi lá phải trắng, mỏng, bền và đẹp. Nói về kinh nghiệm chọn lá tốt, bà Lưu Thị Thóc (75 tuổi) cho biết: “Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn". Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu.

Chị Thắng (35 tuổi, chợ Chuông) nhấn mạnh: “Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là lá rách ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc”.

Bà Thóc nói thêm: “200 lá lụi với giá 25.000 đồng cùng lắm chỉ làm được khoảng 30 cái. Làm quần quật chừng một tháng trời mới mong hoàn thành”. Khó khăn như vậy nhưng giá của mỗi chiếc nón làng Chuông lại rất phải chăng.

Chị Lý tâm sự: “Bình thường chỉ từ 3.000 đến 6.000 đồng/chiếc, mùa hè sẽ nhích lên, nhưng cũng không quá 10.000 đồng. Còn loại đẹp nhất, đắt nhất thì tầm 25.000đồng/chiếc. Mà loại này may lắm mỗi ngày chỉ làm được một chiếc. Tuy nhiên, với nhiều người, làm nón là niềm đam mê”. Tính trung bình, mỗi ngày, một gia đình cùng làm thu nhập chỉ khoảng 15.000 - 20.000đ. Chợ làng Chuông họp mỗi tháng sáu phiên chính, vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30. Tất nhiên, nón là mặt hàng chủ yếu, truyền thống của chợ làng Chuông.

Tự hào nón lá Việt Nam

Hiện nay, làng Chuông cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu chiếc nón mỗi năm. Không chỉ cung cấp nón cho khắp miền Bắc, mà nón làng Chuông những năm trở lại đây đã theo các đoàn khách du lịch, đông nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... ra nước ngoài. Khách hàng trong Nam chỉ cần gọi điện đặt số lượng, thoả thuận giá cả thống nhất, người làng Chuông sẽ tập kết nón gần bến xe Hà Đông, ngay lập tức chuyển hàng đi. Một số du khách nước ngoài yêu quý chiếc nón Việt đã về tận làng Chuông để tham quan và mua những món quà lưu niệm mang về quê hương. Đó có lẽ là món quà động viên quý giá nhất giúp người dân nơi đây vững tin hơn để giữ gìn và phát triển nghề.

Là một vùng thuần nông, đất chật người đông. Nghề nón muôn đời chỉ được coi là nghề phụ. Nhưng người dân nơi đây đều hiểu rằng, nhờ những chiếc nón giản dị ấy mà xóm làng được thay da, đổi thịt. Cụ Ngấn, mẹ anh Tuy, năm nay 78 tuổi, mắt mờ, tay run nhưng vẫn xỏ kim và khâu nón thoăn thoắt. Cụ bảo: "70 năm khâu nón rồi, xâu kim không cần nhìn vào cây kim, sợi cước. Các cụ xưa bảo, chẳng ai làm giàu được từ nghề nón nhưng gia đình tôi lại sống được nhờ nón. Nhà tôi mất sớm, để lại bảy con thơ. Hồi trẻ, mỗi ngày tôi khâu được 4-5 chiếc nón nuôi các con trưởng thành, bây giờ chúng đều khâu nón giỏi, sống đầy đủ được từ nón".

Sẽ khó có thể thấy hết được vẻ đẹp duyên dáng của những chiếc nón lá ẩn sau ngôi làng yên bình, dân dã ấy. Để rồi trong hội nghị APEC vừa qua, hình ảnh chiếc nón khổng lồ bất ngờ xuất hiện đã khẳng định thêm rằng chiếc nón lá thân thương bình dị của dân tộc sẽ không bao giờ mất nhờ bàn tay tài hoa và lòng nhiệt huyết của những con người bình dị nơi đây.

"Muốn ăn cơm trắng cá trê

Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Nguồn bài viết: Hương Trà - Tuyết Nhung, Vietnamnet

hoaitrang1984
31-08-2010, 20:12
Mình đăng ký 1 suất đi ngày 11/9 nhé, nhưng mình ở miền Nam ra học nên ko biết đường xá gì, ai tốt bụng cho mình quá giang xe thi gọi cho mình sđt 0914 586 899, thanks trước nha!

jimmy_vu
01-09-2010, 09:18
còn khưa khứa thời gian nhưng mình cứ đặt gạch 1 suất đã, xế 88 ^^

bonnehn
01-09-2010, 10:02
Nếu đi làng Chuông thì chỉ mất nửa buổi thôi, tính cả đi phiên chợ đấy, vì phiên chợ mở cũng muộn và tan vào tầm buổi trưa rồi, đi loanh quanh vài chỗ gần làng chuông thì may ra mới hết 1 buổi được paper ợ :D

bonnehn
01-09-2010, 10:05
Có vài tấm hôm đi phiên chợ nón Chuông đây.




https://i283.photobucket.com/albums/kk288/hoanganh79pt/22-30.jpg



https://i283.photobucket.com/albums/kk288/hoanganh79pt/3-88.jpg



https://i283.photobucket.com/albums/kk288/hoanganh79pt/8-62.jpg



https://i283.photobucket.com/albums/kk288/hoanganh79pt/2-94.jpg



https://i283.photobucket.com/albums/kk288/hoanganh79pt/6-68.jpg



https://i283.photobucket.com/albums/kk288/hoanganh79pt/16-39.jpg

paper
01-09-2010, 23:44
Ảnh phim của bạn bonne nhìn chút là thấy khác ảnh số. Rất đẹp :)
Các bạn sẽ đi đâu 4 ngày nghỉ? Chúc vui vẻ nhé :)

shine^^=
02-09-2010, 00:02
:( hic, 4,5/9 mình đc nghỉ ... đi được còn 11/9 lại đi học mất rồi :((
Mai thì sẽ đi xem bắn pháo hoa này ^^= mún đi Thung Nai nữa :">

Ladymieomieo
02-09-2010, 13:43
Cho em join với. am là sinh viên nên rảnh vào cuối tuần. nhưng kẹt một kái là em ko có phương tiện đi lại, nên chỉ dám xung phong làm ôm thôi. Mong có bác nào rảnh xe cho em ké với!

linh_hx
02-09-2010, 14:27
Bác cho em tham gia 1 suất Nón làng Chuông 11/09 với:
Ms. Linh (85): có xe máy
YM: [email protected]
Phone: 0123 8357 100

PeterPan
02-09-2010, 15:20
Mình vừa đi chợ nón làng Chuông về. Hôm nay là 02/09 nên chợ khá đông, thậm chí có cả chuyện... tắc đường như ở Hà Nội. Mình góp mấy cái ảnh cùng các bạn cho có khí thế nhé.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Chuong%20Village/langchuong1.jpg
Chợ nón làng Chuông.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Chuong%20Village/langchuong2.jpg
Ai mua lá (nón) tôi.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Chuong%20Village/langchuong3.jpg
Cả nhà cùng làm nón.

https://i811.photobucket.com/albums/zz34/DQi19/Chuong%20Village/langchuong4.jpg
Một làng làm rá nan trên đường từ làng Chuông sang Chúc Sơn.

bê chấm than
02-09-2010, 15:43
Cho tớ tham gia với nhé!!!

Đt: 0944644447
Y: hoaanh_cow

paper
02-09-2010, 16:37
Cảm ơn PeterPan, ảnh rất đẹp :)
Bạn nào đăng kí đi mà thấy "cảm ơn" phía cuối bài thì hôm CN tự động đến, ko phải nhìn danh sách lại nữa nhé :)

linh_hx
03-09-2010, 01:48
Bác cho em tham gia 1 suất Nón làng Chuông 11/09 với:
Ms. Linh (85): có xe máy
YM: [email protected]
Phone: 0123 8357 100

Bác ơi em bổ sung là 2 người nhé ^^

fireworkswu
03-09-2010, 19:11
Em tham gia chuyến đi làng Chuông 11/9 chị nhé.
Trước đây có lần em giới thiệu cho 2 vợ chồng người Pháp đi thăm, cũng đi đúng phiên chợ nón, về bà ý kể cảm giác như ở "au bout du monde" làm mình cũng sướng lây :)

heocon0952
03-09-2010, 21:10
e thi luc nào cũng sẵn sàng đi nhưng trường em thứ 7 vẫn học. sao ko tổ chức đi chơi vào chủ nhật chị

paper
03-09-2010, 22:33
Có vài bạn quanh đây comment là ko biết đi chơi đâu mấy ngày này...
Có rất nhiều điều thú vị nếu bạn ở HN lúc này:

1. Nếu bạn yêu tranh, nên qua Bùi gallery (tranh TQ, rất lạ) và Viet Art (tranh cô Đinh Ý Nhi, hiếm và đẹp), tối nay vừa khai mạc (và đã bán đc vài bức rồi). Mấy nơi khác vẫn còn mở là ảnh "Đời sen" trên Đinh Tiên Hoàng và triển lãm Bùi Xuân Phái tại Nguyễn Thái Học, đi ngay kẻo hết.

2. Sáng mai có dàn nhạc kèn tại vườn hoa Lí Thái Tổ. Tối mai tối ngày kia có nhạc dân gian tại phố đi bộ. Tối t7 có ca trù tại đình Giảng Võ. Nhiều phim tại các rạp và tối mai có phim của học viên khóa phim tài liệu tại Doclab Viện Goethe, rồi viện phim tại Hoàng Hoa Thám cũng chiếu phim tài liệu. Tối mai có nhạc ở L'eSpace và nhạc ở Cinematheque. Bạn nào ưa hội hè thì có một cái bar khai trương ở 8 Hàng Buồm và một cái white party ở Tunnel Bar Bảo Khánh tối mai.

Cần thêm thông tin về mấy vụ trên thì bạn tự Google nhé :)
Có rất nhiều cách để bạn thưởng thức một cuộc sống nhiều thú vị (và lành mạnh). Cứ đi một mình nếu bạn muốn (sẽ tập trung hơn vì ko phải...nói chuyện :)))
Chúc vui vẻ :)

tungtora
04-09-2010, 23:28
Cho em join với. am là sinh viên nên rảnh vào cuối tuần. nhưng kẹt một kái là em ko có phương tiện đi lại, nên chỉ dám xung phong làm ôm thôi. Mong có bác nào rảnh xe cho em ké với!

nếu bạn muốn thì có thể cặp đôi vs mình, mình có xe và cũng chỉ có 1 mình thôi, có cặp thì càng vui ^^
nhân tiện chị paper cho e đk join chuyến 11/9 này nhé ^^

ducle80
05-09-2010, 15:11
Bạn Paper ơi, mình biết được topic của bạn muộn quá,nên lỡ mất chuyến đi chùa Kiến Sơ,tiếc quá. Mặc dù rất thik đi phượt nhưng bây giờ do điều kiện gia đình nên ko đi dài ngày và đi xa được, nên ý tưởng đi xung quanh HN trong 1 ngày của bạn mình thấy rất hay. Bạn cho mình tham gia buổi đi làng Chuông ngày 11/9 này với nhé. Thông tin của mình đây:

Tên đầy đủ: Lê Anh Đức
Đt: 0912 641 072

Ah, cho mình hỏi tập trung ở đâu và mấy giờ bạn nhỉ ???

Cảm ơn bạn.
YM: leanhducneu

Adventure
05-09-2010, 16:36
Chương trình của bạn thật hấp dẫn. Cho mình đăng ký tham gia chuyến đi cuối tuần này nhé.
Giang: 0912570940

tungtora
06-09-2010, 11:50
tình hình là cuôi tuan nay em phai hoc bu thu 7 va phai truc truong nua nen em buoc long phai xin rut tuan nay.hen gap moi nguoi vao dip sau vay :(
Ps: xin phep admin,vi dieu kien khach quan em onl bang di dong nen khong the type tieng viet co dau duoc,mong cac bac thong cam.

paper
06-09-2010, 12:29
Hẹn gặp tung lần tới nhé :)

Mấy hôm mọi người đi chơi có vui ko?

Tớ rất thích ngày nghỉ, HN vắng người gần bằng (dù ko thể yên tĩnh bằng) hồi tớ còn bé.
Nhưng đi qua các triển lãm, một vài hoạt động khác, thì thấy.. tò mò chút, vì sự vắng vẻ. Mọi người chỉ đi xem pháo hoa thôi nhỉ :))

Mấy hôm tới có vài hoạt động cũng rất thú vị. Ví dụ liên hoan piano quốc tế, đây là hoạt động được đánh giá là có tầm cỡ quốc tế đầu tiên về piano đc tổ chức tại VN.
Luôn có những hoạt động rất hay ở xung quanh nơi bạn ở, mà có khi bạn dành thời gian đi nước ngoài (hay nc trong) cũng ko dễ dàng thưởng thức đc.
Mà mọi người đi nơi khác có đi nghe nhạc, xem tranh, xem kịch hay là xem phim ở nơi đến ko nhỉ? Hay chỉ ngắm cảnh vật thôi?

Chúc cả tuần tốt đẹp :)


tình hình là cuôi tuan nay em phai hoc bu thu 7 va phai truc truong nua nen em buoc long phai xin rut tuan nay.hen gap moi nguoi vao dip sau vay :(
Ps: xin phep admin,vi dieu kien khach quan em onl bang di dong nen khong the type tieng viet co dau duoc,mong cac bac thong cam.

heoluoi
06-09-2010, 12:32
chào các bạn, mình là thành viên phượt ở Sài Gòn, sắp ra Hà Nội vì ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.Đây là đầu tiên đi Hà Nội lại ra một mình nên mong các bạn HN giúp mình có một lịch trình đi hợp lý và "phượt" hết nhưng nơi đẹp nhất ở và xung quanh HN và quan trọng hơn là nhà nghỉ tiệt kiệm nhất :) , mình có 4 ngày ở HN thôi.Cám ơn các bạn nhiều nhé.

tungtora
06-09-2010, 13:23
chào các bạn, mình là thành viên phượt ở Sài Gòn, sắp ra Hà Nội vì ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.Đây là đầu tiên đi Hà Nội lại ra một mình nên mong các bạn HN giúp mình có một lịch trình đi hợp lý và "phượt" hết nhưng nơi đẹp nhất ở và xung quanh HN và quan trọng hơn là nhà nghỉ tiệt kiệm nhất :) , mình có 4 ngày ở HN thôi.Cám ơn các bạn nhiều nhé.

Chao mung ban den voi thu do ngan nam van hien cua chung ta.moi nguoi se nhiet tinh giup do ban :)

heoluoi
06-09-2010, 13:28
Chao mung ban den voi thu do ngan nam van hien cua chung ta.moi nguoi se nhiet tinh giup do ban :)

cám ơn bạn nhiều, nhưng tình hình là lúc đó sẽ rất đông, hic..., mấy bạn có biết chỗ nào thuê nhà nghỉ rẻ không?mấy bạn giúp mình có lịch trình đi nhá.

wishes2004
06-09-2010, 13:52
Rẻ là có những yêu cầu gì thế bạn? Vì mình thấy chỗ Cầu Gỗ, cạnh Hồ Gươm mà có khách sạn mini cũng có phòng giá tầm 2-250k/phòng. So với vị trí đắc địa thuận lợi cho đi dạo Hồ Gươm, đi phố cổ, không xa với Hồ Tây... là mấy thì giá đó với mình là ok. Với ngày như thế thì tốt nhất bạn nên book phòng sớm nhất có thể để có giá phải chăng. Chúc may mắn! :)

wishes2004
06-09-2010, 14:09
Rất tiếc là đi chùa Kiến Sơ vừa rồi F không đi được, đi làng Chuông tuần này lại trùng vào ngày làm bù dịp nghỉ lễ nên lại lỡ thêm lần nữa. Hy vọng sẽ tham gia cùng mọi ngươi vào dịp tuần sau. Chúc mọi người đi vui vẻ! :)

nhutrang
06-09-2010, 14:34
ý tưởng của chị thật là hay ! sống ở Hà Nội đã lâu nhưng vẫn không khám phá hết vẻ đẹp của Hà Nội ^^ chị cho em đăng kí cùng đi làng Chuông nha !
Như Trang - sdt : 01693371369 ( em mới mất máy, 2,3 hum nữa sẽ làm lại sim )

BCK
06-09-2010, 16:43
Có vài cái ảnh lần đi sông Đuống ở đây: http://ttvnol.com/f_233/1255641/page-6

Cheers !

paper
08-09-2010, 21:21
Vài thông tin khác về nón làng Chuông:

Cách Hà Nội 30 km có một ngôi làng cổ kính nổi tiếng về nghề làm nón lá. Cho dù bây giờ tên hành chính của nó là xã Phương Trung, huyện Thanh Oai nhưng có lẽ không ai lại quên cái tên làng Chuông đã từng đi vào dân ca Việt Nam.

Muốn ăn cơm trắng cá trê

Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông!

Trong thế kỷ trước, ở khắp Việt Nam đã có tới hơn 50 loại nón lá khác nhau, tuy vậy loại nón còn phổ biến tới bây giờ là nón hình chóp nhọn cổ điển, mô phỏng theo nón Huế. Hiện nay ở làng Chuông có tới 85% hộ làm nón, sản xuất 3.5 triệu chiếc nón một năm. Nón làm rất thủ công, một ngày có khi chỉ có thể làm được 3-5 chiếc.

https://farm1.static.flickr.com/52/187010860_0846d9c616.jpg

Để làm một chiếc nón cần năm loại nguyên vật liệu :

Khuôn : được làm bằng tre để dựng nón. Tre thường được lấy từ Hòa Bình. Khuôn làm nón làng Chuông thường được sản xuất ở Làng Vác (hoặc làng Lụa) cách đó 3km. Khuôn này khác với khuôn làm nón ở Huế vì ở Huế người ta dùng khuôn gỗ.

Nan tròn tạo khung nón : Nón làng Chuông có 16 khung còn ở miền Trung thường có 20 khung. Người ta sẽ đặt các lớp khung lên khuôn để định hình chiếc nón.

Lá nón : Lá được lấy từ Hòa Bình, từ miền Trung hoặc thậm chí từ Lào.

Mo tre : được lấy từ Hải Giang, đặt xen giữa các lớp lá nón

Chỉ khâu bằng nilon (cước khâu nón)

Để tìm hiểu rõ hơn về cách làm nón, bạn hãy tới thăm làng Chuông. Đi từ Hà Nội xuôi theo quốc lộ 6 đi Hòa Bình, qua thành phố Hà Đông thì rẽ trái vào quốc lộ 22 (đường đi chùa Hương). Đi qua xã Kim Bài sẽ tới Phương Trung và đường vào làng Chuông nằm ở phía bên phải. Bạn nên đến làng Chuông vào các ngày mười và bốn theo lịch âm lịch để tham gia các phiên chợ : ngày mùng 4,10,14,20,24 và 30 âm lịch. Hãy hỏi đường và tới thăm nhà của ông Trần Văn Cảnh (người có thể làm nhiều loại nón khác nhau), bà Hoàng Thị Sang (xưởng sản xuất nón xuất khẩu) và bà Tạ Thu Hương (người có thể làm những chiếc nón lá thời xưa).

Ảnh và bài: Sưu tầm :P

paper
09-09-2010, 14:35
Bây giờ sẽ tìm thêm thông tin về vài nơi tiện đường đi hôm đó:

1. Nơi sản xuất khuôn nón cho nón Chuông:

Ai về làng Vác…
(VOV) - Vác là tên nôm của làng Canh Hoạch nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai (Hà Nội), nơi có các nghề truyền thống: làm quạt, làm khuôn nón, làm lồng chim.
Nghề làm lồng chim ở Canh Hoạch (Vác) đã có từ nhiều đời trước. Từ xưa đã có câu ca dao:
Ai về làng Vác nhắn nhờ
Mua lồng Canh Hoạch, đồ thờ Võ Lăng…

Khoảng 5 năm trở lại đây nhu cầu mua lồng chim tăng vọt, nhờ đó làng làm ăn khấm khá. Ngoài những lồng chim thông thường (hàng chợ) làng còn làm những chiếc lồng tinh xảo (hàng tinh) có giá hàng chục triệu đồng.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại thích lồng chim Canh Hoạch. Người sành chơi cho rằng, lồng chim Canh Hoạch đạt ba tiêu chuẩn: đẹp, bền , sang trọng. Làm được như vậy là nhờ bí quyết từ bao đời truyền lại của người làng Vác. Lồng làm đến đâu bán hết đến đó, nhiều chủ buôn tận Lạng Sơn, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh… cũng đặt lồng của làng. Không chỉ thế lồng làm ra còn xuất đi Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)…

Đến Canh Hoạch hôm nay bạn sẽ thấy đường xá khang trang, nhiều nhà cao tầng mới xây, ít thấy hộ nghèo.

Anh Đào Văn Vững (31 tuổi) một người chuyên làm lồng chim cao cấp ở làng, đang làm chiếc lồng cao 3 mét, đường kính 1,2 mét của một “đại gia” Hà Nội về đặt với giá hơn 10 triệu đồng. Anh hào hứng giới thiệu từng chi tiếp nhỏ đều được gia công tinh xảo, nan lồng cũng phải là loại trúc đặc biệt. Anh Vững tự hào kể anh chuyên làm hàng tinh, ngay cả khi khách đặt lồng cao 6 mét anh cũng tiếp nhận. Ngày công của anh cao gấp nhiều lần so với những người khác cùng làng.

https://vovnews.vn/Uploaded_VOV/thuyhoa/20091104/5-LongchimCanhHoach-(15).jpg
Một họa tiết ở cửa lồng chim đựợc chạm khá tinh xảo

Chúng tôi đến gia đình anh Lương Văn Vỹ, một người làm lồng lâu năm ở làng. Anh Vỹ cũng chuyên làm hàng kỹ.

https://vovnews.vn/Uploaded_VOV/thuyhoa/20091104/7-LongchimCanhHoach-(10).jpg

Mong sao một ngày không xa, mô hình mỗi làng một nghề được quy hoạch và phát triển, để thương hiệu lồng chim Canh Hoạch sẽ được nhiều người trong nước và quốc tế biết đến như gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, tranh Đông Hồ, sơn mài Hạ Thái… Làng sẽ thành điểm du lịch văn hóa để giới thiệu về một nghề lâu đời của đất Bắc./.

Nguồn: Lê Bích (thực hiện) VOV

Hoặc sẽ đi một nơi làm mây tre đan nào đó bất kì ở gần Chuông.

paper
09-09-2010, 14:46
2. Một nơi khác gần đó:

CỔNG LÀNG ƯỚC LỄ
Phần lớn cổng làng truyền thống ở Hà Tây được xây dựng lần cuối ở thời Nguyễn thế kỷ XIX đến 1945. Song cũng có nhiều cổng được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI, XVII, như cổng làng Mông Phụ ở Đường Lâm, Sơn Tây, cổng làng Chi Quan ở Thạch Thất, cổng làng Ước Lễ ở Thanh Oai...

https://htx.dongtak.net/local/cache-vignettes/L488xH363/ConglangUocLe-081a2.jpg

Làng Ước Lễ chỉ cách trung tâm Hà Nội trên 30km. Làng vốn có một cổng trước, một cổng sau. Năm 1988, người ta đã làm lại một cổng mới ngay gần cổng trước. Cổng làng nói ở đây là cổng trước, nằm ở đầu làng, được xây từ thời Mạc. Cổng này cũng đã bị sửa chữa ở phần lầu gác trên đỉnh, chỉ có phần dưới là còn nguyên như cũ. Cổng làng Ước Lễ là một trong những cổng làng vào loại sớm và đẹp nhất ở Hà Tây còn lại đến ngày nay. Nhìn từ xa, nó cho ta cảm giác về một công trình kiến trúc vững chắc, đồ sộ như một công trình quân sự.

Cổng nằm ở đầu làng, chiếm một không gian lớn với cây cầu, cổng vòm, tường gạch có kích thước khá lớn. Cổng hình vòm cuốn, mái cong vút, hai cột bên và trên hai mặt đều đắp nổi chữ Hán. Thoạt trông cổng như một gác chuông chùa nhưng lại gây một cảm giác chế ngự của một công trình quân sự. Có thể nói, cổng làng Ước Lễ là một công trình kiến trúc đậm chất cổ kính và mang nhiều ý nghĩa đối với không gian văn hóa làng Việt. Có thể kể ra một số cổng đẹp, độc đáo, tiêu biểu như: cổng làng Ước Lễ, cổng làng Mông Phụ, cổng làng Cự Đà, cổng làng Đồng Kỵ, cổng làng Vạn Phúc...

Điều đặc biệt ở Ước Lễ, nếu hầu hết nhà dân ở trong làng có qui mô nhỏ, gặp phổ biến trong các làng xã cổ truyền ở Việt Nam, thuộc loại hình kiến trúc dân gian, thì cổng làng Ước Lễ không chỉ hàm chứa những yếu tố dân gian này mà còn mang đặc điểm của dòng kiến trúc chính thống bao gồm các thể loại: kiến trúc cung điện, dinh thự, kiến trúc lăng mộ, thành trì, kiến trúc tôn giáo như chùa, đình làng... thường có qui mô lớn, có sự tập trung tài năng, trí tuệ của các nghệ nhân, thợ cả.

Tương tự như chức năng của cổng nhà và cổng thành, cổng làng được hình thành nhằm cản chống thú dữ và địch họa, bảo vệ an ninh cho một cộng đồng và cổng làng Ước Lễ hội tụ đủ điều kiện đảm bảo chức năng này. Nếu kiến trúc của cổng thành xưa thường có sông hoặc đào hào bao quanh thì cổng làng Ước Lễ cũng có lạch nước phía trước mặt. Người vào làng sẽ đi qua một cái cầu bắc qua lạch nước rồi mới qua cổng và vào làng. Ngoài giá trị bảo vệ, lạch nước và chiếc cầu này đóng một vai trò không nhỏ làm nên vẻ đẹp nên thơ cho cổng làng Ước Lễ.

https://a8.vietbao.vn/images/vn888/anhvan/1/1/a/7/10.jpg

Giống như những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ của Việt Nam có mặt bằng bố cục và những hình thức tạo hình gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác kết hợp với nhau. Cổng làng Ước Lễ có dáng chung là hình thang, cao 6m, ngang 12m, được xây bằng gạch chỉ nung đỏ, chất liệu xây dựng, gia cố, làm mái hoàn toàn bằng gạch và bê tông, mang đầy sự bề thế, chắc chắn, thể hiện rõ sự đảm bảo về an toàn như ý nghĩa ngăn chặn kẻ thù ở những cổng thành, và nhờ có những bàn tay tài hoa của người thợ nên dù được làm với chất liệu hiện đại, cổng làng vẫn đậm nét xưa, cổ kính.

https://static.flickr.com/104/316936423_92ed192a8b_o.jpg

Bên cổng làng, trước đây còn có con chó bằng đá xanh, nhẵn bóng ngồi trên mặt đất, ngày đêm như canh chừng kẻ gian vào làng, được xem như một liệu pháp tinh thần phục vụ cho việc bảo vệ trị an.

Giống như một số cổng làng khác, cổng làng Ước Lễ có bốn mảng kiến trúc: vòm cổng, mặt cổng, trụ cổng và mái cổng. Những thành phần kiến trúc này không rời rẽ mà cấu kết với nhau, tạo sự bền vững, hài hòa, có giá trị thẩm mỹ.

Trên mặt trước cổng, đắp nổi ba chữ Ước Lễ môn (Cổng làng Ước Lễ). Ước Lễ không chỉ là tên làng mà còn là triết lý của Nho Giáo được dân làng tiếp nhận. Ước, Lễ là chữ dùng xuất phát từ lời của Khổng Tử (Bác học dĩ văn, ước chi dĩ lễ), ý nói muốn học rộng thì phải dựa vào văn (tức văn hóa); học đã rộng rồi thì phải chế định (Ước) bằng Lễ, ấy là điều cần thiết của người học rộng. Lấy Ước Lễ đặt tên làng thể hiện quan niệm trong cuộc sống phải luôn luôn giữ lễ.

ở mặt sau cổng làng Ước Lễ và ở nhiều cổng làng khác có chữ Thiểu cao đại. Ba chữ này là một điển tích trong Hán thư, nói về ông quan đời Hán tên là Vu Định Quốc, làm quan trong triều. Khi về quê ông thấy con cháu đang làm nhà, bèn dặn con cháu, làm cửa phải cao hơn một chút (thiểu cao đại). Có ý mong cho sau này con cháu làm quan to, thì xe ngựa mới đi vừa. Dùng điển tích xưa đắp trên cổng nơi dân làng thường qua lại, cũng là nhắc nhở mọi người phải có chí học hành, tiến thủ để được thành đạt trong cuộc sống.

Cổng làng Ước Lễ được xây dựng ở đầu làng, mở lối đi lại trên con đường chính vào làng. Do vậy, thành phần kiến trúc thứ hai, phần rất quan trọng của cổng là vòm cổng (lối cổng). Vòm cổng làng Ước Lễ xây cuốn hình vòm parapol, đây chính là sự phối hợp của hình vuông và hình tròn theo triết lý âm dương của người Việt. Vòm cổng được ghép bằng gạch viên và chít bằng vữa tạo thành vòm cong với đường lượn khéo léo. Trước đây, dưới vòm cổng còn có cửa làm bằng gỗ lim kiên cố, do tuần đinh đóng mở theo giờ quy định. Vòm cổng có tỷ lệ khá đẹp, vừa vặn với tỷ lệ của cả cổng, chiều cao 2,2m, chiều rộng 1,5m. Tỷ lệ này không chỉ hợp với nhu cầu đi lại của người dân mà có tác dụng cản những xe quá lớn vào làng để giữ cho không gian của làng được yên tĩnh và sự vững bền của các công trình trong làng không bị ảnh hưởng.

Xét về tính chất tạo hình, có lẽ trụ cổng và mái mới chính là bộ phận tạo nên bộ mặt thẩm mỹ, tạo nên sự khác biệt về hình thức giữa các cổng làng. Nếu trụ phía dưới được xây nằm lẫn vào mảng tường cổng thì các trụ bên trên lại góp thêm phần làm đẹp dáng cho cổng. Hai bên trụ cổng dưới còn được trang trí hình cá chép như nhắc đến tích cá vượt vũ môn nhắc nhở con cháu trong làng luôn phải chăm lo cho việc học hành. Phía trên vòm và mặt cổng được xây một vọng lâu có mái che cong vút.

Những trụ cổng bên trên vút lên cùng đầu đao của mái cổng tạo nên sự thanh thoát. Đây cũng là một thành phần không thể thiếu ở các cổng thành và cả cổng làng mang tính chất quân sự, ta có thể tìm thấy sự tương đồng này ở một vài kiến trúc xưa hiện còn, ví dụ như ở Ô Quan Chưởng.

Vọng lâu trước đây có tác dụng như chòi canh gác những kẻ xấu hay địch xâm nhập làng. Ngày nay, nó chỉ còn tác dụng làm đẹp cho cổng làng và để trong những ngày hội, làng treo cờ trên đó. Mái của vọng lâu cổng làng Ước Lễ gồm hai tầng, tám mái, được lợp bằng ngói ống lưu li. Mái cổng có mang đôi chút đặc điểm của Trung Hoa nhưng bật lên vẫn mang đặc trưng của Việt Nam với mái thẳng và hếch cong ở góc mái tạo nên sự thanh thoát của đầu đao, lấy từ cảm hứng mũi thuyền của nền văn hóa sông nước.

Phía trên cùng là bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái tạo hình đầu rồng nhìn chính diện, trên cùng là hình mặt trời với những tia lửa. Trang trí cầu kỳ trên mái đã thực sự trở thành điểm nhấn của nghệ thuật tạo hình cho kiến trúc cổng.

Các kiểu thức kết hợp chạm khắc, trang trí với kiến trúc cổng làng Ước Lễ đã có sự thay đổi. Thực tế, đây là một vấn đề khó nhận định bởi các chạm khắc, trang trí trên cổng có số lượng ít. Hầu hết tất cả các phù điêu, chạm khắc trên cổng đều là sản phẩm của các thế kỷ sau, không mang dấu ấn, đặc điểm của chạm khắc thời Mạc. ở đây, ngoài ý nghĩa làm đẹp, chúng là những thành phần thêm vào, làm tăng thêm yếu tố biểu hiện cũng như ý nghĩa tượng trưng của cổng.

Thường xuất hiện nhiều ở các cánh cửa, nghi môn... là hình tượng dơi dưới dạng ngậm chữ phước, gắn với yếu tố cầu phúc. ở cổng làng Ước Lễ, dơi được thể hiện trong tư thế bám vào cạnh mặt cổng có ghi đại tự, đầu lộn xuống hướng về câu đối cạnh cổng. Dơi được tạo hình gần với thực nhưng cánh mảnh và dài hơn, đầu cánh được cuộn tròn lại và phần nào trông giống như hoa lá cách điệu. Hai con dơi chạm trên cổng này ít nhiều đã được khái quát hóa, hình thức mảnh mai và được vũ trụ hóa bằng vân xoắn trên thân để mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Như thế, nó không chỉ mang tư cách trang trí đơn thuần mà còn chứa đựng một ý nghĩa cao xa hơn: con đường, lối cổng vào làng chính là cánh cửa đến nơi hạnh phúc.

Hình ảnh cá chép thể hiện trên cổng gần gũi với thực tế, có đường nét sinh động mà cách giải quyết lại hết sức đơn giản. Khúc đuôi của cá được uốn nhẹ chút ít, tạo nên thế cong vừa đủ để phá đi cái nặng, tĩnh của đầu và thân. Từ trên hai trụ cổng, đôi cá lao xuống chầu vào mặt và vòm cổng, giống như hình ảnh của tranh dân gian Lý ngư vọng nguyệt. Ở nhiều di tích kiến trúc, lân là một linh vật khá phổ biến. Lân có nhiệm vụ đứng ở cửa đình, đền với tư cách là thú chầu hai bên linh đạo.

ở cổng làng Ước Lễ, lân được chạm khắc cũng với ý nghĩa như vậy. Lân được chạm tròn và xử lý khéo về hình thức khiến nó hòa nhập hoàn toàn với mảng chạm đại tự trên mặt cổng, làm cho phần mặt cổng trở nên sinh động hơn. ở đây, lân được chạm đi đôi với rùa trong hình thức đắp nổi. Biểu tượng muôn thủa mà rùa thường mang theo là sự bền vững, tượng trưng cho sự trường tồn và cao quý, thể hiện cho mong muốn những lời dạy bảo của người xưa dành cho con cháu sẽ được giữ mãi

Nhiều và phủ dày đặc nhất trên kiến trúc cổng là các đồ án trang trí hoa thị chạy dọc trên diềm mái vọng lâu và thành lan can phía trên cổng làm thay đổi cảm giác về những đường thẳng đơn điệu trên kiến trúc cổng, tạo nên một nhịp điệu lên xuống nhịp nhàng của những cánh hoa. Sự có mặt của các đồ án hoa văn này đã phần nào làm thay đổi diện mạo của kiến trúc cổng làng Ước Lễ, làm cho nó duyên dáng hơn, nhẹ nhàng hơn cái kết cấu kiểu cổng thành vốn bề thế, chắc chắn nhưng nặng nề.
Cổng làng Ước Lễ hơi thiên về chất hoành tráng và điêu khắc nhưng trên nguyên tắc không thiên về tính đồ sộ, đối chọi hay lấn át thiên nhiên.

https://static.flickr.com/117/316932700_a63d0fc0e7_o.jpg

Quách Thị Ngọc An - Theo vietnamfineart.com

hien7886
09-09-2010, 15:51
Mình cũng chưa chắc chắn có được nghỉ hôm thứ 7 hay không. Nhưng vẫn đăng ký tạm 1 chân nhé :) mình có xe rồi, nếu hôm đó đi được mình sẽ tự lo xe cộ và sẽ tới đúng giờ. Thanks :)

thangsl
09-09-2010, 17:45
tuần này lại đi tiếp a chị siêu mẫu ;))
e 1 chân nhé o98865432o

fireworkswu
09-09-2010, 21:15
Nhóm đi làng Chuông được bao nhiêu người đăng ký rồi chị paper ơi? Tình hình nhìn chung mỗi người đăng ký 1 suất thì hôm đó cứ mỗi người 1 xe rồng rắn đi ạ?

paper
09-09-2010, 22:55
Đăng kí đi 1 chân là 1 chân thật đấy nhé!
Hay là 2 chân, hoặc 4 chân?


tuần này lại đi tiếp a chị siêu mẫu ;))
e 1 chân nhé o98865432o

paper
09-09-2010, 23:00
Hiện đã đủ người đi (những bạn nào nhìn thấy "Cảm ơn" dưới phần bạn đăng kí nhé).

Các bạn còn muốn đi sau đây xin hẹn... chuyến khác hoặc đi với nhóm khác nhé (có rất nhiều lựa chọn khác cho bạn)

Với một số bạn còn thắc mắc là hẹn ở đâu hay là sẽ đi như thế nào, thực ra tớ đã viết trước cả rồi. Ghi lại dưới đây:
Thời gian và địa điểm hẹn xem p4
Thông tin về điểm đến xem p5 và p7
Các lưu ý và chuẩn bị xem p2

Hẹn gặp t7 nhé :)

carokem
10-09-2010, 10:23
Mấy hôm ko vào phuot.com. Em cũng muốn đăng kí 1 chân nhé chị Paper.
Số dđ 0977860087

hien7886
10-09-2010, 12:00
Ôi, sáng nay tớ mới chắc chắn có được nghỉ hay không, giờ vào thì đã chốt danh sách rồi à? :( Tiếc quá!

carokem
10-09-2010, 12:10
Ôi chưa chốt danh sách đâu. Chị paper rất tốt bụng, lúc nào cũng welcome mọi người. Chắc là chị ấy đã định chốt danh sách rồi nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy cảm thương cho những con người có lửa trong người mà bị dập nên đã xóa mấy dòng đấy đi rồi.

trungpq
10-09-2010, 12:26
hay đấy. Lập nhóm nhanh đi nhé?và lên kế hoạch ròi alo nhé?

luusyd
10-09-2010, 13:44
minh la thanh
ban oi cho minh hoi tuan nay co di dau ko vay ?
vui long cho tham gia nhe
cam on nhieu.

luusyd
10-09-2010, 13:47
ban oi con cho trong cho dang ky 1 chan nhe: 0904037576

Pinka
10-09-2010, 14:21
Thứ 7 vẫn phải đi làm buổi sáng tiếc quá. Mong chuyến sau đi ngày chủ nhật. Chúc đoàn có chuyến đi vui vẻ.

timvoxuthanh
10-09-2010, 14:28
Hay quá. có lẽ phải đăng ký mới được..

bonnehn
10-09-2010, 15:25
Chẹp, Đi sớm thế này đói chít :D , nếu đi từ địa điểm trên mất khoảng 30p thôi :D, bạn Paper cân nhắc nhá :D

chuotcoi
10-09-2010, 17:01
ý tưởng của chị quá hay! em vào muộn quá lần khác chắc chắn tham gia ! chúc mai mọi ng đi vui :)

muamua
10-09-2010, 21:50
Tiếc quá đến lúc đi thì lại bị ốm, tình hình này đành bỏ lỡ chuyến đi ngày mai vậy. Chúc mọi người có một chuyến đi vui vẻ :)

tungtora
11-09-2010, 09:26
hom nay troi dep qua,tiec qua ko duoc di :((
Ca nha vui ve nhe.

ducle80
12-09-2010, 21:00
Em up một số ảnh chụp buổi đi làng Chuông với mọi người

https://lh3.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbV0W3oeI/AAAAAAAAAxA/p5AA5DLBels/Chuong2.jpg

https://lh4.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbWDjjVmI/AAAAAAAAAxI/l04KRad6nEs/Chuong11.jpg

https://lh5.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbhwA9J_I/AAAAAAAAAxc/LxKiwxEZvZM/s512/Chuong14.jpg

https://lh3.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbh5FnLgI/AAAAAAAAAxU/5HZ6EYsAMJQ/s512/Chuong3.jpg

https://lh5.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbXRG_AqI/AAAAAAAAAxQ/irrzrG43wcE/Khauhieu.jpg

https://lh3.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbiOs-4fI/AAAAAAAAAxg/GmbDi-DvwAg/Conglanguocle1.jpg

https://lh3.ggpht.com/_MtoXzzZswXg/TIzbhyYjF_I/AAAAAAAAAxY/B9oSWOkyKD0/s512/Chuong7.jpg


Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ. Hy vọng tiếp tục được tham gia các chuyến đi với mọi người !

Đức

paper
13-09-2010, 16:07
Hôm trước đã ko đến được làng đèn kéo quân và bạn Trang có vẻ còn nhiều ấm ức, cho nên đây là kế hoạch (phụ) cho làng đèn ông sao nhé ;)

https://ngoisao.net/News/Choi-blog/2010/08/3B9D10FC/13339_177926369393_68265939.jpg

Thời gian: Chiều tối t4 ngày 15/9 (tớ không hẹn được vào ngày t7 hoặc CN tới, vì "nghệ nhân" đã có kế hoạch từ trước để đi "biểu diễn" tại một vài nơi khác vào hai hôm cuối tuần)
Địa điểm: Làng nghề đèn trung thu Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây (cũ)
Nội dung: Học cách làm đèn ông sao và tự làm một vài cái đèn cho riêng bạn. Mang nó về để rước đèn vào đêm Rằm!
Gặp nhau tại: Cổng Big C
Bắt đầu đi lúc: 5h30 tối
(Mọi người sẽ đến sớm 15-20' để chuẩn bị nhé (mỗi người sẽ đi xe riêng hoặc tự hẹn người đi cùng, vì nếu gửi xe tại Big C thì chúng ta có thể về khi siêu thị này đã... đóng cửa). Nếu tới sau đó, bạn có thể tự đến nhà (bà) Nguyễn Thị Tuyến, xóm 14, thôn Hậu Ái - hiện chỉ còn gia đình trên còn giữ nghề đèn trung thu tại làng nghề này).

https://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/meoxu/2008/09/80909_mbt_denongsao_sp3.jpg

Vì chỉ có một buổi tối, nên lần đi này số lượng người tham gia sẽ ko hạn chế >:D<
Bạn có thể tìm hiểu về đèn trung thu tại đây, tự làm đèn cho bạn. Mua một chiếc đèn, bạn cũng động viên được người làng nghề duy trì nghề truyền thống của họ.

https://36pho.vn/images/stories/DIEM-DEN/Di-tich-le-hoi/tettrungthu1.jpg

tungtora
13-09-2010, 16:45
ui,the tuan nay ko co chuyen di nao cuoi tuan ha chi? :(
E chi di duoc vao cuoi tuan thoi,thiet thoi qua.

Adventure
13-09-2010, 22:31
Thế là chuyến đi cuối tuần chuyển thành chuyến đi giữa tuần hả paper :D
Muốn đi quá dưng mà 5h30 thi hơi khó, sẽ cố gắng để theo mọi người

paper
13-09-2010, 23:54
Hihi,

5h30 là sớm nhất sau giờ hành chính. Nhưng sẽ có một vài người (trong đó có tớ) đi sớm một hai tiếng trước đó. Và làm nhiều đèn ông sao hơn! =))

Adventure đi được vào lúc nào?
Nếu dùng Facebook thì cho tớ tên nhé. Để mọi người chia sẻ ảnh hôm trc :)


Thế là chuyến đi cuối tuần chuyển thành chuyến đi giữa tuần hả paper :D
Muốn đi quá dưng mà 5h30 thi hơi khó, sẽ cố gắng để theo mọi người

Adventure
14-09-2010, 11:31
Mình thì 5h30 may ra mới xong việc, hic :(
Bạn chỉ đường giúp mình, nếu không về quá muộn thì sẽ tham gia

wishes2004
14-09-2010, 11:43
alo, alo... có ai ở gần mạn Bờ Hồ cho F đi ké với được không? Đi buổi tối về muộn chỗ nhà F không gửi xe được :(. Về mặt thời gian thì F có thể đi từ 16h, giờ khởi hành thì tùy bạn đồng hành :)

Hoàng Phong
14-09-2010, 13:31
Thời gian: Chiều tối t4 ngày 15/9 (tớ không hẹn được vào ngày t7 hoặc CN tới, vì "nghệ nhân" đã có kế hoạch từ trước để đi "biểu diễn" tại một vài nơi khác vào hai hôm cuối tuần)
Địa điểm: Làng nghề đèn trung thu Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Tây (cũ)
Nội dung: Học cách làm đèn ông sao và tự làm một vài cái đèn cho riêng bạn. Mang nó về để rước đèn vào đêm Rằm!
Gặp nhau tại: Cổng Big C
Bắt đầu đi lúc: 5h30 tối
(Mọi ny).gười sẽ đến sớm 15-20' để chuẩn bị nhé (mỗi người sẽ đi xe riêng hoặc tự hẹn người đi cùng, vì nếu gửi xe tại Big C thì chúng ta có thể về khi siêu thị này đã... đóng cửa). Nếu tới sau đó, bạn có thể tự đến nhà (bà) Nguyễn Thị Tuyến, xóm 14, thôn Hậu Ái - hiện chỉ còn gia đình trên còn giữ nghề đèn trung thu tại làng nghề nà
Mình đăng ký tham gia với. Nhưng mình thắc mắc chút. Gửi xe tại Big C rồi mình sẽ đi bằng gì đến đó hả bạn? Mà nếu đi số lượng người k hạn chế đến chỗ "nghệ nhân" thì có chỗ để xe k?

paper
14-09-2010, 18:33
Bạn gửi xe hay ko thì tớ ko biết. Và nếu bạn gửi xe rồi bạn đi đến đó bằng gì thì tớ cũng ko biết luôn bạn ạ!
Vui lòng đọc kĩ trước khi hỏi và vui lòng tự lo cho bạn trước khi hỏi tớ làm cách nào lo cho bạn :)


Mình đăng ký tham gia với. Nhưng mình thắc mắc chút. Gửi xe tại Big C rồi mình sẽ đi bằng gì đến đó hả bạn? Mà nếu đi số lượng người k hạn chế đến chỗ "nghệ nhân" thì có chỗ để xe k?

paper
14-09-2010, 18:34
Sử dụng Google (hoặc dịch vụ bản đồ) Adventure ơi, tớ đã ghi cụ thể địa chỉ rồi. Khi gần đến nơi thì gọi tớ nếu cần :)


Mình thì 5h30 may ra mới xong việc, hic :(
Bạn chỉ đường giúp mình, nếu không về quá muộn thì sẽ tham gia

fireworkswu
15-09-2010, 11:44
Chị Adventure ơi, nhóm mình có mấy ace đi sớm hơn từ giữa chiều, các bạn xuất phát từ 5h30 sẽ có a Bonne dẫn đường. Nếu ko về kịp để đi với a Bonne thì chị theo chỉ dẫn này của chị Paper nhé:
"từ Big C, bạn có thể đi thẳng theo đường Láng - Hòa Lạc. Tới ngã tư Láng - Nhổn - Hà Đông thì rẽ phải về phía Nhổn. Đi tiếp và rẽ trái một lần nữa sẽ tới Vân Canh. Tới nơi, bạn có thể hỏi đường tới gia đình."
Nếu khó tìm quá chị cứ alo chị Paper hoặc a Bonne nhá :help :D

thangsl
16-09-2010, 11:41
im lìm wa nhỉ
https://i268.photobucket.com/albums/jj13/moclop_chuyennghiep/Image0073.jpg
bạn nào chưa đi hôm nay đi vẫn kịp đấy, mai thì cô chủ nhà ra bán sau bảo tàng dân tộc học rồi,ra đấy chỉ mua đèn thì được chứ ko được tự tay làm đâu ;)

paper
16-09-2010, 13:07
Ôi ko chỉ hai cái cờ quay vào trong :))
Mà hình như cái tua ở trên dài hơn tua ở dưới nữa bạn Thắng ạ. Hay là bạn đã lấy cái đèn của bạn Giang làm mẫu và làm theo :))


im lìm wa nhỉ
https://i268.photobucket.com/albums/jj13/moclop_chuyennghiep/Image0073.jpg
bạn nào chưa đi hôm nay đi vẫn kịp đấy, mai thì cô chủ nhà ra bán sau bảo tàng dân tộc học rồi,ra đấy chỉ mua đèn thì được chứ ko được tự tay làm đâu ;)

thangsl
16-09-2010, 13:17
cờ thì e ko biết, nhưng cái tua trên dài hơn tua dưới là đúng mà , hehe, em có cô em con chủ nhà ngồi cạnh hướng dẫn tận tình lém, chẹp, quên chưa lấy sdt em í :))

bonnehn
16-09-2010, 16:12
Giờ em mới tráng phim và biên tập xong bộ ảnh hôm đi Làng Vác - Ước Lễ

Mời các bác các cô vào đây xem bộ ảnh đây ợ , nhớ bật Loa lên nhá :D : http://www.vnphoto.net/anhbo/anhbo_details.php?anhboID=325

fireworkswu
16-09-2010, 23:46
Đèn ông sao đúng là tua trên dài hơn tua dưới, cái em làm theo mẫu xịn là như vậy chị paper nhé. Đèn Giang sau khi dán nhầm là phải cắt bớt tua dưới, cái nì em xin làm chứng ạ :D

Bắt đầu từ ngày mai các bạn đến gian hàng cô Tuyến ở bảo tàng DTH cũng sẽ được tự tay làm một số đồ chơi trung thu truyền thống, có điều ko "có cô em con chủ nhà ngồi cạnh hướng dẫn tận tình" như bạn Thắng thui ;)

@ a Bonnehn: ảnh mộc mạc, dung dị đúng chất Đời thường (c) Cơ mà em thích nhất là... nhạc nền :))

wishes2004
17-09-2010, 09:23
cờ thì e ko biết, nhưng cái tua trên dài hơn tua dưới là đúng mà , hehe, em có cô em con chủ nhà ngồi cạnh hướng dẫn tận tình lém, chẹp, quên chưa lấy sdt em í hớ hớ... cô em con chủ nhà 18 trăng tròn hay 45 xế chiều thía? :P
p/s: Tối mai Trà Chanh đấy nhá! ^^

paper
17-09-2010, 10:39
Úi cảm ơn cô fire nhé. May mà mình ko làm đèn ông sao, ko thì cũng phải cắt tua :))

Ảnh đẹp, bạn bonne ạ. Thế ảnh hôm trung thu đâu, hay là bạn mải mê ngắm các bạn gái (mà bạn dẫn đến) quên cả chụp ;))


Đèn ông sao đúng là tua trên dài hơn tua dưới, cái em làm theo mẫu xịn là như vậy chị paper nhé. Đèn Giang sau khi dán nhầm là phải cắt bớt tua dưới, cái nì em xin làm chứng ạ :D

Bắt đầu từ ngày mai các bạn đến gian hàng cô Tuyến ở bảo tàng DTH cũng sẽ được tự tay làm một số đồ chơi trung thu truyền thống, có điều ko "có cô em con chủ nhà ngồi cạnh hướng dẫn tận tình" như bạn Thắng thui ;)

@ a Bonnehn: ảnh mộc mạc, dung dị đúng chất Đời thường (c) Cơ mà em thích nhất là... nhạc nền :))

bonnehn
17-09-2010, 10:57
2 bạn Paper and fireworkswu cứ khen 1 cánh nhiệt tình đi ạ, không phải e dè đâu :D

Mà hôm đèn đóm ấy có gì đâu mà chộp, ngồi ngáp vặt :D, may mà lúc về lại được chén vịt luộc và nướng cũng đỡ tủi hơn :D

À mai có chương trình làng nghề gì ko nhỉ, mềnh hoãn vụ đi kia roài, Phố Hiến thế nào nhỉ ? được ko ?



Úi cảm ơn cô fire nhé. May mà mình ko làm đèn ông sao, ko thì cũng phải cắt tua :))

Ảnh đẹp, bạn bonne ạ. Thế ảnh hôm trung thu đâu, hay là bạn mải mê ngắm các bạn gái (mà bạn dẫn đến) quên cả chụp ;))

paper
17-09-2010, 20:44
Thêm vài cái ảnh của một bạn chụp nhé (quên chưa xin phép bạn ý trước khi post lên đây :(()

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash2/hs329.ash2/60953_1616383935726_1420194125_1619270_5526595_n.j pg

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs679.snc4/61914_1616409136356_1420194125_1619354_4902144_n.j pg

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash2/hs329.ash2/60953_1616383975727_1420194125_1619271_5050829_n.j pg

(hình gần nhất là ông tiến sĩ tớ giống cái ông tớ đã làm nhá!!!! Làm đc bao nhiêu phần cũng là làm :-")

paper
17-09-2010, 20:45
Thêm vài ảnh sản phẩm khác mà hôm trước (nữa) đã đi (nguồn ảnh cũng như trên). Các bạn siêu thật, đi một tí tẹo thời gian mà làm được bao nhiêu thứ :)>-

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs700.snc4/62057_1612634161984_1420194125_1610881_2069960_n.j pg

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash2/hs332.ash2/61266_1612619001605_1420194125_1610749_71321_n.jpg

https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs672.snc4/61266_1612618641596_1420194125_1610740_3795636_n.j pg

Chúc cuối tuần dzui >:D<

paper
17-09-2010, 20:47
Bonne ơi sao bây giờ mới thông báo là bạn đi được?
Chúng mình thấy bạn nói là tuần này bận, cho nên có ai dám đi chơi nữa đâu :((
!!!


2 bạn Paper and fireworkswu cứ khen 1 cánh nhiệt tình đi ạ, không phải e dè đâu :D

Mà hôm đèn đóm ấy có gì đâu mà chộp, ngồi ngáp vặt :D, may mà lúc về lại được chén vịt luộc và nướng cũng đỡ tủi hơn :D

À mai có chương trình làng nghề gì ko nhỉ, mềnh hoãn vụ đi kia roài, Phố Hiến thế nào nhỉ ? được ko ?

Adventure
18-09-2010, 16:22
Hôm thứ năm rồi về muộn quá, ko tham gia được, đành lên đây hóng ảnh của mọi người. :)
@Bonne: mình thích bộ ảnh làng Vác của bạn (c)

paper
20-09-2010, 09:06
Tháng 8 này là tháng của lễ hội mùa thu
Lễ hội Bắc Bộ thường được tổ chức hoặc vào mùa xuân, hoặc xuân thu hai kì.

Có bạn nào biết (hoặc có thể check) thông tin (chính xác và cụ thể) về một vài lễ hội mùa thu ở Hà Nội, Hà Tây hay là Bắc Ninh diễn ra vào cuối tuần này ko?
Đa tạ ;)

jimmy_vu
20-09-2010, 23:58
http://www.vietnamtourism.com/v_pages/tourist/festival.asp?chonthang=9&chonnam=2010
thông tin lễ hội nè paper, see u soon!

paper
21-09-2010, 08:42
Cảm ơn bác Jim,

Nhưng em cần thông tin chính xác và cụ thể cơ ạ.
List trong đây (hay một vài nơi khác) nghĩa là có thể có vào năm nay có thể ko, hoặc cũng có thể ko còn nữa bác ạ :)

Chúc bác vui!

http://www.vietnamtourism.com/v_pages/tourist/festival.asp?chonthang=9&chonnam=2010
thông tin lễ hội nè paper, see u soon!

tungteen
21-09-2010, 09:02
hay quá. Cho e đăng kí 1 slot ^^. Làm sao để join hả chị :-J

paper
22-09-2010, 09:05
Lần trước đã đi chùa Tổ của dòng thiền Vô Ngôn Thông. Tuần này mình sẽ đi tiếp một (vài) chùa Tổ của dòng thiền Lâm Tế nhé (nếu bạn quan tâm có thể search cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận và tìm đọc về dòng thiền này trong đó).
Các điểm đến khác (lễ hội xa hơn chẳng hạn :D), mình có thể bàn trong chuyến đi nhé.

Về lần này:

Thời gian: Thứ Bảy (25/9)
Nơi đến: Chùa Bổ Đà (Bắc Giang). Nếu tiện thời gian và đường đi...., có thể qua thêm vài chùa khác cũng liên quan đến dòng thiền này như chùa Bút Tháp, Phật Tích....
Tập trung tại: Nhà hát Lớn. 7h30 sẽ bắt đầu đi. Vì vậy bạn nào đi một mình nhưng muốn đi chung xe với bạn khác sẽ đến sớm trước đó 15-20', bạn nào ko cần sắp xếp vụ trên :) thì đến sớm 5-10' nhé. Ai đến muộn sau 7h30 sẽ tự đi theo sau đó.

Đây là phần Q&A :))
Tham gia thế nào? Tớ sẽ ko online được nữa từ giờ cho đến t7 :((, vì vậy các bạn ko cần đăng kí ở đây mà tự đến vào ngày giờ trên. Nếu đông người (hơn 10 người), thì đành chia nhóm nhỏ hơn để đi.
Chuẩn bị gì? Ăn uống? Xin các bạn xem ở các lần trước (mong các bạn vui lòng xem, vì tớ đã viết vài lần mà nhiều bạn vẫn nói là... chưa đọc, ko nhìn thấy... :( )
Các bạn cũng có thể mua bất kì đồ ăn gì ở địa phương hoặc trên đường theo ý bạn và tất nhiên đó là chuyện của bạn chứ ko phải của tớ nhé.
Câu hỏi khác? Nếu còn câu hỏi khác, xin bạn vui lòng đọc các bài ở trước để tìm câu trả lời. Nếu ko tìm thấy câu trả lời, xin bạn vui lòng.. đọc lại, tìm lại một lần nữa.

Các sắp xếp/chuẩn bị cá nhân (và thậm chí là chung), do các cá nhân tự sắp xếp/chuẩn bị nhé :) Nếu bạn ko đọc các post trước hoặc ko tự chuẩn bị hoặc...., tớ sẽ ko chịu trách nhiệm nếu bạn bị lạc đường, cần người hướng dẫn về điểm đến mà ko ai giúp bạn, phải ăn muộn, bị đói hoặc... ko có gì để ăn!

Xin cảm ơn và hẹn gặp t7 (BB)

paper
22-09-2010, 09:12
Thông tin về điểm đến trên Wiki, có bỏ đi một số phần (mà có lẽ phải check lại :)))
Bạn nào có hứng thú xin viết thêm một số thông tin phong phú hơn về chùa này nhé ;)

Chùa Bổ Đà (Tứ Ân tự 四恩寺) có tên chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà, và thường được dân trong vùng gọi tắt là chùa Bổ. Chùa nằm ở phía Bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chùa có từ thời nhà Lý thế kỷ 11 và được xây dựng lại vào thời Lê Trung hưng, dưới triều vua Lê Dụ Tông (1705-1728).

Đặc biệt trong chùa còn lưu giữ bộ kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị. Bộ kinh được hình thành xuất phát từ ý tưởng của các vị tổ sư, đồng thời cũng là những người xây dựng ra ngôi chùa muốn có một bộ kinh để truyền dạy đạo Phật, đồng thời là một di vật Phật học đặc biệt để lại cho đời sau.

Bộ kinh được xếp trên 8 giá, mỗi giá có 4 tập sách kinh gồm 240 tấm ván gỗ hợp thành, tất cả có khoảng gần 2.000 tấm. Mỗi tấm gỗ dùng để khắc kinh dài trung bình 50cm, rộng 25cm và dày khoảng 2,5cm. Nếu muốn xem đồng loạt toàn bộ kho kinh cổ ở đây thì phải có khoảng đất rộng 250m² để rải các tấm ván kinh ra. Bộ kinh được khắc trên gỗ thị, một loại cây gỗ mọc phổ biến ở vùng rừng núi này. Gỗ thị không những bền mà còn rất nhẹ, đây cũng là một đặc điểm thuận lợi để khắc cũng như vận chuyển kinh.

Trải qua gần 300 năm, bộ kinh hiện nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt là những tấm gỗ thị dùng để khắc kinh đều rất bền, đẹp, không bị mối mọt, dù không dùng một loại thuốc bảo quản nào. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo, đến nay vẫn còn rất sắc, rõ nét.

Đặc biệt, bộ kinh gỗ này có nói đến những đặc trưng của Phật giáo Trung Hoa khi được truyền vào Việt Nam với 3 tông phái (Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông). Trọng tâm của bộ kinh nói đến nỗi khổ của con người và sự giải thoát. Trong đó tiêu biểu nhất là Tứ Diệu Đế - 4 chân lý kỳ diệu của đạo Phật - gồm: Khổ Đế, Nhân Đế, Diệt Đế và Đạo Đế.

Gần đây người ta phát hiện thấy một di vật rất thú vị của nhà văn Nguyên Hồng tại chùa, đó là một bản chép tay những quy chế của nhà chùa.

Trong cuộc chiến tranh Việt - Tống 1077 quân Tống trú quân ở vùng đồi núi rừng cây Tiên Lát quanh khu vực chùa Bổ. Sau lần tấn công thất bại ở Như Nguyệt Quách Quỳ quyết định chọn điểm tấn công lần thứ hai là ở xã Tam Đa vì đoạn sông Cầu ở đây nông và hẹp, dễ vượt qua để tiến về Thăng Long. Lý Thường Kiệt đã dự phòng tình huống trên, nên đã đắp phòng tuyến cao và cắm rào tre dày, lập trại ngựa chiến và ém quân trong những nơi rậm rạp.

Quân Tống lợi dụng ban đêm từ vùng lòng chảo núi Tiên Lát bí mật tiến ra bờ sông, kết cây làm bè lớn, mỗi bè chở được 500 quân, rồi bất ngờ hạ thủy nhiều bè, ào ạt chở đại quân tiến vào địa phận Thọ Đức - Phấn Động, liều mạng mở đường đột phá. Khi đó quân Lý nhất loạt xông ra, từ trên bờ cao đánh xuống. Quân Tống nguy khốn muốn về không được. Toàn bộ đội quân Tống sang sông bị tan rã, phần lớn bị tiêu diệt, số còn lại phải đầu hàng. Sau trận thất bại này Quách Quỳ mất hẳn khả năng tấn công, phải ra lệnh ai bàn đánh sẽ bị chém[1].

Chùa Bổ Đà nằm dưới chân một đồi thông, rất đẹp và u tịch, xung quanh là tường đất bao phủ, phía xa có núi sông bao bọc. Nhiều người vẫn gọi Bổ Đà là chùa đất bởi không gian trong chùa man mác một màu nâu của đất, từ bể nước, tường, gạch cũ rêu phong.

Trải qua gần 300 năm, chùa đã được chỉnh trang, tu bổ nhiều lần, do vậy, kiến trúc tồn tại còn lại hiện nay mang phong cách triều Nguyễn - triều đại sau cùng của phong kiến Việt Nam.

Những năm gần đây khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh khá quan tâm tới Chùa Bổ. Để đi tới Chùa Bổ, từ Hà Nội đi tới thành phố Bắc Ninh, qua cầu Thị Cầu rẽ trái men đê sông Cầu và sườn núi 3 km là tới.

tung5917
23-09-2010, 14:27
Mình xin đăng ký tham gia topic nhé. May quá có hội này, đúng nhu cầu sở thích của mình.

Thực ra đi vào ngày chủ nhật thì phù hợp hơn với mình vì thứ 7 mình vẫn phải đi làm. Thứ 7 thì vẫn có thể đi được nhưng phải trốn việc và làm bù vào ngày hôm sau.

Mình xin phép up mấy cái ảnh làng Chuông mới chụp

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong2.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong5.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong6.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong9.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong10.jpg

tung5917
23-09-2010, 14:48
Tiếp. Toàn ảnh ở ngoài chợ Chuông, lúc vào làng thì mình lại không rút máy ra chụp cái nào.

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong3.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong7.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/langchuong8.jpg

paper
24-09-2010, 16:07
Đẹp lắm tung ạ,
Thích nhất mấy cái hình chỗ bán cạp nón, vì tớ ko chụp đc cái nào ở đó cả :))
Hẹn gặp hôm nào đó nhé :)


Mình xin đăng ký tham gia topic nhé. May quá có hội này, đúng nhu cầu sở thích của mình.

Thực ra đi vào ngày chủ nhật thì phù hợp hơn với mình vì thứ 7 mình vẫn phải đi làm. Thứ 7 thì vẫn có thể đi được nhưng phải trốn việc và làm bù vào ngày hôm sau.

Mình xin phép up mấy cái ảnh làng Chuông mới chụp

tung5917
24-09-2010, 18:01
Đẹp lắm tung ạ,
Thích nhất mấy cái hình chỗ bán cạp nón, vì tớ ko chụp đc cái nào ở đó cả :))
Hẹn gặp hôm nào đó nhé :)

Cảm ơn bạn.

Ngày mai mình sẽ tham gia off nhé. Có lẽ đến Nhà Hát Lớn khá sát giờ vì 7h15 mình còn có chút việc ở phố Đội Cấn.

paper
26-09-2010, 11:25
Hôm trước đã đi (theo thứ tự) chùa Tiêu Sơn - chùa Bổ Đà - đền Bà chúa kho.

Sau đây là một số thông tin về chùa Tiêu Sơn của chuyến đi đó nhé

Chùa Tiêu Sơn và pho tượng táng

https://quehuongonline.vn/Uploads/LibraryImages/chua_tieu_chua08t-to.jpg

Phong cảnh chùa Tiêu Sơn
Đi theo đường Hà Nội - Bắc Ninh, đến ki-lô-mét 20 nhìn về bên trái, thấy có quả núi đất mọc lên giữa đồng lúa mênh mông. Tại lưng chừng núi, giữa rừng cây sum suê, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Đó là chùa Tiêu Sơn, tên chữ Thiên Tâm tự, nay thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Nằm gần trung tâm Phật giáo Luy Lâu, lịch sử chùa Tiêu Sơn gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc. Linh khí đất Tiêu Sơn đã sản sinh cho dân tộc một người con ưu tú. Đó là vua Lý Thái Tổ.

Đến Tiêu Sơn, ngay trên đường lên nhà Tổ và chùa chính, ta gặp một nhà bia. Ở hai cột nhà bia đắp nổi đôi câu đối:

Lý gia linh tích tồn bi ký

Tiêu lĩnh danh khu đắc sử truyền

(Dấu thiêng nhà Lý còn bia tạc,

Danh thắng non Tiêu có sử truyền)

Ở giữa nhà bia đặt một tấm bia bằng đá nhám kích thước 60 x 40 x 25cm, mặt chính khắc bốn chữ “Lý gia linh thạch”. Bia trước ở vách núi, ba mặt bị đất cỏ che lấp, khi chuyển vào nhà bia, người ta mới biết mặt sau có khắc chữ Hán. Ông Nguyễn Công Nha, người làng Đình Bảng đã dịch nghĩa. Xin trích một đoạn: “Chùa Thiên Tâm có Lý Vạn Hạnh chủ trì tăng viện người làng Cổ Pháp. Đặc biệt phía Đông chùa, bên tả ngạn sông Tương có bà họ Phạm khi lên chùa đèn nhang thường thấy một vị thần hầu đứng cạnh cột chùa. Người dạy đi theo vào giữa hang núi lấy của. Điềm hóa khói hương bay hiện Lục giáp thần thông. Từ ấy, sư bà ngẫm sự việc hiện nơi mặt đá lúc ngồi trên núi (thấy trong người có sự linh nghiệm khác thường). Rồi ngẫu nhiên thành có thai sinh người con họ Lý”.

Ngay sau ngày bà Phạm Thị có thai, vì lễ giáo thời đó, từ chùa Tiêu bà đã không thể về quê mẹ ở Hoa Lâm. Bà được Lý Khánh Văn, em trai Lý Vạn Hạnh đưa về Đầm Sấu chăm sóc. Ngày 12 tháng 12 năm Giáp Tuất (974), bà sinh Lý Công Uẩn tại cái am nhỏ ở chùa. Từ đó ngôi chùa được dân gian gọi là chùa Dặn. Lý Công Uẩn tư chất thông minh lại được Lý Khánh Văn nuôi dạy chu đáo. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lê Long Đĩnh mất, được sự giúp rập của quốc sư Vạn Hạnh, Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tức vua Lý Thái Tổ, trở thành vị vua khai sáng triều Lý.

Chùa Thiên Tâm quy mô to lớn. Trước đây, hằng năm có hàng trăm tăng, ni từ khắp nước về đây nghe kinh, giảng đạo. Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. Vào năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi cổ tự bỗng chốc đã biến thành đống tro tàn. May thay ở sườn núi còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ. Hình bóng ngôi chùa ta chỉ còn gặp thấp thoáng đâu đây trong những trang tiểu thuyết “Tiêu Sơn tráng sĩ” của nhà văn Khái Hưng.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, chùa Tiêu Sơn đã được dựng lại đơn sơ trên nền móng cũ. Năm 1992, nhân dân địa phương công đức tiền của dựng ngôi bảo tháp thờ vọng Lý Vạn Hạnh ở trước tòa tam bảo; lại dựng tượng vị thiền sư trên đỉnh núi Tiêu. Tượng Lý Vạn Hạnh tạo ở thế tọa thiền cao 8m, mặt hướng về phía kinh thành Thăng Long. Năm 2001 dựng lầu Bồ Tát giữa hồ nước lớn trước chùa. Năm 2002 dựng nhà Tổ. Năm 2003 dựng tam bảo theo kiến trúc xưa.

Điều đặc biệt là khi chùa Tiêu Sơn vừa hoàn thành việc tôn tạo thì các bô lão ở địa phương chợt nhớ đến lời của dân làng từ bảy tám mươi năm trước nói rằng ở ngôi tháp trước tòa tam bảo có cốt một nhà sư. Ngày ấy, qua khe gạch nứt vỡ người ta đã nhìn rõ hình hài pho tượng táng. Sau do chiến tranh và sợ bị động, nhà chùa đã xây bịt cửa tháp. Chắp nối lời kể và qua khảo sát thực tế, vị sư trụ trì đã xác định được vị trí của ngôi tháp đó.

Tháp xây gạch cao hai tầng. Tầng một của tháp rộng 2,4m. Ở bốn mặt tầng hai của tháp có gắn các hoa văn trang trí bằng đất nung cỡ 30 x 30cm. Ở riềm bức họa gắn tại cửa chính có đắp nổi các chữ Hán viết theo lối chữ triện. Đọc các dòng chữ đã xác định được ngôi tháp này là của Hòa thượng Thích Như Trí, tên hiệu Tính Không và tháp được xây vào năm thứ tư niên hiệu Bảo Thái (1723). Hòa thượng Thích Như Trí là người có công trùng san và in nhiều bộ sách Phật học, trong đó có “Thiền uyển tập anh”. Trong lời tựa bản “Thiền uyển tập anh”, Nhà xuất bản Văn học in năm 1990, Hòa thượng Thích Thanh Tứ viết: “Thiền uyển tập anh là cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu đời Trần.

Cho đến nay chúng ta chỉ có bản trùng san in năm Vĩnh Thịnh 11 (1715) thời Hậu Lê và bản in cổ nhất được Hòa thượng Thích Như Trí và các môn đồ của ngài khắc in ở chùa Tiêu Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh”.

Nhằm bảo quản lâu dài di cốt của một bậc cao tăng, ngày 5-3-2004, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cửa tháp đã được mở. Ở vòm tháp có pho tượng Hòa thượng Thích Như Trí rất đẹp. Vẻ mặt tượng sống động và tự nhiên. Sư ngồi thiền trong tư thế “bán già” rồi viên tịch. Da tượng nom tựa đất nung. Nhìn dáng vẻ, biết lúc sống sư là người phương phi cao khoảng 1,7m. Đáng tiếc là nằm chỗ môi trường ẩm thấp trong nhiều năm đến nay pho tượng không còn nguyên vẹn nữa. Ở giữa sống mũi và mắt trái có lỗ thủng. Tay phải bị vỡ từ khuỷu tay. Tay trái vỡ cách nách 5cm đến hết bàn tay. Đùi phải bị thủng một lỗ to và vỡ từ đầu gối xuống đến ống chân. Điều làm những người nhìn thấy pho tượng vô cùng ngạc nhiên là ở những chỗ xương bị gãy vỡ, người ta thấy xương tủy như còn tươi.

Trần Văn Mỹ (Hà Nội mới)

https://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/201007/1735115649-1-Ch%C3%B9a-Ti%C3%AAu.jpeg
Ảnh: st :))

Gần bảy tháng sau khi được rước ra khỏi ngôi tháp cổ ngày 26-9, pho tượng di thể của thiền sư Như Trí đã được tu bổ, khôi phục xong. Nhưng chung quanh pho tượng táng (viên tịch nhưng thân xác không phân hủy) cực kỳ quý giá thứ tư được tìm thấy ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều bí ẩn.

Phát hiện đã... 60 năm

Ngày 5-3-2004, trước sự chứng kiến của hàng trăm nhà sư, phật tử và đại diện chính quyền địa phương, ngôi tháp cổ đã được khai mở. Và nhục thân Thiền sư Như Trí trong tư thế ngồi kiết già được rước ra, bị hư hỏng nặng: tay rụng, mắt trái thủng, toàn thân nứt nẻ. Nơi cất giữ tượng ẩm thấp, nước vẫn tiếp tục nhỏ xuống từ các mạch vữa lở lói. Trên tháp có tấm bia nhỏ ghi: Đây là "Viên Tuệ tháp" được đệ tử nối pháp của ngài là Tính Phong (cùng hàng môn nhân) dựng vào mùa xuân năm 1723 đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái thứ tư. Như vậy pho tượng và ngôi cổ tháp đã có ít nhất 281 năm tuổi.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên pho tượng được phát hiện. Theo nhà sư Đàm Chính trụ trì chùa Tiêu Sơn cách đây hơn 60 năm, đã có một người nhìn thấy hình pho tượng và lấy que chọc thủng mắt trái. Sau đó, lỗ hổng trên tháp được nhà chùa bít lại nhưng không ai nghĩ đó là di thể thật của một thiền sư.

Nhiều năm sau, dư luận được dịp sửng sốt vì sự phát hiện ra ba pho tượng táng của Thiền sư Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Khắc Trường ở Chùa Đậu, thiền sư Chuyết Tuyết ở chùa Phật Tích, nhưng vẫn không ai để ý đến câu chuyện pho tượng ở Tiêu Sơn tự, dù đây là ngôi chùa có lịch sử 1.000 năm, đã từng là Trung tâm thuyết giảng và đào tạo về Phật giáo lớn nhất Việt Nam, dưới thời quốc sư Lý Vạn Hạnh và một số đệ tử nối pháp trụ trì.

Kỳ công độc nhất vô nhị

Những nghiên cứu di cốt đã cho kết luận: Thiền sư Như Trí là một người đàn ông, cao xấp xỉ 1,65m, viên tịch trong độ tuổi từ 45 - 50.

Một vị chức sắc Phật giáo cho rằng ở cái tuổi đó mà thiền sư Như Trí đã luyện được cách khiến di thể bất hoại là một kỳ công độc nhất vô nhị.

Qua vị trí sắp xếp các xương; qua phương pháp phân tích phổ hồng ngoại, các nhà khoa học cũng nhận thấy: Thiền sư được phủ sơn ta (sơn mài truyền thống) và các phụ gia khác ngay sau khi viên tịch.

Một trong những phát hiện kỳ thú nhất là trong bụng nhục thân có một khối to hợp chất bằng quả bưởi . Hợp chất này, sau khi phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, có thể khẳng định: đây là các chất vô cơ có cấu trúc tinh thể, và nó là các chất còn lại của phần phủ tạng trong bụng thiền sư.

Như vậy đây cũng là pho tượng táng cả ngũ tạng, đặc biệt hơn các xác ướp Ai Cập (để bảo vệ di thể không hư hoại, người Ai Cập phải mổ bụng, đưa hết lục phủ ngũ tạng, óc ra ngoài).

Việc chụp phim X - quang pho tượng đã cho thấy nhiều điều hết sức mới mẻ: Sau khi bồi lớp thứ nhất, người xưa đã đặt một tấm đồng lớn trên lưng (chiều dài 65cm, rộng 15cm) và một tấm đồng trên ngực (rộng 22cm) thiền sư, rồi mới bồi thêm lớp nữa. Ngang và dọc trên đầu, cổ và bắp tay là những dải băng bằng đồng có các kích thước khác nhau từ 4 - 21mm.

Các nhà khoa học tuyên bố đây là hiện tượng lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam . Những tấm đồng này có khả năng giúp cho tư thế ngồi của thiền sư vươn thẳng, tránh bị cúi gập xuống ở phần cổ, lưng và có thể bảo vệ hộp sọ.

Từ các phát hiện trên, chứng tỏ phương thức táng tượng của Việt Nam rất độc đáo và đạt trình độ rất cao. Phương thức táng này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc với tên gọi "giáp trữ tất".

Công việc trùng tu sở dĩ kéo dài hơn dự kiến là vì pho tượng hư hại quá nặng và tính chất táng có nhiều điểm mới mẻ.

Đầu tiên, các nhà khoa học tiến hành phải tiến hành diệt khuẩn, nấm mốc và côn trùng. Sau đó quy trình được bảo đảm nghiêm ngặt: bọc vải, bó, hom, lót, thí... với 13 lớp sơn và thếp bạc.

Tu bổ hoàn thành, pho tượng nặng 34kg, chiều cao tư thế ngồi 78,5cm, được đặt trong một khám sơn son thếp vàng có hộp kính kín dày 10mm (do nhà máy kính Đáp Cầu đúc) chứa đầy khí ni tơ để bảo vệ, đặt ở nhà Tổ chùa Tiêu Sơn.

Một phiên bản khác của tượng được làm bằng composite và 10 lớp sơn, vải, mạt cưa nặng 55,5kg đặt trong thân ngôi tháp cổ để du khách và phật tử chiêm bái.

Theo Gia đình và Xã hội

tung5917
26-09-2010, 11:34
Cảm ơn bạn paper đã tổ chức chuyến đi. Dù có 1 chút mưa trên đường về nhưng không hề hấn gì.

Vài ảnh về chùa Bổ trước nhỉ. Thấy ấn tượng nhất với mấy cái cổng chùa.

Cổng đầu tiên

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda2.jpg

Cổng thứ 2

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda3.jpg

Mặt sau của cổng thứ 2

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda4.jpg

tung5917
26-09-2010, 11:36
Kinh thư in khắc trên gỗ

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda1.jpg

paper
27-09-2010, 13:59
Tiếp về chùa Tiêu Sơn của chuyến đi trước. Đây là địa danh được nhắc đến trong "Tiêu Sơn tráng sĩ" (nv Khái Hưng).
Dưới đây là một phần của TSTS:

Hồi 4 - Tiêu Sơn Kết Nghĩa

Đã lâu nay cửa tam quan chùa Tiêu sơn rào kén hẳn hàng ba, bốn lần tre, hóp và chông chà.
Khách thập phương phải đi qua một con đường vòng chạy theo chu vi trái đồi, rồi rẽ ngoặt ra phía bên. ở đó có một cái cổng nhỏ hẹp nhưng xây rất kiên cố. Qua lần cổng, một hàng bậc gạch cao và giốc đưa đến nhà trai. Như thế , đứng trên ngọn đồi hay trong lầu Tiêu Lĩnh nhìn xuống có thể biết ai sắp đến chùa, nhất lại có một cái lạch nước rất sâu ngăn chận đồi ra với con đường vòng. Cái lạch ấy, sư Phổ T nh cho đào để lấy đất đắp bức tường dài bao bọc quanh đồi. Và cũng nhờ việc to tát ấy mà nhà sư đã được dân làng nức nở ca tụng công đức. Họ cho nhà sư đắp tường đào hào như thế không những chỉ có một mục đích giữ chùa, mà còn có mục đích che chở cho dân quanh vùng trong khi nhiễu loạn, vì hạt ấy, họ sợ hãi bọn Nguyễn Đoàn, Phạm Thái lắm, tuy chỉ sợ bóng sợ gió.
ý chừng Phổ T nh thiền sư cũng biết vậy, nên ngay ở cửa tam quan, có dán một tờ yết thị nói cửa từ bi không hẹp, ai sơ quân cường đạo cướp bóc cứ vào chùa nương náu ít ngày, nhà chùa sẵn lòng dung nạp.
Kỳ thực chỉ có đồ đảng của Phổ Tĩnh là hay lui tới cửa chùa và tờ yết thị kia không có mục đích gì khác là để che mắt quan quân. Chẳng thế có khi trong chùa tụ họp đến hàng trăm người mà viên phân phủ Từ sơn vẫn không lưu ý tới, cho rằng đó toàn là lulung bọn quê mùa yếu hèn, nhút nhát đến ẩn núp. Không những thế, viên phân phủ còn nhân tờ chiếu của vua Quang Trung bắt bỏ hết chùa nhỏ trong các làng đệ dựng một ngôi chùa lớn ở mỗi phủ, mỗi huyện, mà đệ tờ bẩm lên quan trấn thủ xin lấy chùa Tiêu sơn làm chùa chính thức được trụ trì, ở chùa ấy.
Tuy việc tư xin bị đình bãi, vì từ khi vua Quang Trung thăng hà, vua Quang Toản và thái sư Bùi Đắc Tuyên không còn lưu tâm gì đến công việc cải cách thiền học nữa, nhưng lòng tín nhiệm của quan quân hạt Kinh Bắc đối với Phổ T nh thiền sư, nhờ việc đó mà ngày một thêm vững chặt.
Lòng tính nhiệm hầu hoàn toàn ấy đã giúp đồ đảng bí mật của Quang Ngọc hoành hành dễ dàng ở vùng Kinh Bắc, vì những viên kiện tướng của chàng đều là các sư ông, sư bác mà tay quan trọng nhất là Phạm Thái tức sư ông Phổ Chiêu chùa Linh Đài, làng Nghiêm Xá.
Chiều hôm trước nhân sư bác chùa Đình Bảng đến báo có một bà hoàng phi bị bắt giải về giam ở phủ Từ sơn, Quang Ngọc liền hốt hoảng chít vội cái khăn vuông xuống tận mắt và khoác vội vào mình cái mền nâu cũ, cho người ta không nhận được ra đi.
Nguyên chàng vẫn biết rằng từ khi thành Thăng Long mới vỡ, người em thứ ba vua Lê là Lan quận công Duy Chí đem bà hoàng phi họ Nguyễn chạy lên Tuyên Quang rồi chiêu dụ những người thổ hào cùng nhau lo toan việc hưng phục.
Nhưng Duy Chí mới chống chọi với quân Tây sơn được vài tháng ở Bắc Lạc thì bị bắt bỏ cũi giải về Phú Xuân hàng hình cùng với hết thảy các tướng tá. Hoàng Phi liền rời Tuyên Quang trở về hạt Kinh Bắc ẩn núp ở trong các nhà bình dân. Quân Tây sơn thường đi lùng bắt mà không được, vì người Kinh Bắc vẫn còn mến tiếc nhà Lê, không ai chịu tố cáo nơi hoàng phi trú ẩn.
Khi đã dò biết đích xác rằng hoàng phi bị bắt, Quang Ngọc vào hàng cơm nhà Ngỗng ở phố phủ, định sai chủ quán, một đảng viên của đảng Tiêu sơn, đưa ngay tin đến Nghiêm xá cho Phạm Thái. Chẳng ngờ gặp giữa lúc Lê Báo đang uống rượn và nói nhiều câu khảng khái. Chàng liền dốn ngồi lại để xem ông khách trẻ tuổi kia là người thế nào, nhất chàng lại như bị cái sức vóc vạm vỡ và nét mặt tươi như hoa của kẻ kia lưu luyến.
Việc cần kíp thứ nhút của Quang Ngọc khi đã đưa Lê Báo về tới chùa là viết thư sai người tức tốc đến Kinh Bắc giao Nhị Nương đem về Nghiêm xá cho Phạm Thái. Chàng biết tất có binh mã đuỗi theo con đường Từ sơn - Kim Lũ, nên chàng không cho người mang thư đi lối ấy. Chàng lại biết đàn bà, con gái ít khi bị ngờ vực, khám xét, nên việc thông tin tức chàng thường giao cho bọn họ.
Vào khoảng cuối giờ Tỵ, Phạm Thái tới chùa Tiêu sơn. Quang Ngọc đã dứng chờ ở chân đồi. Hai người lớn tiếng chào nhau:
"A di đà phật?" - Lê Báo đâu?
Quang Ngọc cũng khe khẽ đáp lại:
- Trong chùa.
- Có việc gì quan hệ nữa không?
- Có, chốc nói chuyện.
Lên đến đầu bực thang gạch, nghe có tiếng mõ lớn thưa thớt rời rạc. Phạm Thái mỉm cười, theo Quang Ngọc qua cái cửa nách bước vào chùa trên. Một nhà sư đầu mới cạo nhẵn thín, khoác áo cà sa ngồi ở cái bục gỗ trước bàn thờ, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, tay uể oải gõ mõ. Hình như nhà sư chú hết tinh thần vào sự tụng niệm, nên không biết có hai người vừa vào, tuy họ đã cất tiếng chào:
"A di đà phật?" Thấy người kia không nhúc nhích, Quang Ngọc đưa mắt liếc Phạm Thái, mỉm cười rồi lại gần bàn thờ gọi:
- Lê Báo?
Lê Báo vờ không nghe rõ, vẫn ngồi đọc kinh, mắt chăm chăm để vào quyển sách chữ lớn mở đặt trên giá. Quang Ngọc cáu tiết, đến sau lưng ghé vào tai nói:
- Mới tu được một buổi mà đã mộ đạo thế ư?
Bấy giờ Lê Báo mới rời quyển kinh, ngước mắt nhìn lên, nhoẻn miệng cười:
- Không, đệ có đọc kinh đâu, đệ ngâm thơ đó chứ?
Cả ba người cùng cười ồ. Bỗng một chú tiểu ở ngoài đi vào để thắp hương.
Các nhà sư lại im bặt, nét mặt người nào người ấy đều có vẻ thành kính, nhu mì, kín đáo. Phổ Tĩnh vờ hỏi Lê Báo:
- Sư cụ bên ấy vẫn được mạnh đấy chứ?
Lê Báo hấp tấp đáp lại:
- Thưa ngài....
Phổ Chiêu vẻ mặt trang nghiêm vội đỡ lời:
- Bạch sư ông, cụ Phổ Mịch nhờ ơn Phật tổ vẫn được mạnh như thường.
Phổ tĩnh mỉm cười rồi quay ra bảo chú tiểu, ý chừng mới tu ở chùa này:
- Gọi chú Mộc?
Một lát sau, bước vào một người to lớn, gân cốt nở nang, cặp mắt tròn xoe, da dẻ hồng hào.
Phổ Tĩnh hất hàm hỏi:
- Nó mới đến, chú đã biết tâm địa ra sao mà dám cho lên chùa trông nom việc đèn nhang?
- Bạch sư ông, nó ở trong bọn thủ túc chân thành của đệ tử. Đệ tử xin cam đoan chịu hết trách nhiệm.
Phổ T nh hơi gắt:
- Đành vậy, nhưng cứ phòng bị trước thì vẫn hơn. Tiệc đã sửa soạn xong chưa?
- Bạch sư ông đã.
- Có nhiều rượn ngon đấy chứ?
- Bạch sư ông, đủ cả. Đệ tử đã cho xong đâu đấy ở trên lầu Tiêu Lĩnh.
- Được, ta không cần đến chú nữa.
Chú tiểu lễ phép cúi đầu chào, đi ra. Phổ T nh đóng cửa cẩn thận mà nói rằng:
- Thôi, bây giờ chúng ta không còn lo sợ điều gì, cú việc bình tĩnh mà đánh chén, vì muốn lên Tiêu Lĩnh tất phải qua chùa, mà cửa chùa thì đóng khóa kiên cố lắm.
Thấy Phạm Thái thì thầm nói chuyện với Lê Báo, Quang Ngọc quay lại hỏi hai người :
- Chỗ quen biết cả đấy. Mà dù chưa quen biết thì rồi cũng phải quen biết. Anh hùng trong thiên hạ phỏng được bao người, sao không cùng nhau làm việc đại nghĩa.
Phạm Thái đáp:
- Ngu đệ vẫn được nghe đại danh của quan Thiên thơ khu mật viện sự. Nay được gặp ngài thực lấy làm hân hạnh.
Quang Ngọc thẳng thắn cười lớn:
- Ngài? Cái tiếng xưng hô ấy không được ổn bỏ nó đi.
Lê Báo cũng nói:
- Phải, chỗ anh em sao lại gọi thế?
Quang Ngọc bàn:
- Muốn chính kỳ danh, trước hết phải chính kỳ vị. Ngày xưa anh em Lưu, Quan, Trương kết nghĩa tại vườn đào, rồi lập nên cơ nghiệp kinh thiên động địa.
Vậy ngày nay, sao chúng ta không theo gương ấy mà cũng kết làm anh em?
Lê Báo vỗ tay, thét vang như tiếng lệnh:
- ồ? Phải đấy? Hay? Hay? ý đại huynh hay lắm! Phạm Thái mỉm cười:
- Trong ba anh em mình chẳng biết có ai giống Lưu Huyền Đức, Quan vân Trường không, như giống Trương Dực Đức thì Lê hiền hữu thực là giống như đúc.
- Vậy đệ xin làm em út chứ sao.
Quang Ngọc hỏi:
- Hiền hữu niên canh bao nhiêu?
- Mười chín tuổi.
- Thế thì hiền hữu là em út hẳn đi rồi, vì Phạm quân hơn hiền hữu một tuỗi.
Phạm thái khiêm tốn:
- Nhưng Lê hiền hữu giòng dõi tôn thất nhà Lê, ngu đệ xin nhường là anh.
Phổ T nh vội gạt:
- Không được, chỉ có một điều đáng kể:
Ai hơn tuổi là anh.
- Hiền huynh đã dạy như thế, thì hai em hẳn phải vâng theo. Vậy bây giờ chúng ta phải thề ra sao?
Lê Báo hỏi:
- ở chùa này cũng có thờ Quan Công đấy chứ?
Quang Ngọc cười:
- Chùa nào lại chẳng thờ đức Thánh Quan.
- Thế thì hay lắm. Chúng ta cứ đến trước bàn thờ ông ấy mà thề.
- Phải đấy, phải đấy?
Ba người liền cùng nhau lại bàn thờ Quan Clông. Lê Báo bảo hai bạn:
- Trông Quan vân Trường lẫm liệt oai phong lắm nhỉ? Có lẽ vẻ lẫm liệt oai phong ấy là nhờ ở bộ mặt đỏ, mà muốn có một bộ mặt đỏ tất phải uống nhiều rượn Vậy trước khi phát thệ, sao ta không đem rượn lên dâng ngài rồi cùng nhau uống thực say đã?
Quang Ngọc cười:
- Vì say rượn hiền hữu suýt bị thiệt mạng ở tửu quán, thế mà vẫn không chừa?
Lê Báo lấy làm xấu hổ với Phạm Thái, nói chữa thẹn:
- Hiền huynh tưởng ngu đệ say à? Ngu đệ uốn gấp năm, gấp mười thế cũng chẳng thấm vào đâu. Chẳng qua giữa lúc bất ngờ bị chúng nó đẩy cái bàn vào người, nên ngu đệ ngã đó mà thôi.
Phạm Thái vốn thích rưỡn mà uống bao nhiêu cũng không say, liền đỡ lời bạn:
- Lê hiền hữu nói rất đúng. Lễ phát thệ long trọng này không có rượn sao được?
Dút lời, Quang Ngọc đi thẳng lên lầu Tiêu L~nh. ở lại trước bàn thờ Quan Công, Phạm Thái sẽ bảo Lê Báo:
- Nghe nói tửu lượng hiền hữu khá lắm.
- Vâng, cũng khá. Hôm nay xin uống thi.
- Thi cái gì chứ thi uống rượn thì không bao giờ ngu đệ dám nhận lời.
- Sao vậy?
- Vì kẻ tu hành phải giới tửu.
- Thế thì buồn lắm nhỉ?
Quang Ngọc bê xuống một bình rượn lớn và hỏi hai người:
- Ngần này đã đủ chưa?
Lê Báo đáp:
- Cũng tiềm tiệm. Nhưng rượn có ngon không đấy? Chứ rượn của thằng cha chủ quán, ngu đệ uống hôm qua không thể nuốt được.
Phạm Thái cười:
- ấy là không thể nuốt được đấy, chứ nuốt được thì không biết hiền hữu say tới đâu?
Quang Ngọc cũng cười:
- Hai chú không ngại. Rượn đây tôi thửa mãi tận ở Thủ Khối chính hiệu hoàng cúc Nhưng ta làm lễ đã rồi hãy hay.

TheLastVampire
27-09-2010, 14:41
Mình ở tuốt trong SG ko bít có tham gia dc ko bạn ? Trước giờ chưa ra HN bao giờ:)

nguyenanhminhxd
27-09-2010, 17:53
Cuối tuần này đi đâu thế chị Paper ơi???

paper
27-09-2010, 18:38
Vẫn về chuyến đi trước. Quay lại dòng thiền Lâm Tế mà chùa Bổ Đà là một (trong những) ngôi chùa Tổ của dòng thiền này tại Việt Nam.
Để hiểu (phần nào) về dòng thiền Lâm Tế thì dưới đây là phần giảng (rất hay) của một Tổ dòng thiền này (Tổ đời thứ 42) của VN. Đây là phần bình giảng kinh Samiddhi (nếu phiên âm từ tiếng Hán thì gọi là kinh Tam di đề).

Lí do tớ trích dẫn phần dưới đây là bởi vì vừa đọc qua mấy topic về chùa chiền trên này, trong đó có rất nhiều điều kì bí và khái niệm rắc rối về Phật giáo. Nhưng đạo Bụt, thực ra, là tôn giáo hướng về đời sống thực chứ ko phải tất cả những lí thuyết và khái niệm siêu hình đó.
Tu là (tu) sửa mình, chứ ko phải tu là để tranh cãi tôi biết nhiều về đạo Bụt hơn anh hay là không :)

Hạnh phúc Mộng và Thực, chương 3 (sách có bán ngoài hiệu sách [:D])

Trong ta, mỗi người đều có một ý niệm về hạnh phúc. Ta nghĩ rằng hạnh phúc là phải như thế này hay như thế kia. Nếu ta không được như thế này hay như thế kia thì ta kết luận là ta không có hạnh phúc.

Ta bị kẹt vào ý niệm về hạnh phúc của mình, và trong nhiều trường hợp, ý niệm về hạnh phúc của mình là chướng ngại căn bản để mình đạt tới hạnh phúc. Ví dụ mình ham muốn đậu được cái bằng cấp đó, và nghĩ rằng nếu không có cái bằng cấp đó thì không bao giờ mình có hạnh phúc cả. Như vậy tức là mình đã bị kẹt vào một ý niệm về hạnh phúc.

Trong khi mình đang có vô số cơ hội để có hạnh phúc, mình đánh mất hết, chỉ vì mình đã tự đóng khung cái hạnh phúc của mình vào trong cái ý niệm có bằng cấp kia. Đó là một cái muốn, một thứ ái dục, ái dục về bằng cấp.

Trong đời sống tu hành cũng vậy. Là một ông thầy tu mình có thể nghĩ rằng muốn nói cho thiên hạ nghe thì mình phải có một cái bằng cấp vì có bằng cấp thì thiên hạ mới nể, thuyết pháp người ta mới nghe. Vì vậy cho nên mình phải xông xáo ra đời vài ba năm để học và giật cho được bằng cấp đó. Mình đâu có biết rằng vì ý niệm về bằng cấp mà sự nghiệp tu hành của mình có thể sẽ bị hư hỏng.

Tóm lại tất cả đều do ý niệm của mình mà ra, và ý niệm thường rất dễ bị sai lạc.

Có một anh chàng nói: “Hạnh phúc của đời tôi là phải cưới cho được cô này, nếu không cưới được cô ấy thà rằng chết còn hơn, hạnh phúc không thể nào có được!”. Như vậy anh chàng đã cột đời của mình vào trong ý niệm là phải cưới cho được cô kia. Cưới không được thì đời không còn có ý nghĩa gì cả.

Tại sao đời không có ý nghĩa gì nữa cả. Đời còn nhiều nghĩa lắm chứ! Nhưng tại mình không thấy được tất cả những cái nghĩa khác của cuộc đời mà chỉ thấy có một nghĩa đó mà thôi. Cái đó gọi là ý niệm. Ý niệm đó ở trong trong đạo Bụt gọi là Tưởng, một cái Tưởng của mình về hạnh phúc.

Muốn sử dụng vô số những điều kiện để có hạnh phúc, muốn đừng dẫm lên những điều kiện của hạnh phúc mà đi, ta đừng nên bị ràng buộc vào một ý niệm nào về hạnh phúc cả. Khi đã bị kẹt vào một ý niệm về hạnh phúc là ta không còn cơ hội nào khác để có hạnh phúc nữa. Ý niệm hạnh phúc đó gọi là dục tưởng.

Ý NIỆM VỀ HẠNH PHÚC HAY DỤC TƯỞNG LÀ ĐỐI TƯỢNG CẦN QUÁN CHIẾU

Ý niệm về hạnh phúc có thể là một ý niệm cá nhân, mà cũng có thể là một ý niệm có tính cách cộng đồng, gọi là tâm thức cộng đồng.

Nếu ta hỏi một người Mỹ bình thường phải có những điều kiện nào mới có hạnh phúc, thì người ấy sẽ liệt kê những điều kiện tối thiểu mà một người Mỹ phải có để có thể gọi là một người có hạnh phúc.

Trước hết là phải có một trình độ học thức tương đương với BA hay BS, nghĩa là phải tốt nghiệp Đại học cấp một. Kế đến là phải có công ăn việc làm, tương đương với trình độ học vấn, lương đủ cao để có thể thuê một căn nhà, mua một chiếc xe. Trong nhà phải có TV, tủ lạnh. Thiếu một trong những thứ ấy người đó sẽ chưa có hạnh phúc. Cái hạnh phúc đó gọi là ước lệ. Đó là ý niệm về những điều kiện mà mình tin là cần thiết và là căn bản của hạnh phúc.

Nhưng nếu xét kỹ lại, ta thấy rằng rất nhiều người đang có những điều kiện như vậy, nhưng không hạnh phúc gì cả. Họ có thể đang bị đau khổ cùng cực. Ngay cả khi có nhiều hơn, trên cả những điều kiện đã đòi hỏi, họ vẫn khổ đau vô cùng. Vậy thì ý niệm về hạnh phúc (dục tưởng) là một điều cần phải được quán chiếu, cần phải tìm hiểu vì ta có thể chết vì nó.

Đừng nói gì ngoài đời, ngay ở trong đạo, người đã tu rồi, cũng có thể có một ý niệm về hạnh phúc.

Ví dụ mình nghĩ là phải có một ngôi chùa riêng để tự do sắp đặt theo ý mình, để không phải làm theo điều người khác sai phái. Chừng nào làm trụ trì, làm viện chủ của một ngôi chùa rồi thì mới có quyền, mình có thể bảo chú này, cô kia làm theo điều này, điều nọ. Mình nghĩ: có một ngôi chùa riêng để làm chủ là điều kiện của hạnh phúc. Nhưng than ôi, khi đã có một ngôi chùa riêng rồi mình mới biết rằng cái ý niệm về hạnh phúc có thể không đúng chút nào.

Thật ra có một ngôi chùa, có một trung tâm tu học không phải là điều dở. Ta có thể căn cứ vào điều kiện đó để tạo rất nhiều hạnh phúc cho mình và cho người. Nhưng không hẳn phải làm chủ một ngôi chùa mới có thể làm được những điều đó. Nếu mình là một người có hạnh phúc, có khả năng hướng dẫn tu học và tạo dựng hạnh phúc cho người, thì không có chùa mình vẫn làm được việc đó như thường. Mình lại khỏi phải chăm sóc và lo lắng cho ngôi chùa như một vị trụ trì. Nhiều khi không có chùa mình có thể tạo hạnh phúc cho mình và cho người người gấp mười, gấp trăm lần khi mình có một ngôi chùa!

Được tấn phong là Thượng Tọa hay Hòa Thượng có phải là điều kiện của hạnh phúc không?

Có nhiều người rất đau khổ vì không gọi bằng những danh từ đó. Khi được gọi bằng một danh từ khác họ thấy trong người như có lửa đốt, như bị sốt rét. Tại sao đáng lý mình được gọi bằng danh từ ấy mà người ta gọi mình bằnh danh từ này?

Khi có sốt rét, khi bị một ngọn lửa đốt cháy, mình biết rằng mình đang bị một dục tưởng trấn ngự, dù đó là một cái danh rất nhỏ. Vì vậy dục tưởng hay ý niệm về hạnh phúc là một đối tượng mà mọi chúng ta cần phải quán chiếu. Khi quán chiếu và đập vỡ được cái dục tưởng ấy rồi thì mình được giải thoát, và tự nhiên ta có vô số hạnh phúc. Điều kiện hạnh phúc có mặt rất nhiều trong ta và chung quanh ta, sở dĩ ta không sử dụng được chúng là vì ta đang kẹt vào trong cái gọi là dục tưởng.

Trong hai câu cuối cùng của bài kệ Bụt nói cho vị Thiên giả (Kinh Samiddhi), Dĩ bất tri ái cố, Tắc vi tử phương tiện, Bụt dạy rất rõ rằng “vì chúng sinh không biết bản chất của dục là gì (cố nghĩa là lý do), cho nên cái dục ấy trở thành phương tiện của sự chết”.

Phương tiện của sự chết tức là công cụ của thần chết. Thần chết tiếng Phạn là Mara, tức là Ma vương. Ma vương là biểu tượng cho con đường đi về đau khổ, chết chóc. Vì vậy chữ chết ở đây còn có nghĩa là con đường lầm lạc, con đường tối tăm, con đường tà ma. Nẻo chết là nẻo của phiền não, của sự đốt cháy, của sự vắng mặt hạnh phúc, vắng mặt thanh tịnh, vắng mặt an lạc.

Bài kệ này tôi dịch là:

Những tri giác phát sinh từ danh và sắc,
Người đời thường nhận lầm chúng là những gì có thật,
Kẻ nào đang kẹt vào tình trạng này,
Là kẻ đang đi trên con đường ma.

Con đường ma là con đường của khổ đau, của thiêu cháy. Ta phải học kỹ bài kệ này, vì nó là mấu chốt của Kinh Samiddhi.

Ta thấy ba bản văn, bản Pali và hai bản tiếng Hán, cùng mang một ý như nhau: Khi ta có một cái ý niệm về hạnh phúc, ta có thể bị kẹt vào ý niệm về hạnh phúc đó, và ta đi vào nẻo đường của khổ đau, là vì ta không biết được bản chất của cái mà ta gọi là hạnh phúc. Chúng chỉ là đau khổ trá hình mà thôi. Nhìn quanh ta thấy có vô khối người đang đi như vậy vì họ không biết bản chất của đối tượng mà họ đang đi tìm hay đi theo. Bài kệ này là câu trả lời căn bản của Bụt về vấn đề hạnh phúc.

Thường thì ta có một ý niệm về hạnh phúc và ta nắm lấy ý niệm đó mà không biết rằng như vậy là ta đang đi trên con đường của khổ đau.

paper
27-09-2010, 19:16
Trên này cũng có vài câu hỏi khá là lí thuyết về Phật giáo (hỏi "kinh nghiệm" thực ra cũng là lí thuyết mà thôi). Tớ ko biết có ai sẽ trả lời chính xác cho các bạn ý ko, bởi vì câu hỏi đã thể hiện rằng người hỏi ko quan tâm "tu" sửa mà chỉ quan tâm đến các khái niệm thuật ngữ mà thôi.

Do vậy, người trả lời các câu hỏi lí thuyết đó (nếu có) sẽ là người ko thực hành và người ko thực hành thì có nghĩa là sẽ ko có câu trả lời đáng tin cậy.

Nếu bạn có quan tâm chút ít về Phật giáo, bạn có lẽ sẽ biết vài giai thoại (khá là) nổi tiếng (mà tớ cũng đã trích dẫn ở vài bài trước). Rằng với các câu hỏi lí thuyết, Bụt (hay các thiền sư) thường trả lời bằng cách chỉ ra câu tùng (hay câu thoan lư) trước cửa.
Thực hành "tu" sửa bản thân mình đi, đừng lí thuyết nữa, đó là Phật giáo.
Bạn có thể đọc sách "Để hiểu đạo Phật" (sách in năm 1958, nhưng có trên mạng). Sách nói rất rõ về điều này. Rất hay và bổ ích.

Bây giờ, đi ăn cơm thôi.

tung5917
27-09-2010, 19:36
Tiêu sơn cổ tự

Mời các bạn đọc thơ qua ảnh nhé

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/chuatieu4.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/chuatieu5.jpg

tung5917
27-09-2010, 19:39
Chùa Tiêu Sơn gọn gàng trên 1 ngọn đồi, nhưng theo mình thì về mặt kiến trúc không có gì đặc sắc

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/chuatieu2.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/chuatieu3.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/chuatieu1.jpg

tung5917
27-09-2010, 19:41
Chùa Bổ như 1 công trình quân sự phong kiến, đâu đâu cũng tường bao kiên cố và hào nước. Diện tích của chùa cũng thật là rộng, đường đi lối lại rất loanh quanh như mê cung.

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda5.jpg


https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda6.jpg


https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda7.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda8.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/boda9.jpg

tung5917
27-09-2010, 19:44
Thường thì ta có một ý niệm về hạnh phúc và ta nắm lấy ý niệm đó mà không biết rằng như vậy là ta đang đi trên con đường của khổ đau.

Ngẫm nghĩ.

heocon0952
27-09-2010, 20:22
cho em hỏi, cuối tuần này đi đâu vậy anh chị?

tung5917
28-09-2010, 10:30
cho em hỏi, cuối tuần này đi đâu vậy anh chị?

Chờ chị paper nghiên cứu hành trình mới.

Hy vọng là vào ngày chủ nhật thì tốt hơn.

paper
28-09-2010, 10:51
Tớ tìm đc một cái rơi đúng vào Chủ nhật theo yêu cầu của các bạn rồi ạ.
Vậy tuần này mình sẽ đi Cn nhé. Một hai đền thờ ở ngoại thành HN trong buổi sáng, sau đó đi đâu buổi chiều tùy các bạn.
(Nếu Cn tớ vẫn chưa đi đươc :(, tớ sẽ gửi các bạn địa điểm và lịch trình cụ thể của hoạt động mà tớ noí, sau đó các bạn sẽ đi với nhau nhé :)

paper
28-09-2010, 14:54
Mấy cái ảnh này rất đẹp anh T ạ.
Em cũng đứng đúng ở góc này mà chụp rất tệ :((


Chùa Bổ như 1 công trình quân sự phong kiến, đâu đâu cũng tường bao kiên cố và hào nước. Diện tích của chùa cũng thật là rộng, đường đi lối lại rất loanh quanh như mê cung.

paper
28-09-2010, 15:00
Vì sao?
Chắc do ống kính, ko phải do mình :LL

paper
28-09-2010, 15:34
Ngày 01 tháng 10 năm 2010: Ngày khai mạc

08h00: Lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và đón nhận bằng công nhận Di sản Văn hóa Thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
09h30: Biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
14h00: Triển lãm các tác phẩm Văn học- Nghệ thuật qua các thời kỳ tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng.
15h00: Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội tại Vườn hoa Giám, Đống Đa và 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.
19h30: Khai mạc Tuần lễ phim lịch sử, cách mạng tại Trung tâm chiếu phim quốc gia, 87 Láng Hạ, Đống Đa.
20h00: Khai mạc Triển lãm thành tựu kinh tế- xã hội Việt Nam và Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Ba Đình.
20h00: Biểu diễn nghệ thuật Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống tại xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
20h00: Chương trình hòa nhạc Hội nhập Quốc tế- Niềm tin hướng tới tương lai do NSND Đặng Thái Sơn biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Ngày 02 tháng 10 năm 2010

08h00: Khai mạc trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu, Ba Đình.
08h00: Khánh thành rạp Công nhân Hà Nội, 42 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm.
09h00: Lễ ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm.
19h30: Khai mạc Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long- Hà Nội tại khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức.
19h30: Lễ hội Rồng do Bộ VHTT&DL và Đại sứ quán Tây Ban Nha phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội tổ chức tại Quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
20h00: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc sáng tác mới chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Ngày 03 tháng 10 năm 2010

07h00: Giải chạy truyền thống Báo Hà nội mới vì Hòa bình xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
09h00: Khánh thành tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất.
20h00: Chương trình nghệ thuật Thăng Long- Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.

Ngày 04 tháng 10 năm 2010

08h30: Tổng kết và trao giải Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long- Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
09h00: Khánh thành Cung Trí thức thành phố tại Cầu Giấy.
15h00: Khai mạc Triển lãm Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 25 Tông Đản, Hoàn Kiếm.
15h30: Khai mạc Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, 28A, Điện Biên Phủ, Ba Đình.
17h00: Khai mạc Triển lãm và Liên hoan Thư pháp Thăng Long- Hà Nội tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
20h00: Trao Giải Báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình.
20h00: Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long- Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm.

Ngày 05 tháng 10 năm 2010

09h00: Khánh thành Tượng đài Thánh Gióng tại khu Đền Sóc, Phù Linh, Sóc Sơn.
09h00: Khánh thành đường nối Quốc lộ 3 tới khu công nghiệp Nguyên Khê tại Đông Anh.
09h00: Giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình.
14h00: Khai mạc Triển lãm Nghề gốm Bát Tràng- cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm.
15h00: Biểu diễn võ thuật cổ truyền Hào khí Thăng Long tại Cung thể thao Quần Ngựa, Ba Đình.
20h00: Biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội.
20h00: Chương trình Văn hóa nghệ thuật Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.

Ngày 06 tháng 10 năm 2010

08h00: Khai mạc Liên hoan nghệ thuật Diều- Hà Nội tại Quảng trường sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
08h30: Khánh thành Bảo tàng Hà Nội và khai mạc Triển lãm Hà Nội xưa tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm.
09h00: Khai mạc Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long- Hà Nội tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị.
20h00: Chương trình ca nhạc tổng hợp “Hùng khí Thăng Long- Bài ca đất nước” tại Vườn hoa Lý Thái Tổ.
20h00: Khai mạc Liên hoan ẩm thực Hà Thành tại Công viên nước Hồ Tây.

Ngày 07 tháng 10 năm 2010

09h00: Tổng kết và trao giải Cuộc thi quốc tế tìm hiểu “Thăng Long- Hà Nội, điểm hẹn của bạn” tại Nhà hát lớn Hà Nội.
14h00: Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển bền vững Thủ đô Văn hiến, Anh hùng, vì Hòa bình tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình (bế mạc ngày 09/10).
20h00: Biểu diễn âm nhạc dân tộc tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Ngày 08 tháng 10 năm 2010

07h00: Chương trình văn hóa nghệ thuật của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước xung quanh hồ Hoàn Kiếm và các sân khấu ngoài trời trên địa bàn Thành phố.
09h00: Khánh thành Công viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
09h00: Khánh thành Trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao Hà Nội tại Mỹ Đình, Từ Liêm.
20h00: Chương trình giao lưu Thăng Long- Hồn thiêng sông núi với sự tham gia của 1000 Anh hùng và Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
20h00: Chương trình Lễ hội đường phố của tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

Ngày 09 tháng 10 năm 2010

06h00: Đua xe đạp xuyên Việt quốc tế xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
07h30: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, UBMTTQ Việt Nam, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, Thành phố Hà Nội và 62 tỉnh, thành phố vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tượng đài Liệt sỹ.
09h00: Động thổ xây dựng Nhà hát Thăng Long tại khu đô thị Tây Hồ Tây, Xuân Đỉnh, Từ Liêm.
09h00: Khánh thành rạp Đại Nam tại 29 phố Huế, Hai Bà Trưng.
20h00: Biểu diễn của các Đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời trên địa bàn Thành phố.

Ngày 10 tháng 10 năm 2010: Ngày Đại lễ

08h00: Lễ mít tinh trọng thể, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Quảng trường Ba Đình.
20h00: Đêm hội Văn hóa Nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Ngoài các hoạt động nói trên, trong suốt thời gian diễn ra Đại lễ tại các quận, huyện, thị xã đều sẽ có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ quần chúng nhân dân.

paper
28-09-2010, 15:50
Trong ngày diễn ra lễ khai mạc (1/10) ở vườn hoa Lý Thái Tổ, các phương tiện bị cấm lưu thông ở khu vực này và sẽ có 15 chốt trực và hướng dẫn giao thông tại tuyến đường Bà Triệu - Lý Thường Kiệt - Ngô Quyền - Tràng Tiền - Tông Đản - Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng.

Xe đạp, xe máy của nhân dân sẽ được tổ chức trông giữ tại vị trí vỉa hè các tuyến phố Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Hàng Vôi, Lò Sũ, Hàng Bông, Hàng Trống, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lê Phụng Hiểu ngoài khu vực bảo vệ. Xe ô tô được trông giữ ở Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nguyên Hãn, Lê Phụng Hiểu.

Trong ngày tổng duyệt (3/10 và 7/10) và ngày diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành (10/10) tại Quảng trường Ba Đình, các tuyến đường Yên Phụ - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi - Láng - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai - đê Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật sẽ bị cấm và được bố trí chặt chẽ nhằm đảm bảo giao thông.

Riêng 2 ngày diễn ra Đại lễ (từ 20h ngày 9/10 đến 23h ngày 10/10) sẽ cấm các phương tiện giao thông đi vào 30 tuyến đường và đoạn đường sau:

Hàng Đậu, Hàng Than, Cửa Bắc, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh (đoạn gần hồ Ngọc Khánh), Kim Mã, Nguyễn Thái Học (Đoạn từ ngã tư Kim Mã, Nguyễn Thái Học đến ngã tư Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn), Lê Duẩn (Đoạn từ ngã tư Lê Duẩn - Nguyễn Thái Học đến ngã ba Lê Duẩn - Điện Biên), Cửa Nam, Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền, Lý Thường Kiệt - Hai Bà Trưng (đoạn từ Ngô Quyền đến Lê Thánh Tông), Lê Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Quảng trường Cách mạng tháng 8, Phố Phan Đình Phùng, Quán Thánh Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Chu Văn An, Cao Bá Quát, Trần Phú.

Lễ Bế mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10/10 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) nên tuyến đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Láng - Hòa Lạc - đường 70 (đoạn từ xã Tây Mỗ - ngã tư Nhổn) sẽ được tổ chức bảo vệ và hướng dẫn giao thông.

paper
28-09-2010, 17:08
Ngày mai 8:00am, sẽ có lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm, tại đình Hào Nam (gần Nhạc viện)
Bạn nào rỗi thì đến nhé. Bạn sẽ được gặp nhiều người mà thông tin và nhận xét của họ ko chỉ về hát xẩm mà còn về các loại hình âm nhạc dân tộc khác là đủ tin cậy để lắng nghe
Tớ rất muốn đến, với điều kiện khỏe hơn một chút :)

tung5917
28-09-2010, 17:25
Vì sao?
Chắc do ống kính, ko phải do mình :LL

Đúng rùi. Phải lên đời DSLR thôi.

Chỉ riêng cái sensor của máy ảnh DSLR đã to hơn gấp mấy lần PnS rồi, lại còn có thể lắp được các ống kính xịn. Ảnh DSLR cho phép chỉnh sửa photoshop rất nhiều trong khi ảnh chụp bằng PnS rất có giới hạn khi chỉnh sửa.

Được cái ảnh có chất màu và độ nét tốt cũng bõ công mang vác nặng.(c)

tung5917
28-09-2010, 17:26
Ngày mai 8:00am, sẽ có lễ giỗ Tổ nghề hát xẩm, tại đình Hào Nam (gần Nhạc viện)
Bạn nào rỗi thì đến nhé. Bạn sẽ được gặp nhiều người mà thông tin và nhận xét của họ ko chỉ về hát xẩm mà còn về các loại hình âm nhạc dân tộc khác là đủ tin cậy để lắng nghe
Tớ rất muốn đến, với điều kiện khỏe hơn một chút :)

Sáng mai mình bận rồi, chiều thì không biết có còn không. Nghe hát xẩm hay phết.

meohen1301
28-09-2010, 22:18
Tớ tham gia chuyến đi chủ nhật này với!

paper
29-09-2010, 15:55
Welcome bạn


Tớ tham gia chuyến đi chủ nhật này với!

paper
29-09-2010, 15:57
Chiều hết rồi bạn tung ạ (mà dù sáng chiều gì tớ cũng hok đi đc)
Nhưng mấy hôm nữa sẽ có hát xẩm ở nhiều nơi


Sáng mai mình bận rồi, chiều thì không biết có còn không. Nghe hát xẩm hay phết.

paper
29-09-2010, 15:59
Bạn muốn đi đâu ạ?
:D


Cuối tuần này đi đâu thế chị Paper ơi???

meohen1301
29-09-2010, 16:02
Hẹn hò thế nào đấy các bạn! Tớ là nữ, có ai cho đi ké cùng không? hay tớ tự làm "xế"! :)

paper
29-09-2010, 16:45
Tớ chỉ đảm bảo về điểm đến (nó có tồn tại và nó có mở cửa, nếu đi một hoạt động nào thì nghĩa là chúng ta có thể tham gia hoạt động đó). Hết!
Sẽ ko có ai lo cho bất kì ai cả,
Ko chỉ có chuyện xe cộ mà các vấn đề khác tất tật trong chuyến đi này cũng vậy bạn ạ.

Nếu ai có thể làm independent traveller (tự biết tìm đường khi lạc, tự biết tìm chỗ ăn khi đói) thì rất welcome các bạn nhé, còn nếu cần nhiều sự sắp xếp thì các bạn cũng có thể join nhóm khác với các "ôm xinh tươi" biết mở dùm chai nước, hay là "xế trẻ khỏe" có thể đưa nàng vượt mọi chông gai.
Vì nhóm này hoàn toàn ko có "ôm xinh tươi" cho nên cũng ko có các "xế" sẵn sàng đi cùng đến mọi nơi chốn ;)
Và đây là chỉ là chuyến đi 1 ngày thôi. Đi du lịch, ko phải nhịp cầu hò hẹn (trả lời mấy bạn PM cho tớ).
Hihihi.


Hẹn hò thế nào đấy các bạn! Tớ là nữ, có ai cho đi ké cùng không? hay tớ tự làm "xế"! :)

paper
29-09-2010, 21:19
Tớ đã create một mail group để tiện chia sẻ thông tin (vì tình hình là mọi người đang liên lạc và up ảnh qua vài cách thức khác biệt nhau, và như vậy người này sẽ ko có link ảnh và cũng ko liên lạc đc với người khác).

Vì tớ ko để public mail group, cho nên bạn nào đã join (ít nhất) một chuyến mà chưa thấy được invite thì gửi cho tớ địa chỉ email của bạn nhé (nếu có gmail càng tốt). Thông tin nào các bạn ko tiện public lên diễn đàn thì có thể gửi mail chung cho những người đã đi cùng mình thông qua đó. Tớ cũng chia sẻ một số thông tin chuyến đi nhỏ hơn qua mail group. Các chuyến đi bình thường thì tớ sẽ chia sẻ qua đây.

paper
29-09-2010, 21:34
Sorry hoặc cách dưới tiện hơn cho tất cả:
Bạn vào link sau http://groups.google.com/group/cuoituanvivu và gửi yêu cầu tham gia theo đó
(nhưng vì cái mail group này nó ko biết ai với ai, cho nên bạn nhớ thông báo bạn là ai nhé, hihi)

tung5917
29-09-2010, 21:46
Tuần này có rất nhiều chương trình lễ hội mừng 1000 năm Thăng Long, các bác ấy đã chi hàng ngìn tỉ đồng thì tội gì chúng ta không đi xem nhỉ.

Tức là mình vẫn phải đi làm, có được nghỉ ngày nào đâu. Vậy nên tranh thủ lúc nào rảnh rỗi mới lượn phố lượn phường thôi.

Các bạn cứ lên chương trình, post lên topic thời gian và địa điểm, mình sẽ tham gia cùng.

tung5917
29-09-2010, 21:49
Hẹn hò thế nào đấy các bạn! Tớ là nữ, có ai cho đi ké cùng không? hay tớ tự làm "xế"! :)

Bạn cứ đến điểm hẹn, thừa xe máy thì chúng ta gửi bớt lại. Đi 2 người 1 xe cho đỡ tốn xăng và bảo vệ môi trường. Bạn nữ nào xe tốt " đô con " thì làm " xế ", bạn nữ nào " mảnh mai " thì làm " ôm ". Các bạn nam cũng vậy.

PM cho nhau số điện thoại cũng là 1 cách hay để hẹn địa điểm và thời gian ( cái này là tự nguyện nhé )

meohen1301
30-09-2010, 00:55
Hi, mình "bé nhỏ" nên mới phải hỏi vụ đi ké đó mà. Còn đâu mình tự làm "xế" cũng được, nếu đường đi không quá dài! Đã đành là mình đi chơi 1 ngày, ai nấy tự lo. Nhưng đã gọi là đi tập thể cho vui, thì cũng nên gắn kết một chút chứ nhỉ?
Tớ không tán thành chủ xị nói rằng "sẽ không ai lo cho bất kì ai cả". Vậy là mạnh ai người nấy đi, nghe nó cứ buồn buồn làm sao ấy! Tớ thì chả sợ gì, lạc cũng tìm được đường về, nhưng mà đi cả đoàn mà không tương trợ nhau thì...
Tớ chả phải cô gái nhõng nhẽo đâu, đi xa đi gần đều có cả rồi! Cái việc nhịp cầu hò hẹn thì cũng có thể lắm chứ, sao lại không nhỉ? biết đâu ai đó gặp ai đó! Haha
Chốt lại là điểm hẹn ra sao và mấy giờ ạ!

mydesktop
30-09-2010, 08:52
Cho mình tham gia cuối tuần này với nhé. Mình gửi mail đăng ký vào mail group rồi mà ko biết đã được approve chưa nữa... Có cho trẻ con lớp 2 đi cùng được ko vậy?

hien7886
30-09-2010, 08:54
em cũng thấy tiếc tiếc vụ nghìn năm Thăng Long, thiên hạ thì đổ về Hà Nội ầm ầm, chả lẽ mình lại đi chơi xa :( nhưng nhìn cái lịch chương trình đại lễ với lịch cấm đường mà em phát sợ luôn :| không hiểu sẽ đi kiểu gì nữa.
@meohen: hì, chị Paper nói "không ai lo cho bất kì ai" thế thôi, chứ đi cùng nhau mọi người vẫn rất thoải mái và quan tâm tới nhau mà :) vì là đi trong ngày nên mình có thể tự đi được, tất nhiên là có ôm thì càng tốt, nhưng không có cũng ko vấn đề gì đâu. Có thời gian thì cuối tuần vi vu nhé ;)

heyu
30-09-2010, 09:16
Mình đăng ký vào Group bị thông báo trả lại là không được chấp thuận, sao thế nhỉ Paper? Vậy cuối tuần này đi đâu, đi T7 hay CN nhỉ?

TheLastVampire
30-09-2010, 09:33
Uh đúng rồi sao ko thấy chủ topic nói rõ là cụ thể đi đâu, T7 hay CN nhỉ ? Mình là nam, ở SG, ko bít có tham gia dc ko ? Trước giờ mình chưa từng ra HN nên mún nhân dịp đại lễ ra tham quan HN lun cho bít. Chủ topic cung cấp đầy đủ thông tin sớm nhé vì sắp đến cuối tuần rùi, Thankx:)

paper
30-09-2010, 10:40
Các bạn ơi các bạn gửi kế hoạch đi qua YM với lại FB thì tớ vẫn phải forward cho các bạn khác mà thôi, tớ chẳng biết làm cách nào khác cả :(
Haizzzzz
1. Các bạn rủ rê chung trên này nhé
2. Chuyến đi mà các bạn muốn chỉ ít người thôi, các bạn gửi qua mail group nhé

* Sáng mai khai mạc lễ 1.000 năm, một vài bạn có kế hoạch đi từ sáng. Vì mai sẽ cấm đường nhiều nơi, cho nên xin các bạn hẹn cụ thể điểm hẹn gặp và gửi xe (với các bạn đi xe) và xem rõ chúng mình sẽ đi bộ từ đâu đến đâu và... sáng mai nhé.

Tớ kiến nghị là hẹn từ rất sớm (khoảng 6:30am nhé, vì có thể sẽ tắc đường và vì nếu đến sớm có thể ngắm và chụp ảnh người đổ về hồ Gươm)
Ko chắc là tớ sẽ đi đc, nhưng chúng ta vẫn cứ hẹn chung trước đã nhé.

Bạn... kimbab đây rồi =))


em cũng thấy tiếc tiếc vụ nghìn năm Thăng Long, thiên hạ thì đổ về Hà Nội ầm ầm, chả lẽ mình lại đi chơi xa :( nhưng nhìn cái lịch chương trình đại lễ với lịch cấm đường mà em phát sợ luôn :| không hiểu sẽ đi kiểu gì nữa.
@meohen: hì, chị Paper nói "không ai lo cho bất kì ai" thế thôi, chứ đi cùng nhau mọi người vẫn rất thoải mái và quan tâm tới nhau mà :) vì là đi trong ngày nên mình có thể tự đi được, tất nhiên là có ôm thì càng tốt, nhưng không có cũng ko vấn đề gì đâu. Có thời gian thì cuối tuần vi vu nhé ;)

Welcome bạn nhé.
Đi cũng vất vả lắm, có lẽ ko thích hợp với các cháu bé bình thường đâu. Nhưng tớ có đi rừng với một vài cháu bé rồi. Bố mẹ các cháu vào rừng làm khảo sát nhiều, nên con cái cũng theo đó mà rất dũng cảm, rất tuyệt.
Bạn cứ xem con bạn thế nào rồi quyết định nhé :)


Cho mình tham gia cuối tuần này với nhé. Mình gửi mail đăng ký vào mail group rồi mà ko biết đã được approve chưa nữa... Có cho trẻ con lớp 2 đi cùng được ko vậy?

tung5917
30-09-2010, 11:42
Yes. Sáng mai mình sẽ có mặt ở Bờ Hồ lúc 6h30, chắc đứng vẩn vơ ở trước cửa đền Bà Kiệu. Gửi xe máy thì dự định là ở điểm trông giữ xe gầm cầu vượt cầu Chương Dương ở phố Trần Nhật Duật.

Mình mới có mỗi số điện thoại của bạn paper, các bạn nào đi thì PM cho nhau số điện thoại nhé.

tung5917
30-09-2010, 11:44
@TheLastVampire : Bạn cứ ra HN, mình sẽ đưa bạn đi chơi. Trước lạ sau quen mà.

paper
30-09-2010, 12:40
Hihi,
Vậy ngày mai hẹn gần đền Bà Kiệu, lúc 6:30am như trên nhé.
Vì phải tính thời gian đi bộ, có thể tắc đường, có thể nơi đó ko đứng vào đc, cho nên ai muốn đi chung lấy sdt của bác Tùng (qua PM như bác nói) để alo khi tới nơi nhé
Good luck to my legs (S)

paper
30-09-2010, 12:47
Sorry là, theo tớ, nên gửi xe cùng một chỗ theo hướng dẫn trên của bác Tùng nhé,
Đó là để chuẩn bị nếu các bạn muốn cùng đi thêm vài nơi khác sau đó và/hoặc có rắc rối nào đó vv gửi xe...

TheLastVampire
30-09-2010, 13:00
Vậy các bạn có đi ngày mốt tức là T7 ko ? Vì có lẽ T7 mình mới đi được. T6 vẫn còn fải đi làm

mydesktop
30-09-2010, 13:21
Ui, vậy mình không đi được rồi. Vẫn phải đi cày ngày thứ 6. Mai là đại lễ rồi à, nhanh nhỉ. Cứ tưởng còn đâu xa lắm chứ ai dè.

mydesktop
30-09-2010, 13:48
Mình đăng ký vào Group bị thông báo trả lại là không được chấp thuận, sao thế nhỉ Paper? Vậy cuối tuần này đi đâu, đi T7 hay CN nhỉ?

Mình cũng bị giống bạn này. Mình có cả gửi mail đăng ký với chủ group. Hy vọng là đến được nơi. Đăng ký phát nữa cho chắc ăn vậy.

tung5917
30-09-2010, 14:51
Vậy các bạn có đi ngày mốt tức là T7 ko ? Vì có lẽ T7 mình mới đi được. T6 vẫn còn fải đi làm

Thứ 7 tuần này thì em bận làm rồi, bù cho hôm thứ 6 là ngày mai đi chơi.

Chủ nhật bác có ở HN thì em đưa bác đi Đường Lâm nhé, không biết có kịp cảnh nông dân gặt lúa hay không? Cảnh ngày mùa gặt lúa phơi rơm rạ ở làng cổ Đường Lâm đẹp lắm.

paper
30-09-2010, 15:14
Hi bạn,
Bạn đọc dùm lại phía trên nhé, tớ đã viết rõ ràng về chuyện này rồi mà (và cũng nhắc lại một lần nữa trong phần message xuất hiện trước khi bạn gửi yêu cầu tham gia mail group)
Mong bạn đọc kĩ hơn trước khi hỏi và chúc bạn vui :)


Mình đăng ký vào Group bị thông báo trả lại là không được chấp thuận, sao thế nhỉ Paper? Vậy cuối tuần này đi đâu, đi T7 hay CN nhỉ?

hien7886
30-09-2010, 15:28
Thứ 7 tuần này thì em bận làm rồi, bù cho hôm thứ 6 là ngày mai đi chơi.

Chủ nhật bác có ở HN thì em đưa bác đi Đường Lâm nhé, không biết có kịp cảnh nông dân gặt lúa hay không? Cảnh ngày mùa gặt lúa phơi rơm rạ ở làng cổ Đường Lâm đẹp lắm.
Thứ 6 em vẫn phải làm. Thứ 7 bận rồi. Sáng chủ nhật cũng đã có kế hoạch. Nếu xong sớm em sẽ gọi điện, anh cho em đi ké Đường Lâm với. Em chưa được sang đó bao giờ :)

meohen1301
30-09-2010, 16:01
Thứ 6 em vẫn phải làm. Thứ 7 bận rồi. Sáng chủ nhật cũng đã có kế hoạch. Nếu xong sớm em sẽ gọi điện, anh cho em đi ké Đường Lâm với. Em chưa được sang đó bao giờ :)

Cho tớ đi đường Lâm với :), sđt của tớ 0982338477

paper
30-09-2010, 16:28
Bạn Tùng này nhé :((
Sao bạn cứ thách thức cái chân đau của tớ suốt thế :Dam


Thứ 7 tuần này thì em bận làm rồi, bù cho hôm thứ 6 là ngày mai đi chơi.

Chủ nhật bác có ở HN thì em đưa bác đi Đường Lâm nhé, không biết có kịp cảnh nông dân gặt lúa hay không? Cảnh ngày mùa gặt lúa phơi rơm rạ ở làng cổ Đường Lâm đẹp lắm.

xuxixe
30-09-2010, 16:43
Dạ, em vào đây hóng cho nó xôm!
Lúc nào mà có điều kiện các bác cho em theo chân nhá?

tung5917
30-09-2010, 19:59
Bạn Tùng này nhé :((
Sao bạn cứ thách thức cái chân đau của tớ suốt thế :Dam

Bạn paper đau chân thì có thể ngồi xe máy đi quanh làng Đường Lâm nhé.

----------
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng ( thực ra đi sớm nữa để ngắm cảnh làng quê buổi sớm nhưng sợ không dậy được )

Xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ hoặc về thị xã Sơn Tây ăn cơm bụi ( ưu tiên là ăn cơm ở nhà cổ nhé ). Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

tung5917
30-09-2010, 20:14
Mình đi Đường Lâm nhiều lần rồi nhưng luôn muốn đi lại nhiều lần nữa.

Cảm xúc nhất vẫn là rặng Duối cuối làng, nắng chiều tà xiên xiên vàng ở rặng Duối thì thật là tuyệt. Mình đi Đường Lâm nhiều nhưng bắt được đúng 1 lần thôi.

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyof24057.jpg

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyof240518.jpg

paper
30-09-2010, 20:15
Hic, dã man...
Mà Big C mở cửa lúc 8:00am bác ạ. Bác xem lại thời gian hoặc địa điểm hẹn hoặc tính cách khác nếu muốn gửi xe và đi chung...



Bạn paper đau chân thì có thể ngồi xe máy đi quanh làng Đường Lâm nhé.

----------
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng ( thực ra đi sớm nữa để ngắm cảnh làng quê buổi sớm nhưng sợ không dậy được )

Xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ hoặc về thị xã Sơn Tây ăn cơm bụi ( ưu tiên là ăn cơm ở nhà cổ nhé ). Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

tung5917
30-09-2010, 20:18
Hic, dã man...
Mà Big C mở cửa lúc 8:00am bác ạ. Bác xem lại thời gian hoặc địa điểm hẹn hoặc tính cách khác nếu muốn gửi xe và đi chung...

6h sáng là Big C nhận trông xe máy rồi bạn ạ. An tâm nhé.

paper
30-09-2010, 20:22
Cả hai ảnh đều rất đẹp bác ạ, nắng đẹp quá :)
Ko biết mùa này có đúng lúc gặt ko, có lúa vàng ko. Nếu thế nữa thì tuyệt quá :((


Mình đi Đường Lâm nhiều lần rồi nhưng luôn muốn đi lại nhiều lần nữa.

Cảm xúc nhất vẫn là rặng Duối cuối làng, nắng chiều tà xiên xiên vàng ở rặng Duối thì thật là tuyệt. Mình đi Đường Lâm nhiều nhưng bắt được đúng 1 lần thôi.

tung5917
30-09-2010, 20:38
Ko biết mùa này có đúng lúc gặt ko, có lúa vàng ko. Nếu thế nữa thì tuyệt quá :((

Đường Lâm có nhiều cái đẹp, mỗi người sẽ thích nhất 1 điểm nào đó.
Như mình thì thích rặng Duối ở lăng Ngô Quyền nhưng sẽ có người thích cái cổng làng, người thích cái đình Mông Phụ, người thích lối ngõ tường gạch đá ong, người thích cảnh ngày mùa, người thích cái chùa Mía...nhiều lắm.

Không có cái này thì mình cảm nhận cái khác có sao đâu. Đường Lâm là còn phải đi nhiều mà.

paper
30-09-2010, 21:18
Em có quen một người, nhà ở ngay cổng làng Đường Lâm
Mỗi khi nắng hạ chiều tà, lòng vẫn nhớ đến nhau.
Nhất là những khi cái chân đau thế này, chẳng đi lại được, nhìn ảnh của bác, lòng em lại nao nao nhớ đến người ấy.
Thi thoảng, chúng em vẫn thay phiên thăm hỏi nhau. Cầm tay nhau, bùi ngùi lắm.
Thế mà, chỉ đến thế mà thôi.

----
Người đó của em năm nay đã trên 70 tuổi :D

nhaquegoc186
30-09-2010, 23:44
Chào cả nhà,tình hình là chủ nhật mình bận mà có bà chị trong Sì Ghềnh ra,muốn đi Đường Lâm.
Các bạn cho mình"kí gửi" đc không ạ?Có gì thì PM hay alô nhá,nhaque 0904211722.
Thanks all !

meohen1301
01-10-2010, 00:08
Đường Lâm có nhiều cái đẹp, mỗi người sẽ thích nhất 1 điểm nào đó.
Như mình thì thích rặng Duối ở lăng Ngô Quyền nhưng sẽ có người thích cái cổng làng, người thích cái đình Mông Phụ, người thích lối ngõ tường gạch đá ong, người thích cảnh ngày mùa, người thích cái chùa Mía...nhiều lắm.

Không có cái này thì mình cảm nhận cái khác có sao đâu. Đường Lâm là còn phải đi nhiều mà.

Mình lưu số điện thoại của bạn rồi! Hẹn gặp cả nhà vào sáng chủ nhật tuần này, mình đi cùng bạn nhé!

mydesktop
01-10-2010, 09:32
Bạn paper đau chân thì có thể ngồi xe máy đi quanh làng Đường Lâm nhé.

----------
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng ( thực ra đi sớm nữa để ngắm cảnh làng quê buổi sớm nhưng sợ không dậy được )

Xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ hoặc về thị xã Sơn Tây ăn cơm bụi ( ưu tiên là ăn cơm ở nhà cổ nhé ). Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Mình đăng ký đi Đường Lâm nhé, sẽ có 1 bé trai học lớp 2 theo cùng. Số ĐT của mình: 0955316918. Tìm mãi không thấy số ĐT của bạn đâu.

paper
01-10-2010, 09:57
Rất thích lời khuyên của bạn :T.
Tớ nghĩ bạn nên xem xét lại xem có thực hiện được ko trước khi đưa ra nó ;)


rất thích topic của bạn:D...lịch trình đi tớ nghĩ bạn nên edit và ghi ở trang 1 cho tiện đọc^^

paper
01-10-2010, 10:04
Quên ko ghi ở các post trên, rằng nếu là tớ thì sẽ ko có ai PM hay alo cho bạn cả.
May ra thì lần này bác Tùng dẫn đường, mà bác ý dạt dào tình thương hơn tớ :D


Chào cả nhà,tình hình là chủ nhật mình bận mà có bà chị trong Sì Ghềnh ra,muốn đi Đường Lâm.
Các bạn cho mình"kí gửi" đc không ạ?Có gì thì PM hay alô nhá,nhaque 0904211722.
Thanks all !

tung5917
01-10-2010, 12:02
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng.

Ở Big C sẽ tiến hành việc ghép xe, phân chia xế-ôm, xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.
Các bạn lưu ý là đi xa nên xe máy cần lắp đủ gương chiếu hậu, kiểm tra tổng quát máy móc phanh nhớt ... ngon lành, xe máy mang theo đủ giấy tờ xe, bằng lái xe máy và bảo hiểm xe máy.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ hoặc về thị xã Sơn Tây ăn cơm bụi ( ưu tiên là ăn cơm ở nhà cổ nhé ). Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Danh sách đăng ký tham gia :

1. paper
2. tung5917
3. meohen1301
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc....ôm
7. bạn của tung5917 .......xế
...

paper
01-10-2010, 12:43
Ảnh sáng nay đẹp ko bạn Tùng? Ngoài trời nắng đẹp ko hả bạn? :((

TheLastVampire
01-10-2010, 12:50
Cho mình tham gia với. Mà mình ko bít đi xe lửa từ SG tối T7 có kịp đến HN vào sáng CN ko nhỉ ? Chưa có kinh nghiệm chuyện này bao giờ. Bác nào bít góp ý cho em với

gianker
01-10-2010, 13:49
Cho mình tham gia với. Mà mình ko bít đi xe lửa từ SG tối T7 có kịp đến HN vào sáng CN ko nhỉ ? Chưa có kinh nghiệm chuyện này bao giờ. Bác nào bít góp ý cho em với

Hí hí, đến khi nào xây tàu cao tốc thì kịp bạn ạ...

mydesktop
01-10-2010, 14:55
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng.

Ở Big C sẽ tiến hành việc ghép xe, phân chia xế-ôm, xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.
Các bạn lưu ý là đi xa nên xe máy cần lắp đủ gương chiếu hậu, kiểm tra tổng quát máy móc phanh nhớt ... ngon lành, xe máy mang theo đủ giấy tờ xe, bằng lái xe máy và bảo hiểm xe máy.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ hoặc về thị xã Sơn Tây ăn cơm bụi ( ưu tiên là ăn cơm ở nhà cổ nhé ). Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Danh sách đăng ký tham gia :

1. paper
2. tung5917
3. meohen1301
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc....ôm
7. bạn của tung5917 .......xế
...

Thank bạn tung5917. Đã nhận được sms của bạn. Mình có xe nhưng bị mất bằng lái rồi, chỉ còn tờ giấy thi chứng nhận thôi, mang theo thay thế có được ko nhỉ?

tung5917
01-10-2010, 15:32
Cho mình tham gia với. Mà mình ko bít đi xe lửa từ SG tối T7 có kịp đến HN vào sáng CN ko nhỉ ? Chưa có kinh nghiệm chuyện này bao giờ. Bác nào bít góp ý cho em với

Sáng thứ 2 bác mới đến HN. Tuỳ bác đi tàu nhanh cỡ nào tầm 30-36 tiếng. Em 1 lần đi tàu chậm 46 tiếng + ghế ngồi cứng đau ê ẩm cả người, đến SG mất nửa ngày trong tai vẫn có tiếng ù ù của tàu hoả.

tung5917
01-10-2010, 15:35
Thank bạn tung5917. Đã nhận được sms của bạn. Mình có xe nhưng bị mất bằng lái rồi, chỉ còn tờ giấy thi chứng nhận thôi, mang theo thay thế có được ko nhỉ?

Bạn cố gắng làm lại bằng lái nhé. Còn để đi nhiều lần nữa. Chú ý xe máy phải mua bảo hiểm. Đi xa thiếu 1 thứ gì đó là lằng nhằng lắm.

mydesktop
01-10-2010, 16:54
Bạn cố gắng làm lại bằng lái nhé. Còn để đi nhiều lần nữa. Chú ý xe máy phải mua bảo hiểm. Đi xa thiếu 1 thứ gì đó là lằng nhằng lắm.

Bây giờ làm lại bằng lái như thế nào nhỉ? Có phải thi lại không? Eo, thi lại ngại ghê lắm. Mình vẫn còn giữ giấy tờ và kết quả thi cũ.

nguyenanhminhxd
01-10-2010, 18:17
Tuần này với tuần sau em bận mất rồi, đành lỡ đợt này vậy:(
@chị Paper: Tuần trước trời mưa to nên em với bạn về thẳng nhà luôn, kinh phí đi lần trước đang nợ chị để lần tới em gửi chị nhé. Sorry chị nhiều!

fireworkswu
01-10-2010, 18:42
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ hoặc về thị xã Sơn Tây ăn cơm bụi ( ưu tiên là ăn cơm ở nhà cổ nhé ). Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

...

Quyết luôn ăn cơm ở nhà cổ đi các bác ạ. Lúc sáng đi sớm thì đến nơi rồi đặt cơm luôn, bác tung5917 đi Đường Lâm nhiều rồi thì chắc là đã có địa chỉ liên hệ. Ăn cơm trong nhà cổ cho có không khí ấm cúng, và sạch sẽ nữa, chứ cơm bụi làm chi (trừ phi ở Sơn Tây có đặc sản gì đó :D

Hoặc chị paper mang theo kimpap đi ăn dưới hàng duối trong ảnh bác tung thì cũng hay;)

À mà cây duối ở ĐL sao hoành tráng như cây cổ thụ thế nhỉ? Trước nay em chỉ biết có cây duối nhỏ nhỏ, cao vừa vừa, trồng làm hàng rào, tỉa lá thẳng đều tăm tắp thôi ạ.

paper
01-10-2010, 18:45
Hi, sao có người đòi trả nợ tôi thế này thích quá ;)
Ko phải quan trọng thế đâu em à, mọi người cũng hay trả tiền cho nhau, tiết lộ rằng chị là người rút ví ra ít lần nhất đấy :)
Khi nào rỗi rãi lại đi chung nhé.


Tuần này với tuần sau em bận mất rồi, đành lỡ đợt này vậy:(
@chị Paper: Tuần trước trời mưa to nên em với bạn về thẳng nhà luôn, kinh phí đi lần trước đang nợ chị để lần tới em gửi chị nhé. Sorry chị nhiều!

paper
01-10-2010, 18:48
Đi là phải ăn cơm trong nhà cổ nhé,bác Tùng thấy chưa. Bác làm thế nào thì làm, ko là bọn em tuyệt thực đấy!!!


Quyết luôn ăn cơm ở nhà cổ đi các bác ạ. Lúc sáng đi sớm thì đến nơi rồi đặt cơm luôn, bác tung5917 đi Đường Lâm nhiều rồi thì chắc là đã có địa chỉ liên hệ. Ăn cơm trong nhà cổ cho có không khí ấm cúng, và sạch sẽ nữa, chứ cơm bụi làm chi (trừ phi ở Sơn Tây có đặc sản gì đó :D

Hoặc chị paper mang theo kimpap đi ăn dưới hàng duối trong ảnh bác tung thì cũng hay;)

À mà cây duối ở ĐL sao hoành tráng như cây cổ thụ thế nhỉ? Trước nay em chỉ biết có cây duối nhỏ nhỏ, cao vừa vừa, trồng làm hàng rào, tỉa lá thẳng đều tăm tắp thôi ạ.

tung5917
01-10-2010, 18:57
Quyết luôn ăn cơm ở nhà cổ đi các bác ạ. Lúc sáng đi sớm thì đến nơi rồi đặt cơm luôn, bác tung5917 đi Đường Lâm nhiều rồi thì chắc là đã có địa chỉ liên hệ. Ăn cơm trong nhà cổ cho có không khí ấm cúng, và sạch sẽ nữa, chứ cơm bụi làm chi (trừ phi ở Sơn Tây có đặc sản gì đó :D

Hoặc chị paper mang theo kimpap đi ăn dưới hàng duối trong ảnh bác tung thì cũng hay;)

À mà cây duối ở ĐL sao hoành tráng như cây cổ thụ thế nhỉ? Trước nay em chỉ biết có cây duối nhỏ nhỏ, cao vừa vừa, trồng làm hàng rào, tỉa lá thẳng đều tăm tắp thôi ạ.

Vâng, khi bắt đầu xuất phát từ Big C thì mình sẽ dự tính số người ăn để gọi điện đặt mâm cơm trước. Thịt gà Mía Đường Lâm là nổi tiếng ngon đấy nhé. Mình thường ăn cơm ở nhà bác Hùng, chủ nhân của 1 trong nhưng ngôi nhà cổ nhất làng.

ăn uống no nê rồi ra rặng Duối rải nylon ngủ trưa.:)

TB : không biết có bạn nào thích ăn thịt chuột không? Một lần có món đó làm anh chị em chạy mất dép:D

fireworkswu
01-10-2010, 20:34
Thịt chuột thì em chưa ạ, nên cũng tò mò lắm. Dưng mà món đó hôm đó chế biến thế nào mà làm ace chạy mất dép hả bác? Chuột bao tử, ăn gỏi ???

nguyenanhminhxd
01-10-2010, 22:40
Thịt chuột thì em chưa ạ, nên cũng tò mò lắm. Dưng mà món đó hôm đó chế biến thế nào mà làm ace chạy mất dép hả bác? Chuột bao tử, ăn gỏi ???

Mình biết thịt chuột làm gỏi và nấu giả cày, ăn cũng lâu rồi, chỉ nhớ là thịt mềm, ăn cũng ngon, he he, cái kiểu giống Trư bát giới ăn đào tiên ý;)) [ Toàn ăn chuột đồng to thôi, không biết chuột bao tử là gi]

TheLastVampire
01-10-2010, 22:52
Chắc lần này em đi ko được rùi . Ở tận trong Nam nên bất tiện wá. Hẹn các bác lần sau em sắp xếp được thời gian sẽ ra ngoài đó tham gia cùng nhé

hayvanlaem102
02-10-2010, 00:07
Cây duối ở Đường Lâm hiển nhiên là to rồi
vì theo mọi người nói là những cây duối để cột voi cơ mà
vì vậy tuổi đời thì gấp mấy lần các cây cổ thụ ấy chứ
hẹn mọi người tuần sau vậy nhé ^^
chuyến đi vui vẻ nhé

Gio'
02-10-2010, 00:15
Tớ cũng đtừng đi ĐL rồi, thật sự rất thích và vẫn muốn đi lại! Nếu muốn join cùng thì thế nào đây?? Đúng giờ hẹn có mặt tại địa điểm tập trung àh? Hic, đề nghị cho xin số đt liên lạc của bạn chủ xị vụ này với, để có gì contact cho tiện!
P/s: mailgroup chỉ dành cho những người đã từng đi rồi,tớ là lính mới loe toe nên cần xin đt hoặc email của chủ xị để còn nắm bắt tình hình!
Many thanks

tung5917
02-10-2010, 08:30
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng.

Ở Big C sẽ tiến hành việc ghép xe, phân chia xế-ôm, xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.
Các bạn lưu ý là đi xa nên xe máy cần lắp đủ gương chiếu hậu, kiểm tra tổng quát máy móc phanh nhớt ... ngon lành, xe máy mang theo đủ giấy tờ xe, bằng lái xe máy và bảo hiểm xe máy.
Bạn nào làm ôm thì nhớ mang theo mũ bảo hiểm.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ. Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Danh sách đăng ký tham gia :

1. paper ( đang đau chân thì làm ôm nhỉ? )
2. tung5917 : liên lạc đt 0986505080
3. meohen1301
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc.
7. bác Trung + 1 ôm
8. Gio'
...

tung5917
02-10-2010, 08:34
Thịt chuột thì em chưa ạ, nên cũng tò mò lắm. Dưng mà món đó hôm đó chế biến thế nào mà làm ace chạy mất dép hả bác? Chuột bao tử, ăn gỏi ???

Hôm đó chỉ làm món hấp thôi. Nhưng chặt miếng to quá, nhìn ra rõ từng phần của con chuột. Mà con chuột cũng to to nên nghi nghi là chuột nhà. Hic

tung5917
02-10-2010, 08:53
bạn nhaquegoc có 2 cô bạn gái từ miền nam ra, đều không có xe. Không biết 2 bạn đó có thể đi cùng xe máy với bạn meohen và bạn Gio' được không nhỉ?

Các bạn xác nhận trên topic nhé.

Cảm ơn.

le.thuanth
02-10-2010, 10:15
Thứ 7 tuần này thì em bận làm rồi, bù cho hôm thứ 6 là ngày mai đi chơi.

Chủ nhật bác có ở HN thì em đưa bác đi Đường Lâm nhé, không biết có kịp cảnh nông dân gặt lúa hay không? Cảnh ngày mùa gặt lúa phơi rơm rạ ở làng cổ Đường Lâm đẹp lắm.

Ý kiến hay đấy. Mình là dân Mỹ thuật, đã được đi nhiều nơi, Đường Lâm cũng mấy lần dự định rồi mà chưa được đến... cho mình đăng ký 1 xe với nhé, làm xế. SDT của mình 0988 823 423. Hẹn gặp lại mọi người vào cuối tuần (ngày mai rồi, liệu có kịp không nhỉ!?)

carokem
02-10-2010, 12:05
Lần trước đã lỡ 1 chuyến rồi, ngày mai nhất định phải join vào mới đc.

tung5917
02-10-2010, 14:09
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng.

Ở Big C sẽ tiến hành việc ghép xe, phân chia xế-ôm, xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.
Các bạn lưu ý là đi xa nên xe máy cần lắp đủ gương chiếu hậu, kiểm tra tổng quát máy móc phanh nhớt ... ngon lành, xe máy mang theo đủ giấy tờ xe, bằng lái xe máy và bảo hiểm xe máy.
Bạn nào làm ôm thì nhớ mang theo mũ bảo hiểm.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ. Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Danh sách đăng ký tham gia :

1. paper ( đang đau chân thì làm ôm nhỉ? )
2. tung5917 : liên lạc đt 0986505080
3. meohen1301
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc... ôm
7. bác Trung + 1 ôm
8. Gio'
9. le,thuanth... xế
10. nhaquegoc + 1 ôm.
11. carokem
...

Hơn 2 mâm rồi ? Đợi bạn paper chốt đoàn thôi.

paper
02-10-2010, 15:19
Bác T ơi chuyến này bác quyết định đi chứ ạ
(em có đi đc ko thì là em nt cho bác nhé)

Chúc cả nhà chuyến đi vui vẻ nhé


OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng.

Ở Big C sẽ tiến hành việc ghép xe, phân chia xế-ôm, xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.
Các bạn lưu ý là đi xa nên xe máy cần lắp đủ gương chiếu hậu, kiểm tra tổng quát máy móc phanh nhớt ... ngon lành, xe máy mang theo đủ giấy tờ xe, bằng lái xe máy và bảo hiểm xe máy.
Bạn nào làm ôm thì nhớ mang theo mũ bảo hiểm.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ. Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Danh sách đăng ký tham gia :

1. paper ( đang đau chân thì làm ôm nhỉ? )
2. tung5917 : liên lạc đt 0986505080
3. meohen1301
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc... ôm
7. bác Trung + 1 ôm
8. Gio'
9. le,thuanth... xế
10. nhaquegoc + 1 ôm.
11. carokem
...

Hơn 2 mâm rồi ? Đợi bạn paper chốt đoàn thôi.

meohen1301
02-10-2010, 16:19
bạn nhaquegoc có 2 cô bạn gái từ miền nam ra, đều không có xe. Không biết 2 bạn đó có thể đi cùng xe máy với bạn meohen và bạn Gio' được không nhỉ?

Các bạn xác nhận trên topic nhé.

Cảm ơn.

Mình đi cùng 1 cô bạn nữa, nhưng nếu cần, 2 đứa mình có thể đi 2 xe! Có gì báo lại luôn nhé!

meohen1301
02-10-2010, 16:23
Đính chính danh sách 1 chút!

1. paper ( đang đau chân thì làm ôm nhỉ? )
2. tung5917 : liên lạc đt 0986505080
3. meohen1301+ 1 bạn
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc... ôm
7. bác Trung + 1 ôm
8. Gio'
9. le,thuanth... xế
10. nhaquegoc + 1 ôm.
11. carokem
...

Hơn 2 mâm rồi ? Đợi bạn paper chốt đoàn thôi.[/QUOTE]

tung5917
02-10-2010, 17:00
OFF Đường Lâm ngày chủ nhật 03-10-2010:

Địa điểm tập trung ở siêu thị Big C - 222 Trần Duy Hưng - HN

Thời gian : 6h30 sáng.

Ở Big C sẽ tiến hành việc ghép xe, phân chia xế-ôm, xe máy thừa có thể gửi lại ở siêu thị Big C.
Các bạn lưu ý là đi xa nên xe máy cần lắp đủ gương chiếu hậu, kiểm tra tổng quát máy móc phanh nhớt ... ngon lành, xe máy mang theo đủ giấy tờ xe, bằng lái xe máy và bảo hiểm xe máy.
Bạn nào làm ôm thì nhớ mang theo mũ bảo hiểm.

Cơm trưa đặt luôn ở nhà cổ. Do vậy lần này không cần phải mang theo đồ ăn nguội và nước uống nữa nhé. ( vào quán nước trong làng cổ Đường Lâm có nước vối rất ngon ).

Danh sách đăng ký tham gia :

1. paper....cancel.
2. tung5917 : liên lạc đt 0986505080.... xế
3. meohen1301 + bạn
4. mydesktop
5. mydesktop'
6. bạn của nghaquegoc... ôm
7. bác Trung + 1 ôm
8. Gio'
9. le,thuanth... xế
10. nhaquegoc + 1 ôm.
11. carokem
12. bác cuongh.
( đã chốt danh sách )

--------
- Bạn paper chủ xị bị đau chân chưa khỏi nên không đi chuyến này.... thật tiếc.
- Có mình và bạn le.thuan làm xế cho 2 bạn gái SG rồi ( ưu tiên khách miền nam ) nên bạn meohen cứ đi 1 xe máy với bạn nhé.
- Đoàn khá đông rồi cho nên xin chốt danh sách ở đây ạ.

xuan_in
02-10-2010, 21:50
bi h dang ki di con kip ko nhi?

xuan_in
02-10-2010, 21:50
hix. chot danh sach rui

Gio'
02-10-2010, 22:22
Hic, xin cáo lỗi mọi người nha! Gio' mai có việc bận đột xuất ko đi được rùi :(( Tiếc quá, đành để lần sau vậy! Chúc mọi người đi vui vẻ, bình an nha! Nghe nói mai gió mùa về, nhớ mặc ấm nha! Đành ở nhà ngóng vậy ...

xuan_in
02-10-2010, 22:24
ủa. có bạn ko đi được rùi. có thay nguoi dc ko zay

dantocgoc
02-10-2010, 22:34
Lập được nhóm phượt tử đảm bảo tan chảy thành phượt thủ nhanh lắm bạn à:LL Nâng cấp phượt đi bạn ơi:))

Dương Khúc
02-10-2010, 23:18
Định join mà lại chốt roài, tiếc quá :(

tung5917
03-10-2010, 20:59
Cổng làng Đường Lâm

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyofduonglam1.jpg

hien7886
04-10-2010, 08:24
Rất tiếc là em không đi được. Sẽ ngóng chuyến đi vào tuần tới. Chúc cả nhà tuần mới vui vẻ >:D<

mydesktop
04-10-2010, 10:43
Ui, anh tung post ảnh nhanh nhỉ. Nếu không ở đó khéo tưởng tấm này chụp từ đầu những năm 90 mất.... hihihi... đẹp.

paper
04-10-2010, 12:03
Hẹn gặp tuần sau nhé :)


Định join mà lại chốt roài, tiếc quá :(

paper
04-10-2010, 12:05
Ảnh thế này là hôm đó có nắng, sẽ nhiều ảnh đẹp đây, hihi.


Cổng làng Đường Lâm

heoluoi
04-10-2010, 12:53
chào mọi người, sắp đến đây em sẽ ra HN dự lễ 1000 năm, em rất muốn tham quan làng Đường Lâm - làng cổ của HN, mọi người đã đi rồi cho em biết lộ trình và kinh nghiệm đi thế nào nhé, vì em chỉ đi có 1 mình thôi nên tốt nhất là đi xe bus.cám ơn nhiều nhen. :)

heoluoi
04-10-2010, 12:55
sorry, nhân tiện ra HN đợt này mà heoluoi đã đọc topic này rất lâu rồi, rất thích idea của chị paper nên chị paper cho heoluoi join vao chuyến cuối tuần này (10/10) được không?

tung5917
04-10-2010, 19:54
Mời các bác post ảnh sau mỗi chuyến đi nhé

Cổng làng Đường Lâm ( tiếp )

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyofduonglam2.jpg


Chùa Mía

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyofduonglam3.jpg

Cột cờ thành cổ Sơn Tây

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyofduonglam4.jpg

Gio'
04-10-2010, 20:27
Cổng làng Đường Lâm

https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyofduonglam1.jpg

Chẹp, chẹp, Tiếc quá cơ! Chỉ ngắm cái cổng thôi là thấy yên bình rồi! Vụ này không đi được, đành hóng tiếp vậy ...

paper
04-10-2010, 21:03
Hôm nào heo rảnh rỗi đi cùng mọi người nhé :)


sorry, nhân tiện ra HN đợt này mà heoluoi đã đọc topic này rất lâu rồi, rất thích idea của chị paper nên chị paper cho heoluoi join vao chuyến cuối tuần này (10/10) được không?

heyu
05-10-2010, 08:43
Mình cũng muốn join chuyến đi cuối tuần này. Vẫn 7h30 ở nhà Hát Lớn phải không mọi người?

paper
05-10-2010, 18:35
Xin chào,

Tớ vừa tạo một trang trên Facebook để mọi người đều có thể tham gia và chia sẻ thông tin.
Bạn có thể lập các kế hoạch đi chơi cuối tuần của bạn và thông báo cho mọi người qua đó, chứ ko nhất thiết là admin của FB page :)

Đây là địa chỉ: http://www.fbjs.facebook.com/pages/Cuoi-tuan-Vi-vu/123064904415684?v=info
Hoặc bạn cũng có thể search "Cuối tuần Vi vu" từ FB của bạn.
Vì đã có FB page, các bạn sẽ ko cần add FB của tớ để có thông tin liên lạc trước chuyến đi như trước nữa ;)

Nhưng vì trang tất nhiên để mở, cho nên mong các bạn ko share ảnh cá nhân mà bạn chụp đc trong các chuyến đi nếu chưa đc người trong ảnh đồng ý nhé :)


Mình cũng bị giống bạn này. Mình có cả gửi mail đăng ký với chủ group. Hy vọng là đến được nơi. Đăng ký phát nữa cho chắc ăn vậy.

Dương Khúc
05-10-2010, 19:44
Hẹn gặp tuần sau nhé :)

Tuần sau đi đâu vậy bạn ???

maya2204
08-10-2010, 00:49
hôm nay 8/10 rồi, cuối tuần này chủ sới định đi đâu thế? tớ cũng muồn tgia. yêu Hà Nội lắm lắm ấy Nếu có chuyến đi mới thì mail cho tớ theo địa chỉ [email protected] nhé thanks

timvoxuthanh
08-10-2010, 01:21
Xin chào,

Tớ vừa tạo một trang trên Facebook để mọi người đều có thể tham gia và chia sẻ thông tin.
Bạn có thể lập các kế hoạch đi chơi cuối tuần của bạn và thông báo cho mọi người qua đó, chứ ko nhất thiết là admin của FB page :)

Đây là địa chỉ: http://www.fbjs.facebook.com/pages/Cuoi-tuan-Vi-vu/123064904415684?v=info
Hoặc bạn cũng có thể search "Cuối tuần Vi vu" từ FB của bạn.
Vì đã có FB page, các bạn sẽ ko cần add FB của tớ để có thông tin liên lạc trước chuyến đi như trước nữa ;)

Nhưng vì trang tất nhiên để mở, cho nên mong các bạn ko share ảnh cá nhân mà bạn chụp đc trong các chuyến đi nếu chưa đc người trong ảnh đồng ý nhé :)

Sao đã mở pic ở phượt rồi còn CM bên FB nữa, theo mình nên tập trung ở 1 nơi thôi.....

timvoxuthanh
08-10-2010, 01:25
https://i241.photobucket.com/albums/ff268/tung5917/Copyofduonglam2.jpg

Mình thích bức ảnh này, góc rộng quá.
Hôm vừa rồi có lên Đường Lâm chơi, gặp mấy pác pro ngồi đợi trâu về để chụp cái cổng, mình đợi mãi mà không hiểu các pác ấy post ảnh ở web nào. Cái cổng làng này không biết được bao nhiêu người chụp rồi, có lẽ ta lập cái pic ảnh về cái cổng này nhờ, các pác thấy sao...

tung5917
08-10-2010, 09:42
Theo lịch của bạn paper thì tuần này loanh quanh Hn dự các chương trình của Đại Lễ 1000 năm. Tuần sau mới có lịch tiếp ạ.

paper
09-10-2010, 12:43
Mình có chương trình sau... hai tuần nữa thôi, post luôn lên đây vì bà con hỏi.
Còn mọi người có chương trình khác ngay trong tuần này hoặc bất kì thời gian nào khác thì cũng post lên đây cho bà con có thêm nhiều lựa chọn khác nhau nhé.

1. Thời gian: Thứ Bảy 23/10
2. Điểm đến: Phiên chợ Sêu, Mĩ Đức, Hà Nội.
3. Hẹn gặp lúc: 6h30 (xin đến trước đó 15-20' để chuẩn bị, ai đến muộn tự đi theo sau đó)
Bạn ko cần phải đkí ở đây, cứ đến giờ đi là ra thôi.

Thông tin thêm:
a. bạn nào ở Hà Đông hay gần đó có thể kiểm tra thời gian mở cửa và bắt đầu cho gửi xe của siêu thị Coopmart trên đường nguyễn trãi ko? Hoặc có chỗ nào khác có thể gửi xe từ 6h10-15 sáng ko?
b. bạn nào gợi ý về (vài) điểm đến kèm theo gần kề hoặc nằm trên tuyến đường sẽ đi thì post lên đây nhé.

Ghi chú:
a. Mọi người tự chuẩn bị nước uống, bữa trưa và phương tiện đi lại. Sẽ ko có ai sắp xếp hay lo lắng cho bạn chuyện đó.
b. Nếu có câu hỏi gì, xin bạn... tự tìm các bài trước để đọc. Nếu vẫn ko tìm thấy, mời bạn tìm lại. Nếu ở đây ko có thông tin bạn cần, mời bạn... Google it!

tung5917
10-10-2010, 19:34
Tầm 6h sáng ở đường Nguyễn Trãi thì chỉ có thể gửi xe máy vào khu tập thể Thanh Xuân Bắc, hoặc đi quá lên bệnh viện đa khoa Hà Đông gửi xe máy thừa cũng được.

paper
11-10-2010, 11:52
1. Có ai có địa điểm nào ngay trên đg NT ko ạ? Có ai tiện check thời gian bắt đầu nhận gửi xe của Coopmart HĐ ko ạ?
2. Anh Tùng ko có kế hoạch gì cho mọi ngơời trong tuần ạ? :)


Tầm 6h sáng ở đường Nguyễn Trãi thì chỉ có thể gửi xe máy vào khu tập thể Thanh Xuân Bắc, hoặc đi quá lên bệnh viện đa khoa Hà Đông gửi xe máy thừa cũng được.

tung5917
11-10-2010, 14:08
1. Có ai có địa điểm nào ngay trên đg NT ko ạ? Có ai tiện check thời gian bắt đầu nhận gửi xe của Coopmart HĐ ko ạ?
2. Anh Tùng ko có kế hoạch gì cho mọi ngơời trong tuần ạ? :)

Tập thể Thanh Xuân Bắc chính là nằm trên mặt đường Nguyễn Trãi mà, đoạn rẽ vào phố Nguyễn Quý Đức. Nhà dân nên gửi xe máy giờ sớm được.

Kế hoạch thì bạn paper chủ xị chứ, mình đi theo các bạn thôi.

ragdoll
11-10-2010, 16:31
Trước em đi chơi thì hay gửi xe vào khu tập thể Cao su sao vàng ngay đối diện Pico, khoảng 6h-6h30 là được rồi, có thể ăn sáng luôn trong đó cũng được.
Chị paper có thể cung cấp thêm ít thông tin về cung đường được ko ạ? Cái phiên chợ Sêu đấy nó ở đâu ạ? Đi có xa ko ạ? Đường có bụi ko ạ? Ở phiên chợ có chỗ nghỉ trưa ko ạ???

paper
12-10-2010, 08:02
1. Cảm ơn bạn đã tư vấn.

Trước em đi chơi thì hay gửi xe vào khu tập thể Cao su sao vàng ngay đối diện Pico, khoảng 6h-6h30 là được rồi, có thể ăn sáng luôn trong đó cũng được.

2. Mời bạn đọc (và tự tìm đọc thêm) trước khi hỏi nhé (c)
Và đọc thêm chút nữa, trước khi quyết định tham gia chuyến đi ;)

Chị paper có thể cung cấp thêm ít thông tin về cung đường được ko ạ? Cái phiên chợ Sêu đấy nó ở đâu ạ? Đi có xa ko ạ? Đường có bụi ko ạ? Ở phiên chợ có chỗ nghỉ trưa ko ạ???

ragdoll
13-10-2010, 13:58
Dạ em đính chính 1 tẹo là gửi xe ở 129 Nguyễn Trãi, Tập thể Cơ khí ý, ngay đối diện với Pico, qua cổng rẽ phải có cái sân to tướng trông xe từ 5h30 luôn ý.
Chúc các anh chị đi chơi vui vẻ.

bebi
15-10-2010, 13:39
Mình có chương trình sau... hai tuần nữa thôi, post luôn lên đây vì bà con hỏi.
Còn mọi người có chương trình khác ngay trong tuần này hoặc bất kì thời gian nào khác thì cũng post lên đây cho bà con có thêm nhiều lựa chọn khác nhau nhé.

1. Thời gian: Thứ Bảy 23/10
2. Điểm đến: Phiên chợ Sêu, Mĩ Đức, Hà Nội.
3. Hẹn gặp lúc: 6h30 (xin đến trước đó 15-20' để chuẩn bị, ai đến muộn tự đi theo sau đó)
Bạn ko cần phải đkí ở đây, cứ đến giờ đi là ra thôi.

Thông tin thêm:
a. bạn nào ở Hà Đông hay gần đó có thể kiểm tra thời gian mở cửa và bắt đầu cho gửi xe của siêu thị Coopmart trên đường nguyễn trãi ko? Hoặc có chỗ nào khác có thể gửi xe từ 6h10-15 sáng ko?
b. bạn nào gợi ý về (vài) điểm đến kèm theo gần kề hoặc nằm trên tuyến đường sẽ đi thì post lên đây nhé.

Ghi chú:
a. Mọi người tự chuẩn bị nước uống, bữa trưa và phương tiện đi lại. Sẽ ko có ai sắp xếp hay lo lắng cho bạn chuyện đó.
b. Nếu có câu hỏi gì, xin bạn... tự tìm các bài trước để đọc. Nếu vẫn ko tìm thấy, mời bạn tìm lại. Nếu ở đây ko có thông tin bạn cần, mời bạn... Google it!

Bác paper ơi, em ở Sài Gòn, ra đấy đúng thời gian mọi người đi, tuy nhiên ko có xe máy, liệu e có thể tham gia cùng mọi người chuyến đi này hay ko? Em lạ nước lạ cái, tìm ai "ôm" bây giờ :(

fireworkswu
15-10-2010, 16:20
Bác paper ơi, em ở Sài Gòn, ra đấy đúng thời gian mọi người đi, tuy nhiên ko có xe máy, liệu e có thể tham gia cùng mọi người chuyến đi này hay ko? Em lạ nước lạ cái, tìm ai "ôm" bây giờ :(

Mạn phép chị paper, trả lời bạn thế này: Mọi người rất welcome bạn và sẽ có nhiều bạn sẵn lòng đưa người bạn phương Nam ra thăm xứ Bắc :) Chỉ có điều, bạn nên theo dõi topic xem ai đăng ký đi, rồi chủ động liên lạc (pm, điện thoại...) với bạn ý xem bạn ý có thể làm xế hôm đó không, bạn ý đi 1 mình hay đã chở ai rồi, v.v... Xong còn hẹn hò đưa đón nhau ở đâu nữa chứ.
Nếu không thấy ai đăng ký ở đây (vì chị paper đã có nhời là không cần đăng ký ở đây mà mình đọc không kỹ :T) thì bạn cũng chủ động liên lạc trực tiếp với chị ý để hỏi contact của bạn nào đăng ký... ở chỗ khác nhé ;)
Nhóm open nên tiêu chí "tự túc là hạnh phúc" mừ (c). Tạm thế nhé, nếu mình đi được hôm đó thì sẽ cfm lại.

paper
18-10-2010, 12:02
Hẹn hò như sau nhé:
- 6h30 đi từ Cổng trường ĐH KH XH & NV 336 Nguyễn Trãi (địa điểm hẹn lần trước, xin đến sớm 15-20'). Bạn nào đã hẹn đi chung mà mang xe theo có thể gửi xe từ trước đó một đoạn tại điểm gửi xe công cộng dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở (phục vụ 24/7 :)))
Nếu bạn đến muộn, xin đừng điện thoại yêu cầu mọi người chờ đợi mà hãy tự tìm kiếm thông tin về đường xá và tự đi theo sau đó (tớ biết là ai đến muộn mà ko nhìn thấy ai nữa cả có thể cảm thấy ko biết phải làm thế nào ;), nhưng lúc này bạn phải tự túc thôi (NT)).

- Vui lòng tự chuẩn bị đồ ăn trưa của bạn, no alcohol or beer pls. Nếu bạn ko muốn mang theo đồ ăn trưa cho mình, xin vui lòng đi với... nhóm khác.
Việc chuẩn bị đồ ăn trưa sẽ đơn giản cho bạn nếu bạn từng tham dự các tiệc bring a plate (vui lòng tự Google nếu cần biết thêm) hoặc đi chơi trong rừng/đi ăn ngoài trời.... với packed lunch (cũng vui lòng tự Google, hoặc bạn có thể vào xem các buổi đi chơi của một nhóm với các chuyến đi tương tự như thế này là nhóm FVH Friend of Vietnam heritage).
Nếu ko, bạn có thể đọc thêm các bài đã có phía trên hoặc tự nghĩ ra đồ ăn cho bạn.
Tự tìm kiếm thêm một chút, bạn cũng sẽ nghĩ ra được nhiều đồ ăn thú vị để có thể chia sẻ với mọi người? Nhà bạn có cây ăn quả không? Hoặc bạn có vừa đi chơi và mang về một loại bánh trái địa phương nào đó hay ko?

- Một cái nữa: Để chuyến đi của bạn thú vị hơn, xin hãy đọc trước và đọc càng nhiều càng tốt về điểm đến, để bạn có thể độc lập nhiều nhất và tự mình tìm hiểu nhiều nhất trong chuyến đi. Bạn có thể Google thông tin, hoặc tìm đọc cuốn sách mà tớ lấy thông tin trong đó là cuốn Chợ Hà Nội xưa và nay, NXB Phụ nữ 2010, giá bìa 85.000đ, sách có bán ngoài hiệu sách.

Hẹn gặp vào t7. Các bạn mới cứ đi chung đừng ngại nhé, bọn tớ ko phải "dân phượt" hay cái gì tương tự hết và đều gần như ko tham gia các nhóm đi trên này, nghĩa là cũng ko quen biết ai ở đây :)

bebi
18-10-2010, 13:52
Mạn phép chị paper, trả lời bạn thế này: Mọi người rất welcome bạn và sẽ có nhiều bạn sẵn lòng đưa người bạn phương Nam ra thăm xứ Bắc :) Chỉ có điều, bạn nên theo dõi topic xem ai đăng ký đi, rồi chủ động liên lạc (pm, điện thoại...) với bạn ý xem bạn ý có thể làm xế hôm đó không, bạn ý đi 1 mình hay đã chở ai rồi, v.v... Xong còn hẹn hò đưa đón nhau ở đâu nữa chứ.
Nếu không thấy ai đăng ký ở đây (vì chị paper đã có nhời là không cần đăng ký ở đây mà mình đọc không kỹ :T) thì bạn cũng chủ động liên lạc trực tiếp với chị ý để hỏi contact của bạn nào đăng ký... ở chỗ khác nhé ;)
Nhóm open nên tiêu chí "tự túc là hạnh phúc" mừ (c). Tạm thế nhé, nếu mình đi được hôm đó thì sẽ cfm lại.

Vâng, do chuyến đi của chúng ta là tự túc, ai muốn đi thì cứ đến điểm hẹn nên mình chẳng biết làm thế nào.
Ngày hôm ấy có ai đi một mình chưa có "người ôm" thì cho mình xin một chân được không ạ? Nếu được, các bạn vui lòng pm số đt hoặc YM! tại đây, mình sẽ chủ động liên hệ hoặc pm mình tại YM! bebi1210. Cám ơn ạ :D

ragdoll
18-10-2010, 20:55
Hẹn hò như sau nhé:
- 6h30 đi từ Cổng trường ĐH KH XH & NV 336 Nguyễn Trãi (địa điểm hẹn lần trước, xin đến sớm 15-20'). Bạn nào đã hẹn đi chung mà mang xe theo có thể gửi xe từ trước đó một đoạn tại điểm gửi xe công cộng dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở (phục vụ 24/7 :)))
Nếu bạn đến muộn, xin đừng điện thoại yêu cầu mọi người chờ đợi mà hãy tự tìm kiếm thông tin về đường xá và tự đi theo sau đó (tớ biết là ai đến muộn mà ko nhìn thấy ai nữa cả có thể cảm thấy ko biết phải làm thế nào ;), nhưng lúc này bạn phải tự túc thôi (NT)).

- Vui lòng tự chuẩn bị đồ ăn trưa của bạn, no alcohol or beer pls. Nếu bạn ko muốn mang theo đồ ăn trưa cho mình, xin vui lòng đi với... nhóm khác.
Việc chuẩn bị đồ ăn trưa sẽ đơn giản cho bạn nếu bạn từng tham dự các tiệc bring a plate (vui lòng tự Google nếu cần biết thêm) hoặc đi chơi trong rừng/đi ăn ngoài trời.... với packed lunch (cũng vui lòng tự Google, hoặc bạn có thể vào xem các buổi đi chơi của một nhóm với các chuyến đi tương tự như thế này là nhóm FVH Friend of Vietnam heritage).
Nếu ko, bạn có thể đọc thêm các bài đã có phía trên hoặc tự nghĩ ra đồ ăn cho bạn.
Tự tìm kiếm thêm một chút, bạn cũng sẽ nghĩ ra được nhiều đồ ăn thú vị để có thể chia sẻ với mọi người? Nhà bạn có cây ăn quả không? Hoặc bạn có vừa đi chơi và mang về một loại bánh trái địa phương nào đó hay ko?

- Một cái nữa: Để chuyến đi của bạn thú vị hơn, xin hãy đọc trước và đọc càng nhiều càng tốt về điểm đến, để bạn có thể độc lập nhiều nhất và tự mình tìm hiểu nhiều nhất trong chuyến đi. Bạn có thể Google thông tin, hoặc tìm đọc cuốn sách mà tớ lấy thông tin trong đó là cuốn Chợ Hà Nội xưa và nay, NXB Phụ nữ 2010, giá bìa 85.000đ, sách có bán ngoài hiệu sách.

Hẹn gặp vào t7. Các bạn mới cứ đi chung đừng ngại nhé, bọn tớ ko phải "dân phượt" hay cái gì tương tự hết và đều gần như ko tham gia các nhóm đi trên này, nghĩa là cũng ko quen biết ai ở đây :)

Oa oa, thế là đi thứ 7 tuần tới ạ, em lại cứ tưởng các anh chị đi thứ 7 tuần vừa rồi; thế chị paper cho em đi với nhá, nhá, em thích đi phượt lắm í.


Vâng, do chuyến đi của chúng ta là tự túc, ai muốn đi thì cứ đến điểm hẹn nên mình chẳng biết làm thế nào.
Ngày hôm ấy có ai đi một mình chưa có "người ôm" thì cho mình xin một chân được không ạ? Nếu được, các bạn vui lòng pm số đt hoặc YM! tại đây, mình sẽ chủ động liên hệ hoặc pm mình tại YM! bebi1210. Cám ơn ạ
Bạn bebi đi với tớ đi, bạn với tớ thay nhau lái nhá, bạn chuẩn bị đồ ăn còn tớ lo đồ uống, nhá.

Akigo
18-10-2010, 23:05
Cho em xin ké 1 chân với ạ.

bebi
19-10-2010, 11:14
Bạn bebi đi với tớ đi, bạn với tớ thay nhau lái nhá, bạn chuẩn bị đồ ăn còn tớ lo đồ uống, nhá.

Ok, deal nhá. Thanks bạn! :)

paper
20-10-2010, 09:40
Thêm một số notes nhé:

- Đường đi dài gấp rưỡi đường hôm trước đến chợ Chuông, vì vậy mọi người cố gắng hẹn trước để có thể đi chung nhé. Nếu đã hẹn trước rồi, xe còn thừa có thể gửi từ trước đó tại bãi gửi xe ở chân cầu Vượt.
- Vì mình phải đến sớm để xem chợ phiên, cho nên nếu lúc đi mọi người ko mệt thì có thể đi thẳng đến đó. Nếu ko, có thể nghỉ giữa đường và vào cái chùa mà bạn Ánh yêu cầu đi ;))
Ngoài phiên chợ Sêu, trong cùng ngày hôm đó chúng ta sẽ đi xem:

+ Nghề làm nghề dâu tằm (cùng nơi đó), đi thăm làng đó và khu ven sông gần đó.
+ Chùa Bối Khê (đã nói ở phía trên). Xem vào lúc nghỉ trên đường đi hoặc lúc nghỉ trên đường về.
+ Hang Cửa Hương ở xã An Tiến.
Sẽ ăn trưa ngoài trời ở đây. Bạn nào thích bơi có thể mang theo quần áo bơi.
Hang Cửa Hương được hình thành do một dòng nước bắt nguồn từ địa phận thôn Ái Làng, xã An Phú, xuyên qua lòng núi, rồi tụ lại ở thôn Phú Duy, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức. Nước trong hang rất trong và sạch, mát lạnh về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Người dân khi làm đồng về, chỉ cần nhảy xuống tắm táp, để dòng nước vuốt ve, xoa dịu là bao mệt mỏi như tan biến. Với đám trẻ thì hang Cửa Hương là một điểm vui chơi lý thú suốt bốn mùa.

Tương truyền, trước kia, có người vô tình thả quả bưởi ở vùng nước xoáy Ái Làng, rồi lại vớt được nó ở chính đầm nước hang Cửa Hương. Như vậy, đầm nước được hình thành từ dòng chảy ngầm khoảng 10km trong lòng núi. Nhiều du khách hiếu kỳ đã thử bơi sâu vào trong để khám phá, nhưng do thiếu ánh sáng mặt trời nên chưa có ai đủ dũng khí đi đến tận cùng của mạch nước ngầm.

Tại khu vực hang, người ta đã phát hiện ra nhiều chứng cứ lịch sử quan trọng. Năm 1965, trong khi đào đất đắp đê, nhân dân đã phát hiện trống đồng cổ, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hà Tây. Tương truyền, ngày trước nơi đây là bãi tập của quân lính Ngô Xương Xí, một trong những thủ lĩnh của 12 sứ quân thời vua Ngô Tôn Quyền. Bãi tập của nghĩa quân xưa kia chính là những bãi trên núi quanh đầm Cửa Hương. Cách đây 5-7 năm, những người đi tìm nguồn sắt đã bắt gặp rất nhiều dấu tích vũ khí của nghĩa quân được chôn giấu sâu dưới lòng núi.

+ Di chỉ Lăng Dứa, xã Thượng Lâm. Đến vào buổi chiều, sau khi ăn trưa.
Di chỉ khảo cổ học được khai quật năm 1971, tại gò Lăng Dứa, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Đây là mộ hợp chất ngoài quách trong quan, quách dài 2,40m, rộng 1,30m, cao 0,94m, dày 0,155m gồm 11 lớp và lớp trong cùng là quách bằng gỗ Ngọc Am. Quan tài gỗ dài 1,86m cũng bằng gỗ Ngọc Am. Đồ tùy táng là quần áo gấm, lụa và nhiều thứ khác.

Người nằm trong mộ được xác định là Bùi Thị Qúy, vợ của Đặng Đình Tướng. Đặng Đình Tướng (1649-1736), đỗ tiến sĩ năm 1670, làm quan đến chức Tả thị lang bộ Lại, làm quan võ đến chức Đô đốc trấn thủ Sơn Nam, gia phong Thái phó, tham dự triều chính, lên quốc lão rồi về hưu.

paper
20-10-2010, 13:52
Lấy cái ảnh của bác Khoa trong chuyến đi Phố Hiến thứ 7 tuần trước, ké vào đây:
https://sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc4/hs094.snc4/36061_488303062852_528292852_7104568_7943615_n.jpg
Ko biết có nên chuyển cái cổng nhà mình thành xanh ngắt như thế này ko? ;)

Tớ post lịch đi cả tháng 11 lên Facebook page rồi nhé, sẽ cập nhật thông tin nơi hẹn gặp và thông tin khác (nếu có) ngay trước chuyến đi cũng trên đó luôn.
Ko hạn chế số người tham gia, nhưng bạn nào muốn tham gia xin vui lòng đọc các topic trước để biết bạn phải chuẩn bị và chú ý gì. Các lí do như bận, quên, hay ko biết tìm ở đâu để mà đọc (c) ko phải là lí do nhé.

Sau đó, tớ cũng ko còn thời gian với topic này nữa, hi vọng bạn Ánh hay là bạn nào đó có thể duy trì nó tiếp tục ở đây (wait)

hocvalam
20-10-2010, 19:32
Đầu tháng 11 mình ra HN, định tham gia 1 chuyến cuối tuần với các bạn. Mà nay thấy có vẻ đìu hiu rồi. Nếu có chương trình cho tháng sau, các bạn hê lên để mình đu đeo theo nhé.

paper
20-10-2010, 21:01
nhờ bạn đọc kĩ trước khi hỏi han và yêu cầu nhé, nếu ko đủ cẩn thận để làm việc đó mời bạn... đi với nhóm khác nhé.
Một trong những lí do khiến tớ ngại post bài trên này là vì rất mất thời gian với những người cứ thích hỏi những vấn đề đã được trả lời, ngại tìm hiểu mà cứ thích đi như thế này :T


Đầu tháng 11 mình ra HN, định tham gia 1 chuyến cuối tuần với các bạn. Mà nay thấy có vẻ đìu hiu rồi. Nếu có chương trình cho tháng sau, các bạn hê lên để mình đu đeo theo nhé.

camchuongdo
21-10-2010, 23:51
Sáng kiến quá hay, thông tin quá rõ ràng, tớ đã đọc hết và chỉ việc đến giờ đó ngày đó muốn đi cùng tới đó là tự thu xếp, hoàn toàn chủ động và vẫn vui và yên tâm vì có các bạn đồng hành, yêu quý tất cả các bạn cùng thích tìm hiểu khám phá

canavn
22-10-2010, 10:17
Ôi, bây giờ mình đăng kí thì còn kịp không bạn nhỉ? Cho mình số đt để liên lạc nhen. Cảm ơn bạn